Posted 4 Tháng 11, 2016 Ngoại trưởng Kerry: Quan hệ Mỹ-Philippines vẫn vững mạnh dù có bất đồng 05:22 PM - 04/11/2016 Thanh Niên Online Phúc Duy Quan hệ đồng minh lâu năm giữa Mỹ và Philippines vẫn vững chắc dù có nhiều bất đồng gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định ngày 4.11. Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines vẫn vững mạnh dù có nhiều bất đồng gần đây. Reuters Tin liên quan Tổng thống Philippines chứng kiến lễ trao trả 17 ngư dân Việt Nam Bất mãn với Tổng thống Duterte, ông Ramos từ chức đặc phái viên Tổng thống Duterte hứa hạn chế những phát ngôn nặng nề “Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Chúng tôi tiếp tục duy trì cam kết vững chắc đối với chủ quyền, độc lập và an ninh của Philippines”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Đại sứ Mỹ tại Philippines, nhà ngoại giao Mỹ gốc Hàn Quốc Sung Kim. Ông Kerry nhấn mạnh: “Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương của chúng ta, dù còn một số bất đồng". Cũng theo Ngoại trưởng Kerry, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines "được hình thành trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác quân sự sau chiến tranh thế giới lần 2 và được củng cố bằng hiệp ước quốc phòng song phương năm 1951, vẫn tiếp tục duy trì cho đến ngày hôm nay và vững mạnh hơn bao giờ hết". Ngoại trưởng Mỹ, Philippines điện đàm về tuyên bố 'chia tay' Mỹ của ông Duterte Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tin rằng Mỹ và Philippines có thể vượt qua những căng thẳng sau các phát biểu của Tổng thống Rodrigo Duterte Trước đó hồi tháng 10 trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Duterte đã tuyên bố “chia tay” với Mỹ và chấm dứt sự hiện diện của “binh sĩ nước ngoài” đồn trú tại Philippines trong vòng hai năm tới, ám chỉ lính đặc nhiệm Mỹ đang đồn trú ở miền nam Philippines. Sau đó khi trở về Philippines, ông Duterte lại khẳng định sẽ không cắt đứt quan hệ với Mỹ mà chỉ muốn theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập, không phụ thuộc vào Mỹ, bằng việc thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống Duterte cũng từng cáo buộc ông Philip Goldberg, người tiền nhiệm của ông Sung Kim, can dự vào cuộc bầu cử của Philippines. Ngoại trưởng Mỹ ngày 4.11 nói rằng: “Bầu cử dân chủ mang đến sự thay đổi, chúng ta phải nhận thức và điều chỉnh trước sự thay đổi”. Phúc Duy =============== Bởi vậy, ngày trước, khi ngài TT Phi Luật Tân thở ra vài điều sặc mùi xì dầu, cụ Nguyễn Minh Thuyết lấy làm tiếc. Lúc đó, ngay trên topic này, lão lại chẳng lấy gì làm lạ. Đến nay, quan hệ Mỹ Phi vẫn vững chắc thì lão cũng chẳng lấy gì làm lạ. Làm xiếc cả. Nhưng thui. "Thiên cơ khả dĩ lậu tì tì...". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2016 Để tử cho là ngài Duterte này cũng chỉ là dùng chiêu của Tầu là: "Nói một đằng và làm một nẻo" thôi, nhưng có tí nâng cao là đánh bóng và gây sốt thì nâng lên một tầm cao mới ạ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 11, 2016 “Hầu vương” Trung Quốc đoán Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ Thứ sáu, 04/11/2016 - 21:19 Dân trí Một chú khỉ Trung Quốc được mệnh danh là “vua của các nhà tiên tri” đã dự đoán ứng viên đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump sẽ đắc cử tổng thống, hãng tin Guardian dẫn thông báo từ công viên du lịch sinh thái Trung Quốc cho biết. >> Giáo sư đoán đúng 5 kỳ bầu cử tổng thống Mỹ nói Trump sẽ đắc cử >> Trump vạch kế hoạch cho 100 ngày đầu nếu đắc cử >> 10 lý do Donald Trump vẫn có thể đắc cử tổng thống Mỹ "Hầu vương" Trung Quốc đoán ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. (Ảnh: AFP) Theo thông báo phát đi hôm qua 3/11 của công viên du lịch sinh thái Thập Yến thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, chú khỉ Geda được mệnh danh là “hầu vương” đã được lựa chọn một trong 2 hình nộm bằng bìa cứng của 2 ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton. Sau một hồi suy nghĩ, Geda đã lựa chọn hình ông Trump và đã “chúc mừng” ông Trump bằng một cái hôn lên tấm bìa cứng. Được biết, chú khỉ 5 tuổi này từng đoán đúng kết quả chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2016). Khi đó, Geda được lựa chọn giữa 2 lá cờ Pháp và Bồ Đào Nha đều có đặt chuối ở trên. Chú khỉ này đã lựa chọn lá cờ Bồ Đào Nha và thực tế sau đó Bồ Đào Nhà đã chiến thắng chung cuộc với tỷ số 1-0. Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang bước vào những ngày cuối cùng, tuy nhiên càng ngày cuộc bầu cử này càng trở nên khó đoán. Nếu trước kia, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton được cho là nắm chắc phần thắng, thì đến nay cơ hội đó trở nên mong manh hơn cùng với những tiến triển bất ngờ trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Theo khảo sát của các hãng truyền thông, nếu cách đây khoảng 1 tuần, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton dẫn trước ông Trump với điểm cách biệt 2 con số thì giờ đây chênh lệch thu hẹp còn khoảng từ 3-7 điểm tùy từng khảo sát khác nhau. Minh Phương Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 11, 2016 Anh đại Trung bất ngờ thắng cử. Quý bà Cá Linh thua trong sững sờ. Cộng Hòa có truyền thống hiếu chiến hơn Dân chủ. Chuẩn bị cho chiến tranh thôi 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 11, 2016 Anh đại Trung bất ngờ thắng cử. Quý bà Cá Linh thua trong sững sờ. Cộng Hòa có truyền thống hiếu chiến hơn Dân chủ. Chuẩn bị cho chiến tranh thôi Chưa chắc chiến tranh đâu. Nhưng cũng để lão suy ngẫm xem. Chưa có ý kiến gì lúc này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 11, 2016 Đệ tử cho rằng với việc Đảng cộng hòa có thể tự quyết ở lưỡng viện + với thái độ của Trump với TQ là rất rõ ràng và tương đối chuẩn với hiện trạng hiện nay thì Tầu sẽ gặp rất nhiều sức ép về cả Kinh tế, Ngoại giao và Quân sự. Thêm sự độc tài, lì lợm và trơ trẽn của họ Tập nữa thì thế đối đầu gay gắt là không thể tránh khỏi. Còn canh bạc cuối cùng như thế nào thì đệ tử không đủ trình để phát biểu ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2016 Nga nói chính sách đối ngoại của ông Trump và ông Putin “giống nhau đến kinh ngạc” Thứ sáu, 11/11/2016 - 07:19 Dân trí Điện Kremlin ngày 10/11 cho biết cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump “giống đến kinh ngạc” cách tiếp cận của Tổng thống Vladimir Putin, theo đó Moscow hy vọng rằng quan hệ Nga - Mỹ có thể được cải thiện dần dưới nhiệm kỳ của ông Trump. >> Vì sao Nga đặc biệt quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016? Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty) Phát biểu tại New York, Mỹ hôm qua 10/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông nhìn thấy sự tương đồng khó tin giữa các ý tưởng về chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin. Ông Peskov cho rằng đây là nền tảng vững chắc để bắt đầu cuộc đối thoại có ý nghĩa giữa Moscow và Washington. “Họ (Putin và Trump) đặt ra những nguyên tắc về chính sách đối ngoại tương đồng và điều đó thật đáng ngạc nhiên”, Reuters dẫn lời ông Peskov nói. Theo ông Peskov, bài phát biểu chiến thắng của ông Trump có nhiều đoạn giống với bài phát biểu của Tổng thống Putin tại miền nam nước Nga hồi tháng trước. Theo đó, cả hai đều chủ trương đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và tuyên bố sẵn sàng thắt chặt quan hệ với những nước có mong muốn tương tự. Quan hệ Nga - Mỹ thời gian qua vẫn ở trong tình trạng căng thẳng, liên quan đến những bất đồng về các vấn đề Syria, Ukraine và NATO. Ông Peskov nhận định phải mất nhiều thời gian nữa trước khi hai nước có thể đạt đến tầm cao trong quan hệ song phương. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin sẵn sàng mềm dẻo trong việc hàn gắn những mối quan hệ mà ông muốn cải thiện, song điều này cũng chỉ có giới hạn và Moscow cần sự có đi có lại từ phía Washington. Trước đó, phát biểu trong lễ chào mừng các tân đại sứ nước ngoài tại Điện Kremlin hôm 9/11, Tổng thống Nga đã chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump và hy vọng khắc phục toàn diện quan hệ song phương với Mỹ. “Con đường này không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi sẵn sàng làm tốt vai trò của mình và làm mọi việc để đưa quan hệ Nga - Mỹ phát triển ổn định. Việc này tốt cho người dân hai nước cũng như tác động tích cực đến các vấn đề đối ngoại toàn cầu”, ông Putin nhấn mạnh. Tổng thống Putin cũng là một trong số các lãnh đạo đầu tiên trên thế giới gửi lời chúc mừng tới tân Tổng thống đắc cử Donald Trump sau khi chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Mỹ được công bố. Trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhà lãnh đạo Nga cũng được cho là ủng hộ tỷ phú này. Thành Đạt Tổng hợp ===================== Cuối cùng là ngài Trumf đắc cử. Lão Gàn ủng hộ lệnh bà Clinton đến trưa ngày mùng 7/ 10 Bính Thân Việt lịch và thay đổi thái độ ủng hộ ngài Trumf, sau khi có thông tin chính xác. Nói chung, lão bày tỏ sự hoan hỉ vì tính thân thiện của hai siêu cường Nga Mỹ sẽ xuất hiện dưới thời ngài Trumf. Nếu không sẽ rất khó giải quyết vấn đề biển Đông.Giải pháp của ngài Trumf với nước Nga, khả thi hơn giải pháp triệt để với nước Nga. Triệt để với nước Nga của ngài Putin, sẽ khó khăn và thời gian kéo dài. Điều này sẽ bất lợi trong các vấn đề biển Đông, "Mèo trắng, mèo đen đều được. Miễn bắt chuột". Hi . Ngài Đặng Tiểu Bình bảo thế. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2016 Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá. Vậy ta phải làm gì đây? Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết: Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.” Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.” Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.” Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn. Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016. http://nghiencuuquocte.org/2016/07/20/trump-day-la-cach-my-cung-ran-voi-trung-quoc/ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 11, 2016 Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá. Vậy ta phải làm gì đây? Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết: Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.” Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.” Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.” Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn. Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016. http://nghiencuuquocte.org/2016/07/20/trump-day-la-cach-my-cung-ran-voi-trung-quoc/ Hàng của Trung Quốc rẻ đến mức độ thế này nhá! Nếu bạn ra phố Hàng Mã Hanoi và đặt làm vài trăm cái xe gắn máy bằng giấy để đốt xuống Âm phủ. Mà yêu cầu làm bề ngoài đúng như thật và giống thật (Những thợ mã lành nghề của Việt Nam đã từng làm những chiếc xe như vậy) - thì - thưa các bạn: đã có thời gian, những chiếc xe hàng mã đó, đắt hơn cả xe thật của Trung Quốc. Đã có lần, tôi hơi ngạc nhiên, vì sao các đại gia không mua luôn cái xe gắn máy của Trung Quốc về đốt cho nó rẻ, lại đặt thợ mã làm để làm gì? Tôi đã ít nhất một lần phát biểu ngay trong topic này: Đây là một thủ pháp chính trị, hơn là sự cạnh tranh thuần túy. Ngày Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của VN, lão muốn điên cái đầu. Nhưng lão thở ra khoan khoái, khi biết thế nào Hoa Kỳ cũng phải can thiệp vào biển Đông và Châu Á nói chung, vì chính quyền lợi của họ (Xem "Việt sử và vấn đề biển Đông"). Trong qúa trình diễn biến, lão rất lo ngại nước Nga của ngài Putin bắt tay với Tàu. Nhưng nay thì không! Sai lầm nghiêm trọng của Tàu bắt đầu từ khi họ thò cái kéo, cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Bây giờ lão có thể yên tâm viết sách được rùi. Ka. Ka. Ka. PS: Trước đây vì thiếu thông tin, lão ủng hộ bà Clinton. Nhưng khi được biết đầy đủ thông tin, lão kịp ủng hộ ông Trum vào phút chót: Chỉ còn 1, 5 ngày trước ngày bầu cử Hoa Kỳ. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2016 Chủ tịch Trung Quốc điện đàm với ông Trump: 'Hợp tác là lựa chọn duy nhất' 02:10 PM - 14/11/2016 Thanh Niên Online Phúc Duy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh với Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump rằng hợp tác là sự lựa chọn duy nhất đối với Trung Quốc và MỹReuters Trong cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump ngày 14.11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng hợp tác là sự lựa chọn duy nhất cho mối quan hệ hai nước. “Thực tế chứng minh hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất dành cho Trung Quốc và Mỹ. Hai bên phải tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế hai nước và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực”, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Tập nói với ông Trump trong cuộc điện đàm, theo Reuters. Về phần mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói ông sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nhằm tăng cường sự hợp tác Mỹ - Trung Quốc, đồng thời tin rằng mối quan hệ hai bên “chắc chắn sẽ đạt đến sự phát triển cao hơn”, theo CCTV. Hai lãnh đạo cũng đã trao đổi về các vấn đề mà cả hai nước quan tâm, đồng thời nhất trí sẽ sớm có cuộc gặp gỡ trực tiếp, CCTV cho hay. “Trong cuộc điện đàm tối ngày 13.11 (theo giờ Mỹ), hai lãnh đạo đã thiết lập sự tôn trọng lẫn nhau” và Tổng thống đắc cử Trump tin rằng ông và Chủ tịch Tập sẽ thiết lập mối quan hệ vững chắc giữa hai nước, Reuters dẫn lại thông cáo của ban chuyển giao quyền lực của ông Trump. Ban chuyển giao quyền lực của ông Trump cho hay ông Trump cũng gửi lời cảm ơn ông Tập đã chúc mừng sau khi giành chiến thắng trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8.11. Ông Tập có cuộc điện đàm với ông Trump sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 13.11 nói trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ: “Chúng tôi muốn cải thiện mối quan hệ với Mỹ dưới thời chính phủ của Tổng thống Trump. Chúng tôi sẵn sàng cải thiện mối quan hệ với Mỹ thông qua sự hiểu biết lẫn nhau”, theo AFP. Ông Trump sẽ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc? Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề thương mại, chỉ trích những thỏa thuận thương mại với Trung Quốc làm giảm sức mạnh nền kinh tế và nền sản xuất của Mỹ. Ông Trump còn cáo buộc Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu phi pháp, thao túng tiền tệ và trộm cắp tài sản trí tuệ. Một trong số những biện pháp cứng rắn mà ông Trump tuyên bố là đánh thuế cao hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ đến 45% nhằm giải quyết sự mất cân bằng cán cân thương mại Mỹ-Trung Quốc. Ông Trump còn nói sẽ tuyên bố Trung Quốc là “quốc gia thao túng tiền tệ” trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng. Ông Trump từng tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại Reuters Tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 13.11 đã đăng bài xã luận “Liệu Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc?”. “Khi được phóng viên Bloomberg hỏi liệu Tổng thống đắc cử sẽ chính thức tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, bà Judy Shelton, cố vấn kinh tế của ông Trump, khẳng định ông Trump là người nói đi đôi với làm”, theo phần mở đầu của bài xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo. Bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo kết luận rằng: “Nếu ông Trump phá vỡ thương mại Trung Quốc-Mỹ, nhiều ngành công nghiệp Mỹ sẽ suy yếu. Cuối cùng tân tổng thống Mỹ sẽ bị lên án vì sự bất cẩn, thiếu năng lực này và gánh chịu mọi hậu quả. Chúng tôi tình nghi viễn cảnh cuộc chiến thương mại chỉ là cái bẫy do truyền thông Mỹ sắp đặt để khiến tân tổng thống phải mắc sai lầm”. Nhưng xét về mặt chiến lược, các nhà nghiên cứu Trung Quốc lại “có đồng quan điểm cho rằng Donald Trump là tốt hơn hơn cho Trung Quốc”, ông Paul Haenle, giám đốc một trung tâm nghiên cứu chính sách tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) nhận định, theo đài CBS (Mỹ). tin liên quan Ông Trump khẳng định chỉ nhận lương tổng thống 1 USD/năm Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump ngày 13.11 khẳng định ông sẽ không nhận mức lương 400.000 USD/năm (8,9 tỉ đồng) mà chỉ nhận tượng trưng 1 USD/năm cho đúng luật. Trước đó, CCTV hôm 9.11 đưa tin Chủ tịch Tập đã gửi lời chúc mừng đến ông Trump sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 8.11. Ông Tập cũng đã bày tỏ mong muốn làm việc với ông Trump để cải thiện mối quan hệ hai bên bằng biện pháp tích cực “mang tính xây dựng”, tránh xung đột và đối đầu, theo CCTV. Ông Tập cho biết thêm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chia sẻ những lợi ích chung và “gánh trên vai trọng trách đảm bảo hòa bình thế giới”. Phúc Duy ========================= Về lý thuyết, ngài Trumf sẽ hợp tác với Trung Quốc. Nhưng nội dung hợp tác sẽ thay đổi. Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 11, 2016 Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ 11:00 AM - 14/11/2016 Thanh Niên Online Thu Thảo Chiến thắng của ông Donald Trump dường như là thiệt hại cho Trung Quốc. Song liệu thực tế có phải thế? Bài viết của nhà báo hãng tin Bloomberg Michael Schuman sống ở Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ gợi ý câu trả lời giúp bạn. Chiến thắng lớn của ông Donald Trump có thể là thiệt hại to dành cho Trung Quốc. Sau khi dành phần lớn chiến dịch vận động tranh cử để gọi Trung Quốc là lừa đảo, cướp việc làm của Mỹ, việc ông Trump đắc cử tổng thống gần như chắc chắn đồng nghĩa với chuyện Washington sẽ cứng rắn hơn nhiều trước vấn đề thương mại, tiền tệ và những vấn đề kinh tế gây tranh cãi khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì sự bùng phát chủ nghĩa dân tộc mà ông ấy gợi mở cuối cùng phục vụ lợi ích kinh tế Trung Quốc, không phải Mỹ. Hẳn nhiên ông Trump sẽ gây ra một số xáo trộn trong ngắn hạn. Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Mỹ đến nay là quan trọng nhất vì Đại lục cần khách Mỹ mua hàng xuất khẩu, cần đầu tư và công nghệ Mỹ để nâng cấp ngành công nghiệp. Những gì ông Trump đã đe dọa, gồm chuyện tăng thuế, tái đàm phán hiệp định thương mại và gán cho Trung Quốc cái danh “thao túng tiền tệ”, có thể là đòn giáng mạnh vào tăng trưởng của quốc gia châu Á khi nước này chật vật với núi nợ, chuyện dư thừa công suất và xuất khẩu trì trệ. Bài viết dưới đây là nhận định của Giáo sư Eswar Prasad thuộc trường Dyson ở Đại học Cornell. Ông là hội viên thâm niên tại Viện Brookings và là tác giả quyển sách Đồng tiền thắng cuộc: Sự nổi lên của nhân dân tệ. Dù vậy, các chính sách của ông Donald Trump cuối cùng sẽ tốt cho lợi ích Đại lục, vì trên thực tế, một Trung Quốc mà ông gán mác “đánh cắp” công ăn việc làm với nhiều động thái thiếu công bằng và lao động giá rẻ chẳng còn tồn tại. Trung Quốc ngày nay không còn quan tâm đến dây chuyền may quần jean hay lắp ráp iPhone. Với giá cả leo cao, Trung Quốc đang mất nhiều việc làm đến các nước đang phát triển khác, và đến Mỹ. Trung Quốc mới này có mục tiêu lớn hơn, mạnh mẽ hơn - điều mà dường như ông Trump không hiểu. Thay vì đứng ở vị trí công xưởng thế giới, tung ra những mặt hàng giá rẻ cho Wal-Mart Store, Trung Quốc có ý định tạo ra những nhà vô địch quốc gia để cạnh tranh, thậm chí thay thế Mỹ. Giới lãnh đạo Đại lục muốn khách hàng Mỹ mua smartphone Trung Quốc chạy bằng hệ điều hành Trung Quốc, thay vì khách hàng Trung Quốc mua sản phẩm của Apple. Chính phủ quốc gia Đông Á hỗ trợ kế hoạch trên bằng các khoản trợ cấp và những biện pháp hậu thuẫn khác cho giới doanh nghiệp Đại lục đang phát triển công nghệ, sản phẩm mới, từ xe điện đến chất bán dẫn. Chiến lược công nghiệp quốc gia có tên “Made in China 2025” được thiết kế để thúc đẩy sản xuất tàu công nghệ cao, thiết bị y tế, người máy và nhiều thiết bị tiên tiến khác. Chính quyền địa phương chi tiền cho các doanh nghiệp vừa chớm nở. Người nước ngoài không được hưởng lợi. Nhiều doanh nghiệp quốc tế cho rằng chính phủ và môi trường kinh doanh Trung Quốc đang trở nên ít thân thiện hơn. Họ than phiền về nhiều vụ điều tra quy định bí ẩn, tệ quan liêu và rào cản đầu tư cản trở doanh nghiệp. Chính sách của ông Trump sẽ cho Trung Quốc cái cớ để củng cố các biện pháp này. Thị trường Đại lục trở nên quan trọng với các doanh nghiệp Mỹ, từ Starbucks cho đến Boeing. Nếu Đại lục đóng cửa thêm thị trường nội địa vốn có người tiêu dùng ngày càng giàu và đang phát triển, doanh thu cùng lợi nhuận công ty Mỹ sẽ giảm, số lượng công ăn việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra ở quê nhà cũng đi xuống. Trung Quốc muốn vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liệu điều này có khả thi trong một thập kỷ tới hay không? Bài viết này sẽ cho bạn lời giải. Quan điểm chống thương mại của Trung Quốc cũng cho phép Đại lục mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình ở châu Á. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng chết với nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Cùng với nó, cơ hội củng cố sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á quan trọng về mặt kinh tế, chuyện tăng áp lực buộc Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại do Mỹ thiết kế cũng chết. Việc này mở đường cho Trung Quốc thúc đẩy các hiệp định thương mại toàn châu Á của chính họ. Như nhà kinh tế trưởng châu Á Mark Williams của hãng nghiên cứu Capital Economics viết trong báo cáo ngày 9.11: “Nếu Mỹ bớt tương tác với châu Á, Bắc Kinh sẽ có cơ hội định hình hội nhập chính trị, kinh tế khu vực theo cách riêng của nước này”. Công bằng mà nói, ông Trump có lý do chính đáng để khắt khe với Trung Quốc. Sự tiến bộ của Đại lục trong lời hứa cải cách “mở cửa” không đáng kể. Vấn đề trong cách tiếp cận của ông Trump là ông đang chiến đấu với cuộc chiến của ngày hôm qua, với các ngành công nghiệp và việc làm của ngày hôm qua trong khi hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và việc làm của ngày hôm nay ở Trung Quốc. Thay vì đưa Trung Quốc đi xuống, ông sẽ giúp nước này cạnh tranh với doanh nghiệp Mỹ trong tương lai. Ông Donald Trump từng nói giới lãnh đạo Trung Quốc thông minh hơn Mỹ. Về điểm này, ông ấy đúng. Thu Thảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 11, 2016 Tổng thống Obama - "đại sứ" đầu tiên của ông Trump Thứ ba, 15/11/2016 - 21:34 Chia sẻ Dân trí Với chuyến công du cuối cùng diễn ra ngay sau chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 8/11, Tổng thống Barack Obama đã vô tình trở thành vị đại sứ đầu tiên mang thông điệp nhằm trấn an các đồng minh. >> Ông Obama trấn an đồng minh về chính sách của ông Trump với NATO >> Tổng thống Obama kêu gọi người Mỹ cho ông Trump một cơ hội >> Ông Obama và Trump bàn chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Ảnh: Reuters) Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 14/11 đã bắt đầu chuyến công du nước ngoài cuối cùng tới Hy Lạp, Đức và Peru. Trong chuyến đi kéo dài 6 ngày này, Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là phải tìm cách trấn an các đồng minh và đối tác sau chiến thắng bất ngờ của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu của Mỹ dưới thời chính quyền mới. Nhiệm vụ của Tổng thống Obama hiện giờ là giải thích với các nhà lãnh đạo thế giới để họ tin vào sự lãnh đạo của ông Trump trong thời gian tới và rằng chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn khá ổn định bất chấp những thay đổi trong chính quyền. Dự kiến, ông Obama sẽ nhóm họp với lãnh đạo châu Âu ở Berlin vào ngày 18/11 và tiếp đến là với lãnh đạo Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương ở Peru vào cuối tuần này. Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng diễn ra ngay trước chuyến công du, ông Obama cũng khẳng định: "Trong buổi nói chuyện của tôi với tổng thống mới đắc cử, ông ấy thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới việc duy trì những mối quan hệ đối tác chính của Mỹ, bởi vậy một trong những thông điệp tôi có thể truyền tải đó là cam kết của tổng thống mới đắc cử đối với NATO và các đồng minh trong khối. Mỹ cam kết tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ với NATO và mối quan hệ này không chỉ tốt cho châu Âu mà còn tốt cho nước Mỹ, liên minh này là quan trọng đối với thế giới”. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã chỉ trích các đồng minh NATO dựa vào Mỹ, buộc Washington phải gánh phần lớn các khoản chi ngân sách cho an ninh quốc phòng, và nếu ông đắc cử, Mỹ sẽ không đóng góp ngân sách cho NATO như hiện tại. Và như vậy, với những nỗ lực ngoại giao trong những tháng cuối nhiệm kỳ này, Tổng thống Obama vô tình trở thành vị "đại sứ" đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Minh Phương Tổng hợp =================== Bởi vậy, chơi với Hoa Kỳ là phải có ký. Khi đã ký thì dù tổng thống nào của Hoa Kỳ cũng không thể phủ nhận người đại diện quốc gia đã ký trước đó. Thực ra NATO cũng ko cần lo lắng lắm, khi về cơ bản họ đã có những hiệp định đã ký với Hoa Kỳ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 11, 2016 Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ 11:00 AM - 14/11/2016 Thanh Niên Online Thu Thảo Chiến thắng của ông Donald Trump dường như là thiệt hại cho Trung Quốc. Song liệu thực tế có phải thế? Bài viết của nhà báo hãng tin Bloomberg Michael Schuman sống ở Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ gợi ý câu trả lời giúp bạn. Chiến thắng lớn của ông Donald Trump có thể là thiệt hại to dành cho Trung Quốc. Sau khi dành phần lớn chiến dịch vận động tranh cử để gọi Trung Quốc là lừa đảo, cướp việc làm của Mỹ, việc ông Trump đắc cử tổng thống gần như chắc chắn đồng nghĩa với chuyện Washington sẽ cứng rắn hơn nhiều trước vấn đề thương mại, tiền tệ và những vấn đề kinh tế gây tranh cãi khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì sự bùng phát chủ nghĩa dân tộc mà ông ấy gợi mở cuối cùng phục vụ lợi ích kinh tế Trung Quốc, không phải Mỹ. Hẳn nhiên ông Trump sẽ gây ra một số xáo trộn trong ngắn hạn. Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Mỹ đến nay là quan trọng nhất vì Đại lục cần khách Mỹ mua hàng xuất khẩu, cần đầu tư và công nghệ Mỹ để nâng cấp ngành công nghiệp. Những gì ông Trump đã đe dọa, gồm chuyện tăng thuế, tái đàm phán hiệp định thương mại và gán cho Trung Quốc cái danh “thao túng tiền tệ”, có thể là đòn giáng mạnh vào tăng trưởng của quốc gia châu Á khi nước này chật vật với núi nợ, chuyện dư thừa công suất và xuất khẩu trì trệ. Bài viết dưới đây là nhận định của Giáo sư Eswar Prasad thuộc trường Dyson ở Đại học Cornell. Ông là hội viên thâm niên tại Viện Brookings và là tác giả quyển sách Đồng tiền thắng cuộc: Sự nổi lên của nhân dân tệ. Dù vậy, các chính sách của ông Donald Trump cuối cùng sẽ tốt cho lợi ích Đại lục, vì trên thực tế, một Trung Quốc mà ông gán mác “đánh cắp” công ăn việc làm với nhiều động thái thiếu công bằng và lao động giá rẻ chẳng còn tồn tại. Trung Quốc ngày nay không còn quan tâm đến dây chuyền may quần jean hay lắp ráp iPhone. Với giá cả leo cao, Trung Quốc đang mất nhiều việc làm đến các nước đang phát triển khác, và đến Mỹ. Trung Quốc mới này có mục tiêu lớn hơn, mạnh mẽ hơn - điều mà dường như ông Trump không hiểu. Thay vì đứng ở vị trí công xưởng thế giới, tung ra những mặt hàng giá rẻ cho Wal-Mart Store, Trung Quốc có ý định tạo ra những nhà vô địch quốc gia để cạnh tranh, thậm chí thay thế Mỹ. Giới lãnh đạo Đại lục muốn khách hàng Mỹ mua smartphone Trung Quốc chạy bằng hệ điều hành Trung Quốc, thay vì khách hàng Trung Quốc mua sản phẩm của Apple. Chính phủ quốc gia Đông Á hỗ trợ kế hoạch trên bằng các khoản trợ cấp và những biện pháp hậu thuẫn khác cho giới doanh nghiệp Đại lục đang phát triển công nghệ, sản phẩm mới, từ xe điện đến chất bán dẫn. Chiến lược công nghiệp quốc gia có tên “Made in China 2025” được thiết kế để thúc đẩy sản xuất tàu công nghệ cao, thiết bị y tế, người máy và nhiều thiết bị tiên tiến khác. Chính quyền địa phương chi tiền cho các doanh nghiệp vừa chớm nở. Người nước ngoài không được hưởng lợi. Nhiều doanh nghiệp quốc tế cho rằng chính phủ và môi trường kinh doanh Trung Quốc đang trở nên ít thân thiện hơn. Họ than phiền về nhiều vụ điều tra quy định bí ẩn, tệ quan liêu và rào cản đầu tư cản trở doanh nghiệp. Chính sách của ông Trump sẽ cho Trung Quốc cái cớ để củng cố các biện pháp này. Thị trường Đại lục trở nên quan trọng với các doanh nghiệp Mỹ, từ Starbucks cho đến Boeing. Nếu Đại lục đóng cửa thêm thị trường nội địa vốn có người tiêu dùng ngày càng giàu và đang phát triển, doanh thu cùng lợi nhuận công ty Mỹ sẽ giảm, số lượng công ăn việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra ở quê nhà cũng đi xuống. Trung Quốc muốn vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liệu điều này có khả thi trong một thập kỷ tới hay không? Bài viết này sẽ cho bạn lời giải. Quan điểm chống thương mại của Trung Quốc cũng cho phép Đại lục mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình ở châu Á. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng chết với nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Cùng với nó, cơ hội củng cố sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á quan trọng về mặt kinh tế, chuyện tăng áp lực buộc Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại do Mỹ thiết kế cũng chết. Việc này mở đường cho Trung Quốc thúc đẩy các hiệp định thương mại toàn châu Á của chính họ. Như nhà kinh tế trưởng châu Á Mark Williams của hãng nghiên cứu Capital Economics viết trong báo cáo ngày 9.11: “Nếu Mỹ bớt tương tác với châu Á, Bắc Kinh sẽ có cơ hội định hình hội nhập chính trị, kinh tế khu vực theo cách riêng của nước này”. Công bằng mà nói, ông Trump có lý do chính đáng để khắt khe với Trung Quốc. Sự tiến bộ của Đại lục trong lời hứa cải cách “mở cửa” không đáng kể. Vấn đề trong cách tiếp cận của ông Trump là ông đang chiến đấu với cuộc chiến của ngày hôm qua, với các ngành công nghiệp và việc làm của ngày hôm qua trong khi hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và việc làm của ngày hôm nay ở Trung Quốc. Thay vì đưa Trung Quốc đi xuống, ông sẽ giúp nước này cạnh tranh với doanh nghiệp Mỹ trong tương lai. Ông Donald Trump từng nói giới lãnh đạo Trung Quốc thông minh hơn Mỹ. Về điểm này, ông ấy đúng. Thu Thảo Bài viết rất chủ quan duy ý chí. Sự thật sẽ không diễn biến như họ nghĩ. Ngài Obama coi TTP là chiến lược kinh tế để cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Nhưng ngài Trumf không cần điều đó. Hy vọng những ai quan tâm đến topic này, đừng cho rằng lão quay ngoắt 180 độ ủng hộ ngài Trumf khi đắc cử tổng thống. Lão đã thay đổi thái độ và ủng hộ ngài Trumf vào phút chót trước bầu cử chỉ 1 ngày. Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2016 Mỹ tái khẳng định duy trì cam kết với đồng minh châu Á Mỹ tái khẳng định duy trì cam kết với các đồng minh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giữ quan hệ quân sự với đối tác luôn mạnh mẽ. Đô đốc Harry Harris. Ảnh: AP. "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết kiên định với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương", Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, phát biểu ngày 15/11 tại một sự kiện do tờ Defense One tổ chức. Theo ông Harris, "giá trị của việc Mỹ hoạt động ở khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương đã được chứng minh qua nhiều thập kỷ". Ông Harris đưa ra bình luận trên vào thời điểm chính sách đối ngoại không rõ ràng của tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump khiến nhiều nước đồng minh lo ngại. Trump từng yêu cầu Nhật Bản đóng góp nhiều hơn để duy trì lực lượng Mỹ tại quốc đảo, khiến Tokyo lo ngại có rạn nứt trong liên minh với Washington. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến gặp Trump ở New York trong tuần này. Những nước đồng minh khác cũng muốn thấy rõ hướng đi Trump sắp chọn do bình luận ông đưa ra khi tranh cử mâu thuẫn với các chính sách đã có từ lâu của Mỹ. Đô đốc Harris còn cho biết ông quan ngại trước một số tuyên bố từ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhưng chúng không ảnh hưởng đến quan hệ quân sự song phương. Ông Duterte tăng cường chỉ trích Mỹ sau khi Washington bày tỏ quan ngại về chiến dịch trấn áp ma túy mà Manila đang triển khai. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định liên minh an ninh với Mỹ không bị hủy hoại. Tuy nhiên, hai bên sẽ dừng các cuộc tập trận chung thường niên gồm tập trận hải quân CARAT và đổ bộ Phiblex. Như Tâm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2016 TQ vội trấn an dân vì Trump-Putin "thân nhau ra mặt": Nga không dám hy sinh Bắc Kinh Hải Võ | 16/11/2016 19:37 Hôm 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Tối cùng ngày, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Putin cũng gọi điện cho ông Trump. (Ảnh minh họa) Kremlin tiết lộ, Putin và Trump cùng thừa nhận quan hệ Nga-Mỹ đang ở tình trạng "hết sức không lý tưởng". Hai ông đồng ý thúc đẩy quan hệ đối tác mang tính xây dựng và đối thoại, bao gồm hợp tác chống khủng bố, trên cơ sở tôn trọng, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; đồng thời nhấn mạnh tạo dựng nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại hai chiều. Về phía Mỹ, đại diện của ông Trump hé lộ thông tin một cách thận trọng hơn, nhưng cũng xác nhận Tổng thống đắc cử "rất kỳ vọng cùng nước Nga và nhân dân Nga duy trì quan hệ ổn định lâu dài". Trong giai đoạn tranh cử, Trump nhiều lần chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama và ca ngợi năng lực lãnh đạo của Tổng thống Nga. Trong khi đó, ông Putin mô tả Trump như một "nhân vật xuất sắc và đầy tài trí". Giới quan sát quốc tế phổ biến tin rằng quan hệ Nga-Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ của Trump, bởi bên cạnh những phát ngôn thiện chí của hai bên còn có nhận định: Thứ nhất là chính quyền Obama đã đi quá xa trong thế đối đầu với Nga, xu thế tiếp theo nhiều khả năng là xoa dịu tình hình. Thứ hai, Trump thể hiện tương đối rõ ưu tiên dành cho chính sách đối nội. Quan hệ nước lớn hòa dịu sẽ giúp ông giảm bớt tác động từ các thế lực bên ngoài. Ông Tập Cận Bình (trái) gọi điện cho ông Trump cùng ngày với ông Putin. (Ảnh: Getty Images) Quan hệ Nga-Trung thời Donald Trump Trong trật tự thế giới thế kỷ 21, Nga-Mỹ-Trung Quốc đang trở thành "thế chân vạc" của quan hệ quốc tế. Nói cách khác, quan hệ Nga-Mỹ cải thiện đến mức độ nào, từ đó tạo ra ảnh hưởng ra sao lên quan hệ Nga-Trung, vốn trở nên mật thiết rõ rệt trong 2 năm trở lại đây, là vấn đề khiến dư luận Trung Quốc lo ngại khi Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền. Trong bài phân tích sáng 16/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu, thuộc chủ quản của báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, trấn an dư luận trong nước rằng nỗ lực vãn hồi quan hệ của Moscow và Washington sẽ không gây thiệt hại cho lợi ích Trung Quốc do xuất phát điểm của Nga-Mỹ "không nhằm vào Trung Quốc". Nga-Trung xích lại gần nhau là hệ quả của một loạt nhân tố thúc đẩy và đến nay được cho là đã giúp hai nước ổn định lợi ích chiến lược. Hoàn Cầu khẳng định giá trị quan hệ hợp tác song phương đối với Moscow "hoàn toàn tích cực", Bắc Kinh "không buộc Nga phải đánh đổi bằng cái giá đặc biệt nào đó", vì vậy "không tồn tại việc Nga hy sinh quan hệ với Trung Quốc để phát triển quan hệ với Mỹ". Trạng thái cơ bản của "tam giác" Mỹ-Nga-Trung được quyết định do cục diện về sức mạnh quốc gia. Công thức vận hành của nó là sự cân bằng về thế lực và sức mạnh. Khi Mỹ là quốc gia có sức mạnh vượt trội và áp đặt chiến lược gây sức ép ở châu Âu lẫn châu Á, sự xích lại của Nga-Trung là xu thế logic về chính trị quốc tế. Quan hệ Nga-Trung diễn biến tốt thì mỗi nước đề tự mình giành được thêm quyền chủ động trước Mỹ: Với Nga là ở Đông Âu và Trung Đông, với Trung Quốc là châu Á-Thái Bình Dương. Cải thiện quan hệ Nga-Mỹ cần loại bỏ một số điều kiện tạo ra đối đầu, bao gồm: Mỹ xuống thang chiến lược "hướng Đông" của NATO; ngừng triển khai tên lửa tầm trung tại Đông Âu; không tăng quân hoặc rút bớt binh sĩ NATO; thừa nhận lợi ích của Nga trong vấn đề Ukraine. Mỹ và Nga cũng cần tăng cường trao đổi về vấn đề Syria, thỏa hiệp với nhau về tương lai tổng thống Bashar al-Assad. Với tình hình hiện nay, Mỹ không có nhiều không gian để nhượng bộ. Nga cũng vậy khi đã bị lệnh cấm vận của phương Tây đẩy vào chân tường. Ngoài ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) lo lắng sẽ bị Washington "bỏ rơi" . Trump khó có thể làm biến dạng "tam giác" Mỹ-Nga-Trung Hoàn Cầu đánh giá, chính quyền mới của Mỹ sẽ đối diện với nhiều thách thức. Ông Trump không thể tập trung tài nguyên và phương hướng cải tổ vào một mối quan hệ ngoại giao đặc biệt nào đó, ví dụ như Nga. Quan hệ nước lớn là một cuộc chơi phức tạp và có xu hướng tìm đến sự bền vững. Muốn tác động vào "chân vạc" Nga-Trung-Mỹ, Trump cũng chỉ có thể điều chỉnh ưu tiên về phương hướng và sức mạnh, nhưng rất khó vượt qua được xu thế lớn là Bắc Kinh "liên minh" với Moscow. Trong quan hệ giữa Mỹ với Nga hay với Trung Quốc, vấn đề dễ được thay đổi chính là bầu không khí ngoại giao. Đây cũng là không gian mà ông Trump có biên độ điều chỉnh lớn nhất. Dù vậy, Hoàn Cầu cho rằng "không khí ngoại giao" trên thực tế không chiếm nhiều giá trị trong quan hệ nước lớn. Do đó sự "thân mật" ra mặt giữa Trump và Putin chưa đủ khiến Bắc Kinh e ngại. Chính phủ Trung Quốc tin rằng quan hệ Nga-Trung, về lâu dài, là trục ổn định nhất trong "tam giác ba bên" mà các nhà lãnh đạo mỗi nước sẽ phải nỗ lực gìn giữ. Trump "nói hớ" vụ trục xuất 3 triệu dân nhập cư: Số liệu ảo, theo kịp Obama cũng khó theo Trí Thức Trẻ ======================== Đúng là thế giới này cũng chẳng khác gì cái chợ Bắc Qua Hanoi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2016 Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 05:20 PM - 09/12/2014 (TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ. Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý. Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện. Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan. Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác. Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông. Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này. Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển. Ngọc Mai ==================== Rất đúng quy trình. Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2016 Thứ hai, 12/12/2016 - 16:35 Trung Quốc cảnh báo về phát biểu gây tranh cãi của ông Trump Dân trí Trung Quốc hôm nay 12/12 đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về phát ngôn gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên quan đến Đài Loan, vốn được cho là có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. >> Khi ông Donald Trump phát tín hiệu cứng rắn với Trung Quốc >> Ông Trump lại "thách thức" Trung Quốc >> Ông Trump chỉ trích Trung Quốc xây căn cứ quân sự phi pháp ở Biển Đông Ông Geng Shuang, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) Hãng tin AP dẫn lời ông Geng Shuang, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay 12/12 cho biết, Bắc Kinh bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hoài nghi về chính sách “Một Trung Quốc”. Ông Geng nói, chính sách “Một Trung Quốc" là “nền tảng chính trị” cho bất cứ mối quan hệ ngoại giao nào giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó bất cứ hành động nào làm phương hại đến chính sách này thì hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ “không còn gì để nói”. “Chúng tôi hối thúc lãnh đạo và chính phủ mới của Mỹ sắp tới nhận thức đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề Đài Loan và tiếp tục tuân thủ chính sách Một Trung Quốc”, ông Geng nói. Bình luận của ông Geng có thể coi là chỉ trích công khai gay gắt nhất từ trước đến nay về quan điểm của Tổng thống đắc cử Trump trong vấn đề Đài Loan. Ông Trump trong cuộc phỏng vấn hôm qua 11/12 với đài Fox News nói: “Tôi hoàn toàn nhận thức đầy đủ về chính sách Một Trung Quốc nhưng tôi không hiểu tại sao chúng ta phải ràng buộc theo chính sách đó nếu như chúng ta không phải thương lượng với Trung Quốc về các vấn đề khác, như thương mại”. Vài giờ sau khi cuộc phỏng vấn được phát sóng, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết hô hào: “Trung Quốc cần chuẩn bị đủ đạn dược để đối phó với ông Trump”. Tờ báo nhấn mạnh: “Chính sách Một Trung Quốc là không thể mặc cả. Trung Quốc cần đấu tranh kiên quyết với ông Trump”. Trước phát ngôn gây tranh cãi trên, ông Trump cũng khiến dư luận xôn xao vì cuộc điện đàm bất ngờ của ông với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, phá vỡ quy tắc ngoại giao duy trì gần 40 năm của Mỹ. Minh Phương Tổng hợp Ngọc Mai ==================== Quote Dân trí Trung Quốc hôm nay 12/12 đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về phát ngôn gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên quan đến Đài Loan, vốn được cho là có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Ơ! Cứ tưởng wan hệ ngoáy dao - í lộn - Ngoại giao - của Mỹ Và Trung Quốc viên tịch lâu rùi mà?! Từ năm nẳm lận. Tức là khi quốc yến ở nhà Trắng chiêu đãi ngài Tập kết thúc thì wan hệ ngoại giao Mỹ Trung cũng viên tịch theo những con tôm hùm meine. Làm quái gì còn, mà gọi là ảnh hưởng?! Hi. Bởi vậy, lão Gàn nói rùi. Mọi việc không quá năm 2018, sẽ kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Lão cũng nhắc lại lời quảng cáo rằng: Các quý vị đại gia siêu cường của thế giới, mún làm gì nhau thì làm, lão Gàn đây không wan tâm. Nhưng động đến Việt Nam theo chiều hướng xấu, lúc đó lão tin rằng Thượng Đế - ấy là nói cho dễ hiểu, còn nói theo pha học thì là "Tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp" - sẽ xem xét về việc địa điểm của những trận động đất hủy diệt, hoặc một thiên thạch có đường kính trên 20km rơi vào chỗ nào. Hì. Ấy là lão Gàn cứ chém gió thế. Nhưng lão cũng hân hạnh giới thiệu, rằng: Có vài lời tiên tri của Nostradame, hoặc của bà Vanga, hoặc của những nha 2khoa học sừng sỏ của Hoa Kỳ, nhưng lão bảo sai thì cũng sai thật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2016 (đã chỉnh sửa) Hải quân Trung Quốc thu giữ thiết bị lặn Mỹ ở Biển Đông Một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc thu giữ một thiết bị lặn không người lái, được tàu nghiên cứu hải dương Mỹ triển khai ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Tàu USNS Bowditch. Ảnh: Wikipedia Vụ việc xảy ra hôm 15/12, khi USNS Bowditch, một tàu nghiên cứu khảo sát hải dương, đang chuẩn bị thu hồi thiết bị lặn không người lái (UUV), Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm nay cho biết. Thiết bị lặn bị thu giữ ở cách Vịnh Subic, Philippines 160 km về phía tây bắc. Khi tàu nghiên cứu đang thu hồi thiết bị lặn, một tàu Trung Quốc đã ở đó từ trước để theo đuôi tàu Bowditch, lao vào và "giữ nó một cách bất hợp pháp". Tàu Bowditch dừng ở vùng biển để thu hồi hai thiết bị lặn, CNN dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói. Khi đó, tàu hải quân Trung Quốc thả một tàu nhỏ xuống biển. Con tàu nhỏ này bơi sát cạnh và đội tàu Trung Quốc lấy đi một trong các thiết bị lặn. "Họ trộm nó", quan chức Mỹ nói. Buồng lái tàu Mỹ liên lạc với tàu Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc đáp lại rằng họ đang trở về hoạt động bình thường và sau đó rời khỏi khu vực. Vụ việc kiểu này dường như chưa từng xảy ra. Vấn đề đang được xử lý qua các kênh ngoại giao, khi Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc trao trả thiết bị. Các tàu nghiên cứu hải dương học Mỹ thường bị theo đuôi tại vùng biển vì bị cho là đang do thám. Tuy nhiên, theo quan chức Mỹ, trong trường hợp này, thiết bị lặn chỉ đơn giản là đang đo đạc điều kiện biển. Vị trí Vịnh Subic, Philippines. Đồ hoạ: globalbalita Trọng Giáp - VnExpress ------------------------------------------------------ Thu giữ tại vùng biền quốc tế là sao ta? không khéo lại bị coi là cướp biển thì chít Edited 17 Tháng 12, 2016 by phamhung Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2016 6 giờ trước, phamhung said: Hải quân Trung Quốc thu giữ thiết bị lặn Mỹ ở Biển Đông Một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc thu giữ một thiết bị lặn không người lái, được tàu nghiên cứu hải dương Mỹ triển khai ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Tàu USNS Bowditch. Ảnh: Wikipedia Vụ việc xảy ra hôm 15/12, khi USNS Bowditch, một tàu nghiên cứu khảo sát hải dương, đang chuẩn bị thu hồi thiết bị lặn không người lái (UUV), Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm nay cho biết. Thiết bị lặn bị thu giữ ở cách Vịnh Subic, Philippines 160 km về phía tây bắc. Khi tàu nghiên cứu đang thu hồi thiết bị lặn, một tàu Trung Quốc đã ở đó từ trước để theo đuôi tàu Bowditch, lao vào và "giữ nó một cách bất hợp pháp". Tàu Bowditch dừng ở vùng biển để thu hồi hai thiết bị lặn, CNN dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói. Khi đó, tàu hải quân Trung Quốc thả một tàu nhỏ xuống biển. Con tàu nhỏ này bơi sát cạnh và đội tàu Trung Quốc lấy đi một trong các thiết bị lặn. "Họ trộm nó", quan chức Mỹ nói. Buồng lái tàu Mỹ liên lạc với tàu Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc đáp lại rằng họ đang trở về hoạt động bình thường và sau đó rời khỏi khu vực. Vụ việc kiểu này dường như chưa từng xảy ra. Vấn đề đang được xử lý qua các kênh ngoại giao, khi Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc trao trả thiết bị. Các tàu nghiên cứu hải dương học Mỹ thường bị theo đuôi tại vùng biển vì bị cho là đang do thám. Tuy nhiên, theo quan chức Mỹ, trong trường hợp này, thiết bị lặn chỉ đơn giản là đang đo đạc điều kiện biển. Vị trí Vịnh Subic, Philippines. Đồ hoạ: globalbalita Trọng Giáp - VnExpress ------------------------------------------------------ Thu giữ tại vùng biền quốc tế là sao ta? không khéo lại bị coi là cướp biển thì chít Có lý do chính đáng để nói chuyện phải quấy rùi. Cái này là can tội "nhìn đểu". Hì. ========================= Kho tiền ngàn tỷ USD bốc hơi: Trung Quốc mất kiểm soát? 15/12/2016 03:00 GMT+7 - Trung Quốc đang đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan: đồng NDT giảm giá và tốc độ giảm dường như vượt ngoài tầm kiểm soát. Nó đang gây ra rất nhiều rủi ro cho Trung Quốc, từ việc dòng vốn tháo chạy khỏi nước này cho tới những rủi ro tiềm tàng trong quan hệ với các nước. Giá vàng hôm nay 16/12: Tụt giảm, bán tháo - chấn động Donald Trump Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/12: USD quốc tế tăng vọt vì bất ngờ Giá vàng hôm nay 15/12: Vàng đổ dốc, lãi suất vào kỳ tăng mạnh Trung Quốc dọa vượt Nhật, Mỹ: Nghe thật sợ! Ham vốn rẻ Trung Quốc: Không thể lường hết hậu quả 'Trăm năm có một': Donald Trump khiến Trung Quốc bẽ bàng? Donald Trump gây chấn động, Trung Quốc nổi lên 'chiếm cờ' Diễn biến không ngờ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa công bố số liệu cho thấy dự trữ ngoại hối nước này trong tháng 11 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm qua. Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2011, dự trữ ngoại hối xuống sát ngưỡng 3.050 tỷ USD sau khi “bốc hơi” mất gần 70 tỷ USD. Ngưỡng tâm lý 3.000 tỷ USD có thể cứ điểm mà PBoC sẽ cố gắng giữ vững. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không hề dễ dàng. Trung Quốc đang rơi vào một tình cảnh hết sức khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. Dường như những toan tính của các cơ quan quản lý nước này đã không có kết quả như mong muốn. Hơn thế, tình hình trong nước cũng như thế giới có thể sẽ còn diễn biến khôn lường sau những tuyên bố của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Trung Quốc đối mặt với tình trạng đồng NDT giảm giá mạnh. Liên tục trong 5 tháng vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm. Đáng chú ý là mức giảm luôn vượt dự báo của các chuyên gia, nhà kinh tế trong và ngoài nước. Trong khi đó, đồng NDT gần đây đã xuống mức thấp nhất trong tám năm so với USD. Tỷ giá trung tâm của đồng NDT đã vượt qua ngưỡng 6,9 NDT đổi 1 USD. Tính từ đầu 2016 tới nay, đồng NDT đã giảm khoảng 5-6% sau khi đã tụt giảm ở mức tương tự trong vòng hơn 4 tháng cuối 2015, từ sau cú sốc tháng 8/2015, khi NHTW Trung Quốc đưa cơ chế quản lý đồng NDT chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ. Theo PBOC, quyết định thay đổi cách định giá đồng NDT hàng ngày là một cải cách mang tính thị trường. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người nghi ngờ điều này. Tốc độ giảm giá dần đều trong hơn 11 tháng năm 2016 là điều trái hoàn toàn với những lời trấn an của chính quyền Trung Quốc. Trước đó, từ 2015, các chuyên gia quốc tế đã dự báo Trung Quốc có thể phá giá đồng NDT khoảng 10% như là một biện pháp để kích thích kinh tế và đó sẽ sự mở đầu cho cuộc chiến tiền tệ tại châu Á. Trên thực tế, đồng NDT đã giảm và còn giảm mạnh hơn. Trong khi đó, kinh tế TQ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Hiện tại, những tín hiệu trên thị trường cho thấy, giới đầu tư vẫn đua nhau đặt cược đồng NDT còn giảm giá sâu hơn trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của nước này tụt giảm và tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những biện pháp mạnh tay với Trung Quốc. Gần đây, ông Donald Trump thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ và tuyên bố sẽ dán nhãn Trung Quốc làm giá đồng NDT ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Công cụ tỷ giá: con dao 2 lưỡi Suy giảm tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây là một trong những điều mà Trung Quốc lo ngại nhất. Hàng hóa sản xuất trong nước dư thừa như sắt thép, sự mất ổn định việc làm của người lao động,... khiến nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ hạ cánh cứng và tình trạng bất ổn xã hội có thể xảy ra. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Nhiều nhà phân tích nhìn thấy một động cơ khác của Trung Quốc sau hiện tượng đồng NDT giảm mạnh. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp khó khăn và một đồng NDT yếu có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu. Việc phá giá đồng tiền là một trong những cách nhanh nhất để hồi sinh các nhà máy trong nước. Thực tế cho thấy, đồng NDT đã giảm mạnh và giảm đều đặn trong năm 2016, trừ những khoảng thời gian ngắn trước và sau khi IMF chọn đồng tiền này vào rổ tiền tệ quốc tế. Kinh tế Trung Quốc quý 3 năm 2016 chỉ tăng khoảng 6,7%. Trong cả năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng 6,9%, mức tăng chậm nhất trong 25 năm và thua xa mức bình quân 10% trong suốt thời kỳ từ năm 1980 đến 2012. Gần đây, một số chuyên gia còn cho rằng, trong năm 2017, Trung Quốc có thể còn tạo gói kích thích tài chính, tiền tệ khổng lồ để kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển một nền kinh tế từ phụ thuộc vào công nghiệp, xuất khẩu và cơ sở hạ tầng sang dịch vụ và tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện tượng dự trữ ngoại hối tụt giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm qua lại cho thấy một điều rằng: Trung Quốc đang thực sự lo lắng và tìm cách ngăn chặn đà giảm giá quá mạnh của đồng NDT, nhất là trong bối cảnh đồng USD đang tăng vọt. Đồng NDT mất giá đã khiến dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc tăng mạnh hơn bao giờ hết. Thâm hụt cán cân thánh toán tính tới cuối quý 3 đã lên tới gần 470 tỷ USD. Hiện tượng chảy vốn ra nước ngoài đã bắt đầu xảy ra từ 4 năm qua và được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong năm 2017. Đây sẽ là vấn đề nhức nhối nhất đối với chính quyền Bắc Kinh. Có thể thấy, sau nhiều thập kỷ phát triển dữ dội, Trung Quốc đã tích trữ được một lượng ngoại hối khổng lồ, đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc lại đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Tốc độ giảm giá đồng NDT dường như vượt ngoài tầm kiểm soát. Nó đang gây ra rất nhiều rủi ro cho Trung Quốc, từ việc dòng vốn tháo chạy khỏi nước này cho tới những rủi ro tiềm tàng trong quan hệ với các nước. V. Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2016 GIẢI Mà "CANH BẠC CUỐI CÙNG"! Thưa quý vị và anh chị em. Từ năm 2008, tôi đã viết bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Thật là trùng hợp. Cũng vào năm đó, họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa, cũng sáng tác bức tranh nổi tiếng, mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Nhưng mãi đến năm 2011, tôi mới biết đến bức tranh này. Tôi đã viết một bài từ năm 2011 và được trích dẫn dưới đây. Nhưng có thể nói rằng: mặc dù tôi đã mô tả về nội dung và phân tích bức tranh. Và cho đến tận ngày hôm nay, hơn 6 năm đã trôi qua, sự phân tích bình luận về nội dung bức tranh vẫn mang tính đúng với mọi diễn biến chính trị thế giới. Nhưng nó, chỉ dừng lại ở đây và chưa phân tích, giải mã rốt ráo những cái gì sẽ xảy ra tiếp theo qua nội dung bức tranh này. Bởi vậy, hôm nay, tôi có ý định phân tích tiếp cái gì sẽ tiếp tục khi "Canh bạc cuối cùng" đang diễn biến?! Trước khi phân tích nội dung, quý vị và anh chị em xem lại bài viết liên quan đến bức tranh của tôi từ 2011. Quote CÁI GÌ ĐÂY – Canh bạc cuối cùng Posted on 2 Tháng Sáu, 2011 by mucdong Ấy là tôi đặt tên bài viết và miêu tả nội dung bức tranh nổi tiếng trong bài viết dưới đây do Thế Trung đưa lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, trong bối cảnh Trung Quốc đem tàu Ngư giám cắt cáp thăm dò dầu khi của tàu Việt Nam. Tác giả bức tranh nổi tiếng vì nội dung chính trị trong quan hệ quốc tế này là người Trung Quốc và sinh sống tại Gia Nã Đại. Nhưng những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – mang tính bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ phức tạp này. Tôi đã có bài viết bình luận về bức tranh này ngắn gọn Nhưng tôi có cảm giác cần phải bổ sung vài ý ở đây. Cảm giác này có thể biến mất và bài viết dở chứng. Vâng! Tôi sống rất tùy hứng.Lại trò : CÁI GÌ ĐÂY? Dưới đây là nội dung bài viết và hình ảnh bức tranh:========================================Bắc Kinh 2008: Bức tranh gây nhiều tranh luậnLê Thanh Dũng sưu tầm ………………………………….Bức sơn dầu “BắcKinh 2008″ của họa sĩ Lưu Dật Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin.Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyềnthống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộcchơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc.Cách giải thích thứnhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng:Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quenvừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc. Phong cảnh sau cửa sổ:ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trungtâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biểnThái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trongcuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.Thế cục ván mạt chượccủa hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơichính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơirất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phíatrên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ làthế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộcchơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đònnhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, vàNga chỉ có một miếng vải che.Trên bức họa này,Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đếnván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quânvới Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trongcuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lênMỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắngthua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ mácùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, thảy cho Trung Quốcnhững con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặneo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp haykhông, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng. Đài Loan vô cùng chămchú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượngrồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc.Trong tranh, Mỹ dườngnhư không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó làĐài Loan.Một nguồn tin từ tạpchí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễcòn học Tây học để hữu dụng”?Mây mù vần vũ ngoàicửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển).Nhìn tình huống trên bức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.Riêng Trung Quốc, đanghy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằngthủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.(Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoa kiều này vẽ giống Currin nhỉ?)Bài viết lấy từ Soi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thông tin. Riêng tôi thấy rằng, “thần” của bức tranh nằm ở cách các cô gái khác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặt còn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ.Và tốt nhất Việt Nam chúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh.Trân trọng ======================================== Tôi gọi bức tranh này là ” Canh bạc cuối cùng “. chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện.Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 – Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh. Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là “cạn tàu, ráo máng “. Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 – 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng ” Ở trần đóng khố ” – Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc! Thành kính phân ưu. . Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh – tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế! Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và – theo như miêu tả của bức tranh – con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói). Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này. Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi – “ Có sao nói vậy! Người ơi! ” – từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi. Thực chất trên canhb bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn còn bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng. Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong ” canh bạc cuối cùng ” – tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem – canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc – Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ – đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ?Vâng! Bạn có thể vẽ một vài vẻ mặt lạnh lùng rất giang hồ ra vẻ không nhìn thấy gì hết khi cô gái được miêu tả là Trung Hoa đang cố giấu con bài tẩy. Cờ bạc thì phải bịp bợm là điều tất nhiên! Dân giang hồ thông cảm! Bạn cũng có thể vẽ một tay làm như phát hiện ra điều gì, nhưng không kịp nói ra và một vài kẻ liếc xéo, nháy mắt ra cái điều nên im lặng để theo dõi cuộc chơi. Canh bạc cuối cùng chỉ còn hai đối thủ: Cô gái Trung Hoa và Hoa Kỳ. Họ chơi với nhau theo luật cờ bạc, sòng phẳng, lạnh lùng trong một canh bạc tháu cáy. Nhưng theo bức tranh miêu tả thì cô gái Trung Hoa đã vi phạm luật chơi của giới giang hồ. Bức tranh miêu tả một thế giới trong sòng bạc. Một hình tượng đắt giá của cuộc cạnh tranh kinh tế và sát phát quyết liệt. Luật cờ bạc lạnh lùng vì nó xứng đáng giành cho kẻ tham lam, nhưng nó là luật chơi. Tất cả đều sòng phẳng. Tất cả đều có thể tham gia cuộc chơi nếu có tiền. Bởi vậy, những đại gia cờ bạc hoan nghênh sự tham gia cuộc chơi của những siêu cường mới nổi vào sòng bài kinh tế thế giới. Nhưng nó phải đúng luật. Cuộc chơi theo như mô tả của bức tranh đã không sòng phẳng. Nó không còn tuân thủ theo luật dù là cờ bạc. Bởi vậy, đây là canh bạc cuối cùng!Tham thì thâm. Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham.Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 12, 2016 Tiết lộ sốc: Năm 2016, chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông chút nữa đã bùng phát Hoàng Hà 28/12/2016 13:59 Những tiết lộ mới nhất cho thấy vì phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài hồi tháng 7/2016, Trung Quốc và Mỹ chút nữa đã khai chiến ở vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới này. Trưa 28/12, tiết mục quân sự của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát đi chương trình nhìn lại một năm của lực lượng tên lửa chiến lược thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hải quân Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông. Ảnh: THX Theo CCTV, năm 2016, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc tích cực thúc đẩy huấn luyện hệ thống tên lửa Thiên Kiếm, chuyển từ phương thức huấn luyện bắn bia sang huấn luyện thực chiến, nâng quy mô từ cấp chiến thuật lên cấp chiến dịch. Chỉ trong năm 2016, Trung Quốc đã tổ chức hơn 20 cuộc diễn tập bắn đạn thật cấp chiến dịch, phóng tổng cộng gần 100 quả tên lửa Thiên Kiếm. CCTV cho biết thêm vào tháng 7/2016, mây đen chiến tranh vần vũ trên hướng Biển Đông. Lực lượng tên lửa và hải quân Trung Quốc đã triển khai hành động liên hợp. Trước đó, Tân Hoa xã từng đưa tin từ ngày 5-11/7, ba hạm đội của hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập liên hợp có quy mô lớn nhất trong năm tại Biển Đông với sự tham gia của 4 vị thượng tướng, hơn 100 tàu chiến, hàng chục máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển. Vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bác bỏ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ. Tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: US Navy Nhưng trước đó, truyền thông nhiều nước cho biết hai cụm tàu chiến đấu sân bay của Mỹ, gồm tàu sân bay Ronald Reagan và tàu sân bay John C. Stennis đã tới vùng biển phía Đông Philippines để tham gia một hoạt động được cho là nhằm phô diễn sức mạnh trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết. Theo CCTV, vào lúc này, trong khi biên đội tàu hải quân lao lên phía trước thì ở ngoài xa cả nghìn km, một căn cứ tên lửa nhận được lệnh tác chiến liên hợp, hàng chục quả tên lửa đạn đạo kiểu mới như tên lắp vào cung, sẵn sàng đợi lệnh phóng. Báo điện tử Đa chiều cùng ngày nhận định, những quả tên lửa đạn đạo kiểu mới mà CCTV đề cập rất có thể là Đông Phong – 21D (DF-21D) có khả năng chống hạm với tầm bắn trên 2.000 km. Israel giận tím mặt: Vì "ân oán" cá nhân, Obama đã đợi đến phút cuối cùng để chơi xấu theo Báo tin tức ================= Bởi vậy, trong Lời Tiên tri Bính Thân 2016, lão đã phán: "Biển Đông năm nay (2016) sôi sùng sục. Nhưng chưa có chiến tranh năm nay". Nội dung của bài nay2 chính là: chứng nghiệm lời tiên tri. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2017 Máy bay đưa 35 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Mỹ đã về Moscow Thứ hai, 02/01/2017 - 08:16 Dân trí Một chiếc máy bay chở 35 nhà ngoại giao Nga bị truất khỏi Mỹ vì cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống đã rời Washington vào đúng ngày đầu năm mới, 1/1. Truyền thông Nga cho biết máy bay đã hạ cánh xuống thủ đô Moscow. >> Gần 100 người Nga phải rời khỏi Mỹ sau vụ trục xuất các nhà ngoại giao >> Mỹ trục xuất 35 nhân viên tình báo Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Máy bay chở các nhà ngoại giao Nga đã rời Washington ngày 1/1 (Ảnh: Getty) Một quan chức của đại sứ quán Nga ở thủ đô Washington xác nhận máy bay đã cất cánh với toàn bộ các nhà ngoại giao bị trục xuất và gia đình họ. Tổng cộng có 96 hành khách trên máy bay. Sputnik sau đó đưa tin rằng máy bay đã hạ cánh an toàn xuống Moscow. Trước đó, Nga đã quyết định điều một máy bay tới Mỹ để đưa các nhà ngoại giao và các thành viên gia đình họ về nước, do việc mua vé trong thời gian rất gấp gặp khó khăn. Việc trục xuất trên là một phần trong các biện pháp trừng phạt mà Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố ngày 29/12 trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ nhằm đáp trả các cáo buộc rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng cộng 35 nhà ngoại giao Nga, được miêu tả là các mật vụ tình báo đóng tại đại sứ quán Nga ở Wasington và lãnh sự quán ở San Francisco, đã bị trục xuất. Họ bị yêu cầu phải rời Mỹ trong vòng 72 giờ. Tình báo Mỹ nghi ngờ rằng Kremlin đã chỉ đạo tấn công mạng và công khai các email của đảng Dân chủ các thành viên trong chiến dịch cử của bà Hillary Clinton để làm lợi cho đối thủ Cộng hòa Donald Trump. Ông Obama cũng yêu cầu đóng cửa 2 khu nhà của người Nga tại New York và Maryland mà Mỹ nói là được sử dụng “cho các mục đích liên quan tới tình báo”. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ để trả đũa - một động thái được xem là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn cải thiện quan hệ Nga - Mỹ với Tổng thống đắc cử Trump sau ngày nhậm chức 20/1 tới. An Bình ====================== Lão Gàn ủng hộ một liên minh Nga Mỹ từ rất lâu, ngay trên topic này. Đây là một điều nằm ngoài tính tiên tri trên bức tranh "Canh bạc cuối cùng" và nó thuộc về sự phân tích tương lai của lão Gàn cho một xu hướng quốc tế có lợi cho Việt Nam. Thật là may mắn, lão ủng hộ ngài Trumf vào phút chót. Tình báo Hoa Kỳ tuy giỏi, nhưng không chứng minh được ảnh hưởng của sự tác động từ nước Nga lên cuộc bầu cử Hoa Kỳ như thế nào. Cho nên không thể lật lại được kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Hơn nữa - lão cũng nói toạch móng lợn, cho mọi người thưởng thức - rằng: Việc lựa chọn ngài Trumf ứng cử TT Hoa Kỳ là một kịch bản đã được chuẩn bị sẵn. Nó gay cấn đến phút chót như phim Hollywood, Và việc ngài Trumf đắc cử TT Hoa Kỳ không có gì là lạ. Cho nên, lần đầu tiên trong lịch sử, một siêu cường tác động vào qúa trình bầu cử của Hoa Kỳ bị phát hiện, không làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Lão Gàn muốn lưu ý ngài Trumf rằng: Nước Mỹ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng điều đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2017 Bộ trưởng BQP Ấn Độ: Việt Nam là ưu tiên số 1 - Tàu chiến, tên lửa Brahmos luôn sẵn sàng Tuấn Sơn | 05/01/2017 13:28 34 Tàu khu trục INS Kolkata do Ấn Độ chế tạo. Theo trang tin quốc phòng IndianDefenseNews, có ít nhất 16-17 quốc gia đang đàm phán với Ấn Độ để mua các tàu chiến hiện đại do nước này chế tạo. Việt Nam được nhắc tên đầu tiên. Đó là thông tin do ngài Manohar Parrikar - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ chia sẻ nhanh với báo giới bên lề một sự kiện ở Thủ đô nước này và được trang tin quốc phòng IndianDefenseNews (Ấn Độ) đăng tải hôm qua 04/01/2017. Hiện nay, các quốc gia này đang tiến hành đàm phán với các tổ hợp đóng tàu quân sự của Ấn Độ để đặt mua các loại tàu chiến hiện đại do nước này chế tạo. Bộ trưởng Manohar Parrikar chỉ rõ, 3 nước có triển vọng nhất gồm Việt Nam, Bangladesh và Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Tàu khu trục INS Kolkata do Ấn Độ chế tạo. "Chúng tôi đang xuất khẩu tàu chiến tới nhiều quốc gia như các tàu chiến tôi không tiện nêu tên cụ thể là ưu đãi giành cho Việt Nam. Nhiều quốc gia khác như Bangladesh và UAE nằm trong số 16-17 quốc gia đang đàm phán với Ấn Độ để đặt mua tàu chiến do chúng tôi chế tạo", ngài Manohar Parrikar cho biết. Bên cạnh đó, ngài Bộ trưởng Parrikar cũng nhấn mạnh, tiến trình xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos tới Việt Nam đang có nhiều thuận lợi, "chúng tôi sẵn sàng cung cấp tên lửa hành trình Brahmos cho các quốc gia bạn bè và Việt Nam là một quốc gia hết sức thân thiện - đối tác tin cậy". Ngài Parrikar cũng không quên nhắc tới việc Ấn Độ đã quyết định hỗ trợ Không quân Việt Nam đào tạo các phi công tiêm kích đang bay trên những chiến đấu cơ do hãng Sukhoi của Nga chế tạo. Thủy thủ Việt Nam ở Ấn Độ: Chào tàu ngầm Kilo Việt Nam ra biển lớn theo Thời đại ========================== Cô gái Ấn Độ đã tham gia "canh bạc cuối cùng". Rất đúng quy trình. Lão bây giờ chỉ cần khoang tay nhìn mọi chuyện sẽ xảy ra và không nằm ngoài dự đoán của lão từ 2008. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 1, 2017 Báo TQ: Cuối đời Tưởng Giới Thạch từng bí mật mời Mao Trạch Đông thăm Đài Loan Lâm Oanh 10/01/2017 20:13 Sau năm 1949, Mao Trạch Đông không gặp lại Tưởng Giới Thạch nhưng không có nghĩa Mao, Tưởng đã cắt đứt liên lạc, chỉ là sự tiếp xúc giữa họ được tiến hành một cách đặc biệt. LTS: Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong giai đoạn những năm 50-70 của thế kỷ trước đã trải qua nhiều sóng gió. Nói về thời kỳ này cũng có nhiều tài liệu khác nhau, và thậm chí, mỗi tài liệu cho thấy một góc nhìn hoàn toàn khác. Dưới đây là một số tài liệu do báo chí Trung Quốc đăng tải. Theo đó, Mao Trạch Đông ủng hộ Tưởng Giới Thạch nắm quyền ở Đài Loan, còn Tưởng đã từng muốn mời Mao đến thăm Đài Bắc nhưng bất thành. Tưởng Giới Thạch. Ảnh: Sina "Mao nhận thấy Tưởng không muốn chia cắt Trung Quốc" Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ đưa Hạm đội 7 tới tập kết tại khu vực eo biển Đài Loan. Ngày 26/7, Tổng thống Mỹ bấy giờ là Harry S.Truman cho rằng việc Bắc Kinh thống nhất Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương nên đưa ra thuyết "Chưa khẳng định chủ quyền của Đài Loan". Khi ấy, Tưởng Giới Thạch vô cũng mâu thuẫn. Một mặt, ông ta hy vọng Mỹ giúp đỡ vì với quân đội của mình, Tưởng khó có thể giữ được Đài Loan. Mặt khác, Tưởng lo ngại Washington có ý định chia cắt Trung Quốc nên chưa đưa ra ý kiến đồng thuận. Cuối cùng, Tưởng quyết định, dù cho Hạm đội 7 có rời đi thì ông cũng duy trì chính sách "Một Trung Quốc". Ngày 28/6, Tưởng ủy quyền cho Ngoại trưởng Quốc dân đảng Diệp Công Siêu tuyên bố, Đài Loan vẫn tiếp nhận kế hoạch quốc phòng của Mỹ và kế hoạch này không anh hưởng đến lập trường lãnh thổ. Tháng 12/1954, Mỹ-Đài ký Hiệp ước phòng thủ chung nhằm đối phó Bắc Kinh. Ngày 18/1/1955, nhằm ngăn chặn hợp tác Mỹ-Đài, Trung Quốc đưa quân tấn công đảo Nhất Giang Sơn - eo biển Đài Loan. Nhân dân nhật báo cho hay, do mâu thuẫn trong lập trường đối đầu với Đại lục khi Mỹ muốn "quốc tế hóa Đài Loan nhằm chia cắt với Trung Quốc đại lục" còn Tưởng vẫn muốn duy trì thống nhất hai bờ nên khi đó, Tưởng đã từ chối hợp tác với Washington trong cuộc chiến chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới truyền thông quốc tế lúc ấy nhận định rằng, cuộc chiến eo biển Đài Loan 1955 thực chất là ý đồ muốn thống nhất Đài Loan của Mao. Nhưng sự can thiệp của Mỹ đã tạo ra rất nhiều khó khăn, khiến cho kế hoạch này của Bắc Kinh bất thành. Mao Trạch Đông: "Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống Đài Loan thì tốt hơn" "Sứ giả" Tào Tụ Nhân và vợ. Ảnh: Sina Cuối những năm 1950, tình hình Đài Loan chuyển biến bất ngờ khi có một số người, bao gồm cả những người thuộc Quốc dân đảng ra tranh cử vị trí "Tổng thống". Bắc Kinh cho rằng, đây là "âm mưu của người Mỹ" do Washington nhận thấy Tưởng không phối hợp với Nhà Trắng để chống lại Trung Quốc nên đã tìm cách lật đổ Tưởng. Theo đó, dưới sự trợ giúp của Mỹ, một bộ phận chính trường Đài Loan đã ủng hộ Trần Thành - một chính trị gia có tiếng ở Đài Loan vốn được cho là người sẽ kế nhiệm khi Tưởng qua đời tranh cử vào vị trí "Tổng thống". Khi đó, Mao Trạch Đông cho biết, "ở Đài Loan, vẫn cứ Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống thì tốt". Mao cũng đã từng chia sẻ suy nghĩ này với rất nhiều các chính khách nước ngoài. Một số ý kiến cho rằng, câu nói của Mao truyền tải thông điệp rất rõ ràng, ĐCSTQ muốn Tưởng làm Tổng thống Đài Loan và chỉ cần Tưởng làm Tổng thống Đài Loan, Bắc Kinh sẽ cho Tưởng một "không gian quốc tế nhất định". Tào Tụ Nhân - người truyền tin Theo truyền thông Trung Quốc, do có cùng quan điểm trong việc thống nhất Trung Quốc nên Tưởng có dự định thiết lập kênh liên lạc với Mao và ý tưởng này cũng nhận được sự tán thành từ phía Bắc Kinh. Ngày 5/5/1956, trong một lần tiếp chính khách nước ngoài, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đánh tiếng rằng, "nếu Tưởng đồng ý trả Đài Loan về Đại lục thì người dân Trung Quốc sẽ tha thứ cho ông ấy". Cuối thập kỷ 50- đầu 60, Bắc Kinh-Đài Loan rất nỗ lực trong việc tìm kiếm người trung gian truyền tin. Và đó là Tào Tụ Nhân - một nhà hoạt động văn hóa chính trị nổi tiếng lúc bấy giờ. Theo lời của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc đã hai lần tìm gặp Tào Tụ Nhân. Một lần, Tưởng Kinh Quốc đã bí mật cử một chiếc tàu quân sự nhỏ đến đón Tào từ Hồng Kông về Đài Loan và đưa ra thương lượng về kế hoạch lập kênh ngoại giao với Bắc Kinh. Một lần khác, chính Tưởng Kinh Quốc đích thân đến Hồng Kông gặp Tào. Sau khi Tào nhận lời giúp cha con Tưởng liên lạc với Bắc Kinh, Tưởng Giới Thạch đã mời Tào đến Đài Bắc lần nữa. Trong cuộc tiếp xúc tại Đài Bắc, Tưởng Giới Thạch đã nói với Tào: "Lần này đi Đại lục, anh nhất định phải làm rõ ý định thực sự của Đại lục". Tháng 7/1956, Tào Tụ Nhân đến Bắc Kinh. Ngày 16/7, Tào có buổi gặp gỡ với Chu Ân Lai tại Di Hòa Viên. Sau khi nghe Tào truyền đạt lời của Tưởng, Chu đã đề xuất tiến hành phương châm "hợp tác lần ba" với mục đích chính là "thống nhất Trung Quốc". Đến ngày 3/10, Mao Trạch Đông tiến hành gặp mặt Tào Tụ Nhân tại Hòa Nhân Đường, Trung Nam Hải. Trong cuộc gặp, Mao đã đưa ra hàng loạt dự định mang tính xây dựng về "hợp tác lần ba" đồng thời ông đánh giá, đóng góp tích cực của Tưởng cho lịch sử hiện đại Trung Quốc là rất đáng ghi nhận. Kể từ đó về sau, Tào Tụ Nhân trở thành "cầu nối liên lạc" giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh - Đài Bắc sau đó cũng đạt được một số nhận thức chung như: Duy trì thống nhất lãnh thổ hay hai bên đều có thành ý giải quyết vấn đề Đài Loan theo phương thức hòa bình. Đặc biệt, sau sự kiện Kim Môn - khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958), Mao qua Tào chuyển lời đến Tưởng rằng, Bắc Kinh sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của Đài Bắc chỉ cần Tưởng bắt tay Mao, cô lập Washington. Tuy nhiên, qua nhiều lần thảo luận, cha con Tưởng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Đầu thập niên 60, từ những chính sách với Đài Loan của Mao kết hợp với những điều khoản mới, Chu Ân Lai soạn thành bản cương mục, tóm tắt ý tưởng tổng thể về việc thống nhất Đài Loan theo phương thức hòa bình. Sợ Tưởng hoài nghi, Mao còn nhờ Trương Trị Trung - người có quan hệ thân thiết với Tưởng chuyển thư đến Đài Bắc, nhấn mạnh rõ nội dung của bản thảo trên. Mao, Chu trong những cuộc gặp sau đó với Tào, tiếp tục nhấn mạnh sáng kiến của Bắc Kinh, đồng thời đề bày tỏ thiện chí, bất cứ điều kiện gì của Tưởng cũng sẽ được Bắc Kinh xem xét kỹ lưỡng. Tào sau đó đã về Đài Bắc chuyển lời Mao, Chu đến Tưởng. Cha con Tưởng sau khi nghiên cứu chắc chắn đã đưa ra một vài điều kiện dù có điều kiện đồng thuận cũng như trái chiều với Bắc Kinh. Nhưng cuối cùng hai bên cũng đã đạt được sự nhất trí chung về một số vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, sau đó không lâu, cuộc Đại cách mạng văn hóa bùng nổ tại Đại lục (1966). Một số ý kiến công kích sự hợp tác này của Mao-Tưởng khiến quan hệ Trung-Đài bị gián đoạn. Chương Sĩ Chiêu. Ảnh: Baike Tưởng từng mời Mao đến Đài Bắc vào cuối đời Đại cách mạng văn hóa bùng nổ đã làm gián đoạn quan hệ Trung-Đài. Đặc biệt, năm 1968 khi Tưởng nghe nói, Hồng vệ binh đã tới quê ông - Khê Khẩu, Chiết Giang phá bỏ từ đường nên vô cùng tức giận. Tưởng đã từng yêu cầu con cháu cần ghi nhớ thù này. Tuy nhiên, sau đó, ông lại được tin, Chu Ân Lai đã đến bảo vệ nên mới nguôi lòng. Những năm cuối đời, Tưởng thường nhớ lại những ngày tháng ông còn ở Đại lục, đồng thời nghĩ đến vấn đề liên lạc Trung-Đài. Đặc biệt, khi câu nói coi ông là "bạn cũ" giữa cuộc tiếp kiến của Mao với Tổng thống Mỹ Richard Nixon được truyền đến tai, càng khiến Tưởng suy nghĩ day dứt hơn. Hơn nữa, khi đó, địa vị của Đài Loan ngày càng bị thu hẹp trong khi Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Trước tình hình đó, Tưởng có chút do dự khi nối lại quan hệ với Đại lục bởi ông cho rằng, lúc này nếu chủ động liên lạc thì sẽ giống việc đầu hàng. Đúng lúc này, Bắc Kinh khôi phục hoạt động kỷ niệm sự kiện 228 - sự kiện bạo loạn tại Đài Loan ngày 28/2/1947. Theo giới phân tích, đây là hành động chủ động của Bắc Kinh với dự định nối lại quan hệ với Đài Bắc sau thời gian dài bị cắt đứt. Năm 1975, Bắc Kinh đã cho đặc xá hàng trăm binh lính và điệp viên Đài Loan và cho họ lựa chọn địa điểm để sinh sống. Biết được điều này nhưng Tưởng vẫn chưa chủ động liên lạc bởi nguyên nhân quan trọng là ông chưa tìm được người truyền tin thích hợp. Tào Tụ Nhân đã mất vào năm 1972. Vừa hay, Mao Trạch Đông đã phái người tới Đài Bắc. Đó là Chương Sĩ Chiêu - một người có mối "thâm tình" với cả ĐCSTQ và Quốc dân đảng. Tuy nhiên, khi ấy Chương đã 92 tuổi, lại mang trọng bệnh, khi mới chỉ kết nối hai bờ ở bước sơ bộ, Chương đã qua đời. Vì thế, quan hệ Trung-Đài vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. Truyền thông Trung Quốc nhận định, sau đó, Tưởng dường như không từ bỏ nỗ lực nối liền quan hệ hai bờ nên đã dù không tìm được người trung gian thích hợp nhưng vẫn tiến hành một phương thức liên lạc đặc biệt. Tết năm 1975, Tưởng bí mật tìm đến Trần Lập Phu - một "nguyên lão" của Quốc dân đảng, yêu cầu ông này thông qua các kênh liên lạc bí mật tại Hồng Kông chuyển lời mời Mao Trạch Đông tới thăm Đài Bắc. Khi đó, cả Mao, Chu đều gặp vấn đề sức khỏe nên không thể đi Đài Bắc. Đích thân Mao đã ủy thác cho Đặng Tiểu Bình đi Đài Loan nhằm nối lại quan hệ hai bờ cũng như thực hiện việc thống nhất Đài Loan. Nhưng đúng lúc này, Tưởng Giới Thạch lại qua đời vì bệnh tim vào ngày 5/4/1975. Cái chết của Tưởng khiến quan hệ Trung-Đài một lần nữa bị gián đoạn. Cựu phó Đại sứ Triều Tiên chỉ ra 2 thông điệp "đáng kinh ngạc" trong phát biểu năm mới của Kim Jong-un theo Trí Thức Trẻ ====================== Việc báo chí Tàu tung tin này trong hoàn cảnh hiện nay, cho thấy vấn đề "một Trung Quốc" đang có nhiều trở ngại. Thống nhất Trung Quốc là một trong những mục tiêu cốt tử của Bắc Kinh. Do đó, việc "nhá hàng" để thăm dò phản ứng của Bắc Kinh qua báo chí, cho thấy "Canh bạc cuối cùng" đã bắt đầu diễn ra.. Sang năm Đinh Dậu Việt lịch. Chính trí thế giới rất phức tạp vì sự quyết liệ của "Canh bạc cuối cùng". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 1, 2017 Báo TQ: Cuối đời Tưởng Giới Thạch từng bí mật mời Mao Trạch Đông thăm Đài Loan Lâm Oanh 10/01/2017 20:13 Sau năm 1949, Mao Trạch Đông không gặp lại Tưởng Giới Thạch nhưng không có nghĩa Mao, Tưởng đã cắt đứt liên lạc, chỉ là sự tiếp xúc giữa họ được tiến hành một cách đặc biệt. LTS: Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong giai đoạn những năm 50-70 của thế kỷ trước đã trải qua nhiều sóng gió. Nói về thời kỳ này cũng có nhiều tài liệu khác nhau, và thậm chí, mỗi tài liệu cho thấy một góc nhìn hoàn toàn khác. Dưới đây là một số tài liệu do báo chí Trung Quốc đăng tải. Theo đó, Mao Trạch Đông ủng hộ Tưởng Giới Thạch nắm quyền ở Đài Loan, còn Tưởng đã từng muốn mời Mao đến thăm Đài Bắc nhưng bất thành. Tưởng Giới Thạch. Ảnh: Sina "Mao nhận thấy Tưởng không muốn chia cắt Trung Quốc" Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ đưa Hạm đội 7 tới tập kết tại khu vực eo biển Đài Loan. Ngày 26/7, Tổng thống Mỹ bấy giờ là Harry S.Truman cho rằng việc Bắc Kinh thống nhất Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương nên đưa ra thuyết "Chưa khẳng định chủ quyền của Đài Loan". Khi ấy, Tưởng Giới Thạch vô cũng mâu thuẫn. Một mặt, ông ta hy vọng Mỹ giúp đỡ vì với quân đội của mình, Tưởng khó có thể giữ được Đài Loan. Mặt khác, Tưởng lo ngại Washington có ý định chia cắt Trung Quốc nên chưa đưa ra ý kiến đồng thuận. Cuối cùng, Tưởng quyết định, dù cho Hạm đội 7 có rời đi thì ông cũng duy trì chính sách "Một Trung Quốc". Ngày 28/6, Tưởng ủy quyền cho Ngoại trưởng Quốc dân đảng Diệp Công Siêu tuyên bố, Đài Loan vẫn tiếp nhận kế hoạch quốc phòng của Mỹ và kế hoạch này không anh hưởng đến lập trường lãnh thổ. Tháng 12/1954, Mỹ-Đài ký Hiệp ước phòng thủ chung nhằm đối phó Bắc Kinh. Ngày 18/1/1955, nhằm ngăn chặn hợp tác Mỹ-Đài, Trung Quốc đưa quân tấn công đảo Nhất Giang Sơn - eo biển Đài Loan. Nhân dân nhật báo cho hay, do mâu thuẫn trong lập trường đối đầu với Đại lục khi Mỹ muốn "quốc tế hóa Đài Loan nhằm chia cắt với Trung Quốc đại lục" còn Tưởng vẫn muốn duy trì thống nhất hai bờ nên khi đó, Tưởng đã từ chối hợp tác với Washington trong cuộc chiến chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới truyền thông quốc tế lúc ấy nhận định rằng, cuộc chiến eo biển Đài Loan 1955 thực chất là ý đồ muốn thống nhất Đài Loan của Mao. Nhưng sự can thiệp của Mỹ đã tạo ra rất nhiều khó khăn, khiến cho kế hoạch này của Bắc Kinh bất thành. Mao Trạch Đông: "Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống Đài Loan thì tốt hơn" "Sứ giả" Tào Tụ Nhân và vợ. Ảnh: Sina Cuối những năm 1950, tình hình Đài Loan chuyển biến bất ngờ khi có một số người, bao gồm cả những người thuộc Quốc dân đảng ra tranh cử vị trí "Tổng thống". Bắc Kinh cho rằng, đây là "âm mưu của người Mỹ" do Washington nhận thấy Tưởng không phối hợp với Nhà Trắng để chống lại Trung Quốc nên đã tìm cách lật đổ Tưởng. Theo đó, dưới sự trợ giúp của Mỹ, một bộ phận chính trường Đài Loan đã ủng hộ Trần Thành - một chính trị gia có tiếng ở Đài Loan vốn được cho là người sẽ kế nhiệm khi Tưởng qua đời tranh cử vào vị trí "Tổng thống". Khi đó, Mao Trạch Đông cho biết, "ở Đài Loan, vẫn cứ Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống thì tốt". Mao cũng đã từng chia sẻ suy nghĩ này với rất nhiều các chính khách nước ngoài. Một số ý kiến cho rằng, câu nói của Mao truyền tải thông điệp rất rõ ràng, ĐCSTQ muốn Tưởng làm Tổng thống Đài Loan và chỉ cần Tưởng làm Tổng thống Đài Loan, Bắc Kinh sẽ cho Tưởng một "không gian quốc tế nhất định". Tào Tụ Nhân - người truyền tin Theo truyền thông Trung Quốc, do có cùng quan điểm trong việc thống nhất Trung Quốc nên Tưởng có dự định thiết lập kênh liên lạc với Mao và ý tưởng này cũng nhận được sự tán thành từ phía Bắc Kinh. Ngày 5/5/1956, trong một lần tiếp chính khách nước ngoài, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đánh tiếng rằng, "nếu Tưởng đồng ý trả Đài Loan về Đại lục thì người dân Trung Quốc sẽ tha thứ cho ông ấy". Cuối thập kỷ 50- đầu 60, Bắc Kinh-Đài Loan rất nỗ lực trong việc tìm kiếm người trung gian truyền tin. Và đó là Tào Tụ Nhân - một nhà hoạt động văn hóa chính trị nổi tiếng lúc bấy giờ. Theo lời của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc đã hai lần tìm gặp Tào Tụ Nhân. Một lần, Tưởng Kinh Quốc đã bí mật cử một chiếc tàu quân sự nhỏ đến đón Tào từ Hồng Kông về Đài Loan và đưa ra thương lượng về kế hoạch lập kênh ngoại giao với Bắc Kinh. Một lần khác, chính Tưởng Kinh Quốc đích thân đến Hồng Kông gặp Tào. Sau khi Tào nhận lời giúp cha con Tưởng liên lạc với Bắc Kinh, Tưởng Giới Thạch đã mời Tào đến Đài Bắc lần nữa. Trong cuộc tiếp xúc tại Đài Bắc, Tưởng Giới Thạch đã nói với Tào: "Lần này đi Đại lục, anh nhất định phải làm rõ ý định thực sự của Đại lục". Tháng 7/1956, Tào Tụ Nhân đến Bắc Kinh. Ngày 16/7, Tào có buổi gặp gỡ với Chu Ân Lai tại Di Hòa Viên. Sau khi nghe Tào truyền đạt lời của Tưởng, Chu đã đề xuất tiến hành phương châm "hợp tác lần ba" với mục đích chính là "thống nhất Trung Quốc". Đến ngày 3/10, Mao Trạch Đông tiến hành gặp mặt Tào Tụ Nhân tại Hòa Nhân Đường, Trung Nam Hải. Trong cuộc gặp, Mao đã đưa ra hàng loạt dự định mang tính xây dựng về "hợp tác lần ba" đồng thời ông đánh giá, đóng góp tích cực của Tưởng cho lịch sử hiện đại Trung Quốc là rất đáng ghi nhận. Kể từ đó về sau, Tào Tụ Nhân trở thành "cầu nối liên lạc" giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh - Đài Bắc sau đó cũng đạt được một số nhận thức chung như: Duy trì thống nhất lãnh thổ hay hai bên đều có thành ý giải quyết vấn đề Đài Loan theo phương thức hòa bình. Đặc biệt, sau sự kiện Kim Môn - khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958), Mao qua Tào chuyển lời đến Tưởng rằng, Bắc Kinh sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của Đài Bắc chỉ cần Tưởng bắt tay Mao, cô lập Washington. Tuy nhiên, qua nhiều lần thảo luận, cha con Tưởng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Đầu thập niên 60, từ những chính sách với Đài Loan của Mao kết hợp với những điều khoản mới, Chu Ân Lai soạn thành bản cương mục, tóm tắt ý tưởng tổng thể về việc thống nhất Đài Loan theo phương thức hòa bình. Sợ Tưởng hoài nghi, Mao còn nhờ Trương Trị Trung - người có quan hệ thân thiết với Tưởng chuyển thư đến Đài Bắc, nhấn mạnh rõ nội dung của bản thảo trên. Mao, Chu trong những cuộc gặp sau đó với Tào, tiếp tục nhấn mạnh sáng kiến của Bắc Kinh, đồng thời đề bày tỏ thiện chí, bất cứ điều kiện gì của Tưởng cũng sẽ được Bắc Kinh xem xét kỹ lưỡng. Tào sau đó đã về Đài Bắc chuyển lời Mao, Chu đến Tưởng. Cha con Tưởng sau khi nghiên cứu chắc chắn đã đưa ra một vài điều kiện dù có điều kiện đồng thuận cũng như trái chiều với Bắc Kinh. Nhưng cuối cùng hai bên cũng đã đạt được sự nhất trí chung về một số vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, sau đó không lâu, cuộc Đại cách mạng văn hóa bùng nổ tại Đại lục (1966). Một số ý kiến công kích sự hợp tác này của Mao-Tưởng khiến quan hệ Trung-Đài bị gián đoạn. Chương Sĩ Chiêu. Ảnh: Baike Tưởng từng mời Mao đến Đài Bắc vào cuối đời Đại cách mạng văn hóa bùng nổ đã làm gián đoạn quan hệ Trung-Đài. Đặc biệt, năm 1968 khi Tưởng nghe nói, Hồng vệ binh đã tới quê ông - Khê Khẩu, Chiết Giang phá bỏ từ đường nên vô cùng tức giận. Tưởng đã từng yêu cầu con cháu cần ghi nhớ thù này. Tuy nhiên, sau đó, ông lại được tin, Chu Ân Lai đã đến bảo vệ nên mới nguôi lòng. Những năm cuối đời, Tưởng thường nhớ lại những ngày tháng ông còn ở Đại lục, đồng thời nghĩ đến vấn đề liên lạc Trung-Đài. Đặc biệt, khi câu nói coi ông là "bạn cũ" giữa cuộc tiếp kiến của Mao với Tổng thống Mỹ Richard Nixon được truyền đến tai, càng khiến Tưởng suy nghĩ day dứt hơn. Hơn nữa, khi đó, địa vị của Đài Loan ngày càng bị thu hẹp trong khi Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Trước tình hình đó, Tưởng có chút do dự khi nối lại quan hệ với Đại lục bởi ông cho rằng, lúc này nếu chủ động liên lạc thì sẽ giống việc đầu hàng. Đúng lúc này, Bắc Kinh khôi phục hoạt động kỷ niệm sự kiện 228 - sự kiện bạo loạn tại Đài Loan ngày 28/2/1947. Theo giới phân tích, đây là hành động chủ động của Bắc Kinh với dự định nối lại quan hệ với Đài Bắc sau thời gian dài bị cắt đứt. Năm 1975, Bắc Kinh đã cho đặc xá hàng trăm binh lính và điệp viên Đài Loan và cho họ lựa chọn địa điểm để sinh sống. Biết được điều này nhưng Tưởng vẫn chưa chủ động liên lạc bởi nguyên nhân quan trọng là ông chưa tìm được người truyền tin thích hợp. Tào Tụ Nhân đã mất vào năm 1972. Vừa hay, Mao Trạch Đông đã phái người tới Đài Bắc. Đó là Chương Sĩ Chiêu - một người có mối "thâm tình" với cả ĐCSTQ và Quốc dân đảng. Tuy nhiên, khi ấy Chương đã 92 tuổi, lại mang trọng bệnh, khi mới chỉ kết nối hai bờ ở bước sơ bộ, Chương đã qua đời. Vì thế, quan hệ Trung-Đài vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. Truyền thông Trung Quốc nhận định, sau đó, Tưởng dường như không từ bỏ nỗ lực nối liền quan hệ hai bờ nên đã dù không tìm được người trung gian thích hợp nhưng vẫn tiến hành một phương thức liên lạc đặc biệt. Tết năm 1975, Tưởng bí mật tìm đến Trần Lập Phu - một "nguyên lão" của Quốc dân đảng, yêu cầu ông này thông qua các kênh liên lạc bí mật tại Hồng Kông chuyển lời mời Mao Trạch Đông tới thăm Đài Bắc. Khi đó, cả Mao, Chu đều gặp vấn đề sức khỏe nên không thể đi Đài Bắc. Đích thân Mao đã ủy thác cho Đặng Tiểu Bình đi Đài Loan nhằm nối lại quan hệ hai bờ cũng như thực hiện việc thống nhất Đài Loan. Nhưng đúng lúc này, Tưởng Giới Thạch lại qua đời vì bệnh tim vào ngày 5/4/1975. Cái chết của Tưởng khiến quan hệ Trung-Đài một lần nữa bị gián đoạn. Cựu phó Đại sứ Triều Tiên chỉ ra 2 thông điệp "đáng kinh ngạc" trong phát biểu năm mới của Kim Jong-un theo Trí Thức Trẻ ====================== Việc báo chí Tàu Đại Lục tung tin trong hoàn cảnh hiện nay, cho thấy vấn đề "một Trung Quốc", đang có chiều hướng trở ngại. Thống nhất Trung Quốc là một trong những mục tiêu chính trị cốt tử của Bắc Kinh . Chí ít họ cũng thể hiện tính chính danh của một chính thể lãnh đạo với mục tiêu này. Do đó, việc "nhá hàng" lần này về cuộc gặp bí mật giữa hai chính thể Quốc Cộng, cho thấy "Canh bạc cuối cùng" đang diễn ra. Sang năm Đinh Dậu Việt lịch, nền chính trị quốc tế sẽ rất phức tạp, vì tính quyết liệt của "Canh bạc cuối cùng". Các đại ca đánh bạc, những tay em phọt phẹt nên đứng ngoài nhìn và vỗ tay thôi. Đừng có dây dưa, có ngày sạt nghiệp. Share this post Link to post Share on other sites