Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Triều Tiên 'chém tướng' để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc?

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :10:36 AM, 02/08/2011

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il sẽ phải bãi nhiệm một quan chức cấp cao trong ngành tình báo có thái độ chống Hàn Quốc để thể hiện sự chân thành trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai miền, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố.

>> Xa vời viễn cảnh thống nhất hai miền Triều Tiên

Theo phía Hàn Quốc, quan chức phải rút lui khỏi chính quyền Bình Nhưỡng chính là Giám đốc Cục Tình báo Kim Yong-chol, nhân vật mà phía Hàn Quốc cho là “tác giả” của vụ nã pháo về phía đảo Yeaonpyeong cũng như vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc.

Ngoài ra, Seoul còn khẳng định, ông Kim Yong-chol đứng sau vụ tấn công hệ thống mạng của Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc.

Phía Hàn Quốc quả quyết, một khi nhân vật này còn cận kề bên Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và lãnh đạo tương lai của Bình Nhưỡng Kim Jong-un thì quan hệ giữa hai miền sẽ khó có thể được cải thiện.

“Nếu ông Kim Yong-chol còn gây ảnh hưởng lên cả Chủ tịch Kim cùng con trai Kim Jong-un thì những cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên sẽ khó có thể đạt kết quả như mong đợi”, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc khẳng định.

Thậm chí một số học giả của Seoul còn nhận định, ông Yong-chol có thể tạo ra nhiều vụ khiêu khích trong tương lai nếu hai miền không sớm nối lại đàm phán.

“Cục Tình báo Triều Tiên có thể tìm cách phá hủy cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc thông qua các điệp viên của mình ở Seoul, hoặc tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm vào những nhân vật Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc. Và cũng rất có thể, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thực hiện một vụ tấn công mạng”, một điệp viên Hàn Quốc nhấn mạnh.

Posted Image

Phía Hàn Quốc ra điều kiện cho Triều Tiên phải sa thải ông Yong-chol (giữa).

Ông Kim Yong-chol là quan chức duy nhất mới đây được bầu vào Ủy ban quân sự Trung ương của đảng Lao động Triều Tiên.

Theo Chosun Ilbo, ông Kim Yong-chol là nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với ông Kim Jong-un bởi ông là người trực tiếp giảng dạy cho người con trai út của Chủ tịch Kim kiến thức quân sự trong khi ông Jong-un học tập tại ĐH Quân sự Kim Il Sung. Thậm chí nhiều nguồn tin cho rằng, ông Yong-chol là người "tạo nên" nhân cách Kim Jong-un.

Trước đó, Triều Tiên hôm qua tuyên bố sẵn sàng quay lại bàn đàm phán 6 bên về hạt nhân “trong thời gian sớm nhất” và “vô điều kiện”. Một thông cáo của Bộ Ngoại giao, được hãng thông tấn trung ương KCNA trích dẫn, Triều Tiên khẳng định nước này không thay đổi quan điểm về việc tái khởi động cuộc đàm phán.

Thông cáo của Triều Tiên cũng cho hay, Chính phủ nước này sẵn sàng thực thi cam kết đưa ra từ năm 2005 nhằm tiến tới chấm dứt chương trình hạt nhân “để đổi lấy trợ giúp về năng lượng và kinh tế”.

Vòng đàm phán 6 bên giữa Triều Tiên, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra lần cuối vào cuối năm 2008. Bình Nhưỡng rút khỏi bàn đàm phán hồi tháng 4/2009, ngay trước khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2.

Trà My (theo Chosun Ilbo)

======================

Yêu cầu của Hàn Quốc đưa ra cho vui. Vì dù có thay ông tướng này thì ông tướng khác cũng lên. Cái zdấn đề là sách lược của cơ quan tình báo này có thay đổi hay không? Hơn nữa Bắc Cao Ly cũng chẳng bao giờ cách chức ông tướng này vì sĩ diện quốc gia. Hàn Quốc thừa biết điều này. Bởi vậy, mọi chuyện vẫn chẳng có gì thay đổi .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước

03/08/2011 0:14

http://www.thanhnien.com.vn/

Tạm đình chỉ công tác một cán bộ công an

Những ngày gần đây, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về đoạn video clip “đạp vào mặt người biểu tình”. Ngày 2.8, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Giám đốc Công an Hà Nội, đã thông báo kết luận điều tra xác minh vụ việc này.

Posted Image

Tung tướng Nguyễn Đức Nhanh (giữa) chủ trì cuộc họp báo chiều 2.8 - Ảnh: Việt Chiến

Trung tướng Nhanh cho biết ngày 20.7 và 27.7, Công an TP Hà Nội nhận được thư của ông Nguyễn Xuân Diện, ông Lê Dũng và một số ông, bà đồng ký tên, đề nghị “Giám đốc Công an TP trả lời về sự việc một số người tập trung biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ngày 17.7.2011 đã bị lực lượng công an thành phố đàn áp thô bạo”. Giám đốc Công an TP đã giao Cơ quan CSĐT phối hợp Viện KSND TP khẩn trương xác minh, điều tra vấn đề trên theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả xác minh cho thấy công dân mà lực lượng làm nhiệm vụ khiêng lên xe buýt là anh Nguyễn Chí Đức, SN 1976, trú ngõ 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Sáng 17.7, anh Đức có tham gia đoàn biểu tình tự phát tại khu vực phố Điện Biên Phủ - Trần Phú. Lực lượng làm nhiệm vụ đã tuyên truyền, vận động, yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, không tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự thành phố. Anh Nguyễn Chí Đức đã tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi bệt xuống đất, lực lượng làm nhiệm vụ buộc phải khiêng lên xe buýt, đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội để tuyên truyền giải thích. Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT - Công an Hà Nội, cho biết thêm để làm rõ việc anh Đức có bị đánh hay không, cơ quan chức năng đã gặp và đề nghị anh Đức trình bày rõ sự việc. Trong bản tường trình, anh Đức đã khẳng định không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt. Đồng thời, anh Đức cũng tự nhận, do không bị thương tích, sức khỏe và tinh thần bình thường nên anh Đức từ chối đi khám thương và không có đề nghị gì. Mặc dù vậy, Cơ quan CSĐT vẫn yêu cầu cơ quan chủ quản đưa anh Đức đi khám thương tại Bệnh viện E Hà Nội. Bác sĩ khám và kết luận: không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Nguyễn Chí Đức.

Cơ quan điều tra cũng yêu cầu đại úy Phạm Hải Minh, Công an quận Hoàn Kiếm tường trình vụ việc này. Đại úy Minh cho biết khi 4 cán bộ công an khiêng anh Đức lên xe buýt thì anh Minh từ trên xe giơ chân bước xuống nhưng không đánh anh Đức. Căn cứ vào các tài liệu điều tra, xác minh thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội kết luận không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp. Tuy nhiên, sau sự việc trên, Giám đốc Công an TP đã tạm đình chỉ công tác đối với đại úy Phạm Hải Minh để làm kiểm điểm và cũng yêu cầu 4 cán bộ công an khiêng anh Đức lên xe phải làm kiểm điểm, nghiêm khắc phê bình và rút kinh nghiệm chung.

Posted Image

Cảnh trong clip được tướng Nhanh cho biết là không xác định được có bị cắt, dán hay không - ảnh từ video clip

Đoạn video clip được tung lên từ ngoài nước

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên và một số tờ báo khác, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cho biết đến nay đã diễn ra 8 cuộc biểu tình yêu nước tự phát trên địa bàn TP Hà Nội với sự tham gia của một số sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân và nhiều tầng lớp khác (từ 50-300 người) với các băng-rôn, khẩu hiệu phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Nhanh cũng khẳng định, đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát. Do phải bảo vệ các đại sứ quán và bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn TP, nên lực lượng Công an Hà Nội kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục người biểu tình rời xa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng công an không bắt giữ người biểu tình, chỉ đưa một số người lên xe buýt về đồn công an để giải thích...

Về đoạn video clip phát tán trên mạng, trung tướng Nhanh cho rằng: “Đoạn video này được đưa lên mạng từ máy chủ nằm ở nước ngoài, nên không thể xác minh được ai là người đã quay đoạn băng ấy và ai là người tung đoạn video clip ấy lên mạng. Chúng tôi cũng không xác định được đoạn băng ấy có bị cắt, dán hay không. Nhưng tôi cũng không đồng ý với việc cảnh sát khiêng người lên xe buýt, vì đây là người biểu tình yêu nước, không phải là đối tượng hình sự, nên cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay”.

Việt Chiến

Tôi cũng không đồng ý với việc cảnh sát khiêng người lên xe buýt, vì đây là người biểu tình yêu nước, không phải là đối tượng hình sự, nên cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước

03/08/2011 0:14

http://www.thanhnien.com.vn/

Lạy chúa không biết đã có đất nước nào đã từng chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước chưa ?

Còn ở nước ta chính quyền không chủ trương đâu nhé , mà chỉ là sự hiểu nhấm thôi !!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Trong bản tường trình, anh Đức đã khẳng định không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt. Đồng thời, anh Đức cũng tự nhận, do không bị thương tích, sức khỏe và tinh thần bình thường nên anh Đức từ chối đi khám thương và không có đề nghị gì. Mặc dù vậy, Cơ quan CSĐT vẫn yêu cầu cơ quan chủ quản đưa anh Đức đi khám thương tại Bệnh viện E Hà Nội. Bác sĩ khám và kết luận: không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Nguyễn Chí Đức...

hì hì...người bị hại đã TỰ nhận trên công báo thế rồi còn lói với cả bàn nuận cái giể....trời...sao tự nhiên tớ nói ngọng vậy lè...ăc ặc.. :lol:

Riêng miềng không dám bình nuận gì vụ này, chắc ai cũng có cái ný của họ, không tự dưng họ nàm. Chỉ xin thời buổi thông tin chạy búa xua, có muốn quản cũng quản không nổi lày thì lói cái gì nàm cái gì cũng dễ bị ép phê ngược nên...khó lói. Làm quan khhó thiệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ta và... sử Tàu

Tác giả: Vệ Đình

Tuanvietnam.

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Đất nước Việt Nam cũng nghìn năm văn hiến đó thôi. Lịch sử hình thành và chống giặc ngoại xâm của Việt Nam cũng kiên cường bất khuất không hề thua kém bất kỳ một dân tộc nào khác trên thế giới, nhưng tại sao học sinh Việt Nam lại ghẻ lạnh với lịch sử dân tộc mình đến vậy?

Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch?

Nghịch lý đáng xấu hổ

Một lần nữa, dư luận lại ồn ào xung quanh câu chuyện dạy và học lịch sử tại các trường phổ thông lẫn đại học hiện nay với "kết quả" vô cùng ấn tượng. Nào là hàng nghìn điểm 0; 98% điểm thi dưới trung bình... Bấy nhiêu đó cũng đủ biết tình trạng học sinh Việt Nam hiểu biết về lịch sử, nhất là lịch sử nước nhà... be bét đến dường nào.

Ấy vậy mà đang tồn tại một nghịch lý đáng xấu hổ. Đó là trong khi rất nhiều người Việt Nam không hề biết gì về lịch sử nước nhà nhưng họ lại rất thông thạo lịch sử Trung Hoa. Điều này cũng đã được ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây mà rất nhiều tờ báo đã trích dẫn nhận xét của ông làm tựa đề "Hàng ngàn điểm 0 môn sử là bình thường"(?)

Nghĩ cũng lạ, đã có biết bao nhiêu ý kiến, đề xuất của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, kể cả những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng được viết lên bằng cả tấm lòng của bậc đại công thần như Đại tướng Võ Nguyên Giáp về vấn đề này. Cũng từng có một cuộc vận động "dân ta phải biết sử ta" rất rầm rộ được ra đời, nhưng rốt cuộc kết quả vẫn là một con số 0 tròn trĩnh.

Lạ hơn nữa là trong khi hầu như không được ai dạy nhưng nhiều người có thể kể vanh vách sử Trung Hoa. Để có được "kết quả" này, có lẽ công đầu thuộc về làn sóng phim ảnh Trung Hoa đang được trình chiếu tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên đài truyền hình Trung ương.

Ngoài ra là những hình ảnh kiểu như "Vạn Lý Trường Thành" tại Đà Lạt hay phố đèn lồng đỏ treo cao ở Ninh Bình... và một số hình ảnh tương tự khác đang hiện hữu trên khắp đất nước Việt Nam cũng đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá lịch sử, văn hóa Trung Hoa.

Như có người nói thay ý mình, ngay sau khi bài viết Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch được xuất bản trên Tuần Việt Nam, 1 người bạn lớn tuổi đã gửi ngay cho tôi cùng với lời nhận xét thật buồn: "Đúng là vong bản thật rồi!" Rất dứt khoát chứ không e dè tự hỏi như tác giả bài viết.

Posted Image

"Vạn lý trường thành" ở Đà Lạt

Tại sao ghẻ lạnh với lịch sử dân tộc mình?

Phải chăng đây có phải là thêm 1 nguyên nhân, góp phần tác động vào cái thực trạng học sinh vốn đã chán học sử, dẫn đến hiểu biết lịch sử nước nhà be bét như trong thời gian qua? Thử hỏi một người đã không còn biết gì đến gốc rễ của mình, không còn biết gì đến tổ tiên, nòi giống thì làm sao mà có thể làm bài thi môn sử với điểm, ít nhất là trung bình trở lên?

Trên một số diễn đàn, có ý kiến cho rằng người viết đã quá nhạy cảm và biện minh cho việc xây "Vạn lý trường thành" tại Đà Lạt, đơn giản chỉ là sao chép lại một trong những kỳ quan của thế giới. Đồng thời kết luận rằng đây là việc bình thường mà nhiều nước cũng từng làm.

Chúng ta đã đứng vững và tồn tại, phát triển được sau hàng nghìn năm tăm tối chẳng phải là một niềm tự hào to lớn đó sao?

Nhận xét trên có thể đúng nhưng đặt trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam thì lại khác. Liệu có khi nào 1 ai đó tự hỏi rằng tại sao cứ phải là "Vạn lý trường thành" mà không phải là tháp Eiffel hay Kim tự tháp? Tại sao lại thuộc làu làu sử Trung Hoa mà không phải là sử của một quốc gia nào khác hay lịch sử Việt Nam?

Đất nước Việt Nam cũng nghìn năm văn hiến đó thôi. Lịch sử hình thành và chống giặc ngoại xâm của Việt Nam cũng kiên cường bất khuất không hề thua kém bất kỳ một dân tộc nào khác trên thế giới, nhưng tại sao học sinh Việt Nam lại ghẻ lạnh với lịch sử dân tộc mình đến vậy?

Ở đây còn có một nguyên nhân khác. Đó là từ lâu trong tâm thức của đại đa số người Việt vẫn còn nặng tâm lý tự ti, nhược tiểu. Nhược tiểu vì phải chịu hàng nghìn năm đô hộ giặc Tàu, hàng trăm năm đô hộ giặc Tây. Nhược tiểu vì mình là nước nhỏ bên cạnh một nước lớn với bề dày về văn hóa, lịch sử và luôn luôn có tư tưởng bành trướng.

Chúng ta đã đứng vững và tồn tại, phát triển được sau hàng nghìn năm tăm tối chẳng phải là một niềm tự hào to lớn đó sao?

Có thể vì yếu tố lợi ích kinh tế mà "Vạn lý trường thành" ở Đà Lạt hay "Đông đô đại phố" tại Bình Dương mới được hình thành. Thật đáng tiếc là chủ đầu tư những dự án này đều là các đơn vị Nhà nước, hiệu quả kinh tế của họ cũng ít nhiều góp phần cho sự phát triển của quốc gia. Nhưng liệu sự phát triển ấy có đủ để bù đắp cho những mất mát rất khó để cân đo đong đếm, đó là một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Những người đang quản lý về kinh tế, văn hóa nước nhà có cảm thấy xót xa khi một nước Việt Nam phát triển với một thế hệ được thể hiện qua hàng nghìn con số 0 trong kết quả về hiểu biết lịch sử, kết hợp sự lai tạp đáng xấu hổ về văn hóa, liệu có đáng để tự hào?

==============================

Kể từ khi truyền thống văn hóa sử trải gần 5000 năm văn hiến bị bôi nhọ và xóa sổ bởi đám "hầu hết" và "cộng đồng". Việt sử một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử, bỗng nhiên trở thành một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân " Ở trần đóng khố" Những lập luận giẻ rách ấy, nhơn nhơn và công khai một cách trơ tráo. Vậy thì những chuyện như bài báo này nói đến cũng chẳng có gì là lạ. Trong khi ngay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai xác định: Việt sử hơn 4000 năm văn hiến". Mà ngay cả bài báo này, cũng không dám xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, mà chỉ dám nói chung chung là hàng ngàn năm, cũng thật là đáng thất vọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần nữa, dư luận lại ồn ào xung quanh câu chuyện dạy và học lịch sử tại các trường phổ thông lẫn đại học hiện nay với "kết quả" vô cùng ấn tượng. Nào là hàng nghìn điểm 0; 98% điểm thi dưới trung bình... Bấy nhiêu đó cũng đủ biết tình trạng học sinh Việt Nam hiểu biết về lịch sử, nhất là lịch sử nước nhà... be bét đến dường nào.

Ấy vậy mà đang tồn tại một nghịch lý đáng xấu hổ. Đó là trong khi rất nhiều người Việt Nam không hề biết gì về lịch sử nước nhà nhưng họ lại rất thông thạo lịch sử Trung Hoa. Điều này cũng đã được ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây mà rất nhiều tờ báo đã trích dẫn nhận xét của ông làm tựa đề "Hàng ngàn điểm 0 môn sử là bình thường"(?)

Vấn nạn học sinh ngán học sử là lâu rồi chứ đâu phải gần đây, chắc phải vài chục năm, với lại chương trình môn lịch sử là bao quát cả sử Viêt Nam và thế giới chứ đâu chỉ là lịch sử nước nhà. Chắc có lẽ do thấy khó mà tiến thân và làm giàu nhờ những hiểu biết về lịch sử (kể cả những ngành liên quan, như : du lịch...) nên từ lâu nó luôn bị xem là môn phụ.

Học sử bây giờ thì đâu cần phải ghi nhớ nhiều những dữ kiện hay học thuộc lòng, chỉ cần online và gu-gồ các nhân vật và các sự kiện lịch sử là có ngay đáp án thôi mà. Cái chính là cần sự tư duy logic các vấn đề khoa học lịch sử. Tôi thấy các bộ sách (nhiều tập) về bí ẩn các nền văn minh hay giải mã những nghi vấn lịch sử thu hút rất nhiều các bạn đọc trẻ như : "Bí ẩn vẫn mãi là bí ẩn", "Lật lại những trang hồ sơ mật",... Quý vị nào thử rảo bước vào các nhà sách ở TPHCM mà xem, các em học sinh rất thích đọc và tìm mua rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Mỹ: Vì sao nên dạy sử thời toàn cầu hóa? Cập nhật lúc 05/08/2011 01:01:00 PM (GMT+7) Posted Image- "Vì sao nên dạy sử quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa?" là bài viết của Johann N. Neem, GS ĐH Tây Washington ngành sử học, đăng trên tạp chí giáo dục The Chronicle Higher Education.

Học sinh Mỹ không thạo lịch sử Mỹ

Posted Image Hầu hết học sinh lớp 4 đều không biết rằng Abraham Lincoln là nhân vật lịch sử quan trọng

Hiện nay, Mỹ đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc khẳng định bản sắc của mình. Các thị trường toàn cầu hóa đã kết nối chúng ta với mọi người ở những vùng đất xa xôi, cho phép chúng ta mua hàng giá rẻ sản xuất tại các quốc gia còn hạn chế trong việc bảo vệ lao động và môi trường. Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy quá trình di cư mạnh mẽ và làm nảy sinh nhu cầu giao thương quốc tế tự do hơn. Bản sắc của chúng ta có thể thay đổi theo thị trường, giảm bớt kiểu quản lý tập trung của nhà nước trong cuộc sống.

Vậy toàn cầu hóa bản sắc dân tộc có gì tốt không? Tôi nghĩ là không có.

Các tư tưởng chính trị cấp tiến, bao gồm việc phân chia lại của cải vật chất giữa những người giàu và người có thu nhập thấp, đều dựa trên một chủ nghĩa dân tộc gắn kết và mạnh mẽ.

Nhưng nghịch lý là trong thời đại toàn cầu hóa, các trường học của chúng ta vừa phải làm cho người dân Mỹ ý thức nhiều hơn về sự gắn kết của họ với thế giới, vừa phải củng cố việc giảng dạy môn lịch sử nước nhà.

Sức mạnh của lịch sử là khả năng định hình bản sắc của tập thể. Bằng việc giảng dạy lịch sử dân tộc, chúng ta giúp tạo ra các kiều dân. Mọi bản sắc đều xuất phát từ những câu chuyện lịch sử. Là một thành viên trong một cộng đồng tức là hiểu rõ quá khứ của mình, và tìm cách giúp cộng đồng trong hiện tại tức là để cải thiện nó trong tương lai. Điều đó đúng đối với các quốc gia, cũng như với các cộng đồng tôn giáo, dân tộc và nghề nghiệp. Như nhà khoa học chính trị Roger Smith đã viết trong “Stories of Peoplehood” (NXB Đại học Cambridge năm 2003), các bản sắc dân tộc dựa trên sức sống của những câu chuyện kể đưa chúng ta theo dòng lịch sử. Những câu chuyện này cho chúng ta biết mình là ai.

Việc dạy lịch sử quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo một công chúng có khả năng bảo vệ dân chủ. Lịch sử quốc gia thúc đẩy lòng yêu nước. Những người có xu hướng rũ bỏ chủ nghĩa dân tộc, coi đây là một tư tưởng thoái lui và công kích, thì có thể cũng quay lưng lại với lịch sử dân tộc vì lý do này.

"Chính vì toàn cầu hóa đang đe dọa xóa mờ các đường biên giới quốc gia nên chúng ta cần hành động như những người thầy để cứu chúng. Không có tình yêu xuất phát từ lòng yêu nước thì giáo dục nhấn mạnh tới tư cách công dân cũng chỉ là vô nghĩa. Công dân tốt phải học cách yêu thương đồng bào mình trước khi việc giáo dục công dân đạt thành quả."

Giống như lịch sử của bất cứ quốc gia-dân tộc nào, lịch sử Mỹ có nhiều câu chuyện vẻ vang và những tư tưởng lớn, cũng như những chuyện về sự phản bội. Những câu chuyện vẻ vang thúc đẩy tình yêu đất nước trong mỗi con người, còn những câu chuyện đáng phê bình sẽ đảm bảo rằng tình yêu ấy không trở nên mù quáng. Đây là sự kết hợp giữa tình yêu nước của một người và ý thức về các thất bại của người đó, giúp tạo ra các hành vi công dân.

Nếu không có tình yêu nước, thì ai còn quan tâm tới đất nước? Nếu không có các nhận thức mang tính phê bình, thì các công dân sẽ làm thế nào xác định được sự đúng - sai trong các hành động của quốc gia mình và tìm cách làm những điều tốt hơn? Quan điểm này đã được Todd Gitlin nêu ra trong cuốn sách của ông mang tên “The Intellectuals and the Flag” (tạm dịch là “Trí thức và lá cờ”), NXB Đại học Columbia năm 2006.

Theo Gitlin, nguồn gốc và niềm say mê của trí thức nằm ở chủ nghĩa tích cực trong những năm 1960, nhưng ông cho rằng người Mỹ cánh tả đã thái quá với “niềm vui lên án người khác”.

Theo ông, đây cũng là chủ nghĩa dân tộc. Gitlin đã nêu rõ rằng chủ nghĩa dân tộc không đơn giản “những biểu hiện đặc trưng” và chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến, mà là “một cảm nhận về ý thức trách nhiệm”.

Tại sao chỉ tình yêu giữa con người với con người thôi chưa đủ? Đó là tư tưởng của những người ủng hộ chủ nghĩa thế giới, vốn đổ lỗi cho các quốc gia-dân tộc gây ra mọi nỗi khiếp sợ của thế giới hiện đại. Nếu chúng ta vượt qua ranh giới hữu hạn của quốc gia để hòa mình vào thế giới như một cộng đồng nhân loại duy nhất, chúng ta sẽ quan tâm tới người khác. Hãy nghĩ rộng, và hành động thực tế.

Không ai ủng hộ điều này mạnh mẽ hơn triết gia Martha Nussbaum, người đã viết trong cuốn “For Love of Country?” (tạm dịch là “Vì tình yêu nước ư?) của NXB Beacon năm 2002, rằng các trường học Mỹ nên từ bỏ việc tăng cường dạy lịch sử dân tộc, mà thay vào đó nên thúc đẩy một bản sắc toàn cầu.

Nussbaum lên án ý tưởng cho rằng chúng ta nên cung cấp cho người Mỹ “sự nổi bật đặc biệt trong suy nghĩ chính trị và đạo đức, và niềm tự hào trong bản sắc riêng của Mỹ và tư cách công dân riêng của Mỹ, một sức mạnh đặc biệt bao gồm các động lực để hành động chính trị”. Nếu tất cả con người sinh ra đều bình đẳng thì làm sao chúng ta có thể yêu người này hơn người kia?

Chủ nghĩa thế giới của Martha Nussbaum là một giấc mơ cao cả, và giống như mọi giấc mơ, nó thiếu tính thực tế. Con người tồn tại luôn là thành viên của các cộng đồng.

Quốc gia là một phát minh hiện đại, một cộng đồng hiện đại. Nhưng tất cả cộng đồng đều được hư cấu ra. Các quốc gia, cũng như các nhóm dân tộc, sắc tộc và tôn giáo đều là các sản phẩm của sự tưởng tượng của lịch sử. Không có nguyên nhân cố hữu để ưu đãi các nhóm sắc tộc hay tôn giáo hơn các nhóm dân tộc quốc gia. Nếu chúng ta từ bỏ quốc gia-dân tộc, chúng ta sẽ không tạo ra được một cộng đồng toàn cầu, mà chỉ tạo ra một thế giới bị chia ra bởi các dạng cộng đồng khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là: giai cấp.

Chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã sinh ra những bất bình đẳng mới trong sản xuất và tạo ra những người chiến thắng và những người thất bại. Chủ nghĩa dân tộc giúp kết nối người giàu với người nghèo – gắn kết chúng ta với nhau. Khi tách khỏi quốc gia, giới ưu tú của chủ nghĩa tư bản toàn cầu sẽ không còn cảm thấy có trách nhiệm với những người đang sống nghèo khổ gần họ. Tại sao họ như vậy? Họ không còn kết nối với nhau về mặt tình cảm. Chủ nghĩa thế giới sẽ không xóa bỏ xu hướng của loài người tổ chức mình thành từng nhóm để tồn tại, mà đơn giản nó sẽ tách chúng ta khỏi dân tộc - nhóm có quyền lực và khả năng đoàn kết chúng ta theo hướng tạo điều kiện cho các tư tưởng chính trị cấp tiến.

Tuy nhiên, quan điểm của Nussbaum có phần đúng. Chúng ta cần phải coi mọi người đều tồn tại bình đẳng. Liệu chúng ta có thể làm như vậy trong khi giảng dạy cho sinh viên biết tự hào vì mình là người Mỹ hay không? Có, và triết gia chính trị Michael Walzer đã nói rõ cách ông phân biệt giữa các câu chuyện “mỏng” và “dày” để nhận diện chúng ta.

Trong cuốn “Thick and Thin: Moral Argument at Home and Abroad”, (tạm dịch là “Dày và Mỏng: Lập luận đạo đức trong nước và ở nước ngoài”), của NXB Đại học Notre Dame năm 1994, Walzer cho rằng các câu chuyện mỏng gắn kết chúng ta với sự tồn tại của tất cả loài người. Những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về quyền và nghĩa vụ của mình. Nhưng những gắn bó sâu sắc nhất của chúng ta, khiến chúng ta hành động như những công dân, được thể hiện qua quan hệ thành viên của chúng ta trong các cộng đồng cụ thể mà trong đó chúng ta cảm thấy kết nối mạnh hơn về tình cảm.

Cộng đồng toàn cầu vẫn còn quá trừu tượng để chúng ta hành động theo cách đó. Tuy nhiên, lịch sử của mỗi quốc gia có thể thúc đẩy những câu chuyện dày, tức là những chuyện gắn kết mọi người trong một cộng đồng gắn bó, thúc đẩy hành động của công dân tốt hướng tới người khác. Chủ nghĩa dân tộc đem đến cho mỗi công dân một sự kế thừa chung, một truyền thống chung.

Bản sắc được toàn cầu hóa, cũng giống như chủ nghĩa tư bản toàn cầu, đang phá hủy sự kế thừa này nhằm giải phóng các quyền cá nhân khỏi các trách nhiệm đối với dân tộc. Nếu không có chủ nghĩa dân tộc, các tư tưởng chính trị dân chủ sẽ chẳng là gì ngoài sự mưu cầu tư lợi, và các lợi ích tài chính lớn nhất sẽ chiến thắng. Sao có thể khác được khi mỗi công dân không có một truyền thống mang theo mình, và các nhà lãnh đạo không có trách nhiệm?

Posted Image Yêu nước không thể hiện ở những biểu tượng hay chủ nghĩa Sô - vanh hiếu chiến mà ở ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân. Điều đó khiến chúng ta lại thấy tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử Mỹ trong trường học ngày nay. Chính vì toàn cầu hóa đang đe dọa xóa mờ các đường biên giới quốc gia nên chúng ta cần hành động như những người thầy để cứu chúng. Không có tình yêu xuất phát từ lòng yêu nước thì giáo dục nhấn mạnh tới tư cách công dân cũng chỉ là vô nghĩa. Công dân tốt phải học cách yêu thương đồng bào mình trước khi việc giáo dục công dân đạt thành quả.

Nhấn mạnh vai trò của lịch sử dân tộc không có nghĩa là bác bỏ sự cần thiết của việc sinh viên Mỹ phải có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử thế giới và vai trò của Mỹ trong thế giới. Đây không phải là hai việc loại trừ nhau.

Các câu chuyện toàn cầu có thể nhắc nhở chúng ta về những câu chuyện mỏng của chúng ta, hoặc nói rộng hơn là các cam kết của chúng ta. Chúng cũng sẽ giúp công dân hiểu được mối quan hệ giữa các hành động của họ ở trong nước và chính sách đối ngoại của Mỹ. Một công dân yêu nước không thể thoái thác nghĩa vụ thúc đẩy một trật tự toàn cầu.

Tuy nhiên, không giống như các nơi trên thế giới, một quốc gia-dân tộc dân chủ phải bao gồm các công dân có trách nhiệm với các hành động của nước mình trên trường quốc tế.

Quốc gia không phải là ngọn nguồn duy nhất của bản sắc cá nhân mỗi con người. Mỗi chúng ta đều thuộc các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, hay nghề nghiệp... giúp định hình chúng ta và khiến chúng cảm thấy có trách nhiệm. Các cộng đồng này làm cho sự tồn tại của chúng ta trở nên phức tạp, nhưng cũng khiến chúng ta có khả năng cân bằng giữa các nghĩa vụ đối với đất nước và nghĩa vụ với những người xung quanh ta và trên thế giới. Nhưng ngay cả khi người Mỹ chúng ta ý thức hơn về các trách nhiệm của mình đối với thế giới rộng lớn, thì các tư tưởng chính trị dân chủ vẫn phải dựa trên trách nhiệm của chúng ta đối với người khác./.

  • Johann N. Neem/Bài viết đăng trên The Chronicle Higher Education
  • Chuyển ngữ: Quốc Thái - Thu Thảo
Bài viết này giản lược từ một bài luận văn dài mang tên “American History in a Global Age (tạm dịch là “Lịch sử Mỹ trong thời đại toàn cầu hóa”), xuất hiện trên History and Theory số ra tháng 2/2011.

Posted Image Thi khối D+, chuyện không riêng của ngành sử Đấy là một ý kiến tâm huyết và chiến lược, không chỉ cho ngành sử mà tất cả các ngành, rất hợp lý, không chỉ cho 1 vài năm mà lâu dài cho đất nước. Posted Image Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị Học chính trị là quá cần thiết chứ, và có thể dạy thật hay nữa. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Posted Image Đề nghị đưa môn sử ra khỏi thi ĐH ‘ba chung’ Đây là đề xuất của PGS. TS Hà Minh Hồng, Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQG TP.HCM xung quanh sự kiện “điểm thi môn Lịch sử thấp” đang gây ồn ào dư luận hiện nay. Posted Image Cảm ơn Nguyên Ngọc Nhiều người cho rằng, không nên "chính trị hóa" lịch sử dân tộc, để tìm ra "lối thoát" cho môn Lịch sử cần nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữ

==================================

Vâng! Dạy sử quả là cần thiết cho thế hệ sau biết về dân tộc mình. Từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã biết: "Người hiền là rường cột , sử là điển tích của quốc gia". Nhưng vấn đề là dạy sử như thế nào? Việt sử 5000 năm văn hiến hay chỉ vài trăm năm với những người dân "ở trần đóng khố" và Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc".?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà văn Nguyên Ngọc: Nền giáo dục đào tạo người hay máy?

01/08/2011 15:51:54 Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đây là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc

Hãy coi trọng các giá trị tinh thần TIN LIÊN QUAN

Những biến chuyển thời đại đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay ho hơn mấy). Đứng trước những vấn đề như vậy, cách đây mấy năm, trường đại học Harvard của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy.

Bởi vì đối với bất cứ xã hội nào, ở bất cứ thời đại nào, khi khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì càng khẩn thiết hơn, chính khoa học xã hội nhân văn là hết sức cần thiết để giữ cái nền bền chắc cho xã hội và con người.

Nó làm cho con người dẫu có khoa học công nghệ cao đến đâu, vật chất nhiều đến đâu, cũng vẫn còn là con người chứ không phải là những cái máy khô cằn, nhất là những cái máy chỉ biết hau háu làm ra tiền và nhai tiền.

Giữ cho nhân loại còn là nhân loại, chứ không là một đống những vật tinh xảo mà vô cảm và vô lương. Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một xã hội suy đồi.

Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho “chuột chạy cùng sào mới vào khối C”, là một nền giáo dục bế tắc. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội. Tất nhiên, vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử, thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi nhẹ các giá trị tinh thần và nhân văn!

Posted Image Học sử là nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới. Trong ảnh là giờ học môn Lịch sử của học sinh lớp 12A6, trường THPT Hùng Vương, Q5,TP.HCM (niên khoá 2010 -2011 - ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

<br style="font-weight: bold;"> Nhìn vào lõi của vấn đề

Mấy hôm nay nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên hình như cũng chưa đến lõi của vấn đề. Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ nhất là môn sử và môn văn – cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là “chương trình cứng”.

Vì sao? Rất đơn giản vì đó là những môn bị chính trị hoá nhiều nhất, nặng nề nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Học chính trị là quá cần thiết, và có thể dạy thật hay. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Mỗi môn có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con người ra người.

Học sử, học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5 điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.

Gần đây, giáo sư Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền. GS Hoàng Tuỵ thì nói: Phải “thế tục hoá”nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục hoá giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kiềm chế lâu dài của nhà thờ. Cần hiểu lời Hoàng Tuỵ trong ý nghĩa đó.

Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này, ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là uỷ ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó, lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tuỳ tiện bởi các thế lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử.

Ở nhà trường, cảnh giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn. Học lịch sử cũng tuyệt nhiên không cần nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi chúng ta đang sống trong thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả.

Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

(Theo Nhà văn Nguyên Ngọc- SGTT)

===========================================

Khi tôi tổ chức hội thảo với chủ đề "Phong thủy là khoa học", không ít người cho rằng đó là chuyện vớ vẩn. Với họ thì đất nước có nhiều chuyện lớn bức xúc để bàn. Bây giờ mà bàn cái wc để đâu; giường ngủ đặt thế nào thì thật là chuyện vớ vẩn......Khi tôi phát biểu về thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam, cũng có người lớn tiếng cho rằng: Chuyện vớ vẩn. phải bàn đến bao vấn đề xã hội cần giải quyết....Toàn là chuyện đao to búa nhớn. Nhưng nếu không có "Phong thủy là khoa học" và "Thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam" thì truyền thống văn hóa sử Việt với cội nguồn của nó chỉ là một thời Hùng Vương bị coi thực chất là "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" - toàn bộ nền văn hóa truyền thống Việt bị hủy hoại - cái gốc của văn hóa sử.

Vâng! Tôi đã nói lâu rồi: Sẽ không thể vực dậy được nền giáo dục nói chung và môn sử nói riêng - nếu như người ta vẫn dạy học sinh phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Đừng để mọi việc quá tệ - mà điểm 0 của môn sử trong đợt thi kỳ này chỉ là hiện tượng trực quan có thể nhận thấy được từ những tư duy đơn giản.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu xin lỗi chú Thiến Sứ cháu viết mục nàyvào đây, vi trong phần thảo luận về điềm báo chau không có quyền Reply. Cháuthấy trên báo đăng có hiện tượng này, không biết nó có phải là điềm thông báogì cho Việt Namkhông chú a? Cháu cám on chú trước ạ!

Con ruốc đầy biển Ninh Thuận</h1>Thứ Bảy, 06/08/2011 14:54

(NLĐO) – Cả tuần qua, con ruốc (loài thủy sản nước mặn giống như con tôm nhưng rất nhỏ) xuất hiện dày đặc ven bờ biển các xã Phước Dinh, Cà Ná, Phước Diêm, huyện Thuận Nam – Ninh Thuận.

Posted Image

Hàng trăm người dân địa phương mang lưới giăng thả cách bờ vài chục mét là bắt được ruốc (ảnh). Trung bình mỗi người kiếm 50-60 kg ruốc/ngày; có người trúng đến 1,5-2 tạ. Anh Trần Văn Chương ở xã Cà Ná cho biết hiện ruốc có giá 15.000 – 25.000 đồng/kg nên thu nhập của bà con làng biển cũng kha khá.

Edited by motminhmotnoibuon

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin lỗi chú Thiến Sứ cháu viết mục nàyvào đây, vi trong phần thảo luận về điềm báo chau không có quyền Reply. Cháuthấy trên báo đăng có hiện tượng này, không biết nó có phải là điềm thông báogì cho Việt Namkhông chú a? Cháu cám on chú trước ạ!

Con ruốc đầy biển Ninh Thuận

Thứ Bảy, 06/08/2011 14:54

(NLĐO) – Cả tuần qua, con ruốc (loài thủy sản nước mặn giống như con tôm nhưng rất nhỏ) xuất hiện dày đặc ven bờ biển các xã Phước Dinh, Cà Ná, Phước Diêm, huyện Thuận Nam – Ninh Thuận.

Posted Image

Hàng trăm người dân địa phương mang lưới giăng thả cách bờ vài chục mét là bắt được ruốc (ảnh). Trung bình mỗi người kiếm 50-60 kg ruốc/ngày; có người trúng đến 1,5-2 tạ. Anh Trần Văn Chương ở xã Cà Ná cho biết hiện ruốc có giá 15.000 – 25.000 đồng/kg nên thu nhập của bà con làng biển cũng kha khá.

Sắp phát tài ! Điềm lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới cuống cuồng lo bão tài chính

Thứ Bảy, 06/08/2011 | 07:17

Trung Quốc và Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi sự phối hợp hành động toàn cầu để chặn một cơn bão tài chính mới

Sóng gió đang nổi lên trên thị trường tài chính toàn cầu.

Trung Quốc và Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi sự phối hợp hành động toàn cầu để chặn một cơn bão tài chính mới, hãng tin Reuters cho biết. Lời kêu gọi này được đưa ra khi nỗi lo về khủng hoảng nợ leo thang ở châu Âu và kinh tế giảm tốc ở Mỹ đẩy sóng gió nổi lên trên thị trường tài chính quốc tế.

Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó lời kêu gọi trên cho thấy rõ mức độ lo ngại gia tăng về ảnh hưởng lan rộng của các diễn biến tại Mỹ và châu Âu. Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đã lao dốc mạnh theo phiên đỏ lửa đêm qua ở Phố Wall, với mức giảm lên đến 5% đối với hầu hết các chỉ số chính. Ngay khi mở cửa giao dịch vào chiều nay theo giờ Việt Nam, thị trường chứng khoán châu Âu cũng rớt thẳng xuống mức đáy của 14 tháng.

Phát biểu tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cho rằng, các nhà hoạch định sách của thế giới cần đương đầu với tình trạng bóp méo tỷ giá các đồng tiền, cuộc khủng hoảng nợ công và những mối lo về nền kinh tế Mỹ.

“Tôi nhất trí với quan điểm cho rằng những vấn đề này cần được mang ra thảo luận. Mỗi vấn đề trong số này đều quan trọng, nhưng vấn đề nào cần ưu tiên là chuyện cần đem ra bàn bạc”, ông Noda phát biểu trước báo giới, chỉ một ngày sau khi Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ nhiệt tỷ giá đồng Yên.

Trong chuyến công du Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng, những rủi ro nợ công của Mỹ đang leo thang và các nước cần tăng cường hợp tác để chống những rủi ro kinh tế toàn cầu. Ông Dương Khiết Trì cũng kêu gọi nước Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ “có trách nhiệm” và bảo vệ khoản đầu tư của các quốc gia khác vào đồng USD.

Các nhà chức trách châu Âu cũng đang cuống cuồng lo ngại. Một tuyên bố phát đi từ văn phòng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, ông Sarkozy sẽ có cuộc thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero về các diễn biến trên thị trường tài chính trong ngày hôm nay.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) do những bất đồng nội bộ đã không thể mua vào trái phiếu Italy và Tây Ban Nha để hỗ trợ thanh khoản cho hai nước này, cho dù lợi suất trái phiếu của hai nước này tăng vọt lên trên 6%, cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời. Điều này khiến các nhà đầu tư thất vọng nặng nề.

Giới quan sát dự báo, Italy và Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư của Eurozone, sẽ là những nước tiếp theo theo Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.

Thứ Ba tuần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ. Giới chuyên gia không kỳ vọng FED có thể đưa ra một chính sách mới nào để hỗ trợ cho tăng trưởng trong cuộc họp này. Trong khi đó, hãng nghiên cứu IHS Global Insight nhận định, khả năng kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái giờ đã lên tới 40%.

Với tâm lý lo ngại cao độ, giới đầu tư toàn cầu đang ồ ạt bán tháo cổ phiếu và hàng hóa cơ bản, khiến thị trường tài chính như đang lặp lại những ngày trước khi cuộc khủng hoảng 2008 bùng nổ. Tính từ đầu tuần tới ngày hôm qua, khoảng 2,1 nghìn tỷ USD đã bị cuốn phăng khỏi chỉ số MSCI All Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới.

Khi các lựa chọn đầu tư ngày càng thu hẹp, các quỹ lớn đang quay sang nắm giữ tiền mặt, đưa quan điểm “tiền mặt là vua” lên hàng đầu. Ngân hàng Bank of New York Mellon Corp cho biết, khối lượng tiền gửi vào nhà băng này đang tăng vọt, buộc họ phải áp phí đối với những khách hàng lớn.

Hôm qua, Nhật Bản đã bán ra đồng Yên để ngăn đồng tiền này tăng giá và gây phương hại cho các nhà xuất khẩu trong nước. Tuy nhiên, sáng nay, tỷ giá đồng Yên lại tăng mạnh. Tương tự như đồng Franc Thụy Sỹ, đồng Yên đang được giới đầu tư toàn cầu xem là “vịnh tránh bão” trong bối cảnh có quá nhiều bất ổn như hiện nay.

Vàng cũng là một “hầm trú ẩn” ở thời điểm này, nhưng do giá vàng tăng quá mạnh, nhiều nhà đầu tư bắt đầu lưỡng lự khi mua vào. Thay vào đó, họ gom Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ.

An Huy

tbktvn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Paul Krugman: Mỹ đang giải quyết nhầm vấn đề

Tác giả: QUỐC DŨNG (THEO NYT)

Bài đã được xuất bản.: 07/08/2011 06:00 GMT+7

Mỹ không chỉ có mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang sắp trở thành hiện thực mà còn không thể phủ nhận một sự thực hiển nhiên, đó là nước Mỹ đã không hề đạt được một bước tiến nào trên con đường hồi phục, nền kinh tế không hề có dấu hiệu hồi phục, còn Wasington đang giải quyết nhầm vấn đề, nhà kinh tế học Paul Krugman phân tích.

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm điểm mạnh và lãi suất suy giảm đến gần mức thấp kỷ lục trong tuần qua đã khẳng định một điều: nền kinh tế không hề có dấu hiệu hồi phục, còn Wasington đang giải quyết nhầm vấn đề. Thay vì lo lắng về thâm hụt ngân sách, chính phủ nên tập trung vào vấn đề việc làm và tăng trưởng. Hiện giờ, không chỉ có mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang sắp trở thành hiện thực, chúng ta còn không thể phủ nhận một sự thực hiển nhiên, đó là nước Mỹ đã không hề đạt được một bước tiến nào trên con đường hồi phục. Trong 2 năm qua, các quan chức của Cục dự trữ Liên bang, những tổ chức quốc tế và chính quyền Obama đều nhần mạnh rằng nền kinh tế đang từng bước phục hồi. Mỗi thất bại chỉ là những yếu tố tạm thời và nó sẽ sớm qua đi. Trong khi đó, trọng tâm của chính sách kinh tế lại chuyển từ việc giải quyết các vấn đề việc làm và đẩy mạnh tăng trưởng sang các chính sách nhằm giảm bớt thâm hụt.

Posted Image

Ngay sau khi dụ luật nâng trần nợ đựơc TT Obama ký, hôm thứ 6 vừa qua, lần đầu tiên trong suôt 70 năm qua, S&P đã giảm mức xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vì những lo ngại thâm hụt ngân sách. Nhưng sự thật là nền kinh tế không hề phục hồi. Đúng là suy thoái kinh tế đã chính thức kết thúc từ 2 năm trước, và nền kinh tế cũng đã thoát ra khỏi một sự tụt dốc đáng sợ. Tuy nhiên đã không có một biện pháp tăng trưởng nào giúp nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Đặc biệt khi tỉ lệ việc làm đã sụt giảm mạnh trong 2 năm từ 2007 đến 2009, nhưng lại không hề có chính sách thực sự nào được đưa ra nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm để cải thiện nền kinh tế. Hãy thử xem xét tỉ lệ việc làm theo dân số. Vào tháng 6/2007, khoảng 63% người trưởng thành có việc làm. Đến 6/2009, thời điểm đánh dấu suy thoái kinh tế chính thức kết thúc, tỉ lệ này lại giảm xuống còn 59,4%. Và đến tháng 6/2011, 2 năm sau khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, tỉ lệ việc làm lại tiếp tục giảm còn 58,2%. Có thể đây chỉ là những con số, nhưng chúng đang phản ánh một thực tế khủng khiếp. Không chỉ một lượng lớn người Mỹ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, mà đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau cuộc Đại suy thoái, nhiều người Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề dài hạn - thậm chí là vĩnh viễn về thất nghiệp. Việc tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước trong tương lai, nhưng đây không chỉ là vấn đề về tài chính đơn thuần, nó còn là một thảm họa với người lao động Mỹ.

Vậy tăng trưởng sẽ đến từ đâu?

Người tiêu dùng, hiện vẫn còn phải gánh các khoản nợ trong thời kỳ bong bóng nhà đất, không sẵn sàng để chi tiêu. Các doanh nghiệp thì nhận thấy chẳng có lý do gì để mở rộng thị trường khi nhu cầu của người tiêu dùng chỉ ở mức thấp. Thêm vào bản thỏa thuận chống thâm hụt mới đây lại càng khiến chính phủ không thể đưa những hành động hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế Tất cả những vấn đề đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nó đòi hỏi cần phải đưa ra những biện pháp. Để đánh bật thảm họa này, nhiều người trong chính quyền cần phải thừa nhận, ít nhất với bản thân mình, rằng họ đã sai lầm vầ cần phải thay đổi ngay lập tức những ưu tiên trong chính sách. Tất nhiên, sẽ có những kẻ ngoan cố. Đảng Cộng hòa sẽ không ngừng chỉ trích về thâm hụt bởi họ vốn không hề có thiện chí ngay từ đầu. Đối với họ, bám vào những vấn đề trong thâm hụt ngân sách đơn giản chỉ là một lá bài tẩy nhằm đánh bại đối thủ của mình, nhất là khi việc tăng thuế cho người giàu sẽ được đề xuất trong thời gian tới. Và họ sẽ không từ bỏ lá bài này. Nhưng các vấn đề trong chính sách 2 năm qua có nguyên nhân không chỉ bởi Đảng Cộng hòa, vốn không thể thực sự tác động mạnh vào các chính sách, nếu không có ít nhất một vài nhân vật cao cấp trong chính quyền Obama cũng chấp nhận bản thỏa thuận giảm thâm hụt đấy, thay vì để vấn đề việc làm lên ưu tiên hàng đầu. Fed đã không thực sự làm hết khả năng của mình, một phần bởi nó quan tâm nhiều hơn tới mức lạm phát giả định hơn là tỉ lệ thất nghiệp thực tế, một phần nó cảm thấy bị đe dọa từ các ứng viên Đảng Cộng hòa như Ron Paul. Bây giờ là thời điểm để chấm dứt những chuyện này. Việc giảm mạnh của lãi suất và giá cố phiếu đã cho thấy thị trường không quan tâm về khả năng thanh toán và lạm phát của Mỹ. Họ đang lo lắng về một nước Mỹ chậm phát triển, cho dù Nhà Trắng đã tuyên bố không có mối đe dọa nào về một cuộc suy thoái kép. Vào đầu tuần, chính phủ Obama đã phát biểu rằng sẽ đặt vấn đề việc làm thành trọng tâm hàng đầu sau khi mức trần nợ đã được nâng lên. Nhưng có lẽ, chính quyền cũng sẽ chỉ là những giải pháp nhỏ mang tính tượng trưng nhiều hơn là thực tế. Và những biện pháp này cũng sẽ chỉ khiến tổng thống Obama thêm lố bịch. Nước Mỹ hiện nay cần phải đối mặt một cách nghiêm túc hơn với nguy cơ thực sự của một cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Fed cần phải dừng ngay những lời bào chữa, trong khi tổng thống cần phải đưa ra những đề xuất thực sự có ích để giải quyết vấn đề việc làm. Và nếu Đảng Cộng hòa lại gây cản trở với những đề xuất đó, tổng thống cần phải phát động một chiến dịch để chống lại. Những đề xuất trên có thể có hoặc không hiệu quả. Nhưng chúng ta đều đang nhận thấy một thứ không hề đem lại hiệu quả chút nào: Đó là các chính sách kinh tế trong 2 năm qua - và một hệ quả của nó là hàng triệu người Mỹ lâm vào tình cảnh thất nghiệp mà nhẽ ra họ không đáng bị như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Con nợ thế kỉ" kì 2: Khi Mỹ cho Trung Quốc "ôm bom"

Thứ sáu, 12 Tháng tám 2011, 11:12 GMT+7

Đứng trước nguy cơ tài sản khổng lồ của mình sắp bị mất giá, người dân Trung Quốc tỏ ra bất mãn và kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy nhanh chóng bán hết trái phiếu Mỹ đang nắm giữ với giá rẻ nhằm cứu vãn Trung Quốc khi Mỹ vỡ nợ.

Lo ngại này đã gia tăng từ hôm 28/7, vài ngày trước hạn chót nâng mức trần nợ công của Mỹ, khi Trợ lý phụ trách thương mại và năng lượng của Mỹ, ông Fernandez Jones tuyên bố, hiện tại, Mỹ không dám hứa trước điều gì với Trung Quốc, đặc biệt là việc "USD sẽ không mất giá".

Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nắm trong tay 11.598 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.

"Trạng chết, chúa cũng băng hà"

Giám đốc quản lý chiến lược Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Hồ Tân Tuệ bình luận, một khi Mỹ vỡ nợ, Trung Quốc không những bị tổn thất về khối tài sản đang nắm giữ, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới kinh tế nước này. Sự vỡ nợ của Mỹ sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt lĩnh vực như thương mại, đầu tư… của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Posted Image

Tuy Trung Quốc đã cắt giảm việc tích lũy nợ công của Mỹ, nhưng vẫn chưa có tài sản nào có thể thay thế nợ công. Trái phiếu chính phủ của Nhật Bản và Hàn Quốc đều không thể thay thế, hiện nay, chỉ có mỗi trái phiếu chính phủ Mỹ là hiệu quả nhất và có tính thanh khoản cao nhất.

Ông Hồ chỉ rõ, Trung Quốc gặp hai cái khó khi nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ, đó là dự trữ ngoại hối chủ yếu là USD, hơn nữa lại nắm giữ quá nhiều trái phiếu của Mỹ, điều đó đồng nghĩa cận kề với nguy hiểm khi Mỹ mất khả năng trả nợ.  

Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Cục quản lý dự trữ nước này đã có một số chuẩn bị. Thứ nhất, giữ liên lạc thường xuyên với Bộ tài chính Mỹ, đồng thời liên tiếp gây áp lực cho chính phủ Mỹ để bảo vệ được an ninh và lợi ích tài sản của mình. Thứ hai, nếu Mỹ thực sự vỡ nợ, Trung Quốc có thể sẽ thay thế Mỹ trên thị trường tài chính thế giới. Thứ ba, một lượng tài sản dự trữ lớn như vậy tương ứng với giá trị của một số công ty lớn hay những trái phiếu có mệnh giá cao trong cơ cấu tài chính.

Posted Image

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh, Washington cần bảo vệ người đầu tư trái phiếu: "Chúng tôi hi vọng chính phủ Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp, chính sách một cách thiết thực và có trách nhiệm nhằm đảm bảo lợi ích của người đầu tư". Trung Quốc một lần nữa kêu gọi chính phủ Mỹ không được phá giá đồng USD, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho người đầu tư nắm giữ trái phiếu Mỹ.

Ba tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng 197 tỷ USD, đạt mức 3.050 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mức 3000 tỷ USD, chiếm 2/3 tổng đầu tư USD của Mỹ. Theo thống kê của Mỹ, tính đến cuối tháng 2 năm nay, Trung Quốc nắm giữ 11.598 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ, trở thành nước có dự trữ ngoại tệ USD lớn nhất của Mỹ. Như vậy, Mỹ vỡ nợ không chỉ còn là... chuyện của Mỹ, bởi một khi Mỹ vỡ nợ, "siêu chủ nợ" Trung Quốc sẽ là nước bị tổn thất nghiêm trọng nhất.

Posted Image

Bán ra là tự sát

Hôm 20/7, báo giới dẫn lời của chuyên gia kinh tế Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, dù người đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt với nguy cơ Mỹ vỡ nợ, nhưng Trung Quốc không nên ngừng việc mua công nợ Mỹ một cách đột ngột. Để tỷ lệ đồng USD ổn định, chính phủ Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục mua nợ công của Mỹ. Khi Mỹ có dấu hiệu vỡ nợ, giữa tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã mua thêm 7.300 tỷ USD công nợ Mỹ, nâng tổng mức nắm giữ trái phiếu Mỹ lên tới 11.598 tỷ USD.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc biết rõ mình sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng một khi Mỹ vỡ nợ mà vẫn tiếp tục mua vào cho thấy Trung Quốc vô cùng tin tưởng vào khả năng chống đỡ của Mỹ.

Posted Image

Nhưng cũng có những góc nhìn thực tế hơn. Chuyên gia Andy Rothman của ngân hàng Mỹ CLSA tại Thượng Hải, Trung Quốc chỉ rõ, đây là mối quan hệ toàn cầu cơ bản "không thể thay đổi". Ông Rothman cho biết, giả sử Bắc Kinh bán ra một số trái phiếu Mỹ, thì "các nước khác cũng sẽ đua nhau bán ra", khi đó, giá trị toàn bộ tài sản mà Trung Quốc nắm giữ sẽ mất giá, "nói như Trung Quốc, đó là tự sát".

Nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc vì quá tham lợi ích kinh tế nên mới đi đến ngày hôm nay. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, để thúc đẩy xuất khẩu, chính sách chủ yếu của Trung Quốc là khuyên khích các hộ gia đình trong nước tích lũy, làm yếu đồng nhân dân tệ; kết quả là thặng dư thương mại quá lớn. Hiện Trung Quốc đã tích lũy được 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhiều hơn bất kỳ nước nào.

Posted Image

Vì số lượng dự trữ ngoại hối hầu hết là USD nên Trung Quốc dùng USD để đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán hay một số tài sản khác của Mỹ. Tuy hiện nay nước này đã chuyển hướng đầu tư trái phiếu sang các nước châu Âu và Nhật Bản, nhưng thị trường trái phiếu này không đủ hấp dẫn để đầu tư với lượng lớn vì quy mô nhỏ và tính thanh khoản không cao.

Thâm hụt ngân sách Mỹ không chỉ vì chi chính phủ lớn mà còn do đầu tư thương mại và tích lũy gây ra, điều này đã làm kinh tế Mỹ yếu đi và dẫn tới giảm tiêu dùng Mỹ. Nhiều học giả kinh tế cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai nước Mỹ, tức là đồng USD sẽ mất uy tín trên trường quốc tế và có nguy cơ bị thay thế.

Có tiền, không có chỗ tiêu!

Những năm gần đây, Bắc Kinh thường chỉ trích chính sách tiền tệ của Mỹ. Năm 2009, khủng hoảng tài chính tiền tệ Mỹ bùng phát, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Quốc vì muốn duy trì thặng dư trái phiếu Mỹ nên đã rất lo lắng. Năm ngoái, cố vẫn chính sách Trung Quốc phê bình Cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ "in thêm quá nhiều USD", khiến trái phiếu Mỹ mà nước này đang nắm giữ mất giá nghiêm trọng.

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Eswar S. Prasad phân tích: "Trên thực tế, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, rõ ràng biết kinh tế Mỹ đang xuống dốc không phanh, nhưng tiền của Trung Quốc cũng không biết đổ về đâu."

Posted Image

Nhìn về lâu về dài, các học giả kinh tế cho rằng, hậu quả của việc không cân đối trong cơ cấu nợ công Mỹ - Trung sẽ gây ra tại họa lớn. Thực tế, nhiều người cho rằng quan hệ mất cân bằng như vậy sẽ dẫn tới khủng hoảng tài chính thế giới, gây ra hiện tượng bong bóng về giá nhà đất ở Mỹ.

Hai năm qua, sách lược của hai nước đã không đạt được những tiến triển nhất định. Hai bên đều cho rằng biện pháp đưa ra không khả quan, không có lợi cho mục tiêu kinh tế ngắn hạn của tình hình mỗi nước. Trong khi Mỹ nỗ lực phục hồi kinh tế thì Trung Quốc lại đang phải giảm nhiệt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ kêu gọi tích lũy nhiều hơn, tiêu dùng ít đi. Trong khi đó, Trung Quốc lại khuyến khích tiêu dùng nhiều và tích lũy ít đi. Việc hai nước có thực hiện được mục tiêu này hay không còn phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng của người dân, điều này quả thực rất khó.

Posted Image

Khủng hoảng nợ công ở Mỹ đang là vấn đề khiến cả thế giới phải quan tâm

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc có thể nâng giá đồng Nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Đối với người tiêu dùng Trung Quốc mà nói, một khi nâng giá đồng nhân dân tệ thì việc nhập khẩu rất rẻ, nhưng lại khiến việc xuất khẩu trở nên khó khăn, điều này không có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc, đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp lớn.

Đứng trước nguy cơ tài sản khủng lồ của mình sắp bị mất giá, người dân Trung Quốc tỏ ra bất mãn và kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy nhanh chóng bán hết trái phiếu Mỹ đang nắm giữ với giá rẻ nhằm cứu vãn Trung Quốc khi Mỹ vỡ nợ, đồng thời đó cũng là cách trừng phạt sự thiếu thận trọng trong việc quản lý kinh tế Mỹ.

Một số lãnh đạo Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích và phê bình lãnh đạo Mỹ vì sự thiếu trách nhiệm trong việc quản lý kinh tế; trong khi một bộ phận báo giới Trung Quốc thậm chí lớn tiếng rằng Mỹ là một quốc gia vô trách nhiệm, và đang có ý định "ăn quỵt", không trả nợ cho Trung Quốc.

Đỗ Hường

======================================

Buồn nhỉ! Thôi còn ít ngày nữa thì đến tháng 8 Việt lịch. Mọi việc thế nào thì ai cũng biết không cần phải "bói toán nhảm nhí"; "mê tín di đoan" nữa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa: Kế hoạch đánh bại Mỹ của Trung Quốc

Cập nhật lúc 12/08/2011 06:03:00 AM (GMT+7)

Dù không ít nỗ lực phô trương sự hiện đại, nhưng quân sự Trung Quốc có thể yếu hơn nhiều người suy đoán, đặc biệt nếu so sánh với Mỹ.

Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc

Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên

Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc

Posted Image

Tuy nhiên, Bắc Kinh có một kế hoạch giản đơn - thậm chí là rủi ro - để bù đắp điểm yếu của mình: đó là mua tên lửa. Sau đó, mua nhiều và nhiều hơn nữa. Tất cả các loại tên lửa: tầm ngắn và tầm dài, phóng từ mặt đất, từ biển, đạn đạo hay hành trình...

Có hai chủ đề nổi bật từ tác phẩm Sức mạnh không gian Trung Quốc - gồm những bài luận do Andrew Erickson biên tập. Erickson là nhà phân tích Trung Quốc khá nhiều ảnh hưởng của đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ.

Theo Sức mạnh không gian Trung Quốc, ngày nay có khoảng 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình phi hạt nhân. "Phát triển kho vũ khí tên lửa với các tên lửa đạn đạo ngày càng có độ chính xác cao và tên lửa hành trình tấn công mặt đất ngày càng trở thành nền móng của khả năng chiến đấu với PLA", Mark Stokes và Ian Easton viết. Với mỗi loại vũ khí mà quân đội Trung Quốc (PLA) luôn tụt hậu so với Lầu Năm Góc, thì tên lửa có thể giúp Trung Quốc tạo ra sự khác biệt.

Đó là thực tế rõ ràng. Mặc dù giới thiệu hàng loạt vũ khí mới trong những năm gần đây gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, tàu khu trục, tàu ngầm và cả một tàu sân bay Liên Xô được nâng cấp, nhưng Trung Quốc vẫn thiếu rất nhiều hệ thống cơ bản, tổ chức và thủ tục cần thiết để đánh bại một kẻ thù quả quyết, được trang bị tốt.

Lấy ví dụ là tiếp nhiên liệu trên không. Để triển khai một số lượng lớn các máy bay tiếp dầu hiệu quả trên không đòi hỏi khả năng xây dựng và hỗ trợ các động cơ lớn - điều mà Trung Quốc chưa thể làm ngay. Trong tiếp dầu trên không đòi hỏi việc lên kế hoạch, điều phối và phối hợp vượt xa những gì PLA có thể đáp ứng. Kết quả là "PLA chỉ có máy bay tiếp dầu trong phạm vi cung cấp ngắn”, Wayne Ulman giải thích.

Theo Sức mạnh Không gian Trung Quốc, tính về tổng số, PLA chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu). Vì thế, trong khi về lý thuyết , PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược. Chênh lệch sẽ lớn hơn nếu có sự tham gia của cả máy bay chiến đấu Mỹ.

Và đâu là giải pháp của PLA? Dĩ nhiên đó là tên lửa. Có tới cả nghìn tên lửa đạn đạo và hành trình, phần lớn bắn từ các bệ phóng mặt đất “dường như sẽ được huy động trong cuộc chiến đầu tiên” chống lại Đài Loan hoặc các căn cứ ở Thái Bình Dương của Mỹ, Ulman viết. Mục tiêu là để tiêu diệt càng nhiều máy bay của đối phương càng tốt, thậm chí trước khi cuộc chiến bắt đầu.

PLA có thể dùng cách tiếp cận tương tự để bù đắp những điểm yếu trên biển hiện nay của họ. Các tàu ngầm luôn luôn là “sát thủ” chống tàu tiềm năng nhất của bất kỳ quốc gia nào, nhưng tàu ngầm Trung Quốc quá ít, quá ồn ào và thủy thủ thì quá thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp cận và đối đầu với Hải quân Mỹ. Jeff Hagen dự báo, nếu cuộc chiến bắt đầu, “các tàu ngầm Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu dễ bị công kích”.

Và hãy quên đi cách sử dụng máy bay chiến đấu trang bị vũ khí tầm ngắn để tấn công hải quân Mỹ. Một nhà phân tích Trung Quốc ước tính, sẽ cần có khoảng 150 - 200 máy bay chiến đấu Su-27 để phá hủy một tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ. Toàn bộ PLA có khoảng 300 chiếc Su-27 trong khi hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương Ticonderoga.

Lại một lần nữa, tên lửa là sự bổ sung hoàn hảo. Một cuộc tấn công “siêu bão hòa” với hàng trăm tên lửa đạn đạo có khả năng “vô hiệu hóa lập tức hệ thống phòng không của Ticonderoga”, Toshi Yoshihara viết. Nếu ở gần bờ, Trung Quốc có thể sử dụng các loại tên lửa cũ, kém chính xác và tầm ngắn hơn mà họ đã sở hữu với số lượng rất phong phú. Với cuộc chiến tầm xa, PLA đang triển khai chương trình tên lửa DF-21D mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” sử dụng vệ tinh và máy bay không người lái để định vị chính xác mục tiêu.

Mặt trái của chiến lược lấy tên lửa làm trọng tâm của Trung Quốc là nó có thể đại diện cho cái gọi là “điểm yếu duy nhất”. Do quá phụ thuộc vào một loại vũ khí có thể khiến PLA dễ bị tổn thương nếu gặp một loại biện pháp đối phó. Trong trường hợp này, đó chính là hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc, bao gồm các tàu chiến trang bị tên lửa SM-3, tên lửa Patriot và hệ thống pháo phòng không tầm cao của bộ binh Mỹ.

Hơn thế nữa, tên lửa là loại vũ khí dùng một lần. Không thể tái sử dụng chúng như máy bay chiến đấu hay tàu khu trục. Điều đó có nghĩa là, trong thời chiến, Trung Quốc buộc phải chiến thắng nhanh hoặc thất bại. “Ví dụ, tính tổng số lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc, có thể dội khoảng một nghìn tấn chất nổ có sức công phá lớn vào các mục tiêu”, Roger Cliff giải thích. “Tương quan so sánh với máy bay của Không quân Mỹ, có thể dội một lượng thuốc nổ gấp vài lần mỗi ngày trong khoảng thời gian không xác định”.

Thái An (Theo wired)

===============================================

Thiên Sứ tui luôn luôn ủng hộ hòa bình thế giới và khuyên các bên nên kìm chế!Posted Image

Cứ như bài viết này thì làm như chỉ có Trung Quốc là có tên lửa, còn Hoa Kỳ thì không! Posted Image

Thôi long trọng công nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đi! Mọi chuyện sẽ an bình hơn. Muốn có dầu thì bỏ tiền ra mua. Nhiều tiền quá cả mấy ngàn tỷ dol để làm gì, mà cứ phải gây sự cho nó mang tiếng ra. Còn tử tế nữa thì xác định chính nền văn hiến Việt một thời huy hoảng ở miền nam sông Dương Tử là cội nguồn văn hóa Đông phương thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Còn cứ máu mê cờ bạc thì chỉ khổ vào thân -

"Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc".

Người Mỹ đâu có đánh bạc "tay bo" bao wờ! Đã gọi là sòng bạc thì phải đông vui. Xem lại bức tranh "Canh bạc cuối cùng" thì quả là tay họa sĩ còn vẽ thiếu cô gái Ấn Độ. Hơn nữa cũng chẳng ai mò lên cái tàu sân bay ve chai ấy để đánh bạc cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc xong thấy buồn quá.

====================

Xẻ núi Ba Vì để… phân lô, bán nền

Posted Image

Sau khi quy hoạch Hà Nội mở rộng được công bố, những hệ luỵ từ thời điểm giới đầu tư BĐS ào ạt mua nhà, đất đón đầu thông tin trung tâm hành chính quốc gia sẽ chuyển lên Ba Vì lại càng rõ rệt. Người ta đã thấy cả những hậu quả ở nhiều chính quyền địa phương tại Ba Vì đã ủng hộ việc xẻ đồi, lấp hồ của các doanh nghiệp để phân lô, bán nền…

Mua ít, bán được nhiều.

Dự án khu biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng được triển khai tại thôn Bơn, xã Vân Hoà, Ba Vì từ năm 2010. Dự án này ở vị thế đẹp nhất xã Vân Hoà: có hồ Đập Đống rộng hàng chục hecta nằm ở mặt tiền; các biệt thự dựa lưng vào đồi Đống với thảm cây xanh được trồng mới chừng hơn chục năm tuổi. Tuy nhiên, theo người dân, toàn bộ dự án nằm trên đồi Đống, trước kia là đất lâm nghiệp trồng rừng theo dự án PAM, một phần lớn diện tích đất trồng lúa được giao lâu năm cho người dân và gối đầu lên hồ Đập Đống.

Năm 2010, người dân thôn Bơn thấy máy móc, phương tiện cơ giới được đưa về hồ Đập Đống để thi công và được xã giải thích: tôn cao bờ đập để tích nước, tưới tiêu thuỷ lợi. Sau đó, cùng với việc đắp đập là việc san đồi, lấp một phần hồ ở khu vực giáp đồi Đống và khu biệt thự – nghỉ dưỡng do Archi Group làm chủ đầu tư bắt đầu hình thành.

Theo ông Nguyễn Văn Bằng, khoảng năm 2004, các hộ dân thôn Bơn được giao đất đồi Đống theo dự án PAM với thời gian 50 năm để trồng cây lâu năm phủ xanh đất trống đồi trọc, lúc bấy giờ, đã có các giao dịch ngầm chuyển nhượng đất. Giá thời điểm đó là 6 triệu đồng/sào đất đồi. Khi có thông tin trung tâm hành chính quốc gia dời lên Ba Vì đã khiến cho đất Ba Vì lên cơn sốt giá. Lúc đó, chủ đầu tư triển khai dự án phân lô, xây thô biệt thự bán với giá từ 8 – 12 tỉ đồng/biệt thự với diện tích 400m2/biệt thự. “Tôi phục nhất là họ chuyển đổi đất dự án PAM thành đất có sổ đỏ”, ông Bằng nói.

Hiện nay, tại xã Vân Hoà, chúng tôi thấy dự án khu biệt thự – nghỉ dưỡng trên đồi Đống vẫn đang triển khai. Chủ đầu tư đã hoàn thành việc san ủi mé đồi giáp với hồ Đập Đống. Đập tràn giáp với đường xóm vừa có vai trò thuỷ lợi, vừa có vai trò giao thông, theo người dân trong thôn đã được tôn cao thêm chừng 1m, làm cho một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp trồng lúa đã bị ngập úng.

Nhiều hồ thuỷ lợi bị lấp làm… đất nền

Do bị lấn chiếm hồ Đập Đống, san đồi Đống, tôn cao đập tràn làm phần lớn diện tích canh tác ở thôn Bơn bị ngập úng, 29 hộ dân ở thôn Bơn đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền các cấp khiếu nại. Theo ông Đào Minh Hội, cán bộ quân đội nghỉ hưu, nguyên đại biểu HĐND xã Vân Hoà, lãnh đạo xã đã “mở cửa” cho dự án xây dựng biệt thự – nghỉ dưỡng của Archi Group triển khai, làm đảo lộn toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại thôn Bơn.

Theo ông Hội, vào thời điểm có thông tin Ba Vì sẽ trở thành trung tâm hành chính của quốc gia, nhiều đập, hồ khác trong xã vân Hoà có chức năng thuỷ lợi cũng bị san lấp để chuyển nhượng cho khách hàng ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Duy Cẩn ở Ấp Phú nói: “Năm ngoái người ta lấp đập Ấp Phú chuyên tưới tiêu cho hơn 20 mẫu ruộng của thôn để bán cho khách Hà Nội làm... trang trại. Từ khi đập bị lấp, phần lớn diện tích đất canh tác đang từ 2 vụ/năm chỉ còn 1 vụ/năm”.

Ông Hội cũng cho biết, Vân Hoà hiện có sáu đập/hồ thuỷ lợi đã được chuyển đổi mục đích sử dụng từ thuỷ lợi sang đất chuyên dùng như: đập Ấp Phú: 4.010m2; đập Đồng Be: 3.957m2; đập Bặn: hơn 7.400m2; đập Xoan: 13.417m2; đập Khán Đánh: 1.732m2. “Tất cả các đập thuỷ lợi này đều bị san lấp đem bán cho chủ đầu tư. Phải chăng, do tranh thủ lúc giá đất lên cao, nên chính quyền xã đã có “sáng kiến” lấp hồ thuỷ lợi làm đất thổ cư, hay san đồi để làm dự án?”

Chính quyền xã đang làm giải trình cho cấp trên

Chủ tịch UBND xã Vân Hoà, ông Hoàng Văn Lộc nói: “Những thông tin trên, tôi cũng đau đầu, bởi lẽ, tôi vừa mới lên làm chủ tịch xã, trước đó, tôi phụ trách bên Mặt trận tổ quốc xã, nên nắm không sâu. Xin hẹn các anh vào một dịp khác”. Theo ông Lộc, vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành của huyện Ba Vì đã xuống Vân Hoà xác minh đơn thư phản ánh của người dân. Chính quyền xã Vân Hoà đang làm giải trình để báo cáo lên huyện.

Theo Di Linh

ĐTCK

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu họa nợ công và bài học từ “lưỡi dao” S&P!

Hoành hành ở Hy Lạp và Ireland gần một năm nay, nợ công tràn sang Tây Ban Nha, Italia và đang rình rập Nhật Bản.

Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - cũng không thoát khỏi họa nợ công và phải hứng chịu hệ lụy từ việc hạ định mức tín nhiệm của Standard&Poor's (S&P) đối với trái phiếu chính phủ nước này.

Và phải chăng, nợ công ở Mỹ hay châu Âu chính là những “tấm gương xấu” để chúng ta phải tích cực xử lý sớm nợ nần?

Vì sao nguy hiểm?

Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chính thường xuất phát từ ba khu vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) như từng xảy ra ở Thái Lan năm 1997, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhiều năm trở lại đây, nợ công đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nền tài chính ở các quốc gia phát triển và mới nổi.

Nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản ở ngưỡng trên 100% GDP, thậm chí ở Nhật còn trên 200% GDP!

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởng đã tạm yên thì bước sang năm 2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủng hoảng nợ công. Từ đó, bộc lộ những ảnh hưởng mang tầm vóc sâu rộng và nguy hiểm đối với nền tài chính toàn cầu, đến nỗi, nhiều ý kiến cho rằng, thế giới sắp phải đón một “siêu bão” tài chính mới.

Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợ công gây tốn kém chi phí không kém số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệ thống tài chính nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem thường khủng hoảng nợ công. Bởi nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp thời, sẽ nổ ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và lan truyền nguy hiểm tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ phát hành đều được ngân hàng nắm giữ.

Trên thực tế, không chỉ có ngân hàng của Ireland mua trái phiếu Chính phủ nước này mà nhiều ngân hàng của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều mua. Hoặc với trái phiếu Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia cũng vậy. Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại là toàn cầu hóa nên khi ngân hàng bị tổn thương, uy tín bị giảm sút, sẽ tác động xấu đến dòng tiền gửi của người dân.

Chuyện của người Mỹ

Đã từ lâu, thế giới quá quen với tình trạng nợ nần của Mỹ. Còn người Mỹ luôn yên tâm rằng, nền tảng kinh tế, thành lũy tài chính hùng mạnh của nước này hoàn toàn miễn dịch với thứ mầm bệnh kia. Họ tự hào về nền tảng kinh tế, khoa học công nghệ và năng suất lao động có thể làm chủ được thị trường tài chính thế giới; coi đó là thứ giá trị bảo hiểm cho đồng tiền của mình, là vật thế chấp đáng tin cậy nhất cho nợ công.

Ông Lê Xuân Nghĩa kể, năm 2006, khi sang thăm Bộ Ngân khố Mỹ (Bộ Tài chính) và thảo luận với họ về vấn đề nợ công, ông tỏ ý lo ngại, nợ công của Mỹ sẽ là vấn đề lớn trong tương lai. Một quan chức phía Mỹ đáp: “Yên tâm, nợ công Mỹ còn chưa đến 100% GDP, Nhật Bản còn nhiều nợ công hơn chúng tôi. Ai cầm trái phiếu Mỹ là cầm vàng”. Quan chức này cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của Alexander Hamilton, Bộ trưởng Bộ Ngân khố đầu tiên của Mỹ, tại vị 1789 - 1795: “Nợ nước Mỹ là vàng”.

Nhưng giờ đây, vấn đề đã khác. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bộc lộ mặt trái không mong muốn của nợ công nước Mỹ và nhiều nước khác. Khi thế giới chưa hết sững sờ về cuộc mặc cả giữa chính phủ và Quốc hội Mỹ nâng trần nợ công lên mức 16,4 nghìn tỷ USD và đổi lại phải cắt giảm chi tiêu 2,1 nghìn tỷ USD trước bờ vực vỡ nợ thì sự đánh tụt trái phiếu dài hạn của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P như thể là “lưỡi dao” bổ xuống sự kiêu hãnh quá mức của nước này. Đó còn là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với trung tâm kinh tế, tài chính ở một quốc gia có nền tảng kinh tế vững mạnh bậc nhất toàn cầu.

Và dù không mong muốn, nhưng hành động của S&P đã dẫn đến tâm lý hoang mang hoảng loạn, phải bán đổ, bán tháo trái phiếu chính phủ, vốn được coi là thứ hàng hóa tin cậy hàng đầu.

Đối với những quốc gia sở hữu nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ như Trung Quốc và Nhật Bản mặc dù vẫn lớn tiếng trấn an rằng: “Đó vẫn là công cụ dự trữ quan trọng bậc nhất” nhưng trên thực tế, tỷ trọng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong dự trữ quốc gia đã suy giảm rõ rệt để bổ sung thêm vàng, góp phần tạo nên cơn sốt vàng dữ dội nhất trong lịch sử suốt hai tuần qua. Chẳng hạn, Nhật Bản giảm từ 90% xuống 75% - 80%, Brazil giảm từ 90% xuống 81%; Trung Quốc giảm từ 90% xuống 80%.

Còn ở thị trường chứng khoán thực sự là thảm họa. Chỉ số Down Jones từ 12.500 điểm tụt xuống dưới 12 nghìn điểm trong vòng mấy ngày; các chỉ số tài chính của châu Á và Âu đều sụt giảm rất mạnh.

Nhiều người nói rằng, cuộc thỏa hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội đã kết thúc, nhưng đó chưa phải dấu chấm hết cho những bất ổn nội tại ở quốc gia này, mà cội nguồn sâu xa vẫn là nợ công và những chỉ số vĩ mô đang ngày càng xấu thêm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, thị trường chứng khoán tiếp tục đình trệ, chỉ số tiêu dùng đã có một giai đoạn khởi sắc nhưng lại bắt đầu tồi tệ. Thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ hiện nay là làm thế nào để vừa hạn chế thâm hụt ngân sách, vừa kích thích phục hồi kinh tế.

Ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng ACB, nói: “Việc Mỹ nâng trần nợ công cũng giống như tình trạng một con bệnh nặng được tiếp thêm viên thuốc bổ để cố gượng dậy. Điều quan trọng là sau khi nâng trần nợ, Mỹ phải chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng phục hồi kinh tế để trả nợ vay trên 16,4 nghìn tỷ USD. Và đó vẫn là dấu hỏi rất lớn, bởi lẽ đến lúc không trả được, không lẽ lại nâng nợ nữa?”.

Trong lịch sử của mình, đã hai lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát hành thêm tiền mua trái phiếu phục vụ chi tiêu ngân sách của chính phủ. Nhiều thông tin cho thấy, có thể FED sẽ làm như vậy thêm một lần nữa nếu như S&P và thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là các chủ nợ không gia tăng sức ép để FED từ bỏ ý định này.

Nếu FED tiếp tục, USD sẽ mất giá nghiêm trọng, lạm phát tăng thêm, thị trường tài chính sẽ suy sụp thực sự. Dĩ nhiên, cũng có nhà phân tích cho rằng, nếu FED phát hành thêm tiền, sẽ tránh nợ công của Mỹ tăng thêm hay nói cách khác, cả thế giới phải xúm lại lo chuyện nợ nần cho Mỹ thông qua đóng thuế vô hình khi đồng USD mất giá. Hiện tại, vấn đề này còn tùy thuộc vào quan điểm giải quyết vấn đề tài chính sống còn của nước Mỹ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ như thế nào.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu đang diễn ra ở châu Âu, Mỹ và có thể sẽ lan tới Nhật Bản. Và rất có thể, chúng là tiền đề cho một cơn bão tài chính mới diễn ra vào năm 2012.

Không để nước đến chân!

Khi chứng kiến nước Mỹ sống trong những ngày bên bờ vực vỡ nợ và sự mặc cả nâng trần nợ công cũng như sự kiện S&P đánh tụt hạng trái phiếu chính phủ Mỹ từ AAA xuống AA+, thêm một lần nữa, hồi chuông cảnh báo nợ công lại được gióng lên với Việt Nam.

Điều này càng thêm nóng hổi khi cách đây mấy ngày, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố duy trì mức tín nhiệm nợ công Việt Nam là B+, nhưng cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cắt giảm chi tiêu công, điểm căn bản để xác định điểm nợ công của Việt Nam. Hãng này cũng cho rằng, nợ công Việt Nam vượt ngưỡng 50% GDP là cao hơn mức trung bình 37% đối với hạng B.

Theo nhiều chuyên gia, sự nhìn nhận nghiêm khắc của giới phân tích tài chính trong vấn đề nợ công Việt Nam là xuất phát từ thực tế. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP nhưng từ 2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; 2009: 41,9%; 2010: 56,7%. Năm 2011, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) dự kiến nợ công sẽ đạt 1.375 nghìn tỷ đồng, tương đương 58,7% GDP.

Như vậy, từ năm 2007 đến hết 2011, nợ công đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ cần 8 năm nữa, nợ công Việt Nam sẽ lên tới 100% GDP.

Nhưng đó là theo cách tính của Việt Nam, còn nếu áp chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nợ công hiện lên tới 72% GDP. Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu theo cách tính này, số nợ công sẽ bị thu hẹp lại khá lớn so với chuẩn WB và IMF.

Từ cuộc khủng hoảng nợ công đang tấn công vào các nước, giới phân tích rút ra mấy điểm đáng lưu ý sau.

Thứ nhất, Mỹ, châu Âu dù sao còn có nền tảng kinh tế vững chắc và năng suất lao động cao, trên cơ sở tiềm lực khoa học công nghệ và nền kinh tế phát triển. Kể cả như vậy nhưng một khi nợ công phát tác tiêu cực thì hậu họa cũng rất khó lường. Trong khi đó, nợ công Việt Nam đang dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro tài chính hạn chế của người dân và cùng đó là năng suất lao động thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và thâm dụng lao động, vốn. Bởi vậy, điều này không thể đảm bảo một tương lai sáng sủa khi nợ công Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn và ngày càng tăng mạnh.

Thứ hai, hiện nay, trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có tới 30% vay nợ nước ngoài và 70% nợ nội địa. Điều đáng lo ngại là nợ nội địa của Chính phủ chủ yếu là trái phiếu mà hệ thống ngân hàng thương mại mua. Bởi trong nhiều trường hợp, khủng hoảng ở khu vực này là tiền đề của khủng hoảng khu vực kia.

Ví dụ, năm 1997, đầu tiên, Thái Lan lâm vào khủng hoảng tỷ giá dẫn đến khủng hoàng ngân hàng. Hoặc, khủng hoảng ở Nhật Bản trước đây và Ireland đang diễn ra đều xuất phát từ đổ bể bong bóng bất động sản được truyền dẫn tới khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Và khi Chính phủ Ireland oằn mình vay nợ cứu hệ thống ngân hàng trong khi nợ công đang ở mức cao, càng làm cho nền kinh tế lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng.

Thứ ba, trong cơ cấu nợ công, có tới 6 - 7 tỷ USD là nợ ngắn hạn, và nếu đem con số này đặt cạnh dự trữ quốc gia thì đó là một lo ngại không nhỏ.

Thứ tư, hiện nay, nguồn trái phiếu Chính phủ không được hạch toán vào ngân sách mà ở dạng Chính phủ huy động nguồn vốn người dân rồi cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng và một phần nhỏ để đầu tư. Phải thấy rằng, Chính phủ vay lãi trái phiếu 12%, đầu tư gia tăng giá trị vài chục phần trăm/năm thì rất tốt, nhưng nếu chỉ đạt vài ba phần trăm/năm thì là điều rất đáng lưu tâm.

Thứ năm, trong nhiều năm trở lại đây, lạm phát đang trở thành mối đe dọa của nền kinh tế. Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát năm 2011 sẽ không dưới 27% vì 7 tháng qua, lạm phát đã ngấp nghé 20%. Lạm phát làm cho nội tệ yếu đi nhiều so với ngoại tệ. Trong khi trong cơ cấu nợ công, có tới 30% bằng đồng Yên, là ngoại tệ liên tục tăng giá so với USD chứ chưa nói đến VND. Thời gian qua, rất nhiều người lên tiếng trước áp lực rủi ro tỷ giá đối với mặt này, mặt kia nhưng từ góc độ vay nợ, gần như chưa bao giờ nợ công được bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dù chỉ là một USD!

Rất nhiều nước trong khu vực chỉ để mức thâm hụt ngân sách kéo dài dăm năm sau đó tìm cách cân bằng và thặng dư. Trong khi ở Việt Nam, thâm hụt ngân sách và thương mại là căn bệnh kinh niên. Rất có thể vì nhiều lý do, Việt Nam phải chấp nhận tình trạng này trong một chu kỳ phát triển nào đó, nhưng Chính phủ cần đặt mục tiêu để giảm gánh nặng nợ công theo lộ trình nhất định thay vì để nợ công tăng năm này qua năm khác.

Ngay từ bây giờ, nếu không xử lý vấn đề nợ công một cách hiệu quả, thì mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn.

Nguyễn Hoài

tbktvn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngay từ bây giờ, nếu không xử lý vấn đề nợ công một cách hiệu quả, thì mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn.

Nguyễn Hoài

tbktvn

Tôi xem khá nhiều bài viết của nhiều chuyên gia kinh tế - tất nhiên là đã dịch ra tiếng Việt - cả trong và ngoài nước. Nhưng chẳng thấy ma nào phân tích đúng bản chất của cuộc khủng hoảng kinh thế tàn cầu lần này. Lý học Đông phương nhìn nhận vấn đề " chẳng giống ai", nhưng có lẽ thực tế và khách quan hơn, nên nó có khả năng tiên tri và chưa xảy lần nào. tuy nhiên để giải thích thì quá dài dòng văn tự, không khéo lại bị coi là "nhảm nhí" và lại bị thách đố: "Anh giỏi sao anh nghèo quá vậy?" - theo kiểu "làm tạnh mưa cho cả một thành phố thì sao không làm được tạnh chỉ 1 mét vuông cho tôi xem". Nên thôi.

Vấn đề nợ công mà bài báo này nêu ra chỉ là hệ quả của tính quy luật tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cho dù tất cả nợ công của tất cả các quốc gia trên thế giới này biến mất thì khủng hoảng vẫn cứ xảy ra. Có điều là nó chậm một tý và Thiên Sứ tôi mất công gõ thêm mấy chữ hiệu chỉnh lại thời gian ứng nghiệm của lời tiên tri.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'

BAODATVIET

Cập nhật lúc :8:09 AM, 15/08/2011

Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam

Nhìn lại vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc

Thời hạn 6 năm

Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang.

Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc.

Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc.

Posted Image

Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang. Posted Image

Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011.

"Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề.

Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới.

Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành (>> chi tiết) có một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay.

"Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn.

Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến.

Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước.

Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định.

Chống ngầm bằng tàu ngầm

Trung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>> chi tiết).

Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng.

Posted Image

Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc.

Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét.

Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên".

Posted Image

Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết:

6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt... 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

===================================

"Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc?

Sư Thiến tui thấy khó trả lời vì không phải nhà quân sự chuyên nghiệp, nên hỏi lại những nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ:

"Hoa Kỳ sẽ làm thế nào để giữ vững ngôi bá chủ thế giới trước sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc?"

Chắc các tướng lĩnh Hoa Kỳ sẽ trả lời thế này:

"Đây có cả chục cái tàu sân bay hàng khủng , mà còn muốn bán ve chai vì nó thuộc về loại phương tiện chiến tranh của gần 80 năm trước, nên không quan tâm lắm đến cái tàu sân bay ve chai này. Cái thằng cha Thiên Sứ này già rồi lẩm cẩm thì phải? Ngày xưa đã từng chứng kiến hàng trăm máy bay Hoa Kỳ oanh tạc trên bầu trời Hà Nội mà còn chưa xi nhê gì, Huống chi cái tàu sân bay ve chai này thì chở được bao nhiêu chiếc mà cũng phải hỏi?".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông bà ta nói: Chưa đánh người thì mặt đỏ như vang. Đến khi đánh người thì mặt vàng như nghệ.

Xưa kia tôi những tưởng người TQ thâm thúy, sáng suốt lắm. Hóa ra thật nông cạn và ngu xuẩn qua những đại biểu này của họ!!! Thật nhẹ cả người khi những đối thủ vớ vẩn thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông bà ta nói: Chưa đánh người thì mặt đỏ như vang. Đến khi đánh người thì mặt vàng như nghệ.

Xưa kia tôi những tưởng người TQ thâm thúy, sáng suốt lắm. Hóa ra thật nông cạn và ngu xuẩn qua những đại biểu này của họ!!! Thật nhẹ cả người khi những đối thủ vớ vẩn thế này.

Thật lòng mà nói. Tôi thấy họ sai lầm với những quyết định của họ khiến tôi có lúc có ý nghĩ cho rằng: Chắc có gián điệp tầm cỡ chiến lược gây ảnh hưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc ra kế hoạch mới đối phó với TQ

Cập nhật lúc 17/08/2011 06:11:00 AM (GMT+7)

Mặc dù khủng hoảng ngân sách, quân sự Mỹ vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra với đối thủ lớn nhất - Trung Quốc.

Bài viết của Stephen Glain, nhà báo tự do với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở châu Á và Trung Đông. Ông viết cho New Republic, Atlantic Monthly, The Nation, The Wall Street Journal và nhiều ấn phẩm khác.

Posted Image

Ảnh: US Navy

Mùa hè này, dù cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra, Lầu Năm Góc đã tính toán hiệu quả của hai cuộc chiến bị sa lầy và chuẩn bị cho khả năng chiến cuộc thứ ba. Với việc giảm bớt các cam kết tại Iraq và Afghanistan trong khi tái tập trung vào châu Á, Washington không cần rút quá nhiều lực lượng từ vùng Vịnh khi cần có thể phải huy động cho một cuộc chiến có thể xảy ra với chủ nợ lớn nhất - Trung Quốc.

Theo báo chí quốc phòng, quan chức Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các biện pháp để thích nghi với khái niệm mang tên Chiến trận Hải - Không để đối phó với Trung Quốc. Bản tin nội bộ của Lầu Năm Góc gần đây cho hay, một nhóm nhỏ các sĩ quan hải quân Mỹ gọi là Đội Tích hợp Trung Quốc “nỗ lực làm việc để thích nghi với những bài học của Chiến trận Hải - Không cho một cuộc xung đột khả năng xảy ra với Trung Quốc”.

Chiến trận Hải - Không, được phát triển từ đầu những năm 1990 và gần đây nhất được mã hóa trong hồ sơ mật của lực lượng Hải quân - Không quân năm 2009. Khái niệm Chiến trận Hải - Không do các nhà hoạch định của hải quân và không quân Mỹ xây dựng để các máy bay ném bom của lực lượng không quân và tàu ngầm của hải quân phối hợp với nhau nhằm “vô hiệu hóa” các rađa và tên lửa đất đối không (SAM) của các cường quốc ven biển như Trung Quốc và Iran.

Một sự vận động của Mỹ âm thầm diễn ra ở châu Á trong một nghiên cứu mùa xuân năm 2001 của Lầu Năm Góc gọi là "châu Á 2025", trong đó nhận định Trung Quốc như một "đối thủ dai dẳng của Mỹ". Ba năm sau đó, chính phủ Mỹ công khai một bản kế hoạch gọi là một chuỗi căn cứ mới ở Trung Á và Trung Đông, trong một phần nỗ lực phong tỏa Trung Quốc.

Tương tự như vậy, thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ năm 2008 là động thái ngăn chặn rõ ràng nhằm vào Bắc Kinh. Cuối tháng 3, báo chí đưa tin chi tiết về việc tăng cường lực lượng lớn của Mỹ ở châu Á, bao gồm cả gia tăng triển khai hải quân và mở rộng hợp tác với các nước đối tác.

Tuy nhiên, khác với các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc không vướng mắc những bổn phận an ninh với một cường quốc nước ngoài, đặc biệt với vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh xác định Mỹ không như một đối tác chiến lược mà là mối đe dọa. Trong năm 2007, khi Trung Quốc phá hủy một trong những vệ tinh thời tiết của mình bằng tên lửa đạn đạo, họ đã gửi lời cảnh báo tới Washington sau sáu năm xảy ra vụ đụng độ giữa một máy bay do thám Mỹ với máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang cố chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông. Khi đó, máy bay Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp trên một hòn đảo của Trung Quốc và các phi công đã bị bắt giữ trong một thời gian ngắn. Mặc dù cuộc khủng hoảng đã được tháo gỡ bằng biện pháp ngoại giao, nhưng nó đã khiến Washington có những xem xét đánh giá trong "châu Á 2025".

Ngoài Trung Quốc là nước đưa ra tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền với các đảo trong vùng biển này. Thay vì can thiệp bằng cách ngoại giao gỡ rối những tranh cãi, Mỹ đã phản đối Bắc Kinh một cách rõ ràng.

Tháng 3/2010, khi báo chí Nhật Bản dẫn lời một quan chức Trung Quốc nói rằng, Biển Đông là "một lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, Nhà Trắng phản ứng bằng tuyên bố, tự do hàng hải trong khu vực là một "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Tại Manila tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định, Mỹ tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sẽ bán vũ khí mới cho nước này ở mức giá thích hợp.

Thái An (theo Salon)

=====================================

Trong một lời tiên tri được gán cho bà Vanga là thế chiến thứ III sẽ xảy ra vào năm 2010. Tôi luôn xác định không có thế chiến lần thứ III, nhưng điều đó không có nghĩa không xảy ra một cuộc chiến tranh lớn!

Để tránh được điều này đôi khi đơn giản hơn người ta tưởng tượng và cũng có thể đây chính là quyết định của định mệnh.

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng giám đốc Dragon Capital chia sẻ chuyện tín ngưỡng, tâm linh

Ông Domic Scriven cho biết, khi làm nhà ông cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ...

Posted Image

Ông Dominic Scriven – Tổng Giám đốc công ty Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital - một cái tên được nhiều người Việt Nam biết đến không chỉ bởi ông là lãnh đạo của một công ty đầu tư nổi tiếng ở Việt Nam mà do ông là một trong những người nước ngoài nói tiếng Việt khá chuẩn.

Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu với ông từ việc học tiếng việt, đến các món ăn và sở thích...

Học Tiếng Việt qua tiếng Thái

Nhân duyên nào đã đưa ông đến Việt Nam?

Năm 1990, trong một chuyến đi cùng một số người bạn khám phá Việt Nam, tìm hiểu về thị trường mới, nhiều người bạn của tôi đã học tiếp MBA, nhưng theo mình học ở Hà Nội thì hay hơn, ban đầu chỉ định học thôi, nhưng tìm hiểu hay nên quyết định sống lại ở đây.

Tôi đã chọn học khoa Tiếng Việt, trường Đại học tổng hợp.

Đối với người nước ngoài, tiếng Việt là một trong những thử thách đồng thời đó là cũng là một điểm thú vị. Tiếng Việt đã có nền tảng là phiên âm alphabet so với một số nước khác dùng chữ tượng hình như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Trong quá trình học tiếng việt, điều gì khiến ông nhớ nhất?

Ban đầu tôi không biết một chữ nào, hồi đó lại chưa có nhiều người biết tiếng Anh như bây giờ. Thầy giáo dạy tiếng Việt tên là Hiển (gốc Hải Phòng) vì học sinh ngoại quốc chưa có nhiều nên trong suốt thời gian 2 năm chỉ có 1 thầy – 1 trò khiến cho quá trình này có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, mặc dù thầy là Phó tiến sĩ ngôn ngữ học chuyên ngành tiếng Lào, thầy lại không biết tiếng Anh mà tôi lại chưa biết tiếng Việt nhưng may mắn là tôi lại biết 1 chút tiếng Thái, giữa tiếng Thái và tiếng Lào có nét tương đồng nên trong quá trình học những chỗ không hiểu 2 thầy trò có thể trao đổi với nhau thông qua ngôn ngữ thứ ba này.

Học tiếng Việt vậy ông đã đọc trọn vẹn một tác phẩm văn học nào của Việt Nam chưa?

Việc học tiếng Việt tôi chủ yếu để giao tiếp và kinh doanh, nhưng nếu để đọc truyện hay tác phẩm văn học thì phải đòi hỏi có từ điển bởi lẽ văn học nó đòi hỏi phải có sự trợ giúp, nếu không sẽ bị “lạc” hoàn toàn.

Tôi đã từng đọc một cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của tác giả Bảo Ninh. Đó là một cuốn tiểu thuyết hay.

Ngoài việc đầu tư ông còn có đam mê nào khác?

Có, đó là việc vẽ tranh cổ động ngày xưa, những năm 1990 – 1991 ngoài các đường phố của Hà Nội không có các đèn LED với người Việt đó là một kỷ niệm nhưng với người nước ngoài thì đó là một loại hình nghệ thuật đáng quý.

Sự bào mòn của thời gian cùng với lý do người Hà Nội nó không được xem là một loại hình nghệ thuật đã làm cho dòng tranh này không còn tồn tại nhiều ở Hà Nội.

Nhưng vì yêu thích dòng tranh này đã khiến cho tôi sưu tập và thuê hẳn một nhóm người nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản để sau này những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật này có được một nguồn đầy đủ thông tin.

Cũng rất mừng là đầu năm nay, bảo tàng quốc gia của Tiệp có mời tôi qua và tham gia triển lãm về tranh cổ động.

Sang năm một cuộc triển lãm khác cũng về tranh cổ động tại Coronto (Canada) cũng mời chúng tôi tham dự.

Gần đây nhất, có một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ cũng nhờ chúng tôi cung cấp tài liệu về tranh cổ động của Việt Nam để viết cho 1 giáo trình được dùng tại 1.600 trường học tại Mỹ.

Không ký hợp đồng vào tháng 7 âm lịch

Sống và làm việc tại Việt Nam vậy ông có hay đi chùa không?

Có đi nhưng không thường xuyên. Trước đây tôi hay đi chùa Hương và cách đây 3 năm đám cưới của tôi cũng được tổ chức tại một ngôi chùa ở Phú Quốc – đây cũng là chùa thường xuyên tôi lui tới.

Tại sao ông lại chọn chùa Phú Quốc để làm nơi tổ chức đám cưới của mình?

Tôi gắn bó với Phú Quốc đã được 10 năm nay rồi. Ở Phú Quốc tôi có 1 khu kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng với đặc trưng là nhà lá của dân địa phương (đầu tư cá nhân, không nằm trong vốn đầu tư của Dragon Capital) bên cạnh yếu tố đây là một địa điểm đẹp thì nó còn là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm với tôi nên chúng tôi đã quyết định tổ chức đám cưới ở đây.

Trong việc kinh doanh của mình có bao nhiêu phần trăm yếu tố là duy tâm?

Tính chi tiết theo phần trăm thì khó nhưng đã sống và làm việc ở Việt Nam thì tín ngưỡng được xem là một văn hóa đó là điều tất yếu. Chẳng hạn, tháng 7 âm lịch – tháng ngâu - hầu hết các doanh nghiệp sẽ không thực hiện ký hợp đồng đầu tư và tôi cũng thế (cười).

Hay khi làm nhà tôi cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ...

Đã là làm ăn mà không quan tâm đến những những yếu tố duy tâm thì không được, nhưng nếu để ý nhiều quá mà bỏ qua các yếu tố khác thì cũng không nên.

Chí Thành – Thanh Hải (Thực hiện)

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ cá voi cứu người Việt ở biển Đông

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 17/08/2011 01:40:00 PM (GMT+7)

Chuyện cá voi cứu người tưởng như chỉ có trong huyền thoại và những câu chuyện kể cho thiếu nhi. Thế nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi tìm được hai nhân chứng đã từng được cá voi cứu sống trên biển Đông.

TIN BÀI KHÁC

Vàng thẳng tiến, vượt ngưỡng 45 triệu đồng/lượng

Lượm đồng nát, cụ bà 84 bị tàu hỏa cán chết

Xôn xao tin đồn đại hồng thủy nhấn chìm Lào Cai

KFC liên tiếp dính bê bối an toàn thực phẩm

Độc chiêu tránh chồng “ăn chả” của phụ nữ Việt

Đuổi cá mập khổng lồ cứu người

Chuyện xảy ra đã lâu nhưng nay ngồi kể lại cho chúng tôi nghe, ông Võ Văn Hùng (71 tuổi, trú thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn hồi hộp. Bên chén rượu nồng cùng tôi giữa đêm khuya, lời kể của ông Hùng nóng hổi: "Trước đây, lúc còn đi biển, tui là một người đàn ông khỏe mạnh, lực điền. Suốt tháng này qua năm khác, tui chỉ thích nằm lại trên biển Đông để ngụp lặn, mò bắt con hải sâm, con bào ngư ẩn mình dưới đá san hô. Nhưng vào tháng 5/2000, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra lúc đang sinh mà đến bây giờ nhớ lại, tui vẫn thấy run người".

Ngừng lại một lúc, ông Hùng kể tiếp: Lúc đó khoảng 8h sáng một ngày biển lặng. Sau một đêm thức trắng mưu sinh dưới đáy biển, thuyền trưởng cùng 11 ngư dân trên con tàu Qng-1298.TSV (trong đó có ông Hùng-PV) đang ngủ để lấy sức chuẩn bị cho công việc buổi tối tiếp theo. Nhưng bất thình lình con tàu nghiêng mạnh.

Posted Image

Ông Võ Văn Hùng hồi ức lại lần đối mặt với cá mập hung bạo

Ông Hùng là người không may mắn nhất trong đoàn bị rơi tỏm xuống biển. Choàng tỉnh dậy, ông hoảng hồn phát hiện bên cạnh mình là một con cá mập hung dữ dài hơn 10 m, nặng hàng chục tấn đang chờ chực, há miệng để nuốt chửng vị khách lạ vào bụng. Trong tình thế khẩn cấp, kinh hoàng, ông Hùng tưởng như mình đã buông xuôi, chỉ biết chờ chết.

Còn những ngư dân trên tàu dù biết đồng nghiệp đang gặp nạn phía dưới nhưng cũng không dám liều mình hành động vì như thế sẽ rất nguy hiểm. "Nếu để con cá nghe thấy tiếng động hoặc nhìn thấy con mồi bỏ chạy, nó sẽ đớp đứt tôi liền", ông Hùng giải thích. Nhưng trong giây phút hiểm nguy, khó khăn, hồi hộp đến nghẹt thở ấy, ý chí can trường vốn có ở một kình ngư đã có gần 50 năm gắn bó với biển bỗng nhiên trỗi dậy.

"Lúc đó, bác xử lý ra sao"? - Tôi thấp thỏm chen ngang. "Tui biết mình đã gặp nạn và có thể sẽ không bao giờ được trở về với người thân, gia đình ở đất liền nữa. Xác của tui họ cũng không thể lấy được. Nghĩ thế nhưng tôi vẫn cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở mắt thật lớn nhìn trừng trừng vào mắt con cá dữ mỗi lúc nó đến gần, há miệng đòi nuốt. Cứ thế sau mỗi lần ngửa cổ lên mặt nước thở lấy hơi, tui lại lặn xuống nhìn thẳng mắt đối phương".

"Hơn 10 phút sau, lúc tui tiếp tục ngụp đầu xuống nước lần nữa để giáp mặt cá giữ thì không thấy nó đâu nữa. Nhưng cùng lúc đó, tui lại cảm nhận được phía bên dưới đang có một con vật lớn nâng từ từ cơ thể mình nổi lên. Hóa ra, sau này khi đã được các đồng nghiệp hỗ trợ đưa lên boong tàu, tui mới biết được rằng: Mình vừa được Ông Nam Hải - một con cá ngư ông lớn gấp bội phần con cá mập hung dữ lúc nãy đến giải cứu rồi nâng đỡ lên tàu”, kình ngư Võ Văn Hùng nói trong hồi hộp.

Câu chuyện của kình ngư Võ Văn Hùng trong đêm khuya thanh vắng thật cuốn hút và để lại nhiều cảm xúc trong tôi. Bởi qua đó tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm xương máu cho bản thân và cũng liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước Việt Nam những lúc gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy bình tĩnh, sáng suốt nhìn trừng vào con cá mập để tồn tại".

Cõng ngư dân gặp nạn lên đảo

Từng bị nạn trên biển và cũng được cá ngư ông cứu giúp nhưng câu chuyện của lão ngư Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu, SN: 1930, trú thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) lại có một sự ly kỳ riêng. Dù đã ngoài 80 tuổi và chuyện đã xảy ra rất lâu rồi nhưng nay hồi ức lại, trí nhớ lão ngư Đặng Tảo vẫn minh mẫn đến từng chi tiết.

Posted Image

Đối với người dân miền biển, cá ông là biểu tượng tâm linh

Ông kể: "Tôi theo cha đi biển từ năm lên 15 tuổi và là người tỏ ra rất bén duyên với vùng biển Hoàng Sa. Lần nào đi vùng biển ấy về thuyền cha con tôi đều no hải sản. Chính vì vậy mà năm lên 30 tuổi, tôi đã sắm được một con tàu công suốt 11 CV riêng cho mình và tuyển thêm 8 thanh niên trai tráng trong thôn cùng ra Hoàng Sa mưu sinh. Nhưng ngày 23/11/1960, một điều bất ngờ đã đến với đoàn chúng tôi là sau khi bẫy được một con cá nhám nặng trên 1 tấn ở vùng biển Hoàng Sa, mang về mổ thịt thì phát hiện trong bụng cá nhám có một bộ xương cá ngư ông nặng gần 10 kg".

"Hôm ấy, các già làng Tam Tiến và tui quyết định sắm lễ vật, áo giấy kính cẩn đưa hài cốt của Cá Ông về bỏ vào một cái am trong nhà rồi thắp hương thờ cúng", lão ngư Đặng Tảo nói. "Làm như vậy tâm của bác sẽ thấy vững vàng hơn khi mưu sinh trên biển"? -Tôi chen ngang câu chuyện. "Không chỉ có thế mà đúng là Ông linh lắm chú ạ! Sau lần ấy, thuyền tui lúc nào đi Hoàng Sa về cũng đầy ắp hải sản quý. Đời sống gia đình nhờ thế mà ngày càng ổn định, khấm khá hẳn lên. Và đặc biệt Ông đã cứu giúp tôi một lần bị nạn trên biển".

Nói rồi lão ngư Đặng Tảo kể lại vụ việc trong quá khứ: "Cách đây 20 năm, một buổi chiều tháng 5, tàu chúng tui đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thì bỗng nhiên gặp phải bão lớn. Tàu chìm, toàn bộ 8 ngư dân đi cùng bị sóng nhồi kiệt sức và buông xuôi sau đó. Còn tôi, nhờ có sức khỏe và may mắn vịn vào được một thân cây bong ba khô trôi nổi trên biển nên trụ lại được lâu hơn. Suốt 6 giờ đồng hồ bị sóng đánh tơi tả, cuối cùng tôi cũng đuối sức, rụng rời tay chân. Nhưng giữa lúc cái chết đến cận kề, nghĩ đến gia đình, đến mẹ già, vợ con đang ở nhà ngóng trông nên tôi lấy lại được niềm tin, có thêm sức mạnh”.

Ông kể tiếp, “Tôi đã dồn toàn bộ sức lực còn lại tiếp tục bám, bơi trên biển suốt nhiều tiếng đồng hồ sau đến tận sáng hôm sau. Và đến lúc tưởng chừng như không thể cưỡng lại với thần chết, tôi đã được hai ông Nam Hải đến kẹp hai bên hông, dìu thẳng vào một hòn đảo nhỏ nằm trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi tỉnh lại, tôi tiếp tục ở lại đó thêm 16 giờ nữa rồi được một tàu ở tỉnh Phú Yên ra cứu đón".

Câu chuyện ly kỳ, cảm động của lão ngư Đặng Tảo đã giúp tôi cảm nhận được niềm tin của ngư dân Việt có sức mạnh như thế nào. Đối với những con người sinh ra, lớn lên và bám biển mưu sinh, niềm tin pha chút tâm linh là cội nguồn của sức mạnh cuộc sống. Đó cũng là lý do giải thích vì sao từ bao đời nay người Việt luôn biết kiềm chế, kiên định lập trường và không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù hung bạo.

(Theo Người đưa tin)

=====================================

Việc cá ông cứu người không chỉ ở Việt Nam mà còn rải rác trên thế giới. Nhưng nếu nói riêng về niềm tin và tâm linh thì Việt sử 5000 năm văn hiến với thời Hùng Vương dựng nước, tức là tạo dựng nên lịch sử dân tộc Việt còn thiêng liêng hơn nhiều. Huống chi đây còn là vấn đề chân lý và hoàn toàn khoa học.

Trên thế giới này có hai dân tộc mà lịch sử cực kỳ thăng trầm, nhưng cuối cùng vẫn hưng quốc đó là dân tộc Do Thái - sau gần 2000 năm mất nước và tan ra ly hương - và dân tộc Việt Nam - sau hôn 1000 năm Bắc thuộc và đống hóa. Dân tộc Do Thái có niềm tin rằng họ được Thượng Đế - Đức Gia Hô Va phù trợ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng giám đốc Dragon Capital chia sẻ chuyện tín ngưỡng, tâm linh

Ông Domic Scriven cho biết, khi làm nhà ông cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ...

Posted Image

Ông Dominic Scriven – Tổng Giám đốc công ty Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital - một cái tên được nhiều người Việt Nam biết đến không chỉ bởi ông là lãnh đạo của một công ty đầu tư nổi tiếng ở Việt Nam mà do ông là một trong những người nước ngoài nói tiếng Việt khá chuẩn.

Trong việc kinh doanh của mình có bao nhiêu phần trăm yếu tố là duy tâm?

Tính chi tiết theo phần trăm thì khó nhưng đã sống và làm việc ở Việt Nam thì tín ngưỡng được xem là một văn hóa đó là điều tất yếu. Chẳng hạn, tháng 7 âm lịch – tháng ngâu - hầu hết các doanh nghiệp sẽ không thực hiện ký hợp đồng đầu tư và tôi cũng thế (cười).

Hay khi làm nhà tôi cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ...

Đã là làm ăn mà không quan tâm đến những những yếu tố duy tâm thì không được, nhưng nếu để ý nhiều quá mà bỏ qua các yếu tố khác thì cũng không nên.

Chí Thành – Thanh Hải (Thực hiện)

Theo TTVN

Phong thủy không phải là vấn đề duy tâm, mà là hoàn toàn khoa học. Căn cứ vào đâu để chứng minh phong thủy là khoa học thì chúng tôi đã công bố tại Hội thảo "Phong thủy là khoa học" tổ chức tại Hanoi ngày 15. 12. 2009. Nếu bất cứ một nhà khoa học nào chỉ ra được bản chất phi khoa học của Phong thủy tôi sẽ từ chức giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Nhưng phải là một nhà khoa học có tên tuổi, chứ không phải là một cái nick vô danh phản biện ngớ ngẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức ảnh đại sứ Mỹ gây sốt tại Trung Quốc

VnExpress

Thứ năm, 18/8/2011, 06:57 GMT+7

Bức ảnh chụp tân đại sứ Mỹ người gốc Hoa Gary Locke vai đeo ba lô dắt tay con gái tự đi mua cà phê tại sân bay, trên đường sang Trung Quốc nhậm chức, đang khiến cư dân mạng ngưỡng mộ và phát tán với tốc độ chóng mặt.

Posted Image

Bức ảnh gây sốt chụp cảnh đại sứ Gary Locke tự tay đi mua cà phê tại sân bay. Ảnh: AP.

Một doanh nhân Mỹ gốc Hoa là Zhao Hui Tang đến từ bang Washington của Mỹ đã tình cờ bắt gặp Đại sứ Mỹ Gary Locke tại quầy bán cà phê Starbuck ở sân bay quốc tế Seattle hồi tuần trước và chụp lại hình ảnh bình dị của ông.

Theo AP, doanh nhân Tang sau đó đăng bức ảnh lên trang mạng xã hội của Trung Quốc là Sina Weibo với ý định bày tỏ sự thích thú vì tình cờ gặp vị đại sứ Mỹ gốc Hoa. Nhưng ông không ngờ bức ảnh sau đó đã được các cư dân mạng Trung Quốc đăng lại tới 40.000 lần và viết hàng nghìn bình luận.

Hình ảnh các quan chức tại Mỹ tự mình làm các việc lặt vặt vốn là điều hết sức bình thường. "Nhưng đây là điều gì đó không thể tin nổi tại Trung Quốc vì với ngay cả những quan chức cấp thấp cũng không tự làm các việc. Sẽ có ai đó đi mua cà phê cho họ và có ai đó mang hành lý cho họ", doanh nhân Tang lý giải.

Cũng theo lời kể của nhân chứng này, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Lock khi đó đã định dùng thẻ mua hàng để trả cho cốc cà phê nhưng bị người bán hàng từ chối. Do đó ông phải dùng đến một chiếc thẻ tín dụng để thanh toán. Trong bức ảnh, đại sứ Mỹ ăn vận như mọi hành khách bình thường khác, vai đeo ba lô và dắt theo cô con gái nhỏ.

Tang là giám đốc một công ty quảng cáo trực tuyến có tên adSage tại Mỹ và đang trên đường từ Seattle tới Thung lũng Silicon. Ông tình cờ gặp đại sứ Gary Locke tại sân bay Seattle khi chính trị gia này chuẩn bị đáp chuyến bay sang Trung Quốc nhận nhiệm vụ. Tang chủ động tiến đến đại sứ Gary Lock để tự giới thiệu sau khi đã chụp bức ảnh, đồng thời chúc đại diện của nước Mỹ một công việc tốt lành khi đến Trung Quốc.

Gary Locke là cựu thống đốc bang Washington trong nhiều năm và là thành viên trong nội các Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 với vai trò bộ trưởng thương mại. Ông được Tổng thống Obama bổ nhiệm và được Thượng viện phê chuẩn trở thành đại sứ Mỹ người gốc Hoa đầu tiên tại Trung Quốc, thay cho đại sứ Jon Huntsman kết thúc nhiệm kỳ từ ngày 30/4 vừa qua.

Tân đại sứ Mỹ Gary Locke có cha là người Trung Quốc và mang hai dòng máu Hoa - Mỹ. Ông nhậm chức trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ đang ấm lên sau một năm gặp sóng gió về một loạt vấn đề như nhân quyền, Tây Tạng, Đài Loan và mất cân bằng cán cân thương mại song phương.

Đình Nguyễn

=====================================

Đây là hành vi "gây sự" đầu tiên của ông Đại sứ Hoa Kỳ gốc Hoa với Trung Hoa Lục địa. Bởi vì, với những quan chức tham nhũng, quan liêu và hách dịch với dân chúng thì hình ảnh giản dị của một quan chức cấp cao Hoa Kỳ - lại gốc Hoa nữa - sẽ làm người dân Hoa lục phải suy nghĩ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay