Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Bị đuổi việc vì cưới vợ người Trung Quốc

Cập nhật lúc18/08/2011 03:16:00 AM (GMT+7)

Một kỹ sư người Đức làm việc cho công ty cung ứng của quân đội nước này đã bị sa thải vì bị cho là đe dọa an ninh sau khi kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc.

Posted Image

Tòa án Đức sau đó tuyên bố, viên kỹ sư bị sa thải một cách vô lý. Và rằng, lãnh đạo công ty cung ứng trên đã vi phạm quyền kết hôn của nhân viên.

Công ty trên lo sợ phải đối mặt với gián điệp công nghiệp khi kỹ sư trên kết hôn với phụ nữ Trung Quốc. Tòa án lao động ở Kiel, bang Schleswig-Holstein của Đức cho biết, kỹ sư 47 tuổi trên đã làm việc tại công ty trên từ tháng 5/2006.

Từ năm 2007, viên kỹ sư trên thường xuyên đến Trung Quốc để gặp bạn gái và còn được dùng thông tin bí mật cho chuyến đi. Ngoài ra, công ty không chỉ phản đối mà năm 2009 còn đề xuất viên kỹ sư này vào một công việc thường trực.

Do cặp đôi trên dự định kết hôn tại Trung Quốc vào tháng 12/2009, công ty trên đồng ý rằng hợp đồng dài hạn của kỹ sư này sẽ bắt đầu vào tháng 10/2010. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau, vào 5/3/2010, hợp đồng lao động bị hủy bỏ vì lý do an ninh. Tới tháng 6/2010, người đàn ông này bị sa thải với lý do an ninh.

Tòa án lao động Đức cho rằng việc sa thải này là tùy tiện vì tình trạng của viên kỹ sư không thay đổi sau khi cưới vợ và lý do an ninh là không phù hợp. Theo phán quyết, kỹ sư này được bồi thường tương đương 7 tháng lương.

Cả kỹ sư lẫn công ty trong vụ việc này đều không được nêu tên trong phán quyết được tuyên vào tháng 6 vừa qua.

Lê Nguyễn (Theo BBC)

====================================

Theo tôi tay kỹ sư này bị đuổi việc oan. Vấn đề không phải phán quyết của tòa hay quyết định của Cty.

  • Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp biển: Chọn chiến tranh hay hòa bình

Tác giả: Rory Medcalf, Raoul Heinrichs và Justin Jones

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 15/08/2011 05:00 GMT+7

Liệu có đáng để thử biến một cuộc khủng hoảng bên miệng hố chiến tranh thành một cánh cửa dẫn tới hòa bình?

Các khuyến cáo

Các đánh giá phân tích trên đây đều dẫn tới một số nhận thức rõ ràng: Khả năng xung đột biển liên quan đến sự nổi lên của Trung Quốc là nhỏ, nhưng có thật và đang lớn dần. Hậu quả sẽ là thảm khốc. Ít khả năng trong những năm tới, các nguy hiểm đó sẽ giảm nhờ các hình thức hợp tác trên biển và các CBMs mà các học giả phương Tây, giới lãnh đạo và các nhà ngoại giao vẫn biện hộ. Dễ hiểu khi các chính phủ, thay vì thế, sẽ nâng cấp các năng lực và quan hệ đối tác của mình để sẵn sàng cho những kịch bản tồi tệ nhất, bất chấp các nguy cơ cố hữu là sự tiến thoái lưỡng nan về an ninh trong cách tiếp cận này. Có thể làm gì khác đây, nếu không muốn nói là không gì cả.

Tất nhiên, không nên từ bỏ các nỗ lực hiện nay nhằm kéo Trung Quốc tham gia hợp tác biển và CBMs. Dù một quan điểm cứng rắn đang thịnh hành ở Bắc Kinh trong những năm qua, nhưng sự đa dạng về quan điểm đối với CBMs đang nổi lên trong giới chức an ninh Trung Quốc xứng đáng để xem xét kỹ lại và tìm ra manh mối gây ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận chính sách của Trung Quốc. Nói chung, Mỹ và các nước khác sẽ không mạo hiểm về an ninh khi đi theo con đường cam kết và CBMs. Dù khả năng lợi ích trước mắt sẽ là nhỏ, nhưng sẽ chẳng mất gì khi tiếp tục cố gắng, cho tới khi nào các nỗ lực này giúp hiểu rõ ràng và thực tế về điều gì có thể có tác dụng và điều gì không. Trừ trường hợp một nước không thể chấp nhận các điều kiện về CBMs của Trung Quốc vì chúng gây hậu quả xấu đến an ninh của chính mình hoặc của nước khác.

Như vậy, công việc nghiêm túc vẫn là phải đánh giá và đối phó với cách Trung Quốc hiểu Luật Biển của LHQ. Một vấn đề cần được cân nhắc là liệu có khả năng diễn ra các cuộc thương lượng Mỹ - Trung về các mối quan tâm của Trung Quốc về việc Mỹ thu thập thông tin tình báo trong EEZ của Trung Quốc và quan điểm của Mỹ về tự do hàng hải hay không. Khó mà kéo Mỹ vào các cuộc đàm phán như vậy, vì hoạt động giám sát và tình báo có vai trò quan trọng đối với vị thế quân sự của Mỹ tại châu Á hiện nay. Cũng khó mà tưởng tượng một điểm kết nào khác quy chế nguyên trạng có thể được Mỹ và các nước khác chấp nhận với một sự đặt cược lớn vào an ninh của các hải trình qua Đông Á. Trong mọi trường hợp, việc Mỹ phê chuẩn UNCLOS chắc chắn sẽ củng cố vị trí của Mỹ và các đồng minh trong khu vực trong bất kỳ thách thức ngoại giao và pháp lý nào của Trung Quốc trong tương lai về vấn đề này.

Các nỗ lực nhằm hình thành đối thoại an ninh biển với Trung Quốc nên được tiếp tục. Một sáng kiến của Ấn Độ về việc này sẽ là bổ sung hữu ích cho các nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản và các nước khác. Ấn Độ, Australia và các quốc đảo trên Ấn Độ Dương hiện có một cơ hội tốt - khi sự hiện diện và vai trò an ninh của Trung Quốc tại Eo biển Malacca vẫn còn nhỏ - để cố gắng lập ra các quy định, biên bản ghi nhớ và thói quen hợp tác trên biển ở Ấn Độ Dương.

Các nước khác cũng cần khẳng định lại thông điệp và logic theo đó, đối thoại liên tục là có lợi cho Trung Quốc. Ngừng đối thoại quân sự vì các bất đồng chính trị hiện nay đang làm tồi tệ thêm tình hình an ninh của Trung Quốc, làm gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố biển vượt ngoài tầm kiểm soát. Cũng nên cố gắng đưa vào hoạt động các đường dây nóng, các quy tắc, mật mã và các kênh thông tin mà các bên cùng hiểu - nếu không được nhất trí một cách chính thức - nhằm quản lý các chạm trán trên biển. Các biện pháp này cần phát huy tác dụng khi xảy ra sự cố, nhằm truyền các thông điệp giải quyết sự cố tới các cơ quan chính quyền của quốc gia khác. Bên cạnh đó, Mỹ và Trung Quốc nên mở khả năng thảo luận về INCSEA hoặc các thỏa thuận giảm nguy cơ khác giữa hai nước. Mỹ sẽ có lợi khi phê chuẩn UNCLOS trước khi tiến hành các cuộc đối thoại như vậy.

Trong khi đó, các CBMs gián tiếp như các chuyến viếng thăm của tàu hải quân, các cuộc tập trận song phương và hợp tác chống cướp biển nên được tăng cường, và các quốc gia ven biển có thể giúp duy trì các hoạt động này bằng việc kéo Trung Quốc tham gia. Trong số đó, Australia có thể đóng một vai trò hữu ích. Họ có quan hệ quốc phòng phát triển hợp lý với Trung Quốc, đặc biệt là giữa hải quân hai nước, và cả Washington và Bắc Kinh đều tìm thấy lợi ích trong việc mở rộng quan hệ với Australia khi quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng.

Cùng lúc, các lãnh đạo và nhà ngoại giao nên tiếp tục phối hợp để biến các diễn đàn khu vực như ARF, Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN +8 thành các sân khấu tích cực để đối thoại và minh bạch về an ninh giữa các nước lớn. Hy vọng đạt tiến bộ dường như quá viển vông, nhưng ít nhất các diễn đàn này sẽ trở nên quan trọng nếu được trao sứ mệnh giải quyết trực tiếp một vấn đề thực sự. Và bất cứ tiến bộ nào tại các diễn đàn này sẽ thúc đẩy suy nghĩ rằng đây là các khuôn khổ hợp pháp để giải quyết các thách thức an ninh lớn giữa các quốc gia trong khu vực.

Posted Image

Ảnh minh họa: chinadigitaltimes.net

Nhưng nếu chỉ dựa vào menu truyền thống gồm các CBMs thì phải mất nhiều năm mới đạt kết quả, trong khi nguy cơ từ các sự cố biển đang hiện hữu. Vì vậy, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của họ ngay từ bây giờ nên bắt đầu khai thác một số cách thức bổ sung, gián tiếp nhằm giảm hoặc quản lý nguy cơ đối đầu hoặc leo thang.

Các bước này chủ yếu xoay quanh việc lo ổn thỏa việc của mình trước khi phê bình người khác: từng quốc gia và của liên minh nên cải thiện cách phòng tránh và quản lý khủng hoảng an ninh trên biển của mình. Việc này có thể báo hiệu cho Trung Quốc rằng mối lo ngại của Mỹ và các đồng minh về an ninh biển là có thật và không phải là thủ đoạn hay là phiên bản của một học thuyết "đe dọa Trung Quốc". Các nỗ lực tự cải thiện hợp tác chính sách và các cơ chế đối phó khủng hoảng giữa các quốc gia ven biển khác cũng có thể gửi đi một dấu hiệu cần thiết hơn tới Bắc Kinh, rằng Trung Quốc sẽ có lợi khi đi những bước tương tự.

Trong số các nước lo lắng nhất về sự nổi lên của Trung Quốc trên biển, thì Nhật Bản có vị trí hợp lý để bắt đầu cải thiện hệ thống quản lý khủng hoảng của mình như một cách đơn phương để giảm thiểu nguy cơ xung đột hoặc leo thang trên biển. Cuộc cải cách như vậy có thể bao gồm: đánh giá tình báo nhanh hơn và kết hợp tốt hơn giữa các cơ quan; phối hợp tốt hơn giữa quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các thể chế dân sự khác; và giao quyền lớn hơn cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho Bộ và Lực lương Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trong việc chỉ huy các sĩ quan đáp trả trong các tình huống cần thiết.

Có thể là lạ khi ủng hộ việc tăng quyền như một cách để phòng tránh xung đột trên biển, nhưng Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt: những quyền hạn chế hiện nay của các tư lệnh của JMSDF trên thực tế có thể khuyến khích các hành động mạo hiểm thái quá của những người đồng cấp liều lĩnh hơn họ ở PLA-N.

Các bước nhằm biến Nhật Bản thành một hình mẫu trong đối phó khủng hoảng và các cơ chế hợp tác về chính sách sẽ có ba lợi ích. Đầu tiên, chúng có thể giúp giảm nguy cơ xung đột hoặc leo thang mà không khiến Trung Quốc nghĩ rằng Nhật Bản đang hy sinh lợi ích của mình hay tự làm tổn thương mình. Thực vậy, bằng cách chứng tỏ một thiện chí chung theo đuổi cải cách thể chế, dồn sự chú ý của giới chính trị cấp cao vào vấn đề an ninh biển, và tiến tới thái độ dứt khoát trong cách hành xử an ninh của Nhật Bản, các sáng kiến này có thể góp phần răn đe Trung Quốc (và Triều Tiên).

Thứ hai, sự thay đổi như vậy có thể khiến Mỹ - và các đối tác khác như Australia và Hàn Quốc - dễ dàng hợp tác hơn với Nhật Bản nhằm đối phó với mọi mối nguy hiểm chung trong tương lai. Và thứ ba, hoàn toàn dễ hiểu khi Nhật Bản đơn phương cải thiện sự phối hợp liên ngành, các cơ chế tình báo và đối phó khủng hoảng có thể khiến Trung Quốc phải xem lại mình.

Tiếp theo, Mỹ và các đồng minh có thể cân nhắc các cách thức tốt hơn để phối hợp và thông tin với nhau về các nỗ lực đa dạng của mình trong cam kết biển với Trung Quốc. Đó có thể là các thông báo rõ ràng hơn về bất cứ CBMs nào trong tương lai, để các cuộc đối thoại và tập trận được phối hợp hiệu quả nhất và đảm bảo rằng không đối tác nào cảm thấy bị gạt ra ngoài lề bởi CBMs của nước khác hoặc hiểu nhầm bản chất và mục đích của chúng.

Thảo luận về phối hợp CBMs cũng có thể được tiến hành thông qua một trang web về các cơ chế song phương và ba bên hiện nay hoặc tăng cường. Cơ chế cũ gồm các cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng "2+2" Mỹ - Nhật và một đối thoại tương tự giữa Australia và Nhật Bản. Cơ chế mới có thể bao gồm đối thoại chiến lược ba bên Australia - Nhật Bản - Mỹ, các cuộc thảo luận Mỹ - Nhật - Hàn, và các cuộc hội đàm ngoại trưởng ba bên mới Mỹ - Nhật - Ấn.

Các quan hệ an ninh sâu sắc hơn như vậy sẽ đòi hỏi các nỗ lực song song nhằm trấn an Trung Quốc hoặc thuyết phục Bắc Kinh rằng các cuộc tham vấn giữa các đồng minh của Mỹ sẽ tăng cường sự ổn định, từ đó đảm bảo an ninh cho chính Trung Quốc, như thế nào. Sau cùng, đôi khi các diễn đàn này cũng có ích đối với những nước tham gia, giúp họ đạt được những mong muốn về hành vi an ninh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nước tham gia nên nhấn mạnh thiện chí của mình trong việc mở rộng đối thoại an ninh với Trung Quốc.

Dù Trung Quốc lo ngại, nhưng sự phát triển các năng lực phòng thủ tên lửa chống tàu ngầm, C41SR của Nhật Bản, Mỹ và các đồng minh và đối tác khác, cũng có thể góp phần duy trì sự ổn định thông qua biện pháp răn đe thông thường. Tuy nhiên, các câu hỏi nghiêm túc xung quanh các tác động hỗn hợp - duy trì ổn định và gây bất ổn - tiềm ẩn sẽ được đặt ra khi Mỹ và các đồng minh có động thái thực hiện khái niệm "Trận chiến Hải - Không kết hợp".

Như đã nói trong phần I, chiến lược như vậy sẽ đòi hỏi Mỹ phải giám sát liên tục các năng lực của Trung Quốc. Chiến lược biển "chống can thiệp và bao vây" của Trung Quốc là một lý do chính làm gia tăng các sự cố biển. Nhưng khó tưởng tượng được chiến lược đối trọng của Mỹ sẽ làm cách nào để không gây thêm nguy cơ chạm trán trên biển, dù khả năng chúng trở thành sự cố nguy hiểm vẫn tùy thuộc vào việc các lực lượng của Trung Quốc xác quyết đến mức nào. Vì một chiến lược "Trận chiến Hải - Không kết hợp" đang được thúc đẩy, nên cần phát triển một cơ chế CBMs trực tiếp.

Khủng hoảng là chất xúc tác

Nhiều người cho rằng menu gồm các CBMs biển hiệu quả và thực tế tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nói trên sẽ không giúp ích gì. Ngay cả khi mọi khuyến cáo của chúng tôi được thực hiện, chúng cũng khó loại bỏ được các nguy cơ đối đầu, đụng độ vũ trang hoặc leo thang tại khu vực biển châu Á trong những thập kỷ tới.

Vai trò của các năng lực quân sự luôn là để răn đe, cuối cùng các năng lực này trở thành một phần quan trọng của một gói công cụ nhằm tránh leo thang hoặc đổ máu khi khủng hoảng xảy ra. Tuy nhiên, các CBMs khiêm tốn nhất kể trên cũng tạo ra khác biệt đủ lớn để một số sự cố không leo thang thành đối đầu, khủng hoảng hay xung đột. Và việc ngăn chặn được mỗi cuộc đụng độ hay leo thang này đều đáng giá.

Cuối cùng, có thể chỉ có một cách chắc chắn để cải thiện đáng kể hiệu quả của CBMs trên biển tại khu vực, đó là một cuộc khủng hoảng đưa khu vực tới bờ vực một cuộc chiến tranh hủy diệt. Nhưng sẽ cần một kiểu khủng hoảng rất đặc biệt. Có thể một số người trong PLA cũng đã ủng hộ chính sách bên miệng hố chiến tranh của một sự kiện hiếu chiến ngẫu nhiên nhằm giải quyết vấn đề Đài Loan hoặc đẩy các hoạt động do thám của Mỹ ra xa khỏi bờ biển Trung Quốc. Và vì các trung tâm gây ảnh hưởng khác nhau ở bên trong Trung Quốc, mỗi nơi có một lịch trình cạnh tranh của riêng mình, nên không có gì đảm bảo rằng các bài học rút ra từ một cuộc khủng hoảng đặc biệt nào đó sẽ luôn đúng đắn.

Để một cuộc khủng hoảng có thể trở thành chất xúc tác cho ổn định tại khu vực biển châu Á từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương, cần một thời kỳ trong đó tất cả các bên nói chuyện thẳng thắn với nhau. Đặc biệt nhất, đó phải là một tình huống đẩy Trung Quốc - không chỉ giới lãnh đạo dân sự mà cả PLA - phải đối mặt với một nguy cơ cuộc xung đột mà họ không muốn và không thể kiểm soát. Tất nhiên, không nên hy vọng vào trò may rủi này. Để một cuộc khủng hoảng có tác dụng bổ ích thực sự, khả năng leo thang ngoài tầm kiểm soát cần phải có thực.

Hơn nữa, mối nguy hiểm cần phải được đông đảo dân chúng Trung Quốc nhận thấy rõ, có thể biến thành cuộc khủng hoảng niềm tin của chính họ đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và có khả năng gây bất ổn chính trị ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể chỉ cần một cái gì đó giống một cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng đủ sức thuyết phục các cường quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương phải đặt hòa bình lên trên các lợi ích quốc gia khác. Sau một lần thoát nạn trong gang tấc, các cường quốc cuối cùng sẽ sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ lớn để đảm bảo ổn định và khả năng dự đoán trong các quan hệ của mình.

Liệu có đáng để thử biến một cuộc khủng hoảng bên miệng hố chiến tranh thành một cánh cửa dẫn tới hòa bình? Câu trả là tỉnh táo là không, nhưng việc đặt ra câu hỏi này có thể là vấn đề học thuật. Nếu sự sôi động chiến lược ở Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục như hiện nay, thì một ngày nào đó nó sẽ đẩy khu vực vào bất cứ tình huống nào.

Như đã viết trong cuốn Quyền lực và Lựa chọn, tương lai trật tự an ninh châu Á và khả năng xảy ra xung đột sẽ phần lớn phụ thuộc vào một loạt lựa chọn: các quyết định chiến lược lâu dài và các lời đáp trước mắt với khủng hoảng. Giống như mọi lựa chọn chính trị, các câu trả lời này sẽ được dựa trên những thông tin chưa đầy đủ. Các quyết định xây dựng niềm tin hiện nay có thể ít nhất khiến bức tranh toàn cảnh sáng rõ hơn./.

Châu Giang theo Lowy Institute

=========================

Như vậy là không chỉ "Cộng đồng khoa học thế giới" với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , mà bây giờ là tất cả các chuyên gia hàng đầu của thế giới trên mọi lĩnh vực thấy vấn đề ngày càng khó khăn trong tương lai của cả nhân loại. Riêng trong lĩnh vực phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn hơn 2000 năm với thời Hùng Vương là "một liên minh 15 bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố", sao nó dễ thống nhất thế? Nhưng với tương lai của cả nhân loại thì lại có vẻ lúng túng quá, không biết nó sẽ đi về đâu? Chiến tranh hay hòa bình?

Bài báo thì đặt v/d chiến tranh hay hòa bình gắn với việc tranh chấp biển? Đấy chỉ là cái cớ thôi. Không phải bản chất của vấn đề. Mà vấn đề là nếu chiền tranh thì nước nào uýnh với nước nào vậy? Urugoay đánh với Maroc à? Hay là Hoa Kỳ chiến với Iran? Nếu chỉ ở mức độ đó thì cũng chẳng đến mức phải quan tâm lớn như vậy.

Trong cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ sự phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến thì không thấy có ở Maroc và Urugoay. Iran cũng không! Vậy thì ai nhỉ?

Kề cũng buồn wá!

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ thái bình phong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sớm hay muộn cũng nổ ra xung đột Trung - Mỹ?

Cập nhật lúc :6:28 AM, 20/08/2011

Những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ gần đây được hoan nghênh. Tuy nhiên, những xung đột lợi ích cơ bản giữa hai nước vẫn luôn tiềm tàng khả năng xảy ra xung đột, tranh chấp trong tương lai.

Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.

Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.

“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.

Posted Image

Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7.

Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề. Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.

Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.

Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.

Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.

Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.

Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích

Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.

Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.

“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.

Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.

Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.

Posted Image

Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5.

Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung – Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.

Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.

Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.

Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.

Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.

Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.

Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.

Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.

Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.

Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.

Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.

Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.

Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.

Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.

>> Chính trường Thái Lan: Sóng bắt đầu nổi?

Lê Dung (theo The Diplomat)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xây, Giữ, và Dọn – Chiến lược của Mỹ đối với châu Á

Tuanvietnam.vn

Cập nhật lúc 20/08/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Sức khỏe kinh tế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thế hệ tới phụ thuộc vào khả năng Mỹ duy trì vai trò tại khu vực năng động nhất thế giới này. Nghĩa là Mỹ phải xúc tiến mệnh lệnh tự do, thứ đã kích thích châu Á tăng trưởng suốt nửa thế kỷ qua. Cũng có nghĩa là phải tìm giải pháp thay thế hữu hiệu ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Kỷ nguyên toàn cầu tiếp theo của nước Mỹ đang ló rạng. Khi chúng ta (tức là Mỹ - ND) giảm quy mô hoạt động quân sự cả ở Afghanistan và Iraq, thì sự thịnh vượng, ảnh hưởng, và an ninh tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi những gì diễn ra trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang nổi lên. Nếu chúng ta đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực mênh mông trải suốt từ Ấn Độ tới Nhật Bản này, thì những thập kỷ tới đây sẽ chứng kiến sự lớn mạnh không chỉ của siêu cường Mỹ, mà còn của các đồng minh tự do, dân chủ của chúng ta. Ngược lại, nhường vị thế cao ở châu Á cho Trung Quốc chắc chắn sẽ đẩy đến sự suy thoái của hệ thống quốc tế tự do hóa sau chiến tranh và sự hình thành một tôn giáo, một thế giới kém an toàn hơn và bất ổn hơn. Có hai câu hỏi đặt ra trước một Washington chỉ tập trung vào cắt giảm ngân sách, lại bị stress nặng sau một thập kỷ giao tranh ở Trung Đông. Câu hỏi thứ nhất là, liệu chúng ta có quyết tâm thành công ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương không? Câu hỏi thứ hai, liệu chúng ta có phương cách nào để tiếp tục làm người đi đầu không? Posted Image

Câu trả lời có thể được rút ra từ những xung đột gần đây. Hòn đá tảng trong công cuộc chống chiến tranh du kích ở Iraq và Afghanistan là chiến lược "dọn, giữ, và xây" - tức là, dọn sạch các cuộc nổi loạn, giữ lấy khu vực, và sau đó xây dựng nên những thể chế kinh tế và chính trị để duy trì ổn định. Mặc dù nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Bộ Quốc phòng dưới thời cựu Bộ trưởng Robert Gates đã chuyển sang tập trung một cách quá cứng nhắc vào chống nổi loạn, nhưng học thuyết chống nổi loạn hiện hành thực ra có thể chỉ ra một chiến lược cho chính sách của Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong vài thập niên tới - nhưng chỉ nếu nó đảo ngược lại, thành một chiến lược "Xây, Giữ và Dọn". Ấn Độ-Thái Bình Dương đang và sẽ tiếp tục là khu vực năng động nhất thế giới. Quả thật, các khuynh hướng toàn cầu đang lôi kéo trọng tâm chú ý của Mỹ về phía đông theo một cách không thể cưỡng lại. Sau Thế chiến II, chúng ta - quốc gia có tư duy truyền thống là hướng về châu Âu - một cách tự nhiên đã đặt châu Âu vào cao điểm của những mối quan tâm về an ninh quốc gia, mặc dù chúng ta cũng có tham gia vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên toàn cầu. Khi Liên Xô tan rã (trong hòa bình) vào năm 1991, chúng ta chuyển sự chú ý sang Trung Đông, do bị thôi thúc bởi việc Saddam Hussein đem quân xâm chiếm Kuwait. Thập kỷ sau đấy chứng kiến sự tham gia dần dần, ngày một sâu thêm, của Mỹ vào khu vực, trong khi đó chủ nghĩa khủng bố Al-Qaeda nói riêng và Hồi giáo nói chung đụng độ ngày càng mạnh với các lợi ích của Mỹ, lên đến đỉnh điểm trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, từ năm 2001 trở đi. Giờ đây, với việc chấm dứt tham gia giao tranh quân sự ở Trung Đông, Mỹ đang rút dần về phía đông, sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Rõ ràng, trong mỗi thời kỳ như thế, Washington đều duy trì sự tham dự của mình trên khắp thế giới, dính dáng cả tới hàng loạt cuộc khủng hoảng ở Trung Đông suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đương đầu với sự ngạo mạn của Trung Quốc trong thập niên 1990 và những tháng trước biến cố 11-9. Nhưng trong mỗi giai đoạn của thời hậu Thế chiến II này, đều có một sự đồng thuận rộng rãi trên tầm quốc gia về những mối đe dọa chính yếu đối với sự an toàn của Mỹ và các cơ hội lớn cho sự thịnh vượng của nó, và châu Âu cùng với Trung Đông là hai khu vực chiếm ưu thế vượt trội trong tư duy về an ninh quốc gia. Trong kỷ nguyên Ấn Độ-Thái Bình Dương sắp tới, Mỹ sẽ không từ bỏ cam kết của mình đối với Trung Đông, và sẽ phải đương đầu với một nước Iran tiềm ẩn khả năng hạt nhân, nguy cơ sụp đổ kinh tế của châu Âu, và nguy cơ khủng bố. Nhưng sự đồng thuận mới của chúng ta chắc chắn sẽ tập trung vào những cơ hội và rủi ro mà châu Á đặt ra cho tương lai của nước Mỹ. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trải dài từ Ấn Độ Dương tới tây Thái Bình Dương. Nó chiếm hơn nửa dân số thế giới, gồm cả dân cư Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Nó có nền dân chủ lớn nhất thế giới ở Ấn Độ; có hai nền kinh tế lớn nhất, của Trung Quốc và Nhật Bản; và ít nhất ba siêu cường có khả năng hạt nhân. Cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do đã đạt những bước tiến phi thường ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trong vài thập niên qua. Khu vực có ba đầu tàu là Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, còn các xứ sở trải suốt từ Hàn Quốc tới Đài Loan, Mông Cổ, Indonesia thì hoặc là đã có dân chủ đầy đủ, hoặc vẫn đang tiếp tục công cuộc thúc đẩy tự do chính trị. Những nước khác như Thái Lan và Philippines thì phải đấu tranh để có được sự ổn định dân chủ. Ấn Độ-Thái Bình Dương là đầu tàu kinh tế và làm ra cả kho hàng hóa tiêu dùng cho thế giới. Tầng lớp trung lưu của họ ngày càng tăng theo mức trăm triệu, suốt từ Ấn Độ qua Trung Quốc tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây cũng là các thị trường chủ chốt để các nhà xuất khẩu trên thế giới tăng trưởng. Khu vực đã đạt gần 2 nghìn tỷ USD trao đổi hàng hóa và dịch vụ với Mỹ. Phòng Thương mại Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 11 triệu công việc ở Mỹ phụ thuộc theo một cách nào đó vào thương mại với khu vực châu Á rộng lớn. Sự phát triển của Ấn Độ-Thái Bình Dương, tuy có lợi cho người tiêu dùng, nhưng lại đặt ra những thách thức đáng kể cho ổn định kinh tế trong tương lai. Mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, và trong thập niên qua, họ chiếm tới 78% mức tăng toàn cầu về sử dụng than. Nhật Bản là nước tiêu dùng năng lượng nhiều thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ; trong khi Hàn Quốc đứng thứ 8. Tất cả những quốc gia này đều phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Về lâu dài, sự mở rộng của nền kinh tế châu Á sẽ không chỉ gây áp lực ngày càng tăng lên giá năng lượng toàn cầu ở những thập niên tới, mà còn có ảnh hưởng đối với an ninh giao thông hàng hải, an ninh cảng biển, chủ nghĩa khủng bố, và xung đột khu vực, xuất phát từ những nguồn năng lượng tiềm tàng. Những cuộc xung đột như thế tăng vọt trong vài năm qua, với những yêu sách đối kháng về chủ quyền trên Đông Hải và biển Hoa Nam, nơi có nhiều mỏ dầu và khí tự nhiên. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng làm cho những lực lượng quân sự lớn nhất thế giới phình to thêm. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đã có hải quân và không quân hiện đại, tinh vi, trong khi những nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, và Việt Nam thì đang mua tàu ngầm mới (trong trường hợp Ấn Độ thì họ còn mua thêm cả tàu biển và phản lực chiến đấu mới nữa). Bắc Triều Tiên duy trì quân đội triệu lính, cùng một chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân ở thế chủ động. Hơn 40.000 quân Mỹ hiện diện vĩnh viễn trên Ấn Độ-Thái Bình Dương, và đa số tàu sân bay, khu trục hạm và tàu ngầm của chúng ta đều đang đóng hoặc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, hoặc ở Biển Tây nước Mỹ. Trong những năm tới, Mỹ chắc chắn sẽ đặt hạm đội máy bay ném bom và máy bay chiến đấu ở Thái Bình Dương, với một số lượng máy bay cao hơn nhiều. Đặc biệt đáng quan tâm là việc Trung Quốc xây dựng quân đội. Bắc Kinh đang chủ động phát triển năng lực quân sự để giảm ưu thế định tính của Mỹ và để nhằm vào các căn cứ cũng như lực lượng của Mỹ một cách hiệu quả, hy vọng tạo ra được một môi trường trong đó quân Mỹ sẽ khó bước chân vào khu vực và khó có thể hoạt động thoải mái nếu vào được. Trong những chương trình đặc biệt gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách quân sự của Mỹ, có chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu biển DF-21, được thiết kế để theo dõi tàu lớn của Mỹ trên biển; máy bay tàng hình J-20, có khả năng hạn chế sức mạnh của máy bay tàng hình F-22s và F-35s của Mỹ; hạm đội tàu ngầm đang gia tăng về số lượng, hiện đã có trên 70 tàu ngầm; cùng các chương trình chiến tranh trên mạng, được thiết kế để tấn công cơ sở hạ tầng Internet trong bộ máy quốc phòng Mỹ. Các nhà làm chính sách cần bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện một chiến lược cho kỷ nguyên Hoa Kỳ sắp tới, trước khi chúng ta mất thêm nhiều cơ sở kinh tế, hoặc trước khi tình trạng mất an ninh dẫn tới bất ổn và khả năng xung đột quân sự. Cũng như công việc chống bạo loạn truyền thống, việc này đòi hỏi thời gian, toàn tâm toàn ý, và nguồn lực. Con đường trước mặt là Xây, Giữ và Dọn. Cái cốt lõi của chiến lược Mỹ ở châu Á trong sáu thập kỷ tới, cho đến nay vẫn là một hệ thống đồng minh song phương về quốc phòng, gọi là chiến lược "trục bánh xe và nan hoa" ("hub and spoke"). Những hiệp ước đồng minh ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines, không chỉ ràng buộc Mỹ vào công việc bảo vệ những quốc gia này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn tạo điều kiện cho Mỹ hiện diện trong khu vực, đặc biệt là nhờ quan hệ đồng minh với Nhật Bản - cơ sở chính cho sự có mặt của quân đội Mỹ ở châu Á. Mặc dù các đồng minh song phương đó cũng giúp ích cho chúng ta, và sẽ tiếp tục là cốt lõi của quan hệ an ninh của Mỹ ở châu Á, nhưng cũng đã đến lúc phải xây dựng một cộng đồng lớn hơn tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, bao gồm các đối tác cả cũ lẫn mới. Qua việc xây dựng một cấu trúc (an ninh) mới, Mỹ có thể ra mặt thúc đẩy xây dựng một khu vực dân chủ, thịnh vượng và ổn định hơn. Cộng đồng mới này sẽ bao gồm các quốc gia lớn nhỏ, tự do hoặc đang trên đường tự do hóa, hợp tác với nhau và với Washington để củng cố ổn định khu vực và tăng cường an ninh. Họ có thể được xem như một tập hợp những "tam giác đồng tâm", nối kết các siêu cường khu vực với những nước đang phát triển nhỏ yếu hơn. Đây không phải là một hệ thống đồng minh, mà là một cộng đồng lợi ích; cộng đồng ấy sẽ tạo ra những cấp độ lợi ích chung khác nhau và đều cần thiết cho sự phát triển của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong tương lai. Tam giác bên ngoài sẽ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, tất cả đều là đồng minh của Mỹ, cùng với Ấn Độ - siêu cường tiếp theo, đang nổi lên trong khu vực. Các giá trị chính trị - xã hội căn bản mà ba quốc gia này chia sẻ, cùng với cam kết thực hiện tự do thương mại toàn cầu của họ, tạo ra nền tảng chung cho việc thúc đẩy dân chủ, xã hội dân sự, pháp trị trên toàn khu vực. Mỗi nước đều có liên quan đến vô số quốc gia khác; họ viện trợ, ký hiệp định mậu dịch tự do, và đôi khi còn tiến hành tập trận chung. Quan trọng nhất là, mỗi nước đều rất có ảnh hưởng đối với các láng giềng, do vậy, cả bốn quốc gia kể trên đều có thể đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực sát cận với họ, phối hợp với lực lượng quân sự Mỹ. Washington nên hướng tới lập một diễn đàn cấp cao, lâu dài, với bốn quốc gia tự do này, để thảo luận các vấn đề an ninh toàn khu vực, xác định những nguy cơ và thách thức chung, và theo đuổi một tiếng nói chung bất cứ khi nào có thể tại các định chế khu vực và quốc tế. Mặc dù ban đầu thì hợp tác với ba nước đồng minh hiện tại của Mỹ có thể dễ hơn, nhưng không thể có sáng kiến ngoại giao và an ninh có giá trị thực tiễn nào nếu thiếu sự tham gia của Ấn Độ. Chính sách của Mỹ nên khuyến khích cả bốn quốc gia cùng tham dự vào việc hình thành các thể chế chính trị khu vực trong một hệ thống tự do, và cùng đóng góp nguồn lực để bảo vệ an ninh khu vực nói chung và nói riêng tại các vùng lân cận với họ. Khi hợp tác với Mỹ, mỗi nước đều cần mở rộng dần dần diện tuần tra hàng hải, tiến hành tập trận quân sự thường xuyên hơn với quy mô lớn hơn, phát triển và chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác với các nước nhỏ yếu hơn để thúc đẩy tự do. Tam giác ngoài tập trung vào chiến lược tổng thể cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ cũng nên xây dựng một tam giác trong, tập trung vào Indonesia, Singapore, Malaysia và Việt nam. Tam giác đó có tâm là vùng phía nam biển Hoa Nam (tức Biển Đông - ND), và đặc biệt là những tuyến đường biển sống còn, trong đó có eo biển Malacca, nơi mà thông qua đó, hơn 50.000 tàu biển và một phần tư hàng hóa mậu dịch toàn cầu lưu thông mỗi năm, đấy là chưa kể tới một nửa lượng dầu chuyên chở trên toàn thế giới cũng phải đi qua đó. Khu vực này là cái bản lề giữa Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, nối kết hai nửa Ấn Độ-Thái Bình Dương. Các nước ở đây đều có vị trí chiến lược, đều tham gia sâu vào Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đều bị sức ép trước những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên biển, đều có vai trò kinh tế rất quan trọng, và (ngoại trừ Việt Nam) đều đang tự do hóa theo những mức độ khác nhau. Tăng trưởng kinh tế ở tất cả các quốc gia này đang tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, dồi dào, và chính quyền mỗi nước nên được khuyến khích tự do hóa hơn nữa thể chế chính trị và kinh tế của họ. Hiện tại Malaysia, Singapore và Indonesia đều đã tham gia tuần tra chung chống cướp biển, và hợp tác với Mỹ, Australia trong chính sách chống khủng bố. Mỗi nước đều thúc giục ASEAN tỏ lập trường vững vàng hơn trước sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Nam, và họ cũng đã tham gia xây dựng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mới. Lợi ích và vị trí địa lý của họ khiến cho họ trở thành đối tác lý tưởng (của Mỹ) để góp phần củng cố an ninh trên những tuyến đường hàng hải quan trọng, cung cấp các vị trí tình báo quan trọng cũng như mở đường vào cho không quân và hải quân của Mỹ và các đồng minh, ngoài việc Singapore mở Căn cứ Hải quân Changi. Indonesia, Malaysia và Việt Nam nói riêng thì đang tìm cách tăng cường năng lực hải quân và không quân để tuần tra trên các bờ biển trải dài và vùng biển rộng lớn của họ. Mỹ và các nước tam giác ngoài cần hợp tác với các quốc gia thuộc tam giác trong để xác định những nguy cơ chung về an ninh, giúp họ phát triển năng lực quân sự, tăng cường trao đổi quân sự chính quy, liên kết các phong trào chính trị trong dân chúng với những lãnh đạo của xã hội dân sự, và khuyến khích tự do hóa hơn nữa về chính trị. Mục tiêu phải là xây dựng một phong trào ổn định tiến tới cởi mở và dân chủ, đồng thời phát triển năng lực về an ninh và thúc đẩy hợp tác. Xây dựng một cộng đồng mới về lợi ích ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ chẳng có mấy giá trị nếu Mỹ không giữ được vị thế của họ trong khu vực. Chiến lược "giữ" đòi hỏi Mỹ phải dồn các nguồn lực ngoại giao, kinh tế và quân sự cần thiết cho việc thực hiện chính sách "xây" nói trên. Chúng ta phải có một đường lối ngoại giao rõ ràng để không gây rối cho các nước bạn, và tập hợp được, một cách hiệu quả, những nước nào hành động theo hướng gây bất ổn. Chính quyền Obama đã bắt đầu công khai gây áp lực như thế lên Trung Quốc vì những yêu sách chủ quyền trên biển của họ, nhưng sự miễn cưỡng của chúng ta khi phải làm rõ những chính sách xấu của Trung Quốc liên quan tới Bắc Triều Tiên, Myanmar, Iran và các nước khác, cũng như các "thành tích" thậm tệ của họ về nhân quyền không ngừng tiếp diễn, thì cũng giống như việc chúng ta đang gửi đi các thông điệp gây nhiễu tới những nước muốn hành xử cao hơn, theo chuẩn quốc tế và quốc nội. Washington không chỉ cần đóng vai trò nổi bật hơn trong những thể chế khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, mà còn phải làm chủ diễn đàn dân chủ Ấn Độ-Thái Bình Dương để có thể có tiếng nói (ủng hộ) đến những nhân tố tự do dân chủ trên toàn khu vực. Sự năng động về kinh tế của Ấn Độ-Thái Bình Dương tạo ra một điều đặc biệt không may mắn, đó là, dưới thời Obama, Mỹ đã để mất một cơ sở quan trọng là tự do thương mại. Chúng ta đã để mất nó cho Trung Quốc. Nước này không ngừng mở rộng các khu vực mậu dịch tự do của họ, kể cả với ASEAN, mặc dù theo những cách không hề bảo vệ quyền của người lao động, cũng không xây dựng nên những cơ chế bảo vệ chặt chẽ người tiêu dùng. Washington cần lấy lại vị trí đi đầu về thương mại tự do, cần đảm bảo thị trường cho hàng xuất khẩu của Mỹ, cần duy trì thị trường hàng tiêu dùng giá thấp cho người dân trong nước, và dòng chảy tự do của các sáng kiến, ý tưởng làm lợi cho hoạt động kinh tế. Vị thế của chúng ta ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ kém vững vàng nếu chúng ta là kẻ ngoài cuộc trước sự phát triển của Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và những nước khác. Giữ vị thế quân sự của chúng ta trong khu vực là điều có ảnh hưởng sâu xa, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí cao cấp mà một ngày nào đó có thể ngang bằng với lực lượng không quân và hải quân của ta. Trong một tương lai ngân sách dự đoán được, đây sẽ là một trong những khó khăn lớn nhất ngăn cản việc thực hiện chiến lược của Mỹ, nhưng cái giá phải trả cho nó còn thua xa cái giá có thể phải trả vì đánh mất lợi thế quân sự của chúng ta trong một môi trường an ninh biến đổi nhanh chóng. Muốn giữ vị thế, chúng ta phải kết hợp một cách thận trọng giữa việc duy trì các lực lượng quân sự cấp cao nhất trên sân khấu an ninh với việc mở rộng đường tiến vào khu vực. Tái lập lại thế cân bằng giữa các lực lượng của chúng ta trên toàn cầu để triển khai thêm nhiều tàu ngầm, nhiều biện pháp phòng vệ bằng tên lửa đạn đạo, và máy bay tàng hình ở châu Á - điều ấy sẽ là lời tái đảm bảo cho các đồng minh của chúng ta và sẽ gây khó khăn cho những kế hoạch hung hăng của các thế lực thù địch tiềm tàng. Có được quyền đóng căn cứ ở Australia, mở đường cho các đơn vị không quân, hải quân tiến vào Đông Nam Á, sẽ tạo ra thế linh hoạt cho chúng ta trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc ngày càng có khả năng tấn công vào các căn cứ tiền tuyến của chúng ta ở Nhật Bản và Guam, một phần trong chiến lược "giữ vị thế" của chúng ta ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ phải bao gồm cả hoạt động phát triển năng lực tấn công từ xa của thế hệ vũ khí kế tiếp - tức là vũ khí được đặt an toàn trên đất Mỹ nhưng có khả năng vươn tới và thâm nhập vào các khu vực mà thế lực thù địch âm mưu ngăn chặn, không cho không quân và hải quân Mỹ tiến vào. Ngay cả khi Mỹ "xây và giữ" được ở Ấn Độ-Thái Bình Dương thì khu vực này vẫn sẽ tiếp tục thay đổi. Tình trạng thù địch giữa các quốc gia châu Á ít có khả năng sẽ chấm dứt sớm. Việc Trung Quốc tăng cường quân sự cũng đã đưa đến hậu quả là các nước khác cũng tăng cường hải quân, không quân của họ, và Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục đe dọa sự ổn định của các nước láng giềng và khu vực. Do vậy, Mỹ phải quyết tâm dọn sạch những trở ngại đối với ổn định và phát triển. Đây không đơn giản là chỉ dựa vào lực lượng quân sự; mà phải là một kế hoạch triển khai, áp dụng các yếu tố sức mạnh quốc gia đã nói ở trên. Washington phải chủ động làm giảm không gian hoành hành của những yếu tố hoặc những cách hành xử phá phách trong khu vực. Có nghĩa là Mỹ phải gây thêm áp lực lên Bắc Triều Tiên, bằng cách tái thiết lập các lệnh cấm vận tài chính sâu rộng, từ chối hợp tác với công ty Trung Quốc nào hỗ trợ hoạt động kinh tế của Bình Nhưỡng. Liên quan tới Trung Quốc, Mỹ không được nhường "không gian biển" (theo cách gọi của hải quân Mỹ) cho Trung Quốc, và phải tiếp tục giám sát chặt chẽ các vùng biển và trời trong khu vực. Cũng có nghĩa là Mỹ phải theo dõi quyết liệt hơn những tàu hải quân Trung Quốc có ý định quấy rối láng giềng, và phải duy trì sự hiện diện liên tục của Mỹ ở những vùng biển đôi khi có xung đột. Nếu Trung Quốc tiếp tục kích động Bình Nhưỡng phát triển tên lửa hoặc có hành động mang tính chất gây rối, Mỹ không nên chần chừ mà hãy hạn chế hoặc hủy bỏ mọi giao dịch quân sự với Bắc Kinh (mà chúng ta từng hăm hở thúc đẩy, coi như bằng chứng cho sự nghiêm chỉnh của chúng ta). Cuối cùng, Mỹ phải nghiêm túc trong quyết tâm xử lý những yếu tố có khả năng gây ra xung đột. Sự ổn định ngày một mất dần, do những hành động khiêu khích không ngừng của Bắc Triều Tiên và thái độ hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, có thể dẫn tới những nước cờ sai lầm hoặc làm căng thẳng gia tăng tới mức xung đột quân sự bùng nổ. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã nói rõ rằng họ sẽ phản ứng lại bất kỳ hành động tấn công nào vào lãnh thổ của họ, và kế hoạch tham chiến của Mỹ cũng cần sẵn sàng ngăn chặn khả năng Bắc Triền Tiên tiến hành những hành động như thế. Chúng ta cũng phải chuẩn bị để có thể tận dụng các điểm yếu trong hệ thống quân sự và chỉ huy của Trung Quốc để đảm bảo chiến thắng quyết định trong bất kỳ cuộc giao tranh nào, đây phần nào cũng là một cách làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột. Một chuyện cũng nghiêm túc như những việc làm đó của Mỹ, thậm chí nghiêm trọng, sẽ là đi tới một điểm bùng phát, nơi người ta mất lòng tin vào Mỹ, và một cuộc tranh giành kiểu Machtpolitik (chính trị sức mạnh) giữa các cường quốc trong khu vực sẽ dẫn tới bất ổn dài hạn. Chiến lược Xây, Giữ và Dọn là cách tiếp cận linh hoạt và thực tiễn nhất để Mỹ duy trì ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không có gì lạ khi một số người, đặc biệt là những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, sẽ coi đây là âm mưu nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trên thực tế, cách làm này không phải là chống Trung Quốc, mà là ủng hộ châu Á. Mục tiêu của chúng ta là kiên định cam kết bảo vệ khu vực khỏi tình trạng mất an ninh, tiếp tục thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và thương mại, và đẩy mạnh hơn nữa xu hướng tự do hóa về chính trị. Sức khỏe kinh tế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thế hệ tới phụ thuộc vào khả năng Mỹ duy trì vai trò tại khu vực năng động nhất thế giới này. Nghĩa là Mỹ phải xúc tiến mệnh lệnh tự do, thứ đã kích thích châu Á tăng trưởng suốt nửa thế kỷ qua. Cũng có nghĩa là phải tìm giải pháp thay thế hữu hiệu ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Thông qua thúc đẩy cả một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thịnh vượng hơn và ổn định hơn, không chỉ nước Mỹ mà cả các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ đều có lợi. Và cả Trung Quốc nữa, cuối cùng có thể họ sẽ quyết định đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trong việc bảo vệ một hệ thống mà họ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác có thể hưởng lợi từ đó.

Michael Auslin là học giả ở AEI.

Đỗ Quyên (theo National Review)

===========================

Kỷ nguyên toàn cầu tiếp theo của nước Mỹ đang ló rạng. Khi chúng ta (tức là Mỹ - ND) giảm quy mô hoạt động quân sự cả ở Afghanistan và Iraq, thì sự thịnh vượng, ảnh hưởng, và an ninh tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi những gì diễn ra trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang nổi lên.

Từ lâu - trong những lời tiên tri của những năm trước - tôi đã nhiều lần xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Iraq và Afghanixtan, chính không ngoài ý này. Quẻ chỉ cho biết khoảng thời gian mà thôi. Lúc ấy Trung Quốc chưa cắt cáp của Việt Nam ở Biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến tranh thế giới mới sắp xảy ra?

Vietbao.vn

Thứ bảy, 20 Tháng tám 2011, 08:39 GMT+7

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nhân loại đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới khác vì dầu mỏ, thực phẩm và nước ngọt.

Vấn đề đói kém đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với hàng triệu người trên thế giới. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, giá lương thực đã tăng 33% kể từ tháng 7 năm 2010 và tiến gần đến mức đỉnh của năm 2008. Tình hình dự trữ lương thực trên thế giới vẫn còn đáng báo động, trong khi giá cả trong nước tiếp tục biến động. Tình hình bất ổn ấy chủ yếu là do thiên tai, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá lương thực.

Posted Image

Giá lương thực biến động đa chiều. Ví như giá ngô tăng 100% ở một số nước và giảm 19% trong vùng lãnh thổ khác. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, giá ngô trung bình tăng 84% so với năm ngoái, đường là 62%, lúa mì là 55% và dầu đậu nành là 47%. Giá dầu thô cũng theo đà tăng đó với con số 45%.

Châu Phi là nơi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vào thời điểm này. Hơn 12 triệu người bị thiếu lương thực trên toàn cầu. Hiện nay, giá thực phẩm thiết yếu trong khu vực - ngũ cốc và ngô vượt quá mức tối đa năm 2008. Giá lương thực ở châu Phi tăng cao vì hạn hán và các cuộc xung đột. Somalia, Kenya, Ethiopia và Djibouti cũng phải đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất trong 50 năm.

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Robert Zoellick, Chủ tịch WB cho biết: “Hơn 3,6 triệu người đang trên bờ vực của cái chết, và đây là thời gian mà cộng đồng quốc tế nên tìm ra một giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này. Giá lương thực liên tục tăng cao và mức dự trữ lương thực thấp cho thấy, chúng ta vẫn đang trong vùng nguy hiểm, với những con người dễ bị tổn thương nhất nhưng khả năng đối phó lại yếu nhất. Cảnh giác là thái độ rất quan trọng đối với sự không chắc chắn và biến động ngày nay”..

Theo ước tính của các chuyên gia, số lượng người thiếu lương thực, thực phẩm trên thế giới sẽ vượt quá con số 1 tỷ trong năm nay. Năm ngoái, con số này thấp hơn - 925 triệu.

Trong năm 2008, giá lương thực ngày càng tăng đã gây ra những cuộc náo loạn lớn ở một số nước. Theo WB, nhiều nhất là 125 triệu người đang sống trong nghèo đói cùng cực 3 năm trước đây. Và giá lương thực đã tăng 27% trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, một số nước không ủng hộ quy định của nhà nước về giá lương thực. Các quan chức Pháp hỗ trợ cả việc thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ những kẻ đầu cơ trục lợi và hạn chế xuất khẩu thực phẩm. Brazil cũng hỗ trợ sự phục hồi tự nhiên của thị trường thực phẩm. Một số chuyên gia tin rằng, các cuộc bạo loạn gần đây ở Ai Cập cơ liên quan với hạn hán ở Nga vào mùa hè năm 2010, dẫn đến sự tăng mạnh của giá các loại ngũ cốc trên thế giới.

Giá giao dịch của các loại ngũ cốc dự kiến ​​sẽ tăng do nhu cầu cao về xuất khẩu trên toàn cầu và mùa màng kém tại các nước xuất khẩu. Một mùa đông lạnh ở Mỹ, lũ lụt ở Canada và Úc, cũng như hạn hán ở Argentina càng làm phát sinh thêm những mối quan tâm hệ trọng nhất với các thị trường. Giá đường vẫn ở mức rất cao - gần mức tối đa trong hơn một thập kỷ qua. Những nước xuất khẩu đường lớn nhất là Ấn Độ và Mexico cũng bị tác động lớn bởi điều kiện thời tiết xấu.

Nhiều chuyên gia tin rằng, nhân loại đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới khác vì dầu mỏ, thực phẩm và nước ngọt. Số lượng người chết đói sẽ tiếp tục gia tăng trên thế giới cũng như những vấn đề của nền kinh tế toàn cầu ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.

Viet Bao (Theo VTV)

==========================

Tôi luôn cho rằng sẽ không có chiến tranh thế giới lần thứ III xảy ra - được hiểu theo nghĩa hai phe đánh nhau - như lời tiên tri được gán cho bà Vanga. Nhưng điều đó không có nghĩa không có chiến tranh lớn xảy ra!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Singapore lo băng tan, đường biển thoáng

22/08/2011 10:10

(TNTS) Những khối băng Bắc cực tan nhanh chưa từng thấy, mở ra tuyến hải hành phương bắc rút ngắn khoảng cách Á - Âu, đe dọa tuyến đường truyền thống chạy ngang Singapore.

Tham vọng của Nga

Từ nhiều thế kỷ qua, những nhà thám hiểm lẫn dân buôn đều mơ ước có ngày chuyến hải hành từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương được rút ngắn lại, bằng cách xuyên qua miền Bắc cực theo hải trình Đông Bắc. Hành trình từ cảng Rotterdam của Hà Lan hay một hải cảng nào đó ở bắc Âu đến cảng Yokomaha của Nhật Bản hoặc cảng Hàn Quốc nếu vượt qua Bắc Băng Dương chỉ bằng 2/3 tuyến đường xuyên qua Ấn Độ Dương ở phía nam. Ngặt nỗi, Bắc Băng Dương quanh năm băng giá, nhân loại đành phải chọn cách lênh đênh trên biển 32 ngày trong hải trình 11.000 hải lí xuyên qua kênh đào Suez và eo biển Malacca, thay vì chỉ 23 ngày vượt 7.700 hải lí xuyên eo Bering.

Posted Image

Mỗi ngày có hơn 200 tàu hàng đi qua eo Malacca và nhiều tàu trong số đó bốc dỡ hàng tại Cảng Singapore - Ảnh: Thục Minh

Nhưng nay, ước mơ đó có nhiều triển vọng thành sự thật trong bối cảnh thế giới đang lo ngại hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo số liệu khí tượng ghi chép của thế giới, sau "mùa hè đổ lửa" 2010, năm nóng thứ 3 kể từ năm 1936, lượng băng ở Bắc cực tan chảy nhiều hơn trung bình đến 56%. Bình thường vào mùa đông, băng tuyết Bắc cực phủ kín một diện tích 14-15 triệu km2; sang cuối mùa hè vào giữa tháng 9, diện tích phủ băng còn lại chừng 7 triệu km2. Nhưng từ năm 2007 đến nay, mức phủ băng vào giữa tháng 9 chỉ còn từ 4,5-5 triệu km2. Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia của Mỹ hôm 18.7.2011 cảnh báo: "Băng đang tan nhanh trong vòng nửa đầu tháng 7 vừa qua và vượt qua mức tan kỷ lục của năm 2007". Tại thời điểm này, còn đến gần 6 tuần nữa mới hết mùa băng tan, nhưng diện tích phủ băng chỉ còn 6,8 triệu km2, báo The Vancouver Sun đưa tin hôm 3.8.

Sự tan băng bất thường ở Bắc cực khiến thế giới lo ngại nhiều quốc gia và thành phố có thể biến chìm vào lòng biển, nhưng đồng thời cũng mở cửa hải trình Đông Bắc mà người Nga hằng ấp ủ. Chuyên gia dự báo thời tiết hàng đầu của Nga Alexander Frolov hồi năm ngoái đã nhận định: "Nếu tốc độ tan băng hiện tại vẫn cứ tiếp tục, thì đến năm 2050, Bắc Băng Dương sẽ không có một mẩu băng nào vào mùa hè". Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã lên kế hoạch tái thiết lại tuyến đường Bắc cực nối thành phố Arkhangelsk nằm gần Phần Lan với eo biển Bering, được thiết lập năm 1932 vì mục đích quân sự, để biến nó thành hải trình Đông Bắc có thể vận hành thương mại quanh năm. Tuyến Bắc cực hiện vẫn đang được sử dụng, từ tháng 7 - 11 hàng năm, dưới sự hỗ trợ của các tàu phá băng.

Năm 2009, hai tàu hàng của Đức đã thành công trong chuyến đi thương mại đầu tiên trên hải trình Đông Bắc. Tàu MV "Beluga Fraternity" và MV "Beluga Foresight" rời cảng Vladivostok gần biên giới 3 nước Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ngày 21.8, đến thành phố Ulsan của Hàn Quốc nhận hàng, sau đó đi ngược lên phía bắc. Ngày 7.9, tàu cập cảng Novy ở phía tây bắc nước Nga để bốc dỡ hàng, rồi đi tiếp đến Rotterdam mà không gặp bất cứ một sự cố nào do băng tuyết gây ra.

Posted Image

Hải trình Đông Bắc (màu xanh) xuyên qua Bắc Băng Dương chỉ bằng 1/3 hải trình phương nam truyền thống qua eo Malacca (đỏ)

Thành công của tập đoàn Beluga đã tiếp thêm sức mạnh cho tham vọng của Thủ tướng Putin. Công việc tái thiết và mở mang tuyến Bắc cực đã được bắt đầu bằng việc người Nga đưa tàu ra chạy thử. Bất chấp chi phí phá băng rất cao, tập đoàn tàu thủy quốc gia Sovcomflot trong năm nay đã vận chuyển khí nén đi qua đây, đánh dấu tham vọng kiểm soát vùng giàu năng lượng này của Kremlin. Hồi tháng trước, tập đoàn phân bón lớn nhất nước Eurochem cũng vận tải 44.000 tấn quặng sắt tinh chế sang Trung Quốc theo tuyến đường này. Giám đốc hậu cần của Eurochem Igor Nechaev cho biết công ty dự tính nâng tần suất chạy tàu lên mỗi tháng.

Hãng tin Reuters cho hay Nga cũng vừa công bố kế hoạch xây dựng 40 bệ tiếp nhận dầu và 55 tàu chở dầu không bị phủ tuyết vào mùa đông, 14 cảng trung chuyển khí đốt ngoài khơi, và 20 tàu vận tải khí đốt trong thời gian tới.

Singapore lo ngại

Nằm ở cực nam bán đảo Malay, Singapore chắn ngay vị trí hẹp nhất của eo Malacca, một phần trong tuyến hải trình phương nam truyền thống nối châu Âu với các nền kinh tế lớn nhất châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỗi ngày, có trên 200 tàu hàng đi ngang eo biển này, mang theo 1/3 hàng hóa thương mại của cả thế giới, chưa kể trên dưới 300 tàu hành khách, tàu du lịch… Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản từ Trung Đông đi xuyên qua đây. Theo tính toán, mật độ lưu thông qua eo Malacca cao hơn qua kênh đào Suez đến 6 lần. Với vị trí án ngữ, cộng với cảng container lớn nhất nhì thế giới, Singapore hưởng lợi lớn từ tuyến hải hành này.

Vì thế, kế hoạch hiện thực hóa hải trình Đông Bắc của Nga khiến Singapore lo lắng. Bởi không chỉ xa hơn, hải trình phương nam qua eo Malacca còn luôn bị đe dọa bởi nạn cướp biển. Gần đây, bất ổn tại Trung Đông cũng khiến các hãng tàu biển muốn né tuyến đường băng qua Ấn Độ Dương này. Báo Straits Times ngày 5.8 trích lời các chuyên gia Singapore bày tỏ quan ngại rằng các hãng tàu biển có thể thôi không đi ngang eo Malacca nữa.

Theo chuyên gia hàng hải Joshua Ho tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, hiện nay Nga thu phí 200.000 USD cho mỗi tàu phá băng của mình tháp tùng tàu hàng vượt Bắc Băng Dương. Nga hiện có 9 tàu phá băng chạy bằng điện nguyên tử như thế.

Ngoài các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc xử lý băng tuyết mà người Nga tự tin có thể chinh phục được, vấn đề còn lại là con số 200.000 USD tiền phá băng cho mỗi chuyến vượt biển. Các hãng tàu sẽ cân nhắc giữa chi phí này với việc rút ngắn 1/3 hải trình cộng mức giảm chi phí nhiên liệu chạy tàu và lượng khí thải CO2 mà họ phải mua quota để vận hành. "Hải trình Đông Bắc có thể tồn tại nhờ hiệu quả thương mại hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc Nga có chịu giảm phí phá băng hay không", ông Ho kết luận.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

=====================================

Tan băng thì các bãi đá ngầm, đảo tí ti chìm dưới biển, thế cho đỡ cãi nhau. Vậy mà cũng lo. Lãng nhách! Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại Nạn… dốt sử nhà

31/07/2011 14:38:21

Posted Image- Mũm Mĩm lắc đầu xua tay, nói không không, sử nước ta quyết không là sử nhạt. Chỉ vì ta đã nhạt hóa lịch sử nước nhà.

TIN LIÊN QUAN

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Tôi trách chính tôi"

Tụt hạng và thụt lùi

Bé Nhím vừa đi học về đã la toáng lên, nói bố ơi mẹ ơi, có điểm đại học rồi, mẹ điện về quê xem chị Lê con dì Hai có đỗ không. Mũm Mĩm thở ra, nói chị Lê trượt rồi con. Bé Nhím há mồm trợn mắt, nói ủa, sao trượt. Chị Lê học giỏi lắm mà. Mũm Mĩm lắc đầu, nói ừ giỏi, môn gì cũng giỏi trừ môn sử. Không điểm sử thì giỏi mấy cũng trượt.

Ngu Ngơ gật gù, nói đúng đấy. Chả hiểu sao học trò nước mình dốt sử thế không biết. Điểm thi đại học 98% điểm sử dưới trung bình. Trường Đại học Đà Nẵng có đến 447 điểm không môn sử. Thật kinh khủng khiếp. Mũm Mĩm cười cái hậc, nói học sinh ta học giỏi môn sử mới là chuyện lạ chứ dốt sử thì có gì lạ. Ngu Ngơ cười cười, nói em bi quan chủ nghĩa quá. Chẳng qua năm nay đề thi sử khó mới thế.

Posted Image

98% bài thi sử kỳ thi ĐH năm 2011 dưới điểm trung bình. Ảnh minh họa

Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói đề khó mấy cũng không có thảm kịch thế kia. Đề khó thì học sinh kém, học sinh trung bình không làm được chứ học sinh giỏi vô lẽ bó tay. 98% điểm sử dưới trung bình phản ánh cái nền dốt sử của học sinh, cứ nói thế cho nó nhanh.

Ngu Ngơ rơi phịch xuống ghế, nói cũng lạ quá, con nít ngày nay giỏi lắm, môn gì cũng giỏi. Ngoại ngữ, vi tính chúng nó còn là bậc thầy người lớn, trong khi sử nhà thì dốt đặc cán mai. Hỏi mười đứa thì cả chục đứa không thích học sử. Nghe đến môn sử chúng nó đều thè lưỡi thụt cổ hết lượt. Không lẽ bốn ngàn năm lịch sử, bao nhiêu kì tích chống ngoại xâm, bao nhiêu tấm gương anh hùng lẫm liệt không đủ hấp dẫn chúng nó sao.

Mũm Mĩm lắc đầu xua tay, nói không không, sử nước ta quyết không là sử nhạt. Chỉ vì ta đã nhạt hóa lịch sử nước nhà.

Ngu Ngơ trợn mắt nhìn Mũm Mĩm, nói em nói vậy là sao. Mũm Mĩm đỏ mặt tía tai, nói còn sao nữa. Sách giáo khoa tràng giang đại hải những con số, ngày ngày tháng tháng năm năm khiến con nít tối tăm mặt mũi. Viết sử bằng con số, bằng diễn giải ý nghĩa, bằng tư tưởng này kia mà thiếu những câu chuyện hấp dẫn làm sao lôi cuốn được các cháu.

Ở ngoài đời sách sử, phim sử vừa ít vừa dở, chỉ rặt mỗi sách Tàu sách Tây, phim Tàu phim Tây. Trẻ con bây giờ thuộc sử Tàu gấp mấy sử Ta là vì thế. Người lớn thiếu ý thức tự tôn, tâm lý chuộng ngoại tràn lan, đi đâu cũng thấy Tàu Tàu Tây Tây, tìm mỏi mắt chẳng thấy Ta đâu. Người lớn không quan tâm đến văn hóa lịch sử nước nhà thì đừng có yêu cầu con nít yêu sử, giỏi sử.

Ngu Ngơ gật đầu cái rụp, nói Mũm Mĩm của anh nói phải lắm. Nước ngoài người ta dùng văn hóa để tuyên truyền giáo dục lịch sử, mỗi bài giảng lịch sử là một món ăn văn hóa thơm ngon bổ béo.

Trong khi ở ta trong lớp bài giảng sử thì khô khan, nghèo nàn đơn điệu, ra ngoài đời thì văn hóa ngọai lai tràn ngập, cả phố đèn lồng, cả khu phố Tàu. Lên Đà Lạt mà xem, người ta xây cả Vạn lý trường thành, có cả cổng thành, lính cổ. Lại còn khắc một câu xanh rờn “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”, ngao ngán chưa.

Mũm Mĩm ôm mặt khóc hu hu, nói chỉ có biết di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nước ngoài mới xứng đáng là trang hảo hán. Con nít nghe người lớn khuyến cáo thế chúng sẽ nghĩ thế nào? Hu hu khổ không, nhục không, đau không.

Nguyễn Quang Lập

=================================

Ơ! Cứ tưởng đem cái "tư di pha học", được "pha học chứng minh" lại được cả "Hầu hết các nhà pha học trong nước" với cả "cộng đồng pha học quốc tế ủng hộ" - phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thì cái sử Việt ắt hẳn nó phải phát chiển nắm. Ai ngờ nó lại thành cái "Đại nạn dốt sử nước nhà" mới chán chứ! Cái này báo đăng ở Bi nét đấy! Hổng phải tui tự ý nói ra ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc 'hớ hênh' lộ cảnh tấn công trang mạng Mỹ?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :9:18 AM, 24/08/2011

Trung Quốc chưa bao giờ chính thức tuyên bố chiến tranh mạng với Mỹ. Mặc dù vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những cuộc tấn công đang được bật đèn xanh từ chính quyền nước này.

TEpoch Times, ngày 23/8, cho biết, trong một đoạn phim tài liệu quân sự chính thức, dài 6 giây được phát trên chương trình truyền hình Trung Quốc đã chiếu cảnh một chương trình máy tính đã được sửa đổi đang khởi động cuộc tấn công từ một địa chỉ IP của Mỹ.

Theo Epoch Times, trong clip, một trường đại học quân sự của Trung Quốc đã sử dụng phần mềm để tiến hành tấn công chống lại một trang mạng ủng hộ một tổ chức bất đồng chính kiến với nhà nước Trung Quốc. Để thực hiện việc này, họ đã lợi dụng máy chủ của trường ĐH Alabama Birmingham (UAB) và khởi động cuộc tấn công.

Tờ báo cho biết, chương trình được chiếu trên màn hình đã đề cập đến “các mục tiêu tấn công có chọn lọc” tại vị trí phía trên của cửa sổ chương trình. Đồng thời, cho phép người sử dụng chọn mục tiêu cũng như địa chỉ IP để từ đó khởi động cuộc phá hoại bằng một nút lớn có tên “tấn công”.

Danh sách các tác giả được liệt kê dưới tên ĐH Kỹ thuật điện tử của Quân giải phóng Trung Quốc, thể hiện mối liên hệ mật thiết với PLA.

Posted Image

Địa chỉ IP xuất hiện trong một chương trình hình ảnh phát trên kênh CCTV7 được cho là bằng chứng về sự dính líu của Trung Quốc với các cuộc tấn công mạng gần đây.

Việc phát hiện chương trình này xảy ra cả tuần sau khi công ty an ninh mạng Mc Afee của Mỹ tiết lộ sự tồn tại của một “công cụ truy cập từ xa mờ ám” hay “Shady RAT”, một chiến dịch dài 5 năm được phát động bởi một cơ quan của một quốc qua nhằm chống lại 72 tổ chức trong đó có các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, các nhóm nhân đạo và các tập đoàn tư nhân. (>> chi tiết)

Dù McAfee từ chối cho biết nước nào chịu trách nhiệm cho “shady RAT”, các chuyên gia, dựa theo "lý lịch nạn nhân" (nội dung của các trang mạng bị tấn công), đều tin rằng chính Trung Quốc đã điều phối các cuộc đánh phá này.

Đáp lại các lý lẽ ngày càng tăng về chiến tranh mạng, chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cho rằng chính Mỹ mới là kẻ gây hấn đích thực.

Bản thân tờ Epoch Times cũng chỉ ra trong bộ phim tài liệu có một cảnh bị làm nhòe đi từ một thông điệp có tính tuyên truyền gọi Mỹ là “nước đầu tiên sẽ tiến hành (chiến tranh mạng) trong một cuộc chiến thật sự”. Tag: chiến tranh mạng tác chiến mạng

Chuyên đề: Chiến tranh mạng

Lê Ngọc (theo Daily Caller)

================================

Khi tổng thống Hoa Kỳ Obama tuyên bố hành vi tấn công mạng được coi là hành vi gây chiến thì đây là thông tin phiền phức nhất trong quan hệ của hai quốc gia hàng đầu này! Hãy chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đặt mục tiêu có “quốc phòng hiện đại năm 2020”

Thứ Năm, 25/08/2011 - 11:01

(Dân trí) - Trung Quốc dường như đang theo đuổi mục tiêu xây dựng một lực lượng quân đội hiện đại vào năm 2020 - một động thái có thể là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến mất ổn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc hôm qua tuyên bố.

Posted Image

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc.

Trong báo cáo thường niên đánh giá tình hình phát triển an ninh quốc phòng của Trung Quốc trình Quốc hội hôm qua, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được lực lượng quốc phòng hiện đại tập trung vào khu vực.

Báo cáo nhấn mạnh những mối lo ngại lớn về khả năng quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Báo cáo cho rằng vụ tấn công mạng năm 2010, mà nhiều máy tính của chính phủ Mỹ cũng là mục tiêu, dường như bắt nguồn từ Trung Quốc.

Báo cáo tập trung vào năm 2010, một năm mà Lầu Năm Góc cho rằng chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc “được thanh toán bằng những khoản tiền thấy rõ”.

Báo cáo viết: "Về mặt quân sự, chương trình hiện đại hóa liên tục của Trung Quốc đang thu được kết quả rõ ràng. Trong năm 2010, Trung Quốc phát triển tên lửa chống hạm, xúc tiến chương trình đóng tàu sân bay và hoàn thành nguyên mẫu máy bay do thám đầu tiên của nước này là chiếc J-20”.

“Cho dù có những lỗ hỗ trong một vài khu vực chủ chốt, phần lớn vũ khí hạng nặng đã lạc hậu và thiếu kinh nghiệm vận hành, nhưng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang đều đặn lấp đầy khoảng trống công nghệ bằng những lực lượng được trang bị vũ khí hiện đại”, báo cáo viết.

Theo báo cáo, Trung Quốc gần đây đã lần đầu tiên cho chạy thử một hàng không mẫu hạm thời Liên Xô đã được tân trang.

Trung Quốc đang phát triển một loại tên lửa chống hạm để tấn công tàu ngoài khơi. Trung Quốc cũng đang ráo riết thu thập thông tin tình báo mạng và tấn công hệ thống máy tính trên toàn thế giới.

Báo cáo còn cho rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với nhiều khu vực rộng lớn trên Biển Đông đang làm tình hình ở vùng này căng thẳng.

Giới chức Trung Quốc chưa có bình luận gì về báo cáo trên.

Hà Khoa

Theo Reuters

======================================

Rồi thì làm sao?

Người ta đang phát triển vì mục đích hòa bình, tự vệ là chính và không đe dọa ai mà. Ấy là Trung Quốc bảo thế!

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp xem xét bán vũ khí cũ

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :10:51 AM, 25/08/2011

Việc giảm số lượng binh sĩ theo Sách trắng Quốc phòng Pháp công bố sẽ dẫn đến việc Pháp sẽ thừa nhiều vũ khí đã qua sử dụng.

Như vậy, Pháp sẽ đứng trước hai lựa chọn: Hoặc là sẽ sử dụng dần những loại vũ khí này cho đến khi chúng bị hao mòn hoặc đưa số vũ khí này vào thị trường xuất khẩu vũ khí và tăng nguồn thu cho ngân sách quốc phòng.

Vấn đề mang tính thời sự kể từ khi Pháp công bố sách trắng quốc phòng theo đó số lượng binh lính Pháp sẽ giảm 54.000 trong giai đoạn 2009-2015.

Hệ lụy đi kèm theo quyết định này là Pháp sẽ giải phóng một số lượng lớn các loại vũ khí đã qua sử dụng: 1.500 các loại thiết bị bọc thép, 15.000 xe tải và các phương tiện sẽ có thể sang nhượng lại.

Posted Image

Pháp sẽ bán nhiều trang bị quân sự hiện đại sau khi tinh giảm quân số.

Bên cạnh việc xuất khẩu vũ khí mới như hợp đồng béo bở mà Pháp ký với Braxin khi nước này mua tàu sân bay Foch và 12 máy bay Mirage 2000 vào năm 2005, việc bán vũ khí đã qua sử dụng của Pháp trong thời gian vừa qua cũng có nhiều triển vọng.

Theo báo cáo của Quốc hội Pháp thì số tiền thu được từ nguồn này hiện vào khoảng 10-15 triệu euro mỗi năm trong 10 năm trở lại đây.

Nước láng giềng Đức còn thu được số tiền đáng kể hơn vào khoảng 1,35 tỷ euro từ năm 2000-2009 nhờ vào việc bán các loại xe tăng hạng nặng Leopard 2.

Trong những năm gần đây, Pháp đã nhượng lại khoảng 10 máy bay chiến đấu cũ, hàng trăm xe bọc thép và hàng chục tàu chiến.

Những thị trường cho các loại vũ khí này cũng khá đa dạng từ những nước đang phát triển như Bangladesh, Philippines, các nước Châu Phi hay các nước Châu Mỹ Latinh hay cho đến cả những nước có tiềm lực quốc phòng như Braxin.

Nước này muốn mua các loại vũ khí thông thường đã qua sử dụng để sử dụng ngân sách phát triển các loại vũ khí tối tân.

Một trong những lý do khiến nhiều nước ưu tiên mua các loại vũ khí đã qua sử dụng đó là giá thành rẻ và hơn nữa là họ sẽ có hàng ngay chứ không phải chờ lâu như khi mua các loại vũ khí mới. Chính vì lẽ đó mà Singapore cũng đã mua 2 tầu ngầm cũ A19 của Thụy Điển vào năm 2005.

Việc bán các loại vũ khí đã qua sử dụng đem lại cho Pháp hai lợi ích lớn đó là tạo thêm nguồn ngân sách cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và thắt chặt ngân sách và hai là Pháp sẽ không mất thêm chi phí để duy tu, bảo dưỡng định kỳ các loại vũ khí này vốn ngốn một lượng ngân sách cũng không nhỏ.

Các loại vũ khí đã qua sử dụng của Pháp được đưa vào thị trường xuất khẩu vũ khí cũng khá đa dạng từ những chiếc xe bọc thép thông thường cho đến xe tăng hay cho đến cả các tàu sân bay.

Trong thời gian tới Pháp sẽ phải nhanh chóng ký kết các loại vũ khí cũ để tận dụng khoảng trống của thị trường trước thời điểm 2014 khi quân Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq và Afghanistan. Khi đó, lượng vũ khí khổng lồ đã qua sử dụng mà Mỹ rút về từ hai chiến trường trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường mua bán vũ khí cũ toàn cầu.

Trong giai đoạn 2000-2009, Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc bán các loại vũ khí đã qua sử dụng với số tiền thu được lên tới 7,9 tỷ euro trong khi Pháp chỉ thu được khoảng 0,135 tỷ euro cùng thời gian.

Việt Thành (tổng hợp)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

chilinh

Hy vọng rằng Mỹ sẽ gỡ bỏ Lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tận dụng điều đó Việt Nam mình mua vũ khí cũ của Pháp thì tuyệt vời. Từ tàu chiến, xe tăng, xe quân sự cho đến vũ khí bộ binh như súng trường, áo giáp, mũ... Ai cũng biết đồ Pháp tốt thế nào.

===================================

Lại đồ hàng hiệu bán ve chai! Ngày xưa, lúc Hoa Kỳ đánh Iraq lần thứ nhất - Chỉ gồm các đồng minh của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II. Những siêu cường và là đồng minh mới sau thế chiến tuyệt đối không có mặt, Nhật Bủn đề nghị tam gia , nhưng bị từ chối - Iraq thua. Các phi công Iraq được lệnh xuất kích thì bay ngay sang lãnh thổ Arap Xe Ut, hoặc bị bắn hạ khi chưa kịp nhìn thấy đối thủ. Xe tăng thì thôi khỏi nói, cứ như là bia tập bắn. Cái này là hẳn do băng video của Trung Quốc mần bán chui cứ như tôm tươi ở Việt Nam. Nhưng những vũ khí hiện đại ấy bây giờ cũng sắp bán ve chai cả rồi.

Nếu có zdốnn, mua mấy đồ ve chai này chắc lời to, trong cơn khủng hoảng kinh tế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị sĩ Mỹ tìm kế bán F-16 cho Đài Loan

Cập nhật lúc :10:23 AM, 26/08/2011

Quốc hội Mỹ có thể hợp thức hoá việc bán 66 máy bay F-16 Fighting Falcon cho Đài Loan, kể cả khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama từ chối hợp đồng này.

Theo thượng nghị sĩ John Cornyn, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama phủ quyết việc bán máy bay cho Đài Loan thì Quốc hội sẽ đưa việc cung cấp máy bay chiến đấu vào trong ngân sách quân sự của năm 2012.

Mỹ và Đài Loan đang đàm phán về việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16C/D block 52 cho Đài Bắc. Quyết định cuối cùng về thương vụ này phải được thực hiện trước ngày 1/10/2011.

Trước đây, giới quân sự Đài Loan cho rằng, Mỹ có khả năng ngưng phi vụ này vì lo sợ sẽ làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc, dù đại diện các nhà đàm phán thương mại của Mỹ đã tỏ ý sẵn sàng mở rộng gói nâng cấp 146 máy bay F-16 A/B block 20 của Đài Loan.

Trong gói hiện đại hóa bao gồm cả radar mảng pha SABR hoặc RACR được sản xuất bởi các công ty Northrop Grumman và Raytheon.

Tuy nhiên, Đài Loan vẫn muốn mua máy bay chiến đấu mới. Phía Đài loan cho rằng an ninh của mình đang bị đe dọa từ phía Trung Quốc, quốc gia đang liên tục gia tăng sức mạnh quân sự của mình.

Posted Image

Với sự giúp đỡ từ các nghị sĩ Mỹ, Đài Loan hoàn toàn có thể hi vọng mua thành công 66 chiếc F-16 C/D block 50 tiên tiến.

Theo ông Cornyn, chính quyền của Tổng thống Mỹ đang ở tình thế khó xử. Nếu Tổng thống Obama không thông qua thoả thuận bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan, sẽ phải chấp nhận nó trong ngân sách quốc phòng tài khóa 2012, bắt đầu từ ngày 1/10.

Trong trường hợp tổng thống sẽ phủ quyết toàn bộ ngân sách quốc phòng của Mỹ để ngăn chặn việc bán F-16, tất cả các dự án quân sự của Mỹ sẽ không nhận được nguồn kinh phí và sẽ hưởng đến an ninh quốc gia.

Cần lưu ý rằng, Quốc hội ngày càng ủng hộ việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. Ông Cornyn còn phân tích, việc cấm giao dịch sẽ giáng một đòn nặng vào Đài Loan - đồng minh quan trọng trong khu vực và mất đi 2.300 việc làm ở Mỹ để sản xuất 66 máy bay chiến đấu F-16 C/D.

Tháng 4/2011, 45 thành viên của Thượng viện Mỹ đã viết thư cho Tổng thống Obama để thúc giục ông chấp nhận thỏa thuận về việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Trong bức thư có đoạn, việc cung cấp máy bay chiến đấu sẽ duy trì sự cân bằng quân sự trong khu vực, trong thời gian gần đây lợi thế đang nghiêng về phía Trung Quốc.

Thu Hoài (theo Lenta)

>> Đài Loan 'nài nỉ' Mỹ nâng cấp F-16

>> Mỹ từ chối bán F-16 C/D cho Đài Loan

>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan

>> Đài Loan bị Trung Quốc ép chạy đua vũ trang

>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á

=================================

Thông tin này trên baodatviet.vn được gửi riêng cho trananh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 40.000 đập của Trung Quốc có nguy cơ vỡ

Thứ sáu, 26/08/2011 14:10

Truyền thông Trung Quốc ngày 23/8 cho biết, hơn 40.000 đập lớn nhỏ có nguy cơ vỡ, gây ngập lụt hơn 600 thành phố, thị trấn.

Posted Image

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc.

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết họ đang nỗ lực đẩy lùi nguy cơ vỡ 40.000 đập có thể nhấn chìm 637 thành phố, thị trấn, làm ngập 11 triệu hecta đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến 144 triệu dân.

Trả lời phỏng vấn tờ China Economic Weekly (tạp chí do Nhật báo Nhân dân Trung Quốc của Đảng Cộng Sản Trung Quốc quản lý), Giám đốc Cục quản lý đập, ông Xu Yuanming cho biết: “Nguy cơ vỡ các đập này là rất lớn, và có thể phá hủy đất nông nghiệp, đường sắt, nhà cửa và thậm chí hàng trăm thành phố nếu nguy cơ này thành hiện thực”.

Nguyên nhân chủ yếu do các đập này được xây dựng với kỹ thuật còn hạn chế từ những năm 1950-1960 để giải quyết vấn đề hạn hán, lũ lụt.

Để đối phó với nguy cơ này, chính phủ Trung Quốc đã triển khai hành động khẩn cấp để tu sửa và gia cố các đập và bể chứa, đảm bảo 87.000 đập trên toàn quốc có thể an toàn trong 5 năm tới. Ba năm trở lại đây, Bắc Kinh đã chi 62 tỷ nhân dân tệ cho chương trình này.<br class="innova"> Theo DVT.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ đưa tên lửa hạt nhân tới vùng biên sát Ấn Độ

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :3:12 PM, 26/08/2011

Bắc Kinh vừa triển khai nhiều tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-5 đến gần biên giới nhằm răn đe New Delhi, báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay.

>> Ấn Độ tăng cường sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc

“Trung Quốc thay thế những tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn CSS-2 bằng hàng loạt tên lửa CSS-5 có khả năng cao hơn trong việc đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương ở gần biên giới Ấn Độ nhằm tăng cường sức mạnh răn đe của mình”, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định trong báo cáo.

Cũng theo báo cáo này, Bắc Kinh đang rót không ít tiền của vào việc phát triển cơ sở hạ tầng như xây nhiều tuyến đường cao tốc và đường sắt tới biên giới Trung - Ấn.

Posted Image

Trung Quốc đưa tên lửa CSS-5 MRBM tới biên giới Ấn Độ. Ảnh minh họa.

“Dù việc xây dựng này chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế tại miền Tây Trung Quốc nhưng cũng có thể nhận thấy rằng, những tuyến đường mới này có thể giúp ích rất nhiều cho quân đội Trung Quốc trong những chiến dịch quân sự tại biên giới”, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.

Lầu Năm Góc đánh giá, động thái này của Trung Quốc là hệ quả của sự không tin tưởng lẫn nhau và xuất hiện những căng thẳng trong quan hệ song phương cũng như tranh cãi về vấn đề lãnh thổ Trung - Ấn.

Trà My (theo Indian Express)

=========================================

Trong bức tranh mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" thì đến giờ này đúng là thiếu cô gái Ấn Độ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tài chính quốc tế

Suy thoái kép diễn ra thế nào?

Thứ bảy, 27/08/2011 13:29

Trần nợ và tăng trưởng Mỹ chững lại, khủng hoảng nợ châu Âu... khiến giới đầu tư thiếu niềm tin vào thị trường. Suy thoái kép là lo sợ lớn lúc này.

Posted Image

Từ tháng 6, "suy thoái kép" đã trở thành 1 trong những cụm từ được các chuyên gia kinh tế và quan chức chính phủ sử dụng nhiều nhất để đánh giá khủng hoảng nợ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Cụm từ "suy thoái kép", còn gọi là mô hình hồi phục W, được sử dụng để miêu tả hiện tượng khi nền kinh tế giảm tăng trưởng GDP, sau đó hồi phục trở lại và rồi lao dốc một lần nữa trước khi quay trở lại bình thường.

Ví dụ gần đây nhất của suy thoái kép tại Mỹ xảy ra đầu những năm 1980. Từ tháng 1 tới tháng 7/1980, kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái, GDP giảm 8% theo năm từ tháng 4 tới tháng 6. Một sự hồi phục diễn ra nhanh chóng sau đó và rồi tới quý I/1981 tăng trưởng hồi phục trở lại tới 8,4%.

Khi lạm phát trở thành vấn đề trong thời gian hồi phục, chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khi đó là Paul Volcker đã tăng lãi suất và kinh tế Mỹ quay trở lại suy thoái với GDP giảm 6% từ tháng 1/1981 tới tháng 12/1982, trước khi hồi phục và ổn định tới cuối thập kỷ.

Trong thời gian đó, Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) chính thức công nhận khủng hoảng kinh tế Mỹ như là một cuộc suy thoái kép - tổ chức Mỹ duy nhất thực hiện điều này.

Mô hình suy thoái kép cũng xảy ra với quy mô lớn hơn và dài hơn trong cuộc Đại Suy thoái. Khi đó, một cuộc suy thoái lớn đã tác động tới nước Mỹ từ năm 1929 tới 1933, sau đó là hồi phục từ 1933 tới 1937 và một sự suy sụp trong giai đoạn từ 1937 tới 1939.

Nguyên nhân gốc rễ của hai cuộc suy thoái kép khác nhau, nhưng lý do thường bao gồm sự suy giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ do sa thải và cắt giảm chi tiêu từ suy thoái trước đó.

Posted Image

Người ta có thể lập luận rằng một cuộc suy thoái kép, ngay cả khi rất nhỏ, thường được dự báo diễn ra khi chính phủ can thiệp nhằm kích thích kinh tế trong thời gian suy thoái. Sự can thiệp có thể tạm thời tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế, nhưng tăng trưởng nhờ động thái của chính phủ thường không duy trì bền vững khi các nguồn lực quay trở lại thị trường và nền kinh tế trở lại mức trước khi can thiệp.

Nỗi lo sợ về cuộc suy thoái kép cũng bị chi phối bởi nhận thức rằng các nước công nghiệp mắc nợ lớn có thể không đủ khả năng để hỗ trợ các biện pháp kích thích nền kinh tế.

Cùng lúc tại các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ năm 2009, đang tìm cách chấm dứt các chính sách hỗ trợ tài chính bởi lạm phát mà các chính sách này đã gây ra.

Sự thay đổi trong hệ thống kinh tế toàn cầu khiến nhiều nền kinh tế giàu mạnh nhất thế giới rơi vào tình trạng bất ổn trong tương lai gần.

Nguồn Forexnewsnow

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ cấm xe máy tại một số đô thị lớn?

Cập nhật lúc 28/08/2011 04:34:03 PM (GMT+7)

Posted Image - Chính phủ cũng vừa có Nghị quyết số 88/ NQ - CP yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng trong quý IV/2012.

Sẽ cấm xe máy ?

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm và đồng bộ của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, đối với hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.

Đối với xe khách, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường các biện pháp xử lý ngay tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến đối với xe ôtô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển, đặc biệt là đối với xe ô tô mà người lái xe sử dụng rượu, bia.

Bộ Công an chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trình Chính phủ trong quý IV/2012.

Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng lộ trình quy định xử phạt qua tài khoản ngân hàng, thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng, và đề xuất rút gọn các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ban hành trong quý I/2012.

Liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, việc hạn chế và cấm xe máy hoặc ô tô trong thành phố là cần phải làm. Tuy nhiên, cần có lộ trình cụ thể, trước khi thực hiện phải thông báo cho người dân ít nhất vài năm để người dân còn chuẩn bị.

Posted Image

Đối với hai thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố (Ảnh: Vũ Điệp).

“Chẳng hạn tại một số nước, trước khi cấm xe máy vào thành phố, họ thông báo trước 3 hoặc 4 năm. Đây là thời gian để chính quyền và nhân dân cùng chuyển bị các điều kiện để thực hiện, như bến bãi đỗ xe, sắp xếp luồng tuyến, công việc, phương tiện…”, ông Thanh lấy ví dụ.

Trong một diễn biến khác, xung quanh hoạt động của tháng an toàn giao thông Quốc gia, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông…".

Để đảm bảo an toàn giao thông, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài việc tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông, thì cần phải xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm Luật Giao thông.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông, dùng đất cho giao thông phù hợp và xây dựng các công trình cao tầng đúng quy hoạch, không cho phép xây dựng các toà nhà cao tầng trong trung tâm để giảm mật độ tham gia giao thông.

UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch về hoạt động hưởng ứng Tháng An toàn giao thông (ATGT), bắt đầu từ ngày 27/8.

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông để bảo đảm giao thông thuận lợi, an toàn; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông; quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách…

Các đơn vị, địa phương chủ động, đồng loạt ra quân thực hiện kế hoạch từ cuối tháng 8, và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải trước ngày 3/10/2011, để tổng hợp gửi UBND TP và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Tháng an toàn giao thông năm nay, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, trong đó tập trung xử lý các lỗi như: điều khiển phương tiện khi uống rượu, bia, vi phạm tốc độ, vượt đèn đỏ, đi không đúng làn đường, không đội mũ bảo hiểm…

Gia Văn

=========================

Trong Lý học, cân bằng Âm Dương được đưa lên hàng tối quan trọng. Vấn đề được đặt ra "Cấm xe máy ở một số đô thị lớn" là một việc mà theo tôi không hề mang lại những yếu tố khả thi. Ngược lại có thể gây những xáo trộn lớn trong sinh hoạt xã hội. Ngược lại với vấn đề được đặt ra ở trên, tôi đề nghị khuyến khích dùng phương tiện cá nhân và hạn chế xe công cộng có diện tích choán mặt đường lớn - thí dụ như xe buýt.

Trên cơ sở nào tôi đặt vấn đề này? Điều đầu tiên dễ nhận thấy là các đô thị lớn ở Việt Nam đều là những đô thị có lịch sử hàng trăm năm trước - nếu chỉ xét theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Bởi vậy, đường xá nhỏ hẹp - mới cách đây chỉ vài chục năm thôi - nhà thơ Tố Hữu đã coi đường rộng 8 thước là một mục đích hướng tới. Đủ hiểu chiều rộng lòng đường ở đô thị lớn Việt Nam nhỏ như thế nào. Chưa kể các T/p Lớn như Hanoi và Sài gòn, các con đường thường có nhiều đường cắt ngang thành những khoảng ngắn. Như vậy chúng ta làm một bài toán như sau - tạm thời bài toán hơi trừu tượng vì tôi ko có con số thống kế - là:

Với diện tích mặt đường không đổi do các con đường nhỏ và hẹp của các T/p đã xây dựng lâu năm như Hanoi, Sài Gòn thì chính những xe cá nhân như xe gắn máy tận dụng được hết diện tích mặt đường. Cụ thể hơn, nó có thể luồn lách qua những ngõ hẻm để di chuyển. Ngược lại, cũng với diện tích mặt đường không đổi từ hàng trăm năm trước (Dương trước); nhưng những phương tiện giao thông lại quá tải - đầu tiên là xe gắn máy ngày càng nhiều. Nhưng có lẽ sẽ ít tắc đường hơn nếu: Lượng xe hơi không nhiều và không có những xe choán nhiều diện tích trên mặt đường như xe buýt. Về vấn đề xe buýt - là loại xe chỉ đi được ở những đường lớn - vấn đề được dặt ra như sau:

Với diện tích mặt đường lớn trong một thành phố không đổi, số lượng xe quá đông các loại. Nay thêm xe buýt vào nữa thì rõ ràng lượng choán diện tích mặt đường sẽ gây trở ngại giao thông và thêm phần tắc nghẽn chứ không giải quyết được vấn nạn này.

Một vấn đề đặt ra có thể có nhiều cách giải quyết. Tôi cho rằng việc cấm xe gắn máy là một cách giải quyết sẽ không khả thi.

Ở các thành phố nước ngoài, họ dùng xe buýt làm phương tiện chuyên trở giao thông công cộng rất khả thi. Nhưng tôi cho rằng đường lộ của họ rộng, tuyến đường dài và còn nhiều yếu tố khác nữa, như: Thu nhập trung bình, môi trường đô thị và xã hội...vv...

Trước đây tôi có một bài viết về Lý học Đông phướng và vấn nạn tắc đường, tai nạn giao thông - đại ý vậy - Bài viết được chuẩn bị rất kỹ. Nhưng vì bận rộn và sức khỏe, nên tôi ngưng. Nay ko biết bài đó ở đâu trên dd này..

Lẩn thẩn, buồn thí viết mấy dòng suy nghĩ, chứ tôi thì không đi cả xe gắn máy lẫn xe buýt và cũng chẳng có xe hơi.

=========================

PS: Cụ thể là Hanoi, xe hơi nhiều quá. Khi Tây xây phố cổ - mà tắc đường chủ yếu là nhưng khu vực xây dựng cũ - không thể dự đoán được xe hơi nhiều như vậy. Mặc dù có thể họ tính tới lượng xe đạp sẽ nhiều lên. Xe máy tức là xe đạp có gắn máy, chỉ phải cái nó to hơn và chạy nhanh hơn một tý. Bởi vậy Hanoi và Sài Gòn cấu trúc đường lộ phủ hợp với xe gắn máy hơn so với xe hơi và khủng hơn là xe buýt.

.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ cấm xe máy tại một số đô thị lớn?

Cập nhật lúc 28/08/2011 04:34:03 PM (GMT+7)

Posted Image - Chính phủ cũng vừa có Nghị quyết số 88/ NQ - CP yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng trong quý IV/2012.

Sẽ cấm xe máy ?

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm và đồng bộ của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, đối với hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.

Đối với xe khách, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường các biện pháp xử lý ngay tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến đối với xe ôtô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển, đặc biệt là đối với xe ô tô mà người lái xe sử dụng rượu, bia.

Bộ Công an chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trình Chính phủ trong quý IV/2012.

Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng lộ trình quy định xử phạt qua tài khoản ngân hàng, thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng, và đề xuất rút gọn các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ban hành trong quý I/2012.

Liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, việc hạn chế và cấm xe máy hoặc ô tô trong thành phố là cần phải làm. Tuy nhiên, cần có lộ trình cụ thể, trước khi thực hiện phải thông báo cho người dân ít nhất vài năm để người dân còn chuẩn bị.

Posted Image

Đối với hai thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trong đó nhấn mạnh việc, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố (Ảnh: Vũ Điệp).

“Chẳng hạn tại một số nước, trước khi cấm xe máy vào thành phố, họ thông báo trước 3 hoặc 4 năm. Đây là thời gian để chính quyền và nhân dân cùng chuyển bị các điều kiện để thực hiện, như bến bãi đỗ xe, sắp xếp luồng tuyến, công việc, phương tiện…”, ông Thanh lấy ví dụ.

Trong một diễn biến khác, xung quanh hoạt động của tháng an toàn giao thông Quốc gia, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông…".

Để đảm bảo an toàn giao thông, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài việc tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông, thì cần phải xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm Luật Giao thông.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm các điểm đen giao thông, dùng đất cho giao thông phù hợp và xây dựng các công trình cao tầng đúng quy hoạch, không cho phép xây dựng các toà nhà cao tầng trong trung tâm để giảm mật độ tham gia giao thông.

UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch về hoạt động hưởng ứng Tháng An toàn giao thông (ATGT), bắt đầu từ ngày 27/8.

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông để bảo đảm giao thông thuận lợi, an toàn; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông; quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách…

Các đơn vị, địa phương chủ động, đồng loạt ra quân thực hiện kế hoạch từ cuối tháng 8, và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải trước ngày 3/10/2011, để tổng hợp gửi UBND TP và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Tháng an toàn giao thông năm nay, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, trong đó tập trung xử lý các lỗi như: điều khiển phương tiện khi uống rượu, bia, vi phạm tốc độ, vượt đèn đỏ, đi không đúng làn đường, không đội mũ bảo hiểm…

Gia Văn

=========================

Trong Lý học, cân bằng Âm Dương được đưa lên hàng tối quan trọng. Vấn đề được đặt ra "Cấm xe máy ở một số đô thị lớn" là một việc mà theo tôi không hề mang lại những yếu tố khả thi. Ngược lại có thể gây những xáo trộn lớn trong sinh hoạt xã hội. Ngược lại với vấn đề được đặt ra ở trên, tôi đề nghị khuyến khích dùng phương tiện cá nhân và hạn chế xe công cộng có diện tích choán mặt đường lớn - thí dụ như xe buýt.

Trên cơ sở nào tôi đặt vấn đề này? Điều đầu tiên dễ nhận thấy là các đô thị lớn ở Việt Nam đều là những đô thị có lịch sử hàng trăm năm trước - nếu chỉ xét theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Bởi vậy, đường xá nhỏ hẹp - mới cách đây chỉ vài chục năm thôi - nhà thơ Tố Hữu đã coi đường rộng 8 thước là một mục đích hướng tới. Đủ hiểu chiều rộng lòng đường ở đô thị lớn Việt Nam nhỏ như thế nào. Chưa kể các T/p Lớn như Hanoi và Sài gòn, các con đường thường có nhiều đường cắt ngang thành những khoảng ngắn. Như vậy chúng ta làm một bài toán như sau - tạm thời bài toán hơi trừu tượng vì tôi ko có con số thống kế - là:

Với diện tích mặt đường không đổi do các con đường nhỏ và hẹp của các T/p đã xây dựng lâu năm như Hanoi, Sài Gòn thì chính những xe cá nhân như xe gắn máy tận dụng được hết diện tích mặt đường. Cụ thể hơn, nó có thể luồn lách qua những ngõ hẻm để di chuyển. Ngược lại, cũng với diện tích mặt đường không đổi từ hàng trăm năm trước (Dương trước); nhưng những phương tiện giao thông lại quá tải - đầu tiên là xe gắn máy ngày càng nhiều. Nhưng có lẽ sẽ ít tắc đường hơn nếu: Lượng xe hơi không nhiều và không có những xe choán nhiều diện tích trên mặt đường như xe buýt. Về vấn đề xe buýt - là loại xe chỉ đi được ở những đường lớn - vấn đề được dặt ra như sau:

Với diện tích mặt đường lớn trong một thành phố không đổi, số lượng xe quá đông các loại. Nay thêm xe buýt vào nữa thì rõ ràng lượng choán diện tích mặt đường sẽ gây trở ngại giao thông và thêm phần tắc nghẽn chứ không giải quyết được vấn nạn này.

Một vấn đề đặt ra có thể có nhiều cách giải quyết. Tôi cho rằng việc cấm xe gắn máy là một cách giải quyết sẽ không khả thi.

Ở các thành phố nước ngoài, họ dùng xe buýt làm phương tiện chuyên trở giao thông công cộng rất khả thi. Nhưng tôi cho rằng đường lộ của họ rộng, tuyến đường dài và còn nhiều yếu tố khác nữa, như: Thu nhập trung bình, môi trường đô thị và xã hội...vv...

Trước đây tôi có một bài viết về Lý học Đông phướng và vấn nạn tắc đường, tai nạn giao thông - đại ý vậy - Bài viết được chuẩn bị rất kỹ. Nhưng vì bận rộn và sức khỏe, nên tôi ngưng. Nay ko biết bài đó ở đâu trên dd này..

Lẩn thẩn, buồn thí viết mấy dòng suy nghĩ, chứ tôi thì không đi cả xe gắn máy lẫn xe buýt và cũng chẳng có xe hơi.

=========================

PS: Cụ thể là Hanoi, xe hơi nhiều quá. Khi Tây xây phố cổ - mà tắc đường chủ yếu là nhưng khu vực xây dựng cũ - không thể dự đoán được xe hơi nhiều như vậy. Mặc dù có thể họ tính tới lượng xe đạp sẽ nhiều lên. Xe máy tức là xe đạp có gắn máy, chỉ phải cái nó to hơn và chạy nhanh hơn một tý. Bởi vậy Hanoi và Sài Gòn cấu trúc đường lộ phủ hợp với xe gắn máy hơn so với xe hơi và khủng hơn là xe buýt.

.

Tôi cho là không khả thi, ít nhất ở HN và SG, những thành phố có đặc thù kiến trúc do lịch sử để lại với phố nhỏ ngõ nhỏ. SG thì tôi ko rành nhưng tôi xin lấy ví dụ ở HN để dẫn chứng cho lập luận của mình:

1. Xe máy là phương tiện phù hợp với dân cư VN, điều này được chứng minh rõ qua thực tế số lượng xe máy trên đầu người của VN cao nhất thế giới. Xin đừng vội kết luận rằng tỷ lệ này cao quá, phải giảm đi để cho bằng anh bằng em. Xin thưa, muốn giảm thì tốt nhất để người dân tự nguyện giảm, thông qua nâng cao đời sống, ý thức, người dân sẽ chuyển sang sử dụng các phương tiện công cộng có tiện ích tương xứng với nhu cầu của mình: thuận tiện, rẻ, an toàn;

2. Số lượng xe máy của HN là hơn 4tr chiếc, ô tô khoảng 10% là 400.000 chiếc:

http://phapluatxahoi.vn/2011081810466848p1001c1017/ha-noi-luong-xe-tham-gia-giao-thong-qua-dong-khong-tai-nan-moi-la.htm

http://tintuc.vnn.vn/newsdetail/xa_hoi/204056/ha-noi-se-han-che-phuong-tien-giao-thong-ca-nhan.htm

http://www.baomoi.com/Taxi-xe-buyt-can-som-su-dung-nhien-lieu-sach/145/6636969.epi

Bây giờ đặt phép tính nhé: Giả sử cấm xe máy, 25% số người đang sử dụng xe máy hiện nay sẽ nâng cấp lên ô tô và/hoặc chuyển sang khung giờ không cao điểm. Mỗi ngày hệ thống xe bus phải phục vụ thêm tối thiểu 3trx2= 6tr lượt người.

Mỗi chuyến xe bus chở bình quân 50 người với xe to, 25 người với xe nhỏ, giả sử tỷ lệ xe to:xe nhỏ là 50:50, vậy nên tại giờ cao điểm, phải có 3tr:37,5=80.000 lượt xe bus, trong đó 40.000 lượt xe bus mỗi loại.

Khung giờ cao điểm được tính 1,5h mỗi lần, thời gian chạy mỗi tuyến xe bus là 45', vậy lượng xe bus cần thiết để phục vụ tại giờ cao điểm là 40.000 xe, trong đó 20.000 xe mỗi loại.

Con số này so với số lượng hơn 1.300 xe bus hiện có quả là 1 cơn ác mộng kinh hoàng!

3. So sánh về sự linh động giữa ô tô, xe máy:

3.1. So sánh kích thước chiếm đất:

+ Xe máy: 1mx2m=2m2/1,5 người = 1,3m2/người;

+ Xe 4 chỗ gia đình: 2x3m=6m2/3 người = 2m2/người;

+ Xe 4 chỗ khác và 7 chỗ: 2mx5m=10m2/5 người = 2m2/người;

+ Xe bus nhỏ: 3mx6,5m=19,5m2/20 người = 1m2/người;

+ Xe bus lớn: 3,5x9m= 31,5m2/30 người = 1m2/người;

+ Xe bus rất lớn: 4mx12m = 48m/50 người = 1m2/người;

Như vậy, nếu toàn bộ số người sử dụng xe máy chuyển sang xe bus và các phương tiện giao thông khác thì diện tích giao thông động hầu như không thay đổi. Vấn đề là ở chỗ giao thông tĩnh: phần diện tích đỗ xe máy chỉ khoảng 25% có thể chuyển sang đỗ ô tô, còn lại 75% thì trông chờ vào ... phép màu do diện tích giao thông tĩnh buộc phải ở trong các khu vực có nhiều công sở, điểm kinh doanh, khu dân cư.

3.2. So sánh đường yêu cầu, thời gian vào cua:

Đây chính là lý do khiến cho xe máy trở thành phương tiện hữu dụng trong đô thị VN. Muốn quay đầu xe máy, chỉ cần ngõ thẳng rộng 2m hoặc ngõ vuông thước thợ rộng 1m trong khi xe gia đình cũng phải ngõ vuông thước thợ 3m, đường thẳng trên 8m. Đây chính là lý do mà đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng hay tắc vào giờ cao điểm bởi các ô tô quay đầu.

Còn nhiều ý kiến nữa nhưng đang có việc nên tạm dừng :P :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường đến trường chông gai của cô sinh viên giỏi "Sử nhà"

Thứ Hai, 29/08/2011 - 00:03

(Dân trí) - 12 năm liền là học sinh giỏi, đạt giải ba môn Lịch sử cấp quốc gia, đậu Đại học với 23,5 điểm nhưng em Lê Thị Bảo Trân (SN 1993, ngụ xã Hòa Thạnh, Tam Bình) có nguy cơ không thể bước tiếp vào giảng đường đại học. Chúng tôi tìm đến nhà của em Lê Thị Bảo Trân để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh này. Lời đầu tiên mà chúng tôi nhận được từ những người hàng xóm là “tội nghiệp con Trân lắm, học giỏi mà lỡ nghỉ nửa chừng thì uổng phí quá”.

Thành tích đáng nể môn Lịch sử

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng lúc nào em Lê Thị Bảo Trân cũng cố gắng học thật tốt. Trân cho biết, cha mẹ em luôn động viên, ủng hộ em đến trường. Hồi còn học cấp 1, cấp 2, nhà cách xa trường từ 3-4km nhưng vì không có tiền mua xe đạp nên Trân phải đi bộ suốt mấy năm học này. Lên cấp 3, Trân vào học trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- một ngôi trường nổi tiếng nhất ở tỉnh Vĩnh Long.

Posted Image

Bảo Trân cùng mẹ lột hạt điều với hi vọng có thêm chút tiền để nhập học

Trong suốt 12 năm học, thành tích của Trân rất đáng nể. 12 năm đều đạt học lực giỏi. Ở cấp 2, Trân đạt giải ba môn Lịch sử và giải khuyến khích môn Toán cấp huyện. 3 năm THPT, Trân cũng giành rất nhiều giải thưởng về môn Lịch sử cho mình: 3 giải khuyến khích cấp tỉnh, 1 giải nhất cấp tỉnh, Huy chương đồng (lớp 10) và Huy chương bạc cuộc thi Olympic 30/4 (lớp 11), đặc biệt là Trân cũng giành được giải ba môn Lịch sử cấp quốc gia.

Trân cho biết, em rất thích học môn Lịch sử vì em muốn được tìm hiểu lịch sử nước nhà, muốn biết được những chiến công của các anh hùng trong công cuộc bảo vệ đất nước. “Học lịch sử cho em nhiều bài học quý báu về tình yêu quê hương đất nước”- Trân nói.

Posted Image

Giấy chứng nhận đạt giải ba môn Lịch sử cấp quốc gia của Bảo Trân

Chính vì yêu thích môn học này nên Trân giành được nhiều giải thưởng và hơn hết là trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua, Trân thi khối C và môn Lịch sử đạt đến 9,25 điểm. Chông chênh đường đến trường của “nhà báo” tương lai Gia đình của ông Lê Văn Ngai (cha của Trân) không một miếng đất cắm dùi, cả 3 nhân khẩu phải ở nhờ nhà của cậu Bảo Trân. Mảnh vườn nhỏ của ông cậu cũng không sinh hoa lợi gì vì kinh tế lúc nào cũng gặp khó khăn, luôn thiếu trước hụt sau. Ông Ngai làm ở Tổ y tế với lương tháng chỉ hơn 200.000 đồng. Còn bà Lê Thị Trang (mẹ cuả Trân) thì đi nhận hạt điều về bóc vỏ, mỗi ngày chỉ kiếm được 8.000 đồng. Tất cả “cơm áo gạo tiền” của gia đình đều phụ thuộc vào 2 khoản thu này.

Posted Image

Liệu ước mơ đến trường của Bảo Trân có thành dang dở vì hoàn cảnh gia đình khó khăn ?

Hôm chúng tôi đến nhà, Trân và mẹ đang ngồi bóc vỏ hạt điều để chuẩn bị giao cho người ta. Trên gương mặt của cô nữ sinh nghèo hiện lên một tâm trạng buồn thiu vì đến ngày làm hồ sơ nhập học mà trong nhà không có tiền. Trân nói với chúng tôi, thật sự em không muốn bở dở việc học nhưng nếu không có đủ tiền thì chắc là em phải ở nhà mà thôi. Trân vừa nói vừa bóc vỏ cho xong mấy hạt điều, chúng tôi thấy tay em thoáng run lên, có lẽ em đang có cảm giác tiếc nối vì con đường học vấn của mình rất có thể phải dừng lại.

Ông Lê Văn Ngai cho biết, khi hay tin con gái đậu Đại học với số điểm cao cả nhà ai cũng mừng rơi nước mắt vì sau bao năm vất vả lo cho con ăn học cuối cùng cũng có một kết quả tốt đẹp. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn thì vợ chồng ông Ngai bắt đầu có những cảm giác nặng nề, lo lắng hơn. Nhìn trước ngó sau, căn nhà còn xây lở dở, miếng ăn từng ngày còn phải chạy lo thì lấy đâu ra tiền để lo tiếp cho đứa con gái út đi học.

Posted Image

Bố Trân cùng các bác hàng xóm xem giấy báo nhập học với tâm trạng vừa thương vừa lo lắng

Nhận giấy báo nhập học, vợ chồng ông Ngai lòng lại nặng trĩu. “Đọc những thông tin trong giấy báo nhập học của trường gửi mà tay chân tôi cứ run lên. Nhà trường có yêu cầu đóng học phí đến 1,8 triệu đồng và một số khoản khác nữa, thật sự vợ chồng tôi chỉ biết thở ngắn thở dài. Vợ chồng tôi gom lại hết toàn bộ số tiền có trong nhà chỉ còn chừng 600.000 đồng, số tiền quá ít nên không thể lo cho Bảo Trân lên TPHCM nhập học”- mẹ của Bảo Trân bùi ngùi nói.

Mấy ngày qua, Trân phải phụ mẹ lấy thêm hạt điều về bóc vỏ với mong muốn sẽ kiếm thêm tiền để có thể đi làm thủ tục nhập học như bao bạn bè khác. “Mỗi kg hạt điều sau khi bóc vỏ chỉ có 4.000 đồng, mỗi ngày làm nhiều lắm là 2 kg, với mức giá này thì không biết khi nào em làm đủ tiền để đi nữa”- Trân buồn bả nói.

Ông Nguyễn Văn Đua- phó trưởng ấp 5, cho biết gia đình của ông Ngai là một trong những gia đình khó khăn nhất ở ấp 5. Song, dù khó khăn nhưng ông cũng lo đựợc cho con ăn học là điều đáng quý. “Việc cháu Bảo Trân vào ĐH với một khoản chi phí lớn thì gia đình ông không thể lo nỗi, lỡ như cháu Bảo Trân bở giữa chừng thì khổ cho cháu lắm”- ông Đua chia sẻ.

Ông Đua cho biết thêm, Bảo Trân có một người chị trước đây cũng học rất giỏi. Sau khi thi rớt ĐH, chị của Bảo Trân định sẽ tiếp tục ôn thi để năm sau thi tiếp nhưng vì hoản cảnh gia đình quá nghèo nên người chị này phải bỏ dở con đường học vấn và sau đó đi lấy chồng. “Bảo Trân thì đã đậu ĐH rồi, tương lai của cháu ở phía trước còn rộng mở, chúng tôi mong ai đó giúp cháu qua khỏi khó khăn này để tiếp tục được đến trường”- ông Đua bày tỏ.

Trân cho biết, em thi vào ngành Báo chí & Truyền thông vì em có ước mơ làm nhà báo. “Em nghe nói nghề báo rất cực nhưng để nói lên tiếng nói của người dân, để đi sâu và hiểu cuộc sống của họ, để có thể kêu gọi giúp đỡ những người khó khăn thì em thấy rất vui”- Trân cho biết.

Ước mơ của cô nữ sinh nghèo không biết có trở thành hiện thực hay không khi mà thời gian đăng ký nhập học đã đến và gia đình em không còn đủ khả năng để lo nữa. Không lo được, chắc là em Bảo Trân không thể bước tiếp vào giảng đường ĐH. Một “nhà báo” tương lai đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời của các tấm lòng hảo tâm.

=============================================

Nghe tin một học sinh giỏi sử quốc gia, các bậc phụ huynh ai cũng mừng. Em học sinh này chứng tỏ tư chất thông minh và xứng đáng được cộng đồng giúp đỡ để tiếp tục học. Nhưng tôi chạnh buồn khi nghĩ tới khái niệm "giỏi sử nước nhà". Ngoài tiêu chí nhớ vanh vách những sự kiện lịch sử quốc gia thì quan niệm thế nào là giỏi sử nước nhà? Tôi nhớ cuộc thi "Đường lên đỉnh Olimpia", một học sinh đọc vanh vách: "Hai Bà Trưng là vị vua nữ đầu tiên của dân tộc Việt". Sai! Một vị giáo sư khả kính và tên tuổi kết luận như vậy. Hai bà Trưng là Vương chứ đâu phải là vua" - Ấy là vị giáo sư ấy bảo thế.

Khốn nạn, thằng bé bị đánh trượt. Thằng bé có giỏi sử không?

Thế giới này có ai làm vua đâu nhỉ? Toàn là Hoàng Đế, Tổng thống, Quốc trưởng...vv...Có ai là vua đâu? Thảo nào cái thế giới này nó loạn cả lên.

Vậy thế nào là giỏi sử nước nhà. Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố là quan điểm đúng và ai công nhận mới là giỏi sử nước nhà chăng?

Người ta đang đi tìm một triết lý giáo dục. Nay có một học sinh được coi là giỏi sử nước nhà. Vậy hãy tìm cái triết lý giáo dục ấy ngay trong khái niệm "giỏi sử nước nhà".

Không phải ngẫu nhiên tôi luôn xác định rằng: Nền giáo dục Việt Nam sẽ không thể phát triển, nếu người ta còn dạy cho học sinh "Thời Hùng Vương là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cái ngày xưa, sau bao năm miệt mài đèn sách, có khi cả nhà, vợ, bố mẹ...nuôi một người ăn học. Thi 5 năm mới đậu...khi đậu quay trở về thì có võng, lõng đưa đón đến chốn kinh thành, vợ con và mọi người cũng có tý thơm.

Cái ngày nay, thi đỗ, cuốn gói ra trường có khi còn nuôi thân không nổi. Ôi cái thời đại học.

Hai cái đó cùng giống nhau nhưng khác nhau xa lắm. Nhưng các nhân tài thì luôn được xã hội và mọi thời đại công nhận và vun đắp.

Không biết ông Nguyễn Thiện Nhân nói có chắc không, khi nói ông từng học ở chuồng trâu. Rất ngưỡng mộ, ngưỡng mộ, giờ này trâu cũng chẳng còn nhiều. Đất đai nông nghiệp quy hoạch hết rồi. Đâu cũng thấy bóng điện sáng rực nhưng không thấy người chỉ toàn đường với sân san bằng của dự án.

Mong rằng các sỹ tử các thủ khoa khi thành tài hãy đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của người nông dân, nếu không trong 20 năm nữa rất ít người ăn cơm.

vài lời

Edited by hiennhan

Share this post


Link to post
Share on other sites

8 điểm đậu đại học, học gì?

Cuộc đua tìm kiếm một chỗ ngồi trong giảng đường các trường ĐH,CĐ qua ngõ nguyện vọng 2 (NV2) đang đến hồi hết sức quyết liệt. Song song đó còn có một cuộc đua khác khi các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đang tung nhiều chiêu, thậm chí với những hình thức “khuyến mãi” phản giáo dục để tìm kiếm sinh viên.

Chưa bao giờ giáo dục ĐH Việt Nam bị phân cấp dữ dội như hiện tại. Có thể dễ dàng thấy rõ một hình chóp của sự phân lập giữa các nhóm trường. Với các trường ĐH công lập, top hạng nhất có những trường như ĐH y dược, kiến trúc, bách khoa (một số ngành) có điểm chuẩn trên 25; top tiếp theo thuộc các trường từ 20-25 điểm; top trung bình 14-20 điểm. Phân lập dữ dội nhất là các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, khi tuyệt đại đa số phải lấy điểm sàn làm điểm chuẩn để tuyển sinh.

Giáo dục ĐH Việt Nam đang trên đường xã hội hóa. Tiến trình đó đã diễn ra một cách ồ ạt, đến hôm nay đã có hơn 376 trường ĐH,CĐ, trong đó có đến 146 ĐH ngoài công lập, 30 trường CĐ ngoài công lập. Nhiều trường trung cấp, CĐ đã được “hóa kiếp” để tiến thẳng lên ĐH bất chấp đội ngũ giảng viên èo uột; nhiều trường ĐH dân lập cơ sở chắp vá, bộ khung giảng viên chỉ đủ “làm kiểng” vẫn tuyển sinh hàng ngàn sinh viên. Điều đáng nói là tuyệt đại đa số các trường ĐH ngoài công lập mở những ngành nghề ít đầu tư như ngoại ngữ, khoa học xã hội, kinh tế - tài chính, quản trị kinh doanh, môi trường…Các trường ĐH ngoài công lập “sợ” các ngành kỹ thuật vì phải đầu tư tốn kém, lợi nhuận thấp hoặc âm. Sự mất cân đối đó ảnh hưởng lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Xu hướng vị lợi nhuận đang lấn át tuyệt đối ở các trường ĐH,CĐ ngoài công lập. Cũng chính xu hướng này đang góp phần lớn “giết chết” các trường ngoài công lập khi họ đặt lợi nhuận lên trên chất lượng đào tạo. Còn nhớ, khi phong trào xã hội hóa giáo dục ĐH mới bắt đầu, một số trường ĐH ngoài công lập lúc ấy cũng gầy dựng được uy tín, nhưng càng về sau xu hướng lợi nhuận lấn át chất lượng đào tạo.

Hệ quả, cho đến hôm nay nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập tuyển sinh rất khó khăn. Một số trường ĐH ngoài công lập ở các địa phương còn lợi dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển NV2, NV3 (đối với thí sinh đào tạo theo địa chỉ), vô hình trung là một kẽ hở để các trường hạ điểm sàn! Cụ thể như trường ĐH Lạc Hồng chỉ cần 8 hoặc 9 điểm cũng trúng tuyển ĐH (tính ra mỗi môn thi thí sinh chỉ cần đạt trên dưới 3 điểm!); trường ĐH Phan Thiết có đối tượng chỉ cần 8 điểm cũng đỗ ĐH, 5 điểm cũng đỗ hệ CĐ! Một lãnh đạo ĐH Phan Thiết tuyến bố rằng đó là tin vui với thí sinh!

Chưa hết, một số trường còn tung chiêu phản giáo dục để dụ thí sinh, bằng cách “tặng tiền” cho thí sinh, giảm học phí, thậm chí “tặng tiền” cho người môi giới lôi kéo được thí sinh vào học, như trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa), trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai)…

Với điểm chuẩn tuyển vào các trường ĐH,CĐ ngoài công lập thấp như vậy, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sẽ ra sao, khi mà cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của những trường đó cũng chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy?

Thực chất, chất lượng lượng tuyển sinh ở các trường ĐH,CĐ ngoài công lập đã phản ánh đúng tình trạng xã hội hóa giáo dục ĐH ở nước ta. Đó là xu hướng vị lợi nhuận đang lấn át. Đẩy chất lượng đào tạo đi xuống. Thực trạng đó đã được nhiều chuyên gia giáo dục cảnh báo nhưng đồng tiền bao giờ cũng có sức mạnh khó cưỡng…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường bất động sản và nghệ thuật thổi bong bóng

Chủ Nhật, 28/08/2011 | 18:22

Chuyện thị trường bất động sản Việt Nam có nguy cơ vỡ bong bóng hay chưa đã tốn vô số giấy mực của báo chí và biết bao trà nước cho các diễn giả trong nhiều hội thảo. Hãy xem xét bong bóng từ các thành tố của nó: nước xà phòng, dụng cụ thổi bóng, và không khí bên trong quả bóng.

Nước xà phòng

Khi nghệ sĩ bong bóng gốc Việt Fan Yang tới Việt Nam giữa năm 2011, ông mang đến ngày quốc tế thiếu nhi một trải nghiệm mới mẻ - vài chục người có thể đứng bên trong một bong bóng. Bản thân thứ nước “xà phòng” mà Fan Yang dùng để “thổi” bong bóng là một thứ nước đặc biệt. Giá của nó không rẻ - sau sô diễn các chai nước được bán khoảng 300.000 đồng/lít. Giá cao vì công thức bí ẩn trong thứ nước này giúp bong bóng nở to, bay lâu, tạo hình vuông-tròn tùy thích.

Đối với thị trường bất động sản, nước xà phòng tượng trưng cho thu nhập người dân và nhìn rộng ra là của nền kinh tế. Thu nhập cao và bền vững, nhờ lao động có năng suất và sáng tạo vượt trội, là nhân tố thiết yếu giúp cho “thành” của bong bóng đủ dày dặn để có thể tồn tại lâu.

Với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.000 đô la Mỹ/năm, Việt Nam lại có những thành phố mà khung giá đất (nhà nước) hiếm khi dưới 1.000 đô la Mỹ/mét vuông! Có đủ căn cứ cho tính toán sơ bộ rằng một người dân bình thường nếu dùng tất cả thu nhập của mình để mua nhà, cần nhịn ăn mặc và các nhu cầu sinh hoạt khác trong 40 năm. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ năm 2000-2010, GDP của Việt Nam chưa kịp tăng gấp ba thì giá nhà đất đã tăng gấp 10 lần. Không khó để thấy năng lực chi trả của đại bộ phận dân chúng và cả quốc gia cho nhu cầu nhà đất là một thách thức vô cùng lớn.

Dụng cụ thổi bóng

Bong bóng đủ chứa vài chục người được “thổi” lên bằng một dụng cụ đặc biệt hình cái vợt. Để thổi bong bóng ngoại cỡ, nhiều người đứng trong mà không vỡ, dùng cách thổi truyền thống bằng miệng là bất khả thi.

Ở Việt Nam, công cụ chính sách tạo ra cái khuôn bong bóng. Mỗi khi có thông tin quy hoạch bị cố tình đồn đại hay vô ý lộ ra là một bong bóng có thể xuất hiện. Khi thì Nhơn Trạch ở miền Nam, lúc thì Ba Vì, Sóc Sơn ở miền Bắc.

Thông tin quy hoạch thiếu thốn, thủ tục hành chính rườm rà, cộng thêm các chính sách thuế với nhà đất lỏng lẻo và dễ dãi là nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng đầu cơ kiếm lời từ bong bóng tích trữ đất đai và nhà ở.

Không khí bên trong bong bóng

Nhắc tới không khí, người ta hay nghĩ tới tâm lý thị trường. Nhưng đối với bất động sản, không khí tượng trưng cho nguồn vốn đầu tư, tích lũy từ tiết kiệm nhàn rỗi hay các khoản tín dụng. Một khi có thị trường “siêu lợi nhuận”, từ 50-100%, chắc chắn mọi loại không khí sẽ tìm đường chui vào trong bong bóng, không cần biết tới năng lực thanh toán thực và nhu cầu của cư dân. Càng tích tụ nhiều không khí, bong bóng càng bị bơm căng, tạo áp lực bắt lớp thành bong bóng mong manh kia chịu đựng.

Một chuyên gia người Ireland chia sẻ kinh nghiệm đau thương ở nước ông: “Tín dụng quá nhiều và quá rẻ là nguyên nhân gây sụp đổ thị trường”. Thế mà thị trường ấy từng được đặt trên một nền kinh tế có GDP đầu người đứng thứ ba châu Âu (khoảng 40.000 đô la Mỹ/năm).

Thời điểm nào thì bong bóng nổ?

Sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản Ireland năm 2008, giá nhà giảm ngay 50%. Nợ quốc gia từ 0 lên 90% GDP, thất nghiệp ngấp nghé 14%. Chi tiêu công bị xiết thê thảm, tới nỗi lương hưu cũng bị cắt giảm theo.

Khi nguồn vốn (không khí) được bơm quá nhiều vào một thị trường không đủ thu nhập tự thân để thanh toán (nước xà phòng), lại thiếu một (cái khuôn) chính sách nhất quán, minh bạch, ổn định và được thực thi hữu hiệu, nguy cơ bong bóng xì, xẹp hay vỡ bung trong tình huống xấu nhất không phải không có thực. Quan hệ kiềng ba chân này cũng cho thấy, để bong bóng lâu vỡ, quan trọng nhất là nâng cao chất lượng nước xà phòng, củng cố sự vững chắc của cái khuôn, và thổi không khí vào vừa đủ.

Nhưng dường như điều gây tranh cãi suốt từ khi có Nghị quyết 11 là: cái khuôn định lượng ra không khí làm nên quả bóng, hay những nhóm - luồng không khí mai này sẽ lại căn chỉnh kích cỡ của cái khuôn?

Người Ireland nói: “Khi ở bên ngoài bong bóng, bạn có thể thấy nó. Nhưng bạn có thể không thấy nó lúc đã ở bên trong”.

Đứng trong bảy sắc cầu vồng trên sân khấu của Fan Yang, trước ánh mắt thèm thuồng của nghìn bạn nhỏ phía dưới, đứa trẻ nào chẳng muốn quả bóng đang trùm lên mình tồn tại mãi. Ngoài đời, bên cạnh chuyện bị ngợp bởi bầu không khí trong bong bóng, rất nhiều người nhầm tưởng hoặc mong muốn những giá trị ảo lóng lánh của bong bóng là giá trị thực của mình.

Đó mới là lý do không ai muốn bong bóng phát nổ.

Bảo Bảo

TBKTSG Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên thay đổi tư duy " thả đầu vào xiết đầu ra " thì 8 điểm hay 1 điểm, nếu thích, có điều kiện, học nổi thì cứ đăng ký vô học. Nhưng khi học, thi hết môn, xong học phần phải cực kỳ nghiêm túc, học kém quá thì cứ ở đó học đi học lại mãi, nhất định không cho ra trường. Cái này gọi là phổ cập trình độ đại học. Cho học ĐH thoải mái, nhưng đạt nổi được tấm bằng hay không là 2 chuyện khác nhau hoàn toàn.

Chỉ thi tuyển gắt gao ở những trường nhà nước đài thọ kinh phí thôi, và đã đài thọ thì đài thọ thực sự chứ không cái kiểu nữa vời như hiện nay. Thi tuyển để giành được suất học miễn phí.

Khi học xong, hoàn thành các học phần, ra được trường rồi, cầm được tấm bằng KS, bác sĩ, KTS, cử nhân thì tất cả trường công hay tư đều danh giá có giá trị gần như nhau.

Hiện nay chúng ta đang làm ngược, thi vô được rồi thì chắc chắn sẽ ra trường. Lại thêm cái vụ học đại học thì được hoãn nghĩa vụ quân sự nên sinh ra nhiều hệ lụy hài hước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :2:24 PM, 29/08/2011

Dù mới chỉ được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm, song tiêm kích thế hệ 6 với những tính năng “giáp ranh” khoa học viễn tưởng như vũ khí laser, viba, virus…, thậm chí động cơ chạy bằng điện, sẽ mở ra kỷ nguyên mới.

Biến viễn tưởng thành hiện thực

Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu với “tiên phong” vẫn là người Mỹ.

Trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5, Hải quân và Không quân Mỹ (USAF) đã bắt đầu nghiên cứu lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.

Diện mạo dần hé lộ

Tiêm kích thế hệ 6 hiện chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm.

Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6.

Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng.

Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí viba.

Posted Image

Viễn cảnh tiêm kích thế hệ 6.

Trong 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay. Ngoài động cơ chính, máy bay có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng.

Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó.

Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà con người không thể chịu nổi.

Công, thủ toàn diện

Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới) của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F từ năm 2025. Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ.

Rất quan tâm tới NGAD, Boeing đưa ra đề xuất tiêm kích thế hệ 6 duy nhất được biết đến hiện nay.

Cả 2 thiết kế của Boeing đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình, 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái).

Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX). Cuối năm 2011, Hải quân Mỹ dự định xem xét các phương án cho NGAD và bắt đầu giai đoạn trình diễn công nghệ vào năm 2013.

Posted Image

Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing.

Không quân Mỹ cũng có chương trình nghiên cứu tương tự mang tên TACAIR (Máy bay chiến thuật) thế hệ mới nhằm thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025.

Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6. Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030. Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor.

Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát.

Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học.

Tiêm kích F-X chạy điện

Mới đây, khoa học gia trưởng Mark Maybury của Không quân Mỹ đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030.

Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22, F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí viba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn.

Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm.

Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí.

Posted Image

Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing.

Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí viba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù.

Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại.

Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Tag: F22 F35 SuT-50

>> Chuyên đề: Máy bay chiến đấu thế hệ 5

Nhân Vũ

======================================

Cái này tôi đã nói lâu rồi: Tàu ngầm nguyên tử để đi du lịch biển, Tên lửa hạt nhân có thể cho vào bảo tàng, tàu sân bay có thể cải tiến thành du thuyền.....vv....

Nhưng ngay cả những thứ gọi là "Máy bay thế hệ 6" cũng chỉ là những cái có thể đem khoe. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà người Anh, Pháp đang bán tống bán tháo những vũ khí hàng khủng với giá rẻ như đồ ve chai, lông vịt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy gì qua việc người Trung Quốc tấn công người Mỹ

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :7:02 PM, 30/08/2011

Bê bối ẩu đả trong trận đấu bóng rổ giữa đội tuyển Mỹ Georgetown và đội tuyển chủ nhà Trung Quốc Bayi Rockets tại Bắc Kinh hôm 18/8 đang phơi bày nhiều vấn đề nóng của thể thao Trung Quốc, kìm hãm sự hội nhập vào sân khấu quốc tế của họ.

Trước khi nhận một cái kết đáng buồn, trận đấu bóng rổ Trung – Mỹ hôm 18/8 tại Bắc Kinh thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông hai nước bởi nó được kỳ vọng góp phần cải thiện quan hệ song phương.

Tính chất ngoại giao của nó cũng được thể hiện rõ bởi sự góp mặt của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức ngoại giao của hai nước trên hàng ghế khán giả.

Tuy nhiên, những căng thẳng trên sân bùng nổ thành trận ẩu đả giữa các cầu thủ hai đội ở những phút cuối của hiệp đấu thứ 4.

Nhiều cổ động viên Trung Quốc từ hàng ghế khán giả cũng không ngần ngại xuống sân giở thói bạo lực với các cầu thủ Mỹ trong khi những người khác lo ó, ném chai lọ vào các tuyển thủ này.

Từ bê bối trong trận đấu này, có thể thấy rõ nhiều lỗ hổng nghiêm trọng của thể thao Trung Quốc và những vấn đề mà người Trung Quốc cần phải đối mặt nếu họ muốn giành được một vị thế nhất định trên sân khấu thể thao quốc tế.

Posted Image

Một tình huống va chạm trong trận đấu giao hữu.

Vấn đề đầu tiên là chất lượng của trọng tài. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới vụ cãi lộn, đấu đá nhau trong trận đấu rõ ràng bắt nguồn từ những quyết định sai lầm, có tính thiên vị của người cầm cân nảy mực trong trận đấu. Dễ dàng nhận thấy, trọng tài thiên vị đội chủ nhà Bayi Rockets. Minh chứng cho điều này là số lượng các quả ném phạt có sự chênh lệch lớn tới mức chưa từng xảy ra trong một trận đấu chuyên nghiệp.

Cụ thể, Bayi nhận được trên 50 cú ném phạt trong khi Georgetown chỉ nhận được khoảng hơn chục quả. Điều này rõ ràng tác động tiêu cực lên tâm lý thi đấu của các cầu thủ Georgetown.

Việc thiên vị hay hối lộ trọng tài không phải là vấn đề mới mẻ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một trấn đấu giao hữu mang tầm quốc tế và có tính chất ngoại giao như trận đấu hôm 18/8 thì rõ ràng sự công minh của trọng tài là điều tối quan trọng.

Vấn đề thứ 2 là ở chất lượng của nhân viên an ninh trong trận đấu. Những pha tranh chấp, cãi lộn ầm ĩ trong các trận đấu bóng rổ không phải hiếm thấy ở Mỹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu cảm thấy có dấu hiệu lộn xộn trong trận đấu, ngay lập tức các nhân viên an ninh Mỹ sẽ vào sân và làm phận sự của mình.

Song, tất cả những gì mà nhân viên an ninh Trung Quốc làm trong trận bóng rổ Trung – Mỹ chỉ là thản nhiên đứng nhìn ẩu đả diễn ra. Thậm chí, có người còn quay mặt đi hướng khác, không buồn chú ý đến những gì đang diễn ra trong sân.

Rõ ràng chẳng ai lại không hiểu, đảm bảo an ninh trong các sự kiện thể thao là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong quá khứ, nền thể thao thế giới ghi nhận những bài học đắt giá phải trả bằng sinh mạng con người bởi việc mất khả năng kiểm soát và quản lý đám đông trong các sự kiện thể thao, điển hình là ở Hillsborough và Heysel.

Song kịch bản này lại tái diễn khi mà ban tổ chức trận đấu bóng rổ Trung – Mỹ tái phạm sai lầm. Và có lẽ sau vụ bê bối ẩu đả kia, giới chức thể thao Trung Quốc cần nhìn nhận lại đội ngũ nhân viên an ninh của họ, nên tuyển chọn những nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng đảm bảo các trận đấu thê thao diễn ra an toàn đúng với tinh thần thể thao.

Vấn đề cuối cùng là nạn phân biệt chủng tộc mà một số khán giả Trung Quốc thể hiện trong suốt trận đấu bóng rổ Trung – Mỹ vừa qua. Cho dù thành phần đội Georgetown gần như toàn là người Mỹ gốc Phi thì chẳng có lý do gì khiến họ phải nhận những lời lăng mạ mang tính kỳ thị dân tộc trong một trận đấu thể thao chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế.

Thể thao có nghĩa là không kỳ thị dân tộc. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia đang tổ chức các chiến dịch chống kỳ thị dân tộc, thậm chí còn đưa ra nhiều hình phạt nghiêm khắc đối với các đội có cổ động viên có lời lẽ và hành vi này. Trung Quốc nên học tập những quốc gia này.

Bởi Trung Quốc rất có tiềm năng trở thành một quốc gia thể thao bởi họ không thiếu các ngôi sao tài năng. Tuy nhiên, muốn đạt được điều này, người Trung Quốc cần khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trên, thay đổi nhiều quan niệm cũng như thái độ để luôn biểu hiện một tinh thần thể thao lành mạnh trong mỗi sự kiện thể thao.

>> Tình báo Trung Quốc 'vạch áo cho người xem lưng'

Lê Dung (theo Globaltimes)

===============================

Còn thua cả Xuân Tóc đỏ trong trí tưởng tượng của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang có hàng chục nghìn 'quả bom nổ chậm' ở Trung Quốc

Cập nhật lúc :6:45 AM, 30/08/2011

Trung Quốc đang giữ kỷ lục về số lượng đập trên lãnh thổ và cũng là nước xuất khẩu công nghệ xây dựng đập tại nhiều khu vực trên thế giới nhưng tại quốc gia này lại xảy ra tình trạng các con đập cũ do không được bảo trì tốt đang có những dấu hiệu xuống cấp và đe dọa sinh mạng của hàng triệu người.

>> Trung Quốc: "Phớt lờ" nguy cơ từ đập Tam Hiệp

Theo một báo cáo được hai tờ China Economic WeeklyGlobal Times chí trích dẫn thì tại Trung Quốc có hàng chục nghìn con đập và hồ chứa nước đang trong ở tình trạng xấu. Hiện có tới 40.000 con đập giữ nước hoạt động trong tình trạng quá tuổi thọ quy định. Ngoài ra, chúng còn không được bảo trì tốt trong thời gian gần đây do thiếu kinh phí.

Đây thực sự là một nguy cơ không chỉ đối với cuộc sống của hàng triệu người dân sống xung quanh những con đập này mà còn có những tác động lớn tới môi trường. Sẽ có khoảng 25% các thành phố và vùng nông thôn bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có những hậu quả xấu từ những con đập, bản báo cáo cảnh báo.

Ông Xu Yuanming, một quan chức của Bộ Thủy lợi Trung Quốc rất lo lắng khi cho rằng: “Các con đập chứa nước này là một nguy cơ rất lớn nếu chúng bị vỡ thì sẽ phá hủy diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp, đường sắt, các khu nhà ở và cả những thành phố nữa”.

Posted Image

Nhiều con đập của Trung Quốc đe dọa tính mạng hàng triệu người. Ảnh minh họa.

Để nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng về điện và nước, Trung Quốc có những kế hoạch xây dựng những con đập lớn, chủ yếu nằm ở phía Tây, ở những khu vực địa hình núi đá.

Dù có rất nhiều các cảnh báo từ các tổ chức môi trường nhưng dường như các nhà chức trách Trung Quốc vẫn tảng lờ và rất ít nói về những tác động về môi trường và con người ở những khu vực xung quanh những con đập dự kiến được xây. Công trình đập Tam Hiệp là một ví dụ với số vốn đầu tư lên tới 25 tỷ USD - đây được coi là một kỳ tích của hiện đại hóa ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc xây dựng đập ngoài việc tốn kém về kinh phí thì cũng tác động đến cuộc sống và môi trường xung quanh. Việc đập Tam Hiệp phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và 1350 làng nên khi xây dựng đập có tới 1,4 triệu người dân phải tái định cư. Ngoài ra, việc xây dựng một con đập có mức chứa nước khổng lồ với 39 tỷ m3 và dài tới 600 km, theo các nhà địa chất kéo theo nhiều nguy cơ về lở đất, động đất.

Ngoài ra, việc Trung Quốc xây dựng các con đập trên sông Mekong bị các nước hạ lưu phản đối kịch liệt. Mekong là con sông có chiều dài thứ 12 thế giới, xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc băng qua Tây Tạng, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam rồi chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Do Trung Quốc là nước ở thượng nguồn sông Mekong nên việc xây dựng quá nhiều các con đập làm thay đổi lưu lượng nước ở dưới hạ nguồn làm ảnh hưởng đến đời sống của những người dân sinh sống ở hạ lưu của con sông này đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và đánh bắt thủy sản.

Ủy hội sông Mekong đưa ra nhiều cảnh báo liên quan đến tác động của việc xây dựng những con đập ở thượng nguồn sông Mekong. Những đấu tranh mới đây của các nước hạ lưu đối với kế hoạch xây dựng đập Xayaburi của Lào buộc Lào phải hoãn việc xây dựng con đập này. Các nước thượng nguồn không nên quá chú trọng vào lợi ích kinh tế mà cần phải thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và sự phát triển và thịnh vượng chung của toàn khu vực.

Từ năm 1954, có tới 3.515 con đập được xây dựng tại Trung Quốc. Quá trình bảo trì không được tuân thủ cộng với thiên tai có thể gây ra những tai nạn khủng khiếp. Tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 1975 khi 62 con đập ở tỉnh Hồ Nam bị vỡ sau khi cơn bão Nina đi qua. Năm 2005, Văn phòng Thủy điện Hồ Nam đưa ra bản báo cáo thống kê là 26.000 người bị chết và tổng cộng có tới 11 triệu người bị ảnh hưởng trong tai nạn nói trên.

Việt Thành

=============================

Từ lâu tôi là người dị ứng với việc xây đập thủy điện. Với tôi đó là một sai lầm do tri thức khoa học đã lỗi thời từ cuối nửa đầu đầu thế kỷ trước. Ít nhất thì bài báo này cho thấy dị ứng của tôi hoàn toàn có cơ sở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huỳnh Ngọc Sĩ: 'Tôi đã bị PCI đổ tội'

Khẳng định không thỏa thuận chung chi, không nhận tiền "lót tay" từ PCI, Huỳnh Ngọc Sĩ phủ nhận kết luận của tòa sơ thẩm. Với những thừa nhận sai sót trước đó, cựu quan chức này luôn miệng: "Bị cáo không nhớ'.

Nhận án chung thân, ông Sĩ còn bị điều tra 'bỏ túi' 2 triệu USD / Huỳnh Ngọc Sĩ: ‘Đừng suy diễn để kết án tôi’

Ra tòa ngày 30/8, Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông Tây) vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo toàn bộ bản án của TAND TP HCM đã buộc tội "nhận hối lộ" và phạt ông án chung thân.

Posted Image

Ông Sĩ được phép ngồi khi HĐXX công bố nội dung vụ án. Ảnh: Vũ Mai

Trình bày với tòa, ông Sĩ tỏ ra nôn nóng khi bày tỏ quan điểm chống lại bản án sơ thẩm khiến HĐXX phải nhiều lần trấn an bị cáo bình tĩnh. Theo ông Sĩ, cấp sơ thẩm buộc tội ông nhận hối lộ 262.000 USD từ PCI chỉ dựa trên lời khai của các quan chức này tại tòa án Nhật Bản. Ngoài ra không có bất kỳ chứng cứ pháp lý nào cho thấy ông phạm tội.

"Tòa sơ thẩm quy kết tôi đã thỏa thuận, nhận tiền của PCI nhưng tôi khẳng định mình không làm gì, không ăn chia gì với họ và cũng không nhận 262.000 USD. Tôi cũng không làm bất cứ việc gì có lợi cho PCI. Cấp sơ thẩm đã sai, tôi không phạm tội", ông Sĩ nói.

Trong buổi làm việc sáng nay, HĐXX làm rõ những "may mắn" của nhà thầu PCI nhận được từ BQL dự án Đại lộ Đông - Tây, mà theo họ là vì đã phải bỏ tiền ra.

Trả lời tòa, ông Sĩ nói mình chẳng làm gì có lợi cho PCI. Tất cả những đề xuất, kiến nghị hay những văn bản ông ký đều phù hợp với pháp luật. Về việc đề xuất cho PCI được chỉ định thầu gói tư vấn giám sát (trong khi Chính phủ quy định phải đấu thầu), ông Sĩ lý giải "nếu đấu thầu thì dự án sẽ phải kéo dài hơn 8 tháng nữa". Mặt khác, ông này cũng cho rằng việc đề xuất chỉ định là do ông Lê Quả (phó giám đốc Ban quản lý dự án) đề nghị chứ không phải bị cáo. Tuy nhiên HĐXX đã không chấp nhận. Tòa công bố lời khai của ông Quả cho thấy ông Sĩ đã yêu cầu “phải đề nghị chỉ định PCI làm gói thầu”. Lúc này ông Sĩ cho rằng "bị cáo không nhớ".

Khi tòa công bố lời khai của chính bị cáo tại cơ quan điều tra thừa nhận "chỉ định thầu là không đúng" thì ông này liền nói: "Thời gian lâu quá rồi bị cáo không nhớ. Nếu có, chắc bị cáo chỉ bảo chỉ định thầu là không đảm bảo thôi".

Posted Image

Ông Sĩ "không nhớ" những sai phạm đã khai tại cơ quan điều tra. Ảnh: Vũ Mai Dù ông Sĩ không thừa nhận nhưng HĐXX cho rằng các quan chức PCI khai họ muốn trực tiếp làm gói thầu "Tư vấn giám sát" nên đề nghị ông Sĩ "giúp đỡ". Vì họ biết rằng khi sang Việt Nam mà tham gia đấu thầu tư vấn quốc tế sẽ nắm chắc phần thua. Con đường nhanh nhất để trúng thầu là được chỉ định nên đã thỏa thuận với ông Sĩ.

Khi được hỏi về lý do ký duyệt lương chuyên gia nước ngoài cao hơn quy định, hạ thấp lương chuyên gia trong nước để làm lợi cho PCI thì ông Sĩ thừa nhận. Tuy nhiên bị cáo nại: "Việc này đã xin ý kiến cơ quan thẩm quyền phê duyệt". Tòa cho rằng do PCI khai phải chi 10-11% hợp đồng (1,7 triệu USD) cho ông Sĩ nên mới đòi lương cao thì ông này phủ nhận.

Trả lời VKSND Tối cao về việc nhận 262.000USD của hai quan chức PCI Nhật Bản vào ngày 28/5/2003 tại Văn phòng BQL dự án, bị cáo Sĩ khẳng định là mình không nhận đồng nào. "Có thể do cá nhân họ đã chiếm số tiền ấy để xài riêng rồi đổ tội cho bị cáo. Hoặc trong quá trình hợp tác có một số mâu thuẫn nên đã vu khống cho tôi", ông Sĩ nói.

Phiên tòa dự kiến kéo dài 2 ngày.

Vũ Mai

=====================================

Qua hiện tượng này cho thấy vấn đề chống tham nhũng quả là khó khăn khi không có bằng chứng trực tiếp. Chẳng ai ký nhận tiền hối lộ cả. Tôi nhớ lại một câu chuyện cổ nghe kể hồi còn nhỏ:

Ở một nước kia có luật cấm ăn cá từ đuôi lên đầu. Ai ăn cá từ đuôi lên đầu sẽ bị xử trảm. Có một viên quan đại thần được vua yêu, khi say xỉn đã ăn cá từ đuôi lên đầu và các quan hặc tội tử hình. Nhưng vì được vua yêu nên ông ta xin một điều ước với điều kiện không được ước thoát tội. Ông ta đã xin được khoét mắt tất cả những ai nhìn thấy ông ăn cá từ đuôi lên đầu.

Chẳng ai nhìn thấy cả. Bởi vậy ông ta thoát tội

Bởi vậy, những luận điểm cổ điển của Lý học cho rằng: Cân bằng Âm Dương trong xã hội - tức hoàn chỉnh luật pháp về các mối quan hệ xã hôi - là yếu tố chống tham nhũng tích cực nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay