Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Achau thấy dân vào Quán dạo này toàn bàn về toán chẳng hợp với Quán Lý học chút nào, Mình đổi đề tài sang đàm đạo về Lý học cho ACE thỉnh thoảng còn vào Quán chơi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tình mà nói, tôi không biết bác có đọc hiểu tiếng Việt không nữa. Cái mà bác hỏi, tôi đã trả lời ở bài viết trước:

Vậy ý anh muốn nói cái gì với câu hỏi này?

Chẳng phải đã trả lời rồi sao mà bác còn cố tình bảo tôi lan man là thế nào?

Có quý vị nào rành tiếng Việt giúp dùm bác Thiên Sứ, chứ không thôi tôi phải bótay.com đi mất!

Bộ bác không thấy đó là tôi đang trao đổi với Thích Đủ Thứ chuyện "con khỉ ăn mắm tôm" chứ có liên quan gì với bác đâu mà văn vẹo vô lối thế ... Có lẽ bên bác đã quá khuya rồi đấy! Ngày mai đọc lại rồi muốn viết gì hãy viết sau ... Chúc bác ngũ ngon nhé!

Chúng tôi viết bài ở đây, không liên quan gì đến anh cả. Tự nhiên anh vào đưa bài toán thách đố tôi làm gì vậy? Rồi dùng một số từ công kích tôi nhằm mục đích gì vậy?

Anh đang phạm nội quy diễn đàn đấy. Cảnh cáo anh lần thứ nhất nha. Ở đây không có lần thứ ba.

Nếu anh thực sự có tài trao đổi học thuật thì anh hãy thể hiện khả năng của mình. Đừng chỉ trích cá nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế thì 52.000 người ĐÚNG và 68.000 SAI dựa trên lô-gích theo trật tự các phép tính như sau:

phép tính trong ngoặc trước

phép tính lũy thừacăn các bậc thứ

phép tính nhânchia kế, rồi

phép tính cộngtrừ sau rốt

Vả lại, khi ta viết: 6 ÷ 2 thì đó chỉ là 1 cách và 1 cách khác nữa là:

6

---

2

Do đó, 6 ÷ 2 (1+2) còn được viết như sau:

6

---------

2(1+2)

Thế mà cũng phải nhờ "Dao mổ Trâu để cắt cổ Gà" cơ à!? :lol:

Phản biện

Chào anh Logical,

Tôi thì ít khi tham gia tranh luận những chuyện thế này, hôm nay rỗi rãi xem cái bài toán này thấy thú vị nên tham gia góp chuyện vào quán chút.

Trước tiên tôi xin thêm vào một phép tính nữa trong đầu đề bài toán : phép nhân (mà ta thường ngầm hiểu, không cần viết)

6 ÷ 2(1+2) = ? => 6 ÷ 2 x (1+2) = ?

Như vậy, với bài toán ở trên, nếu loại bỏ việc ưu tiên phép tính trong ngoặc thì ta sẽ có được một bài toán gồm phép nhân và phép chia giữa 3 đại lượng với nhau, tôi đặt là X(6), Y(2) và Z(1+2) : X ÷ Y x Z

Với một bài toán chỉ còn có phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên giữa 2 phép tính này, cái nào viết trước thì tính trước, cho nên không thể hiểu theo cách viết của anh như thế này :

6

--------

2(1+2)

Vì như vậy đầu đề bài toán sẽ là : 6 ÷ [2(1+2)]

Như tôi đã trình bày ở trên, với một bài toán chỉ còn lại phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên, hoặc nếu viết dưới dạng phân số, bài toán sẽ được viết như sau :

6

- x (1+2)

2

Với cách viết như trên thì có thể thực hiện phép tính nào trước cũng được (phép nhân và phép chia).

Và như vậy đáp số đúng của bài toán sẽ là 9.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản biện

Chào anh Logical,

Tôi thì ít khi tham gia tranh luận những chuyện thế này, hôm nay rỗi rãi xem cái bài toán này thấy thú vị nên tham gia góp chuyện vào quán chút.

Trước tiên tôi xin thêm vào một phép tính nữa trong đầu đề bài toán : phép nhân (mà ta thường ngầm hiểu, không cần viết)

6 ÷ 2(1+2) = ? => 6 ÷ 2 x (1+2) = ?

Như vậy, với bài toán ở trên, nếu loại bỏ việc ưu tiên phép tính trong ngoặc thì ta sẽ có được một bài toán gồm phép nhân và phép chia giữa 3 đại lượng với nhau, tôi đặt là X(6), Y(2) và Z(1+2) : X ÷ Y x Z

Với một bài toán chỉ còn có phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên giữa 2 phép tính này, cái nào viết trước thì tính trước, cho nên không thể hiểu theo cách viết của anh như thế này :

6

--------

2(1+2)

Vì như vậy đầu đề bài toán sẽ là : 6 ÷ [2(1+2)]

Như tôi đã trình bày ở trên, với một bài toán chỉ còn lại phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên, hoặc nếu viết dưới dạng phân số, bài toán sẽ được viết như sau :

6

- x (1+2)

2

Với cách viết như trên thì có thể thực hiện phép tính nào trước cũng được (phép nhân và phép chia).

Và như vậy đáp số đúng của bài toán sẽ là 9.

Thân mến.

Chào anh Trần Phương,

Rất hoan nghênh anh tham gia bày tỏ phương pháp luận của anh và tôi xin chỉ ra đôi điều để anh xét lại:

Trước tiên tôi xin thêm vào một phép tính nữa trong đầu đề bài toán : phép nhân (mà ta thường ngầm hiểu, không cần viết)

6 ÷ 2(1+2) = ? => 6 ÷ 2 x (1+2) = ?

Như vậy, với bài toán ở trên, nếu loại bỏ việc ưu tiên phép tính trong ngoặc thì ta sẽ có được một bài toán gồm phép nhân và phép chia giữa 3 đại lượng với nhau, tôi đặt là X(6), Y(2) và Z(1+2) : X ÷ Y x Z

Nếu nói về điều ngầm hiểu thì, anh cho

2(1+2) = 2 x (1+2) ,

vậy cho tôi hỏi:

(1+2) = 1 x (1+2)

cũng được, phải không anh?

Như vậy, ví dụ:

6 ÷ (1+2) = ? => 6 ÷ 1 x (1+2) = ?

Khi không có con số nào trước dấu ngoặc (1+2) thì ta thường ngầm hiểu đó là 1 chứ không thể nào không thấy con số nào rồi bảo nó là con số 0 – vì như vậy, trị của nó là 0 chứ đâu có được là 3.

Như thế,

6 ÷ (1+2) = ? => 6 ÷ 1 x (1+2) = ?

theo anh với bài toán ở trên, nếu loại bỏ việc ưu tiên phép tính trong ngoặc thì ta sẽ có được một bài toán gồm phép nhân và phép chia giữa 3 đại lượng với nhau, tôi đặt là X(6), Y(1) và Z(1+2) : X ÷ Y x Z sẽ bằng 18.

Anh đồng ý với kết quả là 18 ư!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết quả bài toán là 1.

Trong ngoặc trước (từng lớp), nhân chia sau, cộng trừ cuối.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào bác Thiên Sứ !

Thân chào các bác, các cô, các chú cùng các ACE trong diễn đàn !

Chân Tâm cũng xin phép được góp vui xả stress 1 tí trong quán vắng này Posted Image

Thưa bác Logical 123,

Chân Tâm đồng ý với bác là (1+2) = 1 x (1+2)

Nhưng Chân Tâm không đồng ý rằng 6 ÷ (1+2) có thể được viết là 6 ÷ 1 x (1+2)

mà cần phải viết là 6 ÷ (1+2) x 1 Posted Image

Thực ra thì 1 x (1+2) hay (1+2) x 1 cũng như nhau thôi phải ko bác Posted Image Chẳng qua là do sở thích của Chân Tâm và sở thích của bác Logical 123 là khác nhau nên viết khác nhau 1 tí thế thôi, chắc cũng ko sao phải ko bác Posted Image

Một vài lời góp vui cho Quán vắng, mong bác Logical 123 chém Chân Tâm nhè nhẹ thôi ạ Posted Image

Còn bàn về vấn đề mà bác Thiên Sứ đưa ra, Chân Tâm hiểu ý mà bác Thiên Sứ muốn nói đến.

Thực ra thì việc lôi GS. Ngô Bảo Châu vào việc này thì quả đúng là có làm khó cho GS. Bởi vì nếu GS đưa ra đáp án là 1 thì lập tức GS sẽ bị 68.000 người ném gạch còn nếu GS đưa ra đáp án là 9 thì GS sẽ bị 52.000 người khác ném gạch Posted Image. Nếu GS ko nói j thì còn tệ hơn, GS sẽ bị cả 68.000 người lẫn 52.000 người khác kêu là kiêu, chảnh Posted Image thậm chí có thể có ý kiến cho rằng GS ko giải được cũng nên Posted Image

Vậy nên thôi, tốt nhất là chúng ta nên để cho GS được yên. GS còn nhiều công việc trọng đại mang tầm vĩ mô khác cần phải giải quyết. Chân Tâm tin GS cũng là một con người vì nước, vì dân tộc nên chắc chắn GS sẽ cống hiến rất nhiều cho dân tộc, cho đất nước để đất nước và con người Việt Nam chúng ta có thể rạng danh Posted Image Còn cái bài toán cỏn con này chỉ riêng bác Logical 123, bác Thích Đủ Thứ, ... với Chân Tâm thôi củng đã đủ ỏm tỏi lên rồi Posted Image Đem vào mục Quán vắng để xả stress kể cũng vui phết Posted Image

Một vài lời góp vui xả stress, mong là có thể đem lại niềm vui và không khí mát mẻ đến cho mọi người Posted Image. Hà Nội mấy hôm nay nắng nóng quá Posted Image

Thân,

Chân Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào anh Logical,

Tối xin phép có bài góp ý như sau:

Tôi đưa bài này lên không phải để giải toán.

Tôi không quan tâm đến kết quả bài toán. Mà tại sao nó lại có hiện tượng một bài toán đơn giản mà có hai cách hiểu đều tự cho là đúng.

Anh hiểu thế nào?

Tôi tự nghĩ, tôi viết tiếng Việt cho người Việt đọc chứ có phải viết tiếng Mẽo tiếng Meo gì mà bác đọc không hiểu vậy, bác Thiên Sứ!?

Rõ là bác viết: Chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai thì trong câu này có từ ngữ nào nói về có hai cách hiểu đều tự cho là đúng không?

Do đó, tôi đồng ý “Thì vậy, chỉ có một cái ĐÚNG hoặc cả hai đều SAI” ấy và hỏi lại bác rằng: “ nhưng bác lại viết là: "có hai cách hiểu đều tự cho là đúng" thì đâu thế nào được, có phải không?

Là do tự chính bác đã phân vân: Tôi không quan tâm đến kết quả bài toán. Mà tại sao nó lại có hiện tượng một bài toán đơn giản mà có hai cách hiểu đều tự cho là đúng.

Nếu bác thật hiểu phép làm toán thì đã không phân vân rồi và cũng sẽ tỏ rõ lập trường như tôi đã bảo:

52.000 người ĐÚNG vì họ đưa ra kết quả là 1 cho bài toán: 6 ÷ 2 (1+2) = ?[/i]

Đằng này, bác bảo rằng: “ Tôi không quan tâm đến kết quả bài toán” rồi lại đi hỏi tôi: “ Anh hiểu thế nào?

Cho nên tôi đã viết rất rõ ràng bằng tiếng Việt cho người Việt như bác đọc:

Vì tôi đã chọn kết quả là 1 và bác bỏ thẳng thừng cái kết quả là 9 kia, vậy thì ý tôi đã quá rõ ràng rồi còn gì!

Trong khi đó, bác có khẳng định kết quả nào là ĐÚNG đâu mà còn phân vân cái chuyện Mà tại sao nó lại có hiện tượng một bài toán đơn giản mà có hai cách hiểu đều tự cho là đúng.

Bác hãy đọc từ từ và hiểu cho thật kỹ những gì tôi viết rồi hãy hồi âm hay phản bác một cách tích cực nhé!

Theo tôi hiểu thì bác Thiên Sứ không phân vân mà chỉ đang muốn đưa ra một vấn đề vô lý, tức cũng không đồng ý với việc "có hai cách hiểu" mà hai nhóm này "đều tự cho là đúng". Và bác cũng viết tiếng Việt cho người Việt như anh đọc. Như vậy, cũng là đồng quan điểm với anh, tức không đồng ý với việc "có hai cách hiểu đều tự cho là đúng".

Như đã viết, chỉ có một cách hiểu ĐÚNG mà thôi nên không thể nói rằng: "có hai cách hiểu đều tự cho là đúng". Cũng như, bác hay bảo "Tôi mà ĐÚNG thì mấy tên ấy SAI" phải không?

Hoặc là Thích Đủ Thứ chưa nắm vững được vấn đề cũng như sự trao đổi qua lại giữa tôi và bác Thiên Sứ.

Tôi không đồng ý chuyện: "có hai cách hiểu đều tự cho là đúng" và khi tôi viết:

....

Bởi vậy bác Thiên Sứ mới nói:

Suy nghĩ cho kỹ, rồi hãy viết.

Tôi có nói 2 câu đó giống nhau bao giờ mà bác bảo là suy nghĩ cho kỹ, rồi hãy viết ...

Đọc cho kỷ, rồi viết nhé.

Vậy ý anh muốn nói cái gì với câu hỏi này?

Tôi khuyên anh hãy suy nghĩ kỹ rồi hãy viết! Anh hỏi câu đó thì trả lời thế đó:

mà còn văn vẹo cái gì?

Hi vọng anh đọc kỹ.

Còn việc bác Thiên Sứ không quan tâm đến kết quả bài này là chuyện bình thường, cũng chẳng có gì là lạ. Công việc của bác Thiên Sứ đang làm hiện nay thì chẳng hơi đâu phải đi kiếm mấy bài toán phổ thông hay đại học để chứng mình 5000 năm Văn Hiến cho lịch sử dân tộc Việt.

Giống như bây giờ tôi có thể dốt toán hơn một học sinh cấp 2, tôi giải toán không bằng họ nhưng đó là vấn đề tôi chẳng cần quan tâm làm gì bởi vì tôi đang làm ở lĩnh vực khác. Thậm chí chẳng cần phải nhớ mấy công thức toán hay các quy tắc làm gì.

Edited by langtucodoc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một đề toán viết sai dẫn đến mọi người hiểu mỗi người một kiểu và đương nhiên là có nhiều kết quả. Ngôn ngữ toán học rất trong sáng và minh bạch.

Vài lời lạm bàn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nọ phát hiện ra có anh Tàu vào trang web của chúng ta, nhiều hơn cả anh Hoa Kỳ. Hôm nay thấy cả anh Tây Phú Lãng Sa cũng vào coi.

Không biết các nhà khoa học Pháp Quốc trong hội đồng khoa học Châu Âu có xem topic "Không có Hạt của Chúa" không đây?

Xin lưu ý các ngài:

Chúng tôi không phải thày bói! Mặc dù khả năng tiên tri của chúng tôi - tuy chưa tuyết đối đúng và có sai - nhưng vượt xa khả năng tiên tri theo tri thức khoa học của các ngài.

Country

Rank

Posted Image Vietnam

1,501

Posted Image France

95,905

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cả nhà

Tôi có làm một phép thử trên máy tính tay Fx500-MS chính hiệu nhự sau

với biểu thức 6:2x(2+1) máy trẩ kết quả = 9

với biểu thức 6:2(2+1) máy trẩ kết quả = 1 ( không nhập dấu toán tứ x )

Như vậy về kỹ thuật máy đã được lập trình mặc định coi 2 là hệ số của (2+1 ) khi ta viết 2(2+1)

Các bạn hãy thử thêm xem sao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cả nhà

Tôi có làm một phép thử trên máy tính tay Fx500-MS chính hiệu nhự sau

với biểu thức 6:2x(2+1) máy trẩ kết quả = 9

với biểu thức 6:2(2+1) máy trẩ kết quả = 1 ( không nhập dấu toán tứ x )

Như vậy về kỹ thuật máy đã được lập trình mặc định coi 2 là hệ số của (2+1 ) khi ta viết 2(2+1)

Các bạn hãy thử thêm xem sao

Làng xưa thân mến.

Vấn đề ở đây tôi cho rằng: Những qui ước toán học không chặt chẽ để có thể ra hai kết quả. Mặc dù trên thực tế sự hợp lý là kết quả bằng 1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Logical 123,

Chân Tâm đồng ý với bác là (1+2) = 1 x (1+2)

Nhưng Chân Tâm không đồng ý rằng 6 ÷ (1+2) có thể được viết là 6 ÷ 1 x (1+2)

mà cần phải viết là 6 ÷ (1+2) x 1 Posted Image

Thực ra thì 1 x (1+2) hay (1+2) x 1 cũng như nhau thôi phải ko bác Posted Image Chẳng qua là do sở thích của Chân Tâm và sở thích của bác Logical 123 là khác nhau nên viết khác nhau 1 tí thế thôi, chắc cũng ko sao phải ko bác Posted Image

Chào Chân Tâm,

Nếu Chân Tâm đã đồng ý là (1+2) = 1 x (1+2), thì không thể vì lý do sở thích mà phá vỡ quy luật phép toán như thế được. Tại sao, vì không dựa trên nền tảng phương pháp luận chính xác, chặt chẽ thì không thể chứng minh một cách nhất quán.

Cũng như, Chân Tâm đồng (1+2) = 1 x (1+2) mà không phải (1+2) = (1+2) x 1, vì ta theo quy luật viết từ trái sang phải nên việc ngầm hiểu (1+2) = 1 x (1+2) bao gồm luôn điều đó khi viết 1 x phía trước của (1+2) và Chân Tâm cũng đừng quên quy luật: tính chất phân bố của phép nhân như sau:

2(x+4) = 2*x + 2*4

và con số 2 đó là hệ số của (x+4).

Một vài lời góp vui cho Quán vắng, mong bác Logical 123 chém Chân Tâm nhè nhẹ thôi ạ Posted Image

Quán vắng mà có vắng đâu à và tôi cũng không có ý chém ai cả. Chân Tâm cứ việc thoải mái xả stress ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Logical,

Tối xin phép có bài góp ý như sau:

Theo tôi hiểu thì bác Thiên Sứ không phân vân mà chỉ đang muốn đưa ra một vấn đề vô lý, tức cũng không đồng ý với việc "có hai cách hiểu" mà hai nhóm này "đều tự cho là đúng". Và bác cũng viết tiếng Việt cho người Việt như anh đọc. Như vậy, cũng là đồng quan điểm với anh, tức không đồng ý với việc "có hai cách hiểu đều tự cho là đúng".

Chào anh Lãng Tử Cô Độc,

Nếu bác ấy cũng không đồng ý với việc "có hai cách hiểu" mà hai nhóm này "đều tự cho là đúng" thì việc tôi yêu cầu bác ấy tỏ rõ lập trường cái nào mới ĐÚNG là chuyện tất yếu phải thế. Đó cũng là lý do tôi muốn xem bác ấy nhận định ra sao về kết quả 1 hay là 9 nhưng xem chừng đến gần đây bác ấy mới hé mở ít nhiều:

Làng xưa thân mến.

Vấn đề ở đây tôi cho rằng: Những qui ước toán học không chặt chẽ để có thể ra hai kết quả. Mặc dù trên thực tế sự hợp lý là kết quả bằng 1.

Anh Lãng Tử Cô Độc cũng thấy, tuy bác ấy có nghiêng về kết quả là 1 nhưng vẫn đổ tội cho những qui ước toán học không chặt chẽ - cho nên tôi không phải không đọc kỷ những gì bác ấy viết đâu mà tôi muốn chứng thực một điều: bác ấy thật sự phân vân nên mới đã không tỏ rõ lập trường trước đây.

Trong toán học, có quy luật: tính chất phân bố của phép nhân hẳn hòi như ví dụ sau:

2(x+4) = 2*x + 2*4

và con số 2 đó là hệ số của (x+4). Do đó, khi ta thấy 2(1+2) thì tất phải biết con số 2 ngoài dấu ngoặc là hệ số của (1+2). Cũng như, khi không thấy con số nào trước dấu ngoặc của (1+2) thì ta cũng phải biết con số 1 là hệ số của nó chứ không phải không thấy con số nào rồi cho đó là con số 0. Những quy ước toán học không thể không chặt chẽ nên không thể có hai kết quả. <BR style="mso-special-character: line-break">

Nhân đây cũng có cái bài toán này sẽ minh chứng cho quy ước toán học có chặt chẽ hay không?

1 = 1

Không bao giờ SAI chứ!?

Cho X =1 và Y =1

X = Y

(X)X = (X)Y

X² = XY

X² - Y² = XY - Y²

(X+Y)(X-Y) = Y(X-Y)

Đơn giản 2 vế với (X-Y)

(X+Y) = Y

Như vậy:

(1+1) = 1

???

Hy vọng anh Lãng Tử Cô Độc đã hiểu ý tôi.

Còn việc bác Thiên Sứ không quan tâm đến kết quả bài này là chuyện bình thường, cũng chẳng có gì là lạ. Công việc của bác Thiên Sứ đang làm hiện nay thì chẳng hơi đâu phải đi kiếm mấy bài toán phổ thông hay đại học để chứng mình 5000 năm Văn Hiến cho lịch sử dân tộc Việt.

Thế anh đã có đọc qua mẫu đối đáp giữa bác Thiên Sứ và thành viên VuiSong chưa?

Ở đây có thể ví như cách hiểu 1 vấn đề với 2 cách hiểu về quy ước khác nhau thì cho 2 kết quả khác nhau,mỗi kết quả lại đúng với cách quy ước của từng người. 6÷2(1+2) cũng được viết

6

------ x(1+2)

2

thực hiện phép tính trong phổ thông là trong ngoặc trước rồi đến nhân chia ,cuối cùng là cộng trừ sẽ ra kết quả là:

3x3=9

vậy nếu như theo cách hiểu như này thì những người có kết quả là 9 cũng đúng.

ở đây nếu như có một quy ước thống nhất hơn thì chỉ có 1 kết quả đúng nếu quy ước cách tính được hiểu theo kq 1 thì 1 đúng ,còn nếu quy ước cách tính được hiểu theo kq9 thì 9 đúng.

từ câu chuyện trên có thể liên tưởng về lý học lên có một quy ước cụ thể khoa học dễ hiểu dễ nghiên cứu để cho hậu bối chung cháu có thể tiếp bước phát triển hơn là dậm chân tại chỗ.

mong các bác thứ lỗi vì đã nhiều lời ạ.

Lý học rất rõ ràng. Không mập mờ. Tất nhiên đó là Lý học Việt. Vuisong xem kỹ thì sẽ hiểu.

Nên tôi nghĩ, để chứng mình 5000 năm Văn Hiến cho lịch sử dân tộc Việt cũng cần có một nền tảng phương pháp luận chính xác, chặt chẽ và có thể chứng minh một cách nhất quán. Thì toán học cũng thế, đã có quy luật rõ ràng chặt chẽ như vậy thì việc bác ấy tỏ rõ lập trường là điều tất yếu, theo tôi nghĩ. Anh có nghĩ như thế không?

Giống như bây giờ tôi có thể dốt toán hơn một học sinh cấp 2, tôi giải toán không bằng họ nhưng đó là vấn đề tôi chẳng cần quan tâm làm gì bởi vì tôi đang làm ở lĩnh vực khác. Thậm chí chẳng cần phải nhớ mấy công thức toán hay các quy tắc làm gì.

Theo như bài toán đó cho biết, đó là toán lớp 3 - một bài toán khá đơn giản và bác Thiên Sứ có lần bảo rằng bác ấy giỏi toán - nên tôi hỏi ý kiến bác ấy thế nào, vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Logical khoái lý luận trúc trắc, chẻ sợi tóc làm 8 nên quên hỉ ?

1 = 1

Không bao giờ SAI chứ!?

Cho X =1 và Y =1

X = Y

(X)X = (X)Y

X² = XY

X² - Y² = XY - Y²

(X+Y)(X-Y) = Y(X-Y)

Đơn giản 2 vế với (X-Y) Sai ở đây, muốn đơn giản ( tức là chia ) phải có điều kiện (X-Y) khác 0. Nhớ lại hồi thi Đại học biết bao nhiêu tay chơi rớt ở cái bẩy này

(X+Y) = Y

Như vậy:

(1+1) = 1

???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làng xưa thân mến.

Vấn đề ở đây tôi cho rằng: Những qui ước toán học không chặt chẽ để có thể ra hai kết quả. Mặc dù trên thực tế sự hợp lý là kết quả bằng 1.

Thưa cả nhà

Ngưòi ta đã có qui ước cho máy thì hẳn củng đả có cho ngưòi , chỉ có điều máy nhận quy ước thì nhớ mãi tới khi nào nhận quy ước mới còn ngưòi thì hay quên nên mới lắm chuyện

Xin dưng chuyện bài toán lại để về với lý học thôi ( ai muốn học lại lớp ba thì ra tiệm mua SGK về coi lại )

Thân ái

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với bác Làng Xưa, mấy vấn đề này chẳng có gì đáng phải tranh cãi ở đây cả, cho dù có theo quan điểm nào và đưa ra kết quả 9 hay 1 thì cũng là tham gia vào một trong hai nhóm kia mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

hihi

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

các nhà toán học ỏ đâu mà làm toán giỏi vậy ta? hihhiiihiiiiiiiiii hahahaaaahaaaahaaaahahaha

đên vỡ bụng mất

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tiếng đàn bác học cất lên nơi vỉa hè...

Tác giả: Trương Hồng Tú

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 10/05/2011 05:00 GMT+7

Không gia đình, không bằng cấp, không bon chen đời thường... lấy vỉa hè là sân khấu, tiếng đàn là đôi cánh tâm hồn, cuộc đời ông là chuyến lãng du không có điểm kết.

Tôi gặp ông trong buổi chiểu ấm nắng tại Văn Miếu. Ông được mọi người - đặc biệt là giới sinh viên Sài Thành - biết đến với cái tên: nghệ sĩ du ca Tạ Trí Hải. Chưa một ngày học nhạc chính thống, bằng hai nhạc cụ violin và mandolin, ông phiêu bồng trên nhiều miền đất, chơi đàn trên mọi đường phố, vỉa hè, nơi công cộng... làm biết bao nhiêu trái tim không phân biệt già trẻ rung động với tiếng đàn tự nguyện, ngẫu hứng.

Phiêu bồng mãi tiếng đàn lãng du

Tôi nhận ra Tạ Trí Hải là một người nghệ sĩ rất khác. Ông không sống qua một truờng đào tạo âm nhạc nào. Vì vậy mà trên sân khấu, khi kéo đàn, lẫn khi ông ngồi cà phê vỉa hè ngâm nga hát, ông đều là chính ông - một người nghệ sĩ say mê với âm nhạc. Tôi nhớ mãi hình dáng ông trong một buổi ca nhạc, người ta sắp xếp chương trình theo thứ tự hay dở, phân vị trí cho ông như phân công một thợ đàn, quên chỉnh âm thanh cho ông, thậm chí quên giới thiệu tên ông, ông vẫn cứ say sưa kéo.

Không khí sân khấu ngoài trời, tiếng hát theo loa vang rất to, nhưng trong vô thức, chúng tôi, khán giả cứ tìm trong đó văng vẳng tiếng violin. Tiếng đàn của ông, theo như các sinh viên nhạc viện năm nhất bình luận, là "không có ăn có học", nhưng lại đi thẳng vào cảm xúc người nghe, phá đi mọi khoảng cách xa lạ, ngại ngùng. Tình yêu mãnh liệt với âm nhạc là phẩm chất mà không phải cứ học là có.

Ngày hôm nay, trở về Hà Nội, lặng đi trước sự thay đổi của quê nhà, người nghệ sĩ già chậm rãi ôn lại cuốn phim đời mình.

Sinh năm 1940 tại phố Hàng Điếu, lần đầu tiên ông tiếp xúc với violin khi lên 8. Sau này khi nhập ngũ ông vẫn không dứt được cái tình với âm nhạc mà tiếp tục chơi Arcordion. Năm 1977, ông đuợc điều đến Sài Gòn, làm việc tại Tổng cục cao su. Thời "Hạt bo bo rắn lắm, phải ngâm mấy tiếng mới ăn được" như ông tâm sự.

Ông kể, thời ấy ông có hai vật đắt giá nhất: một là chiếc xe đạp Sipusnhic ông được cấp năm 36 tuổi tại Hà Nội, hai là chiếc đàn violin ông phải nhịn ăn nhịn mặc đến năm 25 tuổi mới có. Cho đến bây giờ, mối đã xơi mất cây đàn của ông, nhưng ông vẫn cất giữ như một kỷ vật tuổi trẻ.

Ngày đó ông vẫn nhận mức lương chuyên viên cấp 1 chỉ 105 đồng/tháng.

Năm 1980, ông tình cờ quen và yêu cô gái học sư phạm, biết chơi piano, là con một nhà khá giả. Ông hơn cô 22 tuổi. Tuổi tác cách biệt là nguyên nhân khiến gia đình của cô ngăn cấm chuyện tình yêu này. Ngày đó, ông từng đạp xe 30km để ném hàng trăm lá thư tình bên cửa sổ. Những lá thư ấy, đến bây giờ, ông coi chúng là những mảnh vàng của đời ông. Kết thúc 2 năm tình yêu trẻ dại là chuyến bay sang nước ngoài của cô gái. Từ ngày đó, ông ở vậy, như trân trọng một tình yêu vô giá đích thực.

Từ năm 2005 ông bắt đầu mang chiếc Mandolin, vật gần gũi duy nhất, ngồi chơi ở nhà thờ Đức Bà. Rồi một ngày, đoàn sinh viên trường nhạc đến giao lưu với ông, ông bèn mượn violin của họ. Nỗi khao khát được chơi lại violin trong ông ngày một mãnh liệt hơn. Không phụ nhiệt huyết người nghệ sĩ già, nhiều người hảo tâm đã cùng ông tích lũy 200$ để mua một cây đàn mới. Lúc ấy ông như tìm lại ý nghĩa của cuộc đời mình, sau hằng bao nhiêu đêm không có tiếng đàn chia sẻ.

Posted Image

Nghệ sĩ du ca Tạ Trí Hải

Ai cũng chỉ sống một lần thôi

Người ta gặp ông như một lẽ duyên tình cờ, ở Hà Nội, hay Sài Gòn; vào năm mới, hay Giáng Sinh. Đi nhiều nơi, gặp nhiều người thế, nên ông có rất nhiều cuốn sổ lưu bút, được viết bởi những con người không ngại tuổi tác sau khi được tiếp xúc với ông. "Cứ sống như bác thật là hạnh phúc". Ông hiền hòa cười, đôi khi một niềm tin đơn giản lại hay. "Đời ta chỉ sống có một lần thôi. Phải sống sao cho ra sống. Để khi nhắm mắt xuôi tay khỏi phải ân hận với những năm sống hoài sống phí", câu nói này đã tạo ý thành một bài ca, đây cũng là lý tưởng sống của đời ông. Bởi vì, hạnh phúc mà ông mang lại cho người khác, nụ cười ông đem đến bằng tiếng đàn, cũng là kết quả của cô đơn nhọc nhằn ông đã và đang có.

Ông đặc biệt thích chơi bài "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giữa căn nhà cấp 4 xuống cấp, ông mang trong lòng nỗi cô đơn không ai hiểu nổi. Còn nhớ đêm 28 Tết năm ngoái, con người không gia đình, không người thân thích là ông, mở cửa, mang đàn xuống đường Nguyễn Huệ chơi không biết mỏi.

Ông nói, khi chơi đàn, ông có ba cái được: Một là được giải tỏa tư tưởng. "Đời tôi không có cây đàn khéo phải vào nhà thương điên", ông cười. Hai là ông có thể mang tiếng đàn, truyền tư tưởng sống cho mọi người. Ba là một lý do riêng tư, ông muốn gửi gắm tình cảm dành cho mối tình khó quên ấy.

Có những lúc ông ra vẻ đùa: "Bối cảnh xã hội hiện nay hóa ra lại lý tưởng nhất cho tôi chơi đàn". Có lẽ vậy, cuộc sống cuốn người ta vào nhiều toan tính. Tâm chúng ta mấy khi được bình yên. Và ông đã chọn những năm tháng sau cuối của đời mình làm một nốt lặng, cất lên những bản đàn da diết kéo con người về với thanh thản.

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải, tự thân cuộc đời ông không được nhận nhiều bảo bọc, yêu thương. Thế nhưng, ở những năm tháng về già, ông đã lựa chọn một cách sống tuyệt vời. Tiếng đàn khi vui vẻ, lúc da diết; một con người đã trải qua nhiều sóng gió cuộc đời giờ ôm đàn chơi một cách say sưa.

Hạnh phúc ông mang lại là hạnh phúc ông khát khao trân trọng. Sân khấu ông đang đứng rộng hơn bất cứ sân khấu nào. Đó là sân khấu truyền cho khàn giả không chỉ là giá trị nghệ thuật, mà còn là lý tưởng, hoài bão, là tình yêu cháy bỏng.

Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người

Còn cuộc đời ta cứ vui

Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai.

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi

========================================

Người nhạc sĩ trong đêm mưa

Thiên Sứ

Cảm tác hình ảnh người nhạc sĩ lang thang.

Đàn ai lả lơi

Ngả nghiêng chơi vơi

Mang mang sóng nhạc

Chen tiếng sầu rơi

Ru êm tình đời

Dập dờn sóng nhạc bên trời

Chia sầu nhân thế cho người nhớ nhau

Tình dâng ánh mắt

Buồn xuống bàn tay

Lâng lâng hồn vượt trời mây

Mưa rơi.....

trong tiếng đàn ngây ngất buồn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Logical khoái lý luận trúc trắc, chẻ sợi tóc làm 8 nên quên hỉ ?

1 = 1

Không bao giờ SAI chứ!?

Cho X =1 và Y =1

X = Y

(X)X = (X)Y

X² = XY

X² - Y² = XY - Y²

(X+Y)(X-Y) = Y(X-Y)

Đơn giản 2 vế với (X-Y) Sai ở đây, muốn đơn giản ( tức là chia ) phải có điều kiện (X-Y) khác 0. Nhớ lại hồi thi Đại học biết bao nhiêu tay chơi rớt ở cái bẩy này

(X+Y) = Y

Như vậy:

(1+1) = 1

???

Không có quên đâu, cố tình để xem có ai thấy cái SAI đó không thôi ...

Vì rằng, trong phép toán học là những quy ước rất ư là chặt chẽ như muốn đơn giản ( tức là chia ) phải có điều kiện (X-Y) khác 0 mà Hung nói đến đó. Cho nên, chỉ có ta không tuân thủ theo quy ước ấy mà thôi hoặc quên.

Thôi không nói về đề tài này nữa kẻo có người bảo quán này là quán lý học cơ http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif

Nói về lý học thì có cái điều này cũng hay hay là quẻ Khôn hay quẻ Cấn đều thuộc Âm nhưng trong phong thủy bát trạch thì Nam lại dùng quẻ Khôn mà Nữ thì dùng quẻ Cấn - tại sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tiếng đàn bác học cất lên nơi vỉa hè...

Tác giả: Trương Hồng Tú

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 10/05/2011 05:00 GMT+7

Không gia đình, không bằng cấp, không bon chen đời thường... lấy vỉa hè là sân khấu, tiếng đàn là đôi cánh tâm hồn, cuộc đời ông là chuyến lãng du không có điểm kết.

Tôi gặp ông trong buổi chiểu ấm nắng tại Văn Miếu. Ông được mọi người - đặc biệt là giới sinh viên Sài Thành - biết đến với cái tên: nghệ sĩ du ca Tạ Trí Hải. Chưa một ngày học nhạc chính thống, bằng hai nhạc cụ violin và mandolin, ông phiêu bồng trên nhiều miền đất, chơi đàn trên mọi đường phố, vỉa hè, nơi công cộng... làm biết bao nhiêu trái tim không phân biệt già trẻ rung động với tiếng đàn tự nguyện, ngẫu hứng.

Phiêu bồng mãi tiếng đàn lãng du

Tôi nhận ra Tạ Trí Hải là một người nghệ sĩ rất khác. Ông không sống qua một truờng đào tạo âm nhạc nào. Vì vậy mà trên sân khấu, khi kéo đàn, lẫn khi ông ngồi cà phê vỉa hè ngâm nga hát, ông đều là chính ông - một người nghệ sĩ say mê với âm nhạc. Tôi nhớ mãi hình dáng ông trong một buổi ca nhạc, người ta sắp xếp chương trình theo thứ tự hay dở, phân vị trí cho ông như phân công một thợ đàn, quên chỉnh âm thanh cho ông, thậm chí quên giới thiệu tên ông, ông vẫn cứ say sưa kéo.

Không khí sân khấu ngoài trời, tiếng hát theo loa vang rất to, nhưng trong vô thức, chúng tôi, khán giả cứ tìm trong đó văng vẳng tiếng violin. Tiếng đàn của ông, theo như các sinh viên nhạc viện năm nhất bình luận, là "không có ăn có học", nhưng lại đi thẳng vào cảm xúc người nghe, phá đi mọi khoảng cách xa lạ, ngại ngùng. Tình yêu mãnh liệt với âm nhạc là phẩm chất mà không phải cứ học là có.

Ngày hôm nay, trở về Hà Nội, lặng đi trước sự thay đổi của quê nhà, người nghệ sĩ già chậm rãi ôn lại cuốn phim đời mình.

Sinh năm 1940 tại phố Hàng Điếu, lần đầu tiên ông tiếp xúc với violin khi lên 8. Sau này khi nhập ngũ ông vẫn không dứt được cái tình với âm nhạc mà tiếp tục chơi Arcordion. Năm 1977, ông đuợc điều đến Sài Gòn, làm việc tại Tổng cục cao su. Thời "Hạt bo bo rắn lắm, phải ngâm mấy tiếng mới ăn được" như ông tâm sự.

Ông kể, thời ấy ông có hai vật đắt giá nhất: một là chiếc xe đạp Sipusnhic ông được cấp năm 36 tuổi tại Hà Nội, hai là chiếc đàn violin ông phải nhịn ăn nhịn mặc đến năm 25 tuổi mới có. Cho đến bây giờ, mối đã xơi mất cây đàn của ông, nhưng ông vẫn cất giữ như một kỷ vật tuổi trẻ.

Ngày đó ông vẫn nhận mức lương chuyên viên cấp 1 chỉ 105 đồng/tháng.

Năm 1980, ông tình cờ quen và yêu cô gái học sư phạm, biết chơi piano, là con một nhà khá giả. Ông hơn cô 22 tuổi. Tuổi tác cách biệt là nguyên nhân khiến gia đình của cô ngăn cấm chuyện tình yêu này. Ngày đó, ông từng đạp xe 30km để ném hàng trăm lá thư tình bên cửa sổ. Những lá thư ấy, đến bây giờ, ông coi chúng là những mảnh vàng của đời ông. Kết thúc 2 năm tình yêu trẻ dại là chuyến bay sang nước ngoài của cô gái. Từ ngày đó, ông ở vậy, như trân trọng một tình yêu vô giá đích thực.

Từ năm 2005 ông bắt đầu mang chiếc Mandolin, vật gần gũi duy nhất, ngồi chơi ở nhà thờ Đức Bà. Rồi một ngày, đoàn sinh viên trường nhạc đến giao lưu với ông, ông bèn mượn violin của họ. Nỗi khao khát được chơi lại violin trong ông ngày một mãnh liệt hơn. Không phụ nhiệt huyết người nghệ sĩ già, nhiều người hảo tâm đã cùng ông tích lũy 200$ để mua một cây đàn mới. Lúc ấy ông như tìm lại ý nghĩa của cuộc đời mình, sau hằng bao nhiêu đêm không có tiếng đàn chia sẻ.

Posted Image

Nghệ sĩ du ca Tạ Trí Hải

Ai cũng chỉ sống một lần thôi

Người ta gặp ông như một lẽ duyên tình cờ, ở Hà Nội, hay Sài Gòn; vào năm mới, hay Giáng Sinh. Đi nhiều nơi, gặp nhiều người thế, nên ông có rất nhiều cuốn sổ lưu bút, được viết bởi những con người không ngại tuổi tác sau khi được tiếp xúc với ông. "Cứ sống như bác thật là hạnh phúc". Ông hiền hòa cười, đôi khi một niềm tin đơn giản lại hay. "Đời ta chỉ sống có một lần thôi. Phải sống sao cho ra sống. Để khi nhắm mắt xuôi tay khỏi phải ân hận với những năm sống hoài sống phí", câu nói này đã tạo ý thành một bài ca, đây cũng là lý tưởng sống của đời ông. Bởi vì, hạnh phúc mà ông mang lại cho người khác, nụ cười ông đem đến bằng tiếng đàn, cũng là kết quả của cô đơn nhọc nhằn ông đã và đang có.

Ông đặc biệt thích chơi bài "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giữa căn nhà cấp 4 xuống cấp, ông mang trong lòng nỗi cô đơn không ai hiểu nổi. Còn nhớ đêm 28 Tết năm ngoái, con người không gia đình, không người thân thích là ông, mở cửa, mang đàn xuống đường Nguyễn Huệ chơi không biết mỏi.

Ông nói, khi chơi đàn, ông có ba cái được: Một là được giải tỏa tư tưởng. "Đời tôi không có cây đàn khéo phải vào nhà thương điên", ông cười. Hai là ông có thể mang tiếng đàn, truyền tư tưởng sống cho mọi người. Ba là một lý do riêng tư, ông muốn gửi gắm tình cảm dành cho mối tình khó quên ấy.

Có những lúc ông ra vẻ đùa: "Bối cảnh xã hội hiện nay hóa ra lại lý tưởng nhất cho tôi chơi đàn". Có lẽ vậy, cuộc sống cuốn người ta vào nhiều toan tính. Tâm chúng ta mấy khi được bình yên. Và ông đã chọn những năm tháng sau cuối của đời mình làm một nốt lặng, cất lên những bản đàn da diết kéo con người về với thanh thản.

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải, tự thân cuộc đời ông không được nhận nhiều bảo bọc, yêu thương. Thế nhưng, ở những năm tháng về già, ông đã lựa chọn một cách sống tuyệt vời. Tiếng đàn khi vui vẻ, lúc da diết; một con người đã trải qua nhiều sóng gió cuộc đời giờ ôm đàn chơi một cách say sưa.

Hạnh phúc ông mang lại là hạnh phúc ông khát khao trân trọng. Sân khấu ông đang đứng rộng hơn bất cứ sân khấu nào. Đó là sân khấu truyền cho khàn giả không chỉ là giá trị nghệ thuật, mà còn là lý tưởng, hoài bão, là tình yêu cháy bỏng.

Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người

Còn cuộc đời ta cứ vui

Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai.

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi

========================================

Người nhạc sĩ trong đêm mưa

Thiên Sứ

Cảm tác hình ảnh người nhạc sĩ lang thang.

Đàn ai lả lơi

Ngả nghiêng chơi vơi

Mang mang sóng nhạc

Chen tiếng sầu rơi

Ru êm tình đời

Dập dờn sóng nhạc bên trời

Chia sầu nhân thế cho người nhớ nhau

Tình dâng ánh mắt

Buồn xuống bàn tay

Lâng lâng hồn vượt trời mây

Mưa rơi.....

trong tiếng đàn ngây ngất buồn

Bác Tạ Trí Hải dạo này nổi tiếng vậy ta? Nhớ ngày nào mình chưa qua đây, hay ra Hàn Thuyên uống cà phê "bệt", hưởng gió mát, bóng cây, tiếng đàn của bác , ngắm sự cổ kính của nhà thờ Đức Bà và dinh Đôc Lập...Ngắm mọi người hối hả qua đường mà thới gian như dừng lại. Ôi, sao mà nhớ Sài Gòn da diết... Không hiếu sao nhiều sinh viên Việt Nam qua đây chỉ tìm mọi cách được ở lại. Còn mình, chỉ ước thời gian qua nhanh để...quay về...Ôi! Sài Gòn...thành phố Hồ Chí Minh...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mãnh thú ở Quảng Ngãi là gấu,cọp hay chỉ là tin đồn?

11/05/2011 16:37:52

Posted Image - Sáng 11/5, Chi cục kiểm lâm-Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cử 10 cán bộ, nhân viên xuống kiểm tra xung quanh khu vực núi Đình, nơi người dân cho rằng mãnh thú ẩn nấp.

TIN LIÊN QUAN

Chiều cùng ngày, ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho biết: 24 giờ qua, không có con chó nào của dân bị mãnh thú giết và cũng không ai nghe thấy tiếng gầm. Thế nhưng sự sợ hãi của người dân và lời suy đoán về mãnh thú là con vật gì ngày càng tăng và nhiều hơn.

Posted Image

Một số người dân Sơn Trà cầm theo rựa, dao mỗi khi ra khỏi nhà để phòng bất ngờ gặp mãnh thú

Theo lời người dân Sơn Trà, từ khi xuất hiện đến nay, mãnh thú đã ra vào khu vực dân cư nhiều lần, giết hàng chục vật nuôi, thế nhưng chỉ có 1 người duy nhất được cho là đã thấy mãnh thú này khi ra rìa núi ở ghềnh Kẽm hái rau má vào khoảng 8h ngày 8/5, vừa qua. Thế nhưng do bị khuất tảng đá và sợ, nên hình dạng mãnh thú qua lời mô tả lại của em Nguyễn Thị Hồng Nhi, học sinh lớp 7, trường THCS Bình Đông khá chung chung: một con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích Inox.

Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm tan biến những nghi ngờ trước đó của người dân, rằng mãnh thú là một con gấu nuôi của ai đó bị sổng chuồng ra ngoài.

Anh Lê Văn Sanh (38 tuổi), sống trong thôn và cũng là người “nghe mãnh thú xuất hiện và để lại dấu vết ở đâu là tìm đến ngay”, lí giải: Không thể là gấu vì thường thì bàn chân rất to, trong khi đó dấu vết để lại trên cát khá tròn, với đường kính chỉ từ 12-15cm. Vì thế, đây chỉ là con beo, báo mà thôi.

Cũng không ít người nói rằng mãnh thú chính là cọp. Sự suy đoán này cũng đã nhận được không ít cái “gật gù” của người dân. Một số bậc cao tuổi ở Bình Đông kể lại, ngày xưa ở vùng này cây cối rất rậm rạp, hoang vu lắm. Nằm cách núi Đình, nơi mà mãnh thú vừa xuất hiện khoảng 3-4km là núi Hòn Châm cũng là nơi loài hổ cư ngụ, mà người dân gọi là “quê nhà của ông Ba Mươi”. Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh, do sợ tiếng bom, đạn nên cọp đành “ly hương” để chạy trốn hết lên rừng sâu phía tây của tỉnh. Thế nhưng vẫn không quên được “quê cũ”, vì vậy cứ khoảng 10-12 năm một lần, cọp lại quay về để thăm lại nguồn cội của mình(?). Nếu không phải là cọp, thì sao từ khi mãnh thú xuất hiện, gần như số chó trong thôn đều không dám sủa, khi có người lạ?

Kể từ khi bị mãnh thú rượt từ tối chủ nhật vừa rồi, con chó đã bỏ ăn và thường xuyên bỏ trốn vào góc nhà, bà Ngọc, người dân ở Sơn Trà cho biết.

Trong khi sự thật chưa được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, thì một số người dân đã chọn cách tự vệ cho mình nhằm tránh sự tấn công của mãnh thú bằng cách: cầm theo dao, rựa mỗi khi ra khỏi nhà.

Về phía cơ quan chức năng, theo đại diện lãnh đạo Trạm kiểm lâm Bình Sơn, với thông tin quá mơ hồ nên không thể nói đó là con vật gì, có hay không. Và với những gì mà người dân đã kể thì nếu có thì đó chắc chắn không phải là gấu, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó. Mặt khác không loại trừ khả năng chỉ là tin đồn, hoặc “trông gà hoá cuốc”.

Hoàng Việt Thy

=====================================

Về phía cơ quan chức năng, theo đại diện lãnh đạo Trạm kiểm lâm Bình Sơn, với thông tin quá mơ hồ nên không thể nói đó là con vật gì, có hay không. Và với những gì mà người dân đã kể thì nếu có thì đó chắc chắn không phải là gấu, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó. Mặt khác không loại trừ khả năng chỉ là tin đồn, hoặc “trông gà hoá cuốc”.

Đúng là một nhận xét thiển cận. Không lẽ 20 con chó bị xé xác và bị ăn thịt là do "ma" làm? Không biết con gì thì tìm ra con gì. Chứ bảo nó không có thì chỉ gây thêm hoang mang cho mọi người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mãnh thú ở Quảng Ngãi là gấu,cọp hay chỉ là tin đồn?

11/05/2011 16:37:52

=====================================

Đúng là một nhận xét thiển cận. Không lẽ 20 con chó bị xé xác và bị ăn thịt là do "ma" làm? Không biết con gì thì tìm ra con gì. Chứ bảo nó không có thì chỉ gây thêm hoang mang cho mọi người.

Đã nhận dạng được thú lạ ở Quảng Ngãi?

Hiện trên địa bàn thôn có 280 hộ với khoảng 800 khẩu rất hoang mang lo lắng trước thông tin thú lạ tấn công động vật nuôi tại địa phương. Trong khi đó, có nhà khoa học đã cho rằng, căn cứ vào đặc điểm nhân dân cung cấp, ban đầu có thể 'nhận dạng' được thú lạ này...

Như VietNamNet đã đưa tin, sáng 11/5, Chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành điều tra và có phương án bảo vệ người dân trước thông tin thú lạ xuất hiện trong những ngày gần đây tại khu vực gềnh Kẽm thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi khiến người dân hoang mang lo sợ…

Thông tin từ người dân địa phương cho biết, trong những ngày gần đây hàng chục vật nuôi đã bị một con thú lạ sát hại. Các vật nuôi thường bị cắn mất đầu và bị phanh thây ăn thịt.

Đã có hơn 20 con chó nuôi của người dân tại đây bị thú lạ ăn thịt. Loài thú lạ ăn thịt này xuất hiện vào ban đêm. Nhiều người dân còn nghe tiếng gầm dữ tợn của con thú lạ này.

Posted Image

Ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, cho biết: việc thú lạ xuất hiện trong những ngày gần đây trên địa bàn đã sát hại vật nuôi gây hoang mang cho người dân trên địa bàn. “Chúng tôi đã có văn bản báo cáo gửi các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có phương án bảo vệ người dân và động vật nuôi. Trước mắt trấn an nhân dân. Đồng thời truy tìm con thú lạ này để có phương án bảo vệ nếu đây là loài động vật quí hiếm…” - ông Sơn nói.

Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, suốt mấy ngày qua, khi nhận được tin báo của người dân, bản thân ông cùng lực lượng dân quân địa phương tổ chức truy tìm nhưng vẫn chưa xác định được loài thú lạ sát hại động vật nuôi tại địa phương.

Chính quyền địa phương Quảng Ngãi cùng cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp để bảo vệ dân và truy tìm loài thú lạ này để có phương án bảo vệ nếu là động vật hoang dã quí hiếm.

Trong khi đó, cũng đưa tin về vụ việc đang gây xôn xao dư luận này, báo Đất Việt cho hay, rất nhiều vết chân thú cũng xuất hiện trên bãi cát tại khu vực gềnh Kẽm, với đường kính từ 12-15cm. Tại một hốc đá còn có vết mà theo nhiều người là do con vật để lại khi nằm tránh nắng tại đây. "Sự xuất hiện của con ác thú đã bao trùm lên cộng đồng dân cư địa phương một bầu không khí hoang mang, lo sợ. Một số hộ dân nằm ở rìa Tây Bắc của thôn đã phải đi ngủ nhờ nơi khác vì con thú lạ hay xuất hiện tại đây. Các hộ khác cũng không dám ra ngoài đường vào buổi tối", một người dân cho Đất Việt biết.

Đặc biệt, một số đặc điểm nhận dạng ban đầu của con thú lạ đã được người dân ghi nhận. Trong đó một học sinh ở trường THCS Bình Đông, cho biết, "quái thú" là một con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích inox.

Trao đổi với báo này, TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, nếu những đặc điểm nhận dạng ban đầu như con vật nặng khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ là chính xác thì gần như chắc chắn đó là một trong hai loài gấu chó hoặc gấu ngựa.

Viền trắng quanh cổ chính là điểm đặc trưng để nhận dạng hai loài này.

“Nếu viền trắng dưới cổ có hình chữ V thì con vật là gấu ngựa, còn có hình bán nguyệt là gấu chó”, TS Lê Xuân Cảnh nói trong bản tin của Đất Việt.

Địa bàn sinh sống của gấu chó và gấu ngựa tương đối rộng, trong đó có nhiều tỉnh ở miền Trung. Là loài ăn tạp, thức ăn của chúng rất phong phú, từ các loại quả chín, mầm cây, mật ong đến các loại động vật như chim, cá, thú nhỏ. Thông thường, gấu chó và gấu ngựa không chủ động tấn công con người nếu không bị khiêu khích.

Trong sách đỏ Việt Nam, cả gấu chó và gấu ngựa đều loài rất hiếm, bị đe dọa ở mức rất cao trong điều kiện hoang dã bởi tệ săn bắn, đánh bẫy bừa bãi và nạn phá rừng. Luật pháp Việt Nam cấm tuyệt đối việc săn bắt hai loài này.

(Theo Đất Việt)

Vũ Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính trị Trung Quốc sẽ do cậu bé 13 tuổi quyết định?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :4:14 PM, 10/05/2011

Cậu bé Huang Yibo, 13 tuổi đang là tâm điểm chú ý của giới truyền thông Trung Quốc vì sự cống hiến quá xuất sắc để có thể tin là sự thật của cậu với chính trị.

Huang Yibo – cậu bé tới từ Vũ Hán, Hồ Bắc – hiện là một trong những những chủ đề nóng nhất của giới truyền thông Trung Quốc. Hai tuổi, Yibo dán mắt vào những bản tin của đài truyền hình Trung ương. 7 tuổi, cậu đọc tờ Nhân dân nhật báo. Hiện tại, Huang Yibo, 13 tuổi và được đăng hơn 100 bài viết trên các tờ báo và tạp chí.

Gần đây, cậu được cư dân mạng nước này ca ngợi như một thần đồng chính trị, song bên cạnh đó cũng có những châm biếm, hoài nghi về cách nuôi dạy trẻ của cha mẹ Huang.

Huang bắt đầu nổi tiếng từ khi cậu đăng một bức ảnh của chính mình trên microblog vào tuần trước. Trong bức ảnh, cậu đang đọc một số tài liệu như một chính trị gia chuyên nghiệp và đeo một băng tay "5 vạch" đáng kinh ngạc.

Học sinh ở các trường tiểu học Trung Quốc thường đeo băng tay màu trắng có những sọc ngang màu đỏ để cho thấy vị trí lãnh đạo trẻ của họ. Hai vạch cho thấy đó là lớp trưởng, ba vạch nghĩa là trưởng khối. Băng tay 5 vạch của Huang chứng tỏ cậu là chủ tịch của ‘những người trẻ đi tiên phong’ của Vũ Hán. Hầu hết mọi người đều chưa nghe nói về vị trí "5 vạch" này.

Một bộ phim hoạt hình thậm chí còn miêu tả Huang với 5 vạch trên cánh tay đang bắt tay với Tổng thống Barack Obama chỉ có ba sọc.

Taobao.com - cửa hàng trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc – bán những chiếc áo phông được in một huy hiệu 5 vạch.

Băng tay 5 vạch của Huang và sự nhiệt tình với chính trị làm nhiều người ngạc nhiên. Microblog của cậu nhận được hơn một triệu lượt truy cập chỉ trong vòng vài ngày.

Những cảm xúc lẫn lộn

Trong lời giới thiệu trên blog, Huang viết rằng cậu đang tập trung vào việc nuôi dưỡng những nguyên tắc đạo đức, mong muốn đóng góp cho nhân loại và cảm thấy có trách nhiệm phải mang lại thịnh vượng và ổn định cho đất nước Trung Quốc.

Mẹ của Huang chia sẻ với giới truyền thông rằng cậu có niềm đam mê lớn với lịch sử và chính trị, đồng thời quan tâm tới những phúc lợi của người dân Trung Quốc.

Posted Image

Bức ảnh đăng trên microblog giúp Huang Yibo nhanh chóng trở thành chủ đề nóng của dư luận Trung Quốc.

Dù Huang được ca ngợi nhiều, song có những người tỏ ra nghi ngờ về thành tích của cậu bé. Họ nói rằng đứa trẻ này thực sự là một nạn nhân của những tham vọng độc đoán của bố mẹ cậu.

Một công dân mạng có biệt danh là "Rosa Rubus trong ánh trăng" nói rằng, hành vi và những suy nghĩ của Huang là không tự nhiên đối với một cậu bé ở tuổi đó.

“Thật buồn là cậu bé làm mất đi sự vô tư ở độ tuổi của mình. Điều đó là không tự nhiên và có hại cho sự phát triển tính cách của cậu bé. Cha mẹ cậu hoặc xã hội nên chịu trách nhiệm cho việc này”, Rosa viết.

Công dân mạng Hu Yinbin thì nói rằng Huang là một thiên tài cô đơn và bị hiểu lầm và rằng mọi người không nên đánh giá cậu theo cách hiểu của riêng mình về cái mà một cậu bé 13 tuổi nên như vậy.

“Đứa trẻ bình thường”

Tan học, Huang đi ra khỏi lớp và cười nói cùng bạn bè. Huang nói rằng cậu thất vọng về những lời chỉ trích trên mạng.

“Những người không thích cháu thực sự không hiểu nhiều về cháu. Cháu tin rằng nếu họ hiểu cháu thì họ sẽ thay đổi suy nghĩ”, Huang nói.

Trong mắt thầy hiệu trưởng Huang Hengzhong, thì Huang không có gì khác biệt so với những học sinh khác. Ông nói rằng, trong khi đứa trẻ này không thực sự xuất sắc trong học tập thì cậu bé lại có một tính cách đặc biệt và những kĩ năng lãnh đạo nổi bật.

Tuy nhiên, điều mà ông ấn tượng nhất về Huang là danh hiệu "Nhân vật từ thiện của Vũ Hán" mà cậu bé được trao tặng sau khi ủng hộ số tiền nhuận bút của mình cho người nghèo.

Cha mẹ Huang nói rằng họ cũng phiền lòng về sự nổi tiếng chóng vánh của cậu và họ cảm thấy bị tổn thương khi nghe những lời chỉ trích về phương pháp nuôi dạy con cái của họ.

>> ‘Trung Quốc không đe dọa bất cứ quốc gia nào’

Theo vietnamnet

======================================

Nhìn tướng cậu bé này thì cũng có lý! Nhưng Lý học Đông phương - dù nhân danh nguồn gốc gì - thì đều cho rằng: Thiếu niên đắc chí là một trong ba sự bất hạnh của một kiếp người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu vết dã thú xuất hiện ở nhiều nơi

logosgtt.jpg

SGTT – Thứ năm, ngày 12 tháng năm năm 2011SGTT.VN - Như SGTT đã thông tin, dã thú đã tấn công và ăn thịt chó nuôi gây xôn xao vức 3, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Theo phản ảnh của người dân, dã thú không chỉ xuất hiện ở thôn Sơn Trà mà còn "lang thang" ở các thôn làng lân cận để "thịt" thêm chó nuôi của người dân ở đây. Hiện tại chi Cục kiểm lâm Quảng Ngãi đã vào cuộc để xác định dã thú đó là con gì.

Nửa đêm, thú chạy trước ngõ

Sáng 11.5, trở lại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, chúng tôi được nghe người dân phản ánh, người dân ở thôn Tân Hy đã nhìn thấy dã thú chạy vào các ngõ thôn này. Chị Phạm Thị Kiện, hơn 40 tuổi, ở xóm Bàu, thôn Tân Hy cho biết, khoảng 3 giờ sáng ngày 10.5, khi chị thức dậy đi vệ sinh, thấy một con thú to bốn chân, màu xám đen, ước chừng 40-50 kg, thở hồng hộc chạy qua chạy lại trước ngõ nhà chị ba lần. Tối hôm ấy, chị đánh thức người em là Phạm Thị Thu cùng xem.

Sáng hôm sau, người dân ở xóm Bàu rúng động khi hay tin chó nuôi của anh Lê Văn Đừng bị dã thú ăn thịt. Con chó này cũng bị ăn trước sân nhà, mất phần đầu, thân mình bị xé nát và bị ăn mất phần nội tạng bên trong. Qua đó cho thấy dã thú xuất hiện và ăn chó ở vức 3, thôn Sơn Trà và xóm Bàu thôn Tân Hy là giống nhau. Như vậy, chứng tỏ con thú này không hoạt động ở một địa bàn mà đi nhiều nơi.

Anh Cao Tấn Sơn, trưởng Công an xã Bình Đông cho hay, đến nay cả hai thôn Sơn Trà và Tân Hy của của Bình Đông có gần mười con chó nuôi bị dã thú ăn thịt.

Không được giết chết dã thú

Trưa 11.5, trao đổi với chúng tôi về vấn đề dã thú tấn công, ăn thịt chó nuôi ở địa phương nêu trên, ông Nguyễn Văn Hân, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định, khả năng có thể có thú dữ ở đây. Bởi trong thực tế, nếu không có thú dữ thì không có tình trạng chó nuôi bị ăn thịt như vậy. Hơn nữa, căn cứ vào dấu chân để lại trên cát, có khả năng đó không phải là gấu. Vì gấu rất khó tấn công chó và ít ăn thịt như vậy. Dấu chân đó thuộc họ mèo.

Theo phân tích của ông Hân, nhìn dấu chân để lại, có thể đó là con beo đốm. Vì chỉ có loại thú này mới hung dữ, gầm rú như vậy. Tuy nhiên, điều ông Hân băn khoăn là vẫn chưa có ai thấy rõ và xác định đó là thú gì. Chỉ có em học sinh Nguyễn Thị Hồng Nhi (học sinh lớp 7 trường THCS Bình Đông) nói là nhìn thấy, nhưng liệu có đáng tin hoàn toàn? Thêm vào đó, vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi xưa nay chưa có tình trạng dã thú xuất hiện như trường hợp này. Theo ông Hân, cho dù thú có hung dữ như vậy, nhưng nhất quyết không được hạ sát mà phải dùng súng bắn đạn gây mê để bắt đúng qui định giao cho các trung tâm cứu hộ.

Vào 14 giờ chiều ngày 11.5, chúng tôi cùng đoàn công tác của chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi (trang bị súng AK và súng ngắn) về lại hiện trường có dã thú xuất hiện. Tại vức 3, thôn Sơn Trà, chúng tôi còn được anh Nguyễn Tài Thông, 46 tuổi kể: trong đêm 6.5, hai lần anh có thấy bóng dáng con thú ấy, ước chừng 35-40 kg, rình ở cạnh nhà mình. Tuy nhiên, anh không nghĩ đó là thú dữ. Đến sáng hôm sau, anh mới hay hàng xóm nhà mình có 5 con chó bị thú lạ ăn thịt. Vợ anh Thông, chị Nguyễn Thị Mai cho hay: mấy hôm nay, những gia đình ở đây gửi con cái vào trong thôn để ở, không dám cho ở ngoài này, vì sợ thú dữ tấn công. "Hồi trước, bọn tui dậy 2-3 giờ sáng đi mua bán cá. Còn mấy hôm nay, đến 5-6 giờ sáng, tỏ mặt người mới dám đi. Mong sao các cấp bắt con thú này đi, nếu không thì sống cảnh phập phồng miết, khổ lắm!", chị Mai than.

Sau khi nghe phản ánh của người dân, lực lượng kiểm lâm Quảng Ngãi do ông Nguyễn Văn Hân trực tiếp chỉ huy đã vào các nơi nghi có dã thú ẩn nấp để truy tìm.

PHẠM ANH

============================================

Cá nhân tôi ủng hộ quyết định không được giết chết dã thú.

Tại sao lại như vậy?

Những hành vi cắn đứt đầu chó và chỉ ăn bộ đồ lòng là vần đề cần phải xác định tại sao lại như vậy? Báo và gầu đều không có hành vi này! Nếu nó đúng là báo và gầu thì đây là sinh vật biến thái!?

Nó là còn gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay