Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Vụ dân làng chài hoang mang vì thú lạ:

Có thể chỉ là chó bẹc-giê

13/05/2011 0:14

Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi hôm qua cho biết, mặc dù lực lượng kiểm lâm và biên phòng đã đến khu vực núi Đình thuộc làng chài Sơn Trà, xã Bình Đông, H.Bình Sơn - nơi nghi thú lạ ẩn nấp để tìm kiếm nhưng vẫn không phát hiện được gì.

Kiểm tra kỹ dấu chân thú lạ trên cát, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định có thể đây chỉ là dấu chân chó bẹc-giê của gia đình nào đó đã chạy ra ngoài. Theo tin từ UBND xã Bình Đông, trong hai ngày qua, người dân làng chài Sơn Trà không còn nghe tiếng thú lạ kêu và không có con chó nào bị tấn công nữa. Dù vậy, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi vẫn giao cho Hạt Kiểm lâm Bình Sơn cử cán bộ thường xuyên theo dõi, tuyên truyền người dân yên tâm, không nên hoang mang, lo lắng.

Hiển Cừ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung – Mỹ liệu có xung đột?

Tác giả: Joseph S. Nye

Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

Trung Quốc còn phải đi một quãng đường dài mới có thể thách thức Mỹ như trước đây Kaiser của nước Đức đã vượt qua Anh quốc vào đầu thế kỷ trước.

Một thế kỷ trước đây sự trỗi dậy của nước Đức và nỗi sợ hình thành ở Anh quốc đã dẫn đến cuộc chiến Thế giới. Một số nhà phân tích giờ đây cũng dự đoán số phận tương tự khi mà Trung Quốc đang nổi lên và nỗi sợ ở nước Mỹ cũng đang hình thành.

Người đời sẽ phải bi quan trước một dự phóng về tương lai thảm khốc như vậy. Cho tới năm 1900, nước Đức đã vượt Anh quốc về sản xuất công nghiệp và Kaiser (Hoàng đế Đức) lúc đó theo đuổi một chính sách đối ngoại toàn cầu mang tính phiêu lưu dẫn đến cuộc đụng đầu với các cường quốc khác. Giờ đây thì trái lại, Hoa Kỳ đang còn vượt xa Trung Quốc cả về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự và mối quan tâm chủ yếu của Trung Quốc vẫn tập trung vào những đối sách mang tính khu vực và phát triển kinh tế.

Nếu có lúc "mô hình kinh tế thị trường Leninnit" (hay còn gọi là "sự đồng thuận Bắc kinh") đã tạo ra một quyền lực mềm có sức thu phục một số quốc gia toàn trị thì tại các nước dân chủ nó lại gây nên hiệu ứng ngược.

Posted Image

Ngay cả khi GDP của Trung Quốc vượt Hoa kỳ đi chăng nữa vào khoảng năm 2030 (theo dự báo của Goldman Saschs) thì khi đó dù ngang bằng về tầm cỡ nhưng hai nền kinh tế vẫn rất khác nhau về cơ cấu. Trung Quốc lúc đó vẫn có một khu vực nông thôn kém phát triển rộng lớn đồng thời sẽ phải bắt đầu đối mặt với các vấn nạn dân số do hậu quả của chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được có một con thực thi trong thế kỷ XX.

Hơn nữa, khi các quốc gia phát triển thì đến một giai đoạn nào đó tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Giả định rằng Trung Quốc sau năm 2030 đạt mức tăng trưởng 6% còn Mỹ là 2% thì tính bình quân thu nhập theo đầu người của Trung Quốc cho tới nửa sau của thế kỷ này vẫn chưa thể bằng Mỹ .

Trung Quốc còn phải đi một quãng đường dài mới có thể thách thức Mỹ như trước đây Kaiser của nước Đức đã vượt qua Anh quốc vào đầu thế kỷ trước.

Khác với Ấn Độ là một quốc gia ra đời cùng với bản hiến pháp dân chủ , Trung Quốc cho tới bây giờ vẫn chưa tìm được con đường để giải quyết vấn đề nhu cầu tham gia đời sống chính trị của người dân (hay vấn đề dân chủ xã hội) ắt phải phát sinh khi mà thu nhập theo đầu người gia tăng.

Lý tưởng chủ nghĩa cộng sản đã bị xói mòn và nhạt phai dẫn tới việc tính hợp pháp của đảng cầm quyền bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc đại Hán.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đề cập nhiều đến cải cách nhưng dường như ông đã vấp phải sự chống đối của các lực lượng bảo thủ. Hệ thống chính trị của Trung Quốc bị nhiễm căn bệnh tham nhũng ở mức rất nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế và gây nên bất ổn xã hội.

Cho dù Trung Quốc có tìm ra công thức ứng phó với giai cấp trung lưu thành thị đang trở nên ngày một đông đảo thì tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng lãnh thổ và sự bất bình của các sắc dân thiểu số vẫn là một đặc điểm rõ nét. Ông Tập Cận Bình, người mới đây được đề nghị vào vị trí của nhà lãnh đạo kế cận (khi diễn ra đại hội ĐCS Trung Quốc năm 2012) có lẽ cũng chưa thể hình dung được tương lai của đời sống chính trị Trung Quốc sẽ biến chuyển như thế nào.

Posted Image

Thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nhận thức rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là điểm mấu chốt của sự ổn định chính trị trong nước nên họ đã tập trung vào việc phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường quốc tế mà họ gọi là "hài hòa" để không làm gián đoạn sự tăng trưởng đó. Thế nhưng các thế hệ luôn thay đổi, mà quyền lực thì hay sinh ra sự ngạo mạn, sự thèm khát đôi khi tiến triển thành thói tham ăn. Điều đã xảy ra là có một số lãnh đạo trẻ hơn trong ĐCS và quân đội cho rằng thành công mà Trung Quốc có được nhờ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu phải được dẫn tới một vai trò chính trị lớn hơn, và kết cục là Hoa Kỳ vào mùa hè năm ngoái (2010) đã phải bác bỏ luận điểm "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông bao gồm cả khu vực xa bờ do phía Trung Quốc đơn phương hoạch định cho mình.

Bất kể ý định của Trung Quốc như thế nào thì khả năng quân sự của họ đủ để xua đuổi Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Á sẽ vẫn là một điều đáng ngờ. Khu vực này có sự cân bằng quyền lực bên trong riêng của mình , và trong bối cảnh đó rất nhiều quốc gia tiếp tục hoan nghênh sự hiện diện của Hoa kỳ ở đây.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối chọi với phản ứng của các quốc gia khác trên thế giới trong khi vẫn phải đương đầu với những ràng buộc do chính mục tiêu phát triển kinh tế mà họ đặt ra cũng như nhu cầu ngày một gia tăng đối với thị trường tiêu thụ và nguyên liệu sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Thái độ quân sự quá hung hăng có thể dẫn tới sự hình thành một liên minh đối lập trong hàng ngũ các nước láng giềng và sẽ làm suy yếu cả quyền lực cứng cũng như mềm của Trung Quốc.

Phản ứng thái quá gần đây của Trung Quốc trong vụ va chạm hàng hải gần đảo đang tranh chấp Senkaku đã dẫn đến việc Nhật Bản lựa chọn một thái độ cứng rắn hơn trước. Cuộc thăm dò dư luận gần đây của tổ chức PEW tại 16 quốc gia trên thế giới đã cho thấy một thái độ tích cực đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế chứ không phải là quân sự.

Việc Trung Quốc khó có khả năng để trở thành đối thủ ngang phân với Hoa Kỳ trên tầm quốc tế không có nghĩa là mối đe dọa xung đột ở Châu Á đã bị loại trừ. Nếu nhìn nhận những thách thức toàn cầu mà cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng phải đối mặt như sự ổn định tài chính, an ninh mạng, thay đổi khí hậu thì cả hai quốc gia sẽ được nhiều hơn nếu cùng hợp tác.

Đáng tiếc là sự ngạo mạn và chủ nghĩa dân tộc của một bộ phận người dân Trung Quốc cùng nỗi sợ hãi không cần thiết về một sự suy tàn trong một số người Mỹ đang làm cho việc hợp tác đó gặp khó khăn.

Phạm Gia Minh gt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao thiên tài toán học Nga từ chối 1 triệu USD ?

Grigory Perelman, nhà toán học người Nga từng từ chối giải thưởng một triệu USD, tuyên bố ông biết cách kiểm soát cả vũ trụ nên chẳng cần tới tiền.

Posted Image

Nhà toán học Grigory Perelman. Ảnh: illumemag.com.

Vào tháng 3/2010, Viện Toán học Clay (CMI) tại Mỹ thông báo họ sẽ trao khoản tiền thưởng trị giá một triệu USD cho Grigory Perelman, nhà toán học Nga, do ông chứng minh được giả thuyết Poincaré, một trong bảy vấn đề toán học quan trọng nhất trong thiên niên kỷ thứ hai chưa được làm sáng tỏ.

Nhưng Perelman, hiện thất nghiệp và sống cùng mẹ trong một căn hộ nhỏ ở thành phố St Petersburg, từ chối nhận giải thưởng. Lý do mà ông đưa ra là CMI phớt lờ nỗ lực của Richard Hamilton, một nhà toán học khác, trong quá trình chứng minh giả thuyết Poincaré. Tuy nhiên, một bộ phận dư luận không tin đây là lý do khiến ông từ chối giải thưởng.

Nhật báo Komsomolskaya Pravda của Nga cho biết, tiến sĩ Perelman đã trò chuyện với một nhà sản xuất phim có tên Alexander Zabrovsky vào cuối tháng 4. Vì Zabrovsky sắp sản xuất một phim tài liệu về các nhà toán học xuất sắc nhất thế giới nên Perelman đồng ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn của ông. Trong cuộc phỏng vấn nhà toán học nhắc tới khái niệm trống rỗng. Ông cho rằng tình trạng trống rỗng tồn tại khắp nơi và con người có thể tính toán được nó.

“Tôi cùng các đồng nghiệp đã tìm ra cách tính toán sự trống rỗng. Chúng tôi hiểu rõ các cơ chế lấp đầy những khoảng trống xã hội và kinh tế”, ông nói với nhà báo tuần trước.

Perelman nói nghiên cứu của ông có thể mở đường cho sự ra đời của nhiều ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực - từ công nghệ nano tới các bộ môn khoa học xã hội. Nó sẽ giúp nhân loại hiểu bản chất tự nhiên của vũ trụ. Do hoạt động nghiên cứu quá thú vị nên ông không còn thời gian cho những vấn đề khác.

"Tôi biết cách kiểm soát cả vũ trụ, vậy thì tại sao tôi phải theo đuổi một triệu USD?", ông nói.

Nhà toán học được xưng tụng là "người thông minh nhất thế giới" cũng giải thích nguyên nhân khiến ông không muốn trả lời phỏng vấn của giới truyền thông suốt một năm qua. Perelman khẳng định ông tránh xa giới truyền thông vì không muốn nổi tiếng và cũng sợ hành vi xấu của một số nhà báo.

Giả thuyết Poincaré, được nhà toán học lỗi lạc Henri Poincaré đưa ra năm 1904, liên quan đến cấu trúc bên trong của các định dạng ba chiều. Chứng minh giả định này là một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà toán học thế giới suốt 100 năm qua.

CMI xếp giả thuyết Poincaré cùng với sáu vấn đề hóc búa trong toán học thành bảy bài toán của thiên niên kỷ và tuyên bố sẽ trao một triệu USD cho người đầu tiên giải quyết được một trong số các vấn đề.

Perelman, người từng làm việc ở Viện toán học Steklov ở St Petersburg, bắt đầu đăng lên mạng các tài liệu chứng minh giả định năm 2003. Loạt kiểm tra sau đó chứng minh ông đã đúng.

Bốn năm trước, Perelman từng được trao huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, từ Liên minh Toán học Quốc tế.

Vào thời điểm đó, Perelman phát biểu: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình". Ông từ chối nhận giải và cũng không tới dự buổi lễ.

Minh Long

http://vnexpress.net...oi-1-trieu-usd/

-------------

Trần Phương :

Có thể ở một góc cạnh nào đó của cuộc sống thì ngài Grigory Perelman có vẻ "dở hơi" nhỉ (lao động và cống hiến để làm gì mà lại chê ... tiền, không tiền lấy gì để sống và làm việc ?), thậm chí được biết trước đây có một cơ sở từ thiện ở địa phương của ông còn tạo áp lực rằng : cứ nhận số tiền đó và dành một phần cho công việc từ thiện ở bản xứ nhưng ông chỉ im lặng (!)

Tuy nhiên tôi ủng hộ ý kiến là : nên tôn trọng quyết định cá nhân của ngài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Tác giả: Rukmani Gupta

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 15/05/2011 06:00 GMT+7

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc gần đây nhất cho thấy việc sẵn sàng sử dụng một quân đội đang được hiện đại họa để giải quyết các tranh chấp ngoại giao.

Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, nước này vẫn đang trong một giai đoạn "cơ hội chiến lược". Gần sáu tháng sau đó, điều này được sự nhất trí cao từ các nhà hoạch định quân sự khi thể hiện rõ ràng qua sách trắng quốc phòng.

Sách trắng nhấn mạnh tầm quan trọng từ sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc và dĩ nhiên không thiếu những lời thanh phiền về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, việc Mỹ dính dáng vào châu Á - Thái Bình Dương và quyết định củng cố các liên minh quân sự của mình trong khu vực. Tuy nhiên, sách đưa ra đánh giá hết sức lạc quan về sức mạnh quốc gia chính là "kinh tế". Cũng không hẳn Trung Quốc không ý thức đầy đủ về những nguy cơ bắt nguồn từ tăng trưởng. Nhưng cũng không hề thấy ngạc nhiên khi Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết sau thành công vượt bậc về mặt kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm trong những năm gần đây.

Sách trắng mới nhất lập luận rằng, "sức mạnh toàn diện của Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới". Tuy nhiên, khác với cuốn sách trước, vốn chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng, Trung Quốc "sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc tham gia mở rộng quân sự... bất kể phát triển thế nào". Tài liệu mới nhất nói rõ ràng hơn rằng: "Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, cho dù phát triển kinh tế ra sao".

Posted Image

Ảnh: Diplomat

Cho dù có những khẳng định rõ ràng như vậy, Trung Quốc vẫn có sự tự tin mạnh mẽ khi đối mặt với những hoài nghi gia tăng về chính họ. Sách trắng nhấn mạnh: "các động thái can thiệp và chống lại Trung Quốc từ bên ngoài và gây áp lực với Trung Quốc xảy ra khi họ tìm kiếm cách bảo vệ quyền và lợi ích trên vùng lãnh thổ, vùng biển rộng lớn".

Trước mắt, sách trắng đưa ra bốn sứ mệnh lớn với quốc phòng Trung Quốc:

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia.

- Đảm bảo duy trì ổn định và hài hòa xã hội;

- Đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang;

- Duy trì hòa bình và ổn định thế giới.

Mặc dù không xuất hiện nhiều điểm mới mẻ, nhưng ở đây có những sự khác biệt thú vị trong tài liệu mới nhất so với các sách trắng trước đây. Ví dụ, về vấn bảo vệ lợi ích an ninh đất nước, không gian mạng lần đầu tiên được xem xét như một trọng điểm quốc phòng. Với việc tạo lập một hệ thống hoạt động chung được coi như đặc điểm chính của hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), sách trắng lần này nhấn mạnh đến phát triển công nghệ thông tin. Tài liệu cũng khẳng định, Trung Quốc đã có thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong các lực lượng vũ trang, với tổng chiều dài "mạng lưới cáp quang truyền thông quốc phòng đã có sự tăng trưởng lớn".

Theo sách trắng, PLA đã có tiến bộ lớn trong công cuộc hiện đại hóa và những gì họ mô tả là "thông tin hóa" các lực lượng của mình. Trong các năm trước, việc xây dựng các khả năng chiến đấu mới để thắng thế tỏng các cuộc chiến tranh địa phương - và tăng cường hỏa lực, tính linh động, khả năng bảo vệ và hỗ trợ cần thiết - được nhấn mạnh. Tài liệu mới nhất còn nhấn mạnh rằng, PLA đã phát triển những loại hình mới trong các lực lượng chiến đấu, tối ưu hóa tổ chức và cơ cấu, đẩy mạnh mã số hóa và nâng cấp vũ khí chiến đấu, triển khai những nền tảng vũ khí mới.

Về tình hình cụ thể của các lực lượng, sự chuyển dịch của không quân PLA được cho là tập trung vào phòng không và tên lửa, việc đào tạo trong môi trường điện từ và những tình huống chiến thuật phức tạp được thực hiện. Với Hải quân PLA, tài liệu nhấn mạnh, việc hiện đại hóa lực lượng dường như liên quan tới yêu cầu "chiến lược phòng thủ ngoài khơi". Nhưng có lẽ là để khiêu khích các đối thủ của Trung Quốc, không có chi tiết chính xác về chiến lược này. Dù sao cũng có một điều rõ ràng là, PLA đang hướng tới những hconj lựa hậu cần mới để đảm bảo cho các sứ mệnh hàng hải mở rộng, trong khi tiếp tục đầu tư vào hệ thống hỗ trợ trên bờ.

Với Lực lượng Nhị pháo PLA - trực tiếp dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Quân ủy Trung ương và được xem là lực lượng nòng cốt cho răn đe chiến lược được gia tăng bốn khả năng gồm: phản ứng nhanh, thâm nhập, tấn công chính xác và gây tổn thất.

Vậy làm thế nào để báo cáo tin rằng, các nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra? Một lần nữa, đánh giá đưa ra khác lạc quan. Ví dụ, báo cáo nói rằng đã có sự "tham gia đáng kể các khả năng của PLQ trong các hoạt động diễn tập tầm xa, liên khu vực, các chiến dịch hộ tống ở những vùng biển xa và những môi trường chiến trường phức tạp".

Để né tránh những âm thanh báo động từ bên ngoài, lần đầu tiên, sách trắng giới thiệu một phần riêng biệt mang tên "Xây dựng lòng tin quân sự", tập trung vào sự tham gia của Trung Quốc trong các cuộc tham vấn chiến lược, những biện pháp xây dựng lòng tin ở các khu vực biên giới, hợp tác về an ninh hàng hải, tham gia các cơ chế an ninh khu vực và trao đổi quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin như vậy đưa ra trong một cuốn sách trắng, nhưng lần này, nó được trình bày một cách toàn diện.

Vậy những gì có thể rút ra từ sách trắng mới nhất? Có lẽ quan trọng nhất, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đang ngày một tự tin về sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, và thấy trước một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển các tài sản vô hình và hữu hình của họ. Thái hai, đó là các khả năng trình diễn lực lượng, cùng với việc làm rõ sự tham gia của Trung Quốc trong các sứ mệnh LHQ, về vai trò "xây dựng" của họ trong an ninh khu vực và chỉ ra rằng, mục tiêu quốc phòng là "duy trì hòa bình và ổn định thế giới, với tư tưởng ngày càng sẵn ssangf đảm nhận một vai trò lãnh đạo trong các công việc toàn cầu.

Thứ ba, tài liệu dường như nhấn mạnh quyền lực của đảng cầm quyền với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng là đề cập cụ thể mang tên "Hệ thống luật pháp quân sự", nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp ước quốc tế và các đạo luật nội địa liên quan với các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Bất luận thế nào, báo cáo vẫn để lại ấn tượng rằng, Trung Quốc sẽ ngày càng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để giải quyết những tranh chấp ngoại giao. Và, thật mỉa mai, trong khi nỗ lực tăng cường lòng tin thông qua sự minh bạch hơn thì cuối cùng, Trung Quốc lại chỉ có thể đem lại một cái nhìn rõ ràng hơn về chính họ vốn khiến những nước khác lo lắng.

* Rukmani Gupta là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi.

Thụy Phương (Theo diplomat)

================================================

Người Trung Quốc thì lúc nào mà chẳng tự tin. Ngay khi mới thành lập 1949 họ đã giải phóng Tây Tạng, 4 năm sau bụp Hoa Kỳ tại mặt trân Cao Ly, hơn 10 năm sau chiến với Ấn Độ tại Hymalaya, gần 20 năm sau tranh chấp biên giới với Liên Xô siêu cường bậc nhất nhì thế giới bấy giờ. Ấy là vào lúc kinh tế còn èo uột, vũ khí so với Hoa Kỳ và Liên xô cùng thời đại còn thuộc loại lạc hậu. Huống chi bi wờ có cả tên lửa đạn đạo, vệ tính nhân tạo, máy bay tàng hình, lại mới tậu cái tàu sân bay nữa mới ghê chứ. Họ tự tin cũng phải.

Chỉ có mỗi cái khác nhau là thời thế không như trước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Lực lượng Vũ trang Trung Quốc kém hơn Mỹ"

Thứ năm, 19/05/2011, 07:50(GMT+7)

VIT - Trung Quốc công nhận rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lạc hậu hơn so với Lực lượng Vũ trang Mỹ và Bắc Kinh không muốn đối đầu với Washington.

Posted Image

Mỹ hy vọng cải thiện quan hệ quân sự với Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng PLA.

“Mặc dù khả năng quốc phòng của Trung Quốc và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự trong những năm trở lại đây đã diễn ra với tốc độ nhanh nhưng giữa chúng tôi và các bạn (Mỹ) vẫn tồn tại sự khác biệt căn bản (về mức độ phát triển lực lượng vũ trang)… Tuy nhiên, Trung Quốc không bao giờ thách thức Mỹ”, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tuyên bố hôm 18/5 tại Washington trong chuyến thăm Mỹ 1 tuần.

Theo lời ông, một Trung Quốc hiện đại muốn “kết thân” với Mỹ và quan tâm đến việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự - lĩnh vực cần thiết phải đẩy mạnh sau hàng loạt sự kiện dẫn đến gián đoạn thực sự.

Lý do dẫn đến sự nguội lạnh trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là vì năm ngoái Washington đã ký với Đài Loan gói thỏa thuận vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD. Theo luật pháp Mỹ, Mỹ có trách nhiệm duy trì an ninh cho Đài Loan – khu vực mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của Trung Quốc.

Liên quan đến điều này, ông Trần Bỉnh Đức tuyên bố rằng Mỹ nên tôn trọng những lợi ích then chốt của Trung Quốc và sự thống nhất lãnh thổ của quốc gia này.

Trước khi lên đường thăm Mỹ, tướng Trần Bỉnh Đức đã từng cảnh báo rằng quan hệ quốc phòng Washington-Đài Bắc vẫn là trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa hai quân đội Trung Quốc và Mỹ. Trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương, Bắc Kinh luôn luôn nhắc đến một trong những điều kiện tiên quyết là Washington phải chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan, một điều mà Mỹ khó chấp nhận.

Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc gặp với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Phần lớn các cuộc gặp đều diễn ra theo cơ chế kín. Ông Trần Bỉnh Đức cũng có kế hoạch thăm hàng loạt căn cứ của Lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân Mỹ.

Chuyến thăm kéo dài 1 tuần của ông Trần Bỉnh Đức là chuyến đi Mỹ đầu tiên trong 7 năm qua của một lãnh đạo PLA.

Phái đoàn quân đội Trung Quốc công du Mỹ lần này bao gồm 24 người và tháp tùng Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc còn có thêm 7 viên tướng cao cấp khác. Chuyến thăm kéo dài từ ngày 15 cho đến 22/5.

Theo các nhà quan sát, sở dĩ giới chức quốc phòng Mỹ có thái độ trân trọng kể trên là vì họ mong muốn thuyết phục phía Trung Quốc đồng ý “thể chế hóa” quan hệ giữa hai quân đội, như thiết lập những cuộc tiếp xúc thường xuyên hơn, nhằm tạo sự tin tưởng lẫn nhau.

Huy Linh (Theo VZ, RIA)

=======================================

VIT - Trung Quốc công nhận rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lạc hậu hơn so với Lực lượng Vũ trang Mỹ và Bắc Kinh không muốn đối đầu với Washington.

Thì ra là như vậy. Báo đăng mới biết, chứ cứ tưởng Hoa Kỳ thua xa Trung Quốc chứ!

Thế thì cái "quyền lợi cốt lõi" sẽ giải quyết thế nào với "quyền lợi căn bản" nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưa hấu “nổ” và con người tham lam

Thứ năm, ngày 19 tháng năm năm 2011

(TT&VH) - Câu chuyện những quả dưa hấu ở Trung Quốc bị “phát nổ” với nguyên nhân được cho là dùng quá nhiều chất kích thích tăng trưởng đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng. Chứng cớ là các trang thông tin mang tính toàn cầu đã đưa thông tin này lên trang chủ, thậm chí còn gọi nó một cách hình tượng là “bom dưa hấu”.

Lồng chim tiền tỉ và hình ảnh thảm thương của voi

Canada tịch thu Viagra, hàng hiệu giả từ Trung Quốc

TQ: Dưa hấu nổ, gạo nhiễm độc, dưa leo dùng... thuốc ngừa thai

Thiệt hại về kinh tế từ vài ngàn, thậm chí vài vạn quả dưa hấu bị nứt toác hoặc nổ tung có lẽ không phải là đáng kể. Song nó thêm một lời cảnh báo nữa về cách ứng xử của con người với tự nhiên. Nói như cách của tác giả Lê Thị Liên Hoan trên TT&VH từ gần chục năm trước, thì con người đang “thò bàn tay tham lam của mình vào cái túi của tự nhiên” để bắt tự nhiên phải thỏa mãn nhu cầu vô hạn độ của mình.

duahau_081624.jpg

Dưa hấu phát nổ - một minh chứng cho lòng tham của …

Kết quả thì hẳn tất cả mọi người đều đã thấy, chẳng cứ dưa hấu nổ tung, mà bao nhiêu thứ lương thực, thực phẩm ngày nay bỗng trở nên “biến chất” vì sự can thiệp thô bạo của con người vào các quy trình sinh học của nó. Con vịt, con gà, con lợn, con bò... cho đến các loài cây cỏ cung cấp hoa trái cho con người, giờ đây đang bị cái tư duy tham lam của con người biến thành những cỗ máy để sản xuất chất dinh dưỡng. Tất nhiên, nhu cầu tăng năng suất, cải thiện chất lượng là nhu cầu hợp lý và nhân văn đã có từ khi con vượn tiến hóa thành con người và mang những thứ cây, con hoang dại về nhà, sáng tạo ra ngành trồng trọt, chăn nuôi.

Nhưng từ chỗ ứng xử với cây trồng và vật nuôi như những người bạn (cảm ơn cây cối đã cho ta hoa trái, cảm ơn con bò đã cho ta sữa), con người dần biến con vật và cây trồng thành đối tượng để vắt kiệt sức lực của nó, thậm chí biến chúng thành quái thai, dị dạng so với cấu trúc gen và hình hài vốn có của nó để thỏa mãn lòng tham của mình. Con vịt phải có lá gan thật to, con gà thậm chí không còn lông nữa, cây trái thì không còn hạt, thịt lợn thì toàn nạc... Chưa hết, lòng tham của những người chăn nuôi, trồng trọt mới đáng lo ngại. Họ tìm đủ mọi cách, bất chấp các quy định về sản xuất an toàn để thổi năng suất, sản lượng, đánh bóng sản phẩm, nhằm kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Chưa nói ảnh hưởng đến người tiêu dùng ra sao, tự thân các hành vi đó đã “phi đạo đức” với tự nhiên.

Khi con người biến tự nhiên thành đối tượng để thỏa mãn lòng tham, thì tất nhiên, tự nhiên sẽ trả đũa. Những thứ siêu trọng, siêu nạc, siêu trái.... thường đi kèm với “siêu nhạt”, “siêu độc”... cảm tưởng như tự nhiên đành phải pha loãng mình ra để đảm bảo về số lượng. Tự nhiên cũng như quả bong bóng, có ngần ấy thôi mà anh cứ thổi mãi, thì bong bóng cũng chỉ rỗng ra rồi đến lúc nổ bụp. Quy luật của quả dưa hấu ở Trung Quốc có lẽ cũng vậy.

Sự pha loãng của tự nhiên khiến cái miệng của chúng ta bắt đầu thèm những gà ta, lợn lửng, vịt cỏ... Rồi thì “gà ta” phải kèm theo “thả đồi”, “có mò mò” (loài ký sinh thường có ở những con gà thả rông) mới là của xịn. Nhưng chưa biết chừng, rồi đến lúc gà ta nào cũng xài cám cò, thì có lẽ phải ăn... gà rừng (chấp nhận vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã) thì may ra mới tìm lại được hương vị của đĩa thịt gà thái lá chanh thân thuộc ngày xưa.

Quả dưa hấu nổ tung chỉ là một ví dụ cho lòng tham của con người trong cách ứng xử với tự nhiên. Công nghệ sinh học hay các giải pháp kỹ thuật mới trong trồng trọt chỉ được xem là tiến bộ và nhân văn khi nó coi tự nhiên là bạn, tôn trọng đời sống riêng của các con vật và cây trồng. Có thể chúng ta sẽ phải chấp nhận ăn ít thịt thà, rau quả đi, nhưng bù lại miếng ăn sẽ ngon hơn, và nhất là sau bữa ăn, chúng ta có thể “cảm ơn” con vật ấy, cây trồng ấy đã “làm ra mật ngọt cho đời”.

Đông Kinh

==================================

Tham thì thâm.

Bụt đã bảo thầm rằng chớ có tham.

Ca dao Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Bỉnh Đức 'dội nước lạnh' vào quan hệ Trung - Mỹ?

Cập nhật lúc :2:42 PM, 20/05/2011

(ĐVO) Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức vừa “dội nước lạnh” vào các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ khi lên tiếng chỉ trích thái độ “bành trướng, bá chủ” của Washington trong vấn đề Đài Loan.

Theo Chinanews, trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ, Đô đốc Mike Mullen hôm 18/5, ông Trần Bỉnh Đức thẳng thắn tuyên bố, động thái bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ xâm hại nghiêm trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc nhấn mạnh: “Là lãnh thổ Trung Quốc, vì sao chúng tôi không thể bảo toàn an ninh quốc gia mà phải nhờ tới Washington bán vũ khí trang bị? Việc sử dụng Đài Loan như “lá bài chiến lược” nhằm kìm hãm tiến trình phát triển và kiến thiết đất nước Trung Quốc là thiếu thực tế và không hiệu quả”.

Posted Image

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (phải) và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen trong buổi hội đàm quân sự cấp cao song phương ngày 17/5.

Khi được một phóng viên hỏi về việc Mỹ dự định bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan liệu có ảnh hưởng tới quan hệ quốc phòng hai nước, tướng Trần Bỉnh Đức khẳng định: “Câu trả lời của tôi là chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Và ảnh hưởng xấu như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan”. Ông Đức cũng cho biết, trong các cuộc tiếp xúc song phương những ngày qua, nhiều nghị sĩ Mỹ cũng cho rằng nên “cài đặt” lại mối quan hệ Trung - Mỹ - Đài Loan bằng việc hủy bỏ đạo luật cho phép buôn bán vũ khí với Đài Loan.

Trong buổi phát biểu tại ĐH Quốc phòng Mỹ ngày 18/5, Tướng Đức một lần nữa nhắc lại những ảnh hưởng xấu tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Ông này cũng khẳng định, Bắc Kinh kiên quyết giữ vững lập trường trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ quân sự vốn rất mong manh giữa hai nước.

Được biết, trong cuộc gặp cấp cao với Ngoại trưởng Hilary Clinton ngày 18/5, Tướng Đức cũng nhấn mạnh lập trường và chính sách cứng rắn của Bắc Kinh trong vấn đề này.

>>Trung Quốc không chạy đua 'sức mạnh quân sự' với Mỹ?

Mai Anh (theo Chinanews)

===============================================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại Mỹ - Trung: Không lựa chọn cũng là một lựa chọn

Tác giả: Nguyễn Chính Tâm

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 14/05/2011 06:00 GMT+7

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ đầu tuần qua kết thúc với nhiều thỏa thuận mới, tuy vậy vẫn bế tắc trong hồ sơ tỉ giá đồng nhân dân tệ.

Trong khi phía Trung Quốc đồng ý rằng một đồng tệ mạnh sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng lạm phát, một đề nghị nâng giá bị phái đoàn Bắc Kinh từ chối. Ngược lại, Bộ trưởng Ngân Khố Mỹ Timothy Geithner tuy bày tỏ nguyện vọng khuyến khích sự thay đổi, nhưng cũng "xoa dịu" bằng khen ngợi những thành tựu khác mà quan hệ kinh tế Mỹ-Trung đạt được.

Kết quả này làm giới quan sát liên tưởng đến Thượng đỉnh Mỹ - Trung 2011 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kết thúc vào cuối tháng giêng. Khác với những gì chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên tiếng phê bình trật tự tài chính - tiền tệ thế giới đương đại là sản phẩm của quá khứ trên hai tờ Wall Street Journal và Washington Post trước khi khởi hành hay tuyên bố của Tổng thống Obama: "Nhân dân tệ đang được định giá thấp, cần thêm sự điều chỉnh tỷ giá phù hợp", trọng tâm bàn thảo của hai bên tại Nhà Trắng đều nhấn mạnh yếu tố hưởng lợi từ mối quan hệ mang tính hợp tác, tránh đi vào những gai góc của vấn đề.

Posted Image

Trong cả hai trường hợp, nhiều giải thích đã được đưa ra. Một số ý kiến cho rằng đã có một sự đánh đổi giữa hai ông lớn. Mỹ đang cần sự hợp tác của Trung Quốc trong nhiều hồ sơ, từ chống biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân đến căng thẳng Bắc Hàn. Vì vậy không nên để tiền tệ - nhìn theo cách tiếp cận lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống thuộc hàng "vấn đề hạng hai" (low politics) - gây căng thẳng mối quan hệ song phương.

Đánh đổi còn được nhấn mạnh qua các hợp đồng đầu tư và thương mại trị giá 45 tỉ USD mà đoàn doanh nhân Trung Quốc tháp tùng ký kết trong chuyên công du tòa Bạch ốc của Hồ chủ tịch. Hay 48 thỏa thuận liên quan đến các vấn đề song phương, các vấn đề trong khu vực và trên toàn cầu trong đối thoại Kinh tế và Chiến lược lần này.

Có ý kiến khác lập luận, trong hồ sơ về đồng nhân dân tệ, ngoại thương mới là điểm chính. Từ nhiều năm nay, chủ nghĩa tư bản tiêu thụ kiểu Mỹ tồn tại dựa trên nguồn vốn nợ nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước xuất dầu Trung Đông và xuất khẩu Đông Á. Khủng hoảng 2008 làm núi nợ của nước Mỹ thêm chồng chất. Chiến lược xuất khẩu của tổng thống Obama không những phản ánh quyền lợi của cử tri, mà còn tạo được đồng thuận cao từ lưỡng Đảng. Mũi dùi là các nước thặng dư. Tổng thống Mỹ vì thế phải lớn tiếng "khuyến cáo" chính quyền Bắc Kinh nên tạo động lực để dân chúng tiêu xài, thay vì tiết kiệm và xuất khẩu.

Tỷ giá thấp của đồng tệ trở thành hồ sơ nóng nhất, không nhất thiết vì đó là nguyên nhân chính, mà do tính ăn khách trên các diễn đàn. Thâm hụt cán cân mậu dịch nghiêng về phía Trung Quốc từ nhiều năm nay tạo sức ép lên cơ quan hành pháp Mỹ đòi đặt vấn đề nhân dân tệ như một đòn bẩy xuất khẩu mang tính bất chính. Phía Mỹ cho rằng giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc cần phải được thị trường tự do quyết định mà không có sự can thiệp từ chính phủ trung ương.

Nay với các hợp đồng mới có thể giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại thì tỷ giá hối đoái của đồng tệ không còn ở vị trí tranh cãi hàng đầu. Cắt giảm thâm hụt mậu dịch là bến đỗ, áp lực tăng trị giá đồng tệ là chiếc thuyền nan.

Hướng giải thích thứ ba phân tích tính cấu trúc của toàn bộ vấn đề. Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung là mối quan hệ dựa trên hai trục phát triển chênh lệch, mà sự cách biệt về năng suất và khả năng của mỗi bên trong việc ảnh hưởng tỷ giá đồng tiền đóng vai trò trọng yếu.

Cho đến nay lợi thế lương rẻ đang là trụ cột cạnh tranh xuất khẩu Trung Quốc. Dù cho phía Mỹ thành công buộc Bắc Kinh nâng giá đồng tệ lên cao nhất theo như yêu cầu (khoảng 40% cao hơn so với hiện tại) thì khoảng cách cạnh tranh về giá giữa hai bên cũng chỉ cải thiện được một bước nhỏ (theo khoảng cách giá lương thì ở Mỹ gấp khoảng mười lần so với Trung Quốc).

Điều này có nghĩa điều chỉnh tỷ giá đồng tệ chỉ tiếp cận một phần nhỏ của một bức tranh lớn. Chênh lệch khả năng cạnh tranh giữa hai quốc gia, một yếu tố bắt nguồn từ mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước, mới là lý do giải thích sự phân chia lao động.

Ở một tâm điểm khác, Mỹ cáo buộc Trung Quốc ảnh hưởng tỷ giá đồng tệ bằng cách neo giá đôla, giữ giá đồng tệ rẻ giả tạo. Nhưng chính Mỹ cũng theo đuổi một mục tiêu tương tự, chỉ với phương pháp thực hiện khác. Bắc Kinh cáo buộc Mỹ tận dụng lợi thế vị trí đặc quyền của đồng USD - đồng tiền dự trữ toàn cầu - tích lũy dòng chảy tư bản từ khắp nơi. Là đồng tiền "của chung", nhưng thường bị dùng cho mục đích riêng. Phục vụ cho lợi ích trong nước, Mỹ phát hành công trái phiếu, làm tăng thêm lượng tiền đôla lưu hoạt trên thị trường toàn cầu, khiến đồng đôla giảm giá.

Chính sách theo đuổi "đồng đôla yếu" khác với "nhân dân tệ yếu" ở vị trí đặc biệt của Mỹ kim xanh là ngoại tệ dự trữ thiết yếu của thế giới (khỏang 60% toàn cầu), giúp Mỹ không cần sử dụng nhiều về "sức mạnh cơ bắp" như trường hợp của Trung Quốc. Thượng phong trong vai trò của đồng tiền giúp Mỹ thượng phong trong khả năng ảnh hưởng đầu ra các quyết sách trong trật tự tài chính - tiền tệ toàn cầu.

Ngoài ra, Trung Quốc biết rằng trên con đường trở thành siêu cường quốc tế với sức mạnh bồi đấp qua lượng dự trữ ngoại tệ tăng theo từng ngày, vẫn còn chịu giới hạn trong cuộc chơi mà đồng đô la giữ luật. Sự chuyển hướng từ USD sang euro hoặc yen sẽ thúc đẩy xu hướng mất giá của đồng USD và tự đánh tuột tài sản của mình. Hai chân trụ giảm lệ thuộc vào đồng USD - kêu gọi thay thế đô la bằng đơn vị tiền tệ toàn cầu thông qua Quyền rút vốn đặc biệt của IMF (SDR) và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ - trong giai đoạn bắt đầu.

Điểm yếu lớn nhất của dự án này là thời gian, hay chính xác hơn là khó xác định được cột mốc thành công cụ thể nhìn từ tương lai trung hạn. Ngay cả khi ý muốn chính trị tồn tại, các ngân hàng chỉ có thể đưa SDR vào sử dụng, khi nó được chấp nhận một cách rộng rãi trên thị trường tư nhân như là một đồng tiền dự trữ, đơn vị quy chiếu, cũng như phương tiện trao đổi và thanh toán. Dự án nhân dân tệ nhiều tiềm năng, nhưng lộ gót chân Asin, và không phải chỉ một.

Các nhà kinh tế liệt kê ít nhất ba gạch đầu dòng của điều kiện cần. Để đồng tệ đáp ứng được chức năng đồng tiền dự trữ quốc tế, Trung Quốc cần (i) mở rộng biên độ giao dịch của đồng tiền; (ii) tự do hóa thị trường tài chính, và (iii) thiết lập trung tâm "đầu mối" trái phiếu nhân dân tệ. Ba nhiệm vụ này không phải câu chuyện một sớm, một chiều.

Ranh giới của Trung Quốc là thời gian, ranh giới của Mỹ cũng là thời gian. Washington đang nghe "tiếng gọi từ tương lai" trong các quyết định. Tiếng gọi ấy vang dội: sự chuyển dịch quyền lực tòan cầu đang diễn ra, Trung Quốc với tiềm năng trở thành số một; giải quyết các vấn đề hiện tại vì vậy không chỉ mang tính hiện tại.

Thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại được chính giới Mỹ đề nghị bằng yêu cầu nâng giá đồng tiền. Một đồng tệ đắt hơn, có thể giảm nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng nội địa, nhưng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị tài sản của Trung Quốc.

Sức mạnh tiền tệ Mỹ trong thời gian dài dựa trên khả năng tiêu thụ bằng đầu tư của người khác thông qua vai trò đô la. Nhân dân tệ như một dự trữ có giá trị hơn có thể chia sẻ vị trị quyền lực này? Hay như đề nghị (hay phàn nàn từ Bắc Kinh) về việc phân bổ lại ngoại thương hai nước theo chiều hàng dọc để cân bằng sự mất cân đối. Mỹ nên mở cửa xuất khẩu thị trường công nghệ cao, điều mà đến nay từ nguyên nhân an ninh hay quân sự vẫn còn hạn chế.

Washington có lý do nghi ngờ, khác với trỗi dậy của Nhật Bản những năm 1980, Trung Quốc ngày nay không những không phụ thuộc ô dù quốc phòng của chú Sam, mà còn chưa rõ nước này sẽ chọn con đường nào trong trật tự toàn cầu mà nước Mỹ muốn kéo dài lâu nhất có thể.

Nói về xu thế, yếu tố gọi là cấu trúc này đang thay đổi. Nhưng trong thời điểm hiện tại, một chấp nhận tình trạng đang có khả dĩ vì tránh những rủi ro không cần thiết trong khi nền tảng chưa xuất hiện một dấu hiệu đột biến. Kết quả hồ sơ tiền tệ tại thượng đỉnh Obama - Hồ Cẩm Đào hồi cuối tháng giêng hay như Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ lần này lẽ đó không phải là tối ưu nhất cho mỗi bên xét về mặt lợi ích, nhưng có thể xem như "cái tốt bậc nhì", bởi vì đối với cả hai: không lựa chọn cũng là một lựa chọn!!

=================================

Cá nhân tôi chẳng quan tâm gì đến sự kiện mà bài bài này nêu ra. Nhưng tôi ngạc nhiện với một cách diễn đạt khi xem lướt bài báo này:

Đánh đổi còn được nhấn mạnh qua các hợp đồng đầu tư và thương mại trị giá 45 tỉ USD mà đoàn doanh nhân Trung Quốc tháp tùng ký kết trong chuyên công du tòa Bạch ốc của Hồ chủ tịch. Hay 48 thỏa thuận liên quan đến các vấn đề song phương, các vấn đề trong khu vực và trên toàn cầu trong đối thoại Kinh tế và Chiến lược lần này.

Chính vì danh xưng "Hồ Chủ tịch" khiến tôi phải đọc kỹ thêm một chút. Ngài Hồ Cẩm Đào là Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Ghi phong long vậy, chẳng biết ông ta là chủ tịch nước nào. Khi tôi viết đến những vần đề liên quan thì rất rõ ràng: Thí dụ: Ngài Obama Tổng thống Hoa Kỳ. Chứ không ghi "Tổng thống Obama". Cả ngài Obama và Hồ Cẩm Đào không phải Tổng thống và Chủ tịch của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại Mỹ - Trung: Không lựa chọn cũng là một lựa chọn

Tác giả: Nguyễn Chính Tâm

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.:  14/05/2011 06:00 GMT+7

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ đầu tuần qua kết thúc  với nhiều thỏa thuận mới, tuy vậy vẫn bế tắc trong hồ sơ tỉ giá đồng  nhân dân tệ.

Trong  khi phía Trung Quốc đồng ý rằng một đồng tệ mạnh sẽ góp phần ngăn chặn  tình trạng lạm phát, một đề nghị nâng giá bị phái đoàn Bắc Kinh từ chối.  Ngược lại, Bộ trưởng Ngân Khố Mỹ Timothy Geithner tuy bày tỏ nguyện  vọng khuyến khích sự thay đổi, nhưng cũng "xoa dịu" bằng khen ngợi những  thành tựu khác mà quan hệ kinh tế Mỹ-Trung đạt được.

  Kết  quả này làm giới quan sát liên tưởng đến Thượng đỉnh Mỹ - Trung 2011  giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kết thúc vào cuối  tháng giêng. Khác với những gì chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên tiếng phê bình  trật tự tài chính - tiền tệ thế giới đương đại là sản phẩm của quá khứ  trên hai tờ Wall Street Journal và Washington Post trước khi khởi hành  hay tuyên bố của Tổng thống Obama: "Nhân dân tệ đang được định giá thấp, cần thêm sự điều chỉnh tỷ giá phù  hợp", trọng tâm bàn thảo của hai bên tại Nhà Trắng đều nhấn mạnh yếu tố  hưởng lợi từ mối quan hệ mang tính hợp tác, tránh đi vào những gai góc  của vấn đề.

Posted Image

Trong  cả hai trường hợp, nhiều giải thích đã được đưa ra. Một số ý kiến cho  rằng đã có một sự đánh đổi giữa hai ông lớn. Mỹ đang cần sự hợp tác của  Trung Quốc trong nhiều hồ sơ, từ chống biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí  hạt nhân đến căng thẳng Bắc Hàn. Vì vậy không nên để tiền tệ - nhìn  theo cách tiếp cận lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống thuộc hàng  "vấn đề hạng hai" (low politics) - gây căng thẳng mối quan hệ song  phương.

  Đánh đổi còn được nhấn mạnh qua các hợp đồng đầu tư  và thương mại trị giá 45 tỉ USD mà đoàn doanh nhân Trung Quốc tháp tùng  ký kết trong chuyên công du tòa Bạch ốc của Hồ chủ tịch. Hay 48 thỏa  thuận liên quan đến các vấn đề song phương, các vấn đề trong khu vực và  trên toàn cầu trong đối thoại Kinh tế và Chiến lược lần này.

  Có  ý kiến khác lập luận, trong hồ sơ về đồng nhân dân tệ, ngoại thương mới  là điểm chính. Từ nhiều năm nay, chủ nghĩa tư bản tiêu thụ kiểu Mỹ tồn  tại dựa trên nguồn vốn nợ nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước xuất dầu  Trung Đông và xuất khẩu Đông Á. Khủng hoảng 2008 làm núi nợ của nước Mỹ  thêm chồng chất. Chiến lược xuất khẩu của tổng thống Obama không những  phản ánh quyền lợi của cử tri, mà còn tạo được đồng thuận cao từ lưỡng  Đảng. Mũi dùi là các nước thặng dư. Tổng thống Mỹ vì thế phải lớn tiếng  "khuyến cáo" chính quyền Bắc Kinh nên tạo động lực để dân chúng tiêu  xài, thay vì tiết kiệm và xuất khẩu.

  Tỷ  giá thấp của đồng tệ trở thành hồ sơ nóng nhất, không nhất thiết vì đó  là nguyên nhân chính, mà do tính ăn khách trên các diễn đàn. Thâm hụt  cán cân mậu dịch nghiêng về phía Trung Quốc từ nhiều năm nay tạo sức ép  lên cơ quan hành pháp Mỹ đòi đặt vấn đề nhân dân tệ như một đòn bẩy xuất  khẩu mang tính bất chính. Phía Mỹ cho rằng giá trị thực của đồng tiền  Trung Quốc cần phải được thị trường tự do quyết định mà không có sự can  thiệp từ chính phủ trung ương.

  Nay  với các hợp đồng mới có thể giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại  thì tỷ giá hối đoái của đồng tệ không còn ở vị trí tranh cãi hàng đầu.  Cắt giảm thâm hụt mậu dịch là bến đỗ, áp lực tăng trị giá đồng tệ là  chiếc thuyền nan.

  Hướng giải thích  thứ ba phân tích tính cấu trúc của toàn bộ vấn đề. Quan hệ kinh tế Mỹ -  Trung là mối quan hệ dựa trên hai trục phát triển chênh lệch, mà sự cách  biệt về năng suất và khả năng của mỗi bên trong việc ảnh hưởng tỷ giá  đồng tiền đóng vai trò trọng yếu.

  Cho  đến nay lợi thế lương rẻ đang là trụ cột cạnh tranh xuất khẩu Trung  Quốc. Dù cho phía Mỹ thành công buộc Bắc Kinh nâng giá đồng tệ lên cao  nhất theo như yêu cầu (khoảng 40% cao hơn so với hiện tại) thì khoảng  cách cạnh tranh về giá giữa hai bên cũng chỉ cải thiện được một bước nhỏ  (theo khoảng cách giá lương thì ở Mỹ gấp khoảng mười lần so với Trung  Quốc).

  Điều này có nghĩa điều chỉnh  tỷ giá đồng tệ chỉ tiếp cận một phần nhỏ của một bức tranh lớn. Chênh  lệch khả năng cạnh tranh giữa hai quốc gia, một yếu tố bắt nguồn từ mức  độ phát triển kinh tế của mỗi nước, mới là lý do giải thích sự phân chia  lao động.

  Ở một tâm điểm khác, Mỹ  cáo buộc Trung Quốc ảnh hưởng tỷ giá đồng tệ bằng cách neo giá đôla, giữ  giá đồng tệ rẻ giả tạo. Nhưng chính Mỹ cũng theo đuổi một mục tiêu  tương tự, chỉ với phương pháp thực hiện khác. Bắc Kinh cáo buộc Mỹ tận  dụng lợi thế vị trí đặc quyền của đồng USD - đồng tiền dự trữ toàn cầu -  tích lũy dòng chảy tư bản từ khắp nơi. Là đồng tiền "của chung", nhưng  thường bị dùng cho mục đích riêng. Phục vụ cho lợi ích trong nước, Mỹ  phát hành công trái phiếu, làm tăng thêm lượng tiền đôla lưu hoạt trên  thị trường toàn cầu, khiến đồng đôla giảm giá.

  Chính  sách theo đuổi "đồng đôla yếu" khác với "nhân dân tệ yếu" ở vị trí đặc  biệt của Mỹ kim xanh là ngoại tệ dự trữ thiết yếu của thế giới (khỏang  60% toàn cầu), giúp Mỹ không cần sử dụng nhiều về "sức mạnh cơ bắp" như  trường hợp của Trung Quốc. Thượng phong trong vai trò của đồng tiền giúp  Mỹ thượng phong trong khả năng ảnh hưởng đầu ra các quyết sách trong  trật tự tài chính - tiền tệ toàn cầu.

  Ngoài  ra, Trung Quốc biết rằng trên con đường trở thành siêu cường quốc tế  với sức mạnh bồi đấp qua lượng dự trữ ngoại tệ tăng theo từng ngày, vẫn  còn chịu giới hạn trong cuộc chơi mà đồng đô la giữ luật. Sự chuyển  hướng từ USD sang euro hoặc yen sẽ thúc đẩy xu hướng mất giá của đồng  USD và tự đánh tuột tài sản của mình. Hai chân trụ giảm lệ thuộc vào  đồng USD - kêu gọi thay thế đô la bằng đơn vị tiền tệ toàn cầu thông qua  Quyền rút vốn đặc biệt của IMF (SDR) và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ -  trong giai đoạn bắt đầu.

  Điểm yếu  lớn nhất của dự án này là thời gian, hay chính xác hơn là khó xác định  được cột mốc thành công cụ thể nhìn từ tương lai trung hạn. Ngay cả khi ý  muốn chính trị tồn tại, các ngân hàng chỉ có thể đưa SDR vào sử dụng,  khi nó được chấp nhận một cách rộng rãi trên thị trường tư nhân như là  một đồng tiền dự trữ, đơn vị quy chiếu, cũng như phương tiện trao đổi và  thanh toán. Dự án nhân dân tệ nhiều tiềm năng, nhưng lộ gót chân Asin,  và không phải chỉ một.

  Các nhà kinh  tế liệt kê ít nhất ba gạch đầu dòng của điều kiện cần. Để đồng tệ đáp  ứng được chức năng đồng tiền dự trữ quốc tế, Trung Quốc cần (i) mở rộng  biên độ giao dịch của đồng tiền; (ii) tự do hóa thị trường tài chính, và  (iii) thiết lập trung tâm "đầu mối" trái phiếu nhân dân tệ. Ba nhiệm vụ  này không phải câu chuyện một sớm, một chiều.

  Ranh  giới của Trung Quốc là thời gian, ranh giới của Mỹ cũng là thời gian.  Washington đang nghe "tiếng gọi từ tương lai" trong các quyết định.  Tiếng gọi ấy vang dội: sự chuyển dịch quyền lực tòan cầu đang diễn ra,  Trung Quốc với tiềm năng trở thành số một; giải quyết các vấn đề hiện  tại vì vậy không chỉ mang tính hiện tại.

  Thu  hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại được chính giới Mỹ đề nghị bằng yêu  cầu nâng giá đồng tiền. Một đồng tệ đắt hơn, có thể giảm nhập khẩu,  khuyến khích tiêu dùng nội địa, nhưng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao  giá trị tài sản của Trung Quốc.

  Sức  mạnh tiền tệ Mỹ trong thời gian dài dựa trên khả năng tiêu thụ bằng đầu  tư của người khác thông qua vai trò đô la. Nhân dân tệ như một dự trữ  có giá trị hơn có thể chia sẻ vị trị quyền lực này? Hay như đề nghị (hay  phàn nàn từ Bắc Kinh) về việc phân bổ lại ngoại thương hai nước theo  chiều hàng dọc để cân bằng sự mất cân đối. Mỹ nên mở cửa xuất khẩu thị  trường công nghệ cao, điều mà đến nay từ nguyên nhân an ninh hay quân sự  vẫn còn hạn chế.

  Washington có lý  do nghi ngờ, khác với trỗi dậy của Nhật Bản những năm 1980, Trung Quốc  ngày nay không những không phụ thuộc ô dù quốc phòng của chú Sam, mà còn  chưa rõ nước này sẽ chọn con đường nào trong trật tự toàn cầu mà nước  Mỹ muốn kéo dài lâu nhất có thể.

  Nói  về xu thế, yếu tố gọi là cấu trúc này đang thay đổi. Nhưng trong thời  điểm hiện tại, một chấp nhận tình trạng đang có khả dĩ vì tránh những  rủi ro không cần thiết trong khi nền tảng chưa xuất hiện một dấu hiệu  đột biến. Kết quả hồ sơ tiền tệ tại thượng đỉnh Obama - Hồ Cẩm Đào hồi  cuối tháng giêng hay như Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ lần  này lẽ đó không phải là tối ưu nhất cho mỗi bên xét về mặt lợi ích,  nhưng có thể xem như "cái tốt bậc nhì", bởi vì đối với cả hai: không lựa  chọn cũng là một lựa chọn!!

=================================

Cá nhân tôi chẳng quan tâm gì đến sự kiện mà bài bài này nêu ra. Nhưng tôi ngạc nhiện với một cách diễn đạt khi xem lướt bài báo này:

Chính vì danh xưng "Hồ Chủ tịch" khiến tôi phải đọc kỹ thêm một chút. Ngài Hồ Cẩm Đào là  Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Ghi phong long vậy, chẳng biết ông ta là chủ tịch nước nào. Khi tôi viết đến những vần đề liên quan thì rất rõ ràng: Thí dụ: Ngài Obama Tổng thống Hoa Kỳ. Chứ không ghi "Tổng thống Obama". Cả ngài Obama và Hồ Cẩm Đào không phải Tổng thống và Chủ tịch của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dọn nhà mới, lượm được tiền tỷ

Cập nhật lúc 23/05/2011 06:30:00 AM (GMT+7)

Một người đàn ông sống tại thành phố Salt Lake (bang Utah, Mỹ) đã vô tình phát hiện nhiều bọc tiền lớn trên tầng áp mái trong ngôi nhà mới mua, với số tiền lên đến 45.000 USD (khoảng 931 triệu đồng).

Josh Ferrin, 45 tuổi, một họa sĩ của tờ Deseret News cho biết trong ngày đầu tiên dọn về ngôi nhà mới, khi đi một vòng xem xét mọi thứ, ông đã tình cờ phát hiện ra nhiều chiếc túi và hộp kim loại rất lạ trên tầng áp mái.

Posted Image

Vợ chồng Terri trao trả lại các bọc tiền cho chủ cũ của căn nhà.

Khi tôi biết những chiếc túi đó đựng tiền, tôi thấy hơi bối rối và lo lắng. Tôi chạy ra ngoài, cất tất cả vào xe khóa lại, gọi vợ tôi và thông báo cho cô ấy về những thứ tôi vừa tìm được”, Ferri nhớ lại.

Sau đó cả nhà Ferrin đã cùng ngồi đếm lại số tiền trong các bọc. Họ miệt mài đếm và khi đếm đến 40.000 USD, họ đã không thể tin vào mắt mình.

Mặc dù gia đình Ferri đang rất cần tiền để chi trả các hóa đơn, sửa sang lại chiếc xe đã bị hỏng nhưng vợ con và ông đều đồng ý mang tất cả số tiền này trả lại cho người chủ cũ của căn nhà.

Khi được hỏi về nguyên nhân khiến ông quyết định trả lại số tiền, Ferri cho biết: “Tôi không phải là người hoàn hảo. Tôi cũng đã từng có ý nghĩ dùng số tiền đó để sắm một chiếc xe mới, sửa lại ngôi nhà, trang trải nợ nần và nhận thêm một đứa con nuôi. Nhưng nó không phải của chúng tôi. Tôi nghĩ mình nên trung thực và đó là bài học tôi muốn dạy cho các con của mình”.

Phương Anh (Theo Telegraph)

====================================

Có thể tất cả mọi người đều giống nhau ở điểm này, trong đó có tôi:

Ferri cho biết: “Tôi không phải là người hoàn hảo. Tôi cũng đã từng có ý nghĩ dùng số tiền đó để sắm một chiếc xe mới, sửa lại ngôi nhà, trang trải nợ nần và nhận thêm một đứa con nuôi......"

Nhưng đây là điểm khác biệt hiếm có:

.....Nhưng nó không phải của chúng tôi. Tôi nghĩ mình nên trung thực và đó là bài học tôi muốn dạy cho các con của mình”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tinh trùng 'xác nhận' cựu TGĐ IMF cưỡng dâm

Cập nhật lúc :10:55 AM, 24/05/2011

Giới truyền thông Mỹ đưa tin, dấu vết ADN của cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn được tìm thấy trên áo của cô hầu phòng tại khách sạn Sofitel New York.

>> Tổng giám đốc IMF bị nhiễm HIV?

Các đài truyền hình NBCABC dẫn lời giới điều tra cho hay, mẫu ADN của ông Strauss - Kahn được tìm thấy trên cổ áo sơ mi của cô hầu phòng 32 tuổi này. Ngoài ra, trên tấm thảm trong phòng tắm cũng có mẫu ADN trong tinh dịch của Strauss - Kahn lọt ra ngoài khi cố gắng cưỡng bức cô hầu phòng.

Theo lời khai của cô hầu phòng, ông Strauss - Kahn ép cô quan hệ bằng miệng song cô kháng cự và chạy thoát ra ngoài.

Trang web của kênh truyền hình France 2 cũng đưa tin, các mẫu ADN được tìm thấy trên cổ áo sơmi của cô gái này là tinh trùng của ông Strauss-Kahn.

Các chuyên gia cho rằng, cho dù có hay không những hành vi bạo lực thì tinh dịch cũng đủ để chứng minh là khi đó đã có hành vi tình dục giữa cựu tổng giám đốc IMF và cô hầu phòng.

Trong khi đó, cuộc xét nghiệm tìm DNA trên các bằng chứng khác tại buồng khách sạn do chính trị gia Pháp sử dụng cũng đang được tiếp tục.

Tuy nhiên, luật sư của ông Strauss-Kahn trước đó cho rằng, việc phát hiện dấu vết sinh học của thân chủ ông, nếu có, chỉ cho thấy rằng, việc quan hệ được xảy ra trên cơ sở thỏa thuận. "Tôi cho rằng bằng chứng pháp y đó không chứng tỏ được việc quan hệ là ép buộc", luật sư nhấn mạnh.

Luật sư của ông tuyên bố, ông Strauss-Kahn sẽ không nhận tội và ông tin chắc thân chủ của mình sẽ được tự do. "Ông ấy khiến tôi thực sự khâm phục. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, ông ấy vẫn ổn", luật sư của cựu Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh.

Posted Image

Dấu vết tinh trùng của ông Kahn được tìm thấy trên áo của cô hầu phòng.

Trong một diễn biến liên quan, cảnh sát New York cho hay, ông Strauss-Kahn từng “gạ gẫm” hai nhân viên khách sạn khác.

Theo điều tra của cảnh sát New York, ông Strauss-Kahn từng cố gắng mời một nhân viên khách sạn tới phòng của ông uống rượu sâm panh nhưng bị cô này từ chối.

Sau đó, ông Strauss-Kahn lại gọi một nhân viên phục vụ khác của khách sạn mang rượu lên phòng cho ông và có lời mời cô gái này ở lại uống rượu cùng ông. Tuy nhiên, cũng giống như nữ nhân viên phục vụ khách sạn trước, cô gái này cũng khước từ lời đề nghị của ông.

"Cô gái mô tả lời mời của ông ấy giống như lời tán tỉnh", một nhà điều tra cho biết sau khi tiến hành thẩm vấn các nhân viên của khách sạn Sofitel về các hành động của ông Strauss-Kahn trước khi xảy ra cuộc tấn công tình dục.

Ông Strauss-Kahn đang phải làm quen với cuộc sống bị giam lỏng tại tòa nhà Empire Building, số 71 đường Broadway, thành phố New York với một chiếc vòng điện tử ở cổ chân và buộc phải ở trong nhà với camera theo dõi ngày đêm. Dự kiến phiên tòa xét xử ông sẽ diễn ra vào ngày 6/6. Hiện ông phải đối mặt với 7 tội danh với mức án cao nhất là 25 năm tù.

Bích Diệp (theo AFP, Chinanews)

===================================

Luật sư của ông Strauss-Kahn vốn là người nổi tiếng trong việc cãi trắng án cho một nghệ sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ trước một bàn thua trông thấy. Nhưng trong trường hợp này thì tôi tin rằng ông ta sẽ thua. Bởi vậy, lời khuyên là ông ta nên khiêm tốn. Còn nếu ông ta thắng thì chuyện này chỉ xảy ra sau khi Đảng Xã Hội Pháp tìm người ứng cử thay ông chủ IMF này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MISSOURI- Ít nhất 116 người thiệt mạng do một cơn bão lốc quét ngang thành phố Joplin tiểu bang Missouri vào chiều Chủ Nhật, 22 tháng Năm.

Posted Image

Hậu quả cơn bão lốc để lại. (Hình: AP)

Đây là trận bão lốc gây tổn thất nhân mạng cao nhất từ hơn nửa thế kỷ qua.

Còi báo động được kéo lên 20 phút trước khi xảy ra thiên tai, không đủ thời gian và cũng không giúp cho mọi người biết phải đề phòng cách gì thích hợp. Khu vực bị tàn phá thành bình địa có chiều rộng gần 1 dặm.

Một loạt những trận bão lốc xảy ra vào thời kỳ đổi mùa trong tháng 4 và tháng 5 năm nay đã làm gần 500 người chết tại Hoa Kỳ.

Theo hồ sơ khí tượng, số bão lốc năm nay không phải là đặc biệt nhiều hơn các năm khác nhưng tổn thất nhân mạng và tài sản nặng nề do bão đi ngang các thành phố và khu vực đông đúc dân cư.

Năm 1925, trung bình có 8 người chết vì thiên tai này trong số 1 triệu dân Mỹ, ngày nay con số đó giảm xuống chỉ còn 0.11 người. Tuy đã có thể phát hiện sớm nhờ radar khí tượng nhưng người ta nhận ra là hiện nay còn thiếu những kiến trúc kiên cố để có thể chạy tới trú ẩn và huấn luyện thực tập cho dân chúng cách phòng chống.

(HC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngừng 2 dự án đường sắt cao tốc do các vấn đề môi trường

Thứ ba, 24/05/2011, 14:21(GMT+7)

VIT - Mới đây, Bộ Bảo vệ Môi Trường Trung Quốc đã ra lệnh tạm ngừng 2 dự án xây dựng đường sắt cao tốc do vi phạm các quy định về môi trường.

Tuyến được sắt cao tốc nối liền hai thành phố Tianjin và Qinhuangdao bị đình chỉ do thay đổi tuyến đường trong khi chưa có phê duyệt.

Posted Image

Ảnh minh họa

Trước đó, Bộ này cũng đã đình chỉ hoạt động dự án đường sắt cao tốc nối liền hai thành phố Qingdao và Jinan Bộ vì chưa có các đánh giá tác động môi trường.

Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc bắt đầu được xây dựng cách đây 7 năm, dự kiến chi phí khoảng 300 tỷ USD và hoàn thành vào năm 2020. Đây là dự án phát triển kết cấu hạ tầng lớn và nổi tiếng nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc. Với tổng chiều dài 16.000 km, dự án này là hình mẫu phát triển đường sắt hiện đại cho các nước học tập trong đó có cả Mỹ.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển đáng kể của đường sắt cao tốc, cải thiện đáng kể giap thông công cộng và nâng cao sự tăng trưởng kinh tế và xã hội của đất nước.

Khi Trung Quốc tiếp tục phát triển hệ thống đường sắt, nước này cũng phải thận trọng trước những thiết kế tổng thể của hệ thống giao thông nước mình nhằm đạt được sự cân bằng giữa tốc độ phát triển và hiệu quả kinh tế cũng như sự hài hòa giữa các dự án và môi trường.

Các nhà chức trách và người dân Trung Quốc đã bắt đầu cảnh giác với vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đã thận trọng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách ban hành các lệnh trừng phạt với các công ty vi phạm pháp luật.

Đây cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc tăng cường giám sát và thắt chặt quản lý các dự án phát triển đường sắt cao tốc nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng và nợ nần.

Điều đó cũng cho thấy chính phủ Trung Quốc đang tập trung thực hiện các mục tiêu chuyển đổi tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015).

Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng trung bình 7% hàng năm trong 5 năm tới, thấp hơn nhiều so với giai đoạn từ 2006 – 2010, khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 11%.

Theo China Daily, WSJ

========================================

Trong trường hợp này cần đánh giá lại tiêu chí liên quan giữa chỉ số IQ và đường sắt cao tốc.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

J. Rogers: Nhân dân tệ là “kênh đầu tư an toàn nhất”

Thứ ba, 24/05/2011, 08:59(GMT+7)

VIT - Hãng thông tấn Reuters ngày 23/5 đưa tin, ông trùm đầu tư Jim Rogers cho rằng, nếu đồng USD tăng, ông sẽ bán tháo số tài sản USD mà ông đang nắm gữ, bởi vì đồng USD đã mất đi ngôi vị tiền tệ dự trữ toàn cầu. Cũng theo ông này, đồng Nhân dân tệ là “kênh đầu tư an toàn nhất”.

Đồng USD sẽ trở thành “thảm họa” trong dài hạn bởi do Mỹ đang có vị thế quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới và các chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Ben S. Bernanke. Đây là nhận xét của Jim Rogers, chủ tịch quỹ Rogers Holdings, khi ông phát biểu tại 1 hội nghị ở Edinburgh.

Posted Image

Ảnh minh họa

Tình hình ngày càng tồi tệ hơn và tôi mong đợi nhìn thấy những vấn đề nghiêm trọng ở Mỹ. Chủ tịch Bernanke không hiểu nền kinh tế, ông ta không hiểu vấn đề tài chính mà chỉ biết in tiền và chúng ta không thể tăng gấp 4 lần lượng tiền in trong cuộc suy thoái lần tới”, Rogers phát biểu.

Nợ chính phủ của Mỹ hiện lên đến 93% GDP so với mức 60% GDP trước khủng hoảng tài chính và ước tính sẽ còn tăng nữa trong vài năm tới. Đồng USD mất giá so với tất cả 16 ngoại tệ lớn trong rổ tiền tệ vào năm ngoái và hiện sụt giảm 7% so với euro kể từ đầu năm 2011 đến nay.

“Tôi nghĩ rằng khủng hoảng tiền tệ sẽ diễn biến xấu hơn vào mùa thu năm nay, và nghiêm trọng hơn vào năm 2013”, Roger nói.

Ông Rogers cũng cho biết thêm, hàng hóa đang tồn tại “bong bóng khổng lồ”, nhưng bong bóng vẫn sẽ duy trì rất lâu. Ông kiến nghị trong thời gian ngắn nên cảnh giác với vàng.

“Đừng đầu tư tất cả số tiền vào USD. Nếu mỗi cá nhân đều không đánh giá tốt về nó, bao gồm cả tôi, thì đồng USD đã đến thời cơ tăng giá. Chỉ cần nó tăng, tôi sẽ bán tháo toàn bộ số USD này, đem tiền đầu tư vào loại tiền tệ khác”.

Ông dự đoán, trong vài năm tới, đồng Nhân dân tệ sẽ đi lên, “cho dù không có nhân tố người thao túng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn luôn quá thấp”.

Ông vẫn coi trọng tiền tệ của một số quốc gia theo mô hình tài nguyên chẳng hạn như Canada và Úc.

Ngoài ra, ông Rogers cũng cảnh báo thêm, “thị trường trái phiếu Mỹ đã tăng giá 30 năm qua. Theo quan điểm của tôi, xu hướng này sắp kết thúc”. Roger chỉ mua trái phiếu chính phủ bởi vì 95% thị trường kỳ vọng loại trái phiếu này sẽ giảm.

Cũng theo ông Rogers, việc cung ứng hàng hóa bao gồm thực phẩm, dầu mỏ và khoáng sản sẽ tiếp tục sụt giảm, cộng thêm nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy giá hàng hóa trước năm 2018 - 2020 sẽ từ từ đi lên.

Ông đự đoán, trong 10 năm tới, vàng sẽ tăng dần theo tình hình tích cực của thị trường cổ phiếu, nhưng do tất cả các loại tiền tệ mất giá, nên giá cả các loại tài sản cũng sẽ tăng lên.

Theo Reuters

Tin dịch

=========================================

“Tôi nghĩ rằng khủng hoảng tiền tệ sẽ diễn biến xấu hơn vào mùa thu năm nay, và nghiêm trọng hơn vào năm 2013”, Roger nói.

Ông Rogers cũng cho biết thêm, hàng hóa đang tồn tại “bong bóng khổng lồ”, nhưng bong bóng vẫn sẽ duy trì rất lâu. Ông kiến nghị trong thời gian ngắn nên cảnh giác với vàng.

Mùa thu năm nay tương ứng với tháng 8 Việt lịch mà "Lời tiên tri 2011 " đã xác đinh. Như vậy, cho thấy dù xuất phát từ hai phương pháp khác nhau, nhưng cùng có một kết quả. Một của Lý học Đông phương và một của nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng có điều rằng: Nhà kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ đã nhận định sai. Khủng hoảng sẽ rất tồi tệ và là một hệ lụy lâu dài trên nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng năm 2013 là đỉnh điểm và sau đó là phát triển trở lại như ông ta nói.

Đây là lời tiên tri của tôi dành riêng cho bài viết này.

Xin để chứng nghiệm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'15 phút trong địa ngục' ở tâm lốc xoáy

Rod Pace, viên quản đốc dịch vụ cấp cứu bằng trực thăng của bệnh viện ở thành phố Joplin, bang Misssouri, vừa xong công việc vào tối chủ nhật. Ông đang định ở lại độ 15 phút nữa để chờ thời tiết xấu qua đi rồi mới về nhà. Từ tầng hai của tòa nhà bệnh viện, ông nhìn thấy cơn bão đang đến gần. Mưa và lốc bắt đầu hình thành từ cách đó khoảng một dặm.

Bỗng nhiên lớp kính của cái cửa bên cạnh ông - những tấm kính được giữ bằng những cục magnet nặng 50 kg - bị xé toang. Pace bị hút ra ngoài, rồi lại bị nhồi vào trong như thể một con búp bê vải, trong khi tay ông vẫn bám chặt vào những thanh sắt giữ cửa.

Posted Image

Một phụ nữ ở Joplin thu thập kỷ vật từ căn nhà của anh trai trước khi cơn bão thứ hai ập tới. Ảnh: AFP.

Ông chạy vào phía bên trong bệnh viện để trú ẩn. Một lúc sau, ông nghe thấy tiếng rầm rầm. Pace và một đồng nghiệp cố gắng giữ cánh cửa, song nó bật tung.

"Tôi có nghe kể về lốc xoáy, người ta nói nó giống như một tòa nhà đang thở", Pace kể với tờ Boston Globe. "Đúng là như thế đấy".

Trong khi đó, hiệu trưởng trường trung học tại thành phố này nghe tin ngôi trường của ông bị phá hủy sau khi kết thúc lễ tốt nghiệp. Trường trung học Joplin tổ chức buổi lễ ở đại học Nam Missouri. Hiệu trưởng Kerry Sachetta là một trong gần 100 người vẫn còn lưu lại ở khuôn viên đại học khi bão lốc xảy ra. Họ trú ẩn ở dưới tầng hầm.

Khi bão lốc qua đi, Sachetta nhận được tin nhắn thông báo việc trường của ông bị phá hoại nghiêm trọng. Phần nóc của phòng thử giọng bay mất, cửa sổ bật tung, văn phòng của ông thì mất mái. Cây cối bên ngoài ngôi trường bị gãy cành. Hai nhà thờ ở bên kia đường "biến mất hoàn toàn". Sachetta sững sờ khi thấy trung tâm công nghệ Franklin cạnh đó như vừa bị đánh bom vậy.

Cùng lúc khi cơn lốc diễn ra, Wohlford cùng bạn gái đang mang thai và hai đứa con nhỏ của họ vội chạy vào siêu thị Walmart trú ẩn. May mắn cho họ, giá để đồ chơi sập một phần, làm thành một cái lều, che chở cho họ. "Đúng là 15 phút dưới địa ngục", Wohlford nói. "Chúng tôi bị chôn vùi".

Cả gia đình họ sau đó được đưa vào bệnh viện. Tại đây, hàng đoàn xe buýt của trường học cũng chở những người bị thương tới.

Sau khi cơn bão đi qua, Kelly Fritz và chồng sục sạo trong nhà kho. Họ nhanh chóng nhận thấy rằng không thể tìm thấy gì trong đó. Các con của họ đi một vòng quanh khu vực và thấy mọi ngôi nhà đều bị phá hủy. "Con trai tôi bế những đứa trẻ đã chết trên tay khi chúng quay lại", cô nói. "Chồng tôi thì thấy hai hoặc ba thi thể trên mặt đất".

Posted Image

Khu vực chịu lốc xoáy ở Mỹ. Đồ họa: AFP.

Hàng loạt cơn lốc xoáy quét qua Missouri và các bang lân cận của Mỹ cuối tuần qua, khiến 116 người chết và hàng trăm người bị thương. Nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là thành phố Joplin của bang Missouri. Giới chức dự kiến số người thiệt mạng còn tăng lên, khi cả một vùng rộng 120 km vuông bị phá hủy. Họ cũng lo ngại về nguy cơ những cơn gió xoáy khác đang hình thành.

Mai Trang

nguồn vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ biến mất hồ Ba Bể - Bắc Kạn:

Thứ Tư, 04/05/2011 - 12:06

“Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để lấy những thứ vớ vẩn”

(Dân trí) - “Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần…”.

Lời kêu cứu khẩn thiết từ hồ Ba Bể

100 năm nữa, hồ Ba Bể sẽ thành... sân bóng?

Đó là lời chia sẻ của GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, về vấn đề được nêu trong bài viết "Lời kêu cứu từ hồ Ba Bể" đăng tải trên Dân trí (mối lo ngại về nguy cơ biến mất của hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới), đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Thưa GS.TS, được biết ông là một trong những thành viên trong đoàn khảo sát gồm nhiều nhà khoa học đã đến tận khu vực hồ Ba Bể - Bắc Kạn và những nơi xung quanh vùng hồ này để kiểm tra thực tế. Cảm nhận của ông ra sao?

Đoàn chúng tôi gồm GS.TS Đặng Vĩnh Cư, nhà thơ Dương Thuấn, TS. Trương Văn Lã... đã kết thúc chuyến khảo sát thực tế tại khu vực hồ Ba Bể và những khu vực xung quanh khu vực này như: mỏ khai thác quặng ở Pù Ổ và cả mỏ đá trắng thạch anh thuộc xã Quảng Khê, huyện Ba Bể và một số khu vực khác. Kết thúc chuyến đi là một tâm trạng cực kỳ nặng nề, lo lắng và bức xúc. Quả thực, nếu không đi để nhìn tận mắt, thấy tận nơi thì không thể tin được. Những gì báo chí đã phản ánh hoàn toàn là sự thật. Có đến nơi người ta mới nhận thấy rõ ràng hệ thống quản lý nơi đây đang hoạt động trong tình trạng vô thức, vô cảm. Tôi thấy rõ người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”!

Posted Image

GS.TS Đặng Hùng Võ (đứng giữa) cùng đoàn khảo sát đi thực tế tại khu vực hồ Ba Bể. (Ảnh: Doãn Hoàng)

Hàng trăm người dân sống quanh hồ Ba Bể đang kêu cứu trước thực trạng tại mỏ thác quặng sắt Pù Ổ (xã Đồng Lạc, huyện Ba Bể). Cả công trường ngang nhiên hoạt động khai thác suốt ngày đêm mà không có hệ thống lắng để xử lý chất thải. Tất cả cứ đổ thẳng ra hồ Ba Bể - một trong những tác nhân khiến hồ bị bồi đắp từng ngày từng giờ, cũng như khiến cuộc sống hàng ngày và sản xuất của nhiều người dân bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, những người tổ chức khai quặng không hề quan tâm hay lo ngại, bởi họ đã có được giấy phép hoạt động do cấp Trung ương ký duyệt? Điều lạ nhất là công trường này hoạt động như vậy mà không cần phải lo lắng sẽ bị kiểm tra hay xử lý. Dù mỏ sắt này đã được Trung ương cấp giấy phép thì cũng phải xem xét lại. Theo nguyên tắc, khi duyệt dự án kiểu này bao giờ cũng phải kèm theo phương án xử lý môi trường. Theo tôi, nếu đem đối chiếu thực tế với luật thì đã nhìn thấy rõ ràng có sai phạm trong quá trình duyệt hồ sơ cấp phép. Tuy nhiên, để biết kết quả sai phạm diễn ra ở cấp có thẩm quyền nào phải kiểm tra lại hồ sơ duyệt. Dù vậy, trước khi tìm thấy lỗ hổng ở khâu cấp phép, vẫn có thể thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường trong công tác kiểm tra thực thi các quyết định hành chính, mà ở đây là tình hình thực tế tại mỏ sắt Pù Ổ.

Posted Image

Nước thải từ mỏ sắt Pù Ổ đổ thẳng ra hồ Ba Bể. (Ảnh: Doãn Hoàng)

Ông nhấn mạnh thực tế tại Ba Bể rằng người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Tuy nhiên, cũng có câu: Muốn giàu có phải biết đánh đổi? Đúng là cũng có lúc phải biết đánh đổi để đạt được mục tiêu làm giàu. Nhưng đánh đổi cái gì, như thế nào thì người khôn ngoan phải biết lựa chọn, cân nhắc. Không ai đem thứ quý báu nhất để đổi lấy những thực tế như hiện nay. Tôi chắc chắn trong việc cấp phép khai thác khoáng sản khu vực hồ Ba Bể phần thu về được cho nhà nước không nhiều. Cái tôi nhìn thấy là nguy cơ Việt Nam đang nhanh chóng mất đi hồ nước ngọt quý báu, độc đáo, đã được thế giới công nhận cần bảo tồn.

Trong khi đó, hiện thực cho thấy các nhà đầu tư đang muốn “ăn quỵt” của môi trường. Thế nhưng thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần. Thật vây, nêu hôm nay ta không trả lại môi trường thì sự trả nợ của tương lai sẽ nhọc nhằn hơn rất nhiều. Vì thế, khi con người cân nhắc việc đánh đổi những gì qúy báu mà thiên nhiên đã ban tặng lấy tiền thì cần xem xét thật kỹ lưỡng.

Xin cảm ơn ông!

Theo tài liệu do các nhà khoa học cung cấp: Năm 1995, hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN. Ngày 15/11/1997, Nhà nước đã làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận hồ Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới.

Hồ Ba Bể nơi sâu nhất 45m, chiều dài 11km, chiều rộng 1km, bờ xung quanh hồ là vách núi đá vôi dựng đứng cao vút. Bao bọc hồ là vườn quốc gia Ba Bể với núi non trùng điệp, nhiều loại động thực vật quý hiếm cũng như nhiều loại thủy sản dưới hồ. Ở đây còn có hàng chục hang động đá vôi rất đẹp, trong đó động Puông có dòng sông Năng lững lờ chảy qua, rất rộng để du khách tha hồ bơi thuyền xuôi ngược, động Bó Lù có dòng sông Tả Điểng chảy xuống...

P. Thanh (thực hiện)

===========================================

Lý học Đông phương ngay từ trong hệ thống lý thuyết của nó luôn quan niệm bảo vệ thiên nhiên và con người phải sống một cách hài hòa với thiên nhiên. Nếu không có sự xác định này trong hệ thống của nó thì đó là hệ thống không hoàn chỉnh và không phải lý thuyết thống nhất vũ trụ vì tính không hoàn chỉnh của nó.

Bảo vệ môi trường là một yếu tố cần, cấu thành nên Lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự đoán lạm phát của ông Bộ trưởng đã sai?

25/05/2011 07:49:35

Posted Image- Ngày 3/5/2011, tại Hội nghị cấp cao về Kinh doanh trong khuôn khổ hội nghị hàng năm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu tư nói, “Việt Nam đang phấn đấu để lạm phát năm 2011 xấp xỉ năm 2010, tức là vào khoảng 11,75%”.

TIN LIÊN QUAN

Một ngày sau đó, bình luận về phát biểu trên của ông Bộ trưởng, tôi đã viết một bài cho Lao Động Cuối Tuần. Bài báo đã phân tích, nếu chỉ số giá tiêu dùng, CPI, của mỗi trong 8 tháng còn lại chỉ tăng 0,24% so với tháng trước, thì CPI cuối năm sẽ là “khoảng” 11,75%. Còn nếu CPI không âm trong bất cứ tháng nào và chỉ cần 1 tháng duy nhất nào đó CPI cao hơn 1,92% thì quyết tâm trên sẽ không thể thực hiện.

Tôi cũng dự tính, với việc tăng lương tối thiểu từ 1/5/2011, với giá gas tăng thêm khoảng 8,6% từ 1/5/2011 và sự tăng giá các mặt hàng khác, CPI tháng 5 này ít nhất cũng phải 1,92%. Hay nói cách khác, mong ước của ông Bộ trưởng có thể tan như mây khói ngay vào cuối tháng này.

Posted Image

Giá cả tăng, các bà nội trợ đau đầu khi đi chợ. Ảnh ĐV

Vài hôm trước, báo chí đã cho biết CPI tháng 5/2011 của Hà Nội tăng 1,76% so với tháng 4, còn của TP.HCM tăng 2,38% so với tháng trước (trong khi đó các con số tương ứng của tháng 5-2010 so với tháng 4 ở 2 thành phố này là 0,41% và 0,48%). Tháng 5 năm 2010 CPI cả nước chỉ tăng 0,27%.

Và hôm nay 24/5/2011 Tổng cục Thống kê công bố CPI tháng 5/2011 của cả nước tăng 2,21% so với tháng trước. Con số 2,21% cao hơn con số 1,92% nêu trên.

CPI hiện nay so với tháng 12/2010 đã lên tới 12,07% vượt con số 11,75% mà ông Bộ trưởng mong ước cho cả năm. Và nếu so với cùng kỳ năm trước, lạm phát đã lên đến 19,78%.

Có người sẽ nói vẫn phải đợi đến 24/12/2011 khi Tổng cục Thống Kê công bố CPI cả năm thì mới rõ liệu dự đoán của ông Bộ trưởng có đúng hay không? Vì nếu CPI của 7 tháng còn lại có thể là âm (tức là 1+CPI là một con số nhỏ hơn 1), thì CPI cả năm có thể giảm xuống. Điều đó có thể xảy ra trên lý thuyết, chứ khó có thể xảy ra trong thực tế.

Vì vậy, có thể kết luận một cách gần như chắc chắn rằng dự tính của “tư lệnh” về kế hoạch của Việt Nam đã phá sản sau 3 tuần lễ?

Nguyễn Quang A

===========================================

Lạm phát là điều tất yếu trong một nền kinh tế phát triển. Về mặt lý thuyết theo Lý học thì chẳng có gì đáng ngại. Vấn đề là cân bằng giữa các mặt.Muốn tồn tại thì phải cân đối. Mất cân đồi thì không lạm phát cũng rất phiền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại xuất hiện dưa hấu cứng như đá

Cập nhật lúc 27/05/2011 06:35:00 AM (GMT+7)

Nông dân Trung Quốc chưa hết sửng sốt khi một loạt dưa hấu đến kỳ thu hoạch đột nhiên vỡ toác thì mới đây, họ lại vô cùng choáng váng khi bắt gặp những quả dưa cứng như đá, nhảy lên dẫm chân không vỡ.

Những nông dân ở nông trường chủ yếu trồng dưa hấu ở phía Bắc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đang rất choáng váng khi dưa đã sắp đến ngày thu hoạch nhưng chúng cứng như đá, người nhảy lên, dẫm lên quả dưa hoặc bê cả quả dưa đập xuống đất mà dưa vẫn không vỡ.

Posted Image

Nông dân nhảy lên dùng 2 chân dẫm không vỡ (Ảnh: Truyền hình Tứ Xuyên)

Khi dùng dao bổ một vài quả dưa ở nông trường này, nhiều người mới vỡ lẽ rằng quả dưa này cùi quá dày, chất lượng dưa vô cùng kém.

Theo một chuyên viên khuyến nông địa phương, nhiều khả năng những nông dân đã mua phải giống dưa hấu rởm. Hiện cảnh sát địa phương này đang phối hợp với ngành nông nghiệp để tìm ra nguồn gốc giống dưa "lạ" trên.

Posted Image

Sau khi dùng dao để bổ dưa, nhiều người ngỡ ngàng vì cùi dưa quá dày (Ảnh: Truyền hình Tứ Xuyên)

Trước đó, truyền hình trung ương CCTV đưa tin, khoảng 20 nông dân trồng dưa ở tỉnh Giang Tô bị thiệt hại nặng nề tới 45 ha bởi tình trạng dưa hấu tự nhiên nổ tung. Những người trồng dưa dường như thiếu kinh nghiệm, mới sử dụng lần đầu loại chất kích thích tăng trưởng forchlorfenuron nên “quá tay”.

Posted Image

Trước đó, nông dân ở Giang Tô cũng "khóc dở mếu dở" vì dưa hấu tự dưng nổ tung (Ảnh: Xinhuanet )

Giáo sư Wang Liangju tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, forchlorfenuron an toàn và có hiệu quả khi được sử dụng một cách thích hợp. Sở dĩ có tình trạng dưa hấu “nổ” như vậy là vì người trồng dưa đã dùng thuốc quá muộn cũng như thời tiết ẩm ướt gần đây làm tăng nguy cơ dưa tự vỡ.

Có thể thấy trong vài tháng qua tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc là những câu chuyện về giá đỗ nhiễm độc, dầu ăn bẩn, thịt lợn “siêu nạc”, sữa “bẩn”… Hiện tượng dưa tự dưng nổ tung và đập không vỡ lại thêm một cảnh báo nữa về an toàn thực phẩm, vấn nạn mà chính phủ nước này đang cố gắng giải quyết.

Mẫn Chi (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bơm nước, chích thuốc vào thịt lợn: Giết người không dao

Tác giả: Theo NLD

Vef.vn

Do giá thịt heo, gà đang tăng cao nên gần đây một số người chăn nuôi, lái heo, kể cả giới giết mổ, kinh doanh đã tìm đủ mọi cách làm tăng trọng lượng các vật nuôi này để hưởng lợi lớn. Theo giới chuyên môn, kiểu kinh doanh này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bơm nước: Phạt nặng vẫn không ngán

Giới kinh doanh cho biết tình trạng bơm nước vào heo đang bùng phát trở lại bởi vào thời điểm này, mỗi lít nước bơm vào heo người ta sẽ bỏ vào túi thêm được ít nhất 50.000 đồng. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số lò giết mổ ở Long An, như lò giết mổ C.T (Cần Giuộc), lò Ch.Th (Bến Lức)... thường mỗi con heo trước khi giết mổ được bơm nước từ 1 đến 2 lần (một lần bơm khoảng 5- 6 lít nước). Riêng loại heo nái, gần như lò nào cũng bơm nước do loại heo này đã nuôi lâu năm, da nhăn nheo, nếu để nguyên sẽ khó bán. Khi bơm nước, da thịt heo sẽ căng phồng lên, màu sắc miếng thịt hồng hào hơn nên dễ bán hơn; đồng thời nước sẽ ngấm vào từng thớ thịt làm tăng trọng lượng heo thêm từ 4 kg- 10 kg, tùy bơm nhiều ít.

Posted Image

Thịt lợn bị chích thuốc trông có màu hồng tươi hơn thịt lợn thường

Trạm Kiểm tra Vệ sinh Thực phẩm Bình Điền thuộc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, quận 8 - TPHCM cũng xác nhận: Tình trạng heo bơm nước đang bùng phát trở lại do giá thịt heo tăng cao. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý cũng đang gặp khó khăn do không bắt được tại trận. Hiện Chi cục Thú y TPHCM và Chi cục Thú y Long An đang tăng cường phối hợp để có biện pháp phòng chống tình trạng này. Ông Đinh Văn Thế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An, cho biết gần đây chi cục đã phát hiện và xử lý một số vụ. Nếu vi phạm lần đầu sẽ bị phạt từ 300.000 đồng- 500.000 đồng/vụ, vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt đến 7 triệu đồng/vụ và số heo bơm nước bị buộc phải luộc chín trước khi tiêu thụ... Tuy nhiên, dù bị phạt nặng như vậy nhưng tình trạng bơm nước vào heo vẫn diễn biến phức tạp.

Chích thuốc an thần làm thịt heo "đẹp" hơn!

Ngoài việc bơm nước vào heo, tình trạng nhiều người nuôi heo bằng chất tăng trọng bị cấm sử dụng (salbutamol, clenbuterol) để heo nhanh lớn và bán được giá cao cũng đang rất phổ biến, nhất là ở các địa phương như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... Heo sử dụng chất tăng trọng được thương lái mua với giá cao hơn loại heo bình thường đến 2.000 đồng - 3.000 đồng/kg do ít mỡ, nạc nhiều và thịt có màu đỏ như thịt bò.

Theo giới kinh doanh, heo nuôi bằng chất tăng trọng sẽ rất dễ bị chết khi vận chuyển đường xa nên gần đây thương lái đối phó bằng cách chích cho heo một loại thuốc an thần để heo ngủ li bì, đờ đẫn trong lúc vận chuyển để heo không những không chết mà còn giữ được trọng lượng. Khi đưa heo về lò giết mổ, họ tiếp tục chích thêm loại thuốc này một lần nữa. Loại thuốc an thần này còn có tác dụng khắc chế được những nhược điểm của heo nuôi bằng chất tăng trọng như làm cho thịt heo có màu sắc đỏ hồng tự nhiên hơn (thịt heo nuôi bằng chất tăng trọng có màu đỏ đậm), giúp cho thịt bớt khô lại dẻo hơn...

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết các chất cấm sử dụng đưa vào chăn nuôi gia súc, gia cầm đều gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Giới chuyên môn còn cho biết sử dụng thịt heo nuôi bằng chất tăng trọng sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt... Chưa hết, để nuôi heo mau lớn, người nuôi còn sử dụng cả loại thuốc tích nước có gốc corticoid, dexamethason. Nếu sử dụng phải loại thịt này nhiều lần sẽ tích lũy trong cơ thể gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu... rất nguy hiểm. Sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất kể cả mất ngủ.

=======================================

Bởi vậy, dù bạn có thể không từ bi lắm với muôn loài, nhưng ăn chay là giải pháp tạm thời để tránh độc tố. Nếu như bạn ngại ăn phải loại rau trồng bằng nước thải bệnh viện như một bài báo nào đó đã đăng thì tốt nhất bạn nên tự nuôi trồng, tự cung cấp lương thực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

J. Rogers: Nhân dân tệ là “kênh đầu tư an toàn nhất”

Thứ ba, 24/05/2011, 08:59(GMT+7)

VIT - Hãng thông tấn Reuters ngày 23/5 đưa tin, ông trùm đầu tư Jim Rogers cho rằng, nếu đồng USD tăng, ông sẽ bán tháo số tài sản USD mà ông đang nắm gữ, bởi vì đồng USD đã mất đi ngôi vị tiền tệ dự trữ toàn cầu. Cũng theo ông này, đồng Nhân dân tệ là “kênh đầu tư an toàn nhất”.

Đồng USD sẽ trở thành “thảm họa” trong dài hạn bởi do Mỹ đang có vị thế quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới và các chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Ben S. Bernanke. Đây là nhận xét của Jim Rogers, chủ tịch quỹ Rogers Holdings, khi ông phát biểu tại 1 hội nghị ở Edinburgh.

Posted Image

Ảnh minh họa

Tình hình ngày càng tồi tệ hơn và tôi mong đợi nhìn thấy những vấn đề nghiêm trọng ở Mỹ. Chủ tịch Bernanke không hiểu nền kinh tế, ông ta không hiểu vấn đề tài chính mà chỉ biết in tiền và chúng ta không thể tăng gấp 4 lần lượng tiền in trong cuộc suy thoái lần tới”, Rogers phát biểu.

Nợ chính phủ của Mỹ hiện lên đến 93% GDP so với mức 60% GDP trước khủng hoảng tài chính và ước tính sẽ còn tăng nữa trong vài năm tới. Đồng USD mất giá so với tất cả 16 ngoại tệ lớn trong rổ tiền tệ vào năm ngoái và hiện sụt giảm 7% so với euro kể từ đầu năm 2011 đến nay.

“Tôi nghĩ rằng khủng hoảng tiền tệ sẽ diễn biến xấu hơn vào mùa thu năm nay, và nghiêm trọng hơn vào năm 2013”, Roger nói.

Ông Rogers cũng cho biết thêm, hàng hóa đang tồn tại “bong bóng khổng lồ”, nhưng bong bóng vẫn sẽ duy trì rất lâu. Ông kiến nghị trong thời gian ngắn nên cảnh giác với vàng.

“Đừng đầu tư tất cả số tiền vào USD. Nếu mỗi cá nhân đều không đánh giá tốt về nó, bao gồm cả tôi, thì đồng USD đã đến thời cơ tăng giá. Chỉ cần nó tăng, tôi sẽ bán tháo toàn bộ số USD này, đem tiền đầu tư vào loại tiền tệ khác”.

Ông dự đoán, trong vài năm tới, đồng Nhân dân tệ sẽ đi lên, “cho dù không có nhân tố người thao túng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn luôn quá thấp”.

Ông vẫn coi trọng tiền tệ của một số quốc gia theo mô hình tài nguyên chẳng hạn như Canada và Úc.

Ngoài ra, ông Rogers cũng cảnh báo thêm, “thị trường trái phiếu Mỹ đã tăng giá 30 năm qua. Theo quan điểm của tôi, xu hướng này sắp kết thúc”. Roger chỉ mua trái phiếu chính phủ bởi vì 95% thị trường kỳ vọng loại trái phiếu này sẽ giảm.

Cũng theo ông Rogers, việc cung ứng hàng hóa bao gồm thực phẩm, dầu mỏ và khoáng sản sẽ tiếp tục sụt giảm, cộng thêm nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy giá hàng hóa trước năm 2018 - 2020 sẽ từ từ đi lên.

Ông đự đoán, trong 10 năm tới, vàng sẽ tăng dần theo tình hình tích cực của thị trường cổ phiếu, nhưng do tất cả các loại tiền tệ mất giá, nên giá cả các loại tài sản cũng sẽ tăng lên.

Theo Reuters

Tin dịch

=========================================

Mùa thu năm nay tương ứng với tháng 8 Việt lịch mà "Lời tiên tri 2011 " đã xác đinh. Như vậy, cho thấy dù xuất phát từ hai phương pháp khác nhau, nhưng cùng có một kết quả. Một của Lý học Đông phương và một của nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng có điều rằng: Nhà kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ đã nhận định sai. Khủng hoảng sẽ rất tồi tệ và là một hệ lụy lâu dài trên nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng năm 2013 là đỉnh điểm và sau đó là phát triển trở lại như ông ta nói.

Đây là lời tiên tri của tôi dành riêng cho bài viết này.

Xin để chứng nghiệm.

=========================================

LHQ dự báo nhiều thách thức đe dọa thế giới

Tác giả: DIỆP ANH

Vef.vn

Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

Báo cáo mới đây của Liên hợp quốc về hiện trạng và triển vọng kinh tế thế giới, đã đưa ra nhiều thách thức lớn đối với kinh tế toàn cầu, từ đó kêu gọi đẩy nhanh tiến hình phối hợp chính sách kinh tế hiệu quả và tin cậy để thúc đẩy đà phục hồi chung của thế giới.

Theo đó, thách thức đầu tiên là các nước phát triển cần thận trọng thúc đẩy chính sách tài chính khắc khổ khi chưa chín muồi, do phục hồi kinh tế vẫn mong manh và thất nghiệp vẫn cao. Hai là, chính sách tài chính cần được thiết kế lại để tăng cường tác động tạo thêm việc làm và thúc đẩy thay đổi cơ cấu nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững hơn trong trung hạn và dài hạn.

Ba là, để hài hoà hơn giữa các kích thích tài chính và tiền tệ, thế giới cần đạt được các thỏa thuận về quy mô, tốc độ và thời điểm nới lỏng các chính sách tài chính trong khuôn khổ các mục tiêu rộng lớn hơn để xử lý mất cân bằng kinh tế thế giới, đồng thời cũng cần thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ hơn các quy chế thị trường tài chính và hệ thống dự trữ toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD.

Thách thức thứ 4 là các nước đang phát triển cần đảm bảo đủ các nguồn lực đáp ứng các nhu cầu phát triển lớn và xử lý không gian tài chính còn bị hạn chế. Và điều cuối cùng là tìm các biện pháp để thúc đẩy phối hợp chính sách hiệu quả và tin cậy giữa các nền kinh tế lớn. Đây là nhu cầu khẩn cấp để Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tái cân bằng kinh tế toàn cầu bền vững và hiệu quả hơn.

Posted Image

Theo báo cáo, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi với dự báo tổng sản phẩm thế giới (WGP) tăng 3,3% năm 2011 và 3,6% năm 2012. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và có thể trở lại suy thoái nếu nợ công và sự mong manh của khu vực tài chính ở các nền kinh tế phát triển không được xử lý thích hợp.

Tờ Financial Times cho hay, các nhà đầu tư châu Á, trong đó có Trung Quốc, có thể mua trái phiếu giải cứu Bồ Đào Nha khi Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) bắt đầu đấu giá vào tháng tới. Klaus Regling, Giám đốc điều hành của EFSF cho biết, Bắc Kinh rất quan tâm đến các cuộc đấu giá trái phiếu giải cứu Bồ Đào Nha và ông hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia mua vào.

Ông cho rằng mối quan tâm ngày càng cao từ các nhà đầu tư châu Á và quốc tế cho thấy niềm tin vào tương lai của đồng tiền chung EUR. Tuy nhiên, ông Regling cũng thừa nhận, động lực chính của các nhà đầu tư châu Á là tìm kiếm một kênh đầu tư mới và an toàn, chứ không phải đồng tình với cách giải quyết khủng hoảng nợ của châu Âu.

Ông Christophe Frankel, Giám đốc tài chính của EFSF khẳng định, Trung Quốc đã tham gia vào cuộc đấu giá nhằm huy động tiền mặt cho gói giải cứu Ireland vào tháng 4, nhưng lại từ chối tiết lộ quy mô của khoản đầu tư này. Việc Trung Quốc quan tâm đến trái phiếu có mức xếp hạng tín nhiệm AAA do EFSF phát hành cho thấy, Bắc Kinh đang tập trung vào các tài sản có độ an toàn cao hơn là các trái phiếu rủi ro của Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

Theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ hôm qua, GDP quý 1 của nước này tăng trưởng 1,8%, đúng như ước tính ban đầu. Tuy nhiên, kết quả này lại thấp hơn nhiều so với mức dự báo 2,1% của các nhà kinh tế và tăng trưởng thực tế 3,1% trong quý 4/2010. Đáng chú ý, chi tiêu tiêu dùng sau điều chỉnh, giảm mạnh từ 2,7% xuống 2,2%, trong khi, hàng tồn kho kinh doanh tăng nhanh hơn.

Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc hôm 21/5 bất ngờ tăng thêm 10.000 lên 424.000 người, cao hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Số người lần đầu xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đó được điều chỉnh tăng từ 409.000 lên 414.000.

Trong một động thái khác liên quan tới kinh tế Mỹ, hôm 25/5, với tỷ lệ 57 phiếu chống và 40 phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã từ chối mở các phiên tranh luận về kế hoạch ngân sách vốn đã được Hạ viện thông qua hồi tháng trước. Theo đó, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ dự thảo ngân sách năm 2012 do đảng Cộng hòa đề xuất, cắt giảm quá nhiều các khoản chi dành cho những chương trình xã hội lớn của Mỹ.

Kế hoạch ngân sách trên của đảng Cộng hòa kêu gọi giảm thuế đối với các doanh nghiệp và những người giàu nhất ở Mỹ, nhưng quan trọng nhất là kế hoạch này khuyến nghị cắt giảm chi tiêu cho các chương trình chăm sóc y tế cho người cao tuổi và những người nghèo nhất. Cả hai chương trình này vốn rất phổ biến và được lòng người dân Mỹ.

Nhật Bản tiếp tục chứng kiến lạm phát trong tháng 4 do giá năng lượng và lương thực tăng cao, bởi sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng sau trận động đất trong tháng 3. Theo thông báo của Cơ quan Thống kê Nhật Bản, CPI tháng 4 tăng 0,3% so với cùng kì. Tuy nhiên, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống của Nhật tăng lần đầu tiên trong vòng 28 tháng, tăng 0,6% so với cùng kì và tăng 0,4% so với tháng 3.

Giá dầu thô tăng, đẩy nhanh lạm phát, khiến nhiều quốc gia châu Á, từ Thái Lan tới Trung Quốc đều tăng lãi suất. Ngược lại, ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết, họ thậm chí sẽ tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ hoạt động tái thiết sau động đất, và chống lại sự suy thoái trong 2 quý liên tiếp vừa qua. Các nhà kinh tế tại Tokyo cho rằng, lạm phát sẽ không dễ dàng làm thay đổi chính sách của BoJ.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao EU cho hay, thông cáo Hội nghị G8 có thể không công nhận Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde là ứng cử viên Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước đó, ngày 25/5, bà Lagarde đã chính thức tuyên bố làm ứng cử viên vào cương vị này. Nếu trúng cử, bà sẽ là nữ Tổng giám đốc IMF đầu tiên trong lịch sử hơn 60 năm của tổ chức này.

Theo VnEconomy

=========================================

Quán vắng! Chỉ là nơi uống Cafe rẻ tiền, đọc nhật trình và suy ngẫm cho những ai "vô công , rồi nghề"; hoặc lúc nghỉ ngơi tạt qua. Tất nhiên với tư duy Lý học.

Nhưng với thông tin này, có vẻ như trùng khớp ý tưởng với nhà kinh tế nổi tiếng Hoa Kỳ Jim Rogers khi ông ta phát biểu:

“Tôi nghĩ rằng khủng hoảng tiền tệ sẽ diễn biến xấu hơn vào mùa thu năm nay, và nghiêm trọng hơn vào năm 2013”

Bài viết trên tổng hợp từ các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho rằng:

Theo báo cáo, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi với dự báo tổng sản phẩm thế giới (WGP) tăng 3,3% năm 2011 và 3,6% năm 2012. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và có thể trở lại suy thoái nếu nợ công và sự mong manh của khu vực tài chính ở các nền kinh tế phát triển không được xử lý thích hợp.

Nền kinh tế thế giới sẽ hụt hẫng và bế tắc trong cuộc khủng hoảng kinh tế lần này. Bởi vì, không giống như các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây - Nên người ta rất khó khắc phục vì không thể dù chỉ là kinh nghiệm về nó. Vấn đề là quy luật nào để xảy ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ trước đến nay thì chắc chắn họ không thể biết được. Vì nếu biết được cuộc khủng hoảng kinh tế lần này không xảy ra (Bắt đầu từ 2008).

" Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri ". Sự khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã được tiên tri trên web Lý học Đông phương từ trước khi nó xảy ra và mọi diễn biến đại cuộc trong từng năm đến ngày hôm nay.

Thành thật chia buồn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện xả lũ nửa đêm, cuốn trôi 14 tỉ đồng

27/05/2011 20:21:38

Nhà máy thuỷ điện Ka Nát(Ban Thuỷ điện 7 làm chủ đầu tư) bất ngờ xả lũ lúc nửa đêm làm người dân huyện K’Bang (Gia Lai) mất trắng hơn 14 tỉ đồng.

Trong hai ngày 25, 26/5, lũ lớn bất ngờ xuất hiện trên dòng sông Ba (đoạn chảy qua huyện K’Bang - Gia Lai) làm người dân 2 xã Đông và Nghĩa An thiệt hại nặng nề.

Thống kê mới nhất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện K’Bang, có 143 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 14 tỷ đồng.

Posted Image

Chiếc xe ô tô bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Thanh Niên

Xã Đông chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước lũ đã cuốn 25,5 ha cây trồng, chủ yếu là cây ớt đang kỳ thu hoạch rộ (16 ha), số còn lại là bắp và đậu xanh. Ngoài ra, hàng chục máy hút cát và máy bơm nước của người dân đặt ven sông cũng bị lũ cuốn trôi.

Tại xã Nghĩa An, gần 2 ha hoa màu, 2,4 ha mía đang kỳ thu hoạch, 3 con bò, 2 chiếc xe máy, 1 xe ô tô, 6 chiếc thuyền và 6 máy bơm nước của bà con sống ven sông bị lũ cuốn trôi.

Posted Image

Trân bò chết chìm trong lũ. Ảnh: Thanh Niên

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhà máy thuỷ điện Ka Nát, nằm trong dự án xây dựng nhà Cụm công trình thuỷ điện An Khê – Ka Nát do Ban Thuỷ điện 7 làm chủ đầu tư xả lũ đột ngột trong đêm 24 và rạng sáng 25/5 nhưng không thông báo đến người dân.

Theo TTXVN, UBND huyện K’Bang đã gửi công văn yêu cầu Ban Thuỷ điện 7 đền bù toàn bộ những thiệt hại của nhân dân trong thời gian sớm nhất để nhân dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

(Theo NLD/TTXVN)

=====================================

Họ có phạm luật khi xả lũ không nhỉ? Nếu không thì huề. Nhậu tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thơ trên núi

Tác giả: Cao Huy Thuần

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 28/05/2011 05:00 GMT+7

Câu chuyện chiến tranh mà tôi sắp kể ra đây xảy ra trên một đỉnh núi cao của dãy Hy-mã-lạp-sơn cách đây hơn một phần tư thế kỷ. Phe tôi và phe địch chạm trán nhau trên một quảng núi mà biên giới cũng vô định như mây trên trời.

Chúng tôi năm người đi tuần lúc mờ sáng, hai bên nổ súng, địch đông hơn, chúng tôi tháo lui. Ý định của chúng tôi là dụ địch vào sâu, tiêu diệt.

Chúng tôi vờn nhau như vậy trong lúc trời vần vũ, gió thổi mạnh. Một lúc sau bão tuyết cuồng nộ nổi lên, tuyết mù mịt, không còn biết đâu là phương hướng. Chúng tôi lạc nhau, mỗi người gió thổi cuốn đi một ngả. Tôi bám vào núi mà đi một hồi đầu óc xoay vù, không còn biết mình đi đâu. Bão càng lúc càng dữ dội, tôi mệt ngấc, bước không nổi nữa, ôm núi, trốn gió, tuyết quấc như roi vào mặt. Gió thổi như muốn bậc núi. Lạnh xuống dữ dội. Lạnh tưởng chừng như cả người tôi hóa đá. Tôi ôm núi như vậy suốt ngày và suốt ngày cứ nghĩ là buông rã tay ra, bay như hạt bụi.

Đến chiều tuyết hơi ngớt gió bớt mạnh. Tôi lần mò bò quanh núi tìm một khúc đá để nương thân. Bò mãi, đến khi kiệt sức, bổng cái gì như một mái nhà hiện ra trước mắt tôi, lờ mờ trong tuyết. Không! Một ngôi chùa! Một ngôi chùa dựng lưng vào núi. Mệt lả người, tôi lăn ra nằm trên nền chùa, đầu như quay trong gió lốc, thân thể cứng đờ như đã ướp lạnh, giác quan tê liệt, mắt chẳng thấy gì ngoài một màn trắng mênh mông. Tôi nằm mê man như vậy không biết đến bao lâu, khi tỉnh dậy thì trời đã chợt tối.

Lúc đó tôi mới bắt đầu run, run vì lạnh, vì đói, vì mệt và chắc cũng vì sốt, vì tôi có cảm tưởng rằng tôi đang sốt. Tôi nhìn chung quanh. Chùa nhỏ như chỉ một người tu, trống trơn, không một bức tường. Không bàn thờ, không chuông mõ, không chỗ ngã lưng. Chỉ thấy lù ngù trong góc vách một bóng ai đang ngồi. Tôi giật mình nhìn kỹ, và ớn lạnh xương sống khi thấy người kia đang chĩa súng vào tôi. Cùng lúc mắt đã quen với bóng tối, tôi nhận ra binh phục của anh ta, và biết rằng mình đang đối mặt với kẻ thù. Tôi ngồi đờ ra như vậy nhìn người trước mặt. Anh ta vẫn hờm súng trong thế đe dọa nhìn tôi. Qua giây phút kinh hãi lúc đầu, tôi dần dần bình tĩnh, nhận xét tình thế. Có thể là tôi lạc biên giới, rơi vào một vị trí do địch canh gác. Cũng có thể là chính anh ta lạc biên giới, rơi vào đất của tôi. Mà cũng có thể chẳng ai lạc vào biên giới của ai, cả hai đều bị bão tuyết thổi tốc vào ngôi chùa hoang này. Tôi thì chắc chắn đang ở trong thế yếu vì đang ngồi trước họng súng của người kia. Nhưng chắc gì anh ta đã ở trong thế mạnh hoàn toàn, biết đâu anh ta chẳng hoang mang, ngỡ mình rơi vào đất hiểm! Trong tư thế hờm súng của anh ta, tôi nhận thấy một cử chỉ phòng thủ, không phải tấn công và ý nghĩ đó làm tôi vững dạ. Dẫu sao, anh ta và tôi vẫn đang có một kẻ thù chung: Đêm lạnh băng, và nếu không đuổi được kẻ thù đó, cả hai có thể chết cóng trong đêm. Sống khác nhau, cả hai có thể chết giống nhau.

Tôi lấy lại được niềm tin. Cẩn thận, canh chừng, tỉnh táo, tôi đứng dậy, đi từng bước, tìm những thứ gì có thể đốt lên một bếp lửa. May quá, tôi tìm được một tấm ván mục, một cái gáo dừa, một đôi dép nát, một gốc cây to và cả một con dao để bửa củi. Trong lúc tôi lần mò tìm kiếm, họng súng vẫn không rời tôi.

Posted Image

Tôi chẻ ván, chất củi, loay hoay dựng một bếp lửa. Dựng xong, tôi mới sực nhớ rằng tôi đã để cái bật lửa trong hành trang của tôi, và tất cả hành trang, kể cả súng, tôi đã đánh rơi trong bão tuyết. Sự thất vọng mang cơn sốt trả về cho tôi. Hai tay tôi run, đầu óc choáng váng. Bất ngờ, người kia móc túi, ném cho tôi một bao diêm nhỏ, trong tay kia vẫn gờm súng. Tôi lượm bao diêm liếc nhìn anh ta, chờ đợi một động tĩnh, nhưng tuyệt nhiên không có gì khác họng súng vẫn đe dọa.

Tôi tìm cách mồi lửa, nhưng khó quá không có một mảnh giấy, một cọng rơm. Tôi chẻ củi ra từng cọng nhỏ, bật diêm, nhưng tay tôi run quá, củi không đủ khô, diêm tắt. Tôi thử lần thứ hai, củi vẫn không bén lửa. Lần thư ba tay tôi run hơn, thất bại. Nghe tiếng người kia cựa mình, tôi nhìn qua, thấy anh ta loay hoay móc túi, rút ra một mảnh giấy ném cho tôi. Giấy không bay đến gần tôi, tôi phải mon men đến gần anh ta hơn để lượm. Họng súng theo dõi tôi, tôi cầm mảnh giấy, mở ra, chữ là lạ, nhưng chắc chắn là một bài thơ, tôi còn biết là một bài thơ chưa làm xong, bởi vì đoạn cuối còn thiếu một câu. Tôi liếc nhìn người kia như để nói với anh ta rằng tôi biết đó là bài thơ, và biết anh ta là thi sĩ. Nhưng trước mắt tôi họng súng vẫn đe dọa. Tôi chăm lửa, và lần này cây diêm không cháy! Tôi moi bao diêm: chỉ còn độc một cây! Tính mạng của tôi tùy thuộc vào cây diêm độc nhất còn lại. Lạnh xuống càng lúc càng khủng khiếp, và cơn sốt làm tôi run toàn thân.

Hai bàn tay run, tôi toan bật cây diêm cuối cùng, thì vụt như chớp người kia nhảy đến bên cạnh tôi, nắm tay tôi, giật bao diêm. Bị phản ứng bất ngờ, tôi hoảng hốt, không kịp suy tính gì nữa, vớ lấy cây dao, hoa lên. Vừa lúc đó, mắt tôi bỗng thấy cả một vùng trăng sáng hiện ra từ bao giờ ngoài khung cửa. Bão lặng lúc nào tôi không hay. Tuyết hết rơi trăng sáng vằng vặc. Trăng trên núi cao gần như lấy tay là vớ được, gần như mọc ngay trên mái chùa, gần như một khuôn mặt nhân hậu, gần như một nụ cười bao dung. Tự nhiên tối ngừng tay, đứng sững. Người kia bẻ quặt tay tôi, giật con dao ném xuống đất. Tôi đứng sững. Và tôi đứng sững nhìn anh ta bật que diêm, châm lửa vào bài thơ, lửa cháy!

Tôi có thể chấm dứt câu chuyện ở đây vì lửa cháy và tôi đã sống. Nhưng lửa đã cháy từ lúc nào? Dĩ nhiên từ lúc diêm bén lửa. Nhưng tôi vẫn thường suy nghĩ hoài về một ngọn lửa khác đã cháy lên trước đó và đó chính là cây diêm đầu tiên. Tại sao người kia không thí cho tôi một phát súng ngay khi tôi đột nhập vào chùa? Cái gì đã làm cho anh ta không bắn tôi trong suốt thời gian tôi ngất lịm trên nền đá? Cái gì đã khiến cho tôi chùn tôi lại khi con dao đã vung lên? Phải chăng đó là ánh trăng lóe hào quang trên con dao? Nhưng tại sao trong cái giây phút bức bách đó, mắt tôi còn nhận ra được vầng trăng tròn nhân hậu trên mái chùa, vầng trăng quen thuộc như khuôn mặt của mẹ tôi? Tôi cứ suy nghĩ hoài về những câu nói đó, thì phải chăng lửa đã có sẵn từ lâu, từ muôn thuở trong tim tôi, trong tim của mọi người? Tôi muốn chấm dứt câu chuyện ở đây là vì thế: là vì tôi muốn động đến những vấn đề siêu hình làm tôi suy nghĩ suốt đời. Tôi muốn chấm dứt câu chuyện với sự thật đơn giản trước mắt: lửa đã cháy và sự sống đã đến với tôi từ trong lòng bàn tay của người mà tôi gọi là kẻ thù.

Posted Image

Thế nhưng... tôi sẽ kể tiếp để câu chuyện khỏi dang dở. Lửa cháy, lửa bùng lên, và hình như tôi có reo lên một tiếng sung sướng. Nhưng tiếng reo sung sướng chưa dứt thì tôi đã thét lên kinh ngạc: người kia bỗng nằm quỵ bên bếp lửa. Tôi trố mắt nhận ra máu loang đỏ một vùng. Tôi bước tới, ôm anh trong tay, cởi áo, áo đẫm máu. Anh ta chết trong tay tôi. Tôi ôm anh ta trong tay như vậy, bất động, cho đến khi bếp lửa bắt đầu tàn. Và tôi suy nghĩ miên man. Như vậy là anh ta đã bị thương, đã may mắn tìm được chổ trú ẩn trong chùa, đã xé áo tự băng vết thương cho đỡ rướm máu... Nếu anh ta ngồi yên một chỗ, nếu anh ta không nhảy vụt đến cứu cây diêm cuối cùng đang run rẩy trong tay tôi, có thể vết thương đã thôi chảy máu chăng? Đã đành anh ta cũng cần bếp lửa để sống qua đêm nhưng dù sao đi nữa thì cũng có một người đã chết để một người được sống, và có bếp lửa không biết phân biệt kẻ thù. Tôi tần ngần moi túi áo anh ta ra, không thấy có gì khác, chỉ có một bài thơ, chắc là bài thơ ban nãy, nhưng đã hoàn chỉnh vì không thiếu câu nào.

Sáng sớm hôm sau, tôi tìm về đơn vị và tiếp tục chiến đấu như một chiến sĩ. Tôi là chiến sĩ có huy chương cao nhất, trong các trận đánh sau đó. Nhưng ngay khi hết chiến tranh, tôi cởi áo giáp, một mình leo lên núi trong hai năm liền để xây lại ngôi chùa hoang. Tôi xây chùa không cốt để thờ Phật vì tôi biết Phật đã ở đâu trong tôi ngay từ đêm tôi sống trong chùa hoang. Tôi xây chùa để biết đâu, mười, hai mươi, một trăm năm nữa, sau một trận đánh nhau, hai kẻ thù bị thương, kiệt sức, có chỗ trốn bão tuyết trong giây lát cứu nhau và cứu chết người trong nhau. Trong chùa tôi vẫn không đặt tượng và chuông mõ. Chỉ thờ có một bài vị đó là bài thơ của anh bạn đã chết trong tay tôi.

Bạn bè Việt Nam của tôi, có ai thanh thản lên chơi trên đỉnh biếc này, xin ghé qua thăm chùa và đọc bài thơ. Mà thôi có lẽ cũng chẳng cần phải đi xa: chính mắt tôi đã có lần nhìn thấy ông Nguyễn Trãi của bạn nhúng bút vào mây trên trời Đông Quan viết những câu thơ tương tự. Vâng, có lẽ chỉ cần nhìn lên mây trên trời Việt Nam, trên trời Việt Nam bốn nghìn năm văn hiến...

======================================

Những thể loại chuyện ca ngơi tình yêu và cuộc sống. lên án chiến tranh, tôi xem cũng nhiều. Nhưng riêng với chuyện này, câu kết với tôi là quan trong. Quan trọng hơn khi nó được đăng trên một tờ bào chính thống. Đây là lần thứ hai Tuanvietnam.vn đăng bài nhắc đến Việt sử 5000 năm văn hiến. Lần trước là bài của tôi viết về Y phục thời Hùng Vương.

Mà thôi có lẽ cũng chẳng cần phải đi xa: chính mắt tôi đã có lần nhìn thấy ông Nguyễn Trãi của bạn nhúng bút vào mây trên trời Đông Quan viết những câu thơ tương tự. Vâng, có lẽ chỉ cần nhìn lên mây trên trời Việt Nam, trên trời Việt Nam bốn nghìn năm văn hiến...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16

Cập nhật lúc :11:00 PM, 27/05/2011

Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.

Posted Image

Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ. Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.

Việt Trung (theo Defence News)

================================================

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Khi Hoa Kỳ không bán vũ khí cho Đài Loan nữa thì đó chính là " Xin mời bác xơi món Đài Loan tẩm xì dầu, sốt chua ngọt....".

Bởi vậy, nhân xét của các nhà phân tích chính em kia đúng là " Ếch " thật! Chị đây cũng chưa ngu thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ả Rập Xê Út muốn giá dầu ở 70 – 80 USD/thùng

Posted Image

Giá dầu hạ sẽ giúp các nước giảm bớt sự khẩn cấp phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Hoàng tử Alwaleed bin Talal của Ả Rập Xê Út cho biết nước này muốn giá dầu nằm trong khoảng 70 – 80 USD/thùng vì như thế sẽ giúp Mỹ và châu Âu giảm bớt sự khẩn cấp phát triển các nguồn năng lượng thay thế.

"Chúng tôi không muốn phương Tây đi tìm giải pháp thay thế," Alwaleed, cháu trai của vua Saudi Abdullah, cho biết trong một cuộc phỏng vấn của CNN cuối tuần trước. Hoàng Tử nói thêm giá dầu cao đang là động lực khiến các cường quốc tiêu thụ năng lượng phải đi tìm nguồn nhiên liệu ngoài dầu mỏ.

Theo Hoàng tử, chính bạo loạn tại Libya và bất ổn chính trị ở Bahrain năm nay cùng hoạt động đầu cơ đã đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng. Dầu thô ngọt nhẹ tại new York đã tăng 35% trong vòng 1 năm qua và hiện đứng ở 100,59 USD/thùng.

Alwaleed hiện là người sở hữu cổ phần lớn nhất trong Citigoup và đứng thứ 26 trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới theo danh sách bầu chọn của tạp chí Forbes, với tài sản 19,6 tỷ USD. Sự giàu có và thành đạt của Hoàng tử Alwaleed là nhờ những bước đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh bất động sản và cổ phiếu, chứ không phải từ các giếng dầu. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng trên thị trường chứng khoán phố Wall .

Nguyễn Hằng

Theo Bloomberg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh sát toàn cầu

Chuyện về người vệ sĩ bí mật tiết lộ những thời khắc cuối cùng của Adolf Hitler

15:13:26 30/05/2011, cập nhật cách đây 25 phút

CAND.com.vn

Posted Image

Rochus Misch.

Đã 66 năm trôi qua, kể từ khi chế độ Đức quốc xã sụp đổ năm 1945. Một nhân chứng lịch sử từng chứng kiến những giờ phút cuối cùng của trùm phát xít Adolf Hitler trong "boongke quốc trưởng", thường được gọi là "Hang sói" vẫn còn sống sót. Ông là Rochus Misch, năm nay đã 93 tuổi, là nhân chứng cuối cùng trong "Hang sói" vẫn còn sống. Rochus Misch từng là nhân viên văn thư, vệ sĩ và điện thoại viên của Hitler từ năm 1940 tới 1945. Câu chuyện về đời thực của Hitler được tiết lộ qua lời kể của người vệ sĩ cuối cùng.

Nhân chứng sống, chứng kiến thời khắc Adolf Hitler tự sát trong boongke

Hiện tại, người vệ sĩ Rochus Misch ấy sống trong một ngôi nhà ở huyện Rudow, phía Nam Berlin. Đây là một vùng quê yên tĩnh, nhưng đối với Rochus thì chẳng yên tĩnh chút nào. Hàng ngày, chuông điện thoại vẫn réo liên tục và ông nhận được rất nhiều thư từ, những lá thư thậm chí gửi đến từ Tây Ban Nha, Mỹ… Người ta vẫn quan tâm đến số phận của ông, người đã từng là vệ sĩ bí mật của Hitler.

Sinh năm 1917 tại Oppeln ở vùng Oberschlesien (ngày nay là Opole thuộc Ba Lan), khi mới 2 tuổi, Rochus Misch đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ông bà nuôi dưỡng, sau khi học xong phổ thông đã trở thành họa sĩ quảng cáo. Năm 1937, ông gia nhập một đơn vị đặc nhiệm, tiền thân của đơn vị SS bảo vệ Hitler sau này. Trong vòng 5 năm, người vệ sĩ bí mật Rochus Misch thuộc lực lượng SS Oberscharfuehrer của Đức quốc xã, được xem như là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống đời tư của trùm phát xít Đức: Adolf Hitler. Thời gian đó, Rochus Misch thực hiện các chức danh công việc như vệ sĩ cá nhân, nhân viên chuyển phát nhanh thư tín và cả trực tổng đài điện thoại cho vị lãnh tụ Đức Quốc Xã.

Rochus Misch kể về buổi đầu gặp gỡ khá kỳ lạ của mình với Hitler: "Buổi gặp gỡ đầu tiên giữa cá nhân tôi và Ngài Hitler xem ra khá kỳ lạ. Đó là khi tôi bị thương nặng khi được giao nhiệm vụ thuyết phục một đơn vị Ba Lan đầu hàng. Người ta đã đưa tôi lên ô tô và đưa đến “nhà ở của quốc trưởng” tại Berlin. Tôi đã rất sợ chỉ mong đừng gặp ông ấy. Nhưng khi tôi vừa mở cửa, Hitler đã đứng ngay ở đó. Tôi thấy lạnh cả người, sau đó lại nóng bừng lên, nhưng Hitler chỉ đưa một bức thư để gửi cho người em gái ở Wiên, Áo. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Đó không phải là quỷ sứ, không phải là một siêu nhân, ông ta đứng trước mặt tôi như một người hoàn toàn bình thường, với những lời nói thân mật…

Posted Image

Rochus Misch thời còn là vệ sỹ của Hitler.

Trong đoàn tùy tùng của Hitler, thật sự mà nói, tất cả chúng tôi đều là vệ sĩ của Ngài Hitler. Khi Hitler đi ra ngoài, có từ 4 đến 6 người vệ sĩ trong đơn vị của chúng tôi sẽ đi trên một chiếc xe thứ hai nhằm hộ tống Ngài. Nhưng khi chúng tôi hiện diện trong khu căn hộ của Hitler tại toà nhà Văn phòng Thủ tướng Đức, chúng tôi lại thực hiện những sứ mạng khác. Hai người trong đơn vị chúng tôi sẽ ở đó làm nhiệm vụ trực tổng đài. Với một nhân vật V.I.P như Adolf Hitler, mỗi một phút lại có vô số cuộc điện thoại gọi tới".

Khi các cánh quân đội Đồng Minh làm chủ trên các mặt trận và đang có chiều hướng tiến về thủ đô nước Đức, tình cảnh quân Đức khi đó đang đứng trước nguy cơ bị đánh bại, Hitler buộc phải thoái lui xuống sinh sống và hoạt động trong hầm trú ẩn (boong-ke) của ông ta ở thủ đô Berlin. Lúc đó, vệ sĩ Rochus Misch cũng hoạt động với tư cách nhân viên trực tổng đài điện thoại tại hầm trú ẩn của Hitler ở đó.

Cụ Rochus nhớ lại những thời khắc định mệnh của lịch sử: "Tôi làm việc trong một căn phòng nhỏ với điện thoại và máy điện báo với các đường line phân tán ra bên ngoài căn hầm trú ẩn và toả đi khắp mọi nơi. Căn hầm trú ẩn này có đủ chỗ cho tối đa là 1 người nữa trong trường hợp nó sẽ đối mặt với một trận không kích bằng máy bay hạng nặng. Do không gian khá nhỏ hẹp nên có thể nói điều kiện sống và làm việc không được thoải mái cho lắm. Hầm trú ẩn có những căn phòng nhỏ với diện tích dao động từ 10 m2 đến 12 m2".

Tháng 4/1940, Misch tham gia đội cận vệ của Hitler và chuyển vào sống trong dinh thự của trùm phát xít tại Berlin. Sau hai tuần học việc, Misch được gặp mặt Hitler. Ông ta đưa cho Misch một bức thư và nói rằng: "Cậu đem bức thư này chuyển cho chị của ta hiện đang sống tại Vienne!". Ngoài ra, Hitler chỉ hỏi thêm một câu về quê quán của Rochus Misch. Ngay sau cuộc gặp này, Rochus Misch lên tàu sang Áo để chuyển thư. Những năm cuối của cuộc chiến, quân đội Đức liên tục thất trận. Giờ làm việc của những người như Rochus Misch kéo dài theo nhịp của các đợt ném bom của quân Đồng minh và lịch làm việc quái đản của Hitler. "Ông ta chỉ ngủ từ 4h đến 10h"- Rochus Misch kể lại.

Khi được phóng viên hỏi ông đã chứng kiến những gì thực sự quan trọng trong thời gian tại ngũ và liệu ông có nghĩ rằng mình đang sống bên cạnh một tên tội phạm nguy hiểm nhất từ trước đến nay, kẻ đã gieo rắc cái chết cho hàng triệu người, là thủ phạm của các vụ bắt cóc và hành quyết dã man người Do Thái trong các trại tập trung? Rochus Misch trả lời một cách khôn ngoan rằng: "Tôi chỉ làm đúng trách nhiệm của một người lính là chuyển tin và bảo vệ thượng cấp. Hitler không là ai khác ngoài thượng cấp của tôi".

Từ giữa tháng 3/1945, Hitler cùng những người trung thành nhất, nhóm phụ tá và đội cận vệ rút vào hầm chỉ huy. Tại đây, Rochus Misch tiếp tục phụ trách trực điện đài. Ngày 22/4/1945, tức 2 ngày sau sinh nhật của mình, trùm phát xít Đức với vẻ mặt tuyệt vọng bước ra khỏi phòng chỉ huy và tuyên bố với đám thân cận rằng, quân Đức đã bại trận, và tất cả quân lính cũng như lãnh đạo phát xít Đức trong hầm chỉ huy cũng sẽ đều phải chịu chung một số phận như số binh lính SS ngoài mặt trận. Rochus Misch cho biết, ông gặp Hitler lần cuối là vào ngày 30/4/1945 vài giờ trước khi Hitler tự vẫn.

"Lúc đó khoảng 11h, ông ta đi ngang trước mặt tôi rồi dừng lại liếc nhìn tôi, sau đó đi thẳng vào phòng làm việc", Rochus Misch kể lại. Sau đó, Rochus Misch tiếp tục công việc của mình. Ông cho biết đã không nghe thấy tiếng súng phát ra từ phòng làm việc của Hitler, nhưng từ trong hành lang, ông nghe một tiếng la lớn: "Linge! Hình như Quốc trưởng đã...", Heinz Linge là người cận vệ đặc biệt nhất của Hitler. Họ đã nghe tiếng đạn bắn nhưng bản thân tôi thì không.

Lúc đó, Martin Bormann, người thư ký riêng của Hitler, đã ra lệnh cho mọi người phải im lặng, tuyệt đối không được biểu lộ bất kỳ niềm xúc động nào cả. Dù không dám nói to, khung cảnh tĩnh lặng nhưng chỉ một chốc, những tiếng thì thầm khe khẽ vang lên. Tôi đang nói chuyện qua điện thoại và tôi có lẽ đã nói to hơn bình thường, bởi vì tôi muốn nghe một số thứ gì đó. Tôi không muốn sự yên lặng tuyệt đối giống như tất cả đang ở trong một cái hầm chết.

Posted Image

Sau đó, Bormann ra lệnh mở cửa phòng Hitler. Tôi nhìn thấy Hitler nằm gục đầu lên bàn. Eva Braun nằm trên ghế sôpha, đầu quay về hướng Hitler. Đầu gối co lên ngực, mặc chiếc áo liền váy màu xanh thẫm, diềm đăng ten trên cổ. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh đó. Tôi nhìn họ quấn xác Hitler. Chân ông thò ra ngoài khi đi ngang qua tôi. Ai đó gọi tôi: 'Lên trên nhanh lên, họ đang thiêu xác sếp'. Tôi quyết định không đi vì nhìn thấy Mueller của Gestapo đang ở đó, có lẽ không phải vô cớ. Tôi nói với Hentschel, thợ cơ khí trong boongke: 'Không chừng chúng ta sẽ bị giết vì là nhân chứng cuối cùng'".

Ngày kế tiếp đó, bi kịch lại tiếp diễn. Ngay lối xuôi xuống căn hầm trú ẩn, có 6 xác trẻ em là con cái của vị lãnh tụ mới người Đức - Joseph Goebbels - những đứa trẻ vô tội bị đánh thuốc mê man rồi bị giết chết. Đau đớn thay người ra tay tàn nhẫn lại chính là bà mẹ Magda của bọn chúng. Nước mắt ngắn dài, khuôn mặt bi thương và thống khổ, bà Magda nói trong thổn thức yếu ớt: "Sau khi biết tin Ngài Hitler tự sát. Tôi chìm trong cơn hoảng loạn thực sự. Tôi không muốn bọn trẻ lọt vào tay quân Đồng Minh, chắc chắn chúng sẽ bị giết chết không tha vì cha mẹ chúng làm "kẻ tôi tớ của Hitler".

Tôi nghĩ đến cách tiễn những đứa con đi trước. Trong trái tim tôi, một bà mẹ mà ra tay giết con là đau khổ và phi nhân tính. Tôi không thể tiễn chúng nó trong hầm trú ẩn bởi vì mọi người sẽ ngăn cản không cho tôi làm điều đó. Tôi tìm được một góc khuất ở tầng dưới hầm trú ẩn, dụ bọn trẻ vào đó, đánh thuốc mê và thủ tiêu chúng. Trời ơi, có ai hiểu cho nỗi lòng của tôi không. Mất con, tôi chẳng thiết sống nữa".

Bà Magda tiếp tục kể lể trong đau đớn cùng cực: "Bọn trẻ ngoan ngoãn đi theo mẹ, chúng đứng lấp ló sau lưng tôi. Tất cả chúng đều biết chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ rõ mồn một. Tôi nhìn thấy vị bác sĩ của Hitler, bác sĩ Stumpfegger cho lũ trẻ uống một thứ nước gì đó. Một số là nước đường có pha thuốc mê. Khi bọn trẻ còn đang mê man, bác sĩ Stumpfegger bèn ra tay bóp cổ cho chúng chết ngạt". Tất cả chúng tôi đều nhìn thấy diễn tiến câu chuyện "khủng bố" sởn gai ốc đó. Một hay hai giờ sau đó, tiếng bà Goebbels la lên thất thanh, bi thương và ai oán, nghe rùng rợn không bút nào tả xiết. Có vẻ như bà đang hoá dại khi tận mắt nhìn thấy lũ con mình chết trong tuyệt vọng. Bà ngã xuống mặt bàn, ngất lịm".

Chỉ vài giờ trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, tiếp quản hầm trú ẩn của Hitler, cụ Rochus Misch đã kịp chạy thoát trước đó. Nhưng sau đó cụ nhanh chóng bị bắt giữ và trải qua thời gian 9 năm bị quản thúc trong các trại cải tạo lao động dưới thời Liên Xô. Vụ tiếp quản "Hầm trú ẩn Hitler" (hay "Fuehrerbunker") trở thành một biểu tượng về chiến thắng của quân Đồng Minh dưới thời Thế Chiến II.

Hai tháng sau khi kết thúc Thế Chiến II, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viếng thăm khu hầm trú ẩn nổi tiếng này. Ông đã chụp một số bức ảnh bên ngoài căn hầm, ngồi lên một chiếc ghế được thu hồi từ khu hầm trú ẩn. Nhiều năm sau đó, khu hầm trú ẩn này đã bị phá huỷ nhằm ngăn chặn những kẻ cuồng tín có ý đồ biến nó thành một ngôi đền tôn thờ chủ nghĩa Phát Xít.

Tiết lộ chân thực về cuộc sống riêng tư của Adolf Hitler

Sáng 2/5/1945, Rochus Misch rời "Hang sói" sau khi xin phép Goebbels. Vào thời điểm đó, Hồng quân Liên Xô có lẽ chỉ còn cách "Hang sói" khoảng 200m. Misch nhớ lại, điều điên rồ nhất sau khi ông rời "Hang sói" là nhìn thấy hai người chơi ghita tại ga tàu điện ngầm "Kaiserhof". Ông nói: "Tôi đến từ một boongke tử địa, đầy bi kịch và lại nghe thấy âm nhạc. Họ chơi nhạc Hawaii". Lúc đó khoảng 6h sáng. Bên cạnh Phủ Thủ tướng, chiến sự vẫn nổ ra và vẫn còn người chết, trong khi Misch tìm cách sống sót và thoát khỏi địa ngục này.

Misch trốn chạy trên hệ thống đường ray ngầm dưới mặt đất tới nhà ga "Stettin". Tại đây, ông bị bắt. Trong số các tù nhân có cả Hans Baur, phi công trưởng của Hitler đang bị thương nặng. Misch chăm sóc cho Baur, nhưng y đã khai với người Nga về tung tích của Misch và Misch được đưa tới Mátxcơva để lấy khẩu cung. Sau 8 năm trong các trại giam ở Cadắcxtan và Ural, năm 1953, Misch trở về Tây Berlin, tiếp quản một cửa hàng vôi, sơn của một người bạn và làm việc cho tới khi nghỉ hưu. Rochus Misch cũng đã viết một cuốn sách dưới nhan đề "Tôi là vệ sĩ của Hitler" về cuộc đời mình trong thời kỳ Quốc xã. Cuốn sách đã được xuất bản ở Nam Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.

Ngày nay, cụ Rochus Misch sống những ngày tháng cuối đời trong một khu căn hộ tại thủ đô Berlin (Đức). Khu căn hộ này giống như một ngôi làng toạ lạc trong lòng thành phố Berlin. Khu vực này còn có nhiều nét thôn dã, người dân gặp nhau thường niềm nở chào hỏi và không khí ở đây khá yên tĩnh. Đó là một thế giới bình yên ngoại trừ căn hộ của cụ Rochus Misch.

Cụ liên tục phàn nàn về việc điện thoại của mình không ngừng đổ chuông suốt ngày, những chồng thư hối hả từ khắp mọi nơi chuyển đến, đặt dầy trên bàn làm việc của cụ. Có cả những bức thư tín có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, Tây Ban Nha và Mỹ. Một số phong bì có kèm cả tiền mặt với những lời yêu cầu được có chữ ký của cụ đề tặng. Gần đây, có những bức thư kẹp tiền kèm lời yêu cầu được có những bức ảnh chụp về cụ.

Cụ Rochus không ngần ngại, vẫn ký tá đều đặn chữ ký hay gửi hình ảnh của mình cho những ai có nhu cầu. Những bức ảnh đó chụp cụ Rochus Misch khi còn là vệ sĩ riêng của Hitler trong bộ quân phục của lực lượng SS, ảnh được chụp trước 2 căn hầm trú ẩn có tuổi thọ từ cách đây 65 năm. Thế Chiến II đã lùi xa nhưng những ký ức khó quên thời chiến chưa khi nào đem đến cho cụ Rochus Misch những ngày tháng bình yên.

Ông Misch kể mọi sự việc ông phục vụ Hitler đều được ghi chép đầy đủ trừ việc không biết ai là người đã nã súng bắn chết Hermann Fegelein, một tổng chỉ huy cao cấp của SS, người đã kết hôn với cô em gái của Eva Braun. Hermann Fegelein là sĩ quan liên lạc giữa Heinrich Himmler và Hitler, và là người rời khỏi hầm trú ẩn của Hitler vào ngày 27/4/1945 mà không được sự cho phép từ trước đó. Bị bắt giữ tại căn hộ của mình ở Berlin, Hermann Fegelein bị đem đi hành quyết vào ngày 29/4/1945.

Rochus Misch nói rằng ông biết những người đã bắn hạ Hermann Fegelein nhưng từ chối không tiết lộ danh tính của nhân vật đó mặc dù người này thậm chí đã chết. Rochus nói rằng Hitler không có ý định xử bắn Hermann Fegelein, tiết lộ này hoàn toàn trái ngược với tiết lộ của sử gia Joachim Fest. Hitler chỉ cách chức Hermann Fegelein mà thôi.

Rochus Misch rất thích nói chuyện về nhân vật Hanna Reitsch, viên phi công này muốn giải cứu 6 đứa con của Joseph Goebbels thoát khỏi Berlin. Rochus nói rằng Joseph Goebbels muốn giải cứu những đứa con của ông ta nhưng vợ ông ta Magda đã chọn giải pháp kinh khủng mà không bà mẹ nào dám làm là giết hại chính con cái do mình dứt ruột đẻ ra chỉ để bày tỏ lòng trung thành của gia đình bà ta với nhà độc tài Hitler. Sau khi 6 đứa trẻ bị giết hại một cách thê thảm, Magda còn đủ bình tĩnh để chơi bài.

Rochus Misch nhớ lại việc nhìn thấy tận mắt hình ảnh phu nhân Eva Braun ngồi chết trên một góc của ghế sofa, đầu bà ta ngả về hướng Hitler. Những giờ phút đầu tiên của ngày 2/5/1945, sứ mạng của Rochus Misch đã hoàn tất. Joseph Goebbels đã sa thải Rochus với dòng chữ: "Chúng ta biết phải sống như thế nào, chúng ta cũng biết phải chết sao cho xứng đáng". Rochus Misch đã huỷ hoại toàn bộ hệ thống điện thoại và rời khỏi khu hầm trú ẩn từ một cửa sổ ở tầng hầm. Trước đó, Rochus còn lên tiếng chào giã từ với kỹ thuật viên Johannes Hentschel, người này muốn ở lại chỉ bởi vì anh ta muốn duy tu hệ thống cung cấp điện, nước cho bệnh viện trong hầm trú ẩn.

Đối với Rochus Misch mọi việc kết thúc vào buổi sáng sớm ngày 2/5/1945. Misch vô hiệu hóa hệ thống điện thoại và ra khỏi hầm ngầm qua cửa sổ tầng cuối cùng. Misch nói lời giã biệt với kỹ thuật viên Johannes Hentschel - người duy nhất ở lại trong hầm ngầm đến giờ phút cuối cùng vì còn phải lo cấp điện, nước cho trạm cứu thương trong hầm ngầm. Misch đi tới ga tàu điện ngầm "Kaisertor" (nay là phố Mohren), đi theo tuyến đường sắt tới "Stettiner Bahnhof" (nay là nhà ga Bắc). Đến đây thì ông bị bắt. Trong số những người bị bắt có cả phi công Hans Baur chuyên lái máy bay của Hitler, bị thương nặng. Misch chăm sóc Baur, viên phi công giữ kín không tiết lộ với các nhà điều tra người Nga tung tích tiểu sử của Misch. Misch bị đưa về Moskva thẩm vấn nhiều lần.

Ông Misch viết thư cho Beria, Giám đốc Cơ quan mật vụ Nga và xin ông ta cho xử bắn mình. Hiện "bức thư đó vẫn còn trong kho lưu trữ và đài BBC đã tìm thấy nó". Sau 8 năm ngồi tù ở Kazakhstan và vùng Ural, năm 1953 Misch được trở về Tây Berlin và làm nghề vẽ biển quảng cáo cho đến khi nghỉ hưu. Sau 60 năm, nay Rochus Misch đã viết một cuốn sách về cuộc đời của mình trong những năm phục vụ Hitler. Cuốn sách này đã được xuất bản ở Nam Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và được xuất bản ở Đức vào mùa thu 2007. Tên cuốn sách là: "Tôi từng là vệ sĩ của Hitler", nhưng tên nhà xuất bản vẫn được giữ kínPosted Image

Phong Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay