Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

22 nước tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Thứ Năm, 14/06/2012 - 10:05

(Dân trí) - 45 tàu từ 22 nước trên khắp thế giới, trong đó có Nga, Mỹ, Nhật, Anh, sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” RIMPAC 2012 tại Hawaii.

Posted Image

Đơn vị hạm đội Thái Bình Dương của Nga, gồm tàu khu trục Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma… hôm qua đã lên đường tới Hawaii để tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia quy mô RIMPAC-2012.

“Vành đai Thái Bình Dương”, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, sẽ được tổ chức từ ngày 11/7-2/8/2012. Đây là lần đầu tiên Nga tham gia theo lời mới của nhà tổ chức.

Năm nay, 45 tàu của 22 quốc gia, gồm Nga Australia, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ, sẽ tham gia vào cuộc tập trận.

RIMPAC 2012 là cơ hội để các bên tham gia củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác quan trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho các tuyến đường biển.

Hải quân các nước cũng sẽ tiến hành các chiến dịch lưỡng cư, bắn súng, tên lửa, tàu ngầm và các cuộc tập trận phòng không, bên cạnh các cuộc tập trận chống cướp biển, các hoạt động dọn dẹp mìn, trục vớt, cứu hộ.

RIMPAC 2012 bước sang năm thứ 23. Cuộc tập trận đầu tiên bắt đầu năm 1971, với sự tham gia của các tàu chiến của Mỹ, Canada và Australia.

Phan Anh

Theo Xinhua

==========================

Đông nhể! Chắc tập trận chống hải tặc Xomali?Posted Image. Có cả Nga nữa đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong tương lai không xa, việc quản lý kinh tế vĩ mô của ngân hàng nhà nước sẽ càng trở nên khó khăn...

================

Sở hữu chéo ngân hàng: Nhiều đại gia chưa lộ

Thứ 5, 14/06/2012, 07:40

Không chỉ nợ xấu cao, hiện tượng sở hữu chồng chéo cổ phần đang được cho là một vấn đề lớn gây ra những trục trặc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhóm quyền lực

Hiện tượng ngân hàng sở hữu chéo lẫn nhau và các đại gia sở hữu cùng một lúc nhiều ngân hàng đã được truyền tai trong giới đầu tư khá nhiều và từ lâu. Tuy nhiên, để có được những thông tin cụ thể về vấn đề này là một điều hết sức khó khăn.

Vụ việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức cá nhân gom mua cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB) trong tuần đầu tháng 6 vừa qua lần đầu tiên chính thức làm lộ diện một người sở hữu nhiều ngân hàng quy mô lớn.

Nó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi như: Hiện tại có bao nhiêu ông trùm đang nắm giữ trong tay nhiều ngân hàng? Mối quan hệ chằng chịt giữa các ngân hàng cụ thể là như nào? Quyền lực thuộc về ai?

Ngày 7/6, UBCK đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu (tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank, vừa được bầu vào HĐQT Sacombank tại đại hội đồng cổ đông Sacombank ngày 26/5, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) ngày 1/3 đã mua vào hơn 21,9 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 48,8 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Trước đó, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Exim (1 thành viên của Eximbank) ngày 9/1 cũng đã mua vào trên 42,1 triệu cổ phiếu STB làm tăng số lượng sở hữu cổ phiếu STB lên gần 50,4 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,17% số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Ngoài ra, ông Trần Phát Minh mua vào 1,54 triệu cổ phiếu STB vào ngày 24/2, nâng số cổ phần sở hữu lên 48,8 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Sau vụ xử phạt này, đa số các nhà đầu tư mới biết tới cái tên Trần Phát Minh (sinh 1974) và ngay lập tức gương mặt này đã được xếp vào một trong 15 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (cổ đông cá nhân lớn nhất của STB), vượt lên trên ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Sacombank.

Qua vụ việc này, giới đầu tư còn biết đến ông Phát Minh với tư cách là Chủ tịch KienlongBank (bầu tại đại hội cổ đông thường niên 2012), thành viên của Chứng khoán Phương Nam PNS (nắm 7,5% cổ phần) và đã từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam từ năm 2005 và cũng từng làm việc tại ACB.

Trước đó, trong tháng 5/2012, giới đầu tư cũng được biết đến nhiều hơn với một đại gia bí ẩn ngành ngân hàng sau khi ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank.

Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản (với An Lạc Bình Trị Đông và BCI) nhưng nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất sau vụ Sacombank vừa qua.

Ngoài bất động sản và ngân hàng, ông Trầm Bê còn là chủ tịch của một bệnh viện và tham gia HĐQT của một số công ty khác như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty CP Chứng khoán Phương Nam.

Trên thực tế, trong giới tài chính có khá nhiều đại gia ngân hàng nổi tiếng hơn như ông Nguyễn Đức Kiên, ông Lê Hùng Dũng... Nhưng thực sự những người này nắm bao nhiêu ngân hàng và cổ phần tại mỗi ngân hàng là bao nhiêu thì không mấy ai biết. Giới đầu tư chỉ biết rằng "bầu" Kiên tiết lộ là "cổ đông chính" của Ngân hàng Eximbank và có cổ phần của Kienlong Bank. Người ta cũng chỉ biết rằng bầu Kiên gắn với mác ACB và được cho là vẫn nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này.

Posted Image

Giới đầu tư cũng mang máng biết rằng các ngân hàng đang nắm giữ chéo cổ phần khá nhiều như: ACB đang nắm giữ một lượng khá lớn cổ phần Đại Á, Việt Á, Kiên Long, Sacombank, Techcombank..; Vietcombank đang là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông...; Phương Nam đang đầu tư một lượng lớn vốn vào các tổ chức tín dụng khác...

Trong khi ACB góp vốn vào Eximbank, thời gian vừa qua giới tài chính lại xôn xao về vụ Eximbank dồn tiền vào thâu tóm Sacombank (riêng Eximbank nắm gần 10%)...

Rủi ro và thách thức

Trao đổi xung quanh vấn đề mua bán - sáp nhập ngân hàng với báo giới hồi giữa tháng 3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định việc các nhà băng tăng vốn, sở hữu chéo, mua bán, sáp nhập... là bình thường trong quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, những việc làm này phải được thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật.

Trên thực tế, hiện tượng các ngân hàng sở hữu chéo đã có từ lâu. Trước đây, việc sở hữu chéo chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank... tham gia vào các tổ chức tín dụng khác. Khi đó, các ngân hàng quốc doanh góp vốn với tư cách cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động của các ngân hàng cổ phần.

Hiện nay, hiện tượng sở hữu chéo diễn ra khá phổ biến giữa các ngân hàng cổ phần với nhau và nhiều khi xuất phát từ mục đích thâu tóm, sáp nhập... Ở một góc độ nào đó, việc sở hữu chéo sẽ giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được năng lực về tài chính, công nghệ, nhân sự...

Tuy nhiên, xu hướng sở hữu chéo cổ phần ngân hàng hiện nay đang khiến nhiều người cảm thấy lo ngại hơn là vui mừng. Dường như trong hệ thống ngân hàng đang hình thành những liên minh đan xen về lợi ích nhằng nhịt. Một ông chủ nắm cổ phần đồng thời ở nhiều ngân hàng, ở nhiều công ty, tập đoàn... Các ngân hàng này lại nắm cổ phần của nhau. Các công ty con, công ty liên kết, các tập đoàn lại nắm cổ phần của các ngân hàng...

Việc sở hữu chéo nhằng nhịt này khiến cho nhiều đại gia có thể dễ dàng lách luật để sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các ngân hàng lớn hơn quy định (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng).

Việc khống chế tỷ lệ nắm giữ là nhằm hạn chế sự chi phối của các cá nhân tổ chức và tăng tính đại chúng cho ngân hàng. Tuy nhiên, với hiện tượng sở hữu chéo và ủy thác đầu tư đan xen phức tạp như hiện nay (giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với các công ty quản lý quỹ và các tổ chức...), xem ra những quy định về tỷ lệ nắm giữ tối đa không có nhiều giá trị.

Nhiều người lo ngại tình trạng sở hữu chéo chắc chắn sẽ tạo ra các liên minh và nếu các liên minh này không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ có thể gây ra những tác hại to lớn đối với hệ thống ngân hàng.

Vấn đề lợi ích nhóm có thể tác động tới chính sách của cả hệ thống. Quan hệ đan xen cũng khiến cho các quan hệ tín dụng trở nên không minh bạch rõ ràng, không mang tính thị trường. Việc thu hồi vốn trở nên khó khăn và nợ xấu có thể phát sinh và tăng cao đến không ngờ.

Theo đánh giá tại báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam chiều 4/6, lợi ích nhóm có thể đang là một cản trở với hoạt động tái cơ cấu ngân hàng do tình trạng sở hữu chéo vẫn còn phổ biến mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quy định.

Khi tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo sẽ khiến cho việc xác định tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của từng ngân hàng để hợp nhất, sáp nhập trở nên rất khó khăn. Việc xử lý không khéo có thể sẽ dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt.

Theo Mạnh Hà

VEF

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một lần rơi nước mắt nhìn học sinh Kim Bon "trần trụi" đến trường

Thứ năm 14/06/2012 06:00

Posted Image

(GDVN) - Một lần nữa hình ảnh học sinh bản Đá Đỏ, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La khiến người xem không cầm được nước mắt. Hằng ngày, nhiều em nhỏ đến trường trong bộ dạng "trầu trui" không quần, không váy, không áo, không dép...

Những hình ảnh dưới đây, PV Báo Giáo dục Việt Nam ghi nhận tại điểm trường lẻ Bản Đá Đỏ, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La trong chuyến công tác cùng đoàn Việt kiều Mỹ đến thăm, tặng quà và khánh thành 4 điểm trường lẻ trong xã

Posted Image

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Thu Hòe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mất 150 lần đèn xanh mới qua được ngã tư

Thứ sáu, 15/6/2012, 11:33 GMT+7

Tôi đứng chết cứng tại một ngã tư không thể nhúc nhích thêm được centimet nào trong cơn mưa chiều 14/6 tại Hà Nội. Và tôi bắt đầu đếm lượt đèn xanh đỏ để giết thời gian chờ thoát qua được đoạn đường ùn tắc.

18h15', tôi bắt đầu rơi vào đoạn kẹt xe tại ngã tư Hai Bà Trưng - Lê Duẩn. Lúc này mưa vẫn lất phất rơi.

Posted Image

Tôi bắt đầu đếm những lần chuyển đèn xanh tại ngã tư này, đếm đến lần thứ 62 thì không còn đủ kiên nhẫn nữa, tôi chuyển sang quan sát xung quanh.

Với vẻ mặt buồn bã, một bác taxi bên cạnh gọi điện thoại cho khách quen báo là không còn khả năng đón khách đi sân bay được vì tắc đường cục bộ.

Một đoàn khách du lịch khác quyết định đi bộ trên hè phố chật hẹp với các vali và balo to để kịp bắt chuyến tàu.

Khi mưa bắt đầu tạnh, lác đác vài người bắt đầu cởi áo mưa, các cuộc điện thoại gọi và nhận nhiều hơn. Chị đi sau tôi nói chuyện với chồng: "Anh đặt nồi cơm, rau, trứng em để trong tủ lạnh, chắc không về sớm hơn được đâu, anh và con ăn cơm trước đi” .

Tôi nghe tiếp một tiếng thở dài từ một cô gái đứng bên cạnh nói với đồng nghiệp đang đứng phía trước: "Đã bảo mày vào hàng bún ngan ngon nổi tiếng kia làm một bát cho đỡ đói bụng cùng lúc đợi thông xe thì về. Bây giờ lọt vào đây rồi muốn quay lại cũng không thể”.

Như thể muốn hòa vào cuộc nói chuyện và cũng để quên đi giây phút chờ đợi đếm từng cột đèn tín hiệu nhảy từ xanh sang vàng rồi lại đỏ, tôi lên tiếng là sẽ trông giúp xe cho hai người đi ăn nhưng bị từ chối kèm theo một câu nói rất "thời sự": "Cho anh trông xe để lúc quay lại anh tính phí 50.000 à"

Một đồng minh bên cạnh tôi lên tiếng: "Giao thông thế này có thể là tắc mọi phía, hình như chúng ta đi vào đường cụt hay sao đó, Nguyễn Khuyến và Lê Duẩn bị ngập nên không ai muốn vượt qua. Sáng nay đọc báo điện tử thấy đang chất vấn Bộ trưởng An ninh, mai thế nào các bác lại chuyển chủ đề tắc đường cho bác Thăng thôi".

Anh bạn phía trước lý giải kiểu khác: "Không tại ai hết, chỉ tại Hà Nội phát triển nhanh quá, các anh cứ suy ngẫm mà xem”.

Mưa bắt đầu rơi tiếp làm cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng, cái lạnh, cái ướt át làm cho mọi người tập trung che mưa.

Tôi chợt nghe tiếng tàu hỏa hú còi, hình như bắt đầu rời sân ga, chưa bao giờ tôi thấy tàu chạy chậm như vậy, còi hú đinh tai, các toa xe lăn bánh mãi mới đến toa cuối của đoàn tàu và khuất dần sau tòa nhà.

Nhưng có sự bất ngờ lớn, bỗng dưng toa cuối chạy giật lùi lại, theo sau là các toa khác và cuối cùng là đầu tàu biết mất vào ga Hà Nội. Có nhiều ý kiến phán đoán xôn xao, đoàn tàu gặp tắc đường, gặp lụt …và quay lại chăng?

Hơn 19h, tình hình vẫn không có gì cải thiện, mọi người chuyển sự chú ý sang bản tin thời tiết đang vang lên từ chiếc tivi của một nhà dân ngay cạnh đường.

Bác gái đứng bên trái tôi luôn nhận được điện thoại từ đứa con hỏi xem tình hình như thế nào. Hai bạn sinh viên khác quyết định nhấc bổng chiếc xe đạp lên không trung tìm cho mình một lối thoát nhanh nhất.

Cách chỗ tôi đứng khoảng 15m đã có va chạm giao thông khi một cô bé cố gắng thoát qua đoạn đường hẹp làm sượt một ít sơn chiếc xe Toyota 2.4 màu đen.

Hai chủ xe cãi nhau, nhưng sau đấy được mọi người can ngăn và phân tích cả hai nên giảng hòa trong tình thế này.

Sau đó có hai anh cảnh sát giao thông đi len qua xe của tôi. Như bắt được vàng, tôi tranh thủ hỏi: "Anh ơi bao lâu nữa mới thông đường hả anh?". Câu trả lời là: "Chắc tầm ba mươi phút". Tôi biết họ cũng bất lực như mình tại đây nhưng câu trả lời đó cũng phần nào an ủi để mọi người có thêm sức lực tiếp tục chờ đợi, hy vọng.

Đến 19h55, nhờ sự nỗ lực hết mình của các chiến sĩ cảnh sát giao thông, tôi mới thoát khỏi dòng kẹt xe đông đúc. Một trải nghiệm kẹt xe thú vị, tính ra trong tổng thời gian đứng đợi hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, tôi cần hơn 150 lần chuyển đèn xanh chỉ để vượt qua được một ngã tư.

Nguyễn Công Trường

========================

Con số 150 lần có lẽ hơi ít, tương lai con số này sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có giải pháp cụ thể và "pha học".hi...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỜI BÁO HOÀN CẦU, TRUNG QUỐC:

“Mỹ cần ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc khi có chiến tranh”

Thứ sáu 15/06/2012 10:57

(GDVN) - “Khi có chiến tranh, Mỹ cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc là cách làm tốt đạt được lợi ích chiến lược”.

Posted Image

Máy bay ném bom B-2 của Mỹ có chi phí chế tạo lên tới hơn 2 tỷ USD.

Ngày 11/6, Thời báo Hoàn Cầu loan tin, trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Lầu Năm Góc đang tìm cách rút khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan để ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực khác.

Trong bối cảnh này, có người cảnh báo, việc dùng công nghệ chứ không phải chiến lược làm nhân tố thúc đẩy kế hoạch tác chiến và quy mô của quân đội là một việc làm nguy hiểm.

Theo báo Mỹ, rất nhiều người cho rằng, mục tiêu của Văn phòng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (có độ cơ mật cao) là nghiên cứu phát triển vũ khí và đặt ra kế hoạch, từ đó xâm nhập không phận Trung Quốc, tiến hành tấn công vào khả năng chống can dự và ngăn chặn khu vực của Trung Quốc.

Có người lo ngại, Lầu Năm Góc có thể dùng nhân lực, vật lực để phát triển những vũ khí và công nghệ mới này, chứ không phải tính toán những vấn đề mang tính chiến lược hơn, tức là cuộc chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc cuối cùng có ý nghĩa gì.

Thượng tá Lính thủy đánh bộ đã nghỉ hưu, nhà nghiên cứu cấp cao Đại học Quốc phòng Mỹ, Thomas Hames cho rằng, sử dụng máy bay ném bom tàng hình của Mỹ xâm nhập hệ thống phòng không của Trung Quốc (ngày càng chặt chẽ), điều này sẽ đem lại ưu thế về địa lý và chi phí cho Trung Quốc.

Cho dù trong bất cứ tình huống nào, tiến hành tấn công chính xác tầm xa đối với Trung Quốc đều không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ.

Ngược lại, Hames đề nghị áp dụng một chiến lược khác, đó là kiểm soát ở bên ngoài. Nếu Trung Quốc muốn gây xung đột, Mỹ có thể cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc.

Cách làm này sẽ làm giảm tối đa khả năng leo thang tình hình, đồng thời sẽ gây áp lực từ từ và nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc.

Ông nói, điều này không cần bỏ ra số tiền lớn để phát triển một hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo, nhưng có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu chiến lược của Mỹ.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)

===============================

Thời báo Hoàn Cầu loan tin, trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Lầu Năm Góc đang tìm cách rút khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan để ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực khác.

Cái này Lý học Đông phương đoán từ trước cả khi Hoa Kỳ rút quân khỏi hai nơi này. Nhưng hổng nhớ nằm trong lời tiên tri năm nào. Có lẽ 2009. Posted ImageHic!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một ngôi đình nên giữ lại

15/06/2012 3:00

Để mở rộng về phía nam, TP.Đà Nẵng đã cho giải tỏa trắng hai xã Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ) và Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn).

vùng đất rộng lớn và màu mỡ này đã có hàng ngàn ngôi nhà vườn của người dân. Những ngôi nhà vườn ấy đã có từ hơn 300 năm, kể từ khi những lưu dân từ vùng Tổ quốc phía bắc tiến vào khai phá và xây dựng nên. Dĩ nhiên do cách xây dựng từ vật liệu tạm bợ và qua bao nhiêu bể dâu do chiến tranh triền miên gây nên, đến nay không có một ngôi nhà nào có tuổi đời trên trăm năm. Tuy nhiên những khu vườn với các lũy tre xanh bao quanh các ngôi nhà ấy vẫn đầy những dấu tích của thời gian. Và gắn liền với nó là những ngôi đình làng. Qua bao cuộc chiến tranh, nhiều ngôi đình đã bị sập đổ nhưng sau đó, trên nền cũ người dân lại xây dựng mới hoặc tôn tạo lại di tích xưa để tiếp tục lưu truyền cái hồn của tổ tiên.

Posted Image

Đình làng Trung Lương

Tuy mới được tôn tạo lại từ gần 100 năm nay nhưng đình làng Trung Lương đã có nền móng từ hồi tổ tiên mới từ miền Bắc vào cách đây hơn 300 năm. Kiến trúc của ngôi đình tuy không hoành tráng nhưng là dấu ấn của kiểu xây dựng dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác còn sót lại rất hiếm hoi. Vì những lý do đó mà đình làng Trung Lương được công nhận di tích văn hóa cấp thành phố. Thế nhưng vì để xây dựng khu đô thị sinh thái, ngôi đình này cũng bị đưa vào diện giải tỏa.

Không lẽ đô thị sinh thái thì không dung hợp được các công trình tâm linh, văn hóa truyền thống cổ xưa hay sao?

Một ngôi đình xưa, một mái chùa cổ nằm trong một khuôn viên với những tàng cây cổ thụ thì giá trị của nó gấp vạn lần những công viên mới hiện đại nhưng vô hồn.

Thiết nghĩ, sẽ sáng suốt và nhân văn hơn nếu ngôi đình làng Trung Lương được lưu giữ lại. Chúng ta đã có một tấm gương rất sáng để soi vào đó là phố cổ Hội An. Cái gì làm nên giá trị của Hội An thì ai cũng đã biết.môi trường tự nhiên săn có bằng một dự án gọi là "sinh thái". Đã vậy còn hủy hoại những di sản văn hóa.

Bài, ảnh: Khuê Đông

===================

Sẽ chẳng có gì đáng gọi là sinh thái khi chính tự nhiên bị thay thế bởi ý chí của con người. Nhưng làng xã ở nơi có dự án gọi là "sinh thái" này họ đang sống trong môi trường gì? Phi sinh thái chăng?

Thật buồn cười khi người ta thay thế một môi trường sống tự nhiên bằng một dự án gọi là "sinh thái". Đã vậy còn hủy hoại những di sản văn hóa.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ tôi phải nói thêm một hiện tượng thế này:

Trước đây vài năm, trong một cuộc trao đổi với một hội viên trên diễn đàn đang có ý định đầu tư lớn vào Đà Nẵng, anh ấy băn khoăn:

Tỉnh Đà Năng năm nào cũng bị bão tấn công khốc liệt. Bởi vậy, ngay cả nhà đầu tư nước ngoài cũng ngần ngại đầu tư phát triển ở đây vì e ngại thiên tai, bão lụt.

Nhưng từ đầu năm 2010 tôi ra Đà Năng quay phim Video về Phong Thủy đến nay - do vusonganh giới thiệu với Đài TTH Đà Nẵng tổ chức - tôi thấy Đà Nẵng chưa hề có một trận bão nào đánh vào. Tất cả những điều này đều được LHDP dự báo trước. Có thể nó liên quan đến ...Phong Thủy.

Bởi vậy tôi nghĩ rằng tỉnh Đà Nẵng nên có qui định về các dự án phát triển không làm ảnh hưởng đến các di sản văn hóa. Có thể mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Một ngôi đình nên giữ lại

15/06/2012 3:00

Để mở rộng về phía nam, TP.Đà Nẵng đã cho giải tỏa trắng hai xã Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ) và Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn).

vùng đất rộng lớn và màu mỡ này đã có hàng ngàn ngôi nhà vườn của người dân. Những ngôi nhà vườn ấy đã có từ hơn 300 năm, kể từ khi những lưu dân từ vùng Tổ quốc phía bắc tiến vào khai phá và xây dựng nên. Dĩ nhiên do cách xây dựng từ vật liệu tạm bợ và qua bao nhiêu bể dâu do chiến tranh triền miên gây nên, đến nay không có một ngôi nhà nào có tuổi đời trên trăm năm. Tuy nhiên những khu vườn với các lũy tre xanh bao quanh các ngôi nhà ấy vẫn đầy những dấu tích của thời gian. Và gắn liền với nó là những ngôi đình làng. Qua bao cuộc chiến tranh, nhiều ngôi đình đã bị sập đổ nhưng sau đó, trên nền cũ người dân lại xây dựng mới hoặc tôn tạo lại di tích xưa để tiếp tục lưu truyền cái hồn của tổ tiên.

Posted Image

Đình làng Trung Lương

Tuy mới được tôn tạo lại từ gần 100 năm nay nhưng đình làng Trung Lương đã có nền móng từ hồi tổ tiên mới từ miền Bắc vào cách đây hơn 300 năm. Kiến trúc của ngôi đình tuy không hoành tráng nhưng là dấu ấn của kiểu xây dựng dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác còn sót lại rất hiếm hoi. Vì những lý do đó mà đình làng Trung Lương được công nhận di tích văn hóa cấp thành phố. Thế nhưng vì để xây dựng khu đô thị sinh thái, ngôi đình này cũng bị đưa vào diện giải tỏa.

Không lẽ đô thị sinh thái thì không dung hợp được các công trình tâm linh, văn hóa truyền thống cổ xưa hay sao?

Một ngôi đình xưa, một mái chùa cổ nằm trong một khuôn viên với những tàng cây cổ thụ thì giá trị của nó gấp vạn lần những công viên mới hiện đại nhưng vô hồn.

Thiết nghĩ, sẽ sáng suốt và nhân văn hơn nếu ngôi đình làng Trung Lương được lưu giữ lại. Chúng ta đã có một tấm gương rất sáng để soi vào đó là phố cổ Hội An. Cái gì làm nên giá trị của Hội An thì ai cũng đã biết.môi trường tự nhiên săn có bằng một dự án gọi là "sinh thái". Đã vậy còn hủy hoại những di sản văn hóa.

Bài, ảnh: Khuê Đông

===================

Sẽ chẳng có gì đáng gọi là sinh thái khi chính tự nhiên bị thay thế bởi ý chí của con người. Nhưng làng xã ở nơi có dự án gọi là "sinh thái" này họ đang sống trong môi trường gì? Phi sinh thái chăng?

Thật buồn cười khi người ta thay thế một môi trường sống tự nhiên bằng một dự án gọi là "sinh thái". Đã vậy còn hủy hoại những di sản văn hóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Niềm tin bệnh hoạn “chữa HIV bằng trinh nữ”

Tại một số nước vẫn tồn tại niềm tin đáng sợ rằng quan hệ tình dục với trinh nữ và trẻ vị thành niên có thể trị .

“Người hàng xóm hỏi cháu có muốn lấy chồng không và cháu nói không. Tối hôm sau, bà ấy đến nhà và lôi cháu ra bờ sông. Có 7 người đang chờ sẵn ở đó. Họ đưa cháu đến nhà một người đàn ông. Ông ta nói đã trả tiền mua cháu và rồi cưỡng bức cháu. Cháu cố chống trả nhưng không được”. Những hồi ức kinh hoàng này là của một bé gái vị thành niên đang sống tại Trung tâm chăm sóc trẻ em Palmerton ở làng KwaCele, thuộc Eastern Cape, đông nam Nam Phi. Theo phóng sự Ukuthwala - Sự trong trắng bị đánh cắp do CNN phát sóng mới đây, em chỉ là một trong nhiều nạn nhân của nạn bắt cóc, buôn người và bán dâm trẻ vị thành niên dành cho đối tượng khách mua dâm nhiễm HIV. Cô bé không bị lây nhiễm HIV, nhưng những người khác không được may mắn như em.

Từ lâu, tại các vùng nông thôn ở Nam Phi đã tồn tại hủ tục Ukuthwala (tạm dịch là bắt dâu). Theo đó, các bé gái, có khi mới 12 tuổi, bị bắt cóc và ép tảo hôn với những người đáng tuổi cha mình. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ nạn nhân đồng ý bán con để lấy tiền hoặc gia súc. Gần đây, tình trạng còn biến tướng kinh hoàng hơn khi xuất hiện lời đồn quan hệ tình dục với các cô gái còn trinh và trẻ vị thành niên sẽ giúp “chuyển” vi rút HIV qua người nạn nhân. “Có một niềm tin hoang đường là nếu bạn nhiễm HIV và tìm cách ngủ với một cô gái trẻ còn trinh thì bạn sẽ khỏi bệnh. Đó là lý do họ đang tập trung vào những cô gái trẻ”, CNN dẫn lời bà Nombasa Gxuluwe, thuộc tổ chức nhân đạo World Aids Campaign (WAC), cho hay. Theo bà, nhiều kẻ bắt cóc hoặc khách mua dâm là những người đàn ông lớn tuổi nhiễm HIV và vợ của họ đã chết vì bị lây. Họ tìm đến các bé gái để “chữa bệnh” nhưng lại khiến căn bệnh thế kỷ càng lây lan.

Website Truthorfiction.com dẫn kết quả khảo sát 28.000 đàn ông của chính quyền thành phố Johannesburg cho thấy cứ 5 người thì có 1 người tin rằng gái trinh có thể trị HIV/AIDS. Chuyện hoang đường này không chỉ có ở Nam Phi mà xuất hiện tại một số nước châu Phi khác như Kenya, theo truyền thông địa phương. Từ đây đã xuất hiện nhiều băng nhóm bắt cóc, buôn bán và bán dâm trẻ em tại các vùng thôn quê nghèo khó. Nhiều khách mua dâm mang trong người căn bệnh thế kỷ không đủ tiền mua trinh thì được dụ rằng chỉ cần quan hệ với trẻ vị thành niên, dù không “còn nguyên”, cũng có tác dụng. Các tổ chức nhân đạo đã nhiều lần báo động với chính quyền nhưng đến nay công tác điều tra và xét xử vẫn hết sức trì trệ. CNN dẫn thông tin từ WAC cho biết trong năm 2011 chỉ có 11 người ở Nam Phi bị truy tố về tội bắt cóc, quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên và cố tình lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, theo hãng tin Knight-Ridder (Mỹ), chuyện “gái trinh trị AIDS” cũng là lý do làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em ở Campuchia và một số nước Đông Nam Á hồi đầu thập niên 2000.

Gian nan đường về

Theo CNN, Tổ chức WAC đang thực hiện một chiến dịch phối hợp nhằm tuyên truyền, giáo dục cho những cộng đồng biệt lập tại Nam Phi rằng quan hệ tình dục và lây truyền HIV cho trẻ vị thành niên là bất hợp pháp và vô nhân đạo. Chuyên gia Gxuluwe và các thành viên WAC ra sức trò chuyện với những người đàn ông ở các ngôi làng, cố gắng giải thích cho họ hiểu vấn đề.

Bên cạnh đó, WAC cũng nỗ lực giúp các nạn nhân, bao gồm cả những em đã bất hạnh nhiễm HIV. Tại Trung tâm Palmerton, các em được dạy nghề, chăm sóc và tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, rất ít người muốn về nhà vì ở đó, họ bị chính gia đình và bạn bè kỳ thị, xa lánh. Đó là chưa kể nguy cơ bị các băng nhóm dắt gái đe dọa, ép buộc trở lại con đường cũ.

Trùng Quang

Nguồn TNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trung Quốc sắp sản xuấ máy bay ném bom H-10

Sau khi đàm phán 1 thời gian dài,Nga quyết định bán dây chuyền sản xuất máy bay tầm xa Tu-22M3 cho Trung quốc(phiên bản sản xuất tại Trung Quốc sẽ có tên H-10)

Theo tờ "Sankei Shimbun" của Nhật Bản,trong báo cáo nói rằng,các máy bay ném bom của Trung Quốc trong thời gian dài có xuất sứ từ Liên Xô,tất cả đều có tốc độ dưới âm,trong thời kỳ Chiến Tranh lạnh,những máy bay này được phái đến trinh sát vùng biển Nhật Bản.Ở Nga,các máy bay này đã nghỉ hưu vào năm 1990,ở Trung Quốc việc thay thế cũng đã trở thành 1 xu hướng không thể tránh khỏi,Trung Quốc đã từng bày tỏ muốn mua Tu-22M3,nhưng do sự cân bằng của Nga ở Đông Á nên Nga từ chối bán

Các mẫu thử nghiệm H-10 sẽ hoàn thành trong nửa cuối năm tới,sẽ có tổng cộng 36 chiếc H-10 sẽ được triển khai.H-10 là máy bay ném bom tầm xa nhanh nhất mang bom thông thường và tên lửa hạt nhân,bán kính hoạt động khoảng 2880km(nếu được tiếp dầu trên không,tầm hoạt động sẽ mở rộng).

H-10 đóng vai trò ngăn chặn các hành động xâm nhập của các nhóm tàu sân bay của Mỹ ở miền Nam,Đông Âu,thậm chí cả ở Tây Thái Bình Dương

Posted Image

H-6

Posted Image

Tu-22M

.Quân đội Trung Quốc có DF-21D, tên lửa đạn đạo được gọi là "sát thủ tàu sân bay",H-10 sẽ nâng khả năng chống tiếp cận từ xa chiến lược với lực lượng lớn hơn

Báo cáo cho biết,đề cập đến chiến lược biển của Trung Quốc xung quanh quần đảo Diếu Ngư là 1 mối quan tâm rất lớn ờ Nhật và biển Nam trung Hoa(biển Đông) cũng gây chú ý,báo cáo cũng cho rằng,khi ToKyo đề xuất ý tưởng mua quần đảo Điếu Ngư,Trung Quốc sẽ là nước xa Điếu Ngư hơn trên quan điểm và hành động

Quận đội Trung Quốc đã có "sát thủ tàu sân bay",giờ trong tương lai gần sẽ có thêm H-10,từ biển Nam Trung Hoa đến phía tây Thái Bình Dương,hoạt động quân sự của Mỹ có thể bị hạn chế đáng kể,Trung Quốc đang cố gắng để vượt qua xung quanh quần đảo Điếu Ngư,phạm vi ảnh hưởng mở rộng đến Tây Thái Bình Dương.

Nguồn :http://www.chinanews.com

------------------------------------

Nga bây giờ nó chi lo cho nó thôi,đừng trong mong gì nhiều,kinh tế suy yếu mà gặp phải 1 cuộc chiến dai dẳng chẳng khác nào tự đào huyệt chôn mình

Edited by Hạ Quốc Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ ngỡ ngàng vì sự “đón tiếp” của tàu chiến Trung Quốc

Khi 4 tàu của hải quân Ấn Độ rời Philippines hồi đầu tháng này để lên đường đến thăm Hàn Quốc, họ đã bị một phen ngỡ ngàng vì sự “đón tiếp” bất ngờ

của một tàu chiến Trung Quốc.

Một tàu của Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa gần đây đã ra đón tiếp và hộ tàu tàu khu trục Shivalik của Hải quân Ấn Độ, khi con tàu này đang đi trong vùng lãnh hải quốc tế ở Biển Đông.

Posted Image

Tàu khu trục Shivalik ở cảng Thượng Hải

Shivalik là tàu đô đốc dẫn đầu nhóm 4 tàu đang thực hiện chuyến thăm đến một loạt nước ở khu vực Châu Á, trong đó có Singapore, Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trung Quốc là chặng dừng chân cuối cùng trong hải trình dài ngày của nhóm tàu này.

“Đón chào đến Biển Đông, Foxtrot 47”, tàu chiến Trung Quốc đã giương biểu ngữ này khi đón tiếp tàu của Ấn Độ ở vùng lãnh hải quốc tế. Trong 12 giờ đồng hồ sau đó, tàu chiến Trung Quốc đã hộ tống tàu của Ấn Độ suốt dọc đường đi ở Biển Đông. Nhiều người trên tàu của Ấn Độ đã ngỡ ngàng trước việc tàu chiến Trung Quốc đi theo tàu chiến của họ suốt nửa ngày.

Tàu của Hải quân Trung Quốc biết rõ, 4 tàu của Ấn Độ đang trên đường đến thăm Hàn Quốc và sẽ có chuyến ghé thăm cảng Thượng Hải vào thời gian sau đó. Tuy nhiên, tàu chiến Trung Quốc vẫn hộ tống tàu của Ấn Độ ở vùng biển mà Ấn Độ và các nước khác coi là vùng lãnh hải quốc tế.

“Giọng điệu của thông điệp mà tàu hải quân Trung Quốc đưa ra nghe có vẻ rất chào đón nhưng nó giống như thể chúng tôi đang đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc”, một quan chức giấu tên của Ấn Độ cho biết như vậy.

Nhóm tàu chiến của Ấn Độ đã cập cảng Thượng Hải hôm thứ Tư (13/6) vừa rồi. Đây là lần đầu tiên 4 tàu chiến của Ấn Độ đến thăm một cảng của Trung Quốc. Chuyến thămkéo dài 1 tháng của nhóm tàu chiến Ấn Độ do tàu khu trục tàng hình Shivalik dẫn đầu đã phản ánh sự quan tâm ngày một lớn hơn của New Delhi trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nó diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc vừa phải trải qua một cuộc đối đầu gay gắt và quyết liệt kéo dài suốt 2 tháng với Philippines vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Trong cuộc tranh chấp trên, Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo các nước khác không được can thiệp vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đáp lại, các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… khẳng định, họ sẽ bảo vệ sự tự do hàng hải ở Biển Đông – một khu vực giàu tài nguyên và có nhiều tuyến đường biển chiến lược.

theo vnmedia

===============

Hề! Tiểu xảo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đô đốc Mỹ muốn hợp tác quân sự với Trung Quốc

Vietnamnet.vn

16/6/2012 15:06

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear hôm qua tuyên bố muốn duy trì củng cố quan hệ quân sự Mỹ - Trung nhằm tăng cường an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Posted Image

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear

Phát biểu trong cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, Đô đốc Locklear nói rằng việc đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc khi Trung Quốc trỗi dậy là rất quan trọng, và để tránh trường hợp tính toán sai lầm và có một tác động tích cực lên môi trường an ninh trong khu vực này. Đô đốc Locklear mới nhậm chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ba tháng trước. Ông cho biết ông mong muốn có các chuyến thăm trao đổi thường xuyên hơn giữa hai bên.

Đô đốc Hải quân Mỹ cũng cho biết: ông sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc trong ba tuần tới, và sẽ có các cuộc đối thoại với các quan chức quân đội Trung Quốc "một cách rất cởi mở và thẳng thắn".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ có đối thoại hiệu quả trong những tháng và năm tới... bởi vì điều này rất quan trọng đối với an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để Mỹ và Trung Quốc có khả năng trở thành đối tác hữu ích" - ông Locklear nói.

Đô đốc Hải quân Mỹ nói thêm rằng trong khi Mỹ đang thực hiện chiến lược đặt "châu Á làm trọng tâm", Washington vẫn tiếp tục xây dựng các quan hệ liên minh và đối tác có thể giúp đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì hòa bình và thịnh vượng trong tương lai ở cả khu vực rộng lớn này.

"Do đó, chúng tôi sẽ vẫn để tâm tới các đồng minh và tiếp tục củng cố họ. Chúng tôi sẽ để ý tới các đối tác chiến lược và đảm bảo rằng họ đang được quan tâm đúng mực và hợp tác trơn tru".

Hiện nay, Đô đốc Hải quân Locklear đang chịu trách nhiệm điều hành Bộ chỉ huy lớn nhất của Mỹ, với khoảng 320.000 binh sĩ, thủy thủ, phi công và lính thủy đánh bộ.

Về vấn đề tranh cãi liên quan tới chủ quyền biển đảo trong khu vực, Đô đốc Locklear cho rằng các tranh chấp này nên được giải quyết một cách hòa bình, và đôi khi các bên liên quan phải có sự nhượng bộ để tránh xung đột xảy ra.

"Tôi nghĩ là có đầy đủ nguồn lực cho mọi người trên thế giới. Chúng ta chỉ cần chỉ ra làm thế nào để mọi người đều được tiếp cận một cách thỏa đáng" - Đô đốc Locklear nói.

Lê Thu (theo THX)

==================

Vui nhỉ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi đàn tranh Trung Quốc thắng giải

Thứ Hai, 18/06/2012, 05:04 (GMT+7)

TT - Tại một liên hoan nhạc cụ “tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn, phát huy tinh hoa âm nhạc của dân tộc”, ban tổ chức đã trao giải cho một tiết mục dùng đàn tranh xuất xứ từ... Trung Quốc.

Posted Image

Tiết mục độc tấu đàn tranh của nghệ sĩ Bùi Thị Phương Nhung - Ảnh: Trọng Bình

Ðó là Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ I - 2012. 380 diễn viên, nhạc công của 19 đơn vị nghệ thuật (gồm nhạc viện, đoàn nghệ thuật, trường văn hóa nghệ thuật, nhà hát...) từ nhiều miền trong cả nước đã tham gia liên hoan (do Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT&DL, Hội Nhạc sĩ VN và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức từ ngày 5 đến 10-6).

Trong số khoảng 100 tiết mục biểu diễn (gồm các thể loại độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tuyệt, hòa tấu...), ban tổ chức đã chọn trao 18 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và nhiều giải khác. Trong đó, nghệ sĩ Bùi Thị Phương Nhung đến từ Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Hà Nội đoạt giải nghệ sĩ biểu diễn và trình diễn đàn tranh hiệu quả với tiết mục độc tấu đàn tranh tại đêm bế mạc.

Tuy nhiên, từ bức ảnh chụp lại phần trình diễn của nghệ sĩ Phương Nhung, nhiều người đã nhận ra đây là loại đàn tranh của Trung Quốc chứ không phải đàn tranh của Việt Nam.

Tuổi Trẻ ghi nhận một số ý kiến xoay quanh vấn đề này từ những người trong nghề:

* Giáo sư TRẦN VĂN KHÊ:

Sơ suất của ban tổ chức

Nhìn qua tấm ảnh, ai cũng dễ dàng nhận ra đây là loại đàn tranh hiện đại của Trung Quốc. Ðàn tranh của người Việt thường chỉ có kích thước khoảng 1m hoặc 1,1m là tối đa, đó là loại đàn tranh mà nghệ sĩ Vĩnh Bảo vẫn thường biểu diễn. Còn đàn tranh Trung Quốc dài hơn, có thể đến 1,4m. Ðây là loại đàn hiện đại, còn đàn tranh Trung Quốc xưa cũng nhỏ, không to và dài đến thế.

Cùng là một loại đàn nhưng ở mỗi quốc gia, tùy theo văn hóa lại có những sáng tạo khác nhau. Ví dụ như chiếc đờn cò của Việt Nam và Trung Quốc cũng vậy. Nếu như đờn Việt Nam có ống hình tròn thì đờn Trung Quốc lại có hình bát giác, âm thanh phát ra cũng to hơn, nên các nghệ sĩ Việt khi trình diễn thường chọn loại đờn Trung Quốc. Nếu nghệ sĩ biểu diễn chơi thì không sao, như nghệ sĩ đàn tranh Vân Ánh vẫn có khi sử dụng loại đàn tranh Trung Quốc để biểu diễn...

Thật ra nếu xét về mặt chuyên môn, chỉ cần nghệ sĩ đàn hay thì đàn của Việt Nam hay Trung Quốc đều không phải là vấn đề, nhưng đặt trong bối cảnh một liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam, lại chọn trao giải thì tôi cho rằng đó là sơ suất của ban tổ chức, làm mất đi ý nghĩa, giá trị của chương trình.

* Nhà nghiên cứu âm nhạc ÐẶNG HOÀNH LOAN:

Việc dùng đàn Trung Quốc đã thành thói quen

Tôi nghĩ cây đàn không có tội. Vì người ta đã dùng đàn nhị, tam thập lục cải tiến của Trung Quốc từ rất lâu rồi. Vấn đề là người nghệ sĩ có đánh ra đúng ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam hay không. Trung Quốc có những cải tiến mạnh về mặt nhạc cụ cổ truyền và chất lượng nhạc cụ của họ tốt hơn Việt Nam. Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam rồi các nhà hát cũng nhập về rất nhiều nhạc cụ này. Ðây là cuộc thi vừa có tính truyền thống, vừa có tính sáng tạo cho nên theo tôi không có vấn đề gì cả.

Nó chỉ có vấn đề trừ khi người ta bảo đó là đàn truyền thống Việt Nam hoặc họ đưa vào nhã nhạc để trình diễn. Ở Việt Nam, từ lâu chúng ta đã không chỉ sử dụng nhạc cụ cải tiến của Trung Quốc mà bắt chước cả cách đánh của họ. Ðàn nhị là một minh chứng điển hình. Việt Nam có đàn nhị kẹp giữa hai chân nhưng sau này bắt chước Trung Quốc lại đặt lên đùi và cách thức chơi đàn cũng bắt chước luôn.

Lối chơi đàn nhị của người Việt từng được các chuyên gia Trung Quốc khen là độc đáo thì giờ chúng ta cũng bỏ để bắt chước họ.

Khó có thể phê phán hay trách móc gì được khi sân khấu của liên hoan hay các sân khấu biểu diễn nói chung không còn nhạc cổ truyền nữa. Thay vào đó là nhạc cải biên, nhạc sáng tác từ chất liệu cổ truyền. “Nhờ” sự cải biên đó mà chúng ta làm mất sân khấu cổ. Giờ việc sử dụng đàn Trung Quốc, chơi những tác phẩm cải biên đã thành thói quen mất rồi. Những nghệ sĩ tốt nghiệp trường nhạc, về các đoàn học thêm chút chèo, tuồng, cổ nhạc thì họ thích nhạc cụ Trung Quốc và chơi rất sành nhạc cải tiến. Hơn nữa, liên hoan là cuộc chơi của các nhà hát với nhau, ở đó vốn đã chẳng tồn tại cái gọi là nhạc cụ truyền thống hay âm nhạc truyền thống thuần chất nữa.

* Nhà giáo ưu tú PHẠM THÚY HOAN (chủ nhiệm CLB Tiếng hát quê hương, Cung văn hóa Lao động TP.HCM):

Đàn tranh Việt có những nhấn nhá riêng

Là người chơi đàn tranh bao nhiêu năm qua, tôi rất buồn với thông tin này. Quả thật với mỗi loại đàn tranh, đàn của Việt Nam hay Trung Quốc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo tác phẩm trình diễn.

Ưu điểm của đàn tranh Trung Quốc là sợi dây rất mảnh, nghệ sĩ chơi ít khi bị lạc dây, tuy nhiên âm thanh của đàn này thường là nét thẳng mà ít có những nhấn nhá mang dấu ấn riêng của nghệ sĩ như đàn tranh Việt Nam. Tôi đi biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đến những nơi đàn tranh được nhiều người biết đến như Hàn Quốc, Ðài Loan..., bạn bè trong nghề đều nhận xét: ít có loại đàn tranh nào mà nghệ sĩ còn giữ được tay trái rất tế nhị như với cây đàn của Việt Nam.

Dĩ nhiên, tùy theo tác phẩm, người nghệ sĩ có thể chọn loại đàn tranh cho phù hợp, đó là quyền của họ. Vấn đề ở đây là ban tổ chức phải tinh ý ngay từ đầu để không xảy ra những sơ suất như thế này.

M.TRANG - H.HƯƠNG - TH.LỘC

===========================

Cá nhân tôi trân trọng ý kiến của bà Phạm Thúy Hoan, nghệ sĩ của trường Quốc Gia Âm Nhạc. Bà quả là người nhạy cảm với hồn dân tộc qua tiếng đàn, thể hiện ở cách chơi đàn của người Việt. Qua nhận xét của bà, cá nhân tôi thấy cả thanh âm của tiếng sáo Trương Chi vọng từ 5000 năm trước. Nhưng thôi! Tôi cũng chỉ than thở ở đây, trong Quán vắng này!

đàn tranh Trung Quốc là sợi dây rất mảnh, nghệ sĩ chơi ít khi bị lạc dây, tuy nhiên âm thanh của đàn này thường là nét thẳng mà ít có những nhấn nhá mang dấu ấn riêng của nghệ sĩ như đàn tranh Việt Nam. Tôi đi biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đến những nơi đàn tranh được nhiều người biết đến như Hàn Quốc, Ðài Loan..., bạn bè trong nghề đều nhận xét: ít có loại đàn tranh nào mà nghệ sĩ còn giữ được tay trái rất tế nhị như với cây đàn của Việt Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SOS học đường

Báo động: Lại thêm một cuộc nữ sinh hỗn chiến ở Bắc Giang

Thứ hai 12/12/2011 17:19

(GDVN) - Vừa qua, lại một clip nữ sinh hỗn chiến được xuất hiện trên Youtube với tựa đề “Nữ sinh THPT tư thục Bắc Giang đánh nhau” gây xôn xao dư luận.

Tư vấn Du học VIP miễn phí dịch vụ, hiệu quả, nhiều học bổng khuyến học nhất

Clip video trên được một nikname đăng tải lên Youtube vào ngày 9-12 với thời lượng 1 phút 43 giây. Mở đầu video là một nhóm học sinh khoảng 20 người chạy vào một lớp học với những lời nói thô tục.

Posted Image

Trong đoạn video clip, xuất hiện màn đấu khẩu gay gắt giữa 2 nữ sinh mặc áo ấm màu xám với một nữ sinh mặc áo ấm màu vàng. Sau cuộc tranh cãi quyết liệt, 2 nữ sinh áo xám liên tiếp dùng tay tát vào mặt nữ sinh áo vàng. Chưa dùng lại, một nữ sinh mặc áo xanh trèo lên bàn học rồi dùng chân đá dội vào đầu nữ sinh áo vàng. Nhiều học sinh nam khi thấy sự việc trên vẫn không vào can ngăn. Sau khi đánh xong, 3 nữ sinh tham gia đánh nữ sinh áo vàng cùng nhóm bạn đi ra khỏi lớp.

Theo thông trên mạng, nhóm học sinh xuất hiện trên đoạn clip trên đều là học sinh trường của một trường Tư thục thuộc xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc này.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hùng Việt - Quốc Văn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ vì thương lái TQ: Nông dân đáng thương hay đáng trách?

19/06/2012 20:13:30

Posted Image

Gần đây, nghe tin nông dân nhiều nơi trong miền Nam đang khốn khổ vì tình trạng thương lái Trung Quốc mua dứa, khoai lang... giá cao vài vụ rồi bỏ không mua nữa khiến nông sản làm ra không bán được. Posted Image

Ảnh minh họa.

Hình như mới năm ngoái thôi đã rộn lên cái tin lái buôn Trung Quốc vào mua khoai lang ruột tím với giá cao, các nơi nông dân đua nhau bỏ lúa trồng khoai. Lúc đó cũng đã có nhiều ý kiến trái nhau, cũng có người ủng hộ, nhưng phần lớn là cảnh báo, rồi cuối cùng thì người ta vẫn cứ trồng khoai. Đến giờ khi giá xuống thê thảm, nông dân lại chính là những người phải gánh chịu.

Có người thương nông dân cả tin. Cả tin thì đúng rồi, nhưng còn tính hám lợi nữa. Đây đâu phải lần đầu xảy ra tình trạng này. Vụ thu mua chè bẩn, cà phê, mủ cao su kém chất lượng, dừa khô, đỉa khô với giá cao... còn nhỡn tiền ra đấy. Vì chút lợi nhuận mà họ sẵn sàng trộn những chất độn bẩn thỉu, những hoá chất vào chè, sẵn sàng bán cà phê, hạt tiêu kém chất lượng... Lương tâm của họ để đâu? Như thế liệu có thể thương được không? Không thể lấy cái nghèo ra để bào chữa được. Bởi dù có nghèo nhưng nếu có lương tâm thì họ sẽ chọn cách xử sự như lão Hạc chứ nhất định không làm việc thất đức.

Cũng không thể trách thương lái Trung Quốc. Họ mua gì, không mua gì là có mục đích của họ. Có trách là trách nhà quản lý của mình không có tầm, không có tâm. Không có tầm vì không nhìn thấy việc này gây ảnh hưởng thế nào tới không chỉ kinh tế mà còn là uy tín, thương hiệu, sự ổn định của quốc gia. Không có tầm vì cũng giống nông dân họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại đằng sau đó (rõ nhất là cái vụ nuôi đỉa). Không có tâm vì họ mặc kệ cho nông dân lao theo chút lợi nhuận mà chả có biện pháp nào để cảnh báo, ngăn chặn. Rồi giờ đây, khi nông dân khóc dở mếu dở bên những đống khoai chất cao như núi mà không có người mua kia, chắc họ cũng chả có hướng xử lý gì đâu.

Qua mấy vụ này mới thấy, dường như lâu nay trên mảnh đất của mình, nông dân muốn trồng gì, muốn nuôi gì là do họ quyết định, miễn là họ thấy có lợi. Bởi vì cũng chả ai lo được đầu ra cho họ. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì nguy hiểm thật. Hôm qua thì nuôi đỉa, ngày mai chắc gì họ không nuôi châu chấu, bọ xít, sâu độc...

Minh Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Oài, mấy vụ mấy thằng trung quốc nó gây ra, dân mình dõ hết cả đấy, nhưng thấy lợi thì chạy theo thôi, nhưng đến giờ tôi cũng ko hiểu tại sao, bên trung quốc nhiều người họ rảnh vậy, họ sang bên VN mình để hại dân mình vì mục đích cá nhân, hay mục đích quốc gia nữa

Mới đây có vụ: họ mua lúa gạo bên mình với giá cao, rồi bắt dân mình pha gạo thơm với gạo rởm, tỷ lệ 50/50, nếu ko pha họ ko mua

Tôi nghĩ công an nên vào cuộc, tìm hiểu những thằng thương lái kia nó được sự giật dây từ đâu, tại sao họ lại rảnh và bỏ ra 1 số lượng tiền lớn như vậy để hại VN

Edited by tuyet mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Mây nấm” khổng lồ kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh

Thứ Ba, 19/06/2012 - 12:09

(Dân trí) - Một đám mây hình nấm khổng lồ mới đây đã xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiên tai lớn có thể sắp xảy ra.

Posted Image

Theo tờ Daily Mail, đám mây khổng lồ trải rộng nhiều km, nối tiếp cùng sấm chớp, “nuốt chửng” bầu trời Bắc Kinh trong suốt một tiếng đồng hồ.

Posted Image

Nhiếp ảnh gia và người quay phim đã tranh thủ cơ hội thu giữ hình ảnh hiếm có xảy ra vào thứ năm tuần trước này. Đám mây được miêu tả “dần dần tạo thành hình giống như một vụ nổ bom nguyên tử”.

Posted Image

Theo Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia, mây khổng lồ này là một đám mây bão sấm.

Posted Image

Vũ Quý

Tổng hợp

=================

(Dân trí) - Một đám mây hình nấm khổng lồ mới đây đã xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiên tai lớn có thể sắp xảy ra.

Biết thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chiến tranh kiểu Mỹ” của Obama

Thứ Ba, 19/06/2012 - 16:22

(Dân trí) - Những gì Lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ tiến hành trong các chiến dịch chống khủng bố gần đây và quyết tâm chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy hình thái tiến hành chiến tranh toàn cầu kiểu Mỹ đang thay đổi.

Posted Image

Máy bay do thám, một trong những nhân tố trong "chiến tranh kiểu Mỹ" của Obama.

Cụ thể, đã không còn các cuộc xâm lược ồ ạt và các cuộc chiếm đóng với đội quân đông đảo ở khu vực lục địa Á-Âu, thay vào đó là các lực lượng đặc nhiệm Mỹ độc lập tác chiến, huấn luyện hoặc chiến đấu cùng các đội quân đồng minh tại các điểm nóng trên thế giới. Những thay đổi này cho thấy thực chất của học thuyết mới của Obama – Một chương trình 6 điểm nhằm tiến hành chiến tranh trong thế kỷ 21, chiến tranh kiểu Mỹ, đang được chính quyền phát triển và đúc rút một cách cẩn thận.

Mờ nhạt

Nhiều năm qua giới quân sự Mỹ đã thực thi và thúc đẩy khái niệm “cùng nhau”. Một kiểu tổ chức chiến tranh trong đó chủ yếu là Lầu Năm Góc hợp lực với các cơ quan chính phủ khác, đặc biệt là CIA, Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý dược phẩm – trong các chiến dịch phức tạp và chồng chéo trên toàn cầu.

Dưới chính quyền Obama, Mỹ đã mở rộng hoặc phát động thêm một số chiến dịch quân sự mới, trong đó hầu hết ứng dụng sáu nhân tố chiến tranh thế kỷ 21 của Mỹ mà cuộc chiến tranh của Mỹ ở Pakistan có thể được gọi là công thức chiến tranh của Obama, nếu không phải là một học thuyết.

Suốt thập kỷ qua, chính khái niệm về khu vực chiến tranh đã trở nên rất lẫn lộn, phản chiếu sự mờ nhạt của các sứ mệnh và các hoạt động của CIA và Lầu Năm Góc. Tờ Washington Post đã nhận xét rằng “tính mờ nhạt cũng thể hiện rõ trong đội ngũ quan chức cấp cao của hai tổ chức này như Panetta trước đây là Giám đốc CIA và giờ đây vị trí đó đang được một vị tướng bốn sao về hưu David H. Petraeus nắm giữ.”

Không chịu để vượt mặt, Bộ Ngoại giao cũng tiếp tục hành trình quân sự hóa (và bị hạn chế) khi họ đồng ý đóng góp một phần lực lượng của mình với Lầu Năm Góc để thành lập Quỹ khẩn cấp an ninh toàn cầu (GSCF). Chương trình này sẽ cho phép Lầu Năm Góc có tiếng nói mạnh hơn trong phân phối các khoản viện trợ của Mỹ cho các lực lượng được ủy quyền ở nước ngoài như Yemen và Sừng châu Phi.

Một điều khá chắc chắn: quá trình làm chiến tranh của Mỹ (cùng với các điệp viên và các nhà ngoại giao) đang ngày càng hướng sâu hơn vào các “bóng tối”. Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến việc gia tăng các hoạt động bí mật của Mỹ ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong những năm tới.

Rọi sáng vào “lục địa Đen”

Những năm tới, người địa phương rất có thể sẽ chứng kiến nhiều điệp viên của Lầu Năm Góc đổ đến châu Phi. Dưới thời Obama các chiến dịch ở lục địa này đã được đẩy mạnh vượt xa các cuộc can thiệp dưới chính quyền Bush.

Điều ít được biết là những nỗ lực quân sự của Mỹ nhằm huấn luyện các lực lượng châu Phi liên quan mật thiết đến lợi ích của Mỹ ở đây như Lực lượng tuần tra đặc biệt trong Lực lượng đặc nhiệm hải lục không quân 12 (SPMAGTF -12) để huấn luyện lực lượng quân đội của Uganda sau này cung cấp quân cho Phái đoàn của Liên minh châu phi ở Somalia.

Mỹ cũng đang tiến hành việc đào tạo chống khủng bố và cung cấp thiết bị cho các lực lượng quân đội ở Algeria, Burkina Faso, Chad, Mauritania, Niger và Tunisia. Ngoài ra, Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (Africom) đã có kế hoạch mở 14 lớp đào tạo chung lớn trong năm 2012, bao gồm các cuộc tập trận ở Morocco, Cameroon, Gabon, Botswana, Nam Phi, Lesotho, Senegal, và một nước có khả năng giống như Pakistan ở châu Phi là Nigeria.

Tuy nhiên đây không bao gồm toàn bộ chương trình huấn luyện và cố vấn Mỹ cho châu Phi. Mùa Xuân vừa rồi Mỹ đã lôi kéo 11 nước, gồm Bờ Biển Ngà, Gambia, Liberia, Mauritania và Sierra Leone, tham dự vào một cuộc tập trận hải quân với tên Saharan Express 2012.

Tiếp tục chú ý đến sân sau

Từ khi ra đời, Mỹ luôn luôn nhúng tay vào những vấn đề ở cửa ngõ, coi biển Caribe như là chiếc hồ riêng và can thiệp vào tất cả khu vực Mỹ Latin bất cứ khi nào Mỹ muốn. Dưới chính quyền Bush, lợi ích của Mỹ ở khu vực sân sau đã nhường chỗ cho các cuộc chiến ở xa nước Mỹ.

Gần đây chính quyền Obama đã sử dụng công thức mới tiến hành các chiến dịch ở khu vực phía nam. Đó là các chuyến bay của máy bay không người lái vào sâu trong lãnh thổ Mexico để hỗ trợ cho cuộc chiến của nước này chống các tập đoàn buôn ma túy. Các nhân viên CIA và dân sự được cử sang làm việc tại các căn cứ quân sự của Mexico để tham gia vào cuộc chiến chống ma túy.

Trong năm 2012, Mỹ cũng tăng cường các chiến dịch chống buôn lậu ma túy ở Honduras. Ở mức độ thấp hơn, Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã huấn luyện quân đội Guyana về kỹ thuật đổ bộ bằng trực thăng.

Quân đội Mỹ cũng tích cực ở các nước khác của Mỹ Latin như huấn luyện ở Guatemala, đỡ đầu cho các nhiệm vụ “xây dựng đối tác” ở Dominic, El Salvador, Peru và Panama, và ký một hiệp định thực hiện 19 hoạt động chung với quân đội Colombia trong năm tới, trong đó có các cuộc tập trận chung.

Vẫn là trung tâm của Trung Đông

Bất chấp việc kết thúc các cuộc chiến tranh ở Iraq và Libya, việc rút quân khỏi Afghanistan và tuyên bố công khai về tập trung chiến lược vào châu Á, Mỹ vẫn chưa có ý định rút lui khỏi khu vực Trung Đông mở rộng.

Thực tế Yemen và nước láng giềng Somalia đã trở thành phòng thí nghiệm chiến tranh cho Obama. Tại đây Mỹ đã thực hiện chiến tranh kiểu mới với những người lính da đen như các đặc nhiệm hải quân Mỹ và chính Lực lượng Delta của quân đội đã tiến hành các nhiệm vụ giết chóc và bắt sống, trong khi quân “trắng” huấn luyện quân địa phương và các máy bay tự động săn lùng và tiêu diệt các thành viên của nhóm al-Qaida và thuộc hạ, rất có thể được đội máy bay bí mất có người lái hỗ trợ.

Trung Đông cũng đang trở thành khu vực quảng bá cho một khía cạnh khác đang nổi bật của học thuyết Obama: Nỗ lực trong chiến tranh mạng. Ngoại trưởng H. Clinton đã khẳng định mong muốn của Bộ ngoại giao tham gia vào cách tiến hành chiến tranh mới của Mỹ trong một phát biểu của bà tại Florida gần đây.

Những nỗ lực trực tuyến khiêm tốn của Mỹ kết hợp các biện pháp tiềm tàng khác của chiến tranh mạng đang được CIA và Lầu Năm Góc khai thác triệt để, trong đó điển hình là chương trình mới được công khai gần đây mang tên “Olympic Games” gồm các cuộc tấn công phức tạp nhằm vào các máy tính trong hệ thống làm giầu hạt nhân của Iran do Cục an ninh quốc gia Mỹ (NSA) cùng với một đơn vị gọi là Unit 8200 của Israel (tương đương với NSA) chế tạo và tiến hành.

Từ đốm cháy thành cháy rừng

Từ Trung, Nam Mỹ đến châu Phi, Trung Đông và châu Á, chính quyền Obama đang hình thành một công thức cho một cách chiến tranh mới của Mỹ. Trong nỗ lực này Lầu Năm Góc và các cơ quan chính phủ không ngừng bị quân phiệt hóa đang cố hình dung ra mọi thứ từ những giáo huấn về chiến tranh thực dân đến những công nghệ tiến tiến nhất.

Rõ ràng sự kết hợp hiện nay giữa các chiến dịch đặc biệt, máy bay không người lái, trò chơi gián điệp, lính dân sự, chiến tranh mạng và những đội quân ủy quyền nghe có vẻ như là một kiểu mẫu chiến tranh an toàn hơn, lành mạnh hơn - giống như một loại thuốc chữa bách bệnh cho những yếu kém về an ninh quốc gia của Mỹ. Trong thực tế, gọi nó là cái gì cũng được.

Tướng Peter Pace, nguyên chủ tịch tham mưu trưởng liên quân của Mỹ gần đây nhận xét rằng học thuyết mới ít người tham chiến của Obama thực sự làm cho việc tiến hành chiến tranh có vẻ là một lựa chọn hấp dẫn hơn và dễ dàng hơn.

Trên thực tế, cách tiến hành chiến tranh mới của Mỹ chứa đựng nhiểu dính líu không biết trước và hàng loạt hệ lụy. Châm ngòi hay thổi bùng các đốm lửa nhỏ ở một số lục địa có thể dẫn đến những đám cháy rừng có thể lan rộng không thể tưởng tượng và khó, nếu như không muốn nói là không thể dập tắt được.

Theo bản chất, các cuộc can dự quân sự nhỏ thường có xu hướng lan rộng và chiến tranh thường lan rộng ra ngoài biên giới. Theo định tính, hành động quân sự thường mang lại những hậu quả khôn lường. Ta chỉ cần nhìn lại năm 2001, khi ba cuộc tấn công với công nghệ thấp trong một ngày đã dấy lên một cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ và lan ra khắp thế giới. Phản ứng đối với một ngày đó bắt đầu bằng cuộc chiến tranh ở Afghanistan sau đó lan sang Pakistan rồi ngoặt sang Iraq, rồi ở Somalia và Yemen, v.v..

Lịch sử đã chứng minh là Mỹ thường không giành chiến thắng trong chiến tranh. Từ năm 1945 đến nay họ chưa từng thắng trong bất cứ một cuộc chiến tranh lớn nào. Trong các cuộc can thiệp nhỏ thì thành tích cũng lẫn lộn, với những thắng lợi khiêm tốn ở Panama và Grenada và với các kết quả nhục nhã ở Li-Băng (1980) và Somalia (1990).

Khó khăn là ở chỗ người ta khó dự đoán một cuộc can thiệp sẽ phát triển đến đâu đến khi mọi thứ trở nên quá muộn. Chiến tranh thường không theo một quy luật nào: Cuộc chiến ở Việt Nam, Afghanistan và ở Iraq, tất cả đều bắt đầu tương đối nhỏ, trước khi chúng biến thành lớn và mang tính hủy diệt. Hiện triển vọng của học thuyết mới của Obama không phải là mầu hồng bất chấp nó được báo chí trong vòng kiểm soát của Washington tung hứng tốt.

Điều mà ngày nay trông có vẻ như là một công thức để dễ dàng mở rộng ảnh hưởng cho lợi ích bá quyền của Mỹ với chi phí thấp, có thể chẳng bao lâu sẽ trở thành một thảm họa tuyệt đối – một thảm họa mà rất có thể không rõ nét cho đến khi mọi thứ đều quá muộn.

Phạm Ngọc Uyển (Tổng hợp)

========================

Cách đây vài năm, khi các tư lệnh Hoa Kỳ yêu cầu tăng quân ở Afganixtan, tôi cho rằng không cần thiết mà chỉ cần mở rộng mạng lưới chỉ điểm với lực lượng quân đội nhỏ. Bài viết nằm đâu đó trên diễn đàn này. Đến bây giờ có vẻ như "bản quyền" của Thiên Sứ được chú ý với chiến lược trên.

Trong tương lai, chiến tranh mạng - một thứ chiến tranh ảo có tác dụng thực tế chứ không phải game - sẽ rất phát triển. Hy vọng các quí vị đang cầm đồ - Í lộn - Cầm quyền - trên thế giới sẽ không hiểu một cách đơn giản là chiến tranh mạng chỉ thể hiện ở những tay tin tặc, chuyên viết sâu máy tính siêu đẳng với công việc chuyên môn ăn cắp bí mật quân sự, khoa học kỹ thuật, làm tê liệt hệ thống điều khiển của đối phương, nhằm phục vụ cho một kết quả chiến thắng được kết thúc bằng mô hình chiến tranh cổ điển với vũ khí hiện đại. Mà cuộc chiến tranh mạng trong tương lai còn là sự chinh phục thế giới bằng những giá trị cuộc sống gần chân lý nhất.

Đến lúc ấy, thế lực nào nắm giữ được ngày càng nhiều những bí ẩn của vũ trụ và những ứng dụng của nó thì thế lực đó sẽ chiến thắng. Có thể coi đây là cuộc chiến nhân đạo nhất trong lịch sử nhân loại.

Vài lời cảm thán!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông "lặng sóng" nhờ... bão

(Dân trí) - Lấy lý do thời tiết xấu, cả Trung Quốc và Philippines đều ra lệnh rút các tàu của mình khỏi khu vực bãi đá cạn tranh chấp Scaborough/Hoàng Nham. Cơn bão chính trị dai dẳng hơn 2 tháng qua trên Biển Đông đang tạm lắng dịu nhờ... một cơn bão nhiệt đới đang hình thành.

Posted Image

Cả Trung Quốc và Philippines cùng lệnh cho các tàu về bờ để tránh thời tiết xấu. Bão làm ... sóng lặng

Thời tiết xấu có lẽ đang trở thành một lý do tốt để cả Philippines và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng trong vụ tranh chấp chủ quyền đối với bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.

Trong tuyên bố ngày 18/6, Ngoại trưởng Philippines thông báo Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh rút các tàu của Philippines ra khỏi vùng tranh chấp vì thời tiết xấu sau hơn hai tháng có mặt tại Scarborough/Hoàng Nham.

"Tối 15/6, Tổng thống Aquino đã ra lệnh rút một tàu tuần duyên và một tàu khảo sát của Cục Ngư nghiệp khỏi bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông do cơn bão nhiệt đới Guchol đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Bắc nước này", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nêu rõ.

Trong động thái tương tự ngay sau đó, trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng nói rằng Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả các tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực bãi đá cạn nhanh chóng quay về đất liền cũng với lý do tương tự.

"Trung Quốc đã điều một tàu cứu hộ đến khu vực bãi đá Hoàng Nham/Scarborough để giúp đỡ các tàu cá Trung Quốc rút khỏi khu vực này vì thời tiết tại quá xấu và biển động mạnh", tuyên bố trên trang web khẳng định.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng hoan nghênh quyết định đơn phương rút tàu tuần duyên của Manila.

“Chúng tôi ghi nhận sự rút lui của các tàu Philippines và hy vọng rằng, cử chỉ này sẽ làm dịu căng thẳng”, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói.

Quyết định rút tàu của Trung Quốc và Philippines đã tạm thời chấm dứt 2 tháng đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, vốn nảy sinh sau khi Trung Quốc phái tàu ngư chính đến Hoàng Nham/Scarborough để chặn các tàu tuần duyên Philippines bắt giữ 8 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển tranh chấp. Căng thẳng đã có lúc leo thang đến mức Trung Quốc điều tới khu vực này gần 100 tàu thuyền các loại từ những tàu hải giám, tàu đánh cá tới những tàu đa dụng nhỏ.

Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là liệu Biển Đông có thực sự lặng sóng sau cơn bão Guchol?

Bão tan, biển có lại nổi sóng?

Mặc dù Manila và Bắc Kinh đã đồng ý triệt thoái các tàu của mình ra khỏi vành đai san hô ở trung tâm bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham, nhưng cả hai bên cũng khẳng định đây không phải là sự rút lui hoàn toàn, có nghĩa hai bên không loại trừ khả năng sẽ điều các tàu quay trở lại khi sóng lặng.

"Việc rút tàu không có nghĩa là Philippines sẽ từ bỏ chủ quyền đối với khu vực Scarborough. Khi nào thời tiết cải thiện, chúng tôi sẽ tái thẩm định vấn đề”, Ngoại trưởng Philippines Rosario tuyên bố.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, thời điểm cân nhắc việc đưa tàu trở lại khu vực tranh chấp ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào diễn biến của bão Guchol, cũng như điều kiện thời tiết thực tế trên Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc tuy không đề cập trực tiếp tới khả năng đưa tàu trở lại Hoàng Nham/Scarbogough, song đây sẽ là quyết định khó tránh khỏi nếu như Manila có hành động trước.

Bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc khẳng định có quyền kiểm soát đối với 90% diện tích ở Biển Đông, trong đó có khu vực bãi đá cạn hình móng ngựa Scarborough/Hoàng Nham, bất chấp thực tế là bãi đá này chỉ cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 140 hải lý về phía Tây.

Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), các nước có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ thềm lục địa của nước mình.

Vì vậy, trong tuyên bố mới nhất đưa ra giữa tuần trước, Ngoại trưởng Philippines cho biết Manila vẫn giữ ý định đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Scarborough/Hoàng Nham ra trước Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), bất chấp việc Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này hồi cuối tháng 4 vừa qua.

Vũ Anh

================

Bão cũng có tác dụng tốt đấy nhỉ! Năm nay sẽ có rất nhiều bão xảy ra trên thế giới. Hi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện toilet hàng nghìn năm tuổi ở Việt Nam

Các nhà khảo cổ vừa có một bước tiến trong việc tìm hiểu thời kỳ sơ khai của Đông Nam Á với việc phát hiện toilet 4.000 năm tuổi ở Việt Nam.

Posted Image

Địa điểm phát hiện toilet hàng nghìn năm tuổi ở Việt Nam. Ảnh: Radio Australia News

Nhóm nhà khoa học Australia và Việt Nam thực hiện khai quật tại địa điểm cách TP HCM khoảng 30 km về phía Nam, thuộc di tích khảo cổ Rạch Núi, tỉnh Long An. Giới chuyên gia Australia nhận định, di tích nói trên có thể là "toilet nhân tạo" đầu tiên ở Việt Nam và là phát hiện có tính đột phá trong việc nghiên cứu lịch sử ở khu vực Đông Nam Á.

Radio Australia News dẫn lời tiến sĩ Marc Oxenham, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, chất thải hàng nghìn năm của con người và chó được bảo quản ở Rạch Núi. Điều này giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu về chế độ ăn uống của người xưa. "Trong chất thải có lẫn xương thú, xương cá và rau", ông Marc Oxenham cho hay.

"Chúng tôi còn thấy cấu trúc nguyên vẹn của tòa nhà xây dựng cách đây 3.500 đến 4.000 năm", ông Oxenham nói và tin rằng toilet có tuổi đời hơn 3.500 năm tuổi, tức là vào thời kỳ đồ đá mới.

Trong thời gian tới, nhóm khảo cổ sẽ tìm hiểu chính xác những ngưởi thời cổ đại Đông Nam Á làm gì và sống như thế nào.

Hương Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tài xế taxi trả lại 400 triệu đồng khách bỏ quên

VnExpress.net – 17 giờ trước

Phát hiện khách để quên túi xách trên taxi, tài xế đã chủ động báo về công ty để trả lại. Trong túi có hơn 400 triệu đồng và nhiều vật dụng có giá trị.

Thời gian có thể dừng lại?

Posted Image

Tài xế Trần Văn Quý.

Chiều 19/6, tại công an phường 2 (quận Tân Bình, TP HCM), Công ty CP Sài Gòn Sân bay đã trả lại túi xách có hơn 400 triệu đồng cho chị Nguyễn Thị Minh Thu để quên trên taxi của hãng. Ngoài ra, trong túi còn có iPad, máy quay phim, máy massage và nhiều vật dụng cá nhân khác.

Trước đó, sáng cùng ngày, chị Thu và con gái (ở Kon Tum) đón taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế Trần Văn Quý cầm lái để về nhà người quen ở phường 15, quận Tân Bình.

Sau khi trả khách, tài xế Quý chạy về lại sân bay và phát hiện hành lý của khách còn trên xe. Anh liên hệ với tổng đài của công ty để trả lại nhưng vị khách không có số liên lạc. Bộ phận điều hành cùng tài xế xuống nơi khách hàng rời xe nhưng đây là khu vực đông dân cư nên không thể tìm gặp.

Còn chị Thu, do quá mệt nên sau khi về nhà người quen, chị đã đi ngủ và không nhớ đã mất hành lý. Khi phát hiện ra, chị cũng không rõ là quên trên máy bay hay mất ở đâu. Chị gọi lên đường dây nóng của Saigon Air taxi mới biết là tài xế đã giữ lại tài sản của mình và chờ trao trả.

Chị Thu và con gái nhận lại tiền và tài sản từ anh Quý.

"Tôi xuống TP HCM để chữa bệnh. Khi xuống máy bay người rất mệt lại có nhiều hành lý nên đã sơ ý bỏ quên, may mắn gặp được tài xế tốt bụng. Nếu tôi mất số tiền trên, chắc bệnh tình còn nặng thêm mà không biết bao giờ mới kiếm lại được", chị Thu xúc động cho biết.

Cảm kích trước hành động của anh Quý, chị Thu xin gửi biếu tài xế một ít tiền nhưng tài xế taxi này không nhận. "Việc làm của tôi là bình thường, không có gì phải đáng nói, nếu gặp các lái xe khác thì họ cũng làm vậy", anh Quý chia sẻ.

Theo Công ty CP Sài Gòn Sân bay, anh Quý làm việc tại hãng taxi Saigon Air hơn 4 năm và nhiều lần gửi trả lại tài sản cho khách hàng để quên. Là tài xế có đạo đức và tay nghề khá, anh Quý đã nhận được nhiều bằng khen của công ty.

Hữu Nguyên

========================

Cũng chẳng biết nói gì. Con người anh quá tốt. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho anh và toàn thể gia đình.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VietNamNet, xin đừng tắt ngọn lửa Đankô

Posted Image- “Tôi viết những dòng này với tư cách là một độc giả rất yêu quý VietNamNet, cũng là một cộng tác viên của VietNamNet, tờ báo mà tôi dành rất nhiều tình cảm.” Bạn Vũ Viết Tuân, lớp Báo In K29A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở đầu ý kiến của mình.

TIN BÀI KHÁC:

Vì sao tôi yêu quý VietNamNet?

Mục Khoa học Vietnamnet đưa tin chậm

“Phiên bản báo VietNamNet cho điện thoại di động còn nhiều bất cập”

Nên đưa chọn lọc những thông tin “độc”

Tin tiêu cực còn miên man quá

Điểm mạnh, yếu của VietNamNet

Để thành công, tờ báo phải có định hướng rõ ràng

Sức khỏe giới tính để ở chuyên mục khoa học không hợp

Giám sát và phản biện xã hội để tiếp tục khẳng định uy tín

Đừng biến VietNamNet thành con đường một chiều

Từ lâu, cái tên VietNamNet đã in sâu trong tâm khảm của rất nhiều người Việt Nam, là một trong những tờ báo mạng điện tử tiên phong của nước ta. Hơn nữa ngày đó VietNamNet còn được biết đến là một tờ báo mạng với ngọn lửa Đanko rực cháy, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám viết những điều mà những tờ báo khác không dám viết với tất cả những trăn trở, suy tư cho vận mệnh của dân tộc. Nhất là chuyên trang TuanVietNam, với ngòi bút chính luận sắc sảo, đã trở thành một trong những trang báo được nhiều người quan tâm nhất.

Ngày đó, được cộng tác với VietNamNet là ước mơ của rất nhiều sinh viên báo chí chúng tôi. Thậm chí, khi trong khoa báo in của Học viện báo chí tuyên truyền chúng tôi có một bạn có bài được đăng trên VietNamNet, thì lập tức bạn đó trở thành người nổi tiếng được cả khoa biết đến. Chúng tôi đã gửi cho nhau đường link bài của bạn đó, để đọc, nghiền ngẫm và thán phục. Bản thân tôi, từ sau đợt thực tập tại báo VietNamNet, đã thường xuyên viết bài cộng tác với quý báo. Còn nhớ một buổi sáng, mới chỉ nghe một bạn trong khoa nói “cậu có bài đăng trên VietNamNet”, tôi đã bỏ cả buổi học để về nhà xem với biết bao kiêu hãnh.

Thời gian suốt mấy tháng ròng, khi báo điện tử VietNamNet bị hacker tấn công, tôi lo lắng, không thể ăn ngon ngủ yên được. Tôi dám chắc rằng vào thời điểm đó, không chỉ riêng tôi mà có rất nhiều độc giả của VietNamNet cũng từng ngày, từng giờ nín thở cầu mong cho báo vượt qua được thời kỳ khó khăn ấy. Có lần, tôi đã bỏ cả bữa cơm vì nhận được tin là tên miền Vietnamnet.vn có thể sẽ không thể khắc phục được và báo sẽ chuyển sang tên miền mới Vietnamnet.com.vn.

Nhưng cũng từ khi vượt qua được khó khăn ấy, tôi thấy báo ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Đến nỗi, tôi không còn nhận ra đó là tờ báo mà trước đây tôi hằng yêu quý, ngưỡng mộ và thán phục nữa.

Những tin giật gân, câu khách, những tin bài xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, vào đời tư của giới hoa khôi, người mẫu, ca sỹ ngày càng nhiều. Ngay cả những mục tổng hợp tin bài “Nóng trong ngày”, “Nóng trong tuần” cũng đầy rẫy những tin bài như vậy. Thậm chí những bài tôi viết cho VietNamNet khi được đăng thì hầu hết đều “bị” biên tập lại với mục đích là câu khách, đến nỗi tôi không nhận ra đó là bài của mình nữa.

Hiện tại bây giờ, mỗi sáng tôi vẫn vào báo để đọc tin tức. Nhưng khác trước là tôi chỉ lướt qua báo một lượt hoặc vào TuanVietNam (thời gian gần đây đã sống ngọn lửa phản biện xã hội đầy tính chiến đấu của ngày xưa) để đọc, rồi nhanh chóng chuyển sang tờ báo khác như một sự chạy trốn. Bởi trên khắp mặt báo, từ mục xã hội đến mục văn hóa, hay mục đời sống đều là những tin bài giật gân, câu khách, thậm chí, nói theo ngôn ngữ của nhiều người là “lá cải” và “tin vịt” quá nhiều.

Tôi biết, cũng như nhiều tờ báo khác, VietNamNet cũng đang phải đối mặt với bài toán nan giải về “cơm áo gạo tiền”. Nhưng nếu chỉ vì thế mà tự đánh mất mình thì có lẽ niềm tin của tôi, cũng như của biết bao độc giả trung thành với VietNamNet bấy lâu nay có lẽ đã đặt nhầm chỗ?

Vì thế, cá nhân tôi, với tư cách là một độc giả rất yêu quý báo, và là một cộng tác viên của báo, mong mỏi ban biên tập của báo nghiêm túc nhìn nhận lại tờ báo một cách toàn diện, nghiêm túc và dũng cảm để trở lại chàng Đanko VietNamNet như ngày xưa, là một trong những tờ báo có tính chiến đấu và phản biện xã hội hàng đầu của làng báo chí nước nhà.”

Trân trọng cảm ơn bạn đọc. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải những ý kiến góp ý của các bạn.

Ban Bạn đọc

========================

Kỷ niệm của tôi với Vietnamnet.

Ngày ấy anh Anh Tuấn còn làm Tổng biên tập tờ báo này. Đây là tờ báo đầu tiên đăng bài "Y phục thời Hùng Vương" của tôi. Những nội dung này đã được thể hiện từ năm 1998 trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" và cho đến năm 2010 mới xuất hiện trên mặt báo và đó là web Vietnamnet.

Thật tình là lúc báo chưa đăng tôi cũng không tin rằng tờ Vietnamnet lại có thể có đột phá như vậy. Ông Anh Tuấn đã giao cho phóng viên Huyền Linh (Hay Linh Huyền) đặc trách tiếp cận với tôi để viết những bài báo về đề tài liên quan đến các công trình nghiên cứu của tôi về cổ văn hóa sử Việt và Lý học Đông phương. Nhưng rất tiếc vì tôi thật tình không thể nào biết cách nhét con voi vào một cái balo du lịch.

Bởi vậy, chúng tôi không thực hiện được những loạt bài trên Vietnamnet hồi bấy giờ. Nhưng tôi rất quý mến anh Anh Tuấn. Anh ấy quả là người can đảm.

Nhưng tôi rất tiếc! Ngày phỏng vấn đầu tiên của tôi ở Vietnamnet lại là ngày tam nương sát. Cá nhân tôi rất ngại chủ động bắt đầu bất cứ việc gì vào ngày này.

Sau này, anh Anh Tuấn đã thay đổi vị trí công tác....Tôi rất buồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây?

Nguyễn Văn Dũng

Đi du lịch Kiên Giang tới Rạch Giá, chúng tôi nô nức vào thăm viếng, thắp hương nơi mộ và đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để tỏ lòng biết ơn cụ đã vì dân vì nước hy sinh và trong thâm tâm cũng cầu mong cụ phù hộ cho bình an, may mắn. Hôm đó tuy không phải dịp giỗ cụ nhưng người hành hương tới viếng cũng đông. Thật cảm động thấy bà con cô bác nhiều người quỳ lạy khấn vái rất thành kính. Vậy mới biết rằng dân ta giầu lòng yêu nước và biết ơn những vị anh hùng cứu nước.

Nhưng rồi khi ngồi trên xe ôm của ông già vui chuyện, tôi được biết, người đến viếng, thắp hương khấn vái là người tứ xứ, còn dân Rạch Giá không ai làm chuyện đó vì biết rằng hài cốt trong mộ không phải của cụ Nguyễn mà là của một thằng Tây!

Không tin tôi hỏi lại thì được kể: trong khuôn viên Tòa Bố Kiên giang trước đây, tức Ủy ban tỉnh Kiên Giang ngày nay có một ngôi mộ, được xây cẩn thận, xung quanh có chôn những cọc sắt để mắc vòng dây xích bao quanh, giống như mộ người Tây thường gặp trước đây. Hồi chính quyền Sài Gòn cũ, có viên chủ tỉnh họ Nguyễn, tự nhận là cháu chắt cụ Nguyễn. Ông này vận động bá tánh đúc tượng cụ Nguyễn rồi đặt giải thưởng 1 triệu đồng cho ai tìm được hài cốt cụ nhưng không ai tìm được. Sau giải phóng, Cách mạng cho gia đình ông Chủ tịch tỉnh ở trong khuôn viên Ủy ban. Khi san đất làm chuồng nuôi heo, người làm đào phải ngôi mộ, bật lên những lóng xương ống quyển dài khác thường. Dựa vào lóng xương cùng cung cách ngôi mả xây, ông chủ tịch bảo đó là xương cốt thằng Tây rồi cho lấp lại.

Không hiểu sao sau này, người ta phát hiện rằng đó là hài cốt cụ Nguyễn rồi chuyển về Đình, xậy mộ thờ. Dân chợ Rạch Giá biết chuyện nên không ai tới lạy, còn dân tứ xứ thì tùy hỷ!

Chuyện này khiến tôi quá ngạc nhiên, không hiểu thực hư ra sao? Chuyện động trời vậy liệu có không?./.

Nguồn: Xưa&Nay- cơ quan Hội Khoa học lịch sử Việt Nam số 354 tháng - 4- 2010

Sau khi tạp chí Xưa & nay đăng ý kiến thắc mắc của bạn đọc người Bắc thắc mắc rằng “Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây”, là người gốc Rạch Giá, tôi xin thưa như sau:

Trích: Năm 1927 một người Pháp, đốc học trường Rạch Giá, mượn canô của thầy thuốc tên Bính du ngoạn trên sông bao quanh chợ Rạch Giá, không may bị tai nạn chết. Nguyên do nước chảy xiết quá mạnh, cano kẹt gầm cầu Quay. Xác không thể đưa về Pháp được, phải đem chôn phía sau Tòa Bố gần nhà tỉnh trưởng người Pháp, cận bờ tường, có cọc thép và dây xích bao quanh, theo thông lệ mộ một người phương Tây.

Những năm 1980 thế kỷ trước, để tỏ lòng biết ơn cụ Nguyễn Trung Trực, thủ tướng Võ Văn Kiệt ngỏ ý muốn tìm hài cốt Cụ đem về thờ phụng. Năm 1985, có một nhà văn muốn tỏ ra ta đây hiểu biết mọi việc ở phương Nam, chỉ ngôi mộ người Pháp trong khuôn viên Tòa Bố cũ, nói là mộ Cụ Nguyễn Trung Trực, vì tội chống Pháp nên bị xiềng. Sau đó cơ quan văn hóa tỉnh Kiên Giang đình đám kèn trống rước hài cốt người Pháp đem về đình thờ Cụ Nguyễn xây mộ, nói là mộ Cụ Nguyễn. Do vậy, ngôi đình và mộ được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ đó người bốn phương quỳ lạy khấn vái nhang khói không ngớt.

Đồng bào Rạch Giá nhiều người biết chuyện mà không dám nói vì sợ bị trù ẻo nhưng tin đồn thì lan đi khắp nên dân sở tại chỉ tới cúng đình mà không ai quỳ lạy ngôi mộ.

Có sự kiện là, sau giải phóng miền Nam, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang là ông Chín Cửu được bố trí ở dinh cơ cũ của tỉnh trưởng Pháp, phía sau Tòa Bố, gần mộ người Pháp. Theo lời ông Chín Cửu kể, có vài người lén đào mộ người Pháp nầy hy vọng có của quý để chôm chỉa, nhưng ngoài bộ xương người cao lớn, còn nguyên đầu, không còn vật gì nên lấp lại như cũ.

Bất bình trước việc dối trá tầy đình: biến xương của một người thực dân Pháp thành hài cốt anh hùng dân tộc để hàng vạn người và con cháu sau này phải khấn vái quỳ lạy kính cẩn, bác sĩ Trần Cửu Kiến một nhân sĩ người Rạch Giá, trong một lần họp đồng hương Kiên Giang tại thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng yêu cầu đem bộ xương đi. Có năm thủ tướng Võ Văn Kiệt dự họp, nghe chuyện này, có nói cần xem lại nhưng rồi không ai nhắc tới nữa.

Đề nghị tỉnh Kiên Giang chuyển hài cốt trong ngôi mộ ở đình Nguyễn Trung Trực đi nơi khác để tránh cho đồng bào hôm nay và con cháu mai sau khỏi nỗi nhục thờ phụng hài cốt tên thực dân.

Đền thờ Cụ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100m.

Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn.

Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hóa.

Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20-12-1964, khánh thành ngày 24-2-1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan). Trước cửa chánh điện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh "lưỡng long tranh trân châu", các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông, mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên hình bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen.

Trong chánh điện có rất nhiều bài vị thờ. Phía ngoài là bài vị Chánh soái Đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực; bên trái là ngai thờ cụ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Mộ Cụ nằm ở phía tây đền thờ, xây hình chữ nhật, đặt xuôi theo đền. Phía sau mộ là bức tường hình chữ nhật cao khoảng 2m, rộng hơn 1m, trên tấm bia khắc: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838-1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi lại quá trình xây mộ Cụ Nguyễn.

Ngày đặt viên đá đầu tiên là ngày 18-10-1986.

-------------------

Sau khi đăng bài “Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây”, một bạn đọc cung cấp cho chúng tôi công văn của Ban Vận động Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến tỉnh Kiên Giang gửi các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại hài cốt cụ Nguyễn. Chúng tôi xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.

Trích: BAN VẬN ĐỘNG CÂU LẠC BỘ

TRUYỀN THỐNG KHÁNG CHIẾN TỈNH KIÊN GIANG

Ngày 19 tháng 10 năm 1988

Kính gởi: - Thường vụ Tỉnh ủy

- Ủy ban Nhân dân tỉnh

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

- Sở Văn hóa và Thông tin

(V/V hài cốt Cụ Nguyễn Trung Trực)

Năm nay tỉnh ta chủ trương tổ chức hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp Cụ Nguyễn Trung Trực nhân ngày giỗ 120 năm của Cụ, được công chúng trong và ngoài tỉnh hoan nghinh, là năm mà quần chúng đến viếng và cúng đông hơn trước. Chứng tỏ chiến tích và tinh thần bất khuất của Cụ Nguyễn Trung Trực trở thành di sản quý báu ăn sâu trong lòng nhân dân Kiên Giang, dân Nam Bộ và cả nước. Kiên Giag có vinh dự đón tiếp và cùng cụ đứng lên chống xâm lược. Cụ hy sinh, máu Cụ hòa tan trên đất Kiên Giang nầy. Người Kiên Giang qua nhiều thế hệ luôn luôn mến phục tôn kính Cụ.

Trước sự tôn trọng đối với Cụ, những người Kháng chiến cũng có trách nhiệm gìn giữ truyền thống đó của quần chúng. Dựa vào đông đảo dư luận, Ban Vận động Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến tỉnh họp thảo luận, phân tích đi đến kết luận là cần làm sáng tỏ hài cốt trọn vẹn với Cụ:

1/ Cần xem lại hài cốt của Cụ Nguuyễn Trung Trực. Từ khi Sở Văn hóa khai quật đem hài cốt cải táng vào Đình, đông đảo dư luận hoài nghi, không tin đó là đúng hài cốt Cụ Nguyễn Trung Trực vì cho rằng Cụ đã mất đến lúc khai quật gần 120 năm, thực dân Pháp hành quyết chém đầu Cụ, bộ xương khai quật vừa qua còn nguyên vẹn và có cả sọ, đầu được chôn tử tế có hàng rương gần dinh thự của Pháp thật là điều khó tin mộ đó là của Cụ Nguyễn.

Do đó đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh có sự chỉ đạo: dựa vào khoa học xác định lại hài cốt, có sự tham gia của các nhà khảo cổ, địa chất, sử học và các tổ chức quần chúng, công bố kết quả rộng rãi để quần chúng được yên tâm.

2/ Vì hài cốt Cụ Nguuyễn Trung Trực chưa làm sáng tỏ còn hoài nghi, nên đề nghị Tỉnh ủy can thiệp với Bộ Văn hóa rút lại quyết định công nhận ngôi mộ Cụ Nguyễn Trung Trực mà chỉ nên công nhận ngôi đình là di tích lịch sử.

3/ Đề nghị Sở Văn hóa cho thu hồi lại tác phẩm của nhà văn Sơn Nam do Sở Văn hóa vừa ấn phẩm phục vụ trong những ngày giỗ vì đã nói sai về Cụ Nguyễn Trung Trực, sai với lịch sử.

Đề nghị sớm phổ biến kết quả của hội thảo vì có nhiều luận cứ đúng đắn về Cụ Nguyễn.

Chúng tôi xin phản ảnh với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh các vấn đề mà quần chúng đang quan tâm.

Trân trọng kính chào đoàn kết.

TM. BAN VẬN ĐỘNG

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

Nguyễn Tấn Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế cái "pha học hại điện" và có thể xác định tổ mối với xương liệt sĩ đâu mà không xét nghiệm đi?

Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây?

Nguyễn Văn Dũng

Đi du lịch Kiên Giang tới Rạch Giá, chúng tôi nô nức vào thăm viếng, thắp hương nơi mộ và đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để tỏ lòng biết ơn cụ đã vì dân vì nước hy sinh và trong thâm tâm cũng cầu mong cụ phù hộ cho bình an, may mắn. Hôm đó tuy không phải dịp giỗ cụ nhưng người hành hương tới viếng cũng đông. Thật cảm động thấy bà con cô bác nhiều người quỳ lạy khấn vái rất thành kính. Vậy mới biết rằng dân ta giầu lòng yêu nước và biết ơn những vị anh hùng cứu nước.

Nhưng rồi khi ngồi trên xe ôm của ông già vui chuyện, tôi được biết, người đến viếng, thắp hương khấn vái là người tứ xứ, còn dân Rạch Giá không ai làm chuyện đó vì biết rằng hài cốt trong mộ không phải của cụ Nguyễn mà là của một thằng Tây!

Không tin tôi hỏi lại thì được kể: trong khuôn viên Tòa Bố Kiên giang trước đây, tức Ủy ban tỉnh Kiên Giang ngày nay có một ngôi mộ, được xây cẩn thận, xung quanh có chôn những cọc sắt để mắc vòng dây xích bao quanh, giống như mộ người Tây thường gặp trước đây. Hồi chính quyền Sài Gòn cũ, có viên chủ tỉnh họ Nguyễn, tự nhận là cháu chắt cụ Nguyễn. Ông này vận động bá tánh đúc tượng cụ Nguyễn rồi đặt giải thưởng 1 triệu đồng cho ai tìm được hài cốt cụ nhưng không ai tìm được. Sau giải phóng, Cách mạng cho gia đình ông Chủ tịch tỉnh ở trong khuôn viên Ủy ban. Khi san đất làm chuồng nuôi heo, người làm đào phải ngôi mộ, bật lên những lóng xương ống quyển dài khác thường. Dựa vào lóng xương cùng cung cách ngôi mả xây, ông chủ tịch bảo đó là xương cốt thằng Tây rồi cho lấp lại.

Không hiểu sao sau này, người ta phát hiện rằng đó là hài cốt cụ Nguyễn rồi chuyển về Đình, xậy mộ thờ. Dân chợ Rạch Giá biết chuyện nên không ai tới lạy, còn dân tứ xứ thì tùy hỷ!

Chuyện này khiến tôi quá ngạc nhiên, không hiểu thực hư ra sao? Chuyện động trời vậy liệu có không?./.

Nguồn: Xưa&Nay- cơ quan Hội Khoa học lịch sử Việt Nam số 354 tháng - 4- 2010

Sau khi tạp chí Xưa & nay đăng ý kiến thắc mắc của bạn đọc người Bắc thắc mắc rằng “Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây”, là người gốc Rạch Giá, tôi xin thưa như sau:

Trích: Năm 1927 một người Pháp, đốc học trường Rạch Giá, mượn canô của thầy thuốc tên Bính du ngoạn trên sông bao quanh chợ Rạch Giá, không may bị tai nạn chết. Nguyên do nước chảy xiết quá mạnh, cano kẹt gầm cầu Quay. Xác không thể đưa về Pháp được, phải đem chôn phía sau Tòa Bố gần nhà tỉnh trưởng người Pháp, cận bờ tường, có cọc thép và dây xích bao quanh, theo thông lệ mộ một người phương Tây.

Những năm 1980 thế kỷ trước, để tỏ lòng biết ơn cụ Nguyễn Trung Trực, thủ tướng Võ Văn Kiệt ngỏ ý muốn tìm hài cốt Cụ đem về thờ phụng. Năm 1985, có một nhà văn muốn tỏ ra ta đây hiểu biết mọi việc ở phương Nam, chỉ ngôi mộ người Pháp trong khuôn viên Tòa Bố cũ, nói là mộ Cụ Nguyễn Trung Trực, vì tội chống Pháp nên bị xiềng. Sau đó cơ quan văn hóa tỉnh Kiên Giang đình đám kèn trống rước hài cốt người Pháp đem về đình thờ Cụ Nguyễn xây mộ, nói là mộ Cụ Nguyễn. Do vậy, ngôi đình và mộ được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ đó người bốn phương quỳ lạy khấn vái nhang khói không ngớt.

Đồng bào Rạch Giá nhiều người biết chuyện mà không dám nói vì sợ bị trù ẻo nhưng tin đồn thì lan đi khắp nên dân sở tại chỉ tới cúng đình mà không ai quỳ lạy ngôi mộ.

Có sự kiện là, sau giải phóng miền Nam, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang là ông Chín Cửu được bố trí ở dinh cơ cũ của tỉnh trưởng Pháp, phía sau Tòa Bố, gần mộ người Pháp. Theo lời ông Chín Cửu kể, có vài người lén đào mộ người Pháp nầy hy vọng có của quý để chôm chỉa, nhưng ngoài bộ xương người cao lớn, còn nguyên đầu, không còn vật gì nên lấp lại như cũ.

Bất bình trước việc dối trá tầy đình: biến xương của một người thực dân Pháp thành hài cốt anh hùng dân tộc để hàng vạn người và con cháu sau này phải khấn vái quỳ lạy kính cẩn, bác sĩ Trần Cửu Kiến một nhân sĩ người Rạch Giá, trong một lần họp đồng hương Kiên Giang tại thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng yêu cầu đem bộ xương đi. Có năm thủ tướng Võ Văn Kiệt dự họp, nghe chuyện này, có nói cần xem lại nhưng rồi không ai nhắc tới nữa.

Đề nghị tỉnh Kiên Giang chuyển hài cốt trong ngôi mộ ở đình Nguyễn Trung Trực đi nơi khác để tránh cho đồng bào hôm nay và con cháu mai sau khỏi nỗi nhục thờ phụng hài cốt tên thực dân.

Đền thờ Cụ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100m.

Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn.

Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hóa.

Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20-12-1964, khánh thành ngày 24-2-1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan). Trước cửa chánh điện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh "lưỡng long tranh trân châu", các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông, mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên hình bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen.

Trong chánh điện có rất nhiều bài vị thờ. Phía ngoài là bài vị Chánh soái Đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực; bên trái là ngai thờ cụ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Mộ Cụ nằm ở phía tây đền thờ, xây hình chữ nhật, đặt xuôi theo đền. Phía sau mộ là bức tường hình chữ nhật cao khoảng 2m, rộng hơn 1m, trên tấm bia khắc: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838-1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi lại quá trình xây mộ Cụ Nguyễn.

Ngày đặt viên đá đầu tiên là ngày 18-10-1986.

-------------------

Sau khi đăng bài “Hài cốt cụ Nguyễn hay xương thằng Tây”, một bạn đọc cung cấp cho chúng tôi công văn của Ban Vận động Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến tỉnh Kiên Giang gửi các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại hài cốt cụ Nguyễn. Chúng tôi xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tài xế taxi trả lại 400 triệu đồng khách bỏ quên

VnExpress.net – 17 giờ trước

Phát hiện khách để quên túi xách trên taxi, tài xế đã chủ động báo về công ty để trả lại. Trong túi có hơn 400 triệu đồng và nhiều vật dụng có giá trị.

Thời gian có thể dừng lại?

Posted Image

Tài xế Trần Văn Quý.

Chiều 19/6, tại công an phường 2 (quận Tân Bình, TP HCM), Công ty CP Sài Gòn Sân bay đã trả lại túi xách có hơn 400 triệu đồng cho chị Nguyễn Thị Minh Thu để quên trên taxi của hãng. Ngoài ra, trong túi còn có iPad, máy quay phim, máy massage và nhiều vật dụng cá nhân khác.

Trước đó, sáng cùng ngày, chị Thu và con gái (ở Kon Tum) đón taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế Trần Văn Quý cầm lái để về nhà người quen ở phường 15, quận Tân Bình.

Sau khi trả khách, tài xế Quý chạy về lại sân bay và phát hiện hành lý của khách còn trên xe. Anh liên hệ với tổng đài của công ty để trả lại nhưng vị khách không có số liên lạc. Bộ phận điều hành cùng tài xế xuống nơi khách hàng rời xe nhưng đây là khu vực đông dân cư nên không thể tìm gặp.

Còn chị Thu, do quá mệt nên sau khi về nhà người quen, chị đã đi ngủ và không nhớ đã mất hành lý. Khi phát hiện ra, chị cũng không rõ là quên trên máy bay hay mất ở đâu. Chị gọi lên đường dây nóng của Saigon Air taxi mới biết là tài xế đã giữ lại tài sản của mình và chờ trao trả.

Chị Thu và con gái nhận lại tiền và tài sản từ anh Quý.

"Tôi xuống TP HCM để chữa bệnh. Khi xuống máy bay người rất mệt lại có nhiều hành lý nên đã sơ ý bỏ quên, may mắn gặp được tài xế tốt bụng. Nếu tôi mất số tiền trên, chắc bệnh tình còn nặng thêm mà không biết bao giờ mới kiếm lại được", chị Thu xúc động cho biết.

Cảm kích trước hành động của anh Quý, chị Thu xin gửi biếu tài xế một ít tiền nhưng tài xế taxi này không nhận. "Việc làm của tôi là bình thường, không có gì phải đáng nói, nếu gặp các lái xe khác thì họ cũng làm vậy", anh Quý chia sẻ.

Theo Công ty CP Sài Gòn Sân bay, anh Quý làm việc tại hãng taxi Saigon Air hơn 4 năm và nhiều lần gửi trả lại tài sản cho khách hàng để quên. Là tài xế có đạo đức và tay nghề khá, anh Quý đã nhận được nhiều bằng khen của công ty.

Hữu Nguyên

========================

Thật trân trọng, giữa 1 cái thế giới người ta trà đạp lên nhân cách của nhau, vì dăm ba trăm ngàn, dăm ba triệu. Niềm tin ở con người không bằng cái dấu tròn bằng gỗ, không bằng mấy giọt mực trên giấy. Anh thật đáng quý. Có lẽ anh cũng chẳng bao giờ nghi đên cái Phúc Đức mà hằng hà sa số những kẻ trên thế gian không biết giữ 1 lời nói do mình nói ra kia đang cầu mong. Cầu mong anh được bình An.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời gian có thể dừng lại?

Vietnamnet_043104.jpg

Vietnamnet – 15 giờ trước

Thời gian dường như trôi nhanh hơn khi nhịp sống của chúng ta gấp gáp hơn. Nhưng một số nhà khoa học lại cho rằng một ngày nào đó thời gian sẽ dừng lại.

Các nhà khoa học thuộc 2 trường đại học Basque Country và Salamanca ở Tây Ban Nha cho rằng thời gian không phải là hằng số và tới một thời điểm nào đó, nó sẽ dừng lại. Giả thuyết này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát các vụ nổ của sao và nhận thấy chuyển động của ánh sáng từ các vụ nổ xa nhanh hơn các vụ nổ ở gần trung tâm vũ trụ.

c2.jpg

Đến một thời điểm nào đó, thời gian sẽ dừng trôi?

N

hững lý thuyết khoa học trước đây nhận định thời gian dường như đang nhanh hơn do tác động của năng lượng tối. Tuy nhiên, các nhà khoa học người Tây Ban Nha lại cho rằng, nguồn năng lượng này không tồn tại. Vì thế, họ cho rằng tốc độ giãn nở của vũ trụ đang chậm lại.

Tốc độ giãn nở của vũ trụ chậm lại đồng nghĩa thời gian cũng đang trôi chậm dần, nhưng con người không thể cảm nhận được quá trình này. Đến một thời điểm nào đó, rất lâu sau khi hành tinh của chúng ta biến mất, thời gian sẽ ngừng trôi.

Sự chậm lại của thời gian khiến mọi việc dường như xảy ra ngày càng nhanh hơn cho đến một thời điểm thời gian sẽ hoàn toàn biết mất. Tiến sĩ Jose Senovilla, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Telegraph: “Mọi thứ sẽ bị đóng băng, giống như chụp ảnh một lần và lưu lại mãi mãi.”

Trong khi đó, giáo sư Gary Gibbons, một nhà vũ trụ học hàng đầu thuộc trường đại học Cambridge (Anh) cho biết, giả thuyết về thời gian sẽ dừng lại của các nhà khoa học người Tây Ban Nha không hề ngớ ngẩn như một số người nghĩ.

“Chúng ta tin rằng thời gian bắt đầu xuất hiện sau vụ nổ Big Bang. Và nếu thời gian có thể xuất hiện, nó cũng có thể thể biến mất như một tác động ngược lại”, tiến sĩ Gary Gibbons nhận định trên trang Russia Today của Nga.

Hà Hương

================

Thiên Sứ tui đến gặp lão Đại tiền bối Chí Phèo ở làng Vũ Đại. Vừa vặn lúc lão Đại tiền bối ngất ngưởng về nhà, trên tay cầm một chai rượu men xanh ngọc hình hồ lô , buộc ngang lưng một giải lụa đào. Vừa gặp mặt lão Đại tiền bối hỏi:

- Ủa! Cái thằng này vừa về nghe nói tao vừa được Thượng Đế ban cho rượu Quỳnh Tương nên quay lại uống ké hả?

- Dạ bẩm Lão Đại tiền bối! Nhà con đâu dám! Vì lâu quá cả nửa năm nay bận rộn, nên bây giờ mới đến thăm và vấn an lão Đại Tiền bối!

- Cái thằng này nói gì lạ! Tao vừa nhậu với mày sáng nay, sau đó lên Thiên Đường mới về đây mà. Sáu tháng cái con khỉ gió! - vừa nói lão Đại vừa đưa bình rượu hồ lô ra lắc lắc - Cái này tao mới được quan Nam Tào thay mặt Thượng Đế ban cho đây. Chợt lão Đại vỗ đùi đánh đét:

- Thôi đúng rồi! Một ngày trên Thiên Đường bằng một năm ở hạ giới. Các này các cụ nói lâu rồi!

- Bẩm lão Đại! Cái này khoa học đang chứng minh chưa được "khoa học công nhận" thế mà các cụ lại nói lâu rồi là thế nào?

- Ủa! Thế mày chưa xem chuyện cổ tích Việt Nam à? Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai rồi một năm sau trở về làng quê cũ thay đổi cả, vì ba trăm năm đã trôi qua. Nhớ chưa? Khoa học chứng minh cái con khỉ! Mày phải bảo bọn chúng nó khiêm tốn mà nói là: "Kiến thức khoa học hiện đại chưa từng biết đến". Làm gì có thằng bình dân học vụ mà đòi thẩm định trình độ của tú tài toàn phần? Chúng nó điên à?

- Dạ không! Toàn giáo sư tiến sĩ cả đấy ạ! Con thấy họ hay nói: "Khoa học chưa công nhận", nên bắt chước nói theo, chứ thật tình con cũng chưa biết khoa học là gì. Lên google tra từ khoa học chấm com, thấy có mỗi một cái định nghĩa của Việt Nam cũng rất chung chung về khoa học....

- Thế Tây nó bảo khoa học là gì?

- Dạ bẩm lão Đại! Con chưa thấy ông Tây nói gì?

- Thế à! Tao thấy mấy tay diễn thuyết cứ hay nói Tây nó đã làm thế này, đã nói thế kia. Làm tao cứ tưởng cái này Tây nó đã nói rồi chứ? Thế ra mấy cái nhà ông Tây ở Ba Di vẫn chưa nói gì à? Thế Tây nó bảo cái gì mà mày bảo nó đang chứng minh chưa được khoa học công nhận.

- Dạ! Bẩm lão Đại! Mấy ông Tây khoa học bảo thời gian có thể dừng lại! Rồi có thể nhanh hơn? Có thể đó là sự phát triển của cái tư tưởng mà ông Anh Sờ Tanh đã nói: Thời gian phụ thuộc vào tốc độ...

- Ông anh nhà mày sờ vào cái gì mà tanh? Thế không rửa tay à?

- Dạ không! Đấy tên của ông ấy ạ. Ông ấy là nhà khoa học vĩ đại cả thế giới phải ngưỡng mộ.

- Ui Da! Cái này các cụ nói lâu rồi: Ở những cõi khác nhau thì thời gian khác nhau. Thí dụ một ngày trên Thiên Đường thì bằng một năm ở hạ giới. Cái này khoa học gọi là cái gì ấy nhỉ?

- Dạ bẩm họ gọi là hệ quy chiếu. Bẩm lão Đại. Xin ngài nói theo đúng ngôn ngữ khoa học không họ lại bảo ngài là "mê tín dị đoan", là "huyền bí" đấy ạ.

- Thế à! Sao không gọi là cõi cho nó ngắn gọn theo tiếng ta, mà cứ phải gọi là "hệ quy chiếu" cho nó dài dòng văn tự mà khó hiểu? Xem bói thì nói mẹ nó là xem bói. Sao cứ phải "dự báo"?

- Dạ! Bẩm! Như vậy nó mới khoa học và được khoa học công nhận.

- Thế tao không nói theo ngôn ngữ khoa học thì là tao nói sai à?

- Dạ bẩm nhà con đâu dám bảo lão Đại nói sai. Nhưng nó không được khoa học công nhận. "Khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp, đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe. Để được khoa học công nhận cần nhiều yếu tố.....". Hôm nhà con đi dự hội thảo thấy một nhà khoa học nói đại ý thế. Con thấy nó cũng huyền bí và chẳng hiểu gì cả?

- Khổ thân nhà mày! Vậy mày đem cái lý học ra đấu với chúng nó có ngày ăn đòn. Chúng nó đông thế làm sao mà địch nổi? Thôi. Ở đây uống rượu với tao, xỉn lên chửi cả làng Vũ Đại. Mày cứ đi đằng sau tao. Cả cái làng Vũ Đại chẳng ai làm gì mày có phải sướng không?

- Dạ! Bẩm lão Đại. Nhưng con đã lỡ mở trang web la hét ầm ĩ bây giờ làm sao? Xin lão tiền bối cho con một chiêu độc thủ để đối phó.

- Thôi! Mày lải nhải quá tao cũng không còn thời gian để nhậu với mày.

"Không có thời gian" ! Mày hiểu chưa?

Chứ đừng nói thời gian nhanh hay chậm.

Còn chai rượu Quỳnh Tương đang uống dở đem về nhậu đi. Còn chiêu của tao đây. Mày về bào với bọn chúng nó là:

Hãy tìm hiểu kỹ khái niệm thời gian và bản chất của thời gian đã rồi hãy bàn về mối tương quan giữa sự vận động với thời gian. Thời gian đâu phải căn cứ vào cái đồng hồ Senko hai cửa sổ, một giọt mưa rơi đâu?

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay