Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Trao công hàm phản đối TQ mời thầu dầu khí

(Đất Việt) Ngày 27.6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Cùng ngày, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã họp báo phản đối việc CNOOC mời thầu.

Posted Image

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã họp báo phản đối việc CNOOC mời thầu.

Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định, tất cả các khu vực này đều nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực rộng hơn 160.000 km2 này cũng nằm chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí. Đây cũng là khu vực không có tranh chấp trên biển. Việc mời thầu của CNOOC, dưới sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc, tại các lô nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước LHQ 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này cũng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, gây phức tạp tình hình biển Đông. PVN yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay việc mời thầu nêu trên và tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên. Ông Đỗ Văn Hậu cho biết, trong những ngày tới, PVN sẽ có thư chính thức gửi CNOOC, đồng thời đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia bỏ thầu trong vụ việc lần này.

Trong cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu thông báo, PVN hiện có 3 hợp đồng thăm dò với các đối tác nước ngoài và một hợp đồng do chính PVN thực hiện và các hợp đồng này sẽ tiếp tục được triển khai bình thường, bất chấp việc gọi thầu của CNOOC.

Hoàng Hà

======================

Người Trung Quốc nên chấm dứt ngay cái trò tườu này đi, cũng như việc quyết định thành lập thành phố Tam Sa.

Họ cần biết rằng cảng Cam Ranh chắc chắn thuộc chủ quyền Việt Nam và người Việt có thể cộng tác với bất cứ quốc gia nào mà hai bên cùng có lợi.

Sự cố tình gây sự ở Biển Đông của họ tuy làm khó chịu nhất thời cho những nước quanh đây, nhưng chắc chắn sẽ là một sai lầm mà họ sẽ phải không kịp hối hận trong một tương lai không xa.

Thiên cơ bất khả lậu. Tôi chỉ nói đến đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ dùng vụ '9 lô dầu khí' để trả đũa Việt Nam

Nguồn: http://quocphong.bao.../219611.datviet

Nhiều học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí mà CNOOC mời thầu tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Posted Image

GS Carlyle Thayer.

Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày 27/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động này của Trung Quốc đã được ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau đó, ông Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định.

Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành.

Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.

Các học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo vi phạm lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc?

Nguồn: BAODATVIET

Trung Quốc đang tăng tốc phát triển máy bay không người lái nhằm phong tỏa hướng di chuyển các tàu sân bay Mỹ, qua đó, thực hiện hoạt động chống can thiệp và cô lập.

Posted Image

Trực thăng không người lái Camcopter S-100.

(ĐVO) Quỹ Jamestown có trụ sở tại Washington công bố tài liệu cho biết, Trung Quốc tiếp tục đầu tư và nghiên cứu UAV nhằm đạt được vị thế thứ hai sau Mỹ.

Theo báo cáo, UAV đã trở thành công cụ quan trọng cho Hải quân Trung Quốc "chống can thiệp và cô lập hoạt động khu vực". Đặc biệt, các các phương tiện này sẽ được sử dụng để chống lại tàu sân bay của Mỹ.

Tạp chí Jane's Defense cho biết, ngày 29/4, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản công bố hai hình ảnh do các máy bay giám sát của họ chụp được trong thời gian diễn ra cuộc tập trận ở vùng biển Miyako, Tây Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc. Theo đó, có tới ba chiếc UAV thực hành cất và hạ cánh thẳng đứng trên boong phía sau tàu khu trục Type 054A.

Tạp chí Jane's Defense nhận định, hình ảnh UAV mà Nhật Bản chụp được trên tàu khu trục Trung Quốc tương tự như loại Camcopter S-100 được công ty Schiebel Corp của Áo chế tạo.

Dựa trên hình ảnh này, các nhà phân tích suy đoán, UAV có khả năng tàng hình tốt và có tải trọng 34kg, hoạt động liên tục trong 6 giờ.

Khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, UAV được trang bị các loại cảm biến khác nhau gắn ở bụng. Hình ảnh về mục tiêu mà UAV ghi nhận được sẽ được truyền về tàu khu trục trên biển.

Posted Image Hình ảnh chiếc UAV được cho là loại S-100 cất cánh trên tàu khu trục Type 054A của Hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, cBáo cáo cũng ghi ngờ rằng công ty Áo đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu đối với Trung Quốc.

ông ty Shiebel Corp lại nói rằng, trong năm 2010 họ chỉ bán phiên bản dân sự của UAV S-100 cho Trung Quốc (>> chi tiết), và điều này không vi phạm qui định nào mà Liên minh châu Âu đã đề ra, họ cũng nhấn mạnh rằng hình ảnh chiếc UAV mà Nhật Bản chụp được trên tàu Hải quân Trung Quốc không phải là loại S-100.

Lý giải cho điều này, Shiebel Corp cho rằng có thể đó là một sản phẩm được Trung Quốc phát triển độc lập, hoặc có thể do Trung Quốc sao chép loại UAV S-100 của họ theo mục đích quân sự. Dù nguồn gốc ban đầu của UAV Trung Quốc đến từ đâu thì theo ông James C. Bussert, biên tập viên tạp chí Signal (Hải quân Mỹ), số lượng và khả năng của các UAV Trung Quốc "không đủ" để tấn công được tàu sân bay Mỹ.

Tuy nhiên, ông này nói thêm, các UAV sẽ là một phần không thể tách rời của hệ thống tấn công nhắm vào tàu sân bay Mỹ (ám chỉ, các UAV sẽ là phương tiện trinh sát, dẫn đường cho vũ khí chống tàu sân bay, như DF-21D).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồ sơ về các nữ phi công của Không quân Trung Quốc

Quỹ James Town mới đây có công trình nghiên cứu về nữ phi công Trung Quốc sau khi nước này đưa nữ phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ.

(ĐVO) Tháng 3/2012, Không quân Trung Quốc kỉ niệm 60 năm nước này trở thành 1 trong 16 quốc gia có nữ phi công chiến đấu. Tuy lực lượng còn mỏng nhưng những nữ phi công này chính là nguồn tuyển chọn nữ phi hành gia đầu tiên cho nhiệm vụ thám hiểm không gian của Trung Quốc.

Theo China Daily, 8/3/2012, từ 543 người được huấn luyện năm 1951, Không quân Trung Quốc đã tổ chức 8 khóa đào tạo nữ phi công, gồm 328 người thuộc các nhóm phi công, hoa tiêu, liên lạc, bảo trì... (*)

Từ đầu những năm 1980, sau 3 năm, Không quân Trung Quốc lại thành lập những lớp học mới với khoảng từ 30-35 học viên. Mỗi lớp học lại được chia làm nhiều nhóm. Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc được chọn từ năm 2010 từ khóa 7. (Khóa 8 sẽ là nhóm lái chiến đấu cơ. Khóa 9 đang huấn luyện. Khóa 10 , theo lịch phải bắt đầu huấn luyện từ năm 2011, tuy nhiên điều này vẫn chưa xảy ra).

Theo truyền thống, các nữ phi công sẽ được học tập và huấn luyện riêng biệt, không cùng chương trình với với các nam phi công. Hầu hết họ tham gia vào đội bay toàn nữ. Ví dụ như Trung đoàn 38, Sư đoàn không quân 13, Quân khu Quảng Châu tổ chức các chuyến bay cứu nạn, trồng rừng và gieo hạt...

Công tác tuyển chọn

Không quân Trung Quốc tuyển chọn cả học viên nam và nữ từ hàng nghìn học sinh tốt nghiệp cấp 3 và cao đẳng.

Nếu trước đây, tất cả các nữ học viên tốt nghiệp đều lái máy bay vận tải thì ngày nay, từ khóa 8, họ đã được đào tạo để lái máy bay chiến đấu và khóa 9 được đào tạo để lái máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm, máy bay trinh thám.

Posted Image

Các nữ phi công của Không quân Trung Quốc.

Đào tạo và Huấn luyện

Trước đây, các nữ phi công sẽ được học ở ĐH Hàng không Không quân Trung Quốc, tại thành phố Trường Xuân. Những chuyến bay cơ bản trên chiếc CJ-7 và nâng cao trên chiếc Y-7 sẽ được tiến hành tại trường Cao đẳng bay số 1 ở Cáp Nhĩ Tân hoặc số 2 tại Hộ Huyện (Thiểm tây) và Giáp Giang (Tứ Xuyên). Khóa 8 học bay cơ bản trên CJ-6 tại trường huấn luyện bay Harbin và học bay nâng cao tại trường Cao đẳng bay số 3 tại thành phố Tân Châu.

Hiện nay, các nữ học viên sẽ được tham gia chương trình đào tạo và huấn luyện 2,5+1,5 (đào tao cơ bản trong vòng 30 tháng tại ĐH Hàng không, 6 tháng huấn luyện bay cơ bản và 12 tháng huấn luyện bay nâng cao).

Tại khoá huấn luyện cơ bản, học viên sẽ được học các môn như quân sự, chính trị, văn hoá, thể lực, tâm lý, nhảy dù từ chiếc Y-5 ở độ cao 800m cùng 7 ngày huấn luyện thực địa.

Khoá học bay cơ bản dành cho nhóm 8 bắt đầu bằng việc học 6 môn cơ bản tại trường Cao đẳng bay số 1, gồm việc làm quen với khoang lái và huấn luyện mô hình.

Sau đó, họ sẽ được thực hành bay riêng với 6 lần xuất kích. Mỗi chuyến bay kéo dài 90 phút với 4 lần thay đổi độ cao từ 400-1600 km. Tổng cộng họ phải bay 83 giờ đồng hồ.

Sau đó học viên của khóa 8 được chuyển sang trường Cao đẳng bay số 3 để hoàn thành 12 tháng bay nâng cao.

Ở đây, họ tiếp tục được làm quen với buồng lái, bay đơn, giải quyết các tình huống đặc biệt như động cơ hỏng, thiết bị hỏng, bị chim tấn công, thời tiết thay đổi... Tổng cộng họ có 135 giờ bay. Họ không được phép bay quá 5 giờ/ngày, nhưng trên thực tế, những nữ phi công này đã lái 4h 58phút/ngày.

Theo số liệu thống kê, 50% số học viên theo học bị loại. Họ sẽ được chuyển sang những trường cao đẳng khác thuộc quân đội để nhận những bằng cấp chuyên môn khác.

Sau khi tốt nghiệp

Các học viên thuộc khóa 1 đến khóa 7 được chuyển ngay tới các đơn vị chiến đấu. Tại đó, họ được biên chế vào các đơn vị máy bay vận tải và sẽ phục vụ cho hết sự nghiệp.

Năm 2005, các nữ phi công được bay trên 8 loại máy bay gồm Li-2, Y-5, Y-7, Trident, Il-76. Họ đã bay tổng cộng 1,1 triệu giờ. Nhóm bay thứ 3 của Trung đoàn 38 có khoảng 60 phi công, trong đó một nửa là nữ.

Cho đến tận năm 2000, chưa nữ phi công nào được đảm nhiệm vị trí chỉ huy. Nhưng vào năm 2003, một nữ phi công được phong là Phó Chỉ huy tại Sở chỉ huy Không quân Quảng Châu.

Đến năm 2004, một nữ phi công khác được cử làm chỉ huy nữ đầu tiên của biên đội bay số 38. Năm 2004, khi Sư đoàn vận tải số 4 được thành lập, một nữ phi công cũng được cử giữ chức chỉ huy đơn vị này.

Các nữ phi công thuộc đội bay số 1 không được phép lấy chồng trong vòng 10 năm. Hiện tại, hầu hết các nữ phi công đều kết hôn với các phi công hoặc nhân viên hỗ trợ thuộc Sư đoàn Không quân số 13. Nữ phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ của Trung Quốc cũng đã lập gia đình và có một con nhỏ.

Khóa 8

Đây là khóa đầu tiên được đào tạo để lái máy bay chiến đấu. Họ có thể lái máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay trinh thám.

Sau khi biễu diễn chào mừng 60 năm ngày quốc khánh, họ được gặp lại gia đình sau 3 năm xa cách.

Tháng 3/2011, 4 người trong nhóm này đã đăng kí vào trường Cao đẳng bay số 2 để tiếp tục học lái trực thăng chiến đấu Z-9, với khoảng 100 giờ bay và 581 lần xuất kích.

6 người trong nhóm này đăng kí vào hoàn thành khoá huấn luyện chuyển đổi bay J-7 sang J-10. Theo một nguồn tin, đến mùa xuân năm nay, 6 thành viên khác của khóa 8 sẽ học để chuyển sang lái máy bay ném bom JH-7.

Khóa 9

Khóa này gồm 33 nữ phi công được tuyển chọn từ 150.000 ứng viên đến từ 16 tỉnh và thành phố.

Sau khi hoàn thành 2 năm đào tạo cơ bản, họ học thêm 1 khoá lý luận hàng không trong thời gian 1 năm tại ĐH Hàng không.

Tháng 2/2011, một số thành viên của nhóm này đã chuyển sang trường Cao đẳng bay số 2 thuộc trung đoàn huấn luyện số 2 gần Tân An.

Tại đây, họ được huấn luyện trên mô hình cách liên lạc và làm hoa tiêu cho máy vận tải.

Từ tháng 2/2012, 22 thành viên của nhóm bắt đầu được học bay cơ bản tại Căn cứ huấn luyện bay thuộc trường Cao đẳng Hàng không.

Sau khoá học, các học viên sẽ được nhận bằng Kỹ sư và Cử nhân Khoa học quân sự, được sắp xếp lái máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm và trinh thám.

So với Không quân Mỹ, các nữ phi công thuộc Không quân Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các kế hoạch tác chiến, các nhiệm vụ và chiến dịch quân sự. Tuy vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng họ đang ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong lực lượng.

(*) 9 khóa nữ phi công của Không quân Trung Quốc

Khóa 1: học trong vòng 2 năm 1951-1952. Có tổng cộng 55 học viên, 14 phi công, 5 hoa tiêu, 6 liên lạc viên và 30 kỹ sư. Ngày kết thúc khoá học, họ đã lái 6 chiếc Li-2 bay qua quảng trường Thiên An Môn và nhận được lời khen ngợi của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Khóa 2: học trong những năm 1956-1958. Lúc đầu có 160 học viên, nhưng khi ra trường chỉ có 44 người, trong đó có 21 phi công.

Khóa 3: từ năm 1965 đến 1967, đào tạo phi công lái Y-8.

Khóa 4: từ năm 1969 đến 1973; hiện chưa có thông tin.

Khóa 5: từ năm 1981 đến 1984, đây là nhóm đầu tiên nhận được bằng liên kết 3 năm. Đã có 50 nữ phi công tốt nghiệp từ lớp này.

Khóa 6: từ năm 1989 đến 1993, đây là khóa đầu tiên nhận bằng cử nhân và thạc sĩ .

Khóa 7: từ năm 1997 đến 2001, nữ phi hành gia đầu tiên được tuyển chọn từ lớp này.

Khóa 8: từ 2005 đến 2009, chỉ có 16 trong tổng số 35 học viên tốt nghiệp. Đây cũng là lớp lái máy bay chiến đấu đầu tiên.

Khóa 9: từ năm 2008 đến 2012, có 33 học viên. Đây cũng là lớp nhận được 2 bằng cử nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ F-22 bị “ma ám”

17/05/2012 3:22

Những sự cố bí ẩn trong buồng lái F-22 buộc Lầu Năm Góc giới hạn hoạt động của chiến đấu cơ tối tân này.

TThe Wall Street Journal đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua ra lệnh cho Không quân (USAF) làm mọi cách để bảo đảm an toàn cho phi công điều khiển máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 Raptor. Chiến đấu cơ hiện đại này bị cho là có thể khiến một số phi công bị chóng mặt và các triệu chứng khác liên quan đến thiếu hụt ô xy trong khi bay. Việc ông Panetta đích thân thúc giục USAF nhanh chóng tìm ra nguyên nhân đằng sau hội chứng bí ẩn trên là dấu hiệu cho thấy sự việc đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Lâu nay, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ không thường xuyên can thiệp vào những vấn đề liên quan đến an toàn trừ trường hợp nghiêm trọng.

Posted Image

Buồng lái F-22 trở thành nơi đáng sợ với nhiều phi công - Ảnh: USAF

Nỗi ám ảnh nơi buồng lái

Kết quả điều tra mới đây của đài ABC News phát hiện đã có ít nhất 25 sự cố xảy ra bên trong buồng lái của chiến đấu cơ siêu thanh của Mỹ. Các phi công miêu tả cảm giác khủng khiếp khi bất thần bị ngộp thở lúc đang bay. Các triệu chứng cho thấy họ thiếu ô xy lên não, dẫn tới chóng mặt và mất phương hướng. Vì thế, Bộ trưởng Panetta ra lệnh cho USAF cải thiện hệ thống ô xy dự phòng tự động khẩn cấp trên chiến đấu cơ F-22, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng George Little cho hay.

Hiện những phi công gặp sự cố khi đang lái F-22 phải dùng tay với được một chiếc vòng nằm sâu trong buồng lái để kích hoạt hệ thống ô xy dự phòng. Bản thân vòng kích hoạt cũng từng gặp trục trặc, buộc USAF phải cho thiết kế lại để có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Hồi tháng 11.2010, đại úy không quân Jeff Haney đã thiệt mạng khi chiếc F-22 của ông đâm thẳng xuống mặt đất giữa lúc đang bay huấn luyện tại Alaska. ABC News dẫn kết quả điều tra cho hay ông Haney mất lái do bất ngờ ngộp thở. Trong buổi trả lời phỏng vấn mới đây của Đài CBS News, một phi công khác kể lại rằng anh bất ngờ xây xẩm mặt mày khi đang bay và phải chật vật lắm mới mở được hệ thống ô xy dự phòng.

“Trùm mền”

Bất chấp mọi biện pháp điều tra, đến nay USAF vẫn không thể xác định nguyên nhân bệnh “lạ” của F-22 Raptor dù từng phải cho toàn bộ phi đội trị giá tổng cộng hơn 70 tỉ USD “trùm mền” trong 5 tháng hồi năm ngoái. Điều này dẫn đến vô số đồn đoán. Có người cho rằng chính công nghệ tàng hình và siêu thanh của máy bay làm ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp ô xy, thậm chí có ý kiến nói máy bay bị “ma ám”. Theo AP, Lầu Năm Góc đã yêu cầu không quân phải hợp tác với các chuyên gia của hải quân và Cơ quan hàng không không gian Mỹ (NASA) để tìm hiểu. Một trong những lý do Bộ trưởng Panetta phải vào cuộc là đã xuất hiện tình trạng phi công từ chối leo lên máy bay hoặc thậm chí rời khỏi chương trình F-22.

Bên cạnh đó, ông Panetta còn yêu cầu giới hạn hoạt động bay của F-22. Theo đó, máy bay phải ở gần điểm tập kết để có thể hạ cánh và xử lý ngay trong trường hợp khẩn cấp. Tại Alaska, F-22 sẽ không được tham gia các chuyến tập huấn đường dài, mà thay vào đó sẽ là các chiến đấu cơ thế hệ cũ như F-15 và F-16, tờ The Washington Post dẫn lời phát ngôn viên USAF John Dorrian cho hay. Tuy nhiên, lệnh hạn chế không áp dụng cho vài chiếc

F-22 đang được triển khai đến UAE. Trả lời câu hỏi liệu toàn bộ phi đội có bị cấm bay lần nữa hay không, Lầu Năm Góc hôm qua tuyên bố: “Mọi biện pháp đều đang được tính tới”.

Máy bay đắt nhất

F-22 Raptor do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất có giá tới 420 triệu USD/chiếc và là máy bay tiêm kích đắt nhất của Mỹ hiện nay. Với thiết kế tàng hình, F-22 dễ dàng biến mất khỏi radar địch và sở hữu các động cơ tối tân cho phép bay gấp 2,25 lần tốc độ âm thanh (làm tròn khoảng 2.400 km/giờ). Cách đây 2 tuần, USAF vừa bổ sung thêm 17 chiếc. Phi đội trước đó gồm 170 chiếc đang được phân bổ tại 6 căn cứ: Elmendorf-Richardson ở Alaska, Pearl Harbor-Hickam (Hawaii) Langley-Eustis (Virginia), Nellis (Nevada), Holloman (New Mexico) và Tyndall (Florida). Đáng chú ý, đến nay chưa có chiếc F-22 nào tham gia các chiến dịch quân sự thực tế của Mỹ, theo ABC News.

Thụy Miên

=========================

Trong Đông y xác định rằng: Trên cơ thể người có những huyệt vị có thể gây ngất, choáng, cảm giác nghẹn thở, thậm trí mất tri giác trong vài giây ... nếu bị tác động vào những huyệt vị đó.

Từ cơ sở này, tôi nghĩ rằng: Rất có thể chiếc mũ bay, cấu trúc bộ đồ bay, hoặc ghế ngồi có một chi tiết nào đó đã vô tình tác động vào huyệt vị này, khiến cho phi công cảm thấy ngợp thở, choáng trong khi bay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tiếp tục làm tăng căng thẳng tại Biển Đông

(Dân trí) – Trung Quốc tiếp tục đẩy thêm một bước căng thẳng trên Biển Đông khi chính thức cho thành lập các đội tuần tra “sẵn sàng ứng chiến” tại vùng biển này, đồng thời lập kế hoạch đặt cơ quan quân sự để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tại các vùng biển tranh chấp.

>> Phản đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”

Posted Image Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh phát biểu tại cuộc họp báo. Ngày 28/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng nước này đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng ứng chiến tại khu vực quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Bộ Quốc phòng không nói rõ các cuộc tuần tra sẽ được thực hiện tại vùng biển nào, song tuyên bố này dường như nhằm ám chỉ tới những vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước trong khu vực như Philippines, hay Nhật Bản.

Cùng ngày, phát biểu tại thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cũng cho biết quân đội Trung Quốc đã thành lập đội tuần tra thường xuyên trên Biển Đông.

“Quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường với mục đích phòng ngừa chiến tranh”, ông Cảnh Nhạn sinh nói.

Cũng theo người phát ngôn này, bên cạnh việc thiết lập chế độ tuần tra thường xuyên, Bắc Kinh cũng đang cân nhắc việc thành lập các cơ sở quân sự trên biển để có thể đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quân sự tại những khu vực tranh chấp.

Những hoạt động mới này, cộng với việc trước đó Trung Quốc cho mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, cho thấy đang có sự tăng cường rõ rệt trong chính sách quân sự của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, những động thái gây hấn vô lý của Trung Quốc sẽ chỉ càng khiến Bắc Kinh chịu sự phản đối mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Trước đó, trong động thái nhằm kiềm tỏa tham vọng bành trướng của Trung Quốc theo hướng bất chấp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Mỹ đã có một loạt đông thái tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Gần đây nhất, Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận hải quân "Vành đai Thái Bình Dương" lớn chưa từng có tại đảo Hawaii, với sự tham gia của 22 nước, trong đó có Ấn Độ, Nga, Australia và Philippines, nhưng lại không có Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tập trận này, người phát ngôn Cảnh Nhạn Sinh khẳng định cuộc tập trận “không đáng lo ngại” nhưng lại bày tỏ lo lắng trước việc Mỹ triển khai thêm lực lượng hải quân tại Thái Bình Dương.

Đức Vũ

Theo AFP, Reuters, Kyodo

Share this post


Link to post
Share on other sites

3 mũi giáp công - âm mưu của TQ độc chiếm biển Đông chuyển hư hóa thực

Thứ sáu 29/06/2012 14:54

(GDVN) - Trung Quốc có âm mưu, chiến lược độc chiếm biển Đông là xuyên suốt và liên tục. Sau một thời gian củng cố và phát triển thực lực “giấu mình chờ thời” Trung Quốc sẽ ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn trên biển Đông

Quan sát những động thái leo thang của Bắc Kinh trên biển Đông vừa qua có thể thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh 3 mũi giáp công nhằm độc chiếm biển Đông và biến biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Posted Image

Trường Sa, Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, đó là sự thật không ai chối cãi được (ảnh TTXVN)

3 mũi giáp công ấy chính là 3 sự kiện: thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mời thầu quốc tế tại 9 lô hoàn toàn nằm trong thềm lục địa vùng biển chủ quyền của Việt Nam và triển khai 4 tàu Hải giám thực hiện cái gọi là “tuần tra” trên biển Đông ứng với 3 phương diện: Hành chính, kinh tế và quân sự .

Mũi thứ nhất, về cái tuyên bố phi lý, phi pháp và vô hiệu của Trung Quốc về việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là một âm mưu đã có từ lâu và được lên kế hoạch rất kỹ, khi có cớ vin vào để leo thang là Trung Quốc tuyên bố chính thức.

Về bản chất, cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã manh nha từ 2007, và khi công bố, Trung Quốc một mặt tạo cớ để đổ thêm tiền của đầu tư xây dựng trái cơ sở vật chất hạ tầng tại Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời có cớ động binh nếu như đối phương có hành động phản đối.

Posted Image

Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc .

Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói rằng: “Lãnh thổ Trung Quốc nếu không thành lập thành phố Tam Sa, quân đội vẫn có trách nhiệm bảo vệ, lập ra (cái gọi là thành phố Tam Sa)”.

Đó chính là mũi giáp công thứ nhất về việc quản lý hành chính, và đây lại là “cái cớ pháp lý” Trung Quốc chuẩn bị cho một phương án leo thang khi thấy có cơ hội, thậm chí không loại trừ khả năng dùng vũ lực.

Động thái này cũng cho thấy trước đây khi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện, Trung Quốc lấy cớ muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực nên không sử dụng vũ lực để hoãn binh và có thêm thời gian.

Nhưng hiện tại, khi chuẩn bị xong xuôi, Bắc Kinh lập tức thay đổi chiến lược dùng sức ép thực lực quân sự và thủ đoạn pháp lý để độc chiếm biển Đông.

Mũi giáp công thứ 2 cũng được Bắc Kinh nung nấu và chuẩn bị công phu đó chính là kinh tế - chính sách lợi dụng cục diện phức tạp, tranh tối tranh sáng để đưa dàn khoan siêu cỡ ra biển Đông thậm chí xâm phạm hẳn vùng biển chủ quyền nằm trong thềm lục địa Việt Nam để vơ vét tài nguyên, dầu khí.

Posted Image

Tàu "Dầu khí hải dương 117" của tập đoàn CNOOC đồ sộ như một nhà máy lọc dầu di động trên biển được điều ra biển Đông cùng dàn khoan 981 và một loạt tàu lớn khác nhằm thực hiện âm mưu vơ vét tài nguyên

Để có được dàn khoan khổng lồ 981 và những tàu chở dầu, lọc dầu được mệnh danh là nhà máy lọc dầu trên biển lớn chưa từng có không phải và không thể làm trong một sớm một chiều. Đó là một âm mưu và kế hoạch được tính toán rất kỹ từ trước.

Vừa kéo dàn khoan 981 ra biển Đông không được bao lâu, CNOOC, tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố mời thầu tại 9 lô nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải chủ quyền, thềm lục địa của Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào. Một động thái leo thang cần lên án mạnh mẽ.

Động thái này không phải là lần đầu tiên, nó đã từng xảy ra từ năm 2003 đối với vùng biển Hoa Đông đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc khi Bắc Kinh đơn phương mời thầu quốc tế thăm dò, khai thác tại đây.

Nhưng nếu như mỏ Xuân Hiểu mà phía Nhật Bản gọi là Shirakaba ở biển Hoa Đông nằm trong khu vực có tranh chấp thì lần này trên biển Đông, Trung Quốc đã ngang nhiên và táo tợn mời thầu thăm dò khai thác trong thềm lục địa, vùng biển chủ quyền của Việt Nam và không có bất cứ một tranh chấp nào.

Posted Image

Sơ đồ vị trí 9 lô tập đoàn CNOOC Trung Quốc mời thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào, một động thái leo thang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc dựa vào bảo đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn (phi pháp, phi lý, không thể chấp nhận) - ảnh trên là bản đồ do Trung Quốc tạo ra, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác.

Posted ImageBản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh (nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

9 lô này được CNOOC và Trung Quốc vẽ ra bám sát theo đường chữ U, hay còn gọi là đường lưỡi bò “liếm” mất gần 90% diện tích biển Đông mà cả thế giới này đều biết rằng đó là động thái hoàn toàn phi lý, phi pháp và vô giá trị.

Theo lý giải của Kiều Lương, một học giả đeo lon thiếu tướng và hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc giải thích chính sách “chủ quyền Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” do Đặng Tiểu Bình đề xuất một cách hoàn toàn sai trái, trịch thượng và lố bịch.

Kiều Lương cho rằng, “gác lại tranh chấp” chính là cách Bắc Kinh tạm thời né vấn đề nhạy cảm “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” dễ gây tranh cãi và phản đối trong thời gian trước đây. Nhưng nay khi Trung Quốc đủ mạnh, không cần phải né tránh nữa.

“Cùng nhau khai thác” được Kiều Lương giải thích là Trung Quốc “nhường nhịn” các bên liên quan trên cơ sở các bên phải thừa nhận cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc, một luận điệu trịch thượng và lố bịch.

Posted Image

Kiều Lương, một học giả đeo lon thiếu tướng không quân Trung Quốc theo đuổi quan điểm hiếu chiến về vấn đề biển Đông.

“Vấn đề Nam Hải (biển Đông) phức tạp, Trung Quốc không nên động vũ lực. Nhưng không cứng rắn không có nghĩa là ngồi không nhìn lợi ích bị mất, không động vũ lực cũng có thể nghĩ các biện pháp khác” – Kiều Lương phân tích.

Mũi giáp công thứ 3 chính là biên đội 4 tàu Hải giám 83, 84, 66 và 71 vừa lặng lẽ rời Tam Á hôm 26/6 để thực hiện cái gọi là “tuần tra định kỳ” trên phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò phi pháp mà Bắc Kinh vẽ ra trên biển Đông.

4 tàu Hải giám Trung Quốc lặng lẽ rời Tam Á hôm 26/6 để thực hiện cái gọi là “tuần tra” và “chấp pháp” (phi lý, phi pháp và vô giá trị), đồng thời Tân Hoa Xã không biết vô tình hay cố ý khi "để lộ" thông tin phạm vi hoạt động của 4 tàu này là “toàn bộ vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”.

Điều đó khiến người ta không loại trừ khả năng Bắc Kinh phái 4 tàu Hải giám này ra hoạt động (trái phép) trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, nơi CNOOC vừa tuyên bố 9 lô mời thầu thăm dò khai thác (phi pháp, vô hiệu) và trở thành lực lượng cảnh giới cho giàn khoan 981.

Posted Image

Tàu Hải giám 83 Trung Quốc cùng biên đội được tung ra thực hiện cái gọi là "tuần tra thường kỳ" trên biển Đông trong toàn bộ phạm vi đường lưỡi bò phi pháp

Thậm chí La Viện, một học giả đeo lon thiếu tướng Trung Quốc còn kêu gọi hải quân nước này nhập cuộc “tuần tra” biển Đông và tham gia bảo vệ ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá (trái phép, vi phạm chủ quyền nước khác – PV) chứ không chỉ sử dụng mỗi lực lượng Hải giám và Ngư chính.

Theo viên tướng này, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ canh chừng cho Hải giám và Ngư chính, nếu 2 lực lượng này xảy ra sự cố (khi gặp phải sự phản vệ của nước khác vì Hải giám, Ngư chính xâm hại chủ quyền của họ - PV), chiến hạm hải quân Trung Quốc sẽ lập tức nhảy vào.

Hiện tại, hạm đội Nam Hải có 3 căn cứ hải quân, mỗi căn cứ biên chế tương đương 1 quân đoàn với 1 đội tàu khu trục, 1 đội tàu hộ vệ, 1 đội tàu ngầm hạt nhân, 1 đội tàu ngầm thông thường, 1 đội tàu đổi bộ, 1 đội tàu dẫn đường, hạm phá ngư lôi, xuồng cao tốc.

Hạm đội Nam Hải phụ trách một khu vực rộng lớn theo đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc vẽ ra với biên chế 9 tàu khu trục, 17 tàu hộ vệ, 3 tàu ngầm hạt nhân, 21 tàu ngầm thông thường và 17 chiến hạm đổ bộ xe thiết giáp lội nước có thể vận chuyển đồng thời 3 sư đoàn lục quân biên chế đầy đủ trong thời chiến.

Posted Image

Tàu chiến hạm đội Nam Hải diễn tập bắn đạn thật

Có thể thấy rằng Trung Quốc có âm mưu, chiến lược độc chiếm biển Đông là xuyên suốt và liên tục. Sau một thời gian củng cố và phát triển thực lực “giấu mình chờ thời” Trung Quốc sẽ ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn trên biển Đông.

3 mũi giáp công, đồng thời cũng là 3 cánh quân Trung Quốc đầu tư chuẩn bị từ rất lâu, bây giờ bắt đầu đem ra sử dụng hòng chiếm ưu thế theo kiểu ỷ mạnh hiếp yếu.

Việc triển khai 3 mũi giáp công này ít nhất nhằm tới 3 mục đích, một là lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng thừa nước đục thả câu, tranh thủ chiếm đoạt nhiều hơn nữa các ưu thế về quân sự, kinh tế trên biển Đông, đặc biệt là vơ vét tài nguyên dầu khí, nghề cá.

Thứ hai, nắn gân, thử phản ứng của Mỹ và các bên liên quan theo kiểu mềm nắn, rắn buông. Đặc biệt chú ý tìm kiếm xem giới hạn nhân nhượng cuối cùng của các bên liên quan đến đâu và khi nào, như thế nào thì Mỹ mới nhảy vào can thiệp.

Thứ ba, hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền và đường lưỡi bò phi pháp, phi lý, vô hiệu do Trung Quốc tự vẽ ra nhằm độc chiếm biển Đông, mở đột phá khẩu phía Nam, kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch châu Á giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương nhằm cạnh tranh hùng tranh bá với Mỹ.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Lý

===================

Người Trung Quốc càng thể hiện tham vọng càng chứng tỏ quyết tâm làm bá chủ thế giới của họ. Đấy là bản chất của vấn đề. Còn gây sự ở đâu chỉ là hình thức thể hiện hệ quả.

Bởi vậy nó càng làm cho siêu cường số một thế giới hiện nay là Hoa Kỳ thấy rằng để giữ địa vị bá chủ sẽ phải làm gì.

Xu hướng hội nhập toàn cầu là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Tất nhiên nó cần một quyền lực thống trị nhất quán.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện này chính là một hiện tượng tất yếu thể hiện quy luật này. Tuy nhiên để đạt được điều đó có hai khả năng:

1/ Một cuộc chiến dứt điểm để giành ngôi bá chủ thế giới.

2/ Một cuộc hội nhập mang tính nhân văn.

Tất nhiên hành vi của người Trung Quốc đang đẩy xu hướng này theo cách thứ 1.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời'

Nhiều học giả và quan chức quốc tế khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, vì thế các công ty nước ngoài sẽ không quan tâm đến lời mời phi pháp của Trung Quốc.

> Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến ở Biển Đông

Phần lớn các ý kiến được đưa ra tại hội thảo An ninh Hàng hải tại Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington của nước này những ngày qua.

9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam

Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Học giả này khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành".

Posted Image

Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes

Trung Quốc khiêu khích Việt Nam

Cũng tại hội nghị về Biển Đông do CSIS tổ chức, Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cũng có phát biểu về hành động của phía Trung Quốc.

Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.

"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sĩ Lieberman nói.

Cần phải nghĩ kỹ trước khi tham gia thầu với Trung Quốc

Đó là cảnh báo của tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS. Theo lời phát biểu của bà Glasser tại hội nghị của CSIS, bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.

Sẽ không có công ty nước ngoài nào nhận thầu

Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.

"Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)", Financial Times dẫn lời ông Yu nói. "Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".

Posted Image

Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Nhật Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến hạm đổ về tập trận lớn nhất thế giới

VnExpress

Thứ sáu, 29/6/2012, 16:27 GMT+7

Hàng chục tàu chiến từ nhiều nước hôm nay đổ về đảo Hawaii, Mỹ, để tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012.

Việt Nam làm quan sát viên tập trận lớn nhất thế giới

22 nước tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Posted Image

Tập trận hải quân Vành đai Thái Bình dương RIMPAC 2012 diễn ra tại Honolulu, Hawaii từ ngày hôm nay đến 3/7 tới. Trong hình là tàu khu trục USS Gary (FFG 51) lớp Oliver Hazard Perry đang tiến vào vùng nước thuộc căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam để hỗ trợ cho hoạt động diễn tập.

Posted Image

Theo Hải quân Mỹ, tập trận năm nay có quy mô lớn và có nhiều nét khác biệt so với những năm trước, khi quy tụ đến 42 chiến hạm đến từ 22 quốc gia. Trong hình là tàu Hải quân Mexico ARM Usumacinta (A-412)

Posted Image

Hai tàu chiến đến từ Nhật Bản JMSDF Myoko (DDG 175) và JMSDF Shirane (DDH 143). 12 trong số 42 chiến hạm có mặt ở Hawaii sẽ mang theo đơn vị gồm các tàu, máy bay và cả tàu ngầm.

Posted Image

Tàu khu trục Chile Almirante Lynch (FF 07) tiến vào căn cứ huấn luyện. Dự kiến hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân sẽ góp mặt trong RIMPAC năm nay.

Posted Image

Singapore cử tàu khu trục RSS Formidable (68) đến Honolulu.

Posted Image

Pháp tham gia RIMPAC với khu trục hạm Prairial (F731).

Posted Image

JMSDF Bungo (MST 464) của Hải quân Nhật Bản neo tại căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam. Năm nay là lần đầu tiên RIMPAC có sự góp mặt của Nga. Các tàu khu trục Đô đốc Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu cứu hộ Fotiy Krylov thuộc Hạm đội Thái Bình dương của nước này sẽ tập trận cùng tàu chiến các nước.

Posted Image

Tàu tấn công đổ bộ của nước chủ nhà Mỹ USS Essex (LHD 2). Cuộc tập trận RIMPAC do Hạm đội Thái Bình dương Mỹ đứng ra đăng cai.

Posted Image

Khu trục hạm lớp Anzac HMAS Perth (FFH 157) của Hải quân Australia. RIMPAC 2012 là lần thứ 23 cuộc tập trận hải quân đa quốc gia được tổ chức kể từ khi bắt đầu vào năm 1971. Cuộc diễn tập RIMPAC đầu tiên chỉ có tàu chiến của 3 nước tham gia là Mỹ, Canada và Australia.

Anh Ngọc (Ảnh: Facebook RIMPAC)

================================

Qui mô nhớn nhỉ! Chắc không đơn giản chỉ để chống cướp biển! Sao không thấy Trung Quốc tham gia nhỉ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Người Trung Quốc càng thể hiện tham vọng càng chứng tỏ quyết tâm làm bá chủ thế giới của họ. Đấy là bản chất của vấn đề. Còn gây sự ở đâu chỉ là hình thức thể hiện hệ quả.

Bởi vậy nó càng làm cho siêu cường số một thế giới hiện nay là Hoa Kỳ thấy rằng để giữ địa vị bá chủ sẽ phải làm gì.

Xu hướng hội nhập toàn cầu là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Tất nhiên nó cần một quyền lực thống trị nhất quán.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện này chính là một hiện tượng tất yếu thể hiện quy luật này. Tuy nhiên để đạt được điều đó có hai khả năng:

1/ Một cuộc chiến dứt điểm để giành ngôi bá chủ thế giới.

2/ Một cuộc hội nhập mang tính nhân văn.

Tất nhiên hành vi của người Trung Quốc đang đẩy xu hướng này theo cách thứ 1.

Cái con cọp giấy nó dương oai tới bây giờ kể cũng tội, nó cứ tưởng nó là cọp thật, vì vẫn còn cái áo nhìn giống giống. Nhưng giả sử anh Hoa Kỳ ngứa mắt lên, chả cần động tay chân, chỉ cần lột áo con cọp này ra thôi, thì sao Sư Phụ nhỉ ? Chắc sốc ghê lắm...và có thể nó sẽ phát cuồng.... Lúc đó Sư Phụ thấy Hoa Kỳ sẽ có lợi nhiều không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qui mô nhớn nhỉ! Chắc không đơn giản chỉ để chống cướp biển! Sao không thấy Trung Quốc tham gia nhỉ? Posted Image

Người Việt mình có câu : "Chớ thấy kẻ sang bắt quàng làm họ", Trung Quốc dù sao cũng được xem là cường quốc số 2 thế giới, tức sau Mỹ, nhưng cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, và, hơn một nửa cư dân hành tinh này đang sử dụng sản phẩm của họ (TQ), còn người Nga thì đã chính thức công khai rút lui khỏi cuộc đua bá chủ từ lâu rồi, họ (Nga) còn lo giải quyết quốc kế dân sinh của họ. Cho nên không dễ gì cứ muốn mời người Trung Quốc tập trận cùng là mời, ít ra người ta phải biết mình ở vị trí nào, ông Thiên Sứ nhỉ (!?)

Hì.... :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt mình có câu : "Chớ thấy kẻ sang bắt quàng làm họ", Trung Quốc dù sao cũng được xem là cường quốc số 2 thế giới, tức sau Mỹ, nhưng cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, và, hơn một nửa cư dân hành tinh này đang sử dụng sản phẩm của họ (TQ), còn người Nga thì đã chính thức công khai rút lui khỏi cuộc đua bá chủ từ lâu rồi, họ (Nga) còn lo giải quyết quốc kế dân sinh của họ. Cho nên không dễ gì cứ muốn mời người Trung Quốc tập trận cùng là mời, ít ra người ta phải biết mình ở vị trí nào, ông Thiên Sứ nhỉ (!?)

Hì.... :P

nhỉ! Nhờ Trần Phương cao kiến phát hiện ra: Trung Quóc đường đường một "đống", cần gì phải Hoa Kỳ mời chứ? "

Cho nên không dễ gì cứ muốn mời người Trung Quốc tập trận cùng là mời, ít ra người ta phải biết mình ở vị trí nào

".

Hay! Rất hay! Hê! Hê!

Thế mà Thiên Sứ tôi cứ tưởng Hoa Kỳ vì tổ chức tập chống cướp biển, nên thấy không cần thiết phải mời một siêu cường như Trung Quốc tham gia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái con cọp giấy nó dương oai tới bây giờ kể cũng tội, nó cứ tưởng nó là cọp thật, vì vẫn còn cái áo nhìn giống giống. Nhưng giả sử anh Hoa Kỳ ngứa mắt lên, chả cần động tay chân, chỉ cần lột áo con cọp này ra thôi, thì sao Sư Phụ nhỉ ? Chắc sốc ghê lắm...và có thể nó sẽ phát cuồng.... Lúc đó Sư Phụ thấy Hoa Kỳ sẽ có lợi nhiều không ?

Phàm ở đời này, cái thằng dốt nát nhờ may mắn của số phận trở nên giàu có, đa phần cứ tưởng đó là do tài năng và sự khôn ngoan của nó. Nên nó kiêu hãnh, hợm hĩnh chẳng coi ai ra gì. Rất hiếm những người giàu có những vẫn khiêm nhường giữ được bản chất nhân văn trong ứng sử với con người. Họ đâu có hiểu rằng tất cả đều là những quy luật tự nhiên đã sắp đặt trước cả. Hiện tượng này không chỉ ở cá nhân, mà cả cấp quốc gia cũng vậy. Bởi vậy, mới ti toe mấy hột mà cũng bày đặt bành trướng, gây sự với những nước láng giềng.

Hoa Kỳ sau khi Liên Xô sụp đổ đã định giải tán cả Liên Hiệp Quốc. Sau nghĩ thế nào họ lại thôi. Đủ hiểu quyền lực và khả năng của họ đến đâu. Cho nên mấy cái trò phủ quyết chỉ là trò vớ vẩn. Nhân lúc Hoa Kỳ dọn dẹp phần còn lại của thế giới, bày đặt tranh thủ cơ hội ngoi lên xưng hùng, xưng bá. Khiến khổ.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Trông vậy chứ quỹ thời gian ngày càng thu hẹp, đến một lúc nào đó "nhìn thấy" thì quay lại đã muộn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại trò gì nữa đây?

=================

Baidu âm thầm xâm nhập Việt Nam

30/06/2012 3:21

Dù chưa xin phép hoạt động, “đại gia” internet Baidu của Trung Quốc đang tiến tới cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến trên thị trường VN.

Ngày mai, Baidu dự định sẽ chính thức ra mắt dịch vụ mạng xã hội giao diện tiếng Việt mang tên Baidu Trà Đá Quán tại địa chỉ http://tieba.baidu.com.vn. Để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt, Baidu còn thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên ngày 27.6, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết hiện cơ quan quản lý chưa nhận được hồ sơ đăng ký cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng Baidu Trà Đá Quán.

Hiện cơ quan quản lý chưa nhận được hồ sơ đăng ký cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng Baidu Trà Đá Quán

Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Thực ra, Baidu hiện khai thác một số dịch vụ trực tuyến bằng tiếng Việt. Cụ thể, công ty này cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/. Ngoài ra, tại địa chỉ http://vn.hao123.com, Baidu còn hoạt động mạng tìm kiếm, kết nối gián tiếp những trang mạng ở khắp các lĩnh vực và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trực tuyến. Hơn thế nữa, trang http://vn.hao123.com còn nhận đăng ký quảng cáo. Như vậy, Baidu đang từng bước tiếp cận để khai thác thị trường internet VN ở hầu hết các dịch vụ phổ biến.

Sở hữu nhiều tên miền đuôi “.vn”

Không chỉ âm thầm tiếp cận cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dùng VN, Baidu còn sở hữu không ít tên miền có đuôi “.vn” và “.com.vn”. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thông qua nhà đăng ký là Công ty Hi-tek, Công ty Baidu đã đăng ký một số tên miền “.vn” như baidu.com.vn (đăng ký 11.4.2006); tieba.com.vn, tieba.vn (22.2.2012); hao123.com.vn, hao123.vn (13.5.2011); zhidao.vn, zhidao.com.vn, zhidao.baidu.com.vn (14.7.2011). Riêng tên miền Baidu.vn do một pháp nhân tại Hàn Quốc đăng ký từ 15.9.2010.

Liên quan đến việc Baidu sử dụng tên miền “.vn” do VN quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm internet VN (VNNIC), thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, việc quản lý đăng ký tên miền và việc quản lý nội dung đưa lên internet trên các tên miền này là hai vấn đề độc lập với nhau. Ông Tân cho rằng, về nguyên tắc các chủ thể khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thể. Do các tên miền có thể được đăng ký để dùng ngay hoặc để bảo hộ thương hiệu nên việc các nội dung thông tin đưa lên các website sử dụng tên miền “.vn” sẽ phải tuân thủ các quy định quản lý nội dung và được hậu kiểm. Khi có vi phạm quy định pháp luật, không phân biệt là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài đều sẽ bị xử lý. Nếu cơ quan chức năng có yêu cầu hình thức xử phạt bổ sung liên quan đến tên miền thì tên miền có thể tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi.

Ngoài ra, ông Tân cho biết thêm, các website không phải tên miền ".vn" mà chỉ có phần tiếp đầu ngữ “vn” (ví dụ vn.hao123.com của Baidu) là tên miền cấp cao quốc tế, không thuộc quyền quản lý của VN.

Posted Image

Baidu đang chuẩn bị ra mắt mạng xã hội tiếng Việt

Hàng loạt cáo buộc ở Trung Quốc

Từ tháng 9 năm ngoái, một số trang mạng, diễn đàn trực tuyến VN đã râm ran về việc Baidu chuẩn bị tấn công thị trường VN. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Baidu đang là công ty internet số 1 Trung Quốc. Vốn được thành lập từ năm 2000, Baidu nhanh chóng chuyển mình nhờ cơ hội nhiều đại gia internet nước ngoài phải rút lui hoặc hạn chế hoạt động tại Trung Quốc vì không đáp ứng một số yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền sở tại. Đặc biệt, sau khi Google rời khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010 thì Baidu càng dễ dàng giữ vững ngôi vị số 1 tại đây. Đến nay, Baidu đã trở thành tập đoàn trị giá nhiều tỉ USD và cung cấp hầu hết các dịch vụ trực tuyến giống Google, như: tìm kiếm, bản đồ, nghe nhạc, giải trí, mua sắm, truyền hình internet, mạng xã hội… Tập đoàn này đang không ngừng bành trướng sang thị trường các nước khác.

Tuy nhiên, Baidu cũng từng đối mặt không ít rắc rối trong quá trình hoạt động. Năm ngoái, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV từng cáo buộc dịch vụ tìm kiếm của Baidu lập lờ giữa những kết quả tìm kiếm được cho là phổ biến với những kết quả được các công ty trả tiền quảng cáo, theo Bloomberg. Vì thế, một số kết quả tìm kiếm có thể dẫn đến những nơi thiếu trung thực, có cả các điểm chữa trị y tế không được cấp giấy phép. Đồng thời, CCTV còn cáo buộc Baidu không trung thực trong số lượng truy cập để thu tiền quảng cáo nhiều hơn.

Trước đó, hồi năm 2008, CCTV cũng đưa ra một số cáo buộc đối với Baidu khiến đại diện tập đoàn này phải lên tiếng xin lỗi. Ngoài ra, Baidu từng bị cáo buộc đã can thiệp, kiểm soát số một số nội dung cá nhân của người dùng dịch vụ.

Trường Sơn - Ngô Minh Trí

=========================

Thông thường, những mạng dịch vụ như Google ...đều muốn có thị trường rộng để làm ăn. Nhưng riêng cái cha nội Baidu này thì quí vị nên cảnh giác bởi tính nhậy cảm thời sự hiện thời với những đòi hỏi quyền lợi của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam.

Bởi vì cái khác nhau căn bản chính là Google là một tổ chức tư nhân. Về mặt pháp lý hoạt động độc lập với chính phủ. Nhưng Baidu là một tập đoàn chịu sư chi phối của chính phủ.

Cho nên không loại trừ khả năng có nhiều phiền phức khi các web và mạng Baidu thâm nhập vào hệ thống Internet của Việt Nam, khi có những bất đồng về lãnh thổ hiện nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN trục xuất nhà hoạt động Nam Hàn

Nguồn: BBC

Posted Image

Hàng trăm người đã tới Hàn Quốc từ Việt Nam

Tin cho hay nhà hoạt động Hàn Quốc chuyên giúp người tỵ nạn Bắc Hàn đào tẩu bị trục xuất sau một tuần tạm giam ở TP. Hồ Chí Minh.

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap nói người này, tên là Yoo, 51 tuổi, bị giới chức Việt Nam bắt hôm 20/6 tại một khách sạn trong thành phố.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân ông Yoo bị bắt vì vi phạm luật pháp nước sở tại theo hình thức nào.

Một quan chức bộ ngoại giao Hàn Quốc giấu tên được Yonhap dẫn lời nói "ông Yoo bị trục xuất khỏi Việt Nam tối thứ Năm 28/6 và đã tới Seoul vào thứ Sáu".

Quan chức này cũng nói ông Yoo bị cấm nhập cảnh Việt Nam trong ba năm.

Theo vị quan chức, ông Yoo bị nghi là đã giúp người Bắc Hàn chạy tới Nam Hàn qua con đường Việt Nam và năm 2004 đã bị Việt Nam trục xuất một lần.

Năm 2004, khoảng 400 người tỵ nạn Bắc Hàn đã được chuyển từ Việt Nam tới Hàn Quốc trong một sự kiện thu hút nhiều chú ý.

Việt Nam không muốn tạo tiền lệ trở thành điểm trung chuyển của người tỵ nạn Bắc Hàn, và cũng không muốn gây căng thẳng với Bình Nhưỡng.

Thế nhưng Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều vào Việt Nam, và Hà Nội cũng muốn giữ quan hệ tốt với Seoul.

Đào tẩu

Cho tới nay, chính phủ Việt Nam chưa đưa ra lý do cho vụ bắt ông Yoo và cũng không công bố gì về vụ này.

Hàng chục nghìn người Bắc Hàn đã bỏ trốn trong những năm qua vì đói kém và bị trấn áp.

Hàn Quốc là đích đến của đa số, tới nay con số người Bắc Hàn đào tẩu xuống miền Nam đã lên tới trên 23.000.

Tuy nhiên để đến được Hàn Quốc, người Bắc Hàn thường phải qua một hay nhiều nước thứ ba khác, như Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Từ khi Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới và trục xuất tất cả người tỵ nạn Bắc Hàn bắt được tại nước này, dòng người tỵ nạn chuyển sang các nước phía Nam, trong đó có Việt Nam, gây khá nhiều rắc rối về ngoại giao.

Đa phần các cuộc đào tẩu của người Bắc Hàn đều có sự liên quan giúp đỡ của các nhà hoạt động Nam Hàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá điện sắp tăng tới 10%?

Thứ Hai, 14/05/2012 --- cập nhật 02:23 GMT+7

Thời gian tới, rất có thể giá điện sẽ đội lên 5%-10% do các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện đã tăng cao.

====================

Lên quẻ: Khai Tiểu Cát: nhanh thì tháng sau sẽ tăng, chậm thì trong vòng 2 tháng nữa, khả năng tăng 5%. Như vậy, gói cứu trợ cứu cánh doanh nghiệp lại gặp khó khăn và trở ngại mới.

Vậy là giá điện đã chính thức tăng 5%, doanh nghiệp tiếp tục gồng mình tiếp vậy.

======================

Tăng giá điện từ ngày 1/7

Thứ Bảy, 30/06/2012 --- cập nhật 07:32 GMT+7

Giá bán điện bình quân sẽ lên 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đ/kWh (5%) so với mức đang áp dụng.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 17 quy định về giá bán điện mới. Theo đó, kể từ 1/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đ/kWh (5%) so với mức đang áp dụng (1.304 đ/kWh).

Các cơ sở tăng giá điện được đề cập là giá than, giá khí, giá dầu và tỷ giá ngoại tệ.

Theo lý giải của Bộ Công Thương, than cho sản xuất điện được tính với các mức: than cám 4b có giá 750.000 đồng/tấn; than cám 5a là 620.000 đồng/tấn; than cám 5b là 581.000 đ/tấn; than cám 6a là 521.000 đ/tấn; than cám 6b là 457.000 đ/tấn. Mức giá này tăng so với hiện hành từ 10 đến 11,5% tùy từng loại.

Giá khí được nhắc tới là giá trung bình cho nhà máy điện Cà Mau với 9,338 USD/triệu BTU được tính trên cơ sở giá dầu HFO là 720,96 USD/tấn. Còn giá dầu DO là 20.897 đ/lít, giá dầu FO là 18.116 đ/lít.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 20.927 đ/USD.

Với giá điện mới, doanh thu bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến tăng thêm 3.710 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của EVN dự kiến từ 01/7/2012 đến 31/12/2012 là 56,8 tỷ kWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang Campuchia). Nguồn thu tăng thêm được sử dụng để bù đắp cho tăng giá than và một phần chi phí còn treo của các năm trước.

EVN cũng cho hay, trong lần tăng giá điện từ ngày 1/7/2012, mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp không điều chỉnh, giữ nguyên ở mức 993 đ/kWh.

Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh/tháng tăng chi 4.200 đ/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 8.600 đ/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 14.050 đ/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.050 đ/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 38.950 đ/tháng.

Theo Đầu Tư

Share this post


Link to post
Share on other sites

TT Obama thăm khu vực bị cháy rừng trong bang Colorado

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ban bố tình trạng thảm họa đối với bang Colorado ở miền tây Hoa Kỳ, nơi ông sẽ tới thăm ngày hôm nay để khảo sát thiệt hại gây nên bởi trận cháy rừng lớn vốn đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà và làm ít nhất 1 người thiệt mạng.

Giới hữu trách cho biết 346 ngôi nhà đã bị phá hủy kể từ hôm thứ Ba, khi trận hỏa hoạn Waldo Canyon bất ngờ vượt ra khỏi vòng kiểm soát, buộc khoảng 36.000 người ở Colorado Springs, thành phố lớn thứ hai của bang này, phải sơ tán khỏi nhà.

Cảnh sát trưởng thành phố nói với các phóng viên ngày hôm qua rằng đã tìm thấy một thi thể,trong đống đổ nát của một ngôi nhà bị thiêu rụi, nơi hai người được cho là đã mất tích.

Tuyên bố của ông Obama có nghĩa là các ngân khoản cứu trợ thảm họa của liên bang có thể được sử dụng để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi trận hỏa hoạn Waldo Canyon và trận cháy rừng khác ở miền bắc Colorado vốn đã tàn phá 257 ngôi nhà và làm một phụ nữ thiệt mạng hồi đầu tháng này.

Vụ cháy Waldo Canyon bắt đầu từ hôm thứ Bảy tại Rừng Quốc gia Pike và đã thiêu rụi 6.000hecta đất, và có lúc đã đe dọa đến Học viện Không quân Hoa Kỳ.

Một vài ngày nắng nóng với nhiệt độ tăng cao đến 37 độ C đã khiến vụ cháy xảy ra. Vụ hỏa hoạn đã được khống chế khoảng 15% nhờ thời tiết mát mẻ hơn và gió nhẹ hơn đã giúp nỗ lực cứu hỏa được dễ dàng hơn.

Nguyên nhân của vụ cháy hiện chưa được xác định. FBI đang điều tra xem liệu vụ cháy có phải do một hành động tội phạm gây nên hay không.

Vụ hỏa hoạn Waldo Canyon là một trong một số vụ cháy rừng lớn đã xảy ra trên khắp phần lớn miền tây Hoa Kỳ trong những tuần gần đây, gồm cả một vụ ở bang Utah kế cận đã làm một người thiệt mạng.

nguồn VOA Đài tiếng nói Hoa Kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc

Posted Image

Hàng trăm người mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 1/7/2012

Marianne Brown

Cập nhật: 01.07.2012 10:47

Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên từ gần 1 năm nay

Hàng trăm người tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam hôm nay đã xuống đường biểu tình để phản đối những động thái mới nhất của Trung Quốc chống lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Thông tín viên VOA Marianne Brown tường trình từ Hà Nội rằng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc đã chuẩn bị để đối phó với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên trong vòng gần một năm nay.

Chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc vài con đường, một đám đông lớn đã tụ tập, mang theo các biểu ngữ và vẫy quốc kỳ Việt Nam.

Các băng video thu hình các cuộc tuần hành đã lập tức được tải lên mạng.

Bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, có mặt trong cuộc biểu tình.

Bà cho biết: “Trên 500 người lác đác lác đác đến gần gần gần...Mưa to nhưng mọi người vẫn đội mưa đi đến, từ những người ở tỉnh khác xa Hà nội cũng kéo về Hà Nội để biểu tình. Đó là cái không khí ban đầu.”

Các băng video thu hình hàng trăm người biểu tình tại TPHCM hô to các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chống Trung Quốc, đồng thời đòi Trung Quốc hãy cút về nước cũng xuất hiện trên mạng.

Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng các blogger được nhiều người biết đến đã bị ngăn chặn, không cho tham gia biểu tình.

Ông Robertson nói Human Rights Watch đã nhận được tin tức nói rằng một số các blogger và nhiều người khác hoặc là bị ngăn cản không cho đi biểu tình, hoặc dường như đã bị câu lưu. Ông Robertson nói theo ông nghĩ thì đây là một chiến dịch sách nhiễu hoặc trấn áp tinh thần do cảnh sát Việt Nam tiến hành để áp lực các blogger và nhiều người khác tránh xa các cuộc biểu tình.

Nhiều người biểu tình muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hồi tuần trước, tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, một khu vực được tin là giàu trữ lượng khoáng chất và dầu khí, là vùng lãnh thổ mà Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực cũng tuyên bố có chủ quyền.

Bắc Kinh mạnh mẽ đả kích Luật Biển mới của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.

Một số người tham gia biểu tình hôm nay cho hay là khu vực quanh đại sứ quán Trung Quốc đã bị phong tỏa và được cảnh sát canh gác.

Bà Lê Hiền Đức chỉ trích động thái này.

Bà nói: “Tại sao gần đến đại sứ quán Trung Quốc thì chặn đường, không cho dân đi. Đấy...rất bức xúc cái chuyện đấy. Ô, đường của người dân cơ mà, đường phố vẫn được đi bình thường, tại sao lại cấm không cho dân đi?”

Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc thường dùng các vụ đối đầu về cuộc tranh chấp tại Biển Đông, để ảnh hưởng tới công luận trong nước, và chỉ đàn áp biểu tình khi nào dư luận chống đối Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát.

Theo VOA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ rõ mưu đồ của Trung Quốc

02/07/2012 4:00

Trung Quốc liên tục có nhiều hành động gây bất ổn trên biển Đông nhằm đẩy mạnh quá trình thâu tóm khu vực này.

Việc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam khiến giới chuyên gia quốc tế vô cùng quan tâm. Nhận định với Thanh Niên, chuyên gia Tetsuo Kotani, thuộc Học viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản, cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hành động ngang ngược như trên.

Theo đó, Trung Quốc từng đồng ý với Nhật Bản về việc hợp tác khai thác chung trên vùng biển Hoa Đông nhưng rồi Bắc Kinh vẫn đơn phương khai thác và triển khai tàu chiến. Ông Kotani khẳng định việc CNOOC mời thầu 9 lô dầu khí trên là thông điệp cho thấy Trung Quốc không quan tâm đến cơ sở hợp tác, giải quyết công bằng.

Posted Image

Trung Quốc đang ra sức bành trướng trên biển Đông - Ảnh: Peopledaily

Cũng liên quan đến diễn biến này, tờ The Diplomat vừa đăng bài phân tích của ông Taylor Fravel, Phó giáo sư chuyên ngành Khoa học chính trị và là thành viên Chương trình nghiên cứu an ninh của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Phó giáo sư này khẳng định 9 lô dầu mà CNOOC mời thầu đều nằm trong EEZ của Việt Nam nên Trung Quốc thừa hiểu khó có đối tác quốc tế nào muốn tham gia. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn hành động như thế nhằm tìm cách tăng quyền tài phán đối với biển Đông.

Tàu tuần tra Trung Quốc đến bãi Châu Viên

Ngày 1.7, Tân Hoa xã đưa tin đội gồm 4 tàu hải giám Trung Quốc, xuất phát từ đảo Hải Nam vào ngày 26.6, đã đến bãi Châu Viên ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Theo kế hoạch, đội tàu trên sẽ thực hiện chuyến tuần tra dài 2.400 hải lý (4.500 km) trên biển Đông.

Trước đây, Trung Quốc chỉ tìm cách cản trở Việt Nam khai thác hợp pháp nguồn lợi trên biển Đông. Điển hình như việc tàu Trung Quốc cắt cáp, đe dọa các tàu thăm dò của phía Việt Nam. Khi ấy, những động thái trên của Bắc Kinh chỉ nhằm thể hiện sự có mặt trên biển Đông. Giờ đây, Trung Quốc đang muốn tiến thêm một bước để tăng quyền tài phán và tạo sự mập mờ về pháp lý trong các tranh chấp với Việt Nam. Dễ hiểu hơn, lâu nay Trung Quốc chỉ can thiệp một cách không chính thức thì nay họ bất chấp luật pháp quốc tế để chính thức can thiệp, ngăn không cho Việt Nam khai thác dầu ở khu vực này.

Việc công bố mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng EEZ của Việt Nam còn là cách mà Trung Quốc dùng để đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền bản đồ đường lưỡi bò (9 đoạn) trên biển Đông. Thông qua đó, Trung Quốc cũng có thể cản trở các dự án mà Việt Nam đang xúc tiến.

Ngoài ra, ông Fravel còn nhận định Bắc Kinh tiến hành động thái trên ngay trước thềm cuộc họp thường niên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 12.7, là có ý đồ. Theo đó, Trung Quốc muốn đẩy tranh chấp lên cao trào căng thẳng song phương nhằm vô hiệu hóa những ý định bàn thảo vấn đề trên trong hội nghị ARF. Bằng cách này, Trung Quốc có thể né tránh thảo luận đa phương để áp đặt đàm phán song phương nhằm tăng cường cơ sở pháp lý trong tranh chấp. Đây là điều mà Bắc Kinh luôn theo đuổi từ bấy lâu nay. Khi không thảo luận đa phương thì Trung Quốc có thể hạn chế sức ép từ cộng đồng quốc tế về việc nước này vi phạm luật pháp và quy tắc quốc tế.

Hải quân Trung Quốc tham gia leo thang

Posted Image

Chuyên gia Swee Lean Collin Koh - Ảnh: RSIS

Mới đây, Trung Quốc ngang nhiên thành lập TP.Tam Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 28.6, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Nhạn Cảnh Sinh tuyên bố nước này đang xem xét thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự cho TP.Tam Sa và tiến hành tuần tra hải quân ở vùng tranh chấp trên biển Đông. Thanh Niên vừa có cuộc phỏng vấn chuyên gia Swee Lean Collin Koh, Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore), nhằm phân tích rõ hơn động thái trên.

Ông nghĩ thế nào về việc Trung Quốc tiến hành tuần tra hải quân khu vực các đảo tranh chấp trên biển Đông và thiết lập bộ chỉ huy quân sự TP.Tam Sa? Nước này sẽ có những động thái gì tiếp theo?

Thời gian qua, Trung Quốc tăng cường triển khai lực lượng tuần tra dân sự, bán quân sự như tàu hải giám, ngư chính trên biển Đông. Bắc Kinh đang làm tương tự trên vùng biển Hoa Đông chứ không riêng gì biển Đông. Đây có thể là cách Trung Quốc tiếp tục theo đuổi trong tương lai để tránh bị mang tiếng khi căng thẳng leo thang trong các vùng tranh chấp. Thế nhưng Trung Quốc thiết lập bộ chỉ huy quân sự TP.Tam Sa cũng như tổ chức tuần tra hải quân nhằm dự phòng cho mọi trường hợp căng thẳng leo thang. Tất nhiên, Bắc Kinh trong thời gian tới vẫn sẽ tập trung sử dụng các lực lượng bán quân sự, dân sự để tuần tra biển Đông.

Trước các diễn biến đó, Việt Nam cần thiết đưa ra tuyên bố ngoại giao mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc không làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Thứ hai, Việt Nam có thể kiềm chế triển khai tàu chiến đến biển Đông nhưng cần phát huy tối đa, càng nhiều càng tốt, lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ chủ quyền. Nhấn mạnh biện pháp ngoại giao nhưng phải được hỗ trợ bằng việc sử dụng lực lượng dân sự để tuần tra trên biển Đông. Cách thức này công khai giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà không bị xem là một phản ứng mang tính quân sự. Điều này phù hợp với chính sách lâu dài của Việt Nam cũng như luật quốc tế.

Thực tế, Trung Quốc vẫn luôn bỏ qua những nguyên tắc quốc tế. Vì thế, ông nghĩ rằng đâu là cách để giải quyết tình trạng này?

Rõ ràng, các sự kiện gần đây cho thấy Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), được ký hồi năm 2002, phát huy hiệu quả rất hạn chế. DOC chẳng đủ sức bảo đảm việc đối đầu quân sự không xảy ra trên biển Đông. Vì thế, Việt Nam cần đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy soạn thảo và thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Ngoài ra, Việt Nam từng ủng hộ ý tưởng hình thành Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác (ZoPFF/C) do Philippines đề xuất (khu vực ZoPFF/C bao gồm những vùng mà các bên đang tranh chấp trên biển Đông để phân định đâu là khu vực tranh chấp và đâu là khu vực không tranh chấp - NV). Việt Nam nên tăng cường thúc đẩy sáng kiến này được thông qua, trở thành cơ sở chung cho các bên tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, như tôi đã nói, Việt Nam trước mắt nên tăng cường đấu tranh ngoại giao kết hợp tuần tra biển bằng lực lượng dân sự.

Ngô Minh Trí

(thực hiện)

Ngô Minh Trí

=============================

Trò đời "Mềm nắn, rắn buông" . Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm Biển Đông gần như của hầu hết các quốc gia liên quan đến vùng biển này. Nhưng Phi Luật Tân tuy nhỏ nhưng rất cứng rắn. Trung Quốc cũng chùn.

Tuy nhiên người Trung Quốc cần nhớ rằng: Cảng Cam Ranh của Việt Nam có thể là nơi cập bến lý tưởng của các hạm đội hùng mạnh nhất thể giới đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xây nhà máy chui cho thương nhân Trung Quốc

02/07/2012 3:30

Thương nhân Trung Quốc tham gia xây dựng trái phép một nhà máy chế biến tinh bột wolfram (ATP) xuất khẩu công suất 3.000 tấn/năm trên diện tích 5 ha tại TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng chính quyền không hề hay biết.

Nhà máy này thuộc Công ty CP Hoàng Thái ở thôn 2, xã Quảng Nghĩa, cách biên giới Việt - Trung chừng 23 km, cách QL18 hướng Móng Cái - Hạ Long khoảng 500 m.

Posted Image

Từ đầu năm 2011 đến tháng 11.2011, Nhà máy sản xuất wolfram xây dựng hoành tráng thế này nhưng lãnh đạo Móng Cái vẫn… không biết - Ảnh: Long Sơn

Khi chúng tôi có mặt, trên diện tích 5 ha, các công trình phụ như lò luyện, bồn chứa, đường ống đã được xây dựng. Phía ngoài sân ngổn ngang sắt thép, quặng đá và những bao bột hóa chất màu xanh chất ngồn ngộn trong nhà kho. Gần chục phụ nữ người Việt và một công nhân Trung Quốc đang gom số quặng này thành đống để chuyển vào nhà máy ở Hải Phòng, Hải Dương bởi nhà máy ở đây đã bị yêu cầu tháo dỡ vì xây dựng trái phép.

Chính quyền “không ngờ”?

Ngoài Nhà máy chế biến ATP, PV Thanh Niên phát hiện thêm một phân xưởng “lụi” khác đã lắp đặt gần xong thiết bị, đó là xưởng chế biến đồng. Ông Hoàng Trung Thông, Giám đốc Công ty CP Hoàng Thái, nói rằng ban đầu công ty định liên doanh với ông Trần, người Trung Quốc, để đầu tư nhà máy. Tuy nhiên, nếu là liên doanh nước ngoài thì thủ tục phức tạp nên đã chuyển thành công ty 100% vốn trong nước, ông Trần “hỗ trợ một phần kinh phí xây nhà xưởng và giúp việc mua thiết bị máy móc. Khi đi vào sản xuất, ông Trần sẽ lo phần nguyên liệu, tư vấn kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Đưa lên rừng?

Trong khi chính quyền Móng Cái đang rối bời trong việc giải quyết Nhà máy ATP trái phép thì tại Ba Chẽ, một huyện miền núi cũng thuộc tỉnh Quảng Ninh lại có một nhà máy chế biến wolfram xuất khẩu của người Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư. Đó là dự án của Công ty Youngsun Wolfram Việt Nam, công suất giai đoạn 1 là 4.000 tấn sản phẩm/năm, giai đoạn 2 dự kiến tăng gấp đôi công suất.

Ngày 14.5.2011, Chủ tịch UBND H.Ba Chẽ Lê Minh Hải ký Quyết định số 521 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 nhà máy sản xuất tinh bột wolfram xuất khẩu tại Cụm công nghiệp chế biến lâm sản xã Nam Sơn, H.Ba Chẽ, diện tích quy hoạch là 8,4 ha. Điều đáng lo ngại là dự án này cần tới 1.000 m3 nước (giai đoạn 1)/ngày để phục vụ sản xuất, trong khi khu vực nhà máy lại nằm sát bờ sông Ba Chẽ ở phía đông; phía nam giáp suối, núi Nam Kim. Toàn bộ dây chuyền công nghệ đều của Trung Quốc.

Về xưởng chế biến đồng, ông Thông giải thích đây là do một chủ khác người Trung Quốc liên kết với Công ty CP Hoàng Thái xây dựng trên cùng một khu đất để tận dụng nguyên liệu, cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. “Chúng tôi cứ tưởng Thành ủy Móng Cái đồng ý về mặt chủ trương, các sở ngành ở Quảng Ninh cũng đã đồng ý thì việc UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận dự án chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, để kịp tiến độ chúng tôi vừa chờ xin giấy phép vừa thi công. Hiện tỉnh yêu cầu dừng dự án, tôi đành phải chấp thuận, số tiền đầu tư bây giờ đã lên tới gần 100 tỉ đồng”, ông Thông nói.

Trong thời gian làm thủ tục xin giấy phép đầu tư, Công ty CP Hoàng Thái đã xây dựng xong 2 khu nhà điều hành diện tích 500 m2, 1 nhà ở cho công nhân diện tích 400 m2, 1 nhà xưởng diện tích 700 m2, móng 2 nhà xưởng diện tích 1.400 m2, đặc biệt, có 20 công nhân người Trung Quốc tham gia xây dựng nhà máy này, nhưng chính quyền thành phố không hề hay biết.

Mãi đến ngày 8.11.2011, UBND xã Quảng Nghĩa kiểm tra, phát hiện lập biên bản yêu cầu dừng thi công thì công ty này đã xây dựng được gần 50% khối lượng công trình. Đến tháng 3.2012, công ty này vẫn xây thêm 4 nhà xưởng, 3 nhà diện tích gần 800 m2. Trên công trường có 32 người Trung Quốc làm việc chỉ bằng visa du lịch.

Đáng chú ý, dự án này còn vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng đất khi xây dựng trên đất trồng rừng (chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng). Điều đáng nói, việc xây dựng cả một nhà máy diễn ra từ đầu năm 2011 đến tận tháng 11.2011 chính quyền địa phương mới phát hiện. Ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái, giải thích: “Chúng tôi không ngờ là doanh nghiệp Hoàng Thái lại dám đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng trong khi chưa được chấp thuận đầu tư. Hiện nay chúng tôi đang cho kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm của các cán bộ có trách nhiệm”. Còn về xưởng chế biến đồng nằm trong dự án ATP, ông Cơ nói: “Tôi sẽ cho kiểm tra để xử lý ngay”.

Thành ủy “bật đèn xanh”

Theo thông tin PV Thanh Niên nắm được, từ tháng 1.2011, Công ty CP Hoàng Thái đã làm hồ sơ xin đầu tư dự án chế biến ATP tại xã Quảng Nghĩa. Với một phần vốn của doanh nhân Trung Quốc, công ty này sẽ đầu tư 10 triệu USD xây nhà máy, lắp thiết bị, thuê nhân công, dùng điện giá rẻ của Việt Nam để gia công, còn quặng và phụ gia nhập từ Trung Quốc và các nước khác, toàn bộ sản phẩm là tinh bột wolfram cũng được xuất khẩu.

Lãnh đạo TP.Móng Cái đã cử một đoàn công tác do Phó bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch UBND TP Dương Văn Kinh sang Trung Quốc để tìm hiểu về các nhà máy chế biến ATP. Ngày 22.9.2011, Thường vụ Thành ủy Móng Cái họp để nghe chủ đầu tư thuyết trình dự án. Dù dự án chế biến tinh bột wolfram không giúp tiêu thụ, chế biến quặng trong nước, không tạo ra sản phẩm mà thị trường nước ta đang cần và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng không hiểu sao, Thông báo số 299 ngày 24.9.2011 truyền đạt ý kiến của Bí thư Thành ủy Móng Cái Nguyễn Quang Điệp, như sau: “… thống nhất chủ trương đồng ý cho chủ đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy wolfram tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa hoặc khu công nghiệp tập trung của thành phố”.

Không chỉ TP.Móng Cái, trong tháng 3.2012, các sở ngành của Quảng Ninh như Công thương, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư cũng đã có văn bản bày tỏ sự đồng thuận cho dự án được triển khai tại xã Quảng Nghĩa.

Đầu năm 2012, một số người dân ở Quảng Nghĩa kiến nghị các cấp chính quyền địa phương về nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản bên bờ sông Pạt Cạp, gần nhà máy này. Ngày 10.4.2012, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Thông báo số 1445 nêu rõ không chấp thuận dự án đặt tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa. Lý do là nhà máy nằm tại cửa ngõ TP.Móng Cái, gần khu dân cư nên không phù hợp với cảnh quan môi trường của khu vực; sử dụng đất kém hiệu quả. Tiếp đó, ngày 23.4.2012, UBND tỉnh Quảng Ninh ra công văn yêu cầu TP.Móng Cái kiên quyết xử lý vi phạm của chủ đầu tư và kiểm tra, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.

Khu vực Móng Cái đang phát triển nhanh với lợi thế về kinh tế dịch vụ biên mậu, nhưng không hiểu sao những người đứng đầu địa phương này vẫn cố gắng thu hút một dự án có nguy cơ gây ô nhiễm ngay cửa ngõ TP? Nếu không có sự cân nhắc cẩn trọng, cái giá phải trả cho vấn đề môi trường sẽ lớn hơn rất nhiều cái lợi trước mắt là việc làm cho vài trăm lao động hay một số tiền thuế doanh nghiệp sẽ nộp vào ngân sách địa phương.

Chuyển công nghiệp bẩn vào VN

Tinh bột wolfram là sản phẩm trung gian quan trọng trong quá trình luyện wolfram và là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các chế phẩm có chứa wolfram. Wolfram là kim loại cứng màu xám, có tỷ trọng lớn, độ nóng chảy và độ cứng cao, là loại vật liệu có thể tăng độ cứng và độ chống mài mòn của thép, được dùng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí, luyện kim, công cụ khai khoáng, giàn khoan dầu, thông tin điện tử, ngành xây dựng, sản xuất vũ khí...

Theo nhiều chuyên gia am hiểu về ngành luyện kim, sở dĩ thương nhân Trung Quốc muốn xây nhà máy ở Việt Nam bởi tại Trung Quốc các sắc thuế xuất khẩu ATP cao, chi phí về nhân công, điện, tiền thuê đất đắt đỏ, và đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường ngặt nghèo do nước này muốn hạn chế công nghiệp bẩn. Chính vì vậy, họ đang có xu hướng đưa công nghiệp bẩn ra nước ngoài để sản xuất, chế biến.

Káp Long - Thái Sơn

====================

Posted Image!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ nới lỏng xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam?

Cập nhật lúc :6:58 AM, 01/07/2012

Bộ Quốc phòng Mỹ đang đề xuất việc nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài và thị trường đang được hướng tới một số quốc gia ở châu Á.

(ĐVO) Theo đó Lầu Năm Góc đã thực hiện một số thay đổi nhằm loại bỏ sự rườm rà trong các thủ tục pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài được dễ dàng hơn.

Trong một bài phát biểu tại Viện Hòa Bình Mỹ ở Washington ngày 28/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết “Chúng tôi đang làm việc với chính phủ để đơn giãn hóa các quyết định xuất khẩu. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc theo dõi doanh số bán hàng ưu tiên của chúng ta trong tương lai”.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang yêu cầu Bộ Ngoại Giao, Quốc hội loại bỏ các rào cản trong việc xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài.

Một phần của chiến lược mới này của Lầu Năm Góc nhằm xây dựng đối tác chiến lược với một số quốc gia, đặc biệt là châu Á.

Thông điệp này của Lầu Năm Góc đã được Bộ trưởng Panetta nhấn mạnh trong chuyến thăm đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ hồi đầu tháng 6/2012.

Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Panetta cho biết, Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cùng với lãnh đạo Ấn Độ xây dựng sáng kiến sửa đổi các thủ tục pháp lý làm cho hoạt động thương mại quốc phòng giữa hai nước trở nên đơn giản hơn, đáp ứng nhiều hơn và hiệu quả hơn các đơn hàng từ Ấn Độ.

Mục tiêu của chương trình này là để tăng tốc độ trong việc đáp ứng các yêu cầu mua hàng quốc phòng của các chính phủ nước ngoài.

Trong cuộc họp báo tại New Delhi ngày 6/6/2012, Bộ trưởng Panetta cho biết: “Chúng tôi đang làm việc và cố gắng có được những thay đổi nhằm loại bỏ một số rào cản liên quan đến các quy định pháp luật trong xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài”.

Lầu Năm Góc có kế hoạch cắt giảm 487 tỉ USD ngân sách quốc phòng trong thập kỷ tới. Vì vậy, cơ quan này tin rằng việc gia tăng doanh số bán hàng quân sự ra nước ngoài có thể giữ vững sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập “Quỹ mua sắm quốc phòng đặc biệt” nhằm dự đoán các chương trình mua sắm dài hạn theo yêu cầu của các đối tác.

Ngoài ra, bộ này còn đề xuất sáng kiến lập một quỹ cho phép Lầu Năm Góc lập kế hoạch sửa chữa các thiết bị quốc phòng dài dạn theo yêu cầu của đối tác.

Mỹ đã ban hành “Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí” vào năm 1976 nhằm kiểm soát và hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ quốc phòng ra nước ngoài. Ngoài ra, luật này củng quy định các nước mua vũ khí của Mỹ không được phép chuyển giao cho bên thứ 3 dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, Mỹ còn ban hành luật cấm xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng cho một số quốc gia như Trung Quốc, Iran…

Tuy nhiên, đạo luật này cũng không ngăn cản được các công ty quốc phòng Mỹ lén lút tham gia vào các dự án “béo bở” của nước ngoài. Vụ Pratt & Whitney Canada bị Chính phủ Mỹ phạt 75 triệu USD vì đã xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng cho chương trình trực thăng Z-10 của Trung Quốc là một minh chứng. (>> chi tiết)

Theo BAODATVIET

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đội tàu Trung Quốc tới Trường Sa

Bốn tàu tuần tra của Cục Hải giám Trung Quốc tới một đảo trong quần đảo Trường Sa.

> Trung Quốc lập đội tuần tra "ứng chiến" ở Biển Đông

Posted Image Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã. Tân Hoa Xã hôm qua đưa tin đội tàu hải giám khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam hôm 26/6 đi vào Biển Đông. Các tàu này tới đảo Châu Viên (người Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương). Theo kế hoạch, nhóm tàu sẽ thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra.

Sự hiện diện của đội tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa ngang nhiên chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."

Ông Nghị khẳng định hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

Hải giám (Marine Surveillance) là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan tới biển được Trung Quốc thành lập vào năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm hoạt động trên các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Việt Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cú lừa ảnh chấn động Singapore

02/07/2012 20:43

(TNO) Một nữ phóng viên của tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings đã đánh lừa cả nước và gây thiệt hại lớn về vật chất bằng một bức ảnh “đạo” trên mạng.

Cô Samantha Francis, 23 tuổi, là phóng viên mạng truyền thông công chúng STOMP của tập đoàn báo in lớn nhất nước - Singapore Press Holdings (SPH). STOMP dùng nguồn tin chính là hình ảnh và các đoạn video do bạn đọc gửi đến, cộng với nội dung do 6 phóng viên chuyên nghiệp, gồm cả Samantha, sản xuất.

Hôm 20.6, Samantha dùng biệt danh “Wasabi” đăng lên STOMP bức ảnh cho rằng một cửa tàu điện ngầm bị mở khi tàu đang chạy. Bức ảnh được nói là do chính cô chụp vào khoảng 10 giờ đêm 19.6 tại ga Lakeside, trên tuyến Đông - Tây do tập đoàn SMRT vận hành. Khỏi phải nói công chúng phẫn nộ thế nào khi thấy an toàn của người đi tàu không bảo đảm. Trên mạng, người ta chỉ trích SMRT không tiếc lời.

Posted Image

Samantha Francis tường thuật lại “sự cố” tại ga Lakeside với điều tra viên của SMRT - Ảnh: Straits Times

Về phần mình, sau những sự cố hồi cuối năm ngoái khiến tổng giám đốc Saw Phaik Hwa phải từ chức, bức ảnh mới nhất làm SMRT choáng váng. Nhiều chuyến tàu đã phải hủy để SMRT kiểm tra từng cánh cửa cũng như bao nhiêu chi tiết kỹ thuật khác, nhưng không thấy một bất thường nào. Lời giải thích ban đầu rằng tàu không thể chuyển bánh khi cửa còn mở của SMRT chỉ làm cho dư luận bức xúc thêm.

Sáng 21.6, SMRT đã mời Samantha đến ga Lakeside để mô tả lại tình huống cô chụp bức ảnh. Samantha kể, khi cô đứng trên sân ga chờ cửa tàu mở ra để bước vào thì một cánh cửa ở phía đối diện lại mở. Thấy lạ, cô chụp một bức ảnh xuyên qua cửa tàu phía sân ga. Sau đó, cửa ở phía sân ga mở, cô bước vào trong, và tàu chạy, nhưng cánh cửa bên kia vẫn cứ mở. Cô lại chụp thêm một ảnh nữa. Cô cũng kể rằng chung tòa tàu với cô còn có hai người đàn ông.

Posted Image

Bức ảnh phóng viên Samantha Francis “đạo” trên mạng - Ảnh: STOMP

SMRT đã kiểm tra thẻ đi tàu của Samantha và xem lại băng ghi hình từ camera tại sân ga, nhưng không thấy sự có mặt của cô này ở ga Lakeside vào đêm 19.6. Mặt khác, một số chi tiết trong bức hình không giống với hiện trạng xung quanh của nhà ga và đường ray. Dù vậy, báo Straits Times, ấn phẩm lớn của SPH, ngày 22.6 đã đăng bài với tựa đề nghi vấn: “Vậy thì, cửa tàu đang chạy vẫn mở?”.

Bài báo kết thúc bằng phát biểu của Azhar Kasman, phụ trách STOMP: “Chúng tôi đã xác minh mọi chi tiết với cô Francis. Cô ấy quả quyết tường thuật của mình về sự cố là đúng sự thật”.

Sau bài báo, dư luận tiếp tục “ném đá” SMRT. Cư dân mạng TheBluntObserver viết trên STOMP: “SMRT không nên cố che giấu những hỏng hóc trong hệ thống. Sau những sự cố gần đây, thay vì sửa chữa, họ lại phủ nhận và cố nói rằng cô gái ấy không có mặt trên tàu. Bức ảnh đã tự nó đã nói hết”…

Bất ngờ, ngày 30.6, Straits Times đăng bài với tựa đề “Không có chuyện cửa mở khi tàu chạy” cùng lời dẫn “Tổng biên tập xin lỗi SMRT một lần nữa về bức ảnh giả trên STOMP”. “Tôi và các đồng nghiệp của mình luôn cố gắng đạt đến mức cao nhất của sự chính trực, nhưng chúng tôi đã thất bại trong vụ này”, Tổng biên tập phụ trách các tờ báo tiếng Anh và Malay, Patrick Daniel, thừa nhận.

Bài báo cho biết, ngày 24.6, Samantha đã thú nhận cô lấy cắp bức ảnh từ mạng xã hội Twitter. Bức ảnh thực ra được chụp từ bên ngoài một con tàu đang nghỉ bảo dưỡng. SPH đã lập tức đuổi việc Samantha.

Người phụ trách STOMP Azhar Kasman cũng công khai xin lỗi SMRT và công chúng. Không những để “lọt lưới” bức ảnh giả, ông Kasman, 32 tuổi, còn thiếu hợp tác với SMRT khi được đề nghị cung cấp thông tin liên lạc của “Wasabi” với lý do bảo vệ “nguồn tin”. Chỉ đến khi cảnh sát vào cuộc, Azhar mới tiết lộ tên thật của cô phóng viên.

“Đây là một lỗi nhận định nghiêm trọng của tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng, là một thư ký tòa soạn còn khá trẻ, đây là lần đầu tiên tôi đối mặt với tình huống như thế này”, Azhar trần tình trên Straits Times.

Quyền Tổng giám đốc SMRT Tan Ek Kia cay đắng nhìn nhận: “Những hành động như kiểu cô Francis nhắc nhở chúng ta rằng, người ta dễ dàng bước qua giới hạn để theo đuổi một câu chuyện. Cách làm đó vừa gây tốn kém nguồn lực xã hội, vừa tạo ra những lo ngại vô căn cứ”.

Có thể SMRT không kiện cô Samantha Francis và SPH để đòi bồi thường thiệt hại, nhưng sự cố này đã giáng một đòn chí mạng vào uy tín SPH nói riêng và làng báo Singapore nói chung. “Cậu thư ký tòa soạn nên nghỉ việc và hãy đóng cửa STOMP đi”, một trong hàng trăm ý kiến bày tỏ thất vọng của độc giả viết trên mạng.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

===========================

Một sự trơ tráo đến bỉ ổi! Một con Thảo Mai thời hiện đại. Mới 23 tuổi đầu nhưng đã lừa đảo bất chấp hậu quả có thể gây ra cho người khác. Nhưng tại sao cô ta phải làm việc này? Đông cơ nào để cô ta làm như vậy? Gián điệp ngoại bang? Hay đây là dấu hiệu cho sự tan rã của xã hội Singapo?

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hạt của Chúa' có thể được công bố vào ngày mai.

Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) mời 5 nhà vật lý hàng đầu thế giới tới một sự kiện của họ vào ngày mai, động thái khiến giới phân tích đoán rằng phát hiện về "hạt của Chúa" sắp được công bố.

Posted Image

Hình minh họa quá trình va chạm giữa hai luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn. Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy hạt Higgs nhờ sự va chạm giữa các luồng hạt. Ảnh: thejournal.ie.

Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo rằng họ đã tìm ra những bằng chứng cuối cùng về sự tồn tại của hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", sau khi phân tích dữ liệu từ hàng nghìn tỷ vụ va chạm hạt trong Tevatron - một máy gia tốc hạt có công suất lớn của Fermilab, BBC đưa tin.

Các nhà vật lý của CERN cũng đang sử dụng máy gia tốc hạt lớn - cỗ máy đồ sộ và phức tạp nhất hành tinh - để tìm kiếm hạt Higgs. Vì thế ban lãnh đạo của CERN muốn các nhà vật lý của họ thảo luận với các đồng nghiệp từ Fermilab để thống nhất mức độ đáng tin cậy trong dữ liệu của hai bên. Một số nhà vật lý tin rằng mức độ chính xác trong dữ liệu của Fermilab lên tới 99.99995%.

"Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy sự tồn tại của hạt Higgs, song chúng tôi cần kết quả từ các thực nghiệm trong Máy gia tốc hạt lớn tại châu Âu để kiểm chứng dữ liệu", Rob Roser, người phát ngôn của Fermilab, phát biểu.

Stefan Soldner-Rembold, giáo sư vật lý hạt của Đại học Manchester tại Anh, cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của hạt Higgs đã đủ lớn.

"Mọi thứ chỉ ra rằng hạt Higgs hiện diện trong vũ trụ", ông nói.

Peter Higgs, giáo sư vật lý danh dự của Đại học Edinburgh tại Anh và là người đề ra học thuyết về "hạt của Chúa", cùng 4 nhà vật lý lỗi lạc khác được CERN mời tới một sự kiện vào ngày 4/7, Sunday Times cho hay.

Nhà vật lý Tom Kibble, giáo sư danh dự của Đại học Thực nghiệm London, cũng được mời, song ông không thể tham dự.

"Chắc CERN sắp công bố thông tin tích cực nào đó nên họ cần sự hiện diện của chúng tôi", Kibble dự đoán.

Nếu giới vật lý có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs - mảnh ghép cuối cùng trong mô hình chuẩn của vật lý hạt - thì phát hiện này sẽ là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong vòng 100 năm.

Giới khoa học tin rằng hạt Higgs giúp mọi loại hạt khác có khối lượng. Nếu các hạt không có khối lượng, chúng sẽ bay trong vũ trụ với vận tốc tương đương ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên hành tinh, ngôi sao, thiên hà và các dạng vật chất khác.

Mặc dù vậy, từ trước tới nay con người chưa bao giờ phát hiện hạt Higgs bằng thực nghiệm.

Minh Long

vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gặp người phụ nữ còng lưng quét rác cho “quan”... nhậu

Thứ bảy, 30/06/2012 11:13

http://www.congan.co...d=702&id=473609

Biết nói thế nào về chuyện này nhỉ ? Định viết gì đó nhưng rồi lại thôi. Thấy chữ "quan" đặt trong ngoặc kép cũng hơi lịch sự, chứ đúng ra phải dùng từ "đầy tớ" mới xứng đáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay