Posted 23 Tháng 9, 2015 Cảm ơn anh chị em. Như vậy cuộc gặp 2 ngày thì ngày đầu tiên của ngài Tập và Obam sẽ vào ngày Tam Nương của Việt Nam và kết thúc vào ngày 25. 9 là Tam Nương ở Hoa Kỳ. Chỉ cần như vậy, đứng về mặt Lý học lão Gàn yên tâm rùi. Để xem quy luật vũ trụ quyết định hay quyền lực của các siêu cường quyết định. Thủ Tướng Thái Yinluc đã đo ván vì ngày Tam Nương. Và điều này tôi đã thông báo khi bà Yinluk mới lên làm Thủ Tướng. B) 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Đây Sư phụ ơi, Sư phụ xem lại ngày ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Ông Tập cảnh báo xung đột Mỹ - Trung dẫn đến thảm họa Ngay sau khi đặt chân tới Washington, ông Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Mỹ, cảnh báo cuộc xung đột Mỹ - Trung sẽ dẫn đến thảm họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước khách mời Trung Quốc và Mỹ tại buổi tiệc tổ chức ở thành phố Seattle, bang Washington, hôm qua. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi muốn có thêm sự hiểu biết và lòng tin, giảm bất hòa và nghi ngờ... Lực chọn xung đột và đối đầu sẽ dẫn tới thảm họa đối với cả hai nước cũng như thế giới", AFP dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước khách mời, phần lớn là doanh nhân, tại thành phố Seattle, bang Washington. Ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác và hiểu biết về "những ý định chiến lược" của mỗi nước là vấn đề trọng tâm trong "quan hệ nước lớn". Tại buổi tiếp khách mời, chủ tịch Trung Quốc còn bác bỏ cáo buộc cho rằng Bắc Kinh ủng hộ trộm cắp thương mại, gọi đây là hành động phạm tội cần bị trừng trị theo pháp luật. "Trung Quốc là một người bảo vệ trung thành của an ninh mạng. Trung Quốc cũng là một nạn nhân bị tấn công mạng", ông Tập nói. "Chính phủ Trung Quốc sẽ không tham gia trộm cắp thương mại hay khuyến khích hoặc ủng hộ những nỗ lực tương tự". Xem thêm: So sánh chuyến công du Mỹ của Tập Cận Bình và Đặng Tiểu Bình Ông Tập cùng phu nhân Bành Lệ Viện sáng qua tới thành phố Seattle, bắt đầu chuyến thăm Mỹ cấp quốc gia đầu tiên. Ông sẽ lưu lại Seattle ba ngày trước khi tới thủ đô Washington gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai lãnh đạo được dự đoán sẽ thảo luận về các vấn đề như an ninh mạng, Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc sau đó tham dự hàng loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc theo lời mời của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ông sẽ có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York ngày 28/9. Như Tâm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Cảm ơn anh chị em. Như vậy cuộc gặp 2 ngày thì ngày đầu tiên của ngài Tập và Obam sẽ vào ngày Tam Nương của Việt Nam và kết thúc vào ngày 25. 9 là Tam Nương ở Hoa Kỳ. Chỉ cần như vậy, đứng về mặt Lý học lão Gàn yên tâm rùi. Để xem quy luật vũ trụ quyết định hay quyền lực của các siêu cường quyết định. Thủ Tướng Thái Yinluc đã đo ván vì ngày Tam Nương. Và điều này tôi đã thông báo khi bà Yinluk mới lên làm Thủ Tướng. B) Đúng rồi sư phụ. Chính xác là : - Ngày 24/9 giờ Mỹ, Xi Jinping đến thù đô Mỹ, sau đó ăn tối làm việc ( working dinner ) với Tổng thống Obama, John Kerry và Susan Rice - Ngày 25/9 giờ Mỹ, Nhà trắng Mỹ bắn 21 phát đại bác chào đón Xi Jinping rồi họp báo cùng với Obama. Sau đó ăn trưa với John Kerry và Joe Biden. Chiều đi đồi Capitol gặp gỡ các lảnh đạo quốc hội Mỹ. Tối ăn quốc yến với Obama và phu nhân 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Đây Sư phụ ơi, Sư phụ xem lại ngày ạ. Như vậy chúng ta có thể xác định rằng: 16g chiều 25 tại Việt Nam tương đương 5giờ sáng ngày 25. 9 tại Hoa Kỳ. Vậy nếu lão Gàn đưa bài lên thì phải trước 16g ngày 25 . 9 theo giờ Việt Nam. Chưa cần biết nội dung cụ tỷ ra sao, nhưng có thể khẳng định về góc độ lý học rằng: Kết quả của cuộc gặp cụ thể này dù tốt hay xấu, cũng sẽ là một hậu quả rất xấu trong quan hệ Mỹ Trung. Nhưng Hoa Kỳ là nước chủ nhà, e rằng sẽ có những bất lợi về phía Hoa Kỳ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Tổng thống Obama ra tận sân bay đón Giáo hoàng Francis Thứ tư, 23/09/2015 - 08:50 Dân trí Giáo hoàng Francis ngày 22/9 đã tới Mỹ, mở màn chuyến thăm lịch sử kéo dài 6 ngày, trong sự chào đón nồng nhiệt. Đích thân Tổng thống Barack Obama cùng gia đình, và phó tổng thống Joe Biden đã ra sân bay tiếp đón. >> Giáo hoàng Francis và lãnh tụ Cuba Fidel Castro tặng sách cho nhau Cuộc tiếp đón long trọng diễn ra tại căn cứ không quân Andrews, với các quan chức chính phủ Mỹ, một số lãnh đạo của nhà thờ công giáo Mỹ cùng nhiều tín đồ ra tận chân cầu thang máy bay tiếp đón. Trong bộ trang phục màu trắng quen thuộc, giáo hoàng Fracis vẫy tay đáp lại đám đông Trong ngày hôm nay, Tổng thống Obama sẽ tiếp đón giáo hoàng tại Nhà Trắng, trước khi người đứng đầu Vatican có hai bài phát biểu quan trọng tại Quốc hội Mỹ trong ngày thứ Năm và tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong ngày thứ Sáu. Trên chuyên cơ từ Cuba tới Mỹ, giáo hoàng trả lời các phóng viên rằng, ngài sẽ không đề nghị cụ thể việc Washington bãi bỏ lệnh cấm vận Havana trong bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, nhưng đã bày tỏ quan điểm chống lại lệnh cấm vận. Rất đông quan chức Mỹ, lãnh đạo nhà thờ Công giáo đã tiếp đón giáo hoàng (Ảnh: Getty) Các chủ đề khác bao gồm chỉ trích nhắm vào sự áp đảo của ngành tài chính và công nghệ, lên án các cường quốc về tình trạng xung đột đang diễn ra khắp hành tinh, kêu gọi bảo vệ và chào đón người nhập cư, và biến đổi khí hậu, các nguồn tin từ Vatican cho biết. Để tiếp đón giáo hoàng, giới chức an ninh Mỹ được đặt trong tình trạng báo động cao, nhằm ứng phó với những khó khăn trong công tác bảo vệ, do người đứng đầu tòa thánh Vatican nhất quyết yêu cầu đi trên xe mui trần để gần gũi hơn với đám đông. Một nhóm nhỏ học sinh được chọn chào đón giáo hoàng tại sân bay Andrews (Ảnh: AP) Trong đó giới chức địa phương đặc biệt đau đầu với nhiệm vụ tại New York, khi giáo hoàng Francis có kế hoạch đi tham quan khu Manhattan, đúng thời điểm 170 lãnh đạo thế giới có mặt tại đây để dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Giáo hoàng cũng sẽ chủ trì một buổi lễ của tín đồ nhiều tôn giáo tại nơi từng là tòa tháp đôi cũ, Ground Zero, tới thăm trường công giáo Harlem và dự cuộc diễu hành qua công viên Trung tâm New York. Chuyến thăm Mỹ của giáo hoàng sẽ khép lại vào cuối tuần tại Philadelphia, trong một lễ hội của các gia đình công giáo quốc tế. Thanh Tùng Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 6 vấn đề “nóng” trên bàn nghị sự lãnh đạo Mỹ, Trung Thứ ba, 22/09/2015 - 21:38 Dân trí Sáu vấn đề “nóng” bao gồm an ninh mạng, Biển Đông, biến đổi khí hậu cho tới nhân quyền, kinh tế và Triều Tiên sẽ nằm trong chương trình nghị sự giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ của ông Tập vào ngày 25/9. Mục tiêu chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khó tạo đột phá ngoại giao Chủ tịch TRUNG QUỐC Tập Cận Bình và Tổng thống HOA KỲ Obama (ảnh: AP) An ninh mạng Các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ đang là vấn đề nóng hổi trong khi Trung Quốc đang bị nghi là thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu của hàng triệu quan chức chính phủ Mỹ. Các cuộc tấn công này khác xa so với các cuộc tấn công mạng thông thường. Phía Mỹ cáo buộc chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn cho các cuộc tấn công trên vì lợi ích kinh tế của các công ty của Trung Quốc. Tháng 5 năm ngoái, các nhà chức trách Mỹ đã ra phán quyết hình sự đối với 5 kẻ tấn công mạng quốc tịch Trung Quốc với lý do đánh cắp thông tin từ các công ty Mỹ. 5 nghi phạm tấn công an ninh mạng (ảnh: AFP) Biển Đông Trung Quốc đang thách thức các quốc gia láng giếng trong khu vực khi nước này tăng cường bồi đắp đảo nhân tạo nhằm tuyên bố chủ quyền về các rặng san hô và các bãi đá ngầm tại Biển Đông. Cho đến nay Bắc Kinh đã bồi đắp khoảng 1.213,8 ha trong vòng hơn 1,5 năm qua, tàn phá môi sinh quanh khu vực bồi đắp. Trong khi đó, Mỹ không nằm trong các nước tham gia tranh chấp tại Biển Đông. Mỹ liên tục chỉ trích Trung Quốc về những hoạt động bồi đắp trên, cho rằng các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo đang làm gia tăng căng thẳng và đe dọa an ninh hàng hải tại Biển Đông. Các nhà lập pháp Mỹ đã liên tục gây sức ép đối với hải quân Mỹ trong việc triển khai lực lượng tuần tra áp sát các đảo nhân tạo để tỏ rõ Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên. Trung Quốc đang ráo riết xây dựng ở Biển Đông (Ảnh: AFP) Biến đổi khí hậu Trung Quốc và Mỹ là hai cường quốc xả thải lớn nhất thế giới, tác nhân trực tiếp gây ra quá trình nóng lên của trái đất. Do vậy, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ cần hai cường quốc bắt tay nhau để tìm lời giải chung. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ra thông báo chung cam kết giảm thải, trong một động thái nhằm hối thúc lãnh đạo các quốc gia khác cùng chung tay để giải quyết vấn đề trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Paris, Pháp nhằm đi đến một hiệp định chung. Trung Quốc và Mỹ đều tuyên bố sẽ nghiên cứu và yêu cầu các thành phố lớn giảm khí thải nhà kính. Biến đổi khí hậu tại bang Alaska, Mỹ (ảnh: AP) Kinh tế Thương mại hai chiều hàng năm giữa Trung Quốc và Mỹ đạt gần 600 tỷ USD. Điều này cho thấy quan hệ về kinh tế và thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng sâu rộng và cán cân đang nghiêng về phía Bắc Kinh. Mỹ đã từ lâu hối thúc Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào cầu tiêu dùng nội địa thay vì dựa vào xuất khẩu và đầu tư như hiện nay. Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc mở cửa hơn nữa cho các công ty của Mỹ thâm nhập thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện những bước đi thận trọng về cải cánh kinh tế theo cơ chế thị trường. Sự chậm chạp cải cách trên đã gây ra hệ lụy của sự suy giảm kinh tế nước này. Gần đây nhất, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường tài chính bằng cách bơm nhiều tỉ USD nhằm ngăn chặn sự suy giảm của thị trường chứng khoán và liên tiếp phá giá Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Điều này khiến giới đầu tư đặt nghi vấn về cách điều hành kinh tế của Bắc Kinh và là nguyên nhân chính gây ra sụt giảm của thị trường tài chính toàn cầu. Nhân quyền Từ khi lên nắm quyền, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngăn cản việc thành lập xã hội dân sự tại Trung Quốc. Đây là một phần của chủ trương của ông nhằm ngăn chặn tự do theo kiểu phương Tây trong một xã hội thịnh vượng và kết nối tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát hoạt động của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Tây Tạng và vùng Tân Cương. Trong khi chính quyền Tổng thống Obama lại chỉ trích đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc và hối thúc vào tháng trước rằng Bắc Kinh cần cải thiện vấn đề nhân quyền. Triều Tiên Triều Tiên gần đây tuyên bố nối lại thử hạt nhân trong dịp kỷ niệm lần thứ 70 của Đảng Lao động Triều Tiên cũng như việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Điều này đang gây trở ngại cho mối quan hệ bang giao truyền thống của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh cũng như khiến Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau để tìm lời giải cho vấn đề Triều Tiên. Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ thảo luận giải pháp nhằm ngăn chặn sự khiêu khích tiếp theo của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc vẫn còn chia rẽ về vấn đề này. Mỹ muốn Trung Quốc áp dụng các đòn phạt kinh tế Triều Tiên trong khi Trung Quốc lại muốn Mỹ nối lại vòng đàm phán 6 bên cho vấn đề Triều Tiên. Vũ Duy Theo AP/SCMP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Các nước Biển Đông có thể gánh hậu quả từ bất ổn Trung Quốc Hồng Duy | 23/09/2015 07:35 Đây là quan điểm của ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao, trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn về chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc. Ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược HV Ngoại giao. Ảnh: Hồng Duy - Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức như thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ phá giá.... Theo ông, chủ tịch Trung Quốc kỳ vọng những gì ở chuyến thăm Mỹ này? - Theo dự kiến, hai bên Mỹ - Trung sẽ bàn về 4 nhóm vấn đề chính gồm địa chính trị và chiến lược, trong đó có những điểm quan trọng như vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như an ninh mạng. Về vấn đề hợp tác, hai bên sẽ bàn thảo về hợp tác song phương trong đó nhấn mạnh chống khủng bố, biến đổi khí hậu toàn cầu. Về chính trị, hai bên bàn thảo để hướng tới xây dựng quan hệ đối tác kiểu mới. Về kinh tế, việc ông Tập chọn thành phố Seattle, nơi nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ đặt trụ sở, là điểm dừng chân đầu tiên cho thấy mong muốn của phía Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thông qua chuyến đi và giao thiệp đôi bên để từng bước xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa một bên là siêu cường đang nổi và một bên là siêu cường đã khẳng định vị thế trong 70 năm qua nhằm tránh các mâu thuẫn, xung đột dẫn tới nguy cơ chiến tranh. Theo tôi, đây là mục tiêu lớn nhất của ông Tập. - Trung Quốc coi chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cơ hội làm nổi bật vị thế quốc gia duy nhất cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng toàn cầu. Ông đánh giá thế nào về nhận định này? - Cạnh tranh ảnh hưởng là khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ Trung - Mỹ nhưng không phải duy nhất. Quan hệ giữa hai nước này là mối quan hệ phức tạp nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại ngày nay. Dù cạnh tranh ảnh hưởng nhưng hai bên vẫn có lợi ích rất lớn trên phương diện kinh tế, hợp tác giáo dục, khoa học, quốc phòng. Nhân chuyến đi này, ông Tập Cận Bình có thể mở rộng bàn thảo về các vấn đề liên quan, trong đó có việc định hình mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Đây là khía cạnh rất quan trọng trong cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ. - Một số chuyên gia cho rằng khủng hoảng trên thị trường chứng khoán cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu yếu hơn và dễ tổn thương sau thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nóng. Vấn đề nội tại có khiến Bắc Kinh nhún nhường tại Biển Đông? - Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng đang đương đầu với nhiều vấn đề trong nội tại như bất ổn Tân Cương, các sự kiện gần đây ở Hong Kong hay chính sách chống tham nhũng gặp nhiều trở ngại. Chúng sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới chính sách đối ngoại nhưng chúng ta cần theo dõi thêm để biết rõ tác động của nó. Tuy nhiên, nếu bất ổn nội tại quá phức tạp, Trung Quốc có khả năng đẩy mâu thuẫn ra ngoài và các nước xung quanh, đặc biệt là các quốc gia ở Biển Đông, có thể phải gánh chịu hậu quả. Theo quan điểm của tôi, một mặt, khó khăn nội tại sẽ làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc nhưng ở thái cực ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng tới cục diện khu vực khi Bắc Kinh tìm cách đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài. Ông Obama và Tập Cận Bình gặp nhau tại Sunnylands, California, năm 2013. Ảnh: Getty - Tổng thống Obama quan tâm những gì trong cuộc gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc? - Nếu đứng từ góc nhìn của Mỹ, Washington sẽ quan tâm tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích quốc gia. Qua theo dõi của chúng tôi, mối quan tâm nhất của Mỹ hiện nay là về vấn đề tin tặc. Trong thời gian qua, tin tặc liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và công nghệ quốc phòng của Mỹ. Thậm chí, tin tặc còn đánh cắp hồ sơ cá nhân của 22 triệu viên chức thuộc Văn phòng Quản lý Nhân sự. Ông Daniel R. Russel, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Á, còn lo sợ tin tặc Trung Quốc nắm giữ thông tin về hệ thống cấp nước và lưới điện quốc gia, có thể tạo ra cuộc chiến ngay trong lòng nước Mỹ khi nó bị can thiệp. Phía Mỹ cũng bày tỏ quan ngại khi Trung Quốc thực thi chiến dịch “săn cáo” - cử mật vụ vào Mỹ để bắt các nhân vật bị buộc tội tham nhũng đang chạy trốn. Washington nhiều lần cảnh báo động thái này vi phạm luật pháp Mỹ và 2 bên cần có giải pháp thỏa hiệp cho vấn đề này. Ngoài ra, cuộc gặp nhiều khả năng là lần cuối cùng ông Obama hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên cương vị tổng thống Mỹ nên phía Washington sẽ không ngần ngại tranh thủ cơ hội để thúc đẩy lợi ích trong quan hệ Mỹ - Trung. Gần đây, trong nội bộ Mỹ có nhiều quan điểm yêu cầu Tổng thống Obama có những hành động cứng rắn với Trung Quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông cũng như vấn đề Triều Tiên và đặc biệt là sự vi phạm dân chủ, nhân quyền thông qua việc xiết chặt kiểm duyệt Internet của Trung Quốc. Chúng tôi dự đoán những vấn đề này sẽ được Mỹ gây sức ép lên phía Trung Quốc trong chuyến công du của ông Tập. - Ông đánh giá thế nào về quan điểm cho rằng kinh tế là chiến trường không tiếng súng giữa Mỹ và Trung Quốc? - Từ góc độ kinh tế, quan hệ giữa hai nước này là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dù hai phía cạnh tranh gay gắt và có những va chạm. Tuy nhiên, đây cũng là điều tương đối bình thường. Nếu nói kinh tế là chiến trường không tiếng súng giữa Mỹ và Trung Quốc thì cũng đúng nhưng hơi quá. Ngoài ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những siêu cường nên mọi động thái đều có thể ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Từ một khía cạnh khác, người Mỹ được hưởng lợi nhiều từ hợp tác kinh tế với Trung Quốc dù sự cạnh tranh từ quốc gia đông dân nhất thế giới làm giảm cơ hội việc làm của người Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc áp dụng chính sách quản lý đồng tiền dẫn tới quyết định phá giá đồng nhân dân tệ trong thời gian qua gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới Mỹ. Kinh tế trở thành trọng tâm trong cuộc gặp sắp tới và đôi bên sẽ tranh luận có phần gay gắt về vấn đề này. - Tờ Duowei có trụ sở ở Mỹ cho rằng Washington đang quan tâm đến việc giải quyết nhanh chóng những vấn đề cụ thể trước mắt, trong khi Bắc Kinh lại quá chăm chú với đại cục và những kế hoạch dài hạn. Bởi vậy, hai bên khó có thể gặp nhau và có chung tiếng nói. Trong khi đó, giới phân tích “không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp lần này”. Ông nhận định thế nào về kết quả chuyến thăm? - Đây là quan điểm chính xác. Thời gian dành cho Tổng thống Obama không còn nhiều khi những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 2 sắp trôi qua. Trong khi đó, phía Trung Quốc muốn nhấn mạnh vào quan hệ dài hạn và họ muốn dùng các biện pháp dài hạn nhằm hạn chế sức ép trước mắt. Tôi cho rằng trong chuyến đi này, mối quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ mà Trung Quốc ấp ủ khó có thể hình thành. Đôi bên cũng khó đạt được đột phá trên lĩnh vực an ninh mạng, dân chủ nhân quyền hay cả vấn đề Biển Đông. Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ thể hiện thiện chí và đạt được thỏa thuận nào đó để giải tỏa khó khăn và để dư luận trong nước và thế giới thấy được sự ổn định trong mối quan hệ giữa 2 siêu cường. Nó cũng giúp Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ khả năng kiểm soát được mối quan hệ để nó không ảnh hưởng tới chính trị nội bộ của đôi bên. Cả Bắc Kinh và Washington đều còn rất nhiều việc phải làm sau đó. - Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn Zing.vn. Trung Quốc "dẹp" cơ quan phụ trách ngoại giao với Nhật Bản? theo Zing Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Bình luận của ông Tập Cận Bình và ý đồ thực sự của Trung Nam Hải Hồng Thủy 23/09/15 14:37 (GDVN) - Căng thẳng trên Biển Đông có thể sẽ rất khó khăn để vượt qua khi Tập Cận Bình đã đánh cược uy tín quốc gia của mình và vai trò lãnh đạo trong vấn đề này. South China Morning Post ngày 23/9 cho biết, hôm nay ông Tập Cận Bình đã kêu gọi quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ và cảnh báo rằng, xung đột giữa hai nước có thể là một "thảm họa" đối với thế giới. Phát biểu trong buổi tiệc chào đón ông ở Seattle, tiểu bang Washington trong ngày đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, Tập Cận Bình đã nói điều này trước các doanh nhân, chính khách nổi tiếng như Bill Gate, Henry Kisinger. Ông Tập Cận Bình và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kisinger. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi muốn nhìn thấy có thêm sự hiểu biết và tin cậy, đồng thời giảm bớt sự ghẻ lạnh và nghi ngờ...Nếu tham gia vào xung đột hay đối đầu, nó sẽ dẫn đến thảm họa cho cả hai quốc gia và toàn thế giới. Sự hiểu biết giữa hai nước nên dựa trên sự thật, nếu không chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của những tin đồn", ông Tập Cận bình nói. Về vấn đề nội trị của Trung Quốc, Tập Cận Bình khiến nhiều người nghe "bị sốc" theo South China Morning Post khi ông bác bỏ nhận định rằng, cuộc chiến chống tham nhũng mà ông thúc đẩy thực tế là thanh trừng nội bộ, đấu tranh quyền lực. Thậm chí Chủ tịch Trung Quốc còn ví chuyện này với bộ phim truyền hình chính trị nổi tiếng của Mỹ "House of Cards" với nhân vật Francis Underwood do Kevin Spacey thủ vai, một chính khách Mỹ đam mê quyền lực và đầy tham vọng. Xung quanh mối quan tâm lớn nhất của ông chủ Nhà Trắng Barack Obama về các cuộc tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Tập Cận Bình khẳng định rằng Trung Quốc "sắn sàng thiết lập một cơ chế cấp cao với Mỹ để chống lại tội phạm trên mạng internet" và khẳng định, đất nước ông là nạn nhân của tội phạm mạng chứ không phải kẻ xúi giục. Trung Quốc "sẵn sàng" đến đâu trong hợp tác với Mỹ về vấn đề tấn công mạng phải đợi tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến diễn ra vào Thứ Sáu 24/9. Tuy nhiên trước đó The New York Times tiết lộ, sẽ chẳng có tiến triển nào đáng kể bất chấp áp lực từ Mỹ. Sự "sẵn sàng" của Trung Quốc có chăng là một thỏa thuận nguyên tắc chung chung và không thể giải quyết được vấn đề tấn công mạng nhằm vào Mỹ mà Washington khẳng định chắc chắn rằng, nguồn gốc tấn công từ Trung Quốc. "Cả hoạt động tấn công mạng nhằm vào các công ty thương mại lẫn chống lại mạng lưới của một chính phủ đều là những hành vi phạm pháp và phải bị trừng phạt theo pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan. Cộng đồng quốc tế nên làm việc cùng nhau để xây dựng hòa bình, an ninh và hợp tác chống tội phạm tấn công mạng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau", ông Tập Cận Bình nói. Về kinh tế Tập Cận Bình bảo vệ các động thái gần đây của Trung Quốc can thiệp sau khủng hoảng thị trường chứng khoán trong tháng 8. Ông Bình cho rằng, động thái này đã ngăn chặn thành công hoảng loạn thị trường, tạo lập sự ổn định để phục hồi. Ông cũng cam kết với các doanh nghiệp Mỹ rằng Trung Quốc sẽ đối xử công bằng với họ. Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc "không có ý định gây ảnh hưởng" thông qua các sáng kiến kinh tế như "Một vành đai, một con đường"?! Chỉ vài giờ trước khi ông Bình phát biểu, các quan chức Trung Quốc và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vợ chồng ông Tập Cận Bình đến Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Ảnh: Đa Chiều. South China Morning Post nhận định, với các vấn đề kinh tế được ông Tập Cận Bình nêu ra trong chuyến thăm, Trung Quốc muốn trấn an các nhà đầu tư Mỹ rằng nền kinh tế của họ vẫn ổn và mở cửa chào đón doanh nghiệp nước ngoài. Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đưa tin, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp gỡ CEO của Apple, Microsoft và IBM và có thể ăn tối tại nhà Bill Gate. Trong khi Tập Cận Bình tập trung vào các vấn đề kinh tế, rõ ràng ông chủ Nhà Trắng lại có mong muốn khác từ đối tác này. Ông Obama đã đe dọa trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì những nỗ lực của tin tặc nước này đánh cắp bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ cũng như thông tin cá nhân các quan chức chính phủ Hoa Kỳ. Ý đồ thực sự của Trung Nam Hải là tìm kiếm lợi ích kinh tế từ Mỹ, tiếp tục bành trướng Biển Đông, dùng con bài tấn công mạng để ngã giá Giáo sư Mỹ gốc Hoa ông Bùi Mẫn Hân từ đại học Claremont McKenna nói với South China Morning Post, các hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức quyền lợi quan trọng và các giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ. Tất cả những gì người Mỹ lo ngại về hành vi của Trung Quốc, từ bành trướng trên Biển Đông cho đến an ninh mạng, bảo hộ kinh tế thì ông Tập Cận Bình đều "đánh đòn phủ đầu" bằng cách phủ nhận tất cả - PV. Hoạt động leo thang "thiếu thận trọng" của Trung Quốc ở Biển Đông, các cuộc tấn công mạng không kiềm chế nhằm vào Mỹ, các chính sách bảo hộ kinh tế vĩ mô của Bắc Kinh đã phá hủy niềm tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối tác có trách nhiệm khi hội nhập toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn xem chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là một bước đi địa chính trị để "kiềm chế" Trung Quốc. Hơn nữa họ bị ám ảnh bởi sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực tài chính và công nghệ quốc tế, cũng như cam kết của Mỹ với các giá trị tự do, dân chủ bị xem là mối đe dọa hiện hữu với đảng Cộng sản Trung Quốc. Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình. Sự pha trộn giữa thiếu lòng tin lẫn nhau với các hành vi ăn miếng trả miếng đã đẩy quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Hiện nay có một mối quan tâm phổ biến rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang dẫn đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đối với Tập Cận Bình, mức đặt cược vào chuyến công du Hoa Kỳ của ông không cao. Để duy trì hình ảnh trong nước như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, ông phải có những lời nói và chính sách mang (nặng) chủ nghĩa dân tộc. Nhưng ông cũng cần phải ổn định mối quan hệ (đối ngoại) quan trọng nhất. Từ những động thái gần đây trong quan hệ Trung - Mỹ, dư luận có thể mong đợi một thành công khiên tốn trong một vài lĩnh vực gây tranh cãi. Nhưng những cải thiện đó sẽ không làm thay đổi mối quan hệ đối địch mà chỉ có thể ngăn chặn nó xấu thêm, ít nhất là cho đến hiện nay. Với Trung Quốc, phần thưởng mong muốn lớn nhất sau chuyến thăm này là một hiệp định đầu tư song phương. Trên thực tế, một hiệp định như vậy sẽ làm cho các nhà đầu tư Trung Quốc dễ dàng hơn khi hoạt động tại Mỹ cũng như các doanh nghiệp Mỹ dễ tiếp cận thị trường Trung Quốc. Đó sẽ là lợi ích ngắn hạn đối với Tập Cận Bình, vì nó được xem như lá phiếu tín nhiệm của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc. Nhưng triển vọng cho một hiệp định như thế không chắc chắn lắm, nhất là Quốc hội Mỹ rất hoài nghi, doanh nghiệp Hoa Kỳ lại cần sức thuyết phục lớn hơn. Cả hai nhóm đối tượng này đã thất vọng "cay đắng" bởi các chính sách kinh tế "hám lợi" của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Căng thẳng trên Biển Đông có thể sẽ rất khó khăn để vượt qua khi Tập Cận Bình đã đánh cược uy tín quốc gia của mình và vai trò lãnh đạo trong vấn đề này. Tập Cận Bình cự tuyệt yêu cầu của Mỹ về việc chấm dứt các hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tạp chí Nikkei Asia Review ngày 23/9 dẫn lời Kurt Campbell, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á - Thái Bình Dương bình luận: "Tập Cận Bình có khả năng sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn, tránh để lộ bất kỳ sự yếu đuối hoặc dễ bị tổn thương nào." Hồng Thủy ===================== Nhìn cái hình thằng chả Kissinger thấy mà phát ghét. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Trung Quốc có thể "đi đêm" với Mỹ Quốc Trung Thứ tư, 16 Tháng 9 2015 07:23 Nếu hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc là thừa nhận những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay cố ý cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc. Cái bẫy ấy là, mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Tờ Defense News ngày 25/8 cho hay, trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 90 phút mới đây giữa Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc Jonathan Greenert, hai bên đã trao đổi về Quy tắc ứng xử của chiến hạm hai nước khi gặp nhau bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận giữa 21 quốc gia Thái Bình Dương do ông Lợi và ông Greenert cùng thiết lập năm ngoái. Đô đốc Greenert cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng áp dụng Quy tắc CUES đối với lực lượng Cảnh sát biển với Đô đốc Ngô Thắng Lợi: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc". Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương. Hợp tác là rơi vào bẫy Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ. Động thái này rất đáng lưu ý khi nó diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình. Mới đây, Lầu Năm Góc lại vừa công bố tài liệu cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp thêm 50% diện tích đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ trong tháng 6 vừa qua. Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bình luận: "Quả thật đây là một động thái hết sức đáng chú ý và rất khó hiểu”. Khó hiểu đầu tiên, theo TS. Trục, Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm “nhiệm vụ chấp pháp” trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ. Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Ngoài ra, nếu Mỹ -Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò? Nếu hợp tác với cái cớ “tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ” ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc. Hơn nữa, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của Trung Quốc đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải, chiến lược cờ vây, hay chiến lược tằm ăn dâu. Chiếm Biển Đông vào 2017? Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. “Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media, nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc, tổng hợp và phân tích. Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng trận thứ nhất trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có “hành động phi pháp” đe dọa an ninh hàng hải, hàng không, nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là những nhận định mới nhất của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc. Giới chuyên gia quân sự Úc cho rằng vào năm 2017, khi các đảo nhân tạo trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa hoàn tất với quân cảng, phi trường thì Trung Quốc sẽ đưa ra-đa, đại bác, máy bay chiến đấu ra tận nơi để mở rộng vùng can thiệp đến tận những nơi xa xôi nhất của Biển Đông. Tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: một là kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt đắp đảo lấn biển và hai là Mỹ không công nhận “không phận, hải phận” của các đảo nhân tạo này. Lập trường cứng rắn của bộ trưởng Mỹ đã được đồng nhiệm Úc Kevin Andrews ủng hộ mạnh mẽ. Hai chuyến bay được thực hiện sau đó bay ngang một số đảo đang được Trung Quốc bồi đắp. Một chuyến có phóng viên đài truyền hình CNN và một chuyến có tư lệnh hạm đội 7, đô đốc Scott Swift. Trên thực tế, theo kiểm chứng của Fairefax Media, hai chuyến bay này đều nằm ngoài khoảng cách 12 hải lý chứ không bay ngang như một số báo chí đã đưa tin. Trong khi Hoa Kỳ và đồng minh Úc “vật lộn” với những không ảnh và bản đồ cũ, tranh luận đâu là những nơi đe dọa an ninh hàng không hàng hải, thì hàng ngày hạm đội tàu công binh của Trung Quốc gia cố, nới rộng một phi đạo thứ hai dài 3 km trên bãi đá Subi Reef cho những phi cơ vận tải lớn nhất của “Giải phóng quân” hạ cánh. Trong khi Mỹ và các đồng minh nói và làm không đi đôi với nhau thì Trung Quốc thừa sức và rộng thời gian để hoàn tất căn cứ quân sự tiền phương ở Biển Đông trước khi chủ tịch Tập Cận Bình sang gặp tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai tuần tới đây (trung tuần tháng 9). Hình ảnh vệ tinh cho thấy 90% số tàu công binh hoạt động ở Trường Sa đã rút sau các hoạt động bồi đắp cấp tốc. Câu hỏi đặt ra là vì sao từ nay đến ít nhất là cho hết năm 2017 là thời gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn tất kế hoạch chiếm Biển Đông, ít nhất vì hai lẽ. Lý do thứ nhất, Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu cử tổng thống và phải chờ đến đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở Washington. Lý do thứ hai, tình hình nội bộ các nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh các thành viên không đoàn kết với nhau trước tham vọng của Trung Quốc, đặc biệt, năm 2017 là năm nước Lào, một đối tác đã bị Bắc Kinh gây ảnh hưởng, làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội ASEAN. Tuy nhiên, cũng có một số viên chức Mỹ và Úc lại đưa ra kết luận trái ngược với quan ngại này là Trung Quốc chỉ thắng về chiến thuật, nhưng sẽ thua to về chiến lược. Tức là trước hiểm họa chung, các quốc gia trong vùng sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ hơn./. ======================= Đây là một khả năng sẽ xảy ra với điều kiện Hòa Kỳ chấp thuận từ bỏ ngôi vị bá chủ thế giới. Tuy nhiên sự có mặt của Kissingger một chính khách tà đạo nhất thế giới đã bán linh hồn cho Bắc Kinh vì hào quang một thời của lão ta và những thế lực Lobby của Bắc Kinh, có thể làm chệch hướng chính sách của Hoa Kỳ. Tuy có thể tác động không lớn, nhưng đủ để có lợi hơn cho Bắc Kinh. Nhưng dù sao một cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày tam nương kết quả sẽ rất bi đát cho quan hệ giữa hai quốc gia này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Dấu hiệu 1 cuộc "Hồng Môn yến" đợi Tập Cận Bình ở Washington? Hải Võ | 23/09/2015 19:45 Những tín hiệu ngoại giao từ Washington cho thấy chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hề "thuận buồm xuôi gió" như báo chí nước này đang ca ngợi. Từ trái qua: CEO Mark Fields của Ford Motor, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thống đốc bang Washington Jay Inslee trong tiệc mừng ông Tập tại khách sạn Westin, Seattle. (Ảnh: The Seattle Times) 3 nhân vật luôn có mặt trên chuyên cơ cùng Tập Cận Bình là ai? Nhân tố bất ngờ có thể "xoay chuyển" hội đàm Obama-Tập Cận Bình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tới thành phố Seattle, Mỹ vào tối 22/9 (giờ địa phương) và bắt đầu chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước. Tuy nhiên, trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, trong khi Trung Quốc cấp tập chuẩn bị và tiến hành chuyến công du của ông Tập, một số sự kiện bên lề diễn ra đã khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an. Chỉ hơn 10 tiếng trước khi Chủ tịch Trung Quốc đáp xuống Seattle, tờ Washington Post (Mỹ) bất ngờ đăng tải thông tin chính phủ Trung Quốc bắt giữ nữ doanh nhân quốc tịch Mỹ Sandy Phan-Gillis với cáo buộc "làm gián điệp". Đáng chú ý là, nữ công dân Mỹ này đã bị nhà chức trách Trung Quốc câu lưu với tội danh "đánh cắp bí mật quốc gia" từ 6 tháng trước. Jeff Gillis - chồng của người phụ nữ nói trên - cũng giải thích rằng chính ông quyết định chọn thời điểm ngay trước thềm chuyến công du Mỹ của ông Tập Cận Bình để công bố vụ việc của vợ mình. Nhà Trắng cũng nhanh chóng đưa ra phản ứng với sự kiện trên và cho biết đã tiến hành trao đổi với phía Trung Quốc. "Nhà Trắng đã liên hệ với Bộ ngoại giao Trung Quốc ngay từ ngày 22/9 để tiếp tục nắm tình hình về vụ việc. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc chưa đưa ra câu trả lời" - phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest cho hay. Máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ. Ảnh: Daily Mail Cùng ngày 22/9 (giờ địa phương), phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Peter Cook cũng bất ngờ tuyên bố, chiến đấu cơ của Trung Quốc gần đây đã có hành động ngăn chặn nguy hiểm khi đến gần máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ. Theo ông Cook, vụ "suýt va chạm" trên xảy ra vào hôm 15/9 ở cách bán đảo Sơn Đông 80 dặm về phía đông. Lầu Năm Góc đã mở cuộc điều tra về sự kiện mới nhất này. Theo Đa Chiều, vụ "máy bay Trung Quốc cản máy bay Mỹ" ngay lập tức trở thành vấn đề "nóng" trên truyền thông Mỹ và... làm lu mờ gần như hoàn toàn thông tin về chuyến công du của ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình "đụng" Giáo hoàng Trong một diễn biến khác, Washington cũng "tình cờ" sắp đặt lịch trình hoạt động ngoại giao một cách lạ thường khi bố trí chuyến thăm Mỹ chính thức lần đầu tiên của Giáo hoàng Francis trùng vào ngày 22 cùng với hành trình của Chủ tịch Trung Quốc. Báo chí Mỹ dễ dàng nhận ra, "sự trùng hợp" này là điều rất khó tìm thấy tiền lệ trong lịch sử ngoại giao của nước Mỹ. Đa Chiều đánh giá, nếu lịch trình của ông Tập và Giáo hoàng chỉ là "trùng hợp ngẫu nhiên", thì Washington đã thể hiện sự khác biệt rõ ràng ở quy cách đón tiếp các thượng khách này. Gia đình Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) đón tiếp Giáo hoàng Francis (áo trắng) tại sân bay. Ảnh: Getty Images. Theo thông lệ từ các chuyến thăm cấp nhà nước của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm 1997 và Hồ Cẩm Đào năm 2011, đại diện đón nguyên thủ Trung Quốc xuống máy bay đều là Phó Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, riêng với Tập Cận Bình, quan chức tiếp đón ông lại là "đại diện của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thống đốc bang Washington" Jay Inslee. Trong khi đó, Giáo hoàng Francis được chính vợ chồng ông Obama và Phó Tổng thống Joe Biden "tay bắt mặt mừng" khi bước xuống chuyên cơ chính là hình ảnh tương phản. Đa Chiều bình luận, việc cho rằng chính quyền Tổng thống Obama cố ý "nâng cao" Giáo hoàng Francis để "lấn lướt" ông Tập có thể là sự thổi phồng quá mức, tuy nhiên vị thế cũng như mức độ chú ý đối với Trung Quốc bị suy giảm là điều không cần tranh cãi. Thái độ cứng rắn từ "nhiều tầng" quan chức Mỹ Đa Chiều cho rằng, truyền thông Mỹ nhìn chung duy trì thái độ không mấy tích cực đối với viễn cảnh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Từ ông Obama, Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice cho đến Chủ quản vấn đề châu Á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia (Mỹ) Dan Kritenbrink và các quan chức cấp cao khác cũng tạo thành "kết cấu nhiều tầng" thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Mặt khác, hàng loạt mâu thuẫn Mỹ-Trung về an ninh mạng, căng thẳng biển Đông, tình trạng kinh tế Trung Quốc, đồng NDT mất giá, đãi ngộ với doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc... cũng được báo chí Mỹ bàn luận sôi nổi. Thậm chí, truyền thông Mỹ chỉ trích báo chí Trung Quốc "chỉ nhấn mạnh những điều tốt đẹp" khi đưa tin về chuyến công du của ông Tập, né tránh những vấn đề tiêu cực. Không khó nhận thấy ông sắp phải đối diện với hàng loạt "cây gậy" từ cả chính quyền và báo giới Mỹ. Đa Chiều kết luận, những sự kiện tiêu cực xuất hiện liên tiếp trong quãng thời gian tiến hành chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc cũng làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Washington có đang sắp sẵn một cuộc "Hồng Môn yến" để đón ông Tập Cận Bình ở Washington? Cử chỉ "lạ" của ông Tập và cảnh báo "thảm họa" đối với Mỹ-Trung theo Trí Thức Trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 Ai thắng ai trong cuộc đua “vũ khí siêu thanh”? Thứ tư, 23/09/2015 - 22:46 Dân trí Các cường quốc từ lâu đã “âm thầm” chạy đua nghiên cứu và phát triển vũ khí tên lửa thế hệ mới. Tuy nhiên, những bí mật liên quan tới các chương trình vũ khí siêu thanh của các "ông lớn" thế giới gần đây mới được hé lộ. (Ảnh minh họa vũ khí siêu thanh: Errymath) Hé lộ dự án… Vào cuối năm 2013, dự án phát triển hệ thống “Tấn công toàn cầu tức thì” của Mỹ đã được hé lộ. Theo dự án này, Mỹ có thể đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch. Theo đó, “Vũ khí siêu thanh tiên tiến” (AHW) đã được thử nghiệm thành công, phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút. Với chương trình này Mỹ có thể tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ với độ chính xác tuyệt đối và tới Nga chỉ mất 16 phút. “Tấn công toàn cầu tức thì” là dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc, mang đầu đạn mạnh, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút. Theo giới quan sát một tên lửa đạt Mach 5 (6.125 km/h) được coi là tên lửa “siêu thanh”, vì chúng rất khó phát hiện và bắn chặn bằng hệ thống cảnh giới và vũ khí phòng không của đối phương. Tên lửa siêu thanh gần như “không thể cản phá”, vì nó có một quỹ đạo bay khó dự đoán hơn các tên lửa đạn đạo thông thường. Nhưng chủ yếu còn vì chúng có tốc độ quá cao, khiến cho việc đánh chặn nó gần như là không tưởng. Bước nhảy công nghệ… Theo tờ báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink - người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright - Patterson Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến II” Chế tạo tên lửa siêu thanh có yêu cầu rất cao về tính cân bằng, tạo sự ổn định khi bay nhanh. Chỉ thêm 1 kg trọng lượng là giảm cự ly hàng trăm km. Giữa các bộ phận cấu thành tên lửa, chỉ cần lệch 1 lượng nhỏ, hoặc lệch trọng tâm là tên lửa mất ổn định, phá vỡ tính cân bằng, dẫn đến mất điều khiển bay. Các chuyên gia nhận định: “Bay với tốc độ cao hơn cả vận tốc âm thanh, là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất cho các hãng nghiên cứu và chế tạo. Tốc độ càng cao thì tính phức tạp càng lớn, có thể nói là tăng theo cấp số nhân”. Vật liệu chế tạo cần có độ siêu bền, chịu nhiệt tốt, do cọ xát trong không khí, công nghệ chế tạo yêu cầu hiện đại để bảo đảm tính khí động học, khả năng điều khiển cũng là khó khăn phải vượt qua. Điều khiển vũ khí siêu thanh trước, trong hành trình và quá trình công phá mục tiêu đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Dựa và các hệ định vị vệ tinh nên việc khắc phục sai số trong “ít phút bay” được đặt ra rất cao cho công nghệ dẫn đường… Quốc hội Mỹ đã thông qua ngân sách chi cho chương trình phát triển tên lửa siêu thanh là: X-51A Waverider, Falcon HTV-2, và AHW, đồng thời bày tỏ lo ngại về lần thử nghiệm thiết bị đẩy siêu thanh mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc hồi đầu năm 2014. Tên lửa X-51A Waverider có tốc độ 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh; tên lửa Falcon HTV-2, có tốc độ bay 23.000 km/h; tên lửa AHW trong Dự án “tấn công toàn cầu tức thì” có thể bay tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn không qua các quốc gia thù địch. Tuy nhiên, lần thử nghiệm mới đây nhất, tên lửa này đã phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng. Về lý thuyết với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của quân đội Mỹ. Mỹ sẽ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ khó có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Và các chuyên gia quân sự cho rằng, người ta chỉ còn trông chờ vào Nga có thể làm được điều đó. Ngày 20/1/2015, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật của Nga là ông Boris Obnosov đã công bố với tạp chí “Defense of Russia” của Nga rằng: Các nhà khoa học Nga đã phát minh ra được công thức nhiên liệu đặc biệt, tạo điều kiện cho các tên lửa siêu thanh của Nga có thể bay nhanh hơn gấp năm lần tốc độ âm thanh. Và các nguyên mẫu đầu tiên sẽ được chế tạo trước năm 2020. Ngang sức ngang tài... Theo ông Obnosov, sự phát triển của tên lửa siêu thanh ở Nga và Mỹ hiện ở mức độ tương đương nhau, tuy nhiên, kế hoạch triển khai của Moscow sẽ nhanh chóng biến các Hệ thống phòng thủ tên lửa (BMD) của Mỹ trở nên lỗi thời, thậm chí “quá đát” khi Chương trình chưa hoàn thành. Được biết, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga thành lập từ năm 2002 bao gồm 26 công ty, chủ yếu sản xuất tên lửa và bom dẫn đường. Năm 2014, Tập đoàn này có doanh thu lớn nhất tại Nga, doanh thu tăng tới 118%. Trung Quốc cũng vừa mới thử nghiệm siêu tên lửa được gọi là Wu-14 khiến các quan chức quốc phòng Mỹ hết sức lo ngại, việc phát triển tên lửa siêu thanh của Trung Quốc đã đưa nước này lọt vào “câu lạc bộ” nghiên cứu siêu tên lửa cùng Mỹ và Nga. Trung Quốc cũng cho biết tên lửa siêu thanh của họ có thể bắn được cả từ mặt đất, trên không và có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên phạm vi toàn cầu chỉ trong 60 phút. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ vũ khí siêu thanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn khác nhau, nhất là thiết kế phức tạp và giá thành còn quá cao. Mặc dù vậy, một số nước khác cũng tiết lộ về khả năng nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thành và họ bước đầu cũng đạt được một số tiến bộ như Ấn Độ và Anh Quốc. Mới đây, một tuyên bố của ông Anatoly Serdyukov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã gây sự chú ý của giới nghiên cứu rằng: “hệ thống phòng không - vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới”. Đó là hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ. Vì thế, giới nghiên cứu công nghệ quân sự - quốc phòng và dư luận cho rằng, các cường quốc từ lâu đã “âm thầm” chạy đua nghiên cứu và phát triển vũ khí thế hệ mới. Tuy nhiên, trong cuộc đua “vũ khí siêu thanh” hiện nay ai thắng ai câu trả lời vẫn còn đang ở phía trước. Nguyễn Nhâm ==================== Ngoài việc lấn chiếm biển đảo của các nước láng giềng với ý đồ bành trướng, mưu đồ phát triển một mặt bằng kinh tế thế giới riêng do Bắc Kinh lãnh đạo, thì việc cố gắng vươn lên với sự trang bị vũ khí tiên tiến, cũng cho thấy tham vọng của Bắc Kinh trong ngôi vị bá chủ thế giới. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Thực đơn Mỹ đãi ông Tập Cận Bình gây tranh cãi Nổi bật nhất có lẽ là việc sử dụng wasabi, thành phần gần như không thể thiếu và đồng nghĩa với món ăn Nhật Bản. Ông Tập Cận Bình phát biểu với quan chức ở Seattle. Ảnh: Reuters Thực đơn tiệc tối chiêu đãi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại khách sạn Westin Seattle khi ở Seattle có nhiều mục gây tranh cãi. Đây không hẳn là tiệc tối theo nghi lễ quốc gia chính thức và Tổng thống Mỹ Barack Obama không có mặt. Nhưng nó là một sự kiện ngoại giao quan trọng. Bởi thế từng chi tiết nhỏ nhất đều được chú ý. Khi những bức ảnh chụp thực đơn tiệc tối được đăng tải có nhiều mục đã gây tranh cãi. Nổi bật nhất có lẽ là việc sử dụng wasabi, thành phần gần như không thể thiếu và đồng nghĩa với món ăn Nhật Bản. Điều này gây bất ngờ, khi ai cũng hiểu TQ và Nhật hiện có mối quan hệ không mấy êm thấm. Trong thực đơn, có hai thành phần khác viết bằng tên gọi Nhật, cho dù có tên gọi khác thay thế. Ví dụ, nếu nhà tổ chức hướng tới chi tiết nhạy cảm một cách tối đa, họ có thể đổi cách dùng "daikon" - củ cải trắng - bằng cách gọi thông dụng là “white radish” hay theo cách gọi TQ là bailuobo. Thực đơn tiệc tối đãi Chủ tịch TQ tại Seattle. Ảnh: QZ Trong khi đó, loại rượu đỏ chiêu đãi là rượu vang 2013 đến từ nhà máy Chateau Ste. Michelle tại Washington; rượu trắng có thời gian sản xuất năm 2014 cũng của nhà máy này. Đây là các loại rượu tốt, nhưng với mức giá 15 USD và 11,95 USD mỗi chai tương ứng, nhiều người bình luận nhà máy rượu có thể có những chọn lựa ưu tú hơn. Hoặc có lẽ nhà tổ chức hiểu được chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình khởi xướng, chống lại chi tiêu quá mức và không muốn làm mất mặt vị chủ tịch TQ bằng cách đãi ông bằng thứ rượu đắt đỏ. Nhưng cũng thú vị khi hay ở trong gia đình cũng như trong những sự kiện lớn, ông Tập được cho là thường dùng loại rượu vang Great Wall với mức giá vừa phải. Thái An (Theo Quartz) Công nhận các bạn Huê kỳ cũng thâm thúy lắm chứ bộ. hehehe Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Chời ! Tiệc giữa 2 siêu cường gì mà đãi rượu vang bèo thế. Xưa có câu " Rượu ngon đãi khách quý " mà . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Chời ! Tiệc giữa 2 siêu cường gì mà đãi rượu vang bèo thế. Xưa có câu " Rượu ngon đãi khách quý " mà . 11.95 Dollar tính ra tiền Việt hơn 250. 000 VND, Trùi ui! Gần bằng một wẻ bói của lão Gàn giá bèo, đấy chứ bộ?! Nhưng lão Gàn bảo đảm Quốc Yến thì sang hơn - có có Tổng Thống Obama cùng nhậu. Nhưng nó cũng chỉ là hình thức thôi, nội dung cũng nhạt như thế này. Hãy chờ xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Giành quyền bá chủ: Cuộc đấu Mỹ - Trung sẽ đến đâu? Thứ năm, 24/09/2015 - 12:00 Mỹ và Trung Quốc (TQ) phải chia sẻ, chuyển giao hay cạnh tranh một mất một còn để giành lấy vị trí bá chủ? >> Ông Obama và "lá bài" Trung Quốc Đây là bài toán cuối cùng mà lãnh đạo cấp cao hai nước sớm muộn cũng phải giải quyết. Từ ẩn mình chờ thời… Khái niệm “cổ đông có trách nhiệm” được đưa ra năm 2005, khi giới chức cấp cao Mỹ kỳ vọng đưa một TQ đang lên vào trật tự hiện có. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008, một khái niệm khác được đưa ra: “G2” (tập đoàn hai quốc gia) và “Chimerica”. Khái niệm này có nhiều hàm nghĩa, trong đó bao gồm hình dung về mô hình lãnh đạo tập thể giữa hai cường quốc. Bắc Kinh có lợi ích xuyên các châu lục, tham gia mọi lĩnh vực của thế giới và những quyết định hay không quyết định đều có tác động chính sách toàn cầu. Vì thế họ cần đứng ra gánh vác thêm trách nhiệm quốc tế và giữ vai trò tương xứng với sức mạnh đang lên. G2 và Chimerica bị Thủ tướng TQ lúc đó là Ôn Gia Bảo chính thức từ chối. Lý do đưa ra là TQ vẫn chưa sẵn sàng cho một vị trí lãnh đạo toàn cầu như vậy. Các học giả TQ đưa ra các lý giải đa chiều hơn. Một số cho rằng đây là cái bẫy của Mỹ và phương Tây, đòi hỏi TQ phải có nghĩa vụ đóng góp, qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Một số khác đề cập sự thật là, dù tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong gần 35 năm, đất nước Tử Cấm Thành vẫn là quốc gia đang phát triển, năng lực nào thì vị thế đó, đừng nên làm quá sức. Một nhóm ý kiến khác thực tiễn hơn cho rằng là một quốc gia trỗi dậy, TQ có quyền khẳng định và thiết kế mô hình lãnh đạo của mình, mang “đặc sắc TQ” chứ không phải do Mỹ và các nước Phương Tây ban phát. Theo đó, TQ cần tự tìm ra một con đường lãnh đạo thế giới bằng phương cách “vương đạo” (thay vì “bá đạo” như Mỹ đã tiến hành). Lãnh đạo bằng con đường riêng đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng. Một là, mô hình lãnh đạo đó dựa trên nền tảng nào? Hai là ứng phó thế nào với Mỹ, cường quốc lãnh đạo hiện tại. Nguyên tắc không thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ được chính phủ TQ theo đuổi một thời gian dài. Nguyên tắc này một mặt dựa trên định hướng ngoại giao từ thời Đặng Tiểu Bình thông qua bốn chữ “ẩn mình chờ thời” được diễn dịch chi tiết hơn: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”. Mặt khác Bắc Kinh hiểu sức mạnh của mình vẫn còn khoảng cách so với Mỹ. Những thành tựu kinh tế là ấn tượng, tuy nhiên giới hoạch định chính sách TQ vẫn kiểm soát chính sách ngoại giao theo nguyên tắc ẩn mình và từ chối tranh chấp vị trí lãnh đạo toàn cầu. Ông Tập Cận Bình và ông Obama trong lần gặp tháng 11/2014 tại Bắc Kinh. (Ảnh: New York Times) …đến “điểm nhấn” Tập Cận Bình Gió đã đổi chiều. Sau khủng hoảng tài chính 2008, TQ xuất hiện với những động thái xác quyết và hung hăng hơn trong nhiều mặt trận (tranh chấp tỷ giá với Mỹ, ngoại giao đa phương tại Liên hiệp quốc, tranh chấp lãnh thổ; lãnh hải với các nước láng giềng…). Các nhà phân tích đánh giá đây là thời điểm kết thúc chính sách từ thời Đặng Tiểu Bình. Nhìn nhận phổ biến cho rằng, với sức mạnh đang lên làm thay đổi cán cân sức mạnh toàn cầu, với khủng hoảng diễn ra ngay tại các nước phương Tây, châu Âu và Mỹ, thời TQ trở thành một cường quốc bá chủ toàn cầu đã tới. Nhận định trên phần nào được “chứng minh” sau đó trong một số nội dung các cuộc tranh luận từ giới chiến lược, cơ quan nghiên cứu và quân đội Bắc Kinh được công bố. Sự chuyển dịch cơ cấu sức mạnh này, tuy vậy, chưa tạo ra sự thống nhất về lựa chọn chính sách. Giai đoạn 2009-2012, cuộc tranh luận có nên bỏ chính sách “thao quang dưỡng hối” diễn ra sôi nổi. Khi Tập Cận Bình đảm nhận chức vụ lãnh đạo cao nhất năm 2012, tranh luận đã ngã ngũ. Nhiều ý kiến tán đồng khái niệm do một học giả đại học Thanh Hoa đưa ra: Từ “ẩn mình chờ thời” sang “phấn đấu để thành công”. Để định hình một môi trường quốc tế thân thiện cho sự trỗi dậy, theo học giả này, Bắc Kinh cần phát triển những mối quan hệ ngoại giao và quân sự chất lượng hơn Washington. Không cường quốc hàng đầu nào có quan hệ thân thiện với mọi quốc gia, nên cốt lõi của cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là quốc gia nào có nhiều “bạn chất lượng cao” hơn. Hiện tại, Hoa Kỳ là quốc gia hưởng lợi nhiều hơn từ mạng lưới và quan hệ đồng minh. Washington có khoảng 50 đồng minh hiệp ước. Và điều này tạo nên sức mạnh. Khác với Mỹ, TQ không có các đối tác liên minh chính thức để chia sẻ gánh nặng an ninh. Những “người bạn” mà TQ lựa chọn, bao gồm các quốc gia như Pakistan, Iran, Myanmar, và Sudan…, có vai trò đối tác cung cấp tài nguyên thiên nhiên hoặc đối tác thương mại. Nhưng những nước này thực sự là gánh nặng an ninh hay tạo ra vấn đề hơn là một lực lượng hỗ trợ Bắc Kinh giải quyết một vấn đề xung đột nào đó. Việc TQ thúc đẩy mối quan hệ an ninh với các đối tác này còn gây phản ứng ngược từ các nước láng giềng. Ứng xử với một TQ hung hăng, vũ lực và đơn phương trong hành động là khó, vì nó buộc các nước láng giếng lớn bé đều phải xây dựng những phương án phòng ngừa. Nhưng một TQ hợp tác và đứng ra chủ động tạo những gắn kết khu vực sẽ đẩy các quốc gia láng giềng vào một lựa chọn khó khăn hơn, do tính đa diện trong sự trỗi dậy luôn được gắn mệnh đề “hòa bình”, với một bên là các dự án hợp tác kinh tế mang tính đầu tư chào gọi, bên kia là sự tăng tốc về hiện đại hóa quốc phòng, cùng với tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ chưa được giải quyết. Hệ quả là sự không rõ ràng về “ý định chiến lược” của một cường quốc trỗi dậy. Từ góc nhìn của các chiến lược gia TQ, khi môi trường an ninh chiến lược xung quanh TQ ngày càng xấu đi, thì các giải pháp đều sẽ quy về vai trò của Washington. “Quan hệ siêu cường kiểu mới” giữa hai nước được phía TQ đề xuất năm 2014 với nhiều nội dung, mà trên thực tế, cho tới giờ vẫn chỉ duy trì ở mức “thân thiện bề ngoài”, còn các vấn đề cốt lõi thì không thay đổi. Thậm chí các bất đồng về gián điệp mạng, thương mại, ứng xử với các láng giềng Đông Á trong chủ đề lãnh hải – lãnh thổ còn có xu hướng diễn biến tiêu cực. Vai trò của chủ tịch Tập Cận Bình là một điểm nhấn cho sự bùng nổ các mâu thuẫn này. Ông Tập sở hữu sự tự tin có thể đưa TQ đi xa hơn hai nhà lãnh đạo trước. Quá trình tập trung quyền lực trong nước của ông đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Dù đã bắt đầu có những lực cản, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập Cận Bình đang dừng lại. Như vậy, việc nhiều người đánh giá Tập Cận Bình là lãnh đạo TQ có quyền uy tập trung nhất sau Đặng Tiểu Bình, hay thậm chí chỉ sau Mao Trạch Đông sẽ càng có cở sở. Nhưng, ông Tập cũng là một người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ hơn những người tiền nhiệm. Cùng với sức mạnh đang lên, sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc tại TQ chính là nỗi lo lắng thường trực của Mỹ và các nước xung quanh. Đặt trên nền tảng một quyền lực tập trung và xuyên suốt, vị nguyên thủ này có cách tiếp cận các vấn đề quốc tế đôi lúc khác biệt với lợi ích của người Mỹ. Đa số các chiến lược gia TQ đang nói về những xung đột mang tính sự vụ giữa hai quốc gia. Chỉ có một số ít ám chỉ trực tiếp rằng phải đặt mọi vấn đề liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh cạnh tranh vai trò lãnh đạo toàn cầu. Họ quan ngại những vấn đề khác biệt giữa hai quốc gia bị cường điệu hóa, dẫn đến mâu thuẫn hoặc đối đầu trực diện, trong khi TQ vẫn chưa phải là nước mạnh nhất. Mỹ và TQ phải chia sẻ, chuyển giao hay cạnh tranh một mất một còn để giành lấy vị trí bá chủ? Đây là bài toán cuối cùng mà lãnh đạo cấp cao hai nước sớm muộn cũng phải giải quyết, dẫu đó là tầm nhìn hay một lộ trình cụ thể. Theo TS. Trương Minh Huy Vũ (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV TP.HCM) Vietnamnet Đây là lần gặp chính thức thứ ba giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama, và gần như là lần cuối cùng trong vai trò tổng thống của Obama. Lần đầu tiên là vào tháng 6/2013, cuộc gặp gỡ “thân mật” diễn ra tại Sunnylands, California. Hai nhà lãnh đạo thảo luận việc xây dựng “quan hệ siêu cường kiểu mới”, và cùng với sự phát triển những mối quan hệ cá nhân, cung cấp động lực để xây dựng lòng tin giữa các bên và thiết lập định hướng chiến lược rõ ràng cho quan hệ Mỹ - Trung. Lần gặp gỡ thứ hai diễn ra vào tháng 11/2014 tại Hội nghị APEC ở Bắc Kinh, khi Tổng thống Obama có chuyến thăm cấp nhà nước đến TQ. Thành công của cuộc gặp gỡ này bao gồm “Tuyên bố chung Mỹ - Trung về biến đổi khí hậu”, một thời khắc mang tính bước ngoặt sau nhiều năm đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, mang lại một viễn cảnh tươi sáng cho Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Paris vào cuối năm 2015. Đối với các họp thứ ba giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế đều có lý do chính đáng để đặt những kỳ vọng. ====================== Giành quyền bá chủ: Cuộc đấu Mỹ - Trung sẽ đến đâu? Đây là bài toán cuối cùng mà lãnh đạo cấp cao hai nước sớm muộn cũng phải giải quyết. Cái này lão Gàn đã phán từ "hai lẻ túm" lận (2008). Bởi vì quy luật hội tụ chi phối sự phát triển của nền văn minh. Trong qúa trình đó là sự cạnh tranh để vươn lên. Tất nhiên qúa trình hội nhập từ những bộ lạc trở thành những quốc gia, rồi các quốc gia nhỏ lẻ thành một quốc gia lớn, hoặc bá chủ..... Rồi những quốc gia bá chủ đến thới buổi này gọi là "cực" - Bởi vậy, làm cái khỉ gió gì mà có "Đa cực" trong một cuộc hội nhập toàn cầu về mặt quản lý cả cái thế giới này. Cho nên: "Đây là bài toán cuối cùng mà lãnh đạo cấp cao hai nước sớm muộn cũng phải giải quyết". Nhưng đến bây giờ mới được chính thức đăng trên phương tiện thông tin chính thống, khi mà mọi chuyện đã rõ ràng. Còn lão - chém gió vung xích chó" từ hồi năm nẳm. Họ cũng sắp giải quyết rùi. Cái này thì lại chưa ai nói. Cũng lại lão cầm đèn chạy trước oto. Chính vì cuộc họp này sẽ quyết định "phương pháp giải quyết" cho nên rất quan trọng. Lão Gàn tự thấy không nên nói trước điều gì. Vì đây tuyệt đối là "Thiên Cơ bất khả lậu". Cho nên lão phải đợi đến lúc lỡ lão có ba hoa thì không thể một quyền lực nào có thể thay đổi. Lão có thể im cũng được, chả ai bắt bò lão, Vì không có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan. Nhưng nếu không bói chiện đại sự như thế này sẽ mất "rùa tín" của diễn đàn TTNC LHDP. Cho nên cũng phải lên một wẻ vậy, cho vui cửa vui nhà. Ngày xưa các cao thủ ở bên tuvilyso.com đoán chính xác đến ngày xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh II (Thiên Cơ), thời gian diễn biến (Thiên Sứ) và cả ngày kết thúc (Dương Tường). Kinh thật! Thế mới gọi là cao thủ. Tiếc thay hai cao thủ dự đoán trên đã biệt tích giang hồ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG VẪN THUỘC VỀ THƯỢNG ĐẾ. ======================================== Tiểu hành tinh bay sượt qua Trái đất vào ngày 25.9 24/09/2015 14:19 (TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một tiểu hành tinh khổng lồ đang bay về hướng Trái đất. Tuy nhiên, họ cũng trấn an rằng nó chỉ bay sượt qua và không đe dọa đến sự sống trên hành tinh chúng ta. Hình mô phỏng một tiểu hành tinh đang bay đến Trái đất - Ảnh: Shutterstock Tiểu hành tinh 2012 TT5 lớn khoảng 270 m và sẽ bay sượt qua Trái đất vào ngày 25.9. Đường bay của tiểu hành tinh gây không ít tác động đến Trái đất, NASA cho biết. 2012 TT5 sẽ bay cách Trái đất khoảng 8 triệu km. Khoảng cách này tương đương 21,5 lần quãng đường từ Trái đất đến mặt trăng, theo NASA. Trước đây, dư luận từng rộ lên lời đồn rằng một thiên thạch khổng lồ có thể đâm vào Trái đất trong thời gian từ ngày 22 đến 28.9. NASA lúc đó đã chính thức lên tiếng bác bỏ điều này. “NASA được biết là không có tiểu hành tinh hay sao chổi nào đang trên đường đâm vào Trái đất. Do đó, khả năng để có một vụ va chạm lớn là cực thấp”, tuyên bố của NASA cho biết. Hiện tại, NASA đang theo dõi chặt chẽ các tiểu hành tinh và sao chổi mà đường bay có thể tiếp cận Trái đất ở khoảng cách 7,4 triệu km. Các nhà khoa học của cơ quan không gian Mỹ cho biết bất cứ thiên thạch nào có kích thước trên 150 m đều có thể gây ra thảm họa toàn cầu nếu đâm vào Trái đất. Đặc biệt, nếu đâm xuống biển, thiên thạch có thể gây ra những cơn sóng thần dữ dội. Ngọc Quý Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Thực đơn Mỹ đãi ông Tập Cận Bình gây tranh cãi Nổi bật nhất có lẽ là việc sử dụng wasabi, thành phần gần như không thể thiếu và đồng nghĩa với món ăn Nhật Bản. Ông Tập Cận Bình phát biểu với quan chức ở Seattle. Ảnh: Reuters Thực đơn tiệc tối chiêu đãi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại khách sạn Westin Seattle khi ở Seattle có nhiều mục gây tranh cãi. Đây không hẳn là tiệc tối theo nghi lễ quốc gia chính thức và Tổng thống Mỹ Barack Obama không có mặt. Nhưng nó là một sự kiện ngoại giao quan trọng. Bởi thế từng chi tiết nhỏ nhất đều được chú ý. Khi những bức ảnh chụp thực đơn tiệc tối được đăng tải có nhiều mục đã gây tranh cãi. Nổi bật nhất có lẽ là việc sử dụng wasabi, thành phần gần như không thể thiếu và đồng nghĩa với món ăn Nhật Bản. Điều này gây bất ngờ, khi ai cũng hiểu TQ và Nhật hiện có mối quan hệ không mấy êm thấm. Trong thực đơn, có hai thành phần khác viết bằng tên gọi Nhật, cho dù có tên gọi khác thay thế. Ví dụ, nếu nhà tổ chức hướng tới chi tiết nhạy cảm một cách tối đa, họ có thể đổi cách dùng "daikon" - củ cải trắng - bằng cách gọi thông dụng là “white radish” hay theo cách gọi TQ là bailuobo. Thực đơn tiệc tối đãi Chủ tịch TQ tại Seattle. Ảnh: QZ Trong khi đó, loại rượu đỏ chiêu đãi là rượu vang 2013 đến từ nhà máy Chateau Ste. Michelle tại Washington; rượu trắng có thời gian sản xuất năm 2014 cũng của nhà máy này. Đây là các loại rượu tốt, nhưng với mức giá 15 USD và 11,95 USD mỗi chai tương ứng, nhiều người bình luận nhà máy rượu có thể có những chọn lựa ưu tú hơn. Hoặc có lẽ nhà tổ chức hiểu được chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình khởi xướng, chống lại chi tiêu quá mức và không muốn làm mất mặt vị chủ tịch TQ bằng cách đãi ông bằng thứ rượu đắt đỏ. Nhưng cũng thú vị khi hay ở trong gia đình cũng như trong những sự kiện lớn, ông Tập được cho là thường dùng loại rượu vang Great Wall với mức giá vừa phải. Thái An (Theo Quartz) Công nhận các bạn Huê kỳ cũng thâm thúy lắm chứ bộ. hehehe Ơ Ơ Ơ sao lại thế nhỉ? các bạn Mỹ thì mời ông Tập ăn món Nhật bản, trong khi TQ lại chuẩn bị nói chuyện bằng Vũ Lực là ra răng Trung Quốc chuẩn bị "nói chuyện bằng vũ lực" với Nhật Bản Hải Võ Tờ báo của quân đội Trung Quốc mới đây đã kêu gọi "hết sức cảnh giác" và "sẵn sàng hành động" bởi Bắc Kinh e ngại Nhật Bản sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Cảnh sát biển Nhật Bản tuần tra xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung-Nhật cùng tuyên bố chủ quyền. Ảnh: AP Báo Giải phóng quân (Trung Quốc) mới đây bình luận, việc Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật an ninh mới hôm 19/9 là "bước ngoặt trọng đại" trong chính sách an ninh của nước này kể từ sau Thế chiến II. Theo đó, Bắc Kinh tỏ ra e ngại rằng từ nay, Tokyo sẽ từ bỏ hoàn toàn Hiến pháp hòa bình và quốc sách "chỉ phòng thủ", đồng thời gọi Luật an ninh mở đường cho quân đội Nhật tham chiến tại nước ngoài là "đạo luật chiến tranh". Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long trả lời phỏng vấn đài CCTV khẳng định: "Yếu tố quân sự của Nhật Bản đã được nhấn mạnh, chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với tình hình an ninh Đông Á. Chúng ta cần cảnh giác cao độ." Sau khi đạo luật trên được thông qua, Bắc Kinh đã nhanh chóng đưa ra phản ứng. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi gọi Luật an ninh mới của Nhật là "động thái chưa từng thấy trong lĩnh vực an ninh quân sự". "Gần đây, Nhật Bản gấp rút tăng cường sức mạnh quân sự, điều chỉnh lớn về chính sách an ninh, hoàn toàn 'lệch hướng' với trào lưu hòa bình, phát triển, hợp tác của thời đại, khiến quốc tế hoài nghi về khả năng nước này từ bỏ chính sách phòng thủ." - ông Hồng tuyên bố. Báo Giải phóng Quân (Trung Quốc) Muốn duy trì hòa bình dài lâu giữa Trung-Nhật, căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử thì tiền đề vững chắc nhất là Trung Quốc buộc phải lớn mạnh hơn họ, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản sẽ mạnh mẽ hơn về quân sự và sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. (Ảnh minh họa: AFP) Theo Báo Giải phóng quân, Luật an ninh mới là tên gọi chung của một nhóm đạo luật về phòng thủ mà nội dung cốt lõi là thực hiện quyền phòng vệ tập thể, cho phép Nhật Bản "khoe" sức mạnh và can thiệp vào các sự vụ quốc tế. Tờ này cũng cho rằng bước chuyển biến trong chính sách an ninh của Tokyo sẽ tạo ra thách thức đối với quyền lực của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, biển Đông và các khu vực "nhạy cảm" khác. Ông Đỗ Văn Long bình luận: "Nếu Tokyo xây dựng sức mạnh quân đội dựa trên hình thái quân sự như hiện nay thì tại bất kỳ khu vực tranh chấp nào, nước này cũng có khả năng tiến hành can thiệp. Với việc Luật an ninh mới được thực thi, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ chuyển đổi mô hình, mở rộng phạm vi hoạt động trinh sát ở khu vực tranh chấp, đồng thời có sự thay đổi về mức độ ưu tiên giữa động tác phòng ngự và tấn công chủ động." Đỗ Văn Long cho rằng, Nhật Bản không chỉ tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà còn với Hàn Quốc và Nga. Tình hình này thúc đẩy Tokyo chuẩn bị vũ trang tại các khu vực tranh chấp, nâng cao năng lực và phạm vi tấn công. Theo ông Đỗ, điều này cũng làm gia tăng khả năng các bên lựa chọn giải pháp quân sự để giải quyết tranh chấp khu vực. Báo Giải phóng quân "vẽ" ra viễn cảnh nếu phát sinh xung đột, lực lượng vũ trang của Nhật sẽ khống chế đối phương thông qua hành động tấn công trên phạm vi rộng. "Đối với cục diện an ninh khu vực, đây hoàn toàn không phải là chuyện tốt đẹp. Chúng ta cần quan sát cao độ, chú ý diễn biến về tình trạng quân sự của Nhật Bản. Ngoài ra, Trung Quốc cần chuẩn bị sẵn tiền đề cho các loại hành động phản ứng khi cần." - Đỗ Văn Long đánh giá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Ông Tập nói bên Mỹ: Không nhượng bộ về Biển Đông (Tin tức 24h) - Sẽ hội kiến với Tổng thống Obama nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tỏ bất kỳ dấu hiệu nhượng bộ nào về vấn đề Biển Đông. Ông Tập thăm Mỹ: Liệu có tăng lòng tin, giảm nghi ngại? Ông Tập đem lòng tin, hợp đồng chục tỷ đô tới Mỹ Thông tin trên truyền thông quốc tế cho hay, suốt hai ngày qua tại Seattle ông Tập quảng bá thông điệp kinh tế Trung Quốc vững mạnh và Mỹ - Trung cần tăng cường hợp tác. Nhưng có một điểm mà ông Tập nhấn đi nhấn lại là chính quyền Mỹ cần tôn trọng “quan điểm khác biệt” của Trung Quốc về các vấn đề chính trị. Ông Tập trao đổi với các quan chức và doanh nhân Mỹ ở Seattle Trong bài phát biểu ở Seattle, ông Tập tuyên bố hai nước “cần hiểu rõ hơn ý đồ chiến lược của nhau” và kêu gọi xây dựng “mô hình quan hệ cường quốc mới”. Tuy nhiên các nhà phân tích khẳng định ông Tập không hề tỏ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông muốn mềm mỏng về các vấn đề chính trị nóng và quyết tâm đòi vị thế cường quốc sánh ngang với Mỹ. Chuyên gia Scott Kennedy của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết ông Tập không thừa nhận bất kỳ phần sai nào trong các chính sách và hành động của Bắc Kinh và đổ mọi trách nhiệm cho Mỹ về mối quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước. “Trọng tâm bài phát biểu của ông Tập là biện minh cho chính quyền Trung Quốc trong mọi lĩnh vực mà Washington và Bắc Kinh đối đầu”, ông Kennedy nhấn mạnh. Đặc biệt, liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Tập bác bỏ mọi lo ngại của Mỹ đối với việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của VIệt Nam. Trên thực tế sự cứng rắn này của người đứng đầu Trung Quốc đã được giới quan sát dự đoán từ trước. Trong bài viết trên tờ New York Times của Mỹ, GS Shi Yinhong ngành quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân dân Bắc Kinh cho rằng, ông Tập Cận Bình bị ám ảnh bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Cuộc gặp thượng đỉnh lần này sẽ không có tiến bộ trong các vấn đề chiến lược. Các học giả Trung Quốc cũng cho rằng, ông Tập sẽ không nhượng bộ trước những yêu cầu của chính quyền Obama về việc dừng xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự ở khu vực tranh chấp trên biển Đông, nơi Bắc Kinh yêu sách chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích và xây đảo nhân tạo ở nơi cách Trung Quốc đại lục hơn 800 dặm. Những hình ảnh vệ tinh được công bố trong tháng này cho thấy, Trung Quốc đã bắt đầu xây đường băng trên 2 đảo mới thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để phục vụ mục đích quân sự. Lời trước thềm Ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ, trong cuộc phỏng vấn độc quyền tờ The Wall Street Journal, ông Tập Cận Bình đã có một vài bình luận xung quanh vấn đề Biển Đông và hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Ông Tập Cận Bình được The Wall Street Journal dẫn lời nói rằng: "Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó. Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị trên một số thực thể ở Trường Sa không ảnh hưởng, cũng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, không nên chú ý thái quá đến chuyện này"?! Cũng theo lời ông Tập: "Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo chủ yếu là để cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân viên đồn trú (bất hợp pháp) ở đó, đồng thời cung cấp các dịch vụ sản phẩm công cộng cho cộng đồng quốc tế, có ích cho việc bảo vệ duy trì tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông". Về phía Mỹ, trước chuyến thăm của ông Tập, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh ngừng các hành vi gây hấn trên Biển Đông và biển Hoa Đông. "Chúng tôi kêu gọi các bên cùng dừng việc bồi đắp đất và xây dựng các cơ sở mới, quân sự hóa những tiền đồ trên các vùng biển này. Thay vào đó, chúng tôi thúc giục Trung Quốc và các nước ASEAN sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đặt ra những luật lệ rõ ràng và ràng buộc", cố vấn Susan Rice phát biểu tại Đại học George Washington ngày 21/9. An Nhiên (Tổng hợp) ========================= Ngài Tập đã trình bày quan điểm của mình trước khi có cuộc gặp Thượng Đỉnh. Trong khi ngài Obama bận tiếp Giáo Hoàng chưa có điều kiện để xác định quan điểm của Hoa Kỳ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2015 Chuyến thăm tìm kiếm đột phá trong quan hệ Mỹ - Trung Thứ sáu, 25/09/2015 - 01:00 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ, từ ngày 22-25/9, theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm này thu hút sự chú ý đa chiều của dư luận thế giới. >> Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo về thảm họa nếu Mỹ - Trung đụng độ >> Mục tiêu chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình Tổng thống Mỹ B. Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Chinadaily) Trả lời phỏng vấn báo "Wall Street Journal" trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tiếp tục chung tay với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề về thách thức toàn cầu và khu vực. Ông Tập Cận Bình cho rằng, với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực. Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, cuộc gặp sắp tới giữa ông và Tổng thống Barack Obama sẽ ghi dấu ấn trong chiều dài quan hệ Trung - Mỹ. Ông nhấn mạnh, chuyến công du lần đầu tiên tới Mỹ kể từ khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Trung Quốc sẽ gửi đến một thông điệp tích cực với cộng động quốc tế rằng, Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác, cùng nhau ứng phó với các thách thức toàn cầu. Đánh giá tích cực kèm khuyến cáo… Được coi là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, những gì xung quanh Mỹ và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và theo dõi của giới học giả trên toàn cầu, nhất là bởi những ảnh hưởng của các diễn biến này đối với ổn định và hòa bình thế giới. Ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm với bài phát biểu tại chặng dừng chân đầu tiên là Seattle. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc có cuộc gặp với người đứng đầu các doanh nghiệp lớn như: Boeing, Microsoft và Starbucks. Ông đã có buổi làm việc với chính quyền một số bang - những người coi hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc là nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế địa phương. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Phố Wall", được đăng trên số báo ra ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế hàng đầu thế giới - đang kề vai sát cánh cùng chia sẻ và cả cạnh tranh trên nhiều bình diện. Ông nói: "Mỹ và Trung Quốc chiếm 1/3 sản lượng kinh tế, 1/4 dân số và 1/5 khối lượng thương mại toàn cầu. Nếu hai quốc gia lớn không hợp tác với nhau thì chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra những hệ quả đối với toàn thế giới". Nhiều chuyên gia đã đánh giá tích cực chuyến thăm và bày tỏ hy vọng, hai cường quốc này có thể kiểm soát tốt các bất đồng, cùng tăng cường lòng tin song phương thông qua đối thoại và hợp tác. Họ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể cùng nhau thiết lập một mối quan hệ nước lớn kiểu mới, một mối quan hệ mà nếu lành mạnh, phát triển ổn định sẽ đem lại lợi ích cho toàn thế giới. Theo các chuyên gia, hai nước nên nhân chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình để củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong mối quan hệ song phương. Zhu Feng - Giám đốc điều hành Viện Hợp tác cải cách và nghiên cứu Biển Đông nhận định: "Mối quan hệ Mỹ - Trung đang trong giai đoạn lịch sử quan trọng””. Mặc dù giữa hai nước vẫn còn tồn tại những hoài nghi và lo ngại về các mục tiêu chiến lược của nhau, nhưng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình là tín hiệu tích cực cho một tương lai tươi sáng hơn của mối quan hệ Mỹ - Trung nói riêng và trật tự thế giới nói chung. Ồng Zhu Feng nói thêm: "Lãnh đạo cả hai nước cần phải trấn an đối phương và gánh vác trách nhiệm đối với toàn thế giới". Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc Nathaniel Ahrens thuộc Đại học Maryland cho rằng, hai bên cần tăng cường thông tin liên lạc và kiềm chế phô trương sức mạnh để giảm thiểu các quan ngại về tham vọng chiến lược của mình. Theo ông Nathaniel Ahrens, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào thời điểm quan trọng và đây chính là lúc quan hệ Mỹ - Trung cần được nâng lên một tầm cao mới. Stephen Perry - một doanh nhân người Anh có nhiều kinh nghiệm và là một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Trung Quốc có nhiều khác biệt, song hai bên cần tăng cường hợp tác để đáp ứng mong muốn và lợi ích của người dân. Tuy có nhiều thách thức nảy sinh từ các khác biệt này, song ông cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn tồn tại nhờ những mục tiêu chung mà hai nước cùng theo đuổi. Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế Alejandro Simonoff, thuộc Đại học Quốc gia Argentina La Plata cho rằng, những tiến triển trong quan hệ Mỹ - Trung suốt nhiều thập kỷ qua cho thấy, hai nước hoàn toàn có thể giải quyết hoặc tránh vướng vào các cuộc xung đột nghiêm trọng với những nguy cơ khó lường, tương tự những mâu thuẫn đã từng diễn ra giữa các cường quốc trên thế giới. Ông Simonoff cho rằng, sự phát triển của mối quan hệ này là một quá trình diễn ra tuần tự, với sự tương thuộc ngày càng mạnh mẽ. Hai nước chắn chắn sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại và kinh tế. Theo chuyên gia này, sự phối hợp đồng bộ song phương trong các vấn đề quốc tế sẽ là nhân tố then chốt để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ này. Ông Zheng Yongnian - Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore đánh giá, mối quan hệ Mỹ - Trung không chỉ quan trọng đối với chính bản thân hai quốc gia này, và rằng, chừng nào Mỹ và Trung Quốc còn có thể kiềm chế và ổn định mối quan hệ song phương tránh khỏi xung đột, thì những mâu thuẫn khác mang tính khu vực dù có căng thẳng đến mức nào cũng khó có thể thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Tương tác Mỹ - Trung trong các khía cạnh - từ đầu tư, thương mại, tỷ giá hối đoái, cho tới quân sự và các vấn đề đối ngoại - sẽ đều có tác động to lớn đến toàn bộ thế giới. Ông cho rằng, hai nước cần cân nhắc và xử lý mối quan hệ song phương dựa trên bối cảnh thế giới nói chung. …và những hoài nghi Những khó khăn và bất đồng, mâu thuẫn tồn tại giữa hai cường quốc là lý do khiến nhiều học giả và chuyên gia hoài nghi về những đột phá lớn trong chuyến thăm này. Hiện giới doanh nghiệp hai nước hy vọng, Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương (BIT), cho phép các doanh nghiệp của cả Mỹ và Trung Quốc tiếp cận hơn nữa thị trường của nhau. Cho tới nay, các cuộc đàm phán vẫn chỉ xoay quanh những nỗ lực nhằm giảm bớt các hạn chế trong nhiều lĩnh vực từ ngân hàng cho tới hàng không. Trong khi đó, tin tặc luôn là vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc khi cả Bắc Kinh và Washington nhiều lần cáo buộc lẫn nhau đứng đằng sau các vụ tấn công mạng. Tháng 6 vừa qua, Mỹ tuyên bố tin tặc đã đột nhập vào hệ thống dữ liệu của Cơ quan Quản lý nhân sự (OPM) thuộc chính phủ nước này và đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu nhân viên Liên bang. Hồ sơ của 750.000 nhân viên dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã bị xâm nhập. Đây được coi là vụ tấn công mạng lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào các cơ quan Liên bang của Mỹ. Washington cáo buộc Trung Quốc thuộc diện "tình nghi" trong vụ đánh cắp thông tin cá nhân trên, song Bắc Kinh đã bác bỏ. Chính phủ của Tổng thống Obama đang cân nhắc việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với các công ty Trung Quốc - những công ty đã và đang được hưởng lợi từ việc đánh cắp tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có biện pháp trừng phạt nào được đưa ra. Ngoài ra, nhân quyền, biến đổi khí hậu, những diễn biến mới nhất ở Biển Đông cũng là những nội dung có thể được thảo luận trong cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia. Đánh giá về triển vọng đạt được các bước đột phá trong quan hệ đối tác – đối thủ Mỹ - Trung qua chuyến đi này, giới phân tích tỏ ra khá hoài nghi. Đa phần cho rằng, kết quả lớn nhất có thể hy vọng là BIT. Lãnh đạo hai nước đều ý thức sâu sắc về sự cần thiết phải hoàn tất Hiệp định này, vốn được các chuyên gia kinh tế nhận định là một bệ phóng cho quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng vượt trội, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, gây hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu, từ sụt giảm kim ngạch thương mại tới các bất ổn trên thị trường chứng khoán và hàng hóa. IHS Global Insight dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này từ mức 7,3% trong năm 2014 sẽ giảm xuống còn 6,5% trong năm nay và sang tới năm 2016 sẽ chỉ ở mức 6,3%. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng, những xáo trộn trên các thị trường tài chính sau khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá đồng nội tệ giữa tháng 8 vừa qua "phản ánh những lo ngại về nguy cơ suy thoái từ tình hình nền kinh tế nước này". Trong khi đó, mặc dù bức tranh tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiệu khởi sắc hơn, song nước này lại đang "sa lầy" vào cuộc chiến tốn kém và chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” chống lại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Cuộc chiến này đến nay đã tiêu tốn của Mỹ 2,74 tỷ USD (tức 9,1 triệu USD mỗi ngày). Giới chức chóp bu Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, cuộc chiến chống IS vẫn đang gặp nhiều khó khăn và sẽ kéo dài, chưa biết bao giờ mới tới hồi kết. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hy vọng chuyến thăm là cơ hội để ông tái khẳng định khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” được đưa ra khi ông mới lên cầm quyền nhằm xử lý quan hệ với Mỹ. Theo cách giải thích của Trung Quốc, "quan hệ nước lớn kiểu mới" nghĩa là hai bên không đối kháng, không xung đột, cùng tôn trọng lẫn nhau và hợp tác “cùng thắng”. Nhìn từ phía Mỹ, “quan hệ nước lớn kiểu mới ” của ông Tập Cận Bình chính là ngầm ám chỉ tới cái gọi là “G-2”, tức hai nước Trung Quốc và Mỹ có địa vị ngang ngửa, cùng chi phối thế giới. Các nhà quan sát nhận định, do lập trường còn khác biệt về nhiều vấn đề, lãnh đạo hai nước khó tìm được tiếng nói chung tại cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Thêm vào đó, cả hai đều có lý do để tránh khoét sâu thêm những khác biệt trong cuộc gặp. Theo chuyên gia Tseng-Fu-sheng, cố vấn của tổ chức Quỹ Chính sách quốc gia (Đài Loan, Trung Quốc), đặt trong bối cảnh thời gian tại nhiệm chỉ còn hơn một năm, Tổng thống Mỹ Obama muốn củng cố thêm di sản đối ngoại của mình trong quan hệ với Trung Quốc sau khi đã ghi dấu ấn đậm nét bằng việc bình thường hóa quan hệ với Cuba và đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng muốn một mối quan hệ không nhiều “sóng gió” với Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, ngoại trừ lĩnh vực kinh tế, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khó có thể đạt được đột phá./. Theo Tô Chu (tổng hợp) Đảng Cộng sản Việt Nam =========================== Lão chưa bình luận. Vì chưa đến giờ quyết định. Lão sẽ "bôt" bài dự báo cho sự diễn biến của cuộc họp thượng định Mỹ Trung lần này. Đây là một cuộc họp có tính quyết định phương pháp hội nhập trong "canh bạc cuối cùng", để xác định ngôi vị bá chủ thật sự trên thế giới trong tương lai gần (Không quá cuối vận 8 Huyền không Lạc Việt 2024). Nhưng có vài ý kiến sau qua bài bình luận trên: Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Phố Wall", được đăng trên số báo ra ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế hàng đầu thế giới - đang kề vai sát cánh cùng chia sẻ và cả cạnh tranh trên nhiều bình diện. Ông nói: "Mỹ và Trung Quốc chiếm 1/3 sản lượng kinh tế, 1/4 dân số và 1/5 khối lượng thương mại toàn cầu. Nếu hai quốc gia lớn không hợp tác với nhau thì chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra những hệ quả đối với toàn thế giới". Điều này đúng như vậy! Nhưng nó không phải nguyên nhân để Hoa Kỳ phải chấp nhận nhường ngôi bá chủ thế giới, hoặc thiên hạ chia đôi với Trung Quốc. Chắc chắn không có vấn đề này. Mặc dù về lý thuyết Bắc Kinh thừa nhận sự chỉ đạo của Hoa Kỳ trong những quyết định quan trong của thế giới. Nhưng lại có một câu mập mờ "nếu không xâm phạm lợi ích quốc gia". Đây chính là sự chuẩn bị cứng rắn của Bắc Kinh trong tương lai, khi họ đủ mạnh để ra mặt chống lại Hoa Kỳ, vì "lợi ích quốc gia". Đương nhiên Hoa Kỳ đã hình dung từ lâu "những hệ quả đối với toàn thế giới". Bởi vậy, toàn văn đoạn này cho thấy mục đích chuyến đi của ngài Tập hoàn toàn mang tính thuyết khách, với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhân nhượng và hòa hoãn với những quyết sách đầy tham vọng với những sai lầm đã bộc lộ của họ, trong việc chiếm lĩnh ngôi bá chủ thế giới - mà bắt đầu là ở Biển Đông (*). Rất tiếc! Như lão đã xác định: Thời thế hiện nay khác hẳn thời chiến tranh lạnh. Ngày xưa, Hoa Kỳ cần Bắc Kinh trong việc hợp tác loại Liên Xô ra khỏi cuộc chơi. Đấy chính là quyền lợi chung của cả hai bên. Cho nên ngày ấy, ngài Đặng Tiểu Bình "vừa chửi, vừa rao, cũng đắt hàng". Nhưng bây giờ thì Hoa Kỳ chỉ có một đối thủ duy nhất, trong "canh bạc cuối cùng" để xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Đó chính là Trung Quốc. Bởi vậy, miếng bánh vẽ kinh tế và sự nhượng bộ với điều kiện "trừ quyền lợi quốc gia", không phải yếu tố quyết định để Hoa Kỳ nhân nhượng. Bởi vì quyền lợi quốc gia lúc này của Trung Quốc là sự loại trừ quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Chí ít trong chính phủ Hoa Kỳ chưa được xác định có "cơ sở khoa học". rằng: Thành viên chính phủ Hoa Kỳ có người bị tâm thần phân liệt. Một trong những biểu hiện rõ nhất là việc Bắc Kinh ký thỏa thuận mua hàng chục tỷ Dollar máy bay của hãng Boeing, nhưng cuối cùng nó chỉ được hoan nghênh bằng một buổi tiệc với món ăn Nhật và chai rượu vang mắc nhất giá 15 Dollar. Trong khi - Xin lỗi - ở Việt Nam chỉ cần một vài chục triệu Dollar hợp đồng, các doanh nghiệp có thể mời đối tác đến tận Pháp ăn nhậu với những chai rượu cất trong hầm từ thời Napoleon thua trận Waterlo. Lão Gàn cũng cần lưu ý rằng: Ngày xưa ngài Lyndon Baines Johnson ra giá một tỷ Đollar, nếu Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngưng tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Vậy mà với cái giá 1 tỷ Dollar đó, không mua nổi quyết tâm chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngài Tập không nên hy vọng mua máy bay hàng chục tỷ Dollar, sẽ mua được ý chí chiến lược của Hoa Kỳ. Điều này giải thích cho chai rượu vang giá 15 Dollar và món ăn Nhật. Còn các phân tích phát biểu của các nhân vật quan trong trong đoạn trích dưới đây, của bài báo trên: Nhiều chuyên gia đã đánh giá tích cực chuyến thăm và bày tỏ hy vọng, hai cường quốc này có thể kiểm soát tốt các bất đồng, cùng tăng cường lòng tin song phương thông qua đối thoại và hợp tác. Họ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể cùng nhau thiết lập một mối quan hệ nước lớn kiểu mới, một mối quan hệ mà nếu lành mạnh, phát triển ổn định sẽ đem lại lợi ích cho toàn thế giới. Theo các chuyên gia, hai nước nên nhân chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình để củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong mối quan hệ song phương. Zhu Feng - Giám đốc điều hành Viện Hợp tác cải cách và nghiên cứu Biển Đông nhận định: "Mối quan hệ Mỹ - Trung đang trong giai đoạn lịch sử quan trọng””. Mặc dù giữa hai nước vẫn còn tồn tại những hoài nghi và lo ngại về các mục tiêu chiến lược của nhau, nhưng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình là tín hiệu tích cực cho một tương lai tươi sáng hơn của mối quan hệ Mỹ - Trung nói riêng và trật tự thế giới nói chung. Ồng Zhu Feng nói thêm: "Lãnh đạo cả hai nước cần phải trấn an đối phương và gánh vác trách nhiệm đối với toàn thế giới". Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc Nathaniel Ahrens thuộc Đại học Maryland cho rằng, hai bên cần tăng cường thông tin liên lạc và kiềm chế phô trương sức mạnh để giảm thiểu các quan ngại về tham vọng chiến lược của mình. Theo ông Nathaniel Ahrens, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào thời điểm quan trọng và đây chính là lúc quan hệ Mỹ - Trung cần được nâng lên một tầm cao mới. Stephen Perry - một doanh nhân người Anh có nhiều kinh nghiệm và là một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Trung Quốc có nhiều khác biệt, song hai bên cần tăng cường hợp tác để đáp ứng mong muốn và lợi ích của người dân. Tuy có nhiều thách thức nảy sinh từ các khác biệt này, song ông cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn tồn tại nhờ những mục tiêu chung mà hai nước cùng theo đuổi. Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế Alejandro Simonoff, thuộc Đại học Quốc gia Argentina La Plata cho rằng, những tiến triển trong quan hệ Mỹ - Trung suốt nhiều thập kỷ qua cho thấy, hai nước hoàn toàn có thể giải quyết hoặc tránh vướng vào các cuộc xung đột nghiêm trọng với những nguy cơ khó lường, tương tự những mâu thuẫn đã từng diễn ra giữa các cường quốc trên thế giới. Ông Simonoff cho rằng, sự phát triển của mối quan hệ này là một quá trình diễn ra tuần tự, với sự tương thuộc ngày càng mạnh mẽ. Hai nước chắn chắn sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại và kinh tế. Theo chuyên gia này, sự phối hợp đồng bộ song phương trong các vấn đề quốc tế sẽ là nhân tố then chốt để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ này. Ông Zheng Yongnian - Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore đánh giá, mối quan hệ Mỹ - Trung không chỉ quan trọng đối với chính bản thân hai quốc gia này, và rằng, chừng nào Mỹ và Trung Quốc còn có thể kiềm chế và ổn định mối quan hệ song phương tránh khỏi xung đột, thì những mâu thuẫn khác mang tính khu vực dù có căng thẳng đến mức nào cũng khó có thể thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Tương tác Mỹ - Trung trong các khía cạnh - từ đầu tư, thương mại, tỷ giá hối đoái, cho tới quân sự và các vấn đề đối ngoại - sẽ đều có tác động to lớn đến toàn bộ thế giới. Ông cho rằng, hai nước cần cân nhắc và xử lý mối quan hệ song phương dựa trên bối cảnh thế giới nói chung. Rất tiếc, những dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ sự hợp tác Mỹ Trung này, nếu xuất phát từ Trung Quốc thì tất nhiên không khách quan. Còn nếu xuất phát từ nước ngoài thì lão Gàn nghĩ rằng chắc nhuận bút một bài cho sự kiện như thế này hơi bị rẻ. =========================== (*) Đến lúc này thì lão hy vọng, chính người Trung Quốc thấy rõ sai lầm khi lão phát biểu rằng: Sai lầm lớn nhất trong sách lược toàn cầu của Bắc Kinh là đụng tới Việt Nam. PS: Lão cũng nhắc lại rằng: Thượng Đế mới có quyết định cuối cùng cho thế giới này. Tất nhiên đấy là hình tượng của câu văn. Nếu ai bắt bẻ lão "Mê tín dị đoan" thì lão nói thế. Còn không thì lão phát biểu thế này cho nó có "cơ sở khoa học" nha. Chắc mọi người còn nhớ, GS Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù nhỏ nhất, phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ". Căn cứ vào tiêu chí này, lão phát biểu hoàn toàn có "cơ sở khoa học" như sau: Chỉ có nguyên nhân đầu tiên từ giây "O", mới quyết định toàn bộ lịch sử phát triển của vũ trụ. Và đó chính là "Tập hợp lớn nhất của tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào có thể lớn hơn nó". Cái này Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, gọi là "Thái Cực". Rất khoa học! Khoa học xịn hẳn hoi. Hề! Hề! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2015 Tổng thống Mỹ Obama chào "ni hao" với Chủ tịch Trung Quốc (Vietnam+) lúc : 25/09/15 09:36 Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/9 (theo giờ Mỹ) đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng bằng câu chào theo tiếng Quan Thoại là "ni hao." Tổng thống Mỹ Barack Obama tản bộ cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Nguồn: AFP) Hai vị nguyên thủ quốc gia đã mở đầu cho chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Mỹ bằng cách tản bộ đi dọc theo đại lộ Pennsylvania tới Nhà Blair. Theo AFP, các quan chức hy vọng rằng cuộc gặp theo nghi thức đơn giản đó sẽ là dịp để hai cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới trao đổi các quan điểm về các vấn đề mang tính toàn cầu. Sang ngày 25/9 (giờ Mỹ), ông Tập sẽ được chào đón bằng nghi thức bắn 21 phát đại bác cùng bữa dạ tiệc theo nghi thức Nhà nước. Thực đơn sẽ gồm có tôm hùm Maine sốt bơ hoặc món cừu Colorado./. ============================ Cả ba lần lên quẻ Lạc Việt độn toán cho cuộc gặp giữa hai ngài Obama và Tập Cận Bình lần lượt được những quẻ sau: Vai ngày trước: Sinh Vô Vong. Hôm qua: Đỗ Lưu Niên. Hôm nay, giờ Tỵ 13. 8. Ất Mùi: Đỗ Lưu Niên. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2015 Ông Tập Cận Bình đã bộc lộ ý định thật với Mỹ trong diễn văn 25.09.2015 | 10:51 AM Bài diễn văn của ông Tập Cận Bình tập trung vào 4 nội dung lớn thể hiện sự thẳng thắn và thực dụng. Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cho biết, trong bài diễn văn nói trước quan chức chính quyền Mỹ cũng như các cộng đồng ở thành phố Seattle, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước TQ đã thể hiện những ý định mà đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) lần đầu tiên mô tả bằng hai cụm từ "thẳn thắng" và "thực dụng". Bài diễn văn của ông Tập Cận Bình tập trung vào 4 nội dung lớn và mục đích cuối cùng, theo CCTV là đề nghị phát triển một mô hình quan hệ với giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. 4 vấn đề lớn được ông Tập Cận Bình đưa ra đó là: Hiểu rõ các ý định chiến lược của nhau một cách chính xác; Thúc đẩy hợp tác cùng thắng; Xử lý các vấn đề khác biệt một cách thích hợp hướng tới tìm kiếm nền tảng chung; Nâng cao trao đổi giao lưu nhân dân. CCTV bình luận rằng bài diễn văn của ông Tập là hết sức thẳng thắn và thực dùng và mục đích cuối cùng là biểu đạt mong muốn xây dựng một mô hình quan hệ với với nước Mỹ. Đây cũng có thể được xem là một trong những mục đích cuối cùng, sâu xa của Trung Quốc và điều này cũng đã từng được bóng gió, thể hiện nhiều trong những năm gần đây nhưng Bắc Kinh vẫn chưa đạt được mục tiêu – PV. “Những người bạn tốt có thể “mở cửa trái tim” để thảo luận các vấn đề còn tồn tại bởi chỉ có thông qua đối thoại chân thành giữa các quốc gia các khác biệt mới có thể được giải quyết. Quan hệ Mỹ - Trung cũng phải tuân thủ quy tắc vốn định hình nên những mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 21” – Đài CCTV của Trung Quốc bình luận. Theo cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh, đề xuất 4 điểm của ông Tập Cận Bình “diễn ra đồng thời với những ý kiến của cộng đồng” và “xuất phát từ các triển vọng chiến lược”. Tuy nhiên, CCTV cũng thừa nhận rằng thế giới cũng đang chờ đợi phản ứng hồi đáp từ phía Mỹ khi ông Tập Cận Bình và ông Obama sẽ đối thoại song phương vào ngày hôm nay 25/9 tại Nhà Trắng. Hoà Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2015 11.95 Dollar tính ra tiền Việt hơn 250. 000 VND, Trùi ui! Gần bằng một wẻ bói của lão Gàn giá bèo, đấy chứ bộ?! Nhưng lão Gàn bảo đảm Quốc Yến thì sang hơn - vì có Tổng Thống Obama cùng nhậu. Nhưng nó cũng chỉ là hình thức thôi, nội dung cũng nhạt như thế này. Hãy chờ xem. TQ "mừng rơn" khi nhìn thấy thực đơn quốc yến của Nhà Trắng Hải Võ | 25/09/2015 11:19 Rượu nếp Thiệu Hưng và bánh trung thu là 2 trong số "yếu tố Trung Quốc" được Nhà Trắng đưa vào thực đơn quốc yến tiếp đãi ông Tập Cận Bình vào tối 25/9 (giờ địa phương). Bàn tiệc quốc yến Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tới Washington vào đêm 24/9 (giờ địa phương) và sẽ dự quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chiêu đãi vào tối 25/9. Trong quốc yến, ông Tập và đoàn đại diện Trung Quốc sẽ được uống rượu nếp Thiệu Hưng và ăn bánh trung thu bí ngô. Sau khi hình ảnh chuẩn bị quốc yến được tung ra, truyền thông Trung Quốc tỏ ra vui mừng khi thấy phía Mỹ đã chuẩn bị khá nhiều "yếu tố Trung Quốc". Văn phòng Đệ nhất phu nhân Mỹ hôm 24 tuyên bố, quốc yến sẽ được tổ chức ở Cánh Đông của Nhà Trắng với khoảng 200 khách mời. Thực đơn quốc yến cũng do Văn phòng này công bố. Cụ thể, bữa tiệc đón tiếp nguyên thủ Trung Quốc sẽ được "mở màn" bằng món súp nấm; món khai vị là tôm hùm Maine và "phở" cuốn; món chính với thịt cừu Colorado. Thực đơn đồ ngọt gồm 5 loại, bên cạnh bánh trung thu bí ngô còn có chocolate, bánh nhân táo... Về đồ uống, ngoài rượu Thiệu Hưng của Trung Quốc, quan khách cũng được thưởng thức rượu vang trắng Viognier năm 2014 và vang đỏ Merlot năm 2012. Địa điểm tổ chức quốc yến vào tối 25/9 bên trong Nhà Trắng. Theo Nhân dân Nhật báo, để chuẩn bị cho quốc yến, Nhà Trắng đã mời đầu bếp gốc Hoa Anita Lo - người từng tham gia show truyền hình thực tế Top Chef của Mỹ. Bà Lo đã cùng với Bếp trưởng Christeta Comerford và đầu bếp phụ trách món tráng miệng Susie Morrison cùng sáng tạo ra thực đơn dựa trên cảm hứng "mùa thu bội thu" này. Theo bà Comerford, tất cả các món ăn đều được chế biến riêng phục vụ quốc yến lần này và chưa từng xuất hiện trên bàn tiệc những lần quốc yến trước đây. Susie Morrison cho biết, bà nhận thấy dịp tết Trung thu sắp tới, đồng thời kết hợp với món bí ngô yêu thích của ông Obama, nên đã quyết định đưa món bánh trung thu bí ngô vào thực đơn. Một món ăn trong quốc yến Nhà Trắng chiêu đãi ông Tập. Trước đó, bữa tiệc đón tiếp ông Tập tại khách sạn Westin, thành phố Seattle đã trở thành chủ đề tranh cãi khi trong thực đơn xuất hiện wasabi - một loại gia giảm đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, trong khi quan hệ Trung-Nhật đang không mấy tốt đẹp. Truyền thông quốc tế cũng tỏ ra "khó hiểu" khi chính quyền Seattle tiếp đãi Chủ tịch Trung Quốc bằng các loại rượu vang rẻ tiền, có giá chỉ khoảng 11-15 USD. Tuyên bố vô căn cứ về Trường Sa, ông Tập muốn "dắt trâu qua rào" theo Trí Thức Trẻ 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2015 Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Chỉ còn vài giờ nữa là đến 5g sáng ngày 25/ 9 2015 theo giờ Wasington, ngày bắt đầu một cuộc họp quan trọng và với cái nhìn Lý học thì nó sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn biến với phương pháp nào: Chiến tranh hay hòa bình?! Thiên Sứ tôi luôn hy vọng sự kết thúc canh bạc cuối cùng này bằng biện pháp hòa bình. Nhưng đấy chỉ là ý muốn chủ quan. Ý muốn chủ quan này có phù hợp với xu hướng khách quan hay không thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.Với chức năng của TTNC LHDP và mục đích dự báo, tôi xin được trình bày những dự báo trên cơ sở nền tảng của tri thức thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ, nhân danh nền văn hiến Việt về cuộc gặp lịch sử quan trong này. Tôi đặt tựa đề cho bài viết này là: CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ TRUNG NHỮNG DỰ BÁO VỀ DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Những người đã sinh hoạt và theo dõi diễn đàn này lâu năm, chắc chắn biết đến bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Bài viết này từ tháng 9 năm 2008, nhưng chỉ lưu hành nội bộ, cho đến tháng 7/ 2012, nó mới được công bố chính thức. Những đoạn quan trọng của bài viết này đã mang tính tiên tri cho sự đối đầu tất yếu của Mỹ Trung như ngày nay. Quí vị và anh chị em có thể xem toàn bộ bài viết và những vấn đề liên quan đến bài viết này theo đường link dưới đây, và tôi sẽ chỉ trích dẫn những đoạn liên hệ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/26661-viet-su-5000-nam-van-de-bien-dong/ Trong bài viết này có những đoạn cần quan tâm như sau: Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và tham vọng ảnh hưởng khu vực và thế giới xuất hiện. Nhưng cái siêu cường Đông phương mới nổi này đã quên mất một điều rất quan trong là : Vai trò lịch sử của họ trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã hết, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ cần thời gian dọn dẹp lại thế giới với tư cách siêu cường số một hành tinh. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc khôn ngoan và khiêm tốn hơn thì lịch sử có thể diễn biến khác đi một tý. Thiên Sứ có thể đoán sai. Nhưng rất tiếc, họ đã bộc lộ tham vọng quá sớm. Bởi vậy, đối tượng tiếp theo cần xử lý của Hoa Kỳ chính là nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại. So với mấy nước đang có tham vọng hạt nhân như Bắc Triều Tiên, Iran thì chính Trung Quốc là nguy cơ hơn nhiều trong việc đe dọa vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Mấy nước kia – với sức mạnh của Hoa Kỳ - cái đá thì thừa, mà cái đấm có thể hơi thiếu. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể biết đến điều này. Nhưng qua cách ứng xử của họ với các quốc gia lân bang, Thiên Sứ tôi có cảm giác họ không quan tâm. Hoặc họ đã mắc những sai lầm có tính chiến lược mà họ cứ tưởng là đúng. Cách đây vài tháng (Tức đầu năm 2008), các trang mạng của Trung Quốc làm ầm ĩ về một kế hoạch tấn công Việt Nam chớp nhoáng. Nếu họ muốn, cũng có thể được trong điều kiên tương quan sức mạnh hai nước. Bước đầu họ có thể chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam, cho là như vậy. Nhưng sau đó sẽ ra sao ? Chắc chắn dân tộc này sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Và cũng giả thiết rất thuận lợi cho Trung Quốc là họ chiếm được đất nước này. Nhưng hành động này sẽ đẩy tất các quốc gia Đông Nam Á và vùng chung quanh Trung Quốc thành đối thủ của họ. Cuộc chiến càng man rợ thì hậu quả sẽ càng khốc liệt với Trung Quốc sau này. Nhưng chỉ với thủ pháp chính trị cơm ấu trĩ đó, cũng đủ để các quốc gia liên quan đến biển Đông cảm thấy cần phải liên kết với Hoa Kỳ. Bởi vậy, quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia Trung Mỹ là mối quan hệ của « Dì ghẻ với con chồng ». Đó là lý do để hai quốc gia này chỉ ràng buộc với nhau trên các mối quan hệ có tính quôc tế chung chung, mọi thỏa thuận đều là không chính thức. Chưa hề có một hiệp ước an ninh nào được ký kết giữa hai quốc gia Trung - Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ lập tức đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Irak, tạm thời hòa hoãn với Iran và đang tìm cách rút khỏi Afganixtan. Nguy cơ tiềm ẩn chống lại Hoa Kỳ với tham vọng bá chủ trong tương lai chính là Trung Quốc. Biển Đông lúc này là chiến trường chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoặc là nó sẽ quyết định một cuộc chiến tranh, hoặc là nó sẽ diễn biến nhân đạo hơn cho sự nhượng bộ của một trong hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chẳng cần phải có một tư duy chính trị sâu sắc lắm, chỉ cần một người có khả năng nói dối vợ đi chơi với bồ nhí cũng đủ thấy rằng : Chuyện tốt đẹp chỉ xảy ra một chiều duy nhất. Đó là chiều khiêm tốn của Trung Hoa vốn có truyền thống lấy như thắng cương. Hoa Kỳ rút quân khỏi Trung Đông và Afganixtan không phải để đến Biển Đông đánh cá với cái tàu thăm dò Đại Dương bị vướng mấy khúc gỗ do Trung Quốc thả xuống cản đường, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đám cá ở đây. Biển Đông nước Việt không phải là chiến lợi phẩm được chia phần theo thỏa thuận.Ngay cả cho rằng ý tưởng quốc tế hóa cách đây 40 năm trước được thực hiện, thì nó cũng không có nghĩa là của riêng Trung Quốc. Trong cái nhìn của chàng cao bồi Texas thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia ủng hộ họ khi phải đối đầu với Liên Xô và sẽ không phải đối tượng cần xử lý tiếp theo, nếu không tỏ ra tham vọng gây ảnh hưởng đến những tài sản kiếm được.Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là vài con cá với mấy thùng dầu, mà còn là xác định địa vị bá chủ thế giới với những lợi ích kèm theo. Cuộc đối đầu với Trung Quốc và Hoa Kỳ chưa thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng nó là tiềm năng trong tương lai gần, đe dọa ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay bây giờ, nó không còn là cuộc đối đầu giữa các nhà ngoại giao với những cơ sở pháp lý, được hỗ trợ bởi các chuyên gia luật quốc tế với những tập hồ sơ dày cộm. Mặc dù về hình thức vẫn do các nhà ngoại giao thực hiện. Nhưng phải gọi đúng tên của nó là một “cuộc chiến tranh chính trị” và phía cuối con đường này – nếu người ta không tìm ra được một ngả rẽ cho nó thì là một cuộc chiến thật sự với tất cả mọi thứ vũ khí mà con người có thể nghĩ ra. Bởi vì – trong trường hợp này – đây là trận chiến cuối cùng xác định dứt khoát ngôi bá chủ thế giới.Đây là trường hợp xấu nhất nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc đối đầu này, hoặc chí ít cũng bị giăng miểng – “Chẳng phải đầu, cũng phải tai”. Ấy là các cụ ngày xưa bảo thế!Vậy vấn đề tiếp theo sẽ phải là tìm một chỗ đứng an toàn cho Việt Nam, nếu như không thể cứu vãn được tình thế, khi cuốc đối đầu giành ngôi bá chủ thế giới xảy ra. Vấn đề sẽ không đơn giản chỉ là quyền lợi của các nước liên quan trực tiếp đến biển Đông và quyền lợi của Trung Quốc muốn phát triển. Mà là quyền lợi của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh Hoa Kỳ là siêu cường số I và không có đối thủ. Họ không thể để biển Đông duy nhất thuộc về Trung Quốc. Xâm chiếm biển Đông bằng vũ lực hoặc bằng sự tính toán mưu lược - nói tóm lại bằng bất cứ phương tiện nào - thì vấn đề sẽ không chỉ dừng ở xâm phạm quyền lợi của Việt Nam; Philipfine...mà là đụng chạm đến quyền lợi của các siêu cường quốc tế. Có thể nói rằng: Người Hán đã phạm sai lầm chiến lược lớn nhất trong lịch sử phát triển của đế chế Hán, tính từ sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở nam Dương Tử. Việc sử dụng sức mạnh của Trung Quốc sẽ khiến cho họ đối đầu với cả thế giới do Hoa Kỳ là siêu cường số 1 ở hành tinh này. Hành vi của họ đang đẩy dần chính đất nước họ vào một cuộc chiến tranh lớn có tính quyết định cho tương lai của nhân loại trên con đường hội nhập toàn cầu.Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên , tôi nhiều lần phủ nhận tất cả những lời tiên tri của những nhà tiên tri nổi tiếng rằng: "Không có chiến tranh thế giới thứ III - theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra". Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên tôi nhiều lần thể hiện trên diễn đàn rằng: "Quỹ thời gian còn lại - để tránh một cuộc chiến như vậy - của Trung Quốc rất ít. Họ nên dừng lại". Nhưng đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này, thì người Trung Quốc muốn rút lui khỏi biển Đông cũng phải rất bài bản và không dễ dàng gì. Nó đã bắt đầu quá đà. Cuộc chiến tranh lớn - mà các nhà tiên tri cách đây nhiều thế kỷ hoặc của bà Vanga ...gọi là chiến tranh thế giới thứ III - có xảy ra hay không tùy thuộc vào hành vi của Trung Quốc và sự tỉnh táo của họ.Tương lai của thế giới thì không thay đổi - Đó là sự hội nhập toàn cầu. Nhưng để dẫn đến tương lai đó lịch sử sẽ diễn biến như thế nào? Chiến tranh hay hòa bình tùy thuộc vào những sự kiện ở biển Đông. Sự kiêu hãnh và hung hăng của Trung Quốc với tham vọng bành trướng trắng trợn, đã tự đưa đất nước của họ đối đầu với Hoa Kỳ - vốn bá chủ thế giới trên thực tế. Hay nói rõ hơn họ đã tuyên chiến không chính thức với Hoa Kỳ để xác định ngôi vị của họ trên thế giới. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua những trích dẫn trọng yếu trên, trong bài viết từ 2008 của tôi "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và Biển Đông", đã xác định một quy luật chủ yếu chi phối mọi sự kiện cho mọi vấn đề tiên tri liên quan đến Lý học Đông phương; đó là: Sự hội nhập toàn cầu dẫn đến một quyền lực tập trung cho toàn thế giới, mà Hoa Kỳ mặc nhiên là đương kim bá chủ trên thực tế. Từ thực tế này, mặc nhiên Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, sau khi những quy luật tự nhiên về kinh tế, xã hội, các phương tiện kỹ thuật phù hợp cùng hướng tới sự hội nhập này. Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - đã được Lý học Đông phương thông báo trước - cũng không nằm ngoài quy luật phát triển này, mà tôi đã mô tả bằng hình ảnh "sự lột xác để phát triển". Có thể nói: Hầu hết sự lột xác để tiến hóa là thành công, nếu quan sát sự lột xác của các sinh vật trong tự nhiên. Nhưng không phải không có ngoại lệ. Cho đến nay, sự hội nhập toàn cầu vẫn đang diễn ra và chưa hoàn tất, mọi người đều thấy rõ điều này. Chính những diễn biến này - là tổng hợp mọi hệ quả của một lịch sử của cả nên văn minh - đã dẫn đến tình trạng như hiện nay: Sự đối đầu Mỹ Trung để quyết định ngôi vị bá chủ thế giới. Cho dù về lý thuyết Trung Quốc xác nhận chấp nhận sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ - trừ quyền lợi quốc gia. Nếu như đấy là một nước nhỏ như Indonesia, hoặc một trong các Đồng minh của Hoa Kỳ, mà phát biểu câu này thì không có vấn đề gì. Vì đối với các Đồng Minh của Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia của họ và của chính Hoa Kỳ đã có những nền tảng đồng nhất, nó sẽ không mang tính đối kháng; hoặc một nước nhỏ thì không quá quan trọng. Nhưng đây là Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (Sau khi Nhật Bản tụt hạng vì trận động đất hủy diệt) và tham vọng bá chủ đã lộ liễu qúa rõ trên thực tế; dù giải thích bằng cách nào. Biển Đông chỉ là một sự thể hiện có tính hiện tượng của bản chất cho sự đối đầu trện thực tế này. Nhưng nó sẽ là ngòi dẫn nổ cho thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Đây cũng chính là nguyên nhân để tôi nhiều lần nói rằng: Trung Quốc đã sai lầm có tính chiến lược quốc gia khi đụng tới Việt Nam. Nếu như không mắc sai lầm này, lịch sử của nhân loại sẽ thay đổi. Âu cũng là cái số. Bây giờ đã quá muộn và cuộc gặp mặt lần này chỉ có một thực tế duy nhất và không thể xảy ra với giả thuyết rằng: ngài Tập chấp thuận rút hết lực lượng trên biển Đông và chấp nhận một cuộc đối thoại quốc tế về vấn đề này - theo đề nghị của ngài Obama. Chuyện này sẽ không thể xảy ra. Bởi vì, nếu chấp thuận chuyện này, ngài Tập gần như không còn cách nào để giải thích với các lực lượng trong nước về quyết định có tính giả thuyết đầy lãng mạn và huyền thoại như vậy. Bởi vậy, đây chính là đoạn không thể thương lượng trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lịch sử này. Ngoại trừ phép màu quyết định xảy ra giả thuyết mà tôi đã trình bày ở trên. Đương nhiên, khi đã xác định rằng: "Mâu thuẫn không thể giải quyết", thì trên ngôn ngữ ngoại giao sẽ được giải thích chung chung bằng quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới của cả hai bên và những giải pháp tốt nhất sẽ được thực hiện để bảo đảm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Đương nhiên là theo cách hiểu và cách nghĩ của mỗi bên. Như vậy, vấn đề thứ nhất trong 6 đề tài chủ yếu của cuộc gặp mặt đã được xác định. 1/ Biển Đông Trung Quốc đang thách thức các quốc gia láng giếng trong khu vực khi nước này tăng cường bồi đắp đảo nhân tạo nhằm tuyên bố chủ quyền về các rặng san hô và các bãi đá ngầm tại Biển Đông. Cho đến nay Bắc Kinh đã bồi đắp khoảng 1.213,8 ha trong vòng hơn 1,5 năm qua, tàn phá môi sinh quanh khu vực bồi đắp. Trong khi đó, Mỹ không nằm trong các nước tham gia tranh chấp tại Biển Đông. Mỹ liên tục chỉ trích Trung Quốc về những hoạt động bồi đắp trên, cho rằng các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo đang làm gia tăng căng thẳng và đe dọa an ninh hàng hải tại Biển Đông. Các nhà lập pháp Mỹ đã liên tục gây sức ép đối với hải quân Mỹ trong việc triển khai lực lượng tuần tra áp sát các đảo nhân tạo để tỏ rõ Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên. Vấn đề thứ hai trong cuộc gặp thượng đỉnh này, là khí hậu toàn cầu. 2/ Biến đổi khí hậu Trung Quốc và Mỹ là hai cường quốc xả thải lớn nhất thế giới, tác nhân trực tiếp gây ra quá trình nóng lên của trái đất. Do vậy, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ cần hai cường quốc bắt tay nhau để tìm lời giải chung. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ra thông báo chung cam kết giảm thải, trong một động thái nhằm hối thúc lãnh đạo các quốc gia khác cùng chung tay để giải quyết vấn đề trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Paris, Pháp nhằm đi đến một hiệp định chung. Trung Quốc và Mỹ đều tuyên bố sẽ nghiên cứu và yêu cầu các thành phố lớn giảm khí thải nhà kính. Có thể nói đây là đề tài quốc tế mà bất cứ một chính khách ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, dù là siêu cường hay không đều rất ủng hộ. Bởi vậy, cần xác định ngay rằng: Với hai vị đứng đầu hai quốc gia lớn nhất của thế giới sẵn sàng đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này. Có thể nói đây chính là món quà mà Thượng Đế ban cho cuộc gặp thưởng đỉnh này để họ có thể tươi cười với nhau và cụng ly rôm rả với những lời lẽ ngoại giao khách sáo. Nó cũng có thể là nguyên nhân để những dân thường và những chính khách phường trong quán trà 5xu, tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần đến nhau trong những vấn đề mà cả hai đều quyết tâm. Tất nhiên nó sẽ là một trong những mặt được nhấn mạnh để giữ mẽ cho nhau trong cuộc gặp thượng đỉnh đầy gay cấn này, khi về danh nghĩa Washinhton đón tiếp ngài Tập như một thượng khách quốc gia. Vấn đề thứ ba khá học búa, chính là an ninh mạng. 3/ An ninh mạng Các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ đang là vấn đề nóng hổi trong khi Trung Quốc đang bị nghi là thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu của hàng triệu quan chức chính phủ Mỹ. Các cuộc tấn công này khác xa so với các cuộc tấn công mạng thông thường. Phía Mỹ cáo buộc chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn cho các cuộc tấn công trên vì lợi ích kinh tế của các công ty của Trung Quốc. Tháng 5 năm ngoái, các nhà chức trách Mỹ đã ra phán quyết hình sự đối với 5 kẻ tấn công mạng quốc tịch Trung Quốc với lý do đánh cắp thông tin từ các công ty Mỹ. Tất nhiên đây cũng là một đề tài rất gay cấn. Mặc dù thực tế nó chỉ đứng hàng thứ hai sau Biển Đông. Bởi vì, về mặt hình thức, ngài Tập sẽ phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ về những cuộc tấn công mạng của Trung Quốc. Không ai thấy "ma đi ăn cỗ". Ngài Obama cũng không thể trưng ra những hồ sơ dày cộp với những bằng chứng không thể chối cãi, chi tiết đến từng hành vi những con người thực hiện. Nhưng chắc chắn khi đó, ngài Tập sẽ long trọng xác định rằng: Nó không phải chủ trương của nhà nướcTrung Hoa. Trong khi đó, ngài Tập cũng trên lý thuyết xác nhận một sự cam kết hợp tác chặt chẽ về vấn đề này với Hoa Kỳ. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì đây có thể là một lời hứa ngưng tấn công mạng. Nhưng điều đó lại không phản ánh một thực tại đã diễn ra và không thể có gì sẽ bảo đảm cho một tương lai tấn công mạng tinh vi hơn ở cả hai bên. Cho dù sau đó có những văn bản cam kết rất long trọng của hai quốc gia. Mặc dù thực tế là như vậy, nhưng vì tính chính danh, cả hai bên đều sẽ dễ đi đến một đồng thuận chung chung kiểu khen nhau tử tế và cam kết sẽ làm toàn những chuyện toàn từ tốt đẹp cho những vấn đề liên quan. Tất nhiên, sau đó cử tọa có thể nâng ly để chúc mừng những thỏa thuận đạt được. Vấn đề thứ tư là kinh tế và mối liên hệ giữa hai siêu cường nhất nhì thế giới. 4/ Kinh tế Thương mại hai chiều hàng năm giữa Trung Quốc và Mỹ đạt gần 600 tỷ USD. Điều này cho thấy quan hệ về kinh tế và thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng sâu rộng và cán cân đang nghiêng về phía Bắc Kinh. Mỹ đã từ lâu hối thúc Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào cầu tiêu dùng nội địa thay vì dựa vào xuất khẩu và đầu tư như hiện nay. Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc mở cửa hơn nữa cho các công ty của Mỹ thâm nhập thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện những bước đi thận trọng về cải cánh kinh tế theo cơ chế thị trường. Sự chậm chạp cải cách trên đã gây ra hệ lụy của sự suy giảm kinh tế nước này. Gần đây nhất, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường tài chính bằng cách bơm nhiều tỉ USD nhằm ngăn chặn sự suy giảm của thị trường chứng khoán và liên tiếp phá giá Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Điều này khiến giới đầu tư đặt nghi vấn về cách điều hành kinh tế của Bắc Kinh và là nguyên nhân chính gây ra sụt giảm của thị trường tài chính toàn cầu. Đây là điều mà Bắc Kinh luôn nhấn mạnh và là "củ cà rốt" chính để thương thuyết trong quan hệ hai bên cùng tồn tại và "cùng thắng". Món quà đầu tiên thể hiện thiện chí và để chứng minh một cách sơ sài, đó là một hợp đồng lên đến chục tỷ Dollar mua máy bay Boeing. Nhưng Hoa Kỳ thì thừa hiểu củ cà rốt này có từ đâu. Bởi vậy ngài Obama đã rất thẳng thắn khi phát biểu rằng: Trung Quốc đã ngồi chung xe với chung ta quá lâu". Và để thể hiện điều này, nó đã được hoan nghênh bằng một buổi tiệc với món ăn Nhật và chai rượu vang mắc nhất giá 15 Dollar. Nhưng cũng vì tính chính danh chính trị. Tất nhiên Hoa kỳ sẽ hoan nghênh một Trung Quốc phát triển trong hòa bình và lại có lý do để nâng cốc cho một cuốc sống thịnh vượng cho toàn thế giới trong tương lai, khi hai siêu cường nhất trí cao trong việc giải quyết các vấn nạn kinh tế mà hai bên đều lấn cấn. Vấn đề tiếp theo: 5/ Nhân quyền Từ khi lên nắm quyền, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngăn cản việc thành lập xã hội dân sự tại Trung Quốc. Đây là một phần của chủ trương của ông nhằm ngăn chặn tự do theo kiểu phương Tây trong một xã hội thịnh vượng và kết nối tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát hoạt động của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Tây Tạng và vùng Tân Cương. Trong khi chính quyền Tổng thống Obama lại chỉ trích đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc và hối thúc vào tháng trước rằng Bắc Kinh cần cải thiện vấn đề nhân quyền. Có lẽ đây là một khái niệm được tất cả thế giới văn minh đều ủng hộ. Bởi vậy, cho dù có những bất đồng trên thực tế về những sự việc cụ thể, như trong đoạn trích dẫn trên - thì - họ vẫn có một sự chia sẻ với nhau và lại cụng ly chúc mừng cho sự nhất trí cao về một quyền con người nói chung cho cả thế giới và xem xét các khác biệt do tính đặc thù của từng quốc gia, để đi đến một đồng thuận cao trong tương lai. Về mặt lý thuyết nó sẽ xảy ra như vậy. Vấn đề cuối cùng được nêu ra là: 6/ Triều Tiên Triều Tiên gần đây tuyên bố nối lại thử hạt nhân trong dịp kỷ niệm lần thứ 70 của Đảng Lao động Triều Tiên cũng như việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Điều này đang gây trở ngại cho mối quan hệ bang giao truyền thống của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh cũng như khiến Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau để tìm lời giải cho vấn đề Triều Tiên. Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ thảo luận giải pháp nhằm ngăn chặn sự khiêu khích tiếp theo của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc vẫn còn chia rẽ về vấn đề này. Mỹ muốn Trung Quốc áp dụng các đòn phạt kinh tế Triều Tiên trong khi Trung Quốc lại muốn Mỹ nối lại vòng đàm phán 6 bên cho vấn đề Triều Tiên. Có lẽ đây là một cái cớ được nêu ra để gây sức ép với Bắc Kinh, nhiều hơn là một thực tế, khi trên danh nghĩa, Bắc Kinh đã thừa nhận Bắc Triều Tiên đã không còn nằm trong vùng kiểm soát của họ. Và tất nhiên, trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ dễ dàng cam kết đồng thuận với Hoa Kỳ để kiềm chế Bắc Triều tiên, khi họ đã xác định thừa nhận sự chỉ đạo của Hoa Kỳ trong những quyết định quan trọng của thế giới. Như vậy về lý thuyết, ngài Tập sẽ được hoan nghênh của Nhà Trắng khi phát biểu về những cam kết phi hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, đây lại là lý do nữa để hai bên nâng cốc - lần này là rượu tương đối xịn - chúc mừng cho hòa bình thế giới - vốn là điều mà lão Gàn cũng ủng hộ lâu năm. Hì. Thưa quý vị và anh chị em. Như vậy, còn lại chỉ là vấn đề biển Đông. Hay nói chính xác hơn: Đó là hình thức trực quan nhất mà cả mọi người từ phó thường dân dự khuyết hạng hai như lão Gàn, cho đến những nguyên thủ quốc gia, đều nhận thấy rằng đó là sự thể hiện tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Một vấn đề mà ngài Tập không thể lùi trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Nhưng ngài Obama cũng không thể đốp chát một cách thẳng thắn một vị nguyên thủ quốc gia được đón tiếp vào hàng thượng khách của Hoa Kỳ, ít nhất về tính chính danh. Cho nên, để cuộc gặp này trong một bầu không khí căng thẳng như ở làng Vũ Đại sẽ không xảy ra. Cho nên, cùng lắm là ngài Obam chỉ có thể bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với những cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, mà ngài Tập sẽ long trọng cam kết. Bởi vậy, cùng lắm nó cũng là một nguyên nhân nữa để dẫn đến một sự nhất trí cam kết bảo vệ hòa bình quốc tế ở đây. Nhưng đây sẽ là một chỗ hổng lớn nhất cho những cam kết quốc tế trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia. Nhưng hành vi cụ thể sẽ chưa được giải quyết. Cho nên, đây cũng là nguyên nhân để những tướng lĩnh trong quân đội Trung Hoa thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ những gì mà nước này chiếm được lần lượt từ nhiều năm qua. Đây cũng là nguyên nhân để ngài Tập đến Hoa Kỳ không mang theo một nhà lãnh đạo quân sự nào. Tất nhiên, trong bối cảnh này, Hoa kỳ và Trung Quốc cũng lại sẽ có những câu tuyên bố rất mơ hồ theo kiểu "cơ sở khoa học" và ngay sau đó sẽ là hành động của mỗi bên theo cách hiểu của mình. Tất nhiên y phục của ngài Tập sẽ không mặc màu đen như các nhà ngoại giao truyền thống thường mặc, mà nó có thể là xanh bleur gần như đen với chiếc calavat cũng màu xanh biển để thế hiện sự hướng tới hòa bình. Cuộc gặp sẽ kết thúc trong một không khí mà bề ngoài không mấy căng thẳng, nhưng nó cũng chẳng làm thay đổi được gì trong tình hình hiện nay. Mọi việc sẽ tiếp tục theo lời tiên tri Ất Mùi 2015 mà lão Gàn đã phát biểu: "Tình hình biển Đông sẽ căng thẳng vào cuối năm". Kết luận cuối cùng là: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Mặc dù vẫn có đầy đủ những nghi lễ quốc gia. Nó có tác dụng giới thiệu cho loại rượu Thiệu Phong gì đó cho những bợm nhậu trên thế giới, có thể tìm mua, nhiều hơn là một sự thay đổi thế giới thực sự. Bởi vì, bản chất của vấn đề là "Ai sẽ là bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu, sẽ bắt đầu trong tương lai?" - thì lại không phải tính chính danh để có thể nói chuyện trong một cuộc gặp này. Tất nhiên, hai ngài không thể "Oẳn tù tì" để xác định ngôi bá chủ thế giới. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Viết xong vào quẻ Khai Vô Vong. giờ Dậu ngày Tam nương sát 13. 8. Ất Mùi Việt lịch. Lão Gàn Thiên Sứ ========================== Tư liệu tham khảo: Quân đội Trung Quốc bất ngờ tung đòn “trợ lực” ông Tập ở Mỹ Thứ sáu, 25/09/2015, 14:17 (GMT+7) (Quốc tế) - Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị bước vào hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Barack Obama thì đại diện quân đội Trung Quốc bất ngờ lên tiếng chỉ trích Mỹ. >> Ngờ vực về an ninh mạng "bó cứng" thượng đỉnh Mỹ - Trung >> Tập Cận Bình đã bộc lộ ý định thật với Mỹ trong diễn văn >> Tổng thống Mỹ Obama chào "ni hao" với Chủ tịch Trung Quốc >> "Sáng kiến" của ông Tập Cận Bình thất bại vì bành trướng Biển Đông >> Không viên tướng nào tháp tùng Tập Cận Bình thăm Mỹ và âm mưu của Lầu Bát Nhất Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Phó cục trưởng Cục sự vụ thông tin Bộ quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm 24/9 đã đưa ra phản ứng đối với các tuyên bố của Mỹ về biển Đông. Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi đến nhà khách Blair House bên trong Nhà Trắng đêm 24/9. Ảnh: Xinhua Ngô Khiêm lặp lại luận điệu của ông Tập trong bài phỏng vấn mới đây vói tờ Wall Street Journal (Mỹ): “Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam-PV) là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc luôn luôn là người bảo vệ và duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Quân đội Trung Quốc kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên biển, đồng thời nỗ lực bảo vệ an ninh, ổn định khu vực xung quanh. Trung Quốc thúc giục các bên liên quan cẩn thận trong hành động và phát ngôn, làm nhiều hơn các hành động có lợi cho sự ổn định khu vực biển Đông.” Theo Hoàn Cầu, phản ứng của Lầu Bát Nhất nhằm đáp trả Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice, người trước đó đã công khai chỉ trích Bắc Kinh “khiêu khích, khơi dậy tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông”. Bà Rice tỏ rõ thái độ cho thấy Washington sẽ hành động theo luật pháp quốc tế, tiếp tục triển khai các hoạt động trên biển và trên không, tham dự tác chiến ở biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục nỗ lực để được thông qua việc điều tàu chiến, máy bay chiến đấu vào hải vực 12 hải lý của các đảo, đá nhân tạo bị Trung Quốc xâm chiếm phi pháp trên biển Đông. Đáng chú ý là, quân đội Trung Quốc đưa ra phản ứng trên đúng vào thời điểm ông Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến công du Mỹ – sự kiện ngoại giao được Bắc Kinh xem là quan trọng nhất trong năm 2015. Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD) Nguyễn Ngọc Trường đánh giá động thái của quân đội Trung Quốc để “trợ lực” cho ông Tập trong cuộc đàm phán với Washington. “Tuyên bố của quân đội Trung Quốc không có gì đáng gọi là quyết liệt hay bất ngờ. Đây là một luận điệu ‘cổ điển’ và mang hơi hướng bá quyền. Giọng điệu cứng rắn về quân sự là nhằm mục đích hỗ trợ cho cuộc đàm phán ngoại giao tại Washington theo kiểu ‘vừa đấm vừa xoa’.” – ông Trường phân tích. Theo ông Trường, phát ngôn từ quân đội Trung Quốc có ý nghĩa không khác với tuyên bố ngang ngược trước đây của Ngoại trưởng Vương Nghị tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 6. Ông Vương trắng trợn khẳng định: “Trung Quốc không mở rộng hay thu hẹp yêu cầu về chủ quyền (phi pháp-PV) đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ có tội với tổ tiên.” Ông Nguyễn Ngọc Trường bình luận: “Nói như ông Vương, vậy các quốc gia khác trong khu vực không có tổ tiên hay con cháu? Đó chỉ là giọng điệu của kẻ lớn, kẻ mạnh muốn áp đặt quan điểm phi lý lên những người khác mà thôi.” 6 vấn đề “nóng” trên bàn nghị sự lãnh đạo Mỹ, Trung Thứ ba, 22/09/2015 - 21:38 Dân trí Sáu vấn đề “nóng” bao gồm an ninh mạng, Biển Đông, biến đổi khí hậu cho tới nhân quyền, kinh tế và Triều Tiên sẽ nằm trong chương trình nghị sự giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ của ông Tập vào ngày 25/9. Mục tiêu chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khó tạo đột phá ngoại giao Chủ tịch TRUNG QUỐC Tập Cận Bình và Tổng thống HOA KỲ Obama (ảnh: AP) An ninh mạng Các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ đang là vấn đề nóng hổi trong khi Trung Quốc đang bị nghi là thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu của hàng triệu quan chức chính phủ Mỹ. Các cuộc tấn công này khác xa so với các cuộc tấn công mạng thông thường. Phía Mỹ cáo buộc chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn cho các cuộc tấn công trên vì lợi ích kinh tế của các công ty của Trung Quốc. Tháng 5 năm ngoái, các nhà chức trách Mỹ đã ra phán quyết hình sự đối với 5 kẻ tấn công mạng quốc tịch Trung Quốc với lý do đánh cắp thông tin từ các công ty Mỹ. 5 nghi phạm tấn công an ninh mạng (ảnh: AFP) Biển Đông Trung Quốc đang thách thức các quốc gia láng giếng trong khu vực khi nước này tăng cường bồi đắp đảo nhân tạo nhằm tuyên bố chủ quyền về các rặng san hô và các bãi đá ngầm tại Biển Đông. Cho đến nay Bắc Kinh đã bồi đắp khoảng 1.213,8 ha trong vòng hơn 1,5 năm qua, tàn phá môi sinh quanh khu vực bồi đắp. Trong khi đó, Mỹ không nằm trong các nước tham gia tranh chấp tại Biển Đông. Mỹ liên tục chỉ trích Trung Quốc về những hoạt động bồi đắp trên, cho rằng các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo đang làm gia tăng căng thẳng và đe dọa an ninh hàng hải tại Biển Đông. Các nhà lập pháp Mỹ đã liên tục gây sức ép đối với hải quân Mỹ trong việc triển khai lực lượng tuần tra áp sát các đảo nhân tạo để tỏ rõ Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên. Trung Quốc đang ráo riết xây dựng ở Biển Đông (Ảnh: AFP) Biến đổi khí hậu Trung Quốc và Mỹ là hai cường quốc xả thải lớn nhất thế giới, tác nhân trực tiếp gây ra quá trình nóng lên của trái đất. Do vậy, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ cần hai cường quốc bắt tay nhau để tìm lời giải chung. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ra thông báo chung cam kết giảm thải, trong một động thái nhằm hối thúc lãnh đạo các quốc gia khác cùng chung tay để giải quyết vấn đề trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Paris, Pháp nhằm đi đến một hiệp định chung. Trung Quốc và Mỹ đều tuyên bố sẽ nghiên cứu và yêu cầu các thành phố lớn giảm khí thải nhà kính. Biến đổi khí hậu tại bang Alaska, Mỹ (ảnh: AP) Kinh tế Thương mại hai chiều hàng năm giữa Trung Quốc và Mỹ đạt gần 600 tỷ USD. Điều này cho thấy quan hệ về kinh tế và thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng sâu rộng và cán cân đang nghiêng về phía Bắc Kinh. Mỹ đã từ lâu hối thúc Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào cầu tiêu dùng nội địa thay vì dựa vào xuất khẩu và đầu tư như hiện nay. Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc mở cửa hơn nữa cho các công ty của Mỹ thâm nhập thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện những bước đi thận trọng về cải cánh kinh tế theo cơ chế thị trường. Sự chậm chạp cải cách trên đã gây ra hệ lụy của sự suy giảm kinh tế nước này. Gần đây nhất, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường tài chính bằng cách bơm nhiều tỉ USD nhằm ngăn chặn sự suy giảm của thị trường chứng khoán và liên tiếp phá giá Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Điều này khiến giới đầu tư đặt nghi vấn về cách điều hành kinh tế của Bắc Kinh và là nguyên nhân chính gây ra sụt giảm của thị trường tài chính toàn cầu. Nhân quyền Từ khi lên nắm quyền, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngăn cản việc thành lập xã hội dân sự tại Trung Quốc. Đây là một phần của chủ trương của ông nhằm ngăn chặn tự do theo kiểu phương Tây trong một xã hội thịnh vượng và kết nối tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát hoạt động của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Tây Tạng và vùng Tân Cương. Trong khi chính quyền Tổng thống Obama lại chỉ trích đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc và hối thúc vào tháng trước rằng Bắc Kinh cần cải thiện vấn đề nhân quyền. Triều Tiên Triều Tiên gần đây tuyên bố nối lại thử hạt nhân trong dịp kỷ niệm lần thứ 70 của Đảng Lao động Triều Tiên cũng như việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Điều này đang gây trở ngại cho mối quan hệ bang giao truyền thống của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh cũng như khiến Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau để tìm lời giải cho vấn đề Triều Tiên. Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ thảo luận giải pháp nhằm ngăn chặn sự khiêu khích tiếp theo của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc vẫn còn chia rẽ về vấn đề này. Mỹ muốn Trung Quốc áp dụng các đòn phạt kinh tế Triều Tiên trong khi Trung Quốc lại muốn Mỹ nối lại vòng đàm phán 6 bên cho vấn đề Triều Tiên. Vũ Duy Theo AP/SCMP 12 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2015 PS: Có lẽ tôi phải nói thêm rằng: Quốc gia có lợi nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh này chính là Hoa Kỳ. Qua cuộc gặp này, họ muốn thể hiện tính chính danh và trách nhiệm với thế giới của ngôi vị bá chủ hoàn cầu trong tương lai, thông qua sự thể hiện nghi lễ tiếp đãi long trọng với ngài Tập. Nếu không có sự thỏa thuận nào rõ ràng - thì trách nhiệm sẽ thuộc về Trung Quốc. Tất nhiên trong trường hợp bổ sung này chỉ là hệ quả của kết luận rằng: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, nếu nó dự báo đúng. Chậm lắm thì hai ngày sau, chúng ta sẽ có kết quả. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites