Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO.
Dự báo quan trọng về Biển Đông sau phán quyết của Tòa

11/07/2016 08:09 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/314933/du-bao-quan-trong-ve-bien-dong-sau-phan-quyet-cua-toa.html

Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này.

Toà Trọng tài trong phán quyết về thẩm quyền đã khẳng định rằng Phlippines đã hoàn tất các điều kiện về thủ tục và công nhận quyền đơn phương khởi kiện của Philippines.

Nội dung chính của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc

Về nội dung, để khởi kiện được ra Toà Trọng tài này, các tranh chấp mà Phippines khởi kiện phải là tranh chấp về giải thích và thực hiện UNCLOS và không thuộc các ngoại lệ mà Toà Trọng tài không có thẩm quyền. Philippines đã đưa ra 15 đệ trình để khởi kiện Trung Quốc với bốn nhóm vấn đề chính:

(i) Tính phi pháp của đường lưỡi bò

(ii) Phân loại thực thể và xác định các vùng biển cho 9 thực thể bao gồm: Scarborough, Chữ Thập, Châu viên, Gạc Ma, Vành Khăn, Cỏ Mây, Subi, Kennan (trong đó có Huy gơ) và Gaven. Theo đó, Philippines lập luận:

- Scarborough, Chữ Thập, Châu viên và Gạc Ma là các đảo đá, chỉ được hưởng vùng biển tối đa 12 hải lý.

- Vành Khăn, Cỏ Mây, Subi, Kennan và Gaven là bãi nửa nổi nửa chìm, không phải là đối tượng để yêu sách chủ quyền và chiếm đóng. Trong đó, Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines.

(iii) Các hành động của Trung Quốc đã vi phạm đặc quyền về nghề cá, dầu khí của Philippines trong vùng EEZ và vùng thềm lục địa; vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines trong lãnh hải của Scarborough; vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và làm trầm trọng tranh chấp.

(iv) Trung Quốc không được tái diễn các hành vi vi phạm và không được tuyên bố vùng EEZ và thềm lục địa từ các thực thể tại Trường Sa.

Trung Quốc cho rằng các vấn đề mà Philippines khởi kiện là tranh chấp chủ quyền và phân định biển, vì vậy, không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà Trọng tài.

Tại phán quyết về thẩm quyền toà đã bác lập luận của Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền và kết luận có thẩm quyền với 7/15 đệ trình của Philippines về các vấn đề: (i) phân loại 9 thực thể, (ii) xác định vùng biển và quyền đánh cá truyền thống của Philippines tại Scarborough, (iii) vi phạm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải.
Vụ kiện, phán quyết của tòa, Trung Quốc, Philippines kiện Trung Quốc

20160711075545-bd.jpg
Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ảnh chỉ mang tính minh họa (AP)

8/15 đệ trình còn lại về các vấn đề: (i) đường lưỡi bò; (ii) xác định Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines; (iii) các vi phạm khác của Trung Quốc về nghề cá và dầu khí trong vùng EEZ và thềm lục địa của Philippines và (iv) Trung Quốc không được làm trầm trọng hoá tranh chấp sẽ được tiếp tục xem xét và kết luận tại phán quyết về nội dung của vụ kiện.

Sau phiên tranh tụng về nội dung đã diễn ra vào tháng 11/2015, phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài có thể sẽ diễn ra theo hai kịch bản lớn.

Kịch bản thứ nhất là Philippines giành thắng lợi với toàn bộ yêu cầu.

Kịch bản thứ hai là Philippines chỉ giành thắng lợi với các vấn đề về: (i) bác bỏ giá trị pháp lý của đường lưỡi bò, (ii) phân loại 9 thực thể, (iii) xác định vùng biển và quyền đánh cá truyền thống của Philippines tại Scarborough, (iv) khẳng định Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Còn lại Philippines có thể không thành công trong việc thu hẹp các vùng biển có tranh chấp do Toà Trọng tài có thể coi một hoặc một số thực thể của Trường Sa có vùng EEZ và thềm lục địa.

Từ đó, phát sinh vấn đề phân định biển và Toà Trọng tài không có thẩm quyền để kết luận về liệu các bãi nửa nổi, nửa chìm là Vành Khăn và Cỏ Mây có thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines hay không và không kết luận được về các hành vi vi phạm của Trung Quốc.

Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Tác động của vụ kiện tới Trung Quốc

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu ngày 30/10/2015 đã khẳng định lại quan điểm của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines đơn phương khởi kiện. Đồng thời khẳng định, phán quyết về thẩm quyền của Toà Trọng tài không có giá trị pháp lý và không có giá trị ràng buộc với Trung Quốc. Quan điểm này chắc chắn sẽ tiếp tục được Trung Quốc theo đuổi với phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài.

Nếu kết quả của vụ kiện xảy ra theo kịch bản thứ 2, Philippines không giành thắng lợi hoàn toàn, Trung Quốc sẽ gián tiếp có cơ sở pháp lý để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trên biển, đặc biệt trong dài hạn.

Đề phòng kết quả vụ kiện kết thúc theo hướng thuận cho Philippines, Trung Quốc đã thúc đẩy những hành động trên thực địa để thiết lập “chuyện đã rồi” nhằm vô hiệu hoá phán quyết.

Nếu thực sự kịch bản thuận cho Philippines xảy ra, Trung Quốc có thể sẽ phản ứng quyết liệt, leo thang căng thẳng trong ngắn hạn để chứng minh cho quan điểm không tuân thủ phán quyết của mình.

Đặc biệt trong bối cảnh luật quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thi hành, Trung Quốc sẽ có những hành động như đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực về nghề cá, dầu khí; xây dựng công trình trên biển; tuần tra, thiết lập và thực thi các quy định của nội luật Trung Quốc về hàng hải, hàng không, môi trường, nghiên cứu khoa học, hoạt động quân sự….

Tuy nhiên, trong dài hạn, Trung Quốc có thể sẽ tập trung tiến hành củng cố cơ sở tại các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa được Trọng tài kết luận là đảo đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập; đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài.

Tác động của vụ kiện tới các bên tranh chấp khác và các nước thành viên ASEAN

Với Malaysia, do các hành động leo thang đưa tàu chiến của Trung Quốc vào gần bãi cạn Luconia và yêu sách chủ quyền với bãi này, Malaysia đang dần chuyển thái độ công khai và tích cực hơn về tranh chấp Biển Đông. Vì vậy, nếu vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra theo kịch bản A, Malaysia có thể học hỏi kinh nghiệm của Philippines để khởi kiện về quy chế pháp lý của Bãi Tăng Mẫu (James Shoal) và Luconia nhằm đẩy lùi yêu sách vùng biển của Trung Quốc ra khỏi vùng EEZ và thềm lục địa tạo ra từ bờ biển nước này.

Ngược lại, kịch bản B xảy ra, vùng biển của các thực thể không được làm rõ, Malaysia có thể quay trở lại với chính sách ngoại giao thầm lặng để hy vọng đạt được một giải pháp thoả hiệp và vẫn giữ được hoà khí trong quan hệ với Trung Quốc.

Với Indonesia, Bộ trưởng các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh của Indonesia phát biểu ngày 11/11/2015 rằng Indonesia có thể kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc ra Toà.

Trong hội thảo về tình hình Biển Đông do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tổ chức ngày 5-6/11/2015, Thứ trưởng Bộ các Vấn đề Hàng hải cũng khẳng định Indonesia không công nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, và cho rằng do “đường lưỡi bò” chưa được xác định, Indonesia không thừa nhận có chồng lấn giữa vùng biển do “đường lưỡi bò” tạo ra và vùng biển Natuna của Indonesia.

Tuy nhiên, dù kịch bản A hay B diễn ra, phản ứng của Indonesia sẽ dừng ở mức có chừng mực vì Trung Quốc đang khẳng định thiện chí đàm phán với Indonesia và trên thực tế, Trung Quốc cũng chưa bao giờ khẳng định tồn tại tranh chấp với Indonesia. Đồng thời, Indonesia cũng muốn tranh thủ nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển sáng kiến Trục hàng hải nhằm tăng cường kết nối giữa các đảo thuộc Indonesia và giữa Indonesia và khu vực.

Với các nước ASEAN khác, cho dù vụ kiện kết thúc thắng lợi cho Philippines, các nước này sẽ không tỏ thái độ rõ ràng do không có lợi ích trực tiếp với tranh chấp tại Biển Đông và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Trong khi đó, nếu Philippines thua kiện, các nước khác trong ASEAN sẽ có cơ sở để ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, khai thác chung và quản lý Biển Đông thông qua ký kết COC.

Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam

Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền. Vì vậy, bất kỳ bên nào giành lợi thế sau phán quyết, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa vẫn chưa được giải quyết.

Bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là nhằm thu hẹp các vùng biển tranh chấp qua 4 lập luận pháp lý chủ yếu:

• Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”.

• Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa.

• Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

• Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế.

Với kết quả được đa số các học giả dự đoán hiện nay, việc Philippines có khả năng cao giành thắng lợi trong việc bác bỏ giá trị pháp lý của “đường lưỡi bò” sẽ tạo ra tác động tích cực chung cho các quốc gia ven Biển Đông, buộc Trung Quốc phải đưa ra yêu sách về các vùng biển phù hợp với quy định của UNCLOS.

Đồng thời, nếu Tòa Trọng tài kết luận các cấu trúc tại Trường Sa căng lắm chỉ là đảo đá và chỉ được hưởng vùng biển tối đa 12 hải lý thì vùng biển tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thu hẹp, và gián tiếp ta có thể hạn chế được vùng biển có tranh chấp, đẩy phần lớn vùng biển có tranh chấp ra ngoài EEZ và thềm lục địa của ta.

Tuy nhiên, nếu Trọng tài kết luận rằng có 1 hoặc nhiều cấu trúc tại Trường Sa có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đến 200 hải lý thì có thể một phần vùng EEZ và thềm lục địa 200 hải lý được tạo ra từ bờ biển của Việt Nam sẽ bị coi là vùng biển có tranh chấp do có chồng lấn với vùng biển của các đảo của Trường Sa.

Về mặt chính trị, nếu Philippines giành thắng lợi toàn bộ, dư luận quốc tế có cơ sở để thể hiện lập trường ủng hộ Philippines và qua đó ủng hộ Việt Nam, lên án “đường lưỡi bò” và các yêu sách, các hành động trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngược lại, nếu Philippines không giành thắng lợi, dư luận quốc tế có thể phản ứng có chừng mực do vùng biển tạo ra bởi các thực thể tại Biển Đông (chiếm phần lớn diện tích Biển Đông) sẽ bị coi là vùng biển có tranh chấp. Và do đó cần đến các biện pháp kiểm chế và quản lý tranh chấp.

Trên thực địa, cho dù phương án kịch bản nào của vụ kiện xảy ra, trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành leo thang trên thực địa để khẳng định sự tồn tại của yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển và trên không.

Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc./.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh,

Phó viện trưởng Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao.
=======================

 

"Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc./."

 

Tính dự báo trong bài này rất ít. Phần lớn là đặt vấn đề về những khả năng có thể xảy ra. Nhưng tác giả có xu hướng định hướng cho những đàm phán song phương.

Lão đây không cần tâm đến Tòa phán như thế nào. Nhưng có điều chắc chắn nó phải nhân danh các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Và lão xác định rằng vụ kiện này đã khẳng định chuẩn mực pháp lý quốc tế được tôn vinh. Đương nhiên các chuẩn mực quốc tế này, không thể chỉ giới hạn ở quan hệ giữa Phi và Tàu liên quan đến biển Đông. Mà nó là cơ sở cho mọi vấn để giải quyết liên quan. Tất nhiên trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam. Làm gì có chuyện Hoàng Sa của Việt Nam nằm ngoài chuẩn mực quốc tế được.

Do đó, khẳng định tính "song phương" giữa Việt Nam và Trung Quốc là một sai lầm đáng nghi ngại của nội dung bài viết này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc dọa tấn công tàu quân sự Australia nếu vào Biển Đông

Thứ hai, 01/08/2016 - 07:44

Dân trí Tờ Thời báo hoàn cầu (Global Times) cuối tuần qua lớn tiếng cảnh báo, các tàu quân sự Australia sẽ trở thành “mục tiêu lý tưởng” để Trung Quốc cảnh báo và tấn công nếu Australia tiếp tục can dự vào tranh chấp Biển Đông.
 >> Tổng thống Mỹ Obama lần đầu lên tiếng về phán quyết Biển Đông
 >> Mỹ sẽ điều máy bay ném bom tới đảo Guam, bao quát toàn Biển Đông
 >> Mỹ, Nhật Bản, Australia hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông

 

baotrungquocdoatancongtauquansuaustralia

(Ảnh minh họa: Sputnik)

 

Trong bài viết đăng tải hôm 30/7, Thời báo Hoàn Cầu - một ấn bản phụ của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã lớn tiếng chỉ trích Australia vì ủng hộ phán quyết bác của tòa trọng tài bác “đường chín đoạn” ở Biển Đông.

Thời báo Hoàn cầu nói rằng, sự ủng hộ của Australia với phán quyết là một sự “mê sảng” và rằng việc Canberra gây sức ép đối với Trung Quốc là để duy trì các lợi ích kinh tế với Mỹ.

Tờ báo nói rằng, Australia đã bất ngờ trở thành nước tiên phong gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc bằng thái độ còn gay gắt hơn cả những nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông”. Thời báo Hoàn cầu cảnh báo Trung Quốc phải trả đũa Australia: “ Nếu tàu Australia vào Biển Đông, đây sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và tấn công”.

Bài viết của Thời báo Hoàn cầu được cho là nhằm trả đũa việc ngoại trưởng 3 nước gồm Mỹ, Nhật Bản và Australia ngày 25/7 ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động xây dựng trái phép ở Biển Đông đồng thời tuân thủ phán quyết. Trước đó, ngay sau khi tòa trọng tài ra phán quyết hôm 12/7, Australia đã lên tiếng khẳng định đây là phán quyết cuối cùng mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, đồng thời Australia ủng hộ một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết này.

Minh Phương

Tổng hợp

===================

Bởi vậy, điếu qua được nửa sau tháng 9 Bính Thân Việt lịch.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Obama tiết lộ Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á

09:21 AM - 01/08/2016

Thanh Niên Online

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc phỏng vấn với tờ Straits Times cho biết chính lãnh đạo của Singapore đã gợi ý Mỹ xoay trục về châu Á, tăng cường quân sự nhằm đối trọng với Trung Quốc.

 

lyhienlong2_ISVR.jpg?w=665&encoder=wic&s
Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý Hiển LongReuters
 
 
Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và châu Á nói chung khiến nhiều nước lo ngại trong khi các cường quốc ở khu vực này chưa đủ sức đối đầu. Quốc gia có thể khống chế Trung Quốc không ai khác là Mỹ.
Tờ Straits Times của Singapore ngày 1.8 đăng bài viết  cho biết tiên liệu được "mối đe doạ Trung Quốc" nên giới lãnh đạo Singapore đã chỉ đường cho Mỹ quay trở lại châu Á và khuyến khích Washington tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này.
Chính sự có mặt của Mỹ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là quân sự ở Philippines, Singapore, Nhật và Hàn Quốc đã cản đường Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự, trong đó quan trọng nhất là chiến lược quân sự hoá Biển Đông.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang thực hiện chuyến công du nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm qua 31.7. Nhà lãnh đạo Singapore sẽ được người đứng đầu Nhà Trắng tiếp đón nồng hậu với yến tiệc quốc gia mà chưa lãnh đạo nào của vùng Đông Nam Á có được.

Theo Straits Times, Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama mở tiệc lớn để thết đãi thượng khách nhằm thể hiện "sự biết ơn" của Mỹ đối với Singapore vì đã gợi ý cho chính sách xoay trục về châu Á của Nhà Trắng. Lãnh đạo Singapore là một trong 5 quốc gia châu Á được ông Obama mở yến tiệc trọng đại này.

lyhienlong_kglm.jpg?width=489&encoder=wi
Lãnh đạo Singapore đã mách nước cho Mỹ xoay trục về châu Á Reuters
“Những chuyến thăm như thế là cơ hội để thắt chặt thêm mối quan hệ và tình thân hữu giữa các đối tác thân cận của chúng tôi khắp thế giới”, ông Obama phát biểu, được Straits Times dẫn lại từ cuộc phỏng vấn. Tổng thống Obama nói rằng Singapore là một trong những đối tác tin cậy và chắc chắn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á.
“Tôi trông chờ để tiếp đón Thủ tướng Lý, người mà tôi đánh giá rất cao và làm việc trong suốt nhiệm kỳ của mình”, ông Obama phát biểu trước buổi đại tiệc sẽ được tổ chức vào ngày mai 2.8 dành cho người đứng đầu chính phủ Singapore. Được biết năm 2016 này cũng là kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Mỹ - Singapore.

Minh Quang

===================

Còn lão Gàn đây thì không xúi Hoa Kỳ xoay trục về Tây Thái Bình Dương - Lão vốn không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào. Hì - Nhưng biết trước Hoa Kỳ sẽ phải xoay trục về đây từ 2008. Xin xem: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông".

Trung Quốc sẽ là quốc gia thảm bại trong "Canh bạc cuối cùng". Thời điểm , nhanh thì ngay cuối năm nay, chậm không quá 2018. Đây là lời tiên tri của lão Gàn. Hãy chờ xem.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nào cuộc chiến xảy ra?

Con ra được quẻ:
Kinh-Xích khẩu? Hic.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình đang bị các tướng "ép" chống phán quyết trọng tài Biển Đông?

Hồng Thủy

15:38 01/08/16

 

(GDVN) - Đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là Biển Đông.

 

Reuters ngày 31/7 đưa tin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải chống lại các áp lực từ bên trong quân đội đòi Trung Nam Hải phải "phản ứng mạnh mẽ hơn" với phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7.

Lãnh đạo Trung Quốc đang cảnh giác trước những thái độ kích động một cuộc đụng độ với Hoa Kỳ.

Về mặt ngoại giao và truyền thông, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách "3 Không" với phán quyết trọng tài. Thậm chí tuyên truyền chụp mũ cho phán quyết trọng tài là "trò hề chính trị", "âm mưu chống Trung Quốc từ Washington".

Hậu phán quyết trọng tài hôm 12/7, những làn sóng của chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đã bùng lên với những bài xã luận sử dụng ngôn từ đao to búa lớn trên một số tờ báo nhà nước và các cuộc biểu tình lẻ tẻ.

 

tap_can_binh.JPG

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP.

 

Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của một hành động mạnh tay hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán, đồng thời vẫn nhắc lại cam kết với dư luận trong nước rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".

 

Áp lực đối với ông Tập Cận Bình?

Một số luồng dư luận trong quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh áp lực đòi hỏi một phản ứng mạnh hơn, có cả khả năng dùng vũ lực nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, 4 nguồn tin riêng biệt nói với Reuters.

Một nguồn tin nói: "Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) đã sẵn sàng. Chúng ta nên cho chúng một bài học như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam năm 1979".

(Nguồn tin này muốn nói đến cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra năm 1979 và những cuộc đụng độ kéo dài tới mãi năm 1989).

Reuters cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ngừng tìm cách lấy lòng giới tướng lĩnh quân đội và củng cố triệt để vai trò lãnh đạo của mình trong PLA. Ông cũng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về vai trò Tổng chỉ huy của mình trong quân đội.

Trong khi đang giám sát cuộc cải cách sâu rộng trong quân đội để cải thiện khả năng tác chiến và giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại của PLA, Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng, nước ông cần một môi trường bên ngoài ổn định, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Trung Quốc, trong khi nền kinh tế đang phát triển chậm lại.Ít người mong đợi bất kỳ một động thái nào mạnh (leo thang trên thực địa Biển Đông) trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu, Chiết Giang tháng Chín này.

 

 

Một nguồn tin khác có quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc mô tả tâm trạng của một bộ phận có quan điểm "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc:

"Hoa Kỳ sẽ làm những gì họ đã làm. Chúng ta cũng sẽ làm những gì chúng ta phải làm. Phía quân đội rất kiên định. Đó là một sự mất mát thể diện rất lớn", nguồn tin nói.

Theo cá nhân người viết, cái gọi là "sự mất mát thể diện rất lớn" ở đây có thể là phán quyết trọng tài hôm 12/7.

Liang Fang, một Giáo sư từ Học viện Quốc phòng Trung Quốc viết trên trang weibo cá nhân: "Quân đội Trung Quốc sẽ tiến lên và chiến đấu hết mình, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ bất kỳ quốc gia nào về chủ quyền."

"Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và coi đây là một bước ngoặt trong chiến lược quân sự của chúng ta trên Biển Đông", Li Jinming từ Viện Biển Đông, Đại học Hạ Môn viết trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.

 

Trung Nam Hải ý thức được sự nguy hiểm của đụng độ quân sự ở Biển Đông

Mặc dù phản ứng với phán quyết trọng tài bằng những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng trên thực tế Trung Quốc chưa có hành động nào có thể dẫn đến leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Một nhà ngoại giao cấp cao từ Bắc Kinh cho Reuters biết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ sự nguy hiểm của một cuộc đụng độ:

"Họ đang ở thế việt vị. Họ đang rất lo lắng bởi các phản ứng quốc tế. Họ thực sự mong muốn quay trở lại bàn đàm phán. Nhà lãnh đạo (Trung Quốc) sẽ phải suy nghĩ một cách dài hạn và nghiêm túc về những bước đi tiếp theo."

Ngay trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn đang có một sự thừa nhận rằng, Trung Quốc sẽ rất bất lợi nếu đối đầu với Hoa Kỳ:

"Hải quân của chúng tôi không thể thắng người Mỹ. Chúng tôi không có trình độ công nghệ được như họ. Chỉ có những người dân thường Trung Quốc vô tội là bị ảnh hưởng và chịu đau khổ (nếu xảy ra chiến tranh)."

Reuters dẫn lời một nguồn tin cho biết, tiếng nói từ những người có quyền lực và ảnh hưởng cho đến nay chỉ ra rằng, nhận thức của họ về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam không tốt đẹp với Trung Quốc như những gì bộ máy tuyên truyền nước này muốn người dân của họ tin theo.

Ngoài ra, Washington đang sử dụng các kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục các bên yêu sách khác ở Biển Đông không có những hành động mạnh để tận dụng phán quyết trọng tài hôm 12/7. [1]

 

Ông Tập Cận Bình cần một bộ máy tham mưu trung thực

Cá nhân người viết cho rằng, việc ông Tập Cận Bình có bị một nhóm tướng lĩnh quân đội hiếu chiến gây áp lực phải phản ứng "cứng rắn" với phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông hôm 12/7 hay không, hiện tại khó có điều kiện kiểm chứng.

 

 

Nhưng sự tồn tại của một bộ phận quan điểm hiếu chiến, diều hâu trong bộ máy lãnh đạo quân đội, nhà nước và truyền thông Trung Quốc là điều có thật. Nó thể hiện qua những phát biểu công khai của một số học giả quân sự, một số bài xã luận mang tính hăm dọa của truyền thông nhà nước.

Bên cạnh đó cũng vẫn có những tiếng nói yêu chuộng hòa bình, thượng tôn pháp luật và công lý từ chính giới nghiên cứu, học giả và không ít quan chức Trung Quốc.

Tiếc rằng xu thế "diều hâu" dường như đang chiếm thế thượng phong trong các cơ quan tham mưu cho Trung Nam Hải. Chính những quan điểm hung hăng này trong giới tham mưu và hoạch định chính sách nhà nước đã đẩy Trung Quốc vào tình thế tự cô lập như hiện nay.

Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Reuters cho biết nhiều người Trung Quốc có hiểu biết không còn tin vào những gì bộ máy tuyên truyền nước này nói về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và các hoạt động phá hoại biên giới kéo dài đến năm 1989.

Ông Từ Khánh Toàn, Phó Tổng biên tập Tạp chí "Viêm Hoàng xuân thu" trong bài viết đăng trên trang 21ccom.net (Mạng Tri thức Cộng đồng) ngày 7/12/2015 tường thuật quá trình đi lên từ binh nhì đến vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, lon Thượng tướng của ông Trương Vạn Niên khi ông này qua đời tháng 12/2015 đã cho thấy rõ:

Về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 giới quân sự và nghiên cứu Trung Quốc ngày nay khá kín tiếng vì có nhiều thứ "không thể nói ra". Ngay từ đầu đã có nhiều thành viên Quân ủy trung ương phản đối cuộc chiến (xâm lược, phi nghĩa) này.

Đại tướng Túc Dụ năm 1958 vì chống chủ nghĩa giáo điều trong quân đội đã bị "phê phán", năm 1979 đến hạn được "bình phản". Nhưng vì ông kiên quyết không tham gia cuộc chiến tranh (xâm lược Việt Nam) nên đến lúc chết vẫn không được nhìn thấy văn kiện "bình phản" trường hợp của mình.

Cũng trong bài viết này, ông Từ Khánh Toàn cho hay, thời Đặng Tiểu Bình trong đề bạt cán bộ, bất kỳ quân nhân nào tham gia cuộc chiến (xâm lược) Biên giới 1979 đều được cộng điểm. Trương Vạn Niên được trọng dụng cũng là nhờ "điểm cộng" này. [2]

Nhắc lại chuyện cũ để thấy rằng có những sai lầm chiến lược không thể sửa chữa, bởi cái giá phải trả không chỉ là xương máu của hàng vạn thanh niên và người dân vô tội từ cả phía xâm lược lẫn phía bị xâm lược.

Chiến tranh không chỉ gây ra sự hủy diệt, để lại những vết thương khó lành, mà còn hủy hoại lòng tin của các nước láng giềng bị Trung Quốc tấn công. "Đại cục" hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc sẽ bị đe dọa nếu những quan điểm hiếu chiến vẫn hiện hữu và thắng thế.

 

 

Tất cả những điều này xảy ra là vì pháp luật và công lý đã bị xem thường, thậm chí còn bị bẻ cong để phục vụ những âm mưu, ý đồ chính trị của một vài cá nhân hay thế lực nào đó.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngoài Biển Đông, những bài học hôm qua vẫn còn nóng hổi.

Con đường "phục hưng dân tộc Trung Hoa" mà ông Tập Cận Bình đề xướng sẽ là một cuộc trỗi dậy hòa bình được thế giới chào đón, hay lại lặp lại bánh xe đổ của một số lãnh đạo đi trước phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, đạo đức của đội ngũ tham mưu của Trung Nam Hải.

Quay trở lại câu chuyện Biển Đông, cá nhân người viết đánh giá cao ông Tập Cận Bình ở một điểm là chưa bao giờ ông nhắc đến đường 9 đoạn, dù ông đã 3 lần tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại với các đảo ở Biển Đông". [3]

Có lẽ ông cũng đã nhận thấy sự bành trướng đến phi lý của đường 9 đoạn, nên trong "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" đưa ra hôm 12/7 sau khi có phán quyết trọng tài, đường 9 đoạn đã không xuất hiện trong 4 yêu sách "chủ quyền lãnh thổ" hay "quyền lợi biển" của Trung Quốc. [4]

Ít nhất điều này cũng cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Hy vọng rằng phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông nên trở thành cơ hội để Trung Quốc bình tĩnh xem xét lại các yêu sách của mình, mở cánh cửa đàm phán, giải quyết các tranh chấp trong tương lai.

Chống lại phán quyết trọng tài là chống lại UNCLOS 1982 mà chính Trung Quốc đã góp phần rất tích cực tham gia xây dựng [5], chống lại luật pháp và công luận quốc tế.

Điều này càng đẩy Trung Quốc ra xa phần còn lại của nhân loại, cho dù có đổ bao nhiêu tiền của công sức để tuyên truyền, thì cũng không thay đổi được sự thật trong một thế giới phẳng.

Cá nhân người viết đánh giá rất cao chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhờ chiến dịch này mà những "con hổ" như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng mới bị trừng trị thích đáng.

Nhưng nếu không có cơ chế kiểm soát tốt, thì sẽ lại xuất hiện những "con hổ" khác. Vì khi có thông tin một nhóm tướng lĩnh ép Chủ tịch Tập Cận Bình phải phản ứng cứng rắn chống lại phán quyết trọng tài, có nghĩa là không loại trừ khả năng lại mọc ra một nhóm thao túng, lũng đoạn chính sách quốc phòng mới.

Bởi vậy thiết nghĩ đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là Biển Đông.

Về đối nội đề cao pháp trị, thì về đối ngoại Trung Quốc cũng nên thể hiện thái độ gương mẫu thượng tôn pháp luật. Quyền lực có thể đi ra từ nòng súng, nhưng uy tín, thương hiệu và sự tôn trọng của cộng đồng thì không.

 

Tài liệu tham khảo: (Xin lưu ý, bài viết của Từ Khánh Toàn [2] có những nội dung tuyên truyền xuyên tạc về cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, do đó cần tiếp cận với thái độ thận trọng)

[1] http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-ruling-china-insight-idUSKCN10B10G

[2] http://www.21ccom.net/plus/wapview.php?aid=131180

[3] http://www.wsj.com/articles/full-transcript-interview-with-chinese-president-xi-jinping-1442894700

[4] http://news.xinhuanet.com/world/2016-07/12/c_1119207706.htm

[5] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/4-bai-hoc-cho-Trung-Quoc-sau-phan-quyet-trong-tai-vu-kien-Bien-Dong-post169733.gd

Hồng Thủy
====================
Mún đàm cũng điếu đàm được. Nếu đàm được thì mọi chuyện đã xong từ cuộc họp Thượng đỉnh ở Washington. Muốn bụp thì quân lực yếu kém, chắc chắn thất bại thảm hại.
Can tội làm ngóao ọp dọa lão Gàn. Láo!
Nhân đây, lão cũng quảng cáo với người Nga ngưng ngay tập trận với quân Tàu ở biển Đông. Muốn yên lành thì ở yên tại chỗ gõ phèng phèng và chấm dứt mọi sự ủng hộ trực tiếp, hoặc gián tiếp với Tàu đi. Lão đây chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, Chủ tịch Hội Chém gió ở làng Vũ Đại. Nhưng lão hứa nếu nước Nga không làm điều gì bất lợi cho Việt Nam. Lão sẽ tặng tính chính danh của bán đảo Crimes - tức quốc tế long trọng thừa nhận - cho sự quản trị của nước Nga ở bán đảo này.
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số luồng dư luận trong quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh áp lực đòi hỏi một phản ứng mạnh hơn, có cả khả năng dùng vũ lực nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, 4 nguồn tin riêng biệt nói với Reuters.
Một nguồn tin nói: "Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) đã sẵn sàng. Chúng ta nên cho chúng một bài học như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam năm 1979".
Ấy là báo Việt Nam dịch mềm đi. Chứ nguyên văn từ Reuteus thuật lại lời một vị tướng Trung Quốc là " PLA đã sẳn sàng. Chúng ta hãy nhảy vào và đập cho tụi nó xịt máu mũi ...."
Nói chung là tình hình nóng lắm rồi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số luồng dư luận trong quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh áp lực đòi hỏi một phản ứng mạnh hơn, có cả khả năng dùng vũ lực nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, 4 nguồn tin riêng biệt nói với Reuters.

Một nguồn tin nói: "Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) đã sẵn sàng. Chúng ta nên cho chúng một bài học như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam năm 1979".

Ấy là báo Việt Nam dịch mềm đi. Chứ nguyên văn từ Reuteus thuật lại lời một vị tướng Trung Quốc là " PLA đã sẳn sàng. Chúng ta hãy nhảy vào và đập cho tụi nó xịt máu mũi ...."

Nói chung là tình hình nóng lắm rồi.

Lão đây già rùi, khí lực suy kiệt. Thiên hạ đấm đá thế nào thì tùy, lão không wan tâm. Nhưng lão quảng cáo rằng: Nếu kẻ nào âm mưu đánh chiếm đất Việt làm bàn đạp tấn công thì liệu cái thần hồn. Các người chả là cái đinh gì so với sức mạnh vũ trụ cả. Từ nay đến trước trung tuần tháng 9 Bính Thân Việt lịch, lão sẽ quảng cáo sức mạnh vũ trụ để các siêu cường nghiên cứu.

Lão nhắc lại một thí dụ đã từng xảy ra, với sự dự báo của lão Gàn:

 

LỜI TIÊN TRI 2004

Năm nay (2004) sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Indo - Phi Luật Tân. Sự kinh hoàng của nó khiến tất cả tri thức của nhân loại cảm thấy nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời". tuvilyso.com

 

Lời tiên tri này được dự báo vào 30/ 1 / 2004 trên tuvilyso.com và chứng nghiệm vào 26/ 12/ 2004.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đúng như Cụ Thiên sứ đã cảnh báo cách đây nhiều năm

-------------------------------------

Người Nga bất an vì làn sóng đổ bộ của nông dân Trung Quốc

 

Việc nông dân Trung Quốc ồ ạt kéo sang đất Nga đang tạo nên nhiều mối lo lắng cho giới chức và người dân nước này.

 

01CHINAFARMERS-master768-5037-1470129082

Li Chengbin (trái) và con trai Li Xin đang làm việc trên cánh đồng mà họ thuê tại ngôi làng thuộc vùng Opytnoe, Nga. Ảnh: New York Times

 

Ngồi trong cabin chiếc máy kéo thương hiệu Nga, ông Li Chengbin, một nông dân 62 tuổi đến từ Trung Quốc, đang xới tung các lớp đất để chuẩn bị cho đợt canh tác mới. Ông tỏ ra hứng khởi với cơ hội được sử dụng những mảnh đất màu mỡ thuộc vùng Viễn Đông của Nga hầu như không có người sinh sống này, theo New York Times.

 

Li cho hay hồi ở Trung Quốc, cha con ông chưa bao giờ sở hữu một khu đất rộng tới hơn 300.000 m2 như tại Nga. Hầu hết những người nông dân Trung Quốc chỉ trồng trọt, chăn nuôi, trên các thửa đất rộng nhất là 8.100 m2. Khu đất ruộng của ông Li tại Trung Quốc thậm chí còn không được như vậy.

"Ở Trung Quốc, nếu nắm trong tay mảnh đất rộng thế này thì tôi đã trở thành người nông dân có trang trại lớn nhất nước rồi", Li chia sẻ.

 

Hai cha con ông mua máy kéo cùng nông cụ từ một hợp tác xã thời Liên Xô. Họ đã đàm phán thuê đất với một người phụ nữ địa phương chuyên kinh doanh bất động sản. Theo thỏa thuận, ông Li và con trai phải trả phí cho mọi hoạt động canh tác.

 

Nỗi ám ảnh khôn nguôi

Đối với những người Nga ở thủ đô Moscow và các thành phố phía tây, sự xuất hiện của nông dân Trung Quốc trên lãnh thổ nước này ở vùng Viễn Đông đang làm dấy lên những quan ngại về sự thống trị của Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đó vẫn hiện hữu trong tâm trí rất nhiều người dân Nga dù mối quan hệ tổng thể giữa hai quốc gia đang nồng ấm lên, giới chuyên gia nhận định.

 

Tuy nhiên, người dân và quan chức xứ Viễn Đông lại nhìn nhận xu hướng trên như một cơ hội tốt để phát triển những khu vực còn yếu kém mà chính quyền trung ương không chú ý‎ đến.

 

"Người dân của chúng tôi vướng vào nhiều tệ nạn", bà Lyudmilla Voron, chủ tịch hội đồng địa phương vùng Opytnoe và các ngôi làng thuộc khu tự trị của người Do Thái, cho biết. "Họ uống rượu quá nhiều và rất lười nhác". Bà thừa nhận người dân Nga phải học hỏi rất nhiều từ nông dân Trung Quốc.

 

123456-JPG-6383-1470129082.jpg

Vị trí vùng Opytnoe. Đồ họa: New York Times

 

Theo Voron, không có thống kê thực tế về số người Trung Quốc làm công toàn thời gian cho người Nga cũng như số người làm thời vụ hay số người làm việc trên chính nông trại do họ thuê. Nhưng một điều hiển nhiên chắc chắn là "số người Trung Quốc có mặt ở đây nhiều hơn người Do Thái", bà khẳng định.

 

Với dân số vỏn vẹn 1.716 người, khu vực bà Voron quản lý chỉ còn lại hai gia đình Do Thái bởi rất nhiều người đã di cư đến Israel. Trong khi đó, hàng trăm người Trung Quốc đang sinh sống tại đây.

 

Cô Maria, con gái bà Voron, phàn nàn rằng hiện có rất nhiều người Trung Quốc làm việc phi pháp và ngủ lại trên những cánh đồng. Song cô cũng phải ca ngợi tinh thần lao động của họ.

 

"Người Trung Quốc làm việc một cách điên cuồng", cô nhận xét. Maria ấn tượng vì họ biết cách biến những vùng đất hoang thành khu canh tác màu mỡ.

 

Song những người dân Nga khác ở địa phương, hầu hết làm nghề nấu rượu, tỏ ra kém nhiệt tình hơn và thường quở trách người Trung Quốc vì thức dậy quá sớm, dùng quá nhiều phân bón và lạm dụng canh tác.

 

Chính quyền quận gần đây nhận được một clip do người dân ghi lại, quay cảnh một cánh đồng do nông dân Trung Quốc canh tác bị bao phủ bởi lớp chất hóa học màu đen. Maria cho hay nhà chức trách đã gửi đoạn clip trên đến văn phòng công tố để điều tra.

 

Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến các khu vực Viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan rã hồi năm 1991. Những dòng người di cư ồ ạt, thiếu kiểm soát đã làm dấy lên nhiều phong trào phản đối bắt nguồn từ các nhà hoạt động chính trị có tư tưởng dân tộc ở Moscow.

 

Vladimir Zhirinovsky, một người dân sống trong vùng, đã yêu cầu trục xuất tất cả người nhập cư Trung Quốc khỏi khu vực Viễn Đông của Nga. Stanislav Govorukhin, một nhà làm phim, còn thực hiện hẳn một đoạn video với nội dung khuyến cáo rằng người Trung Quốc đang đổ bộ ồ ạt vào lãnh thổ Nga. Ông cũng viết một cuốn sách miêu tả viễn cảnh người Trung Quốc lấn át người Nga ở khu vực Viễn Đông.

 

Tâm lý bài Trung Quốc

Dù Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nỗ lực để xoa dịu làn sóng giận dữ của dân chúng, tâm lý bài Trung Quốc vẫn tồn tại trong một bộ phận người Nga, theo New York Times.

 

Khi chính quyền vùng Trans-Baikal dọc biên giới Trung Quốc tuyên bố sẽ cho một công ty Trung Quốc thuê 285.000 ha đất không sử dụng để trồng lúa mỳ, làn sóng biểu tình phản đối đã bùng lên ở hầu hết các khu vực Viễn Đông. Kế hoạch này sau đó phải ngừng lại.

 

Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga khá thành công trong việc kiểm soát dòng người di cư từ Trung Quốc sang. Họ sử dụng hệ thống hạn mức visa đối với lao động Trung Quốc và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia qua các tổ chức do nhà nước điều hành.

 

Song tình trạng tham nhũng khiến quá trình thực thi quy định trên gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, nỗi lo về việc người Trung Quốc thâu tóm những vùng đất Viễn Đông đã ăn sâu vào tiềm thức của dân chúng Nga, ông Ivan Zuenko, nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang Viễn Đông thuộc khu vực Vladivostok, nhận xét.

 

Ông Li và con trai thường xuyên thuê người Nga làm việc trong nông trại, trả lương tương đương 15 USD/ngày. Họ cho biết người dân ở đây chỉ làm việc chăm khi bị ép buộc và thường đến muộn.

 

Lý do khiến nông dân Trung Quốc đổ xô sang vùng Viễn Đông bắt nguồn từ một thực tế là khu vực này còn rất nhiều đất canh tác. Vùng Viễn Đông thuộc Nga rộng bằng 2/3 diện tích nước Mỹ nhưng chỉ có khoảng 6,1 triệu người. Việc nhiều người dân Nga bỏ xứ đi tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác cũng góp phần tạo ra tình trạng nhiều mảnh đất màu mỡ nhưng không có ai canh tác.

 

Dọc biên giới phía Trung Quốc là một quang cảnh hoàn toàn trái ngược. Tất cả các mảnh đất, dù không có tiềm năng, vẫn được đưa vào canh tác. Dân số tăng nhanh khiến vấn đề khát đất nông nghiệp càng trở nên trầm trọng.

 

Li Xin, con trai ông Li Chengbin, cho biết anh di cư đến Nga cách đây hơn một thập kỷ. Anh học tiếng Nga và thành lập trang trại nuôi lợn cùng một phụ nữ địa phương tên Nelya Zarutskaya.

 

Theo nhà chức trách, Li Xin và Zarutskaya đã kết hôn. Đây được cho là cách để họ né những rào cản về luật pháp quy định việc cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai ở Nga.

 

"Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều đám cưới giả", bà Voron tiết lộ. Song, Li Xin phủ nhận việc này.

Ngành kinh doanh lợn từng rất phát đạt. Nhưng khi giá lợn giảm, Li Xin chuyển sang trồng đậu nành, loại cây dễ chăm bón và có nhu cầu cao ở Trung Quốc. Cha của Li Xin đã phải chuyển đến cùng anh sau quãng thời gian chật vật sinh tồn trên mảnh đất nông trang nhỏ ở tỉnh Hắc Long Giang.

 

Nga là một mảnh đất "không dễ sống", đặc biệt vào mùa đông, Li nói. Tuy nhiên, mảnh đất này mang đến cho gia đình anh nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc.

 

"Ở Trung Quốc có quá nhiều người thế nên chẳng còn gì cho những người như tôi tại đó", anh Li chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai?

Hồng Thủy

 

15:13 03/08/16

(GDVN) - Phải chăng có sự "mâu thuẫn" nào đó giữa hai nhà lãnh đạo này, hoặc là trên bảo dưới không nghe, hoặc là trên dưới cùng nói một đằng làm một nẻo?

Tân Hoa Xã ngày 2/8 đưa tin, gần đây ông Thường Vạn Toàn - Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi đi điều tra nghiên cứu công tác động viên quốc phòng ở Chiết Giang đã nhấn mạnh, mối uy hiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc đến từ phía biển, nước này cần chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển.

Phát biểu của tướng Thường Vạn Toàn gây chú ý mạnh mẽ từ phía dư luận các nước láng giềng mà Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, hàng hải. Bởi nó được phát ra từ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7.

Nếu như ông Thường Vạn Toàn mới chỉ kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" một cách chung chung, thì thuộc cấp của ông, Đại tá Trương Thiếu Binh, Chỉ huy trưởng một chiến hạm vừa được bổ nhiệm làm Trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc hôm 30/7 nói với tờ Văn Hối: Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc nhất định đánh thắng.

 

thuong_van_toan.JPG

Ông Thường Vạn Toàn, ảnh: SCMP.

 

Đại tá Binh nói: "3 hạm đội hải quân là pháp bảo của Trung Quốc để giành chiến thắng, là lực lượng quan trọng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời việc kiện toàn chế độ trong quân đội Trung Quốc sẽ giúp nâng cao nhanh chóng sức chiến đấu."

Tiếu Thiên Lượng, tân Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Trung Quốc cũng có bình luận tương tự trên tạp chí Caixin, theo VOA tiếng Trung Quốc ngày 3/8. VOA viết: "Tướng tá Trung Quốc: Nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc có thể đánh thắng." [1]

Cũng trong thời điểm này, từ ngày 1/8 Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên biển Hoa Đông với khoảng 300 tàu, hàng chục máy bay chiến đấu và lực lượng mặt đất, phòng thủ bờ biển. Cuộc tập trận bắn đạn thật với hàng chục tên lửa chống hạm và ngư lôi. [2]

Ông Thường Vạn Toàn kêu gọi chuẩn bị chiến tranh nhân dân trên biển có phải là ý của ông Tập Cận Bình?

Sở dĩ người viết đặt câu hỏi này là vì, Reuters ngày 31/7 dẫn nguồn tin "thân cận với quân đội Trung Quốc" cho hay, ông Tập Cận Bình đang phải chống lại các áp lực từ một bộ phận quan điểm "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc, đòi "phản ứng mạnh mẽ" hơn với phán quyết trọng tài hôm 12/7. [3]

Nhưng khi đọc bản tin Tân Hoa Xã dẫn lời ông Toàn thì dường như theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển là triển khai ý kiến chỉ đạo của ông Tập Cận Bình. Tân Hoa Xã viết:

"Tân Hoa Xã, điện từ Hàng Châu ngày 2/8: Ủy viên Quân ủy trung ương, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn gần đây đi điều tra nghiên cứu công tác động viên quốc phòng ở Chiết Giang. 

Ông nhấn mạnh, phải thâm nhập học tập và lĩnh hội tinh thần các phát biểu quan trọng của Tập Chủ tịch, kiên quyết quán triệt ý đồ sách lược của Trung ương đảng, Tập Chủ tịch, phải nhận thức tường tận tình hình nghiêm trọng mà an ninh quốc gia đang phải đối mặt, đặc biệt là các mối uy hiếp an ninh đến từ phía biển.

Tăng cường phối hợp mật thiết giữa quân đội và cảnh sát, làm tốt hơn nữa, thiết thực hơn nữa công tác dự bị động viên theo hướng (chiến tranh trên) biển, phải phát tối đa uy lực của chiến tranh nhân dân trên biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển.

Thường Vạn Toàn chỉ rõ, phát biểu quan trọng của Tập Chủ tịch hôm 1/7 (Diễn văn kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc) là một lời hiệu triệu vĩ đại đến toàn đảng: Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên.

Mặt trận động viên quốc phòng cần phải chăm chỉ học tập, lĩnh hội sâu sắc và chuyển hóa nó thành động lực mạnh mẽ, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Không quên lý tưởng ban đầu (bất vong sơ tâm), thì cần phải bảo vệ hạt nhân (lãnh đạo), bảo vệ sự nhất trí, không ngừng nâng cao ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức tập thể, kiên quyết nghe Trung ương đảng và Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình chỉ huy.

Không quên lý tưởng ban đầu, là phải kiên định tự tin, khó khăn không nản, quân dân một lòng cùng đưa dân tộc Trung Hoa tiên lên thời kỳ phục hưng vĩ đại.

 

tap_can_binh.JPG

Ông Tập Cận Bình đọc Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7, ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, hướng biển là không gian chiến lược trọng yếu liên quan đến an ninh quốc gia và phát triển toàn cục, cần phải xem đánh thắng trong chiến tranh nhân dân trên biển trong tình hình mới là đề tài quan trọng, thực tiễn để tập trung nghiên cứu." [4]

Nếu cứ theo những lời ông Thường Vạn Toàn được Tân Hoa Xã trích dẫn, thì chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" là triển khai quan điểm "không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên" được ông Tập Cận Bình phát biểu trong Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng, hôm 1/7.

Tuy nhiên Diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc ông Tập Cận Bình đọc hôm 1/7 và được Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa Xã đăng nguyên văn không có đoạn nào kêu gọi phải "chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển".

Riêng về xây dựng quân đội, ông Bình có nhắc đến việc cải cách bộ máy và nhấn mạnh quân đội phải "nghe đảng chỉ huy", lãnh đạo tuyệt đối. Ngoài ra ông Bình nhấn mạnh thêm:

"Trung Quốc đi theo phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, không dùng vũ lực để uy hiếp, cũng không hơi tí là đến cửa nhà người khác giễu võ dương oai. Đi đâu cũng giễu võ dương oai không phải biểu hiện của sức mạnh, mà cũng chẳng dọa được ai."

Trong 10 nội dung "Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên" được ông Tập Cận Bình liệt kê trong diễn văn, nội dung thứ 9 là:

"Không quên lý tưởng ban đầu, tiếp tục tiến lên, thì phải trước sau không đổi con đường phát triển hòa bình, trước sau không đổi chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng, tăng cường quan hệ hữu hảo với các nước, cùng nhân dân các nước không ngừng thúc đẩy sự nghiệp tối cao - hòa bình và phát triển của nhân loại." [5]

 

Phát biểu của ông Thường Vạn Toàn chỉ khiến dư luận khu vực thêm cảnh giác, dè chừng với Trung Quốc

Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị cho mọi tình huống chiến tranh là nhiệm vụ mặc nhiên và bình thường của quân đội bất kỳ quốc gia nào. Những phát biểu của ông Thường Vạn Toàn nếu chỉ nói trong nội bộ quân đội Trung Quốc thì chắc không gây nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận đến thế.

Nhưng Tân Hoa Xã không hiểu vô tình hay cố ý trích dẫn nó đúng thời điểm "nhạy cảm", khi Nhật Bản vừa công bố Sách trắng Quốc phòng, và cũng chỉ cách hôm Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông không lâu.

Về đối ngoại, về mặt truyền thông dư luận thì những phát biểu như thế này có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt đẹp cho Trung Quốc.

Qua đối chiếu nội dung phát biểu của ông Thường Vạn Toàn và nội dung diễn văn của ông Tập Cận Bình hôm 1/7 thì phải chăng có sự "mâu thuẫn" nào đó giữa hai nhà lãnh đạo này, hoặc là trên bảo dưới không nghe, hoặc là trên dưới cùng nói một đằng làm một nẻo?

Việc có "áp lực" nào đó từ nội bộ giới chỉ huy quân đội Trung Quốc với ông Tập Cận Bình như nguồn tin của Reuters nói hay không rất khó xác minh. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Tập Cận Bình đưa ra truy tố 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương và hàng loạt tướng tá tại chức cũng như về hưu là sự thật.

Từ ngày 3/9/2015 đến ngày 1/1/2016, ông Tập Cận Bình cơ bản hoàn thành việc thay đổi bộ máy lãnh đạo, chỉ huy quân đội, thay thế luân chuyển các tướng hàng đầu, một cuộc đổi thay vô tiền khoáng hậu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc cũng là một sự thật.

Để làm được điều này, rõ ràng ông Tập Cận Bình phải nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn rất lớn từ các tướng lĩnh hàng đầu, còn làm thế nào để giành được sự ủng hộ ấy thì chỉ có người trong cuộc mới biết.

Nhưng chí ít nó cho thấy, ông Tập Cận Bình rất mạnh. Khả năng ông bị "áp lực" phải làm điều này, điều nọ là khó xảy ra.

Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông khi thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 năm ngoái, nhưng thực tế nước này đang dựng lên những pháo đài, tiền đồn quân sự lớn chưa từng có ở Biển Đông.

Trong diễn văn, ông chủ Trung Nam Hải nói: "Trung Quốc đi theo phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, không dùng vũ lực để uy hiếp, cũng không hơi tí là đến cửa nhà người khác giễu võ dương oai." Nhưng thực tế ngược lại.

Những hành động quân sự của Trung Quốc trên thực địa Biển Đông và Hoa Đông, những phát biểu "có mùi thuốc súng" của một số sĩ quan chỉ huy quân đội nước này thể hiện lập trường của bản thân họ hay nói thay lãnh đạo tối cao của họ, còn cần thêm thời gian, dữ liệu để xác minh.

Nhưng chắc chắn một điều, cách hành xử nói một đằng, làm một nẻo chỉ làm mất thêm uy tín của Trung Quốc trong con mắt dư luận khu vực và quốc tế, tiếp theo sau những hành vi chống lại luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 thông qua chính sách "3 Không" với phán quyết trọng tài.

Chắc chắn một điều, "sáng kiến" Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 hay Một vành đai một con đường của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vấp phải sự e dè, nghi ngại từ các đối tác, vì đằng sau những sáng kiến ấy vẫn phảng phất mùi thuốc pháo.

Có thể những phát biểu này, động thái này nhằm vào những mục đích khác nhau. Theo giới phân tích quốc tế thì có 2 mục tiêu, một là phản ứng với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Obama, cụ thể là việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Hai là xoa dịu những bức xúc, mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại và có thể sẽ tiếp tục phát triển "hình chữ L" trong thời gian dài, thay vì "hình chữ V" như mong muốn.

Đến đây, người viết vẫn chưa thể trả lời câu hỏi, tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai? Đây chỉ là "đòn gió, võ mồm" của Trung Quốc nhằm vào một số mục tiêu chính trị nào đó, hay thông điệp gửi đến "đối thủ tiềm tàng" cần có thêm thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.

Nhưng người viết hy vọng cung cấp một phần nào đó những thông tin liên quan, ngõ hầu giúp bạn đọc có thêm tư liệu và kiến giải. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì "giễu võ dương oai" cũng không phải là giải pháp cho những vấn đề đang đặt ra với Trung Quốc.

Nó không khiến cho đối thủ và đối tác có thể ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, cũng không thay thế được công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Trung Quốc, mà chỉ làm gia tăng bất mãn, nguy cơ đối đầu và tâm lý đề phòng, cảnh giác cao độ với Trung Quốc mà thôi.

[1]http://www.voachinese.com/a/Chinese-military-officials-on-war-on-south-china-sea-20160731/3443676.html

[2]http://thediplomat.com/2016/08/plan-naval-drill-china-practices-for-cruel-and-short-war-in-east-china-sea/

[3]http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-ruling-china-insight-idUSKCN10B10G

[4]http://news.xinhuanet.com/politics/2016-08/02/c_1119324936.htm

[5]http://cpc.people.com.cn/n1/2016/0702/c64093-28517655.html

Hồng Thủy
======================
Tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai?

 

Lão thừa nhận cái "tít" được thể hiện rất hay. Trong hoàn cảnh của Trung Quốc liên hệ với cái tít này, làm lão nhớ tới một câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Câu chuyện mô tả:

Ulysses và các chiến binh của ông lạc vào hòn đảo của những người khổng lồ một mắt. Ông và các chiến sĩ bị một người khổng lồ một mắt bắt. Vốn là một người thông minh và tính trước sự việc. Khi được hỏi tên, ông ta trả lời: Tôi tên là "không ai cả". Sau đó ông ta dùng mưu làm hỏng con mắt duy nhất của người khổng lồ và cùng đồng đội bỏ trốn. Người khổng lồ la hét kêu đồng loại bắt Ulysses. Đồng loại hỏi người khổng lồ: "Ai hại anh?". Người khổng lồ trả lời: "Không ai cả". Thế là đồng loại của người khổng lồ bỏ về. Ulysses cùng đồng đội trốn thoát khỏi sự truy lùng của họ.

Với cái "tít" này của bài báo: "Tướng Trung Quốc hô hào chuẩn bị cho chiến tranh trên biển với ai?". Câu trả lời của chính Trung Quốc trước công luận thế giới là "Không ai cả". Hì. Nhưng qua đó, mới thấy tư duy chính trị bậc thầy của những siêu cường trong "Canh bạc cuối cùng" mà đối thủ chính là Trung Quốc.

Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ....". Các người hãy tự xử với nhau. Híc.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này Cụ Thiên Sứ cũng đã cảnh báo từ lâu lắm rồi.
 

Nếu xảy ra chiến tranh Mỹ- Trung hậu quả sẽ thảm khốc chưa từng có
icontacgia.pngThanh Minh
Thứ Tư, ngày 03/08/2016 17:00 PM (GMT+7)
 
(Dân Việt) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” vì những mối đe dọa đến từ biển.
 
 

Tân Hoa Xã ngày 2.8 dẫn lời ông Thường nói trong chuyến thị sát đến tỉnh Chiết Giang, nhấn mạnh các mối đe dọa đến từ biển có khả năng tác động mạnh mẽ nhất tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài ra phán quyết cuối cùng, bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc dựa vào để đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông cũng như bác bỏ giá trị của những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong khi đó, một báo cáo chi tiết của tập đoàn RAND nêu lý do tại sao một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ nếu xảy ra sẽ rất thảm khốc.

Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai bên, nhưng ở tình hình hiện tại, Bắc Kinh sẽ gánh chịu thương vong nặng nề hơn. Trang mạng TheNationInterest cho rằng, mặc dù chiến thuật chống tiếp cận mà Trung Quốc lập ra hay còn được biết đến với tên gọi A2/AD, khả năng sẽ tiếp tục được cải thiện và sẽ mang lại những lợi ích cho Bắc Kinh vào năm 2025, song Trung Quốc vẫn sẽ bị thiệt hại hơn Washington ngay cả ở giai đoạn đó nếu chiến tranh thực sự xảy ra.

Chiến thắng cho cả hai bên rất khó để nắm bắt nhưng xung đột có thể biến thành đổ máu.

"Khi lợi thế quân sự giảm, Mỹ sẽ ít tự tin rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ phù hợp với kế hoạch của mình," các tác giả báo cáo gồm David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L. Garafola nhận định. "Với việc cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là chiến thuật chống tiếp cận, điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không thể kiểm soát được mọi hoạt động nhằm phá hủy thế phòng thủ của Trung Quốc, và đạt được thắng lợi cuối cùng nếu chiến tranh xảy ra."

share-fb.gif share-gg.gif147019580353314-bd.jpg

 

TheNationInterest dẫn báo cáo cho biết, một cuộc chiến tranh với Trung Quốc hiện nay và trong tương lai có thể sẽ xảy ra trên biển và trên không, nhưng khả năng không gian mạng và trong không gian sẽ đóng một vai trò đáng kể. Các nhà nghiên cứu RAND cho rằng, nếu cuộc chiến xảy ra sẽ có thể lôi kéo nhiều nước phương Tây tham gia và lúc đó khu vực Thái Bình Dương sẽ trở thành một “vùng chiến sự”, với những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Báo cáo cho biết, không chắc rằng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng, bởi cả đôi bên đều biết rõ rằng tổn thất để lại sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Hơn nữa, trong khi nghiên cứu của RAND mặc nhiên cho rằng Mỹ sẽ tấn công nặng nề tại Trung Quốc đại lục, các nhà nghiên cứu không cho rằng Bắc Kinh sẽ tấn công vào lãnh thổ Mỹ ngoại trừ thông qua các cuộc tấn công không gian mạng.

"Chúng tôi cũng giả định rằng Trung Quốc sẽ không tấn công lãnh thổ Mỹ, ngoại trừ qua không gian mạng. Ngược lại, Mỹ không thực sự rõ ràng nhưng các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu quân sự ở Trung Quốc có thể được mở rộng", các tác giả báo cáo cho biết.

Một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ có thể xảy ra theo nhiều cách, bao gồm cả cuộc chiến tranh đẫm máu chớp nhoáng hoặc một cuộc chiến lâu dài và tàn phá dai dẳng. Hơn nữa, với tình hình hiện tại cùng với công nghệ hiện đại, cả hai bên đều có thể là nước tấn công phủ đầu đầu tiên.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh chớp nhoáng ở thời điểm hiện tại, tổn thất của Mỹ sẽ là đáng kể, nhưng thiệt hại của Trung Quốc có thể là một thảm họa, báo cáo nhấn mạnh.

"Kể từ năm 2015, thiệt hại của Mỹ về mặt hải quân và không quân, bao gồm tàu ​​sân bay và căn cứ không quân trong khu vực, có thể là đáng kể, nhưng thiệt hại của Trung Quốc, bao gồm cả các hệ thống A2AD sẽ lớn hơn nhiều”, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, vào năm 2025, khả năng quân sự của Trung Quốc rất có thể mở rộng để hạn chế những tổn thất.  "Đến năm 2025, mặc dù, thiệt hại của Mỹ  sẽ tăng do hệ thống A2AD của Trung Quốc được tăng cường để  hạn chế những tổn thất của Trung Quốc, nhưng những tổn thất của Bắc Kinh vẫn sẽ lớn hơn so với Washington ", báo cáo cho hay.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh lâu dài, thì tổn thất của hai bên sẽ thảm khốc hơn và hậu quả là lực lượng quân đội của hai bên sẽ ở trong tình trạng hỗn độn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chiến tranh sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế to lớn. Thật vậy, nó có thể làm cạn kiệt các khả năng quân sự của cả hai bên với một tốc độ chưa từng có.

Bởi vậy, giới chuyên gia cho rằng, việc lớn tiếng kêu gọi chuẩn bị chiến tranh sẽ không mang lại kết cục tốt đẹp nào, mọi mâu thuẫn, tranh chấp cần phải giải quyết thông qua biện pháp hoà bình.

(Theo Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viễn cảnh chiến tranh Mỹ - Trung

09:14 AM - 04/08/2016
Thanh Niên
 
van-khoa_ONVD.jpg?w=80&h=80&crop=auto&sc
Văn Khoa
 
Một tổ chức nghiên cứu Mỹ nhận định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nặng hơn khi đụng độ với Mỹ, nhưng khoảng cách này sẽ rút ngắn theo thời gian.
 
mytrung_SKAQ.jpg?w=665&encoder=wic&subsa
Tàu chiến Trung Quốc (xa) trong một lần bám đuôi chiến hạm Mỹ trên Biển Đông hồi năm 2015. Hải quân Mỹ
 
Tin liên quan
Nhiều người dường như cho rằng cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra vì nó gây tổn thất quá lớn không chỉ cho 2 quốc gia này mà còn cho khu vực Đông Á và cả thế giới. Tuy nhiên, trong tài liệu nghiên cứu mới War with China: Thinking through the unthinkable (tạm dịch: Cuộc chiến tranh với Trung Quốc: Nghĩ thấu đáo điều không thể nghĩ), Tổ chức nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) cho rằng cuộc chiến như trên vẫn có thể xảy ra. RAND lập luận Mỹ và Trung Quốc hiện đang bất hòa về nhiều cuộc tranh chấp khu vực có thể dẫn đến đối đầu quân sự hoặc thậm chí đụng độ.
“Cả hai đều dồn lực lượng quân sự hoạt động trong phạm vi gần nhau. Nếu một sự cố xảy ra hay một cuộc khủng hoảng vượt tầm kiểm soát, cả hai đều muốn tấn công phủ đầu kẻ thù trước khi bị tấn công. Nếu chiến sự xảy ra, cả hai đều có thừa lực lượng, công nghệ, sức mạnh kinh tế và nhân sự để đấu với nhau trên bộ, không, biển, không gian vũ trụ và không gian mạng”, RAND nhận định.
Trong tài liệu mới, RAND giả định chiến tranh Mỹ - Trung sẽ bùng nổ ở Đông Á, với lập luận đây là khu vực có nhiều điểm nóng châm ngòi đụng độ và có hầu hết các lực lượng Trung Quốc đóng trú. RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân.
RAND cho rằng trong cuộc chiến quy ước, không có bên nào sẽ nghĩ rằng tổn thất quá lớn và khả năng chiến thắng quá thấp đến mức phải mạo hiểm dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt đáp trả trước.
 
rtr16cf_vtsf.jpg
RAND giả định chiến tranh Mỹ - Trung sẽ bùng nổ ở Đông Á, với lập luận đây là khu vực có nhiều điểm nóng châm ngòi đụng độ. Mới đây nhất, Trung Quốc phản đối quyết định của Mỹ và Hàn Quốc về việc triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Trong ảnh: binh sĩ Mỹ tại căn cứ không quân ở Osan, Hàn Quốc  Reuters
Bốn kịch bản
Trong báo cáo, RAND phân tích 4 kịch bản chiến tranh Mỹ - Trung, với khung thời gian nghiên cứu là từ năm 2015 - 2025.
Viễn cảnh thứ nhất là một cuộc chiến khốc liệt, ngắn ngày, khi giới lãnh đạo hai nước ra lệnh cho các chỉ huy quân đội triển khai kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào đối phương. Nếu cuộc chiến xảy ra vào năm 2015, Mỹ chịu tổn thất đáng kể về tàu chiến, lực lượng không quân, và các căn cứ khu vực, nhưng Trung Quốc sẽ bị phá hủy nặng nề hơn, trong đó có hệ thống vũ khí phục vụ chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD). Nếu cuộc chiến xảy ra vào năm 2025, tổn thất Trung Quốc hứng chịu vẫn sẽ nặng hơn so với Mỹ nhưng sẽ giảm, còn tổn thất của Mỹ sẽ tăng do hệ thống A2/AD của Trung Quốc được cải thiện.
Về mặt kinh tế, cuộc chiến như trên sẽ gây ra cú sốc đối với thương mại toàn cầu của Trung Quốc vì phần lớn hàng hóa nước này đi qua vùng chiến sự ở tây Thái Bình Dương, trong khi tổn hại kinh tế đối với Mỹ chỉ bị giới hạn trong quan hệ song phương với đối thủ. Phản ứng trong nước và quốc tế không tác động lớn.
   
Phi đội F-35A của Mỹ sẵn sàng tác chiến
Ngày 3.8, tờ The Guardian đưa tin không quân Mỹ vừa tuyên bố phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35A đầu tiên của lực lượng này (15 chiếc) đã sẵn sàng tác chiến. Quyết định được đưa ra hơn một năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố đưa phi đội F-35B đầu tiên của lực lượng này vào tác chiến. Không quân Mỹ có kế hoạch mua 1.763 chiếc F-35A trong vài năm tới và sẽ là lực lượng vận hành phi đội F-35A lớn nhất thế giới.
  Viễn cảnh thứ hai là cuộc chiến dữ dội, kéo dài. Theo RAND, trong năm 2015, cuộc chiến khốc liệt càng kéo dài, Trung Quốc càng gánh nhiều tổn thất. Nhưng vào năm 2025, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, hai bên sẽ bất phân thắng bại nên vẫn cố quyết đấu dù đã chịu tổn thất lớn. RAND cũng nhấn mạnh trong năm 2025, khả năng quân đội Mỹ giành chiến thắng thấp hơn so với hiện nay, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc chiến thắng.
Do cuộc chiến kéo dài, phần lớn tây Thái Bình Dương, từ Hoàng Hải đến Biển Đông, có thể trở thành vùng nguy hiểm đối với việc vận chuyển thương mại bằng đường biển và hàng không. Giao thương bị giảm mạnh, trong đó có các nguồn năng lượng, có thể làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc. Một cuộc chiến khốc liệt càng kéo dài càng khiến các nước khác nhảy vào, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ ở khu vực.
 
south-china-sea_edpo.jpg
Trong viễn cảnh cuộc chiến dữ dội, kéo dài, các đồng minh của Mỹ sẽ nhảy vào. Trong ảnh: tàu hải quân Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận ở vùng biển quanh bán đảo Triều Tiên Reuters
 
Viễn cảnh thứ ba là cuộc chiến không dữ dội, chỉ xảy ra vài ngày. RAND phân tích do triển vọng giành chiến thắng quân sự chớp nhoáng thấp lại đối diện nguy cơ mất kiểm soát, nên giới lãnh đạo hai nước có thể không cho phép quân đội tiến hành cuộc tấn công tổng lực vào đối phương. Do đó, cuộc chiến sẽ mang tính bất phân thắng bại, rải rác và ở cấp độ thấp, với tổn thất quân sự không lớn. Với giả định rằng lãnh đạo hai nước có khuynh hướng thỏa hiệp, một cuộc chiến như thế sẽ kết thúc trước khi nó gây ra thiệt hại kinh tế lớn cũng như những chấn động chính trị nội địa và quốc tế.
Viễn cảnh cuối cùng là cuộc chiến không dữ dội nhưng kéo dài. Hai bên có thể kiểm soát cuộc chiến và chịu tổn thất ở mức có thể chấp nhận được nên sẽ tiếp tục cuộc xung đột ở cấp độ thấp để tránh tổn thất chính trị do thỏa hiệp. Do không có bên nào chiếm ưu thế về quân sự nên cuộc chiến kéo dài, dẫn đến tổn thất kinh tế tăng lên, đặc biệt đối với Trung Quốc. Ngoài ra, với tình trạng cuộc chiến kéo dài, phản ứng về chính trị trong nước và trên thế giới cũng sẽ ngày càng mạnh lên.
 
Báo Trung Quốc phản pháo
Sau khi RAND công bố tài liệu nghiên cứu nói trên, tờ Hoàn Cầu thời báo lập tức đăng bài xã luận đáp trả, với tựa đề US would suffer more in war with China (tạm dịch: Mỹ sẽ thiệt nhiều hơn trong cuộc chiến với Trung Quốc).
Trong bài xã luận, Hoàn Cầu thời báo thừa nhận: “Sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc hiện vẫn còn yếu hơn Mỹ. Người Trung Quốc biết rõ rằng Trung Quốc có thể sẽ chịu tổn thất nhiều hơn Mỹ một khi chiến tranh bùng nổ, nhưng suy nghĩ của chúng tôi về một cuộc chiến tranh Trung - Mỹ không chỉ như vậy”.
Bài xã luận viết tiếp: “Chúng tôi sẽ rất cẩn trọng về việc tiến hành chiến tranh, nhưng nếu chiến tranh xảy ra, chúng tôi sẽ có quyết tâm lớn hơn Mỹ để đánh bại nước này đến cùng và chúng tôi có thể chịu đựng được tổn thất nặng hơn Mỹ... RAND tuyên bố một cuộc xung đột kéo dài có thể khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế và thậm chí đất nước bị chia cắt. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, Mỹ sẽ gánh chịu rắc rối sớm hơn từ một cuộc chiến tranh”.
Mặt khác, Hoàn Cầu thời báo tận dụng phân tích của RAND để cổ súy cho việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự khi viết: “Nghiên cứu của RAND cho thấy việc Trung Quốc đẩy mạnh sức mạnh quân sự là rất quan trọng. Trung Quốc phải tiếp tục xây dựng các khả năng răn đe để chống lại Mỹ”.
 
s4reutersmedia_oohx.jpg
Hoàn Cầu thời báo tận dụng phân tích của RAND để cổ súy cho việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự Reuters
 
Trong bài nghiên cứu của mình, RAND cũng đã đưa ra một số đề xuất để Mỹ có thể giành chiến thắng và chịu tổn thất ở mức tối thiểu nếu đụng độ với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cần nâng cao các khả năng quân sự, năng lực phối hợp với các đồng minh gần Trung Quốc, chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các nước đồng minh và đối tác ở Đông Á, giúp các nước này nâng cao khả năng quốc phòng. RAND còn cho rằng Mỹ cần đầu tư khả năng chống A2/AD với tên lửa di động phóng từ mặt đất và hệ thống phòng không tích hợp để có thể tăng mức tổn thất cho quân đội Trung Quốc.

Văn Khoa

=======================

Còn một kịch bản nữa khả thi hơn nhiều. Nhưng nói ra thì "tiết lộ Thiên cơ". Nên thôi. Quý vị cứ tự nhiên xử lý với nhau. Lão không can thiệp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn một kịch bản nữa khả thi hơn nhiều. Nhưng nói ra thì "tiết lộ Thiên cơ". Nên thôi. Quý vị cứ tự nhiên xử lý với nhau. Lão không can thiệp.

 

 

 

Có một kịch bản hư cấu hơn cả... hư cấu...
Kiểu như tích Quan Công... "ôn tửu trảm Hoa Hùng"...
Xong trận rồi... vẫn còn ấm chén rượu trên tay...!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cảnh giác với tân Bộ trưởng Quốc phòng “diều hâu” của Nhật


K.M |

04/08/2016 08:18

 
Ngày 3.8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bổ nhiệm bà Tomomi Inada, một phụ nữ có quan điểm cứng rắn, làm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Trung Quốc và Hàn Quốc rất cảnh giác về vị tân bộ trưởng này.
 

dieu-gffi-1470272336947-2-0-339-660-crop

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada.

 

Được chỉ định thay thế ông Gen Nakatani, bà Tomomi Inada từng là bộ trưởng đặc trách cải tổ hành chính trong chính phủ trước của ông Abe.

Đây là lần thứ hai mà một phụ nữ được lên nắm cương vị này ở Nhật Bản. Người đầu tiên là bà Yurike Koike – người vừa được bầu làm thống đốc Tokyo hôm 31.8 vừa qua.

Xuất thân là luật sư, sau đó trở thành nghị sỹ, bà Inada, 57 tuổi, là một trong những chính trị gia thân cận của ông Abe, và cũng là người ủng hộ kế hoạch xem xét lại hiến pháp hậu chiến của Thủ tướng Abe - theo BBC.

Bà Inada nổi tiếng có quan điểm cứng rắn, không muốn nói là "diều hâu", trên vấn đề an ninh và quốc phòng.

Bà là một trong những nhân vật thường xuyên đến viếng đền tử sĩ Yasukuni ở Tokyo, làm cho Bắc Kinh và Seoul tức giận.

Bà cũng từng lên tiếng biện hộ cho các tội ác chiến tranh mà Nhật Bản gây ra, trong có việc buộc phụ nữ tại nhiều nước Châu Á phục vụ tình dục cho binh lính Nhật.

Đứng đầu Bộ Quốc phòng, theo RFI, bà Inida sẽ có nhiệm vụ xem xét việc thực hiện chính sách quốc phòng mới, tăng cường quyền hạn, và vai trò của quân đội Nhật ở bên ngoài.

Trong đợt cải tổ mới nhất, Thủ tướng Abe thay hơn 10 trong số 19 thành viên nội các chính phủ nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế và an ninh của ông và thúc đẩy tiến trình đổi mới hiến pháp.

Trong các bộ trưởng tại vị sau lần này có Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, Ngoại trưởng Fumio Kishida và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga phản ứng mạnh trước mưu đồ địa chính trị nguy hiểm của TQ


Phan Việt Hùng |

 

23/06/2015 16:21

 

Các nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nga đã có thư yêu cầu Thủ tướng can thiệp không cho Trung Quốc thuê 300.000 hecta đất nông nghiệp vùng Zabaikalye (Siberia) trong thời hạn 49 năm.
 

037652974-3127242-1435018841671-0-0-281-

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

 

Theo báo Kommersant, tại Diễn đàn kinh tế tổ chức tại Saint Petersburg mới đây, Chính quyền vùng Zabaikalye đã ký biên bản về việc cho Trung Quốc thuê đất nông nghiệp. Bước đầu, Trung Quốc dự định thuê 115.000 hecta, sau đó sẽ thuê tiếp khoảng 200.000 hecta nữa.

 

nga-phan-ung-manh-truoc-muu-do-dia-chinh

Dân Trung Quốc đang làm nông nghiệp ở Nga

 

Cho Trung Quốc thuê đất "rồi sẽ có tỉnh trưởng người Trung Quốc"

Thông tin của hãng tin TASS cho hay, công ty đứng ra thuê đất Zabaikalye là Hua Xingbang, một công ty trước đây không hề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Công ty này hứa hẹn đầu tư 24 tỷ rúp vào các vùng đất được thuê ở Zabaikalye.

Trước sự việc này, các đại biểu Đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR) trong Duma Quốc gia cảnh báo, đây là một cuộc mạo hiểm địa chính trị vì chỉ sau 20 năm nữa, "rất có thể tỉnh trưởng Zabikalye sẽ là người Trung Quốc".

Phó trưởng đoàn nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do Yaroslav Nilov tại Duma Quốc gia Nga cho hay, đề nghị gửi Thủ tướng Medvedev không cho Trung Quốc thuê đất sẽ được đưa ra Duma quốc gia xem xét vào thứ Hai hoặc thứ Ba tuần này.

"Chúng tôi sẽ yêu cầu Thủ tướng chỉ đạo, dừng ngay lại việc giao đất Nga cho phía Trung Quốc và các bên sẽ tiếp tục ngồi đàm phán về việc này, vì vẫn chưa tính toán thấu đáo đến các nguy cơ cho an ninh quốc gia, cũng như các hậu quả địa chính trị" - Ông Nilov nói.

Theo Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, đại diện Đảng Dân chủ tự do Igor Lebedev, sự lo lắng này là có cơ sở.

Lý do ông đưa ra là bởi các vùng Zabaikalye, Khabarovsk, tỉnh tự trị Do Thái của Nga có chung đường biên giới với Trung Quốc và dân nước này sẽ thoải mái xây dựng trên lãnh thổ Nga nếu thỏa thuận được ký kết.

Ông Lebedev cho biết thêm, một trong những điều kiện của thỏa thuận này là các Công ty Trung Quốc chỉ thuê các công dân Trung Quốc làm việc và yêu cầu phía Nga nới lỏng các thủ tục visa, xuất nhập cảnh.

 

nga-phan-ung-manh-truoc-muu-do-dia-chinh
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga
Igor Lebedev
 
Cho thuê đất, đó là một sai lầm địa chính trị to lớn, có thể dẫn đến viễn cảnh là tới đây, dân Trung Quốc sẽ nhiều hơn dân Nga ở vùng Zabaikalye, còn ngày hôm sau dân Trung Quốc sẽ "thâm nhập" chính quyền và chỉ khoảng 20-30 năm nữa, họ sẽ tuyên bố Zabaikalye là một phần của lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Hệ quả nguy hiểm về địa chính trị

Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Saint Peterburg mới đây, quyền Tỉnh trưởng tỉnh tự trị Do Thái của Nga, ông Aleksandr Levintal cũng đã đưa ra một con số đáng lo ngại.

"Có đến 80% đất đai trong tỉnh là do người Trung Quốc kiểm soát, hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp. Có đến 80% diện tích được họ gieo trồng đỗ tương, rất có hại cho đất đai".

Hãng tin RIA Novosti dẫn tiếp lời của ông Lebedev: "Quan điểm cứng rắn của chúng ta là dù việc phát triển nông nghiệp rất cần thiết, nhưng giải quyết vấn đề địa chính trị như thế là hết sức nguy hiểm".

Theo quan điểm của các nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, các cơ quan như Uỷ ban an ninh Nga, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ phụ trách phát triển Viễn Đông của Nga cần phải vào cuộc để nêu rõ quan điểm của mình trước vụ việc này.

Tuần trước, các đại biểu Duma Quốc gia thuộc Đảng Cộng sản Nga đã có thư yêu cầu xem xét tính chất nguy hiểm của việc cho Trung Quốc thuê đất ở vùng Zabailalye, nhưng không hiểu sao không được chấp thuận.

Trong một diễn biến khác, hôm nay 23/6, Mặt trận dân tộc toàn Nga (ONF) cũng đã ra thông cáo báo chí, tuyên bố việc cho Trung Quốc thuê đất dài hạn ở Zabaikalye cần phải được đối thoại công khai để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân.

Mỹ nhắn NATO: "Đã đến lúc thay đổi chiến thuật với Nga"

theo Đại Lộ

========================

Bởi vậy. với quan điểm nhất quán và có tinh hệ thống, lão luôn khuyên chính phủ Nga hãy tỉnh táo trong quan hệ với Tàu, cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Nước Nga hãy đi song xa với Hoa Kỳ. Khi thế giới hội nhập, để phát triển vùng Siberi không phải là điều khó khăn.

Lão đây không dây dưa gì đến chính trị, chính em. Nhưng khi tham gia topic này với những hiểu biết bao trùm của Lý học - trong đó có chính trị - lão thấy những chính khứa quốc tế nhiều vị cũng...ngu bỏ mựa.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

- cứng rắn với Trung Quốc, Triều Tiên ngay sau khi nhậm chức

 

Dân trí Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, đã có những cảnh báo cứng rắn đầu tiên tới Trung Quốc và Triều Tiên ngay trong đợt thị sát quân đội hôm qua 4/8.
 >> Chân dung tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

 

botruongquocphongnhatbancungranvoitrungq
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (Ảnh: Yahoo)
 

“Trung Quốc đang ngày càng hoạt động mạnh tại các vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản và đang tiếp tục cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada phát biểu trong đợt thị sát quân đội hôm 4/8. Phát biểu của bà Inada rõ ràng nhắm tới những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, AFP nhận định.

Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông. Trước đó, Nhật Bản đã công bố sách trắng quốc phòng, cảnh báo các hành động hung hăng của Trung Quốc ở những vùng biển tranh chấp có thể gây ra những xung đột ngoài ý muốn.

Ngoài Trung Quốc, tân bộ trưởng cũng gửi thông điệp cứng rắn tới một quốc gia châu Á khác là Triều Tiên. “Triều Tiên liên tục có những động thái khiêu khích quân sự như thử hạt nhân và phóng thử một loạt tên lửa đạn đạo”, bà Inada phát biểu trước các binh sĩ sau một nghi lễ. Trước đó, một quả tên lửa của Bình Nhưỡng bất ngờ rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Nhật Bản vào thời điểm bà Inada chuẩn bị nhậm chức bộ trưởng quốc phòng.

Bà Inada được đánh giá là có quan điểm “diều hâu” trong giới chính trị gia Nhật Bản. Bà thường xuyên tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, vốn bị Trung Quốc và Hàn Quốc coi là biểu tượng của chủ nghĩa thực dân và quân phiệt Nhật Bản hồi thế kỷ trước.

Nữ bộ trưởng 57 tuổi của Nhật Bản cũng mong muốn thay đổi hiến pháp hiện tại của Nhật Bản, trong đó phủ nhận quyền của Tokyo trong việc phát động chiến tranh. Năm 2011, bà từng viết rằng Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của bom nguyên tử, nên cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Thành Đạt

Theo AFP

=================

Bởi vậy, lão cũng nói lâu rồi: Chỉ cần biển Đông xẹt lửa thì thùng thuốc nổ ở Hoa Đông lập tức nổ tung - nhanh đến mức độ phóng viên không kịp đưa tin, dù là đang ở thời đại Internet.

 

Năm 2011, bà từng viết rằng Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của bom nguyên tử, nên cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

 

 

 

 

Cái này lão cũng nói lâu rồi: "Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ Nhật Bản có vũ khí hạt nhân, với điều kiện phương tiên mang đầu đạn hạt nhân không vươn tới Guam". Tuy nhiên, nếu Nhật Bản có vũ khí hạt nhân rất bất lợi về chính trị và vấn đề  chiến lược phủ đầu hạt nhân trong chiến tranh.

Chỉ cần Hoa Kỳ hứa tặng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân riêng cho Nhật Bản, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra với Nhật Bản là được.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ “ra đòn” ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20?
 

05/08/2016 05:46

 

Một học giả cao cấp về chính sách quốc phòng cho rằng tháng 9 tới, thời điểm kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20, có thể là thời điểm vô cùng thuận lợi để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà ít bị chú ý.
 

photo-1-1470316752762-19-1-299-550-crop-

Máy bay chiến đấu Shenyang J-31 của Trung Quốc ra mắt cuối năm 2014.

 

Học giả cao cấp về Chính sách Quốc phòng Harry J. Kazianis đã bình luận trên tờ Thời báo châu Á mới đây rằng, dù Trung Quốc gặp bất lợi sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến vụ kiện Biển Đông, nhưng không ai nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ chịu thua một cách quá tệ hại như vậy, và những gì xảy ra tiếp theo mới là vấn đề quan trọng.

Chắc chắn là Trung Quốc sẽ phản ứng – và phản ứng một cách dữ dội.

Theo ông Kazianis, ít nhất cho đến nay, Bắc Kinh chỉ tăng cường phản ứng bằng những tuyên bố, nhưng tháng 9 tới có thể là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà cộng đồng thế giới có lẽ không để ý.

 

Hội nghị G20 + Bầu cử tổng thống Mỹ = Thời điểm rắc rối đối với châu Á

Vậy tại sao sự phản ứng của Trung Quốc bị trì hoãn? Hãy nhớ rằng, Bắc Kinh dự kiến sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 từ ngày 4-5/9 tới ở thành phố Hàng Châu.

Luôn hướng tới việc nâng cao vị thế như là một siêu cường mới nổi, cũng như đóng vai trò là một quốc gia đối tác cơ bản và không bao giờ là nước khơi mào rắc rối, Bắc Kinh sẽ đi theo một kịch bản thận trọng ở Biển Đông - rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa và gửi đi những thông điệp cứng rắn, nhưng không có các bước leo thang trong thời gian này.

Trung Quốc sẽ không muốn bất kỳ sự mạo hiểm nào tại hội nghị lần này - vượt ra ngoài những gì có thể xảy ra trong hội nghị khi nói đến những căng thẳng ở châu Á. Như ông Kazianis nhận định, Bắc Kinh có mọi động cơ để kiềm chế phản ứng mạnh cho đến khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20.

 

photo-1-1470316730756.jpg

Pháo cổ đại của Trung Quốc.

 

Ngoài vấn đề trên, thêm nhiều lý do để lập luận rằng Bắc Kinh đang "giấu mình" để chọn thời điểm phản ứng.

Không thể có thời điểm nào tốt hơn để khơi mào rắc rối ở Biển Đông trong thời gian mà Mỹ - là quốc gia duy nhất thực sự có thể ngăn cản Bắc Kinh trở thành kẻ gây rối - sẽ bị phân tâm rất nhiều trong vấn đề lựa chọn vị tổng thống tiếp theo của họ.

Mỹ cũng như phương tiện truyền thông toàn cầu sẽ tập trung rất nhiều vào cuộc đua giữa hai ứng cử viên tổng thống - ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, cho dù đó là những cuộc tranh luận sắp tới giữa hai ứng cử viên hay các vụ bê bối mới nhất hàng ngày của họ.

Ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phi pháp ở Biển Đông hoặc bắt đầu công việc cải tạo bãi đá Scarborough, có một cơ hội tốt để Trung Quốc ít bị chú ý nhiều khi mà cả thế giới đang dõi theo từng lời bình luận, bài phát biểu và tranh luận của hai ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà trắng.

Vì vậy, đối với Trung Quốc, đó có thể là thời điểm tốt nhất để chớp lấy cơ hội, trong bối cảnh mọi ánh mắt của thế giới chỉ đơn giản là nhìn về một nơi khác.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét điều này: Với một sự thay đổi quyền lực sắp diễn ra ở Mỹ và sự không chắc chắn về việc ai sẽ giành chiến thắng, cũng như không chắc chắn về quan điểm của họ sẽ như thế nào đối với châu Á, Bắc Kinh có thể "đặt cược" rằng giờ là lúc để hành động.

Trung Quốc cũng có thể cảm nhận rằng họ sẽ không phải chịu sự phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ trong bối cảnh chính quyền Obama muốn kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng ở châu Á.

theo Báo tin tức

==========================

Theo ông Kazianis, ít nhất cho đến nay, Bắc Kinh chỉ tăng cường phản ứng bằng những tuyên bố, nhưng tháng 9 tới có thể là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà cộng đồng thế giới có lẽ không để ý.

 

Có mấy sự kiện zdà zdấn đề liên quan đến mốc thời gian này.

A/ Thời điểm Nga Trung dự kiến tập trân chung ở biển Đông.

B/ Đây là thời điểm liên quan gần sát với mốc thời gian lão Gàn hết hạn bảo kê cho "ghòa bình" ở đây. Tức giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì lão hổng bít.

Nhưng nhân danh cá nhân lão Gàn, Hội trưởng Hội Chém gió làng Vũ Đại, có trụ sở tại cái lò gạch làng Vũ Đại, nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, lão quảng cáo rằng: Từ nay đến giữa tháng 9 Việt lịch, lão xác định một sức mạnh vũ trụ sẽ xảy ra, đủ để các siêu cường và toàn bộ tri thức của nền văn minh này phải suy nghĩ khi đụng tới Việt Nam.

Lão nhắc lại lời tiên tri của lão vào ngày 30/ 1. 2014 trên diễn đàn tuvilyso.com, như sau:

 

LỜI TIÊN TRI 2004

Năm nay (2004) sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Indo - Phi Luật Tân. Sự kinh hoàng của nó khiến tất cả tri thức của nhân loại cảm thấy nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời". tuvilyso.com

 

 

 

Đọc cho kỹ nha! Không phải ngẫu nhiên lão phát biểu rằng thì là: "Sự kinh hoàng của nó khiến tất cả tri thức của nhân loại cảm thấy nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời".

 

Bởi vì, đây là thời kỳ quan điểm xác định Việt sử 5000 năm văn hiến không được quan tâm. Cho nên, lão mún so sánh sức mạnh vũ trụ có thể tiên tri của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt với "tất cả tri thức của nhân loại" để hy vọng con người sẽ quan tâm đến cội nguồn Việt sử. Lão không tạo ra, mà chỉ biết trước sự kiện..

Lần này, lão bổ xung lời tiên tri 2016 về sự thể hiện của một sức mạnh vũ trụ khủng khiếp hơn nhiều sẽ xảy ra, trước thời điểm giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng như trận động đất 2004 tại Indo.

Chỉ cần lão xác định không có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, khiến dự báo của các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực Địa chất sai, đủ để thấy lão không nói đùa.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PS:

Nhưng nhân danh cá nhân lão Gàn, Hội trưởng Hội Chém gió làng Vũ Đại, có trụ sở tại cái lò gạch làng Vũ Đại, nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, lão quảng cáo rằng: Từ nay đến giữa tháng 9 Việt lịch, lão xác định một sức mạnh vũ trụ sẽ xảy ra, đủ để các siêu cường và toàn bộ tri thức của nền văn minh này phải suy nghĩ khi đụng tới Việt Nam.

 

 

Sức mạnh vũ trụ này sẽ thể hiện như thế nào: Một tảng thiên thạch đủ lớn để cảnh báo, rơi xuống một vùng đất hoang sơ, như Siberia, Sahara...chẳng hạn; Một trận động đất kinh hoàng xấp sỉ 10 đến 11 độ Richte ở Nam cực; hoặc cường độ nhỏ hơn nhưng làm vỡ đập lớn gây lụt lội tàn phá, hoặc phá hủy nhà máy điện hạt nhân để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường....? Lão Gàn thực sự chưa biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ phải xảy ra với mục đích thể hiện sức mạnh vũ trụ. Nhưng lão có thể khẳng định rằng: Thiệt hại về vật chất và con người là không đáng kể. Nhưng đây là sự cảnh báo.

Thượng Đế có thể sửa chữa lại những điều Ngài cho là sai lầm, khi tạo nên nền văn minh này.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh Mỹ - Trung nổ ra
Thứ tư, 3/8/2016 | 19:00 GMT+7
 

Một cuộc chiến tranh Mỹ - Trung nếu nổ ra trong tương lai gần có thể xóa sổ nhiều lực lượng của hai nước, làm gia tăng nguy cơ trước các mối đe dọa khác.

Báo cáo công bố mới đây của Viện nghiên cứu RAND đưa ra dự đoán rằng nếu một cuộc chiến nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đây sẽ là một cuộc xung đột không có hồi kết bởi không bên nào giành được phần thắng mang tính quyết định, theo National Interest.

 

130424-n-tc437-310-14654483234-5902-7041

Tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh: USAF

 

Trong báo cáo có tựa đề "Góc nhìn đa chiều của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung" đăng tải hôm 28/7, ba học giả David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L.Garafola nhận định rằng nếu vì lý do nào đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không thể hóa giải, cuộc chiến giữa hai cường quốc nhiều khả năng sẽ nổ ra trên biển và trên không, trong khi lĩnh vực chiến tranh mạng, chiến tranh không gian cũng sẽ đóng vai trò quan trọng.

Những tiến bộ trong năng lực tác chiến của Bắc Kinh gần đây, đặc biệt là khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2AD), khiến Mỹ không thể kiểm soát hoàn toàn chiến trường, phá hủy các hệ thống phòng thủ của Trung Quốc và giành được chiến thắng mang tính áp đảo và quyết định.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể hứng chịu nhiều thương vong hơn từ những loại vũ khí tấn công uy lực tầm xa của Mỹ, bất chấp năng lực A2AD được cải thiện của quân đội nước này. 

"Việc các bên tăng cường bố trí lực lượng ở các khu vực xa xôi, cũng như khả năng phát hiện và tấn công đối thủ được cải thiện có thể biến phần lớn Tây Thái Bình Dương thành vùng chiến sự và hậu quả kinh tế của nó sẽ rất thảm khốc. Tuy nhiên khó có khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được triển khai bởi cả hai bên đều cân nhắc được mức độ hủy diệt của nó với các lợi ích quốc gia", báo cáo viết.

Ngoài ra, báo cáo cũng dự đoán khả năng Mỹ tấn công dồn dập vào lãnh thổ Trung Quốc đại lục cao hơn so với việc Bắc Kinh chủ động tấn công vào nước Mỹ, ngoại trừ các cuộc tấn công mạng.

"Có thể Trung Quốc sẽ không tấn công vào lãnh thổ Mỹ, bởi các vũ khí thông thường của họ chưa đạt được khả năng này. Ngược lại, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí phi hạt nhân tấn công ồ ạt vào các mục tiêu quân sự ở Trung Quốc", báo cáo nhận định.

Chiến tranh Mỹ - Trung có thể phát triển theo nhiều kịch bản, gồm một cuộc chiến đẫm máu trong thời gian ngắn hoặc một cuộc xung đột kéo dài mang tính hủy diệt. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ hiện đại khiến hai bên đều muốn phát động đòn tấn công phủ đầu trước đối thủ.

 

tau-chien-trung-quoc-IINR-9466-147021550

Khu trục hạm tên lửa của Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Xinhua

 

Báo cáo cho rằng các thiết bị cảm biến, vũ khí dẫn đường, kết nối mạng kỹ thuật số và các công nghệ thông tin khác được sử dụng để tấn công lực lượng đối phương đã phát triển đến mức có thể là mối đe dọa cho cả hai bên. Đây là lý do khiến cả hai bên đều muốn ra tay trước nhằm tránh thiệt hại. Tuy nhiên không bên nào có thể giành quyền kiểm soát hoàn toàn bởi cả hai đều có nguồn lực dồi dào để tham chiến trong thời gian dài, ngay cả khi bị tổn thất về quân sự lẫn kinh tế.

 

Hậu quả thảm khốc

Theo các học giả, nếu chiến tranh Mỹ - Trung diễn ra trong thời gian ngắn, Mỹ sẽ bị tổn thất nặng nề, nhưng hậu quả mà nó gây ra với Trung Quốc có thể biến thành thảm họa.

Nếu các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trao quyền cho các tướng quân đội lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng đối phương, một cuộc chiến khốc liệt sẽ bùng phát. Lực lượng không quân và tàu chiến mặt nước của hải quân Mỹ sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, các tàu sân bay bị tên lửa diệt hạm vô hiệu hóa và các căn cứ không quân trong khu vực bị đánh phá.

Tuy nhiên, tổn thất của Trung Quốc sẽ nặng hơn nhiều, khi các hạm đội hải quân, không quân cũng như các hệ thống A2AD trên đất liền gần như bị xóa sổ. "Nếu chiến tranh nổ ra vào năm 2025, các hệ thống A2AD cải tiến có thể giúp Trung Quốc hạn chế thiệt hại, nhưng họ vẫn chịu tổn thất nhiều hơn Mỹ. Nếu chiến tranh kéo dài, kết quả của cuộc chiến vẫn còn bỏ ngỏ", báo cáo đánh giá. 

Trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ khiến hai bên chịu tổn thất nặng nề về quân sự và kinh tế. Trên thực tế, chiến tranh sẽ phá hủy năng lực quân đội hai nước ở mức độ chưa từng thấy khiến cả hai đều bị các mối đe dọa khác gây hại.

Khả năng tấn công và tiêu diệt lẫn nhau khó lường của quân đội Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể hủy hoại sức chiến đấu của họ trong nhiều tháng, khiến họ sau đó phải chạy đua huy động công nghiệp, công nghệ và nhân lực để bổ sung và tăng cường lực lượng. 

"Suy cho cùng, Mỹ và Trung Quốc không được lợi gì khi phát động chiến tranh. Chiến tranh Mỹ - Trung không hẳn là không thể tránh được", Graham Allison, giám đốc Trung tâm Khoa học và các Vấn đề Quốc tế Belfer thuộc trường Havard Kenedy, nhấn mạnh.

=========================

Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh Mỹ - Trung nổ ra

 

 

a! Cái này lão Gàn nói lâu rùi mừ?! Bây giờ mới biết hả! Hay coppi ý tưởng của lão Gàn mà không xin phép rồi chém gió?

Khi quý vị biết được điều này thì đã muộn rồi. Thưa quý vị.

Lão chỉ nhắc lại là đụng tới Việt Nam thì chắc chắn sẽ thua cuộc thảm bại. Lão cảnh cáo trước rằng: Nếu chiến tranh xảy ra thì không có hiệp định ngưng bắn, mà chỉ có đầu hàng. Hãy chuẩn bị đi!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp đi tiên phong, hối thúc toàn EU tuần tra biển Đông

11:05 | 02/08/2016 GMT+7

 

Không chỉ hối thúc các thành viên EU, Pháp là nước đi tiên phong trong nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông ngay trong năm 2016.

 

Đi tiên phong

Trang tin tức Yibada ngày 31/7 dẫn nguồn tin quân sự Pháp cho biết, hải quân nước này muốn dẫn đầu những cuộc tuần tra của các tàu chiến của EU ở biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải của vùng biển nhày – nơi vốn đang trong tình trạng căng thẳng hậu phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7.

‘Không chỉ điều chiến hạm mạnh nhất của mình để tuần tra, Pháp cũng sẽ yêu cầu tất cả quốc gia thành viên EU phối hợp tuần tra hải quân nhằm đảm bảo sự hiện diện thường trực ở biển Đông.

Đây là động thái cho thấy nỗ lực quốc tế nhằm đáp trả việc Trung Quốc dựa vào sức mạnh quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông’, tờ Yibada dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Pháp Yves Le Drian khẳng định.

 

091335_1.jpg

Chiến hạm tàng hình lớp La Fayette

 

Theo nguồn tin này, hiện Hải quân Pháp có 26 tàu hộ tống được trang bị vũ khí đối không, đối đất và săn tàu ngầm.

Và trong chuyến tuần tra biển Đông tới đây, Hải quân Pháp sẽ dùng đến tàu tàng hình thuộc lớp La Fayette.

Pháp quan ngại mất tự do hàng hải ở biển Đông sẽ dẫn đến những hệ lụy tương tự ở Bắc Cực và Địa Trung Hải, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian từng phát biểu trong một sự kiện quốc phòng gần đây có sự tham dự của quan chức Trung Quốc:

‘Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải’.

 

Trung Quốc công khai đe dọa

Không chỉ có Pháp và EU, trước khi Tòa trọng tài quốc tế hôm 12/7 đưa ra phán quyết về tranh chấp biển Đông, Australia đã ủng hộ tự do hàng hải và tiến hành diễn tập trên biển Đông.

Đầu tháng 6/2016, Australia đã kết thúc cuộc diễn tập đổ bộ Sea Explorer-2016 với sự tham gia của tàu đổ bộ lớp Canberra cùng nhiều phương tiện hiện đại khác.

Cuộc diễn tập Sea Explorer 2016 được tổ chức ngoài khơi bờ biển Bắc Queensland như một phần của quá trình tiếp nhận vào đội ngũ lực lượng Hải quân Australia (RAN), khẳng định sự sẵn sàng thực hiện các chiến dịch đổ bộ.

Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide lần đầu tiên được triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng kết hợp nhằm tiếp tục tiến trình hội nhập vào nhóm các phương tiện đổ bộ Amphibious Ready Element (ARE).

Tàu đổ bộ tham gia cuộc diễn tập này với lực lượng Tiểu đoàn 2 từ căn cứ Townsville, các đơn vị thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia (2RAR), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).

 

091352_2.jpg

Australia diễn tập

 

Diễn tập Sea Explorer 2016 cho thấy tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide cung cấp một căn cứ quân sự nổi quan trọng nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ bờ biển (LHD Landing Craft), kiểm trả khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp giữa các lực lượng.

Ngoài ra, Sea Explorer 2016 cũng là cơ hội để đánh giá HMAS Adelaide trong việc sử dụng LHD Landing Craft đổ bộ các xe thiết giáp trên biển.

Trong tương lai tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra và HMAS Adelaide là phương tiện đổ bộ then chốt trong lực lượng Đổ bộ đường biển (Amphibious Force) của Australia.

Sự lớn mạnh của RAN với cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra đang khiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm và lo ngại.

Theo báo chí Trung Quốc, Australia được xem là quốc gia sẽ có những sự ảnh hưởng nhất tại khu vực biển Đông, khu vực biển mà Trung Quốc đang thể hiện tham vọng rất lớn của mình.

Đặc biệt, tờ báo Global Times (phụ trang của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) mới đây có bài bình luận gay gắt và buông lời đe dọa sẽ bắn chìm chiến hạm Australia trên biển Đông khi Canberra ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế và diễn tập trên vùng biển này.

‘Trung Quốc phải đáp trả để cho họ (Australia) biết mình đã sai. Sức mạnh của Australia chẳng là nghĩa lý gì so với sự an toàn của Trung Quốc.

Nếu Australia cho tàu chiến vào khu vực biển Đông, những con tàu này sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và bắn’, tờ báo viết.

Nguồn: Baodatviet.vn

 
=======================
Đông vui nhể!
Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!
 
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Clinton sẽ làm khác Obama ở Biển Đông, Syria

(Tin tức 24h) - Chính sách đối ngoại của Washington sẽ có những điều chỉnh lớn so với thời ông Obama, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ.

Tờ Thời báo Tài chính mới đây đã đăng bài viết của nhà bình luận hàng đầu về các vấn đề đối ngoại Gideon Rachman nhận định về những khác biệt trong chính sách đối ngoại của bà Clinton và ông Obama.

Nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, phóng viên chuyên về Nhà Trắng của tờ New York Times, cho rằng "bà Clinton và ông Obama đã thể hiện quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trên thế giới; quan điểm của ông Obama là kiềm chế, còn của bà Clinton là không thỏa hiệp".

Sự chia rẽ này, như Landler miêu tả, phần lớn là sự bất đồng về việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ. Là Tổng thống, ông Obama đã thường xuyên trì hoãn với đề xuất sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ.

Ngược lại, bà Clinton cho rằng "việc sử dụng sức mạnh quân sự có tính toán là quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia".

 

chinh-sach-doi-ngoai-khac-biet-va-cung-r

Tổng thống Obama và bà Hillary Clinton tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ.

 

Sự khác biệt trong cách tiếp cận này được thể hiện trong suốt những năm ông Obama cầm quyền. Trong năm 2012, bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria ôn hòa, trong khi Tổng thống Obama đã hoài nghi kế hoạch này.

Vào thời điểm nối tiếng khi ông Obama không thực thi "đường giới hạn đỏ" của mình sau khi Mỹ cáo buộc chính phủ Syria vũ khí hóa học vào năm 2013, bà Clinton đã rời vị trí ngoại trưởng, nhưng bà Clinton ủng hộ các phi vụ ném bom mà ông Obama cuối cùng đã từ chối.

Và trong năm 2015, sau khi Nga can thiệp quân sự tại Syria, bà Clinton đã lên tiếng ủng hộ Mỹ thiết lập "vùng cấm bay" - một động thái mà ông Obama cũng đã từ chối chấp thuận.

Theo quan điểm của Landler, bà Clinton là một người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ can thiệp quân sự tại Libya vào năm 2011 so với ông Obama. Và bà cũng chủ trương cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine, để hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga - một ý tưởng mà ông Obama đã từ chối.

Sự liên quan của tất cả điều này là rõ ràng. Một tổng thống Clinton sẽ đánh dấu một sự thay đổi chính sách đối ngoại hiếu chiến và quân sự hóa hơn của Mỹ.

Thế nhưng, có một cơ hội mạnh mẽ rằng sự kết thúc kỷ nguyên Obama có thể chứng kiến một chính quyền Hillary Clinton một lần nữa bị cám dỗ bởi kiểu chính sách diều hâu mà ông Obama đã bác bỏ như "sự ngu ngốc”.

Trước đó, ông Sean King, Phó chủ tịch hãng tư vấn Park Strategies ở thành phố New York, nhận định: "Nếu Clinton lãnh đạo nước Mỹ, Washington sẽ không phát động cuộc chiến để lấy dầu mỏ, khí đốt, cá hay bất kỳ đảo, bãi đá nào ở Biển Đông.

Thay vào đó, Nhà Trắng sẽ tiếp tục thực thi mục tiêu của Obama là duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông đối với tàu Mỹ và tiếp tục hợp tác quân sự với các chính phủ Đông Nam Á.

Rất có thể chính quyền Clinton sẽ tiến xa hơn nữa bằng cách phản đối Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế mà hai nước tham gia hoặc hoặc hiệp định mà hai bên cùng ký.

Washington không đòi chủ quyền ở Biển Đông, song họ đang trở thành hy vọng lớn đối với những nước coi trọng tự do hàng hải trong tranh chấp kéo dài nửa thế kỷ đối với vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2".

“Quá trình hoạt động chính trị của Clinton cho thấy bà sẽ phản ứng mạnh hơn so với Obama trong vấn đề Biển Đông.

Đương nhiên Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì các đảo hay bãi đá, song họ sẽ làm tăng những tổn thất của Trung Quốc bằng cách tham gia những định chế quốc tế và vấn đề toàn cầu”, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề quốc tế của Đại học Murdoch tại Australia, bình luận.

Về khu vực Trung Đông, chắc chắn nếu Hillary Clinton đắc cử Tổng thống, chắc chắn bà sẽ có những chính sách để Mỹ hoạt động nhiều hơn và can thiệp sâu hơn vào tình hình an ninh ở khu vực này.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết nếu đắc cử sẽ theo chính sách đối ngoại cân bằng để tìm kiếm các điểm tiếp cận chung với các đối thủ, kể cả Nga.

"Tôi tin tưởng vào sự cứng rắn đối với các đối thủ khôn ngoan của chúng ta, tin tưởng vào việc tìm kiếm các điểm tiếp cận chung, nơi chúng ta có thể kiên quyết khi cần thiết.

Đây là sự cân bằng cho phép làm việc với tất cả các nước: tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, làm việc với Nga về hiệp ước mới cắt giảm vũ khí tấn công (START), nhằm mục đích giảm thiểu các kho dự trữ hạt nhân. Nhưng đồng thời chúng ta cần đối phó với họ (LB Nga) vì các mối đe dọa của họ cho các đồng minh của chúng ta ở Đông Âu", bà Clinton tuyên bố.

Sơn Ca (Tổng hợp)

====================

Ông Trump thuyết phục được số đông quần chúng ở Hoa Kỳ về những cải cách mà ông nhân danh quyền lợi cá nhân của từng gia đình người Mỹ. Nếu nói một cách ngoại giao thì lão Gàn luôn ủng hộ quyết định của người dân Mỹ trong một xã hội dân chủ, khi họ quyết định bầu vị Tổng Thống của mình.

Nhưng nói theo ngôn ngữ của làng Vũ Đại thì ông Trump là một chính khách còn tệ hơn giáo sư Xuân Tóc Đỏ, khi đứng trên cái thùng phuy để diễn thuyết và hô hào đám quần chúng nông nổi, hãy tin vào lòng yêu nước của ông ta. Với một tầm nhìn hạn chế tất nhiên sẽ giành được sự ủng hộ của đám đông đang hau háu về quyền lợi cá nhân. Nhưng về lâu dài, những chính sách đối ngoại gần gũi với một kẻ lên đồng, chắc chắn ông Trump sẽ đưa nước Mỹ về cái máng lợn sau thế chiến thứ I.

Lão đây hy vọng người dân Mỹ sẽ sáng suốt và đừng bị lóa mắt bởi cái bả lợi danh hão của ông ta về công ăn việc làm và phát triển kinh tế bằng cách ngưng, hoặc giảm viện trợ ở nước ngoài. Đấy không phải giải pháp đúng để phát triển nước Mỹ. Muốn nước Mỹ phát triển, cần phải tăng cường hợp tác toàn cầu, mà nước Mỹ đang có lợi thế.

Lão đây ủng hộ bà Clinton làm Tổng Thống Hoa Kỳ.

PS: Có một chú em trước đây làm cùng chỗ với lão Gàn ở Việt Nam, hiện ở Hoa Kỳ, nhờ tôi bói một quẻ xem ai sẽ làm Tổng Thống Mỹ. Tôi lên quẻ Hưu Vô Vong. Bèn hỏi lại chú ấy: "Theo Vinhle thì muốn ai làm Tổng Thống?". Chú ấy trả lời ; "Muốn ông Trump!". Tôi nói ngay: "Không được rồi! Đây là một quẻ phủ định. Nên ông Trump không thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ".

Bà Vanga nói: "Ngài Obama sẽ là Tổng Thống cuối cùng của nước Mỹ". Lời tiên tri này , nếu được hiểu là một nước Mỹ hùng mạnh trở về cái máng lợn sau thế chiến thứ I thì chắc đúng. Nếu ông Trump làm Tổng Thống.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng “tuốt kiếm” ở Biển Đông

Phong Vân - /

Chủ Nhật, ngày 7/8/2016 - 06:46

 

VietTimes -- Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển" và "Trung Quốc không sợ chiến tranh".
 

 

tap-tran-hq-5-11-7-2016-vung-bien-dong-d
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: Sina
 

Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa "Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông". Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này.

Trịnh Hạo  nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ.

Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một “nước lớn về biển”. Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa. 

Bất kể về “phần cứng” hay “phần mềm”, việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự “tiến triển rất dài”, bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 - 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển.

 

tau-san-bay-lieu-ninh-trung-quoc-viettim
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc.
 

Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền.

Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều.

Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc.

 

19-21-7-2016mot-su-doan-ko-quan-hdnh-tap
Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.
 

Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là "đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển", bởi vì đây là "cánh cửa lớn" của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền.

Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng.

Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc "không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích".

 

 
h6k-tuan-tra-bai-can-scarboroughdwnews_6
Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều
 

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc "sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa".

Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do "phòng thủ", trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa.

Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ".

Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã "có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận".

Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp.

Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.

 

tap-tran-hq-5-11-7-2016-vung-bien-dong-d
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc.

 

Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào.

Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không.

Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng - mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng "nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh". Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này.

=========================

Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng “tuốt kiếm” ở Biển Đông

 

 

Rất "hảo hán"! Rất xứng đáng là hậu duệ của Lý Quỳ. Hãy cứ tuốt kiếm ra và "chém gió". Chưa đến rằm tháng 9 Việt lịch, thì cứ "chém gió vung xích chó". Lão đây không đánh thuế. Hì.

Thí dụ câu chém gió của chuyên gia Trình Hạo: "Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ". Hì. Trên biển thì làm điếu gì có "nhân dân" mà "chiến tranh nhân dân". Bởi vậy, cứ việc chém gió vung xích chó, lão đây không đánh thuế cho đến giới hạn mà lão quy định. Tuy nhiên, lão Gàn mà chán đời lên thì sẽ cắt giảm thời gian, chứ không bao giờ tăng cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ Bộ trưởng Inada chỉ thị bắn hạ mọi vật thể hướng về Nhật Bản

VietnamPlus

08/08/2016 20:16 GMT+7

 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa.
 

1_77623.jpg

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada. (Nguồn: ABC News)

 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, ngày 8/8 đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa.

Theo hãng tin Kyodo, chỉ thị trên của Bộ trưởng Inada dường như nhằm đảm bảo rằng SDF sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bất kỳ lúc nào do việc sử dụng các bệ phóng di động có thể khiến việc phát hiện Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa gặp khó khăn.

Trong khi đó, theo đài NHK của Nhật Bản, SDF sẽ được đặt trong tình trạng báo động ít nhất 3 tháng và cứ sau 3 tháng, chỉ thị trên của Bộ trưởng Quốc phòng Inada cũng sẽ được xem xét lại. Chỉ thị này không nêu rõ Bình Nhưỡng có đang chuẩn bị phóng tên lửa hay không.

Đến nay, Nhật Bản đã ban hành các chỉ thị tạm thời khi có dấu hiệu Triều Tiên sắp phóng tên lửa, song các chỉ thị đó đã được hủy bỏ sau vụ phóng. Tuy nhiên, do một số vụ phóng khó bị phát hiện, Nhật Bản đã quyết định đặt quân đội ở tình trạng trực chiến trong thời gian dài hơn.

Bà Tomomi Inada được Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản vào ngày 3/8 vừa qua, cùng ngày Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo, bay xa khoảng 250 km và lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, các quan chức nước này bày tỏ lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang che giấu tốt hơn việc chuẩn bị tiến hành các vụ phóng tên lửa.

Quân đội Mỹ cho rằng thực tế Triều Tiên đã phóng đồng thời 2 tên lửa tầm trung Rodong, song 1 tên lửa dường như đã phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng.

Các vụ phóng trên được thực hiện sau khi Bình Nhưỡng đe dọa "dùng vũ lực" để đối phó với quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc và vài tuần trước trước khi Hàn-Mỹ bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận chung quy mô lớn.

Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng một loạt tên lửa nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 vừa qua./.

=========================

Quân đội Mỹ lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc
Dân Việt

07/08/2016 14:07 GMT+7

 

Quân đội Mỹ, Tổng công ty RAND đã chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc khi Bắc Kinh trở nên hung hăng trên Biển Đông hơn sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài.
 

Theo Sputnik, một nghiên cứu của quân đội Mỹ đi vạch ra kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối tuân theo và đã trở nên hung hăng hơn để phản ứng với phán quyết bất lợi do Tòa Trọng tài đưa ra liên quan đến yêu cầu của họ đối với Biển Đông.

Một nghiên cứu mới khác của RAND có tiêu đề: “Chiến tranh với Trung Quốc: Những suy nghĩ không thể tưởng tượng”, cũng đề cập đến kịch bản xảy ra chiến tranh và hậu quả không lường được.

Sự gây hấn của Bắc Kinh đã leo thang sau khi có bài viết trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, kêu gọi cho một cuộc chiến tranh nóng với Úc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Bài báo đã dùng những ngôn từ dọa dẫm như “tấn công hộc máu”… để de dọa Úc. Tờ báo này cũng gọi Canberra là một "con mèo giấy" và thề rằng Úc sẽ "học được bài học của mình" sau khi hỗ trợ phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.

 

1_129497.jpg

 

Bắc Kinh biểu hiện khó chịu với việc Úc, Mỹ và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc và Philippines "tuân thủ phán quyết cuối cùng của tòa án trọng tài ngày 12 tháng 7, có tính ràng buộc pháp lý đối với cả hai bên".

Quan hệ Trung-Úc còn trở nên ảm đảm bởi thực tế Không quân Úc thực hiện bay trên các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Canberra tuyên bố những chuyến bay này là động thái bình thường góp phần duy trì ổn định và an ninh trong khu vực, nhằm đảm bảo tự do cho hoạt động hàng hải và hàng không.

Bắc Kinh lập luận rằng Tòa Trọng tài không có đủ thẩm quyền để xử vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng từ chính quyền Mỹ yêu cầu tuân thủ luật pháp và thực hiện đúng với những nguyên tắc của Công ước luật biển UNCLOS 1982 đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tuyến đường thủy quan trọng ở vùng biển này đối với thương mại thế giới.

Chỉ vài ngày sau khi cảnh báo công dân nước mình rằng cần chuẩn bị một cuộc chiến tranh trên biển để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia”, vào ngày 6.8, Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom, chiến đấu cơ đến Biển Đông với lý do để tuần tra vùng biển này.

=========================

Lão Gàn thì không ưa chiến tranh. Nhưng mọi việc đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một lần nữa lão cần xác định - với sự mong muốn gặp may đúng - rằng: Chưa thể có chiến tranh trước rằm tháng 9 Việt lịch, sau đó thì lão không biết. Một cơ hội cứu vãn rất mỏng manh với xác xuất cực nhỏ có thể xảy ra vào tháng 8 Việt lịch. Nhưng ngay cả cơ hội này cũng có điều kiện tiên quyết.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Tướng quân đội dâng con gái cho cấp trên làm tình nhân

Hoàng Hà |

10/08/2016 21:22

`
Để thăng quan phát tài, Cốc Tuấn Sơn đã dâng con gái cho Từ Tài Hậu và ngồi ngoài cửa đợi trong khi cấp trên “ngấu nghiến” con đẻ của mình.
 

photo-1-1470828177453-26-3-351-640-crop-

Cốc Tuấn Sơn (trái) và Từ Tài Hậu. Ảnh: Internet

Website của tờ "Đông phương nhật báo" (nhật báo có lượng phát hành lớn nhất Hong Kong, Trung Quốc) chiều 10/8 cho hay vào tháng trước, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Lưu Á Châu có bài phát biểu tại Đại học Quốc phòng. Sau đó, toàn văn bài phát biểu vốn chỉ được đăng tải trong mạng nội bộ của quân đội nước này đã bị tiết lộ ra bên ngoài.

Trong bài diễn thuyết được nhiều cơ quan truyền thông bằng tiếng Hoa bên ngoài Trung Quốc đăng tải, tướng Lưu tiết lộ nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu ban đầu là người rất thận trọng và sợ gây ra chuyện, nhưng sau đó dần dần biến chất, trở thành kẻ không còn cốt cách, linh hồn, mất hết nguyên tắc của người đảng viên.

Khi Từ Tài Hậu tới Quân khu Tế Nam làm Chính ủy, Cốc Tuấn Sơn giữ chức Cục trưởng Cục Sản xuất quân khu, kiên trì tới nhà khách xin gặp Từ Tài Hậu, cuối cùng đã làm Từ Tài Hậu mủi lòng.

Sau này, để thăng quan tiến chức, ngoài việc mang ngôi sao ca nhạc, minh tinh màn bạc… cúng tiến cho Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn còn dâng con gái cho cấp trên của mình. Và điều khiến tướng Lưu "kính phục" hơn là trong khi Từ Tài Hậu và con gái mây mưa trong phòng, Cốc Tuấn Sơn vẫn ngồi bên ngoài đợi.

Lần cuối cùng Cốc Tuấn Sơn tới gặp xin Từ Tài hậu giúp, Từ Tài Hậu nói: "Anh đã làm tôi mất hết uy tín trong toàn quân rồi". Khi đó, Cốc Tuấn Sơn chẳng nể mặt nói thẳng: "Anh thì có uy tín gì!" rồi quay gót bỏ đi.

Theo Phoenix Weekly, Cốc Tuấn Sơn là tâm phúc của Từ Tài Hậu tại Tổng cục Hậu cần, làm tới chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, mang quân hàm Trung tướng.

Khi Cốc Tuấn Sơn lọt vào tầm ngắm của Tổng cục Hậu cần và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội hồi đầu năm 2012, thông tin về việc Từ Tài Hậu có liên quan đến một số vụ án tham nhũng đã lan truyền khắp quân đội.

Tháng 3/2014, Trung Quốc bắt đầu điều tra Từ Tài Hậu, 3 tháng sau thì khai trừ Từ Tài Hậu khỏi Đảng Cộng sản rồi tước quân tịch của nhân vật này. Ngày 15/3/2015, Từ Tài Hậu qua đời vì ung thư bàng quang.

Hôm sau, website tờ Quân Giải phóng của Trung Quốc đăng một bài xã luận nói cái chết của Từ Tài Hậu đánh dấu sự kết thúc của một "cuộc đời đáng hổ thẹn và khinh bỉ".

Đối với Cốc Tuấn Sơn, Tân Hoa xã cho hay ngày 10/8/2015, tòa án binh đã tuyên án tử hình, nhưng hoãn thi hành án 2 năm đối với nhân vật này vì phạm tội tham ô, nhận hối lộ, sử dụng ngân sách nhà nước sai mục đích và lạm dụng quyền lực.

theo Báo tin tức

========================

Một sự rệu rã đến tận cùng. Ngài Tập Cận Bình không đủ khả năng để cứu vãn.

Trung Quốc không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Điều này lão cũng đã nói lâu rồi, ngay trong topic này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thời báo Hoàn Cầu nhắc Việt Nam ghi nhớ bài học lịch sử

Hồng Thủy

16:49 11/08/16

 

(GDVN) - Đừng một thế lực nào ảo tưởng Việt Nam sẽ đánh đổi độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc lấy "tình hữu nghị viển vông".

 

Xung quanh việc hãng thông tấn Reuters ngày 10/8 dẫn một số nguồn tin quan chức quốc phòng, ngoại giao phương Tây nói rằng, Việt Nam kéo một số bệ phóng tên lửa ra Trường Sa, Thời báo Hoàn Cầu đã có 2 bài xã luận.

Bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/8 có bài xã luận với tiêu đề: "Kiềm chế là rất quan trọng để tránh cuộc khủng hoảng mới ở Biển Đông", trong đó đưa ra một số thông điệp đến Việt Nam. [1]

 

Người Việt Nam không bao giờ quên bài học lịch sử

Xã luận Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh hôm nay viết:

"Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định thông tin về các bệ phóng tên lửa mà Reuters đề cập là không chính xác. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này chỉ là suy đoán của truyền thông phương Tây.

Vụ kiện trọng tài quốc tế về Biển Đông đã thất bại trong việc tạo ra kết quả như phương Tây mong muốn. Hậu phán quyết, Manila và Bắc Kinh đã khởi động lại các cuộc đàm phán song phương để sửa chữa mối quan hệ đã bị bầm dập.

 

chien_si.jpg Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của Tổ quốc, ảnh minh họa: Internet.

 

Có thể thấy rằng phương Tây sẽ không dễ dàng từ bỏ sử dụng phán quyết trọng tài làm đòn bẩy tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc và thúc đẩy căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Các bên liên quan cần cảnh giác với chiến thuật của phương Tây.

Nếu hoạt động triển khai mới nhất của Việt Nam là nhằm vào Trung Quốc thì đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ ghi nhớ và rút ra một số bài học từ lịch sử."

 

Cá nhân người viết thấy rằng mình cần phải cảm ơn lời nhắc của Thời báo Hoàn Cầu và cũng xin thưa lại với Thời báo Hoàn Cầu, người Việt Nam không bao giờ quên những bài học từ lịch sử với hàng ngàn năm chống chiến tranh xâm lược và âm mưu thôn tính của ngoại bang.

Người Việt Nam đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và hơn ai hết, Việt Nam hiểu giá trị của hòa bình.

Việt Nam nhất quán chủ trương và luôn nỗ lực tìm cách giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng không vì thế mà để bất kỳ ai lấn lướt, áp đặt. Bởi giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh!

Người Việt Nam luôn trân trọng tình hữu nghị và mong muốn chung sống hòa bình với các dân tộc khác trong khu vực, bao gồm dân tộc Trung Hoa.

Nhưng đừng một thế lực nào ảo tưởng Việt Nam sẽ đánh đổi độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc lấy "tình hữu nghị viển vông". [2]

Về thông tin của hãng Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có trả lời chính thức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã bảo lưu quyền tự vệ chính đáng, quyền phòng thủ bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào.

Thời báo Hoàn Cầu khuyến nghị: "Các bên liên quan trong khu vực cần phải cảnh giác với chiến thuật của phương Tây", thì người viết cũng xin lưu ý rằng, mọi thông tin về các động thái diễn biến mới ngoài thực địa Biển Đông lâu nay hầu như đều xuất phát từ Hoa Kỳ với thời điểm, bối cảnh công bố thông tin một cách có tính toán.

Nhận định của Reuters mà xã luận Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại rằng: "Các bệ phóng được cho là có khả năng tấn công đường băng Trung Quốc (xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa) và các tuyến đường thương mại quan trọng trong khu vực" cũng đến từ các học giả phương Tây.

Do đó thiết nghĩ, chính Thời báo Hoàn Cầu và Trung Quốc cũng nên thận trọng khi xem xét các thông tin này.

Còn phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông là của một cơ quan tài phán có thẩm quyền, Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ban hành về việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông.

 

Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và các thành viên UNCLOS 1982 có liên quan đều có nghĩa vụ thi hành. Bản thân Trung Quốc cũng đã có đóng góp nhiều vào việc xây dựng Công ước này, đừng vì những cái lợi bất chính trước mắt mà hất đổ tất cả.

 

Thời báo Hoàn Cầu nói gì với người dân Trung Quốc?

Bản tiếng Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu hôm nay đăng bài: "Xã luận: Tên lửa Việt Nam ra Trường Sa không nên làm Trung Quốc quá phân tâm." [3]

 

da_chu_thap.jpg

Phương Tây đưa thông tin Việt Nam bố trí bệ phóng tên lửa ra Trường Sa, thì cũng chính phương Tây công bố hình ảnh mới nhất về các nhà chứa máy bay chiến đấu Trung Quốc xây dựng ở Chữ Thập. Ảnh: CSIS, Việt hóa nội dung chú thích: Vnexpress.

 

Ngoài ra, mục Quốc tế bản tiếng Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu có bài tổng hợp của phóng viên thường trú báo này từ Việt Nam, Singapore với tiêu đề: "Việt Nam bí mật bố trí tên lửa ở Trường Sa, tầm bắn bao trùm 3 đảo (nhân tạo) Trung Quốc (chiếm đóng bất hợp pháp)". [4]

Nội dung và lời lẽ bài xã luận và bài tổng hợp này trên bản tiếng Trung Quốc khác hẳn với bài xã luận trên phiên bản tiếng Anh.

Khác với thái độ tương đối kiềm chế và chừng mực trong xã luận bản tiếng Anh, bài xã luận bản tiếng Trung Quốc tìm mọi cách chứng minh thông tin của Reuters là thật, rồi vu cho Việt Nam vi phạm DOC.

Vấn đề DOC và quyền phòng thủ chính đáng của Việt Nam ở Trường Sa đã được người viết phân tích nên xin không nhắc lại ở đây. Chỉ xin đưa ra một số nội dung đáng chú ý trong bài xã luận viết cho người Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.

Thời báo Hoàn Cầu viết:

"Hành động của Việt Nam hiển nhiên uy hiếp an toàn các đảo Trung Quốc chiếm đóng, nhưng trong giai đoạn này chúng ta cần làm rõ, áp lực lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đến từ Hoa Kỳ.

 

Bắc Kinh nên cảnh giác với nhất cử nhất động của Hà Nội ở Trường Sa, nhưng chúng ta hiện nay không nên làm nóng cục diện căng thẳng quân sự Trung - Việt ở Trường Sa, tránh đi hướng đối đầu mới, mà nên tập trung chú ý vào thách thức chủ yếu.

Trung Quốc nên tự tin rằng không có bất kỳ bên nào dám có hành động với các đảo (nhân tạo). Biển Đông là một bàn cờ vây, mỗi một con cờ đơn phương của bên nào đó đều không nên xem xét nó một cách độc lập. Cạnh tranh quân sự chỉ là một mặt của vấn đề Biển Đông.

Hơn nữa "chiến trường chủ yếu" ở Biển Đông chưa chắc đã chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý ven Biển Đông. Là một người chơi chính, Trung Quốc cần phải quan sát để ý toàn cục và kiểm soát chặt các trọng điểm.

Mỹ - Việt đều có năng lực uy hiếp an toàn các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở mức độ khác nhau, và cũng đều không dễ dàng sử dụng chúng.

Nhưng uy hiếp của Mỹ có thể chuyển hóa thành các sức mạnh và thủ đoạn khác nhau để gây áp lực lên Trung Quốc, duy trì thái độ với Trung Quốc của chính Mỹ và các đồng minh, gây ra các khó khăn cho Trung Quốc trong thực tế.Còn uy hiếp từ phía Việt Nam thì không mang tính cơ động chiến lược như Hoa Kỳ, mà nó chủ yếu là vấn đề của quan hệ Trung - Việt, nằm trong phạm vi quan hệ chính trị Trung - Việt có thể kiểm soát được.

 

 

 

Ngoài ra, Việt Nam "quân sự hóa" các đảo chỉ càng tạo cớ cho Trung Quốc đẩy mạnh việc bố trí vũ khí khí tài quân sự ra các đảo.

Biển Đông là một khu vực có tác động qua lại giữa các bên nên rất nhiều xu hướng hay động thái chưa chắc đã là chuyện lợi - hại mang tính tuyệt đối với Trung Quốc.

Được hay mất của Trung Quốc cuối cùng quyết định bởi khả năng và chất lượng phản ứng của chúng ta với hành động của các bên.

Khách quan mà nói, bánh răng nhỏ của vấn đề Biển Đông luôn ăn khớp, ngậm chặt bánh răng lớn của lợi ích nước lớn, lợi và hại có thể chuyển hóa cho nhau."

 

Người viết xin không bàn về những bình luận của Thời báo Hoàn Cầu trong bài xã luận và tổng hợp bằng tiếng Trung Quốc xuất bản hôm nay, chỉ xin đưa một số nội dung đáng chú ý để bạn đọc tham khảo.

Qua đó có thể thấy rằng, khi tiếp cận với những thông tin, bình luận về các diễn biến mới trên Biển Đông cần có cái nhìn toàn cục, tỉnh táo và dùng luật pháp quốc tế làm căn cứ để xác định các thông điệp, ý đồ và thủ đoạn của các bên.

Chạy theo những bình luận mang màu sắc cảm xúc, kích động dù từ bất kỳ phía nào thiết nghĩ đều không phải là lựa chọn tốt cho chúng ta, cho lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc cũng như hòa bình, ổn định của khu vực.

Hoa Kỳ hay Trung Quốc đều có lợi ích và mục đích của riêng họ khi đưa ra những thông tin và bình luận về Biển Đông.

Những thông tin và bình luận ấy có lợi hay có hại cho Việt Nam phụ thuộc vào chính cái đầu lạnh và trái tim nóng của mỗi người Việt, bởi không thận trọng là có thể bị đối phương "định hướng" bất cứ lúc nào.

 

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.globaltimes.cn/content/999722.shtml

[2]http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tra-loi-phong-van-bao-chi-nuoc-ngoai/200027.vgp

[3]http://opinion.huanqiu.com/editorial/2016-08/9292218.html

[4]http://world.huanqiu.com/exclusive/2016-08/9292487.html

Hồng Thủy
========================

Thời báo Hoàn Cầu viết:

"Hành động của Việt Nam hiển nhiên uy hiếp an toàn các đảo Trung Quốc chiếm đóng, nhưng trong giai đoạn này chúng ta cần làm rõ, áp lực lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đến từ Hoa Kỳ.

 

 

Đến "giai đoạn này" mới biết "áp lực lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đến từ Hoa Kỳ" à?! Lão đây biết lâu rùi nhá. Biết từ lúc Hoa Kỳ chưa tuyên bố "Không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông" ý nhá.

Điếu mựa! Ngu thì chết. Mà chết chắc cũng chưa hết ngu.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tầm nhìn của sư phụ quả thật...vi diệu. Diễn biến thời cuộc ngày càng giống như sư phụ tiên đoán, chứng tỏ sự hiệu quả của phương pháp tiên tri kết hợp nhuần nhuyễn giữa nắm bắt tình hình thời sự với cảm ứng bói quẻ dựa trên nền tảng tri thức phân tích thông tin ở tầm vĩ mô.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites