Posted 21 Tháng 3, 2016 Phán quyết của Tòa án Quốc tế: Đường “lưỡi bò” của TQ là vô giá trị Infonet 18/03/2015 06:00 GMT+7 Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết tuyên bố đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị. Phán quyết trên có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông. Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết cũng chứng minh những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp. Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự "bôi nhọ" lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm. Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này. Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ trang Manila Live Wire, một trang tin tức của Philippines. PHẠM KHÁNH (Lược dịch) ======================= Bởi vậy, bi wờ Tung Coóc có hai con đường lựa chọn: 1/ Tuân thủ phán quyết của Tòa Án Quốc Tế và rút khỏi bể Đông. Long trọng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Tiếp tục "ẩn mình chờ thời". Việc này khó xảy ra. 2/ Tiếp tục gân cổ cò phủ nhận phán quyết của Tòa Án Quốc tế. Dùng vũ lực nghênh ngang tiếp tục chiếm đóng bể Đông, thách thức quốc tế. Hậu quả thế nào thì bây giờ không cần khả năng tiên tri. Từ nay đến mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch còn 26 ngày nữa. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2016 Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Thứ ba, 22/03/2016 - 07:00 Trong khi khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc gây ra mối đe dọa toàn cầu đứng hàng thứ 8 thế giới, thì khả năng nền kinh tế nước này “hạ cánh cứng” chiếm vị trí số một trong bảng đánh giá mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Anh (EIU) công bố hôm 18/3. >> Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 >> Trung Quốc né tòa án quốc tế Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc. Trước báo cáo này hai ngày, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định, với việc tiếp tục mở cửa và cải cách, kinh tế Trung Quốc sẽ không "hạ cánh cứng". Ông Lý Khắc Cường cho rằng, với các biện pháp cải cách đang đi đúng hướng, Trung Quốc sẽ không bị sụt giảm quá nhanh từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, hay đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, EIU chấm nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng" và lao dốc nguy hiểm ở mức 20/25 điểm. EIU đưa ra nhận định này là dựa vào các nhận định của giới chuyên gia chứ không từ những báo cáo được tô hồng của chính quyền Bắc Kinh. Chẳng hạn, tại diễn đàn Davos hồi đầu năm nay, tỉ phú George Soros cho rằng “một cú hạ cánh cứng (đối với kinh tế Trung Quốc) là điều khó có thể tránh khỏi". Thậm chí Soros nói rằng ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó. Trong phần đánh giá về nguy cơ ở Biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối. Báo cáo của EIU viết: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”. EIU nói rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, và xét rộng hơn, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”. Ngoài biển Đông, trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu trên còn có “khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” (hạng 12). Liên quan tới ứng viên tranh cãi của đảng Cộng hòa, IEU viết: “Trong trường hợp Trump giành chiến thắng, thái độ thù nghịch của ông đối với thương mại tự do, cũng như việc ông xa lánh Mexico và Trung quốc, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại”. Tổ chức này nói thêm: “Khuynh hướng quân sự của ông đối với Trung Đông và việc cấm các tín đồ Hồi giáo tới Mỹ có thể được sử dụng làm một công cụ tuyển mộ cho các nhóm chủ chiến, gia tăng mối đe dọa của chúng trong khu vực cũng như ở các nơi khác”. Theo H.Phan/ AFP, AP... PetroTimes =================== Bởi vậy, những bài phân tích về kinh tế Tàu sẽ khởi sắc và hùng mạnh đều là chém gió. Trước đây lão còn cho rằng: cuối năm hoặc đầu năm tới kinh tế Tàu sẽ suy thoái. Đấy là lão đoán dư ra cho chắc ăn. Nhưng sau đó - vì những bài chém gió gián tiếp ca ngợi kinh tế Tàu, nên lão cho thời gian chính xác là tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Kinh tế Tàu sẽ lâm vào khủng khoảng. Hãy chờ xem. Còn hiểm họa thứ 2 là chiến tranh do Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thì đang dần xuất hiện. Lão nhắc lại rằng: Nếu Trung Quốc đánh nhau tay bo với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan. thì Trung Quốc thắng. Nhưng nếu đánh tay bo với một mình Hoa Kỳ - chưa tính các đồng minh - thì thua là cái chắc. Hãy chờ xem. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2016 Nhật Bản sắp nắm quyền "động binh", Trung Quốc không có gì e ngại? Hải Võ | 19/03/2016 13:55 Luật an ninh mới của Nhật Bản, cho phép quân đội nước này "động binh" ở nước ngoài, sẽ có hiệu lực chính thức kể từ ngày 29/3/2016. Bắc Kinh hết sức quan tâm diễn biến sắp tới. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ nhân chuyến keiẻm tra hạm đội của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ngày 18/10/2015 tại Yokosuka.(Ảnh: Asahi Shimbun) "Hiến pháp Nhật không cấm sử dụng vũ khí hạt nhân" Mạng Trung Quốc (China.com) đưa tin, Cục trưởng Cục pháp chế thuộc Nội các Nhật Bản Yokohata Yusuke đã nhận được câu hỏi liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân từ Ủy ban ngân sách Thượng viện nước này. Ông Yusuke tuyên bố: "[Việc sử dụng vũ lực] cần thiết để bảo vệ quốc gia đã bị hạt chế tới mức độ thấp nhất, nhưng tôi không cho rằng có bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hạt nhân nào bị cấm trong Hiến pháp Nhật Bản." Theo China.com, chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì "3 nguyên tắc không hạt nhân", bao gồm không sở hữu, không chế tạo và không sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, phát ngôn của ông Yokohata Yusuke tại Thượng viện Nhật là điều rất hiếm thấy. Đáng chú ý, tuyên bố của ông Yusuke được đưa ra trong bối cảnh Luật an ninh mới của Nhật Bản được thông qua vào tháng 11/2015 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 29/3 tới. Ông Yokohata Yusuke Trung Quốc chưa lo quân đội Nhật Bản "động binh"? Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nhận định, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ không lãng phí nỗ lực của Nội các và tìm kiếm đột phá, nhằm thể hiện rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thực sự nắm "thượng phương bảo kiếm", được phép động binh ở nước ngoài. Tuy nhiên, không nhiều khả năng Tokyo sẽ triển khai rầm rộ sức mạnh quân sự ngay trong thời gian tới. Hoàn Cầu cho hay, ở thời điểm hiện tại, việc điều động quân sự của quân đội Nhật Bản có thể sẽ phục vụ việc hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Điều này cũng làm tăng nguy cơ Nhật trở thành mục tiêu của IS nếu chính quyền của ông Abe chính thức đưa ra quyết định như vậy. Hồi tháng 1/2015, Thủ tướng Nhật đã tuyên bố viện trợ các nước Trung Đông 200 triệu USD để chống khủng bố. Sau đó, việc IS sát hại 2 con tin Nhật Bản được cho là động thái báo thù. Trong năm nay, chính phủ Nhật Bản sẽ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5 và đến năm 2020 là Thế vận hội. Vấn đề an ninh quốc gia đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Tokyo. Hoàn Cầu phân tích, bên cạnh khả năng can thiệp trực tiếp ở Trung Đông, các khu vực khác có thể trở thành lựa chọn của quân đội Nhật gồm bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông. Trong khi Luật an ninh mới của Nhật được Washington đánh giá là công cụ cho phép nước này hỗ trợ quân sự Mỹ trên toàn cầu, thì việc Tokyo can thiệp vào tình hình Triều Tiên lại khiến Mỹ không hài lòng. Hồi tháng 5/2013, sau khi Thủ tướng Abe cử Cố vấn đặc biệt về quản lý rủi ro Isao Iijima bí mật thăm Triều Tiên, thì quan chức cấp cao phụ trách chính sách Triều Tiên của Mỹ lập tức có chuyến thăm Tokyo để cảnh cáo Nhật Bản "không hành động đơn phương". Ông Abe phát biểu trước các sĩ quan Nhật Bản trên tàu khu trục Kurama tại cuộc duyệt hạm đội hôm 18/10/2015. ((Ảnh: Asahi Shimbun) Ở khu vực biển Hoa Đông, đặc biệt là đảo Senkaku/Điếu Ngư, mặc dù cơ chế thảo luận cấp cao Trung-Nhật về kiểm soát nguy cơ sự vụ trên biển chưa đạt được tiến triển thực chất, song Luật an ninh mới ra đời đã đơn giản hóa đáng kể trình tự "động binh" của quân đội Nhật. JSDF có thể căn cứ vào đánh giá của Thủ tướng và chủ động phát lệnh tấn công. Tuy vậy, Hoàn Cầu tự tin rằng về hiệu quả chiến lược trong thời điểm này, sức mạnh quân sự tổng thể của Nhật Bản không bằng Trung Quốc và khó giành quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư bằng vũ lực. Phía Trung Quốc cho rằng sức mạnh của JSDF chỉ đủ để "quấy rối hoạt động tuần tra ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc đã 'thường thái hóa' kể từ tháng 9/2012". Mỹ cũng không muốn Nhật Bản có hành động mạnh ở Senkaku/Điếu Ngư (mà không thông qua Mỹ), bởi điều đó có thể làm rối loạn bố trí chiến lược tổng thể "Trung-Nhật đấu nhau, Mỹ đắc lợi" của Washington. Báo chí Trung Quốc e ngại, JSDF dù không "động binh", nhưng có khả năng "tạo ra các sự vụ va chạm, xích mích" trên biển Hoa Đông để "phá hoạt động quân sự của Trung Quốc". Đầu năm 2013, ông Shinzo Abe từng lên án Trung Quốc về việc một tàu chiến nước này hướng radar điều khiển hỏa lực vào tàu khu trục Yuudachi thuộc Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản (MSDF), trong khi Bắc Kinh tố Tokyo vu khống. Về phía biển Đông, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã có những chuẩn bị sẵn sàng để MSDF tham gia các cuộc tuần tra quốc tế cũng như tuần tra đơn phương. Theo Hoàn Cầu, có hai khả năng. Thứ nhất là quân đội Nhật hưởng ứng kêu gọi của Mỹ và điều binh tới biển Đông. Thứ hai, MSDF sẽ đơn phương tiến hành các cuộc tuần tra biển Đông giống như Mỹ đang làm để khẳng định tuyên bố về tự do hàng hải trong khu vực. Tokyo sẽ hành động thế nào và ở đâu vẫn là điều mà Trung Quốc quan ngại và chỉ có thể biết từ sau ngày 29/3 tới. Nhưng ngay từ lúc này, Bắc Kinh đã bắt đầu quan sát cẩn thận từng động thái từ Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe. "Nga rút, Iran hậu thuẫn mạnh Syria, Assad sẽ gặp hoạ" theo Trí Thức Trẻ ======================== Hì! Cái này lão Gàn cũng nói lâu lắm rùi. Ngay trong topic này - có lẽ vào lúc ngài Abe mới làm Thủ Tướng. Lão phân tích cả khả năng Nhật Bản có vũ khí hạt nhân sẽ được chính Hoa Kỳ ủng hộ. Bởi vì rằng: trong hoàn cảnh hiện nay - khác hẳn 1945 - chỉ cần Nhật không gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa có thể bắn tới Guam. Còn bắn gần gần thì chắc Hoa Kỳ không phản đối. Híc. Wow! Cái gì mà nóng vội thế?! Hôm nay là 20/ 3. 2016 (Tức 12. 2 Bính Thân Việt lịch). Tức là còn 9 ngày nữa. Lão Gàn thì lâu hơn: 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Tức là còn 28 ngày nữa lận. Chứng tỏ lão Gàn rất chín chắn. Không hề chủ quan nóng vội. Hì. Tàu chở đủ nguyên liệu cho 50 quả bom hạt nhân xuất cảng sang Mỹ Khả Dy - Thứ Ba, ngày 22/3/2016 - 16:46 (PLO)- Hai tàu chiến của Anh hôm 21-3 đã tới Nhật Bản để vận chuyển 331 kg plutonium đủ sản xuất 50 quả bom nguyên tử. TIN LIÊN QUANIran chuyển 11 tấn nguyên liệu hạt nhân làm giàu đến Nga AP đưa tin, các tàu đến làng duyên hải Tokai, phía đông bắc Tokyo, nơi có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật, cơ sở nghiên cứu hạt nhân chính của nước này. Tàu Pacific Egret và Pacific Heron sẽ vận chuyển 331 kg plutonium tới Savannah River Site. Đây là cơ sở của chính phủ Mỹ ở bang South Carolina. Hoạt động này diễn ra theo cam kết của Nhật năm 2014 và số nguyên liệu này được Nhật sử dụng với mục đích nghiên cứu. Hai tàu Pacific Egret và Pacific Heron (Nguồn: RT) Các quan chức Nhật từ chối xác nhận thông tin chi tiết, viện dẫn lý do an ninh. Tham vọng về việc tái xử lý plutonium để làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của cả Nhật Bản và Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại an ninh quốc tế. Nhật đã làm giàu được một lượng lớn plutonium, đủ để chế tạo gần 6.000 quả bom nguyên tử. Trong số lượng plutonium này, 11 tấn ở Nhật và 36 tấn đang được tái xử lý ở Anh và Pháp, chờ được đưa về Nhật, theo AP. Nhật Bản bắt đầu xây dựng nhà máy tái xử lý Rokkasho với sự giúp đỡ của công ty nhà nước Areva của Pháp vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, cơ sở này đã không được đưa vào hoạt động. Vào tháng 11 năm ngoái, việc mở cửa cơ sở vẫn bị trì hoãn cho đến năm 2018 để phục vụ công tác thanh tra, nâng cấp bảo đảm an toàn. Trước khi xảy thảm họa hạt nhân Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân nhưng hiện tại chỉ còn hai trong số 43 lò phản ứng của Nhật Bản còn hoạt động. Khả Dy ==================== Nếu Nhật Bản sở hữu đầu đạn hoặc bom hạt nhân thì uýnh tay bo với Trung Quốc, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào". Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 3, 2016 Những công nghệ khủng Mỹ nâng cấp siêu chiến binh Thứ ba, 22/03/2016 - 23:00 Bộ Quốc phòng Mỹ đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ để tạo ra các siêu chiến binh. Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ, tạo ra các siêu chiến binh, với những khả năng không tưởng như thần giao cách cảm, không biết đau... 1. Quần áo chống đạn làm bằng carbon Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã thử nghiệm khả năng bảo vệ tiềm năng của graphene bằng cách bắn các hạt vàng li ti vào cho graphene. Kết quả vật liệu này trở nên khỏe hơn, linh hoạt hơn, và nhẹ hơn so với áo khoác chống đạn hiện có. Tuy chứa hàng triệu lớp nhưng vật liệu này chỉ dày không quá 1 cm. Graphene là vật liệu carbon có hình dạng mạng lưới lục giác kết nối các nguyên tố carbon giống tổ ong và độ dày của một nguyên tử carbon hay vật liệu 2 chiều. Phân ban Công nghệ Nano Quốc phòng thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) hiện đang thử nghiệm một phương pháp sản xuất áo chống đạn Chainmail đi từ graphene, có khả năng chống đạn tốt hơn so với các loại áo chống đạn hiện có. Chainmail (hoặc mail hoặc Maille) là áo giáp làm từ vòng kim loại được nối lại với nhau trong một mô hình dạng lưới bảo vệ. Có thể dùng cho lính thủy đánh bộ, nhất là nhóm phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, chống đạn lẫn bảo vệ trước nguy cơ tấn công của cá mập. 2. Máu tổng hợp Máu tổng hợp (Synthetic blood) có hiệu quả hơn rất nhiều so với các tế bào máu tự nhiên. Một trong những công nghệ hứa hẹn nhất đang được DoD nghiên cứu là tế bào máu đỏ tổng hợp được làm từ kim cương có chứa các loại khí có áp lực gần 15.000 psi, có khả năng trao đổi carbon dioxide và oxy giống như cách các tế bào máu đỏ sinh học trong cơ thể con người. Về cơ bản, siêu chiến binh mang trong người máu nhân tạo, pha trộn lẫn với máu tự nhiên sẽ có hàng nghìn tỷ thùng khí nhỏ liti bên trong cơ thể. Có nghĩa, không bao giờ mệt mỏi khi vận động, đặc biệt, có thể lặn hàng giờ dưới nước mà không cần các thiết bị trợ giúp. 3. Chiến binh có bước nhảy lớn, chạy cực nhanh Viện MIT và một số trường đại học khác của Mỹ hiện đang phối hợp nghiên cứu, tăng cường sức khỏe mắt cá chân và gân gót chân để có sức mạnh giống như gân loài kangaroo. Một khi con người được nâng cấp hệ thống khởi động như vậy sẽ có những bước nhảy vĩ đại, dài tới 7 feet (trên 2m) với tốc độ nước rút 25 mph (trên 40 km/h) hoặc hơn theo tốc độ phi con người, chạy cả ngày mà không bị tổn thương, rách cơ bắp. 4. Miễn dịch đau Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng công nghệ cao thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) hiện đang thực hiện dự án miễn dịch đau cho chiến binh có tên Persistence in Combat (Bền bỉ trong chiến đấu) nhằm nâng cấp chiến binh, giúp các chiến binh khi bị thương, các vết thương có thể phục hồi ngay tức thì. Việc miễn dịch đau sẽ có tác dụng trong khoảng thời gian 30 ngày và có khả năng loại bỏ tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn kéo dài hậu chấn thương. Sau miễn dịch những người lính được nâng cấp này có cảm giác như sắp nổ tung vì đau đớn, nhưng cơn đau sẽ qua mau trong vài giây. Bằng cách này, các binh sĩ có thể tự điều trị bản thân và tiếp tục chiến đấu cho đến khi quân y tiếp viện. 5. Ngủ tự do Không phải tất cả các động vật ngủ cùng một kiểu, nên biết được nguyên lý này DARPA đang bắt tay vào nghiên cứu tìm cách để cho con người ngủ một cách tự do. Ví dụ ngủ chỉ bằng một nửa bộ não tại một thời điểm nhất định như cá voi và cá heo hay thậm chí có thể bỏ qua giấc ngủ trong thời gian dài như chuột ENU, loài vật gậm nhấm được chuyển gen. 6. Telepathy Telepathy là thuật ngữ nói về thần giao cách cảm, tức khả năng đọc ý nghĩ người khác hay trao đổi thông tin trực tiếp giữa các bộ não. Nó là một trong bốn hiện tượng ngoại cảm, bao gồm thần giao cách cảm, thấu thị hay thấu thính, tiên tri và hậu tri. Một dự án mang tên Brain Machine Interface của DARPA đang thực hiện nhằm phát triển các chip máy tính kết nối trực tiếp với não con người thông qua cấy ghép. Ngoài việc cho phép binh sĩ điều khiển robot bằng suy nghĩ, dự án còn cho phép các binh linh Mỹ giao tiếp thông qua thần giao cách cảm. Công nghệ chip đã được cải thiện đáng kể nên tính khả thi của dự án rất cao. Ví dụ, người ta đã cấy vào não chuột những con chip kiểu này và điều khiển từ xa, tuy nhiên các nhà khoa học cũng lo ngại nguy cơ tâm trí của các siêu chiến binh sẽ bị tấn công bởi chính các tiến bộ công nghệ tiên tiến hơn. 7. "Bộ xương mềm" Các chuyên gia Harvard đang thực hiện dự án "bộ xương mềm", hay bộ đồ robot do DARPA tài trợ vốn. Thực chất đây là một loạt các cơ vải mặc bên trong quần áo thông thường để giúp con người chuyển động. Đặc biệt, nó làm giảm mệt mỏi và tăng sức mạnh mà không đòi hỏi năng lượng cồng kềnh, khung xương cứng nhắc như các bộ khung kim loại. 8. Găng tay và giầy leo trèo như tắc kè Tắc kè sử dụng sợi lông nhỏ xíu trên đôi chân của chúng để bám vào các bề mặt ở mức độ phân tử. Dự án có tên "Z-Man" do DARPA đang thực hiện, không nhất thiết phải cung cấp cho con người khả năng leo trèo trần nhà như tắc kè, nhưng nó sẽ cho phép binh sĩ có thể leo lên mặt núi đá hay leo lên tòa nhà chọc trời mà không cần phải dùng đến bất kỳ thiết bị trợ giúp nào. Với các các trang bị này, chiến binh có thể mang trên người vật nặng tới 1 tạ nhưng vẫn có thể vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Theo Ngọc Anh Đất Việt ===================== Nhiều năm trước đây, lão Gàn đã nói đến vũ khí hạng I của Hoa Kỳ, những loại vũ khí làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh. Gần đây, một tư lệnh quân đội Hoa Kỳ đã thừa nhận về sự sở hữu những loại vũ khí này của Hoa Kỳ (Bài đã đăng trên topic này). Những phương tiện chiến tranh trong bài báo được đưa trong bài này, lão Gàn chỉ xếp vào vũ khí hạng II. Trung Quốc uýnh nhau với Hoa Kỳ thế điếu nào được, kể cả chiến tranh hạt nhân. Tốt nhất rút lui đi cho nó lành. Trong cuộc chiến Nga Pháp ở mặt trận Áo Phổ, Quân Pháp do Nã Phá Luân chỉ huy chuẩn bị tấn công. Một quan chức đã khuyên Nga Hoàng rút lui. Vì ông ta cho rằng: "Nếu bệ hạ phát cho mỗi người lính một khẩu súng lục và ra lệnh tự bắn vào đầu, thì đó cũng là kết quả của cuộc chiến với Nã Phá Luân". Nga Hoàng đã nghe và rút lui. Xin lỗi nha! Chỉ cần một lệnh cấm vận vì can tội "nhìn đểu" là kinh tế Tàu sang phim. Đừng ảo tưởng kinh tế Tàu chết thì thế giới chết theo. Ngày xưa, khi kinh tế Tàu thuộc loại mạt hạng, thế giới vẫn phát triển ầm ầm. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2016 Một người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp thông tin quân sự Mỹ 09:25 AM - 24/03/2016 Thanh Niên Online Một doanh nhân Trung Quốc đã nhận tội tấn công mạng máy tính của nhiều công ty quốc phòng lớn tại Mỹ để đánh cắp thông tin. Ông Su Bin được cho là từng gửi email chứa thông tin về máy bay C-17 cho một người tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters Bảo Vinh Tin liên quan Trung Quốc kêu gọi FBI hợp tác an ninh mạng, chống khủng bố IS tấn công website đại học hàng đầu Trung Quốc Tin tặc Trung Quốc tấn công Đài Loan, lùng sục thông tin bầu cử Bộ Tư pháp Mỹ cho hay ông Su Bin (50 tuổi) sẽ phải đối mặt với bản án tối đa 5 năm tù vì cáo buộc tham gia cùng 2 người khác tại Trung Quốc đánh cắp các thông tin quân sự nhạy cảm và lan truyền trái phép, theo Reuters ngày 23.3. Theo cáo trạng, ông Su bắt đầu việc này vào năm 2008 và nhắm vào các công ty Mỹ. Năm 2010, ông này gửi email cho một người chưa rõ tên tại Trung Quốc về các thông tin của máy bay vận tải quân sự C-17 của hãng Boeing. Ông Su còn chỉ cho đồng phạm các nhân viên nào trong công ty cần nhắm đến và dịch các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Phiên xét xử dự kiến diễn ra vào ngày 13.7 tại toà liên bang ở Los Angeles. Su Bin bị bắt vào năm 2014 tại Canada và đồng ý bị dẫn độ về Mỹ. Theo Reuters, truyền thông Canada hồi tháng 1.2016 đưa tin rằng 2 quân nhân Trung Quốc tham gia cùng ông Su Bin để lấy được bản thiết kế của máy bay chiến đấu F-35 và nhiều máy bay khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó cho rằng chính quyền và quân đội nước này phản đối và không bao giờ tham gia vào bất kỳ hoạt động tấn công mạng nào. Bảo Vinh ===================== Vài năm trước đây, ngài Obama đã xác định: Tấn công mạng là hành vi chiến tranh. Không hiểu ngài Obama sẽ giải thích như thế nào về sự kiện này? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2016 Trung Quốc tính ngắn hạn, lợi trước mắt nhưng hại về sau Thứ năm, 24/03/2016 - 18:00 Trung Quốc chú trọng xây dựng cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực nghiêng về phía mình. >> Thủ tướng Úc chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông >> Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Theo tạp chí phân tích chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Mỹ - Foreign Affairs, chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông tập trung vào các thay đổi đơn phương ngắn hạn về cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực. Chú trọng xây dựng sức mạnh quân sự trên biển Đông Hiện trạng biển Đông đã và đang trên đà đổi thay nhanh chóng. Trung Quốc đã cải tạo hàng ngàn km2 đất ở biển Đông chỉ trong 18 tháng, xây dựng ba đường băng mới, lắp đặt nhiều thiết bị quân sự. Chỉ vài tuần trước, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống radar phức tạp trên đá Châu Viên (quần đảo Trường Sa) và triển khai trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa). Có thông tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị bồi đắp bãi cạn Scarborough sau khi chiếm từ Philippines năm 2012. Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: BBC Chẳng những gấp rút xây dựng đảo, đường băng để khẳng định tuyên bố chủ quyền trên biển, Trung Quốc cũng đang nỗ lực khẳng định tuyên bố chủ quyền trên không. Nhiều chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông (ADIZ) tương tự như đã lập trên biển Hoa Đông - một âm mưu can thiệp giao thông hàng không trên vùng biển tranh chấp. "Thừa nước đục thả câu" Vài năm gần đây, Trung Quốc theo đuổi chiến lược chia nhỏ biển Đông để chiếm từng phần. Tuy nhiên, Trung Quốc đủ khôn khéo để tránh manh động tới mức để Mỹ có cớ can thiệp vào biển Đông. Trung Quốc đưa giàn khoan vào sát Việt Nam, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, bồi đắp bảy đảo đá nhân tạo ở Trường Sa. Những hành động này dù bị phản đối, chỉ trích nhưng không gặp phải động thái phản ứng mạnh. Bởi vì Trung Quốc nắm giữ nhiều lợi thế chủ chốt. Trước tiên, chiến lược biển Đông của Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa cơ hội. Trung Quốc thực hiện chiến thuật không dẫn tới xung đột vũ trang. Họ hành động vào những thời gian và địa điểm mà Trung Quốc chắc rằng các nước sẽ không phản ứng vũ trang. Trung Quốc tính toán rất kỹ khi nào thì thực hiện bước đi tiếp theo ở biển Đông. Mỹ cũng như các đối tác buộc phải kiềm chế không làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận các mất mát về ngoại giao và uy tín để theo đuổi và thu lợi trước mắt từ chiến thuật chia nhỏ biển Đông để chiếm. Quân sự hóa biển Đông Các nhà phân tích từ lâu lo ngại Trung Quốc đang phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) phòng các nước vào và hoạt động trong các vùng biển gần các bờ biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột lớn. Để có được năng lực này, Trung Quốc sẽ cần phải có hệ thống radar phức tạp giám sát khu vực, cũng như cần có tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm. Hai tên lửa đất đối không HQ-9 Trung Quốc vừa triển khai ra đảo Phú Lâm chắc chắn không có khả năng ngăn chặn Mỹ, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ triển khai thêm vũ khí nguy hiểm hơn ra biển Đông. Trung Quốc chú trọng thiết lập cán cân quân sự nghiêng về phía mình, thúc đà cải tạo các đảo đá, quân sự hóa biển Đông sao cho nhanh hơn đà xây dựng liên minh của Mỹ ở khu vực. Kết quả là Trung Quốc chiếm ưu thế cán cân quân sự khu vực nhưng thua Mỹ về cán cân chính trị khu vực. Foreign Affairs nhận định đây là bước đi lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. (Đón đọc tiếp Kỳ 2: "Mỹ tái tạo cân bằng, lôi kéo đồng minh dài hạn") Theo Thiên Ân/Foreign Affairs Pháp luật TPHCM ======================= Foreign Affairs nhận định đây là bước đi lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. Híc! Bây giờ mới nhận ra điều này à? Lão thì lâu rồi! Thậm chí lão xác định Bắc Kinh đã mắc sai lầm mang tính sách lược quốc gia. Nhưng vì sao Bắc Kinh lại mắc sai lầm này?! Cái này lão chỉ tiết lộ khi sự việc không thể đảo ngược. Tất nhiên, suy cho cùng thì tại "Ngố Tàu". Ngay bây giờ, mọi diễn tiến không ngoài dự báo của lão Gàn từ 2008. "Khôn sống, mống chết". Vậy thôi! PS: Điếu mựa! Làm sao hiểu được từ "sống, mái", trong câu thành ngữ "nhất sống, nhì mái"?! Tại sao "khôn"? Tại sao "mống"?! Chỉ có nền văn hiến Việt với trí tuệ bao trùm cả vũ trụ, mới có thể phát ngôn như vậy. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2016 Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Thứ ba, 22/03/2016 - 07:00 Trong khi khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc gây ra mối đe dọa toàn cầu đứng hàng thứ 8 thế giới, thì khả năng nền kinh tế nước này “hạ cánh cứng” chiếm vị trí số một trong bảng đánh giá mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Anh (EIU) công bố hôm 18/3. >> Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 >> Trung Quốc né tòa án quốc tế Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc. Trước báo cáo này hai ngày, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định, với việc tiếp tục mở cửa và cải cách, kinh tế Trung Quốc sẽ không "hạ cánh cứng". Ông Lý Khắc Cường cho rằng, với các biện pháp cải cách đang đi đúng hướng, Trung Quốc sẽ không bị sụt giảm quá nhanh từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, hay đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, EIU chấm nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng" và lao dốc nguy hiểm ở mức 20/25 điểm. EIU đưa ra nhận định này là dựa vào các nhận định của giới chuyên gia chứ không từ những báo cáo được tô hồng của chính quyền Bắc Kinh. Chẳng hạn, tại diễn đàn Davos hồi đầu năm nay, tỉ phú George Soros cho rằng “một cú hạ cánh cứng (đối với kinh tế Trung Quốc) là điều khó có thể tránh khỏi". Thậm chí Soros nói rằng ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó. Trong phần đánh giá về nguy cơ ở Biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối. Báo cáo của EIU viết: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”. EIU nói rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, và xét rộng hơn, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”. Ngoài biển Đông, trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu trên còn có “khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” (hạng 12). Liên quan tới ứng viên tranh cãi của đảng Cộng hòa, IEU viết: “Trong trường hợp Trump giành chiến thắng, thái độ thù nghịch của ông đối với thương mại tự do, cũng như việc ông xa lánh Mexico và Trung quốc, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại”. Tổ chức này nói thêm: “Khuynh hướng quân sự của ông đối với Trung Đông và việc cấm các tín đồ Hồi giáo tới Mỹ có thể được sử dụng làm một công cụ tuyển mộ cho các nhóm chủ chiến, gia tăng mối đe dọa của chúng trong khu vực cũng như ở các nơi khác”. Theo H.Phan/ AFP, AP... PetroTimes =================== Bởi vậy, những bài phân tích về kinh tế Tàu sẽ khởi sắc và hùng mạnh đều là chém gió. Trước đây lão còn cho rằng: cuối năm hoặc đầu năm tới kinh tế Tàu sẽ suy thoái. Đấy là lão đoán dư ra cho chắc ăn. Nhưng sau đó - vì những bài chém gió gián tiếp ca ngợi kinh tế Tàu, nên lão cho thời gian chính xác là tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Kinh tế Tàu sẽ lâm vào khủng khoảng. Hãy chờ xem. Còn hiểm họa thứ 2 là chiến tranh do Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thì đang dần xuất hiện. Lão nhắc lại rằng: Nếu Trung Quốc đánh nhau tay bo với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan. thì Trung Quốc thắng. Nhưng nếu đánh tay bo với một mình Hoa Kỳ - chưa tính các đồng minh - thì thua là cái chắc.Hãy chờ xem. Tương quan sức mạnh khủng khiếp của quân đội Mỹ Thứ ba, 22/03/2016 - 06:00 Một giả thiết được đặt ra, nếu Mỹ phải đấu với không chỉ các đối thủ"truyền kiếp", mà với cả những đồng minh lâu năm như Anh, Pháp, Hàn Quốc... Quân đội Mỹ dự định cất trữ trang thiết bị ở Việt Nam, Campuchia Không quân Mỹ công bố hình ảnh máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới (Ảnh: Hải quân Mỹ) Trang tin Business Insider đã phân tích tiềm lực quân sự và các phương án để quân đội Mỹ có thể giành chiến thắng. Theo Business Insider, Mỹ có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Với đội tàu đông đảo và hiện đại, sức mạnh tổng thể của hải quân Mỹ lớn hơn cả 8 nước mạnh kế tiếp cộng lại. Và các tàu của Mỹ nói chung tân tiến hơn nhiều về mặt kỹ thuật, với 10 tàu sân bay hiện có chạy bằng hạt nhân. Đó là chưa kể đến lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Tuy không phải là quân viễn chinh, nhưng lực lượng này có thể sử dụng các máy bay C-130 cùng các nền tảng khác, giúp hải quân quan sát tốt không gian chiến trường, bảo vệ lãnh đạo chính phủ và đảm bảo an toàn cho các cảng biển. Vì vậy, tấn công Mỹ từ biển là một ý tưởng tệ hại. Máy bay F-22 Raptor. (Ảnh: Blair Bunting) Về sức mạnh không quân, Mỹ hiện đứng đầu thế giới. Hiện lực lượng này có khoảng 14.000 máy bay và trực thăng, rải khắp 5 quân chủng. Số máy bay này nhiều hơn 7 nước kế tiếp cộng lại. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 sẽ tổ chức tuần tra liên tục trên không trên khắp các đường biên giới trên bộ của Mỹ để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào của máy bay đối phương. Các máy phóng tên lửa Patriot của lục quân sẽ giúp chặn đứng các phi cơ hoặc tên lửa địch, và các tổ hợp tên lửa Stinger/Avenger sẽ bắn hạ mọi máy bay tầm thấp. Xe tác chiến Stryker của Lục quân Mỹ. (Ảnh: Lục quân Mỹ) Để bảo vệ biên giới trên bộ, nước Mỹ đã bố trí khoảng 9.000 xe tăng của lục quân và thủy quân lục chiến sẽ hợp sức với hàng nghìn xe chở tên lửa dẫn đường chống tăng Stryker, các trực thăng Apache và Cobra, cùng các đội tên lửa chống tăng mang tên lửa Javelin, TOW để tiêu diệt thiết giáp đối phương. Những xe tăng tân tiến nhất thế giới, như Leopard hoặc Merkava, không dễ bị tấn công. Pháo binh, máy bay và bộ binh chống tăng sẽ kết hợp với nhau để hạ mục tiêu. Nhưng hầu hết xe tăng trên thế giới đều là xe tăng đời cũ hơn của Mỹ hoặc Liên Xô, như Patton hoặc T-72, nên sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Xe tăng M1 Abrams. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các bộ phận lính chiến khác tìm cách mở dường nhờ sự yểm trợ từ trên không sẽ phải đối mặt với lực lượng binh sĩ được trang bị kỹ thuật tân tiến nhất thế giới. Lính Mỹ có các thiết bị ngắm bắn giúp họ có thể hạ đối thủ trong khói bụi. Thiết giáp và các thiết bị bảo vệ của họ hiện nay là tối tân nhất và ngày càng tốt hơn. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các cuộc tấn công sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chọc thủ phòng tuyến trong những điều kiện kể trên. Ngay cả nếu thành công thì lính thủy đánh bộ Mỹ cùng Sư đoàn Không vận 101 sẽ ồ ạt tấn công bằng trực thăng và các máy bay Osprey, trong khi Sư đoàn Không vận 82 có thể thả hàng nghìn binh lính tăng viện từ máy bay xuống gần bất kể cứ điểm nào. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng thử ở California. Đó là trước khi Mỹ thấy cần phải dùng đến vũ khí hạt nhân. Nếu đối phương chọc thủng được phòng tuyến thì họ cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công hạt nhân bất kể lúc nào. Các tên lửa Minuteman III được thiết kế nhắm tới các mục tiêu cách xa các bờ biển Mỹ, nhưng chúng có thể dễ dàng tiêu diệt một đội quân tân tiến từ Houston hoặc Dallas. Trong khi đó, các tên lửa Trident của hải quân có thể được phóng đi từ tàu ngầm ở Vịnh Mexico, để vô hiệu hóa các cuộc tấn công vào biên giới Mỹ. Theo Thanh Hảo Vietnamnet =================== Bởi vậy, lão Gàn không cần đến những thông tin như vậy, cũng biết lâu rồi. Đúng ngày mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch - có thể - lão Gàn sẽ hé lộ chút chút cái sẽ xảy ra. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2016 LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016 Biển Đông sôi sùng sục..... =================================== Giáo sư Thayer: Căng thẳng Indonesia - Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông tệ hơn 07:43 PM - 23/03/2016 Thanh Niên Online Giới chức Indonesia cho biết sẽ khởi tố vụ 8 ngư dân Trung Quốc được cho đánh bắt trộm trên vùng biển của Indonesia. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực Trung Quốc tạo ra trên Biển Đông, thông qua những yêu sách lãnh thổ phi lý (đường 9 đoạn) cắt ngang nhiều vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước trong khu vực. Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh: Reuters Nhật Đăng Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, trong bài viết trên chuyên san The Diplomat, ngày 22.3 cho rằng Indonesia rơi vào thế khó qua sự kiện lần này. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi trong buổi họp báo ngày 21.3 nhắc lại quan điểm rằng căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh vừa qua không liên quan tới Biển Đông, và nhấn mạnh rằng “Indonesia không phải là nước có yêu sách trên Biển Đông”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa qua cũng một lần nữa khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc “hoạt động bình thường trên vùng biển đánh bắt lâu đời của Trung Quốc” (?), một cách lập luận cũ kỹ, mơ hồ. Theo Giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc đưa ra khái niệm “quyền lịch sử” trên Biển Đông, bao gồm các tuyên bố ngang nhiên là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, quản lý tất cả các hòn đảo và vùng nước xung quanh, bao gồm cả “đường chín đoạn” phi lý đi qua EEZ của các nước đã vô tình đẩy Indonesia tiến ra phía trước trong việc thách thức “đường chín đoạn” ấy. Vấn đề nằm ở chỗ từ trước tới nay, Trung Quốc luôn muốn ôm trọn Biển Đông bằng chiến thuật mơ hồ, tránh mọi biện pháp kiện tụng quốc tế và chỉ muốn đàm phán song phương. Giáo sư Carl Thayer cho rằng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ khiến tình hình Biển Đông ngày càng tồi tệ - Ảnh: Bảo Vinh Đây là chuyện cũng đang xảy ra trong mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong thời gian qua. Theo đó, Bắc Kinh và Washington đổ lỗi cho nhau trong việc ai đang quân sự hóa trên Biển Đông. Quan điểm về việc thực hiện các Hoạt động Tự do hàng hải ở Biển Đông (FONOPS) của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu chiến tiến sát khu vực “12 hải lý” tại các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép, trên thực tế “trao cho Trung Quốc quá nhiều sự tôn trọng luật pháp”, nghĩa là vô tình thừa nhận tính hợp pháp của các công trình phi pháp ấy, theo Giáo sư Thayer. Như vậy, trong thời điểm Indonesia vẫn đang giằng xé giữa việc giữ quan hệ đối tác với Trung Quốc hay phản ứng mạnh mẽ về vấn đề bị xâm phạm EEZ, cũng như hành động theo nguyên tắc ngoại giao bebas-aktif (độc lập và chủ động) với các vấn đề Biển Đông, mọi thứ vẫn "kẹt cứng". Phát biểu tại Jakarta, chuyên gia Donald Weatherbee cũng nói rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thất bại trong việc áp dụng nguyên tắc bebas-aktif. Ngoài ra, với việc chính quyền Mỹ sẽ thay đổi sau khi Tổng thống Barack Obama nhường lại vị trí cho tân tổng thống sau cuộc bầu cử Mỹ cuối năm 2016, câu chuyện sẽ hứa hẹn có những thay đổi tiếp diễn. Chỉ có điều trong thời gian “chờ” Indonesia và Mỹ có sự chuyển biến, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên Biển Đông, và tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi có cơ hội sáng sủa trở lại, theo Giáo sư Thayer. Nhật Đăng ========================= Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên Biển Đông, và tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi có cơ hội sáng sủa trở lại, theo Giáo sư Thayer. Câu "cơ hội sáng sủa trở lại" của giáo sư Thayer chỉ là mỹ từ cho đẹp câu văn, trong ngữ cảnh của bài phát biểu này. Lão nói toạc móng lợn rằng: Điếu còn cơ hội để sáng sủa trở lại, ngoại trừ "canh bạc cuối cùng" kết thúc. Vấn đề chỉ còn là nó sẽ kết thúc như thế nào?! Nếu nó kết thúc bẳng một cuốc chiến kinh tế thì thật là may mắn cho cư dân Đông phương. Còn nếu nó kết thúc bằng chiến tranh thì rất tàn khốc. Sau ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, mọi chuyện quan hệ quốc tế liên quan đến biển Đông sẽ không mấy tốt đẹp. Nói rõ là theo chiều hướng ngày càng tồi tệ. Lão cũng cần nhắc lại rằng: Mọi cánh cửa ngoại giao Trung Mỹ đã khép lại. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2016 Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ I) Thứ bảy, 26/03/2016 - 22:00 Với những gì đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây - từ khẩu chiến tới những động thái quân sự của Mỹ và Trung Quốc, nhiều người cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III, và “hạt nổ” là Biển Đông. >> Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn >> Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn Bởi cho đến nay cả Mỹ và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định “giá trị cốt lõi” tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, và chẳng ai muốn xuống thang trong vấn đề này. Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ). Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Kỳ I: Kiến giải của Tiến sỹ Henry Kissinger Trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington... Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay. Mao Trạch Đông và Kissinger Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương. Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó. Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang. Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa. Do đó, chính sách ngoại giao thiên về quân sự của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự hợp tác giữa tất cả, hay ít nhất là với một số quốc gia gợi nhớ lại “cơn ác mộng” trong lịch sử với Trung Quốc. Ngoài ra, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mỹ còn cho rằng, Mỹ-Trung không nên đẩy căng thẳng thành “trò chơi lưỡng bại câu thương” - cũng như sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, mạnh mẽ không thể bị coi là thất bại chiến lược của Mỹ. Và theo Tiến sỹ Henry Kissinger, Mỹ-Trung đều phải chịu những rủi ro lớn nếu đối đầu trực diện. Cả 2 đều phải tập trung điều chỉnh những phức tạp bên trong, và trên thế giới, cũng như chẳng ai có khả năng hạn chế sự phát triển trong nước. Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Và khi cho rằng đang phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, Trung Quốc đã khai chiến: tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, tại Ấn Độ năm 1962, dọc biên giới phía Bắc với Liên Xô năm 1969 và với Việt Nam năm 1979. (Còn tiếp) Theo Đông Ngàn-Từ Sơn PetroTimes ======================= Cứ nhìn thấy mặt lão Kis là lão thấy mà ghét. Đây là lão quân sư quạt điện tà đạo nhất thế giới. Hào quang của ông ta được tạo nên bởi cú quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hơn 40 năm trước. Bởi vậy, quan điểm của hắn sặc mùi mỳ vằn thắn và luôn viết những điều có lợi cho Tàu. Mặc dù ngoan cố và cố chấp như vậy, ông ta vẫn phải thừa nhận: Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương. Cái này thì lão Gàn nói lâu rồi: Vì là "canh bạc cuối cùng", nên nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ rất tàn khốc. Bởi vậy, điếu cần đến cái đầu già cỗi của ông Kis, lão Gàn cũng biết lâu rồi. Trong bài viết này, lão Kis muốn vạch ra một sách lược quốc gia cho Hoa Kỳ, theo xu hướng Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn và tạo một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Tàu, từ các nước lân bang. Lão Kis viết: 1/ Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa. 2/ Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Điếu mựa! Đừng ảo tưởng nhá lão Kis! Điếu có quốc gia nào trong số các quốc gia nói trên tham gia vào chương trình của lão để tiến hành xung đột với Tàu, ngoại trừ họ bị Tàu tấn công trước. Chuyện đơn giản thôi: Tàu có vũ khí hạt nhân hùng mạnh, còn các quốc gia khác không có. Những quốc gia này chỉ có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong "canh bac cuối cùng", nhưng không thể là quân tiên phong cho Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ phải vạch mọi kế hoạch khả thi trong việc độc chiếm ngôi vị bá chủ thế giới - kể cả phải đương đầu với chiến tranh với Bắc Kinh. Thời thế đã thay đổi. Thứ tư duy cổ điển của lão Kis chỉ có hai khả năng: 1/ Dốt nát. 2/ Vấn đề này thì lão lại không thể phân tích bây giờ - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng lão kết luận thế này: "Điếu mựa! Ngu thì chết!'. Mặc dù mới "bài 1" và "còn tiếp". Nhưng lão Gàn đây điếu cần xem các bài sau, cũng thừa biết lão Kis muốn dở trò gì. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2016 Lại đến lượt Đài Loan “tuyên chiến” với Trung Quốc? Thông tấn xã Đài Loan (CNA) dẫn thông cáo của Cục cảnh sát biển Đài Loan (CGA) cho hay, lực lượng chức năng của vùng lãnh thổ này hôm 26/3 đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh bắt trái phép san hô và các loài rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở quanh quần đảo Pratas (Đông Sa) do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông. Cảnh sát biển Đài Loan bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Đông Sa Theo CGA, vào đầu tuần trước, lực lượng chức năng Đài Loan đã phát hiện một tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của quần đảo Pratas. Cảnh sát biển Đài Loan đã nhanh chóng triển khai tàu tuần tra Kaohsiung (Cao Hùng) và 3 tàu tuần tra 100 tấn đến khu vực này. Các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Đài Loan đã phát hiện tàu đánh cá Trung Quốc cách Đông Sa khoảng 7,5 hải lý về phía nam. Sau khi bắt giữ con tàu, Cảnh sát biển Đài Loan đã phát hiện trên tàu có tới 15 tấn san hô quý thuộc 21 loài san hô, 400 kg động vật giáp xác và 3 cá thể rùa biển xanh quý hiếm trên tàu. Nguy hiểm hơn, hải cảnh Đài Loan còn phát hiện 40 kg hóa chất độc hại chuyên dùng để giết cá trên con tàu này. San hô thu giữ được trên tàu cá Trung Quốc. Ảnh: CNA Đài Loan đã bắt giữ và đưa 41 ngư dân Trung Quốc về thành phố Cao Hùng ở miền Nam Đài Loan để thẩm vấn. Cảnh sát biển Đài Loan khẳng định nhóm ngư dân Trung Quốc trên sẽ bị xử lý hình sự. Ngoài ra, Cảnh sát biển Đài Loan cũng xua đuổi 11 tàu đánh cá Trung Quốc và thu giữ 2 chiếc thuyền nhỏ của Trung Quốc để điều tra. Trong tuyên bố hôm 27/3, Cảnh sát biển Đài Loan cho biết, việc khai thác san hô và đánh bắt các loài động vật quý hiếm của các tàu đánh cá Trung Quốc đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ sinh thái rạn san hô ở Biển Đông. Cảnh sát biển Đài Loan sẽ tiếp tục kiên quyết xử lý các tàu thuyền đánh cá Trung Quốc xâm phạm khu vực này. Rùa biển thu giữ được trên tàu cá Trung Quốc. Ảnh: CNA Quần đảo Đông Sa là một nhóm đảo nằm ở đông bắc Biển Đông, cách Hongkong 340km, cách Đài Bắc 850km. Hiện quần đảo này do Đài Loan quản lý, đặt trong thành phố Cao Hùng. Vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ và hải vực do Đài Loan quản lý nên họ cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Đông Sa và đặt nó vào tỉnh Quảng Đông. Đây dường như là lần đầu tiên Đài Loan xử lý "rắn" với các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Động thái này hiện rất được quan tâm trong bối cảnh một loạt nước như Indonesia, Malaysia... đang liên tiếp lên tiếng gay gắt phản đối các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của mình. Các tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ lực lượng cảnh sát biển nước này, bị tố cáo là đang ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đánh bắt hải sản cả ở những vùng biển thuộc về chủ quyền của các nước khác, vơ vét các sản vật quý hiếm của đại dương, hành xử một cách vô nhân đạo với tàu thuyền của ngư dân các nước khác trên biển, tạo ra một mối đe dọa an ninh cho các nước láng giềng và cả hệ sinh thái biển. Nguy hiểm hơn, hành vi của các tàu Trung Quốc lại được lực lượng cảnh sát biển nước này dung túng và bảo vệ. Thậm chí, tàu cảnh sát biển Trung Quốc còn sẵn sàng can thiệp, “giải cứu” tàu cá nước này ngay cả khi nó đang bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, như vụ việc mới xảy ra gần đây trên vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia mới đây. Linh Phương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2016 Lại đến lượt Đài Loan “tuyên chiến” với Trung Quốc? Thông tấn xã Đài Loan (CNA) dẫn thông cáo của Cục cảnh sát biển Đài Loan (CGA) cho hay, lực lượng chức năng của vùng lãnh thổ này hôm 26/3 đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh bắt trái phép san hô và các loài rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở quanh quần đảo Pratas (Đông Sa) do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông. Cảnh sát biển Đài Loan bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Đông Sa Theo CGA, vào đầu tuần trước, lực lượng chức năng Đài Loan đã phát hiện một tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của quần đảo Pratas. Cảnh sát biển Đài Loan đã nhanh chóng triển khai tàu tuần tra Kaohsiung (Cao Hùng) và 3 tàu tuần tra 100 tấn đến khu vực này. Các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Đài Loan đã phát hiện tàu đánh cá Trung Quốc cách Đông Sa khoảng 7,5 hải lý về phía nam. Sau khi bắt giữ con tàu, Cảnh sát biển Đài Loan đã phát hiện trên tàu có tới 15 tấn san hô quý thuộc 21 loài san hô, 400 kg động vật giáp xác và 3 cá thể rùa biển xanh quý hiếm trên tàu. Nguy hiểm hơn, hải cảnh Đài Loan còn phát hiện 40 kg hóa chất độc hại chuyên dùng để giết cá trên con tàu này. San hô thu giữ được trên tàu cá Trung Quốc. Ảnh: CNA Đài Loan đã bắt giữ và đưa 41 ngư dân Trung Quốc về thành phố Cao Hùng ở miền Nam Đài Loan để thẩm vấn. Cảnh sát biển Đài Loan khẳng định nhóm ngư dân Trung Quốc trên sẽ bị xử lý hình sự. Ngoài ra, Cảnh sát biển Đài Loan cũng xua đuổi 11 tàu đánh cá Trung Quốc và thu giữ 2 chiếc thuyền nhỏ của Trung Quốc để điều tra. Trong tuyên bố hôm 27/3, Cảnh sát biển Đài Loan cho biết, việc khai thác san hô và đánh bắt các loài động vật quý hiếm của các tàu đánh cá Trung Quốc đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ sinh thái rạn san hô ở Biển Đông. Cảnh sát biển Đài Loan sẽ tiếp tục kiên quyết xử lý các tàu thuyền đánh cá Trung Quốc xâm phạm khu vực này. Rùa biển thu giữ được trên tàu cá Trung Quốc. Ảnh: CNA Quần đảo Đông Sa là một nhóm đảo nằm ở đông bắc Biển Đông, cách Hongkong 340km, cách Đài Bắc 850km. Hiện quần đảo này do Đài Loan quản lý, đặt trong thành phố Cao Hùng. Vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ và hải vực do Đài Loan quản lý nên họ cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Đông Sa và đặt nó vào tỉnh Quảng Đông. Đây dường như là lần đầu tiên Đài Loan xử lý "rắn" với các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Động thái này hiện rất được quan tâm trong bối cảnh một loạt nước như Indonesia, Malaysia... đang liên tiếp lên tiếng gay gắt phản đối các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của mình. Các tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ lực lượng cảnh sát biển nước này, bị tố cáo là đang ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đánh bắt hải sản cả ở những vùng biển thuộc về chủ quyền của các nước khác, vơ vét các sản vật quý hiếm của đại dương, hành xử một cách vô nhân đạo với tàu thuyền của ngư dân các nước khác trên biển, tạo ra một mối đe dọa an ninh cho các nước láng giềng và cả hệ sinh thái biển. Nguy hiểm hơn, hành vi của các tàu Trung Quốc lại được lực lượng cảnh sát biển nước này dung túng và bảo vệ. Thậm chí, tàu cảnh sát biển Trung Quốc còn sẵn sàng can thiệp, “giải cứu” tàu cá nước này ngay cả khi nó đang bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, như vụ việc mới xảy ra gần đây trên vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia mới đây. Linh Phương "Một đất nước hai chế độ" mà. Tại cái chế độ này xâm phạm quyền lợi của chế độ kia nên nó vậy. Lão đây đang chờ Đài Loan tuyên bố xác định đường lưỡi bò được xác định năm 1947 nhân danh chế độ Trung Hoa Dân quốc là một sai lầm lịch sử. Nếu tuyên bố này của Đài Loan được "hầu hết các nhà chính trị trong chế độ Dân Quốc công nhận" và được sự "ủng hộ của cộng đồng quốc tế" - thì nghiễm nhiên chính thể Đài Loan rất chính danh trong quan hệ quốc tế, cho dù không có đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Thưa lệnh bà Thái Anh Văn. Bà nên thực hiện điều này. Đương nhiên, tất cả các nước Đông Nam Á sẽ ủng hộ quyết định của bà và tất cả các siêu cường quan tâm đến biển Đông cũng sẽ ủng hộ quyết định này từ chính thể của bà. Chính thể Trung Hoa Lục địa cũng không thể gây sự với bà, vì nó không tác động một cách chính danh đến chủ trương "một Trung Hoa, hai chế độ" của họ. Đây sẽ là một hành vi chính trị cực kỳ khôn ngoan của bà, xác định vị thế của Đài Loan trong quan hệ quốc tế. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2016 Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ I) Thứ bảy, 26/03/2016 - 22:00 Với những gì đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây - từ khẩu chiến tới những động thái quân sự của Mỹ và Trung Quốc, nhiều người cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III, và “hạt nổ” là Biển Đông. >> Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn >> Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn Bởi cho đến nay cả Mỹ và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định “giá trị cốt lõi” tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, và chẳng ai muốn xuống thang trong vấn đề này. Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ). Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Kỳ I: Kiến giải của Tiến sỹ Henry Kissinger Trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington... Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay. Mao Trạch Đông và Kissinger Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương. Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó. Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang. Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa. Do đó, chính sách ngoại giao thiên về quân sự của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự hợp tác giữa tất cả, hay ít nhất là với một số quốc gia gợi nhớ lại “cơn ác mộng” trong lịch sử với Trung Quốc. Ngoài ra, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mỹ còn cho rằng, Mỹ-Trung không nên đẩy căng thẳng thành “trò chơi lưỡng bại câu thương” - cũng như sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, mạnh mẽ không thể bị coi là thất bại chiến lược của Mỹ. Và theo Tiến sỹ Henry Kissinger, Mỹ-Trung đều phải chịu những rủi ro lớn nếu đối đầu trực diện. Cả 2 đều phải tập trung điều chỉnh những phức tạp bên trong, và trên thế giới, cũng như chẳng ai có khả năng hạn chế sự phát triển trong nước. Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Và khi cho rằng đang phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, Trung Quốc đã khai chiến: tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, tại Ấn Độ năm 1962, dọc biên giới phía Bắc với Liên Xô năm 1969 và với Việt Nam năm 1979. (Còn tiếp) Theo Đông Ngàn-Từ Sơn PetroTimes ======================= Cứ nhìn thấy mặt lão Kis là lão thấy mà ghét. Đây là lão quân sư quạt điện tà đạo nhất thế giới. Hào quang của ông ta được tạo nên bởi cú quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hơn 40 năm trước. Bởi vậy, quan điểm của hắn sặc mùi mỳ vằn thắn và luôn viết những điều có lợi cho Tàu. Mặc dù ngoan cố và cố chấp như vậy, ông ta vẫn phải thừa nhận: Cái này thì lão Gàn nói lâu rồi: Vì là "canh bạc cuối cùng", nên nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ rất tàn khốc. Bởi vậy, điếu cần đến cái đầu già cỗi của ông Kis, lão Gàn cũng biết lâu rồi. Trong bài viết này, lão Kis muốn vạch ra một sách lược quốc gia cho Hoa Kỳ, theo xu hướng Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn và tạo một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Tàu, từ các nước lân bang. Lão Kis viết: 1/ 2/ Điếu mựa! Đừng ảo tưởng nhá lão Kis! Điếu có quốc gia nào trong số các quốc gia nói trên tham gia vào chương trình của lão để tiến hành xung đột với Tàu, ngoại trừ họ bị Tàu tấn công trước. Chuyện đơn giản thôi: Tàu có vũ khí hạt nhân hùng mạnh, còn các quốc gia khác không có. Những quốc gia này chỉ có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong "canh bac cuối cùng", nhưng không thể là quân tiên phong cho Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ phải vạch mọi kế hoạch khả thi trong việc độc chiếm ngôi vị bá chủ thế giới - kể cả phải đương đầu với chiến tranh với Bắc Kinh. Thời thế đã thay đổi. Thứ tư duy cổ điển của lão Kis chỉ có hai khả năng: 1/ Dốt nát. 2/ Vấn đề này thì lão lại không thể phân tích bây giờ - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng lão kết luận thế này: "Điếu mựa! Ngu thì chết!'. Mặc dù mới "bài 1" và "còn tiếp". Nhưng lão Gàn đây điếu cần xem các bài sau, cũng thừa biết lão Kis muốn dở trò gì. “Kẻ hủy diệt” Mỹ đến Biển Đông khiến Trung Quốc 'lạnh sống lưng' VietTimes 27/03/2016 06:58 GMT+7 VietTimes -- Mỹ vừa điều một tàu ngầm hạt nhân Ohio đến Philippines nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa. Trước đó vào năm 2012, khi cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cập cảng Philippines. Động thái có tính bênh vực này khiến báo chí Trung Quốc la lối om sòm và rõ ràng 'thần kinh' của đại lục cũng căng lên như dây đàn. Tại sao vậy? Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio của hải quân Mỹ (class Ohio SSBN / SSGN) – Là loạt 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997. Từ năm 2002, tàu ngầm hạt nhân Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident". Loạt tầu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Ohio bao gồm 8 chiếc được trang bị tên lửa Trident I C-4 và đóng quân tại căn cứ hải quân (HMB), Kitsap, bang Washington, trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Loạt tầu ngầm thứ hai, 10 chiếc tàu còn lại, được trang bị tên lửa Trident II D-5 đóng quân tại căn cứ hải quân tại Kings Bay, bang Georgia. Năm 2003, để thực hiện hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Hải quân Mỹ đã tiến hành chương trình chuyển đổi bốn tàu ngầm đầu tiên của dự án Ohio sang thành phương tiện mang tên lửa hành trình Tomahawk, chương trình kết thúc vào năm 2008. Mỗi tàu Ohio chuyển đổi mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500 km. Bốn tàu còn lại của loạt tàu đầu tiên được thay thế bằng tên lửa "Trident-2", tất cả các tên lửa "Trident-1" đã được tháo gỡ và ngừng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Theo yêu cầu cắt giảm số lượng tàu mang tên lửa trên Thái Bình Dương, một phần tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đã được chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Các tàu ngầm lớp "Ohio" hình thành đơn vị chủ lực của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thường xuyên thực hiện tuần tra sẵn sàng chiến đấu, thời gian các tàu ngầm hạt nhân Ohio có mặt trên biển chiếm 60% tổng thời gian hoạt động. Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon ngày 15.10.1973 đã ký bản ngân sách tài chính năm 1974, trong bản dự toán ngân sách này có một khoản dành cho chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân mang hệ thống tên lửa chiến lược Trident. Ngày 25.07.1974. Hải quân Mỹ đã ký Hợp đồng với công ty General Dynamics nhằm chế tạo trên xưởng đóng tàu của Electric Boat chiếc SSBN đầu tiên, mang tên Bang Ohio. Trong năm 1974 Hải quân Mỹ đã có chương trình đóng 10 chiếc tàu lớp Ohio. Đến năm 1981 chương trình được điều chỉnh tăng lên đến 15 chiếc, và tiếp tục tăng đến 20 chiếc tàu ngầm vào năm 1985. Đến năm 1989, hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 21 chiếc tàu ngầm hạt nhân Ohio, kế hoạch sẽ đặt hàng đến 24 chiếc SSBN. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện đã giới hạn chương trình chỉ được đóng có 18 chiếc tàu ngầm Ohio. Cơ sở căn bản cho việc giới hạn này là hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START và đề nghị của chính quyền G. Bush Tất cả 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio được đóng tại xưởng đóng tầu Electric Boat thuộc hãng General Dynamics tính từ năm 1976 đến năm 1997. 8 chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa Trident I C-4. Sau này 4 chiếc được thay thế bằng tên lửa Tomahawk và tất cả các tàu ngầm còn lại đều mang tên lửa Trident II D-5. Tính năng kỹ chiến thuật tàu Ohio Loại tàu ngầm SSBN, SSGN Định danh dự án Ohio Cơ quan phát triển dự án Electric Boat Division Phân lớp của NATO SSBN/SSGN «Ohio» Tốc độ trung bình trên mặt nước 17 knots Tốc độ trung bình dưới mặt nước 25 knots Độ sâu hoạt động của tàu 365 m Độ sâu giới hạn lặn ngầm 550 m Thủy thủ đoàn 14-15 sĩ quan,140 thủy thủ và hạ sĩ quan Giá thành 1,5 tỷ USD thời giá năm 1980 Kích thước Lượng giãn nước khi nổi 16 746 T Lượng giãn nước khi lặn ngầm 18 750 T Chiều dài (theo KVL) 170,7 m Chiều rộng thân tàu (lớn nhất) 12,8 m Mớm nước (по KVL) 11,1 m Động lực trạm nguồn Hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân nước áp lực loại GE PWR S8G. Hai tua-bin 30.000 mã lực, 2 máy phát điện tua bin công suất 4 MW, máy phát điện diesel công suất 1,4 MW, động cơ điện quay chân vịt dự phòng công suất 325 mã lực Vũ khí trang bị Ống phóng ngư lôi – thủy lôi 4 ống phóng cỡ nòng 533 mm Tên lửa đạn đạo 24 tên lửa đạn đạo Trident II D5, hoặc 154 tên lửa hành trình BGM-109 «Тоmahawk» Bên trong con tàu tỷ đô Tàu ngầm Ohio là một kỳ quan công nghệ hết sức phức tạp gồm 1. Anten cầu của đài sonar; 2. Bồn nước dằn tầu chính; 3. Buồng công tác máy tính trung tâm; 4. Phòng công tác truyền thông tin liên lạc radio; 5. Vị trí công tác của trắc thủ sonar; 6. Trung tâm điều khiển; 7. Trung tâm điều hướng, hoa tiêu và dẫn đường; 8. Vị trí điều khiển phóng tên lửa; 9. Khoang máy động lực ; 10. Khoang lò phàn ứng hạt nhân; 11. Khoang các thiết bị phụ trợ № 1; 12. Đường thúat của thủy thủ đoàn; 13. Khoang các thiết bị phụ trợ № 2; 14. Khoang ống phóng ngư lôi; 15. Khu nghỉ của thủy thủ ; 16. Khu nghỉ của sĩ quan; 17. Khoang tên lửa. Thân vỏ tàu được cấu tạo vững chắc, chịu được áp lực lớn của nước và chia thành 4 khoang và một vùng kín, được ngăn cách bằng vách ngăn không thấm nước. Khoang thứ nhất (khoang mũi tàu): Trong khoang được bố trí bốn sàn công tác cho của ba khu vực làm việc có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau: Khu vực Tác chiến: Trung tâm điều hành tác chiến, Phòng công tác điều khiển phóng tên lửa, Phòng công tác điều hướng và hoa tiêu dẫn đường, Khoang ống phóng ngư lôi – thủy lôi, Gian công tác truyền thông radio, Khoang trạm sonar thủy âm. Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio. Khu vực Đảm bảo kỹ thuật: Tổ hợp máy tính trên boong, Hệ thống quạt thông gió, Phòng chứa điều hòa không khí và các trang thiết bị phụ trợ, Buồng máy bơm, Buồng chứa bình ac quy. Khu vực sinh hoạt thường xuyên: Bao gồm Khu phòng riêng của sĩ quan, Phòng nghỉ ngơi sinh hoạt, buffet, Bếp trên tàu, Phòng ăn của thủy thủ đoàn, Cabin sinh hoạt của sĩ quan và quản trị trưởng, Phòng y tế, Các phòng học chuyên dụng, Phòng trang thiết bị cứu hộ tập thể sử dụng (nằm giữa trung tâm điều hành và trạm sonar – thủy âm). Khoang thứ 2 (khoang tên lửa). Đây là khoang có 4 sàn công tác và chiếm 1/3 không gian thân tàu được gia cố vững chắc. Trong khoang có: 24 ống phòng tên lửa được lắp đặt xuốt chiều cao của thân tàu đi qua cả 4 tầng công tác; Các trang thiết bị phóng tên lửa và hệ thống kiểm tra – kiểm soát phóng đạn; Phòng học chuyên dụng; Phòng ngủ cho kíp trắc thủ tổ hợp tên lửa. Khoang tên lửa từ phía bên ngoài. Khoang tên lửa Tomahawk chuyển đổi. Khoang đặc dụng (kỹ thuật máy) Bảng điện phân phối; Thiết bị lọc và làm sạch không khí; Bơm nước và bơm thay đổi góc mũi và đuôi tầu (khi lặn – nổi); Khoang thứ 3 (Lò phản ứng hạt nhân). Chiều dài của khoang khoảng 10 m, được lắp đặt các thiết bị bao gồm: Lò phản ứng hạt nhân; 2 máy phát điện hơi nước; 2 máy bơm lưu chuyển chất lỏng làm mát (nước); Máy nén tạo áp lực; Thiết bị kiểm soát và điều khiển các hoạt động của lò phản ứng hạt nhân. Khoang thứ tư là khoang động cơ tuabin. Tàu ngầm Ohio có cấu trúc hình dáng tương đối phức tạp: Thân vỏ tàu ngầm được thiết kế vững chắc theo hình trụ tròn với hai phần đầu và cuối được kết nối liền mạch với hình nón và phần cuối là bán cầu lồi theo hình dáng thủy động học, phía trong gắn các bồn nước dằn tầu,khoang bán cầu lắp đặt anten sonar thủy âm và trục quay chân vịt. Phía trong của thân vỏ tàu có cấu tạo vững chắc được bao phủ bằng một lớp vật liệu cách nhiệt, cách âm nhẹ, bao bọc và ngăn cách tất cả các khoang trong thân tàu như khoang chứa các ống phóng tên lửa, khoang trang thiết bị động lực đuôi tầu cùng với hệ thống radar anten thủy âm kéo theo đuôi tàu ở phía sau. Với một diện tích không lớn của phía trong thân tàu, tàu ngầm có thể coi là tàu có một khoang chính thông suốt. Phương pháp thiết kế thân tàu như vậy, theo các chuyên gia đã giảm tối thiểu khả năng tạo tiếng ồn động thủy âm, đạt được tốc độ cơ động dưới ngầm cao nhất với tiếng ồm thấp nhất nếu so sánh cùng với các loại tầu ngầm có hai khoang chính. Các tấm vách ngăn cứng và chịu lực sẽ chia tầu thành các khoang thứ cấp, mỗi khoang thứ cấp sẽ chia khoang tàu ra làm nhiều sàn công tác. Phần mũi tầu, phần khoang tên lửa và phần khoang đuôi tàu có các nắp cửa đóng mở để cung cấp hàng, cơ sở vật chất, đạn tên lửa và ngư lôi. Phần boong thượng được dịch chuyển lên phía trên mũi tàu, hai bên phía trên của boong thượng được lắp các cánh ổn định dạng cánh máy bay khí động học có hệ thống điều khiển để lái tàu, các cánh ổn định phía đuôi được thiết kế dạng chữ thập, trên các cánh đôi ổn định tàu nằm ngang có lắp các bánh lái điều khiển chuck - rods thẳng đứng. Vỏ tàu được thiết kế có độ bền vững cao, được hàn từ các bộ phận (vỏ) định dạng hình trụ, hình nón và hình elip bằng thép có độ dày 75 mm. Vật liệu chính - thép cường lực mác HY-80/100 cho phép chịu được lực nén giao động trong khoảng từ 56-84 kgf / mm. Để tăng sức chịu lực nén của vỏ tầu đã gắn kết thêm các khung chịu lực hình khuyên nhau dọc theo chiều dài của thân tầu. Vỏ tầu được phủ lớp vật liệu chống ăn mòn từ nước biển. Tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn của tàu ngầm Ohio bao gồm hai tổ hợp chính và tổ hợp phụ trợ. Các hệ thống máy và các bộ phận động lực được bố trí trong khoang số 5 và số 6. Trong tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn bao gồm có: Lò phản ứng hạt nhân; Hai máy bơm đối lưu tuần hoàn; Máy nén tăng áp; Hai máy phát điện hơi nước, Hệ thống bảo vệ sinh học chống nhiễm xạ; Hai máy phát điện tur-bin; Hai bộ phận khí nén tua – bin hơi nước; Động cơ điện quay chân vịt tàu; Trang thiết bị điều khiển và kiểm soát các hoạt động của động lực trạm nguồn. Lò phản ứng hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân - Là loại lò phản ứng 2 vòng đối ngẫu nước áp lực (PWR) loại S8G được phát triển bởi công ty General Electric, cấu tạo của lò phản ứng ba gồm các bộ phận tiêu chuẩn cho các loại của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ - áp lực: Vỏ - thân lò phản ứng, vùng phản ứng hạt nhân trung tâm, các tấm phản xạ neutron, thanh điều khiển. Chất lỏng dẫn nhiệt - làm mát và làm chậm các phản ứng dây truyền – là nước tinh khiết (qua hai lần chưng cất). Các thông số của vòng luân chuyển chính: Áp suất trung bình - 140 kgf / cm ² (14 MPa), nhiệt độ - 300-320 ° C. Lò phản ứng được bao quanh bởi một lớp tấm chắn chống phóng xạ, được thiết kế để bảo vệ thủy thủ đoàn chống lại bức xạ ion hóa và các vật liệu tổng hợp hình thành có khối lượng nguyên tử lớn. Đường kính của khoang lò phản ứng là 12,8 m, chiều dài lò phản ứng - 16,8 m, trọng lượng - 2750 tấn. Vùng phản ứng hạt nhân chứa nhiên liệu hạt nhân - đồng vị Uranium 235 đã được làm giàu ở mức độ cao, Khối lượng nhiên liệu hạt nhân cho phép 100.000 giờ hoạt động liên tục, tương đương với khoảng 9 -11 năm khai thác sử dụng liên tục lò phản ứng hạt nhân với công suất cao nhất, tàu ngầm có thể cơ động trên khoảng 280 ngàn dặm với tốc độ cao, ở tốc độ tiết kiệm - 800.000 dặm (đối với tầu ngâm SSBN lớp "Lafayette" tương đương với 5 năm bơi liên tục với tốc độ tiết kiệm (trung bình) trên đoạn đường dài 345.000 dặm). Hệ thống động lực trạm nguồn tuabin hơi nước bao gồm hai động cơ tua-bin hơi với công suất 30.000 mã lực. Bao gồm có: Hộp số giảm tốc, bình ngưng làm mát, bơm tuần hoàn và các đường ống hơi nước. Hai tổ hợp máy tuabin hơi nước hoạt động trên một trục van, động cơ tua bin tốc độ cao truyền hộp số được giảm xuống còn 100 vòng / phút và thông qua khớp nối li hợp truyền tới trục chân vịt, quay bánh trục chân vịt bảy cánh có cấu tạo hình lưỡi liềm với đường kính 8 m với tốc độ giảm của vòng quay (cấu trúc thiết kế như vậy có thể giảm tối thiểu tiếng ồn thủy âm khi tầu đang chạy với tốc độ tuần kiểm sẵn sàng chiến đấu). Hai máy phát điện đa cực tuabin tốc độ thấp có công suất 4.000 kW trên mỗi máy, cung cấp nguồn điện với điện áp 450 V và tần số 60 Hz, nguồn điện này thông qua thiết bị nắn dòng chuyển đổi điện xoay chiều thành điện một chiều cung cấp cho động cơ điện quay bánh trục chân vịt (trong trường hợp này, các tổ máy tuabin hơi nước không trực tiếp cung cấp động lực quay trục chân vịt). Khi phát triển hệ thống động lực trạm nguồn đã áp dụng một số giải pháp để đảm bảo duy trì tiếng ồn thấp nhất ở tốc độ thấp và trung bình. Hệ thống động lực của tàu ngầm có chế độ đặc biệt tiếng ồn thấp do sự tuần hoàn tự nhiên nước hấp thụ nhiệt - làm mát ở vòng tuần hoàn chính trong đó vẫn duy trì tối đa công suất của lò phản ứng, chế độ sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên này là chế độ cơ bản trong cơ động tuần tra chiến đấu. Trong chế độ hoạt động thông thường, nhiệt năng từ lò phản ứng được truyền đến các tổ hợp khí nén hơi nước, hơi nước được đẩy vào các cánh quạt tua-bin, làm quay các cánh quạt và quay trục chính, động lực trục chính thông qua hộp giảm tốc truyền đến trục chân vịt và quay chân vịt. Trong chế độ hoạt động tiếng ồn thấp sơ đồ phức tạp hơn - hơi nước từ tổ hợp khí nén hơi nước được truyền vào trạm máy phát điện tua – bin hơi nước, cung cấp điện cho động cơ điện dẫn động quay trục chân vịt. Trong trường hợp này đã khóa lại các bộ phận, các trang thiết bị gây tiếng ồn – các máy bơm tuần hoàn của các động cơ tua –bin khí hơi nước và lò phản ứng hạt nhân, nhưng làm giảm công suất của lò phản ứng hạt nhân và tổ hợp khí nén - hơi nước. Chân vịt được quay bằng động lực của động cơ điện, và động cơ điện tiêu hao điện năng từ các trạm máy phát điện tua bin hơi nước. Do đó có thể loại trừ cả tiếng ồn phát sinh từ bộ giảm tốc, truyền động lực từ động cơ tua bin khí hơi nước ra trục chân vịt trong chế độ chạy hết công suất. Giải pháp thiết kế Lò phản ứng hạt nhân đã được áp dụng trên tầu ngâm nguyên tử USS Narwhal (SSN 671) với công suất nhỏ hơn hai lần S5G. Các nhà thiết kế cũng tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm khả năng tuần hoàn tự nhiên của nước dẫn nhiệt – làm mát trên lò phản ứng loại S6G, được lắp đặt trên tầu ngâm đa chức năng đa nhiệm "Los Angeles" So với các tàu ngầm khác, lớp tàu ngầm Ohio có những đặc điểm thiết kế riêng biệt, đó là thân vỏ tầu được gắn kết thành một khoang chung đối xứng trục tâm, một đường trục truyền động lực, các bộ phận khác nhau được kết nối và bộ phận cách ly trục quay chân vịt, cách ly các đường ống dẫn, rất nhiều các hệ thống giảm xóc và lớp vật liệu cách âm phía bên trong khoang tầu, trong thiết kế hệ thống động lực thân tầu đã đưa chế độ giảm tiếng ồn vào các thiết bị, loại bỏ hoạt động của các máy bơm tuần hoàn , nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng chân vịt tốc độ thấp có cấu trúc đặc biệt. Với thiết kế cánh chân vịt kiểu mới đã giảm độ ồn xuống nếu so với các tàu ngầm SSBN lớp "Lafayette" 134-102 dB. Hệ thống động lực phụ trợ là trạm nguồn diesel công suất 1400 kW và động cơ điện công suất 325 mã lực được chế tạo bởi công ty "Magnatek". Trạm nguồn diesel được sử dụng như thiết bị dẫn của hệ thống điều khiển lái tầu bằng điện hoặc trong trường hợp sự cố đối với động lực trạm nguồn chính. Hệ thống động lực được cất trong khoang kín của tàu và trong trường hợp cần sử dụng sẽ đẩy ra. Hệ thống nằm trên giá di chuyển và có thể quay 360o trên mặt phẳng ngang. Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots. Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots Một tàu Ohio có thể hủy diệt cả lục địa Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm lớp Ohio là tên lửa đạn đạo, được bố trí trong 24 hầm phóng thẳng đứng, phân ra thành hai hàng dọc theo thân tầu, ngăn cách nhau bằng các vách ngăn trượt. Các tàu đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo Trident I С-4, trên cơ sở các tên lửa này đã chế tạo 8 chiếc Ohio đầu tiên, (SSBN-726 — SSBN-733), đôi khi còn được gọi là nhóm tàu ngầm thứ 1. Các tàu còn lại được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đại hơn lớp Trident II D-5. Vào năm 2003 theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, số lượng tàu mang tên lửa đạn đạo giảm xuống còn 14, bốn chiếc tàu thuộc nhóm 1 (SSBN-726 — SSBN-729) được chuyển loại sang mang tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Các tàu còn lại thuộc nhóm 1 được lắp đặt tên lửa Trident II D-5. ======================= Lão Gàn nhắc lại lời cảnh báo với Bắc Kinh rằng: Nếu chiến tranh xảy ra, sẽ rất tàn khốc. Điếu mựa! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Còn 19 ngày nữa là mùng 10. 3 Bính Thân Việt lịch. Thời gian qúa ngắn cho một cơ hội cuối cùng. PS: Tuy nhiên lão vẫn bảo kê đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chưa uýnh nhau. Sau đó thì lão ko biết. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2016 Chính thức: Luật an ninh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ hôm nay Hải Võ | 29/03/2016 10:01 Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin, Luật an ninh mới của Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 29/3. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Chia sẻ: ĐỌC NHIỀU NHẤT "Kẻ đáng sợ hơn Diêm Vương" đang khiến quan trường TQ manh động như thế nào? Ngoại giao lảng tránh: Vì đâu sau 2 tháng Nhật gọi liên tục, Vương Nghị mới chịu nhấc máy? Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông Donald Trump nhất quyết khẳng định tổng thống Nga Putin là "lãnh đạo mạnh" Tuyên bố hiếm thấy về hạt nhân trước giờ Nhật Bản nắm "thượng phương bảo kiếm" làm TQ e ngại? Đây là bước ngoặt trong chính sách an ninh của Tokyo kể từ sau Thế chiến II. Trả lời phỏng vấn tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei, Nhật Bản), giáo sư Diêm Học Thông của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đánh giá, Luật an ninh mới của Nhật được thực thi sẽ đưa tới mối đe dọa bùng phát xung đột quân sự giữa hai nước. Diêm Học Thông cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần tỏ thái độ quan ngại đối với bộ luật này của Nhật Bản, ngay từ khi nó mới chỉ là dự thảo. "Tuy nhiên, Trung Quốc không cho rằng Tokyo sẽ nhanh chóng trở thành mối đe dọa về quân sự, mà chỉ lo ngại quyền hạn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được gia tăng. JSDF không có quyền để phát động chiến tranh với Trung Quốc, nhưng những động thái yêu cầu mở rộng quyền hạn của quân đội Nhật là rất rõ ràng. Nếu quyền ra quyết định về phản ứng khi xảy ra xung đột ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được trao cho JSDF thì sẽ rất nguy hiểm," ông Diêm nói với Nikkei. Theo quan điểm của học giả này, Bắc Kinh "cảm thấy khó hiểu" trước logic "dùng Luật an ninh để gia tăng sức ép đối với Trung Quốc" của chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ông bình luận: "Nhật Bản không có sức đe dọa. Họ chỉ có vai trò hỗ trợ làm tăng áp lực từ Mỹ lên Trung Quốc. Nhưng mối đe dọa từ Mỹ và vấn đề an ninh Nhật Bản thì không liên quan gì với nhau... Nếu Nhật Bản cho rằng giúp Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở biển Đông có thể làm giảm nhẹ áp lực quân sự từ quân đội Trung Quốc ở biển Hoa Đông thì họ đã sai lầm. Ngược lại, Trung Quốc có khả năng tăng cường hơn nữa sức ép quân sự ở biển Hoa Đông. Hoạt động đưa tàu chiến đến khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể sẽ không ngừng gia tăng." Theo Hoàn Cầu, trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến căng thẳng, nếu JSDF dựa vào Luật an ninh để điều động lực lượng hỗ trợ Mỹ thì Bắc Kinh sẽ xem Nhật và Mỹ "không có gì khác biệt". Thậm chí, quân đội Trung Quốc đánh giá quân đội Nhật là "mắt xích yếu nhất" trong liên minh quân sự với Mỹ. Tờ này đe dọa, nếu Tokyo thực hiện quyền tự vệ tập thể thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn, bởi "vấn đề Đài Loan, vấn đề biển Đông và vấn đề bán đảo Triều Tiên sẽ tạo thành phản ứng dây chuyền, dẫn đến chiến tranh Trung-Nhật". Hoàn Cầu cho rằng, do mối đe dọa hạt nhân từ cả phía Mỹ và Trung Quốc nên giữa hai nước này, bao gồm các đồng minh của Mỹ, không thể thể bùng phát chiến tranh trực diện. Do đó, "Bắc Kinh không cần cố gắng né tránh chiến tranh với Nhật hay Philippines". Luật an ninh mới của Nhật Bản được Thượng viện nước này thông qua ngày 19/9/2015. Đạo luật sẽ mở rộng vai trò của JSDF trong vấn đề hỗ trợ đồng minh ở nước ngoài và thực thi quyền phòng vệ tập thể. Theo đó, JSDF có quyền tham chiến dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng, để bảo vệ các đồng minh bị tấn công vũ trang, ngay cả trong trường hợp an ninh quốc gia của Nhật Bản không bị đe dọa trực tiếp. Hoàn Cầu lo ngại, Luật an ninh mới sẽ tạo không gian cho chính phủ Nhật Bản thực hiện các hoạt động "quân sự hóa" ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã phản ứng rất gay gắt khi ngày hôm qua (28/3), Tokyo vừa đưa vào hoạt động trạm radar trên căn cứ mới ở đảo Yonaguni, chỉ cách đảo Senkaku/Điếu Ngư 150 km. Chỉ huy căn cứ mới ở Yonaguni -Trung tá Daigo Shiomitsu - tuyên bố động thái trên cho phép quân đội Nhật Bản quản lý khu vực lãnh thổ ở rìa nước này, cũng như phản ứng trước mọi tình huống. Đè bẹp vàng ròng và BĐS, hào quang "quốc hồn quốc túy" này đã đục khoét cả chính trường TQ theo Trí Thức Trẻ ================ Không nằm ngoài dự báo của lão Gàn ngay trong topic này, từ khi ngài Shinzo Abe chưa làm Thủ Tướng. Còn nữa. Tờ này đe dọa, nếu Tokyo thực hiện quyền tự vệ tập thể thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn, bởi "vấn đề Đài Loan, vấn đề biển Đông và vấn đề bán đảo Triều Tiên sẽ tạo thành phản ứng dây chuyền, dẫn đến chiến tranh Trung-Nhật". Bây giờ mới biết hả? Từ lâu lão đã phán rằng: Thùng thuốc nổ chính sẽ ở Hoa Đông. Hiểu không? Tại sao lão Gàn lại đoán giỏi thế, mà các thày Tàu cỡ Thiệu Vĩ Hoa điếu biết gì cả? Cái này "thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Khi nào sự thế không thể đảo ngược lão mới tiết lộ. Liệu cái thần hồn nhá! Đừng tưởng chiến tranh chỉ có Trung Nhật. Quên mựa nó đi. Đằng sau Nhật Bủn là Đại Ma Vương Hoa Kỳ. Hì. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2016 Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN? Hải Võ | 30/03/2016 13:47 Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận". (Ảnh minh họa) Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ. Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này chính là hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV). Theo Washington, Trung Quốc đã thay đổi trái phép hiện trạng các đảo, đá ở biển Đông với tốc độ đáng lo ngại, tổng diện tích các đảo nhân tạo hiện vào khoảng hơn 1.200 hecta. Nếu duy trì tốc độ cải tạo phi pháp này thì chỉ trong vài năm tới, biển Đông sẽ trở thành phạm vi thế lực của Bắc Kinh. Thêm vào đó, Mỹ cũng nhận thấy từ hoạt động bành trướng của Trung Quốc, rằng sức mạnh của nước này đã không còn như xưa, cả về kinh tế, với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), hay quân sự. "[Trung Quốc] bành trướng quá nhanh. Nếu không ngăn chặn [Trung Quốc] ngay lúc này thì về sau [Mỹ] sẽ không còn cơ hội nữa," tác giả Đặng Duật Văn viết. Dù vậy, ông Đặng cho rằng tình hình biển Đông vẫn chưa đến mức tồi tệ, khi Mỹ và Trung Quốc vẫn còn duy trì các cơ chế chuyên nghiệp để xử lý mâu thuẫn. Một số diễn biến cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa bế tắc. Một là, dự đoán trước đây của dư luận quốc tế rằng Mỹ, đồng minh cùng đối tác ở biển Đông sẽ cùng "bao vây" Trung Quốc vẫn chưa hình thành. Thứ hai, nhận thức chung mới nhất của ASEAN đã khẳng định "không nghiêng về bên nào", khiến Bắc Kinh ít nhất có thể bớt lo bị tầm ảnh hưởng của Washington lấn át. Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, các diễn biến này chỉ là tạm thời và chưa đủ để họ "thở phào". Đặng Duật Văn nhận định: "Có thể tình hình hiện nay là dấu hiệu Mỹ đang ấp ủ một 'cơn bão' lớn hơn. Kinh nghiệm đối đầu Trung-Mỹ trên biển Đông vài năm qua cho thấy nửa đầu năm thường căng thẳng, nửa cuối năm dịu hơn. Nhưng trong mọi tình huống, Mỹ chắc chắn không từ bỏ thách thức Trung Quốc trong vấn đề này." Mỹ muốn "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" thì biển Đông là điểm nhấn trọng yếu để kiềm chế Trung Quốc. Đặng Duật Văn Thạc sĩ Luật, Ủy viên Ủy ban pháp chế và xã hội trung ương (thuộc Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc), cựu Phó Tổng biên tập tờ Thời báo Học tập của Trường đảng trung ương Trung Quốc Biển Đông có thể là "Waterloo" của Trung Quốc "Biển Đông thực sự có khả năng trở thành một 'Waterloo (nơi chứng kiến thất bại năm 1815 của Đại quân Pháp do Napoleon Bonaparte chỉ huy-PV)' đối với Trung Quốc, nếu như xử lý không tốt," ông Đặng chỉ ra. Theo ông này, kể từ 2016 Bắc Kinh phải nhìn nhận các vấn đề trên biển Đông như sau: Thứ nhất, phán đoán về thời cơ chiến lược của Bắc Kinh thúc đẩy Trung Quốc đặt mục tiêu theo đuổi môi trường hòa bình ở khu vực và quốc tế làm ưu tiên ngoại giao, không cho phép "manh động" sử dụng vũ lực, phá hoại cục diện ổn định. Thứ hai, một số tình trạng bất ổn trong nước buộc các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải đặt vấn đề quốc nội lên trên tham vọng bành trướng ra ngoài. Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc dù có tăng lên trong vài năm qua, nhưng lực lượng vẫn chưa đủ để "bảo vệ thành quả (đạt được bằng hoạt động bành trướng phi pháp-PV)". Thứ tư, dù đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn biển Đông với từng quốc gia cụ thể, nhưng Trung Quốc không thành công với yêu cầu này và phải giải quyết với khối ASEAN đoàn kết. Hiện nay, Bắc Kinh chưa có biện pháp nào để "ngăn sự can thiệp của ASEAN trong vấn đề biển Đông". Thứ năm, các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Australia ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm trong hành động của Trung Quốc và trở nên nghiêm túc hơn trong hoạt động tuần tra, gìn giữ tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông. Từ 5 điểm trên, Đặng Duật Văn chỉ ra, Trung Quốc đang đơn độc ở biển Đông, trong khi "đối thủ" là một xu thế liên kết sức mạnh giữa khối ASEAN và các cường quốc như Mỹ. Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên vùng biển quốc tế ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5/2015. (Ảnh: U.S. NAVY) "Khổ nhục kế": Trung Quốc lùi 1 bước? "Muốn giải quyết vấn đề biển Đông, Bắc Kinh cần có quy hoạch cụ thể, biết mình cần đạt mục tiêu gì về ngắn, trung và dài hạn, từ đó hoạch định phương án. Các 'đối tượng' khác nhau cần biện pháp khác nhau," Đặng viết. Ông này cho rằng, trong ngắn hạn, Trung Quốc cần phải "quản lý và khai thác biển Đông cùng các đảo trong đó". Trung Quốc "đã đâm lao thì phải theo lao", đặc biệt là hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng (trái phép-PV) trên đá Gạc Ma và đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp-PV). Đặng cảnh báo, nếu không thành công, Bắc Kinh sẽ thể hiện một hình ảnh chiến lược yếu đuối và không thể chống lại sức ép từ Mỹ, phải dừng các hoạt động phi pháp. Về trung hạn, Trung Quốc phải ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như một hành động hòa dịu, bởi đây là mối quan tâm bức thiết nhất hiện nay của ASEAN. Tuy nhiên, đánh giá của ông này thể hiện rõ toan tính nham hiểm của Bắc Kinh: "COC dựa trên cơ sở thực trạng chiếm hữu của các nước ở biển Đông. Đây cũng là nguyên nhân Trung Quốc không vội vàng ký kết. Dù vậy việc ký COC cũng không được để quá chậm. Thời gian thích hợp nhất chính là khi Trung Quốc đã hoàn tất hoạt động xây đảo nhân tạo (phi pháp-PV)." Trong khi đó, Đặng Duật Văn phân tích, các mục tiêu ngắn và trung hạn của Trung Quốc nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn, đó là "đẩy Mỹ khỏi biển Đông" thông qua con đường "cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng cho xã hội quốc tế, đặc biệt là các nước ở biển Đông". "Chiến lược xoay trục của Mỹ trên thực tế đặt mục tiêu áp chế không gian chiến lược của Bắc Kinh, mà biển Đông là trọng điểm. Hiện nay Trung Quốc không đủ khả năng [đuổi tàu chiến, máy bay Mỹ/đồng minh khỏi biển Đông], nhưng một khi đủ sức mạnh, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy Mỹ ra. Mà mục tiêu 'đuổi Mỹ', bên cạnh sức mạnh quốc gia, đặc biệt cần sự phối hợp của ASEAN," Đặng viết trên tạp chí China and World Affairs. Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: CSIS) Vấn đề đặt ra là, ASEAN có "phối hợp" với Trung Quốc hay không? Theo ông Đặng, Bắc Kinh có thể tích cực thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc tế, cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng, cứu hộ trên biển, chống hải tặc cho các nước Đông Nam Á. Đồng thời, Trung Quốc còn có thể đề xuất thành lập lực lượng chấp pháp chung với các quốc gia quanh biển Đông để "bảo vệ an ninh hàng hải". Đặng Duật Văn đánh giá: "Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng cho quốc tế thực chất là trách nhiệm của Trung Quốc như một nước lớn đang trỗi dậy. Nếu Bắc Kinh thực thi những điều này thì ASEAN có thể sẽ không còn lý do níu kéo Mỹ ở lại. Trung Quốc đã 'lùi một bước' thì dù ASEAN có cố gắng ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông, những phản ứng của Bắc Kinh khi đó cũng là 'có tình có lý', mức độ phản ứng cũng quyết liệt hơn." Quân bài hộ mệnh giúp Assad "cầm cương" mọi tính toán của Nga ở Syria theo Thế giới trẻ ======================= Điếu mựa! Một là thằng chả này tung hỏa mù để gây ảo tưởng cho các nước ASEAN với việc mô tả Trung Quốc như con cừu trong quan hệ với các nước tranh chấp. Hai là một thằng ngu nhất được quyền phát biểu. Hắn ta không đề cập đến một yếu tố rất căn bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền trên đường lười bò tự áp đặt của họ. Đó là vế thứ nhất thuộc về bài báo này. Vế thứ hai - cũng là yếu tố cốt lõi quyết định tương lai trong mối quan hệ quốc tế tại đây - là: Chiến lược xoay trục về Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, không nhằm mục đích đưa lực lượng Mỹ đến đây, để ăn cá thu kho riềng và mực một nắng. Quan hệ Nga, Hoa Kỳ tuy căng thẳng, vì có mùi thuốc súng ở Trung Đông và Ukraine, nhưng họ sẽ giải quyết được với nhau. Còn đối với Tàu và Hoa Kỳ thì cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây. Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình". Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/ 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2016 Tập Cận Bình tuyên bố cứng rắn về Biển Đông khi gặp Obama Chủ tịch Trung Quốc cho biết Bắc Kinh quyết tâm "bảo vệ chủ quyền" ở Biển Đông khi trao đổi với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama bất đồng về tình hình Biển Đông. Ảnh minh họa: Indiawrites Ông Tập và ông Obama hôm qua thể hiện bất đồng về tình hình Biển Đông, trong cuộc gặp bên lề hội nghị hạt nhân quốc tế ở thủ đô Mỹ, Xinhua dẫn lại lời ông Zheng Zeguang, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho hay. Chủ tịch Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không của các nước theo luật quốc tế, trong khi "không chấp nhận việc vi phạm chủ quyền nhân danh tự do hàng hải", đề cập tới các cuộc tuần tra trên biển và trên không của Mỹ gần đây. Ông Tập cho rằng các nước liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông có thể giải quyết hòa bình thông qua đối thoại trực tiếp. Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ cùng Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ tầm nhìn chung của châu Á - Thái Bình Dương dựa trên "trật tự tuân theo luật pháp mà tất cả các nước, bất kể lớn nhỏ phải hành động theo các quy tắc và nguyên tắc chung". Tại Biển Đông Trung Quốc đưa ra yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần như toàn bộ khu vực, chồng lấn lên vùng thuộc chủ quyền của các nước ven biển gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát. Khánh Lynh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2016 Trung quốc từ thứ dân cho đến nguyên thủ ngày càng chứng tỏ cho thế giới thấy ngôn ngữ lý lẻ ngoại giao của họ chỉ là hình thức, hoàn toàn không liên can gì đến hành động thực tế. Giống như họ sử dụng 1 hệ thống ngôn ngữ và tư duy khác hẳn. Điều này dẫn đến sự mất lòng tin nghiêm trọng khi các nước thương lượng, nói cách khác phương thức ngoại giao bằng lời nói hoàn toàn không có giá trị gì trong thương thảo. Thương thảo trao đổi mà không thể dùng lời nói và tuyên bố để hiểu và đáp ứng hứa hẹn lẫn nhau thì chỉ còn mạnh được yếu thua trên chiến trường thôi.Đúng là chiêu trò cho vui, tốn tiền vé máy bay như sư phụ Thiên Sứ nói từ lâu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2016 3 kịch bản phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện đường lưỡi bò Hồng Thủy 01/04/16 10:49 (GDVN) - "Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, các bên tranh chấp và Philippines chỉ còn cách mua tàu chiến, máy bay và tên lửa để bảo vệ các vùng biển của mình". Inquirer ngày 31/3 đưa tin, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã bình luận về 3 kịch bản phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague Hà Lan có thể đưa ra trong năm nay về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Ông Antonio Carpio phát biểu về 3 khả năng này khi tham dự hội thảo Vai trò của Cơ quan tài phán quốc tế - những khả năng địa chính trị, được tổ chức tại Trại Aguinaldo với sự tham dự của các quan chức ngoại giao và tùy viên quân sự các đại sứ quán nước ngoài ở Philippines và Bộ Ngoại giao nước sở tại. Trường hợp xấu nhất Thẩm phán Antonio Carpio cho rằng, trường hợp xấu nhất trong vụ kiện này là PCA không bác bỏ được đường lưỡi bò Trung Quốc, không ra tuyên bố Ba Bình (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam) là một đá (rock) chứ không phải đảo (island) theo Điều 121 UNCLOS. Thẩm phán Antonio Carpio. Ảnh: snewsi.com. Ngoài ra, Philippines cũng yêu cầu PCA ra phán quyết, Scarborough chỉ là một bãi đá do đó nó chỉ có thể tạo ra một vùng lãnh hải 12 hải lý chứ không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Điều 121 UNCLOS. Trung Quốc gọi bãi đá Scarborough là "đảo Hoàng Nham" với ý đồ sẽ vạch yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, cùng với Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam) hợp thành 3 chân kiềng hợp thức hóa đường lưỡi bò phi pháp - PV. Theo Thẩm phán Antonio Carpio: "Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, các bên tranh chấp và Philippines chỉ còn cách mua tàu chiến, máy bay và tên lửa để bảo vệ các vùng biển của mình". Vị Thẩm phán này nhấn mạnh, Ba Bình đang do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp, không thể duy trì đời sống kinh tế riêng, không thích hợp cho con người sinh sống độc lập, và theo định nghĩa của Điều 121 UNCLOS, Ba Bình là một đá, không phải một đảo, do đó nó không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Trường hợp PCA ra phán quyết Ba Bình là một đảo, thì thực thể này nghiễm nhiêm có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế chạm tới tận bờ đảo Palawan, Philippines. Với trường hợp tồi tệ nhất này, Trung Quốc sẽ được đà xông tới thực thi yêu sách đường lưỡi bò như "biên giới quốc gia", chặn đường, quấy rối các tàu tiếp tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia ra các điểm đóng quân ở Trường Sa sẽ làm căng thẳng leo thang dữ dội. Philippines sẽ phải hợp tác chặt chẽ cùng với Việt Nam, Malaysia và Brunei để khẳng định chính thức rằng, không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa hội đủ tiêu chuẩn của một đảo để có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. "Tôi không nghĩ rằng khả năng tồi tệ này sẽ xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho phương án xấu nhất", Thẩm phán Antonio Carpio nhấn mạnh. Kịch bản trung tính Khả năng phán quyết thứ 2 của PCA mà Antonio Carpio gọi là "trung tính" là Tòa sẽ ra phán quyết đường lưỡi bò Trung Quốc không có giá trị pháp lý, Scarborough chỉ tạo ra một vùng lãnh hải 12 hải lý và không ra phán quyết về các vấn đề khác. Ông Albert del Rosario trình bày lập luận của Philippines trước Hội đồng Trọng tài PCA trong phiên điều trần về vụ kiện, với tư cách Ngoại trưởng Philippines. Ảnh: Rappler. Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là không gian tranh chấp pháp lý giữa Philippines với Trung Quốc trên Biển Đông giảm xuống từ 531 ngàn km vuông xuống còn khoảng 23 ngàn km vuông. Hoạt động tự do hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông được tăng cường. Trên bãi cạn Scarborough, ngư dân Philippines cũng có thể đánh bắt cá với yêu sách nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế nước này. Tất nhiên có thể Philippines tạm thời phải chấp nhận thực tế khai thác cùng ngư dân Trung Quốc. Trong trường hợp PCA ra phán quyết trung tính này, Philippines có thể khởi kiện tiếp một vụ mới, rằng Ba Binh không phải một đảo theo Điều 121 UNCLOS, do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Trường hợp tốt nhất Antonio Carpio và nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý hy vọng vào phương án này, trong đó PCA ra phán quyết đường lưỡi bò vô giá trị: Ba Bình không tạo ra 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế; Xác nhận hiệu lực pháp lý của các thực thể lúc nổi lúc chìm ở Trường Sa mà Philippines đề nghị; Scarborough chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải và là ngư trường truyền thống của Philippines. Theo ông, trong trường hợp PCA ra phán quyết này, Palawan sẽ có đầy đủ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế nhưng không bao gồm lãnh hải 12 hải lý quanh một bộ phận các thực thể ở Trường Sa. Nhưng các rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển như bãi Vành Khăn, bãi Xu Bi "phải thuộc về Philippines". Philippines chỉ đàm phán song phương với Trung Quốc nếu thắng kiện (GDVN) - Một cách tiếp cận song phương cũng tốt. Khi phán quyết của Tòa được đưa ra và nếu nó có lợi cho chúng tôi, tôi nghĩ chúng tôi nên bắt đầu. Lúc này, không gian tranh chấp pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc giảm xuống tối đa, từ 531 ngàn km vuông xuống còn 1551 km vuông xung quanh các thực thể ở Trường Sa và Scarborough. Xin lưu ý, PCA chỉ ra phán quyết về hiệu lực pháp lý của các thực thể ở Trường Sa, Scarborough mà Philippines khởi kiện và việc vận dụng, giải thích sai UNCLOS của Trung Quốc trong trường hợp đường lưỡi bò. PCA không ra phán quyết về chủ quyền các thực thể này thuộc quốc gia nào, do đó khả năng PCA quyết rằng Vành Khăn và Xu Bi thuộc về Philippines khó xảy ra. Mặt khác, Việt Nam đã chính thức có những bảo lưu cần thiết liên quan đến chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong phiên tòa này - PV. Kiện để đàm phán Quần đảo Trường Sa được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ chính thức xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp từ khi còn là đất vô chủ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Trường Sa trở thành đối tượng tranh chấp của Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?(GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa... Người viết cho rằng, ngoài vấn đề chủ quyền, ở Trường Sa còn tồn tại 2 loại tranh chấp khác, đó là áp dụng và giải thích UNCLOS đối với từng thực thể của quần đảo và cả quần đảo. Nội dung vụ kiện của Philippines nhằm vào loại tranh chấp này. Việc PCA ra phán quyết về hiệu lực pháp lý của các thực thể này đến đâu sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hẹp phạm vi tranh chấp, tạo cơ sở cho các hoạt động đàm phán, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Đồng thời phán quyết này sẽ làm rõ cơ sở pháp lý cho các hoạt động tự do hàng không, hàng hải của tàu thuyền quốc tế khi đi qua khu vực quần đảo Trường Sa, đồng thời vô hiệu hóa âm mưu "biến đá thành đảo" mà Trung Quốc đang rắp tâm thực hiện. Tranh chấp thứ 3 là các vùng chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines, Malaysia, Brunei yêu sách với các vùng biển hiệu lực pháp lý do các thực thể ở Trường Sa tạo ra theo Điều 121 UNCLOS, mà cụ thể theo vụ kiện của Philippines là lãnh hải 12 hải lý của một số thực thể. Không thực thể nào ở Trường Sa đủ tiêu chuẩn hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Người viết cũng rất tin tưởng, hy vọng 5 Thẩm phán thành viên Tòa Trọng tài Thường trực sẽ công tâm, bảo vệ UNCLOS bằng cách bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, đồng thời phán quyết rõ ràng về hiệu lực pháp lý của từng thực thể ở Trường Sa để có thể thu hẹp phạm vi tranh chấp, tạo căn cứ pháp lý cho các bên đàm phán giải quyết vấn đề. Hội đồng Thẩm phán Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông. Ảnh: Rappler. Tuy nhiên cũng cần tính tới thực tế. Một là Trung Quốc sẽ không những không chấp nhận phán quyết của PCA vì yêu sách vô lý của họ bị bác bỏ, mà nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh có thể vin cớ này có hành động leo thang quân sự hóa Biển Đông. Thậm chí không loại trừ khả năng Bắc Kinh bất chấp tất cả, rút khỏi UNCLOS như một số học giả quốc tế đã cảnh báo. Bởi vậy thiết nghĩ các bên liên quan cần chuẩn bị các phương án đối phó, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS là bảo vệ chính mình, cũng như hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực. Hiện tại Indonesia đã công khai khẳng định, sẽ ra tuyên bố công khai về phán quyết của PCA. Hoa Kỳ nhiều lần nhấn mạnh, phán quyết của PCA có tính ràng buộc với cả hai, Philippines và Trung Quốc. Mỹ sẽ có cơ chế để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết. Thực tế thứ 2 cần phải tính đến, đó là phán quyết của PCA không chỉ ảnh hưởng đến các bên tham gia và có liên quan đến vụ kiện, mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới về cách hiểu, vận dụng Điều 121 UNCLOS với các thực thể lâu nay vẫn được gọi là "đảo", tức island trong tiếng Anh. Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông khi thua kiện Philippines?(GDVN) - Biển Đông hiện nay, dù có bị buộc phải ngồi vào bàn đàm phán thì lúc đó Trung Quốc cũng đã chiếm thế thượng phong tuyệt đối. Học giả Đài Loan Tống Yên Huy ngày 24/3 đã bình luận về khả năng này trên kho lưu trữ của CSIS. Cụ thể, nếu PCA phán quyết Ba Bình chỉ là một "đá", không phải "đảo" theo Điều 121 UNCLOS, thì Úc, Brazil, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ phải xem lại yêu sách quá mức 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho những thực thể có kích thước và điều kiện tương tự hoặc thấp hơn Ba Bình. Với Úc sẽ là "đảo" McDonald, với Pháp sẽ là "đảo" Clipperton, với Brazil sẽ là 2 "đảo" Saint Peter và Paul, với Nhật Bản là "đảo" Okinotorishima. Riêng Hoa Kỳ sẽ có 3 thực thể phải xem lại, là Howland, Baker và Kingman. Những thực tiễn này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến các Thẩm phán của PCA khi xem xét việc áp dụng và giải thích Điều 121 UNCLOS cho các thực thể ở Biển Đông mà Philippines đề nghị, bởi phạm vi tác động và ảnh hưởng của phán quyết rất lớn. Vì quyền lợi cá nhân của từng nước, có thể có những tiếng nói phản đối một số nội dung trong phán quyết của Tòa, nếu nó bất lợi cho họ. Đây sẽ là một cái cớ để Trung Quốc vin vào không tuân thủ. Do đó, người viết cho rằng phán quyết của PCA có vai trò và ý nghĩa sống còn đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi nếu như vì bất kỳ lý do gì mà 5 Thẩm phán của PCA để cho đường lưỡi bò tồn tại, không ra được phán quyết về áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông là sự thất bại thảm hại của công lý trước cường quyền. Biển Đông sẽ nóng thêm nhanh chóng mà không có công cụ nào có thể ngăn cản Trung Quốc leo thang. Còn trong trường hợp các Thẩm phán PCA công tâm, bảo vệ công lý và luật pháp, bảo vệ UNCLOS, bác bỏ đường lưỡi bò vô lý ấy, thì đó là thành công, là thắng lợi của nhân loại chứ không phải của riêng nước khởi kiện. Cho dù Trung Quốc có tìm cách chối bỏ phán quyết của Tòa, nhưng nó vẫn có ý nghĩa vô cùng thuyết phục để các bên có thể đàm phán với Trung Quốc, giữ được lòng tin của nhân dân các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế vào sự công minh của luật pháp và các cơ quan tài phán quốc tế. Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2016 3 kịch bản phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện đường lưỡi bò Hồng Thủy 01/04/16 10:49 (GDVN) - "Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, các bên tranh chấp và Philippines chỉ còn cách mua tàu chiến, máy bay và tên lửa để bảo vệ các vùng biển của mình". Inquirer ngày 31/3 đưa tin, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã bình luận về 3 kịch bản phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague Hà Lan có thể đưa ra trong năm nay về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Ông Antonio Carpio phát biểu về 3 khả năng này khi tham dự hội thảo Vai trò của Cơ quan tài phán quốc tế - những khả năng địa chính trị, được tổ chức tại Trại Aguinaldo với sự tham dự của các quan chức ngoại giao và tùy viên quân sự các đại sứ quán nước ngoài ở Philippines và Bộ Ngoại giao nước sở tại. Trường hợp xấu nhất Thẩm phán Antonio Carpio cho rằng, trường hợp xấu nhất trong vụ kiện này là PCA không bác bỏ được đường lưỡi bò Trung Quốc, không ra tuyên bố Ba Bình (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam) là một đá (rock) chứ không phải đảo (island) theo Điều 121 UNCLOS. Thẩm phán Antonio Carpio. Ảnh: snewsi.com. Ngoài ra, Philippines cũng yêu cầu PCA ra phán quyết, Scarborough chỉ là một bãi đá do đó nó chỉ có thể tạo ra một vùng lãnh hải 12 hải lý chứ không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Điều 121 UNCLOS. Trung Quốc gọi bãi đá Scarborough là "đảo Hoàng Nham" với ý đồ sẽ vạch yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, cùng với Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam) hợp thành 3 chân kiềng hợp thức hóa đường lưỡi bò phi pháp - PV. Theo Thẩm phán Antonio Carpio: "Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, các bên tranh chấp và Philippines chỉ còn cách mua tàu chiến, máy bay và tên lửa để bảo vệ các vùng biển của mình". Vị Thẩm phán này nhấn mạnh, Ba Bình đang do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp, không thể duy trì đời sống kinh tế riêng, không thích hợp cho con người sinh sống độc lập, và theo định nghĩa của Điều 121 UNCLOS, Ba Bình là một đá, không phải một đảo, do đó nó không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Trường hợp PCA ra phán quyết Ba Bình là một đảo, thì thực thể này nghiễm nhiêm có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế chạm tới tận bờ đảo Palawan, Philippines. Với trường hợp tồi tệ nhất này, Trung Quốc sẽ được đà xông tới thực thi yêu sách đường lưỡi bò như "biên giới quốc gia", chặn đường, quấy rối các tàu tiếp tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia ra các điểm đóng quân ở Trường Sa sẽ làm căng thẳng leo thang dữ dội. Philippines sẽ phải hợp tác chặt chẽ cùng với Việt Nam, Malaysia và Brunei để khẳng định chính thức rằng, không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa hội đủ tiêu chuẩn của một đảo để có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. "Tôi không nghĩ rằng khả năng tồi tệ này sẽ xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho phương án xấu nhất", Thẩm phán Antonio Carpio nhấn mạnh. Kịch bản trung tính Khả năng phán quyết thứ 2 của PCA mà Antonio Carpio gọi là "trung tính" là Tòa sẽ ra phán quyết đường lưỡi bò Trung Quốc không có giá trị pháp lý, Scarborough chỉ tạo ra một vùng lãnh hải 12 hải lý và không ra phán quyết về các vấn đề khác. Ông Albert del Rosario trình bày lập luận của Philippines trước Hội đồng Trọng tài PCA trong phiên điều trần về vụ kiện, với tư cách Ngoại trưởng Philippines. Ảnh: Rappler. Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là không gian tranh chấp pháp lý giữa Philippines với Trung Quốc trên Biển Đông giảm xuống từ 531 ngàn km vuông xuống còn khoảng 23 ngàn km vuông. Hoạt động tự do hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông được tăng cường. Trên bãi cạn Scarborough, ngư dân Philippines cũng có thể đánh bắt cá với yêu sách nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế nước này. Tất nhiên có thể Philippines tạm thời phải chấp nhận thực tế khai thác cùng ngư dân Trung Quốc. Trong trường hợp PCA ra phán quyết trung tính này, Philippines có thể khởi kiện tiếp một vụ mới, rằng Ba Binh không phải một đảo theo Điều 121 UNCLOS, do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Trường hợp tốt nhất Antonio Carpio và nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý hy vọng vào phương án này, trong đó PCA ra phán quyết đường lưỡi bò vô giá trị: Ba Bình không tạo ra 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế; Xác nhận hiệu lực pháp lý của các thực thể lúc nổi lúc chìm ở Trường Sa mà Philippines đề nghị; Scarborough chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải và là ngư trường truyền thống của Philippines. Theo ông, trong trường hợp PCA ra phán quyết này, Palawan sẽ có đầy đủ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế nhưng không bao gồm lãnh hải 12 hải lý quanh một bộ phận các thực thể ở Trường Sa. Nhưng các rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển như bãi Vành Khăn, bãi Xu Bi "phải thuộc về Philippines". Lúc này, không gian tranh chấp pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc giảm xuống tối đa, từ 531 ngàn km vuông xuống còn 1551 km vuông xung quanh các thực thể ở Trường Sa và Scarborough. Xin lưu ý, PCA chỉ ra phán quyết về hiệu lực pháp lý của các thực thể ở Trường Sa, Scarborough mà Philippines khởi kiện và việc vận dụng, giải thích sai UNCLOS của Trung Quốc trong trường hợp đường lưỡi bò. PCA không ra phán quyết về chủ quyền các thực thể này thuộc quốc gia nào, do đó khả năng PCA quyết rằng Vành Khăn và Xu Bi thuộc về Philippines khó xảy ra. Mặt khác, Việt Nam đã chính thức có những bảo lưu cần thiết liên quan đến chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong phiên tòa này - PV. Kiện để đàm phán Quần đảo Trường Sa được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ chính thức xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp từ khi còn là đất vô chủ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Trường Sa trở thành đối tượng tranh chấp của Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Người viết cho rằng, ngoài vấn đề chủ quyền, ở Trường Sa còn tồn tại 2 loại tranh chấp khác, đó là áp dụng và giải thích UNCLOS đối với từng thực thể của quần đảo và cả quần đảo. Nội dung vụ kiện của Philippines nhằm vào loại tranh chấp này. Việc PCA ra phán quyết về hiệu lực pháp lý của các thực thể này đến đâu sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hẹp phạm vi tranh chấp, tạo cơ sở cho các hoạt động đàm phán, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Đồng thời phán quyết này sẽ làm rõ cơ sở pháp lý cho các hoạt động tự do hàng không, hàng hải của tàu thuyền quốc tế khi đi qua khu vực quần đảo Trường Sa, đồng thời vô hiệu hóa âm mưu "biến đá thành đảo" mà Trung Quốc đang rắp tâm thực hiện. Tranh chấp thứ 3 là các vùng chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines, Malaysia, Brunei yêu sách với các vùng biển hiệu lực pháp lý do các thực thể ở Trường Sa tạo ra theo Điều 121 UNCLOS, mà cụ thể theo vụ kiện của Philippines là lãnh hải 12 hải lý của một số thực thể. Không thực thể nào ở Trường Sa đủ tiêu chuẩn hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Người viết cũng rất tin tưởng, hy vọng 5 Thẩm phán thành viên Tòa Trọng tài Thường trực sẽ công tâm, bảo vệ UNCLOS bằng cách bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, đồng thời phán quyết rõ ràng về hiệu lực pháp lý của từng thực thể ở Trường Sa để có thể thu hẹp phạm vi tranh chấp, tạo căn cứ pháp lý cho các bên đàm phán giải quyết vấn đề. Hội đồng Thẩm phán Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông. Ảnh: Rappler. Tuy nhiên cũng cần tính tới thực tế. Một là Trung Quốc sẽ không những không chấp nhận phán quyết của PCA vì yêu sách vô lý của họ bị bác bỏ, mà nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh có thể vin cớ này có hành động leo thang quân sự hóa Biển Đông. Thậm chí không loại trừ khả năng Bắc Kinh bất chấp tất cả, rút khỏi UNCLOS như một số học giả quốc tế đã cảnh báo. Bởi vậy thiết nghĩ các bên liên quan cần chuẩn bị các phương án đối phó, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS là bảo vệ chính mình, cũng như hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực. Hiện tại Indonesia đã công khai khẳng định, sẽ ra tuyên bố công khai về phán quyết của PCA. Hoa Kỳ nhiều lần nhấn mạnh, phán quyết của PCA có tính ràng buộc với cả hai, Philippines và Trung Quốc. Mỹ sẽ có cơ chế để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết. Thực tế thứ 2 cần phải tính đến, đó là phán quyết của PCA không chỉ ảnh hưởng đến các bên tham gia và có liên quan đến vụ kiện, mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới về cách hiểu, vận dụng Điều 121 UNCLOS với các thực thể lâu nay vẫn được gọi là "đảo", tức island trong tiếng Anh. Học giả Đài Loan Tống Yên Huy ngày 24/3 đã bình luận về khả năng này trên kho lưu trữ của CSIS. Cụ thể, nếu PCA phán quyết Ba Bình chỉ là một "đá", không phải "đảo" theo Điều 121 UNCLOS, thì Úc, Brazil, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ phải xem lại yêu sách quá mức 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho những thực thể có kích thước và điều kiện tương tự hoặc thấp hơn Ba Bình. Với Úc sẽ là "đảo" McDonald, với Pháp sẽ là "đảo" Clipperton, với Brazil sẽ là 2 "đảo" Saint Peter và Paul, với Nhật Bản là "đảo" Okinotorishima. Riêng Hoa Kỳ sẽ có 3 thực thể phải xem lại, là Howland, Baker và Kingman. Những thực tiễn này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến các Thẩm phán của PCA khi xem xét việc áp dụng và giải thích Điều 121 UNCLOS cho các thực thể ở Biển Đông mà Philippines đề nghị, bởi phạm vi tác động và ảnh hưởng của phán quyết rất lớn. Vì quyền lợi cá nhân của từng nước, có thể có những tiếng nói phản đối một số nội dung trong phán quyết của Tòa, nếu nó bất lợi cho họ. Đây sẽ là một cái cớ để Trung Quốc vin vào không tuân thủ. Do đó, người viết cho rằng phán quyết của PCA có vai trò và ý nghĩa sống còn đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi nếu như vì bất kỳ lý do gì mà 5 Thẩm phán của PCA để cho đường lưỡi bò tồn tại, không ra được phán quyết về áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông là sự thất bại thảm hại của công lý trước cường quyền. Biển Đông sẽ nóng thêm nhanh chóng mà không có công cụ nào có thể ngăn cản Trung Quốc leo thang. Còn trong trường hợp các Thẩm phán PCA công tâm, bảo vệ công lý và luật pháp, bảo vệ UNCLOS, bác bỏ đường lưỡi bò vô lý ấy, thì đó là thành công, là thắng lợi của nhân loại chứ không phải của riêng nước khởi kiện. Cho dù Trung Quốc có tìm cách chối bỏ phán quyết của Tòa, nhưng nó vẫn có ý nghĩa vô cùng thuyết phục để các bên có thể đàm phán với Trung Quốc, giữ được lòng tin của nhân dân các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế vào sự công minh của luật pháp và các cơ quan tài phán quốc tế. Hồng Thủy Theo cái nhìn của lão Gàn thì tòa phát quyết kiểu gì cũng không nằm ngoài những quy luật của vũ trụ. Và mọi sự vận động trong con mắt thế nhân chỉ là hình tướng. Bản chất của vấn đề không đơn giản và phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án quốc tế này. Nó chỉ như một phương tiện hỗ trợ cho bản chất của sự kiện sẽ xảy ra. Đó là "Canh bạc cuối cùng". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2016 Lộ diện tên lửa sát thủ điện từ của Mỹ 11:26 AM - 02/04/2016 Thanh Niên Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định chi 10 triệu USD để đẩy mạnh chế tạo tên lửa sóng điện từ cực mạnh, hứa hẹn thay đổi cục diện chiến tranh hiện đại. Tên lửa AGM-86 sẽ có công năng mới cực kỳ lợi hại nhờ chương trình CHAMP - Ảnh: Pikio Danh Toại Tin liên quan Nga thử nghiệm tên lửa diệt hạm bội siêu thanh bí mật Zircon Mỹ dùng tên lửa đánh chặn tên lửa để diệt tàu chiến Mỹ thử tên lửa để 'nhắn gửi' các đối thủ Theo chuyên san IHS Jane’s, không quân Mỹ ra thông báo cho biết Tập đoàn quốc phòng Raytheon đã trúng gói thầu trị giá 10 triệu USD từ Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh chương trình chế tạo tên lửa hành trình sử dụng năng lượng vi ba cao tần chống hệ thống điện tử (CHAMP). Cụ thể, Ktech - chi nhánh của Raytheon - nhận được 4,8 triệu USD để tân trang 2 tên lửa hành trình quy ước AGM-86 của Hãng Boeing, thay thế đầu đạn thông thường bằng đầu phóng có thể phát vi ba. Khoản tiền 5,2 triệu USD còn lại sẽ được dùng cho “các hoạt động năng lượng định hướng” liên quan, IHS Jane’s dẫn lời Peter Duselis, Giám đốc chương trình năng lượng định hướng của Ktech, cho biết. Giới quan sát nhận định nếu thành công với dự án này, quân đội Mỹ sẽ sở hữu năng lực tác chiến vượt trội hẳn trong chiến tranh điện tử. Khắc tinh điện tử IHS Jane’s dẫn lời các chuyên gia của Ktech tiết lộ hệ thống tên lửa vi ba CHAMP theo lộ trình bay định sẵn sẽ nhắm thẳng mục tiêu, “nướng chín” mọi thiết bị tác chiến hoặc phòng thủ điện tử của đối phương, khiến chúng trở nên hoàn toàn vô dụng. Đó là nhờ tên lửa được trang bị công nghệ CHAMP có thể phóng các chùm sóng tần số siêu cao nhằm vào tàu chiến, căn cứ quân sự hoặc các tòa nhà cao tầng, gây tê liệt mọi thiết bị điện tử bên trong từ máy tính đến điện thoại di động. Ngoài ra, CHAMP có khả năng triệt tiêu hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc phát hiện mục tiêu bằng sóng vô tuyến của đối phương. Theo một phần hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ, Raytheon sẽ chuyển giao hệ thống trên cho Phòng Nghiên cứu thí nghiệm của không quân (AFRL) để phát triển thêm sau khi hoàn tất quá trình tân trang 2 tên lửa AGM-86. Theo Sputnik, công nghệ nền tảng của CHAMP lấy cảm hứng từ vũ khí hạt nhân. Ngoài nhiệt, sức nổ và bức xạ, vũ khí hạt nhân khi nổ còn phóng ra lượng lớn năng lượng điện từ (EMP) chỉ trong tích tắc. Các xung điện từ EMP này lưu thông trong khí quyển, khiến mọi thiết bị điện tử, nhất là bộ vi xử lý máy tính, trở nên vô dụng. Dựa trên cơ chế này, CHAMP được gắn thiết bị phát ra vi ba thay cho đầu nổ truyền thống và trở thành khắc tinh của các thiết bị điện tử. Điểm khác biệt là EMP do vũ khí hạt nhân phát ra có xung lực rộng bao một khu vực lớn, còn tên lửa CHAMP nhắm chính xác vào một hoặc nhiều mục tiêu bằng hàng loạt chùm tia vi ba khi đang bay. Theo các chuyên gia, một tên lửa có thể phóng tới 100 chùm sóng trong một lần xuất kích. Không gây sát thương Điều đặc biệt nhất của hệ thống vũ khí CHAMP là tên lửa không gây sát thương cho con người, không gây cháy nổ và toàn vẹn trở về sau khi tung đòn nên có thể được tái sử dụng. Theo IHS Jane’s, các cuộc thử nghiệm do Raytheon phối hợp tiến hành với AFRL đều mang lại kết quả rất khả quan. Tại bãi thử thuộc căn cứ không quân Hill ở bang Utah (Mỹ), tên lửa điện từ CHAMP bắn tia sóng nhằm vào tòa nhà 2 tầng chứa đầy thiết bị điện tử. Vài giây sau, toàn bộ hệ thống lưới điện, mọi máy tính cũng như các thiết bị điện tử khác trong tòa nhà hỏng nặng. Thậm chí, số máy quay được bố trí để ghi lại cuộc thử nghiệm cũng tê liệt. Trong khi đó, toàn bộ tòa nhà cũng như con người không hề hấn gì. Như vậy, lợi thế quân sự của CHAMP đã bộc lộ rõ ràng. “Công nghệ này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại. Ngày nay, chúng tôi đã biến khoa học viễn tưởng thành khoa học thực tế”, ông Keith Coleman, Giám đốc phụ trách chương trình CHAMP tuyên bố. Ông này khẳng định thêm: “Trong tương lai gần, công nghệ CHAMP sẽ được sử dụng nhằm vô hiệu hóa mọi hệ thống dữ liệu và tác chiến điện tử của đối phương, ngay trước khi lực lượng bộ binh hoặc máy bay tiêm kích tham chiến”. Với việc đẩy mạnh chế tạo CHAMP, quân đội Mỹ hướng tới không để tụt hậu, thậm chí vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng đang phát triển vũ khí công nghệ cao khác như Nga và Trung Quốc, theo báo mạng Business Insider. Trợ thủ chống khủng bố CHAMP còn được xem là trợ thủ đắc lực cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố dai dẳng hiện nay. Các chuyên gia nhận định hệ thống tên lửa vi ba này rất phù hợp để triển khai tại các chiến trường như Syria và Iraq khi giáng những đòn tấn công ác liệt vào mục tiêu nhưng không gây sát thương dân thường. Theo trang tin News.com.au, mạng lưới viễn thông của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số hiện đại, chẳng hạn như điện thoại thông minh, để tiến hành tuyên truyền lôi kéo trên mạng xã hội. Vì thế, tên lửa hành trình CHAMP, khi bay lượn trên bầu rời thành phố Raqqa, pháo đài của IS tại Syria, hoàn toàn có khả năng đánh sập hệ thống mạng và các thiết bị khác, gây rối loạn cho tổ chức này. Danh Toại ========================Với lão Gàn đây là thứ vũ khí hạng 1, 5. Vũ khí hạng I, không phải loại được quảng cáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2016 Tàu chiến Mỹ, Trung 'đãi bôi' trên Biển Đông 07:00 AM - 02/04/2016Thanh Niên Văn Khoa Tuần dương hạm USS Chancellorsville của Mỹ đã có màn “hỏi thăm” căng thẳng với tàu Trung Quốc bám đuôi khi đang tuần tra trên Biển Đông. Tin liên quan Tuần dương hạm Mỹ USS Chancellorsville bị tàu hộ vệ Trung Quốc (phía xa) theo dõi ở Biển Đông - Ảnh: The New York Times Indonesia điều F-16 đến đảo Natuna ngăn ‘kẻ cắp’ xâm phạm lãnh thổ Giáp mặt trên Biển Đông, tàu chiến Mỹ và Trung Quốc khen... trời đẹp Chiến thuật tàu bầy đàn của Mỹ có thắng nổi Trung Quốc? Tờ The New York Times hôm qua 1.4 tường thuật lại màn chạm mặt trong vùng biển gần Trường Sa diễn ra đầu tuần trước. Khi đó, USS Chancellorsville đang tuần tra trong khuôn khổ hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông thì bất ngờ hệ thống liên lạc của tàu phát cảnh báo yêu cầu mọi quân nhân vào vị trí. Lý do là một tàu hộ vệ Trung Quốc xuất hiện từ hướng đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp, chạy thẳng về phía tàu Mỹ. Hơn nữa, từ boong tàu hộ vệ, một trực thăng cất cánh nhằm hướng USS Chancellorsville. Theo sau đó là một màn bám đuôi, dền dứ và đãi bôi với những lời “thăm hỏi” đầy ẩn ý. Giây phút căng thẳng The New York Times dẫn lời thủy thủ Anthony Giancana loan báo qua điện đàm: “Đây là tàu chiến hải quân Mỹ đang đi tuần”, và cố liên lạc với trực thăng nhưng phi công không phản ứng. Không khí trên tàu Mỹ trở nên căng thẳng khi không ai rõ ý đồ của phía Trung Quốc và chiếc trực thăng tiếp tục bay lòng vòng. Thuyền trưởng Curt A.Renshaw liên tục hội ý với các sĩ quan và hỏi thủy thủ chịu trách nhiệm điều hướng Kristine Mun: “Cô có bao giờ bị theo dõi chưa?”. Sau một hồi lảng vảng, trực thăng Trung Quốc quay trở về nhưng tàu hộ vệ vẫn tiếp tục hướng tới chiến hạm Mỹ. Khi 2 tàu cách nhau khoảng hơn 9,6 km, hệ thống điện đàm bất ngờ vang lên bằng tiếng Anh: “Tàu chiến Mỹ 62... Đây là tàu chiến Trung Quốc 575”. Phía Mỹ lập tức đáp: “Đây là chiến hạm Mỹ 62. Chào buổi sáng. Đây là một ngày đẹp trời trên biển, hết”. Phía Trung Quốc không phản hồi dù phía Mỹ lặp lại câu chào hỏi trên. Thuyền trưởng Renshaw bực bội quay sang Niles Li, một thủy thủ biết tiếng Trung: “Anh lên đi. Họ không thể giả vờ không biết tiếng Trung”. Thế là ông Li nói vào điện đàm: “Tàu chiến Trung Quốc, đây là tàu chiến Mỹ 62. Hôm nay là một ngày tốt cho chuyến hải hành, hết”. Vài phút sau, hệ thống điện đàm lại vang lên, nhưng lần này bằng tiếng Trung: “Tàu chiến Mỹ 62, đây là tàu chiến Trung Quốc 575. Thời tiết hôm nay rất tuyệt. Rất vui khi gặp quý vị trên biển”. Ông Li đáp lại: “Đây là tàu chiến Mỹ 62. Thời tiết thật sự rất tuyệt. Chúng tôi cũng rất vui khi gặp quý vị trên biển, hết”. Sau màn chào hỏi, phía tàu Trung Quốc bất ngờ chuyển sang hỏi bằng tiếng Anh: “Các vị rời khỏi cảng nhà bao lâu rồi, hết”. Thuyền trưởng Renshaw lập tức lắc đầu: “Không, chúng ta không trả lời câu hỏi đó”. Một sĩ quan khác nói qua điện đàm: “Tàu chiến Trung Quốc 575, đây là tàu chiến Mỹ 62. Chúng tôi không nói về lịch trình của mình. Tuy nhiên, chúng tôi đang tận hưởng thời gian trên biển, hết”. Để thử xem có đúng là mình đang bị bám đuôi hay không, USS Chancellorsville bất ngờ rẽ hướng khác và quả nhiên là tàu Trung Quốc lập tức rẽ theo đồng thời tiếp tục hỏi: “Tàu chiến Mỹ 62, đây là tàu chiến hải quân Trung Quốc 575. Quý vị tiếp tục có chuyến hải hành lâu dài phải không, hết”. Thuyền trưởng Renshaw tiếp tục không chịu trả lời. Theo The New York Times, những câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt này thật ra đầy thâm ý. Nếu trả lời, tàu Mỹ chẳng khác nào thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền biết rõ lịch trình và hoạt động của tàu nước khác trên Biển Đông và điều này sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng hải. Do đó, ông Renshaw chỉ nói: “Chúng tôi đã nghe, tất cả chuyến đi của chúng tôi đều ngắn nên chúng tôi tận hưởng thời gian trên biển dù có cách cảng nhà bao xa đi nữa, hết”. Phía Trung Quốc đáp lại: “Chúng tôi đã nghe và sẽ ở với quý vị trong những ngày tiếp theo, hết”. Những diễn biến này xảy ra vào ngày 23.3. Đến hôm sau, tàu hộ vệ Trung Quốc được thay thế bằng một chiếc khu trục hạm và tàu mới tiếp tục theo dõi cho đến khi tuần dương hạm USS Chancellorsville rời Biển Đông khuya 25.3. Trung Quốc lên giọng với Mỹ Cuộc chạm mặt giữa tàu chiến Mỹ và Trung Quốc được tiết lộ chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hội đàm ở thủ đô Washington D.C. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập tuyên bố trong cuộc gặp Trung Quốc sẽ “không chấp nhận bất kỳ hành động mạo danh duy trì tự do lưu thông để vi phạm chủ quyền và làm tổn hại lợi ích an ninh của nước này”. Đáp lại, ông Obama kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải, theo Reuters. Trước cuộc hội đàm, ông cũng khẳng định Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương dựa trên trật tự và luật lệ, trong đó, tất cả quốc gia dù lớn hay nhỏ đều hành động theo chuẩn mực và nguyên tắc chung. Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Mỹ - Ảnh: Reuters Ngày 1.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục lớn tiếng tuyên bố việc lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông “không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ”, theo Reuters. Tuyên bố này được cho là nhằm vào phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Ông Work cảnh báo ADIZ ở Biển Đông “sẽ là tác nhân gây bất ổn” và Washington sẽ phớt lờ ADIZ do bất cứ ai đơn phương thiết lập trong khu vực này. Indonesia điều chiến đấu cơ “phòng trộm” Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết nước này sẽ triển khai chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna nằm phía nam Biển Đông để “đề phòng trộm”. Gần 2 tuần trước, Indonesia cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc cố đâm vào tàu Indonesia để giải cứu một tàu cá bị bắt vì đánh bắt trái phép trong vùng biển gần Natuna. Sau vụ việc, nhiều nghị sĩ tại Jakarta kêu gọi tăng cường phòng thủ ở Natuna, được xem là cửa ngõ vào Biển Đông của Indonesia. Nước này tuy không tham gia tranh chấp nhưng nhiều quan chức khẳng định Natuna cũng bị yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc “liếm” trúng. “Natuna là một cánh cửa. Nếu cánh cửa không được bảo vệ thì kẻ trộm sẽ xâm nhập”, Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu nhấn mạnh và tiết lộ thêm quân đội Indonesia đã và sẽ triển khai tới Natuna lính thủy đánh bộ, đặc nhiệm không quân, tiểu đoàn lục quân, 3 tàu hộ vệ, hệ thống radar và nhiều máy bay không người lái. Văn Khoa ======================== Còn nhiều chuyện hài hơn nhiều từ nay đến tháng 10 Việt lịch. Sau đó thì người ta khó có thể cười.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2016 Mỹ muốn bà Thái Anh Văn công bố hồ sơ đường lưỡi bò Hồng Thủy 02/04/16 06:18 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỹ cũng gây sức ép với Đài Loan về việc được quyền sử dụng đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) mà Đài Loan đang chốt giữ... 3 kịch bản phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện đường lưỡi bò Đài Loan: Trung Quốc chưa đủ sức áp đặt ADIZ trên Biển Đông Malaysia triệu Đại sứ Trung Quốc, Jakarta điều F-16 canh tàu cá Bắc Kinh Tờ China Times Đài Loan ngày 2/4 đưa tin, ngày bàn giao quyền lực giữa ông Mã Anh Cửu với bà Thái Anh Văn 20/5 càng đến gần, cuộc chiến pháp lý và ngoại giao trên Biển Đông càng dồn Đài Loan đến chỗ "lật bài ngửa", áp lực với Tiến sĩ Thái Anh Văn và nội các mới của bà không hề nhỏ. Tiến sĩ Thái Anh Văn, ảnh: SCMP. Tranh chấp trên Biển Đông không chỉ liên quan đến yêu sách (phi lý) của Đài Loan, mà còn tác động ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Đài - Trung, quan hệ Đài - Mỹ. Hoa Kỳ đang hy vọng sau khi lên nắm quyền, Tiến sĩ Thái Anh Văn sẽ công bố các căn cứ của đường lưỡi bò, với Đài Loan là đường 11 nét, Trung Quốc bỏ 2 còn 9 nét. Theo nhiều nguồn tin, Mỹ cũng gây sức ép với Đài Loan về việc được quyền sử dụng đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) mà Đài Loan đang chốt giữ (bất hợp pháp) trong một số tình huống cụ thể. Để buộc Trung Quốc phải làm rõ hoặc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (phi lý, phi pháp và bành trướng) ấy, Washington nhằm thẳng vào bản gốc của nó đang lưu trữ tại Đài Loan cùng hệ thống hồ sơ chưa được công bố. Giới học giả Trung Quốc cũng như Đài Loan bảo vệ đường lưỡi bò bằng lập luận, đường lưỡi bò có trước, từ năm 1947 do Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) vẽ ra và năm 1949 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) "kế thừa", còn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mãi năm 1982 mới công bố, năm 1994 mới có hiệu lực. Cả hai bờ eo biển Đài Loan cho đến nay đều không đưa ra được bất cứ căn cứ pháp lý nào cho đường lưỡi bò bành trướng ấy. Họ sáng tạo ra những khái niệm không có trong Công pháp quốc tế nhưng lại "na ná" như khái niệm pháp lý để chứng minh, ví dụ như "quyền lịch sử", "vùng đánh cá truyền thống". Hồng Thủy ==================== Lão Gàn đã từng nói về điều này, ngay cả khi Hoa Kỳ chưa hề nghĩ ra điều đó. Mong bà Thái Anh Văn vì đại cuộc mà hy sinh chuyện nhỏ. Hãy long trọng thừa nhận "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý và bàn giao đảo Ba Bình cho Việt Nam. Chỉ có như vậy, mới hy vọng Đài Loan không bị loại khỏi cuộc chơi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 4, 2016 Có cách để Mỹ vừa chế ngự TQ, vừa tránh Thế chiến trên Biển Đông Đức Huy | 03/04/2016 07:40 0 Ảnh: National Interest Viết trên tạp chí National Interest, học giả Van Jackson đã đề xuất một chiến lược dài hơi có thể giúp Mỹ chế ngự Trung Quốc mà vẫn tránh được giao tranh trên Biển Đông. Trong trật tự thế giới hiện tại, các cường quốc trên thế giới hiểu rằng, giải pháp chiến tranh chỉ nên được áp dụng trong trường hợp bất khả kháng, khi không còn lựa chọn nào khả thi hơn. Cái được từ chiến tranh gần như chắc chắn sẽ không thể bù đắp nổi cái mất. Trên Biển Đông, có lẽ Mỹ cũng hiểu điều này. Do đó, theo ông Jackson, để có thể vừa kiểm soát sự hung hăng của Trung Quốc mà vẫn tránh được kết cục chiến tranh trên Biển Đông, thì tăng cường minh bạch hóa các hoạt động phải là ưu tiên chiến lược hàng đầu hiện nay đối với Washington. Chuyên gia này chỉ ra rằng, bản chất mơ hồ, thiếu thông tin ở vùng biển này đã và đang tạo ra một môi trường "lý tưởng" cho các viễn cảnh giao tranh bùng phát. Với sự thiếu minh bạch trong các hoạt động trên Biển Đông, ông Jackson nhấn mạnh một "kẻ cơ hội" như Trung Quốc luôn có cách để lợi dụng điều này, thể hiện qua những hành vi xây dựng và cải tạo bất hợp pháp, đánh bắt cá trái phép, hay thậm chí "bắt nạt" tàu thuyền các nước khác trên biển. Tàu cá Trung Quốc luôn có cách lợi dụng sự thiếu minh bạch trên Biển Đông. Ảnh: Reuters Ngoài ra, ngay cả đối với các nước không có ý định trục lợi, thì việc không nắm bắt được tình hình một cách thấu đáo cũng sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra hiểu nhầm không đáng có, dẫn đến những tính toán sai lầm giữa các nước có khu Đặc quyền Kinh tế (EEZ) chồng lên nhau. Lầu Năm Góc cũng hiểu được độ nghiêm trọng của vấn đề. Năm ngoái, họ đã cho ra mắt văn bản Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á - Thái Bình Dương, trong đó đề ra những phương án xây dựng hệ thống giám sát hàng hải cho các đối tác Đông Nam Á. Chưa dừng lại ở đó, bộ Quốc phòng Mỹ còn đề ra Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI) - một gói chi ngân sách trị giá hơn 400 triệu USD nhằm cải thiện an ninh cho các nước xung quanh Biển Đông. Có thể nói, an ninh hàng hải đã trở thành một từ khóa "cửa miệng" tại Washington. Tuy nhiên, vấn đề ở đây, theo chuyên gia Jackson, là cả chiến lược cũng như gói chi ngân sách nói trên của Mỹ đều chưa đưa ra được một đường hướng cụ thể, sao cho Washington có thể khiến các hoạt động trên Biển Đông trở nên minh bạch hơn. "Giờ là lúc phải có những hành động minh bạch hóa Biển Đông. Mỹ không thể cứ dựa vào việc cung cấp vũ khí cho đồng minh hay tăng cường tuần tra hàng hải. Đương nhiên những bước đi này là cần thiết, nhưng chúng cần nhiều thời gian và tốn nhiều tiền của" - ông nhận định. Phương án được ông Jackson và các cộng sự tại Trung tâm An ninh Mỹ trong Thời đại mới (CNAS) đề ra, đó là lấp đầy "lỗ hổng ISR" của các nước Đông Nam Á có lợi ích quốc gia trên Biển Đông. ISR là viết tắt của các từ Intelligence (tình báo), Surveillance (theo dõi), và Reconnaisance (trinh sát), một dây chuyền hệ thống thu thập, phân tích, và xử lý thông tin về một đối tượng hay khu vực nhất định, nhằm hỗ trợ việc hoạch định chiến lược của người đứng đầu. Song song với các chương trình cải thiện khả năng ISR của từng nước, ông Jackson cho rằng Mỹ có thể "đốt cháy giai đoạn" bằng 3 cách: tận dụng chất xám của Sillicon Valley, kêu gọi các thế lực Thái Bình Dương hỗ trợ, và tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin. Tận dụng chất xám của Silicon Valley Chuyên gia Jackson chỉ ra rằng, một số công ty khởi nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tại Sillicon Valley đang dẫn đầu trong lĩnh vực mô phỏng hình ảnh cập nhật vị trí tàu thuyền và máy bay trên bản đồ, cũng như phân tích giá trị của các thông tin họ thu thập được. Một số ví dụ có thể kể đến Spire, Skybox, Vùng biển Quanh ta (SEU), hay Tổ chức Giám sát Đánh bắt cá Toàn cầu (GFW), tất cả đều có thể phân tích dữ liệu để chỉ ra một con đường an toàn trên biển, cũng như phát hiện dấu hiệu của các hành vi đánh bắt cá trái phép. GFW cung cấp thông tin thời gian thực về các hoạt động đánh bắt cá trên toàn cầu. Đây đều là những điều Biển Đông cần. Nhưng cho đến thời điểm này, năng lực của Sillicon Valley vẫn chưa được Mỹ tận dụng trong các vấn đề Biển Đông. Washington có khả năng, và cần phải thay đổi điều đó. Ông Jackson nhận định, để sở hữu các hệ thống ISR sẽ rất tốn kém, đó là chưa kể thời gian cần để huấn luyện sử dụng. Do đó, một giải pháp đơn giản hơn, tiết kiệm hơn, và đem lại hiệu quả tức thì, đó là thuê các công ty công nghệ tại Sillicon Valley trực tiếp thu thập, phân tích, và báo cáo lại thông tin cho mỗi nước. Đương nhiên, phương án lý tưởng nhất vẫn là để mỗi nước tự phát triển khả năng ISR của riêng mình, nhưng trong lúc chờ huấn luyện xong, thì "thuê chất xám" cũng là một lựa chọn tình thế không tồi. Vận động các thế lực Thái Bình Dương hỗ trợ Hiện nay, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, và Hàn Quốc đều đang ít nhiều tham gia vào các hoạt động đảm bảo an ninh Đông Nam Á, qua việc bán vũ khí, phối hợp tập trận, và thậm chí cả tuần tra chung với một hoặc nhiều nước ASEAN. Nhật Bản và Philippines tập trận chung trên Biển Đông. Ảnh: Reuters Nhưng theo ông Jackson, sự phối hợp giữa 4 nước này, cũng như giữa họ với Mỹ, chỉ gói gọn trong các động thái song phương đơn thuần. Trong khi đó, cả 4 đều có nguồn lực và mạng lưới ảnh hưởng có khả năng cải thiện đáng kể năng lực ISR của các nước Đông Nam Á. Do đó, trách nhiệm của Mỹ là phải làm sao để Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, và Hàn Quốc có thể trở thành một "dàn hợp xướng", tạm gác lại các tranh chấp, để tận dụng điểm mạnh của mỗi nước và cùng nhau đáp ứng các nhu cầu ISR của khu vực. Hợp tác chia sẻ thông tin Rõ ràng, dù năng lực ISR của một nước có siêu phàm đến đâu, thì họ cũng không thể đơn phương, ngày qua ngày nắm bắt hết những gì diễn ra trên một vùng biển rộng lớn như Biển Đông. Đáng mừng là hiện nay, đã có những bước đi tiên phong trong việc chia sẻ thông tin hàng hải tại Đông Nam Á, điển hình là Mạng lưới Tuần tra Eo Biển Malacca (MSPN) và Trung tâm Phối hợp Thông tin (IFC) tại Singapore. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu tương đối nhỏ lẻ, và sự hợp tác vẫn chưa thực sự rõ. Và nhiệm vụ của Washington, một lần nữa, là đóng vai trò đầu tàu thuyết phục các nước Đông Nam Á đẩy mạnh chia sẻ thông tin hàng hải vì lợi ích chung. --- Ông Jackson kết luận, đã đến lúc biến vùng biển nhiều biến động nhất thế giới hiện nay trở thành một Biển Đông hoàn toàn mới, một Biển Đông của những hoạt động công khai, minh bạch, của sự ổn định. Vậy nên trước khi lao đầu vào những hành động rõ ràng mang nhiều rủi ro hơn, chi bằng cứ thử phương án "lợi cả đôi đường" này một lần xem sao? Có ai hiểu nỗi lòng những luật sư bào chữa cho khủng bố... theo Trí Thức Trẻ ========================= Nếu không phải là một bài báo tung hỏa mù thì rất ảo tưởng, chủ quan. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 4, 2016 TƯ LIỆU THAM KHẢO. Hừm! ============================ Thế trận liên minh mới 11:17 AM - 03/04/2016 Thanh Niên Nhiều khả năng, một mạng lưới gồm nhiều sáng kiến hợp tác an ninh song phương và đa phương sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai gần, trở thành đối trọng tạo thế cân bằng quân sự trước Trung Quốc khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Sự chuyển dịch hệ thống đồng minh hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương - Đồ họa: N.M.T/Ảnh: India Outlook Tin liên quan Mỹ sẽ tiếp tục áp sát đảo nhân tạo phi pháp Nhật - Ấn bắt tay kiềm chế Trung Quốc Tổng thống Obama thúc giục Trung Quốc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông Tiến sĩ Satoru Nagao từ Nhật vừa gửi đến Thanh Niên bài viết phân tích về sự cần thiết của một hệ thống thỏa thuận hợp tác mới nhằm đảm bảo cân bằng quân ở Biển Đông nói riêng và khu vực tây Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương nói chung. Hiện nay, Trung Quốc đang bắt đầu mở rộng các hoạt động quân sự, trong lúc không ngừng nhấn mạnh tham vọng tuyên bố chủ quyền đến 90% diện tích khu vực Biển Đông dựa trên bản đồ “đường lưỡi bò”. Khi Bắc Kinh xây dựng các sân bay mới trên Biển Đông thì chúng ta có thể nhận ra rằng Trung Quốc sẽ sớm đủ khả năng kiểm soát vùng trời rộng lớn, nơi nước này triển khai cả tàu quân sự lẫn bán vũ trang. Tại sao những hành động mang nặng tính quyết đoán của Trung Quốc khiến tình hình xấu hơn? Nhìn lại lịch sử sẽ thấy các xu hướng bành trướng của Bắc Kinh thường lợi dụng vào sự thay đổi của cán cân quân sự. Ví dụ tại Biển Đông, vào năm 1974, Trung Quốc ra tay nuốt trọn Hoàng Sa lúc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Sau khi Liên Xô dần rời khỏi Việt Nam thì Trung Quốc lại ra tay chiếm đoạt đảo Gạc Ma. Tương tự, vào năm 1995, sau khi Mỹ rút căn cứ ở Philippines thì Trung Quốc lại đánh chiếm đảo Vành Khăn. Hệ thống hợp tác mới Sau Chiến tranh lạnh, cán cân quân sự liên tục thay đổi tại Biển Đông. Việc trang bị tàu ngầm của các lực lượng hiện diện trong khu vực là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi, bởi tàu ngầm có ưu thế vượt trội trong việc do thám và tác chiến. Từ năm 2000 - 2014, Mỹ chỉ bổ sung 14 tàu ngầm thì Trung Quốc lại trang bị thêm 41 chiếc. Hơn thế nữa, hải quân Mỹ hoạt động khắp thế giới thì Trung Quốc chủ yếu chỉ hiện diện ở vùng biển trong khu vực. Chính vì thế, dù Washington luôn khẳng định tiến hành thường xuyên các hoạt động tự do hàng hải thì các nước khác trong khu vực về lâu dài cũng cần phải sẵn sàng cho tình huống tồi tệ nhất. Từ thực tế đó, các nước cần ưu tiên đảm bảo cân bằng quân sự để phòng ngừa những trường hợp xấu nhất. Trong một thời gian dài, các hợp tác song phương có sự tham gia của Mỹ như Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn, Mỹ - Úc, Mỹ - Philippines đã góp phần vào sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, dù Mỹ có rất nhiều đồng minh nhưng quan hệ giữa các đồng minh của Mỹ lại thiếu gắn bó. Ví dụ như Nhật Bản và Úc đều là đồng minh của Mỹ, nhưng Nhật - Úc lại thiếu hợp tác an ninh sâu rộng. Cho nên, nếu nguồn lực của Washington cực mạnh thì mới có thể đảm bảo hiệu quả cho mạng lưới đồng minh như thế. Ngược lại, khi nguồn lực quân sự Mỹ đang ngày càng giảm đi thì hiệu quả của hệ thống các thỏa thuận song phương trên không còn đủ sức duy trì thế cân bằng quân sự ở khu vực. Từ thực tế đó, một hệ thống đồng minh mới đang nổi lên như một sự chuyển dịch để đảm bảo thế cân bằng quân sự. Hệ thống đó bao gồm các quan hệ đa phương như: Nhật - Ấn - Mỹ, Nhật - Mỹ - Úc, Nhật - Ấn - Úc - Mỹ - Singapore. Năm 2015, Nhật - Ấn - Úc đã tổ chức đối thoại 3 bên mà không có Mỹ, nên đây có thể xem là bước tiến mới. Nhiều khả năng, một mạng lưới gồm nhiều sáng kiến hợp tác an ninh song phương và đa phương sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai gần. Hệ thống này chính là đối trọng tạo thế cân bằng quân sự trước Trung Quốc khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Vị thế của Việt Nam Trong hệ thống như vậy, quan hệ Nhật - Ấn có vai trò quan trọng bởi 2 nước án ngữ 2 bờ đông và tây của Trung Quốc. Nếu bất trắc xảy ra, Tokyo và New Delhi sẽ khiến sức mạnh của Bắc Kinh phải chia ra. Ví dụ, Trung Quốc không thể đưa hết chiến đấu cơ về phía đông để đối phó Nhật, vì phải chừa lại chiến đấu cơ đối đầu phía Ấn Độ. Đặc biệt, nếu có thêm sự tham gia của Việt Nam thì hiệu quả sức mạnh sẽ tăng lên. Có 3 lý do để tại sao Nhật và Ấn Độ cần sự hợp tác của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, trở thành cửa ngõ ra vào Đông Nam Á. Việt Nam cũng cần đảm bảo vị thế của các căn cứ không quân và hải quân khi Trung Quốc thể hiện rõ tham vọng chiếm phần lớn Biển Đông. Thứ hai, Việt Nam luôn là quốc gia có ý chí mạnh mẽ mà lịch sử bằng chiến thắng trước Pháp vào năm 1954, khiến Mỹ phải rút lui vào năm 1973 và đánh bại tham vọng của Trung Quốc vào năm 1979. Vì vậy, dù chỉ sở hữu lực lượng hải quân vừa phải gồm 6 tàu ngầm, một số tàu chiến nhỏ, nhưng năng lực tiềm ẩn của Việt Nam có thể bùng nổ khi đứng trước các mối đe dọa lớn là điều phải thừa nhận. Thứ ba, Việt Nam nhiều năm qua có mối hợp tác quân sự ngày càng gần gũi với Nhật Bản và Ấn Độ. Hợp tác ba bên Việt - Nhật - Ấn sẽ có nhiều chọn lựa cách thức phối hợp để duy trì ổn định, tạo thế cân bằng quân sự ở khu vực. Chia sẻ thông tin chính là cách thức phối hợp đầu tiên. Thay vì mỗi nước tự thu thập thông tin thì có thể phối hợp cùng nhau triển khai máy bay, tàu chiến để cập nhật thông tin thường xuyên trên Biển Đông. Thứ hai là hỗ trợ phát triển năng lực lẫn nhau. Hiện nay, Nhật đang thực hiện kế hoạch viện trợ 10 tàu tuần tra cho Việt Nam, Ấn Độ cũng có kế hoạch viện trợ 4 tàu cho Việt Nam. Nếu Nhật - Ấn phối hợp trong các dự án hỗ trợ Việt Nam thì hiệu quả sẽ cao hơn, tránh tình trạng chồng chéo. Thứ ba, 3 nước cùng phối hợp trong các chương trình tuần tra, hiện diện trong khu vực thì hiệu quả sẽ lớn hơn. Cuối cùng, để đạt mục tiêu trên, một hệ thống phải được thiết lập. Vì thế, cần sớm hình thành cơ chế đối thoại chiến lược Việt - Nhật - Ấn. Cả ba nên cùng chủ động để đẩy mạnh hợp tác sâu rộng. Tiến sĩ Satoru Nagao (ảnh) là chuyên gia tại Quỹ Nhật Bản, giảng viên về an ninh của bộ môn nghiên cứu chính trị thuộc Khoa Luật, Đại học Gakushuin (Nhật Bản) - một đại học danh tiếng tại Nhật, đào tạo nhiều thế hệ hoàng gia nước này. Ông Nagao cũng là chuyên gia tại diễn đàn Nghiên cứu chiến lược của Nhật Bản. Ông từng nhận học bổng của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Washington D.C, Mỹ), từng là chuyên gia phân tích an ninh tại Bộ Ngoại giao Nhật, sĩ quan của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản, viết nhiều sách về vấn đề an ninh và là cây bút bình luận chuyên mục quan hệ đối ngoại trên tờ báo Nikkei hàng đầu Nhật Bản. Satoru Nagao(Ngô Minh Trí dịch) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 4, 2016 Mỹ gây chiến để 'xù nợ' Trung Quốc? (Quan hệ quốc tế) - Mỹ có ý đồ gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc và tạo cớ để “xù nợ” vì thất bại trong cạnh tranh kinh tế? Tử huyệt của quân đội Trung Quốc nếu Mỹ tấn công Trung Quốc sẵn sàng đưa quân tới căn cứ ở châu Phi Mỹ muốn gây chiến? Chuyên gia Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết tại thủ đô Belgrade của Serbia, cho biết các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ với các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một nỗ lực của Washington nhằm gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc vì Mỹ đã thất bại trong cuộc cạnh tranh về kinh tế với người khổng lồ châu Á này. Lễ khai mạc cuộc tập trận Balikatan tại Manila, Philippines ngày 4/4 Trả lời phỏng vấn kênh Press TV của Iran, chuyên gia phân tích địa chính trị tại châu Âu Flore nhận định: "Mỹ thực sự không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về kinh tế và rốt cuộc có thể phải cố gắng tạo ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng, trong đó Mỹ đối chọi trực tiếp hoặc thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc nhằm cân bằng sân chơi, hoặc để tạo cớ hay lý lẽ biện hộ cho việc “xù nợ” của nước này với Trung Quốc. Trung Quốc là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ khi nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ tính tới cuối năm 2015 với trị giá khoảng 1.241 tỷ USD. Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Australia và Philippines ngày 4/4 đã khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan" (Vai kề vai) được cho là nhằm đối phó những tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Tên lửa mở đường Ngoài lĩnh vực kinh tế, giới phân tích phương Tây hiện cũng dành sự tôn trọng đáng kể đối với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Theo nhận định hôm 2/4 của tờ Financial Times, Trung Quốc đang thách thức vị trí siêu cường về quân sự của Mỹ khi thúc đẩy kế hoạch thiết lập căn cứ thường trực ở nước ngoài và triển khai tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Giới chuyên gia vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-41 (Đông Phong-41) vào biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016. Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-41 của Trung Quốc Với tầm bắn 14.500 km, dù được triển khai ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc, thì DF-41 cũng có thể tấn công các mục tiêu trên nước Mỹ. Việc đưa DF-41 vào biên chế sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh hơn quá trình củng cố và tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân. Các thế hệ tên lửa trước đó còn gặp phải nhiều hạn chế. Ví dụ, phiên bản đầu tiên của DF-5 được đưa vào biên chế năm 1980 chỉ có thể bắn tới phía Tây Bắc Mỹ nếu nó được triển khai ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Theo chuyên gia người Mỹ Richard Fisher thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế ở Washington DC, nhiều cuộc thử nghiệm diễn ra thời gian gần đây chứng tỏ Bắc Kinh đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai DF-41 tại các căn cứ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược. DF-41 được nhìn nhận là dấu mốc quan trọng trong lộ trình tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhằm thách thức vị thế độc tôn mà Mỹ nắm giữ bấy lâu nay. Giới chuyên gia đánh giá DF-41 có nhiều tính năng vượt trội, khắc phục được hầu hết nhược điểm của các thế hệ tên lửa trước đó. Khả năng cơ động cao và có tầm bắn lên đến 14.500 km, DF-41 không nhất thiết phải được triển khai ở Đông Bắc Trung Quốc mà vẫn có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh tên lửa Trung Quốc cũng đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí thế hệ mới như máy bay tàng hình, tên lửa DF-21D vốn được coi là “sát thủ tàu sân bay”, và tàu khu trục Type 052D... Về vũ khí hạt nhân, giới chức quân sự Mỹ ước tính Trung Quốc có tối đa 20 đầu đạn hạt nhân vào thời điểm năm 2008. Con số này hiện nay có thể đã tăng lên 200-400 trong khi kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là 4.760 đầu đạn. Lập căn cứ nước ngoài Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ráo riết hoàn tất những bước đi cuối cùng để mở căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở nước ngoài. Đó là một căn cứ Hải quân ở Djibouti- quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ tuyến huyết mạch hàng hải từ Ấn Độ Dương vào Biển Đỏ. Khu vực này chiếm tới 30% hoạt động hàng hải của cả thế giới. Đáng chú ý, căn cứ Hải quân của Trung Quốc được đặt ngay gần đại bản doanh chống khủng bố của Mỹ với lực lượng 4.500 quân, và căn cứ duy nhất ở nước ngoài của Nhật Bản. Trung Quốc hiện chưa để lộ ý đồ về căn cứ quân sự ở Djibouti khi chỉ đề cập tới vai trò như một cơ sở hậu cần- kỹ thuật phục vụ cho chiến dịch chống cướp biển. Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê 10 năm và trả cho phía Djibouti 20 triệu USD/năm. Chiến hạm Trung Quốc tham gia sơ tán công dân nước này khỏi Yemen hồi tháng 3/2015 Ngoại trưởng Djibouti Mahmoud Ali Youssouf tiết lộ rằng Trung Quốc dự kiến đưa đến đây khoảng "vài ngàn nhân viên hành chính và quân vụ". Theo ông Youssouf, mục đích chủ yếu của Trung Quốc khi mở căn cứ Hải quân này là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có hoạt động giám sát tàu buôn của họ đi qua Eo biển Bab el-Mandeb và đảm bảo hậu cần- kỹ thuật. Ngoài căn cứ Hải quân, Trung Quốc còn có ý định xây thêm một sân bay ở Djibouti. Theo ông Youssouf, cũng tương tự như Mỹ và Pháp, Trung Quốc có toàn quyền sử dụng máy bay không người lái để bảo vệ lợi ích của họ ở Eo biển Bab el-Mandeb. Đại sứ Mỹ tại Djibouti Tom Kelly cảnh báo rằng sự hiện diện về quân sự của cả Washington và Bắc Kinh trên cùng một quốc gia nhỏ bé như Djibouti sẽ ẩn chứa những thách thức, nguy cơ tiềm tàng. Phong Sinh ============================ Nói về nguy cơ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì đến bây giờ, một chính khách cấp phường có thể nhận thấy ở quán trà năm xu, vỉa hè Hanoi. Nhưng nói về nguyên nhân chiến tranh như tác giả bài báo này thì có thể nhận xét rằng: Thế gian mới lộ diện thêm một thằng ngu, hoặc một tên đá đểu. Xin lỗi! Hoa Kỳ chưa bị thần kinh để gây chiến tranh nhằm xù nợ. Từ lâu, Tổng Thống Hoa Kỳ đã xác định: "Trung Quốc ngồi chung xe với Hoa Kỳ đã quá lâu!". Đây là một cách nói ngoại giao, mô tả sự hợp tác cùng phát triển và góp phần rất lớn vào sự phồn vinh của Trung Quốc hiện nay. Với câu nói này, chứng tỏ rằng: Hoa Kỳ muốn đuổi Tàu xuống xe đi bộ, mà không cần đến chiến tranh. Phàm phân tích bất cứ một sự kiện và vấn đề nào, cũng cần khách quan, trung thực. Nếu không thể trung thực vì những nguyên nhân nào đó thì câm mựa nó miệng lại để giữ chút liêm sỉ còn sót lại. Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết phân tích trong bài này thì hoặc là một thằng ngu, hoặc là một tên khiêu khích góp phần cho chiến tranh xảy ra nhanh hơn, vì sự tác động duy ý chí. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2016 La Viện: Mỹ không thể bứng Trung Quốc khỏi Biển Đông Hồng Thủy 08/04/16 10:41 (GDVN) - La Viện cao giọng đặt câu hỏi: "Mỹ có thể phá hủy hệ thống vũ khí 'tự vệ' mà Trung Quốc triển khai trên đảo (nhân tạo) hay không?" Nhà Trắng bác thông tin "bịt miệng, ngáng chân" các tướng về Biển Đông Nhà Trắng đang "ngáng chân" quân đội Mỹ chống bành trướng Biển Đông? Trung Quốc có thể đưa phóng viên quốc tế trái phép ra Hoàng Sa, Trường Sa La Viện, ảnh: SCMP. South China Morning Post ngày 7/4 đưa tin, hôm Thứ Năm La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu viết bài bình luận trên tờ Thanh niên Trung Quốc chỉ trích Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, định "uốn 3 tấc lưỡi" để đuổi Hoa Kỳ khỏi khu vực. Ông Viện lặp lại cái gọi là Trung Quốc có quyền áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như đã làm ở Hoa Đông, và Mỹ không thể can thiệp. "Có phải Mỹ đã triển khai gần như tất cả các loại vũ khí tiên tiến của mình ở Biển Đông? Nó đã hành động? Hoa Kỳ có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở đó?" Ông Viện hỏi. Trung Quốc đã leo thang quân sự hóa Biển Đông sau khi xây dựng, bồi đắp biến một số các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) thành đảo nhân tạo. Ra đa quân sự cao tần cũng đã được Trung Quốc lắp đặt (phi pháp) ở Châu Viên. La Viện cao giọng đặt câu hỏi: "Mỹ có thể phá hủy hệ thống vũ khí 'tự vệ' mà Trung Quốc triển khai trên đảo (nhân tạo) hay không?" Sau đó ông Viện kết luận, chính sách "pháo hạm" mà Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc là "vô dụng". Mỹ không thể bứng Trung Quốc khỏi Biển Đông. Ông Viện lập luận, Hoa Kỳ là nước "ngoài khu vực", chuyện tranh chấp Biển Đông phải để các nước "liên quan trực tiếp" đàm phán trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC mà ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002. Người viết cho rằng, nói cách khác thì La Viện muốn Hoa Kỳ đứng ngoài để Trung Quốc "xử" từng nước ở Biển Đông. Bởi lẽ cả hai căn cứ ông Viện đưa ra thì Trung Quốc vi phạm cả hai. Thứ nhất, Trung Quốc chà đạp nghiêm trọng UNCLOS với tuyên bố không tham dự phiên tòa và không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA thành lập theo đúng quy định, trình tự thủ tục của UNCLOS để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc đã liên tục phá vỡ hiện trạng ở Biển Đông, leo thang quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ đối đầu ở Biển Đông với việc xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp, xây dựng đường băng, lắp đặt tên lửa phòng không, tên lửa đối hạm, chiến đấu cơ, ra đa cao tần ở Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), vi phạm nghiêm trọng DOC. Cả DOC và UNCLOS đang bị Trung Quốc "vo viên" ném vào sọt rác, nhưng lại đang dùng nó làm bình phong che đậy, ngụy biện cho các hành động phi pháp. Dù có tìm mọi cách né tránh thực thi phán quyết của PCA, phán quyết của Tòa vẫn có giá trị pháp lý, tính ràng buộc cũng như ý nghĩa thực tiễn bảo vệ Công pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS. Hồng Thủy ======================= Một là tay La Viện này phát biểu với mục đích tuyên truyền. Hai là lại xuất hiện thêm một thằng ngu nữa ở thế gian. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites