Posted 8 Tháng 3, 2016 Ngân sách quốc phòng - vòng kim cô siết quân đội của ông Tập Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phê chuẩn mức tăng ngân sách quốc phòng "thấp một cách bất ngờ" là bằng chứng cho thấy ông đang muốn kiểm soát chặt chẽ hơn quân đội thông qua công cụ kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Nhiều quan chức quân đội Trung Quốc đang có những động thái hiếm gặp khi công khai thể hiện sự thất vọng trước mức tăng ngân sách quốc phòng quá thấp mà chính phủ Trung Quốc thông báo hồi cuối tuần trước, theo South China Morning Post. Trung Quốc năm nay sẽ tăng 7,6% chi tiêu quân sự, lên đến 146 tỷ USD. Dù vậy, mức tăng này được đánh giá là tương đối thấp nếu so với tỷ lệ 10,1% của năm ngoái. Đây đồng thời cũng là mức tăng ngân sách quốc phòng một con số đầu tiên ở Trung Quốc kể từ năm 2010. Thiếu tướng Qian Lihua, cựu lãnh đạo văn phòng đối ngoại trực thuộc Bộ Quốc phòng, hôm 5/3 phát biểu trong một phiên thảo luận của Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh, so với năm ngoái, mức tăng năm nay là một "sự sụt giảm lớn". "Trước khi Đại hội Nhân dân Toàn quốc khai mạc, truyền thông phương Tây còn dự báo ngân sách quốc phòng Trung Quốc có thể tăng tới 20%. Kết quả chẳng những thấp hơn rất nhiều so với những gì phương Tây suy đoán mà thậm chí còn cách xa kỳ vọng của tôi", ông Qian nói. Theo chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Yin Zhuo, hiện là một cố vấn chính trị, tăng trưởng chi tiêu quốc phòng đúng là phải phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước nhưng nó vẫn cần đủ lớn để đảm bảo đáp ứng các "nhu cầu an ninh" quốc gia. "Chúng ta không nên để đà phát triển quân sự bị chững lại trong khi những thách thức an ninh đến từ bên ngoài, đặc biệt là trên biển, đang gia tăng nhanh chóng", Yin nhận xét. Ông cho rằng Trung Quốc quả thực không thể cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đua phát triển vũ khí nhưng tỷ lệ chi tiêu quân sự so với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện ở mức 1,5%, là quá thấp. "Tôi nghĩ hai đến 2,5% là hợp lý", Yin nói. "Chúng ta còn đang cắt giảm tới 300.000 sĩ quan quân đội. Vì thế, ta cũng cần nguồn tiền bổ sung để giúp những cựu binh này ổn định cuộc sống". Trung tướng Wang Hongguang, cựu tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân sự Nam Kinh, hôm 3/3 cũng tuyên bố quân đội Trung Quốc năm nay cần tăng ngân sách tới 20% mới đủ để chi tiêu phục vụ cho quá trình hiện đại hóa cũng như đối phó với những thách thức trên Biển Đông và Hoa Đông. Minh chứng sức mạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Ủy ban Quân sự Trung ương, hồi tháng 9 năm ngoái thông báo kế hoạch cắt giảm 300.000 binh sĩ không chiến đấu nhằm cải tổ quân đội, hướng tới mục tiêu xây dựng một bộ máy hiện đại và tinh giản. Quyết định trên được đưa ra sau khi một số quan chức quân đội cấp cao, gồm tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cựu phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương, cùng tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Trung Quốc, đều bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô "đả hổ diệt ruồi" do ông Tập khởi xướng. Ông Tập "đã có một nước cờ thông minh khi phát động chiến dịch chống tham nhũng trước khi tuyên bố cắt giảm nhân sự quân đội bởi lúc này các quan chức quân sự cấp cao sẽ cảm thấy lo lắng vì quá nhiều hổ lớn đã thất thế", một nguồn tin giấu tên nhận định đồng thời thêm rằng, qua hành động đó, Chủ tịch Trung Quốc còn muốn cho giới quân đội thấy ông hoàn toàn có khả năng kiểm soát cuộc sống của họ. "Không giống Đặng Tiểu Bình, người từng ra lệnh cắt giảm một triệu binh sĩ những năm 1980, ông Tập là một lãnh đạo quân đội nhưng có xuất thân dân sự. Thế nên, ông ấy phải dùng chiến dịch chống tham nhũng được công chúng ủng hộ và các công cụ tài chính để xây dựng uy tín cá nhân", nguồn tin giấu tên nói. Với việc chấp nhận mức tăng ngân sách quốc phòng thấp hơn kỳ vọng, ông Tập dường như muốn gửi đi thông điệp rằng ông không thể tiếp tục trao thêm những đặc quyền, đặc lợi, cho quân đội trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đứng trước bờ vực suy thoái. Dù vậy, Antony Wong Tong, quan sát viên quân sự từ Macau, đánh giá phương pháp tiếp cận của ông Tập đang ẩn chứa "nhiều rủi ro". "Ông ấy một mặt giao nhiều nhiệm vụ hơn cho quân đội nhưng mặt khác lại lấy đi nguồn lực của họ", Antony bình luận. "Nhiều khả năng hành động này sẽ phản tác dụng nếu ông Tập không thể khiến tất cả quan chức quân đội cấp cao nghe theo mình". Vũ Hoàng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 3, 2016 Đài Loan bất ngờ nhận cảnh báo sắc lạnh từ Trung Quốc 15:46, Thứ Hai, 07/03/2016 (GMT+7) (VnMedia) - Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép thảm kịch Đài Loan bị "chia cắt" khỏi nước này xảy ra thêm một lần nữa, báo chí nhà nước của Trung Quốc hôm qua (6/3) đã dẫn lời tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây được xem là lời cảnh báo sắc lạnh mà Bắc Kinh muốn nhắn gửi đến Đài Loan. Trung Quốc muốn phát đi thông điệp rằng vùng lãnh thổ này không được có bất kỳ động thái nào nhắm tiến tới việc đòi độc lập, tách ra khỏi cường quốc số 1 Châu Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Kể từ khi bà Tsai Ing-wen và Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà này giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ở Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan hồi tháng 1 năm nay, Bắc Kinh liên tục cảnh báo, răn đe Đài Loan về ý định đòi độc lập. Trong cuộc gặp với đoàn đại biểu của Thượng Hải đến tham dự cuộc họp Quốc hội hàng năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ám chỉ rõ ràng đến vấn đề Đài Loan. “Chúng ta kiên quyết dập tắt mọi hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Loan ở bất kỳ hình thức nào, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, đồng thời không bao giờ cho phép thảm kịch đất nước bị chia cắt xảy ra thêm bất kỳ lần nào nữa”, ông Tập Cận Bình đã khẳng định như vậy. "Đó là mong ước chung và là ý chí sắt đá của tất cả người dân Trung Quốc. Đó cũng là lời cam kết mạnh mẽ và là trách nhiệm của chúng ta đối với lịch sử và nhân dân”, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh thêm. Tân Lãnh đạo Đài Loan – bà Tsai từng tuyên bố, bà sẽ duy trì hoà bình với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến cam kết của bà này trong việc duy trì “thế nguyên trạng” trong quan hệ giữa Trung Quốc với VLT Đài Loan. Nhiều người Trung Quốc tỏ ra hoài nghi rất lớn về bà Tsai. Trung Quốc và VLT Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến, kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan đã trở nên dịu bớt đi kể từ sau khi chính quyền thân Trung Quốc của Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou lên cầm quyền năm 2008 dựa trên cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, tình hình đang có nhiều sự thay đổi khi bà Tsai đắc cử chức Lãnh đạo VLT Đài Loan trong cuộc bầu cử vừa rồi. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lo ngại và liên tục đưa ra những cảnh báo. Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Kiệt Linh (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 3, 2016 Nhóm tàu tấn công của Mỹ di chuyển đến vùng biển Philippines Thứ ba, 08/03/2016 - 12:26 Dân trí Nhóm tàu tấn công của Mỹ do tàu sân bay USS John C. Stennis dẫn đầu đã di chuyển từ khu vực Biển Đông đến vùng biển Philippines từ cuối tuần qua, thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. >> Tàu hải quân Trung Quốc theo sát cụm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông >> Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông để dằn mặt Trung Quốc Tàu sân bay USS John C. Stennis cùng các tàu khu trục hộ tống di chuyển đến vùng biển Philippines. (Ảnh: Kitsap Sun) Theo thông cáo, nhóm tàu này đã di chuyển đến biển Philippines sau khi tiến hành tuần tra 5 ngày tại Biển Đông. Trong thời gian này, các trực thăng trên tàu USS John C. Stennis đã thực hiện khoảng 266 đợt xuất kích. USS John C. Stennis được tiếp liệu ngay trên biển và nhận tiếp tế từ tàu hỗ trợ USNS Rainier. Hộ tống tàu sân bay này còn có 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một tàu khu trục loại nhỏ. Đô đốc Ronald Boxall, chỉ huy nhóm tàu tấn công trên, nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ thể hiện quyền họa động ở các vùng biển quốc tế. Sự hiện diện của chúng tôi ở đây sẽ thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực”. Đợt tuần tra của nhóm tàu tấn công của Mỹ diễn ra trong bối cảnh gần đây Trung Quốc ngang nhiên tăng cường bồi đắp ở Biển Đông, đưa tên lửa và máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Trong suốt thời gian các tàu tấn công của Mỹ hoạt động ở Biển Đông, các tàu hải quân của Trung Quốc cũng bám sát - động thái mà giới chức Mỹ cho rằng chưa từng xảy ra trước đó. Được biết, sau sứ mệnh tuần tra ở Biển Đông, tàu sân bay USS John C. Stennis tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn bắt đầu từ ngày 7/3. Khoảng 17.000 binh sỹ Mỹ sẽ tham gia tập trận cùng với binh sỹ Hàn Quốc trong 2 cuộc tập trận được cho là lớn nhất từ trước đến nay kéo dài đến ngày 30/4. Minh Phương Tổng hợp ======================== Nhiều đồ chơi nhể. Hôm nay, lão Gàn đi Hanoi về mua cho thằng cháu nội cả đống đồ chơi. Trong đó có cả siêu nhân biến thành ô cô. Khoe một tý. Tàu sân bay Hoa Kỳ cũng chỉ là đồ chơi thôi, nhằm dọa ma và Bắc Kinh vẫn tiếp tục lên mầu ở biển Đông. Hì. Nếu lão Gàn mà nhá đèn lộ thiên cơ, chắc mọi việc sẽ diễn biến khác đi một tý. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2016 Nhóm tàu tấn công của Mỹ di chuyển đến vùng biển Philippines Thứ ba, 08/03/2016 - 12:26 Dân trí Nhóm tàu tấn công của Mỹ do tàu sân bay USS John C. Stennis dẫn đầu đã di chuyển từ khu vực Biển Đông đến vùng biển Philippines từ cuối tuần qua, thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. >> Tàu hải quân Trung Quốc theo sát cụm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông >> Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông để dằn mặt Trung Quốc Tàu sân bay USS John C. Stennis cùng các tàu khu trục hộ tống di chuyển đến vùng biển Philippines. (Ảnh: Kitsap Sun) Minh PhươngTổng hợp ======================== Nhiều đồ chơi nhể. Hôm nay, lão Gàn đi Hanoi về mua cho thằng cháu nội cả đống đồ chơi. Trong đó có cả siêu nhân biến thành ô cô. Khoe một tý. Tàu sân bay Hoa Kỳ cũng chỉ là đồ chơi thôi, nhằm dọa ma và Bắc Kinh vẫn tiếp tục lên mầu ở biển Đông. Hì. Nếu lão Gàn mà nhá đèn lộ thiên cơ, chắc mọi việc sẽ diễn biến khác đi một tý. Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn: 1/ Năm nay bể Đông sôi sùng sục...... 2/ Tàu sân bay Hoa Kỳ cũng chỉ là đồ chơi thôi, nhằm dọa ma và Bắc Kinh vẫn tiếp tục lên mầu ở biển Đông. Bài báo dưới đây cho thấy Trung Quốc tiếp tục lên mầu ở biển Đông. Tất cả không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn đến từng sự kiện liên quan. Tất nhiên, khi lão đã đoán đúng sự kiện thì lão cũng thừa biết hậu quả của nó đi về đâu. Nhưng thôi, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Khi nào sự việc không thể thay đổi diễn tiến tất yếu của nó, lão mới phán tiếp. Cũng như sự kiện cuộc gặp Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Trung Quốc, lão chỉ đoán trước một tiếng đồng hồ (thực tế là ba tiếng). Bởi vì lão e nói sớm, những nguyên thủ quốc gia có thể kịp thay đổi. ======================== Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu! Thứ tư, 09/03/2016 - 12:00 Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông? >> Trung Quốc ngang ngược tự nhận là "nước đầu tiên phát hiện ra Biển Đông" >> Thế giới 360 độ tuần qua: Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông răn đe Trung Quốc National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất. Có một điều lạ rằng, năm nay trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông! Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này: “Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!? Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh. Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc: “Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”. Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”. Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyến Biển Đông. Bài báo phản ánh: “Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”. Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo. Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển. Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc. Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng. Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen. Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế. Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người. Ông Hughes nói: “Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con. Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành! Theo Linh Phương PetroTimes Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2016 Hoa Kỳ lại đem đồ chơi ra dọa ma và Trung Quốc lại sắp lên màu...Hì. Nhưng lão Gàn bảo kê đến cuối tháng 10 Việt lịch năm nay, chưa uýnh nhau. Vì sao lại thế? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...." mà. ============================== Không quân Mỹ sẽ có sự hiện diện lớn hơn trên đất Australia (TTXVN/Vietnam+) lúc : 09/03/16 15:49 Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Australia và Mỹ đã bắt đầu đàm phán về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vùng lãnh thổ phía Bắc Australia. Máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã có cuộc gặp với Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson tại Canberra tối 8/3.Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Bộ trưởng Payne cho biết Không quân Mỹ sẽ có sự hiện diện lớn hơn tại Australia, song không xác nhận việc triển khai các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ.Bà Payne cho biết hai bên đã thảo luận việc tăng cường hợp tác không quân, trong khuôn khổ Sáng kiến bố trí lực lượng giữa hai bên do cựu Thủ tướng Australia Julia Gillard đề xuất.Theo bà, sáng kiến này đang được phát triển và sẽ gia tăng tần suất luân phiên sự hiện diện của các đơn vị thuộc Không quân Mỹ ở Bắc Australia.Bộ trưởng Quốc phòng Australia nêu rõ Australia vẫn ủng hộ mạnh mẽ chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực gần Australia và hai nước vẫn hợp tác chặt chẽ với nhau để ủng hộ những lợi ích chung trong khu vực.Trước đó, Tướng Mỹ Robinson cho biết Lầu Năm Góc đang xúc tiến các cuộc đàm phán với phía Australia về việc cho phép Mỹ bố trí các máy bay ném bom hiện đại và máy bay tiếp liệu trên không tại vùng lãnh thổ phía Bắc Australia./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2016 Từ rất lâu, ngay trong diễn đàn và topic này, lão Gàn đã phát biểu ý kiến: Chiến tranh hiện đại sẽ diễn ra rất nhanh. Nhanh đến mức mà bộ Tư lệnh của bên thua vẫn chưa biết rằng mình đã thua. Bài báo dưới đây là một ví dụ cho sự tiên tri của lão Gàn. Cũng từ rất lâu, lão Gàn cho những tên lửa tomahok, tàu sân bay, thậm chí cả máy bay thế hệ 5, như F22...Pháo điện từ, súng lade....đều chỉ là thứ vũ khí hạng II. Vũ khí mà bài báo dưới đây nói tới, được lão xếp trong top I. Đây cũng chính là lý do mà lão cho rằng mấy thứ mà Hoa Kỳ đem đến biển Đông, như tàu sân bay chỉ để dọa ma, và Trung Quốc vẫn tiếp tục lên màu.... =============================Viễn cảnh chiến tranh bội siêu thanh 10:34 AM - 09/03/2016Thanh Niên Trong số những công nghệ quân sự có tính chất đột phá sẽ xuất hiện trong 10 năm tới, những vũ khí tấn công bội siêu thanh có thể làm biến đổi đáng kể diện mạo các chiến dịch quân sự của tương lai cũng như mở ra triển vọng tiếp cận không gian dễ dàng và ít tốn kém hơn. Máy bay X-51 của Mỹ - Ảnh: The National Interest Trùng Quang Theo chuyên san The National Interest, bội siêu thanh chỉ tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh trở lên (Mach 5, tức khoảng 6.174 km/giờ) và các chương trình nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào phạm vi từ Mach 5 đến Mach 10 dựa trên động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm (scramjet). Cuộc đua nhiều đối thủ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc đều đang tích cực triển khai dự án nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển lực đẩy bội siêu thanh. Máy bay sử dụng động cơ scramjet mang tên X-51 Waverider của Mỹ đã 2 lần thử nghiệm thành công trong khoảng thời gian từ tháng 5.2010 đến tháng 5.2013 và cung cấp những dữ liệu có giá trị giúp phát triển những loại vũ khí dựa trên scramjet trong tương lai. Tờ Daily Mail dẫn lời các chuyên gia thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang đặt mục tiêu vũ khí hóa thiết bị bay bội siêu thanh bằng chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW). “Với những thiết bị đạt vận tốc từ Mach 5 đến Mach 10 và được sử dụng như tên lửa tấn công, bạn có thể bắn hạ những mục tiêu di động ngay trước khi chúng kịp thay đổi vị trí”, chuyên gia Kenneth Davidson nói. Trong khi đó, vào tháng 10.2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thử nghiệm thiết bị bay trang bị động cơ scramjet mang tên Wu-14. Nay được gọi bằng cái tên khác là DZ-ZF, thiết bị này đã bay thử nhiều lần và gần nhất vào ngày 23.11.2015. Bắc Kinh không tiết lộ thêm chi tiết nhưng một số nguồn tin ước lượng DZ-ZF đạt tốc độ tối đa Mach 10 và có khả năng được biến thành các vũ khí tấn công tàu sân bay trên toàn cầu, theo báo mạng Washington Free Beacon. Nga cũng quyết không chịu kém và đang tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh với tốc độ được cho là có thể xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT. Do thông tin được bảo mật rất cao nên bên ngoài không nắm được về quá trình phát triển RS-26 Rubezh nhưng giới chức quốc phòng Nga ước đoán vũ khí này có thể sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay. Hành động chớp nhoáng Theo The National Interest, vũ khí bội siêu thanh làm giảm thời gian ứng chiến của đối phương đến mức các hệ thống phòng thủ tên lửa đối hạm không thể đối phó kịp. Từ đó, các bên cũng sẽ phát triển những công nghệ đánh chặn mới như vũ khí laser, súng điện từ hoặc hệ thống tên lửa phòng thủ bội siêu thanh. Mặt khác, sự phát triển của các khí tài siêu nhanh cũng thúc đẩy thay đổi nhận thức về địa lý của các chiến dịch quân sự, từ quy mô chiến trường cục bộ ra toàn cầu. Mới đây, hải quân Mỹ công bố học thuyết chiến tranh mới mang tên Distributed Lethality (tạm dịch: Phân bổ sát thương), được thiết kế một phần nhằm đối phó nguy cơ do các tên lửa bay với tốc độ gấp nhiều lần vận tốc âm thanh, đặc biệt là tên lửa diệt hạm. Do khung thời gian để ứng phó đòn tấn công của đối phương bị giảm thiểu rõ rệt, bên phòng vệ cần đầu tư lớn để nâng cao khả năng do thám, tình báo và theo dõi từ xa để có thể phát hiện mối đe dọa sớm hơn. Cuối cùng, vũ khí bội siêu thanh nằm trong một hệ thống gọi là kill chain (tạm dịch: chuỗi tiêu diệt). Có nghĩa là một quốc gia đầu tư vào loại vũ khí cũng phải đổ tài lực phát triển những khí tài phát hiện, theo dõi mục tiêu cũng như sự kết nối liên lạc thông suốt bắt kịp tốc độ của vũ khí. Cơ cấu chỉ huy sẽ phải hoạt động với tốc độ được tính bằng giây hay phút mà không thể có bất kỳ trở ngại nào. Chiến tranh tốc độ cao không có chỗ cho sự can thiệp về chính trị, tham khảo các quy định pháp lý hay xem xét lại chiến thuật. Vì thế, đi kèm với vũ khí bội siêu thanh có thể là các hệ thống tự động hóa ngày càng cao, trong một số trường hợp thậm chí không cần đến con người. Tên lửa siêu thanh BrahMos Tên lửa hành trình diệt hạm BrahMos của quân đội Ấn Độ - Ảnh: EPA Theo chuyên trang Military Today, tuy chưa đạt đến tầm bội siêu thanh nhưng với tốc độ siêu thanh Mach 2,8, BrahMos là tên lửa hành trình vào hàng nhanh nhất thế giới hiện nay. Ra đời từ sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ thông qua Công ty liên doanh BrahMos Aerospace, tên lửa này có thể được phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hoặc các trạm phóng lưu động trên mặt đất. BrahMos dài 8,4 m, đường kính 0,7 m và tầm bắn 290 - 300 km, có thể lắp đầu đạn thường lẫn đầu đạn hạt nhân khối lượng 200 - 300 kg. Tên lửa có thể bay ở độ cao từ 5 - 14.000 m và có thể tấn công chính xác mục tiêu nhỏ cỡ 1,5 x 1,5 m. Ban đầu được thiết kế là tên lửa đối hạm, nhưng BrahMos hiện đã có những phiên bản dùng cho tấn công trên bộ. Đang có nhiều nước, bao gồm một số quốc gia Đông Nam Á, bày tỏ quan tâm và thương thảo với Nga cũng như Ấn Độ để mua loại vũ khí này, theo trang DefenseNews. Trùng Quang 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2016 Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Thứ tư, 09/03/2016 - 22:14 Dân trí Khi tàu sân bay John C. Stennis và bốn tàu chiến khác của Mỹ tới Biển Đông hồi tuần trước, thông điệp được đưa ra rất rõ ràng: Mỹ vẫn là thế lực quân sự chủ đạo trong khu vực và sẽ không bao giờ từ bỏ vị thế này, báo New York Times bình luận. >> Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra Biển Đông >> Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu! >> Mỹ đàm phán đưa máy bay ném bom tới Úc để răn đe Trung Quốc Hải quân Mỹ cho biết có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở gần tàu Mỹ trong thời gian qua. Thông tin này được đưa ra giữa lúc một quan chức Trung Quốc trả lời truyền thông nước này rằng các tàu chiến Trung Quốc đã có mặt ở Biển Đông để "quan sát, nhận diện, theo dõi và trục xuất" các tàu chiến và máy bay nước ngoài vào gần cái mà họ gọi là “đảo của chúng tôi”. Tàu sân bay John C. Stennis. (Ảnh: AFP) Tình thế "mèo vờn chuột" nêu trên dù không kéo theo bất cứ va chạm nào, nhưng là diễn biến mới nhất trong sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Kể từ khi nhậm chức cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng tình hình tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền để ngang nhiên mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này trong khu vực, cũng như tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng và triển khai các tiền đồn của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ nước này, bất chấp phản đối của quốc tế. Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh. "Trung Quốc muốn vùng biển đó là của họ, nơi họ có thể triển khai tàu chiến và tàu của hải cảnh mà không lo ngại sự hiện diện của Mỹ hay hải quân các nước Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ", ông Marc Lanteigne, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Học viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, nhận định. Quá trình xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông được tiến hành từng bước nhưng những sự kiện gần đây đang đặt Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vào thế đối đầu trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm ngoái, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh và hiện Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng trái phép ở đây các cảng nước sâu và đường băng dài sử dụng cho tàu chiến và chiến đấu cơ. Mới đây, Trung Quốc còn triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn lắp đặt các hệ thống radar cao tần ở Trường Sa để kiểm soát tàu và máy bay ra vào khu vực. Theo giới quan sát, các công trình quân sự mới của Trung Quốc ở Biển Đông chưa tạo ra được mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ, ngược lại, Mỹ có thể dễ dàng phá hủy những công trình này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày càng lo ngại rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông nếu không được kiểm soát chặt chẽ, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, qua đó nắm quyền kiểm soát ở vùng biển rộng lớn có diện tích như Mexico và sử dụng ưu thế quân sự nhằm lấn át các quốc gia láng giềng trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc đua vũ trang trong khu vực và gia tăng nguy cơ xung đột. Tàu hải giám của Trung Quốc bên cạnh một tàu cá Philippines ở Biển Đông. (Ảnh: PhilStar) Trong khi giới chức ở thủ đô Washington cho rằng, Trung Quốc chưa đủ khả năng đẩy lùi các lực lượng Mỹ khỏi Biển Đông, giới phân tích cho rằng hoạt động xây dựng ở Biển Đông của Bắc Kinh có thể gây thêm nhiều khó khăn cho Hải quân Mỹ trong quá trình bảo vệ các đồng minh. Máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và hệ thống radar có thể giúp Hải quân Trung Quốc tự tin hơn trong cuộc đối đầu với các lực lượng Mỹ ở Biển Đông. Trong phiên điều trần hồi tháng trước tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông "nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển này". Trong một bài viết gửi lên ủy ban này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James R. Clapper dự đoán Trung Quốc "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trong vùng biển này" vào đầu năm tới. Theo ông Clapper, dù Trung Quốc chưa hoàn thành các hoạt động xây dựng, nước này vẫn có thể tiếp tục triển khai thêm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, các hệ thống tên lửa, cũng như tàu chiến cỡ lớn và các tàu thuộc lực lượng hải giám nước này. Ông Clapper cũng xác nhận, Trung Quốc đang lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 960km. Với hệ thống này, tên lửa diệt hạm DF-21D của Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu hay cản trở những nỗ lực của Hải quân Mỹ. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, mới đây cũng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách "đánh đuổi" các lực lượng Phillipines khỏi những vị trí mà nước này đang giữ hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng đồng thời hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama cân nhắc hành động đáp trả thích đáng đối với Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng các đảo nhân tạo sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc dễ dàng hoạt động dài ngày ở quần đảo Trường Sa, thay vì phải quay trở về đất liền để sửa chữa và lấy các nhu yếu phẩm như trước. Ông Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, cho rằng: "Giờ đây, tàu chiến Trung Quốc có thể hoạt động ở quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào". Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống radar mới trên đá Châu Viên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát trọn cả khu vực và có thể theo dõi các mục tiêu ở xa tới Eo biển Malacca. Tại cuộc hội đàm tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết không quân sự hóa Trường Sa. (Ảnh: NYTimes) Tại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ không "theo đuổi giấc mơ quân sự hóa" quần đảo Trường Sa, không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng nước này có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ giới hạn" ở Biển Đông, như cách mà Mỹ đặt căn cứ tại Hawaii. Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một kho nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo trong thời gian tới. Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ cho phép các máy bay chiến đấu Trung Quốc nán lại ở Biển Đông lâu hơn và giúp nước này dễ dàng thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) tại vùng biển này, một động thái tương tự mà Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khi đó, Trung Quốc đã đòi quyền được nhận dạng các máy bay khi vào không phận tại biển Hoa Đông và sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự nếu máy bay đối phương không tuân thủ yêu cầu. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản đã từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình Hoa Đông lại khác ở Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Obama tới nay chưa có chính sách cụ thể nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ lưu ý rằng quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy các quốc gia trong khu vực phải mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tháng vừa qua, Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu chiến và máy bay tới những khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền để thể hiện quan điểm của Washington rằng những khu vực này là vùng biển và không phận quốc tế. Ngọc Anh The NYTimes ============================= Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh. Qua hành động này của Bắc Kinh, mới thấy rõ rằng họ không bao giờ là chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Lý học Việt đã xác định rằng: "Quân tử tùy thời biến Dịch". Và cặp câu đối nổi tiếng trong văn học Đông phương về sự hành xử của người quân tử liên quan đến điều này là của Việt Nam:" Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai?"/ "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế!" Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khiến ngay cả phương thức tiến hành chiến tranh cũng đã thay đổi. Tầm xa và sự tàn phá của những tên lửa hành trình đã thay thế những khẩu đại bác cổ điển có từ thế chiến thứ II. Những vũ khí chính xác tự động tìm mực tiêu đã thay thế cho những cái bia tập bắn.... Bởi vậy, Hoa Kỳ đang tìm cách co lại những căn cứ quân sự trên thế giới. Vì nó được thay thế bằng vũ khí tầm xa. Nhưng ngược lại Bắc Kinh lại cố gắng vươn ra chiếm hữu biển Đông và là hành vi chính thức thách thức địa vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Tư duy của họ không theo kịp thời thế đã biến đổi. Đây là một sai lầm có tính sách lược quốc gia của Bắc Kinh, mà lão Gàn đã nhắc tới nhiều lần ngay trong topic này. Từ khi Bắc Kinh cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào năm 2008, lão đã xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào biển Đông (Bài "Việt sử 5000 năm và Biển Đông"). Hơn thế nữa, lão xác định một "canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay khi mà Hoa Kỳ tuyên bố "không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông". Đã có kẻ hớn hở cho rằng lão Gàn đã sai khi nghe Hoa Kỳ tuyên bố như vậy. Chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ rất hồ hởi khi nghe phát biểu như vậy. Nên mới tiếp tục bành trường ở khu vực này, theo kiểu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai". Thật là những thứ tư duy không chịu phân tích và suy luận. Nhưng với lão Gàn thì thấy cái chính trị thế giới này phức tạp quá! Nó không thật thà như lão. Người duy nhất trên thế giới này để lão phải xin lỗi liên tục, vì can tội nói dối là vợ lão. Ngoài ra, lão không cần thiết phải nói dối ai. Bởi vậy, lão thấy rất hài khi Bắc Kinh tin vào tuyên bố này của Hoa Kỳ. Quả nhiên, chỉ vài năm sau, Hoa Kỳ tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông. Còn Hoa Kỳ, đương nhiên cũng không thể tin vào tuyên bố của ngài Tập khi phát biểu: "Cam kết không quân sự hóa biển Đông". Điều này giống như trong một quốc yến tại Iraq, bà đại sứ phu nhân Hoa Kỳ phát biểu trong câu chuyện phiếm với quan khách: "Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, nếu Iraq chiếm Cô Oét". Cứ như một tin mật quốc gia được tiết lộ tình cờ, do một đại sứ phu nhân nhẹ dạ. Người hùng Sadam Hussen xua quân vào Cô Oét. Điếu mựa! Kết quả thật thảm hại với Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh I. Cái khác nhau giữa tuyên bố của ngài Tập - "không quân sự hóa biển Đông - và của Hoa kỳ - "Không đứng về phía tranh chấp nào ở biển Đông" - rất xa nhau. Cả hai đều xác định cụ thể hóa một hành vi. Nhưng một bên thực hiện ý đồ từ một nguyên nhân khác với tuyên bố của mình, còn một bên tự xóa bỏ trên thực tế với tuyên bố của mình. Muốn làm bá chủ thì phải có bảng hiệu. Để gọi là tính chính danh. Thí dụ trong Đại Chiến thế giới lần II, ít nhất Nhật Bản cũng phải căng banron với thuyết Đại Đông Á. Cái này lão cũng nói lâu rồi. Bắc Kinh điếu có bảng hiệu. Bây giờ, cái "không can thiệp của Hoa Kỳ vào tranh chấp biển Đông", nó cũng như Hoa Kỳ không can thiệp vào Cô Oét thôi. Lão cứ tưởng trên thế giới này có mình ông Sadam suy nghĩ tầm thường chứ. Hóa ra không phải. Thế gian lắm người tài, nhưng tỷ lệ những thằng ngu trong mọi lĩnh vực, vẫn áp đảo.Ngu thì chết! Lão nói rồi. Cuộc chiến vùng Vịnh I xảy ra rất nhanh, sau tiệc nhậu ở Batda và kết thúc cũng rất nhanh. Còn ở biển Đông thì kéo dài từ 2008 đến nay? (Lão lấy mốc 2008, là căn cứ vào bài viết của lão: "Việt sử 5000 văn hiến và vấn đề biển Đông". Thực ra mọi việc đều có liên quan đến nhau từ rất lâu rồi) - Tại vì Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão nói nhiều rồi. Tuy nhiên, lão xác định chiến tranh chưa thể xảy ra và bảo kê đến tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Sau đó "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào? Vào ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, có thể lão phán thêm vài điều và kết thúc tham gia topic này. Xin cảm ơn vì đã đọc bài này. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2016 Vậy là thành cướp biển rồi, các nước asian có thể thông báo về việc có cướp biển xuất hiện tại Biển Đông và đề nghị hỗ trợ bắt cướp. Xong phim. Đúng như Sư phụ nhận định, chơi xì tố mà bị lừa thì coi như xong phim rồi SP nhỉ? --------------------------------------------------------------------------- Ngư dân tố bị người từ tàu Hải cảnh Trung Quốc khống chế, đập phá như cướp biển (GDVN) - Đang thả lưới đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá của ông Võ Quang Thái bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đe dọa, phá hoại tài sản. Ngày 10/3, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam, ông Ngô Tấn cho biết vừa có báo cáo gửi các cơ quan chức năng về việc ngư dân Núi Thành bị lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đe dọa, phá hoại tài sản. Theo đó, vào khoảng 12 giờ 30 ngày 06/3, tàu ông Võ Quang Thái ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, số đăng ký QNa-91939-TS, công suất máy 635CV, hành nghề lưới vây. Khi tàu ông Thái đang thả lưới đánh bắt cá ở tọa độ 15057’ vĩ độ Bắc và 111048’ kinh độ Đông (thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam) thì bất ngờ có 13 người thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc ở trên tàu mang số hiệu 46101 đi ca nô áp sát mạn tàu ông Thái. Tàu QNa 91939 TS cập cảng Kỳ Hà vào sáng ngày 8/3. Sau đó, có 11 người tay cầm hung khí nhảy lên tàu, đập phá máy Icom nhằm cắt đứt liên lạc giữa ngư dân với các cơ quan chức năng trên đất liền. Chưa hết, 11 người này sử dụng roi điện và gậy đập phá tài sản trên tàu giống như những tên cướp biển và khống chế 10 ngư dân và dồn họ về phía mũi tàu. Sau đó tiến hành lục soát tất cả các hầm chứa cá trên tàu và thấy có khoảng gần 1 tấn sản phẩm hải sản, cá, mực. Họ tiến hành lập biên bản phi lý và bắt ông Thái chủ tàu cá ký vào. Sau khi lập biên bản xong, họ tiếp tục dùng dao cắt đứt ngư lưới cụ, đập bể 02 thúng chai ném xuống biển và tịch thu toàn bộ lương thực và sản phẩm hải sản, cá, mực đánh bắt được trên tàu. Họ còn đe dọa (có 02 người nói tiếng Việt) là: “Nếu tàu ông Thái không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa chạy về đất liền Việt Nam, thì sẽ hành động đâm bể tàu cá”. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng trên 300 triệu đồng. Theo các ngư dân kể lại, 11 người trên tàu Hải cảnh Trung Quốc tay cầm hung khí nhảy lên tàu rồi sử dụng roi điện và gậy đập phá tài sản trên tàu giống như những tên cướp biển và khống chế 10 ngư dân và dồn họ về phía mũi tàu. Nhận được tin tàu đã cập cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành) vào sáng ngày 08/3, Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo UBND huyện Núi Thành, UBND xã Tam Quang đã đến thăm hỏi, hỗ trợ và động viên thuyền viên trên tàu và chủ tàu cá Võ Quang Thái. “Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Trung ương Hội nghề cá Việt Nam, cần lên tiếng phản đối hành động phi lý và vô nhân đạo của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam. Và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho ngư dân và tàu cá của ông Võ Quang Thái. Các ngành chức năng quan tâm xem xét, có chính sách hỗ trợ ngư dân và tàu cá bị thiệt hại do các lực lượng nước ngoài gây ra, để ngư dân và tàu cá sớm khôi phục sản xuất, tiếp tục ra khơi đánh bắt theo nghề truyền thống, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam. Đặc biệt, các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam, cần phải tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ ngư dân an tâm bám biển sản xuất...”, ông Tấn nói. THÙY LINH 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2016 TIẾP TỤC NHÁ HÀNG... Lần này là hàng độc. hẳn máy bay tàng hình B2. Vưỡn chưa có vấn đề gì. Hì. ========================= Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Thái Bình Dương 10/03/2016 12:05 GMT+7 TTO - Washington ngày 9-3 thông báo điều ba máy bay ném bom tàng hình B-2 có khả năng mang vũ khí hạt nhân tới châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên. Máy bay ném bom tàng hình B-2 - Ảnh: Reuters Theo AFP, đây là những máy bay ném bom tàng hình tầm xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Động thái diễn ra sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố cảnh báo có thể triển khai đợt tấn công hạt nhân phủ đầu với Mỹ. Đây là những máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và Không quân Hoa Kỳ chỉ có khoảng 20 máy bay loại này. Chúng có khả năng tấn công bằng cả các loại vũ khí truyền thống lẫn vũ khí hạt nhân. Hãng Kyodo dẫn nguồn tin Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết các máy bay B-2 được điều tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lúc Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung thường niên với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại vùng biển của Hàn Quốc và các vùng biển gần đó. Cũng theo Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, trong thời gian điều động này, các máy bay B-2 sẽ tiến hành tập trận với quân đội Úc. Tư lệnh Lực lượng không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nữ đại tướng Lori J. Robinson cho rằng: “Những sự việc gần đây cho thấy nhu cầu cần phải tiếp tục trang bị sức mạnh không quân thường xuyên và tin cậy trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương”. Các quan chức Mỹ từ chối không cho biết chính xác các máy bay này sẽ được điều đi tới đâu. Chỉ nói “các máy bay B-2 sẽ phối hợp và thực hành huấn luyện với lực lượng không quân các nước đồng minh và đối tác, kiểm tra liên lạc qua sóng bộ đàm với trung tâm điều khiển không quân của Mỹ”. Theo Daily Mail, các máy bay B-2 được điều đi thuộc Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. D. KIM THOA Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2016 Từ lâu, lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: Trong chiến tranh hiện đại, quốc gia nào phòng thủ tốt sẽ chiến thắng cuối cùng. Bài viết dưới đây là một ví dụ cho khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ và Đồng minh. http://baodatviet.vn/anh-nong/my-thu-nghiem-sat-thu-toan-nang-sm-6-3302371/?p=12 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2016 "Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần mạnh mẽ hơn trong vấn đề Biển Đông" Thứ bảy, 12/03/2016 - 10:20 Thời báo The Washington Times vừa đăng bài “Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực của Mỹ tại châu Á sẽ là phép thử cho Tổng thống kế nhiệm.” >> Tình báo Mỹ: Trung Quốc sắp hoàn tất việc quân sự hóa Biển Đông >> Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. (Nguồn: Getty Images) Ngay trong số đặc biệt đưa tin về cuộc tranh luận của các ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa hôm 10/3 tại Miami do tờ thời báo The Washington Times, kênh truyền hình CNN và cơ quan truyền thông Salem Radio chủ trì tổ chức, tại các trang đặc biệt dành riêng đưa tin về sự kiện tranh luận này, tờ thời báo The Washington Times đã đăng bài “Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực của Mỹ tại châu Á sẽ là phép thử cho Tổng thống kế nhiệm.” Bài báo lên án yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý và các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông đồng thời đưa ra các thông điệp kêu gọi Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần có chính sách mạnh mẽ hơn để đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực. Theo bài báo, hơn 70 năm qua, Trung Quốc luôn thách thức trật tự thế giới do Mỹ thiết lập. Chiến thuật cưỡng chế của Trung Quốc ở Biển Đông là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy ý định của nước này nhằm phá vỡ luật pháp quốc tế. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cùng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng gồm cả đường bay dài 3km cùng một cảng nước sâu. Gần đây, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa các đảo mà nước này chiếm đóng tại các vùng biển có tranh chấp, đặc biệt là việc cho thử nghiệm đường bay trên đá Chữ Thập và triển khai một hệ thống tên lửa tối tân tại đảo Phú Lâm. Hành động quân sự hóa này đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh, đối tác tại khu vực Thái Bình Dương. Chính sách thụ động của chính quyền Obama tại Biển Đông đối với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc là nguy hiểm, đe dọa tới lợi ích sống còn của Mỹ đối với tự do thương mại tại Biển Đông. Điều này cho thấy rõ sự thất bại của chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Mỹ. Do đó, Tổng thống kế nhiệm của Mỹ cần tăng cường hợp tác quân sự đối với đối tác và đồng minh của mình tại Biển Đông để có thể đảm bảo lợi ích sống còn của Mỹ và kêu gọi sự tôn trọng tự do hàng hải ở khu vực Thái Bình Dương. Bài báo đăng tải các thông điệp khẳng định: Chính sách của Mỹ cần thiết thực hơn nữa thay vì các phản ứng đơn thuần đối với hành động cương quyết của Trung Quốc tại tuyến hàng hải trọng yếu đối với một nửa số tàu thương mại trên thế giới. Đường chín đoạn của Bắc Kinh là đi ngược lại với luật pháp quốc tế. Duy trì sự ổn định trên cơ sở luật pháp là cần thiết để đấu tranh với các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các điểm đảo do nước này bồi lấp. Tư lệnh Các lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố Trung Quốc đang thay đổi bối cảnh tác chiến tại khu vực. Mỹ cần tăng cường điều chuyển máy bay và tàu hải quân để khẳng định tự do hàng hải. Tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược tại khu vực với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản là cần thiết. Cần can dự vào các liên kết hàng hải để bảo vệ an toàn cho các hoạt động đánh bắt và các rạn san hô ở khu vực tranh chấp. Giới chức lãnh đạo Mỹ phải chứng tỏ sự quyết tâm mới trong việc củng cố pháp trị trên vùng Biển Đông đang tồn tại tranh chấp và duy trì cam kết đối với tự do hàng hải. Lợi ích căn bản của Mỹ tại khu vực, trong đó có ổn định, tự do hàng hải, tự do thương mại và sự tiếp cận toàn diện với khu vực Thái Bình Dương cần được duy trì bằng mọi giá./. Theo HỮU HOÀNG/NEW YORK (VIETNAM+) http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-my-ke-nhiem-can-manh-me-hon-trong-van-de-bien-dong/375555.vnp ============================ Từ lâu, ngay trong topic này, lão Gàn đã phán: Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ muốn thắng phải mạnh mẽ về vấn đề biển Đông. Và rằng: Lão sẽ ủng hộ ứng cử viên nào tỏ ra mạnh mẽ trong vấn đề biển Đông, kể cả đó là ông Trump. Mặc dù lão không ưa tính phổi bò giống lão Gàn của ông này. Vấn đề không phải chỉ là Việt Nam có lợi trong việc bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, nếu có sự can thiệp của Hoa Kỳ trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Một đô đốc của Hoa Kỳ đã phát biểu: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Và điều này đã chứng tỏ rằng: Việt Nam không đóng vai trò quan trọng gì trong "Canh bạc cuối cùng". Nhưng Việt Nam sẽ rất quan trọng nếu cân bằng được sự ảnh hưởng của hai bên và có quyết định đúng thời điểm trước những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nước Mỹ phải mạnh mẽ trong vấn đề biển Đông - chính vì ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ bị đe dọa. Bắc Kinh thể hiện tham vọng của họ từ lâu, ngay vào những năm 60, họ đã muốn cầm đầu thế giới thứ III với hai cực Liên Xô và Hoa Kỳ. Do đó, nếu vị tổng thống kế nhiệm, không có tính quyết đoán mạnh mẽ, thì sẽ đồng nghĩa với sự từ bỏ của Hoa Kỳ , trong việc tiếp tục giữ ngôi vị bá chủ thế giới. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2016 Mỹ - Nhật thắt chặt vòng vây Trung Quốc từ vịnh Cam Ranh? Đắc Quang Chủ Nhật, ngày 13/3/2016 - 06:38 VietTimes -- Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức mới khi Việt Nam nâng cấp, cải tạo vịnh Cam Ranh, chiến hạm nước ngoài hoàn toàn có thể tiến vào vùng vịnh này bởi đây là một trong những cảng nước sâu lý tưởng nhất thế giới thích hợp cho mọi loại tàu chiến - kể cả tàu sân bay. Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam hiện diện trên quân cảng Cam Ranh Ngày 11/3, một số cơ quan truyền thông lớn – đặc biệt là cơ quan quân sự của Trung Quốc bất ngờ công bố thông tin một trung đoàn lực lượng hàng không của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc ngày 10/3 đã tổ chức huấn luyện bay cường độ lớn. Trung đoàn này đã sử dụng các máy bay chiến đấu J-11BH và J-11BSH lần lượt triển khai huấn luyện 5 khoa mục gồm không chiến một đối một, cơ động chiến thuật tầng trời thấp và siêu thấp, tấn công các mục tiêu trên biển (tàu chiến) và mặt đất. Tổng cộng có gần 30 lượt bay tăng cường năng lực tác chiến, các máy bay chiến đấu mang theo đạn thật diễn tập. Cuộc tập trận này nhằm mục đích hù dọa Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh hai quốc gia này tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam, vịnh Cam Ranh có thể trở thành căn cứ quân sự mới để đối phó với những động thái bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Tàu sân bay USS John C.Stennis tiến vào biển Đông đầu tháng 3/2016. Từ đầu tháng 3/2016 trở lại đây, quan hệ giữa hai nước Trung – Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Đầu tháng 3/2016, lực lượng hải quân Mỹ tiến vào vùng biển “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền, và ngày 5/3, Mỹ công bố một bản tin rằng, lực lượng tấn công với tàu sân bay tàu USS John C. Stennis (CVN 74) đóng vai trò trụ cột đã bị tàu hải quân Trung Quốc bao vây khi tiến vào biển Đông. Phía Mỹ nhấn mạnh “tình huống này chưa bao giờ xuất hiện”. Sau đó, ngày 8/3, tại Australia, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh, trước những hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, có thể Mỹ sẽ cùng quân đội Australia luân phiên bố trí máy bay oanh tạc chiến lược tại phía Bắc Australia. Ngày 10/3, tổng thống Obama đã thẳng thắn nói rằng “Mỹ đã thành công trong việc huy động đa số các nước châu Á cô lập Trung Quốc”. Hàng loạt động thái cho thấy, Mỹ ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Cùng với đó, với vai trò là một đồng minh lớn của Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông, Nhật Bản cũng đang tăng tốc các hành động trên biển Đông. Ngày 29/2, hai nước Nhật Bản và Philippines thực hiện hiệp điện ký kết ngày 25/1 mới đây, phía Nhật sẽ cung cấp nhiều vũ khí khí tài – bao gồm máy bay quân sự cho Phiplippines. Ngày 6/3, Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu triển khai thảo luận với Phillippines về vấn đề tàu ngầm Nhật Bản đồn trú tại căn cứ hải quân Subic, sớm nhất là tháng 4, tàu chiến của Nhật Bản sẽ có mặt ở khu vực này. Đến ngày 11/3, chính phủ Nhật Bản chính thức công bố Sách Trắng hợp tác khai thác phát triển phiên bản năm 2015 và chỉ ra rằng, để bảo đảm cho an ninh trên biển Đông, cần tăng cường hoạt động viện trợ cho các nước ASEAN. Sau khi Nhật Bản chính thức bàn giao máy bay quân sự cho Philippines vào đầu tháng 3, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ triển khai các chiến lược nhằm vào Trung Quốc trên biển Đông. Vịnh Cam Ranh được chụp từ vệ tinh. Như vậy, khi Trung Quốc đối phó với lực lượng quân đội Mỹ tiến vào “đường lưỡi bõ” thì vòng vây của Mỹ và Nhật Bản tại vòng ngoài biển Đông đã được triển khai. Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang tích cực phối hợp với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề đồn trú tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Ngày 8 và 9/3, Việt Nam đã thể hiện ý định quốc tế hóa vịnh Cam Ranh - căn cứ quân sự Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông – Nam Việt Nam. Do đó, thông tin này là sự hỗ trợ tốt cho Mỹ khi triển khai các hành động ở phía Tây biển Đông. USS John C. Stennis là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, được đưa vào hoạt động từ năm 1995. Tàu có thể đạt tốc độ hơn 30 hải lý, sức chứa 90 máy bay và trực thăng. Stennis có hệ thống tên lửa phòng không của NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air, hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, và hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32. Ảnh: US Navy Vịnh Cam Ranh nằm ở miền Đông Nam Việt Nam, cách quần đảo Trường Sa khoảng 600km, là một trong những cảng nước sâu lý tưởng nhất thế giới, vị trí địa lý ưu việt, là cảng hải quân lớn nhất của Việt Nam. Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh có vị trí chiến lược quan trọng nhất ở châu Á. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã từng sử dụng cảng này làm trung tâm cho mọi hoạt động trên biển. Vịnh Cam Ranh cũng đã từng được Pháp, Nhật Bản, Liên Xô sử dụng để đỗ các tàu chiến loại lớn. Từ đó trở đi, vịnh Cam Ranh trở thành con át chủ bài quan trọng của Việt Nam, có thể giúp Việt Nam giành được ưu thế khi giải quyết những vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Hiện tại, phía Mỹ đang tích cực dốc sức vào vấn đề biển Đông và muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh. Rõ ràng thiện chí của Việt Nam đã thể hiện một tín hiệu đặc biệt. Theo tin của các hãng truyền thông lớn của Việt Nam ngày 9/3, ngày 8/3, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh, tuyên bố mở cửa vịnh Cam Ranh cho tàu tuyền quốc tế. Theo bản tin này, Việt Nam sẽ đầu tư 2.000 tỉ đồng (khoảng 92,34 triệu USD) để nâng cấp, cải tạo vịnh Cam Ranh, đưa lượng choán nước của tàu cỡ lớn lên tới 110.000 tấn, đến lúc đó, mọi loại tàu chiến của các quốc gia – kể cả tàu sân bay cũng đều có thể tiến vào vịnh Cam Ranh. Có phân tích chỉ ra rằng, khi báo chí Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh cụm từ “110.000 tấn” và bàn đến vấn đề nhiệm vụ chủ yếu của vịnh Cam Ranh là tiếp đón “tàu chiến quân sự” thì đã bao hàm dụng ý tương lai sẽ đón tàu sân bay Mỹ. Máy bay săn ngầm P3C của Nhật Bản. Việc Việt Nam khai thác và phát triển vịnh Cam Ranh cho thấy rõ yếu tố đối phó với mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Theo tiết lộ của Thông tấn xã Việt Nam: “Việc nâng cấp, cải tạo này có lợi cho hải quân Việt Nam và hải quân các nước hỗ trợ lẫn nhau trên phương diện tác chiến”, đồng thời có t hể “bảo vệ nền hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Trong bối cảnh sức mạnh của hải quân các nước ASEAN có hạn, sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ thể hiện một tín hiệu tích cực. Trên thực tế, trước khi Việt Nam tuyên bố cải tạo vịnh Cam Ranh, Nhật Bản cũng đã nhanh chân bày tỏ nguyện vọng được đồn trú tại vịnh Cam Ranh. Năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã tổ chức hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, hai bên đã đàm phán về các nội dung như chiến của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đóng tại vịnh Cam Ranh và bố trí máy bay chống ngầm P-3C thực hiện các hoạt động tiếp tế tại vùng vịnh này, hai nước đã đạt được nhận thức chung trong việc để tàu chiến của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đóng tại vịnh Cam Ranh. Đầu tháng 3/2016, trong thời điểm Nhật Bản tăng cường viện trợ cho Việt Nam, trước khi tàu Mỹ tiến vào vịnh Cam Ranh, tàu chiến của Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc tiến vào vùng vịnh này. Việc Việt Nam mở cửa vịnh Cam Ranh cho tà thuyền quốc tế - trong đó có tàu thuyền của Mỹ, Nhật Bản, đương nhiên cũng bao gồm cả tàu thuyền Nga, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, rõ ràng nước Nga có phần lực bất tòng tâm, đối với Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện một thách thức mới. Đ.Q ============================= Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn về Vịnh Cam Ranh từ vài năm trước, ngay trong topic này hoặc Quán Vắng. Lúc ấy , lão Gàn phán rằng: Việt Nam nên biến Vịnh Cam Ranh thành cảng dịch vụ sửa chữa mọi tàu thuyền quốc tế - Đại ý vậy. Trung Quốc bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của thần Chiến tranh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2016 Vì sao Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria? 12:02 PM - 15/03/2016 Thanh Niên Online Tổng thống Vladimir Putin có thể đang sốt ruột trước túi tiền cạn dần của nước Nga, cũng có thể sợ sa lầy ở Trung Đông, nhưng ông chứng minh rõ ràng: “nhiệm vụ đã hoàn thành”, đã đến lúc rút quân trong vị thế người chiến thắng. Tin liên quan Ván cờ Syria đã đem lại chiến thắng cho cả bản thân ông Putin và nước Nga - Ảnh: Reuters Kiều Oanh Tổng thống Nga và Mỹ điện đàm về tình hình Syria Putin “xỏ mũi” Obama? Tổng thống Putin đã làm cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hôm 14.3 là sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng chẳng khác gì phần còn lại của thế giới này, cũng giật mình với tuyên bố của ông Putin. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đã phải lảng tránh các câu hỏi xung quanh đề tài này trong cuộc gặp gỡ báo chí thường nhật hôm 14.3, trong lúc giới chức Mỹ đang cố hết sức dò la thông tin và đoán già đoán non về một con người khó đoán như Putin. Báo Politico dẫn lời một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama phát biểu chiều 14.3: “Chúng tôi đã xem các thông tin về việc Tổng thống Putin tuyên bố rút quân Nga theo kế hoạch khỏi Syria. Chúng tôi dự kiến sẽ hiểu thêm về điều này trong vài giờ tới”. Thật ra thì trong suốt 2 năm qua, dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng phải học cách làm quen với những nước cờ đầy bất ngờ của ông Putin. Tuyên bố bất ngờ rút quân chỉ xảy ra có 6 tháng khi ông Putin khiến cả thế giới phải giật mình với cú can thiệp quân sự thần tốc vào Syria. Hay ván cờ hốt trọn: sát nhập lãnh thổ Crimea thuộc Ukaine (đồng minh của Mỹ) vào Nga hồi năm 2014 không làm Mỹ và phương Tây bất ngờ đến choáng váng đó sao? Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP Trong một cuộc họp báo hồi tháng trước, phóng viên của Bloomberg đã “làm khó” Tổng thống Mỹ Barack Obama với câu hỏi có phải ông đã bị Tổng thống Putin “xỏ mũi” ở Syria rồi hay không. Ông Obama lúc đó đã “đánh trống lảng” rằng cuộc không kích của Nga tại Syria cho thấy vị thế của chính quyền Syria đã yếu đi. Chi tiêu 4 triệu USD/ngày Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà người ta có thể nghĩ tới khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria là vì Nga... cạn tiền. Báo New York Daily News đưa tin ước tính mỗi ngày quân đội Nga “đốt” hết 4 triệu USD ở Syria. Giá dầu rớt thảm hại suốt thời gian dài qua khiến một đất nước sống lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga phải điêu đứng. Nga gần đây đã tha thiết yêu cầu Ả Rập Xê Út - một ông cực bự khác trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ - giảm sản lượng và tăng giá dầu. Ả Rập Xê Út - một “ông bự” đứng ở chiến tuyến bên kia trong cuộc chiến Syria và là đồng minh với Mỹ - lắc đầu dứt khoát. Việc nước này yêu cầu vay gói “siêu” nợ từ 6-8 tỉ USD hồi tuần trước cho thấy quyết tâm của Riyadh trong việc đẩy Nga và Iran vào cảnh cơ hàn mạnh mẽ tới đâu. Rút quân khỏi Syria giúp Nga tiết kiệm tiền đáng kể trong bối cảnh túi tiền đang xẹp dần. Tiếp đến, Nga đang ở trong một tình huống khó xử với đồng minh người Kurd – lực lượng đang “bắt cá hai tay” đầy thuận lợi ở Syria. Mỹ phải ve vãn người Kurd vì đây là lực lượng nổi dậy ở Syria giúp họ chống IS hiệu quả nhất. Nga o bế người Kurd vì họ gây rắc rối lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ - nước đã bắn rơi chiếc chiến đấu cơ của Nga ở Syria. Nhưng Tổng thống Syria, ông Bashar Assad – nguyên nhân chính khiến Nga điều quân sang Trung Đông – thì dứt khoát sẽ đối đầu lại với tất cả các lực lượng nổi dậy mà thu hết quyền lực về tay mình. Sự rút lui khỏi Syria vào lúc này sẽ giúp ông Putin thoát khỏi tình thế khó xử giữa 2 đồng minh quan trọng đang “choảng” nhau. Cuộc rút lui khỏi Syria sẽ giúp Nga thoát khỏi thế khó xử với đồng minh người Kurd - Ảnh: AFP Cuối cùng, chỉ mới gần đây, trong cuộc phỏng vấn với báo Atlantic, Tổng thống Mỹ Obama đã cười nhạo rằng ông Putin đã nhúng chân vào vũng lầy nội chiến ở Syria và sẽ phải hối tiếc. Ông Obama cũng cho rằng Nga đang với xa quá mức và đang “chảy máu” ở Syria. Hẳn trước khi đưa quân quay lại “vũng lầy Trung Đông”, ông Putin đã phải vạch rõ chiến lược để không lặp lại sai lầm như cuộc sa lầy thật sự của quân đội Liên Xô ở Afghanistan hồi năm 1979 – một nỗi ám ảnh khó phai trong đầu người Nga, không cần ông Obama phải nhắc. Ông Putin chắc chắn rất sợ sa lầy ở một nơi rất dễ sa lầy như Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. “Nhiệm vụ đã hoàn thành” Khi đưa quân sang Syria, ông Putin có nói đến mục đích chống IS, nhưng Mỹ chưa bao giờ tin. Và Mỹ hay bất kỳ ai cũng không có lý do nào để tin rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu chống IS mà rút quân khỏi Syria. Ông Evelyn Farkas, một cựu quan chức hàng đầu về Nga tại Lầu Năm Góc cay đắng: “Nếu mục tiêu của ông ta đã hoàn thành gần hết, vậy rõ ràng ông ta không định đánh IS”. IS vẫn đang chiếm giữ một phần rộng lớn lãnh thổ Syria, vẫn đang làm mưa làm gió không chỉ ở Syria hay Iraq – đất nước thứ 2 mà IS đặt thành trì – mà là ở nhiều nơi trên thế giới bằng các cuộc tấn công khủng bố. Làn sóng tị nạn là nạn nhân của IS đang tràn qua khắp châu Âu. Nhưng đó không phải là rắc rối của ông Putin. Mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin ở Syria mà ai cũng biết và bản thân ông Putin cũng nhiều lần nhấn mạnh là củng cố quyền lực của ông Assad. Và rõ ràng, ở khía cạnh này, tổng thống Putin có thể thản nhiên tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành”. Dẫu Mỹ đã phải tham chiến, phải lôi kéo một lực lượng đồng minh hùng hậu nhảy vào Syria thì ông Putin sẽ vẫn bắt tay Assad! - Ảnh: Reuters Nếu như trước khi Nga đem quân sang Syria, chính quyền của ông Assad – đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông – đang tơi bời bởi các đợt tấn công của hàng loạt lực lượng nổi dậy khác nhau được Mỹ chống lưng mạnh mẽ, đến nay những lực lượng đó bị máy bay Nga ném bom tơi bời. Quân đội Nga cùng Iran và lực lượng Hezbollah đã giúp chính quyền Syria chiếm lại một loạt thành trì từ tay các lực lượng nổi dậy, nhất là ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như trước đây Mỹ liên tục khăng khăng Assad phải ra đi thì nay không còn nghe Mỹ nhắc đến điều đó nữa. Các cuộc đàm phán hòa bình Syria, dù có tiếp tục được hay không và có mang lại kết quả gì chăng nữa thì Assad sẽ vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế quyền lực cao nhất. Và Syria sẽ vẫn tiếp tục là đồng minh của Nga một cách vững chắc. Với bản thân ông Putin, đem quân về nước trong hoàn cảnh đó, trong vị thế của người chiến thắng, sẽ càng giúp tăng cao sự ủng hộ của người dân Nga. Về vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, nếu như một đất nước nào đó ở Trung Đông hay ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới có thể hoàn thành được mục tiêu của họ nhờ vào sự giúp đỡ của quân đội Nga, đây sẽ là một ví dụ điển hình để những nước khác cũng sẽ nhờ vả đến Nga. Mỹ chắc chắn không muốn điều đó, nhất là tại một khu vực đầy phức tạp và cũng đầy dầu mỏ mà Mỹ đã cố gắng xây dựng sự ảnh hưởng suốt bao thập niên qua. Kiều Oanh =========================== Tổng thống Putin đã làm cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hôm 14.3 là sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng chẳng khác gì phần còn lại của thế giới này, cũng giật mình với tuyên bố của ông Putin. Thế giới có thể bất ngờ, nhưng lão Gàn thì không. Bởi từ lâu lão đã xác định Hoa Kỳ uýnh IS câu giờ và là cái bẫy chờ Nga nhảy vào can thiệp. Bởi vậy, việc ngài Putin rút khỏi Xyria lúc này là sáng suốt. Cá nhân lão Gàn ủng hộ ngài Putin với quyết định này. Một điều nữa là lão khuyên ngài Putin nên hợp tác với Hoa Kỳ. Lực lượng hạt nhân của Nga tuy đứng ngang ngửa với Hoa kỳ, nhưng là thứ vũ khí để bảo đảm "hai bên cùng chết", chứ không phải thứ vũ khí giành chiến thắng. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2016 "Giải nén" điểm nóng Biển Đông! (Bình luận quân sự) - Xung đột nóng trên Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Góc nhìn quân sự:Trung Quốc bay thử nghiệm ra đảo bồi đắp... Phải xác định rõ, đúng, nguyên nhân bắt đầu từ đâu, đối thủ chính là ai, từ đâu đến, nhằm mục đích gì... để xử lý, đối phó hay ngăn chặn là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết. Xung đột trên Biển Đông từ nguyên nhân nào? Từ tranh chấp chủ quyền? Quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt là không thể bàn cãi. Thế giới đều biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm quần đảo này trong tay người Việt Nam năm 1974 và đã có 74 người Việt Nam hy sinh trong sự kiện đó đã xác nhận chủ quyền không chối cãi của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Giải phóng Hoàng Sa chỉ có thể từ Hải quân Việt Nam. Nhưng Việt Nam sẽ lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, vì thế, Hoàng Sa nhất định không phải là nguyên nhân xảy ra xung đột nóng trên biển Đông. Quần đảo Trường Sa thì tính chất tranh chấp khác với Hoàng Sa. Đây là một quần đảo nằm giữa Biển Đông ngoài EEZ và thềm lục địa Việt Nam. Tranh chấp ở đây là giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Trung Quốc xâm lược chiếm đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền năm 1988; giữa Việt Nam với Philipine, Đài Loan, Malaisia khi các đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền bị chiếm trước năm 1975. Như vậy, xung đột nóng chỉ có thể xảy ra từ khu vực tranh chấp này, khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam xác lập chủ quyền. Từ “tự do hàng hải”? Phổ bản đồ tuyến hàng hải đông đúc nhất (đường màu xanh) và cảng bận rộn nhất (đốm màu đỏ) trong và xung quanh Biển Đông. Nếu như xung đột nóng trên Biển Đông vì nguyên nhân tự do hàng hải thì chỉ có thể là cuộc đối đầu giữa Mỹ và liên minh với Trung Quốc, nhưng liệu có chắc đó là nguyên nhân như chúng ta tưởng, phán đoán lâu nay? Rất nhiều ý kiến cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đặc biệt là của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…khi với lưu lượng hàng hóa hơn 5000 tỷ USD qua đây mỗi năm. Nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia cho rằng, nếu xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông “sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường …”. Hiện nay, ngay cả vị tướng nghỉ hưu, chiến lược gia vẫn cho rằng: “Biển Đông là một con đường hàng hải tấp nập nhất của quốc tế. Hàng ngày có 1/4 tàu vận tải cỡ lớn của thế giới đi qua. Nếu tính cả tàu quân sự thì bình quân mỗi ngày có hàng ngàn chiếc đi qua đây. Tất cả tàu chở dầu từ vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương, đi qua eo Malacca để đi lên Đông Bắc Á đều đi qua Biển Đông. Cái yết hầu là chỗ này! Biển Đông không chỉ là vùng có quyền lợi gắn bó với các nước xung quanh, mà còn liên quan quyền lợi của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, kể cả Ấn Độ vì hàng hóa của họ đều đi qua đây. Cho nên tại sao tranh chấp ở Biển Đông lại trở thành cuộc tranh chấp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và ASEAN là vì vậy…” Rõ ràng, đó là sự thổi phồng tính quan trọng sống còn của tuyến hàng hải trên Biển Đông mà thôi. Thực tế, Biển Đông, đơn giản chỉ là tuyến hàng hải ngắn nhất, do đó, kinh tế nhất mà thôi. Biển Đông và eo biển Malacca không có sự đặc biệt như eo biển Hormuz hay eo biển Bosphorus, nghĩa là không có tính “độc đạo”. Nếu phong tỏa Biển Đông và đóng cửa eo biển Malacca thì Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn không bị ảnh hưởng lớn trên tuyến hàng hải đến từ Ấn Độ dương. Khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ đi tuyến khác qua 3 eo biển dự phòng (Lombok, Sunda, Makassar) và thời gian trung bình cho các loại tàu thương mại chỉ tăng thêm 2 ngày so với khi đi qua Malacca. Riêng Nhật Bản thì giá vận chuyển trong cả năm sẽ tăng ước tính không quá 1% GDP. Australia giao thương cũng chủ yếu với Trung Quốc nên miễn nhiễm với sự phong tỏa. Vậy, Nhật Bản sẽ chiến tranh với Trung Quốc vì thời gian 2 ngày đi biển và vì mất 1% GDP hay không? Nhật Bản không điên rồ. Với Trung Quốc, các tuyến hàng hải trên Biển Đông là rất nhiều và đặc biệt là tuyến hàng hải bên ngoài “đường chính khúc” mà Trung Quốc vẽ ra. Các học giả Trung Quốc cũng đã từng cho rằng, Biển Đông là "đường sinh mạng" của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không “bỏ tất cả trứng trong một giỏ”, họ đã có nhiều mạng lưới thay thế để vận chuyền năng lượng, hàng hóa như tuyến đường ống, đường sắt, cầu cảng, trong và ngoài Trung Quốc mà không cần đến Biển Đông khi có sự cố. Nếu Trung Quốc không thể bóp nghẹt Nhật Bản bằng phong tỏa hàng hải trên Biển Đông thì Mỹ và liên minh cũng không thể chốt chặn nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng cách đóng eo biển Malacca, Lombok và phong tỏa Biển Đông. Như vậy, điều rút ra là, nếu như cho rằng, Biển Đông sẽ nổ ra xung đột nóng vì tự do hàng hải (phong tỏa và chống phong tỏa) là thiếu cơ sở xác đáng. Điều kiện và tình huống là không đủ để xảy ra xung đột nóng. Có thể nói, dự báo những nguyên nhân xảy ra xung độ quân sự trên Biển Đông chính xác là tối quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sự chuần bị đối phó, ngăn chặn, răn đe…và đặc biệt là tư tưởng, phương án tác chiến trong chiến lược phòng thủ. Sự “cọ xát” địa chính trị bởi Trung Quốc-Mỹ trên Biển Đông Như đã phân tích ở trên thì vấn đề "tự do hàng hải" trên Biển Đông (là nguyên nhân để Mỹ can thiệp vào Biển Đông) lại không quan trọng gì với Mỹ, vậy thì Mỹ can thiệp vào Biển Đông nhằm mục đích gì? Căng thẳng đối đầu Trung-Mỹ sẽ đến giới hạn nào, có thỏa hiệp được không?... Rõ ràng, Biển Đông là điểm mút chiến lược quân sự của Mỹ và cả Trung Quốc trong chiến lược Châu Á-TBD. Trung Quốc tuyên bố lợi ích cốt lõi trong “đường chính khúc” với mục đích quân sự quan trọng là tạo ra một “khu đặc quyền quân sự”, một vị trí xuất phát tấn công của Hải quân ở Tây Thái Bình dương. Đặc biệt là nơi trú ẩn, phân tán của lực lượng tàu ngầm trong đó tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân chiến lược có sức răn đe cực lớn với Mỹ. Tất nhiên, lợi ích kinh tế, quân sự của Trung Quốc lại xung đột với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, mà phức tạp hơn, chính lợi ích quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông lại xung đột mạnh với lợi ích quân sự Mỹ trong chiến lược Châu Á-TBD. Vì vậy, trong khi Trung Quốc tiến hành quân sự hóa các đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Mỹ trên danh nghĩa tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, đã triển khai lực lượng quân sự trên Biển Đông và Tây Thái Bình dương. Hành động can thiệp của Mỹ trên Biển Đông vừa qua thực chất là một cuộc chiến địa chính trị tại Tây Thái Bình dương, trong đó nội dung chủ yếu là thay đổi tư thế quân sự để kiểm soát, ngăn chặn từ xa hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Vì vậy, tình thế trên Biển Đông sẽ “nổi sóng” khi có sự “cọ xát” giữa 2 thế lực lớn là Trung Quốc và Mỹ. Một cuộc chiến tranh nóng Trung Quốc-Mỹ là khó xảy ra, nhưng do xung đột về lợi ích quân sự gắn liền với an ninh quốc gia nên sẽ không có sự thỏa hiệp. Do đó, xu hướng cục diện địa chính trị khu vực chủ yếu tập trung xoay quanh trục cạnh tranh Trung-Mỹ. Một kiểu “chiến tranh nguội” trên Biển Đông là khó tránh khỏi. Việt Nam phải có đối sách như thế nào trên Biển Đông cho phù hợp? Lê Ngọc Thống ========================= Việt Nam phải có đối sách như thế nào trên Biển Đông cho phù hợp? Trước hết phải khẳng định mình đã. Muốn khẳng định mình thì chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ. Hôm nay là mùng 8/ 2 Việt lịch. Còn một tháng hai ngày nữa là đến mùng 10 / 3 Việt lịch. Ông Lê Ngọc Thống là cây bút bình luận có hạng. Nhưng trong bài này, ông tỏ ra chưa sâu sắc , nên lúng túng trong kết luận cuối cùng của bài viết. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2016 Mỹ có thể 'chơi bài ngửa' với Trung Quốc ở biển Đông Đăng Khoa | 16/03/2016 20:10 Malaysia tìm kiếm đồng minh đối phó Trung Quốc Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh quân sự hóa ở biển Đông Mỹ sẽ không nhường Trung Quốc ở biển Đông Tàu sân bay Mỹ rời biển Đông Soái hạm Mỹ sẽ đến Trung Quốc Tàu USS Curtis Wilbur đi gần đảo Tri Tôn do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở biển Đông ngày 30-1. (Ảnh: AP) Vấn đề biển Đông ngày càng nóng bỏng không chỉ vì tranh chấp giữa các nước tuyên bố chủ quyền mà còn vì là cuộc đọ sức giữa một tổng thống Mỹ cần khẳng định cái uy lãnh đạo của một siêu cường, với một chủ tịch nước Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận rủi ro, xem nhẹ sức mạnh quân sự của Mỹ, theo báo Washington Post (Mỹ) ngày 15-3. Thế đối đầu ngày càng cao Thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở biển Đông đã rõ ràng, đậm nét từ ba năm trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc (tháng 11-2012). Thế đối đầu này lại càng ngày càng tăng khi Trung Quốc liên tục bồi đắp đảo nhân tạo, triển khai tên lửa và radar ở biển Đông bất kể cảnh báo của Mỹ. Tổng thống Mỹ Obama những tưởng rằng Trung Quốc sẽ làm đúng theo bảo đảm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Vườn Hồng (Mỹ) tháng 9-2015 rằng Trung Quốc sẽ kiềm chế ở biển Đông. Phát biểu tại một hội nghị kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tháng 11-2015, Tổng thống Obama một lần nữa nhắc nhở, cảnh báo Trung Quốc không có hành động hiếu chiến ở biển Đông: “Chúng ta (Mỹ và Trung Quốc) đã đồng ý cần phải có những bước đi giảm căng thẳng biển Đông, trong đó có lời hứa của Trung Quốc sẽ ngưng các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa biển Đông”. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ nhắc nhở này. Những hành động sau đó của Trung Quốc lại đi ngược những điều chính ông Tập Cận Bình tuyên bố. Đó là triển khai tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, một số trong rất nhiều đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở biển Đông. Washington Post nhận định thế đối đầu, bất hòa của Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ càng đậm nét hơn khi hai ông Obama và Tập Cận Bình gặp nhau trong khuôn khổ hội nghị An ninh hạt nhân ở Mỹ ngày 31-3 tới. Chiến lược ăn miếng trả miếng Một sự việc có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông và làm căng hơn thế đối đầu của Mỹ và Trung Quốc là phản ứng của Trung Quốc với phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế The Hague về vụ kiện của Philippines. Phán quyết dự kiến sẽ có vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới và theo cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ khu vực Đông Á Kurt Campell cũng như nhiều chuyên gia nổi tiếng khác thì phán quyết này sẽ có lợi cho Philippines. Đáp lại, Trung Quốc trước giờ luôn chỉ trích việc Philippines kiện mình ra tòa án trọng tài quốc tế và nhiều quan chức chính phủ Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ phản ứng với phán quyết bất lợi cho mình bằng cách thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông - nghĩa là máy bay các nước không được phép bay ngang biển Đông nếu không được Trung Quốc cho phép. Đây là một sự khiêu khích nguy hiểm với Mỹ. Quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ là ngay lập tức thách thức vùng ADIZ của Trung Quốc bằng cách triển khai máy bay quân sự đến biển Đông. Đó là điều Mỹ đã làm khi triển khai máy bay B-52 đến biển Hoa Đông tháng 11-2013, thách thức vùng ADIZ Trung Quốc tuyên bố thiết lập ở đây. Cần lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Mỹ được quyền chủ động quyết định và thực hiện các chuyến bay này mà không cần xin phép văn phòng tổng thống Mỹ duyệt. Bộ Quốc phòng lo rằng nếu phải xin phép thì có khả năng không được duyệt, theo Washington Post. Văn phòng tổng thống Mỹ có hẳn một liên cơ quan chuyên trách để vạch kế hoạch đối phó với sự đối đầu này. Trong kế hoạch có một chiến lược mang tính "ăn miếng trả miếng". Theo đó, Mỹ sẽ giúp các nước có tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như Philippines và Việt Nam xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng biển Đông các nước này kiểm soát, tờ Washington Post cho biết. Philippines từng có hành động tương tự năm 1999 khi triển khai một tàu lớn ra bãi cạn Scarborough, thường xuyên tiếp liệu cho tàu này trong khi máy bay không người lái của Mỹ hỗ trợ tuần tra bên trên. Tuy nhiên, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campell cho rằng dù kế hoạch đối phó với Trung Quốc ở biển Đông có thế nào thì Mỹ cũng phải thật sự thận trọng. Vì theo ông, “Biển Đông không phải là Trân Châu Cảng, tuy nhiên nếu các bên không cẩn trọng nó có thể biến thành một phiên bản của Tiếng súng tháng 8 - (tên một cuốn sách sử lược, ngụ ý đến các tính toán sai lầm của các bên dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất)". Vấn đề của Mỹ bây giờ là làm sao để vừa trấn an được các đồng minh và đối tác tại Đông Nam Á rằng Mỹ không thụ động trước các đe dọa của Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ vừa tránh được nguy cơ xung đột quân sự ở biển Đông. Ông Campell cho rằng hướng đi thông minh nhất của Mỹ là hợp tác với các nước Đông Nam Á thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Ngoài ra Mỹ còn có thể hội tụ máy bay và tàu từ các nước như Úc, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu tuần tra biển Đông. theo Pháp luật TPHCM =========================== Vấn đề biển Đông ngày càng nóng bỏng không chỉ vì tranh chấp giữa các nước tuyên bố chủ quyền mà còn vì là cuộc đọ sức giữa một tổng thống Mỹ cần khẳng định cái uy lãnh đạo của một siêu cường, với một chủ tịch nước Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận rủi ro, xem nhẹ sức mạnh quân sự của Mỹ, theo báo Washington Post (Mỹ) ngày 15-3. "Năm nay bể Đông sôi sùng sục...". Nhưng sôi đến cỡ nào thì lão vẫn bảo kê đến tháng 10 Việt Lịch chưa có uýnh nhau. Sau đó thì lão để xem xem thế lào đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 Vì sao Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria? 12:02 PM - 15/03/2016 Thanh Niên Online Tổng thống Vladimir Putin có thể đang sốt ruột trước túi tiền cạn dần của nước Nga, cũng có thể sợ sa lầy ở Trung Đông, nhưng ông chứng minh rõ ràng: “nhiệm vụ đã hoàn thành”, đã đến lúc rút quân trong vị thế người chiến thắng. Tin liên quan Ván cờ Syria đã đem lại chiến thắng cho cả bản thân ông Putin và nước Nga - Ảnh: Reuters Kiều Oanh Tổng thống Nga và Mỹ điện đàm về tình hình Syria Putin “xỏ mũi” Obama? Tổng thống Putin đã làm cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hôm 14.3 là sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng chẳng khác gì phần còn lại của thế giới này, cũng giật mình với tuyên bố của ông Putin. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đã phải lảng tránh các câu hỏi xung quanh đề tài này trong cuộc gặp gỡ báo chí thường nhật hôm 14.3, trong lúc giới chức Mỹ đang cố hết sức dò la thông tin và đoán già đoán non về một con người khó đoán như Putin. Báo Politico dẫn lời một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama phát biểu chiều 14.3: “Chúng tôi đã xem các thông tin về việc Tổng thống Putin tuyên bố rút quân Nga theo kế hoạch khỏi Syria. Chúng tôi dự kiến sẽ hiểu thêm về điều này trong vài giờ tới”. Thật ra thì trong suốt 2 năm qua, dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng phải học cách làm quen với những nước cờ đầy bất ngờ của ông Putin. Tuyên bố bất ngờ rút quân chỉ xảy ra có 6 tháng khi ông Putin khiến cả thế giới phải giật mình với cú can thiệp quân sự thần tốc vào Syria. Hay ván cờ hốt trọn: sát nhập lãnh thổ Crimea thuộc Ukaine (đồng minh của Mỹ) vào Nga hồi năm 2014 không làm Mỹ và phương Tây bất ngờ đến choáng váng đó sao? Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP Trong một cuộc họp báo hồi tháng trước, phóng viên của Bloomberg đã “làm khó” Tổng thống Mỹ Barack Obama với câu hỏi có phải ông đã bị Tổng thống Putin “xỏ mũi” ở Syria rồi hay không. Ông Obama lúc đó đã “đánh trống lảng” rằng cuộc không kích của Nga tại Syria cho thấy vị thế của chính quyền Syria đã yếu đi. Chi tiêu 4 triệu USD/ngày Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà người ta có thể nghĩ tới khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria là vì Nga... cạn tiền. Báo New York Daily News đưa tin ước tính mỗi ngày quân đội Nga “đốt” hết 4 triệu USD ở Syria. Giá dầu rớt thảm hại suốt thời gian dài qua khiến một đất nước sống lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga phải điêu đứng. Nga gần đây đã tha thiết yêu cầu Ả Rập Xê Út - một ông cực bự khác trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ - giảm sản lượng và tăng giá dầu. Ả Rập Xê Út - một “ông bự” đứng ở chiến tuyến bên kia trong cuộc chiến Syria và là đồng minh với Mỹ - lắc đầu dứt khoát. Việc nước này yêu cầu vay gói “siêu” nợ từ 6-8 tỉ USD hồi tuần trước cho thấy quyết tâm của Riyadh trong việc đẩy Nga và Iran vào cảnh cơ hàn mạnh mẽ tới đâu. Rút quân khỏi Syria giúp Nga tiết kiệm tiền đáng kể trong bối cảnh túi tiền đang xẹp dần. Tiếp đến, Nga đang ở trong một tình huống khó xử với đồng minh người Kurd – lực lượng đang “bắt cá hai tay” đầy thuận lợi ở Syria. Mỹ phải ve vãn người Kurd vì đây là lực lượng nổi dậy ở Syria giúp họ chống IS hiệu quả nhất. Nga o bế người Kurd vì họ gây rắc rối lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ - nước đã bắn rơi chiếc chiến đấu cơ của Nga ở Syria. Nhưng Tổng thống Syria, ông Bashar Assad – nguyên nhân chính khiến Nga điều quân sang Trung Đông – thì dứt khoát sẽ đối đầu lại với tất cả các lực lượng nổi dậy mà thu hết quyền lực về tay mình. Sự rút lui khỏi Syria vào lúc này sẽ giúp ông Putin thoát khỏi tình thế khó xử giữa 2 đồng minh quan trọng đang “choảng” nhau. Cuộc rút lui khỏi Syria sẽ giúp Nga thoát khỏi thế khó xử với đồng minh người Kurd - Ảnh: AFP Cuối cùng, chỉ mới gần đây, trong cuộc phỏng vấn với báo Atlantic, Tổng thống Mỹ Obama đã cười nhạo rằng ông Putin đã nhúng chân vào vũng lầy nội chiến ở Syria và sẽ phải hối tiếc. Ông Obama cũng cho rằng Nga đang với xa quá mức và đang “chảy máu” ở Syria. Hẳn trước khi đưa quân quay lại “vũng lầy Trung Đông”, ông Putin đã phải vạch rõ chiến lược để không lặp lại sai lầm như cuộc sa lầy thật sự của quân đội Liên Xô ở Afghanistan hồi năm 1979 – một nỗi ám ảnh khó phai trong đầu người Nga, không cần ông Obama phải nhắc. Ông Putin chắc chắn rất sợ sa lầy ở một nơi rất dễ sa lầy như Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. “Nhiệm vụ đã hoàn thành” Khi đưa quân sang Syria, ông Putin có nói đến mục đích chống IS, nhưng Mỹ chưa bao giờ tin. Và Mỹ hay bất kỳ ai cũng không có lý do nào để tin rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu chống IS mà rút quân khỏi Syria. Ông Evelyn Farkas, một cựu quan chức hàng đầu về Nga tại Lầu Năm Góc cay đắng: “Nếu mục tiêu của ông ta đã hoàn thành gần hết, vậy rõ ràng ông ta không định đánh IS”. IS vẫn đang chiếm giữ một phần rộng lớn lãnh thổ Syria, vẫn đang làm mưa làm gió không chỉ ở Syria hay Iraq – đất nước thứ 2 mà IS đặt thành trì – mà là ở nhiều nơi trên thế giới bằng các cuộc tấn công khủng bố. Làn sóng tị nạn là nạn nhân của IS đang tràn qua khắp châu Âu. Nhưng đó không phải là rắc rối của ông Putin. Mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin ở Syria mà ai cũng biết và bản thân ông Putin cũng nhiều lần nhấn mạnh là củng cố quyền lực của ông Assad. Và rõ ràng, ở khía cạnh này, tổng thống Putin có thể thản nhiên tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành”. Dẫu Mỹ đã phải tham chiến, phải lôi kéo một lực lượng đồng minh hùng hậu nhảy vào Syria thì ông Putin sẽ vẫn bắt tay Assad! - Ảnh: Reuters Nếu như trước khi Nga đem quân sang Syria, chính quyền của ông Assad – đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông – đang tơi bời bởi các đợt tấn công của hàng loạt lực lượng nổi dậy khác nhau được Mỹ chống lưng mạnh mẽ, đến nay những lực lượng đó bị máy bay Nga ném bom tơi bời. Quân đội Nga cùng Iran và lực lượng Hezbollah đã giúp chính quyền Syria chiếm lại một loạt thành trì từ tay các lực lượng nổi dậy, nhất là ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như trước đây Mỹ liên tục khăng khăng Assad phải ra đi thì nay không còn nghe Mỹ nhắc đến điều đó nữa. Các cuộc đàm phán hòa bình Syria, dù có tiếp tục được hay không và có mang lại kết quả gì chăng nữa thì Assad sẽ vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế quyền lực cao nhất. Và Syria sẽ vẫn tiếp tục là đồng minh của Nga một cách vững chắc. Với bản thân ông Putin, đem quân về nước trong hoàn cảnh đó, trong vị thế của người chiến thắng, sẽ càng giúp tăng cao sự ủng hộ của người dân Nga. Về vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, nếu như một đất nước nào đó ở Trung Đông hay ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới có thể hoàn thành được mục tiêu của họ nhờ vào sự giúp đỡ của quân đội Nga, đây sẽ là một ví dụ điển hình để những nước khác cũng sẽ nhờ vả đến Nga. Mỹ chắc chắn không muốn điều đó, nhất là tại một khu vực đầy phức tạp và cũng đầy dầu mỏ mà Mỹ đã cố gắng xây dựng sự ảnh hưởng suốt bao thập niên qua. Kiều Oanh =========================== Thế giới có thể bất ngờ, nhưng lão Gàn thì không. Bởi từ lâu lão đã xác định Hoa Kỳ uýnh IS câu giờ và là cái bẫy chờ Nga nhảy vào can thiệp. Bởi vậy, việc ngài Putin rút khỏi Xyria lúc này là sáng suốt. Cá nhân lão Gàn ủng hộ ngài Putin với quyết định này. Một điều nữa là lão khuyên ngài Putin nên hợp tác với Hoa Kỳ. Lực lượng hạt nhân của Nga tuy đứng ngang ngửa với Hoa kỳ, nhưng là thứ vũ khí để bảo đảm "hai bên cùng chết", chứ không phải thứ vũ khí giành chiến thắng. =========================== Nga có thể đưa quân trở lại Syria…để cứu ông Assad 18/03/2016 11:32 Sáng (DĐDN) – Nga đang có ý định tái tập hợp lực lượng quân sự để trở lại Syria ngay trong ngày hôm nay. Đồng thời, quốc gia này sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ phòng không trong thời gian tới. Hôm qua (18/3), ông Vladimir Putin tuyên bố, việc triển khai lực lượng lần này sẽ ‘’cứu sống’’ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Putin tin rằng sức mạnh quân sự sẽ giải quyết được vấn đề ở Syria. Nguồn The Washington Post. Việc ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Putin cho Assad tại lễ trao giải điện Kremlin như có ý muốn ‘’nhờ vả’’ Tổng thống Syria để các cuộc đàm phán hòa bình Geneva được linh hoạt hơn. Nói ngắn gọn tại cuộc họp cựu chiến binh sau ‘’chiến dịch 6 tháng’’ vừa qua, Tổng thống Nga coi tất cả các hoạt động quân sự của nước này trong 6 tháng vừa qua là một ‘’thành công chi phí thấp’’. Ông cũng khẳng định Nga đang là quốc gia nắm giữ ‘’vị trí lãnh đạo không thể chối cãi’’ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nga quả quyết sẽ có trách nhiệm dẫn đầu trong cuộc chiến khốc liệt này. Tổng thống Putin cũng cảnh báo nếu lực lượng quân đội còn lại của Nga ở Syria bị tấn công thì Nga sẽ đáp trả bằng lực lượng hùng hậu nhất. Trích lời ông Putin: ‘’Hệ thống phòng thủ phòng không S-400 của chúng tôi sẽ được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào được coi là mối đe dọa với quân đội Nga.’’ Ngày 14/3 vừa qua, Nga đã tuyên bố rút quân khỏi Syria khiến cả thế giới khá bất ngờ. Nhưng thực chất, nhiều nhà phân tích nói rằng đây là một bước chiến thuật nhằm gây sức ép lên Assad để đạt được thỏa thuận ở Geneva. Trong khi cuộc đàm phán giữa Assad và phe đối lập Syria vẫn đang tiếp tục trong tuần này, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ có thể trở lại Syria với cái ông gọi là ‘’một sức mạnh phù hợp’’, nếu thấy cần thiết. Ông cũng cho rằng cán cân quyền lực giữa Assad và kẻ thù của ông sẽ không thay đổi dù Nga có tiến hành rút quân hay không. Điều này cho thấy điện Kremlin vẫn cam kết ngăn chặn việc chính quyền Assad sụp đổ bằng vũ lực, thậm chí, nếu điều đó đồng nghĩa với việc đưa quân trở lại Syria. Tổng thống Nga Putin còn nói: “Việc Nga hỗ trợ lực lượng và việc tăng cường quân đội Syria chắc chắn sẽ đem lại nhiều thành công mới trong cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai gần”. Được biết, Nga đang hỗ trợ lực lượng quân đội Syria bằng cách cung cấp các khoản tài trợ và đào tạo chiến đấu. Ngay sau khi nghe tin Nga có thể trở lại Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên kế hoạch cho một chuyến thăm Nga để bàn luận các vấn đề cốt lõi tại Moscow trong tuần tới, nhằm tạo triển vọng hòa bình sau khi có sự can thiệp của Nga. Các chuyên gia phân tích cùng với các quan chức Mỹ kết luận rằng Assad đang tập trung quan tâm đến việc lấy lại các lãnh địa bị mất trong quá trình giao tranh, thay vì tập hợp lực lượng tiêu điệt phe đối lập. Trước đây, mục đích của Nga ở Syria không được rõ ràng lắm. Nhưng tại thời điểm hiện tại, có vẻ chính quyền Putin cuối cùng đã tuyên bố rõ ràng ý định của mình là đặt sự ổn định chung của đất nước Syria lên hàng đầu, tiếp sau đó là cứu vớt chính quyền Assad. Các đặc phái viên của Assad xuất hiện một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong các buổi nói chuyện tại Geneva. Đặc biệt trong những buổi đàm phán Liên Hợp Quốc làm trung gian, họ đã cương quyết thể hiện và giữ vững lập trường đồng thời không chấp nhận bất kì yêu cầu nào của các phe đối lập. Dù vậy, các cuộc đàm phán vẫn chưa thu được nhiều kết quả. Nhiều người lo ngại sớm muộn ngọn lửa chiến tranh sẽ lại bùng nổ và các nỗ lực đàm phán sẽ lại trở nên vô nghĩa. Nhưng Putin lại nghĩ khác, ông tin những gì đạt được cho đến thời điểm hiện tại đã là một thành công lớn. Đặc biệt khi đây là một chiến dịch ‘’thành công chi phí thấp’’. Ông chia sẻ, Nga chỉ phải chi 480 triệu USD cho 167 ngày can thiệp quân sự, tương đương 2,9 triệu USD mỗi ngày. Con số này được coi là rất nhỏ khi nói về chi phí quân sự ở quy mô này. Nga tin rằng điều này sẽ chỉ là sự khởi đầu cho một chuỗi các thành công lớn khác trong tương lai. Kỳ Lân Theo The Washington Post =========================== Rất nhiều bài báo ca ngợi hành động rút quân của ngài Putin trong việc rút quân khỏi Xyria. Nay ngài Putin lại muốn và có thể đưa quân trở lại?! Điều này chứng tỏ ngài Putin không có một chiến lược sâu sắc và nhất quán tại Trung Đông. Lão Gàn trước sau vẫn khuyên ngài Putin nên bắt tay với Hoa Kỳ. Thế giới hiện nay không giống 50 năm trước về rất nhiều mặt. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 Cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. chỉ khác về thuật ngữ thui. Hì Biển Đông sục sôi, đang dẫn tới 'giai đoạn tiền chiến tranh' Thứ Ba, 15/03/2016 07:55AM (VTC News) Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA cho rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, nếu không được giải quyết thoả đáng, có thể gây những hậu quả tàn khốc trong những năm tới, The Guardian cho biết. Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống radar trên đá Châu Viên ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam The Guardian trích lời tướng Hayden nói rằng “Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung Quốc. Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”. Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”. Ông Jones nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn”. Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc lớn tiếng tố ngược các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tiễu ở Biển Đông. Tờ Khmer Times của Campuchia ngày 13/3 dẫn ý kiến của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định “Nếu chúng ta để Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Tiến sỹ Trục nói đã đến lúc các bên liên quan như Việt Nam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hợp quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và bảo vệ luật pháp cũng như công lý. Ông Trục nói ông tin chính quyền của Tổng thống Obama sẽ cân nhắc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn khác. “Công lý và công luận cũng quan trọng và hiệu quả không khác gì các vũ khí mà Trung Quốc đã đặt ở Biển Đông, nhưng giải quyết những vấn đề còn tồn tại cần sự đoàn kết, nhất trí và có hành động chung,” ông nhấn mạnh. Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. The Guardian trích lời tướng Hayden nói rằng “Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung Quốc. Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”. Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”. Ông Jones nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn”. Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc lớn tiếng tố ngược các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tiễu ở Biển Đông. Tờ Khmer Times của Campuchia ngày 13/3 dẫn ý kiến của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định “Nếu chúng ta để Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Tiến sỹ Trục nói đã đến lúc các bên liên quan như Việt Nam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hợp quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và bảo vệ luật pháp cũng như công lý. Ông Trục nói ông tin chính quyền của Tổng thống Obama sẽ cân nhắc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn khác. “Công lý và công luận cũng quan trọng và hiệu quả không khác gì các vũ khí mà Trung Quốc đã đặt ở Biển Đông, nhưng giải quyết những vấn đề còn tồn tại cần sự đoàn kết, nhất trí và có hành động chung,” ông nhấn mạnh. Video dã tâm của Trung Quốc ở biển Đông Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng “Việt Nam cần tăng cường hợp tác và thúc giục các nước thành viên ASEAN thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin. Việt Nam cần nêu các sáng kiến duy trì nguyên trạng, ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, ổn định, cũng như tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông”. Ngày 11/3, EU đã kêu gọi chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. EU tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp biển nhưng muốn các bên giải quyết tuyên bố chủ quyền một cách hòa bình. “Triển khai các lực lượng hay thiết bị quân sự tạm thời hay lâu dài trên các thực thể trên biển có tranh chấp mà ảnh hưởng đến an ninh khu vực và có thể đe dọa tự do hàng hải và hàng không là một mối quan ngại lớn”, EU tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh “EU kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, làm rõ cơ sở của tuyên bố chủ quyền của họ, và theo đuổi các tuyên bố đó phù hợp với luật quốc tế, kể cả Công ước LHQ về luật biển và các thủ tục trọng tài của LHQ”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 Cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. chỉ khác về thuật ngữ thui. Hì Biển Đông sục sôi, đang dẫn tới 'giai đoạn tiền chiến tranh' Thứ Ba, 15/03/2016 07:55AM (VTC News) Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA cho rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, nếu không được giải quyết thoả đáng, có thể gây những hậu quả tàn khốc trong những năm tới, The Guardian cho biết. Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống radar trên đá Châu Viên ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam The Guardian trích lời tướng Hayden nói rằng “Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung Quốc. Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”. Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”. Ông Jones nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn”. Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc lớn tiếng tố ngược các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tiễu ở Biển Đông. Tờ Khmer Times của Campuchia ngày 13/3 dẫn ý kiến của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định “Nếu chúng ta để Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Tiến sỹ Trục nói đã đến lúc các bên liên quan như Việt Nam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hợp quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và bảo vệ luật pháp cũng như công lý. Ông Trục nói ông tin chính quyền của Tổng thống Obama sẽ cân nhắc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn khác. “Công lý và công luận cũng quan trọng và hiệu quả không khác gì các vũ khí mà Trung Quốc đã đặt ở Biển Đông, nhưng giải quyết những vấn đề còn tồn tại cần sự đoàn kết, nhất trí và có hành động chung,” ông nhấn mạnh. Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. The Guardian trích lời tướng Hayden nói rằng “Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung Quốc. Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”. Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”. Ông Jones nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn”. Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc lớn tiếng tố ngược các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tiễu ở Biển Đông. Tờ Khmer Times của Campuchia ngày 13/3 dẫn ý kiến của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định “Nếu chúng ta để Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Tiến sỹ Trục nói đã đến lúc các bên liên quan như Việt Nam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hợp quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và bảo vệ luật pháp cũng như công lý. Ông Trục nói ông tin chính quyền của Tổng thống Obama sẽ cân nhắc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn khác. “Công lý và công luận cũng quan trọng và hiệu quả không khác gì các vũ khí mà Trung Quốc đã đặt ở Biển Đông, nhưng giải quyết những vấn đề còn tồn tại cần sự đoàn kết, nhất trí và có hành động chung,” ông nhấn mạnh. Video dã tâm của Trung Quốc ở biển Đông Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng “Việt Nam cần tăng cường hợp tác và thúc giục các nước thành viên ASEAN thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin. Việt Nam cần nêu các sáng kiến duy trì nguyên trạng, ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, ổn định, cũng như tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông”. Ngày 11/3, EU đã kêu gọi chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. EU tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp biển nhưng muốn các bên giải quyết tuyên bố chủ quyền một cách hòa bình. “Triển khai các lực lượng hay thiết bị quân sự tạm thời hay lâu dài trên các thực thể trên biển có tranh chấp mà ảnh hưởng đến an ninh khu vực và có thể đe dọa tự do hàng hải và hàng không là một mối quan ngại lớn”, EU tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh “EU kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, làm rõ cơ sở của tuyên bố chủ quyền của họ, và theo đuổi các tuyên bố đó phù hợp với luật quốc tế, kể cả Công ước LHQ về luật biển và các thủ tục trọng tài của LHQ”. ====================================== Cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. chỉ khác về thuật ngữ thui. Hì (VTC News) Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA cho rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, nếu không được giải quyết thoả đáng, có thể gây những hậu quả tàn khốc trong những năm tới, The Guardian cho biết. Hẳn tướng tình báo Hoa Kỳ mà chưa rõ ràng về mặt thời gian, khi ông phát biểu: "có thể gây những hậu quả tàn khốc trong những năm tới". "Những năm tới" là bao nhiêu năm? Còn lão Gàn í hả! Rất rõ ràng rành mạch: "Bảo kê đến tháng 10 Bình Thân Việt lịch". Sau đó thì mọi chuyện diễn biến theo tự nhiên của nó. Oách như rau sà lách sạch. Trước ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, trước khi kết thúc tham gia topic này, có thể - có thể thôi - lão Gàn sẽ nhá đèn trước oto vài lời gọi là "Thiên Cơ nhá hàng từ từ...". Sở dĩ có thể là vì thấy thiên hạ chẳng quan tâm đến chuyện gì cả. Ngay cả trước ngày Tận Thế - chưa biết là thật hay dởm - 21/ 12/ 2012 vẫn ăn nhậu tưng bừng, nhảy đầm suốt đêm ở Bar. Mặc cho lão ra rả như ve là không xảy ra. Và lão Gàn đúng thì lập tức có một số thằng thuộc loại "mặt dày, tim đen" phán là lão Gàn gặp may, nên đoán đúng. Bởi vậy, nên chỉ có thể thôi. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 "Mỹ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu từ 3 năm trước"(Vietnam+) lúc : 18/03/16 13:59 Kurt Campbell, nguyên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Nguồn: AP) Tờ Washington Post vừa có bài phỏng vấn ông Kurt Campbell, nguyên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó ông này nhận định cuộc đối đấu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đã bắt đầu từ 3 năm trước khi Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, triển khai radar và tên lửa tại đây.Ông cho rằng cuộc đối đầu này đang ngày càng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh dường như không giữ lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nhà Trắng về việc không quân sự hóa Biển Đông.Theo ông Campbell, căng thẳng này có thể sẽ lên cao trào vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới, khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, một phán quyết nhiều khả năng sẽ ủng hộ lập trường của Manila.Trong trường hợp đó, phản ứng đầu tiên của Trung Quốc sẽ là bác bỏ quyết định của tòa như họ vẫn làm trong thời gian qua, tiếp đó sẽ là thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, một hành động khiêu khích nguy hiểm đối với Mỹ.Thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã phải cố gắng đảm bảo rằng họ không thụ động trong việc đối phó với Trung Quốc, nhưng cũng phải tránh nguy cơ đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ tiếp diễn một khi ADIZ được thiết lập ở Biển Đông.Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đứng trước đòi hỏi phải đưa máy bay ném bom tiến vào vùng ADIZ mới này, giống như đã từng làm khi Trung Quốc thiết lập ADIZ tại Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy mất mặt và đưa ra những phản ứng tồi tệ hơn.Theo ông Campbell, giải pháp khôn ngoan nhất trong trường hợp trên là khiến Trung Quốc nhận thấy nếu họ tiếp tục con đường này, họ sẽ đẩy các mối quan hệ vào tình huống xấu.Ông cũng nhấn mạnh Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á thách thức tuyên bố của Trung Quốc, triển khai tàu chiến, máy bay của cả Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu.Tóm lại, Mỹ cần hết sức thận trọng, tránh những tính toán sai lầm khiến căng thẳng bị đẩy đi xa hơn./. ========================== "Mỹ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu từ 3 năm trước" Hì! Đúng là ngôn ngữ chính trị. Lão điếu wan tâm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 Báo Trung Quốc dọa dùng vũ khí hạt nhân với Mỹ ở Biển ĐôngThứ sáu, 18/3/2016 | 16:22 GMT+7 Báo Trung Quốc nói vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng mà nước này sử dụng nếu bị Mỹ "gây sức ép quá mức chịu đựng" ở Biển Đông. Carl Thayer: Mỹ cần duy trì 'trò chơi thách đố' với Trung Quốc ở Biển Đông / Tướng Mỹ khẳng định tiếp tục điều máy bay đến Biển Đông Tàu USS Fort Worth hồi tháng 5/2015 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet Hôm 16/3, Đô đốc Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích một số nước sử dụng sức mạnh thay cho lý lẽ ở Biển Đông. Đô đốc Swift cũng tuyên bố việc chiến hạm Mỹ đi vào các vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông không phải là hành động quân sự mà là để bảo đảm tự do hàng hải. Ngoài ra, Đô đốc Swift nói hành động bồi lấp đảo, bố trí tên lửa phòng không là hành vi "chà đạp luật pháp quốc tế". Trong bài viết mang tựa đề "Thách thức của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể biến thành đối đầu - vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng", tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là "những chỉ trích nằm trong chuỗi âm mưu kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc". Tờ báo đe dọa rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ khí hạt nhân trong tình huống xấu nhất trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc "tiếp tục phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân, đảm bảo khả năng đáp trả sau khi bị đối phương tấn công trước bằng vũ khí này". Hoàn Cầu thời báo cũng kêu gọi Trung Quốc xây dựng năng lực quân đội đạt tới mức khiến Mỹ hiểu rằng chiến hạm của Washington sẽ bị Bắc Kinh tấn công nếu "diễu võ giương oai" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc gần đây tăng cường cải tạo và xây dựng trái phép các cơ sở hạ tầng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa, khiến các nước lo ngại. Tháng trước, Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở hai quần đảo và đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động này. Văn Việt ===================== Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là "những chỉ trích nằm trong chuỗi âm mưu kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc". Tờ báo đe dọa rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ khí hạt nhân trong tình huống xấu nhất trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc "tiếp tục phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân, đảm bảo khả năng đáp trả sau khi bị đối phương tấn công trước bằng vũ khí này". Lão phải đọc câu này đến ba lần. Trong đó một lần đánh vần để bảo đảm không nhìn nhầm và hiểu đúng nội dung. Khiếp! Phải chi báo Nga phát biểu như vậy thì lão Gàn còn có thể tin là Hoa Kỳ phải xem lại sách lược ở bể Đông. Nhưng đây lại là báo Tàu. Điếu mựa! Chỉ cần Tàu nhúc nhích vũ khí hạt nhân thôi, đủ để sự bảo kê của lão Gàn đến tháng 10 Bính Thân Việt lịch sai bét. Nhưng chắc từ giờ đến tháng 10, Tàu chưa đem vũ khí hạt nhân đến Hải Nam, chứ chưa nói đến bể Đông. Mới có tháng 2 mà bể Đông đã sôi bóng bóng mắt cua. "Thiên cơ khả dĩ lộ một tý" nha: Sau tháng Năm, chậm là tháng 6 Việt lịch, bể Đông chính thức sôi sùng sục. Vấn đề còn lại sẽ là ai sẽ phải là kẻ "rút củi đáy nồi"? Hoa Kỳ thì chắc không phải rùi đấy. Nước Tàu thì có lẽ cũng không luôn vì mọi việc khó lùi. Bầu cử Tồng Thống Hoa Kỳ thì phải đến tháng 11/ 2017. Vậy mọi việc sẽ đi về đâu? Xin xem hồi sau sẽ rõ. PS: Từ lâu lão Gàn đã phán: Nếu - có chữ "nếu" - chiến tranh xảy ra thì sẽ rất khốc liệt và không khoan nhượng. Vi đây là "canh bạc cuối cùng". Chưa xảy ra chiến tranh, mà đã đem vũ khí hạt nhân ra dọa nhau thì kinh quá! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2016 TƯ LIỆU THAM KHẢO Trường Sa 1988: Vì sao Liên Xô im lặng khi TQ cướp đảo của VN? Phan Hồng Hà | 14/03/2016 07:05 Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh? Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978. Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ "trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước". Tháng 2/1979, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công biên giới, trên tinh thần Hiệp ước, Liên Xô đã khẩn trương cử đoàn cố vấn quân sự cấp cao sang Việt Nam và có những động thái hết sức khẩn trương, kịp thời, hiệu quả để giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam. Vậy nhưng 9 năm sau, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công cướp đảo, Liên Xô lại hầu như không có động tĩnh gì. Đâu là lý do đích thực? Sự lý giải của các chuyên gia quân sự, các nhà khoa học lịch sử uy tín của Nga sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về điều này. Ý kiến của các chuyên gia được đưa ra tại cuộc Bàn tròn trực tuyến do báo Gazeta.ru tổ chức ngày 14/3/2014, đúng dịp kỷ niệm 26 năm Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Thay đổi đường lối ngoại giao Trong bản tham luận tại Hội thảo “Vai trò của Liên Xô trong các cuộc xung đột tại Việt Nam cuối thập niên 70, 80 thế kỷ XX” tổ chức ngày 11/3/2014 ( đã đăng trên tạp chí "Những trang lịch sử"), GS.TS.Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học từ Trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg đã dẫn ý kiến của GS.V.I.Dashichev, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Liên Xô. Trong một bài phân tích đề ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko, trước đó là Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, V.I.Dashichev - khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ ngoại giao Liên Xô - đã nhận định việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô "không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc". Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko. Ảnh: WikiMedia Những phân tích gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko này đã được thực hiện chỉ 1 năm trước khi xảy ra vụ Gạc Ma. TS.V.Kolotov nhận định: Rõ ràng là, các vấn đề của Việt Nam không hề nằm trong các ưu tiên đường lối đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô, cũng như Bộ Ngoại giao Liên Xô trong những năm đó (dưới thời kỳ lãnh đạo của M.Gorbachev). Các chuyên gia nói gì? TS.Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện hàn lâm khoa học Nga) đánh giá về sự kiện 14/3/1988: “Năm 1988, tôi làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội. Và chúng tôi nhận thấy sự kiện này quá bất ngờ và khó hiểu. Tôi nhớ năm 1988, hai Đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ. Khác với năm 1979, khi đó hai nước có những mối quan tâm khá tương đồng. Vậy mà Trung Quốc, với ưu thế quân sự vượt trội, lại cho phép mình có hành động chống Việt Nam như thế. Cần phải thấy rõ là Liên Xô trong thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, không muốn có những hành động chống lại Trung Quốc, cũng như Mỹ”. TS.Mazyrin cho biết thêm: “Gần đây, CIA công bố một báo cáo về sự kiện này. Báo cáo có nhắc đến chi tiết đại sứ Việt Nam tại Liên Xô khi đó đã đến gặp Igor Rogachev, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô và đề nghị Việt Nam và Liên Xô sẽ cùng phối hợp lên án Trung Quốc đã chiếm trái phép các đảo. Rogachev đã nói ngay, sẽ không có tuyên bố chung nào như vậy”. Ông Igor Rogachev (phải), cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Igor Rogachev là thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô thời kỳ 1986-1991. Trước đó, Rogachev từng công tác tại ĐSQ Liên Xô tại Trung Quốc (1956-1961, 1969-1972).Trước thời điểm xảy ra vụ Gạc Ma, ông được Gorbachev phân công làm trưởng đoàn đàm phán biên giới với Trung Quốc. Sau khi Liên Xô tan rã, Rogachev là đại sứ Nga tại Trung Quốc (1992-2005). Còn TS.Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học (Viện hàn lâm khoa học Nga) thì phân tích rõ hơn: “Nếu như năm 1979 (chiến tranh biên giới-PV), Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại. Trước đây, chúng ta vẫn nói là đường lối đối ngoại của Liên Xô khá đơn giản, phân biệt khá rõ giữa “kẻ lạ”, “người tốt”, “kẻ xấu”. Nhưng khi (Liên Xô) bắt đầu thay đổi đường lối, bắt đầu “đổi mới tư duy chính trị”, bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan), bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì chính sách đối ngoại bắt đầu suy yếu. Rõ ràng là tàu Trung Quốc gây hấn, các bạn Việt Nam yêu cầu chúng ta giúp đỡ (tôi nhớ là đã có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện), và các tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu Việt Nam. Tình hình ở ngoài đó là rất nghiêm trọng. Các bạn Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của lãnh đạo Liên Xô. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô khi đó, rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà đã từng tạo dựng được ở Việt Nam. Kết cục là, đường lối đối ngoại mới của lãnh đạo Liên Xô đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực”. Chuyên gia Grigory Lokshin, PTS lịch sử đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nói rõ thêm về quan điểm của lãnh đạo Liên Xô thời đó: “Năm 1988, như giáo sư Mosyakov nói, Liên Xô hầu như không làm gì. Đó là thời điểm Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đàm phán. Và (trong giới lãnh đạo Liên Xô) không ai có thể hình dung rằng, chỉ vì vài hòn đảo nào đó ở quần đảo Trường Sa lại có thể làm trở ngại đến cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Chúng ta có 7.000 km đường biên với Trung Quốc. Liên Xô cũng có những lợi ích riêng của mình, mỗi đất nước phải ưu tiên đến quyền lợi riêng, an ninh của mình”. Cũng chuyên gia này, trong một tham luận có tên “Quần đảo Trường Sa hôm qua và hôm nay” công bố năm 2014 trên tạp chí “Những trang lịch sử”, cũng chỉ rõ Trung Quốc lựa chọn kỹ thời điểm tấn công các đảo của Việt Nam. Đó là vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia. Cựu phóng viên báo “Tin tức” thường trú ở Việt Nam năm 1988, Boris Vinogradov cũng lý giải sự im lặng của Liên Xô trước sự kiện Gạc Ma: “Khi đó, tôi cũng có viết một bài về cuộc đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tháng 3/1988 ở Trường Sa. Bài báo được đăng. Nhưng trên báo chí Xô viết thời đó, chủ đề này thiếu hụt các bài phân tích sâu và gây được chú ý. Giải thích điều này cũng dễ: khi đó Moskva và Bắc Kinh đang thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn. Moskva làm như không nhận thấy những gì đang xảy ra ở Trường Sa và coi đó là công việc nội bộ của Việt Nam và Trung Quốc”. Khi quá muộn, đã đến lúc Mỹ "dĩ độc trị độc" với Triều Tiên? theo Thế giới trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2016 TƯ LIỆU THAM KHẢO Nghe 4 chữ này của lãnh đạo TQ, hãy nhớ họ làm gì ở Gạc Ma 1988! Kiều Tỉnh | 14/03/2016 07:37 Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Nhưng tham vọng và dã tâm của Bắc Kinh đối với láng giềng ở Biển Đông, không phải đến lúc đó mới hình thành. Tranh vẽ Giang Trạch Dân xem hải quân Trung Quốc tập trận tháng 10/1995. (Nguồn: voc.com.cn) LTS: Để hiểu rõ về chiến lược đối với Biển Đông đã được nuôi dưỡng trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc qua nhiều thời kỳ lịch sử, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả loạt bài phân tích để chứng minh dã tâm "xưng bá" của Bắc Kinh chưa bao giờ nguội lạnh. *** Tham vọng từ lịch sử Các vương triều phong kiến Trung Quốc trước đây luôn ôm ấp giấc mộng thống trị thế giới, nên không ngừng mở rộng bờ cõi ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Vào cuối đời nhà Thanh (1616-1911), Trung Quốc bắt đầu suy vong cả về kinh tế và nảy sinh nhiều mâu thuẫn xã hội. Tuy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc năm 1894 vẫn còn chiếm 17.6% GDP thế giới, nhưng xã hội rệu rã, nên Hạm đội Bắc Dương của Thanh triều được coi là “con sư tử Châu Á” đã bị Hải quân Nhật Bản đánh cho đại bại trong hải chiến Giáp Ngọ 1894. Bắc Kinh sau đó buộc phải ký Hiệp ước Mã Quan (Shimonoseki) tháng 4/1895 cắt đảo Đài Loan và toàn bộ các đảo phụ cận cho Nhật Bản, trong đó có Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Kể từ đó, Trung Quốc suy vong và trở thành “người khổng lồ bệnh hoạn Đông Á” luôn bị các cường quốc Phương Tây xâu xé. Mặc dù những tham vọng bành trướng xuống phía nam vẫn còn, nhưng lực bất tòng tâm, nên vấn đề Biển Đông tạm thời lắng xuống. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật và người Mỹ trở thành "bá chủ" ở Biển Đông và Thái Bình Dương. Sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong Thế chiến II thì mâu thuẫn trong nước Trung Quốc nổi lên. Cuộc nội chiến giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân đảng (QDĐ) diễn ra gay go, nên cả hai đều tạm gác lại tham vọng đánh chiếm Biển Đông để đối phó với nhau. Những tranh chấp về Biển Đông với các nước láng giềng trong thời kỳ này vì thế ít xảy ra. Tranh vẽ của Nhật Bản về đại hải chiến Giáp Ngọ 1894. (Nguồn: voc.com.vn) "Nước Trung Quốc mới" vẫn không từ bỏ dã tâm biển Đông 1. Chờ thời thực hiện tham vọng Năm 1949, QDĐ bị ĐCSTQ đánh bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan. Sau đó, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập ngày 1/10/1949. Thời kỳ mới thành lập, Trung Quốc còn yếu ớt, hơn nữa lại bị Mỹ và Phương Tây cấm vận. Bởi vậy, kinh tế rất khó khăn, trình độ quân sự yếu kém, nhất là về Hải quân và Không quân thua xa Mỹ và các nước Phương Tây. Hơn nữa khi đó Trung Quốc xác định kẻ thù chủ yếu là Mỹ, chính vì vậy mà tham vọng lãnh thổ, nhất là xuống Biển Đông tạm gác lại để chờ thời thực hiện. Năm 1958, Trung Quốc ra “Tuyên bố về lãnh hải” đưa ra khái niệm "biển nội địa" nhưng không hề đề cập tới khu vực Biển Đông và các đảo, bãi ở Biển Đông. Bởi vậy, khái niệm cái gọi là “đường chín đoạn” (hay “đường lưỡi bò”) thì Trung Quốc không hề nhắc tới. 2. Nhân tố Mỹ trong tham vọng của Bắc Kinh về lãnh thổ và Biển Đông Kể từ thập niên 1960, quan hệ Trung Quốc với Liên Xô bắt đầu rạn nứt, vấn đề lợi ích chính trị khiến Bắc Kinh và Mỹ xích lại gần nhau và cả hai đều lợi dụng mối quan hệ với Việt Nam để thực hiện lợi ích chiến lược của mình. Bởi vậy, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972, hai bên đã thỏa thuận với nhau trên lưng Việt Nam. Trung Quốc giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự, còn Washington ủng hộ Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc và bật đèn xanh cho Bắc Kinh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1/1974. Ngày 15/12/2012, Tuần báo Luận văn của Trung Quốc cho biết, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về chủ quyền đối với Hoàng Sa và đích thân Mao Trạch Đông chỉ đạo cuộc tấn công xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam. Mao Trạch Đông đổi trắng thay đen khi nói: “Xem ra nếu không đánh một trận thì không thể bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc”. Chu Ân Lai khi đó là Thủ tướng đích thân truyền đạt chỉ thị này của Mao cho các cán bộ lãnh đạo cấp cao, đồng thời thành lập “Ban chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa” gồm 6 người là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên, Tô Chấn Vũ. Buổi sáng ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã dấy binh đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Một tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc xâm lược đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. (Ảnh tư liệu) Tạp chí “Cùng trên chiếc thuyền” số 11 năm 2015 đăng bài của hai tác giả Tiết Lý Thái và Hà Quốc Trung thuộc Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế Đại học Stanford (Mỹ) và Trung tâm nghiên cứu an ninh doanh nghiệp Trung Quốc thuộc Đại học giao thông Bắc Kinh, viết: “Nếu Trung Quốc khi đó không chớp thời có được Mỹ bật đèn xanh đánh chiếm Hoàng Sa tháng 1/1974 thì tới nay địa vị của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ ra sao? Liệu Trung Quốc có được lợi thế như ngày nay hay không? Bởi lẽ, sau đó các chính khách và các nhà quyết sách Mỹ đã phê phán gay gắt về sự nhượng bộ này của Mỹ cho Trung Quốc. Cuộc chiến này đã đặt cơ sở cho Trung Quốc lấn xuống Biển Đông được như ngày nay”. Dư luận cho rằng tình hình nội bộ Trung Quốc giai đoạn 1974 rối ren, mâu thuẫn nội bộ gay gắt, Mao Trạch Đông ra sức thanh trừng những người chống đối, kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng do cuộc Đại cách mạng văn hóa, nhưng không hề làm giảm sút tham vọng về Biển Đông của lãnh đạo Trung Quốc. Bởi vậy khi được Mỹ bật đèn xanh, Trung Quốc mới có thời cơ đánh chiếm Hoàng Sa. Mỹ khi đó là một nhân tố quan trọng giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng của mình. Kể từ năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện quốc sách cải cách mở cửa thì thực lực kinh tế cũng như quân sự Trung Quốc tăng lên, nên cho dù đuối lý, nhưng tham vọng về Biển Đông vẫn luôn ấp ủ và chờ đợi thời cơ tiếp tục lấn chiếm. Sau 8 năm tiến hành cải cách mở cửa, thực lực kinh tế đất nước và quốc phòng tăng lên, môi trường quốc tế đã có, đây là thời cơ để Trung Quốc tiếp tục lấn xuống Trường Sa. Tuần báo Luận văn cũng viết, cuộc xâm lược Hoàng Sa chỉ là bước mở đầu và năm 1988, với sự kiện hải chiến Trường Sa và quân đội Trung Quốc đánh cướp đá Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3, mới là cái mốc quan trọng trong dã tâm của Bắc Kinh nhằm mở rộng xuống Biển Đông. Tàu HQ604 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc xâm lược bắn chìm ngày 14/3/1988. (Ảnh tư liệu) 4 chữ lãnh đạo Trung Quốc nào cũng nói Sự kiện Trung Quốc đánh cướp đá Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3/1988 đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh các nước ASEAN về dã tâm và tham vọng của Trung Quốc. Bởi vậy, Tổng thống Philippines Corazon Aquino phải gấp rút thực hiện chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/1988. Để trấn an dư luận, trong buổi tiếp bà Aquino tại Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình nói: “Xuất phát từ tình hữu nghị giữa hai nước, vấn đề này (căng thẳng Biển Đông-PV) hãy tạm gác lại, chúng ta cùng nhau khai thác”. Sau đó, Đặng đã giải thích phát biểu của mình trong nội bộ giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng: "Chủ quyền [biển Đông] vẫn thuộc về ta. Về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, trong điều kiện chưa giải quyết được triệt để, trước tiên có thể hãy không nên nói về chủ quyền thuộc về ai. Điều đó không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền mà chỉ tạm gác lại tranh chấp." Nhưng tới năm 1995 và tiếp đó năm 2012, Trung Quốc đã gạt bỏ “tình hữu nghị” để lấn xuống bãi Vành Khăn của Việt Nam và bãi cạn Scarborough. Sau khi lên nắm quyền từ 1989, lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân ban đầu tiếp tục rao giảng chính sách “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” để thực hiện hòa dịu với ASEAN. Nhưng sau đó không lâu, Giang và cả người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào sau này đều lớn tiếng về cái gọi là “đường chín đoạn". Báo chí Hồng Kông ngày 24/5/2015 viết, trên thực tế Trung Quốc đuối lý trong vấn đề Biển Đông. Năm 1986 Trung Quốc công bố “Luật ngư nghiệp”, tiếp đó năm 1998 công bố “Luật Vùng đặc quyền khai thác kinh tế và thềm lục địa” đều không thể chỉ rõ phạm vi Vùng đặc quyền khai thác kinh tế ở Biển Đông, càng không tuyên bố về biên giới ở Biển Đông. Năm 2012 khi Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa” có trụ sở hành chính trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã giao cho nó "trách nhiệm quản lý hành chính khu vực Biển Đông", nhưng cũng không công bố cụ thể giới hạn như thế nào. Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) tiếp Tổng thống Philippines Corazon Aquino sáng 16/4/1988 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Chinanews) Rốt cuộc cái gọi là “đường chín đoạn” là như thế nào? Khái niệm này hoàn toàn phi lý, mơ hồ và bản thân Trung Quốc cũng không thể lý giải nổi. Trên thực tế, chính lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ không có nước nào kể cả Trung Quốc hoàn toàn có chủ quyền đối với toàn bộ cái gọi là “đường chín đoạn” mơ hồ này. Về “khái niệm” Trung Quốc cũng đuối lý. Bắc Kinh tự nhận có chủ quyền đối với “đường lưỡi bò”, nghĩa là vùng Biển này là “biển nội địa” của Trung Quốc chứ không còn là vùng biển quốc tế (open sea). Nhưng trên thực tế nhiều nước trong khu vực đang cùng khai thác và quản lý các vùng biển này. Tàu chiến Mỹ và tàu chiến các nước khác trên thế giới vẫn thường xuyên đi lại, tập trận trên Biển Đông mà không cần thông báo hoặc xin phép Trung Quốc. Thậm chí tàu chiến Trung Quốc khi đi tuần tiễu bảo vệ cái gọi là “biển nội địa” khi gặp tàu chiến Mỹ đi tuần tra bảo vệ Philippines, thì lập tức ngừng lại giữ cự ly để tránh xung đột. Thời gian qua các tàu chiến Mỹ như tàu USS Cowpens luôn giám sát tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông, hay tàu USS Blue Ridge (LCC-19) ngày 5/5/2014 đi vào vùng biển này gặp tàu chiến Trung Quốc, tàu chiến Trung Quốc đã chủ động dừng lại để tránh xảy ra xung đột. Điều này, lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ là do tính pháp lý không phù hợp, nên các nước vẫn tự do đi lại. Đặng Tiểu Bình đưa ra cái gọi là “chủ quyền của ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, bản thân chủ trương này chứng tỏ Trung Quốc không có chủ quyền. Ngày 30/7/2013, phát biểu về tình hình Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Chủ quyền là thuộc chúng ta, có thể gác lại tranh chấp để cùng nhau khai thác.” Nhưng các nước ASEAN đã có bài học về 4 chữ hoa mỹ "gác lại tranh chấp” của Bắc Kinh, nên họ luôn cảnh giác với phát biểu dạng này của lãnh đạo Trung Quốc, bởi lẽ Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Biển Đông. *** ** Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Quốc đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. Dã tâm bá quyền của Trung Quốc khiến thế giới và khu vực không thể không lo ngại về một câu hỏi: Liệu có thể xảy ra một trận Gạc Ma thứ hai? Còn tiếp.... TÁC GIẢ KIỀU TỈNH Tác giả từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên 1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng Kông từ 1996-2001 và 2004–2006. Đáp trả Trung Quốc trên Biển Đông, Nhật Bản "một công đôi việc" theo Thế giới trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2016 Báo Trung Quốc dọa dùng vũ khí hạt nhân với Mỹ ở Biển Đông Thứ sáu, 18/3/2016 | 16:22 GMT+7 Báo Trung Quốc nói vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng mà nước này sử dụng nếu bị Mỹ "gây sức ép quá mức chịu đựng" ở Biển Đông. Carl Thayer: Mỹ cần duy trì 'trò chơi thách đố' với Trung Quốc ở Biển Đông / Tướng Mỹ khẳng định tiếp tục điều máy bay đến Biển Đông Tàu USS Fort Worth hồi tháng 5/2015 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet Hôm 16/3, Đô đốc Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích một số nước sử dụng sức mạnh thay cho lý lẽ ở Biển Đông. Đô đốc Swift cũng tuyên bố việc chiến hạm Mỹ đi vào các vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông không phải là hành động quân sự mà là để bảo đảm tự do hàng hải. Ngoài ra, Đô đốc Swift nói hành động bồi lấp đảo, bố trí tên lửa phòng không là hành vi "chà đạp luật pháp quốc tế". Trong bài viết mang tựa đề "Thách thức của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể biến thành đối đầu - vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng", tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là "những chỉ trích nằm trong chuỗi âm mưu kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc". Tờ báo đe dọa rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ khí hạt nhân trong tình huống xấu nhất trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc "tiếp tục phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân, đảm bảo khả năng đáp trả sau khi bị đối phương tấn công trước bằng vũ khí này". Hoàn Cầu thời báo cũng kêu gọi Trung Quốc xây dựng năng lực quân đội đạt tới mức khiến Mỹ hiểu rằng chiến hạm của Washington sẽ bị Bắc Kinh tấn công nếu "diễu võ giương oai" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc gần đây tăng cường cải tạo và xây dựng trái phép các cơ sở hạ tầng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa, khiến các nước lo ngại. Tháng trước, Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở hai quần đảo và đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động này. Văn Việt ===================== Lão phải đọc câu này đến ba lần. Trong đó một lần đánh vần để bảo đảm không nhìn nhầm và hiểu đúng nội dung. Khiếp! Phải chi báo Nga phát biểu như vậy thì lão Gàn còn có thể tin là Hoa Kỳ phải xem lại sách lược ở bể Đông. Nhưng đây lại là báo Tàu. Điếu mựa! Chỉ cần Tàu nhúc nhích vũ khí hạt nhân thôi, đủ để sự bảo kê của lão Gàn đến tháng 10 Bính Thân Việt lịch sai bét. Nhưng chắc từ giờ đến tháng 10, Tàu chưa đem vũ khí hạt nhân đến Hải Nam, chứ chưa nói đến bể Đông. Mới có tháng 2 mà bể Đông đã sôi bóng bóng mắt cua. "Thiên cơ khả dĩ lộ một tý" nha: Sau tháng Năm, chậm là tháng 6 Việt lịch, bể Đông chính thức sôi sùng sục. Vấn đề còn lại sẽ là ai sẽ phải là kẻ "rút củi đáy nồi"? Hoa Kỳ thì chắc không phải rùi đấy. Nước Tàu thì có lẽ cũng không luôn vì mọi việc khó lùi. Bầu cử Tồng Thống Hoa Kỳ thì phải đến tháng 11/ 2017. Vậy mọi việc sẽ đi về đâu? Xin xem hồi sau sẽ rõ. PS: Từ lâu lão Gàn đã phán: Nếu - có chữ "nếu" - chiến tranh xảy ra thì sẽ rất khốc liệt và không khoan nhượng. Vi đây là "canh bạc cuối cùng". Chưa xảy ra chiến tranh, mà đã đem vũ khí hạt nhân ra dọa nhau thì kinh quá! Nhật Bản sắp nắm quyền "động binh", Trung Quốc không có gì e ngại? Hải Võ | 19/03/2016 13:55 Luật an ninh mới của Nhật Bản, cho phép quân đội nước này "động binh" ở nước ngoài, sẽ có hiệu lực chính thức kể từ ngày 29/3/2016. Bắc Kinh hết sức quan tâm diễn biến sắp tới. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ nhân chuyến keiẻm tra hạm đội của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ngày 18/10/2015 tại Yokosuka.(Ảnh: Asahi Shimbun) "Hiến pháp Nhật không cấm sử dụng vũ khí hạt nhân" Mạng Trung Quốc (China.com) đưa tin, Cục trưởng Cục pháp chế thuộc Nội các Nhật Bản Yokohata Yusuke đã nhận được câu hỏi liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân từ Ủy ban ngân sách Thượng viện nước này. Ông Yusuke tuyên bố: "[Việc sử dụng vũ lực] cần thiết để bảo vệ quốc gia đã bị hạt chế tới mức độ thấp nhất, nhưng tôi không cho rằng có bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hạt nhân nào bị cấm trong Hiến pháp Nhật Bản." Theo China.com, chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì "3 nguyên tắc không hạt nhân", bao gồm không sở hữu, không chế tạo và không sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, phát ngôn của ông Yokohata Yusuke tại Thượng viện Nhật là điều rất hiếm thấy. Đáng chú ý, tuyên bố của ông Yusuke được đưa ra trong bối cảnh Luật an ninh mới của Nhật Bản được thông qua vào tháng 11/2015 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 29/3 tới. Ông Yokohata Yusuke Trung Quốc chưa lo quân đội Nhật Bản "động binh"? Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nhận định, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ không lãng phí nỗ lực của Nội các và tìm kiếm đột phá, nhằm thể hiện rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thực sự nắm "thượng phương bảo kiếm", được phép động binh ở nước ngoài. Tuy nhiên, không nhiều khả năng Tokyo sẽ triển khai rầm rộ sức mạnh quân sự ngay trong thời gian tới. Hoàn Cầu cho hay, ở thời điểm hiện tại, việc điều động quân sự của quân đội Nhật Bản có thể sẽ phục vụ việc hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Điều này cũng làm tăng nguy cơ Nhật trở thành mục tiêu của IS nếu chính quyền của ông Abe chính thức đưa ra quyết định như vậy. Hồi tháng 1/2015, Thủ tướng Nhật đã tuyên bố viện trợ các nước Trung Đông 200 triệu USD để chống khủng bố. Sau đó, việc IS sát hại 2 con tin Nhật Bản được cho là động thái báo thù. Trong năm nay, chính phủ Nhật Bản sẽ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5 và đến năm 2020 là Thế vận hội. Vấn đề an ninh quốc gia đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Tokyo. Hoàn Cầu phân tích, bên cạnh khả năng can thiệp trực tiếp ở Trung Đông, các khu vực khác có thể trở thành lựa chọn của quân đội Nhật gồm bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông. Trong khi Luật an ninh mới của Nhật được Washington đánh giá là công cụ cho phép nước này hỗ trợ quân sự Mỹ trên toàn cầu, thì việc Tokyo can thiệp vào tình hình Triều Tiên lại khiến Mỹ không hài lòng. Hồi tháng 5/2013, sau khi Thủ tướng Abe cử Cố vấn đặc biệt về quản lý rủi ro Isao Iijima bí mật thăm Triều Tiên, thì quan chức cấp cao phụ trách chính sách Triều Tiên của Mỹ lập tức có chuyến thăm Tokyo để cảnh cáo Nhật Bản "không hành động đơn phương". Ông Abe phát biểu trước các sĩ quan Nhật Bản trên tàu khu trục Kurama tại cuộc duyệt hạm đội hôm 18/10/2015. ((Ảnh: Asahi Shimbun) Ở khu vực biển Hoa Đông, đặc biệt là đảo Senkaku/Điếu Ngư, mặc dù cơ chế thảo luận cấp cao Trung-Nhật về kiểm soát nguy cơ sự vụ trên biển chưa đạt được tiến triển thực chất, song Luật an ninh mới ra đời đã đơn giản hóa đáng kể trình tự "động binh" của quân đội Nhật. JSDF có thể căn cứ vào đánh giá của Thủ tướng và chủ động phát lệnh tấn công. Tuy vậy, Hoàn Cầu tự tin rằng về hiệu quả chiến lược trong thời điểm này, sức mạnh quân sự tổng thể của Nhật Bản không bằng Trung Quốc và khó giành quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư bằng vũ lực. Phía Trung Quốc cho rằng sức mạnh của JSDF chỉ đủ để "quấy rối hoạt động tuần tra ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc đã 'thường thái hóa' kể từ tháng 9/2012". Mỹ cũng không muốn Nhật Bản có hành động mạnh ở Senkaku/Điếu Ngư (mà không thông qua Mỹ), bởi điều đó có thể làm rối loạn bố trí chiến lược tổng thể "Trung-Nhật đấu nhau, Mỹ đắc lợi" của Washington. Báo chí Trung Quốc e ngại, JSDF dù không "động binh", nhưng có khả năng "tạo ra các sự vụ va chạm, xích mích" trên biển Hoa Đông để "phá hoạt động quân sự của Trung Quốc". Đầu năm 2013, ông Shinzo Abe từng lên án Trung Quốc về việc một tàu chiến nước này hướng radar điều khiển hỏa lực vào tàu khu trục Yuudachi thuộc Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản (MSDF), trong khi Bắc Kinh tố Tokyo vu khống. Về phía biển Đông, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã có những chuẩn bị sẵn sàng để MSDF tham gia các cuộc tuần tra quốc tế cũng như tuần tra đơn phương. Theo Hoàn Cầu, có hai khả năng. Thứ nhất là quân đội Nhật hưởng ứng kêu gọi của Mỹ và điều binh tới biển Đông. Thứ hai, MSDF sẽ đơn phương tiến hành các cuộc tuần tra biển Đông giống như Mỹ đang làm để khẳng định tuyên bố về tự do hàng hải trong khu vực. Tokyo sẽ hành động thế nào và ở đâu vẫn là điều mà Trung Quốc quan ngại và chỉ có thể biết từ sau ngày 29/3 tới. Nhưng ngay từ lúc này, Bắc Kinh đã bắt đầu quan sát cẩn thận từng động thái từ Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe. "Nga rút, Iran hậu thuẫn mạnh Syria, Assad sẽ gặp hoạ" theo Trí Thức Trẻ ======================== Hì! Cái này lão Gàn cũng nói lâu lắm rùi. Ngay trong topic này - có lẽ vào lúc ngài Abe mới làm Thủ Tướng. Lão phân tích cả khả năng Nhật Bản có vũ khí hạt nhân sẽ được chính Hoa Kỳ ủng hộ. Bởi vì rằng: trong hoàn cảnh hiện nay - khác hẳn 1945 - chỉ cần Nhật không gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa có thể bắn tới Guam. Còn bắn gần gần thì chắc Hoa Kỳ không phản đối. Híc. Đáng chú ý, tuyên bố của ông Yusuke được đưa ra trong bối cảnh Luật an ninh mới của Nhật Bản được thông qua vào tháng 11/2015 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 29/3 tới. Wow! Cái gì mà nóng vội thế?! Hôm nay là 20/ 3. 2016 (Tức 12. 2 Bính Thân Việt lịch). Tức là còn 9 ngày nữa. Lão Gàn thì lâu hơn: 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Tức là còn 28 ngày nữa lận. Chứng tỏ lão Gàn rất chín chắn. Không hề chủ quan nóng vội. Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2016 Giải pháp nào cho bán đảo Triều Tiên? Chủ nhật, 20/03/2016 - 09:00 Cần phải có những bước đi cụ thể để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán và quan trọng nhất là các bên liên quan phải cam kết bảo đảm an ninh cho nước này. >> Mỹ và Triều Tiên gia tăng các đòn đáp trả lẫn nhau >> Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo bay xa 800 km Bán đảo Triều Tiên. (Nguồn: Fox6) Căng thẳng nối tiếp căng thẳng Vụ thử hạt nhân và phóng vệ tinh mang tên lửa của Triều Tiên mới đây đã hướng sự chú ý của dư luận vào thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng. Được dẫn dắt bởi Mỹ, cộng đồng quốc tế đã phản ứng mạnh mẽ đối với các vụ thử trên, tăng cường lệnh trừng phạt bổ sung, đẩy mạnh các khả năng và biện pháp trừng phạt, trong đó phải kể đến Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Tuy nhiên, dư luận vẫn cần phải theo dõi các lệnh trừng phạt đó sẽ đem lại hiệu quả đến đâu? Trong những năm gần đây, ý tưởng nối lại các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên đã không thành hiện thực do sự mất lòng tin gia tăng khi Chính quyền Bình Nhưỡng từ chối hủy bỏ chương trình hạt nhân của mình. Cơ chế đàm phán 6 bên đã bị gián đoạn kể từ cuối năm 2008, trong khi sự đổ vỡ của “Thỏa thuận ngày Nhuận” được Wahington và Bình Nhưỡng ký kết năm 2012 đã đặt dấu chấm hết cho sự kiên nhẫn của Washington trong cuộc đối thoại. Kể từ đó, tất cả các bên đã áp đặt điều kiện tiên quyết cao làm cơ sở cho đối thoại, nhưng sau đó các điều kiện đưa ra đều bị từ chối. Đối với Mỹ và Hàn Quốc, các điều kiện đưa ra liên quan đến các biện pháp “phi hạt nhân hóa hữu hình”. Đối với Triều Tiên, nước này đòi hỏi việc ký kết một hiệp ước hòa bình và gỡ bỏ “chính sách thù địch” của Washington đối với Bình Nhưỡng. Với những căng thẳng hiện tại, việc ngăn chặn khủng hoảng leo thang phải được ưu tiên hàng đầu. Môi trường an ninh xấu đi đang đẩy bán đảo Triều Tiên theo chiều hướng nguy hiểm. Phản ứng trước các vụ thử vừa qua của Triều Tiên, Hàn Quốc đã đóng cửa Khu công nghiệp chung Kaesong và tái khởi động chương trình phát loa phóng thanh ở Khu vực Phi quân sự (DMZ). Đồng thời, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc tập trận quân sự chung thường niên quy mô lớn nhất từ trước đến nay và triển khai các vũ khí chiến lược trên bán đảo Triều Tiên. Gần đây nhất hôm 16/3, Mỹ còn áp đặt thêm một loạt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đó, Triều Tiên thì cắt đứt đường dây nóng quân sự Bắc - Nam và một tàu tuần tra được báo cáo là đã vượt qua Đường giới hạn phía Bắc (NLL); đồng thời cảnh báo sẽ tiến hành thêm các vụ thử và các hành động quân sự khác... Đối thoại - ưu tiên hàng đầu Theo các nhà phân tích, điều quan trọng hiện nay là các bên liên quan phải nỗ lực để ổn định tình hình. Các kênh ngoại giao ở cấp chính thức và không chính thức giữa Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên là rất cần thiết để làm rõ những ý định và xoa dịu căng thẳng. Theo đó, đối thoại nên tập trung vào việc nhanh chóng tái lập đường dây nóng quân sự trực tiếp, thông báo trước cho nhau các hoạt động quân sự và ngăn ngừa sự cố bất ngờ. Ngoài mối quan tâm trực tiếp trong quản lý khủng hoảng quân sự, sau khi kết thúc các cuộc tập trận Mỹ - Hàn, thử thách tiếp theo là nối lại đàm phán. Điều này sẽ đòi hỏi Mỹ và Triều Tiên phải loại bỏ hoặc giảm thiểu các điều kiện tiên quyết để tổ chức đối thoại chính thức. Mới đây, tạp chí Wall Street Journal tiết lộ, Washington đã bí mật đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng chỉ vài ngày trước vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên. Điều này cho thấy, Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán về hiệp ước hòa bình với Bình Nhưỡng nhưng kèm theo điều kiện: các cuộc thảo luận cũng tập trung giải quyết phi hạt nhân hóa, chứ không phải là đòi hỏi các biện pháp phi hạt nhân hóa có kiểm chứng như một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán. Trong khi đó, ngày 17/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đề nghị, các vấn đề của một hiệp ước hòa bình và phi hạt nhân hóa có thể được thảo luận tại cùng một thời điểm trong khuôn khổ đàm phán 6 bên. Điều này là cần thiết để tất cả các bên tái khẳng định mục tiêu cuối cùng vẫn là phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên và ký kết một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, các bên cần phải xem xét lại các thỏa thuận đạt được từ trước và quyết định những nguyên tắc và khía cạnh nào cần giữ lại. Ngôn từ trong hiệp định cần cụ thể hơn, các quy định, biện pháp xác minh phải chặt chẽ và các bước phải được nêu rõ ràng trong trường hợp các bên không tuân thủ. Để thực hiện việc này cần phải thiết lập một lộ trình quy định cụ thể thoả thuận của hai bên về mức độ có đi có lại và trình tự. Tất cả điều này sẽ đòi hỏi ý chí chính trị cũng như các biện pháp ngoại giao táo bạo. Rất tiếc là trong bối cảnh hiện nay, dường như các bên liên quan vẫn còn thiếu những điều đó. Việc gia tăng trừng phạt Triều Tiên đã cho thấy cộng đồng quốc tế không chấp nhận chương trình hạt nhân của nước này và có thể gây sức ép bằng cách tăng tổn thất cho những tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nếu các bên liên quan không bổ sung những nỗ lực nghiêm túc và dài hơi để kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán sẽ dẫn đến nguy cơ Triều Tiên thúc đẩy hơn nữa tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của mình. Điển hình như vụ phóng liên tiếp hai tên lửa đạn đạo vào hôm 18/3, tuyên bố thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thành công để gắn vào tên lửa đạn đạo hôm 9/3 hay đe dọa “tấn công toàn diện” nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc hôm 4/3… Với mỗi vụ thử, Triều Tiên sẽ có điều kiện nâng cao tình trạng hạt nhân của mình và lúc đó việc ép buộc hoặc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Theo Duy Phương/East Asia Forum Thế giới và Việt Nam =================== LỜI TIÊN TRI BÌNH THÂN 2016 2/ Cao Ly. Các vấn đề ở bán đảo Cao Ly sẽ có những diễn biến mới, căng thẳng hơn. Nhưng chưa bùng nổ thành chiến tranh. Riêng vấn đề Cao Ly , xu hướng thống nhất ngày càng rõ ràng hơn vào nửa cuối năm, cho dù hình thức bên ngoài - ít nhất ở nửa đầu năm - vẫn tỏ ra chưa có sự nhượng bộ nào giữa hai miền Cao Ly. Nhưng năm nay sẽ xác định sự thống nhất giữa hai miền Cao Ly xảy ra theo phương thức nào: Chiến tranh hay hòa bình.Tuy nhiên, tôi cho rằng xu hướng thống nhất trong hòa bình sẽ là viễn cảnh của đất nước này. Tuy nhiên lão Gàn cũng nhắc nhở khe khẽ rằng: Năm nay là cơ hội rất tốt để đi đến thống nhất hai miền Cao Ly. Bỏ qua cơ hội này, mọi chuyện sẽ không mấy tốt đẹp. Híc. Nói nhiều rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2016 TƯ LIỆU THAM KHẢO Indonesia triệu tập đại sứ Trung Quốc vì sự cố gần Biển Đông Thanh Niên Online 08:59 PM - 20/03/2016 Bảo Vinh Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc vào ngày 21.3 để làm rõ sự cố tàu hải cảnh Trung Quốc can thiệp vụ tàu cá nước này đánh bắt trái phép tại vùng biển Natuna, phía nam Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh: Reuters Tin liên quan Không quân Indonesia sẵn sàng đối phó với xung đột ở Biển Đông Nhật, Indonesia lo ngại hoạt động bồi đắp phi pháp trên Biển Đông Trung Quốc phớt lờ yêu cầu giải thích 'đường lưỡi bò' từ Indonesia Bộ trưởng Hàng hải và Thuỷ sản Indonesia, bà Susi Pudjiastuti ngày 20.3 cho biết khi Indonesia đang cố bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép gần Biển Đông thì một tàu hải cảnh Trung Quốc tiến đến can thiệp, theo Reuters ngày 20.3. Bà Pudjiastuti nói rằng sẽ yêu cầu Trung Quốc làm rõ tại sao tàu cá nước này lại đánh bắt trái phép tại vùng biển Natuna của Indonesia. “Chính phủ của họ không nên đứng sau các hoạt động đánh cá trái phép và không được kiểm soát như vậy”, bà Pudjiastuti khẳng định. Sự cố này diễn ra giữa thời điểm căng thẳng tại Biển Đông đang ngày càng gia tăng vì những hoạt động bồi đắp đảo phi pháp và quân sự hoá của Trung Quốc. Nước này còn tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn phi lý chiếm gần trọn Biển Đông. Indonesia tuy không phải là bên tranh chấp tại Biển Đông nhưng từng bày tỏ lo ngại vì Trung Quốc gộp cả quần đảo Natuna vào cái gọi là đường lưỡi bò, hay đường 9 đoạn. Bảo Vinh Share this post Link to post Share on other sites