Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Hàn Quốc công bố kế hoạch thống nhất đất nước

Cập nhật lúc 28/12/2010 11:16:49 AM (GMT+7)

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã phát biểu hôm 26/12 về kế hoạch 3 giai đoạn nhằm thống nhất nước này và đồng thời đề ra khoản “thuế thống nhất” để có chi phí lớn cho chiến dịch.

Theo kế hoạch của Tổng thống Lee, Hàn Quốc sẽ đảm bảo an ninh trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bình Nhưỡng, sau đó phát triển kinh tế Triều Tiên qua một quá trình thương mại hóa, cuối cùng là sáp nhập.

Posted Image

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (ảnh: The Chosunilbo)

Có hai cách để đạt tới mục tiêu trên, một là Hàn Quốc phải bỏ ra nhiều chi phí để thu hẹp khoảng cách về sự cách biệt kinh tế giữa hai miền, hai là quân đội Hàn Quốc nên gây áp lực để tác động tới sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên. Ngay sau bài phát biểu này, có nhiều cuộc tranh luận mạnh mẽ đã diễn ra, tuy nhiên có nhiều ý kiến nghiêng về cách thứ 2 hơn.

“Trọng tâm của các chính sách trong năm tới đối với Triều Tiên của chúng tôi là củng cố năng lực của Hàn Quốc để tiến tới việc thống nhất. Đã có nhiều biện pháp được đưa ra để mang đến những thay đổi trong nhân dân Triều Tiên” – một quan chức trong chính phủ cho biết.

Phương Linh (theo The Chosunilbo)

===============================================

Nếu lịch sử diễn biến theo kế hoạch của Tổng thống Lee thì trong phương diện kế hoạch kinh tế chi cho việc này thiếu một khoản tiền quan trọng.

Nhưng tôi nghĩ họ đã tính đến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghệ An:

Làng của những người chờ chết

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 30/12/2010 04:21:00 PM (GMT+7)

Người dân Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn (Nghệ An) giờ mới thấm thía được nỗi xót xa câu nói: "Ra ngõ là gặp… ung thư" mà nhiều người dân ở các địa phương khác vẫn gọi. Có xóm tới hơn chục gia đình có người chết vì ung thư. Người dân tỏ vía khiếp đảm, gọi đó là những “xóm chết chóc”.

Việt Nam có bao nhiêu "làng ung thư"?

Ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư, gấp 7 lần số tử vong do tai nạn giao thông và đang có xu hướng gia tăng.

Năm 2005, xuất xứ của tên gọi “làng ung thư” bắt đầu được khởi xướng khi các ngành chức năng tình cờ phát hiện tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao (Phú Thọ), chỉ trong vòng mấy năm, đã có hàng trăm người vô tội bị chết bởi căn bệnh ung thư. Nguyên nhân chính được xác định là do người dân quanh vùng dùng nguồn nước bị ô nhiễm, mà thủ phạm chính lại là Nhà máy Hóa chất Lâm Thao.

Từ đó tới nay, người dân ở các vùng quê, đặc biệt là các vùng nông thôn dành sự “quan tâm” đặc biệt tới căn bệnh ung thư. Người dân Nghệ An khi chưa kịp chia buồn với người dân tỉnh bạn thì mối hiểm họa bệnh ung thư lại bùng phát ở mức độ báo động cực kỳ nghiêm trọng. Danh sách mỗi năm có làng xuất hiện ung thư được kéo dài, mỗi huyện thậm chí có 4-5 làng được liệt kê.

Nạn nhân mới đây nhất tại Nghệ An bị phát hiện nhiễm bệnh ung thư theo dây chuyền là 5 xóm nhỏ nằm bên đập nước Đồng Diệc, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn).

Tính sơ bộ, trong vòng 5 năm trở lại đây, tại 5 xóm với hơn 500 hộ, phải lần lượt chứng kiến gần 100 người nối gót nhau về với “tử thần”. Thậm chí, có hàng chục người hiện vẫn đang mang mầm bệnh quái ác này, luôn sống trong tình cảnh sợ hãi, hoang mang.

Người dân Nghĩa Lộc giờ mới thấm thía được nỗi xót xa câu nói: “Ra ngõ là gặp… ung thư” mà nhiều người dân ở các địa phương khác vẫn gọi. Có xóm có tới hơn chục gia đình có người chết vì ung thư. Người dân tỏ vía khiếp đảm, gọi đó là những “xóm chết chóc”.

Hai xóm Tháp Lộc, Vạn Lộc 1, Vạn Lộc 2 trong 5 năm qua đã có gần 40 trường hợp đã chết hoặc đang bị ung thư gan, phổi, dạ dày, máu hoặc những căn bệnh khác như viêm gan B, thiếu máu huyết tán, thiếu máu tiểu cầu.

Đáng thương nhất là trường hợp của gia đình anh Trường Văn Triều, con bà Trần Thị Hương, xóm Vạn Lộc 1. Triều là con thứ 2 trong một gia đình bần hàn với nỗi đau: Bố mất, anh trai bị chất độc da cam, đứa em út bị bệnh đau cột sống nên Triều trở thành trụ cột chính.

Posted Image

Rất nhiều người phải chịu tang khi có người thân chết vì ung thư

Oái oăm thay, từ khi cưới vợ, kịp có với nhau 2 mụn con nhưng Triều lại chính là gánh nặng đổ dồn trên đôi vai người vợ trẻ Trần Thị Sen. Tháng 7/2008, Triều chính thức về chầu Diêm Vương do căn bệnh quái ác gây nên. Giờ, trong ngôi nhà ấy có 2 nguời đàn bà goá bụa và mấy đứa trẻ bơ vơ bám tựa nhau.

Cách đó hơn chục nhà, chị Sen cũng “có bạn” cùng cảnh ngộ là gia đình chị Hồ Thị Thanh. Ngày anh Nguyễn Văn Cường, chồng chị phát hiện ra bệnh, ngôi nhà ấy như phủ một bầu không khí tang tóc. 3 người con thay phiên nhau bỏ học nửa chừng vì tất cả tiền bạc đều dành dụm lo chữa bệnh cho bố.

Thế nhưng, dù “vái tứ phương” cầu cứu, hết Đông y sang Tây y; hết Vinh - Hà Nội mà bệnh nào thuyên giảm. Bao nhiêu trâu, bò, lợn, gà đều lần lượt đội nón ra đi, lấy tiền chữa trị. Chỉ trong vòng 6 tháng, ngôi nhà anh Cường từ chỗ được xếp vào diện khá trong xã đã sạch trơn toàn bộ tài sản, nhưng anh vẫn không thoát khỏi lưỡi hái tử thần vào cuối năm 2008.

Cháu Hoàng Văn Vinh, SN 1998 đang học lớp 4 phải nghỉ học giữa chừng vì phát hiện có tế bào lạ. Anh Hoàng Văn Long ở xóm Vạn Lộc 2 (bố của Vinh) cho biết, đầu năm 2007, thấy Vinh bị sưng ở quai hàm, nghi bị viêm xương nên đã đưa cháu đến Bệnh viện Cửa Đông, TP Vinh để điều trị. Sau khi Vinh được chuyển đến Bệnh viện Nhi Nghệ An thì các bác sỹ ở đây đã phát hiện em bị ung thư và chuyển em đến Bệnh viện K để theo dõi.

Theo anh Long thì từ đó đến nay, gia đình anh đã tiêu tốn hơn 60 triệu đồng, còn cháu Vinh vẫn phải nghỉ học. Hay trường hợp của anh Dậu Văn Hùng, 49 tuổi, ở xóm Vạn Lộc 1 đang khỏe mạnh bỗng phát hiện bị u máu gan. Tháng 10/2008, ông Hùng phải cắt bỏ 1/2 gan mong giữ lại mạng sống.

Ông Lê Sỹ Hoàn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộc cho biết, từ trước tới nay người chết vì ung thư nhiều lắm. Xã có 27 xóm với hơn 2.853 hộ thì hầu như xóm nào cũng được "điểm mặt chỉ tên" chết vì căn bệnh quái ác nói trên.

Làng chết và những phận người hiu hắt

Hai xóm Đồng Luốc và Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, 11 năm qua đã có gần 80 trường hợp đã chết hoặc đang bị ung thư.

Đáng thương nhất là trường hợp của gia đình anh thương binh Trần Văn Hiến, xã Hợp Thành. Vợ chồng sinh được 3 người con nhưng cả 3 trường hợp này đều mắc căn bệnh hiểm nghèo từ khi mới sinh. Đứa con gái đầu Trần Thị Hằng, 10 tuổi đang học lớp 4 bị bệnh máu trắng. Đứa con gái thứ hai Trần Thị Hạnh cũng bị bệnh tương tự như chị và đã chết năm 2005.

Riêng đứa con trai út Trần Văn Đức, 4 tuổi bị chứng thiếu máu huyết tán. 5 năm trở lại đây, gia đình hàng tháng phải đưa cháu đi bệnh viện truyền máu theo định kỳ. Đau đớn hơn, khi những đồng tiền cuối cùng của gia đình đã cạn dần, anh Hiến tính kế chuẩn bị lấy máu mình cho con thì phát hiện mình đang bị bệnh viêm gan B. Ở xã Kim Thành, những gia đình “chết chóc” như thế không phải ít.

Posted Image

Phiếu xét nghiệm phát hiện bệnh ung thư

Trường hợp gia đình ông Nguyễn Công Năm càng éo le. Ông bà sinh được 4 người con. Khi đứa con út vừa tròn 2 tuổi thì vợ ông qua đời vì ung thư gan. Một mình ông Năm nuôi con trưởng thành. Nhưng rồi tai họa liên tiếp giáng xuống.

Người con trai đầu Nguyễn Công Thành bị ung thư gan, bỏ người vợ góa và 4 đứa con thơ dại côi cút. Vành khăn tang trắng trên đầu chưa kịp cởi xuống thì người con thứ 2 Nguyễn Công Bình cũng bị chứng bệnh như anh trai mình. Hai cái tang liên tiếp, ai cũng ngậm ngùi đau đớn thay cho gia đình ông.

Nhưng, nấm mồ của hai người con chưa kịp xanh cỏ thì người con thứ 3 Nguyễn Thị Minh cũng theo hai anh người anh mình và lại là ung thư gan!

Tại xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu) mấy năm trở lại đây bắt đầu có hiện tượng nhiều người mắc bệnh ung thư. 3 năm có gần 30 người chết vì ung thư, chưa tính những trường hợp còn ủ bệnh. Xóm Hồng Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, 6 năm trở lại đây đã có hơn 70 trường hợp mắc phải căn bệnh ung thư.

Căn bệnh này bắt đầu lộ rõ từ năm 2004. Người đầu tiên “dính chưởng” ung thư là anh Trần Văn Sơn. Nối gót anh Sơn là anh Nguyễn Văn Quyến, nhà liền cạnh. Sau một năm đổ bệnh, gia sản theo “con” ung thư mà ra đi, anh cũng rời khỏi cõi trần.

Mới đây thôi, người dân T.P Vinh giật mình phát hiện thêm một làng ung thư mới: làng Phong Yên, xã Hưng Hoà, TP. Vinh. Con số thống kê ban đầu cho thấy, sau 5 năm phát bệnh đã có gần 40 trường hợp chết.

Nếu làm một phép tính đơn giản thì ở Nghệ An khoảng 7 năm nay, với hơn 10 làng quê nghèo tập trung ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn hay T.P Vinh...thì đã có hơn 1.000 người chết vì ung thư.

Nhiều làng quê thanh bình xứ Nghệ nay không còn yên bình. Họ đang sống trong sợ hãi, không biết đến bao giờ mình sẽ là nạn nhân kế tiếp. Dân thì hoang mang, chính quyền thì tỏ ra lúng túng bởi “bệnh tật không chừa một ai”.

(Theo 24h)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam ở Nga: Đón Tết con Thỏ.

Hồi hộp chờ Tết con Mèo

(Dân trí) - Khác với người Việt chuẩn bị đón tết con Mèo, "người Nga chuẩn bị đón con Thỏ về nhà"! Dịp này bà con người Việt ở Nga “được” nằm dài xả hơi ở nhà. Cũng may là điện thoại alô về nước những ngày này ít bị ách tắc hơn Tết Nguyên đán sắp tới...

Posted Image

Biểu tượng đón Năm Mới của người Nga.

Bánh tort, xa lát…

Tuyết lạnh năm nay rơi khá nhiều, đọng trên những cành cây trông như những cành san hô dưới đáy biển hay trong các bộ phim thần thoại đẹp đến mê hồn.

Những ngày cuối năm bận rộn của người Nga đã kết thúc. Viên chức ở các công sở đã chuẩn bị quà: cây thông xanh to các kích cỡ, lịch năm mới, hoa tươi, các loại quả cầu nhựa hay thủy tinh rực rỡ sắc màu, rượu bia các loại, sâm panh, nước ngọt, kẹo bánh, thuốc lá, thịt thà cá mú, món xalát Nga nổi tiếng…Và nhất định không thể thiếu là món: bánh “tort” (gatô) ngày tết.

Năm nay chính quyền hạn chế bắn pháo hoa ở những nơi công cộng, chỉ bắn ở khu vực trung tâm của các thành phố. Riêng các loại pháo Trung Quốc càng đặc biệt hạn chế, bởi mấy năm trước do để bung ra không kiểm soát nổi nên đã xảy ra tình trạng gây thương vong không ít.

Trẻ con thì ngày 30.12 đã nghỉ học, háo hức cùng bố mẹ mua sắm ở chợ búa, cửa hàng hay rong chơi cùng bè bạn ngoài đường phố, quảng trường. Chúng cũng đang chờ đón ông già Noen tặng quà tết năm mới “con Thỏ” đặt trong những chiếc giày được giấu kĩ dưới gậm giường hay dưới cây thông năm mới đặt cạnh cửa sổ…Những bé em chưa đến tuổi đi học là háo hức nhất về khoản này. Chúng chờ đón đêm giao thừa vào cả trong giấc mơ…

Riêng bọn trẻ lớn hơn thì đã biết “mẹo” của bố mẹ và ông bà rồi! Tuổi thơ ai chẳng một lần tưởng tượng về món quà ngày tết với ông già Noen cơ chứ? Đến mấy đứa con của tôi những năm trước cũng rất thích món quà này. Con chị lớn lên “hiểu biết mẹo của người lớn” rồi thì giục ba “Phải giấu quà cho em trai đi!”

Posted Image

Posted Image

Các cháu bé Nga và Việt cùng đón Năm Mới bên cây thông ngoài đường phố, bên cạnh ga xe điện ngầm.

Thời tiết đẹp cho ngày tết Nga nhưng lại rất đáng lo ngại cho ngành hàng không vì làm ách tắc giao thông trên không. Bao nhiêu người bị nguy cơ chậm trễ tết với người thân, đã không giữ nổi bình tĩnh làm um sùm ở sân bay Domodedovo mấy ngày trước. Cũng phải thông cảm cho họ.

Và một điều làm các nhà chức trách Nga vô cùng đau đầu nhất hiện nay là vấn đề: điện! Đã nhiều ngày nay sự cố mất điện đã làm ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến mọi sinh hoạt của người dân ở những vùng ngoại ô Mátxcơva. Ngay cả tại sân bay Domodedovo cũng không thoát khỏi tình trạng bi đát này. Bởi cho đến ngày 30.12 tình trạng mất điện vẫn chưa khắc phục được!

Nguy cơ một cái tết không có điện đang treo lơ lửng trên đầu mười mấy vùng ngoại ô thủ đô Mátxcơva. Trước tình hình trên, thủ tướng Nga Vladimir Putin đã chỉ thị các cấp phải khẩn trương tìm mọi cách khắc phục. Bằng không, các quan chức sẽ không được nghỉ tết!

Nhâm nhi, “lướt” tin tức…

Người Nga là vậy. Còn bà con người Việt ta ở Nga? Tết Tây đa số cũng lại chỉ nhâm nhi ở trong các ốp (kí túc xá) và kva (căn hộ) với người thân và bè bạn. Hoặc mời chủ nhà Nga đến chung vui, cũng có khi được chủ nhà đích thân mời lại. Do mối quan hệ thân thiết của từng người.

Dẫu sao, dịp Tết Tây này bà con ta cũng “được” nằm dài xả hơi ở nhà hơn tết cổ truyền âm lịch. Điện thoại alô về Việt Nam những ngày này cũng ít bị ách tắc hơn. Nhưng ngoài nhâm nhi ra thì có lẽ món được xài nhiều nhất là xem VTV4 hoặc đọc báo chí trong nước qua mạng internet.

Với những ai hâm mộ các chương trình tivi của người Nga đón Tết Tây, đều phải thừa nhận một điều rằng: các nghệ sĩ ca múa nhạc của Nga là một trong những bậc thầy trong những dịp vui đón năm mới của họ, nhất là với các nghệ sĩ hài.

Những bộ phim vui về ngày tết của người Nga cũng được chiếu đi chiếu lại qua nhiều năm như danh hài Nhikulin, hay bộ phim về câu chuyện một anh nọ bị say rượu nhầm nhà lại “được” vợ v.v…nhưng lạ kì là xem mãi mà vẫn không “chán”! (Có lẽ một phần do ảnh hưởng của môtíp phim này mà các danh hài VN như: Văn Sơn, Bảo Liêm, Hồng Đào, Ngô Thanh Vân, Quang Minh, Bé Mập… đã có 1 bộ phim “na ná”: VỀ VN CƯỚI VỢ? Cũng thú vị không kém!)

Các tổ chức vui chơi dành cho bà con dịp tết dương lịch cũng được Đại sứ quán VN tại Nga lưu tâm. Các hiệp hội đoàn thể hay hội đồng hương được dịp để thể hiện tình cảm với nhau. Nhưng có một điều mà mọi người không thể không lưu ý về tình hình an ninh ngoài đường phố, bởi thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ bạo lực.

Dịp này chúng tôi càng hay nhắc nhở nhau cần thận trọng, Tết Tây đừng quá ham vui mà mất cảnh giác. Có đi lại cũng nên đề phòng, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng. Các bạn học sinh, sinh viên (chúa chủ quan) tại các trường phổ thông, đại học hay những bạn trẻ làm việc ở các công ty, chợ búa, công trường, xưởng may…không nên coi thường mà để xảy ra những tình cảnh đáng buồn cho bản thân và gia đình.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc: Tân Mão – con Mèo! Chúng tôi háo hức đón chờ trong nỗi nhớ nhà khôn xiết…Và để đón chào Năm Mới 2011 đang về trên đất Nga chúng ta hãy cùng chúc nhau cho mọi sự được an bài nơi xa xứ…

Võ Hoài Nam (từ Mátxcơva)

=======================================

Người Nga gọi Tết Tân Mão là Tết "conThỏ". Người Trung Quốc cũng gọi Tết Tân Mão là "Con Thỏ". Vậy tết con Thỏ rõ ràng có xuất xứ phương Bắc xa hơn cả Trung Quốc với ảnh hường quan niệm chu kỳ Tết đến năm Con Thỏ vẫn còn ở Nga từ thời xa xưa. Nhưng bảng "sáu mưới Hoa giáp" thì người Nga lại không có. Hiện tượng này là một yếu tố bổ sung rất sắc sảo cho thấy bảng "Sáu mươi hoa giáp" không thể có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa. Mà là người Hán lấy từ văn hóa phương Nam và lấy cái thói quen nhìn con thỏ của họ từ phương Bắc ghép vào - Người Việt gọi là năm "Con Mèo" http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif .

Chính người Hán - qua lời phát biểu của Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn "Chu Dịch và dự đoán học" và cuốn "Dự đoán theo tứ trụ" cũng xác định rằng: Từ hàng ngàn năm nay, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu , nhưng những học giả Hán vẫn không hiểu được vì sao có bảng "sáu mươi hoa giáp"?!.

Ngày càng có nhiều bằng chứng hơn nữa và rất rõ ràng về nhiều phương diện để xác định cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt. Lý thuyết thống nhất vũ trụ đấy! Cá nhân tôi thì nhận thấy rất rõ ràng và chẳng có cái gì để hoài nghi cả. Nhưng chẳng hiểu sao người ta cứ nhảy chồm chồm lên phản biện nhỉ? Vậy thôi! Ế hàng, dẹp chợ! Cả quạt mo cũng không có nữa đâu! Dỗi rồi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới

Thứ Ba, 04/01/2011 - 23:16

(Dân trí) - Việt Nam đứng đầu nhóm nước lạc quan nhất thế giới, theo kết quả cuộc thăm dò do viện BVA của Pháp thực hiện cuối năm 2010 tại 53 quốc gia và được các báo Pháp công bố ngày hôm qua.

Posted Image

Việt Nam đứng đầu nhóm nước lạc quan nhất thế giới.

Theo một cuộc thăm dò mang tên “Tiếng nói của người dân” do viện BVA của Pháp thực hiện, Việt Nam được xếp hạng nhất trong số các nước lạc quan, với tỷ lệ hơn 61%, bỏ xa đằng sau Trung Quốc, Brazil và Peru. Các nhà phân tích của viện BVA nhấn mạnh, sự kỳ diệu về kinh tế là yếu tố nâng cao tinh thần và đưa ra nhiều ví dụ: tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2010 trên 6,8%, lợi nhuận của hãng hàng không Vietnam Airlines tăng gấp đôi, khai trương thêm một sân bay quốc tế ở Cần Thơ ... Trong vòng 15 năm qua, số người nghèo giảm 15 triệu người. Tính từ năm 1960 đến nay, tuổi thọ trung bình tăng thêm 27 năm, phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ trung bình trên 73. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ em đến trường suýt soát 100%. Việt Nam còn đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta và đứng hàng thứ hai về hàng may dệt được bán trên thị trường Mỹ.

Chuyên gia Céline Bracq, thuộc BVA nhận định Việt Nam đã theo đuổi mô hình kinh tế thị trường kể từ khi tiến hành cải tổ năm 1986, mở cửa ra bên ngoài, tạo được đà năng động về kinh tế. Do vậy, Việt Nam nằm trong số nhiều nước đang trỗi dậy, không những kháng cự khủng hoảng tốt mà còn tranh thủ để phát triển.

Trong khi đó, cực đối lập, Pháp chiếm giữ kỷ lục vô địch trong nhóm 10 quốc gia bi quan nhất về tương lai. Đây là năm thứ hai BVA thực hiện cuộc thăm dò trên quy mô quốc tế rất lớn này. Nhờ có quan hệ đối tác với mạng lưới Gallup International Association, có tất cả 64.203 người được hỏi về triển vọng kinh tế nước mình trong năm 2011, trong khoảng thời gian từ 11/10 đến 13/12/2010, tại 5 lục địa. Nhìn trong tổng thể, thế giới dường như chia làm hai phe và niềm tin vào tương lai đã hoán đổi vị trí: Các nước giàu, công nghiệp phát triển tỏ ra bi quan, trong khi các quốc gia trỗi dậy như Việt Nam, Trung Quốc, nước nghèo như Nigeria, các nước vừa thoát khỏi chiến tranh hoặc thậm chí chỉ mới giảm xung đột vũ trang như Afghanistan, Irak, Pakistan ... lại cảm thấy lạc quan.

Hà Khoa

Theo Le Parisien, Le Figaro

==============================

Trong ngôn ngữ Việt, một trong những từ được sử dụng nhiều nhất và có mặt khắp trong nhiều cấu trúc ngôn từ với các vấn đề liên quan đến xã hội, con người, chính là từ "Lạc". Ngay ở vị trí cội nguồn dân tộc cũng đã có chữ Lạc. Vâng! Lạc Long quân; Lạc Việt. Ở vị trí quyền lực: Lạc Vương, Lạc hầu, Lạc tướng.....cho đến cơ thể con người: Kinh Lạc! Ối giời ơi! Còn nhiều thứ: Lạc loài, lạc lõng, thất lạc, lạc đường...và cả Lạc luộc (Đậu phộng). Thậm chí ngay trong sân khấu thuộc lĩnh vực nghệ thuật cũng có: Tuồng Quảng Lạc. Còn Lạc quan là điều tất nhiên!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bị sa mạc hóa nghiêm trọng

05/01/2011 16:12

Những áp lực về dân số, lượng mưa khan hiếm và biến đổi khí hậu đã khiến cho Trung Quốc trở thành nạn nhân lớn nhất thế giới của tình trạng sa mạc hóa, báo China Daily đưa tin hôm 5.1. Hoạt động chăn thả quá mức, khai hoang thiếu kiểm soát và việc sử dụng nước không hợp lý cũng đang gây khó khăn cho việc ngăn chặn sa mạc xâm lấn những diện tích đất đai rộng lớn tại miền bắc và tây của nước này.

Posted Image

Một nông trại sắp bị sa mạc “thôn tính” ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc - Ảnh: AFP (TNO)

“Trung Quốc vẫn là nước có diện tích đất bị sa mạc hóa lớn nhất thế giới”, Chúc Liệt Khắc, Phó giám đốc Ủy ban Lâm nghiệp Nhà nước Trung Quốc, cho biết.

Khoảng 27% tổng diện tích của Trung Quốc, tức khoảng 2,6 triệu km vuông, được xem là đất bị sa mạc hóa, trong khi 18% diện tích đất đai khác bị cát làm cho xói mòn.

Các chuyên gia tin rằng 530.000 km vuông của các sa mạc ở Trung Quốc có thể được phủ xanh trở lại nhưng quá trình này sẽ mất đến 300 năm nếu xét đến tốc độ khắc phục tình trạng sa mạc hóa khoảng 1.700 km vuông mỗi năm như hiện nay.

Cũng theo China Daily, lưu vực sông Hoàng Hà, con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc, hiện được xem là một trong những nơi bị xói mòn nghiêm trọng nhất thế giới, với 62% diện tích bị ảnh hưởng.

Quyên Quân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG CÂU CHUYÊN ĐỜI NHÌN TỪ LỀ ĐƯỜNG

==========================================================

Bà chủ quán nước chè 30 năm ở góc phố "sinh-tử"

03/01/2011 15:40:03

Posted Image- "Đến muộn thế. Hôm nay có ba vụ đấy. Chúng nó vào trong hết rồi!" - Đó là những thông tin rất "nghiệp vụ" mà bà Nguyễn Thị Tới, chủ quán nước chè ở vỉa hè cổng TAND TP Hà Nội, thông báo khi trông thấy tôi.

Hằng ngày, tôi vẫn đến đây để dự các phiên xét xử và thường tranh thủ ra quán nước ngồi "nghị án". Thấy chúng tôi "nghị án" bà cũng rau dưa mắm muối đóng góp ý kiến dựa trên thâm niên gần 30 năm ngồi "hóng hớt" ở cổng toà.

Rặt chuyện éo le

30 năm trước, khi bà mới dọn hàng bán nước chè, quang cảnh ở đây như thế nào?

Úi giời, vắng vẻ, thưa thớt lắm chứ nào được đông đúc như bây giờ.

Vắng thế thì bà bán hàng cho ai?

Khách ghé chỗ tôi chủ yếu là những người đến toà án nghe xét xử; đi thăm nuôi người nhà đang "bóc lịch" trong Hỏa Lò hoặc đến thăm bệnh nhân trong Bệnh viện Sản C...

Hình như ngoài chuyện "người nở ra" thì 30 năm trước nơi đây chẳng khác gì nhiều so với bây giờ?

Có lẽ vậy. Bên Hai Bà Trưng này vẫn là "tử" - gồm toà án và nhà tù Hỏa Lò. Còn đối diện bên phố Triệu Quốc Đạt là "sinh" - Bệnh viện Sản C.

Posted Image

"Đến muộn thế. Hôm nay có ba vụ đấy. Chúng nó vào trong hết rồi!"

Hoá ra cái sự sinh - tử gần nhau đến vậy? 30 năm ngồi đây, hẳn bà đã chứng kiến nhiều chuyện đời?

Tôi sắp bước sang tuổi 60, sống đến giờ này đã biết rõ cái sự sinh - tử gần nhau thế nào rồi cô ạ. Nhất là lại ngồi 8 - 9 tiếng mỗi ngày ở chỗ này, thấy rặt những chuyện éo le.

Những chuyện từ toà án?

Tôi chưa một lần bước chân vào phòng xử án nhưng ngồi ngoài này cũng đủ chứng kiến mọi cung bậc cảm xúc của những người đến toà. Nghe họ nói chuyện, biết hết "lịch" ngày hôm đó xử những vụ án nào.

Cái cung bậc cảm xúc của những người đi toà cụ thể nó thế nào?

Có bị cáo ra toà, bị kết án vài năm tù nhưng rất nhẹ nhàng, như một chuyến đi nghỉ, thân nhân nườm nượp kéo đến động viên, chia sẻ. Có những bị cáo ra toà lại toàn "băng đảng" đi theo, tiền hô hậu ủng. Cũng có những bị cáo chẳng hề có bóng dáng người ruột thịt, thân thích hoặc có đấy nhưng lại là cha già, mẹ yếu, vợ dại con thơ... Ngẫm ra tội lắm cô ạ.

Tội thì tội nhưng họ phải trả giá cho hành vi của mình, thế mới giữ được kỷ cương phép nước chứ bà?

Những kẻ phạm tội "chuyên nghiệp" thì chả nói làm gì. Nhưng có những người chỉ là "trót dại", "ma xui quỷ khiến", họ phải lĩnh án, trả giá đã đành, còn những người ruột thịt của họ cũng khổ lây...

Toà xử án loại nào thì bà đông khách nhất?

Chả cứ đâu. Nhưng nếu có án giết người, cướp của, ma tuý, tham ô tham nhũng... thì đông lắm.

Vì sao lại thế?

Án giết người phía bị hại thường đến rất đông vì của đau con xót. Án cướp của, ma tuý thì thường kéo theo anh em "xã hội" của bị cáo. Án tham ô tham nhũng dính tới quan chức nên cũng cần đông người đến động viên, "chăm sóc".

Về số lượng các vụ án hiện nay so với cách đây 30 năm?

Tôi nhớ lúc đó án xử thưa lắm, tuần chỉ có vài vụ, khoảng 3 - 5 vụ gì đó. Bây giờ mỗi ngày đã xử từ 2 - 3 vụ rồi. Giờ lắm tị nạn quá!

Tệ nạn chứ bà?

À vâng, tệ nạn. (Cười) Tôi già rồi, lại ít chữ nghĩa cô ạ.

Chuyện tử

Thế những người đến toà vào uống nước chè của bà, họ thường kháo nhau những chuyện gì?

Chủ yếu xoay quanh nội tình vụ án, nếu hai bên gia đình bị cáo - bị hại có quen biết nhau thì thói thường là bên nọ nói xấu bên kia, rồi lo lắng về mức án mà bị cáo sẽ phải nhận, thậm chí có người ngồi đây còn gọi điện thoại cho ai đó để nhờ "chạy chọt", nói bao nhiêu tiền cũng được, miễn là "lo" được cho "nó".

Buồn cười! Lúc phạm tội thì cố thu vào, vơ vét cho bằng sạch nhưng khi bị bắt, ra đến chốn công đường thì lại sẵn sàng chi không tiếc tiền để được giảm án, giảm tội. Thế thà sống như tôi, mỗi ngày kiếm vài chục bạc, vô lo vô nghĩ không phải tốt hơn sao?

Ai cũng nghĩ như bà thì toà lấy đâu bị cáo, bị hại để mà phân xử!

Đấy, đúng là tôi già thật!

Posted Image

"Chả thiếu bi kịch đâu cô ạ".

Trong những chuyện bà thấy hằng ngày, có chuyện nào khiến bà chảy nước mắt vì xót thương chưa?

Nhiều chứ! Cô cứ ngồi đây một ngày, thế nào chả gặp. Mới hôm qua, một người đàn bà ngất xỉu ngay dưới đường kia, suýt bị chiếc taxi đi đến kẹp chết nếu không được mấy bác xe ôm đỡ kịp. Chồng chị ta lĩnh án tử vì buôn ma tuý. Khiếp, chiếc xe chở phạm nhân vừa lăn bánh thì chị ta lăn ra bất tỉnh. Hãi quá. Tôi phải cho cốc nước đường ấm, xoa dầu mãi mới tỉnh đấy...

Thế có "đám" nào khiến bà "nổi da gà" vì sợ chưa?

Sợ nhất là án ma tuý vì những người chầu chực bên ngoài này toàn là "băng đảng", nghiện hút... Gan mấy cũng thấy "ngại".

Chuyện sinh

Còn cái sự "sinh" bên phố đối diện, bà có câu chuyện nào để kể không?

Có đấy. Tôi nhớ mãi một chiều tối mùa hè năm 1990. Lúc ấy, đang chuẩn bị dọn hàng về thì tôi chợt thấy ở góc đường một chiếc giỏ nhựa để ngay ngắn như của ai bỏ quên. Tôi gọi thêm mấy người nữa đến thì phát hiện một cháu bé vài ngày tuổi nằm gọn trong đó, bên cạnh có hai tờ 50 ngàn. Thấy cháu còn thở, chúng tôi mang vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ cho biết mẹ nó đã ôm con trốn viện từ ngày hôm trước, nhưng không biết vì sao lại bỏ con ngoài đường. Rõ tội thằng bé! Nghe nói về sau các bác sĩ chuyển nó lên trại trẻ mồ côi.

Những chuyện như vậy bà có hay gặp ở đây không?

Trước đây, tôi chỉ tận mắt thấy việc này một lần, còn lại, thỉnh thoảng cũng nghe nói có người bỏ con chỗ này, chỗ kia. Nhưng giờ thì khoa học phát triển rồi, người ta phát hiện sớm, xử lý sớm nên chuyện bỏ rơi con chắc ít hơn.

Nghe mọi người truyền tai nhau, có gốc cây trong sân bệnh viện mà đêm đến còn vẳng tiếng trẻ con khóc. Bà bán hàng ở đây lâu năm có tin chuyện đó không?

Cây cơm nguội giáp đằng Hai Bà Trưng và Triệu Quốc Đạt kia thôi. Người ta vẫn đồn đại thế. Thực hư chuyện trẻ con khóc chẳng biết thế nào nhưng đúng là nhiều năm trước, tôi đã thấy người ta chôn hài nhi bên gốc cây đó... Giờ thỉnh thoảng vẫn có người đến đó thắp hương đấy.

Ngoài chuyện những đứa trẻ bị vứt bỏ như một món đồ, bà có dịp chứng kiến những người khốn khổ vì không sinh được con?

Chả thiếu bi kịch đâu cô ạ. Vật vờ hàng năm giời ở bệnh viện đã có kết quả gì đâu. Mới hôm qua, một cặp vợ chồng ngồi đây, tôi mà không can kịp thì đánh nhau to rồi.

Sự thể thế nào ạ?

Người chồng mặc quân phục hẳn hoi nhé, đưa cô vợ đến khám mấy bận rồi, khám vô sinh ấy. Lần này cô vợ cứ nhất định muốn anh chồng cùng vào. Có lẽ anh ta xấu hổ, hoặc tự tin không phải tại mình nên không chịu. Anh ta bực, văng tục văng rác ra đây chửi vợ. Cô này lúc đầu còn nhịn, về sau nổi cáu lên. Thế là suýt nữa bị chồng "tung chưởng". Tôi khuyên can một hồi rồi thấy hai người lầm lũi dẫn nhau về.

Sinh con đã khó như thế, nuôi lớn còn khó gấp vạn lần, mà nhỡ phải đứa càn quấy, cuối cùng nó lại thành kẻ tội đồ phải lĩnh án tử thì có đúng là một bi kịch không cô?

Vâng, nhưng vẫn phải tin và hi vọng rằng những trường hợp đó hiếm xảy ra bà ạ. Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện rất ý nghĩa này!

Hồng Anh (thực hiện)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy gì qua quyết định huỷ bỏ “lệnh” cấm đường của Sở GTVT Hà Nội

Thứ Bẩy, 08/01/2011 - 08:03

(Dân trí) - Chỉ sau 2 ngày ban hành “lệnh” cấm xe tải có trọng lượng trên 1 tấn ở nhiều tuyến đường, Sở GTVT Hà Nội buộc phải ban hành quyết định huỷ bỏ “lệnh” cấm trên. Việc sửa sai của Sở GTVT Hà Nội như vậy là rất “bình thường” nhưng qua đó cho thấy:

>> Hủy bỏ “lệnh” cấm đường nhiều bất cập của Sở GTVT

>> Hà Nội: Sở GTVT nói "cấm", UBND TP bảo "chưa"

Sự hạn chế về năng lực của những người quản lý giao thông hay…

Không phải bây giờ người dân Việt Nam mới được chứng kiến những chuyện dở khóc, dở cười của những nhà quản lý giao thông qua những đề xuất “trên trời” như: Ngày chẵn đi xe biển số chẵn, ngày lẻ đi xe biển số lẻ, cấm người “ngực lép” điều khiển xe máy…

Đúng ra, phải khen ngợi những nhà quản lý giao thông Việt Nam đã biết sửa sai nhưng với những đề xuất phi thực tế như trên thì cần phải xem xét lại xuất phát điểm của những đề xuất, quyết định “bất cập” này.

Xét trên góc độ chủ quan, nghĩa là những người ra quyết định hoàn toàn có đủ năng lực quản lý mà ra các quyết định phi thực tế có nghĩa là cố tình đi ngược lại lợi ích của số đông người dân, người lao động.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế để được gì? Và tất nhiên câu trả lời các bác tài sẽ được trả lời ngay ở trên đường.

Để ra một quyết định phải có cả một tổ, phòng hoặc ban tham mưu nghiên cứu, dự thảo đưa ra thảo luận rồi mới trình lãnh đạo ký duyệt.

Như vậy có thể nói, quyết định đó không phải là ý thích cá nhân của người ký mà là quyết định của cả một hệ thống quản lý.

Xét trên góc độ khách quan, khi ra quyết định, các nhà quản lý chưa thấy được sự “bất cập” trong quyết định của mình thì lại phải xem xét lại năng lực của những nhà quản lý này.

Quyết định của UBND không “to” bằng quyết định của Sở GTVT

Ngày 27/12, Sở GTVT Hà Nội ra quyết định số 2509/QĐ-GTVT có hiệu lực từ 5/1/2011, các hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội gần như tê liệt, nhiều người lao động trong lĩnh vực này đã có ý kiến phản ứng trước Quyết định cấm đường khó hiểu trên.

Ngày 31/12, UBND Thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành công văn số 6471 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi khẳng định: “Hiện nay, Thành phố chưa có văn bản quy định việc dừng, cấm xe tải hoạt động trong nội đô trong thời gian từ 30/12/2010 đến hết Tết nguyên đán".

Vấn đề đặt ra ở đây là: khi cấp trên phủ quyết thì đương nhiên là quyết định của cấp dưới được bãi bỏ nhưng thực tế là không phải vậy. Trong 2 ngày 5 - 6/1, không xe tải nào dám lưu thông vì sợ phạt. Đây thực sự là một tiền lệ không tốt trong việc phân cấp quản lý.

Về nguyên tắc, quyết định của UBND phải có hiệu lực lớn hơn quyết định của Sở GTVT nhưng… Chỉ đến khi Sở GTVT ra quyết định mới bãi bỏ quyết định cũ thì người dân mới chính thức được “bỏ gông”.

Ngoài ra, việc này cũng cho thấy một “hiện tượng” rất bình thường của các cấp quản lý Việt Nam hiện nay: Cứ ban hành quyết định mà không có nghiên cứu khả thi trước. Đến khi dư luận bức xúc quá thì… sửa. Chỉ có người dân là mệt khi cứ phải chịu thiệt thòi từ những hạn chế của những người quản lý.

Tùng Linh

=============================

Nếu không xét đến mối tương quan giữa phương tiên đông tĩnh trong giao thông. Mối tương quan giữa cái còn lại và cái đang phát triển, đến tính quy luật vận động của các động tử, tính thích ứng môi trường của các phương tiện động....vv...thì còn tắc dài dài.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chống tham nhũng phải từ dân

Tác giả: Trần Sĩ Chương

Tuanvietnamnet.vn

Bài đã được xuất bản.: 08/01/2011 06:00 GMT+7

Khi nói đến tệ nạn tham nhũng, ta thường quy tội cho những quan chức lạm quyền và quy trách nhiệm Nhà nước đã không xử lý nghiêm túc, đầy đủ việc quản lý của mình. Quy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?

Khi tham nhũng trở thành một thứ "văn hóa"

Khi người dân "tham nhũng"

Tham nhũng ở nước ta có phải là tất yếu?

Tham nhũng là hệ quả tất yếu khi có ba yếu tố cùng gặp nhau: nhiều tiền, nhiều quyền và một môi trường cơ cấu xã hội còn non kém. Khi con người có nhiều quyền, kể cả quyền quản lý nhiều tiền thì cái tham sân si tăng theo tỷ lệ thuận. Tham sân si cộng với một cơ cấu kinh tế chính trị - hành chính - xã hội còn thiếu minh bạch, thiếu sự phân quyền rạch ròi, thiếu sự kiểm soát để cân bằng (check and balance) thì có cả tham nhũng là chuyện tất nhiên. Ở xã hội nào cũng vậy, chỉ khác nhau ở mức độ và điều này tùy vào yếu tố cơ cấu mà thôi.

Trong tiếng Việt có hai chữ rất súc tích, gói ghém được không biết bao nhiêu kết quả công trình nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới: quyền lợi và quyền hạn. Đã có quyền thì đòi hỏi phải có lợi và khi giao quyền thì phải có hạn. Nhưng khi cơ cấu yếu kém thì quyền và lợi sẽ không có "hạn" nên khó có thể kiểm soát được. Các nhà quan sát quốc tế khi nhìn tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đều không ngạc nhiên với những vụ việc như PMU 18, họ cho rằng điều ấy không xảy ra mới là lạ. Họ chỉ hơi ngạc nhiên là ông Giám đốc PMU 18 đã bị sân si, chơi ngông đến mức để bị phát hiện. Và họ cũng không ngạc nhiên nếu Việt Nam còn cả trăm, hay cả ngàn PMU 18 nữa chưa bị phát hiện.

Posted Image

Lý do đơn giản là Nhà nước đang quản lý một số tiền viện trợ ODA quá lớn, quyền lực thì tập trung vào một tập thể nhỏ (mà tâm lý tập thể thì thường tự hành xử, bao che vì nhau), trong khi cơ cấu xã hội chưa có đủ độ hoàn chỉnh giúp lãnh đạo quản lý Nhà nước một cách hiệu quả các hoạt động kinh tế ở tầm vi mô. Vì vậy, sau hơn 15 năm thực sự đi vào đổi mới, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hạ tầng cơ sở xã hội khả dĩ hợp lý để chuẩn bị cất cánh.

Trong chính trị - xã hội học có câu: "Dân nào thì tương ứng với lãnh đạo đó". Vấn đề tham nhũng không phải chỉ vì có một số ông quan tham tiền. Cũng không phải là do tầng lớp lãnh đạo cấp cao không muốn chống nạn tham nhũng vì tham nhũng là con siêu vi đang làm xói mòn trầm trọng giá trị chính thống của tập thể lãnh đạo, làm cho công việc của họ khó khăn hơn và làm cho họ tuy có quyền nhưng không có thực lực. Khi có quyền mà không có lực thì "hành" không kết quả. Con siêu vi này không thể trị được chỉ bằng những liều thuốc chính sách chống tham nhũng mang tính hình thức này, hay hình phạt pháp luật kia, và cũng không thể chỉ trông đợi vào một cá nhân lãnh đạo anh minh nào đó. Tham nhũng tự nó là một hiện tượng của một vấn đề có tính hệ thống. Cái gốc của nó có từ văn hóa xã hội truyền thống. Tham nhũng còn sinh tồn là nhờ phần lớn vào sự chấp nhận, đồng lõa của xã hội.

Mọi cá nhân nếu nhìn lại mình trong mọi sinh hoạt hàng ngày sẽ thấy sự đồng lóa, dễ dàng chấp nhận tham nhũng của chính bản thân, từ chuyện chấp nhận cho con đi học thêm để lấy lòng thầy, đi họp phải có phong bì dù đó là trách nhiệm công việc của mình, đến chuyện mua bằng cấp chức danh, thành tích. Tình trạng "dễ người để được dễ ta","ai cũng vậy" đã trở thành một cái nếp nghĩ trong dân gian. Tham nhũng còn được xem như là một "phương tiện" cần thiết để khi cần còn có ngõ...

Các nhà kinh tế, xã hội học tin rằng thuốc sát trùng hữu hiệu nhất là ánh sáng (The best disinfectant is sunlight) để nói lên giá trị của một môi trường minh bạch. Tham nhũng là những ung nhọt, những con mối mọt được sinh sôi, nảy nở trong bóng tối ẩm ướt. Ai cũng biết là nếu mở toang các cửa sổ cho thông thoáng, rồi có thêm vài nguyên tắc vệ sinh căn bản thì ruồi muỗi, mối mọt sẽ không còn đất sống. Nhưng việc mở các cửa sổ không đơn giản, vì lực cản không phải nhỏ từ số người có quyền đã quen được thu vén trong bóng tối từ lâu nay. Môi trường xã hội này chỉ có ánh sáng khi nào đa số người dân bị bức xúc đến độ không chịu được nữa và ý thức được ánh sáng mặt trời là cần thiết để giải thoát họ ra khỏi chỗ u tối, bệnh hoạn.

Khi đó, họ sẽ lớn tiếng đòi hỏi ánh sáng mặt trời và tự họ đi mở tung các cửa. Hai điều kiện này hiện chưa có được và còn khó có trong một tương lai gần. Tham nhũng ở mức không thể chấp nhận được có thể sẽ còn là một vấn đề triền miền của xã hội vì xã hội chỉ đang kỳ vọng vào một giải pháp chính sách đơn phương từ Nhà nước mà chưa chịu ý thức đầy đủ trách nhiệm của chính mình để đặt vấn đề một cách trung thực, sòng phẳng.

Posted Image

Tham nhũng cản trở "cất cánh"

Ảnh hưởng của tham nhũng sâu rộng lắm. Ở đây ta chỉ thử làm một bài toán kinh tế tượng trưng. Đến năm 2010, tức thời điểm ta không còn được nhận ODA nữa thì tổng số viện trợ ODA đổ vào Việt Nam có lẽ vào khoảng 20 tỉ USD. Theo một báo cáo được công bố trước đây thì số thất thoát trực tiếp (bị ai đó bỏ túi) lên đến 15-20%, thất thoát gián tiếp (tiêu xài thiếu hiệu quả, chi phí không hợp lý) cũng khoảng tương tự. Như vậy, tổng số thất thoát lên đến 30 - 40%, bằng 6-8 tỉ USD, hay trên dưới 100 ngàn tỉ đồng! Khi nhận 1 đồng ODA mà bị thất thoát thì ta sẽ bị mất không phải 1 đồng, mà còn hơn thế nữa vì chúng ta phải trả lãi (cứ tính tạm là 5%/năm), cộng thêm tình trạng mất cơ hội sinh lãi từ kinh doanh trên 1 đồng này (tạm tính 10%/năm). Như vậy tính ra chúng ta còn mất thêm 0, 15 đồng mỗi năm nữa. Mỗi năm năm ta sẽ mất gấp đôi (2 đồng), sau 10 năm mất 4 đồng... con số 100 ngàn tỉ đồng bây giờ sẽ thành 400 rồi 800 ngàn tỉ đồng mà xã hội sẽ phải gánh chịu trong 10 năm tới.

Trong thuyết kinh tế phát triền thì quá trình phát triển của một nước cũng tương tự như một chiếc máy bay đang lăn bánh trên đường băng. Để máy bay có thể cất cánh thì cần có hai yếu tố quyết định: (1) Máy bay phải có đủ lực để có khả năng duy trì một gia tốc tối thiểu và (2) Đến một thời điểm nhất định phải có quyết định cất cánh. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì máy bay sẽ đâm đầu vào cuối đường băng. Tham nhũng là một trong những yếu tố tiêu cực lớn nhất làm cho máy bay không thể cất cánh được vì không đủ lực (hạ tầng cơ sở không được đầu tư hữu hiệu và đúng mực để mau chóng đạt mức tối thiểu để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển khác). Cơ hội để cất cánh sẽ không có mãi (đường băng nào cũng có giới hạn). Kinh nghiệm của các nước đang phát triển là trong vòng 10 - 15 năm, nếu nạn bao cấp và tham nhũng không được giải quyết tích cực thì cơ hội cất cánh càng khó khăn hơn.

Xã hội Việt Nam vì hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, đã làm cho đa số người phải tập trung quá nhiều vào các vấn đề sinh tồn cá nhân. Mà khi con người đã quá đặt nặng vào sự sinh tồn thì tính ích kỷ của mỗi cá nhân sẽ làm cho "vốn xã hội" suy đồi, lòng tin của con người với người và giữa người với hệ thống xã hội bị sứt mẻ. Sự chấp nhận của xã hội sống chung với tham nhũng như là "sống chung với lũ" sẽ làm cho người dân trong xã hội mất lòng tin vào tương lai, xuôi tay với thời cuộc, không còn khả năng chủ động được vận mệnh của mình. Đây là cái giá lớn nhất mà toàn xã hội phải trả nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh. Việt Nam nay mai đã vào WTO. Doanh nghiệp trong nước phải vượt qua được những thử thách ban đầu vì thật sự chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn "bán mồ hôi kiếm sống".

Chúng ta có đủ sức cần cù, nhanh nhẹn sống còn trong thời gian đầu. Nhưng thử thách khắc nghiệt nhất chính là ở trong ta, ở nội lực. Nếu chúng ta không tự cởi trói, không gột bỏ được những thói quen xấu, không nhanh chóng thay đổi tư duy để sống và làm việc một cách thuận lý hơn và cho mục tiêu chung của xã hội thì ta sẽ khó có cơ hội đổi đời và sẽ bị đào thải, vì môi trường hội nhập toàn cầu vẫn là một môi trường "cá lớn nuốt cá bé", ngày càng tinh vi và trực diện hơn. Chúng ta đang ở một ngã ba lịch sử. Trong thập niên này, hoặc chúng ta sẽ đi về hướng phát triển một xã hội văn minh có văn hoá như Singapore, Malaysia hay một xã hội phân hóa, tụt hậu như Indonesia, Philippines? Điều đó phụ thuộc vào trách nhiệm và quyết định của toàn xã hội.

Phải từ dân. Đây là vần đề lớn có tính chất hệ thống và đòi hỏi phải có sự đồng tâm, quyết liệt hành động của toàn xã hội. Vấn đề tham nhũng như một cây cổ thụ đã ăn sâu mọc rễ. Sẽ không có một vị lãnh đạo cao cấp nào có đủ khả năng tự bứng gốc được gốc cây ấy. Xã hội không nên quá kỳ vọng vào lãnh đạo Nhà nước vì họ không đủ lực. Không ít nhà lãnh đạo cao cấp đã từng than phiền với hiện trạng "trên nói dưới không nghe". Toàn xã hội cần nhận ra một cách chính xác cái giá phải trả cho tham nhũng và phải có thái độ dứt khoát. Xã hội Việt Nam đã có truyền thống dân chủ cao. Lãnh đạo Việt Nam về nguyên tắc là từ dân và do dân, đã chấp nhận dân là chủ. Chỉ có dân mới có khả năng tạo điều kiện cho lãnh đạo thi hành có hiệu quả các liều thuốc chống tham nhũng và đòi họ có trách nhiệm trước dân tộc.

Dân tộc ta đã chứng minh được khả năng "đội đá vá trời" khi bị ép đến đường cùng. Thành công của tất cả các cuộc kháng chiến giành độc lập trong lịch sử đất nước đều từ sự quyết tâm và hành động của toàn dân. Trong thập niên 1980, cuộc đối mặt kinh tế cũng đã từ dân. Chính sách đổi mới là một thành tích lịch sử cực kỳ khó khăn trong hoàn cảnh chính trị - xã hội thời đó, vậy mà dân vẫn làm được.

Vấn đề tham nhũng nan giải hơn là vì cái đau và cái giá phải trả của nó không cảm nhận được tức thời. Nó ngấm ngầm như một căn bệnh ung thư, chứ không như một cơn đói. Như vậy, ý thức đúng đắn về bản chất của vấn đề và sự đòi hỏi quyết liệt của xã hội phải là yếu tố tiên quyết trong việc giải quyết được căn bệnh trầm kha này.

Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

======================================

Đây là bài bình luận dở nhất trên Doanh Nhân Sài gòn mà Tuanvietnamnet.vn đăng lại. Từ hàng ngàn năm nay từ thường dân chính thống có mề đay cho đến phó thường dân dự khuyết hang hai đều là nạn nhân của tham nhũng. Bởi vậy không cần phải kêu gọi chống tham nhũng từ dân cả. Họ không ưa tham những từ thời "tổ tiên ta ở trần đóng khố" kia.

Tính từ quốc tế đến Việt Nam - Chẳng thấy bài viết nào phân tích chính xác nguyên nhân tham nhũng - để có một giải pháp hợp lý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về tên lửa chống hạm của Trung Quốc

Tác giả: Thụy Phương

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 06/01/2011 09:00 GMT+7

[Công nghệ tên lửa của Trung Quốc luôn được coi là một thế mạnh, kể từ khi nhà khoa học tên lửa Tiền Học Sâm từ Mỹ trở về Trung Quốc những năm 1950.

Sức mạnh quân sự Trung Quốc có bị cường điệu?

Khả năng chống hạm

Các nhà khoa học chính phủ Mỹ đã rất ấn tượng với khả năng của Trung Quốc. Theo một chuyên gia vũ khí Mỹ, ngày 11/1/2007, một tên lửa Trung Quốc với tốc độ bay gần 7km/giây đã bắn trúng vệ tinh. Vụ việc này đã làm nhiều nước lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trên không gian. Một số nguồn tin cho hay, trên thực tế, ngày 11/1, Trung Quốc đã sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ Trung tâm vũ trụ Tây Xương để phá hủy vệ tinh dự báo thời tiết đã quá hạn sử dụng đang bay cách bề mặt trái đất khoảng 865km. Đây là vụ bắn thử nghiệm tên lửa phá hủy vệ tinh tinh đầu tiên của Trung Quốc, sau 3 lần thất bại.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã phóng vào quỹ đạo hàng loạt vệ tinh thuộc chuỗi Dao Cảm, gần đây nhất là Dao Cảm 11. Về lý thuyết, các vệ tinh này được sử dụng để tiến hành thử nghiệm khoa học, thực hiện các cuộc điều tra về tài nguyên đất đai, đánh giá năng suất cây trồng và giúp giảm thiểu các thiên tai. Tuy nhiên, nó cũng có thể cung cấp cho Trung Quốc khả năng theo dõi, tìm các mục tiêu cho tên lửa.

Trung Quốc cũng đang cố gắng thiết kế một loại tên lửa đạn đạo chống hạm bằng việc theo đuổi phát triển tên lửa tầm ngắn, Đông Phong-21 (DF-21), khiến nó có thể trở thành một vũ khí sát thủ tàu sân bay.

Posted Image

Mặc dù chưa được triển khia, nhưng hệ thống này đã tạo ra những thay đổi ở Mỹ. Trong tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates nói, việc Trung Quốc "đầu tư vào vũ khí chống hạm và tên lửa đạn đạo có thể đe doạ tới sứ mệnh cơ bản của Mỹ là trình diễn sức mạnh và giúp đỡ các đồng minh ở Thái Bình Dương". Hải quân Mỹ năm 2008 đã cắt giảm chương trình tàu khu trục DDG-1000 từ tám xuống còn 3 tàu vì các tàu này thiếu khả năng phòng thủ tên lửa.

Tuy nhiên, thách thức với Trung Quốc là một tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) quá khó khăn để thực hiện. Người Nga đã từng theo đuổi việc này trong nhiều thập niên và thất bại. Mỹ thì không cố gắng thử nghiệm mà thích trong chờ vào tên lửa hành trình cũng như các tàu ngầm tấn công để thực hiện nhiệm vụ đe doạ hải quân đối phương.

Các vệ tinh Mỹ sẽ phát hiện ra một ASBM khi nó được phóng đi, đủ để cảnh báo cho một tàu sân bay di chuyển trước khi tên lửa có thể trúng mục tiêu. Để đánh trúng một tàu sân bay di động, các chuyên gia vũ khí chính phủ Mỹ cho rằng, hệ thống mục tiêu của Trung Quốc sẽ phải "tốt hơn cả đẳng cấp thế giới".

Ngô Nhậm Cường, một người làm việc sáu năm tại Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc ở vai trò nhà thiết kế tên lửa nói rằng, trong khi ông không thể xác nhận có một tên lửa như thế tồn tại, thì ông cũng tin rằng, các vũ khí kiểu này về thực chất là mang mục đích chính trị, chỉ để khiến tàu chiến Mỹ "suy nghĩ kỹ" khi hoạt động ở gần bờ biển của Trung Quốc.

"Có một câu hỏi mở là những tên lửa này sẽ hoạt đọng thế nào trong tình huống xung đột", Ngô, người hiện đang nghiên cứu ở Mỹ, nói. "Nhưng đe doạ - đó là những gì quan trọng nhất để bàn về chúng".

Vấn đề tinh thần

Việc triển khai lực lượng hải quân tới Vịnh Aden năm ngoái là một phần hoạt động quốc tế chống lại hải tặc được coi là bước tiến to lớn với Trung Quốc. Động thái này cho thấy học thuyết quân sự của Trung Quốc đã chuyển từ phòng thủ biên giới nội địa sang bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, đang mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, lực lượng hải quân viễn chinh này cũng cung cấp một cái nhìn vào sự yếu kém của quân đội Trung Quốc, theo một báo cáo mới của Christopher Yung, cựu quan chức Lầu Năm Góc giờ đây nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng Mỹ.

Trung Quốc thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài - họ từng khẳng định sẽ không đóng quân ở nước ngoài - đã làm hạn chế khả năng duy trì tàu cho các sứ mệnh dài ngày. Thiếu trực thăng - được xem là "ngựa thồ" của lực lượng hải quân viễn chinh - đã gây khó khăn cho các tàu trong phối hợp hoạt động với tàu khác. Hạm đội tàu hỗ trợ nhỏ bé của Trung Quốc - chỉ có ba tàu - cũng làm lực lượng hải quân viễn chinh Trung Quốc bị hạn chế khả năng khi hoạt động.

Theo Yung, hải quân Trung Quốc cũng gặp khó trong việc đảm bảo ổn định nguồn cung nước ngọt cho thuỷ thủ. Việc bảo quản kém rau quả, thực phẩm trên các tàu làm đôi khi đã xảy ra trường hợp ngộ độc cho thuỷ thủ. "Các thuỷ thủ trong lần viễn chinh đầu tiên đã gặp phải vấn đề về tinh thần", Yung nói. Ông nhấn mạnh, sau sứ mệnh đầu tiên ở nước ngoài, các thuỷ thủ đã được đi nghỉ để "lấy lại tinh thần".

Trao quyền cho chỉ huỷ địa phương - được coi là chìa khóa cho sự thành công của lực lượng chiến đấu, lại là điều mà Bắc Kinh không theo đuổi. Tim Lowe, quan chức Hải quân Hoàng gia Anh người chỉ huy hoạt động Vịnh Aden nhấn mạnh rằng, trong khi hải quân các nước cử sĩ quan gửi sĩ quan điều hành tham gia các cuộc họp đa quốc gia để thảo luận về biện pháp chống hải tặc, thì Trung Quốc lại cử một sĩ quan chính trị (thường thiếu kinh nghiệm chuyên môn) tham dự. Khái niệm chia sẻ thông tin trong các nước đối tác cũng thường gây khó với Trung Quốc.

Căng thẳng với Kremlin

Quan hệ quân sự của Trung Quốc với Nga tiếp tục thể hiện những yếu điểm. Từ 1992 - 2006, tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc là 26 tỉ USD - gần bằng một nửa số vũ khí Nga bán ra nước ngoài.

Tuy nhiên, căng thẳng hai nước đã gia tăng trong năm 2004 bởi hai vấn đề, các chuyên gia Nga cho biết. Nga rất giận dữ khi phát hiện ra Trung Quốc - dã có giấy phép lắp đặt 200 máy bay chiến đấu Su-27SK tại Tổng công ty máy bay Thẩm Dương nhưng đã ngừng hợp đồng sau khi mới sản xuất được 105 máy bay. Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc đã học được cách sản xuất máy bay mà không cần có sự hỗ trợ của Nga. Trung Quốc cũng bị chọc tức sau ký thoả thuận mua các máy bay vận tải IL-76 nhưng phát hiện ra Nga không hoàn thành hợp đồng. Sau khi nhận 105 trong tổng số hợp đồng 200 máy bay Su-27, Bắc Kinh đã ngừng thoả thuận và các cuộc thương lượng mua bán vũ khí không diễn ra trong vài năm.

Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục theo đuổi việc mua bán một số hạng mục như hệ thống phòng không S-300 và động cơ máy bay trị giá hàng tỉ USD. Một động cơ Trung Quốc chế tạo cho Su-27 của họ thường gặp trục trặc sau 30h, trong khi động cơ tương tự của Nga cần tân trang sau 400 giờ, các chuyên gia Nga và Trung Quốc cho biết.

"Hệ thống động cơ là yếu điểm của toàn bộ ngành công nghiệp quân sự chúng ta", một ấn phẩm quốc phòng Trung Quốc dẫn lời Vương Thiên Dân - nhà thiết kế động cơ quân sự nói hồi tháng 3. "Từ sản xuất máy bay tới đóng tàu và công nghiệp chế tạo xe bọc thép, không hề có ngoại lệ".

Khi các cuộc thương lượng vũ khí nối lại với Nga năm 2008, Trung Quốc hiểu rằng, Nga không hề dễ thuyết phục. Ví dụ, họ không có ý định để Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu Nga tại đại lục. Và trong tháng 11, người Nga tuyên bố sẽ chỉ cung cấp Su-35 cho chương trình tàu sân bay của Trung Quốc nếu nước này mua 48 chiếc, đủ để đảm bảo cho các hãng sản xuất Nga thu được khoản lợi nhuận kha khá trước khi các kĩ sư Trung Quốc cố gắng sao chép công nghệ. Nga cũng tuyên bố rằng, họ sẽ trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho quân đội của mình đầu tiên rồi mới tính chuyện xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Chúng tôi, cũng như vậy, đã học được một vài điều", Vladimir Portyakov, cựu quan chức ngoại giao Nga từng tới Bắc Kinh nói.

Dịch từ Washington Post

=================================

Thời cổ đại, độ dài của vũ khí sát thương là sức mạnh của chiến binh ném lao. Thời Trung cổ là sức bật của dây cung, thời cận đại là tầm xa của pháo. Thời đầu hiện đại là tầm xa của máy bay. Gần hơn có Hàng không mẫu hạm nhằm tăng tầm xa của máy bay. Đấy là chuyện cách đây 50 năm. Còn bây giờ thì ngồi một chỗ nhấn nút trong vòng một giờ tên lửa đạn đạo có thể bắn tới bất cứ chỗ nào trên thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lại tăng chi phí quân sự

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :1:03 PM, 10/01/2011

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tiết lộ, nước này sẽ tăng chi phí cho các dự án quân sự, trước khi đặt chân xuống sân bay trong chuyến thăm Trung Quốc.

Trong chuyến bay tới Bắc Kinh để gặp gỡ các lãnh đạo Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhận định: Tình báo Mỹ đã đánh giá thấp tốc độ và mức độ và phát triển của vũ khí Trung Quốc.

Theo lời ông Gates, liệu có phải các ‘mối quan tâm đặc biệt’ của Washington tại khu vực đã thúc đẩy Trung Quốc chế tạo hàng loạt tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay, cũng như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 hay không. Theo Phó Đô đốc Hải quân David Dorsett, loại tên lửa nói đến ở đây là DF-21D và máy bay chiến đấu J-20, hay còn được gọi là J-14, J-XX , JX và XXJ.

Posted Image

Phỏng vấn Bộ trưởng Robert Gates trên chuyến bay tới Bắc Kinh.

Để đạt được mục tiêu thành công trong việc ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc. Bộ trưởng Robert Gates cho biết, Mỹ quyết định tăng một loạt kinh phí cho các chương trình quân sự.

Trong đó, tập trung vào việc tăng chi ngân sách cho chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới đã bị đình chỉ từ năm 2009 và đầu tư nghiên cứu chế tạo loại tàu mới có khả năng gây nhiễu, cũng như dự án chế tạo máy bay tiêm kích F-35 Strike Fighter.

Trước đó, ngày 06/01/2010, báo cáo của Lầu năm góc, Mỹ dự định cắt giảm 78 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới. (*) Vậy mà giờ đây, chỉ trong vài ngày, Mỹ quyết định tăng chi tiêu vào các mặt hàng này trở lại, và tái khởi động dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới đã bị đình chỉ. Hiện tại, Bắc Kinh chưa đưa ra phản ứng nào về tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Posted Image

Thượng tướng Mã Hiểu Thiên ra đón Bộ trưởng Gates.

Ông Gates tiếp tục khẳng định rằng, Mỹ sẽ chú trọng vào chủ đề phát triển quân sự của của Trung Quốc thông qua các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo nước này tới đây, và kêu gọi phía Trung Quốc cắt giảm vũ khí tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dù Mỹ gây sức ép và lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cắt giảm vũ khí, nhưng trên thực tế, ngân sách quốc phòng Mỹ đến thời điểm này còn vượt qua cả Trung Quốc. Trong năm 2010 ngân sách chi cho phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc vào khoảng 76-78 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2010 chi tiêu quân sự của Mỹ lên tới 636 tỷ USD. Hơn nữa, dự toán cho ngân sách quốc phòng mà Lầu Năm Góc đã yêu cầu chính phủ tài trợ Mỹ trong năm 2011 lên tới 678 tỷ USD, tuy nhiên khoản ngân sách khổng lồ này đã được Chính phủ Mỹ giảm xuống còn 667,7 tỷ USD

(*) Năm 2012 ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ sẽ ở mức 553 tỷ USD, không bao gồm ngân sách cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài). Cụ thể việc dự định cắt giảm bao gồm: Ngừng kế hoạch phát triển xe chiến đấu chuyên dụng EFV cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ; thu hồi các đơn đặt hàng chế tạo máy bay chiến đấu F-35 Lightning II đầy hứa hẹn từ công ty Lockheed Martin.

Hoàng Ngân (Theo Lenta)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên chống sùng bái Kim Jong Un

09/01/2011

Cận cảnh đại tướng 27 tuổi của CHDCND Triều Tiên

Tiết lộ về thời du học của Kim Jong Un

TP - Theo nguồn tin của giới ngoại giao Trung Quốc, Kim Jong Un, người con trai út sẽ kế vị Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il không còn được gọi là Tướng quân trẻ tuổi.

Posted Image

Kim Jong Un hiếm khi xuất hiện một mình.

Đó là chỉ thị mà nhân viên các cơ quan đại diện của Triều Tiên ở Trung Quốc nhận được. Thay vào đó, tướng Kim Jong Un từ nay sẽ được gọi một cách chính thức là Đồng chí Kim Jong Un kính mến hoặc Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương kính mến.

Theo nhận định của các nhà quan sát, cách xưng hô mới sẽ không quá nhấn mạnh tuổi đời còn trẻ (mới 27 tuổi) của Kim Jong Un và nhờ đó sẽ củng cố thêm uy tín của ông.

Đồng thời, Triều Tiên cũng thi hành một số biện pháp nhằm tránh hiện tượng sùng bái quá sớm đối với ông. Chẳng hạn, ngày sinh của Kim Jong Un vẫn chưa phải “ngày đỏ” trong những cuốn lịch ở Triều Tiên, tức là chưa được thừa nhận là ngày lễ và ngày nghỉ.

Hiện nay mới chỉ có 2 nhân vật Triều Tiên được hưởng vinh dự này, đó là cố Lãnh tụ Kim Nhật Thành và đương kim Chủ tịch Kim Jong Il.

Cách xưng hô mới sẽ không quá nhấn mạnh tuổi đời còn trẻ (mới 27 tuổi) của Kim Jong Un và nhờ đó sẽ củng cố thêm uy tín của ông.

Hơn thế nữa, trên các bức chân dung lãnh tụ được thấy tại nhiều nơi ở Triều Tiên, hình tướng Kim Jong Un bao giờ cũng bên cạnh hình Chủ tịch Kim Jong Il. Các nhà quan sát chưa bao giờ thấy hình Kim Jong Un trên một bức chân dung riêng biệt. Ngoài ra, trên tờ Nodom Simung, cơ quan ngôn luận của BCH TƯ Đảng Lao Động Triều Tiên, danh tính của Kim Jong Un đã được in bằng kiểu chữ đậm nét hơn những người khác, bằng chứng cho thấy vị trí cao của nhân vật này trong giới lãnh đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, kiểu chữ đó vẫn mảnh hơn kiểu chữ in danh tính cố Lãnh tụ Kim Nhật Thành và đương kim Chủ tịch Kim Jong Il.

Như ta đã biết, Chủ tịch Kim Jong Il có 3 con trai, nhưng con trai út Kim Jong Un lại được chọn làm người nối nghiệp cha. Người con trai trưởng Kim Jong Nam đã bị mất tín nhiệm hoàn toàn sau khi bị bắt quả tang ở Nhật khi sử dụng hộ chiếu giả của nước Cộng hoà Dominique để vào thăm Công viên giải trí Disneyland ở thủ đô Tokyo.

Sau vụ bê bối này, Chủ tịch Kim Jong Il cho rằng người con trai lớn chịu ảnh hưởng quá nhiều của nền văn hoá Phương Tây. Người con trai thứ lại quá mềm yếu, tính tình không quyết đoán, do đó không thể trở thành người đứng đầu một đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Vũ Việt

Theo Newsru.com

===============================================

Ngoại dân - phó thường dân dự khuyết hạng hai như Thiên Sứ tôi thì gọi là "Ngài Kim Joong Ul"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước cuộc đại mặc cả Trung - Mỹ

TUANVIETNAM.VN

Tác giả: TS Đinh Hoàng Thắng

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Những ai quan tâm đến thời cuộc chắc đều mong WikiLeaks sớm công bố những cuộc thảo luận giữa các đoàn tiền trạm Trung Quốc và Mỹ đã/đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ vào 19/1 tới, đặc biệt là những đổi chác chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.

Ít nhất có ba đoàn lớn đều được đánh giá là để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ lần đầu tiên kể từ 2006, cho dù các lãnh đạo Trung - Mỹ vẫn thường gặp nhau bên lề các cuộc ngoại giao đa phương.

Đoàn liên ngành do phó ngoại trưởng James Steinberg dẫn đầu sang TQ hồi cuối năm, đoàn của ngoại trưởng Dương Khiết Trì vừa rời Mỹ những ngày này và đoàn của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates hiện đang đàm phán tại Bắc Kinh.

Không khí phấn khích của các hoạt động tiền trạm cho chuyến thăm cấp cao bao trùm giới quan sát quốc tế. Đây không chỉ là mối bang giao quan trọng nhất thế kỷ 21, mà còn là cặp quan hệ vừa cộng sinh vừa đối kháng đầy những nghịch lý.

Và điều thiết yếu hơn, sự tương tác Trung-Mỹ lần này này không chỉ quyết định phương hướng quan hệ giữa hai cường quốc có trách nhiệm hàng đầu đối với hòa bình và thịnh vượng trong hàng thập kỷ tới mà còn thiết kế lên diện mạo của thế giới tương lai.

Một chút ôn cố tri tân

Trong chính trị quốc tế, khi các đại cường chuyển dịch một gót chân cũng đủ để các nước nhỏ phải chạy việt dã hàng chục năm trời mà nhiều khi vẫn bở hơi tai trong việc thích nghi với môi trường chiến lược trên toàn cầu, đặc biệt là trong khu vực phát sinh do/hoặc nhờ vào chính sự chuyển dịch ấy!

Chuyến công du sang Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình ba mươi năm về trước vẫn là một sự nhắc nhở còn nguyên vẹn tính thời sự và tính bất ngờ đối với các nước "vùng ven" do sự bắt tay hay thuyên giảm hiềm khích Mỹ-Trung gây ra.

Để có được chuyến thăm lịch sử đó, Mỹ và Trung Quốc đã trải qua gần 7 năm đàm phán và xây dựng quan hệ (từ 1972 đến 1979). Từ nền ngoại giao bóng bàn, thông qua các cuộc đàm phán bí mật giữa Kissinger và Chu Ân Lai, ký và triển khai Thông cáo chung Thượng Hải...

Sự nỗ lực của các chiến lược gia và các nhà thương thuyết của cả hai bên được đền đáp. Trung Quốc ly khai hoàn toàn khỏi khối Xô-viết, vượt thoát sự kiềm tỏa của Liên Xô, bắt tay với Mỹ và phương Tây để đảm bảo an toàn cho bước ngoặt lịch sử của sự chuyển hướng chiến lược: kích hoạt sự nghiệp 4 hiện đại hóa.

Sử quan hệ quốc tế không thể bỏ qua một chương cực kỳ có ý nghĩa trong giai đoạn này đối với mỗi người Việt Nam yêu nước và có lòng tự tôn. Đó là liều vắc- xin cuối cùng, tháng 2/1979 khi TQ muốn thử phản ứng của Liên Xô sau Hiệp định hợp tác Việt-Xô để có thể bắt đầu 4 hiện đại hóa, như chính sự thừa nhận của tướng hai sao Lưu Á Châu.

Posted Image

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Những tranh chấp Trung-Mỹ hiện nay

Chính trị quốc tế hiếm có chuyện hai lần tắm trên một dòng sông.

Chiến tranh lạnh đã lùi xa hàng thập kỷ nhưng các mối quan hệ quốc tế hiện nay vẫn phức tạp hơn bao giờ hết. Những gì xẩy ra hai năm gần đây ở ĐNÁ và châu Á-Thái Bình Dương cho thấy các mâu thuẫn địa-chiến lược trên Biển Đông và ở các khu vực Đông Hải, Hoàng Hải sẽ là điểm nóng trong nghị trình cấp cao.

Trung-Mỹ tuy đã xây dựng được các mối bang giao trưởng thành, nhưng mấy năm trở lại đây lại đang lâm vào tình trạng ngày càng bất tín nhiệm nhau. Ngay đến cựu ngoại trưởng Kissinger cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ giới lãnh đạo Mỹ-Trung trong vòng thập niên tới đang gieo nền móng cho sự thù nghịch đáng ngại.

Tờ "The Economist" trong số mới nhất còn cảnh báo thêm rằng, hiện không có nơi nào trên thế giới diễn ra sự kình địch manh nha nhưng gay gắt như giữa quân lực Hoa Kỳ và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang được nhanh chóng hiện đại hóa.

Cụ thể hơn, một trong những mối quan ngại của thế giới và khu vực hiện nay là Trung Quốc dường như ngày càng ráo riết hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tăng cường lực lượng hải quân ở Biển Đông và có các hành động mạnh bạo: từ uy hiếp, bắt bớ ngư dân đến các cuộc tập trận với quy mô lớn chưa từng có.

Trong một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ có lưu ý rằng tư duy quân sự của Bắc Kinh hiện đã thay đổi cơ bản. Trước đây, TQ chú trọng đến chủ quyền trên đất liền và hàm ý rằng PLA chỉ bám theo vùng biên giới. Giờ đây, Trung Nam Hải nhấn mạnh phải bảo vệ điều mà Bắc Kinh cho là quyền lợi của TQ ở khắp hoàn cầu.

Ngoài các hồ sơ về kinh tế, thương mại, đặc biệt là vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề an ninh quốc phòng sẽ chiếm một thời lượng lớn trong các cuộc thương thuyết. Thật ra không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác cũng quan tâm đến chương trình hiện đại hóa quân đội của PLA.

Mỹ muốn TQ minh bạch hơn trong vấn đề này và cần đến sự hợp tác của TQ để giải quyết một số vấn đề lớn trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác Mỹ cũng lo rằng TQ là nước có thể thách thức vị thế lãnh đạo của Mỹ.

Trong tư duy chiến lược, TQ xem Mỹ như một siêu cường đang đi xuống và ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Mỹ ngược lại lo ngại tinh thần dân tộc quá khích ở TQ, nhất là giờ đây TQ đã đạt được một vị thế đáng nể về kinh tế lẫn quân sự.

Thái độ đối với Biển Đông

Vấn đề đặt ra là trong tất cả những tranh chấp nói trên thì mâu thuẫn xem chừng ngày càng sâu sắc giữa "lợi ích cốt lõi" của TQ và "quyền lợi quốc gia" của Mỹ tại Biển Đông sẽ nằm ở đâu trên giải tần cạnh tranh rộng lớn giữa hai đại cường?

Theo một số quan sát viên thì nước Mỹ lưỡng lự hay suy yếu có thể dẫn tới tình trạng bất ổn định lâu dài ở ĐNÁ. Tình hình có thể đe dọa các hoạt động thương mại lâu nay mà sự phồn vinh cũng như nhiều quyền lợi khác của nước Mỹ trông cậy vào đó. Vì vậy, Mỹ cần duy trì vị thế và chiến lược nhất quán ở Biển Đông.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason (Mỹ) nhìn nhận mâu thuẫn Mỹ-Trung ảnh hưởng đến Biển Đông: Thứ nhất, mâu thuẫn đó làm cho tình hình trong toàn khu vực nóng lên; Thứ hai, do Mỹ can dự tích cực hơn vào khu vực nên các nước nhỏ ở ĐNÁ dám đề ra những chính sách để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ ba, Trung Quốc tỏ thái độ hòa dịu, dù chỉ là tạm thời; Thứ tư, sự hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác ở ĐNÁ và cả toàn bộ châu Á chặt chẽ hơn, nhất là với các quốc gia trước đây có thái độ nước đôi như Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo báo chí Anh, một số giới tại TQ tin rằng "Obama là một tổng thống yếu" và đây là cơ hội để giành lợi thế. Phía Mỹ đáp lại, nếu TQ tin như vậy thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Liệu chủ tịch Hồ Cẩm Đào có dùng chuyến thăm này để "nắn gân" Mỹ hay hai bên sẽ có cách tiếp cận mới để xây dựng bộ khung cho quan hệ, trong đó có thỏa thuận về Biển Đông?

Posted Image

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì. Ảnh: Xinhua.

Đối sách trầm trầm mà cương quyết

Trước đến nay, trong một cục diện quốc tế nhiều khi "mạnh được yếu thua" vẫn có một số ít các quốc gia vừa và nhỏ tồn tại được do họ vốn là "vùng trái độn" hoặc "vùng quyền lợi sinh tử" mà không nước lớn nào dám lộng hành thôn tính.

Tuy nhiên, các nước "nhược tiểu" đó thường theo đuổi một chính sách đối ngoại cực kỳ nhạy bén, ít dính líu vào những tranh chấp quốc tế, ngoại trừ tranh chấp đó liên hệ đến sự tồn vong của đất nước.

Các nước đó, nhất là khi ở cạnh một nước lớn, luôn luôn có thái độ hòa hiếu. Khi bị bắt nạt thì phải cho cả thế giới thấy mình đang bị nước lớn đe dọa, ăn hiếp. Nhưng phải "lạt mềm buộc chặt". Càng mềm dẻo càng tốt. Mềm dẻo không đồng nghĩa với yếu hèn!

Ứng xử ngoại giao của nước nhỏ không thể cứ bị động mãi mỗi khi các nước lớn thay đổi chiến lược. Bởi vì cái giá giờ đây phải trả sẽ lớn hơn trước đây rất nhiều (nếu nước nhỏ lại "trái tim nhầm chỗ để trên đầu" như một số trường hợp). Bời vì vận mệnh của mọi quốc gia, dù lớn hay bé, từ nay đều được quyết định bởi sự phát triển vừa bền vững, vừa gia tốc trên các mặt kinh tế-xã hội-văn hóa.

Trầm mà cương quyết! Thuật ngữ mượn từ âm nhạc cổ điển này có thể nêu bật các đặc trưng cần có của "đa dạng hóa, đa phương hóa" từ các nền ngoại giao của các nước hoàn cảnh giống Việt Nam. Vấn đề giờ đây không chỉ là định hướng đúng mà còn "ăn nhau" ở tốc độ lấy quyết định nhanh. Và các quyết định đó phải đảm bảo "độ cân bằng động" và "sự kết nối" rộng lớn với các loại đối tác!

Với Bắc Kinh trước đây, ASEAN phải mất hơn chục năm trời mới nâng cấp quan hệ hai bên thành đối tác chiến lược. Với Washington, chỉ chưa đầy hai năm, chủ tịch CHXHCN Việt Nam và tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đồng chủ trì Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ và khẳng định các bên sẽ sớm nâng quan hệ lên tầm chiến lược!

Và nếu mọi chuyện xuôi chèo mát mái, sau 15 năm hội nhập vào khu vực và thế giới, bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ cũng đang đứng trước triển vọng sẽ sớm trở thành đối tác chiến lược của nhau, sau khi VN đã nâng cấp quan hệ với hầu hết các thành viên trong P5 lên tầm đối tác chiến lược.

Với tốc độ và chất lượng ngoại giao song phương và đa phương như vậy, thân phận các nước vừa và nhỏ như Việt Nam hy vọng sẽ không phải tắm lại lần thứ hai trên dòng sông định mệnh của nền chính trị cường quyền (power politics) vốn là hệ luận đặc trưng của sự tương tác giữa các nước lớn.

Hy vọng và mong lắm thay!

======================================

Bàn mảnh theo Lý học Đông phương:

Ngày xưa khi Ngô Thục liên kết chống Tào, mưu sĩ Đông Ngô nói - Đại ý: "Khi chống Tào thành công chúa công tôi và Thực Vương sẽ chia đôi thiên hạ". Mưu sĩ Thục trả lời: "Lúc đó tùy mệnh trời cho ai thiên hạ người đó hưởng". Tất nhiên là theo cổ học: "Một nước chẳng thể hai vua". Ngay từ đầu cuốn Tam Quốc diễn nghĩa đã viết: "Đại thế trong thiên hạ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu tất phải tan". Xu hướng toàn cầu hóa khiến cho thế giới phải hợp cực. Vấn đề chỉ còn là hợp cực như thế nào mà thôi. Bởi vậy, cuộc bàn thảo lần này sẽ hoàn toàn khác về cả hình lẫn tượng - nói theo ngôn ngữ Lý học - so với cuộc gặp của tổng thống Regan và Goorbachop. Do đó, lần này nó không hề bí mật tuyệt đối như lần gặp trước ở Địa Trung Hải - (cho đến bây giờ thiên hạ vẫn chưa biết các ngài nói với nhau nhưng gì). Cùng lắm nó là một thứ bí mật mà cái trang web đình đám WikiLeaks gần đây cũng có thể moi ra.

Bài trên Tuanvietnam viết:

Để có được chuyến thăm lịch sử đó, Mỹ và Trung Quốc đã trải qua gần 7 năm đàm phán và xây dựng quan hệ (từ 1972 đến 1979). Từ nền ngoại giao bóng bàn, thông qua các cuộc đàm phán bí mật giữa Kissinger và Chu Ân Lai, ký và triển khai Thông cáo chung Thượng Hải...

Nhưng thời thế mỗi lúc một khác. "Chẳng ai tắm hai lần trên một dòng sông"! Hoàn toàn chính xác. Lý học nói: "Dịch là sự vận động". Trước đây có thể mặc cả và ngã giá, còn bây giờ thì không! Bởi vì cái thế giới bây giờ nó quá nhỏ với một nền kinh tế toàn cầu nên không thể mặc cả được nữa. Mà chỉ có thể "Yes" hay "No" thôi. Hình như đô đốc Hải Quân chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã nói "No" rồi thì phải - khi ông ta được Trung Quốc đề nghị chia sẻ gánh nặng gọi là "gìn giữ hòa bình" ở Biển Đông với lực lượng Hoa Kỳ (Cứ tưởng ông ta bị Tổng thống Obama bị cách chức chứ). Bởi vậy, chẳng cần phải lên quẻ, sẽ chẳng có một thỏa thuận nào ở đây cả. Vần đề sẽ là ai là người tỏ ra biết điều mà thôi.

Bài báo dẫn nhận xét cho rằng:

Theo báo chí Anh, một số giới tại TQ tin rằng "Obama là một tổng thống yếu" và đây là cơ hội để giành lợi thế.

Thật là một điều buồn cho nhận xét này. Bởi vì, lúc này chính ngài Obama đang rất cần chứng tỏ khí phách để xác định trước bàn dân thiên hạ rằng Ngài rất xứng đáng là một tổng thống đúng nghĩa, đang bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trước những cái mà Hoa Kỳ có thể phải mặc cả để chia sẻ.

Sự nhận xét này đúng sai thì trước Tết Việt lịch chứng nghiệm ngay. Cũng chẳng phải chờ lâu đến hơn hai năm như vấn đề "Hạt của Chúa'. Mà cũng chẳng cần đến web WikiLeaks đang tải hay không.

Ngoài giới hạn của Lý học, tự thấy tri thức cũng chẳng bằng ai, nên chỉ dám lạm bàn đến vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người biết mặc quần áo từ khi nào?

VIETNAMNET.VN

Cập nhật lúc 10/01/2011 04:00:00 PM (GMT+7)

Theo một nghiên cứu mới về sự tiến hóa của loài rận, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, con người bắt đầu mặc quần áo từ cách đây 170 nghìn năm đúng vào thời điểm con người vượt ra khỏi châu Phi và di cư đến những vùng khác.

TDaily Mail cho biết, do quần áo trang phục không thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài vì vậy, trước nay việc sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống để xác định thời gian con người bắt đầu mặc quần áo là không thể.

Posted Image

Con người bắt đầu mặc quần áo cách đây 170 nghìn năm. Ảnh minh họa.

Chính vì thế, tiến sĩ David Reed, chuyên gia nghiên cứu động vật có vú thuộc Đại học Florida cùng các cộng sự của mình đã chuyển sang nghiên cứu sự phân kỳ tiến hóa của các con rận khi chúng chuyển từ da đầu con người xuống quần áo từ đó xác định thời điểm con người bắt đầu biết mặc quần áo.

“Chúng tôi muốn tìm một phương pháp khác để xác định thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo. Bởi vì chúng ta biết rằng loài rận ở quần áo chỉ xuất hiện khi trang phục đã xuất hiện trong đời sống của con người”, David Reed nói.

Loại rận sống trên da đầu con người (còn gọi là con chí) là loài rận xuất hiện sớm nhất. Sau đó, khi con người biết mặc quần áo thì loài rận này bắt đầu phân hóa làm 2, một loài chuyển sang sinh sống trên phần da của cơ thể còn gọi là rận quần áo.

Vào khoảng 100 nghìn năm trước, con người mới bắt đầu di cư đến những vùng lạnh và cao hơn. Điều này cũng có nghĩa là, từ trước đó 70 nghìn năm, con người đã bắt đầu biết mặc quần áo.

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, con người đã có một khoảng thời gian rất dài không có quần áo lẫn lông trên cơ thể để giữ ấm. Các nghiên cứu trước đó đều khẳng định, thời điểm cơ thể con người bắt đầu rụng hết lông xảy ra cách ngày nay khoảng 1 triệu năm. Mà con người chỉ bắt đầu mặc quần áo khi lông trên cơ thể đã rụng hết.

Trước đó , vào năm 2003, một nghiên cứu về rận quần áo của Mark Stoneking và một số nhà khoa học tại Học viện Max Planck, nước Đức đã phát hiện ra rằng con người bắt đầu biết mặc quần áo từ cách đây 107 nghìn năm.

Tuy nhiên, dựa trên những dữ liệu và phương pháp tính toán mới, các chuyên gia của Đại học Florida đã phát hiện ra rằng loài chí và rận bắt đầu phân hóa cách đây 170 nghìn năm. Nghĩa là từ thời điểm này, con người bắt đầu biết mặc quần áo.

Ian Gilligan, thuộc Đại học Quốc gia Australia nói: “Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp con người tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hóa cũng như phương thức di cư của con người. Con người hiện đại có thể bắt đầu mặc quần áo một cách thường xuyên để giữ ấm khi lần đầu tiên họ phải đối mặt với kỷ Băng hà”.

L.V. (Theo Daily Mail)

===================================

Ối giời ơi! Thiên hạ biết mặc quần áo cách đây nhưng 170. 000 "lăm" lận. Vậy mà họ nói "tổ tiên ta ở trần đóng khố" kìa! Nếu quả thực như vậy thì chỉ có thể nhận xét rằng:"Không hề có sự giao lưu giữa các nền văn hóa từ 170. 000 năm với những bộ lạc" theo chính cách hiểu của những tư duy ngớ ngẩn như vậy! Nhưng nếu vậy thì hoặc là tổ tiên ta tự thân tiến hóa để phát minh ra kỹ thuật đúc đồng với hợp kim siêu đẳng vào thời bấy giờ - và giao lưu với các dân tộc láng giềng qua di sản trống đồng - nhưng vẫn "Ở trần đóng khố". Thật là một điều buồn hẳn với cách nhìn quá ấu trĩ như vậy!

Xin cảm ơn những con rận!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sọ người gắn 8000 viên kim cương: Thiên đường hay vô cảm?

10/01/2011 17:14:02

Posted Image- Damien Hirst, một nghệ sĩ đương đại người Anh nổi tiếng với tác phẩm sọ người nạm kim cương, đã bị lên án là "vô cảm" sau khi ông một lần nữa sử dụng hộp sọ và gắn lên đó 8.000 viên kim cương để làm ra tác phẩm nghệ thuật của mình. Tác phẩm được đặt tên là "Cho thiên đường của Sake".

Tuy nhiên, hộp sọ lần này được Damien Hirst sử dụng là một hộp sọ của trẻ sơ sinh. Em bé này đã qua đời khi mới được 2 tuần tuổi. Chiếc hộp sọ là một phần của bộ sưu tập bệnh học thế kỷ 19 và đã được Hirst mua lại.

Chiếc hộp sọ được gắn vỏ bạch kim cùng hơn 8.000 viên kim cương hồng và trắng của tiệm kim hoàn cao cấp Bentley & Skinner.

Posted Image

Tác phẩm được đặt tên là "Cho thiên đường của Sake".

Sally Russell, người sáng lập nhóm nuôi dạy con cái Netmums ở Anh cho biết, việc lấy sọ trẻ em để làm tác phẩm nghệ thuật là một hành động "xúc phạm" tới cha mẹ của họ và lo ngại điều đó có thể ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều người khác trong việc "tìm kiếm chủ đề cho tác phẩm nghệ thuật của họ".

Tuy nhiên, theo quan điểm của Roger Sclare, một nhà chuyên nhồi xác động vật, người đã cung cấp cho Hirst sọ người để làm nên tác phẩm trước đó thì: "hộp sọ của trẻ sơ sinh rất hiếm, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn được bán cho các nhà sưu tập tư nhân và đôi khi nó cũng được thương mại hóa...".

Tác phẩm "Cho thiên đường của Sake" dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng này tại một cuộc triển lãm tranh và các tác phẩm điêu khắc mới nhất của tác giả tại Trung tâm triển lãm các bộ sưu tập Gagosian tại Hồng Kông. Dự kiến nó sẽ được trưng bày ở London (Anh) vào cuối năm nay.

Hirst từ chối tiết lộ về giá của tác phẩm gây nhiều tranh cãi này. Tuy nhiên, tác phẩm sọ người nạm kim cương do ông sáng tạo trước đó mang tên "Vì tình yêu của Thiên Chúa" đã được bán với giá 50 triệu bảng Anh trong năm 2007. Nó được coi là tác phẩm được bán với giá cao nhất từ trước tới nay mà một nghệ sĩ đương đại bán được.

Hiện "Vì tình yêu của Thiên Chúa" đang được trưng bày ở Palazzo Vecchio ở Florence, nơi hàng ngàn người xếp hàng để được chiêm ngưỡng nó mỗi ngày. Nó được trang trí bằng 8.600 viên kim cương trong đó có một viên kim cương hồng trị giá 4,2 triệu bảng Anh trên trán.

Cũng giống như tác phẩm mới của Hirts, "Vì tình yêu của Thiên Chúa" cũng đã từng phải hứng chịu rất nhiều lời khen chê như "một kỳ quan của vũ trụ", "hiện thân của sự thô tục và vật chất hiện đại"....

Posted Image

Tác phẩm "Vì tình yêu của Thiên Chúa"

Theo phân tích, hộp sọ này thuộc về một người đàn ông châu Âu khoảng 35 tuổi sống ở thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19.

Nghệ nhân Hirst cho biết, những tác phẩm sọ người của ông được lấy cảm hứng từ việc sử dụng các hộp sọ làm tác phẩm nghệ thuật của người Aztec cổ đại.

"Khi nhìn vào hộp sọ, bạn nghĩ rằng nó là biểu tượng của một sự kết thúc nhưng khi bạn nhìn thấy một sự kết thúc đẹp như thế này, nó sẽ mang lại cho bạn hy vọng. Chúng là biểu tượng của sự hoàn hảo và sự giàu có, của đam mê, cái chết và sự bất diệt. Nó là biểu tượng của mọi thứ vĩnh cửu..."

Nguyễn Hường (Theo Telegraph)

======================================

Tôi có cảm giác vị nghệ nhân này đang hình tượng hóa quyền uy của Thần Chết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thác Cam Ly mơ mộng thành nơi chứa nước thải

16/01/2011 15:08:44

Posted Image- Hoàn toàn thất vọng. Đó là tâm trạng của tuyệt đối du khách khi tới tham quan thác Cam Ly Đà Lạt vào thời điểm này.

Nhiều người dân sống gần thác Cam Ly Đà Lạt cho biết, chưa có năm nào thắng cảnh quốc gia này lại ô nhiễm tệ hại đến vậy. Một du khách chia sẻ: "Đứng cách xa dòng thác cả vài chục mét du nhưng chúng tôi đã ngửi thấy mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Thất vọng qua!...". Theo quan sát của PV, cả dòng suối đặc quánh nước thải đen ngòm của thành phố. Phía dưới thác, bọt tung trắng xóa tạo thành những tảng băng nổi bồng bềnh bao trùm lên toàn bộ mặt nước.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là từ ngày hồ Xuân Hương chặn dòng tích nước, nước đổ về thác Cam Ly chỉ còn lại nước thải của thành phố, kết hợp với nước ứ đọng trong các kênh, mương đã biến thắng cảnh quốc gia này trở thành một trong những nơi ô nhiễm nhất thành phố Đà Lạt.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Chương, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt – đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác thác Cam Ly cho biết, đang tiến hành xây đập cao su phía thượng nguồn dòng thác để tích nước phục thác hoạt động với tổng kinh phí đầu tư trên 2 tỷ đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh về thác Cam Ly được PV Bee.net.vn ghi lại trong ngày hôm nay 16/1:

Posted Image

Kinh hoàng với những mảng bọt

Posted Image

Du khách hoàn toàn vỡ mộng khi trông thấy cảnh tượng này

Posted Image

Bọt trắng phủ kín dòng nước đen ngòm tạo thành thảm băng trên dòng thác Cam Ly

Posted Image

Hằng ngày, khu du lịch thác Cam Ly luôn phải cử người chuyên làm nhiệm vụ múc những mảng bọt để khơi thông dòng chảy

Posted Image

Thác Cam Ly hiện đang là một trong những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhất thành phố Đà Lạt

Posted Image

Du khách sửng sốt trước cảnh tượng này

Posted ImagePosted Image

Mất tiền mua vé vào cổng nhưng du khách lại phải tham quan khu du lịch ô nhiễm. Phần lớn du khách vào nhìn thấy cảnh này đều lặng lẽ bỏ đi.

Posted Image

Mảng bọt này bị gió hất tung lên bờ

Posted Image

Sân khấu nhạc nước của khu du lịch phải đóng cửa vì ô nhiễm nguồn nước và không có khách

Posted Image

Sự nên thơ của thắng cảnh đã bị nguồn nước ô nhiễm nặng làm đánh bại

K. L

==================================

Thế gian này có thằng nào nhận mình là "Ngu" không nhỉ? Tất nhiên là không rồi! Trong đó có cả Thiên Sứ tôi. Nhưng khái niệm ngu vẫn tồn tại và cái ngu nó vẫn xảy ra ở hậu quả hành vi. Đây chỉ là những gì mà trực quan du khách nhận thấy. Còn những cái cần đến mỹ cảm trừu tượng mới phát chán! Người ta đang bê tông hóa cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt. Mọi người có thể nhìn thấy điều đó ngay trong những tấm ảnh này. Tất nhiên người tạo ra nó cũng tự thấy mình có chỉ số IQ cao và một tư duy nghệ thuật sâu sắc. Tất nhiên rồi.

Nhưng để có cảnh quan nhân tạo ấy thì không cần lên Đàlat.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tron - Phim khoa học viễn tưởng công nghệ 3D hiện đại

BAODATVIET

10:43 AM, 07/01/2011

Kịch tính, lãng mạn, chủ nghĩa anh hùng, những cảnh quay 3D tuyệt đẹp, và hơn hết là tính nhân văn khiến “Tron” trở thành bộ phim khoa học giả tưởng bom tấn thu hút hàng triệu lượt người đến rạp.

Một thế giới giả tưởng nơi mà các chương trình máy tính chính là những nhân vật như trong một xã hội loài người.

Flynn, một cựu nhân viên của ENCOM tìm cách đột nhập vào hệ thống máy tính của công ty này nhằm tìm chứng cứ việc bị ăn trộm bản quyền bốn chương trình do anh viết. Nhưng hệ thống máy tính này được điều khiển bởi một chương trình bảo vệ cao cấp mang tên “Chương trình điêu khiển cao cấp”, viết tắt là MCP. Chương trình này phát hiện và ngăn cản sự xâm nhập của Flynn, đồng thời điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính.

Một đêm, được sự giúp đỡ của người yêu cũ và người yêu mới của cô – một chuyên gia máy tính, người viết chương trình bảo vệ “Tron”- Flynn đột nhập ENCOM nhằm tắt chương trình MCP. Tuy nhiên, Flynn lại bị chính hệ thống này biến thành dạng số liệu và nhốt vào máy tính.

Flynn thấy mình ở trong một thế giới điện tử được điều khiển bởi MCP và tên trợ tá độc ác của hắn là Sark. Các chương trình máy tính bị biến thành các chiến binh giác đấu mua vui cho bọn chúng. Với sự giúp đỡ của Tron – một chương trình bảo vệ máy tính dũng cảm - và người yêu của anh, Yori, Flynn cuối cùng đã tiêu diệt được MCP và giúp Tron giải phóng hệ thống khỏi sự điều khiển của hắn. Đây cũng là cách duy nhất khiến Flynn có thể trở lại thế giới thật.

Bộ phim một lần nữa nhắc nhở con người về việc điều khiển trí thông minh và hiểu biết khoa học của mình một cách sáng suốt. Tiến bộ khoa học luôn là con dao hai lưỡi, nó nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng cũng có thể phá hủy mọi thứ nếu vượt khỏi tầm kiểm soát.

Mời độc giả cùng xem một số hình ảnh đẹp trong bộ phim khoa học "Tron":

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh-.../126382.datviet

Hùng Cường - Đình Tiến

===================================

"Tron" tiếng Anh chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng tiếng Anh viết thường không có dấu. Nếu dịch ra tiếng Việt thêm dấu vào thì có nghĩa là "tròn". Trong phim cũng có những người máy mang trên minh những vòng tròn ở sau gáy. :D (Một thành viên trên diễn đàn xem rồi bảo thế). Tính minh triết của bộ phim rất gần với nền Lý học Đông phương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Nó có vẻ giống nội dung minh triết của bô phim Avata với người Navi (Có thể hiểu một cách đơn giàn là từ viết tắt của Nam Việt hay Việt Nam cũng được). Suy luận lẩn thẩn thì tác giả bộ phim phải nắm bắt được những gia trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng bí ẩn thật sự của nó thì còn lâu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ nữ ăn mày gây xôn xao trang mạng Trung Quốc

Dantri.com.vn

Thứ Ba, 18/01/2011 - 22:49

Sau sự kiện gã ăn mày đẹp trai Trình Quốc Vinh, gần đây các trang mạng Trung Quốc lại sôi sùng sục khi những hình ảnh về một mỹ nữ xấp xỉ độ tuổi cập kê cầm đàn khất thực được lan truyền.

Posted Image

Mỹ nữ ăn mày

Không giống Trình Quốc Vinh phải tha hương ngửa tay xin sự bố thí, mỹ nữ ngồi bệt trên hè phố, tay cầm guitar, vừa gảy đàn vừa hát và chỉ mong mọi người bỏ vào chiếc bát sắt nhỏ trước mặt 1 đồng tiền lẻ cho mỗi một bài.

Tấm biển trước mặt cũng cho thấy cô gái có hoàn cảnh rất thương tâm và có hiếu, bố chết sớm, mẹ mắc bệnh nặng, phải đi ăn mày vì cần tiền giúp mẹ chữa bệnh. Giữa trời giá lạnh, những ngón tay cô đỏ mọng và sưng tấy vì phải bấm dây, gảy đàn.

Những cư dân mạng có cơ may được nghe mỹ nữ ăn mày hát tâm sự rằng giọng ca của cô không có gì đặc biệt, nhưng đôi mắt to tròn ngấn lệ theo từng ca từ khiến người ta không thể không mủi lòng.

Một số cư dân mạng xót xa cho thân phận của mỹ nữ ăn mày vì ở độ tuổi 14, 15 như hiện nay, đáng ra cô ấy phải được ngồi trên ghế nhà trường và cần sự ấm áp của mái nhà thay vì phải phơi mặt ngoài đường phố giữa trời đông. Nhưng cũng có người nghi ngờ đây là một chiêu “làm hàng.”

Nhưng dù sao hầu hết mọi người cho rằng mỹ nữ ăn mày đã thu hút được sự quan tâm chú ý lớn của dư luận và gương mặt đẹp ấy xứng đáng là “hoa hậu cái bang” hiện nay.

Theo Vietnam+

=============================================

" Quân tử không trái lý". Bởi vậy cho dù có thể suy luận rằng

có người nghi ngờ đây là một chiêu “làm hàng.”

thì cô ta vẫn cứ xuất hiện dưới hình thức một kẻ ăn mày trước tha nhân. Cho nên vấn đề là hình ảnh ấy có đáng thương hay không? Chứ không thể lấy sự suy luận chủ quan để áp lên hình ảnh thương tâm ấy! Đi xem kịch thì vấn đề là vở kịch có hay hay dở, chứ chẳng ai bảo rằng " Kịch đấy mà" cả. Như thế vô cảm quá! Trừ trường hợp xác minh được rằng: Cô ta không cần phải ăn mày để thực hiện mục đích của mình!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuốn sách "Hãy phẫn nộ" làm xôn xao dư luận Pháp

Thứ Ba, 18/01/2011, 18:56 (GMT+7)

TTO - Cuốn sách với tựa đề Indignez-vous (tạm dịch: Hãy phẫn nộ) kêu gọi người dân Pháp hãy quay về với những lý tưởng cao quý thời xa xưa, đã được hưởng ứng nhiệt liệt, theo tờ Christian Science Monitor.

Tác giả cuốn Hãy phẫn nộ là Stéphane Hessel (93 tuổi) - cựu chiến binh của phong trào kháng chiến Pháp, từng 3 lần vượt ngục Đức quốc xã, đồng tác giả duy nhất còn sống của Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Posted Image

Ông Stéphane Hessel và bìa cuốn sách Hãy phẫn nộ - Ảnh lavie.fr

Hãy phẫn nộ chỉ 30 trang với giá 30 euro, ban đầu được in 6.000 cuốn và quảng cáo qua con đường người đọc truyền tai nhau nhưng đã nhanh chóng bán được 500.000 bản trước khi giới truyền thông Pháp kịp chú ý. Đến ngày 12-1-2011, cuốn sách đã bán được 950.000 bản, tạm thời dẫn đầu danh sách best-seller (sách bán chạy) tại một đất nước có truyền thống đọc sách.

Trong cuốn sách của mình, ông Hessel đả kích một bầu không khí ác cảm, thành kiến và tham lam mà ông cho là đang làm hại tinh thần Pháp. Tập sách là lời động viên từ một chiến binh già đối với một nước Pháp đang lo lắng và hoài nghi.

“Tôi muốn thức tỉnh mọi người rằng xã hội chúng ta đang đi chệch hướng - ông Hessel nói với AP - Chúng ta phải tìm lại tinh thần thời kháng chiến chống Đức quốc xã - thời điểm mà những người cánh tả và những người theo Charles de Gaulle đã cố gắng xây dựng nước Pháp thành một nơi công bằng, bình đẳng, nơi kẻ yếu được bảo vệ và phẩm giá được tôn trọng”.

“Hành động tồi tệ nhất là thờ ơ trong suy nghĩ”

Cuộc đời Hessel phản ánh một quá khứ đầy biến động của nước Pháp. Sinh ra ở Berlin nhưng lớn lên tại Pháp trong một gia đình gốc Ba Lan - Do Thái, Stéphane Hessel đã bỏ trốn đến London (Anh) để tham gia lực lượng kháng chiến của tướng Charles de Gaulle. Sau đó ông nhảy dù trở lại nước Pháp, bị Đức quốc xã tra tấn dã man và suýt bị hành hình. Sau đó ông đã làm việc cùng Eleanor Roosevelt - phu nhân của Tổng thống Franklin D.Roosevelt - để cho ra đời bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Nhiều năm qua Hessel đã sống như một nhà hiền triết ẩn dật tại Paris. Hessel nói rằng ông đã bước ra ánh sáng sau nhiều năm im lặng vì không thể làm ngơ trước những gì đọc được trên báo. Ông cho biết mình lo lắng vì tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng, sự biến mất từ từ của báo chí trung lập, sự đối xử tồi tệ với người nhập cư, tình trạng của người dân Palestine (ông đã đi thăm dải Gaza vào năm 2009) và trên hết là tình trạng của đời sống hiện tại, mà theo ông “bị kiểm soát bởi những kẻ độc tài trong ngành tài chính, sự cạnh tranh không kiểm soát và sự lạm dụng quyền lực”.

Ông cho rằng để tìm lại tinh thần của thời kháng chiến 1940, nước Pháp không cần một cuộc cách mạng mà chỉ cần cải cách. “Phẩm giá là thứ định nghĩa một cá nhân nhiều hơn là sự nổi loạn - ông viết - Một công dân luôn tự hào về phẩm giá của mình, và khi phẩm giá đó bị đe dọa, điều tự nhiên là anh ta sẽ phẫn nộ”.

Ông cũng khuyên giới trẻ Pháp cần phải "tìm kiếm…Hành động tồi tệ nhất là sự thờ ơ trong suy nghĩ..."

“Ông ấy là người cuối cùng của một thế hệ đang mất đi, một người chiến sĩ đấu tranh cho tự do đầy sức lôi cuốn, người đã sống qua những thảm kịch của thế kỷ 20 mà vẫn giữ được tính chiến đấu - Karim Bitar thuộc Viện quốc tế về các mối quan hệ chiến lược, có trụ sở tại Paris, bình luận - Giờ đây Hessel một lần nữa trở thành anh hùng trong mắt nhiều người dân Pháp”.

Báo điện tử Frenchtribune bình luận: “Tập sách đã thỏa mãn nhu cầu của một xã hội kiệt sức vì những sự sụp đổ tài chính và những hệ lụy xã hội từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đang khát khao có một tiếng nói bày tỏ cảm xúc”.

"Khủng bố không phải là giải pháp”

Ông Hessel khẳng định khủng bố không giải quyết được điều gì, như trong cuộc xung đột Israel - Palestine, và do đó “tương lai thế giới sẽ không còn bạo lực”. Mặc dù nhiều nhà phân tích đã phê phán những nhược điểm trong cuốn Hãy phẫn nộ - bản thân Hessel cũng thừa nhận mình không đưa ra được một “giải pháp sáng tạo” cho cuộc khủng hoảng hiện tại, nhưng cuốn sách vẫn đang tiếp tục nhận được sự đón nhận của độc giả, với yêu cầu mua bản quyền để dịch đến từ nhiều nước như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil…

XUÂN TÙNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời vắng những nhà văn hoá lớn?

Tác giả: Trần Hữu Dũng (TBKTSG)

TUANVIETNAM.NET

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, tôi nghĩ, chỉ phần ít là lỗi của xã hội, mà phần lớn là nhược điểm của chính cộng đồng trí thức (là vườn ươm những nhà văn hoá lớn). Oái oăm là, như vẫn thường nói, "thời thế tạo anh hùng", thì "thời thế" ngày nay không đến nỗi quá bức xúc để anh hùng "đứng lên".

Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê... Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn?

Tư tưởng nhà văn hóa "định nghĩa" tính thời đại

Thế nào là một nhà văn hoá lớn? Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hoá trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hoá lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hoá như thế.

Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo, chằng hạn) hầu như là huyền thoại trong dân gian. Chính tư tưởng của họ "định nghĩa" tính thời đại của một nền văn hoá. Nhà "văn hoá lớn", nói cách khác, là người có những suy nghĩ vừa sâu vừa rộng, đưa ra những khám phá, lập luận, có tính tổng hợp, liên ngành (ví dụ như lịch sử văn học, triết học nhân chủng học), không bị giới hạn trong một ngành chuyên môn nào.

Nhà văn hoá lớn là người có những ý tưởng độc đáo, hoặc có biệt tài tổng kết nhiều luồng tư tưởng khác nhau, từ nhiều lãnh vực khác nhau. Người ấy luôn luôn bám chặt vào những tiêu chuẩn học thuật cao nhất. Qua công việc nghiên cứu của họ, họ khơi dậy sự quan tâm, nâng cao trình độ thảo luận về những vấn đề lịch sử, xã hội, văn minh... nói chung là văn hoá.

Một nhà văn hoá lớn còn phải là một nhà văn hoá dấn thân, nghĩa là, dù tư tưởng của họ có trừu tượng đến mấy, sự chọn lựa chủ đề của họ, hoặc cách tiếp cận chủ đề ấy, luôn luôn có một khía cạnh nhân bản, hoặc là xuất phát từ những sự trăn trở đối với những vấn đề căn bản của xã hội, của con người (đặc biệt là, nếu hoàn cảnh bắt buộc, những vấn đề liên hệ đến tự do và nô lệ, đến chiến tranh và hoà bình).

Nếu đã được đào luyện như là nhà khoa học, một nhà văn hoá lớn có trách nhiệm suy nghĩ về tính nhân văn, tính xã hội của ngành khoa học ấy. Văn hoá, tự thân, là một hiện tượng công cộng. Nhà văn hoá lớn có khả năng khuếch trương tính công cộng của khoa học mà không hi sinh chuẩn mực học thuật. Một nhà văn hoá lớn cống hiến cho xã hội một hệ tư tưởng, nhất là trong lãnh vực xã hội và nhân văn, có khả năng khuấy động những trao đổi, đóng góp của những người khác trong lãnh vực ấy, và qua đó, làm giàu cho sinh hoạt tư tưởng của xã hội.

Posted Image

Một nhà văn hoá lớn còn phải là một nhà văn hoá dấn thân Nhà văn hoá lớn ngày nay cần phải theo dõi khít khao các luồng tư tưởng về văn hoá, chính trị, kinh tế... thế giới, bởi thế khả năng ngoại ngữ là cần thiết. Tuy nhiên, một nhà văn hoá lớn Việt Nam phải là người nhìn những luồng tư tưởng ấy qua lăng kính dân tộc và văn minh của người Việt Nam. Nói khác đi, một nhà văn hoá lớn phải đặt vấn đề văn minh của dân tộc (dù chỉ để phủ nhận nó, nếu muốn!) làm một trọng điểm của ý thức.

Kiến thức là thiết yếu, nhưng một nhà văn hoá lớn phải đem kiến thức ấy phục vụ mục đích nhân văn. Nhà văn hoá lớn ngày nay phải thấm nhiễm tư duy "toàn cầu hoá" nhưng cũng phải có một thái độ rạch ròi về hậu quả của hiện tượng này đến những vấn đề quốc gia và dân tộc.

Những nhà văn hoá lớn là những ngôi sao đặc biệt sáng ngời trong bầu trời có thể đã rất nhiều sao. Những nhà văn hoá lớn không nhất thiết là những thiên tài bẩm sinh (thậm chí, họ càng đáng nễ phục, càng nhiều ảnh hưởng, nếu công trình văn hoá của họ là do sự kiên trì nghiên cứu, tự học...). Một nhà khoa học xuất chúng có thể đáng ngưỡng mộ nhưng chưa chắc đã là một nhà văn hoá lớn theo nghĩa ở đây.

Tại sao chúng ta thiếu vắng những nhà văn hóa lớn?

Nếu định nghĩa những nhà văn hoá lớn theo cách đó thì rõ ràng là chúng ta, hiện nay, rất thiếu những nhà văn hoá lớn. Tại sao như thế?

Nhiều người sẽ đổ lỗi cho xã hội. Xã hội không bồi dưỡng những nhà văn hoá nói chung thì làm sao có những nhà văn hoá lớn? Sự thiếu tôn vinh này quả là đáng tiếc nhưng chưa đủ để giải thích sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, vì sự thực là, như lịch sử cho thấy, đại đa số những ngưòi này không làm việc vì tiền, hay để được xã hội tôn vinh, khen ngợi. Họ cật lực suy nghĩ, viết lách, giảng dạy... vì một sự thôi thúc nội tâm, không phải vì những phần thưởng từ bên ngoài. Thậm chí, nhiều người hãnh diện vì đời sống "khổ hạnh" của mình.

Giả thuyết thứ hai, liên hệ đến giả thuyết thứ nhất, nhưng có vẻ thuyết phục hơn. Dường như ngày càng nhiều phát giác những vụ đạo văn, những vụ lừa bịp, nói chung là những hành động thiếu đạo đức của một số người đã có thời được xem là những "đại thụ văn hoá". Có thể giải thích rằng những hành động thiếu đạo đức ấy là sự sa ngã do cám dỗ của một xã hội quá trọng vật chất. Những người đáng lẽ là "anh hùng" té ra lại có những cặp chân bằng đất sét.

Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hoá không đến nỗi nghèo nàn... Nhưng chúng ta cũng cần những tinh hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hoá của xã hội ấy.

Bởi vậy, sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, tôi nghĩ, chỉ phần ít là lỗi của xã hội, mà phần lớn là nhược điểm của chính cộng đồng trí thức (là vườn ươm những nhà văn hoá lớn). Oái oăm là, như vẫn thường nói, "thời thế tạo anh hùng", thì "thời thế" ngày nay không đến nỗi quá bức xúc để anh hùng "đứng lên".

Cái "lỗi" của xã hội hiện tại không phải vì nó tích cực trù dập những hạt giống văn hoá lớn, nhưng ở sự làng nhàng, sự tầm thường tẻ nhạt cuả nó. Các vấn đề căn bản của xã hội, của con người, đòi hỏi những công trình văn hoá dài hạn, song những "khích lệ" cho các công trình văn hoá trong xã hội ngày nay, nếu có, lại có tính ngắn hạn. Có một sự so le giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng văn hoá.

Nhiều người sẽ cho rằng sự thiếu vắng những trí thức lớn còn có một nguyên do khác, rằng một người trí thức "công cộng" phải được phép tự do phát biểu. Một việc còn rất hạn chế trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng theo tôi, yếu tố thật cần là những cuộc tranh luận, nghĩa là cần những nhà văn hóa lớn khác, và những cuộc tranh luận đó phải bình đẳng, tôn trọng những tiêu chuẩn học thuật phổ quát. Trong tranh luận văn hoá, không ai được quyền dựa vào một thế lực nào ngoài văn hoá.

Có thể rằng, là một nhà văn hoá lớn ngày nay cần có những kiến thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kiến thức về sinh hoạt văn hoá toàn cầu, hơn bao giờ hết. Nhưng không hẳn là như vậy: có cả vạn người, hàng ngày luớt web khắp thế giới, nhưng chưa bao giờ thực sự là nhà văn hoá.

Những thông tin họ biết là hời hợt, nông cạn. Bởi vậy, cái nghịch lý của nhà văn hoá lớn ngày nay là phải vừa biết nhiều, nhưng không cần biết hết, mà phải biết sâu. Phải biết tổng hợp những điều mình nghe thấy với những suy nghĩ của riêng mình. Đây cũng có thể là một lý do của sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, tuy số "trí thức khoa bảng" thì ngày càng nhiều: Với sự chuyên biệt hóa ngành học, ngày càng hiếm đi những người thông thạo nhiều ngành khác nhau, có đủ sức tổng hợp thành một hệ thống tư tưởng độc sáng.

Posted Image

Tầm vóc của một nhà văn hoá không phải ngày một ngày hai mà có được

Những ngôi sao chỉ đường cho văn hóa của xã hội

Xác nhận sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn là một việc, kết luận rằng đó là một sự kiện đáng quan ngại lại là một việc khác! Bởi, có người sẽ hỏi: Tại sao chúng ta cần những nhà văn hoá lớn? Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư mọi ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước (và chúng ta không bao giờ thiếu những nhà thơ, nhà văn!). Như vậy không đủ sao? Tôi nghĩ là không đủ.

Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hoá không đến nỗi nghèo nàn... Nhưng chúng ta cũng cần những tinh hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hoá của xã hội ấy.

Nhưng tầm vóc của một nhà văn hoá không phải ngày một ngày hai mà có được. Hãy hi vọng rằng ngay giờ phút này đây đang có những nhà văn hoá trẻ miệt mài xây dựng sự nghiệp văn hoá của mình. Cho những ngưòi trẻ này, vào những ngày xuân hôm nay, chúng ta nâng ly chúc mừng và chúc các bạn kiên trì, may mắn, cho bạn, mà cũng cho chúng ta.

Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn - Số Xuân Tân Mão 2011

===========================

Thật buồn! Phải định nghĩa thế nào là văn hóa đã, từ đó mới xác định đâu là " nhà văn hóa" lớn hay nhỏ chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

BBC xin lỗi khán giả Nhật

Thanh Niên Online

23/01/2011 23:00

Đài BBC hôm qua xin lỗi khán giả Nhật Bản vì đã đùa cợt về ông Tsutomu Yamaguchi, người trải qua hai vụ Mỹ thả bom nguyên tử trong Thế chiến 2. Ông Yamaguchi chịu nhiều vết bỏng khi quả bom đầu tiên rơi xuống Hiroshima ngày 6.8.1945.

Hôm đó cũng là cuối cùng trong chuyến công tác của ông ở thành phố này. Hôm sau, Yamaguchi quay về nhà ở Nagasaki và đi làm lại vào hôm 9.8. Trớ trêu thay, đó cũng là ngày Nagasaki hứng chịu quả bom nguyên tử thứ 2 của Mỹ. Ông là người duy nhất được Chính phủ Nhật công nhận đã sống sót qua 2 vụ thả bom và qua đời hồi năm ngoái ở tuổi 93.

Trong chương trình đố vui mang tên QI hồi tháng rồi của BBC, người dẫn chương trình nổi tiếng Stephen Fry nói: “Thế đấy, ông ta là người xui nhất thế giới hay may mắn nhất tùy thuộc cách nhìn của bạn”. Sau đó, những người tham gia đưa ra nhiều câu đùa cợt khác về ông Yamaguchi. Sau khi nhận phản đối từ Sứ quán Nhật ở London, Anh và thư phàn nàn của khán giả nước này, BBC cho hay sẽ sớm viết thư xin lỗi chính thức. “Chúng tôi xin lỗi vì gây khó chịu. Chương trình QI không cố ý xúc phạm ai”, một phát ngôn viên của đài nói.

Văn Khoa

========================================

Đài BBC của Anh quốc - phần tiếng Việt do Nguyễn Giang phụ trách, luôn thông tin một chiều cho quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Đặc biệt nghiêm trong khi đài này cho Đỗ Ngọc Bích lên đài cho rằng nguồn gốc dân tộc Việt có xuất xứ từ Trung Quốc. Bị dư luận phản đối cô ta đã xin lỗi (Theo Tuanvietnam.vn). Nhưng Nguyễn Giang chưa thấy bị cách chức và BBC cũng chưa có ý kiến gì!

Anh Quốc là một nước rất cần quan tâm trong "Lời Tiên Tri 2011". Những lời tiên tri này không phải do Thiên Sứ tui dự báo, mà là của một hội viên trên diễn đàn. Nói chung không mấy sáng sủa cho Châu Âu. Bởi vậy Anh Quốc nên cẩn thận và đề phòng để giảm thiệu tai nạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mỹ nữ ăn mày" là gái bán thân

24/01/2011 10:21:24

Sau sự kiện gã ăn mày đẹp trai Trình Quốc Vinh, gần đây các trang mạng Trung Quốc lại sôi sùng sục khi những hình ảnh về một mỹ nữ xấp xỉ độ tuổi cập kê cầm đàn khất thực được lan truyền.

Không giống Trình Quốc Vinh phải tha hương ngửa tay xin sự bố thí, mỹ nữ ngồi bệt trên hè phố, tay cầm guitar, vừa gảy đàn vừa hát và chỉ mong mọi người bỏ vào chiếc bát sắt nhỏ trước mặt 1 đồng tiền lẻ cho mỗi một bài. Tấm biển trước mặt cũng cho thấy cô gái có hoàn cảnh rất thương tâm và có hiếu, bố chết sớm, mẹ mắc bệnh nặng, phải đi ăn mày vì cần tiền giúp mẹ chữa bệnh. Giữa trời giá lạnh, những ngón tay cô đỏ mọng và sưng tấy vì phải bấm dây, gảy đàn.

Posted Image

Hát và chỉ mong mọi người bỏ vào chiếc bát sắt nhỏ trước mặt 1 đồng tiền lẻ cho mỗi một bài.

Những cư dân mạng có cơ may được nghe mỹ nữ ăn mày hát tâm sự rằng giọng ca của cô không có gì đặc biệt, nhưng đôi mắt to tròn ngấn lệ theo từng ca từ khiến người ta không thể không mủi lòng. Sau khi hình ảnh và thông tin về mỹ nữ ăn mày được đăng tải trên mạng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều độc giả, nhiều người tỏ ra thương xót, nhưng cũng không ít người nghi ngờ về tính chân thực của thông tin. Và chỉ sau một thời gian ngắn, những người quen biết và hiểu rõ nhân vật chính đã đồng loạt lên mạng “lật tẩy, vạch mặt” mỹ nữ giả dối này. “Trò lố trên mạng mở màn cho năm 2011” - Đây là títle bài được chú ý nhiều nhất trên một diễn đàn có tiếng tại Trung Quốc khi bình luận về câu chuyện “mỹ nữ ăn mày gây xôn xao cư dân mạng” trong những ngày gần đây. Trái với vẻ thánh thiện, thuần khiết và một hoàn cảnh tang thương, sự thật về thân phận của mỹ nữ ăn mày đã khiến nhiều người bất ngờ.

Posted Image

Còn học được cả cách tự tung ảnh lên mạng gây sốc?

Một mạng xã hội có tiếng nói nhất trên những diễn đàn mạng Trung Quốc cho hay: “Cô ta là gái bán dâm, khuôn mặt đó khiến tôi ghê tởm”. Cư dân mạng này tỏ ra vô cùng bức xúc: “Tôi vốn định im lặng, thời buổi này làm trò dựng truyện để được nổi tiếng chẳng lạ gì! Nhưng tại sao càng nhìn cái mặt đó lại càng khiến tôi ghê tởm chứ? Lại còn được mệnh danh là mỹ nữ thuần khiết, ngây thơ…

Posted Image

Cư dân mạng đã cung cấp hẳn những bức ảnh đời thường của “mỹ nữ ăn mày” để làm bằng chứng.

Các bạn có biết cô ta làm nghề gì không? Vậy thì tôi sẽ nói cho các bạn rõ, hỡi những độc giả lương thiện, các bạn đã bị bỡn cợt tới mức nực cười rồi đấy...Cô ta chẳng phải là học sinh sinh viên gì cả, cô ta chỉ là một em “hàng” đã đến Bắc Kinh mưu sinh hai năm nay!" Rất nhiều những bình luận, phản hồi khác của độc giả biết rõ lai lịch của nhân vật chính cũng đều tán đồng quan điểm với những nhận định phía trên: đây chính là cô gái bán dâm đóng giả ăn mày ngây thơ, tội nghiệp. (Theo Zing/Sina)

===================================

Vậy cô ta đi ăn mày để làm gì nhỉ? Kẻ tung quá khứ đáng thương của cô bé ăn mày này thật bần tiện. - chưa biết đúng hay sai. Ít nhất thì nay cô ta đã ăn mày!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch nước chưa giải được bài toán như thầy mong muốn

Thứ Ba, 25/01/2011 - 03:37

Trước khi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đã thăm thầy dạy hồi tiểu học trong vùng kháng chiến. Thầy giáo dặn ông: “Lần này, em ra Hà Nội tôi kì vọng em lắm. Ngày xưa em học toán giỏi, làm toán rất nhanh. Bây giờ em ra làm Chủ tịch nước thì có một bài toán mà tôi mong em giải thật tốt, đó là bài toán chống tham nhũng”.

‘Tôi hiểu mong mỏi của thầy cũng là mong mỏi của nhân dân. Cho đến hôm nay, tôi thấy nhiệm vụ đó mình đã cố gắng nhưng chưa được như mong muốn” – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chia sẻ với phóng viên báo Giáo dục - Thời đại trong số báo Tết năm 2011.

Posted Image

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ảnh: GD&TĐ.

Trả lời câu hỏi“đánh giá về việc sử dụng nhân tài hiện nay ở nước ta?”, người đứng đầu Phủ Chủ tịch nói, ông mong muốn sẽ đổi mới một số cơ chế, chính sách để thúc đẩy tốt việc sử dụng nhân tài, đặc biệt trong khu vực quốc doanh.

Ông dẫn câu của Nguyễn Trãi, đất nước “mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng hào kiệt thời nào cũng có” rồi cho rằng, chúng ta sử dụng còn chậm, chưa phát huy đúng mức các tài năng.

So sánh với khu vực tư nhân, sử dụng con người nhanh, mạnh tay hơn khu vực quốc doanh, trọng dụng ngay người có năng lực, Chủ tịch nước nhấn mạnh “ đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng người tài, nhất là trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước là việc rất cần được tiến hành mạnh mẽ”.

Với câu hỏi “cần làm gì để giáo dục-đào tạo đạt được kết quả tốt nhất trong công cuộc phát triển đất nước”, ông Nguyễn Minh Triết cho rằng, giáo dục đã có những thành tựu to lớn như nền học vấn đang phát triển tốt, đã phổ cập rộng rãi tri thức cho mọi người dân,v.v…nhưng còn những yếu kém như học lý thuyết tốt nhưng thực hành còn chưa tốt, chương trình cũng còn nhiều việc phải bàn.

“Nói chung, giáo dục của mình có nhiều điều đáng tự hào nhưng cũng còn một số vấn đề phải điều chỉnh” – ông kết luận.

Năm 2011 đánh dấu sự kiện Việt Nam ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, tham gia vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình.

Trả lời câu hỏi: "Trong lịch sử, chúng ta thấy nhiều nước sau khi thoát khỏi chiến tranh khoảng 30-40 năm đều có sự phát triển vượt bậc. Và Việt Nam chúng ta đang ở trong giai đoạn này, đâu là nguồn lực và động lực để có sự tăng trưởng năng động như vậy?", Chủ tịch nước lấy ví dụ của Nhật Bản.

Ông nói rằng, sau thế chiến thứ II, Nhật Bản tan hoang nhưng đã làm nên kỳ tích bằng đôi tay, khối óc.

"Một số nước, chỉ sau 30 năm họ có những bước phát triển có thể gọi là thần kỳ. Điều đó đáng để chúng ta nghiên cứu, học tập. Nhưng mỗi nước có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta sau 25 năm đổi mới đã có những bước phát triển rất đáng tự hào và đang trong những bước đi thận trọng, vững chắc".

Trở lại với câu chuyện của phóng viên về giáo dục, ông bày tỏ: "Tôi luôn mong muốn thầy và trò mãi luôn giữ được tình cảm gắn bó”.

"Tình nghĩa thầy trò luôn đậm đà, sâu sắc và thiêng liêng” – là thông điệp đầu năm mới mà Chủ tịch nước gửi các thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên.

Theo Vân Phong

Vietnamnet

================================

Thực tế toán học hiện đại chưa đủ khả năng giải bài này! Đây là một bài toán rất cao cấp với sự tương tác của những thực tại xã hội ảo được miêu tả bằng những khái niệm theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý giải bài toán này còn dễ hơn giải thích " Không có Hạt của Chúa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thực tế toán học hiện đại chưa đủ khả năng giải bài này! Đây là một bài toán rất cao cấp với sự tương tác của những thực tại xã hội ảo được miêu tả bằng những khái niệm theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý giải bài toán này còn dễ hơn giải thích " Không có Hạt của Chúa".

Tham nhũng là vấn đề muôn thủa dù trong bất cứ thể chế nào, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trước vấn đề này thì chuyên gia về chính sách thì cho rằng nguyên nhân là do cơ chế, chính sách kinh tế bất cập tạo ra kẽ hở... chuyên gia về tâm lý học thì cho rằng do thói quen, giáo dục và lòng tham, nhà kinh tế học thì cho rằng nguyên nhân là do thu nhập quá thấp, do đó phải tham nhũng thì mới đủ tiền sống...

Chuyên gia phong thủy lại cho rằng do thiết kế của trụ sở các cơ quan công quyền bất hợp lý, âm thịnh dương suy nên trở thành nơi nuôi dưỡng với tệ nạn, sách nhiễu... Các chuyên gia ai cũng có lý của mình.

Đây đúng là bài toán phức tạp vào cao cấp như anh nói. E rằng nếu tranh luận về nguyên nhân sẽ không có hồi kết, Anh có thể đưa ra một giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề này không ? Hoặc giải sơ lược bài toán này theo thuyết âm dương ngũ hành ?

Edited by Thanglong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham nhũng là vấn đề muôn thủa dù trong bất cứ thể chế nào, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trước vấn đề này thì chuyên gia về chính sách thì cho rằng nguyên nhân là do cơ chế, chính sách kinh tế bất cập tạo ra kẽ hở... chuyên gia về tâm lý học thì cho rằng do thói quen, giáo dục và lòng tham, nhà kinh tế học thì cho rằng nguyên nhân là do thu nhập quá thấp, do đó phải tham nhũng thì mới đủ tiền sống...

Chuyên gia phong thủy lại cho rằng do thiết kế của trụ sở các cơ quan công quyền bất hợp lý, âm thịnh dương suy nên trở thành nơi nuôi dưỡng với tệ nạn, sách nhiễu... Các chuyên gia ai cũng có lý của mình.

Đây đúng là bài toán phức tạp vào cao cấp như anh nói. E rằng nếu tranh luận về nguyên nhân sẽ không có hồi kết, Anh có thể đưa ra một giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề này không ? Hoặc giải sơ lược bài toán này theo thuyết âm dương ngũ hành ?

Tôi có bài viết cho bài toán này: Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội

Nhưng hiện nay có lẽ chưa phải là thời, sẽ chẳng ai làm đâu. Cái gì cũng vậy, người ta chỉ làm những cái mà không làm thì không thể được, sẽ bị đào thải ngay.

Lại phải chờ đợi thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham nhũng là vấn đề muôn thủa dù trong bất cứ thể chế nào, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trước vấn đề này thì chuyên gia về chính sách thì cho rằng nguyên nhân là do cơ chế, chính sách kinh tế bất cập tạo ra kẽ hở... chuyên gia về tâm lý học thì cho rằng do thói quen, giáo dục và lòng tham, nhà kinh tế học thì cho rằng nguyên nhân là do thu nhập quá thấp, do đó phải tham nhũng thì mới đủ tiền sống...

Chuyên gia phong thủy lại cho rằng do thiết kế của trụ sở các cơ quan công quyền bất hợp lý, âm thịnh dương suy nên trở thành nơi nuôi dưỡng với tệ nạn, sách nhiễu... Các chuyên gia ai cũng có lý của mình.

Đây đúng là bài toán phức tạp vào cao cấp như anh nói. E rằng nếu tranh luận về nguyên nhân sẽ không có hồi kết, Anh có thể đưa ra một giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề này không ? Hoặc giải sơ lược bài toán này theo thuyết âm dương ngũ hành ?

Ngày xưa tể tướng Trần Bình nói:

Việc của tể tướng là cân bằng Âm Dương.

Dương theo cách hiểu của tôi là các hình thái ý thức xã hội. Âm là các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy, khi các mối quan hệ xã hội phát triển thì hình thái ý thức xã hội phải cân đối với nó mới chống được tham nhũng.

Đấy là nguyên lý chung - theo cá nhân tôi. Nhưng để cân bằng Âm Dương lại rất phức tạp. Nó đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và một nhạc trưởng thông minh.

Về lý thuyết: Những nước chậm phát triển chống tham nhũng dễ hơn những nước phát triển.

Vâng! Đây là sơ lược bài toán của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay