Posted 17 Tháng 9, 2015 FED sắp quyết định, thị trường toàn cầu nín thở 17/09/2015 22:12 GMT+7 TTO TRỰC TUYẾN - 1g30 sáng 18-9 (theo giờ VN), Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ quyết định lãi suất cơ bản. Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng. Các thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có VN hầu như nín thở chờ giờ G. Chủ tịch FED Janet Yellen dự kiến sẽ họp báo giải thích về quyết định của cơ quan này - Ảnh: Reuters Giới phân tích và các kết quả thăm dò trước 17-9 dự đoán ban lãnh đạo FED có thể sẽ tiếp tục lùi thời điểm nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản - vốn thấp gần như bằng 0% áp dụng từ 12-2008 tới nay. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng xảy ra bất ngờ lúc 1g30 sáng 18-9 (giờ Việt Nam). Tại thị trường châu Âu, các chỉ số FTSEurofirst 300 và Euro STOXX 50 đều ổn định trong phiên giao dịch giữa ngày 17-8 (giờ địa phương). Còn tại Mỹ, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ 0,1%. Trong khi đó chứng khoán châu Á đạt mốc cao nhất trong ba tuần qua. Thị trường Tokyo (Nhật) tăng hơn 1,4% trong khi Sydney (Úc) tăng gần 1%. Các thị trường Seoul, Đài Bắc đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường Thượng Hải giảm 2%. “Các thị trường châu Á phản ánh tâm lý cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất” – AFP dẫn lời nhà phân tích thị trường Angus Nicholson ở Melbourne (Úc) nhận định. Phố Wall tự tin Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất. “Nếu là tôi sẽ không làm vậy” – Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo Lloyd Blankfein nói, cho rằng thị trường lao động vẫn rất uể oải trong khi lạm phát chỉ mới tạm lắng. Cựu bộ trượng tài chính Lawrence Summers và nhà đầu tư Warren Buffett cũng đưa ra quan điểm tương tự. Tuy nhiên, những người cho rằng FED sẽ không tăng lãi xuất cũng dự đoán thời gian trì hoãn này được cho là sẽ không kéo dài lâu. Những cơ sở để FED tăng lãi suất là nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đủ mạnh, tăng 9% so với trước khủng hoảng, lạm phát yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 5,1%. Nhưng theo BBC, dù tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng số người thiếu việc làm, bao gồm những người làm bán thời gian, vẫn rất cao. Ngoài ra, thị trường mạnh hơn có thể kéo theo lạm phát tăng khi các công ty tăng lương để nhận người lao động. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất sẽ đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đúng hướng, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối rủi ro từ tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vấn đề xuất phát từ tháng trước khi Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường thế giới một phen chao đảo. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước đang phát triển chưa sẵn sàng án ứng phó với tình hình bấp bênh trên thị trường tài chính quốc tế. Theo nhà kinh tế trưởng Kaushik Basu của WB, việc FED tăng lãi suất sẽ gây rối loạn tại các thị trường mới nổi và các thị trường này sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro liên quan tới nguy cơ chảy một lượng lớn tiền vốn ra nước ngoài. “Tôi không nghĩ nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhưng sẽ gây ra một số hỗn loạn ngay lập tức. Kinh tế thế giới hiện khá tệ và nếu Mỹ hành động nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước” – Financial Times dẫn lời ông Basu. Các ngân hàng hưởng lợi nếu FED tăng lãi suất Các ngân hàng Mỹ sẽ là những đối tượng hưởng lợi lớn một khi FED tăng lãi suất trong khi những người ký gửi tiền không được hưởng bao nhiêu. Theo Reuters, lãi suất tăng sẽ giúp các ngân hàng thu nhiều tiền hơn cho các khoản cho vay nhưng sẽ không vội tăng lãi suất ký gửi bởi đã thừa tiền từ các biện pháp kích thích tài chính của FED, gồm việc hạ lãi suất và bơm hàng nghìn tỉ USD vào nền kinh tế. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết 37 trên 44 ngân hàng Mỹ sẽ kiếm nhiều tiền hơn từ quyết định tăng lãi suất của FED. Cứ mỗi % lãi suất tăng thêm, tập đoàn Bank of America sẽ có thêm 2,4 tỉ USD lợi nhuận trong năm tiếp theo trong khi CitiGroup là 1,9 tỉ USD. TRẦN PHƯƠNG ========================== 1g30 sáng 18-9 (theo giờ VN), Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ quyết định lãi suất cơ bản. Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng. Các thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có VN hầu như nín thở chờ giờ G. 1g 30 sáng 18/ 9 giờ VN, FED mới quyết định tăng lãi xuất. Tăng hay không còn hồi hộp. Lão Gàn bói một wẻ - vì bây giờ mới 10g 20' 17/ 9 giờ VN: Sinh Đại An. Lãi xuất sẽ tăng từ 3 đến 5% / năm. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2015 TQ lộ rõ âm mưu tập trung lực lượng để "hất" Mỹ khỏi biển Đông Hải Võ | 17/09/2015 19:15 Sau khi bị vạch trần âm mưu xây dựng trái phép đường băng thứ 3 trên Đá Vành Khăn, các chuyên gia và quân nhân Trung Quốc không ngần ngại huênh hoang về mưu đồ của Bắc Kinh. Hình ảnh trên 1 tàu khu trục trong cuộc diễn tập gần đây của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh cần phải xây dựng đường băng thứ 3 (trái phép-PV) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) để thực hiện mục tiêu chiến lược dài hạn về phát triển Hải quân. Tờ Cankaoxiaoxi (Trung Quốc) ngày 17/9 cho biết, một cựu sĩ quan Hải quân Trung Quốc về hưu (giấu tên) nhận định, đường băng mới sẽ giúp Hải quân Trung Quốc tấn công các cứ điểm của quân đội Mỹ - được thiết lập với sự trợ giúp của Nhật, Philippines, Australia... - ở biển Đông. Quan chức này nói: "Nếu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn giành được quyền kiểm soát ở biển Đông thì Hải quân buộc phải khống chế (phi pháp-PV) không phận quần đảo Trường Sa. Đây là 'con đường độc đạo' để Hải quân Trung Quốc tiến vào Tây Thái Bình Dương."Ông này cũng khẳng định, các đường băng (phi pháp-PV) sẽ là sự hỗ trợ toàn diện cho căn cứ Hải quân Trung Quốc ở Tam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter Mỹ vô cùng quan ngại trước quy mô và tốc độ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông cũng như khả năng Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa các đảo này. Trước khi các học giả Trung Quốc đưa ra tuyên bố như trên, Trung tâm nghiên cứu chiến lược & quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) đã khẳng định, những hình ảnh vệ tinh chụp được vào ngày 8/9 cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ 3 trên Đá Vành Khăn của Việt Nam. Chủ nhiệm chương trình hải dương minh bạch thuộc CSIS Greg Poling cho hay, qua hình ảnh vệ tinh thấy được trên Đá Vành Khăn có một khu vực có chiều dài đến 3.000m với tường bảo vệ xung quanh. Công trình trên được ông Poling đánh giá là tương tự với những đường băng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập và Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Hai đường băng này cũng bị vệ tinh chụp được hình ảnh đã hoàn thành hôm 28/6. Hình ảnh công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn của Việt Nam được vệ tinh chụp ngày 8/9. Ảnh: Digital Globe Các chuyên gia an ninh Trung Quốc huênh hoang rằng, đường băng dài 3.000m là đủ để các máy bay dân dụng và quân dụng cất/hạ cánh, cho phép Bắc Kinh thâm nhập sâu hơn vào "khu vực cốt lõi" của vùng biển Đông Nam Á. Chuyên gia Hải quân Nghê Lạc Hùng ở Thượng Hải, Trung Quốc tuyên bố: "3 đường băng sân bay sẽ mở đường cho Trung Quốc tập trung lực lượng quân đội về biển Đông, đồng thời chính thức hiện diện ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương." Nỗi sợ của TQ khi Nhật sẵn sàng tham chiến sau 70 năm theo Trí Thức Trẻ ================ Sau khi bị vạch trần âm mưu xây dựng trái phép đường băng thứ 3 trên Đá Vành Khăn, các chuyên gia và quân nhân Trung Quốc không ngần ngại huênh hoang về mưu đồ của Bắc Kinh. "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...."Hì. Nhưng lão thắp trước một nén nhang và "thành kính phân ưu" cho những âm mưu này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2015 FED sắp quyết định, thị trường toàn cầu nín thở 17/09/2015 22:12 GMT+7 TTO TRỰC TUYẾN - 1g30 sáng 18-9 (theo giờ VN), Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ quyết định lãi suất cơ bản. Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng. Các thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có VN hầu như nín thở chờ giờ G. Chủ tịch FED Janet Yellen dự kiến sẽ họp báo giải thích về quyết định của cơ quan này - Ảnh: Reuters TRẦN PHƯƠNG ========================== 1g 30 sáng 18/ 9 giờ VN, FED mới quyết định tăng lãi xuất. Tăng hay không còn hồi hộp. Lão Gàn bói một wẻ - vì bây giờ mới 10g 20' 17/ 9 giờ VN: Sinh Đại An. Lãi xuất sẽ tăng từ 3 đến 5% / năm. Lão Gàn dự báo sai. FED không tăng lãi xuất. Vì thiếu hiểu biết về hậu quả thật của việc tăng hay giảm lãi xuất là tốt háy xấu. Sinh Đại An là một quẻ tốt.... Chủ tịch FED nói gì sau quyết định không tăng lãi suất USD 17/09/2015 22:15 GMT+7 TTO TRỰC TUYẾN - 1g30 sáng nay 18-9 (giờ VN - tức 14g30 giờ Washington - Mỹ ), 30 phút sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định không tăng lãi suất USD, bà Yanet Yellen, Chủ tịch FED đã giải thích lẫn dự báo khả năng. Một bản thông báo tuyển dụng của một cửa hàng ở New York ngày 16-9. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức 5,1% - Ảnh: Reuters 1g30 sáng 18-9: Bà Yellen nhấn mạnh sự bất ổn của kinh tế toàn cầu là yếu tố chính khiến FED quyết định không tăng lãi suất, cho rằng các diễn tiến gần đây của nền kinh tế toàn cầu “về cơ bản không thay đổi”. Nói về thời gian tăng lãi suất, bà Yellen cho biết lãi suất sẽ tăng “khi thị trường lao động cải thiện thêm và lạm phát trở về mức 2% về trung hạn”. Bà cũng nói thêm FED sẽ không đợi đến khi đạt được các mục tiêu để bắt đầu tăng lãi suất mà phải tăng lãi suất trước khi hoàn tất các mục tiêu. Vấn đề tăng lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục đưa ra trong cuộc họp của FED vào tháng 10 và 12-2015. Bà Yellen cũng xác nhận khả năng tăng lãi suất vào tháng sau. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trong khi đồng USD giảm sau khi FED công bố quyết định giữ nguyên lãi suất. Vàng nhảy lên mức 1131 USD/ounce. Trả lời câu hỏi liệu việc giữ nguyên lãi suất sẽ kéo dài thêm bao nhiêu tháng, bà Yellen nhắc lại thông tin 13 trên 17 nhà hoạch định chính sách của FED muốn tăng lãi suất trong năm nay. “Dĩ nhiên là kinh tế sẽ luôn có bất ổn. Chúng ta không thể mong giải quyết hoàn toàn các bất ổn” – Wall Street Journal dẫn phát biểu của chủ tịch FED. “Những diễn tiến kinh tế và tài chính toàn cầu có thể cản trở các hoạt động kinh tế ở mức độ nào đó và có thể gây thêm sức ép lên lạm phát về ngắn hạn” – Reuters dẫn tuyên bố của FED sau hai ngày hội họp. FED cho biết các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ vẫn cân bằng nhưng sẽ giám sát chặt chẽ tình hình kinh tế thế giới. Tuy nhiên FED vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong thời gian từ nay đến cuối năm. 13 trên 17 nhà hoạch định chính sách của FED cho rằng lãi suất nên tăng trong năm 2015 trong khi bốn người còn lại muốn đợi đến năm 2016. FED cho biết muốn thấy thêm sự cải thiện của thị trường lao động và khả năng lạm phát sẽ tăng trước khi quyết định tăng lãi suất. FED dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 2,1% trong năm nay, cao hơn so với trước đó, nhưng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng trong hai năm tiếp theo là 2016 và 2017. “Dĩ nhiên là kinh tế sẽ luôn có bất ổn. Chúng ta không thể mong giải quyết hoàn toàn các bất ổn” – Wall Street Journal dẫn phát biểu của chủ tịch FED. Nói về bất ổn của kinh tế Trung Quốc, bà Yellen cho biết FED đã dự đoán sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc từ trước trong bối cảnh Bắc Kinh đang tái cân bằng nền kinh tế. Tuy nhiên sự trì trệ này tệ hơn dự kiến do sự lúng túng trong phản ứng của chính quyền. “Những diễn tiến trên thị trường tài chính trong tháng 8-2015 phản ánh những lo ngại về rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc và sự khéo léo của các nhà là chính sách Trung Quốc trong giải quyết những lo ngại này” – bà Yellen nói. Khi bị xoáy rằng liệu bà Yellen có nghĩ lãi suất sẽ tăng trong năm nay (tại hai cuộc họp vào tháng 10 và 12-2015), bà Yellen đã trả lời lòng vòng. Tuy nhiên bà nhấn mạnh nếu lãi suất tăng sẽ tăng từ từ. Chủ tịch FED cho biết thị trường nhà ở sẽ cải thiện trong thời gian tới dù chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế. Bà Yellen bác bỏ khả năng chính phủ Liên bang Mỹ đóng cửa trong vài tuần tới do không thông qua được ngân sách có ảnh hưởng lên quyết định không tăng lãi suất của FED. “Tôi tin rằng trách nhiệm của quốc hội là thông qua được ngân sách cho chính phủ và giải quyết vấn đề nợ trần” – bà nói. 23g30 đêm 17-9: Dù Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng hay không tăng lãi suất cơ bản, những gì bà chủ tịch Janet Yellen giải thích về quyết định này mới là yếu tố quan trọng đối với phản ứng của phố Wall. “Hãy xem họ nói gì – USA Today dẫn lời nhà kinh tế Michael Hanson của Merrill Lynch – Đối với các thị trường, những gì FED nói sau khi đưa ra quyết định mới là quan trọng nhất”. FED đã không tăng lãi suất trong gần một thập kỷ qua và giữ mức lãi suất gần bằng 0 liên tục bảy năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng nay, tự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn, nhất là sự trì trệ của Trung Quốc, đang đặt FED vào tình tế tiến thoái lưỡng nan. Do đó, bà Yellen sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi từ phóng viên sau tại cuộc họp báo sau khi FED đưa ra quyết định. “Dù gì thì bà Yellen cũng phải giải thích về hành động và ý định của FED” – lãnh đạo đầu tư Jack Ablin của ngân hàng tư nhân BMO nói. Nếu FED tăng lãi suất, các câu hỏi sẽ tập trung vào tốc độ tăng bởi các nhà đầu tư muốn biết liệu FED sẽ giữ lời hứa tăng lãi suất từ từ và “dần dần” hay không. Bà Yellen cũng sẽ bị chất vấn về ảnh hưởng của việc tăng lãi suất lên viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế. Trong khi đó, việc FED giữ lãi suất sẽ khiến phố Wall muốn biết lý do tại sao cũng như khi nào cơ quan này sẽ quyết định tăng lãi suất và dựa trên các tín hiệu nào. Chủ tịch FED Janet Yellen dự kiến sẽ họp báo giải thích về quyết định của cơ quan này - Ảnh: Reuters Giới phân tích và các kết quả thăm dò trước 17-9 dự đoán ban lãnh đạo FED có thể sẽ tiếp tục lùi thời điểm nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản - vốn thấp gần như bằng 0% áp dụng từ 12-2008 tới nay. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng xảy ra bất ngờ lúc 1g30 sáng 18-9 (giờ Việt Nam). Tại thị trường châu Âu, các chỉ số FTSEurofirst 300 và Euro STOXX 50 đều ổn định trong phiên giao dịch giữa ngày 17-8 (giờ địa phương). Còn tại Mỹ, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ 0,1%. Trong khi đó chứng khoán châu Á đạt mốc cao nhất trong ba tuần qua. Thị trường Tokyo (Nhật) tăng hơn 1,4% trong khi Sydney (Úc) tăng gần 1%. Các thị trường Seoul, Đài Bắc đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường Thượng Hải giảm 2%. “Các thị trường châu Á phản ánh tâm lý cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất” – AFP dẫn lời nhà phân tích thị trường Angus Nicholson ở Melbourne (Úc) nhận định. Phố Wall tự tin Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất. “Nếu là tôi sẽ không làm vậy” – Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo Lloyd Blankfein nói, cho rằng thị trường lao động vẫn rất uể oải trong khi lạm phát chỉ mới tạm lắng. Cựu bộ trượng tài chính Lawrence Summers và nhà đầu tư Warren Buffett cũng đưa ra quan điểm tương tự. Tuy nhiên, những người cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất cũng dự đoán thời gian trì hoãn này được cho là sẽ không kéo dài lâu. Những cơ sở để FED tăng lãi suất là nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đủ mạnh, tăng 9% so với trước khủng hoảng, lạm phát yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 5,1%. Nhưng theo BBC, dù tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng số người thiếu việc làm, bao gồm những người làm bán thời gian, vẫn rất cao. Ngoài ra, thị trường mạnh hơn có thể kéo theo lạm phát tăng khi các công ty tăng lương để nhận người lao động. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất sẽ đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đúng hướng, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối rủi ro từ tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vấn đề xuất phát từ tháng trước khi Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường thế giới một phen chao đảo. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước đang phát triển chưa sẵn sàng án ứng phó với tình hình bấp bênh trên thị trường tài chính quốc tế. Theo nhà kinh tế trưởng Kaushik Basu của WB, việc FED tăng lãi suất sẽ gây rối loạn tại các thị trường mới nổi và các thị trường này sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro liên quan tới nguy cơ chảy một lượng lớn tiền vốn ra nước ngoài. “Tôi không nghĩ nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhưng sẽ gây ra một số hỗn loạn ngay lập tức. Kinh tế thế giới hiện khá tệ và nếu Mỹ hành động nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước” – Financial Times dẫn lời ông Basu. Các ngân hàng hưởng lợi nếu FED tăng lãi suất Các ngân hàng Mỹ sẽ là những đối tượng hưởng lợi lớn một khi FED tăng lãi suất trong khi những người ký gửi tiền không được hưởng bao nhiêu. Theo Reuters, lãi suất tăng sẽ giúp các ngân hàng thu nhiều tiền hơn cho các khoản cho vay nhưng sẽ không vội tăng lãi suất ký gửi bởi đã thừa tiền từ các biện pháp kích thích tài chính của FED, gồm việc hạ lãi suất và bơm hàng nghìn tỉ USD vào nền kinh tế. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết 37 trên 44 ngân hàng Mỹ sẽ kiếm nhiều tiền hơn từ quyết định tăng lãi suất của FED. Cứ mỗi % lãi suất tăng thêm, tập đoàn Bank of America sẽ có thêm 2,4 tỉ USD lợi nhuận trong năm tiếp theo trong khi CitiGroup là 1,9 tỉ USD. TRẦN PHƯƠNG ========================== Nếu có tư liệu này từ trước, thì quẻ Sinh Đại An phải dự báo ngược lại: Không tăng lãi xuất. Nếu FED tăng lãi suất, nợ quốc gia sẽ đắt đỏ hơn 17/09/2015 22:39 GMT+7 TTO - Chỉ vài giờ nữa quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ ảnh hưởng đến mọi thị trường trên thế giới... Nếu FED tăng lãi suất có thể làm giảm tiêu dùng và giảm lạm phát tại Mỹ, nhưng sẽ tạo ra áp lực cho các nền kinh tế Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Nếu FED tăng lãi suất sẽ tạo ra áp lực cho các nền kinh tế, nhất là những nơi đang cần đồng tiền rẻ, bởi việc tăng lãi suất sẽ hút đồng USD về Mỹ và gây ra nguy cơ thiếu vốn cho các nền kinh tế cần vốn. Đây là một trong những tác động cơ bản nhất. Thứ nữa, nếu FED tăng lãi suất có thể làm giảm tiêu dùng và giảm lạm phát tại Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, từ đó làm giảm động lực xuất khẩu và phát triển kinh tế của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Khi kinh tế các nước bị tác động thì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nước ta phụ thuộc vào việc nhập khẩu - xuất khẩu với các nước trên thế giới khá nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam còn chịu rủi ro trong việc trả nợ nếu đã vay nợ bằng đồng USD vì phải tăng chi phí dịch vụ nợ. Nợ quốc gia, nếu vay bằng đồng USD thì cũng phải trả với giá đắt đỏ hơn. Và nếu FED tăng lãi suất sẽ có chính sách hai mặt và những chính sách phản ứng của Việt Nam cũng như vậy. Theo Tổng giám đốc một NH nước ngoài tại VN: Nhiều khả năng là FED sẽ không tăng LS và sẽ chờ đến tháng 12. Khả năng thứ 2 là FED có thể tăng lãi suất (LS) thêm 0,25% còn dự báo tăng 0,5% có thể sẽ không diễn ra. “Quan điểm của tôi nếu kết quả cuộc họp là FED không tăng LS hoặc tăng 0,25% thì ảnh hưởng đến thị trường VN sẽ không mạnh vì việc này đã được dự báo từ trước, vấn đề còn lại chỉ là thời điểm nào mà thôi”, ông nói. Trong trường hợp FED tăng LS thêm 0,25% sẽ không tác động nhiều đến LS và tỉ giá vì đã nằm trong dự báo, nhưng nếu tăng trên mức này thì sẽ tạo ra cú sốc cho không chỉ thị trường VN mà cả thế giới. Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Hiện tại FED quan tâm đến hai chỉ số là tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ lạm phát của Mỹ rất thấp chỉ 0,7 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lý ra với tỉ lệ lạm phát thấp như vậy thì Mỹ không cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Tuy nhiên, mục tiêu của FED là không để lạm phát tăng không quá 2%. Do đó, họ muốn tăng lãi suất vào tháng 9 này để bật tỷ lệ lạm phát lên 2%. Bên cạnh đó, FED mong muốn tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% và hiện tại chỉ số này đang ở mức khoảng 5,1%. Do đó, họ muốn đợi thất nghiệp giảm thấp hơn để tăng lãi suất. Mục đích của tăng lãi suất là để ngăn ngừa rủi ro lạm phát. Nhưng phải ở trong bối cảnh người lao động Mỹ có công ăn việc làm và ổn định kinh tế. Chính vì hai mục tiêu ổn định đồng USD và ổn định kinh tế luôn xung đột nên việc tăng lãi suất được FED cân nhắc hết sức thận trọng. AN NHIÊN - ÁNH HỒNG - LÊ THANH 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2015 Biển Đông: Mỹ sẽ thách thức ngay trước mũi Trung Quốc Thứ sáu, 18/09/2015, 12:32 (GMT+7) (Quốc tế) - Chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương mới đây đã không ngần ngại tuyên bố, Mỹ nên thách thức đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh bằng cách tiến hành những cuộc tuần tra ngay sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Tuyên bố này được đưa ra công khai ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington vào tuần tới. Đô đốc Harry Harris đã phát biểu tại cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày hôm qua (17/9) rằng, việc Trung Quốc xây dựng 3 sân bay trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông và tiếp tục quân sự hóa những cơ sở này là “điều gây quan ngại rất lớn về mặt quân sự” và nó tạo ra mối đe dọa cho toàn bộ các nước trong khu vực. Bị thúc ép bởi các thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về việc lực lượng Mỹ có nên thách thức Trung Quốc bằng cách đưa tàu thuyền vào hoạt động trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo, Đô đốc Harris trả lời: “Tôi tin rằng, chúng ta nên thực thi và được phép thực thi quyền tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông, ở khu vực những hòn đảo không phải là đảo thực”. Phát biểu của ông Harris ám chỉ đến những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng trái phép ở Biển Đông. Khi được hỏi liệu những gì ông nói có đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tăng cường hoạt động trong phạm vi 12 hải lý đối với những hòn đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc, vị chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trả lời: “Điều đó phụ thuộc vào kế hoạch. Việc tiến hành chiến dịch tự do hàng hải kiểu đó là một trong những chiến dịch mà chúng tôi đang cân nhắc”. Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ – Thượng nghị sĩ kỳ cựu John McCain đã lên tiếng chỉ trích chính quyền của Tổng thống Obama về việc không thách thức Trung Quốc bằng cách đưa tàu thuyền vào khu vực phạm vi 12 hải lý của những đảo nhân tạo. Ông McCain cho rằng, sẽ là một “sai lầm nguy hiểm” nếu không làm điều đó bởi nó đồng nghĩa với việc công nhận trên thực tế đòi hỏi chủ quyền thái quá và phi lý của Bắc Kinh. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cho rằng, những cuộc tuần tra như trên đã không được thực hiện kể từ năm 2012 nhưng sẽ là một trong “hàng loạt” lựa chọn trong tương lai của Mỹ. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm kéo dài 1 tuần đến Mỹ vào thứ Hai tuần sau (21/9). Quan ngại của Mỹ về tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ là một chủ đề được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Tổng thống Barack Obama khi ông này có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc vào tuần tới. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng, Mỹ vẫn tiếp tục giới hạn các chuyến đi tuần tra thậm chí sau khi Trung Quốc đưa tàu hải quân vào khu vực phạm vi 12 hải lý của đảo Aleutian, ngoài khơi bang Alaska hồi tuần trước. Theo ông Shear, Trung Quốc vẫn chưa đưa vũ khí hiện đại, tối tân vào các đảo nhân tạo. Vị quan chức Mỹ khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo đảm Trung Quốc không làm điều đó. Đây sẽ là một nỗ lực lâu dài”. Đô đốc Harris cho hay, Trung Quốc đang xây dựng các đường băng dài 3.000 mét trên các đảo nhân tạo. “Và họ cũng đang xây dựng các cơ sở cảng nước sâu để đưa những chiếc tàu hoạt động ở vùng nước sâu và tàu chiến tới đó. Điều này sẽ giúp họ tăng năng lực”, ông Harris cho biết. Sẽ có một mạng lưới vị trí tên lửa, đường băng, máy bay chiến đấu và các khu vực do thám, giám sát. “Tất cả tạo ra một cơ chế mà thông qua đó Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát Biển Đông trong bất kỳ kịch bản chiến tranh nào”, vị quan chức quân sự Mỹ cho biết thêm. Theo lời Đô đốc Harris, Mỹ cũng phát hiện Trung Quốc đang tăng cường triển khai tàu ngầm ở tầm ngày một xa, trong đó có cả khu vực Sừng Châu Phi và Tây Bắc Ấn Độ Dương, đồng thời triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở Thái Bình Dương. Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông. Việc Trung Quốc rầm rập xây dựng hàng loạt công trình trái phép có khả năng dùng cho mục đích quân sự ở Biển Đông được xem là một bước đi đẩy mọi thứ lên cao trào. Vì thế, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Mỹ giờ đây đã không còn che giấu ý định quyết liệt chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới chức Mỹ công khai đưa ra những phát biểu phản đối mạnh mẽ những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời cũng thể hiện sự sẵn sàng của nước này trong việc ra tay đối phó với Trung Quốc ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này. Nhiều nước lâu nay vốn chỉ dừng lại ở sự chỉ trích Trung Quốc giờ đã không thể còn ngồi yên đứng nhìn. Họ hiểu rằng, nếu tiếp tục để mọi việc diễn ra như thế này thì Trung Quốc sẽ ngày càng tiến gần sát hơn tới mục tiêu giành quyền kiểm soát ở Biển Đông. Và đến khi họ muốn ra tay thì mọi việc có thể đã quá muộn. Theo VNmedia Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2015 Nông dân Trung Quốc chết cháy, quan chức bị bắt 18/09/2015 14:31 GMT+7 TTO - Ngày 18-9, chính quyền tỉnh Sơn Đông ở Trung Quốc ra lệnh bắt giữ một số quan chức địa phương sau khi một nông dân bị tịch thu nhà cửa bị thiêu chết. Nhà ông Zhang Jimin bị thiêu rụi - Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo Theo báo Tin Tức Bắc Kinh, nông dân Zhang Jimin, 46 tuổi, có hai con, đã thiệt mạng một cách thê thảm khi chính quyền huyện Bình Ấp ở Sơn Đông mở chiến dịch thu hồi đất đai, phá hủy nhà dân để lấy đất làm dự án xây dựng khu dân cư mới. Ông Zhang cương quyết không chịu dọn khỏi nhà do không đủ tiền mua nhà trong diện đền bù giải tỏa. Chính quyền huyện Bình Ấp chỉ bồi thường cho các gia đình với mức vỏn vẹn 60 NDT (9,4 USD)/m2, trong khi bán các căn hộ chuẩn bị xây với giá lên đến 173 USD/m2. Mới đây, hàng chục thanh niên bao vây nhà ông Zhang, ném gạch đá và chai xăng vào nhà ông. Một người điều khiển máy xúc phá tường nhà. Sau đó lửa bùng lên khiến ông Zhang chết cháy. Một số nhân chứng mô tả xác ông cháy sém đến mức không thể nhận dạng được ngay. Ban đầu chính quyền huyện Bình Ấp đe dọa sẽ “trừng trị nghiêm khắc” những ai tung tin đồn ông Zhang bị thiêu chết và khẳng định nạn nhân tự thiêu. Tuy nhiên nhiều tờ báo ở Trung Quốc dồn dập đăng tải thông tin dẫn lời các nhân chứng xác nhận ông bị thiêu chết. Mới đây, chính quyền Sơn Đông thông báo nhà chức trách đã bắt giữ một số quan chức huyện Bình Ấp có dính líu đến vụ sát hại ông Zhang. “Đây là hành vi tàn bạo, xâm phạm tính mạng và tài sản của người dân” - Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức Sơn Đông nhấn mạnh. Quan chức này lên án chính quyền địa phương không tuân thủ luật pháp và kỷ luật Đảng, coi nhẹ mạng người, quản lý một cách tàn bạo. Tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ bạo động tại Trung Quốc. NGUYỆT PHƯƠNG ===================== Bởi vậy, lão nói dồi: Không phải chủ nhân của Lý học Đông phương, ngài Tập không thể giải quyết được vấn nạn: Làm thế nào để người dân tin rằng vị quan thay thế viên quan cũ bị kỷ luật vì tham nhũng? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO Tổng thống Obama sẽ xử lý khôn khéo với Trung Quốc Thứ sáu, 18/09/2015 - 16:22 Dân trí Trước những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đương đầu, liệu chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình có phải là thời điểm để Washington giành lấy ưu thế? >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và trận đấu của hai "hổ" >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khó tạo đột phá ngoại giao Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tuần tới (Ảnh: AP) Kinh tế đi Trung Quốc đi xuống ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu, trong khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực châu Á cũng bị tác động bởi các hoạt động cải tạo đảo của nước này ở Biển Đông thời gian qua. Chưa kể, Mỹ đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những cá nhân và công ty Trung Quốc sau vụ hacker được cho là tới từ quốc gia Đông Bắc Á đã tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự của Mỹ. Giới quan sát cho rằng đây dường như là thời điểm lý tưởng để Tổng thống Obama tận dụng những rắc rối của Trung Quốc và có quan điểm mạnh mẽ hơn khi tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào ngày 25/9 tới. Có nhiều ý kiến đánh giá Tổng thống Obama sẽ gây sức ép với Chủ tịch Tập Cận Bình về những vấn đề gây căng thẳng mối quan hệ song phương thời gian qua, nhưng cách tiếp cận của “ông chủ” Nhà Trắng sẽ không gay gắt vì dù thế nào, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có sự ràng buộc nhất định. Hiện Tổng thống Obama đang chịu rất nhiều áp lực về việc làm thế nào để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với người đứng đầu chính phủ Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, chính sách kinh tế của nước này hay vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng không muốn cuộc hội đàm sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của mình. Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đánh giá: “Bài kiểm tra sắp tới cho Tổng thống Obama là liệu ông có dám bỏ qua mối quan hệ rất quan trọng này để đưa ra những quan điểm cứng rắn hay không”. Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích cho rằng chính sách của luân phiên gây sức ép và hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật chơi quốc tế của Mỹ không được Bắc Kinh đáp lại nhiệt tình. Do đó, đã xuất hiện nhiều đề nghị về một chính sách cứng rắn hơn cho Trung Quốc trong các chiến dịch vận động tranh cử của các ứng viên thuộc đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Hôm 16/9, Tổng thống Obama đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông sẽ tỏ ra “mềm mỏng” với Trung Quốc trong cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình. Phát biểu với các thành viên thuộc nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cảnh báo về “những hành động đối kháng” nếu Trung Quốc không chấm dứt hoạt động gián điệp trong lĩnh vực không gian mạng hiện nay. Ông cho rằng Bắc Kinh cũng nên ngừng vận dùng cơ chế bảo hộ cho nền kinih tế như “một quốc gia ở Thế giới thứ Ba” và hối thúc Trung Quốc chấm dứt “bắt nạt” các quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Tuy nhiên, chuyên gia Jia Qingguo, cố vấn chính phủ Trung Quốc và hiện đang giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có chuyện nước này chấp nhận “xuống nước” trước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh tinh thần dân tộc đang lên cao. Ông khẳng định: “Chừng nào Chủ tịch Tập Cận Bình còn quyết tâm bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc và không nhượng bộ sức ép từ Mỹ, ông ấy sẽ tiếp tục giành được sự ủng hộ lớn từ trong nước”. Thu hẹp khoảng cách bất đồng Nhiều khả năng sẽ không có đột phá nào về chính sách trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, người sẽ mở màn chuyến công du bằng cuộc gặp với đại diện các tập đoàn công nghệ của Mỹ ở thành phố Seattle vào tuần tới và kết thúc bằng bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ khóa 70 ở thành phố New York vào ngày 28/9. Các nguồn tin từ Mỹ và Trung Quốc cho biết hy vọng “sáng nhất” vào lúc này là khả năng thu hẹp khoảng cách và nhấn mạnh tới những thành tựu giữa hai nước này nay. Đó có thể là tiến bộ đạt được trong thỏa thuận đầu tư song phương hay quá trình thực hiện cam kết của hai nước về vấn đề biển đổi khí hậu và những quy định mới nhằm giảm thiếu nguy cơ xảy ra xung đột tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau những năm trước, nền kinh tế Trung Quốc đang “bay cao” còn kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chững lại, các biện pháp cải tổ nền kinh tế của Bắc Kinh đang bị đặt dấu hỏi. Một cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc đánh giá: “Những chỉ số kinh tế không tích cực trong thời gian qua đang đặt Chủ tịch Tập Cận Bình vào thế khó vì ông không quen bước vào hội nghị với phía Mỹ bằng chiếc chân không thuận”. Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng đang đối diện với nguy cơ bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt vì vụ tấn công mạng. Theo đó, Washington đã đe dọa sẽ công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào những cá nhân và công ty của Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị của nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị nhiều biện pháp để thông báo với Trung Quốc rằng vấn đề này không đơn giản như họ nghĩ”. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng thừa nhận rằng để tránh “phủ bóng đen” lên chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, Washington sẽ không đưa ra bất cứ lệnh trừng phạt nào trước chuyến thăm. Một vấn đề khác cũng sẽ được đưa ra thảo luận để lãnh đạo hai nước có thể trao đổi thẳng thắn đó là quá trình quân sự hóa của Trung Quốc thời gian qua,động thái được đánh giá là nhằm đối phó lại ưu thế về Hải quân của Mỹ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama sẽ không ngại đề cập đến những vấn đề còn bật đồng giữa hai nước: “Chúng tôi sẽ không rút lại bất cứ nắm đấm nào giướng ra. Khi không thể thu hẹp khoảng cách những bất đồng, cách tốt nhất là cùng nhau thảo luận để tìm cách quản lý chúng hiệu quả nhất” . Ngọc Anh Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2015 Chưa kịp khóa mục tiêu, F-22 đã có thể bị J-20 tiêu diệt Hải Vy | 18/09/2015 14:00 Tên lửa tầm ngắn PL-10 trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 Trung Quốc đang khiến các phi công Mỹ vô cùng lo ngại. Theo hãng tin Sputnik, những đồn đoán về PL-10, tên lửa không đối không tầm ngắn mới nhất của Trung Quốc, đã gây xôn xao trong 2 năm qua. Mới đây, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Trung Quốc, ông Liang Xiaogeng - thiết kế trưởng của mẫu tên lửa này cho biết PL-10 đã gần hoàn thiện, đồng thời tiết lộ thêm một số thông tin chi tiết về tác phẩm của mình. PL-10 là tên lửa thế hệ 5 do Viện nghiên cứu Quang – Điện tử Luoyang (LEOC) thiết kế. Những hình ảnh về PL-10 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2013. Theo kế hoạch, PL-10 sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 nhưng người ta cũng từng thấy nó xuất hiện trên chiến đấu cơ thế hệ 4 J-11 (bản sao của Su-27 Nga). Dựa trên những bức ảnh được lan truyền, các chuyên gia nhận định PL-10 sử dụng công nghệ lực đẩy vector, có khả năng cơ động cao. Bên cạnh đó, nó có thể hoạt động theo hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công. Tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. Ảnh: Chinese Military Review Ông Liang Xiaogeng cho biết, tên lửa PL-10 nặng khoảng 90kg, dài 3m, có những khả năng “tầm cỡ thế giới”. Trải qua quá trình 7 năm phát triển, PL-10 có tầm bắn gần 20km. Theo ông Liang, PL-10 trang bị đầu dò hồng ngoại với khả năng kháng nhiễu. Cho tới nay, Trung Quốc đã thử nghiệm bắn PL-10 30 lần và các lần thử nghiệm này đều thành công. Trước đó, một bài viết trên website hàng không “Aviators” của Mỹ nhận định, tên lửa PL-10 không hề thua kém AIM-9X – mẫu tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. PL-10 khiến J-20 trở thành mối lo ngại lớn của các phi công F-22. Bên cạnh đó, hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công Trung Quốc cho phép tên lửa PL-10 thực hiện tấn công theo phương án “nhìn đâu đánh đấy” (phi công đánh mắt nhìn, tên lửa tấn công mục tiêu). Theo Aviators, nếu đối đầu với J-20, tiêm kích F-22 của Mỹ sẽ phải mất thời gian để khóa mục tiêu. Trong khi đó, cơ chế ngắm bắn đơn giản như trên sẽ cho phép J-20 bắn tên lửa PL-10 nhanh hơn và đánh trúng F-22 trước. Hơn nữa, với công nghệ lực đẩy vector, PL-10 có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cơ động cao. Một số phi công F-22 lo ngại rằng khi Trung Quốc đưa vào trang bị J-20, F-22 sẽ hoàn toàn mất đi ưu thế trên không. Điều gì xảy ra nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn? theo Trí Thức Trẻ =============== Trung Quốc thì không phải Iraq. Cái này lão Gàn phát biểu lâu rùi. Nhưng tất nhiên tính chất không phải Iraq mà lão Gàn nói tới không phải là cái tên lửa PL - 10 này. Đây chỉ là sản phẩm phụ của vũ khí hạng hai. Lão Gàn định nghĩa vũ khí hạng II cũng lâu rồi. Nhắc lại là: Vũ khí hạng II là:Những chủng loại vũ khí được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại đã sử dụng trên chiến trường, được nâng cấp bởi tính năng kỹ thuật tiên tiến thì gọi là vũ khí hạng hai. Thí dụ "Súng trường" là vũ khí đã sử dụng được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại . Súng trường sau này cải tiến và phân loại thành tiểu liên, trung liên, đại liên.... Vũ khí hạng I là những vũ khí mà người ta phải dùng một khái niệm mới để mô tả nó và chưa sử dụng trên chiến trường. Thí dụ: Vũ khí Lade, Súng điện từ....Thậm chí không biết gọi là cái gì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO Mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ tinmoi.vn Thứ năm, 17/09/2015 | 19:16 GMT+7 Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận về những vấn đề khác nhau, từ quan hệ song phương cho đến an ninh mạng, thậm chí cả tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Tuy nhiên, một bài bình luận đăng trên tờ Ta Kung Pao hôm 16/9 cho rằng mục tiêu chính của ông Tập sẽ là thiết lập sự thống nhất về quan niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" để lái quan hệ Mỹ-Trung trong 10 năm tới. Khái niệm mơ hồ này lần đầu được đưa ra trong một tài liệu của Trường Đảng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 2005 nhưng ít được sử dụng cho tới khi xuất hiện trong một báo cáo tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012. Khi ấy, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vài tháng sau khi nhậm chứ chủ tịch nước, trong một buổi gặp mặt không chính thức với ông Obama tại trang trại Sunnylands, California vào tháng 6/2013, ông Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc và Mỹ "phải cùng nhau xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi vì lợi ích của cả người Mỹ và ngwoif Trung Quốc cũng như người dân khắp nơi trên thế giới". T ổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có vài ngày bên nhau tại trang trại Sunnylands ở California vào tháng 6/2013. Ảnh: Tân Hoa Xã Khái niệm này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đề cập đến trong buổi nói chuyện tại Đại học Georgetown vào tháng 11/2013. Khi ấy, bà Rice đã nói rằng Washington đang tìm cách "hoạt động hóa một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Trung Quốc. Đối với bà, điều này nghĩa là "quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong khi tiến tới hợp tác sâu sắc hơn về các vấn đề mà cả 2 đều có lợi ích", chặng hạn như việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Rice nói thêm rằng 2 nước cũng đang cải thiện "quan hệ quân đội với quân đội" thông qua tăng cường "đối thoại an ninh chiến lược" và hợp tác trên các vấn đề như giải quyết vi phạm bản quyền, an ninh hàng hải. Trong 6 vòng của các cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói. Mặc dù vậy, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vẫn nói với ông Kerry về việc thúc đẩy loại quan hệ nước lớn kiểu mới khi 2 người gặp nhau tại Washington vào tháng 10 năm đó. Một thời gian ngắn sau đó, khi ông Obama tới Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông tuyên bố rằng quan hệ nước lớn kiểu mới không đơn giản là một khái niệm và nói thêm rằng phía Mỹ sẵn lòng làm việc cùng Trung Quốc để đưa nó đi vào thực tế. Khái niệm này vẫn còn đang được thảo luận khi bà Rice gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng trước. Chủ tịch Trung Quốc đã nhắc lại rằng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới nghĩa là "không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi". Điều này lại được ông Dương Khiết Trì nhắc lại trong thời gian gần đây. Yang Xiyu, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ngày 15/9 nói rằng Mỹ vẫn còn do dự về khái niệm này bởi vẫn còn mâu thuẫn chiến lược giữa đôi bên. Ông Yang tin rằng Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa bằng cách làm việc tích cực để làm rõ khái niệm này. Trung Quốc không nên cố lấy đi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong khi Mỹ không thể cố thống trị Trung Quốc. Ông cũng nói thêm rằng ngay cả khi các vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức thì chí ít, họ cũng dễ quản lý chúng hơn trước. Trang tin chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, Duoweis News đồng ý rằng mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ lần đầu của ông Tập Cận Bình đó là: đạt được sự đồng thuận với ông Obama về khái niệm quan hệ nước lớn kiểu mới thay vì giải quyết các vấn đề cá nhân. Khi mà bất đồng giữa 2 bên vẫn tồn tại, Bắc Kinh tin rằng khái niệm này có thể mang lại thay đổi cơ bản trong bản chất các mối quan hệ. Đây la lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Duoweis News tin rằng Washington vẫn xem quan hệ nước lớn kiểu mới chỉ là một khái niệm và không quan tâm tới việc cắt nghĩa nó. Washington xem trọng việc giải quyết các vấn đề cụ thể trước mắt hơn, trong khi Bắc Kinh lại để ý đến bức tranh lớn và kế hoạch dài hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận cho thấy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Obama vào tuần tới có lẽ sẽ không được hiệu quả như mong đợi. Bảo Linh (theo Wantchinatimes) Nguồn : Người đưa tin ======================== Cụm từ "quan hệ nước lớn kiểu mới" là một cách mô tả khác mang tính cụ thể hóa khái niệm "thế giới đa cực". Nói rõ hơn là nội hàm khái niệm này xác định một phương thức trong quan hệ quốc tế, giữa những siêu cường trong điều kiện thế giới đa cực. Sự hội nhập toàn cầu với quyền lực tập trung, không có điều kiện để tồn tại trên thực tế nội hàm khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới". Mục đích của Bắc Kinh khi đề xuất khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" và sau tuyên bố chính thức của Bắc Kinh qua ông Uông Dương thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ trên thực tế, thực chất là một bước lùi về chính trị với mục đích xoa dịu Hoa Kỳ trước một khả năng đối đầu sẽ xảy ra, nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sức mạnh, đe dọa quyền lợi của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi đây là một sách lược tầm quốc gia khá cao tay. Nhưng tiếc thay! "Văn Trần Lâm tuy hay. Nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở". Hay nói rõ hơn: Thực tế những hành động của Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là biển Đông của Việt Nam đã chứng minh Bắc Kinh chỉ muốn câu giờ trong quan hệ với Hoa Kỳ, khi thấy mình chưa đủ lực, nếu Hoa Kỳ ra tay. Muộn rồi - Thưa ngài Tập Cận Bình - Lão thường phát biểu ngay trong topic này: "Sai lầm lớn nhất của Bắc Kinh là đã lấn chiếm biển Đông của Việt Nam". Nếu như Bắc Kinh không thể hiện sức mạnh quá sớm trong việc lấn chiếm vùng biển chiến lược quốc tế thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì lịch sử hiện đại có thể thay đổi. Nhưng muộn rồi thưa ngài. Hoa Kỳ đang chờ cái nội hàm của khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" mà ngài Tập sẽ mô tả trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói. "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đây là phát biểu của con khỉ cướp biển trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ mà lão đã hân hạnh giới thiệu ngay trong topic này. Cả một bộ phim hoạt hình rất hấp dẫn này, có lẽ chỉ để chuyển tải nội dung phát ngôn trên của chú khỉ. Không có vấn đề quan hệ kiểu mới giữa chú khỉ cướp biển và chú voi rất quan tâm đến tự do hàng hải, qua nội dung bộ phim trên. Với Hoa Kỳ, lão Gàn nhắc lại rằng: Tuy đất nước này là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão cũng nhắc lại rằng: Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định một trận động đất có tính hủy diệt ở phía Tây Hoa Kỳ. Lão bảo không, hoặc chí ít là chưa. Cho đến giờ này là hai tháng trôi qua, lão Gàn đúng. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2015 Ngay xưa, khi lão Gàn tiên tri về một trận động đất mang tính hủy diệt ở Tây Thái Bình Dương (Tháng 2/ 2011), lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Việt Nam thì không đã đành. Nhưng Nhật Bản lãnh đủ sau khi lời tiên tri của lão công bố được 6 tiếng đồng hồ. Nói thật lúc đầu lão cũng hoang mang không hiểu vì sao. Do trước đó, lão đã biết nước Nhật sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong "canh bạc cuối cùng" xảy ra ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Bởi vậy, về lý thuyết Lý học sẽ không thể xảy ra động đất hủy diệt. Nhưng ngay sau đó, nước Nhật tụt hạng xuống thành một nước có nền kinh tế đứng thứ ba sau Tàu. À! Thì ra thế! Những quy luật của vũ trụ luôn luôn đúng. Bởi vậy, gần như ngay sau đó lão Gàn xác định rằng: Không quá ba năm nước Nhật sẽ phục hồi lại sức mạnh và nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới như xưa. Đến nay đã 5 năm. Lần đầu tiên sau 70 năm tính từ cuộc bại trận trong thế chiến thứ II, khiến nước Nhật từ một nước bại trận bị chiếm đóng, đã trở thành một quốc gia bình đẳng với mọi quốc gia khác về mặt chính trị. Đấy là công lao lớn nhất và là sự sáng suốt của ngài thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thời thế tạo anh hùng. ========================= Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh Thứ bảy, 19/09/2015 - 07:32 Dân trí Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi, trong một động thái có thể cho phép quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên trong 70 năm qua. Đây là một bước ngoặt trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm nới lỏng các giới hạn của hiến pháp hòa bình đối với quân đội. >> Xung quanh Dự luật an ninh mới của Nhật Bản Các nghị sĩ đảng cầm quyền hưởng ứng khi dự luật an ninh mới được thông qua tại Thượng viện ngày 19/9 (Ảnh: AFP) Dự luật an ninh đã được Thượng viện Nhật thông qua vào sáng sớm nay 19/9 giờ địa phương với tỉ lệ 148 phiếu thuận và 90 phiếu chống. Trước đó, Hạ viện Nhật cũng đã bỏ phiếu thông qua dự luật này. Tuy nhiên, dự luật an ninh mới đã gây tranh cãi và nhiều người đã biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội khi Thượng viện bỏ phiếu. Phiên bỏ phiếu diễn ra sau nhiều ngày tranh cãi quyết liệt và các động thái trì hoãn của của phe đối lập nhằm cố gắng ngăn chặn dự luật có hiệu lực. Luật an ninh mới sẽ cho phép binh sĩ Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Hiến pháp hậu Thế chiến II của Nhật cấm nước này sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc xung đột, ngoại trừ các trường hợp phòng vệ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hối thúc mạnh mẽ việc thông qua dự luật an ninh (Ảnh: AFP) Thủ tướng Shinzo Abe đã hối thúc việc thông qua dự luật an ninh trên, nói rằng những thay đổi trong dự luật là sự bình thường hóa chính sách quân sự của Nhật, vốn đã bị giới hạn bởi hiến pháp hòa bình hậu Thế chiến II. Ông Abe và những người ủng hộ ông nói rằng luật an ninh mới là cần thiết do các mối đe dọa từ Trung Quốc ngày một mạnh lên và một Triều Tiên không ổn định. Nhưng những người phản đối cho rằng dự luật có thể khiến Nhật bị lôi kéo vào các cuộc chiến trải rộng của Mỹ. An Bình Theo AFP 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2015 "Viễn cảnh đáng sợ" từ Trump khiến Clinton ngồi yên cũng được lợi My Lan | 20/09/2015 07:30 Ekip của bà Hillary Clinton, ứng viên Tổng thống Mỹ, đang khá hài lòng với việc tỉ phú Donald Trump đang dẫn đầu trong cuộc bầu chọn ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa. Người điều hành chiến dịch vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Robby Mook đã mô tả sự nổi lên của ứng viên Trump là "viễn cảnh đáng sợ" đối với đảng Cộng hòa, "phá hủy" cơ hội chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống. Những bình luận này được ông Mook đưa ra trong cuộc nói chuyện với các phóng viên tại phòng họp báo tại trụ sở của nhóm vận động tranh cử của bà Clinton, ngay khi cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa đang diễn ra tối 16/9. Ông Mook nhận định, Trump chính là người dẫn dắt cuộc tranh luận này. "Tôi thực sự nghĩ rằng việc Jeb Bush tự bắt mình phải im lặng vì Donald Trump là điều đáng lo ngại. Rõ ràng là như bà Hillary Clinton từng nói, đây không còn là đảng của (cố Tổng thống Mỹ) Lincoln nữa. Đây là đảng của Trump, và ông ta đang dẫn dắt cuộc tranh luận. Triết lý của ông ta đã lạc hậu, không theo kịp thời đại, và tôi nghĩ đó là viễn cảnh đáng sợ đối với họ trong cuộc bầu cử". Ông này dự đoán, Trump có thể đe dọa tới cơ hội chiến thắng của đảng Cộng hòa, song lại vô tình giúp sức cho bà Clinton. Chiến lược gia Robby Mook Tôi nghĩ vấn đề lớn hơn ở đây là việc ông ta đã phá đám đảng Cộng hòa như thế nào... Tôi nghĩ các bạn đã thấy nhiều sự xúc phạm hơn, nhiều lời lẽ khoe khoang ầm ỹ hơn, nhiều thành kiến về giới tính hơn. Tôi nghĩ ông ta là vấn đề thực sự đối với họ trong cuộc bầu cử. Sau cuộc tranh luận của các ứng viên đảng Cộng hòa, Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của bà Clinton, cho hay, bà chưa nhìn thấy bất cứ tranh luận nào của Trump có thể gây hại tới cựu Ngoại trưởng Mỹ. Bản thân ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng khẳng định rằng bà đang thưởng thức thành công của Trump trong các cuộc bầu chọn ứng viên của đảng Cộng hòa. "Tôi đã có quãng thời gian vui vẻ khi xem nó". Trong cuộc tranh luận lần 2 nhằm giành tấm vé đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Trump vẫn tiếp tục những lời lẽ khoe khoang về thành tích của bản thân và tỏ thái độ "chê bai" rất rõ ràng với bài phát biểu của các đối thủ. Tuy nhiên, vị tỉ phú này đã không còn gây được ấn tượng mạnh mẽ như lần đầu và nhiều lần còn phải luống cuống vì những phản biện thẳng thắn từ đối thủ. Trump thậm chí đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi cố tình phớt lờ thông tin hoàn toàn sai từ một người chất vấn rằng Tổng thống Obama là người Hồi giáo. Về phần mình, tỉ phú Donald Trump và ê-kíp của mình vẫn chưa đưa ra bình luận gì về những nhận định của đối thủ. 7 "đòn xoáy" hóc hiểm của đảng Cộng hòa nhắm vào Donald Trump theo Trí Thức Trẻ ======================== Cái này lão Gàn phát biểu ý kiến lâu rùi - từ khi cái nhà ông Trum pét mới phát biểu trong những ngày đầu khi làm ứng cử viên Tổng Thống, đại ý rằng: Nước Mỹ cần một lãnh đạo có chính kiến, chứ không cần một tay tỷ phú gặp thời chém gió. Nhưng lão cũng cần nhắc lại rằng: Ứng cử viên Tổng thống của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới cần phải thể hiện một thái độ cứng rắn, nếu không sẽ không giữ được ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế, chứ chưa nói đến tương lai. Đảng Cộng Hòa cần đưa những chính khách tài năng, để có thua thì cũng thể hiện bản lãnh và bên thắng cuộc cũng tự hào vì khả năng trí tuệ vượt trội, chứ không phải thắng vì gặp may, do tranh cử với một chính khứa không xứng tầm. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2015 So sánh chuyến công du Mỹ của Tập Cận Bình và Đặng Tiểu Bình Chủ nhật, 20/9/2015 | 10:00 GMT+7 Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được Trung Quốc tung hê như chuyến công du của Đặng Tiểu Bình 35 năm trước, nhưng giới chuyên gia lại có cái nhìn kém lạc quan hơn. Obama sẽ 'mềm nắn, rắn buông' khi tiếp ông Tập / Trung Quốc gặp khó trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Theo The Diplomat, ngay cả theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc, sự chú ý vây quanh chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là rất khác thường. Công tác chuẩn bị cho chuyến đi được khởi động ngay từ tháng hai khi chuyến thăm vừa được công bố. Kể từ đó đến nay, giới chức Trung Quốc, các nhà ngoại giao cùng các học giả đã không bỏ lỡ cơ hội nào để quảng bá về ý nghĩa và thành quả tiềm năng của chuyến đi. Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, hồi tháng 8 tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến công du của ông Tập. Trong cuộc họp với bà, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị miêu tả chuyến thăm là dịp quyết định hướng đi tương lai của quan hệ Mỹ - Trung, có ảnh hưởng tới tình hình khu vực cũng như quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với báo giới Trung Quốc hồi tuần trước, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì bày tỏ tin tưởng rằng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ đem lại "những kết quả lớn". Kỳ vọng về chuyến đi, ít nhất ở phía Trung Quốc, cao đến nỗi một số nhà nhân tích cho rằng chuyến thăm của ông Tập sẽ đem về kết quả tương tự chuyến công du Mỹ năm 1979 của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Chuyến đi khi đó được Ezra Vogel, giáo sư khoa học xã hội danh dự đại học Harvard, đánh giá là "mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Trung". Tuy nhiên, theo Zhang Guoxi từ đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, dù ông Tập thường được tung hô là nhà lãnh đạo quyền lực và lôi cuốn nhất kể từ thời ông Đặng, có lẽ ít khả năng chuyến thăm của ông sẽ tạo ra được động lực thúc đẩy mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới tiến về phía trước. Khi ông Đặng thực hiện chuyến công du rất được kỳ vọng tới Mỹ 35 năm trước, những đổi thay trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế của hai nước đã kết hợp lại để tạo cơ hội cho cả Mỹ và Trung Quốc tái định hình mối quan hệ theo hướng tích cực và thực chất hơn. Trong khi đó, ông Tập có lẽ đã chọn thời điểm xấu nhất để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ. Với việc Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng cùng sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa hai nước, quan hệ Mỹ - Trung ngày càng mang đậm tính cạnh tranh hơn là hợp tác. Có vẻ như khía cạnh ganh đua và tiêu cực trong mối quan hệ đang thắng thế do cả hai nước giờ liên tục căng thẳng về một loạt các vấn đề an ninh và kinh tế, như tranh chấp Biển Đông, an ninh mạng, sáng kiến Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á của Trung Quốc và cả cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ. Diễn biến mới nhất trên sân khấu chính trị hai nước cũng phủ một bóng đen khác lên khả năng thành công của chuyến thăm. Cách nhìn Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất" của Mỹ sẽ càng gia tăng khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ngày càng nóng lên. Trung Quốc đang là đối tượng công kích của các ứng viên tranh cử. Theo ông Zhang, có khả năng ông Tập chọn chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm là Seattle do nhận thấy bầu không khí chính trị không mấy dễ chịu tại Washington, nơi các ứng viên đảng Cộng hòa đang công kích ông, còn các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ gây sức ép về vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, danh tiếng lãnh đạo của ông Tập có lẽ đã bị sứt mẻ bởi những tụt dốc gần đây của kinh tế Trung Quốc. Các sáng kiến cải cách của ông cũng đang phải đối mặt với thách thức ngày một lớn. Kết hợp lại, các yếu tố này chắc chắn sẽ tạo ra bầu không khí không thân thiện cho chuyến thăm của ông Tập, và khiến ông khó có thể lặp lại thành công như ông Đặng Tiểu Bình. Dù vậy, ông Zhang cho rằng, điều đó không đồng nghĩa với việc chuyến thăm sẽ không thành công, nhưng Bắc Kinh có thể sẽ phải hạ bớt kỳ vọng, và chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức lớn hơn những điều ông Đặng hoặc những người tiền nhiệm từng đối diện. Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1979. Ảnh: AFP Ngay cả nếu chuyến thăm của ông Tập không thể đưa quan hệ Mỹ - Trung lên tầm cao mới, và nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra, thì ông Tập vẫn có thể tự khen ngợi mình vì đã có nỗ lực cải thiện mối quan hệ ngày một căng thẳng. Với sự phức tạp và phạm vi vấn đề hai nước đang đối mặt, cần phải thực tế và nhận ra rằng không phải mọi vấn đề đều có những giải pháp ngắn hạn, hoặc thậm chí là dài hạn. Điều chỉnh quan hệ Mỹ - Trung cũng giống như chèo lái một chiếc thuyền, cần những nhà lãnh đạo giỏi với sự táo bạo có thể thực hiện những cú chèo thuyền mạnh mẽ về phía trước khi nước lặng. Đồng thời, cũng cần những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và sự bền bỉ để chèo lái con thuyền khi giông bão. Cho đến nay, chuyến thăm của ông Tập đã được "lăng xê" rất nhiều, và nhiều khả năng ông sẽ được chào đón long trọng từ phía chính quyền của Tổng thống Obama khi đặt chân tới Washington. Dù vậy, theo ông Zhang, thành quả thực sự từ chuyến đi của ông Tập không nên được đo đếm bằng những thứ không tồn tại lâu dài. Các tuyên bố và diễn văn không thể được coi là thành quả. Nếu chuyến thăm Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình năm 1979 có trọng tâm là mở rộng hợp tác, thì nhiệm vụ của ông Tập năm 2015 sẽ là xử lý khủng hoảng, đặc biệt là khi mối quan hệ Mỹ - Trung được tin là đang ở "điểm bùng phát", khi các mâu thuẫn có thể biến thành vấn đề lớn. Diễn ra vào thời điểm không thuận lợi nhất với ông Tập, chuyến thăm này sẽ là thử thách thực sự cho vai trò lãnh đạo của ông. Nếu ông có thể thể hiện sự khôn ngoan và tầm nhìn trong quá trình làm việc với đối tác người Mỹ để biến thách thức trong quan hệ Mỹ - Trung thành cơ hội mới, thì có thể hợp tác Mỹ - Trung trong tương lai sẽ được duy trì và tránh được đối đầu. Xem thêm: Obama sẽ 'mềm nắn, rắn buông' khi tiếp ông Tập Hoàng Nguyên ===================== Lão Gàn chả mún bình lụn gì trước khi hai ngài lãnh đạn - ý lộn! Lãnh đạo - tối cao của hai nước nhất nhì thế giới gặp nhau. Nhưng bài bình lụn trên dở quá! Khiến lão phải có vài lời. Tàu Mỹ gặp nhau long trọng như zdậy là hai lần. Lần thứ nhất ngài Đặng và ngài Nixon. Đây là lần hai: ngài Tập và ngài Obama. Nhưng hai lần là hai thời thế khác hẳn nhau. Lần trước Hoa Kỳ đang cần Trung Quốc canh ty để chống lại siêu cường Liên Xô. Liên minh ma quỷ này khiến cả hai đều có lợi: Liên Xô sụp đổ, Tàu vươn lên thành siêu cường tuy khập khiễng, nhưng đứng hai thứ II thế giới ở những vấn đề chủ chốt. Nhưng lần này họ gặp nhau là để quyết định Hoa Kỳ hay Tàu sẽ là bá chủ thế giới. Lão chỉ nói thế thui - "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ ...". Lão Gàn chả wan tâm, vưỡn "Suốt ngày làm, ăn phải thật ngon, Ngày ba bữa vỗ bụng pate bình bịch. Thời kinh tế thị trường, cửa đóng then cài - Đêm năm canh, nằm máy lạnh ngáy o o..". (*) Hì. ===================== * Chế tác theo ý bài phú của cụ Nguyễn Công Trứ. "Người quân tử ăn chẳng cầu no. ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịnh. Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ. Đêm năm canh, ngon giấc ngáy o o". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2015 Xe tăng Trung Quốc bị trực thăng diệt sạch trong diễn tập 20/09/2015 18:09 (Tin Nóng) Một đại đội xe tăng của quân khu Nam Kinh khi tham gia tập trận đã bị 2 trực thăng vũ trang “tiêu diệt” đến 80% số xe, khiến các chỉ huy bị sốc. Trực thăng vũ trang Mi-24 của Nga tập trận phóng tên lửa. Khắc tinh của các xe tăng ngày nay là các trực thăng vũ trang như thế này - Ảnh: TASS Đặc san OE Watch số tháng 9.2015 của Cơ quan nghiên cứu quân sự nước ngoài (FMSO, thuộc Lục quân Mỹ) cho biết trong một cuộc tập trận, một đại đội xe tăng của quân khu Nam Ninh (Trung Quốc) đã bị 2 trực thăng vũ trang dùng tên lửa chống tăng “bắn hạ” hơn 80% số xe. Đặc san này dẫn nguồn từ báo Jiefangjun Bao Online (Trung Quốc) ngày 25.7.2015 cho biết trong một cuộc diễn tập của quân khu Nam Kinh, sau khi một đại đội xe tăng (thông thường khoảng 14 chiếc) đột nhập phòng tuyến kẻ địch và đè bẹp mọi kháng cự, bất ngờ xuất hiện 2 trực thăng vũ trang của “đối phương” phóng tên lửa chống tăng vào đoàn tăng này. Chỉ trong khoảnh khắc, các chiếc tăng của đại đội số 4 này đều trúng tên lửa và bốc khói đỏ, tỉ lệ thiệt hại 80%, tương đương 10 - 11 chiếc bị loại khỏi vòng chiến đấu. “Chúng tôi không nghĩ rằng một đại đội tăng có thể bị 2 chiếc trực thăng đánh bại và lấy mất thế tiến công trên chiến trường. Kết quả này khiến cả lữ đoàn bị sốc”, tờ báo Trung Quốc dẫn lời một chỉ huy cho biết. Bài báo cũng nhận xét rằng hiện nay mối đe doạ của xe tăng đã chuyển sang trực thăng và các vũ khí tấn công chính xác có điều khiển từ xa, nhưng nội dung huấn luyện của quân đội Trung Quốc vẫn không thay đổi. Warisboring ngày 18.9 khi trích bản tin của OE Watch cũng bình luận rằng đây là điều chẳng ngạc nhiên lắm khi quân đội Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm ít ỏi từ cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979. Sự xuất hiện bất ngờ của mối đe dọa mới dẫn đến tổn thất lớn, củng cố thêm cho lập luận rằng xe tăng đang trở nên lỗi thời. Sự phổ biến của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển cỡ nhỏ bắn từ máy bay hoặc trên mặt đất có thể nhanh chóng biến một chiếc xe tăng thành khối lửa. Điều này đang thể hiện qua cuộc nội chiến ở Ukraine. Hoặc tại Syria, chỉ trong vòng 2 năm nội chiến, quân đội Syria đã mất gần 1.800 xe tăng và thiết giáp khi phần lớn xe tăng giao chiến với quân nổi dậy ở trong các thành phố và dễ dàng bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng hoặc trúng mìn. Xe tăng chỉ phát huy sức mạnh khi tác chiến tập trung, quy mô, còn nếu đi đánh lẻ hoặc không có bộ binh đi theo hỗ trợ (tùng thiết) thì xe tăng dễ bị hạ. Xe tăng chiến đấu chủ lực loại Type 99 của quân đội Trung Quốc. Trong một cuộc tập trận của quân khu Nam Ninh vừa qua, một đại đội tăng bị 2 trực thăng vũ trang tiêu diệt đến 80% số xe - Ảnh: wikipedia Tuy vậy bài báo của Jiefangjun Bao Online cho hay sau thất bại từ cuộc tập trận, các chỉ huy đã giải quyết các vấn đề khó khăn của việc phòng không cho đại đội xe tăng bằng cách lựa chọn các chuyên gia giỏi “dùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề”, mời chuyên gia từ các học viện quân sự để đưa ra hướng dẫn, thử nghiệm một loạt phương pháp chiến đấu và đào tạo, chẳng hạn như "bắn đạn mảnh để chống tên lửa", "phun khói để ẩn náu và phân tán”. Và theo bài báo của Trung Quốc, sau đó trong một cuộc thử nghiệm với đối phương như đã diễn tập trước đó, đại đội tăng số 4 gặp lại trực thăng vũ trang và lần này họ không chỉ bảo vệ được 70% sức mạnh chiến đấu của mình mà còn dùng hoả lực tập trung để hạ được trực thăng! Anh Sơn ===================== Máy bay chuồn chuồn và tàu bò là hai thứ vũ khí có từ thời Tây xâm lược nước ta. Máy bay chuồn chuồn thì còn hại điện hơn một tý. Nó có từ thời Hoàng Đế Bảo Đại còn tại vị, chưa trở thành "công dân một nước độc lập". Vậy mà kết quả thảm hại rất có "cơ sở khoa học" như vậy. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một chuyên gia - hẳn của Nga nhá - phát biểu rằng thì là: "Tung Cóoc mà đánh nhau mới Hoa Kỳ là tự sát". Cho nên Bắc Kinh chỉ giỏi bắt nạt các nước yếu hơn. Nhưng đây mới là điều quan trọng: Sở dĩ Bắc Kinh tự tin như vậy trong việc đối đầu với Hoa Kỳ và bộc lộ rõ trở thành một thế lực chi phối trong giấc mộng Trung Hoa ở một thế giới Đa cực và sau đó hất cẳng Hoa Kỳ để trở thành bá chủ thế giới - chính là do họ cho rằng những ràng buộc bởi những quy định quốc tế - "Quan hệ nước lớn kiểu mới" và hiện hành - cộng với những chiến lược mà họ cho là "sáng suốt" sẽ làm họ tránh được một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, cho đến khi sức mạnh của họ để Hoa Kỳ phải trở thành một bộ phận của thế giới do họ lãnh đạo. Giỏi! Có ý chí và chính kiến. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi. Nhưng giá như đừng đụng đến Việt Nam thì mưu đồ của Bắc Kinh sẽ làm thay đổi lịch sử thế giới trong tương lai không xa. Nhưng bây giờ thì quá muộn rồi. Chỉ có Thượng Đế mới có thể có quyết định cuối cùng về vấn đề này.Hì! :D :D :D . 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 Mỹ "tấn công yếu huyệt" để khống chế TQ không cần 1 binh 1 tốt? Hải Võ | 21/09/2015 13:35 Quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung với Malaysia tại khu vực eo biển được đánh giá là "đường sinh mạng" đối với Bắc Kinh trên biển Đông. Các binh sĩ Trung Quốc và Malaysia trong cuộc diễn tập quân sự chung hôm 19/9. Ảnh: Xinhua. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Theo thông báo từ Bộ quốc phòng Trung Quốc, cuộc diễn tập quân sự chung mang mật danh “Hòa bình và Hữu nghị 2015” giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Malaysia diễn ra từ ngày 17-22/9 tại eo biển Malacca và phụ cận. Đây là cuộc diễn tập quân sự đầu tiên giữa quân đội 2 quốc gia này và cũng là cuộc diễn tập quân sự song phương lớn nhất giữa Trung Quốc với một nước ASEAN. Truyền thông Mỹ dự đoán, máy bay trinh sát của quân đội Mỹ chắc chắn sẽ xuất hiện tại khu vực này nhằm chuyển tải thông điệp của Washington tới Bắc Kinh. Chuyên gia quân sự, Đại tá Hải quân Trung Quốc Lương Phương đánh giá: "Trên thực tế, chúng ta không còn lạ lẫm với việc máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động ở biển Đông. Sự chú ý của quân đội Mỹ đối với cuộc diễn tập Trung Quốc-Malaysia chủ yếu nằm ở 2 phương diện. Trong đó, Washington quan tâm nhất đến tầm quan trọng của eo biển Malacca đối với Bắc Kinh. Eo biển này đúng là vị trí có ý nghĩa trọng yếu khi có tới 50% lượng hàng xuất khẩu và 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua đây. Nói cách khác, eo biển Malacca hiện nay chính là 'đường sinh mạng' không thể thay thế đối với kinh tế Trung Quốc." Theo bà Lương, Mỹ nhận ra ý nghĩa của eo biển nói trên từ lâu. Lầu Năm Góc đã đưa ra cụm từ "thế bế tắc Malacca" trong báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2007. Quân đội Mỹ từng tuyên bố, nếu Mỹ-Trung nảy sinh xung đột thì Washington không cần "ra quân" mà chỉ cần phong tỏa hoặc kiểm soát chặt eo biển Malacca là đủ để Bắc Kinh phải từ bỏ mục đích chiến tranh. "Mục tiêu của Mỹ rất rõ ràng, họ tin chắc rằng chỉ cần khống chế được eo biển này thì hoàn toàn có khả năng ngăn chặn chiến tranh, thậm chí 'không cần một binh một tốt'." - bà Lương Phương khẳng định. Chìa khóa mở đường cho Mỹ "áp sát" TQ nằm trong tay Philippines theo Trí Thức Trẻ ======================== Với kiến thức phổ biến trong chiến lược quốc gia của nền văn minh hiện nay, việc phong tỏa eo biển Malacca là tất yếu và không có gì là lạ. Nhưng lão Gàn phán rằng: Trong tương lai, một đất nước được coi là hùng mạnh trên thế giới sẽ là nước có nền văn hóa vượt trội. Không lâu đâu. Sang vận 9 (bắt đầu từ 2024) là mọi chuyện sẽ sáng tỏ điều này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 Siêng đi viếng đám ma: Dấu hiệu xấu của ông Tập Cận Bình Đăng Bởi Một Thế Giới 15:26 21-09-2015 Trang Business Insider nhận định việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình siêng đi viếng đám ma trong thời gian gần đây là tín hiệu xấu cho chiến dịch "đả hổ đập ruồi". Ông Tập làm như vậy rõ ràng là vì ông đang rất cần bạn bè trong khi các đối thủ của ông đang có dấu hiệu liên minh phản kích. Một người phụ nữ chụp ảnh các vòng hoa của ông Tập và lãnh đạo CPC viếng tang ông Tăng Vân Tiếu Có thể bạn quan tâm Dân Trung Quốc yêu hay sợ ông Tập Cập Bình? Theo Reuters, từ vài tháng qua, ông Tập Cận Bình siêng đi viếng đám ma của các cựu cán bộ cấp cao hưu trí của đảng Cộng sản TQ (CPC). Vấn đề là những cựu cán bộ này thuộc nhiều bè phái trong chính phủ qua các thời kỳ. Theo Business Insider, một số người thuộc phái hữu khuynh, thích kinh tế thị trường. Một số người khác thuộc phái tả khuynh, quan tâm bảo vệ tính nguyên tắc của chính quyền Bắc Kinh. Không thể rõ ông Tập thuộc phái nào, nhưng một chính khách thì cần xây dựng sự ủng hộ vào một thời điểm nhạy cảm đến khó tin: gần một năm qua, kinh tế TQ giảm tốc, và sự giảm tốc này xuống đáy lúc thị trường chứng khoán TQ mất giá trị nghiêm trọng, cùng việc phá giá đồng nhân dân tệ. Trong thời gian ấy, ông Tập đang thực hiện chiến dịch bài trừ tham nhũng, theo các nhà phân tích thì đó là cách ông củng cố quyền lực. Ông Tập “đả hổ đập ruồi”, thậm chí bỏ tù cả cựu Ủy viên bộ chính trị CPC Chu Vĩnh Khang. Chu bị lĩnh án chung thân ở tuổi 73, là nhân vật quyền lực nhất bị thanh trừng, kể từ sau cuộc thanh trừng tàn khốc do Mao Trạch Đông tiến hành trước kia. Vì thế, ông Tập đã tạo ra nhiều kẻ thù đáng gờm, và ông biết điều đó. Ông sẽ nắm quyền lực đến năm 2023. Tháng trước, Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của CPC có bài xã luận, nhắc nhở “cán bộ sau khi về hưu phải từ bỏ quyền lực, nên trở thành chuẩn mực”. Đó là một thông điệp thẳng thừng của ông Tập gửi đến những đảng viên không hài lòng với mọi sự đang diễn ra. Thông điệp đấy là: “Rút lui đi”. Thông điệp này được phát ra sau khi CPC họp tại một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Hà Bắc. Bài xã luận viết: “Chiều sâu của những cải cách chạm đến những vấn đề cơ bản của việc tái cơ cấu sức sống của nền kinh tế khổng lồ này, và nhằm để nền kinh tế lành mạnh hơn. Mức độ chống cự vượt quá sức tưởng tượng”. Tác giả bài xã luận ký tên “Quách Bình”, một bút danh mà CPC dùng khi muốn thể hiện rõ quan điểm, những vấn đề của đảng cùng những vấn đề quốc gia đại sự. Reuters đưa tin ông Tập đã dự lễ tang của các cựu cán bộ sau: Đặng Lý Tuấn, tả khuynh, qua đời ở tuổi 99. Ông Tập dự đám ma hồi tháng 2, dù Đặng là đối thủ của cha ông. Ông Tập cũng dự đám ma của tướng Trương Thực, một sĩ quan quân đội nhiều quyền lực, qua đời hồi tháng 9. Tiếp nữa, ông Tập dự đám ma của chủ tịch quốc hội Kiều Thạch, một nhà cải cách tư pháp, qua đời ở Bắc Kinh ở tuổi 90. Ông Tập cũng gửi vòng hoa tang, khi Tăng Vân Tiếu qua đời hồi tháng 3.2015, thọ 93 tuổi. Tăng là đảng viên tả khuynh đầu tiên bị thanh trừng hồi năm 1957. Lễ tang cấp nhà nước thường được TQ tổ chức trang trọng nên việc ông Tập dự đám ma cũng phát đi một thông điệp: ông Tập muốn các đối thủ biết rằng ông vẫn có quyền chi phối tất cả các phái trong CPC. Dù vậy, ông Tập sẽ phải chứng minh các đường lối của ông sẽ có kết quả: ông nắm nhiều quyền lực hơn bất kỳ vị lãnh đạo nào tính từ thời Mao, nên ông phải lãnh trách nhiệm nhiều hơn. Ví dụ: thủ tướng TQ thường xử lý vấn đề kinh tế, trong trường hợp này là ông Lý Khắc Cường. Nhưng từ khi nắm quyền lực, ông Tập lập những “tổ lãnh đạo” nhằm tước bớt quyền của nhiều người khác trong CPC. Và dù thủ tướng Lý có bị quy trách nhiệm về cách chính phủ xử lý quá kém cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán, thì ai cũng biết người có lỗi nhất chính là ông Tập. Đáng nói hơn, người dân không chỉ bức xúc chuyện thị trường chứng khoán sụp đổ, kinh tế giảm tốc quá nhanh với những dấu chỉ báo động chưa từng có kể từ thời đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Họ còn phẫn nộ với vụ nổ hóa chất kinh hoàng ở thành phố cảng Thiên Tân hồi tháng 8... Những vụ việc trên là kết quả của thực trạng tham nhũng và phá hủy môi trường, hai lĩnh vực mà ông Tập và người của ông hứa ngăn chặn. Đối với người dân TQ, đó là những lời hứa không thành. Và khi chính phủ không giữ lời hứa, người ta bắt đầu tránh xa. Bảo Vĩnh (theo Business Insider) ========================== "Canh bạc cuối cùng" sắp bắt đầu và kết thúc. Nhanh thì 2017, chậm không quá 2018. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 Triều Tiên bất ngờ cho Trung Quốc "ra rìa" trong đại lễ 10/10 Đức Huy | 21/09/2015 19:20 Một nguồn tin của Yonhap cho biết, Trung Quốc không nằm trong danh sách khách mời của Bình Nhưỡng trong lễ kỉ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/10 tới. Theo nguồn tin này, việc Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vắng mặt trong buổi lễ kỉ niệm sắp tới đã thể hiện rõ những rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong thời gian qua. Trước đó, phía Triều Tiên cho biết nước này có thể sẽ phóng tên lửa tầm xa vào gần dịp 10/10, nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Động thái này của Triều Tiên đã ngay lập tức bị cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, lên án. Các nước cho rằng hành động này chỉ là bức màn che đậy cho ý đồ bắn thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, một hành vi bị cấm theo nghị quyết của LHQ. Hôm 19/9 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi tất cả các bên liên quan trong đàm phán hạt nhân Triều Tiên áp dụng nghị quyết của LHQ đối với các chương trình thử tên lửa của Bình Nhưỡng. "Tất cả các bên liên quan trong vấn đề này là thành viên của LHQ. Chúng ta có trách nhiệm chung phải tôn trọng hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và tuân theo nghị quyết của LHQ. Chúng tôi phản đối mọi ý đồ hay động thái gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như an ninh tại Đông Bắc Á"- ông Vương phát biểu trong một diễn đàn diễn ra tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Việc Ngoại trưởng Vương Nghị công khai phản đối Triều Tiên nhiều khả năng đã dẫn đến việc Bình Nhưỡng từ chối không mời Trung Quốc, quốc gia mà từ trước đến nay vẫn đóng vai trò "cứu cánh" đối với nền kinh tế Triều Tiên, tới dự buổi lễ quan trọng sắp tới. Nguồn tin của Yonhap cũng cho biết, Triều Tiên đã gửi lời mời tới một số quốc gia châu Phi và Nam Mỹ. Mỹ "tấn công yếu huyệt" để khống chế TQ không cần 1 binh 1 tốt? theo Trí Thức Trẻ =============== Tưởng ra dìa lâu rùi chứ nhỉ? Từ hồi ông Dương Bân, trưởng đặc khu kinh tế Bắc Triều Tiên bị Trung Quốc bắt bỏ tù từ thời ngài Kim Chính Nhật. Điều này đã làm ngài Kim Chính Nhật cú lắm, nên truyền lại cho vị thanh niên anh hùng Kim Chính Ấn tiếp tục xử đẹp các phần tử thân Tàu trong triều đình của ngài. Tuy cảm tình với ngài Kim Chính Ấn riêng về thái độ quyết đoán của ngài, nhưng lão Gàn vì tính chính danh, vưỡn ủng hộ số đông đang phản đối ngài Kim Chính Ấn thử tên lửa. Nhưng nếu lão Gàn đứng cạnh ngài Kim Chính Ấn thì sẽ nói nhỏ với ngài thế này: "Ngài thông cảm cho. Vì tính chính danh nên lão phản đối vậy thôi. Chứ ngài thử là việc của ngài. Lão tin rằng nhiều thằng cũng phản đối cho vui. Nhưng chắc chắn có một thằng rất cú". Thằng đó là ai? "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 Dự báo ớn lạnh của cựu phó Tổng thống Mỹ Hoài Linh | 21/09/2015 21:10 Cựu phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney mới đây tuyên bố, việc Mỹ ký thỏa thuận vớiIran sẽ dẫn tới một hậu quả thảm khốc - đó là chiến tranh hạt nhân giữaWashington và Tehran. Cựu phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney Trong một bài viết gần đây đăng trên Wall Street Journal, cựu phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney và con gái là Liz cảnh báo, thỏa thuận "sẽ dẫn tới một Iran được trang bị vũ khí hạt nhân, một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông và nhiều khả năng là vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng lần đầu tiên kể từ vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki". Phát biểu tại Viện doanh nghiệp Mỹ hồi tuần trước, ông Cheney nói: "Với việc dỡ bỏ những hạn chế với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, thỏa thuận sẽ cho Iran cách thức để phát động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nước Mỹ". Trả lời phỏng vấn CNN hôm 1/9, ông Cheney tuyên bố, thỏa thuận hạt nhân với Iran nên được coi là một hiệp ước và nếu có thì Quốc hội đáng ra không nên phê chuẩn nó. "Mỹ có thể hứng chịu một vụ tấn công kiểu 11/9 khác với những vũ khí chết người hơn", cựu quan chức này cảnh báo. "Tôi lo ngại, nếu họ dùng tác nhân sinh học hoặc hóa học hoặc vũ khí hạt nhân...Trong các vụ tấn công ngày 11/9, bọn khủng bố chỉ dùng vé máy bay và đồ mở hộp, và con số thương vong lúc đó là 3.000. Bây giờ, nếu Iran dùng vũ khí chết người hơn thì sẽ tệ hơn rất nhiều". Năm 2008, ông Dick Cheney từng cảnh báo, nếu người của đảng Dân chủ đắc cử Tổng thống thì đó sẽ là thảm họa 11/9 thứ hai đối với nước Mỹ. theo Vietnamnet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 Triều Tiên bất ngờ cho Trung Quốc "ra rìa" trong đại lễ 10/10 Đức Huy | 21/09/2015 19:20 Một nguồn tin của Yonhap cho biết, Trung Quốc không nằm trong danh sách khách mời của Bình Nhưỡng trong lễ kỉ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/10 tới. theo Trí Thức Trẻ =============== Tưởng ra dìa lâu rùi chứ nhỉ? Từ hồi ông Dương Bân, trưởng đặc khu kinh tế Bắc Triều Tiên bị Trung Quốc bắt bỏ tù từ thời ngài Kim Chính Nhật. Điều này đã làm ngài Kim Chính Nhật cú lắm, nên truyền lại cho vị thanh niên anh hùng Kim Chính Ấn tiếp tục xử đẹp các phần tử thân Tàu trong triều đình của ngài. Tuy cảm tình với ngài Kim Chính Ấn riêng về thái độ quyết đoán của ngài, nhưng lão Gàn vì tính chính danh, vưỡn ủng hộ số đông đang phản đối ngài Kim Chính Ấn thử tên lửa. Nhưng nếu lão Gàn đứng cạnh ngài Kim Chính Ấn thì sẽ nói nhỏ với ngài thế này: "Ngài thông cảm cho. Vì tính chính danh nên lão phản đối vậy thôi. Chứ ngài thử là việc của ngài. Lão tin rằng nhiều thằng cũng phản đối cho vui. Nhưng chắc chắn có một thằng rất cú". Thằng đó là ai? "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh nếu Triều Tiên thử hạt nhân 19/09/2015 11:38 (TNO) Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị ngày 19.9 kêu gọi các bên liên quan thể hiện trách nhiệm trong cuộc đàm phán hạt nhân Triều Tiên và không làm căng thẳng leo thang, trong khi đó sẵn sàng “phản ứng giận dữ” nếu Triều Tiên thử hạt nhân. Trung Quốc doạ sẽ phản ứng mạnh tay nếu Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa - Ảnh: AFP “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên chấp nhận một thái độ có trách nhiệm đối với bán đảo (Triều Tiên) cũng như khu vực Đông Bắc Á, và không nên có hành động dẫn đến những căng thẳng trong tình hình ở đó”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói trong một diễn đàn về vấn đề đàm phán Triều Tiên, không trực tiếp đề cập cụ thể nước nào, theo Reuters. Phát biểu của ông Vương Nghị đến sau khi Triều Tiên tuyên bố kế hoạch bắn tên lửa tầm xa, đồng thời cải thiện kho vũ khí hạt nhân của mình. Nếu Bình Nhưỡng quyết làm điều này, sẽ dẫn tới một thái độ đáp trả “giận dữ” từ phía Trung Quốc. Rất có thể mâu thuẫn sẽ tiếp diễn bằng một lệnh trừng phạt kinh tế mức độ cao mà Trung Quốc áp đặt lên Triều Tiên, AP nhận định. Trước giờ Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và được xem là “đồng minh quan trọng nhất” của chính quyền ông Kim Jong-un cũng như các đời lãnh đạo trước. Tuy nhiên khác với ông Kim Jong-il hay Kim Il-sung, lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un vẫn chưa có chuyến thăm Trung Quốc nào kể từ lúc lên nắm quyền, cũng như không tiếp bất kỳ lãnh đạo cấp cao nào từ Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng. Vừa qua ông Kim Jong-un cũng không dự cuộc diễu binh của Trung Quốc, chỉ cử quan chức sang. “Trung Quốc sẽ cực lực phản đối (vụ thử hạt nhân hoặc khởi động chương trình hạt nhân) và sẽ thực hiện đúng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong tương lai, thậm chí với thái độ kiên quyết hơn”, AP dẫn lời ông Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường đảng Trung ương Trung Quốc. Trong phát biểu hôm 19.9, ông Vương Nghị cũng chỉ trích các đợt tập trận của Mỹ và Hàn Quốc vì cho rằng đó cũng là những hành động tạo căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.“Nếu có chiến tranh hay sự hỗn loạn trên bán đảo này, không ai được lợi gì cả. Nếu vấn đề phi hạt nhân hóa không được giải quyết, chẳng còn cách nào để bán đảo này ổn định và không có hòa bình cho khu vực Đông Bắc Á”, ông Vương Nghị nói. Nhật Đăng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 XUỐNG XE ĐI BỘ.... ================== Báo chí Trung Quốc “tổng tấn công” tỉ phú Lý Gia Thành 22/09/2015 08:27 GMT+7 TT - Chỉ vì chuyển dần hoạt động làm ăn ra khỏi Trung Quốc mà tỉ phú giàu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành, bị báo chí Trung Quốc tấn công liên tục thời gian qua. Tỉ phú Lý Gia Thành - Ảnh: AFP Khởi đầu là Tân Hoa xã, sau đó nhiều tờ báo của Trung Quốc liên tục hoặc công kích chuyện ông Lý bỏ đi lúc đất nước khó khăn hoặc bình luận kiểu “không có anh tôi cũng chẳng chết”. Thật ra từ năm 2011, tỉ phú Lý, người làm giàu nhanh chóng nhờ óc kinh doanh sắc bén, đã dần chuyển tài sản sang châu Âu mà theo cách giải thích của ông là làm sao có lợi nhất cho cổ đông. Mới nhất là ông tỉ phú 87 tuổi đã sáp nhập công ty điện của ông tại Trung Quốc với công ty bất động sản cũng của ông nhưng đặt tại London (Anh) để rút khỏi thị trường chứng khoán Hong Kong. Chính quyết định này của ông khiến báo chí Trung Quốc ra tay. Từ hôm 12-9, Viện Liễu Vọng, trực thuộc Tân Hoa xã, đã cho đăng bài báo có tựa “Đừng để Lý Gia Thành trốn thoát”. Bài báo cảnh báo về những ảnh hưởng đối với uy tín chính trị của ông Lý tại Trung Quốc nếu ông cứ quyết ra đi. Ba ngày sau, ngày 15-9, tờ Thời Báo Chứng Khoán, thuộc Nhân Dân Nhật Báo, đăng bài xã luận có tựa “Lý Gia Thành cứ việc đi nếu muốn - bầu trời cũng chẳng sập”. Tác giả bài báo Hoàng Tiểu Bằng phân tích rằng kinh tế Trung Quốc đang đi lên so với châu Âu “già cỗi và bệnh tật” không thể tạo ra cơ hội sinh lợi lớn. Từ đó tác giả kết luận: “Trong trường hợp đó, cứ để Lý Gia Thành ra đi theo ý thích - bầu trời cũng chẳng sập”. Qua hôm sau, tờ Tin Tức Bắc Kinh phụ họa bằng bài viết cho rằng nếu ép buộc tỉ phú Lý ở lại thì chỉ làm tổn hại uy tín của kinh tế Trung Quốc. Mới nhất là tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 20-9 cho đăng bài ý kiến nói rằng tỉ phú Lý “vô ơn” khi được hỗ trợ để làm giàu trước đây và nay tháo chạy. Bài báo cũng đồng thời nói chẳng có gì đáng ngại vì kinh tế Trung Quốc hiện minh bạch và cởi mở. Dĩ nhiên kiểu công kích đó khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng. Một người viết trên mạng xã hội Sina Weibo: “Đọc thấy những bài báo này, tôi nghĩ rằng Lý Gia Thành có lý khi cuốn gói ra đi!”. TÚ ANH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 Trung Quốc chấp nhận từ bỏ 600 triệu USD để Mỹ giao Lệnh Hoàn Thành 22/09/2015 16:42 (TNO) Để có được Lệnh Hoàn Thành, Bắc Kinh được cho sẽ sẵn sàng bỏ qua nguồn tiền bất chính trị giá 600 triệu USD bị tẩu tán sang Mỹ, đồng thời nhận lại 25.000 người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Mỹ. Ông Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh: Want China Times Duowei, trang tin của người Trung Quốc ở nước ngoài có trụ sở tại New York (Mỹ), cho biết một trong những mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Mỹ tuần này chính là tìm ra cách áp giải Lệnh Hoàn Thành về nước. Doanh nhân Lệnh Hoàn Thành là em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, từng được biết đến như “cánh tay mặt” cuả cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cuối năm 2014, ông Lệnh bị điều tra với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”. Tháng 7.2015, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hồ sơ của ông Lệnh đã được chuyển qua cơ quan tư pháp và ông Lệnh đã bị bắt. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị khai trừ khỏi đảng, với cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước. Duowei khẳng định, Lệnh Hoàn Thành đang lẩn trốn ở Mỹ và cũng đang nắm giữ “các bí mật cốt lõi” mà ông anh đã âm thầm thu thập trong suốt 15 năm làm việc tại Văn phòng trung ương đảng. Doanh nhân này còn được cho là đang dùng tài liệu mật để đe dọa chính phủ Trung Quốc, hòng giải thoát cho người anh trai. Cũng theo Duowei, hiện có nhiều lời đồn đoán cho rằng trong số tài liệu mật mà Lệnh Hoàn Thành đang nắm giữ, có một danh sách liệt kê các gián điệp Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh ra sức đòi Mỹ cho dẫn độ doanh nhân này về nước trước chuyến thăm của ông Tập. Hồi đầu tháng 9, ông Mạnh Kiến Trụ, bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc, đã sang Mỹ với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình để bàn với phía Mỹ về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, Duowei dẫn tiết lộ từ các nguồn tin cho hay ông Mạnh đã yêu cầu Washington cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành và Quách Văn Quý về nước. Quách Văn Quý là một doanh nhân bất động sản giàu có bị tố cáo dính dáng đến Mã Kiện, cựu Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. Ông Mã đã bị bắt giữ để điều tra tham nhũng và nhiều người cho rằng vụ việc là một phần trong cuộc điều tra Lệnh Kế Hoạch. Bất chấp yêu cầu của phía Trung Quốc, đại diện Mỹ, gồm Bộ trưởng An ninh Nội địa Jen Johnson, Giám đốc FBI James Comey và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đã khước từ và cho biết chỉ trao trả 2 người này trong trường hợp Bắc Kinh đưa ra bằng chứng phạm pháp của họ. Nguồn tin của Duowei còn tiết lộ thêm rằng trong quá trình đàm phán, đoàn Trung Quốc đã đưa ra 2 đề xuất để đổi lấy Lệnh Hoàn Thành từ Mỹ. Một là Bắc Kinh sẽ sẵn sàng từ bỏ không truy cứu số tài sản bất chính trị giá đến 600 triệu USD mà Lệnh Hoàn Thành đã bí mật tẩu tán sang Mỹ. Thứ hai là Trung Quốc sẽ đồng ý nhận lại 25.000 người Trung Quốc nhập cư lậu đang sinh sống ở Mỹ. Hoàng Uy ======================== Thằng cha này được giá nhể! Chả bù với lão Gàn, cả người lẫn chiếc xe đạp cà khổ, mà một con phe đầu đường - "có gì bán không anh ơi" - trả có 50. 000 VND. Quý vị xem chơi xả sì choét. Tình hình thế giới căng thẳng quá! THIÊN SỨ GIÁ BAO NHIÊU TIỀN?Số là vào cái "thời xa vắng", có một nghề rất lạ. Đó là các quí bà , quí cô cắp giỏ đệm đứng ở đầu chợ. Cứ có ai đi ngang qua, mà mặt mày lơ láo là có ngay một câu hỏi rất chi là thương mến: "Có gì bán không anh ơi?".Có một lần Thiên Sứ tui đạp cái xe cà tàng đi làm thì bị sì lốp. Đang tiu nghỉu dắt xe qua góc chợ thì các quí bà , quí cô chạy tới hỏi câu quen thuộc "Có gì bán không anh ơi". Bực mình vì trời nắng chang chang, xe lại hỏng, Thiên Sứ tôi gắt: "Chỉ có cái thân tôi bán, các bà có mua không?".Nói xong đắt xe đi. Tưởng là yên. Không ngờ có một bà sồn sồn kéo xe lại: "Này, dừng lại nói nghe coi ". Thiên Sứ quay người lại. Bà ta lạnh lùng nhìn từ đầu xuống chân Thiên Sứ tôi, ra điều xem xét giá trị và lắc lắc cái xe đạp: "Cả người lẫn xe bao nhiêu đấy?""Tôi không bán xe. Bán tôi thôi!". "Bao nhiêu? Nói nghe được giá thì mua?". "Hai triệu!" (Lương tháng Thiên Sứ tôi lúc ấy thuộc thứ xịn có 90.000 VND).Bà ta cuời phá lên :"Ối giời ơi! Bà con ra mà xem , thằng cha thế này mà đòi nói thách những hai triệu kìa!. Thôi thì chị trả mở hàng cho em lấy may nha - Năm chục, có bán thì ở đây chị tìm mối bán lại kiếm chút cháo. Còn chê rẻ thì đi đi ông nội ". Thiên Sứ 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 3 nhân vật luôn có mặt trên chuyên cơ cùng Tập Cận Bình là ai? (Quốc tế) - Trang Sohu đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước từ hôm nay (22/9) tới 25/9.Đây là chuyến công du nước ngoài thứ 15 kể từ khi ông Tập trở thành lãnh đạo Trung Quốc, cũng là lần đầu tiên ông thăm Mỹ trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc.Bên cạnh danh sách 15 doanh nghiệp trong đoàn tháp tùng Tập Cận Bình, những người có mặt trên chuyên cơ của nhà lãnh đạo này cũng khiến dư luận tò mò.Phu nhân Chủ tịch Bành Lệ ViệnPhu nhân Bành Lệ Viện (phải) đã tháp tùng 10/14 chuyến công du nước ngoài của ông Tập Cận Bình. Ảnh: XinhuaPhu nhân Bành Lệ Viện (phải) đã tháp tùng 10/14 chuyến công du nước ngoài của ông Tập Cận Bình.Theo Sohu, trong 14 lần công du của ông Tập kể từ năm 2013, phu nhân của ông là bà Bành Lệ Viện có tới 10 lần tháp tùng chồng.Cựu Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lỗ Bồi Tân tiết lộ với Sohu, nếu phu nhân Chủ tịch tháp tùng chuyến công du thì lịch trình của bà cũng được sắp xếp một cách độc lập.Lịch trình của bà Bành Lệ Viện sẽ được Vụ trưởng Vụ lễ tân trực tiếp thỏa thuận cùng đối tác trong quá trình “tiền trạm” trước khi chuyến công du diễn ra.Ngoài ra, Vụ này cũng sắp xếp một phiên dịch nữ và một giám đốc cấp Sở tháp tùng phu nhân Chủ tịch. Về an ninh, bà Bành sẽ có đội nữ vệ sĩ riêng bảo vệ.3 quan chức cấp phó quốc gia luôn đi cùng ông TậpSohu cho hay, khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc công du nước ngoài đều có các quan chức và đội ngũ công tác tháp tùng.Thông thường, các quan chức cấp Tỉnh, Bộ trở lên sẽ được nằm trong nhóm tháp tùng nguyên thủ và có tên trên danh sách công tác.Ông Lỗ Bồi Tân giới thiệu, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc, những nhân vật tháp tùng chủ yếu ngoài Phu nhân Chủ tịch gồm: Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương và Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách ngoại giao.Sohu chỉ ra, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lật Chiến Thư và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì luôn có mặt trong toàn bộ hành trình công du của ông Tập Cận Bình.Các ông Lật Chiến Thư, Vương Hộ Ninh (từ trái qua) và Dương Khiết Trì (ngoài cùng bên phải) luôn có mặt trong đoàn tháp tùng ông Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua.Các ông Lật Chiến Thư, Vương Hộ Ninh (từ trái qua) và Dương Khiết Trì (ngoài cùng bên phải) luôn có mặt trong đoàn tháp tùng ông Tập Cận Bình.Bên cạnh đó, một số quan chức khác “ít liên quan” cũng có thể tháp tùng ông Tập nếu có các hoạt động “bên lề”, nhưng không nhất thiết phải theo đoàn toàn bộ thời gian mà có thể “tách nhóm” để thực hiện lịch trình công tác của riêng mình.Thông báo công khai của chính phủ Trung Quốc về chuyến thăm Nga của ông Tập hồi tháng 3/2013 cho thấy, Phó thủ tướng Uông Dương và Bộ trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn đã tới Nga trước khi Chủ tịch Trung Quốc xuất phát.Tháng 7/2015, ông Châu Tiểu Xuyên – Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – cũng tham gia đoàn tháp tùng Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS tại Ufa, Nga.Quan chức cấp BộCác quan chức cấp Bộ hoặc tương đương tháp tùng ông Tập Cận Bình thường bao gồm Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị, Chủ nhiệm Ủy ban cải cách phát triển quốc gia Từ Thiệu Sử, Bộ trưởng thương mại Cao Hổ Thành…Ngoài ra, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo tài chính Trung ương Lưu Hạc cũng thường xuyên có mặt trong các chuyến công du của ông Tập.Lỗ bồi Tân cho hay, bên cạnh các quan chức nêu trên, người phụ trách một số cơ quan nghiệp vụ cũng đi theo đoàn.Ví dụ, trong chuyến thăm Mỹ lần này của ông Tập, do phạm vi hội đàm rộng, bao gồm bảo vệ môi trường, an ninh mạng… cùng nhiều vấn đề khác, nên những người đứng đầu cơ quan phụ trách các lĩnh vực này của Trung Quốc cũng tới Mỹ.Ngoại trừ vào năm 2013, quan chức cấp Bộ trưởng được nêu rõ tên trong thông báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc hoặc Tân Hoa Xã, các thông báo về sau chỉ liệt kê tên quan chức cấp phó quốc gia trở lên.Một trong những lần hiếm hoi truyền thông Trung Quốc công khai hình ảnh bên trong máy bay phục vụ ông Tập.Một trong những lần hiếm hoi truyền thông Trung Quốc công khai hình ảnh bên trong máy bay phục vụ ông Tập.“Chuyên cơ” của Tập Cận BìnhTheo Sohu, Air China là hãng hàng không duy nhất được chỉ định cung cấp máy bay phục vụ các chuyến công tác của lãnh đạo Trung Quốc. Dù vậy, người đứng đầu nước này không có chuyên cơ riêng.Theo ông Lỗ Bồi Tân, mẫu máy bay thường sử dụng cho ông Tập là Boeing 747, lúc bình thường vẫn được dùng như máy bay thương mại. Quá trình xác định thành viên phi hành đoàn cũng như cải tạo, kiểm tra an toàn của máy bay mất khoảng 1 tháng.Tổ bay thường gồm hơn 20 người, bao gồm cơ trưởng, kỹ sư, phi công, tiếp viên, nhân viên điện tín,… “Phi hành đoàn thường chia làm 2 ca, 1 ca trực ban, 1 ca nghỉ.” – Lỗ cho hay.Ông này cho biết, sau khi cải tạo máy bay phục vụ lãnh đạo Trung Quốc thường gồm 4 bộ phận. Phía trước là khu vực “thủ trưởng”, gồm 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, 1 văn phòng làm việc, chiếm khoảng 1/3 không gian máy bay.Tiếp đó là khu “bộ trưởng”, theo ông Lỗ mô tả là “giống với khoang đặc biệt trên các máy bay thương mại”, dành cho các quan chức chủ chốt trong đoàn tháp tùng nguyên thủ Trung Quốc, mỗi chỗ ngồi đều có bàn nhỏ.Thứ ba là khoang dành cho quan chức cấp Sở, Cục… “tương đương khoang hạng nhất”. Cuối cùng là khu vực của nhân viên với ghế ngồi giống như các khoang hành khách thông thường.(Theo Trí Thức Trẻ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2015 "Lực lượng Phòng vệ sẽ trợ giúp Quân đội Mỹ tác chiến ở Biển Đông" Đông Bình (Tổng hợp)22/09/15 07:48 (GDVN) - Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ sẽ còn bảo đảm năng lực răn đe tin cậy ở Biển Đông, muốn xây dựng một khuôn khổ hải quân đa phương đối phó bành trướng. “Nhật Bản có thể chi viện cho quân đội các nước Việt Nam, Philippines” "Trung Quốc đe dọa quân sự nghiêm trọng Biển Đông, tướng Bách ngang nhiên" Nhật Bản có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông ngăn chặn bành trướng "Lực lượng Phòng vệ sẽ trợ giúp Quân đội Mỹ tác chiến ở Biển Đông" Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 9 đưa tin, sáng sớm ngày 19 tháng 9, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới, khi bên ngoài đang đánh giá ảnh hưởng của luật này đối với tình hình khu vực, hãng tin Kyodo Nhật Bản đã nhanh chóng tưởng tượng ra 3 tình huống Nhật Bản tham chiến. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Trong 3 tình huống Lực lượng Phòng vệ tham chiến, tình huống thứ hai là Quân đội Mỹ và "nước C" xảy ra xung đột quân sự với "nước B" ở đảo nhân tạo trên Biển Đông, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bị kéo vào xung đột trực tiếp với "nước B" do cung cấp "chi viện phía sau" như tiếp tế cho Quân đội Mỹ và "nước C". Ở đây, "nước B" rõ ràng là chỉ Trung Quốc. Theo bài viết, căn cứ vào quy định của Luật bảo đảm an ninh mới, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phụ trách vận chuyển đạn dược. Trên bầu trời Biển Đông, Lực lượng Phòng vệ còn tiến hành tiếp dầu trên không cho máy bay chiến đấu Mỹ tiến hành không kích "nước B". Tình huống thứ ba mà hãng tin Kyodo Nhật Bản tưởng tượng đã điểm danh CHDCND Triều Tiên, còn tình huống thứ nhất chỉ tàu ngầm "nước A" bất ngờ bắn nhầm ngư lôi đối với tàu chiến Mỹ diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản và Australia, khi đó, Lực lượng Phòng vệ quả quyết bắn chìm tàu ngầm này. Hải quân Mỹ-Nhật tiến hành tập trận chung "Keen Sword 2012" (ảnh tư liệu) Nhà nghiên cứu Trương Quân Xã, Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng, đối tượng tác chiến của 3 tình huống chiến tranh do báo Nhật nêu ra chính là các nước láng giềng như Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên; Điều này cho thấy, luật an ninh mới của Nhật Bản "cực kỳ nguy hiểm, lộ ra ý đồ thực sự đằng sau sửa đổi luật an ninh của chính quyền Shinzo Abe". Theo Trương Quân Xã, rất nhiều quy định của Luật an ninh mới đều cho phép Nhật Bản tham chiến trong tình hình bản thân không bị tấn công, điều này đã vượt xa phạm vi phòng vệ, đã giảm rào cản phát động chiến tranh. Theo bài báo, Nhật Bản thông qua luật an ninh mới đã đem lại một nhân tố mới cho cục diện khu vực, đã đại diện cho một xu hướng "làm thay đổi hiện trạng". Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông Bài báo lo ngại rủi ro xảy ra xung đột giữa Trung-Nhật sẽ ngày càng cao và đòi Chính phủ Nhật Bản giải thích về những đồn đoán của dư luận. Bài báo đồng thời dọa Nhật Bản, cho rằng, Trung Quốc ngày càng có ưu thế khi xảy ra xung đột với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo báo Trung Quốc, Nhật Bản đã ra sức gây khiêu khích quân sự đối với Trung Quốc. Đồng thời bài báo tiếp tục khai thác mâu thuẫn trong lòng người Nhật để chia rẽ xã hội Nhật liên quan đến việc "tham chiến" ở nước ngoài mà luật an ninh mới cho phép. Bài báo kết thúc với mong muốn không để "bi kịch" (chiến tranh Trung-Nhật) tái diễn, thể hiện tâm lý lo sợ phổ biến của “truyền thông Trung Quốc” trước một nước Nhật mạnh hơn, đang chủ động tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực - PV. Nhật Bản bảo đảm năng lực răn đe, thúc đẩy xây dựng khuôn khổ đa phương Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 16 tháng 9 đưa tin, tại Hội chợ quốc tế thiết bị quốc phòng và an ninh Anh năm 2015 tổ chức ở London, ngày 13 tháng 9 năm 2015, các quan chức quân sự Trung Quốc và Nhật Bản đã đấu khẩu với nhau. Phó đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc và Phó đô đốc Umio Otsuka - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại London, Anh ngày 13 tháng 9 năm 2015 Phó đô đốc hải quân hai nước này đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau về tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo bài báo, tại hội chợ này, Phó đô đốc Viên Dự Bách, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc đã mô tả một bản đồ vùng biển châu Á-Thái Bình Dương rất khác. Ông đã ngang nhiên cho rằng Biển Đông là "biển của Trung Quốc" giống như tên gọi của nó (Trung Quốc gọi Biển Đông là biển Nam Trung Hoa). Nhưng, luận điệu bành trướng này hoàn toàn bị bác bỏ, bởi vì nhiều vùng biển quốc tế, thậm chí đại dương như Ấn Độ Dương đã đặt tên theo tên của một quốc gia, song vùng biển hay đại dương đó không thuộc chủ quyền riêng của nước đó. Ở đây, viên tướng Trung Quốc định chơi chữ lòe bịp thiên hạ, nhưng ngay cả đứa trẻ con cũng nhận rõ luận điệu lố bịch, phi logic này - PV. Theo bài báo, phát biểu của tướng Viên Dự Bách đã phản ánh yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc (yêu sách bành trướng, lố bịch, bất hợp pháp), phát biểu này của ông ta rõ ràng ngang ngược hơn nhiều các quan chức khác. Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ lập thể nhiều binh chủng đánh chiếm đảo trên Biển Đông, có sử dụng tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina ngày 20 tháng 7 năm 2015) Bài báo cho rằng, Viên Dự Bách còn tập trung tuyên truyền về việc sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" do Chính phủ Trung Quốc đưa ra sẽ đem lại "cơ hội" tự do thương mại. Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc có ý đồ trở thành người cung cấp "an ninh biển chung" của sáng kiến này. Viên Dự Bách cho hay, sáng kiến này hy vọng cung cấp hạ tầng cơ sở, giao lưu nhân văn, "thương mại tự do có trật tự" và "kết nối hạ tầng" từ Trung Quốc cho tới bờ biển Đông Phi. Cũng tại hội chợ London lần này, Phó đô đốc Otsuka Umio – Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã công khai lên án Trung Quốc tiến hành lấn biển xây đảo ở Biển Đông (trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là đe dọa sự ổn định khu vực. Ông cho biết, để ứng phó với tình hình này, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ “bảo đảm độ tin cậy của năng lực răn đe”, đồng thời tìm kiếm “khuôn khổ đa phương” (hải quân) ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cuối năm 2015, Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập với Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương Tướng Otsuka Umio còn đề cập đến một động thái mới trong nguyên tắc hành động của Trung Quốc: Bắc Kinh sử dụng tàu thuyền không thuộc hải quân như tàu cá thương mại biên chế cho lực lượng dân quân trên biển. Ông nói: "Điều này sớm muộn sẽ gây ra tranh luận liên quan đến việc làm thế nào để ứng phó với cuộc xung đột giữa quân đội và lực lượng dân quân trên biển, nếu hai bên có xung đột". Theo bài báo, vấn đề này rất nhạy cảm, bởi vì bất cứ nước nào sử dụng hải quân tấn công tàu dân sự (về bề ngoài) đều sẽ lập tức bị lên án là làm leo thang tình hình, bất kể tình hình thực tế như thế nào. Nhật Bản từng "ăn quả đắng" vào tháng 9 năm 2010, vì vậy rất nhạy cảm đối với điểm này. Khi đó, một ngư dân Trung Quốc nhiều lần lao vào tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở vùng biển nhóm đảo Senkaku. Sau một cuộc tranh chấp ngoại giao, Nhật Bản đã phải thả thuyền trưởng của tàu cá này. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản kiên quyết trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku (ảnh tư liệu) Đồng thời, ngày 15 tháng 9 tại Tokyo, sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết cung cấp nhiều tàu cũ hơn cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nhật Bản đã đồng ý dựa vào chính sách giúp các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh biển, cung cấp 6 tàu cá và tàu bảo vệ cho Hà Nội. Đông Bình (Tổng hợp) =================== Wow! Mệt mỏi nhỉ! Lão đã bẩu bể Đông chỉ là dây dẫn nổ. Nó mà "Bùm " một cái thì phía Bắc lan sang cả Hoàng hải. Phía Nam qua Indonesia đến tận Úc châu, Tây Nam đến Malaisia, Singgapor. Phía Tây đến Ấn Độ. Nước Nga báo động đỏ. Chẳng ai tin lão Gàn. Thôi thì cứ coi như "chém gió" vậy. Chứ phân tích phân teo, vưỡn có người không tin cho đến khi nó "bùm" một cái. Lúc ấy mời à thì ra thế, lão Gàn trông vậy mà nói đúng nhể. Lúc ấy đã mụn mựa nó rùi. Mệt wá. Phán chơi vậy thôi. Bể Đông căng thẳng về cuối năm - cái này lão Gàn nói rồi. Để xả cái xì choét, gửi quý vị chiện hài này xem cho đỡ bùn. NỖI BUỒN THIÊN SỨThiên Sứ ôm cây đờn măng đô lin gẩy bập bùng, hát nghêu ngao: "Mỗi khi đến hè lòng man mác buồn...". Bà xã đi chợ về hỏi:" Anh làm sao mà buồn thế kia?". Thiên Sứ lắc đầu vẻ ngao ngán, giọng thêm thê lương: "Chín mười ngày qua chứa chan tình thương...". "Hay lại bị con nào nó đá nên thất tình rồi? Cha nội!". Giọng bà xã rít lên. Thiên Sứ lại lắc đầu, ngừng đàn thở dài:"Em không hiểu nỗi buồn của anh!". Bà xã ngơ ngác nhìn: "Anh không nói, ai mà biết anh buồn cái gì mà chia sẻ?" "Em thật vô tâm" Nói xong Thiên Sứ lấy tờ báo đưa cho bà xã coi, tay chỉ vào bài báo có hàng tít lớn:TẦNG OZON Ở NAM CỰC LẠI BỊ THỦNG DO KHÍ HẬU TOÀN CẦU ẤM LÊN.Thiên Sứ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO Mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ tinmoi.vn Thứ năm, 17/09/2015 | 19:16 GMT+7 Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin. Bảo Linh (theo Wantchinatimes) Nguồn : Người đưa tin ======================== Cụm từ "quan hệ nước lớn kiểu mới" là một cách mô tả khác mang tính cụ thể hóa khái niệm "thế giới đa cực". Nói rõ hơn là nội hàm khái niệm này xác định một phương thức trong quan hệ quốc tế, giữa những siêu cường trong điều kiện thế giới đa cực. Sự hội nhập toàn cầu với quyền lực tập trung, không có điều kiện để tồn tại trên thực tế nội hàm khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới". Mục đích của Bắc Kinh khi đề xuất khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" và sau tuyên bố chính thức của Bắc Kinh qua ông Uông Dương thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ trên thực tế, thực chất là một bước lùi về chính trị với mục đích xoa dịu Hoa Kỳ trước một khả năng đối đầu sẽ xảy ra, nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sức mạnh, đe dọa quyền lợi của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi đây là một sách lược tầm quốc gia khá cao tay. Nhưng tiếc thay! "Văn Trần Lâm tuy hay. Nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở". Hay nói rõ hơn: Thực tế những hành động của Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là biển Đông của Việt Nam đã chứng minh Bắc Kinh chỉ muốn câu giờ trong quan hệ với Hoa Kỳ, khi thấy mình chưa đủ lực, nếu Hoa Kỳ ra tay. Muộn rồi - Thưa ngài Tập Cận Bình - Lão thường phát biểu ngay trong topic này: "Sai lầm lớn nhất của Bắc Kinh là đã lấn chiếm biển Đông của Việt Nam". Nếu như Bắc Kinh không thể hiện sức mạnh quá sớm trong việc lấn chiếm vùng biển chiến lược quốc tế thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì lịch sử hiện đại có thể thay đổi. Nhưng muộn rồi thưa ngài. Hoa Kỳ đang chờ cái nội hàm của khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" mà ngài Tập sẽ mô tả trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây. Trong 6 vòng của các cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói. "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đây là phát biểu của con khỉ cướp biển trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ mà lão đã hân hạnh giới thiệu ngay trong topic này. Cả một bộ phim hoạt hình rất hấp dẫn này, có lẽ chỉ để chuyển tải nội dung phát ngôn trên của chú khỉ. Không có vấn đề quan hệ kiểu mới giữa chú khỉ cướp biển và chú voi rất quan tâm đến tự do hàng hải, qua nội dung bộ phim trên. Với Hoa Kỳ, lão Gàn nhắc lại rằng: Tuy đất nước này là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão cũng nhắc lại rằng: Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định một trận động đất có tính hủy diệt ở phía Tây Hoa Kỳ. Lão bảo không, hoặc chí ít là chưa. Cho đến giờ này là hai tháng trôi qua, lão Gàn đúng. Xe tăng Trung Quốc bị trực thăng diệt sạch trong diễn tập 20/09/2015 18:09 (Tin Nóng) Một đại đội xe tăng của quân khu Nam Kinh khi tham gia tập trận đã bị 2 trực thăng vũ trang “tiêu diệt” đến 80% số xe, khiến các chỉ huy bị sốc. Anh Sơn ===================== Máy bay chuồn chuồn và tàu bò là hai thứ vũ khí có từ thời Tây xâm lược nước ta. Máy bay chuồn chuồn thì còn hại điện hơn một tý. Nó có từ thời Hoàng Đế Bảo Đại còn tại vị, chưa trở thành "công dân một nước độc lập". Vậy mà kết quả thảm hại rất có "cơ sở khoa học" như vậy. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một chuyên gia - hẳn của Nga nhá - phát biểu rằng thì là: "Tung Cóoc mà đánh nhau mới Hoa Kỳ là tự sát". Cho nên Bắc Kinh chỉ giỏi bắt nạt các nước yếu hơn. Nhưng đây mới là điều quan trọng: Sở dĩ Bắc Kinh tự tin như vậy trong việc đối đầu với Hoa Kỳ và bộc lộ rõ trở thành một thế lực chi phối trong giấc mộng Trung Hoa ở một thế giới Đa cực và sau đó hất cẳng Hoa Kỳ để trở thành bá chủ thế giới - chính là do họ cho rằng những ràng buộc bởi những quy định quốc tế - "Quan hệ nước lớn kiểu mới" và hiện hành - cộng với những chiến lược mà họ cho là "sáng suốt" sẽ làm họ tránh được một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, cho đến khi sức mạnh của họ để Hoa Kỳ phải trở thành một bộ phận của thế giới do họ lãnh đạo. Giỏi! Có ý chí và chính kiến. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi. Nhưng giá như đừng đụng đến Việt Nam thì mưu đồ của Bắc Kinh sẽ làm thay đổi lịch sử thế giới trong tương lai không xa. Nhưng bây giờ thì quá muộn rồi. Chỉ có Thượng Đế mới có thể có quyết định cuối cùng về vấn đề này.Hì! :D :D :D . Trung Quốc cam kết hợp tác với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và khu vực (TTXVN/Vietnam+) lúc : 23/09/15 05:56 Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty Images) Trung Quốc cam kết tiếp tục chung tay với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề và thách thức toàn cầu và khu vực. Đây là lời khẳng định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal trước thềm chuyến thăm cấp cao tới Mỹ kéo dài từ 22-25/9. Theo ông Tập Cận Bình, với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực. Đề cập đến vấn đề Triều Tiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm rõ ràng và kiên định của Bắc Kinh đối với tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, khẳng định các biện pháp hòa bình là chìa khóa cho vấn đề này cùng như hòa bình và sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc cũng một lần nữa nhấn mạnh cam kết duy trì thông tin chặt chẽ, hợp tác với Mỹ và các bên liên quan nhằm ứng phó một cách hợp lý mọi vấn đề liên quan đến vấn đề Triều Tiên và sự ổn định lâu dài của khu vực Đông Bắc Á. Trong khi đó, liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh trong việc hợp tác với các bên để đảm bảo văn kiện mang tính lịch sử này được thực thi đầy đủ. Đề cập đến những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng đây là lý do để Bắc Kinh và Washington bổ trợ lẫn nhau và tìm giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề. Ông nhấn mạnh quan điểm rằng cả Trung Quốc và Mỹ cần hiểu, tôn trọng lẫn nhau, mở rộng vấn đề chung, xử lý một cách hợp lý những bất đồng, song song với việc tôn trọng những quan ngại và các lợi ích cốt lõi của nhau. Nhận định về chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng cuộc gặp sắp tới giữa ông và Tổng thống Barack Obama sẽ ghi dấu ấn trong chiều dài quan hệ Trung-Mỹ. Ông nhấn mạnh chuyến công du lần đầu tiên tới Mỹ kể từ khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Trung Quốc sẽ gửi đến một thông điệp tích cực đến với cộng động quốc tế rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác và cùng nhau ứng phó với các thách thức toàn cầu./. ===================== Thực ra những điều mà ngài Tập công bố với báo chí được thể hiện trong bài viết trên, không nằm ngoài dự báo của lão Gàn, đã thể hiện trước khi ngài Tập đến Hoa Kỳ 22/ 9/ 2015. Thực chất nó là một bước lùi có tính chiến lược quốc gia trước sự căng thẳng ngày càng gia tăng sự xung đột giữa Tàu và Hoa Kỳ vì ngôi vị bá chủ thế giới trong tương lai, mà hiện tượng thể hiện ở Tây Thái Bình Dương. Người Tàu dù khoe khoang vậy, nhưng chưa phải đối thủ của Hoa Kỳ ít nhất trong lúc này. Cho nên Bắc Kinh chấp nhận một bước lùi tôn vinh danh vị hão, cho Hoa Kỳ ăn bánh vẽ về sự phục tùng của mình. Theo kiểu mọi người thường hiểu là "lùi một bước tiến hai bước". Nhưng lần này không phải là lùi, mà là sự chuẩn bị lấy đà của một con hổ. chỉ cần sơ suất là Hoa Kỳ lãnh đủ. Nếu các chính khứa cầm đầu ở Hoa Kỳ chấp nhận điều này thì mọi chuyện sẽ rất rối loạn ngay lập tức, ít nhất ở Tây Thái Binh Dương. Lão Gàn không tin rằng các chính khứa ở Wasinhton lại có thể thiếu tầm nhìn như vậy. Lão Gàn lưu ý một lần nữa rằng: Nga không phải là đối thủ thực sự của Hoa Kỳ. Bởi vậy, đúng thời điểm trước khi ngài Tập và Obama gặp nhau chừng một giờ, lão sẽ tính toán kỹ và sẽ đưa lên đây nhận định của lão Gàn về nội dung cuộc gặp mặt này, tất nhiên có sự hỗ trợ của những quẻ bói. Lão Gàn muốn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. PS: Nhờ Phamhung và anh chị em cho biết chính xác O giờ ngày 24. 9. 2015 là mấy giờ ở Việt Nam? Rất cảm ơn. Quả này sai một ly đi một dặm. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 SP xem múi giờ của Mỹ ở đây ạ: http://giovietnam.org/default.aspx SP chọn tiểu bang Washington DC sẽ có múi giờ so với VN. Theo web trên 0h00 ngày 24.9.2015 Mỹ là 11h00 ngày 25.9.2015 giờ VN. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 SP xem múi giờ của Mỹ ở đây ạ: http://giovietnam.org/default.aspx SP chọn tiểu bang Washington DC sẽ có múi giờ so với VN. Theo web trên 0h00 ngày 24.9.2015 Mỹ là 11h00 ngày 25.9.2015 giờ VN. 11h59' PM là vẫn còn ngày 24.09.2015 nhưng 0h00 AM đã thuộc ngày 25.09.2015 cmnr... nó tương đương 10h59' và 11h00 ngày 25.09.15 giờ VN... giờ khe... 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2015 11h59' PM là vẫn còn ngày 24.09.2015 nhưng 0h00 AM đã thuộc ngày 25.09.2015 cmnr... nó tương đương 10h59' và 11h00 ngày 25.09.15 giờ VN... giờ khe... Đúng rồi giờ VN và Mỹ mùa hè chênh nhau 11 tiếng. Nếu 0h00 ngày 24.9.2015 Mỹ thì ở VN sẽ là 11h00 ngày 24.9.2015. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites