Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

Nội dung Liên quan

Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011

Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI) hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Chương trình do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức với sự hỗ trợ của nhiều nhà đồng tài trợ.

Chủ đề của VACI 2011 là “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả”.

VACI xác định và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng sáng tạo có tiềm năng phát triển ở cấp địa phương, qua đó nhằm tiếp tục nhân rộng trong cộng đồng. Chương trình cũng tạo cơ hội cho các chủ sáng kiến gặp gỡ, trao đổi ý tưởng, chia sẻ thông tin và kết nối với những người có cùng mối quan tâm.

Chương trình bao gồm hai phần chính:

* Cuộc thi Sáng tạo – là cuộc thi công khai có Ban Giám khảo chấm điểm. Tại cuộc thi này, kinh phí thực hiện đề án sẽ được trao cho những đề án xuất sắc nhất và sáng tạo nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung, đối tượng, hình thức chương trình đề ra và có tính khả thi cao, nhằm tăng cường liêm chính công và hiệu lực thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả.

* Trao đổi Kiến thức – là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng như kinh nghiệm về chủ đề tăng cường liêm chính công và hiệu lực thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả, tập trung vào các nội dung như xây dựng nền hành chính phục vụ, tăng cường đạo đức công vụ, quyền tiếp cận thông tin, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật.Tăng cường liêm chính công với trọng tâm là tăng cường minh bạch, trách nhiệm, đạo đức trong hoạt động hành chính công đang là một trong những biện pháp phòng, chống tham nhũng được Chính phủ Việt Nam tập trung đẩy mạnh thực hiện. Khung pháp lý về phòng chống tham nhũng hiện nay bao gồm các văn bản pháp luật chính sau: Luật Phòng, chống tham nhũng đã được sửa đổi, bổ sung và các quy định và hướng dẫn thực hiện, Nghị định Dân chủ cơ sở, Luật Khiếu nại tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Bên cạnh đó, Luật Cán bộ, công chức (mới) có hiệu lực từ 01/01/2010 cũng đưa ra những nguyên tắc cơ bản của một nền hành chính công lành mạnh, cởi mở và minh bạch.

Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam nhìn chung được đánh giá là khá đầy đủ, đảm bảo tối đa các quyền, lợi ích thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật trên thực tế, đặc biệt là ở một số địa phương, cơ sở, còn là một vấn đề cần giải quyết. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật là rất cần thiết.

Trong khuôn khổ của Chương trình, Đề án dự thi cần tập trung, nhưng không hạn chế, vào các chủ đề sau:

(1) Xây dựng một nền hành chính phục vụ;

(2) Tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ;

(3) Nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin;

(4) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật.

Sáu hội thảo giới thiệu chương trình sẽ được tổ chức tại Hà nội, Sơn La, Vinh, Ban Mê Thuột, TP Hồ Chí Minh và Cần thơ từ ngày 21/12/2010 đến ngày 14/1/2011.

Hạn chót nhận đề án dự thi là 17:00 ngày 31/05/2011.

Tất cả các bài dự thi sẽ được nghiên cứu và xem xét tại Vòng Sơ khảo và sau đó tại Vòng Chung khảo bằng hai Ban Giám khảo, bao gồm những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực có liên quan do Ban Tổ chức và các nhà đồng tài trợ mời.

Vòng Chung khảo, Lễ Trao giải và Diễn đàn trao đổi tri thức sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 18-19/08/2011.

======================================

(1) Xây dựng một nền hành chính phục vụ;

(2) Tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ;

(3) Nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin;

(4) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật.

Theo cái nhìn của Lý Học Đông phương thì dù cả 4 điều kiên trên được thực thi một cách tối ưu thì đều không phải yếu tố quyết định chống tham nhũng. Vì nó không phải là giải pháp khắc phục mang tính hệ quả của việc xác định đúng nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng.

(1) Xây dựng một nền hành chính phục vụ;

Nền hành chính nước nào mà chẳng phục vụ. Ít nhất nó tự nhận luôn hoàn thiện một nền hành chính ưu việt!

(2) Tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ;

Cái này đời nào chẳng có, từ thời "Liên minh bộ lạc" lận.

(3) Nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin;

Thời đại thông tin bi wờ chưa đủ siêu đẳng so với vài chục năm trước sao? Còn về minh bạch thì chẳng phi vụ tham nhũng nào ở trong vùng ánh sáng cả. Có thấy ai tham nhũng đâu nhỉ? Posted Image

(4) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật.

Cả cái thế giới này có nước nào không luôn tìm cách "Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật".

Bởi vậy, không gọi tên đúng sự vật, sự việc thì khó bắt đầu quá! Đây là đề tài rất rộng, bao quát nhiều mặt của sự tồn tại và phát triển của các mối quan hệ xã hội. Quí vị nào có chiền, tài trợ cho Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tổ chức hội thảo: "Lý học Đông phương và vấn nạn tham những trong xã hội loài người" , tớ sẽ chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Chỉ ra nguyên nhân thì không có gì khó lắm với những người có tư duy trừu tượng phát triển. Nhưng thực thi biện pháp khắc phục thì khá phức tạp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham nhũng mới tại Trung Quốc: Hối lộ qua đấu giá

Cập nhật lúc 27/03/2011 10:00:00 AM (GMT+7)

Khi chính phủ Trung Quốc chú ý nhiều hơn tới nỗ lực chống tham nhũng, đấu giá nghệ thuật lại trở thành một hình thức mới, thủ đoạn mới cho những người đưa hay nhận hối lộ.

Phần Lan giám sát từng quyết định để chặn tham nhũng

Phần Lan từ đâu có tiếng trong sạch?

Phút sa cơ của bà trùm đường sắt Trung Quốc

Ăn hối lộ bao nhiêu, nộp phạt bấy nhiêu

"Đừng lại quả nếu không muốn gặp rắc rối"

Đường sắt cao tốc Trung Quốc: Tham nhũng tung hoành

Bộ trưởng Trung Quốc 'ngã ngựa' vì đường sắt cao tốc?

Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)

Việc giám sát các tổ chức đấu giá tại Trung Quốc khá lỏng lẻo, theo Lí Linh, một giảng viên luật tại Đại học Tây Bắc thuộc Tây An, người có một diễn đàn hữu ích giúp mọi người bàn luận trao đổi về vấn đề hối lộ.

Thực tế trên góp phần giải thích việc trả giá cực kỳ ngất ngưởng cho các tác phẩm nghệ thuật cổ của Trung Quốc những năm gần đây, cho dù không đề cập tới khả năng đấu giá quốc tế cũng bị những kẻ tham nhũng tận dụng.

Ảnh: Eweekeurope

Kịch bản điển hình đó là ai đó muốn được nhận hối lộ, sẽ đưa tác phẩm nghệ thuật hay đổ cồ giá trị thấp ra đấu giá. Kẻ hối lộ sau đó đã mua với số tiền lớn hơn nhiều. Lí Linh viết trong một bài nghiên cứu có tên “Trò hối lộ tại Trung Quốc”.

Đôi khi, nhà đấu giá thậm chí không cần thiết.

Trong một sự vụ mà các công tố viên phát hiện tại thành phố Nam Kinh, phía đông Trung Quốc, một nhà phát triển bất động sản đã mua hai bức tranh trực tiếp từ một quan chức chính quyền. Giá trị thẩm định của hai bức tranh là 3.000 nhân dân tệ, nhưng người mua đã trả gấp 333 lần.

Những thỏa thuận kín đáo, và vai trò của các nhà đấu giá trở thành chủ đề trong một tác phẩm bán rất chạy của Hồ Cương – người Trung Quốc từng phụ trách việc bán đấu giá. Hồ Cương bị kết án năm 2003 do hối lộ ba thẩm phán số tiền 490.000 nhân dân tệ để được ủy nhiệm bán đấu giá các tài sản bị tịch thu. Ông viết “Men ngọc” – cuốn tiểu thuyết về cuộc đời một nhà bán đấu giá – từ song sắt nhà tù.

Trong cuốn sách, nhân vật chính họ Trương đã hối lộ một thẩm phán theo cách khác thường. Đầu tiên, Trương mời một gia sư tới dạy Thư pháp Trung Quốc cho con trai của thẩm phán. Sau đó, ông thận trọng đưa những bức thư pháp của con trai thẩm phán tới nhà đấu giá của mình, mời gọi bạn bè tham gia đấu giá. Ở tư cách người phụ trách bán đấu giá, Trương sau đó đã gửi một phong bì tiền mặt tới nhà thẩm phán. “Có thể qua mọi cuộc điều tra”, Trương trấn an thẩm phán.

Hồ Cương xác nhận rằng có những chi tiết hư cấu trong cuốn sách, nhưng đa phần nó phản ánh chính xác cuộc đời thực. Cuốn sách bán khá chạy tại Trung Quốc, khi phơi bày thực tiễn, nghệ thuật nuôi dưỡng những mối quan hệ kinh doanh.

Sau cách mạng văn hóa chắc Trung Quốc đốt đuốc cũng không tìm thấy tham nhũng có lẽ đó cũng là nguồn cơn của sự phát triển cực nhanh của trung quốc gần đây.Bây giờ lại thấy mọc ra như thế này thì xem ra món tham nhũng này là căn bệnh di truyền chỉ có sức mạnh của quần chúng cách mạng mới quyét nổi dìm xuốn một thời gian- Cụ Mao giỏi thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Liêm Trinh, không biết bác có thể xác định được rõ nghĩa của 2 từ tham nhũng không? Từ ngược nghĩa lại của nó là gì? Tham nhũng khác tham ô như thế nào?...Theo tôi việc xác định được chính xác từ này cũng như trả lời đúng đắn các câu hỏi trên sẽ giúp ích rất thiết thực cho việc khắc phục tình trạng tham nhũng tràn lan một cách hiệu quả. Cảm ơn bác trước!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Liêm Trinh, không biết bác có thể xác định được rõ nghĩa của 2 từ tham nhũng không? Từ ngược nghĩa lại của nó là gì? Tham nhũng khác tham ô như thế nào?...Theo tôi việc xác định được chính xác từ này cũng như trả lời đúng đắn các câu hỏi trên sẽ giúp ích rất thiết thực cho việc khắc phục tình trạng tham nhũng tràn lan một cách hiệu quả. Cảm ơn bác trước!

Oạch, sao các bác cứ phức tạp hóa vấn đề thế để làm gì nhỉ?

Thử hỏi hành động lấy tiền của người khác để tiêu xài là hành động gì thì chắc đứa con nít 3 tuổi nó cũng trả lời được. hix

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Liêm Trinh, không biết bác có thể xác định được rõ nghĩa của 2 từ tham nhũng không? Từ ngược nghĩa lại của nó là gì? Tham nhũng khác tham ô như thế nào?...Theo tôi việc xác định được chính xác từ này cũng như trả lời đúng đắn các câu hỏi trên sẽ giúp ích rất thiết thực cho việc khắc phục tình trạng tham nhũng tràn lan một cách hiệu quả. Cảm ơn bác trước!

Anh Quangnx thân mến.

Theo tôi hiểu

Bản thân khái niệm "Tham" tự nó không xấu. Trong tiếng Việt nó có nguồn gốc là "ham" trong "ham muốn". "Tham công, tiếc việc" tự thân nó cũng tốt thôi. Vấn đề là tham cái gì và tham như thế nào? Vấn đề là tính từ đi đằng sau chữ "tham " này.

Tham ô, khác; tham nhũng khác hẳn nhau. "Tham ô" nghĩa đen là "lòng tham đen tối", nó mang tính ích kỷ, vụ lợi. Nó khác với "tham vọng chính đáng" ; khác với "mơ ước trong sáng". Còn khái niệm "tham nhũng", miêu tả những hành vi tham ô đã gây ảnh hưởng tới xã hội.

Gần đây, tôi có xem nhưng thông tin trên báo mạng VN về các cuộc hội thảo chống tham những trên thế giới, gần nhất họp ở Thái lan. Thành thật mà nói, tôi chưa thấy một tầm nhìn đúng về nguyên nhân hiện tượng này ở đẳng cấp quốc tế.

Tuy nhiên, đây không phải đề tài tôi quan tâm. Tại đọc báo thấy thì bàn chơi vài lời thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghề tận diệt thủy sinh

VnExpress

17:41 Thứ sáu, ngày 25 tháng ba năm 2011

“Cứ chọc gậy xuống nước, tất cả cá tôm từ lớn đến bé đều bị điện giật cứng đờ. Ngay cả người đi kích, nếu sảy chân, trượt tay cũng dễ dàng bị giật chết tại chỗ”, vác chiếc bình ắc quy sau lưng, anh Nguyễn Văn Nam vừa cười vừa nói về công dụng của chiếc kích điện.

kichdien_104541.jpg

Từ mấy năm nay, người dân xứ Nghệ có hình thức tận diệt thủy sinh bằng những chiếc …

Sáng sớm, trời lạnh ngắt, sau khi rít một chầu thuốc lào và nước chè xanh, anh Nguyễn Văn Nam ở xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vội vàng vác chiếc bình ắc quy gắn thêm kích điện ra bờ ruộng và mấy con mương thủy lợi để kích cá về cho vợ đi chợ.

Sau một hồi lòng vòng qua mấy cánh đồng cùng mấy cái hố bom sâu hoắm nhưng chỉ kiếm được nửa cân cá vặt, anh buồn bã: “Trước đây, tui là một trong những người sắm kích đầu tiên, cứ ra đồng là cá tôm đầy giỏ, ăn không hết, vợ mang đi chợ ngày nào cũng có tiền trăm, chứ hiện nay, một cánh đồng có cả chục người đi kích nên không kiếm mô ra cá tôm nữa”.

Theo anh Nam, thấy kích điện làm ăn được, mấy năm gần đây, người dân các xã lân cận như Nghi Khánh, Nghi Thịnh,… cũng đua nhau mua kích điện, tranh thủ lúc rảnh rỗi, nông nhàn, họ vác kích ra ruộng để săn cá, tôm.

Cấu tạo đơn giản gồm một bình ắc quy khoảng 9V, bộ kích điện cùng chiếc sào và cái vợt tự chế, người dân miền Trung đã sử dụng kích điện để đánh bắt cá từ nhiều năm nay với mức độ ngày càng phổ biến, từ vùng đồng bằng đến các thôn bản miền núi, và tất nhiên là cả ngư dân.

Tại vùng xóm mới xã miền núi Thanh Hà, Thanh Chương (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng có kích điện. Tranh thủ lúc không phải đi làm đồng, người dân ở đây thường vác kích xuống khe hoặc ra các con đập để cải thiện, nếu được nhiều cá thì dùng để bán. Tại vùng tái định cư Bản Vẽ thuộc xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, chiếc kích cũng được người dân sử dụng rất thành thạo.

Dọc các xã vùng hạ lưu sông Lam, sông Dinh, sông Bùng của tỉnh Nghệ An, đâu đâu cũng thấy người dân chèo thuyền, mang theo kích điện để đánh cá.

Đối với những ngư dân dùng xung kích điện để đánh cá trên biển, phương pháp chủ yếu mà họ dùng là cho nguồn điện xuống biển để giật cho tôm cá nổi trắng bụng rồi dùng lưới quét tất cả các loại thủy sinh từ những con nhỏ xíu đến những con đã trưởng thành, đang mang bụng trứng,… Tuy nhiên, theo các ngư dân thì mỗi mẻ lưới như vậy chỉ thu được 20 đến 30% số lượng, số còn lại bị chết chìm xuống biển, một số khác may mắn sống sót thì không còn khả năng sinh sản.

Theo phân tích của một cán bộ Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An, cách đánh bắt này đơn giản nhưng lại có tính chất tận diệt nguy hiểm. Do hiện tượng phóng điện, tất tần tật các loài thủy tộc to nhỏ, lớn bé nằm trong bán kính 2m sẽ bị điện giật chết; đối với những con bị điện giật mà không chết thì cũng mất khả năng sinh sản.

Với sức tàn phá như vậy, từ khi phong trào đánh cá bằng kích điện rộ lên, nguồn lợi thủy sản ở các sông, suối ao hồ của miền Trung đều giảm đi nhanh chóng. Ngư dân Nguyễn Xuân Thủy ở xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, “trước đây, cứ dùng lưới và dùng câu thả dọc hạ lưu sông Lam, mỗi ngày có thể kiếm được cả yến cá, đủ để nuôi sống cả gia đình vạn chài nhưng nay thì rất khó. Nhiều hôm đi thả lưới mà phải về không nên ngư dân mới chuyển sang dùng kích điện. Biết là dùng kích điện sẽ tận diệt loài tôm cá nhưng vì miếng cơm, manh áo, ngư dân không có cách nào khác”.

Ở các khe suối vùng miền Tây xứ Nghệ, vốn nổi tiếng với những loài đặc sản như cá lăng, cá mát sông Giăng,… thì nay cũng đang dần khan hiếm.

Không những diệt thủy sinh, nghề kích điện còn được coi là nghề “chọc thần chết” khi mà nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra.

Hai năm trước là trường hợp của anh Long (xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), được phát hiện khi bị điện giật chết nổi giữa sông, quanh thi thể còn quấn sợi dây điện và bộ kích công suất lớn. Tại huyện Thanh Chương, vào năm 2010 cũng xảy ra cái chết thảm của một em học sinh lớp 9 xã Thanh Hà khi đi đánh cá bằng điện tại khe suối.

Trong thời gian qua, lực lượng biên phòng tuyến biển Nghệ An đã phối hợp với Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An bắt giữ và xử phạt hàng chục chiếc tàu của ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang dùng kích đánh bắt trái phép trên biển, thu giữ hơn 200 bộ kích điện, lưới giã điện và ắc quy điện.... Đây là một thực trạng đáng báo động bởi ngư dân vùng biển đang có tâm lý tiết kiệm xăng và muốn có hiệu quả cao đã dùng kích điện để đánh cá trái phép, thay cho các phương pháp truyền thống.

Nguyên Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người có thể tiên đoán chính xác động đất

Cập nhật lúc 28/03/2011 10:29:05 AM (GMT+7)

Ông Ken Ring, một nhà bình luận ở New Zealand đã dự đoán chính xác rằng hôm Chủ nhật ngày 20/3, ở đất nước này sẽ xảy ra động đất, còn các nhà khoa học hàng đầu lại đánh cược rằng không phải như thế.

Thảm họa Nhật Bản đã được tiên tri báo trước

Tuy nhiên, tất cả mọi người đã bị sốc khi vào hôm đó, đất nước này lại bị chấn động mạnh kể từ sau thảm họa hồi tháng Hai đã giết chết hơn 182 người. Khả năng dự đoán chính xác động đất của ông Ken Ring đang trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng ở New Zealand.

Posted Image

Ông Ring Men cho rằng động đất gây ra bởi lực hấp dẫn của mặt trăng với các mảng kiến tạo (Ảnh: Telegraph)

Ông Ken Ring cho biết, những cảnh báo của mình dựa trên niềm tin rằng động đất gây ra bởi lực hấp dẫn của mặt trăng với các mảng kiến tạo. Mặc dù lý thuyết này đã bị các nhà địa chấn học bác bỏ, nhưng ông Ring - người có biệt danh "Moon Man" trước đó cũng dự đoán chính xác cả trận động đất hồi tháng 9 và thiên tai tháng trước.

Khi ông Ring cảnh báo rằng vào sáng ngày 20/3, khi mặt trăng ở gần trái đất, một trận động đất sẽ xảy ra. Một số cư dân Christchurch đã tin ông và quyết định rời khỏi thị trấn. Còn các nhà địa chất, kỹ sư và tiến sỹ về địa kỹ thuật lại tổ chức ăn trưa ở một tòa nhà cao nhất ở Christchurch để chứng minh ông Ring dự đoán sai.

Bữa ăn trưa này không hề bị ảnh hưởng bởi chấn động, nhưng vào lúc 9h47 hôm đó, thành phố đã bị rung chuyển bởi một dư chấn 5,1 độ richter. Nhiều người dân cho rằng khả năng của ông Ring là có thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phủ định điều này.

Phương Linh (Theo Telegraph)

========================================

Còn các nhà địa chất, kỹ sư và tiến sỹ về địa kỹ thuật lại tổ chức ăn trưa ở một tòa nhà cao nhất ở Christchurch để chứng minh ông Ring dự đoán sai.

Bữa ăn trưa này không hề bị ảnh hưởng bởi chấn động, nhưng vào lúc 9h47 hôm đó, thành phố đã bị rung chuyển bởi một dư chấn 5,1 độ richter. Nhiều người dân cho rằng khả năng của ông Ring là có thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phủ định điều này.

Cá nhân tôi cũng xác định sẽ ăn nhậu vào đúng ngày mà cả thế giới coi là Tân Thế 21. 12. 2012. Có điều là tôi nhân danh Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiền Việt. Còn những nhà địa chất, kỹ sư, tiến sĩ Địa kỹ thuật....ở New Zealand nhân danh những hiện tượng và tri thức họ biết được vào thời điểm hiện nay của văn minh nhân loại. Họ sai. Còn tôi sẽ đúng: "Không có ngày Tận Thế".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong cuốn Journey To The East của Blaird Spalding, nhà xuất bản Adyar, in từ năm 1924 tại Ấn Độ, dịch giả Nguyên Phong đã dịch lại nhan đề là Hành Trình Về Phương Đông, đã xuất bản ở Việt Nam. Trong đó có đoạn miêu tả cuộc đối thoại lạ lùng giữa vị đạo sư Ấn Độ với phái đoàn khoa học Tây phương dưới đây:

“Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 lần và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng thì cũng chết vì lạnh vì đêm cũng dài gấp 10 lần và sức lạnh cũng tăng lên 10 lần kia mà. Ai đã làm cho trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?

“Mặt trời nóng khoảng 5500 độ bách phân. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá và cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời.”

“Trục của quả đất nghiêng theo một tà độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đông thành băng giá cả”.

“Babu yên lặng nhìn mọi người. Không ai có thể ngờ nhà chiêm tinh Ấn Độ lại có thể sang sảng chứng minh một cách khoa học và hùng biện trước một cử toạ toàn những khoa học gia nổi tiếng nhất của Âu Châu”

“Babu quay sang nhìn giáo sư Allen, một nhà sinh vật học của trường Havard :“ Nếu toán học có vẻ trừu tượng quá hãy thử quan sát thiên nhiên dưới cái nhìn của nhà Sinh Vật Học xem sao: “Sự sống không có sức nặng hay bề đo mà mạnh mẽ làm sao? Bạn hãy nhìn một rễ cây non nớt, mềm yếu, vậy mà nó có thể soi nứt một tảng đá cứng rắn. Sự sống chinh phục không khí, đất, nước. Nó thống trị mọi nguyên tố, nó bắt buộc vật chất tan rã rồi lại kết hơp thành các hình thể mới”

“Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng.”

=====================================================

Ai đã làm cho trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?

Vấn đề được đặt ra và câu trả lời cũng sẽ không mấy phức tạp - nhìn từ góc độ Lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mua lại 500 tấn vàng trong dân thế nào?

Tác giả: PV. (tổng hợp theo Vneconomy, SBV)

Bài đã được xuất bản.: 01/04/2011 06:00 GMT+7 TIN LIÊN QUAN

(VEF.VN) - NHNN phải phát hành số lượng tiền lớn để mua vàng, khiến chỉ số CPI tăng. Điều này chưa phù hợp với chủ trương tập trung kiềm chế lạm phát. Làm thế nào để huy động được lượng vàng hơn 500 tỷ tấn đang nằm trong dân để đưa vào nền kinh tế?

Ước tính hiện nay người dân đang giữ khoảng trên 500 tấn vàng tương đương quãng trên 20 tỷ USD. Bằng cách nào để Nhà nước sử dụng được số vàng đang nằm trong dân, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển đang là vấn đề lớn.

Có ý kiến cho rằng nên giao cho Ngân hàng Nhà nước mua vàng dự trữ trong dân hoán đổi ra ngoại tệ bổ sung cho quỹ ngoại hối dự trữ của Nhà nước. Nếu xét về lý thuyết thì việc này có cơ sở vì giá vàng trong nước đã về ngang với giá quốc tế, trong khi đó Nhà nước có chủ trương hạn chế dần và tiến tới không cho phép mua bán vàng miếng trên thị trường tự do.

Tuy nhiên, việc giao cho Ngân hàng Nhà nước mua vàng dự trữ trong dân vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.

Trước tiên cần tính đến việc phát hành tiền ra với số lượng khá lớn để mua vàng sẽ tác động đến chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI). Việc này có thể chưa phù hợp với chủ trương của Nhà nước giai đoạn này là tập trung kiềm chế lạm phát.

Do đó, cần phải có những phân tích sâu về việc tăng cung ứng tiền mua vàng thực chất là phát hành tiền được đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ có ảnh hưởng đến lạm phát không, nếu có mức độ ảnh hưởng thế nào. Từ đó, đánh giá mặt lợi, mặt hại của vấn đề này để quyết định. Thực tế cho thấy biện pháp nào cũng có 2 mặt, song nếu "lợi" nhiều hơn "hại" thì vẫn nên lựa chọn.

Posted Image

Thứ hai, cần tính đến rủi ro sẽ rất lớn khi Ngân hàng Nhà nước mua vàng dự trữ nếu giá vàng thế giới giảm mạnh như những năm 90. Ví dụ khi mua vào giá vàng quốc tế là 1.400 U SD/oz, sau 6 tháng giá vàng thế giới giảm xuống còn 700 hoặc 1.000 USD/oz, khi đó số vàng trong kho không thay đổi về số lượng tuyệt đối song về giá trị quy ra ngoại tệ và VND sẽ giảm mạnh.

An toàn - một trong ba nguyên tắc quản lý ngoại hối dự trữ của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, việc mua vàng dự trữ trong dân phải được xây dựng thành đề án hoàn chỉnh, đảm bảo số vàng mua được phải thực hiện hoán đổi ra ngoại tệ ngay, càng nhanh càng tốt mới tránh được thiệt hại.

Thứ ba là tâm lý mua vàng tích trữ đề phòng giá cả biến động của người dân đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen của người dân. Việc huy động mua vàng của người dân vì thế sẽ không dễ dàng nhất là trong tình hình kinh tế trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, chính trị thế giới thiếu ổn định, lạm phát của nhiều nước gia tăng...

Không nên chuyển hết sang vàng trang sức

OOng Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), cho rằng, mục tiêu của Nhà nước là đưa vàng miếng vào thị trường có tổ chức. Cho nên, điều đáng quan tâm hiện nay là lộ trình thực hiện và hình thái thị trường có tổ chức của kinh doanh vàng miếng trong thời gian sắp tới.

Theo ông Long, việc chuyển đổi cần có lộ trình, tốt nhất là nên từ 1-2 năm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu vàng miếng. Những ngày gần đây, trước thông tin chấm dứt kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, nhiều người dân lo lắng vội bán vàng miếng để mua lại vàng vàng trang sức. Mặt hàng này đang bán chạy ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, vàng trang sức khó đảm bảo chất lượng do được sản xuất theo phương pháp thủ công, không rõ thương hiệu và trách nhiệm người sản xuất. Hạn chế mặt hàng này là mua ở đâu phải bán ở đó, đem đến nơi khác là bị đánh thấp tuổi để ép giá mua vào.

"Vì vậy, mong rằng người tiêu dùng hãy bình tĩnh, không nên vội vã đổi ngay vàng miếng lấy vàng trang sức, sẽ chịu những thiệt hại không đáng có", ông Long nói.

Ông Long nhận xét, trong tình hình kinh tế hiện nay, những giải pháp lớn đặt ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP là rất cần thiết và phải quyết tâm thực hiện. Về quản lý kinh doanh vàng miếng của Nhà nước, Hiệp hội sẽ có văn bản đề xuất ý kiến theo hướng làm sao đảm bảo quyền lợi người dân. Đồng thời, kiến nghị việc nhập khẩu vàng nên gom lại một đầu mối do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

Song song đó, cần hình thành quỹ vàng từ hai nguồn là vàng nhập khẩu và vàng mua trong dân hoặc tiết kiệm… và có thể điều tiết quỹ này, khi cần và khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế thì xuất khẩu để thu ngoại tệ về. Quỹ vàng này có thể dùng như quỹ phụ trợ cho quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Để đưa vàng miếng vào thị trường có tổ chức, về đầu ra, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sử dụng mạng lưới các ngân hàng có kinh doanh vàng, các doanh nghiệp vàng có uy tín và những doanh nghiệp này sẽ tổ chức các đại lý của mình.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề xuất thành lập Sở giao dịch vàng. Bởi theo tôi, tốt nhất là khi hạn chế “vàng vật chất” thì nên cho phép “vàng tài khoản”, có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, thành viên tham gia sở giao dịch vàng là các công ty, các ngân hàng và cho ký quỹ với tỉ lệ cao để tránh rủi ro. Rút kinh nghiệm sàn vàng trước đây, sở giao dịch vàng cần có quy chế quản lý và được pháp luật hóa rõ ràng.

Làm thế nào để huy động được lượng vàng hơn 500 tỷ tấn đang nằm trong dân mà tránh được lạm phát, rủi ro cũng như đảm bảo tính an toàn? Trước chủ trương quản lý vàng miếng của Nhà nước, nếu có vàng trong nhà, bạn sẽ chuyển sang vàng nữ trang cất trữ hay gửi ngân hàng lấy lãi? Có nên lập sở giao dịch vàng và cho phép vàng tài khoản?

Mọi ý kiến tranh luận xin gửi về vef@vietnamnet.vn hoặc phần thảo luận cuối bài. Xin trân trọng cảm ơn.

=================================================

Giờ Thìn. 28. 2. Tân Mão Việt lịch: Đỗ Vô Vong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề khoa học trong nền tư tưởng hiện đại

Nguyễn Mạnh Tường,

Kiều Mai Sơn (Sưu tầm & giới thiệu)

Văn hóa Nghệ An

Chungta.com

GS.TS Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) người trí thức lỗi lạc, khi mới 22 tuổi đã lập kỉ lục giành 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia chuyên ngành Văn chương và Luật khoa tại Đại học Montpellier (Pháp) trong cùng một năm 1932. Đây là kỉ lục “cổ lai hãn hữu” mà cho đến nay (2011) gần 80 năm vẫn chưa có người thứ hai, kể cả người Pháp và người ngoại quốc phá được.

Người trí thức lỗi lạc ấy còn là một nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan, những tác phẩm của ông tản mát và không có điều kiện đến với bạn đọc.Trong hành trình tìm lại di sản văn hóa của ông, chúng tôi đã thấy được một số bài viết trên báo chí đương thời. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các nhà nghiên cứu, các bạn.

Trong học giới nước ta, mấy năm nay, phong trào khoa học rất thịnh hành. Nhiều người nếu không dùng hai chữ “khoa học” vài lần trong một ngày, đêm không ngủ yên. Tác giả nào không đội lốt khoa học tự thấy yếu bóng vía và rất sợ độc giả chỉ trích. Trong lắm phạm vi không thể dùng phương pháp khoa học được, họ cũng cố ép khoa học vào. Họ tưởng nếu không có thần khoa học ủng hộ thì không thể nào xong được công việc. “Mốt” khoa học bành trướng một cách rất oanh liệt. Thậm chí có người nghĩ rằng thể thao cũng có thể theo khoa học được. Ta vẫn thường thấy lắm kẻ tâng bốc nhà võ sĩ này biết cách khoa học dùng hai quả đấm, nhà lực sĩ kia có cách khoa học đá quả bóng hay múa cái vợt. Nghe đâu như trong nghề chơi cũng có khoa học. Sự đó không lấy gì làm lạ. Nếu ta đắm đuối về khoa học, chẳng qua là tại ta mới biết khoa học chưa được bao lâu. Khoa học như người vợ mới cưới, ta thích ngắm, ta thích chiều. Chính ngay nước Pháp đã qua một thời kỳ như vậy. Cuối thế kỷ thứ mười chín, Ernest Renan viết một cuốn sách chứa chan hy vọng về tương lai khoa học. Taine đinh ninh rằng khoa học sẽ làm cho ta hiểu hết tâm lý, cắt tính nghĩa hết tính của loài người. Tiên sinh coi trái tim như cái máy đồng hồ, có thể tháo tung giây tóc, bánh xe để xem xét, lau chùi, chữa chạy. Theo ý tiên sinh, biệt tài của một thi sĩ chẳng khác gì một bài tính đố dùng phương pháp khoa học có thể giải quyết được. Trong thời kỳ đó, nhiều người tưởng rằng khoa học sẽ xé tan những màn huyền bí của tạo hóa, cho phép ta hiểu thế nào là sự sống, sự chết, nâng ta lên ngang hàng Hóa công, thế ta vào thay Hóa công! Muốn hợp thời, các thi sĩ nhất định không tìm nguồn thơ trong tâm hồn như phái lãng mạn nữa. Họ theo gương sử gia, cố làm xuất hiện thi vị của những văn hóa bị tiêu diệt. Leconte de l’Isle lúc nào cũng tiếc nhớ văn hóa Hy Lạp và Ấn Độ. Héredia chạm gọt những bài thơ tuyệt diệu để ca tụng dĩ vãng tốt đẹp, lộng lẫy của các văn minh Âu, Á. Hai thầy trò đồng ý giữ thái độ khách quan, theo phương pháp khoa học, không bao giờ chịu thổ lộ tâm trạng của mình cùng độc giả. Nhưng một ngày kia, học giả nhận thấy khoa học không giải quyết được những vấn đề cốt yếu cho nhân loại. Các bác sĩ vẫn chưa biết sau khi chết, linh hồn ta còn toàn vẹn không và có thể hoạt động được đến đâu. Cùng lúc đó, các nhà triết học nghiệm thấy thuyết của Taine tiên sinh không thể cắt nghĩa được những hành vi của tư tưởng và những đặc tính của tinh thần. Thật là may! Nếu phương pháp khoa học có thể vạch tỏ ra cái khuất khúc của tâm lý, thì trong người ta hết bí mật. Nếu các nhà bác sĩ khám phá được thực tại, của cái chết, thì đời ta hết nghĩa lý. Nếu nhờ khoa học mà ta hiểu được thiện ác và tới được địa vị của Hóa công thì quang cảnh trời [giời] xanh buồn lẻ và bóng tối của đêm hôm vô vị. Nếu trong người ta, ta biết rõ những cơ quan của thân thể, những tính tình của tâm trạng, thì ta không muốn ở với ta nữa, ta chán ta vô cùng. Nếu ta biết ngày mai, ngày kia, sẽ xẩy [sẩy] ra sự gì, ta không chắc ta có can đảm sống đến mai không. Nói tóm tắt lại, trong người ta cần phải có bí mật, trong đời ta phải có tình cờ, trong thế giới cần phải có trời [giời] đất quỷ thần thì ta mới [mấy] muốn sống. Ảo tưởng là sự cần dụng thiết yếu của ta. Ta chỉ có thể sinh hoạt được ở trong bầu không khí đầy những sương mù. Tâm địa ta phải lo sợ, ước ao, hy vọng, thì ta mới [mấy] đủ sức mà sống, thì đời ta mới thú vị. Tuy rằng ở cõi tiên mà Từ Thức vẫn khao khát trở về trần tục, chỉ vì trên bồng lai tiên cảnh không biết lo sợ, ước ao, hy vọng. Một pho tượng đẹp đến đâu thì đẹp, ta không thể yêu như một mỹ nữ, vì mỹ nữ có tâm hồn, biết khóc, biết cười, lúc làm ta say đắm, lúc làm ta bực mình, lắm khi khôn ngoan, lắm khi ngu đần, thỉnh thoảng hành vi hợp lý, nhiều khi cư xử [mờ chữ] hay vô lý. Huyền bí của thiễu nữ, thú vị của ái tình ở trong đó mà ra. Tại sao Tú Uyên yêu một hình ảnh. Pygmalion yêu một pho tượng đều nhận rằng sự yêu đương không đầy đủ hoàn toàn, lại cầu trời khấn phật cho phép người trong mộng hiển hiện ra thành người thật, tuy họ biết người thật rất nhiều thói xấu và làm cho họ điêu đứng? Là vì một hình ảnh, một pho tượng thiếu linh hồn. Lúc các nhà triết học dùng ánh sáng khoa học để giải minh những sự ám mờ, bí mật của tinh thần, trí não, tâm địa ta, lúc các nhà thi sĩ theo gương các bác sĩ muốn giữ thái độ khách quan để tả mỹ cảnh của vũ trụ hay tìm thi vị của đời quá khứ thì chẳng khác gì như họ ép ta phải yêu hình ảnh hay pho tượng chỉ có vật chất, mà không có linh hồn của một mỹ nữ. Thế giới họ đẩy ta vào thật là sáng sủa, mặt trời lúc nào cũng chói lọi, nhưng tiếc thay, cây thì không có bóng, ngày không có đêm, đường đi bao giờ cũng thẳng không quanh co. Tất cả người ta, chỉ còn trí khôn để hiểu, nhưng mất tri giác không biết cảm nữa. Ta sống ở trong một lâu đài đầy kim cương, nhưng kim cương đó không xúc động lòng người ta như mấy giọt lệ lóng lánh trong đôi mắt hữu tình. Không khí ta thở thấy nóng, khô khan vô cùng, ta rất thèm thuồng chén nước lã, mong mỏi ngọn gió nam, ước ao cây um tùm. Ta đợi chờ bông hoa tươi ở giữa đám cỏ xanh. Ta cần dùng một thi vị mát mẻ, êm đềm, âm thầm, mờ ám, huyền bí, thi vị của cảm giác chứ không phải thi vị của trí khôn. Cái bi kịch đó mà các nhà trí thức nước Pháp trải qua về cuối thế kỷ thứ mười chín, văn sĩ P. Bourget đã kể trong cuốn tiểu thuyết nhan đề: “Người môn đệ”. Cậu Robert Greslou là môn đệ cụ triết học Sixte. Hai thầy trò đều chịu ảnh hưởng của Taine tiên sinh một cách sâu sa. Cậu Greslou chỉ biết dùng lý tính để phân tích và giải quyết những vấn đề quan trọng của tinh thần. Cậu là một người “thất tâm” không hiểu tính tình đồng loại, coi tâm địa như một vật để thí nghiệm. Cậu dùng trái tim của một thiếu nữ để tra xét sự sinh nở, hoạt động, bành trướng của ái tình. Cậu giữ thái độ khách quan, theo phương pháp khoa học để quyến rũ cô, dắt cô vào trong tay cậu. Trong tất cả cuộc thương yêu này, quả tim của cậu chưa hề đập mạnh chỉ có tinh thần cậu hồi hộp thấy kết quả mỹ mãn của sự thí nghiệm của cậu. Cô kia yêu cậu đến nỗi hy sinh cho cậu không những tâm hồn mà cả thân thể cô. Cô tưởng cậu thực tình, sau cuộc ái ân sẽ cùng cô uống chén thuốc độc để chết theo cô. Cô có ngờ đâu sau khi cậu đạt tới khoái lạc cuối cùng của ái tình, cậu chỉ sướng rằng sự thí nghiệm của cậu được hoàn toàn. Cậu bị giải ra tòa đại hình để xử việc cậu đã đầu độc cô. Nhưng đối với luật lệ, cậu vô tội, được trắng án. Chẳng may cho cậu, lúc cậu ở tòa ra, người anh cô thiếu nữ bắn cậu chết để trả thù cho em… Trong mấy trang cuối cùng quyển tiểu thuyết, cụ triết học A. Sixte quỳ gối trước linh sàng cậu Greslou, giọt lệ chứa chan, cầu kinh cho môn đệ được siêu sinh tĩnh độ. Cử chỉ của cụ trái hẳn thuyết từ xưa đến nay cụ vẫn dạy. Cụ nhận thấy rằng trên có Thượng đế, dưới có nhân loại, cụ hiểu rằng tinh thần bao giờ cũng đánh đôi với trí giác, ái tình là một sự hệ trọng trong đời người, trái tim của người đàn bà không phải là một vật thí nghiệm và ở bên trên thế giới vật chất mà khoa học có thể cắt nghĩa được, có tâm giới thoát khỏi vòng khoa học pháp tác, chỉ theo luân lý quy tắc và lương tâm mệnh lệnh. Chính nhà triết học Bergson đã tìm được cách giải quyết vấn đề khoa học trong nền tư tưởng hiện đại. Tiên sinh đối chiếu vật chất với tinh thần. Ta tiếp xúc với thế giới vật chất bằng ngũ quan. Trí khôn ta gây nên phương pháp khoa học để hiểu và cắt nghĩa thế giới vật chất. Nếu dùng phương pháp đó trong thế giới tinh thần thật là vô lý, chẳng khác gì dùng cái cốc để đóng đanh, hay dùng đanh để đẽo gỗ. Trí khôn ta, từ thuở nhân loại mới xuất hiện trên mặt đất lúc nào cũng giao thiệp với thế giới vật chất lợi dụng vật chất để tìm kế sinh nhai thành ra tiêm nhiễm những tính thói của vật chất, nặng vật chất, cũng như chậu hoa ta để dưới đất, lúc nắng, lúc mưa, bị bụi, bùn, bám chặt. Vì vậy không thể nhập vào thế giới tinh thần được. Dù có vào đó nữa thì cũng như người nhà quê ra tỉnh, bỡ ngỡ, sinh lắm chuyện buồn cười. Muốn cho trí khôn ta hiểu được thế giới tinh thần thì cần phải rửa sạch bùn lầy của vật chất, cũng như muốn cô con gái thôn quê thành người thiếu nữ ngoài tỉnh, thì phải cạo răng trắng, ăn mặc tân thời, cắt tóc, uốn tóc! Lúc trí khôn ta đã hoàn toàn sạch sẽ, thu lại tính chất trong sạch thuở xưa, sẽ có thể nhập vào trong thế giới tinh thần, không sợ thất lạc nữa. Nói tóm lại, theo thuyết của Bergson tiên sinh, trí khôn ta khó lòng hiểu được thế giới tinh thần, chỉ có thể hiểu được thế giới vật chất thôi, nhưng dùng phương pháp khoa học có thể đi tới được biên giới tận cùng của vật chất. Từ khi tư tưởng của Bergson thuyết minh trong làng trí thức ai cũng tưởng rằng vừa được ra khỏi ngục tối. Mọi người ngắm cảnh thiên nhiên tạo hoá đều nhận có nhiều huyền bí đầy thi vị và trông trời xanh thẳm cũng rùng mình mà than như Pascal: “Trạng thái luôn luôn yên lặng của không gian làm ta ghê sợ”. Nếu khoa học không đủ thế lực phá tan bí mật của vũ trụ, nếu nhân loại chưa hiểu chết là gì, nếu trên trời còn Hoá công, nếu trong người ta còn linh hồn, còn cảm giác, nếu trên đường đời, tương lai còn mù mịt, nếu quang cảnh êm đềm của ngôi sao lóng lánh trong đêm thanh vắng còn làm ta mê man trong giấc mộng thì ta chưa đến nỗi thất vọng. Trí khôn tung hoành trong một thế giới nhật quang chói lọi. Thế giới đó có một thi vị riêng, thi vị của một cánh đồng quê lúc trưa mặt trời giữa đỉnh đầu, thi vị của một eo bể nước trong vắt, nhìn thấy tận đáy của hòn đá xanh lơ, con cá lặn, thi vị của một hạt kim cương tuôn ra tia sáng. Thi vị đó là nhục dục của thi sĩ thuộc về phái Parnasse như Leconte de l’Isle, Héredia… Chung quanh biên thuỳ thế giới đó, có một thế giới mênh mông, u ám, toàn rừng sâu bể thẳm. Thi vị của thế giới này là thi vị u minh của cái miền tịch mịch dưới bóng cây um tùm, của cái suối róc rách trong khe đá, của con đom đóm lập loè trong chỗ tối. Thi vị này là nguyện vọng của Baudlaire đã khám phá những ẩn tình éo le, kỳ dị của tâm trạng, những phát biểu lạ lùng, sâu xa của cảm giác. Thi vị này là sở cầu của Rimbaud đã phát lộ những huyền bí của một thế giới mà nhân loại dùng ngũ quan không trực tiếp được vì bí ẩn trong hình thức của muôn vật. André Gide sẽ theo gương của Baudlaire đạt tới những đặc tính lạ thường của nhân loại từ xưa đến nay vẫn lọt qua lưới của ý thức. Paul Claudel cũng như Rimbaud dùng tri giác đi tới thực tại của ngoại giới và phát minh ẩn ý của Thượng đế trong vũ trụ. Paul Claudel dùng ngụ ngôn để tả cảnh giao thiệp giữa trí khôn và cảm giác. Trí khôn và cảm giác gây nên đạo vợ chồng. Trí khôn là chồng, tự phụ hiểu thấu mọi việc, cai quản gia đình, có bề khinh bỉ cảm giác là người đàn bà ngu si chỉ biết tề gia nội trợ. Một buổi, trí khôn đi vắng, bất thình lình trở về, nghe thấy cảm giác lên tiếng hát mấy điệu hay vô cùng. Tuy rằng trí khôn không thể hiểu tiếng hát gì nhưng cũng phải nhận mấy điệu đó tuyệt diệu. Nhưng lúc hắn mở cửa vào nhà, cảm giác thôi không hát nữa, thành ra mỗi lần trí khôn muốn nghe điệu hát đó phải giả vờ đi vắng rồi trốn một xó nhà để nghe cảm giác lên tiếng ca ngâm. Như vậy vấn đề khoa học trong nền tư tưởng đã giải quyết được rồi. Khoa học là sự nghiệp của trí khôn. Trí khôn chỉ có thể hiểu và cắt nghĩa được ngoại giới dưới quyền ngũ quan mà thôi. Còn như nội giới của nhân loại, hay là ẩn giới của tạo hoá, phải để dành cho tri giác. Đây là vương quốc của các nhà thi sĩ và triết học. Cách giải quyết vấn đề này kể không lấy gì làm mới mẻ cho lắm. Bốn trăm năm về trước, Montaigne đã chỉ trích những đại vọng của khoa học. Tiên sinh dạy rằng trí khôn phải dùng đến ngũ quan để trực tiếp với ngoại giới. Nhưng ngũ quan thường làm ta bị nhầm lẫn. Trí khôn lại còn bị sức tưởng tượng ám ảnh nữa. Nếu ta phải đi trên tấm ván bắc ngang qua hai tháp thật cao, dù tấm ván rộng và chắc chắc đến đâu mặc dầu, ta vẫn run lẩy bẩy. Tuy trí khôn ta biết rằng ta đi trên tấm ván đó, không thể nguy hiểm được cho tính mệnh ta, nhưng ta bị ảnh hưởng của sức tưởng tượng, ta vẫn run như thường. Vậy nếu trí khôn ta theo ngũ quan nhiều khi bị sai lầm, mà lại còn chịu ảnh hưởng của sức tưởng tượng thì khoa học là sự nghiệp của trí khôn còn gì là chắc chắn nữa? Khoa học thật là vô giá trị. Montaigne nghĩ như vậy là quá đáng. Thuyết của Bergson đáng tin hơn. Không nên tâng bốc khoa học quá, nhưng cũng không nên mạt sát. Nên đặt khoa học trúng vào địa vị của khoa học và nên dùng phương pháp khoa học một cách hợp lý. Mấy ý kiến tôi giãi bầy trên nầy cốt để xin các bạn trí thức hiểu kỹ địa vị và phạm vi của khoa học và tránh khỏi lòng mê tín đối với khoa học./

(TN 98, 13 Janvier 1945)

Nguồn: Văn hóa Nghệ An

========================================

Thì ra cụ viết bài này từ năm 1945 lận. Thưa cụ! Đến bây giờ cũng chưa thấy ai định nghĩa thế nào khoa học. Hay nói chính xác hơn: Một định nghĩa khoa học được cộng động khoa học thế giới ủng hộ. Nhưng để phủ nhận văn hóa sử truyền thống của tổ tiên người Việt, có một lũ nhân danh khoa học đấy cụ ah. Họ xác định: "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ quan điểm của họ đấy!

Nhưng thật buồn cho họ. Cái khoa học ấy hiện đang loay hoay tìm lối thoát. Đến cả ông khoa học SW Hawking - ông hoàng khoa học Vật lý Thiên Văn cũng chạy độ khi phát biểu: "200 năm nữa nhân loại đi hành tinh khác mà ở". Ấy là ông ta chỉ mới nhân danh chính cái khoa học trở thành công cụ của sự tàn phá môi trường sống của con người và chưa đề cập đến sự phẫn nộ của thiên nhiên. Mà những trận động đất trong những năm gần đây là một vài cái làm ví dụ!

Kẻ hậu bối nói điều gì khí không phải, xin anh linh cụ miễn thứ:

Cái gì cũng vừa vừa phai phải thôi phải không cụ.

Hic! Thiên Sứ tôi muốn phát biểu rằng: Cái khoa học tự nhiên phát triển thì cái khoa học nhân văn phải cân đối với nó. Không thì rất phiền đấy! Nhớ nha!

Và câu này không giành cho đám tư duy "Ở trần đóng khố".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đám đông và nhà khoa học

Lê Đình Phương

Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Nguồn: Chungta.com

Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?

1. Sáng tạo thì luôn đòi hỏi sự cô đơn và tránh xa mọi tạp niệm của đời sống. Giữ lòng thanh tĩnh trong hân hoan là điều kiện phải có cho mọi sáng tạo tinh thần. Nhà khoa học phải đạt đến trạng thái này để bùng nổ hay kết tinh lại năng lực trí tuệ ngoại hạng của mình.

Trạng thái solitude đó (tạm dịch: hoan tịnh) đòi hỏi rất nhiều điều kiện, từ mức độ cá nhân cho đến xã hội, mới có thể đưa đến một sự tĩnh tại, solitude tuyệt đối, nền tảng cho mọi sự thăng hoa và bùng nổ của trí tuệ.

Hiểu theo nghĩa đó, các trường đại học danh tiếng Âu Mỹ, cùng với vị trí địa lý nơi nó tọa lạc, quả là môi trường tuyệt hảo cho mọi sáng tạo. Nơi đó, thư viện là thánh đường, thời khắc nghiên cứu thì đầy ắp niềm vui trí tuệ, lề thói xã hội thì trật tự thong dong... Rất ít bụi trần ai chen được vào sân trường đại học của họ.

Cái môi trường giáo dục và xã hội tuyệt đối cần thiết cho thái độ solitude, nền tảng của sáng tạo ấy, chúng ta chưa có được!

2. Trong những ngày này, rất nhiều người Việt Nam như phát sốt lên vì giải thưởng toán học Fields. Cũng như họ, tôi hoàn toàn mù tịt về Bổ đề cơ bản cho chương trình Langlands mà Ngô Bảo Châu đã chứng minh. Lại càng không thể hình dung được thành tựu toán học này sẽ tăng được bao nhiêu phần trăm trong GDP cả nước (?). Chắc là không, nhưng chúng ta vẫn hoan hỉ, tin tức vẫn tràn ngập trên báo chí theo cách người ta ăn mừng một bàn thắng bóng đá (vốn chỉ là một trò chơi), hay một cuộc đăng quang của một cô hoa hậu chân dài nào đó.

Chúng ta ăn mừng một giải thưởng toán học cao cấp, vốn là lĩnh vực am hiểu của một thiểu số rất nhỏ. Chúng ta đòi xuống đường vì Ngô Bảo Châu đã thắng trong một cuộc tranh tài mà 99% người Việt Nam không hề hiểu lấy một phân. Chúng ta vui mừng với tâm thế thèm khát sự vượt trội, với ám ảnh bệnh thành tích từ thuở sưu tập phiếu bé ngoan mỗi tuần. Tôi chắc chúng ta sẽ không hoan hỉ đến thế, nếu không có giải thưởng kia. Chúng ta cần một sự hơn thua, để tự tin xác tín Ngô Bảo Châu là người lỗi lạc. Phải chăng, chúng ta đang mừng chiến thắng với một tâm lý đầy mặc cảm, thua chị kém em đã bị dồn nén quá lâu?

3. Có lẽ, với tâm thế mặc cảm mang lớp áo dân tộc tính đó, báo chí, dân chúng, quan chức... đã quên sự mực thước trong việc tôn vinh nhà khoa học trẻ kia. Sung sướng vì Ngô Bảo Châu là người Việt đã hẳn, nhưng không thể nhận vơ để "lên mặt" về những hoa trái tri thức mà bạn ấy gặt hái được từ nước ngoài. Chúng ta nghiễm nhiên coi thành quả này là của nền giáo dục Việt Nam, vốn có sinh mà không dưỡng. Và từ đó, phóng chiếu rất nhiều can dự, cãi vã vào lộ trình khoa học của nhà toán học trẻ tuổi: chức vụ, huân chương, tặng nhà, bỏ bạc tỉ xây Viện Toán cao cấp... Thậm chí lôi cả đời tư lên mặt báo: nhà toán học "si tình" thì đã sao?

4. Tôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Bạn giáo sư kia ắt sẽ rất hạnh phúc trong những ngày này. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chỉ trong một ngày, coi như đã báo đáp xong.

Nhưng phải cảnh giác với cái giá của sự nổi tiếng (theo kiểu Việt Nam), đang bị khoanh vùng và mang màu sắc quốc gia thiển cận. Cái giá đó sẽ rất đắt, nếu những lời tung hô rộn ràng kia đánh mất thái độ trung dung và tâm thế an nhiên của nhà khoa học. Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?

Chúng ta cũng vậy, đừng để những tình cảm háo thắng náo nhiệt xâm thực vào không gian sáng tạo rất yên tĩnh kia. Vui dăm bữa rồi thôi, hãy để khối óc lỗi lạc kia quay trở lại thánh đường toán học của mình, trong niềm hoan tịnh. Đừng cột vào con người ấy những tước hiệu, gánh nặng vô bổ và cồng kềnh, thừa thãi cho niềm vui toán học, vốn dĩ không dành cho số đông.

Đó là cách tốt đẹp nhất mà chúng ta biểu lộ niềm tự hào của một dân tộc vừa thông minh xuất chúng, vừa... thanh lịch.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

========================================

Đời nó thế! Không ít kẻ trong đám vỗ tay ấy vì danh vọng của Ngô Bảo Châu, chứ đâu phải vì chân lý được tôn vinh đâu! Nhắc lại câu chuyện này ra thì hơi khắc nghiệt - nhưng dù sao nó cũng là câu chuyện được in thành sách rồi:

Khi Napoleon chiến thắng Ai Cập trở về, lúc ấy, ông ta chỉ là Tổng Tư Lệnh của quân đội Pháp ở Ai Cập. Dường như cả thành Pari đổ ra đường đón ông ta. Nhưng vẻ mặt của ông ta lạnh như tiền. Một sĩ quan tùy tùng hỏi ông ta: "Thưa tướng quân! Ngài không thấy vinh dự khi cả nước Pháp chào đón ngài?". Napoleon trả lời: "Khi ta lên đoạn đầu đài thì họ cũng ra xem đông như thế này!".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

Bùi Quang Minh thực hiện

Chungta.com

Lời dẫn của chungta.com:

Tranh luận “A có phải là B hay không?” là dạng tranh luận cơ bản mà chúng ta rất hay gặp. Thông thường nếu khái niệm về A, B được nhiều người cùng hiểu một cách tương đối thống nhất (đã xác định rõ nội hàm của A và của B ) thì “A coi là B” khi xác thực được theo 1 trong 2 hướng sau:

* Hướng 1: “A là B” nếu như A mang hầu hết các nội hàm cơ bản, bản chất của B.

* Hướng 2: “A là B” nếu ngoại diên của A thuộc (nằm trong hay xấp xỉ) ngoại diên của BNhưng trong trường hợp tranh luận mà: A là “Triết học” còn B là “Khoa học”, nhiều người trong chúng ta còn chưa xác quyết được “Triết học có là Khoa học hay không?” do 4 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1- Không hiểu rõ về A - định nghĩa khoa học: có thể hiểu rất rõ một vài ngành khoa học cụ thể như vật lý học, toán học hay tâm lý học,… nhưng một số người lại chưa hiểu hết về khoa học nói chung.

* Khoa học theo từ gốc tiếng La tinh là Tri thức; làm khoa học là làm công tác nghiên cứu, khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Công việc của khoa học gia là tìm cách gia tăng hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Phạm vi của khoa học là nghiên cứu thực nghiệm và dùng sự suy lý để suy xét hiện tượng tự nhiên. Các khoa học gia quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.

* Kiến thức khoa học thu được bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.

* Ta phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức thông thường và tri thức khoa học. Nhận thức khoa học là bậc thang cao hơn của nhận thức thông thường:

  • Nhận thức thông thường (tiền khoa học): hình thành tự phát/ bán tự phát, mang tính kinh nghiệm, trực tiếp từ cuộc sống. Nó có trước và là nguồn tư liệu của khoa học. Sắc thái phản ánh trực tiếp, cụ thể và phong phú. Nó tác động thường xuyên, phổ biến chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống.
  • Nhận thức khoa học: bước tiến mới tự giác mang tính khái quát, trừu tượng hóa và chính xác hóa cao. Nghiên cứu các khách thể khách quan, quy luật biến đổi của khách thể dựa theo sự thật và lý trí. Tri thức tạo ra mang tính hệ thống, tính chặt chẽ logic và có căn cứ. Có sử dụng hệ thống các phương tiện và phương pháp chuyên môn.
Nguyên nhân 2 - Không hiểu rõ hay thống nhất được về B - định nghĩa “triết học” là gì? – đây là một điều hay gặp, kể cả triết gia (nhất là nhiều người chưa hiểu sứ mệnh, vấn đề triết học giải quyết, công cụ/ phương pháp làm việc, kết quả triết học…)

* Triết học theo từ gốc tiếng Hy Lạp là quý chuộng và lòng yêu mến sự thông thái - một thái độ luôn tìm kiếm, luôn nghi vấn với lý tưởng để đời sống con người luôn tốt đẹp hơn. Triết học không có chủ đề xác định, chưa được đồng thuận, với nhiều người nó rất huyền bí và có nhiều nội dung, có nhiều sứ mệnh khác nhau dựa theo những quan điểm khác nhau.

* Sản phẩm của triết học là tri thức đặc biệt là minh triết về con người, thế giới, Thượng Đế, đời sống cá nhân tốt đẹp, đời sống xã hội tốt đẹp... mọi thứ từ cứu cánh cuộc đời đến bản chất của vạn vật. Do đó nó bao quát nhiều chủ điểm của khoa học, vượt trên cái thực nghiệm đi vào cái lý tưởng/ siêu việt, nó là mối quan tâm của tất cả mọi người và nếu ai đó còn khao khát chân lý tối hậu, ưa thích, say mê sự thông thái, hỏi đáp câu hỏi "Tại sao" cho đến cùng đều có thể tham gia triết học.Nguyên nhân 3 - Sử dụng định nghĩa ““triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy... “” theo một số SGK về triết học của Việt Nam có nghĩa là Triết học đã được định nghĩa thông qua Khoa học. Với cách hiểu A thông qua B như vậy thì đã hình thành cách hiểu ngầm “A là B” mất rồi. Với trường hợp này, để tránh sự hiểu nhầm “A chính là B” hay A và B là một, cần xem xét lại định nghĩa của A để phân định được thế nào là A, thế nào không phải là A; cũng như xem lại định nghĩa của B để phân định thế nào là B, thế nào không phải là B. Và sau khi hiểu về A rồi, về B rồi chúng ta mới có thể trả lời chính xác "A có là B không?"

Nguyên nhân 4 - A và B đang vận động, biến đổi chính nội hàm về nó làm cho A trở nên ngày một khác A, B ngày một khác B. Cụ thể, “Triết học” và “Khoa học” đang phát triển (khoa học phát triển hết sức mạnh mẽ), đang tương tác lẫn nhau và vẫn đang liên tục xác định lại phạm vi nghiên cứu của mình.

1. Theo lịch sử phát triển, triết học luôn gắn liền với khoa học và cùng ảnh hưởng thay đổi cuộc sống của con người, xã hội. Thời cổ đại, triết học đồng nhất với khoa học tự nhiên, triết gia đồng thời là nhà khoa học. Khoa học ngày một phát triển, khoa học tách dần khỏi triết học, trở nên độc lập. Ngay trong khoa học, đến mức hiểu biết nhất định, các ngành khoa học phân ngành/ hợp ngành liên tục hình thành nên vô số ngành khoa học liên thông và độc lập tương đối với nhau, đối tượng/ hiện tượng ngày một chuyên biệt, câu hỏi đặt ra và công cụ/ phương pháp của khoa học ngày một gia tăng.

Ví dụ ta có một số loại hiện tượng khách quan như sau:

a- Hiện tượng có cộng đồng nghề nghiệp làm công tác nghiên cứu và ứng dụng các ngành khoa học khác nhau dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về khoa học – Khoa học luận” tách riêng khỏi khoa học xã hội, nhằm mục đích chuyên môn hóa hoạt động khoa học*)<br style="font-family: Arial;">

b- Hiện tượng có nhiều triết gia trên thế giới suy tư triết học dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về triết học” tách riêng khỏi khoa học xã hội. Tiến hành so sánh, phân loại, tổng hợp và hệ thống hóa thành tựu, ý tưởng triết học của các triết gia trong lịch sử loài người, cung cấp để tăng cường hiệu quả, tính chuyên nghiệp của triết gia, công tác triết lý.<br style="font-family: Arial;">

c- Hiện tượng có nhiều người theo đuổi và mang những trạng thái hạnh phúc rất đa dạng dẫn tới hình thành chuyên ngành “hạnh phúc học”. Quan điểm và biện pháp khác nhau để có hạnh phúc của mọi người là dữ liệu để các nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc.

2. Trong khi đó, triết gia vẫn bám đuổi một số câu hỏi căn bản, gốc gác nhất là những câu hỏi muôn thuở về cuộc đời, vẫn trong phạm vi tư biện và suy ngẫm bất tận mà kết quả là các dòng, các đạo giáo, các trường phái, quan điểm khác nhau làm nên bức tranh trí tuệ, đạo đức phong phú của loài người. Do triết học bị phấn tách nhiều chủ điểm, vấn đề và chuyển sang khoa học như các môn khoa học tự nhiên, tâm lý học, các môn khoa học, môn đạo đức học, môn mỹ học, môn logic học… nên một số vấn đề vũ trụ quan, bản thể luận, các vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận, nhân sinh quan như ý nghĩa cuộc sống, phong cách sống… Ngay các vấn đề đó cũng đang bị co hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vị trí riêng biệt bên ngoài các ngành khoa học cụ thể. Mối liên hệ giữa triết học với khoa học là:

a- thành tựu khoa học để thẩm định, minh chứng, làm rõ hay phản bác cho các kết luận triết học. Khoa học càng tiến bộ thì càng giải đáp được một số câu hỏi của triết học, đặc biệt là những câu hỏi về thế giới, tư duy, ý thức… Một số thành tựu khoa học đặt ra những vấn đề mới thậm chí tạo nên sự khủng hoảng hay bước nhảy mới cho triết học (ví dụ: chủ nghĩa duy khoa học, vấn nạn mê tín & ảo tưởng về khoa học, giá trị / ý nghĩa của khoa học)<br style="font-family: Arial;"><br style="font-family: Arial;">b- các kết luận triết học gợi ý cho khoa học các giả thiết và định hướng tiến bộ, lộ trình khám phá chi tiết, toàn diện thế giới cũng như cung cấp cho khoa học phương pháp luận nghiên cứu các đối tượng

Tranh luận “Triết học có là khoa học hay không” chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người.

Nếu quan tâm đến Triết học, bạn cần tìm hiểu rõ mục đích và giá trị của triết học, những vấn đề triết gia lý giải và biện pháp triết gia trả lời các vấn đề đặt ra trong tương quan giống nhau và khác nhau với mục đích, phương thức và sử dụng kết luận khoa học từ các nhà khoa học. Đó là ý nghĩa của việc tranh luận Triết học có là khoa học hay không.

Sau đây, mời các bạn theo dõi một đoạn chungta.com ghi chép được buổi tranh luận về chính chủ điểm “Triết học có phải là Khoa học hay không?” giữa một số vị khách…

Xem thêm:

Tiến sĩ Phạm Huy Thông:

Chỉ có triết học Mác - Lê nin cho rằng triết học là một môn khoa học, chỉ có giáo trình SGK Triết của ta mới cho rằng triết học là một môn khoa học.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

- Nếu là khoa học thì triết học không có ai công nhận đúng. Anh Thông không trả lời khoa học là triết học. Anh Thông trả lời khẳng định triết học có tính khoa học nhưng triết học không phải là khoa học.

Theo tôi, Triết học hiển nhiên là Khoa học. Cá nhân cần có cá tính và chính kiến. Tôi rất buồn cười cho những người nghi ngờ triết học không phải là khoa học. Theo tôi họ cực kì ấu trĩ. Triết học là 1 khoa học. Xét trên lịch sử triết học và nhận thức nhân loại cũng như toàn bộ cấu chức và nhận thức của nó, triết học không còn gì khác hơn là một nhận thức khoa học. Trước Socrates, nhân loại chỉ có môn vật lý học sơ khai bao gồm kim mộc thủy hỏa thổ ở phương Đông, đất nước gió lửa ở phương Tây. Chỉ có Socrates với nhận thức luận phương Tây mới được gọi là cha đẻ của nền triết học cổ điển duy niệm toàn cầu. Sau đó đến Platon là học trò của Socrates, đã đề ra hữu thể luận, chính là hạt nhân, hạt giống, mẹ đẻ của triết học toàn bộ lịch sử nhận thức triết học. Đến Aristote mở ra đồng nhất luận, a = a, và tam đoạn luận - căn gốc của mọi logic trên đời, không ai phản bác được kể cả Heghen. Như vậy cả 3 ông tổ này đã xây dựng nên logic đầu tiền cho loài người. Mà cái gì không phải là logic chắc chắn không phải là khoa học. (Chính Nietzsche đã nói: Chúng ta không làm được gì nhiều hơn các tổ sư của chúng ta. )

Ông Bùi Quang Minh:

- Tại sao nguồn gốc của triết học Mác là tính xác thực trong khoa học, nhưng mọi loại triết học khác lại đề cao tính siêu hình, nhưng ông đề cao cả 2. Chẳng cần nói mấy ông trích dẫn là triết gia hay nhà khoa học, triết học và khoa học không trùng nhau vì có sự khác biệt rất lớn ở mấy biểu hiện chính:

  • Nhà triết học không nhất thiết là nhà khoa học; và cộng đồng triết học không phải là cộng đồng khoa học
  • Thao tác làm việc của nhà triết học và nhà khoa học khác nhau
  • Sản phẩm, tư liệu của nhà triết học khi làm việc và sản phẩm, tư liệu của nhà khoa học hoàn toàn khác nhau; các mệnh đề của triết học đưa ra không phải là dạng mệnh đề khoa học. Việc kiểm chứng mệnh đề khoa học là cực kỳ quan trọng, trong khi rất nhiều mệnh đề triết học không mang tính chất để kiểm chứng.
  • Các tác phẩm triết học khác với các công trình khoa học, các vấn đề khoa học và triết học khác nhau, các giải pháp ứng dụng khác nhau, sống theo triết học khác sống theo khoa học.
Điểm khác nhau chính là Triết học và Khoa học luôn có những vùng đất riêng biệt. Những vấn đề triết học trả lời và khoa học trả lời là khác nhau. Khoa học trả lời thế giới bản chất là gì thuộc về Chân/ Giả, cái khoa học trả lời chỉ đưa ra dự báo những kịch bản cho cuộc sống. Triết học còn trả lời thêm những câu hỏi thuộc dạng: Thiện / Ác, Đẹp / Xấu, Lợi/ Thiệt, Thiêng/ Tục...

Ông Nguyễn Hoàng Đức

Câu hỏi cho ông Minh: theo ông tiêu chuẩn của một môn khoa học căn bản nhất là gì?

Ông Bùi Quang Minh:

Căn bản nhất của khoa học là phải hiểu được bản chất & hoạt động thế giới quanh ta, và phải hiểu được tất cả dựa trên khoa học, phán đoán được hoạt động của tất cả trong những thời điểm khác nhau. Nếu không khẳng định được mình hiểu biết cái gì đó, không phải là nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu đối tượng hơn hẳn người bình thường.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Tôi không thỏa mãn với câu trả lời của anh Minh. Tôi hỏi anh hãy cho tôi một câu ngắn về cái gọi là điều kiện và điều kiện tiên quyết làm nên khoa học. Điều kiện tiên quyết của khoa học là gì?

Ông Bùi Quang Minh:

Điều kiện tiên quyết là thực chứng và đúng với khách quan. Ngoài quan sát hiện tượng đã diễn ra khoa học còn theo dõi thực chứng các giả thuyết phán đoán khoa học trong tương lai. Nhiệm vụ là việc giải thích tính nhân quả giữa các hiện tượng khách quan, tìm được mối liên hệ giữa các hiện tượng trong tương lai và các hiện tượng thuộc quá khứ, tức là tìm mối liên hệ giữa quá khứ và tương lai.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Theo tôi lời của anh Minh rất sai, khoa học hay mọi ngành thứ nhất là có chủ tri, thứ hai là khách quan. Anh Minh đã bảo rằng phải nhìn vào hiện tượng khách quan. Anh Minh đã quên điều đầu tiên là hữu chủ tri đó mới là cái hữu làm nên khoa học và nhân loại. Còn lại những thứ bay trên không là bọt xà phòng.

Ông Bùi Quang Minh:

Ông Đức nói là cái sai, theo tôi "cái thiếu" và "cái sai" là khác nhau. Tôi cho rằng triết học và khoa học đều là sản phẩm của con người, đều có tính chủ quan. Chúng ta chưa có một loài người thứ hai và không có triết học, khoa học của loài thứ hai đó. Cái chính là khoa học xác lập mối liên hệ bản chất giữa hiện tượng trong tương lai và hiện tượng của quá khứ, đều của thế giới khách quan.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Anh Minh tiếp tục sai. Vì tôi hỏi anh điều kiện tiên quyết của khoa học là gì. Anh trả lời như thế là đánh rơi cái chủ tri là đánh rơi cái đặc tính của loài người, khoa học là phổ quát của tất cả, không có khoa học phổ quát của một ai cả.

TS Nguyễn Văn Vịnh:

Tôi nghĩ rằng việc tranh luận như thế này là quá cần thiết và luôn luôn là câu hỏi minh bạch để thắc mắc, khoa học, sẽ được định nghĩa rất rõ ràng bằng khái niệm phát hiện, các phát hiện của khoa học dựa trên dự quan sát của ý chí con người, đối với thế giới khách quan. Vì vậy, trong mọi trường hợp các kết quả của các ngành khoa học nói chung chỉ là sự phát hiện về thế giới mà chúng ta đang sống, với những phát hiện này, con người có thể mô phỏng, có thể bắt chước thế giới như là một sự chứng minh về trí tuệ của mình, thấy chim bay làm ra máy bay, cá lặn làm ra tàu ngầm, thấy các hiện tượng khác lại tiếp tục đặt ra các câu hỏi tại sao và cố gắng giải thích. Sự tiện ích của khoa học mang lại cho loài người đến ngày hôm nay chúng ta vẫn tin đó là niềm tự hào rất lớn của lý trí.

Hy vọng lớn nhất của triết học sẵn sáng tìm kiếm phân tích để làm ra những cỗ máy nhỏ như con kiến và thông minh như con kiến, biết truyền sinh, đây là những thí dụ về những bất tận mà khoa học chưa làm được. Triết học, trong nhiều trường hợp bị nhầm lẫn như là một khoa học, đó là những cách định nghĩa, là quan niệm. Tôi thật sự lấy làm tiếc về quá trình nghiên cứu triết học của ông Đức, khi ông có một cử chỉ rất đáng yêu, là nghĩ rằng mình có thể hiểu về triết học. Theo tôi, triết học, là một định hướng cho các hành vi ứng xử lớn hơn nữa, Những định hướng này có tìm kiếm được sự chia sẻ của một nhóm người hay một cộng đồng, trong một giai đoạn hay trong các thời đại. Điều này tôi nói để tôi thấy triết học lớn hơn khoa học rất nhiều, nếu đơn giản nhất đó là một thái độ sống, một con đường chọn để các triết gia sống chết với các ý tưởng của mình, điều này rất khác với các triết gia được gọi là chuyên nghiệp ở phương Tây. Họ có thể đưa ra những hệ thống triết lý và triết học nhưng học khôn cần chịu trách nhiệm và sống với triết lý và triết học đó. Sứ mệnh của triết học không phải là minh chứng những kết quả có tính chân lý. triết học lớn hơn chân lý.

Vì triết học đủ sự rộng lớn bao dung, chỉ những điều loài người chưa biết đến, đơn giản như các lý tưởng, đơn giản hơn là các thái độ sống, bất ngờ hơn đó là sự an ủi với những thất bại của con người, Trong trường hợp này, tôi không nghĩ triết học sẽ đồng nghĩa với tôn giáo. Triết học liên quan nhiều hơn đến chiều hướng bi quan thất bại buồm thảm của loài người. Trong trường hợp này tôi có thể định nghĩa triết học là khoa học về những nối buồn và thất vọng của nhân loại.

Ông Bùi Quang Minh:

Theo tôi đây là những khác biệt cơ bản làm cho không thể coi triết học là khoa học:

- Sứ mệnh của triết học là cung cấp ý nghĩa sống, thái độ sống cho một người, một nhóm người và cả nhân loại còn khoa học thì cung cấp hiểu biết để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của tất cả vật chất. Để thực hiện sứ mệnh này, mỗi triết gia ghi dấu ấn rất đậm bản sắc cá nhân, còn nhà khoa học với sứ mệnh của khoa học sẽ vì chân lý khách quan, yếu tố chủ quan cá nhân phải được tối thiểu hóa.

- Triết gia cung cấp hệ thông thuật ngữ có thể hoàn toàn mới theo quan điểm của ông ta, với phong cách logic, cảm xúc hết sức tự do. Khoa học gia giải thích những thuật ngữ chủ yếu dựa theo các khái niệm cũ, làm rõ chúng và có tể đưa ra thêm vài thuật ngữ mới. Triết gia có thể thông qua các tác phẩm nghệ thuật (tiểu luận, tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, thậm chí cuộc đời mình...) để đưa ra luận điểm triết học theo phong cách và bản sắc cá nhân, không giáo điều và duy lý. Còn Khoa học thì khác hoàn toàn, đưa ra những sản phẩm khoa học có quy chuẩn về định dạng tài liệu khoa học, bằng các dữ kiện chứng minh và phương pháp/ công cụ thể phù hợp với đối tượng khảo sát.

Mà trong thực tế, chúng ta đã thấy rõ cuộc sống của một xã hội, một con người theo một cuộc thí nghiệm khoa học, vĩ đại khổng lồ đến cùng khác biệt như thế nào với cuộc sống mà theo sự đa dạng những minh triết, những khôn ngoan mà được các tư tưởng triết lý soi sáng.

TS. Phạm Huy Thông:

Tranh luận kiểu này để cùng đưa đến những điểm chung, dựa trên lý trí, tư duy logic, có cái khác, cái đồng nhất thì chính là cách làm việc kiểu khoa học gia. Thực ra triết học Mác Lê nin coi là nhóm triết học dựa trên khoa học, vì dựa rất nhiều luận điểm khoa học, phép chứng minh khoa học, duy lý nhưng với triết học, đó cũng chỉ là một phương án tiếp cận trong nhiều phương án tiếp cận của các triết gia. Nhưng thực ra chúng ta đang tranh luận kiểu các nhà triết gia...

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Tôi không đồng ý với ông Vịnh ở 1 điểm rất cốt yếu, ông nói rằng: triết học lớn hơn chân lý?! Tôi cho rằng cả triết học và khoa học đều thuộc về con người, và chúng ta đi tìm chân lý không bao giờ có chuyện chúng ta hoặc triết học của chúng ta lại lớn hơn chân lý, về điểm này ông Vịnh đã sai tuyệt đối.

TS. Nguyễn Văn Vịnh:

Trong trường hợp này, tôi nhận ra 1 điều, ông Đức có 1 sự nhầm lẫn quá lớn về mục đích sống của loài người. Chân lý không phải là 1 mục đích tối thượng, điều lớn hơn để loài người luôn bay lượn được trong ý tưởng là sự lãng mạn. Cứu cánh của loài người không phải là chân lý, điều lớn hơn chân lý là loài người phải vượt qua chính mình bằng ý tưởng mang tính nghệ thuật. Sự khác biệt của các tư duy lý tính và tư duy cảm tính của nghệ thuật, ở chỗ tư duy lý tính mang lại phương tiện phục vụ con người, tư duy triết học gần với nghệ thuật nhiều hơn, mang đến sự bay bổng của con người, được hiểu trong một khái niệm rộng lớn, không đơn giản chỉ là 7 ngành nghệ thuật và tôi nghĩ rằng triết học nằm ở 2 bên, có 1 góc giường của khoa học, phần lớn hơn lại là ở nghệ thuật.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Nếu không có khoa học, nếu chỉ sống bằng mộng mơ, như triết gia Schopenhauer nói: Chúng ta chỉ sống bằng sự thụ động mà thôi. Một ngôi nhà không có khung cột không bao giờ có thể đứng vững, một cuộc đời không có lý trí làm căn gốc, đôi cánh của mộng mơ không bao giờ cất lên được.

TS. Nguyễn Văn Vịnh:

Khi đồng nhất khái niệm giá trị tinh thần với giá trị chân lý đây là sự thất bại về nhận thức, vì một lý do những sinh thể được gọi là con người luôn có 2 cái: - sự hướng đến công lý, chân lý. - Và sự tiếp tục sáng tạo, chỉ dùng trong nghệ thuật, vì khoa học chỉ là sự phát mình sáng kiến, tại sao chúng ta không chấp nhận nghệ thuật để nuôi dưỡng linh hồn , khoa học là phương tiện phục vụ con người.

Ông Nguyễn Hoàng Đức:

Một bức tượng không có khung không bao giờ vững. Mà bức tượng chính là nghệ thuật ấy.

Ông Bùi Quang Minh:

Tôi không đồng tình với ông Đức sử dụng các hình tượng: "bức tượng", "cột kèo" để chỉ nói về sự cần thiết của khoa học mang tính cơ bản. Khoa học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo... đều có thể là cột, là kèo cả. Thậm chí ta có thể thiếu kết luận khoa học mới nhất nhưng không thể thiếu triết học dẫn đường một cách căn bản cho cuộc đời. "Thế giới đang diễn ra những gì" - là khoa học trả lời, còn triết học cung cấp nền tảng cho khoa học luận. Điều gì được coi là có gía trị và không có giá trị cho con người chỉ triết học cung cấp. "Tương lai sẽ diễn ra như thế nào", khoa học đưa ra phán đoán nhưng "tương lai nên chọn như thế nào" là dựa theo triết học cung cấp. "Nếu hành động như thế nào hiệu quả" khoa học có thể trả lời, triết học cung cấp ý nghĩa của cuộc đời.

Và vì các mục tiêu khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau nên thao tác làm việc của họ khác nhau. Và vì thế, ai cũng có thể là triết gia, nhưng không phải ai cũng có thể là nhà khoa học.

Posted Image

*) Một vài thuật ngữ về khoa học:

- Khoa học (science) là một lĩnh vực hoạt động xã hội, xây dựng hệ thống tri thức của nhân loại thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Chức năng xã hội của khoa học là làm cho con người nắm được những quy luật của hiện thực khách quan để ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội, xây dựng có ý thức và hợp lý đời sống.

- Khoa học luận (còn gọi là khoa học về khoa học - science of science) là ngành khoa học hình thành từ giữ thế kỷ 20, có đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm sản xuất ra tri thức về thế giới, tìm những quy luật chi phối sự vận động phát triển của hoạt động sáng tạo một hệ thống nhất thể các tri thức khoa học.

- Xã hội học khoa học (sociology of scientific knowledge) là ngành khoa mới hình thành từ năm 1975 nghiên cứu những thuộc tính xã hội nổi bật của khoa học như: tác động của khoa học với những biến đổi xã hội; những điều kiện văn hóa và xã hội tác động đến khoa học; cơ cấu xã hội của khoa học; các quá trình xã hội liên quan đến việc tạo ra tri thức khoa học

- Một số thuật ngữ Scientology, scientism là giáo phái hoặc trào lưu triết học phi khoa học, thậm chí phản khoa học bị một số người nhầm lẫn đáng tiếc với thuật ngữ chỉ "khoa học luận" là một bộ môn khoa học.

Nguồn: Chungta.com

======================================

Tôi xin mượn tạm tựa của bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em của Liên Xô cũ để làm lời dẫn:

Hãy đợi đấy!

Bởi vậy, khi tri thức mà con người qua các giác quan và những phương tiện nghiên cứu khoa học tự tạo, nhận thực trực quan những thực tại khách quan và tổng hợp được những quy luật của thiên nhiên, vũ trụ và con người để phát triền thành những lý thuyết một cách hạn chế phản ánh có tính cục bộ những quy luật cuả tự nhiên.

Khi tất cả các phương tiên khoa học trợ giúp cho nhận thức trực quan của con người không thể tiếp tục nhận thức trực tiếp những thực tế tồn tại của vật chất, mà chỉ nhận thức gián tiếp qua những tương tác giữa những thực tại đã nhận thức được và chưa thể nhận thức được, để xác định sự tồn tại đó - thì - lúc đó sẽ là sự phát triển hơn nữa của khoa học lý thuyết. Hay nói hình ảnh hơn: Đó sẽ là thời kỳ hoàng kim của những lý thuyết khoa học. Lúc ấy , người ta sẽ xác định rằng:

Triết học và khoa học chỉ là một mà thôi. Lúc ấy người ta sẽ tiến gần hơn đến một lý thuyết thống nhất. Đây chính là nền tảng tri thức xã hội để con người có thể nhận thức được một lý thuyết thống nhất. Và lúc ấy tất cả các nhà khoa học sẽ phải thừa nhận Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Học thuyết căn bản của nền Lý học Đông phương chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Khi nòng nọc trở thành Cóc thì tự nhiên con của Cóc sẽ trở về với Mẹ Cóc: Việt sử 5000 năm văn hiến - Một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử.

Lâu wá nhỉ?

Bà Vanga cũng nói thế! Bà cụ bảo "Còn nâu nắm". Một lý thuyết khoa học phải có tính tiên tri mà lỵ. Chính cái khoa học nó bảo thế mà lỵ. Vậy mà cái "Pha học" cứ bảo bói toán là "Mê tín dị đoan"!? . Tự mâu thuẫn thế là không tốt! Gọi là học dốt đấy! Không thuộc bài. Này! Nhưng không phải vì bói toán là bản chất cần của khoa học, mà lợi dụng giảng giải theo kiểu "mê tín dị đoan" lại là chuyện khác đấy nhé! Chính bởi khoảng cách giữa nhận thức hiện tại với một lý thuyết cao cấp - bói toán là hệ quả - nên đẻ ra cái hiện tượng "nửa dơi, nửa chuột" này.

Tại Thiên Sứ tôi vốn nóng ruột vì minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, mà lại dùng Lý Học để chứng minh như một phương tiện đắt giá. Nên hơi bực mình, hay cáu gắt. Thành thật xin lỗi!

Hãy đợi đấy! Câu này còn dùng cho chính tôi nữa thì phải. Lịch sử tiến hóa của nhân loại thì có thể đợi được, vì nó còn dài. Chưa Tận thế đâu mà lo (Nhưng cũng đừng có coi thường sự phẫn nộ của thiên nhiên). Nó còn phải tồn tại để công nhận "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại" mà. Nhưng bản thân Thiên Sứ tôi thì không sống lâu theo thời gian được. Nên nếu tiếp tục sử dụng phương tiện này thì đành phải chờ "Cóc mọc râu" vậy! Định mệnh đã an bài vậy rùi!

SW Hawking phát biều: Chúng ta hy vọng đến một ngày nào đó , chúng ta sẽ tìm ra lý thuyết thống nhất , nếu chúng ta có khả năng.

Tiếc quá! Bây giờ chưa thấy có khả năng ấy!

Buồn nhỉ!?

Lúc này, chính câu: "Khi nòng nọc trở thành Cóc thì tự nhiên con của Cóc sẽ trở về với Mẹ Cóc", lại là câu an ủi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin mượn tạm tựa của bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em của Liên Xô cũ để làm lời dẫn:

Hãy đợi đấy!

Bởi vậy, khi tri thức mà con người qua các giác quan và những phương tiện nghiên cứu khoa học tự tạo, nhận thực trực quan những thực tại khách quan và tổng hợp được những quy luật của thiên nhiên, vũ trụ và con người để phát triền thành những lý thuyết một cách hạn chế phản ánh có tính cục bộ những quy luật cuả tự nhiên.

Khi tất cả các phương tiên khoa học trợ giúp cho nhận thức trực quan của con người không thể tiếp tục nhận thức trực tiếp những thực tế tồn tại của vật chất, mà chỉ nhận thức gián tiếp qua những tương tác giữa những thực tại đã nhận thức được và chưa thể nhận thức được, để xác định sự tồn tại đó - thì - lúc đó sẽ là sự phát triển hơn nữa của khoa học lý thuyết. Hay nói hình ảnh hơn: Đó sẽ là thời kỳ hoàng kim của những lý thuyết khoa học. Lúc ấy , người ta sẽ xác định rằng:

Triết học và khoa học chỉ là một mà thôi. Lúc ấy người ta sẽ tiến gần hơn đến một lý thuyết thống nhất. Đây chính là nền tảng tri thức xã hội để con người có thể nhận thức được một lý thuyết thống nhất. Và lúc ấy tất cả các nhà khoa học sẽ phải thừa nhận Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Học thuyết căn bản của nền Lý học Đông phương chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Khi nòng nọc trở thành Cóc thì tự nhiên con của Cóc sẽ trở về với Mẹ Cóc: Việt sử 5000 năm văn hiến - Một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử.

Lâu wá nhỉ?

Bà Vanga cũng nói thế! Bà cụ bảo "Còn nâu nắm". Một lý thuyết khoa học phải có tính tiên tri mà lỵ. Chính cái khoa học nó bảo thế mà lỵ. Vậy mà cái "Pha học" cứ bảo bói toán là "Mê tín dị đoan"!? . Tự mâu thuẫn thế là không tốt! Gọi là học dốt đấy! Không thuộc bài. Này! Nhưng không phải vì bói toán là bản chất cần của khoa học, mà lợi dụng giảng giải theo kiểu "mê tín dị đoan" lại là chuyện khác đấy nhé! Chính bởi khoảng cách giữa nhận thức hiện tại với một lý thuyết cao cấp - bói toán là hệ quả - nên đẻ ra cái hiện tượng "nửa dơi, nửa chuột" này.

Tại Thiên Sứ tôi vốn nóng ruột vì minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, mà lại dùng Lý Học để chứng minh như một phương tiện đắt giá. Nên hơi bực mình, hay cáu gắt. Thành thật xin lỗi!

Hãy đợi đấy! Câu này còn dùng cho chính tôi nữa thì phải. Lịch sử tiến hóa của nhân loại thì có thể đợi được, vì nó còn dài. Chưa Tận thế đâu mà lo (Nhưng cũng đừng có coi thường sự phẫn nộ của thiên nhiên). Nó còn phải tồn tại để công nhận "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại" mà. Nhưng bản thân Thiên Sứ tôi thì không sống lâu theo thời gian được. Nên nếu tiếp tục sử dụng phương tiện này thì đành phải chờ "Cóc mọc râu" vậy! Định mệnh đã an bài vậy rùi!

SW Hawking phát biều: Chúng ta hy vọng đến một ngày nào đó , chúng ta sẽ tìm ra lý thuyết thống nhất , nếu chúng ta có khả năng.

Tiếc quá! Bây giờ chưa thấy có khả năng ấy!

Buồn nhỉ!?

Lúc này, chính câu: "Khi nòng nọc trở thành Cóc thì tự nhiên con của Cóc sẽ trở về với Mẹ Cóc", lại là câu an ủi!

Có cần phải lâu vậy đâu sư phụ nhỉ ? Cái vũ trụ này vận động càng ngày càng nhanh mà. Hồi xưa thì lâu chứ bây giờ thì Nòng Nọc sắp thành Cóc mất tiêu rùi Posted Image .

Chỉ mấy chục năm phát triển của máy tính mà đã có thể kết nối toàn cầu, việc mà hàng trăm năm trước đó đâu có thể. Nhanh quá !

Vậy thì... chúng ta có quyền hy vọng !

Kính thầy,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có cần phải lâu vậy đâu sư phụ nhỉ ? Cái vũ trụ này vận động càng ngày càng nhanh mà. Hồi xưa thì lâu chứ bây giờ thì Nòng Nọc sắp thành Cóc mất tiêu rùi Posted Image .

Chỉ mấy chục năm phát triển của máy tính mà đã có thể kết nối toàn cầu, việc mà hàng trăm năm trước đó đâu có thể. Nhanh quá !

Vậy thì... chúng ta có quyền hy vọng !

Kính thầy,

NA

Cảm ơn Nguyên Anh.

Tôi cũng hy vọng vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH - MỘT SAI LẦM CỦA NHẬN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY

Sau cuộc trao đổi với thày Đào Vọng Đức, tôi đã được anh Phạm Việt Hưng đề cập trực tiếp đến vấn đề này qua email gửi tôi! Tôi đã đưa bài này vào topic cùng tên để phân tích. Nhưng rồi sự bận rộn và hàng trăm nguyên nhân lớn nhỏ khác khiến tôi lãng quên, nên đã không tiếp tục. Chuyện xảy ra cũng hai năm nay rồi!
Hôm nay vào trang chungta.com, tình cờ lại thấy được bài này cũng của anh Phạm Việt Hưng. Nhưng hình như trong bài này, tác giả - Anh Phạm Việt Hưng - đã viết bổ sung thêm so với bài gửi cho tôi cách đây khoảng hơn hai năm trước thì phải. Vì thấy có đoạn viết về Lý học Đông phương, mà tôi nhớ trước đây hình như không có.
Không có thời gian đi tìm topic cũ, nên tôi đưa vào Quán vắng để suy nghiệm và chia sẻ với quí vị ghé qua.
Tôi luôn luôn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.
Nếu lý thuyết Bất định đúng và tôi không chứng minh được nó sai, thì tôi sai. Và cả thế giới này sẽ phải tiếp tục chứng minh điều này trước khi xác định "Có hay không một lý thuyết thống nhất, mà một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra. Nếu chúng ta có đủ khả năng!". SW Hawking xác định như vậy!

=======================================================
Hiệu ứng con bướm

Con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas
Math VN

Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô. Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó(1).

Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.
Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danh Henri Poincaré – người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

1. Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:
“Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩm Principia (Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển đông của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:
Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.
Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.
Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.
Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!
Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.
Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chí Acta Mathematica (một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:




Posted Image

Đó là một sai lầm về hình học – trong số các trường hợp hình học có thể xẩy ra, ông đã bỏ sót một trường hợp mà ông nghĩ rằng không quan trọng.
May mắn làm sao, và thú vị làm sao, khi nghiên cứu lại lời giải để gửi tới tạp chí, ông đã phát hiện ra trường hợp bị bỏ sót này. Càng nghiên cứu kỹ ông càng nhận thấy trường hợp bị bỏ sót này hoá ra lại quan trọng và thú vị hơn rất nhiều so với ông tưởng, bởi nó dẫn tới một kiểu chuyển động vô cùng phức tạp và kỳ lạ: Một trong các vật thể có xu hướng chuyển động hầu như ngẫu nhiên (không tuân theo một hướng xác định nào cả).
Đó là điều không thể tin được và cũng không thể hiểu được, vì hệ phương trình do ông thiết lập để giải bài toán là một hệ xác định, và do đó kết quả phải xác định, không thể là ngẫu nhiên. Nhưng trước một lời giải tự nó nói lên một sự thật khác thường, Poincaré nhận thấy một điều vô cùng quan trọng mà trước đó chưa ai nhận thấy: Nếu kết quả không phải là ngẫu nhiên thì ít nhất nó cũng không có một cấu trúc rõ ràng!
Poincaré dừng lại bài toán ở chỗ đó, rồi thốt lên: “Tôi không biết phải làm gì với kết quả này” (I don’t know what to do with this).
Lúc Poincaré dừng lại chính là lúc ông đã vô tình khép lại cánh cửa của Chủ nghĩa tất định và mở ra cánh cửa của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù phải chờ tới năm 1963 thì Lý thuyết hỗn độn mới chính thức bước lên diễn đàn khoa học, nhờ khám phá ngẫu nhiên của nhà khí tượng học Edward Lorenz

2. Khám phá ngẫu nhiên của Edward Lorenz:
Năm 1961, nhà khí tượng học Edward Lorenz đã thiết lập một hệ phương trình toán học để mô tả một dòng không khí chuyển động, lúc dâng cao, lúc hạ thấp tuỳ theo mức độ bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.
Sau đó ông mã hoá hệ phương trình này để tạo ra một chương trình chạy trên computer, nhằm nghiên cứu một mô hình dự báo thời tiết.
Vì chương trình viết cho computer bao gồm những phương trình toán học và những mã lệnh hoàn toàn xác định nên Lorenz nghĩ rằng trong những lần chạy thử chương trình trên máy, nếu “input” (dữ liệu đầu vào của chương trình) hoàn toàn giống nhau thì đương nhiên “output” (kết quả ở đầu ra) cũng phải hoàn toàn giống nhau.
Nhưng một lần, sau khi nạp vào chương trình những dữ liệu ban đầu mà ông nghĩ rằng giống hệt như những lần trước, rồi sau đó cho chương trình chạy thử, ông sững sờ ngạc nhiên khi thấy kết quả ở đầu ra hoàn toàn khác biệt – khác một cách nghiêm trọng so với những lần chạy trước đó.
Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của computer một cách kỹ càng, từ phần cứng tới phần mềm, Lorenz không tìm thấy bất cứ một sai sót nào, ngoài một chi tiết mà trước đó ông tưởng là một sai lệch không đáng kể: Đó là một thay đổi vô cùng nhỏ trong một dữ liệu, số 0,506127 được làm tròn thành 0,506.
Theo quán tính tư duy khoa học trước đó, một sai lệch vô cùng nhỏ ở đầu vào sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể ở đầu ra. Quán tính tư duy này sẽ đúng nếu đối tượng khảo sát chưa đạt tới mức độ đủ phức tạp. Nhưng hệ thống dự báo thời tiết là một hệ thống phức tạp, nên quán tính tư duy nói trên không còn đúng nữa.
Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.
Năm 1975, Benoit Maldenbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.
Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:
-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động học,
-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,
- James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗ độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,
- Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc, ….
Chính trong bối cảnh khám phá ra hàng loạt hiện tượng hỗn độn trong các hệ phức tạp của Tự Nhiên và xã hội, các nhà khoa học mới nhận ra rằng ngay từ hơn 60 năm trước, chính Henri Poincaré đã là người đầu tiên khám phá ra bản chất hỗn độn của các hệ phức tạp khi ông giải “bài toán n vật thể”: Thay vì chứng minh tính ổn định động học của hệ n vật thể, ông đã khám phá ra tính bất ổn định của các hệ động lực học phức tạp. Ngay nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.

3. Tính bất định của các phép đo:
Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học thực nghiệm là ở chỗ không có một phép đo nào trong thực tế có thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là các phép đo phải chấp nhận một mức độ bất định nào đó. Dù cho công cụ đo lường có hoàn hảo đến mấy thì mức độ chính xác cũng chỉ đạt tới một giới hạn nhất định. Về lý thuyết, muốn đạt tới độ chính xác tuyệt đối thì công cụ đo lường phải đưa ra những con số có vô hạn chữ số. Điều này là bất khả.
Nhưng người ta cho rằng sử dụng những công cụ đo lường hoàn hảo hơn, có thể giảm thiểu tính bất định xuống tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tùy theo mục tiêu của bài toán, mặc dù về nguyên tắc, không bao giờ triệt tiêu được tính bất định đó.
Khi nghiên cứu chuyển động của các vật thể dựa trên các định luật của Newton, tính bất định trong các dữ kiện ban đầu được coi là khá nhỏ, không ảnh hưởng tới kết quả dự đoán xẩy ra trong tương lai hoặc quá khứ.
Quả thật, dựa trên các định luật của Newton, Urbain Le Verrier đã tiên đoán chính xác sự tồn tại của hành tinh Neptune (Hải vương tinh). Những sự kiện tương tự như thế đã làm nức lòng người, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa tất định: Vũ trụ vận hành giống như một “chiếc đồng hồ Newton” (Newtonian clock), và do đó có thể dự báo tương lai một cách chính xác.
Nếu xuất hiện kết quả bất định trong các hệ động học, thì chắc chắn nguyên nhân xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu, thay vì các phương trình chuyển động, bởi vì các phương trình này là hoàn toàn xác định. Và từ lâu người ta đã cho rằng nếu giảm thiểu đến mức tối đa tính bất định trong các phép đo thì con người sẽ có thể đưa ra những dự báo chính xác đến mức tối đa.
Nhưng Chủ nghĩa tất định đã lầm: Những hệ động học phức tạp mang tính bất ổn định ngay từ trong bản chất của chúng.

4. Tính bất ổn định động lực học:

Trong “Bài toán n vật thể”, hệ phương trình chuyển động của các vật thể do Poincaré thiết lập hoàn toàn dựa trên các định luật Newton, và do đó là hoàn toàn xác định. Cụ thể, nếu biết vị trí, tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước, hoàn toàn có thể xác định được vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm khác trong tương lai hoặc quá khứ.
Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.
Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm kể từ khi các định luật Newton ra đời cho đến trước khi lời giải “Bài toán n vật thể” của Poincaré được công bố chính thức, trong giới vật lý và thiên văn đã tồn tại một “thoả thuận ngầm”: Sự thiếu chính xác tuyệt đối trong các dự báo thiên văn là một vấn đề nhỏ, bởi vì với tiến bộ không ngừng của công nghệ đo lường, sự thiếu chính xác này sẽ được giảm thiếu đến mức tối đa. Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằng giảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán. Tiến sĩ Matthew Trump tại Trung Tâm Ilya Prigorine tại Đại học Texas ở Austin gọi đó là quy luật “srhink-shrink” (giảm-giảm). Nhưng Poincaré đã tạo nên một cú shock khi chỉ ra rằng quy luật đó không còn đúng đối với những hệ thiên văn phức tạp!

Xin độc giả đọc kỹ ý kiến của Matthew Trump như sau:
Những hệ thiên văn điển hình không tuân thủ quy luật nói trên là hệ chứa ba hoặc nhiều hơn ba vật thể có quan hệ tương tác lẫn nhau. Poincaré chỉ ra rằng đối với những hệ loại này, một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu sẽ lớn dần lên theo thời gian với một tỷ lệ khổng lồ.
Do đó đối với cùng một hệ chuyển động, hai tập hợp dữ kiện ban đầu hầu như không phân biệt có thể dẫn tới hai dự đoán kết quả khác nhau một trời một vực.
Poincaré đã chứng minh một cách toán học rằng hiện tượng “bùng nổ” của những bất định vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu thành những bất định khổng lồ trong kết quả dự đoán sẽ vẫn tiếp tục xẩy ra ngay cả khi những bất định ban đầu được thu nhỏ tới kích thước nhỏ nhất có thể tưởng tượng được.
Nghĩa là, đối với những hệ này, dù cho bạn có thể thực hiện những phép đo dữ kiện ban đầu chính xác hơn tới hàng trăm hay hàng triệu lần hoặc hơn thế nữa, thì muộn hơn hay sớm hơn, tính bất định trong kết quả không hề giảm đi, mà vẫn vô cùng lớn.
Những phân tích toán học của Poincaré thực chất đã chứng minh rằng đối với những “hệ phức tạp”, muốn có một dự đoán kết quả chính xác ở bất kỳ cấp độ nào cũng đòi hỏi phải xác định được dữ kiện ban đầu với độ chính xác tuyệt đối.
Nhưng điều đó là BẤT KHẢ (impossible)!

Matthew Trump viết tiếp:
Tính chất cực kỳ nhậy cảm của dữ kiện ban đầu được trình bầy một cách toán học trong những hệ thống được nghiên cứu bởi Poincaré được gọi là tính bất ổn định động lực học (dynamical instability), hoặc đơn giản là “hỗn độn” (chaos).
Đó là lý do vì sao Henri Poincaré được coi là cha đẻ của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù mãi đến những năm 1960, lý thuyết này mới thành hình.
Theo Matthew Trump:
Mặc dù công trình của Poincaré được một số nhà vật lý nhìn xa trông rộng đương thời đánh giá là vô cùng quan trọng, nhiều thế kỷ đã trôi qua trước khi những ẩn ý trong các khám phá của ông được toàn thể cộng đồng khoa học hiểu rõ. Một trong các lý do của sự chậm trễ này là vì phần lớn các nhà vật lý thời đó đang lao vào một lĩnh vực mới mẻ của vật lý, đó là Cơ học lượng tử – lĩnh vực vật lý thâm nhập vào vương quốc hạ nguyên tử.
Nhưng hiện nay, chính các nhà vật lý đang quan tâm tới Lý thuyết hỗn độn hơn ai hết.

5. Biểu hiện của hỗn độn trong Tự nhiên:
Hệ thống thời tiết là một hệ phức tạp điển hình, ở đó bộc lộ rất rõ đặc trưng hỗn độn, như độc giả đã thấy phần nào qua câu chuyện về khám phá của Edward Lorenz năm 1961.
Matthew Trump cho biết:
Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.
Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.
Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.
Robert May (đã nhắc tới ở mục 2), cho biết:
Trong lĩnh vực nghiên cứu quần thể sinh học còn có những thí dụ phức tạp rắm rối hơn rất nhiều. Chẳng hạn tôi có thể chỉ ra những thí dụ về quần thể ruồi dấm hoặc quần thể bọ chét dưới nước mà tôi nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Bạn không thể nào tiên đoán được mức độ tăng trưởng của chúng trong một số tình huống nhất định. Dưới điều kiện nhiệt độ và sinh trưởng nào đó, chúng phát triển đều đặn và hoàn toàn có thể tiên đoán được, giống như động học Newton cổ điển vậy. Nhưng dưới điều kiện nhiệt độ và/hoặc môi trường khác, chúng trở nên vô cùng hỗn độn, và mặc dù những phương trình dùng để mô tả sự tăng trưởng của chúng rất đơn giản, mức tăng trưởng của chúng là không thể dự đoán được. Sự sinh trưởng của chúng tăng hay giảm thất thường tuỳ theo từng nơi chốn.
Có thể chỉ ra rất nhiều hệ phức tạp khác nhau mà ở đó tính hỗn độn biểu lộ. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:
Lý thuyết hỗn độn đã sử dụng để nghiên cứu tính hỗn độn trong các mạch điện, chùm lasers, các hiện tượng dao động, các phản ứng hoá học, động học chất lỏng, các máy móc cơ học và máy cơ-học-từ-tính.
Khoa học cũng đã quan sát những ứng xử hỗn độn trong chuyển động của vệ tinh trong hệ mặt trời, sự “tiến hoá của thời gian” (time evolution) trong từ trường của các thiên thể, sự tăng trưởng số lượng của các quần thể sinh học, “tiềm năng tác động” (action potentials) trong các neurons thần kinh, và các dao động của phân tử.
Hàng ngày chúng ta có thể chứng kiến tính hỗn độn của thời tiết và khí hậu. Và hiện người ta đang tranh luận về tính hỗn độn trong hiện tượng “kiến tạo bề mặt trái đất” (plate tectonics) cũng như trong hệ thống kinh tế.
Tóm lại, Lý thuyết hỗn độn đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: toán học, sinh học, khoa học computer, kinh tế học, công nghệ học, hệ thống tài chính, triết học, vật lý, chính trị, động học về mức tăng trưởng của các quần thể, tâm lý học và khoa học robots. Một trong những ứng dụng thành công nhất của Lý thuyết hỗn độn là trong sinh thái học, trong đó mô hình của Ricker đã được sử dụng để chỉ rõ các quần thể sinh học tăng trưởng như thế nào. Lý thuyết hỗn độn cũng được áp dụng trong y khoa để nghiên cứu bệnh động kinh, … và vô số ứng dụng khác nữa.

6. Vài vấn đáp trên chủ đề “hiệu ứng con bướm” và hỗn độn:

1/ Có người thắc mắc, xét cho cùng thì Poincaré vẫn chưa giải xong “Bài toán ba vật thể”, vậy tại sao ông vẫn đoạt Giải Oscar II?
- Một trong các thành viên hội đồng giám khảo là nhà toán học kiệt xuất Karl Weierstrass đánh giá: “Công trình này chưa thật sự được xem như đưa ra một lời giải đầy đủ của vấn đề đã được đặt ra, nhưng điều vô cùng quan trọng là nó sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử của cơ học thiên thể”.
- Và dưới ánh sáng khoa học hiện đại, nhà toán học Ian Stewart, giáo sư Đại học Warwick ở Anh, nhận định: “Đúng là ông chưa giải xong bài toán, nhưng ông đã tạo ra một tiến bộ đáng kinh ngạc tiến về phía trước. Ông đã sáng tạo ra một lĩnh vực hoàn toàn mới, một cách tư duy hoàn toàn mới”.

2/ Nếu chuyển động của n vật thể là hỗn độn thì tại sao hệ mặt trời lại ổn định?

- Câu trả lời thuộc về các nhà vật lý thiên văn, tuy nhiên chúng ta có thể cho rằng hệ mặt trời thoả mãn những điều kiện xác định, làm cho nó trở thành một hệ đơn giản, thay vì một hệ phức tạp như các đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hỗn độn.

3/ Phải chăng giống như Định lý bất toàn, Lý thuyết hỗn độn chứa đựng yếu tố “chống khoa học”, bởi vì khoa học không thể là cái gì khác ngoài những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên? Bản thân khái niệm hỗn độn đã là một cái gì đó phản lại tính quy luật, tức là phản lại khoa học?
- Có lẽ cần phải nhận thức lại khái niệm khoa học là gì. Khoa học không đơn giản chỉ là những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên, mà còn là tập hợp mọi nhận thức phản ánh trung thực bức tranh hiện thực. Định lý bất toàn và Lý thuyết hỗn độn là khoa học, bởi nó phản ánh bức tranh hiện thực chính xác hơn, đầy đủ hơn, trung thực hơn.

4/ Phải chăng toàn bộ vũ trụ là hỗn độn? Phải chăng tính bất định và hỗn độn tồn tại xen kẽ trong Tự nhiên, hoặc cái này bao trùm lên cái kia?

- Câu trả lời vẫn bỏ ngỏ. Hiện nay chúng ta chỉ mới biết một phần nào đó của vũ trụ. Không ai có thể đưa ra một phán quyết rằng toàn bộ vũ trụ là tất định hay hỗn độn. Có những hệ đơn giản thể hiện tính tất định, nhưng cũng có rất nhiều hệ phức tạp mang bản chất bất định và hỗn độn. Có người cho rằng tính hỗn độn chỉ là một biểu hiện tương tác vật chất trong một phạm vi hẹp của một trật tự lớn hơn bao trùm, có nghĩa là quy luật tất định vẫn chiếm ưu thế.
Phải nói rằng phần lớn các nhà vật lý hiện nay vẫn là những môn đệ nhiệt thành của Chủ nghĩa tất định, trong đó Albert Einstein có lẽ là môn đệ nhiệt thành nhất, vì ông từng tuyên bố “Tôi muốn biết được ý Chúa”. Đó là lý do để ông quyết tâm xây dựng Lý thuyết trường thống nhất (Theory of Unified Field), và hậu duệ của ông đã tiếp tục sự nghiệp này dưới ngọn cờ Lý thuyết về mọi thứ (TOE – Theory of Everything).
Nhưng những nghiên cứu của Gregory Chaitin trong toán học lại ủng hộ tư tưởng bất định và hỗn độn nhiều hơn là tất định:
Chaitin đã chứng minh rằng có một số vô hạn những sự kiện toán học nhưng phần lớn những sự kiện đó không liên hệ với nhau và không thể trói buộc chúng với nhau bằng những định lý thống nhất. Nếu các nhà toán học tìm thấy bất kỳ liên hệ nào giữa những sự kiện này thì đó chỉ là may mắn tình cờ. Phần lớn toán học đúng mà chẳng có lý do đặc biệt nào cả, toán học đúng bởi những lý do ngẫu nhiên … Chaitin nhận ra rằng số Omega đã nhiễm độc toàn bộ toán học, đặt ra giới hạn căn bản đối với cái chúng ta có thể biết. Hơn thế nữa, Omega mới chỉ là sự khởi đầu, thậm chí còn có nhiều con số phiền toái khác mà Chaitin gọi là những số Siêu-Omega – những con số thách thức mọi tính toán ngay cả khi chúng ta cố gắng mọi cách để hiểu được Omega. Dòng giống Omega – dòng giống những con số không thể tính được – đã để lộ ra rằng toán học không chỉ bị nhậy cắn thủng lỗ chỗ, mà hầu như đã bị thủng bởi những lỗ hổng toang hoác: Tình trạng hỗn độn, phi trật tự hoá ra là bản chất cốt lõi của Vũ Trụ(2).

Ý kiến của Robert May (đã dẫn) có lẽ là công bằng nhất:
Tôi muốn nói rằng chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng mà hầu hết những gì được dạy trong trường phổ thông và đại học vẫn tuân theo cách nhìn kiểu Newton – phần lớn những điều chúng ta được dạy là thế giới vẫn tuân theo một trật tự … thế giới ấy có thể dự đoán được, còn ở đâu có chuyện rắm rối phức tạp và không thể dự đoán được, chẳng hạn như tại chiếc bàn quay roulette trong các sòng bạc, thì chẳng qua đó chỉ là một đống lộn xộn. Nhưng tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay chúng ta đã biết rằng khi quy luật đủ đơn giản thì hiện tượng xẩy ra cũng đơn giản, nhưng mặt khác, chúng ta không thể tạo ra “chiếc đồng hồ đơn giản kiểu Newton”. Với những phương trình mô tả chiếc đồng hồ Newton, quả lắc đồng hồ đôi khi có thể dao động bình thường như bạn dự đoán, nhưng nhiều lúc khác nó lại gây nên tình trạng hoàn toàn hỗn độn và không thể dự đoán được.

5/ Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?
Có hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:
Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.
Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.
Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!
Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?
Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.

7. Kết:
Xét cho cùng thì “Hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn của Tự nhiên cũng đã được kinh nghiệm dân gian truyền tụng từ lâu. Đó là câu ngạn ngữ “Sai một ly đi một dặm”!

Theo Phạm Việt Hưng & Wikipedia

Nguồn: Math VN

=====================================
Có thể sau cuộc gặp với thày Đức, mọi chuyện ầm ĩ một thời. Rồi đến "Hội thảo khoa học về Phong thủy", cũng lại ầm ĩ một thời. Rồi "Thời tiết Đại lễ - Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội" cũng lại ầm ĩ một thời. Đã "quá tam ba bận". Nhưng hơn hai năm trôi qua, có một cái gì đó làm như chưa hoàn chỉnh? Phải chăng tôi còn nợ một cái gì đó để thẩm định sự xác quyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Mà tất cả những hiện tượng ầm ĩ một thời - để rồi quên lãng - chưa đủ sức thuyết phục? Hình như còn một luận chứng nào đó mang tầm cỡ quốc tế mà tôi còn nợ? Hình như ngày ấy Thế Trung nói với tôi về bài viết này và tôi hứa sẽ chứng minh. Phải chăng đây chính là chặng cần vượt qua ám ảnh và chính là "Hiệu ứng con bướm" cho những sự phản biện, đả kích, hoài nghi dưới mọi hình thức trong thời gian qua. Nhân duyên lại đến. Tôi vào trang chungta.com và lại thấy ngay bài này trên trang chủ: Gặp lại cố nhân và nhớ tới món nợ phải trả. Nhưng lần này âm thầm và không ầm ĩ. Tôi đưa vào Quán vắng. Tôi có thể đưa vào blog của tôi. Nhưng trên blog thì bài cuối cùng tôi cũng đang viết dở - tôi không muốn chèn lên khi chưa viết xong. Ở đấy vắng hơn nhiều. Phù hợp với Dương tính, sau ba lần "Âm Động". Phải chăng còn ba lần Dương tịnh nữa mới ra quẻ Địa Thiên Thái?
Lý thuyết bất định - một lý thuyết khoa học tầm cỡ quốc tế, xác định không có tính quy luật tổng hợp có thể tiên tri. Hoặc một khả năng tiên tri hạn chế. Hay nói rõ hơn: Nếu lý thuyết này đúng thì không có lý thuyết thống nhất. Đây chính là sự phản biện lớn nhất về mặt lý thuyết cho luận điểm của tôi, khi xác quyết rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất.
Tôi đang viết gần xong cuốn sách : "Định mệnh có thật hay không?", chỉ còn sửa lại chính tả do lỗi đánh máy và câu cú cho rõ ràng hơn. Nhưng tôi sẽ ngưng viết cuốn sách này và sẽ chỉ tiếp tục sau khi những luận chứng của tôi chứng minh "Thuyết Bất định là một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy", như là một chương bổ sung sắc sảo cho luận điểm của tôi trong cuốn sách này. Không chứng minh được điều này thì không có lý thuyết thống nhất. Dù đó là lý thuyết nào nhân danh bất cứ cái gì.
Luận đề này có thể rất dài, nhưng cũng có thể rất ngắn. Nhưng nó sẽ là một luận chứng quan trong - ít nhất trong thời điểm này của tri thức phổ biến: Một lý thuyết Bất Định cho rằng: Không thể có sự tính toán chính xác mang toán quy luật cho sự chuyển động của n vật thể. Nó được thống kê bởi những nhà khoa học có uy tín xác nhận:

Năm 1975, Benoit Maldenbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.
Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:
-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động học,
-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,
- James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗ độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,
- Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc,

Nhưng tạm thời tôi đặt vấn đề như sau:
* Tất cả những nhà khoa học tham gia thí nghiệm đi tìm Hạt của Chúa, cho đến nay - ít nhất cho đến lúc tôi đang gõ hàng chữ này - chưa tìm thấy Hạt của Chúa. Họ cũng đầy uy tín và cũng thuộc những viện Hàn Lâm khoa học tên tuổi trên thế giới. Đây là điều tôi đã xác quyết khi biết đến thí nghiệm này khi nó chưa vận hành. Sự xác quyết này, nhân danh một lý thuyết thống nhất có nguồn gốc từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng sẽ chia sẻ với các bạn không mặc cảm với chính mình. Bởi vậy, tôi đủ tự tin để chứng minh rằng: Thuyết Bất định chính là một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy.
Chưa hết, quí vị xem một đoạn sau đây của bài viết trên:

Matthew Trump cho biết:
Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.
Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.
Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.

Khi viết bài này cách đây hai năm, anh Phạm Việt Hưng chưa tham khảo một cách đầy đủ khả năng tiên tri của Lý học Đông phương của những nhà ứng dụng hoặc nghiên cứu về vấn đề này - tôi tin chắc là như vậy. Ở đây tôi buộc phải nhắc lại một sự kiện gây quan tâm của dư luận - mà chính tôi là nhân vật được quan tâm - Thời tiết Đại Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Tất cả các cơ quan khí tượng quốc tế đều sai, ít nhất ở những ngày đầu - chỉ sau đó họ mới xác định được tương đối chính xác thời tiết sau đó. Còn tôi đã khẳng định điều này trước đến hai tháng và đem cả sự nghiệp minh chứng Việt sử ra đặt cọc vào sự kiện này. Muốn giải thích theo kiểu gì, tùy theo trình độ nhận thức. Nhưng Đại lễ đã gọi là "Thành công tốt đẹp". Phải không nhỉ? Hay là: "Trời mưa lạnh dị nhân bó tay?". Tôi thông cảm với những nhà khoa học đặt nền tảng cho lý thuyết Bất Định. Vì nó ra đời từ thế kỷ XIX, còn đây là thế kỷ XXI và lúc đó họ chưa quan tâm lắm đến một mảng văn hóa tri thức của nhân loại - nền văn minh Đông phương - mà cốt lõi của nó chính là nền Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành - và tính quyết định mang tính khoa học của nó phải là - thuộc về lịch sử văn hiến Việt. Cái hệ quả quan trọng sau đó là sự xác quyết của tôi về thới tiết Đại Lễ. Mọi người có thể nhận xét, có thể chỉ ra một vài cơn mưa nhỏ lẻ để chê bai. Tùy. Nhưng tất cả những cơ quan khí tượng quốc tế đều đoán sai - so với tôi - mặc dù họ chỉ có khả năng hạn hẹp về thời gian là đoán trước khoảng một tuần. Bởi vậy, cái cơ sở của Lý thuyết Bất định gọi là ứng dụng trên nhiều phương diên, chưa đủ để là một vật cản đáng kể cho việc xác định "Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiền Việt".
Tôi chẳng phải thần thánh, hay pháp sư đạo cao đức trọng gì cả. Cũng uống rượu, ăn thịt chó và gặp người đẹp cũng ngả mũ chào rất lịch sự, mặc dù không quen - với điều kiện không có Mama tổng quản bên cạnh.
Cũng có một vài bạn bè hỏi tôi về phương pháp. Tôi rất tiếc là vì tính phức tạp của vấn đề lý thuyết - quá phức tạp, nên không thể trả lời một cách ngắn gọn.
Đây là lý do thứ hai để tôi tự tin khi phân tích sai lầm của học thuyết này.

(Còn tiếp)
======================
PS: Bài này đang được viết tiếp trên blog của tôi. Cảm ơn quí vị quan tâm.
http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet/

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỖI NGÀY MỘT CÂU HỎI

==============================

Người có chức, quyền coi thường luật pháp không cá biệt

Tuổi Trẻ Online

Thứ Hai, 28/03/2011, 14:45 (GMT+7)

http://tuoitre.vn/Ch...ng-ca-biet.html

Hiện tượng người có chức, quyền có thái độ coi thường luật pháp không hề cá biệt. Nơi này, quan chức ngang nhiên xây dựng nhà cao cửa rộng mà không cần quy chuẩn, quy hoạch; nơi kia cán bộ móc sung chĩa vào đầu dân thường dọa giết chỉ vì hơn thua trong đôi co sau một vụ va quẹt xe”.

PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN.

Sài gòn tiếp thị 28-3-2011

==============================

Từ cổ chí kim, chuyện này chẳng thiếu. "Đêm thứ 1002 của nàng Shehezazate" đã nói kỹ về điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu khu vực Eurozone có thoát ra khỏi khủng hoảng?

Thứ năm, 31/03/2011, 15:54(GMT+7)

VIT - Vậy là cơ chế giải quyết khủng hoảng vĩnh viễn sẽ có hiệu lực vào năm 2013. Nhưng một câu hỏi được đặt ra đó là, liệu “toa thuốc” mà các nhà lãnh đạo châu Âu đã kê có đạt được hiệu quả như mong muốn trong việc giải cứu nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone thoát ra khỏi khủng hoảng nợ hay không?

Posted Image

Lãnh đạo châu Âu có “kê nhầm thuốc” khi giải cứu Eurozone?

Trong hội nghị thượng đỉnh tại Brussels ngày 11/03, 17 nhà lãnh đạo của khu vực Eurozone đã có những bước tiến về cơ cấu các gói trợ giúp cho các thành viên của Liên minh châu Âu EC đồng thời đưa ra những luật lệ mới để phối hợp các chính sách kinh tế của mình.

Nhưng những bóng đen phủ bóng xuống cái gọi là Hiệp định của đồng Euro làm nảy sinh câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo châu Âu đã bốc đúng thuốc cho căn bệnh của đồng tiền này hay chưa? Ireland và Hy Lạp đã bị trói buộc bởi các gói trợ giúp nhằm giúp họ phục hồi tình trạng tài chính, vì thế nên thật khó trả lời là khi nào và làm thế nào để họ có thể trả được những món nợ khổng lồ.

Trong ngắn hạn, khu vực Eurozone không có khả năng bị sụp đổ. Tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo đã đồng ý mở rộng phạm vi và quy mô của quỹ các gói trợ giúp, tăng mức độ cho vay từ 250 tỷ EUR (350 tỷ USD) lên 440 tỷ EUR (615 tỷ USD) cho các quốc gia đang trong khủng hoảng.

Và họ cũng đồng ý về cơ bản quỹ ổn định đồng Euro sẽ thay thế nó vào năm 2013 khi quỹ này lớn hơn một chút ở mức 500 tỷ EUR (700 tỷ USD) và sẽ được trang trải thông qua sự kết hợp các bảo lãnh tín dụng và vốn tiền mặt.

Thủ tướng Angela Merkel đã nói: “Nó sẽ làm mạnh hơn các cam kết chính trị cho sự ổn định của đồng EUR. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ gửi một thông điệp tích cực tới toàn thế giới về đồng EUR sẽ là đồng tiền chủ chốt.”

Những biện pháp này tạo ra “bức tường lửa” cần thiết. Điều mà khu vực đồng euro cần là một khoảng thời gian dài hơn để khu vực này phát triển ổn định hơn và với viễn cảnh rằng các khoản nợ- trong đó khoản nợ của Hy Lạp chiếm tới 140%GDP sẽ thực sự được trả.

Đây thực sự là một cuộc mặc cả lớn: để có thêm tiền trợ giúp cho các thành viên thuộc khu vực sử dụng đồng euro, Thủ tướng Đức Merkel muốn các nước này phải đồng ý thực hiện các chương trình kinh tế nghiêm túc nhằm tái cơ cấu lại theo đúng tiêu chuẩn chung làm cho họ trở nên cạnh tranh hơn.

Bà Merkel coi hiệp định này là cách để hài hòa hóa các vấn đề ngân sách, thuế và các chính sách xã hội bằng việc yêu cầu các nước nhận tiền tăng tuổi nghỉ hưu, kết thúc việc ấn định lương với lạm phát, và đồng ý nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về ngân sách.

Thực tế đây là một chương trình nghị sự nhằm làm cho phần còn lại của khu vực sử dụng đồng euro gần giống với Đức, với số nợ và thâm hụt ngân sách thấp kỷ lục và với nền kinh tế năng động nổi tiếng trên thế giới.

Mặc dù được Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy hậu thuẫn, hiệp định này được nhìn nhận một cách rộng rãi là những nỗ lực bắt buộc lồng vào các ưu tiên của Đức cho phần còn lại của khu vực sử dụng đồng euro.

Bỉ, Áo, Tây Ban Nha, Ireland và Bồ Đào Nha đều cho rằng các đề xuất được đưa ra khó để đưa vào các quyết định kinh tế quốc gia. Một số khác lại chỉ trích rằng thật không hợp lý khi buộc các nền kinh tế vốn lỏng lẻo của châu Âu phải theo mô hình của Đức.

Ông Danial Gros, giám đốc của trung tâm nghiên cứu các chính sách của Châu Âu, nhận xét: “Mặc dù cơ chế mới về phối hợp chính sách kinh tế đã có thể hữu ích để thúc đẩy các thành viên khu vực sử dụng đồng euro chấp nhận chính sách kinh tế nhạy cảm hơn, cho đến tân gần đây khi Ireland và Tây Ban Nha được coi là điểm sáng của các nền kinh tế cạnh tranh.”

Ông nói thêm: “Và không còn nghi ngờ gì nữa việc phối hợp các chính sách kinh tế chặt chẽ hơn sẽ ngăn chặn sự phát triển bong bóng của các nền kinh tế mới nổi. Thị trường tài chính ở mức độ nào đó, không quan tâm nhiều đến việc phối hợp thực hiện các chính sách kinh tế của khu vực sử dụng Euro. Họ chỉ cần quan tâm các khoản nợ hiện tại sẽ được trả như thế nào ngày hôm nay mà thôi”

Đối mặt với những sự phản đối như vậy, những đề xuất của thủ tướng Đức Merkel đã dội một gáo nước lạnh xuống hội nghị thượng đỉnh tuần trước, khi chỉ đưa ra các vần đề về hạn chế lương, tăng tuổi nghỉ hưu, cam kết cải cách thị trường lao động, thắt chặt ngân sách, và hài hóa hóa thuế công ty.

Hội nghị thượng đỉnh đã được kết thúc bẳng tuyên bố đề cập tới sự phối hợp các chính sách kinh tế có chất lượng cao trong khu vực Eurozone. Nhưng đây vẫn là những cam kết mang tính tự nguyện và hiệp định này không bao gồm những điều khoản ràng buộc hay cưỡng chế.

Tuy nhiên, khoảng lùi này không làm nản chí Thủ tướng Merkel khi bà Merkel đưa ra thời điểm mà Ireland và Hy lạp phải tìm kiếm cách nới lỏng các điều kiện của gói trợ giúp. Các nhà lãnh đạo khác thuộc khu vực sử dụng đồng euro chấp nhận ở mức thấp hơn lãi suất áp dụng cho Hy Lạp và Athen về phần mình chấp nhận sẽ giảm bớt số tiền nợ bằng cách bán bớt một số tài sản của chính phủ trị giá khoảng 50 tỷ EUR.

Nhưng bà Merkel phản đối lời đề nghị của Ireland, khi đề nghị rằng Dublin phải đảm bảo mức lãi suất thấp hơn chỉ bằng cách tăng thuế công ty ở mức 12,5%, gấp đôi mức các thành viên liên minh châu Âu áp dụng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU. Bà Merkel nói: “Chúng tôi rất không đồng tình với những gì người Ireland đề nghị”, sau cuộc gặp gỡ có liên quan đến việc chuyển giao quyền lực căng thẳng với thủ tướng mới được bầu Enda Kenny.

Tuy nhiên, tất cả điều này vẫn để trống câu trả lời cho những câu hỏi về khu vực đồng Euro, đặc biệt là về chủ quyền không bền vững và các khoản nợ ngân hàng của nhiều thành viên.

Jacques Cailoux, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Euro tại Royal Bank tại London, cho rằng: “Không một biện pháp nào được công bố ở đây sẽ giúp làm giảm nợ ở một vài khu vực sử dụng đồng EUR. Nhưng tại thời điểm này, đây là những giải pháp duy nhất mà 17 nhà lãnh đạo khu vực Eurozone đạt được sự đồng thuận”

Theo FT

Tin dịch

Nguồn tin: Ftchinese

========================================

Jacques Cailoux, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Euro tại Royal Bank tại London, cho rằng: “Không một biện pháp nào được công bố ở đây sẽ giúp làm giảm nợ ở một vài khu vực sử dụng đồng EUR. Nhưng tại thời điểm này, đây là những giải pháp duy nhất mà 17 nhà lãnh đạo khu vực Eurozone đạt được sự đồng thuận”

Nhận xét chính xác! Bởi vậy khủng hoảng vẫn tiếp tục. Vấn đề là không khắc phục được thì sau đó là như thế nào? Cái gì sẽ xảy ra?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay rách việc, tôi lọ mọ vào trang alaxa. com để kiểm tra thứ hạng của diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Trong các quốc gia có người vào trang web lyhocdongphuong.org.vn thì quốc gia thứ hai trước đây là Hoa Kỳ, sau đó đến Úc. Lần đầu tiên tôi thấy người truy cập mạng ở Trung Quốc xuất hiện trong trang này với hạng thứ hai. Trên cả Hoa Kỳ. Thật là hân hạnh cho trang web của Trung Tâm được những người dân ở đất nước vẫn tự coi là cội nguồn Lý học Đông phương chú ý tới.

Lyhocdongphuong.org.vn’s Regional Traffic Ranks

Country

Rank

Posted Image Vietnam

1,947

Posted Image China

210,658

Posted Image United States

709,591

Nhưng, tôi lưu ý quí vị truy cập nước ngoài rằng:

Đây là mạng học thuật phi chính trị. Hy vọng các vị có thể tham gia trao đổi học thuật. Nhưng nếu ai đó có ý thức đặt vấn đề chính trị thì hãy giải mã câu ca dao Việt sau đây:

Trạng chết Chúa cũng thăng hà.

Dưa gang "bleu" đít, thì cà "bleur" trôn.

Còn nếu quí vị ngoại quốc nào tỏ ra hữu hảo, chúng tôi sẽ hoan nghênh và trao đổi học thuật.

- Cô chủ quán đâu rồi? Cho xin thêm bình trà ngon và gói thuốc!

- Tôi có khách!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức nửa mùa

Oleshuk Iu.F,

Phó tiến sĩ sử học, cộng tác viên cao cấp Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Liên bang Nga.

Tạp chí Tia sáng

Nguồn: chungta.com

Ở nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.

Theo tôi tầng lớp trí thức nửa mùa được hình thành từ một kiểu người đặc biệt và tương đối phổ biến. Trước hết đấy là người có học, có văn hóa, lại thường giữ chức vụ chứng tỏ những phẩm chất đó của anh ta. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ta sẽ thấy: trình độ học vấn, kiến thức của anh ta không nhiều, nhu cầu văn hóa cũng thiếu hụt. Thực chất, dù có mang một vẻ hào nhoáng trí thức bên ngoài thì đấy cũng chỉ là một “kẻ thất phu” mà thôi.

Vâng, như một người trí thức, dĩ nhiên là anh ta quan tâm đến công việc xã hội. Tầm hiểu biết của anh ta dường như cũng vượt ra khỏi các nhu cầu và tính toán cá nhân nữa. Thế gọi là tầm hiểu biết. Thế gọi là có quan điểm về những chuyện đang xảy ra xung quanh! Thường là chỉ ở mức tán nhảm của mấy gã chợ trời mà thôi. Không cao hơn cũng không sâu hơn một tí nào.Một đặc điểm nữa - cũng là đặc điểm phân biệt anh ta với người trí thức chân chính- hoàn toàn không biết tư duy độc lập về các đề tài xã hội. Không, tư tưởng thì có thể có trong đầu, nhiều nữa là đằng khác, nhưng tất cả đều không phải của mình, tất cả đều là học mót được. Thái độ thuần phục giữ vai trò chủ đạo trong giới trí thức nửa mùa, đấy là quan điểm thịnh hành chung cho cả giai tầng này. Họ theo nó một cách tự tin vì những người này không thể tự nghĩ ra được quan điểm nào khác để thay thế cho nó. Tạo ra thái độ thuần phục là một việc đơn giản. Giới trí thức nửa mùa có đặc điểm là bao giờ cũng phải có thần tượng, những người có uy tín, những nhân vật để mà tôn sùng. Trong nước Nga xã hội chủ nghĩa thời gian qua, khi mà giới trí thức nửa mùa hình thành và phát triển, thì thần tượng của họ thường là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và văn học- những người tích cực về mặt xã hội, có tinh thần phê phán- tranh luận về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa lĩnh hội quan điểm về hiện thực xung quanh từ những người như thế.

Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên “quần chúng” và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ- giao cho những người đại diện của họ- quyền lực là mọi tai họa của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư?

Xin ghi nhận một tính chất nữa của giới trí thức nửa mùa: không chịu “tu thân’, đấy là nói theo cách ngày xưa. Không chịu đọc bất cứ một cái gì nghiêm túc, không chịu suy nghĩ một cách rốt ráo về bất cứ đề tài nào. Thường thì công việc tư duy độc lập được thay thế bằng việc nghe lỏm ý kiến và đánh giá của các nhân vật có uy tín và tuân theo một cách vô điều kiện. Có lẽ, ít nhất là một phần, sự lười biếng và thụ động về trí tuệ như thế là do giới trí thức nửa mùa thực sự tin rằng mình đã là trung tâm của kiến thức rồi. Nếu không cần cố gắng mà vẫn là trung tâm thì cố gắng để làm gì?

Cuối cùng, trí thức nửa mùa còn có đặc điểm nữa là tự ái về chính trị, một đặc điểm đương nhiên một khi người ta đã đánh giá mình cao đến như thế. Hóa ra là thế này: chúng tôi biết hết, chúng tôi có thể làm được tất- thế mà chúng tôi bị gạt ra khỏi quyền lực, ở đó chỉ toàn các “quan chức”, “toàn bọn quan liêu ngu dốt”, “tư duy hạn chế”. Đánh giá thấp về người khác và đánh giá quá cao về chính mình đã tạo ra thái độ tự ái về chính trị như một tâm trạng bền vững “nội tại” của giai tầng này. Đau đớn và phẫn nộ là thái độ thường trực của giai tầng đó.

Như vậy là trí thức nửa mùa chỉ là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí, cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là “văn hóa” nữa. Đây hóa ra là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất.

Thí dụ như trí thức nửa mùa lũ lượt đi nghe hòa nhạc trong nhạc viện. Đương nhiên là họ đặc biệt thèm khát được có mặt tại những buổi biểu diễn được mọi người chờ đợi- hiện diện tại những buổi biểu diễn của những diễn viên ngoại quốc hay nhạc sĩ tài danh. Nhưng sẽ thật thú vị nếu quan sát thái độ của đám trí thức nửa mùa này suốt buổi hòa nhạc đó. Họ cảm thấy cực kỳ chán nản! Đâu đâu cũng chỉ thấy những bộ mặt vô cảm, những ánh mắt đảo khắp khán phòng. Nhưng sau khi kết thúc thì đám đó lại nhiệt liệt vỗ tay, tỏ vẻ ngưỡng mộ, tôn kính diễn viên (nhạc sĩ). Có thể thấy bức tranh tương tự như thế trong một buổi triển lãm nghệ thuật có uy tín nào đó. Xếp hàng thì chen nhau, trong phòng thì uể oải, còn khi kết thúc thì lại tỏ ra ngưỡng mộ.

Xin đưa ra một phác thảo nữa- về khát vọng (giả tạo) của giới trí thức nửa mùa trong việc tìm hiểu hiện tình, nhu cầu và đặc điểm của đất nước. Nói rằng đấy là việc quan trọng thì trí thức nửa mùa lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng làm việc một cách nghiêm túc thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Thí dụ: cuối những năm 1980 có quyết định in toàn bộ tác phẩm của V. Kliuchevski (1) và S.Solovjov (2), hai nhà sử học lớn nhất của nước Nga trước cách mạng. Lạy Chúa tôi, tầng lớp trí thức nửa mùa đã bị kích động đến mức nào! Họ đã tỏ ra hân hoan, tuy có hơi sớm, đối với các tác giả, đặc biệt là đối với Kliuchevski, đến mức nào. Vì họ đã nghe nói ở đâu đó: đây là một nhà tư tưởng đặc biệt, một người hiểu rõ quá khứ của nước Nga. Thế là giới trí thức nửa mùa tìm mọi cách đăng ký mua. Mua bán trao tay, còn bọn đầu cơ thì hét giá đến 300 thậm chí 400 rub, một khoản tiền lớn thời đó. Mua được- rồi sao? Trong hàng chục người đã đăng ký (tất cả đều là những trí thức cả về học vấn lẫn địa vị, một số còn là những nhà hoạt động văn hóa nữa) tôi chưa thấy một người nào đọc! chưa một người nào! Mua về, đặt lên chỗ dễ thấy nhất- cho mọi người nhìn- thế là hết. Họ hết sức tự hào vì đã mua được những trước tác vĩ đại như thế. Lịch sử thì họ đã và vẫn đọc, nhưng không phải là thứ “nặng” như thế, chỉ là những cuốn sách phổ thông mà thôi.

Độc giả có thể thắc mắc: đấy có phải là một giai tầng không? Có phải là một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội không? Có thể đấy chỉ đơn giản là những người có học vấn trung bình mà ở đâu, đất nước nào, xã hội nào chả có? Đúng thế, ở đâu cũng có. Nhưng ở nước ta từ nửa sau thế kỷ XX họ đã tạo thành một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội. Họ không còn là những cá nhân trôi nổi trong xã hội nữa. Tại sao?

Thứ nhất, họ đông đảo đến mức kinh ngạc. Lý do, theo tôi, là sự vội vã trong việc đào tạo hàng loạt, cụ thể là việc phát triển một cách ồ ạt, mang tính bề nổi các trường đại học- chuyên tu, tại chức… mà ngay chính quy hóa ra cũng “chưa đủ tầm”. Rất nhiều người có bằng đại học, mà cùng với bằng cấp là quyền lực tự coi là trí thức. Nhưng trên thực tế đấy chỉ là “nửa vời”. Thứ hai, điều này cũng không kém phần quan trọng, như đã nói bên trên, giai tầng này có thói kiêu ngạo chính trị: “Nếu có quyền chúng tôi có thể làm được hết”. Nguyên nhân của thái độ như thế không phải là điều bí mật. Một mặt, đấy là thái độ bất bình với môi trường sống đang ngày càng gia tăng trong toàn xã hội. Mặt khác, đấy là nhận thức cho rằng mình (do đông người và những quan niệm hời hợt) là một lực lượng mà “không có việc gì là khó” cả. Chỉ có những kẻ có suy nghĩ hời hợt mới có thái độ tự tin như thế vì họ quan niệm tất cả mọi thứ trên đời đều đơn giản… Do đó mà trong khoảng giao thời những năm 1980-1990 trong tâm trạng xã hội, bên cạnh tâm lý bất mãn chung đối với cuộc sống lại xuất hiện một xu hướng tự tin rất mạnh mẽ rằng dường như mọi việc đều cực kỳ đơn giản, có thể hoàn chỉnh và sửa chữa một cách dễ dàng. Niềm tin này chính dấu hiệu để phân biệt trí hức nửa mùa và cũng là ngọn cờ chiến đấu của họ.

Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta chỉ cần nhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên cơ bản của lực lượng này, đó là tính “đối lập”. Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức… Và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức, các nhóm trí thức là mức độ đối lập của nó đối với nhà cầm quyền. Trạng thái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng thái đối lập khôn ngoan, phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọi thời đại, tất cả những trí thức vĩ đại đều là những người đối lập tích cực. Nghiên cứu tính đối lập của trí thức, tôi thấy rằng có bốn điểm cơ bản: Thứ nhất, trí thức đối lập với nhau để hình thành một trong những sinh hoạt phổ biến tạo ra sự sáng tạo và lựa chọn, đó là tranh luận. Thứ hai, trí thức đối lập với nhà cầm quyền để tạ ra một sinh hoạt rất phổ biến, đó là sinh hoạt phản biện. Thứ ba, trí thức đối lập với những yếu tố văn hóa xâm nhập từ bên ngoài để tạo ra năng lực chọn lọc của xã hội. Và cuối cùng, trí thức phải đối lập với quá khứ để tạo ra động lực của sự phát triển và năng lực phỏng đoán tương lai…

Nguyễn Trần Bạt

)

Giới trí thức chân chính - những người lao động trí óc nghiêm túc, có nhiều kiến thức và có thói quen suy nghĩ độc lập - hoàn toàn xa lạ với thái độ ngang tàng như thế đối với các vấn đề phức tạp và quan trọng. Nhận thức được rằng mọi việc đều phức tạp và thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng là việc khó khăn, giới trí thức cảm thấy lo lắng và lúng túng. Nhưng trí thức nửa mùa thì, xin nhắc lại, lao vào chiến đấu.

Giai đoạn “cải tổ” ban đầu đã trở thành chất xúc tác cho các hoạt động chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa. Đất nước đang cần những thay đổi to lớn và nhanh chóng, đặc biệt là về kinh tế. M. Gorbachev, sau khi nhận thức được rằng những biện pháp thận trọng ban đầu sẽ không đem lại hiệu quả, buộc phải hướng về giới trí thức nửa mùa, phải dùng những kẻ đang khát khao những thay đổi như thế, mà cụ thể là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học kinh tế và khoa học xã hội. Nhưng Gorbachev đã nhanh chóng bị rát mặt vì những lời cố vấn của họ. Là một người nhanh trí, ông lập tức nhận ra rằng những lời gợi ý và khuyến nghị của họ thường chỉ có tính cách nghiệp dư và chẳng mang lại kết quả gì, đằng sau cái vẻ khoa học và hiểu biết mang tính trang trí của các cố vấn thì tất cả những khuyến nghị đó chẳng có giá trị gì hết.

Nhân chuyện này tôi muốn quay lại với định nghĩa về giới trí thức. Người ta nói nhiều đến định nghĩa này đúng vào lúc giới trí thức nửa mùa bắt đầu ngoi lên. Giới trí thức nửa mùa đã đưa cuộc thảo luận đến kết luận rằng trí thức là người thiết tha với quyền lợi xã hội, chứ không phải quyền lợi cá nhân hạn hẹp, và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội. Cách nhấn giọng như thế là có thể hiểu được. Nó ngầm kêu gọi ủng hộ giới trí thức nửa mùa vùng lên chống lại hệ thống, tiến hành đập tan hệ thống. Nhưng xin suy nghĩ thêm về định nghĩa này. “Thiết tha với quyền lợi xã hội” có phải là người trí thức không? Thế thì Hitler cũng được coi là người trí thức: hắn chả “thiết tha” đấy ư! Không, “thiết tha” không thể là tiêu chí được, tiêu chí phải là phẩm chất của cách tiếp cận với các vấn đề xã hội. Kiểu người, phương pháp tư duy, tính nghiêm túc, chiều sâu, trách nhiệm trước các hành động (nó còn là tính đạo đức nữa), kiến thức rộng do lao động miệt mài mà có. Và có thể không phải là vô tình mà người trí thức, tầng lớp trí thức lúc đó đã không được giải thích theo cách đó. Tác giả hoàn toàn không nhớ một trường hợp nào như thế. Nếu có thì giới trí thức nửa mùa đã lập tức bị đẩy ra khỏi tầng lớp trí thức, một giai tầng có uy tín của xã hội, ngay từ lúc đó.

Trí thức nửa mùa mang danh trí thức là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, chứa đầy tai ương. Khi họ làm những công việc bình thường thì tai họa không phải là lớn (mặc dù dĩ nhiên là vẫn có: kém hiểu biết bao giờ cũng kéo theo hậu quả tiêu cực). Nhưng khi trí thức nửa mùa bắt tay vào làm việc lớn (đúng hơn là kiên quyết giành lấy vì thái độ tự tin của mình) thì tai họa là không thể tránh khỏi.

Mười năm vừa qua đã làm giới trí thức nửa mùa rúng động một cách mãnh liệt nhất, nó đã yếu đi nhiều, đa phần đã “tan đàn xẻ nghé”, chuyển sang những mối bận tâm khác và sử dụng những khả năng khác. Nhưng không được đánh giá thấp “khả năng quay về” đỉnh cao quyền lực chính trị của giới trí thức nửa mùa. Dù chỉ là vì một nhóm, sau khi đã leo lên hồi cuối những năm 1980- đầu những năm 1990 đang tìm mọi cách bám trụ, đã trở thành xu hướng hữu và cực hữu. Dĩ nhiên là trí thức nửa mùa đang và sẽ còn cố gắng thôi miên xã hội rằng họ biết cách giải quyết tất cả mọi vấn đề. Họ đang nói và còn tiếp tục nói một cách tự tin và xấc xược (hơn nữa, xin nhắc lại, chính họ-đúng hơn là nhiều người trong số họ - tin vào khả năng và sự đúng đắn của mình). Chỉ cần một phần dân chúng tin họ thì đấy sẽ là bi kịch không thể nào sửa chữa được.

Thật đáng tiếc là trong sự nghiệp cải cách, giới trí thức chân chính của chúng ta đã gần như bị giới trí thức nửa mùa say máu đỏ đen và xấc láo đẩy ra ngoài. Rất muốn tin rằng giới trí thức chân chính một lần nữa sẽ quay trở về với vai trò lịch sử của mình.

* Bài đăng trên tờ Tư tưởng tự do thế kỷ XXI. Trích bản dịch của Phạm Nguyên Trường. Đọc đầy đủ xin xem cuốn "Về trí thức Nga", NXB Tri Thức 2009

(1) Kliuchevski V.O. (1841-1911) nhà sử học nổi tiếng người Nga.

(2) Solovjov S.M (1820-1879), nhà sử học người Nga, Hiệu trưởng trường ĐH Tổng hợp Moskva từ năm 1871 đến năm 1877

Nguồn: Tạp chí Tia sáng

======================================

Bài này có lẽ cho vào mục giải trí thì đúng hơn! Nhưng e người đời lại không hiểu sao Sư Thiến lại đưa vào mục giải trí của một vị: "Phó tiến sĩ sử học. công tác viên cao cấp của viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga". Vâng! Nó hài vì nó làm cho con người ngộ nhận thằng đứng trước mặt mình là trí thức nừa mùa. Hi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc nhìn lại mác "lợi ích cốt lõi" với Biển Đông

Tác giả: EDWARD WONG

TUANVIETNAM.VN

Bài đã được xuất bản.: 08/04/2011 05:00 GMT+7

Khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Washington trong mùa đông, một trong những chủ đề nóng lại không được đề cập tới: đó là Biển Đông.

Suốt một năm qua, Biển Đông là một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất giữa Trung Quốc và Mỹ. Căng thẳng gia tăng khi quan chức Mỹ tuyên bố về lợi ích Biển Đông và lập tức được "đối đáp" bằng chính sách ngoại giao Trung Quốc. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, lãnh đạo Trung Quốc dường như đã vui vẻ để vấn đề lắng xuống, có lẽ là vì tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa Bắc Kinh với chính quyền Obama.

Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á đã có nhiều năm tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ với Biển Đông. Tháng 7 năm ngoái, khi căng thẳng giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này gia tăng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã "liên kết" với những quốc gia Đông Nam Á để đưa ra tuyên bố phản đối Trung Quốc. Tại một hội nghị khu vực ở Hà Nội, bà thẳng thừng tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia" tại Biển Đông và rằng Trung Quốc cũng như các nước khác nên tôn trọng thỏa thuận năm 2002 đảm bảo việc giải quyết tranh chấp chủ quyền "bằng các biện pháp hòa bình".

Theo giới phân tích, khi ấy, quan chức Trung Quốc thực sự bất ngờ khi Mỹ dính líu tới vấn đề Biển Đông. Một cuộc tranh luận công khai đã nổ ra tại Trung Quốc về chủ điểm này: Liệu Trung Quốc có nên chính thức "nâng cấp" Biển Đông thành "lợi ích cốt lõi", sánh ngang với các vấn đề chủ quyền khác của họ như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương để có thể biện minh cho sự can thiệp quân sự?

Một số quan chức Trung Quốc từng "thả nổi" ý tưởng này vào đầu năm 2010 trong các cuộc trao đổi kín với những người đồng nhiệm Mỹ. Năm ngoái, vài quan chức Mỹ đã nói với báo giới ở Bắc Kinh và Washington rằng, một hoặc nhiều quan chức Trung Quốc đã gắn mác để Biển Đông là một "lợi ích cốt lõi". Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố hay tranh luận, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra một chính sách rõ ràng để tuyên bố Biển Đông như vậy, và họ cũng không phủ nhận nó.

"Trung Quốc không có chính sách tuyên bố Biển Đông là một lợi ích cốt lõi", Chu Phong, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói. Bộ Ngoại giao và Hội đồng Nhà nước Trung Quốc không trả lời câu hỏi về vấn đề này, cho dù nhiều lần được yêu cầu.

Michael Swaine, nhà phân tích của Tổ chức Carnegie Endowment, đã có bài nghiên cứu nhìn nhận về việc Trung Quốc gia tăng sử dụng cụm từ "lợi ích cốt lõi". Kể từ năm 2004, quan chức, học giả, các tổ chức tin tức Trung Quốc đã tăng cường sử dụng cụm từ này khi đề capạ tới vấn đề chủ quyền. Ban đầu, cụm từ này nói về Đài Loan, nhưng hiện tại, nó được mở rộng sang cả vấn đề Tây Tạng và Tân Cương - khu vực nhạy cảm phía tây Trung Quốc. Sau khi khảo sát các nguồn in ấn Trung Quốc, ông Swaine kết luận rằng, Trung Quốc không chính thức coi Biển Đông như một "lợi ích cốt lõi".

Swaine viết: "Một số khác biệt không chính thức trong quan điểm, cùng với sự tiến thoái lưỡng nan liên quan tới việc nên hay không xác nhận Biển Đông là lợi ích cốt lõi có thể thể hiện khả năng xảy ra bất đồng trong giới lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này".

Tuy nhiên, những điều kể trên không đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã kiềm chế trong tuyên bố chủ quyền. Vào ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư nói trong một cuộc họp báo rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với Biển Đông".

Mùa xuân năm 2010, một số quan chức Mỹ nói rằng, quan chức Trung Quốc đang thúc đẩy xa hơn "chuẩn mực" tuyên bố chủ quyền, khi gọi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 11 với The Australian, bà Clinton cho hay, ông Đới Bỉnh Quốc - một quan chức ngoại giao cấp cao của chính phủ Trung Quốc, đã nói với bà như thế tại một cuộc gặp thượng đỉnh tháng 5/2010.

"Tôi lập tức phản ứng và nói "chúng tôi không chấp nhận như vậy", Ngoại trưởng Mỹ khẳng định cho dù có sự hoài nghi của một số học giả Trung Quốc và Mỹ. Sau đó vào tháng 7/2010, tại một cuộc họp khu vực ở Hà Nội, bà Clinton đã đưa ra tuyên bố chọc giận người Trung Quốc. M. Taylor Fravel, một giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts - người nghiên cứu về vấn đề lãnh thổ Trung Quốc - cho rằng, động thái của bà Clinton là phản ứng với hàng loạt vụ việc xảy ra ở Biển Đông mà các quan chức Mỹ tin rằng, nó phản ánh sự quả quyết ngày một lớn của Trung Quốc.

Sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đã đưa ra bài bình luận đầy giận dữ, coi Biển Đông như một lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Tờ báo viết: "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi với các biện pháp quân sự". Trong khi đó, một số quan chức quân sự cấp cao lại tỏ ra khá thận trọng. Hàn Tô Đông, giáo sư Đại học Quốc phòng viết trên Tạp chí Outlook: "Sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, đặc biệt là các khả năng quân sự vẫn chưa đủ để bảo vệ tất cả lợi ích cốt lõi quốc gia. Trong trường hợp này, không phải là ý tưởng hay khi tuyên bố các lợi ích quốc gia cốt lõi".

Trang web của Nhân Dân Nhật báo đưa ra kết quả cuộc thăm dò người đọc rằng, bây giờ có phải là lúc dán mác "lợi ích cốt lõi" với Biển Đông. Theo đó, 97% trong gần 4.300 người được hỏi nói "có".

Năm 2009, ông Đới từng nói rằng, Trung Quốc có ba lợi ích cốt lõi: duy trì hệ thống chính trị, bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy phát triển kinh tế. Giờ đây, một số quan chức Trung Quốc có thể coi Biển Đông và các vấn đề chủ quyền khác thuộc phạm trù "lợi ích cốt lõii".

Theo giới phân tích, cuộc tranh cãi trên báo chí dường như phản ánh sự bất đồng của các quan chức Trung Quốc. Tới mùa thu, báo chí được yêu cầu ngừng bàn luận về vấn đề này.

"Giờ đây, tôi cho rằng họ đang làm dịu vấn đề vì những rắc rối với Mỹ và ASEAN", Joseph Nye Jr., giáo sư quan hệ quốc tế của Harvard và cựu quan chức Lầu Năm Góc nói.

Thụy Phương dịch theo New York Times

=========================================

Đầu thế kỷ trước, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chuẩn bị chiến tranh vì tranh chấp một hòn đảo trên biển. Những lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền quốc gia, lòng yêu nước và tính thần hy sinh được nói tới. Nhưng chỉ qua một đêm, hòn đảo biến mất.

Chỉ vài trận động đất, nước Nhật rung lên bần bật. Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người thật bé nhỏ. Vậy mà còn cốt lõi gì nữa. Thiên nhiên đã chứng tỏ điều này trong gần chục năm trở lại đây. Chẳng có siêu cường nào chống lại được. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều nhận thấy quyền lợi cốt lõi ở Biền Đông thì phiền quá nhỉ. Hoàng Hải cũng có cốt lõi ở đấy đấy! Quí vị ra đấy trao đổi nha!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản cảnh báo va chạm quân sự với Trung Quốc

09/04/2011 20:38:40

Posted Image- Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Phòng vệ của Nhật Bản (NIDS) đã cảnh báo nguy cơ va chạm quân sự với Trung Quốc đồng thời bày tỏ lo ngại trước việc tăng cường sức mạnh quân sự của quốc gia láng giếng này.

Báo cáo trên được công bố bằng tiếng Nhật từ hồi tháng 3, sau đó được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên mạng ngày 6/4 với tên gọi “NIDS China Security Report”. Trong báo cáo dài 43 trang này, Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc quân đội Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa và mở rộng phạm vi hoạt động. Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản công bố một báo cáo cụ thể kiểu này.

Posted Image

Chiếc tàu cá Trung Quốc (giữa) được cho là cố tình đâm vào 2 tàu tuần tra Nhật Bản bị bắt giữ hồi năm ngoái đã gây căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật

Báo cáo dẫn vụ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc với tàu truần tra Nhật Bản trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái làm ví dụ điển hình đồng thời nhấn mạnh việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân đang đe dọa hệ thống bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ. Nhật Bản cũng chỉ trích việc Trung Quốc tự cho phép mình tiến hành tập trận tại Đông Hải, song lại phản đối các cuộc tập trận tương tự của Mỹ-Hàn.

Posted Image

Báo cáo của Nhật Bản cho thấy, Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa hải quân và mở rộng phạm vi hoạt động ra các vùng biển và đại dương xung quanh, gây lo ngại cho các nước láng giềng

Khi đề cập đến những trang bị hiện đại của quân đội Trung Quốc trong phần “Hiện đại hóa trang thiết bị quân sự” (Modernization of Military Hardware), báo cáo trên đã liệt kê hàng loạt máy bay chiến đấu, chiến hạm, tàu ngầm thế hệ mới và các tên lửa của Trung Quốc. Báo cáo cho rằng khả năng va chạm giữa quân đội Trung Quốc và lực lượng phòng vệ Nhật Bản khó có thể tránh khỏi.

Trong khi đó, ông Vương Kiến, một chuyên gia các vấn đề Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng không loại trừ khả năng giữa quân đội Trung Quốc và lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn, như va chạm máy bay và tàu thuyền, thậm chí đối đầu về quân sự. Nhận xét được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần điều máy bay áp sát tàu tuần tra Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp.

Bảo Minh (Tổng hợp)

=================================

Hic! Nhưng sao không thấy hai nước này nói gì về "Quyền lợi cốt lõi" ở biển Hoàng Hải nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy hôm nay, tin này cứ chểnh ềnh trên các báo mạng. Định bỏ qua vì Hàng Không Mẫu hạm cũng chẳng có gì là một vấn đề khoa học kỹ thuật vượt trội của thời đại cả. Nhưng vào đâu cũng thấy tin này nên bắt chước đưa lên đây.

=================================================

Mục kích hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc

Chủ Nhật, 10/04/2011 - 07:22

(Dân trí) - Hãng tin Xinhua của Trung Quốc vừa công bố những bức ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên mà nước này sắp hạ thủy tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc.

Posted Image

Tàu dài 302 mét, rộng 70,5 mét, có khả năng chở theo 50 máy bay chiến đấu các loại, chủ yếu là máy bay chiến đấu Su-33 và Mig-29 của Nga, cũng như máy bay trực thăng chống tàu ngầm hay trinh sát.

Posted Image

Đây không phải là chiếc tàu do chính Trung Quốc chế tạo, mà là một hàng không mẫu hạm cũ của Ukraine được bán đấu giá vào năm 1992 và được Trung Quốc mua lại với giá 100 triệu USD. Tàu này sau đó được đưa về sửa chữa và tân trang tại cảng Đại Liên từ năm 2002 để trang bị thêm động cơ mới, hệ thống radar, tên lửa hạm đối không...

Posted Image

Theo các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế, tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hải quân Trung Quốc tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm. Đây là bước cần thiết để Trung Quốc tự đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác.

Posted Image

Theo báo chí, tên cũ tàu này là Varyag sẽ được Trung Quốc đổi thành Thi Lang, lấy tên của một đô đốc Trung Hoa thời nhà Minh.

Posted Image

Đây là lần đầu tiên hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên này, vốn được xem là trụ cột của chính sách hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy là chiếc tàu đang trên đường được hoàn tất và sắp hạ thủy.

Posted Image

Thông tin từ nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo cho rằng tàu này có thể sẽ bắt đầu chuyến hải hành thử nghiệm đầu tiên vào ngày 23/4, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc, hoặc là vào ngày 1/7, tức là lễ đánh dấu 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.

Posted Image

Theo Xinhua, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực.

Hà Khoa

Tổng hợp

=============================

Cái mũi tầu cong vút lên không giống Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ. Chắc kết hợp giữa truyền thống mái cong của kiến trúc cổ Đông phương với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chống ùn tắc giao thông hay chống bế tắc tư duy?

Tác giả: Trần Minh Quân

Tuanvietnam.net

Bài đã được xuất bản.: 11/04/2011 05:00 GMT+7

Hay chính tư duy những nhà quản lý giao thông đô thị lại đang bị bế tắc? Phải chăng trước khi đi tìm lời giải cho ùn tắc giao thông thì họ phải giải quyết cái sự bế tắc trong suy nghĩ?

LTS: Giao thông đô thị luôn là bài toán khó, hầu như chưa có lời giải. Mới đây, TP Hồ Chí Minh chủ trương quy định xe ô tô đi vào thành phố phải theo ngày chẵn, lẻ dựa trên biển số xe chẵn, lẻ. Tuần Việt Nam chúng tôi vừa nhận được bài viết "Chống ùn tắc giao thông hay chống bế tắc tư duy" của tác giả Trần Minh Quân. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết này. Rất mong nhận được sự trao đổi, tham góp ý kiến của các quý bạn đọc gần xa về bài toán quản lý giao thông đô thị, nhân chủ trương này.

Tư duy "ngựa quen đường cũ"

Cứ ngỡ rằng sau khi bị dư luận phản đối gay gắt 1 "sáng kiến" có giá trị "tối kiến"- giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông bằng cách: Xe biển lẻ, đi vào ngày lẻ, xe biển chẵn đi vào ngày chẵn của một vị lãnh đạo Sở Giao thông công chánh Hà Nội năm 2002, sẽ được những người chuyên hoạch định chính sách về giao thông ở các thành phố khác rút kinh nghiệm. Thế nhưng sau gần 10 năm, 1 lần nữa "sáng kiến" ấy lại được nêu ra. Lần này là áp dụng cho TP.HCM, một thành phố có tiếng là năng động và phát triển nhất cả nước.

Theo đề xuất này, những xe ôtô có biển số chẵn được phép đi vào nội thành các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần, những xe có biển số lẻ đi vào nội thành các ngày thứ 3, 5, 7. Riêng ngày Chủ nhật, tất cả xe ôtô được lưu hành vào nội thành.

Điều đáng nói là "sáng kiến" này không phải là lần đầu tiên được đề xuất cho TP.HCM mà nó đã được gợi ý lần đầu tiên từ năm 2003 và mãi cho đến năm 2007 đã được Ban An toàn Giao thông chính thức đệ trình lên UBND TP.HCM .

Cũng như những lần trước đây, kiến nghị cho xe lưu thông vào thành phố theo ngày chẵn, lẻ như một sự hài hước, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Đa phần đều cho rằng đây là một kiến nghị đi ngược lại với xu hướng phát triển, thiếu thực tế, không khả thi và sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khác liên quan.

Trước tiên phải công nhận rằng, khi có nhu cầu cần thiết người ta mới tham gia giao thông, không ai lại tự dưng ra đường để được hít khói bụi hay thưởng thức món "đặc sản" kẹt xe, tức là nhu cầu đi lại phát sinh do cuộc sống, do công việc bắt buộc. Đó là một nhu cầu hiển nhiên, hợp lý và diễn ra liên tục trong cuộc sống hằng ngày. Khi số lượng ô tô và lưu lượng xe tham gia giao thông tăng, chứng tỏ rằng mọi người đang tất bật với công việc, kinh tế đang phát triển, xã hội đang vận hành một cách năng động.

Posted Image

Lưu thông theo biển số chẵn lẻ có giải quyết được vấn đề? Ảnh minh họa. Tác giả: Sa tế

Nhưng thực tiễn chẳng bao giờ theo ý định đầy chủ quan của người quản lý.

Nếu chẳng may 1 người có xe mang biển số chẵn mà lại có nhu cầu đi lại trong ngày lẻ- như vợ họ đau đẻ chẳng hạn thì sao đây? Hay là bà vợ cũng phải chờ ngày chẵn mới được phép đau?

Trong tình huống khẩn cấp, đương nhiên, họ có thể phải mượn xe hoặc nhờ người khác đưa đi, cũng có thể họ đi taxi, thậm chí với những người có tiền, họ sẵn sàng mua thêm một chiếc xe khác có biển số lẻ để thay đổi phương tiện đi lại mỗi khi có nhu cầu. Nhưng người dân sẽ nghĩ thế nào về những quy định "kỳ quặc" này. Và liệu họ có thể tâm phục, khẩu phục với những cái đầu quản lý đó không?

Khi đó, quy định về việc tham gia giao thông theo biển số xe chẵn, lẻ không những không có tác dụng mà còn gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Đó là chưa kể những hệ lụy khác liên quan như nạn "cò" làm biển số xe chẵn, lẻ có thêm đất sống và tha hồ hoành hành.

Về tính khả thi, kiến nghị này sẽ phát sinh một lực lượng người và phương tiện giám sát vô cùng lớn.

Để giải quyết bài toán giao thông, cần có những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng và tìm ra nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc mới mong có những giải pháp hợp lý. Trong đó việc phân luồng giao thông, di dời các trung tâm thương mại, hành chính, nơi tập trung nhiều người như bệnh viện, trường đại học ... ra ngoại thành là những việc làm cần thiết thì ít ai quan tâm. Đường phố thì không được mở rộng hay xây mới, trong khi các cao ốc, văn phòng cho thuê... vẫn lù lù mọc lên ngay giữa trung tâm thành phố thì mãi mãi không thể tìm ra lời giải cho bài toán kẹt xe.

Liệu có gì đảm bảo rằng với một thành phố lớn như TP.HCM và thực trạng phương tiện kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu quan sát và kiểm tra (như camera) như hiện nay sẽ quan sát đầy đủ hết mọi ngóc nghách, mọi tuyến đường? Ngoài ra, khi phát hiện có xe vi phạm, nếu CSGT cho dừng xe để phạt thì sẽ làm tăng thêm nguy cơ ùn tắc giao thông.

Nếu không đảm bảo đủ lực lượng và phương tiện kiểm tra thì làm thế nào để đảm bảo tính công bằng cho mọi phương tiện? Đó là chưa nói đến trong kiến nghị này, không có điểm nào nhắc đến đối tượng áp dụng là xe tư nhân hay xe công. Nếu chỉ áp dụng cho xe tư nhân thì sẽ càng làm tăng thêm tình trạng mất công bằng trong xã hội.

Liên tiếp trong thời gian qua, những đề xuất, kiến nghị, trong đó có cả những kiến nghị đã được áp dụng vào thực tế của ngành giao thông công chánh ở các thành phố lớn ít nhận được sự ủng hộ từ phía dư luận và người dân. Đó là những quy định như không cho xe ngoại tỉnh lưu thông vào thành phố Hà Nội năm 2004, quy định mỗi người chỉ được đứng tên 1 xe gắn máy, hay không cho đăng ký mới xe ở các khu vực nội thành... Những quy định này chẳng những không khả thi mà còn tạo điều kiện cho hiện tượng lách luật như nhờ người khác đứng tên hộ hay người có nhu cầu mua xe sẽ mang ra ngoại thành đăng ký ...

Chống bế tắc tư duy trước?

Những quy định kiểu này đã khiến cho báo chí tốn rất nhiều giấy mực nhưng rốt cuộc đâu lại vào đấy, hiện tượng kẹt xe vẫn diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.

Một số ý kiến cho rằng phương án cấm xe lưu thông theo số xe chẵn, lẻ đã được nhiều nước khác áp dụng. Sở dĩ người ta áp dụng được và có thể thành công bởi rất nhiều nguyên do. Đó là ý thức của người dân khi tham gia giao thông, phương tiện giao thông công cộng đảm bảo được những yếu tố như an toàn, đúng giờ, tiện lợi, ... Trong khi đó tại Việt Nam tất cả những điều này hoàn toàn chưa được đáp ứng.

Để giải quyết bài toán giao thông, cần có những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng và tìm ra nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc mới mong có những giải pháp hợp lý. Trong đó việc phân luồng giao thông, di dời các trung tâm thương mại, hành chính, nơi tập trung nhiều người như bệnh viện, trường đại học... ra ngoại thành là những việc làm cần thiết thì ít ai quan tâm. Đường phố thì không được mở rộng hay xây mới, trong khi các cao ốc, văn phòng cho thuê... vẫn lù lù mọc lên ngay giữa trung tâm thành phố thì mãi mãi không thể tìm ra lời giải cho bài toán kẹt xe.

Kể từ khi "sáng kiến" này được nêu ra cho thành phố Hà Nội, gần 10 năm sau những người làm công tác quản lý giao thông lại lặp lại cái vòng luẩn quẩn: không kiểm soát nổi thì cấm, không có giải pháp gì cũng cấm nốt! Có chăng khác Hà Nội là trước đây cấm xe gắn máy, thì bây giờ TP.HCM lại áp dụng cấm xe ô tô.

Hay chính tư duy những nhà quản lý giao thông đô thị lại đang bị bế tắc? Phải chăng trước khi đi tìm lời giải cho ùn tắc giao thông thì họ phải giải quyết cái sự bế tắc trong suy nghĩ. Và chỉ khi nào họ thoát ra khỏi lối mòn tư duy cũ kỹ mới mong có những giải pháp thích hợp.

====================================

Một cái tựa xuất sắc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên tri dự đoán về hiểm họa năm 2014 và 2016?

Hai tiên đoán về năm 2011 của nữ tiên tri mù nổi tiếng người Bulgaria Vanga đã dần trở thành hiện thực. Bà còn đưa ra những lời tiên đoán về năm 2014 và 2016.

Về năm 2011, bà Vanga đã nói: “Do những đợt mưa phóng xạ nên mọi sinh vật ở Bắc Bán cầu sẽ bị tiêu diệt. Tiếp đó, người Hồi giáo sẽ tiến hành cuộc chiến tranh hoá học chống lại những người châu Âu còn sống sót”. Như vậy có thể thấy lời tiên tri đáng sợ đó có hai phần.

Phần đầu hiển nhiên là ngụ ý thảm họa hạt nhân đang xảy ra ở Nhật Bản. Phần hai rõ ràng là đề cập đến cuộc chiến hiện đang diễn ra ở Libya, nơi một bên là liên quân các nước châu Âu và Mỹ và một bên là quân đội Libya đang giao chiến kịch liệt với nhau.

Hơn thế nữa, chỗ gây sửng sốt trong phần 2 lời tiên đoán nói trên chính là cụm từ “chiến tranh hoá học”.

Như ta đã biết, nhà lãnh đạo tối cao Libya là Đại tá Gaddafi đã gọi những kẻ đang tấn công đất nước ông là đội quân Thập tự chinh và cam kết sẽ dùng mọi phương tiện chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

Theo tin tức của tình báo phương Tây, trong tay ông Gaddafi có cả vũ khí hoá học. Vậy một khi ông và quân đội của ông bị dồn vào bước đường cùng thì liệu điều gì có thể ngăn trở ông sử dụng vũ khí hoá học chống lại người châu Âu - những người “láng giềng” rất gần, chỉ ở ngay phía bên kia Địa Trung Hải.

Và nếu như hiểm họa đó quả thực xảy ra thì đúng như nhà nữ tiên tri lỗi lạc đã tiên đoán, đến năm 2014 “đa số người sẽ bị mụn nhọt, ung thư da và những chứng bệnh khác về da” (hậu quả của chiến tranh hoá học). Tiếp đó, đến năm 2016 “châu Âu sẽ trở nên trống vắng”.

Tuy rất khâm phục tài tiên tri của người phụ nữ mù Bulgaria nhưng chắc hẳn tất cả chúng ta đều cầu mong lần này bà tiên đoán sai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm két sắt vô chủ sau sóng thần tại Nhật Bản

Thứ Hai, 11/04/2011 - 14:14

(Dân trí) - Không có chiếc ô tô nào bên trong bãi đỗ xe của sở cảnh sát thành phố Ofunato, Nhật Bản. Thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt, bị sóng thần cuốn từ các ngôi nhà và văn phòng của các công ty ra biển, đang nằm chồng chất.

Posted Image

Những chiếc két sắt vô chủ tại một đồn cảnh sát ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate.

Các két sắt đã trôi dạt vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh sát giờ đang cố gắng tìm lại chủ nhân của chúng. Nhiều người Nhật Bản, đặc biệt là những người cao tuổi, vẫn có thói quen tích trữ tiền mặt tại nhà. Ước tính, nguồn tiền tích trữ này lên tới 350 tỷ USD. Người dân địa phương gọi khoản tiền này là “tansu yokin”, có nghĩa là “tiền tiết kiệm để tủ”.

Trong chiến dịch dọn dẹp sau động đất/sóng thần đang được tiến hành dọc bờ biển kéo dài hàng trăm km, các nhân viên và người dân đã tìm thấy hàng loạt két sắt vô chủ.

Một tháng kể từ khi thảm họa kép tàn phá Ofunato và các thành phố lân cận, các sở cảnh sát, vốn đã quá tải với hàng núi công việc giờ đây đang đối mặt với một nhiệm vụ khác là quản lý số của cải bị thất lạc.

“Ban đầu chúng tôi tập trung tất cả các két sắt tại sở cảnh sát”, Noriyoshi Goto, người đứng đầu bộ phận các vấn đề tài chính của Sở cảnh sát Ofunato, cho biết. “Nhưng sau đó do quá nhiều nên chúng tôi phải đưa chúng đi chỗ khác”.

Ông Goto không biết chính xác bao nhiêu két sắt đã được sở cảnh sát của ông tìm thấy cho tới nay nhưng hiện đã có tới vài trăm và dự kiến con số này chưa dừng lại.

Việc xác định chủ nhân của các két sắt đã khó nhưng việc xác định chủ nhân là gần như không thể đối với các khoản tiền mặt được tìm thấy trong các phong bì, túi không đề tên, những chiếc hộp hoặc đồ đạc.

Posted Image

Các két sắt của một ngân hàng ở tỉnh Miyagi sau động đất/sóng thần.

Ông Yasuo Kimura, 67 tuổi, cho rằng ông là một trong những người may mắn. Sóng thần đã nuốt và cuốn trôi ngôi nhà của ông tại Onagawa, cách Ofunato khoảng 75km về phía nam. Ông đã sống sót cùng với người cha 90 tuổi và vẫn còn nguyên tiền ở ngân hàng.

Nhưng nhiều người bạn lâu năm và những người quen biết của ông Kimura, một cựu nhân viên ngân hàng, không may mắn như ông.

“Trong suốt những năm còn công tác, tôi đã thuyết phục họ gửi tiền trong ngân hàng. Nhưng họ luôn nghĩ rằng để tiền ở nhà an toàn hơn”, ông Kimura nói trong khi mắt hướng về thành phố bị san phẳng.

Số lượng các két sắt được tìm thấy tại Ofunato đã phản ánh cơ cấu dân số của khu vực này. Tại tỉnh Iwate, nơi có thành phố Ofunato, gần 30% trong tổng số dân của tỉnh này trên 65 tuổi. Nhiều người trong số họ giữ tiền tại nhà theo thói quen và vì sự thuận tiện. Lãi suất thấp khiến người dân gửi không hào hứng gửi tiền vào ngân hàng.

Tương tự như Iwate, các sở cảnh sát địa phương tại tỉnh Miyagi cũng thông báo tìm thấy nhiều két sắt và tiền mặt.

“Khi cần tiền, họ muốn có tiền ngay ở nhà. Nhiều người cũng không thoải mái giữ sử dụng máy ATM, đặc biệt là người già”, Koetsu Saiki, từ Ban các vấn đề tài chính của tỉnh Miyagi, nói.

Một báo cáo năm 2008 của ngân hàng trung ương Nhật Bản ước tính hơn 1/3 số tiền mệnh giá 10.000 yen (118USD) không tham gia lưu thông, tương đương khoảng 30 nghìn tỷ yen (354 tỷ USD).

Posted Image

Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại của trận động đất/sóng thần lên tới 309 tỷ USD, trở thành thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử thế giới. Con số này bao gồm những thiệt hại trực tiếp từ các ngôi nhà, đường xá và cơ sở hạ tầng bị hư hại. Tuy nhiên, khoản đó không tính tới những thiệt hại cá nhân từ khối tiền mặt của các gia đình bị sóng thần cuốn ra biển.

Do hơn 25.000 người được tin là đã chết trong sóng thần, nhiều két sắt có thể trở thành vô chủ. Theo luật, giới chức phải gìn giữ các tài sản bị thất lạc trong 3 tháng. Nếu không có ai nhận sau thời gian đó, tài sản sẽ được đưa vào công quỹ.

Nhưng tất cả những người sống sót muốn lấy lại két sắt của họ phải có các bằng chứng để chứng minh như mã két sắt, miêu tả nhận dạng của các tài liệu bên trong.

Chỉ 10-15% tài sản giá trị được tìm thấy trong các đống đổ nát của động đất/sóng thần cho tới nay đã được trả lại cho chủ nhân, giới chức tại tỉnh Miyagi và Iwate cho biết hồi tuần trước.

Nhưng thay vào chỉ chờ đợi, cảnh sát tại Iwate đang cân nhắc một biện pháp khác. Các đồn cảnh sát có thể sẽ mở các két sát để xác định chủ nhân của chúng.

Và dự kiến sẽ còn nhiều két sắt được tìm thấy trong những ngày tới.

An Bình

Theo AP

=========================

Hình ảnh những chiếc két sắt vô chủ sau một thiên tai khủng khiếp thật đầy minh triết! Nhưng không khỏi ngậm ngùi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay