Posted 30 Tháng 5, 2016 Lầu Năm Góc không bất ngờ về tin TQ đưa tàu ngầm ra biển Đông Hải Võ | 29/05/2016 13:51 Tờ The Guardian (Anh) hôm 26/5 đưa tin, quân đội Trung Quốc có khả năng đang chuẩn bị để lần đầu tiên điều các tàu ngầm hạt nhân chiến lược ra biển Đông và Tây Thái Bình Dương. (Ảnh minh họa) TQ cho chiến hạm "lượn quanh Philippines", sắp đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương =================== Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc không tỏ thái độ trước việc Trung Quốc đưa tầu ngầm vào biển Đông cả. Đó là tính chính danh của vấn đề "tự do hàng hải" trong vùng biển quốc tế và không có tính đe dọa. Khi chính Hoa Kỳ cũng đem tàu chiến đến vùng biển này. Bởi vậy, "vén đề" cần bàn là cái "vén đề" hậu quả của cái vén đề" trên. Híc! Đúng như lão đã phán: Biển Đông lăm lay sôi sùng sục và sẽ xuất hiện nhiều chiện, loạn cào cào ở biển Đông. Điếu mựa! PS: Lão cũng cần phải long trọng nhắc lại rằng: Lão bảo kê đến cuối năm nay chưa uýnh nhau. Sang năm lão không có ý kiến gì. Mún ra răng thì ra. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 5, 2016 Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc không tỏ thái độ trước việc Trung Quốc đưa tầu ngầm vào biển Đông cả. Đó là tính chính danh của vấn đề "tự do hàng hải" trong vùng biển quốc tế và không có tính đe dọa. Khi chính Hoa Kỳ cũng đem tàu chiến đến vùng biển này. Bởi vậy, "vén đề" cần bàn là cái "vén đề" hậu quả của cái vén đề" trên. Híc! Đúng như lão đã phán: Biển Đông lăm lay sôi sùng sục và sẽ xuất hiện nhiều chiện, loạn cào cào ở biển Đông. Điếu mựa! PS: Lão cũng cần phải long trọng nhắc lại rằng: Lão bảo kê đến cuối năm nay chưa uýnh nhau. Sang năm lão không có ý kiến gì. Mún ra răng thì ra. Biển Đông: Trung Quốc táo tợn thách đấu với Mỹ 16:09, Thứ Hai, 30/05/2016 (GMT+7) (VnMedia) - Giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh có dự định lần đầu tiên trong lịch sử đưa tàu ngầm hạt nhân ra tuần tra ở Thái Bình Dương trong năm nay. Ảnh minh hoạ Thông tin gây giật mình trên đã được tờ The Guardian tung ra. Tờ báo của Anh dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho chuyến tuần tra răn đe hạt nhân đầu tiên và những cuộc tuần tra như thế này được coi là công cụ duy nhất để Trung Quốc đối phó với các hệ thống vũ khí của Mỹ. Nếu thông tin trên được xác nhận là chính xác thì đây sẽ là bước leo thang tiếp theo của Trung Quốc trong các hành động đáng lo ngại của họ ở Biển Đông trong thời gian qua. Việc Mỹ đem tàu ngầm hạt nhân ra đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra sau khi Bắc Kinh gần đây cử hai chiến đấu cơ đi chặn một máy bay do thám của Mỹ ở vùng biển này. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày càng trở nóng bỏng, từ những cuộc khẩu chiến giờ đã leo thang lên thành các động thái quân sự đáng lo ngại. Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông. Kiệt Linh (theo RIA) ===================== Đúng là: Ma đưa lối, quy đưa đường. Cớ sao tìm chốn đoạn trường mà đi? Điếu mựa! Can tội làm ngoáo ọp dọa Lão Gàn, cản trở việc chứng minh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Láo toét. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 5, 2016 Coi chơi xả cái sì choét. Chứ lão Gàn cho rằng để uýnh nhau ở bể Đông Hoa Kỳ chưa cần dùng đến loại pháo này. Nhưng ở Hoa Đông thì là điều chắc chắn. http://tv.nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/phao-dien-tu-cua-my-cuc-ky-hien-dai-se-bo-tri-o-bien-dong-baltic-9942.htm?mobile=true 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 5, 2016 Biển Đông: Thứ trưởng TQ dọa sẵn sàng chiến tranh với Mỹ Việt Hà | 20/05/2016 13:11 "Mỹ không nên khiêu khích Trung Quốc ở biển Đông mà mong không bị trả đũa", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đe dọa hôm thứ Năm, 19/5. Tàu hộ vệ FS Guepratte của Pháp tham gia hoạt động trên biển Đông cùng nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ. (Nguồn: Hải quân Mỹ) Ông Lưu tuyên bố: "Trung Quốc không muốn chiến tranh, do đó chúng tôi sẽ đối lập với Mỹ nếu họ khuấy động các xung đột." Lưu Chấn Dân đe dọa "sẽ tự vệ nếu kịch bản Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Việt Nam tái diễn", như lời cảnh cáo rằng nước này sẵn sàng đối đầu Mỹ trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ rằng nước này "không thể bao vây Trung Quốc bằng căn cứ quân sự". "Chúng ta không thể làm theo cách đó vào 30 năm trước, và ngày nay cũng vậy." Lưu Chấn Dân lớn tiếng: "Người dân và Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đối xử bất công vì Mỹ đang đổ lỗi cho Trung Quốc về căng thẳng leo thang trên biển Đông." Ông này cảnh cáo Mỹ rằng "điều quan trọng là chính phủ Mỹ nên nhận ra thời thế đã thay đổi, và Mỹ có thể có lợi hơn bằng hợp tác (với Trung Quốc-PV) thay vì phát động chiến tranh". Ông Lưu nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng hòa bình ở khu vực biển Đông "hơn cả hòa bình với Mỹ và Nhật Bản" và "không ai nên nghi ngờ về thiện chí này của Trung Quốc". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: Reuters) Theo CNBC News (Mỹ), mặc dù chưa từng có tiền lệ và cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hay luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn mưu đồ áp đặt quyền lợi kinh tế và quân sự của mình trên 80% diện tích biển Đông, thông qua yêu sách chủ quyền phi pháp "đường chín đoạn". Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN và các cơ quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ như Viện Brookings, đều phản đối yêu sách "đi ngược lại với luật pháp quốc tế" này của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tăng cường hiện diện quân sự phi pháp trên các đảo đá mà họ cưỡng chiếm ở biển Đông, bao gồm cả việc bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trái phép trên các khu vực từng là những rạn san hô tự nhiên. Đây cũng là vùng hoạt động của Hải quân Mỹ nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương và thể hiện liên minh chặt chẽ với quân đội đồng minh, đối tác như Philippines. Trong vụ "chạm trán" mới nhất hôm 17/5, máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát "không an toàn" ở cự ly chỉ 15m. [VIDEO] Những nhận xét rất thú vị của người Hà Nội về TT Obama theo Thế giới trẻ ==================== Bít ngay mà! Lăm lay bể Đông sôi sùng sục. Nhưng lạ thật?! Nhìn tướng cái nhà ông thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tàu, lão vận dụng hết công lực tướng pháp của lão vẫn chưa hiểu vì sao ông ta làm lên đến thứ trưởng ngoại giao Tàu. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: Reuters) Trông quen quen...? Ah! Nhớ ra rồi! Giống thằng chả bán mỳ gõ ở đường Thành Thái, có lần lão ra đấy mua hoa lan, có ghé ăn. Có thể cái nhà ông này có ẩn tướng tốt - 7 nốt ruồi đỏ ở mông chẳng hạn - nên làm thứ trưởng Ngoại giao Tàu. Còn thẳng chả giống ông này thì ko có quý tưởng nên đi rao mỳ gõ. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 6, 2016 Tân lãnh đạo Đài Loan đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa Đài Loan ngang nhiên tuyên bố tiếp tục kiểm soát đảo Ba Bình và yêu sách chủ quyền với toàn bộ Trường Sa của Việt Nam. Tân lãnh đạo Đài Loan lần đầu thị sát căn cứ quân sự Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes Phát ngôn viên cơ quan đối ngoại Đài Loan Vương Bội Linh (Eleanor Wang) hôm 31/5 ngang nhiên tuyên bố chính quyền của tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ "tiếp tục kiểm soát đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) và chia sẻ tài nguyên biển như hải sản, dầu khí với các bên có tuyên bố chủ quyền", theo Forbes. Đảo Ba Bình có chiều dài tự nhiên lên tới hơn 1.400 m, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Chính quyền của bà Thái cũng yêu sách chủ quyền với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa rộng 3,5 triệu km2. Bà Vương cũng ngang nhiên tuyên bố Trường Sa là "lãnh thổ lịch sử" của Đài Loan và đây là điều "không thể tranh cãi". Thái Anh Văn lên nắm quyền tại Đài Loan từ ngày 20/5. Ảnh: Reuters Chính quyền mới 11 ngày tuổi của bà Thái Anh Văn cho biết "tiếp tục chính sách đã được duy trì 60 năm qua" đối với vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố của Đài Loan đạt được mục đích lấy lòng Trung Quốc nhưng sẽ khiến các nước Đông Nam Á cảnh giác. Hồi tháng 3, Đài Loan đưa trái phép một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình. Người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu trước khi từ nhiệm từng có kế hoạch đưa tên lửa phòng không tầm ngắn ra đảo này. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về chủ quyền không thể chối bỏ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của bất kỳ nước nào tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Văn Việt =========================== Bà này trước khi lên làm lãnh đạo đã hứa không công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn, giờ lại lật lọng là ra răng hể? vớ vẩn thật Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 6, 2016 Tân lãnh đạo Đài Loan đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa Đài Loan ngang nhiên tuyên bố tiếp tục kiểm soát đảo Ba Bình và yêu sách chủ quyền với toàn bộ Trường Sa của Việt Nam. Tân lãnh đạo Đài Loan lần đầu thị sát căn cứ quân sự Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes Phát ngôn viên cơ quan đối ngoại Đài Loan Vương Bội Linh (Eleanor Wang) hôm 31/5 ngang nhiên tuyên bố chính quyền của tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ "tiếp tục kiểm soát đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) và chia sẻ tài nguyên biển như hải sản, dầu khí với các bên có tuyên bố chủ quyền", theo Forbes. Đảo Ba Bình có chiều dài tự nhiên lên tới hơn 1.400 m, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Chính quyền của bà Thái cũng yêu sách chủ quyền với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa rộng 3,5 triệu km2. Bà Vương cũng ngang nhiên tuyên bố Trường Sa là "lãnh thổ lịch sử" của Đài Loan và đây là điều "không thể tranh cãi". Thái Anh Văn lên nắm quyền tại Đài Loan từ ngày 20/5. Ảnh: Reuters Chính quyền mới 11 ngày tuổi của bà Thái Anh Văn cho biết "tiếp tục chính sách đã được duy trì 60 năm qua" đối với vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố của Đài Loan đạt được mục đích lấy lòng Trung Quốc nhưng sẽ khiến các nước Đông Nam Á cảnh giác. Hồi tháng 3, Đài Loan đưa trái phép một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình. Người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu trước khi từ nhiệm từng có kế hoạch đưa tên lửa phòng không tầm ngắn ra đảo này. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về chủ quyền không thể chối bỏ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của bất kỳ nước nào tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Văn Việt =========================== Bà này trước khi lên làm lãnh đạo đã hứa không công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn, giờ lại lật lọng là ra răng hể? Vớ vẩn thật Vớ vẩn thật! Và rất ngu xuẩn. Phàm đã là chính khách thì phải rất "chính danh" không thể lươn lẹo hai lời được. Trước khi tranh cử, lệnh bà Thái Anh Văn đã xác định "không công nhận đường lưỡi bò chín đoạn". Nay, nếu vì một hoàn cảnh nào đó, chưa thể thực thi lời hứa, đáng nhẽ lệnh bà Thái Anh Văn nên im lặng. Nay bà ta lại nói ngược lại với lời hứa ban đầu, khiến lão đây rất thất vọng. Lão đã tốn khá nhiều thời gian để có lời khuyên chính thể Đài Loan nên có những chính sách tỏ ra độc lập về ngoại giao với Trung Quốc lục địa, nhưng không tuyên bố độc lập. Một cơ hội vàng cho Đài Loan lúc này là quan điểm về biển Đông. Nhưng rất tiếc! Bà Thái Anh Văn đã không thực hiện điều này và có tuyên bố phù hợp với Tàu lục địa, mặc dù nhân danh một thể chế đối lập. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả bức tranh - lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - đã thể hiện cô em gái Đài Loan bị loại khỏi cuộc chơi, trên người chỉ còn một cái yếm để che chở cho sự liêm sỉ còn lại. Lão không có thời gian để phân tích kỹ việc này. Lão không chuẩn bị làm đề án tiến sĩ về đề tài "Đài Loan trong tranh chấp biển Đông" Nhưng thấy thật tội nghiệp! Ma đưa lối, quy đưa đường. Cớ sao tìm chốn đoạn trường mà đi? Vì cái nhìn của tha nhân và cái nhìn theo bản chất của Lý học Việt cách xa ngàn trùng. Mọi chuyện không còn cứu vãn được nữa. "Canh bạc cuối cùng" khốc liệt sẽ xảy ra và đất nước Trung Quốc sẽ tan làm nhiều mảnh. Chuyện thế nhân tan hợp, lão không quan tâm. Nhưng thật đau lòng cảnh sinh linh đồ thán. PS: Đại lão tiền bối Nguyễn Quảng Tuân - đồng dịch giả cuốn "Thái Ất Thần Kinh", trước khi mất đã nói lại với lão: "Truyện Kiều chính là một lời tiên tri". Đúng như vậy! Chính vì thế mà nó có khả năng tiên tri cho thế nhân, dùng để ..."Bói Kiều". Mặc dù mục đích của nó không nhằm tiên tri những chuyện đời tha nhân. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2016 Trung Quốc “mua chuộc” được 40 nước ủng hộ trong vụ kiện Biển Đông Trong thời gian qua Trung Quốc tìm mọi cách để “mua chuộc” các nước ủng hộ mình trong vụ kiện với Philippines về Biển Đông. Giờ là lúc Bắc Kinh khoe thành tích. Nhưng Mỹ cũng đang làm điều tương tự. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc khoe thành tích vận động ngoại giao liên quan tới vụ kiện về Biển Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/5 khoe rằng đã có hơn 40 quốc gia tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines lên tòa Trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với báo giới rằng ngày càng có nhiều nước bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Những nước được Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu tên là đã cam kết ủng hộ Trung Quốc bao gồm Burundi, Slovenia, Niger, Gambia và Mozambique. Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye dự kiến trong tháng 6 tới sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn. Bắc Kinh đang cảm thấy bất an vì một loạt các nước phương Tây đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của toà án. Theo AFP, có lẽ Trung Quốc e sợ áp buộc họ phải “thượng tôn pháp luật”, nên Bắc Kinh phải đối phó bằng cách tấn công trước bằng vận động ngoại giao. Nỗ lực chiêu dụ của Bắc Kinh được khởi động từ tháng 4/2016, nhân một cuộc họp tay ba cấp ngoại trưởng của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Lần đầu tiên một bản thông cáo chung về Biển Đông được công bố, nhưng với nội dung hoàn toàn là một bản sao của lập trường Trung Quốc: giải quyết xung khắc bằng đàm phán song phương giữa hai bên có liên can. Japan Times cho biết, trong hai tuần vừa qua, Bắc Kinh đã thu được một số thành quả trong chiến thuật lôi kéo một số quốc gia ủng hộ lập trường chống “quốc tế hóa” hồ sơ Biển Đông. Ấn Độ, Nga, Pakistan, Belarus, hai nước Lào và Brunei, tuy là thành viên của ASEAN, đã nghiêng theo Trung Quốc. Trung Quốc hiện vẫn từ chối không tham gia vào phiên tòa và cho rằng tất cả mọi tranh chấp cần phải được giải quyết qua đàm phán song phương. Điểm đáng chú ý là Mỹ, nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào ở Biển Đông, cũng không ngừng vận động các nước khác thể hiện rõ rệt quan điểm ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Án La Haye về Biển Đông, đồng thời lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết này. Ngay từ Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hồi đầu năm, chính Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng thuyết phục các đối tác Đông Nam Á về nhu cầu có lập trường thống nhất, công khai ủng hộ phán quyết của Tòa án La Haye. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, ông Obama cũng sẽ tìm kiếm hậu thuẫn của các cường quốc công nghiệp phát triển trên vấn đề này. Ở cấp thấp hơn, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương chẳng hạn, cũng vừa hoàn tất một vòng công du mới tại Lào, Việt Nam và Malaysia, nới vấn đề tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực cũng được gợi lên. Ngoài nhóm G7, Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông. Nhìn chung, trong cuộc đua tìm hậu thuẫn, Mỹ đã thắng Trung Quốc vì được sự ủng hộ của rất nhiều nước, chủ yếu là các nước lớn. Vấn đề là cho đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn có dấu hiệu xem thường dư luận quốc tế. Nh.Thạch Nguồn:Theo AFP. AP, Reuters, CNN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2016 Trung Quốc “mua chuộc” được 40 nước ủng hộ trong vụ kiện Biển Đông Trong thời gian qua Trung Quốc tìm mọi cách để “mua chuộc” các nước ủng hộ mình trong vụ kiện với Philippines về Biển Đông. Giờ là lúc Bắc Kinh khoe thành tích. Nhưng Mỹ cũng đang làm điều tương tự. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc khoe thành tích vận động ngoại giao liên quan tới vụ kiện về Biển Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/5 khoe rằng đã có hơn 40 quốc gia tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines lên tòa Trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với báo giới rằng ngày càng có nhiều nước bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Những nước được Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu tên là đã cam kết ủng hộ Trung Quốc bao gồm Burundi, Slovenia, Niger, Gambia và Mozambique. Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye dự kiến trong tháng 6 tới sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn. Bắc Kinh đang cảm thấy bất an vì một loạt các nước phương Tây đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của toà án. Theo AFP, có lẽ Trung Quốc e sợ áp buộc họ phải “thượng tôn pháp luật”, nên Bắc Kinh phải đối phó bằng cách tấn công trước bằng vận động ngoại giao. Nỗ lực chiêu dụ của Bắc Kinh được khởi động từ tháng 4/2016, nhân một cuộc họp tay ba cấp ngoại trưởng của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Lần đầu tiên một bản thông cáo chung về Biển Đông được công bố, nhưng với nội dung hoàn toàn là một bản sao của lập trường Trung Quốc: giải quyết xung khắc bằng đàm phán song phương giữa hai bên có liên can. Japan Times cho biết, trong hai tuần vừa qua, Bắc Kinh đã thu được một số thành quả trong chiến thuật lôi kéo một số quốc gia ủng hộ lập trường chống “quốc tế hóa” hồ sơ Biển Đông. Ấn Độ, Nga, Pakistan, Belarus, hai nước Lào và Brunei, tuy là thành viên của ASEAN, đã nghiêng theo Trung Quốc. Trung Quốc hiện vẫn từ chối không tham gia vào phiên tòa và cho rằng tất cả mọi tranh chấp cần phải được giải quyết qua đàm phán song phương. Điểm đáng chú ý là Mỹ, nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào ở Biển Đông, cũng không ngừng vận động các nước khác thể hiện rõ rệt quan điểm ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Án La Haye về Biển Đông, đồng thời lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết này. Ngay từ Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hồi đầu năm, chính Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng thuyết phục các đối tác Đông Nam Á về nhu cầu có lập trường thống nhất, công khai ủng hộ phán quyết của Tòa án La Haye. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, ông Obama cũng sẽ tìm kiếm hậu thuẫn của các cường quốc công nghiệp phát triển trên vấn đề này. Ở cấp thấp hơn, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương chẳng hạn, cũng vừa hoàn tất một vòng công du mới tại Lào, Việt Nam và Malaysia, nới vấn đề tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực cũng được gợi lên. Ngoài nhóm G7, Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông. Nhìn chung, trong cuộc đua tìm hậu thuẫn, Mỹ đã thắng Trung Quốc vì được sự ủng hộ của rất nhiều nước, chủ yếu là các nước lớn. Vấn đề là cho đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn có dấu hiệu xem thường dư luận quốc tế. Nh.Thạch Nguồn:Theo AFP. AP, Reuters, CNN Đúng là một cái nhìn rất thiển cận của đám quan chức Bắc Kinh về vấn đề chiến lược quốc gia. 40 nước ủng hộ rồi làm sao? Hoa Kỳ sợ quá nên từ chức bá chủ thế giới và xuống làm phiên thuộc của Bắc Kinh, vì tuân theo số đông các quốc gia ủng hộ Bắc Kinh một cách dân chủ à? Bởi vậy, bản chất của vấn đề là: "Ai sẽ bá chủ thế giới sau cuộc hội nhập toàn cầu?". Do đó, điếu có chuyện bao nhiêu quốc gia ủng hộ Trung Quốc ở đây. Mà là quốc gia nào lựa chọn đúng chiến lược của minh trong tương lai hội nhập để tồn tại và phát triển và ai là kẻ chiến thắng cuối cùng?! Sai lầm của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trong bởi một tầm nhìn cục bộ và dốt nát. Ma đưa lối, quy đưa đường. Cớ sao tìm chốn đoạn trường mà đi? Vì cái nhìn của tha nhân và cái nhìn theo bản chất của Lý học Việt cách xa ngàn trùng. Mọi chuyện không còn cứu vãn được nữa. "Canh bạc cuối cùng" khốc liệt sẽ xảy ra và đất nước Trung Quốc sẽ tan làm nhiều mảnh. Chuyện thế nhân tan hợp, lão không quan tâm. Nhưng thật đau lòng cảnh sinh linh đồ thán. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2016 Đúng là một cái nhìn rất thiển cận của đám quan chức Bắc Kinh về vấn đề chiến lược quốc gia. 40 nước ủng hộ rồi làm sao? Hoa Kỳ sợ quá nên từ chức bá chủ thế giới và xuống làm phiên thuộc của Bắc Kinh, vì tuân theo số đông các quốc gia ủng hộ Bắc Kinh một cách dân chủ à? Bởi vậy, bản chất của vấn đề là: "Ai sẽ bá chủ thế giới sau cuộc hội nhập toàn cầu?". Do đó, điếu có chuyện bao nhiêu quốc gia ủng hộ Trung Quốc ở đây. Mà là quốc gia nào lựa chọn đúng chiến lược của minh trong tương lai hội nhập để tồn tại và phát triển và ai là kẻ chiến thắng cuối cùng?! Sai lầm của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trong bởi một tầm nhìn cục bộ và dốt nát. Trung Quốc tự tin thắng Mỹ và bước lên đỉnh thế giới (Quan hệ quốc tế) - Chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington liệu có khiến đối đầu Trung-Mỹ hiện nay giống như Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh? Mỹ hoán cải Tomahawk, SM-6 hạ tàu sân bay Trung Quốc? Đưa tàu ngầm hạt nhân xuống Biển Đông: Trung Quốc lập ADIZ? Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc như Liên Xô trước đây Mỹ sẽ phải đối diện với tình hình “cạnh tranh” với Nga và Trung Quốc lâu dài, mặc dù hiện Washington đang gặp trục trặc ở các khu vực khác trên thế giới, nhưng nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. Điều đó cho thấy, chính sách này với Mỹ là rất quan trọng. Đó là tuyên bố mới đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter. Ngày 25 tháng 5 năm 2016, trên trang mạng của Bộ quốc phòng Mỹ đăng tải phát biểu của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Carter tại Học viện chiến tranh hải quân Mỹ. Đây là học viện chuyên đào tạo các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và các sĩ quan đến từ hơn 100 nước trên thế giới. Trong bài phát biểu của mình, ông chủ Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng, châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực quan trọng nhất trên thế giới”, đồng thời cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số và những tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng trong ngày 25 tháng 5 vừa qua, trên mạng “One defense” của Mỹ, ông chủ Lầu Năm Góc còn cho biết, hành động và phản ứng của Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông chẳng qua chỉ là một phần của tình hình đại cục thời đại. Thậm chí ông còn dự báo rằng, khi nội bộ Trung Quốc có những thay đổi, mọi thứ sẽ chấm hết. Tuy nhiên, ông chủ Lầu Năm Góc vẫn phải thừa nhận là tình hình hiện nay của Bắc Kinh đang có chiều hướng đi ngược lại với những dự đoán của ông. Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn đang đối đầu quyết liệt ở châu Á-Thái Bình Dương Để xác nhận thêm cho điều đó, ông Carter nhấn mạnh, đây là sự đối kháng lâu dài kiên quyết, ôn hoà nhưng mạnh mẽ, rất có thể sẽ kéo dài nhiều năm. Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không thể tiến hành nhanh, mà sẽ phải kéo dài. Trong chuyến thăm một căn cứ tàu ngầm của hải quân Anh tại bang Connecticut ngày 24/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ cũng đã có những phát biểu liên quan đến vấn đề này. Carter cho biết, tư tưởng xuyên suốt của “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” mãi mãi không chỉ là thực hiện quyền tự do hàng hải, mà là sự thúc đẩy “cùng tiến” về ngoại giao, kinh tế và quân sự, tăng cường kế hoạch hoàn chỉnh cho hoạt động tại khu vực này của Mỹ. Kế hoạch này bao gồm việc điều động thêm và hiện đại hóa lực lượng quân sự được triển khai đến khu vực này, tiến hành các cuộc diễn tập song phương và đa phương quy mô lớn, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Bình luận về vấn đề này, trang mạng “Vệ tinh” của Nga (Sputnik phiên bản tiếng Trung) cũng bình luận rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thế “cạnh tranh lâu dài” với Nga và Trung Quốc, nếu Washington tăng cường hiện diện thường xuyên ở khu vực này. Trung Quốc tự tin đạt đến đỉnh cao phát triển thế giới Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Mỹ đã cho 3 tàu quân sự tiến vào khu vực gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Carter lí giải rằng, Hoa Kỳ đang tiến hành những hoạt động có tính toàn cầu, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Bắc Kinh. Vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, “cũng có nước” đưa ra những yêu cầu về chủ quyền tại Biển Đông, do đó, Hoa Kỳ cũng đưa ra sự thách thức tương tự như vậy đối với yêu cầu đó”. Đối diện với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Carter ám chỉ việc Mỹ duy trì bảo đảm ổn định và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giống với việc nước này triển khai chính sách kiềm chế với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh 50 năm về trước. Dư luận Trung Quốc cho rằng rất nhiều nhận định của Carter có vấn đề. Quan hệ Trung-Mỹ hiện nay thật sự không hề giống với quan hệ Xô-Mỹ trước kia, bối cảnh và kết cấu thời đại cũng đều khác nhau. Thời kỳ đó là chiến tranh lạnh, thế giới đang chia làm 2 cực, còn giờ đây thời kỳ hội nhập, xu thế toàn cầu hóa đang thống trị. So sánh về mối quan hệ, Trung-Mỹ tuy có mâu thuẫn và vẫn đang tiếp tục gia tăng, nhưng hợp tác giữa hai bên là rộng rãi, lợi ích đan xen nhau, so với mối quan hệ Mỹ-Xô trước đây thì kết cấu của mối quan hệ Trung-Mỹ hiện nay phức tạp hơn nhiều. Vừa qua, phó viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh đã có bình luận trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” rằng, những tuyên bố của ông Carter không phải là tiếng nói chung của người Mỹ, mà là tiếng nói của Lầu Năm Góc. Học giả Trung Quốc tự tin sẽ đánh bại Mỹ và bước lên đỉnh cao thế giới Kim Xán Vinh cho rằng châu Á-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất toàn cầu, nó có liên quan đến tiền đồ của nền kinh tế Mỹ, thêm vào là sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho nên đây sẽ là khu vực hoạt động của các nước mạnh nhất. Do đó, Mỹ đã phải chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương, dịch chuyển cán cân lực lượng từ Đại Tây Dương về Thái Bình Dương, tập trung về khu vực châu Á tới 60% binh lực hải quân và không quân. Tuy nhiên, học giả Bắc Kinh cho rằng, nếu đối kháng lâu dài với Trung Quốc, Mỹ sẽ thất bại. Điều này không chỉ thể hiện ở những chỉ số so sánh về sức mạnh quân sự mà còn ở tiềm lực huy động quốc phòng, cùng với thực lực hiện tại và tiềm năng phát triển của nền kinh tế. Xét về qui mô, dân số Trung Quốc có gần 1,5 tỷ người, lớn hơn tổng dân số của cả hai nước có ngành công nghiệp đi đầu thế giới là Mỹ và Anh. Tung Quốc hiện là nền kinh tế thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ) nhưng vẫn đang phát triển trong khi Mỹ và Anh đã qua giai đoạn cực thịnh và bước sang ngưỡng thoái trào. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao công nghiệp hóa của nhân loại. Giới học giả Bắc Kinh tự tin cho rằng, 25 năm trước, Washington đã chiến thắng Moscow cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết nhưng trong thời đại ngày nay, Mỹ sẽ không thể làm được như thế với Trung Quốc. Minh Quang ====================== Bởi vậy, lão phán thì cứ phải từ đúng trở lên. Làm điếu gì cần 40 quốc gia ủng hộ. Vớ vẩn! Mà là một chiến lược phát triển chuẩn và phù hợp với điều kiện tình thế. Trung quốc tham vọng thì - Sory nha - thằng điếu nào mà chả có tham vọng. Vấn đề là mức độ tham vọng và hoàn cảnh thực hiện mà thôi. Như lão Gàn tham vọng làm sáng tỏ tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chẳng hạn. So với tham vọng của cả nước Trung Hoa, thì nói thật nha: Tham vọng của lão Gàn - xét về khía cạnh nào đó - khó khăn và vĩ đại hơn nhiều. Mặc dù tham vọng của Bắc Kinh nhỏ nhoi trước tham vọng của lão Gàn, Nhưng trước một đối thủ như Hoa Kỳ, Bắc Kinh điếu có cửa chiến thắng, dù xét dưới bất cứ một góc độ nào. Nhưng lão không có tham vọng làm luận án tiến sĩ về đề tài: "Tương lai Trung Quốc trong cuộc hội nhập toàn cầu" Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. "Chọc trời khuấy nước mặc dầu. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Ngu thì chết. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2016 Trung Quốc tự tin thắng Mỹ và bước lên đỉnh thế giới (Quan hệ quốc tế) - Chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington liệu có khiến đối đầu Trung-Mỹ hiện nay giống như Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh? Minh Quang ====================== Bởi vậy, lão phán thì cứ phải từ đúng trở lên. Làm điếu gì cần 40 quốc gia ủng hộ. Vớ vẩn! Mà là một chiến lược phát triển chuẩn và phù hợp với điều kiện tình thế. Trung quốc tham vọng thì - Sory nha - thằng điếu nào mà chả có tham vọng. Vấn đề là mức độ tham vọng và hoàn cảnh thực hiện mà thôi. Như lão Gàn tham vọng làm sáng tỏ tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chẳng hạn. So với tham vọng của cả nước Trung Hoa, thì nói thật nha: Tham vọng của lão Gàn - xét về khía cạnh nào đó - khó khăn và vĩ đại hơn nhiều. Mặc dù tham vọng của Bắc Kinh nhỏ nhoi trước tham vọng của lão Gàn, Nhưng trước một đối thủ như Hoa Kỳ, Bắc Kinh điếu có cửa chiến thắng, dù xét dưới bất cứ một góc độ nào. Nhưng lão không có tham vọng làm luận án tiến sĩ về đề tài: "Tương lai Trung Quốc trong cuộc hội nhập toàn cầu" Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. "Chọc trời khuấy nước mặc dầu. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Ngu thì chết. Trung Quốc cuống cuồng bảo vệ tài sản ở Venezuela 07:00 | 20/05/2016 Nếu chính phủ Caracas sụp đổ, Trung Quốc có nguy cơ mất trắng hơn 50 tỉ USD tiền cho vay. Nhưng còn một tổn thất có tính chiến lược hơn nữa của Bắc Kinh cũng sẽ tan như bong bóng xà phòng, đó là tham vọng cắm vòi hút kiệt dầu mỏ tại Venezuela. Trước cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng tại Venezuela, Trung Quốc buộc phải lên tiếng nới lỏng các điều khoản thanh toán cho Caracas. Tổng thống Venezuela Maduro và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tháng 9/2013 Ngày 18/5, Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Công nghiệp của Venezuela, Miguel Perez cho biết nước này đã đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm cải thiện các điều khoản của thỏa thuận đổi dầu lấy tín dụng giữa hai nước, nhờ đó Venezuela sẽ "dễ thở" hơn trước khi phải thanh toán các khoản nợ lớn. Theo Phó Tổng thống Perez, thỏa thuận mới này cùng với việc cắt giảm mạnh nhập khẩu sẽ giúp Venezuela thoát khỏi tình thế rất khó khăn hiện nay. Trong khoảng một thập niên qua, Trung Quốc đã “hào phóng” cho Venezuela vay trên 50 tỷ USD theo thỏa thuận giữa hai nước. Trong những ngày gần đây, chính quyền của Tổng thống Maduro đang phải gồng mình trước sức ép của phe đối lập và các thế lực thù địch bên ngoài liên quan tới những khó khăn kinh tế hiện nay. Báo chí quốc tế nói nhiều đến nguy cơ đảo chính ở Venezuela giống như những gì đang diễn ra tại Brazil. Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela trước hết bắt nguồn từ giá dầu giảm. Với 96% ngân sách nhà nước là tiền bán dầu, chính quyền Venezuela đang thiếu tiền trầm trọng để chi phí cho những chương trình hỗ trợ xã hội. Sự nuông chiều có chủ đích của ông Maduro lại càng làm cho năng lực sản xuất trong nước từ yếu ớt trở nên tê liệt ! Theo số liệu của Oxford Economics, thu nhập từ dầu lửa của Venezuela giảm mạnh chỉ còn 42,5 tỉ USD trong năm 2015, so với năm 2014 là 74 tỉ USD. Quá trình trượt dài vẫn chưa chấm dứt này càng làm tăng thêm những khó khăn mà Caracas đang phải đối mặt. Đó là suy thoái ở mức 7%, tỉ lệ lạm phát hàng đầu thế giới (khoảng 189%), thâm hụt ngân sách khổng lồ, dự trữ ngoại hối thấp nhất trong lịch sử (16,9 tỉ USD vào năm 2015), tương đương với khoản chi trả cho hàng nhập khẩu trong vòng một tháng rưỡi. Bức tranh chưa thể hoàn chỉnh nếu chưa tính đến việc đồng tiền mất giá, và sự hiện diện của ba hối suất khác nhau (1 USD đổi 6 đồng hay 15 đồng bolivar theo tỉ giá chính thức, còn ngoài chợ đen 1 USD đổi được đến 700 đồng bolivar). Tình hình trầm trọng cho đến nỗi một số dữ liệu thống kê nay không còn được công bố. Nạn khan hiếm các loại hàng nhu yếu phẩm (sữa, bơ, bánh mì…) cũng như thuốc chữa bệnh đang tăng lên, trong một đất nước dù sao cũng là nước sản xuất dầu lửa đứng thứ 12 thế giới, đứng thứ 9 về xuất khẩu dầu và có trữ lượng dầu lửa được xác định lớn nhất toàn cầu. Tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng do thu nhập từ dầu lửa giảm xuống quá nhiều, đã buộc Venezuela tìm kiếm nguồn tiền bằng mọi giá. Thậm chí còn xóa những món nợ khổng lồ cho khách hàng nếu chịu trả tiền mặt, hoặc cầm cố những tài sản của đất nước, như trữ lượng vàng chẳng hạn. Mới đây, Venezuela đã phải chấp nhận xóa đến 2 tỉ USD nợ tiền dầu lửa cho Jamaica, và 1,5 tỉ USD – cũng là tiền bán dầu – cho Cộng hòa Dominica. Bên cạnh đó, còn giảm 38% trên tổng số nợ 400 triệu USD mà công ty nhà nước Ancap của Uruguay còn thiếu. Ngoài ra, chính quyền Caracas còn cầm cố trữ lượng vàng của Venezuela lấy 1,5 tỉ USD; cho phát hành trái phiếu và thương lượng vay 2,5 tỉ USD thông qua Citgo, chi nhánh lọc dầu đặt tại Mỹ của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA – nguồn tài chính hàng đầu của đất nước. Venezuela đang cần tiền mặt để chi trả nhiều triệu USD cho các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, như các công ty hàng không chẳng hạn. Ngoài ra, Caracas cũng phải trả nợ khoảng 6 tỉ USD vốn và lãi trong năm nay. Ông Asdrubal Oliveros, giám đốc cơ quan tư vấn Ecoanalitica nhấn mạnh, với giá trung bình một thùng dầu thô là 47 USD trong năm nay, Venezuela thiếu mất 23 tỉ USD để quân bình cán cân thanh toán. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của đất nước giảm 25% so với năm ngoái. Trong khi đồng minh Nga đang gặp khó khăn do bị phương Tây cấm vận, Cuba thì vừa mở cửa cần nhiều tiền để đầu tư, Venezuela buộc phải cầu cứu Trung Quốc. Nhưng cũng chính vì vậy mà họ bị bắt bí đủ điều. Tháng 3/2015, Trung Quốc đồng ý cho Venezuela vay 10 tỷ USD. Số vốn này được coi là một “phao cứu sinh” cho Venezuela, đất nước đang cạn kiệt ngoại tệ, đối đầu cùng lúc với giá dầu giảm chóng mặt và suy thoái kinh tế. Tuy vậy, các điều kiện kèm khoản vay khá ngặt nghèo, nên Venezuela khó có thể sử dụng số tiền vay được tùy ý. 5 tỷ USD đầu tiên của khoản 10 tỷ USD nói trên được dùng cho một loạt dự án. Thời hạn thanh toán của khoản này là 5 năm thay vì 3 năm như thường lệ. Số tiền 5 tỷ USD còn lại đi kèm điều kiện phải thuê các công ty Trung Quốc phục vụ cho việc tăng sản lượng tại các mỏ dầu lâu năm của tập đoàn dầu lửa quốc doanh PDVSA Venezuela. Ngoài ra, các khoản vay của Trung Quốc thường đi kèm điều kiện bên được vay phải thuê nhà thầu Trung Quốc. Từ năm 1999, Trung Quốc và các doanh nghiệp của mình đầu tư rất nhiều vào Venezuela. Chỉ chưa đầy một thập niên, Bắc Kinh đã cho Caracas vay hơn 50 tỉ USD để đầu tư cho gần 300 dự án hợp tác kinh tế và văn hóa. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại thứ hai của một đất nước có những nguồn trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tham vọng của người Trung Quốc là khai thác những mỏ vàng, trở thành những nhà thầu xây dựng lớn và biến Venezuela thành thị trường xuất khẩu của họ. “Đói” năng lượng, Trung Quốc rất muốn “thôn tính” Venezuela - quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. Các chính trị gia đối lập của Venezuela khi ấy đã bày tỏ quan ngại, cho rằng nước này đang phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc, đồng thời chỉ trích sự thiếu minh bạch trong các điều khoản vay tiền. Với tuyên bố này, nếu chính quyền của Tổng thống Maduro sụp đổ, phe đối lập Venezuela (được cho là thân phương Tây) sẽ khó lòng thực thi những gì chính phủ trước đã ký kết. Cứu chính quyền Maduro hiện nay là cách Trung Quốc cứu đồng tiền của chính họ! H.Phan Nguồn: Theo AFP. AP, Reuters, CNN ========================= Bởi vậy, Tung Coóc mần răng mà có cửa thắng trong "Canh bạc cuối cùng". Còn nhiều chiêu trò ngoạn mục tiếp theo. Quý vị cứ việc ngồi rung đùi uống trà xem các chiêu trò. Rất hấp dẫn. Cái này lão cũng nói lâu rùi. Hì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2016 Cảm ơn bạn tốt Israel đã bán cho Việt Nam vũ khí hiện đại nhất! Bình Nguyên 02/06/2016 07:45 Trong khi nhiều nước "nhìn trước ngó sau", bất chấp lệnh cấm, Israel - đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông vẫn bán cho Việt Nam những vũ khí hiện đại nhất. Các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt chính xác Accular (trái) và Extra (phải) mà Israel đã cung cấp cho Việt Nam. Đồng cảnh ngộ, Việt Nam - Israel là những dân tộc anh hùng Cũng như Việt Nam, để tồn tại và phát triển, Israel một mình phải vật lộn, đối mặt với nhiều mối đe dọa, và đều vượt qua một cách ngoạn mục. Ngày nay, ai cũng biết Israel là một quốc gia có nền khoa học, công nghệ phát triển bậc nhất thế giới, đáng để học tập và noi theo. Những thế mạnh của "hiện tượng Trung Đông" này đã được khẳng định trên bình diện thế giới ở đẳng cấp rất cao mà ít đất nước có thể theo kịp, đó là nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghiệp quốc phòng,... Tất nhiên, Israel còn là bậc thầy về nghệ thuật quân sự. Bởi lẽ, trải qua nhiều cuộc chiến "một mất một còn", dù phải đương đầu với cùng lúc nhiều đối thủ mạnh, đông hơn, tiềm lực nhiều hơn, nhưng họ đã chiến thắng, buộc kẻ thù phải cúi đầu khuất phục. Cũng như Việt Nam vậy! Không những thế, người Israel - vốn hay được gọi là người Do Thái cũng có biệt tài về kinh doanh thương mại, rất rành những ngón nghề của dân "kẻ chợ", biết tận dụng và lách qua những ngách hẹp, biến đó thành lợi thế cho mình để thu lợi chính đáng. Tất nhiên, ẩn chứa trong đó còn là chữ tín, đảm bảo đến cùng chất lượng sản phẩm do mình bán hay sản xuất ra. Tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam có thể tích hợp với các khí tài trinh sát chỉ thị mục tiêu của Israel. Kinh qua nhiều cuộc chiến, ngày nay Quân đội Israel luôn duy trì được sức mạnh tổng hợp ở mức cao gồm, những người lính, bất kể xuất thân sang hèn, nam hay nữ, luôn sẵn sàng xả thân vì đất nước được trang bị những loại vũ khí hiện đại, phần lớn do nền công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất. Chính nhờ những yếu tố đặc biệt này, tạo nên hình ảnh một Quân đội Israel mạnh mẽ, có sức răn đe lớn, buộc đối phương phải cân nhắc rất kỹ trước khi "nhắm mắt" phát động bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào. Đồng thời, nền công nghiệp quốc phòng Israel luôn vận động, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của tác chiến hiện đại, dựa trên những kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, chế tạo ra những loại vũ khí có uy lực, phù hợp với những yêu cầu khắt khe nhất. Xe tăng T-54/55 của Việt Nam được Israel chuyển giao công nghệ nâng cấp. Mỹ chưa bỏ cấm vận, vẫn bán cho Việt Nam vũ khí hiện đại nhất Có những giai đoạn, khi Mỹ kiểm soát gắt gao lệnh cấm với Việt Nam, tưởng chừng như ngoài Nga (Liên Xô cũ) và một số nước Đông Âu, Việt Nam không thể mua được những vũ khí tối tân nhằm đáp ứng yêu cầu thay thế trang bị đã cũ, lạc hậu và đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội, nhưng vẫn có những cánh cửa "mở hé" giúp ta lách qua khe hẹp. Qua đó, Việt Nam vẫn đàng hoàng tiếp cận với một nguồn cung vũ khí cực "chất", ít ai có thể hình dung được. Đó chính là Israel - đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông, nhẽ ra phải "nhìn trước ngó sau" còn hơn những quốc gia phương Tây khác. Thế nhưng, hoàn toàn ngược lại. Bất chấp việc Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, cách đây chừng hơn 5 năm, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Israel đã có bước phát triển vượt bậc, mang tính đột phá khi nước bạn nhất trí bán cho ta những vũ khí, trang bị và chuyển giao những sản phẩm quốc phòng hiện đại nhất. Nên nhớ, những vũ khí này có liên quan ít nhiều đến công nghệ nguồn của Mỹ hoặc đang bị hạn chế vì những lý do địa - chính trị khác nhau. Lễ Khánh thành dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới của Nhà máy Z111 - Tổng cục CNQP. Thứ nhất, Israel chuyển giao đầy đủ và động bộ dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới (GALIL ACE). Qua đó, Việt Nam có thể sử dụng chính trang thiết bị sẵn có này để sản xuất những vũ khí theo thiết kế của Việt Nam. Chưa kể, Israel đã chuyển giao công nghệ nâng cấp xe tăng T-54/55 và một số loại xe thiếp giáp, giúp chúng lột xác, biến thành những vũ khí uy lực, tiếp tục đóng vai trò là xương sống của Lục quân Việt Nam thêm nhiều năm nữa. Ngoài ra, Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng được trang bị nhiều vũ khí hiện đại có xuất xứ từ Israel như súng tấn công Tavor, súng chống tăng Matador,... Súng chống tăng Matador của Israel trong trang bị của Hải quân đánh bộ Việt Nam. Thứ hai, Israel bán cho Việt Nam những hệ thống pháo phản lực bắn loạt tối tân như Extra, Accular có tầm xa, độ chính xác cao kèm các phương tiện trinh sát tự động hiện đại. Nhờ vậy, giúp Hải quân nâng cao đáng kể sức mạnh phòng thủ trên biển và trên đất liền ven biển. Thứ ba, Israel bán cho Việt Nam những tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng ELM-2288ER cực tối tân và tên lửa phòng không SPYDER thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Israel đã cung cấp cho Việt Nam những tổ hợp radar cảnh giới vùng trời ELM-2288ER tiên tiến. Ảnh: Bình Nguyên. Qua đó, mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể tiếp nhận dây chuyền sản xuất những loại tên lửa phòng không tiên tiến bậc nhất và tiến tới tự nghiên cứu, chế tạo những "nỏ thần" Made in Vietnam đúng nghĩa. Bên cạnh đó, các máy bay trinh sát, tuần tiễu biển của Việt Nam cũng được trang bị các khí tài trinh sát đồng bộ, hiện đại của Israel, giúp nâng cao khả năng quản lý vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Để bước qua được "lằn ranh đỏ" do Mỹ dựng lên, vốn khiến nhiều quốc gia phương Tây phải âm thầm né tránh, dù biết Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng, Israel đã lựa chọn những thứ vũ khí có mức độ liên quan vừa phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để chuyển giao. Đồng thời, dường như, chính Mỹ cũng ở trong trạng thái "mắt nhắm hờ" để những thỏa thuận hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel thông đồng bén giọt. Với nền tảng vững chắc, tin cậy và tương lai đang rộng mở, hy vọng quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel sẽ có những bước đột phá lớn hơn, đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực phòng thủ của Quân đội ta. Giải mã tin đồn Việt Nam mạnh tay chi hàng tỷ USD mua tiếp cùng lúc 6 tàu Gepard-3.9 theo Thế giới trẻ =================== Dân Do Thái vốn tự hào là được Thượng Đế bảo vệ. Còn dân Việt í hả?! "Thiên cơ khả dĩ lộ tì tì...". Hì. Nhưng hình như đã hơn một lần lão phát biểu trên diễn đàn về vấn đề này. Nhưng người Do Thái giúp dân Việt là hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Đức Gia Ho Va. Không tin các bậc trưởng thượng của dân tộc Do Thái cứ đi hỏi các bậc tiên tri. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2016 Trung Quốc cuống cuồng bảo vệ tài sản ở Venezuela 07:00 | 20/05/2016 Nếu chính phủ Caracas sụp đổ, Trung Quốc có nguy cơ mất trắng hơn 50 tỉ USD tiền cho vay. Nhưng còn một tổn thất có tính chiến lược hơn nữa của Bắc Kinh cũng sẽ tan như bong bóng xà phòng, đó là tham vọng cắm vòi hút kiệt dầu mỏ tại Venezuela. Trước cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng tại Venezuela, Trung Quốc buộc phải lên tiếng nới lỏng các điều khoản thanh toán cho Caracas. H.PhanNguồn: Theo AFP. AP, Reuters, CNN ========================= Bởi vậy, Tung Coóc mần răng mà có cửa thắng trong "Canh bạc cuối cùng". Còn nhiều chiêu trò ngoạn mục tiếp theo. Quý vị cứ việc ngồi rung đùi uống trà xem các chiêu trò. Rất hấp dẫn. Cái này lão cũng nói lâu rùi. Hì. TNS John McCain kêu gọi ủng hộ phán quyết vụ kiện Biển Đông 07:12 PM - 03/06/2016 Thanh Niên Online Phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh khu vực, Đối thoại Shangri-La - tổ chức ở Singapore ngày 3.6, thượng nghị sĩ McCain cho rằng việc thực thi phán quyết về vụ kiện Biển Đông là một phép thử đối khu vực và châu Á. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại Singapore ngày 3.6.2016 kêu gọi châu Á ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển ĐôngReuters Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc ở Tòa trọng tài quốc tế (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) hồi năm 2013 và dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết trong thời gian tới. Theo ông McCain, ủng hộ phán quyết của tòa cũng là ủng hộ quan điểm và lời kêu gọi của Mỹ. Washington hồi tháng 4.2016 kêu gọi phán quyết của tòa The Hague phải được thực thị. Bên cạnh kêu gọi sự ủng hộ của các nước châu Á, ông McCain - hiện là Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ - còn khuyên Trung Quốc nên thay đổi quan điểm đầy gây hấn của mình từ “ép buộc và đe dọa các nước láng giềng” sang "hợp tác". "Trung Quốc có thể chọn việc phá vỡ trật tự dựa trên luật lệ, hoặc có thể chọn trở thành đối tác quan trọng trong việc duy trì nó", ông McCain phát biểu bên lề đối thoại thường niên Shangri-La 2016, theo Reuters. "Tôi sợ những hậu quả (sẽ xảy ra) nếu Trung Quốc chọn con đường phá vỡ (trật tự)", ông McCain nói thêm, và cho rằng hậu quả đó là “một sự hợp tác rộng lớn và chặt chẽ hơn về mặt quân sự và kinh tế sẽ được hình thành giữa các nước trong khu vực nhằm đối phó Trung Quốc”. Binh lính Trung Quốc ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Reuters Thượng nghị sĩ McCain cho rằng Trung Quốc còn “phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề từ thế giới" nếu Bắc Kinh chọn cách bác bỏ phán quyết của vụ kiện Biển Đông. Thượng nghị sĩ của bang Arizona này không quên nhắc nhở các nước Đông Nam Á, được cho là có nhiều bất đồng liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, cần xác định lại lập trường và khẳng định sự ủng hộ của mình đối với phán quyết của tòa trọng tài The Hague - vốn được dự báo sẽ có lợi cho Philippines. "Mỹ và thế giới đang trông chờ vào các quốc gia Đông Nam Á tái cam kết sức mạnh của mình để duy trì hệ thống này và tạo nền tảng cho an ninh và thịnh vượng chung của khu vực”, ông McCain nói tiếp. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar ngay lập tức lên tiếng ủng hộ ông McCain khi tham gia trong diễn đàn. Bên lề Đối thoại Shangri-La, ông nói: "Chúng tôi có quan điểm và chính sách rất rõ ràng về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Ấn Độ ủng hộ tất cả các bên giải quyết trên tinh thần hòa bình, luật pháp quốc tế cũng như các chuẩn mực quốc tế khác”, theo Reuters. Minh Quang ===================== Thưa các cao nhân. Lão đã phán - ngay trong topic này, rằng: Sau phán quyết của tòa Quốc tế về bể Đông, sẽ có nhiều chiêu trò ngoạn mục. Xin quý vị hãy chiển bị, trà ngon, cafe hảo hạng, thuốc lá thơm vừa uống, vừa xem...tình hình thế giới. Lão Gàn tình nguyện làm người dẫn trò, để quý vị xem cho đỡ buồn. Hì. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2016 Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines Thứ bảy, 04/06/2016 - 11:40 Dân trí Nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo tại diễn đàn Shangri-la sáng nay. >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập >> NATO hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện "đường lưỡi bò" ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La (Ảnh: Reuters) Phát biểu tại diễn đàn an ninh ở Singapore hôm nay 4/6, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng Trung Quốc đang có nguy cơ xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với việc bành trướng quân sự ở Biển Đông. “Tôi hy vọng rằng kịch bản này sẽ không xảy ra bởi vì nó sẽ khiến Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực buộc phải hành động, và điều này sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter trả lời khi được hỏi về vấn đề bãi cạn Scarborough. Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch lập một tiền đồn ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 230km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng năm 2012. Trung Quốc được cho là đã triển khai các tàu tuần tra tới khu vực này, đồng thời ngang nhiên xua đổi các tàu cá Philippines lại gần bãi cạn. Việc lập tiền đồn, xây đườngbăng ở bãi cạn Scarborough được cho là một phần trong âm mưu của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông. Nguồn tin cũng nhấn mạnh, Trung Quốc dường như đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng trắng trợn này trong bối cảnh tòa án quốc tế dự kiến sắp đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Carter nói rằng, Mỹ sẽ coi phán quyết sắp tới là cơ hội cho Trung Quốc và các nước khác trong khu vực hướng tới một tương lai mới, làm mới quan hệ ngoại giao, hạ nhiệt căng thẳng. Ông cũng hối thúc Trung Quốc tham gia vào mạng lưới an ninh có nguyên tắc của châu Á thay vì xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với chính sách bành trướng ở Biển Đông. Ông cũng một lần nữa nhấn mạnh việc Mỹ sẽ tiếp tục thực thi các hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở đây. “Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác khu vực để duy trì các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói. Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á, diễn ra từ 3-5/6 tại Singapore. Diễn đàn lần thứ 15 năm nay quy tụ bộ trưởng quốc phòng cũng như các tướng lĩnh quân đội của hơn 30 quốc gia trong khu vực, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter; Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min Koo; Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian; Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee... Trưởng đoàn Việt Nam tại Shangri-La 2016 là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Các vấn đề chính dự kiến được thảo luận tại diễn đàn là căng thẳng ở Biển Đông, chủ nghĩa khủng bố thánh chiến tại châu Á, các hành động quân sự của Triều Tiên và an ninh mạng. Minh Phương Theo AFP ======================== Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines Bít ngay mà! Cứ phải có cụ Mỹ lên tiếng thì mới khống chế được cái anh Tàu. Cái này lão phán từ 2008. Cứ từ đúng trở lên. Từ khi anh Tàu, anh í cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam năm 2008, lão lo sốt vó. Có bao nhiêu dự định viết sách, viết vở: nào là "Đạo Đức Kinh nhìn từ văn hiến Việt", "Định mệnh có thật hay không?"; "Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý thuyết thống nhất"; "Thời Hùng Vương qua những di sản còn lại"....vv....và ...vv. Đều bị đình trệ hết. Cuốn "Minh triết Việt" thực tế là không nằm trong chương trình. Một trong những nguyên nhân quan trọng, chính vì anh Tàu anh í quậy quá, khiến tớ căng thẳng thần kinh. Tớ phải đem hết công lực để viết bài "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" từ 2008 và hồi hộp theo dõi diễn biến. May quá! Mọi việc diễn biến cứ từ đúng trở lên. Nhưng đến bây giờ, mới hết giai đoạn I. Tớ có thể thở phào nhẹ nhõm. Đến giờ này, "Canh bạc cuối cùng" sẽ nhất định phải xảy ra. Có điều nó sẽ kết thúc như thế nào - Chiến tranh khốc liệt, hay sự sụp đổ của nền kinh tế của một quốc gia, khiến nó tan rã? Vì bản chất yêu chuộng hòa bình và tính chính danh của lão, nên lão không thể xác định rằng: "Chiến tranh sẽ xảy ra". Mà chỉ có thể phát biểu rằng: Nếu "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì sẽ rất khốc liệt, chính vì bản chất "canh bạc cuối cùng" của nó. Và lão cũng cảnh báo rằng: Cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Không còn cửa để thương lượng. Vấn đề còn lại chỉ là những thủ pháp chính trị cho đến khi "Canh bạc cuối cùng" kết thúc. Wow! Mệt mỏi nhể! Hì. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La (Ảnh: Reuters) PS: Bản dịch của lão Gàn qua bức ảnh trên: Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter: - Đối với Trung Quốc phải thẳng tay! Thưa ngài Bộ trưởng. - Vâng! Thưa ngài Thượng Nghị sĩ. Hoàn toàn nhất trí với ngài! 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2016 Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông Lần đầu tiên Mỹ đưa ra khái niệm rõ ràng về cơ chế hợp tác giữa các nước nhằm chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Mỹ, Hàn Quốc bắt tay nhau bên lề Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tuần, ông đã dùng từ "có nguyên tắc" 38 lần, thể hiện tầm nhìn của ông về một "mạng lưới an ninh" do Mỹ hậu thuẫn liên kết các quốc gia trong khu vực chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Reuters. Theo bình luận viên Greg Torode, Đối thoại Shangri-La lần này đã chứng kiến sự phân hóa quan điểm giữa các nước tham gia đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam cùng lên tiếng yêu cầu các bên có liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết những căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên vùng biển chiến lược này, trong khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế. Phát biểu tại Đối thoại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của đoàn Trung Quốc, nói rằng nước này tuyên bố Bắc Kinh "không gây ra rắc rối nhưng không sợ rắc rối", đồng thời yêu cầu các nước khác "không chỉ tay vào Trung Quốc", khi nhiều đại biểu lên tiếng chất vấn chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong khi đó, Bộ trưởng Carter hối thúc các nước trong khu vực nỗ lực hơn nữa để tạo ra "mạng lưới an ninh có nguyên tắc", và khái niệm này càng được củng cố bằng lời cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh không tham gia vào mạng lưới đó, họ sẽ đối mặt với nguy cơ tự cô lập mình "trên biển, trên không gian mạng, và trên không phận của khu vực". Theo bình luận viên Prashanth Parameswaran của Diplomat, "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" là khái niệm "hợp thế hợp thời" của ông Carter nhắm vào những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" chính là bộ cơ chế song phương, đa phương ngày càng rộng lớn trong khu vực, tập trung vào việc giữ gìn những giá trị chủ chốt, thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia nhằm chống lại những hành động mang tính vô nguyên tắc, trái với luật pháp quốc tế. Đây không phải là lần đầu tiên ông Carter đề cập đến khái niệm này. Một số khía cạnh của nó đã được ông nói đến dưới những hình thức khác nhau trong các bài phát biểu trước đây về chính sách "tái cân bằng châu Á". Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm và tầm nhìn rõ ràng, toàn diện về chiến lược đối phó với hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Chuyên gia Parameswaran cho rằng khái niệm "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" là sự hòa trộn những nguyên tắc quan trọng mà Mỹ tin rằng cần phải có để thống nhất các nước trong khu vực, chẳng hạn như quyền tự quyết, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và tự do hàng hải, hàng không, được thực hiện trong một mạng lưới ngày càng rộng để các nước có thể hợp tác với nhau. Với mạng lưới này, các quan chức quốc phòng Mỹ có vẻ như cuối cùng đã tìm ra một khái niệm toàn diện có thể bao quát hết tầm nhìn của họ đối với vấn đề Biển Đông. Trong tầm nhìn này, các nước châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển thịnh vượng, đóng góp nhiều hơn cho các vấn đề khu vực, xây dựng nhiều mối quan hệ hơn để giải quyết những thách thức chung và duy trì các nguyên tắc đã được xây dựng từ lâu. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters "Bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng của tất cả các nước và với trách nhiệm chia sẻ gánh nặng an ninh, mạng lưới mang tính nguyên tắc này sẽ thể hiện một làn sóng an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương", ông Carter nhấn mạnh. Mạng lưới loại trừ Trung Quốc Trong bài phát biểu của mình, ông Carter cũng vạch ra biện pháp thực thi khái niệm này. Ngoài các cơ chế hợp tác song phương, ông đưa ra những cơ chế hợp tác ba bên, từ những sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như Mỹ - Nhật - Ấn Độ, Mỹ - Nhật – Australia hay Mỹ - Thái Lan – Lào, cho tới những quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, như Australia - Ấn Độ - Nhật Bản. Cùng với đó là những sáng kiến đa phương trong khu vực, chẳng hạn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+). Với việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác ba bên không có Mỹ tham gia, Washington đã loại trừ những chỉ trích rằng họ chỉ hướng tới một trật tự xoay quanh Mỹ hay họ đang hủy hoại vai trò trung tâm của ASEAN khi tự lôi kéo đồng minh, đối tác đến với mình, theo Parameswaran. Tầm nhìn này càng củng cố mạnh mẽ hơn hình ảnh mà ông Carter nêu ra về một Trung Quốc đang dựng lên "Trường thành tự cô lập" bằng các hoạt động ngang ngược trên Biển Đông. Không chỉ bị loại ra khỏi hệ thống liên minh thời hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ dẫn đầu – như những gì các quan chức Trung Quốc thường nói – Bắc Kinh giờ đây còn có nguy cơ bị gạt khỏi mạng lưới an ninh toàn diện trong khu vực bằng những hành động gây bất ổn của họ trên Biển Đông. Một số đại biểu phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La rằng mối lo ngại về sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã ngày càng càng tăng lên trong khu vực, đặc biệt là khi Bắc Kinh có biểu hiện quân sự hóa những đảo nhân tạo phi pháp mà họ bồi đắp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những mối lo ngại đó đã buộc các nước trong khu vực phải xích lại gần nhau để tìm ra những phương án đối phó mới với Bắc Kinh, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và với các nước khác. Đường băng Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo phi pháp tại đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS Tuy nhiên, cũng có một số quan ngại rằng việc thực thi mạng lưới an ninh này là không hề dễ dàng. Trong khi một số nước Đông Nam Á như Philippines đang đứng ở tuyến đầu chống lại các hành động của Trung Quốc, một số quốc gia khác như Campuchia vẫn tỏ thái độ mập mờ. Ngoài ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn, và sẽ tăng cường lôi kéo đồng minh của mình để xây dựng một mạng lưới riêng trong khi vẫn tiếp tục chống lại những quy tắc, thông lệ đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, Parameswaran nhận định. Tuy nhiên, khái niệm "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" mà ông Carter đưa ra ít nhất cũng là định nghĩa rõ ràng nhất về tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mở ra những cơ hội hợp tác mới hướng tới tương lai của khu vực, chuyên gia này nhấn mạnh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2016 Mỹ sẽ “san phẳng” toàn bộ đảo Trung Quốc ở Biển Đông nếu xảy ra chiến sự04/06/2016 14:18 Long Nhất Lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ Trong khi quân đội Trung Quốc (PLA) vẫn còn rất xa mới đạt được sức mạnh tổng hợp quân sự Mỹ, trong tương lai gần, PLA đang nỗ lực giành được ưu thế trước sức mạnh của Mỹ trong một khu vực có giới hạn hẹp bên cạnh Trung Quốc. Đó là một trong những kết luận thuộc một bản báo cáo dài 430 trang của RAND công bố gần đây, được soạn thảo bởi 14 học giả và có tên gọi là “Tương quan quân sự Mỹ-Trung : Lực lượng, địa lý và sự phát triển cân bằng sức mạnh, giai đoạn từ 1996-2017″. Những nghiên cứu nhấn mạnh rằng Trung Quốc đạt được những tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, nhưng nhấn mạnh lực lượng quân sự Mỹ vẫn luôn giữ được ưu thế trong hầu hết các tiêu chí về quân sự và quốc phòng. Cụ thể hơn, các học giả của RAND phân tích mười tiêu chí khác nhau của năng lực quân sự được cho là rất quan trọng trong những tình huống một cuộc xung đột Trung-Mỹ trên quần đảo Trường Sa, nghiên cứu những khả năng có thể xảy ra trong bốn khoảng thời gian khác nhau từ năm 1996 đến năm 2017. Các phân tích đặc biệt chú ý đến vị trí địa lý và khoảng cách thời gian trong mỗi kịch bản. Trong các kịch bản xung đột, các chuyên gia RAND đã phân tích ưu thế và nhược điểm của cả hai lực lượng Trung – Mỹ theo mười tiêu chí trong từng giai đoạn thời gian mà theo đó, mỗi bên có thể đạt được mục đích chính trị đề ra, bên còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được. Mười tiêu chí đó bao gồm: Tập kích căn cứ không quân Trung Quốc, ưu thế tác chiến đường không của Mỹ với Trung Quốc, khả năng Mỹ thâm nhập không phận, tập kích đường không không phận Mỹ, chiến tranh chống tấn công bề mặt của Trung Quốc, chiến tranh chống tác chiến bề mặt của Mỹ, tấn công trên tầng không gian Mỹ, tấn công trên tầng không gian Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh mạng, năng lực tấn công hạt nhân. Xét trên không gian chiến trường Thái Bình Dương, Mỹ chiếm ưu thế vượt trội trên mọi lĩnh vực, nhưng trong không gian chiến trường hẹp như biển Đông và quần đảo Trường Sa, các học giả RAND gặp những khó khăn nhất định. Nhìn từ góc độ đấu tranh địa chính trị, cả Mỹ và Trung Quốc mặc dù có nhiều mâu thuẫn khác nhau, nhưng cả hai bên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng hai lực lượng đang lao vào một cuộc đấu tranh ác liệt giành lợi thế kiểm soát chiến trường đặc biệt quan trọng có trị giá thương mại đến 5000 tỷ USD này. Tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc Tình đến giai đoạn năm 1996, Mỹ đã thành công trong việc thiết lập một vành đai bao vây kiềm chế Trung Quốc bằng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh và đe dọa kiểm soát mọi hoạt động phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng. Sự phát triển nhanh chóng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo, không quân, hải quân và các lĩnh vực khác dường như đã đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ khỏi vùng nước biển Đông, các tàu sân bay Mỹ đang nằm trong tầm tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, sự xuất hiện những đảo nhân tạo có đường băng quân sự tiếp tục củng cố vững chắc quan điểm chiến lược 2D/AD của Bắc Kinh trên vùng nước Biển Đông. Từ góc độ nhận xét của các học giả RAND, có thể nhận thấy: Nếu trong một cuộc xung đột cục bộ thời gian ngắn trên một vùng nước hẹp như biển Đông, Trung Quốc dường như có thể đẩy lùi được các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực ra khỏi vùng nước biển Đông và khống chế toàn bộ khu vực bằng lực lượng không quân hải quân xuất phát từ các sân bay mới được xây dựng. Nhưng lực lượng thực sự ngăn cản hải quân Trung Quốc thực hiện điều này nằm sâu trong lòng biển Đông, đó là hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ, lực lượng mà sức mạnh hỏa lực có thể nhanh chóng phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ sân bay và các đơn vị tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong loạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk đầu tiên. Nếu trong tính toán của các học giả RAND có đưa yếu tố tàu ngầm tấn công hạt nhân vào bài toán chiến lược chiến dịch Biển Đông, khả năng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xung đột giới hạn hẹp là rất thấp: Tương quan lực lượng tàu ngầm Tương quan lực lượng tàu ngầm: Trung Quốc hiện có 70 chiếc tàu ngầm, trong đó có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 phát triển từ những năm 1970, 6 chiếc lớp Thượng Type 093 phát triển từ những năm 1980 và gần đây nhất đã phát triển thêm 3 chiếc lớp Thượng Type 093G , Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm nguyên tử tấn công Type – 095 với số lượng 5 chiếc đến năm 2020. Ngoài ra Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm diesel điện lớp Kilo, 13 chiếc lớp Tống, 2 chiếc lớp Nguyên Type 041, 6 chiếc lớp Romeo Type 033, 17 chiếc lớp Minh Type 035G, 1 chiếc SSG (mang tên lửa dẫn đường)- Tổng số tàu ngầm diesel điện khoảng 51 chiếc các loại. Tất cả các tàu ngầm Trung Quốc, ngoại trừ Type 095 đều là những chiến hạm đã có nhiều thời gian sử dụng, nếu không tính các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo của Nga thì các tàu của Trung Quốc có đặc điểm là tiếng ồn lớn, rất dễ bị phát hiện. Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang tên lửa chống tàu, nếu tính cả tên lửa Club – S do Nga cung cấp thì tầm bắn đến khoảng 300 km. Tương quan lực lượng Mỹ – Trung Quốc Hoạt động trực tiếp trên chiến trường Biển Đông, lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể tham chiến nhanh chóng là lực lượng tàu ngầm Hạm đội 7 có 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, ngoài các vũ khí trên biển thông thường còn có 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn từ 1.300 km đến 1.700 km. Lực lượng chủ lực trên Biển Đông là lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 với 22 tàu ngầm lớp Los Angeles và Virgina mang được tên lửa hành trình Tomahawk, 3 chiếc Seawolf chống ngầm và hai chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk. Hạm đội 3 Hải quân Mỹ là hạm đội có lực lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất mạnh nhất và cũng là hạm đội tàu ngầm có khả năng chống ngầm tốt nhất. Với các tàu ngầm theo biên chế, lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 Hải quân Mỹ và hạm đội 7 hoàn toàn khống chế được vùng nước biển Hoa Đông, Biển Đông và hướng ra eo biển Malacca. Đại đa số các tàu ngầm lớp Los Angeles được phát triển từ năm 1972 đến năm 1996, là lớp tàu tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ và cũng là lớp tàu thành công nhất trong lực lượng tàu ngầm Mỹ. Sức mạnh lực lượng chống ngầm Biển Đông, biển Hoa Đông là nơi lực lượng tàu ngầm hạm đội 7 và 3 hoạt động mạnh nhất, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đến những năm đầu của thế kỷ 21. Vịnh Cam Ranh là quân cảng và cũng là căn cứ của lực lượng hải quân Liên xô, chính vì vậy, tại Biển Đông, Mỹ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm Mỹ, đồng thời các hoạt động chống ngầm ở khu vực đã giúp cho người Mỹ theo dõi rất sát các hoạt động của tàu ngầm đối phương, bao gồm cả tàu ngầm của Liên xô và Trung Quốc Trong giai đoạn sau này, người Mỹ đã tập trung sự chú ý vào hải cảng quân sự của tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam, với hệ thống công nghệ chống ngầm hiện đại từ không ảnh vệ tinh, các hệ thống truy tìm, kiểm soát tàu ngầm trên biển Đông. Những vụ va chạm giữa hải quân Trung Quốc và các phương tiện trinh sát, tìm kiếm của Mỹ đã cho thấy rõ điều đó. Ví dụ: tháng 4.2001, vụ va chạm giữa chiếc máy bay trinh sát điện tử và chống ngầm EP-3 với máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc, năm 2009 ngư dân Trung Quốc đã tấn công tàu USNS Impeccable và USNS Victorious trong khu vực EEZ, cũng trong tháng 6.2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với một tàu khu trục Mỹ kéo theo anten sonar mảng pha. Điều đó cho thấy, lực lượng Hải quân Mỹ theo dõi rất chặt chẽ mọi hoạt động của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. Căn cứ của đồng minh Ngoài những lợi thế về công nghệ, lực lượng tàu ngầm của Mỹ còn được một lợi thế quan trọng hơn trong cuộc chiến ngầm dưới biển Đông, đó là việc được sử dụng các căn cứ của đồng minh. Những căn cứ quân sự mà Mỹ có thể sử dụng ở Philippines Trong điều kiện căng thẳng gia tăng, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa lực lượng tàu ngầm của mình vào vùng nước biển Đông đến quần đảo Trường Sa. Các hạm tàu mà Trung Quốc có thể sử dụng được chỉ có thể là lực lượng tàu ngầm chiến thuật bao gồm 06 tàu lớp Minh ES5F (Ming); 10 tàu lớp Romeo – Type 033; 04 tàu lớp Tống (Song) Type 039G hoặc 039G1; 01 tàu lớp Kilo. Lực lượng này là tàu ngầm lớp diesel điện phát triển từ những năm 1970, trên thực tế đã lỗi thời và rất dễ bị phát hiện đo tiếng ồn lớn và khoảng cách phải cơ động khá xa. Các tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles Mỹ có thể hành trình lâu dài dưới nước tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, sử dụng các hải cảng quân sự Philippines. Khoảng cách từ hải cảng này đến Trường Sa rất gần và các tàu ngầm nguyên tử Mỹ có khả năng triển khai nhanh sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm nguyên tử tấn công Mỹ còn có một lợi thế rất lớn là sử dụng các nguồn thông tin tình báo từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan cũng như sự yểm trợ (có thể không tham gia chiến đấu) để phục vụ cho mục đích ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc xuất kích. Không bị ngăn chặn bởi các thành phần lực lượng cấu thành hệ thống AD/2D Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, trang bị tên lửa Tomahawk có thể tiếp cận được khu vực tấn công thuận lợi nhất, đặt tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí trang bị của PLA vào tầm bắn của loại tên lửa hành trình này. Với những lợi thế trên, trong tình huống xảy ra mâu thuẫn có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát chiến tranh dồn nén thời gian, lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc, ngay từ loạt đạn đầu tiên xuất phát từ tàu ngầm có thể hủy diệt tất cả các căn cứ quân sự trên các đảo phi pháp đó, bao gồm cả đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và phong tỏa hoạt động của đảo Hải Nam. Khả năng giành thắng lợi như đẩy lùi lực lượng hải quân Mỹ, phá hủy được tàu chiến hoặc tàu sân bay của Mỹ thực sự rất nhỏ. Trung Quốc “học bài” Mỹ Trước nguy cơ đe dọa bằng lực lượng tàu ngầm Mỹ, Trung Quốc cố gắng đáp trả bằng giải pháp xây dựng các sân bay trực thăng trên các đảo nhân tạo nhằm tăng cường khả năng tuần thám chống ngầm. Phối hợp cùng các tàu khu trục mang trực thăng vận tải chống ngầm và máy bay chống ngầm tuần tra trên biển Đông. Hơn thế nữa, Trung Quốc đe dọa sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân vào vùng nước Thái Bình Dương, trên khu vực có thể tấn công vào nước Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn xây dựng một hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống IUSS với thành phần chính là SOSUS của Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu ngày 13.5.2016, đề cập đến phương án sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông, chú trọng đến các vùng nước nông rộng lớn nhằm kiểm soát chặt chẽ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trên vùng biển này. Trong tương lai, Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông với mục đích kiềm chế các hoạt động hạn chế Tự do hàng hải mà Trung Quốc có thể đặt ra. Đồng thời các đơn vị Hải quân bao gồm tàu sân bay, khu trục hạm và đặc biệt quan trọng là lực lượng tàu ngầm sẽ là lực lượng then chốt để răn đe, ngăn chặn và sẵn sàng tấn công trong tình huống cần thiết. ==================== Nếu chỉ uýnh nhau trên bể Đông thui, không có trên đất liền và không dùng vũ khí hạt nhân thì không cần đến sức mạnh của Huê Kỳ. Điếu mựa! Đem 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương đâu phải để uýnh nhau ở cái ao làng này. Cái này lão nói lâu rùi. Lão đã đưa ra giải pháp là phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 văn hiến, sẽ hóa giải mọi chuyện. Từ khó như việc "đuổi mưa", cho đến dễ như ăn bún chả, lý thuyết thống nhất nhân danh văn hiến Việt xử lý hết. Tiếc thay! Không đủ trình để hiểu được mối liên hệ tương tác giữa Việt sử và mọi sự kiện, đã vậy còn làm ngoáo ộp dọa lão Gàn nữa mới liều chứ lỵ. Cánh cửa ngoại giao đã đóng chặt. Bắc Kinh tiến hoặc lùi đều không xong. Từ nay, không cần đến khả năng tiên tri, đến một chính khách phường ngồi chém gió ở quán trà 5 xu vỉa hè Hanoi cũng có thể biết được cái gì sẽ xảy ra. Cuối năm nay, nền kinh tế Trung Quốc lục địa sẽ khủng hoảng nặng nề. Đấy là chiêu đầu tiên của "canh bạc cuối cùng". Ấy là lão nhá hàng một chút. Nó sẽ diễn biến cụ thể thế nào, đến lúc đó sẽ biết. Láo toét. 10 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2016 Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò” Chủ nhật, 05/06/2016 - 11:20 Dân trí Trung Quốc hôm qua 4/6 đã ngang ngược tuyên bố rằng sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Getty) Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề Diễn đàn Shangri-La ở Singapore hôm qua 4/5, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Quan Hữu Phi lớn tiếng nói rằng tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ kiện này. Quan chức Trung Quốc ngang ngược nói rằng tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài. “Do đó chúng tôi sẽ không tham gia cũng như không chấp nhận phán quyết vụ kiện”, ông Quan Hữu Phi nói. Ông này nói thêm: “Lãnh đạo mới của Philippines nói rằng Philippines hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể trở lại con đường đàm phán. Cánh cửa đàm phán vẫn luôn mở”. Những bình luận trên đưa ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài. Tại Diễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, các bên tham gia đồng loạt hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng NATO. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề diễn đàn an ninh Shangri-la hôm qua 3/6, tướng Petr Pavel - chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO - nói rằng: "Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ". Vị tướng này cũng cảnh báo thêm: "Việc thiếu tôn trọng các luật lệ này sẽ dẫn đến bất ổn không chỉ với khu vực mà còn tác động đến quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển vì vậy họ cần tôn trọng luật lệ này. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, họ cần xử lý thông qua các biện pháp thỏa đáng, chứ không phải là không tôn trọng luật lệ và hành động đơn phương". Nhiều đồn đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ trắng trợn lập vùng nhận diện phòng không quanh bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng của Philippines để đáp trả lại phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, tại Diễn đang Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo, nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động. Minh Phương Tổng hợp ===================== Bắc Kinh lại mới ngu nữa rùi! Hoa Kỳ đã hoàn toàn chính danh trên bể Đông qua vụ kiện của Phi Luật Tân. Những con cáo già phố Wall về kinh tế chính trị quốc tế đã dàn trận xong - tuy không qua mặt được lão Gàn - nhưng quả là bậc thầy của Bắc Kinh. Chống lại phán quyết quốc tế, Bắc Kinh đã "Ở trần đóng khố" về tính chính danh trên bể Đông. Hoa Kỳ sẽ căn cứ vào đấy và nhân danh những luật pháp quốc tế cô lập hoàn toàn Bắc Kinh và nhân danh những giá trị chuẩn mực quốc tế để ra đòn. Các chiêu trò chuẩn bị ra mắt. "Bên trong còn lắm điều hay", Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Mún bít ra siu. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì! 11 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2016 LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016 Đại ý: Đầu năm tình hình Cao Ly sẽ rất căng thẳng, nhưng nửa cuối năm xu hướng thống nhất hai miền sẽ xuất hiện..... * Lão Gàn đã phán từ rất lâu rằng: Năm 2016 là cơ hội cuối cùng và rất tốt cho hai miền Cao Ly. Nếu các bạn Cao Ly không tận dụng cơ hội này thì sẽ rất khó khăn về sau.... ===================== Triều Tiên đột ngột đề xuất thống nhất liên Triều Bảo Hạnh | 10/06/2016 20:35 Triều Tiên vừa đề nghị chủ trì một cuộc họp liên Triều nhằm thảo luận các phương pháp thống nhất. Đây là đề xuất đối thoại mới nhất từ phía Bình Nhưỡng với Seoul. Ông Kim Jong-un thăm 1 nhà máy hôm 30-5. Ảnh: REUTERS “Chúng tôi đề xuất mở một cuộc họp mặt lớn trên toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 71 năm giải phóng Triều Tiên. Điều này nhằm nỗ lực cải thiện mối quan hệ liên Triều và hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước bằng nỗ lực của tất cả người dân 2 miền” – trích đề xuất của Triều Tiên được đăng trên hãng tin trung ương Triều Tiên (KCNA). Theo KCNA, ý tưởng trên được đưa ra trong cuộc họp của các quan chức chính phủ và đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng hôm 9-6. "Chúng tôi kêu gọi người Triều Tiên ở miền Bắc, miền Nam và ở nước ngoài cùng chung tay để mở ra cánh cửa thống nhất sức mạnh" - bài báo viết. Đây là đề nghị mới nhất của Triều Tiên sau khi lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi đàm phán quân sự với Seoul trong đại hội đảng Lao động nhưng bị phía Hàn Quốc từ chối. Lần này, Seoul một lần nữa bác bỏ đề xuất của Triều Tiên, cho rằng đây chỉ là một chiêu tuyên truyền khác. “Đây chỉ là một chiêu thức cũ và lặp lại các yêu cầu trước đó để ngăn Hàn Quốc – Mỹ tập trận quân sự mà không hề nhắc đến sự thay đổi thái độ của Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân. Đây mới là trở ngại lớn nhất trong việc thống nhất bán đảo Triều Tiên” – phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee tuyên bố. Trong một diễn biến khác, truyền thông Triều Tiên ngày 10-6 đưa tin nước này đang sản xuất kim chi tại một nhà máy mới “được xây dựng bằng sự chăm sóc yêu thương” của ông Kim Jong-un. Món ăn truyền thống này được ông Kim ca ngợi là “một trong 5 món ăn tốt nhất cho sức khỏe trên thế giới”. KCNA cho hay ông Kim đưa ra nhận xét trên khi đang đi dạo quanh nhà máy Ryugyong Pickle – được xây dựng nhằm cung cấp kim chi cho người dân Bình Nhưỡng quanh năm. Nhà máy này có thể sản xuất khoảng 4.200 tấn các loại rau củ cay và lên men – vốn được ăn kèm trong các bữa cơm tại Hàn Quốc. Ông Kim tuyên bố nhà máy Ryugyong sẽ là thước đo đánh giá chất lượng của ngành công nghiệp sản xuất kim chi nước này. Ngoài ra, chủ tịch Triều Tiên còn kêu gọi xây dựng các cơ sở sản xuất kim chi hiện đại ở khắp các tỉnh dựa theo mô hình Ryugyong. Lý do Nhật Bản phản đối gay gắt tàu TQ, nhưng im lặng với Nga theo Lao động Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2016 Các học giả Mỹ bình luận việc Việt Nam mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh Hồng Thủy 13:26 08/06/16 Thảo luận (9) (GDVN) - Có đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh, tình thế của Việt Nam hiện tại mới hiểu được cách ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với các siêu cường. Nhật Bản-Thái Lan kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp Rosario khuyên Duterte: Chớ đàm phán tay đôi vô nguyên tắc với Trung Quốc Đài Loan sắp chuyển 40 ngàn viên đạn ra Biển Đông? Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bản tiếng Trung Quốc ngày 8/6 bình luận: "Lãnh đạo Quân đội Việt Nam mới đây một lần nữa mời tàu quân sự Trung Quốc thăm Cảng Quốc tế Cam Ranh, trong khi việc tàu quân sự Hoa Kỳ có được vào Cam Ranh hay không cũng là một vấn đề quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ. Có phân tích cho rằng, Cam Ranh là nước cờ quan trọng Việt Nam sử dụng để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc, mượn nó để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có người cho rằng, Việt Nam mở cửa (Cảng Quốc tế) Cam Ranh đón tàu dân sự cũng như quân sự của tất cả các nước bao gồm Mỹ và Trung Quốc, cho thấy Việt Nam không muốn khiêu khích Trung Quốc, vừa cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, vừa giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc". Cam Ranh và cân bằng quan hệ với các siêu cường trong mắt học giả Mỹ Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế Đại học George Mason, Washington DC được VOA tiếng Trung Quốc dẫn lời bình luận, Việt Nam làm như vậy là để tránh khiêu khích Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (giữa), ảnh: CNRTT. "Họ cơ bản nghĩ rằng việc đảm bảo mở cửa với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc và có khả năng bao gồm cả Hoa Kỳ, như vậy Việt Nam có thể thực hiện chính sách "ba không": Không kết đồng minh quân sự, không cho quân đội nước ngoài đặt căn cứ trên lãnh thổ, không theo nước này để chống nước kia", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. Nhà nghiên cứu Sandy Pho từ Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung - Mỹ thuộc Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson nói với VOA, động thái này cho thấy Việt Nam muốn trấn an Trung Quốc, đây cũng là một mô thức trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. "Hầu như bất cứ khi nào có quan chức cấp cao Hoa Kỳ hội đàm hay gặp gỡ quan chức cấp cao Việt Nam thì phía Việt Nam đều bố trí một cuộc gặp tương ứng với quan chức Trung Quốc. Họ muốn cân bằng, để Bắc Kinh thấy rằng họ không bị lãng quên. Tất cả điều này là vì Việt Nam không thể "thoát khỏi" Trung Quốc", bà Sandy Pho bình luận. Bà Sandy Pho nhấn mạnh, trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam đã chính thức ngỏ lời mời tàu Trung Quốc thăm Cảng Quốc tế Cam Ranh. VOA lưu ý rằng, trong dịp Tổng thống Obama thăm Việt Nam hai bên cũng đã bàn bạc về việc cho tàu quân sự Mỹ vào Cam Ranh. The New York Times nói phía Việt Nam đã xác nhận khả năng này và tờ báo xem đây là động thái cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên theo VOA, đến nay Việt Nam vẫn chưa chính thức mời tàu quân sự Hoa Kỳ thăm Cảng Quốc tế Cam Ranh, trong khi tàu chiến Mỹ đã thăm các cảng khác của Việt Nam. Người viết cho rằng, về nguyên tắc Việt Nam đã công khai tuyên bố trước quốc tế về việc mở cửa Cảng Quốc tế Cam Ranh và hoan nghênh tàu của tất cả các nước thăm, sử dụng dịch vụ tại cảng. Việt Nam không hạn chế hay từ chối quốc gia nào, còn các hoạt động cụ thể sẽ thông qua các chương trình hợp tác chính thức. Chính học giả Marvin Ott từ Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson cũng nhận định, Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác là trên cơ sở "chính trị hiện thực", loại bỏ mọi rào cản về ý thức hệ hay hệ giá trị để tăng cường hợp tác, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước. Cá nhân người viết cho rằng, là quốc gia nằm giữa trung tâm cạnh tranh địa chính trị gay gắt của các siêu cường, việc Việt Nam đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tập trung phát triển quan hệ với ASEAN và các nước lớn có ảnh hưởng toàn cầu, để cân bằng và hóa giải các tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia dân tộc mình từ các siêu cường là một cách tiếp cận khéo léo và đúng đắn, bởi ngả hẳn về phía nào cũng có thể đẩy Việt Nam vào thế kẹt. Bởi lẽ ngả theo ai đó đều đồng nghĩa với việc đánh mất tính tự chủ và độc lập trong quan hệ đối ngoại, đó là chưa tính tới những tác động tiêu cực từ việc các nước lớn gây sức ép, thậm chí chống phá Việt Nam vì cho rằng Việt Nam theo nước khác để chống lại họ. Quan hệ Việt - Trung cần ứng xử khéo léo Người viết cho rằng, đặt vấn đề "thoát khỏi" Trung Quốc hay không có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Có thể dưới con mắt của học giả Mỹ Sandy Pho, Việt Nam chịu ảnh hưởng và "khó thoát khỏi" ảnh hưởng của Trung Quốc. Học giả Sandy Pho, ảnh: Trung tâm Woodrow Wilson. Nhưng đó chính là bài học mà cha ông người Việt đã rút ra qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong đó có thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Làm sao giữ cho được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, hòa bình ổn định thì mới mong phát triển cường thịnh. Dưới thời phong kiến, Nhà nước Việt Nam qua các triều đại để duy trì độc lập thực sự và nền hòa bình, ổn định lâu dài, về mặt đối ngoại đã chấp nhận quan hệ triều cống, trong xưng đế ngoài xưng vương với chính quyền Trung Hoa. Đây cũng là cách ứng xử của rất nhiều quốc gia, dân tộc nhỏ khác "không may" nằm cạnh nước láng giềng luôn tự cho họ là "con Giời", là trung tâm thiên hạ. Có thể kể ra đây như Triều Tiên / Hàn Quốc, Nhật Bản ngày nay. Chính nhờ cách ứng xử linh hoạt và khéo léo ấy, Việt Nam mới giữ được nền độc lập thực sự trong khi không ít các nước nhỏ lân bang đã bị Trung Hoa thôn tính qua các thời kỳ và trở thành một phần lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới II kết thúc với sự hình thành của Liên Hợp Quốc và xu hướng ngày càng hoàn thiện của luật pháp quốc tế, mọi quốc gia dù kích thước lãnh thổ to hay bé, dân số lớn hay nhỏ đều bình đẳng trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc. Chuyện triều cống, trong xưng đế ngoài xưng vương đã lùi vào dĩ vãng. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã trải qua nhiều ân oán, thăng trầm trong lịch sử. Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn tìm mọi cách xâm lược và đô hộ Việt Nam nhưng cuối cùng đều bị đánh đuổi khỏi bờ cõi. Tuy nhiên không vì thế mà cha ông người Việt tỏ ra đắc thắng, kiêu ngạo mà luôn tìm cách giữ thể diện cho nước lớn, vừa thể hiện tinh thần hòa hiếu, vừa để tránh tái diễn họa ngoại xâm. Điều này được phản ánh rõ nét trong bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam, nhà nước Việt Nam do anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi viết, đó chính là Bình Ngô đại cáo. Thời cận hiện đại, Trung Quốc từng cất quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam suốt 10 năm ròng rã từ 1979 đến 1989 gây bao đau thương, tang tóc cho dân tộc Việt Nam, hay việc họ thừa cơ cất quân xâm lược Hoàng Sa năm 1974, một phần Trường Sa năm 1988. Đó là sự thật.Nhưng giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước cũng là một sự thật. Dù muốn dù không, không ai phủ nhận được. Thời báo Hoàn Cầu bình luận Việt Nam mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh(GDVN) - Việt Nam quyết định thả viên minh châu Cam Ranh xuống biển lửa Biển Đông là một hành động có tầm nhìn, trí tuệ. Chính những yếu tố này làm nên nét đặc thù của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát trong mệnh đề: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Cá nhân người viết cho rằng, dân tộc Việt Nam không chỉ có tinh thần cảnh giác chống ngoại xâm cao độ, mà còn sống biết trước biết sau, biết mình biết người, ứng xử mềm mỏng để đạt được và giữ vững mục đích tối hậu: Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình phát triển đất nước. Do đó trong quan hệ với Trung Quốc, thiết nghĩ Việt Nam không những cần củng cố lòng tin, tăng cường hợp tác, thúc đẩy hữu nghị trên tinh thần hợp pháp, hai bên cùng có lợi và không làm tổn hại lợi ích chính đáng của bên thứ ba nào. Chúng ta còn phải không ngừng đấu tranh chống lại bất kỳ âm mưu hành động nào làm tổn hại lợi ích cốt lõi ấy của quốc gia, dân tộc mình từ phía Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Có đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh, tình thế của Việt Nam hiện tại mới hiểu được cách ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với các siêu cường, mới tránh được những nhận định chủ quan, sai lệch và bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại dễ dẫn đến những hiểu lầm từ bạn bè quốc tế. Rào cản khác biệt ý thức hệ chỉ là nhận thức rơi rớt của tư duy thời Chiến tranh Lạnh Tôn Vận, một học giả Mỹ gốc Trung Quốc từ Trung tâm Stimson bình luận: "Quan hệ Việt - Mỹ hiện nay chỉ là phát triển sau bình thường hóa mà thôi, muốn kết thành đồng minh đối phó với Trung Quốc còn một chặng đường rất dài. Việt Nam hy vọng duy trì một chính sách đối ngoại linh hoạt, không mong muốn để mình phải rơi vào tình thế ngả theo bên nào, dù là Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Chính trị đối nội và chính trị đối ngoại của Việt Nam dường như có mâu thuẫn với nhau. Nếu nói Việt Nam cảm giác Trung Quốc là mối uy hiếp lớn nhất của mình, thì từ góc độ đia chính trị Việt Nam nên theo chính sách viễn giao - cận công, nên kết nối chặt chẽ quan hệ với Hoa Kỳ mới phải. Nhưng Việt Nam vừa cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, vừa ý thức được Mỹ hy vọng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Do đó chỉ cần Việt Nam không hy vọng dân chủ hóa, chống diễn biến hòa bình, chống cách mạng màu, khi đó quan hệ với Mỹ sẽ còn khoảng cách. Trong khi đó Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, bất luận về kinh tế, ý thức hệ hay đối nội. Tâm lý của Việt Nam hiện nay là thân Mỹ thì sợ mất Đảng, thân Trung Quốc thì sợ mất Nước". Người viết dẫn nguyên văn bình luận của học giả Tôn Vận ra đây để thấy, tư duy Chiến tranh Lạnh vẫn còn rơi rớt và ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của một số học giả khiến họ có những nhận xét sai lệch, không thuyết phục. Thậm chí những nhận thức ấy rất méo mó, bất chấp thực tế đã phát triển một chặng đường khá xa. Người viết xin chỉ ra một số luận điểm phiến diện, sai lệch mà học giả Tôn Vận nêu ra trên đây. Thứ nhất, bà Vận cho rằng chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam có mâu thuẫn, cứ phải chọn "phe" chọn "cánh" mới mong phát triển. Điều này cho thấy nhà nghiên cứu này không hiểu về Việt Nam cũng như xu hướng chính trị quốc tế hiện nay, phần trình bày của người viết ở phía trên có thể là một câu trả lời. Về mối uy hiếp lớn nhất với Việt Nam, cá nhân người viết cho rằng nó là những âm mưu, ý đồ, thủ đoạn và hành động đe dọa độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Đối với Trung Quốc, mối uy hiếp ấy đến từ tham vọng của một số nhà lãnh đạo chứ không phải cả dân tộc, cả đất nước Trung Hoa. Cần có sự phân biệt rạch ròi thì phương châm "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" mới có thể đạt được hiệu quả. Học giả Tôn Vận, ảnh: Trang cá nhân của bà Tôn Vận trên Sina Weibo. Ngay cả với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương biến Biển Đông thành ao nhà của họ, cũng cần thấy rõ đó là sản phẩm của lịch sử và nền giáo dục Trung Hoa. Một là các triều đại phong kiến luôn coi họ là trung tâm thiên hạ, là "con Giời" và các nước lân bang chỉ là chư hầu, man di nhung địch. Hai là, yêu sách đường lưỡi bò bành trướng đã được đưa vào đầu những nhà lãnh đạo hiện nay và nhiều người cùng thế hệ với họ từ khi cắp sách đến trường, nên họ mặc nhiên tin điều đó, dù sự thật không phải như vậy. Thứ hai, Tôn Vận cho rằng chỉ có "theo Mỹ" hay "thân Mỹ" mới mong chống lại được mối uy hiếp lớn nhất này. Người viết cho rằng, ngược lại ngả theo bất kỳ bên nào đều đẩy Việt Nam vào bi kịch. Thứ nhất là mất đi tính độc lập tự chủ, thứ hai là tự gợi "đòn thù", thứ ba là thành con tốt trên bàn cờ nước lớn. Chắc hẳn nhà nghiên cứu này vẫn còn nhớ việc chính quyền Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch bị Mỹ "hất" khỏi ghế Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lẫn tư cách thành viên Liên Hợp Quốc như thế nào. Mao Trạch Đông bắt tay Nixon từ 1972, Obama đã bình thường hóa quan hệ với Cuba, bắt tay với Iran và đang muốn đàm phán với CHDCND Triều Tiên. Vậy mà vẫn còn ai đó lôi ý thức hệ ra để làm lăng kính đánh giá quan hệ quốc tế thì thật lạc hậu. Thứ ba, tự do, dân chủ và các giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại ngày càng trở nên phổ quát và là đích hướng tới của bất kỳ chính quyền nào thực sự vì dân, lấy dân làm gốc. Bởi vậy sẽ không có chuyện Việt Nam "ngại" các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền. Vấn đề là mọi sự thay đổi phải theo chiều hướng tích cực, phù hợp với thực tiễn đất nước trong từng thời kỳ khác nhau và không phá vỡ ổn định xã hội, không dẫn đến bạo loạn, xung đột. Phát biểu của Tổng thống Obama tại Việt Nam về các giá trị phổ quát này đã được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ từ nhiều năm trước, thậm chí còn mạnh hơn. Và chính ông Obama cũng trích dẫn những nội dung ấy đã ghi trong Hiến pháp của Việt Nam năm 2013. Mặt khác chính các nước lớn trên thế giới đã thấm thía những bài học đắt giá và đang gánh hậu quả của việc xuất khẩu cách mạng, áp đặt hệ giá trị lên các quốc gia, dân tộc khác, trong đó có cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Xô ngày trước và là Nga bây giờ. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng ngày càng ý thức sâu sắc hơn về độc lập chủ quyền và quyền tự chủ của mình, trong đó có các vấn đề đối nội. Mọi sự can thiệp và áp đặt đều có thể dẫn đến tác dụng ngược, phản ứng ngược. Chỉ có đối thoại trên tinh thần thẳng thắn, khách quan, cầu thị trên cơ sở luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế mới có thể thu hẹp dần khác biệt, cùng tìm đến một tiếng nói chung về những giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền phổ quát và đích thực. Không thể coi bánh mỳ và bơ sữa là "văn minh" hơn cơm gạo. Tương lai của Việt Nam do người Việt Nam quyết định. Không ai có thể áp đặt lên dân tộc Việt Nam, đó chính là khẳng định của Tổng thống Obama. Còn nếu nói như học giả này, thì chẳng khác nào Tôn Vận đang cáo buộc Hoa Kỳ muốn làm "cách mạng màu, diễn biến hòa bình" ở Việt Nam, chính bà Vận đang gây chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Mỹ. Thứ tư, Tôn Vận nói Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc và đưa ra nhận định hết sức chủ quan, phiến diện và giật gân như trên là đã không hiểu gì về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tương đồng về ý thức hệ hay mô hình chính trị không có nghĩa là Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự giúp đỡ của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà nước và nhân dân Trung Quốc với Cách mạng Việt Nam là một sự thật. Nhưng Việt Nam giành được độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 4 năm cũng là một sự thật. Còn việc học hỏi các mô hình, bài học hữu ích để phát triển đất nước là điều mà bất cứ quốc gia, chế độ, chính quyền nào cũng phải làm. Bởi đó là yêu cầu và mệnh lệnh của thời đại, của lịch sử. Coi việc học hỏi ấy là một sự "lệ thuộc" hay "đuổi theo" như quan niệm của Tôn Vận e rằng có phần hơi hẹp hòi, áp đặt và mang nặng tư tưởng ý thức hệ, chỉ có mình là nhất. Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa các đường lối, chủ trương và chính sách đối ngoại Phát biểu của nhà nghiên cứu Mỹ gốc Trung Quốc trên VOA, bà Tôn Vận cho thấy, mặc dù thực tiễn quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế, pháp lý quốc tế và văn minh nhân loại đã phát triển rất xa, rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn còn không ít những quan điểm mang nặng tư duy bảo thủ thời Chiến tranh Lạnh, mang nặng định kiến, phân biệt, phe cánh. Dẫn tới hiện tượng này có một phần nguyên nhân khách quan từ chính cá nhân mỗi học giả, mỗi nhà nghiên cứu, nhưng cũng có trách nhiệm của chính chúng ta trong việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại. Đặc biệt là với những vấn đề dư luận quan tâm và còn đang có nhiều ý kiến khác nhau, như việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vấn đề tranh chấp Biển Đông, khai thác vịnh Cam Ranh, tự do dân chủ, diễn biến hòa bình, quan hệ Việt - Trung, quan hệ Việt - Mỹ... Cá nhân người viết nhận thấy rằng, cũng chính những thiếu sót này đã góp phần tạo ra tranh cãi, sự khác nhau trong nhận thức dẫn đến những quan điểm, hành vi làm suy yếu sức mạnh nội lực của dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, thông tin phủ kín internet như hiện nay. Do đó cá nhân người viết thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu, đội ngũ học giả có trình độ và uy tín trong và ngoài nước cần lên tiếng, tăng cường giao lưu, hợp tác quảng bá các giá trị Việt Nam, trong đó có lòng yêu nước và chủ quyền đối với một phần lãnh thổ đang bị ngoại bang xâm chiếm, Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Cũng đã đến lúc cần phân tích cho dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ, hiểu thấu đáo các chủ trương, quan điểm chính sách đối nội cũng như đối ngoại để tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh để bị lợi dụng, chia rẽ, kích động xung đột và bạo lực như một số quốc gia đang gặp phải hiện nay. Muốn như vậy công tác tuyên truyền phổ biến, trao đổi học thuật ấy phải tiến hành thường xuyên và sâu rộng, đúng trọng tâm, trọng điểm và giải đáp được thắc mắc, quan tâm, thậm chí là những bức xúc của dư luận. Phải làm sao để quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc không bị hiểu lầm thành Việt Nam lệ thuộc hay theo Trung Quốc như học giả Tôn Vận ví dụ, làm sao hợp tác Việt - Mỹ không khiến Nga, Trung Quốc hiểu lầm Việt Nam theo phe theo cánh. Làm sao để chống diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ không bị hiểu lầm thành chống lại Hoa Kỳ hay hạn chế tự do, dân chủ, chống các hành động bành trướng và phiêu lưu quân sự ở Biển Đông bị hiểu là chống Trung Quốc... Người viết cho rằng, đất nước mình, dân tộc mình đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, thậm chí sống còn, đòi hỏi nhận thức của mỗi người Việt Nam chúng ta phải đi xa hơn chứ không phải là chạy theo, đuổi theo thực tiễn, đặc biệt là trong việc nhận diện địch - ta, bạn - thù hay đâu là lợi ích quốc gia cốt lõi. Trong một thế giới văn minh, ứng xử theo luật pháp quốc tế, thượng tôn luật pháp và công lý thiết nghĩ chỉ làm cho chúng ta mạnh thêm. Do đó, theo cá nhân người viết, lợi ích quốc gia dân tộc kết hợp với công pháp quốc tế sẽ soi sáng cho chúng ta bước tiếp con đường bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp và hòa bình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - chính trị - khoa học công nghệ thế giới diễn biến sôi động, nhanh chóng và phức tạp như hiện nay. Hồng Thủy ======================= Từ lâu, ngay trong topic này - trước khi cảng Cam Ranh trở thành đề tài bàn tán sôi nổi - lão Gàn đã phát biểu ý kiến về quốc tế hóa dịch vụ của cảng Cam Ranh. Mọi việc diễn biến như trong phim. Đến giai đoạn này, cảng Cam Ranh nổi lên và nóng hơn về vấn đề thời sự do liên quan đến các tàu quân sự có thể đến đây để "sửa chữa" - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." - có nhiều việc lão không thể nói toạc ra được. Nhưng lão xác định hai yếu tố cần là Việt Nam phải đủ mạnh về quân sự để tự bảo vệ mình chống lại những diễn biến rất bất ngờ khi "canh bạc cuối cùng" đến hồi gay cấn và phải có những quyết định mang tính quyết đoán vào những thời điểm thích hợp. Lão nhắc lại rằng: Trong chiến tranh hiện đại thì bên nào phong thủy chắc - Í lộn - phòng thủ chắc thì là kẻ chiến thắng cuối cùng. Và rằng cuộc chiến dù quy mô lớn đến đâu cũng sẽ xảy ra rất nhanh. PS: Nhìn mặt mấy bà đầm học giả này toàn xí mụi cả. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2016 Donald Trump: Mình in được tiền mà, lo gì vỡ nợ? 57 Cách đây vài tuần, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự tin tuyên bố có thể dứt điểm các khoản nợ của nước Mỹ chỉ trong vòng 8 năm, một nhiệm vụ bất khả thi mà không ai có thể làm được. Tuy nhiên, với một đại gia giàu kinh nghiệm trong việc tạo ra các DN khống và bất động sản, Trump có cách riêng của mình. Chỉ có điều nếu làm theo cách này, nền kinh tế sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, và danh tiếng hùng cường của nước Mỹ cũng trở thành... tai tiếng. “Tôi sẽ tiếp tục vay tiền, đến khi nền kinh tế sụp đổ, chúng ta sẽ bắt tay vào thương lượng”, Trump trả lời CNBC. Có thể Trump đang nói đùa, có thể ông thật sự nghĩ vậy. Nhưng dù thế nào, đây là kế hoạch bất khả thi. Trái phiếu Mỹ được xem là một trong những nơi cất tài sản an toàn nhất thế giới (nếu không muốn nói là nó có mức độ an toàn số 1). Nếu làm theo cách của ông Trump, không thể hiểu nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn hại đến mức nào. “Ông Trump chẳng hiểu mình đang nói gì”, Michael Strain, một chuyên gia kinh tế người Mỹ nhận định. “Những điều ông ta nói cũng giống như việc nước Mỹ có thể xây một bức tường và bắt Mexico trả tiền”. Dưới đây là những gì Trump phát biểu để làm rõ ý tưởng 'ngớ ngẩn' của mình. Đó là nước Mỹ sẽ trả cho các chủ nợ bất cứ thứ gì ít hơn toàn bộ số tiền mình đang nợ. Hiểu đơn giản, nước Mỹ sẽ mua lại các khoản nợ trái phiếu từ các chủ nợ như Trung Quốc hay Nhật Bản với giá rẻ hơn. Đây rõ ràng là ý tưởng ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin vào tín dụng và tài chính của nước Mỹ. “Tất cả sẽ hiểu rằng nước Mỹ đã vỡ nợ”, Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang nói. Rõ ràng là một tư tưởng “bậy bạ” với một cường quốc như Hoa Kỳ. Thế là vào thứ hai vừa qua, ông Trump đã phải trả lời CNN rằng, ông đã bị hiểu nhầm. Nhưng cách ông trả lời cũng thật khôi hài. “Nước Mỹ không bao giờ lo vỡ nợ, bởi vì chúng ta có thể in được tiền”, ông trả lời CNN. Trump cho biết, điều ông thực sự muốn đó là Chính phủ sẽ tìm cách mua lại trái phiếu của mình với giá rẻ hơn. Đây là cách làm rât phổ biến với các công ty phát hành “trái phiếu rác”. Tuy nhiên, với nước Mỹ, đây đúng là một chiến lược thảm họa. Đầu tiên, các doanh nghiệp thường mua lại nợ của mình khi họ đang gặp rắc rối. Nó được xem như tín hiệu “báo động đỏ”. Các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận thu về ít tiền hơn hoặc là mất tất cả. Nếu nước Mỹ cũng phải làm như vậy, nó đồng nghĩa với tình trạng kinh tế đất nước đang trong cơn khủng hoảng. Thứ hai, đây sẽ là tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư Mỹ và toàn thế giới về rủi ro kinh tế. Kho bạc lại chơi chiêu trên thị trường trái phiếu. Điều này sẽ gây mất uy tín trầm trọng, và đẩy lãi vay tại Mỹ lên cao trong nhiều năm vì nhà đầu tư sẽ đòi lãi suất cao hơn nhằm phòng tránh rủi ro. Một số cường quốc thậm chí có thể trả đũa thông qua cấm vận thương mại hoặc các chiến lược kinh tế nguy hiểm khác. Thứ ba, nếu ông Trump mua lại trái phiếu với giá rẻ hơn, nó không chỉ tổn hại đến các chủ nợ lớn của Mỹ như Trung Quốc hay Nhật Bản. Hành động này cũng sẽ làm tổn hại đến hàng triệu người Mỹ đang nắm giữ trái phiếu nước này thông qua các khoản hưu trí và tiết kiệm. Thứ tư, quan trọng hơn, đó là Chính phủ liên bang làm gì có tiền để mua lại nợ. Chính phủ hiện đã nợ tới 19 nghìn tỉ USD. Như vậy, kế hoạch của Trump đó là Kho bạc sẽ phải vay các khoản nợ mới để mua lại nợ cũ. Khả dĩ hơn, Cục dự trữ Liên bang FED (ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ) sẽ phải mua lại khỏa nợ. Điều này sẽ gây ra lạm phát (hoặc siêu lạm phát), giá cả các loại thực phẩm và hàng hóa sẽ tăng phi mã. Và tại nước Mỹ, chính phủ không kiểm soát FED, vì vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng ông Trump có thể thuyết phục được FED làm theo kế hoạch này. “Sự liều lĩnh của ông Trump không hề có giới hạn”, Greg Valliere, 1 chuyên gia tài chính nhận định. Khỏi phải nói, phố Wall không thể đồng tình với kế hoạch ngớ ngẩn và đầy mạo hiểm này. Các chuyên gia cho rằng, nếu kế hoạch của ông Trump được thực thi, thảm họa cho nền kinh tế Mỹ còn lớn hơn cả cuộc Đại Suy Thoái mang lại. Bầu cử Mỹ: Đảng Cộng hòa "nói không" với Trump Trang Lam Theo Trí Thức Trẻ/CNN Money ========================= Ngài Trump không sai. Nhưng thật thà quá! Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2016 "Kẻ thù nguy hiểm" của đảng Cộng sản Trung Quốc tái xuất Ngọc Việt 06:31 13/06/16 (GDVN) - Tập Cận Bình đã lường trước được hậu quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với “nhà đầu tư đại tài” đã diễn ra rất gay gắt. Tham bát bỏ mâm xem thường Ấn Độ, Bắc Kinh phải trả giá đắt Việt Nam có thể khai thác được gì từ cạnh tranh thương mại Trung - Mỹ? Thủ tướng Nhật quyết liệt theo đuổi Abenomics và cơ hội cho Việt Nam Nikkei Asian Review ngày 10/6 đưa tin, nhà tài phiệt người Mỹ - tỷ phú George Soros đã tái xuất trong bối cảnh giới đầu tư đang ngày càng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc và nguy cơ Brexit khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh sắp diễn ra. Tờ báo của Nhật Bản cho rằng “nhà đầu tư đại tài” G.Soros quay trở lại công việc kinh doanh đồng nghĩa với việc thúc đầy hoạt động đầu cơ chứng khoán và chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nhiều thực thể kinh tế - chính trị toàn cầu. “Mặc dù Soros được coi là nghỉ hưu thực tế kể từ năm 2011, nhưng giới truyền thông Hoa Kỳ đã thông báo rằng doanh nhân người Mỹ này hiện đang chỉ đạo giao dịch tại Soros Fund Management khi ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế đã có thể nhận diện được. G.Soros từng đưa ra nhiều ý kiến bi quan về nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm đến nay, trong đó có một cuộc hạ cánh cứng là không thể tránh khỏi”. Nhà tại phiệt Mỹ George Soros 85 tuổi, được giới đầu tư xem là “chuyên gia tạo khủng hoảng” khi được nhận định là có vai trò trong 3 cả cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính gần đây nhất. Đó là cuộc khủng hoảng của đồng bảng Anh năm 1992, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng khoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008. Đặc biệt G.Soros đều làm cho mình giàu qua tất cả các cuộc khủng hoảng nêu trên. Nhà đâu tư đại tài George Soros – người có thể gây nguy hại cho Bắc Kinh trong lần tái xuất này. Ảnh: dcclothesline.com. Ông G.Soros cũng được xem là ‘thiên tài bán khống”, có thể “một tay che cả bầu trời” và khiến cho thị trường nhiều phen chao đảo. Ông kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá, bắt đầu từ những động thái được xem là “mượn tạm” tài sản và sau đó bán đi, với nghiệp vụ “mua rẻ bán đắt” rồi trả nợ và hưởng lợi qua chênh lệch giá. Vì vậy, nhiều người cho ông là kẻ dã tâm khi khiến nhiều nền kinh tế chao đảo, nhưng không ai có thể phủ nhận Soros có bộ óc của một thiên tài. Là nhà tiên phong của ngành công nghiệp quỹ đầu cơ, ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, Soros không xa lạ gì với giới doanh nghiệp Trung Quốc. Soros đã được mời tham dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao diễn ra tại đảo Hải Nam năm 2013. Tuy nhiên, khi Soros đã đưa ra nhận định một cuộc hạ cánh cứng không thể tránh khỏi cho những khó khăn của kinh tế Trung Quốc, ông đã gây nên cuộc khẩu chiến ác liệt với Bắc Kinh. Tờ Nhân Dân Nhật báo ngày 30/1 lên án Soros đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, lần tái xuất này của George Soros sẽ khiến cho Bắc Kinh đối diện với nhiều nguy cơ khi nhà tài phiệt này ra đòn và nhắm tới Trung Hoa đại lục. George Soros có thể tấn công vào sự bất ổn của thị trường tài chính, làm cho đồng nhân tệ mất giá, khiến kinh tế Trung Quốc teo lại, dẫn đến nguy cơ sụp đổ Có thể thấy rằng, khi tái cơ cấu lại nền kinh tế của Tập Cận Bình phát huy hiệu quả thì cũng đồng thời khiến cho quy mô nền kinh tế Trung Quốc co lại khi các chỉ số của nền kinh tế hầu hết suy giảm, từ xuất khẩu, nhập hẩu đến giá trị sản lượng kinh tế nội địa, khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Đây là hệ quả của việc chuyển nền kinh tế từ lớn sang mạnh, sự phát triển bùng nổ sẽ chuyển sang phát triển bền vững. Việc co lại của quy mô kinh tế Trung Quốc được thể hiện ở việc giảm mức tăng trưởng, quy mô không lớn nhanh như trước nữa và thậm chí có thể không lơn bề ngoài, nhưng mạnh bên trong qua tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong GDP. Việc tỷ giá đồng nhân dân tệ được điều chỉnh trong những biên độ có kiểm soát, nhằm mang lại lợi ích cho kinh tế Trung Quốc qua công cụ tài chính này. Song nếu G.Soros có ý định và thực hiện thành công ý định của mình, khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng bắt đầu từ tiền tệ thì quy mô kinh tế Trung Quốc không còn co lại có điều tiết theo ý đồ của Bắc Kinh. Ngược lại, nó sẽ bị teo lại một cách nhanh chóng và thể hiện ra là nền kinh tế nhỏ đi ở quy mô GDP, thâm hụt trong tất cả các chỉ tiêu kinh tế và sức mạnh nền kinh tế có thể tụt lại hàng chục năm. Hình minh họa, nguồn: The Telegraph. Có thể thấy điều ấy qua các phương trình kinh tế sau đây. Giả thiết là đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá 10%.Thứ nhất, ta tính là thiệt hại về GDP của Trung Quốc khi nội tệ mất giá: Năm 2016, GDP của Trung Quốc = 71.608 tỷ CNY = 10.907 tỷ USD (theo tỷ giá của Trung Quốc) = 10.798 tỷ USD (theo thị trường ) (*) Khi CNY/ USD giảm 10% thì (*) teo lại chỉ còn = 10.798 x 90/100 = 9.718 tỷ USDThứ hai, ta tính thiệt hại về gia tăng nợ công của Trung Quốc khi nội tệ mất giá: Năm 2016 nợ công của Trung Quốc tính bằng CNY = 71.608 x 2.49 = 178.304 tỷ CNY. Nếu 30% là nợ của nước ngoài = 178.304 x 30/100 = 53.491 tỷ CNY(**). Khi CNY/ USD giảm 10% thì (**) sẽ tăng lên = 53.491 x 110/100 = 58.840 tỷ CNY. Và lúc đó % ngân sách phải trả nợ nước ngoài là: = 58.840/178.304 x100 = 33%Vậy là khi CNY mất giá 10% thì kinh tế Trung Quốc thiệt hại ít nhất là 13% (gồm 10% GDP teo lại + 3% nợ nước ngoài tăng thêm). Nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trung bình 6,5% thì chỉ cần đồng nhân dân tệ mất giá 10% sẽ kéo kinh tế nước này tụt lùi tới hai năm, gây ra rất nhiều hệ luỵ cùng với những hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới ổn định xã hội. Trong khi giả thiết đưa ra là rất khiêm tốn, nếu so với việc mất giá của những đồng tiền tại Châu Á trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Với Thái Lan thì năm 1996, 1USD = 25,61 bath, đến năm 1997, 1USD = 47,25 bath và năm 1998, 1USD = 58 bath, nghĩa là đồng tiền của Thái Lan mất giá tới 44,16%. Còn với Hàn Quốc thì năm 1997, 1USD = 1.000 won, đến năm 1998, 1USD = 1.700 won, nghĩa là đồng tiền của Hàn Quốc mất giá gần 42%, theo BBC Timeline. Quả là ác mộng với Bắc Kinh nếu “chuyên gia tạo khủng hoảng” Soros tấn công vào thị trường tiền tệ nước này. Tập Cận Bình đã lường trước được hậu quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với “nhà đầu tư đại tài” đã diễn ra rất gay gắt. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thuỵ Sĩ hồi đầu năm 2016, nhà tài phiệt Mỹ đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho tương lai của kinh tế Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2. Có lẽ George Soros sẽ ra đòn với Bắc Kinh trong lần tái xuất này, bởi khi nhà tài phiệt này xuất hiện nghĩa là ông đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền của mình và như ông cho biết đó là nguy cơ Brexit và khó khăn của kinh tế Trung Quốc. Theo người viết thì có thể nhận diện 3 hiệu ứng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khiến cho“thiên tài bán khống” hành động và sẽ thành công. Thứ nhất, gần đây Bắc Kinh liên tục bơm thêm tiền vào thị trường, chứng tỏ thị trường tài chính Trung Quốc vẫn còn bất ổn, cụ thể là niềm tin của giới đầu tư vẫn chưa được củng cố lại, vẫn phải cần tới cú hích của chính phủ. Việt Nam có thể khai thác được gì từ cạnh tranh thương mại Trung - Mỹ?(GDVN) - Doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc sẽ gia tăng, nhất là sau khi cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ lần thứ 8 kết thúc. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn điều tiết đồng nội tệ theo biên độ có lợi cho kinh tế Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ vai trò của nhà nước quá lớn, đồng nghĩa khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn rất yếu và đây chính là yết hầu cho Soros xuất chiêu. Thứ hai, tình hình bế tắc sau cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung kết thúc, khiến cho làn sóng đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc có thể gia tăng. Giới đầu tư lúc này hướng về Trung Hoa đại lục chủ yếu là hướng vào thị trường vốn, khiến cho nguồn cung tăng trong khi người sử dụng vốn lại giảm. Ứ vốn trên thị trường là một trong những dấu hiệu đầu tư sản xuất suy giảm. Cung tăng, cầu giảm sẽ là cơ hội cho chiêu thức mua rẻ và sẽ bán đắt của G.Soros. Thứ ba, cả Abenomics lẫn Modipolicies đều đã tìm ra đột phá khẩu cho mình và điều đó đồng nghĩa với mũi chiến lược kinh tế dịch vụ - nhất là dịch vụ tài chính – của tái cơ cấu giảm đi rất nhiều công hiệu. Trong khi Hong Kong không sáng sủa bởi ảnh hưởng từ chính trị sẽ khiến cho Soros té nước theo mưa, kéo luôn cả Thượng Hải vào vòng bất ổn. Từ đó việc tung đòn tâm lý hoang mang sẽ gây nên tình trạng hỗn loạn trên thị trường và đó là điều mà Soros chờ đợi. Đặc biệt nguy hại là khi Bắc Kinh ngấm đòn bởi kinh tế Trung Quốc teo lại, sức mạnh của nó suy giảm, sự tác oai tác quái từ những công cụ của Tập Cận Bình giảm công lực thì những đối tác, đối thủ của Trung Quốc có thể miễn nhiễm với “những cơn ho suyễn” từ Bắc Kinh. Đó là sự lợi hại của chiêu trò mà G.Soros thực hiện và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã chứng minh cho sự lợi hại ấy, khi nó chỉ gây thiệt hại cục bộ với một số nền kinh tế mà thôi. George Soros có thể tấn công vào “gót chân Asin” của chiến dịch “đả hổ đập ruồi” và gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc Người viết từng phân tích, nền kinh tế Trung Quốc có những nét riêng có của nó, thể hiện rõ nhất là sự tồn tại cả “của chìm” lẫn “của nổi” và điều đó khiến cho thị trường chứng khoán không phải là phong vũ biểu chân thực của nền kinh tế này. Những nét riêng cùng với sự can thiệp sâu của chính phủ vào quá trình vận hành của nền kinh tế, khiến cho kinh tế Trung Quốc có thể miễn nhiễm với những tác động trái chiều của nhiều quy luật của thị trường tự do. Điều đó cũng khiến cho nhiều sự trừng phạt của các định chế hay thực thể kinh tế trên toàn cầu không diễn ra theo hiệu ứng tất yếu và đã gây bất ngờ cho giới phân tích. Tuy nhiên, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thực hiện chiến dịch “đả hổ đập ruồi” trong cuộc chiến chống tham nhũng, với việc làm trong sạch bộ máy lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp cơ sở tới cấp trung ương. Chiến dịch thanh lọc này đã gây nên sự chuyển biến trong toàn xã hội. Song bên cạnh những thành quả đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng là củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì cùng với đó nó cũng gây nên nhiều hiệu ứng bất lợi cho sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Đó là sự kiềm chế hiệu quả chính sách kích cầu nội địa – một trong ba mũi nhọn chiến lực của tái cơ cấu lại nền kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình và đây chính là “gót chân Asin” của chiến dịch “đả hổ đập ruồi”. Có thể thấy rằng, lực lượng có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm – trọng tâm của kích cầu nội địa – là tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, trong đó có gia đình và người thân của cán bộ công chức - đối tượng quan trọng nhất trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” của Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: BBC. Tuy nhiên, sự quyết liệt của chiến dịch chống tham nhũng đã khiến cho việc mua sắm của gia đình và người thân quen cán bộ đã trở nên hạn chế rất nhiều. Có lẽ việc “chỉ mặt gọi tên” với tội danh vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của đảng không những đã làm cho những kẻ tham nhũng khiếp sợ mà còn khiến cho những người trung thực cũng ngán chiến dịch này. Điều đó khiến cho họ không dám thể hiện sự sung túc trong đời sống vật chất và thế là một lực lượng rất lớn những ngưởi có khả năng tiêu dùng những không dám tiêu xài. Do vậy, chỉ số CPI của Trung Quốc không gia tăng mạnh, dù được chính phủ kích thích. "Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi vốn chi tiêu nhiều nhất, trong đó có những người công chức hay người nhà của họ vẫn thường mua ngọc trai tốt nhất của chúng tôi làm quà tặng. Nhưng bây giờ, tất cả họ đều sợ hãi ông Tập, bởi lẽ trong chiến dịch chống tham nhũng, không ai muốn được nhìn thấy mang đồ trang sức đắt tiền", BBC ngày 11/3 dẫn lời một người chủ cửa hàng bán ngọc trai tại Bắc Kinh. Điều đó khiến cho đại gia không biết khi nào mới hết phải giả ăn mày và “của chìm” không biết khi nào mới trở thành “của nổi”. Tất cả những gì thuộc về “của chìm” sẽ phải mãi là của để dành mà ông bà, cha mẹ để dành cho con cháu. Tuy nhiên, khoản “phúc đức” tích luỹ được ấy sẽ có thể chẳng còn bao giá trị nếu đồng tiền mất giá. Và đó chính là điều mà George Soros có thể hướng tới để gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc. Theo The Guardian ngày 9/6: “Trong một email gửi cho The Wall Street Journal, Soros cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo chính trị và điều đó tạo nên bởi sự phức tạp trong khả năng đối phó với các vấn đề tài chính”. The Guardian cũng cho biết, Soros Fund Management đã tăng đầu tư vào vàng, xem như là một tài sản khá an toàn khi khủng hoảng tài chính. Vậy là Soros đã có những động thái rất nguy hiểm với Bắc Kinh. Giới đầu tư Hoa Kỳ vốn không hài lòng với Soros vì những rủi ro mà ông tạo ra cho chứng khoán nước này trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Song có lẽ lần này Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Soros, như Trung Quốc cáo buộc “Soros, chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Mỹ đã bắt đầu tấn công tổng lực vào nền kinh tế Trung Quốc”, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2. Tóm lại, việc tỷ phú George Soros tái xuất lần này có thể khiến cho kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại rất lớn nếu ông ta thể hiện đúng tính cách của mình và đúng với vị thế của một “kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tuy nhiên, Soros không thể gieo bão cho Bắc Kinh nếu như Tập Cận Bình và giới lãnh Trung Nam Hải không tự làm yếu mình qua những hành động không hợp lý gần đây và để lộ “gót chân Asin” cho “nhà đầu tư đại tài” có thể tấn công và hưởng lợi. Ngọc Việt ====================== Nếu quả thực ông Soros tạo ra được một cuộc khủng khoảng tài chính ở Trung Quốc thì điều này cũng chỉ là sự kiện cụ thể hóa cho lời tiên tri của Lão Gàn về cuộc khủng khoảng kinh tế Trung Quốc vào cuối năm nay. Xét về bản chất của vấn đề thì nền kinh tế Trung Quốc phải có những điểm yếu để có thể tác động. Nếu không có những điểm yếu này thì ông Soros sẽ không thể tác động. Nó tương tự như điểm yếu của Achilles phải có sẵn ở gót chân đã thì hoàng tử Paris mới có thể tiêu diệt được. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2016 Báo Mỹ lo Trung Quốc tạo trận Trân Châu Cảng mới Thứ tư, 15/06/2016 - 23:00 Theo National Interest, dù Mỹ đang sở hữu dàn vũ khí công/thủ cực mạnh, nhưng như thế là chưa đủ đối đối phó với số đông vũ khí Trung Quốc. >> Mỹ muốn dùng “kho vũ khí bay” áp chế Trung Quốc Mỹ thừa nhận Theo số liệu của National Interest, Mỹ hiện sở hữu hơn 8.700 máy bay và 273 tàu chiến triển khai khắp thế giới, các căn cứ hải quân và không quân lớn trên biển, trên đất liền của họ. Những căn cứ này rất dễ bị đánh phủ đầu và tiêu diệt bởi các vũ khí dẫn đường chính xác trong một cuộc chiến tranh cục bộ giới hạn. Hải quân Mỹ không thể hy vọng tàu chiến của họ sống sót nếu bị lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong biên chế hiện nay của Trung Quốc tấn công. "Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc cho rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay nhằm vào các căn cứ và lực lượng Mỹ sẽ không xảy ra hoặc lực lượng phòng thủ hạn chế của họ có thể đối phó được. Nhưng những quan niệm như vậy không còn đúng nữa", Mark Gunzinger và Bryan Clark, hai nhà phân tích từ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nói. Theo Robert Bechkhusen, chuyên gia phân tích quốc phòng, Nga, Trung Quốc và Iran đã đầu tư lớn để phát triển các tên lửa nhắm vào căn cứ Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, nước đang sản xuất với số lượng rất lớn các tên lửa tầm xa có chi phí thấp. Tên lửa chống hạm YJ-18. Trong khi đó, Mỹ có rất ít lựa chọn để bảo vệ các căn cứ nằm rải rác trên các hòn đảo ở Tây Thái Bình Dương, khác với các cụm căn cứ tập trung dễ phòng thủ ở châu Âu và Trung Đông. Bắc Kinh đã đưa vào biên chế hàng nghìn tên lửa hành trình và hàng trăm tên lửa đạn đạo có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, đảo Okinawa của Nhật Bản và đảo Guam ở Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đã triển khai các khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot đến Tây Thái Bình Dương, nhưng mục tiêu mà hệ thống này nhắm đến chỉ là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không có cơ hội nếu như Trung Quốc dùng tên lửa tấn công dồn dập và ồ ạt vào các căn cứ Mỹ. Các tàu mặt nước Mỹ cũng phải đối mặt mối đe dọa tương tự. Theo Beckhusen, các hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình trên tàu chiến Mỹ như Aegis cùng các tên lửa phòng không như Sea Sparrow, SM-2, Sm-3 và SM-6 khó có thể đánh chặn được toàn bộ những tên lửa đang lao tới. Một khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị khoảng trên 90 tên lửa phòng không nhưng không hẳn mọi tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu. Theo các chuyên gia ước tính, đối thủ có thể dùng 32 tên lửa diệt hạm giá trị chưa đến 100 triệu USD để buộc tàu Mỹ phải sử dụng hết số tên lửa SM-6 trị giá 300 triệu USD và chỉ có tỷ lệ bảo vệ thành công ở mức 70%. Đó là chưa tính tới giá trị khoảng 2 tỷ USD của khu trục hạm. Một tên lửa của đối phương bắn trúng có thể khiến tàu chìm, hư hỏng, hoặc mất khả năng chiến đấu trong vài tuần hoặc vài tháng. Dù tàu sống sót thì nó vẫn phải trở lại cảng để tái trang bị. Tất cả điều đó cho thấy chiến lược của Trung Quốc nếu hiệu quả có thể làm suy yếu hải quân Mỹ. Các tên lửa của Trung Quốc ngày càng thông minh hơn. Đặc biệt, sát thủ diệt hạm YJ-18 của nước này rất nguy hiểm. Mới chỉ được biên chế vài năm gần đây, YJ-18 có thể bay quãng đường gần 467 km với vận tốc xấp xỉ Mach 0,8. Khi tiếp cận mục tiêu trong tầm phòng thủ của vũ khí tàu đối phương, nó tăng tốc lên Mach 2,5 khiến hệ thống phòng thủ rất khó bám bắt và phá hủy. Vũ khí công nghệ cao Vũ khí điện từ sẽ được Mỹ ưu tiên trang bị trên siêu hạm lớp Zumwalt đầu tiên. Theo phân tích của National Interest, công nghệ tàng hình và học thuyết quân sự Mỹ không thể bù đắp được lợi thế giá rẻ và số lượng lớn của tên lửa đối phương, khiến Lầu Năm Góc phải cân nhắc những nguy cơ tổn thất trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột kéo dài nhiều giờ trong tương lai. Một giải pháp khắc phục điểm yếu này có thể là các vũ khí của tương lai như súng laser, pháo điện từ vốn có khả năng tấn công nhiều tên lửa đang bay tới trong phạm vi tương đối gần. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các căn cứ phân tán của Mỹ cần gia cố khi cần để buộc Trung Quốc sử dụng nhiều tên lửa, tốn kém và tốn nhiều vũ khí tầm xa hơn. Để tấn công các bệ phóng tên lửa trước khi nó khai hỏa, Mỹ cần sử dụng nhiều máy bay không người lái (UAV) và oanh tạc cơ tàng hình như B-21 xâm nhập khu vực phòng không của Trung Quốc và tung đòn phủ đầu. Mỹ cũng không phải từ bỏ các tên lửa phòng không mà chỉ không thể dựa vào các biến thể tầm xa và đắt đỏ hơn. Việc phát triển các vũ khí điện từ sẽ rất tốn kém, khoảng hàng chục triệu USD mỗi đơn vị vũ khí, vì thế nó sẽ không phổ biến bằng các vũ khí laser, vũ khí vi sóng năng lượng cao và các tên lửa tầm ngắn, tầm trung có thể khai hỏa đồng loạt. Trong trường hợp tên lửa địch vượt qua được các vũ khí này, các tàu chiến hải quân Mỹ vẫn còn các vũ khí tầm gần như pháo bắn cực nhanh Phalax để hạ tên lửa trước khi nó bắn trúng, nhưng đây là giải pháp cuối cùng. Mỹ cũng có thể kết nối mạng toàn bộ các vũ khí tầm ngắn với các pháo điện từ để tạo thành mạng lưới gồm nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu ở tầm trung hơn. Dù vậy, các tên lửa Trung Quốc đối đầu với UAV, vũ khí laser và pháo điện từ Mỹ sẽ không thể biết vũ khí nào giành chiến thắng, trừ khi một cuộc chiến thực sự nổ ra, ông Beckhusen nhấn mạnh. Clip Hải quân Trung Quốc khoe cơ bắp: Theo Thùy Dung (tổng hợp) =========================== Cái này lão cũng nói lâu rùi nhá! Thứ nhất: Tung Coóc hổng phải Iraq. Thứ hai: Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất thảm khốc. Bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi lão gõ xong hàng chữ này, lão cảnh cáo rằng: Cả hai siêu cường Mỹ và Tàu, đều cần hết sức cảnh giác. Cho đến hết tháng 10 Việt lịch là thời gian lão bảo kê không thể có chiến tranh thì cả hai bên cần để phòng một cuộc tấn công bất ngờ vào đối phương. Lão nhắc lại rằng: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông và tất cả các lực lượng quân sự của Tàu trên đất liền đều bị tấn công. Biển Đông chỉ là dây dẫn của thùng thuốc nổ kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Hoa Kỳ đem 70% quân lực của họ đến đây, không phải để uýnh mấy hòn đảo ở bể Đông. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2016 Báo Mỹ lo Trung Quốc tạo trận Trân Châu Cảng mới Thứ tư, 15/06/2016 - 23:00 Theo National Interest, dù Mỹ đang sở hữu dàn vũ khí công/thủ cực mạnh, nhưng như thế là chưa đủ đối đối phó với số đông vũ khí Trung Quốc. >> Mỹ muốn dùng “kho vũ khí bay” áp chế Trung Quốc Mỹ thừa nhận Theo số liệu của National Interest, Mỹ hiện sở hữu hơn 8.700 máy bay và 273 tàu chiến triển khai khắp thế giới, các căn cứ hải quân và không quân lớn trên biển, trên đất liền của họ. Những căn cứ này rất dễ bị đánh phủ đầu và tiêu diệt bởi các vũ khí dẫn đường chính xác trong một cuộc chiến tranh cục bộ giới hạn. Hải quân Mỹ không thể hy vọng tàu chiến của họ sống sót nếu bị lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong biên chế hiện nay của Trung Quốc tấn công. "Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc cho rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay nhằm vào các căn cứ và lực lượng Mỹ sẽ không xảy ra hoặc lực lượng phòng thủ hạn chế của họ có thể đối phó được. Nhưng những quan niệm như vậy không còn đúng nữa", Mark Gunzinger và Bryan Clark, hai nhà phân tích từ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nói. Theo Robert Bechkhusen, chuyên gia phân tích quốc phòng, Nga, Trung Quốc và Iran đã đầu tư lớn để phát triển các tên lửa nhắm vào căn cứ Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, nước đang sản xuất với số lượng rất lớn các tên lửa tầm xa có chi phí thấp. Tên lửa chống hạm YJ-18. Trong khi đó, Mỹ có rất ít lựa chọn để bảo vệ các căn cứ nằm rải rác trên các hòn đảo ở Tây Thái Bình Dương, khác với các cụm căn cứ tập trung dễ phòng thủ ở châu Âu và Trung Đông. Bắc Kinh đã đưa vào biên chế hàng nghìn tên lửa hành trình và hàng trăm tên lửa đạn đạo có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, đảo Okinawa của Nhật Bản và đảo Guam ở Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đã triển khai các khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot đến Tây Thái Bình Dương, nhưng mục tiêu mà hệ thống này nhắm đến chỉ là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không có cơ hội nếu như Trung Quốc dùng tên lửa tấn công dồn dập và ồ ạt vào các căn cứ Mỹ. Các tàu mặt nước Mỹ cũng phải đối mặt mối đe dọa tương tự. Theo Beckhusen, các hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình trên tàu chiến Mỹ như Aegis cùng các tên lửa phòng không như Sea Sparrow, SM-2, Sm-3 và SM-6 khó có thể đánh chặn được toàn bộ những tên lửa đang lao tới. Một khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị khoảng trên 90 tên lửa phòng không nhưng không hẳn mọi tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu. Theo các chuyên gia ước tính, đối thủ có thể dùng 32 tên lửa diệt hạm giá trị chưa đến 100 triệu USD để buộc tàu Mỹ phải sử dụng hết số tên lửa SM-6 trị giá 300 triệu USD và chỉ có tỷ lệ bảo vệ thành công ở mức 70%. Đó là chưa tính tới giá trị khoảng 2 tỷ USD của khu trục hạm. Một tên lửa của đối phương bắn trúng có thể khiến tàu chìm, hư hỏng, hoặc mất khả năng chiến đấu trong vài tuần hoặc vài tháng. Dù tàu sống sót thì nó vẫn phải trở lại cảng để tái trang bị. Tất cả điều đó cho thấy chiến lược của Trung Quốc nếu hiệu quả có thể làm suy yếu hải quân Mỹ. Các tên lửa của Trung Quốc ngày càng thông minh hơn. Đặc biệt, sát thủ diệt hạm YJ-18 của nước này rất nguy hiểm. Mới chỉ được biên chế vài năm gần đây, YJ-18 có thể bay quãng đường gần 467 km với vận tốc xấp xỉ Mach 0,8. Khi tiếp cận mục tiêu trong tầm phòng thủ của vũ khí tàu đối phương, nó tăng tốc lên Mach 2,5 khiến hệ thống phòng thủ rất khó bám bắt và phá hủy. Vũ khí công nghệ cao Vũ khí điện từ sẽ được Mỹ ưu tiên trang bị trên siêu hạm lớp Zumwalt đầu tiên. Theo phân tích của National Interest, công nghệ tàng hình và học thuyết quân sự Mỹ không thể bù đắp được lợi thế giá rẻ và số lượng lớn của tên lửa đối phương, khiến Lầu Năm Góc phải cân nhắc những nguy cơ tổn thất trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột kéo dài nhiều giờ trong tương lai. Một giải pháp khắc phục điểm yếu này có thể là các vũ khí của tương lai như súng laser, pháo điện từ vốn có khả năng tấn công nhiều tên lửa đang bay tới trong phạm vi tương đối gần. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các căn cứ phân tán của Mỹ cần gia cố khi cần để buộc Trung Quốc sử dụng nhiều tên lửa, tốn kém và tốn nhiều vũ khí tầm xa hơn. Để tấn công các bệ phóng tên lửa trước khi nó khai hỏa, Mỹ cần sử dụng nhiều máy bay không người lái (UAV) và oanh tạc cơ tàng hình như B-21 xâm nhập khu vực phòng không của Trung Quốc và tung đòn phủ đầu. Mỹ cũng không phải từ bỏ các tên lửa phòng không mà chỉ không thể dựa vào các biến thể tầm xa và đắt đỏ hơn. Việc phát triển các vũ khí điện từ sẽ rất tốn kém, khoảng hàng chục triệu USD mỗi đơn vị vũ khí, vì thế nó sẽ không phổ biến bằng các vũ khí laser, vũ khí vi sóng năng lượng cao và các tên lửa tầm ngắn, tầm trung có thể khai hỏa đồng loạt. Trong trường hợp tên lửa địch vượt qua được các vũ khí này, các tàu chiến hải quân Mỹ vẫn còn các vũ khí tầm gần như pháo bắn cực nhanh Phalax để hạ tên lửa trước khi nó bắn trúng, nhưng đây là giải pháp cuối cùng. Mỹ cũng có thể kết nối mạng toàn bộ các vũ khí tầm ngắn với các pháo điện từ để tạo thành mạng lưới gồm nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu ở tầm trung hơn. Dù vậy, các tên lửa Trung Quốc đối đầu với UAV, vũ khí laser và pháo điện từ Mỹ sẽ không thể biết vũ khí nào giành chiến thắng, trừ khi một cuộc chiến thực sự nổ ra, ông Beckhusen nhấn mạnh. Clip Hải quân Trung Quốc khoe cơ bắp: Theo Thùy Dung (tổng hợp) =========================== Cái này lão cũng nói lâu rùi nhá! Thứ nhất: Tung Coóc hổng phải Iraq. Thứ hai: Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất thảm khốc. Bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi lão gõ xong hàng chữ này, lão cảnh cáo rằng: Cả hai siêu cường Mỹ và Tàu, đều cần hết sức cảnh giác. Cho đến hết tháng 10 Việt lịch là thời gian lão bảo kê không thể có chiến tranh thì cả hai bên cần để phòng một cuộc tấn công bất ngờ vào đối phương. Lão nhắc lại rằng: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông và tất cả các lực lượng quân sự của Tàu trên đất liền đều bị tấn công. Biển Đông chỉ là dây dẫn của thùng thuốc nổ kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Hoa Kỳ đem 70% quân lực của họ đến đây, không phải để uýnh mấy hòn đảo ở bể Đông. Trung Quốc bất ngờ gọi tái ngũ loạt sĩ quan hải quân (Tin tức 24h) - Báo Quân giải phóng TQ ngày 17/6 cho hay, một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Biển Đông: Lên án Trung Quốc, Nga tìm giải pháp Biển Đông: Phấp phỏng thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ Nhiều tờ báo dẫn thông tin trên báo Trung Quốc cho hay, trong cuộc tập trận ngày 13/6, lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật. Đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia. Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13/6 Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua. Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm. Cuộc tập trận lần này diễn ra là do "yêu cầu nhiệm vụ" mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu. Tờ Đa Chiều ngày 18/6 bình luận, việc hải quân Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng trên Biển Đông. Cụ thể, đợt gọi tái ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt liên quan đến phản ứng của Mỹ - Nhật - Úc trước hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo Đa Chiều, Mỹ vô cùng phẫn nộ trước hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ đã quyết định bất chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải ngăn chặn hoạt động này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực lượng hải - không quân đang đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Philippines. Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng. Trước đó, giới quan sát tỏ ra bất ngờ khi Mỹ đổi thái độ với Trung Quốc, ký kết một thoả thuận hợp tác quân sự. Theo đó, Mỹ mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương- cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới- vào năm 2016. Lời mời diễn ra ngay sau chuyến thăm Washington của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long hồi tuần trước. Tuy nhiên, sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc sắp hoàn tất việc cải tạo một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, phục vụ mục đích dân sự, Đô đốc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ Harry Harris ngày 15/6 đã nhấn mạnh, Mỹ sẽ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận nói trên nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện những hành động gây hấn của mình ở Biển Đông. “Tôi không muốn nêu rõ các điều kiện mà chúng tôi đặt ra với Trung Quốc bởi nếu thế có thể Trung Quốc sẽ vờ chấp thuận những điều kiện này. Hiện lời mời của chúng tôi vẫn để ngỏ để xem tình hình sẽ tiến triển đến đâu”, ông Harris nói. Liên quan đến những lo ngại rằng Trung Quốc có thể lợi dụng việc cải tạo đảo và xây dựng các căn cứ trên đó để thiết lập Vùng nhận diện phòng Không (ADIZ) ở Biển Đông, ông Harris nhấn mạnh: “Trung Quốc từng đơn phương thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông nhưng điều đó không khiến chúng tôi mảy may lo ngại”. Ông Harris nêu rõ: “Khi Trung Quốc lập ADIZ ở biển Hoa Đông cuối năm 2013, Mỹ đã hoàn toàn phớt lờ những quy định mà Trung Quốc áp đặt. Việc Trung Quốc lập ADIZ không thể ngăn cản chúng tôi tiến hành các cuộc tuần tra trên không hoặc trên biển trong khu vực”. “Tôi không tin Trung Quốc dám thiết lập ADIZ ở Biển Đông để ngăn cản Mỹ. Mà dù họ có làm vậy thì chúng tôi vẫn tiếp tục cho máy bay và tàu quân sự hoạt động trên không phận và hải phận quốc tế” như trước đây. An Nhiên (Tổng hợp) =========================== Tàu lục địa đang lên gân, thể hiện là chính. Thực chất bên trong đang sun mựa nó cả cò. Ngay trong topic này , từ rất lâu đã có bài báo mô tả thông tin một tướng Tàu đã đặt vấn đề "liều" đánh nhau với Mỹ một trận. Tại sao phải liều? Vì biết chắc thế thua. Tướng Nga cũng đã phát biểu - cũng đã thể hiện bài báo trong topic này- rằng: "Tàu đánh nhau với Hoa Kỳ là tự sát". Điếu mựa! Một đất nước chưa sản xuất nổi cái động cơ máy bay, mà đòi uýnh nhau với một đất nước có những vũ khí thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Tư duy chiến lược thì cục bộ, tiểu tiết. Chính vì có vũ khí hạt nhân - Tàu không phải Iraq - nên Hoa Kỳ phải dè chừng và phải chuẩn bị kỹ càng, chứ không phải lùi bước. Diễu võ giương oai ở biển Đông chỉ thể hiện một tầm nhìn tiểu tiết và dốt nát của Tàu. Chỉ cần biển Đông xẹt lửa thì ngay lập tức thùng thuốc nổ ở Hoa Đông sẽ nổ tung.Nếu Tàu trong cơn tuyệt vọng mà sử dụng vũ khí hạt nhân thì thật là một thảm họa cho 1 tỷ 300 triệu dân Tàu. Lão nói rồi đấy nha: Nếu chiến tranh xảy ra thì vì tính chất của "canh bạc cuối cùng", nó sẽ rất thảm khốc. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2016 Nước cờ mới của Tổng thống Putin đưa Nga thoát khó (Quan hệ quốc tế) - Công nhận Mỹ là siêu cường duy nhất, kêu gọi bình thường hóa quan hệ Nga-EU..., chính sách ngoại giao thông minh của Putin có thể giúp Nga thoát khó. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện thái độ tích cực, muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và EU. Theo đó, người đứng đầu nước Nga tuyên bố, ông chấp nhận việc Mỹ có thể là siêu cường duy nhất trên thế giới và sẵn sàng làm việc với bất cứ người nào thắng cử tổng thống. Đáng lưu ý, khi được hỏi về tỷ phú Donald Trump, ông Putin dường như nói giảm đi những bình luận tích cực từng đưa ra trong quá khứ và cho rằng chúng bị hiểu lầm. Tổng thống Putin công nhận Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Reuters Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Putin mô tả ông Trump là "rất khoa trương", "rất tài năng" và là "một lãnh đạo thực sự trong cuộc đua vào vị trí tổng thống". Những bình luận này cùng lời lẽ nồng ấm của ông Trump về ông Putin làm dấy lên nghi ngờ Điện Kremlin sẽ hài lòng khi thấy ông Trump vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, ngày 17/6, ông Putin chỉ mô tả ông Trump là "khoa trương". "Ông ấy là như vậy phải không?", ông Putin cười nói. "Tôi đã không có đánh giá nào khác về ông ấy". Tổng thống Putin cũng cho biết ông hoan nghênh mong muốn của ông Trump về việc khôi phục quan hệ Mỹ - Nga. "Điều đó có gì sai chứ?", ông Putin hỏi, nhận được tràng pháo tay từ khán giả. Trong quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov xác nhận rằng chính quyền Putin đã và đang có kế hoạch để bình thường hóa quan hệ với Mỹ và EU. Điều này phần nào được minh chứng bởi tuyên bố của ông Putin tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St Petersburg. Tổng thống Putin khẳng định Nga không giữ ác cảm với EU, và mong muốn cải thiện quan hệ với các nước này dựa trên những mối hợp tác kinh tế. “Các cuộc gặp gỡ gần đây của chúng tôi với đại diện các doanh nghiệp Đức và Pháp đã chứng tỏ kinh tế châu Âu đang sẵn sàng và sẵn lòng hợp tác với đất nước chúng tôi. Các chính trị gia cần phải bắt nhịp với doanh nhân, và cho thấy sự khôn ngoan, tầm nhìn rộng cũng như sự mềm dẻo, thích nghi. Chúng tôi phải lấy lại niềm tin vào các mối quan hệ Nga-châu Âu và khôi phục mức độ tương tác trước đây”, ông nói. Joerg Forbrig, Giám đốc cấp cao Quỹ Marshall của Mỹ tại Berlin cho hay: "Có nhiều nhà tư bản ở châu Âu đang nóng lòng muốn trở lại kinh doanh tại Nga. Phía Moscow đã phát hiện ra cơ hội rất tốt này nên đang tung ra một chính sách ngoại giao rất thông minh có thể phá vỡ sự thống nhất của EU trong việc cấm vận Nga". Giới quan sát cho rằng, trong các cuộc gặp tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2016, Chủ tịch EC Juncker có thể thảo luận với Tổng thống Putin về việc tăng gấp đôi công suất của đường ống của “Dòng chảy phương Bắc” - dẫn khí đốt của Nga tới Đức. Còn Thủ tướng Italy Matteo Renzi có thể trao đổi với Tổng thống Putin về việc tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” mà Putin đang phải bỏ dở. Có thể thấy rằng, những cơ hội tốt cho nước Nga của Putin dồn dập xuất hiện trong thời gian gần đây khiến cho người ta có thể cảm nhận sự chịu đựng của người dân Nga đã có thể dần vơi và mường tượng ra những nước đi hay của ván cờ mới mà Putin vừa tạo ra cho nước Nga và cho chính bản thân ông. Nếu như những nước cờ trước đây của Putin không mang lại hiệu quả vì ông thiếu những quân cờ “cao tay ấn”, nay với những quân cờ mới thì có thể hy vọng tình hình sẽ đổi khác. An Nhiên (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2016 Bắc Kinh cố đấm ăn xôi và những tiếng nói phản đối từ nội bộ Hồng Thủy 07:16 20/06/16 (GDVN) - Giáo sư Xu Xiaobing cho biết: "Chính phủ nên ngừng coi các học giả như nô bộc và tập trung xung quanh mình những người chỉ biết gật đầu... 2 cụm tàu sân bay Hoa Kỳ đến sát Biển Đông bảo vệ phán quyết của PCA Cựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông Trung Quốc đang bảo vệ cái gọi là "lợi ích" hay sĩ diện hão ở Biển Đông? South China Morning Post ngày 19/6 đưa tin, 3 tháng trước một cuộc hội thảo đã được Trung Quốc tổ chức để thảo luận về khả năng chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xung quanh vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các chuyên gia pháp lý và đối ngoại tham dự hội thảo rằng, chính phủ Trung Quốc mở cửa lắng nghe mọi ý kiến trái chiều. Và các học giả đã không lãng phí thời gian để phát biểu các ý kiến bất đồng với chính phủ Trung Quốc về vụ kiện. Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA lựa chọn để xét xử vụ kiện của Philippines, ảnh: PCA. "Tôi biết đó là ngõ cụt nếu mong muốn giành chiến thắng trong trường hợp thông qua giải pháp pháp lý, bởi vì (Trung Quốc) có rất ít không gian để cơ động khi chính phủ đã bác bỏ vai trò, thẩm quyền của PCA trong vụ kiện này. Là một người nghiên cứu pháp lý, tất cả những gì tôi có thể nói là, nếu quý vị từ chối xuất hiện trước Tòa, quý vị sẽ có rất ít cơ hội để chiến thắng", một học giả giấu tên vì sợ hậu quả nói với South China Morning Post. Đây là lần cuối cùng ông được mời tham gia một cuộc hội thảo như vậy. "Tôi phải chấp nhận việc làm mất lòng những người đang cam tâm đi theo chính sách đối ngoại từ các nhà lãnh đạo hàng đầu", học giả này nói. Ngay sau buổi hội thảo này, Bắc Kinh đã phát động một cuộc tấn công ngoại giao chưa từng có nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ dư luận quốc tế để tẩy chay phán quyết của PCA. Trong 3 tháng qua, hàng chục nhà ngoại giao đương chức hoặc nghỉ hưu của Trung Quốc trên thế giới đã được huy động viết báo, trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế và nhà nước Trung Quốc về việc tẩy chay phán quyết của PCA. Bắc Kinh tuyên bố có khoảng 60 nước ủng hộ lập trường của họ, nhưng một số quốc gia đã công khai tố cáo Trung Quốc bịa đặt quan điểm của họ như Slovenia và Fiji. Cho đến nay mới chỉ có 8 nước công khai ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết của PCA, hầu hết là những nước nghèo châu Phi, Trung Á (đang cần tiền Trung Quốc). Trong cuộc hội thảo 3 tháng trước, đối mặt với rất nhiều ý kiến lên án Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện sau khi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao cam kết lắng nghe, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng đàn mắng các học giả này là "ngu dốt" chỉ vì họ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa. Cựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông(GDVN) - "Bất kỳ quốc gia nào khơi mào chiến tranh trong lúc đang hòa bình và phát triển sẽ phải trả giá. Trung Quốc không bao giờ nên làm điều này". Giáo sư Ling Bing, một chuyên gia về luật quốc tế thuộc Đại học Sydney cho biết việc này: "Từ góc độ pháp lý, phán quyết sẽ là một thay đổi cuộc chơi. Tại hội thảo (Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc) đã lặp đi lặp lại những lời nói chói tai như "ngu dốt", "bầy đàn". Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc thuyết phục được cộng đồng quốc tế về trường hợp của mình, mà chỉ củng cố thêm ấn tượng chung, Trung Quốc là một kẻ thất bại đau đớn". Mặc dù phán quyết của PCA khó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng, hình ảnh và uy tín quốc tế của Bắc Kinh đang bị đe dọa. Tham vọng của họ trên Biển Đông sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn. Một số nhà phân tích dẫn nguồn tin ngoại giao cấp cao nói rằng, Bắc Kinh thừa nhận không thể ra tòa vì sợ làm tăng những tiếng nói phản đối từ "tình cảm dân tộc (cực đoan) trong nước". Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc "tâm sự riêng" rằng, Bắc Kinh đã nghĩ đến việc thuê đội ngũ luật sư hàng đầu để chống lại vụ kiện của Philippines, nhưng những luật sự giỏi nhất về luật quốc tế, UNCLOS đã bị Manila thuê mất. Đã có nhiều cuộc thảo luận nóng trong giới chuyên gia pháp lý và quan hệ quốc tế Trung Quốc kể từ khi Philippines khởi kiện năm 2013. Nhiều người đặt câu hỏi về cách thức xử lý vụ việc của Trung Nam Hải, họ than phiền rằng chính trị đã được coi trọng hơn khía cạnh pháp lý quốc tế. Lẽ ra Trung Quốc không nên đứng ngoài vụ kiện để tránh một thất bại đáng xấu hổ. Giáo sư Bàng Trung Anh từ Đại học Nhân Dân bày tỏ lo ngại "tác dụng phụ" của các hoạt động ngoại giao mà Bắc Kinh đang vận động tẩy chay phán quyết của PCA trên toàn cầu. Ông và một số nhà phân tích khác cũng đặt câu hỏi về chi phí cũng như hiệu quả của một chiến dịch ngoại giao "cứu hộ trong tuyệt vọng" như vậy, trong khi đối thủ lại là một quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn Trung Quốc rất nhiều. Các chuyên gia pháp lý cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc từ bỏ lập trường bị dư luận lên án vì sự mơ hồ chiến lược trong yêu sách đường lưỡi bò. Xu Xiaobing, một Giáo sư Luật tại Đại học Giao thông Thượng Hải đề nghị Bắc Kinh nên công bố những bằng chứng về cái gọi là đường 9 đoạn càng sớm càng tốt. Xu Xiaobing tin rằng, bằng cách chuẩn bị trình bày một yêu sách mạch lạc và thuyết phục ở Biển Đông có thể sẵn sàng đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, Trung Quốc có thể "đẩy lùi các thách thức pháp lý từ Philippines và Việt Nam". Người viết cho rằng, phát biểu của Giáo sư Xu Xiaobing cho thấy học giả này vẫn tin là đường lưỡi bò có cơ hội, chỉ có điều không hiểu sao chính phủ Trung Quốc không dám trưng ra bằng chứng. Đây chính là bi kịch điển hình của các nhà khoa học Trung Quốc bị nhồi nhét sự tự tin phi lý vào yêu sách đường lưỡi bò từ cấp mầm non đến đại học và sau đại học. Nhiều chuyên gia Trung Quốc phàn nàn rằng, việc ra quyết định của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông từ lâu đã bị cản trở bởi việc thiếu không gian tự do tranh luận học thuật và tư duy độc lập. Chúng bị bóp nghẹt bởi chính trị. Biển Đông là ví dụ điển hình, quan điểm bất đồng của họ rất ít khi được truyền thông nhà nước phản ánh. Giáo sư Xu Xiaobing cho biết: "Chính phủ nên ngừng coi các học giả như nô bộc và tập trung xung quanh mình những người chỉ biết gật đầu. Thiếu những tiếng nói đa dạng và bất đồng chỉ có thể dẫn đến những quyết sách sai lầm." Hồng Thủy ========================== Bắc Kinh có vẻ cố tình không hiểu, hoặc là không hiểu thật vì ngu lâu về bản chất vấn để Biển Đông. Bởi vậy, toàn làm những trò "tườu". Lão nhắc lại là lão chỉ bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch thôi - sẽ không có chiến tranh xảy ra trong thời gian này - sau đó thì lão hổng bít. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2016 Mỹ "bắn cảnh cáo” Trung Quốc, hai mẫu hạm rầm rộ thị uy Biển Đông Thục Ninh Thứ Ba, ngày 21/6/2016 - 06:45 VietTimes -- Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết, nhật báo Mỹ New Yorrk Times nhận định. Mỹ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn đến Trung Quốc Trong một động thái mạnh mẽ trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã phái cùng lực hai cụm tác chiến tàu sân bay tới tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương. Hai mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết. “Chúng tôi phải tận dụng những cơ hội để thực hành các kỹ năng chiến đấu đòi hỏi để giành ưu thế trong các chiến dịch tác chiến hải quân hiện đại”, đô đốc John D. Alexander cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở phía đông Philippines, tại một khu vực nằm sát Biển Đông, một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. Trung Quốc tìm cách thống trị phía tây Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược dài hạn của nước này, các nhà chiến lược Mỹ cho biết. Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết. Theo New York Times, Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế tại The Hague đang xem xét vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc năm 2013 và phán quyết của tòa được trông đợi sẽ công bố trong vài tuần tới. Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” bất chấp luật pháp quốc tế và biện bạch một cách nực cười rằng đó là lãnh thổ của nước này từ thời xa xưa và Biển Đông đã trở thành một công cụ để thổi bùng chủ nghĩa dân tộc của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với các đường băng quân sự tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong thông cáo về cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay, Hạm đội Thái Bình Dương nêu rõ: “Với tư cách một quốc gia thuộc Thái Bình Dương và một lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh và thịnh vượng, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thương mại theo luật pháp không bị cản trở và tôn trọng triệt để tự do hàng hải và hàng không trên phạm vi khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương”. Hồi đầu tuần, tàu sân bay Stennis cũng đã tiến hành tập trận chung với hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc đã điều tàu do thám bám sát cuộc tập trận hải quân giữa ba nước Mỹ-Ấn-Nhật. Sau đó, mẫu hạm Stennis đã gặp tàu sân bay Reagan, hiện đóng trú thường xuyên tại căn cứ ở Nhật Bản. Hồi đầu tháng 6 này, thượng nghị sĩ quyền lực John McCain, chủ tịch ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ đã báo trước cuộc diễn tập của hai tàu sân bay trong bài diễn văn tại Singapore, nói rằng đó là một phần trong sự cảnh giác ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ sẽ sớm có hai tàu sân bay hoạt động cùng nhau trên Thái Bình Dương, đó là một thông điệp mạnh mẽ về cam kết bền chặt của Mỹ đối với an ninh khu vực”, ông McCaine nói. Cũng trong tuần này, Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử Growlers cùng với 120 nhân viên quân sự tới căn cứ không quân Clark tại Philippines. Trong một cuộc họp báo mới đây do tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng Global Times tổ chức tại Bắc Kinh, một số nhà phân tích đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực tây Thái Bình Dương. “Phía Trung Quốc cương quyết tăng cường sức mạnh của mình còn Obama cương quyết bảo vệ vị thế của Mỹ”, ông Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói. Cả quân đội Mỹ và Trung Quốc cần thận trọng ở Biển Đông. Bất cứ một sự hiểu lầm nào cũng có thể dẫn tới một thảm họa giữa hai nước”, Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Máy bay trên mẫu hạm Stennis Theo AP, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ ngang dọc vùng Biển Đông và biển Nhật Bản đã trở thành “chuyện bình thường mới” trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương bất chấp mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. Việc Bắc Kinh cho xây dựng và phát triển các hòn đảo tại Biển Đông đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực, bao gồm cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Hầu hết các nước đều lo ngại rằng Bắc Kinh, với các công trình xây dựng sân bay và đặt các hệ thống vũ khí trên các hòn đảo nhân tạo, sẽ sử dụng các cơ sở này để mở rộng phạm vi hoạt động quân sự và có thể để hạn chế hoạt động hàng hải trong khu vực. Ba lần trong vòng 7 tháng qua, chiến hạm của Mỹ đã cố tình tiến sát vào một trong những hòn đảo nhân tạo trên để thực thi quyền tự do hàng hải và thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ và chiến hạm để theo dõi và cảnh báo các tàu của Mỹ, đồng thời cáo buộc hành động của Mỹ là khiêu khích. Chỉ trong năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã 2 lần đến thăm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông trước sự có mặt của phóng viên. Hành động này nhằm truyền tải thông điệp rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ về các quyền hàng hải. Ông còn quay lại khu vực để dự diễn đàn an ninh Shangri-La tại Singapore. Trong buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Trung Quốc đã thực hiện một số hành động bành trướng chưa từng có tại vùng Biển Đông, tăng cường đòi hỏi chủ quyền quá đáng, trái với luật pháp quốc tế. Hậu quả là các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến việc nước này tự xây dựng một bức trường thành cô lập”. Các nước trong khu vực, từ đồng minh, đối tác và các nước trung lập, đang bày tỏ mối quan ngại ở cấp độ cao, dù là công khai hay chỉ riêng giữa hai nước. Washington khẳng định sứ mệnh của mình là bảo vệ quyền của Mỹ cũng như của các nước khác được qua lại những khu vực tự do, đồng thời ngăn chặn bất kỳ nỗ lực của quốc gia nào trong việc mở rộng ranh giới hoặc chủ quyền lãnh thổ một cách bất hợp pháp. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, đô đốc John Richardson phát biểu Mỹ đang thiết lập “một mức hoạt động bình thường mới hoặc tương tác” với chiến lược “quay lại cạnh tranh quyền lực” của Nga và Trung Quốc. Ông cũng cho biết hàng năm, các hoạt động tự do hàng hải vẫn được Mỹ tiến hành vài trăm lần trong sân sau của bạn bè và kẻ thù: “Chúng tôi vẫn làm việc này để phản đối những yêu sách quá đáng”, ông Richardson tuyên bố. ============================ “Phía Trung Quốc cương quyết tăng cường sức mạnh của mình còn Obama cương quyết bảo vệ vị thế của Mỹ”, ông Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói. Cả quân đội Mỹ và Trung Quốc cần thận trọng ở Biển Đông. Bất cứ một sự hiểu lầm nào cũng có thể dẫn tới một thảm họa giữa hai nước”, Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Hì! Ngay từ trước khi cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung ở Wasington 3 tiếng đồng hồ, lão đã biết trước cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Hôm nay, giờ Thiên Xá, lão nói toạc móng lợn, rằng: Việc tổ chức cuộc họp Thượng Định Mỹ Trung vừa qua chỉ là một thủ pháp chính trị của Hoa Kỳ để cho cả thế giới biết rằng: Hoa Kỳ đã rất thiện chí và thực sự muốn hợp tác với Trung Quốc - qua cuộc đón tiếp long trọng như một cành Ô liu đã được đưa ra. Đây là mục đích mà Washington đã thể hiện với thế giới. Tất nhiên, qua sự đón tiếp này long trọng này, đã chứng tỏ Bắc Kinh hoàn toàn không hề thiện chí như Hoa Kỳ. Đây là một thủ pháp gây ảnh hưởng trước khi ra tay của những nhà chính trị cáo già Washinhton. Cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Nói chính xác là nó đã bị bít kín bằng bê tông. Cho nên , bây giờ chỉ còn vần đề là vào thời điểm nào "canh bạc cuối cùng" bùng nổ mà thôi. Mọi chuyện đã quá muộn, khi ông Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Mọi chuyện liên quan đến biển Đông, không nằm ngoài những dự báo của lão Gàn. Và lão có thể xác định rằng: Những dự báo về Biển Đông là một trong những thành tựu nghiên cứu của TTNC LHDP và của diễn đàn, qua topic này và những bài viết liên quan. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites