Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Kỳ 1: "Con vịt" Thi Lang

Trung Quốc trong cơn say "đồ chơi quân sự"

TT - Năm 1987, Đặng Tiểu Bình nói: "Tôi sẽ chết không nhắm mắt nếu Trung Quốc (TQ) không có hàng không mẫu hạm (HKMH)" (Business Week 25-1-2012).

Trước đó, năm 1985, TQ đã mua chiếc HKMH 15.000 tấn Melbourne của Úc để mổ ruột nghiên cứu; và hai năm sau dự tính mua chiếc Clemenceau của Pháp. Năm 1998, TQ mua thêm chiếc Minsk rồi chiếc Kiev (cả hai đều được cải tạo thành công viên nổi).

HKMH, đối với TQ, thật sự là một cơn mê đầy ám ảnh...

Posted Image

Chiến đấu cơ Shenyang J-15 là phiên bản "luộc" từ Su-33 của Nga - Ảnh: topmilitarynews

"Lịch sử" của một giấc mơ

5g40 sáng giờ địa phương, thứ tư 10-8-2011, sau nhiều thập niên mòn mỏi mong đợi, Thi Lang - chiếc HKMH đầu tiên của TQ - bắt đầu khởi hành từ cảng Hương Lô Tiều, đông nam tỉnh Liêu Ninh, mất hút vào màn sương mù, bắt đầu chuyến chạy thử nghiệm đầu tiên tại vịnh Bột Hải. Cảm xúc "tự sướng" ngập ứa trên các trang nhất báo chí TQ.

Như được kể trên chuyên san Naval War College Review (Vol. 65, No. 1, Winter 2012), TQ từ rất lâu đã mơ sở hữu HKMH. Năm 1928, tướng hải quân Quốc dân đảng Trần Thiệu Khoan đã yêu cầu mua HKMH nhưng bị Tưởng Giới Thạch khước từ. Năm 1945, họ Trần lại đề cập vấn đề trên nhưng vụ việc bị gác bởi làn sóng chiến tranh.

Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đến tư lệnh hải quân Tiêu Kính Quang đều nhiều lần bày tỏ nỗi thèm khát sở hữu HKMH. Theo thời gian, vấn đề HKMH tiếp tục được đề cập dù không ít lần bị bàn ra. Năm 1971, khi tiếp đoàn khách nước ngoài, một sĩ quan TQ đã nói một cách khí thế: "TQ sẽ chẳng bao giờ thèm đóng HKMH. Nó là công cụ của chủ nghĩa đế quốc. Nó chẳng khác gì con vịt ngồi chờ bị bắn". Nhưng dưới thời tướng tư lệnh hải quân Lưu Hoa Thanh vào thập niên 1980, việc bằng mọi giá phải có HKMH đã được nâng lên thành mục tiêu hàng đầu...

Thập niên 1990, sau nhiều năm tìm cách giải bài toán đóng HKMH bất thành, TQ bắt đầu chuyển sang hướng khác. Cơ hội đã đến khi Ukraine loan báo bán một "con vịt" tên Varyag. Hạ thủy năm 1988, Varyag là chiếc HKMH đóng dang dở. Chẳng biết làm gì với đống sắt vụn, Ukraine mở thầu bán Varyag. Tháng 11-1998, một "doanh nhân" tên Cheng Zhen Shu mua Varyag (18 triệu USD cho xác tàu và 2 triệu USD cho bản vẽ thiết kế) để mở sòng bài.

Bốn năm sau, năm 2002, Varyag được kéo về TQ, thả neo không phải ở Macau mà tại cảng Đại Liên. Năm 2009, một phóng viên hãng tin Bloomberg News phát hiện ánh sáng lóe mắt của các mỏ hàn xì trên boong Varyag. Trên bờ, cách cảng Đại Liên không xa, một mô hình tương tự Varyag dài 300m cũng được dựng lên, hẳn để dùng huấn luyện thủy thủ cho chiếc HKMH tương lai. Rồi đến tháng 4-2011, Tân Hoa xã hoan hỉ thông báo: "Con tàu chiến khổng lồ đang được dựng lên, hoàn thành giấc mơ mẫu hạm 70 năm của TQ".

"Con vịt" Varyag được đổi tên thành kình ngư Thi Lang.

Posted Image

Thi Lang mẫu hạm của Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Làm thế nào để "viễn kiến tác chiến"?

Bằng việc sở hữu HKMH, TQ đã tiến thêm một bước của kế hoạch "viễn kiến tác chiến" trong việc bảo vệ "hạch tâm lợi ích" tại biển Đông. Tuy nhiên, việc có được HKMH với việc "hoàn toàn làm chủ biển Đông" là hai cực của một vấn đề.

Như tác giả Wilson Vorn Dick viết trên China Brief Volume (30-3-2012), TQ còn một chặng dài để thật sự có được một HKMH đủ sức đe dọa thiên hạ. Cần biết rằng phải mất hàng chục năm Mỹ mới xây dựng được hạm đội mẫu hạm hùng mạnh như hiện nay.

Trong Naval War College Review (Winter 2012), nhóm tác giả cho biết cựu sĩ quan hải quân Mỹ Robert Rubel từng ghi nhận rằng từ năm 1949 (khi máy bay bắt đầu được triển khai mạnh cho hải quân Mỹ) đến năm 1988 (khi thống kê sự cố của hải quân và thủy quân lục chiến bắt đầu giảm xuống cấp độ tương đương không quân), tổn thất đối với hải quân Mỹ là 12.000 máy bay và 8.500 nhân mạng!

Chỉ riêng năm 1954, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 người; và tổn thất do lỗi liên quan kỹ thuật cất hạ cánh xuống HKMH được thống kê cho thấy cao hơn các tổn thất trong hải quân nói chung.

Theo Daniel Kostecka trong bài viết trên China Brief Volume (6-1-2012), Thi Lang khó có thể trở thành con tàu chiến chừng nào còn chưa vượt qua loạt khuyết điểm. Cho đến nay, TQ chỉ có một loại máy bay được tin là có thể sử dụng cho HKMH: sản phẩm nội địa Shenyang J-15 - một phiên bản hệt như Sukhoi Su-33. Năm 2001, TQ mua một mẫu tương tự Su-33, "T-10K-3" từ Ukraine rồi mổ bụng nghiên cứu để bản sắc hóa nó thành J-15.

Theo nhận xét của đại tá Igor Korotchenko thuộc Bộ Quốc phòng Nga vào đầu tháng 6-2010, "phiên bản nhân bản vô tính J-15 không có khả năng đạt chuẩn như chiến đấu cơ dành cho mẫu hạm Su-33". Cần biết, TQ từng nhiều lần đàm phán để mua Su-33 nhưng bất thành sau khi Nga nhận thấy TQ chỉ đặt mua vài chiếc (hẳn chỉ để "nghiên cứu"); và đặc biệt, sau khi vụ TQ ăn cắp thiết kế Su-27SK để sản xuất chiến đấu cơ Shenyang J-11B bị đổ bể. Tháng 8-2009, J-15 bay thử lần đầu tiên. Tháng 5-2010, J-15 bắt đầu cất cánh từ dàn phóng theo mô hình mũi hếch của tàu Thi Lang tại một nơi heo hút ở sa mạc Gobi.

Cho dù J-15 cuối cùng rồi cũng có thể có khả năng tác chiến từ HKMH thì điểm yếu của hải quân TQ vẫn còn. Đó là việc lệ thuộc nhập khẩu động cơ máy bay. Wall Street Journal (14-5-2012) đã dẫn lại một bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo (1-3-2012) nói rằng dù TQ có thể copy được hầu hết chi tiết từ động cơ phản lực AL-31 của Nga để ráp cho các chiến đấu cơ J-10 và J-11 nhưng họ vẫn phải nhập cánh quạt tuôcbin!

Chính phi công chiến đấu TQ cũng phải thừa nhận động cơ nội địa WS-20 (mật danh "Thái Hành") do Công ty phi cơ Thẩm Dương sản xuất không thể so được với AL-31.

Trong cuộc phỏng vấn tháng 1-2007, phi công chiến đấu cơ J-10 Lý Tồn Bảo cho biết WS-20 còn tồn tại nhiều lỗi nghiêm trọng, chẳng hạn thời gian chờ "nóng máy" để đạt đủ lực đẩy như AL-31 là hơi bị lâu...

Cuối cùng, yếu tố không thể không đề cập nữa là việc huấn luyện phi công. Cho đến nay, vẫn không có nhiều thông tin liên quan chương trình đào tạo phi công đặc chủng với khả năng tác chiến từ HKMH của TQ.

Theo China Brief Volume (6-1-2012), trong ấn bản 5-9-2008, tờ Giải Phóng Quân Báo cho biết Học viện hải quân Đại Liên bắt đầu tuyển học viên phi công lần đầu tiên với 50 người, tham gia chương trình bốn năm đào tạo phi công cho HKMH. Bây giờ bao nhiêu trong lớp 50 người đó có thể đã ra trường? Và, lý thuyết có thể đã thông nhưng còn kinh nghiệm?

Và còn nữa, hạm đội mẫu hạm không là một chiếc mẫu hạm đơn lẻ (nếu không, nó chỉ giới hạn ở đẳng cấp của tàu sân bay, như khu trục hạm Ise thuộc lớp Hyuga có bãi đỗ trực thăng của Nhật chẳng hạn). Luôn đi cùng với "mẹ" là đoàn "con" trang bị hệ thống rađa, tên lửa bắn chặn, chiến đấu cơ và tàu ngầm... tạo thành một đội hình tác chiến - phòng vệ nghiêm nhặt.

Dù "con vịt què" Varyag được cho là đã trở thành kình ngư Thi Lang, còn lâu TQ mới đạt được giấc mơ của mình trong việc "làm mưa làm gió" ở Thái Bình Dương.

MẠNH KIM

_______________

Kỳ tới: Tham vọng ASAT

===================================

Chiến đấu cơ Shenyang J-15 là phiên bản "luộc" từ Su-33 của Nga[/quote]

Thiên Đồng trích hình chiếc Su 33 của Nga đây, xem hình:

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines tố Trung Quốc 'hăm dọa'

Ngoại trưởng Philippines hôm qua lên án Trung Quốc "hai lòng" và "hăm dọa" trên Biển Đông, trong cuộc họp của các nước trong khu vực nhằm làm dịu những căng thẳng gần đây.

> Clinton: 'Đừng hăm dọa'

> Trung Quốc thử tàu sân bay

> Đội tàu cá Trung Quốc đi Trường Sa

Posted Image Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45. Ảnh: AFP "Khi một nước lớn muốn gây áp lực, hăm dọa, hai lòng và đe dọa sử dụng vũ lực, gây tổn hại đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines thì cộng đồng quốc tế cần quan tâm đến việc này", AFP dẫn một tài liệu chính thức cho biết lời ông Albert del Rosario phát biểu trong cuộc họp.

Ngoại trưởng Philippines nhắc đến căng thẳng kéo dài hàng tháng nay giữa các tàu của Trung Quốc và Philippines xung quanh bãi cạn không người Scarborough/ Hoàng Nham mà cả Bắc Kinh và Manila cùng tuyên bố chủ quyền.

Ông del Rosario nói Bắc Kinh ngày càng thể hiện thái độ quả quyết đối với các tuyên bố chủ quyền ở khu vực kể cả nơi có hay không có tranh chấp trên Biển Đông và là "mối đe dọa cho hòa bình và ổn định" cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Nếu không được kiểm soát, những căng thẳng này sẽ leo thang thành những cuộc chiến mà không nước nào mong muốn", Ngoại trưởng Philippines phát biểu trong diễn đàn của khu vực ASEAN, nơi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Philippines rất nỗ lực thúc đẩy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thống nhất và đi đến thỏa thuận với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn những xung đột có thể xảy ra trên biển.

Mỹ cũng ủng hộ việc thông qua Bộ quy tắc mà theo các nhà phân tích là giải pháp hữu hiệu để xóa tanbất đồng và làm dịu những căng thẳng trong vùng biển có vị trí quan trọng và được đánh giá có trữ lượng tài nguyên lớn của khu vực trong thời gian qua.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton hôm qua phát biểu kêu gọi các quốc gia trong khu vực nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách mềm mỏng, "không ép buộc, không có sự hăm dọa, không có những đe dọa và không sử dụng vũ lực".

Hồi đầu tuần, nước chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45, Campuchia, cho biết các nước đã đạt được những điểm quan trọng trong nội dung của dự thảo COC, tiến tới bước thảo luận với Trung Quốc. ASEAN cho biết sẽ sử dụng các biện pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước quốc tế về Luật biển để làm cơ sở cho các tranh chấp.

Tuy nhiên, Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói COC không nên cố gắng giải quyết toàn bộ các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và sẽ thảo luận với ASEAN về văn bản này để xây dựng lòng tin giữa các nước, khi các điều kiện đã "chín muồi".

Căng thẳng gia tăng trong thời gian gần đây khi Philippines và Việt Nam phản đối những hành động của Trung Quốc trong khu vực. Vụ chạm mặt tại bãi cạn không người Scarborough/Hoàng Nham giữa Philippines với Trung Quốc đã kéo dài ba tháng nay. Tháng trước, Việt Nam cũng phản đối quyết định của Trung Quốc mời thầu tại các lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng cần phải hiểu chính trị là cái gì đã để biết nó liên quan hay không liên quan.

Vấn đề này chưa phải là ý thức chính thống được xác định của những nhà lãnh đạo có thẩm quyền. Mà về thực tế là do Trần Phương viết ở đây.

Sau khi tịnh tâm lại, TP tôi cũng không hiểu sao tối hôm qua lại viết bài lung tung như vậy (?!). Tối hôm qua ngồi trước màn hình vi tính trong phòng tôi không chỉ riêng mình mà còn có 2 ông bạn nhậu nữa, vì quá mệt mỏi và có phần say nên tôi không thể nhớ những gì đã làm tôi hôm qua. Một lần nữa xin BQT diễn đàn xóa dùm tôi 4 bài viết gần đây của tôi trong topic này. Bởi rất có thể mật mã nick của tôi đã bị người khác biết. Hôm qua tôi xảy ra quá nhiều chuyện bức bối về tiền bạc, vừa cho một cô nhân viên nghỉ việc (điều mà tôi rất ít làm), lại lỡ cái hẹn sinh nhật của cô bạn gái,... thêm phần say rượu nên không thể nhớ hết mình đã hành động những gì và cũng không biết mình ngủ say như chết tới sáng từ hồi nào, trong khi những bài viết mà tôi vừa đọc lại ở trên hoàn toàn không phải văn phong của tôi, tới đây có thể tôi sẽ bỏ nick này và tham gia diễn đàn với một nick khác. Tôi ít khi viết về những vấn đề thời sự quốc tế nhạy cảm, nhất là có liên quan đến Biển Đông của VN, mà nếu có, tôi sẽ viết với cách nhìn khác hẳn với các nội dung vớ vẩn như trên. Một lần nữa xin cáo lỗi cùng BQT diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đưa 30 tàu cá đến Trường Sa

Báo chí Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam hôm qua đồng loạt tiến về phía quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc sẽ nghiên cứu Biển Đông

Bài học từ thế đối đầu ở Biển Đông

Posted Image

Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. Ảnh: China Daily

Theo giới chức Trung Quốc, đây là một trong những hoạt động đánh cá chung lớn nhất trong lịch sử tỉnh Hải Nam. Đội tàu cá này gồm một tàu hậu cần có trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu cá. Các tàu chia thành nhiều nhóm khác nhau khi tham gia vào hoạt động đánh cá rầm rộ kéo dài 20 ngày.

Đứng đầu 30 tàu là một chỉ huy trưởng, 3 chỉ huy phó và một tổ điều khiển có nhiệm vụ sắp xếp và phối hợp hoạt động của từng nhóm tàu, China Daily dẫn lời ông Zhang Huazhong, giám đốc cục thủy hải sản thành phố Tam Á cho biết. Điểm đến của hoạt động này là ngư trường quanh khu vực Đảo đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lu Guangxian, một trong các thuyền trưởng, cho biết các tàu trong đội 30 chiếc nói trên "hoàn toàn khác trước". Chúng có hệ thống định vị riêng và các thủy thủ trên tàu "rất chuyên nghiệp".

Trước đây ngư dân Hải Nam cũng tổ chức nhau lại thành đội để đi đánh bắt, nhưng lần này lại có sự tham gia tổ chức của hội nghề cá địa phương. Họ nói rằng việc tổ chức là nhằm "thử nghiệm cho việc đánh bắt xa bờ" và sẽ thường xuyên đi đến Trường Sa hơn nữa.

Việc Trung Quốc tổ chức đội tàu ngư dân diễn ra chỉ ít ngày sau khi nước này cử bốn tàu hải giám vào Biển Đông với cái gọi là nhiệm vụ tuần tra các đảo ở Trường Sa. Tàu Trung Quốc đã thực hiện diễn tập đội hình ở đảo Châu Viên và bãi Chữ Thập, đều là những nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Các hoạt động này bị truyền thông Việt Nam lên án là phi pháp. Việt Nam cũng kịch liệt phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua như lập thành phố Tam Sa, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi tịnh tâm lại, TP tôi cũng không hiểu sao tối hôm qua lại viết bài lung tung như vậy (?!). Tối hôm qua ngồi trước màn hình vi tính trong phòng tôi không chỉ riêng mình mà còn có 2 ông bạn nhậu nữa, vì quá mệt mỏi và có phần say nên tôi không thể nhớ những gì đã làm tôi hôm qua. Một lần nữa xin BQT diễn đàn xóa dùm tôi 4 bài viết gần đây của tôi trong topic này. Bởi rất có thể mật mã nick của tôi đã bị người khác biết. Hôm qua tôi xảy ra quá nhiều chuyện bức bối về tiền bạc, vừa cho một cô nhân viên nghỉ việc (điều mà tôi rất ít làm), lại lỡ cái hẹn sinh nhật của cô bạn gái,... thêm phần say rượu nên không thể nhớ hết mình đã hành động những gì và cũng không biết mình ngủ say như chết tới sáng từ hồi nào, trong khi những bài viết mà tôi vừa đọc lại ở trên hoàn toàn không phải văn phong của tôi, tới đây có thể tôi sẽ bỏ nick này và tham gia diễn đàn với một nick khác. Tôi ít khi viết về những vấn đề thời sự quốc tế nhạy cảm, nhất là có liên quan đến Biển Đông của VN, mà nếu có, tôi sẽ viết với cách nhìn khác hẳn với các nội dung vớ vẩn như trên. Một lần nữa xin cáo lỗi cùng BQT diễn đàn.

Trần Phương thân mến.

Những bài viết chỉ bị xóa khi vi phạm nghiêm trong nội quy diễn đàn, hoặc chú trương của diễn đàn. Bài viết của Trần Phương chỉ thể hiện một cái nhìn. Mà suy cho cùng, đôi khí cái nhìn cứ tưởng của mình , nhưng thực ra lại là từ người khác nói mà mình cho lá đúng.

Trong trường hợp này, tôi không có ý nghĩ gì với cá nhân Trần Phương cả. Nếu Trấn Phương không viết ra thì nó vẫn bàng bạc đâu đây. Tôi phản bác cái bàng bạc đâu đây đó. Nến không cần phải xóa bài đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kampuchia gục ngã trước viên đạn bọc đường của Tung Của, kiên quyết một cách lộ liễu dùng quyền chủ tịch của mình ém nhẹm chuyện bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông dù Việt và Phi kịch liệt thúc đẩy vấn đề này. Tuyên cáo chung của Asean đã không được đưa ra sau hội nghị. Khối Asean tỏ ra quá yếu ớt khi đụng chuyện. 2 người anh em phên dậu ( như báo chí vẫn tuyên truyền lâu nay ) Kam, Lào thật ra cũng rất lỏng lẻo. Thật đáng tiếc .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kampuchia gục ngã trước viên đạn bọc đường của Tung Của, kiên quyết một cách lộ liễu dùng quyền chủ tịch của mình ém nhẹm chuyện bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông dù Việt và Phi kịch liệt thúc đẩy vấn đề này. Tuyên cáo chung của Asean đã không được đưa ra sau hội nghị. Khối Asean tỏ ra quá yếu ớt khi đụng chuyện. 2 người anh em phên dậu ( như báo chí vẫn tuyên truyền lâu nay ) Kam, Lào thật ra cũng rất lỏng lẻo. Thật đáng tiếc .

Người Cam pu chia đã quên mất rằng: Nếu không có người Việt Nam, thì cánh đồng chết của họ không chỉ có hai triệu người Khơ me nằm ở đó. Người Lào cũng cần phải nhớ đến mối quan hệ lịch sử từ hàng trăm năm trước. Người Việt không đòi hỏi gì lãnh thổ của họ mà lịch sử để lại, cũng không có đồng hóa văn hóa của họ - và đây là vấn đề cốt lõi của sự tôn trọng và bình đẳng giữa các dân tộc.

Đúng lúc vào thời điểm nhạy cảm thì người Căm pu chia tỏ ra thiếu kiên quyết ủng hộ Việt Nam. Điều này chứng tỏ có một sự chuẩn bị khá đồng bộ từ lâu của những âm mưu ngoại bang liên quan, trong việc thâm nhập hai nước láng giềng của Việt Nam này.

Nhưng đấy là tôi phân tích chơi cho vui vậy thôi. Với cái nhìn Lý học thì đấy chỉ là những trò lặt vặt ở cõi trần gian. Nhưng nó làm rõ một quyết tâm chi phối thế giới - mà không chỉ những phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi nhìn thấy - mà những chiến lược gia quốc tế cũng thấy rõ điều này. Từ đó sẽ dẫn đến mốt sự đụng độ quy mô lớn trong "Canh bạc cuối cùng".

Hùng Nguyen khuyên tôi bỏ chữ "nếu". Thực ra thì tôi khiêm tốn vậy thôi. Bỏ hay không bỏ không phải do chủ quan của tôi muốn hay không. Mà là tàu của Trung Quốc thể hiện như thế nào ở biển Đông. Tôi đã nhiều lần nói rằng:

Quỹ thời gian của họ để tránh cuộc sát phạt cuối cùng trong canh bạc còn lại rất ít.

Hải quân Hoa Kỳ đến Tây Thái Bình Dương không phải để hát KaraOke.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều B-1 về Thái Bình Dương để răn đe Trung Quốc

Cập nhật lúc :6:09 AM, 14/07/2012

Mỹ đang điều động các máy bay chiến lược B-1 từ Afghanistan về châu Á - Thái Bình Dương, nơi được coi là trọng tâm chiến lược của nước này trong thời gian tới.

(ĐVO) Với sự điều động này, địa bàn hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược B-1 không phải là sa mạc Afghanistan nữa mà là biển cả Thái Bình Dương.

"Khả năng của B-1 đặc biệt phù hợp với phương thức tác chiến từ khoảng cách xa và những thách thức độc nhất trong khu vực Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ tiếp tục đưa các máy bay này về "hội tụ" ở Thái Bình Dương phục vụ chiến lược quốc phòng mới của tổng thống", Thiếu tướng Michael Homes, Phó trợ lý Tham mưu trưởng các hoạt động không quân Lầu Năm Góc nói.

Khi tới thăm Cam Ranh, Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh: "Một trong những nguyên tắc trong chiến lược của chúng tôi là khả năng phản ứng nhanh, triển khai nhanh chóng, linh hoạt các lực lượng dựa trên công nghệ. Trong một khu vực rộng lớn như ở châu Á - Thái Bình Dương, sự nhanh nhẹn sẽ cực kỳ quan trọng với chúng tôi".

Đối tượng là Trung Quốc

Dù Quân đội Mỹ không nói thẳng ra mục tiêu của sự điều động nhưng cũng dễ nhận ra đó là Trung Quốc.

Một quan chức Không quân Mỹ cho biết, lực lượng này đang làm việc với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DARPA) để trang bị cho máy bay B-1 tên lửa chống tàu tầm xa có thể “chăm sóc” chiến hạm đối phương xa "hàng trăm dặm".

Hồ sơ của Lầu Năm Góc cũng cho thấy, trong vài năm tới, các máy bay ném bom B-1 sẽ được cải tiến và sửa đổi hàng loạt để tăng cường khả năng chiến đấu.

"Với việc Trung Quốc đang trở nên hung hăng và táo bạo hơn trong các hoạt động xung quanh vùng biển của họ, B-1 có thể đóng một vai trò như con bài trong cuộc chơi trên Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc", chuyên gia phân tích quân sự John Pike của trang mạng Global Security nói.

Trong một bài trình bày mới đây về khả năng của các máy bay ném bom, Không quân Mỹ cho rằng, kể cả trong điều kiện không được tiếp nhiên liệu, B-1 vẫn có thể tấn công hầu hết các mục tiêu của Trung Quốc trên biển Đông bằng 24 tên lửa không - đối - biển/đất tầm xa (JASSM). Những tên lửa hành trình này có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển như tàu chiến.

Posted Image

Máy bay ném bom chiến lược B-1.

Thách thức không nhỏ

Trung Quốc đang phát triển chiến lược “chống tiếp cận”. Theo đó, nước này phát triển các tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay hoặc các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực, buộc Mỹ tránh xa “địa bàn” của Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, việc điều động các máy bay B-1 về Thái Bình Dương cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết là khả năng đối phó của nó trước các hệ thống phòng không tiên tiến của Trung Quốc.

Barry Watts, một cựu phi công của Không quân Mỹ cho rằng, B-1 không có khả năng tàng hình và được trang bị các tính năng tiên tiến như B-2. Vì vậy, các hệ thống phòng không tiên tiến sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nó. “Nó (B-1) không phải là một nền tảng máy bay tàng hình. Việc thâm nhập hệ thống phòng không sẽ là một vấn để thực sự”, ông Watts nói.

Tuy nhiên, theo Đại tá Been, người có nhiều kinh nghiệm lái máy bay B-1 thì tự tin, với tốc độ và khả năng bay cao, bay xa và mang được nhiều vũ khí, và đặc biệt là các tên lửa tầm xa, B-1 sẽ chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó ở Thái Bình Dương. “Nó sẽ tiêu diệt các kẻ thù ngay ở cánh cổng các quân cảng bằng tên lửa tầm xa”, Đại tá Been nói.

B-1 là loại máy bay ném bom chiến lược được Quân đội Mỹ thiết kế từ những năm 1970 để thay thế những chiếc B-52. Máy bay này được trang bị radar lập bản đồ địa hình cho phép bay ở độ cao thấp để tránh bị kẻ thù phát hiện.

Thời gian qua, B-1 đóng vai trò như một “con ngựa thồ” trên chiến trường Afghanistan với khả năng mang theo lượng bom và tên lửa gấp đôi B-52. Trên chiến trường này, B-1 đã triển khai 60% lượng bom đạn trút xuống Afghanistan từ trên không.

Với tốc độ bay 900 dặm/giờ, B-1 có thể bay hết chiều ngang lãnh thổ Afghanistan trong vòng 45 phút.

Năm 2011, các máy bay ném bom B-1 đã tham gia hỗ trợ các nhiệm vụ của NATO ở Libya. Hai máy bay B-1 cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth ở Nam Dakota đã tấn công 45 mục tiêu bằng các loại bom 2.000 bảng.

Khi Quân đội Mỹ kết thúc nhiệm vụ tại Afghanistan vào năm 2014, Không quân Mỹ sẽ "hội tụ" về Thái Bình Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trong cơn say "đồ chơi quân sự" - Kỳ 2:

Trung Quốc trong cơn say "đồ chơi quân sự" - Kỳ 2: Tham vọng ASAT

TT - Bình luận vụ thử tên lửa liên lục địa tầm trung Agni V của Ấn Độ ngày 19-4-2012, tờ Thời Báo Hoàn Cầu nói rằng trình độ tên lửa của Ấn chỉ mới ở mức "ấu nhi" và còn "rất lạc hậu".

Thật vậy, so với khả năng vàtham vọng phóng tên lửa diệt vệ tinh của Trung Quốc (TQ) thì rõ ràng Ấn Độ chưa nhằm nhò gì!

Posted Image

Mô hình ASAT thu nhỏ - Ảnh: Strategycenter

Sát thủ "bất lưu tình"!

Ngày 11-1-2007, lịch sử khoa học quân sự dường như đã lật sang trang với vụ thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh (anti satellite-ASAT) thành công của TQ, khi một tên lửa lao vào với vận tốc 28.800 km/giờ và bắn trúng vệ tinh Phong Vân-1C ở độ cao 865 km đang bay trên quỹ đạo ở chiều ngược đầu. Chuyên san Aviation Week & Space Technology là nơi đầu tiên loan tin sự kiện này. Nó được xác nhận bởi Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ ngày 18 và cuối cùng ngày 23 Bộ Ngoại giao TQ chính thức lên tiếng.

Đây là vụ thử ASAT lần đầu tiên kể từ năm 1985 khi Mỹ thực hiện một thử nghiệm tương tự. Dù tờ New York Times (23-4-2007) thuật rằng tình báo Mỹ đã biết trước vụ thử ASAT của TQ nhưng tướng tư lệnh không quân Mỹ lúc đó, Teed Michael Moseley, vẫn nói rằng vụ việc "thật là sốc, sốc như vụ Liên Xô đưa vệ tinh lên quỹ đạo trước chúng ta; và điều này khiến không gian, về mặt thiên văn học mà nói, trở nên nguy hiểm hơn trước đó"...

Vũ trụ bị nguy hiểm thế nào chưa biết nhưng có thể thấy rõ sự đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống vệ tinh Mỹ! Theo Ian Easton (The Great Game in Space, www.project2049.net), TQ đã triển khai 40 tên lửa ASAT. Tác giả dẫn từ một nguồn website Hong Kong cho biết kho tên lửa ASAT TQ đặt ở khu vực tây bắc, bí mật đâu đó trong rặng Thiên Sơn (Tân Cương). Khả năng ASAT TQ đang trở thành một thách thức thật sự đối với Mỹ, nước chiếm gần 1/2 trong hơn 270 vệ tinh quân sự, chưa kể hàng trăm vệ tinh dân sự và thương mại khác. Sát thủ ASAT TQ rõ ràng là mối nguy hiểm tiềm tàng không thể xem nhẹ đối với hệ thống vệ tinh tình báo không ảnh (PHOTINT), vệ tinh điện quang (EO), vệ tinh tình báo điện tử (ELINT), radar khổng kính (SAR)... Một trận "Trân Châu cảng trên không" như (cựu) bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từng cảnh báo không phải là không thể xảy ra.

Chỉ riêng tình báo không ảnh, Mỹ hiện có ba vệ tinh KH-12 EO (15 tấn) được tin là có khả năng quan sát vật thể bề rộng chỉ vài centimet. Ngoài ra, Mỹ còn có ba radar "Lacrosse/Onyx" SAR có thể nhìn thấu mây, chụp vật thể trong bóng đêm với độ phân giải nhỏ hơn 2m, thậm chí có thể chụp vật thể trong lòng đất cũng như trong lòng biển "ở độ sâu chưa được rõ". Về hệ thống cảnh báo sớm, Mỹ có 3-4 vệ tinh DSP (Defense Support Program) với bộ cảm ứng hồng ngoại có thể quan sát mọi ngóc ngách thế giới và đưa ra cảnh báo sớm khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tại các bãi phóng tên lửa cũng như bãi thử hạt nhân (vệ tinh DSP đã được sử dụng trong cuộc chiến Iraq 1991 để dò tìm hoạt động của các bãi phóng tên lửa Scud).

Về viễn thông, Mỹ có năm vệ tinh MILSTAR không chỉ hỗ trợ liên lạc toàn cầu mà còn giúp phá nhiễu sóng đối phương. Về định vị, Mỹ có 24-32 vệ tinh GPS, giúp cung cấp vị trí chính xác, dẫn đường, theo dõi vận tốc bất kỳ vật thể nào, hỗ trợ oanh tạc, "chỉ điểm" cho tên lửa hành trình... Còn phải kể đến khoảng bốn vệ tinh NAVSTAR/GPS giúp dẫn đường cho máy bay không người lái... Tóm lại, phải nói rằng quân đội Mỹ sống và thở bằng nguồn "dưỡng khí" vệ tinh. Tất cả hoạt động thường nhật cũng như các chiến dịch đánh đấm của họ đều trông cậy vào hệ thống vệ tinh. Trong cuộc chiến Iraq 2003, có đến 68% vũ khí Mỹ đã được hướng dẫn bằng vệ tinh (so với 10% trong cuộc chiến Iraq 1991). Cho nên hệ thống vệ tinh cũng là gót chân Achilles của quân đội Mỹ. Cứ nhằm vệ tinh mà "bùm", quân đội Mỹ chỉ có nước... khóc!

Posted Image

Một giàn tên lửa hiện đại của Trung Quốc - Ảnh: Sinodefense

Tào lao sự!

Trong thực tế, việc giải phương trình đạn đạo học để giúp ASAT triệt thủ được vệ tinh Mỹ không phải đơn giản, theo cách như việc bắn trúng một vệ tinh "nhà" trong cuộc thử nghiệm của TQ. Về đề tài này, tiến sĩ Geoffrey Forden (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, cựu thanh sát viên vũ khí LHQ) đã có bài viết rất chi tiết.

Theo Forden, dựa vào dữ liệu khoa học chuẩn xác mà tình báo Mỹ ghi nhận trong vụ thử ASAT của TQ năm 2007, có thể kết luận rằng kỹ thuật ASAT của TQ là bắn một mục tiêu được nhìn thấy rõ, chứ không phải dò tìm để phát hiện rồi mới diệt. Trừ khi phát triển được thiết bị cảm ứng dò tìm hoàn hảo, TQ phải chờ cho đến khi mục tiêu vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp (LEO) bay vào vùng phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Nếu vệ tinh khuất trong bóng tối, ASAT bó tay! Khiếm khuyết kỹ thuật này có thể cũng sẽ được khắc phục nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Căn cứ vào tốc độ bay của các vệ tinh quân sự Mỹ, có thể biết rằng có một số vệ tinh Mỹ ở LEO bay ngang TQ vài lần mỗi tuần. Để diệt chúng, TQ phải điều chỉnh dàn phóng ASAT theo vị trí tương ứng thích hợp. Vấn đề ở chỗ cứ mỗi giờ hoặc mỗi ngày trôi qua thì TQ lại phải tái điều chỉnh vị trí dàn phóng để khớp hướng bắn...

Giả định thêm rằng TQ sẽ giới hạn mục tiêu để cực đại xác suất thành công bằng cách chỉ tập trung vào vệ tinh GPS. Trong bất kỳ thời điểm nào, chỉ có tổng cộng chín vệ tinh GPS Mỹ bay ngang TQ. Như vậy, với tổng cộng 32 vệ tinh GPS, Mỹ cũng còn 23 chiếc để hoạt động sau khi chín chiếc kia bị "luộc". Thậm chí trong tình huống xấu nhất khi TQ diệt được 16 vệ tinh GPS, quân đội Mỹ cũng chỉ bị gián đoạn liên lạc tại eo biển Đài Loan khoảng tám tiếng. Đó là thời gian mà các vệ tinh GPS còn lại sẽ được điều hướng để thay thế tác chiến... Với vệ tinh viễn thông, lại một giả định nữa rằng TQ có thể khử được tám vệ tinh viễn thông ở quỹ đạo địa tĩnh trên bầu trời eo biển Đài Loan, vẫn sẽ còn một tổng dung lượng thông tin với hơn 14 tỉ bit/giây từ các vệ tinh viễn thông dân sự khác của Mỹ mà quân đội họ có thể sử dụng. Trong thực tế, với kỹ thuật quân sự hiện có, TQ rất khó có thể diệt được những vệ tinh thuộc loại hắc ám của Mỹ bởi hầu hết đều được đưa vào sâu trong ngoại tầng không gian.

Cuối cùng, còn một yếu tố không thể không đề cập. Trong cuộc thử nghiệm năm 2007, ASAT TQ đã tạo ra vụ nổ làm bắn ra nhiều mảnh vụn nhất lịch sử không gian, với ít nhất 2.317 mảnh có kích thước có thể theo dõi được (bằng quả bóng golf hoặc lớn hơn) cùng khoảng 150.000 mảnh nhỏ khác. Do đó, sẽ là một thảm kịch cho chính TQ khi họ bắn nổ một lúc chín vệ tinh của Mỹ. Ước tính cú tấn công như vậy sẽ tạo ra hơn 18.900 mảnh vụn có đường kính trung bình 10cm. Những mảnh vụn này sẽ gây ra vụ va chạm liên hoàn với những vật thể và vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh TQ, khiến không gian trở nên không sử dụng được trong hàng ngàn năm!...

Dù thế nào TQ vẫn không từ bỏ tham vọng ASAT.

MẠNH KIM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm nông dân Đắk Lắk vỡ nợ vì gian hàng online

Chủ nhật, 15/7/2012, 12:44 GMT+7

Chưa một lần biết đến máy vi tính nhưng nhiều nông dân chân lấm tay bùn ở Đắk Lắc liều mua gian hàng điện tử để rồi gánh lấy nợ nần.

> Nhiều người 'sa bẫy' thương mại điện tử đa cấp

> Nguy cơ mất tiền oan vì mở gian hàng online đa cấp

Thay vì bỏ tiền mua hàng thật, hàng trăm người tại Đắk Lắk đã mua gian hàng điện tử với giá 5,2 triệu đồng mỗi gian, để được kết nạp làm hội viên của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến (MB24).

Người dân xã Ea Ô, huyện Ea Kar ngạc nhiên thấy chồng chị Nông Thị Huệ mua cả 2 gian hàng điện tử dù không biết gì về vi tính. "Chồng em cầm tiền đi trả nợ, bị người ta dụ mua 2 gian hàng trên mạng. Em bảo bị lừa rồi nhưng anh không tin. Nhà chỉ có 2 sào đất, mấy con vịt, bán gì được trên đó?", chị Huệ than.

Posted Image

Chồng chị Huệ không biết gì về máy vi tính, nhưng cũng mua 2 gian hàng . Bùi tai với chiêu tiếp thị "trao tiện ích, nhận thành công", mong làm giàu nhanh chóng, chị Trần Thị Dung (thôn 9, xã Ea Ô) cũng vay nóng mua 2 gian hàng điện tử. Đến nay, nợ cả gốc và lãi trên 14 triệu đồng, trong khi nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tivi. Ở cùng xã, gia đình anh Dương Hoàng Cường cũng mua 3 gian hàng điện tử, giờ đành "ngậm đắng nuốt cay" không biết dùng để làm gì, bán lại thì không ai mua.

Nghe giới thiệu, nếu lên "VIP", mỗi tháng kiếm được cả trăm triệu đồng, một phụ nữ ở phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ mua tới 5 gian hàng. Bà chỉ nhớ mỗi tên đăng nhập "thangloi1", không nhớ mật khẩu, khoản máy tính thì bà "bó tay" vì suốt ngày chỉ biết nuôi heo.

Nghe người môi giới nói giống như bị bỏ bùa mê, sẵn tiền 30 triệu mới bán đàn heo nên bà mua 5 gian. Thấy bà định bỏ cuộc vì lâu không giới thiệu được người mua, công ty gọi điện giục "Phía chân ảo của chị đã lên 50 triệu" để động viên bà tiếp tục. "Tui lên công ty trả gian hàng họ nói không trả được, chỉ có thể bán lại cho người khác", bà cho hay.

Nghĩ mua nhiều nhanh lên cấp, hưởng hoa hồng cao, một bác ở phường An Bình, thị xã Buôn Hồ lâm cảnh đứng ngồi không yên, vì trót cắm bìa đỏ để mua tới...10 gian hàng điện tử.

Công ty MB24 đóng trụ sở chính tại Lô 4 (khu biệt thự C8, Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội), là chủ sở hữu của một trang thương mại điện tử được nhiều người biết tới. Tại Đắk Lắk, MB24 có 2 chi nhánh ở buôn Suk (xã Ea Đar, huyện Ea Kar) và TP Buôn Ma Thuột (tại A8, khu Hiệp Phúc, phường Tân Lợi).

Theo MB24, cách chia thưởng hoa hồng cho khách hàng mua gian hàng được tính theo hệ "nhị phân cấp tiến bất đồng đẳng". Theo đó, người giới thiệu trực tiếp sẽ được hưởng 1,5 triệu đồng và hưởng gián tiếp 320.000 đồng mỗi cặp từ nhánh dưới.

Khi mỗi nhánh đủ 99 cặp gian hàng điện tử, người sở hữu gian hàng điện tử cấp một sẽ trở thành VIP - phần hoa hồng tương đương trên 111 triệu đồng. Và sau đó là VIP 1, VIP 2, VIP 3…

Ông Bùi Trọng Lực, trưởng công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar cho rằng, việc mua bán này có dấu hiệu không bình thường. "Người ta bỏ ra 5,2 triệu đồng nhưng không có chứng từ, cũng không mang lại lợi ích thiết thực. Tại xã đã phát hiện 16 trường hợp mua gian hàng điện tử, chủ yếu là nông dân nghèo không biết gì về máy vi tính", ông Lực nói.

Ông Đặng Anh Tuấn, Giám đốc chi nhánh MB24 tại Buôn Ma Thuột cho biết công ty chỉ kinh doanh dịch vụ, không phải là hoạt động bán hàng đa cấp, do đó không có hóa đơn kê khai. Hội viên được hưởng lợi từ việc giới thiệu các hội viên mới, công ty không trả lương. Các gian hàng điện tử không phải là ảo, chẳng qua do hội viên… chưa có nhu cầu sử dụng.

(Theo Tiền phong)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tuần tra biển

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói rằng nước này sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra ven biển.

Posted Image

Tàu tuần tra Cảnh sát biển Nhật Bản.

(ĐVO) Thông tin trên được đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội hôm 14/7. Hai vị Bộ trưởng đã thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực, cụ thể là các tranh chấp ở Biển Đông. Hai bên đã nhất trí rằng cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết, lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam không được trang bị như Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản.

Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba tuyên bố, Nhật Bản sẽ giúp đỡ Việt Nam xây dựng một cơ sở giáo dục và đạo tào nhân lực.

Hai bộ trưởng cũng đã thảo luận về việc Nhật sẽ trợ giúp Việt Nam về kinh tế.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã yêu cầu Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và nói rằng điện hạt nhân là rất cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Gemba có chuyến thăm Việt Nam sau khi ông tham dự một loạt cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Phnom Penh, Campuchia.

>> Học viện Ngoại giao thành lập Viện Biển Đông

>> Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm VN

Phạm Thái (theo NHK)

Share this post


Link to post
Share on other sites

30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa

Khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

>> Yêu cầu Trung Quốc hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền Việt Nam

>> Việt Nam có thể tự tin trên biển Đông

Posted Image

Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)

Theo tin của THX từ tàu cá Qiongsanya-F8168, đây là đội tàu cá lớn nhất từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa.

Các tàu này đã tới vùng biển thuộc Bãi đá Chữ thập của Việt Nam sau khi trải qua hải trình kéo dài 78 giờ đồng hồ.

THX dẫn lời các thủy thủ cho biết, đội này, gồm có một tàu tiếp tế nặng 3.000 tấn và 29 tàu nặng hơn 140 tấn, sẽ đánh bắt cá gần bãi đá ngầm này từ 5-10 ngày. Tàu tuần tra ngư nghiệp Ngư Chính 310 đã tới khu vực trên để bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế," vị đại diện này nói.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Heng Samrin, chủ tịch Quốc hội Campuchia, sắp sửa đến Hà Nội trong chuyến thăm 5 ngày, Thông tấn xã Việt Nam loan báo.

Trước sự chống đối quyết liệt của phía Campuchia, Việt Nam và Philippines đã không thể đưa các tranh chấp trên Biển Đông vào tuyên bố chung của Asean dẫn đến khối này lần đầu tiên không thể ra được một tuyên bố chung trong vòng 45 năm qua. Nhà báo tự do Lý Định Phát ở Phnom Penh nhận định rằng có thể chuyến đi này, ông Samrin sẽ nhận được ‘phản ứng đầu tiên của Hà Nội’ về thái độ của Campuchia trong hội nghị Asean vừa qua. Ông Phát cho biết ông Samrin là nhân vật số 3 trong hệ thống chính trị hiện nay ở Campuchia cũng như trong Đảng Nhân dân cầm quyền và xét trong quá khứ thì ông có quan hệ ‘rất thân cận với Hà Nội’. “Heng Samrin là nhân vật rất lớn trong năm 1979,” ông Phát giải thích, “Ông là người đầu tiên lên lãnh đạo Campuchia sau khi Hà Nội giúp đánh bại Khmer Đỏ chứ không phải Thủ tướng Hun Sen.” Ông Phát nhận định rằng chuyến thăm này sẽ thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai quốc hội và hai đảng cầm quyền nhưng ‘cũng có thể xuất phát từ việc Campuchia có cách xử lý không làm hài lòng Hà Nội’.

Theo nhà báo Lý Định Phát thì dư luận tại Campuchia hiện nay về hội nghị Asean vừa qua, trừ các báo chí do Nhà nước kiểm soát, là đồng ý với quan điểm của các nước Asean khác rằng ‘Campuchia đã làm hư việc của Asean’. “Người dân nghe các đài phát thanh tiếng Khmer từ bên ngoài phát vào thì rõ ràng hội nghị Asean đã thất bại,” ông nói.

Ông Phát đánh giá rằng hành động đứng hoàn toàn về phía Bắc Kinh của Phnom Penh trong hội nghị Asean vừa qua ‘là một phản ứng rất mạnh của Campuchia làm cho Việt Nam sửng sốt’.

“Có nhiều người (ở Campuchia) dùng từ là ‘quay một vòng 360 độ’ đối với Việt Nam,” ông nói. “Đây là thất bại ngoại giao của Việt Nam đối với Campuchia.” Riêng ông Phát đánh giá đây là ‘một cái tát’ vào mặt Hà Nội của Phnom Penh. Mục đích của Phnom Penh, theo ông, là ‘chỉ để làm cho Bắc Kinh hài lòng’ và do đó họ có ‘thái độ coi thường đối với Asean’. Ông kể rằng trước hội nghị Asean thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những cuộc tiếp xúc với Campuchia. Phía Trung Quốc đã gửi ‘các phái đoàn quân sự cấp cao sang nói chuyện ở Phnom Penh và đi kèm đó là viện trợ vài chục triệu Mỹ kim’. “Kết quả hội nghị Asean vừa rồi cho thấy Phnom Penh rõ ràng chọn đi với Bắc Kinh chứ không đi với Hà Nội,” ông kết luận. “Không phải họ (chính quyền Phnom Penh) không suy nghĩ trước,” ông phân tích, “Nếu họ biết hậu quả đến với họ thì họ sẽ không dám làm. Đằng này họ làm công khai trước mặt thế giới.” “Nếu chính quyền Campuchia hiện nay cứ tái diễn những hành động như thế thì rõ ràng họ tự cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền Hà Nội,” ông nhận định.

Tuy nhiên, điều này, theo ông Phát, là có thể xảy ra một lần nữa trong các hội nghị quan trọng khác của Asean cũng ở Phnom Penh vào tháng 11 tới.

“Nói nôm na thì Bắc Kinh đã nắm đầu Campuchia rồi,” ông nói.

“Nhiều người quan sát tình hình chính trị tại Campuchia trong thời gian qua từ ông Sihanouk đến giờ thì thấy họ có khuynh hướng chỉ đi theo kẻ mạnh thôi chứ không có quan điểm vững vàng,” ông giải thích. Ông đưa dẫn chứng là Phnom Penh đã từng theo Trung Quốc dưới thời Khmer Đỏ, sau ngả hoàn toàn về Hà Nội khi Khmer Đỏ sụp đổ và bây giờ chọn đi với Bắc Kinh trong các vấn đề Asean.

Hiện nay, theo ông Phát, Campuchia đặc biệt khai thác quyền lợi với Bắc Kinh nhiều hơn là với khối Asean. “Họ chỉ ngả theo ai giàu mạnh thôi. Trong khi Việt Nam giờ đây vẫn còn nghèo so với Thái Lan cho nên khó mà lôi kéo Campuchia trở lại lắm,” ông phân tích. “Việt Nam so với Trung Quốc thì nhỏ quá. Nguồn viện trợ và đầu tư của Việt Nam vào Campuchia không thấm so với Trung Quốc,” ông nói.

Về vấn đề Biển Đông, ông Phát nhắc lại việc Campuchia từng ‘tuyên bố thẳng thừng’ đó là ‘vùng biển Hoa Nam’ nên là ‘chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’ và công khai cho rằng ‘Hoàng Sa và Trường Sa là đảo của Trung Quốc’.

Về phía Việt Nam, ông cho rằng Hà Nội rất ‘trân trọng mối quan hệ thân hữu’ với Campuchia thể hiện qua việc kỷ niệm long trọng 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.“Việt Nam không muốn mất đồng minh và không muốn tình hình xảy ra như năm 1979,” ông nói.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đêm qua, tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt tại Trường Sa

(Dân trí) - Sau một ngày tạm hoãn hoạt động do mưa lớn, đêm qua, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã chính thức tiến hành các hoạt động khai thác ở khu vực gần bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam

>> Trung Quốc quấy rối trên biển để lấn át đàm phán

>> Tàu Trung Quốc ồ ạt tiến ra biển

>> Philippines cảnh báo đội tàu cá Trung Quốc “hãy tránh xa”

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt hải sản ở ngư trường của Việt Nam.

Đội tàu trên đến từ tỉnh Hải Nam ở cực Nam Trung Quốc. Đây là đợt triển khai tàu cá rầm rộ nhất xưa nay của tỉnh này với mục đích tiến hành các hoạt động đánh bắt cá tại khu vực bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Chúng tôi cầu mong bội thu đêm nay”, một ngư dân trên đội tàu nói với Xinhua.

Cũng theo nguồn tin trên, ban đầu đội tàu cá Trung Quốc dự định đánh bắt cá từ tối 15/7 ngay sau khi tới ngư trường Trường Sa của Việt Nam vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, song kế hoạch không thực hiện được vì mưa lớn.

Đội tàu trên, trong đó có một tàu hậu cần 3.000 tấn, dự kiến tiến hành đánh bắt cá từ 5-10 ngày dưới sự hộ tống của tàu tuần tra ngư nghiệp Trung Quốc mang tên Ngư chính-310.

Hoạt động đánh bắt này được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông với các nước trong khu vực, nhất là Philippines và Việt Nam.

Trước đó, ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhấn mạnh hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế," vị đại diện này nói.

Philippines cũng tuyên bố sẽ kiểm tra vị trí của các tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông, nhằm đảm bảo rằng chúng không đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Philippines.

“Nếu các tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, Philippines sẽ phản đối vì chỉ Philippines mới có chủ quyền khai thác, thăm dò và quản lý các nguồn tài nguyên trong khu vực đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez phát biểu trước báo giới hôm qua.

Đức Vũ

Tổng hợp

____________

ĐCS Việt Nam ko thích nhân dân biểu tình.

Nhưng,...

Phải để nhân dân biểu tình để Đảng và Nhà nước lấy vào cớ đó mà đập Tàu.

Nói rằng nhân dân nước tôi đang sôi sục lắm, Đảng tôi cũng ko thể làm ngơ. Mời các ông đi chỗ khác chơi. Đừng nhu nhược để thằng tàu nó lấn tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tỉnh “chỉ đạo quyết liệt”, lâm tặc vẫn rầm rộ phá rừng

Thứ Ba, 17/07/2012 --- cập nhật 02:38 GMT+7

Không như lời Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần khẳng định, rằng tình trạng lâm tặc “xẻ thịt” gỗ quý đang được xử lý quyết liệt; việc phá rừng và tuồn gỗ lậu vẫn diễn ra ngang nhiên trong rừng đặc dụng thuộc huyện Võ Nhai.

Đột kích “bãi chiến trường” của lâm tặc

Xuất phát từ rạng sáng ngày 16/7, khi tiết trời miền núi còn tối đen như mực, chúng tôi xâm nhập khu rừng đặc dụng tại xã Sảng Mộc - Võ Nhai (Thái Nguyên) từ con đường tắt leo qua quả núi cao thuộc địa phận xã Nghinh Tường (Võ Nhai) trong vai những người đi tìm gốc đinh (gốc cây gỗ đinh - loại gỗ đã bị tận diệt tại rừng Sảng Mộc).

Trước khi xuất phát, người dẫn đường bản địa tên K. đã “cảnh báo” đi qua đường tắt này chỉ có cách duy nhất là cuốc bộ leo núi mất hơn 2 giờ đồng hồ mới tiếp cận được “bãi chiến trường” của lâm tặc.

Posted ImagePosted Image

Rừng nghiến vẫn đang bị "tàn sát" tan hoang tại rừng đặc dụng xã Sảng

Mộc thuộc KBT Thần Sa Phượng Hoàng.

Nếu theo con đường nhựa chạy từ xã Nghinh Tường qua trạm kiểm lâm Sảng Mộc đến thôn Tân Lập, gửi xe máy dưới chân núi rồi cuốc bộ, chỉ mất khoảng 30 phút để leo tới rừng đặc dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là con đường dành cho lâm tặc và kiểm lâm. Bất cứ người lạ mặt nào xuất hiện tại khu vực này cũng sẽ bị đội “chim lợn” phát hiện và "hỏi thăm".

Chúng tôi âm thầm leo bộ từ chân núi Nà Leng với những đoạn dốc dựng đứng. Theo chỉ dẫn của anh K., cung đường chúng tôi đang đi chính là một trong nhiều cung đường gỗ lậu được tuồn ra khỏi rừng đặc dụng Sảng Mộc một cách công khai. Trên mặt đường có hai lằn rãnh hằn trơn bóng như lối đi của 2 con trăn khổng lồ từ trên đỉnh núi kéo xuống. Đó là dấu vết của gỗ được thả từ trên đỉnh núi trượt xuống.

Vượt qua một làng người Mán nhỏ giữa lưng chừng núi, cuối cùng chúng tôi cũng đã lên đến đỉnh. Trời đã sáng rõ. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt là một bãi tập kết hàng chục thanh gỗ, ván gỗ được cắt xẻ vuông vắn, còn mới tinh vết cưa xẻ.

Lật qua vài thanh gỗ, anh K. cho biết đó là gỗ lý, một loại gỗ quý ngang với gỗ nghiến. Số gỗ này vừa mới được trâu kéo trong rừng ra bởi vết cưa, vết bùn đất còn mới nguyên. Đợi đến chiều, gỗ sẽ được buộc dây thả xuống chân núi. Người dẫn đường ra hiệu tất cả im lặng, đi ngay bởi những ánh mắt dò xét từ trong những ngôi nhà người Mán phía xa đang phóng ra.

Posted Image

La liệt những thanh gỗ tại bãi tập kết ngay tại cửa rừng đặc dụng.

Đi tiếp chừng nửa giờ đồng hồ, chúng tôi đã đứng trước khu rừng già bạt ngàn thuộc địa phận thôn Tân Lập - xã Sảng Mộc. Thận trọng vạch dây rừng, bước qua những mỏm đá tai mèo nhọn hoắt, chỉ vào sâu phía trong vài trăm mét là la liệt những cây nghiến trăm năm tuổi bị đốn hạ, cắt xẻ tan hoang. Tiếp tục tiến sâu vào rừng, chúng tôi tận mắt chứng kiến gỗ quý trong rừng già vẫn ngày đêm ùn ùn tuồn ra khỏi rừng đặc dụng bằng nhiều hình thức mà không hề thấy bóng dáng của lực lượng kiểm lâm.

Gỗ lậu vẫn ùn ùn "chạy" khỏi rừng

Sau khi chúng tôi liên tiếp đăng tải loạt phóng sự phản ánh tình trạng nghiến tặc “hút máu” KBT Thần Sa Phượng Hoàng tại Võ Nhai (Thái Nguyên), ngày 13/7, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn số 1311/UBND - KTN do ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - ký gửi Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Võ Nhai chỉ đạo kiểm tra, báo cáo và làm rõ tình trạng phá rừng.

Bất chấp công văn đó, tình trạng lâm tặc “tàn sát” rừng vẫn trắng trợn và ngang nhiên đến kỳ lạ (!). Cảnh phá rừng rầm rộ, tiếng cưa xăng xé lộng óc, tiếng thúc trâu kéo gỗ vang động khắp rừng, cảnh đoàn người nườm nượp vác gỗ. Khung cảnh "náo nhiệt" đó, không hiểu sao kiểm lâm không biết?

Posted Image

PV bên một gốc nghiến đại thụ vừa bị nghiến tặc đốn hạ.

Posted Image

"Dòng sông" gỗ nghiến "chảy" dài hàng trăm mét trong rừng Sảng Mộc.

Từ cửa rừng dẫn vào sâu bên trong có nhiều con đường mòn được lâm tặc mở trong quá trình chặt và vận chuyển gỗ nghiến ra ngoài. Đường mòn này được nhận biết khá dễ dàng bởi những dấu chân trâu lỗ chỗ và một rãnh mòn sâu hoắm hình vệt thanh gỗ. Đi theo một con đường mòn, chúng tôi bắt gặp hai bên những cây nghiến cổ thụ bị đốn hạ, cưa xẻ la liệt. Những thanh nghiến, khúc nghiến và thớt nghiến đã thành phẩm chất đống chờ được vận chuyển ra ngoài. Bên cạnh những gốc nghiến được đốn hạ từ trước là những gốc nghiến vừa đổ, còn ứa nhựa.

Lâm tặc còn lập cả một “xưởng mộc mini” ngay bên gốc nghiến. Mỗi xưởng cưa như vậy cách nhau chỉ vài chục mét.

Posted Image

Ngang nhiên vác gỗ tuồn ra khỏi rừng đặc dụng.

Posted Image

Lán trại của lâm tặc

Càng đi vào sâu, chúng tôi càng ngạc nhiên khi thấy nhiều cây nghiến đại thụ đã bị đốn hạ mọc rêu mốc nhưng không bị cưa xẻ thành phẩm. Người dẫn đường giải thích, không phải lâm tặc bỏ qua những cây gỗ đó, mà ở rừng Sàng Mộc này có một luật bất thành văn rằng những cây nghiến đã bị đốn hạ nghĩa là đã có chủ. Vì vậy, dù chưa thể “xẻ thịt” gỗ được ngay, lâm tặc vẫn thi nhau lùng sục để hạ bằng hết nghiến để “giữ phần”. Vì thế, có đi cả ngày trong rừng đặc dụng khắp vùng Sảng Mộc bây giờ, nghiến “nằm chết” thì nhiều vô kể còn khó lòng tìm nổi một cây nghiến còn “đứng”.

Chúng tôi đi hết nửa ngày đường, đâu đâu cũng chỉ một cảnh nghiến, lý bị chặt phá công khai. Dẫn chúng tôi đến vạt rừng ngay sát thôn Tân Lập, xã Sảng Mộc, anh K chỉ tay xuống dưới nói: “Nếu như tính đường chim bay, từ đây xuống dưới thôn Tân Lập, xuống trạm kiểm lâm Sàng Mộc chỉ khoảng 1 cây số. Đi bộ từ thôn Tân Lập đến đây chỉ mất khoảng 40 phút đồng hồ. Hàng ngày, tiếng rít của cưa xăng vang vọng xuống dưới trùm khắp cả trạm kiểm lâm”.

Anh K cũng cho biết, chính chân núi thôn Tân Lập là điểm tập kết gỗ lớn nhất. Tại đây các đầu nậu tới mua gỗ tấp nập và công khai như… mua rau. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng kiểm lâm. Trong rừng, cánh vác gỗ thuê ùn ùn vác gỗ trở ra. Cứ mỗi đoạn dừng nghỉ, họ dựng gỗ ven đường hút thuốc, hỏi han rôm rả. Mỗi thanh nghiến dài khoảng 2m, vác trót lọt xuống chân núi, họ được trả 100.000 đồng.

Vì khu rừng đặc dụng này khá gần, từ rừng xuống núi chỉ đi mất khoảng một giờ đồng hồ nên lâm tặc và những người vác gỗ thuê chỉ làm trong ngày. Sáng họ lên cưa xẻ, chiều vác gỗ xuống núi. Chỉ có một số ít nhóm dựng lán trại trong rừng “tăng ca”, mỗi khi đầu nậu cần lượng hàng lớn.

Posted Image

Minh chứng của những chiếc cưa xăng "tàn sát" rừng nghiến.

Posted Image

Những cây nghiến cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ để "xí phần" la liệt khắp rừng phòng hộ.

Posted Image

Một "xưởng cưa" mini ngay dưới gốc cây nghiến bị đốn hạ.

Trong suốt quãng đường đi, mỗi khi qua một gốc nghiến bị đốn hạ, người dẫn đường của chúng tôi lại lặng lẽ thở dài. Anh kể lại, chỉ khoảng 7 năm về trước, nơi đây còn bạt ngàn những cây đinh, cây nghiến đại thụ đường kính thân 2-3 mét. Cách đây khoảng 5 năm, lâm tặc bắt đầu vào phá rừng. Nhưng ngày đó, chỉ có cách thủ công là cưa tay và đốt gốc mất 3, 4 ngày mới hạ được 1 cây. Cách đây khoảng 3 năm, khi mà loại cưa xăng tràn về thì cứ 30 phút, lâm tặc lại hạ một cây nghiến đại thụ. Đến bây giờ, ngay cả gốc cây gỗ đinh cũng đã bị đào hết. Cây nghiến loại gỗ non đường kính thân 30cm cũng bị hạ chặt. Loại nghiến đại thụ chỉ còn trong… ký ức.

Ngay sau khi tiếp nhận những thông tin và tư liệu hình ảnh “động trời” xảy ra tại rừng đặc dụng huyện Võ Nhai mà PV cung cấp, ông Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - cho biết đã tiến hành ngay việc chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Võ Nhanh nhong chóng có báo cáo toàn bộ về sự việc. Trước mắt, tỉnh Thái Nguyên giao đơn vị chức năng nhanh chóng kiểm đếm toàn bộ số gỗ bị lâm tặc đốn hạ, cùng đó là việc lập tổ công tác liên ngành đột xuất nhanh chóng truy quét các đối tượng lâm tặc đang ngang nhiên “hút máu” rừng già.

Trả lời câu hỏi: thông tin cho biết có việc kiểm lâm Thái Nguyên “làm tiền” từ các đối tượng lâm tặc để rồi “nhắm mắt” cho chúng hoành hành, ông Dương Ngọc Long cho biết: “Với những cán bộ tiếp tay cho lâm tặc, không làm tròn nhiệm vụ, quan điểm của tôi là sẽ kiên quyết xử lý thật nghiêm, thật triệt để. Nhưng để bảo vệ và gìn giữ cho rừng không bị “chảy máu”, trước tiên UBND tỉnh sẽ họp bàn để thay thế toàn bộ lực lượng cán bộ Kiểm lâm tại huyện Võ Nhai"

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Coi bói qua điện thoại xuyên quốc gia, mất gần 8 tỉ đồng

Thứ Ba, 17/07/2012 --- cập nhật 07:05 GMT+7

Theo Công an tỉnh Sóc Trăng, vợ chồng Hứa Thị Điều (49 tuổi) và Cao Văn Anh (52 tuổi, cùng ngụ xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) xem bói cho chị Phạm Lệ Quyên ở Úc, lừa lấy gần tám tỉ đồng.

Posted Image

Vợ chồng Điều và Anh. Ảnh: chụp lại từ hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra cung cấp. Ảnh: Thanh Niên

Ngày 17-7, Phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất kết luận điều tra để chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp, đề nghị truy tố vợ chồng Hứa Thị Điều (49 tuổi) và Cao Văn Anh (52 tuổi, cùng ngụ xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo kết luận điều tra, vợ chồng Điều hằng ngày thường lên đồng bóng, tự xưng là “ông Cậu“, khiến nhiều người dân trong và ngoài địa phương tin vào tài bói toán của họ.

Tháng 6 - 2010, chị Phạm Lệ Quyên (37 tuổi, ngụ tại Úc) thông qua người quen ở Việt Nam, nhờ Điều xem bói qua điện thoại.

Trong quá trình liên lạc, trao đổi, Điều thuyết phục được chị Quyên tin tưởng vào việc bị ma quỷ quấy rối chuyện tình cảm, cũng như công việc làm ăn. Sau đó, chị Quyên nhiều lần gửi tiền về Việt Nam nhờ Điều cúng, cất am và mua tượng phật cầu bình an.

Tháng 8 - 2010, chị Quyên về Việt Nam, đến xã Hòa Tú 2 gặp Điều và tiếp tục nhờ xem bói, tổ chức lên đồng bóng cầu xin bình yên.

Sau khi về Úc, chị Quyên vẫn thường xuyên gọi điện thoại cho Điều để nhờ cúng “giải hạn”. Nhận thấy chị Quyên là người nhẹ dạ, tin vào bói toán và có nhiều tiền, Điều liên tục dựng những câu chuyện hoang đường và yêu cầu chị gửi tiền về để giải hạn, yếm bùa. Tin lời, chị Quyên nhiều lần gửi tiền từ Úc về cho Điều, mỗi lần từ 3.000 - 10.000 đô la Úc.

Đầu năm 2011, Điều nhiều lần điện thoại sang Úc, báo tin cho chị Quyên biết mình và chồng bị người khác dùng “bùa yếm” nên gặp bệnh nặng sắp chết. Do đó, Điều yêu cầu chị Quyên phải gửi tiền gấp để “rước thầy” ở nước ngoài về giải hạn, cúng sao, nếu không chị cũng sẽ bị ảnh hưởng và chết theo.

Sự việc mê tín của chị Quyên kéo dài mãi đến tháng 2 - 2012. Thời điểm này, chị Quyên về Việt Nam và phát hiện bị vợ chồng Điều dựng chuyện bói toán, đồng bóng để lừa đảo chiếm đoạt gần 8 tỉ đồng, nên làm đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra.

Ngày 6 - 3 - 2012, khi bị Điều tiếp tục nhắn tin đe dọa, buộc phải đưa tiếp 80 triệu đồng để “rước sư, thầy” cúng giải hạn, chị Quyên đã trình báo công an. Sau đó, cơ quan điều tra bố trí bắt quả tang Điều đang nhận 80 triệu đồng từ gia đình chị Quyên.

Đến nay cơ quan công an đã làm rõ, từ 20 - 6 - 2010 đến 6 - 3 - 2012, Điều 41 lần dựng chuyện bói toán, đồng bóng, cúng kiếng để lừa đảo chiếm đoạt của chị Quyên tổng cộng hơn 5,2 tỉ đồng, hơn 12.700 đô la Úc, hơn 68.400 USD.

Tại cơ quan điều tra, Điều khai nhận, số tiền chiếm đoạt của chị Quyên đã dùng vào việc mua vàng, hai xe ô tô, mua nhà - đất, cho vay, gửi ngân hàng... và tiêu xài cá nhân.

Hiện cơ quan chức năng chỉ thu hồi được hơn 2,6 tỉ đồng và gần 10.000 USD trả lại cho chị Quyên.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thực về các “bác sỹ đông y Trung Quốc”

Thứ Tư, 18/07/2012 --- cập nhật 08:04 GMT+7

Vụ việc xảy ra tại phòng khám đa khoa Maria vào đêm 14/7 vừa qua là giọt nước tràn ly, sau khi một loạt sai phạm ở các phòng khám Trung Quốc bị phanh phui nhưng chất lượng khám chữa bệnh sau đó lại y như cũ. Câu hỏi lớn nhất là cơ quan chức năng đứng ở đâu khi mà những sai phạm này cứ ngang nhiên diễn ra từ ngày này qua ngày khác?

“Bác sỹ” là lao động tự do?

Tình trạng các phòng khám Trung Quốc hoạt động bát nháo, sai phạm hết lần này đến lần khác diễn ra đã lâu và công khai nhưng các biện pháp chấn chỉnh của cơ quan chức năng tỏ ra không có hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, những văn bằng, tài liệu nước ngoài do các bác sỹ đông y Trung Quốc cung cấp phải được hợp pháp hóa qua lãnh sự quán, được dịch và công chứng. Các loại bằng cấp này phải phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.

Ngoài ra, các thầy thuốc đông y này đều có bằng cử nhân y học cổ truyền do các trường ĐH hoặc học viện trung y của Trung Quốc cấp, sau đó thi chứng chỉ và được công nhận là bác sĩ.

Posted Image

"Bác sỹ đông y giỏi thực sự của Trung Quốc không bao giờ sang Việt Nam chữa bệnh" - Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết (Ảnh minh họa: PK Maria)

Tuy nhiên, là thành viên của Hội đồng thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ đông y Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết, hiện nay quy trình cấp phép, quản lý hành nghề đối với bác sỹ đông y Trung Quốc của ta rất lỏng lẻo.

“Họ chỉ cần mang bằng cấp, giấy tờ được phô tô đến lãnh sự quán của ta ở Quảng Tây để hợp pháp hóa là được. Trong khi đó, lãnh sự quán cũng không thể thẩm định giấy tờ họ mang đến là thật hay giả, ngành y tế của ta cũng không thẩm định được giấy tờ vì tất cả đều là bản phô tô”, ông Hướng cho hay.

Ngoài chuyện bằng cấp, ông Hướng cho rằng chúng ta không thông qua Bộ Ngoại giao để thẩm định nhân thân của những người này, do đó không thể biết thực sự họ có nhu cầu và đủ trình độ sang Việt Nam chữa bệnh hay không.

“Bác sỹ đông y giỏi thực sự của Trung Quốc không bao giờ sang Việt Nam hành nghề khám chữa bệnh đông y. Theo tìm hiểu thực tế của tôi, những người sang Việt Nam hành nghề "bác sỹ đông y" đều là lao động tự do chứ không phải chuyên gia. Thực chất, họ sang Việt Nam và làm thuê cho người Việt Nam. Tôi cho rằng trước khi được hợp pháp hóa, lãnh sự quán Việt Nam cần phối hợp với Cục Trung y của Trung Quốc để xem các giấy tờ họ cung cấp có phải thật hay không và cần thẩm định kỹ nhân thân của họ.

Chưa hết, nếu giấy tờ đó là thật thì trước khi được cấp phép hành nghề, các bác sỹ đó phải được các thầy thuốc đông y của Việt Nam kiểm tra tay nghề, rồi mới cho hành nghề”, ông Hướng chỉ rõ.

Phòng khám hoạt động bát nháo: Ngành y tế không thể vô can

Vào tháng 9/2011, phòng khám đa khoa Việt Hải (nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội) bị thanh tra Sở Y tế Hà Nội “sờ gáy”, phát hiện một loạt sai phạm như niêm yết giá một đằng, thu giá một nẻo; dùng thuốc bị bóc vỏ, đơn thuốc kê bằng tiếng Trung nhưng không được phiên dịch sang tiếng Việt.

Đặc biệt, người nhà bệnh nhân đến đây thăm nom cũng bị y bác sỹ “lôi kéo”, gạ gẫm khám rồi phải nằm lại điều trị tốn kém cả chục triệu đồng. Phòng khám này cũng có bác sỹ người Trung Quốc hành nghề.

Posted Image

Phòng khám Trung Quốc gây nên nỗi bức xúc lớn trong nhân dân, ngành y tế không thể vô can

Ngoài ra, một loạt các phòng khám khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã bị xử phạt vì vi phạm các quy định chuyên môn trong khám chữa bệnh. Có thể liệt kê các phòng khám như Phòng khám Đông y Trung Quốc 62 Đại Cồ Việt (bị xử phạt vào tháng 12/2009 vì quảng cáo 2 dịch vụ chưa được cấp phép là điều trị u bướu và thẩm mỹ, vị bác sỹ Trung Quốc hành nghề ở đây cũng chưa được cấp chứng chỉ).

Gần đây nhất là phòng khám đa khoa Maria (65-67 Thái Thịnh, Hà Nội) bị phạt 11,5 triệu đồng vào cuối tháng 6. Trước đó, phòng khám này cũng nhiều lần bị phạt do quảng cáo không đúng chuyên môn, thu tiền giá cắt cổ, kê đơn thuốc tiếng nước ngoài, thuốc không rõ nguồn gốc, …

Vừa chấm dứt đợt xử phạt cuối tháng 6 xong thì ngay giữa tháng 7, phòng khám này đã làm bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong tử vong.

Tại TP.HCM, một loạt phòng khám Trung Quốc đã bị “sờ gáy” trong tháng 6 và điều đáng lo là động đến phòng khám nào thì phòng khám ấy cũng có sai phạm.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Hướng, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng bát nháo tiếp diễn ngày này qua tháng khác là do cơ quan thực thi pháp luật của ta chưa nghiêm, ngành y tế không thể “vô can” trước tình trạng này.

Phòng khám Maria: Giọt nước tràn ly

Vụ việc xảy ra ở phòng khám đa khoa Maria như giọt nước tràn ly, thổi bùng những bức xúc trong dư luận về kiểu làm ăn “không giống ai” của các phòng khám Trung Quốc tại Việt Nam, trong đó phòng khám Maria có thể coi là một “điển hình”.

Trên các diễn đàn trực tuyến đang sôi sục chuyện xảy ra tại phòng khám này. Một mặt chia sẻ nỗi đau với chị Thu Phong và gia đình, một mặt những độc giả này cũng thi nhau “kể tội” các phòng khám khác, ngoài phòng khám Maria.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

7 loài vật có khả năng hủy diệt Địa cầu

Thứ Tư, 18/07/2012 - 08:49

Những loài vật nhỏ bé nhưng tốc độ sinh sản khủng khiếp của chúng có thể khiến Trái đất lâm nguy...

1. Trai ngựa vằn

Posted Image

Loài trai ngựa vằn bé nhỏ hiện đang phủ kín hệ thống sông ngòi tại Bắc Mỹ. Với tốc độ sinh sản khủng khiếp, mỗi cá thể có thể đẻ đến hàng triệu trứng một năm. Chúng vắt cạn chất dinh dưỡng và các vi sinh vật trong nước, gây thiệt hại nghiêm trọng với rất nhiều loài, trong đó bao gồm các loài không xương sống nhỏ, cá và chim.

Trai ngựa vằn còn gây hại vì khả năng bám chặt. Chỉ cần 1 vật cứng như chân vịt, vỏ tàu, động cơ, ống dẫn nước, thậm chí cả sinh vật khác như tôm, rùa… ở trong nước trong vòng 20 giây, chúng sẽ lập tức bám dính lấy, gây thiệt hại cho người dân.

2. Cá đuối gai độc mũi bò

Posted Image

Từ khi loài người săn bắt và hạn chế số lượng của cá mập, loài cá có gương mặt khá ngộ này phát triển bùng nổ trên khắp các bờ biển của châu Mỹ, thậm chí đã đến tận ven biển phía Tây châu Phi. Với số lượng khổng lồ, chúng càn quét trai, sò, hàu… ở những nơi chúng đi qua.

Do số lượng tăng trưởng quá nhanh, các quan chức ở Mỹ đã có ý tưởng khá độc đáo: đưa loài cá này vào trong thực đơn, đồng thời mở một chiến dịch PR rầm rộ về vị của nó. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét, món cá không thực sự ấn tượng.

3. Mối Formosan

Posted Image

Mối Formosan có nguồn gốc từ châu Á, du nhập vào Mỹ cuối Thế chiến thứ II và có sức phá hoại rất lớn. Có hàng triệu con mối Formosan cư trú trong 1 chiếc tổ, một năm chúng có thể ăn đến 450 kg gỗ. Đáng sợ hơn, chúng có thể cắn xuyên qua bê tông và nhựa, dẫn đến những vụ nổ ống dẫn, gây thiệt hại rất lớn.

4. Sâu róm sồi

Posted Image

Với 63.000 sợi lông chứa độc tố, sâu róm sồi có vẻ ngoài khá đáng sợ. Những sợi lông phát tán trong không khí có thể gây hen suyễn, mù lòa, trầy xước, gây sốc cho những người mẫn cảm, thậm chí tử vong.

Trái đất nóng lên đồng nghĩa với việc sâu róm sồi phát triển và lây lan nhanh hơn. Ngoài ra, chúng còn miễn nhiễm với nhiều loại thuốc trừ sâu phổ biến.

5. Lợn rừng hoang dã

Posted Image

Trọng lượng khoảng 180kg, lợn rừng hoang dã ít nhiều gây hoang mang cho những kẻ săn mồi. Lợn là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu như tất cả mọi thứ. Chúng phá hủy mọi thứ như mùa màng, giao thông, ao hồ, đồng thời hủy diệt hệ sinh thái vì chúng ăn tất cả - chim, bò sát, ếch nhái, các động vật không xương…

6. Bọ xít

Posted Image

Có nguồn gốc từ châu Á nhưng bọ xít xuất hiện tại Mỹ vào năm 1998 và có lẽ vì mùi hôi rất khó chịu nên chúng không có kẻ thù trong tự nhiên. Hệ quả là số lượng bọ xít ra tăng rất nhanh, gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng như phá hoại mùa màng, vườn trái cây.

7. Ngỗng Canada

Posted Image

Từng bị coi là tuyệt chủng vào những năm 1960, sau nhiều nỗ lực nhân giống và chăm sóc, ngày nay, loài ngỗng khổng lồ đã thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng với số lượng lên đến hàng triệu con. Tuy nhiên, chúng bắt đầu gây ra nhiều phiền toái và đe dọa hệ sinh thái.

Với số lượng quá đông, lãnh thổ của chúng trải dài khắp Bắc Mỹ, điều này khiến những loài chim khác không thể xâm nhập lãnh thổ và bị lỡ cơ hội sinh sản.

Không chỉ có vậy, chúng còn tác động đến ngành hàng không, gây thiệt hại lên đến hơn 600 triệu USD (khoảng 12.480 tỷ VNĐ) mỗi năm do ngỗng bay mắc vào động cơ máy bay. Ngoài ra, một trung tâm giải trí đã phải đóng cửa vì lượng phân ngỗng quá lớn.

Theo MASK

Đất Việt

====================

Bởi vậy, Lý học Việt - cội nguồn văn hóa Đông phương luôn tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái - hòa hợp Âm Dương - và sống hòa nhập với thiên nhiên. Tránh tác động cành nhiều đến thiên nhiên càng tốt. Điều này đã được thể hiện bằng luật pháp thời Hùng Vương - cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỏ quặng lậu tại Bắc Kạn: “Từ huyện đến xã đều buông trách nhiệm”

Thứ Ba, 17/07/2012 - 16:14

(Dân trí) - Ông Nguyễn Văn Du - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn - khẳng định: “Để xảy ra vụ việc đáng tiếc lần này, chúng tôi xác định từ cấp lãnh đạo huyện Chợ Đồn đến 2 xã Nghĩa Tá, Lương Bằng đã buông lỏng quản lý trách nhiệm”.

>> Phát hiện mỏ quặng lậu “khổng lồ” tại Bắc Kạn

>> Bắt quả tang một doanh nghiệp tàng trữ hàng trăm tấn quặng nghi lậu

Tin từ Công an tỉnh Bắc Kạn, tiếp nhận chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh đã giao CQĐT lập chuyên án điều tra vụ khai thác quặng trái phép xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm nhiều cán bộ liên quan.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Du - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn - cho biết: “Để xảy ra vụ việc đáng tiếc lần này, chúng tôi xác định từ cấp lãnh đạo huyện Chợ Đồn đến 2 xã Nghĩa Tá, Lương Bằng đã buông lỏng quản lý trách nhiệm”

Theo lời ông Du, địa phương sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc các cá nhân và tập thể để xảy ra tình trạng mất cắp tài nguyên nghiêm trọng này. Theo đó, trong cuộc họp khẩn vừa diễn ra, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo UBND huyện Chợ Đồn bảo vệ nguyên trạng hiện trường đồng thời giao cơ quan công an tỉnh vào cuộc lập chuyên án điều tra làm rõ các vụ việc xảy ra.

Posted Image

Núi quặng khổng lồ bị "quặng tặc" qua mặt chính quyền huyện Chợ Đồn hơn 1 năm qua.

Cũng về vấn nạn “quặng tặc” hoành hành ở Chợ Đồn, Đại tá Ma Văn Lả - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn - cũng khẳng định, ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng CSĐT về TTQLKT và chức vụ (PC 46) vào cuộc làm rõ vụ việc.

Theo khẳng định của lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm này đã giao cơ quan chức năng làm rõ để báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước 30/7 về vụ việc đào trộm quặng táo tợn xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Đồn.

Posted Image

Công văn chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ "quặng tặc".

Thông tin mà PV Dân trí có được, ông Nguyễn Tiến Oanh, người đứng tên khai thác quặng lậu cũng chính là người đại diện cho doanh nghiệp Đức Mạnh liên quan đến vụ tàng trữ hàng trăm tấn quặng nghi lậu mới bị phát hiện. Ông Oanh là em ruột của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc doanh nghiệp Đức Mạnh, được dư luận địa phương biết đến như một “đại gia” buôn gỗ nổi tiếng không chỉ ở Bắc Kạn mà cả miền Bắc.

Posted Image

Ông Nguyễn Tiến Oanh đại diện doanh nghiệp Đức Mạnh trong buổi làm việc với cơ quan chức năng huyện Chợ Đồn đêm 12/7 vừa qua.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin những diễn tiến tiếp theo của vụ việc tới bạn đọc.

Quốc Đô - Anh Thế

====================

Vô trách nhiệm là một sự từ bỏ quyền lực trên thực tế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga bắt giữ 36 ngư dân Trung Quốc

Cập nhật lúc :9:57 AM, 18/07/2012

Theo tin từ Lãnh sự quán Trung Quốc, Nga đã tạm giữ 2 tàu đánh cá cùng 36 ngư dân Trung Quốc trên tàu tại vùng Viễn Đông Primosky.

(ĐVO) Đại diện chính quyền Nga tại thành phố cảng Vladivostok, người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động ven biển tại vùng Viễn Đông Primorsky, cho biết: Hai chiếc tàu này bị bắt giữ vì đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Nga.

Nhà chức trách cho biết thêm, sau khi phía Nga và thuyền trưởng của những tàu cá bị bắt giữ thương thảo, các tàu cá sẽ phải nộp tiền phạt. Phía Nga cũng đang xem xét liệu có phạt tất cả các ngư dân hay không.

Hai tàu cá này xuất phát từ thành phố Uy Hải, phía đông tỉnh Sơn Đông. Một tàu cá bị bắt tại cảng Nakhodka, còn một tàu đang đi về phía cảng này thì bị bắt giữ.

Posted Image

Chấm đỏ là cảng Nakhodka, nơi 1 tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ.

Một tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã bắn chỉ thiên, sau đó thì bắn thật để ngăn một trong hai tàu cá này lại. Tuy nhiên, không ai bị thương trong vụ việc này.

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đụng độ với các tàu cá Trung Quốc trong vùng Viễn Đông Primosky, nhưng sự việc như lần này rất hiếm khi xảy ra.

>> Cảnh sát biển Nga bắn cháy tàu cá Trung Quốc

Hiền Thảo (theo China.org.cn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa

Trung Quốc hôm qua đã thành lập ủy ban tổ chức hội đồng nhân dân của Tam Sa, nghĩa là chính thức bắt đầu việc thành lập chính quyền tại đây.

TQ ngang ngược đánh bắt cá ở Trường Sa

30 tàu Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Philippines phản đối TQ lập thành phố Tam Sa

Khánh Hòa, Đà Nẵng phản đối TQ lập "thành phố Tam Sa"

Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam đã thông qua quyết định trên. Theo đó, Ủy ban sẽ bầu ra ủy ban bầu cử, triệu tập hội nghị lần thứ nhất ĐHĐBND khóa 1, từ đó hội nghị bầu ra Ủy ban Thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chánh án Tòa án nhân dân trung cấp và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Tân Hoa xã đưa tin, số lượng đại biểu ĐHĐBND khóa 1 nói trên sẽ gồm 60 người và Ủy ban Thường vụ gồm 15 người. Theo Ủy ban phát triển du lịch tỉnh Hải Nam, các tour du lịch tới Tam Sa có thể chính thức ra mắt vào cuối năm nay.

Trước kế hoạch lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc nhằm đặt hầu như toàn bộ Biển Đông dưới thẩm quyền của một thành phố mới, cả Philippines và Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Các nhà ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh, trao công hàm phản đối.

Posted Image Tàu Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: THX

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, tuyên bố của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở Biển Đông tại những vùng lãnh thổ rõ ràng thuộc về Manila bao gồm một số đảo, vỉa đá ngầm, bãi cạn Scarborough, thềm lục địa và ngoài khơi bờ biển phía tây nước này.

Tại Việt Nam vào cuối tháng 6, trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này.

Đánh bắt phi pháp ở Trường Sa

Không lâu sau khi công bố kế hoạch lập thành phố Tam Sa, một đội tàu cá với sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc đã từ Hải Nam tiến thẳng ra Trường Sa.

Theo Tân hoa xã, đội tàu cá lớn nhất của Trung Quốc từ trước tới nay đã bắt đầu đánh bắt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ đêm 15/7. Đây là lần đầu tiên, một đội tàu lớn như vậy của Trung Quốc tới Trường Sa. Đội tàu này gồm một tàu hậu cần trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu có thể mang trọng tải hơn 140 tấn/tàu.

Nhật báo Trung Quốc cho hay, đội tàu trên tới bãi Chữ thập và bắt đầu đánh bắt cá từ chiều 15/7. Đến sáng 17/7, chúng đổi địa điểm đánh bắt tới bãi Su Bi, cách Chữ thập khoảng 200 km. Các bãi đá này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nói.

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) ở Biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển, kể cả các khu vực sát cạnh bờ biển nước khác. Mới đây, Trung Quốc đã có tranh chấp chủ quyền với Philippines ở bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong Công ước LHQ về Luật biển - UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Mặc dù đã ký UNCLOS - một công ước quốc tế đưa ra các giới hạn về vùng biển lân cận mà một quốc gia có thể xem là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định, bản thân UNCLOS không thể giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực.

Thái An (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

  • Ấn Độ hợp tác với VN thăm dò dầu khí ở Biển Đông

    19/7/2012 15:10

Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ấn Độ gián tiếp nói Trung Quốc về Biển Đông

Việt - Ấn phối hợp chặt chẽ về Biển Đông

Posted Image

Phía đối tác Ấn Độ đã “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động đó xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc với cam kết tiếp tục hợp tác với đối tác là Tổng Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa.

Theo một số nguồn tin tại New Delhi, ngày 18/7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc công ty OVL đã khẳng định với tờ Hindistan Times của nước này rằng OVL đã nhận lời đề nghị của PetroViệt Nam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa.

Bài báo này cho rằng quyết định của OVL là một sự “thay đổi 180 độ” thái độ đối với chiến lược của công ty bởi chỉ cách đây vài tháng, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng và rằng quyết định rút lui hoàn toàn vì lý do thương mại - kỹ thuật.

Tuy nhiên, bình luận về động thái trên, một quan chức chính phủ giấu tên cũng thừa nhận rằng quyết định của OVL có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh.

Điều này cũng có nghĩa là Ấn Độ đang “dính líu” một cách gián tiếp đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông.

Theo Vietnam+

=======================

Hi! Tốt! Một đối tác làm ăn sòng phẳng và uy tín.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clip chơi đàn của cô gái khuyết tật làm hàng triệu trái tim thổn thức

Thứ tư 18/07/2012 06:06

(GDVN) - Âm nhạc được cảm nhận từ trái tim, và từ trái tim sẽ truyền sức sống đến những trái tim.

Ngày nhỏ, tôi chơi thân với một cô bạn. Cô ấy thích chơi organ và có một cây đàn nhỏ. Âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất, cô ấy chơi đàn mọi lúc, mọi nơi. Những giờ nghỉ tại trường, không có đàn bên cạnh, bạn tôi vẫn nhịp nhàng lướt những ngón tay lên cánh tay của tôi, tưởng tượng đó là phím đàn. Cô ấy bắt đầu kể cho tôi nghe về hình ảnh, âm thanh, màu sắc toát lên từ bản nhạc. Và lạ thật, những lúc ấy tôi đều nghe thấy thánh thót những giai điệu phát lên từ thứ âm thanh im lặng đó, tưởng tượng đến cánh đồng hoa cúc dại màu trắng, loài hoa cả hai đứa cùng yêu thích.Một tai nạn đã khiến cô ấy mất khả năng nghe. Đó là những ngày đen tối nhất. Tôi bắt đầu đi học nhạc, rồi chơi đàn trên chính cánh tay gầy còm, kể cho cô ấy nghe về những gi diễn ra bên ngoài bệnh viện. Sau một ca phẫu thuật, cô ấy trở lại bình thường, và âm thanh cô ấy nghe đầu tiên là tiếng vòi nước chảy khi tôi đang rửa hoa quả. Cô ấy nói đó là thứ âm thanh tuyệt vời nhất. Từ đó, tôi mới hiểu âm nhạc là thứ ngôn ngữ của tâm hồn, là nhịp điệu của cuộc sống.

Sau đó, chúng tôi cùng nhau xem một Video clip cảm động về ý chí của cô gái khiếm thính học đàn Violon bằng cảm nhận của trái tim. Cả hai đã thực sự xúc động.

Câu chuyện kể về cô gái tật nguyền cùng người nghệ sỹ du ca đường phố bất hạnh. Vượt qua bao sự ghẻ lạnh, đau đớn về tinh thần cô gái ấy vẫn quyết tâm chơi đàn, chửng tỏ bản thân vì đã được đánh thức tình yêu âm nhạc từ người hành khất khuyết tật. Cuối cùng cô gái đã chinh phục được tất cả trái tim mọi người từ những giai điệu trên cây đàn chắp vá. Tiếng đàn lúc trầm bông, khi ngọt ngào, lúc xót xa.

Điều đó cho thấy rằng, âm nhạc được cảm nhận từ trái tim, và từ trái tim sẽ truyền sức sống đến những trái tim.

========================

Nền văn hiến Việt để lại một câu chuyện cảm động liên quan đến âm nhạc và sự tri âm xúc động từ trái tim , xuyên thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại.

Nhưng khốn nạn! Có một bọn người bảo đó là chuyện tình giai cấp! Đó là Chuyện tình Trương Chi. Trong con mắt của bọn người khốn nạn này, nền văn hiến Việt cứ như đống giẻ rách!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRUNG QUỐC LẤN CẤN ( * )

Tin tức nổi bật của ngày hôm nay là sự cố gắng của ASEAN trong việc đạt được đồng thuận về một bản Tuyên bố chung, trong đó biển Đông là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Trong hai ngày qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã có các chuyến công du “con thoi” tới Philippines, Việt Nam và Campuchia nhằm thuyết phục các nước liên quan có được sự nhất trí về vấn đề này. Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều 18/7 tại Hà Nội, phía Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ đề xuất 6 điểm của Indonesia về Biển Đông. Hai bộ trưởng nhất trí rằng biển Đông là mối quan tâm chung của ASEAN và khu vực; trong bối cảnh hiện nay, cần phải củng cố và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.

Và đến chiều nay, tin tức tiếp theo được đề cập đến là việc ASEAN sắp đạt lập trường chung về biển Đông. Theo Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đưa ra một tuyên bố chung của ASEAN về biển Đông trong hôm nay, 19.7. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa và người đồng cấp Campuchia Hor Namhong cho biết, ASEAN hy vọng sắp sửa đạt được đồng thuận về “một số vấn đề” sau khi không thể đạt được điều này vào tuần trước.

Ấn Độ hợp tác với VN thăm dò dầu khí ở biển Đông: Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là Ấn Độ đang “dính líu” một cách gián tiếp đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại khu vực biển Đông.

Tin tức liên quan đến Trung Quốc:

Báo Thanh niên hôm nay có bài phân tích việc Tổng công ty dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mở thầu phi pháp đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam và cho đó chỉ là “đòn gió” của họ. Đến nay, chưa có một công ty dầu khí nào đặt tại Mỹ chính thức khẳng định sẽ tham gia hoặc quan tâm đến lời chào thầu trái phép đối với các lô thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam từ Tổng công ty dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Các chuyên gia quốc tế cũng nhận định khó có tập đoàn quốc tế nào, đặc biệt là các công ty đang hợp tác với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), sẽ tham gia việc mở thầu nói trên. Điều này chứng tỏ những tuyên bố mới nhất từ phía Trung Quốc là không có căn cứ. Reuters ngày 17.7 dẫn lời Chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm nói việc mời thầu đang “tiến triển khả quan và thuận lợi”. Ông Vương còn nói với các phóng viên bên lề một hội thảo về đầu tư Mỹ - Trung là “một số công ty đặt tại Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đối với các dự án này”. Và theo Giáo sư Carl Thayer, “Lời mời thầu nhằm để các công ty phương Tây dè dặt trong việc tham gia đầu tư các dự án khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Nhưng hành động này của CNOOC đã phản tác dụng.”

Hôm nay chúng ta được chứng kiến một loạt sự lấn cấn của Trung Quốc trong việc chứng minh thứ chủ quyền được họ vẽ ra. Đáng chú ý nhất là việc biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa': Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.” Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Tiếp theo là việc các nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra một tấm Bản đồ Trung Quốc xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN: “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ 20, là cơ sở giúp các học giả dẫn dụng trong các nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Ngoài ra, các chuyên gia Trung Quốc còn lấn cấn trong vụ đưa siêu tàu lặn ra Biển Đông: Trung Quốc vừa công bố kế hoạch đưa tàu lặn Giao Long, con tàu mới lập kỷ lục lặn sâu hơn 7.000m hồi tháng trước, ra Biển Đông vào năm tới. Tuy nhiên, chính giới chuyên gia khoa học tham gia dự án liên quan “siêu tàu lặn” này của Trung Quốc cũng tỏ ý hoài nghi về những thành quả mà con tàu này có khả năng sẽ thu được. Theo giới chuyên gia phân tích, nếu Bắc Kinh hiện thực hóa tuyên bố này, tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay sẽ còn leo thang nhiều hơn nữa, bởi hành động này sẽ khiêu khích các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại vùng biển này.

Vietnamnet hôm nay có bài Hải quân Nga - Trung và phép thử ở Biển Đông. Bài viết đã phân tích việc Trung Quốc không được mời tham gia cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2012 đang diễn ra tại Hawaii, Mỹ với sự có mặt của nhiều quốc gia, trong đó có cả Nga. Xem tại: http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html

Hoangsa.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa"

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.

Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.

Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.

Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.

Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.

Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.

Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.

Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.

Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.

Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Theo Thu Thủy

Dân trí/Tiền phong/Sina.com, Zhoufang.blshe.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay