Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 6)

Nguồn: Tin180.com

9:54 AM | 06/11/2010

Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng thật không ngờ, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn đang sống trong hang động.

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya

Bí ẩn đĩa bay UFO và người ngoài hành tinh (kỳ 2)

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5)

Các đồ gia dụng thượng cổ được chế tác bằng máy tiện cơ khí

Posted Image

Một kệ hiện vật đá Ai Cập. Ảnh chụp tại bảo tàng Cairo, 1996.

Posted Image

Cái đĩa in hằn rõ rệt những dấu vết của máy tiện, để lại những góc cạnh và vết tròn đồng tâm hoàn hảo do mũi cứng của dụng cụ cắt gây ra.

Trong bảo tàng Cairo và các bảo tàng khác trên thế giới có hàng chục ngàn mẫu vật bằng đá được tìm thấy trong và xung quanh các kim tự tháp bậc thang tại Saqqarra, Ai Cập. Hàng ngàn chiếc bình được cắt gọt từ đá cứng được tìm thấy khắp nơi ở Saqqara, được cho là đã xuất hiện từ những Triều đại đầu tiên (khoảng 6.000 năm trước hoặc hơn).

Nhà Ai Cập học số 1 nước Anh, ngài Flinders Petrie cũng tìm thấy những mảnh đồ vật đá tương tự ở Giza.

Có một số điều đặc biệt kì dị về những cái bình, bát, lọ và tấm này:

1. Chúng cho thấy các dấu vết đặc trưng của những vật được sản xuất bằng máy tiện.

2. Nhiều hiện vật được làm từ đá siêu cứng, đòi hỏi những lưỡi cắt siêu cứng để cắt chúng. Phải chăng thiết bị của họ quá siêu việt, cho nên không cần phải quan tâm đến độ cứng của vật liệu?

3. Nhiều hiện vật khác làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến, nhưng lại có bề mặt mỏng như tờ giấy.

4. Phần ruột của các hiện vật đá cổ xưa này cho thấy những người bí ẩn ắt phải dùng một thiết bị khoan đặc biệt để cắt gọt chúng. Đáng kinh ngạc thay, phần bên trong cũng được cắt hoàn hảo y hệt phần bên ngoài, gồm cả những phần rất khó như bên dưới vòng cổ của những cái bình.

5. Việc chế tác có độ khó khăn và độ chính xác rất cao, tuy nhiên chúng đã được sản xuất hàng loạt. Nhiều cái là đồ gia dụng thường ngày.

6. Những cái bát và đĩa đá được tìm thấy có niên đại từ giai đoạn sớm nhất của nền văn minh Ai Cập, cách nay khoảng 6.000 năm.

7. Chúng ta không thể tìm được những đồ vật bằng đá như thế này ở bất kỳ thời đại nào sau đó trong lịch sử Ai Cập – có vẻ như các kỹ năng cần thiết đã bị thất truyền.

Posted Image

Chúng được làm từ nhiều loại vật liệu đá khác nhau – từ mềm, chẳng hạn như thạch cao tuyết hoa, cho đến rất cứng, chẳng hạn như đá granite.

Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản so với đá granit. Thạch cao tuyết hoa có thể được xử lý bằng các công cụ thô sơ và các chất mài mòn. Còn việc xử lý đá granite là một vấn đề khác hẳn, đòi hỏi không chỉ kỹ năng hoàn hảo, mà còn cả công nghệ khác biệt. Kỹ thuật của họ có thể cao cấp hơn chúng ta.

Đây là một trích dẫn của ngài Petrie, nhà Ai Cập học tiên phong hàng đầu của thế giới:

“… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay”.

Một số những chiếc bình tinh tế này được làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến. Đáng kinh ngạc là chúng còn được tiện và đánh bóng, để tạo ra những góc cạnh và đường cong hoàn mỹ – một thành tích phi thường không tưởng đối với tay nghề thủ công.

Posted ImagePosted Image

Trên hình là một cái bát đá có đường kính khoảng 23cm, đã hoàn toàn được đục rỗng bên trong, bao gồm cả rãnh cắt ở đoạn mở đường kính khoảng 8cm ở trên đỉnh bình. Có một số bát tương tự như vậy, được tiện một cách hoàn hảo khiến nó cân đối một cách không tưởng tượng nổi. Đến mức độ: phần đầu chiếc bình nằm ngang khi cái bát được đặt trên một kệ kính, trên phần đáy có kích thước và hình dạng của đỉnh quả trứng gà!

Posted Image

Điều này đòi hỏi toàn bộ cái bát có một bề dày đối xứng mà không có bất kỳ lỗi nào cả!

Posted Image

Cái bình bằng đá cứng tròn như một khối cầu, ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo cho thấy sự chính xác và cân đối tuyệt diệu. Vậy mà nó đã xuất hiện từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

Với một mặt đáy nhỏ như vậy – khoảng 3,5 mm vuông – bất kỳ đặc điểm không đối xứng nào cũng sẽ khiến nó không thể đứng thăng bằng được. Loại kỹ năng này đủ để làm kinh ngạc bất kỳ thợ máy nào của thời đại chúng ta. Làm được đối với đồ gốm đã là rất ấn tượng. Nhưng, đối với đá granite thì điều đó là không thể tin nổi.

Posted ImagePosted Image

Những mẫu vật khác nữa bằng đá thạch cao tuyết hoa, đá granit hay đá bazan được tiện rỗng với các bán kính tiết diện khác nhau một cách hết sức đều đặn và cân đối, và thậm chí một số bình có cổ dài và hẹp. Bởi vì, ngày nay chúng ta vẫn chưa thể sao chép được những tác phẩm như vậy, cho nên có thể khẳng định chắc chắn rằng các kỹ thuật, máy móc mà họ sử dụng để sản xuất ra những chiếc bát ấy là quá cao cấp. Như vậy các hiện vật thượng cổ ấy cũng đã tự chứng tỏ chúng không thể là đồ giả mạo.

Posted Image

Đây là một mẫu vật lớn, có đường kính hơn 61cm, được làm từ đá phiến, được trưng bày tại Viện bảo tàng Cairo. Nó giống như một cái đĩa lớn với một trục trung tâm có đường kính khoảng 7cm, với 3 cái vành cách đều nhau quanh chu vi của cái đĩa, hướng nghiêng về phía trục giữa. Đây thực sự là một kỳ quan bằng đá.

Posted Image

Một chiếc tù và bằng đá phiến có bề mặt mỏng như tờ giấy

Không chỉ có một số ít những hiện vật như thế. Có đến hàng ngàn đồ tạo tác dạng này trong và xung quanh kim tự tháp Step, Ai Cập. Nhiều hiện vật bằng đá này đã được tìm thấy tại đây.

Nhiều đồ tạo tác đã bị khắc những biểu tượng của các vị vua đầu tiên của Ai Cập – các quốc vương thời kỳ tiền Vương triều – từ trước cả thời kỳ của các pharaông, khoảng 6.000 năm trước đây. Căn cứ theo kiểu dáng và kỹ năng các chữ khắc này, có vẻ các hiện vật ấy không phải thuộc thời kỳ tiền vương triều Ai Cập, mà có nhiều khả năng là các chữ khắc đã được khắc thêm vào sau khi những người thuộc thời kỳ đó tìm thấy chúng.

Thế thì, những người đã chế tác ra các hiện vật này là ai? Họ đã chế tác chúng bằng cách nào, ở đâu, và khi nào? Và tại sao những vật dụng gia đình thường nhật của họ lại bị chôn vùi trong các kim tự tháp Ai Cập cổ xưa nhất?

Posted ImagePosted Image

Cái bát bằng đá diorite có ghi tên của Hotep, vị vua đầu tiên của triều đại thứ hai – tại Saqqara, Ai Cập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chữ khắc đó là do những người ở triều đại thứ 2 khắc vào sau khi họ tìm thấy chúng.

Posted ImagePosted Image

Bên trái: chiếc bình bằng đá granit, bên phải: bình bằng đá pocfia. Tất cả đều thuộc thời kỳ tiền Vương triều Ai Cập, khoảng 6.000 năm trước.

Một vài mẫu vật không tưởng khác

Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và hết sức mỏng. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ.

Posted Image

Cái đĩa bằng đá phiến này được xác định là thuộc Triều đại thứ 3. Nó cho thấy những góc gấp giống như cái đĩa ở Saqqara. Hiện được trưng bày tại bảo tàng Cairo.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Vật lạ bằng đá diệp thạch tại Viện bảo tàng Cairo. Chú ý 3 cái “tai” mỏng dính chìa vào tâm

Posted Image

Hình ảnh phục chế của vật thể đá trên

Posted Image

Một mẫu vật khác. Phần hình bên phải vẽ minh họa phần chi tiết ở giữa đã bị thất lạc. Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn sống trong hang động.

(còn tiếp)

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vào quán vắng, xem nhật trình mạng, mới thấy ngày càng nhiều bằng chứng trực quan về một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này - Điều mà tôi đã xác định từ lâu, qua sự phân tích những giá trị văn hóa phi vật thể và so sánh chúng với tiêu chí khoa học. Nhưng trong cuốn "Định mệnh có thật hay không?", tôi sẽ chỉ coi đây là những tư liêu tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5)

6:07 PM | 29/10/2010

Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay. Như vậy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan lớn hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.

Kỹ thuật khoan lấy lõi thời cổ đại

Posted Image

Phương pháp khoan lấy lõi (hay khoan bao tâm): lưỡi khoan có dạng ống tròn. Đây là kỹ thuật khoan khó, đòi hỏi lực khoan lớn và thân khoan phải được giữ rất ổn định. Tuy nhiên ở vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập cổ xưa, người ta đã tìm thấy nhiều lỗ khoan và lõi khoan dạng này trong đá cứng, có niên đại nhiều ngàn năm trước.

Để tạo ra những lỗ khoan lõi kiểu như vậy, rõ rằng cần phải có khai thác mỏ và luyện kim, sự chế tạo các mũi khoan, kinh nghiệm sử dụng vật liệu mài, kỹ thuật xoay tròn – bánh xe, và tất cả những thứ có liên quan với nó.

Nhiều nhà khoa học cho rằng những lỗ khoan này là do người hiện đại thực hiện. Tuy nhiên, những ý kiến này không được chấp nhận bởi theo các ghi chép lịch sử thì 1000 năm trước, đã có các văn bản miêu tả về những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn này.

Posted Image

Năm 1996, mảnh đá granite này được trưng bày tại Bảo tàng Cairo mà không có bất kỳ thông tin chú thích nào cả, có lẽ là miễn bình luận do nó quá kỳ dị. Các hình ảnh cho thấy những rãnh xoắn ốc. Dễ nhận thấy rằng chiều sâu và khoảng cách các rãnh tròn là đều đặn, được tạo ra bằng phương pháp khoan lấy lõi.

Vậy thì, những người sống trên vùng đất Ai Cập thời thái cổ làm thế nào tạo ra được các lỗ khoan nhẵn nhụi và tròn trịa đến như thế, nếu thời họ sống chưa phát minh ra kỹ thuật khoan bao tâm, và các công cụ đều làm bằng đồng?

Nhà Ai Cập học vĩ đại, sir Flinder Petrie cũng khẳng định rằng những người tiền Ai Cập cổ đã sử dụng máy khoan trong một số công trình và tác phẩm của họ.

Phương pháp khoan lõi đã được những người tại vùng đất Ai Cập thượng cổ sử dụng rất rộng rãi để chế tác đá cứng, nhiều khi chỉ để loại bỏ phần đá thừa trong các tác phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật khoan cơ khí này là rất dễ dàng đối với chủng người bí ẩn ấy.

Tốc độ khoan 500 lần nhanh hơn máy khoan hiện đại

Khi xem xét kỹ các vết khoan để lại, rõ ràng thiết bị khoan bí ẩn ấy đã sử dụng một áp lực lớn ép xuống dưới. Khoảng cách giữa các rãnh khoan có thể được sử dụng để đo độ lớn của áp lực đã được áp dụng.

Petrie nói về điều này như sau:

“Trên lõi đá granit, mẫu vật số 7, rãnh xoắn ốc của vết cắt tiến vào dần với tốc độ 0,25cm trong một tiết diện có chu vi 15cm, nghĩa là 1/60, là một tốc độ cắt thạch anh và fenspat đáng kinh ngạc”.

Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay, cho thấy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan nhanh hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.

Posted Image

Lỗ khoan bao tâm trong đá granite hồng, được tìm thấy tại “Đền thung lũng” Ai Cập. “Đền thung lũng” cùng với các kim tự tháp Giza có nhiều điểm khác biệt so với phần còn lại của Ai Cập cổ đại, cho thấy trình độ công nghệ cao hơn hẳn.

Posted Image

Posted Image

Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.

“Những khoan hình ống này có độ dày khác nhau, có đường kính từ 6mm đến 13cm và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”.

“…Còn có một mẫu lớn hơn, ở nơi mà một cái nền đá vôi đã được đẽo gọt, bằng cách cắt nó ra bằng những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng minh rằng nó đã được thực hiện chỉ đơn thuần là để loại bỏ phần đá thừa đó”.

Ngài W.M. Flinders Petrie, nhà Ai Cập học số 1 Anh quốc, 1883

Các nhà xây dựng cổ đại đã sử dụng một ống khoan lấy lõi để đục rỗng cái bồn đá trong “phòng Vua” của Kim tự tháp Lớn. Họ đã khoan và để lại một dấu khoan ống ở phần trên bên trong của cái bồn (vị trí mũi tên chỉ). Họ đã đánh bóng một chút xung quanh dấu khoan đó, nhưng nếu tới đó quan sát một cách cẩn thận, chúng ta vẫn nhìn thấy nó:

Posted Image

Posted Image

Các dấu vết trong cái hộp đá granite trong “Phòng vua” của kim tự tháp Lớn cho thấy lỗ khoan nằm ở góc trên phía đông cái hộp, sử dụng phương pháp khoan lấy lõi! Đây là một kỹ thuật cơ khí rất cao cấp.

Những gì bạn nhìn thấy trong hai bức ảnh dưới là những cái lỗ được tạo ra bởi một mũi khoan lấy lõi trong đá granite đỏ. Các vòng tròn màu xanh trên sơ đồ là nơi có thể nhìn thấy chúng trong các thanh dầm granite trên cao, tại Đền Thung lũng, gần tượng Nhân Sư:

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Hầu hết các cửa ở ngôi đền này vẫn còn dấu vết của các lỗ khoan. Dường như các lỗ khoan đã được sử dụng để đỡ trục xoay cho cửa ra vào, giống như bản lề.

Posted Image

Các vòng tròn trên ảnh này cho thấy một số chỗ mà du khách có thể tìm thấy các lỗ khoan đó.

Posted Image

Một bằng chứng nữa của kỹ thuật khoan lấy lõi ở Ai Cập tiền sử.

Posted Image

Dấu vết khoan lấy lõi trong đá basalt, sử dụng 2 lưỡi khoan tròn có bán kính khác nhau, tạo thành một cái ống. Niên đại ít nhất khoảng 5.000 năm. Được trưng bày tại viện bảo tàng Petrie.

Các dấu khoan trong lòng đá cứng khắp thế giới cổ xưa

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Morbihan, Pháp. Những phiến đá với những dấu khoan trên bề mặt.

Dấu khoan trên các phiến đá song song với nhau, cho thấy các tảng đá lớn đã được khoan để tách làm đôi.

Posted Image

Mnajdra, Malta. Hằng trăm lỗ khoan trang trí trên những khối đá. Có niên đại khoảng 6.000 năm.

Posted Image

Tiahuanaco. Kiểm tra kỹ lưỡng khối đá trên, người ta thấy những dấu khoan cách đều nhau dọc theo chiều dài của vết cắt chính xác rộng 6mm này.

(còn tiếp)

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu tích nền văn minh toàn cầu thời tiền sử (Kỳ 1)

( 10:08 AM | 20/10/2010 )

Khi quan sát các hiện vật kỳ dị này, các nhà nghiên cứu đều buộc phải đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của nền tảng kiến thức ấy? Nền văn minh chúng ta ngày nay thực chất nằm ở vị trí nào trong dòng lịch sử nhân loại, Trái Đất và Vũ trụ? Chúng ta thoát thai từ đâu?

Có nhiều nét chung rất đặc biệt trong kỹ thuật xây dựng của các nền văn minh cổ đại khắp thế giới. Sự tương đồng rõ rệt trong thiết kế, kỹ thuật và kỹ năng xây dựng cho thấy một nguồn kiến thức cao cấp chung – ít nhất là về ngành chế tác đá – đã phổ biến toàn cầu ở một thời đại hết sức cổ xưa. Đó quả là một thách thức to lớn dành cho quan niệm hiện nay về lịch sử nhân loại. Khi quan sát các hiện vật kỳ dị này, các nhà nghiên cứu đều buộc phải đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của nền tảng kiến thức ấy? Nền văn minh chúng ta ngày nay thực chất nằm ở vị trí nào trong dòng lịch sử nhân loại? Chúng ta thoát thai từ đâu?

Những khối đá là vật liệu bền bỉ nhất trước sức mạnh của thời gian. Nhờ có chúng, các bí mật của lịch sử loài người được lưu giữ suốt những biến cố thăng trầm của lịch sử Trái Đất, chờ đợi chúng ta khám phá.

Những khối đá gấp góc và những khối đá nhiều mặt

Một số kiến trúc cho thấy các khối đá được cắt một cách đặc biệt, tạo thành góc vuông ở đoạn giao 2 bức tường. Một số nhà khoa học cho rằng người cổ xưa làm như vậy để phòng ngừa động đất. Điều đặc biệt là tất cả các khối đá đều khít nhau một cách hoàn hảo, cho thấy kỹ thuật chế tác đá của họ rất cao cấp.

Posted Image Posted Image Posted Image

“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập. Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại đây

Posted Image Posted Image

Luxor, Ai Cập. (trái), Machu Pichu, Peru (phải).

Posted Image Posted Image

Các khối đá nhiều mặt – Đền Thung lũng, Giza, Ai Cập

Trong khi các mẫu đá của Ai Cập khá vuông vắn, thì các mẫu của Nam Mỹ lại có nhiều cạnh, dường như không không hề theo quy tắc hình học nào. Điều đó thậm chí còn khó hơn nhiều, đòi hỏi kỹ năng chế tác đá còn cao hơn nữa.

Posted ImagePosted Image

Những bức tường đá được cho là của người Inca, Nam Mỹ. Người Inca tin rằng họ là con cháu của một nền văn minh đã diệt vong.

Người Kogi cũng là con cháu của một nền văn minh đã diệt vong. 20 năm trước họ lên tiếng cảnh báo con người hiện đại phải biết sống hòa bình, thân ái và tôn trọng sức mạnh của Tự Nhiên. Năm 2010, một lần nữa họ xuất hiện và nhắc lại lần cuối thông điệp tối quan trọng ấy

Posted Image

Sacsayhuaman, Cuzco, Nam Mỹ

Posted Image

Posted Image

Sacsayhuaman. Không những những mối ghép rất tinh vi với hình thù quá đa dạng, mà khối lượng và kích thước của các khối đá còn rất lớn. Độ khó: cực cao

Posted Image

Posted Image Posted Image

Một trong số 300 bục Ahu trên đảo Easter. Chúng là những khối đá bazan nặng chừng chục tấn mỗi khối. Kiểu cách của chúng hết sức tương đồng với những mẫu tại Sacsayhuaman ở trên

“Bên lề” câu chuyện

Posted Image

Những tượng đá bí ẩn trên Đảo Easter. Không ai biết chúng được xây dựng từ bao giờ, và bằng cách nào. Các bức tượng đều bằng đá bazalt rất cứng và có kích thước khổng lồ.

Nhắc đến đảo Easter, người ta thường nhớ ngay đến những bức tượng khổng lồ kỳ bí, nhưng điều đáng kinh ngạc không dừng lại ở những bức tượng ấy. Ta hãy xem qua văn bản Rongo-Rongo nổi tiếng tìm thấy trên đảo này.

Posted Image

Văn bản Rongo Rongo

Posted Image

Người ta nhận ra rằng, ngôn ngữ của văn bản Rongo Rongo là hết sức giống với ngôn ngữ của các văn bản bí ẩn cực cổ xưa ở Mohenjo-Daro và Harappa thuộc Thung lũng Indus của nền văn minh sông Ấn, có niên đại ít nhất là 4.500 năm trước. Điều đó càng làm cho chúng ta có cơ sở để nói rằng mọi nền văn minh cổ xưa nhất mà chúng ta biết đến ngày nay đều bắt nguồn từ một nền văn minh duy nhất

Còn đây nữa, là những tương đồng giữa các ký tự rongorongo và các ký tự tượng hình của nền văn minh Trung Quốc cổ xưa. Nhà nghiên cứu Jean-Michel Schwartz chỉ ra rằng chúng không chỉ tương đồng về mặt hình thái mà còn cả về mặt ý nghĩa.

------------------------------------- (Ý nghĩa chung)

Posted Image

------------------------------------Kiến thức, hiểu biết

------------------------------Tiếng động, âm thanh

------------------------------Chuyển động hướng lên trên

Posted Image

Posted Image

Văn bản Rongo Rongo được tìm thấy ở đảo Easter giữa Thái Bình Dương cho thấy sự tương đồng kỳ lạ giữa 3 loại ngôn ngữ cổ xưa, cách nhau nửa vòng trái đất

Có lẽ câu hỏi đặt ra không còn là “Các nền văn minh sớm nhất được biết đến đều là các hậu duệ của một nền văn minh toàn cầu phát triển rất cao và đã bị diệt vong?”, mà là “Qua đó chúng ta học được điều gì?” và “Bây giờ chúng ta phải làm gì?”.

(Còn tiếp)

Kỳ sau: Những thanh nối kim loại và những dấu cắt đá

Minh Trí

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về những dấu ấn của nền văn minh toàn cầu tôi đã chứng minh qua di sản vật thể là Kim Tự Tháp có khắp nơi trên thế giới (Xem "Định mệnh có thật hay không?"). Các nhà khoa học chứng minh thêm qua bài trên cho thêm phần uy tín và xôm tụ.

Nhưng vấn đề cốt lõi mà tôi tin rằng thuộc độc quyền của Lý học Đông phương chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - Đó là di sản quan trọng nhất mà nền văn minh ấy để lại cho dân tộc Việt với lịch sử 5000 năm văn hiến.

Cuối cùng thì cả thế giới này cũng phải công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thôi!

- Cô chủ "Quán Vắng" đâu rồi? Cho bình trà đi chứ nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)

9:49 PM | 29/09/2010

Giáo sư Sir William Matthew Flinders Petrie (3/6/1853 – 28/7/1942), thường được nhắc đến dưới tên Flinders Petrie, là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng người Anh, và là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu Khảo cổ học một cách có phương pháp và có hệ thống. Ông là nhà Ai Cập học số 1 tại Anh quốc, và đã khai quật tại nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng nhất tại Ai Cập, như Naukratis, Tanis, Abydos và Amarna.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)

Văn minh nhân loại: Bí ẩn những thành phố dưới đáy biển (Phần 3)

Những hình vẽ phi hành gia vũ trụ cổ xưa trong hang đá

Posted Image

Bình luận của Ngài Flinders Petrie về kỹ thuật cơ khí siêu đẳng ở Ai Cập cổ đại

Các đoạn trích sau đây được lấy từ Chương VIII có tựa đề “Các phương pháp cơ khí” trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự tháp và Đền thờ ở Giza” của Petrie. Chúng liên quan tới một số phát hiện của ông tại Giza trong mùa đông những năm 1880 và 1881.

“Các phương pháp mà người Ai Cập đã thường xuyên sử dụng trong việc cắt gọt các loại đá cứng, lâu nay vẫn chưa xác định được. Nhiều người đã thử giải thích, nhưng một số lời giải thích là rất không thực tế. Người ta cũng không có các bằng chứng thực sự về các công cụ, hoặc cách thức sử dụng chúng,…”

“Phương pháp chế tác các loại đá cứng – chẳng hạn như đá granite, bazan, diorit, vv… – là nhờ các công cụ bằng đồng; chúng hẳn là đã được lắp với các mũi cắt, cứng hơn đá thạch anh nhiều mới cắt được nó. Chất liệu của các mũi cắt vẫn chưa xác định được, nhưng chỉ có 5 chất là có thể – đá beryl, đá topaz, chrysoberyl, corundum hoặc sapphire, và kim cương. Đặc điểm của công việc này làm người ta nghĩ chắc kim cương đã được dùng để cắt, và nhìn chung chỉ có sự quý hiếm của nó là không phù hợp với kết luận này mà thôi”.

“Nhiều quốc gia,… , có thói quen cắt vật liệu cứng bằng công cụ làm từ một chất mềm (như đồng, gỗ, sừng, vv…), với một loại bột cứng gắn lên nó; bột dính vào dụng cụ, và dụng cụ chà xát trên khối đá muốn cắt gọt, nhờ đó bào mòn nó. Nhiều người do đó rất dễ nghĩ rằng (như bản thân tôi lúc đầu) phương pháp này nhất thiết là đã phải được những người Ai Cập sử dụng; và rằng đó là đủ để sản xuất ra được tất cả các mẫu vật mà hiện nay đã thu thập được. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn không phải vậy, mặc dù phương pháp này hẳn là được sử dụng đối với đá thạch cao tuyết hoa và các loại đá mềm khác”.

“Chắc chắn người Ai Cập đã quen với một loại đá quý dùng để cắt, cứng hơn thạch anh nhiều. Và họ đã sử dụng thứ đá quý này như là một loại dao chạm sắc nhọn, là điều không thể nghi ngờ, bởi vì tôi đã tìm thấy những mảnh vỡ của những cái bát bằng đá diorite có chữ khắc của Triều đại thứ tư ở Giza; và những vết trầy xước trên đá hoa cương láng bóng của triều đại Ptolemy tại San. Các chữ tượng hình được chạm khắc bằng một mũi cắt rất cứng, chúng không phải do cạo hoặc mài ra, mà do cày qua đá diorit, với đường nét có bờ gồ ghề. Các đường nét chỉ rộng chưa tới 0,2mm (các chữ khắc dài khoảng 0,5cm), đó là bằng chứng cho thấy mũi cắt phải cứng hơn thạch anh rất nhiều, và bền chắc đủ để không bị vỡ ra khi tạo ra những gờ mép hoàn hảo như thế, có lẽ chỉ rộng có 0,13mm mà thôi. Những đường song song đã được khắc chỉ cách nhau có 0,8mm”.

“Do đó chúng ta không cần do dự khi cho rằng những dòng chữ khắc trong đá cứng bằng những mũi nhọn đá quý, đã là một nghệ thuật phổ biến thời kỳ ấy. Và khi chúng ta tìm thấy những rãnh sâu 0,3mm trên bề mặt của những vết cưa trong đá diorite, thì rất có thể chúng đã được tạo ra bởi các mũi nhọn bằng đá quý gắn cố định, chứ không phải do sự mài giũa ngẫu nhiên nhờ một loại bột mài nào đó. Và hơn nữa, ta thấy rằng những rãnh này gần như luôn luôn sâu đều đặn, và cách đều nhau. Rõ ràng người ta đã tạo ra chúng bằng những vết cắt liên tục của những răng cưa đá quý…”

“Các loại công cụ là những chiếc cưa thẳng, cưa tròn, khoan ống, và máy tiện”.

Posted Image

Mẫu vật số 6 của Petrie: một thỏi đá diorit có những rãnh tròn đều đặn và cách đều nhau. Nó là minh chứng hiển nhiên của việc người thượng cổ đã sử dụng kỹ thuật khoan bao tâm, một kỹ thuật khó ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí ngày nay.

“Các cưa thẳng có độ dày khác nhau, từ 0,8mm đến 5mm, tùy theo công việc, những cái lớn nhất dài tới 2,5m trở lên” “… mẫu vật số 6, một miếng đá diorit có những rãnh đều đặn và cách đều nhau, có dạng các cung tròn song song với nhau. Những đường rãnh này dường như đã được đánh bóng bằng cách mài giũa, nhưng vẫn còn có thể nhìn thấy được. Cách giải thích hợp lý duy nhất cho mẫu vật này, là nó được tạo ra bởi một lưỡi cưa tròn”.

“Những chiếc khoan ống này khác nhau về độ dày, có đường kính từ 0,6cm đến 13cm, và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”.

“Tại El Bersheh… có một mẫu vật còn lớn hơn, nơi mà một nền tảng đá vôi đã được tách ra, bằng cách cắt nó đi với những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng tỏ rằng nó đã được thực hiện chỉ để loại bỏ tảng đá mà thôi”.

Posted ImagePosted Image

Cái bình bằng đá cứng, tròn như một khối cầu ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo. Điều đó chứng tỏ nó cực kỳ cân đối, cho thấy cấp độ chính xác siêu việt của các hiện vật đá này. Vậy mà cái bát này lại có từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

“… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay. Người ta thường hay bắt gặp những cái bát và bình bằng đá diorite của Vương triều cũ, cho thấy kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời. Một mẫu vật đã được tìm thấy tại Giza, mẫu vật số 14, cho thấy phương pháp được sử dụng quả thật là máy tiện, chứ không phải là quá trình mài giũa nào cả. Bởi vì cái bát đã được cắt rời ra theo đúng tâm của nó, được xác định tâm mới một cách không hoàn toàn, và phần tiện cũ không hoàn toàn bị cắt rời ra, do đó tạo thành hai bề mặt có tâm tiện khác nhau, và 2 bề mặt gặp nhau tại một đỉnh nhọn. Biểu hiện như vậy không thể là do quá trình nghiền hoặc chà xát thủ công nào trên bề mặt cả. Một chi tiết ở mảnh vỡ số 15;… ở đây các đường cong của cái bát có hình cầu, và do đó ắt phải đã bị cắt bởi một công cụ, quét một vòng cung từ một tâm cố định trong khi cái bát được xoay vòng. Cái tâm này hoặc trục đứng của công cụ này là nằm đúng theo trục của máy tiện để tạo ra bề mặt chung của cái bát, ngay đến các cạnh của nó; nhưng bởi cần một gờ nhô, tâm của công cụ này đã được dịch chuyển, nhưng với cùng một bán kính vòng cung, và một nhát cắt mới đã tạo ra một gờ nhô trên cái bát. Đây chắc chắn không thể nào là kết quả của việc làm thủ công, không chỉ bởi dáng tròn chính xác của các đường cong và sự đều đặn của chúng, mà còn bởi đỉnh nhô được tạo ra nơi chúng giao nhau. Nó chắc chắn không phải là được mài tròn như kiểu làm thủ công, và đó là bằng chứng rõ ràng của phương pháp cơ khí cực kỳ cao cấp được áp dụng để tạo ra các đường cong ấy”.

Posted Image

Một cái đĩa bằng đá cứng khác. Theo bạn sử dụng công cụ bằng đồng có thể nào tạo ra những vật dụng hàng ngày tinh vi đến mức này không? Tuy vậy, những người bí ẩn tại vùng đất mà nay là Ai Cập đã tạo ra chúng ít nhất là từ 6.000 năm trước đây!

Posted Image

Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara, Ai Cập. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và chỉ dày 1cm. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ. Nhìn chúng, không ai trong chúng ta không liên tưởng tới những bộ phận máy móc nào đó của thế giới hiện đại, nếu ta không biết chúng được chế tạo bằng chất liệu gì, ở đâu, và vào thời gian nào.

(Còn tiếp)

Minh Trí

(theo theglobaleducationproject.org)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2)

1:14 PM | 02/10/2010

Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)

Văn minh nhân loại: Bí ẩn những thành phố dưới đáy biển (Phần 3)

Các bằng chứng về những nền văn minh các chu kỳ trước có thể thuộc một trong hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Bằng chứng trực tiếp bao gồm những tàn tích có thể xác định được niên đại rõ ràng, cho thấy rõ là chúng thuộc về những thời kỳ hết sức cổ xưa, vượt quá xa khỏi tầm xích của thuyết tiến hóa. Những công trình xây dựng dưới đáy biển như Yonaguni Nhật Bản, Guanahacabibes Cuba, Cambay Ấn Độ, Bimini,… là những minh chứng hiển nhiên vẫn còn tồn tại tới ngày nay, bởi vì chính trạng thái đang chìm sâu dưới nước ấy có thể được sử dụng để xác định niên đại cho chúng.

Các bằng chứng gián tiếp là những hiện vật đòi hỏi công nghệ chế tác phải rất cao, không thuộc về bất kỳ nền văn minh đã biết nào.

Để khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh trước thời kỳ của người Ai Cập trên vùng đất đó, cần phải đưa ra và chứng minh được những hiện vật có hàm chứa kiến thức hoặc công nghệ cao hơn trình độ của bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết (thậm chí ngay cả chúng ta hiện nay).

Posted Image

Một trong những ví dụ về trình độ khoa học rất cao siêu của nền văn minh tiền sử, đó là công nghệ chế tác đá của những chủng người bí ẩn cổ xưa trên vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập. Các công trình xây dựng cổ đại ở Sacsayhuaman, Peru, vv… dường như liên quan đến những công cụ phức tạp tinh vi chứ không chỉ là những cái đục bằng đồng hoặc các công cụ thô sơ khác. Nhưng bằng chứng cụ thể hơn cả có lẽ là nằm ở Ai Cập cổ đại.

Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.

Posted ImagePosted Image

Hình ảnh bên trái là của một cái bình được làm từ đá cứng được tìm thấy ở Ai Cập có niên đại từ thời kỳ tiền vương triều, khoảng ít nhất là 6.000 năm trước. Nó bóng láng, tròn trịa và đối xứng hoàn hảo, đến mức có thể đứng thăng bằng trên một mặt đáy có hình dạng và kích thước của đỉnh trứng gà. Ngay cả nếu sử dụng công nghệ hiện đại như máy tiện của chúng ta ngày nay, để đạt tới trình độ chế tác đá cao siêu như vậy cũng vẫn cực kỳ khó. Đối với bình hoa bên phải, “người tiền sử” có thể cắt gọt mài giũa bề mặt bên trong với những góc cạnh tròn đều và đường cong hoàn hảo, trong khi đường kính cổ bình lại rất nhỏ hẹp. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể làm được như họ.

Posted Image

Một cái “bát” bằng đá cứng được tìm thấy tại Ai Cập, được xác định niên đại khoảng 6.000 năm trước (chú ý những cái rìa chìa vào bên trong).

Quan sát các mẫu vật này, ai cũng sẽ đặt câu hỏi: làm sao họ có thể chế tác chúng? Đó rõ ràng là một công nghệ rất cao.

Vậy ở đây, công nghệ đó là gì? Có 3 khả năng: họ biết cách làm cho đá trở nên mềm hơn. Hoặc, họ biết làm ra đá nhân tạo. Hoặc, họ sở hữu máy công cụ cao cấp điều khiển tự động. Dù là trường hợp nào đi nữa, thì đối với khung nhìn của quan niệm hiện nay, đều là vô cùng kỳ lạ.

Hơn thế nữa, đó là một trong những công nghệ từng phổ biến khắp toàn cầu. Công nghệ đó giúp người thượng cổ có thể chế tác được những chiếc bình đá, đồng thời cũng giải thích tại sao những khối đá khổng lồ ở Sacsayhuaman, Ai Cập, Inca, Cuzco, Machu Pichu, đảo Easter, và rất nhiều nơi khác trong thế giới cổ xưa, có thể ghép nối một cách tuyệt vời như vậy, đến mức gần như hợp nhất với nhau.

Posted Image

“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại đây.

Posted Image

Luxor, Ai Cập

Posted Image

Cuzco, Nam Mỹ.

Posted ImagePosted Image

Inca, Nam Mỹ. Người Inca có lưu truyền một “huyền thoại” rằng họ là con cháu của một nền văn minh đã mất.

Chúng ta dễ dàng thấy rằng công nghệ chế tác đá của họ là tinh vi đến mức không tưởng, và hết sức tương đồng với nhau. Đó là những bằng chứng hiển nhiên, cho thấy các nền văn minh sớm nhất mà chúng ta đã biết hiện nay đều có một nguồn gốc chung. Nó cũng giải thích vì sao những nền văn minh sớm nhất như Lưỡng Hà, Ai Cập, cổ Trung Hoa,… đều xuất hiện đột ngột với trình độ phát triển rất cao ngay từ đầu. Kiến trúc Kim tự tháp ở khắp nơi trong thế giới thượng cổ như Ai Cập, Iran, Iraq, Maya, Teotihuacan, Trung Quốc, nhiều nước châu Âu, thậm chí dưới đáy biển ở Cuba và Nhật Bản,… thật ra đều là dạng kiến trúc phổ biến của 1 thế giới đã diệt vong. Những hậu duệ sống sót qua trận Đại Hồng Thủy đã xây dựng nên những nền văn minh mới kể trên, và nhờ những di sản kiến thức được thừa kế họ đã phát triển rất cao đột ngột ngay từ đầu. Những di sản vĩ đại của nền văn minh chu kỳ liền trước hầu hết đều được giữ bí mật trong số các nhân vật đặc quyền của các nền văn minh hậu duệ kể trên, gồm các pharaông, quốc vương, thầy tế, quốc sư, vv…. Tuy nhiên, một số thì vẫn được công khai, trong đó có kiến trúc Kim tự tháp, “Quyển sách của người chết”, Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư,… Tất cả chúng đều là các di sản thừa kế của những nền khoa học đi theo các con đường khác. Đó cũng là lý do vì sao các học giả hiện nay không thể nghiên cứu chúng thấu đáo nổi, nhiều nhất cũng chỉ sử dụng được ở chừng mực rất hạn chế mà thôi.

Minh Trí

(tổng hợp)

===========================================

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3)

9:15 AM | 07/10/2010

Thứ gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những thành phố tiền sử mà hiện đang nằm dưới đáy đại dương…

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya

Bí ẩn về người tí hon trong lịch sử (Phần 1)

Văn minh nhân loại: Những vết xe hóa thạch bí ẩn

vùng đất Ai Cập có những bằng chứng về công nghệ chế tác đá rất phát triển từ thời đại trước khi nền văn minh Ai Cập xuất hiện.

Nhà Ai Cập học số 1 thế giới, Ngài Flinders Petrie, là người đầu tiên nói đến ý tưởng này. Sir Flinders Petrie cũng đã từng nói rằng các công cụ của các vương triều Ai Cập “không đủ để giải thích các hiện vật ở Ai Cập”. Gần đây nhà nghiên cứu Chris Dunn đã dẫn ra nhiều mẫu vật được chế tác bằng các máy móc cơ khí tại Giza vào thời thượng cổ, chứng minh những luận cứ của Sir Flinders Petrie là rất có cơ sở thực tế.

Chris Dunn đã kiểm tra lại những hiện vật bằng đá hỏa sinh từng được Petrie kiểm tra trước đây và kết luận rằng chúng “cho thấy gần như chắc chắn, rằng các thợ xây kim tự tháp đã sử dụng máy móc cơ khí”.

Các dấu vết xoắn ốc đều đặn và rõ ràng do công cụ gây ra trên các mẫu vật, cho thấy người thượng cổ ở miền đất Ai Cập chắc chắn đã phải sử dụng kim loại hay đá quý cứng hơn đồng rất nhiều chứ không thể chỉ dùng công cụ đồng và đá.

Posted Image

Hình ảnh này là cận cảnh những dấu vết do công cụ để lại trên một mẫu vật bằng đá granite. Sự rõ nét, độ dài và khoảng cách đều đặn của các dấu vết chỉ ra rằng:

1. Một mũi công cụ có độ cứng lớn hơn đá granite đã được sử dụng,

2. Với một áp lực không đổi.

Dưới đây là vài hình ảnh của các đồ tạo tác cổ xưa được tìm thấy tại vùng đất Ai Cập có dấu vết của nhiều phương pháp cơ khí khác nhau: kỹ thuật khoan bao tâm, cưa, và tiện. Điều đó chứng tỏ, có những chủng người bí ẩn ở miền đất Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ (khoan ống, cưa thẳng và cưa tròn, và “những chiếc máy quay tròn” – máy tiện) để chế tác đá.

Posted Image

Kỹ thuật khoan bao tâm. Đó là một kỹ thuật khó, tuy nhiên dường như đối với người thượng cổ điều đó không hề khó khăn.

Posted Image

Kỹ thuật cưa trong đá cứng. Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định, hoàn toàn không có hiện tượng bật nảy và cong vẹo nếu sử dụng lưỡi cưa đồng. Có vẻ việc cắt đá bazan này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ tạo ra những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế.

Posted Image

Kỹ thuật tiện, và kỹ thuật tổng hợp. Trừ chiếc bình bên trái làm bằng đá trầm tích thời vương triều thứ 2, tất cả các hiện vật khác đều được làm bằng đá cứng thời vương triều Ai Cập đầu tiên, ít nhất 5.000 năm trước. Chúng cho thấy kỹ năng chế tác đá siêu việt, ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí hiện đại ngày nay của chúng ta.

Chúng ta có thể nói gì về những người xây dựng thượng cổ bí ẩn này?

• Họ có ống khoan – mũi khoan, cùng với máy móc để giữ cho chúng ổn định và áp dụng các mô-men quay.

• Họ có những lưỡi cưa có thể cắt được đá granite một cách dễ dàng và chính xác.

• Họ có khả năng chạm khắc được các loại đá cứng nhất.

• Họ cực giỏi trong việc xử lý đá granite tại chỗ – sau khi các khối xây đã được đặt vào vị trí trong một bức tường hay trên bề mặt của một kim tự tháp.

• Họ có khả năng cắt gọt, san phẳng và đánh bóng đá granite ở trình độ cực cao.

• Họ có máy tiện có thể lật xoay và đánh bóng đá granit, đá phiến, đá bazan, vv… (theo những cách nào đó mà chúng ta chưa thể làm nổi).

• Họ có các phương tiện để cắt khớp đá vôi cực kỳ chính xác với độ phẳng rất cao, trên những bề mặt rộng – tới 3,3 mét vuông trở lên, và dường như họ đã làm chủ được kỹ thuật này từ trước khi xây dựng lớp vỏ của các kim tự tháp Giza.

• Họ có kiến thức và công nghệ thích hợp để nhấc bổng, cơ động chính xác và đặt những khối xây bằng đá rất lớn vào đúng vị trí một cách hoàn hảo.

• Họ có các phương tiện và động lực để khai thác đá và di chuyển hàng triệu khối đá lớn.

• Họ có các kỹ năng quản lý và sự giàu có để tổ chức công trình rất lớn. Các dự án lớn này bao gồm tất cả các khía cạnh của công trình dân dụng, kiến trúc, khảo sát, kỹ thuật đo đạc, quản lý nhân sự đa cấp và nhiều mặt, cơ sở hạ tầng vật lý, quản lý vật liệu, vv…

Họ đã phát triển thành một xã hội có trình độ chính trị, tổ chức, kỹ thuật cùng với trình độ phát triển văn hóa cao đến như vậy bằng cách nào?

Một luận điểm khoa học chỉ đáng tin cậy nếu không có hiện vật thực tiễn nào mâu thuẫn với nó, nếu không luận điểm đó chắc chắn là sai. Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên, hiện nay các hiện vật thực tế mâu thuẫn hoàn toàn với lịch sử theo khung nhìn tiến hóa đã lên đến con số hàng trăm ngàn, vậy mà không ai đủ can đảm đứng ra nghiên cứu và viết lại lịch sử. Họ sợ hậu quả gì? Thứ gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những thành phố tiền sử mà hiện đang nằm dưới đáy đại dương

Còn tiếp

Những vết cưa trong lòng đá cứng

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những di sản vật thể trong loạt bài viết trên - và còn nhiều bài khác - sẽ chỉ xác định để mọi người thừa nhận rằng: Đã có một nền văn mính siêu việt tồn tại trên trái Đất. Nhưng một bí ẩn còn lớn hơn cả là di sản tri thức của nền văn minh ấy.

Nó thuộc về hậu duệ của nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miên nam sông Dương Tử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 4)

9:42 AM | 12/10/2010

Trước khi các kim tự tháp Giza được xây dựng, toàn bộ khu đất cao Giza đã được san phẳng một cách cực kỳ hoàn hảo, sau đó được phủ bằng một lớp đá vôi và đá bazalt lát nền rộng lớn. Nhưng thật kỳ lạ là, trong nhiều khối đá đó từ rất lâu người ta đã khám phá ra những vết cưa cho thấy kỹ năng và trình độ công nghệ phải rất cao.

Bí ẩn Đĩa bay UFO và người ngoài hành tinh (Phần 1)

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)

Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại

Bạn sẽ tìm thấy những vết cưa, trong đá bazalt, ở phía đông Kim tự tháp Lớn tại Giza. Chúng ta nên biết đá bazalt có độ cứng trên thang Moh là từ 4 tới 6, có nghĩa là tương đương đồng thau (có thể hơn). Do đó dùng đồng để cắt đá bazalt là không có hiệu quả. Vì thời đó không có sắt, do vậy các nhà khoa học đoán rằng những chiếc cưa hẳn đã được làm bằng đồng gắn lưỡi cưa kim cương. Nhưng thực tế là người ta chưa bao giờ tìm được bằng chứng nào của những chiếc cưa kiểu như vậy cả.

Posted Image

Khu phía đông của Kim tự tháp Lớn trên cao nguyên Giza nhìn từ trên cao. Vùng bôi màu vàng là nơi để bắt đầu tìm kiếm những dấu cưa trong đá.

Posted Image

Những dấu cưa trong đá bazalt ở khu phía đông của kim tự tháp Lớn. Nhìn cận cảnh.

Những tảng đá bazalt vỉa hè có độ dày bất thường, và đôi khi được mài tròn ở phía dưới cùng. Chúng được đặt trên đầu các khối đá vôi Tura tầng đá gốc bên dưới. Hình sau đây cho thấy các khối đá bazalt này đã được cắt sau khi được đặt vào đúng chỗ trên mặt đất.

Posted Image

Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định. Có vẻ việc cắt đá bazalt này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ để lại những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế. Những vết cắt thừa trông tương tự như vết cưa máy khi lỡ tay quệt phải. Những vết cắt như thế có thể thấy ở nhiều nơi. Nếu bạn tới đây và tìm thấy chỗ này, hãy nhìn xung quanh phía sau bạn về phía bắc – có nhiều vết cắt tương tự trong vòng 9m. Ở một chỗ bạn có thể tìm thấy những vết cắt song song thẳng đứng sát cạnh nhau.

Posted Image Posted Image

Ở một nơi khác gần đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vết cưa dài cắt qua khối đá cứng. Trong hầu hết các trường hợp, các dấu cưa rất thẳng và trơn láng, các mặt bên song song nhau hoàn hảo. Không hề có dấu vết của sự “nhảy” hoặc không ổn định thường thấy ở những vết cưa tay sử dụng lưỡi cưa dài, khi lưỡi cưa bắt đầu xâm nhập vào một vật liệu cứng.

Posted Image

Hộp đá granit trong Phòng vua, kim tự tháp Lớn tại Giza. Ảnh: Stephen S. Mehler, 2006. Chúng ta biết rằng chiếc “quan tài” (thực ra cả nó lẫn căn phòng cũng như cả kim tự tháp Lớn đều chưa từng chứa xác ướp nào cả) đã được cắt bằng một lưỡi cưa rất lớn – có thể lên tới gần 3m. Các dấu vết ở dưới đáy hộp được phát hiện và mô tả bởi nhà Ai Cập học tiên phong của thế giới Sir Flinders Petrie trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự tháp và đền thờ ở Giza”. Ông cũng mô tả một lỗi cắt đá để lại những dấu vết rõ ràng. Chúng ta không biết các lưỡi cưa được làm bằng chất liệu gì, liệu nó có răng hay là người thượng cổ đã sử dụng chất mài mòn nào đó hay không. Chiếc hộp đá này được cắt phẳng đến mức, nếu ta đặt cái thước kỹ thuật vuông góc lên bề mặt của nó rồi rọi đèn pin vào một mặt thước, thì ánh sáng không thể lọt được qua bên kia.

Posted Image

Đảo Elephantine, Aswan, Ai Cập. Chiếc hòm bằng đá granite nhiều ngàn năm tuổi được cắt gọt tinh vi vuông vức đến mức độ này. Không ai trong chúng ta có thể sử dụng công cụ bằng đồng để đục đẽo ra được tác phẩm tuyệt vời như thế. Người cổ xưa đã sở hữu công nghệ gì?

Ta dễ dàng nhận thấy những vết cưa này hoàn toàn không bình thường. Cùng với những bằng chứng rõ ràng khác khắp nơi trên cao nguyên Giza ta có thể khẳng định: công nghệ chế tác đá của người thượng cổ là hết sức tinh vi và hoàn hảo. Công nghệ đó xa lạ khác biệt và có nhiều mặt vượt trội hơn cả chúng ta ngày nay. Nói tóm lại, nó không phải là của chúng ta mà thuộc về những nền văn minh đã mất.

(Còn tiếp)

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Phần 1) Posted Image

( 5:11 PM | 13/10/2010 ) Ngoài kim tự tháp Ai Cập, rất nhiều vùng đất khác khắp hành tinh đều có các kiến trúc dạng kim tự tháp với nhiều nét tương đồng. Các kim tự tháp này có hình dạng giống kim tự tháp Ai Cập, hoặc hình bậc thang, hoặc hình trụ xoắn ốc, và cũng đều rất cổ xưa, thuộc vào những thời kỳ mà khoa học gọi là “thời tiền sử” mông muội. Ở Trung Quốc còn có nhiều kim tự tháp xây bằng đất sét, có cái thậm chí to lớn hơn cả kim tự tháp Ai Cập.

>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 4)

>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật khoan sọ thời tiền sử

>> Văn minh tiền sử: Những thành phố dưới đáy biển (Phần 1)

Ziggurat – Các kim tự tháp Lưỡng Hà

Posted Image

Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Từ “Lưỡng Hà” (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không có biên giới rõ ràng. Trên hình, màu xanh là giới hạn gợi ý của vùng địa lý rộng lớn này.

Ziggurat có kiến trúc dạng kim tự tháp bậc thang, là những công trình quan trọng nhất đối với người Sumeria, người Babylon và người Assyria thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại. Các Ziggurat đã được xây dựng ngay từ 5.000 năm trước.

Ziggurat, theo ngôn ngữ của người Akkad cổ đại thuộc đế chế Babylon xưa, có nghĩa là “tòa nhà vươn cao”. Chúng có hình dạng kim tự tháp hình bậc thang với nhiều hành lang bằng đá chia theo nhiều cung bậc.

Posted Image

Ziggurat của người Sumer tại Ur, Iraq, xưa kia thuộc Lưỡng Hà. Ở trên là hình chụp vào thế kỷ trước và dưới là ảnh phục chế của ziggurat này.

Posted Image

Ziggurat của người Sumer tại Ur, nhìn từ trên cao

Posted Image

Ziggurat Agargoaf, Iraq. 2 chấm trắng bên dưới góc phải là 2 du khách.

Posted Image

Ziggurat Samara là loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh kiểu xoắn ốc.

Posted Image

Ziggurat nổi tiếng nhất chính là “Tháp Babel” được nhắc đến trong Sáng Thế ký. Những người xây dựng thượng cổ đã nói rằng: “Chúng ta hãy xây một ngọn tháp cao tận trời”.

Posted Image

Posted Image

Ziggurat Chogha-Zanbil của vương quốc Elamite thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại, nhìn từ phía trước và từ phía trên cao

Các ziggurat có từ 2 tới 7 tầng, được xây dựng trên những mặt đáy có hình chữ nhật, hình oval hoặc hình vuông. Ziggurat được xây dựng bằng gạch phơi nắng và gạch nung. Mặt ngoài các Ziggurat thường được tráng những lớp men có màu sắc khác nhau, và có lẽ mang ý nghĩa thiên văn học nào đó. Khác với kiến trúc kim tự tháp ở Ai Cập, đỉnh của các ziggurat thường bằng phẳng, khá đa dạng: hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình vuông. Loại ziggurat phổ biến nhất có các lối đi hướng lên phía những chiếc cổng và cuối cùng dẫn đến một ngôi đền ở trên đỉnh. Còn có loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh có dạng đường dốc kiểu xoắn ốc. Bên trong các Ziggurat có những hệ thống thang nâng dẫn đến nhiều tầng khác nhau.

Ziggurat nổi bật và nổi tiếng nhất có lẽ là Ziggurat Lớn ở Ur và Khorsabad thuộc vùng Lưỡng Hà.

Posted Image

Ziggurat Lớn, tại Ur, niên đại khoảng 4100 năm tuổi

Ziggurats không phải là những nơi để thờ cúng tế lễ, mà được cho là nơi ở dành cho các “thần”. Điều đặc biệt kỳ dị là chỉ có các thầy tế được phép vào bên trong ziggurat. Họ là những người có quyền lực rất lớn trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại.

Posted Image

Sialk Ziggurat, nằm tại Kashan, Iran được xem là Ziggurat lâu đời nhất. Ziggurat này có mô típ trang trí khá đơn giản ở phần bệ đáy, mô tả những dấu ấn toán học lỗi lạc của một thời đại, nó gồm có 3 tầng và trên đỉnh là một ngôi đền.

Posted Image

Ziggurat Sialk có niên đại được cho là khoảng gần 5.000 năm tuổi, ở Kashan, Iran

Đến nay người ta mới biết được 32 ziggurat ở vùng Lưỡng Hà xưa. 4 ziggurat ở Iran, còn hầu hết nằm tại Iraq ngày nay. Ziggurat được khám phá gần đây nhất là ziggurat Sialk tại miền trung Iran. Nó là ziggurat cổ xưa nhất với niên đại được cho là khoảng 5.000 năm trước. 1 trong số những ziggurat được giữ gìn tốt nhất là ziggurat Choqa Zanbil tại miền tây Iran, may mắn còn tồn tại sau cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980 khiến nhiều di tích khảo cổ bị phá hủy.

Thiết kế của ziggurat khá đa dạng, loại đơn giản chỉ có phần đế và một ngôi đền bên trên. Còn loại phức tạp tinh vi là những kỳ công toán học và xây dựng, với nhiều tầng sân thượng và một ngôi đền tọa lạc trên đỉnh chóp.

Một ví dụ loại ziggurat đơn giản là “Ngôi đền Trắng” tại Uruk, ở vùng đất Sumer cổ đại.

Posted Image

Tàn tích của ziggurat “Ngôi đền Trắng” tại Uruk

Posted Image

Ziggurat Marduk của Babylon còn có tên tiếng Sumer là Etemenanki

Ví dụ về loại ziggurat vĩ đại: ziggurat Marduk, hay là Etemenanki của Babylon cổ đại. Thật không may, kiến trúc to lớn này đã bị hư hoại rất nhiều, nhưng các khám phá khảo cổ và ghi chép lịch sử cho thấy ziggurat này có 7 tầng màu sắc khác nhau, và ngôi đền trên đỉnh vô cùng cân đối và mỹ lệ. Tuy nhiên, người ta đã khám phá ra 1 điều kỳ lạ: ziggurat Etemenanki này có phần lõi là tàn tích của các ziggurat và các cấu trúc còn cổ xưa hơn nhiều (hiện nay vẫn không xác định được niên đại của chúng).

Nhà nghiên cứu Joseph Campbell trong bộ sách “Mặt nạ của thần” đã nói rằng, các ziggurat đã xuất hiện trong suốt một thời kỳ hoàng kim của văn minh và khoa học. Nhiều nền văn minh cao đã xuất hiện đột ngột, với những hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp, sử dụng bánh xe và chữ viết, vv…

Posted Image

Kim tự tháp Ziggurat ở thung lũng Lưỡng Hà, Iran

Posted Image

Mô hình một Ziggurat ở Iran

Theo học giả Herodotus nổi tiếng Hy Lạp cổ đại, đỉnh của mỗi Ziggurat là một “ngôi đền”, nhưng không có cái nào tồn tại đến ngày nay.

Posted Image

Kim tự tháp Ziggurat ở Lưỡng Hà do người Sumer, Babylon, và Assyria cổ đại xây dựng đã từng là dạng kiến trúc phổ biến.

Posted Image

Ảnh minh họa Vườn treo Babylon

Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất mà nhân loại biết đến, có trình độ phát triển về mọi mặt như khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, … rất cao. Hiện nay vẫn có những cuộc luận chiến về vấn đề tại sao nền văn minh này cùng với các nền văn minh cổ Ấn Độ, cổ Trung Hoa, cổ Ai Cập, … đều xuất hiện rất sớm và đột ngột trong một khoảng thời gian gần như khớp nhau và có trình độ phát triển siêu đẳng, không chỉ so với phần còn lại của thế giới thời đó. Nhiều người cho rằng họ đều là hậu duệ của một nền văn minh bí ẩn, từng một thời phát triển huy hoàng rộng khắp nhưng đã bị diệt vong trong một biến cố toàn cầu.

(còn nữa) Các kim tự tháp Châu Âu từ tiền sử

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Phần 2a)

1:01 AM | 24/10/2010

Các kim tự tháp Bosnia

Hội nghị ICBP đề nghị các trường đại học tại Bosnia và Herzegovina thiết lập nghiên cứu ở cấp độ đại học về ngành khảo cổ học như là một cách hỗ trợ cho dự án nghiên cứu “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” này.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)

Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Phần 1)

Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại

Posted Image

“Ngọn đồi” kim tự tháp Mặt trời ở Bosnia

Posted Image

Những bậc đá, bậc thang đá, phiến đá lát ngoài và tường đá đủ kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, và các đường hầm đã được khai quật một phần. Vì thiếu kinh phí, công việc khám phá tổ hợp công trình này khá chậm chạp. Cho đến nay các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, chuyên gia và những tình nguyện viên mới chỉ khai quật được chưa đến 1% các địa điểm này.

ICBP – Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia”

Vào ngày 30/8/2008, cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” đầu tiên – gọi tắt là ICBP – đã diễn ra tại hội trường của khách sạn Grand, Sarajevo, Bosnia-Herzegovina. Các nhà khoa học và chuyên gia đến từ Ai Cập, Saudi Arabia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Anh, Hungary, Áo, Croatia, Monte Negro và Bosnia Herzegovina đã tham dự. Nhiều nhà khảo cổ học, nhà địa chất, vật lý, nhà Ai Cập học, địa vật lý, hóa học, kiến trúc sư danh tiếng, và những người khác đã trình bày hàng chục giấy tờ và báo cáo.

Ban đề cử bao gồm:

Posted Image

Tiến sỹ Nabil Swelim, Tiến sỹ Merima Bojic, Tiến sỹ Ali Barakat, Tiến sỹ Mohamed El-Anbaawy và Tiến sỹ Ivan Simatovic tại Bosnia trong một chuyến khảo sát

- Tiến sỹ Nabil Swelim, nhà Ai Cập học và khảo cổ học, chủ tịch ICBP

- Tiến sỹ Oleg Khavroshkin, nhà địa vật lý, chủ tịch ban khoa học cho Hội nghị ICBP

- Tiến sỹ Alaa Shaheen, nhà khảo cổ học, trưởng khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Cairo

- Tiến sỹ Hassan El-Saady, Sử gia, Phó trưởng khoa Nghệ thuật thuộc Đại học Alexandria

- Tiến sỹ Anna Pazdur, nhà vật lý, Trung tâm GADAM, Ban đồng vị phóng xạ, Viện Vật lý và Xác định niên đại C14, Đại học kỹ thuật Silesian, Gliwice, Ba Lan

- Tiến sỹ Mona Haggag, nhà khảo cổ học, thư ký của Hiệp hội Khảo cổ học tại Alexandria, Ai Cập

- Tiến sỹ Ivan Šimatoviæ, chủ tịch ban tổ chức Hội nghị ICBP, Croatia

- Tiến sỹ Mostafa El-Abbadi, nhà khảo cổ và sử học, Đại học Alexandria, người sáng lập của Bibliotheca Alexandrina

- Chris Norman, thợ bào từ Edinburg, Vương quốc Anh

- Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić, người sáng lập “Công viên khảo cổ học: Kim tự tháp Mặt Trời Bosnia”, phó chủ tịch của ICBP

- Tiến sỹ Mohamed Ibrahim Aly, nhà Ai Cập học kiêm khảo cổ học, Đại học Ein Shams, Cairo

Bản phác thảo chi tiết đề xuất ngày 28/8/2008 đã được thông qua bởi tất cả những người tham gia vào ngày 29/8/2008 như sau:

Posted Image

Kết luận / Kiến nghị

Chúng tôi, những người tham gia Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về “Thung lũng của các Kim tự tháp Bosnia” (ICBP 2008) kết luận:

1. Công việc tại địa điểm khảo cổ học “Thung lũng của các Kim tự tháp Bosnia” ở Visoko, Bosnia và Herzegovina, là một nghiên cứu khảo cổ – địa lý và chữ khắc quan trọng, đòi hỏi thêm nhiều nghiên cứu khoa học đa ngành để trả lời về nguồn gốc của những ngọn đồi hình kim tự tháp và các mạng lưới đường hầm dưới lòng đất Bosnia cũng như các địa điểm khảo cổ khác trong vùng lân cận;

2. Hội nghị ICBP khuyến nghị rằng Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai về thung lũng Kim tự tháp Bosnia sẽ được tổ chức tại Sarajevo trong năm 2010, tập hợp các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kim tự tháp từ khắp nơi trên thế giới;

3. Hội nghị ICBP giới thiệu sáng kiến thành lập Trung tâm nghiên cứu kim tự tháp với trụ sở chính tại Sarajevo;

4. Hội nghị ICBP đề nghị các trường đại học tại Bosnia và Herzegovina thiết lập nghiên cứu ở cấp độ đại học về ngành khảo cổ học như là một cách hỗ trợ cho dự án nghiên cứu “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” này.

29/8/2008

Sarajevo, Bosnia-Herzegovina

Văn bản Chương trình hội nghị (tiếng Anh) tải tại đây

Một vài ý kiến của các chuyên gia

Posted Image

Posted Image

Giáo sư Mohamed Ibrahim Aly, Tiến sỹ Ai Cập học đồng thời là nhà khảo cổ học, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Cairo, Ai Cập. Sau khi kiểm tra các địa điểm trong Thung lũng Kim tự tháp Bosnia, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia là địa điểm khảo cổ quan trọng, không nên chú ý đến những người chỉ trích và những người chống đối”. “Kim tự tháp này rất lạ thường, hoàn toàn không phải do thiên nhiên tạo ra. Đừng dựa vào những ý kiến của những người chống đối! Thiên nhiên không xây dựng nên những thứ như vậy”.

Posted Image

Nhà địa chất học, tiến sỹ Aly Barakat đến từ Cairo, Ai Cập, đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo cổ học và địa chất học của Ai Cập cổ đại, cũng đã từng nghiên cứu các kim tự tháp Ai Cập. Trong bài trình bày gửi đến các quan chức Bosnia tại Visoko, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia có những phức hợp của các đường hầm dưới lòng đất, đó là tác phẩm của bàn tay con người”.

Posted Image

Tiến sỹ Lamia El Hadidi, nhà khảo cổ học và nhà Ai Cập học, có 20 năm kinh nghiệm, đến từ Cairo, Ai Cập, cũng xác nhận rằng kim tự tháp Mặt Trăng là kiến trúc xây dựng do sức người tạo ra.“Đây là một địa điểm khảo cổ học, được xây dựng bởi bàn tay con người. Thiên nhiên có thể tạo ra một kiến trúc, nhưng không phải là cái này với 4 cạnh xếp đúng theo các hướng la bàn”.

Posted Image

Tiến sỹ Robert Schoch, nhà địa chất học, Đại học Boston. “Những kiến trúc này là kiến tạo địa chất. Không đủ chứng cứ địa chất để chứng minh sự tồn tại của các kiến trúc nhân tạo”. (Schoch đưa ra nhận xét này khi việc khai quật mới chỉ sơ khai. Hiện nay có thể ông cũng nghĩ khác)

Posted Image

Giáo sư tiến sỹ Hidajet Repovac, giáo sư môn Lịch sử Các nền văn minh Cổ đại, thuộc đại học Sarajevo, Bosnia. “Đây là một khám phá vĩ đại, rõ ràng là sản phẩm của bàn tay con người. Đây là lời chứng nhận rằng một nền văn minh vĩ đại đã từng tồn tại ở đây, nền văn minh mà chúng ta chưa hề biết đến”.

Posted Image

Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić (sinh ngày 1/6/1960 tại Zenica, Bosnia và Herzegovina, SFR Yugoslavia). Ông là Thạc sĩ Khoa học chính trị, Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Thạc sỹ Xã hội học, và là Tiến sỹ Sử học, chuyên nghiên cứu Lịch sử Các nền văn minh. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia, Croatia,Bosnia và Herzegovina. Tất cả các chuyến đi và việc nghiên cứu của ông đều dựa trên nguồn tài chính của công ty của riêng ông, có trụ sở tại Houston (Hoa Kỳ).

Vào năm 2006, Tiến sỹ Semir Osmanagich đã sáng lập “Công viên khảo cổ học: Kim tự tháp Mặt trời của Bosnia”. Tháng 11/2009 trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Malaysia, Tiến sỹ Osmanagich đã có một bài phát biểu, trong đó có đoạn:

“…Chúng tôi đã bỏ ra 200.000 giờ đào bới khảo cổ học, thử nghiệm các mẫu trong phòng thí nghiệm, kiểm định niên đại cacbon phóng xạ, có Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về Thung lũng các Kim tự tháp của Bosnia và xuất bản biên bản Hội nghị với 50 bài báo khoa học về hiện tượng kim tự tháp Bosnia này. Những hoạt động này đang đưa chúng ta đến với 5 kết luận sau đây:

1. Kim tự tháp đầu tiên của châu Âu và thế giới đã được phát hiện, tại đất nước Bosnia nhỏ bé

2. Những kim tự tháp này là lớn nhất trên hành tinh

3. Các kim tự tháp Bosnia có lẽ là lâu đời nhất trên thế giới

4. Các khối bê tông xi măng cổ xưa nhất đã được tìm thấy trong các bức tường kim tự tháp

5. Có tồn tại các mạng lưới đường hầm rộng khắp dưới các kim tự tháp này

Các kết luận này đã đòi hỏi chúng ta phải viết lại toàn bộ lịch sử châu Âu và thế giới cổ đại…”

Tiến sỹ Osmanagich cũng bày tỏ muốn mời các sinh viên Malaysia và những người nhiệt huyết cùng tham gia Trại hè quốc tế cho các tình nguyện viên vào mùa hè năm 2010 tại Visoko, Bosnia. Trại hè quốc tế này đã và sẽ được tổ chức hàng năm.

(Còn tiếp)

Bộ ảnh, các hiện vật tìm được và các kết quả giám định C14 của các kim tự tháp Bosnia

Minh Trí

(tổng hợp)

=====================================

Nhời bàn của Thiên Sứ

Posted Image

Giáo sư Mohamed Ibrahim Aly, Tiến sỹ Ai Cập học đồng thời là nhà khảo cổ học, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Cairo, Ai Cập. Sau khi kiểm tra các địa điểm trong Thung lũng Kim tự tháp Bosnia, ông đã nói:

“Thung lũng Kim tự tháp Bosnia là địa điểm khảo cổ quan trọng, không nên chú ý đến những người chỉ trích và những người chống đối”. “Kim tự tháp này rất lạ thường, hoàn toàn không phải do thiên nhiên tạo ra. Đừng dựa vào những ý kiến của những người chống đối! Thiên nhiên không xây dựng nên những thứ như vậy”.

Thì ra cũng không ít kẻ chống đối, tôi nghĩ chắc lại là với các lập luận quen thuộc - "Chưa đủ cơ sở khoa học"; "Cần thêm bằng chứng khoa học để xác định"; hoặc tệ hơn - "Chưa được khoa học chứng minh"; "Chưa được các nhà khoa học công nhận"...vv...

Thực ra đối với cá nhân tôi, từ lâu không cần đến các bằng chứng này, tôi vẫn đủ căn cứ để xác định một nền văn minh toàn cầu từng tồn tại trên trái Đất, trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể của nền Lý học Đông phương. Và tôi cũng xác định rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ - đã ra đời từ nền văn minh này. Nhưng lịch sử tiếp nối của nó bắt buộc và cần phải xác định một cách chắc chắn rằng - Nó phải từ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Còn không thì quên nhanh!

Để được công nhận một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất với những bằng chứng vật thể rất trực quan, chắc cũng còn lâu lắm. Huống chi đòi hỏi sự công nhận một giá trị phi vật thể của nền văn minh ấy - cần một khả năng tư duy trừu tượng rất xuất sắc - thì chắc còn lâu hơn nhiều.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Kỳ 2b)

( 12:58 AM | 29/10/2010 )

Một trong số các quan hệ hình học đầu tiên được xác nhận, là 2 mặt Bắc Nam của Kim tự tháp này là các tam giác đều.

Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Phần 1)

Dấu tích nền văn minh toàn cầu thời tiền sử (Kỳ 1)

Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Phần 2a)

Kim tự tháp Mặt trời Bosnia (”Ngọn đồi” Visocica), là kim tự tháp châu Âu đầu tiên được phát hiện, nằm ở thành phố Visoko thuộc vùng trung tâm Bosnia. Kim tự tháp này có đủ các yếu tố: bốn mặt bên chỉ đúng theo các hướng la bàn, một mặt đỉnh bằng phẳng và một phức hợp lối vào. Vì tương tự Kim tự tháp Mặt trời ở Teotihuacan, Mexico, nó đã được đặt tên là “Kim tự tháp Mặt trời của Bosnia”. Ngoài ra còn có 4 kim tự tháp nhỏ hơn tại địa điểm khảo cổ này.

Tiến sỹ Semir Osmanagic – nhà khảo cổ học người Mỹ gốc Bosnia đã dành 15 năm nghiên cứu các kim tự tháp của châu Mỹ Latinh, cho biết: “Chúng tôi đã đào được những khối đá phủ ngoài của kim tự tháp này”, “Chúng tôi đã tìm thấy nền cao lối vào được lát đá và phát hiện ra hệ thống các đường hầm dưới lòng đất”

Posted Image

2 mặt Tây và Nam của kim tự tháp Mặt trời Bosnia còn khá nguyên vẹn, nhưng mặt Đông và Bắc đã bị xói mòn khá nhiều. Phần màu xanh lá cây là nền cao lát đá bằng phẳng, dẫn lối vào kim tự tháp này. Hình chữ nhật màu trắng là phần đỉnh bằng phẳng rất giống kiểu các kim tự tháp Trung Quốc. Một trong số các quan hệ hình học đầu tiên được xác nhận: 2 mặt Bắc Nam của Kim tự tháp này là hình tam giác đều

Posted Image

Hình ảnh phục chế sơ bộ ban đầu của Kim tự tháp Mặt trời Bosnia

Posted Image

Những khối đá khổng lồ tại Gornja Vratnica. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và ở Ai Cập

Posted Image

Những phiến đá lát mặt nền của Kim tự tháp Mặt trăng Bosnia. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và Ai Cập. Giữa các mối nối người ta tìm thấy dấu vết của một loại chất kết dính.

Có rất nhiều mặt nền lát đá tương tự như vậy

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Các cấu trúc này rõ ràng có dạng kim tự tháp bậc thang:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bí ẩn Kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Kỳ 2b - 2)

Hệ thống những đường hầm dài phức tạp mới chỉ được khai quật một phần rất nhỏ

Posted Image

Posted Image

Những phiến đá có khắc các biểu tượng lạ

Posted Image

Posted Image

Những bậc cầu thang được khai quật một phần

Kỳ dị là, phần lớn những người tham gia cuộc nghiên cứu và khai quật đều có học vấn rất cao (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học) nhưng khi một số bản tin truyền hình hiếm hoi đưa tin, thì họ đều bị gọi là “tình nguyện viên”, với một phong cách đưa tin mờ ảo khiến người xem mê mờ đi nhiều hơn là sáng tỏ ra.

Posted Image

Posted Image

Hầu hết nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu những ai quan tâm và nghiên cứu công trình này đều cho rằng các kim tự tháp ở Bosnia không những là thật, mà còn là những kim tự tháp lớn nhất và cổ xưa nhất được biết đến trên thế giới. Cụ thể là: Có 5 kim tự tháp ở Bosnia và rằng chúng đã khoảng 12.000-35.000 năm tuổi (ít nhất là 12.000 tuổi, nhiều nhất 35.000 tuổi).

Các hiện vật khác tìm được ở lân cận

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Nhiều quả cầu đá bí ẩn tại các khu vực lân cận

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Các quả cầu đá Bosnia trên làm người ta nhớ tới những “anh em” của chúng được tìm thấy ở Costa Rica (Trung Mỹ), cách xa gần nửa vòng trái đất…

Posted Image

…điển hình là quả cầu bằng đá khổng lồ này

Posted Image

Chúng được ai chế tác ra, từ bao giờ, và bằng cách nào? Tại sao lại xuất hiện vào thời thượng cổ ở 2 nơi cách nhau nửa vòng trái đất như vậy?

(Còn tiếp)

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 5)

8:44 AM | 25/09/2010

Danh ngôn có câu: “Tìm hiểu lịch sử để hướng tới tương lai”. Vậy, tương lai gì sẽ chờ đợi loài người, khi mà lịch sử và nguồn gốc của loài người đã bị bóng ma nào đó đánh cắp?

Văn minh nhân loại: Bí ẩn những thành phố dưới đáy biển (Phần 3)

Văn minh nhân loại: Những vết xe hóa thạch bí ẩn

Những hình vẽ phi hành gia vũ trụ cổ xưa trong hang đá

Posted Image

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy, đáy của Kim tự tháp Lớn thực ra có hình bát giác chứ không phải là hình vuông. Không ai biết kiến trúc đặc biệt trên có mục đích gì. Người ta chỉ có thể nhận ra đặc điểm kỳ lạ này trong một số tình huống và dịp nhất định.

Các mặt bên của kim tự tháp trùng với 4 phương hướng của la bàn với độ chính xác phi thường, sai lệch trung bình chưa tới 0,06 %.

Kim tự tháp Lớn có chức năng như một đồng hồ mặt trời khổng lồ. Bóng của nó ở phía Bắc, và ánh sáng mặt trời phản xạ về phía Nam, đánh dấu chính xác những ngày hạ chí đông chí và xuân phân thu phân hàng năm. Các kích thước cơ bản của các Kim tự tháp Lớn là các số đo mà từ đó kích cỡ và hình dạng của trái đất có thể tính toán ra được.

Posted Image

Các góc của Kim tự tháp Lớn nếu nối dài ra sẽ bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Nile, theo một hình quạt cân đối mà tâm nằm tại kim tự tháp

Kim tự tháp này là một mô hình thu nhỏ của bán cầu, chứa trong nó các tọa độ địa lý của vĩ độ và kinh độ. Đường vĩ tuyến và kinh tuyến mà giao nhau tại kim tự tháp (30 độ Bắc và 31 độ Đông) đi qua nhiều bề mặt đất của trái đất hơn bất kỳ kinh hay vĩ tuyến nào khác, do đó kim tự tháp nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đất đai rộng lớn của trái đất (kim tự tháp Lớn được xây dựng trên khu đất phù hợp gần nhất với ngã tư này).

Nói chung các kích thước của kim tự tháp phản ánh chính xác các kích thước của Trái Đất mà chúng ta gần đây đã đo được nhờ vệ tinh.

Nền móng của kim tự tháp này bằng phẳng tới mức đáng kinh ngạc. Không có góc nào của nền móng là cao hay thấp hơn 1,3 cm so với các góc kia. Cần biết rằng nền móng của kim tự tháp này rộng khoảng 53.000 mét vuông, và mức độ phẳng hoàn hảo này thậm chí vượt xa những tiêu chuẩn kiến trúc cao nhất của thời đại ngày nay.

Posted Image

Các kích thước cái “hòm” đá của “phòng vua”, chứng tỏ người thượng cổ đã biết đến định luật Pitago và bí mật của tam giác vuông 3,4,5 trước khi Pitago chào đời nhiều ngàn năm

Các kích thước trong khắp kim tự tháp cho thấy những người xây dựng ra nó biết về tỷ lệ của số pi (3,14…), về tỉ lệ Vàng (1,618), và “tam giác Pitago” từ hàng ngàn năm trước khi Pitago, người được cho là cha đẻ của môn hình học, ra đời.

Các kích thước cho thấy những người xây dựng đã biết hình dạng cầu và kích thước chính xác của trái đất, và đã vẽ đồ thị các sự kiện thiên văn phức tạp như sự tiến động của các điểm phân (xuân phân và thu phân) và các ngày mặt trăng đứng lại một cách chính xác. Độ chính xác phi thường của các chiều rộng của nền móng kim tự tháp (chỉ lệch vài cm trên 230 mét) thậm chí không phải là một lỗi do những người xây dựng gây ra, mà là một phương pháp tài tình để đưa vào kim tự tháp “các sai biệt” của chính trái đất, trong trường hợp này là sự sai biệt của độ phẳng của trái đất tại các cực.

Tất cả điều này có nghĩa là gì? Tại sao các nhà xây dựng bí ẩn của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza, lại mã hóa rất nhiều thông tin toán học, địa lý, và thiên văn học chính xác vào những công trình của họ? Mục đích của kim tự tháp là gì?

Posted Image

Trong khi loài người hầu như không biết gì về lịch sử nhân loại từ 6.000 năm trước trở về trước, lại có nhiều nhà khoa học lại tưởng tượng và đưa vào sách giáo khoa “sự thật về lịch sử 4,5 tỉ năm của Trái Đất”. Trong khi ngay dưới đáy đại dương chỉ sâu có 11km vẫn chưa thăm dò nổi, lại có những người mơ tưởng tới chuyện “đi sang hành tinh khác”. Trong khi dưới lòng đất sâu chỉ 15km vẫn không khám phá được, lại giải thích và đưa vào sách giáo khoa “nguồn gốc 15 tỉ năm và độ lớn của vũ trụ”. Thật đáng ngạc nhiên, người ta không nhận ra rằng điều đó là phi lôgic.

Lịch sử của loài người là một đề tài đáng quan tâm nhất, thế nhưng nó lại cố tình bị bỏ quên. Danh ngôn có câu: “Tìm hiểu lịch sử để hướng tới tương lai”. Vậy, tương lai gì sẽ chờ đợi loài người, khi mà lịch sử và nguồn gốc của loài người đã bị bóng ma nào đó đánh cắp? Trách nhiệm của mỗi con người có lương tri và trí tuệ là phải hoàn trả lại lịch sử thực sự cho nhân loại, như vậy mới là có trách nhiệm với con cháu của chúng ta, có trách nhiệm với sự tồn vong của các thế hệ tương lai.

Kỳ sau: Công nghệ cực cao và những kiến thức được mã hóa

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi loài người hầu như không biết gì về lịch sử nhân loại từ 6.000 năm trước trở về trước, lại có nhiều nhà khoa học lại tưởng tượng và đưa vào sách giáo khoa “sự thật về lịch sử 4,5 tỉ năm của Trái Đất”. Trong khi ngay dưới đáy đại dương chỉ sâu có 11km vẫn chưa thăm dò nổi, lại có những người mơ tưởng tới chuyện “đi sang hành tinh khác”. Trong khi dưới lòng đất sâu chỉ 15km vẫn không khám phá được, lại giải thích và đưa vào sách giáo khoa “nguồn gốc 15 tỉ năm và độ lớn của vũ trụ”. Thật đáng ngạc nhiên, người ta không nhận ra rằng điều đó là phi lôgic.

Theo tôi thì nó rất logic với sự hiểu biết của họ. Nhưng nên coi đây là sự ngạo mạn vô ý thức. Đối với họ, kiến thức khoa học mà họ tiếp thu được gần như quyền năng của Thượng Đế và nó có quyền giải thích được tất cả mọi thứ trên thế gian. Nó giống như một đứa trẻ khóc và đòi bất cứ cái gì nó thích. Đứa trẻ đó tin rằng nó đòi thế là đúng. Bởi vậy, trước sự huyền vĩ của Kim Tự Tháp họ đã giải thích một cách đơn giản: "Do ngẫu nhiên, chứ làm gì thời đại đồ đồng mà văn minh như bây giờ được". Cũng như ở bãi đá cổ Sapa. Hình những cái máy bay được giải thích là: "Thằng nào mới vẽ vào đấy! Chứ làm gì mấy trăm năm trước người ta biết đến máy bay?".

Đấy là sự ngạo mạn vô ý thức. Nhưng họ lại rất tin họ khiêm tốn trong cách ứng xử và họ cũng thành thực tin rằng kiến thức của họ còn nhiều điều phải học hỏi. Nhưng có điều họ cũng cho rằng những cái họ biết là chân lý và nó không thể sai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 4)

12:25 AM | 30/08/2010

Như vậy, các kim tự tháp Giza là những tượng đài hoàn toàn thuộc về một thời đại xa xôi, khi một nền văn minh lớn đã phát triển rực rỡ chết đi và chìm vào lãng quên, để lại đằng sau các Kim tự tháp Giza như là một minh chứng cho các thành tựu của mình, và có lẽ cũng là một lời cảnh báo rằng: ngay cả những xã hội phát triển nhất cũng có thể bị hủy diệt hoàn toàn.

>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)

>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước

>> Văn minh tiền sử: Các đồ tạo tác “không hợp lệ”

Manetho linh mục người Sebennyte, vào thế kỷ 4 TCN đã cố gắng biên dịch bộ biên niên sử hoàn chỉnh đầu tiên về lịch sử Ai Cập. Ông đã viết rằng các “thần” đã từ nơi khác đến trị vì Ai Cập, dạy người dân vùng sông Nile những kiến thức cơ sở của một nền văn minh cao cấp.

Posted Image

Cao nguyên Giza

Khi chúng ta nhìn vào các thần thoại lịch sử, các câu chuyện về nguồn gốc của kim tự tháp, chúng ta phát hiện ra rằng kim tự tháp không thuộc về bất kỳ Pharaông nào, mà là sản phẩm các vị “thần” cổ xưa. Từ các văn bản Ai Cập nói về Kim tự tháp, cho đến Marcellinus người La Mã, đến Al Masudi Coptic và Ibn Abd Alhokim người Ả Rập – đều viết rằng Kim tự tháp Giza được xây dựng bởi các “thần” của Tepi Zep. Họ đều kể lại rằng chúng đã được xây lên để bảo tồn kiến thức và nền văn minh tuyệt vời tránh khỏi bị hủy diệt bởi một trận Đại hồng thủy như thế nào, và rằng Trận Lụt này đã kết liễu triều đại của “thần” như thế nào. Nếu điều này là đúng, thì các Kim tự tháp Giza phải có từ ít nhất 12.000 năm trước.

Posted Image

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đã không xây dựng các kim tự tháp Lớn. Lớp trầm tích dày tới 4,3 m quanh nền móng kim tự tháp có chứa nhiều vỏ sò hóa thạch, cùng với bộ xương của 1 con bò biển hóa thạch, tất cả đã được xác định niên đại bằng phương pháp cácbon phóng xạ là gần 11.600 năm tuổi (cộng trừ 30 năm). Còn có các văn bản cổ xưa nói về những ngấn nước trên những phiến đá ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp Lớn, cùng với những lớp muối biển tìm thấy bên trong nó.

Posted Image

Nhìn cận cảnh một khoảnh đất gần kim tự tháp Lớn. Có rất nhiều hóa thạch xung quanh khu vực này.

Các trầm tích này lắng đọng lại với khối lượng lớn như vậy, thì chỉ có thể là do một trận lũ lụt biển rất lớn gây ra. Tất nhiên các triều đại Ai Cập không bao giờ có thể ghi chép lại được sự kiện đó vì họ mới định cư tại khu vực này khoảng hơn 6.000 năm trước đây mà thôi. Chỉ riêng bằng chứng này cũng đủ cho thấy 3 kim tự tháp chính ở Giza có ít nhất 12.000 năm tuổi.

Posted Image

Một bức tranh minh họa Biruni đang viết sách, do người Iran vẽ. Người Nga và người Afghanistan còn in chân dung của ông lên con tem của họ để tưởng nhớ

Các truyền thuyết và các ghi chép bí ẩn cũng kể về những ngấn nước từng in dấu rõ ràng trên những phiến đá vôi của lớp vỏ kim tự tháp trước khi chúng bị người Ả Rập lấy đi. Những ngấn nước này nằm ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp, khoảng 120 m trên mực nước hiện tại của sông Nile.

Nhà sử học vĩ đại người Ba Tư thời trung cổ là Abū Rayhān al-Bīrūnī, đã viết trong luận thuyết “Biên niên sử các quốc gia cổ đại” như thế này: “Những người Ba Tư và rất nhiều pháp sư thuật lại rằng: các cư dân ở phía tây, khi được cảnh báo bởi những nhà hiền triết của mình, họ đã xây dựng các tòa nhà của Vua và các Kim tự tháp Giza. Các dấu vết của nước trong trận Đại hồng thủy và các tác động của sóng vẫn còn nhìn thấy ở lưng chừng các kim tự tháp, nơi mà nước không dâng tới.”

Hơn nữa, khi Kim tự tháp Lớn lần đầu tiên được mở ra, những lớp muối dày khoảng 2,5cm đã được tìm thấy bên trong. Trong khi phần lớn muối này được cho là muối tự nhiên rỉ ra từ những khối đá của kim tự tháp, phân tích hóa học đã cho thấy rằng một phần trong số muối trên có thành phần khoáng chất của muối biển. Những lớp vỏ muối này, được tìm thấy ở độ cao tương ứng với các ngấn nước còn lại ở bên ngoài, là bằng chứng nữa cho thấy tại một thời kỳ nào đó trong quá khứ xa xưa, kim tự tháp này đã bị ngập một phần trong nước biển.

Chúng ta đã biết 12.000 năm trước, trái đất đã trải qua một thảm họa gây thay đổi vị trí các địa cực. Sự thay đổi có hình thức của một chấn động mạnh, hành tinh bị mất cân bằng trong giây lát, sau đó các cực nhanh chóng tái lập vị trí gần như cũ, chỉ lệch đi khoảng vài phút, nhưng gây ra dao động kéo dài trong sự quay của Trái Đất mà hiện nay vẫn còn đo thấy.

Posted Image

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự kiện đó có thể là bởi một thiên thạch hoặc sao chổi va chạm Trái đất. Hồ sơ địa chất cho chúng ta biết, mặc dù sự thay đổi là rất nhỏ, nhưng nó đã tàn phá và gây dịch chuyển vỏ trái đất trên diện rộng. Trong “Phòng vua” trong kim tự tháp Lớn, 75 tấn đá khối lớn tại phía nam của trần phòng bị nứt và đổ vỡ, và khắp đáy Kim tự tháp cũng như trong Hành lang đi xuống có nhiều vết nứt lớn trong đá, tất cả chỉ ra rằng kim tự tháp đã từng phải trải qua một chấn động to lớn. Nó đã vẫn đứng vững sau một cuộc dịch chuyển địa cực? Nếu vậy, thì các kim tự tháp Giza đã được xây dựng từ ít nhất 12.000 năm trước.

Như vậy, các kim tự tháp Giza là những tượng đài hoàn toàn thuộc về một thời đại xa xôi, khi một nền văn minh lớn đã phát triển rực rỡ chết đi và chìm vào lãng quên, để lại đằng sau các Kim tự tháp Giza như là một minh chứng cho các thành tựu của mình, và có lẽ cũng là một lời cảnh báo rằng: ngay cả những xã hội phát triển nhất cũng có thể bị hủy diệt hoàn toàn. Và đó là nền văn minh nào? Nền văn minh nào đã để lại những kiến thức cao siêu được mã hóa tinh vi trong các kim tự tháp, mà thậm chí hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu được? Ngay cả với trình độ khoa học ngày nay, chúng ta cũng không thể xây dựng nổi một bản sao chính xác của Kim tự tháp Lớn.

Một sự kiện nào đó đã xảy ra vào khoảng 12.000 năm trước. Một vùng đất bí ẩn đã mãi mãi biến mất bên dưới Đại Tây Dương. Plato, trong tác phẩm Timaeus và Critias của mình, đã giữ gìn được những ghi chép lịch sử về sự hủy diệt này. Plato đã kế thừa những ghi chép ấy từ tổ tiên của ông là Solon – người đã ghi chép lại câu chuyện đó từ các thầy tế Ai Cập khi họ trực tiếp đọc cho ông nghe nội dung các chữ khắc trên những cây cột của Đền thờ Neith tại Sais, ở vùng châu thổ sông Nile. Hôm nay, câu chuyện đã cho chúng ta biết về kết thúc bi thảm của một nền văn minh đã mất.

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)

5:17 PM | 28/08/2010

Quan niệm cũ cho rằng các kim tự tháp Ai Cập được xây cách đây dưới 5.000 năm. Trong thực tế phần lớn là như vậy, nhưng 3 kim tự tháp Giza và một số công trình khác thì cổ xưa hơn nhiều, chừng 12.000 năm tuổi. Lạ thay, chúng không thuộc về người Ai Cập, mà thuộc về những nền văn minh tiền sử cao siêu nào đó, trước chu kỳ thời đại của chúng ta.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 2)

Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước

Văn minh tiền sử: Các đồ tạo tác “không hợp lệ”

Các kim tự tháp Giza, tượng Nhân sư và một vài kiến trúc khác ở một số nơi khác ở Ai Cập không phù hợp với kiến trúc vào thời kỳ triều đại đó, mà dường như thuộc về những thời kỳ hết sức xa xôi. Trái với những ngôi đền Pharaông điển hình được xây dựng bằng những khối đá vôi nhỏ, ta thấy các cổng vào có mái đua và các bức tường, các đài kỷ niệm bí ẩn như “Ngôi đền Nhân Sư”, “Đền thờ” của Khafre và Menkhare, Osireion tại Abydos và ngôi đền bí ẩn tại Qasr el-Sagha… đều đã được xây dựng theo kiến trúc hoàn toàn khác biệt. Chúng được xây bằng những khối đá granit và đá vôi khổng lồ nặng tới 50-275 tấn, những bức tường và các cổng vòm trilithon xây bằng đá cự thạch, và đã hoàn toàn không có bất kỳ trang trí nào cả (các hình vẽ và chữ viết mà ta nhìn thấy hiện nay là bị đời sau thêm vào).

Các đặc điểm rất khác biệt của các kim tự tháp ở Giza có thể tóm tắt lại như sau:

Thứ nhất: Chỉ có các kim tự tháp Giza có các phòng ở phía trên cao bên trong chúng, tất cả các kim tự tháp còn lại chỉ có một một phòng thấp hoặc nhiều phòng gần móng. Đây là những bản sao của các phòng ngầm trong các kim tự tháp Giza. Người Ai Cập các triều đại không biết các phòng bí mật ở trên cao hơn, cho nên đã không xây phòng cao trong các kim tự tháp của họ.

Posted Image

Chỉ có các kim tự tháp nhỏ phía trước là có ghi chép của pharaông Khufu rằng ông ta đã xây dựng chúng, và ngày nay chúng đều đã hư hại nặng vì chất lượng xây dựng kém.

Trong khi đó, các kim tự tháp Giza lớn phía sau có cấu trúc tinh vi chính xác, sử dụng lối kiến trúc và công nghệ xây dựng cực cao, và tồn tại vững vàng cho tới ngày hôm nay. Không hề có bản khắc chữ Ai Cập cổ đại nào xác nhận rằng chúng do các pharaông Ai Cập xây dựng. Và, không giống như những kim tự tháp khác, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng. Tóm lại người Ai Cập không phải là chủ nhân của 3 kim tự tháp Giza lớn, mà chúng thuộc về những thời kỳ vô cùng xa xưa, vượt trên khả năng hiểu biết của loài người.

Thứ hai, chỉ có ba kim tự tháp Giza có định hướng chính xác theo la bàn, đồng thời cho thấy rất nhiều kiến thức khoa học tinh vi về phép đo Trái đất và về xây dựng. Các yếu tố này không có trong các kim tự tháp khác.

Thứ ba, chỉ có các kim tự tháp Giza được xây dựng với một độ chính xác rất cao, sử dụng thành thục những tảng đá xây dựng nặng nhiều tấn, giúp chúng có thể đạt được kích thước khổng lồ, lớn nhất Ai Cập. Chúng thực sự khác biệt hẳn với tất cả các cấu trúc khác dọc theo sông Nile.

Thứ tư, tổ hợp Giza sử dụng thiết kế xây dựng hoàn toàn xa lạ so với bất kỳ dạng kim tự tháp nào khác. Nhà nghiên cứu William Fix quan sát:

“Bởi vì các kim tự tháp khác bao gồm các khối nhỏ hơn nhiều, chúng được xây dựng như là một hệ khung gồm nhiều bức tường bên trong để cố kết. Ba kim tự tháp Giza lớn không có những vỏ bọc bên trong như thế. Kích cỡ riêng của các khối đá tạo ra sự ổn định cần thiết. Đặc điểm này cho thấy một sự xuất sắc trong tay nghề và khả năng công nghệ cao hơn nhiều so với bất cứ nơi nào khác.”

Và thứ năm, không giống như những kim tự tháp được cho là được xây dựng trước hoặc sau chúng, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng.

Có những bằng chứng cho thấy rằng các vị vua Ai Cập đã chỉ xây các kim tự tháp con xung quanh 3 kim tự tháp Giza mà thôi, và ngày nay hầu như đều hư hỏng nặng vì chất lượng xây dựng kém hơn của chúng. Rất có thể các vị vua sau đời vua Senefru đã từ bỏ ý định xây dựng các bản sao của các kim tự tháp Giza, khi thấy Senefru đã hết sức cố gắng sao chép lại chúng nhưng không thể làm nổi.

Pharaông Sekhemket, đã cố gắng xây dựng một kim tự tháp, nhưng không hoàn thành được, và ngày nay chỉ còn là một đống đổ nát. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở dưới đáy của một đường thông bên dưới kiến trúc này một cái hòm bằng đá thạch cao tuyết hoa đậy kín. Khi chiếc hòm đá được mở ra, thì nó hoàn toàn trống rỗng giống như chiếc hòm rỗng tìm thấy trong kim tự tháp Lớn.

Posted Image

Kim tự tháp của Sekhemkhet pharaông triều đại thứ 3, xây dựng dở dang

Pharaông Senefru, đã xây dựng ba công trình, và có mọi lý do để tin rằng ông đã cố gắng sao chép theo các Kim tự tháp Giza. Các kim tự tháp của ông chứa đựng lượng đá bằng 2/3, bao phủ một khu vực rộng bằng 90% các kiến trúc Giza. Một trong những khác biệt rõ ràng là thiết kế xây dựng và sự xây nề rất thô, khi so sánh với tổ hợp kiến trúc Giza.

Posted Image

Phần xây nề rất thô của kim tự tháp Đỏ do Pharaông Senefru xây

Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường. Đến đời pharaông Userkaf, chất lượng xây dựng kém đã làm cho nó chỉ còn là một đống tàn tích ngày hôm nay. Các pharaông tiếp theo là Sahure, Nieswerre và Nefirirkare đã cố gắng xây dựng 3 kim tự tháp bằng đá tại Abu Sir, nhưng không thể đạt tới kích thước và chất lượng của bộ ba kim tự tháp Giza, và ngày nay cũng chỉ còn là những đống đổ nát. Đó cũng là tình trạng chung của tất cả các kim tự tháp khác.

Posted Image

Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Kim tự tháp của pharaông Userkaf, của pharaông Sahure, của pharaông Neferirkare, tất cả đều rất nhỏ bé có chất lượng xây dựng, kiến trúc và công nghệ rất kém so với 3 kim tự tháp Giza. Ngày nay chỉ còn là những đống đổ nát.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Các kim tự tháp khác của các pharaông đời sau đều cũng trong tình trạng tương tự. Công nghệ kỳ diệu của các kim tự tháp Giza, nếu là của vương triều thứ 4, thì đến các vương triều sau đó công nghệ ấy đã đi đâu, tại sao suy tàn đột ngột như vậy? Điều này cho thấy 3 kim tự tháp Giza không thuộc về vương triều thứ 4, nghĩa là không phải của người Ai Cập, mà thuộc về quá khứ xa xăm.

Trong tất cả 23 kim tự tháp chính được dựng lên sau Triều đại thứ tư, việc xây dựng đã được thực hiện một cách vội vàng, ít quan tâm đến độ chính xác, và sử dụng các khối đá cuội thô kệch. Chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi, rằng nếu các Kim tự tháp Giza đã được xây dựng trong Triều đại thứ tư, thì điều gì đã xảy ra với kiến thức cao cấp đã được sử dụng để thiết kế và xây dựng ra chúng? Tại sao kiến thức ấy không bao giờ được sử dụng một lần nữa, dù chỉ trong 1 kim tự tháp nào khác sau này (và cả “trước đó”)?

Có những người cố ý một cách bí ẩn, từ chối xác minh niên đại thực sự của các kim tự tháp một cách nghiêm túc. Họ cố gắng một cách kỳ lạ khi thuyết phục người khác rằng kim tự tháp Giza được xây vào giai đoạn đầu Triều đại thứ tư. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật. Có quá nhiều bằng chứng cho thấy các Kim tự tháp Giza đã có từ trước khi người Ai Cập tới định cư bên sông Nile, và chính điều đó là động lực đã thúc đẩy các pharaông Ai Cập xây dựng các kim tự tháp khác cho mình.

(Còn nữa)

Kỳ sau:

Các kim tự tháp Giza đã 12.000 năm tuổi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 2)

11:46 PM | 21/08/2010

Vương triều thứ tư Ai Cập không có năng lực kỹ thuật để xây dựng nên kim tự tháp Lớn (chúng ta cũng không có khả năng này, ngay cả vào thời nay), và kiến trúc này đã được sử dụng cho một mục đích hoàn toàn khác chứ không phải để làm lăng mộ.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 1)

Kỹ thuật gia công cơ khí cao cấp ở Ai Cập cổ

Các kim tự tháp ở Giza được xây dựng bằng cách nào?

Posted Image

Kim tự tháp Khafre

Kim tự tháp Lớn được xây dựng với khoảng 2.300.000 khối đá vôi và đá granit. Cân nặng trong khoảng từ 2,5 tới 50 tấn, các khối đá này hẳn phải được khai thác từ mỏ đá. Vấn đề đầu tiên chưa được giải quyết của chúng ta là ở đây.

Trong bảo tàng Cairo người ta có thể thấy một số ví dụ của những chiếc cưa bằng đồng, mà những nhà Ai Cập học khẳng định là những thứ được sử dụng trong việc cắt và tạo hình cho các khối đá xây dựng kim tự tháp. Những công cụ này cho thấy một vấn đề. Trên thang độ cứng Mohs của khoáng sản, đồng có độ cứng từ 3,5-4, trong khi đá vôi có độ cứng là 4-5 và đá granit là 5-6.

Các công cụ đó chỉ cắt được đá vôi và sẽ là vô dụng đối với đá granit. Khảo cổ học chưa từng phát hiện công cụ sắt nào thuộc về các triều đại Ai Cập cổ, nhưng ngay cả khi họ có đi chăng nữa, thậm chí cả các loại thép tốt nhất hiện nay có độ cứng chỉ 5,5 và do đó cũng không hiệu quả khi cắt đá granit.

Một vài năm trước đây Ngài Flinders Petrie, một trong những “cha đẻ” của ngành Ai Cập học nêu giả thuyết rằng các khối đá xây dựng kim tự tháp đã được cắt bằng những lưỡi cưa dài được đính kim cương hoặc khoáng chất corundum. Nhưng ý tưởng này cũng có nhiều vấn đề. Việc cắt hàng triệu khối đá sẽ đòi hỏi hàng triệu viên kim cương và khoáng chất corundum quý hiếm đắt tiền, bởi chúng luôn luôn mòn đi và đòi hỏi được thay thế.

Ông còn gợi ý rằng các khối đá vôi đã được cắt bằng cách sử dụng acid citric hoặc dấm theo những cách nào đó, nhưng cách này rất chậm, hơn nữa làm bề mặt của đá vôi thủng lỗ chỗ và thô kệch, không giống như bề mặt mịn đẹp tìm thấy trên các tảng đá bọc ngoài. Hơn nữa cách này hoàn toàn không cắt đá granit được. Sự thật là, chúng ta không biết các khối đã thực sự được khai thác như thế nào.

Còn câu hỏi cũng không thể trả lời được, là bằng cách nào 2.300.000 khối đá rất nặng đã được chuyển tới địa điểm xây dựng các kim tự tháp. Và thậm chí còn khó tưởng tượng hơn: làm thế nào các khối đá có thể được đưa đến chiều cao hơn 150m ở đỉnh của kim tự tháp này?

Một kỹ sư dân dụng người Đan Mạch, ông P. Garde-Hanson, đã tính toán là nếu một đường dốc được xây dựng để vận chuyển đá lên đỉnh kim tự tháp sẽ cần phải có 17.500.000 mét khối vật liệu, nghĩa là gấp hơn bảy lần tổng số lượng vật liệu sử dụng để xây bản thân kim tự tháp, và cần phải có số lượng lao động tới 240,000 để xây dựng nó trong thời gian trị vì của Cheops.

Nhưng nếu đoạn đường rất lớn này được xây dựng, nó sẽ đòi hỏi một lực lượng hơn 300.000 người lao động để tháo dỡ trong suốt 8 năm. Tất cả các vật liệu xây đoạn đường đã được đem đi đâu, và tại sao người ta không thể tìm thấy chút vật liệu nào ở bất cứ đâu gần kim tự tháp Lớn? Và làm thế nào để đưa các khối đá nặng nề được chạm khắc một cách chính xác vào đúng vị trí của chúng mà không làm sứt mẻ các góc cạnh?

Một chi tiết đáng lưu ý khác, là không có bất kỳ tư liệu lịch sử của triều đại, tranh vẽ, hay các tranh chữ chạm khắc nào có thể cung cấp bất kỳ đầu mối nào về bí ẩn này. Các kỹ sư hiện đại đã đưa ra nhiều giả thiết về các thiết bị nâng và đòn bẩy, nhưng không giả thiết nào giải thích được: làm thế nào các khối đá 50 tấn của Phòng chính được nâng lên và đưa vào đúng vị trí, bằng cách sử dụng một khoảng trống rất chật hẹp chỉ 4 tới 6 công nhân đứng được, trong khi ít nhất cần phải có sức của 2.000 người mới làm nổi việc này.

Tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề có lẽ là bất thường nhất, đó là việc chế tác và đưa vào vị trí các phiến đá vôi có độ bóng cao bao phủ toàn bộ kim tự tháp. Kim tự tháp ban đầu có khoảng 115.000 phiến đá này, mỗi phiến có khối lượng từ 10 tấn trở lên.

Posted Image

Màu trắng tuyệt đẹp ban đầu của kim tự tháp Lớn khi lớp vỏ đá vôi ngoài vẫn còn (trước năm 1356)

Posted Image

Lớp vỏ đá vôi trên đỉnh của kim tự tháp Khafre

Những phiến đá này được đẽo gọt trên tất cả 6 mặt của chúng chứ không chỉ ở bề mặt nhìn thấy được, với dung sai chỉ có 0,25 mm. Chúng được gắn chặt với nhau đến mức một lưỡi dao cạo mỏng cũng không thể chèn được vào giữa chúng.

Posted Image

Hình minh họa: Những tảng đá vôi trắng phủ ngoài của kim tự tháp Lớn

Nhà Ai Cập học Petrie đã bày tỏ sự ngạc nhiên của ông về kỳ công đó bằng cách viết, “Chỉ riêng việc đặt những phiến đá liên kết với nhau chính xác như vậy đã là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự cẩn thận, nhưng làm như vậy bằng xi măng tại các mối nối hầu như là không thể. Việc đó có thể so sánh với việc chế tác ra dụng cụ quang học hoàn hảo nhất có kích thước hàng ngàn mét vuông“.

Herodotus, người đã viếng thăm kim tự tháp Lớn vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, báo cáo rằng đã phát hiện được những dòng chữ kỳ lạ được chạm khắc trên các phiến đá vỏ ngoài của kim tự tháp này.

Vào năm 1179, sử gia Ả Rập Abd el Latif ghi nhận rằng những chữ khắc này quá nhiều đến mức chúng có thể viết đầy “hơn 10.000 trang văn bản”.

William của Baldensal, một du khách châu Âu đầu thế kỷ 14, đã kể lại rằng các phiến đá được bao phủ bằng những biểu tượng kỳ lạ được sắp xếp thành nhiều hàng cẩn thận.

Đáng buồn thay, vào năm 1356, sau một trận động đất san bằng Cairo, người Ả Rập đã cướp những phiến đá đẹp của vỏ kim tự tháp để xây dựng lại các nhà thờ Hồi giáo và các pháo đài trong thành phố. Khi các phiến đá bị cắt thành miếng nhỏ và tạo hình lại, tất cả các dấu vết của những dòng chữ khắc cổ đã bị phá hủy. Một trong những thư viện lớn và quan trọng nhất thế giới nhân loại đã không còn.

(Còn tiếp)

Kỳ sau:

Các kim tự tháp Giza rất khác các kim tự tháp khác của Ai Cập

Minh Trí

(tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 1)

10:35 PM | 18/08/2010

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)

Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước

Văn minh tiền sử: Các đồ tạo tác “không hợp lệ”

Posted Image

Các kim tự tháp Giza nổi bật dưới bầu trời xanh Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp Lớn, nằm phía bên phải của bức ảnh, kim tự tháp Khafre (Chephren) ở giữa, và Menkaura (Mycerinus) bên trái

Tổng quan về 3 kim tự tháp ở Giza

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Theo giả thuyết khảo cổ học đang thịnh hành hiện nay 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza là những lăng mộ của ba vị vua của triều đại thứ tư (2575-2465 trước công nguyên), tức là chúng đã được xây chỉ trong khoảng 4.500 trước. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.

Kim tự tháp Lớn ban đầu cao khoảng 146,7 m và mỗi cạnh chân đế dài khoảng 230 m. Diện tích gần 53.000 mét vuông, đủ lớn để chứa các Thánh đường châu Âu như Florence, Milan, St Peters, Westminster Abbey và St Paul’s.

Được xây dựng từ khoảng 2.500.000 khối đá vôi có khối lượng trung bình 2,6 tấn, tổng khối lượng của nó là hơn 6.300.000 tấn (nhiều hơn tổng khối lượng vật liệu để xây dựng tất cả các nhà thờ và thánh đường ở Anh kể từ thời của Đức Jesus).

Kim tự tháp Lớn ban đầu gồm các tảng đá được bọc trong đá vôi trắng mịn có độ bóng cao, và theo truyền thuyết các mặt của kim tự tháp được phủ bên ngoài bởi một lớp đá đen hoàn hảo, có lẽ là mã não. Lớp vỏ đá vôi trắng của nó đã bị gỡ bỏ bởi một quốc vương Ả Rập vào năm 1356 để xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và pháo đài gần Cairo.

Posted Image

Herodotus, nhà địa lý Hy Lạp vĩ đại, đã viếng thăm kim tự tháp này vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Strabo, một sử gia Hy Lạp/La Mã, đã đến vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Abdullah Al Mamun, con trai của Caliph thành Baghdad, đã phá được lối vào đầu tiên trong lịch sử vào năm 820, và Napoleon đã bị mê hoặc khi ông nhìn thấy kiến trúc tuyệt vời này vào năm 1798.

Theo kiến thức hiện tại của chúng ta, Kim tự tháp Lớn chủ yếu là một khối đặc, những không gian bên trong duy nhất được biết đến của nó là Lối đi xuống (lối vào nguyên thủy), Lối đi lên, Gian phòng lớn, một hang hốc bí ẩn, một phòng ngầm bí ẩn không kém, và 2 phòng chính. 2 phòng này, được gọi là “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”, là những cái tên do các vị khách Ả Rập đầu tiên vào trong kim tự tháp này đặt cho.

Người Ả Rập có phong tục chôn người đàn ông trong ngôi mộ với nắp bằng phẳng và phụ nữ trong ngôi mộ với nắp dốc về phía 2 bên, vì vậy, trong Kim tự tháp Lớn, buồng granite nắp phẳng trở thành “Phòng vua”, trong khi buồng đá vôi nắp dốc phía dưới đã trở thành “Phòng hoàng hậu”.

Posted Image

Sơ đồ bên trong kim tự tháp Lớn:

a. Lối vào

b. Hành lang dốc xuống

c. Phòng ngầm

d. Hành lang

e. Hành lang đi lên

f. “Phòng hoàng hậu” g. Đường “thông khí”

h. Gian phòng lớn

i. Phòng đệm

j. “Phòng vua”

k. Các phòng bổ sung Ngay cả những nhà khảo cổ ủng hộ giả thuyết kim tự tháp là lăng mộ cũng không tin một nữ hoàng hay bất cứ ai đã từng được an táng ở căn phòng đá vôi. “Phòng vua” có chiều dài 10,46 mét theo hướng đông tây còn chiều rộng 5,23 mét theo hướng bắc nam, và cao 5,81 mét (một loạt các kích thước trên thể hiện chính xác một tỷ lệ toán học đặc biệt, gọi là Tỉ lệ vàng hay là Phi).

Nó được xây dựng bằng các khối đá granite đặc khổng lồ màu đỏ (trọng lượng khoảng 50 tấn) đã được vận chuyển bằng một phương tiện vẫn chưa được khám phá, từ mỏ đá cách Aswan 600 dặm về phía nam. Trong căn phòng này, ở góc phía Tây, có một chiếc hộp không nắp lớn (2,3 m x 1 m, thành hòm dày trung bình 16 cm) làm bằng đá granite đen, ước tính nặng hơn 3 tấn.

Những “bằng chứng” không thuyết phục

Khi quốc vương Ả rập Abdullah Al Mamoun phá được một lối vào căn phòng này vào năm 820 – thì đó là lối vào đầu tiên của căn phòng. Ở đây ông đã tìm thấy chiếc hòm này, hoàn toàn trống rỗng. Các nhà Ai Cập học cho rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Khufu, nhưng không hề có bằng chứng nhỏ nào cho thấy một thi hài đã từng ở trong chiếc hòm hay trong căn phòng đó. Cũng không có bất kỳ vật liệu ướp xác nào, bất kỳ mảnh vỡ hay vật phẩm nào, hoặc bất kỳ manh mối nào được tìm thấy trong toàn bộ kim tự tháp mà chứng tỏ Khufu (hoặc bất cứ ai khác) đã từng được an táng ở đó cả.

Hơn nữa, hành lang dẫn từ Gian phòng lớn tới “Phòng vua” là quá hẹp, không thể đưa quan tài đá vào được, cho nên chiếc hòm phải được đặt trong căn phòng khi kim tự tháp đang được xây dựng. Điều này hoàn toàn trái với phong tục chôn cất bình thường của người Ai Cập 3000 năm trước.

Giả thuyết rằng các kim tự tháp trên cao nguyên Giza đã được xây dựng và sử dụng bởi các vị vua của Triều đại thứ tư làm lăng mộ tỏ ra không thuyết phục. Không có vị vua thuộc Triều đại thứ tư nào đã khắc ghi dù chỉ cái tên của họ lên các kim tự tháp được cho là xây dựng vào thời của họ. Nhưng từ triều đại thứ năm trở đi, các kim tự tháp khác đã có tới hàng trăm bản khắc ghi chép chính thức nói về vị vua đã xây dựng nó. Điều đó khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi, rằng liệu những vị vua thuộc triều đại thứ tư có thực sự đã xây dựng những kim tự tháp đó hay không.

Sự phức tạp Toán học, các yêu cầu kỹ thuật, và kích thước chính xác tuyệt đối của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza cho thấy một bước nhảy vọt to lớn đến mức phi lý khi so sánh với các công trình được xây dựng trong triều đại thứ ba. Các nhà Ai Cập học đương đại không thể giải thích được bước nhảy vọt này, và cũng không thể giải thích được sự suy kém rõ ràng trong toán học, kỹ thuật và kích thước của các công trình được xây dựng trong triều đại thứ năm. Sách giáo khoa nói về “biến động tôn giáo” và “nội chiến”, nhưng thực tế không hề có bằng chứng nào cho thấy những chuyện như thế đã từng xảy ra.

Posted Image

Năm 1983 và 1984, tiến sỹ Robert J. Wenke thuộc Trường Đại học Washington, và là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã thu thập các mẫu vữa từ nhiều địa điểm xây dựng cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Lớn. Mẫu vữa có chứa các mẩu than củi, chất thải côn trùng, phấn hoa và các chất liệu hữu cơ khác mà có thể phân tích niên đại bằng cacbon phóng xạ.

Sử dụng hai phòng phân tích carbon phóng xạ khác nhau, Viện Nghiên cứu Con người (Institute for the Study of Man) tại Đại học Southern Medthodist, và Viện Vật lý năng lượng môi trường (Institute of Medium Energy Physics) ở Zurich – các mẫu thử đã cho thấy một số điều hấp dẫn. Đối với các mẫu thử của Kim tự tháp Lớn, các phân tích thực hiện tại hai phòng thí nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất khác nhau, chênh lệch đến vài nghìn năm. Khi được áp dụng một số “điều chỉnh” trong dữ liệu, kết quả thu được là: Kim tự tháp Lớn có niên đại trong khoảng 3.100 năm TCN đến 2.850 năm TCN – vẫn sớm hơn 400 năm so với mốc thời gian được chấp nhận rộng rãi từ trước tới nay.

Thậm chí bất thường hơn, niên đại của vữa ở gần đỉnh của các Kim tự tháp cổ xưa hơn 1.000 năm so với vữa gần nền móng. Chẳng lẽ các kim tự tháp đã được xây dựng từ trên xuống? Chắc chắn là không, mà vấn đề có lẽ chính là quá trình xác định niên đại có chỗ không thỏa đáng.

Điều khiến cho sự xác định niên đại này khó có thể chấp nhận hơn nữa, là tất cả các mẫu giám định niên đại đều được lấy từ bề mặt đá lộ thiên. Chúng ta biết rằng, các kim tự tháp Giza đã được sửa chữa nhiều lần, bên trong và bên ngoài. Vì vậy xác định niên đại cácbon phóng xạ chỉ có thể cho chúng ta thời điểm việc sửa chữa đã xảy ra, chứ không phải là thời điểm xây dựng của kim tự tháp. Nếu tin vào các kết quả giám định niên đại trên là chính xác, thì thậm chí thời điểm sửa chữa kim tự tháp cũng xưa hơn nhiều so với thời điểm xây dựng được chấp nhận hiện nay.

Giả thuyết Khufu xây dựng nên Kim tự tháp Lớn chỉ dựa vào 3 “bằng chứng” sau đây:

· Các truyền thuyết được Herodotus nhắc đến và báo cáo khi viếng thăm các kim tự tháp này vào năm 443 TCN. Herodotus, một khách du hành người Hy Lạp kể lại Pharaông Cheops (tên tiếng Hy Lạp của Khufu) đã xây dựng các kim tự tháp với 100.000 nhân lực trong 20 năm như thế nào. Tuy nhiên đối với hầu hết các học giả, câu chuyện này là rất có vấn đề. Herodotus đã được thụ giáo tại các trường học Huyền bí Ai Cập, đã thề giữ bí mật về bản chất thật sự của các Kim tự tháp. · Phức hợp tang lễ gần kim tự tháp Lớn với các bản khắc chữ trích dẫn Cheops/Khufu là vị pharaông đang trị vì Ai Cập.

· Trong kim tự tháp, trên một phiến đá granit ở trên trần của Phòng chính, có một số dấu sơn nhỏ viết nguệch ngoạc hơi giống với ký hiệu tượng hình của tên vua Khufu.

Pharaông Khufu bản thân không để lại bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ ông đã xây dựng kim tự tháp Lớn, mà chỉ từng tuyên bố đã sửa chữa xong kiến trúc này. Về bia đá “tồn kho” gần đó (có niên đại khoảng 1500 trước Công nguyên, nhưng có bằng chứng cho thấy nó được sao chép lại từ một tấm bia cũ hơn, vào thời của triều đại thứ tư), Khufu kể về những khám phá của mình khi dọn sạch cát khỏi kim tự tháp Lớn, về cống hiến của ông khi xây dựng đàn tế nữ thần Isis, và về việc ông xây dựng 3 kim tự tháp nhỏ cho bản thân, cho vợ, và con gái bên cạnh kim tự tháp Lớn.

Về những vết sơn được tìm thấy trong kim tự tháp, hầu hết các chuyên gia hiện nay tin rằng chúng được làm giả bởi “người phát hiện” ra chúng là Richard Howard-Vyse, chứ không phải của những người đã xây dựng ban đầu.

Posted Image

Howard-Vyse đã chịu áp lực khi đối thủ của ông ta, Caviglia, nhà thám hiểm người Ý, đã tìm thấy các câu chữ khắc trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, để cạnh tranh với đối thủ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ và tranh thủ nguồn tài trợ dành cho các dự án của mình, bằng một “khám phá” tương tự, nhưng “ngoạn mục” hơn nhiều, bằng cách giả mạo chữ khắc bên trong kim tự tháp Lớn.

Nói tóm lại, thực tế không có bằng chứng nào kết nối các kim tự tháp trên cao nguyên Giza với triều đại thứ tư của người Ai Cập cả.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ trường hợp của Howard-Vyse, để hiểu vì sao người ta tin rằng ông ta đã giả mạo.

1. Vào thời điểm đại tá Howard-Vyse đang cố tìm kiếm các phòng ở bên trên Phòng vua, thì giấy phép khai quật mà các nhà chức trách Ai Cập trao cho ông sắp hết hạn, cũng như hỗ trợ tài chính của ông ta sắp cạn. Ông ta cần phải làm ra một phát hiện lớn càng sớm càng tốt để tiếp tục công việc của mình. Ông ta hy vọng rằng khu vực phía trên Phòng Davidson (phòng trống đầu tiên được phát hiện bởi Nathaniel Davison vào năm 1765), sẽ có một phòng lớn ẩn hoặc hầm mộ nào đó, và đã hết sức thất vọng khi chỉ phát hiện có một phòng trống khác, quá xa vời so với một “khám phá đầy kịch tính” mà ông ta cần. Chỉ hai tháng trước, đối thủ của ông ta, nhà thám hiểm người Ý là Đại úy Caviglia, đã khuấy động giới khảo cổ khi tìm thấy các dòng chữ tại mỏ đá, trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Những dòng chữ mỏ đá mang hình thức chữ tượng hình, được phết trên các khối xây dựng bằng sơn màu đỏ, và đã

được sử dụng bởi các nhà xây dựng của Triều đại Cổ để cho biết các khối đá đó nằm ở đâu.

Posted Image

Dấu sơn viết chữ “Khufu” do Howard-Vyse “tìm thấy”. U – F – U – KH chữ tượng hình Ai Cập đọc từ phải sang trái

Một số nhà nghiên cứu hiện đại ngờ rằng, trong một cuộc cạnh tranh tài khảo cổ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ Caviglia và giành nguồn tài trợ, nhờ một khám phá “ngoạn mục tương tự nhưng lớn hơn,” bằng cách bắt chước những chữ khắc mỏ đá ngay bên trong Kim tự tháp Lớn.

Giả mạo những chữ khắc như vậy khá dễ dàng, vì người Ả Rập vẫn còn sử dụng loại sơn son đỏ tương tự, gọi là moghrah, không thể phân biệt được niên đại.

Như Perring, một người sống cùng thời Howard-Vyse, đã lưu ý rằng: “Trạng thái bảo toàn của các dấu sơn kiểu như dấu tại các mỏ đá, là rất khó phân biệt dấu vết của ngày hôm qua với một dấu vết có từ 300 năm trước.”

2. Vào ngày đầu tiên khi Howard-Vyse vào Phòng trống đầu tiên mà ông phát hiện, ông đã không có báo cáo nào về việc tìm thấy bất kỳ dòng chữ nào bên trong cả. Ông đã chỉ viết rằng nó đã từng được đóng kín, và quan sát thấy “trần nhà đã được đánh bóng đẹp mắt và có các mối nối hoàn hảo”. Như vậy sự kiểm tra của ông ta đã rất kỹ lưỡng, nhưng lại không nhìn thấy những chữ viết bằng sơn đỏ tươi sáng trên các bức tường, mà ngày nay bất cứ ai đi bên trong, cũng nhìn thấy một cách dễ dàng? Mãi đến buổi tối ngày kế tiếp, khi đám đông khách viếng thăm đầu tiên đến chỗ đó, thì các chữ tượng hình màu đỏ nguệch ngoạc mới “bất ngờ được phát hiện”. Howard-Vyse đã đặt tên cho phòng đó là “Phòng Wellington”, và ngay lập tức phát hiện hôm qua trở thành một thành công “ngoạn mục”.

Phát hiện này đã dọn đường cho Howard-Vyse khám phá thêm 3 phòng trống nữa. Để chắc chắn giành được giấy phép và sự ủng hộ tài chính, các phòng này cũng đều chứa các chữ nguệch ngoạc màu đỏ như vậy, củng cố thêm cho danh tiếng của Đại tá.

3. Một câu hỏi chưa bao giờ được trả lời, là tại sao các chữ này chỉ xuất hiện trong những phòng trống mà Howard-Vyse mở ra, chứ không hề được tìm thấy trong Phòng Davison, được phát hiện trước đó vào năm 1765 bởi người khác?

4. Và tại sao, có những dòng chữ khắc như vậy ở các bức tường phía bắc, phía nam và phía tây trong các phòng này, nhưng không hề được tìm thấy trên các bức tường mà Howard-Vyse đã phá sập để lọt vào bên trong?

Hoặc là các nhà xây dựng cổ đại đã vì lý do nào đó không viết nguệch ngoạc lên các bức tường mà sau này Đại tá phá xuống, hoặc chữ viết đã được làm ra sau khi đại tá vào được bên trong, và ngưòi giả mạo chỉ có thể sử dụng các bức tường vẫn còn nguyên vẹn. Tại một trong các phòng, có ai đó đã cố gắng vẽ một cái gì đó trên một phần bị phá vỡ của bức tường, nhưng nó rất thô kệch và không tương xứng với các chữ viết khác. Cố gắng đó thất bại, do vậy, không có cố gắng nào được thực hiện ở nơi khác nữa.

5. Một tác phẩm còn vụng về hơn, khi ai đó cố gắng làm cho nó xuất hiện như thể một số chữ khắc đã bị che phủ một phần bởi các khối đá nền, để làm bằng chứng rằng dấu sơn này đã được trát lên trước khi các khối đá nền được đặt vào. Nhưng các phân tích cẩn thận được thực hiện gần một thế kỷ sau cái ngày mà Howard-Vyse đột nhập vào căn phòng ấy, đã chứng minh rằng có nhiều vết sơn nhỏ trên các khối đá nền ở gần nhiều dấu chữ khắc, cho thấy nơi mà cây cọ vẽ đã vô tình quẹt qua khi ai đó đang tạo ra tác phẩm của mình.

6. Nhiều vấn đề nghiêm trọng cũng được phát hiện khi các chuyên gia ngôn ngữ cổ đại kiểm tra các dòng chữ đó sau này. Samuel Birch, một chuyên gia chữ tượng hình của Bảo tàng Anh, là một trong những người đầu tiên phân tích các hình vẽ, và đã lưu ý một số đặc điểm kỳ quặc.

Sau đó các nhà Ai Cập học như Carl Richard Lepsius và Sir Flinders Petrie đã rất bối rối về các chữ khắc được tìm thấy trong các phòng trống của Howard-Vyse, vì chúng hoàn toàn không giống với bất cứ cái gì trong lịch sử 4000 năm của văn bản chữ tượng hình.

Có sự nhầm lẫn đặc biệt liên quan đến nhiều biến thể của một tên gọi xuất hiện trong số những chữ khắc này, đó là “Khnum-Khuf”, “Souphis”, “Saufou”, vv… Trong khi các chuyên gia cố gắng liên kết những cái tên này với Pharaông Khufu, nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ đầu đã không thể chắc chắn liệu đó có phải là tên hay không. Một nhà nghiên cứu lỗi lạc, Gaston Maspero, đã viết: “Sự tồn tại của nhiều vòng tròn khắc tên và tước hiệu khác nhau của Khufu trên cùng một tượng đài đã gây nhiều bối rối cho các nhà Ai Cập học.” Trong số đó có những cái tên không xuất hiện ở bất cứ đâu trong các tài liệu Ai Cập cổ đại nào cả.

(Còn nữa)

Kỳ sau:

Với công nghệ ngày nay, chúng ta cũng không xây nổi kim tự tháp Lớn

Minh Trí

(tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỔ SUNG VIDEO MINH HỌA CHO BÀI VIẾT:

Kim tự tháp khắp thế giới tiền sử (Kỳ 2b)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn khu vườn "đồ chơi" của… Chúa

Xaluan.com

Posted Image

Ành minh họa

Những người dân địa phương coi đây là “sân chơi của Chúa” và coi đó là một nơi vô cùng linh thiêng nên không ai dám đến sinh sống hoặc làm việc gì có mục đích sinh tồn.

Hiện người ta vẫn không hiểu tại sao lại có sự xuất hiện của hàng ngàn những “viên bi” khổng lồ có niên đại khoảng 8-9 triệu năm trên hoang mạc thuộc tỉnh Turysh, Kazakhstan.

Rất nhiều những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả những người tò mò đã đến bãi đá khổng lồ này đều cho rằng, cảm giác đầu tiên của họ là đây là một khung cảnh hoàn toàn không có thực.

Posted Image

Một khung cảnh không có thực được chụp từ trên cao

Hàng ngàn những hòn đá tròn trông giống như những viên bi khổng lồ có đường kính lên đến hơn 2m nằm trải dài trên diện tích vài km vuông. Nhiều hòn đá đã bị nứt do nắng, gió, mưa khắc nghiệt của sa mạc.

Theo các nhà khoa học cho hay thì bãi đá này có từ hàng ngàn đời nay. Còn những người dân địa phương lại coi đây là “sân chơi của Chúa” và coi đó là một nơi vô cùng linh thiêng nên không ai dám đến sinh sống hoặc làm việc gì có mục đích sinh tồn.

Có một điều cần phải nói rằng xuất hiện những hòn đá hình tròn là việc vô cùng hiếm có trên thế giới. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là chúng từ đâu xuất hiện và tập trung ở hoang mạc này.

Posted Image

Qua thời gian, nhiều hòn đá khổng lồ đã bị nứt

Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Nhiều nhà khoa học thời Xô Viết cho rằng, những hòn đá hình tròn này chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến "đấng tối cao"...

Dù có rất nhiều những giả thuyết được đặt ra nhưng có điều cần khẳng định là những hòn đá hình tròn khổng lồ này hoàn toàn không thể là một tác phẩm do con người tạo ra được bởi hàng triệu năm trước, con người rất ít ỏi và những phương tiện lao động còn quá thô sơ nên không thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đến hoang mạc này mà chẳng vì mục đích gì.

Cũng có nhiều nhà khoa học do thấy những hòn đá hình cầu trong một số khối đá Kazakhstan có dấu tích của các loại sinh vật biển như sò, ốc nên đã giả thuyết các khối đá này có nguồn gốc từ đáy biển.

Posted Image

Posted Image

Nhiều nhà khoa học từ xưa tới nay đã đến hoang mạc này nghiên cứu nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải đáp

Họ cho rằng, những vụ nổ trong lòng núi lửa dưới đáy biển cũng có thể làm bắn ra những "giọt" nham thạch tự tạo thành hình cầu trong môi trường nước và dù ban đầu chúng không nhẵn nhụi nhưng theo thời gian, những dòng chảy ngầm đã mài mòn các cạnh sắc rồi đẩy chúng lăn trên đáy biển khiến các khối đá dần có dạng hình cầu. Qua hàng triệu năm, đáy biển có thể phồng lên, nhô cao để rồi về sau biến thành hoang mạc khiến các khối đá nằm trơ trên mặt đất.

Giả thuyết này dựa trên việc cách đây 10 triệu năm từng tồn tại đại dương Tethis nhưng do các hoạt động kiến tạo địa lý của Trái Đất, đại dương Tethis biến mất, để lộ đáy với những tảng đá từng lăn trong nước.

Bí ẩn hơn, nhiều hòn đá còn bị bổ làm đôi rất đều nhau như thể đã bị cưa và luôn nằm theo hướng bắc - nam khiến người ta liên tưởng đến việc Trái Đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường…

Có thể thấy, cùng một hiện tượng nhưng đã có rất nhiều những lý giải khác nhau. Tuy nhiên, không một lý giải nào được chấp nhận thỏa đáng. Chính điều này vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

<h1 class="Title">Bí ẩn khu vườn "đồ chơi" của… Chúa</h1>Xaluan.com

Hiện người ta vẫn không hiểu tại sao lại có sự xuất hiện của hàng ngàn những “viên bi” khổng lồ có niên đại khoảng 8-9 triệu năm trên hoang mạc thuộc tỉnh Turysh, Kazakhstan.

Rất nhiều những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả những người tò mò đã đến bãi đá khổng lồ này đều cho rằng, cảm giác đầu tiên của họ là đây là một khung cảnh hoàn toàn không có thực.

Posted Image

Một khung cảnh không có thực được chụp từ trên cao

Hàng ngàn những hòn đá tròn trông giống như những viên bi khổng lồ có đường kính lên đến hơn 2m nằm trải dài trên diện tích vài km vuông. Nhiều hòn đá đã bị nứt do nắng, gió, mưa khắc nghiệt của sa mạc.

Có một điều cần phải nói rằng xuất hiện những hòn đá hình tròn là việc vô cùng hiếm có trên thế giới. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là chúng từ đâu xuất hiện và tập trung ở hoang mạc này.

Posted Image

Qua thời gian, nhiều hòn đá khổng lồ đã bị nứt

Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Nhiều nhà khoa học thời Xô Viết cho rằng, những hòn đá hình tròn này chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến "đấng tối cao"...

Dù có rất nhiều những giả thuyết được đặt ra nhưng có điều cần khẳng định là những hòn đá hình tròn khổng lồ này hoàn toàn không thể là một tác phẩm do con người tạo ra được bởi hàng triệu năm trước, con người rất ít ỏi và những phương tiện lao động còn quá thô sơ nên không thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đến hoang mạc này mà chẳng vì mục đích gì.

Cũng có nhiều nhà khoa học do thấy những hòn đá hình cầu trong một số khối đá Kazakhstan có dấu tích của các loại sinh vật biển như sò, ốc nên đã giả thuyết các khối đá này có nguồn gốc từ đáy biển.

Posted Image

Posted Image

Nhiều nhà khoa học từ xưa tới nay đã đến hoang mạc này nghiên cứu nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải đáp

Họ cho rằng, những vụ nổ trong lòng núi lửa dưới đáy biển cũng có thể làm bắn ra những "giọt" nham thạch tự tạo thành hình cầu trong môi trường nước và dù ban đầu chúng không nhẵn nhụi nhưng theo thời gian, những dòng chảy ngầm đã mài mòn các cạnh sắc rồi đẩy chúng lăn trên đáy biển khiến các khối đá dần có dạng hình cầu. Qua hàng triệu năm, đáy biển có thể phồng lên, nhô cao để rồi về sau biến thành hoang mạc khiến các khối đá nằm trơ trên mặt đất.

Giả thuyết này dựa trên việc cách đây 10 triệu năm từng tồn tại đại dương Tethis nhưng do các hoạt động kiến tạo địa lý của Trái Đất, đại dương Tethis biến mất, để lộ đáy với những tảng đá từng lăn trong nước.

Bí ẩn hơn, nhiều hòn đá còn bị bổ làm đôi rất đều nhau như thể đã bị cưa và luôn nằm theo hướng bắc - nam khiến người ta liên tưởng đến việc Trái Đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường…

Có thể thấy, cùng một hiện tượng nhưng đã có rất nhiều những lý giải khác nhau. Tuy nhiên, không một lý giải nào được chấp nhận thỏa đáng. Chính điều này vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp.

Liệu tác giả của các viên đá hình tròn này có phải là một xoáy nước đủ để xoay và bào tròn viên đá.Còn việc đá nứt thì là thường tình thôi,cần phải biết thành phần hóa học của viên đá để xem lực từ trường có đóng thêm vai trò định hướng trong tổng lực gây nứt viên đá không,cũng có thể sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày theo hướng mặt trời mọc lặn cũng gây vết nứt theo hướng nam bắc.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư Hàn Quốc: "Bóng ma" chiến tranh ở Seoul

Thứ Tư, 01/12/2010, 10:15 (GMT+7)

TTO - Ngày tôi đến, Seoul không là thành phố như trong phim Hàn Quốc. Người Hàn cũng không đẹp như trên phim nhưng họ làm việc rất siêng năng cũng như ăn uống tiết kiệm. Bằng chứng là khi thấy tôi vào ngày nghỉ ra chợ mua thịt gà mang về kho sả ớt ăn cơm, ông chủ hơn 70 tuổi, lúc nào cũng đậu tương - kim chi, lắc đầu: “Mày ăn sang quá”.

Những ngày mới qua, tôi ít thấy lính Mỹ cũng như lính Hàn mặc quân phục đi trên đường. Khi hỏi, ông chủ nói: “Người Hàn không thích chiến tranh đâu, mặc đồ lính thì ở trong trại, ra ngoài phải bình thường. Thành phố mà đồ lính tràn ngập, khó thở lắm”.

Sau này khi nghe tiếng Hàn khá hơn, ông chủ khi vui đã kể cho tôi nghe về chuyện chiến tranh thời xưa: “Khi đó khổ lắm, đói lắm. Không có gì để ăn. Mùa đông lạnh con gì cũng chết, chỉ có chó là sống. Khi đó đói quá bắt chó làm thịt ăn, không ngờ ấm và ngon. Người Hàn biết ăn thịt chó từ hồi chiến tranh”.

Posted Image

Binh lính Mỹ trên đường phố Seoul - Ảnh: Duy Trân

Tôi cũng hay lên mạng coi tin tức, cũng nghe về chuyện họp mặt người thân Nam - Bắc Triều, các "sao" Hàn đi nghĩa vụ. Nói về chuyện này ông chủ già có vẻ không quan tâm: “Bà con xa của tao cũng có người làm đơn mong đoàn tụ nhưng lâu quá, chắc chết hết rồi”.

Người Hàn sống cùng quá khứ chiến tranh, tôi cũng nhập gia tùy tục. Hằng ngày phải nghe những tin tức trên truyền hình về chuyện nay căng, mai thẳng giữa hai bên biên giới Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên. Nhưng những người Hàn tôi gặp, ai cũng hối hả làm việc, và họ cũng rất tin tưởng khi nói với tôi: "Không có chiến tranh đâu”.

Tôi có cảm nhận đe dọa chiến tranh khi tivi phát tin về chiếc tàu chiến Hàn bị nghi là ngư lôi CHDCND Triều Tiên đánh chìm. Khi đó, những người Hàn tôi gặp đều căng thẳng, giá ngoại tệ ở thị trường chợ đen tăng vọt. Ông chủ già của tôi nói trống không: "Tao không thích đánh nhau. Tao chỉ muốn yên ổn làm ăn. Ai cũng muốn kinh tế ổn định. Tao ghét đói”.

Cậu chuyện về chiếc tàu chìm và những thủy thủ xấu số lắng dần. Nhưng tôi hơi sợ cái kiểu người Hàn uống rượu, uống cho quên mệt, uống cho cảm thấy công việc bớt vất vả. Cũng may là ông chủ của tôi không uống, ông nói phải tỉnh táo để làm việc.

Lại căng thẳng

Câu chuyện nã pháo nổ ra làm chết lính thủy và dân thường Nam Hàn xảy ra vào lúc tôi đang tăng ca. Tiếng máy chạy rầm rập ồn ào át đi tất cả. Tôi phải cẩn thận lắm, trước tôi đã có một đồng nghiệp người Việt - dù đã đeo kính bảo hộ, vẫn bị một mảnh nhựa quay tít bắn xuyên qua kính, suýt làm mù mắt. Trước nữa thì có người mệt quá cho tay vào máy, mấy ngón bị dập, thế là lãnh tiền bồi thường và về nước.

Buổi tối tôi xem tin tức mới biết, bây giờ không khí cận chiến tranh đã căng thẳng lắm rồi. Báo chí, truyền hình và những người Hàn đều trấn an nhau: "Không có chiến tranh đâu”. Nhưng sao trong mắt họ tôi cảm thấy chỉ là sự lo ngại về một tương lai có mùi đạn bom quá khứ.

Đang vào mùa đông, mọi thứ rau củ đã thu hoạch trước khi các khối khí lạnh chực chờ. Những ngày qua công việc gần như giảm hẳn, tôi ngoài việc làm cầm chừng thì được phân công đi làm vệ sinh, dọn dẹp. Ông chủ báo lương tháng này sẽ chậm, rồi ông than vãn: "Không ai lo đặt hàng nữa cả”. Tối khuya, đói cồn cào tôi mò xuống bếp ăn. Tất cả vắng ngắt và lạnh tanh.

Một thằng bạn, do quá đói, đã quyết định đi ra ngoài kiếm cái gì ăn. Nhưng nó quay lại nhanh chóng nói: "Ngoài đường lạnh lắm, tao ráng đi nhưng mà nghe ầm ầm, sợ quá”. Hôm trước một thằng đi đâu về, quả quyết là nó thấy xe tăng...".

Nhờ đồng lòng kêu ầm ĩ, ông chủ già (và "keo" nữa) đã đồng ý chi cho chúng tôi nửa tháng lương. Giá ngoại tệ chợ đen nghe nói là một ngày đã lên ba giá. Nhiều người Hàn đã trữ nước, thuốc men và thực phẩm. Tôi có hỏi ông chủ: "Nếu chiến tranh nổ ra, tôi núp ở đâu?”. Ông cũng ngơ ngẩn, hình như khu nhà ông không có tầng hầm. Ga xe điện thì cũng xa quá, còn chỗ phân xưởng này chẳng có hầm trú.

Tôi cũng nghe nói về Busan, nơi người Việt ở nhiều lắm. Nhưng mà nếu tôi biết đi thì cả khối người cũng đi. Thôi, cứ ở lại Seoul, chuyện tới đâu thì tới.

LÝ MẠNH DŨNG

====================================

Thấy họ cũng khổ! Nhưng biết làm sao bây giờ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã bất ngờ về "phi thuyền ngoài hành tinh" UFO

Thứ Tư, 01/12/2010 - 15:52

(Dân trí) - Một nhà khoa học Australia vừa công bố cách giải mã rất đơn giản về các vụ “chạm trán” với vật thể bay không xác định UFO mà nhân loại thường cho là phi thuyền của người ngoài hành tinh. Theo ông, đó có thể là do chớp cầu hoặc hiện tượng khí quyển khác.

Posted Image

Một quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời Brisbane

Nhà vật lý thiên thể Stephen Hughes đã nghiên cứu kỹ lưỡng một hiện tượng bất thường năm 2006, khi xảy ra một vụ mưa sao băng trên bầu trời Brisbane, Australia. Khi mưa sao băng xảy ra, trên bầu trời xuất hiện nhiều quả cầu lửa lớn. Những quả cầu lửa này được cho là những ngôi sao băng đột nhiên sáng lóe lên, do các mảnh đá vụn lớn hơn hạt cát trong vụ trụ tạo ra, nhưng chúng lại trông giống như những ngôi sang đang rơi trên bầu trời khi di chuyển với vận tốc lớn.

Sự xuất hiện của chúng song hành cùng lúc với một vật thể sáng xanh chói lọi, được thấy vụt qua những ngọn núi gần đó.

Tiến sỹ Hughes đã đưa ra giả thuyết liên hệ vật thế trên - được cho là chớp cầu (chớp có hình cầu) – với những quả cầu lửa do sao băng tạo ra.

Ông cho rằng có thể trong giây lát một trong những quả cầu lửa đã tạo ra sự liên kết về điện giữa tầng khí quyển bên trên với mặt đất, sản sinh ra năng lượng cho một tia chớp cầu xuất hiện bên trên những ngọn núi.

Tiến sỹ đã đăng tải những giải thích này của mình trên tạp chí Royal Society.

Tiến sỹ Hughes cho rằng giai đoạn bất thường đó, xảy ra trong một đêm đẹp trời, chính là những gì khiến mọi người vẫn nghĩ rằng họ đã “chạm trán” với UFO.

“Nếu bạn gắn kết các hiện tượng khí quyển không thể giải thích được với nhau với tâm lý của con người cùng mong muốn được thấy thứ gì đó, thì có thể giải mã cho những vụ nhìn thấy UFO”, ông cho biết.

Tiến sỹ John Abrahamson, làm việc tại Đại học Canterbury, New Zealand, 10 năm trước đã đưa ra ý tưởng cho rằng chớp cầu bao gồm nhưng “hạt” vô cơ được bốc hơi lên do tác động của một tia chớp thông thường tác động xuống đất. Ý tưởng này sau đó đã được các nhà nghiên cứu Brazil thử nghiệm với một số thành công nhất định.

Tiến sỹ John Abrahamson đánh giá công trình của tiến sỹ Hughes “khá khả thi” và đã tạo ra được “những liên hệ thú vị”.

Song ông cũng cho rằng “vẫn còn một chặng đường dài trước khi mọi người hài lòng với một cách giải thích đầy đủ” về UFO.

Phan Anh

Theo BBC

===============================

Làm quái gì có người ngoài hành tinh với đĩa bay. Đây là sai lầm lớn nhất của tri thức khoa học hiện đại. Nên giải thích hiện tượng trên bằng nhiều nguyên nhân khác - mà của tiến sĩ Hughes là một cách giải thích đúng với một số loại trường hợp. Còn một số loại trường hợp khác thì đây là một ví dụ:

Posted Image

Vũ khí siêu-siêu thanh mới sẽ vươn tới mọi địa điểm trên trái đất trong thời gian dưới 1 giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Hàn Quốc: “Triều Tiên có thể tiếp tục tấn công”

Thứ Năm, 02/12/2010 - 06:42

(Dân trí) - Quan chức tình báo hàng đầu Hàn Quốc hôm qua cho rằng “Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục tấn công Hàn Quốc”, sau vụ đọ pháo gây chết người giữa hai miền Triều Tiên hồi tuần trước.

Posted Image

Binh lính Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong.

Ông Won Sei-hoon, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, đã ra điều trần trước Quốc hội Hàn Quốc và nói: “Có nhiều khả năng là Triều Tiên sẽ lại tấn công”.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc là Kim Tae-young cũng lên tiếng báo động “khả năng cao” là Triều Tiên lại tạo ra một vụ gây hấn nữa khi cuộc tập trận Mỹ-Hàn chấm dứt hôm qua, ngày 1/12.

Ông Won cho biết những cuộn băng ghi âm trong tháng 8 năm nay cho thấy Triều Tiên đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên vùng bờ biển phía Tây để “để nước này bớt chú ý vào các vấn đề nội bộ của họ”.

Ông Won nói: “Vào tháng 8 năm nay, chúng tôi đã xác nhận là Triều Tiên có kế hoạch tấn công 5 đảo trong vùng biển phía Tây, nhưng chúng tôi đã không cho là Triều Tiên dám bắn đại bác vào dân chúng Hàn Quốc”.

Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên hãy tránh khích động thêm căng thẳng trong khu vực. Tại Bắc Kinh, hãng tin Xinhua dẫn lời Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nói rằng tất cả các bên nên “giữ bình tĩnh và kiềm chế”. Ông Dương Khiết Trì là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc công khai bình luận về vụ khủng hoảng này.

Trong 4 ngày qua, quân đội Mỹ-Hàn đã có những cuộc thao diễn chung trên quy mô lớn chưa từng có nhằm biểu dương sức mạnh và theo Mỹ, còn nhằm tăng cường răn đe Triều Tiên. Đáng chú ý là cuộc tập trận lần này có sự tham gia của tàu sân bay hạt nhân USS George Washington.

Hôm qua, đúng ngày kết thúc cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải, quân đội Hàn Quốc và Mỹ ra thông báo có kế hoạch tổ chức “một loạt cuộc diễn tập chung” trong tháng 12 hoặc đầu năm 2011.

Hà Khoa

Theo Yonhap, AP

==================================

Lần này lơ tơ mơ là "bụp" thiệt đấy! Quí vị cầm đồ - Í lộn! Cầm quyền - ở Đông Bắc Á hãy thận trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

Liệu tác giả của các viên đá hình tròn này có phải là một xoáy nước đủ để xoay và bào tròn viên đá.Còn việc đá nứt thì là thường tình thôi,cần phải biết thành phần hóa học của viên đá để xem lực từ trường có đóng thêm vai trò định hướng trong tổng lực gây nứt viên đá không,cũng có thể sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày theo hướng mặt trời mọc lặn cũng gây vết nứt theo hướng nam bắc.

Kính cụ

Bác Liêm Trinh thân mến!

Bài viết của bác cũng là một cách giải thích. Nhưng một cách giải thích được coi là đúng nếu nó phủ hợp có tính hợp lý với mọi hiện tượng liên quan.

Những hòn đá tròn không thể do xoáy nước tạo ra vì xoáy nước không thể tạo ra hình tròn hoàn hảo. Do tính chất của địa hình và tính tương tác không đồng đều của vũ trụ. Trong vũ trụ cũng sẽ không có một hành tinh nào tròn xoe, mặc dù nó có thế tạo ra hình tượng tròn xoe, như lỗ đen chẳng hạn. Hình tròn hoàn hảo chỉ có trong ý thức của con người. Trong bài viết trên chỉ miêu tả một địa điểm có những hòn đá hình tròn. Nhưng trên thực tế thì ở Địa cầu này có vài địa điểm như vậy.

Tất cả mọi dấu ấn - vật thể và phi vật thể - đã chỉ thẳng tới một cách giải thích:

Đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu trên trái Đất này trước lịch sử nền văn minh hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay