Posted 26 Tháng 8, 2015 Báo Hồng Kông: Trung Quốc kéo quân áp sát biên giới Triều Tiên Hồng Thủy 23/08/15 14:40 Thảo luận (0) (GDVN) - Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Xe tăng Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Boxun. Hồng Thủy ==================== Lão Gàn nói rồi: Sau vụ tố sì phé - thì - hoặc là hai miền sẽ nhanh chóng thống nhất; hoặc là chiến tranh sẽ xảy ra. Chứ không còn tình trạng lằng nhằng như hiện nay. Tuy nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, thì sự sụp đổ của ngài Kim Jong Un không phải do thắng hay thua với liên quân Mỹ Hàn, mà chính là Trung Quốc. Lão nghĩ rằng ngài Kim Jong Un đủ tỉnh táo nghĩ đến việc này. Trung Quốc động binh, Hàn-Triều hạ sốt nhanh? (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc động binh không phải để tấn công hay ngăn chặn liên quân Mỹ-Hàn tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhật Bản đã xin lỗi đủ? Thỏa thuận 6 điểm của cuộc đàm phán “bên miệng hố chiến tranh” giữa 2 bên Bắc-Nam Triều Tiên được ký kết, ngòi nổ chiến tranh đã được tháo. Dư luận thế giới mừng cho anh em nhà Triều Tiên tránh được cảnh “huynh đệ tương tàn”, nhưng đằng sau đó là những vấn đề nổi cộm mà giới quan sát rất quan tâm. Đó là tại sao thỏa thuận được ký kết sau một cuộc đàm phán lâu kỷ lục như vậy với 2 miền Nam-Bắc? Rõ ràng là khi có 2 lính Hàn Quốc bị vấp mìn thì căng thẳng được Hàn Quốc đẩy lên cao. Ngoài việc hai bên bắn pháo “chỉ thiên, vu vơ” vào nhau thì việc Hàn Quốc triển khai hàng trăm loa phóng thanh công suất lớn chĩa vào Bắc Triều Tiên là điểm nhấn buộc Bắc Triều Tiên đưa ra tối hậu thư, ban bố tình trạng chiến tranh, điều 50 tàu ngầm đến vị trí xuất phát tấn công, hơn 1 triệu thanh niên đăng ký nhập ngũ, hàng ngàn quân và xe tăng áp sát giới tuyến…Phía Nam Triều Tiên cũng không kém khi lạnh lùng điều binh với một tinh thần, ý chí quyết tâm cao. Có thể nói đây là lần căng thẳng nhất, có nguy cơ xảy ra chiến tranh của 2 Miền Nam-Bắc cao nhất từ trước đến nay khiến Mỹ cũng phải dè chừng nên buộc phải ngừng cuộc tập trận với Hàn Quốc gần khu giới tuyến để giảm căng thẳng và tránh xảy ra sự “cướp cò”. Căng thẳng đã xảy ra trong tình thế Bắc Triều Tiên và Trung Quốc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Lãnh đạo cao nhất của Bắc Triều Tiên là Kim Jong un từ chối lời mời dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, cuộc duyệt binh có ý nghĩa chính trị trọng đại mang tính toàn cầu của Trung Quốc. Những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đã không còn là một “vùng đệm”, "sân sau" của Trung Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài với thời lượng 43 giờ đồng hồ, đôi bên chắc đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề, phải chăng giống như kết quả của một ‘cơn đau đẻ” khi ngôn từ dành cho nhau đã êm ái hơn, đằm thắm hơn, Bắc Triều Tiên đã biết “lấy làm tiếc” vì vụ nổ mìn, không còn gọi Nam Hàn là “Ngụy quyền tay sai của Mỹ” và Hàn Quốc có vẻ như thông cảm với Bắc Triều Tiên khi họ biết đặt Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ trên hết…? Chúng ta còn nhớ vào những ngày này năm trước, năm 2014, khi cuộc tập trận của Mỹ-Hàn (thường niên) xảy ra, căng thẳng cũng lên cao khi Bắc Triều Tiên đe dọa sẽ trả đũa “khủng khiếp”, nhưng thay vì điều binh vào sát cuộc tập trận thì “Bắc Triều Tiên vội điều ngược 80 xe tăng hạng nặng tiên tiến nhất tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp” (tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin). Đây là nơi sát với khu vực mà mà trước đó, đầu năm 2014, Trung Quốc đã điều động tập đoàn quân 39 của Quân khu Thẩm Dương, cùng với xe tăng hiện đại Type 99G. Nên biết rằng “tập đoàn quân 39 này có khả năng đánh bại toàn bộ quân đội Triều Tiên trong một cuộc xung đột toàn năng”. Xe tăng và xe bọc thép Trung Quốc tại thị trấn Diên Cát cách Triều Tiên 30 km (Ảnh WantChinaTimes) Hôm nay, khi tình hình Nam-Bắc Triều Tiên căng thẳng thì Trung Quốc đã chính thức điều động hàng ngàn xe tăng và binh lính áp sát cách biên giới Bắc Triều Tiên 30 km. Họ động binh làm gì? Chắc chắn không phải là để phòng thủ ngăn chặn quân Mỹ-Hàn Quốc tràn vào lãnh thổ của họ, điều không thể xảy ra. Vì lý do gì khiến Triều Tiên bị chia cắt 2 miền? Người Triều Tiên quá rõ động thái này và đặc biệt là Bắc Triều Tiên, khi đã quyết tâm không nằm dưới gậy chỉ huy của Trung Quốc thì phải cực kỳ cảnh giác. Tuyên bố ngạo mạn của Hoàn cầu Thời báo dù là của một tờ báo sặc mùi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến nhưng không thể không lưu tâm và không phải không bộc lộ ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Phải chăng khi Trung Quốc động binh ở biên giới phía Bắc thì người Triều Tiên đã hiểu ra vấn đề và vội vàng giảm ngay căng thẳng “thù trong” để đối phó với “giặc ngoài”? Tưởng như chiến tranh 2 miền sắp xảy ra thì xuất hiện thỏa thuận 6 điểm khiến 2 bên đều vui mừng, mở ra những “điều tốt đẹp” cho tương lai một nền hòa bình dài lâu. Có lẽ người Triều Tiên đã ngấm nỗi đau chia cắt, chiến tranh “huynh đệ tương tàn” và hiểu rằng, điều đó chỉ tồn tại trong một quốc gia hạng ba, cho nên đã đến lúc cần thay đổi? Lê Ngọc Thống ========================= Lão cũng đã nói dồi! Sau vụ này tình hình hai miền Cao Ly sẽ khác, không lằng nhằng như hiện nay. Và rằng: Nửa đầu năm tuy keng thẻng, nhưng nửa cuối năm sẽ tiến triển tốt..(Lời tiên tri Ất Mùi 2015). Bởi vậy, hai miền Cao Ly tranh thủ thống nhất đi. Nếu để qua 2016 thì không còn cơ hội nữa đâu. Lão Gàn sẽ ủng hộ các bạn. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2015 Nhà Trắng chịu sức ép phải hủy bỏ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình Đăng Bởi Một Thế Giới 08:39 27-08-2015 Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm” Ngày 26.8, Hãng thông tấn PTI dẫn lời Phó phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ không hủy chuyến thăm nước này của Chủ tịch Tập, bất chấp phản đối từ nhiều phía. Theo báo Thanh Niên, dự kiến ông Tập sẽ đến Washington DC vào tháng 9 nhưng các bên chưa thông báo ngày cụ thể. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang khá phức tạp với nhiều vấn đề gây bất đồng sâu sắc như các hành động gây quan ngại của Bắc Kinh ở biển Đông và an ninh mạng. Vì thế, quan hệ với Trung Quốc, cụ thể là chuyến thăm của ông Tập, trở thành một trong những chủ để bàn luận sôi nổi của các ứng viên Tổng thống Mỹ hiện nay, đặc biệt là về phía đảng Cộng hòa. Trang tin The Hill dẫn lời Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm”. Ngoài ra, việc Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hồi giữa tháng 8 cũng như tình trạng hỗn loạn của thị trường tài chính toàn cầu mấy ngày qua xuất phát từ các vấn đề của nước này cũng khiến nhiều chính trị gia Mỹ khó chịu.Như Một Thế Giới đã đưa tin, tỷ phú Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích việc Trung Quốc đang tàn phá nước Mỹ bằng việc phá giá đồng NDT trong một cuộc phỏng vấn với CNN mới đây. "Họ đang phá hủy chúng ta. Họ tiếp tục làm mất giá đồng tiền của họ cho đến khi họ muốn. Họ đang phá giá lớn đồng nhân dân tệ, và đó sẽ là sự tàn phá đối với chúng ta", ông Trump nhấn mạnh. "Chúng ta nhận thấy có quá nhiều quyền lực ở Trung Quốc", ông nói với CNN. "Trung Quốc đã nhận được sự đầu tư lớn của chúng ta. Trung quốc dùng số tiền đó để xây dựng đất nước với số tiền mà họ lấy từ Mỹ và họ cướp mất công việc ra khỏi nước Mỹ".Chấn Phong (tổng hợp) ======================= Bởi vậy, cứ khi nào ngài Tập lên tàu bay du Hoaky, lão mới "bói" một wẻ. "Bói" sớm wá thì phạm húy "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Lúc ấy, một trong hai bên, hoặc cả hai có khả năng dựa vào quẻ bói của lão để điều chỉnh sách lược, thành....bói sai. 'Bói" muộn quá, thiên hạ lại bảo "bói" dựa. Chỉ đúng lúc ngài Tập lên tàu bay và chưa bước xuống sân bay thì là chuẩn nhất. Lúc ấy, mọi chuyện đã an bài, muốn thay đổi cũng không được. Ka! Ka! Ka!... 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO ĐỂ...CHIỂN BỊ BÓI =========================== Cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 có thể sẽ là "một thảm họa" Đức Dũng | 27/08/2015 07:08 Ảnh minh họa Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn khó khăn - hoặc là làm những gì Hoa Kỳ và IMF muốn, mạo hiểm ổn định nền kinh tế, hoặc tiếp tục can thiệp nhằm nỗ lực ngăn chặn sự suy thoái kinh tế. Hãng thông tấn Ria-Novosti dẫn nguồn tin từ tờ Foreign Policy (Mỹ) cho biết, Hoa Kỳ và quỹ tiền tệ quốc tế IMF đang đặt Bắc Kinh trước một lựa chọn khó khăn: Hoặc là để Trung Quốc cứ làm những gì họ muốn để đồng nhân dân tệ có được quy chế là tiền tệ dự trữ, hoặc họ tiếp tục can thiệp. Theo Foreign Policy, dự kiến tháng 9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham gia một Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Mỹ. Đây sẽ là một trở ngại cho cả hai bên, đặc biệt là trên nền của "Black Monday –ngày thứ 2 đen tối" và sự khác biệt giữa hai nước. "Hiện nay, Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang xấu đi. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Washington chưa chắc được tiếp đón “nồng nhiệt”," chuyên gia phân tích về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), ông Scott Kennedy cho biết. Còn chuyên gia Andrew Small của Quỹ Marshall Đức cũng cho rằng trong Hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Mỹ sẽ bao trùm một “bầu không khí ảm đạm”, sẽ xuất hiện những bất đồng trong các lĩnh vực giữa Trung Quốc và Mỹ. Washington sẽ đưa vấn đề tin tặc Trung Quốc tấn công mạng Mỹ, và bất đồng quan điểm của hai nước về tình hình ở Biển Đông… Ngoài ra, hôm 25/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh để thị trường chứng khoán ở Trung Quốc “rơi tự do” là có mưu đồ chính trị. "Bắc Kinh cần phải tiếp tục cải cách hệ thống tài chính để tăng tính linh hoạt của lãi suất và chuyển đổi nhanh chóng, định hướng kinh tế thị trường <...> Tất nhiên, chúng tôi sẽ tham gia vào các cuộc đối thoại về những nỗ lực của Trung Quốc trong những cải cách này", ông Ernest nhấn mạnh. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew và IMF trong một thời gian dài cố gắng để thuyết phục Trung Quốc cho phép các lực lượng thị trường xác định giá trị của đồng nhân dân tệ và chứng khoán… Song, theo FP, những biện pháp này đã không mang lại hiệu quả. Bắc Kinh thực sự để cho đồng nhân dân tệ trôi nổi tự do trong ba ngày, đó là một kỷ lục tồi tệ trong 19 tháng qua. Một vấn đề khác đối với Bắc Kinh đó là tại cuộc họp của Hội đồng quản trị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự kiến diễn ra ngày 9/10, theo FP, một vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc sẽ được đưa ra thảo luận.. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn khó khăn - hoặc là làm những gì Hoa Kỳ và IMF muốn, mạo hiểm ổn định nền kinh tế, hoặc tiếp tục can thiệp nhằm nỗ lực ngăn chặn sự suy thoái kinh tế. Hiện, ông Tập Cận Bình đang lựa chọn phương án 2, tờ FP kết luận. =========================== Tổng thống Mỹ Obama sẽ không dồn ép ông Tập Cận Bình đến cùng? Đăng Nguyễn | 27/08/2015 14:22 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) sẽ có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) vào tháng 9 tới. Mặc dù Trung Quốc đang suy yếu vì nền kinh tế đi xuống, Tổng thống Mỹ Obama nhiều khả năng sẽ không gây sức ép trong chuyến thăm của ông Tập vào tháng 9 tới. Theo phân tích của tác giả David Ignatius đăng tải trên tờ Washington Post, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã lên kế hoạch đối phó với một Trung Quốc mạnh mẽ và tự tin trong chuyến thăm của ông Tập đến Washington. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ giờ đây đang phải đối mặt với một thách thức khác bởi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Tác giả Ignatius so sánh rằng, ông Tập đang chèo lái một con thuyền Trung Quốc lung lay dữ dội, bề ngoài trông vẫn hào nhoáng nhưng bên trong thì đã rò rỉ và méo mó. Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm cách nào để hợp tác với một Trung Quốc suy yếu và đang tìm cách khôi phục sự tăng trưởng kinh tế và ổn định. Có một nghịch lý rằng Trung Quốc dễ bị tổn thương lại khó có thể đối phó hơn là ở điều kiện bình thường, tác giả Ignatius nhận định. "Trung Quốc đang hướng đến một giai đoạn bất ổn và đầy lo âu ở trong nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ thay đổi cách tiếp cận đối với quốc tế", ông Kurt Campbell, người định hướng chính sách châu Á trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama bình luận. "Ông Tập cận Bình nhiều khả năng sẽ lựa chọn một lập trường cứng rắn hơn nhằm né tránh bất kỳ một biểu hiện yếu đuối hay dễ bị tổn thương". Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đặt ra hai mục tiêu cải cách thị trường tự do và phát động chiến dịch chống tham nhũng. Cả hai nỗ lực đều nhằm nâng cao sự ổn định của Trung Quốc và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ông Tập chưa đạt được mục tiêu cải cách như đã muốn trong khi chiến dịch chống tham nhũng đã khiến Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều kẻ thù. Ông Tập được cho là muốn cắt đứt quyền lực trong phe cánh của người tiền nhiệm. Thay vào đó, nhóm này lại tỏ ra táo bạo hơn trong việc phê phán ông Tập. Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington với một cơ sở chính trị mong manh cũng như nền kinh tế đang gặp khủng hoảng. Ông Tập rõ ràng mong muốn một biểu tượng quyền lực mà hội nghị ở Washington có thể đem lại. Bên cạnh đó, ông Tập cũng sẽ chống lại bất kỳ sự nhượng bộ nào có thể ảnh hưởng đến uy tín khi trở về Trung Quốc. "Đó là những gì biểu hiện ra bên ngoài, sự tôn trọng có thể nhìn thấy được của Mỹ", cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell giải thích. Giới chức diều hâu Mỹ có thể cho rằng, đây là cơ hội để gây sức ép lên Bắc Kinh. Một số quan chức Lầu Năm Góc còn muốn Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn hơn, thể hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bằng việc điều các máy bay và tàu chiến đến khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép. Một cuộc tranh luận nổ ra về cách Washington tiếp cận đối với diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại rằng, Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự (phi pháp) mà không bị ngăn cản bởi Mỹ. Nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng mong muốn Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển. Chính quyền Tổng thống Obama vẫn sẽ giữ quan điểm từ chối lời kêu gọi này, lo ngại một chuỗi phản ứng không thể đoán định trước. Trước khi ông Tâp đến Mỹ, Nhà Trắng chắc chắn sẽ từ chối mọi hành động leo thang căng thẳng giữa hai nước. "Hãy nói cho tôi biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo" có thể sẽ là phản ứng của ông Obama trong vấn đề Biển Đông, giống như ở Syria và Ukraine. Trong khi nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, Tổng thống Mỹ Obama nhiều khả năng theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế trong cuộc gặp với ông Tập. Chủ đề trong chuyến thăm sẽ là kịch bản hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng hợp tác vì sự ổn định và phát triển toàn cầu. Những nội dung chủ chốt có thể bao gồm, sự khẳng định của Trung Quốc về chương trình hạt nhân Iran, hợp tác trong vấn đề an ninh mạng, tuyên bố chung về Triều Tiên hay gia hạn cam kết hạn chế lượng khí thải carbon trước hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris vào tháng 12 tới. Chuyến thăm của ông Tập đến Washington vào tháng 9 tới có thể là điểm nhấn minh họa cho những giới hạn quyền lực của hai cường quốc hàng đầu thế giới, tác giả David Ignatius kết luận. theo Người đưa tin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2015 Bị Triều Tiên làm bẽ mặt, Trung Quốc nổi cáu đe nẹt... cả bán đảo Hải Võ | 24/08/2015 19:37 Trung Quốc tỏ ra khó chịu trước việc bị Triều Tiên "át vía", và Thời báo Hoàn Cầu của nước này mới đây đã lên tiếng hăm dọa... tất cả các bên liên quan ở bán đảo liên Triều. Hàn Quốc triển khai hệ thống phóng rocket tại khu vực biên giới Yeoncheon giáp Triều Tiên, ở phía đông bắc Seoul vào hôm 23/8, trong khi quan chức cấp cao 2 bên bước vào vòng đàm phán thứ 2. Ảnh: AFP. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, bán đảo Triều Tiên vừa trải qua một cuối tuần khó khăn khi đối thoại cấp cao Hàn-Triều chưa tìm được lối ra, trong khi cả Bình Nhưỡng và Seoul không có động thái hạ nhiệt đối đầu quân sự. Dù chưa có hành động quân sự nhằm vào Hàn Quốc sau "thông điệp cuối cùng" đòi Seoul ngừng phát loa tuyên truyền chống Triều Tiên, song Bình Nhưỡng đã âm thầm điều động "70% tàu ngầm rời cảng", khiến tình hình trở nên căng thẳng. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye Chúng tôi cần một lời xin lỗi rành rọt và các biện pháp (từ Triều Tiên) để ngăn chặn sự tái diễn của các hành động khiêu khích và tình hình căng thẳng. Nếu không, chính phủ (Hàn Quốc) sẽ tiếp tục chương trình phát thanh và có các biện pháp thích hợp. Trong khi đó, Hoàn Cầu chỉ ra, Triều Tiên đã tỏ ý phản đối việc phải "kiềm chế". Tuy nhiên, đây chính xác là từ mà người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã sử dụng trước đó, khi bà kêu gọi các bên ở bán đảo "kiềm chế". Hôm 21/8, Bộ ngoại giao Triều Tiên thông qua hãng thông tấn KCNA của nước này phát đi tuyên bố cứng rắn rằng "quân đội và nhân dân Triều Tiên không e ngại tiến hành chiến tranh toàn diện, chứ không chỉ đơn giản là đối phó hay trả đũa". Đặc biệt, trong thông cáo có đoạn: "Hàng chục năm qua, chúng ta đã luôn duy trì sự 'kiềm chế'. Đến lúc này, luận điệu 'kiềm chế' của 'ai đó' (chỉ Trung Quốc-PV) không còn giúp kiểm soát tình hình nữa." Theo Hoàn Cầu, tuyên bố của Bình Nhưỡng "cố ý nhắm vào Trung Quốc". 8 máy bay chiến đấu của không quân Mỹ-Hàn bay "thị uy" trên vùng trời Hàn Quốc hôm 22/8. Ảnh: Mirror Lo ngại lễ duyệt binh bị "át vía", Trung Quốc đe nẹt cả bán đảo liên Triều Có nhiều phân tích nhận định, tình trạng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có liên quan tới lễ duyệt binh vào ngày 3/9 tới đây của Trung Quốc. Theo đó, đại lễ của Bắc Kinh bị xem như "lực đẩy" khiến tình hình bán đảo xấu đi. Điều này chỉ là sự "nhạy cảm" quá mức của người Trung Quốc, hay là "ván bài" của các thế lực trong và ngoài nhằm ảnh hưởng lên bán đảo? Thời báo Hoàn Cầu đánh giá, nếu có chuyện "đánh cược" trên tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ khó chịu. Hoàn Cầu cảnh cáo, nếu sự can thiệp "từ bên ngoài" vào mâu thuẫn Hàn-Triều gây ảnh hưởng xấu tới lễ duyệt binh của Trung Quốc thì nước này "sẽ không ngồi yên". "Trung Quốc có thừa biện pháp, dùng phương thức 'không chọn bên' nhưng đủ để các bên nhận ra thái độ và đưa ra phản ứng mạnh mẽ của mình." - Bài bình luận trên Hoàn Cầu ngày 24/8 có đoạn. Theo Hoàn Cầu, điều quan trọng nhất là "sức đe dọa chiến lược mà ưu thế sức mạnh và địa chính trị đem lại khiến Trung Quốc không thể bị thao túng". Tờ này đe nẹt, tất cả các bên "có ý định kiểm soát Trung Quốc" sẽ chịu áp lực và rủi ro cực lớn chứ "không thể đắc ý dễ dàng". Bắc Kinh tự tin nếu gặp phải sự "quấy nhiễu" nào đó liên quan tới lễ duyệt binh 3/9 thì cũng là điều "không đáng kể", trong khi 2 miền bán đảo Triều Tiên sẽ rơi vào "thảm họa khó chống đỡ nổi". "Các bên ở bán đảo chắc phải hiểu rõ, hiếm có quốc gia nào dám kéo Trung Quốc vào cuộc đối đầu 'tay đôi' giữa bọn họ." Thời báo Hoàn Cầu cũng tỏ ra "kẻ cả" khi tuyên bố, bất kể là đứng ngoài cuộc hay "cống hiến" nhiều hơn cho cuộc đàm phán Hàn-Triều, chỉ cần Trung Quốc muốn là sẽ làm được. "Trung Quốc đang bảo vệ lợi ích chung của tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm Hàn Quốc và Triều Tiên. Ở vị thế của một 'nước lớn' như vậy, bất cứ thế lực nào cũng không 'giật dây' được Trung Quốc." - Hoàn Cầu kết luận huênh hoang. Tình tiết bất ngờ giữa căng thẳng đối thoại Triều Tiên-Hàn Quốc theo Đại Lộ =================== Từ rất lâu, ngay trong topic này, khi ngài Kim Jong Un mới lên cầm quyền, lão Gàn đã xác định rằng: Ngài Kim Jong Un đã được ngài Kim Jong Il lựa chọn để thực thì sứ mạng thoát Trung. Đến nay, mọi chuyện đang diễn biến không ngoài sự xác định của lão Gàn. Bắc Kinh hiện đang rất lúng túng trong một quyết sách với Bắc Triều Tiên, khi kịch bản chiến tranh hoặc thống nhất trên đất Cao Ly đều bất lợi cho họ. Các bạn hay tranh thủ để thống nhất đất nước của các bạn. Thiên Sứ ủng hộ các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2015 XUỐNG XE ĐI BỘ. * Đây sẽ là một quả tố "Sì phé" nặng đô của Bắc Kinh trong ván bài ổn định kinh tế của họ......Hậu quả sẽ ra thế nào? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....." =========================== Trung Quốc kéo quỹ lương hưu nhà nước vào cuộc chơi chứng khoán H. Bình | 24/08/2015 15:31 Các nhà đầu tư Trung Quốc đã trải qua một tuần khó khăn khi chỉ số này giảm tới 12% trong tuần trước. Ảnh: BBC Trung Quốc dự kiến cho phép quỹ lương hưu nhà nước lần đầu tiên được đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tân Hoa Xã dẫn quy định mới cho biết các quỹ sẽ được phép đầu tư tới 30% giá trị tài sản ròng của mình vào các cổ phiếu đang niêm yết trong nước. Quỹ lương hưu của Trung Quốc hiện nắm giữ 548 tỉ USD. Động thái này là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán trong nước. Quỹ nói trên sẽ được phép đầu tư không chỉ vào cổ phiếu mà còn vào một loạt các công cụ thị trường khác, trong đó có thị trường phái sinh. Do nhu cầu ngày càng tăng với các loại thị trường này, chính phủ hy vọng giá sẽ tăng lên. Cuối tuần qua, chỉ số Shanghai Composite Index giảm hơn 4% khi đóng cửa giữa lúc các số liệu cho thấy hoạt động sản xuất hàng tháng của Trung Quốc đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 6 năm qua. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã trải qua một tuần khó khăn khi chỉ số này giảm tới 12% trong tuần trước. Cổ phiếu Trung Quốc giảm hơn 30% kể từ giữa tháng 6. Đầu tháng này, các ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phá giá nhân dân tệ trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu. Biện pháp này được tiến hành trong bối cảnh kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Trong quý 2 năm nay, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7%, mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990 đến nay. Những lo ngại về sự suy giảm kéo dài ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng sụt giảm mạnh trong tuần qua. Thị trường chứng khoán châu Á kéo nhau đi xuống hôm 21-8. Ảnh: Reuters Vào ngày 24-8, chứng khoán châu Á và giá dầu đồng loạt giảm sau khi thị trường chứng khoán phố Wall bị một đòn bầm mình bầm mẩy. Chứng khoán châu Á chạm đáy thấp nhất trong 3 năm qua. Giá dầu Brent (44,73 USD/thùng) và dâu thô Mỹ (39,61 USD/thùng) giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm rưỡi qua do thị trường dầu lo ngại nhu cầu của Trung Quốc càng ít đi. Trong khi đó, tuần trước là tuần giao dịch thê thảm của chứng khoán Mỹ với 4/5 phiên liên tục mất điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21-8, cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đều giảm rất mạnh, với mức giảm trên 3,0%, đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất trong gần 4 năm qua. Theo các nhà phân tích, nhà đầu tư dường như đã mất niềm tin vào các ngân hàng trung ương, từ Bắc Kinh tới Washington, trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó, đồng yen tăng giá 0,7% so với USD. theo Người lao động 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2015 Khi Obama, Putin chung một mối đe dọa Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng và chưa có tín hiệu phục hồi khiến nhiều quốc gia từ nước Nga của ông Vladimir Putin, Mỹ của Barrack Obama có chung nỗi lo từ một đối thủ OPEC. Hai đối thủ từng so kè nhau bằng sức mạnh dầu thô giờ đang có chung một nỗi lo lắng và chung một một mối đe dọa từ OPEC. Thời dầu ế Chỉ vài năm trước đây, một trong các nỗi lo lớn của thế giới vẫn là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong lĩnh vực năng lượng. Theo đó, Hội đồng Năng lượng Thế giới cho rằng, trữ lượng dầu mỏ có thể chỉ đủ cho khoảng hơn nửa thập kỷ nữa. Năng lượng thay thế không thể bù đắp cho dầu khí tự nhiên. Tuy nhiên, trong khoảng một năm qua, không còn mấy ai nói tới điều này. Điều mà nhiều người nói tới bây giờ là: dữ trữ dầu cao kỷ lục, nguồn cung tăng, dầu khí đá phiến Mỹ, giới đầu cơ tháo chạy khỏi thị trường dầu, và giá dầu liên tục lao dốc, thấp nhất 10 năm… Trong vòng khoảng 2 tuần qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm13%, có lúc xuống sát 38 USD/thùng. Từ đầu năm tới nay, giá đã giảm hơn 30%. Còn trong một năm qua, giá mặt hàng này đã giảm 64% và giảm hơn 70% so với đỉnh cao hồi giữa 2008. Hồi đầu tháng 8, Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) Abdalla Salem el-Badri cho rằng, thế giới sẽ bước vào năm 2016 với một lượng dầu dự trữ ở mức cao kỷ lục. Mỗi ngày thế giới dư thừa khoảng 1,5 triệu thùng dầu. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này hiện vẫn cao hơn khoảng 100 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm. Trung bình mỗi ngày, Mỹ cung ra thị trường gần 10 triệu thùng, mức cao nhất trong 8 năm. Số giàn khoan tăng mạnh là nguyên nhân khiến cung dầu ở nước này gia tăng. OPEC trong khi đó vẫn đang suy trì sản lượng khai thác ở mức cao kỷ lục, 30 triệu thùng/ngày. Cũng hồi đầu tháng 8, chính phủ Venezuela đã thông qua thỏa thuận cho phép Trung Quốc tiếp cận 1.000 giếng dầu đóng cửa tại nước này. Đổi lại có lẽ chính là các gói tài trợ 5 tỷ USD cho nền kinh tế ốm yếu, thâm thủng ngân sách và lạm phát phi mã này. Nhưng giờ đây, diễn biến tiếp theo của thỏa thuận nói trên là khó lường bởi kinh tế TQ đang gặp rất nhiều vấn đề, tăng trưởng chậm lại đáng lo ngại. Nhu cầu về năng lượng của TQ có thể giảm mạnh sau khi đã đẩy mạnh nhập khẩu dầu thô trong năm trước. Nguồn cung được dự báo sẽ còn lớn hơn khi mà nước Nga vốn có ngân sách phụ thuộc chính vào dầu khí chưa có dấu hiệu giảm khai thác dầu khi, trong khi Iran có thể tham gia vào xuất khẩu trong năm 2016 sau nhiều năm tích lũy và được mở cửa nhờ thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được với nước lớn. OPEC quyết dìm đối thủ xuống đáy bể Gần đây, nhiều dự báo cho thấy, giá dầu có thể giảm xuống ngưỡng 30 USD/thùng, thậm chí 15 USD/thùng với một lý do rất đơn giản: giá dầu chưa chạm đáy khi mà nguồn cung chưa giảm. Theo đó, không có gì là ngạc nhiên nếu giá dầu giảm tiếp cho dù đã mất tới 100 USD/thùng so với đỉnh cao. Nguồn cung dầu không hề giảm và cuộc chiến giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga cùng với sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc cũng như châu Âu là cơ sở cho các nhận định này. Trên thực tế, cuộc chiến dầu khí bắt đầu nổ ra từ khoảng cùng thời điểm này năm ngoái khi giá dầu ở mức khoảng 110 USD/thùng. Nguồn cung liên tục tăng ở Mỹ và cao kỷ lục ở OPEC đã khiến giá liên tục đi xuống. Với giá dầu dưới 40 USD, thiệt hại đối với nhiều nước là rất lớn. Theo Bloomberg, Venezuela có thể sắp phải in tiền mới để chống lạm phát phi mã. Gần đây, hình ảnh người dân Venezuela dùng tiền làm giấy ăn đã phần nào phản ánh được sự khó khăn của nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ này. Không chỉ Venezuela, hàng loạt các nước OPEC khác cũng gặp khó khăn vì dầu giá rẻ. Thậm chí, ông lớn Saudi Arabia cũng phải chứng kiến dự trữ ngoại tệ sụt giảm đều đặn tháng này qua tháng khác và ông hoàng Trung Đông đã bắt đầu phải đi vay nợ. Nga được cho là nước thiệt hại nhiều nhất. Nhiều dự báo cho thấy, nhiều khả năng chính phủ Nga có thể phải áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn giống Hy Lạp nếu dầu đứng ở mức thấp dưới 40 USD trong một thời gian dài. Cùng với ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây, giá dầu giảm đã khiến kinh tế Nga quý II giảm 4,6%, mạnh hơn nhiều so với dự báo. Việt Nam cũng gặp khó khăn. Sản lượng dầu thô trong 8 tháng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm gần một nửa so với cùng kỳ. Trước đó, chính phủ cho biết, dầu giảm 1 USD thì ngân sách hụt khoảng 1 ngàn tỷ đồng. Theo thống kê của Bloomberg, với mức giá dưới 40 USD như hiện tại, ngành công nghiệp dầu khí cần khoảng 500 tỷ USD để có thể sống sót. Tổng nợ dưới dạng trái phiếu đến hạn trong 5 năm tới của ngành lên tới 550 tỷ USD. Trong đó, đứng đầu là DN Mỹ, tiếp theo là TQ và Anh. Lợi tức trái phiếu đã lên tới hơn 10%, tăng gấp 3 lần so với trong năm trước. Mỗi nước một toan tính. OPEC chấp nhận giá thấp, lợi nhuận ít, thậm chí thua lỗ ở một số nước để giữ thị phần. Mỹ muốn giảm sự thống trị của OPEC trên thị trường dầu mỏ và làm suy yếu đối thủ truyền kiếp Nga… Nhiều nước hưởng lợi từ giá dầu rẻ. Nhưng không ít quốc gia trong đó có OPEC, Nga, Mỹ… đang chịu hậu quả khá nặng nề từ cuộc chiến dầu khí. Tuy nhiên, điều tồi tệ có thể còn ở phía trước bởi giá dầu chưa biết giảm đến đâu. V. Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2015 Việt Nam cũng gặp khó khăn. Sản lượng dầu thô trong 8 tháng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm gần một nửa so với cùng kỳ. Trước đó, chính phủ cho biết, dầu giảm 1 USD thì ngân sách hụt khoảng 1 ngàn tỷ đồng. Giá 1km đường cao tốc hơn 3 lần nước Mỹ, 27 triệu USD, chỉ cần làm bằng giá của nước Mỹ thôi, với nhân công Việt Nam rẻ, vật liệu có sẵn, máy móc cũ đã khấu hao... ngoại trừ cầu dây văng loại lớn như cầu Mỹ Thuận (90 triệu USD) được Úc tài trợ xây dựng là "xong". Lợi nhuận cả nền nông nghiệp Việt Nam thậm chí người dân bị lỗ nữa, 10 triệu người, chỉ làm được 8-12km đường có cái tên là "cao tốc"! Tiền vay Nhật mà không phải vay Tây, tổng thầu phải là Nhật do tiền vay của họ, tuy nhiên cũng không biết vay của Hàn, Tầu là như thế nào?. Vay Tây rất rẻ, cực kỳ chất lượng, mỹ thuật thì tuyệt... như cầu Bắc Mỹ Thuận và đường tránh. Khốn nạt thật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2015 Khi Obama, Putin chung một mối đe dọa Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng và chưa có tín hiệu phục hồi khiến nhiều quốc gia từ nước Nga của ông Vladimir Putin, Mỹ của Barrack Obama có chung nỗi lo từ một đối thủ OPEC. Hai đối thủ từng so kè nhau bằng sức mạnh dầu thô giờ đang có chung một nỗi lo lắng và chung một một mối đe dọa từ OPEC. V. Minh Mỹ của Barrack Obama có chung nỗi lo từ một đối thủ OPEC. Vui nhể! Nhưng thôi, không can thiệp vào chuyện thế gian.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2015 Nhật Bản trao công hàm phản đối THX yêu cầu Nhật Hoàng xin lỗi (Vietnam+) lúc : 28/08/15 18:41 Nhật Hoàng Akihito (phải), Hoàng hậu Michiko tại lễ tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh ở Tokyo. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Reuters, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 28/8 cho biết nước này đã trao công hàm phản đối việc Tân Hoa xã của Trung Quốc yêu cầu Nhật Hoàng Akihito phải xin lỗi về quá khứ xâm lược.Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Suga đã nêu rõ rằng bài bình luận của Tân Hoa xã là "vô cùng khiếm nhã" đối với Nhật Hoàng và nó đã đi ngược lại lập trường của Trung Quốc về vấn đề này.Ông nhấn mạnh: "Hoàn toàn bất lợi khi dội gáo nước lạnh lên quan hệ Trung-Nhật vốn đang trên lộ trình phục hồi sau các cuộc gặp giữa lãnh đạo (2 nước). Nhật Bản kịch liệt phản đối (hành động này)...thông qua các kênh ngoại giao."Trước đó trong tuần, Tân Hoa xã cho rằng cố Nhật Hoàng Hirohito, trị vì Nhật Bản trong thời gian nước này xâm lược Trung Quốc năm 1937 và trong 8 năm đô hộ hung tàn, chưa từng xin lỗi các nước và người dân phải hứng chịu khổ đau trong thời chiến, đồng thời yêu cầu người kế nhiệm ông là Nhật Hoàng Akihito nên làm điều này./. ====================== Ngay cả khi nước Nhật mới thua trận, quân đội Mỹ chiếm đóng nước Nhật và họ có thể làm mọi thứ, kể cả soạn thảo Hiến Pháp Nhật, nhưng họ vẫn phải chừa Nhật Hoàng ra. Trung Quốc lại sai lầm nữa rồi! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2015 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Việt Nam xử lý thế nào với "tam giác" Mỹ-Nga-Trung? Thứ bảy, 29/08/2015 - 08:00 “Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia…. Vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông”. >> Bài học từ việc Việt Nam "chọn bạn" cực đoan LTS: Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và cũng là bảy thập kỷ ngoại giao Việt Nam, Tuần Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế xung quanh những vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Xin giới thiệu phần 2 bài viết. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường Từ “ý thức hệ” chuyến sang “lợi ích” Trong bối cảnh bị bao vấy cấm vận những năm 1980-90, đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam được hình thành và triển khai như thế nào? Những chủ trương lớn về đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu hình thành từ Đại hội VI (1986), và Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị là cơ sở để phát triển và nâng cao đường lối đối ngoại của ta thành đường lối độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ như ngày nay. Trên cơ sở những thành tựu đổi mới, Đại hội VII của Đảng (1991) đã tiến thêm một bước là "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Sự hoàn thiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa thể hiện trong nghị quyết của Đại hội X (2006). Vừa rồi với việc ta ký kết FTA với EU và căn bản hoàn thành thương lượng TPP với Mỹ, chủ trương đối ngoại đã vượt lên một tầm cao mới. Từ sau năm 1990, Việt Nam trong chính sách ngoại giao mới đã bắt đầu chơi với các đối thủ hoặc cựu thù như ASEAN và Mỹ. Việt Nam cũng bình thường hóa quan hệ với nước vừa là bạn vừa là kẻ thù với mình là Trung Quốc. Tức là ngoại giao Việt Nam dường như đã thoát khỏi ý thức hệ. Ông có thể giải thích cụ thế hơn về thay đổi này được không? Gia nhập ASEAN, là thành viên tích cực của đại gia đình Đông Nam Á, là một bước tiến vượt bậc của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Nó mở ra một trang mới để Việt Nam thiết kế một nền hòa bình ổn định và tăng tư thế Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn. Lord Palmerston, Thủ tướng nước Anh cuối thế kỷ 19, từng nói: Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh viễn. Năm 1986, ông Goocbachev phát biểu tại Nghị viện Anh, nhắc lại câu nói đó. Lúc đó tôi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô, rất ngạc nhiên, và thực tế cho thấy, chính sách đối ngoại của Liên Xô đã bắt đầu quá trình phi ý thức hệ. Nước nào cũng lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Nhưng nhiều khi các nước lớn dùng ý thức hệ như một thủ đoạn chính trị và ngọn cờ tập hợp lực lượng mà thôi. Ngoại giao ta theo phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “Làm bạn với các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”. Giai đoạn đặc thù Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam vừa có hòa bình, nhưng vừa có nguy cơ xung đột ở biển đảo. Ngoại giao Việt Nam phải làm những gì? Đây là một giai đoạn tương đối đặc thù. Phải nói rằng vấn đề Biển Đông không phải là toàn bộ chính sách đối ngoại của Việt Nam, mà là một phần quan trọng liên quan đến việc giữ vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tính theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như Luật Biển của Việt Nam, nước ta có 1 triệu km2, và Việt Nam phải thâm canh trên từng km2 ấy, vì vậy phải bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của mình trên Biển Đông. Trong quan hệ với Trung Quốc, phương châm của ta là vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Biển Đông là câu chuyện lâu dài. Ta cần xử lý nó một cách bình tĩnh, kiên trì và có nguyên tắc. Không để đối phương dùng vấn đề Biển Đông làm rối loạn chiến lược phát triển và bàn cờ ngoại giao của ta. Trong chuyện Biển Đông liệu Việt Nam có thể huy động sự ủng hộ của quốc tế giống như trong kháng chiến chống Mỹ được không? Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực. Vừa là vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta, vừa liên quan đến tự do hàng hải, an ninh và an toàn các con đường biển quốc tế. Vừa liên quan chủ quyền quốc gia của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, vừa liên quan đến luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Luật biển 1982. Cơ sở để tập hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ dư luận quốc tế hiện nay là nêu cao ngọn cờ tôn trọng luật pháp quốc tế. Mâu thuẫn chủ yếu hiện nay trong vấn đề Biển Đông là giữa một bên là Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông với các bên khác giữ nguyên trạng và ổn định tình hình Biển Đông. Mỹ và Nhật Bản hiện tại đã xác định tự do hàng hải, an ninh và an toàn của các con đường biển ngang qua Biển Đông thuộc “lợi ích quốc gia” của các nước này. Liên minh châu Âu (EU) chẳng hạn, họ ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông về mặt nguyên tắc, tức là bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình… Đối với Nhật Bản, Hoa Đông và Biển Đông liên quan đến nhau, vì qua Biển Đông có con đường hàng hải đến Hoa Đông tới Nhật Bản. Còn đối với Mỹ, nếu để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông thì Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. "Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực". (Ảnh: Lê Anh Dũng) Câu chuyện Nga, Trung và Mỹ trước những năm 1990 và bây giờ khác nhau như thế nào đối với Việt Nam? Trước đây khi còn Liên Xô, nước Mỹ nghiêng về phía Trung Quốc, chơi con bài Trung Quốc để chống chọi với Liên Xô. Trung Quốc cũng dùng Mỹ để đối trọng và kiềm chế Liên Xô và qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của phương Tây triển khai bốn hiện đại hóa. Nhật Bản đổ nhiều tiền của ODA vào Trung Quốc. Từ năm 1972 đến 1975 thì “tam giác” này có liên quan trực tiếp Việt Nam. Sau này chỉ liên quan gián tiếp. Khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, nước Nga không còn đóng vai trò đáng kể cả. Cuộc chơi hiện nay là cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga đóng vai trò là đối tác chiến lược với Trung Quốc. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, có thể nói Mỹ - Trung - Nga, nhưng bây giờ chỉ có thể nói Mỹ - Trung, và nếu cần có thể thêm Nhật Bản nữa. Đối với Việt Nam, Nga không có quyền lợi sát sườn ở khu vực này. Và sự quan tâm của Nga với khu vực này cũng yếu đi. Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia. Nga vẫn là đối tác chiến lược của ta về kinh tế; vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông dù dưới hình thức cùng Trung Quốc kiềm chế Mỹ ở khu vực này. "Dĩ bất biến ứng vạn biến" Trong ngoại giao người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp là “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nguyên tắc đó còn có giá trị trong ngoại giao hiện nay nữa hay không? Câu nói đó là một phương châm xử thế thuộc triết lý phương Đông, các nhà Nho học Việt Nam rất hiểu điều này. Ở thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946, để cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ tịch nước, tính bất biến là giữ vững độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng – đó là nguyên tắc tối cao, từ đó mà linh hoạt về sách lược, thiên biến vạn hóa trong xử lý các mối quan hệ đối ngoại. Ngày nay nó vẫn là một trong các phương châm xử thế quan trọng đối với hoạt động đối ngoại nhưng với các nội hàm mới. Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến ngoại giao Việt Nam? Hồ Chí Minh! Ngoại giao Việt Nam trong 70 năm qua là ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh. Bên cạnh, ngoại giao hiện đại của Việt Nam còn có rất nhiều nhân vật xuất sắc: Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thị Bình và một số vị khác. Một nhà ngoại giao có tài mà tôi đặc biệt muốn nhắc tới là ông Nguyễn Cơ Thạch. Ông có đóng góp nổi bật trên hai lĩnh vực: Thúc đẩy nghiên cứu chiến lược và xây dựng ngành ngoại giao. Ông nghĩ gì về ngoại giao Việt Nam giai đoạn tiếp theo? Điều gì đáng lưu ý nhất? Tôi thấy có ba điểm đáng lưu ý: Một là, ngoại giao của nước ta đang vận hành thuận theo xu hướng thời đại và phù hợp với lợi ích quốc gia. Nền ngoại giao Việt Nam đã trưởng thành, phát triển toàn diện, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều nhà quan sát ngoại giao đều thừa nhận và khâm phục bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam. Hai là, các nhà ngoại giao ta hiện nay được đào tạo tốt, mạnh về chuyên môn, nhưng còn yếu về tư duy chiến lược. Một nhà ngoại giao giỏi là có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghiệp vụ, nhưng còn cần có tư duy chiến lược. Ba là, nước Việt Nam ta có vị trí địa-chiến lược rất độc đáo, vì vậy mà 70 năm qua, đất nước ta chịu nhiều chiến tranh, xung đột và cọ xát chiến lược giữa các nước lớn. Nếu nói ngắn gọn về một nhu cầu bức thiết nhất của ngoại giao Việt Nam giai đoạn tới, thì gọn mấy chữ: nâng cao năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo chiến lược! Xin cảm ơn ông. Theo Hoàng Ngọc Vietnamnet ==================== Theo lão Gàn thì bản chất hiện nay là: Việt Nam đang đứng ở vị trí Trung Tâm của các lực tương tác. Có đủ vị thế để xoa đầu khen giỏi ngay cả những siêu cường. Còn về hình tướng thì Việt Nam cần có một chính sách mềm dẻo và khiếm tốn.Cái này lão Gàn nói lâu rùi. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ..... ====================== Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Không thể trông chờ Mỹ (Tài chính) - Mỹ không thể giúp gì bởi chính sách do Trung Quốc đề ra, kinh tế do họ tự điều hành.., Trung Quốc phải tự xử lý vấn đề của mình. Báo Nga: Thời kỳ khó khăn của Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Điều tế nhị với Mỹ Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ Trao đổi với Đất Việt về việc "Trung Quốc hắt hơi, kinh tế Mỹ sổ mũi", PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, với tình trạng Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ như hiện nay, những biến động kinh tế tại Trung Quốc không tác động nhiều đến Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2015 của Mỹ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3% và dự báo của các nhà kinh tế là 3,2%. Ngoài ra, biên độ mà Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ vừa qua đối với Mỹ là bất ngờ nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. "Dĩ nhiên Mỹ có chịu ảnh hưởng vì trong thời đại ngày nay các nền kinh tế đều ảnh hưởng đến nhau, nhất là vấn đề tỷ giá. Quan hệ kinh tế nói chung giữa hai nước không phải là vấn đề đột xuất và khủng hoảng nước nào nước ấy lo nhưng chuyến đi Trung Quốc của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và USD vẫn là vấn đề trao đổi thường xuyên giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ 2005 đến trước khi Trung Quốc phá giá đồng tiền chỉ xuôi một chiều: Trung Quốc từng bước tăng giá đồng nhân dân tệ và Mỹ ngày càng hài lòng. Thế nhưng, vừa qua, lần đầu tiên Trung Quốc đã giảm giá đồng nhân dân tệ. Trung Quốc phải tự giải quyết những vấn đề của nền kinh tế Tuyên bố chung tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 7 vừa qua không đề cập đến vấn đề tỷ giá và nếu không có chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của Chủ tịch Tập Cận Bình thì bà Rice không phải cấp bách sang Trung Quốc như vậy. Nhưng động thái vừa qua của Trung Quốc là vấn đề đột xuất mà lãnh đạo hai nước sắp gặp nhau nên buộc phải giải quyết. Mỹ vẫn luôn yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ lên 40% và Trung Quốc đã điều chỉnh khoảng 30%. Bây giờ Bắc Kinh không nâng tiếp mà lại hạ giá đồng nhân dân tệ, do vậy Mỹ vẫn kiên trì quan điểm là: tỷ giá hiện nay (6,4 NDT ăn 1 USD) vẫn không tương xứng giá trị thực tế của đồng NDT và USD. Do đó, từ nay về sau, kể cả chuyến đi sắp tới của ông Tập Cận Bình sang Mỹ, lập trường của Mỹ vẫn là yêu cầu Trung Quốc phải đánh giá đúng giá trị thực chất của 2 đồng tiền. Trung Quốc không từ chối việc này mà cho rằng sẽ tiếp tục cải cách cơ chế quyết định tỷ giá hối đoái và hối đoái lên xuống thế nào không phải do sức ép của nước ngoài mà căn cứ vào thực chất so sánh về giá trị đồng tiền. Mục tiêu của Trung Quốc là sự lên xuống của đồng tiền phải phù hợp với sự công bằng trong hối đoái và có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Điều khiến người ta lo ngại là cơn sốt của Trung Quốc có phải cơn sốt chu kỳ bình thường không hay là cơn sốt thể hiện một căn bệnh trầm trọng mà Trung Quốc giấu kín từ trước đến nay, đó là tỷ lệ tăng trưởng và thực lực kinh tế của Trung Quốc không phải như con số họ công bố. Con số tăng trưởng vừa rồi của Trung Quốc đã gặp đúng nguy cơ đó và nếu đúng như vậy thì hậu quả đối với kinh tế thế giới sẽ ở mức nghiêm trọng hơn", PGS.TS Nguyễn Huy Quý phân tích. Đánh giá về tác động của những biến động trên thị trường Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cũng cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề chứ chưa phải là khủng hoảng và nó không đủ khiến kinh tế Mỹ lao đao. "Nếu kinh tế Trung Quốc khủng hoảng thì kinh tế cả châu Á cũng khủng hoảng và kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Các biến động ở Trung Quốc hiện nay ít tác động đến Mỹ, Mỹ chỉ bị thiệt hại ở khâu xuất khẩu và các nhà sản xuất của Mỹ ở Trung Quốc là chính, thế nhưng ngay cả xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không nhiều và xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là một phần không đáng kể trong đó. Những biến động trên không thể tác động trực tiếp đến kinh tế Mỹ bởi Trung Quốc không phải là đầu tàu kinh tế mà chỉ là một nền kinh tế lớn. Có người cho rằng, giả sử có chuyện gì ở Trung Quốc thì cũng không thể bị nặng như vụ Lehman Brothers được", ông Sơn nói. "Nếu kinh tế Trung Quốc khủng hoảng thì kinh tế cả châu Á cũng khủng hoảng và kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Các biến động ở Trung Quốc hiện nay ít tác động đến Mỹ, Mỹ chỉ bị thiệt hại ở khâu xuất khẩu và các nhà sản xuất của Mỹ ở Trung Quốc là chính, thế nhưng ngay cả xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không nhiều và xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là một phần không đáng kể trong đó. Những biến động trên không thể tác động trực tiếp đến kinh tế Mỹ bởi Trung Quốc không phải là đầu tàu kinh tế mà chỉ là một nền kinh tế lớn. Có người cho rằng, giả sử có chuyện gì ở Trung Quốc thì cũng không thể bị nặng như vụ Lehman Brothers được", ông Sơn nói. Ngay trong topic này, khi Trung Quốc mới bị khủng hoảng chứng khoán, cũng có một bình luận gia tầm cỡ ở Việt Nam cho rằng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Lão phát biểu thẳng thừng: Hoa Kỳ chẳng làm sao cả! Tất nhiên, lão không phải Thánh để lúc nào cũng từ đúng trở lên. Nhưng riêng vấn đề này, lão chắc chắn đúng! Không tin hãy chờ xem. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 8, 2015 Dân tríThế giới Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng cho "chiến tranh tổng lực" Thứ bảy, 22/08/2015 - 09:06 Dân trí Triều Tiên ngày 22/8 đã cảnh báo rằng nước này sẵn sàng bước vào "chiến tranh tổng lực", gia tăng thêm căng thẳng với Hàn Quốc sau vụ đấu pháo qua biên giới, trong bối cảnh hạn chót do Bình Nhưỡng đặt ra nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đang đến gần. An Bình Theo AFP, Yonhap ======================= Quả tố sì phé này nặng đây! Bởi vậy, hoặc là sau quả tố này, sẽ chuyển sang đàm phán và thống nhất đất nước; hoặc là bụp một trận sang phim luôn. Trung Quốc động binh, Hàn-Triều hạ sốt nhanh? (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc động binh không phải để tấn công hay ngăn chặn liên quân Mỹ-Hàn tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Lê Ngọc Thống======================= Lão cũng đã nói dồi! Sau vụ này tình hình hai miền Cao Ly sẽ khác, không lằng nhằng như hiện nay. Và rằng: Nửa đầu năm tuy keng thẻng, nhưng nửa cuối năm sẽ tiến triển tốt..(Lời tiên tri Ất Mùi 2015). Bởi vậy, hai miền Cao Ly tranh thủ thống nhất đi. Nếu để qua 2016 thì không còn cơ hội nữa đâu. Lão Gàn sẽ ủng hộ các bạn. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Bán đảo Triều Tiên thoát "bờ vực" chiến tranh trong gang tấc Chủ nhật, 30/08/2015 - 00:02 Nhà phân tích John Grisafi chuyên nghiên cứu vấn đề Đông Á của trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận định việc Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo 48 tiếng đồng hồ sau cuộc đấu pháo ngày 20/8 cho thấy Bình Nhưỡng chỉ muốn đe dọa thay vì thực sự muốn châm ngòi cho một cuộc chiến quy mô lớn. >> Lý do bán đảo Triều Tiên suýt thành chảo lửa >> Vì sao bán đảo Triều Tiên thoát khỏi miệng hố chiến tranh? Căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên có chiều hướng leo thang sau khi quân đội hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc tiến hành đấu pháo qua biên giới chiều 20/8, đẩy hai nước đứng trước "miệng hố" của một cuộc chiến liên Triều. Tuy nhiên, may thay cả hai nước đã kịp lùi lại một bước trước khi cùng kéo nhau rơi xuống “miệng hố” bằng một thỏa thuận đạt được sau ba ngày đàm phán cấp cao thâu đêm suốt sáng. "Sóng ngầm" chợt lắng Sau cuộc đối thoại suốt đêm diễn ra chiều 22/8 không đạt được kết quả, các quan chức cấp cao đại diện cho chính phủ Hàn Quốc và Triều Tiên đã có cuộc đàm phán “nước rút” thứ hai kéo dài suốt từ chiều 23/8 đến rạng sáng ngày 25/8 (giờ địa phương) với nỗ lực thu hẹp những bất đồng cũng như tìm giải pháp ngăn cản một kịch bản chiến tranh xảy ra. Thành quả cho nỗ lực không mệt mỏi của các đại diện hai nước là một thỏa thuận có thể nói là tốt hơn mong đợi. Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so sau khi kết thúc đàm phán. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN) Cụ thể, Triều Tiên bày tỏ lấy làm tiếc trước vụ nổ mìn ngày 4/8 khiến hai binh sĩ Hàn Quốc trọng thương. Còn Hàn Quốc đồng ý tắt hệ thống loa phát thanh tuyên truyền chống Triều Tiên vừa khởi động dọc biên giới sau vụ nổ mìn. Từ 10 giờ ngày 25/8 (giờ Việt Nam), tiếng loa phát thanh bật với âm lượng “khủng” không còn vang lên. Cũng tại thời điểm đó, Triều Tiên chính thức dỡ bỏ “tình trạng bán chiến tranh” mà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố từ tuần trước. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí hợp tác để tổ chức đoàn tụ cho các gia đình ly tán do chiến tranh vào tháng tới, đồng thời sẽ quyết định ngày tháng tổ chức đàm phán cấp chuyên viên hoặc ở Seoul, hoặc ở Bình Nhưỡng. Các cuộc đàm phán diễn ra theo sau một loạt vụ việc khiến căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên. Tình hình tại đây bắt đầu "tăng nhiệt" từ vài tuần trước sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đặt mìn ở khu phi quân sự (DMZ) phân chia biên giới hai miền khiến 2 binh sĩ tuần tra nước này bị thương nặng hôm 4/8. Hàn Quốc tuyên bố đây là hành động vi phạm thỏa thuận đình chiến và hiệp ước không tấn công lẫn nhau. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát trên tàu ngầm hồi tháng 6/2014. Con tàu này do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1950. (Ảnh: KNS) Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố cáo buộc trên là "vô căn cứ" và từ chối xin lỗi. Để trả đũa, Seoul đã cho nối lại các chương trình tuyên truyền bằng loa phóng thanh chống Bình Nhưỡng dọc biên giới hai nước. Như "đổ thêm dầu vào lửa", ngày 17/8, Hàn Quốc và Mỹ đã khởi động cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Người bảo vệ Tự do Ulchi" trong hai tuần bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Triều Tiên khi cho rằng đây là "một hành động tuyên chiến". "Sóng ngầm" căng thẳng giữa hai miền thực sự cuộn trào khi Hàn Quốc ngày 20/8 đã bắn trả một loạt đạn pháo về phía Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng nã pháo sang khu vực biên giới để phản đối chương trình tuyên truyền chống Bình Nhưỡng của Seoul. Chỉ vài giờ sau vụ đấu pháo, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh cho các lực lượng hỗn hợp ở tiền tuyến bước vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh, đồng thời gửi tối hậu thư cảnh báo Seoul rằng nước này sẽ trả đũa quân sự nếu Hàn Quốc không ngừng các buổi phát thanh chống Bình Nhưỡng và dẹp bỏ mọi thiết bị trong vòng 48 giờ kể từ 17 giờ địa phương. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã khước từ yêu cầu trên và ra lệnh quân đội "phản ứng cứng rắn" trước bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Bình Nhưỡng. Hàn Quốc và Mỹ cũng đã nâng mức báo động giám sát quân sự chung, đồng thời huy động thêm các thiết bị theo dõi chặt chẽ biến động của quân đội Triều Tiên ở biên giới. Ngay trước thời hạn chót mà Triều Tiên đặt ra để Hàn Quốc chấm dứt hoạt động phát loa tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua biên giới là 17 giờ ngày 22/8, các quan chức cấp cao hai miền đã nhất trí gặp nhau tại làng đình chiến Panmunjom nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc chiến quy mô lớn. Tuy nhiên, bất chấp đàm phán diễn ra, Seoul đã cáo buộc Bình Nhưỡng làm xói mòn tiến trình này khi tiếp tục các hoạt động triển khai trên biển và trên bộ. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã tăng gấp đôi các đơn vị pháo binh tại khu vực biên giới và triển khai 50 tàu ngầm ở bên ngoài các căn cứ của họ. Một quan chức Hàn Quốc đã chỉ trích “Triều Tiên đang áp dụng lập trường hai mặt với cuộc đàm phán đang diễn ra". Vẫn còn kịch bản chiến tranh Trên thực tế, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh từ 65 năm nay bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) mới chỉ được đánh dấu bằng một thỏa thuận đình chiến, và chưa bao giờ một hiệp định hòa bình được chính thức ký kết. Do vậy, các vụ nã pháo ở khu vực biên giới được xem là điều cực kỳ hiếm khi xảy ra bởi hai bên đều nhận thấy rõ nguy cơ từ việc căng thẳng leo thang bất ngờ giữa hai quốc gia láng giềng trên thực tế vẫn đang trong tình trạng chiến tranh này. Tuy nhiên, dù hai nước vẫn đang đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, hầu hết các nhà phân tích đều có chung quan điểm khả năng xảy ra một cuộc giao tranh trên diện rộng giữa hai miền Triều Tiên khó có thể xảy ra ngay trong thời điểm này cho dù các cuộc đàm phán thất bại. Giới quan sát cho rằng việc Triều Tiên nã pháo vào Hàn Quốc thực chất là một động thái mang tính khiêu khích, răn đe nhằm truyền đạt một thông điệp cụ thể, thay vì thực sự muốn châm ngòi cho một cuộc chiến thực sự. Nhà phân tích John Grisafi chuyên nghiên cứu vấn đề Đông Á của trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận định việc Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo 48 tiếng đồng hồ sau cuộc đấu pháo ngày 20/8 cho thấy Bình Nhưỡng chỉ muốn đe dọa thay vì thực sự muốn châm ngòi cho một cuộc chiến quy mô lớn. Ông cũng cho rằng việc đạn pháo cả hai bên không gây tổn thất về nhân mạng và tài sản là một dấu hiệu cho thấy những phát pháo chỉ là hành động cảnh cáo và hai nước đều không muốn xung đột vũ trang. Đồng quan điểm, nhà phân tích Philip Yun, Giám đốc Quỹ Ploughshares của Mỹ, cho rằng Triều Tiên không có khả năng đẩy căng thẳng hiện tại đến mức xung đột quân sự. Bình Nhưỡng có khả năng huy động một số lượng lớn binh sĩ áp sát biên giới, sau đó rút lui, và tất cả chỉ là hành vi khiêu khích. Chuyên gia Daniel Pinkston thuộc Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế của Bỉ lại khẳng định việc Bình Nhưỡng gây chiến vào thời điểm này sẽ gặp nhiều bất lợi, trong bối cảnh hiện Mỹ có tới gần 30.000 quân nhân đồn trú tại Hàn Quốc để phục vụ cho cuộc tập trận song phương. Trong khi đó, phía Hàn Quốc cũng sẽ không mong muốn một cuộc chiến tranh thực sự bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vốn đang đối mặt những yếu tố tiêu cực như xuất khẩu trì trệ, sức mua giảm sút và đồng won yếu đi. Nhận định về cuộc đàm phán liên Triều, Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học nghiên cứu vấn đề Triều Tiên ở Seoul nói rằng "việc hai bên đồng ý đàm phán là tin tốt lành, đặc biệt khi các quan chức đều thảo luận không chỉ về cách thức thoát khỏi các cuộc khủng hoảng hiện tại mà còn hướng đi để phát triển mối quan hệ liên Triều trong tương lai”. Không phải ngẫu nhiên khi Triều Tiên cử hai quan chức gồm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Hwang Pyong-so và quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề Hàn Quốc Kim Yang-gon, tham gia đàm phán bởi cả hai đã từng có chuyến thăm bất ngờ đến Hàn Quốc hồi tháng 10 năm ngoái để tham gia lễ bế mạc Asean Games, nơi họ gặp ông Kim Kwan-jin - cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Park Geun-hye và cũng là một trong những quan chức tham gia đàm phán về phía Hàn Quốc lần này. Theo giáo sư Yang Moo-jin, "thực tế các quan chức quyền lực trên tham gia đối thoại đồng nghĩa đây là thời gian thuận lợi để biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội, và đây là một bước đột phá". Hàn Quốc ngừng chương trình phát thanh dọc biên giới liên Triều. Mặc dù trong suốt những năm qua, Triều Tiên thường có hành động khiêu khích quân sự và Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả, tuy nhiên cả hai bên đều tránh đẩy các cuộc xung đột thành chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vì lợi ích của hai bên. Tuy vậy, nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh trong tương lai thực sự vẫn còn tiềm ẩn. Việc chặn đứng một cuộc giao tranh trên diện rộng có thành công hay không còn tùy thuộc vào chính sách của hai nước, khả năng kiểm soát của từng quốc gia cũng như thiện chí của hai bên trong việc sẵn sàng đối thoại để thu hẹp những bất đồng. Theo Phương Oanh/baotintuc.vn ======================= Mặc dù không có bằng chứng cụ thể, nhưng với sự hợp lý toàn diện tổng hợp tất cả các sự kiện liên quan, lão Gàn có thể chắc chắn rằng: Một chiến lược thoát Trung đã hình thành từ thời ngài Kim Chính Nhật cầm quyền. Và ngài Kim Chính Ấn được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sách lược của ngài Kim Chính Nhật. Vấn đề còn lại với Bắc Triều Tiên là "Thoát Trung để đi về đâu?". Tất nhiên, ngài Kim Chính Nhật cũng phải đã tính đến điều này và ủy thác cho ngài Kim Chính Ấn. Một trong những điều kiện tiên quyết sau thoát Trung phải là thống nhất đất nước Cao Ly và tất nhiên, nó không thể bằng phương pháp chiến tranh - Khi mà cục diện thế giới đã thay đổi và Bắc Triều Tiên đã không cần đến chỗ dựa là Trung Quốc thì họ cũng hiểu rằng sức mạnh của họ không thể chiến thắng Nam Hàn và Đồng minh. Do đó, mục tiêu thống nhất sẽ phải thực hiện trong hòa bình với sự bảo đảm rằng: những quyền lợi của người Bắc Triều Tiên phải được dung hòa với người Nam Hàn trong một quốc gia Cao Ly thống nhất. Bởi vậy, vấn đề là các bạn Cao Ly phải tìm ra một giải pháp dung hòa quyền lợi của hai bên thì sẽ giúp các bạn thống nhất đất nước một cách nhanh chóng. Thời gian cho phép các bạn kéo dài đến gần hết năm Bính Thân Việt lịch. Sau thời điểm này, cục diện thế giới chưa hẳn đã thuận lợi cho công cuộc thống nhất đất nước các bạn. Vài lời gọi là góp ý với mong muốn an bình trện đất nước các bạn. PS: Lão Gàn cũng quảng cáo dịch vụ tư vấn theo Lạc Việt độn toán và các phương pháp tiên tri liên quan đến tri thức của nền văn hiến Việt. Dịch vụ từ vấn bao trùm tất cả mọi lĩnh vực: từ tình duyên, gia đạo, lợi danh...đến các sự kiện quốc tế. Mỗi quẻ giá thấp nhất là 300. 000 VND đến hàng triệu Dollar. Riêng những việc tầm cỡ quốc tế, không xong xin trả lại tiền. Với những việc wan trọng tầm cỡ quốc tế, lão cần phải cộng tác với các cao thủ để cùng tham gia . Hì! . 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 8, 2015 NHÀN ĐÀM Canh bạc Châu á Thái Bình Dương đã bắt đầu. Ngay từ lúc chia bài "khựa" đã muốn làm chủ cuộc chơi cậy mình có chút kinh tế mấy năm nay thổi bong bóng xà phòng, khoe khoang nay khựa đã định ra luật chơi. Đòi các ông láng giềng phải dốc vét vốn liếng mới có thể tham gia canh bạc. Xem ra canh bạc này không phải là ván bài mạt chược, hay xì tố mà nó thực sự là sòng "Xóc đĩa", chiếu bạc Biển đông hay Hoa Đông? Ai trường vốn và có kinh nghiệm sẽ là "nhà cái". khựa ban đầu muốn dùng đòn phủ đầu đè bẹp Nhật bủn cướp Senkaku lập khu nhận diện phòng không biển Hoa Đông nhưng vấp phải cái đầu lạnh của Sinzo Abe cùng lúc Triều tiên có hàng loạt động thái thoát khựa (điển hình Kim D Ấn trảm Giang Thành Triết). và cam kết bảo vệ đồng minh của Huê Kỳ , chiến lược của khựa lập tức thay đổi. khựa tràn xuống biển đông ép Phi Luật Tân cướp trắng trợn bãi cỏ rong, và tuyên bố đường 9 đoạn (mặc dù không có bằng cớ) . Tiếp theo khựa bồi lấp đảo đá của Việt Nam và thăm dò ngầm Ấn Độ Dương . khựa đã đã vô tình hay cố ý lôi kéo các bên vào chiếu bạc, gây chia rẽ cộng đồng Asian bằng cách chơi với Thái nịnh Cam nhử Malaixia và o ép Việt. - Xét về cục diện chiếu bạc hiện nay tạm chia bên lẻ bên chẵn (Âm , Dương hay sấp ngửa) và có cả bên cò rỉa là lúc âm lúc dương. Dĩ nhiên là khựa đang tạm làm minh chủ ở bên âm (bóng tối, tham vọng, âm thầm, âm mưu..và âm ...một số thứ) theo đóm ăn ăn tàn khựa hiện đang có một số thằng .. - Bên Dương (Ánh sáng, phơi sáng, quang minh, chính đại chính nghĩa...và dương...một số thứ) đương nhiên là nhiều hơn (tạm thời coi Mỹ làm minh chủ - nhưng chưa chắc chắn ...) gồm các bên có lợi ích chính đáng về tự do hàng hải, quyền tài phán, và chủ quyền quốc gia. - Các bên nửa âm nửa dương tạm thời có Nga, Hàn ... và một số quốc gia khác. Vào chiếu khựa đã muốn chơi gian muốn cướp hết của hàng xóm lân cận định loại khỏi cuộc chơi các thành phần nhỏ. Khựa đã thò cái lưỡi tham lam sang Hoa Đông lập tức Nhật rút súng nổ cái "đòm" khựa vội vã ngoảnh sang trái đập thẳng vào Phi Luật Tân và tiện tay dắt dê vơ luôn của Việt Nam ta 5 cọc tiền (5 đảo đá) Cú chộp giựt này của khựa làm các bên le ve bừng tỉnh. Lập tức Mã lai Anh đô triển khai găm dao kiếm theo sau. Triều tự hiểu là mình đang bên cạnh thằng ăn cướp, nên vụ khuấy động mấy ngày qua là lời cảnh tỉnh cho khựa là ông đem tiền đi đánh bạc mà quên là thằng em ăn thèm vác nặng đang bị bỏ đói bao nhiêu năm ( Chứ trình độ của Triều và và Hàn nã pháo lên đầu nhau mà ko gây thương vong - chuyện lạ , chẳng qua là anh em nhà đó mang phèng phèng ra gõ ). Vụ nã pháo của anh em Hàn Triều cũng là thông điệp của Kim Chính Ân nói với Phác Cận Huệ là bà chớ có nửa nạc nửa mỡ chuyện trong nhà không lo lại lo chuyện thằng hàng xóm... - Khựa đang có âm mưu định bắt tay với Mỹ thỏa thuận canh ty chia chác. Liệu kịch bản bán đấu giá trên lưng có xảy ra như khi VNCH bị mắc khi để mất Hoàng Sa về tay khựa?? theo ngu ý lão say chắc là không. Bởi nếu Mỹ bán rẻ mình cho khựa tất nhiên Nhật bản và Ấn độ sẽ nổi giận như vậy Mỹ mất nhiều hơn được . Vì vậy chuyến thăm Mỹ tới của Tập Cẩu Bình chắc chắn sẽ có ko được như ý khựa. Vậy lễ duyệt binh mùng 3-9 tới đây thì ???? khựa sẽ rêu rao là thành công tốt đẹp.. câu hỏi đặt ra là Nga , Hàn sẽ dự như thế nào?? - Nga tất nhiên đang cần khựa về kinh tế tất nhiên sẽ ra vẻ ủng hộ - Hàn thì sao? Phác Cận Huệ hứa sẽ sang tham dự nhưng đó vẫn chỉ là lời hứa khi mà cả Mỹ và Triều đều phản đối vậy chưa chắc PCH sẽ sang đúng lịch có thể kịch bản như của bà Markel khi đến Nga sẽ lặp lại. - Lúc này kinh tế khựa đang đau bụng khi mà chỉ số chứng khoán lao dốc. khựa phải dốc vét cả quỹ lương hưu để cứu dòng vốn đầu tư và bất ổn trong 2 vụ nổ có dính dáng đến chính trị của phe lợi ích nhóm đang làm khựa đau đầu. Câu hỏi đặt ra là nếu đau bụng tức ngực như thế liệu khựa có còn khuấy động chiếu bạc nữa không??? có rất nhiều người nói rằng khi đau bụng đi tả thì khựa sẽ giảm căng thẳng bên ngoài nhưng với thiển ý của tôi càng đau bụng khựa càng khát nước trên chiếu bạc cũng giônngs như Tào Tháo và Lưu Bang khi xưa trúng tiễn chỗ hiểm nhưng vẫn cố úy lạo quân sỹ. Vậy tình hình chiếu bạc tới đây còn nhiều diễn biến phức tạp chúng ta hãy chờ xem. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ. ======================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Cho việc dự đoán về cuộc gặp giữa ngài Tập và ngài Obama ======================== “Thực tế không dễ chịu” của Mỹ - Trung Thứ hai, 31/08/2015 - 06:00 “Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”Cuộc đấu sức mạnh quân sự Mỹ-Trung3 kịch bản có thể dẫn đến cuộc đối đầu Mỹ-Trung trên Biển Đông Trong tháng 8 này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức kỷ lục trong vòng hơn 20 năm qua, gây cú sốc lớn cho thị trường tài chính trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tổn thất 5.000 tỉ USD trong 2 tháng qua và chính phủ nước này rất có thể đã phải tiêu tốn 144 tỉ USD để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Theo báo The Wall Street Journal, những gì xảy ra với nền kinh tế đất nước thời gian qua không chỉ gây tổn thương cho giới lãnh đạo Trung Quốc mà còn nhắc nhở họ rằng nước này đang tồn tại trong một bối cảnh rộng lớn hơn, không thể không cần đến các nước láng giềng, cần Mỹ. Riêng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đối mặt thêm sức ép trong bối cảnh ông đang nỗ lực đạt được mục tiêu kép là cải cách thị trường tự do và trấn áp nạn tham nhũng. “Kinh tế chính là gót chân Achilles của ông Tập Cận Bình. Nếu như ông mắc sai lầm lớn trong lĩnh vực này, nguy cơ sẽ nhanh chóng xuất hiện” - chuyên gia Christopher Johnson thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, nhận định với báo The New York Times. Trước mắt, thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới đây. Thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 9 tới đây. Câu hỏi được đặt ra là Mỹ ứng phó ra sao với một Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu. Theo báo The Washington Post, điều nghịch lý ở đây là một Bắc Kinh “bị thương tích” luôn khó xử trí hơn khi khỏe mạnh. “Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế. Ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ lập trường cứng rắn hơn để tránh bị cho là yếu đuối hoặc dễ tổn thương” - ông Kurt Campbell, người từng giúp hoạch định chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhấn mạnh. Chứng kiến kinh tế thế giới đang biến động, ông Obama nhiều khả năng chỉ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế khi gặp mặt chủ tịch Trung Quốc. Chủ đề bao trùm có lẽ là sự hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này vì sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu. “Bất ổn trên các thị trường tài chính là lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới. Đây là thực tế không mấy dễ chịu đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước đều muốn làm chủ số phận và định hình thế kỷ XXI theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh trong tháng 9 tới sẽ là minh chứng cho thấy ngay cả 2 cường quốc thế giới này cũng phải đối mặt với những giới hạn quyền lực” - báo The Washington Post nhận định. Trước thềm cuộc gặp nói trên, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nhận định những tác động của chính sách phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tiến trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vấn đề tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 9 năm. Vì thế, theo ông Fischer, FED sẽ không đưa ra quyết định về vấn đề tăng lãi suất trước cuộc họp dự kiến diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-9 tới. Theo Lục San Người Lao động Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2015 Công nghiệp quốc phòng Nhật - người khổng lồ thức dậy Tháng 4/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết định hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, đánh dấu sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng được ví như "người khổng lồ đang tỉnh giấc". Thủ tướng Shinzo Abe trong buồng lái chiến đấu cơ T-4 tại căn cứ không quân Higashimatsushima. Ảnh: Reuters Trong Thế chiến II, Nhật Bản từng có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, nhưng buộc phải ngừng phát triển suốt gần 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Hiện Nhật quyết tâm tăng cường phát triển công nghiệp quốc phòng, nhằm hiện thực hóa chủ nghĩa hòa bình tích cực và tranh thủ lợi thế địa chính trị, bất chấp những trở ngại sau hàng chục năm vắng bóng trên thị trường thế giới. "Trong 70 năm qua, Nhật Bản là một người khổng lồ công nghiệp quân sự đang ngủ say, nhưng nay đang tỉnh dậy", bình luận viên Leo Lewis của Financial Times nhận định. "Nhật Bản có nền kỹ thuật quân sự rất phát triển, vấn đề đối với kế hoạch của ông Abe là chỉ sản xuất ra các trang bị chất lượng cao liệu có đủ không". Thành công của ngành công nghiệp quốc phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình được cho là khó đảm bảo. Tuy nhiên, việc Thủ tướng Abe hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí là một phần trong lập trường chủ nghĩa hòa bình tích cực của chính khách này. Giới quan sát nhận định rằng, Tokyo không chỉ coi xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng như một ngành kinh tế, mà còn coi đây là một yếu tố trong chiến lược ngoại giao đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực. Chính bởi vậy, nước này đang có những biện pháp để khắc phục những hạn chế đang tồn tại. "Hợp tác trên lĩnh vực trang thiết bị hoặc kỹ thuật với các nước hữu nghị, có lợi cho việc tăng cường hợp tác an ninh và phòng vệ song phương, trong khi các dự án nghiên cứu phát triển chung có thể tăng cường nền tảng kỹ thuật của ngành công nghiệp quân sự nước ta", ông Akira Sato, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết. Theo số liệu của IHS Jane’s, Nhật Bản hiện có 3.000 doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất trang thiết bị và linh kiện quân sự. Chính sách mới của chính phủ nước này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên hướng đến thị trường quốc tế, chứ không còn hạn chế trong thị trường quốc nội, mà khách hàng duy nhất là Đội Phòng vệ Nhật Bản với dự toán mua sắm trang thiết bị quốc phòng mỗi năm chỉ có 7 tỷ USD. Ba tầng trở ngại Giới chuyên gia nhận định rằng, mặc dù lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã được dỡ bỏ, ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản vẫn còn tồn tại những hạn chế mang tính kết cấu, đặc biệt là việc thiếu nguồn thông tin tình báo, kinh nghiệm giao dịch do có thời gian dài vắng bóng trên thị trường vũ khí quốc tế. Chuyên gia cao cấp Tate Nurkin của tuần báo quốc phòng HIS chỉ ra rằng, giới quan chức và thương gia Nhật Bản đã đứng ngoài chuỗi mua sắm vũ khí thế giới nhiều chục năm. Tokyo đã điều động hàng trăm quan chức và sỹ quan quân đội thành lập cơ quan chuyên phụ trách mua sắm và tiêu thụ trang thiết bị mới, nhưng bộ Quốc phòng nước này vẫn chưa xác định cơ chế vận hành của cơ quan trên. "Quy tắc đã thay đổi rồi, trong khi chúng tôi không biết mình có thể làm gì, không thể làm gì", ông Hirohiko Sakurai, tổng giám đốc tiêu thụ của Công ty Liên hợp Hải dương Nhật Bản (JMU), cho biết. JMU là doanh nghiệp chế tạo ra hàng không mẫu hạm trực thăng lớp Izumo, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản từ sau Thế chiến II. Các nhà môi giới trang thiết bị quân sự Mỹ cho biết, Nhật Bản rất bất ngờ khi phát hiện ra đối thủ cạnh tranh của họ là Malaysia, Singapore, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp quốc phòng của các nước trên đều có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong khi giá cả lại ở mức vừa phải. "Với một quốc gia đến từ thế giới thứ ba, chỉ cần vừa đủ tốt là được", một nhà môi giới lâu năm cho biết. "Những khách hàng như vậy, giá rẻ quan trọng hơn chất lượng, trong khi hàng Nhật Bản lại không rẻ chút nào". Quy trình xuất khẩu sản phẩm quân sự của Nhật Bản đã được khởi động, nhưng bước đi được cho là vẫn rất thận trọng, bởi Tokyo hy vọng trở thành nguồn cung các vật liệu then chốt và linh kiện có hàm lượng kỹ thuật cao, chứ không phải xuất khẩu chiến hạm, chiến đấu cơ hay cả hệ thống vũ khí. Tháng 5, Nhật Bản tổ chức triển lãm khí tài quân sự đầu tiên kể từ sau Thế chiến II. Tháng 9, dự kiến có 8 doanh nghiệp nước này sẽ tham dự triển lãm quốc phòng quốc tế tại London, Anh. Hai mẫu sản phẩm của Nhật Bản được kỳ vọng tại triển làm sắp tới là hai mẫu máy bay tuần tra US-2 và P-1. Tuy nhiên, thị trường trang thiết bị quốc phòng thế giới hiện phức tạp và ở trong tình trạng thừa cung. Chuyên gia tư vấn quốc phòng Jack Midgley của hãng Deloitte Tohmatsu cho biết, Nam Mỹ và châu Phi là hai khu vực tăng trưởng chủ yếu trên thị trường vũ khí toàn cầu, trong khi các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc và Ấn Độ hoạt động rất tích cực tại đây. Chính vì vậy, ngay cả khi Nhật Bản chỉ muốn xuất khẩu linh kiện và vật liệu, cũng vẫn sẽ vấp phải trở ngại. "Khi nói đến việc xuất khẩu linh kiện, có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản trở thành nhà thầu phụ cho các công ty phương Tây như Lockheed Martin", ông Midgley cho biết. "Muốn vậy, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản cần có một hệ thống báo cáo tài chính, phương hướng hạch toán dự án, trong khi họ lại đang thiếu những hệ thống này". Bước đi chiến lược Động cơ chính trị và kinh tế trong quyết định mở cửa ngành công nghiệp quốc phòng của chính quyền Thủ tướng Abe là quan trọng như nhau. Mặc dù quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh và Seoul căng thẳng trong những năm gần đây, song chiến lược ngoại giao mở rộng ra châu Á và thế giới của ông Abe đạt được những thành quả nhất định. Chính trị gia này hiểu rõ việc Nhật Bản xuất khẩu các hệ thống phòng thủ quy mô lớn sẽ tranh thủ được lợi thế địa chiến lược với các nước láng giềng của Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. Giới ngoại giao nước ngoài tại Nhật Bản cho hay, thái độ của chính phủ Abe thay đổi rõ rệt sau khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được hủy bỏ. "Có thể thông qua hình thức mua sắm vũ khí để thay thế cho việc kết thành đồng minh", một quan chức ngoại giao giấu tên cho biết. "Tokyo dường như quan tâm đến việc liên kết tình hữu nghị hơn là tăng cường ngành công nghiệp quân sự". Khi được hỏi về việc liệu Nhật Bản có xuất khẩu trang thiết bị quân sự ngay cả khi không có lãi hay không, Thứ trưởng Quốc phòng Akira Sato cho biết trên từng trường hợp thì khả năng này có thể xảy ra. "Chúng tôi phải tính đến việc có thể cống hiện được bao nhiêu cho hòa bình thế giới, bởi vậy đây không chỉ là vấn đề giá cả", ông này nói. Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 vừa qua, Nhật Bản ngỏ ý muốn tặng cho Philippines 3 máy bay tuần tra để quốc gia này tăng cường năng lực giám sát hải phận của mình. Australia cũng tỏ ý muốn mua tàu ngầm Soryu do tập đoàn Mitsubishi chế tạo với giá trị lên đến 20 tỷ USD. Nếu thành công, đây sẽ là hợp đồng mua bán khí tài lớn nhất của Nhật Bản sau khi lệnh cấm được hủy bỏ. "Đối với các công ty Nhật Bản, tiền lệ thông thường có ý nghĩa rất then chốt, đặc biệt là trên vấn đề này", nhà môi giới vũ khí Lance Gatling cho biết. "Thương vụ sẽ thúc đẩy việc phát triển về phía trước rất nhiều". Đức Long Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2015 Công nghiệp quốc phòng Nhật - người khổng lồ thức dậy Tháng 4/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết định hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, đánh dấu sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng được ví như "người khổng lồ đang tỉnh giấc". Thủ tướng Shinzo Abe trong buồng lái chiến đấu cơ T-4 tại căn cứ không quân Higashimatsushima. Ảnh: Reuters Đức Long Cái này lão Gàn thông báo lâu lém rùi. Từ sau trận động đất kinh hoàng 3/ 2011 lận. Rằng thì là nước Nhật sẽ nhanh chóng phục hồi sau ba năm và nhanh chóng trở lại vị trí siêu cường trên thế giới. Bi wờ thấy nghiệm chưa?! Lão Gàn có một lời nhắc nhở với nước Nhật rằng: Dù thế nào cũng nên đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ. Doanh nghiệp Trung Quốc 'lĩnh đòn' vì sức khỏe kinh tế (Tin tức 24h) - Các doanh nghiệp Trung Quốc đang gặp khó khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm sút. Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Không thể trông chờ Mỹ Thủ tướng Trung Quốc bất ngờ tuyên bố tăng trưởng hợp lý Vào thời điểm này, mức lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc bị xói mòn do tình trạng giá giảm kéo dài liên tục trong bốn năm tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong bối cảnh các thị trường chứng khoán biến động mạnh và sức khỏe nền kinh tế không thật sự ổn định, lĩnh vực sản xuất cũng đã trở nên đình trệ với các doanh nghiệp nhỏ bước vào cuộc chiến về giá để giữ lấy thị phần, đồng thời trì hoãn các hoạt động mở rộng kinh doanh, khiến giá bán buôn liên tục lao dốc. Hồi tháng 7/2015 vừa qua, giá sản xuất tại Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009. Giá bán buôn giảm cũng khiến chi phí đi vay của các doanh nghiệp tăng cao, khiến lợi nhuận bị thu hẹp do chi phí đầu vào tăng và hoạt động xuất khẩu sụt giảm, buộc họ phải tạm ngừng các kế hoạch đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó ngay trên sân nhà vì sức khỏe của nền kinh tế nước này Bên cạnh đó, có vẻ như những động thái nhằm cứu vãn thị trường gần đây của Bắc Kinh như việc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) điều chỉnh giảm lãi suất, động thái bất ngờ giảm giá đồng nhân dân tệ hay tăng cường các chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn chưa phát huy hiệu quả đối với những doanh nghiệp tư nhân mà lâu nay không được tiếp cận các thị trường tài chính truyền thống. Trong bối cảnh trên, để trấn an, tại một hội nghị đặc biệt của Quốc vụ viện Trung Quốc nhằm thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, lĩnh vực tài chính và những liên quan tới kinh tế nước này, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng “kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng trong biên độ hợp lý và nước này tiếp tục dẫn đầu thế giới về nhịp độ tăng trưởng.” Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trường khiến tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã phải thừa nhận "nền kinh tế Trung Quốc thật sự có nhiều điểm yếu". Xã luận khẳng định: “Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình kinh tế nghiêm trọng. Mô hình phát triển của Trung Quốc cần sự điều chỉnh... Môi trường chiến lược của Trung Quốc không thật sự thuận lợi. Trung Quốc cần tránh những sai lầm quá khứ và quyết tâm cải tổ”. Chính quyền Trung Quốc công bố mức tăng trưởng 7% và tỉ lệ thất nghiệp 4%, nhưng tất cả chuyên gia kinh tế quốc tế đều cho rằng đây chỉ là những con số ảo. An Nhiên (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2015 Khó khăn bủa vây ông Tập Cận Bình Chủ nhật, 30/08/2015 - 23:00 Năm 2015 chứng kiến chính quyền của ông Tập Cận Bình liên tiếp phải đối diện với hàng loạt “thảm họa” và vấp phải không ít chỉ trích từ người dân Trung Quốc. >> Vợ đầu của ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng >> Vấn đề kinh tế quyết định "số phận" của ông Tập Cận Bình? Kể từ tháng 6-2015, Trung Quốc (TQ) liên tiếp xảy ra hàng loạt sự kiện thu hút sự chú ý của cả thế giới. Trong đó phải nhắc đến các thảm họa trong ngành công nghiệp hóa chất và sự đổ vỡ của các sàn chứng khoán. Nhìn nhận một cách khách quan và có hệ thống, các vụ “bê bối” vừa qua không phải là hệ lụy mang tính tức thời, mà là hậu quả của cả một quá trình phát triển thiếu cân bằng và không bền vững của TQ suốt những thập niên gần đây. Những sự kiện từ đầu năm 2015 đến nay khiến nhiều người đặt ra giả thuyết những nỗ lực cải cách của ông Tập Cận Bình đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì “bóng đen” lịch sử của nước này. Từ đổ máu Thượng Hải đến “chấn động” Thiên Tân Bắc Kinh đón giao thừa 2015 trong không khí căng thẳng và đau thương của máu và nước mắt vì vụ giẫm đạp kinh hoàng tại bến Thượng Hải ngay trước khi tiếng chuông giao thừa vang lên đêm 31-12-2014. Thảm họa này khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và trên dưới 50 người phải nhập viện điều trị. Các điều tra do đích thân ông Tập Cận Bình “lệnh” cho thấy sự kém cỏi, chủ quan về mặt quản lý và xử lý tình huống của các nhà chức trách. “Mệt mỏi” hơn cho uy tín của ông Tập chính là việc một số quan chức ở Thượng Hải bị cáo buộc tham dự một bữa tiệc xa hoa bên bờ sông, ngay trước vụ giẫm đạp, trong khi số tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân càng khiến dư luận bức xúc và chỉ trích chính quyền gay gắt. Và dù chính quyền Tập buộc phải cách chức bốn quan chức và kỷ luật bảy người khác để “hạ hỏa” lòng dân thì hình ảnh của Tập Cận Bình với những cam kết đảm bảo an ninh cho người dân chắc chắn cũng bị “mờ đi”. Hết “đổ máu bến Thượng Hải”, Bắc Kinh lại thêm một phen kinh hoàng với hai vụ nổ nhà máy hóa chất liên tiếp. Vụ nổ kinh hoàng nhà máy hóa chất tại Thiên Tân vào ngày 12-8 và sau đó là tại một nhà máy hóa chất khác tại Sơn Đông đã đặt ra vô số vấn đề về an toàn công nghiệp và khả năng ứng phó thảm họa của TQ. Theo trang Wall Street Journal, vụ nổ kinh hoàng tại Thiên Tân đã phần nào làm cản đường những toan tính vĩ mô của ông Tập. Đã có các kế hoạch kêu gọi sát nhập Thiên Tân và một phần của tỉnh Hà Bắc vào Bắc Kinh, tạo nên một “siêu đô thị” với dân số lên đến 130 triệu người, đông hơn cả dân số Nhật Bản. Đây là một trong những dự án mang đậm dấu ấn và tham vọng của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, vụ nổ làm chết 139 người và hơn 700 người bị thương tại Thiên Tân đã khiến nhiều người chỉ biết lắc đầu trước những tham vọng lãng mạn của ông Tập. Các khu dân cư được bố trí quá gần những khu vực chứa hóa chất độc hại vốn rất kém an toàn. Các đơn vị kinh doanh tàng trữ hóa chất nguy hiểm nhiều năm trời mà không cần giấy phép. Nguồn nước và vùng đất trong khu vực này chắc chắn sẽ bị đặt vào tình trạng ô nhiễm trong nhiều năm trời. Theo hãng tin South China Morning Post, chính quyền TP Thiên Tân cố gắng bưng bít thông tin và giảm nhẹ số lượng người thiệt mạng bởi vụ nổ bất chấp cơ quan quản lý tuyên truyền phải tổ chức một buổi họp riêng và kêu gọi nhiều cơ quan truyền thông chủ động điều tra thông tin về Công ty Ruihai International Logistics, công ty sở hữu nhà kho phát nổ tại Thiên Tân. Nguồn tin của South China Morning Post cho rằng chính nội bộ giới lãnh đạo TQ đã không hài lòng với chính quyền Thiên Tân nên đã “bật đèn xanh” cho truyền thông vào cuộc. Những sự kiện từ đầu năm 2015 đến nay khiến nhiều người đặt ra giả thuyết những nỗ lực cải cách của ông Tập Cận Bình đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì “bóng đen” lịch sử của nước này. (Ảnh: QIANLONG) Những “liều thuốc độc” của nền kinh tế Các thảm họa trong quản lý an ninh con người chưa phải là nổi bật nhất so với sự điêu đứng của thị trường bất động sản, chứng khoán của TQ. Nếu như những thập niên trước đây, Bắc Kinh chú trọng vào đầu tư và xuất khẩu để giúp GDP nước này giữ ở mức hai con số trong nhiều năm liền thì bây giờ Bắc Kinh đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ trong bối cảnh xuất khẩu và đầu tư đã chững lại đáng kể, thậm chí là giảm vì nguồn lao động giá rẻ của TQ bão hòa. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, một trong các giải pháp tốt nhất cho Bắc Kinh chính là kích cầu tiêu dùng để mục tiêu cân bằng GDP được đảm bảo. Tuy nhiên, thay vì nhắm đến người dân bằng các giải pháp tăng cường lòng tin của dân vào thị trường, Bắc Kinh lại tỏ ra quá “hào phóng” với các doanh nghiệp (DN) nhà nước. Các gói tiền được bơm vào các DN do nhà nước quản lý, vốn tồn tại nhiều khúc mắc và yếu kém, kết quả là DN làm ăn thua lỗ. Để gỡ lại, TQ tung ra các gói ưu đãi kích thích người dân vay nợ để đổ vào đầu tư thị trường chứng khoán, bất động sản với hy vọng cứu DN. Báo chí quốc tế kể không ít câu chuyện về việc người dân TQ kéo nhau mua đất, mua nhà, mua cổ phiếu để “lượm nhặt tiền chính phủ” chứ không phải tin năng lực DN hay quy luật thị trường. Họ đổ tiền vào buổi sáng và chờ đợi các tuyên bố buổi chiều về giảm lãi suất, tăng hỗ trợ, mua cổ phiếu với giá tăng tối thiểu 10% từ các đơn vị nhận tiền của chính phủ. Liều thuốc kích thích của Bắc Kinh đã trở thành “thuốc độc”, hệ lụy là bong bóng bất động sản và bong bóng chứng khoán lần lượt căng phồng và nổ tung, đỉnh điểm là từ năm 2014 cho đến nay. Ngay cả nỗ lực giảm lãi suất chóng mặt hay các quyết định bơm tiền vào thị trường nhằm tăng tính thanh khoản khi chứng khoán “hấp hối” cũng không làm niềm tin của nhà đầu tư trở nên tốt hơn sau hàng loạt “ngày đen tối”. Nỗ lực phá giá đồng nhân dân tệ đến mức “không thể tin được” vừa qua nhằm vực dậy xuất khẩu, củng cố niềm tin nhà đầu tư cũng không làm cho nền kinh tế sáng sủa hơn trong ngắn, dài hạn. Thậm chí các động thái mới nhất liên quan đến việc điều tra và kết tội một số người mà Bắc Kinh gọi là gian lận khiến thị trường chứng khoán thiệt hại, cũng như các tuyên bố về mối đe dọa từ bên ngoài quốc gia của một số quan chức Bắc Kinh càng khiến nhiều người thất vọng về việc quản lý của chính quyền Tập Cận Bình theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”, tìm cách đá trái banh “trách nhiệm” sang người khác trước. Phía trước là giông bão? Theo kênh truyền hình nhà nước TQ CCTV hôm 19-8, “các khó khăn, mức độ chống đối, sự cứng đầu, hung hăng, phức tạp và cả kỳ quái của những ai không thích ứng được hay thậm chí chống đối công cuộc cải cách (của chính quyền của ông Tập Cận Bình) đã vượt xa tưởng tượng”. The Economist cũng bình luận những khó khăn và bất đồng mà chính quyền ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt chắc chắn là có thật. Ông Tập khó lòng thoát khỏi búa rìu chỉ trích. Khác với phần đông nhà lãnh đạo tiền bối, ông Tập can dự rất nhiều vào các quyết định kinh tế TQ. Cuộc khủng hoảng chứng khoán lần này, cùng liên tiếp các vấn đề khác như Thiên Tân và phá giá đồng nhân dân tệ đã cùng lúc làm giảm uy tín của ông Tập. Theo tờ The Economist, chiến dịch chống tham nhũng đang làm gia tăng mâu thuẫn giữa ông Tập và nhiều cựu lãnh đạo TQ. Tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 10-8 đã đăng bài “nhắc khéo” về hình mẫu hành xử dành cho những cựu lãnh đạo nên ngừng can dự vào chính sự khi đã về hưu. Mặc dù không được nhắc tên trực tiếp trong bài báo, ông Giang Trạch Dân có vẻ như chính là mục tiêu chính của bài viết. Vài năm qua, chiến dịch chống tham nhũng đã liên tiếp hạ bệ nhiều đồng minh thân cận nhất của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Cuộc “bủa vây” cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và đợt điều tra ông Chu Bản Thuận, lãnh đạo cấp tỉnh đầu tiên bị điều tra khi còn đang tại nhiệm, cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang bắt đầu bước vào giai đoạn cam go nhất, với quy mô lớn hơn bất kỳ lãnh đạo tiền nhiệm nào tại TQ từng phát động. Thách thức ngoại giao Hồi tháng 7-2015, Dương Khiết Miễn - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải có bài viết khoảng 17 trang với hơi hướng ca ngợi “Ngoại giao mới của TQ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình”. Tuy nhiên, bức tranh của ông Miễn vẽ Tập Cận Bình không đồng điệu với những diễn biến thực tại. Các sáng kiến kinh tế của TQ tại khu vực và thế giới luôn khiến nhiều quốc gia nghi ngờ về tính minh bạch, bền vững, đặc biệt là các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia ASEAN, thậm chí là châu Phi hay Mỹ Latinh xa xôi. Các yêu sách tại biển Đông, Hoa Đông của ông Tập - thứ mà Bắc Kinh xem là trọng trách lịch sử khiến các quốc gia khác có xu hướng xích lại gần nhau và gần Mỹ hơn nhằm đối phó với tham vọng Bắc Kinh. Theo Đại Thắng - Trung Nhân Pháp luật TPHCM ========================= Hồi tháng 7-2015, Dương Khiết Miễn - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải có bài viết khoảng 17 trang với hơi hướng ca ngợi “Ngoại giao mới của TQ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình”. Tuy nhiên, bức tranh của ông Miễn vẽ Tập Cận Bình không đồng điệu với những diễn biến thực tại. Nếu lão Gàn mà ở Tung Coóc và ở địa vị Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải thì có lẽ cũng viết bài ca ngợi ngài Tập thôi. Ấy là tại đời nó thế! "Hèn đại nhân " mà! Mần "zdua" thì thiếu điếu gì thằng nịnh. Nhưng lão Gàn ở Việt Nam, bởi vậy phán vung xích chó. Lão thử bói cho ông Tập một wẻ theo "bói dân gian" Việt (Lão chưa cần dùng đến các phương pháp dự báo siêu đẳng khác của nền văn hiến Việt), xem như thế nào?! Ngài Tập sinh năm Đinh Dậu, vậy là lăm lay lăm mươi chín tuổi. Bói theo "con voi" của nền văn hiến Việt thì ngài rơi vào vận thằng nài. Chậc! Chậc! Quý nhân! Quý nhân! Còn bói theo hạn thì ngài gặp hạn Hổ Hàm Kiếm! Chậc! Chậc! Oai ra phết. Nhưng lên wẻ Lạc Việt thì Kinh Tiểu Cát - giờ Mão ngày 19/ 7 Ất Mùi Việt lịch. Eo ơi! Toàn chuyện nhớn làm thất bại niềm vui. Ầy da! Rắc rối ở chỗ này. Cứ theo Lý mà suy thì chuyện lớn (Kinh) làm hại niềm vui (Tiểu Cát), nên ngài phải cần đến quý nhân. Quý nhân của ngài lúc này là ông Gấu Nga? Thảo nào! Cuộc tập trân Nga Trung cực kỳ hoành tráng. Phen này thì Mỹ Nhật sợ chết khiếp. Nhưng khổ thay! Tập trận chơi cho zdui zdậy thui. Còn nếu bụp nhau thật (Kinh) thì cái tập trận này chẳng có ý nghĩa gì cả - Kinh Kim khắc Tiểu Cát Mộc. Bởi vậy, hổng ra vấn đề. Nhưng như lão Túy Sỉn phát biểu: với thiển ý của tôi càng đau bụng khựa càng khát nước trên chiếu bạc cũng giống như Tào Tháo và Lưu Bang khi xưa trúng tiễn chỗ hiểm nhưng vẫn cố úy lạo quân sỹ. Cái lão Túy Sỉn này, tuy say sỉn xuốt ngày, nhưng lâu lâu phát biểu đúng ra phết - nói theo kiểu Tào Tháo - "người nói chính hợp ý ta". Hì! Hạn "Hổ Hàm Kiếm" thì tất nhiên sẽ giương vây, phình ngạnh phải biết. Cho nên, lão cũng nghĩ như lão Túy Sỉn: Ngài Tập sẽ còn quậy tưng, như là một giải pháp (Quý nhân) cứu vãn tình thế. Nhưng tiếc thay cho ngài: Ngài càng làm dữ (Kinh) thì càng đẩy sự nghiệp của ngài đến chỗ khủng khoảng, suy thoái (Kinh Kim khắc Tiểu cát Mộc). Đã vậy, nhìn tướng các đại thần thân cận của ngài, chẳng ai có cách quý nhân. Sang năm, vận của ngài Tập rơi vào chiếc bành voi, nhưng với quẻ Kinh Tiểu Cát thì chính những quyết sách kinh tế làm tan nát tham vọng của ngài. Đã vậy hạn của ngài lại vào hạn "Mã bị đao", nên ngài sẽ gặp rất nhiều khó khăn lớn. "Quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái. Nhưng không thay đổi ý chí của mình". Nên mặc dù một mình một ngựa, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, gian nan cũng lắm, khó khăn cũng nhiều. Lão chẳng bao giờ thoái lui cả. "Quân tử tùy thời biến Dịch". Nên lão thành thật khuyên ngài trao trả các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt - và riêng lão là hai địa danh ở biên giới Việt Trung với sự long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Như vậy, lão nghĩ ngài và cả đất nước Trung Hoa sẽ tránh được rất nhiều phiền phức và có một tương lai tốt đẹp hơn trong cuộc hội nhập toàn cầu. PS: Nói thêm là đất nước ngài Tập đang ở thế bí: Tiến lên thì đụng Hoa Kỳ và Đồng minh, lùi lại thì ruồi và hổ với cả rồng đen sẽ quậy ngài Tập. Nhưng long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và trả lại các vùng biển đảo của Việt Nam thì là lối thoát của Trung Quốc. Nếu thật tình muốn trả trong danh dự thì gặp lão Gàn với 10 thùng Mao Đài thứ xịn. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2015 Trung Quốc sốc trước sự cứng rắn của Nhật Thứ ba, 01/09/2015, 09:51 (GMT+7) (Quốc tế) - Trung Quốc có lẽ sẽ không tránh khỏi cảm giác sốc và choáng váng khi nước láng giềng Nhật Bản tỏ rõ quyết tâm sắt đá trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của mình, nhằm chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc đối đầu. Ảnh minh hoạ Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn mua một tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân hàng đầu và thêm nhiều chiến đấu cơ F-35, khi nước này có trong tay nguồn ngân sách quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (31/8) đã thông qua bản đề nghị ngân sách cho năm tài chính tới, bắt đầu từ tháng Tư năm sau. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn được chính phủ cấp cho khoản ngân sách trị giá lên tới 5,1 nghìn tỉ yên (tương đương 42 tỉ USD), tăng 2,2% so với năm nay. Đây sẽ là lần tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm liên tiếp thứ tư của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 12 năm 2012. Những vụ tăng như thế này đã chấm dứt 10 năm cắt giảm ngân sách quốc phòng kéo dài của Nhật Bản. Ngày hôm qua là hạn cuối cùng để tất cả các bộ trong chính phủ Nhật Bản gửi yêu cầu ngân sách lên Bộ Tài chính. Tổng yêu cầu chi ngân sách của các bộ cho năm tài chính 2016 vượt qua con số 102 nghìn tỉ yên (840 tỉ USD). Đây là con số cao kỷ lục, hãng tin NHK cho biết. Ngân sách quốc phòng là khoản ngân sách cao thứ ba sau ngân sách dành cho y tế-phúc lợi xã hội và giao thông. Chính phủ của Thủ tướng Abe cho hay, Nhật Bản cần phải củng cố sức mạnh quân sự trong bối cảnh nước láng giềng Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải cũng như trước mối đe doạ ngày càng tăng từ những cuộc tấn công khủng bố. Quốc hội Nhật Bản được cho là sẽ thông qua một loạt dự luật gây tranh cãi nhằm mở rộng vai trò quân sự của nước này vào cuối tháng 9. Khoản tăng chi tiêu ngân sách phần lớn sẽ được dành cho việc mua sắm các thiết bị vũ khí mới, trong đó có 17 trực thăng do thám, 6 chiếc chiến đấu cơ F-35 và 3 máy bay không người lái tối tân Global Hawk. Việc đóng một tàu ngầm lớp Soryu cũng đã được lên kế hoạch nhằm để giúp bảo vệ đảo và tăng cường hoạt động do thám, giám sát. (Theo Vnmedia) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2015 NHÀN ĐÀM Câu hỏi đặt ra là nếu đau bụng tức ngực như thế liệu khựa có còn khuấy động chiếu bạc nữa không??? có rất nhiều người nói rằng khi đau bụng đi tả thì khựa sẽ giảm căng thẳng bên ngoài nhưng với thiển ý của tôi càng đau bụng khựa càng khát nước trên chiếu bạc cũng giônngs như Tào Tháo và Lưu Bang khi xưa trúng tiễn chỗ hiểm nhưng vẫn cố úy lạo quân sỹ. Vậy tình hình chiếu bạc tới đây còn nhiều diễn biến phức tạp chúng ta hãy chờ xem. Đài Loan "tố" Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông Thứ ba, 01/09/2015 - 09:44 Dân trí Việc Trung Quốc cấp tập xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đã hoàn toàn làm thay đổi cấu trúc chiến lược trong khu vực, và Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc quân sự hóa và tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo một đánh giá của cơ quan quốc phòng Đài Loan. Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang bồi đắp phi pháp (Ảnh: AP) Theo hãng tin CNA, trong báo cáo gửi cơ quan lập pháp Đài Loan về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cơ quan quốc phòng hòn đảo này cho biết rằng vào tháng 6/2013 Trung Quốc bắt đầu đổ cát lên bãi Gạc Ma, một trong hơn 50 bãi cạn ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục công việc cải tạo đất trên 6 bãi cạn khác và đang tiến hành xây dựng một cảng biển, các đường băng sân bay và các cơ sở hạ tầng khác. Báo cáo cho hay, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình quân sự hóa các đảo nhân tạo, biến chúng thành các tiền đồn ở Biển Đông. Ngoài việc tuyên bố chủ quyền và thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trong khu vực, cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết thêm. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, kể cả các vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng. Bắc Kinh mới đây tuyên bố đã ngừng cải tạo đất ở Biển Đông. Trung Quốc được cho là đã chuyển sang tập trung vào giai đoạn xây dựng các cơ sở trên các đảo đã bồi đắp. An Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2015 Ơ ơ ơ thôi xong, sao ngài Tập chuẩn bị đi thăm mà bạn Huê Kỳ lại xem xét thế này nhể? Mỹ xem xét trừng phạt kinh tế Trung Quốc (Tienphong.vn) Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có nhằm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc được hưởng lợi từ các cuộc tấn công mạng đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 31/8 đưa tin. Giới chức Mỹ cho biết, thông tin bị đánh cắp gồm đủ loại, từ phác thảo kế hoạch năng lượng hạt nhân tới mã nguồn tìm kiếm… Mỹ sẽ ban hành các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vì hành vi tấn công mạng Báo Mỹ Washington Post ngày 30/8 dẫn lời nhiều quan chức Mỹ nói rằng, lệnh trừng phạt có thể sớm được công bố. Giới chức Mỹ nói Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4,2 triệu viên chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc trên. Một quan chức Mỹ nói rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ “gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng chính quyền Mỹ bắt đầu giáng trả hoạt động gián điệp kinh tế, gửi tín hiệu tới khu vực tư nhân rằng chúng tôi ủng hộ họ”. Tháng trước, FBI thông báo, các vụ gián điệp kinh tế tăng 53% trong năm 2014 và Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các vụ. Chính quyền Obama đã buộc tội 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội đột nhập hệ thống máy tính của một công ty thép lớn và một số hãng khác của Mỹ. Trước thông tin Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc, một số chuyên gia cho rằng, nên thận trọng vì có thể gây mâu thuẫn không cần thiết, dẫn tới nhiều nguy cơ. Cố vấn chính về châu Á cho ông Obama giai đoạn 2009-2011, ông Jeffrey Bader, cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, Rob Knake, một cựu quan chức Nhà Trắng, nhận định trừng phạt là một động thái mạnh buộc Trung Quốc phải xem xét lại chính sách của mình. Cơ quan An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Mỹ hăng hái thúc đẩy vấn đề này. Theo giới chức Mỹ, cách tốt nhất là sử dụng nhiều công cụ khác nhau như truy tố, áp đặt các lệnh trừng phạt… Chính quyền Mỹ dự kiến nêu vấn đề tấn công mạng trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu tiên tới Mỹ. Ngoài an ninh mạng là một trong các vấn đề nổi cộm và gai góc trong quan hệ Mỹ-Trung, hai nước còn đối mặt nhiều vấn đề khác, như căng thẳng liên quan tranh chấp trên biển Đông, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ để cứu thị trường chứng khoán… Thục Ninh (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2015 Tổng thống Argentina cảnh báo về một cuộc chiến tiền tệ (TTXVN/Vietnam+) lúc : 27/08/15 14:17Ngày 26/8, Tổng thống Argentina Cristina Fernández cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu khiến nhiều quốc gia điêu đứng giống như trong một cuộc chiến tranh không biên giới và đang dần hiện hữu một cuộc chiến tiền tệ giữa các nước. Tổng thống Argentina Cristina Fernandez. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu tại lễ kỷ niệm 61 năm ra đời Sàn chứng khoán Buenos Aires, Tổng thống Fernández cho rằng chiến tranh thế giới thứ ba không chỉ là chiến tranh vũ trang mà còn bao gồm cả chiến tranh kinh tế khi thị trường làm bá chủ. Cuộc khủng hoảng bắt đầu năm 2008 tại thị trường chứng khoán New York, như một vệt dầu loang đã lan tới châu Âu và ảnh hưởng tới các nước đang phát triển. Bà khẳng định thế giới chưa hồi phục sau khủng hoảng năm 2008 và điều này không chỉ liên quan tới các hoạt động kinh tế mà liên quan tới các thị trường tài chính. Tổng thống Fernandez nêu thực tế là thế giới đang phải chứng kiến các bảng điện tử tại sàn chứng khoán nhuộm sắc đỏ. Việc nhiều nước trên thế giới giảm giá đồng nội tệ cho thấy nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ và vấn đề địa chính trị đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến này. Nữ Tổng thống theo đường lối cánh tả cũng nhấn mạnh việc quốc hữu hóa tập đoàn dầu khí YPF là quyết định đúng đắn của chính phủ và khẳng định sẽ đầu tư phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhân dịp này, bà Fernandez cũng thông báo đang trình Quốc hội kế hoạch thành lập một tổ chức quản lý cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân phục vụ giám sát quỹ lương hưu./. ================================ Ngày 26/8, Tổng thống Argentina Cristina Fernández cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu khiến nhiều quốc gia điêu đứng giống như trong một cuộc chiến tranh không biên giới và đang dần hiện hữu một cuộc chiến tiền tệ giữa các nước. Thưa lệnh bà Cristina Fernández :Cuộc chiến tranh kinh tế xảy ra lâu rồi. Bây giờ lệnh bà mới cảnh báo thì đã muộn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ..... ====================== Ông Tập Cận Bình đang làm gì khi kinh tế Trung Quốc bất ổn? 31/08/2015 20:59 (TNO) Trong khi kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, thị trường chứng khoán biến động và nạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài vẫn diễn ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các quan chức chính phủ khác lại kín tiếng một cách khó hiểu, theo bình luận của tờ The Wall Street Journal (Mỹ). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Trong bài xã luận đăng ngày 29.8, The Wall Street Journal cho biết trong khi người dân phương Tây thường quen với việc lãnh đạo đất nước lên truyền hình để trấn an hoặc động viên dư luận khi có phát sinh khủng hoảng, việc giới lãnh đạo Trung Quốc “im hơi lặng tiếng” trong giai đoạn hiện tại là điều khó lý giải. Tuy nhiên, những ai đinh ninh tình hình bất ổn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ khiến ông Tập mất tập trung đối với các mục tiêu lớn hơn đều là những người không nhận ra các ưu tiên của chủ tịch Trung Quốc, tờ báo Mỹ cho hay. “Sự thật là hơn bao giờ hết, chính chính trị chứ không phải kinh tế mới là ưu tiên hàng đầu của ông Tập Cận Bình”, The Wall Street Journal nhận định. “Để giữ vững quyền lực, diệt trừ tham nhũng là mục tiêu hàng đầu đối với chủ tịch Trung Quốc, thậm chí trước cả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ông Tập tin rằng chỉ có cách này mới có thể biến “Hoa Mộng” (giấc mơ Trung Hoa) thành hiện thực. Đây là lời cam kết sẽ biến Trung Quốc thành một đất nước vừa giàu có, vừa hùng mạnh do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng, vốn đang bắt đầu mờ nhạt dần”, theo tờ báo Mỹ. Chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập cho tới nay đã khiến hàng chục quan chức cấp bộ mất chức và ảnh hưởng hàng ngàn quan chức cấp thấp hơn, The Wall Street Journal thống kê. “Con hổ” lớn nhất sa lưới của Chủ tịch Trung Quốc chính là Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Và thay vì ngừng lại sau khi ông Chu bị bắt, chiến dịch bài tham nhũng vẫn tiếp tục tăng tốc, cho thấy quy mô cuộc đợt thanh trừng sẽ còn tiếp tục mở rộng, tờ báo Mỹ phân tích. Sau con "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa dừng lại - Ảnh: Reuters “Tiếp tục trấn áp quan chức tham nhũng sẽ đưa đến những kết quả tích cực về mặt kinh tế trong dài hạn. Vì hiện đang có các thành viên quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, những người hưởng lợi từ các tập đoàn độc quyền nhà nước, ra sức ngăn cản công cuộc cải tổ kinh tế của ông Tập, nhằm nâng cao vai trò của các thành phần khác trong thị trường”, The Wall Street Journal bình luận. “Nhưng trong ngắn hạn, cuộc chiến này đang khiến tình trạng suy thoái kinh tế thêm trầm trọng. Toàn bộ bộ máy hành chính đang sợ cứng người. Quan chức địa phương miễn cưỡng đưa ra các quyết sách vì sợ nếu có sơ suất, họ sẽ bị ‘soi’. Tinh thần của viên chức thuộc khối dịch vụ công đang xuống rất thấp. Những người có khả năng về mảng tổ chức hành chính đang chạy sang đầu quân cho các công ty, tổ chức tư nhân và tỉ lệ tuyển được viên chức hành chính đang giảm mạnh”, theo tờ báo Mỹ. Thế nhưng ít có khả năng điều này khiến ông Tập ngừng chiến dịch chống tham nhũng. Ông được bầu làm người đứng đầu Trung Quốc không chỉ vì thành tích quản lý kinh tế ấn tượng tại các tỉnh thành, mà còn vì với tư cách là một thành viên thuộc gia đình có truyền thống cách mạng lâu năm, ông được cho là người có đủ dũng khí để cứu đảng Cộng sản Trung Quốc khỏi “những bệnh dịch” bằng mọi giá, The Wall Street Journal cho biết. Trong ngắn hạn, cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đang khiến tình trạng suy thoái kinh tế thêm trầm trọng - Ảnh: Reuters Ảnh hưởng của vụ cháy nổ Thiên Tân The Wall Street Journal cho biết vụ cháy nổ kho hóa chất tại Thiên Tân vào ngày 12.8 khiến khoảng 150 người thiệt mạng, là có động cơ chính trị. Thiên Tân, thành phố cảng nằm cách thủ đô Bắc Kinh chưa đầy 30 phút di chuyển bằng tàu cao tốc, là mô hình cho chính sách phát triển đô thị trong tương lai của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập đang trông chờ vào sự tăng trưởng của các thành phố để tạo ra sức tiêu thụ mới cho nền kinh tế, vốn đang hứng chịu nạn quá tải về mặt công nghiệp và ngập trong nợ công. Một trong các dự án điển hình của ông Tập là đề xuất sáp nhập Thiên Tân với Bắc Kinh và nhiều vùng quanh tỉnh Hà Bắc, đông bắc Trung Quốc, để tạo ra một siêu đô thị với dân số lên đến 130 triệu người, đông hơn cả dân số của toàn Nhật Bản và chỉ ít hơn một chút so với Nga. Vụ nổ kinh hoàng giữa tháng 8 đã làm bộc lộ những mặt tồi tệ của Thiên Tân - Ảnh: Reuters Thế nhưng vụ cháy nổ đã làm bộc lộ những mặt tồi tệ tại Thiên Tân, cũng là thực trạng tại nhiều thành phố khác, chẳng hạn việc các chung cư dân sinh tọa lạc sát các khu vực lưu trữ hóa chất độc hại. Truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách đã bắt giữ 12 quan chức Thiên Tân vì tội xao nhãng nhiệm vụ. “Không có gì quan trọng đối với ông Tập bằng việc diệt trừ những thứ thối rữa kể trên, vốn đang đe dọa sự sống còn của đảng cầm quyền. Nếu điều này dẫn đến tình trạng bất ổn trong một thời gian nhất định, thì cũng phải chấp nhận. Ông Tập thậm chí có lẽ còn hoan nghênh điều này nếu nó cho phép ông có được một đảng cầm quyền đóng vai trò như cứu tinh duy nhất giải quyết các tệ nạn trong nước”, The Wall Street Journal kết luận. Hoàng Uy ====================== Ông Tập Cận Bình đang làm gì khi kinh tế Trung Quốc bất ổn? Làm gì nữa bây giờ? Ngài Tập đang tiến thoái lưỡng nan. Cái này lão cũng nói rồi. Lão đã chờ đến tận 10/ 3 Quý Tỵ (2013) để xác định quyết sách của ngài Tập với hy vọng ngài sẽ thay đổi quyết sách trước đó trong sự bành trường ở biển Đông. Tiếc thay! Ngài tiếp tục sai lầm. Lão đã tiên đoán trước tình trạng mà Bắc Kinh sẽ gặp phải ngày hôm nay, từ 2008 ("Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"). Bởi vậy, lối thoát duy nhất của ngài Tập là: Long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Trao trả toàn bộ các đảo lấn chiếm trên biển Đông cho Việt Nam. Với cá nhân lão cần thêm hai địa danh trên biên giới. Ngài sẽ tìm thấy sự thoát hiểm nếu quyết định theo chiều hướng này. Ngài có thể coi như lão Gàn chém gió, hoặc phát biểu nghiêm túc là do quyết định của ngài. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2015 Sự đáng sợ của nước Mỹ Tác giả: Đại tướng Lưu Á Châu (Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.) Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa. Ảnh: Tướng Lưu Á Châu. Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật? Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy. Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: – “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.” Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông. Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn! Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm. – Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu oc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 -là họ không mắc sai lầm; 2 -là họ ít mắc sai lầm; 3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai. Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia. Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược. Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao. Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác,không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn. Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa? Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân. Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết. Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới. nguồn internet ========================== Một cách nhìn khác vể nước Mỹ Hẳn đại tướng chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh, mà phân tích dở ẹc. Chỉ mới so sánh hiện tượng và không phân tích được bản chất của vấn đề. Gợi ý thêm để lần sau có phân tích thì sâu sắc hơn một chút nhá: Ở nước Mỹ, người ta có thể bầu một con chó lên làm thị trưởng - thậm chí còn tham vọng ứng cử ...Tổng Thống Hoa Kỳ - và chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ cả. Chó "thị trưởng" nuôi mộng chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ Thứ Tư, ngày 02/09/2015 06:21 AM (GMT+7) Lucy Lou, cô chó "thị trưởng" của thị trấn Rabbit Hash, bang Kentucky, Mỹ sẽ "nghỉ hưu" vào tháng 9 tới đây nhưng sẽ không rút lui khỏi sự nghiệp chính trị. Chủ của Lou và các nhân viên dưới quyền cho biết, Lou đang chuẩn bị cho kế hoạch tranh cử tổng thống Mỹ trong thời gian sắp tới. http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cho-34thi-truong34-nuoi-mong-chay-dua-vao-ghe-tong-thong-my-c46a731711.html Theo tờ The Kentucky Enquirer, chị Bobbi Kayser, chủ của cô chó Lucy cho biết, sau 7 năm làm "thị trưởng" của thành phố, Lucy sẽ nghỉ hưu vào ngày 5.9 tới nhưng cũng sẽ "tham gia chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng". Cô chó Lucy Lou hiện đang làm "thị trưởng" của thị trấn Rabbit Hash, bang Kentucky. Tờ RT bình luận, trong 7 năm làm "thị trưởng" của thị trấn có dân số 135 người, cô chó Lucy từng dẫn đầu một đoàn diễu hành, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với tư cách đại diện cho thị trấn. Lou còn là nhân vật chính trong bộ phim giới thiệu thị trấn Rabbit Hash. Trước đó, Lou từng được đánh giá là một ứng cử viên có chiến dịch tranh cử mạnh mẽ với khẩu hiệu: "Chú chó bạn có thể tin tưởng". Theo tổ chức Lịch sử Xã hội Rabbit Hash, trong đêm bầu cử, cô chó này đã giành chiến thắng trước 13 đối thủ khác trong đó có cả ứng cử viên là con người. "Với 21,5% số lượng phiếu bầu, Lou đã dành chiến thắng thuyết phục và chính thức nhận chức thị trưởng năm 2008", tổ chức này cho hay. Lou đang có ý định "tham gia tranh cử tổng thống Mỹ trong thời gian tới". Hiện vẫn chưa rõ cô chó này sẽ ghi danh vào làm ứng cử viên của đảng Cộng hòa, hay Dân chủ nhưng có lẽ Lou sẽ không phải là ứng cử viên đặc biệt duy nhất trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ 2016. Trong tháng 7 vừa qua, một chú mèo 5 tuổi có tên là McCubbins cũng vừa tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống. Thậm chí chủ của chú mèo này đã nộp đơn lên Ủy ban Bầu cử Liên bang từ hồi tháng 5. Một trường hợp tranh cử tổng thống 2016 đặc biệt khác được báo chí Mỹ ghi nhận là trường hợp của một cậu học sinh trung học mới 15 tuổi có tên là Brady Olson. Tuy còn quá trẻ để trở thành tổng thống nhưng cậu bé này đã có số lượng người ủng hộ vượt qua nhiều ứng cử viên đối thủ khác. Theo một khảo sát được công bố vào hôm 19.8, tại bang North Carolina, Olson được 9% người ủng hộ trong khi nhiều ứng cử viên đối thủ khác chỉ đạt được 6%. Chia sẻ với tờ Time, Olson cho biết, cậu quyết định tranh cử vì thấy "quá thất vọng với hệ thống nhị đảng hiện nay". Theo Olson, cậu cũng đã nhận được nhiều liên lạc của các mạnh thường quân ở 23 bang khác trên khắp nước Mỹ ngỏ ý muốn giúp đỡ chiến dịch tranh cử của mình. Theo Đông Phong (theo RT) (danviet.vn) Đây cũng chỉ là hiện tượng thể hiện một yếu tố rất quan trọng về sức mạnh Mỹ. Không phân tích được điều này thì đừng chém gió nữa. Thưa ngài Đại tướng chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2015 Trung Quốc phá âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhằm vào lễ duyệt binh02/09/2015 18:30 (TNO) Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nghi phạm bị tình nghi âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhắm vào cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Á vào ngày 3.9 tại thủ đô Bắc Kinh. Lễ thượng cờ tại Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters Cảnh sát Trung Quốc đang thẩm vấn những nghi phạm để xác định danh tính và động cơ thực hiện vụ này, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 2.9. Trang tin tiếng Trung Bowen Press dẫn lời những nguồn tin quân đội Trung Quốc cho hay các nghi phạm đã lên kế hoạch tấn công từ nhiều tháng trước, nhắm vào cuộc duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Để đảm bảo an toàn cho các phi công lái những máy bay quân sự tham gia duyệt binh, quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xua đuổi chim khỏi bầu trời, bao gồm cả lệnh cấm thả rông thú nuôi, cấm thả các loại chim kể cả bồ câu tại các quận trung tâm Bắc Kinh. Chính quyền Bắc Kinh cho hay lệnh cấm này có hiệu lực từ 12 giờ trưa 2.9 (giờ địa phương) nhằm đảm bảo an toàn cho các phi công. Theo trang tin Bowen Press, các nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết thêm những phi công tham gia duyệt binh cũng được kiểm tra sức khỏe và tư tưởng chính trị kỹ càng vào ngày 31.8. Phúc Duy ===================== Trung Quốc phá âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhằm vào lễ duyệt binh Chiêu này độc thật! Mọi người nên cảnh giác. Trang tin tiếng Trung Bowen Press dẫn lời những nguồn tin quân đội Trung Quốc cho hay các nghi phạm đã lên kế hoạch tấn công từ nhiều tháng trước, nhắm vào cuộc duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Xem từ đầu đến cuối bài báo này không hề có một chữ liên quan đến Duy Ngô Nhĩ, khủng bố....Đương nhiên, những quốc gia đối nghịch không tham gia việc này. Vậy chỉ còn là vấn đề mâu thuẫn nội bộ? 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites