Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông vài ngày rồi rút sớm?

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa vài ngày lấy lệ bởi không muốn đối đầu với Trung Quốc?
 

Nước đôi

Reuters ngày 24/10 đưa tin, Mỹ có kế hoạch phái tàu chiến hoặc máy bay quân sự tuần tra xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) phạm vi 12 hải lý trong vòng một vài ngày.

Động thái này được phía Mỹ cho là hành động bảo vệ tự do, an ninh hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế.

 

my-se-tuan-trabien-dong-vai-ngayvi-som-t

Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth đã từng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông tháng 5/2015.

 

Trong khi đó, hàng loạt báo đưa tin Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, tuyên bố rằng việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Đô đốc Swift nhấn mạnh rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này song các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.

Bên cạnh đó, ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và trong tương lai.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Myles Caggins cho biết, quan điểm của chính quyền Mỹ được thể hiện rõ nét nhất qua tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington hồi tháng trước rằng: “Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu thuyền, máy bay tới bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tin rằng Mỹ sẽ tuần tra thường xuyên 12 hải lý quanh 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải cẩn thận khi quyết định can thiệp vào hoạt động tuần tra của Mỹ, dù trước đây cả hai đã từng có va chạm.

"Tôi biết Hoa Kỳ không muốn hậu quả đó. Không ai muốn tạo cơ hội cho Trung Quốc có một vùng cấm đi lại mới và một lãnh hải hiệu quả ở nơi họ không thể được hưởng", bà Bonnie nói.

Cùng quan điểm này, ông Ian Storeyheo, chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho hay: "Hành động này sẽ không chỉ diễn ra một lần duy nhất. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên Biển Đông”.

 

Nói mạnh nhưng không cụ thể

Trong khi đó, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố Mỹ sẽ thử thách những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông sau nhiều tháng Quốc hội và quân đội Mỹ thúc giục. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ không đưa ra thời gian cụ thể tiến hành hoạt động tuần tra.

“Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ mục đích của việc làm này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu hồi đầu tuần.

Trái lại, trong tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh Bắc Kinh "sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm không phận và lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc trên Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không”.

Giới chuyên gia đều nhận định động thái đưa tàu tuần tra tới các đảo nhân tạo trong vài ngày của Mỹ sẽ gây căng thẳng chính trị và quân sự giữa hai nước, đồng thời Mỹ sẽ có khả năng không thành công trước mưu đồ Trung Quốc ở Biển Đông.

 

my-se-tuan-trabien-dong-vai-ngayvi-som-t

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

 

Chuyên gia an ninh Zhang Baohui tại Đại học Lingnan Hong Kong nhận định “leo thang căng thẳng” là điều khó tránh khỏi khi mà Trung Quốc sẽ đưa ra những hành động phản ứng nhằm ngăn chặn kế hoạch tuần tra của Mỹ.

Thay vì bảo vệ quyền từ do hàng hải, ông Zhang cho rằng Bắc Kinh sẽ nhìn nhận hành động của Mỹ dưới góc độ là một trong những địch thủ nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng tới nền an ninh nước này.

Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

“Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ-Trung sẽ diễn ra như thế nào”, ông Bateman nhận định.

Vũ Phong

=======================

BÀN CHƠI CHO VUI

Điếu mựa! Cứ tưởng lão Gàn củ chuối mới "bàn chơi". Ai ngờ mấy trự bình lựng quốc tế được mô tả trong bài báo này cũng bàn chơi cho vui cả. Thí dụ như trự này:

Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

“Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ-Trung sẽ diễn ra như thế nào”, ông Bateman nhận định.

 

Nói thế thì nói làm điếu gì?

Làm điếu gì có chuyện Hoa Kỳ cho tàu thủy lượn lờ vài vòng rồi rút?!

"Biển rất hẹp. Không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đó là thông điệp của con khỉ mặt nâu cao ngòng, nói với con voi trắng to béo, mắt bé bé trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ, sản xuất vào năm 2012, đã được dịch ra tiếng Việt, mà lão đã đưa lên topic này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên hợp quốc - ngọn hải đăng cho toàn nhân loại

Thứ bảy, 24/10/2015 - 11:56

     

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc (24/10/1945 – 24/10/2015), Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh tổ chức này vẫn luôn là một ngọn hải đăng cho toàn nhân loại và lá cờ màu xanh của Liên hợp quốc vẫn là biểu ngữ của niềm hy vọng.

 

 

lien-hop-quoc-ngon-hai-dang-cho-toan-nha

Lá cờ của Liên hợp quốc (Ảnh: UN)

 

Ngày 24/10 hàng năm được chọn là Ngày Liên hợp quốc kể từ năm 1948. Đến năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định, ngày này trở thành một ngày kỷ niệm của tất cả các quốc gia thành viên. Trải qua hơn nửa thế kỷ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nỗ lực làm phong phú thêm trang lịch với nhiều ngày tháng kỷ niệm đáng ghi nhớ như: Ngày Nhân quyền, Ngày Tài nguyên nước, Ngày Lương thực, Ngày xóa đói giảm nghèo… Những dấu mốc này góp phần thu hút sự chú ý của mọi người tới các vấn đề còn tồn tại trên thế giới và thúc đẩy nhân loại cùng nhau tìm cách giải quyết hiệu quả.

Ngày 24/10 năm nay, các quốc gia trên thế giới cùng tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc. Từ 51 quốc gia thành viên, nay đã tăng lên 193 quốc gia, giờ đây, Liên hợp quốc thực sự trở thành tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất, là nền tảng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Trong suốt 70 năm vừa qua, Liên hợp quốc luôn giữ vững vai trò hàng đầu trong các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng, góp phần to lớn vào việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xây dựng hòa bình và hướng tới phát triển bền vững cho thế giới.

Trong thông điệp được công bố một ngày trước Ngày Liên hợp quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon tuyên bố nêu rõ: “Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, lá quốc kỳ là một biểu tượng của niềm tự hào và lòng yêu nước. Nhưng có một lá cờ duy nhất thuộc về tất cả mọi người. Lá cờ màu xanh của Liên hợp quốc là một biểu ngữ của niềm hy vọng…”.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, kỷ niệm 70 năm thành lập là cơ hội để hoan nghênh sự cống hiến và tôn vinh rất nhiều người, trong đó có những người đã hy sinh cao cả khi làm nhiệm vụ. Ông Ban Ki-moon cũng một lần nữa nhắc lại rằng mỗi ngày, Liên hợp quốc đang cung cấp thức ăn và nhà ở cho những người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ, tiêm phòng cho các trẻ em đáng lẽ sẽ có thể tử vong vì những căn bệnh có thể phòng ngừa được và bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính hoặc khuynh hướng tình dục. "Những binh lính gìn giữ hòa bình của chúng tôi có mặt trên tuyến đầu trong các cuộc xung đột; những trung gian của chúng tôi đưa các bên tham chiến vào bàn đàm phán hòa bình; những nhân viên cứu trợ nhân đạo của chúng tôi bất chấp các tình huống nguy hiểm để trợ giúp, cứu được nhiều mạng sống" – ông nói.

Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và hành động quốc tế tập thể đáng tiếc lại chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, theo ông, không có một quốc gia cũng như một tổ chức nào có thể một mình đơn độc loại bỏ được những thách thức hiện tại. “Liên hợp quốc được mở ra cho tất cả 7 tỷ người, những người đang xây dựng nên gia đình nhân loại, và chăm sóc trái đất, ngôi nhà duy nhất của chúng ta” – Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc, gần 300 di tích mang tính biểu tượng ở khoảng 75 quốc gia, từ Nhà hát Opera Sydney ở Australia, cho đến các Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro và tòa nhà Empire State Building ở New York, sẽ được chiếu sáng trong màu xanh, màu sắc của Liên hợp quốc.

Theo Khánh Linh 

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

=============================

Những gì lão phán ở bài viết này thì không phải là bàn chơi cho vui. Mà là phát biểu nghiêm túc. Với những ai thường xuyên xem topic này thì chắc chắn biết rằng: Đã không dưới nửa tá lần lão phát biểu rằng: Cuộc hội nhập toàn cầu tất yếu sẽ xảy ra và nó phải có một tổ chức quốc tế đủ mạnh và có quyền lực để điều khiển cái thế giới này; hoặc là phải có một nước làm bá chủ thế giới để điều khiển nó. Bởi vậy, Liên Hiệp Quốc chính là tiền đề cho giải pháp thứ nhất và "Canh bạc cuối cùng" sẽ dẫn đến giải pháp thứ hai.

Thượng Đế sẽ quyết định cái gì sẽ xảy ra. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Dù thế giới này hội nhập như thế nào - với quyết định của Thượng Đế - thì nó cũng cần một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại và ứng cử viên duy nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.

Bởi vì phải có một lý thuyết thống nhất thì mới tập hợp và giải thích tất cả từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi sự vận động của vật chất - từ những thiên hà khổng lồ cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất  - và mọi hành vi của con người.

SW Hawking đã phát biểu - đại ý: "Nếu chúng ta phát hiện ra lý thuyết thống nhất thì chính những quy luật vũ trụ nhận thức được từ lý thuyết này, sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta" - Đây chính là điều mà từ lâu lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt đã chứng tỏ những quy luật vũ trụ được ứng dụng qua câu: "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết".

Nhưng điều kiện tiên quyết vẫn cứ phải là: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý. Còn không phải như vậy thì chúng ta đành phải chờ đợi cho đến khi lời tiên tri của bà Vanga ứng nghiệm:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, cho đến khi dân tộc Arsyria bị tiêu diệt".

 

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc định lừa Mỹ thừa nhận yêu sách lãnh thổ bành trướng"

Hồng Thủy

26/10/15 06:26

 

(GDVN) - Hoa Kỳ lo ngại rằng "quan hệ nước lớn mô hình mới" mà Tập Cận Bình đưa ra là một mưu đồ thiết kế để lừa Mỹ thừa nhận yêu sách bành trướng lãnh thổ.

 

Ryan Pickrell, một nghiên cứu sinh Mỹ đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ về quan hệ quốc tế tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 26/10 bình luận trên The National Interest, cuộc đấu tranh quyền lực chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần như chắc chắn sẽ được định đoạt ở Biển Đông. Xung đột giữa một cường quốc lâu đời và một sức mạnh đang lên được nhiều học giả tin rằng sẽ không thể tránh khỏi.

 

tap_can_binh_ap.jpg

Ông Tập Cận Bình, ảnh: AP.

 

Tập Cận Bình đưa ra đề xuất "quan hệ nước lớn mô hình mới" là để lừa Mỹ thừa nhận yêu sách lãnh thổ bành trướng

 

Trung - Mỹ đang tiến nhanh tới một giới hạn mà hai bên không thể quay trở lại, ngoại giao truyền thống không giải quyết được vấn vấn đề mà cả hai ngày càng có xu thế dựa vào sức mạnh quân sự. Điều này đặc biệt đúng ở Biển Đông, một trong những điểm tranh chấp lớn nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và cả hai đều không sẵn sàng thỏa hiệp. Cả hai đang chuẩn bị sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.

 

"Giải pháp" ổn định quan hệ Trung - Mỹ mà Bắc Kinh đề xuất là "quan hệ nước lớn mô hình mới", trong đó khuyến khích Hoa Kỳ và Trung Quốc tránh đối đầu, xung đột, tôn trọng hệ thống chính trị quốc gia của nhau, đặc biệt là tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Bắc Kinh đặc biệt nhiệt tình với đề xuất này và đưa ra trong mọi cuộc họp cấp cao, kể cả hội nghị thượng đỉnh. 

 

Chấp nhận "giải pháp" này, có nghĩa là Mỹ không chỉ phải chấp nhận sức mạnh, quyền lực và tác động ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài tăng lên ngang bằng với Mỹ, mà còn phải chấp nhận chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà Trung Quốc đang thổi bùng lên bên trong quốc gia của họ. Ngoài ra, mô hình này là phương tiện để Bắc Kinh thiết lập một luật chơi mới trong quan hệ Trung - Mỹ, mở ra cánh cửa mới ở châu Á với trật tự Trung Quốc là trung tâm.

 

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng trong tháng Chín, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố đề xuất "quan hệ nước lớn mô hình mới" sẽ là một nội dung thảo luận quan trọng trong cuộc họp. Tuy nhiên chẳng có bất kỳ tiến triển nào về đề xuất này của Bắc Kinh khi hội nghị kết thúc vì Mỹ tin rằng "quan hệ nước lớn mô hình mới" như cách Trung Quốc muốn không phải lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, Washington đã nhiều lần bác bỏ.

 

Bởi lẽ chấp nhận đề nghị này của Trung Quốc đồng nghĩa với việc đồng minh và đối tác của Mỹ thấy rõ Mỹ đang suy giảm và đánh mất vai trò. Mặt khác, chấp nhận "quan hệ nước lớn mô hình mới" mà Tập Cận Bình đề xuất có nghĩa là Mỹ phải tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

 

Hoa Kỳ lo ngại rằng "quan hệ nước lớn mô hình mới" mà Tập Cận Bình đưa ra là một mưu đồ thiết kế để lừa Mỹ thừa nhận yêu sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc và chia rẽ Mỹ với các đồng minh, đối tác chiến lược lâu dài của Trung Quốc.

 

Mỹ tôn trọng lợi ích cốt lõi của các quốc gia, nhưng đó là lợi ích hợp pháp và chính đáng chứ không phải bành trướng lãnh thổ. Cách tiếp cận của Washington với sự ổn định của quan hệ Trung - Mỹ gần giống như "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà Bắc Kinh đưa ra, đó là tránh cạnh tranh trong khu vực có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác, đồng thời phối hợp ở những nơi khác, vấn đề khác.

 

Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hoãn binh tạm thời, nhưng tệ hại ở chỗ nó tồn tại lâu hơn vai trò tác dụng của chính nó.

 

khong_quan.jpg

Trung Quốc ngày càng bành trướng, phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông, ảnh minh họa.

 

Biển Đông trở thành nơi Trung - Mỹ phân tài cao thấp

Trung Quốc và Hoa Kỳ bế tắc về sự ổn định chiến lược, sự cạnh tranh vẫn tiếp tục không được quản lý, kiểm soát và đối đầu đang dần phát triển thành xung đột. Các vấn đề đẩy mối quan hệ Trung - Mỹ vào xung đột có rất nhiều và đa dạng, nhưng nếu tìm kiếm vấn đề có khả năng dẫn đến đối đầu giữa 2 nước thì không có lựa chọn nào rõ ràng hơn Biển Đông.

 

Với Trung Quốc, yêu sách chủ quyền lãnh thổ (bành trướng vô lý, phi pháp) được xem như liên hệ đến sự tồn tại của chế độ vượt qua tất cả các tranh cãi và bất đồng khác. Ngược lại Hoa Kỳ xem tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ và những hành động theo đuổi, củng cố yêu sách của Trung Quốc là bành trướng, xâm lược chống lại các đồng minh, đối tác chiến lược của Mỹ cũng như đe dọa luật pháp và trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh.

 

Tháng 4 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói với Thường Vạn Toàn, người đồng cấp Trung Quốc: "Tất cả các bên nên kiềm chế các hành động khiêu khích và sử dụng các biện pháp đe dọa, ép buộc hay gây hấn để thúc đẩy yêu sách của mình. Tranh chấp phải được giải quyết một các hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".

 

Thường Vạn Toàn khi đó đã trả lời: "Tôi muốn nhắc lại rằng, vấn đề chủ quyền lãnh thổ là một lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Về vấn đề này chúng tôi sẽ không thỏa hiệp, không nhượng bộ. Không, ngay cả một chút vi phạm dù nhỏ bé cũng không được phép." Không có khả năng nào để thảo luận một cách công khai hoặc thỏa hiệp về vấn đề này đã dẫn đến sự leo thang căng thẳng.

 

Một trong những hậu quả sau cuộc gặp này là Trung Quốc đầu tư mạnh vào hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 thực thể (Bắc Kinh xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp năm 1988, 1995) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc từ bỏ hành động khiêu khích hiện tại vì nó đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

 

Bắc Kinh không những không nghe mà còn tăng thêm sự hiện diện quân sự trong khu vực (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Tháng Tám năm nay, Hoa Kỳ bắt đầu làm mới chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương của mình để bảo vệ tự do trên biển, ngăn ngừa xung đột và leo thang, thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

 

Mỹ đã nhiều lần tuyên bố tiến hành tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế trên vùng biển, vùng trời quốc tế ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể bị Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp thành đảo nhân tạo. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy người Mỹ có động tĩnh gì triển khai việc này.

 

Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc thì không giâu diễm nói rằng, nếu Mỹ tiến vào 12 hải lý quanh đảo nhân tạo, Trung Quốc sẽ phải đáp trả và không để yên. Quân đội Trung Quốc sẽ dùng vũ lực ngăn chặn, thậm chí là chiến tranh không thể tránh khỏi. Nói cách khác, Biển Đông đang là điểm giới hạn của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.

 

Kết quả của cuộc đấu tranh quyền lực chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần như chắc chắn sẽ được định đoạt ở Biển Đông. Vấn đề Biển Đông đang là chuyện cấp bách nhất trong quan hệ Trung - Mỹ, một bên sẽ lựa họn rút lui hoặc buộc phải rút lui, địa chính trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ không còn như trước nữa.

 

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Henry Kissinger:

Thảm họa hạt nhân là không thể tránh khỏi?

James Lewis (American Thinker)

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Henry Kissinger, theo tôi, vẫn là nhà phân tích chính sách đối ngoại thông thái nhất thế giới, vừa cho công bố trên tờ Wall Street Journal bài báo nhan đề: “Con đường đưa Trung Đông thoát khỏi sụp đổ”

Hôm nay bài viết này đang được mọi người trên khắp thế giới phân tích một cách cẩn trọng.

Tư tưởng quan trọng nhất của Kissinger: “Nếu vũ khí hạt nhân được chính thức hóa (ở Trung Đông), thì hậu quả thảm khốc là gần như không thể tránh được”.

Đúng thế, Obama và châu Âu đã vừa trao chìa khóa hạt nhân cho Iran, còn Saudi Arabia thì đang tìm người cung cấp. Pakistan đang bán. Chúng ta chưa bước chân vào khu vực “không thể tránh khỏi thảm họa” ư?

Những người theo phái tự do đầy ảo tưởng của chúng ta đã băng qua cái nghĩa địa này để bảo vệ Obama. Nhưng vị tổng thống tiếp theo sẽ không còn lựa chọn. Putin vừa nói rằng “trong đầu một số chính trị gia Mỹ toàn bã đậu” và đây hoàn toàn không phải là lời phỉ báng suông.

Khởi đầu, tiến sĩ Kissinger viết về sự sụp đổ của cán cân quyền lực ở Trung Đông. Và bởi vì ông viết những câu rất dài và khó hiểu, cần phải tập trung chú ý vào những ý chính.

1. “Cùng với việc Nga tiến vào Syria, cấu trúc địa chính trị đã tồn tại suốt bốn thập kỷ qua bắt đầu sụp đổ”.

2. Bốn quốc gia Ả Rập: Libya, Syria, Iraq và Yemen không còn hoạt động được nữa. Tất cả đều có nguy cơ bị Nhà nước Hồi giáo (IS) thâu tóm, mục tiêu của IS là trở thành vương quốc Hồi giáo toàn cầu, được cai trị theo luật Shariah.

3. Mỹ và phương Tây cần một chiến lược nhất quán. Nhưng hiện chúng ta không có chiến lược như thế.

4. Coi Iran là nhà nước bình thường là mơ ngủ. Trong tương lai, nước này có thể trở thánh như thế. Nhưng hiện nay, Iran “đang trên đường dẫn đến ngày tận thế”. Israel, cũng như phần còn lại của thế giới, đang lâm vào tình trạng rối loạn, đó là lý do vì sao Nga quyết định can thiệp quân sự chưa từng có tiền lệ vào Syria. Trước hết, Putin bảo vệ Nga.

5. Khi còn IS và tổ chức này còn kiểm soát một vùng lãnh thổ không được xác định về mặt địa lý thì nó còn tạo ra căng thẳng ở Trung Đông ... Tiêu diệt IS là công việc cấp bách hơn lật đổ Bashar Assad”.

6. “Mỹ đã chấp nhận vai trò quân sự của Nga trong những sự kiện này”. (Vladimir Putin đã xuất thành lập liên minh mới giữa Nga và phương Tây theo mô hình thời Thế chiến II)

Phương Tây đang thiếu ý chí chính trị trong khi chiến lược của Putin thì rõ ràng, liên minh như thế có thể hoạt động hiệu quả.

Tiến sĩ Kissinger không nói như thế, nhưng Putin đã từng theo dõi lực lượng thánh chiến trên vùng biên giới phía nam của nước mình đang ngày càng tiến gần hơn tới vũ khí hạt nhân. Putin leo lên đỉnh cao quyền lực nhờ cuộc chiến tàn nhẫn, như vẫn diễn ra ở Nga, nhằm chống lại phe thánh chiến ở Chechnya. Hiện nay, hàng ngàn người Chechnya đã tham gia lực lượng IS ở Iraq và Syria, và có thể quay trở lại chiến đấu ở Nga và Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng hàng ngàn những kẻ cuồng tín sẵn sàng đánh bom tự sát ở biên giới phía nam của đất nước mình và lúc đó bạn sẽ hiểu được cách đánh giá tình hình của Moskva.

Kết luận: Muốn tránh “thảm họa” của một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nóng bỏng ở Trung Đông thì cần một liên minh hiệu quả của phương Tây với nước Nga, liên minh này có thể cứu được thế giới

Nguồn:

http://www.americanthinker.com/blog/2015/10/henry_kissinger_is_nuclear_catastrophe_inevitable.html

http://phamnguyentruong.blogspot.com/2015/10/henry-kissinger-tham-hoa-hat-nhan-la.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi cái thằng già Henry Kissinger này là bạn thân của Tung Của và là lão ác nhân của dân tộc Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Henry Kissinger:

Thảm họa hạt nhân là không thể tránh khỏi?

James Lewis (American Thinker)

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Henry Kissinger, theo tôi, vẫn là nhà phân tích chính sách đối ngoại thông thái nhất thế giới, vừa cho công bố trên tờ Wall Street Journal bài báo nhan đề: “Con đường đưa Trung Đông thoát khỏi sụp đổ”

Hôm nay bài viết này đang được mọi người trên khắp thế giới phân tích một cách cẩn trọng.

Tư tưởng quan trọng nhất của Kissinger: “Nếu vũ khí hạt nhân được chính thức hóa (ở Trung Đông), thì hậu quả thảm khốc là gần như không thể tránh được”.

Đúng thế, Obama và châu Âu đã vừa trao chìa khóa hạt nhân cho Iran, còn Saudi Arabia thì đang tìm người cung cấp. Pakistan đang bán. Chúng ta chưa bước chân vào khu vực “không thể tránh khỏi thảm họa” ư?

Những người theo phái tự do đầy ảo tưởng của chúng ta đã băng qua cái nghĩa địa này để bảo vệ Obama. Nhưng vị tổng thống tiếp theo sẽ không còn lựa chọn. Putin vừa nói rằng “trong đầu một số chính trị gia Mỹ toàn bã đậu” và đây hoàn toàn không phải là lời phỉ báng suông.

Khởi đầu, tiến sĩ Kissinger viết về sự sụp đổ của cán cân quyền lực ở Trung Đông. Và bởi vì ông viết những câu rất dài và khó hiểu, cần phải tập trung chú ý vào những ý chính.

1. “Cùng với việc Nga tiến vào Syria, cấu trúc địa chính trị đã tồn tại suốt bốn thập kỷ qua bắt đầu sụp đổ”.

2. Bốn quốc gia Ả Rập: Libya, Syria, Iraq và Yemen không còn hoạt động được nữa. Tất cả đều có nguy cơ bị Nhà nước Hồi giáo (IS) thâu tóm, mục tiêu của IS là trở thành vương quốc Hồi giáo toàn cầu, được cai trị theo luật Shariah.

3. Mỹ và phương Tây cần một chiến lược nhất quán. Nhưng hiện chúng ta không có chiến lược như thế.

4. Coi Iran là nhà nước bình thường là mơ ngủ. Trong tương lai, nước này có thể trở thánh như thế. Nhưng hiện nay, Iran “đang trên đường dẫn đến ngày tận thế”.

Israel, cũng như phần còn lại của thế giới, đang lâm vào tình trạng rối loạn, đó là lý do vì sao Nga quyết định can thiệp quân sự chưa từng có tiền lệ vào Syria. Trước hết, Putin bảo vệ Nga.

5. Khi còn IS và tổ chức này còn kiểm soát một vùng lãnh thổ không được xác định về mặt địa lý thì nó còn tạo ra căng thẳng ở Trung Đông ... Tiêu diệt IS là công việc cấp bách hơn lật đổ Bashar Assad”.

6. “Mỹ đã chấp nhận vai trò quân sự của Nga trong những sự kiện này”. (Vladimir Putin đã xuất thành lập liên minh mới giữa Nga và phương Tây theo mô hình thời Thế chiến II)

Phương Tây đang thiếu ý chí chính trị trong khi chiến lược của Putin thì rõ ràng, liên minh như thế có thể hoạt động hiệu quả.

Tiến sĩ Kissinger không nói như thế, nhưng Putin đã từng theo dõi lực lượng thánh chiến trên vùng biên giới phía nam của nước mình đang ngày càng tiến gần hơn tới vũ khí hạt nhân. Putin leo lên đỉnh cao quyền lực nhờ cuộc chiến tàn nhẫn, như vẫn diễn ra ở Nga, nhằm chống lại phe thánh chiến ở Chechnya. Hiện nay, hàng ngàn người Chechnya đã tham gia lực lượng IS ở Iraq và Syria, và có thể quay trở lại chiến đấu ở Nga và Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng hàng ngàn những kẻ cuồng tín sẵn sàng đánh bom tự sát ở biên giới phía nam của đất nước mình và lúc đó bạn sẽ hiểu được cách đánh giá tình hình của Moskva.

Kết luận: Muốn tránh “thảm họa” của một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nóng bỏng ở Trung Đông thì cần một liên minh hiệu quả của phương Tây với nước Nga, liên minh này có thể cứu được thế giới

Nguồn:

http://www.americanthinker.com/blog/2015/10/henry_kissinger_is_nuclear_catastrophe_inevitable.html

http://phamnguyentruong.blogspot.com/2015/10/henry-kissinger-tham-hoa-hat-nhan-la.html

 

Lão mưu sĩ tà đạo nhất mọi thời đại sắp chết rùi mà "sò" vẫn còn vận động tốt nhể! Nhưng dù sao thì dấu ấn của sự trục trặc kỹ thuật trong bộ nhớ của lão này vẫn thể hiện, khi nó quá tải. Đó là lão tà đạo đó vẫn cho rằng người Mỹ sẽ không đánh được IS và ổn định Trung Đông, nếu không có Nga. Thực ra, nếu người Mỹ không vướng bận nhiều chuyện khác thì với IS và cả Trung đông, không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Người Mỹ cần liên minh với Nga bởi những nguyên nhân khác, trong tương lai của cuộc hội nhập toàn cầu, chứ không phải vì IS. Cái này lão Gàn cũng đã nói lâu rồi. Tóm lại hai bên cần đến nhau, nhưng chưa phải lúc này.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông vài ngày rồi rút sớm?

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa vài ngày lấy lệ bởi không muốn đối đầu với Trung Quốc?

 

Nước đôi

Reuters ngày 24/10 đưa tin, Mỹ có kế hoạch phái tàu chiến hoặc máy bay quân sự tuần tra xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) phạm vi 12 hải lý trong vòng một vài ngày.

Động thái này được phía Mỹ cho là hành động bảo vệ tự do, an ninh hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế.

 

my-se-tuan-trabien-dong-vai-ngayvi-som-t

Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth đã từng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông tháng 5/2015.

 

Trong khi đó, hàng loạt báo đưa tin Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, tuyên bố rằng việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Đô đốc Swift nhấn mạnh rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này song các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.

Bên cạnh đó, ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và trong tương lai.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Myles Caggins cho biết, quan điểm của chính quyền Mỹ được thể hiện rõ nét nhất qua tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington hồi tháng trước rằng: “Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu thuyền, máy bay tới bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tin rằng Mỹ sẽ tuần tra thường xuyên 12 hải lý quanh 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải cẩn thận khi quyết định can thiệp vào hoạt động tuần tra của Mỹ, dù trước đây cả hai đã từng có va chạm.

"Tôi biết Hoa Kỳ không muốn hậu quả đó. Không ai muốn tạo cơ hội cho Trung Quốc có một vùng cấm đi lại mới và một lãnh hải hiệu quả ở nơi họ không thể được hưởng", bà Bonnie nói.

Cùng quan điểm này, ông Ian Storeyheo, chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho hay: "Hành động này sẽ không chỉ diễn ra một lần duy nhất. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên Biển Đông”.

 

Nói mạnh nhưng không cụ thể

Trong khi đó, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố Mỹ sẽ thử thách những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông sau nhiều tháng Quốc hội và quân đội Mỹ thúc giục. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ không đưa ra thời gian cụ thể tiến hành hoạt động tuần tra.

“Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ mục đích của việc làm này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu hồi đầu tuần.

Trái lại, trong tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh Bắc Kinh "sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm không phận và lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc trên Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không”.

Giới chuyên gia đều nhận định động thái đưa tàu tuần tra tới các đảo nhân tạo trong vài ngày của Mỹ sẽ gây căng thẳng chính trị và quân sự giữa hai nước, đồng thời Mỹ sẽ có khả năng không thành công trước mưu đồ Trung Quốc ở Biển Đông.

 

my-se-tuan-trabien-dong-vai-ngayvi-som-t

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

 

Chuyên gia an ninh Zhang Baohui tại Đại học Lingnan Hong Kong nhận định “leo thang căng thẳng” là điều khó tránh khỏi khi mà Trung Quốc sẽ đưa ra những hành động phản ứng nhằm ngăn chặn kế hoạch tuần tra của Mỹ.

Thay vì bảo vệ quyền từ do hàng hải, ông Zhang cho rằng Bắc Kinh sẽ nhìn nhận hành động của Mỹ dưới góc độ là một trong những địch thủ nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng tới nền an ninh nước này.

Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

“Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ-Trung sẽ diễn ra như thế nào”, ông Bateman nhận định.

Vũ Phong

=======================

BÀN CHƠI CHO VUI

Điếu mựa! Cứ tưởng lão Gàn củ chuối mới "bàn chơi". Ai ngờ mấy trự bình lựng quốc tế được mô tả trong bài báo này cũng bàn chơi cho vui cả. Thí dụ như trự này:

 

Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

“Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ-Trung sẽ diễn ra như thế nào”, ông Bateman nhận định.

 

Nói thế thì nói làm điếu gì?

Làm điếu gì có chuyện Hoa Kỳ cho tàu thủy lượn lờ vài vòng rồi rút?!

"Biển rất hẹp. Không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đó là thông điệp của con khỉ mặt nâu cao ngòng, nói với con voi trắng to béo, mắt bé bé trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ, sản xuất vào năm 2012, đã được dịch ra tiếng Việt, mà lão đã đưa lên topic này.

 

“Mỹ cần thường xuyên tuần tra Biển Đông”
26/10/2015 08:58 GMT+7
 

TT - Các học giả quốc tế nhận định hải quân Mỹ cần thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

 

Nghe đọc bài: “Mỹ cần thường xuyên tuần tra Biển Đông”

 

05618c67.jpg

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấn trái phép trên Biển Đông - Ảnh: CSIS

 

Mới đây, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo cho các quốc gia Đông Nam Á về kế hoạch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố quyết liệt: “Chúng tôi đã nói rất rõ ràng là chúng tôi sẽ làm như thế”.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng Myles Gaggins nhắc lại lời của ông Obama: “Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tàu và máy bay đến bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Mới đây, đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nhấn mạnh hải quân Mỹ đã sẵn sàng hành động theo mệnh lệnh từ Washington.

Trên trang Lawfare, chuyên gia Adam Klein thuộc Hội đồng Đối ngoại (CFR) và Mira Rapp-Hooper của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) dự báo hải quân Mỹ sẽ không chỉ triển khai tàu chiến di chuyển trong vùng 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn, Xu Bi hay Ga Ven...nơi Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép, mà còn có thể tổ chức tìm kiếm hoặc tập trận tại đây.

 

Gửi thông điệp mạnh mẽ

Chuyên gia Klein và Rapp-Hooper cho biết đây là phương thức hiệu quả và hợp lý nhất để gửi đi thông điệp rằng Mỹ bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại các bãi đá này. Theo Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên các bãi đá nửa chìm nửa nổi không thể có lãnh hải 12 hải lý.

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết đưa tàu vào hoạt động trong vùng biển này sẽ là cách “chặn đầu” Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải quanh các đảo nhân tạo.

“Nếu Trung Quốc tìm cách chặn các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của hải quân Mỹ quanh đảo nhân tạo thì rõ ràng nước này sẽ bị lật tẩy ý đồ đòi vùng lãnh hải, điều trái ngược với UNCLOS” - bà Glaser nhấn mạnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cũng nhận định chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ sẽ là đòn tố cáo tính chất bất hợp pháp của bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào Trung Quốc tuyên bố đối với các đảo nhân tạo.

Bà Glaser dự báo hải quân Mỹ sẽ thực hiện thường xuyên các cuộc tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp bởi Washington muốn tránh nguy cơ lực lượng Mỹ bị Trung Quốc đẩy ra khỏi khu vực này.

“Chính phủ Mỹ chắc chắn không muốn điều đó xảy ra. Không ai muốn Trung Quốc tạo ra một vùng cấm và lãnh hải ở nơi họ không hề có chủ quyền” - bà Glaser quả quyết. Reuters cũng dẫn lời học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng hải quân Mỹ cần liên tục tuần tra để khẳng định sức nặng của thông điệp muốn gửi đến Bắc Kinh.

Các nhà quan sát cũng cho rằng quân đội Mỹ nên mời các đối tác an ninh như Nhật hoặc Úc cùng tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Mới đây cựu ngoại trưởng Úc Gareth Evans kêu gọi quân đội Úc lập tức triển khai tàu chiến tuần tra Biển Đông để bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, dù có thể không cần phối hợp với Mỹ.

 

Trung Quốc sẽ không dám manh động

Những ngày qua, chính quyền và báo chí Trung Quốc liên tục phản ứng với kế hoạch tuần tra Biển Đông của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền và an ninh Trung Quốc”.

Tân Hoa xã cảnh báo Trung Quốc “sẽ không dung thứ khi tàu chiến Mỹ xâm phạm lãnh thổ trên Biển Đông” và Bắc Kinh sẽ “đối phó một cách thích hợp và dứt khoát”. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời quan chức quân đội Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ phản ứng bằng vũ lực.

Tuy nhiên chuyên gia Glaser dự báo Trung Quốc sẽ không dám manh động đối đầu với tàu chiến Mỹ. “Trung Quốc sẽ không đạt được bất kỳ lợi ích nào trong một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ - bà Glaser nhấn mạnh - Bất chấp những bất đồng trước đây, Trung Quốc sẽ hành sự rất cẩn trọng khi tính đến việc cản trở một chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của lực lượng Mỹ. Do đó tôi chắc chắn xung đột sẽ không nổ ra”.

Giáo sư Thayer dự báo chắc chắn Trung Quốc sẽ phản đối ầm ĩ khi tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp.

“Tuy nhiên Trung Quốc không có các tàu chiến và máy bay quân sự hùng hậu gần các đảo nhân tạo để thách thức lực lượng Mỹ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai tàu tuần tra bán quân sự bám đuôi tàu chiến Mỹ, để rồi sau khi tàu Mỹ dời đi thì tung hô là đã đuổi được Mỹ. Đó là đòn tuyên truyền” - giáo sư Thayer cho biết.

Vấn đề là theo các chuyên gia, chiến dịch tuần tra của Mỹ sẽ không thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục xây thêm cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo bất hợp pháp. Quân đội Mỹ không thể dùng vũ lực trục xuất lực lượng Trung Quốc ra khỏi các đảo này. Chuyên gia Glaser cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần tận dụng việc chủ tịch Trung Quốc tuyên bố không “quân sự hóa” Biển Đông để yêu cầu Bắc Kinh làm rõ và thực hiện cam kết này.

 

Indonesia nhờ Mỹ hỗ trợ tuần tra trên biển

Theo báo Wall Street Journal, tuần này Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama.

Đại diện Chính phủ Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết Jakarta sẽ nhờ Washington hỗ trợ để xây dựng lực lượng cảnh sát biển nhằm tuần tra các vùng nước chiến lược. Indonesia cũng sẽ quyết tâm đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Pandjaitan khẳng định Indonesia không công nhận bản đồ “đường chín đoạn” bởi "chủ quyền lịch sử" mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông chỉ là “sự tưởng tượng”. Ông Pandjaitan cho biết Indonesia đánh giá Biển Đông là vùng biển quốc tế nên Mỹ có quyền tuần tra.

 

 

 
HIẾU TRUNG (hieutrung@tuoitre.com.vn)

=======================

Bởi vậy - Đây là "canh bạc cuối cùng" - nên quân đội Mỹ không đến biển Đông để mua nước mắm Phan Thiết và ăn cá thu kho riềng. Lão đã nói lâu rồi.

Biển Đông cuối năm rất căng thẳng, nhưng chưa có uýnh nhau trong năm nay. Cái này lão cũng nói lâu rùi. Năm tới thì đợi "Lời tiên tri năm Bính Thân 2016" phán tiếp.

Tuy nhiên, vấn đề cũng điếu đơn giản như thế này:

 

Vấn đề là theo các chuyên gia, chiến dịch tuần tra của Mỹ sẽ không thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục xây thêm cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo bất hợp pháp. Quân đội Mỹ không thể dùng vũ lực trục xuất lực lượng Trung Quốc ra khỏi các đảo này. Chuyên gia Glaser cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần tận dụng việc chủ tịch Trung Quốc tuyên bố không “quân sự hóa” Biển Đông để yêu cầu Bắc Kinh làm rõ và thực hiện cam kết này.

 

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Cứ yên chí rồi mọi việc đâu có đó.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Indonesia nhờ Mỹ xây dựng hạm đội tuần tra để đối phó Trung Quốc

Đăng Bởi Một Thế Giới
20:45 24-10-2015
 

mtg-mark.png

Indonesia sẽ nhờ Mỹ xây dựng hạm đội tuần tra để bảo vệ bờ biển của họ trước việc Trung Quốc đang không ngừng thực hiện các yêu sách chủ quyền phi lý trong khu vực, nhất là trên biển Đông.

 
7342029122f712e8fdf6o_QULN.jpg?width=600

Indonesia muốn tăng sức mạnh của lực lượng tuần tra bờ biển

 

Tuần tới, Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Mỹ. Trong chương trình nghị sự vấn đề hợp tác an ninh hàng hải và hợp tác quốc phòng được xem là ưu tiên hàng đầu của hai nước, ông Luhut Pandjaitan - Bộ trưởng phụ trách chính trị, pháp lý, an ninh của Indonesia cho biết .

Ông Pandjaitan nói thêm, Indonesia sẽ sớm có nhiều hoạt động tích cực hơn trong việc giải quyết xung đột ở biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh tham vọng của mình và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Ông Luhut Pandjaitan cho biết Indonesia hy vọng nhờ Mỹ xây dựng hạm đội tuần tra để tăng cường an ninh hàng hải, bảo vệ đất nước trải dài trên một diện tích biển lớn này. "Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần Mỹ sẽ đóng vai trò lớn trong nỗ lực đó", ông Pandjaitan nói.
Indonesia là quốc gia có tới 250 triệu dân và là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nằm ở vị trí quan trọng trên tuyến vận tải hàng hải toàn cầu trải dài 3.000km từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.
Đầu tháng này, Mỹ cho biết sẽ chi 100 triệu USD để hỗ trợ Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ luật pháp trên biển. Tuy nhiên, theo ông Luhut Pandjaitan, chi tiết hỗ trợ của Mỹ vẫn chưa rõ ràng.
Các nhà phân tích quốc phòng nói Indonesia ít hoạt động trên biển trong một năm qua, theo ông Luhut Pandjaitan điều này sẽ chấm dứt khi kinh tế của Indonesia trở nên khởi sắc hơn.
“7 - 8 tháng đầu tiên, chúng tôi tập trung toàn lực cho phát triển kinh tế. Nếu bạn không thể quản lý và giải quyết các vấn đề riêng trong nước thì làm sao có thể quản lý vấn đề có tính quốc tế”, ông nói.
Ông Pandjaitan nói ông tin Mỹ sẽ sớm cho tàu chiến tuần tra trong vòng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông.
“Chúng tôi không công nhận đường 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông”, ông Luhut Pandjaitan nhấn mạnh và gọi yêu sách chủ quyền phi lý này chỉ là “ảo tưởng” của Trung Quốc về thứ gọi là "vùng nước lịch sử".
Hiện tại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa phản hồi về những phát biểu của Indonesia.
 
Thiên Hà (theo The Wall Street Journal)
================================

Về lý thuyết thì Indonesia cũng ở trạng thái cân bằng trọng lực so với Việt Nam. Nhưng họ thuận lợi hơn Việt Nam nhiều trong việc duy trì trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, cân bằng trong lực vẫn phải có chính kiến.

Trong trường hợp này cân bằng trọng lực không có nghĩa là "Theo bụt mặc áo cà sa, theo ma mặc áo giấy".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tuyên bố trong vòng 24 giờ sẽ điều tàu chiến đến đảo nhân tạo ở Biển Đông

Đông Bình

27/10/15 06:49

(GDVN) - Tàu chiến, máy bay Mỹ sẽ tuần tra ở khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông, thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc không chỉ 1 lần.

Theo hãng tin BBC Anh ngày 26 tháng 10, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, trong vòng 24 giờ sẽ điều tàu khu trục tên lửa đến hoạt động ở phạm vi vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.

 

Lassen_DDG82_tau_khu_truc_HQ_My2.jpg

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ

 

Theo hãng tin Reuters Anh, Quân đội Mỹ sẽ điều tàu khu trục tên lửa USS USS Lassen (DDG-82) đến hoạt động ở vùng biển quanh đá Subi và đá Vành Khăn, đồng thời sẽ điều máy bay trinh sát P-8A đến vùng biển này tuần tra.

Hai đá ngầm này trước đây khi thủy triều lên sẽ bị chìm trong nước, sau khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp quy mô lớn bất hợp pháp trong năm 2014, chúng mới trở thành đảo.

Máy bay trinh sát P-3 Orion cũng có thể tham gia, vài tuần tới cũng sẽ triển khai hoạt động tuần tra tiếp theo.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hoạt động (tuần tra) của Quân đội Mỹ sẽ không chỉ một lần, mà sẽ tiến hành định kỳ, hành động lần này hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc.

Hiện nay vẫn chưa rõ Mỹ phải chăng đã thông báo kế hoạch tuần tra của tàu chiến này cho Trung Quốc hay chưa.

 

Josh_Earnestnguoi_phat_ngon_Nha_Trang.jp

Người phát ngôn Nhà Trắng Mỹ Josh Earnest

 

Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, đã cho Trung Quốc biết rằng bảo đảm tự do thương mại ở Biển Đông cực kỳ quan trọng đối với kinh tế thế giới.

Hành động lần này của Quân đội Mỹ sẽ là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đá ngầm sau khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn từ năm 2014.

Dư luận quốc tế tin rằng hành động này của Mỹ là muốn cho thấy Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đá ngầm này. Washington luôn cho rằng, căn cứ vào luật pháp quốc tế, đảo nhân tạo không thể tạo ra phạm vi lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sớm cho biết, Mỹ cân nhắc điều tàu chiến, máy bay đến hoạt động ở những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có Biển Đông.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cũng cho biết, Quân đội Mỹ đi lại ở Biển Đông – vùng biển quốc tế, trong đó có vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) không phải là khiêu khích, Mỹ có quyền lợi thực hiện tự do đi lại.

 

Chu_Thap__huffingtonpost__com.jpg

Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

 

Đối với vấn đề này, giới bành trướng Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ là Hoa Xuân Oánh gần đây cho rằng, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ nước nào lấy danh nghĩa tự do đi lại và tự do bay để gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh của một nước khác.

Nhưng, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông. Những đảo đá hiện do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông là do Trung Quốc dùng vũ lực để ăn cướp của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… - PV.

Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu tiến hành bồi đắp, xây đảo nhân tạo quy mô lớn, bất hợp pháp ở Biển Đông, gây bất mãn cho Mỹ, Nhật Bản và các nước xung quanh Biển Đông.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington, có bàn về vấn đề Biển Đông, nhưng hai bên hoàn toàn không đạt được đồng thuận.

Ông Barack Obama sau đó cho biết có thể điều tàu chiến áp sát đá ngầm trên Biển Đông để bảo vệ tự do đi lại.

 

Lassen_DDG82_tau_khu_truc_HQ_My3.jpg

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ

Theo bài báo, tàu USS Lassen (DDG-82) là chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke thứ 32 của Hải quân Mỹ, hạ thủy ngày 16 tháng 10 năm 1999, biên chế ngày 21 tháng 4 năm 2001, có thể chở 2 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60B/F Seahawk LAMPS Mk III. 

Đối với hoạt động tuần tra của Quân đội Mỹ quanh các đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Trần Công Trục gần đây có bài viết trên báo Giáo dục, đã phân tích kỹ về vấn đề này, cho rằng hoạt động này là hợp pháp, nhưng lưu ý Việt Nam cũng nên có phản ứng liên quan và cần hoàn thiện luật pháp liên quan đến biển đảo - PV.

Đông Bình
=========================
"Cuối năm nay biển Đông rất căng thẳng, nhưng chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay". Đấy là lời tiên tri của Lão Gàn từ đầu năm.
Chưa qưỡn để phân tích. Nhưng sau 24 giờ và trước giờ thứ 25, lão sẽ dự báo kết quả của sự kiện này.
Hiện nay vẫn chưa rõ Mỹ phải chăng đã thông báo kế hoạch tuần tra của tàu chiến này cho Trung Quốc hay chưa.

 

Lại phải thông báo với Trung Quốc nữa kia à? Trung Quốc làm điếu gì có chủ quyền ở đây mà phải thông báo?!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến hạm Mỹ hoàn thành tuần tra vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo

 

Dân trí Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen ngày 27/10 đã hoàn thành cuộc tuần tra tự do hàng hải bên trong vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Sứ mệnh này trước đó đã nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Barack Obama.

 

chien-ham-my-hoan-thanh-tuan-tra-vung-12

Tàu khu trục USS Lassen (Ảnh: US Navy)

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin CNN rằng tàu khu trục USS Lassen đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý của bãi Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa, vào sáng nay 27/10 giờ địa phương.

Quan chức trên nói thêm, sứ mệnh - vốn nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Barack Obama - hiện đã kết thúc.

Trong khi đó, tờ Washington Post đưa tin, tàu khu trục USS Lassen đã được sự hộ tống bởi các máy bay trinh sát của Mỹ khi lại gần bãi Xu Bi, theo một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên. “Sứ mệnh đã hoàn tất mà không gặp phải sự cố gì”, quan chức này nói.

Xu Bi là bãi cạn ngập nước khi thủy triều cao, trước khi Trung Quốc thực hiện dự án bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo nhân tạo năm 2014.

Mỹ lập luận rằng, theo luật pháp quốc tế, việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn ngập nước trước đó không cho phép một quốc gia tuyên bố giới hạn lãnh hải, có nghĩa là không có vùng 12 hải lý. Trên cơ sở đó, Trung Quốc không có lý do gì để từ chối tàu của các nước khác, bao gồm tàu quân sự, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.

 

chien-ham-my-hoan-thanh-tuan-tra-vung-12

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp bãi Xu Bi với tốc độ chóng mặt (Ảnh: Digital Globe)

Quyết định điều tàu vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông diễn ra sau nhiều tháng thảo luận tại Washington. Mỹ nói rằng cuộc tuần tra được thực hiện để đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Các cuộc tuần tra là thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ cho tới nay đối với vùng 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố quanh các đảo nhân tạo. Động thái này chắc chắn cũng khiến Bắc Kinh nổi giận.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam. Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc và rằng hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép.

An Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tuyên bố trong vòng 24 giờ sẽ điều tàu chiến đến đảo nhân tạo ở Biển Đông

Đông Bình

27/10/15 06:49

(GDVN) - Tàu chiến, máy bay Mỹ sẽ tuần tra ở khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông, thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc không chỉ 1 lần.

Đông Bình
=========================
"Cuối năm nay biển Đông rất căng thẳng, nhưng chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay". Đấy là lời tiên tri của Lão Gàn từ đầu năm.
Chưa qưỡn để phân tích. Nhưng sau 24 giờ và trước giờ thứ 25, lão sẽ dự báo kết quả của sự kiện này.

 

 

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý các đảo TQ xây trái phép

Một Thế Giới  

27/10/2015 13:01

 

Theo một quan chức Mỹ, hiện tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen đã hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
 

1_41972.jpg

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn (Ảnh: BBC/Reuters)

 

Có thể bạn quan tâm

Trên báo VnExpress nêu rõ USA Today dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ không tiết lộ danh tính nói rằng tàu USS Lassen đã di chuyển bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi. Tàu đi cùng các máy bay trinh sát của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ "hoàn thành mà không gặp sự cố nào", Washington Post dẫn lời quan chức giấu tên nói.

Hải quân Mỹ làm vậy để duy trì lợi ích của Mỹ với tự do đi lại trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới luật quốc tế cho phép, quan chức nói.

Tờ Straits Times cũng dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu khu trục tên lửa của hải quân nước này sáng sớm nay vào trong 12 hải lý xung quanh một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở biển Đông.

Báo Thanh Niên dẫn nguồn tin của Reuters lời một quan chức quân sự Mỹ, tàu khu trục có thể được các máy bay do thám và săn ngầm P-8A và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hộ tống. Những máy bay nay thường xuyên thực hiện hoạt động do thám trong khu vực. Hoạt động tuần tra sẽ được tiến hành thường xuyên chứ không phải chỉ một lần, và cũng không chỉ liên quan tới Trung Quốc. Theo đó, việc tuần tra sẽ tiếp diễn trong những tuần tới và có thể được tiến hành quanh các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa.

Đây được coi là động thái mạnh mẽ nhất của Mỹ để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên biển Đông. Theo Reuters, động thái này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận. Trước đó, hồi tháng 9, phía Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố sẽ không để bất kỳ quốc gia nào “xâm phạm vùng biển và không phận” mà nước này có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh Mỹ đã thể hiện rõ với Trung Quốc về tầm quan trọng của tự do hàng hải trên biển Đông cũng như lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

 

PV tổng hợp (theo Thanh Niên, VnExpress, BBC)

===============================

TRƯỚC GIỜ THỨ 25

Trung Quốc sẽ gõ phèng ! Phèng! La lối lớn tiếng và có thể cũng kéo tàu chiến xuống biển Đông và cách nhau một khoảng cách an toàn. Vậy thôi.

Nhưng mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Bởi vì với cả hạm đội Hoa Kỳ kéo xuống biển Đông và đi vào vùng 12 hải lý, cũng không thể kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Trung Quốc cũng sẽ không vì thế mà rút khỏi biển Đông.

Sự kiện tiếp theo nhanh nhất sẽ vào tháng Một Việt lịch, nhưng chậm không quá tháng Giêng Việt lịch.

Đó là sự kiện gì? Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn. Bây giờ mới thấy con ngoáo ộp thực sự. B)

 

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

‘Tân Tổng thống Mỹ sẽ cứng rắn với TQ dù là Dân Chủ hay Cộng Hòa’

Người Đưa Tin  

27/10/2015 13:32

 

Vì sao báo cáo nhận định của một trường đại học của Trung Quốc lại cho rằng tân Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ cứng rắn với Trung Quốc?
 

1_128343.jpg

Ông Donald Trump

 

Báo chí Đài Loan gần đây dẫn nhận định từ cơ quan nghiên cứu đại học Trung Quốc cho rằng tân Tổng thống Mỹ khóa tới sẽ có thái độ và hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc bất chấp họ là ứng ứng viên được lựa chọn từ đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa.

Hiện nay, về cơ bản, có hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đang tỏa sáng là tỷ phú đô la Donald Trump (đảng Cộng Hòa) và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (đảng Dân Chủ).

Shi Yinhong – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho rằng cả hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều có lập trường rắn mặt đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Theo đánh giá của chuyên gia Trung Quốc, hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ đều có quan điểm kinh tế bảo thủ.

Chính vì vậy, quan hệ Mỹ - Trung vốn đầy mâu thuẫn dưới thời chính quyền của Tổng thống Obama sẽ tiếp tục gia tăng, thậm chí tồi tệ hơn trong ít nhất 1 đến 2 năm đầu của nhiệm kỳ tân tổng thống .

Dự báo của trung tâm nghiên cứu Mỹ của Trung Quốc cho rằng chắc chắn mâu thuẫn và căng thẳng sẽ gia tăng dù ai trong số các ứng viên của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thắng cử.

Shi Yinhong cho biết, người kế nhiệm của ông Obama sẽ không thay đổi quyết tâm xoay trục chiến lược sang châu Á Thái Bình Dương như chính quyền Obama đã và đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ được thực hiện như nào cần phải chờ xem.

Đối với vấn đề Đài Loan, chính quyền mới ở Washington cũng sẽ không thay đổi lập trường tức là sẵn sàng áp dụng hành động cứng rắn nếu Bắc Kinh sử dụng vũ lực đối với hòn đảo.

Guo Zhenyuan – một học giả nghiên cứu khác tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cũng cùng chung nhận định cho rằng, các ứng viên tranh cử tổng thống ở Mỹ đã thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc ngay từ khi phát động các chiến dịch tranh cử.

 

2_128989.jpg

Bà Hillary Clinton

 

Tuy nhiên, Guo Zhenyuan cho rằng tông giọng chống Trung Quốc cũng có thể giảm đi một khi những người này được bầu làm tổng thống. Chuyên gia này chỉ ra hai trường hợp đã có tiền lệ đó là các cựu lãnh đạo Mỹ Ronald Reagan và George W Bush.

Một điều gần như chắc chắn sẽ được thể hiện đó là sự quyết đoán của ứng viên từ đảng Dân Chủ - bà Hillary Clionton nếu ứng viên này thắng cử bởi chiến lược xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương mà Mỹ đang áp dụng hiện nay là do bà Hillary đề xuất.

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Đài Loan sẽ có ý nghĩa ít hơn trong các mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai bởi dù gì Bắc Kinh và Washington cũng cần hợp tác với nhau trên nhiều vấn đề mà cả hai cùng có lợi ích.

Đài Loan có thể sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của Mỹ nhưng thực sự có thể bị đặt vào tình huống khó xử ở một số vấn đề lớn trong đó vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông. – chuyên gia Guo Zhenyuan nhận định.

Tham khảo thêm: Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Hòa Bình

=====================

Báo chí Đài Loan gần đây dẫn nhận định từ cơ quan nghiên cứu đại học Trung Quốc cho rằng tân Tổng thống Mỹ khóa tới sẽ có thái độ và hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc bất chấp họ là ứng ứng viên được lựa chọn từ đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa.

 

 

Cả cơ quan nghiên cứu đại học Trung Quốc, mà "gần đây" mới có nhận định này. Lão Gàn đã phát biểu điều này từ lâu lắm rùi, trước cả khi hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Hoa Kỳ xuất hiện những chính khách ra tranh cử tổng thổng, rằng:

"Bất cứ ứng cử viên nào ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ cũng phải cứng rắn với Trung Quốc".

Lão phát biểu ngay trong topic này. Vấn đề chỉ đơn giản là: Trung Quốc đang thách thức ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc dọa "đáp trả kiên quyết" hành động điều tàu của Mỹ

Thứ ba, 27/10/2015 - 15:00
 

Dân trí Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 27/10 đã gọi việc Mỹ đưa tàu Hải quân đi qua vùng 12 hải lý quanh các cấu trúc nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông là “cố ý khiêu khích” và sẽ đáp trả kiên quyết.

 >> Vì sao Tổng thống Obama "bật đèn xanh" cho tàu chiến áp sát đảo nhân tạo?
 >> Uy lực chiến hạm Hải quân Mỹ áp sát đảo nhân tạo
 >> Tàu khu trục Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp

 

trung-quoc-doa-dap-tra-kien-quyet-hanh-d
Tàu USS Lassen được Hải quân Mỹ đưa vào tuần tra Biển Đông (Ảnh: Navy)
 

Phản ứng giận dữ của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ được điều vào trong khu vực 12 hải lý tính từ đá Xu bi và Vành Khăn, trên quần đảo Trường Sa. Đây là hành động đáng chú ý nhất của Mỹ nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc với vùng nước quanh các cấu trúc nhân tạo này.

Một quan chức quân sự Mỹ cho biết, cuộc tuần tra diễn ra trong vài giờ, và sẽ là bước đi đầu tiên trong một loạt hành động nhằm thực thi tự do đi lại trong khu vực.

Trong thông cáo được phát đi, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định các “cơ quan chức năng liên quan” đã theo dõi, bám sát và cảnh báo USS Lassen đã xâm nhập “phi pháp” vùng biển gần các đảo và bãi đá, khi chưa được Bắc Kinh cho phép.

“Trung Quốc sẽ phản ứng kiên quyết trước hành động cố ý khiêu khích của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát các vùng biển và không phận liên quan, và có những bước đi cần thiết phù hợp”, thông cáo viết mà không nêu chi tiết vị trí tàu của Mỹ đi qua.

“Trung Quốc hối thúc mạnh mẽ phía Mỹ xử lý đầy đủ những tuyên bố nghiêm túc của Trung Quốc, ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình và không có bất kỳ hành động nguy hiểm hoặc khiêu khích nào khác đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”, thông cáo nói.

 

Thông điệp mạnh mẽ

Quyết định của Mỹ điều tàu thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông được tin là đã phát đi thông điệp mạnh mẽ.

“Với việc đưa một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, thay vì các tàu nhỏ hơn…họ đang phát đi một thông điệp mạnh mẽ”, chuyên gia Ian Storey tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận định. “Đáng nói hơn, họ cũng đã khẳng định sẽ có thêm các cuộc tuần tra khác. Do đó giờ tất cả tùy thuộc vào cách thức Trung Quốc sẽ đáp trả”.

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ tìm cách ngăn cản Mỹ thực hiện tuần tra, bằng cách ngăn chặn hoặc bao vây các tàu của Mỹ.

Euan Graham, giám đốc Chương trình an ninh quốc tế, Viện Lowy tại Sydney cho rằng, ít có khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng về mặt quân sự, dù có thể có những lời lẽ “đao to búa lớn”.

Cuộc tuần tra này cũng có thể khiến Trung Quốc hành động mạnh hơn để khẳng định chủ quyền trong khu vực, bằng cách tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa mạnh hơn, chuyên gia này cảnh báo.

Sự việc trên diễn ra chỉ vài tuần trước một loạt cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến cũng sẽ tham dự.

Trong cuộc gặp tại Washington hồi tháng trước, ông Tập từng khiến chính quyền Mỹ ngạc nhiên khi tuyên bố Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” các đảo này.

Từ trước cuộc gặp, các bức ảnh chụp từ vệ tinh đã cho thấy Trung Quốc xây dựng các đường băng có kích thước đủ cho các máy bay quân sự cất/hạ cánh trên đá Xu Bi và Vành Khăn.

Một số quan chức Mỹ cho biết, kế hoạch tuần tra một phần nhằm kiểm nghiệm tuyên bố của ông Tập về không quân sự hóa.

Thanh Tùng

Tổng hợp

======================

 

“Trung Quốc sẽ phản ứng kiên quyết trước hành động cố ý khiêu khích của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát các vùng biển và không phận liên quan, và có những bước đi cần thiết phù hợp”, thông cáo viết mà không nêu chi tiết vị trí tàu của Mỹ đi qua.

 

 

 

“Trung Quốc hối thúc mạnh mẽ phía Mỹ xử lý đầy đủ những tuyên bố nghiêm túc của Trung Quốc, ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình và không có bất kỳ hành động nguy hiểm hoặc khiêu khích nào khác đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”, thông cáo nói.

 

Phiền phức nhể! Tung Coóc không cần phải gõ phèng phèng, la lối lớn tiếng như vậy. Nước Mỹ biết rõ mình đang làm gì và đã chuẩn bị cho "phản ứng kiên quyết". Nếu Tung Cóoc chịu chơi, xỉa vài quả đạn pháo vào tàu thủy của Mỹ, như anh chàng phi công Tàu nào đó, trước đây mún thể hiện tinh thần yêu nước, lao vào cái P8 của Hoa Kỳ thì chiến tranh sẽ nổ ra ngay sau đó chỉ vài ngày và Hoa Đông lập tức dậy sóng. Cho nên gõ phèng phèng cho vui thôi, còn cùng lắm là điều mấy cái tàu ra bể Đông dọa Hoa Kỳ và bắc loa chửi.

    Nước Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan, đồng thời điều 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương, không phải để "mua nước mắm Phú Quốc và ăn cá thu kho riềng" - cái này lão nói lâu rồi - từ năm 2008 lận.

   Duy nhất chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh phương Đông được sáng tỏ tính chân lý mới có thể cứu vãn được tình hình - Đây cũng là điều lão nói ra rả như ve, rất nhiều lần; nhưng nay đã muộn rồi.

  Ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama rất thận trọng khi quyết định chiến tranh. Sự kiên trì cho cuộc hòa đàm Iran là một ví dụ. Nhưng nay ngài Obama đã quyết định điều tàu chiến đến biển Đông, chắc chắn phải là một hành động đã suy nghĩ chín chắn. Tung Coóc đừng hy vọng gì ở người Nga sẽ giúp họ. Nước Nga đang bận rộn ở Syria với đám IS.

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Tạm thời lão chỉ phát biểu đến đấy.

Thành kính phân ưu.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tam giác chiến lược Mỹ - Ấn - Nhật?

Thứ ba, 27/10/2015 - 20:00

     

Hai sự kiện diễn ra mới đây khiến một số người tin rằng một Tam giác Chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật đã thực sự hình thành.
 >> Căng thẳng Biển Đông đẩy Mỹ - Nhật – Việt thành tam giác “liên minh”?
 >> Mỹ-Nhật-Australia lập liên minh ‘tam giác sắt’ kiềm chế Trung Quốc thế nào?

tam-giac-chien-luoc-my-an-nhat.jpg

 

 

Cuộc tập trận hải quân ba bên có sự tham gia của Nhật sẽ diễn ra hàng năm.

Đầu tiên là cuộc Đối thoại lần thứ nhất giữa ba Ngoại trưởng Mỹ-Ấn-Nhật diễn ra vào ngày 29/9 bên lề Khóa họp lần thứ 70 Đại hội đồng Liên hợp quốc. Và chỉ hai tuần sau đó, hải quân ba nước này đã bắt đầu cuộc tập trận Malabar 2015 từ ngày 14-19/10 tại vịnh Bengal với sự tham gia của nhiều khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu sân bay và máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa P-8A và P-8I của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.

Cơ chế Đối thoại ba bên Mỹ-Ấn-Nhật ra đời cách đây tám năm, nhưng cho đến cuộc đối thoại năm ngoái tại Honolulu, ba bên vẫn chỉ đối thoại ở cấp Trợ lý Bộ trưởng. Do vậy, Đối thoại lần này ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao phản ánh rõ nhu cầu thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa ba bên.

Tuyên bố chung của Đối thoại nhấn mạnh sự song trùng lợi ích chiến lược của ba cường quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đề cao tự do hàng hải, hàng không và thương mại trong khu vực. Đáng lưu ý là ba nước cũng đồng ý với vai trò trung tâm của ASEAN và tầm quan trọng của cơ chế Cấp cao Đông Á (EAS) đối với những vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực. Đồng thời, ba Ngoại trưởng nhất trí phối hợp nỗ lực để giúp tăng cường kết nối trong khu vực.

Nhận định về cuộc Đối thoại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đây là sự hội tụ của Chiến lược Xoay trục về châu Á của Mỹ, Chính sách Hành động hướng Đông của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chính sách Chủ động can dự vào các công việc của khu vực và thế giới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cuộc tập trận Malabar với sự có mặt của tàu chiến Nhật cũng là một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ ba bên Mỹ-Ấn-Nhật. Tám năm trước, do phản ứng mạnh của Trung Quốc, các cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương chỉ giới hạn ở hai nước Mỹ-Ấn và thỉnh thoảng có sự tham gia của Nhật Bản nếu được tổ chức ở khu vực Thái Bình Dương. Hiện cuộc tập trận hải quân ba bên có sự tham gia của Nhật sẽ diễn ra hàng năm. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng đây là một sự điều chỉnh quan trọng trong chính sách của cả ba chính quyền Modi, Obama và Abe đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Việc nâng cấp cơ chế đối thoại và tập trận ba bên Mỹ-Ấn-Nhật rõ ràng là xuất phát từ những diễn biến mới về an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng điều mà nhiều người quan tâm hiện nay là sự tập hợp của ba cường quốc quân sự, đứng hàng đầu về sức mạnh hải quân này sẽ có những ảnh hưởng chiến lược như thế nào đối với tương quan lực lượng trong khu vực. Đó là chưa nói tới khả năng hình thành tứ giác Mỹ-Ấn-Nhật-Australia hoặc ngũ giác Mỹ-Ấn-Hàn-Nhật-Australia và thậm chí một cơ chế mở hơn cho một số nước ASEAN tham gia.

Tuy nhiên, căn cứ vào chính sách truyền thống của cả Ấn Độ và Nhật Bản, nhiều khả năng hai nước này vẫn phải tiếp cận thận trọng đối với các cơ chế đối thoại an ninh nhiều bên, để tránh những phản ứng đối đầu của Trung Quốc. Việc Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung “Tay trong tay” chống khủng bố lần thứ năm với Trung Quốc từ ngày 12-22/10 tại Côn Minh gần như đồng thời với cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Ấn-Nhật tại Vịnh Bengal, được coi là một động tác cân bằng của Ấn Độ trong quan hệ với Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Về phía Nhật Bản, phát biểu với báo chí, Phó Đô đốc Lực lượng phòng vệ hàng hải nước này Murakawa đã phải giải thích rằng sự tham gia của Nhật vào cuộc tập trận Malabar lần này không nhằm chống bất kỳ nước nào, mà chỉ nhằm đảm bảo sự tự do cho các đại dương và thương mại hàng hải.

Theo Vĩnh Khánh (từ New Delhi)

Thế giới và Việt Nam

===========================

Tuy nhiên, căn cứ vào chính sách truyền thống của cả Ấn Độ và Nhật Bản, nhiều khả năng hai nước này vẫn phải tiếp cận thận trọng đối với các cơ chế đối thoại an ninh nhiều bên, để tránh những phản ứng đối đầu của Trung Quốc. Việc Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung “Tay trong tay” chống khủng bố lần thứ năm với Trung Quốc từ ngày 12-22/10 tại Côn Minh gần như đồng thời với cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Ấn-Nhật tại Vịnh Bengal, được coi là một động tác cân bằng của Ấn Độ trong quan hệ với Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

 

Mún phân tích, phân teo kiểu gì thì mặc nhiên "cô gái Ấn Độ" đã tham gia "Canh bạc cuối cùng".  Điều này lão Gàn cũng đã nói lâu rồi. Chỉ cần phần thắng hơi ngả về phía Hoa Kỳ và Đồng Minh thì cô gái Ấn Độ lập tức sẽ nhảy vào cuộc. Và Trung Quốc sẽ phải xoay sở một cách cực kỳ gian nan để thoát ra khỏi ma trận, chưa nói đến hy vọng chiến thắng trước Hoa Kỳ và Đồng minh, cộng với cô gái Ấn Độ, sẽ chỉ là điều không tưởng.

Lúc này, muốn thoát khỏi ma trận thì chính các học giả Trung Quốc phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của văn minh phương Đông. Lão Gàn rất nghiêm túc khi phát biểu câu này. Nhưng lão cũng biết rất rõ rằng: các người không đủ trí huệ để hiểu được sự liên hệ giữa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với các vấn đề liên quan.

 

PS: Nhưng tiếc thay! Cũng đã muộn rồi. Giá như từ năm ngoái, một cuộc hội thảo hoàng tráng về "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" được thực hiện với quy mô quốc tế - thì ngài Tập sẽ không có "cơ sở khoa học" để công khai phát biểu "chủ quyền Trung Quốc có từ thời cổ sử ở biển Đông". Lúc ấy - nếu hội thảo được thực hiện - thì đến nay mọi chuyện có thể cứu vãn. Nhưng nay đã muộn rồi.

Thành kính phân ưu.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc dọa "đáp trả kiên quyết" hành động điều tàu của Mỹ

Thứ ba, 27/10/2015 - 15:00
 

Dân trí Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 27/10 đã gọi việc Mỹ đưa tàu Hải quân đi qua vùng 12 hải lý quanh các cấu trúc nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông là “cố ý khiêu khích” và sẽ đáp trả kiên quyết.

 >> Vì sao Tổng thống Obama "bật đèn xanh" cho tàu chiến áp sát đảo nhân tạo?

 >> Uy lực chiến hạm Hải quân Mỹ áp sát đảo nhân tạo

 >> Tàu khu trục Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp

 

trung-quoc-doa-dap-tra-kien-quyet-hanh-d
Tàu USS Lassen được Hải quân Mỹ đưa vào tuần tra Biển Đông (Ảnh: Navy)
 

Phản ứng giận dữ của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ được điều vào trong khu vực 12 hải lý tính từ đá Xu bi và Vành Khăn, trên quần đảo Trường Sa. Đây là hành động đáng chú ý nhất của Mỹ nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc với vùng nước quanh các cấu trúc nhân tạo này.

Một quan chức quân sự Mỹ cho biết, cuộc tuần tra diễn ra trong vài giờ, và sẽ là bước đi đầu tiên trong một loạt hành động nhằm thực thi tự do đi lại trong khu vực.

Trong thông cáo được phát đi, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định các “cơ quan chức năng liên quan” đã theo dõi, bám sát và cảnh báo USS Lassen đã xâm nhập “phi pháp” vùng biển gần các đảo và bãi đá, khi chưa được Bắc Kinh cho phép.

“Trung Quốc sẽ phản ứng kiên quyết trước hành động cố ý khiêu khích của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát các vùng biển và không phận liên quan, và có những bước đi cần thiết phù hợp”, thông cáo viết mà không nêu chi tiết vị trí tàu của Mỹ đi qua.

“Trung Quốc hối thúc mạnh mẽ phía Mỹ xử lý đầy đủ những tuyên bố nghiêm túc của Trung Quốc, ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình và không có bất kỳ hành động nguy hiểm hoặc khiêu khích nào khác đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”, thông cáo nói.

 

Thông điệp mạnh mẽ

Quyết định của Mỹ điều tàu thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông được tin là đã phát đi thông điệp mạnh mẽ.

“Với việc đưa một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, thay vì các tàu nhỏ hơn…họ đang phát đi một thông điệp mạnh mẽ”, chuyên gia Ian Storey tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận định. “Đáng nói hơn, họ cũng đã khẳng định sẽ có thêm các cuộc tuần tra khác. Do đó giờ tất cả tùy thuộc vào cách thức Trung Quốc sẽ đáp trả”.

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ tìm cách ngăn cản Mỹ thực hiện tuần tra, bằng cách ngăn chặn hoặc bao vây các tàu của Mỹ.

Euan Graham, giám đốc Chương trình an ninh quốc tế, Viện Lowy tại Sydney cho rằng, ít có khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng về mặt quân sự, dù có thể có những lời lẽ “đao to búa lớn”.

Cuộc tuần tra này cũng có thể khiến Trung Quốc hành động mạnh hơn để khẳng định chủ quyền trong khu vực, bằng cách tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa mạnh hơn, chuyên gia này cảnh báo.

Sự việc trên diễn ra chỉ vài tuần trước một loạt cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến cũng sẽ tham dự.

Trong cuộc gặp tại Washington hồi tháng trước, ông Tập từng khiến chính quyền Mỹ ngạc nhiên khi tuyên bố Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” các đảo này.

Từ trước cuộc gặp, các bức ảnh chụp từ vệ tinh đã cho thấy Trung Quốc xây dựng các đường băng có kích thước đủ cho các máy bay quân sự cất/hạ cánh trên đá Xu Bi và Vành Khăn.

Một số quan chức Mỹ cho biết, kế hoạch tuần tra một phần nhằm kiểm nghiệm tuyên bố của ông Tập về không quân sự hóa.

Thanh Tùng

Tổng hợp

======================

Phiền phức nhể! Tung Coóc không cần phải gõ phèng phèng, la lối lớn tiếng như vậy. Nước Mỹ biết rõ mình đang làm gì và đã chuẩn bị cho "phản ứng kiên quyết". Nếu Tung Cóoc chịu chơi, xỉa vài quả đạn pháo vào tàu thủy của Mỹ, như anh chàng phi công Tàu nào đó, trước đây mún thể hiện tinh thần yêu nước, lao vào cái P8 của Hoa Kỳ thì chiến tranh sẽ nổ ra ngay sau đó chỉ vài ngày và Hoa Đông lập tức dậy sóng. Cho nên gõ phèng phèng cho vui thôi, còn cùng lắm là điều mấy cái tàu ra bể Đông dọa Hoa Kỳ và bắc loa chửi.

    Nước Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan, đồng thời điều 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương, không phải để "mua nước mắm Phú Quốc và ăn cá thu kho riềng" - cái này lão nói lâu rồi - từ năm 2008 lận.

   Duy nhất chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh phương Đông được sáng tỏ tính chân lý mới có thể cứu vãn được tình hình - Đây cũng là điều lão nói ra rả như ve, rất nhiều lần; nhưng nay đã muộn rồi.

  Ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama rất thận trọng khi quyết định chiến tranh. Sự kiên trì cho cuộc hòa đàm Iran là một ví dụ. Nhưng nay ngài Obama đã quyết định điều tàu chiến đến biển Đông, chắc chắn phải là một hành động đã suy nghĩ chín chắn. Tung Coóc đừng hy vọng gì ở người Nga sẽ giúp họ. Nước Nga đang bận rộn ở Syria với đám IS.

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Tạm thời lão chỉ phát biểu đến đấy.

Thành kính phân ưu.

 

Ơ ơ ơ sao Tung coóc thực hiện kịch bản giống như Sư phụ đã nói trước vậy nhỉ?, Hihihi

"Gõ phèng phèng, la lối om xòm và điều tàu bám sát". Hì

 

Trung Quốc tức giận, bám sát tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Thứ tư, 28/10/2015, 08:21 (GMT+7)

 
 

(An Ninh Quốc Phòng) - Việc Mỹ cử tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, đã khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận và điều động tàu thuyền theo sát tàu chiến Mỹ.

 

Mặc dù, kế hoạch tuần tra Biển Đông được chính quyền Mỹ đưa ra thảo luận từ năm 2012 nhưng hôm nay (27/10) là lần đầu tiên Washington điều tàu chiến USS Lassen vào khu vực 12 hải lý gần các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động bảo vệ “quyền tự do hàng hải” trên Biển Đông của Mỹ có thể khơi mào căng thẳng ngoại giao giữa Washington – Bắc Kinh.

 

bien_dong_infonet5.jpg

Tàu USS Lassen của Mỹ hoạt động trên Thái Bình Dương hồi tháng 11/2009.

 

Ban đầu, Reuters dẫn tuyên bố của một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay tàu USS Lassen đã đi vào vùng 12 hải lý của bãi Subi. Sau đó, một quan chức khác cho hay sứ mệnh tuần tra của Mỹ kéo dài trong vài giờ đồng hồ và bao gồm cả khu vực bãi đá Vành Khăn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “các ban ngành liên quan” đã theo dõi, bám sát và cảnh báo tàu USS Lassen khi tàu chiến Mỹ tiến vào vùng hải phận quanh các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa “trái phép” mà không được chính quyền Trung Quốc chấp nhận.

“Trung Quốc sẽ có phản ứng trước bất cứ hành động khiêu khích từ mọi quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các vùng biển và không phận trên Biển Đông cũng như đưa ra những biện pháp cần thiết”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói chi tiết về vị trí tàu chiến Mỹ hoạt động.

Trong khi đó, một vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh hoạt động tuần tra trong vài tuần tới sẽ được Hải quân Mỹ tiến hành quanh các hòn đảo của Việt Nam và Philippines trên Biển Đông.

Trước đó, Mỹ chưa từng tiến hành tuần tra khu vực 12 hải lý quanh 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ cuối năm 2013.

Lâu nay, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên tuyến đường biển trị giá 5 ngàn tỷ USD/năm. Biển Đông cũng là khu vực mà Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

(Theo Infonet)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc điều tàu tên lửa bám tàu Mỹ ở Biển Đông
 
Hải quân Trung Quốc sẽ điều hai tàu khu trục tên lửa Lan Châu và Đài Châu bám sát tàu tuần tra của Mỹ để theo dõi mọi động thái, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

 

Midshipmen-Train-aboard-USS-La-7568-1285

Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.

 

Phát ngôn viên quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đồng thời cảnh báo quân đội nước này sẽ thực hiện mọi biện pháp để "duy trì an ninh quốc gia".

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực.

Ông Dương gọi hành động của Mỹ "đe dọa an ninh và chủ quyền Trung Quốc, đe dọa các nhân viên và trang thiết bị trên đảo nhân tạo, đe dọa an toàn của ngư dân" hoạt động tại khu vực Trường Sa, "tổn hại tới hòa bình ổn định khu vực".

Một tàu khu trục tên lửa dẫn dường và một tàu tuần tra hải quân Trung Quốc đã theo sau và cảnh báo tàu chiến Mỹ "đúng luật", Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Cơ quan này cho rằng chiến dịch tuần tra của Mỹ là "hành động cưỡng ép nhằm quân sự hóa" khu vực Biển Đông và là "sự lạm dụng" tự do đi lại theo luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói USS Lassen bị một tàu Trung Quốc theo sau ở khoảng cách an toàn khi nó đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo nhưng không xảy ra sự cố nào.

Nóng mặt

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cùng ngày đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus, gọi việc Mỹ tuần tra là "cực kỳ thiếu trách nhiệm". Cơ quan này trước đó cảnh báo Bắc Kinh sẽ kiên quyết đáp trả các "hành động khiêu khích đơn phương của bất cứ quốc gia nào".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố nếu Washington tiếp tục "tạo căng thẳng trong khu vực", Bắc Kinh có thể sẽ "tăng cường và củng cố các năng lực liên quan". Ông Lục không nêu chi tiết nhưng bình luận này cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, theo Reuters.

Sáng qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói ông "khuyên Mỹ nên suy nghĩ kỹ càng, không hành động mù quáng và gây chuyện".

Trung Quốc đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông nhưng không đưa ra được bất cứ bằng chứng pháp lý nào để chứng minh. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và bồi đắp thành các đảo nhân tạo phi pháp.

Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

Như Tâm

 

Chả biết Đông hay Tây nhưng im lặng vẫn có cái hay của nó

 

Sự im lặng của Nhà Trắng về chuyến tuần tra Trường Sa
 
Khi cho tàu chiến tuần tra gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, Nhà Trắng yêu cầu các quan chức không đưa ra tuyên bố về vụ việc.
1-6644-1445998854.jpg

Tàu khu trục USS Lassen của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

 

Trong nhiều tháng qua, các nghị sĩ và nhiều chuyên gia về an ninh quốc gia Mỹ đã hối thúc Tổng thống Barack Obama có những hành động quyết liệt chống lại hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Thế nhưng khi ông Obama bật đèn xanh cho chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực này, Nhà Trắng đã giữ một thái độ im lặng khác thường, NYTimes cho hay.

Với việc ra lệnh cho tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa, chính quyền của ông Obama đã thực hiện điều họ gọi là quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.

Theo bình luận viên Helene Cooper, động thái của Mỹ nhằm trấn an các nước đồng minh và đối tác trong khu vực rằng Mỹ sẽ đứng lên chống lại âm mưu đơn phương thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng những đảo nhân tạo không có giá trị pháp lý về chủ quyền.

Tuy nhiên, sau khi cho phép hải quân thực hiện chiến dịch tuần tra, Nhà Trắng lại tìm cách giảm nhẹ tính chất vụ việc, vì lo ngại việc làm rùm beng thông tin có thể gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Cooper.

Nhà Trắng đã lệnh cho các quan chức Bộ Quốc phòng không công khai bàn luận bất cứ điều gì về chiến dịch tuần tra. Lầu Năm Góc không được đưa ra bất cứ thông báo hay thông cáo báo chí nào cho giới truyền thông về việc tàu USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo. Các quan chức Nhà Trắng cho hay, khi bị báo chí hỏi, họ được chỉ thị không phát ngôn khi có máy ghi âm về động thái trên.

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã bị "xoay như chong chóng" trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ diễn ra chỉ vài giờ sau khi tàu USS Lassen rời khỏi khu vực 12 hải lý quanh bãi đá ngầm Subi.

"Điều đó có thật không? Có đúng là chúng ta đã làm vậy không?"Thượng nghị sĩ Dan Sullivan chất vấn ông Carter.

Trước câu hỏi này, ông Carter tỏ vẻ lưỡng lự. "Chúng ta đã nói và đang hành động trên cơ sở rằng chúng ta sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép…" Ông Sullivan đột ngột ngắt lời bằng câu hỏi: "Có phải chúng ta đã điều tàu khu trục vào khu vực 12 hải lý hay không?"

Một lần nữa, ông Carter cố tình né tránh câu khỏi, trong khi thượng nghị sĩ Sullivan quyết chất vấn đến cùng. Cuộc tranh luận căng thẳng đã khiến thượng nghị sĩ John McCain nổi giận và hỏi thẳng: "Tại sao ông không xác nhận, cũng không phủ nhận rằng điều đó đã diễn ra?"

Cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Carter phải nhượng bộ và nói: "Tôi không thích nói về các chiến dịch quân sự của chúng tôi. Nhưng những gì các ông đọc được trên báo là chính xác".

 

3-3573-1445998855.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Independent

 

Hành động thay lời nói

Theo các chuyên gia phân tích, cuộc chất vấn gay gắt trên và thái độ né tránh của ông Carter là một điều lạ lùng, bởi chỉ vài giờ trước đó, các quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc đã âm thầm tuồn thông tin cho báo giới về cuộc tuần tra.

"Chiến dịch tuần tra này có vẻ như đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và được thực thi để giảm thiểu hết mức rủi ro có thể", ông Derek Chollet, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng về an ninh quốc tế, nói. Ông cho rằng chính quyền Mỹ đang muốn "để hành động nói lên tất cả" thay vì những tuyên bố hùng hồn.

Trong thực tế, ông Carter chỉ đơn giản là đang tuân theo mệnh lệnh của Nhà Trắng, các quan chức chính phủ cho hay. "Chúng tôi không muốn làm quá sự việc lên so với thực chất của nó", một quan chức giấu tên nói.

Trong khi đó, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ đối với cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ. Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc rằng Mỹ đang "cố tình khiêu khích" khi đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt đối với hành vi khiêu khích này", ông Lục tuyên bố trong một cuộc họp báo. Trung Quốc cũng đã triệu tập Đại sứ Mỹ Max Baucus và yêu cầu Mỹ ngừng "đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh" của Trung Quốc, theo CCTV.

Dù có những lời lẽ quyết liệt như vậy, nhưng trên thực địa, hai tàu chiến của Trung Quốc là tàu khu trục tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Đài Châu chỉ lặng lẽ bám theo tàu chiến Mỹ và phát tín hiệu cảnh báo mà không có hành động nào khác. Các quan chức Mỹ cho biết tàu USS Lassen đã đi qua khu vực 12 hải lý gần đá Subi mà "không có bất cứ sự cố nào xảy ra".

Lầu Năm Góc cho biết tàu Lassen đã ở trong khu vực 12 hải lý quanh đá Subi trong gần một giờ đồng hồ, và thiết bị trinh sát của Mỹ đã được sử dụng để chụp ảnh đảo nhân tạo Trung Quốc.

Trí Dũng

Cái gì cũng có giới hạn của nó

-------------------------------------

Obama đã hết kiên nhẫn với Bắc Kinh ở Trường Sa

Hồng Thủy

27/10/15 14:10

 

(GDVN) - Ngay sau cuộc họp với Tập Cận Bình, ông Obama tức giận ra lệnh cho một phụ tá thân cận gọi cho Đô đốc Hary Harris, Tư lệnh Hạm đội 7, Tổng thống Mỹ ủy quyền...

 

Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 26/10 bình luận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hết kiên nhẫn với Bắc Kinh trên Biển Đông. Có thể chia các nhà lãnh đạo trên thế giới thành hai nhóm, nhóm đầu tiên bao gồm những người tin rằng họ có thể giải quyết bất đồng thông qua thảo luận, đối thoại, bất kể đối thủ là ai. Nhóm thứ 2 gồm những người nghĩ rằng không bao giờ có thể nói chuyện lý lẽ với đối thủ.

 

obama_businessinsider.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: Business Insider.

 

Ông Obama là ví dụ điển hình cho nhóm thứ nhất. Tổng thống Obama thường miễn cưỡng triển khai quân đội, ngay cả khi ông bị đẩy đến giới hạn cuối cùng của mình, Obama vẫn cố tìm kiếm cơ hội đối thoại. Điều này được minh chứng bằng chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng trước của ông Tập Cận Bình.

Hy vọng có thể thuyết phục nhà lãnh đạo Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán cởi mở và trung thực, Obama đã tổ chức bữa ăn tối riêng với ông Tập Cận Bình hôm 24/9 trước khi dành cho ông buổi quốc yến long trọng với 21 phát đại bác chào mừng vào ngày hôm sau.

Trong bữa tối, ngoài Obama và Tập Cận Bình chỉ có một số ít các cố vấn của 2 ông tham dự. Vấn đề Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 thực thể ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) là một trong những chủ đề chính ông Obama muốn thảo luận.

Tổng thống Mỹ kêu gọi ông Tập Cận Bình ngừng hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp này, nhưng theo các nguồn tin của chính phủ Mỹ, ông Tập Cận Bình đã đẩy Obama vào chỗ bế tắc.

 

Bước ngoặt của Nhà Trắng

Ngay sau cuộc họp với Tập Cận Bình, ông Obama tức giận ra lệnh cho một phụ tá thân cận gọi cho Đô đốc Hary Harris, Tư lệnh Hạm đội 7, Tổng thống Mỹ ủy quyền cho Hải quân điều tàu, máy bay tiến hành tuần tra bảo vệ hàng không, hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Theo luật pháp quốc tế, các thực thể này là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm nên không có quy chế lãnh hải 12 hải lý. Hoạt động tuần tra là một thông điệp Mỹ muốn nói với Bắc Kinh và các nước trong khu vực rằng, Hoa Kỳ không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này.

 

tau_chien_my_da_chieu.jpg

Tàu chiến Mỹ, hình minh họa: Đa Chiều.

 

Các tướng Hải quân Mỹ đã có kế hoạch tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải ở Trường Sa từ tháng Sáu và muốn hành động ngay. Nhưng Tổng thống Obama khi đó đã ngăn lại, ông hy vọng có thể nói chuyện với Tập Cận Bình, nếu giải quyết được vấn đề thì không cần phải có hành động không cần thiết.

Tuy nhiên Obama đã nhận ra rằng, thiện chí hòa giải không được Bắc Kinh đón nhận, Edward Luttwak, một chiến lược gia nổi tiếng của quân đội Mỹ cho biết. Nhiệm vụ này đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Chính Bắc Kinh đang tự đào hố chôn mình, Luttwak bình luận.

Sự thay đổi của Obama rõ ràng có tác động đối với Nhật bản và các quốc gia châu Á khác. Theo nhiều nguồn tin ngoại giao, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á đã thúc giục Mỹ phái tàu hải quân tuần tra ở Trường Sa.

Sự ổn định trong khu vực đang bị thách thức bởi các nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực mà Trung Quốc tiến hành. Trên quan điểm này, quyết định của ông Obama là một tin mừng cho Tokyo.

 

Obama vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Tập Cận Bình

Nikkei Asian Review lưu ý, hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng ông chủ Nhà Trắng đã hoàn toàn từ bỏ mong muốn đối thoại với người đứng đầu Trung Nam Hải. Ông sẵn sàng đàm phán với đối thủ lâu lăm như trong trường hợp đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran hay bình thường hóa quan hệ với Cuba. Dường như Tổng thống Mỹ không vội vàng dẹp bỏ một cách tiếp cận hòa bình đã được chứng minh.

Barack Obama chỉ còn lại một năm trên ghế Tổng thống. Một số thành viên Nhà Trắng ủng hộ chiến lược song song vừa gây áp lực với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, vừa hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề khác có thể hợp tác, ví dụ như chống biến đổi khí hậu hay xây dựng, tái thiết Afghanistan.

 

tap_can_binh_obama_wsj.jpg

Ông Tập Cận Bình và ông Obama không đạt được thỏa thuận nào về Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh tháng trước, ảnh: The Wall Street Journal.

 

Rất khó có thể biết được lãnh đạo những cường quốc thế giới đang thực sự suy nghĩ điều gì, vì đôi khi họ cãi nhau trên bàn đàm phán cho thiên hạ thấy, nhưng lại bắt tay nhau dưới gầm bàn. Các bên liên quan sẽ phải theo dõi chặt chẽ quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh để điều chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp, cân bằng giữa đối thoại và áp lực.

 

Tuần tra kết thúc không sự cố, phản ứng bình luận của các bên

Đài VOA ngày 27/10 cho hay, hoạt động tuần tra 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn đã được chiến hạm USS Lassen tiến hành sáng nay (theo giờ Việt Nam) và đã hoàn thành nhiệm vụ mà không có sự cố nào. VOA cũng dẫn lời học giả Sheila Smith, thành viên cau cấp Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ cho rằng: "Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai nên ngạc nhiên về việc tuần tra này."

Thách thức của hải quân Hoa Kỳ được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng ngụy biện về cái gọi là sự cần thiết bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ". Điều đó cho thấy Trung Quốc không sẵn sàng để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Trên thực tế, sự tích tụ quân sự và hiện diện (bất hợp pháp) của quân đội Trung Quốc ở Trường Sa cho thấy họ muốn tạo ra một sự việc đã rồi, họ muốn chiếm các thực thể này, Shelia Smith nói với VOA.

Ít nhất có khoảng 200 lính Trung Quốc đang đồn trú bất hợp pháp trên đá Xu Bi. Các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các rặng san hô là nỗ lực nhằm khẳng định ưu thế của sự thống trị ở Biển Đông.

"Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dừng lại. Tôi nghĩ rằng hải quân Hoa Kỳ là một lực lượng trong khu vực mà các nước khác ở đây đều trông vào để bảo vệ luật chơi", Smith lưu ý. Việc tuần tra sẽ không phải chỉ diễn ra một lần và hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ nữa.

Phản ứng về hoạt động tuần tra này, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suge cho hay: "Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ các nguồn tin tình báo của chúng tôi với Hoa Kỳ". Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne thì khẳng định rõ, Canberra ủng hộ mạnh mẽ tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do và an toàn hàng không hàng hải, bao gồm cả Biển Đông.

 

 

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý các đảo TQ xây trái phép

Một Thế Giới  

27/10/2015 13:01

 

Theo một quan chức Mỹ, hiện tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen đã hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
 

1_41972.jpg

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn (Ảnh: BBC/Reuters)

 

PV tổng hợp (theo Thanh Niên, VnExpress, BBC)

===============================

TRƯỚC GIỜ THỨ 25

Trung Quốc sẽ gõ phèng ! Phèng! La lối lớn tiếng và có thể cũng kéo tàu chiến xuống biển Đông và cách nhau một khoảng cách an toàn. Vậy thôi.

Nhưng mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Bởi vì với cả hạm đội Hoa Kỳ kéo xuống biển Đông và đi vào vùng 12 hải lý, cũng không thể kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Trung Quốc cũng sẽ không vì thế mà rút khỏi biển Đông.

Sự kiện tiếp theo nhanh nhất sẽ vào tháng Một Việt lịch, nhưng chậm không quá tháng Giêng Việt lịch.

Đó là sự kiện gì? Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn. Bây giờ mới thấy con ngoáo ộp thực sự. B)

 

 

 

 

 

 

Ơ ơ ơ sao Tung coóc thực hiện kịch bản giống như Sư phụ đã nói trước vậy nhỉ?, Hihihi

"Gõ phèng phèng, la lối om xòm và điều tàu bám sát". Hì

 

 

Phamhung thân mến.

Mọi chuyện sẽ không dừng lại ở đây đâu. Vì Hoa Kỳ không thể cứ đưa tàu chiến đi lòng vòng ở bể Đông để gọi là "Bảo vệ tự do hàng hải". Còn Tung Cóóc thì chỉ gõ phèng phèng, la lối và cũng điều tàu thủy lẽo đẽo theo sau rồi về ăn mỳ vằn thắn với dầu cháo quẩy. Nếu thế thì tốn tiền thuế của nhân dân quá! Cho dù giá dầu bây giờ cũng rẻ.

Bởi vậy, sau màn dạo đầu, gọi là nhạc đệm thì "canh bạc cuối cùng" bắt đầu sát phạt.

Cho nên, từ 2008, si phọ đã phát biểu rằng: làm sao để Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam phải nhún nhường qúa mức cần thiết. Và phải có một quyết định đúng lúc trong thời khắc quan trọng của lịch sử. Nếu không, sẽ không có chỗ đứng thích hợp khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý các đảo TQ xây trái phép

Một Thế Giới  

27/10/2015 13:01

 

Theo một quan chức Mỹ, hiện tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen đã hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
 

1_41972.jpg

Tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong phạm vi 12 hải lý Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn (Ảnh: BBC/Reuters)

PV tổng hợp (theo Thanh Niên, VnExpress, BBC)

===============================

TRƯỚC GIỜ THỨ 25

Trung Quốc sẽ gõ phèng ! Phèng! La lối lớn tiếng và có thể cũng kéo tàu chiến xuống biển Đông và cách nhau một khoảng cách an toàn. Vậy thôi.

Nhưng mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Bởi vì với cả hạm đội Hoa Kỳ kéo xuống biển Đông và đi vào vùng 12 hải lý, cũng không thể kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Trung Quốc cũng sẽ không vì thế mà rút khỏi biển Đông.

Sự kiện tiếp theo nhanh nhất sẽ vào tháng Một Việt lịch, nhưng chậm không quá tháng Giêng Việt lịch.

Đó là sự kiện gì? Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn. Bây giờ mới thấy con ngoáo ộp thực sự. B)

 

 

 

 

 

Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo, rồi sao nữa?

28/10/2015 14:23

 

(TNO) Cần có chiến lược hoàn thiện và nhất quán để ứng phó với Trung Quốc trước khi mưu đồ kiểm soát Biển Đông trở thành “sự đã rồi”.

 

taumy-lassen_sdvr.jpg?width=689
Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ được giao nhiệm vụ thách thức yêu sách chủ quyền phi lý mà Trung Quốc mạo nhận ở Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hành động của Hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi mà Trung Quốc tôn tạo phi pháp ở Biển Đông vào ngày 27.10 được dư luận đón nhận một cách tích cực.

Đối với dư luận các nước trong khu vực và thế giới, việc triển khai tàu vào khu vực được xem như động thái hiện thực hóa quan điểm nhất quán của Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, bác bỏ “đường lưỡi bò” nói chung và chủ quyền mà Trung Quốc mạo nhận quanh các bãi đá được bồi đắp phi pháp nói riêng.

Đối với dư luận Mỹ và chính giới Mỹ, hành động này giúp giảm bớt áp lực từ những chỉ trích nhắm vào chính quyền Tổng thống Barack Obama vì sự thiếu cơ bắp trong ứng phó với cách hành xử ngang ngược của Bắc Kinh.

Nhìn chung, hành động của Mỹ được cho là đáng hoan nghênh, bởi trên bề mặt nó gửi đi một thông điệp rằng Washington trước sau như một không công nhận yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh và sẵn sàng thách thức những yêu sách ấy.

Tuy nhiên, khi soi rọi sự việc trước góc độ chính sách, có thể thấy sự thiếu nhất quán trong cách gửi đi các tín hiệu của Mỹ. Một điểm bất thường là việc Nhà Trắng từ chối xác nhận công khai việc áp sát đảo nhân tạo mà chỉ tiết lộ thông qua các nguồn là quan chức quốc phòng ẩn danh được truyền thông Mỹ trích dẫn.

Theo tờ The New York Times, Nhà Trắng đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng không xác nhận công khai về sự việc. Và khi bị truy hỏi ráo riết tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 27.10, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter mới miễn cưỡng xác nhận “các tin tức truyền thông về sự việc là chính xác”.

Chính các nguồn ẩn danh này tạo nên sự nhiễu loạn thông tin và sự mập mờ không đáng có. Chẳng hạn, một vấn đề quan trọng cần phải xác định rõ là Mỹ điều tàu áp sát đảo nhân tạo trên danh nghĩa “quyền qua lại không gây hại” hay “quyền tự do hàng hải” ở hải phận quốc tế? Hãng tin Reuters ngày 27.10 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay sứ mệnh được thực hiện dựa trên sự vận dụng “quyền qua lại không gây hại”. Nhưng tờ The Wall Street Journal cũng dẫn lời giới chức quốc phòng cho biết điều ngược lại.

Một câu hỏi nữa cũng chưa được giải đáp là máy bay trinh sát P-8A hoặc P-3 bay theo tàu USS Lassen có thực sự bay vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi? Máy bay trinh sát bay vào khu vực đồng nghĩa với việc Mỹ không vận dụng “quyền qua lại không gây hại”, bởi hoạt động trinh sát không phù hợp với quyền này.

Việc phân biệt rõ “quyền qua lại không gây hại” hay “tự do hàng hải” rất quan trọng, bởi “quyền qua lại không gây hại” được áp dụng trong lãnh hải 12 hải lý. Nếu Mỹ vận dụng quyền này thì thông điệp gửi đi chưa thể hiện rõ là Mỹ không công nhận lãnh hải quanh các đảo nhân tạo. Mỹ chỉ thực sự bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc nếu xem đó như một hoạt động tuần tra bình thường ở hải phận quốc tế. Liệu sự mập mờ này có phải là biểu hiện của sự thách thức cầm chừng, để lại dư địa trong quan hệ với Trung Quốc hay không thì chỉ có những diễn biến kế tiếp mới có thể trả lời.

Một vấn đề quan trọng hơn là các hành động kế tiếp của Mỹ sẽ là gì, sau sứ mệnh tự do hàng hải ngày 27.10. Hãy đặt ra kịch bản nếu Trung Quốc lợi dụng hành động của Mỹ như là cái cớ để quân sự hóa khu vực, triển khai ồ ạt tàu chiến đến Trường Sa hoặc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, phản ứng của Washington sẽ là gì?

Những viễn cảnh này thực tế đã được úp mở trong phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 27.10, theo đó Trung Quốc có thể xác định cần phải “tăng cường và củng cố việc xây dựng các năng lực thích đáng”.

Trung Quốc chắc chắn không chọn phương án đối đầu trực tiếp về quân sự với Mỹ, nhưng việc nước này đẩy nhanh mưu đồ thay đổi hiện trạng và tạo ra “sự đã rồi” là điều hoàn toàn có thể xảy đến.

Nhìn lại khoảng thời gian gần 2 năm qua, từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động xây dựng phi pháp ở Trường Sa, Nhà Trắng đã kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi Trung Quốc gần như hoàn tất các cơ sở, đường băng, cầu cảng trên các đảo nhân tạo mới có thể đưa ra được phản ứng có vẻ thiết thực ngày 27.10. Và đó không phải là một phản ứng chủ động mà phần nhiều là sự ứng phó tình thế.

Sự chậm trễ của chính quyền Mỹ gợi ý rằng một số quan chức nước này thời gian qua vẫn còn lo ngại việc thách thức Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước. Trong lúc này, có vẻ như những nhân vật cổ vũ cho sự cứng rắn với Trung Quốc trong chính giới Mỹ đang chiếm ưu thế, nhưng nếu xu thế này thay đổi, điều gì sẽ xảy ra?

Còn nhớ trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh năm 2012, Mỹ - với tư cách một đồng minh hiệp ước của Philippines - đứng ra làm trung gian tháo gỡ căng thẳng giữa hai bên. Theo thỏa thuận đạt được, Philippines đã đồng ý rút tàu thực thi pháp luật của nước này khỏi khu vực bãi cạn để đổi lại việc Trung Quốc cũng làm như thế.

Tuy nhiên, khi Bắc Kinh từ chối tuân theo thỏa thuận và lấn tới kiểm soát luôn Scarborough, Mỹ đã không đưa ra được một phản ứng rõ ràng. Các ngư dân Philippines từ đó đến nay phải ngậm ngùi chứng kiến ngư trường truyền thống của họ ở Scarborough bị những người Trung Quốc khai thác.

Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông vào tháng 11.2013, Washington đã điều 2 oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay vào ADIZ để phản đối và thách thức. Nhưng hành động này chỉ được thực hiện một lần. Từ đó đến nay, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đã ngầm chấp nhận yêu sách của Trung Quốc tại khu vực, dẫn đến việc ADIZ ở Hoa Đông gần như đã trở thành “sự đã rồi”.

Những ví dụ trên cho thấy phản ứng đơn lẻ và chỉ mang tính biểu tượng mà không nằm trong một chuỗi chiến lược hiệu quả để kiểm soát và răn đe những hành động xem thường luật pháp quốc tế có thể sẽ không thể khắc chế được mưu đồ “sự đã rồi” của Trung Quốc. Và câu hỏi hiện nay là liệu Mỹ đã có sẵn một chiến lược nhất quán, rõ ràng và sẵn sàng áp dụng nó để răn đe mọi sự leo thang gây hấn từ Bắc Kinh hay không?

Thông điệp của Mỹ thách thức yêu sách chủ quyền phi lý mà Trung Quốc mạo nhận ở Biển Đông là đáng hoan nghênh, nhưng hy vọng rằng đó không phải là chuyện “đánh trống bỏ dùi”.

Công Chính

========================

Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo, rồi sao nữa?

 

Sự kiện tiếp theo nhanh nhất sẽ vào tháng Một Việt lịch, nhưng chậm không quá tháng Giêng Việt lịch.

Đó là sự kiện gì? Xin xem hồi sau sẽ rõ.

 

Lão đã nói rồi - trong bài "Trước giờ thứ 25". Vậy mà còn hỏi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Syria: Rùng mình cảnh chết chóc nơi phiến quân bỏ chạy

Chủ nhật, 11/10/2015 - 07:28    

Dân trí Phóng viên báo giới Nga đã tiếp cận một ngôi làng tại tỉnh Hama, nơi các phần tử nhóm Al-Nusra Front, có liên hệ với Al Qaeda bị đẩy lùi, và phát hiện hàng loạt thi thể bị hành quyết.

 

=========================
Mặc dù với góc nhìn từ phía sau hậu trường, lão Gàn cho rằng: Hoa Kỳ đã câu độ và chờ người Nga nhảy vào đánh IS. Đương nhiên họ có mục đích của họ. Nhưng về phía công khai thì người Nga hoàn toàn chính danh trong việc chống IS. Do đó, nếu người Nga thận trọng một chút thì vấn đề vẫn có thể thay đổi có lợi cho nước Nga.

 

 

Trận chiến Aleppo:

Sức dẻo dai của IS thể hiện thế nào?

(Tin tức 24h) - Nhà nước Hồi giáo hôm 27/10 tấn công các khu vực quanh một thành trì quân sự chính của chính phủ Syria ở miền bắc nước này.

 

"Nhà nước Hồi giáo (IS) phá các tuyến phòng thủ tại Safireh, pháo đài quân sự quan trọng nhất của chính phủ Syria ở phía nam tỉnh Aleppo", Rami Abdel Rahman, giám tốc Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), nói.

Theo Rahman, IS đã tiến vào rìa phía bắc thị trấn Safireh, tây nam thành phố Aleppo. Chính phủ Syria kiểm soát một số kho vũ khí "lớn" ở sâu trong thị trấn.

IS cũng đăng tải thông báo lên Internet, tuyên bố "những tuyến phòng thủ chính quanh Safireh đã sụp đổ". Các phiến quân chiếm một số khu dân cư trong thị trấn. Một nguồn tin quân đội Syria xác nhận nước này đã mất quyền kiểm soát phần lãnh thổ quanh Safireh "sau đợt tấn công của IS".

Chính phủ Syria mở đợt tấn công vào phía nam Aleppo từ ngày 17/10 và giành lợi thế tại một số làng. Tuy nhiên, IS tấn công vào Safireh "đặt quân đội vào thế phòng thủ khi đang tấn công", theo Rahman.

 

tran-chien-aleppo-suc-deo-dai-cua-is-the

Cảnh hoang tàn ở Aleppo, Syria, ảnh: amnesty.org.nz

 

Không chỉ vậy, mới đây, the Jakarta Post ngày 10/10 đưa tin, các chiến binh khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS đã tấn công chiếm lại một loạt các ngôi làng gần Aleppo sau chiến dịch chớp nhoáng khiến chúng tiến sát hơn trung tâm thành phố trọng điểm ở miền Bắc Syria, bất chấp việc cả Nga và Mỹ đều tuyên bố tiến hành các cuộc không kích chống lại chúng.

Các cuộc phản công xảy ra trong bối cảnh các chiến đấu cơ Nga đang đều đặn thực hiện sứ mệnh ném bom tiêu diệt các chiến binh IS ở Syria, hỗ trợ cho lực lượng quân sự trên bộ của chính quyền Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng này.    

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), IS đã chiếm đóng các làng Tal Qrah, Kfar Qares và ít nhất bốn làng nhỏ khác ở các vùng nông thôn phía bắc Aleppo trong đợt phản công hôm 10/10. Các tài khoản kết nối với IS trên trang mạng xã hội Twitter cũng đã đăng tải các tuyên bố về việc tổ chức khủng bố này chiếm giữ được nhiều ngôi làng Syria.

Thông tin IS mở cuộc phản công bất ngờ và chiếm được thêm các vùng lãnh thổ ở Syria được đưa ra trong bối cảnh quân đội trung thành với chính quyền Assad trước đó cũng tuyên bố phát động “một cuộc tổng tiến công” nhằm “giải phóng các khu vực và thành phố bị chiếm đóng”.

Liên quan đến tình hình này, Bahaa al-Halaby, một nhà hoạt động tại Aleppo nói rằng, Nga đã không thực hiện các cuộc tấn công chống lại IS ở Aleppo đang bị xâu xé bởi chính phủ và các nhóm nổi dậy khác nhau. Rami Abdurahman, giám đốc cơ quan giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh thì đặt câu hỏi, tại sao không thấy Mỹ ngăn chặn các cuộc tấn công của IS.

Qua những thông tin trên, giới quan sát nhìn nhận, mặc dù Nga đang hoạt động quá hiệu quả vào các mục tiêu của IS song IS vẫn thể hiện sức dẻo dai của mình qua những đợt phản công trên.

Thùy Dung (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau ‘nước cờ’ tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo

 

tuanvietnam.gifCạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò.


Cuối cùng Tổng thống Obama đã thực hiện lời hứa trong phát biểu trước Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ tháng trước: tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Ngày 27/10/2015, Mỹ đã cho tàu khu trục hạm USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các bãi Xu bi và Vành Khăn, 2 trong 7 điểm TQ đã tiến hành mở rộng và xây dựng các đảo nhân tạo trong nhiều tháng qua.

 

Hành động trấn an đúng lúc

Mỹ đã tiến hành hoạt động này một cách bài bản, tính toán các yêu cầu chính trị, ngoại giao và quân sự, nhằm mục tiêu bắn tín hiệu không hài lòng với những gì TQ đã làm ở Biển Đông, xong cũng không chọc giận Trung Quốc. 

Mỹ không sử dụng tàu sân bay mà chỉ phái một tàu khu trục và hai máy bay tuần thám hộ tống để thực hiện hoạt động thường ngày về quyền tự do hàng hải, hàng không.  Mỹ cũng không đi gần cả 7 đảo nhân tạo mà chỉ chọn 2 đảo mà các điều kiện tự nhiên trước khi được TQ tôn tạo ghi nhận chúng là các bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất.

Mỹ đã thông báo trước cho các nước liên quan như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và không loại trừ cả TQ về ý định tiến hành của mình. Điều này tạo thế cho Mỹ khi đối nghịch với các hoạt động âm thầm xây đảo nhân tạo của TQ trong thời gian qua. Nó cũng giành được thiện cảm từ những nước có quan điểm tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải của một nước phải xin phép như Việt Nam.

Hoạt động được tiến hành trước chuyến thăm châu Á của TT Obama  tháng sau. Có thể nói đây là một hành động đúng lúc để trấn an các đồng minh và bạn bè Mỹ, đồng thời đủ thời gian để cảm nhận phản ứng của TQ, có kế hoạch đối phó và không làm chệch hướng các cuộc gặp cấp cao.

 

Từ 14 - 22/11, Obama sẽ dự thượng đỉnh APEC tại Philippines và hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Malaysia, 2 trong số 4 nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

 

 

Hoạt động này của Mỹ chỉ có hiệu quả nếu nó được tiến hành thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước các thách thức và hành động coi thường, thậm chí sửa đổi luật pháp quốc tế theo ý mình của TQ, Mỹ không còn lựa chọn nào là phải thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu quân sự tại Biển Đông nếu không muốn mất vị thế lãnh đạo và đồng minh.

 

20151028180705-00-2306b.jpg

Tàu khu trục Mỹ USS Lassen (phải) trong một cuộc tập trận hồi tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.

 

Nguy cơ một thỏa hiệp nếu Mỹ không cương quyết

Sẽ có ít nhất năm câu hỏi: việc làm của Mỹ có phù hợp luật quốc tế? phản ứng của TQ thế nào? Mỹ sẽ tiếp tục ra sao? Phản ứng của các nước? và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Biển Đông: chiến tranh, va chạm hay một hình thái status quo (nguyên trạng) mới?

Công ước Luật biển không cho phép biến một bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất thành đảo nhân tạo làm cơ sở đòi có lãnh hải 12 hải lý như một đảo đá tự nhiên. Các bãi mà TQ chiếm đóng đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bị chiếm bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Các đảo nhân tạo chỉ có vòng cung an toàn 500 m, nên hoạt động đi qua của tàu thuyền bên ngoài 500m là hợp pháp.

Cho dù luật quốc tế còn có những điểm xám để các nước tìm cách giải thích có lợi cho mình, thì hành động đi ngoài 500m các đảo nhân tạo của tàu hải quân Mỹ là một hoạt động hợp pháp, cả từ góc độ công ước và tập quán quốc tế. Nó chỉ bị thách thức khi TQ đòi hỏi toàn bộ Biển Đông theo hình đường lưỡi bò, ngăn cản quyền tự do hàng hải của tàu thuyền. 

Mỹ nêu cao bảo vệ tự do hàng hải nhưng lại tuyên bố trung lập, không lên án chính thức đường yêu sách lưỡi bò không cơ sở pháp lý của TQ. Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông và rộng ra là Thái Bình Dương nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò. Xung đột xung quanh đảo nhân tạo chỉ là hình thức nổi của tảng băng này.

Khác với các tuyên bố hung hăng của các nhà ngoại giao và tướng lĩnh TQ, phản ứng của TQ cũng có mức độ. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị sáng 27/10 “khuyên phía Mỹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên khinh suất, không nên vô cớ gây chuyện”.  Tàu hải quân TQ đã bám đuôi và cảnh báo khu trục hạm Lassen nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.

Trả lời phỏng vấn của Người phát ngôn BNG TQ Lưu Khang 27/10/2015 một lần nữa quả quyết nước ông có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước tiếp giáp và việc xây dựng trên lãnh thổ của mình là bình thường.

Rõ ràng TQ không xuất phát từ Công ước Luật biển để giải quyết mà từ yêu sách đường lưỡi bò. Nếu TQ tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò mà Chính phủ Mỹ không chính thức phản đối sẽ dẫn tới hệ luỵ tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng nội thủy hoặc ít nhất vùng nước của quốc gia ven biển sẽ phải xin phép. Từ chủ động tàu hải quân Mỹ sẽ có thể rơi vào thế bị động do các nhà chính trị Mỹ vẫn do dự.

Cả hai bên đều đã đi đến đỉnh của những lời đe dọa khó rút, nhưng cũng đều không muốn đi quá giới hạn chiến tranh, khi tương quan lực lượng và các yếu tố trên bàn cân chính trị còn nhiều ràng buộc.

Philippines, Australia đã lên tiếng ủng hộ duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Song các mối ràng buộc kinh tế và quan tâm khác vẫn là rào cản để các nước này một lòng cử tàu cùng tuần tra với Mỹ. Nếu Mỹ cương quyết thành lập một liên minh chống lại những yêu sách quá đáng trên Biển Đông, sự ủng hộ của các nước này chắc sẽ có những bước tiến.

Là một quốc gia luôn kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển LHQ, Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài đi bên ngoài giới hạn 500 m từ các công trình nhân tạo trên các bãi chỉ nổi khi thuỷ triều thấp nhất và không làm gì ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh và trật tự trên biển.

Các bình luận quốc tế đều nói nhiều khả năng va chạm dẫn tới xung đột và một bên sẽ phải nhượng bộ. Một số lo ngại TQ sẽ lấy cớ này để tăng cường quân sự hoá các đảo nhân tạo, tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không.

Mỹ đã đi một nước cờ cương quyết “xuất tượng đánh tốt” trong khi TQ sẽ sử dụng sở trường cờ vây hạn chế sức mạnh đối phương. Hành động của Mỹ buộc các nước liên quan trong đó có cả Mỹ đánh giá có lập trường rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông.

Song nếu Mỹ không tiếp tục cương quyết và nhìn nhận thủ phạm chính gây nên bất ổn và ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải là đường lưỡi bò của TQ thì một khả năng hiện hữu, tình hình sẽ dẫn tới một “status quo” (nguyên trạng) mới so với năm 2002 - một thoả hiệp tôn trọng quyền tự do hàng hải và sự hiện diện của đảo nhân tạo.

Cuộc cờ trên Biển Đông không chỉ có Mỹ và TQ, hai đối thủ chính. Các nước nhỏ có quyền lợi trên Biển Đông đều mong muốn hoà bình, ổn định và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm của các nước lớn. Thế giới đã đổi thay và việc bắt tay nhau bỏ qua quyền lợi các nước nhỏ không thể được lặp lại như lịch sử trong khu vực này. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam và mọi bất đồng tranh chấp trên Biển phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982.

 

Nguyễn Hồng Thao

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Đằng sau ‘nước cờ’ tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo

 

tuanvietnam.gifCạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò.

Cuối cùng Tổng thống Obama đã thực hiện lời hứa trong phát biểu trước Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ tháng trước: tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Ngày 27/10/2015, Mỹ đã cho tàu khu trục hạm USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các bãi Xu bi và Vành Khăn, 2 trong 7 điểm TQ đã tiến hành mở rộng và xây dựng các đảo nhân tạo trong nhiều tháng qua.

 

Hành động trấn an đúng lúc

Mỹ đã tiến hành hoạt động này một cách bài bản, tính toán các yêu cầu chính trị, ngoại giao và quân sự, nhằm mục tiêu bắn tín hiệu không hài lòng với những gì TQ đã làm ở Biển Đông, xong cũng không chọc giận Trung Quốc. 

Mỹ không sử dụng tàu sân bay mà chỉ phái một tàu khu trục và hai máy bay tuần thám hộ tống để thực hiện hoạt động thường ngày về quyền tự do hàng hải, hàng không.  Mỹ cũng không đi gần cả 7 đảo nhân tạo mà chỉ chọn 2 đảo mà các điều kiện tự nhiên trước khi được TQ tôn tạo ghi nhận chúng là các bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất.

Mỹ đã thông báo trước cho các nước liên quan như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và không loại trừ cả TQ về ý định tiến hành của mình. Điều này tạo thế cho Mỹ khi đối nghịch với các hoạt động âm thầm xây đảo nhân tạo của TQ trong thời gian qua. Nó cũng giành được thiện cảm từ những nước có quan điểm tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải của một nước phải xin phép như Việt Nam.

Hoạt động được tiến hành trước chuyến thăm châu Á của TT Obama  tháng sau. Có thể nói đây là một hành động đúng lúc để trấn an các đồng minh và bạn bè Mỹ, đồng thời đủ thời gian để cảm nhận phản ứng của TQ, có kế hoạch đối phó và không làm chệch hướng các cuộc gặp cấp cao.

 

 

Hoạt động này của Mỹ chỉ có hiệu quả nếu nó được tiến hành thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước các thách thức và hành động coi thường, thậm chí sửa đổi luật pháp quốc tế theo ý mình của TQ, Mỹ không còn lựa chọn nào là phải thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu quân sự tại Biển Đông nếu không muốn mất vị thế lãnh đạo và đồng minh.

 

20151028180705-00-2306b.jpg

Tàu khu trục Mỹ USS Lassen (phải) trong một cuộc tập trận hồi tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.

 

Nguy cơ một thỏa hiệp nếu Mỹ không cương quyết

Sẽ có ít nhất năm câu hỏi: việc làm của Mỹ có phù hợp luật quốc tế? phản ứng của TQ thế nào? Mỹ sẽ tiếp tục ra sao? Phản ứng của các nước? và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Biển Đông: chiến tranh, va chạm hay một hình thái status quo (nguyên trạng) mới?

Công ước Luật biển không cho phép biến một bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất thành đảo nhân tạo làm cơ sở đòi có lãnh hải 12 hải lý như một đảo đá tự nhiên. Các bãi mà TQ chiếm đóng đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bị chiếm bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Các đảo nhân tạo chỉ có vòng cung an toàn 500 m, nên hoạt động đi qua của tàu thuyền bên ngoài 500m là hợp pháp.

Cho dù luật quốc tế còn có những điểm xám để các nước tìm cách giải thích có lợi cho mình, thì hành động đi ngoài 500m các đảo nhân tạo của tàu hải quân Mỹ là một hoạt động hợp pháp, cả từ góc độ công ước và tập quán quốc tế. Nó chỉ bị thách thức khi TQ đòi hỏi toàn bộ Biển Đông theo hình đường lưỡi bò, ngăn cản quyền tự do hàng hải của tàu thuyền. 

Mỹ nêu cao bảo vệ tự do hàng hải nhưng lại tuyên bố trung lập, không lên án chính thức đường yêu sách lưỡi bò không cơ sở pháp lý của TQ. Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông và rộng ra là Thái Bình Dương nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò. Xung đột xung quanh đảo nhân tạo chỉ là hình thức nổi của tảng băng này.

Khác với các tuyên bố hung hăng của các nhà ngoại giao và tướng lĩnh TQ, phản ứng của TQ cũng có mức độ. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị sáng 27/10 “khuyên phía Mỹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên khinh suất, không nên vô cớ gây chuyện”.  Tàu hải quân TQ đã bám đuôi và cảnh báo khu trục hạm Lassen nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.

Trả lời phỏng vấn của Người phát ngôn BNG TQ Lưu Khang 27/10/2015 một lần nữa quả quyết nước ông có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước tiếp giáp và việc xây dựng trên lãnh thổ của mình là bình thường.

Rõ ràng TQ không xuất phát từ Công ước Luật biển để giải quyết mà từ yêu sách đường lưỡi bò. Nếu TQ tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò mà Chính phủ Mỹ không chính thức phản đối sẽ dẫn tới hệ luỵ tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng nội thủy hoặc ít nhất vùng nước của quốc gia ven biển sẽ phải xin phép. Từ chủ động tàu hải quân Mỹ sẽ có thể rơi vào thế bị động do các nhà chính trị Mỹ vẫn do dự.

Cả hai bên đều đã đi đến đỉnh của những lời đe dọa khó rút, nhưng cũng đều không muốn đi quá giới hạn chiến tranh, khi tương quan lực lượng và các yếu tố trên bàn cân chính trị còn nhiều ràng buộc.

Philippines, Australia đã lên tiếng ủng hộ duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Song các mối ràng buộc kinh tế và quan tâm khác vẫn là rào cản để các nước này một lòng cử tàu cùng tuần tra với Mỹ. Nếu Mỹ cương quyết thành lập một liên minh chống lại những yêu sách quá đáng trên Biển Đông, sự ủng hộ của các nước này chắc sẽ có những bước tiến.

Là một quốc gia luôn kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển LHQ, Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài đi bên ngoài giới hạn 500 m từ các công trình nhân tạo trên các bãi chỉ nổi khi thuỷ triều thấp nhất và không làm gì ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh và trật tự trên biển.

Các bình luận quốc tế đều nói nhiều khả năng va chạm dẫn tới xung đột và một bên sẽ phải nhượng bộ. Một số lo ngại TQ sẽ lấy cớ này để tăng cường quân sự hoá các đảo nhân tạo, tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không.

Mỹ đã đi một nước cờ cương quyết “xuất tượng đánh tốt” trong khi TQ sẽ sử dụng sở trường cờ vây hạn chế sức mạnh đối phương. Hành động của Mỹ buộc các nước liên quan trong đó có cả Mỹ đánh giá có lập trường rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông.

Song nếu Mỹ không tiếp tục cương quyết và nhìn nhận thủ phạm chính gây nên bất ổn và ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải là đường lưỡi bò của TQ thì một khả năng hiện hữu, tình hình sẽ dẫn tới một “status quo” (nguyên trạng) mới so với năm 2002 - một thoả hiệp tôn trọng quyền tự do hàng hải và sự hiện diện của đảo nhân tạo.

Cuộc cờ trên Biển Đông không chỉ có Mỹ và TQ, hai đối thủ chính. Các nước nhỏ có quyền lợi trên Biển Đông đều mong muốn hoà bình, ổn định và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm của các nước lớn. Thế giới đã đổi thay và việc bắt tay nhau bỏ qua quyền lợi các nước nhỏ không thể được lặp lại như lịch sử trong khu vực này. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam và mọi bất đồng tranh chấp trên Biển phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982.

 

Nguyễn Hồng Thao

 

 

Với những bài bình luận như thế này, cho thấy cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa nhận thấy yếu tố căn bản của vấn đề, là: Cuộc hội nhập toàn cầu là một sự phát triển tất yếu của lịch sử. Trong quá trình phát triển dẫn đến hội nhập đã làm xuất hiện những siêu cường mới nổi. Và sau đó là một cuộc giành ngôi bá chủ. Tức "Canh bạc cuối cùng".

Cho nên, khi bài bình luận trên chỉ giới hạn ở vấn để biển Đông thì sự phân tích không thể sắc sảo, vì thiếu những yếu tố nhận thức được - do những sách lược sẽ được quyết định, xảy ra từ Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những tính toán của "canh bạc cuối cùng" này. Cho nên, bài viết chỉ mang tính chung chung - kêu gọi hòa bình thế giới một cách yếu ớt - và không có tính tiên tri.

Xin lỗi! Ngay cả biển Đông này - với Trung Quốc là một yếu tố có tính chiến lược trong tham vọng bá chủ toàn cầu. Nhưng đối với Hoa Kỳ thì chỉ là cái cớ để quyết định dứt điểm trong "Canh bạc cuối cùng", xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Hay nói rõ hơn: Biển Đông chỉ là sự khởi đầu cho "Canh bạc cuối cùng" và nó không mang tính quyết định cho "canh bạc cuối cùng". Bởi vậy, không thể gõ phèng phèng, hô khẩu hiệu "Hòa bình thế giới muôn năm", mà hòa bình có thể hiện ra như trong truyện cổ tích được. Mà phải là tìm một đối sách thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đối đầu giữa hai siêu cường này - khi Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong sách lược của cả hai siêu cường trong "canh bạc cuối cùng" (*). Cho nên, ngoài việc trang bị vũ khí hiện đại để đề phòng bất trắc - thì - Việt Nam cần chứng tỏ vị thế hùng mạnh của dân tộc với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực nền văn minh Đông phương huyền vĩ, một dân tộc kế thừa của cả một nền văn minh toàn cầu đã mất với hệ thống tri thức có thể quyết định sự phát triển toàn bộ nền văn minh trong tương lai. Mặc dù nó đã quá muộn (Thời điểm thích hợp là năm ngoái), nhưng chí ít nó cũng khẳng định vị thế của Việt tộc và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới đích thực.

Không thực hiện được điều này, mọi khả năng đều bất khả thi, chưa nói đến những bình luận trở thành rỗng tuyếch.

Tất nhiên, người ta có thể chỉ coi đây là ý kiến cá nhân và giải thích bằng một cách nào đó, để cản trở việc xác định tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, theo kiểu: "qúa khứ dù huy hoàng nhưng vẫn là quá khứ, nhưng chúng ta cần phải phấn đấu cho tương lai", của nhà bình luận Trần Văn Tuấn trên Vietnamnet.

Tùy! Lúc này lão Gàn cũng cảm thấy không nhất thiết phải gấp gáp. Vì dù sao nó cũng quá muộn rồi.

=====================

PS: Do biển Đông chỉ có yếu tố quan trọng trong sự khởi đầu của "Canh bạc cuối cùng" và không mang yếu tố quyết định trong "Canh bạc cuối cùng". Nên vị trí của Việt Nam quan trọng chính vì tính khởi đầu, nhưng lại không phải tính quyết định cuối cùng - mà chỉ là ảnh hưởng đến sự quyết định cuối cùng. Bởi vậy, trước đây, một vị đô đốc Hoa Kỳ đã phát biểu: Việt Nam không cần phải ngả theo phe nào. Và cũng vì chỉ là sự khởi đầu không mang tính quyết định, nên nếu chiến tranh nổ ra, chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông.

Bởi vậy, Việt Nam phải có những quyết định nhạy bén và cực kỳ sáng suốt vào đúng thời điểm thích hợp trong diễn biến của "Canh bạc cuối cùng" khi xảy ra. Quyết định nhạy bén và sáng suốt, đúng thời điểm này, tương tự như quyết định Tồng Khởi Nghĩa 1945 vậy. Nhanh và chậm đều thất bại. Còn hiện nay, sự cân bằng động là rất cần thiết.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc nói phát hiện 'di tích tôn giáo' ở vùng Biển Đông
29/10/2015 13:16
 

(TNO) Trung Quốc nói rằng nước này phát hiện nhiều “di tích tôn giáo” (?) ở khu vực đảo tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên chưa có cơ quan nào xác thực những phát hiện này.

 

truongsa_ujhe.jpg?width=689
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters
 
Tân Hoa Xã hôm 28.10 cho biết một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tôn giáo thế giới và Học viện khoa học xã hội Trung Quốc đã "phát hiện" một số di tích tôn giáo mà theo nhà nghiên cứu này là của người Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã nói rằng ông Chen Jinguo đã mất 4 năm để nghiên cứu và đã thu thập được những tài liệu lịch sử, những phát hiện khảo cổ cùng 50 hình ảnh. Từ những phát hiện này, nhà nghiên cứu Chen cho rằng người Trung Quốc đã từng xuất hiện và xây dựng nhiều di tích tôn giáo trên các đảo ở Biển Đông (?).
Ông Chen xem đó là những “bằng chứng” xác lập chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo, theo Tân Hoa Xã.
Tuy nhiên, theo bài báo, không rõ những phát hiện, chứng cứ lịch sử nói rằng người Trung Quốc xây dựng di tích tôn giáo là gì và những công trình tôn giáo xây dựng trên các đảo mà Trung Quốc tự nhận thuộc chủ quyền của mình gồm những công trình nào.
Tờ báo cũng không nói những phát hiện đó được tìm thấy trên những đảo nào trong số những đảo, quần đảo đang tranh chấp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và một số đảo chìm ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đoạt từ Việt Nam.
Thay vào đó, ông Chen nói rằng những công trình tôn giáo của Trung Quốc từng tồn tại ở những hòn đảo thuộc vùng Biển Đông và “một vài nước đã phá hủy chúng để thay thế bằng cấu trúc tôn giáo của mình”, Tân Hoa Xã viết tiếp.
Tân Hoa Xã dẫn chứng một trường hợp cho rằng đảo của Trung Quốc bị nước khác chiếm. Đó là quần đảo Đông Sa (tên tiếng Anh là Dongsha) bị Yoji Nishizawa, người Nhật chiếm hồi năm 1906 nhưng tuyên bố là phát hiện ra quần đảo này và đổi tên quần đảo thành Nishizawa, đồng thời phá hủy các đền đài của người Trung Quốc ở đây. Quần đảo Đông Sa nằm ở phía bắc Biển Đông.
Từ những phát hiện của mình, ông Chen đề nghị chính phủ nước này cần xây dựng lại và bảo vệ những di tích tôn giáo trên các đảo mà theo ông ta phát triển hoạt động tôn giáo truyền thống cũng là một cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Những công trình của ông Chen chưa rõ đã được cơ quan nào xác thực. Giới nghiên cứu Biển Đông thường không tin những phát hiện của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về cái gọi là “chứng cứ di tích chủ quyền” của Bắc Kinh ở Biển Đông. Với dã tâm độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã, đang và chắc chắn còn giở nhiều chiêu trò để ngụy tạo cho những hành động phi pháp của mình.

Minh Quang

=====================

Đối với tôi thì từ Bắc Dương Tử đến tận cực nam biển Đông, từ Phi Luật Tân sang đến Thái Lan, từ Bắc Nhật Bản, Đài Loan xéo đến Singapor tất cả đều mang dấu ấn di sản văn hóa Việt tộc từ hơn 5000 năm trước của Việt sử. Không có cái gì của Trung Quốc cả. Ngay cả Khổng Tử cũng chỉ là một nhân vật ảo. Toàn bộ những di sản của nền văn minh Đông phương này trong các vùng đất nói trên, đều thuộc về cội nguồn văn minh Việt tộc với gần 5000 năm lịch sử. Và ngay cả nhà nghiên cứu Trung Quốc nói trên, cũng không loại trừ tổ tiên của ông ta thuộc về Việt tộc ở Nam Dương Tử bị Hán hóa.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thực sự đã tạo ra một “thế cờ khó” đối với ông Tập Cận Bình

LN - Đình Tuệ

29/10/2015 18:50

 

Đó là nhận định của Tướng Cương trước việc tàu khu trục Mỹ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 

bien-dong-2-1445936133560-36-0-444-800-c

 

Thông tin về tàu khu trục USS Lassen trang bị tên lửa dẫn đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Trước những diễn biến mới nhất này, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an đã dành cho PV cuộc trao đổi để cung cấp tới độc giả một cái nhìn khách quan, đa chiều.

 

my-thuc-su-da-tao-ra-mot-the-co-kho-doi-

Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an (Ảnh: TTO).

 

PV: Thưa Thiếu tướng, nhận định của ông thế nào trước việc Hải quân Mỹ đã điều tàu chiến vào tuần tra khu vực 12 hải lý quanh bãi Đá Vành Khăn và bãi Đá Xu Bi mà Trung Quốc bồi đắp trái phép của Việt Nam?

Thiếu tướng Lê Văn Cương:

Đầu tiên phải khẳng định rằng, việc Mỹ quyết định đưa tàu chiến của mình là tàu khu trục USS Lassen vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bồi đắp trái phép là hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế.

Nó vừa hợp tình, hợp lý và hợp pháp thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Thứ hai, tàu chiến Mỹ vào tuần tra cũng thể hiện được uy tín của một cường quốc “Nói được là làm được” để gìn giữ sự tự do hàng hải, hàng không quốc tế, quyết không để cho Trung Quốc tự tung tự tác muốn làm gì thì làm.

Chiếu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tất cả các thực thể nửa chìm nửa nổi, các đảo nhân tạo thì không được trao quy chế lãnh hải 12 hải lý mà chỉ được trao quy định về vùng an toàn không vượt quá 500 mét.

Quốc gia xây dựng đảo nhân tạo không có quyền cản trở tàu bè nước khác đi vào vùng biển này. Động thái này của Mỹ mang tính tích cực và đáng để cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

my-thuc-su-da-tao-ra-mot-the-co-kho-doi-

Hình ảnh khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ (Ảnh: Navy Times). 

 

PV: Theo Thiếu tướng, tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để “ra tay” với Trung Quốc ở Biển Đông?

Thiếu tướng Lê Văn Cương:

Như tôi đã từng phân tích trước đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều là hai cường quốc có những lợi ích riêng ở Biển Đông. Tuy nhiên, nó lại ở hai thái cực có phần đối lập nhau.

Trung Quốc đã công khai tham vọng bá quyền ở Biển Đông bằng chuỗi các hành động ngang ngược trên biển nhằm hiện thực hóa yêu sách "đường 9 đoạn” phi pháp của mình, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Còn Mỹ - một siêu cường hàng đầu thế giới, đương nhiên cũng có những lợi ích chiến lược không thể bỏ qua tại khu vực biển giàu tiềm năng và giá trị thương mại này.

Việc Mỹ, bằng cách này hay cách khác kiềm chế sự ngạo mạn của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm duy trì quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Thời điểm này cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, đây là thời điểm trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra tại Philippines vào tháng 11 tới.

Tại đây, cả Tổng thống B. Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp mặt nhau sau chuyến thăm cấp cao của ông Tập tới Mỹ hồi tháng 9.

Trong chuyến thăm tháng 9 trên đất Mỹ, ông Tập đã tuyên bố rằng Trung Quốc không cổ xúy hay dùng vũ lực, quân sự hóa ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Và cho rằng hành động xây đảo nhân tạo không ảnh hưởng tới tự do hàng hải, hàng không quốc tế.

Và sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở khu vực này rõ ràng đã đưa ông Tập Cận Bình vào một “thế cờ khó" .

 

my-thuc-su-da-tao-ra-mot-the-co-kho-doi-

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cải tạo trái phép thành hòn đảo nhân tạo và cho hình thành một đường băng dài hàng ngàn mét. (Ảnh: CSIS). 

PV: Để đối diện với một “thế cờ khó” này, Trung Quốc sẽ có phản ứng như thế nào trước các cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ thưa ông?

Thiếu tướng Lê Văn Cương:

Việc Mỹ quyết định đưa tàu khu trục vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bồi đắp trái phép là hành động cứng rắn của Mỹ nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực này.

Sự kiện này cũng là điều đã được giới phân tích tiên đoán trước. Hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ cũng đã cử máy bay săn ngầm P8-A Poseidon tới tuần tiễu trên vùng trời các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép.

Phản ứng của Trung Quốc mạnh hay yếu và ở mức nào nó còn phụ thuộc vào động thái cụ thể của Mỹ và một số nước nữa.

Nếu kịch bản một liên minh gồm cả Mỹ, Nhật, Úc cùng “làm mạnh” thì Trung Quốc chắc chắn không dám “làm liều” và đi quá xa ở Biển Đông trong giai đoạn này.

Khả năng đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là rất khó xảy ra. Trung Quốc thừa hiểu sức mạnh của Mỹ tới đâu, nhất là hải quân.

Đây rất có thể chỉ là “đòn thử” của Mỹ dành cho Trung Quốc mà thôi và nó sẽ ở một tầm mức nhất định, rồi sau sẽ lại có một thỏa thuận nào đó để làm dịu bớt tình hình căng thẳng tại khu vực này.

Vâng, xin cảm ơn Thiếu tướng!

===========================

Và sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở khu vực này rõ ràng đã đưa ông Tập Cận Bình vào một “thế cờ khó" .

 

 

Chẳng cần phải đến tận bây giờ, khi tàu Mỹ xuất hiện ở bể Đông, Trung Quốc mới ở vào thế khó. Từ lâu, trước cả thời gian Tàu đổ đá, lấp đất ở biển Đông, chính Tàu đã tự đưa họ vào thế bế tắc. Cái này lão nói lâu rồi. Lão Gàn cũng cần nhắc lại rằng: Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở đây, mà tiếp tục đẩy Trung Quốc vào thế bí về chính trị, chuyện này sẽ xảy ra nhanh thì vào cuối năm nay và chậm thì không quá đầu năm tới.

Còn vấn đề:

 

Khả năng đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là rất khó xảy ra. Trung Quốc thừa hiểu sức mạnh của Mỹ tới đâu, nhất là hải quân.

 

 

Thì lại không phải nguyên nhân này. Nước Mỹ đã phản đối các hành vi của Trung Quốc từ lâu - có lẽ ngót cả chục năm nay - ở cả biến Đông và Hoa Đông, nhưng Tàu vẫn làm tới, chứng tỏ Tàu không phải ngại đụng độ. Sở dĩ chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay ở bể Đông vì những nguyên nhân khác. Nguyên nhân này là chỉ cần một tia lửa ở bề Đông thì lập tức sẽ bùng nổ thành cuộc chiến lớn. Cho nên không chỉ Hoa Kỳ và cả Tàu đều phải cân nhắc. Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính kết thúc "canh bạc cuối cùng" cả - nếu nó phải kết thúc bằng chiến tranh. Cái này lão nói lâu rồi.

 

Đây rất có thể chỉ là “đòn thử” của Mỹ dành cho Trung Quốc mà thôi và nó sẽ ở một tầm mức nhất định, rồi sau sẽ lại có một thỏa thuận nào đó để làm dịu bớt tình hình căng thẳng tại khu vực này.

 

 

Cũng rất có thể sau cuộc tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ sẽ có một sự thương lượng vớ vẩn nào đó. Nhưng có điều chắc chắn rằng: Những điều khoản của cuộc thương lượng này không cản trở đến diễn biến tiếp theo của "canh bạc cuối cùng".

Hãy chờ xem.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng CP:

"Tranh chấp trên Biển Đông phức tạp, rất khó lường"

Hoàng Đan

27/10/2015 19:02

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định, tình hình tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường.
 
ttg-1445940363386-60-0-396-660-crop-1445

 

Sáng 27/10/2015, Bộ Ngoại giao tổ chức Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với khoa học công nghệ phát triển rất nhanh đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Kinh tế thị trường; tiến bộ công bằng xã hội; dân chủ - pháp quyền; hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, vì hoà bình - phát triển và cùng chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu là xu hướng chung của nhân loại.

Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn.

"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới; các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố có biểu hiện gia tăng.

Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, trải qua 30 năm Đổi mới, mặc dù vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhưng thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều.

Thời gian tới, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đều lớn, đan xen nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế; việc thực hiện các Hiệp định, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.

Về đường lối đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ, bối cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi chúng ta phải kiên định mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, đoàn kết nhất trí, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo.

"Tranh thủ thời cơ thuận lợi, nỗ lực phấn đấu khắc phục những hạn chế yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - độc lập, hòa bình, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Dân chủ, tự do, pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh; hội nhập và phát triển, tiến cùng thời đại, sánh vai với bạn bè trên thế giới.

Trong tình hình mới, nhiệm vụ của ngành Ngoại giao là rất nặng nề, đòi hỏi các đồng chí phải luôn kiên định mục tiêu và quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Nỗ lực hành động quyết liệt và lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Góp phần thiết thực với hiệu quả ngày càng cao để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững, xây dựng và bảo vệ đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

theo Trí Thức Trẻ

=======================

 

 

Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với khoa học công nghệ phát triển rất nhanh đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Kinh tế thị trường; tiến bộ công bằng xã hội; dân chủ - pháp quyền; hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, vì hoà bình - phát triển và cùng chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu là xu hướng chung của nhân loại.

Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn.

"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới; các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố có biểu hiện gia tăng.

Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, trải qua 30 năm Đổi mới, mặc dù vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhưng thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều.

Thời gian tới, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đều lớn, đan xen nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế; việc thực hiện các Hiệp định, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.

Về đường lối đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ, bối cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi chúng ta phải kiên định mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, đoàn kết nhất trí, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo.

"Tranh thủ thời cơ thuận lợi, nỗ lực phấn đấu khắc phục những hạn chế yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - độc lập, hòa bình, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Dân chủ, tự do, pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh; hội nhập và phát triển, tiến cùng thời đại, sánh vai với bạn bè trên thế giới.

 

Thưa ngài Thủ Tướng! Chính xác là như vậy!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?

Thứ sáu, 30/10/2015 - 14:48
 

Dân trí Ông Chu Công Phùng, nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, sau sự kiện ngày 27/10 vừa qua, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông.
 >> Chuyên gia Trung Quốc: Tuyên bố chủ quyền quanh đảo nhân tạo là không hợp pháp
 >> Giáo sư Thayer: Trung Quốc bóp méo luật pháp quốc tế để biện minh cho mình

 

 
 

Việc cử tàu tuần tra của Mỹ là hợp pháp

Với việc điều tàu USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh Đá Xu bi và Vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Mỹ đã khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên theo ông tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để hành động sau rất nhiều tuyên bố và phản ứng trước đó?

Trước khi cử tàu tuần tra xung quanh các khu vực đảo nhân tạo này, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc bớt hung hăng và thực hiện nghiêm túc các công ước về Luật biển cũng như tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà nước này đã ký kết, Tổng thống Mỹ Obama đã phát đi thông điệp lần cuối trong buổi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 24/9/2015 yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động tôn tạo trái phép đảo ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phớt lờ cảnh báo của Mỹ. Vì vậy, hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa rồi ở quần đảo Trường Sa là lẽ tất yếu.

Tôi cho rằng, thông qua việc làm này, Mỹ muốn phát đi thông điệp với thế giới. Đó là:

Thứ nhất: Mỹ đã và đang quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục từ khu vực châu Âu sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai: Khẳng định Mỹ là nước lớn duy nhất có đủ sức mạnh để điều máy bay, tàu chiến tới khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông; đồng thời tăng cường củng cố niềm tin cho các nước đồng minh phối hợp cùng Mỹ duy trì hòa bình ổn định và tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông nhất là sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, lần đầu tiên cho phép quân đội tham chiến ở ngoài biên giới quốc gia.

Thứ ba: Truyền thông điệp đến Bắc Kinh và các nước láng giềng rằng Mỹ không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa. Cảnh báo, răn đe Trung Quốc phải tôn trong Luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chừng nào hải quân Mỹ còn đảm đương “sứ mệnh” duy trì trật tự trên các vùng biển và đại dương như họ cam kết thì chiến hạm và máy bay Mỹ sẽ còn tiến hành các phi vụ tuần tra như vậy, bất luận là vùng biển mà Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền.

Hành động này của Mỹ phù hợp với Luật pháp quốc tế không và nó mang lại lợi ích gì cho các nước trong khu vực?

Về mặt pháp lý, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định: “Những bãi đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc hoạt động kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Theo đó, chỉ có các đảo tự nhiên mới được hưởng quy chế về đảo.

Các quy định của UNCLOS về việc áp dụng phương pháp đường cơ sở để xác định lãnh hải cũng chỉ đề cập đến các bãi cạn lúc chìm lúc nổi khi đáp ứng khoảng cách đối với lục địa hoặc đảo tự nhiên, chứ không áp dụng đối với các đá chìm hoàn toàn. Do vậy, dù Trung Quốc có tôn tạo Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và các bãi đá chìm khác thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo như hiện nay thì các thực thể này cũng không có vùng lãnh hải 12 hải lý, mà chỉ có vùng an toàn không quá 500 m theo quy định tại Điều 60 của UNCLOS.

Vì vậy, hành động ngày 27/10 vừa rồi của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Luật pháp quốc tế, tầu chiến Mỹ có quyền hợp pháp đi vào sát các đảo bãi mà Trung Quốc tôn tạo phi pháp thành đảo nổi, mặc dù Bắc Kinh đã ngang ngược đưa ra yêu sách chủ quyền tại các đảo nhân tạo, vốn là các bãi đá mà Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng trái phép của Việt Nam và Philippines

Động thái này cũng là sự phản bác mạnh mẽ nhất cho những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng và tôn tạo. Điều này cũng tạo cơ sở pháp lý và động lực mạnh mẽ cho các nước liên quan trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-d
Ông Chu Công Phùng

Khó xảy ra chuyện Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông

Căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam hay không? Ông có lo ngại việc Trung Quốc và Mỹ sẽ đi đến một thỏa thuận chung về việc giải quyết lợi ích của họ ở Biển Đông?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các thực tế sau:

Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN liên quan, mà Mỹ và các các đồng minh của Mỹ đều lên án và phản đối đường biên giới "lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương vẽ ra ở Biển Đông. Hiện nay, chỉ trừ Trung Quốc ra, không có bất cứ quốc gia nào trên thế giới phản đối việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về yêu sách Đường lưỡi bò và việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển của Philippines tại Biển Đông.

Hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa qua tại Biển Đông không chỉ trực tiếp cảnh cáo, răn đe tham vọng phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông mà cũng gián tiếp ủng hộ các nước ASEAN tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc để sớm đi tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc.

Việc tàu chiến của Mỹ đi vào sát các nhân tạo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa đã khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là phù hợp với Luật pháp quốc tế. Đó là một hành động đi trước dẫn đầu của Mỹ, tạo ra cơ sở pháp lý, gián tiếp khuyến khích các nước Đông Nam Á có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông không e ngại Trung Quốc, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ tại Biển Đông.

Hiện tại trong dự luận cũng có ý kiến cho rằng, sau sự kiện này có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có "thỏa thuận ngầm" chia nhau lợi ích ở Biển Đông hoặc Mỹ được Trung Quốc bật đèn xanh tự do đi lại ở Biển Đông và sử dụng dịch vụ của Trung Quốc ở Trường Sa, đổi lại, Mỹ sẽ làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông.

Tôi nghĩ, nếu có chuyện Mỹ - Trung "thỏa thuận ngầm" chia nhau về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông thì chuyện đó đã xảy ra ngay trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cuối tháng 9 vừa rồi, hà cớ gì mà ngay sau cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, Mỹ lại quyết định cử tàu chiến, máy bay thực hiện quyền tự do đi lại sát các đảo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Biển Đông, trực tiếp phủ định "chủ quyền lãnh hải" của Trung Quốc ở khu vực này, khiến Trung Quốc bị "mất mặt" trước dư luận? Càng phi lý hơn nếu như Mỹ đánh đổi tư thế của một siêu cường hải dương để nhận "ân huệ" của Trung Quốc và làm ngơ trước các hành động bành trướng của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa tới lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông.

Đối thủ hiện nay của Mỹ ở Châu Á là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam; Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục từ Châu Âu sang Châu Á - Thái Bình Dương rất cần sự ủng hộ của các nước lớn Nhật, Úc, Ấn Độ... và ASEAN; quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật đang phát triển thuận lợi sau các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam tới Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, theo tôi, hiện nay khó có thể xảy ra kịch bản Mỹ và Trung Quốc "đi đêm" thỏa thuận với nhau để giải quyết lợi ích chung của họ ở Biển Đông.

kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-d
Tàu USS Lassen của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)

Trung Quốc sẽ không dại gì đối đầu Mỹ

Một vấn đề khác nghiêm trọng không kém, đó là phản ứng của Trung Quốc. Theo ông, liệu hành động của Mỹ có tạo ra cơ hội tốt cho Bắc Kinh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo không?

Trên thực địa, trong quá trình tôn tạo trái phép các bãi ngầm thành đảo nổi ở Trường Sa, Trung Quốc đã "quân sự hóa" các đảo nhân tạo này bằng việc xây dựng các đường băng cho máy bay quân sự, xây dựng các bến cảng quân sự và huy động nhiều tàu chiến, máy bay bảo vệ các hoạt động xây dựng đó.

Tuy nhiên, dư luận quốc tế khá bất ngờ về phản ứng "có giới hạn" của Trung Quốc trước việc Mỹ đưa chiến hạm USS Lassen xâm nhập vùng biển 12 hải lý các đảo Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Lôi thanh đại, vũ điểm tiểu" (Sấm sét ầm ầm nhưng chỉ mưa lâm thâm). Ngày 27/10 vừa rồi, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ câu ngạn ngữ này. Khác với những tuyên bố ầm ĩ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước đó, ngày 27/10/2015, Trung Quốc chỉ có thể cử 2 tàu chiến "lặng lẽ theo dõi" các hoạt động của chiến hạm Lassen cho đến khi chiến hạm này hoàn thành nhiệm vụ; Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ phản đối yếu ớt, mập mờ. Đó cũng chính là bản chất truyền thống của Trung Quốc "mềm nắn rắn buông" trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc biết rõ Mỹ đã chuẩn bị kỹ cho hoạt động này và sẵn sàng ứng phó với phản ứng cứng rắn của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thừa biết "lợi bất cập hại" nếu sử dụng sức mạnh quân sự đối đầu với Mỹ trong tình hình quốc tế và khu vực hiện nay.

Sau sự kiện 27/10/2015, để với vát thể diện của một nước lớn, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông, bố trí các phương tiện quân sự trên các đảo nhân tạo, đơn phương ban lệnh cấm tàu thuyền nước ngoài khai thác hải sản ở Trường Sa... Những việc làm này sẽ càng khiến Trung Quốc bị cô lập trên quốc tế, càng không có bạn bè thực sự, thuyết "mối uy hiếp từ Trung Quốc" sẽ càng thấm sâu vào các nước trong khu vực, càng đẩy quan hệ Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Mỹ vào thế khó khăn, bất lợi cho Trung Quốc.

Theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước sự kiện này và trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:" Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Ngày 29/10/2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã tuyên bố: "Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.

Thiết nghĩ, lập trường quan điểm trên của Việt Nam đã rất rõ ràng. Theo tôi, ngoài việc trực tiếp đấu tranh với Trung Quốc, chúng ta cần tiếp tục phối hợp với các nước ASEAN kiên quyết và kiên trì đàm phán với Trung Quốc để sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) làm cơ sở pháp lý lâu dài cho giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hà Trang

Thực hiện

=======================

Ông này phân tích hay. đúng là đẳng cấp cựu đại sứ của một quốc gia. Nhưng riêng vấn đề này:

Khó xảy ra chuyện Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông

 

Thì lão Gàn cần phải xác định rõ rằng: Không bao giờ có việc này , chứ không phải chỉ là "khó xảy ra". Lão đã phân tích kỹ trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Có điều bài viết này chưa trả lời được câu hỏi của tựa bài báo đặt ra: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?"

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites