Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Lão Gàn đã từng hóa giải nhiều dự báo động đất của những nhà khoa học Hoa Kỳ. Đây là chuyện đã nhiều lần thể hiện lặp lại trên dd lyhocdongphuong.org.vn. Nhưng lão có nhiều thân chủ ở California. Lão cũng e ngại cho sự an nguy của họ. Lão lại không có bản đồ chi tiết vùng này, để định vị khả năng động đất ở nơi mà các nhà khoa hịc Mỹ dự báo để quyết định.Híc.

Một lần nữa lão hy vọng chắc chắn lão dự báo đúng:

Thiên tai khủng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người. Lão chỉ sợ sai một ly nó dộng thẳng vào các thành phố trên đất liền. Híc!

Nếu xác định trận động đất này ko xảy ra thì từ nay đến hết 15/ 9 Bính Thân Việt lịch, xác xuất xảy ra theo như dự báo của lão quá thấp.Đành chờ kết quả "quăng dep xin xâm" của lão Gàn.

 

 

Không đủ 30 người đóng tiền học. Như vậy trận động đất mà các nhà khoa học Hoa Kỳ dự báo có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, xét về "cơ sở Lý học" thì động đất là do Âm khí bế sinh ra. Âm khí đã được giải thoát - những động đất nhỏ - thì khó có thể có động đất lớn. Lão đã đến Cali nhiều lần và quý mến con người với cảnh quan nơi đây. Lão khoanh tay đứng nhìn kết quả dự báo của các nhà khoa học Hoa Kỳ.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đứt gãy California có thể đánh thức động đất, đoạt mạng 1.800 người
 
Nguy cơ khe nứt San Andreas, ở California, Mỹ, đứt gãy tăng 50 lần so với bình thường, khiến Mỹ có thể hứng chịu động đất mạnh 7,8 độ Richter, làm hàng nghìn người thương vong.

 

San Andreas là đứt gãy chuyển dạng lục địa dài khoảng 1.300 km cắt qua California, Mỹ. Đứt gãy chia làm ba phần với đặc tính và nguy cơ gây động đất khác nhau. Phần có khả năng gây động đất cao nhất là phần phía nam, đi qua thành phố Los Angeles.

Phần phía nam San Andreas không đứt gãy kể từ năm 1680, theo ước tính của các nhà khoa học. Họ cho rằng sẽ có một trận động đất mạnh xảy ra tại khu vực này mỗi 150 hoặc 200 năm. Bất kỳ hoạt động địa chất đáng kể nào gần San Andreas cũng gây lo ngại do nó có thể "đánh thức" động đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Đứt gãy California có thể đánh thức động đất, đoạt mạng 1.800 người
 
Nguy cơ khe nứt San Andreas, ở California, Mỹ, đứt gãy tăng 50 lần so với bình thường, khiến Mỹ có thể hứng chịu động đất mạnh 7,8 độ Richter, làm hàng nghìn người thương vong.

 

San Andreas là đứt gãy chuyển dạng lục địa dài khoảng 1.300 km cắt qua California, Mỹ. Đứt gãy chia làm ba phần với đặc tính và nguy cơ gây động đất khác nhau. Phần có khả năng gây động đất cao nhất là phần phía nam, đi qua thành phố Los Angeles.

Phần phía nam San Andreas không đứt gãy kể từ năm 1680, theo ước tính của các nhà khoa học. Họ cho rằng sẽ có một trận động đất mạnh xảy ra tại khu vực này mỗi 150 hoặc 200 năm. Bất kỳ hoạt động địa chất đáng kể nào gần San Andreas cũng gây lo ngại do nó có thể "đánh thức" động đất.

 

 

Đã không dưới 10 lần, bằng phương pháp dự báo của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã hóa giải nhiều thiên tai được dự báo bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ, trên đất nước Hoa Kỳ.

Mặc dù hiện nay tôi đã xác định sẽ có một thiên tai thuộc loại siêu kinh hoàng sẽ xảy ra, mang tính cảnh báo của sức mạnh vũ trụ - giới hạn vào ngày 15/ 9 Bính Thân Việt lịch. Nhưng tôi xác định ngay rằng: Không phải là trận động đất ở Nam Cali như các nhà khoa học Hoa Kỳ dự báo. Nó sẽ không xảy ra trước ngày 16/ 9 Bính Thân. Tôi xác định các nhà khoa học Hoa Kỳ dự báo sai.

Nếu đến hết ngày 15/ 9 Bính Thân, không xảy ra siêu thiên tai coi như tôi xác định sai. Tuy nhiên vẫn còn thời gian để chứng nghiệm.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tướng Mỹ tiên đoán chiến tranh khủng khiếp chưa từng có
Thứ Sáu, ngày 07/10/2016 11:16 AM (GMT+7)

 

Cuộc chiến tranh được cho là “gần như chắc chắn” sẽ xảy ra với tốc độ, mức sát thương rất đáng sợ.



 



1475813963-147581068695957-war.jpg


Ảnh minh họa.


Phát biểu tại cuộc họp của Hiệp hội quân đội Mỹ ở Washington, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark A. Milley cảnh báo chiến tranh giữa các quốc gia trong tương lai “gần như là điều chắc chắn”.


Nhưng tướng Milley nói xung đột diễn ra hoàn toàn khác biệt so với những cuộc chiến tranh trong quá khứ bởi môi trường chiến tranh mạng và khả năng chiến đấu mà không cần sử dụng vệ tinh như quân đội các nước vẫn phụ thuôc ngày nay.


Tuyên bố của tướng Milley đến ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các thành phố ở Nga tổ chức diễn tập đề phòng thảm họa hạt nhân. Hơn 40 triệu người dân Nga, tương đương với một phần ba dân số của quốc gia này đã tham gia hoạt động diễn tập từ ngày 4-7.10.


Tướng Milley dự đoán, quân đội Mỹ cũng cần phải sẵn sàng tham chiến ở những khu vực đô thị phức tạp. “Ngay cả khi quân đội Mỹ đã sẵn sàng, chúng ta vẫn đang bị thách thức”. Ông Milley nói quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với đối phương có lực lượng không quân mạnh mẽ và kêu gọi các đơn vị Mỹ trên đất liền, trên biển hay trên không cần phải hợp lực tác chiến sâu sắc hơn nữa.


 


1475813963-147581091691892-tumblr_inline


Chiến tranh tương lai sẽ là sự thống trị của máy móc.


 


Trong khi đó, Trung tướng Joseph Anderson, Phó Tham mưu Quân đội Mỹ phụ trách chiến lược và huấn luyện nhận định, Mỹ đang đối mặt với nhiều hiểm họa lớn từ “các quốc gia có những động thái quân sự táo bạo”, trong đó có Nga và Trung Quốc.


Thiếu tướng William Hix, trợ lý của tướng Anderson nói, Mỹ và Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự lớn, được trang bị các loại vũ khí có công nghệ cao, buộc Lầu Năm Góc phải “đề phòng và chuẩn bị cho một cuộc xung đột với quy mô lớn chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên”.


“Trong tương lai gần, một cuộc xung đột vũ trang sẽ diễn ra rất nhanh và thảm khốc”, tướng Hix giải thích, cảnh báo thời gian sẽ không ủng hộ Mỹ. “Chiến tranh như vậy nhanh đến nỗi vượt qua khả năng của con người. Chỉ máy móc mới có thể kịp đưa ra quyết định trong tương lai là điều thách thức quân đội Mỹ, yêu cầu mở rộng mối quan hệ mới giữa người và máy”.


Cuối cùng, các tướng quân đội Mỹ xác nhận, Washington đang phát triển vũ khí công nghệ cao của tương lai, để chuẩn bị cho chiến tranh.


Trong khi đó, mối đe dọa chiến tranh lại tiến gần thêm một bước nữa sau khi Nga đưa hệ thống phòng không S-300 dến Syria. Moscow cảnh báo sẽ phóng tên lửa nếu Washington tấn công quân đội Syria.


 


 



Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tướng Mỹ tiên đoán chiến tranh khủng khiếp chưa từng có
Thứ Sáu, ngày 07/10/2016 11:16 AM (GMT+7)
 

Cuộc chiến tranh được cho là “gần như chắc chắn” sẽ xảy ra với tốc độ, mức sát thương rất đáng sợ.

 

1475813963-147581068695957-war.jpg

Ảnh minh họa.

Phát biểu tại cuộc họp của Hiệp hội quân đội Mỹ ở Washington, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark A. Milley cảnh báo chiến tranh giữa các quốc gia trong tương lai “gần như là điều chắc chắn”.

Nhưng tướng Milley nói xung đột diễn ra hoàn toàn khác biệt so với những cuộc chiến tranh trong quá khứ bởi môi trường chiến tranh mạng và khả năng chiến đấu mà không cần sử dụng vệ tinh như quân đội các nước vẫn phụ thuôc ngày nay.

Tuyên bố của tướng Milley đến ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các thành phố ở Nga tổ chức diễn tập đề phòng thảm họa hạt nhân. Hơn 40 triệu người dân Nga, tương đương với một phần ba dân số của quốc gia này đã tham gia hoạt động diễn tập từ ngày 4-7.10.

Tướng Milley dự đoán, quân đội Mỹ cũng cần phải sẵn sàng tham chiến ở những khu vực đô thị phức tạp. “Ngay cả khi quân đội Mỹ đã sẵn sàng, chúng ta vẫn đang bị thách thức”. Ông Milley nói quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với đối phương có lực lượng không quân mạnh mẽ và kêu gọi các đơn vị Mỹ trên đất liền, trên biển hay trên không cần phải hợp lực tác chiến sâu sắc hơn nữa.

 

1475813963-147581091691892-tumblr_inline

Chiến tranh tương lai sẽ là sự thống trị của máy móc.

 

Trong khi đó, Trung tướng Joseph Anderson, Phó Tham mưu Quân đội Mỹ phụ trách chiến lược và huấn luyện nhận định, Mỹ đang đối mặt với nhiều hiểm họa lớn từ “các quốc gia có những động thái quân sự táo bạo”, trong đó có Nga và Trung Quốc.

Thiếu tướng William Hix, trợ lý của tướng Anderson nói, Mỹ và Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự lớn, được trang bị các loại vũ khí có công nghệ cao, buộc Lầu Năm Góc phải “đề phòng và chuẩn bị cho một cuộc xung đột với quy mô lớn chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên”.

“Trong tương lai gần, một cuộc xung đột vũ trang sẽ diễn ra rất nhanh và thảm khốc”, tướng Hix giải thích, cảnh báo thời gian sẽ không ủng hộ Mỹ. “Chiến tranh như vậy nhanh đến nỗi vượt qua khả năng của con người. Chỉ máy móc mới có thể kịp đưa ra quyết định trong tương lai là điều thách thức quân đội Mỹ, yêu cầu mở rộng mối quan hệ mới giữa người và máy”.

Cuối cùng, các tướng quân đội Mỹ xác nhận, Washington đang phát triển vũ khí công nghệ cao của tương lai, để chuẩn bị cho chiến tranh.

Trong khi đó, mối đe dọa chiến tranh lại tiến gần thêm một bước nữa sau khi Nga đưa hệ thống phòng không S-300 dến Syria. Moscow cảnh báo sẽ phóng tên lửa nếu Washington tấn công quân đội Syria.

 

 

Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)

 

 

Đây là điều mà lão Gàn đã xác định từ rất lâu trên dd Lý học Đông phương và ngay trong topic này. Đến nay, vị tướng Hoa Kỳ chỉ là người có thẩm quyền xác nhận, qua lời tuyên bố của ông:

 

“Trong tương lai gần, một cuộc xung đột vũ trang sẽ diễn ra rất nhanh và thảm khốc”, tướng Hix giải thích, cảnh báo thời gian sẽ không ủng hộ Mỹ. “Chiến tranh như vậy nhanh đến nỗi vượt qua khả năng của con người. Chỉ máy móc mới có thể kịp đưa ra quyết định trong tương lai là điều thách thức quân đội Mỹ, yêu cầu mở rộng mối quan hệ mới giữa người và máy”.

 

 

Lão không đơn giản chỉ là một thầy bói, chỉ biết lên quẻ và phán - tức mang tính ứng dụng - những sự xác định của lão Gàn từ lâu rằng:

1/ Không có chiến tranh thế giới thứ III, hiểu theo nghĩa các phe tham chiến , như hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ trước. Nhưng nó sẽ là một cuộc chiến tranh lớn và thảm khốc.

2/ Chiến tranh sẽ xảy ra rất nhanh. Nhanh đến mức mà phóng viên không kịp đưa tin. Và ngay cả các tư lệnh quân đội không kịp nhận ra quân đội của họ đã thua.

3/ Những thứ vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện, mà người ta không biết đặt tên nó là gì.

Bài báo trên là sự xác nhận của những vị tư lệnh của quân đội mạnh nhất hành tinh, tức có thẩm quyền và nó đã xác nhận những sự xác định của lão Gàn hoàn toàn đúng.

Vì không phải đơn giản chỉ là một thày bói gieo quẻ và phán "theo quẻ này thì Thánh đã dạy rằng...". Nên lão thừa biết nguyên nhân nào để có thể xảy ra chiến tranh. Lão đã nhiều lần xác định răng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là chân lý cần phải sáng tỏ thì sẽ hóa giải được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh này và lão đã nhiều lần nói điều này. Tuy nhiên, lão cũng đã nhiều lần nói rằng: "Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó". Mọi việc đã vượt qua giới hạn, để chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến khi tỏa sáng sẽ hóa giải chiến tranh và thế giới hội nhập trong hòa bình. Thậm chí giới hạn cuối cùng trong thời gian tháng 8 Bính Thân Việt lịch, cũng đã qua.

Chẳng ai muốn một cuộc chiến tranh khốc liệt - vì là "canh bạc cuối cùng" - xảy ra cả, trong đó có lão Gàn.

Bây giờ làm sao? Thế gian này muốn cái gì?

Chỉ có Việt sử trải gần 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử được xác nhận tính chân lý, mới là hy vọng cuối cùng, dù rất mong manh, để hóa giải cuộc đại chiến này.

Cầu xin Thượng Đế - "Tập hợp lớn nhất của mọi tập hợp và không thể có tập hợp lớn hơn" - sẽ thể hiện sức mạnh vũ trụ, trước ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch. Với một hy vọng cảnh tính thế gian khốn khổ này.

PS: Hai ngàn năm trước, khi Đức Jesu sắp chết trên Thập Tự giá, ngài nhìn lên trời và nói: "Xin Đức Chúa Cha hãy tha thứ cho họ. Thế gian này họ không hiểu gì cả!'. Hai ngàn năm sau, vẫn chưa thấy ai hiểu gì cả.

Lão Gàn chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, Chủ tịch Hội chém gió, ăn thịt chó có trụ sở là cái lò gạch ở làng Vũ Đại. Nên lão chẳng cầu xin được Thượng Đế tha thứ cho ai cả. Nhưng lão xác định vậy.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nga diễn tập khổng lồ, thế giới lo thế chiến 3

 

(Tin tức 24h) - Cuộc tập trận 4 ngày huy động tới 40 triệu dân khiến thế giới lo ngại Nga đang ý đồ kích hoạt cuộc chiến hạt nhân và khởi động Thế chiến 3.

Ngày 4/10, Nga tiến hành ngày đầu tiên trong cuộc diễn tập 4 ngày nhằm ứng phó bảo vệ người dân trong thảm họa.

Điều gây chú ý đặc biệt là cuộc diễn tập đã huy động tới cả 40 triệu dân. gần 1/3 dân số Nga tham gia khiến thế giới lo ngại về nguy cơ Thế chiến thứ 3.

Express (Anh) dẫn thông báo của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga, điện Kremlin vừa triển khai một cuộc diễn tập cứu hộ khẩn cấp quy mô lớn cho người dân nhằm ứng phó các thảm họa lớn do thiên nhiên và con người gây ra.

 

nga-lai-dien-tap-the-gioi-lai-lo-khung-b

Nga thực hiện cuộc diễn tập huy động 40 triệu dân. Ảnh: RT

 

Bộ cho biết tham gia diễn tập có 40 triệu người dân, 200.000 nhân viên cứu hộ khẩn cấp và 5.000 trang thiết bị chuyên môn kéo dài từ ngày 4- 7/10.

Kịch bản sơ tán cụ thể bao gồm 3 giai đoạn: Nhận biết thông tin, lên kế hoạch và sơ tán người dân.

 “Cuộc tập trận cũng sẽ thao diễn các tình huống bảo vệ người dân và binh sĩ khỏi chất phóng xạ, chất độc hóa học hay sinh học trong các trường hợp khẩn cấp tại những khu vực trọng yếu và nguy hiểm”, tuyên bố của Bộ trên cho hay.

Interfax dẫn thông báo của Bộ trưởng Vladimir Puchkov cho biết: "Ưu tiên của chúng tôi trong cuộc diễn tập lần này là đào tạo sự sơ tán dân cử khỏi các khu vực có tiềm năng rủi ro lớn".

Cuộc tập trận nhằm để kiểm tra sự phối hợp giữa các cơ quan liên bang, khu vực và địa phương, tính khả thi của kế hoạch dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, tình trạng cơ sở hạ tầng quốc phòng dân sự như nhà chờ và khẩn cấp kho dự trữ, và các khía cạnh khác của hệ thống.

Dịch vụ khẩn cấp được dự kiến sẽ "chuẩn bị đề xuất về làm thế nào để cải thiện tiềm năng của chúng tôi", Bộ trưởng nói.

 

nga-lai-dien-tap-the-gioi-lai-lo-khung-b

Cuộc tập trận nhằm ứng phó linh động với thảm họa. Ảnh: RT

 

Động thái diễn tập sơ tán 40 triệu dân của Nga diễn ra ngay sau khi Nga tuyên bố tạm ngừng thực thi thỏa thuận tiêu hủy Plutonium và cáo buộc Mỹ vi phạm các điều kiện có liên quan trong thỏa thuận.

Đặc biệt, phản ứng này cũng đưa ra khi người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby răn đe Moscow liên quan tới các vụ tấn công "bạo lực" vào phe các phần tử cực đoan.

Theo đó, khi phóng viên hỏi về những hậu quả xảy ra khi bạo lực tiếp diễn ở Syria, ông John Kirby nói: "Hậu quả sẽ là sự tiếp diễn nội chiến ở Syria, các phần tử cực đoan, các nhóm cực đoan tiếp tục lợi dụng lỗ hổng (của chính quyền) ở Syria để mở rộng hoạt động, bao gồm- hiển nhiên- cả những đòn giáng vào lợi ích của Nga, thậm chí vào các thành phố Nga.

Nga sẽ tiếp tục đưa thi thể quân nhân về quê hương, họ sẽ tiếp tục thiệt hại nguồn lực, có thể là lại thêm các máy bay".

 

nga-lai-dien-tap-the-gioi-lai-lo-khung-b

Cuộc tập trận huy động rất đông dân của Nga.

 

Tờ báo Express của Anh thậm chí đặt câu hỏi "Có phải ông Putin đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay không?", nhiều tờ báo khác còn giật tít "40 triệu người Nga đang tham gia cuộc diễn tập ứng phó 'thảm họa hạt nhân'"…

Tờ Daily Star của Anh cho thêm thông tin: Hôm 30/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông tin Nga đã xây dựng trên các boonge hạt nhân có khả năng chứa 12 triệu người dân của họ.

Theo RT, cuộc tập trận như vậy được tổ chức hàng năm ở Nga kể từ năm 2012. Cuộc tập trận năm nay không đặc biệt về quy mô bởi năm 2013 cũng huy động tới 60 triệu người.

Đông Phong

Liệu người Nga đã đánh hơi thấy điều gì đó không?

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: TQ "giãy nảy" vì tàu Mỹ bất ngờ tiến vào Hoàng Sa

Hải Võ |

31/01/2016 07:50

 
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 30/1 phản ứng gay gắt việc tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Mỹ tiến vào tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn.
 

us-navy-990709-n-4697s-002-uss-curtis-wi

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur

Bà Hoa lớn tiếng tuyên bố: "Tàu chiến nước ngoài tiến vào (cái gọi là) lãnh hải Trung Quốc, bắt buộc phải có sự phê chuẩn của chính phủ Trung Quốc.

Tàu chiến Mỹ đã vi phạm các quy định của pháp luật Trung Quốc, tự ý tiến vào lãnh hải Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp giám sát, phản đối bằng loa phát thanh... theo quy định.

Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tôn trọng, tuân thủ pháp luật Trung Quốc, làm nhiều việc có lợi cho sự tin tưởng Mỹ-Trung và hòa bình, ổn định của khu vực."

Trước đó, tờ Wall Street Journal, Mỹ đưa tin, quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc xác nhận, tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur của Hải quân nước này đã tiến vào tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn mà "không thông báo trước cho Trung Quốc".

Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.

Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho hay không có tàu quân sự nào của Trung Quốc trong khu vực xuất hiện gần nơi USS Curits Wilbur của Mỹ đi qua.

Hồi tháng 10/2015, tàu khu trục USS Lassen của Mỹ cũng tiến vào tuần tra khu vực 12 hải lý của Đá Xu Bi, một trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mới đây, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Mỹ, Đô đốc Harry Haris cho biết sẽ tiếp tục và đẩy mạnh hoạt động tuần tra gìn giữ hòa bình và tự do hàng hải tại biển Đông.

Tuy nhiên, sự kiện tàu Mỹ tiến vào khu vực đảo Tri Tôn là một diễn biến quá nhanh, khiến chính Trung Quốc không ngờ.

theo Thế giới trẻ

====================

"Chưa đến ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch, các người không được phép mần cái gì cả. Nghe chưa!".

Hì! Lão Gàn cũng tranh thủ chém gió vung xích chó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ ném bom hạt nhân giả, Nga lãnh hậu quả thật?

Ngọc Việt |

11/10/2016 07:07

 
Trang Defense One ngày 6/10 đưa tin, Không quân Mỹ đã ném hai quả bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc tại bang Nevada vào đầu tháng 10.
 

download-10-1476115058662-105-0-503-780-

Tổng thống Nga Putin (Ảnh: Reuters)

Động thái này được Lầu Năm Góc giải thích là xuất phát từ tình hình căng thẳng với Nga do Moscow đình chỉ hiệp ước cắt giảm hạt nhân Nga – Mỹ.

Hai quả bom được máy bay B-2 ném xuống là phiên bản của loại bom hạt nhân trơ B61 của Mỹ.

Đây chỉ là việc ném bom hạt nhân giả, hoàn toàn có thể được hiểu đó là động tác giả của Washington, tuy nhiên, ở phía đối diện thì Moscow phải nhận hậu quả thật. Lầu Năm Góc dùng bom hạt nhân giả để gửi một lời cảnh báo có giá trị tới Kremlin.

 

photo-1-1476110125046-1476114533375.png

Máy bay B-2 của Mỹ ném bom hạt nhân giả xuống sa mạc Nevada. (Ảnh minh họa: defenseone.com)

 

Đình chỉ thỏa thuận hạt nhân: Nga tạo cơ hội cho Mỹ thử kịch bản ném bom

Sau khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, cho đến nay cả Washington lẫn Moscow chưa thực hiện thêm một lần ném bom hạt nhân nào, cho dù chỉ là giả.

Ngay cả khi căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh đạt tới đỉnh điểm với sự kiện Vịnh Con Lợn tại Cuba năm 1961, cả Mỹ và Liên Xô vẫn không kích hoạt vũ khí hạt nhân.

Đã hơn 20 năm với 3 Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, START I ký giữa Mỹ và Liên Xô, START II và START III ký giữa Mỹ và Nga, kho vũ khí giết người hàng loạt của hai bên đã bị thu hẹp lại, xong chưa thể kiểm chứng hiệu quả cũng như tác hại của nó.

Cả Nga và Mỹ không có lý do nào để "kiểm tra" tác dụng thực tế những quả bom hạt nhân mà họ chế tạo ra và đang ngày đêm canh giữ. Bất cứ động thái nào cho thấy những quả bom hạt nhân được "xuất kho" đều gây hậu quả chính trị lớn cho chính quyền cả hai nước.

Tuy nhiên, diễn biến bước ngoặt, khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/10 ra lệnh đình chỉ Hiệp ước loại bỏ plutonium cấp độ vũ khí Nga-Mỹ, đã tạo cho Mỹ cái cớ để "đụng chạm" kho vũ khí hạt nhân của mình.

Và ngay tức khắc Mỹ phản ứng bằng việc ném bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc ở Nevada.

Ưu thế vượt trội ở Syria đang thúc đẩy Nga "thừa thắng" dồn Mỹ vào thế bị động. Nhưng phá vỡ thỏa thuận hạt nhân song phương dường như là một nước cờ "thái quá" của ông Putin.

 

Nguy cơ chạy đua hạt nhân: Nga tự đưa mình vào thế khó?

Không loại trừ khả năng kịch bản đã được Mỹ chuẩn bị từ lâu, bởi Lầu Năm Góc thông báo ném 2 quả bom hạt nhân giả gần như ngay sau khi Putin tuyên bố đình chỉ thỏa thuận về plutonium.

Với cái cớ "sự thách thức từ Nga", bây giờ Mỹ có thể kiểm tra, hiệu chỉnh, thậm chí tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình thì những hậu quả chính trị của nó gây ra luôn ở mức thấp nhất.

Trong khi đó, Moscow có thể sẽ bất ngở với kịch bản ném bom hạt nhân giả của Mỹ vừa qua. Washington không còn che đậy hành động của mình. Tuy nhiên, Kremlin đang ở thế "há miệng mắc quai".

Lúc này, Nga có thể chọn chạy đua vũ trang với Mỹ, hoặc cũng xây dựng kịch bản hạt nhân giả như Washington.

Nhưng dù lựa chọn nào thì Moscow cũng ở thế "việt vị". Nếu quyết định nâng cấp kho vũ khi hạt nhân, Nga chắc chắn sẽ bị phương Tây, Mỹ và đồng minh lên án với cáo buộc "phát động chạy đua vũ trang".

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, đó là điều rất tệ cho Nga. Điều quan trọng là Nga sẽ không thể phá vỡ liên minh cấm vận nếu bị quy chụp là nguyên nhân của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. "Người bạn tốt" Trung Quốc sẽ dè chừng và khi đó cái giá Nga phải trả là quá đắt.

Nếu Nga cũng chọn kịch bản hạt nhân giả thì chẳng khác gì theo đuôi Mỹ và vẫn không thể tránh khỏi bị chỉ trích là kích hoạt chạy đua vũ trang, đi kèm là rủi ro đối tác và đồng minh "xa lánh".

Lựa chọn kịch bản nào để đối phó với Mỹ ở thời điểm này thì Nga cũng đã ở thế bất lợi và không chỉ thiệt hại về kinh tế, hậu quả chính trị mới là điều đáng lo ngại.

Nếu không xử lý tốt, Nga có thể bị bao quanh bằng một vòng vây cấm vận vô hình khác, không chỉ bởi phương Tây mà bởi cả đồng minh lẫn đối tác của Moscow.

 

91498041-topolafp08-1476114983899.jpg

Nga vừa tự đưa mình vào thế có khả năng bị cáo buộc là "châm ngòi" chạy đua vũ trang hạt nhân. (Ảnh minh họa: BBC)

 

Putin có đánh rơi chiến thắng Syria trước Obama?

Giới quan sát quốc tế tin rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra trong thế giới hiện nay. Việc sản xuất vũ khí hạt nhân, chế tạo bom hạt nhân chủ yếu là "diễu võ dương oai" để tạo uy thế, qua đó khai thác lợi ích cho quốc gia sở hữu vũ khí.

Do vậy, bên nào nắm giữ vai trò chủ động thì bên đó sẽ được xem thắng thế trong cuộc đua nguy hiểm này.

Quyết định tham chiến tại Syria đã giúp Moscow đã thay đổi cục diện bị Mỹ/đồng minh gây sức ép và lái tình hình theo hướng có lợi cho Nga. Putin có thể phá vòng vây cấm vận, đưa nước Nga thoát ra từ ván cờ này và tạo thế thắng trước Obama.

Nhưng với thỏa thuận song phương về xử lý plutonium bị rạn nứt, Washington cảnh báo đẩy mạnh hoạt động quân sự tại Syria thì Moscow đã phản ứng dữ dội.

Thỏa thuận hạt nhân cũng có thể coi là một "cái bẫy" và khi phá vỡ nó, Moscow đã rơi vào bẫy của Mỹ. Hệ quả là mọi hành động của Mỹ đều có thể được giải thích là phòng vệ chính đáng đối với Nga.

Moscow đang "tiến thoái lưỡng nan" với tuyên bố mạnh mẽ của mình. Nếu không khôi phục Hiệp ước loại bỏ plutonium với Mỹ thì Nga vô hình trung tự biến mình thành "bệ đỡ" cho việc phát triển kho vũ khí hạt nhân của Washington.

Nhưng nếu "mở lời" tái lập thỏa thuận, Nga có thể bị xem là xuống nước và mất vị thế trước Washington. Kịch bản này ảnh hưởng đến vị thế mà Nga tạo lập ở Syria hay tình hình khủng hoảng Ukraine, cùng với khó khăn trong nỗ lực thoát cấm vận.

Nhiều khả năng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời cương vị vào tháng 1/2017, Nga cũng chưa thể nới lỏng chiếc "vòng kim cô" của Mỹ.

=======================

Rầu quá! Mọi chuyện đã không còn kiểm soát được. Giá như ngài Putin thay đổi sách lược ngay từ đầu. Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Con người ta ai cũng cho rằng minh đúng, kể cả tôi khi gõ những chữ này. Nhưng sự kiểm soát hậu quả của cái "đúng" chủ quan ấy lại là những phương pháp không dễ hiểu tý này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Putin: Nga quan ngại mối quan hệ xấu đi với Mỹ, đó không phải lựa chọn của chúng tôi

© Sputnik/ Iliya Pitalev

CHÍNH TRỊ 01:23 13.10.2016 021430

 

Matxcơva quan ngại về mối quan hệ xấu đi với Washington, nhưng không bao mong muốn điều này. Như Tổng thống Nga phát biểu tại diễn đàn VTB "Nước Nga đang gọi", đó không phải là lựa chọn của Liên bang Nga. "Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện với một đất nước vĩ đại như vậy, với một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, như nền kinh tế Mỹ", — ông Vladimir Putin nói.

 

Tổng thống cũng nhắc đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở Ukraina. "Rốt cuộc, không phải là chúng tôi dẫn Ukraina đến cuộc đảo chính, — ông Putin nhấn mạnh. — Chẳng lẽ chúng tôi đã làm điều đó? Đối tác Mỹ của chúng ta đã không cần che giấu thực tế là trong mức độ đáng kể, họ đã đứng đằng sau sự kiện này, đã tài trợ cho phe đối lập, dẫn đến thay đổi chế độ một cách vi hiến. Mặc dù đã có thể thực hiện điều đó theo cách hoàn toàn khác".

 

Trở lại mối quan hệ với Hoa Kỳ, tổng thống Nga xác nhận rằng, việc đối thoại với Hoa Kỳ thực tế là không có vì những nỗ lực cưỡng ép từ  phía Washington. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng đối thoại, nhưng hiểu đối thoại  với nghĩa như là nhượng bộ, chứ không phải là ràng buộc nhiều điều kiện.

https://vn.sputniknews.com/politics/201610132481572-putin-ve-quan-he-nga-my/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Putin: Nga quan ngại mối quan hệ xấu đi với Mỹ, đó không phải lựa chọn của chúng tôi

© Sputnik/ Iliya Pitalev

CHÍNH TRỊ 01:23 13.10.2016 021430

 

Matxcơva quan ngại về mối quan hệ xấu đi với Washington, nhưng không bao mong muốn điều này. Như Tổng thống Nga phát biểu tại diễn đàn VTB "Nước Nga đang gọi", đó không phải là lựa chọn của Liên bang Nga. "Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện với một đất nước vĩ đại như vậy, với một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, như nền kinh tế Mỹ", — ông Vladimir Putin nói.

 

Tổng thống cũng nhắc đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở Ukraina. "Rốt cuộc, không phải là chúng tôi dẫn Ukraina đến cuộc đảo chính, — ông Putin nhấn mạnh. — Chẳng lẽ chúng tôi đã làm điều đó? Đối tác Mỹ của chúng ta đã không cần che giấu thực tế là trong mức độ đáng kể, họ đã đứng đằng sau sự kiện này, đã tài trợ cho phe đối lập, dẫn đến thay đổi chế độ một cách vi hiến. Mặc dù đã có thể thực hiện điều đó theo cách hoàn toàn khác".

 

Trở lại mối quan hệ với Hoa Kỳ, tổng thống Nga xác nhận rằng, việc đối thoại với Hoa Kỳ thực tế là không có vì những nỗ lực cưỡng ép từ  phía Washington. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng đối thoại, nhưng hiểu đối thoại  với nghĩa như là nhượng bộ, chứ không phải là ràng buộc nhiều điều kiện.

https://vn.sputniknews.com/politics/201610132481572-putin-ve-quan-he-nga-my/

 

Mỹ sắp đánh Syria?

Thứ tư, 12/10/2016 - 21:00
 

Giới phân tích nhận định, ông Obama không còn kiểm soát được giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc, tình thế Syria hiện rất nguy hiểm, nếu Nga không ra tay.

 >> Xôn xao chuyện Mỹ "nhái" màu sơn của chiến đấu cơ Nga ở Syria

 >> Liệu có khả năng Nga - Mỹ trực tiếp đối đầu quân sự vì Syria?

Lầu Năm Góc định hành động "chui" sau lưng Nhà Trắng?

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev ngày 10/10 cho biết, Nga và Mỹ hiện không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề Syria. Nếu muốn tìm kiếm một một thỏa thuận mang tính đột phá, Moscow cần phải chờ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã từng đạt được những “tiếng nói chung” về vấn đề Syria, người dân nước này và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần nhìn thấy ánh sáng hy vọng lóe lên trong tiến trình tìm kiếm hòa bình cho đất nước Trung Đông này.

Tuy nhiên, mỗi khi đến lúc thực hiện các thỏa thuận, Nga phải đối mặt với những khó khăn trùng trùng, do các bộ, ngành thuộc chính quyền, các cơ cấu của Mỹ có những lập trường khác nhau về cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà chính trị học Gevorg Mirzoyan, Phó Giáo sư trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, một chuyên gia bình luận của tạp chí Expert đã nêu ý kiến về việc “tiền hậu bất nhất” trong quan điểm của chính giới Mỹ.

Theo ông, việc các cơ cấu của chính quyền Mỹ thiếu một quan điểm thống nhất về nội dung này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Lầu Năm Góc luôn cho rằng, Tổng thống Obama là một người yếu đuối, không có khả năng nhận định và quyết đoán thông qua những quyết định phức tạp. Kết quả là Obama liên tục rút lui khỏi những vấn đề nan giải, mà điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Mỹ.

Đã từ lâu giới chức lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ khăng khăng yêu cầu Tổng thống Obama nên khởi động một chiến dịch quân sự ở Syria.

Tuy nhiên, các chính trị gia nhận thức được rằng, hành động như vậy có nghĩa là bước vào một cuộc phiêu lưu.

 

photo-0-1476261555733.jpg
Lầu Năm Góc có thể phớt lờ Tổng thống Obama để tấn công quân sự Syria?
 

Tuy nhiên, giới quân sự vẫn kiên trì đòi phải thực hiện hành động này, kết quả là ông Obama thậm chí cấm đề cập đến vấn đề đó trong sự hiện diện của mình. Nhưng giờ đây, Lầu Năm Góc thấy rằng, tổng thống không giải quyết bất cứ điều gì nên họ cố gắng hành động sau lưng ông ta.

Tờ Washington Post của Mỹ mới đây đã tuyên bố, một bộ phận giới chức lãnh đạo ở Washington đang kêu gọi nghiên cứu khả năng tấn công vào các lực lượng quân sự trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc xung đột Syria.

Tờ báo Mỹ cho biết, trong tuần trước tại Nhà Trắng đã diễn ra một cuộc họp các đại diện Bộ Ngoại giao, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ để thảo luận về vấn đề không kích các vị trí của chế độ Syria.

Cuộc thảo luận được đề xuất sẽ tiếp tục tại cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia dưới sự chủ trì của Tổng thống Obama, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Trong đó, người ta xem xét các phương án không kích vào các sân bay của Không quân Syria bằng tên lửa hành trình và vũ khí tầm xa.

Để đề phòng trường hợp ông Obama không chấp thuận đề xuất này, Lầu Năm Góc đã xây dựng một kế hoạch riêng, tiến hành các hoạt động quân sự bí mật, nhằm tránh sự phản đối của chính quyền Washington về hành động không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ở giai đoạn này của cuộc xung đột Syria, Ngoại trưởng Kerry rất tích cực ủng hộ việc tiến hành cuộc đàm phán với Nga và Tổng thống Obama ủng hộ ông. Nhưng, cuối cùng tất cả các thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán khó khăn đã thất bại, bởi vì chính quyền Obama hiện nay không kiểm soát nổi các cơ quan an ninh của nước mình cũng như các đồng minh của họ.

 

Nga hành động cứng rắn, quyết chặn bàn tay của Lầu Năm Góc

Các chuyên gia hiện đang tập trung làm rõ câu hỏi là liệu có khả năng Lầu Năm Góc sẽ thông qua quyết định khởi động cái gọi là "kế hoạch B" về Syria trong tình huống này?

Tức là, triển khai kế hoạch không kích và tấn công tên lửa hành trình vào các lực lượng chính phủ Syria?

Nhiều nhà phân tích cho rằng, giới quân sự Mỹ đang xem xét một cách nghiêm túc kế hoạch quân sự phiêu lưu này và rất có khả năng Lầu Năm Góc sẽ gia tăng sức ép lên Nhà Trắng để cho phép họ thực hiện kế hoạch "lấy leo thang xung đột để giảm bớt căng thẳng".

Nhà phân tích Gevorg Mirzoyan nhận định, hiện nay ở Lầu Năm Góc có rất nhiều người muốn sử dụng vũ lực, nguy cơ leo thang căng thẳng là hiện hữu trên thực tế. Do đó, Moscow đã phải thực hiện những bước đi khẩn cấp nhưng cứng rắn để kiềm chế những cái đầu nóng.

Với “tối hậu thư” Plutonium (ý nói việc cắt đứt tất cả các hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân) và quyết định lập 2 căn cứ quân sự để “che chắn” cho Syria, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ quan điểm là, giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc nên ngay lập tức kiềm chế cơn cuồng loạn.

Cuối cùng, nếu người Mỹ dám tấn công vào quân đội Syria, trong đó có cả căn cứ Hmeymim, thì không ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ không bắn rơi một chiếc máy bay Nga?

Khi đó, xung đột sẽ nổ ra và Nga sẵn sàng đáp trả bằng cắch bắn rơi một máy bay Mỹ?.

Theo ông Mirzoyan, nếu cuộc xung đột thông thường giữa hai cường quốc hạt nhân bắt đầu mang nét giống như “khủng hoảng tên lửa Cuba”, các đối tác châu Âu sẽ không dám hỗ trợ Mỹ trong cuộc xung đột vũ trang, vì không ai muốn sống trong nỗi sợ hãi một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, kịch bản này không dễ xảy ra. Mỹ sẽ không dám làm liều mà vẫn chỉ tăng cường hỗ trợ cho khủng bố và đối lập khiến tình hình Syria lâm vào bế tắc.

 

photo-0-1476261594216.jpg
Ngoại trưởng Nga và Mỹ đã nhiều lần đạt thỏa thuận Syria nhưng đều nhanh chóng bị phá vỡ
 

Hiện nay, bất cứ thỏa thuận với chính quyền Washington đều là vô nghĩa. Việc đưa ra nhận định như vậy không phải bởi Nga có thái độ hằn học với Hoa Kỳ, mà chỉ vì Moscow hiểu rõ rằng, trong thời điểm hiện nay, người Mỹ không có khả năng thực hiện các thỏa thuận.

Khả năng tìm kiến một giải pháp mang tính đột phá về vấn đề tìm kiếm hòa bình cho Syria và đảm bảo thực hiện được nó chỉ có thể xuất hiện sau khi Nhà Trắng có ông chủ mới.

Tuy nhiên, không nên lạc quan quá mức, bởi vì cả bà Clinton và ông Trump đều thể hiện thái độ cứng rắn trong chính sách đối ngoại và phải tuân theo những “luật lệ ngầm” trong xã hội tư bản Mỹ. Nhưng dù sao, người kế nhiệm Obama cũng có cơ hội thay đổi điều gì đó trong vấn đề Syria.

Nhà phân tích Gevorg Mirzoyan nhận định là không nên "ác quỷ hóa" quá mức bà Hillary Clinton. Vị cựu ngoại trưởng Mỹ có quan điểm khá cứng rắn về tình hình hiện nay nhưng nếu bà lên nắm chính quyền thì cũng có thể có thái độ tỉnh táo và mềm dẻo hơn.

Vị chuyên gia Nga cho rằng, Washington và Moscow đều có nỗi e ngại chung, Mỹ cũng không muốn can thiệp quá sâu vào cuộc nội chiến Syria bởi hình ảnh của mình sẽ bị sa sút tệ hại trong con mắt cộng đồng quốc tế, nếu can thiệp quá sâu và bị mắc kẹt trong “đầm lầy Syria”.

Trong trường hợp này, Lầu Năm Góc cũng buộc phải thay đổi lập trường cứng rắn của mình. Sau đó Nga-Mỹ có thể nối lại cuộc đối thoại dễ dàng hơn, tập trung nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến này. Việc tìm kiếm một thỏa hiệp sẽ phục vụ lợi ích của cả hai nước.

Theo Nhật Nam

Đất Việt

==================

Nước Mỹ sẽ không bao giờ đánh Xyria, ít nhất về mặt chính thức. Lão Gàn có những cơ sở để xác định điều này. Nhưng ngài Putin đã có những bước đi muộn màng trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nếu ngài muốn đạt được mục đích - như trong bài trích dẫn của Trần Phương - ngài cần phải có những quyết định táo bạo.

Còn hai ngày nữa, hết thời hạn chém gió, mà sau đó là của những quyết định từ "Tập hợp lớn nhất bao trùm mọi tập hợp và không có tập hợp nào lớn hơn nó".

Cũng chỉ còn hai ngày nữa để biết lão Gàn sai, hay lại gặp may đúng khi xác định một thiên tai hàng khủng sẽ xảy ra?!

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clinton: TQ tuyên bố chủ quyền biển Đông bằng "mấy mảnh gốm vỡ"

Linh Nguyễn |

13/10/2016 20:02

 

Trong bài phát biểu, ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton nói rằng Mỹ hoàn toàn có quyền gọi Thái Bình Dương là "Biển Mỹ" nếu Trung Quốc đòi chiếm toàn bộ Biển Đông. Đây là bài phát biểu trước nhóm giám đốc ngân hàng thuộc Goldman Sachs vào tháng 10/2013.

 
 

clintonhillary-090913getty-1-14763515511

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đăng tải một số phát ngôn về Biển Đông của cựu Ngoại trưởng Mỹ trong một email do WikiLeaks rò rỉ.

 

 

Bà Clinton tuyên bố, Mỹ cần phải kìm hãm để ngăn Bắc Kinh "chiếm thế thượng phong trong thương mại thế giới."

Bà nói: "Nếu không có bên nào đứng ra phản đối để tạo thế cân bằng, Trung Quốc sẽ chiếm giữ đường biển và cả những nước xung quanh Biển Đông."

Cũng trong bài phát biểu trên, Clinton nói với khán phòng rằng Trung Quốc "cơ bản là muốn kiểm soát" toàn bộ Biển Đông, vốn bao gồm những con đường thương mại trên biển sầm uất nhất.

Cựu ngoại trưởng Mỹ nói: "48% lưu lượng thương mại của toàn thế giới đi qua Biển Đông."

Bà còn khẳng định đã nói với những người đồng cấp tại Bắc Kinh rằng các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ dựa vào "vài mảnh gốm vỡ" được "mấy tàu cá moi lên từ xó nào đấy", trong khi Mỹ đã bảo vệ Thái Bình Dương bằng "hàng đoàn tàu chiến" trong Thế chiến II.

"Tôi tranh luận với họ là, các ông biết đấy, Mỹ nên yêu cầu sở hữu toàn bộ Thái Bình Dương. Chúng tôi đã giải phóng, chúng tôi đã bảo vệ vùng biển này. Chúng tôi có quyền chiếm cả Thái Bình Dương. Và ta có thể đặt tên nó là Mỹ Đại Dương, trải dài từ bờ Đông nước Mỹ đến tận Philippines."

Bà Clinton còn miêu tả lời lẽ trên là "một trong những luận điểm tuyệt vời nhất của tôi."

Theo CNN, tổ vận động tranh cử của Clinton chưa xác nhận cũng như phủ nhận tính xác thực của tài liệu này.

theo Thế giới trẻ

===================

Thưa lệnh bà Clinton! Tôi là người đầu tiên ngoài nước Mỹ ủng hộ lệnh bà lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Sự ủng hộ này ngay từ khi bà mới ra tranh cử Tông Thống, trong lúc mà gần như hầu hết người Mỹ đều ngả về ông Trumf với hy vọng ông ta sẽ cải thiện đồi sống của họ. Tôi cương quyết không tin tưởng ông Trumf! Sự ủng hộ của tôi với lệnh bà với hy vọng lệnh bà sẽ cương quyết và quyết liệt với sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga triệu tập công dân về nước trước họa chiến tranh?

 

(Tin tức 24h) - Nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn cầu có thể sắp xảy ra khi những căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục gia tăng.

Tổng thống Putin hành động

Tờ Daily Mail ngày 12/10 đưa tin, Nga ra lệnh cho tất cả các quan chức đưa người thân sống ở nước ngoài trở về nước.

Theo đó, các chính trị gia và nhân vật cấp cao đã nhận được một lời cảnh báo từ Tổng thống Putin với lo ngại một cuộc chiến toàn cầu có thể sắp xảy ra.

Thông tin trên rộ lên sau khi ông Putin hủy chuyến công du đến Pháp trong lúc căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang do vấn đề Syria.

 

chien-tranh-nga--phuong-tay-sap-xay-ra_1

Tổng thống Putin hành động nóng

 

Tờ Daily Star khẳng định, các nhân viên hành chính, giới nghị sĩ và nhân viên công ty nhà nước cũng được lệnh đưa con cái của họ rời khỏi các trường quốc tế ngay lập tức.

“Nếu các quan chức này không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, việc thăng tiến của họ sẽ bị ảnh hưởng”, nguồn tin cho hay.

Điện Kremlin hiện chưa đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho những cáo buộc mới xuất hiện trên các tờ báo Anh.

Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Stanislav Belkovsky nhận định, đây là các biện pháp chuẩn bị trước khi giới tinh hoa bước vào một trận chiến lớn nào đó.

 

Nguy cơ chiến tranh sắp nổ ra?

Với tình hình thực tế trên chiến trường hiện nay, những lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh toàn cầu mà báo Anh đưa không phải không có cơ sở.

Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ vẫn đang tiếp tục gia tăng khiến cho tình hình tại Syria rơi vào bế tắc.

Tờ Sputnik hôm 13/10, dẫn lời ông Putin tại diễn đàn VTB “Nước Nga đang gọi” bày tỏ quan ngại về mối quan hệ xấu đi với Washington. Tuy nhiên ông chủ điện Kremlin khẳng định, đây không phải là lựa chọn của Nga.

“Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện với một đất nước vĩ đại như vậy, với một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, như nền kinh tế Mỹ”, ông Putin nói.

Trong khi đó, trả lời trên kênh truyền hình TF1 hôm 12/10, ông Putin nhấn mạnh Mỹ và đồng minh phải chịu trách nhiệm đầu tiên cho tình hình bất ổn hiện nay ở Syria.

 

chien-tranh-nga--phuong-tay-sap-xay-ra_1

Chiến tranh Nga-phương Tây sắp xảy ra?

 

“Đó là lối nói khoa trương chính trị mà phần lớn không có ý nghĩa và không tính tới tình hình thực tế. Trước hết, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây phải gánh chịu một phần trách nhiệm cho tình hình hiện nay tại Syria nói riêng và khu vực nói chung”, ông Putin nói.

Ông chủ điện Kremlin dẫn chứng, trước khi xảy ra "Mùa xuân Arab" được phương Tây hào hứng ủng hộ, Libya hay Iraq không phải là mối đe dọa đối với bất cứ nước nào, kể cả Mỹ cùng các đồng minh hay Nga.

Trước đó, ngày 3/10 ông Putin đã ký sắc lệnh ngừng thỏa thuận với Mỹ về sử dụng plutonium, chất có thể chế tạo bom nguyên tử.

Theo ông Putin, quyết định trên được đưa ra do Mỹ có các hành động không thân thiện và không đủ khả năng bảo đảm việc thực thi những cam kết về việc sử dụng lượng plutonium để chế tạo vũ khí đang ở mức dư thừa theo các hiệp ước quốc tế.

Ngay lập tức, Washington đã đưa ra động thái đáp trả khi tuyên bố chấm dứt đối thoại với Moskva về Syria.

“Sự kiên nhẫn của Mỹ đối với Nga đã không còn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh.

Ngoài ra, Washington cũng chấm dứt đàm phán để thành lập một trung tâm phối hợp hành động chung giữa Nga-Mỹ nhằm không kích các mục tiêu của khủng bố IS và nhóm Mặt trận Nusra.

Thậm chí, phương Tây còn đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã đưa tên lửa đạn đạo đến sát sườn NATO.

Theo tờ Guardian, các tên lửa Iskander-M, tầm bắn hơn 500 km đã được Nga chuyển từ  thành phố Saint Petersburg đến Kaliningrad theo đường thủy.

“Giới chức Estonia nói họ đang theo dõi con tàu, tên Ambal, và hàng hóa nó chở theo. Ambal dự kiến cập bờ ngày 7/10”, Guardian cho hay.

 

Nga chỉ trích Pháp về nghị quyết Syria

Ngày 12/10, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Moskva ông Putin đã chỉ trích hướng xử lý nghị quyết của Pháp.

Theo ông Putin, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault  đến Moskva cách đây 1 tuần, Nga đã khẳng định nghị quyết quy quá nhiều trách nhiệm cho quân chính phủ Syria về tình trạng bạo lực ở Aleppo. Nga cũng cho biết sẽ không sử dụng quyền phủ quyết nếu Pháp sửa đổi một số nội dung trong đó.

“Chúng tôi hy vọng có sự hợp tác mang tính xây dựng với Pháp và các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an. Nhưng điều gì đã xảy ra? Ngoại trưởng Pháp đã bay từ Moskva đến Washington. Ngày hôm sau, ông ta cùng với Ngoại trưởng Mỹ Kerry đổ hết tội lên đầu Nga. Không ai nói hoặc thảo luận với chúng tôi, rồi trình nghị quyết lên Hội đồng Bảo an với ý định rõ ràng là muốn chúng tôi phủ quyết", ông Putin nhấn mạnh.

Theo ông Putin, mục đích của việc này là để làm trầm trọng thêm tình hình, giúp phương tiện truyền thông do họ kiểm soát đẩy mạnh hoạt động chống Nga và lừa phỉnh người dân.

Tuấn Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga triệu tập công dân về nước trước họa chiến tranh?

 

(Tin tức 24h) - Nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn cầu có thể sắp xảy ra khi những căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục gia tăng.

Tổng thống Putin hành động

Tờ Daily Mail ngày 12/10 đưa tin, Nga ra lệnh cho tất cả các quan chức đưa người thân sống ở nước ngoài trở về nước.

Theo đó, các chính trị gia và nhân vật cấp cao đã nhận được một lời cảnh báo từ Tổng thống Putin với lo ngại một cuộc chiến toàn cầu có thể sắp xảy ra.

Thông tin trên rộ lên sau khi ông Putin hủy chuyến công du đến Pháp trong lúc căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang do vấn đề Syria.

 

chien-tranh-nga--phuong-tay-sap-xay-ra_1

Tổng thống Putin hành động nóng

 

Tờ Daily Star khẳng định, các nhân viên hành chính, giới nghị sĩ và nhân viên công ty nhà nước cũng được lệnh đưa con cái của họ rời khỏi các trường quốc tế ngay lập tức.

“Nếu các quan chức này không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, việc thăng tiến của họ sẽ bị ảnh hưởng”, nguồn tin cho hay.

Điện Kremlin hiện chưa đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho những cáo buộc mới xuất hiện trên các tờ báo Anh.

Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Stanislav Belkovsky nhận định, đây là các biện pháp chuẩn bị trước khi giới tinh hoa bước vào một trận chiến lớn nào đó.

 

Nguy cơ chiến tranh sắp nổ ra?

Với tình hình thực tế trên chiến trường hiện nay, những lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh toàn cầu mà báo Anh đưa không phải không có cơ sở.

Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ vẫn đang tiếp tục gia tăng khiến cho tình hình tại Syria rơi vào bế tắc.

Tờ Sputnik hôm 13/10, dẫn lời ông Putin tại diễn đàn VTB “Nước Nga đang gọi” bày tỏ quan ngại về mối quan hệ xấu đi với Washington. Tuy nhiên ông chủ điện Kremlin khẳng định, đây không phải là lựa chọn của Nga.

“Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện với một đất nước vĩ đại như vậy, với một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, như nền kinh tế Mỹ”, ông Putin nói.

Trong khi đó, trả lời trên kênh truyền hình TF1 hôm 12/10, ông Putin nhấn mạnh Mỹ và đồng minh phải chịu trách nhiệm đầu tiên cho tình hình bất ổn hiện nay ở Syria.

 

chien-tranh-nga--phuong-tay-sap-xay-ra_1

Chiến tranh Nga-phương Tây sắp xảy ra?

 

“Đó là lối nói khoa trương chính trị mà phần lớn không có ý nghĩa và không tính tới tình hình thực tế. Trước hết, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây phải gánh chịu một phần trách nhiệm cho tình hình hiện nay tại Syria nói riêng và khu vực nói chung”, ông Putin nói.

Ông chủ điện Kremlin dẫn chứng, trước khi xảy ra "Mùa xuân Arab" được phương Tây hào hứng ủng hộ, Libya hay Iraq không phải là mối đe dọa đối với bất cứ nước nào, kể cả Mỹ cùng các đồng minh hay Nga.

Trước đó, ngày 3/10 ông Putin đã ký sắc lệnh ngừng thỏa thuận với Mỹ về sử dụng plutonium, chất có thể chế tạo bom nguyên tử.

Theo ông Putin, quyết định trên được đưa ra do Mỹ có các hành động không thân thiện và không đủ khả năng bảo đảm việc thực thi những cam kết về việc sử dụng lượng plutonium để chế tạo vũ khí đang ở mức dư thừa theo các hiệp ước quốc tế.

Ngay lập tức, Washington đã đưa ra động thái đáp trả khi tuyên bố chấm dứt đối thoại với Moskva về Syria.

“Sự kiên nhẫn của Mỹ đối với Nga đã không còn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh.

Ngoài ra, Washington cũng chấm dứt đàm phán để thành lập một trung tâm phối hợp hành động chung giữa Nga-Mỹ nhằm không kích các mục tiêu của khủng bố IS và nhóm Mặt trận Nusra.

Thậm chí, phương Tây còn đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã đưa tên lửa đạn đạo đến sát sườn NATO.

Theo tờ Guardian, các tên lửa Iskander-M, tầm bắn hơn 500 km đã được Nga chuyển từ  thành phố Saint Petersburg đến Kaliningrad theo đường thủy.

“Giới chức Estonia nói họ đang theo dõi con tàu, tên Ambal, và hàng hóa nó chở theo. Ambal dự kiến cập bờ ngày 7/10”, Guardian cho hay.

 

Nga chỉ trích Pháp về nghị quyết Syria

Ngày 12/10, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Moskva ông Putin đã chỉ trích hướng xử lý nghị quyết của Pháp.

Theo ông Putin, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault  đến Moskva cách đây 1 tuần, Nga đã khẳng định nghị quyết quy quá nhiều trách nhiệm cho quân chính phủ Syria về tình trạng bạo lực ở Aleppo. Nga cũng cho biết sẽ không sử dụng quyền phủ quyết nếu Pháp sửa đổi một số nội dung trong đó.

“Chúng tôi hy vọng có sự hợp tác mang tính xây dựng với Pháp và các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an. Nhưng điều gì đã xảy ra? Ngoại trưởng Pháp đã bay từ Moskva đến Washington. Ngày hôm sau, ông ta cùng với Ngoại trưởng Mỹ Kerry đổ hết tội lên đầu Nga. Không ai nói hoặc thảo luận với chúng tôi, rồi trình nghị quyết lên Hội đồng Bảo an với ý định rõ ràng là muốn chúng tôi phủ quyết", ông Putin nhấn mạnh.

Theo ông Putin, mục đích của việc này là để làm trầm trọng thêm tình hình, giúp phương tiện truyền thông do họ kiểm soát đẩy mạnh hoạt động chống Nga và lừa phỉnh người dân.

Tuấn Hùng

 

Cho đến hết ngày hôm nay, vẫn được phép "chém gió vung xích chó" mà. Hi.

Yên tâm đi Aygia. Dọa nhau chơi vậy thui. Cả Nga lẫn Mỹ chẳng thằng nào điên mà đem hy sinh quyền lợi cuốc ra, zân tộc bằng một cuộc chiến tranh hủy diệt chỉ vì anh Si di cả. Hì.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Putin lý giải về diễn biến ở Syria

Thứ sáu, 14/10/2016 - 10:25
 

Washington và các đồng minh đang lợi dụng khủng hoảng Syria vì mục đích chính trị, thay vì đưa ra các giải pháp thực tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Pháp hôm 13-10.

 >> Đại sứ quán bị nã pháo, Putin bắt chiêu bài phương Tây

 >> Tổng thống Nga Putin bất ngờ hủy thăm Pháp

 

Trong bài phỏng vấn, Tổng thống Putin đã đưa ra một số thông tin chưa từng được công bố về tình hình ở Syria. (Nguồn: RT).

 

Ông nói rằng Moscow từng đề nghị cử quân đội bảo vệ đoàn xe viện trợ nhân đạo ở Aleppo, trong khi phương Tây lại cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh.

“Đây là luận điệu chính trị và không thể hiện được tình hình thực tế ở Syria” - Tổng thống Putin nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp tại thành phố Kovrov, Nga khi được hỏi về những lời cáo buộc “tội ác chiến tranh” mà Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra trước đó.

Ông chủ Điện Kremlin cũng cáo buộc phương Tây gây bất ổn khu vực, chỉ ra phong trào “Mùa xuân Ả rập” diễn ra hồi năm 2011 như một điểm nóng gây căng thẳng mà đến bây giờ vẫn khuấy đảo thế giới Hồi giáo.

“Tôi tin rằng chịu trách nhiệm cho điều đang diễn ra ở khu vực nói chung và ở Syria nói riêng chính là các đối tác phương Tây của chúng tôi, Mỹ và các đồng minh, trong đó gồm cả các nước châu Âu” - ông Putin nói - “Hãy nhớ xem cái cách mà người ta đổ dồn tới ủng hộ Mùa xuân Ả rập? Giờ thì sự tích cực đó đâu rồi? Hãy nhớ xem Libya và Iraq đã từng tốt đẹp như thế nào trước khi bị phá hủy bởi lực lượng của các đối tác phương Tây của chúng ta?”

Tổng thống Putin cũng liên hệ tình trạng bất ổn trong khu vực Trung Đông với hàng loạt các vụ khủng bố diện rộng xảy ra ở các nước phương Tây thời gian qua, mà trong đó thường là được lên kế hoạch hay kêu gọi bởi các tổ chức thánh chiến như IS.

“Trước đây, các nước Trung Đông chưa từng được xem như các nền dân chủ, nhưng họ không hề có dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố. Họ không phải là mối đe dọa với Paris, với Bỉ, với Nga, hay với Mỹ. Nhưng giờ đây họ lại biến thành nguồn gốc của các mối đe dọa khủng bố. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn điều tương tự xảy ra với Syria” - ông Putin nói.

Ông Putin cũng đưa ra chi tiết về nguyên nhân thất bại trong các cuộc đàm phán kéo dài giữa Mỹ và Nga nhằm hình thành một liên minh chống khủng bố ở syria, cho rằng thời điểm bước ngoặt chính là vào ngày 16-9 vừa qua, khi liên quân Mỹ dẫn đầu tấn công vào một đơn vị quân đội chính phủ Syria mà sau đó Lầu Năm góc chỉ coi là một tai nạn.

“Các đồng nghiệp Mỹ nói với chúng tôi rằng cuộc không kích đó là một sai lầm. Sự sai lầm đó đã cướp đi sinh mạng của 80 người và ngay sau đó, có thể chỉ là trùng hợp, IS đã nhân cơ hội tấn công. Đó là lý do vì sao thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ. Ai đã phá vỡ thỏa thuận đó? Chúng tôi ư? Không” - ông Putin nói.

Kể từ sau sự kiện trên, hàng loạt các nước phương Tây đã quay sang cáo buộc Nga gây ra cái mà họ gọi là đòn tấn công đáp trả nhằm vào đoàn xe viện trợ của LHQ hôm 20/9. Washington giờ còn rút khỏi tất cả các cuộc đàm phán song phương với Nga về vấn đề Syria.

Tuy nhiên, ông Putin nói rằng Nga vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ Syria nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II đã kéo dài hơn 5 năm qua và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người.

“Chúng tôi đã từng đề xuất triển khai quân đội dọc tuyến đường vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Aleppo. Quân đội Nga, những con người dũng cảm và cương quyết, đã nói rằng họ sẽ làm điều đó” - ông Putin nói về đề xuất mà Nga đưa ra từ trước nhưng chưa từng được công bố.

Thế nhưng đề xuất này sau đó bị cho là đơn phương và cần phải được thực hiện cùng với phía Mỹ. Phía Mỹ sau đó bác bỏ hoàn toàn đề xuất này, bởi họ cũng không muốn triển khai binh sỹ của mình tới đó, trong khi cũng không muốn chỉ thị cho phe nổi dậy “ôn hòa” mà họ hậu thuẫn rút quân.

Bất chấp thực tế đầy ảm đạm như vậy, Tổng thống Putin khẳng định rằng ông vẫn giữ quan điểm tích cực về một giải pháp ngoại giao đối với tình hình ở Syria, và nói thêm rằng sự việc ông đột ngột thay đổi lịch trình chuyến thăm Paris dự kiến diễn ra vào tuần tới chỉ là một tình thế độc nhất.

“Đây không phải thời điểm tốt nhất cho các cuộc họp chính thức, với bối cảnh thiếu sự hiểu biết lẫn nhau mà chúng tôi đang có liên quan tới các diễn biến ở Syria, đặc biệt là về tình hình ở Aleppo. Nhưng chúng tôi luôn cởi mở với bất cứ sự tham vấn hay đối thoại nào liên quan tới vấn đề này” - ông Putin khẳng định.

Theo Khánh Duy

Đại đoàn kết

======================

Thưa ngài Putin! Chính trị mà thưa Ngài! Cuộc hội nhập toàn cầu đang diễn biến với ngôi bá chủ trên thực tế là Hoa Kỳ. Cho nên, người ta không ưa những kẻ cứng đầu như nước Nga, muốn một mình một cõi. Vậy thôi!

Cho nên ngay từ đầu cách đây nhiều năm và cũng trong topic này, lão Gàn đã khuyên ngài nên song xa với Hoa Kỳ. Nếu có thấp hơn một đầu ngựa cũng chẳng sao. Vì lúc đó sau nước Nga sẽ là cả thế giới. Tiếc thay! Tôi ko viết được tiếng Nga ở topic này, nên nó ko đến tai ngài. Thế giới này, nhanh thì 50 năm nữa, chậm ko quá 100 năm; nó không còn cấu trúc như hiện nay.

Nhưng cũng tiếc thay! Lão Gàn chưa được thừa nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì các đoạn tiếp theo thật khó diễn đạt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam ủng hộ Mỹ và các bên can thiệp vào khu vực nếu đem lại hòa bình ổn định


Hồng Thủy

14:22 19/10/16

(GDVN) - Đây là một sự "chứng thực kịp thời" sự tiếp tục hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong bối cảnh chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ...

South China Morning Post ngày 18/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định rằng:

Việt Nam ủng hộ Mỹ và các nước khác can thiệp vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu nó giúp duy trì hòa bình và ổn định. 

Reuters cho rằng, đây là một sự "chứng thực kịp thời" sự tiếp tục hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong bối cảnh chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ tỏ ra không chắc chắn.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra bình luận này khi gặp gỡ Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á, bà Cara Abercrombie hôm thứ Hai.

nguyen_chi_vinh.jpg

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ảnh: SCMP.

 

Trong cuộc đối thoại, bà Abercrombie nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thay đổi chiến lược xoay trục của mình.

Sự không chắc chắn về hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á bắt nguồn từ thay đổi chủ nhân Nhà Trắng trong thời gian tới.

Liệu Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ có còn tiếp tục kiểm soát Trung Quốc trong bối cảnh nước này ngày càng hung hăng, bành trướng ở Biển Đông hay không?

Liên minh phòng thủ truyền thống của Mỹ ở Đông Nam Á đang đứng trước những thách thức to lớn. Quan hệ Mỹ - Thái lạnh giá kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.

Quan hệ đồng minh hiệp ước Mỹ - Philippines cũng rất dễ "bay hơi" dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.

Ngược lại, quan hệ Mỹ - Việt lại ấm lên đáng kể trong 2 năm qua. Sự khẳng định mới nhất của quan hệ Mỹ - Việt diễn ra sau khi Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Đầu tháng này hai tàu chiến Mỹ cũng đã cập cảng Quốc tế Cam Ranh mới dược xây dựng.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tuần trước đã thừa nhận có một chút "sụt giảm" sự năng động của Mỹ trong khu vực, nhưng vẫn có nhu cầu đối với sự hiện diện của Mỹ.

Ông Ted Osius cũng cho biết, sẽ không có chuyện thay đổi trong quan hệ Mỹ - Việt vì cách tiếp cận của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte với Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:

http://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2029148/vietnam-gives-thumbs-us-regional-role-pivot-stumbles

Hồng Thủy
=========================
"Nếu tất cả mọi bí mật đưa ra ngoài ánh sáng. Thế giới này sẽ sụp đổ". Từ hơn 300 năm BC, Aristote đã phát biểu thật chí lý. Bởi vậy "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Lão ko có ý kiến gì với việc làm của ngài TT Phi Luật Tân cả. Nhưng lão không muốn chiến tranh xảy ra ở biển Đông và cũng không bao giờ Hoa Kỳ chọn biển Đông là chiến trường chính. Cái này lão nói lâu rùi - từ 2008. Nhưng Trung Quốc thì phải bắt đầu từ đây. Bởi vậy, việc Phí Luật Tân ngả theo Tàu với lão chẳng có gì là ngạc nhiên. Chống Tàu kịch liệt mới là lạ.
Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ không thể buông bỏ. Lão ủng hộ chính sách ngoại giao của chính phủ. Rất đúng bài.
Từ lò gạch làng Vũ Đại, lão bỏ 1 phiếu bầu cho bà Clinton.
Nước Mỹ sẽ sụp đổ, nếu ông Trumf làm Tổng Thống. Ông Trumf đưa chính sách hạn chế người nhập cư. Nhưng ông ta quên mất rằng: Người Mỹ gốc ở đây chính là người da đỏ. Bản thân ông và các công dân Mỹ đang ủng hộ chính sách nhập cư của ông Trumf , nên nhớ rằng: Họ và tổ tiên họ toàn là người nhập cư và tạo nên đất nước Hoa Kỳ. Nhưng đây chỉ là chuyện vặt.
Ông Trumf với chính sách co cụm sẽ dẫn nước Mỹ đến sự sụp đổ.
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sau lời chia tay Mỹ, Tổng thống Philippines nói lại

 

(Tin tức 24h) - Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi rời Trung Quốc và về lại quê nhà đã đính chính không hề muốn cắt đứt quan hệ đồng minh với Mỹ.

Hôm 21/10, khi về lại quê nhà ở Thành phố Davao, Tổng thống  Rodrigo Duterte  tuyên bố không có ý định cắt đứt quan hệ với Mỹ như đã nói và Manila chỉ có lợi nhất khi song hành với Washington.

USA Today dẫn lời ông nói, "Khi nói cắt đứt quan hệ nghĩa là cắt quan hệ ngoại giao. Tôi không làm thế. Tại sao? Đó là vì nước chúng ta có lợi nhất khi chúng ta duy trì mối quan hệ đó".

Ông Rodrigo Duterte nói thêm rằng người Philippines không sẵn sàng với lựa chọn này khi nói tại Davao.

 

tong-thong-philippines-dinh-chinh-lai-ch

Tổng thống Philippines đính chính không chia tay hoàn toàn với Mỹ ở Davao. Ảnh: Reuters

 

Tổng thống Philippines lý giải phát ngôn ở Trung Quốc rằng sẽ "chia cắt khỏi Mỹ về cả quân sự và kinh tế" chỉ là chấm dứt chính sách ngoại giao quá lệ thuộc vào Mỹ của Philippines.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines vẫn tỏ thái độ chống lại Mỹ và tuyên bố ông sẽ không bao giờ đến Mỹ "trong cuộc đời này".

Phát ngôn viên tổng thống và Bộ trưởng Thương mại Philippines sau đó lên tiếng cho hay nhà lãnh đạo chỉ muốn ngừng phụ thuộc vào Mỹ và sẽ tiếp tục các thực hiện các hiệp ước, thỏa thuận giữa hai bên.

Ernesto Abella, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte, hôm nay cho biết tuyên bố của nhà lãnh đạo rằng Manila sẽ "chia cắt" với Mỹ là một "sự trình bày lại quan điểm của ông về việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập".

Ông Duterte muốn "tách đất nước khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây, cân bằng quan hệ kinh tế và quân sự với các láng giềng châu Á" như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thông cáo của ông Abella có đoạn.

"Đây không phải là ý định thất hứa về các hiệp ước và thỏa thuận với các đồng minh bấy lâu của chúng tôi, mà là sự khẳng định rằng chúng tôi là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, đang tìm kiếm nền tảng chung với các nước láng giềng hữu nghị có chung nguyện vọng trên tinh thần tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác với nhau", Reuters dẫn lời ông Abella nói thêm.

Thông báo đưa ra sau khi ông Duterte cho biết ông đã sắp xếp lại với Trung Quốc và hai nước đồng ý giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại. Ông cũng tuyên bố sẽ gặp Tổng thống Putin để nói rằng Trung Quốc, Philippines và Nga sẽ cùng chống lại thế giới.

"Tại đây, trước các bạn, tôi tuyên bố chia cắt với Mỹ. Cả về quân sự, không chỉ xã hội mà cả kinh tế", ông nói tại một diễn đàn có các doanh nhân Philippines và Trung Quốc cũng như Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ.

Thông báo này được đưa ra sau khi giới chức Mỹ hôm qua đã yêu cầu Philippines giải thích rõ về phát ngôn gây bối rối của ông Duterte và cho biết sẽ tiếp tục các cam kết với đồng minh châu Á này.

Tuyên bố lần này của Tổng thống Philippines lại một lần nữa cho thấy thiếu nhất quán trong phát ngôn của vị Tổng thống này.

 

tong-thong-philippines-dinh-chinh-lai-ch

Ông Duterte nhiều lần phải đính chính trong quan hệ với Mỹ.

 

Trước đó, Tổng thống Duterte từng tuyên bố về cuộc tập trận chung lần cuối cùng với Mỹ chính là cuộc tập trận Hải quân hồi đầu tháng 10 vừa qua. Nhưng sau đó, cấp dưới của ông- Ngoại trưởng Perfecto Yasay đã phải đứng lên để phủ nhận việc này.

"Không, không đúng, các bạn phải hiểu phát biểu của Tổng thống trong bối cảnh của nó. Điều ông ấy nói là điều đã từng nói trước đây, sẽ không có tuần tra chung với sự tham gia của tàu vỏ xám với bất kỳ nước nào ở Biển Đông, vì đó là hành động khiêu khích", Ngoại trưởng Philippines Yasay nói.

Trong vòng vây của các phóng viên nhiều nước, ông Yasay phủ nhận việc ông Duterte nói cuộc tập trận với Mỹ vào đầu tháng tới là cuộc cuối cùng. Khi bị chất vấn thêm thì Ngoại trưởng Philippines cho hay ông không nghe thấy câu nói đó trong bài phát biểu, rằng "ông không thể giải thích cho điều mình không nghe thấy".

Kim Hoa

 

 Ngài Duterte cũng có nhiều điều thú vị đấy chứ!!!  :D  :D  :D 

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau lời chia tay Mỹ, Tổng thống Philippines nói lại

 

(Tin tức 24h) - Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi rời Trung Quốc và về lại quê nhà đã đính chính không hề muốn cắt đứt quan hệ đồng minh với Mỹ.

Hôm 21/10, khi về lại quê nhà ở Thành phố Davao, Tổng thống  Rodrigo Duterte  tuyên bố không có ý định cắt đứt quan hệ với Mỹ như đã nói và Manila chỉ có lợi nhất khi song hành với Washington.

USA Today dẫn lời ông nói, "Khi nói cắt đứt quan hệ nghĩa là cắt quan hệ ngoại giao. Tôi không làm thế. Tại sao? Đó là vì nước chúng ta có lợi nhất khi chúng ta duy trì mối quan hệ đó".

Ông Rodrigo Duterte nói thêm rằng người Philippines không sẵn sàng với lựa chọn này khi nói tại Davao.

 

tong-thong-philippines-dinh-chinh-lai-ch

Tổng thống Philippines đính chính không chia tay hoàn toàn với Mỹ ở Davao. Ảnh: Reuters

 

Tổng thống Philippines lý giải phát ngôn ở Trung Quốc rằng sẽ "chia cắt khỏi Mỹ về cả quân sự và kinh tế" chỉ là chấm dứt chính sách ngoại giao quá lệ thuộc vào Mỹ của Philippines.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines vẫn tỏ thái độ chống lại Mỹ và tuyên bố ông sẽ không bao giờ đến Mỹ "trong cuộc đời này".

Phát ngôn viên tổng thống và Bộ trưởng Thương mại Philippines sau đó lên tiếng cho hay nhà lãnh đạo chỉ muốn ngừng phụ thuộc vào Mỹ và sẽ tiếp tục các thực hiện các hiệp ước, thỏa thuận giữa hai bên.

Ernesto Abella, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte, hôm nay cho biết tuyên bố của nhà lãnh đạo rằng Manila sẽ "chia cắt" với Mỹ là một "sự trình bày lại quan điểm của ông về việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập".

Ông Duterte muốn "tách đất nước khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây, cân bằng quan hệ kinh tế và quân sự với các láng giềng châu Á" như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thông cáo của ông Abella có đoạn.

"Đây không phải là ý định thất hứa về các hiệp ước và thỏa thuận với các đồng minh bấy lâu của chúng tôi, mà là sự khẳng định rằng chúng tôi là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, đang tìm kiếm nền tảng chung với các nước láng giềng hữu nghị có chung nguyện vọng trên tinh thần tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác với nhau", Reuters dẫn lời ông Abella nói thêm.

Thông báo đưa ra sau khi ông Duterte cho biết ông đã sắp xếp lại với Trung Quốc và hai nước đồng ý giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại. Ông cũng tuyên bố sẽ gặp Tổng thống Putin để nói rằng Trung Quốc, Philippines và Nga sẽ cùng chống lại thế giới.

"Tại đây, trước các bạn, tôi tuyên bố chia cắt với Mỹ. Cả về quân sự, không chỉ xã hội mà cả kinh tế", ông nói tại một diễn đàn có các doanh nhân Philippines và Trung Quốc cũng như Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ.

Thông báo này được đưa ra sau khi giới chức Mỹ hôm qua đã yêu cầu Philippines giải thích rõ về phát ngôn gây bối rối của ông Duterte và cho biết sẽ tiếp tục các cam kết với đồng minh châu Á này.

Tuyên bố lần này của Tổng thống Philippines lại một lần nữa cho thấy thiếu nhất quán trong phát ngôn của vị Tổng thống này.

 

tong-thong-philippines-dinh-chinh-lai-ch

Ông Duterte nhiều lần phải đính chính trong quan hệ với Mỹ.

 

Trước đó, Tổng thống Duterte từng tuyên bố về cuộc tập trận chung lần cuối cùng với Mỹ chính là cuộc tập trận Hải quân hồi đầu tháng 10 vừa qua. Nhưng sau đó, cấp dưới của ông- Ngoại trưởng Perfecto Yasay đã phải đứng lên để phủ nhận việc này.

"Không, không đúng, các bạn phải hiểu phát biểu của Tổng thống trong bối cảnh của nó. Điều ông ấy nói là điều đã từng nói trước đây, sẽ không có tuần tra chung với sự tham gia của tàu vỏ xám với bất kỳ nước nào ở Biển Đông, vì đó là hành động khiêu khích", Ngoại trưởng Philippines Yasay nói.

Trong vòng vây của các phóng viên nhiều nước, ông Yasay phủ nhận việc ông Duterte nói cuộc tập trận với Mỹ vào đầu tháng tới là cuộc cuối cùng. Khi bị chất vấn thêm thì Ngoại trưởng Philippines cho hay ông không nghe thấy câu nói đó trong bài phát biểu, rằng "ông không thể giải thích cho điều mình không nghe thấy".

Kim Hoa

 

 Ngài Duterte cũng có nhiều điều thú vị đấy chứ!!!  :D  :D  :D 

Hi! chính trường quốc tế cũng lắm chuyện hài. "Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử lải nhải là quân tử khôn". Ấy là giới giang hồ Giao Chỉ phát biểu như vậy.

Bởi vậy, lão Gàn không tham gia vào cái trò hài quốc tế này, bằng cách ko hề phê phán ngài Tồng Thống Phi Luật Tân. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ....". Hì.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Duterte đẩy TQ vào thế bí khi đòi gia nhập "đội ngũ Nga-Trung"


Hải Võ |

22/10/2016 13:39

 
Dường như ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng không ngờ Duterte lại "hào hứng" đến mức tuyên bố muốn "nhập hội" với Nga, Trung.
 

14795733-1276244832438222-1020053314-o-1

(Xử lý ảnh: SẤM)

Các hãng truyền thông lớn ở Trung Quốc dẫn lời ông Duterte trong chuyến công du nước này: "Tôi sẽ gia nhập lại vào hàng ngũ ý thức hệ của các bạn. Có thể tôi sẽ tới Nga để gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. Ba nước chúng ta sẽ cùng đương đầu với thế giới. Trung Quốc, Philippines và Nga."

Chính phủ Trung Quốc không đưa ra bình luận nào về phát ngôn này.

Trước đó, ông tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên ở Bắc Kinh hôm 19/10: "Tôi sẽ không sang Mỹ nữa. Ở đó tôi chỉ có thể nhận được sự xúc phạm. Cho nên, đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi, bạn của tôi (nước Mỹ-PV)."

Đa Chiều nhận định, khi Duterte kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày 21/10, ý định "xoay trục" sang Trung Quốc của nước này đã hoàn toàn sáng tỏ và dư luận có thể quên đi phát ngôn của ông vào nửa năm trước về việc "cắm cờ Philippines trên bãi cạn Scarborough".

Trung Quốc nôn nóng cải thiện quan hệ với Manila nhằm vãn hồi cục diện bất lợi ở biển Đông nên thái độ của Tổng thống Philippines là tín hiệu Bắc Kinh mong muốn.

Tuy nhiên, khi Duterte "vồ vập" đến mức đòi gia nhập phe Nga-Trung, liệu Trung Quốc có dám tiếp nhận?

Đa Chiều chỉ ra, thứ nhất, Bắc Kinh không đặt mục tiêu kéo Philippines khỏi trận tuyến của Mỹ/đồng minh.

Truyền thông phương Tây phổ biến nhận định Duterte ngả về Trung Quốc đã làm thay đổi tình hình biển Đông và gọi đây là "thành công của Trung Quốc.

Nhưng trên thực tế, Tổng thống Philippines cho đến nay chưa phủ nhận nguyên tắc mà ông đã nêu rằng đàm phán về biển Đông phải dựa trên cơ sở phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), bất chấp ông gọi việc chấp hành phán quyết là "ngu ngốc" và "có thể dẫn đến Thế chiến 3".

Duterte tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc chủ yếu do những phản đối và quan ngại mà Mỹ nêu lên đối với chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông.

Nếu Manila "bỏ Mỹ" thì Bắc Kinh... vô can, vì đó không phải chủ trương của chính phủ Trung Quốc - Đa Chiều nhận xét.

 

7f75cde80c9af6a4654a9dbcd4930701-w-m-147

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)

 

Thứ hai, chính sách quan trọng trong cuộc bành trướng của Trung Quốc vẫn là hạn chế rủi ro đối đầu quân sự với Mỹ.

Mỗi khi có động thái nhạy cảm, như cuộc tập trận hải quân với Nga ở biển Đông hồi tháng 9, Trung Quốc luôn ra thông cáo khẳng định "không nhằm vào nước thứ ba" để tránh ấn tượng đối đầu với Mỹ.

Duy trì mối quan hệ "căng thẳng trong hòa bình", với những mâu thuẫn được kiểm soát chặt chẽ, là mục tiêu Bắc Kinh theo đuổi trong nỗ lực xây dựng "quan hệ nước lớn kiểu mới" với Washington.

Theo Đa Chiều, tuyên bố "gia nhập với Nga-Trung" của ông Duterte có thể khiến cục diện đối đầu trong khu vực leo thang đến mức vượt ngoài tầm xử lý của Mỹ-Trung, làm gia tăng nguy cơ xung đột vũ trang. Đây là viễn cảnh mà Trung Quốc không muốn chứng kiến.

Đông Nam Á và Ấn Độ Dương là các khu vực quan trọng mà "Con đường tơ lụa trên biển", một trong các di sản lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình, đi qua. Tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước trong khu vực, hạ nhiệt căng thẳng là điều kiện tiên quyết mà Bắc Kinh hiểu rằng phải đạt được.

Thứ ba, Trung Quốc cũng không muốn gây ấn tượng "tranh giành đồng minh" với Mỹ.

Nếu công khai tán thành phát biểu của Tổng thống Duterte, Bắc Kinh sẽ đi ngược lại chính sách ngoại giao "không chọn phe" của mình và gánh hậu quả là sự tổn hại danh tiếng quốc gia, trong khi nước này vốn đã bị phương Tây chỉ trích là "chèn ép các nước nhỏ trong khu vực".

Trung Quốc không thể để các bên cho rằng nước này "kéo bè kết đảng" đối đầu Mỹ/đồng minh, đồng thời không dám tạo ra một tiền lệ nguy hiểm về "chọn phe" ở biển Đông.

Đa Chiều đánh giá, nếu tuyên bố của Duterte là có tính toán thì ông đã thành công lớn trong việc "đẩy quả bóng" cho Trung Quốc. Nếu không xử lý chính xác, Bắc Kinh sẽ tự tay làm hỏng chiến lược ở biển Đông nói riêng, và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

theo Trí Thức Trẻ

=====================

Bởi vậy. Cho nên lão Gàn mới phát biểu rằng thì là: "Việc ngài TT Phi Luật Tân tỏ ra ngả theo Tàu, lão đây không lấy gì làm lạ". Nhưng thôi! Các quý vị chính khứa quốc tế cứ việc tự nhiên diễn trò. Lão đây khoanh tay đứng nhìn. Nhưng mọi chuyện cũng sắp đến giai đoạn kết.

Nhân đây lão cũng nhắc lại là lão quảng cáo cho sự thể hiện sức mạnh vũ trụ tương tự như một thiên tai khủng sẽ xảy ra, trước ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch. Đã có nhiều thiên tai để lão lựa chọn: Thiên thạch rơi ở New Dilan; Núi lửa phun cao 10 km ở Nhật Bản; Bão tàn phá Haiti, dự báo động đất hủy diệt ở Cali (Lão xác định các nhà khoa học Hoa Kỳ một lần nữa sai)....Gần đây nữa là hiện tượng mặt trời trắng, đe dọa một thời kỳ Băng Hà trên địa cầu...Nhưng lão không chọn được thiên tai nào vừa ý, nên chấp nhân sai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự cảnh báo của lão với các siêu cường có ý đồ đen tối với Việt Nam là vô giá trị.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ hai, 24/10/2016 - 10:19

Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng
Chia sẻ
 
 
   
Dân trí Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (GSDF) ngày 23/10 đã tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều phương tiện quân sự. Cũng tại sự kiện, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố giao phó cho SDF những nhiệm vụ mới ở nước ngoài trong khuôn khổ luật an ninh.
 >> Anh lần đầu đưa tiêm kích "Cuồng phong" tới Nhật Bản tập trận
 

Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng

Theo Japan Today, phát biểu tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Các bạn sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới theo luật. Đó là những nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình quý giá”. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF).

Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, các nhiệm vụ của lực lượng SDF được mở rộng, bao gồm nhiệm vụ trợ giúp nhân viên Liên Hợp Quốc bị các nhóm vũ trang tấn công khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF, khoảng 280 phương tiện quân sự gồm xe tăng, thiết giáp và khoảng 50 máy bay.

Chính phủ Nhật Bản đang xem xét liệu có giao nhiệm vụ mở rộng này cho đơn vị GSDF tiếp theo của nước này tới Nam Sudan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay không.

Một số hình ảnh trong lễ duyệt binh hôm 23/10 của GSDF:

2016-10-23t035532z-1093706847-s1aeuiodps
Thủ tướng Shinzo Abe tham dự lễ duyệt binh của lực lượng SDF Nhật Bản.
2016-10-23t050056z-2128002325-s1aeuiojkq
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (áo trắng) tham dự lễ duyệt binh hôm 23/10.
2016-10-23t044412z-1842199277-s1aeuiohya
Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
2016-10-23t045743z-2003022436-s1aeuiojdf
Thủ tướng Abe phát biểu và giao nhiệm vụ mới cho các thành viên của SDF.
2016-10-23t050751z-1197858350-s1aeuiokap
Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trình diễn tại lễ duyệt binh.
2016-10-23t050917z-697755061-s1aeuiokdxa
Khoảng 50 máy bay cùng tham gia lễ duyệt binh của SDF hôm 23/10.
2016-10-23t045140z-466712782-s1aeuioipga
Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản diễu hành qua lễ đài.
2016-10-23t050806z-323376969-s1aeuiokbea
Các phương tiện quân sự phô diễn sức mạnh tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka hôm 23/10.
2016-10-23t045532z-1031151167-s1aeuioiye
Lính bộ binh thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh.
2016-10-23t050057z-150839092-s1aeuiojkra
Lực lượng không vận tham gia lễ duyệt binh thường niên ở căn cứ Asaka.
2016-10-23t045537z-1407886223-s1aeuioiyj
Lực lượng thiết giáp tham gia duyệt binh hôm 23/10.
2016-10-23t050806z-579436444-s1aeuiokbea
Lực lượng binh sĩ nữ của SDF duyệt binh qua lễ đài.
2016-10-23t044423z-363007343-s1aeuiohyla
Nhiều quan chức cấp cao, các cựu chiến binh và người dân Nhật Bản đã tới dự lễ duyệt binh hoành tráng ở căn cứ Asaka.
2016-10-23t050049z-1773595373-s1aeuiojkj
Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF và 280 phương tiện quân sự.

Thành Đạt

Ảnh & video: Reuters & CCTV

 

===================

Sau trận sóng thần Nhật Bản 3/ 2011, lão Gàn đã tiên tri chính xác: Không quá ba năm, nước Nhật sẽ trở lại hùng mạnh như xưa". Ngày nay, nước Nhật đang chuyển mình theo đúng vai trò của siêu cường thứ III trên thế giới. Việc Nhật Bản sẽ thay đổi - hoặc giải thích lại Hiến pháp của họ - cũng không nằm ngoài lời tiên tri của lão Gàn.

Ngày xưa, lúc Hoàng Đế đánh thắng Xuy Vưu, ghìm vó ngựa ở Bắc Dương Tử, đã phát biểu: "Phương Nam không thể đánh". Bởi vậy, Trung Quốc đã rất sai lầm, mang tính chiên lược, khi gây sự với Việt Nam. Sự trỗi dậy của Nhật Bản là một yếu tố cần, ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lúc này, Nhật rất cần Ấn Độ nêu lập trường ở biển Đông

Hải Võ |

24/10/2016 19:46

 
Báo China Times (Đài Loan) ngày 24/10 bình luận, Nhật Bản đang rơi vào tình huống bế tắc trong vấn đề biển Đông và Hoa Đông, buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước thứ ba.
 

cvdfhcqueaa1yhl-1477301499191-60-0-423-7

Thủ tướng Shinzo Abe duyệt Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) ngày 23/10/2016

 

 

Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã tồn tại từ lâu. Nỗ lực thể hiện lập trường ở biển Đông của Tokyo cho thấy Nhật muốn hình thành sức ép quốc tế lên Trung Quốc, qua đó tạo ra cơ sở mới để xử lý tình hình biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trở thành nhân tố làm hỏng tất cả tính toán của nội các Thủ tướng Shinzo Abe - China Times đánh giá.

Phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực (PCA), quyết định pháp lý làm leo thang căng thẳng Bắc Kinh-Manila trong gần 3 tháng qua, gần như đã bị phớt lờ khi ông Duterte thăm Trung Quốc từ 18 đến 21/10 vừa qua, bất chấp Tokyo lên tiếng kêu gọi tuân thủ.

Theo báo Asahi Shimbun, Tổng thống Duterte cũng được cho là "dội nước lạnh" lên nỗ lực duy trì khối đồng minh châu Á của Nhật. Ông cho biết trong chuyến công du Nhật Bản sắp tới "sẽ nói với Shinzo Abe rằng Trung Quốc và Philippines đã nhất trí kiềm chế, không dùng biện pháp vũ lực thay đổi hiện trạng tranh chấp".

Lúc này Nhật Bản đang chuyển sự quan tâm lớn sang Ấn Độ.

 

modi-abe-759-1477299735746-1477299817482

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại Vientiane, Lào hồi đầu tháng 9. (Ảnh: PTI)

 

Tờ The Times of India (Ấn Độ) ngày 23/10 dẫn lời Yuki Tamura, người phụ trách vấn đề biển Đông của Bộ ngoại giao Nhật: "Vấn đề an ninh trên biển rất quan trọng, do đó chúng tôi kêu gọi Ấn Độ nêu lên lập trường của mình về tình hình biển Đông."

Ông Tamura cho hay, trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hồi tháng trước, Nhật và Ấn Độ đã bắt tay và đưa hợp tác an ninh trên biển vào danh sách ưu tiên quan trọng của hội nghị.

Kể từ đầu tháng 8, chính phủ Nhật chú ý đến sự gia tăng rất rõ rệt của các tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bầu không khí bất ổn thậm chí khiến tàu cá của Nhật không dám tác nghiệp ở vùng biển này.

Một quan chức địa phương cho hay, tàu cá Nhật Bản sợ xảy ra xung đột với tàu cá Trung Quốc, vốn được lực lượng chấp pháp "bảo vệ tận răng".

Tokyo rất lo ngại việc Bắc Kinh không thừa nhận phán quyết PCA sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ Nhật nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua cơ quan trọng tài quốc tế. Với sự nhượng bộ từ chính quyền Duterte, mối lo này đã hiện hữu rất rõ.

Các dân biểu từ thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Nhật Bản mới đây đã kiến nghị chính phủ nước này quyết định hành động theo cách của Philippines, đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.

Bên cạnh đó, Nhật cáo buộc thái độ "hiếu chiến" của Trung Quốc sẽ làm trì hoãn lộ trình xử lý tình hình biển Hoa Đông.

Trong khi "chiến tuyến đồng minh" của Mỹ, Nhật, Australia chưa đủ tạo thành bức tường bao vây Trung Quốc, Tokyo đang cần Ấn Độ đứng lên với một thái độ minh bạch để chỉ trích và kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.

=========================

Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính trong "Canh bạc cuối cùng" cả. Điều này lão Gàn cũng đã xác định rất lâu rồi.

Trong "Canh bạc cuối cùng" này, cũng không thể có chiến tranh ủy nhiệm, kiểu đá gà bắt cá độ như cuộc chiến Vùng Vịnh I, sau đó dẫn đến Liên Xô sụp đổ. Việt Nam và Phi Luật Tân điếu phải gà cho các siêu cường và họ cũng không thể đủ sức thực hiện.

Lão cũng điếu muốn chiến tranh xảy ra bắt đầu ở biển Đông, để các nước lân bang có thể giăng miểng, trong đó có Việt Nam. Tất nhiên, các siêu cường ủng hộ tự do hàng hải ở biển Đông cũng biết rõ điều này: "Canh bạc cuối cùng" không thể dứt điểm ở biển Đông. Bởi vậy, chiến lược hợp tác với Ấn Độ là hoàn toàn phù hợp mang tính quy luật. và điều này lão cũng nói lâu rồi: Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc cuối cùng - Họa sĩ người Ca Na Đa đã vẽ thiếu cô gái Ấn Độ trong bức tranh.

Mọi chuyện sắp đến hồi kết thúc. Không quá 2018. Nói trước để những ai wan tâm, liệu cơm gắp nước mắm Phan Thiết, hoặc Phú Quốc. Hì.

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trump kêu gọi cử tri Mỹ tẩy chay bầu cử

Thứ sáu, 28/10/2016 - 06:37

Dân trí Giữa lúc tỏ ra thất thế so với đối thủ Dân chủ trong các cuộc thăm dò dư luận tại các bang chủ chốt, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump hôm qua 27/10 đã kêu gọi cử tri “tẩy chay” bầu cử và phong ông là tổng thống.

 >> Tỷ phú Trump: Tôi sẽ điều hành nước Mỹ như điều hành kinh doanh
 >> Nhà Trump hé lộ đòn hiểm có thể hạ gục bà Clinton ở phút cuối
 >> Điều gì xảy ra nếu ông Trump không công nhận kết quả bầu cử tổng thống?

 

trump-1477611386996.png

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: New York Daily)

 

Phát biểu trước những người ủng hộ ở Toledo, bang Ohio, tỷ phú Trump nói: “Bây giờ các bạn hãy chỉ nghĩ đến tôi, chúng ta nên hủy bỏ cuộc bầu cử này và trao nó cho tôi”.

Ông trùm bất động sản New York cũng nhân cơ hội công kích đối thủ Dân chủ Hillary Clinton: “Những chính sách của bà ấy quá tệ. Chúng ta sẽ làm nên một sự khác biệt lớn”. Ông cũng một lần nữa chỉ trích việc bà Clinton quá cứng nhắc, quá gay gắt về Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc vận động tranh cử trước đó vài ngày, ông Trump mỉa mai bà Clinton thậm chí thiếu sinh lực hơn cả cựu ứng viên tổng thống Cộng hòa Jeb Bush, và cho rằng bà không đủ lực để làm tổng thống.

Những bình luận của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh hai ứng viên tổng thống đang dốc sức vận động cử tri tại các bang chủ chốt, trong đó có Florida và Ohio. Việc ông Trump kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử một lần nữa lại dấy lên lo ngại sau khi ông nhiều lần cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống năm nay bị “sắp đặt” và bóng gió chuyện không công nhận kết quả nếu thua cuộc.

Các thăm dò dư luận cho thấy, hiện tỷ lệ ủng hộ bà Clinton đang dẫn trước khá xa so với của ông Trump. Theo khảo sát của Washington Post, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton hiện là 51%, của ông Trump là 37%. Liên tục bị dẫn trước, ông Trump cho rằng, truyền thông đang thiên vị với ông và khẳng định ông chắc chắn sẽ chiến thắng.

Minh Phương

Tổng hợp

===================

Ông Trumf mắc sai lầm rất nghiêm trong về chiến lược chính trị  rồi.

 

 

Phát biểu trước những người ủng hộ ở Toledo, bang Ohio, tỷ phú Trump nói: “Bây giờ các bạn hãy chỉ nghĩ đến tôi, chúng ta nên hủy bỏ cuộc bầu cử này và trao nó cho tôi”.

 

 

 

Ông Trumf đã phủ nhận luôn chính Hiến Pháp của Hoa Kỳ khi chưa làm Tổng Thống.

Đảng Cộng Hòa muốn chứng tỏ uy tín chính trị với tư cách là một chính đảng nằm trong khuôn khổ Hiến Pháp Hoa Kỳ và tôn trọng Hiến pháp, trước các công dân Hoa Kỳ, thì phải loại ngay ông Trumf và coi như ông ta là một ứng cử viên độc lập.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc

Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.

Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:

Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả chấm hết.

“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.

Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian “Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.

Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm, nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ điển hình khác.

“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.

Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.

Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian, không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả những điều này là thực tế.

“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi bay sự nghiệp của họ”.

Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân. Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.

“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.

Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.

Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ? Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.

Mika Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc

Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.

Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:

Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả chấm hết.

“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.

Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian “Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.

Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm, nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ điển hình khác.

“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.

Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.

Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian, không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả những điều này là thực tế.

“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi bay sự nghiệp của họ”.

Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân. Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.

Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.

“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.

Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.

Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ? Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.

Mika Lê

 

Cuối năm ngoái, tôi dự hội nghị tổng kết của TTNC Văn Hóa Cổ Đông phương, một chiêm tinh gia đã phát biểu - Đại ý: Trong lịch sử nước Nga, khi người cầm đầu nước Nga có họ là Vladimia thì không một thế lực nào có thể xâm phạm nước Nga mà có thể chiến thắng. Ông ta dẫn chứng từ thời Nga Hoàng, đến thời Lenin và ngày này là Vladimir Putin. Ông cho rằng: Các thế lực siêu nhiên của nước Nga sẽ ủng hộ những vị lãnh đao có họ Vladimir. Và vì thế nên ngài Putin sẽ thắng trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.

Tôi rất ấn tượng với lời tiên tri này và còn nhớ đến nay. Tôi chẳng bao giờ phản đối những tiên tri mà mọi việc đang diễn biến và chưa có kết thúc chứng nghiệm. Tuy nhiên, ngay trên topic này, tôi vẫn luôn khuyến ngài Putin hãy đi song xa với Hoa Kỳ và cũng ngay trong topic này, tôi đã nói đến tương lai hội nhập toàn cầu, những vấn đề Crimea...sẽ không là gì cả trong tương lai hội nhập. Và rằng ngài Putin đã mắc sai lầm. Đương nhiên tôi hiểu giới hạn của lời tiên tri giành cho những người lãnh đạo nước Nga có họ bắt đầu bằng Vladimir, kể cả với giả thiết nó đúng.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức và trí tuệ - hình như tôi đã nói điều này ít nhất một lần ở đâu đó ngay trên diễn đàn này. Ngay cả những vấn nạn mà Trung Quốc đang rất đau đầu là sự phổ biến của nạn tham nhũng, cũng không thể giải quyết bằng quyền lực, cho dù ngài Tập đạt được quyền lực tối cao. Nó chỉ có thể giải quyết được bằng trí tuệ, mà quyền lực chỉ có thể là công cụ hỗ trợ. Thiếu yếu tố trí tuệ và không giải phóng được trí tuệ thì ngay cả siêu cường như nước Nga cũng có nguy cơ lụn bại.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan cảnh cáo Quốc dân đảng không bàn hiệp ước hoà bình với Trung Quốc

 

03:11 PM - 01/11/2016

Thanh Niên Online

Minh Quang

 

Đài Bắc cảnh cáo lãnh đạo Quốc dân đảng Hồng Tú Trụ không bàn hiệp ước hoà bình với Trung QuốcReuters  

 

quocdandang_ZTOP.jpg?w=665&encoder=wic&s
Lãnh đạo Quốc dân đảng, bà Hồng Tú Trụ đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ ngày hôm qua 31.10 và hôm nay 1.11 sẽ có buổi hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
 
Bà Hồng Tú Trụ hôm qua đã đến Nam Kinh để viếng đền thờ nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, người tham gia tiến hành cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh, lập ra Trung Hoa dân quốc, và là cha đẻ chủ nghĩa Tam dân. Tại đây, lãnh đạo Quốc dân đảng đề cập đến “thoả thuận năm 1992” và kêu gọi duy trì hoà bình ở hai bờ eo biển, theo China Post.
Báo Taipei Times cho rằng phát biểu bà Hồng Tú Trụ thể hiện ý định muốn ký hiệp ước hoà bình với Bắc Kinh trong cuộc gặp ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân.
Sau phát biểu của bà Hồng, Đài Bắc đưa ra tuyên bố rằng vấn đề ở hai bờ eo biển Đài Loan liên quan đến cơ quan công quyền, và chỉ có chính quyền của mỗi bên mới có quyền quyết định chính sách liên quan đến hai bờ eo biển.
Đảng cầm quyền Dân tiến (DPP) yêu cầu lãnh đạo Quốc dân đảng không vượt qua giới hạn “làn ranh đỏ” trong quan hệ với Trung Quốc bằng việc đưa ra đề nghị ký kết thoả thuận chính trị.
“Không đảng chính trị nào ở Đài Loan được quyền đàm phán hiệp ước quốc tế, nhất là khi Quốc dân đảng không phải là đảng cầm quyền”, Yeh Yi-jin, nghị sĩ của DPP phát biểu.
Ông Wu Ping-jui, một lãnh đạo khác của DPP nói thêm rằng theo một thoả thuận giữa lãnh thổ Đài Loan và đại lục, các cá nhân và tổ chức của Đài Loan đều bị cấm thực hiện đàm phán chính trị với Trung Quốc trừ phi được phép của chính quyền Đài Loan.
maanhcuu_gbnb.jpg?width=485&encoder=wic&
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu từng gặp ông Tập Cận Bình ở Singapore AFP
Kể từ sau năm 2005, lần đầu tiên ông Liên Chiến - lãnh đạo của Quốc dân đảng gặp gỡ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, Quốc dân đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc hàng năm đều tổ chức cuộc gặp dành cho các nhà lãnh đạo. Cuộc gặp được tiến hành dựa trên khuôn khổ của “đồng thuận năm 1992”, theo Taipei Times.
Trong các cuộc họp riêng biệt của các lãnh đạo Quốc dân đảng với ông Tập Cận Bình, cựu chủ tịch Wu Po-hsiung tái khẳng định "đồng thuận 1992" và tuyên bố không ủng hộ độc lập đối với Đài Loan. Trong khi cựu chủ tịch khác của đảng này, ông Eric Chu kêu gọi tăng cường hợp tác song phương trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương dựa trên "đồng thuận 1992".
Khác với Quốc dân đảng, đảng cầm quyền Dân tiến không công nhận “đồng thuận 1992” cũng như từ chối thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”. Lãnh đạo Thái Anh Văn kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5.2016 thường có những tuyên bố muốn tách Đài Loan khỏi đại lục, điều này làm Bắc Kinh giận dữ.

Minh Quang

==================

Bởi vậy, "Kim Long đằng phi" với "Ngân xà kình vũ" cũng chỉ là trò sân khấu thui. Hạ màn lâu rùi. Không nằm ngoài sự tiên tri của lão Gàn. Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Hì

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Nga bắt đầu bất an về Syria

01:45 PM - 03/11/2016
Thanh Niên Online
Một khảo sát mới công bố tại Nga cho thấy người dân nước này đang cảm thấy bất an về việc Nga tham dự vào cuộc chiến tại Syria.
 
nga-afp_KSKU.jpg?w=665&encoder=wic&subsa
Người Nga dường như đang bất an về việc nước Nga tham chiến tại SyriaAFP
 
Khảo sát được Trung tâm Levada tiến hành và công bố gần đây cho thấy người dân Nga đang bắt đầu lo lắng về cuộc chiến ở Syria và sợ mâu thuẫn giữa Nga với phương Tây sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát, dù vẫn có những nhận định là thiếu độc lập về cách thu thập thông tin về Syria, theo The Moscow Times ngày 2.11.
Phó giám đốc Levada, ông Aleksey Grazhdankin nhận xét nhìn chung rằng hầu hết người Nga vẫn lạc quan về vai trò của Nga, nhưng có một vài thay đổi đáng kể trong cách người dân nhận thức về chính sách ngoại giao của đất nước.
Theo khảo sát, có 52% cho biết ủng hộ việc Nga tham gia chiến dịch không kích ở Syria trong khi con số của năm trước là 55%. Tuy nhiên, số người hoàn toàn ủng hộ việc không kích đã giảm từ 21% xuống 16%. Đặc biệt, lượng người lưỡng lự không biết có nên ủng hộ không kích hay không đã tăng từ 19% lên 23%.
 

putin-afp_weob_vdwe.jpg?width=485&encode

 82% người Nga hài lòng với những gì Tổng thống Putin làm

 

Kết quả thăm dò dư luận của Trung tâm Levada cho thấy 82% người dân Nga được hỏi hài lòng với những gì ông Vladimir Putin đã làm trên cương vị tổng thống, trong khi chỉ 50% người dân tin rằng Nga đang đi đúng hướng.
Khảo sát cũng cho thấy người Nga đã giảm bớt sự lạc quan về mối quan hệ với phương Tây. Chỉ có 30% bày tỏ mong muốn chiến dịch không kích của Nga sẽ giúp cải thiện thái độ của phương Tây đối với Moscow trong khi một năm trước, con số này là 40%. Ngoài ra, 49% người Nga mong Moscow và phương Tây tìm ra điểm chung tại Syria trong năm ngoái đã giảm xuống còn 35% trong năm nay.
Theo nhà phân tích chính trị Mikhail Troitskiy, nhiều người dân Nga khó hiểu về quyết định ủng hộ chính quyền Syria và hỗ trợ quân sự của Moscow. "Đối với nhiều người Nga, thật khó hình dung ra lợi ích nào của việc Nga ủng hộ cho một xứ sở xa xôi và tại sao lại gây nguy cơ đối đầu với phương Tây khi ủng hộ ông Assad".
Có 48% người trả lời cho biết họ lo sợ cuộc xung đột Syria sẽ dẫn đến Thế chiến thứ 3. Tỉ lệ này chỉ là 29% khi được khảo sát hồi tháng 7. Kế hoạch đưa quân đến Syria của Tổng thống Putin được cho là nhằm khôi phục hình ảnh của Nga trên trường quốc tế sau khi nước này bị phương Tây cô lập vì sáp nhập Crimea và bị cáo buộc can thiệp quân sự ở miền đông Ukraine.

Bảo Vinh

======================

Có lói cho nắm vào thì vưỡn chẳng ai nghe. Lên thui, không lói lữa. Đã biểu người Mẽo câu độ ở Xi Di từ nâu dùi mà. Chiến tranh Xi di dai dẳng, nhùng nhằng còn nâu, cho đến khi nước Nga của ngài Putin hết chiền. Híc.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites