Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Dự án duy trì vị thế bá chủ đại dương của Mỹ

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :3:18 PM, 30/08/2011

Trước sức mạnh đang lên và những tham vọng không giấu diếm của Trung Quốc, khả năng khống chế đại dương của hải quân Mỹ trong nhiều năm bị lung lay.

Trước tình hình này, Cơ quan nghiên cứu vũ khí tiên tiến DARPA đã phát triển tên lửa chống hạm mới để thay thế loại tên lửa AGM-84 Harpoon vốn đã phục vụ trong hải quân Mỹ hơn 2 thập kỷ như một hành động để khẳng định lại vị trí độc tôn trên biển của quốc gia này.

Sự vượt trội về công nghệ chính là yếu tố giúp cho Mỹ đạt được vị trí siêu cường hàng đầu thế giới trong quá khứ. Trong thời điểm hiện tại, tại châu Á Thái Bình Dương, quy luật đó cũng không có ngoại lệ.

Kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ không còn đối thủ và họ tự do hoạt động tại các vùng biển quốc tế và có thể triển khai quân viễn chinh gần như ngay lập tức tại mọi địa điểm trên thế giới.

Tuy nhiên, trước sự phát triển siêu tốc của lực lượng quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng hải quân với mong muốn cháy bỏng vươn ra biển lớn và tiềm lực gần như vô tận, vị trí thống trị đại dương của Mỹ đã bị quốc gia này đe dọa. (>> xem thêm)

Trước các mối đe dọa về các loại tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc (tên lửa C-803 tầm bắn 350 km, tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D tầm bắn 1.500 km...), vấn đề không chỉ đơn giản là cuộc chạy đua vũ khí, nó còn khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với việc trở lại với văn hóa sẵn sàng đối đầu với các nhiệm vụ có nguy cơ thiệt hại lớn, điều chưa từng có trong những năm Hải quân Mỹ không có đối thủ trên biển.

Posted Image

Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-A có tốc độ bay dưới âm nhưng có tầm bắn tới 800 km.

Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin đang phát triển ít nhất 2 biến thể tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Antiship Cruise Missile).

Biến thể thứ nhất, LRASM-A là tên lửa chống hạm tốc độ bay dưới âm có tầm bắn tới 800km và mang theo một đầu đạn nặng 454kg, vượt xa loại tên lửa Harpoon đang được trang bị đại trà trong Hải quân Mỹ chỉ có tầm bắn đạt 120km.

Với tên lửa LRASM-A, các tàu chiến Mỹ có thể công kích đối phương từ khoảng cách gấp 6 lần khoảng cách của các vũ khí hiện tại.

Biến thể tên lửa thứ hai được đặt mã hiệu LRASM-B là tên lửa sử dụng động cơ ramjet, được thiết kế với tốc độ bay tối đa lên tới 1.700 m/giây (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn 320km.

LRASM-B không những hiện đại hơn hẳn các tên lửa hiện Mỹ đang sở hữu mà nó còn vượt trội các loại tên lửa chống hạm đang được sử dụng trong quân đội các nước Nga, Trung Quốc.

Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đang xúc tiến tăng tốc chương trình phát triển phiên bản chống hạm của tên lửa Tomahawk Block IV. Tất cả các hệ thống tên lửa trên được hy vọng sẽ hoàn thành và đi vào thử nghiệm từ khoảng cuối năm 2012, đầu năm 2013.

Một số nhà phân tích cũng đặt nhiều nghi vấn về tính khả thi của dự án LRASM và nhất là về thông số của các tên lửa này có đạt được như đã đề ra hay không khi vẫn sử dụng những công nghệ đã cũ.

Ví dụ tên lửa LRASM-B, được coi là loại tên lửa chống hạm có tính cách mạng của Mỹ nhưng lại sử dụng loại động cơ đã có tuổi đời lên đến 30 năm. Trong quá trình phát triển dự án, một thách thức nữa không thể bỏ qua là việc thiết kế bộ phận dẫn đường cho tên lửa có khả năng phát hiện, phân loại và bắt bám mục tiêu ở khoảng cách siêu xa trong khi các tên lửa phải thỏa mãn yêu cầu của Bộ Quốc phòng là có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập.

Sở dĩ tên lửa chống hạm Mỹ nhất thiết phải có khả năng hoạt động không cần sự hỗ trợ dẫn đường từ các phương tiện khác do học thuyết quân sự Mỹ giả định trong tương lai các kẻ thù phải đối mặt của nước này đều sở hữu các công nghệ gây nhiễu điện tử mạnh đến mức có thể làm gián đoạn toàn bộ liên lạc từ tên lửa tới các phương tiện dẫn đường như máy bay, tàu chiến.

Theo Quân đội Mỹ, các tên lửa này có thể nhận dữ liệu chia sẻ từ vệ tinh, máy bay nhưng phải có khả năng hoạt động độc lập không phụ thuộc vào các nguồn dữ liệu này.

Posted Image

Phiên abrn tên lửa chống hạm LRASM-B, sử dụng động cơ ramjet, có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5 và có tầm bắn 320 km.

Vấn đề đáng lo ngại nhất của hải quân Mỹ hiện nay là các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.500 km (theo nghiên cứu của Mỹ) tới 2.700 km (theo công bố của Trung Quốc trên tờ China Daily.

Điều này khiến việc các tàu chiến Mỹ dù vũ trang tên lửa chống hạm tầm bắn 800km vẫn phải đi vào khoảng cách nguy hiểm để phóng tên lửa nếu Trung Quốc đưa được những tên lửa ASBM lên tàu chiến của họ.

Không khắc phục được điều này, việc Mỹ phải từ bỏ chuối đảo thứ hai (các đảo lập thành hàng rào thứ hai ngăn cách không cho Trung Quốc tiến ra biển Thái Bình Dương chạy từ bắc Nhật Bản cho đến New Guinea).

Theo Sir Andrew Cunningham, Đô đốc hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ mất 3 năm để đóng được 1 chiếc hạm nhưng phải mất đến 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến hải quân.

Tuy nhiên, ngày nay trong cuộc chiến tranh chấp quyền thống trị Thái Bình Dương, tên lửa chống hạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định và Mỹ sẽ không có khoảng thời gian tới 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến mới cho phép họ chiếm ưu thế tuyệt đối như họ đã làm trước đây với Hải quân phát xít Nhật và Hải quân Xô Viết.

>> Chuyên đề: Tên lửa chống hạm

>> Xu hướng phát triển tên lửa chống hạm hiện đại

>> NATO nhảy vào thị trường tên lửa chống hạm siêu âm

>> NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?

An Thái (theo The Diplomat)

======================================

Đây là những thứ có thể đem khoe và chào bán trong tương lai gần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc máy 'thầy bói' với giá siêu đắt

Cập nhật lúc :11:21 AM, 01/09/2011

Chiếc máy "bói toán" ma thuật đã được nhà ảo thuật gia lừng danh David Copperfield trả giá 2 triệu USD. Tuy nhiên, chủ sở hữu của nó không đồng ý vì dự đoán mức giá có thể "nóng" nữa, lên tới 10 triệu USD.

>> Phi cơ siêu xa xỉ của Gaddafi lần đầu lộ diện

Nhà ảo thuật David Copperfield đã đặt giá thầu 2 triệu USD cho chiếc máy dự đoán tương lai Gypsy 100 năm tuổi bởi ông tin rằng, đó là chiếc máy duy nhất còn lại trên thế giới.

Posted Image

Chiếc máy dự đoán trước tương lai Gypsy có thể được bán với giá đắt "khét lẹt".

Được biết, khi người ta thả một đồng xu vào trong khe của chiếc máy, mắt “thầy bói” sáng lên, trò chuyện với người đối diện. Ảo thuật gia lừng danh David Copperfield tin rằng, chiếc máy là một vật quý hiếm và ông muốn thêm nó vào bộ sưu tập của mình.

Copperfield thừa nhận rằng, ông đã từng cố tiếp cận chủ sở hữu để hỏi mua chiếc máy Gypsy một vài năm trước nhưng lời đề nghị của ông đã bị từ chối.

Janna Norby, người phụ trách Ủy ban Di sản Montana đã nhận được một cuộc gọi từ trợ lý của Copperfield, nói rằng họ muốn trả 2 triệu USD mua chiếc máy, cùng với một đề nghị thay thế nó bằng một máy “bói toán” khác.

Posted Image

Người phụ trách bộ sưu tập của Uỷ ban Di sản Montana, đứng gần chiếc máy cổ.

Người đại diện chủ sở hữu của Gypsy cho biết, họ sẽ không ngạc nhiên nếu máy cuối cùng được bán với giá 10 triệu USD hoặc nhiều hơn.

Posted Image

Chiếc máy ảo thuật và David Copperfield, người đã đặt giá thầu 2 triệu USD cho nó.

Hiện có nhiều nhà sưu tập đang cố gắng giành quyền sở hữu đối với chiếc máy ma thuật Gypsy. Điều này có thể gây áp lực tới nhà nước Montana khi phải đối mặt với thời kỳ khó khăn tài chính. Ngân sách của quốc gia này đang phải chịu những tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế.

Nguyên Thảo (theo Mail Online)

==============================

Đắt thật. Nó còn mắc hơn cả chính ông thày bói.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga 'rủ' Mỹ kiềm chế Trung Quốc?

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :7:46 AM, 01/09/2011

Người Nga hiện có mối bận tâm lớn đối với Trung Quốc, đặc biệt là khả năng tiềm tàng của Bắc Kinh trong việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân, cạnh tranh trực tiếp với Moscow. Điều này đang gây áp lực lớn lên chính sách ngoại giao của điện Kremlin.

Không phải là không có cơ sở khi người Nga quan ngại trước những khả năng tiềm tàng của Trung Quốc nhiều hơn là bất cứ một mối đe dọa nào khác.

Nga thấy rõ Trung Quốc ngày càng trở nên khó đoán trước, đồng thời thực sự quan ngại về sự thống trị công nghệ của Bắc Kinh, gia tăng sức mạnh quân sự cũng như chiến lược mở rộng kinh tế và dân cư tới vùng Siberia, nơi có dân cư thưa thớt nhưng giàu tài nguyên.

Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Nga là khả năng tiềm tàng của Trung Quốc. Khả năng đó là nguy cơ Bắc Kinh mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhằm cạnh tranh trực tiếp với Moscow và khiến cho các nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân của Nga thất bại.

Và do đó, không khó để hiểu nỗi lo ngại gia tăng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang là yếu tố chi phối đằng sau chính sách của điện Kremlin nhằm duy trì ưu thế hạt nhân lớn hơn so với Trung Quốc.

Posted Image

Moscow đang vô cùng lo ngại trước khả năng Bắc Kinh mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Cũng bắt nguồn từ mối lo ngại này, Moscow đang kêu gọi các quốc gia hạt nhân khác cam kết kiểm soát kho vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu Nga không thể lôi kéo Trung Quốc tham gia vào cam kết này thì mọi nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân của Nga sẽ giảm tính hiệu quả. Tuy nhiên, Nga chưa thành công trong việc "lôi kéo" Trung Quốc, các cuộc đàm phán song phương về vấn đề này đều thất bại.

Một lý do khác khiến Nga gấp rút "rủ rê" Trung Quốc chính là việc Moscow thất bại trong việc khẳng định vị thế đối với các vấn đề an ninh ở châu Âu liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Nói cách khác, sau khi "thua" ở châu Âu, Moscow giờ đây muốn đảm bảo rằng, tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các vấn đề an ninh châu Á mà biện pháp quan trọng là đàm phán với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh cam kết kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Nga dường như chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề trên, cũng như chưa đánh giá đúng vai trò của Mỹ trong việc gây áp lực với Bắc Kinh dù cả Nga và Mỹ đều có chung một mối lo ngại mang tên Trung Quốc.

Mối lo ngại Trung Quốc đang tạo cơ hội cho Nga và Mỹ xích lại gần nhau để cùng tìm ra chiến lược hiệu quả nhất nhằm kìm chế Bắc Kinh, buộc "con rồng châu Á" tăng tính minh bạch trong các vấn đề quân sự nhằm đạt được mục đích cuối cùng là lôi kéo Trung Quốc cam kết kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì Nga và Mỹ cần chứng minh rằng, những hệ thống phòng thủ tên lửa của họ không thể vô hiệu hóa kho vũ khí chiến lược của Trung Quốc.

Song một chiến lược như vậy dường như khá viển vông trong thời điểm hiện tại bởi truyền thống nghi kỵ lẫn nhau giữa Moscow và Washington, cũng như tâm lý ngại khiêu khích Trung Quốc của điện Kremlin là lý do khiến cho các cuộc đối thoại cũng như mọi nỗ lực đàm phán bị kéo dài cả thế kỷ qua và có thể lâu hơn trước khi đạt được kết quả như mong muốn.

>> Tương lai Trung Đông nằm trong tay... 'bé hạt tiêu' Qatar

Lê Dung (theo themoscowtimes)

====================================

Cần gì phải rủ Mỹ cho nó thất thế. Kiểu gì Mỹ cũng rủ Nga à.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”

Thứ Năm, 01/09/2011 - 12:08

(Dân trí) - Đấy là trăn trở của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trong cuộc trò chuyện thẳng thắn và đầy tâm huyết về những điều thật sự đáng quan tâm trong lĩnh vực hoạt động khoa học và giáo dục. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Kính thưa GS. Nguyễn Văn Hiệu, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, cũng là dịp tựu trường của năm học mới, xin Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình về những ngày này?

Xem truyền hình, thấy cảnh các buổi lễ khai trường thật vui vẻ, học sinh mặc đồng phục đẹp, xếp hàng trên sân các ngôi trường khang trang, hồi tưởng lại thời thơ ấu gian khổ, chưa từng dám mơ ước có được một buổi lễ khai trường như thế, tôi cảm thấy rất thấm thía rằng suốt từ khi đất nước ta giành được độc lập cho đến nay nhân dân cả nước lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho sự học hành của con cháu.

Tôi còn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong bức thư Người gửi cho học sinh vào năm học đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Bác Hồ đã đặt nhiều kỳ vọng vào ý chí phấn đấu học tập của các em học sinh để đưa nước nhà tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Nhưng cho đến nay ở một số vùng sâu, miền núi còn rất thiếu trường học, trong lúc đó việc sử dụng ngân sách giáo dục còn lãng phí. Tôi mong sao các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục khắc phục tốt hơn sự lãng phí để có tiền xây dựng trường học cho trẻ em khắp mọi miền đất nước.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Là một Nhà khoa học trưởng thành từ Cách mạng Tháng Tám, đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp khoa học, chắc rằng Giáo sư chưa vui và còn những trăn trở về thực trạng nghiên cứu KHCN hiện nay?

Không hẳn là chưa vui, mà là có buồn, nhưng cũng có vui. Buồn vì thấy sự đầu tư của nhà nước và xã hội còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, mà ở nhiều nơi sự đầu tư đó lại không được sử dụng có hiệu quả, nhiều thiết bị quý, có giá trị lớn, rất hiếm khi được sử dụng; hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại kết quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không được coi là một công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết.

Điều rất đáng buồn là nhiều cán bộ khoa học, kể cả các nhà khoa học đầu đàn, cũng không có ý định làm khoa học một cách nghiêm túc, chỉ cốt đăng ký hết đề tài này đến đề tài khác để có kinh phí mà hoạt động và tăng thêm thu nhập nhờ các “khoản chi mềm”.

Có buồn nhưng cũng có vui vì vẫn còn có những con người đam mê khoa học, khó khăn đến mấy vẫn nghiêm túc nghiên cứu khoa học. Giáo sư Võ Quý và giáo sư Phan Nguyên Hồng là những người đã đi tiên phong nghiên cứu về môi trường ở châu Á. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh đã được vinh danh trong Lễ trao Giải thưởng Nobel vì hòa bình vì những đóng góp vào việc nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây khoa học tự nhiên nước ta có sự khởi sắc theo hai hướng: một là thực hiện việc đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các chuẩn mực quốc tế, hai là quyết tâm tập trung lực lượng nghiên cứu cơ bản theo định hướng nhằm sáng tạo ra những kỹ thuật và công nghệ mới có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn lớn. Tôi hy vọng rằng trong thời gian sắp tới khoa học Việt Nam sẽ phát triển nhanh, nỗi buồn sẽ giảm đi, niềm vui sẽ ngày càng tăng.

Posted Image

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu

Theo Giáo sư, những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng hạn chế việc phát huy động lực phát triển của khoa học đối với đời sống xã hội?

Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.

Trước hết nói về sự lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước: nhiều thiết bị quý, thậm chí có cả một phòng thí nghiệm hiếm khi được sử dụng. Có một nguyên nhân là quyết định sai lầm của người lãnh đạo cơ quan chủ đầu tư, nhưng cũng còn một nguyên nhân nữa là chính nhà khoa học lập đơn hàng mua thiết bị đó thiếu tinh thần trách nhiệm.

Bây giờ nói về việc quá nhiều đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ứng dụng rất cụ thể sau khi kết thúc tốt đẹp thì lại chẳng ứng dụng vào đâu được. Một nguyên nhân là cơ quan quản lý không có được một Hội đồng khoa học đáng tin cậy và có đủ năng lực đánh giá được rằng với tiềm lực khoa học ở nước ta hiện nay mục tiêu của đề tài có khả thi hay không. Thường là không khả thi. Về phía nhà khoa học nhận nhiệm vụ thực hiện thì dù biết rằng không làm được nhưng cứ đăng ký bừa đi, chẳng mất gì mà lại chỉ được kinh phí thôi. Rất đáng tiếc rằng tình trạng này hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.

Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.

Còn nói về tình trạng “lạm phát” những năm gần đây các báo cáo tại các Hội nghị khoa học gọi là quốc tế được chấm điểm khi xét công nhận giáo sư hoặc phó giáo sư. Thế là các viện nghiên cứu và các trường đại học đua nhau tổ chức hội nghị. Những đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị sẵn sàng nộp tiền để được đăng báo cáo của mình trong Proceeding. Có trường hợp chất lượng báo cáo quá kém nhưng vì Ban Tổ chức đã nhận tiền Hội nghị phí nên đành phải đăng. Có lần khi tham gia xét duyệt các báo cáo để đăng trong Proceeding tôi đã phát hiện ra rằng thường xảy ra trường hợp vài ba báo cáo thực ra chỉ là từng đoạn của cùng một báo cáo, được các tác giả tách ra thành nhiều báo cáo để được nhiều điểm. Cơ sở của việc tính điểm công trình để xét phong giáo sư và phó giáo sư là thế đấy. Vẫn có cả hai nguyên nhân: sự sai lầm của những người quản lý và sự thiếu lòng tự trọng của chính những người khoa học.

Đại hội lần thứ XI của Đảng một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ... Vậy để đưa tinh thần đó của Nghị quyết vào cuộc sống, trước mắt, cần tập trung thực hiện những biện pháp gì, theo Giáo sư?

Posted Image

Thầy Nguyễn Ngọc Hải cùng các học sinh nghiên cứu đề tài “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”. (Ảnh: Lao Động)

Trước hết cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hai biện pháp đã được tiến hành một vài năm gần đây. Để khuyến khích giới khoa học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và đãi ngộ thỏa đáng những nhà khoa học đạt được các kết quả nghiên cứu trình độ quốc tế. Đó là một biện pháp quyết liệt tạo ra một bước tiến đột phá trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu.

Tiếp theo việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ lại vừa có một chủ trương mới rất đúng đắn và kịp thời: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế quy mô lớn và có triển vọng được ứng dụng để tạo ra tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ ở nước ta.

Trong bối cảnh hiện nay của các viện nghiên cứu và các trường đại học muốn thực hiện thành công chủ trương này phải tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc một cách thường xuyên và kịp thời để khắc phục các khó khăn thiếu sót xảy ra trong quá trình thực hiện các đề tài. Lĩnh vực khoa học đa ngành Khoa học và Công nghệ nanô là một trong các lĩnh vực khoa học được chọn để thực hiện bước đột phá thứ hai này.

Giới Khoa học vật liệu tiên tiến nước ta đang hăm hở thực hiện chủ trương mới của Bộ Khoa học và Công nghệ với hoài bão sớm làm cho Việt Nam được xếp vào tốp 2 – 3 nước dẫn đầu về Khoa học vật liệu tiên tiến ở Đông Nam Á.

Để đạt được mục tiêu này còn phải thực hiện quyết liệt một biện pháp đột phá thứ ba: Xây dựng một số Trung tâm xuất sắc và đảm bảo cho những người làm việc trong các Trung tâm xuất sắc có thu nhập đủ sống và nuôi con, để mọi người toàn tâm toàn ý hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Việc xây dựng các Trung tâm xuất sắc nên kết hợp với việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm qua. Viện Toán học cao cấp do giáo sư Ngô Bảo Châu đứng đầu là Trung tâm xuất sắc đầu tiên ở nước ta.

Trên đây mới chỉ là các biện pháp phát triển khoa học. Để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất thiết phải đối mới toàn diện và triệt để giáo dục và đào tạo.

Là một nhà khoa học đầu đàn, cũng là Người Thầy của nhiều thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh, xin Giáo sư cho những lời khuyên và nhắn nhủ tâm huyết với các thế hệ học trò của mình.

Tôi vô cùng lo lắng trước nguy cơ “tuyệt tự” của nền khoa học Việt Nam, một nền khoa học đã được nhà nước và nhân dân ta dày công vun đắp hơn sáu mươi năm qua. Vì gần như trong số những thí sinh thi đại học đạt điểm rất cao của khối A không có ai theo học các ngành khoa học tự nhiên.

Tôi rất mong các em hãy tin rằng 9 năm sau, khi các em có trình độ Tiến sĩ, nước ta sẽ có nhiều Trung tâm xuất sắc giống như Viện Toán học cao cấp của giáo sư Ngô Bảo Châu để đón các em vào làm việc với những điều kiện nghiên cứu khoa học tuyệt vời. Thu nhập của mỗi người trong các Trung tâm xuất sắc cũng sẽ không kém thu nhập của những người đi làm ở các công ty, mà việc nghiên cứu khoa học lại hết sức lý thú và rất vẻ vang.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Thao Lâm

(thực hiện)

=================================

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Dạ vâng! Tý nữa tôi cũng xin gọi là có ý kiến đóng góp với quý báo qua diễn đàn này. Bây giờ đi ăn cơm đã.

=================================

Dưới đây là những ý kiến về bài viết đăng trên web Dân Trí:

Tien Dung

(9/1/2011 5:48:00 PM)

tiendung882006@yahoo.com

Tôi chỉ hỏi là bao giờ và làm thế nào để Việt Nam tự sản xuất được xe đạp, xe máy, ô tô, điều hòa, tủ lạnh, ti vi, xây được nhà cao tầng, đường xá... chất lượng tốt, tiêu tốn ít năng lượng và bảo vệ môi trường? Lúc đó khoa học Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới. Có câu chuyện rất đáng suy nghĩ là: Có anh nông dân ít học, chỉ biết cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100, nhưng anh ta giàu có do thừa hưởng của cải của cha mẹ. Anh ta thuê một nhà khoa học lừng danh quy hoạch và phát triển dự án cho trạch... đẻ trên ngọn đa. Nhà khoa học nhận lời ngay và thuyết trình với anh nông dân đủ mọi cơ sở khoa học, tính cấp thiết, tính khả thi, tính đột phá, hiệu quả kinh tế thấy rõ của dự án trên trời này. Cuối cùng, nhà khoa học cũng không quên đề nghị cấp vốn để ông ta triển khai nghiên cứu sau khi động viên anh nông dân là khả năng chắc chắn lãi 50% của dự án. Anh nông dân nghe mà chả hiểu gì cả, nhưng cũng rất phấn chấn. Nhưng với bản chất ăn chắc, mặc bền, anh nói với nhà khoa học: Tôi không hiểu khoa học như ông nên tôi có đề nghị như thế này, tôi đưa cho ông 100 lạng vàng, ông muốn làm gì thì ông làm với dự án trạch đẻ ngọn đa, nhưng cuối dự án ông đưa trả cho tôi 110 lạng vàng cả vốn, còn lại bao nhiêu ông hưởng tất. Nhà khoa học nghe thấy thế thì cả sợ, toát mồ hôi hột và chạy mất, quên cả kính. Tôi thấy anh nông dân này là bậc thầy về quản lý, tất nhiên là quản lý vốn của anh ta chứ không phải quản lý vốn của Chùa.

Trần Tuân

9/1/2011 5:40:00 PM)

bancunglop_2002@yahoo.com

Ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận sự cống hiến to lớn của các nhà nghiên cứu khoa học.Nhưng họ nhận được chế độ đãi ngộ bằng bao nhiêu % so với lượng CHẤT XÁM họ bỏ ra? Với giá cả như hiện nay so với mức lương hiện nay thì họ có đủ chi cho cuộc sống bản thân họ không chứ chưa nói đến nuôi con cái ăn học.Nếu không có điều chỉnh kịp thời thì lo lắng của giáo sư Hiệu sẽ xẩy ra nay mai thôi (đơn cử là tỉ lệ đăng kí thi khối C quá nhỏ bé).

Trần Huy Chương

(9/1/2011 5:39:00 PM)

huychuong88@gmail.com

Toi thay rat kho de nganh KHCN nuoc ta thay doi khi ma chinh nha nuoc khong chu trong phat trien nguon nhan luc trong nuoc. Vi sao u ! hay nghi xem hang nam moi lan dien ra ky thi dai hoc, cao dang so luong thi sinh thi vao khoi nganh kinh te luon ap dao. Boi le theo tam ly cua moi nguoi hien hay hoc kinh te ra vua de xin duoc viec ma trong qua trinh hoc tap cung de dang hon khoi cong nghe ky thuat rat nhieu. Trong khi do cac truong khoi cong nghe ky thuat luon thieu thon cac trang thiet bi hien dai, ha het cac trang thiet bi deu cu ky va lac hau. Mat khac van de sach vo, giao trinh cho nguoi theo hoc qua it oi da phan do nguoi day tu bien soan va giang day.

vinh

(9/1/2011 5:32:00 PM)

vinhphamq@gmail.com

Sự sống nảy mầm từ cái chết. Nếu nói KH Việt Nam có nguy cơ tuyệt tự theo tôi lại là một tín hiệu tốt. Đã đến lúc mỗi người dân được quyền hỏi khoản đầu tư lớn lấy từ tiền của họ suốt 60 năm qua đã đem lại hiệu quả gì? Biết bao nhiêu là giải Olympic, biết bao nhiêu đề án KH, biết bao nhiêu là giaỉ thưởng, biết bao nhiêu là TS,GS vậy mà mọt cái ốc vít xe hơi cũng phải nhập khẩu. Tôi tự hỏi trong suốt những năm qua các nhà KH đã ở đâu vậy, phải chăng họ đang ở một thế giới khác, chứ không phải trên đất nước này, tại sao họ không nhìn thấy những vấn đề của xã hội VN, của kinh tế VN, của nông nghiệp, nông dân VN. Mà họ chỉ mơ đến những giải Nobel xa vời với những đề tài khoa học viển vông mang nặng tính thành tích. Đã đến lúc phải cải tổ lại hệ thống làm KH của chúng ta, những gì không thực tiễn cần loại bỏ không thương tiếc.

Nguyễn Duy Tuấn

(9/1/2011 5:25:00 PM)

ndthuong254@yahoo.com

Lời của GS Hiệu làm cho tôi có suy nghĩ rằng ngành khoa học của Việt Nam không làm tốt lên thì không có người nối dõi (Tuyệt Tự) - Sai lầm theo tôi là do lãnh đạo, Lãnh đạo bắt buộc phải thực hiện theo quy trình thủ tục hành chính, Lãnh đạo đưa ra các tiêu chí phi khoa khoa học về phân bổ kinh phí và đơn giá... Tức là không có môi trường cho các nhà khoa học hoạt động. Nhà khoa học giỏi đến mấy cũng không thể nào hoạt động được ở môi trường không minh bạch.

MoVN

(9/1/2011 5:23:00 PM)

HoangMo11@yahoo.com

Giáo sư buồn là rất đúng về thực trạng hiện nay rồi khi mà có Viện nghiên cứu vẫn đưa vào hội đồng khoa học con người không dính líu gì tới khoa học, nếu không nói thêm là học từ trường dân lập quản lý ra nữa và cả người không biết tí gì về chuyên môn đó nhưng được quyền thẩm định chuyên môn đó!

Nguyễn Văn Minh

(9/1/2011 5:19:00 PM)

nvminh1954@gmail.com Ta có nhiều tiến sĩ, nhưng phần lớn các TS không đọc sách bằng tiếng Anh, chứ đừng nói tới giao tiếp bằng tiếng Anh. Thạc sĩ của ta bắt nguồn từ Tại chức. Cử nhân và kỹ sư từ TC nhiều lắm. Với " đội nhũ" như thế thì chạy theo người ta còn khó, nói chi đến "đi tắt đón đầu"

Nguyễn Lương

(9/1/2011 5:16:00 PM)

luong@yahoo.com "Hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại kết quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không được coi là một công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết." VN là một trong các nước có lãnh đạo các bộ, TCT, DN...vv là GS,TS,Thạc sĩ, nhưng có lẽ đều là "chất lượng tồi".

Vũ Doãn Miên

(9/1/2011 5:05:00 PM)

vdmien_vast@gmail.com.vn

Cần phải chuyển các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm ra hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KHCN. Trước mắt nên tập chung nghiên cứu để cho ra các bài báo KH, rồi dần dần làm những cái lớn hơn. Cần mở hội thảo công khai để đánh giá thật khách quan chất lượng các công trình khoa học. Cần loại bỏ ngay cơ chế XIN-CHO& Tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng các công trình KH. Nhà nước và các doanh nghiệp nên đặt hàng cho các Viện nghiên cứu. Nên tập chung nghiên cứu để làm tốt những cái nhỏ. Đầu tư trang thiết bị và có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút những người tài giỏi, những bạn sinh viên giỏi, năng động. Nên giao trách nhiệm cụ thể cho người làm nghiên cứu nếu không hoàn thành buộc phải chuyển ngành. =================================

Thật là may cho tôi. Tôi chép hết comment nhưng cái ý kiến cuối cùng nó mới đến đấy, nên tôi không phải lựa chọn những comment theo ý tôi và như vậy nó sẽ mang tính chủ quan. Theo tôi thì không chỉ nền khoa học Việt Nam có nguy cơ tuyệt tự. Mà là cả nền khoa học thế giới cũng sắp chết. SW Hawking đã than thở: "Hai trăm năm nữa con người phải di cư đến hành tinh khác để ở". Thế thì có gì phải lo lắng đâu nhỉ? Một cá nhân thì làm sao xoay chuyển được cả một thế giới khoa học đang tàn lụi dần. Tôi đang nói chuyện vĩ mô quá. Nhưng cứ từ từ, phải bắt đầu từ cái vĩ mô rồi mới đi đến cái vi mô chứ. Vấn đề được đặt ra đầu tiên để cứu cái nền khoa học thế giới này là nó cần định nghĩa thế nào là khoa học đã.

Cần xác định rằng cả thế giới khoa học vĩ mô này chưa có một định nghĩa chuẩn về khái niệm khoa học. Vậy thì làm sao có thể nói "Khoa học Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt tự" được?

Chờ các nhà khoa học Việt Nam và "cộng đồng khoa học thế giới" định nghĩa về khái niệm "khoa học" đã rồi viết tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã quan trọng, lại còn cần thiết

Thanh Niên Online

01/09/2011 23:37

Thỏa thuận hợp tác vừa ký kết giữa hai tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và Exxon Mobil của Mỹ là chuyện lớn không chỉ trên lĩnh vực năng lượng mà cả về chính trị, an ninh.

Theo thỏa thuận, Rosneft và Exxon Mobil sẽ cùng khai thác tài nguyên dưới lớp băng tuyết của Bắc Cực. Cho tới nay chưa thấy ai khai thác được gì dưới đó nhưng giới khoa học cho rằng hơn 1/5 khối lượng tài nguyên chưa được phát hiện trên trái đất nằm ở khu vực này. Biến đổi khí hậu khiến băng tuyết ở Bắc Cực dần tan, mở ra những tuyến hàng hải mới và cả những cơ hội kinh doanh mới. Mỹ, Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch đã chính thức nhảy vào cuộc tranh phần lãnh thổ ở Bắc Cực. Trong khi thế giới đã có một công ước về Nam Cực thì Bắc Cực đến nay vẫn chẳng khác gì vô chủ.

Năng lượng vốn là chuyện an ninh quốc gia và thế giới, liên quan đến Bắc Cực lại càng hơn thế. Thỏa thuận nói trên còn có ý nghĩa chính trị an ninh to lớn với cả Mỹ lẫn Nga. Exxon Mobil được tiếp cận khu vực bị khóa kín từ trước tới nay ở Nga mà hãng BP của Anh mới đây muốn lắm mà không đạt được. Rosneft thì có thể tham gia các dự án năng lượng trên lãnh thổ Mỹ. Ràng buộc lợi ích vào nhau như thế tác động mạnh mẽ tới mọi phương diện khác của quan hệ song phương. Hình thức hợp tác như giữa Rosneft và Exxon Mobil không chỉ quan trọng mà còn cần thiết với cả hai về kinh tế cũng như chính trị an ninh, về năng lượng cũng như về việc chia phần Bắc Cực.

Thảo Nguyên

====================================

Nếu như sau này, các quốc gia ven biển Bắc cực không đồng thuận lẫn nhau về phân chia vùng biển Bắc cực thì Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sẽ giúp quí vị một phương án chia lãnh vùng lãnh thổ Bắc cực mà tôi tin rằng: Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hài lòng.

Chúng tôi làm việc này với chi phí cực rẻ: 10. 000. 000 Dol Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Ấn Độ với chiến lược đông tiến

TUANVIETNAM.VN

Tác giả: Sudha Ramachandran

Bài đã được xuất bản.: 01/09/2011 05:00 GMT+7

Hải quân Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh ở miền đông. Vùng ven biển miền đông nước này đang chứng kiến sự củng cố và mở rộng một cách đều đặn từ những lực lượng vũ trang.

Trong nhiều thập niên, bộ chỉ huy miền đông của hải quân thường đóng "vai thứ" so với bộ chỉ huy miền tây, có trụ sở ở Mumbai. Từ lâu được coi là "cánh tay phải" của hải quân, bộ chỉ huy miền tây thu hút sự quan tâm lớn nhất của các tài nguyên và những nhà hoạch định chiến chiến lược.

Giờ đây, xu thế đang thay đổi. Các nhà chiến lược ngày càng "gán" một vai trò lớn hơn cho bộ chỉ huy miền đông trong chiến lược hải quân và chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Động thái này một phần bắt nguồn từ nhận thức về sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, nó cũng là một phần của nỗ lực kéo dài hai thập niên qua mà Ấn Độ thực hiện tập trung vào ngoại giao, kinh tế và sức mạnh quân sự trong chiến lược tổng thể gọi là "Hướng Đông". Bên cạnh đó, định hướng hướng đông mới của hải quân Ấn Độ còn nhằm mục tiêu tạo lập cho nước này vị thế là một người chơi quan trọng trong cấu trúc an ninh mới nổi của châu Á - Thái Bình Dương.

Hải quân Ấn Độ đứng thứ năm thế giới với ba bộ chỉ huy chính miền tây, miền đông và miền nam. Bộ chỉ huy miền đông đóng ở Visakhapatnam thuộc Andhra Pradesh là căn cứ của lực lượng tàu ngầm hải quân Ấn Độ. Một đơn vị chỉ huy chung thành lập năm 2001 tại Cảng Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar.

Bộ chỉ huy hải quân miền đông được tăng cường đáng kể trong vài năm gần đây. Năm 2005, đơn vị này có 30 tàu chiến. Sáu năm sau đó, con số này tăng lên 50 - gần bằng 1/3 toàn bộ sức mạnh hạm đội của Hải quân Ấn Độ - và sẽ tiếp tục tăng hơn nữa.

Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ INS (Indian Naval Ship) Viraat sẽ được bàn giao cho bộ chỉ huy miền đông sau khi INS Vikramaditya (nâng cấp từ tàu sân bay của Nga mang tên Đô đốc Gorshkov) gia nhập bộ chỉ huy miền tây. Toàn bộ năm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Rajput (nâng cấp từ các phiên bản tàu khu trục lớp Kashin của Nga) từng ở bộ chỉ huy miền tây cũng đã gia nhập hạm đội miền đông.

Con tàu duy nhất mà Hải quân Ấn Độ mua từ Mỹ, tàu đổ bộ USS Trenton, giờ đây đổi tên thành INS Jalashwa, đã thuộc về bộ chỉ huy miền đông. Nó sẽ sớm hoạt động chung với các tàu khu trục tàng hình sản xuất nội địa INS Shivalik, INS Satpura và INS Sahyadri cũng như máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I Poseidon sản xuất ở Mỹ và tàu chở dầu mới mua từ Italy, INS Shakti.

Posted Image

Ảnh minh họa: Reuters

Bộ chỉ huy miền tây cũng sẽ chịu trách nhiệm về các tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ. INS Arihant, trong quá trình thử nghiệm trên biển đã được xây dựng ở Visakhapatnam. Hai tàu ngầm hạt nhân khác cũng đang được chế tạo tại đây. Bộ chỉ huy này có các căn cứ ở Visakhapatnam và Kolkata, cũng như sẽ sớm có một căn cứ mới ở Tuticorin và Paradeep. Ngoài các sân bay quân sự hải quân ở Dega và Rajali, bộ chỉ huy miền đông đã có thêm một sân bay mới là INS Parundu tại Uchipuli, nơi triển khác các máy bay do thám không người lái. Thông tin trên các phương tiện truyền thông đã bóng gió về một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đâu đó gần Visakhapatnam. Mang mật danh Varsha, dự án này vẫn nằm trong diện phải giữ kín.

Khoảng cách giữa các bộ chỉ huy miền tây và miền đông dường như thu hẹp dần. Trong bối cảnh gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của bộ chỉ huy miền đông, Hải quân Ấn Độ gần đây đã ra quyết định thăng cấp cho các tướng lĩnh miền đông ngang hàng với các cộng sự tại bộ chỉ huy hải quân miền tây.

Mối lo Trung Quốc

Bờ biển phía đông Ấn Độ giáp với sáu quốc gia ven biển: Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia - xuyên qua Vịnh Bengal. Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm giữa bờ biển phía đông và Eo biển Malacca.

Trung Quốc, dù không phải là quốc gia ven biển nằm trong Vịnh Bengal hay Ấn Độ Dương, nhưng đang ngày càng củng cố sự hiện diện của mình trong các khu vực này bằng cách xây dựng các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ với các nước ven biển, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng hải quân/thương mại với hai mục đích sử dụng (dân sự và quân sự).

Bên cạnh Gwadar ở Pakistan nằm trong Biển Ảrập, Trung Quốc còn đang xây các cảng ở Hambantota thuộc Sri Lanka và Chittagong ở Bangladesh. Tại Myanmar, họ tiến hành nâng cấp một số cảng ở Sittwe, Kyaukpyu, Bassein, Mergui và Yangon, đồng thời xây dựng những cơ sở radar, tiếp nhiên liệu tại những căn cứ hải quân ở Hainggyi, Akyab, Zadetkyi và Mergui.

Sự hiện diện của Trung Quốc ở các cảng này hiện tại có thể là vô hại. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Ấn Độ cảnh báo rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng những cảng họ đầu tư cho mục đích quân sự hoặc chiến lược. Giới phân tích nói, khi đã thiết lập ảnh hưởng vững chắc ở các nước này, những yêu cầu của Trung Quốc cũng sẽ dần có được.

Và điều ấy sẽ mang hải quân Trung Quốc tới Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Trong khi giới phân tích tin là, Trung Quốc phải mất nhiều năm, nếu không phải là vài thập niên để đủ khả năng hỗ trợ và duy trì việc triển khai hải quân ở Ấn Độ Dương, thì rõ ràng là Ấn Độ đã chuẩn bị ứng phó bằng cách tăng cường bộ chỉ huy hải quân miền đông. Ngoài nỗ lực này, hải quân Ấn Độ còn xây dựng các mối quan hệ thông qua nhiều chuyến thăm cảng, diễn tập chung với hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương - trong đó có nhiều quốc gia "thận trọng" với Trung Quốc.

Theo giới phân tích, trong khi các cuộc tập trận hải quân chung nhằm mục tiêu phát triển khả năng tương tác giữa các hạm đội tham dự, thì động thái giữa hải quân Ấn Độ và một số quốc gia khác tại vịnh Bengal cũng còn là để gửi thông điệp tới hải quân Trung Quốc rằng tương lai hiện diện của họ ở Ấn Độ Dwong sẽ không phải là điều dễ dàng.

Sự tham dự của bộ chỉ huy miền đông trong các cuộc tập trận song phương, đa phương ngày càng tăng suốt thập niên qua. Kể từ đầu những năm 1990, hải quân Ấn Độ đã tập trận với hải quân các nước Singapore, Indonesia và Malaysia.

Người chơi có tầm ảnh hưởng

Vào tháng 9/2007, lần đầu tiên, cuộc tập trận Ấn Độ - Mỹ mang tên Malabar (thường diễn ra ở Biển Ảrập) đã được tổ chức ở vùng ven biển phía đông Ấn Độ, và còn có sự tham dự của Singapore, Nhật Bản, Australia. Hải quân Ấn Độ cũng "tiếp cận" Biển Đông - khu vực mà Trung Quốc mô tả là một "lợi ích cốt lõi" cũng như Thái Bình Dương bằng các chuyến thăm cảng hay tập trận chung. Tuy nhiên, Ấn Độ phủ nhận các cuộc diễn tập của họ là không nhằm cụ thể vào bất cứ nước nào. Thực tế là, họ cũng đã tập trận với hải quân Trung Quốc vài năm nay. Quan điểm coi việc tăng cường tầm quan trọng của bộ chỉ huy hải quân miền đông chỉ vì "mối đe doạ Trung Quốc" là không toàn diện và hạn chế cách nhìn nhận triển vọng cũng như các tham vọng của Ấn Độ.

Động thái củng cố, gia tăng vị thế miền đông tiến hành song song với chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ. Chính sách này đã đi một con đường dài kể từ khi bắt đầu vào đầu những năm 1990. Vị trí địa lý cho phép Ấn Độ tiến xa tới khu vực Đông Nam Á hay thậm chí cả Đông Á và Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển thương mại và trao đổi, thì vai trò của Ấn Độ trong các vấn đề an ninh và chiến lược cũng được chính phủ nước này chú ý.

Trong tiến trình ấy, thương mại của Ấn Độ với Đông Nam Á và Đông Á không chỉ phát triển đa dạng mà những ràng buộc an ninh của nước này cũng gia tăng không chỉ với các nước như Singapore hay Việt Nam, mà còn gồm cả với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...Hải quân có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu mở rộng này. Nếu như trong những năm 1990, hải quân Ấn Độ phần lớn vẫn chỉ giới hạn ở tây Eo biển Malacca thì trong thập niên qua đã chứng kiến sự tiếp cận của họ với Thái Bình Dương. Ấn Độ cũng tăng cường các cuộc tập trận đa phương trong những vùng biển của Đông Bắc Á, các tàu thuyền nước thậm chí còn vươn tới Vladivostok.

Trong khi chưa trở thành một người chơi chính ở khu vực, hoặc tầm ảnh hưởng còn mờ nhạt thì chuyện Ấn Độ chú tâm nâng tầm bộ chỉ huy miền đông đã thể hiện mong muốn, nỗ lực của nước này để trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng với việc định hình một trật tự mới nổi ở châu Á.

Câu trả lời sẽ chỉ hé lộ trong tương lai. Nhưng lợi ích từ công cuộc hợp tác hải quân đối với việc duy trì an ninh biển, chống cướp biển, khủng bố sẽ mang lại sự bình yên cho vùng biển tấp nập này.

Nhưng người chơi ấy sẽ muốn vai trò thế nào? Tự cho phép mình thành công cụ trong tay kẻ khác để kiềm chế Trung Quốc? Hay thúc đẩy một cấu trúc hợp tác an ninh châu Á, đặt lợi ích của châu Á lên trên lợi ích của người ngoài?

Phần lớn tranh luận toàn cầu về cấu trúc an ninh châu Á thường tập trung vào tranh chấp hàng hải và chính sách ngăn chặn của Trung Quốc. Những ở đây còn nhiều mối đe doạ khác mà các nước phải đối mặt từ cướp biển hay khủng bố. Các vùng biển tạo ra một khu vực tiềm năng cho hợp tác giữa các cường quốc hải quân châu Á. Điều này có thể được sử dụng để bắt đầu tạo lập một trật tự hợp tác mới trong châu lục này.

* Sudha Ramachandran là phóng viên, nhà nghiên cứu độc lập tại Bangalore.

Nguyễn Huy (Theo Atimes)

=================================

Nô - Tế bồ.

Thiên Sứ tui đang học tiếng Anh, nên tập viết: "Nô" là không; "Tế bồ" là cái bàn. No table - Tức là "không bàn". Chứ bàn mãi cũng nhàm.Posted Image.

Thôi đành nhận xét vậy: Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng", họa sĩ đang vẽ thêm cô gái Ấn Độ.

Còn Úc Iếc, Xanh ga bo ga biếc....chỉ là những tay chơi hạng trung bình, đứng ngó bàn cho zdui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải pháp cho học sinh dốt Sử và không thích học Sử

Tác giả: Phạm Toàn

TUANVIETNAMNET.VN

Bài đã được xuất bản.: 23/08/2011 05:00 GMT+7

Tinh thần chung của cả cuộc đời học Lịch sử đó là người học phải sống lại cái Lịch sử đã âm thầm trôi đi với rất ít dấu vết sót lại. Một nhà nghiên cứu lịch sử không làm công việc đó để có học vị, mà đó là cả một cuộc dấn thân quên ăn mất ngủ. Sự dấn thân đó được tạo ra ngay từ lớp 1 khi các em chơi Lịch sử.

Người lớn cần dứt khoát nhận khuyết điểm

Chuyện học sinh có nhiều điểm kém và rất kém môn Lịch sử không phải năm nay mới bộc lộ. Nhưng chỉ vì năm nay có ý kiến cho rằng sự kém cỏi đó là "chuyện bình thường" nên mới ồn ào sinh chuyện.

Thực ra ý kiến này không mấy sai trái: Đúng là cả thế giới này lúng túng chuyện dạy sử ấy mà! Thì ta hãy nghe thử Charles Chaplin (ông vua Hề Charlot) nói và không chỉ nói về chuyện dạy Lịch sử và học Lịch sử:

"Giờ đây, nhà trường với tôi là đoạn khởi đầu của những chân trời mới: Lịch sử, thơ ca và khoa học. Nhưng nhiều đề tài lại dung tục và ngớ ngẩn, đặc biệt là môn số học: Món cộng và trừ gợi ra hình ảnh 1 anh viên chức và 1 anh giữ két, còn công dụng tốt nhất của số học có lẽ là để không bị trả nhầm tiền lẻ.

Lịch sử là 1 bộ lưu trữ tính ác và bạo lực, 1 sự liên tục các cảnh bầy tôi giết vua còn vua thì giết hoàng hậu, giết anh em con cháu. Địa lý thì chỉ những bản đồ là bản đồ. Thơ ca thì chẳng có gì hơn là công việc rèn trí nhớ. Nền giáo dục đã làm tôi hoang mang, vì các kiến thức và các sự kiện là những thứ tôi thật ít quan tâm. (Tiểu sử tự kể).

Gần một trăm năm sau những lời tự bạch của Hề Charlot, sau "sự kiện" tú tài ăn điểm Zêrô môn Sử, chỉ trong vòng chục ngày đã có gần hai chục bài viết tới tấp tung ra trên cả báo giấy lẫn báo mạng, và điều đáng ghi nhận nhất ở những bài viết đó là ... tính chất không tập trung của các ý kiến. Phần nhiều đổ tội cho cách dạy và cho sách giáo khoa.

Ta hãy "nếm nghe" 1 ý kiến: "1 quyển sách giáo khoa chi chít chữ đến nhìn cũng cảm thấy "ngại" huống gì là đọc nó 1 cách say mê và yêu thích. Lịch sử mang nặng tính phân tích, học Lịch sử nên học để hiểu và sau đó là xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau tiếp đến nữa mới nhớ. Nhưng nếu học sinh không có 1 niềm yêu thích thực sự với môn Lịch sử sẽ không đủ kiên trì với phương pháp đó."

Ý kiến vừa rồi phê phán các sách giáo khoa Lịch sử, đồng thời cũng đưa ra cái chuẩn cho cuốn sách thể hiện được phương pháp học Lịch sử ở nhà trường vừa mang nặng tính phân tích. Học sinh phải hiểu và sau đó là xâu chuỗi các sự kiện lại để kết quả cuối cùng là tiếp đến nữa mới nhớ (yêu cầu vẫn là "nhớ" Lịch sử!).

Cũng ở ý kiến súc tích bên trên, tác giả đòi hỏi 1 điều kiện tiên quyết khác... Nhưng nếu học sinh không có một niềm yêu thích thực sự với môn Lịch sử sẽ không đủ kiên trì với phương pháp đó. Khó thật, vậy là lại đòi hỏi trước khi hoặc đồng thời với việc có một bộ sách Lịch sử hấp dẫn và khoa học, thì người học phải... yêu thích môn học ấy đã! Hay là, để tránh viết ra những sách chi chít chữ, ta soạn sách giáo khoa theo kiểu Đô Rê Môn cho trẻ em kháo nhau về chuyện học Lịch sử từ khi chưa vào lớp 1?

Liệu trẻ em có thể có ý thức và thích học từng môn học chuyên biệt ngay từ trước khi đến trường? Nghĩ như vậy là lấy ý chí của người lớn gán cho trẻ em. Suy cho cùng, với hầu hết các em, không phải đi học là thích nhất. Suốt ngày nghêu ngao trên lưng trâu, bên bờ suối, giữa rừng cây... là thích nhất!

Đến người lớn mà không có kỷ luật lao động quy định bởi cái bụng đói và mối đe dọa đuổi việc, thì chắc gì đã "lao động vinh quang"! Đi họp thì nói chuyện riêng, sểnh ra là nghỉ và rất ưng được nghỉ bắc cầu... đó là những dấu hiệu dễ thấy nhất.

Vậy giải pháp nào cho vấn đề trẻ em học môn Lịch sử?

Khi bàn việc này, ta cần dứt khoát nhận khuyết điểm về phía người lớn, chứ đừng nên rủ trẻ em cùng chia sẻ khuyết điểm như một bài báo đã viết "Thực sự việc giảng dạy môn Lịch sử một cách khô khan của các thầy cô lỗi một phần là do học sinh" mà cái tội to đùng của các em là không tạo "cảm hứng" cho giáo viên, khiến cho giáo viên dạy kém môn Lịch sử! Rất tiếc tác giả bài báo đã không đọc cho trẻ em nghe bài viết trước khi cho in. Bảo đảm các em sẽ rất khoái nghe ý kiến như thế: Các em sẽ cười rất to đấy.

Posted Image

Chuyện học sinh có nhiều điểm kém và rất kém môn Lịch sử không phải năm nay mới bộc lộ. Ảnh minh họa

Sống lại "cái" Lịch sử đã âm thầm trôi đi

Nào, bây giờ ta cùng bàn xem, có giải pháp nào trong bàn tay trách nhiệm chuyên nghiệp của nhà sư phạm cho vấn đề trẻ em học Lịch sử?

Trước hết, ta không nên quy cho mục đích và mục tiêu của việc dạy Lịch sử trong nhà trường là làm cho em học sinh nào cũng thành nhà sử học. Vài trăm năm, một dân tộc may ra có được một nhà sử học. Bên dưới bậc đó, giỏi lắm là có một đội ngữ không nhiều những nhà nghiên cứu Lịch sử.

Còn đối với đông đảo học sinh phổ thông, căn cứ theo tâm lý lứa tuổi và căn cứ theo nhiệm vụ học tập ở từng bậc học, ta sẽ có ít nhất 3 tầng mục tiêu như sau: 1 giai đoạn tình cảm Lịch sử, một giai đoạn của trau dồi trí khôn Lịch sử, một giai đoạn tập nghiên cứu Lịch sử để khi vào đại học chuyên ngành thì đó là giai đoạn tập độc lập nghiên cứu Lịch sử và đến khi học cao học thì có thể hoàn toàn độc lập nghiên cứu Lịch sử.

Còn đối với đông đảo học sinh phổ thông, căn cứ theo tâm lý lứa tuổi và căn cứ theo nhiệm vụ học tập ở từng bậc học, ta sẽ có ít nhất 3 tầng mục tiêu như sau: 1 giai đoạn tình cảm Lịch sử, một giai đoạn của trau dồi trí khôn Lịch sử, một giai đoạn tập nghiên cứu Lịch sử để khi vào đại học chuyên ngành thì đó là giai đoạn tập độc lập nghiên cứu Lịch sử và đến khi học cao học thì có thể hoàn toàn độc lập nghiên cứu Lịch sử.

Tinh thần chung của cả cuộc đời học Lịch sử đó là người học phải sống lại cái Lịch sử đã âm thầm trôi đi với rất ít dấu vết sót lại. Một nhà nghiên cứu lịch sử không làm công việc đó để có học vị, mà đó là cả một cuộc dấn thân quên ăn mất ngủ. Sự dấn thân đó được tạo ra ngay từ lớp 1 khi các em chơi Lịch sử.

Trong mỗi trò chơi Lịch sử này, học sinh hoạt động và nhớ được tên nhân vật lịch sử đọng lại trong một câu nói lịch sử để đời. Các em phải đóng vai Trần Bình Trong chỉ tay vào mặt giặc nói dõng dạc: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".

Các em phải đóng vai Trần Thủ Độ cung kính mà ngạo nghễ: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Các em phải nhập vai Thánh Tông dò ý tướng soái của mình "Thế giặc như vậy ta nên đầu hàng" và đã được Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy đem chém đầu thần rồi sau sẽ đầu hàng".

Khi còn ở lứa tuổi tình cảm thì dấn thân trong vai kịch ngắn dài khác nhau- nhà sư phạm nào đã và sẽ viết sách sử như thế? Khi lên đến bậc tập nghiên cứu thì cũng vẫn dấn thân để đối chiếu sử liệu, để đặt mình vào việc ra những quyết sách- hệt như Võ Nguyên Giáp từng quyết định kéo pháo vào kéo pháo ra.

Hệt như Quang Trung nghĩ cách thần tốc về Thăng Long và hẹn cùng quân sĩ ăn Tết ở đó. Nhiều vấn đề liên quan đến tính cách nhân vật lịch sử cũng cần được học theo lối dấn thân như vậy: 1 chuyên gia trẻ đang cùng làm việc với người viết bài này (dạy ở một trường chuyên) đã thử cho học sinh lớp 10 nghiên cứu nhân vật Trần Thủ Độ bằng cách mở phiên tòa xử nhân vật đó - 1 công việc đã buộc các em hăng hái nhất phải đọc nhiều trang sách lịch sử để buộc tội hoặc biện hộ cho "bị cáo".

Cái tinh thần tự do nghiên cứu đó sẽ đi theo học sinh suốt đời. Lớn lên, nếu may mắn có em nào trở thành nhà nghiên cứu Lịch sử, hy vọng các em đó sẽ dấn thân để phục hiện những sự thật lịch sử hoặc là bị bỏ quên, hoặc là bị bóp méo, hoặc là bị vùi dập.

Cái tinh thần tự do và những nỗi niềm lịch sử sẽ dẫn các nghệ sĩ tới những công trình nghệ thuật là những bản nhạc và bài ca tương tự như những bài đã xuất hiện ngay trong thời Pháp thuộc trước năm 1945 Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Người xưa đâu tá, Thăng Long hành khúc, Hội nghị Diên Hồng, Tiếng gọi thanh niên, và rồi là Lên đàng mà vào lúc đó thanh niên nào cũng biết, con đường ấy là con đường nào...

Chúng ta có quyền hy vọng sẽ có một lớp cán bộ giảng dạy Lịch sử sẽ hình thành dần một hướng giải pháp để làm cho ký ức tập thể của dân tộc không bị phôi pha.

=============================

Chúng ta có quyền hy vọng sẽ có một lớp cán bộ giảng dạy Lịch sử sẽ hình thành dần một hướng giải pháp để làm cho ký ức tập thể của dân tộc không bị phôi pha.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Hay! Rất hay! "Ký ức dân tộc không bị phôi pha". Vậy thời Hùng Vương cội nguồn lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử trong ký ức dân tộc Việt theo suốt chiều dài lịch sử đâu rồi? Bởi vậy, nếu câu trên của bài này đúng thì cần phải xác định từ cội nguồn lịch sử dân tộc Việt đã.

Còn nếu không được như vậy thì mọi giải pháp đều là nói ngọng cả. Đâu phải ngẫu nhiên mà tôi cho rằng: Sẽ chẳng có một sự hợp lý nào để có thể có được một cải cách giáo dục thành công, khi sách giáo khoa còn dạy rằng: Thời Hùng Vương chỉ là "liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Cái vô lý được tôn vinh bởi những tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố", tất yếu tất cả mọi cái hợp lý sẽ khó được thừa nhận trong ngay tiềm thức của mỗi còn người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ cấm xe máy tại một số đô thị lớn?

Cập nhật lúc 28/08/2011 04:34:03 PM (GMT+7)

Posted Image - Chính phủ cũng vừa có Nghị quyết số 88/ NQ - CP yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng trong quý IV/2012.

Sẽ cấm xe máy ?

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm và đồng bộ của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, đối với hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.

Đối với xe khách, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường các biện pháp xử lý ngay tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến đối với xe ôtô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển, đặc biệt là đối với xe ô tô mà người lái xe sử dụng rượu, bia.

Bộ Công an chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trình Chính phủ trong quý IV/2012.

Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng lộ trình quy định xử phạt qua tài khoản ngân hàng, thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng, và đề xuất rút gọn các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ban hành trong quý I/2012.

Liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, việc hạn chế và cấm xe máy hoặc ô tô trong thành phố là cần phải làm. Tuy nhiên, cần có lộ trình cụ thể, trước khi thực hiện phải thông báo cho người dân ít nhất vài năm để người dân còn chuẩn bị.

Posted Image

Đối với hai thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố (Ảnh: Vũ Điệp).

“Chẳng hạn tại một số nước, trước khi cấm xe máy vào thành phố, họ thông báo trước 3 hoặc 4 năm. Đây là thời gian để chính quyền và nhân dân cùng chuyển bị các điều kiện để thực hiện, như bến bãi đỗ xe, sắp xếp luồng tuyến, công việc, phương tiện…”, ông Thanh lấy ví dụ.

Trong một diễn biến khác, xung quanh hoạt động của tháng an toàn giao thông Quốc gia, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông…".

Để đảm bảo an toàn giao thông, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài việc tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông, thì cần phải xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm Luật Giao thông.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông, dùng đất cho giao thông phù hợp và xây dựng các công trình cao tầng đúng quy hoạch, không cho phép xây dựng các toà nhà cao tầng trong trung tâm để giảm mật độ tham gia giao thông.

UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch về hoạt động hưởng ứng Tháng An toàn giao thông (ATGT), bắt đầu từ ngày 27/8.

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông để bảo đảm giao thông thuận lợi, an toàn; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông; quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách…

Các đơn vị, địa phương chủ động, đồng loạt ra quân thực hiện kế hoạch từ cuối tháng 8, và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải trước ngày 3/10/2011, để tổng hợp gửi UBND TP và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Tháng an toàn giao thông năm nay, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, trong đó tập trung xử lý các lỗi như: điều khiển phương tiện khi uống rượu, bia, vi phạm tốc độ, vượt đèn đỏ, đi không đúng làn đường, không đội mũ bảo hiểm…

Gia Văn

=========================

Trong Lý học, cân bằng Âm Dương được đưa lên hàng tối quan trọng. Vấn đề được đặt ra "Cấm xe máy ở một số đô thị lớn" là một việc mà theo tôi không hề mang lại những yếu tố khả thi. Ngược lại có thể gây những xáo trộn lớn trong sinh hoạt xã hội. Ngược lại với vấn đề được đặt ra ở trên, tôi đề nghị khuyến khích dùng phương tiện cá nhân và hạn chế xe công cộng có diện tích choán mặt đường lớn - thí dụ như xe buýt.

Trên cơ sở nào tôi đặt vấn đề này? Điều đầu tiên dễ nhận thấy là các đô thị lớn ở Việt Nam đều là những đô thị có lịch sử hàng trăm năm trước - nếu chỉ xét theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Bởi vậy, đường xá nhỏ hẹp - mới cách đây chỉ vài chục năm thôi - nhà thơ Tố Hữu đã coi đường rộng 8 thước là một mục đích hướng tới. Đủ hiểu chiều rộng lòng đường ở đô thị lớn Việt Nam nhỏ như thế nào. Chưa kể các T/p Lớn như Hanoi và Sài gòn, các con đường thường có nhiều đường cắt ngang thành những khoảng ngắn. Như vậy chúng ta làm một bài toán như sau - tạm thời bài toán hơi trừu tượng vì tôi ko có con số thống kế - là:

Với diện tích mặt đường không đổi do các con đường nhỏ và hẹp của các T/p đã xây dựng lâu năm như Hanoi, Sài Gòn thì chính những xe cá nhân như xe gắn máy tận dụng được hết diện tích mặt đường. Cụ thể hơn, nó có thể luồn lách qua những ngõ hẻm để di chuyển. Ngược lại, cũng với diện tích mặt đường không đổi từ hàng trăm năm trước (Dương trước); nhưng những phương tiện giao thông lại quá tải - đầu tiên là xe gắn máy ngày càng nhiều. Nhưng có lẽ sẽ ít tắc đường hơn nếu: Lượng xe hơi không nhiều và không có những xe choán nhiều diện tích trên mặt đường như xe buýt. Về vấn đề xe buýt - là loại xe chỉ đi được ở những đường lớn - vấn đề được dặt ra như sau:

Với diện tích mặt đường lớn trong một thành phố không đổi, số lượng xe quá đông các loại. Nay thêm xe buýt vào nữa thì rõ ràng lượng choán diện tích mặt đường sẽ gây trở ngại giao thông và thêm phần tắc nghẽn chứ không giải quyết được vấn nạn này.

Một vấn đề đặt ra có thể có nhiều cách giải quyết. Tôi cho rằng việc cấm xe gắn máy là một cách giải quyết sẽ không khả thi.

Ở các thành phố nước ngoài, họ dùng xe buýt làm phương tiện chuyên trở giao thông công cộng rất khả thi. Nhưng tôi cho rằng đường lộ của họ rộng, tuyến đường dài và còn nhiều yếu tố khác nữa, như: Thu nhập trung bình, môi trường đô thị và xã hội...vv...

Trước đây tôi có một bài viết về Lý học Đông phướng và vấn nạn tắc đường, tai nạn giao thông - đại ý vậy - Bài viết được chuẩn bị rất kỹ. Nhưng vì bận rộn và sức khỏe, nên tôi ngưng. Nay ko biết bài đó ở đâu trên dd này..

Lẩn thẩn, buồn thí viết mấy dòng suy nghĩ, chứ tôi thì không đi cả xe gắn máy lẫn xe buýt và cũng chẳng có xe hơi.

=========================

PS: Cụ thể là Hanoi, xe hơi nhiều quá. Khi Tây xây phố cổ - mà tắc đường chủ yếu là nhưng khu vực xây dựng cũ - không thể dự đoán được xe hơi nhiều như vậy. Mặc dù có thể họ tính tới lượng xe đạp sẽ nhiều lên. Xe máy tức là xe đạp có gắn máy, chỉ phải cái nó to hơn và chạy nhanh hơn một tý. Bởi vậy Hanoi và Sài Gòn cấu trúc đường lộ phủ hợp với xe gắn máy hơn so với xe hơi và khủng hơn là xe buýt.

.

=========================

Như vậy là không hạn chế sẽ gắn máy. Tốt lắm. Nếu không sẽ tắc đường còn trầm trọng hơn vào giờ cao điểm.

Xe máy sẽ bị cấm lưu thông ở một số thành phố lớn

Thanh Niên Online

05/09/2011 0:03

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 88, trong đó yêu cầu Hà Nội và TP.HCM sớm thực hiện các biện pháp hạn chế xe mô tô, gắn máy và xe ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định.

Bộ GTVT được chỉ định xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các thành phố lớn, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý 4/2012.

Posted Image

Vận tải công cộng không đáp ứng được nhu cầu của người dân khiến họ phụ thuộc vào phương tiện cá nhân - Ảnh: Ngọc Thắng

Mỗi tháng thêm 20.000 xe máy mới

Đây không phải lần đầu tiên vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông được đặt ra. Năm 2003, Hà Nội đã tính biện pháp mạnh là ngừng cấp đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và tiếp đó là 3 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ. Nhưng chỉ sau 2 năm, tới năm 2005, quyết định này bị bãi bỏ và việc cấp đăng ký xe máy đã được mở lại. Tính từ năm 2009 đến hết năm 2010, trung bình mỗi tháng thành phố có thêm 10.000 - 15.000 phương tiện, trong đó khoảng 3.000 - 5.000 xe ô tô. 7 tháng đầu năm 2011, đã có thêm 28.000 ô tô, hơn 155.000 xe máy đăng ký mới, trung bình mỗi tháng có thêm 4.000 ô tô, hơn 20.000 xe máy. Hiện toàn thành phố có khoảng 3,8 triệu xe máy, 368.000 ô tô.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho rằng không thể cấm quyền sở hữu tài sản của người dân, chỉ có thể đưa ra những quy định về hoạt động của những phương tiện đó. Cũng theo ông Linh, quan điểm của Sở GTVT trước hết phải tạo điều kiện có phương tiện giao thông công cộng cho người dân sử dụng, sau đó mới tiến dần các bước hạn chế. Chẳng hạn như hạn chế theo giờ, hạn chế phố nào không được đỗ xe. Nếu không có điểm đỗ, việc đi lại bằng phương tiện cá nhân không thuận tiện thì người dân sẽ phải lựa chọn phương tiện vận tải công cộng.

Theo quan điểm của Sở GTVT Hà Nội, quan trọng nhất vẫn là phát triển phương tiện vận tải công cộng trước, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân rồi tính toán các bước tiếp theo, mới đạt được sự đồng thuận của người dân.

Theo số liệu của Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco), Hà Nội hiện có hơn 70 tuyến xe buýt với hơn 1.000 đầu xe và trên 1.300 điểm dừng đỗ, mỗi năm phục vụ trên 400 triệu lượt khách. Mục tiêu đến năm 2020, xe buýt sẽ có 98 tuyến, khối lượng 2,73 triệu lượt khách/ngày, đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng xe buýt đã tới “ngưỡng” về lượng vận chuyển do vài năm gần đây lượng khách tăng không đáng kể, cộng thêm việc người dân ngày càng không mặn mà với loại hình này do chất lượng dịch vụ kém. Trong khi đó, các dự án đường sắt đô thị (metro) triển khai ì ạch, nhanh nhất cũng phải tới năm 2016 mới có thể đi vào hoạt động. Đơn cử như tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội được khởi công từ cuối năm 2006, dự kiến hoàn thành vào năm 2010, nhưng sau 4 năm, dự án một lần nữa lại được khởi công, với kinh phí đã đội lên khoảng 1,5 lần. Các dự án đường sắt đô thị khác cũng đang trong giai đoạn rục rịch chuẩn bị.

Thận trọng

Theo ông Linh, các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đề án quản lý taxi, bố trí sắp xếp các điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố cũng như các tuyến phố đi bộ đã, đang được xây dựng đều hướng tới việc góp phần hạn chế phương tiện cá nhân.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia, đây chỉ là yếu tố cần mà chưa đủ, bởi việc phát triển phương tiện công cộng phải gắn liền với các biện pháp cấm hoặc hạn chế quyết liệt đối với sử dụng phương tiện cá nhân tại một số đô thị lớn. Trong khi đó, sau nhiều ý kiến được đưa ra như hạn chế xe ô tô lưu thông vào nội đô theo ngày chẵn, lẻ, hay cấm lưu thông vào một số giờ cao điểm, tuyến phố cấm bị dư luận phản đối mạnh mẽ, cơ quan quản lý hiện tỏ ra khá thận trọng trong việc đưa ra các giải pháp quyết liệt.

Theo ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, chưa có bất kỳ quy định nào về hạn chế phương tiện cá nhân. Quy định duy nhất là Thông tư 02 của Bộ Công an yêu cầu mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô/xe gắn máy, ban hành năm 2003 do tốc độ gia tăng xe gắn máy giai đoạn đó lên tới 21%. Nhưng quyết định này sau đó cũng bị bãi bỏ do vi phạm hiến pháp về quyền sở hữu của công dân.

Cũng theo ông Thanh, thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đã rất thành công trong việc cấm xe gắn máy với “thuyết dầu loang”. “Ban đầu họ đưa ra lệnh 3 năm nữa cấm tuyệt đối đi xe máy trong khu vực A, ngay cả khi anh cư trú trong khu vực ấy cũng phải gửi xe. Trong 3 năm ấy, người dân có thời gian chuẩn bị phương án hợp lý với phương tiện của mình, thành phố đủ thời gian xây các bãi gửi xe ô tô, xe máy và bắt buộc người dân phải gửi lại. Khi lệnh cấm chính thức ban hành, không có phản ứng nào từ dư luận. Sau đó mở rộng dần khu vực cấm, tới nay Bắc Kinh không còn xe máy nào, ngoại trừ mô tô thể thao”, ông Thanh nói và cho rằng việc hạn chế phương tiện cá nhân ở các thành phố lớn của VN phải có lộ trình phù hợp, không thể có quyết định hành chính áp đặt, nhưng vẫn cần quyết liệt trong hành động.

Mai Hà

=========================

Bây giờ tôi nói rõ hơn thế này:

Theo thống kê thì "trung bình mỗi tháng có thêm 4.000 ô tô, hơn 20.000 xe máy" chỉ tính riêng tại Hà nội. Như vậy toàn thành phố - do tôi không có con số chính xác - ước tính hàng triệu xe gắn máy. Nếu tất cả những chủ sở hữu xe bỏ hết xe gắn máy đi xe buýt thì cứ 1000. 000 xe gắn máy cần 30.000 xe buýt (Mỗi xe chở 30 người) thay thế. Như vậy cần có hàng chục ngàn xe buýt chạy trên một số tuyền đường - vốn không xây dựng cho xe buýt chạy. Lạy Chúa! Tắc đường sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Chưa nói đến các vấn đề liên quan là sẽ xuất hiện một lực lượng xe ôm chuyên chở khách từ các điểm dừng xe buýt để chạy vào các con phố mà xe buýt không thể vào được (Chứ không lẽ đi bộ?). Và như vậy lượng xe gắn máy vẫn không đổi - do các khách đi xe buýt còn nguyên khi họ rời bến và T/p lại phải cõng thêm hàng chục ngàn xe buýt nữa. Không thể tưởng tượng nổi!Posted Image.

Tuyến đường trong thành phố thì không thể đập đi xây lại. Bởi vậy. Biện pháp rốt ráo nhất là dẹp xe buýt công cộng - chuyển sang xe chạy đường dài và hạn chế xe hơi, hiệu chỉnh các tuyến đường và xây thêm một vài tuyến mới có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính trị

Đường sắt cao tốc Trung Quốc và dấu ấn Quốc hội Việt Nam

Cập nhật 05/09/2011 06:01:00 AM (GMT+7)

(TuanVietNam) - Từ bài học đắt giá về phát triển nóng vội đường sắt cao tốc của Trung Quốc, càng thấy giá trị và dấu ấn của quyết định nói 'không' với dự án dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của phần lớn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12.

Chính quyền Trung Quốc quyết định ngưng hết các dự án đường sắt mới, giảm tốc độ trung bình của các tàu cao tốc đang hoạt động, thu hồi sửa chữa 54 tàu cao tốc, kiểm tra độ an toàn đối với tất cả các tuyến đường sắt do tai nạn thảm khốc của tàu cao tốc ở Ôn Châu, Chiết Giang hồi cuối tháng 7 vừa qua. Trung Quốc đã phải cải tổ bộ máy lãnh đạo ngành đường sắt và xem lại tổng thể định hướng phát triển ngành này. Từ bài học đắt giá về phát triển nóng vội đường sắt cao tốc của Trung Quốc, càng thấy giá trị và dấu ấn về quyết định rất sáng suốt, dũng cảm nói "không" với dự án dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của phần lớn các đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12.

Theo một số chuyên gia ngành giao thông của nước ta đang làm việc ở Nhật Bản, dự án đường sắt cao tốc có tính chiến lược dài hạn, nó không chỉ là dự án giao thông đơn thuần mà là dự án thế kỷ thể hiện sự kết hợp của đa nhân tố: giao thông, phát triển không gian kinh tế và công nghệ tiên tiến. Dự án đường sắt cao tốc đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt ở cả 3 khâu: công nghệ, quản lý dự án, điều hành và khai thác dịch vụ.

Trung Quốc đã có sự chuẩn bị khá tốt ở khâu công nghệ, trong hơn một thập kỷ (1993-2004) họ đã tự mình nâng cấp các tuyến đường sắt khổ hẹp (1067mm) lên khổ tiêu chuẩn (1435mm), điện khí hoá thay thế đầu máy diesel nâng tốc độ tàu chạy trung bình từ 48 km/h lên 160km/h. Đây là điều kiện cần thiết để bắt tay vào xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc với vận tốc (V=250-350km/h). Tuy nhiên, vẫn còn "lỗ hổng " lớn ở 2 khâu còn lại là quản lý dự án và điều hành khai thác dịch vụ.

Dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc do nhà nước lập và đầu tư, lơi lỏng khâu kiểm tra, tính minh bạch của dự án, đã tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành, làm giảm chất lượng công trình, đe dọa tính an toàn của hệ thống khi đem vào khai thác. Khâu điều hành-khai thác của họ cũng có nhiều vấn đề như việc xác định tốc độ khai thác chưa hợp lý, giá vé quá cao so với sức mua của người dân, v.v...

Đối với nước ta, muốn dự án đường sắt cao tốc được hiện thực hoá và "nằm trong tầm kiểm soát của mình" thì bước đầu tiên phải làm là chuẩn bị khâu kỹ thuật công nghệ, trong đó có công nghệ toa xe, đầu kéo, công nghệ ray hàn nối, công nghệ tín hiệu và tin học điều khiển, công nghệ sản xuất gia công thép, công nghệ cơ khí giao thông v.v... Đây mới chỉ là khâu đầu tiên đã là những vấn đề còn cực kỳ yếu kém, nan giải ở nước ta.

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ảnh AP

Vậy khi nào Việt Nam sẽ khai thác đường sắt cao tốc? Đây là một câu hỏi không thuần tính kinh tế mà có liên quan đến quy hoạch phát triển không gian đô thị. Về tính kinh tế, giá trị thời gian (value of time) là thước đo khá chuẩn để xác định thời điểm thích hợp mở dịch vụ đường sắt cao tốc. Giá trị thời gian tiết kiệm được từ việc chuyển đổi từ phương thức đi lại chậm hơn (tàu thường hoặc xe buýt) sang tàu cao tốc tỷ lệ thuận với thu nhập đầu người (GDP/người). Nhật Bản mở tuyến đầu tiên năm 1964 khi GDP/người quy đổi ra sức mua hiện tại là hơn 5.000 USD/người/năm. Trung Quốc mở tuyến đầu tiên năm 2004 khi sức mua của đại bộ phận người dân mới ở mức dưới 4.000 USD thì chứng minh một điều là chỉ có những người thuộc nhóm thu nhập cao nhất trong xã hội (top 20%) mới có khả năng chi trả. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định Trung Quốc đã phóng đại sức chi trả của nhóm nhà giầu, xác lập giá vé tàu cao tốc quá cao để duy trì tốc độ vận hành trung bình 300km/h hoặc hơn (càng chạy nhanh thì càng tiêu hao nhiên liệu và càng phải chi nhiều hơn cho hao mòn máy móc và đảm bảo an toàn) nhằm chứng tỏ khả năng vượt trội so với các tàu Shinkansen của Nhật Bản (thường chỉ chạy ở mức 250-275km/h). Vì thế mới dẫn đến tình trạng tàu cao tốc vắng khách. Tuy nhiên, giới quản lý Trung Quốc gần đây đã nhận thức được thiếu sót này và đã chủ động hạ thấp vận tốc khai thác để hòng giảm giá vé, tăng số lượng hành khách. Tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa tạo ra được đột phá, bởi vì thời điểm mở vẫn hơi sớm ở một số tuyến đường.

Sự phát triển các đô thị dọc tuyến cao tốc là điều kiện cần thiết thứ hai. Các đô thị này phải có quy mô dân số ở mức độ cao nhất định nào đó để đáp ứng đủ lượng cầu. Đối với Việt Nam, ngoại trừ Hà Nội dân số khoảng 6 triệu người và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7 triệu người, còn lại các thành phố khác đều không quá 1 triệu người. Nếu không có kế hoạch phát triển một số thành phố chủ đạo dọc tuyến Bắc Nam để đạt dân số tầm trên 2 triệu trở lên thì sẽ không đủ lượng cầu (đảm bảo về cả lượng và chất). Ví dụ ở Nhật Bản, tuyến Tokyo (13 triệu người) - Osaka (2,7 triệu người), 600 km có thành phố Nagoya (2,1 triệu người) và và Kyoto (1,5 triệu người) nằm ở giữa. Đấy là một sự phân bố về lượng cầu rất tốt cho đường sắt cao tốc hoạt động.

Ở Trung Quốc, trừ một vài tuyến chạy từ Bắc xuống Nam như Bắc Kinh - Thượng Hải có sự phân bố dân cư rất tốt, các thành phố dọc tuyến có thu nhập trung bình đầu người cao, do vậy lượng hành khách khá đông (chiếm khoảng 60-70% số ghế ngồi) thì hầu như các tuyến còn lại đặc biệt là các tuyến hành lang Đông Tây đều không đạt các yêu cầu trên nên mới có tình trạng tàu vắng khách (chỉ khoảng 20% số ghế có khách ngồi). Đây là bài học đáng giá cho các nước đi sau như nước ta.

Mặc dù Quốc hội khóa 12 đã sáng suốt bác dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhưng lãnh đạo ngành giao thông vẫn bám víu vào khoản tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu khả thi 2 đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP Hồ Chí Minh. Công việc cấp bách, thiết thực nhất là tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia lạc hậu hiện tại và việc phát triển các tuyến đường sắt nội đô là bước đệm để chuẩn bị tốt các công nghệ, kỹ thuật liên quan. Không làm được điều này thì khỏi bàn đến đường sắt cao tốc, chứ đừng nói đến việc nghiên cứu thực hiện nó.

Tô Văn Trường

===========================

Hì! Thì ra Thiên Sứ tui cũng góp ý kiến gọi là nhỏ bé của mình vào việc không tán thành xây dựng đường sắt cao tốc. Bài viết đó còn đâu đây trên diễn đàn này. Lúc ấy cũng hơi nhột nhột và rụt rè khi phát biểu ý kiến. Bởi vì sợ bị coi là chỉ số IQ thấp. Nhưng điều mà tôi không tán thành đường sắt cao tốc không phải vì ba cái nguyên nhân mà bài báo đã nêu:

Tuy nhiên, vẫn còn "lỗ hổng " lớn ở 2 khâu còn lại là quản lý dự án và điều hành khai thác dịch vụ.

Dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc do nhà nước lập và đầu tư, lơi lỏng khâu kiểm tra, tính minh bạch của dự án, đã tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành, làm giảm chất lượng công trình, đe dọa tính an toàn của hệ thống khi đem vào khai thác. Khâu điều hành-khai thác của họ cũng có nhiều vấn đề như việc xác định tốc độ khai thác chưa hợp lý, giá vé quá cao so với sức mua của người dân, v.v...

Cho dù có khắc phục được hai khâu này và khâu kỹ thuật là tuyệt hảo thì tôi vẫn không tán thành - tất nhiên là ý kiến cá nhân. Bởi vì, thực tế đường sắt cao tốc là ý tưởng kỹ thuật có từ ...trước thế chiến thứ II, khi mà những phương tiện kỹ thuật giao thông tiên tiến lúc bấy giờ và coi là phục vụ giới bình dân chính là tàu hỏa. Khái niệm đi tàu bay còn xa lạ với ngay tầng lớp trung lưu. Bởi vậy, người ta mới mơ ước đến một cái tàu hỏa phóng nhanh cứ như tàu bay mà bi wờ khoa học gọi là "đường sắt cao tốc". Nó cũng như thời ấy, các nhà quân sự coi đại bác là yếu tố chi phối chiến trường và mơ ước tới những khẩu đại bác to đùng, có khả năng bắn những viên đan cứ gọi là to tướng. Bây giờ thực tế phát triển của nền văn minh đã cho thấy ý tưởng đường sắt cao tốc đã lạc hậu, cứ như là ý tưởng sáng chế ra những khẩu đại bác to đùng thời thế chiến vậy. Sự giao thông bằng tàu bay đắc dụng hơn nhiều và không chiếm nhiều tài nguyên đất như đường sắt cao tốc.

Hoàn toàn chính xác với ý kiến cho rằng:

Công việc cấp bách, thiết thực nhất là tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia lạc hậu hiện tại

Nhưng với ý kiến này thì lại phải xem lại:

việc phát triển các tuyến đường sắt nội đô là bước đệm để chuẩn bị tốt các công nghệ, kỹ thuật liên quan.

Nếu là đường sắt nội đô thì hơi khó hiểu, không biết nhân viên đánh máy có đánh sai không? Còn nội đô mà làm đường sắt thì theo tôi cũng kinh quá. Cho dù là đường sắt trên cao.

Có điều tòa báo xếp loại bài này vào mục "Chính trị" e không ổn. Đưa nó vào mục Kinh tế - Xã hội được rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI XE MÁY

Hiện Hà Nội có khoảng 3,8 triệu xe máy; TP HCM có 4,5 triệu xe máy. Theo một chuyên gia, tỷ lệ xe máy trên đầu người ở Hà Nội và TP HCM thuộc hàng cao nhất thế giới.

BAODATVIET.VN

Sở hữu xe máy vào hàng cao nhất thế giới không phải lý do và nguyên nhân để cấm sở hữu xe máy. Nếu thế thì tỷ lệ xe hơi trên đầu người ở Hoa Kỳ cũng vào hàng cao nhất thế giới, sao chính phủ Hoa Kỳ không cấm đi xe hơi cho đỡ kẹt xe. Trong khi đó tại Hoa Kỳ tình trạng kẹt xe vẫn có. Theo Lý học Đông phương thì về lý thuyết không có kẹt xe. Nạn kẹt xe chỉ xảy ra khi: Tốc độ tương đối giữa các phương tiện không ổn định; không tuân thủ luật đi đường, tương quan hình thức giữa các phương tiện không đồng đều...vv....Chứ không phải tại xe máy. Lý học qua cổ thư quan niệm rằng: "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn. Dương thịnh Âm suy tắc bế". Lý học được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt xác định rằng: "Dương tịnh, Âm động" - Ứng dụng trong trường hợp này, phân loại đối tượng: Con đường có trước là

Dương trước và là Dương tịnh - thì sự biến đổi không theo kịp đà phát triển của xã hội khiến các phương tiện vận động trên con đường có sẵn là Âm sau và Âm Động - phát triển so với con đường ở nội đô cũ các thành phố lớn vốn không đổi (Dương tịnh) thành ra "Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Tức là nạn kẹt xe xảy ra. Việc phát triển xe hơi và đưa thêm xe buyt, xe điện vào, trong điều kiện tương quan con đường trong nội độ các thành phố cũ làm cho Âm cực thịnh khiến nạn kẹt xe càng nhiều hơn.

Tiếp tục so sánh giữa cả con đường với phương tiện giao thông được coi là Âm so với quy định quy chế là Dương. "Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Do đó quy định, quy chế phải bảo đảm cân bằng Âm Dương - tức là phù hợp với điều kiện của Âm đang tồn tại trên thực tế: Gồm con đường cũ trong nội đô các T/P lớn và xe gắn máy là phương tiện chính và chủ yếu - thì sẽ cẽ có sự cân bằng Âm Dương tức giải quyết được nạn kẹt xe. Còn nếu giải pháp không cân bằng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và không tạo điều kiện cho sự phát triển xã hội (Dương thịnh Âm suy tắc bế).

Bởi vậy theo tôi, biện pháp chính là phân lại tuyến giao thông, hạn chế bớt đèn tín hiệu ở các ngã tư (gây chia cắt các con đường trở nên ngắn hơn), phân khu vực lưu thông của ba loại xe: Xe buýt: vòng ngoài cùng các thành phố lớn là chủ yếu, xe hơi vòng giữa là chủ yếu và cuối cùng là xe gắn máy được chay trong phạm vi toàn thành phố, hoặc bị giới hạn ở những đương cao tốc. Ngoài ra còn cần giải quyết hàng loạt những vấn đề "ăn theo", như quảng bá luật pháp, qui định quy chế cụ thể cho từng laoị xe...vv....

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Việt - Trung cần dựa trên đại cục để giải quyết bất đồng'

VnExpress

Thứ hai, 5/9/2011, 18:33 GMT+7

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyền Hựu nhấn mạnh ý nghĩa của quan hệ đối tác chiến lược, và cho rằng hai nước cần 'dựa trên tầm nhìn đại cục để giải quyết thỏa đáng những bất đồng' trên biển.

Dưới đây là trích lược nội dung trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.

- Xin Đại sứ cho biết cảm nghĩ khi nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam?

- Cảm nhận đầu tiên của tôi là Việt Nam đã thay đổi rất lớn.

So với 5 năm trước đây, Hà Nội đổi thay rất nhiều, tràn đầy sức sống, đâu đâu cũng có công trình xây dựng, có nhiều nhà cao tầng. Đặc biệt là tinh thần làm việc cần cù của nhân dân Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi.

Trước khi đến làm việc tại Việt Nam, tôi đã có nhiều năm làm việc ở các nước phát triển. Mặc dù Việt Nam, Trung Quốc đều đang phát triển nhưng cũng như các nước đang phát triển khác, trình độ phát triển của đất nước, mức sống của nhân dân... vẫn có khoảng cách tương đối xa so với các nước phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi phải kiên trì.

Khi đến Việt Nam, tôi cảm nhận được quyết tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược Trung Quốc-Việt Nam.

Là Đại sứ nhiệm kỳ thứ 16 của Trung Quốc tại Việt Nam, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để góp phần vào việc phát triển quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam.

Posted Image

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyền Hựu. Ảnh: TTXVN.

- Ông nhìn nhận thế nào về kết quả hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian qua, cũng như triển vọng phát triển quan hệ trong thời gian tới?

- Trong những năm gần đây, quan hệ Trung-Việt được phát triển một cách toàn diện và sâu rộng. Các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên, liên tục. Sự giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa các ngành, các địa phương của hai nước được đồng hành một cách có hiệu quả.

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại của hai nước có nhiều kết quả tốt đẹp. Theo thống kê của phía Trung Quốc, năm ngoái, kim ngạch mậu dịch hai bên đạt trên 30 tỷ USD. Trung Quốc đã liên tục 7 năm trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Những vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết một cách thỏa đáng. Năm ngoái, 3 văn kiện biên giới trên đất liền của hai nước Trung Quốc-Việt Nam đã chính thức có hiệu lực. Tháng 4 năm nay, Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Trung Quốc-Việt Nam cũng đã được chính thức khởi động, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển một cách ổn định quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Sự giao lưu giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa cũng diễn ra sôi nổi.

Cũng phải thừa nhận là giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn tồn tại vấn đề bất đồng trên biển, lãnh đạo hai nước cũng đã đi tới nhận thức chung quan trọng để giải quyết những bất đồng trên. Hạt nhân của nó chính là hai bên cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị của hai nước thông qua hiệp thương hữu nghị để tìm cho ra giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Nếu không thể giải quyết vấn đề trong một thời gian cũng không nên làm cho bất đồng ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

Hai bên đã thành lập cơ chế bàn bạc cấp Chính phủ và cấp chuyên gia giải quyết vấn đề trên biển. Hiện nay, hai bên đang tiến hành thương lượng về Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển và đã có những tiến triển tích cực.

Xử lý một cách thỏa đáng bất đồng giữa hai nước sẽ củng cố thêm tình hữu nghị Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, cũng như có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.

Chỉ cần hai bên đều đứng trên tầm cao chiến lược này để nhìn nhận những tranh chấp, bất đồng, sự khác biệt đang tồn tại giữa hai nước chúng ta, tôi cho rằng, đây chính là điểm căn bản, mấu chốt, là kế hoạch lâu dài thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.

Sắp tới, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc sẽ đến thăm Việt Nam, sẽ cùng với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương.

Chuyến thăm này là sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước chúng ta trong năm nay, cũng là sự tiếp xúc quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước. Trong thời gian thăm tại Hà Nội, ông Đới Bình Quốc sẽ hội kiến và hội đàm với các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam, cùng điểm lại tình hình phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong một năm vừa qua và điều phối, đưa ra quy hoạch để thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực, giữa các địa phương, ban, ngành hai nước trong thời gian sắp tới, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phát triển một cách bền vững, lành mạnh và ổn định trong tình hình mới.

- Trong vai trò Đại sứ, ông có kế hoạch, dự định gì để thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam?

- Tôi mong muốn triển khai một số trọng tâm công tác như, tăng cường giao lưu hữu nghị, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, để không ngừng chỉ rõ phương hướng phát triển đúng đắn cho quan hệ hai nước.

Về mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, tôi cho rằng, hai bên cần phải tích cực tạo điều kiện để sớm ký kết quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại; triển khai hợp tác lâu dài các dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các dự án công nghiệp; khẩn trương thực hiện các dự án hợp tác đã được xác định; tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Hai bên cần giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề do lịch sử để lại để đảm bảo cho quan hệ hai nước phát triển lành mạnh. Đối với những bất đồng về vấn đề trên biển, tôi tin rằng, miễn là hai bên nghiêm chỉnh thực hiện những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền của hai nước, cũng như về phân định Vịnh Bắc bộ, thì chúng ta nhất định có trí tuệ để tránh được, không để những bất đồng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước.

TTXVN

==================================

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyền Hựu nhấn mạnh ý nghĩa của quan hệ đối tác chiến lược, và cho rằng hai nước cần 'dựa trên tầm nhìn đại cục để giải quyết thỏa đáng những bất đồng' trên biển.

Vì đại cục Trung Quốc cần trả lại Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và long trọng xác định trước thế giới chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Nếu không người Trung Quốc sẽ mắc sai lầm lớn có tính lịch sử của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm kí tự tiếng Việt và chuyện Đức Chúa BLời

Cập nhật 07/09/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

(TuanVietNam) - Hồi nhỏ, tôi hỏi ngoại, vì sao người theo đạo Cơ-đốc gọi Chúa là "Đức Chúa Lời". Dù là dân đạo gốc, ngoại tôi vẫn không thể giải thích được điều này cho một đứa trẻ 5 tuổi.

Sau này, tôi có cơ hội đọc lịch sử chữ quốc ngữ thời Alexander Rhodes xuất bản cuốn tự điển Việt - Bồ - La đầu tiên (1651). Chúa hiện lên trong trang sách với một cách viết kỳ lạ - "Đức Chúa BLời". Thì ra phụ âm "Bl" đã từng là "Tr" trong quá khứ vài trăm năm trước, thưở các nhà truyền giáo Tây phương bập bẹ học nói tiếng Việt và vã mồ hôi tìm cách la-tinh hóa chữ Nôm để giảng đạo cho con chiên. Qua thời gian, cặp ký tự "Bl" biến mất, và "Tr" thay thế. Chỉ còn dấu tích hiếm hoi không toàn vẹn trong cụm từ chỉ đấng tối cao của Cơ-đốc giáo. Nhắc chuyện phụ âm "Bl", có thể thấy ngôn ngữ biến động không ngừng, do tự nhiên hoặc do con người tác động. Hàng nghìn từ mất đi và hàng nghìn từ mới xuất hiện là điều bình thường. Các ngôn ngữ "xâm chiếm" hoặc vay mượn nhau, thậm chí "kết hôn" để sản sinh những đứa "con lai" đẹp đẽ.

Bộ máy tìm kiếm Google mới đây được đưa vào cuộc sống với nghĩa như một động từ, cũng tương tự vài thập niên trước, từ điển Larousse ghi tên một khúc xương nhỏ trên cơ thể con người là "đốt xương Hợp", tên bác sỹ Đỗ Xuân Hợp người Việt Nam đã tìm ra nó.

Tuy nhiên, mọi thay đổi đều có hai mặt - chi phí và lợi ích. Dù là ở môi trường nghiêm cẩn hàn lâm trong giảng đường đại học, hay bỗ bã bình dân ngoài quán nước vỉa hè, sử dụng ngôn ngữ phù hợp cũng là một vấn đề mang lại chi phí hoặc lợi ích cho người dùng.

Đã có quá nhiều lời bàn về câu chuyện thông tư pháp điển hóa bảng chữ cái với bốn ký tự mới F, J, W, Z trong tiếng Việt. Mặc dù một thông tư do cấp bộ ban hành không phải đối tượng phải qua thủ tục đánh giá tác động theo Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật, thiết nghĩ vẫn có thể suy nghĩ về vấn đề trên theo cách tiếp cận này.

Posted Imagebảng chữ cái tiếng Việt

Nếu có F, J, W, Z trong bảng chữ cái, tiếng Việt được gì? Theo cơ quan soạn thảo, có mấy cái lợi. Trẻ em được sớm tiếp cận với ngôn ngữ quốc tế (điển hình là tiếng Anh). Đặc biệt hơn, những ký tự này phổ biến trong công nghệ thông tin, và nếu dùng đại trà, ngôn ngữ tiếng Việt sẽ dễ hòa nhập vào ngôn ngữ máy tính. Công tác quản trị văn bản trên máy tính sẽ đỡ phức tạp hơn.

Tiếng Việt "được" thành 32 ký tự sẽ "mất" gì?

Trước hết, toàn bộ số sách vở của nền giáo dục sẽ phải được in ấn lại. Không chỉ có sách giáo khoa, điều này còn ảnh hưởng tới sách báo, tạp chí và các ấn phẩm văn hóa. Truyện Kiều có khả năng có hai tác giả, Nguyễn Du hoặc Nguyễn Zu, tùy thời điểm sách in.

Các văn bản pháp luật của nhà nước sẽ phải sửa đổi. Điều này cần được làm rất cẩn trọng, vì đã là quy định "fáp lý", đọc - viết sai một ly thì dễ đi một dặm.

Hàng trăm triệu phần mềm, vốn đã có tiếng Việt, bao gồm cả hệ điều hành phổ dụng nhất như Microsoft Window, sẽ phải cập nhật các ký tự mới và cách ghép từ ngữ mới. Khó dự đoán các hãng phần mềm có chịu không, nhưng có thể ước tính chi phí là không hề nhỏ. Chưa nói tới khả năng lỗi tương thích có thể xảy ra, nếu nhìn vào sự cố năm 2000 bắt nguồn chỉ từ một quy ước đơn giản bị vênh.

Cuối cùng, tưởng nhỏ mà không nhỏ, họ tên người Việt có thể phải đổi theo - một chi phí khổng lồ về hình ảnh của nhiều cá nhân và tổ chức, còn hơn cả việc thêm chữ số vào số điện thoại di động. Tên người Việt sẽ na ná tên người Hàn Quốc hay Singapore.

Giải pháp?

Khác với thời Alexander Rhodes, sự đào thải một phụ âm như "Bl" không gây ảnh hưởng quá lớn - chữ quốc ngữ chưa phổ thông tới mức mọi ấn phẩm hay văn bản hành chính đều được lưu hành bằng kiểu chữ này. Ở thế kỷ XXI, số sách báo, tư liệu tích lũy đã lên tới hàng tỷ đầu mục, việc xóa bỏ hay thay đổi cách đọc, cách viết trên văn bản và trong tâm trí gần chín chục triệu người ở Việt Nam cùng khắp nơi trên thế giới là một thách thức đáng xem xét.

Một cơ quan nghiên cứu về ngôn ngữ mới là đơn vị đáng tin cậy để nghiêm túc đánh giá tác động của quy định pháp luật về bảng chữ cái trước thời điểm dự thảo, khi mà quy phạm ra đời có thể gây nên những xáo trộn lớn trong xã hội. Cần làm rõ thay đổi, dù chỉ ở mức "sử dụng tiếng Việt trong môi trường máy tính và hệ thống giáo dục" sẽ sinh ra chi phí gì và chi phí cho những ai, đa số hay thiểu số. Giải pháp thay thế, bổ sung ký tự có phải là giải pháp duy nhất hay không, nếu không thay đổi thì "thảm họa" lớn nhất cho sự phát triển là gì; và nếu thay đổi thì số phận những ký tự như ph, gi, .v.v. sẽ ra sao, có được dùng song song với các phụ âm mới không, dùng sao để tránh nhầm lẫn.

Từ đó mới đủ lý lẽ khoa học để đề xuất một văn bản khách quan, không bị đánh giá là "để dễ ta, đẩy khó cho người".

Thiếu một đánh giá độc lập và quy mô, những phụ âm kép hiện nay có thể sẽ chung số phận của "Bl". Và tưởng tượng 400 năm sau, biết đâu chúng ta được nhìn trên màn hình Karaoke điệu ngân tình tứ của bài dân ca: "Jận thì jận, mà thương thì thương", hay dị bản dân dã của nó: "Fở là fở, mà Cơm là cơm"...

Nguyên Anh

===================================

Lại thêm một vấn đề mới nữa với lý lẽ:

Theo cơ quan soạn thảo, có mấy cái lợi. Trẻ em được sớm tiếp cận với ngôn ngữ quốc tế (điển hình là tiếng Anh). Đặc biệt hơn, những ký tự này phổ biến trong công nghệ thông tin, và nếu dùng đại trà, ngôn ngữ tiếng Việt sẽ dễ hòa nhập vào ngôn ngữ máy tính. Công tác quản trị văn bản trên máy tính sẽ đỡ phức tạp hơn.

Cái thói quen của người Việt - tất nhiên không phải giới sĩ phu - là hay theo tâm lý đám đông. Hồi Tây xâm lược nước ta thì không ít người Tây học tiếng Tây xí xô xí xào. Đứng giữa phố đông người cứ gọi là tiếng Tây ngậu xị, khiến những bà nhà quê răng đen mắt toét lác cả mắt. Hồi cách đây vài chục năm thì ở miến Bắc cứ phải tiếng Tàu, tiếng Nga; còn miền nam cứ phải tiếng Anh mới văn minh trí thức, tiếp thu khoa học tiên tiến. Bây giờ thời đại số hóa, nên để cho tiện, người ta cập nhật luôn WFJZ. Bởi vậy, có thể đoán rằng vào thời đại robo hóa, để chứng tỏ tinh thần khoa học thời đại thì model cứ phải là lập gia đình với robo mới gọi là trí thức.

Câp nhật thêm 4 chữ cái này vào hệ thống chữ cái tiêng Việt, ngoài những cái bất cập như bài báo đã nêu thì nó còn một bất cập nữa là làm lẫn lộn tính chất đặc thù của chữ Việt với chữ ngoại ngữ. Chữ Việt phục vụ người Việt chứ không phải để nói tiếng Tây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi lâu rồi, cũng có một bài bài bàn về cải cách chữ, cũng đưa ra ý tưởng thay chữ F cho chữ PH, thay chữ Z cho chữ GI, thay chữ I cho chữ Y khi viết một mình với phụ âm, với lý do là để cho người viết viết nhanh hơn, số lương chữ ngắn và cảm giác ít đi. Đến nay chuyện này cũng không thay đổi được vì quá vô lý và bất cập.

Duy chỉ có có chữ I và Y thì có thay đôi tí ti ở chữ "Hy vọng" đôi khi cải cách là "Hi vọng", nhưng buồn cười là có nhiều bài báo trên để tựa là "Niềm Hy vọng...", nhưng trong bài viết thì hành văn với chữ "hi vọng". Ôi thôi lăn tăn gì đâu!

Nhưng may mà sách sử vẫn ghi thời Lý là thời Lý, chứ chưa sửa thời Lí.

Lại có ý cho rằng đi với một nguyên âm thì phải là chữ I (i ngắn). Trời ạ, nếu vậy thì chữ Thúy và Thúi coi như bị điếc đặc mùi! Chắc chính vì vậy mà một năm có 4 QUÝ thì bị viết là bốn QUÍ, Quí 1, Quí 2...Hết ý!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?

Cập nhật 19/08/2011 05:58:30 PM (GMT+7)

Posted Image- Triết lý giáo dục Việt Nam là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tại ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 19/8. Trong khuôn khổ một buổi sáng, hội thảo mới chạm tới phần khái niệm vốn bị coi là quá rộng lớn và có thể gây tranh luận trái chiều. 13 ý kiến phát biểu tại hội thảo đã được ban tổ chức ghi âm lại để nghiên cứu.

Triết lý giáo dục là vấn đề đã được đề cập tới từ hơn chục năm nay qua nhiều hội thảo, tuy nhiên, dưới con mắt của nhiều nhà giáo dục, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách tận cùng, dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề mà nền giáo dục đang phải gánh chịu.

Posted Image

Toàn cảnh hội thảo triết lý giáo dục VN. (Ảnh: Thanh Tuyết)

Cải cách giáo dục càng đuối vì thiếu triết lý

Ông Nguyễn Chương Nhiếp đến từ Trường ĐHSP TP.HCM đặt vấn đề: Gần 40 năm cải cách giáo dục, không phải chúng ta không nỗ lực, không đầu tư đúng mức, nhưng càng cải cách, giáo dục càng đuối, càng lạc hậu so với nhu cầu thực tiễn.

"Chúng ta đã viết lại sách giáo khoa không biết bao nhiêu lần, cử các đoàn cán bộ quản lý đi học tập nước ngoài, mang tiền đi mua cả những bộ chương trình tiên tiến...Chúng ta nỗ lực đổi mới rất nhiều, tiền bạc không thiếu, quyết tâm có thừa, song hình như kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay".

Theo quan sát của ông Nhiếp, có vẻ như các nhà giáo dục đang lúng túng, chưa biết làm cách nào thoát ra khỏi tình trạng hiện nay.

Ông dẫn dụ: "Đúng là chúng ta đã và đang có triết lý giáo dục rồi, triết lý đó đã được cha ông ta xây dựng từ hàng ngàn năm nay và đã phát huy tác dụng của nó trong lịch sử. Tuy nhiên, triết lý đang có không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội của thế kỷ 21, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Triết lý ấy cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo và ý thức hệ phong kiến".

TS Nguyễn Thị Ngọc, Viện Nghiên cứu giáo dục thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đồng tình: Hiện nay, chỉ thấy các em học hành miệt mài còn các môn năng khiếu và thể thao thì cả phụ huynh và nhà trường không thấy tầm quan trọng của nó. Tôi rất khâm phục Singapore khi họ đưa môn giáo dục thể chất quan trọng như các môn thi quốc gia khác, điều đó cho thấy họ có một triết lý giáo dục rất cụ thể.

Hiện nay các biện pháp về giáo dục đều chắp vá, chẳng hạn đi kiểm tra thấy nhà vệ sinh trường học bẩn thì lập tức xây hàng loạt các nhà vệ sinh, cân cặp của học sinh thấy nặng thì giảm tải chương trình. Điều đó chứng tỏ ta thiếu một triết lý giáo dục.

Thế nào là triết lý giáo dục?

GS Thái Duy Tuyên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu: Ta có triết lý, nhưng mà giờ chỉ cần tổng kết lại. Dân tộc ta đã sản sinh ra nhiều thầy giáo giỏi như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...nhưng những tác phẩm về triết học giáo dục có hệ thống chưa xuất hiện. Ông cha ta đã vận dụng triết học để giải quyết thành công các vấn đề thực tiễn nhưng chưa biên soạn được những tác phẩm lý luận lớn và có hệ thống. Vì thế, đó là việc mà giờ đây chúng ta phải làm.

Năm 2007, sau một hội thảo về triết lý giáo dục, nhà văn Nguyên Ngọc bình luận, nghe các đại biểu ngày đó nói, ông càng thấy rối. Ông viết trên Tuổi Trẻ: "Ít ra trong diễn đàn giáo dục do giáo sư Hoàng Tụy khởi xướng cách đây năm năm, vấn đề này đã được nói đến rất nghiêm túc, khá sâu sắc, và được coi là nguồn gốc của mọi sai lầm đang diễn ra trong nền giáo dục mà chúng ta đang bức xúc bàn thảo hiện nay."

Theo ông Nguyễn Chương Nhiếp, ĐHSP TP.HCM: Triết lý giáo dục là hệ thống những quan điểm chung nhất về bản chất và quy luật của giáo dục. Nó phải trả lời được các câu hỏi: bản chất của GD là gì, GD có đặc điểm cơ bản nào, mục đích, sứ mệnh của GD là gì, nhằm đào tạo ra con người như thế nào, động lực của GD là gì, GD chịu sự chi phối của các yếu tố nào, GD chịu được tác động của những quy luật nào.

"Không có triết lý GD chung cho mọi thời đại, mọi quốc gia. Theo tôi, triết lý GD VN hiện nay là: mục đích cải tạo con người VN khoẻ về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo.

Ông Hồ Văn Liên, giảng viên môn lịch sử giáo dục VN và thế giới, ĐHSP TP.HCM cho biết:

Trước hết, phải xác định được con người hiện đại là như thế nào, thậm chí dự đoán được con người trong tương lai sẽ như thế nào. Con người có ba phần cần phải quan tâm: thể chất, tâm lý, xã hội. Giáo dục nhân cách phải quan tâm đến cả ba mặt này. Khi soi sáng vấn đề đó vào giáo dục, chúng ta thấy GD là sự hướng tới để chuẩn bị cho trẻ em thành con người như thế nào để đưa đất nước vào thời kỳ hiện đại hội nhập.

"Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT rút ngắn lại chương trình học văn hoá để phát triển toàn diện. Chương trình chỉ nên dạy 5 môn: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ. Còn lại, để cho các trường chủ động để phát triển năng khiếu, phát triển hứng thú và nhân cách cho học trò", ông Liên nói.

Posted Image

GĐ ĐHQG TP.HCM Phan Thanh Bình

Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP.HCM đề cập về triết lý giáo dục dưới con mắt của một người làm thực tiễn:

Tôi cho rằng trước tiên phải có hệ thống lý luận và triết lý cho hệ thống quản lý, và thứ hai là điều kiện (cơ chế) xã hội đối với giáo dục như thế nào, đánh giá của xã hội đối với giáo dục và trường học.

"Có ba loại nền giáo dục: Một là đi trước và định hướng phát triển cho xã hội, hai là phục vụ cho phát triển xã hội, ba là nền giáo dục làm rối ren cho phát triển xã hội. Chúng ta đang vươn tới cái thứ nhất và thứ hai thì bị cái thứ ba kéo chúng ta lại. Nền giáo dục đó do doanh nghiệp, do những người cần bằng cấp đào tạo bằng cấp A, B, C, D gì đó. Chúng ta đang chạy theo điều đó- cũng là một triết lý.

Một mối lo ngại rất lớn là chúng ta đang phải cạnh tranh với nước ngoài ngay trên chính mảnh đất của chúng ta. Chúng ta với một đồng lương thấp và một giá trị cao và một bên là mức lương ngàn đô thì không thể cạnh tranh nổi. Triết lý giáo dục phải đặt ra hết sức quyết liệt ở chỗ này."

Mặc dù hội thảo về triết lý giáo dục chỉ diễn ra trong một buổi sáng, với 13 ý kiến phát biểu trực tiếp và 20 tham luận được in thành kỷ yếu nhưng chủ đề hội thảo vẫn là mối quan tâm rất lớn, thể hiện qua phần tranh luận hăng hái. Hiện khái niệm thế nào là triết lý giáo dục vẫn chưa được làm rõ, và vì thế, đây là vấn đề vẫn được các nhà nghiên cứu và giáo dục thảo luận.

VietNamNet sẽ lần lượt giới thiệu ý kiến của các nhà giáo dục về triết lý giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh các nhà cải cách đã từng thuyết phục dư luận về chương trình, sách giáo khoa cần phải bắt nhịp thế giới, nhưng trong quá trình thử nghiệm, đã phải giảm tải trong năm học này vì xã hội kêu ca. Mời bạn đọc tham gia diễn đàn này cùng với các nhà khoa học để tìm ra được triết lý giáo dục đúng đắn nhất mà VN cần trong giai đoạn hiện nay. Những ý kiến trao đổi xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn.

Hương Giang

CÁC TRAO ĐỔI

GS Phạm Minh Hạc (chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về "triết lý giáo dục"):

Ở các nước, triết lý giáo dục không chỉ ở tầm quốc tế, quốc gia mà còn ở trong từng trường. Trong khoảng tháng 10 sẽ xuất bản hai cuốn sách về triết lý giáo dục được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu và giáo dục để giúp cho các nhà quản lý, giáo viên có thể áp dụng vào thực tiễn, hoặc có thể tranh luận, phản bác.

Posted Image

Ông Hồ Thiệu Hùng

Ông Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM:

Giáo dục không nên tự đặt cho mình một mục tiêu đầy tham vọng đối với từng con người mà phải làm những nhiệm vụ sau:

Cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản với nhu cầu của thời đại, khơi dậy lòng ham học hướng dẫn cách học và tự học, giúp người học biết tư duy độc lập, không lãng phí các tiềm năng bẩm sinh của con người, giúp con người có tư duy độc lập.

Chính từ "rập khuôn" là thủ phạm đã khiến cho cơ chế của nề giáo dục việt nam thiếu dưỡng khí, phát triển èo uột so với nền khoa học các nước, ít khi đạt đến tầm vóc là phát hiện ra được cái mới.

Tình trạng này phải được thay đổi. Thế hệ trẻ VN dứt khoát phải trở thành thế hệ con hơn cha. Vậy nên, muốn đổi mới căn bản toàn diện GD đào tạo trước hết phải yêu cầu nhà trường giúp cho người học biết tư duy độc lập, khuyến khích dám tư duy độc lập, không sợ sai, không sợ trái bài văn mẫu.

Khuyến khích tư duy độc lập là một khâu đột phá trong đổi mới giáo dục Việt Nam trong nhiều thập kỉ tới.

Thứ hai, không lãng phí các tiềm năng bẩm sinh của con người. Khoa học đã chứng minh được rằng công suất của bộ não mới chỉ phát huy được 1%. Chỉ cần phát huy từ 3 đến 5% công suất của bộ não là đã có thể trở thành thiên tài.

Và đây chính là vấn đề giáo dục cần phải thay đổi, liên quan đến vấn đề khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ em và con người về trí thông minh.

Lâu nay chúng ta vẫn quan niệm rằng những HS giỏi toán là học sinh thông minh, kém toán là kém thông minh, HS giỏi toán và giỏi cả văn là HS giỏi toàn diện vì thường giỏi luôn các môn còn lại. Học sinh kém cả toán lẫn văn là HS dở toàn diện.

Tai hại hơn khi giáo viên nghĩ rằng chính những em học giỏi mới thành đạt và ngược lại. Điều ấy khiến các em tự ti trong học tập và như vậy nhà giáo dục thay vì khai sáng đã làm u tối tâm hồn của trẻ em.

Đại biểu Nguyễn Minh Hoạt:

Nhận thức sự am hiểu về triết lý giáo dục dạy làm người đang còn nhiều giới hạn trong hệ thống quản lý của ngành. Khoa học GD chậm phát triển, không đủ sức chuyển tải triết lý cao cả của GD vào cuộc sống.Chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý là những vấn đề mà chính sách GD cần phải quan tâm. Trong thực tế chúng ta chưa thật sự quan tâm đến nơi đến chốn, dẫn đến những hệ lụy khác theo sau kéo dài. Nếu am hiểu triết lý giáo dục thì phải nâng niu người thầy giáo để họ sống tốt, trở thành những tấm gương cho thế hệ trẻ.

Triết lý GD VN được thể hiện khá sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện đại hội Đảng. Muốn có triết lý giáo dục VN vững bền thì phải có bộ máy TW điều hành.

Diệu Thanh- Ánh Tuyết

(Ghi)

=============================

Cuối cùng là vẫn chưa tìm ra "Triết lý giáo dục Việt Nam" !

Vậy trong lịch sử Việt Nam, từ lâu ông cha ta giáo dục như thế nào. Họ có triết lý giáo dục không ? Cụ thể: Những ông thầy và nhà trường đào tạo ra các vị có tên tuổi trong bài viết này có một triết lý giáo dục không?

"Triết lý giáo dục Việt Nam" là nhu cầu của thời đại hiện nay, hay đó là bản chất cần có của nền giáo dục trong lịch sử văn minh nhân loại mà các nhà giáo dục học hiện nay cần làm sáng tỏ?

Những ý kiến trong bài viết này, có nhiều ý kiến mâu thuẫn và tự bác bỏ nhau. Đôi lúc hình như họ nhầm lẫn giữa phương pháp và mục đích giáo dục với triết lý giáo dục - mới chỉ xem lướt qua, thấy vậy!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

07/09/2011 - 13:55

Động đất tại đới đứt gãy Nghi Sơn - Cẩm Phả - Quảng Ninh

Trận động đất có cường độ 3,3 độ richter xảy ra trên Biển Đông, cách thành phố Hạ Long khoảng 90 km không có khả năng gây ra thiệt hại cho con người cũng như các công trình xây dựng.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Hải, phụ trách báo tin động đất của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trận động đất xảy ra trên đới đứt gãy Nghi Sơn - Cẩm Phả, chạy dọc bờ biển từ Cẩm Phả (Việt Nam) sang đến Trung Quốc. Đới đứt gãy trên thường xuyên xảy ra những trận động đất có cường độ nhỏ và vừa.

Khu vực miền Bắc, đặc biệt là Tây Bắc có nguy cơ động đất rất lớn, tập trung vào những đới phá hủy kiến tạo lớn như sông Hồng, sông Chảy, đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy sông Mã, Mường La và đứt gãy Nghi Sơn- Cẩm Phả (nơi vừa có động đất).

Trước đó, vào hồi 8 giờ 18 phút (giờ GMT) tức 15 giờ 18 phút (giờ Hà Nội) ngày 5/9, một trận động đất có cường độ 3,3 độ Richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,67 độ vĩ Bắc, 107,87 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km.

Động đất xảy ra trên Biển Đông cách thành phố Hạ Long khoảng 90km. Hiện nay, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Theo TTXVN

=======================================================
Trận động đất dưới 4 độ richte mà làm hỏng công trình thì sinh ra mấy ông Tư vấn tư với lại thiết kế làm cái gì??? và hơn nữa cũng nên kiểm tra mấy ông thi công luôn, khả năng rút ruột bao nhiêu % mà công trình lại bị ảnh hưởng, hình như không có việc gì làm nữa hay sao mà đưa mấy cái tin này nhỉ. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tôi không nhìn thấy bằng chứng ở trường công...'

Cập nhật 08/09/2011

06:08:00 AM (GMT+7)

Posted Image - "Con người ngày nay cần linh hoạt và có khả năng chuyển từ việc này sang việc khác. Triết lý giáo dục cần phản ánh điều này hơn là giáo dục cho học sinh học thuộc lòng" - ông Alun Cooper, Hiệu trưởng Trường Quốc tế ở TP.HCM Hiệu trưởng Alun Cooper nói như vậy với VietNamNet trong câu chuyện mà Việt Nam đang loay hoay, "xác định triết lý giáo dục".

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ thế nào là triết lý giáo dục?

Ông Alun Cooper: Rất nhiếu triết lý giáo dục vẫn dựa trên yêu cầu của thị trường lao động ở mức độ này hay mức độ khác. Các nhà tuyển dụng cần người lao động biết chữ và giỏi toán tương đương với những nhiệm vụ dành cho họ. Tuy nhiên, thị trường lao động ngày nay rất khác, và do vậy, công việc cũng khác.

Người lao động ngày nay cần phải có kỹ năng thích hợp, có trình độ về máy tính, giao tiếp, biết phân tích, có tư duy phản biện và có khả năng khái quát từ một mớ kiến thức hơn là chỉ nhớ một vài dữ liệu. Con người ngày nay cần linh hoạt và có khả năng chuyển từ việc này sang việc khác.

Triết lý giáo dục cần phản ánh điều này hơn là giáo dục cho học sinh học thuộc lòng.

Phóng viên: Một số nước ông đã từng sống một thời gian dài như Bỉ, Anh, hoặc nước có nền giáo dục nổi tiếng như Hoa Kỳ...có một triết lý giáo dục rõ ràng không?

Ông Alun Cooper: Những nước này có triết lý khác nhau một chút, nhưng họ đều đồng ý một điều rằng đứa trẻ cần được giáo dục một cách toàn diện, giáo viên cần phải học hàng loạt phương pháp để truyền tải tới mọi học sinh; và những nghiên cứu mới nhất về não bộ cần phải được tích hợp vào môi trường dạy và học.

Phóng viên: Những mục tiêu của giáo dục rất phong phú và phụ thuộc vào từng quốc gia hay trường học. Vì sao Trường quốc tế TP.HCM chọn lựa triết lý giáo dục là "mang đến môi trường học tập tích cực và môi trường xã hội cần thiết để phát triển trẻ một cách toàn diện, phát huy năng lực cá nhân trong một môi trường đa văn hoá"?

Ông Alun Cooper từng có 5 năm làm Hiệu trưởng của Trường quốc tế Liên Hiệp quốc ở Hà Nội và 5 năm là Hiệu trưởng của Trường quốc tế Antwerpen, Vương quốc Bỉ. Ông được hưởng nền giáo dục của cả Anh và Mỹ.

Thế giới của chúng ta đã bị thu hẹp lại. Ngày nay, chúng ta chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc hay du lịch.

Chúng tôi công nhận sự đa dạng nhưng cũng đề cao giá trị của một xã hội đa văn hoá.

Quan trọng hơn, chúng tôi có thể thúc đẩy sự đa văn hoá và ủng hộ ý tưởng rằng con người từ nhiều nền văn hoá khác nhau có thể chung sống trong hoà bình.

3 chương trình tú tài quốc tế của chúng tôi (IB programmes) dựa trên ý tưởng này và thúc đẩy tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi cũng đề cao sự khác biệt của tất cả HS, đó là một chủ đề thực sự đối với việc dạy và học, đáp ứng các nhu cầu cá nhân của mọi người học về mọi vấn đề.

Phóng viên: Ông từng chia sẻ rằng "sách giáo khoa vừa viết xong đã chết". Điều này cũng trùng hợp với một phát biểu của nhà toán học, triết học người Anh Alfred North Whitehead rằng: "Để đào tạo đứa trẻ biết hoạt động tư tưởng, trước hết ta phải cảnh giác về cái gọi là "những khái niệm trơ ỳ", tức là những khái niệm được nhồi nhét vào trong tâm trí mà không được sử dụng, không được kiểm định và cũng không kết hợp được lại một cách mới mẻ". Ở trường của ông, giáo viên làm thế nào để biến nội dung chết trong cuốn sách trở nên sống động và hấp dẫn với học trò?

Ông Alun Cooper: Chúng tôi giảng dạy không phụ thuộc vào một bộ sách giáo khoa nào, mà sử dụng một số nguồn tài nguyên kiến thức để cung cấp ý nghĩa và ngữ cảnh cho HS tuỳ theo chủ đề học. Nếu chúng tôi chỉ dựa vào một bộ sách giáo khoa tức là chúng tôi đóng khung HS theo ý tưởng của cá nhân viết cuốn sách đó.

Tôi tin rằng tất cả HS cần phải yêu thích việc học tập, khám phá những khái niệm và hình thành được những ý tưởng nghiên cứu tốt.

Những ý tưởng này phải được bắt nguồn từ một khối kiến thức (cơ sở dữ liệu về kiến thức của thế giới cứ vài tuần lại tăng gấp đôi) chứ không phải từ một ý kiến đơn thuần.

Chúng ta không chỉ phụ thuộc và quá khứ, mà phải tiến lên phía trước và tài nguyên của chúng ta do vậy phải đáp ứng khát vọng này.

Posted ImageHS của Trường quốc tế TP.HCM

Phóng viên: Từng giữ chức vụ Hiệu trường của Trường quốc tế Liên Hiệp quốc ở Hà Nội trong 5 năm, ông có hiểu biết gì về giáo dục Việt Nam? Theo ông, triết lý giáo dục của Việt Nam có vấn đề gì không?

Có hai loại lớp học, lớp học truyền thống ở công lập có xu hướng dựa trên học vẹt, kiểm tra viết và từ đó, chỉ số ít HS sẽ học lên đại học.

Đây là một vấn đề khi có nhiều nhà lãnh đạo của đất nước được giáo dục ở nước ngoài về nhưng dường như không thể đưa giáo dục công lập ngang tầm thời đại với thế giới.

Có một bộ phận ngày càng nhiều lên các bậc cha mẹ không muốn cho con hưởng nền giáo dục công lập mà trả tiền cho con học ở các trường ngoài công lập.

Nhìn chung, các trường ngoài công lập không khác nhiều so với các trường công lập, nhưng tôi hy vọng rằng họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào giáo viên và tài nguyên để tiến tới mô hình một trường quốc tế đúng nghĩa.

Phóng viên: Thế nào là phương pháp "lấy học sinh làm trung tâm", điều này dường như chưa được làm rõ ở Việt Nam?

Ông Alun Cooper: Phương pháp này nhấn mạnh mỗi đứa trẻ phải được coi là một người học riêng biệt và được cung cấp các phương tiện phục vụ cho học theo khả năng của từng em. Điều đó phải có sự hiểu biết về trẻ và có nguồn lực về con người cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ em trong một lớp học.

Tôi không nhìn thấy một bằng chứng nào về điều này ở các trường công lập của Việt Nam.

Phóng viên: Cảm ơn ông!

Hương Giang (Thực hiện)

============================

Ngày xưa - hình như trong "Bước đường cùng" - có một nhân vật giầu có, nhưng kệch cỡm phát biểu: "Đồng hồ Tây thì có bao giờ sai". Từ đó suy ra mọi thứ dụng cụ Tây mần ra đều tốt cả. "20 năm vẫn chạy tốt". Nhưng còn người Tây thì trước đây có phân biệt "Ông Tây phe ta" và "ông Tây phe nó". Bây giờ thì tất cả Tây đều bình đẳng về mặt nhân văn. Nhưng về khả năng tư duy thì chắc vẫn cần phải phân biệt, chứ không thể hẳn ông Tây - vốn đến từ xứ cội nguồn của nền văn minh hiện đại - nói ra thì đều từ đúng trở lên cả.

Cái nhà ông Tây này, hẳn dạy ở trường Quốc Tế mà lại hẳn của Liên hiệp Quốc mới ghê chứ, mà lại là cả là Hiệu trưởng trường! Híc! Nhưng ông ta dạy cấp mấy thì tôi xem đi xem lại mà chẳng thấy bài báo nói đến. Tý nữa xem lại lần nữa. Tuy nhiên, ngay cả cái nhà ông Tây này cũng chẳng phân biệt được mục đích và phương pháp giáo dục. Đây nhé, xem ông này phát biểu:

Đây là mục đích giáo dục, nhưng ông ta lại cho rằng đó là "triết lý giáo dục":

Ông Alun Cooper: Rất nhiếu triết lý giáo dục vẫn dựa trên yêu cầu của thị trường lao động ở mức độ này hay mức độ khác. Các nhà tuyển dụng cần người lao động biết chữ và giỏi toán tương đương với những nhiệm vụ dành cho họ. Tuy nhiên, thị trường lao động ngày nay rất khác, và do vậy, công việc cũng khác.

Người lao động ngày nay cần phải có kỹ năng thích hợp, có trình độ về máy tính, giao tiếp, biết phân tích, có tư duy phản biện và có khả năng khái quát từ một mớ kiến thức hơn là chỉ nhớ một vài dữ liệu. Con người ngày nay cần linh hoạt và có khả năng chuyển từ việc này sang việc khác.

Triết lý giáo dục cần phản ánh điều này hơn là giáo dục cho học sinh học thuộc lòng..

Hoặc đây là phương pháp giáo dục thì đúng hơn là một triết lý:

Ông Alun Cooper: Chúng tôi giảng dạy không phụ thuộc vào một bộ sách giáo khoa nào, mà sử dụng một số nguồn tài nguyên kiến thức để cung cấp ý nghĩa và ngữ cảnh cho HS tuỳ theo chủ đề học. Nếu chúng tôi chỉ dựa vào một bộ sách giáo khoa tức là chúng tôi đóng khung HS theo ý tưởng của cá nhân viết cuốn sách đó.Tôi tin rằng tất cả HS cần phải yêu thích việc học tập, khám phá những khái niệm và hình thành được những ý tưởng nghiên cứu tốt.

Những ý tưởng này phải được bắt nguồn từ một khối kiến thức (cơ sở dữ liệu về kiến thức của thế giới cứ vài tuần lại tăng gấp đôi) chứ không phải từ một ý kiến đơn thuần.

Tóm lại, xem cả bài viết không thấy ông Tây này xác định được thế nào là "Triết lý giáo dục". Nhưng nếu tôi không nhầm thì ông cha ta đã để lại một triết lý giáo dục rất sâu sắc qua những bức tranh dân gian Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo ông Nguyễn Chương Nhiếp, ĐHSP TP.HCM: Triết lý giáo dục là hệ thống những quan điểm chung nhất về bản chất và quy luật của giáo dục. Nó phải trả lời được các câu hỏi: bản chất của GD là gì, GD có đặc điểm cơ bản nào, mục đích, sứ mệnh của GD là gì, nhằm đào tạo ra con người như thế nào, động lực của GD là gì, GD chịu sự chi phối của các yếu tố nào, GD chịu được tác động của những quy luật nào.

"Không có triết lý GD chung cho mọi thời đại, mọi quốc gia. Theo tôi, triết lý GD VN hiện nay là: mục đích cải tạo con người VN khoẻ về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo.

Thưa sư phụ, vậy nếu mấy ngài này trả lời được những câu hỏi đặt ra bên trên (bôi đen) thì liệu sẽ hiểu được "Triết lý giáo dục" là gì không ạ ?

Từ việc hiểu được "triết lý" (tự suy: cái lý minh triết) thì sẽ có được mục tiêu (thậm chí xác định được mục tiêu, chiến lược tùy từng giai đoạn) rồi từ đó tạo thành phương pháp giáo dục cụ thể. Cái dòng màu đỏ ở trên thì lại là mục tiêu giáo dục rất chung chung, ai cũng nói được.Sư phụ bàn thêm cho vui ạ Posted Image

câu trả lời con copy từ Yahoo, cái phần bôi đen hình như cũng lại là "phương pháp triển khai" ("ấn định") cái "giáo dục" khi đã nghiễm nhiên hiểu cái "giáo dục" là gì

Vậy phải chăng trả lời được câu hỏi "Giáo dục là gì" thì sẽ biết được "Triết lý giáo dục" là gì hả sư phụ ?

Triết lý là gì? triết lý giáo dục là gi?

Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn

Triết lý là hệ thông tư tưởng của con người nghiên cứu đời sống của con người và vũ trụ trong đó con người sống . Có những ngành triết học sau :

1/ Tâm lý học : nghiên cứu tâm lý của con người .

2/ Luận lý học : nghiên cứu về các phương pháp tư duy để giúp con người đạt đến chân lý . Toán học cũng là 1 bộ phận trong luận lý học.

3/ Đạo đức học : nghiên cứu và đưa ra chuẩn đạo đức để con người sống hòa bình với nhau trong cuộc đời , để xã hội có trật tự .

4/ Siêu hình học : còn gọi là triết lý tổng hợp , nghiên cứu về bản ngã con người , nguồn góc con người, nguồn gốc vũ trụ.

Triết lý giáo dục là ấn định lập trường , phương pháp, mục đích của một nền giáo dục cụ thể như dạy cái gì , phương pháp dạy như thế nào dạy để làm gì , đào tạo ra con người nhân bản hay đào tạo ra người thợ làm việc như cái máy . Như vậy triết lý giáo dục là ấn định nội dung phương pháp mục đích để định hướng một nền giáo dục .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh thân mến.

Luận điểm của ông Nguyễn Chương Nhiếp có hai vế và mâu thuẫn nhau:

a/ Ông nói:

Triết lý giáo dục là hệ thống những quan điểm chung nhất về bản chất và quy luật của giáo dục. Nó phải trả lời được các câu hỏi: bản chất của GD là gì, GD có đặc điểm cơ bản nào, mục đích, sứ mệnh của GD là gì, nhằm đào tạo ra con người như thế nào, động lực của GD là gì, GD chịu sự chi phối của các yếu tố nào, GD chịu được tác động của những quy luật nào.

Với câu này ông ta đặt cơ sở cho vấn đề định nghĩa thế nào là "triết lý giáo dục". Hay nói một cách khác: Đây là những tiêu chí của ông ta cho khái niệm "triết lý giáo dục". Nhưng với tiêu chí này thì không thấy giải thích cái riêng của "Triết lý giáo dục Việt Nam" và cũng không thấy cái riêng của từng thời đại, từng quốc gia , như chính ông nói sau đó và là tính mâu thuẫn trong luận điểm của ông này:

b/

"Không có triết lý GD chung cho mọi thời đại, mọi quốc gia.

.

Vậy với câu này thì lại không tìm thấy cái riêng cho tiêu chí của ông ta đã trích dẫn ở trên "a/"?!

Ông ta nói:

Theo tôi, triết lý GD VN hiện nay là: mục đích cải tạo con người VN khoẻ về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo.

Nếu định nghĩa như ông ta thì nó lại thích hợp với mọi thời đại và với tất cả các nước trên thế giới - tức là cả không gian và thời gian - nếu như người ta thay danh từ Việt Nam bằng từ Urugoay chẳng hạn. Tôi thí dụ - thử thay từ Việt Nam bằng danh từ thể hiện một quốc gia khác:

:Theo tôi, triết lý GD Marốc hiện nay là: mục đích cải tạo con người Ma rốc khoẻ về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo

Vậy không lẽ triết lý giáo dục Việt Nam và Marốc giống nhau?

Posted Image

Tại thấy các quí vị cao nhân bàn và bài báo lại hỏi và cho phép phó thường dân tham gia, nên lạm phản biện chơi vậy.

Hổng dám tự cho là đúng!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Người Việt đặc biệt quan tâm đến giáo dục'

Thứ tư, 6/4/2011, 21:26 GMT+7

Thứ trưởng Thương mại Mỹ (chuyên trách thương mại quốc tế), Francisco Sanchez giải thích lý do lần đầu tiên dẫn đầu chuyến công du về giáo dục đến Việt Nam vì người Việt chú trọng đến giáo dục, các phụ huynh có sự đầu tư lớn cho con em học hành.

'Trở thành Tổng lãnh sự Mỹ là một đặc ân' / Người gốc Việt làm tổng lãnh sự Mỹ ở TP HCM

Posted Image

Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez gặp gỡ báo chí TP HCM chiều 6/4. Ảnh: Vũ Lê.

Tại buổi gặp gỡ báo chí TP HCM chiều 6/4, nhân dịp khai mạc Hội chợ giáo dục với 56 trường đại học và cao đẳng Mỹ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, cho hay: "Người Việt đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Thông qua hội chợ, ông hy vọng sẽ có nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập và ngược lại". Ông tiết lộ, ngành giáo dục Mỹ đã thu hút nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến đây để học tập, đóng góp khoảng 20 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.

Hội chợ giáo dục Mỹ hút khách TP HCM

Đây là lần đầu tiên Bộ Thương mại Mỹ dẫn đầu chuyến công du về giáo dục với các nước trên thế giới. Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez là trưởng phái đoàn này.

Ông Sanchez cho biết, trong năm 2010, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt gần 19 tỷ USD, tăng hơn 20% kể từ năm 2009. Ông nhận xét, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, Việt Nam đang thể hiện là nền kinh tế năng động và phát triển nhanh.

"Tôi kỳ vọng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong năm 2011", ông Sanchez nhấn mạnh.

Ông Sanchez cũng cho hay, theo đánh giá của các doanh nghiệp Mỹ, họ nhìn thấy rất nhiều cơ hội ở Việt Nam. Họ cũng đánh giá rằng, trong vòng 16 năm qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã thay đổi tích cực và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. "Các công ty Mỹ ở nhiều lĩnh vực: giao thông vận tải, viễn thông, y tế và đặc biệt là giáo dục sẽ có rất nhiều cơ hội hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam", ông nhận xét.

Ngoài ra, Thứ trưởng Sanchez cũng khuyến khích các công ty Việt Nam tham gia vào các cuộc họp cấp bộ trưởng của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) về doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức tại Big Sky, Montana từ ngày 13 đến ngày 21/5.

Vũ Lê

=======================

Ông Sânchezã có một nhận xét chính xác: "Người Việt rất quan tâm đến giáo dục". Trong mọi hoàn cảnh, gần như tuyệt đại đa số những gia đình Việt Nam đều cố gắng cho con em minh học được đến cấp cao nhất có thể. Không phải bây giờ mà từ ngàn xưa....Nền giáo dục Việt đã có dấu ấn trong truyền thuyết từ thời Hùng Vương thứ III. Trong đó có hai anh em đi học và cùng yêu con gái của thầy. Câu chuyện tình ngang trái đó đã làm nên sự tích trầu cau, giải thích một phong tục phổ biến một thời bao trùm miền nam sông Dương Tử và vẫn còn dấu ấn ngày nay ở Việt Nam và Đài Loan - có vĩ tuyến ngang với Động Đình Hồ, vốn là biên giới phía Bắc của nước Văn Lang xưa - cội nguồn của Việt sử 5000 năm văn hiến.

Không biết ông có bao giờ nghĩ đến một "Triết lý giáo dục Việt Nam" thể hiện ở hiện tượng mà ông đã nhận xét:"Người Việt rất quan tâm đến giáo dục"?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

=======================

Ông Sânchezã có một nhận xét chính xác: "Người Việt rất quan tâm đến giáo dục". Trong mọi hoàn cảnh, gần như tuyệt đại đa số những gia đình Việt Nam đều cố gắng cho con em minh học được đến cấp cao nhất có thể. Không phải bây giờ mà từ ngàn xưa....Nền giáo dục Việt đã có dấu ấn trong truyền thuyết từ thời Hùng Vương thứ III. Trong đó có hai anh em đi học và cùng yêu con gái của thầy. Câu chuyện tình ngang trái đó đã làm nên sự tích trầu cau, giải thích một phong tục phổ biến một thời bao trùm miền nam sông Dương Tử và vẫn còn dấu ấn ngày nay ở Việt Nam và Đài Loan - có vĩ tuyến ngang với Động Đình Hồ, vốn là biên giới phía Bắc của nước Văn Lang xưa - cội nguồn của Việt sử 5000 năm văn hiến.

Không biết ông có bao giờ nghĩ đến một "Triết lý giáo dục Việt Nam" thể hiện ở hiện tượng mà ông đã nhận xét:"Người Việt rất quan tâm đến giáo dục"?

Thưa sư phụ, Con nghĩ cái này Ông Sanchez dựa theo thống kê người Việt cho con đi học ở nước ngoài, phần lớn là học các trường quốc tế trong nước, đồng thời chỉ đánh giá về mặt kinh tế mới đưa ra nhận định trên và con số thống kê này này tăng dần hằng năm, mà không biết rằng quan điểm của ông cha mình là: "nhà nghèo vẫn cho con đi học".

http://nld.com.vn/20110519024928418p1017c1018/nhu-cau-hoc-truong-quoc-te-ngay-cang-tang.htm

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

11/9: Chuyến bay duy nhất cất cánh sau khủng bố

Cập nhật 10/09/2011 06:10:00 AM (GMT+7)

Sau khi các máy bay bị không tặc đâm vào tòa tháp đôi ngày 11/9/2001, tất cả giao thông đường không ở Mỹ bị đình lại ngoại trừ một chuyến bay được phép cất cánh. Đó là vấn đề sống chết.

Hình ảnh đáng kinh ngạc về tưởng niệm 11/9

Mỹ công bố băng ghi âm nỗi khiếp đảm 11/9

10 năm vụ 11/9 - những hình ảnh choáng váng

Posted Image

Chuyến bay duy nhất được phép cất cánh trong ngày 11/9 sau khi Mỹ bị tấn công khủng bố kinh hoàng là một chuyến bay xuyên đất nước nhằm cứu mạng một người đàn ông.

Vài giờ sau khi các vụ tấn công khủng bố diễn ra ở New York và Washington, Lawrence Van Sertima, người huấn luyện rắn 40 kinh nghiệm, đã bị rắn cắn lần đầu tiên. Sertima huấn luyện một con rắn Taipan, một trong những loại rắn độc nhất thế giới, nhưng con vật bất ngờ trở nên bất hợp tác và cắn vào ngón tay cái của người đàn ông này.

Sertima biết mình đã gặp rắc rối. Do toàn bộ các chuyến bay bị đình lại, ông không thể tới được bệnh viện bằng trực thăng. Để tới bệnh viện Baptist ở Miami mất khoảng 40 phút.

Nọc độc của loại rắn đặc biệt này tấn công vào máu, cơ, thận và tim. Một trong những tình huống tồi tệ nhất diễn ra. Chỉ trong vòng vài giờ, Sertima rơi vào tình trạng nguy kịch và máu sẽ trào ra từ mắt và miệng người huấn luyện rắn này.

Posted Image

Đơn vị cứu hộ Miami có một nhóm chữa rắn cắn tên là Nọc độc 1. Họ có 5 lọ nhỏ thuốc chữa rắn cắn nhiều hóa trị, chữa mọi loại rắn cắn. Loại thuốc này có thể cứu sống Sertima. Ông này cần thuốc chữa rắn cắn hóa trị 1, được làm từ nọc độc rắn Taipan càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không may là chỉ có 2 nơi giữ bảo bối này, đó là ở New York và San Diego.

Cơ hội để máy bay được phép cất cánh và bay tới New York là rất hiếm, do đó, họ thử San Diego. FAA ở Washington đã cấp phép cho chuyến bay cất cánh nhưng phải được 2 chiến đấu cơ đi tháp tùng. Trong vòng 45 phút máy bay hạ cánh, thuốc chữa rắn cắn được cung cấp.

Van Sertima hồi phục và chỉ biết thông tin về các vụ tấn công khủng bố vài ngày sau đó.

Hoài Linh (Theo BI, Secrets)

================================

Một con người có hành vi nhân bản chắc không có gì lạ. Nhưng cả một đất nước trong một tình trạng tồi tệ nhất vì khủng bố mà cố gắng cứu một con người nếu có thể thì xứng đáng là một nước hùng mạnh nhất hành tinh.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều chỉnh an ninh Đông Á để đối phó "mối đe dọa từ Trung Hoa"

Tác giả: TS Subhash Kapila. Quỹ SAAG

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 10/09/2011 05:00 GMT+7

Một cách kín đáo, khó nhận thấy nhưng rất chắc chắn , trong khoảng 5 năm trở lại đây Hoa kỳ đã và đang thực thi chiến lược đi cùng với những biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh cơ cấu hệ thống an ninh của mình ở khu vực Đông Á để đối phó với điều mà thế giới đặt tên là " mối đe dọa từ Trung hoa" càng ngày càng trở nên rõ nét.

TQ và Mỹ vẫn thường nhấn mạnh rằng cả hai đều không có ý tưởng thù địch lẫn nhau , trong khi TQ không ngừng rao giảng về sự trỗi dậy hòa bình của mình mặc dù chi phí quân sự hàng năm luôn đạt con số hàng chục %. Trên thực tế thì cả hai quốc gia đều nhận thức rằng chính họ mới là những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia của nhau.

Những nét chính trong kế hoạch điều chỉnh cơ cấu an ninh của Mỹ ở Ấn độ- Thái bình dương

Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái bình dương có thẩm quyền chỉ huy, giám sát lực lượng của mình trong toàn vùng Ấn độ- Thái bình dương chưa bao giờ được chứng kiến một giai đoạn hòa bình nào kéo dài kể từ năm 1945. Trong chiến tranh lạnh đây là nơi duy nhất đã nổ ra những cuộc chiến chống lại Hoa kỳ. Đầu tiên là chiến tranh Triều tiên và sau đó là chiến tranh Việt nam kéo dài . Trong cả hai cuộc chiến đó, TQ đã can dự một cách rõ ràng bằng quân sự và thách thức Hoa kỳ mặc dù sự đối đầu chiến lược chủ yếu là giữa Mỹ và Liên xô .

Cơ cấu của hệ thống an ninh của Hoa kỳ thời chiến tranh lạnh chủ yếu được thiết lập nhằm đối phó với " mối đe dọa từ Liên xô" và được tập trung vào triển khai lực lượng quân sự ở khu vực Bắc Á nhằm bảo vệ Nam hàn, Nhật bản cũng như ngăn cản đội tàu chiến, tàu ngầm của Liên xô đóng tại quân cảng Vladivostoc. Vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, TQ đã giảo hoạt ( nguyên văn expediently - ND ) đóng vai gần như là một đồng minh chiến lược của Mỹ sau khi Liên xô sụp đổ.

Để cung cấp hậu cần nhằm ứng phó với " mối đe dọa từ Liên xô" Hoa kỳ đã thiết lập một cơ cấu an ninh đặt tại Nam hàn, Nhật bản, Đài loan và Philippines đồng thời ký kết với những quốc gia này các hiệp ước an ninh song phương. Ngoại trừ Đài loan, các đồng minh nêu trên của Mỹ đều cho phép Mỹ triển khai trên lãnh thổ của mình những đơn vị quân đội tiền tiêu lớn, tổng số lên tới gần 100.000 người. Trong thời gian đó các đơn vị quân đội đóng tại các lãnh thổ của Hoa kỳ ở Tây bộ Thái bình dương như Hawai và Alaska thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng đồn trú tiền tiêu này.

Sự kết thúc chiến tranh lạnh và những thập kỷ sau đó vẫn không mang lại bình yên cho khu vực Thái bình dương. Một điềm báo còn tồi tệ hơn cả " mối đe dọa từ Liên xô" đã xuất hiện ở Tây Thái bình dương , đó là " mối đe dọa từ TQ". Nếu trước kia " mối đe dọa từ Liên xô" chủ yếu khu trú ở khu vực Đông-Bắc Á của Thái bình dương thì ngày nay " mối đe dọa từ TQ" sẽ bao trùm lên toàn bộ khu vực Châu Á có chung Thái bình dương với TQ.

" Mối đe dọa từ TQ" thể hiện ở 2 mức khác nhau đối với Hoa kỳ và các đồng minh . Mức thứ nhất là tuyến đường giao thương trên biển mang ý nghĩa sống còn có thể bị một TQ thù địch dựng lên những đồn bốt dọc hai bên , theo lối dạng chân để mọi người phải chui qua háng.

Mức thứ hai là , TQ tái khởi động lại những tranh chấp về lãnh thổ thềm lục địa, lãnh hải và đáy đại dương với Nhật bản, Đài loan, Philippines cùng các quốc gia Đông nam Á khác . TQ đã gây nên một môi trường an ninh đáng lo ngại trên bán đảo Triều tiên, ở Biển Đông Trung hoa và Nam Trung hoa ( Biển Đông của Việt Nam - ND ).

Posted Image

Cùng với sự gia tăng về quân sự của TQ, các nước láng giềng đang chịu những sức ép chính trị nội bộ nên buộc phải có những tuyên bố theo cách này hay cách khác để bày tỏ sự hối tiếc về việc phải tiếp tục chấp nhận cho quân đội Hoa kỳ triển khai các đơn vị đồn trú tiền tiêu trên lãnh thổ của mình dưới áp lực của an ninh quốc gia. Đó là trường hợp của một số thủ lĩnh các đảng phái chính trị ở Hàn quốc và Nhật bản. Những vấn đề tương tự cũng phát sinh đối với việc lưu trú của các tàu chiến trang bị hạt nhân và máy bay chiến đấu Hoa kỳ.

Quan điểm của Mỹ tại thời điểm năm 2011 hiện nay là : trong khi các lực lượng quân đôi

vẫn tiếp tục triển khai ở Hàn quốc và Nhật bản thì bắt đầu khởi động kế hoạch chiến lược tái bố trí quân đội ở khu vực Ấn độ- Thái bình dương để đối phó với " mối hiểm họa từ TQ".

Nhóm từ " dịch chuyển xuống phương Nam" đã mô tả chính xác nhất sự thay đổi trung tâm lực hấp dẫn của quân đội Mỹ trong chiến lược toàn thể về triển khai lực lượng tác chiến ở khu vực Ấn độ- Thái bình dương . Chiến lược này giúp Hoa kỳ can thiệp nhanh hơn , hiệu quả hơn bằng quân sự vào những nơi mà TQ đang gây nên những mối đe dọa chủ yếu, cũng như những điểm xung đột do TQ khởi sự ở Biển Đông đang làm thay đổi mạnh mẽ môi trường an ninh ở Tây Thái bình dương.

Sau đây là những nét chính yếu trong kế hoạch điều chỉnh chiến lược cơ cấu an ninh của Hoa kỳ tại khu vực Tây bộ Thái bình dương :

+ Nhật bản và Hàn quốc vẫn tiếp tục cho Hoa kỳ triển khai lực lượng đồn trú tiền tiêu trên lãnh thổ của mình nhưng sẽ giảm dần quân số xuống còn khoảng 20.000 tới 25.000 người.

+ Số quân giảm bớt ở Nhật và Hàn quốc sẽ được tái bố trí tại lãnh thổ Hoa kỳ là đảo Guam ở Tây Thái bình dương.

+ Bộ phận nòng cốt của quân đội Mỹ đồn trú tiền tiêu ở Ấn độ- Thái bình dương sẽ đặt trung tâm đầu não tại các vùng lãnh thổ Hoa kỳ như Guam, Hawai và Alaska.

+ Sư đoàn thủy quân viễn chinh số 3 của Mỹ sẽ được tái bố trí ở Guam nhưng vẫn giữ lại một lữ đoàn tại Okinawa là địa điểm gần Đài loan và biển Đông Trung hoa.

+ Nhìn từ góc độ của không quân viễn chinh Hoa kỳ thì Okinawa là cơ sở đồn trú cung cấp các phương tiện cần thiết cho lực lượng không quân chiến thuật.

+ Nhìn từ góc độ của lực lượng không quân ném bom chiến lược và các lực lượng khác có liên quan thì Guam hoàn toàn có thể là một căn cứ chính . Nó cho phép tiếp cận hiệu quả Biển Đông , Biển Đông hải và Ấn độ dương chỉ sau một khoảng thời gian ngắn .

+ Vũ khí hạt nhân và kho đạn đạo có điều khiển chính xác ( Precision Guided Munition - PGM ) sẽ được bố trí ở Guam.

+ Nhìn từ góc độ triển khai lực lượng Hải quân , Hoa kỳ sẽ bố trí ba tàu ngầm tấn công nguyên tử chiến lược ở Guam. Tại khu vực Thái bình dương giờ đây sẽ có ba nhóm tầu chở máy bay tiêm kích được triển khai với mục đích là có thể tiếp tục triển khai nhanh 3 nhóm tàu sân bay tấn công khác khi cần thiết.

+ Guam và Alaska sẽ có thể là nơi tập kết lực lượng di chuyển từ đất liền ra.

Về cơ bản ,theo lối tư duy quân sự thì Nhật bản, Okinawa và Hàn quốc sẽ là nơi đóng quân của cả lực lượng phòng vệ lẫn lực lượng tấn công và đảo Guam sẽ nổi lên như một căn cứ quân sự chính của các lực lượng tấn công chiến lược cũng như hải quân viễn chinh Hoa kỳ. Alaska với lực lượng không quân tấn công sẽ đóng vai trò đối phó với sự đe dọa từ Bắc Triều tiên.

Khoảng 60% chi phí tái bố trí lực lượng tại Guam trong số 10 tỷ USD sẽ do phía Nhật bản đảm nhận.

Guam đang nổi lên như một căn cứ quân sự chủ yếu trong bố trí chiến lược mới của Mỹ ở Ấn độ- Thái bình dương.

Việc Hoa kỳ chọn Guam là địa điểm ưu tiên để triển khai các hạng mục quân sự có tầm chiến lược đã xuất phát từ nhận thức chính trị cũng như chiến lược an ninh quốc gia nhằm đối phó hiệu quả với " mối đe dọa từ TQ" ngày một hiện rõ hơn ở đường chân trời.

Về mặt chính trị, Guam là một phần lãnh thổ Hoa kỳ nên việc bố trí quân sự sẽ tránh được những cuộc cãi vã mang màu sắc chính trị phức tạp, rắc rối do các nhóm áp lực địa phương ở Nhật bản và Hàn quốc gây ra. Điều này cũng đồng thời loại bỏ khả năng dao động thay đổi lập trường vào phút cuối của các chính phủ Nhật bản và Hàn quốc đối với mọi hành động quân sự chống lại sự gây hấn của TQ. Hơn nữa, nó làm dịu những va chạm hàng ngày gây bức xúc giữa quân lính Mỹ với nhân dân các nước chủ nhà.

Guam đã từ lâu là một căn cứ quân sự chủ yếu của không quân và hải quân Hoa kỳ

Nơi đây có đủ đất để mở rộng các cơ sở và triển khai các phương tiện quân sự.

Về mặt chiến lược an ninh quốc gia, như cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ Robert Gates đã mô tả, củng cố và triển khai các lực lượng quân sự trên đảo Guam chính là tăng cường khả năng phòng thủ và tấn công để ứng phó với mọi tình huống cần sự đáp trả, cũng như góp phần thực hiện các cam kết về bảo đảm an ninh đã ký với Hàn quốc, Nhật bản, Đài loan, Philippines và các quốc gia Á châu khác. Việc di chuyển các lực lượng quân đội Hoa kỳ tới Guam đã được bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ coi như là một sự tái bố trí lực lượng quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Giá trị chiến lược của Guam đã được công nhận từ thời Đại chiến Thế giới lần thứ II, sau đó là chiến tranh Việt nam . " Mối đe dọa từ TQ" hiện nay trong thế kỷ XXI một lần nữa lại khẳng định ý nghĩa chiến lược của hòn đảo Guam như một phần không thể thay thế trong toàn bộ chiến lược an ninh của Mỹ.

Phản ứng và đối sách của TQ

Truyền thông TQ cũng như giới phân tích quân sự Bắc kinh đã lớn tiếng phản đối việc Hoa kỳ củng cố Guam thành một căn cứ chiến lược có thể triển khai đội hình máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tàu ngầm tấn công đầu đạn hạt nhân và nhóm các tàu sân bay tiêm kích. Các cơ quan này viện lẽ rằng việc củng cố căn cứ Guam là nhắm vào chống TQ cũng như gây nguy hiểm cho TQ, và Hoa kỳ sử dụng các phương tiện ở Guam để giám sát mọi hoạt động của hải quân TQ.

TQ nhận thức được đầy đủ sự chênh lệch về sức mạnh khi so sánh với Mỹ nên đã bắt tay vào thực hiện một loạt các đối sách nhằm phát triển năng lực mạnh mẽ , không hạn chế trong khi Hoa kỳ còn đang bận bịu với cuộc chiến chống khủng bố ở Afganistan và Iraq. TQ đã nhanh chóng phát triển các sách lược chiến tranh không đối xứng nhằm đối phó với các chiến lược của Hoa kỳ trên mọi tầm cỡ của cuộc chiến, đặc biệt các lĩnh vực tin học và điện tử đã rất được chú trọng

Trong lĩnh vực hải quân, TQ đã đưa vào hoạt động căn cứ tàu ngầm chính được bảo vệ nghiêm ngặt ở đảo Hải nam trong biển Đông và gấp rút hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên. Các tàu ngầm của TQ vẫn thỉnh thoảng lảng vảng xung quanh lãnh hải đảo Guam.

Việc tiết lộ máy bay tàng hình do TQ tự chế tạo đã cho thấy đây là một bước tiến mới trên con đường làm chủ công nghệ cao phục vụ năng lực chiến đấu .

Quan trọng hơn là TQ đang nỗ lực phát triển lực lượng hải quân của mình để nhằm mục tiêu chiến lược là đẩy lùi ra xa sự can thiệp của quân đội Hoa kỳ trong khu vực Tây Thái bình dương . TQ tin tưởng rằng với khả năng quân sự trên biển được cải thiện của mình thì Hoa kỳ sẽ phải trả giá cao cho mọi cuộc can thiệp quân sự chống TQ.

Một vài nhận định thay cho lời kết

Thế kỷ 21 báo trước một sự đối đầu chiến lược đang ngày càng gia tăng giữa Hoa kỳ và TQ. Những quyền lợi xung đột ở Tây Thái bình dương sẽ gây cản trở cho mọi thỏa thuận. Cán cân quyền lực chiến lược hiển nhiên vẫn nghiêng về phía Mỹ trong khu vực Tây Thái bình dương nói riêng và toàn bộ Thái bình dương nói chung.

Bằng việc dịch chuyển các lực lượng quân đội của mình và điều chỉnh lại cơ cấu hệ thống an ninh, có vẻ như Hoa kỳ đang cho TQ biết rằng Hoa kỳ sẽ quyết tâm gắn bó với khu vực Thái bình dương, đặc biệt là Tây bộ Thái bình dương một cách lâu dài. Hoa kỳ đã và sẽ tiếp tục án ngữ vị trí chiến lược ngay ngưỡng cửa của TQ, và như vậy, TQ có lẽ không có lựa chọn nào khác là cố gắng làm cho Hoa kỳ phải trả giá cao hơn nếu can thiệp bằng quân sự chống lại TQ.

Phạm Gia Minh ( lược dịch)

==================================

Mọi việc đã tỏ ra thẳng thắn và rõ ràng hơn. Bây giờ thì ai cũng có cảm giác mơ hồ về một cuộc đối đầu sẽ xảy ra trong tương lai. Mặc dù nó thể hiện " Một cách kín đáo, khó nhận thấy nhưng rất chắc chắn, trong khoảng 5 năm trở lại đây....".Nhưng có lẽ nó bắt đầu lâu rồi, từ khi Hoa Kỳ bắn nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư vào năm 1999 và sau đó ngỏ lời "xin lỗi". Lúc ấy, có thể người Mỹ đã nhận thấy họ cần phải làm gì trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Trò chơi” lợi hại (1):

Chuyện vị Giáo sư ngồi sau màn trướng, quyết ngoài vặn dặm

Vài năm gần đây, lý thuyết trò chơi đã “tiến bộ đáng kể” khi mà rõ ràng thiệt hại sẽ rất nặng nề nếu phân tích không chính xác.

Posted Image

Tóm tắt:

- GS. Bruce Bueno de Mesquita sử dụng “lý thuyết trò chơi” để dự đoán diễn tiến các sự kiện chính trị trên toàn cầu với độ chính xác không ngờ.

- GS. Paul Milgrom từ ĐH Stanford giúp Time Warners và Comcast tiết kiệm 1,2 tỷ đôla bằng phần mềm phân tích hành vi các bên tham gia đấu giá.

- Chính phủ Israel “cố tỏ ra mình thông minh” và mất trắng 24 triệu đôla trong một vụ đấu giá nhà máy lọc dầu.

Tự nhận mình chẳng mấy thông thạo về chính trị nhưng GS. Bruce Bueno de Mesquita từ ĐH New York lại đưa ra được những dự đoán chính xác đến không ngờ.

Vào tháng 05/2010, ông dự đoán Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sẽ mất quyền lực trong vòng một năm. 9 tháng sau đó, ông Mubarak bỏ chạy khỏi Cairo giữa cảnh biểu tình tràn ngập phố phường.

Tháng 02/2008, ông Bueno de Mesquita dự đoán Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf sẽ bị lật đổ trước cuối mùa hè. Ông Musharraf ra đi trước tháng 9. 5 năm trước cái chết của lãnh tụ Iran Ayatollah Khomeini năm 1989, ông Bueno de Mesquita tiên đoán chính xác tên của người kế vị.

Kể từ đó đến nay, với tư cách nhà tư vấn cho cả các chính phủ nước ngoài lẫn Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, ông đã đưa ra hàng trăm dự báo kiểu như thế. Vậy bí quyết thành công của ông nằm ở đâu? “Tôi chẳng biết gì cả, là “trò chơi” đấy,” ông đáp.

“Trò chơi” lợi hại

“Trò chơi” của ông Bueno de Mesquita là một mô hình máy tính ông phát triển dựa trên một nhánh của toán học có tên gọi “lý thuyết trò chơi” (các nhà kinh tế cũng thường sử dụng lý thuyết này).

Mô hình này dự đoán các sự kiện sẽ diễn tiến ra sao nếu cá nhân và tổ chức hành động theo những gì họ cho là có lợi nhất với mình. Các giá trị số học sẽ đại diện cho mục tiêu, động lực và sức ảnh hưởng của “các người chơi” (gồm nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, đảng chính trị và đủ loại tổ chức, trong một số trường hợp, là cả quan chức và những người ủng hộ các tổ chức này nữa).

Mô hình máy tính sau đó sẽ cân nhắc các lựa chọn của nhiều “người chơi” khác nhau, xác định xem họ có khả năng sẽ làm gì, đánh giá khả năng ảnh hưởng của họ và cuối cùng là dự đoán xem một sự kiện sẽ diễn tiến tiếp ra sao.

Ví dụ như ảnh hưởng của ông Mubarak giảm đi khi Mỹ cắt giảm viện trợ khiến ông không còn phủ dụ được đám bằng hữu trong giới quân đội và an ninh được nữa. Dân chúng vốn đang thất nghiệp khi ấy sẽ nhận ra rằng giới quan chức bất mãn sẽ không còn sẵn sàng dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình chống lại nhà độc tài đã hết thời.

Công ty Mesquita & Roundell của ông Bueno de Mesquita chỉ là một trong nhiều công ty tư vấn cung cấp các mô hình máy tính như thế cho chính phủ, doanh nghiệp và các hãng luật. Phần lớn các tư vấn đều mang tính “chính trị”, tức làm thế nào để “qua mặt” công tố viên, tác động tới bồi thẩm đoàn, dành sự ủng hộ của cổ đông hay tranh thủ cử tri nhờ thay đổi liên minh chính trị và thỏa hiệp về chính sách.

Nhưng vì lý do chính trị nên thu thập dữ liệu chuẩn về tất cả các người chơi là điều rất khó khăn. Công ty Hà Lan Reinier van Oosten of Decide mô hình hóa các thỏa thuận chính trị và quá trình “mua phiếu” tại các tổ chức của Liên minh Châu Âu. Họ lưu ý rằng các dự doán đều sai lệch khi người ta bất ngờ bị tác động bởi “những cảm xúc phi duy lý” như thù hận thay vì theo đuổi những gì được cho là có lợi nhất cho mình.

Tuy vậy, khi kiếm tiền là ưu tiên chính thì xác định động lực của con người lại dễ dàng hơn nhiều. Vì thế, mô hình hóa hành vi sử dụng lý thuyết trò chơi đặc biệt hữu dụng khi ứng dụng trong kinh tế học.

“Trò chơi” tiết kiệm bạc tỷ (đôla)

GS Robert Aumann từ ĐH Hebrew Jerusalem kể rằng thành công nhất phải kể đến mô hình hóa trong đấu giá. Năm 2005 ông đã nhận giải Nobel cho công trình của mình về lý thuyết trò chơi trong kinh tế học.

Biết chính xác nên chào giá bao nhiêu là điều cực kỳ có lợi. Các công ty tư vấn giúp khách hàng thiết kế các phiên đấu giá có lợi hay thắng đấu giá ít tốn kém đang mọc lên như nấm.

Năm 2006, trước phiên đấu giá trực tuyến giấy phép các băng tần radio của Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ, nhà tư vấn và là GS ĐH Stanford Paul Milgrom đã điều chỉnh lại phần mềm lý thuyết trò chơi của mình để giúp một nhóm các nhà thầu. Kết quả, họ đã dành chiến thắng.

Khi cuộc đấu giá bắt đầu, phần mềm của TS. Milgrom theo dõi giá đấu của các đối thủ cạnh tranh để ước tính ngân sách họ dành cho 1.132 giấy phép đang được đấu giá. Quan trọng nhất là phần mềm trên ước tính của giá trị của từng giấy phép đối với mỗi bên dự đấu giá và quyết định xem các giấy phép nào đang bị định giá quá cao.

Nhờ thế mà các khách hàng của TS. Milgrom dành được các giấy phép nhỏ và ít tốn kém hơn. Hai khách hàng của ông là Time Warner và Comcast mất số tiền ít hơn 1/3 so với các đối thủ cạnh tranh cho các dải tần tương đương và tiết kiệm được gần 1,2 tỷ đôla.

Đừng chết vì thiếu hiểu biết

Vài năm gần đây, lý thuyết trò chơi đã “tiến bộ đáng kể” khi mà rõ ràng thiệt hại sẽ rất nặng nề nếu phân tích không chính xác, Sergiu Hart, một đồng nghiệp của TS. Aumann tại ĐH Hebrew, nói.

Ví dụ như vài năm trước chính phủ Israel “cải tiến” cách thức đấu giá một cơ sở lọc dầu. Để khuyến khích các bên trả giá cao, chính phủ hứa thưởng 12 triệu đôla cho bên nào trả giá cao thứ hai.

Một sai lầm đắt giá! Một phân tích cho thấy nếu không có lời hứa trên, giá đấu cao nhất đáng lẽ đã cao hơn 12 triệu đôla. Các bên tham gia trả giá thấp vì người thua có khi lại ăn đậm tiền thưởng. Cộng khoản trên với tiền thưởng, số lỗ của chính phủ lên tới khoảng 24 triệu đôla.

Kết luận đưa ra là nếu không có phần mềm mô hình hóa, “đừng tỏ ra cái gì mình cũng biết”, “nhà mô hình hóa” (modeller) cao cấp tại công ty tư vấn Charles River Associates tại Boston, nói. Công ty trên thiết kế phần mềm lý thuyết trò chơi mô phỏng các phiên đấu giá và kế hoạch thâu tóm sát nhập doanh nghiệp.

Không phải lúc nào cũng cần tới phần mềm. Ví dụ như một sinh viên tại ĐH Hebrew đã chứng minh được chính phủ Israel đã lỗ 24 triệu đôla chỉ bằng giấy và bút chì. Tuy vậy, theo các giáo sư thì anh này mất tới hai ngày. Dùng phần mềm đương nhiên là nhanh hơn nhiều.

Nhưng muốn thu thập và xử lý dữ liệu cần thiết có thể sẽ rất tốn kém. Công ty tư vấn Decide của Hà Lan thường thu phí 20.000 đến 70.000 euro để giải quyết một vấn đề bằng phần mềm DCSim của mình vì trước hết họ phải tiến hành những cuộc phỏng vấn dài dằng dặc với giới chuyên gia. Các khách hàng của công ty bao gồm các cơ quan chính phủ tại Hà Lan và nước ngoài cũng như nhiều công ty lớn như IMB và ngân hàng ABN AMRO.

Minh Tuấn

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Trò chơi” lợi hại (1):

Chuyện vị Giáo sư ngồi sau màn trướng, quyết ngoài vặn dặm

Vài năm gần đây, lý thuyết trò chơi đã “tiến bộ đáng kể” khi mà rõ ràng thiệt hại sẽ rất nặng nề nếu phân tích không chính xác.

Posted Image

Tóm tắt:

- GS. Bruce Bueno de Mesquita sử dụng “lý thuyết trò chơi” để dự đoán diễn tiến các sự kiện chính trị trên toàn cầu với độ chính xác không ngờ.

- GS. Paul Milgrom từ ĐH Stanford giúp Time Warners và Comcast tiết kiệm 1,2 tỷ đôla bằng phần mềm phân tích hành vi các bên tham gia đấu giá.

- Chính phủ Israel “cố tỏ ra mình thông minh” và mất trắng 24 triệu đôla trong một vụ đấu giá nhà máy lọc dầu.

Tự nhận mình chẳng mấy thông thạo về chính trị nhưng GS. Bruce Bueno de Mesquita từ ĐH New York lại đưa ra được những dự đoán chính xác đến không ngờ.

Vào tháng 05/2010, ông dự đoán Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sẽ mất quyền lực trong vòng một năm. 9 tháng sau đó, ông Mubarak bỏ chạy khỏi Cairo giữa cảnh biểu tình tràn ngập phố phường.

Tháng 02/2008, ông Bueno de Mesquita dự đoán Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf sẽ bị lật đổ trước cuối mùa hè. Ông Musharraf ra đi trước tháng 9. 5 năm trước cái chết của lãnh tụ Iran Ayatollah Khomeini năm 1989, ông Bueno de Mesquita tiên đoán chính xác tên của người kế vị.

Kể từ đó đến nay, với tư cách nhà tư vấn cho cả các chính phủ nước ngoài lẫn Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, ông đã đưa ra hàng trăm dự báo kiểu như thế. Vậy bí quyết thành công của ông nằm ở đâu? “Tôi chẳng biết gì cả, là “trò chơi” đấy,” ông đáp.

“Trò chơi” lợi hại

“Trò chơi” của ông Bueno de Mesquita là một mô hình máy tính ông phát triển dựa trên một nhánh của toán học có tên gọi “lý thuyết trò chơi” (các nhà kinh tế cũng thường sử dụng lý thuyết này).

Mô hình này dự đoán các sự kiện sẽ diễn tiến ra sao nếu cá nhân và tổ chức hành động theo những gì họ cho là có lợi nhất với mình. Các giá trị số học sẽ đại diện cho mục tiêu, động lực và sức ảnh hưởng của “các người chơi” (gồm nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, đảng chính trị và đủ loại tổ chức, trong một số trường hợp, là cả quan chức và những người ủng hộ các tổ chức này nữa).

Mô hình máy tính sau đó sẽ cân nhắc các lựa chọn của nhiều “người chơi” khác nhau, xác định xem họ có khả năng sẽ làm gì, đánh giá khả năng ảnh hưởng của họ và cuối cùng là dự đoán xem một sự kiện sẽ diễn tiến tiếp ra sao.

Ví dụ như ảnh hưởng của ông Mubarak giảm đi khi Mỹ cắt giảm viện trợ khiến ông không còn phủ dụ được đám bằng hữu trong giới quân đội và an ninh được nữa. Dân chúng vốn đang thất nghiệp khi ấy sẽ nhận ra rằng giới quan chức bất mãn sẽ không còn sẵn sàng dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình chống lại nhà độc tài đã hết thời.

Công ty Mesquita & Roundell của ông Bueno de Mesquita chỉ là một trong nhiều công ty tư vấn cung cấp các mô hình máy tính như thế cho chính phủ, doanh nghiệp và các hãng luật. Phần lớn các tư vấn đều mang tính “chính trị”, tức làm thế nào để “qua mặt” công tố viên, tác động tới bồi thẩm đoàn, dành sự ủng hộ của cổ đông hay tranh thủ cử tri nhờ thay đổi liên minh chính trị và thỏa hiệp về chính sách.

Nhưng vì lý do chính trị nên thu thập dữ liệu chuẩn về tất cả các người chơi là điều rất khó khăn. Công ty Hà Lan Reinier van Oosten of Decide mô hình hóa các thỏa thuận chính trị và quá trình “mua phiếu” tại các tổ chức của Liên minh Châu Âu. Họ lưu ý rằng các dự doán đều sai lệch khi người ta bất ngờ bị tác động bởi “những cảm xúc phi duy lý” như thù hận thay vì theo đuổi những gì được cho là có lợi nhất cho mình.

Tuy vậy, khi kiếm tiền là ưu tiên chính thì xác định động lực của con người lại dễ dàng hơn nhiều. Vì thế, mô hình hóa hành vi sử dụng lý thuyết trò chơi đặc biệt hữu dụng khi ứng dụng trong kinh tế học.

“Trò chơi” tiết kiệm bạc tỷ (đôla)

GS Robert Aumann từ ĐH Hebrew Jerusalem kể rằng thành công nhất phải kể đến mô hình hóa trong đấu giá. Năm 2005 ông đã nhận giải Nobel cho công trình của mình về lý thuyết trò chơi trong kinh tế học.

Biết chính xác nên chào giá bao nhiêu là điều cực kỳ có lợi. Các công ty tư vấn giúp khách hàng thiết kế các phiên đấu giá có lợi hay thắng đấu giá ít tốn kém đang mọc lên như nấm.

Năm 2006, trước phiên đấu giá trực tuyến giấy phép các băng tần radio của Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ, nhà tư vấn và là GS ĐH Stanford Paul Milgrom đã điều chỉnh lại phần mềm lý thuyết trò chơi của mình để giúp một nhóm các nhà thầu. Kết quả, họ đã dành chiến thắng.

Khi cuộc đấu giá bắt đầu, phần mềm của TS. Milgrom theo dõi giá đấu của các đối thủ cạnh tranh để ước tính ngân sách họ dành cho 1.132 giấy phép đang được đấu giá. Quan trọng nhất là phần mềm trên ước tính của giá trị của từng giấy phép đối với mỗi bên dự đấu giá và quyết định xem các giấy phép nào đang bị định giá quá cao.

Nhờ thế mà các khách hàng của TS. Milgrom dành được các giấy phép nhỏ và ít tốn kém hơn. Hai khách hàng của ông là Time Warner và Comcast mất số tiền ít hơn 1/3 so với các đối thủ cạnh tranh cho các dải tần tương đương và tiết kiệm được gần 1,2 tỷ đôla.

Đừng chết vì thiếu hiểu biết

Vài năm gần đây, lý thuyết trò chơi đã “tiến bộ đáng kể” khi mà rõ ràng thiệt hại sẽ rất nặng nề nếu phân tích không chính xác, Sergiu Hart, một đồng nghiệp của TS. Aumann tại ĐH Hebrew, nói.

Ví dụ như vài năm trước chính phủ Israel “cải tiến” cách thức đấu giá một cơ sở lọc dầu. Để khuyến khích các bên trả giá cao, chính phủ hứa thưởng 12 triệu đôla cho bên nào trả giá cao thứ hai.

Một sai lầm đắt giá! Một phân tích cho thấy nếu không có lời hứa trên, giá đấu cao nhất đáng lẽ đã cao hơn 12 triệu đôla. Các bên tham gia trả giá thấp vì người thua có khi lại ăn đậm tiền thưởng. Cộng khoản trên với tiền thưởng, số lỗ của chính phủ lên tới khoảng 24 triệu đôla.

Kết luận đưa ra là nếu không có phần mềm mô hình hóa, “đừng tỏ ra cái gì mình cũng biết”, “nhà mô hình hóa” (modeller) cao cấp tại công ty tư vấn Charles River Associates tại Boston, nói. Công ty trên thiết kế phần mềm lý thuyết trò chơi mô phỏng các phiên đấu giá và kế hoạch thâu tóm sát nhập doanh nghiệp.

Không phải lúc nào cũng cần tới phần mềm. Ví dụ như một sinh viên tại ĐH Hebrew đã chứng minh được chính phủ Israel đã lỗ 24 triệu đôla chỉ bằng giấy và bút chì. Tuy vậy, theo các giáo sư thì anh này mất tới hai ngày. Dùng phần mềm đương nhiên là nhanh hơn nhiều.

Nhưng muốn thu thập và xử lý dữ liệu cần thiết có thể sẽ rất tốn kém. Công ty tư vấn Decide của Hà Lan thường thu phí 20.000 đến 70.000 euro để giải quyết một vấn đề bằng phần mềm DCSim của mình vì trước hết họ phải tiến hành những cuộc phỏng vấn dài dằng dặc với giới chuyên gia. Các khách hàng của công ty bao gồm các cơ quan chính phủ tại Hà Lan và nước ngoài cũng như nhiều công ty lớn như IMB và ngân hàng ABN AMRO.

Minh Tuấn

Theo TTVN

================================

"Lý thuyết trò chơi" là một lý thuyết khoa học hiện đại. Nó có thể dự đoán - như bài viết này miêu tả và cứ cho rằng : Bài viết này hoàn toàn chính xác về nội dung. Nhưng so với Lý học Đông phương thì nó chưa là cái gì. Chỉ nói đến việc dữ liệu đầu vào để có thể dự đoán của "Lý thuyết trò chơi" thì nó quá cồng kềnh. Còn Lý học thì dữ liệu đầu vào rất gọn nhẹ: Ngày giờ tháng năm độn quẻ. Hết.

Lý thuyết trò chơi - Nó giống như một thư viện đồ sộ để chứa những kiến thức sách vở, với khả năng dự báo hạn chế. Còn Lý học giống như một bộ vi xử lý rất gọn nhẹ và cũng chứa đượcc tất cả những thông tin ấy, với khả năng ứng dụng tiên tri nhiều mặt.

Có điều rằng" Lý thuyết trò chơi" được mọi người ở thế kỷ 21 coi là khoa học vì họ có thể giải thích một cách "khoa học" được nó. Còn Lý học thì hoặc họ coi là thần thánh, hoặc họ cho là trò "mê tín dị đoan".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu chủ tịch thành phố 'thích' nhặt rác biển

VnExpres

Thứ ba, 30/8/2011, 07:47 GMT+7

Buổi chiều, bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) tấp nập. Xen giữa dòng người đông đúc là một ông già mặc quần soóc, áo phông nhanh tay nhặt từng vỏ lon bia, bim bim, túi nylon vứt vương vãi trên bãi cát.

Ông là Hồ Việt, 67 tuổi, nhà ở đường Võ Nghĩa, quận Sơn Trà, nguyên Chủ tịch thành phố Đà Nẵng (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ), nguyên Trưởng đại diện Văn phòng Tổng cục du lịch tại miền Trung.

Ngày nào cũng thế, đều đặn hai buổi sáng chiều, người dân đều thấy ông Việt dành hàng tiếng đi bộ vài cây số quanh bãi biển dọc đường Phạm Văn Đồng hay Mỹ Khê để nhặt rác. “Nhiều khi mưa gió tôi cũng thấy ông đi nhặt, việc tưởng chừng đơn giản nhưng có mấy ai làm được. Người ta chỉ quen xả rác thôi”, bà Nguyễn Hữu Hạnh (45 tuổi), người sống gần biển Mỹ Khê bộc bạch.

Posted Image

Ông Hồ Việt mải miết nhặt rác trên bờ biển Đà Nẵng. Ảnh: Xuân Trường.

Ông Việt kể, một lần thấy mấy cô cậu vô tư xả rác, lúc họ đi ông nhặt nhạnh và rồi thành thói quen. Theo ông trước đây rác nhiều lắm, bây giờ đỡ hơn. “Ớn nhất là mấy cô bán ốc dạo. Khách ăn xong, họ xả ngay xuống cát, dẫm vào thì chỉ có rách chân, mưng mủ. May mà cái đó đã bị cấm tiệt, chứ không biển đẹp nhưng sợ lắm”, ông Việt nói.

Theo ông, biển Đà Nẵng là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, nhưng còn không ít hình ảnh đáng buồn. Người dân, du khách quen chọn chỗ sạch để tắm, nhưng nhiều khi lại chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường. "Giá như mỗi người tự nhặt ngay rác mình xả ra thì tốt biết mấy", ông nói.

Điều làm ông Việt vui nhất là thỉnh thoảng vài chị lao công gặp ông lại nở nụ cười cảm ơn. Lâu lâu có người thấy ông nhặt rác cũng đi theo hưởng ứng. Tuy nhiên, quan niệm của nhiều người về việc ý thức bảo vệ môi trường khiến ông không khỏi ái ngại.

“Hôm trước tôi nghe đám thanh niên nói lại với mấy chị lao công mà cứ ám ảnh. Họ cho rằng xả rác là chuyện đương nhiên, nếu không xả thì lấy gì việc cho công nhân môi trường làm”, ông kể.

Ông Việt đang ấp ủ kế hoạch thành lập Hội những người yêu biển Đà Nẵng để tập hợp các cán bộ hưu trí, thanh niên, những người muốn góp phần làm xanh, sạch, đẹp bãi biển từ việc tuyên truyền, vận động đến các hành động thiết thực.

Sinh ra trên quê hương Duy Xuyên (Quảng Nam), là một trong 5 người con của nhà cách mạng lão thành Hồ Nghinh (nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, nguyên Phó ban kinh tế TƯ Đảng), ông Việt được bầu làm chủ tịch thành phố Đà Nẵng (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) từ năm 1989.

Đến năm 1995, ông chuyển sang công tác tại Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch tại miền Trung với vai trò trưởng đại diện. Đi nhiều, chiêm ngưỡng bãi biển cả trong và ngoài nước, ông Việt bảo càng yêu biển quê hương hơn. Và nhặt rác là công việc thiết thực ông chọn để làm đẹp cho biển.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu cho rằng: "Những năm qua, việc nhặt rác thầm lặng của ông là hình ảnh đẹp, đáng biểu dương, nhân rộng để mọi người cũng tự giác tham gia bảo vệ môi trường, góp phần làm sạch đẹp bãi biển, tạo mỹ quan cho thành phố”.

Ông Điểu cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Chi cục bảo vệ môi trường báo cáo và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp môi trường cho ông Hồ Việt.

Ông Hồ Việt chính là người khai sinh ra chương trình du lịch “Con đường di sản thế giới miền Trung” với việc kết nối các di sản thế giới từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, như Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Hội An và Mỹ Sơn… Ngay lập tức, con đường di sản miền Trung thu hút được sự quan tâm của ngành du lịch, kéo theo nhiều hoạt động tour tuyến, tạo sự sôi động cho các điểm đến di sản.

Sau đó ông còn khai sinh thêm những con đường du lịch: con đường xanh Tây Nguyên. Đặc biệt, khi tuyến hành lang kinh tế Đông Tây được kết nối, ông Việt đề xuất ngay ý tưởng hình thành con đường Xuyên Á, hành lang Đông - Tây, nối liền các điểm du lịch Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma…

Xuân Trường - Văn Nguyễn

========================

Ông Hồ Việt chính là người khai sinh ra chương trình du lịch “Con đường di sản thế giới miền Trung” với việc kết nối các di sản thế giới từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, như Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Hội An và Mỹ Sơn… Ngay lập tức, con đường di sản miền Trung thu hút được sự quan tâm của ngành du lịch, kéo theo nhiều hoạt động tour tuyến, tạo sự sôi động cho các điểm đến di sản.

Nếu có luật bảo vệ chặt chẽ (Chứ không biến cổ thành thành cái lò gạch) thì những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt sẽ cho thấy cả nước Việt Nam đều trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, vì chính những di sản đó.

Những di sản văn hóa Việt như đình, chùa, miếu mạo không chỉ có lịch sử từ hàng trăm đến hàng ngàn tuổi về thời gian; mà còn là những huyền thoại, truyền thuyết kỳ ảo liên quan đến những ngôi đình, chùa đó với những lễ hội liên quan đến nó. Ngoài ra, những di sản văn hóa phi vật thể Việt hầu hết đều có một truyền thuyết liên quan đến nó. Đó là sự tích cây nêu; bánh chưng, bánh dày; tục ăn trầu....vv....

Chỉ riêng những hiện tượng này - Phổ biến tập trung ở dân tộc Việt và rải rác ở Nam Dương Tử - đủ để xác định một lịch sử văn hiến lâu đời của Việt tộc (Còn gọi là Lạc Việt , Bách Việt). Sau này , Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành được hoàn chỉnh chính nhờ những di sản văn hóa Việt và những lý thuyết mới nhất của nền khoa học hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay