Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đại sứ Nhật Bản công khai tẩy chay hàng Trung Quốc?

Thứ hai 03/09/2012 05:50

(GDVN) Giới truyền thông nhà nước ngày 2/9 đưa tin, sáng 1/9 tại công viên Triều Dương - Bắc Kinh, Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc phối hợp với nước chủ nhà tổ chức mít tinh kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung.

Đại sứ Nhật Bản Uichiro Niwa dẫn đầu đoàn quan chức Đại sứ quán nước này tới tham dự. Một tình huống bất ngờ khó xử xảy ra đối với nước chủ nhà khi Đại sứ Nhật Bản và toàn bộ đoàn tùy tùng không thèm uống nước suối Trung Quốc do phía chủ nhà chuẩn bị mà dùng nước khoáng riêng do nhân viên Đại sứ quán đem theo. Trước đó, tối 27/8 khi đang đi trên đường phố Bắc Kinh, xe chở Đại sứ Uichiro Niwa bị 1 chiếc xe hơi khác kẹp sát buộc phải dừng lại, một người đàn ông Trung Quốc nhảy xuống giật cờ Nhật Bản cắm trên đầu xe Đại sứ.

Posted Image

Đại sứ Uichiro Niwa đến dự lễ mít tinh kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung trong sự chú ý cao độ của các phóng viên Trung Quốc

Posted Image

Nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản đón Đại sứ vào khán đài

Posted Image

Chuẩn bị lên bục phát biểu

Posted Image

Một bài phát biểu mang tính chất ngoại giao, trước đó trả lời phỏng vấn, Đại sứ Uichiro Niwa nhận định, sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước vẫn còn nhiều khoảng cách

Posted Image

Đại sứ Uichiro Niwa cùng toàn bộ đoàn tùy tòng Nhật Bản không dùng nước suối Trung Quốc do ban tổ chức chuẩn bị mà dùng nước khoáng do nhân viên Đại sứ quán mang theo

Posted Image

Xem múa lân

Posted Image

Các màn biểu diễn nghệ thuật trong buổi mít tinh sáng 1/9

Theo Giaoduc.net.vn

=================

Tình hình có vẻ căng thẳng hơn...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tháp chọc trời Trung Quốc "như chiếc quần"

Thứ Hai, 03/09/2012 19:24

(NLĐO) - Tòa tháp đôi cao lớn với cái tên “Cánh cổng của phương Đông” đang được đầu tư xây dựng ở Trung Quốc bị cư dân mạng nước này chế giễu là “chiếc quần lót dài”.

Posted Image

Công trình "Cánh cổng của phương Đông"

Tại thành phố Tô Châu , tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, một tòa nhà cao 301,8 m mọc lên sừng sững với 2 khối tháp chụm lại ở phía trên với cổng vòm cao vút được dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Với kích thước to lớn và chi phí khổng lồ, công trình này được đặt tên là “Cánh cổng của phương Đông”.

Tuy nhiên, kiến trúc lạ mắt của tòa nhà 69 tầng này làm người ta liên tưởng tới hình ảnh một “chiếc quần” hơn là một “cánh cổng”.

Công trình này đang bị hàng ngàn cư dân mạng Trung Quốc mang ra bàn tán sôi nổi. Một người đã bình luận rằng: “Đây cứ như là biểu tượng của thành phố cao bồi... Không biết đây là chiếc quần lót dài hay là một cái quần bò tụt nữa”.

Posted Image

Cư dân mạng Trung Quốc gọi đây là "Chiếc quần"

“Cánh cổng phương Đông” được khởi công xây dựng từ tháng 9-2004, do công ty RMJM của Anh thiết kế dựa trên cổng thành cổ của Tô Châu. Tòa nhà 69 tầng này dự kiến được dành để làm khách sạn, văn phòng, trung tâm mua sắm và căn hộ cao cấp. Công trình được mệnh danh là “Cánh cổng số 1 thế giới” này sẽ có phần cổng vòm cao 246 m và đây sẽ là tòa nhà có phần cổng vòm cao nhất thế giới.

Linh San (Theo People)

=============

nhỉ! Mới đầu không để ý. Nhìn lại thì giống cái quần trễ rốn thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc

4/9/2012 05:00

Posted ImageHọc thuyết AirSea Battle (tạm dịch là Thủy-Không Tác chiến) của quân đội Mỹ đang làm dấy lên một cuộc bút chiến nảy lửa. Có thể nó gây tranh cãi vì các lực lượng vũ trang chưa coi nó là chính thức. Các chi tiết của nó là chủ đề của những lời đồn thổi.

Mỹ đối mặt với thách thức mang tên "Trung Quốc"

Trung Quốc: Con tàu chạy chệch đường ray?

Lối thoát duy nhất của Trung Quốc

Trung Quốc sẵn sàng 'chơi rắn'?

Trung Quốc 'đòi' trở về chính sách của thiên triều?

Để Trung Quốc hết 'bắt nạt láng giềng'

Trung Quốc sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9 đoạn"

Gây chiến, uy tín của Trung Quốc sẽ trượt dốc

Nguồn thông tin chính về nó vẫn chỉ là một nghiên cứu chưa chính thức và chưa được coi là bí mật. Nghiên cứu này được Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (có trụ sở tại Washington) công bố năm 2010.

Cuộc tranh cãi về học thuyết AirSea Battle chủ yếu xoay quanh khía cạnh công nghệ và câu hỏi phải chăng học thuyết này nhằm vào Trung Quốc. Có thể trả lời câu hỏi này trước: đúng, nó nhắm tới Trung Quốc.

Không có tiên đoán nào về sự diệt vong. Xét về khía cạnh chính trị, cuộc chiến tranh với Trung Quốc không phải là không tránh khỏi, cũng không phải là ít khả năng xảy ra. Nhưng giới chức quân đội đang lên kế hoạch chống lại các năng lực tuyệt vời nhất có thể phải đương đầu. Và xét về khía cạnh chiến sự, Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đặt ra thách thức "chống tiếp cận" cứng rắn nhất so với bất kỳ địch thủ nào trong tương lai. Các chiến lược gia, các nhà hoạch định và cả binh sĩ đều chuẩn bị cho tình huống gay cấn nhất, cả nước Mỹ phải xác định những khu vực và lựa chọn quan trọng.

Như vậy, PLA được coi là cái mốc chuẩn cho sự thành công của quân đội Mỹ tại khu vực biển ở châu Á, nơi hầu hết mọi người đều gọi là cuộc thử thách gắt gao về cạnh tranh giữa các nước lớn trong thời đại ngày nay. Các đối thủ tiềm năng khác, đặc biệt là quân đội Iran, được Lầu Năm Góc xếp vào loại các thách thức "thức yếu". Bởi nếu các lực lượng của Mỹ có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ "chống tiếp cận" cứng rắn nhất ở bên ngoài thì các hệ thống phòng thủ mềm hơn mà các đối thủ yếu hơn dựng lên sẽ hoàn toàn dễ dàng bị quản lý.

Posted Image

Ảnh minh họa

Sự chú trọng tới chiến lược "chống tiếp cận" giải thích tại sao học thuyết AirSea Battle là nhằm vào Trung Quốc - vì tiêu chuẩn vàng của họ, không phải vì ai đó mong chờ xảy ra chiến tranh tại Tây Thái Bình Dương.

Công nghệ

"Chống tiếp cận" là một cái tên mới, hấp dẫn cho một khái niệm cũ về phòng thủ từng lớp. Giống như mọi sỹ quan hải quân, tôi đã phản ứng mạnh về nó.

Hãy bàn về phòng không. Khi một đội đặc nhiệm tàu sân bay có dấu hiệu bị tổn hại, các chỉ huy sẽ loại bỏ "kiểm soát không chiến" xung quanh hạm đội, tập trung vào "trục đe dọa", hoặc vào hướng dễ bị tấn công từ trên không nhất. Các lá chắn từ đơn vị không quân trên tàu sân bay tạo thành hàng phòng thủ đầu tiên và ngoài cùng.

Sau đó tới các tên lửa hạm đối không trên các tàu của hạm đội. Nếu kẻ tấn công vượt qua được các vùng chiến của tên lửa, các vũ khí phòng thủ "mũi nhọn" như tên lửa tầm ngắn do radar điều khiển hoặc súng sẽ tham chiến như một nỗ lực cuối cùng.

Mỗi hệ thống phòng thủ chiến đấu với kẻ tấn công khi chúng vào tầm với. Nhiều lớp như vậy sẽ làm tăng cơ hội sát thương, tức là tăng khả năng chống cự của hạm đội. Kết quả tất yếu là: các hệ thống phòng thủ ngày càng dày đặc khi kẻ thù càng tới gần.

Logic tương tự cũng được áp dụng trong phòng thủ ven biển nhưng trên một quy mô lớn. Một quốc gia muốn tránh kẻ thù bằng cách tung ra một loạt vũ khí và học thuyết để tấn công trên biển và trên không. Các hệ thống này có phạm vi khác nhau và được thiết kế các thông số khác nhau. Máy bay chiến đấu chiến thuật có thể bay hàng trăm dặm ở ngoài khơi và bắn tên lửa có tầm sát thương xa hơn thế. Các tàu tuần tra gắn tên lửa chỉ mang các thùng chứa dầu nhỏ và hạn chế khả năng hoạt động ngoài khơi, vì vậy chúng chủ yếu được cài cắm ở gần nhà. Tương tự với các tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel.

Nếu chiến lược chống tiếp cận là nấc cao hơn của phòng thù từng lớp, thì AirSea Battle nhằm phát triển các công nghệ và chiến thuật để thâm nhập chúng. Như vậy, hiểu theo cách nào đó thì Trung Quốc và Mỹ đang chiếu lại những năm giữa hai cuộc chiến tranh.

Việc hoạch định chiến tranh đã bắt đầu ngay sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Hoàng đã lên kế hoạch đuổi cổ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khỏi các vùng biển, vùng trời và lãnh thổ nằm trong chu vi phòng thủ của mình, bao chùm Tây Thái Bình Dương, các biển của Trung Quốc, Đông Nam Á và nhiều phần ở Vịnh Bengal. Không để bị lấn át, các sĩ quan Hải quân Mỹ đã bày mưu và thử nghiệm các kế hoạch chiến đấu để phá hỏng các biện pháp chống tiếp cận của Nhật Bản.

Rất lạ là các nhà hoạch định ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương đều đã có suy nghĩ giống nhau về cách thức cuộc xung đột sẽ diễn ra. Nhật Bản sẽ đánh bất ngờ vào Philippines (đang được Mỹ ủng hộ). Giới chức Mỹ sẽ ra lệnh cho Hạm đội Thái Bình Dương bảo vệ các đảo, chống lại Hải quân Hoàng gia Nhật nhưng với số lượng không tương xứng. Chiến lược chống tiếp cận kiểu Nhật là các máy bay chiến đấu được dàn quân phía trước các đảo dọc theo chu vi phòng thủ và tàu ngầm thì được huy động ở các vùng nước liền kề. Các cuộc tấn công trên không và dưới biển sẽ đuổi cổ hạm đội của Mỹ về hướng Tây trước khi xảy ra một trận chiến quyết định ở đâu đó trong các vùng biển của châu Á.

Các tàu ngầm và máy bay chiến thuật trên mặt đất vẫn là một phần của "bộ áo giáp" vũ khí chống tiếp cận. Bổ sung cho chúng là các tàu tuần tra gắn tên lửa hoạt động như đội quân cảnh ngoài khơi; các tên lửa hành trình chống hạm được bắn từ mặt đất; và các tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm xa có thể lên tới hơn 900 dặm. Bắc Kinh có thể hy vọng hạm đội mặt đất của Hải quân PLA đối phó với bất kỳ thứ gì còn sót lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang ì ạch trên các vùng biển ở Đông Á sau các cuộc công kích liên tiếp từ trên không và dưới mặt nước.

Yếu tố con người

Tuy nhiên, khía cạnh vũ khí hạng nặng trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung không thể tách khỏi khía cạnh nhân lực vốn là vô cùng quan trọng. Các loại vũ khí không tự nó giao đấu trong các cuộc chiến tranh. Các nhà tư tưởng chiến lược từ Đại tá John Boyd thuộc lực lượng Không quân Mỹ đến Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã nói: chính con người vận hành các vũ khí làm nên việc này. Từng cá nhân và các thể chế lớn mà họ phục vụ đều có thế giới quan và các ý tưởng sâu sắc về việc làm thế nào để đối phó với các vùng biên chiến lược.

Như vậy, sự đấu tranh giữa học thuyết AirSea Battle và chiến lược "chống tiếp cận" liên quan đến việc phát triển các công nghệ mới tinh vi. Một cuộc chiến tranh văn hóa được hình thành giữa hai cường quốc lớn với nhiều khái niệm khác nhau trong quan hệ giữa bộ binh, không quân và hải quân. Một lần nữa, lại là vấn đề các ý tưởng!

Theo nhà sử học về hải quân Julian S. Corbett, các loại vũ khí là "cách thể hiện ra bên ngoài của các tư tưởng chiến thuật và chiến lược được ưa chuộng vào một thời điểm nào đó". Các loại vũ khí hạng nặng mà lực lượng vũ trang của một quốc gia mua sắm cho thấy mức độ giới lãnh đạo chiến lược nước đó nghĩ về chiến tranh, và cách họ có thể bắt đầu cuộc chiến ấy.

Trung Quốc coi các lực lượng có căn cứ trên mặt đất là cốt lõi của lực lượng hải quân và quan điểm này có từ khi ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khái niệm bổ trợ này về hải quân là bản chất thứ hai của PLA. Mao Trạch Đông đã nhiều lần đưa ra ba chỉ dẫn ngắn gọn về nền tảng của Hải quân PLA: "bay, lặn, nhanh!". Như vậy, các tư lệnh giả thuyết phòng vệ biển dựa trên việc sử dụng các máy bay tầm ngắn từ căn cứ không quân trên bờ, các tàu ngầm chạy bằng diesel lặn sâu dưới các con sóng, và các tàu tuần tra nhanh được trang bị súng và tên lửa. Đây là hình thức sơ khai của lực lượng chống tiếp cận siêu hiện đại ngày nay.

Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đề cao sức mạnh hải quân hơn các hạm đội. Đó là một sự pha trộn của các nền tảng và vũ khí trên đất liền và ở ngoài khơi. Do đó, hải quân vẫn gắn liền với đất liền trong suốt thời Mao Trạch Đông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Quan niệm trên hoàn toàn khác với Hải quân Mỹ, vốn duy trì các hạm đội ở các căn cứ ngoài nước ngày từ những ngày đầu lịch sử. Việc huy động lực lượng ra nước ngoài là "ADN" của lực lượng biển của Mỹ. Ngược lại, Trung Quốc không hề huy động tàu chiến ra nước ngoài kể từ triều nhà Minh, thậm chí sau đó, họ cũng chỉ thỉnh thoảng làm việc này. Vì vậy, việc huy động lực lượng chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia đánh dấu một bước ngoặt sau nhiều thế kỷ.

Hải quân PLA vẫn đúng với lịch sử thời Mao Trạch Đông ngay cả khi họ xây dựng một hạm đội biển xanh. Bảo vệ bờ biển vẫn là chức năng cốt lõi của lực lượng này, dù họ đã mở rộng đáng kể khu vực phòng thủ của mình.

Nếu Hải quân PLA cần tạo lại văn hóa thể chế của mình để hoạt động ra xa bờ biển Trung Quốc, thì quân đội Mỹ phải đối mặt với một thách thức văn hóa thậm chí còn lớn hơn trong việc hướng Đông tới các thực tế mới.

Quân đội Mỹ thời hậu chiến tranh Lạnh coi sức mạnh hải quân là vũ khí hỗ trợ sức mạnh bộ binh. Hải quân Mỹ phô trương sức mạnh ở ngoài khơi xa, hỗ trợ bộ binh, lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân, như trường hợp các đơn vị "chị em một nhà" này theo đuổi các chiến dịch không - bộ phối hợp trong các mối đe dọa như ở Iraq hay Afghanistan.

Không có đối thủ tầm cỡ Hải quân Liên Xô, giới lãnh đạo Hải quân Mỹ đưa ra Julian S. Corbett chỉ dẫn rằng hải quân có thể đảm đương nhiệm vụ điều hành trên biển. Không có tranh cãi gì về ưu thế của lực lượng này. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là các năng lực như chiến tranh chống tàu ngầm và đáp trả ngư lôi - các năng lực quan trọng để sống sót và thành công trong việc chống tiếp cận - đã phai mờ sau hai thập kỷ.

Hiện nay, các năng lực này đang tái sinh. Khi thách thức chống tiếp cận trở thành trọng tâm, hải quân đã bắt đầu chạy đua nâng cấp vũ khí và tái huấn luyện các kỹ năng đã bị quên lãng một nửa. Nhiều khả năng, Không quân rơi vào tình cảnh khó khăn hơn.

Bất chấp các cuộc thử nghiệm ban đầu của Billy Mitchell với việc sử dụng không quân để bảo vệ các bờ biển của Mỹ - còn nhớ vụ đánh chìm một chiến hạm từ trên không năm 1920 nổi tiếng của ông - Không quân Mỹ hiện đại không coi chiến đấu trên biển là một trong các mục đích chính.

Đấm bị bông

Nói tóm lại, cường quốc lục địa châu Á có cái nhìn chính thể luận đối với sức mạnh biển, trong khi cường quốc điều khiển các con sóng lại coi sức mạnh biển là sự bổ trợ cho bộ binh. Sự đảo ngược về văn hóa này sẽ có lợi cho những người ủng hộ PLA nếu xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung.

Sau cùng, việc chiến đấu ở ngoài khơi là rất quen thuộc đối với họ, trong khi các lãnh đạo Mỹ từ lâu cho rằng họ không còn phải đấu tranh để kiểm soát biển. Các đơn vị phải xóa tan suy nghĩ thâm căn cố đế này. Lợi thế thuộc về Trung Quốc, trừ phi Hải quân và Không quân Mỹ có sự biến chuyển về văn hóa trong thời gian tới, và học cách phối hợp với nhau trên biển.

Tái thành lập các thể chế biển trong thời bình luôn đặt ra một thách thức lớn. Nó sẽ gây ra một số chấn thương - như sự thất bại - đối với những ký ức còn rõ ràng. Phải làm gì đây, kịch bản ngày tận thế chăng?

Trước tiên, Mỹ cần một khái niệm AirSea Battle để kích hoạt các đơn vị hành động và đưa ra định hướng. Sau đó công bố nó. Thứ hai, hải quân và không quân phải bám lấy khái niệm này, buộc mình vào một kho vũ khí chung của chiến tranh trên biển. Và thứ ba, các lãnh đạo đất nước phải có trách nhiệm giải thích với từng đơn vị về kế hoạch này.

Franklin Roosevelt từng so sánh Hải quân Mỹ với một chiếc bị bông. Giới chức dân sự có thể đấm vào đó mạnh nhất có thể, nhưng nó sẽ bật lại đúng như vậy. Một số người e rằng các quan chức Không quân Mỹ cũng như vậy. Washington, hãy đấm đi./.

Thông tin tác giả: James Holmes là một giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Biển.

Châu Giang dịch từ National Interest

=========================

Phải làm gì đây, kịch bản ngày tận thế chăng?

Không cần phải viết kịch bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi tránh "cưỡng ép" ở Biển Đông

Thứ Ba, 04/09/2012 --- cập nhật 08:42 GMT+7

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á hình thành mặt trận thống nhất và đoàn kết trong vấn đề Biển Đông, đồng thời cảnh báo “tránh mọi hành động cưỡng ép” ở vùng biển này.

>> Hillary Clinton tiếp tục công du châu Á để gây sức ép với Trung Quốc?

Phát biểu hội đàm với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa tại thủ đô Jakarta ngày hôm qua, bà Hillary nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng nước này "có lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông, khu vực vốn đang chất chứa nhiều căng thẳng. "Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực cần hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp, không được cưỡng ép, hăm họa, không đe dọa sử dụng vũ lực và không được sử dụng vũ lực", bà Hillary nói.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng yêu cầu các bên đẩy mạnh hợp tác xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và bày tỏ hy vọng các bên sẽ đạt được bước tiến thực sự trước Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra vào tháng 11 tới.

“Các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cần đạt được những tiến triển có ý nghĩa hướng tới việc thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Posted Image

Bà Hillary phát biểu họp báo chung với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta ngày 3/9/2012.

Jakarta là chặng dừng chân thứ hai của Ngoại trưởng Hillary trong chuyến công du kéo dài 11 ngày đến 6 quốc gia châu Á và Nga. Đây cũng là thành phố đặt trụ sở của ASEAN.

Việc bà Hillary chọn dừng chân ở Indonesia phát đi thông điệp về sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với kế hoạch chung của ASEAN trong việc đẩy nhanh xây dựng COC mang tính ràng buộc đối với tất cả các bên có tranh chấp ở Biển Đông.

Indonesia là nước đóng vai trò chủ đạo trong việc tìm kiếm đồng thuận nội khối sau khi các Ngoại trưởng ASEAN không thể ra được tuyên bố chung cho Hội nghị AMM 45, tổ chức tại Phnom Penh hồi tháng 7, do bất đồng quan điểm về tranh chấp trên Biển Đông.

“Ngoại trưởng Mỹ muốn củng cố đoàn kết trong ASEAN để giúp khối này tiếp tục tiến về phía trước”, một quan chức cấp cao của Mỹ phát biểu với các phóng viên trên chuyến bay đưa bà Hillary từ đảo Cook đến Indonesia.

Trước đó, bà Hillary tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) tại đảo Cook, nơi bà khẳng định Washington đang tìm kiếm “mô hình đối tác kiểu Mỹ” ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn.

Theo kế hoạch, sau Jakarta, bà Hillary sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 4-5/9, thăm Đông Timor và Brunei trước khi đến Nga dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2012.

Tại Trung Quốc, bà Hillary sẽ có các cuộc gặp với một loạt quan chức nước chủ nhà để bàn về vấn đề Biển Đông và một số vấn đề khác như khủng hoảng Syria, chương trình hạt nhân của Iran, Triều Tiên.

Chuyến thăm khẳng định quan điểm

Giới quan sát đánh giá rằng chuyến thăm tới 6 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương lần này của bà Hillary là cơ hội cuối cùng để chính quyền của Tổng thống Barack Obama khẳng định quan điểm về khu vực và vấn đề Biển Đông trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra ngày 6/11 tới.

Biển Đông là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei. Tình hình tại vùng biển này trở nên căng thẳng nhiều tháng qua, thu hút sự chú ý của thế giới.

Cách đây hơn hai năm, Mỹ từng khẳng định “có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải” ở Biển Đông, nhưng nước này sẽ “không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền”.

Vì vậy trong chuyến đi này, bà Hillary có một nhiệm vụ quan trọng là phải cố gắng thúc đẩy các bên đạt được tiến triển thực sự về COC trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21, mà Tổng thống Obama dự tính sẽ tham dự.

Chuyến thăm được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang rất lo ngại về việc Mỹ chú trọng nhiều hơn tới các mối quan hệ ở châu Á, đặc biệt khi căng thẳng ở Đông Á đang tiếp tục gia tăng với các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ giữa Nhật Bản với Trung Quốc (trên biển Hoa Đông), Nhật Bản với Hàn Quốc (trên biển Nhật Bản), Trung Quốc với Philippines và Việt Nam (trên Biển Đông).

"Tôi không nghĩ rằng đây là một chuyến viếng thăm thường lệ. Chuyến thăm này chắc chắn có liên hệ tới sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Philippines”, Giáo sư Tạ Thao thuộc trường Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh nhận xét.

Tuy nhiên, ông Tạ Thao cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó lòng theo đuổi một đường lối mềm mỏng về chủ quyền vào thời điểm hiện nay.

“Trung Quốc đang ở vào thời điểm nhạy cảm về chính trị với cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo ở cấp cao nhất. Hiện đang có động lực rất mạnh để giới lãnh đạo Trung Quốc có thái độ cứng rắn để kích động tình cảm dân tộc", Giáo sư Tạ nói thêm.

Trung Quốc tuyên bố muốn giải quyết các vụ tranh chấp với từng nước trong khu vực, song cả Mỹ và ASEAN đều muốn Bắc Kinh giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách tổng thể trên cơ sở một văn kiện mang tính ràng buộc chung.

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt?

24/7/2012 06:12

Posted Image - "Việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm lấy từ nguồn thuần Việt. – nhà Nghiên cứu phê bình Văn học Lại Nguyên Ân tham luận.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Từ 'Tiên học lễ..." bàn về một sự thật?

Lời đáp lại phản hồi độc giả quanh chữ “Lễ”

'Trước học lễ, sau học văn'

'Tiên học lễ…” không còn hợp thời?

Độc giả tranh luận 'lễ' với Lê Đỗ Huy

Khẩu hiệu 'Tiên học lễ…' nên bỏ?

Có “Tiên học lễ…” vì trò hư

Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại.

Posted Image

Nghiên cứu phê bình Văn học Lại Nguyên Ân

Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu này xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông.

Vậy khẩu hiệu này trở lại khi nào? Hãy nhớ đến một sự việc kể sau đây.

Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “Tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn).

Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, phản đối gay gắt ý kiến này.

Thế thì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã “sống lại” trong ngành giáo dục Việt Nam từ khi nào? Đứng ngoài quan sát như tôi và phần đông bạn đọc, thì khẩu hiệu này có lẽ đã tái xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1990.

Nói thật gọn, tâm lý coi trọng và đề cao người thầy chính là cơ sở tâm lý xã hội khiến cho khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” từ chỗ bị cấm đoán miệt thị trong “đêm dài bao cấp”, lại bỗng chốc được nêu cao trên khuôn viên các ngôi trường vẫn được những người quản lý nó mệnh danh là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”. Thêm nữa, còn do nỗi lo ngại về tình trạng “xuống cấp” đạo đức xã hội đáng báo động như trò hư, vô lễ, những chuyện không hay trong giới giáo viên.

Không nên duy trì yếu tố vay mượn

Thế nhưng có nên tiếp tục trương cao khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cả trên khuôn viên các ngôi trường Việt Nam hiện nay cũng như trong lời nói hàng ngày hay không?

Tôi vẫn chưa quên cảm giác gì đó rất không thoải mái mỗi khi nhìn thấy khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” được sơn vẽ sao cho kích cỡ thật lớn, lại đặt ở vị trí đáng chú ý nhất, tại các ngôi trường Việt Nam.

Vì sao vậy? Vì nó lời lẽ bằng ngôn từ Hán Việt, không phải lời lẽ thuần Việt. Vì nó gắn với những thời kỳ rõ ràng là đã qua của giáo dục Việt Nam. Vì nó ngày càng bộc lộ yếu tố vay mượn ngoại lai mà cũng ngày càng rõ là không nên tiếp tục.

Nếu bảo ta vẫn có thể dùng “Tiên học lễ, hậu học văn” như khẩu hiệu trong giáo dục bởi nền giáo dục ta từ ban đầu vốn chịu ảnh hưởng Trung Hoa - thì cần đáp lại rằng: đúng là giáo dục ở Việt Nam xa xưa thuở ban đầu chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Hoa, tiếp nhận cái học của Nho giáo, trong ngàn năm Bắc thuộc và suốt 9 thế kỷ của các nền quân chủ độc lập.

Nhưng từ cuối thế kỷ XIX và nhất là từ đầu thế XX, nền giáo dục ở Việt Nam đã chuyển sang tiếp nhận giáo dục của châu Âu, trực tiếp là của Pháp.

Cho đến ngày nay, thử nhìn xem toàn bộ học vấn mà 12 lớp thuộc hệ nhà trường phổ thông của ta cung cấp cho học sinh là nguồn từ đâu? Rõ ràng có đến 99% các tri thức là từ nguồn Âu-Mỹ. Giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc, Nhật Bản, ở chính Trung Hoa lục địa hay Đài Loan, cũng đều như vậy.

Vậy là giáo dục vùng châu Á trong đó có ta đều đã “thoát Á” rồi. Vậy thì nhà trường hiện tại đâu có còn dính líu gì nhiều với Nho giáo, Nho học mà quay lại dùng các phương châm, khẩu hiệu rút từ nó?

Đã đến lúc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ..."

Cốt lõi mệnh đề “Tiên học lễ, hậu học văn” là nhấn mạnh việc trau dồi tư cách đạo đức bên cạnh việc học lấy tri thức và kỹ năng. Đây là một phương châm không riêng gì của giáo dục ở phương Đông. Nhưng cách diễn đạt lấy chữ “lễ” đại diện cho toàn bộ phương diện đạo đức thì rõ là một sự quy nạp quá lệch, tỏ ra cũ kỹ, lại rất dễ phát sinh hiểu lầm và bị lạm dụng.

Toàn bộ phương diện tri thức và kỹ năng mà người ta cần tiếp nhận trong sự học, đem gói vào chữ “văn” thì quả là sơ giản hóa đến mức khó chấp nhận.

Trong cuộc sống thường ngày, ngoài ý nghĩa lễ độ thông thường, “lễ” thường ám ảnh người ta ở một vài hàm nghĩa thông tục.Về phía người học, “lễ” dễ gợi tới sự khuất phục – đòi hỏi học trò phải vâng phục – điều mà học trò lớp trên càng khó có thể sẵn sàng thể hiện, do tư cách “người lớn” đang đậm dần lên ở các cô gái, chàng trai. Họ không thể “phục” nếu người thầy không thật giỏi và không thật có tư cách. Đối với phụ huynh, “lễ” nổi bật nhất ở ý nghĩa cống nạp – nó có cái gì đó nặng nề hơn so với sự trả công thông thường.

Tôi biết là có bạn sẽ yêu cầu phải nêu những hàm nghĩa của “lễ” từ gốc, từ các kinh điển Nho giáo. Song đấy là lĩnh vực của giới nghiên cứu học thuật; người ngoài đời thường không đủ hiểu biết để tiếp cận như thế; họ chỉ hiểu và đụng chạm với “lễ” ở ý nghĩa thông tục mà thôi.

Cho nên, việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm lấy từ nguồn thuần Việt. Và nếu không tìm được từ nguồn “thuần Việt”, thì nên tham khảo những nguồn có quy mô thế giới, chẳng hạn từ nguồn của tổ chức UNESCO.

Trong bối cảnh thế giới hiện tại, ta cũng nên lưu ý đến những hiện tượng như các viện mang tên Khổng Tử được Trung Quốc lập ra ở các nước với tính cách những cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài.

Cái tên của Khổng Tử và có lẽ cả học thuyết của ngài nữa, như vậy, đang được đóng dấu đậm bản quyền quốc gia Trung Hoa. Ta nên tế nhị với chuyện này.

Ta nên tự chứng tỏ rằng: từ thời hiện đại, người Việt Nam chúng ta đã đứng ngoài biên giới của nền văn hóa Trung Hoa rồi, không còn đứng trong đó nữa, như ở thời trung đại.

Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” – vốn có xuất xứ từ Khổng Tử – càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ nên được ghi nhận như một trong những thứ ta đã từng vay mượn thời quá khứ xa xưa.

Nhà Nghiên cứu Lại Nguyên Ân

=========================

Xem tất cả các bài về đề tài này trên mạng - kể cả người khen, lẫn người chê, thấy không có ai đủ tầm để hiểu về Lễ cả. Thật là một đám vớ vẩn.

Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” – vốn có xuất xứ từ Khổng Tử – càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ nên được ghi nhận như một trong những thứ ta đã từng vay mượn thời quá khứ xa xưa.

Vậy xin hỏi tác giả: "Người Châu Âu có Lễ không", họ không chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thì không có Lễ chăng? Nguyễn Trãi sửa lại Lễ Nhạc vào đầu thời Lê tức là sửa lại ý tưởng của Khổng Tử chăng?

Đúng là:

"Nhớ gì chăng ai? Loăng quăng bến lú.

Trách gì chăng ai? Thủy tiên triền miên nhan sắc ngủ.

Đau gì chăng ai? Đào phai tràn lan, Trà Mi héo rũ" (**)

Hoàng Cầm

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt?

Nhà Nghiên cứu Lại Nguyên Ân

=========================

Xem tất cả các bài về đề tài này trên mạng - kể cả người khen, lẫn người chê, thấy không có ai đủ tầm để hiểu về Lễ cả. Thật là một đám vớ vẩn.

Vậy xin hỏi tác giả: "Người Châu Âu có Lễ không", họ không chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thì không có Lễ chăng? Nguyễn Trãi sửa lại Lễ Nhạc vào đầu thời Lê tức là sửa lại ý tưởng của Khổng Tử chăng?

Đúng là:

"Nhớ gì chăng ai? Loăng quăng bến lú.

Trách gì chăng ai? Thủy tiên triền miên nhan sắc ngủ.

Đau gì chăng ai? Đào phai tràn lan, Trà Mi héo rũ" (**)

Hoàng Cầm

Để theo kịp thời đại...nên sửa lại như vầy:

"Tiên học...phí, hậu học...thêm"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt?

Xem tất cả các bài về đề tài này trên mạng - kể cả người khen, lẫn người chê, thấy không có ai đủ tầm để hiểu về Lễ cả. Thật là một đám vớ vẩn.

Vậy xin hỏi tác giả: "Người Châu Âu có Lễ không", họ không chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thì không có Lễ chăng? Nguyễn Trãi sửa lại Lễ Nhạc vào đầu thời Lê tức là sửa lại ý tưởng của Khổng Tử chăng?

Đúng là:

"Nhớ gì chăng ai? Loăng quăng bến lú.

Trách gì chăng ai? Thủy tiên triền miên nhan sắc ngủ.

Đau gì chăng ai? Đào phai tràn lan, Trà Mi héo rũ" (**)

Xin mạn phép hỏi anh Thiên sứ, bản chất của "Lễ" là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin mạn phép hỏi anh Thiên sứ, bản chất của "Lễ" là gì?

WarrenBocPhet thân mến!

Tôi đã xem rất nhiều bài viết liên quan tới vấn đề này. Tôi cho rằng, tất cả những người nói về Lễ trong các bài viết liên quan gần đây, đều không hiểu gì về khái niệm Lễ cả. Bởi vậy, chính từ nhận thức sai lệch đó đã góp phần làm mất đi những định hướng sống trong con người hiện nay. Nhất là lớp trẻ. Có lẽ, tôi cũng nên thẳng thắn nói ra như vậy. Có thể nói rằng: nhận thức xã hội hiện nay của chúng ta thiếu hẳn sự tiếp nối của quá khứ. Cho nên con người mới bị hụt hẫng và gần như phải mày mò làm lại từ đầu trong bối cảnh phát triển nhiều vấn đề được đặt ra. Trong khi đó, thì một trong những logic của nhận thức là sự phát triển của mọi sự vật, sự việc, mọi hiện tượng đều phải mang tính kế thừa. Sự phá bỏ những giá trị văn hóa cũ một cách dốt nát và thô bạo là một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo ra hoàn cảnh hiện nay, mà nhiều người không hiểu nguyên nhân từ đâu. Sự thiếu hiểu biết về Lễ này là một ví dụ mà tôi sẽ trình bày sau đây:

Theo Lý học Đông Phuơng thì âm dương phải cân bằng. Do đó, khi xã hội phát triển nó sẽ tạo ra mối quan hệ mới. Cho nên, luôn luôn phải có những hình thái ý thức xã hội thích hợp với những mối quan hệ xã hội đó. Có những hình thái ý thức xã hội hình thành một cách tự nhiên dựa trên nền tảng của giá trị cũ. Ví dụ như sự chê bai, lên án những kẻ lừa đảo là căn cứ trên giá trị đạo đức về tính trung thực. Thế thì Lễ chính là một trong 3 hình thái ý thức xã hội cổ theo Lý học Đông Phương. 3 hình thái ý thức đó là:

1. Pháp luật: Đây là xu hướng hiện nay trên thế giới.

2.Đạo đức

3.Chính là Lễ

(Đây cũng chính là một trong những ý nghĩa của bức tranh gà Đông Hồ: Tam Dương khai thái. Những giá trị hình thái ý thức xã hội thuộc Dương, gồm Lễ trị - Pháp trị - Đức trị, chính là tam dương mang lại sự thịnh trí xã hội)

Do đó, trong các chính thể cổ xưa được gọi là thời phong kiến lạc hậu, rất coi trọng lễ. Thậm chí họ có hẳn một bộ chuyên về lễ gọi là Bộ lễ, người đứng đầu bộ này ngang cấp bộ trưởng (thượng thư).

Tôi định nghĩa LỄ là (không phải Khổng Tử - theo tôi Khổng Tử không phải là người làm ra lễ, tôi sẽ giải thích sau): Lễ là một hình thái ý thức xã hội, quy ước những hình thức quan hệ giữa con người với con người.

Người xưa quan niệm rằng: khi pháp trị đến mức độ cực thịnh thì con người sinh ra giả dối, lạnh lùng. Tất nhiên hệ lụy của sự việc này là con người tàn bạo với nhau. Vậy thì những bậc trị quốc phải chuyển sang Đức trị. Khi Đức trị phát triển con người trở nên mộc mạc và thiếu sự trân trọng cho nên phải chuyển sang Lễ trị.

Đấy chính là bản chất của Lễ.

Đương nhiên, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn cao cấp thì cả 3 hình thức này đan xen vào nhau. Tuy nhiên sẽ có một loại hình vượt trội.

Bởi vậy, những gì nói về Lễ trong sách cổ chữ Hán thực ra cũng chưa hoàn chỉnh. Đây cũng là một trong những lý do tôi chưa bao giờ coi Khổng Tử làm ra lễ cả và không bao giờ nó thuộc về nền văn minh Trung Hoa. Nó chính thuộc về văn minh Lạc Việt cổ và sau khi nền văn minh này bị sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử thì tất cả giá trị của nền văn minh này đã bị Hán hóa và mạo danh Khổng Tử (do người đầu tiên của đế chế Hán san định những giá trị của nền văn minh Việt để sử dụng trong nền văn minh Trung Hoa, chính là Khổng An Quốc. Cho nên ông ta đã mạo danh Khổng Tử để vinh danh tổ tiên của ông). Đó là lý do mà các khái niệm về Lễ ngay trong sách cổ Trung hoa được coi là của Khổng Tử viết cũng khiến khái niệm Lễ mơ hồ.

Bởi vậy, cũng có thể thông cảm được khi những học giả đời nay không hiểu gì về Lễ cả, cho nên mới có những bài phát biểu rùm beng và ngớ ngẩn như trên. Ngay cả những người nuối tiếc khẩu hiệu "Tiên học lễ" do không hiểu bản chất về Lễ để bênh vực, còn với những người bác bỏ khẩu hiệu này thì cũng không hơn tác giả bài viết trên.

Lễ chính là một nhu cầu khách quan, cần có trong tất cả mọi hoạt động của xã hội, trong mối quan hệ giữa con người với con người. "Quân tử tùy thời biến dịch" thì tùy thời mà định Lễ cho phù hợp với thời đại.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ối dồi ôi, nghe cái phát biểu của ông Lại Nguyên Ân này mà thấy buồn quá. Mang danh nhà nghiên cứu phê bình mà phán ra một câu vô trách nhiệm thế, định nghĩa về Lễ còn chưa nắm được mà dám tuyên bố là nên bỏ. Chuối cả buồng Posted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

WarrenBocPhet thân mến!

Tôi đã xem rất nhiều bài viết liên quan tới vấn đề này. Tôi cho rằng, tất cả những người nói về Lễ trong các bài viết liên quan gần đây, đều không hiểu gì về khái niệm Lễ cả. Bởi vậy, chính từ nhận thức sai lệch đó đã góp phần làm mất đi những định hướng sống trong con người hiện nay. Nhất là lớp trẻ. Có lẽ, tôi cũng nên thẳng thắn nói ra như vậy. Có thể nói rằng: nhận thức xã hội hiện nay của chúng ta thiếu hẳn sự tiếp nối của quá khứ. Cho nên con người mới bị hụt hẫng và gần như phải mày mò làm lại từ đầu trong bối cảnh phát triển nhiều vấn đề được đặt ra. Trong khi đó, thì một trong những logic của nhận thức là sự phát triển của mọi sự vật, sự việc, mọi hiện tượng đều phải mang tính kế thừa. Sự phá bỏ những giá trị văn hóa cũ một cách dốt nát và thô bạo là một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo ra hoàn cảnh hiện nay, mà nhiều người không hiểu nguyên nhân từ đâu. Sự thiếu hiểu biết về Lễ này là một ví dụ mà tôi sẽ trình bày sau đây:

Theo Lý học Đông Phuơng thì âm dương phải cân bằng. Do đó, khi xã hội phát triển nó sẽ tạo ra mối quan hệ mới. Cho nên, luôn luôn phải có những hình thái ý thức xã hội thích hợp với những mối quan hệ xã hội đó. Có những hình thái ý thức xã hội hình thành một cách tự nhiên dựa trên nền tảng của giá trị cũ. Ví dụ như sự chê bai, lên án những kẻ lừa đảo là căn cứ trên giá trị đạo đức về tính trung thực. Thế thì Lễ chính là một trong 3 hình thái ý thức xã hội cổ theo Lý học Đông Phương. 3 hình thái ý thức đó là:

1. Pháp luật: Đây là xu hướng hiện nay trên thế giới.

2.Đạo đức

3.Chính là Lễ

Chú Thiên Sứ cho con hỏi có Tam dương Khai thái thì có Tam âm không ah? Theo Chú thì Tam dương chính là: Đức trị, Pháp trị, Lễ trị thì tương ứng Tam âm là gì ah?

Và Quẻ Địa Thiên thái có ý nghĩa gì trong việc diễn giải vấn đề này ah?

Con cảm ơn chú nhiều ah!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ cho con hỏi có Tam dương Khai thái thì có Tam âm không ah? Theo Chú thì Tam dương chính là: Đức trị, Pháp trị, Lễ trị thì tương ứng Tam âm là gì ah?

Và Quẻ Địa Thiên thái có ý nghĩa gì trong việc diễn giải vấn đề này ah?

Con cảm ơn chú nhiều ah!

Thaochau thân mến!

Trong Lý học Đông Phương nhân danh nền Văn Hiến Việt thì về mặt lý thuyết nó bao trùm tất cả mọi lĩnh vực , mọi vấn đề liên quan đến con người. Về cá nhân, thì đó chính là công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình... Về xã hội đó chính là mối liên quan giữa các hình thái xã hội với mọi vấn đề quan hệ xã hội. Hình thái ý thức xã hội là dương, tồn tại và phát triển xã hội là âm. Như tôi đã trình bày ở trên, có 3 dạng tồn tại của hình thái ý thức xã hội là: Đức trị, Pháp trị, Lễ trị gọi là Tam dương. Tất yếu theo lý học thì phải có 3 dạng tồn tại và phát triển của xã hội gọi là Tam âm. Sự vận động của 6 cực Tam âm Tam dương này trong lý học - hay nói đúng hơn là sự vận động và sự biến dịch của nó về mặt lý thuyết chính là những mô hình biểu kiến miêu tả tính quy luật của tất cả sự vận động xã hội của con người. Nhưng điều này chỉ có thể giải thích đựoc nhân danh nền Lý học Việt với lịch sử 5000 năm Văn Hiến. Bởi vì chỉ có Hậu thiên Lạc Việt mới có thể phối hợp Bát quái để thành mô hình Tam âm Tam dương này mà thôi. Tương ứng với Tam dương trên chính là:

1. Công nghệ

2. Sản xuất thực phẩm (nông nghiệp, trồng trọt,...)

3. Quan hệ xã hội

Tất nhiên chúng ta không thể máy móc đặt vấn đề Công nghệ liên quan đến Pháp trị; Nông nghiệp nói chung thì liên quan tới Đức trị và Quan hệ xã hội thì liên quan đến Lễ trị. Bởi vì, khi nền văn minh càng ngày càng phát triển thì sự phân loại ngày càng phức tạp. Đó chính là yếu tố để cổ nhân phải đưa ra sự phân loại trong từng giai đoạn phát triển thể hiện có tính quy luật qua thuận tự của 64 Quẻ Dịch. Câu mà Thaochau hỏi: "Và Quẻ Địa Thiên thái có ý nghĩa gì trong việc diễn giải vấn đề này ah?" chính là một giai đoạn của sự phát triển xã hội ở đỉnh cao nhất khi những giá trị thuần âm và thuần dương cân bằng. Nhưng tại sao lại là "địa thiên thái", mà không phải "thiên địa bĩ" mặc dù hai quẻ đều có Tam âm, Tam dương?

Bởi vì, với quẻ "Thiên địa bỉ" thì dương trên âm dưới, mà dương đè âm tắc bế (dương khắc âm tắc bế) nhưng với "Địa thiên thái" thì âm trên dương dưới do đó sự phát triển của âm là sự phát triển tự nhiên. Nhưng lại hài hòa với dương ở dưới tạo ra sự cân bằng âm dương cho nên gọi là "Địa thiên thái". Người quân tử khi dụng quẻ này thì là "Địa thiên thái" ,kẻ tiểu nhân khi dụng quẻ này thì âm khắc dương tắc loạn. Dịch lý học biến hóa khôn lường cho nên hiểu được lý sâu xa vi diệu của nó cũng khó lắm thay! Không thể nào trong bài ngắn này có thể trả lời hết ý được với câu hỏi của Thaochau.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua trong cuộc hộ hội đàm với ngoai trưởng Mỹ, lão Dương Khiết Trì nói không có vấn đề về chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển đảo ở Biển Ðông, mà các nước Việt Nam, Malaysia, Brunei, Ðài Loan và Philippines cũng nhận chủ quyền. Rằng Tung Cẩu sẵn sàng làm việc với các quốc gia Ðông Nam Á để giải quyết vụ tranh chấp một cách êm thắm. Hắn lập lại lời khẳng định của Trung Quốc là vấn đề này sẽ được giải quyết giữa chính các nước đòi chủ quyền, và minh định rằng lập trường của Trung Quốc không thể bị đánh đổ với vô vàn chứng cứ lịch sử. Trung Quốc cũng chỉ trích về sự can dự từ bên ngoài trong vụ tranh chấp và nói các chính phủ nước ngoài cụ thể là Mỹ đang tìm cách gây chia rẽ trong khu vực. Lão Dương Khiết Trì còn nói lập trường này phù hợp với “bản tuyên ngôn về ứng xử” đã có từ 10 năm nay giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN.?? lật lọng gớm nhỉ!!

Trong khi đó phát biểu tại một cuộc họp báo, lão nghị Lâm úc Phương nói rằng Đài Loan giờ đây đã có khả năng bảo vệ hòn đảo Đài đang chiếm đóng này.Sau chuyến viếng thăm tháng Tư, lão không kỳ vọng mức độ bảo vệ đảo Ba Bình có thể được củng cố nhanh như thế này. Nhưng dựa trên chuyến đi thăm hôm thứ Ba vừa rồi, lão nghị của Đài Loan này nói lực lượng duyên phòng Đài Loan giờ trông có vẻ như đã sẵn sàng để bảo vệ mảnh đất ở điểm cực nam của Đài Loan ?luật pháp quốc tế chẳng là gì cả?!

Trong quá khứ chúng ta thường phản đối quyết liệt Đài Loan về những chuyến đi thăm các đảo trong Biển Đông, lần này sao thấy phản đối yếu ớt quá. Cần phải phản đối mạnh hơn nữa.

Bọn Trung Đài này ỷ mạnh ngày càng lấn tới. Ăn nói thì cứ giả khùng, cứ y như là biển Đông nằm hẳn trong tay tụi nó rồi, các nước láng giềng phản đối chỉ gọi là thôi, không có gì...lại còn đảm bảo cam kết sẽ tự do lưu thông hàng hải nữa mới khôi hài chứ. Thật là bố láo quá thể

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tan hoang vùng ngập nước

06/09/2012 - 00:15

Để làm khu công nghiệp, chủ đầu tư chặt phá hàng trăm hecta cây cối trên đầu nguồn khiến đất, cát bị sạt lở, gây ngập ở ấp 4, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân ở ấp 4, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phải cắn răng chịu đựng cảnh mỗi lần mưa xuống, nước từ trên đầu nguồn chảy dồn về gây ngập ruộng vườn, nhà cửa.

Cây ăn trái, vật nuôi chết sạch

Theo bà con, trước đây không có chuyện ngập nước vì đầu nguồn có trồng nhiều cây để che chắn, chống sạt lở đất, cát. Mỗi khi trời mưa, nước chảy theo mương Suối Cạn đổ ra sông. Đất đai ở đây rất màu mỡ, người dân trồng chôm chôm, sầu riêng, mít, măng cụt… rất sai trái. Ông Nguyễn Ngọc Khánh kể: “Hồi đó, nhà nào có khoảng 1 ha vườn cây ăn trái thì có thể nuôi cả gia đình tám người và cho các con ăn học đến nơi đến chốn”.

Khoảng năm 2003, khi địa phương có dự án Khu công nghiệp 6 (KCN 6), chủ đầu tư đã chặt phá hàng trăm hecta cây cối trên đầu nguồn rồi san lấp mặt bằng xây dựng. Những năm sau đó, mỗi khi có mưa thì đất, cát nơi đây bị sạt lở, trôi theo nước mưa làm đầy mương Suối Cạn. Do không thoát kịp nên nước mưa đã gây ngập sâu ruộng vườn, nhà cửa tại đây khiến cây ăn trái chết, đồ đạc trong nhà hư hỏng.

Posted Image

Để đối phó với nước ngập, người dân phải xây trụ để nâng cao đồ đạc trong nhà. Ảnh: T.NHÂN

Bà con cho biết mưa nhỏ thì nước ngập vào nhà cao khoảng nửa mét; mưa lớn thì ngập 1 m hoặc hơn. Nước ngâm lâu 2-4 tiếng đồng hồ mới rút hết. Người dân phải xây trụ gạch lên cao để đặt vài đồ đạc thiết yếu như tủ lạnh, bàn tivi, tủ thờ… Đối với chỗ ngủ, có nhà phải làm thêm gác lửng bằng gỗ hoặc xây nền cao bằng gạch, có nhà chỉ kê sơ sài vài chân trụ gỗ. Riêng những đồ đạc khác như bộ bàn ghế tiếp khách… phải xếp lại treo cao trong xó nhà.

“Mỗi lần mưa ngập cực khổ lắm, chú ơi! Tụi tui vừa xịt rửa đất bùn xong thì mai mưa ngập tiếp và một ngày có khi bị đến vài ba đợt như vậy. Năm nào tụi tui cũng phải bỏ tiền ra sửa chữa nhà, bàn ghế, nâng cấp nền… tốn kém lắm. Tui đang tìm người bán đất để đi nơi khác sống nhưng họ trả giá thấp quá nên chưa thể ” - ông Hạ than thở.

Chỉ ra mảnh vườn (hơn một công đất) cỏ dại mọc um tùm, vợ chồng ông Võ Văn Hạ buồn rầu: Trước đây, gia đình ông trồng cây ăn trái và nuôi vài chục con gà, đủ chi tiêu hằng ngày và còn dư được một ít để dành khi bệnh tật. Nay vợ chồng ông lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau, phải sống dựa vào các con đang đi làm công nhân.

Tương tự, gia đình ông Phan Thanh Đông từng khá giả với hơn 1 ha đất vườn nhưng giờ cũng mất trắng. “Trận ngập lần đầu tiên lớn và bất ngờ khiến tụi tui không thể nào trở tay kịp. Thế là tivi, tủ lạnh, chén đĩa, gà, vịt… bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi tất cả ra sông” - ông Đông nhớ lại.

Khi nào mới khắc phục?

Một lãnh đạo UBND phường Long Thọ thừa nhận có sự việc xảy ra như trên. Xã đã nhiều lần cùng huyện nạo vét đất, cát để khơi mương Suối Cạn. Mỗi lần mưa xuống, xã cử lực lượng xuống túc trực hỗ trợ dân di dời tài sản; sau khi nước rút thì rửa nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc cho bà con…

Ông Nguyễn Quang Nhân, Phó phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, thông tin: Năm nào huyện cũng chỉ đạo nạo vét ở mương Suối Cạn. Như vào mùa mưa năm 2011, Phòng Kinh tế còn tổ chức đào thêm hai mương và đê nhằm điều tiết bớt nguồn nước đổ về Suối Cạn. Tuy nhiên, chỉ sau một cơn mưa lớn thì mọi thứ trở lại như cũ. Trước tình hình này, tỉnh đã phê duyệt dự án thi công đường thoát nước nối từ KCN 6 đến rạch Cái Sình do Ban Quản lý dự án thoát nước Đồng Nai (trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh) làm chủ đầu tư. Hiện nay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thực hiện gần xong. Nếu không có gì trục trặc thì vào quý IV-2012 chủ đầu tư sẽ tiến hành thi công và vào mùa mưa năm sau thì dự án sẽ được đưa vào sử dụng. Đồng thời, huyện cũng đã đề nghị các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN 6 phải có biện pháp che chắn không để lượng đất, cát tiếp tục sạt lở.

“Về những thiệt hại của dân thì đầu năm vừa rồi chúng tôi đã cử cán bộ đi ghi nhận từng trường hợp cụ thể và đang tham mưu cho lãnh đạo xem xét, giải quyết” - ông Nhân nói.

THÀNH NHÂN

========================

Hết thủy điện sông tranh 2 sắp tanh bành, giờ đến chuyện chặt phá cây rừng đầu nguồn ... để rồi bao nhiêu hệ lụy người dân phải gánh. Híc... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ sư “phản pháo”: “Tiến sỹ nói sai rồi!”

06/09/2012 12:31:21

LTS: Sau khi báo điện tử Kiến Thức đăng tải thông tin nghi vấn về núi lửa tại Hà Nội, các chuyên gia đã tiếp tục gửi bài viết, ý kiến đến tòa soạn tranh luận về vấn đề này. Để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, Kienthuc.net.vn sẽ đăng tải các ý kiến tranh luận đa chiều về việc có núi lửa ở Hà Nội hay không.

Posted Image

Sau khi đọc báo điện tử Kiến Thức, kỹ sư địa chất (KSĐC) Nguyễn Văn Tùng, nguyên cán bộ của Liên đoàn Bản đồ địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã cho rằng PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe đã lên báo nói sai cả về thực tế và chuyên ngành.

Posted Image

Kỹ sư địa chất Quang Tùng

Tôi là kỹ sư Địa chất, người trực tiếp cầm búa đi khảo sát lập bản đồ địa chất, không thể đồng tình với quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe. Ông thuộc lĩnh vực Cổ sinh vật học, làm sao có thể hiểu được rõ về địa lý, địa chất mà lại đi khẳng định Hà Nội không có núi lửa?

Ngày 23/8, bài “Có họng núi lửa cổ ở Hà Nội không?” do Kienthuc.net.vn đăng tải có ý kiến của PGS.TS ngành Cổ sinh vật Nguyễn Đình Hoè - nguyên giảng viên trường đại học Khoa học Tự nhiên (đại học Tổng hợp Hà Nội cũ), hiện là Trưởng Ban phản biện xã hội(VACNE): “Từ trước đến giờ trong sử sách và những tài liệu liên quan không hề đề cập đến vấn đề có núi lửa ở giữa Thủ đô”,“Vùng Tây Nam Hà Nội (gần Hà Đông) là đồng bằng phù sa. Tầng trầm tích hiện đại bở rời dày cả trăm mét. Làm sao có hiện tượng núi lửa đã từng xảy ra ở đây?”.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho rằng, “núi lửa xuất hiện ở Việt Nam cách đây 70 nghìn năm trước tại các khu vực như 5 tỉnh Tây Nguyên và khu vực Nam Trung Bộ, cụ thể như các vùng Xuân Lộc, Định Quán, Đà Lạt, vùng huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý, Hòn Tranh, đảo Lý Sơn, Vĩnh Linh, Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ”.

Tôi có thể khẳng định rằng điều PGS TS Nguyễn Đình Hoè nói là không đúng. Những điều ông nói chỉ là một phần rất nhỏ trong trường hợp núi lửa phun trào các bazan trẻ có tuổi từ N2 (Pliocene, <5,33 triệu năm) trở lại. Tuy nhiên, từ trước đó hàng vài trăm triệu năm, dải đất Việt Nam ta đã có rất nhiều nơi có dung nham núi lửa, có thể kể hết từ Bắc tới Nam, từ Tây Nguyên tới khắp các tỉnh miền Trung đất nước…

Ở đây cần phải nêu lại khái niệm về núi lửa: Sản phẩm núi lửa có nhiều loại khác nhau, bao gồm bùn, tro bụi, tuf, đá tảng (“bom” núi lửa), dung nham nóng chảy… Dựa theo thành phần SiO2 có trong dung nham, ngành địa chất lại phân chia ra các loại dung nham mang tính axit, bazơ hay kiềm… Vì vậy, khi nói về núi lửa, ta không chỉ đề cập đến một loại núi lửa bazan đất đỏ thông thường mà ai cũng biết.

Trên thực tế, còn có cả những dạng núi lửa âm (miệng núi lửa thấp hơn địa hình) hoặc núi lửa thấp, nhỏ. Sau thời gian dài bị phong hóa và do ảnh hưởng hoạt động tân kiến tạo, chúng sụt xuống và bị các đất đá trẻ vùi lấp, có khi còn thấp hơn cả đồng bằng!

Quanh khu vực Hà Nội, hàng ngày chúng ta có thể nhìn thấy các núi lớn là dung nham núi lửa đã nguội từ rất lâu tạo thành. Núi Tam Đảo phía bắc Hà Nội chủ yếu do dung nham núi lửa nhiều axit tạo nên (thuật ngữ chuyên môn gọi là ryolite). Ba Vì và Viên Nam là hai vùng núi lớn ở tây-tây bắc của đất Hà Nội cũng là do dung nham núi lửa tạo nên. Ở các núi này, dung nham lại là loại bazan cổ. Xa hơn một chút, cả một vùng rộng lớn hàng ngàn cây số vuông phía tây TP Lạng Sơn cũng là đá núi lửa, loại ryolite. Vùng đất Nghĩa Lộ của Yên Bái cũng chủ yếu là đá núi lửa, loại trung tính và axit, được phun lên cách ngày nay khoảng 145 triệu năm!

Posted Image

Lỗ khoan ngay tại ngã ba Ba La với ký hiệu T1vn (khoanh đỏ) cho bằng chứng về núi lửa

Vùng đồng bằng Hà Nội, ta có thể quan sát các đồi thấp ở ngay tại thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ) và dải đồi có chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương-Chương Mỹ) và chùa Tây Phương (xã Thạch Xá-Thạch Thất) cũng là do các đá núi lửa tạo nên.

Tại thị trấn Chúc Sơn, hai đồi lớn là Ninh Sơn phía bắc và Hoả Tinh phía nam cũng là do các đá núi lửa tạo thành. Nếu cố gắng tìm hiểu, sẽ thấy được miệng núi lửa cổ nằm ngay tại các đồi đơn lẻ này. Có thể, chùa Linh Thông (ở núi Ninh Sơn) và chùa Hoả Tinh (giữa thị trấn) toạ lạc ngay trên miệng núi lửa cổ!

Ở ngã ba Ba La thuộc quận Hà Đông (nội thành Hà Nội), trong lỗ khoan nông cũng bắt gặp đá núi lửa nằm dưới tầng đất bồi tích phù sa ở độ sâu >70m (theo tài liệu Bản đồ địa chất tờ Hà nội-Liên đoàn Bản đồ địa chất, năm 2000).

Khó mà có thể kể hết các vùng có đá núi lửa ở nước ta. Vì vậy, nếu nói ở Việt Nam, núi lửa xuất hiện cách ngày nay 70 nghìn năm là chỉ biết một phần rất nhỏ về núi lửa trên dải đất này.

Ngay tại các huyện của Hà Nội đã thấy nhiều đá núi lửa, chắc chắn chúng được phun lên từ cách ngày nay 251 đến 245 triệu năm! Nơi người dân Hà Nội dễ quan sát đá núi lửa nhất là thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 20km.

Nếu cần đi thực tế, tôi có thể đưa PGS.TS Nguyễn Đình Hòe và những người quan tâm đến Chúc Sơn thăm núi lửa cổ xưa, hiện còn để lại nhiều dấu vết cho đến ngày nay.

KSĐC Quang Tùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật có thể triển khai tàu khu trục cực tối tân ở Biển Đông

Cập nhật lúc :9:23 AM, 08/09/2012

Do Trung Quốc có thể cắt đứt “con đường sống” trên Biển Đông, Nhật Bản đã tích cực can dự vào vùng biển chiến lược này và có thể triển khai tàu khu trục tại Philippines.

Posted Image

Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản như tờ “Sankei Shimbun”, “Japan News Network” cho biết toàn bộ 4 tàu khu trục lớp Akizuki đã được hạ thủy. Theo phân tích, mặc dù tình hình vùng biển của đảo Senkaku căng thẳng, nhưng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ không triển khai loại tàu chiến mới này ở biển Hoa Đông, mà là có thể điều chúng đến Biển Đông.

Nguyên nhân là do Nhật Bản lo ngại Trung Quốc cắt đứt tuyến đường hàng hải huyết mạch của Nhật Bản khi chiến tranh xảy ra. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng, tàu khu trục lớp Akizuki có khả năng tấn công-phòng thủ mạnh, có thể triển khai ở Biển Đông để kiềm chế quân đội Trung Quốc.

Một chiếc tàu khu trục lớp Akizuki mới nhất do nhà máy đóng tàu Mitsui Engineering & Shipbuilding chế tạo gần đây đã tổ chức lễ hạ thủy ở căn cứ Kure của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Hiện thời, toàn bộ 4 tàu khu trục lớp Akizuki của Nhật Bản đã được hạ thủy và đi vào hoạt động.

Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho rằng, điều này đánh dấu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã có “hạm đội tàu khu trục tên lửa mạnh nhất châu Á”.

Có phân tích cho rằng, trong khuôn khổ phòng thủ liên hợp Nhật-Mỹ, hệ thống Aegis của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể tiến hành trao đổi tin tức tình báo với hệ thống cùng loại của quân Mỹ. Điều này làm cho thông tin cảnh báo sớm của hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Mỹ có thể trực tiếp truyền tới tàu chiến Aegis của Nhật Bản.

Thông qua sự hợp tác này có thể lấp đi những thiếu hụt về khả năng cảnh báo sớm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tiến hành tác chiến phòng thủ tên lửa có hiệu quả hơn.

Posted Image

Tàu khu trục lớp Akizuki đầu tiên (19DD) của Nhật Bản.

Về việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ triển khai những tàu khu trục tiên tiến nhất này như thế nào, tờ “Sankei Shimbun” cho rằng trọng điểm triển khai những “át chủ bài” tàu khu trục này của Nhật Bản không phải là biển Hoa Đông, mà là hướng Biển Đông.

Trong đề án tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tàu khu trục Aegis ngoài việc tiến hành phòng vệ lãnh thổ, còn có thể tiến hành “triển khai tuyến trước” để tiến hành răn đe. Vì vậy, không loại trừ tàu khu trục lớp Akizuki sẽ đến Biển Đông trong tương lai tiến hành tác chiến tầm xa. Hơn nữa, ở Biển Đông, tàu khu trục Aegis Nhật Bản có thể được sự hỗ trợ tin tức tình báo của Mỹ, từ đó tiến hành tác chiến tấn công và phòng thủ có hiệu quả.

Posted Image

Tàu khu trục Fuyuzuki lớp Akizuki thứ tư của Nhật Bản hạ thủy tại nhà máy của Công ty đóng tàu Mitsui và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2014.

Nhật Bản rất có thể xem xét triển khai tàu khu trục lớp Akizuki ở xung quanh Biển Đông để canh gác các tuyến đường hàng hải trên. Có nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản đang tìm cách mở rộng hợp tác với Philippines, để Philippines cung cấp cảng neo đậu tàu chiến cỡ lớn cho Nhật Bản làm căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bên bờ Biển Đông.

Có phân tích cho rằng hạm đội quân Mỹ đến nay chưa tiến hành triển khai ở trạng thái bình thường tại bờ biển Philippines, trong khi đó tàu khu trục Nhật Bản nếu đến đồn trú ở căn cứ của Philippines sẽ là lực quân sự nước ngoài đầu tiên ở khu vực Biển Đông. Có chuyên gia phân tích cho rằng, vịnh Manila của Philippines rất có thể trở thành căn cứ đóng quân lâu dài ở Biển Đông của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Trong tương lai không xa, tàu khu trục lớp Akizuki có xuất hiện ở Vịnh Manila.

Tàu khu trục lớp Akizuki rốt cuộc có khả năng gì để đến tận biển Đông tác chiến? Có nguồn tin tiết lộ, hệ thống Aegis của tàu chiến kiểu Mỹ tuy mạnh, nhưng cũng có điểm yếu, đó là khả năng dò tìm tầng trời thấp và siêu thấp không đủ. Ăng-ten radar thuộc hệ thống Aegis của quân Mỹ nặng hơn 5 tấn, nếu lắp ở vị trí tương đối cao sẽ làm cho trọng tâm của tàu chiến quá cao, ảnh hưởng đến việc hoạt động linh hoạt của nó. Vì vậy, vị trí bố trí của hệ thống Aegis trên tàu chiến quân Mỹ đều tương đối thấp.

Khoảng cách dò tìm của radar đối với các mục tiêu ở tầng trời thấp có tỷ lệ thuận với độ cao của ăng-ten, cho nên khoảng cách dò tìm mục tiêu thấp của tàu chiến Aegis Mỹ rất hạn chế. Khoảng cách dò tìm tên lửa chống hạm bay cao so với mặt nước 5 m của tàu khu trục lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ không đến 30.000 m.

Radar FCS-3A (hệ thống kiểm soát hỏa lực) do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo đã được giảm mạnh về trọng lượng, vấn đề nêu trên được giải quyết có hiệu quả. Khả năng dò tìm mục tiêu thấp của tàu khu trục lớp Akizuki mạnh hơn nhiều so với tàu khu trục Aegis của quân Mỹ.

Điều cần chỉ ra là, Nhật Bản cho rằng, tàu khu trục lớp Akizuki của họ có thể phòng bị có hiệu quả đối với tên lửa hành trình lướt biển – loại vũ khí “át chủ bài” dùng để răn đe tàu chiến của Quân đội Trung Quốc.

Tàu khu trục lớp Akizuki có hệ thống vũ khí mạnh nhất so với các loại tàu khu trục khác của Nhật Bản. Tên lửa chống hạm Type 90 của tàu này là tên lửa hạm đối hạm thế hệ thứ hai do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo.

Bề ngoài của nó tương tự như tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo, có thể tiến hành tấn công chính xác đối với mục tiêu trên biển ngoài 20.000 m. Độ cao hành trình (tuần tra) của loại tên lửa này là 30 m, khi tiếp cận mục tiêu sẽ đột ngột hạ thấp độ cao, tiến hành tấn công bổ nhào.

Tàu khu trục lớp Akizuki cũng đã trang bị ống phóng ngư lôi 3 nòng Type 97, có thể phóng nhiều loại ngư lôi săn ngầm để đối phó với tàu ngầm của đối phương.

Ngoài ra, máy bay trực thăng SH-60K trang bị cho tàu khu trục lớp Akizuki cũng là vũ khí sắc bén chống tàu ngầm, khi thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, có thể mang theo 2 quả ngư lôi săn ngầm Type 97 hoặc bom nước sâu MK64.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng, tàu khu trục lớp Akizuki hiện nay là tàu chiến duy nhất của Nhật Bản có thể tiến hành tấn công tầm xa trong điều kiện không có sự phối hợp tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ bờ biển.

Theo giaoduc.net.vn

=======================

Nguyên nhân là do Nhật Bản lo ngại Trung Quốc cắt đứt tuyến đường hàng hải huyết mạch của Nhật Bản, khi chiến tranh xảy ra.

Nếu chiến tranh xảy ra thì việc cắt đứt tuyến hàng hải ở biển Đông không phải là yếu tố quan trọng. Nó chỉ có tính tạm thời.

Với những cao thủ thì mọi việc đã rõ ràng. Nhưng với những con bạc tay em thì chỉ sai một nước bạc là hỏng cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên nào sẽ thắng?

5/9/2012 06:00

Posted ImageHiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là quốc gia yếu về quân sự, nhưng theo các nhà phân tích quốc phòng, nếu chiến tranh hải quân xảy ra sẽ không là một cuộc chiến dễ xơi cho láng giềng Trung Quốc.

Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc

Mỹ đối mặt với thách thức mang tên "Trung Quốc"

Trung Quốc: Con tàu chạy chệch đường ray?

Lối thoát duy nhất của Trung Quốc

Trung Quốc sẵn sàng 'chơi rắn'?

Trung Quốc: Được - mất với quân bài 'chơi rắn'

* Chỉ là giả định, nhưng nếu chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, bên nào sẽ thắng? Bài viết sau đây sẽ giúp các quí vị có thêm tư liệu để suy ngẫm.

Công tước Wellington đã miêu tả chiến thắng của quân đồng minh trong trận Waterloo là "trận đánh lớn nhất bạn từng thấy trong cuộc đời". Nhưng với một cuộc đụng độ giữa các lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản nếu xảy ra ra trong trận chiến tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay ở những nơi khác ở ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Á, thì hậu quả của nó chắc cũng không kém nhận xét trên của Wellington.

Một trận chiến như vậy đã có khả năng diễn ra trước năm 2010, khi cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ các ngư dân Trung Quốc do đâm vào một trong các tàu của lực lượng này ở ngay tại vùng đảo tranh chấp, và hiện nay, nguy cơ ấy lại xuất hiện. Sau khi Nhật Bản bắt giữ rồi trục xuất các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên các đảo tranh chấp hồi giữa tháng 8, một thiếu tướng diều hâu Trung Quốc, La Viện, đã kêu gọi Trung Quốc phái 100 tàu tới bảo vệ Điếu Ngư. Trong một phản hồi đăng ngày 20/8, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc, nêu rõ, "Nhật Bản sẽ phải trả giá cho những hành động của mình... và kết cục sẽ còn tồi tệ hơn nhiều những gì họ suy nghĩ".

Và Trung Quốc đã không nói suông. Tháng 7, Hạm đội Hoa Đông của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng một cuộc tấn công đổ bộ lên đảo. Các nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng đang nghĩ đến những điều không thể. Và với những người biểu tình đổ ra đường và đập vỡ những chiếc xe hơi Nhật, tấn công vào các nhà hàng sushi, thì người dân Trung Quốc có vẻ cũng đang ủng hộ giới lãnh đạo của mình.

Vậy ai sẽ thắng trong một cuộc đấu giữa hai người khổng lồ Thái Bình Dương: Trung Quốc hay Nhật Bản?

Posted Image

Hiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là một quốc gia yếu về quân sự, nhưng chiến tranh hải quân sẽ không là một cuộc đấu dễ cho Trung Quốc. Trong khi hiến pháp "hòa bình" ra đời từ sau thế chiến thứ hai của Nhật Bản "cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực", thì kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cảnh sát biển Nhật Bản (JMSDF) vẫn duy trì được một số sự ưu việt, như sức chiến đấu trên biển. Lính thủy quân lục chiến Nhật Bản nổi tiếng về tính chuyên nghiệp.

Nếu các tư lệnh giỏi dụng "binh pháp" và tận dụng các lợi thế địa lý, Tokyo có thể biến một cuộc chiến hải quân với Trung Quốc trở thành một trận đánh lớn - và hoàn toàn có khả năng giành phần thắng.

Chiến tranh hải quân giữa hai đối thủ này đã mở đầu cho những tranh cãi biển đảo hiện nay. Trong cuộc chiến Trung - Nhật năm 1894-1895, hạm đội của Hải quân hoàng gia Nhật Bản đã đảo ngược trật tự Trung Quốc là trung tâm của châu Á chỉ trong một buổi chiều. Hạm đội được thành lập vội vàng với những tàu và thiết bị sau thời Minh Trị Duy Tân ấy đã đập tan Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc được coi là vượt trội hơn về mặt trang thiết bị. Nhật Bản giành chiến thắng trong trận chiến trên sông Áp Lục vào tháng 9/1894 nhờ nghệ thuật điều khiển tàu, sử dụng pháo binh và tinh thần thủy thủ cao hơn.

Ngày nay, Nhật Bản không còn là một cường quốc đang trỗi dậy nữa, nhưng lực lượng cảnh sát biển nước này vẫn duy trì được ưu thế về mặt con người này.

Nếu một trận chiến Áp Lục tái diễn, hải quân Nhật Bản có thể có cách nào chống lại Trung Quốc? Một cuộc chiến trực diện Trung Quốc-Nhật Bản khó có thể nổ ra trừ khi khi Bắc Kinh cô lập được Tokyo về mặt ngoại giao hay Tokyo tự cô lập mình thông qua một chính sách ngoại giao khờ dại. Còn không, xung đột sẽ chắc chắn có sự xuất hiện của Mỹ như là một bên tham chiến tích cực đứng về phía Nhật Bản.

Chiến tranh là một màn kịch chính trị - "tài của nhà chính trị dẫn lối vũ trang", như sử gia Alfred Thayer Mahan từng nói - nhưng hãy tạm bỏ qua chính trị và tìm hiểu viễn cảnh chiến tranh trên phương diện quân sự, như một cuộc tỷ thí giữa sức mạnh trên biển của Trung Quốc và Nhật Bản.

Nếu chỉ tính riêng các con số có lẽ sẽ không thể có một cuộc đấu nào ở đây. Hải quân Nhật Bản có 48 "tàu chiến mặt nước lớn", loại tàu được thiết kế để hạm đội tấn công chính của kẻ thù trong khi rất khó bị đánh bại. Đối với JMSDF, các tàu này bao gồm "tàu khu trục máy bay" hay còn gọi là tàu sân bay nhẹ; tàu có tên lửa dẫn đường được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, một hệ thống kết hợp radar, máy tính và điều khiển hỏa lực thường thấy ở các tàu chiến hàng đầu của hải quân Mỹ; và một tập hợp tàu khu trục và tàu hộ tống nhỏ. Ngoài ra còn có một đội tàu chiến gồm 16 tàu ngầm chạy diesel-điện hỗ trợ cho hạm đội mặt nước. Đặt cạnh con số 73 tàu chiến đấu mặt nước lớn của hải quân PLA, 84 máy bay tuần tra trang bị tên lửa và 63 tàu ngầm, sự so sánh có phần yếu thế cho Nhật Bản. Hải quân Trung Quốc vượt trội hơn nếu chỉ tính về "khối lượng sắt thép".

Nhưng ta không nên đem ra so sánh những con số trên vì ba lý do. Thứ nhất, như nhà chiến lược Edward Luttwak quan sát, vũ khí giống như "những chiếc hộp đen" cho tới khi được sử dụng trong chiến đấu: không ai biết chắc các phương tiện này có hoạt động như giới thiệu hay không. Chiến tranh, chứ không phải những thông số kỹ thuật, mới là trọng tài công bằng của công nghệ quân sự.

Việc dự đoán chính xác việc tàu chiến, máy bay, và tên lửa hoạt động ra sao trong hoàn cảnh căng thẳng và hỗn loạn của một cuộc chiến do vậy là điều gần như không thể. Điều này đặc biệt đúng khi xung đột diễn ra giữa một xã hội mở với một xã hội đóng. Xã hội mở có xu hướng tranh luận công khai những thất bại quân sự trong khi những xã hội đóng có xu hướng che đậy những kết quả xấu.

Số liệu thống kê trong cuộc đối đầu Mỹ-Liên Xô cũng có thể áp dụng giống như trong cuộc cạnh tranh Trung-Nhật hiện nay. Hải quân Liên Xô tỏ ra áp đảo trên mặt báo. Nhưng tàu chiến của Liên Xô tại các vùng biển sâu trong Chiến tranh lạnh thì thể hiện nhiều dấu hiệu yếu kém, từ thủy thủ cầm lái cho tới thân tàu. Hải quân PLA có thể cũng đang che đậy điều gì đó.

Chất lượng nền tảng của JMSDF, và năng lực con người, có thể bù đắp một phần hay toàn bộ cho những yếu thế về mặt con số của hải quân Nhật so với PLA.

Thứ hai là biến số con người trong chiến tranh. Trong giải trình về Chiến tranh hải quân 1812, Theodore Roosevelt giải thích, thành công của Hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu tàu chiến với Hải quân Hoàng gia Anh là sản phẩm của thiết kế và xây dựng tàu chiến chất lượng và kỹ năng chiến đấu vượt trội: nói cách khác là kết quả của hai nhân tố vật tư và con người kết hợp.

Yếu tố con người được đánh giá ở khả năng điều khiển tàu chiến, sử dụng pháo binh, và vô số các kỹ năng tạo nên sự khác biệt cho mỗi lực lượng hải quân. Lính thủy đánh bộ trau dồi các kỹ năng này không phải bằng cách ngồi ở cảng và đánh bóng quân dụng của mình, mà phải tiến ra biển. Các đội tàu của JMSDF thường tổ chức luyện tập một mình hoặc kết hợp với hải quân các nước khác, trong khi hải quân PLA thì ít hơn. Trừ ngoại lệ triển khai tàu chống cướp biển sang Vịnh Eden bắt đầu năm 2009, các hạm đội tàu của Trung Quốc chỉ xuất hiện trong các chuyến du hành hay tập trận ngắn ngủi, khiến cho các thủy thủ có ít thời gian có thể hoạt động nhịp nhàng, nâng cao trình độ và xây dựng thói quen lành mạnh. Lợi thế nhân lực đang thuộc về Nhật Bản.

Và thứ ba, sẽ là sai lầm nếu chỉ bó gọn trong vấn đề giữa các đội tàu với nhau. Chắc chắn sẽ không thể có một cuộc chiến đơn thuần giữa các hạm đội tại Đông Bắc Á. Địa lý đặt hai người khổng lồ châu Á liền kề nhau: các đảo lớn, bao gồm cả các đảo ở phía xa, chính là những tàu sân bay và bệ phóng tên lửa không thể bị đánh chìm. Những vị trí mặt đất này nếu được trang bị và củng cố hợp lý chính là những yếu tố không thể thiếu giúp triển khai sức mạnh trên biển. Do vậy cũng cần phải tính đến yếu tố hỏa lực từ mặt đất của hai quốc gia.

Nhật Bản đã tạo lập được một "lá chắn vòng cung" ở phía bắc bao gồm một chuỗi đảo đầu tiên bao quanh đường bờ biển của quốc gia châu Á này, tạo dựng một ranh giới phía tây ở Hoàng Hải và Hoa Đông. Không có đảo nào nằm giữa eo biển Tsushima (ngăn cách Nhật Bản với Hàn Quốc) và Đài Loan nằm cách bờ biển Trung Quốc quá 500 dặm (hơn 800km). Hầu hết các đảo, bao gồm cả đảo Senkaku/Điếu Ngư, đều ở gần hơn nhiều. Với một vùng biển chật hẹp như vậy, bất kỳ chiến trường nào cũng sẽ nằm trong tầm bắn của hỏa lực trên bờ. Quân đội cả hai nước đều sở hữu máy bay tác chiến có bán kính không kích trong khắp Hoàng Hải và Hoa Đông và sang tận tây Thái Bình Dương. Cả hai nước đều sở hữu tên lửa hành trình chống hạm phóng từ bờ biển (ASCM), giúp bổ sung cho sức mạnh tổng hợp của mình.

Tuy nhiên, cũng có những sự chênh lệch. Tên lửa đạn đạo thông thường của PLA có thể đánh vào các vị trí trên đất liền ở khắp châu Á, đặt các tài sản thiết bị của Nhật Bản vào thế nguy hiểm trước khi kịp rời cảng hay bay lên trời. Và Lực lượng pháo binh thứ hay, hay còn gọi là lữ đoàn tên lửa, của Trung Quốc được cho là có các tên lửa đạn đạo đối hạm (ASBM) có khả năng bắn từ đất liền hạ tàu thuyền qua lại trên biển. Với tầm bắn ước tính hơn 900 dặm (1.400km), tên lửa ASBM có thể bắn tới bất kỳ nơi nào trong các vùng biển bao quanh Trung Quốc, bao gồm cả các cảng biển trên khắp các đảo của Nhật Bản và xa hơn.

Theo đánh giá của Nhật Bản, quần đảo Senkaku được xem là tài sản khó bảo vệ nhất. Các đảo này nằm gần cực nam của chuỗi đảo Ryukyu, gần với Đài Loan hơn Okinawa hay các đảo lớn của Nhật Bản. Sẽ không dễ bảo vệ quần đảo từ các căn cứ ở xa. Nhưng nếu Nhật Bản triển khai hệ thống vũ khí di động đối hạm Type 88 ASCM và các đội tên lửa tới những đảo nhỏ và các đảo gần chuỗi Ryukyu, đội quân mặt đất của Nhật Bản có thể tạo ra các khu vực vũ khí khai hỏa đan xen và biến các vùng biển gần bờ đó thành vùng không thể hoạt động đối với tàu Trung Quốc. Một khi đã được đưa vào, chúng sẽ rất khó bị đánh bật ra khỏi vị trí, ngay cả đối với các chuyên gia tên lửa và phi công Trung Quốc có quyết tâm.

Bất kỳ quân đội nước nào kết hợp được sức mạnh lực lượng hải quân, bộ binh, không quân để trở thành vũ khí sắc bén nhất cho một cuộc chiến đấu trên biển sẽ có cơ hội giành chiến thắng lớn hơn. Cơ hội này có thể thuộc về Nhật Bản nếu giới lãnh đạo chính trị và quân đội nước này tư duy sáng tạo, sắm sửa đúng loại vũ khí cần thiết và đặt chúng vào vị trí phát huy được tối ưu các khả năng. Dù sao Nhật Bản không cũng cần phải đánh bại quân đội Trung Quốc để giành chiến thắng trước một cuộc đối đầu trên biển, vì nước này đang kiểm soát quần đảo Senkaku là mục tiêu tranh chấp; tất cả những gì Nhật Bản cần làm là chống Trung Quốc tiếp cận khu vực này. Nếu các vùng biển Đông Bắc Á trở thành đất vô chủ trong khi quân đội Nhật Bản vẫn duy trì tại đây, thì chiến thắng chính trị sẽ thuộc về Nhật Bản.

Nhật Bản còn chiếm ưu thế nhờ mật độ tập trung các lực lượng của mình, trong khi Hải quân PLA bị phân tán thành ba hạm đội ra khắp bờ biển dài của Trung Quốc. Các tướng lĩnh Trung Quốc đang ở trong một thế lưỡng nan: nếu họ tập trung lực lượng quy mô lớn để tạo ưu thế về quân số trong cuộc chiến với Nhật Bản thì những khu vực khác của Trung Quốc sẽ không được bảo vệ. Việc bỏ rơi Biển Đông trong khi tham chiến ở Đông Bắc Á sẽ là điều nguy hiểm đối với Trung Quốc.

Và cuối cùng, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải xem xét một cuộc chiến trên biển sẽ khiến khả năng triển khai sức mạnh hải quân của họ bị hạn chế đến mức nào. Trung Quốc đã đặt cược lớn tương lai kinh tế và ngoại giao của mình vào lực lượng hải quân. Tháng 12/2006, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ thị có các tư lệnh PLA xây dựng "lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh" để có thể bảo vệ biên giới quốc gia trên biển - đặc biệt là các tuyến hàng hải kết nối giữa những nhà xuất khẩu năng lượng từ Ấn Độ Dương với người dùng Trung Quốc - "ở mọi thời điểm". Để thực hiện chỉ thị này đòi hỏi rất nhiều tàu. Nếu dồn phần lớn đội tàu cho cuộc đụng độ với Nhật Bản, thì cho dù có giành chiến thắng, Bắc Kinh có thể sẽ phải chứng kiến vị thế cường quốc của mình bị đảo ngược chỉ trong một buổi chiều.

Đình Ngân theo foreign policy

==========================

Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên nào sẽ thắng?

Một câu hỏi dở ẹc! Làm Thiên Sứ tui liên tưởng đến việc mang bình thủy (Phích) nước sôi ra tắm biển. Thế mà cũng có người hỏi:" Cụ mang phích nước sôi ra biển uống trà hả?". "Đâu có đâu! Để tớ pha với nước biển cho nó ấm lên, Vì trời lạnh quá! Thế mà cũng phải hỏi!".

"Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên nào sẽ thắng?" Thế mà cũng phải hỏi! Này! Tớ nói cho nghe: "Trung Quốc thắng là cái chắc!". Nhưng vấn đề là Trung Nhật đánh nhau tay bo, Hoa Kỳ, Nga không can thiệp vào, mà chỉ đứng ngoài cổ vũ và thông tin trên tàng hình. Còn nếu Nga và Hoa Kỳ can thiệp thì vấn đề nó lại khác!

Đáng nhẽ ra cái tựa phải là "Nếu chiến tranh Trung Nhật xảy ra, hậu quả sẽ như thế nào?".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng xây cho oách!”

09/09/2012 10:03:08

Posted Image - “Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho oách” - TS Vũ Thế Long (nguyên cán bộ viện Khảo cổ học Việt Nam).

Không đúng thời điểm

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư của dự án (chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện) vào khoảng 11.277 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm, từ tháng 11/2012 đến 5/2016.

Posted Image

Theo dự kiến, Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ có tổng số vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, đã có ý kiến trái chiều về triển khai dự án trong thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. TS Vũ Thế Long cho rằng: “Tôi thấy việc triển khai dự án xây dựng bảo tàng Lịch sử Quốc gia lúc này là bất hợp lý. Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Giữa lúc kinh tế đang khó khăn như hiện nay mà lại triển khai dự án xây dựng bảo tàng theo tôi là không nên, còn nhiều việc khác cần làm hơn”. TS. Vũ Thế Long phân tích: “Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải cứ đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho... oách. Hãy nhìn lại trong lịch sử, ai đã lưu giữ lại lịch sử của cha ông chúng ta hàng ngàn năm nay nếu không phải là nhân dân? Hàng nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ, hay như thời giặc Minh xâm lược, với chính sách “đồng hóa” thâm độc của kẻ thù, bao nhiêu tài liệu sử sách quý của ta bị giặc cướp về hoặc xé đốt hết, bao công trình văn hóa, kiến trúc bị tàn phá... thế nhưng lịch sử của chúng ta có bị mất đi đâu, vẫn còn đấy. Lúc đó chẳng có bảo tàng nào tốt hơn, vĩ đại hơn là bảo tàng nhân dân cả. Người dân còn nhớ đến lịch sử dân tộc mình, đất nước mình thì dân tộc, đất nước đó vẫn trường tồn cùng thời gian”. Đã quá nhiều bảo tàng Về ý kiến cho rằng cần thiết phải xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử, TS. Vũ Thế Long cho biết: “Xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử là cần thiết, là người trong ngành tôi cũng muốn điều ấy chứ. Tuy nhiên khách quan mà nói thì hiện nay các bảo tàng của chúng ta xây dựng lên đã quá nhiều rồi, chúng ta không hề thiếu bảo tàng. Có những bảo tàng đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, nhưng xây dựng xong rồi bỏ không, chẳng có hiện vật để mà trưng bày. Đó là sự tốn kém và rất lãng phí”. Ngoài ra, cũng theo TS. Vũ Thế Long thì việc xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu là lưu giữ hiện vật lịch sử mà còn cần phải đảm bảo được yếu tố văn hóa và kiến trúc, mà hiện nay hầu như chúng ta chưa đáp ứng được điều đó. Nếu nhìn lại lịch sử xây dựng các bảo tàng của ta hiện nay thì Bảo tàng lịch sử Việt Nam có thời gian lâu nhất. Đây là bảo tàng do người Pháp thiết kế và xây dựng, với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Louis Finot, mãi đến năm 1958 ta mới tiếp quản lại. Cho đến nay bảo tàng vẫn được đánh giá là có kiến trúc độc đáo trên cơ sở kết hợp kiểu kiến trúc Pháp với kiến trúc của người Việt mà không phải bảo tàng nào cũng có được.

Hoàng Sơn

===================

Nhìn cái hình này thấy wen wen! Có chỉnh sửa chút đỉnh, nhưng vẫn rất xấu. Tốt nhất không nên xây kiểu này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu xây xong, chắc lại trưng bày những "bằng chứng" lịch sử nước ta "mấy ngàn năm" từ "nhà nước sơ khai" của "15 bộ lạc" chuyên "cởi trần đóng khố" được đám tội phạm, du thủ du thực người Hán do Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế bắt đi đày, giáo hóa, nên mới được như ngày nay chứ gì !!!

Trong cái giai đoạn còn tư duy kiểu "ở trần đóng khố" này thì tốt nhất đừng "giở giói" ra làm gì. Hãy cải tạo cái đầu trước rồi làm gì thì làm !!!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người thầy có lỗi gì không?

Tác giả: Ts. Dương Xuân Thành

Bài đã được xuất bản.: 08/09/2012 05:00 GMT+7

TRONG MỤC NÀY

Người thầy có lỗi gì không?

SGK sai: Không nên "đánh tráo khái niệm"

"Trồng người" bằng cách nào?

Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh

Bác sĩ khi hành nghề gây lỗi có thể làm chết bệnh nhân. Thợ điện khi hành nghề gây lỗi có thể làm thiệt mạng chính bản thân mình. Thầy giáo khi hành nghề gây lỗi không làm chết ai cả. Nó chỉ làm cho đất nước nghèo dần đi, xấu dần đi mà thôi. Hình thành nên những quan tham, cung cấp cho xã hội một lớp trẻ vô cảm, có 1 phần lỗi của người thầy.

Ngày 17/8 Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ GD- ĐT. Trong phát biểu của mình ông đã có ý kiến về "tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và cán bộ quản lý GD, bệnh thành tích và không trung thực trong GD" .

Gần đây vấn đề được nhiều người quan tâm là chuyện "tiên học lễ, hậu học văn". Trong 1 bài viết về chủ đề này có tác giả kêu lên "có những 2 chữ học" trong câu nói trên, người khác thì cho rằng nên thay khẩu hiệu đó bằng "Học để tự lập bản thân, học để tạo lập sự nghiệp" v.v...

Điểm chung nhất là chúng ta nói quá nhiều về "học" và về học trò, còn việc dạy và người thầy thì sao?

Người viết xin mạn phép nêu vài ý kiến của mình với tư cách là 1 nhà giáo:

Cái sự xuống cấp cả về văn hóa và đạo đức của ngành GD rất dễ tìm lỗi ở "cơ chế", ở "vĩ mô", ở sự yếu kém của công tác lãnh đạo, quản lý, ở chính sách đãi ngộ v.v... Điều ấy xin phép không đề cập trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này. Tương tự ở đây, cũng xin không nói về học trò, gia đình và xã hội.

Lời dạy "không thầy đố mày làm nên" từ ngàn xưa chỉ rõ một chân lý: Người thầy là yếu tố quyết định, thầy phải chịu trách nhiệm trước "mày" (học trò). Vậy thì trong cái mớ bòng bong các lỗi mà mà chúng ta nói gần, nói xa ấy người thầy có lỗi gì không?

Posted Image

Rèn nghề đối với người thầy không chỉ là kiến thức chuyên môn. Ảnh minh họa. Nguồn: Hoàng Hà/VNE

Thứ nhất, lỗi khi... chọn nghề

Từ những năm 60 của thế kỷ trước cho đến tận ngày nay chọn nghề sư phạm là con đường bất đắc dĩ của không ít người nếu không nói là của đa số giáo sinh. Phần vì lý lịch, phần vì năng lực yếu không thể chọn trường Y, trường Dược hay Bách khoa, Tổng hợp (ĐHQG ngày nay), nên họ chọn trường Sư phạm.

Còn bây giờ, họ chọn nghề SP do thương bố mẹ phải bòn từng hạt lúa, củ khoai cho con ăn học, để không phải đóng học phí. Chọn nghề là quyền của mỗi người không phải lỗi của "cơ chế". Không thích, không yêu thì đừng chọn. Chọn rồi mà tới trên 50% nhà giáo nói không yêu nghề thì phải hỏi lại bản thân mình, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

Đã đến lúc các bạn trẻ phải dũng cảm "nói không" với mái trường SP nếu các bạn không yêu nghề dạy học và cũng đã đến lúc cần phải nói thẳng cho lớp trẻ biết rằng từ cổ chí kim nghề làm thầy chỉ đủ ăn, không bao giờ giàu.

Khi chọn nghề dạy học, bạn trẻ cần nhớ rằng đó là 1 nghề không mang lại tiền bạc và danh vọng. Và cũng đừng ôm ấp cái ảo tưởng rằng nghề dạy học là "cao quý" hơn các nghề khác. Đó là 1 nghề đòi hỏi không chỉ học vấn, trí tuệ mà lại còn vô cùng nghiêm túc trong lời ăn, tiếng nói.

Về Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều giáo viên nói... ngọng. Trao đổi về chuyện đó họ "chế biến" một câu ca dao cũ để thanh minh: "Nói ngọng là của tỉnh mình, cả tỉnh nói ngọng chứ mình em đâu".

Nếu không dạy ở "tỉnh mình' mà dạy ở tỉnh khác, học sinh sẽ nghĩ gì về người thầy "nói ngọng" của mình? Hoặc chính các em học sinh, từ môi trường sinh sống của làng quê, cũng nói ngọng mà không biết? Nếu không sửa được tật nói ngọng, hãy đừng ghi tên vào học SP.

Thứ hai, lỗi rèn nghề

Nếu chọn nghề là việc đơn phương của người học thì rèn nghề lại là chuyện của cả 2 phía: Người dạy và người học. Bốn năm học trong trường SP mà sinh viên SP không chữa được tật nói ngọng thì sự rèn nghề coi như bằng... không. Bằng không, không phải chỉ về phía người học mà còn cả về phía người thầy.

Người viết tình cờ dự 1 bữa liên hoan gia đình, mâm cơm có gần chục người trong đó có 4 cô giáo. Cô giáo trẻ nhất xếp bát và đặt trên miệng mỗi bát 1 đôi đũa. Khi góp ý không đặt đũa trên miệng bát mọi người đếu hết sức ngạc nhiên. Chỉ đến khi giải thích rằng đũa xếp trên miệng bát là để ở mâm cơm cúng người đã khuất, mọi người mới "à hóa ra là thế".

Bắt đầu ăn, 1 cô cầm đôi đũa... khua vào bát canh 1 cái rồi mới gắp thức ăn. Nhìn động tác "rửa đũa" ấy, mà thấy ... ngượng. Mọi người đều im lặng không ai nói gì. Trong cái im lặng ấy, mỗi người theo đuổi 1 cảm nhận riêng. Còn người viết nghĩ, nên chăng trong trường sư phạm cần có cả 1 môn học dạy cho giáo sinh "học ăn, học nói, học gói, học mở"?

Có một thời báo chí nói nhiều đến "văn hóa ri- đô" trong ký túc xá trường SP. Ngày nay từ "văn hóa ri- đô" được thay bằng "văn hóa nhà trọ", "văn hóa sống thử". Có những ý kiến cho rằng đối với sinh viên, học giỏi là tiêu chí cao nhất. Điều này có thể đúng với nhiều ngành nhưng chưa đúng với ngành SP.

Kiến thức uyên bác về chuyên môn chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo nên một thầy giáo giỏi. Có 1 chuyện người viết đã phải trực tiếp giải quyết.

Đang giờ lên lớp 1 cô giáo vào văn phòng khoa đặt lên bàn 1 chiếc điện thoại di động, cô yêu cầu chuyển sang lớp khác không dạy lớp hiện tại. Khi hỏi vì sao thì cô nói: "Sinh viên đặt chiếc điện thoại trên mũi giày và mở chế độ quay video". Hóa ra cô mặc 1 chiếc váy... cao trên đầu gối.

Sẽ là tốt cho đất nước và cũng là tốt cho các cá nhân nếu ai đó không yêu nghề dạy học hãy tìm việc khác, đừng bấu víu vào nghề SP, đừng reo rắc nỗi buồn của mình cho con trẻ.

Nếu được rèn nghề một cách nghiêm túc chắc chắn người thầy tương lai phải biết trang phục như thế nào là phù hợp khi lên lớp. Trang phục đẹp trong đêm dạ hội không có nghĩa là cũng đẹp trên giảng đường.

Người xưa có câu: Đi qua ruộng dưa không cúi xuống sửa giày, đứng dưới gốc cây ăn quả không đưa tay sửa mũ" để dạy về hành vi của người quân tử. Ngày nay điều ấy đã không còn được nhắc đến nữa, mà nếu có ai nhắc đến thì chắc sẽ được chụp cho cái mũ... "cổ hủ".

Rèn nghề đối với người thầy không chỉ là kiến thức chuyên môn. Một nửa sự thành công của thầy trên bục giảng là trang phục, là phong cách truyền thụ, là chữ viết. Không biết trong các trường SP có cuộc thi vở sạch, chữ đẹp?

Thứ ba, lỗi khi hành nghề.

Báo chí thống kê hàng ngàn tiến sĩ không viết nổi 1 cuốn sách, không có nổi 1 bài báo khoa học. Năng lực của những tiến sĩ ấy quả thật là yếu kém, nhưng nhờ ai mà họ thành tiến sĩ? Đó chính là nhờ các thầy.

Các thầy hướng dẫn luận án, các thầy chấm phản biện, các thầy ngồi trong hội đồng bảo vệ luận án, các thầy cho họ thành tiến sĩ. Các thầy có biết năng lực của nghiên cứu sinh mình hướng dẫn không? Câu trả lời là vừa có, vừa không.

Có- là với các thầy được đào tạo nghiêm túc, có trình độ, năng lực thực sự, có lòng tự trọng của người thầy.

Không- là với những người được đào tạo bởi cơ chế xin - cho, họ đi dạy người khác bằng cái cách mà chính họ đã trải nghiệm.

Sự kiện "Đồi Ngô" Bắc Giang cho thấy lỗi chủ yếu là của thầy cô giáo, của những người chỉ đạo. Cầm bài đưa vào phòng thi cho thí sinh chép, đương nhiên họ không làm công không. Họ rất "dũng cảm" khi biết rằng hành động của họ cũng chỉ mang lại cái phong bì vài trăm nghìn đồng. Phải chăng đối với họ có bị đuổi khỏi ngành cũng chẳng có gì đáng tiếc?

Bác sĩ khi hành nghề gây lỗi có thể làm chết bệnh nhân. Thợ điện khi hành nghề gây lỗi có thể làm thiệt mạng chính bản thân mình. Thầy giáo khi hành nghề gây lỗi không làm chết ai cả. Nó chỉ làm cho đất nước nghèo dần đi, xấu dần đi mà thôi. Hình thành nên đội ngũ quan tham, cung cấp cho xã hội một lớp trẻ vô cảm, có 1 phần lỗi của người thầy.

Sẽ là tốt cho đất nước và cũng là tốt cho các cá nhân nếu ai đó không yêu nghề dạy học hãy tìm việc khác, đừng bấu víu vào nghề SP, đừng reo rắc nỗi buồn của mình cho con trẻ.

Còn với những ai đó vẫn tâm huyết với nghề, hy vọng rằng chúng ta sẽ cố tìm trong cái biển buồn mênh mông ấy 1 niềm vui nho nhỏ, 1 khoảng lặng bình yên để vui với nghề, để sống với nghề và nếu có thể, để tự hào về nghề.

=========================

Posted Image! Ngụy biện. Người thày chẳng có lỗi gì cả!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xóa dự án “treo”, sức sống hồi sinh

Thứ Hai, 10/09/2012, 08:05 (GMT+7)

TT - Đó là điều đang diễn ra ở một số khu dân cư thuộc TP.HCM. Tại những khu vực này, người dân đã có sự “an cư lạc nghiệp”, thoát khỏi những ngày sống trong tâm trạng tạm bợ.

Posted Image

Bà Lê Thị Hoa (ngụ khu phố 9, P.Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) chăm sóc vườn lan 500m2 của gia đình. Trước đây nhà bà nằm trong khu quy hoạch “treo”, giờ đây quy hoạch được xóa nên gia đình yên tâm đầu tư sản xuất - Ảnh: MINH ĐỨC Nhìn ngôi nhà tường mới xây theo kiểu biệt thự sân vườn của anh Nguyễn Văn Sơn (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), bà con ai cũng mừng cho gia đình anh. Bên cạnh ngôi nhà mới là chái nhà cũ ọp ẹp, nhỏ xíu. Đó là căn nhà kỷ niệm mà anh không muốn đập bỏ - nơi cả đại gia đình phải sống trong suốt thời gian “án” quy hoạch “treo” lơ lửng.

Yên tâm làm ăn

Ngừng nghiên cứu đầu tư 2 dự án ở quận 7

UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương ngừng nghiên cứu đầu tư dự án khu dân cư - thương mại - trường học - bệnh viện trên khu đất rộng khoảng 15ha tại P.Tân Hưng, Q.7. Cơ quan chức năng xem xét đầu tư xây dựng bệnh viện và các công trình tại khu vực này.

Đây là khu đất được quy hoạch làm dự án cảng sông Ông Lớn, dự án này xóa “treo” năm 2007, nhưng ngay sau đó lại được quy hoạch thành dự án khu dân cư - thương mại - trường học - bệnh viện cho đến nay. Theo UBND Q.7, từ khi UBND TP xóa dự án cảng, khu vực trên chưa có quy hoạch chi tiết 1/2.000.

Ngoài ra, UBND TP còn đồng ý ngưng nghiên cứu đầu tư một dự án khác cũng thuộc Q.7 là khu chung cư - thương mại - trung tâm văn hóa thể dục thể thao - công viên cây xanh thuộc P.Bình Thuận. Sở Quy hoạch - kiến trúc được giao phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào dự án này.

K.YÊN

Trước đây, toàn bộ khu đất nhà anh nằm trong dự án xây dựng khu dân cư Hiệp Bình Chánh. Do dự án “treo” hoài nên có lúc anh định bỏ sang nơi khác sinh sống. Chị Phạm Thị Thanh, vợ anh Sơn, kể: “Từ lúc TP có thông báo xóa quy hoạch khu này, nhà tôi mới yên tâm làm ăn, xây nhà xây cửa. Hồi còn quy hoạch, khu này nước ngập thường xuyên, nhiều đợt triều cường phải chống xuồng mà đi. Nhà cũ, hư, mục hết nhưng đâu dám sửa”.

Không chỉ bỏ tiền xây nhà mới, anh Sơn còn đầu tư thêm cho vườn mai kiểng. Mấy năm gần đây, anh trúng mùa mai. Những gốc mai kiểng xanh tốt có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng giúp kinh tế gia đình anh khởi sắc hơn.

Tháng 12-2000, Thủ tướng có quyết định thu hồi 203.961m2 đất tại P.Hiệp Bình Chánh giao Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn sử dụng phần lớn diện tích đất thu hồi để xây dựng khu dân cư Hiệp Bình Chánh (khu A). Đến tháng 7-2007, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi khu đất đã giao cho Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn do chủ đầu tư không hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, dự án không khả thi, không được sự đồng tình của các hộ dân đang sử dụng đất thuộc phạm vi dự án. Sau đó tháng 7-2010, UBND TP.HCM lại tiếp tục có công văn chấp thuận cho Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn được thực hiện dự án trên diện tích hơn 67.200m2 bồi thường xong. Người sử dụng đất trong khu vực ngoài diện tích này được khôi phục đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Quyết định của UBND TP thật sự đã tháo gỡ gánh nặng trên vai của nhiều hộ dân.

Nhìn vườn lan của bà Lê Thị Hoa (khu phố 9, P.Hiệp Bình Chánh) đang rực rỡ khoe sắc, không ai nghĩ rằng trước đó nơi đây là vườn ổi ngập úng, bỏ hoang. Anh Võ Lê Thanh Tuấn, con bà Hoa, cho biết: “Từ khi biết đất nằm trong khu quy hoạch dự án khu dân cư Hiệp Bình Chánh, nhà tôi bỏ hoang vườn ổi luôn. Tới khi nghe xóa dự án, mẹ tôi mới bỏ tiền cải tạo đất, nâng nền, xây dựng hệ thống tưới tiêu và xây trụ trồng lan trên phần diện tích khoảng 2.000m2. Bây giờ lan đã ra hoa, kinh tế gia đình ngày một ổn định”.

Ông Trần Quang Hải, chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh, cho biết trong suốt thời gian dự án bị “treo”, khu vực này thường xuyên bể bờ bao, triều cường gây ngập úng. Chỉ vì dự án chưa triển khai mà việc đầu tư làm đường, nâng cấp hẻm bị đình trệ. Thậm chí người dân bức xúc quá muốn bỏ tiền ra tự sửa đường, nâng hẻm cũng không dám làm. Chỉ từ sau năm 2010, khi TP xóa dự án “treo” thì tâm trạng thấp thỏm, tạm bợ, không dám phát triển sản xuất mới được xóa theo.

Cuộc sống tốt hơn

Dự án mở rộng cảng Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7 (được Thủ tướng cho cảng Bến Nghé thuê đất từ năm 2000) cũng được UBND TP quyết định thu hồi vào tháng 4-2011. Nguyên nhân thu hồi là do dự án không có khả năng hoàn vốn, không bảo đảm hiệu quả đầu tư, mục tiêu dự án không còn phù hợp tình hình thực tế...

Ông Đỗ Hữu Lộc, phó chủ tịch UBND P.Tân Thuận Đông, kể: trước khi UBND TP thu hồi dự án cảng Bến Nghé, UBND phường liên tục nhận phản ảnh của bà con về việc đường lầy lội, cứ mưa là ngập và nhiều đơn của người dân xin cứu xét để nâng nền, sửa nhà sắp sập... Người dân phải đi mua từng thùng nước sạch giá cao để sinh hoạt, nhiều nhà câu móc điện từ một đồng hồ, phải trả tiền điện cao và rất dễ xảy ra cháy nổ.

Quang cảnh khu dân cư thuộc khu phố 5, trước cổng B cảng Bến Nghé hiện nay đã thay đổi so với cách đây hai năm. Những căn nhà cấp 4 te tua che bằng đủ thứ bạt, ván ép, tôn cũ được thay bằng tường gạch, mái tôn. Mương thoát nước giữa khu phố được nạo vét, vớt rác. Những con hẻm lầy lội trước kia đã được xây lại bằng ximăng sạch sẽ, khô ráo. Bà Đỗ Thị Tần (ở tổ 67) cho biết từ ngày UBND TP thu hồi dự án, gia đình bà có nước máy vô tận nhà, được gắn đồng hồ điện, nâng nền, sửa mái...

Ông Lộc cho biết tuy dự án đã bị ngưng thực hiện nhưng khu vực chưa có quy hoạch xây dựng 1/2.000. Hai năm nay, người dân chỉ được sửa chữa nhà, nâng nền chống ngập, nâng mái chống dột chứ chưa được cấp giấy phép xây dựng. UBND phường và người dân phải bỏ tiền để làm đường ống nước vô tận khu dân cư vì công ty cấp nước không chịu đầu tư.

Hủy giao đất nhưng vẫn “treo” quy hoạch

Dự án hồ sinh thái Vĩnh Lộc thuộc ba xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh, TP.HCM) được Thủ tướng giao cho Công ty đầu tư Xây dựng Bình Chánh vào năm 1999 với diện tích 340ha. Tính đến năm 2011, dự án đã bốn lần thay đổi chủ đầu tư nhưng chỉ có vài hộ dân được chủ đầu tư thỏa thuận bồi thường đất. Tháng 1-2011, UBND TP.HCM có quyết định ngưng thực hiện dự án hồ sinh thái Vĩnh Lộc vì chủ đầu tư chậm triển khai.

Ông Thiều Văn Se, chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B, cho biết khi UBND TP ngưng triển khai dự án thì người dân mới được cấp giấy chủ quyền cho nhà đất tạo lập trước năm 1999 (thời điểm công bố quy hoạch), được xây nhà tạm trên đất thổ cư, những nhà xây dựng trước ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật xây dựng có hiệu lực) thì được cấp số nhà. Đối với những gia đình đông con, UBND huyện cho phép tách thửa đất nông nghiệp trên 1.000m2, gia đình được chuyển mục đích 300m2 đất nông nghiệp thành thổ cư.

Chính sách là vậy, nhưng thực tế khu vực hơn 340ha thuộc dự án hồ sinh thái Vĩnh Lộc vẫn là diện tích nằm trong quy hoạch và người dân có đất chưa hoàn toàn được “cởi trói”. Ông Nguyễn Văn Hùng (tổ 17, ấp 5, xã Vĩnh Lộc B) có hơn 2ha đất nông nghiệp và căn nhà trệt khoảng 50m2 nằm trong khu vực dự án, nhưng quang cảnh trong vườn và những đám ruộng nhà ông Hùng vẫn không có gì thay đổi: ruộng vẫn bỏ hoang, chuồng bò tạm bợ bằng mấy cây gỗ mục, vườn lơ thơ vài cây ăn trái.

Theo ông Hùng, UBND TP có quyết định ngưng dự án nhưng quyền lợi về đất đai của người dân cũng chưa khác nhiều so trước kia. Khu vực này vẫn là quy hoạch hồ sinh thái, chưa biết khi nào triển khai nên người dân không dám đầu tư thủy lợi để trồng lúa, ông cũng không dám xây lại cái chuồng bò.

Ông Hùng nói: “UBND xã thông báo rồi, bây giờ xây dựng cái gì cũng phải cam kết tháo dỡ không bồi thường khi Nhà nước triển khai dự án. Có xây nhà, làm chuồng bò hay mương thủy lợi thì tui cũng phải khai thác vài năm mới lấy lại vốn. Nếu hôm nay tôi xây nhà, ngày mai Nhà nước thu hồi đất thì tốn tiền lắm”.

D.NGỌC HÀ - QUỐC THANH - MAI HƯƠNG

=================================

Tớ cũng có một miếng đất nằm trong dự án treo. Nếu xóa sớm thì hay quá, tớ bán đươc đến 2.500. 000. 000VND. Nhưng rất tiếc đã nhận cọc rồi bị trả lại, cũng chỉ vì dự án treo. Bởi vậy, bây giờ xóa treo thì cũng đã muộn với tớ. Quá thời hạn rồi! Tiếc quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người thầy có lỗi gì không?

Posted Image! Ngụy biện. Người thày chẳng có lỗi gì cả!

Thưa Sư phụ, con mạn phép hỏi:

Trong Tam Tự Kinh có đoạn như vầy:

"... Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa. Tử bất học, phi sở nghi. Ấu bất học, lão hà vi.

Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lý. Vi nhân tử, đương thiếu thời. Thân sư hữu, tập lễ nghi..."

(...Nuôi không dạy, lỗi ở cha. Dạy không nghiêm, sai ở thầy. Con không học, không "chỗ dựa". Nhỏ không học, lớn "vô dụng".

Ngọc không dũa, không thành "quý". Người không học, không biết lý. Đã làm người, lúc thiếu thời. Gần thầy bạn, học "lễ nghi"...)

Rõ ràng người thầy là "mắc xích" chính để dòng chảy kiến thức tiếp nối từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Sai một cái, đi vài thế hệ.

Vậy sao Sư phụ "khẳng định" rằng "người thầy chẳng có lỗi gì cả!".

Hay tại vì..."thầy không ra thầy" nên không thể gọi là "thầy"...?

Hay tại vì..."thầy" hiện tại...là sản phẩm của "nền giáo dục" hiện tại... mà "nền giáo dục" hiện tại thì đang "cải cách" (cải cách của cải cách...và đang bế tắc trong cải cách) nên chưa gọi là có "nền giáo dục" được...?

Hay tại vì sao nữa ạ...?

Sư phụ không giải thích giúp...con tẩu hỏa...cho sư phụ xem...

Thiên Bồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng xây cho oách!”

09/09/2012 10:03:08

Posted Image - “Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho oách” - TS Vũ Thế Long (nguyên cán bộ viện Khảo cổ học Việt Nam).

Không đúng thời điểm

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư của dự án (chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện) vào khoảng 11.277 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm, từ tháng 11/2012 đến 5/2016.

Posted Image

Theo dự kiến, Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ có tổng số vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, đã có ý kiến trái chiều về triển khai dự án trong thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. TS Vũ Thế Long cho rằng: “Tôi thấy việc triển khai dự án xây dựng bảo tàng Lịch sử Quốc gia lúc này là bất hợp lý. Xây bảo tàng là để lưu giữ lại những hiện vật của lịch sử. Thế nhưng nên xây dựng như thế nào, vào thời điểm nào lại là chuyện khác. Giữa lúc kinh tế đang khó khăn như hiện nay mà lại triển khai dự án xây dựng bảo tàng theo tôi là không nên, còn nhiều việc khác cần làm hơn”. TS. Vũ Thế Long phân tích: “Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải cứ đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho... oách. Hãy nhìn lại trong lịch sử, ai đã lưu giữ lại lịch sử của cha ông chúng ta hàng ngàn năm nay nếu không phải là nhân dân? Hàng nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ, hay như thời giặc Minh xâm lược, với chính sách “đồng hóa” thâm độc của kẻ thù, bao nhiêu tài liệu sử sách quý của ta bị giặc cướp về hoặc xé đốt hết, bao công trình văn hóa, kiến trúc bị tàn phá... thế nhưng lịch sử của chúng ta có bị mất đi đâu, vẫn còn đấy. Lúc đó chẳng có bảo tàng nào tốt hơn, vĩ đại hơn là bảo tàng nhân dân cả. Người dân còn nhớ đến lịch sử dân tộc mình, đất nước mình thì dân tộc, đất nước đó vẫn trường tồn cùng thời gian”. Đã quá nhiều bảo tàng Về ý kiến cho rằng cần thiết phải xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử, TS. Vũ Thế Long cho biết: “Xây dựng bảo tàng để lưu giữ hiện vật lịch sử là cần thiết, là người trong ngành tôi cũng muốn điều ấy chứ. Tuy nhiên khách quan mà nói thì hiện nay các bảo tàng của chúng ta xây dựng lên đã quá nhiều rồi, chúng ta không hề thiếu bảo tàng. Có những bảo tàng đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, nhưng xây dựng xong rồi bỏ không, chẳng có hiện vật để mà trưng bày. Đó là sự tốn kém và rất lãng phí”. Ngoài ra, cũng theo TS. Vũ Thế Long thì việc xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu là lưu giữ hiện vật lịch sử mà còn cần phải đảm bảo được yếu tố văn hóa và kiến trúc, mà hiện nay hầu như chúng ta chưa đáp ứng được điều đó. Nếu nhìn lại lịch sử xây dựng các bảo tàng của ta hiện nay thì Bảo tàng lịch sử Việt Nam có thời gian lâu nhất. Đây là bảo tàng do người Pháp thiết kế và xây dựng, với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Louis Finot, mãi đến năm 1958 ta mới tiếp quản lại. Cho đến nay bảo tàng vẫn được đánh giá là có kiến trúc độc đáo trên cơ sở kết hợp kiểu kiến trúc Pháp với kiến trúc của người Việt mà không phải bảo tàng nào cũng có được.

Hoàng Sơn

===================

Nhìn cái hình này thấy wen wen! Có chỉnh sửa chút đỉnh, nhưng vẫn rất xấu. Tốt nhất không nên xây kiểu này!

Cái này giống với công trình gì đó đặc trưng của Cu-ba chú ạ! Cháu chưa nhớ được nó là cái gì, ngày xưa VTV khi phát tin về Cu-ba vẫn có hình ảnh công trình biểu tượng này ở phía sau PTV!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ, con mạn phép hỏi:

Trong Tam Tự Kinh có đoạn như vầy:

"... Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa. Tử bất học, phi sở nghi. Ấu bất học, lão hà vi.

Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lý. Vi nhân tử, đương thiếu thời. Thân sư hữu, tập lễ nghi..."

(...Nuôi không dạy, lỗi ở cha. Dạy không nghiêm, sai ở thầy. Con không học, không "chỗ dựa". Nhỏ không học, lớn "vô dụng".

Ngọc không dũa, không thành "quý". Người không học, không biết lý. Đã làm người, lúc thiếu thời. Gần thầy bạn, học "lễ nghi"...)

Rõ ràng người thầy là "mắc xích" chính để dòng chảy kiến thức tiếp nối từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Sai một cái, đi vài thế hệ.

Vậy sao Sư phụ "khẳng định" rằng "người thầy chẳng có lỗi gì cả!".

Hay tại vì..."thầy không ra thầy" nên không thể gọi là "thầy"...?

Hay tại vì..."thầy" hiện tại...là sản phẩm của "nền giáo dục" hiện tại... mà "nền giáo dục" hiện tại thì đang "cải cách" (cải cách của cải cách...và đang bế tắc trong cải cách) nên chưa gọi là có "nền giáo dục" được...?

Hay tại vì sao nữa ạ...?

Sư phụ không giải thích giúp...con tẩu hỏa...cho sư phụ xem...

Thiên Bồng.

Tôi không có thời gian để chỉ ra cái sai của bài viết, nên viết gọn như vậy! Bởi vì khái niệm "thày" chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức. Vậy với sự truyền đạt kiến thức của người thày thì chẳng có lỗi gì cả với người học trò tiếp thu kiến thức đó. Còn người thày không nghiêm - so với kiến thức mình truyền đạt - thì đó là tính phi chính danh của những kiến thức truyền đạt. Thí dụ: Lớp dạy ăn cắp, nhưng ông thày lại khuyên học trò thật thà chẳng hạn, hoặc ngược lại. Bởi vậy, bài báo trên phân tích lỗi người thày là ngụy biện. Vì cá nhân người thày - tức là một phần tử của xã hội - tất nhiên ông ta cũng có tất cả các tính xấu tốt của một con người. Nó không phải ở tính lỗi của khái niệm người thày.

Vài lời chia sẻ.

Cái này giống với công trình gì đó đặc trưng của Cu-ba chú ạ! Cháu chưa nhớ được nó là cái gì, ngày xưa VTV khi phát tin về Cu-ba vẫn có hình ảnh công trình biểu tượng này ở phía sau PTV!

Về phong thủy, mô hình này cực xấu. Tôi chưa xem mô hình ở Cuba, nhưng có thể chắc chắn rằng cảnh quan không phải như mô hình này.Rất tiếc, nó lại là bảo tàng lịch sử của dân tộc Việt.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng xây cho oách!”

Posted Image

Theo dự kiến, Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ có tổng số vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng.

Trông như lăng mộ, cả 1 tòa nhà đen sì, kiến trúc như vậy sẽ rất tốn tiền xây dựng/m2.

bảo tàng Hà Nội xây xong có mấy ai đến, giờ lại nghĩ ra thứ để giải ngân.

11.000 tỷ để phát triển kinh tế biển đảo, hạ tầng các tỉnh nghèo thì hiệu quả hơn.

chẳng qua là hình thức xin tiền của Bộ VH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trông như lăng mộ, cả 1 tòa nhà đen sì, kiến trúc như vậy sẽ rất tốn tiền xây dựng/m2.

bảo tàng Hà Nội xây xong có mấy ai đến, giờ lại nghĩ ra thứ để giải ngân.

11.000 tỷ để phát triển kinh tế biển đảo, hạ tầng các tỉnh nghèo thì hiệu quả hơn.

chẳng qua là hình thức xin tiền của Bộ VH.

Èo, nó giống với xích xe tăng, xe bọc thép, rất hiện đại là đằng khác ý

chỉ tội không có tháp pháo Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay