Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc duy trì lạm phát 'kỷ lục'

VnExpress

Thứ sáu, 11/3/2011, 15:29 GMT+7

Với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 4,9% trong tháng 2, Trung Quốc tỏ ra không lo lắng về tình hình lạm phát, còn giới phân tích lại có cái nhìn khá bi quan.

Theo báo cáo đưa ra sáng nay, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 4,9% trong tháng hai so với cùng kỳ năm ngoái. Tại các khu vực thành thị, chỉ số giá tăng 4,8% trong khi ở các vùng nông thôn mức tăng này là 5,5%.

Posted Image

Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát cao những tháng tới. Ảnh: Businessweek

Kết quả này không thay đổi so với hồi tháng một và cao hơn so với dự đoán 4,8% của giới phân tích. Chỉ số giá sản xuất, đơn vị dùng để đo chi phí nguyên liệu đầu vào, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng so với 6,6% hồi tháng một.

Trong phiên họp Quốc hội gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đặt mục tiêu lạm phát cả năm nay ở mức 4% và tuyên bố kiềm chế giá cả là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu trong năm 2011.

Mặc dù vậy, chính quyền vẫn không tỏ ra lo lắng về tình hình giá cả. "Chúng tôi tự tin rằng vẫn có thể kiểm soát được lạm phát năm nay ở mức ổn định", Sheng Laiyun, người phát ngôn của Cục thống kê Trung Quốc nói sáng nay.

Ngược lại, giới phân tích lại có cái nhìn khá bi quan. Viện nghiên cứu IHS Global Insight cho rằng các số liệu này phản ánh một bức tranh lạm phát "khá cao" và cảnh báo đỉnh giá cả tiêu dùng vẫn đang ở phía trước. "Chúng tôi tin rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong vài tháng tới", đại diện của Viện này nói.

Thanh Bình

====================================

Tại sao giới phân tích lại có cái nhìn bi quan về lạm phát nhỉ? Tôi không phải là một chuyên gia về kinh tế, nên tôi không thể hiểu được các quí vị chiên môn ấy phân tich và suy nghĩ như thế nào. Nhưng xét về mặt Lý học thì "lạm phát" là điều kiện cần để tiếp tục phát triển kinh tế một cách cân đối. Với tôi thì tôi không thể nghĩ ra bằng cách nào khi một nền kinh tế phát triển mà lại không có lạm phát. Vấn đề là lạm phát được kiểm soát và phân chia mức độ tăng giá cho các khu vực như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức thư cảm động từ Nhật Bản

Sáng ra cơ quan check mail, Sếp gửi cho một câu chuyện cảm động từ Nhật Bản, đọc rơi nước mắt :(. Chia sẻ lên đây cho mọi người cùng đọc nhé.

Xin chào anh Đăng,

Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.

Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.

Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: "/50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại.

Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ./"

Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.

Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "/Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói/". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "/Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ/".

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "/Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật/". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.

Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.

Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Đăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất.

Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này. Tôi hỏi con gái tôi "/Tình hình có vẻ nguy hiểm , con có muốn đi VN lánh nạn không/". Nhỏ con gái của tôi trả lời "/Đi đâu bây giờ , xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó/." Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng "/Tẩu vi thượng sách/" không có chỗ dùng vì cái xứ đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi. Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.

Hy vọng không có gì xảy ra , khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama. Hy vọng được gặp anh Đăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm sự nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.

Chúc anh và gia quyến an toàn.

Hà Minh Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ ra tối hậu thư cho Gaddafi

19/03/2011 7:38

* Không kích sẽ băt đầu trong hôm nay?

* Pháp: Mọi khâu chuẩn bị tấn công đã hoàn tất!

(TNO) Ngày 18.3, Mỹ đã ra tối hậu thư yêu cầu nhà lãnh đạo Libya, ông Muammar Gaddafi phải lập tức ngưng bắn, nếu không sẽ phải đối mặt với hành động quân sự. Vài giờ sau, Mỹ tuyên bố ông Gaddafi không tuân thủ điều này.

Không thương lượng

Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Tất cả mọi cuộc tấn công vào thường dân phải được chấm dứt. Gaddafi phải chấm dứt đưa quân về phía Benghazi, rút quân khỏi Ajdabiya, Misrata và Zawiyah và cung cấp lại nước, điện, gas cho tất cả các khu vực. Phải để cho các hoạt động hỗ trợ về mặt nhân đạo đến được với nhân dân Libya… Để tôi nói cho rõ nhé, tất cả những điều này là không thương lượng… Nếu Gaddafi không tuân thủ, nghị quyết (của Liên hiệp quốc - LHQ) sẽ được triển khai thông qua hoạt động quân sự”.

Posted Image

Tổng thống Obama (phải) và nhà lãnh đạo Gaddafi tại hội nghị nhóm G8 hồi năm 2009 - Ảnh: Reuters

Vài giờ sau tối hậu thư kể trên, một quan chức an ninh quốc gia của Mỹ nói rằng quân đội của ông Gaddafi vẫn “cố tình” tiến về Benghazi, cứ địa của lực lượng nổi dậy. Được biết trước đó, chính phủ Libya đã tuyên bố ngừng bắn vô điều kiện sau khi Hội đồng bảo an LHQ thông qua nghị quyết cho phép dùng vũ lực đối với nước này.

Quan chức Mỹ kể trên cho biết, nhận định vừa nêu được đưa ra dựa vào các báo cáo chính thức gửi đến các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ở Washington.

Trả lời câu hỏi của hãng truyền thông CNN về chuyện Gaddafi có vi phạm nghị quyết của LHQ hay không, đại diện của Mỹ tại LHQ đáp: “Có, ông ấy đã vi phạm”.

Nhưng tại Tripoli, chính quyền Libya khẳng định không hề có thêm một cuộc dội bom nào kể từ khi tuyên bố ngừng bắn.

Thứ trưởng Ngoại giao Libya, ông Khaled Kaim còn nói rằng đang yêu cầu Trung Quốc, Đức, Malta và Thổ Nhĩ Kỳ đưa quan sát viên tới nước này để giám sát lệnh ngừng bắn.

Posted Image

Người ủng hộ ông Gaddafi tổ chức biểu tình ở Tripoli vào hôm 18.3 - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời một bác sĩ ở Misrata nói qua điện thoại: “Bây giờ họ (quân đội) đang ở ngoại ô thành phố và tôi liên tiếp nghe tiếng bom nổ”.

Tại thành phố Misrata ở phía tây do quân nổi dậy chiếm đóng và bị quân chính phủ bao vây, các cư dân nói với Reuters rằng không hề có dấu hiệu của một lệnh ngừng bắn, thành phố vẫn tiếp tục bị nã bom và pháo.

Kênh truyền hình Al-Jazeera tường thuật các lực lượng trung thành với Gaddafi đang tiến nhanh đến đại bản doanh Benzaghi của quân nổi dậy ở phía đông vào tối thứ sáu, 18.3. Thành phố Zawiya đã lọt vào tay quân chính phủ trong khi giao tranh ác liệt đã diễn ra xung quanh thành phố Ajdabiya vài ngày qua.

Lực lượng nổi dậy ở Benghazi cũng bác bỏ tuyên bố ngừng bắn của Gaddafi.

Mohammed Ishmael al-Tajouri, thuộc liên minh nổi dậy ở Benghazi phát biểu: “Ông ấy nói dối. Quân đội của ông ấy đang tiến lại gần đây… Khi ông ấy đến Benghazi, ông ấy sẽ bị đánh bại, Không có thương lượng với Gaddafi”.

Posted Image

Một binh sĩ của ông Gaddafi (người bị thương) bị lực lượng nổi dậy bắt ở ngoại ô Benghazi - Ảnh: AFP

Ít nhất 9 nước có thể tham chiến

Trong một diễn biến khác, chính phủ Pháp tuyên bố mọi khâu chuẩn bị đều đã hoàn tất, nước Pháp đã sẵn sàng để không kích Libya.

Thủ tướng Anh David Cameron thì nói rằng phải đánh giá Gaddafi “dựa trên hành động chứ không phải những lời nói của ông ấy”. Ông Cameron tuyên bố các máy bay chiến đấu Tornado và Typhoon của Anh đã di chuyển đến các căn cứ trong khu vực.

Trong khi đó, hải quân Mỹ cũng đưa thêm tàu chiến tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch quân sự.

Những nước khác có thể tham chiến, theo BBC, bao gồm Đan Mạnh, Canada, Tây Ban Nha, Bỉ, Na Uy và Qatar. Ý thì tuyên bố cho phép sử dụng các căn cứ không quân của mình để không kích.

Riêng Mỹ, sau khi phát động chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, nay nhấn mạnh sẽ tham gia chứ không đóng vai trò lãnh đạo trong bất kỳ một hành động quân sự nào. Ông Obama cũng nói rõ Mỹ sẽ không đưa bộ binh vào Libya.

Posted Image

Những người Ghana này đang cố gắng chạy khỏi Libya - Ảnh: AFP

Dự kiến Anh, Pháp và một số đồng minh Ả Rập sẽ đóng vai trò đầu tàu trong các đợt không kích ban đầu, theo BBC.

Rõ ràng, điều mà lực lượng nổi dậy ở Libya mong muốn bây giờ là một cuộc dội bom ồ ạt từ bên ngoài để nhanh chóng hạ bệ ông Gaddafi, vốn đã cầm quyền ở Libya hơn 40 năm, đưa lực lượng nổi dậy lên nắm quyền. Tuy nhiên, Mỹ đã tuyên bố không đưa bộ binh tới Libya và sẽ không dễ có nước nào mong muốn điều này. Nếu không có lực lượng bộ binh duy trì hòa bình ở Libya và cuộc không kích của các nước chỉ là để chặn các hoạt động của quân đội Gaddafi mà không tiêu diệt họ, khả năng xảy ra nội chiến ở Libya là rất cao sau khi chiến dịch không kích từ bên ngoài chấm dứt.

Liên minh quân sự họp ở Paris

Hôm nay 19.3, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến Paris (Pháp) để tham dự hội nghị với các đồng minh về những bước đi kế tiếp đối với Libya. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Anh Cameron và lãnh đạo của những quốc gia Ả Rập sẽ có mặt trong hội nghị này.

Posted Image

Hai chiếc máy bay tiếp liệu của Mỹ tại căn cứ không quân Moron de la Frontera gần Sevilla, Tây Ban Nha, vào hôm 18.3 - Ảnh: Reuters

Đại sứ Pháp tại LHQ Gerard Araud nói với BBC rằng ông dự kiến các cuộc không kích sẽ bắt đầu vài giờ sau khi kết thúc hội nghị. Ông Gerard Araud nói: “Đó là thời điểm thích hợp để phát đi tín hiệu cuối cùng. Mỹ, Anh và Pháp sẽ đưa ra tối hậu thư về lệnh ngừng bắn. Chúng tôi đã đưa ra điều kiện. Vì thế, tôi đoán vài giờ sau hội nghị, chúng tôi sẽ phát động chiến dịch can thiệp quân sự”.

Theo ông Gerard Araud, điều quan trọng là các quốc gia Ả Rập phải tham gia vì họ “lo ngại về hình ảnh của NATO trong thế giới Ả Rập”. Ông Araud cho biết Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Qatar đã cam kết sẽ gửi máy bay và phi công. “Đó không phải là một chiến dịch của phương Tây, đó là sự can thiệp của cộng đồng quốc tế theo lời kêu gọi của Liên đoàn Ả Rập”, ông Araud nói.

Đoan Nhật - Sơn Duân

======================================

Híc!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô giáo bị mất tích sau khi cố cứu học trò

Thứ Bẩy, 19/03/2011 - 12:12

(Dân trí) - Dù đã đến nơi trú ẩn an toàn, nhưng cô Motoko Onodera, giáo viên Trường trung học Takata, tỉnh Iwate, Nhật Bản lại lái xe đi tìm những học sinh còn vắng mặt. Và đã 1 tuần rồi mà cô vẫn bặt tin…

Không có gì là ngạc nhiên khi cô Motoko Onodera, 29 tuổi, giáo viên dạy Nghiên cứu xã hội, lao đi tìm học sinh sau khi trận động đất tấn công Nhật Bản.

Cô Motoko và các đồng nghiệp đã đưa học sinh Trường trung học Takata tỉnh Iwate đến nơi an toàn vào chiều hôm 11/3/2011.

Nhưng rồi cô Motoko nhanh chóng trở lại xe hơi để "tìm các thành viên câu lạc bộ bơi" đang tham gia tập bơi tại một bể bơi ở một địa điểm công cộng cách trường khoảng 500 m.

Ngay sau khi cô lái xe đi, một cơn sóng thần dữ dội đã tràn tới, cuốn đi cơ sở công cộng đó và các tòa nhà khác. Hiện cô Motoko và hầu hết trong số 10 thành viên đội bơi vẫn mất tích.

"Cô ấy luôn nghĩ đến mình sau cùng. Vậy nên cô ấy sẽ đi tìm học sinh”, anh Hiroshi, 43 tuổi, chồng cô cho biết.

Posted Image

Cô Motoko Onodera, giáo viên Trường trung học Takata, tỉnh Iwate, Nhật Bản.

Hiện nay, các đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh vẫn đang tìm kiếm các thành viên đội bơi và cô giáo yêu quý của họ trong thành phố bị tàn phá bởi động đất và sóng thần.

Anh Hiroshi, hiện dạy tại Trường trung học Ofunato, gặp cô Motoko 3 năm trước khi họ cùng dạy tại Trường trung học Takata.

Hiroshi cho biết anh luôn thấy cô Motoko là người luôn vui vẻ, được đồng nghiệp và học sinh tin cậy, nhưng anh bị cuốn hút bởi sự quan tâm mà cô luôn dành cho người khác.

Hai người kết hôn ngày 28 tháng 3 năm ngoái và sắp kỷ niệm 1 năm ngày cưới.

Vào buổi sáng hôm 11/3 vừa rồi, cô Motoko chuẩn bị một hộp cơm trưa cho chồng mặc dù hôm trước cô đi làm về rất muộn.

"Cô ấy là người vợ tuyệt vời của tôi. Khi cô ấy trở lại, tôi sẽ trách cô ấy vì đã để tôi lo lắng nhiều như thế", anh mỉm cười nói trong khi nước mắt tràn quanh đôi mắt anh.

Anh Hiroshi đã tới các nơi tạm trú và các bệnh viện để tìm cô Motoko sau trận sóng thần, nhưng không nhận được tin gì về cô. Giờ chiếc xe của anh cũng hết sạch xăng.

Ông Yoshihiro Kudo, hiệu trưởng Trường trung học Takata, cho biết tháng trước cô Motoko xin phép được chuyển sang làm giáo viên làm nhiệm vụ điểm danh học sinh vào năm học tới vì vợ chồng cô dự định sinh con.

"Tôi tôn trọng yêu cầu của cô ấy. Và tôi hy vọng cô ấy sẽ trở lại”, thầy hiệu trưởng nói.

Xuân Vũ

Theo Asahi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất thay đổi thế giới quan của Nhật?

Tác giả: Bạch Dương

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 18/03/2011 05:00 GMT+7

Trận động đất vừa qua sẽ đặt ra nhiều sức ép về kinh tế đối với Nhật Bản, nhưng một câu hỏi quan trọng là tác động tới hệ thống chính trị sẽ thế nào.

Những hình ảnh đến từ Nhật Bản thật khủng khiếp. Hollywood khó mà tạo ra một bản sao với các hiệu ứng đặc biệt về những cảnh tan hoang, hủy diệt sau khi trận động đất mạnh 9 độ Richter kèm theo sóng thần đổ bộ bờ biển phía Đông Bắc nước này hôm 11/3, cuốn tung làng mạc, tàu bè và phương tiện giao thông như những món đồ chơi trẻ em, rồi quét sạch ra biển.

Không ai biết rõ thảm họa kép ấy đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người, nhưng ước tính có tới 10.000 đã thiệt mạng - con số khiến ai cũng phải rùng mình! Hơn một triệu người sống sót nhưng đang trong tình trạng không đủ đồ ăn, nước uống và điện sưởi ấm.

Chưa hết, thêm vào những kinh hoàng gây ra bởi Mẹ Thiên nhiên là nỗi khiếp sợ vì nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân từ các lò phản ứng của một trong các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, nơi đã hứng chịu trận động đất thiên niên kỷ vừa qua.

Không ai biết mức độ nhiễm xạ sẽ thế nào, bởi vì cuộc khủng hoảng an toàn hạt nhân mới chỉ bắt đầu. Hàng nghìn người đã phải sơ tán; trong khi khoảng 140.000 người sống ở bán kính 30km quanh nhà máy điện được khuyến cáo nên ở trong nhà, đóng chặt cửa.

Tác động về kinh tế và năng lượng

Công bằng mà nói, từ trước khi xảy ra động đất, toàn cảnh kinh tế Nhật đã rất xám xịt. Nền kinh tế chỉ dự báo đạt tăng trưởng ở mức 1,7% vào năm 2011. Các gói tài chính mới nhằm kích thích kinh tế được tung ra trong bối cảnh thâm hụt ngân sách đã ở mức cao. Với mức xấp xỉ 200%, tỷ suất nợ/GDP của nước này cao thứ hai thế giới chỉ sau của Zimbabwe, dù nợ ròng bằng một nửa mức này và chi phí dịch vụ thấp.

Trước khi xảy ra thảm họa thiên tai kép, Hạ viện Nhật Bản đã bế tắc trong cuộc tranh luận về ngân sách cho tài khóa tiếp theo khi phải cân nhắc các ưu tiên về chính sách giữa mức tăng trưởng lẹt đẹt và gánh nặng nợ nần. Chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan đứng bên bờ vực sụp đổ vì bế tắc này, không được lòng dân một cách thậm tệ và đã phải mất vị Ngoại trưởng của mình do dính líu tới một vụ bê bối gây quỹ.

Cuộc tranh cãi về ngân sách đã được hâm nóng lại trong vài ngày qua, với việc các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng cam kết một loạt kích thích tài chính mới và mạnh tay. Ngoài các biện pháp chi tiêu, những can thiệp vào chính sách tiền tệ cũng đang được tiến hành nhằm đối phó với khủng hoảng. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã hành động gần như ngay lập tức sau trận động đất nhằm thúc đẩy đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng.

Giống như bất kỳ cú sốc tiêu cực nào, tác động tức khắc của trận động đất và sóng thần vừa qua chắc chắn là sự sụt giảm các hoạt động kinh tế và dòng vốn đầu tư tư nhân. Nhưng trong ngắn và trung hạn, hoạt động này có thể bật nảy bởi các nguồn vốn và nhân lực đã được nhanh chóng huy động.

Tuy nhiên về lâu dài, cần phải giải quyết vấn đề chi phí cho công tác tái thiết. Nếu chỉ nói đến hậu quả động đất và sóng thần, đã có rất nhiều đường sá, cầu, cảng đã bị hư hại nặng hoặc bị phá hủy hoàn toàn, một con đập lớn đã bị vỡ. Nhật Bản sẽ làm thế nào để tài trợ cho việc xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng này? Nỗ lực tái thiết chắc chắn sẽ tác động lớn tới nền kinh tế quốc gia. Đó là chưa nói tới công tác xử lý hậu quả của cuộc khủng hoảng an toàn hạt nhân tại Fukushima vì hiện chưa thể nói chính xác nó sẽ lớn đến mức nào.

Posted Image

Ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật. Lò phản ứng số 3 bốc khói trong vụ nổ hôm 14/3

Bàn về kinh tế không thể bỏ qua yếu tố năng lượng. Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, và cũng là nền kinh tế công nghiệp lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Vấn đề của Nhật Bản là các nhà máy công nghiệp khổng lồ của họ mọc lên tại một quốc đảo hầu như không có tài nguyên khoáng sản. Họ phải nhập khẩu gần như tất cả các kim loại cần cho sản xuất và cả năng lượng để làm ra các sản phẩm công nghiệp. Họ có lượng dự trữ, nhưng khi các kho dự trữ cạn kiệt và không có nguồn nhập khẩu, thì Nhật Bản sẽ không còn là một cường quốc công nghiệp.

Nhật Bản luôn phải nhập khẩu gần 100% lượng dầu phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu họ cắt giảm tiêu dùng 90%, họ sẽ vẫn phải nhập khẩu gần 100% nhu cầu. Nói rộng ra, nền kinh tế Nhật cần có dầu và rất dễ bị tổn thương trước các sự kiện tại vùng Vịnh Persic. Bởi nếu nguồn cung về kim loại ở nơi này bị ngừng lại, Nhật Bản có thể tìm đến những nơi khác; nhưng đối với dầu lửa thì chỉ có một nơi có thể đáp ứng được nhu cầu về dầu khổng lồ của Nhật, đó là Vịnh Persic. Tình trạng bạo loạn ở vùng Vịnh gần đây làm dấy lên lo ngại về sự ngưng trệ nguồn cung dầu cho phần còn lại của thế giới.

Năm 1973, các nước Arập áp đặt cấm vận dầu lửa đối với thế giới. Nhật Bản, vốn hoàn toàn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, đã bị tác động nặng nề không chỉ bởi giá cao mà còn bởi thực tế là không thể kiếm đủ nhiên liệu để duy trì hoạt động sản xuất. Trong khi lệnh cấm vận chỉ kéo dài 5 tháng, "cú sốc dầu lửa" - từ mà Nhật Bản dùng để nói tới sự kiện này - đã đe dọa khả năng công nghiệp của nước này và khiến họ thấy rõ tính dễ bị tổn thương của mình. Nhật Bản đã dựa vào Mỹ để đảm bảo nguồn cung về dầu.

Để giảm thiểu nguy cơ khi phụ thuộc về dầu lửa, Nhật Bản đã sử dụng hai nguồn nhiên liệu thay thế: họ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất về than đá và nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Pháp về tổng sản lượng. 1/3 lượng điện sản xuất của Nhật đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Điện hạt nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả ngành công nghiệp và chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Chính trong bối cảnh này, chúng ta càng hiểu tuyên bố của Thủ tướng Naoto Kan rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của mình kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới II. Trận động đất gây ra những hư hại đối với các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima 1 đang gây ra tình trạng thiếu năng lượng về dài hạn, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

Tác động về chính trị

So sánh với chiến tranh thế giới II đúng ở chỗ cuộc chiến này cũng bắt đầu bằng một cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhật Bản khi đó chiếm Trung Quốc, và sau khi Hà Lan (chiếm Indonesia hiện nay) và Pháp (kiểm soát Đông Dương) bị thất thế, Nhật Bản đã lo ngại rằng các thỏa thuận với Pháp và Hà Lan không được thực hiện. Đông Dương cung cấp cho Nhật cao su và thiếc cùng nhiều nguyên liệu đầu vào khác. Vùng Đông Ấn dưới ách đô hộ của Hà Lan khi đó cung cấp dầu mỏ.

Khi người Nhật xâm lược Đông Dương, Mỹ đã ngừng mọi chuyến tàu chở dầu từ nội địa và bắt đầu mua dầu từ vùng Đông Ấn của Hà Lan để ngăn Nhật Bản tiếp cận với nguồn nhiên liệu này. Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ kinh tế và đã gây chiến với Mỹ. Họ đã chọn Vịnh Con Lợn.

Hiện chưa rõ những hư hại tại các lò phản ứng hạt nhân sẽ gây ra hậu quả thế nào, nhưng tình hình dường như đang ngày một tệ hơn. Điều rõ ràng là cuộc khủng hoảng tiềm ẩn tại vùng Vịnh, cộng thêm hư hại tại các lò phản ứng hạt nhân và mức phóng xạ tăng cao sẽ làm ảnh hưởng tới niềm tin của người Nhật. Các lò phản ứng này vốn là "bảo bối" của Nhật Bản chống lại một thế giới biến động khôn lường. Chúng giúp Nhật Bản kiểm soát được phần lớn sản lượng điện của mình. Posted Image

Một phụ nữ đứng nhìn đống đổ nát được bao phủ bởi tuyết ở Minamisanriku, Miyagi. Ảnh: Chinaview

Dù họ vẫn phải nhập khẩu than đá và dầu mỏ, nhưng ít nhất họ có thể kiểm soát một phần cấu trúc năng lượng của mình. Lĩnh vực điện hạt nhân dường như là không thể bị tổn thương, điều mà không cấu trúc năng lượng nào khác có được. Đối với Nhật Bản, nước từng tham chiến với Mỹ vì năng lượng và đã bại trận, thì đây là điều không hề nhỏ. Nhật Bản đã có một mạng lưới an toàn.

Nhưng tình trạng hư hại tại một loạt các lò phản ứng sau động đất không chỉ gây ra nguy cơ thiếu năng lượng và rò rỉ phóng xạ, nó còn nhấn mạnh đến tính dễ bị tổn thương có thực, đang hủy hoại mọi thành công của Nhật Bản.

Nhật Bản không kiểm soát được nguồn dầu mỏ của mình, họ không kiểm soát được các tuyến đường biển mà than đá và các nguyên liệu đầu vào khác được nhập khẩu về, và họ không thể chắc chắn rằng các lò phản ứng hạt nhân sẽ không bị hư hại bất cứ lúc nào. Nhật Bản đang sống trong mối nguy hiểm thường trực, từ thiên nhiên và cả từ địa chính trị.

Trận động đất vừa qua sẽ đặt ra nhiều sức ép về kinh tế đối với Nhật Bản, nhưng một câu hỏi quan trọng là tác động tới hệ thống chính trị sẽ thế nào. Từ sau chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đã đương đầu với sự dễ bị tổn thương của mình bằng việc tránh những cái bẫy quốc tế và dựa vào quan hệ với Mỹ. Họ đôi khi tự hỏi liệu Mỹ, với những chiến dịch quân sự đôi khi không thể lường trước, phải chẳng còn nguy hiểm với Nhật hơn là trong vai trò một người bảo trợ.

Không phải nguy cơ mất các lò phản ứng hạt nhân sẽ khiến Nhật Bản chao đảo nhất, mà chính là việc đánh mất sự chắc chắn rằng các lò phản ứng này đang hoạt động an toàn ở mức độ nào đó, cộng với gánh nặng đè lên nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là hệ thống chính trị sẽ giải quyết thế nào.

Đối với vùng Vịnh, liệu Nhật Bản có tiếp tục "nằm dưới chướng" của Mỹ hay sẽ quyết định giành quyền kiểm soát lớn hơn và đi theo con đường của riêng mình? Nhiều khả năng sự tự tin sẽ khiến Nhật Bản thận trọng hơn và có thể sẽ càng dễ tổn thương hơn. Nhưng sẽ thú vị khi nhìn vào lịch sử nước Nhật và nhận thấy rằng đôi khi Nhật Bản đã dùng chính sự bất an như một động lực để tự khẳng định mình.

Trận động đất vừa qua không chỉ bất thường về cường độ mà còn về các tác động có thể có đối với thế giới quan của Nhật Bản. Nước này đã cố tự thuyết phục mình rằng họ đã có một phép tính an toàn là các nhà máy điện hạt nhân và một liên minh với Mỹ. Nhưng sau trận động đất thiên niên kỷ và tình hình bạo loạn ở vùng Vịnh, mọi thứ đang được tính toán lại./.

=======================================

Trận động đất vừa qua không chỉ bất thường về cường độ mà còn về các tác động có thể có đối với thế giới quan của Nhật Bản. Nước này đã cố tự thuyết phục mình rằng họ đã có một phép tính an toàn là các nhà máy điện hạt nhân và một liên minh với Mỹ. Nhưng sau trận động đất thiên niên kỷ và tình hình bạo loạn ở vùng Vịnh, mọi thứ đang được tính toán lại./.

Híc! Posted Image Bài viết này thể hiện một cái nhìn vội vã và không đúng thời điểm. Cứ cho rằng sự tồi tệ nhất xảy ra: Các nhà máy hạt nhân sau động đất nổ tung và không khắc phục được. Nhật Bản hết nhiên liệu và toàn nước Nhật mất điện. Nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi về chính trị ở nước Nhật cả. Huống chi sự việc không đến nỗi tồi tệ như vậy. Hãy chờ xem!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặt trăng khổng lồ vào ngày 19-3

TT - Ngày 19-3, Mặt trăng sẽ xoay quanh Trái đất gần hơn trong 18 năm qua, với khoảng cách 356.577km. Vào thời điểm đó, Mặt trăng sẽ tròn, trở nên to hơn, chiếu sáng hơn, mà nhà chiêm tinh học Richard Nolle, người điều hành trang web astropro.com, gọi là “siêu mặt trăng”.

Khi trở nên “siêu cực lớn”, Mặt trăng có thể gây nên nhiều biến động cho Trái đất: những cơn bão lớn, động đất, núi lửa và những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.

Ngày 19-3, Mặt trăng sẽ ở điểm gần nhất với Trái đất trong vòng 18 năm qua - Ảnh: Space

Website về thiên văn học Life’s Little Mysteries dẫn chứng hiện tượng “siêu mặt trăng” từng xảy ra năm 1955, 1974, 1992 và 2005 khiến thời tiết trở nên thường xuyên khắc nghiệt hơn, chẳng hạn thảm họa sóng thần ở Indonesia - khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng- xảy ra chỉ hai tuần trước khi Mặt trăng tiến gần Trái đất nhất vào năm 2005.

Tuy nhiên, theo ông Pete Wheeler thuộc Trung tâm thiên văn học quốc tế, những cảnh báo của các nhà khoa học “bi quan” là không có cơ sở và “những sự kiện xảy ra ở trên chỉ là trùng hợp ngẫu nghiên”.

Ông John Vidale tại Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) - giám đốc mạng lưới địa chấn Tây Bắc Thái Bình Dương - cho biết: “Mặt trăng tiến gần Trái đất không hề liên quan tới thảm họa thiên nhiên như động đất hay núi lửa phun trào. Hiện tượng Mặt trăng tiến gần Trái đất chỉ khiến thủy triều trên Trái đất biến động mạnh hơn mà thôi. Chúng ta không thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra vào ngày 19-3”.

Có điều là từ tháng 1 đến tháng 3-2011, nhiều thảm họa thiên nhiên đã xảy ra có sức tàn phá lớn và cướp đi nhiều sinh mạng như lũ lụt ở Úc, Brazil, động đất ở New Zealand, Trung Quốc và Nhật Bản.

DUY PHÚC (Theo Space)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tăng cường quan hệ với...người ngoài hành tinh?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :10:01 AM, 20/03/2011

Từ nửa cuối năm 2010 đến nay, vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện hàng chục lần trên bầu trời Trung Quốc, khiến giới nghiên cứu nước này đưa ra thảo luận trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi.

Nhà khoa học Lưu Từ Hân, chuyên gia nổi tiếng về UFO của Trung Quốc, đề nghị Quốc hội đưa vấn đề nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh vào nhiệm vụ trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 của Chính phủ.

Posted Image

Nhà khoa học Lưu Từ Hân. Ảnh: kehuan.com.

Theo ông Lưu, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cho phép chúng ta có quyền tin vào khả năng tìm thấy sự sống ngoài hành tinh. Trong năm năm thực hiện kế hoạch lần thứ 12, công trình Đại kính viễn vọng lớn nhất thế giới của Trung Quốc, đang xây dựng ở tỉnh Quý Châu, sẽ hoàn thành.

“Điều này giúp cho công việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh có được bước tiến dài. Khả năng tìm được người ngoài hành tinh là rất lớn. Chúng ta cần có kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ càng. Một ngày nào đó, nếu phát hiện ra “những người bạn, chúng ta sẽ biết phải làm gì”, ông Lưu khẳng định.

Posted Image

Kính viễn vọng lớn nhất thế giới FAST, với đường kính 500 m, tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Ảnh: Xinhua.

Ông Lưu kiến nghị, nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc tới đây càn mở ra một ngành khoa học mới. Đó là, nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh. Ngành khoa học này không chỉ đơn thuần là nghiên cứu vũ trụ, mà là tổng hợp của các ngành khoa học, bao gồm: Nhân chủng học, thiên văn học, xã hội học và quốc tế chính trị học...

Đồng thời, phải có chính sách thoả đáng đối với vấn đề này, cũng như cần xây dựng được quy tác ứng xử với nó. Ví như, “chúng ta tiến hành nghe chộm, thu thập tín hiệu từ vũ trụ hay chủ động phát đi tín hiệu tìm kiếm”.

Khi công việc này được đưa vào nghị trình của Chính phủ, người dân sẽ ý thức được tầm quan trọng, sự cần thiết và nghiêm túc của nó, cũng giúp cho người dân có cái nhìn khoa học về vấn đề này.

Trung Quốc là một trong 9 quốc gia trên thế giới được người ngoài hành tinh “ưu ái” ghé thăm nhiều lần. Từ lâu, người Trung Quốc luôn có tâm niệm “chung sống hòa bình với người ngoài hành tinh”, coi họ cũng như những vị khách du lịch nước ngoài ghé thăm tổ quốc.

Posted Image

UFO xuất hiện trên bầu trời Phổ Giang, tỉnh Triết Giang ngày 3/9.

Ảnh: People Daily.

Người cổ đại Trung Quốc thậm chí còn để lại những hình vẽ trên vách đá, văn tự khẳng định họ từng “tiếp đãi” người ngoài hành tinh dừng chân. Chính vì vậy, tháng 12/2008, Chính phủ Trung Quốc đầu tư 730 triệu Nhân dân tệ (khoảng 120 triệu USD) để xây dựng kính viễn vọng lớn nhất thế giới FAST.

Với đường kính 500 m, FAST được xây dựng trên một thung lũng đá với rộng lớn tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, dự kiến sau 5 năm (đến năm 2013) sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

10 lần UFO ghé thăm Trung Quốc năm 2010

Không biết vì lý do gì mà UFO lại rất thích thăm đất nước đông dân nhất hành tinh này. Theo tờ China Daily, năm 2010 là năm “được mùa” UFO ghé thăm Trung Quốc.

Dưới đây là 10 lần UFO đã ghé thăm Trung Quốc trong năm 2010.

1. Sơn Tây ngày 23/9

Hai sinh viên ĐH Cáp Nhĩ Tân là Gu Peiwen và Sun Jiali trong một lần đi du lịch tại thành phố cổ Bình Dao, tỉnh Sơn Tây chụp được 200 bức ảnh ghi lại một vật thể phát sáng trên bầu trời.

2. Khu tự trị người Nội Mông ngày 11/9

Lúc 20h ngày 11/9 kíp trực điều hành bay thuộc sân bay Bao Đầu thuộc khu tự trị Nội Mông nhìn thấy một UFO thông qua thiết bị giám sát. Các chuyến bay phải hoãn lại đến 22 giờ mới trở lại bình thường.

3. Hongkong, ngày 8/9

Ngày 8/9 - một ngày giông bão tại Hongkong, có rất nhiều người dân thành phố cảng này cùng khẳng định, họ nhìn thấy một UFO.

4. Phổ Giang, Chiết Giang ngày 3/9

Vương Xuân Lâm đến từ Phổ Giang thuộc tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc, cung cấp cho các phương tiện truyền thông địa phương một video clip về sự xuất hiện của UFO. Vương cũng cam đoan rằng đoạn video đó là sự thực do anh trực tiếp ghi lại bằng máy quay video du lịch khi được người bạn tên là Dương Trấn Hải thông báo có một vật thể chói sáng trên bầu trời Phổ Giang.

5. Liễu Châu, khu tự trị Quảng Tây ngày 11/8

Một vật thể phát sáng xuất hiện với tốc độ cực nhanh và trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi. Nó dược miêu tả rằng “có đường kính 20cm và chiều dài khoảng 120cm với mặt trước có màu vàng và một chiếc đèn màu xanh phía sau”.

6. Lạc Sơn, Tứ Xuyên ngày 26/7

Khoảng 8 giờ tối, ba vật thể sáng chói xuất hiện trên bầu trời Lạc Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và nán lại trong khoảng hơn 10 phút.

7. Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm ngày 10/7

Tờ City Evening News đưa tin, vào 3h 22 ngày 10/7, một nhân viên bảo vệ của khu công nghiệp Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm nhìn thấy một vật xoay tròn và phát sáng qua camera giám sát. Sau khoảng 10 phút nó biến mất.

8. Hàng Châu, Chiết Giang ngày 7/7

Một vật thể bay không xác định xuất hiện trên bầu trời thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang vào khoảng 21h khiến sân bay Tiêu Sơn bị đóng cửa tạm thời.

9. Urumqi, khu tự trị Tân Cương ngày 30/6

Vào khoảng 23h ngày 30/6, một vật thể tròn, sáng xuất hiện trên bầu trời thành phố Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương. Vật thể lạ di chuyển chậm về phía Đông, để lại một vệt sáng lớn hình quạt.

10. Trùng Khánh ngày 21/3

Tờ Shanghai Daily dẫn lời các nhân chứng cho biết, khoảng 20 ngày 21/3 tại Trùng Khánh, bốn vật thể phát sáng trông giống đèn lồng tạo thành hình viên kim cương và lơ lửng trên bầu trời công viên Sa Bình của thành phố trong khoảng nửa giờ.

Quyên Quyên (Xinhua)

===========================================

Cách đây ngót nửa tháng, Thiên Sứ tôi đã thách thức cả Nasa và chẳng may Thiên Sứ đúng. Nasa sau đó bác bỏ tin này:

Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Thứ Hai, 07/03/2011 - 09:26

(Dân trí) - Một nhà khoa học NASA mới đây tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài trái đất trên một mẩu thiên thạch.

Posted Image

Nhiều hóa thạch của vi khuẩn tìm thấy trên thiên thạch CI1 giống với sinh vật trên trái đất.

Tuyên bố trên là của tiến sỹ Richard B. Hoover, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA. Tiến sỹ cho biết đã tìm thấy bằng chứng xác thực về sự sống ngoài hành tinh: đó là các hóa thạch của vi khuẩn trên một mẩu thiên thạch hiếm có được gọi là thiên thạch các-bon CI1. (Trên trái đất hiện chỉ có 9 mẩu thiên thạch như vậy). Phát hiện của Hoover được đăng tải vào cuối ngày thứ sáu vừa qua trên tạp chí Vũ trụ học, một tạp chí hàng đầu về khoa học.

Phan Anh

Theo Digital Trends

==================================================

Cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ tin vào những điều như thế này. Cho dù ông Hoover gắp từ mẩu thiên thạch đó cho tôi nhìn thấy tận mắt một con vật gì đó đang ngọ ngoậy. Và ngay cả trường hợp như vậy có thể giải thích bằng một cách khác. Những nhà khoa học kiểu này có một tư duy rất trực quan và không chịu suy luận. Với tôi, chẳng có một sinh vật nào ngoài vũ trụ theo cách hiểu là một thân thể vật chất như mọi sinh vật trên thế giới này. Có thể tôi hơi cực đoan. Nhưng lúc này với những gì tôi biết thì không bao giờ có sinh vật ngoài vũ trụ.

Tất nhiên Thiên Sứ tôi nhân danh những gì biết được của tri thức Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng bên bờ nam Dương Tử. Đến con giun cũng còn chưa thể tin được huống chi lại còn "Sinh vật cao cấp ngoài hành tinh".

Cái lạ ở chỗ: Cứ nước nào ngo ngoe lên siêu cường là lập tức có U Pho đến ngó nghiêng. Còn các quốc gia lèng èng thí chẳng ma nào đến viếng.

Đã vậy làm còn ra vẻ nửa kín , nửa hở cứ như thật, nhưng tại ta chưa lói ra, sợ những kẻ tầm thường, dốt nát hoảng sợ. Bi vờ cái zdấn đề người ngoaì hành tinh còn chui cả vào hành đông chính trị nữa mới ghê.

Này - suy cho cùng - Lý thuyết thống nhất vũ trụ còn cha nội tất cả những gì người ngoài hành tinh biết được. Người ngoài hành tinh thì là cái đinh gì mà phải khoe lắm thế! Cứ nghĩ mà xem.

Sắp tới đây thiên tai, nhân họa ào ào, ở đấy mà ngâm cứu người ngoài hành tinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêm ngưỡng ‘siêu mặt trăng’ trên thế giới vào đêm qua

20/03/2011 10:17:32

Posted Image - Hôm qua, người dân trên toàn thế giới đã được chứng kiến hiện tượng ‘siêu mặt trăng’. Đây là lần Mặt trăng tiến gần Trái đất nhất từ năm 1992, với khoảng cách chỉ có 356.575km.

TIN LIÊN QUAN

"Siêu mặt trăng" tác động thế nào tới động đất Nhật Bản?

Dưới đây là một số hình ảnh về ‘siêu mặt trăng’ trên thế giới:

Posted Image

Hình ảnh ‘siêu mặt trăng ở Glastonbury Tor, Somerset (Anh)

Posted Image

Mặt trăng sáng hơn thường lệ trên đỉnh tháp truyền hình Funkturm, Berlin

(Đức)

Posted Image

Trăng rọi mặt biển ở Worthing Pier, Sussex (Anh)

Posted Image

Chị Hằng’ tỏa sáng trên nóc một nhà thờ ở thành phố Karachi, Pakistan

Posted Image

Một con chim hải âu bay dưới ánh trăng ở Yangon, Myanmar

Posted Image

Cận cảnh mặt trăng ở Manila, Philippines

Posted Image

Mặt trăng đang lên ở miền đông London (Anh)

Posted Image

Mặt trăng ở thành phố Lausanne, Thụy Sỹ

Posted Image

Hình ảnh của hiện tượng ‘siêu mặt trăng’ ở St.Petersburg, Nga

Lê Hương (Theo Daily Mail)

==========================================

Người tình nhỏ bé đi bên phải đang nhỏ nhẹ những lời tính tứ sẽ có tác dụng khác với đi bên trái. Chỉ vậy thôi. Thế mà có nhà khoa học hẳn hoi cho rằng Mặt trăng gần Trái đất chẳng ảnh hưởng gì cả, ngoài việc làm thủy triều cao hơn. Híc! Thần kinh có vấn đề!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sóng thần ở Nhật liên quan đến “siêu mặt trăng”, đĩa bay?

SGTT.VN - Bên lề thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật, người ta ghi nhận một số hiện tượng liên quan ít nhiều: những đàn cá khổng lồ tràn bờ Mexico, “siêu mặt trăng” vào ngày 19.3 (?), và cả đĩa bay xuất hiện.

Ngày đúng hôm xảy ra sóng thần ở Nhật (11.3), tại bờ biển Acapulco (Mexico), nhiều du khách, người dân địa phương đã ngỡ ngàng khi thấy cả triệu con cá tràn vào bờ đen kịt mép nước. Đàn cá khổng lồ di chuyển như những vệt dầu loang khắp bãi tắm của khu nghỉ mát nổi tiếng nhất Mexico. Người dân đổ xô ra bắt đủ loại cá mòi, cá thu... bằng lưới, thùng gỗ, ca nô và cả tay không.

Rich Briggs - chuyên gia địa chất Mỹ cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trận sóng thần tại Nhật. Sóng thần có thể đã khiến dòng chảy dưới đại dương thay đổi, đẩy các đàn cá vào bờ biển.

Vào ngày 19.3 tới, trái đất sẽ ở điểm gần nhất với mặt trăng kể từ năm 1992. Khi đó, mặt trăng sẽ cách trái đất 356.577km so với khoảng cách thông thường là 384.400km. Hiện tượng “siêu mặt trăng” được nhiều người tin rằng khiến thời tiết thay đổi, thậm chí gây động đất, núi lửa.

Những hiện tượng “siêu mặt trăng” trước đây diễn ra năm 1955, 1974, 1992 và 2005 – trùng lắp với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hoặc thảm họa thiên nhiên. Cụ thể, sóng thần tại Indonesia, Thái Lan năm 2005 xảy ra hai tuần trước hiện tượng “siêu mặt trăng”. Nhà chiêm tinh học Richard Nolle, quản lý trang web astropro.com, cảnh báo: khi mặt trăng tiếp cận với trái đất ở khoảng cách gần nhất thì báo hiệu những trận bão lũ, động đất, núi lửa. Thậm chí một nhóm từ Family Radio Worldwide dự đoán một trận động đất kinh hoàng nhất sẽ diễn ra vào ngày 21.5 tới, và tiếp đó là... ngày tận thế 21.10!

Tuy vậy, nhà thiên văn học Úc David Reneke nhận xét rằng khi một thảm họa thiên nhiên xảy ra, con người luôn tìm ra một hiện tượng tự nhiên nào đó để nối kết.

Ở một góc nhìn khác, một số người tin rằng sau trận động đất, UFO (vật thể bay không xác định) sẽ xuất hiện với mật độ dày hơn. Tại Nhật, đã có ghi nhận về UFO khi núi lửa Sukurajima phun trào sau sóng thần ngày 11.3. Giáo sư Michael Persinger đã ghi nhận được sự trùng hợp giữa động đất và UFO trong nhiều thập niên qua.

Bá Nha

(theo Space.com, AFP, Allnewsweb)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIN MỚI, CHÍNH THỨC CỦA NASA

Người dịch: PHẠM VIẾT ĐÀO.

Các quan chức NASA đã chính thức thông báo, năm 2013 trái đất của chúng ta sẽ bị chấn động bởi một vụ nổ mặt trời do bởi nguyên nhân: mặt trời đã đạt tới cực đại của sự vận động nội tại của nó.

Vụ nổ này sẽ gây nên những thảm họa điện từ cho toàn thế giới. Tất cả các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ sẽ bị tê liệt, tất các các chuyến bay sẽ bị hủy bỏ, các máy phát điện sẽ nóng lên và toàn thế giới có khả năng sẽ chìm trong bóng tối.

Theo The Telegraph, các chuyên gia của NASA đã cho biết: Một cơn bão mặt trời siêu mạnh có khả năng gây nên những thảm họa lớn nếu con người không chuẩn bị có hình thức ứng phó.

Cơn bão mặt trời tạo nên những cơn song điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp, có khả năng phá hủy bất cứ dụng cụ điện nào. Như vậy sẽ dẫn tới hệ thống an ninh của các quốc gia sẽ bị tê liệt trong một thời gian không xác định, hệ thống ngân hàng sẽ không hoạt động.

“ Chúng tôi biết thảm họa này đang tới gần nhưng không lường được hậu quả xấu của nó gây ra đến đâu. Tất cả các hệ thống thong tin liên lạc vệ tinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn; các vệ tinh thám không sẽ bị hư hại và hệ thống máy tính toàn thế giới sẽ bị phá hỏng. Nhiều vùng đất sẽ không có điện…” Đó là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan nghiên cứu mặt trời của NASA: Tiến sĩ Richard Fisher.

Trong cơn bão mặt trời, nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ bách phân…

TIN KINH KHỦNG: CHÂU ÂU CÓ KHẢ NĂNG SẼ BỊ HỦY DIỆT VÀO NĂM 2013

Telegraph vừa đưa tin: Các nhà khoa học vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra: một vụ nổ của mặt trời vào năm 2013 tại khu vực châu Âu.

Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Richard Fisher đã thông báo: sẽ có vụ va chạm của những tia sóng điện từ với một mức độ không thể lường định được. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết ‘ “ “ vụ nổ mặt trời “ sẽ xảy ra vào năm 2013 khi mà trái đất có thể bị tiếng nổ cực mạnh này xô vào.

“ Khu vực xảy ra vụ nổ sẽ dẫn tới bị mất điện kéo dài. Sóng điện tử này sẽ lan tỏa điên cuồng như ánh chớp…” Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher.

Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả khủng khiếp đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen…

Theo các nhà khoa học thì nếu vụ nổ mặt trời này gần quả đất thì rất nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Liam Fox đã thông báo: Nước Anh, Bắc Triều Tiên, Iran có thể có khả năng hứng chịu thảm họa này.

Vào năm 2013 vụ nổ mặt trời sẽ va chạm với trái đất và rất khủng khiếp; nó sẽ hủy diệt toàn bộ các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ và các con tàu thám hiểm không gian.

Theo các chuyên gia NASA thì toàn bộ máy móc điện tử sẽ bị hủy hoại, hệ thống ngân hàng, bệnh viện sẽ bị tê liệt, các trạm kiểm soát không gian chỉ còn là những cục gạch…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh vừa tuyên bố tuần tới sẽ sang gặp các chuyên gia NASA trong một cuộc hội thảo để bàn cách hạn chế thấp nhất những sự phá hoại do vụ nổ mặt trời gây ra vào năm 2013.

“Chúng tôi biết chắc rằng thảm họa này sẽ xảy ra nhưng không lường trước được sự tàn phá của nó đến đâu”- Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher , Giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khi đề cập tới cơn bão mặt trời này…

Source: http://www.telegraph...evastation.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIN MỚI, CHÍNH THỨC CỦA NASA

Người dịch: PHẠM VIẾT ĐÀO.

Các quan chức NASA đã chính thức thông báo, năm 2013 trái đất của chúng ta sẽ bị chấn động bởi một vụ nổ mặt trời do bởi nguyên nhân: mặt trời đã đạt tới cực đại của sự vận động nội tại của nó.

Vụ nổ này sẽ gây nên những thảm họa điện từ cho toàn thế giới. Tất cả các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ sẽ bị tê liệt, tất các các chuyến bay sẽ bị hủy bỏ, các máy phát điện sẽ nóng lên và toàn thế giới có khả năng sẽ chìm trong bóng tối.

Theo The Telegraph, các chuyên gia của NASA đã cho biết: Một cơn bão mặt trời siêu mạnh có khả năng gây nên những thảm họa lớn nếu con người không chuẩn bị có hình thức ứng phó.

Cơn bão mặt trời tạo nên những cơn song điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp, có khả năng phá hủy bất cứ dụng cụ điện nào. Như vậy sẽ dẫn tới hệ thống an ninh của các quốc gia sẽ bị tê liệt trong một thời gian không xác định, hệ thống ngân hàng sẽ không hoạt động.

“ Chúng tôi biết thảm họa này đang tới gần nhưng không lường được hậu quả xấu của nó gây ra đến đâu. Tất cả các hệ thống thong tin liên lạc vệ tinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn; các vệ tinh thám không sẽ bị hư hại và hệ thống máy tính toàn thế giới sẽ bị phá hỏng. Nhiều vùng đất sẽ không có điện…” Đó là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan nghiên cứu mặt trời của NASA: Tiến sĩ Richard Fisher.

Trong cơn bão mặt trời, nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ bách phân…

TIN KINH KHỦNG: CHÂU ÂU CÓ KHẢ NĂNG SẼ BỊ HỦY DIỆT VÀO NĂM 2013

Telegraph vừa đưa tin: Các nhà khoa học vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra: một vụ nổ của mặt trời vào năm 2013 tại khu vực châu Âu.

Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Richard Fisher đã thông báo: sẽ có vụ va chạm của những tia sóng điện từ với một mức độ không thể lường định được. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết ‘ “ “ vụ nổ mặt trời “ sẽ xảy ra vào năm 2013 khi mà trái đất có thể bị tiếng nổ cực mạnh này xô vào.

“ Khu vực xảy ra vụ nổ sẽ dẫn tới bị mất điện kéo dài. Sóng điện tử này sẽ lan tỏa điên cuồng như ánh chớp…” Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher.

Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả khủng khiếp đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen…

Theo các nhà khoa học thì nếu vụ nổ mặt trời này gần quả đất thì rất nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Liam Fox đã thông báo: Nước Anh, Bắc Triều Tiên, Iran có thể có khả năng hứng chịu thảm họa này.

Vào năm 2013 vụ nổ mặt trời sẽ va chạm với trái đất và rất khủng khiếp; nó sẽ hủy diệt toàn bộ các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ và các con tàu thám hiểm không gian.

Theo các chuyên gia NASA thì toàn bộ máy móc điện tử sẽ bị hủy hoại, hệ thống ngân hàng, bệnh viện sẽ bị tê liệt, các trạm kiểm soát không gian chỉ còn là những cục gạch…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh vừa tuyên bố tuần tới sẽ sang gặp các chuyên gia NASA trong một cuộc hội thảo để bàn cách hạn chế thấp nhất những sự phá hoại do vụ nổ mặt trời gây ra vào năm 2013.

“Chúng tôi biết chắc rằng thảm họa này sẽ xảy ra nhưng không lường trước được sự tàn phá của nó đến đâu”- Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher , Giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khi đề cập tới cơn bão mặt trời này…

Source: http://www.telegraph...evastation.html

==============================================

Từ lâu, qua nhận định của Hawking - với lời khuyên con người nên đi hành tinh khác ở - đã cho thấy tri thức khoa học hiện đại đang bế tắc. Qua thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản - một siêu cường về kinh tế và khoa học kỹ thuật - đã cho thấy sự bất lực của con người trước thiên nhiên. Tương lai con người sẽ đi về đâu sẽ là một sự khủng hoảng ở tầm vĩ mô cho việc định hướng phát triển. Chỉ cần vài trận núi lửa phun dưới biển, làm dứt dây cáp các hệ thống mạng toàn cầu đủ để thế giới hỗn loạn. Nay còn thảm họa sóng Mặt trời thì kể như về thời đồ đá "Ở trần đóng khố" với "liên minh bộ lạc".

Bao giờ một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai tìm ra hầm mộ Tần Thủy Hoàng?

Cập nhật lúc :11:14 AM, 22/03/2011

Chỉ một thời gian ngắn sau khi được phát hiện, binh mã dõng trong hầm mộ Tần Thủy Hoàng trở nên nổi tiếng không những ở Trung Quốc mà cả thế giới. Tổng thống Pháp Sarkozy trong một lần tới thăm phải thốt lên: “Thế giới có 7 kỳ quan, hầm mộ Tần Thủy Hoàng xứng đáng được gọi là kỳ quan thứ 8”.

Ngày 29/3/1974, một số nông dân ở thôn Tây Dương, huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc cùng đào giếng lấy nước chống hạn tại một bãi đất hoang cách làng không xa. Ở độ sâu chừng vài m họ thấy lẫn trong đất cát đưa lên có những bộ phận của tượng người bằng gốm.

Mọi người đều chỉ coi chúng là thứ gạch đá bỏ đi nên vứt ra xung quanh. Họ không biết rằng ngày mà họ vứt những mảnh sành sứ ấy sau này đi vào lịch sử thế giới hiện đại: Ngày phát hiện ra một trong những “kỳ quan thế giới” - quần thể tượng binh mã dõng thuộc khu mộ Tần Thủy Hoàng (năm 134 đến năm 171 trước Công nguyên), vị hoàng đế có công thống nhất Trung Quốc thời cổ đại.

Posted Image

Lối vào chính của khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi được phát hiện, binh mã trong hầm mộ Tần Thủy Hoàng trở nên nổi tiếng không những ở Trung Quốc mà cả thế giới. Tổng thống Pháp Sarkozy trong một lần tới thăm phải thốt lên: “Thế giới có 7 kỳ quan, hầm mộ Tần Thủy Hoàng xứng đáng được gọi là kỳ quan thứ 8”.

Các nhà khoa học của Trung Quốc và thế giới cùng có chung nhận xét rằng: Nếu đặt bên cạnh các tác phẩm tượng điêu khắc cổ Hy Lạp hoặc cổ La Mã thì có thể binh mã dõng không tinh xảo bằng. Nhưng cái tạo cho binh mã dõng vị thế nổi trội là sự “kỳ lạ” của nó.

Theo Viện trưởng Viện Bảo tàng Trung Quốc Viên Trung Nhất, cái “kỳ lạ” của binh mã dõng nằm ở 3 chữ “Đại, Đa, Chân” (to, nhiều, chân thực).

“Đại” là kích thước của hàng vạn binh mã dõng đều bằng kích thước người thực (kể cả các tượng khác như ngựa, xe, các loại vũ khí). “Đa” là nói về số lượng. Số lượng của binh mã dõng thật đáng kinh ngạc: chỉ tính các hầm số 1, 2, 3 thì số binh mã dõng lên tới hơn 8 nghìn (riêng hầm số 1 hơn 6 nghìn). Số lượng khổng lồ này khiến Đặng Tiểu Bình cũng phải giật mình: “Không thể tưởng tượng được”.

Còn về tính chân thực của binh mã dõng thì Viện trưởng Viên Trung Nhất cho biết: Binh mã dõng được tạo ra từng tượng một, chứ không phải dùng khuôn đúc hàng loạt. Theo các nhà nghiên cứu chỉ tính riêng số thợ cả tham gia nặn tượng là 870 người với những thành phần và phong cách khác nhau: Có người là thợ cung đình, có người là thợ tài tử, cũng có người là thợ dân gian đến từ khắp các địa phương trong toàn quốc. Vì thế các binh mã dõng được tạo ra đều mang phong cách, thần thái khác nhau.

Ngay từ khi “xuất đầu lộ diện”, binh mã dõng khiến cả thế giới phải thán phục. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại làm đau đầu các giới chức ngành khảo cổ Trung Quốc.

Thời điểm mà sự cố phát sinh là vào năm 1998. Trong lần đầu tiên tới thăm khu binh mã dõng, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Bill Clinton, phát biểu: “Binh mã dõng thật quá tuyệt vời. Người phát hiện ra binh mã dõng cũng quá tuyệt vời”. Và Tổng thống B.Clinton đề nghị được gặp người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng.

Có rất nhiều nguyên thủ quốc gia đến tham quan binh mã dõng nhưng việc đặt vấn đề muốn gặp người phát hiện ra binh mã dõng đến thời điểm đó, chỉ duy nhất có Tổng thống B. Clinton. Để đáp ứng yêu cầu này, những người phụ trách khu bảo tàng “rất hồn nhiên” cho gọi Dương Chí Phát, xã viên công xã, một trong những người tham gia công việc đào giếng vào ngày 29/3/1974.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với một nông dân Trung Quốc vô danh được giới truyền thông của Trung Quốc và thế giới đưa tin rất rầm rộ.

Về phần mình, Dương Chí Phát không thể tưởng tượng được buổi gặp “ngẫu nhiên” đó lại khiến cuộc đời của mình bước vào “vùng ánh sáng chói lòa”. Với cái “giấy chứng nhận” là người đầu tiên phát hiện binh mã dõng”, chỉ sau một đêm, từ một nông dân vô danh, Dương Chí Phát bỗng trở thành người nổi tiếng, được nhiều tờ báo, nhiều đài truyền hình phỏng vấn, được mời đi nước ngoài, đăng đàn nói chuyện về việc phát hiện binh mã dõng...

Hãng truyền hình Nhật NHK cũng mời Dương Chí Phát sang Nhật, phỏng vấn trực tiếp trên đài truyền hình của họ.

Tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm trong khu mộ Tần Thủy Hoàng, nếu các đồ lưu niệm có chữ ký của Dương Chí Phát thì được bán với giá rất cao. Những khách tham quan muốn chụp ảnh với Dương Chí Phát cũng phải trả cho ông ta 50 tệ. Các khoản thu nhập này có “nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được” đối với một xã viên nông nghiệp.

Sự nổi tiếng của Dương Chí Phát làm bùng lên cuộc chiến “vô tiền khoáng hậu” giữa những người đào giếng năm xưa. “Ai phát hiện ra binh mã dõng?”. Kết quả rất nhiều người đều khăng khăng rằng “chính tôi mới là người đầu tiên”. Vậy đâu là sự thực?

Theo các cơ quan chức năng địa phương, trong cái ngày nông dân thôn Tây Dương cùng nhau đào giếng, tại hiện trường có 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 xã viên do Dương Tân Mãn, “đội trưởng chính trị” của thôn, phụ trách chung.

Khi tượng gốm binh mã dõng được đào lên, họ đều không biết đó là cái gì, liền vứt lung tung ra xung quanh. Lúc đó Triệu Khang Dân, cán bộ Phòng Văn hóa huyện Lâm Đồng, tình cờ có mặt, thấy các mảnh gốm lạ, nhặt nhạnh những thứ bị vứt đi cho lên xe cút kít rồi nhờ những người xã viên, trong đó có Dương Tân Mãn, mang về xếp ở góc sân trụ sở huyện.

Cũng theo các cơ quan chức năng, trước khi việc này xảy ra, có đến gần 40 người dân ở Tây Dương từng nhìn thấy các mảnh tượng và những tượng tương tự. Họ không biết những mảnh tượng và những bức tượng nằm rải rác ở góc vườn, bờ ruộng có từ bao giờ và là tượng gì mà không ít người cho rằng những tượng đó là do bọn đào trộm mộ vứt ra.

Đến giữa năm 1974, người dân ở đây vẫn coi các tượng này là “ôn thần”. Khi gặp tượng, họ dùng hương đốt vía, đập vỡ đầu để tránh ôn dịch. Có người thì mang tượng ra ngoài ruộng dùng làm “bù nhìn” để đuổi chim chóc tới phá cây trồng.

Chính Viện trưởng Viên Trung Nhất trên đường đi công tác nhặt được rất nhiều mảnh vỡ từ các binh mã dõng bị vứt ở hai bên đường. Vì thế việc ai là người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng không được đặt ra. Vấn đề chỉ trở nên gay cấn sau khi có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Clinton với Dương Chí Phát như trên nói.

Bây giờ, cứ mỗi lần phóng viên tìm cách tiếp xúc với nông dân Dương Chí Phát để tìm hiểu xem ai là người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng đều bị Dương Chí Phát từ chối với lý do “phiền phức lắm”.

Đi sâu tìm hiểu, người ta mới vỡ lẽ ra rằng: từ khi được gặp Tổng thống Clinton với danh nghĩa “người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng”, rồi kèm theo đó là những món vật chất thu được, Dương Chí Phát phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích nặng nề của người trong thôn. Rất nhiều người cùng đưa ra bằng chứng chính mình mới là người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng chứ không phải Dương Chí Phát.

Nhiều phóng viên cũng tiến hành các cuộc tiếp xúc với Dương Tân Mãn. Hiện Dương Tân Mãn 68 tuổi, đang làm thuê cho một cửa hàng bán đồ lưu niệm tại khu Lăng Tần Thủy Hoàng với mức lương 1.000 tệ/tháng. Tại nơi bán hàng, Tân Mãn treo một bức ảnh lớn chụp mình và rất nhiều tượng binh mã dõng. Ngoài ra còn treo thêm một giấy chứng nhận là người phát hiện ra binh mã dõng.

Dương Tân Mãn tỏ ra rất bức xúc: “Năm đó có tới 9 người phát hiện ra binh mã dõng, đến nay 5 người mất, chỉ còn lại 4, trong đó có tôi và Dương Chí Phát, mà ai cũng già cả rồi. Thế mà vẫn chưa có một quyết định chính thức nào về vấn đề này. Còn nếu chỉ coi Dương Chí Phát là người đầu tiên và duy nhất phát hiện ra binh mã dõng thì quá bất công”. Dương Tân Mãn hy vọng vấn đề sẽ được cấp có thẩm quyền giải quyết khi mình chưa “sang thế giới bên kia”.

Sở dĩ, Tân Mãn đặt vấn đề người phát hiện ra binh mã dõng to tát như vậy, vì theo Cục Văn vật tỉnh Thiểm Tây, thì đây thuộc về lĩnh vực “quyền lợi và danh tiếng”. Những người này đòi được gắn biển đề tên mình là người “phát hiện ra binh mã dõng” trên đường vào hầm số 1.

Đồng thời phải cho họ giấy chứng nhận, cũng như phải “thưởng” cho họ một món tiền tương đối. Nhưng vì điều này chưa từng có tiền lệ ở Trung Quốc nên Cục Văn vật không thể thỏa mãn những yêu cầu của họ. Cục chỉ đồng ý việc phát hiện ra binh mã dõng là của một tập thể xã viên chứ không là của riêng ai cả.

Sự việc càng trở nên phức tạp khi những người phát hiện tự đứng ra ký tên vào các món hàng lưu niệm và chụp ảnh cùng du khách có thu phí. Rồi ai cũng giới thiệu mình chính là người đầu tiên phát hiện ra binh mã dõng nhằm mục đích kinh doanh. Thí dụ khi vào thăm và mua hàng ở cửa hàng của Dương Tân Mãn, ai muốn được chữ ký của ông thì phải có phụ phí.

Còn Dương Chí Phát cũng thường xuyên ăn cánh với hướng dẫn viên du lịch để bán đồ lưu niệm. Những kiểu làm ăn này nhiều khi gây ra cãi cọ giữa khách với nhân viên bán hàng, làm xấu hình ảnh của khu lăng mộ, gây ra những phản cảm với khách tham quan. Nhưng cho tới nay các cơ quan hữu trách của Trung Quốc cũng như của khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa tìm ra phương pháp giải quyết hợp lý cho vấn đề này

Theo ANTG

==================================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu động đất 9,2 độ richter sẽ tấn công California trong tuần này?

Thứ tư, 23/03/2011 18:37

(DVT.vn) - Một trận động đất mạnh 9,2 độ richter có thể tấn công California trước ngày 26/3 này sau hiện tượng “siêu mặt trăng”, một chuyên gia địa lý Mỹ cho biết.

Jim Berkland – chuyên gia địa lý Mỹ đã đưa ra 3 dấu hiệu cho thấy siêu động đất nhiều khẳ năng sẽ tấn công California.

Thứ nhất, hôm 19/3, cả thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng “siêu mặt trăng” khi mặt trăng và trái đất ở gần nhau nhất trong 19 năm qua. Ông nói, trận động đất 9,2 độ ritcher từng gây ra sóng thần ở Alaska cũng xảy ra vào ngày 27/3 khi mặt trăng ở gần trái đất nhất.

Thứ hai là hiện tượng cá chết hàng loạt ở bờ biển Redondo, luồng cá di chuyển về Nam Mỹ và các bầy cá voi dạt vào bờ San Diego. Điều này có thể lý giải là do sự thay đổi từ trường của Trái đất – hiện tượng thường thấy trước khi xảy ra động đất.

Thứ 3, California nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa. Gần đây, Vành đai này đã chứng kiến 3 trận động đất lớn, đầu tiên là Chile, rồi đến New Zealand, và cuối cùng là Nhật Bản.

Ông Berkland cho rằng, hướng chuyển động của các địa chấn này sẽ xảy ra theo chiều kim đồng hồ, do vậy, California có thể sẽ là địa điểm tiếp theo.

Nếu dự báo trên là đúng, thì California có thể sẽ phải đối mặt một trận bão lớn, gây ngập lụt khoảng 3 mét khắp tiểu bang.

Trước thông tin này, các trung tâm mua sắm ở California gần như không còn chỗ đậu xe, mọi người đổ xô mua tích trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm, đèn pin, nến, radio…

Cơ quan Nghiên cứu Địa chất, Cơ quan quản lý tình huống khẩn cấp của liên bang và California đã họp khẩn nhằm hoạch định chiến lược giảm thiểu thiệt hại của thiên tai.

Ông Jim Berkland là người đã dự báo chính xác nhiều trận động đất, và cũng từng dự báo trước 4 ngày đối với trận động đất ở San Franciso xảy ra ngày 17/10/1989.

Wed, 23/03/2011 - 20:14

Share this post


Link to post
Share on other sites

`Tri giác nguyên sinh’ – Đời sống bí mật của cây cối (Phần 1) Posted Image

( 10:26 AM | 19/05/2010 ) Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh

>> Đời sống bí mật của cây cối

Có tồn tại một công trình nghiên cứu có tiềm năng phá vỡ các mô hình hiện đại của chúng ta – hé lộ về ý thức ở những nơi mà chúng ta có thể không ngờ tới, và các mối liên hệ giữa các dạng sống gây sửng sốt và dường như không thể tồn tại.

Hãy tưởng tượng bạn đi vào một phòng thí nghiệm cùng với một người bạn, và người làm thí nghiệm nói với bạn là hãy đơn giản bắt đầu một cuộc đối thoại. Một lúc sau, người làm thí nghiệm dừng bạn lại và cho bạn xem một cuộn băng ghi âm cuộc đối thoại. Đoạn băng ghi âm là về cuộc đối thoại, nhưng đoạn băng ghi hình lại là một đường trông giống như địa chấn kế – thực sự là một mẫu ghi lại hoạt động điện đang diễn ra ở một cái cây để ở góc phòng.

Bạn thấy đấy, có lẽ nó sẽ làm bạn sửng sốt, rằng với mỗi cảm xúc giữa bạn và người bạn của bạn, cái cây cho thấy một phản ứng tương ứng với sự xung kích của, lấy ví dụ, ngạc nhiên, phẫn nộ hay bối rối.

Và phản ứng xảy ra trông rất giống với phản ứng của một con người với cùng một loại sự kiện.

Đây là một chuỗi các thí nghiệm khác nhau minh chứng hiện tượng được gọi là "tri giác nguyên sinh" bởi Cleve Backster, người làm nên khám phá này vào năm 1966, trong một loạt các thí nghiệm với cây cối và các dạng sống khác. Nghiên cứu của ông đề xuất rằng một hình thức giao tiếp cơ bản là có tồn tại trong tất cả các dạng sống, cho tới tận vi khuẩn và những tế bào cấu thành các sinh vật lớn hơn, và do đó có thể là "nguyên sinh", so với những hình thức tri giác được công nhận rộng rãi như hình ảnh hay xúc giác.

Ông Backster, một người đàn ông 85 tuổi, vui vẻ và đầy nhiệt huyết, là một cựu chuyên gia phát hiện nói dối của CIA, có tham gia sâu vào việc nghiên cứu khoa học trong cộng đồng chế tạo máy ghi, nơi ông được đánh giá cao. Ông đã phát triển thí nghiệm So sánh Vùng Backster (Backster Zone Comparison) vào cuối những năm 1950, một kỹ thuật vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan chính phủ và quân đội để đọc máy ghi, và ông đã điều hành Trường phát hiện nói dối Backster (Backster School of Lie Detection) ở khu trung tâm San Diego, California trong 30 năm qua.

Backster cho phổ biến công trình của mình trong cuốn sách "Đời sống bí mật của cây cối" (The Secret Life of Plants), xuất bản năm 1973, mặc dù ông đã xuất bản những phát hiện của mình lần đầu tiên năm 1968. Sau khi cuốn "Đời sống bí mật của cây cối" được phát hành, Backster đã xuất hiện trong một vài buổi nói chuyện trực tiếp trên truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, về những nhận thức của ông về cây cối. Nhưng ông cũng đã giảng dạy rộng rãi tại các hội nghị khoa học. Nghiên cứu của ông khiến người ta `nói chuyện’ với những cái cây của họ, và khuấy động hiện tượng "cây trồng trong nhà."

Không chỉ là cây cối

Posted Image

Cửa sổ nhìn vào tri giác nguyên sinh: Cleve Backster bắt đầu những thí nghiệm của mình với cây huyết dụ. (Ảnh tặng của Cleve Backster) Ảnh: Epochtimes

"Phần thú vị nhất của tất cả những điều này", ông nói với tôi, "nó có thể bắt đầu với cây cối, nhưng kết thúc với các tế bào của con người. Bằng cách lấy một mẫu tế bào người trong một ống nghiệm và kiểm tra nó từ xa, các tế bào này hòa hợp với người hiến [tế bào], và điều này thật kinh ngạc đối với tôi; tôi muốn nói, điều này có đủ các loại hàm ý ở trong đó."

Thực sự là – Backster đã phát hiện ra rằng các tế bào của chúng ta đáp lại những cảm xúc của chúng ta khi chúng nằm bên ngoài cơ thể chúng ta, thậm chí cách xa đến hơn 100 dặm. Khi người hiến [tế bào] trải nghiệm một thay đổi cảm xúc, thì sẽ xuất hiện một phản ứng tương ứng trong các tế bào, và biểu hiện ra thành xung điện.

"Cây cối thực sự chỉ là một điều tình cờ cho phép tôi phát hiện ra hiện tượng này, và rồi tôi tiếp tục theo đuổi điều này trong mọi thứ mà dường như gây ra một phản ứng đối với cây cối, cho dù đó là vi khuẩn trong sữa chua, trứng, v.v…"

Backster đã phát hiện ra rằng đập vỡ một quả trứng, hay bỏ nó vào nước sôi sẽ gây ra một phản ứng đối với cây cối – như thể chúng nhạy cảm khi các sinh vật gần đó phải chịu đựng sự tổn hại. Khi mà người ta có thể không nghĩ rằng những quả trứng có sự sống, dường như chúng có một loại hoạt động sinh học nào đó.

Backster chuyển sang theo dõi vi khuẩn, và tìm thấy các phản ứng tương tự như trên cây cối. Ông cũng đã đo đạc hoạt động điện trong những quả trứng, và thấy rằng chúng dường như cũng phản ứng với môi trường xung quanh. Cuối cùng, ông đo đạc hoạt động trong các tế bào người, chẳng hạn như các tế bào bạch cầu.

Cao Tín bt

Ben Bendig, theo Epochtimes

  • Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

25-3, mây phóng xạ sẽ tràn vào Việt Nam

Thứ Năm, ngày 24/03/2011, 13:01 (Tin tuc) - Theo các nhà khoa học Na Uy, ngày 25-3, mây phóng xạ rò rỉ sau sự cố Nhà máy hạt nhân Fukushima I (Nhật Bản) sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Xung quanh dự báo này, PV đã có cuộc trao đổi với TS Ngô Đặng Nhân - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học - Công nghệ.

TS Nhân cho biết, nếu không có những thay đổi bất thường về thời tiết thì những đám mây phóng xạ sẽ đi vào lãnh thổ nước ta trong 1-2 ngày nữa đúng như dự báo.

Theo ông, nếu mây phóng xạ đi vào lãnh thổ VN thì khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng?

- Vào VN, mây phóng xạ sẽ chỉ vào các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.

Liệu có chủ quan không khi nói chúng chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, trong khi thời tiết luôn tiềm ẩn yếu tố bất thường?

- Nếu theo lộ trình, sau khi ảnh hưởng đến Philippines, mây phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam nước ta. Việc có ảnh hưởng như thế nào, có lan rộng nữa hay không, tất nhiên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.

Dự đoán là như vậy, còn diễn biến như thế nào hoàn toàn phụ thuộc thực tế ngày 25-3, khi những đám mây phóng xạ tiến vào lãnh thổ VN. Chúng tôi sẽ có những số liệu quan trắc và sớm có cảnh báo đến người dân, các ngành, các cấp để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.

Cục có khuyến cáo gì đến người dân về ứng phó với sự cố này để đảm bảo sức khỏe?

- Người dân có thể bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt); bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt) và bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà).

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ, cần phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ khẩu trang hoặc găng tay) và phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn thức ăn bị nhiễm xạ).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam chưa phải lo về ảnh hưởng của mây nhiễm xạ

Trước thông tin mây nhiễm xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến VN, Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền cho biết, trong trường hợp vào VN thì mức phóng xạ sẽ rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

> Làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ?


Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó giáo sư Điền cho biết, căn cứ theo hướng gió thổi, 2 ngày trước nhiều đài khí tượng nước ngoài (Mỹ, Nhật, NaUy...) dự báo khoảng ngày 25-26/3, đám mây nhiễm phóng xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Phạm vi ảnh hưởng là vùng biển sát đất liền từ TP HCM đến các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên mây phóng xạ không vào đến đất liền.

"Đấy là dự báo 2 ngày trước, song hiện nay hướng gió đã lệch đi thổi đám mây phóng xạ chuyển hướng nên tình hình không còn đáng ngại nữa", ông Điền nhấn mạnh. Trạm đo phóng xạ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trưa nay ghi nhận, trên bản đồ khí tượng của Đài NaUy vẫn còn cảnh báo một vệt nhỏ nguy cơ mây phóng xạ vào Việt Nam; trong khi các đài Mỹ, Nhật, Philippinnes đã dỡ bỏ cảnh báo này. Hiện trạm quan trắc phóng xạ Đà Lạt vẫn chưa ghi nhận những dấu hiệu bất thường về mây phóng xạ ở phía Nam. Công tác quan trắc được trạm này tiến hành thường xuyên, cách 2-3 giờ một lần.

Posted Image

Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong hai ngày 23, 24/3, trong đó tập trung ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á. Ảnh website Bộ Khoa học công nghệ"Một khi có dấu hiệu khác thường chúng tôi sẽ thông báo chính thức. Hiện chúng tôi chưa phát hiện mây phóng xạ bay tới Việt Nam, nhưng tôi nghĩ đến một lúc nào đó có những đám mây từ Nhật thì mức phóng xạ cũng chỉ rất thấp mà thôi", ông Điền nhấn mạnh. Căn cứ để Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt xác định mức phóng xạ thấp là dựa trên nguyên tắc "bình phương khoảng cách", tức là đám mây càng phát tán đi xa thì độ phóng xạ càng giảm.

"Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị sự cố lò phản ứng chỉ cách Tokyo hơn 300 km mà người dân thủ đô Nhật vẫn chưa cần phải uống thuốc phòng nhiễm xạ, thì Việt Nam cách xa hàng nghìn cây số cũng không đáng lo", ông Điền nói.

Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trong trường hợp phát hiện phóng xạ ở mức thấp, bình thường thì vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cũng không cần tới các biện pháp phòng chống đặc biệt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức phóng xạ cho phép với người dân không quá 1 mirosivert một năm, người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ là không quá 20 mirosivert một năm. Tuy nhiên, trường hợp sự cố xảy ra thì có thể cho phép mức phóng xạ cao hơn một số lần. Nếu chỉ tiếp xúc thời gian ngắn thì cũng chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Gần đây trước lo ngại về ảnh hưởng của mây phóng xạ từ Nhật Bản đến Việt Nam, nhiều người dân đã đi tìm mua thuốc ngừa phóng xạ (potassium iodide). "Hiện không có loại thuốc nào phòng nhiễm xạ nhưng potassium iodide - iot kali - có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ", Phó giáo sư - Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Theo ông Khoa, khi xảy ra các sự cố hạt nhân thì có rất nhiều chất phóng xạ khác nhau thoát ra môi trường, trong đó 2 chất có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe là iốt phóng xạ 131 và Cs-137. Trong đó, iốt phóng xạ vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào sẽ hòa vào dòng tuần hoàn và tập trung chủ yếu tại tuyến giáp. Vì thế nếu nhiễm phóng xạ, tuyến giáp dễ bị tổn thương hơn so với các cơ quan khác, nguy cơ lâu dài là ung thư.

Phó Giáo sư Khoa lý giải, dựa trên nguyên lý như vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm phóng xạ, có thể đưa một lượng iốt không phóng xạ (bằng đường uống) vừa đủ cho những người ở vùng có nguy cơ nhiễm phóng xạ. Khi đưa vào, tuyến giáp sẽ hấp thụ lượng iốt này giúp bão hòa iốt. Do đó khi iốt phóng xạ vào thì cơ thể không hấp thu nữa mà thải ra ngoài. Các cơ quan khác hấp thụ không đáng kể.

"Tuy nhiên, khi chưa có cảnh báo nào về nguy cơ nhiễm phóng xạ thì người dân không nên uống. Lý do là cơ thể chỉ cần nhu cầu về iốt nhất định, nếu thừa quá sẽ gây bệnh. Tại Việt Nam, thời điểm này chưa có dấu hiệu cảnh báo phóng xạ ảnh hưởng thì không có lý do gì lại đi uống", Phó giáo sư Khoa nhấn mạnh.

Quốc Dũng - Nam Phương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Thế giới sẽ hết dầu sau 50 năm nữa”

Thứ năm, 24/03/2011, 09:55(GMT+7)

VIT - Chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng HSBC Karen Ward nhận định, nguồn năng lượng trên toàn cầu đang khan hiếm và dầu mỏ có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 49 năm nữa, nếu nhu cầu vẫn được duy trì ở mức hiện tại.

Posted Image

Ảnh minh họa

Bà Ward nhận định trong nghiên cứu mới nhất của mình: “Nguồn tài nguyên năng lượng rất khan hiếm. Ngay cả nếu nhu cầu không tăng, sẽ chỉ còn đủ dầu để sử dụng trong 49 năm nữa.”

“Nguồn cung khí đốt ít bị hạn chế hơn, song việc vận chuyển và sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu không hề đơn giản. Than đá đủ để dùng trong 176 năm nữa, nhưng loại nhiên liệu này thải ra rất nhiều khí carbon,” bà nói.

Bà Ward cho biết, nếu nguồn cung không được hạn chế, đến năm 2050, nhu cầu dầu sẽ tăng 110%, tương đương 190 triệu thùng/ngày bởi nhóm các nước mới nổi sẽ sử dụng nhiều dầu mỏ hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Theo bà, vấn đề an ninh năng lượng, được định nghĩa trong trường hợp này là tiêu thụ năng lượng trung bình tính trên đầu người, sẽ ngày một đáng lo hơn. Việc chuyển sang sử dụng khí đốt để giảm áp lực lên thị trường dầu mỏ sẽ không giải quyết được vấn đề này bởi cũng như dầu mỏ, nguồn cung khí đốt chịu sự hạn chế về địa lý.

Bà Ward cho rằng, khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ việc mất an ninh năng lượng là châu Âu, Mỹ Latinh và Ấn Độ. Đồng thời, bà cũng dự báo tình hình năng lượng tại châu Âu sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

“Châu Âu sẽ thiệt hại nhiều hơn bởi nhiều nước tại khu vực này đang trượt khỏi bảng tăng trưởng kinh tế hàng đầu. Họ sẽ mất tầm ảnh hưởng lên thế giới ở thời điểm dễ bị tổn thương nhất,” bà nói.

HSBC nhận định, mối đe dọa về sự nóng lên toàn cầu vẫn chưa hết và ảnh hưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn tại các nước đang phát triển.

Bà Ward nhận xét: “Chúng ta đã quá tự mãn trong cách sử dụng năng lượng. Chúng ta nên sử dụng xe tiết kiệm năng lượng trong giao thông, mục đích di chuyển vẫn thực hiện được, chỉ không nhanh bằng.”

Trong khi Nhật Bản đang cố gắng ngăn chặn thảm họa hạt nhân thì lại xuất hiện rủi ro về việc đầu tư cho điện hạt nhân sẽ bị cắt giảm ở thời điểm mà lẽ ra nó cần phải đóng vai trò quan trọng hơn.

Theo CNBC

========================================

50 năm hết dầu, 70 năm hết than. Không khéo thành "Ở trần đóng khố" thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam chưa phải lo về ảnh hưởng của mây nhiễm xạ

Trước thông tin mây nhiễm xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến VN, Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền cho biết, trong trường hợp vào VN thì mức phóng xạ sẽ rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

> Làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ?

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó giáo sư Điền cho biết, căn cứ theo hướng gió thổi, 2 ngày trước nhiều đài khí tượng nước ngoài (Mỹ, Nhật, NaUy...) dự báo khoảng ngày 25-26/3, đám mây nhiễm phóng xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Phạm vi ảnh hưởng là vùng biển sát đất liền từ TP HCM đến các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên mây phóng xạ không vào đến đất liền.

"Đấy là dự báo 2 ngày trước, song hiện nay hướng gió đã lệch đi thổi đám mây phóng xạ chuyển hướng nên tình hình không còn đáng ngại nữa", ông Điền nhấn mạnh. Trạm đo phóng xạ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trưa nay ghi nhận, trên bản đồ khí tượng của Đài NaUy vẫn còn cảnh báo một vệt nhỏ nguy cơ mây phóng xạ vào Việt Nam; trong khi các đài Mỹ, Nhật, Philippinnes đã dỡ bỏ cảnh báo này. Hiện trạm quan trắc phóng xạ Đà Lạt vẫn chưa ghi nhận những dấu hiệu bất thường về mây phóng xạ ở phía Nam. Công tác quan trắc được trạm này tiến hành thường xuyên, cách 2-3 giờ một lần.

Posted Image

Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong hai ngày 23, 24/3, trong đó tập trung ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á. Ảnh website Bộ Khoa học công nghệ"Một khi có dấu hiệu khác thường chúng tôi sẽ thông báo chính thức. Hiện chúng tôi chưa phát hiện mây phóng xạ bay tới Việt Nam, nhưng tôi nghĩ đến một lúc nào đó có những đám mây từ Nhật thì mức phóng xạ cũng chỉ rất thấp mà thôi", ông Điền nhấn mạnh. Căn cứ để Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt xác định mức phóng xạ thấp là dựa trên nguyên tắc "bình phương khoảng cách", tức là đám mây càng phát tán đi xa thì độ phóng xạ càng giảm.

"Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị sự cố lò phản ứng chỉ cách Tokyo hơn 300 km mà người dân thủ đô Nhật vẫn chưa cần phải uống thuốc phòng nhiễm xạ, thì Việt Nam cách xa hàng nghìn cây số cũng không đáng lo", ông Điền nói.

Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trong trường hợp phát hiện phóng xạ ở mức thấp, bình thường thì vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cũng không cần tới các biện pháp phòng chống đặc biệt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức phóng xạ cho phép với người dân không quá 1 mirosivert một năm, người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ là không quá 20 mirosivert một năm. Tuy nhiên, trường hợp sự cố xảy ra thì có thể cho phép mức phóng xạ cao hơn một số lần. Nếu chỉ tiếp xúc thời gian ngắn thì cũng chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Gần đây trước lo ngại về ảnh hưởng của mây phóng xạ từ Nhật Bản đến Việt Nam, nhiều người dân đã đi tìm mua thuốc ngừa phóng xạ (potassium iodide). "Hiện không có loại thuốc nào phòng nhiễm xạ nhưng potassium iodide - iot kali - có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ", Phó giáo sư - Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Theo ông Khoa, khi xảy ra các sự cố hạt nhân thì có rất nhiều chất phóng xạ khác nhau thoát ra môi trường, trong đó 2 chất có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe là iốt phóng xạ 131 và Cs-137. Trong đó, iốt phóng xạ vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào sẽ hòa vào dòng tuần hoàn và tập trung chủ yếu tại tuyến giáp. Vì thế nếu nhiễm phóng xạ, tuyến giáp dễ bị tổn thương hơn so với các cơ quan khác, nguy cơ lâu dài là ung thư.

Phó Giáo sư Khoa lý giải, dựa trên nguyên lý như vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm phóng xạ, có thể đưa một lượng iốt không phóng xạ (bằng đường uống) vừa đủ cho những người ở vùng có nguy cơ nhiễm phóng xạ. Khi đưa vào, tuyến giáp sẽ hấp thụ lượng iốt này giúp bão hòa iốt. Do đó khi iốt phóng xạ vào thì cơ thể không hấp thu nữa mà thải ra ngoài. Các cơ quan khác hấp thụ không đáng kể.

"Tuy nhiên, khi chưa có cảnh báo nào về nguy cơ nhiễm phóng xạ thì người dân không nên uống. Lý do là cơ thể chỉ cần nhu cầu về iốt nhất định, nếu thừa quá sẽ gây bệnh. Tại Việt Nam, thời điểm này chưa có dấu hiệu cảnh báo phóng xạ ảnh hưởng thì không có lý do gì lại đi uống", Phó giáo sư Khoa nhấn mạnh.

Quốc Dũng - Nam Phương

f

Mấy hôm nay ở chỗ em có mấy trường hợp bị lên sởi,đau đầu,ho khan

Người chị của em hôm nay tự dưng cũng bị động kinh nặng sau mấy chục năm trời không bị.

em nghĩ có thể bị ảnh hưởng lên mua muối iot về ăn.

Thiết nghĩ đây có thể là thông tin tốt giúp mọi người lên em pót lên đây.

em nghĩ không có gì gọi là "lo xa thái quá"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ám ảnh thảm họa trong phim, truyện tranh Nhật

Tác giả: William Tsutsui

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 24/03/2011 05:00 GMT+7

Có một thực tế không khó hiểu là, hơn bất kỳ quốc gia nào khác, từ lâu Nhật Bản đã bị thu hút vào những tình huống thảm họa và ngày tận thế giả tưởng.

Nỗi ám ảnh thảm họa

Trong số rất nhiều hình ảnh về thảm họa tại Nhật, có một hình ảnh đến giờ vẫn không nguôi ám ảnh tâm trí tôi: một ngọn sóng tối đen, giận dữ và sôi sục, mang trong mình dày đặc những ô tô, nhà cửa, và bùn đất, quét ngang qua một khu vực bằng phẳng và nuốt chửng nông trại, ruộng đồng...

Cảnh tượng đó gợi cho tôi nhớ tới đoạn cao trào trong Akira, bộ phim hoạt hình kinh điển sản xuất năm 1988. Nhân vật Akira trong phim bị cuộc thí nghiệm hormone làm cho biến dạng, cơ thể phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát và ăn mọi thứ vô tình gặp được.

Từ khi trận động đất diễn ra và trong những ngày tiếp theo đó, mỗi lần chứng kiến những cảnh tượng trên truyền hình và mạng Internet, tôi lại liên tưởng ngay đến vô số hình ảnh tàn phá thường thấy trong các bộ phim về quái vật, truyện tranh, phim hoạt hình, và trò chơi điện tử của Nhật.

Dĩ nhiên, không tạo hình điện ảnh nào, dù khủng khiếp và ấn tượng đến đâu, có thể so sánh được với nỗi kinh hoàng của tấm thảm kịch thực sự đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản hiện nay. Tuy nhiên, trong những giờ khắc khủng hoảng, tâm trí con người thường tìm đến các sáng tạo hư cấu để hiểu hơn về thực tại đang khiến họ bàng hoàng. Có một thực tế không khó hiểu là, hơn bất kỳ quốc gia nào khác, từ lâu Nhật Bản đã bị thu hút vào những tình huống thảm họa và ngày tận thế giả tưởng.

Trong những năm sau Chiến tranh Thế giới 2, các thảm họa giả tưởng được tái hiện tại Nhật Bản - đặc biệt là tại thủ đô Tokyo - nhiều hơn tại bất kỳ địa điểm nào khác trên thế giới. Từ những bộ phim câm nói về Trận Động đất lớn Kanto năm 1923 cho tới bộ phim đình đám Japan Sinks (Nhật Bản chìm đắm) năm 2006, quốc gia này đều được mô tả là nạn nhân của các trận hỏa hạn, lụt lội, lốc xoáy, núi lửa, các cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh, những lời nguyền siêu nhiên, vi-rút, ô nhiễm chất độc, quái vật khổng lồ, robot, các đám tảo lớn, và các vụ nổ hạt nhân.

Posted Image

Bộ phim "Nhật Bản chìm đắm" thu hút gần 9 triệu lượt người xem

Trong phần lớn giai đoạn hậu chiến, và kể từ giữa thập niên 1960, các khán giả Nhật Bản có thể nhìn thấy hình ảnh giả tưởng về cảnh đất nước mình bị tàn phá trên truyền hình hoặc rạp chiếu phim với tần suất ít nhất là một tuần một lần, đôi khi là mỗi ngày một lần.

Câu trả lời của thời gian

Các thảm họa giả tưởng này là tấm gương phản ánh một thực tế rằng nước Nhật thường xuyên gặp phải những sự kiện thảm khốc. Trong lịch sử tồn tại 5 thế kỷ của mình, có lẽ Tokyo đã bị tàn phá rồi tái thiết nhiều lần hơn so với các thành phố lớn khác trên thế giới; khu vực này đã hứng chịu vô số các trận hỏa hoạn kinh hoàng, một trận động đất lớn năm 1923, và các đợt đánh bom năm 1945.

Các thành phố khác của Nhật Bản cũng hứng chịu nhiều thảm họa nghiêm trọng - đó là trận bão tràn qua Osaka năm 1934, trận động đất lớn Hanshin-Awaji xảy ra tại Kobe năm 1995, các đợt đánh bom tại 66 khu vực thành thị trong thời kỳ chiến tranh, trong đó phải kể đến các đợt đánh bom nguyên tử đã san bằng hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Trong số những thảm họa có thật này, hai đợt đánh bom nguyên tử đã và đang phủ chiếc bóng lớn nhất lên nền văn hóa đại chúng Nhật Bản. Gojira, bộ phim kinh điển năm 1954 mở đầu cho một loạt các bộ phim khác về quái vật Godzilla, có nội dung kể về một con khủng long sống sót từ thời Kỷ Jura bị nhiễm phóng xạ trong đợt Mỹ thử nghiệm bom hydro tại Nam Thái Bình Dương và trở nên to lớn bất thường. Con quái vật này đã tấn công và phá hủy Tokyo, biến thành phố này thành một vùng đất hoang cháy trụi và bằng phẳng giống hệt thực tế của Tokyo năm 1945.

Một thế hệ sau đó, trong bộ phim hoạt hình Phi thuyền không gian Yamato ra đời vào những năm 1970, trái đất bị hành tinh khác đánh bom, khiến bề mặt trở nên lồi lõm và nhiễm phóng xạ, còn con người buộc phải rút lui vào sinh sống trong đường hầm dưới lòng đất.

Nhiều học giả và nhà phê bình cho rằng các thảm họa giả tưởng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản là sự phản ánh về một đất nước vẫn đang loay hoay đối mặt với những nỗi sợ hãi và cảm giác chưa được giải tỏa về quá khứ đầy thảm họa, cùng cảm giác tội lỗi về chiến tranh và những nỗi oán hận dai dẳng đối với các đợt đánh bom nguyên tử, thất bại, và sự chiếm đóng của Mỹ.

Posted Image

Thảm họa động đất đã để lại dấu tích kinh hoàng trên nước Nhật

Còn trong bài viết "Tưởng tượng về thảm họa", nhà văn nổi tiếng Susan Sontag cho rằng Gozilla và các sinh vật giả tưởng khác của ngành khoa học viễn tưởng Nhật Bản đã giúp người xem tạm lắng lại những lo lắng trong hàng chục năm của thời kỳ Chiến tranh lạnh và mối đe dọa hiện hữu về mức độ tàn phá khủng khiếp của bom hạt nhân.

Quả thực là có tồn tại một yếu tố giải thoát trong văn hóa đại chúng miêu tả về thảm họa của Nhật. Các bộ phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, truyện cười, và trò chơi điện tử đã tạo điều kiện giúp người xem tìm hiểu thêm những vấn đề đau lòng và sâu sắc nhưng không tiện bàn luận công khai. Chúng đã tái hiện sống động những nỗi kinh hoàng, đồng thời giúp giữ khán giả ở một khoảng cách an toàn, cũng như góp phần chuẩn bị tâm lý cho họ trước những thảm họa.

Tuy các tác phẩm giả tưởng đó nhuốm màu sắc ảm đạm và hủy diệt, nhưng chúng cũng thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào sự tiến bộ, và ngợi ca sức mạnh cộng đồng.

Dù quái vật Godzilla có nguy hiểm tới đâu, nhưng cuối cùng nó cũng bị đánh bại. Và đất nước Nhật Bản, ngay cả khi chịu tổn thất nặng nề từ hiểm họa phóng xạ mới đây nhất, vẫn kiên cường vượt qua. Trong loạt phim truyền hình dài tập Ultraman, Tokyo tuần nào cũng bị những kẻ ngoài hành tinh khủng khiếp tàn phá, nhưng tới tập tiếp theo, thành phố này lại hồi sinh một cách kỳ diệu.

Những thảm họa được khắc họa rất nhiều lần trong các bộ phim về quái vật và trong thế giới hoạt hình giả tưởng giờ đây lại đang hiện hữu thực đến đau lòng. Đáng tiếc là Nhật Bản không thể khoanh tay ngồi chờ một kết thúc có hậu, một sự can thiệp kịp thời của nhân tố kỳ diệu nào đó. Chỉ có thời gian mới có thể cho chúng ta biết thế hệ người Nhật lớn lên cùng những tác phẩm giả tưởng về thảm họa nhưng lại được nuôi dưỡng trong một trong những xã hội an toàn và thịnh vượng bậc nhất thế giới, sẽ đứng lên trước cuộc thử thách này như thế nào.

Thủy Nguyệt lược dịch theo Newsweek

---

*William Tsutsui, tác giả bài viết, là giáo sư lịch sử Nhật Bản tại Đại học Southern Methodist University, Mỹ.

======================================

Tôi không biết phải diễn tả thế nào trong lúc này. Nhưng nếu tôi có được một lời đề nghị thì tôi đề nghị người Nhật hãy cấm tuyệt đối các bộ phim, truyện, truyện tranh bạo lực về nhiều phương diện với phụ nữ và cũng nên đưa những thói quen sử dụng cơ thể phụ nữ làm mâm ăn trong sinh hoạt ẩm thực ra khỏi lối sống của một số người Nhật. Làm được điều này, tôi tin rằng nước Nhật sẽ giảm thiểu được nhiều thảm họa lớn. Lời khuyên này có cơ sở phương pháp luận của nền Lý học Đông phương và hoàn toàn không có gì thần bí. Dương quá thịnh - Âm quá suy thì chứng tỏ Âm khí bế một cách nặng nề. Nhiều tai họa. Đại để vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương quá thịnh - Âm quá suy thì chứng tỏ Âm khí bế một cách nặng nề. Nhiều tai họa.

Chào anh TS. Em xin chia sẻ với anh TS trong nhận định trên - chân lý thật giản dị!.

Hình như anh đang quan tâm đến số Phi và dãy số Fibonacci thì phải!? Anh có cảm nhận như thế nào về chúng? Với em bản chất của thế giới hiện hửu là số nguyên, vì vậy qui luật "lượng tử hóa" chính là điểm mấu chốt khi quán xét sự vật.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh TS. Em xin chia sẻ với anh TS trong nhận định trên - chân lý thật giản dị!.

Hình như anh đang quan tâm đến số Phi và dãy số Fibonacci thì phải!? Anh có cảm nhận như thế nào về chúng? Với em bản chất của thế giới hiện hửu là số nguyên, vì vậy qui luật "lượng tử hóa" chính là điểm mấu chốt khi quán xét sự vật.

Thân mến.

Oh. Chào Quangnx! Cảm ơn Quangnx đã chia sẻ..

Chân lý rất giản dị là hoàn toàn chính xác! Động đất theo Lý học là do Âm khí bế sinh ra. Khoa học thì gọi là năng lượng tích tụ dưới các đới đứt gãy, đó chính là tiền đề của Âm khí. Việc ngăn sông, chặn suối rất không nên.

Đúng là tôi đang tìm hiểu về số Pi và các số vô tỷ. Có phải chính nó là sự cụ thể hóa của những sai số trong các số nguyên - tức là tương ứng với những cái có thể cân đo đong đếm được. Còn số Pi và số vô tỷ phản ánh một thực trạng diễn biến của các vật thể hoặc trạng thái vật thể không quan sát được? Tôi cho rằng: Bát quái - không phải ký hiệu ngôn ngữ, vậy chỉ có thể là ký hiệu toán học. Bát quái này rất biến hóa ngay cả đồ hình Tiên / Hậu thiên.

Vũ trụ này phức tạp quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em nghĩ thế giới của chúng ta có 2 đối xứng chủ, có thể gọi là đối xứng tròn (bất biến Gauge) và đối xứng vuông (bất biến Lorentz). Vì vậy mọi hệ luận về con số phải phản ánh tốt hai cái đối xứng Trời Tròn (dạng bảo giác) - Đất Vuông (dạng toàn phương) này. Vũ trụ vốn giản dị như Thái Cực, nhưng nếu Đạo chưa thông thì ta sẽ không thể lường nổi được sự biến hóa vô cùng của nó. Trời Đất dường như chỉ nương theo cái Lý mà biến mà hiện, nên em cho rằng đi theo cái Đạo của Lý học Đông phương là cả một nền "Toán học của Vũ trụ" đồ sộ và chính xác mà Người xưa đã lĩnh ngộ đươc.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ,

Đệ tử để ý thất dãy số Fibonacci có các số 1 - 2 - 3 - 5 - 8, nếu liên hệ với hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể ứng với Thái Cực sinh Lưỡng Nghi -> Khí -> Ngũ Hành -> Bát Quái!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ,

Đệ tử để ý thất dãy số Fibonacci có các số 1 - 2 - 3 - 5 - 8, nếu liên hệ với hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể ứng với Thái Cực sinh Lưỡng Nghi -> Khí -> Ngũ Hành -> Bát Quái!!!

Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng chưa nghĩ thấu đáo nên chưa dám phát biểu. Thiên Luân có thể tìm hiểu sâu về vấn đề này và trao đổi với tôi. Tôi rất khuyến khích Thiên Luân viết một tiểu luận về vấn đề này.

Nói chung khi người ta quán xét một sự vật, hoặc hiện tượng gì thì cô lập sự vật, hoặc hiện tượng đó và xác định sự vật, hiện tượng đó trong trang thái "Tĩnh" giả định. Nhưng thực tế vận động của vũ trụ thì luôn luôn động. Như cái hộp quẹt ga trong tay tôi. Nó được xác định ở trạng thái tĩnh giả định. Từ đó người ta mô tả nó, cân đo, đong đếm nó, định giá nó......vv....Về mặt toán học, nó có thể miêu tả bằng những số hữu tỷ với bất cứ đại lượng nào. Nhưng thực tế rất tế vi thì tất cả mọi hiện tượng và sự vật đang vận động và chuyển hóa. Trên lý thuyết - theo quan niệm của Lý học - thì vật càng tế vi đến mức chuyển hóa sang dạng khí thì càng khó xác định trong trạng thái tĩnh giả định. Khi những vật thể chuyển hoàn toàn sang dạng tồn tại khác của vật chất là "Khí" thì sự định dạng là gần như không thể. Người ta chỉ có thể quán xét và xác định nó một cách giàn tiếp qua sự tương tác của nó với các dạng tồn tại khác của vật chất có thể xác định được.

Thật kỳ lạ, chính Lý Học Đông phương miêu tả được sự tồn tại và vận động đó với những quy luật có thể tiên tri.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết chết và biết sống

Tác giả: Thái Nam Thắng

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Chết không phải là hết

Nhật Bản sắp bước vào mùa lễ hội hoa anh đào trong thương đau của thảm họa động đất sóng thần. Anh đào được người Nhật tôn làm quốc hoa và gửi gắm vào đó nhiều triết lý sống tinh tế. Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.

Nữ sĩ Komachi (825-900) cảm nhận: "Anh đào ơi/ nhan sắc phai rồi/ hư ảo mà thôi/ tôi nhìn thăm thẳm/ mưa trên đầu tôi."

Triết lý Thiền tông càng tô đậm thêm cho người Nhật cảm thức bi ai và hoà điệu đó: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" (Mọi vật có hình tướng thì đều là vô thường). Cảm thức ấy cùng với thiên nhiên thay đổi rõ nét trong bốn mùa đã trở thành người thầy vĩ đại giáo dục người Nhật nhận thức hơn ai hết về sự sống hư ảo mong manh: Như sương mai đầu ngọn cỏ, như gió thổi mây bay, như điện chớp, như bọt bóng, ánh nắng...

Người Nhật luôn tìm thấy sự tương đồng giữa thân phận bé nhỏ của con người với từng biểu hiện thay đổi của thiên nhiên. Hoa ấy, người ấy cùng tôn vinh vẻ đẹp của vô thường, vẻ đẹp của sự vắng mặt trong một khoảng thời gian vật lý, trước khi sự tái sinh ở nhiều dạng thức sống khác nhau. Chết không phải là hết. Không hề là bi quan, tinh thần Thiền tông nói nhiều đến vô thường để sống ung dung tự tại, để đón nhận một giấc mộng nhân sinh ngắn ngủi bằng tinh thần lạc quan, không thất vọng, không sợ hãi.

Ngày 11.3.2011, cả thế giới bàng hoàng và xúc động khi chứng kiến cảnh động đất sóng thần tàn phá miền Đông bắc nước Nhật Bản với hàng chục ngàn người thiệt mạng và hàng chục ngàn người mất tích, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa...

Nhưng từ bàng hoàng xúc động, người dân trên thế giới chuyển sang thái độ khâm phục, ngả mũ trước những hành xử tuyệt vời của người Nhật trước thảm họa. Từ lâu, Nhật Bản vẫn thường được nói đến như một dân tộc thần kỳ, luôn biết vươn lên từ thảm họa và nghịch cảnh.

Thế giới nói nhiều đến lý thuyết "sức mạnh mềm", và người Nhật đã thể hiện được sức mạnh ấy ngay trong thời điểm thiên tai khủng khiếp tàn phá đất nước của mình. Rồi đây, người dân thế giới còn sẽ nhắc nhiều đến hình ảnh của một nước Nhật trật tự, kỷ luật và rất mực yêu sự sống. Vì vậy tình người trong thảm họa động đất, sóng thần luôn là tâm điểm của truyền thông thế giới.

Cái chết của bất kỳ người dân Nhật Bản nào trong thiên tai cũng được ứng xử như những cái chết đã được chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hành trình mới của sự sống. Biết chết thì sẽ biết sống, đó là quan niệm sâu sắc từ rất lâu của người Nhật.

Posted Image

Hoa anh đào Nhật Bản. Ảnh: Tamtay.vn

Nhìn vào những hành xử nhân văn ấy, chợt nhớ đến những câu thơ ngả mũ tiễn biệt xe tang qua phố của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Và người ta không thể không nhớ đến bộ phim Khởi hành (tên tiếng Anh: Departures, có người dịch là Người đưa tiễn) của đạo diễn Yojiro Tokita, giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2009. Khởi hành đã phác họa sự tinh tế trong ứng xử của người Nhật. Rõ ràng, người Nhật không chỉ tinh tế trong thiền đạo, hoa đạo, trà đạo..., mà con tinh tế cả trong nghề khâm liệm, trong thái độ và cách thức mà họ ứng xử với người quá cố.

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã trở thành một tương quan nhân quả thống nhất, không thể tách biệt, không thể đổ lỗi, và tất cả những giả định "nếu... thì...", đều trở nên vô nghĩa trước hiện thực đã diễn ra. Thành ngữ có câu: "Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim". Trước khi tìm đến sự "an toàn" của một công trình, người ta phải biết cách tạo ra niềm tin về sự an toàn trong từng hành vi ứng xử của cộng đồng, có như vậy mọi người mới có thể chung sức, chung lòng trước mọi thảm họa.

Nội dung của bộ phim, nói về đời sống mưu sinh của một nhạc công chơi cello bị thất nghiệp, anh ta đã tình cờ đến với nghề khâm liệm người chết, một nghề đòi hỏi sự thận trọng, tinh tế và tình yêu thương, cảm thông không phân biệt. Anh ta đã giấu vợ để làm công việc này. Thời gian đầu, anh bị ám ảnh bởi những xác chết, nhưng sau đó anh càng nhận ra sự cần thiết của công việc khi đem lại cho người còn sống sự an ủi với hình ảnh trang nghiêm nhất, đẹp nhất trước lúc đưa tiễn người quá cố.

Áp lực xảy ra khi vợ anh phát hiện ra sự thật mà bấy lâu anh che giấu, và sự lựa chọn khó khăn đã đến, một là anh phải từ bỏ nghề này, hai là anh không thể tiếp tục sống cùng vợ. Anh cũng đã có ý định bỏ nghề, nhưng mỗi khi chiếc điện thoại reo lên, có một sự thôi thúc ẩn sâu buộc anh phải đến với họ.

Tình cờ trong một đám tang người thân, vợ anh đã hiểu ra công việc đầy lòng vị tha đó của chồng. Sau này, cô chính là người động viên anh khâm liệm cho cha của anh, một người cha đã bỏ anh đi từ khi anh còn nhỏ. Anh luôn mang trong mình hình ảnh người cha qua ký ức về một viên đá cuội. Khi khâm liệm cho cha, mở bàn tay đang nắm chặt, anh xúc động bởi trước khi chết, cha anh chỉ mang theo mình duy nhất viên đá cuội đó. Kết thúc bộ phim anh đã cầm viên đá cuội áp vào bụng vợ, khi vợ anh đang mang thai,... và một sự sống đang bắt đầu.

Một sự khởi hành lại bắt đầu

Thiên tại ập đến Nhật Bản bằng một thông điệp, với vô thường không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã trở thành một tương quan nhân quả thống nhất, không thể tách biệt, không thể đổ lỗi, và tất cả những giả định "nếu... thì...", đều trở nên vô nghĩa trước hiện thực đã diễn ra. Thành ngữ có câu: "Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim". Trước khi tìm đến sự "an toàn" của một công trình, người ta phải biết cách tạo ra niềm tin về sự an toàn trong từng hành vi ứng xử của cộng đồng, có như vậy mọi người mới có thể chung sức, chung lòng trước mọi thảm họa.

Nhưng nhiều người Nhật hối hả rời bỏ Tokyo để tránh ô nhiễm phóng xạ lại cho ra một hình ảnh khác, rằng họ sẵn sàng đón nhận mọi thiên tai, nhưng không mặn mà với những "bí mật" (được "bật mí") của nhân họa, một thứ họa có thể di hại đến nhiều đời.

Bất cứ sự thất tín bội hứa nào với con người, với môi trường sống đều cho ra những hình ảnh bất cập. Tất cả mọi sáng tạo, thành tựu cũng phải đón chờ những thách thức thực sự của thảm họa, khi ấy người ta mới có thể trải nghiệm được những giới hạn của con người mà trân trọng những thời khắc tồn tại mong manh của chính con người.

Tin chắc, người ta sẽ còn nhớ đến phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 18.3 trên truyền hình: "Trong lịch sử của chúng ta, quốc đảo bé nhỏ này đã tạo ra sự phát triển kinh tế thần kỳ nhờ nỗ lực của tất cả công dân Nhật Bản. Chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước từ đầu...".

Trong niềm bi ai, một sự khởi hành lại bắt đầu đến với dân tộc Nhật Bản. Người Nhật đã có đầy đủ niềm tin và lạc quan để nói với thế giới về một tinh thần "Công dân Nhật Bản", mà không sợ ai đó nói rằng mình ảo tưởng vĩ cuồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay