Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc dọa ASEAN:

Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò"

Hồng Thủy

10:23 21/06/16

(GDVN) - Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/6 cho biết, Trung Quốc đã nói với các nước ASEAN rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông.

Một nguồn tin ngoại giao nói với Kyodo News hôm nay, Trung Quốc quan tâm và lo ngại nhất trong vụ kiện của Philippines là số phận đường lưỡi bò. Kết quả tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là PCA phán quyết, đường lưỡi bò cũng như "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra không có căn cứ trong luật pháp quốc tế, tuyên bố đường lưỡi bò vô hiệu.

 

vuong_nghi.jpg

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Inquirer.

 

Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết này xảy ra. Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996. Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chấp nhận phán quyết của PCA.

Tuy nhiên vụ kiện của Philippines đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Phán quyết của PCA dự kiến sắp đưa ra đầu tháng tới là một bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp, giảm bớt căng thẳng một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cá nhân người viết cho rằng, việc một nước thành viên UNCLOS 1982 đe dọa xin rút khỏi công ước chỉ vì phán quyết bất lợi cho mình trong một vụ kiện về tranh chấp giải thích, áp dụng và vi phạm UNCLOS 1982 là một suy nghĩ nông nổi, cực đoan chỉ làm tổn hại uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận quốc tế mà thôi.

Bởi lẽ khi phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996, Trung Quốc chắc hẳn đã phải cân nhắc hết lợi hại. Chính nước này cũng rào trước bằng việc từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phân định biển thông qua một bên thứ 3 như cơ quan tài phán.

Còn vụ kiện của Philippines và 7 nội dung PCA phán quyết đủ thẩm quyền xử lý như thông cáo báo chí ngày 29/10/2015 hoàn toàn liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 cũng như một số hành động vi phạm Công ước.

Chủ quyền hóa các vấn đề hàng hải / áp dụng giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông hông xong, Trung Quốc quay ra chống phá phán quyết của PCA, đe dọa rút khỏi UNCLOS 1982 cũng không thể tác động đến phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên mà PCA đã thành lập để thụ lý, bởi trước Tòa các thẩm phán chỉ tuân theo công lý.

Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng vào chỗ phải cảnh giác trước nhất cử nhất động của họ trong khu vực.

Điều này rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc mà Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đang tìm cách vận động cho sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Một vành đai một con đường phục vụ cho "giấc mơ Trung Quốc", phục hưng dân tộc Trung Hoa.

Bởi lẽ một cường quốc thực sự trong thế giới hiện đại không chỉ cần sức mạnh, mà còn cần ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp và công lý. Giải thích luật pháp quốc tế theo ý mình, hành động một mình một chiếu rõ ràng chỉ đẩy Trung Quốc ra ngoài lề đời sống sôi động của nhân loại văn minh.

Hồng Thủy

=======================

Lão Gàn đã phán trên topic này: Sau phán quyết của tòa án PCA thì sẽ xuất hiện lắm trò ngoạn mục. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....".

Trước đây nhiều năm, một tổ chức quốc tế có quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đã đề nghị các nước liên quan có quyền lợi ở biển Đông, nộp hồ sơ chứng tỏ chủ quyền của minh ở vùng biển này. Lão đã góp ý ngay tại diễn đàn, đề nghị chính phủ nên nộp hồ sơ. Vì đây là tính chính danh của Việt Nam. Lão nhớ rõ là lão có viết - đại ý: "Nếu có thua thì cùng lắm mất vài gram giấy, không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia. Nhưng nếu thắng thì huy hoàng". Lão Gàn nhớ sau đó chính phủ Việt Nam đã gửi hồ sơ này. Sự kiện này xảy ra trước khi có chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc rất lâu.

Trên cơ sở này, lão thấy Việt Nam cần phải được Tòa Quốc Tế xác định một cách công bằng trong phán quyết của Tòa án PCA trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam, qua hồ sơ đã gửi.

Đây là hành vi cần được thực hiện, vì tính chính danh của một tòa quốc tế. Bởi vì, khi đã xác định phủ nhận "Đường Lưỡi bò", tất yếu nó phải mô tả rõ những vùng biển đó thuộc về những quốc gia nào. Cho dù sự mô tả này của Tòa PCA, chưa phải là phán quyết cuối cùng. Thật sự là một hành vi đầy đủ tính chính danh, nếu Tòa PCA xác định quyền lợi lãnh thổ ở Việt Nam trên biển Đông.

PS: Về vấn đề "kiện Trung Quốc ở biển Đông", có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia. Riêng lão nghĩ đây là việc không cần thiết nên đã im lun.

Bởi vì, bản chất của vụ kiện - nếu nói riêng trong nội hàm tương quan của nó thì vấn đề còn là thắng hay thua. Điều này ngoài tính chân lý, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp của các thế lực chính trị quốc tế. Thắng hay thua kiện đều bất lợi cho hoàn cảnh Việt Nam trong lúc này và trước đây. Do đó, nếu thắng thì bản chất của vấn đề còn là thực lực quân sự tương quan Việt Trung. Nếu thua thì ko có gì để bàn nữa.

Nếu bàn ra ngoài nội hàm của việc kiện tụng này thì còn là sự tác động của các thế lực chính trị quốc tế, giành tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng". Trong điều kiện này thì chỉ cần vụ kiện của mình Philipine là đủ. Tạm phân tích đến đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...".

Nhưng có thể nói rằng: Nếu sau vụ kiện này, Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOC, thì chỉ là một việc thừa và thêm bằng chứng chứng tỏ tố chất ngu lâu về chính trị. Bởi vì thực chất của vấn đề của cuộc tranh chấp biển Đông này bằng vũ lực của Bắc Kinh, đã thấy luật pháp quốc tế bị coi thường. Cho nên không rút thì còn đeo được cái mặt nạ đạo đức giả. Còn rút thì chỉ thể hiện bản chất thật của vấn đề.

Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét! Hậu quả là tiến lên lùi xuống đều nghẽn đường. Còn lão đây vẫn tắc tục, ung dung minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Chân lý sẽ phải được sáng tỏ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tướng Lê Văn Cương:
Không nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc
 

VietTimes -- “Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”, Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.
 
Lê Thọ Bình - Phạm Đức Bảo   

Thứ Tư, ngày 20/4/2016 - 08:10

 

levancuong_ZPOZ.jpg
Tướng Lê Văn Cương

 

Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?

- Trước hết chúng ta phải nói về nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, rồi sau đó sẽ thấy việc Trung quốc đang làm ở biển Đông thuộc cấp độ nguy hiểm nào.

Có thể nói, suốt thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước năm 1945-1975 chúng ta tập trung vào giành độc lập dân tộc. Các trận chiến chủ yếu trên đất liền, trên biển cũng có, nhưng không lớn. Nhưng sau khi giải phóng miền Nam rồi, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa trở thành vấn đề đặc biệt quan trong đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Từ trước đến nay phần lớn chúng ta nhìn biển Đông dưới góc độ kinh tế.

Như vậy là chưa trúng và chưa đúng. Biển Đông là hội tụ hai vấn đề quan trọng bậc nhất của Việt Nam là an ninh và kinh tế. Đúng hơn là an ninh và phát triển. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở chỗ: Thứ nhất, đó là lối ra của Việt Nam. Năm 1956, Bác Hồ đã nói: “Đất liền là nhà, biển là cửa”. Nếu cái cửa này mà bị bên ngoài người ta chặn lại không ra được thì làm sao mà phát triển được. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng có không ít người trong chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vấn đề này.

Đáng ra, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) chúng ta phải định rõ chuyện này. Muộn nhất nữa thì đến khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa 14/3/ 1988 chúng ta cũng phải có một chiến lược về biển. Tuy vậy phải 20 năm sau, năm 2008, chúng ta mới có chiến lược về biển. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là những người có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải có một nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.

 

 

Đấy là về nhận thức, còn việc làm của Trung Quốc về cấp độ nguy hiểm thì đang ở mức nào, thưa ông?

- Việc làm của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là vấn đề hệ trọng bậc nhất đối với an ninh của Việt Nam. Xét cho cùng thì không có gì hệ trọng hơn thế. Có không ít người thường xuyên nói nguy cơ chính là “diễn biến hòa bình”. Thì đúng rồi, bản chất của Mỹ là “dị ứng” với cộng sản. Nhưng chỉ nói như vậy là không đầy đủ. Mỹ không chỉ tìm cách lật đổ cộng sản, mà tất cả những chế độ mà Mỹ cho là độc tài, không minh bạch, không rõ ràng, không dân chủ Mỹ đều ghét.

Tuy nhiên, nguy cơ này chưa nguy hại trực tiếp bằng việc Trung Quốc đe dọa trên biển Đông. Mỹ chưa làm gì để kìm hãm sự phát triển của Việt Nam cả. Còn Trung Quốc, từ nhiều hướng, bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, trên nhiều phương diện, đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, kìm hãm cả về chính trị, cả về kinh tế, cả về ngoại giao và cả về an ninh, quốc phòng.

Tôi đố các anh thấy trên thế giới này có nước nào lại cố tình kìm hãm sự phát triển của Việt Nam như Trung Quốc không? Không có nước nào cả! Không có một nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc. Mà chặn biển Đông chính là chặn con đường phát triển của Việt Nam. Người Việt Nam phải nhận thức ra điều này.

 

Gạt bỏ tâm lý sợ Trung Quốc

Trên thực tế thì Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, vì vậy tâm lý lo sợ Trung Quốc cũng là một thực tế dễ hiểu. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

-Trung Quốc lớn, nhiều người, nhiều của, nhiều súng đạn…Nhưng không có nghĩa là nước mạnh. Hơn nữa, trên biển Đông Trung Quốc đang thể hiện họ yếu thế nhất. Họ không có cơ sở pháp lý nào cả. Hội nghị G8, tháng 8/2015 ở Đức, trong tuyên bố chung lần đầu tiên có một phần, tuy không nhắc đích danh Trung Quốc, yêu cầu phải có trách nhiệm xử lý các vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không được gây hấn, không được thay đổi hiện trạng.

Nhưng đến ngày 11/4/2016 mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 7 nước công nghiệp phát triển, có đại diện Liên minh châu Âu tham dự, đã ra một tuyên bố về an ninh hàng hải, nêu rõ: “Chúng tôi cực lực phản đối mọi hành động gây hấn, cưỡng bức, đe dọa, thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên tranh chấp có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế”. Mặc dù tuyên bố này cũng không có một từ nào nói về Trung Quốc cả, nhưng ai theo dõi tình hình chả biết là Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế đã nhận thức rất rõ về mối đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông.

Tôi nghĩ người Việt Nam đừng sợ Trung Quốc. Tồn tại trên đất nước Việt Nam này vẫn có một bộ phận không nhỏ, kể cả một bộ phận quan chức các cấp, vẫn sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước. Đất nước không thể phát triển được. Họ mạnh hơn Việt Nam, nhưng trên biển Đông họ thua Việt Nam về cơ sở pháp lý, thua về đạo lý. Hành động vũ phu, chèn ép, cưỡng bức bằng vũ lực, như vậy là không thể chấp nhận được. Cái thua của Trung Quốc nữa là cộng đồng quốc tế luôn đứng về phía Việt Nam.

 

Thưa ông, có một thực tế là, lâu nay báo chí Việt Nam, người dân Việt Nam phần lớn biết được những việc cụ thể mà Trung Quốc đang làm trên biển Đông lại là từ… báo chí nước ngoài. Tại sao không có một cấp có thẩm quyền nào của chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân như quy định? Do chúng ta không nắm bắt được hay còn vì một lý do nào khác nữa?

- Một mặt là chúng ta không có thông tin kịp thời, nhưng chủ yếu là chúng ta biết nhưng dường như không dám nói ra. Nói ra, nhiều khi cứ sợ mấy thứ luẩn quẩn đại loại như: vướng vào chuyện kích động “chủ nghĩa dân tộc” bài Trung Quốc; ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái “vòng kim cô”, trong khi phía Trung Quốc chả coi chuyện này là gì cả. Vẫn là thế. Thực chất là thế. Điều 70 của Hiến pháp nói rằng công dân có quyền được thông tin. Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời: Tại giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, tại tọa độ ấy, Trung Quốc đã hành động thế này thế kia. Người dân phải được biết, hệ thống truyền thông phải thông báo kịp thời để người dân được biết. Điều này hoàn toàn khác, không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc. Người dân cần phải được biết an nguy của dân tộc ở đâu. Nếu không làm chuyện này thì trách nhiệm thuộc về các cấp có thẩm quyền.

 

Không ai làm thay được chúng ta

Nhiều người chúng ta đang có tâm lý mong chờ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… tham gia sâu hơn, mạnh hơn vào việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Tại sao chúng ta không ra hẳn một nghị quyết về biển Đông thay vì ra “nghị quyết” hoan nghênh Quốc hội Mỹ ra nghị quyết về tình hình biển Đông?

- Không ai làm thay được chúng ta cả. Nếu mà chọn một dân tộc lớn tốt với Việt Nam thì không ai bằng Liên Xô trước đây và Ấn Độ cả. Gần 70 năm, từ khi cách mạng thành công, Ấn Độ thực hiện chế độ đa đảng, đa nguyên, lúc thì đảng này cầm quyền, lúc đảng kia cầm quyền, nhưng tình cảm với Việt Nam thì luôn sâu đậm. Nhưng mà họ ở xa và tiềm lực của họ cũng có hạn, nên không thể giúp đỡ chúng ta như mong muốn. Người Nga cũng vậy. Rất tốt. Nhưng khi Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo chìm ở Trường Sa ngày 14/3/1988 thì Hạm đội của Nga ở Cam Ranh có hành động gì đâu.

Một ông Thủ tướng Anh cuối thế kỷ 19 nói rằng, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Điều này đúng với 5.000 năm trước và sẽ còn đúng với 5.000 năm tới. Nga không hành động gì cả vì lợi ích. Đừng có mơ hồ. Trung Quốc có làm gì đi chăng nữa thì các nước mạnh lắm cũng chỉ tuyên bố bằng mồm thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là, các nước họ ủng hộ Việt Nam đến đâu là do mình có làm được gì mà trong đó có lợi ích của họ không. Việc của mình mà mình còn không làm thì ai làm.

Tại sao khi ta chống Pháp, cả thế giới người ta ủng hộ chúng ta?  Xin thưa là vì chúng ta “nai lưng”, đổ xương máu ra chiến đấu chống thưc dân để giành tự do và độc lập. Bao nhiêu năm chống Mỹ cả thế giới đứng quanh Việt Nam là vì mình chống xâm lược. Còn bây giờ mình mà không chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông thì ai ủng hộ. Bây giờ tôi chỉ nói đơn giản chuyện thế này thôi. “Gã hàng xóm” đẩy cửa vào đập phá nhà “anh”, người dân xung quanh đến giúp, “anh” lại bảo: “Không có chuyện gì đâu. Bạn bè chưa hiểu nhau ấy mà”. Thế thì ai còn có thể giúp “anh” được nữa. “Anh” phải lên tiếng phản đối với tổ trưởng dân phố thì bạn bè, bà con hàng xóm người ta mới đến giúp “anh” chứ. Nó đến nó đập nhà phá phách thế mà “anh” lại bảo không có chuyện gì cả thì thôi chứ còn gì nữa.

 

Vừa qua cộng đồng quốc tế cũng phản ứng khá mạnh mẽ về hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện ý đồ khống chế biển Đông. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?

- Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là, chính sách khống chế biển Đông của Trung Quốc là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Hai là, phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế chưa đủ sức răn đe Trung Quốc. Họ thấy như vậy nên họ càng lấn tới. Chứ nếu Việt Nam và cộng đổng quốc tế phản ứng mạnh mẽ hơn, tẩy chay Trung Quốc thì chắc chắn một năm sau mưu đồ của Trung Quốc sẽ sụp đổ. Như vậy, muốn hay không muốn họ cũng phải dừng lại. Phản ứng của Việt Nam chưa đủ mạnh, phản ứng của cộng đồng quốc tế chưa đủ mạnh, chưa buộc Trung Quốc phải trả giá.

 

daogacma1_1942016.jpg
Trung Quốc đang ráo riết quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Trường Sa (ảnh vệ tinh chụp Đá Gạc Ma đang được Trung Quốc lắp đặt thiết bị quân sự)
 
daophulam_1942016.png
Ngoài tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, Trung Quốc đã triển khai tiêm kích J-11B ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
 

Tôi nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Napoleon đại ý rằng, thế giới phải chịu sự tàn phá khủng khiếp chính là do những người tốt không chịu hành động, chứ không phải do kẻ xấu gây ra. Trong trường hợp biển Đông hoàn toàn đúng. Nếu 90 triệu người Việt Nam, 8 tỷ người trên hành tinh nhất tề phản đối thì Trung Quốc không dám làm càn.

 

Thưa ông, có ý cho rằng, muốn bảo vệ đất nước, muốn đất nước phát triển thì đã đến lúc phải nhận thức được ai là bạn, ai là thù. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Tư duy nước này là bạn, nước kia là kẻ thù là sai với Nghị quyết của Đảng. Chính một số cán bộ, thậm chí cán bộ có trọng trách, đã diễn giải sai Nghị quyết, làm mất phương hướng đấu tranh. Tôi là một trong những người tham gia viết Nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới năm 2003. 10 năm sau, năm 2013, chúng ta có Nghị quyết bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nhưng có một luận điểm mà Nghị quyết năm 2013 không thay đổi so với năm 2003. Đó là ta không xác định ai là kẻ thù cả. Nghị quyết của Đảng nói thế này: Những ai ủng hộ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, ủng hộ đường lối đổi mới của Việt nam thì đó là đối tác của chúng ta.

Bất cứ những ai xâm phạm đường lối đổi mới, phát triển theo định hướng XHCN; bất kể những ai mà xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì đấy đều là đối tượng đấu tranh. Vì thế nghị quyết mới nói trong đối tượng có đối tác. Trong đối tác có đối tượng. Ví dụ Mỹ là đối tác kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ quan trọng nhất, nhưng nếu họ lại tìm mọi cách để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng thì về mặt này họ lại là đối tượng để đấu tranh. Ngược lại, Trung Quốc là nước láng giềng, họ là đối tác về kinh tế, nhưng họ lại xâm phạm chủ quyền của ta ở biển Đông nên họ là đối tượng đấu tranh trong lĩnh vực này. Nghị quyết nói rõ ràng mạch lạc thế cơ mà. Chứ còn ai nói rằng Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn, Trung Quốc là bạn vĩnh viễn thì đấy là ngụy biện, xuyên tạc Nghị quyết của Đảng và phản bội lại lợi ích dân tộc.  

Trung Quốc sắp khống chế toàn bộ Biển Đông

Trung Quốc cứ ngày càng lấn tới, nếu chúng ta cũng cứng rắn chống lại thì điều tồi tệ nhất là sẽ dẫn tới chiến tranh. Liệu điều xấu nhất ấy có xảy ra không, theo ông?

- Theo tôi thì Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Mà họ cũng chẳng dại gì lại đi phát động chiến tranh cả. Họ đang áp dụng chiến lược của Quản Trọng (một chiến lược gia tài ba thời Xuân Thu, 685 TCN- NV) “Không đánh mà vẫn thắng”.

Vậy, theo ông thì Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới?

- Nếu chúng ta không có những hành động mạnh, quyết liệt thì chỉ trong vòng 15 tháng nữa (đến nửa đầu năm 2017) Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ biển Đông. 15 tháng còn lại kể từ tháng 4 năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hoàn thiện tất cả các căn cứ quân sự ở biển Đông, đưa máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K xuống sân bay đá Chữ Thập, đưa máy bay tiêm kích J-10, J-11 xuống sân bay Gạc Ma, lắp thêm hàng chục ra đa tần số cao phục vụ quân sự ở các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa; đưa thêm các tên lửa hành trình YJ-62 chống hạm, đưa một loại tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.400km đến Phú Lâm và các đảo khác nữa. Coi như họ hoàn thiện hệ thống quân sự trên biển Đông và khống chế hoàn toàn biển Đông.

Chẳng lẽ chúng ta chấp nhận điều ấy?

-Nếu ta cứ ngồi yên như hiện nay thì họ sẽ làm như vậy.

Trước tình thế như vậy, là người có nhiều năm nghiên cứu về tình hình biển Đông, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?

- Trung Quốc trắng trợn thay đổi hiện trạng như vậy trên biển Đông mà ta phản ứng của chúng ta mới chỉ ở mức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì không được. Phải là ở cấp cao nhất. Phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Phải là Thủ tướng Chính phủ gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc. Phải là Chủ tịch nước, Tổng Bí thư gửi cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc công hàm phản đối chuyện này, nhắc lại với họ rằng, Việt Nam rất quý trọng quan hệ Việt- Trung, nhưng những việc làm của Trung Quốc trên biển Đông đã đi ngược lại hệ thống luật pháp quốc tế, đi ngược lại 7 lần Lãnh đạo Trung Quốc cam kết với Việt Nam. Ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Tập Cận Bình: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường một lần hứa với Việt Nam. 7 lần hứa, nhưng không thực hiện. Sau đó thông báo kịp thời thực trạng biển Đông cho người dân biết.

 

Còn người dân có được quyền phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc bằng các hình thức như biểu tình chẳng hạn?

- Quan điểm của tôi là cho phép người dân biểu tình trong trật tự luật pháp. Ở nông thôn, ở thành phố người dân được biểu tình. Hàng ngàn người xuống đường không ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, chỉ hô vang các khẩu hiệu: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!”, “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm trái phép lãnh thổ Việt nam!”. Hô khẩu hiệu rền vang từ núi rừng, nông thôn đến thành phố phản đối Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên không cho phép ai kích động người dân chống Trung Quốc một cách cực đoan. Chúng ta phải phân biệt 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Người dân Trung Quốc họ cũng nhân hậu lắm, hòa hiếu như người Việt Nam thôi, chứ đừng có “vơ đũa cả nắm”. Tại sao chúng ta lại không hoan nghênh những người dân Trung Quốc ủng hộ Việt Nam? Đi biểu tình một cách văn minh, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông, không đụng chạm đến sứ quán và các cơ quan đại diện, văn phòng, doanh nghiệp của Trung Quốc.

Xin cám ơn ông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Indonesia trực tiếp kiểm tra tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm

Hồng Thủy

16:32 22/06/16

 
 

(GDVN) - Ăn cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt.

 

The Jakarta Post ngày 22/6 đưa tin, hôm nay Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bất ngờ tới tỉnh Riau, quần đảo Natuna và kiểm tra một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và bị lực lượng chức năng nước này bắt giữ.

Ông Joko Widodo muốn kiểm tra khả năng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý quần đảo Natuna (trước sự xâm nhập ngày càng liều lĩnh của tàu cá Trung Quốc).

 

joko_widodo.jpg

Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ảnh: AP.

 

S. Irawan, Tư lệnh Căn cứ hải quân Tanjung Pinang IV nói với báo giới rằng, ông Joko Widodo đến Natuna là để kiểm tra một chiếc tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ và tình hình tuần tra của các lực lượng chức năng nước này trên Biển Đông.

The Straits Times ngày 22/6 lưu ý, chuyến đi Natuna của Tổng thống Joko Widodo diễn ra ngay sau khi cấp phó của ông, Jusuf Kalla nói với Reuters rằng, Indonesia sẽ cứng rắn hơn, quyết đoán hơn trong việc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của nước này ở quần đảo Natuna.

Thứ Sáu tuần trước, Hải quân Indonesia đã ngăn chặn và bắt giữ tàu cá Trung Quốc Yueandong Yu đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna. Đây là vụ bắt giữ thứ 3 liên quan đến tàu cá Trung Quốc từ tháng Ba năm nay.

The Straits Times cho hay, sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc xung quanh vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna thực ra là mưu mẹo của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, theo Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của Hải quân Indonsia, Taufiq R.

Chuẩn Đô đốc Taufiq cũng phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh rằng tàu hải quân Indonesia đã bắn bị thương một ngư dân Trung Quốc.

"Ăn cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt ở đó. Theo cách của Trung Quốc là  triển khai tàu cá", theo Taufiq.

Người viết cho rằng đây là một phản ứng khá kiên quyết, cứng rắn và kịp thời của Indonesia nhằm đáp trả các hành vi leo thang thực hiện yêu sách đường lưỡi bò mà Trung Quốc đang thúc đẩy.

Tuy nhiên việc làm này của Indonesia sẽ ý nghĩa và hiệu quả hơn nếu Jakarta có thêm tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa hối thúc Tòa Trọng tài  Thường trực PCA ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò và bảo vệ phán quyết ấy.

Bởi suy cho cùng, Indonesia vẫn nói họ không phải một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đường lưỡi bò đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quần đảo Natuna, tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào sát bờ biển nước này cứ như chỗ không người, đã đến lúc Jakarta cần xem lại cách tiếp cận.

Bắc Kinh thì vẫn khăng khăng, một mặt khẳng định chuyện đương nhiên là không có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Natuna thuộc lãnh thổ Indonesia, mặt khác nói rằng một phần vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Natuna là "ngư trường truyền thống của Trung Quốc".

Hồng Thủy
========================

The Straits Times cho hay, sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc xung quanh vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna thực ra là mưu mẹo của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, theo Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của Hải quân Indonsia, Taufiq R.

Chuẩn Đô đốc Taufiq cũng phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh rằng tàu hải quân Indonesia đã bắn bị thương một ngư dân Trung Quốc.

"Ăn cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt ở đó. Theo cách của Trung Quốc là  triển khai tàu cá", theo Taufiq.

 

 

Trong điều kiện địa chiến lược của Indo, họ đã giải quyết một cách rất tỉnh táo. Lệnh bà Rice - cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phán một câu rất ngắn gọn: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Chỉ cần điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Còn lão Gàn phát biểu thế này: Với tiếng gầm của con sư tử thì mọi tiếng kêu trong rừng đều im lặng. Cho nên, khi "Canh bạc cuối cùng" xảy ra và khi nó kết thúc bằng một cuộc chiến, thì chẳng còn thứ lý luận nào được coi là hợp lý.

Đây là luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, khi ông ta công khai xác định rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Hay nói một cách khác: Ông ta đã xác định công khai, nhân danh một trí thức cao cấp và hàng đầu, rằng: Mọi chuyện trên thế gian này không có tính hợp lý. Ông ta sẽ phải nhận thức được sai lầm trong "canh bạc cuối cùng" này. Với sự khẳng định của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu, như ông Nguyễn Văn Trọng, tất nhiên lão Gàn không còn "cơ sở khoa học" (*) để nói chuyện với ông ta. Nhưng thực tế sẽ trả lời ông ta.

Tất nhiên, mọi thứ sẽ được nhận thức bởi tính hợp lý, sau khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc và Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý.

  * Chú thích: Thế nào là "cơ sở khoa học". Xin hỏi giáo sư Phan Huy Lê.

==============

PS: Với học vị của ông Nguyễn Văn Trọng, chắc ông ta có thể đọc ngược lý thuyết vật lý lượng tử, trong đó nói về "hiệu ứng cánh bướm". Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng ông ta không thể nào hiểu được bản chất tương tác của "hiệu ứng cánh bướm" này. Cho nên ông ta đã phát biểu như vậy tại cafe Trung Nguyên để phản biện tôi.

Tôi muốn xác định với những nhà vật lý tinh hoa của nền văn minh này, rằng: Mọi điều to tát trong thế giới này và cả sự hình thành vũ trụ, đều bắt đầu từ những nguyên nhân rất đơn giản, không muốn nói là cực kỳ đơn giản. Đây chính là nội dung của hiệu ứng cánh bướm. nhanh thì 100 năm nữa, chậm thì 300 năm nữa, sự phát triển của nền văn minh sẽ nhận thấy tôi đã nói đúng.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Mỹ sẽ giúp đỡ chỉ khi Philippines bị tấn công'

10:55 AM - 22/06/2016
Thanh Niên Online
bao-vinh_PIUL.jpg?w=80&h=80&crop=auto&sc
 
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Đại sứ Mỹ gần đây trả lời ông rằng Mỹ sẽ chỉ giúp đỡ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc nếu Manila bị tấn công.
 
philippines-reuters-1024_LZZW.jpg?w=665&
Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte nói sẽ không muốn chiến tranh với Trung QuốcReuters
 
Tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao (Philippines) ngày 21.6, tổng thống mới được bầu của Philippines là Rodrigo Duterte phát biểu rằng Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không bắt buộc Washington phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Manila bị vướng vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo AP ngày 22.6.
Tuy nhiên, ông Duterte tiết lộ,  gần đây đã nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. Tân tổng thống Philippines hỏi rằng “liệu Mỹ có về phe chúng tôi hay không?”, ông Goldberg trả lời “chỉ khi Philippines bị tấn công”.
Bộ Ngoại giao Mỹ thì không bình luận chi tiết về những trao đổi trên, tuy nhiên tuyên bố rằng liên minh Mỹ-Philippines đã được xây dựng rất bền chặt và Mỹ sẽ giữ vững những cam kết trong hiệp ước.
 

duterte-new_pxcf.jpg?width=489&encoder=w

Tổng thống tân cử Philippines, ông Rodrigo Duterte
 
Theo hiệp ước, mỗi nước sẽ hành xử phù hợp khi phải đối phó với những nguy hiểm chung và khi một trong hai nước bị tấn công. Cũng trong phát biểu ngày 21.6, ông Duterte cho hay sẽ đợi đến khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc như thế nào rồi mới quyết định hành động tiếp theo. Tân Tổng thống Philippines tuyên bố ông sẽ không chọn cách đối đầu quân sự với Trung Quốc và gây nguy hại đến binh lính Philippines.
Ông Duterte cũng nhấn mạnh về những lợi ích khi tạo được mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc rằng ông sẽ chấp nhận thiện chí của Bắc Kinh. “Bạn (ý nói đến Mỹ) có thể đáp ứng được những đề nghị? Nếu bạn không thể đáp ứng, tôi sẽ chấp nhận thiện chí từ Trung Quốc”, ông Duterte nói.
Theo AP, hồi đầu tháng 6, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ vạch ra một chính sách ngoại giao độc lập và không phụ thuộc vào Mỹ.

Bảo Vinh

====================

"Năm nay biển Đông sôi sùng sục". Đấy là lời tiên tri của lão Gàn khi nói về biển Đông năm Bính Thân 2016. Và nó đang sôi sùng sục. Tất cả mọi diễn biến với mọi thủ pháp chính trị, ngoại giao chỉ là những hành vi cụ thể chứng minh cho lời tiên tri của lão. Lời phán quyết của đại sứ Hoa Kỳ trong quan hệ quân sự với Philipine chỉ là khoảng lặng hồi Dương ân huệ của Thần Chết khi Âm khí của cuộc chiến sắp lan tỏa.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẠI SỨ NGA TẠI TRUNG QUỐC NÓI GÌ VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG ?
 

Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 25-6-2016, các nhà báo Nga đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga ở Bắc Kinh, ông Andrei Donisov, trong đó ông đánh giá về quan hệ Nga-Trung và những nội dung sẽ được hai bên bàn thảo trong chuyến thăm này, trong đó sẽ có 30 thỏa thuận sẽ được ký kết. 
Về nội dung đề cập tới tình hình Biển Đông, nhiều tờ báo cũng như trang facebook ở Việt Nam đã trích dẫn và đăng lại. Nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, tôi xin dịch nguyên văn từ bản gốc để những ai quan tâm có thể tham khảo và tiện theo dõi trên facebook.

HỎI: Trong thời gian gần đây tình hình ở biển Đông trở nên căng thẳng. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ với Nga có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Kinh trong bối cảnh đó?

TRẢ LỜI: Tôi có thể tin tưởng rằng, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả. Đang diễn những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với những chủ thể địa lý này hay chủ thể địa lý khác ở Biển Đông, cũng như trong vấn đề nhận diện hoạt động trên biển trong khu vực này, bao gồm quyền tự do hàng hải, việc tuân thủ những quy tắc này hay quy tắc khác trong việc thiết lập các ranh giới địa lý và không gian biển của các quốc gia khác nhau, cũng như các vấn đề khác nữa.
Sự căng thẳng tình hình ở Biển Đông phần lớn là do nhân tạo. Cũng có thể thấy, yếu tố nhân tạo đóng vai trò quyết định ở đây. Ở mức độ không kém phần quan trọng, sự căng thẳng ở Biển Đông còn có liên quan đến sự dính líu của các quốc gia bên ngoài khu vực vào việc hóa giải tình hình ở vùng biển này.
Chính phủ một số nước trên thế giới (nguyên văn câu này: từ thủ đô một số nước) bày tỏ sự nghi ngại, nếu không muốn nói là cáo buộc Trung Quốc, liên quan đến những hạn chế, nếu không muốn nói là nguy cơ, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, mà theo các chuyên gia Nga là nhân tạo, và không có liên quan tới một thực tế. 
Thực tế đó là, Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về khối lượng ngoại thương so với tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt qua cả Mỹ về số lượng lớn trọng tải ngoại thương xuất khẩu cũng như nhập khẩu bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua Biển Đông. Do đó, có thể là rất rõ ràng, Trung Quốc quan tâm không kém gì so với bất kỳ quốc nào khác, nếu không muốn nói là quan tâm nhiều hơn, tới viêc bảo đảm tự do hàng hải và không để xẩy ra tình tính phức tạp cản trở hoạt động này.
Do đó, quan điểm của Nga liên quan tới những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông đã được tuyên bố rõ ràng. Quan điểm đó là logic và đã được xác định rất rõ: chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình giữa các nước tham gia các cuộc thảo luận này hay thảo luận khác. Bất kỳ sự dính líu nào từ bên ngoài nào, mà đôi khi được ngụy trang dưới những động cơ khác nhau như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, theo chúng tôi là không có tính chất xây dựng. 
Trong khi tuyên bố quan điểm của mình, chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc bởi lẽ, theo nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào trong những cuộc xung đột tương tự. Hơn nữa, các nước tham gia tranh chấp đều là những quốc gia hữu nghị với Nga và có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với chúng tôi.
Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác, mà là tiếng nói có lý, là cách tiếp cận thận trọng, là tiếng nói của môt quốc gia hiểu quá rõ rằng, con đường giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải là tạo ra các mối quan hệ giữa các nước có tranh chấp để có thể vượt qua mọi bất đồng vượt ra khỏi khuôn khổ nhu cầu phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện. 
Đó là quan điểm của chúng tôi và quan điểm đó dĩ nhiên được Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia thành viên trong cuộc tranh chấp này chấp nhận./.
***

Tài liệu gốc: Посол РФ: более 30 соглашений подпишут во время визита Путина в КНР. http://ria.ru/interview/20160621/1449493042.html…
Phần nói về tình hình liên quan tới Biển Đông: 
— В последнее время обострилась ситуация в Южно-Китайском море. На ваш взгляд, какое значение в этом контексте для Пекина приобретают отношения с Россией?
— Ситуация в Южно-Китайском море, по крайней мере та, которая складывается сейчас, она, как можно предположить с уверенностью, никого не радует. Идет достаточно острая дискуссия, связанная как и с территориальной принадлежностью тех или иных географических образований в акватории Южно-Китайского моря, так и в вопросах понимания морской деятельности в этом районе: свобода навигации, соблюдение тех или иных правил установления географических пределов, морских пространств различных государств и так далее. Напряженность здесь в значительной мере вызвана искусственно. Да может быть, и в решающей мере. В немаловажной степени это связано с вмешательством внерегиональных государств в урегулирование этой ситуации.
Если не обвинения, то как минимум подозрения в адрес Китая, высказываемые некоторыми мировыми столицами относительно ограничений, если не сказать угрозы свободе судоходства в этой районе, по мнению российских экспертов, являются искусственными и не имеют отношения к реальности уже хотя бы потому, что Китай, давно и прочно вышедший на первое место по объему внешней торговли среди всех государств мира, опередив по этому показателю даже Соединенные Штаты Америки, абсолютно большую часть своих внешнеторговых грузов как по экспорту, так и по импорту, перевозит как раз морским путем, в том числе подавляющую часть через эти воды.
Наверное, совершенно очевидно, что как минимум не меньше, а скорее, даже больше, чем кто-либо другой, Китай заинтересован в обеспечении свободы судоходства без каких-либо осложняющих обстоятельств.
Поэтому позиция России, связанная с диспутами относительно территориальных проблем в Южно-Китайском море, хорошо известна. Она логичная и достаточно определенная: мы за решение любых вопросов переговорным путем между странами-участницами тех или иных дискуссий. Любые поползновения со стороны, иной раз маскируемые под разного рода содействие поискам решения, на наш взгляд, деструктивны. Поэтому, заявляя о своей позиции, мы не встаем на сторону Китая, потому что Россия, в принципе, в такого рода конфликтах не встает на ту или иную сторону. Тем более что участниками споров являются дружественные для нас государства, которые имеют для нас немаловажную ценность.
А важность нашей позиции для Китая, как и для других участников споров, именно в том, что в основе нашей позиции не просто апелляция к тем или иным международно-правовым нормам, а просто голос разума, голос взвешенного подхода, голос страны, которая прекрасно понимает, что путь к решению территориальных споров — это создание таких отношений между странами-участницами, которые выносили бы любые расхождения за скобки потребности практического развития добрососедства. Это наша позиция, и она, безусловно, благоприятна как для Китая, так и для всех участников территориальных споров./.


Đại tá Lê Thế Mẫu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẠI SỨ NGA TẠI TRUNG QUỐC NÓI GÌ VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG ?

 

Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 25-6-2016, các nhà báo Nga đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga ở Bắc Kinh, ông Andrei Donisov, trong đó ông đánh giá về quan hệ Nga-Trung và những nội dung sẽ được hai bên bàn thảo trong chuyến thăm này, trong đó sẽ có 30 thỏa thuận sẽ được ký kết. 

Về nội dung đề cập tới tình hình Biển Đông, nhiều tờ báo cũng như trang facebook ở Việt Nam đã trích dẫn và đăng lại. Nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, tôi xin dịch nguyên văn từ bản gốc để những ai quan tâm có thể tham khảo và tiện theo dõi trên facebook.

HỎI: Trong thời gian gần đây tình hình ở biển Đông trở nên căng thẳng. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ với Nga có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Kinh trong bối cảnh đó?

TRẢ LỜI: Tôi có thể tin tưởng rằng, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả. Đang diễn những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với những chủ thể địa lý này hay chủ thể địa lý khác ở Biển Đông, cũng như trong vấn đề nhận diện hoạt động trên biển trong khu vực này, bao gồm quyền tự do hàng hải, việc tuân thủ những quy tắc này hay quy tắc khác trong việc thiết lập các ranh giới địa lý và không gian biển của các quốc gia khác nhau, cũng như các vấn đề khác nữa.

Sự căng thẳng tình hình ở Biển Đông phần lớn là do nhân tạo. Cũng có thể thấy, yếu tố nhân tạo đóng vai trò quyết định ở đây. Ở mức độ không kém phần quan trọng, sự căng thẳng ở Biển Đông còn có liên quan đến sự dính líu của các quốc gia bên ngoài khu vực vào việc hóa giải tình hình ở vùng biển này.

Chính phủ một số nước trên thế giới (nguyên văn câu này: từ thủ đô một số nước) bày tỏ sự nghi ngại, nếu không muốn nói là cáo buộc Trung Quốc, liên quan đến những hạn chế, nếu không muốn nói là nguy cơ, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, mà theo các chuyên gia Nga là nhân tạo, và không có liên quan tới một thực tế. 

Thực tế đó là, Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về khối lượng ngoại thương so với tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt qua cả Mỹ về số lượng lớn trọng tải ngoại thương xuất khẩu cũng như nhập khẩu bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua Biển Đông. Do đó, có thể là rất rõ ràng, Trung Quốc quan tâm không kém gì so với bất kỳ quốc nào khác, nếu không muốn nói là quan tâm nhiều hơn, tới viêc bảo đảm tự do hàng hải và không để xẩy ra tình tính phức tạp cản trở hoạt động này.

Do đó, quan điểm của Nga liên quan tới những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông đã được tuyên bố rõ ràng. Quan điểm đó là logic và đã được xác định rất rõ: chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình giữa các nước tham gia các cuộc thảo luận này hay thảo luận khác. Bất kỳ sự dính líu nào từ bên ngoài nào, mà đôi khi được ngụy trang dưới những động cơ khác nhau như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, theo chúng tôi là không có tính chất xây dựng. 

Trong khi tuyên bố quan điểm của mình, chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc bởi lẽ, theo nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào trong những cuộc xung đột tương tự. Hơn nữa, các nước tham gia tranh chấp đều là những quốc gia hữu nghị với Nga và có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với chúng tôi.

Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác, mà là tiếng nói có lý, là cách tiếp cận thận trọng, là tiếng nói của môt quốc gia hiểu quá rõ rằng, con đường giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải là tạo ra các mối quan hệ giữa các nước có tranh chấp để có thể vượt qua mọi bất đồng vượt ra khỏi khuôn khổ nhu cầu phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện. 

Đó là quan điểm của chúng tôi và quan điểm đó dĩ nhiên được Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia thành viên trong cuộc tranh chấp này chấp nhận./.

***

Tài liệu gốc: Посол РФ: более 30 соглашений подпишут во время визита Путина в КНР. http://ria.ru/interview/20160621/1449493042.html…

Phần nói về tình hình liên quan tới Biển Đông: 

— В последнее время обострилась ситуация в Южно-Китайском море. На ваш взгляд, какое значение в этом контексте для Пекина приобретают отношения с Россией?

— Ситуация в Южно-Китайском море, по крайней мере та, которая складывается сейчас, она, как можно предположить с уверенностью, никого не радует. Идет достаточно острая дискуссия, связанная как и с территориальной принадлежностью тех или иных географических образований в акватории Южно-Китайского моря, так и в вопросах понимания морской деятельности в этом районе: свобода навигации, соблюдение тех или иных правил установления географических пределов, морских пространств различных государств и так далее. Напряженность здесь в значительной мере вызвана искусственно. Да может быть, и в решающей мере. В немаловажной степени это связано с вмешательством внерегиональных государств в урегулирование этой ситуации.

Если не обвинения, то как минимум подозрения в адрес Китая, высказываемые некоторыми мировыми столицами относительно ограничений, если не сказать угрозы свободе судоходства в этой районе, по мнению российских экспертов, являются искусственными и не имеют отношения к реальности уже хотя бы потому, что Китай, давно и прочно вышедший на первое место по объему внешней торговли среди всех государств мира, опередив по этому показателю даже Соединенные Штаты Америки, абсолютно большую часть своих внешнеторговых грузов как по экспорту, так и по импорту, перевозит как раз морским путем, в том числе подавляющую часть через эти воды.

Наверное, совершенно очевидно, что как минимум не меньше, а скорее, даже больше, чем кто-либо другой, Китай заинтересован в обеспечении свободы судоходства без каких-либо осложняющих обстоятельств.

Поэтому позиция России, связанная с диспутами относительно территориальных проблем в Южно-Китайском море, хорошо известна. Она логичная и достаточно определенная: мы за решение любых вопросов переговорным путем между странами-участницами тех или иных дискуссий. Любые поползновения со стороны, иной раз маскируемые под разного рода содействие поискам решения, на наш взгляд, деструктивны. Поэтому, заявляя о своей позиции, мы не встаем на сторону Китая, потому что Россия, в принципе, в такого рода конфликтах не встает на ту или иную сторону. Тем более что участниками споров являются дружественные для нас государства, которые имеют для нас немаловажную ценность.

А важность нашей позиции для Китая, как и для других участников споров, именно в том, что в основе нашей позиции не просто апелляция к тем или иным международно-правовым нормам, а просто голос разума, голос взвешенного подхода, голос страны, которая прекрасно понимает, что путь к решению территориальных споров — это создание таких отношений между странами-участницами, которые выносили бы любые расхождения за скобки потребности практического развития добрососедства. Это наша позиция, и она, безусловно, благоприятна как для Китая, так и для всех участников территориальных споров./.

Đại tá Lê Thế Mẫu

 

=====================

THƯ NGỎ GỬI NGÀI ANDREI DONISOV - ĐẠI SỨ NGA TẠI BẮC KINH

Kính thưa ngài đại sứ.

Qua bản dịch tiếng Việt của Đại Tá Lê Thế Mẫu, tôi đã suy nghĩ về khả năng dịch sai, để một phó thường dân cấp thấp như tôi có thể hiểu lầm ý tốt của ngài, khi mà vốn tiếng Nga của tôi học gần ba năm ở trường phổ thông đã trả lại cho thầy giáo của mình. Nhưng tính chính chính xác và khả năng mô tả đến từng chi tiết ngay cả những trạng thái trừu tượng và mối liên hệ hợp lý tương quan cấu trúc, của một ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là ngôn ngữ Việt, đã khiến cho tôi hiểu rằng: bản dịch này không thể sai được.

Trong lời phát biểu này, tôi hy vọng và tin rằng: sự phân tích của ngài về quyền lợi của Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông được ngài tôn trọng như nhau. Và tôi cũng tin rằng: việc ngài đại diện cho nước Nga xác định không ủng hộ bất cứ một phe nào ở biển Đông là hoàn toàn đúng đắn. Riêng về nhận định này, cá nhân tôi rất ủng hộ ngài. Đây cũng chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác không trực tiếp có những tranh chấp ở biển Đông cũng có lập trường tương tự. Chính phủ Hoa Kỳ cũng long trọng tuyên bố: "Không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông".

Nhưng vấn đề còn lại là Bắc Kinh đã bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách tấn công, lấn chiếm bằng vũ lực để tiêu diệt các lực lượng của các quốc gia đang đồn trú, chiếm hữu trên thực tế ở các vùng lãnh thổ ở biển Đông thì lại là một biện pháp hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hoàn toàn không dùng các giải pháp ngoại giao và nhân danh luật pháp quốc tế với các điều khoản đã được cả thế giới long trọng chấp thuận, để giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của họ, mà ngài nhắc tới trong phát biểu của ngài. Mà họ chỉ đòi hỏi một cách vô lý một phương pháp đối thoại, mà họ gọi là song phương trong việc tranh chấp lãnh hải với các nước có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Vậy phải chăng Bắc Kinh đã không cần đến các chuẩn mực pháp lý quốc tế khi đưa ra đề nghị này? Tôi tin rằng chính phủ Nga cũng nhận thức được và hoàn toàn không thể ủng hộ điều này. Nhưng tiếc thay! Ngài đại sứ đã không hề phân tích điều này và chỉ nói tới quyền lợi của Bắc Kinh với đường vận tải biển đi qua biển Đông với giải pháp ngoại giao đơn phương của họ.

Là một trong năm nước thường trực ở Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ những chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôi không còn hy vọng với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ít nhất tôi cũng còn chút hy vọng vào những quốc gia còn lại trong 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sức mạnh của các chuẩn mực quốc tế để giải quyết vấn đề, sau khi quán xét một cách toàn diện mọi sự kiện và vấn đề liên quan.

Cho nên, tôi hoàn toàn không có gì khó hiểu khi Hoa Kỳ và Đồng minh là những quốc gia có quyền lợi tự do hàng hải, như Trung Quốc và Nga ở biển Đông, không thể chấp nhận Bắc Kinh đơn phương dùng vũ lực và các thủ đoạn chính trị phi chuẩn mực quốc tế ở đây. Nhưng có điều Hoa Kỳ và Đồng minh nhân danh chuẩn mực quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia một cách hoàn toàn chính danh. Ngược lại Bắc Kinh và bài phát biểu của ngài Đại sứ lại chưa hề có một từ nào nói tới điều này. Ngược lại ngài đã công khai xác định:

 

Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác

 

 

Với phát biểu như vậy với tư cách là đại diện cho nước Nga, phải chăng ngài đã phủ nhận những chuẩn mực pháp lý quốc tế, mà nước Nga và chính Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ? Ngài Đại sứ đã phát biểu một vấn đề mà chính Bắc Kinh cũng chưa công khai nói tới.

Thưa ngài Đại sứ.

Một thế giới không có chuẩn mực trong các mối quan hệ quốc tế thì theo ngài phải chăng lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh? Nếu ngài phát biểu như vậy, phải chăng chính ngài đã phủ nhận nước Nga với cương vị là một trong năm nước trong Hội Đồng bảo an có trách nhiệm bảo vệ các chuẩn mực quốc tế? Nhưng ngay cả trong trường hợp lý phải thuộc về kẻ mạnh thì tôi cũng lưu ý ngài rằng: Tổng thống Nga Putin, cấp trên của ngài, cách đây vài ngày đã thừa nhận Hoa Kỳ là nước mạnh nhất thế giới. Vậy bài diễn văn của ngài mà tôi trích dẫn ở trên, hoàn toàn thừa, dù xét với bất cứ góc độ nào và không chính danh với nhận thức tối thiểu của những tri thức ngoại giao. Tôi hy vọng ngài Putin, người đại diện tối cao của nước Nga, sẽ sáng suốt sửa chữa những sai lầm của ngài.

Cảm ơn nước Nga, nếu có duyên đọc và chia sẻ những suy nghĩ của tôi.

PS: Thưa ngài Đại sứ.

Nếu quả thực lý phải thuộc về tay kẻ mạnh thì tôi có thể khẳng định với ngài rằng: Sức mạnh tuyệt đối không thuộc về bất cứ một siêu cường nào - kể cả Hoa Kỳ - đang tồn tại của nền văn minh hiện nay. Nếu nói một cách hình ảnh thì nó thuộc về Thượng đế. Thưa ngài.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: Thứ trưởng TQ dọa sẵn sàng chiến tranh với Mỹ

Việt Hà |

20/05/2016 13:11

 

20160512093208663-1463720042087-122-0-60

Tàu hộ vệ FS Guepratte của Pháp tham gia hoạt động trên biển Đông cùng nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

 

"Mỹ không nên khiêu khích Trung Quốc ở biển Đông mà mong không bị trả đũa", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đe dọa hôm thứ Năm, 19/5.

Ông Lưu tuyên bố: "Trung Quốc không muốn chiến tranh, do đó chúng tôi sẽ đối lập với Mỹ nếu họ khuấy động các xung đột."

Lưu Chấn Dân đe dọa "sẽ tự vệ nếu kịch bản Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Việt Nam tái diễn", như lời cảnh cáo rằng nước này sẵn sàng đối đầu Mỹ trên biển Đông.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ rằng nước này "không thể bao vây Trung Quốc bằng căn cứ quân sự". 

"Chúng ta không thể làm theo cách đó vào 30 năm trước, và ngày nay cũng vậy."

Lưu Chấn Dân lớn tiếng: "Người dân và Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đối xử bất công vì Mỹ đang đổ lỗi cho Trung Quốc về căng thẳng leo thang trên biển Đông."

Ông này cảnh cáo Mỹ rằng "điều quan trọng là chính phủ Mỹ nên nhận ra thời thế đã thay đổi, và Mỹ có thể có lợi hơn bằng hợp tác (với Trung Quốc-PV) thay vì phát động chiến tranh".

Ông Lưu nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng hòa bình ở khu vực biển Đông "hơn cả hòa bình với Mỹ và Nhật Bản" và "không ai nên nghi ngờ về thiện chí này của Trung Quốc".

 

photo1463722089954-1463722090006.png

 Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: Reuters)

 

Theo CNBC News (Mỹ), mặc dù chưa từng có tiền lệ và cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hay luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn mưu đồ áp đặt quyền lợi kinh tế và quân sự của mình trên 80% diện tích biển Đông, thông qua yêu sách chủ quyền phi pháp "đường chín đoạn".

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN và các cơ quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ như Viện Brookings, đều phản đối yêu sách "đi ngược lại với luật pháp quốc tế" này của Trung Quốc.

Bắc Kinh đang tăng cường hiện diện quân sự phi pháp trên các đảo đá mà họ cưỡng chiếm ở biển Đông, bao gồm cả việc bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trái phép trên các khu vực từng là những rạn san hô tự nhiên. 

Đây cũng là vùng hoạt động của Hải quân Mỹ nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương và thể hiện liên minh chặt chẽ với quân đội đồng minh, đối tác như Philippines.

Trong vụ "chạm trán" mới nhất hôm 17/5, máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát "không an toàn" ở cự ly chỉ 15m.

theo Thế giới trẻ

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm"

Thiên Hà |

27/06/2016 08:33

 

fb-pho-tong-thong-my-xac-nhan-nhat-co-th

Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm"

 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm".

Ông Biden đã tiết lộ thông tin trên với Public Broadcasting Service (Dịch vụ truyền thông công cộng) trong một bài phát biểu sẽ được phát sóng vào ngày mai 27.6.

Ông Biden nói rằng ông đã thúc giục Chủ tịch Tập dùng ảnh hưởng của mình để Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạovũ khí hạt nhân của họ.

Nhắc đến việc Triều Tiên gần đây đã thường xuyên thử nghiệm tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Biden đã nói với Chủ tịch Tập rằng nếu Mỹ và Trung Quốc không đưa ra chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình Triều Tiên thì có thể sẽ kích động Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản có thể có vũ khí hạt nhân vào ngày mai? Họ có khả năng làm điều đó hầu như chỉ trong một đêm", ông Biden nói. Phó tổng thống Mỹ không nói rõ thời điểm ông trao đổi vấn đề trên với Chủ tịch Tập Cận Bình là khi nào.

Ông Biden khẳng định Trung Quốc là nước có khả năng gây ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên và nói thêm là Bình Nhưỡng đang có kế hoạch chế tạo vũ khí có thể tấn công đến nước Mỹ.

"Và tôi nói, vì vậy chúng tôi sẽ gia tăng hệ thống phòng thủ của chúng tôi", ông Biden nói thêm, đề cập đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng không hiện đại THAAD (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - Terminal High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc.

Ông Biden còn trích dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình đáp lại câu nói về việc đưa hệ thống THAAD tới Hàn Quốc "chờ một chút, quân đội của chúng tôi cho rằng các ông (chính phủ Mỹ) đang cố gắng khép chặt vòng vây chúng tôi".

Hồi đầu tháng 6, Trung Quốc đã lên tiếng lo ngại việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là "xâm phạm lợi ích chiến lược" của Trung Quốc.

Về lý thuyết, việc Nhật Bản có thể nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân là điều bình thường do khả năng khoa học công nghệ cao tại nước này.

Chưa hết, Nhật cũng sở hữu hàng tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, sự không đồng thuận của dân chúng và Mỹ không cho phép nên Nhật Bản chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc gần như là đồng minh chính trị duy nhất của Bình Nhưỡng hiện nay, kinh tế của Triều Tiên lại đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc do các lệnh cấm vận đến từ Liên Hợp Quốc.

Mỹ cũng đã nhiều lần đánh tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ép Bình Nhưỡng dừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

=========================

Sư phụ đã cảnh báo từ 2011... híc...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vói Triều Tiên thì Nhật ( và cả Mỹ ) không cần đến bom hạt nhân tấn công hủy diệt. Cái đáng sợ nhất của Triều Tiên là họ hầu như không có gì nhiều để mất so với Nhật, Mỹ và Hàn. Cơ sở vật chất hạ tầng XH rất nghèo nàn ít ỏi, cái mất lớn nhất có lẽ là chế độ phong kiến kiểu mới của gia tộc họ Kim. Cho nên để đối phó với Triều Tiên, Nhật không cần bom hạt nhân để trả đủa mà cần phát triển hệ thống lá chắn siêu kín kẻ nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Nay nếu phó tổng thống Mỹ nói Nhật có khả năng làm ra bom hạt nhân trong vòng 1 ngày là để nhắc nhẹ " ai kia " ngu lâu khó đào tạo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm"

Thiên Hà |

27/06/2016 08:33

 

fb-pho-tong-thong-my-xac-nhan-nhat-co-th

Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm"

 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm".

Ông Biden đã tiết lộ thông tin trên với Public Broadcasting Service (Dịch vụ truyền thông công cộng) trong một bài phát biểu sẽ được phát sóng vào ngày mai 27.6.

Ông Biden nói rằng ông đã thúc giục Chủ tịch Tập dùng ảnh hưởng của mình để Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạovũ khí hạt nhân của họ.

Nhắc đến việc Triều Tiên gần đây đã thường xuyên thử nghiệm tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Biden đã nói với Chủ tịch Tập rằng nếu Mỹ và Trung Quốc không đưa ra chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình Triều Tiên thì có thể sẽ kích động Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản có thể có vũ khí hạt nhân vào ngày mai? Họ có khả năng làm điều đó hầu như chỉ trong một đêm", ông Biden nói. Phó tổng thống Mỹ không nói rõ thời điểm ông trao đổi vấn đề trên với Chủ tịch Tập Cận Bình là khi nào.

Ông Biden khẳng định Trung Quốc là nước có khả năng gây ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên và nói thêm là Bình Nhưỡng đang có kế hoạch chế tạo vũ khí có thể tấn công đến nước Mỹ.

"Và tôi nói, vì vậy chúng tôi sẽ gia tăng hệ thống phòng thủ của chúng tôi", ông Biden nói thêm, đề cập đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng không hiện đại THAAD (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - Terminal High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc.

Ông Biden còn trích dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình đáp lại câu nói về việc đưa hệ thống THAAD tới Hàn Quốc "chờ một chút, quân đội của chúng tôi cho rằng các ông (chính phủ Mỹ) đang cố gắng khép chặt vòng vây chúng tôi".

Hồi đầu tháng 6, Trung Quốc đã lên tiếng lo ngại việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là "xâm phạm lợi ích chiến lược" của Trung Quốc.

Về lý thuyết, việc Nhật Bản có thể nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân là điều bình thường do khả năng khoa học công nghệ cao tại nước này.

Chưa hết, Nhật cũng sở hữu hàng tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, sự không đồng thuận của dân chúng và Mỹ không cho phép nên Nhật Bản chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc gần như là đồng minh chính trị duy nhất của Bình Nhưỡng hiện nay, kinh tế của Triều Tiên lại đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc do các lệnh cấm vận đến từ Liên Hợp Quốc.

Mỹ cũng đã nhiều lần đánh tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ép Bình Nhưỡng dừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

=========================

Sư phụ đã cảnh báo từ 2011... Híc...!

 

 

 

 

Về khả năng thì người Nhật thừa sức chế tạo vũ khí hạt nhân ngay bây giờ. Và Hoa Kỳ - như tôi đã nói từ 5 năm trước - cũng không cần phải cản trở nước Nhật có vũ khí hạt nhận, nếu phương tiện vận chuyển không tới đảo Guam.

Nhưng tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng: Nước Nhật sẽ không cần đến vũ khí hạt nhân trong "canh bạc cuối cùng". Điều này, sẽ chỉ làm rắc rối thêm cho quan hệ đối nội và đối ngoại của liên minh Nhật Mỹ. Các chính trị gia Nhật Mỹ đủ khôn ngoan để hiểu điều này. Chỉ cần vị Phó Tổng Thống Mỹ xác nhận khả năng hạt nhân của Nhật là đủ rồi. Nước Mỹ với gần 2000 đầu đạn hạt nhân, chia lại cho Nhật 300 quả tùy nghi sử dụng, cũng đủ gấp rưỡi Trung Quốc. Số đầu đạn hạt nhân còn lại đủ nói chuyện sòng phẳng với phần còn lại của thế giới.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

07:11 26/06/16

(GDVN) - Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.

LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến tiền đồ quốc gia dân tộc.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả.

Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ.

Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn. 

 

duong_khiet_tri.jpg

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews.

 

Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là  cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA.

 

Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác

Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc.

Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông;

Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau:

Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra. 

Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng  ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào). 

Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế...

Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung "tranh chấp chủ quyền và phân định biển" mà Trung Quốc chính thức bảo lưu. 

Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu:

Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có).

Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982.

Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra tiền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982. 

 

nguyen_minh_thuyet_1.JPG

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp.

 

Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò.

Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc:

Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. 

Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ "chồng lấn" nào với Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy. 

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu.

Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết.

Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt. 

Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải súng ống, cũng không phải tiền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó.

 

Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế

Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam.

Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh - Thanh mấy trăm năm trước.

 

 

Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau.

Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều.

Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin.

Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ. 

Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây.

Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt.

Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được.

Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt - Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả.

Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài.

Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào.

Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau.

Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
=========================
Vấn đề mà giáo sư Thuyết nói tới chỉ là một khả năng có thể xảy ra - và điều này tôi cũng đã nói từ lâu - từ 2008. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì nó không thể xảy ra. Có lẽ tôi cần phải xác định rằng: Mọi chuyện ở biển Đông chỉ là một nguyên cớ vĩ đại để dẫn đến "Canh bạc cuối cùng". Do đó, cho dù Bắc Kinh rút khỏi biển Đông ngay bây giờ và long trọng tuyên bố thừa nhận từ bỏ các yêu sách chủ quyển ở biển Đông - thì - mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Họ đã sai lầm rất lớn về quyết sách chiến lựơc và không thể dừng lại.
Mà ngược lại, sau phán quyết của Tòa PCA. mọi chuyện sẽ cực kỳ phức tạp. Việt Nam phải mạnh lên đã.
Hãy chờ xem.
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông

 

03:08 PM - 28/06/2016

Thanh Niên Online

 

Liên quan vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, hồi giữa tháng 6, tờ The Manila Times của Philippines loan tin Tòa trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 7.7.

 

pca-halan_PMTT.jpg?w=665&encoder=wic&sub
Một phiên làm việc của Toà trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan)PCA

Sau đó, giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học La Salle (Philippines), cũng khẳng định với Thanh Niên rằng thông tin trên là chính xác.  Ông Heydarian từng là một cố vấn của Quốc hội Philippines và có nhiều tham vấn cho chính phủ trong vụ kiện.

Tuy nhiên, khi trao đổi riêng với Thanh Niên, luật sư Paul Reichler, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện trên lại bác bỏ thời điểm phán quyết được đưa ra vào ngày 7.7. Ông chia sẻ: “Chưa có tuyên bố chính thức nào được đưa ra bởi PCA về thời điểm phán quyết. Bất cứ thời điểm nào được giới truyền thông đưa ra cũng chỉ là phỏng đoán”.

baican-1_awlh.jpg?width=489&encoder=wic&
Bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi giành từ tay Philippines, ảnh chụp ngày 1.3.2016 Reuters

 

Chuyên gia Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) - vốn là người theo dõi sát sao diễn biến về Biển Đông, cũng có nhận định tương tự. Bà Glaser nhận định với Thanh Niên: “Tôi nghi ngờ thời điểm ngày 7.7, mọi người chỉ phỏng đoán mà thôi”.

Tương tự, ông Gregory B. Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải của CSIS, nhận xét: “Thông tin về ngày 7.7 “nổi lên” từ một blog trích dẫn một nguồn tin không tên trong Bộ Ngoại giao Philippines. Sự thật chỉ có 5 thẩm phán ở PCA mới biết khi nào phán quyết được đưa ra”.

Một số chuyên gia khác vốn rất thân cận với các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông cũng không “tin tưởng” về thời điểm ngày 7.7 do tờ The Manila Times loan tin.

Ngô Minh Trí

====================

Thương Xích khẩu! Chưa đâu. Người ta tranh luận về thời điểm đưa ra phán quyết.

Nói theo "khoa học" thì có thể dẫn lời giáo sư Trịnh Xuân Thuân: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nói một cách khác theo Lý học ứng dụng trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, là: "Bất cứ một hiện tượng nào, cũng phải xét đến nhiều yếu tố tương tác phức tạp".

Phán quyết của Tòa PCA, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông

 
============================

Thương Xích khẩu! Chưa đâu. Người ta tranh luận về thời điểm đưa ra phán quyết.

Nói theo "khoa học" thì có thể dẫn lời giáo sư Trịnh Xuân Thuân: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nói một cách khác theo Lý học ứng dụng trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, là: "Bất cứ một hiện tượng nào, cũng phải xét đến nhiều yếu tố tương tác phức tạp".

Phán quyết của Tòa PCA, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

 

 

Hình như là... có "lực cản" nào đó đang kìm hãm không cho đưa ra phán quyết sớm...!

Chỉ nhá ngày "vu vơ"... bởi lẽ Biển Đông bắt đầu sôi nhưng chưa "sùng sục"...

Cần khoảng thời gian... để "dàn trận" xong đã...

Lúc này... "phán quyết" đưa ra phải là giọt nước cuối cùng "tràn ly"...

Nó giống như "hiệu lệnh"... khi đã sẵn sàng...

Chứ "phán" bây giờ... chưa "quyết" được gì... mà "để lâu nó nguội"...

Rõ ràng...

"Nghề chơi cũng lắm công phu...

Làng chơi ta phải biết cho đủ điều..."

Cho nên...

"Ở trong còn lắm điều hay...

Nỗi đêm khép mở... nỗi ngày riêng chung..."

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như là... có "lực cản" nào đó đang kìm hãm không cho đưa ra phán quyết sớm...!

Chỉ nhá ngày "vu vơ"... bởi lẽ Biển Đông bắt đầu sôi nhưng chưa "sùng sục"...

Cần khoảng thời gian... để "dàn trận" xong đã...

Lúc này... "phán quyết" đưa ra phải là giọt nước cuối cùng "tràn ly"...

Nó giống như "hiệu lệnh"... khi đã sẵn sàng...

Chứ "phán" bây giờ... chưa "quyết" được gì... mà "để lâu nó nguội"...

Rõ ràng...

"Nghề chơi cũng lắm công phu...

Làng chơi ta phải biết cho đủ điều..."

Cho nên...

"Ở trong còn lắm điều hay...

Nỗi đêm khép mở... nỗi ngày riêng chung..."

 

Đúng là tư duy của một nhà nghiên cứu Địa Lý Phong thủy Lạc Việt. Giỏi.

Nhưng mà không phải bất cứ cái gì cũng nói "toạc móng lợn". Bởi vì một tư duy tiên tri chính xác, đôi khi làm thay đổi cuộc chơi. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên, sư phụ chờ đến sát nút mới dự đoán về kết quả cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như là... có "lực cản" nào đó đang kìm hãm không cho đưa ra phán quyết sớm...!

Chỉ nhá ngày "vu vơ"... bởi lẽ Biển Đông bắt đầu sôi nhưng chưa "sùng sục"...

Cần khoảng thời gian... để "dàn trận" xong đã...

Lúc này... "phán quyết" đưa ra phải là giọt nước cuối cùng "tràn ly"...

Nó giống như "hiệu lệnh"... khi đã sẵn sàng...

Chứ "phán" bây giờ... chưa "quyết" được gì... mà "để lâu nó nguội"...

Rõ ràng...

"Nghề chơi cũng lắm công phu...

Làng chơi ta phải biết cho đủ điều..."

Cho nên...

"Ở trong còn lắm điều hay...

Nỗi đêm khép mở... nỗi ngày riêng chung..."

 

 

THIÊN SỨ: MỘT TƯ DUY TIÊN TRI CHÍNH XÁC, LÀM THAY ĐỔI CUỘC CHƠI.

THIÊN BỒNG: "ĐỂ LÂU NÓ NGUỘI".

***

 

Tòa quốc tế sẽ ra phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 12/7

Thứ năm, 30/06/2016 - 07:01

 

Dân trí Tòa trọng tài thường trực (PCA) ngày 29/6 cho biết sẽ chính thức đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò “ phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7 tới.

 >> Mỹ cảnh báo đáp trả nếu Trung Quốc khiêu khích sau phán quyết “đường lưỡi bò”

 >> Trung Quốc sẽ càng bị cô lập nếu làm ngơ phán quyết về Biển Đông

 >> Tòa án quốc tế sẽ ra phán quyết vụ kiện “đường lưỡi bò” ở Biển Đông vào ngày 7/7

 

toaquocteseraphanquyetvukienbiendongvaon

(Ảnh minh họa: Reuters)

 

Trong một động thái khá bất ngờ, PCA - tòa án trọng tài của Liên hợp quốc đặt tại La Hay (Hà Lan) - cho biết sẽ gửi nội dung phán quyết đến các nước liên quan vào ngày 12/7 và công bố phán quyết cùng ngày.

Từ Manila, Herminio Coloma Jr, thư ký báo chí văn phòng Tổng thống, cho biết Philippines chờ đợi một phán quyết công bằng để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ông Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư Philippines trong vụ kiện tại (PCA), cũng nói rằng: “Chúng tôi tự tin sẽ giành được thành công trong vụ kiện này... Sẽ tới lúc Trung Quốc nhận ra rằng họ mất nhiều thứ hơn là được khi tạo ra tình trạng hỗn loạn vô luật pháp”. Ông cũng dự đoán Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ nhiều nước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Anna Richey-Allen nhấn mạnh Mỹ ủng hộ phán quyết của tòa. “Chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có việc sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế như tòa án trọng tài”, bà Richey-Allen nói. Mỹ tuy không có tranh chấp và cũng không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tuyên bố rằng việc giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở đây có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của PCA. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua lớn tiếng nói rằng PCA không có thẩm quyền xử vụ kiện này và đề nghị tòa không tổ chức điều trần hay đưa ra phán quyết. “Về vấn đề lãnh thổ và tranh chấp hàng hải, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất cứ phán quyết nào ràng buộc với Trung Quốc”, người phát ngôn Hồng Lỗi lớn tiếng nói.

Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế từ tháng 1/2013. Đơn của Philippines đề nghị phân xử 3 việc: làm rõ tính pháp lý của đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ôm lấy một vùng rộng lớn ở Biển Đông; quy chế của những thực thể Trung Quốc chiếm đóng như các bãi cạn và các quyền hàng hải của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc trong những nơi Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua yêu sách “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò”, chồng lấn chủ quyền với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Philippines cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển - một công ước mà Bắc Kinh đã ký kết. Trong khi đó, giới chức Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể phản ứng tiêu cực với phán quyết của tòa trọng tài với việc trắng trợn tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông như từng làm ở Hoa Đông năm 2013, hay tăng cường cải tạo, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở đây.

Giới chức Mỹ tuyên bố, để đối phó với các hành động này của Trung Quốc, ngoài gây sức ép ngoại giao, Mỹ sẽ triển khai các biện pháp khác trong đó có đẩy mạnh tuần tra tự do hàng hải, hàng không cũng như tăng cường viện trợ quốc phòng cho các nước Đông Nam Á.

Minh Phương

Tổng hợp

=====================

Từ lâu lão Gàn đã phán rằng: Sau phán quyết của Tòa án Quốc tế PCA, sẽ rất nhiều trò ngoạn mục. Rất nhiều khả năng sẽ xảy ra, trong đó không loại trừ chiến tranh.

Việt Nam - ngoài việc tiếp tục xây dựng đất nước - cần phải mạnh mẽ tuyên bố sẵn sàng bảo vệ chủ quyền một cách kiên quyết nhất, nếu bị xâm phạm bởi bất cứ một quốc gia nào. Trong hoàn cảnh sắp tới, mọi thái độ thiếu mạnh mẽ và cứng rắn sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt đẹp.

Việt Nam cần phải loại trừ ngay từ trong tư duy của bất cứ một quốc gia nào, có ý định dùng Việt Nam như một lợi thế Địa chính trị để chống lại nước thứ ba.

PS: Nhưng ngay cả ý tưởng này cũng có tính thời gian. Nếu một kịch bản khác xảy ra và kéo dài thì thật là một điều đáng phải vận động trí não.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phản ứng việc toà trọng tài sắp ra phán quyết vụ kiện Biển Đông

03:26 PM - 30/06/2016
Thanh Niên Online
 
phuc-duy_CNQR.jpg?w=80&h=80&crop=auto&sc
 
Sau khi Tòa trọng tài quốc tế thông báo ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào ngày 12.7, Trung Quốc nhanh chóng có tuyên bố chính thức, tiếp tục nhắc lại việc bác bỏ phán quyết của toà.
 
ngudan-philippines_KMEW.jpg?w=665&encode
Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines từ năm 2012 khiến ngư dân Philippines mất đi một ngư trường truyền thốngReuters
 
Theo Reuters ngày 30.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi sáng cùng ngày đã phát đi một thông cáo dài, khẳng định Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào có tính ép buộc Trung Quốc.
Ông Hồng Lỗi nói: “Tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền trong trường hợp này và với các vấn đề có liên quan, và toà không nên xét xử hoặc đưa ra quyết định".
Trung Quốc còn cáo buộc cách tiếp cận đơn phương của Philippines là coi thường luật pháp quốc tế.
Tại Manila, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines "hoàn toàn tôn trọng" phán quyết của tòa trọng tài quốc tế (PCA) và hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ làm điều tương tự.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen cũng khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với phiên tòa: "Chúng tôi ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế như trọng tài".
Philippines khởi kiện lên PCA, có trụ sở ở The Hague, vào tháng 1.2013 sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh không tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA. Trong khi đó, phần lớn dư luận quốc tế, bao gồm cả những bên không tham gia tranh chấp ở Biển Đông, đều khẳng định phán quyết của tòa phải được tôn trọng.
Theo Reuters, Mỹ quan ngại Trung Quốc có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như nước này từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013, để trả đũa phán quyết PCA, đồng thời tiếp tục xây đường băng, cơ sở quân sự và đưa khí tài quân sự ra những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
 

daxubi_lfay.jpg?width=489&encoder=wic&su

tin liên quan 'Kịch bản' Biển Đông sau phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc

 

Tòa án quốc tế sẽ ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ Philippines kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả Biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia.
Cũng theo các quan chức Mỹ, để ứng phó trước những động thái nêu trên của Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường tàu chiến và máy bay quân sự tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như viện trợ quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực.

Phúc Duy

========================

Sau khi Tòa trọng tài quốc tế thông báo ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào ngày 12.7, Trung Quốc nhanh chóng có tuyên bố chính thức, tiếp tục nhắc lại việc bác bỏ phán quyết của toà.

 

 

Ơ! Cái nị lày pùn cừi nhể! Tã piết Tòa phán thế nào tâu mà phản tối? Nhỡ cái tòa nó phán Tung Coóc thắng thì sao? Cũng phản tối lun à?!

Bởi vậy! Một khi không có tính chính danh thì mọi hành vi chỉ phù hợp với nội dung của "Lý thuyết khoa học hiện đại" - theo mô tả của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng.

Phàm mún làm bá chủ thế giới, hoặc khu vực thì phải có bảng hiệu. Cái này lão nói lâu rùi và nhắc lại nhiều lần ngay trong những bài đầu tiên của topic này. Đó là tính chính danh.

Tính chính danh là một yếu tố cần trong mọi mối quan hệ xã hội của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Tất nhiên nó cũng là yếu tố cần trong cả những mối quan hệ quốc gia. Sau này, nếu một quốc gia nào có được Thượng Đế phong làm bá chủ thế giới, mà không có một giá trị tri thức bao trùm hàm chứa trong nó mọi giá trị tôn giáo, tri thức...vv...thì mọi cố gắng để đến dẫn đến một sự hội nhập toàn cầu cũng chỉ là công cốc. Lịch sử sẽ lặp lại những sự bi thương tranh giành sự sống trên thế gian này. Tóm lại, nó cần một lý thuyết thống nhất.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SGK Trung Quốc: Việt Nam và 12 nước láng giềng là "lãnh thổ bị đánh cắp"?!

Hồng Thủy

06:42 01/07/15

 

(GDVN) - Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa "thu hồi" nhằm củng cố địa vị...

 

tomohide_murai.jpg

Giáo sư Tomohide Murai.

 

Giáo sư Tomohide Murai từ đại học Tokyo ngày 1/7 cho biết trên tờ Sankei, năm 1952 sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc từng dạy (tuyên truyền nhồi sọ) học sinh cấp 2 của họ rằng  các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nepal, Sikkim, Bhutan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và các vùng lãnh thổ Nga như Khabarovsk, Primorsky Krai đều là "một phần lãnh thổ Trung Quốc"?!

Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa "thu hồi" nhằm củng cố địa vị của đảng Cộng sản Trung Quốc và giải quyết các vấn đề bất mãn nội bộ. Trung Quốc thừa hiểu, quân đội Hoa Kỳ đang nắm giữ sức mạnh áp đảo so với PLA nên Bắc Kinh có xu hướng tránh đối đầu trực tiếp với người Mỹ.

Như vậy theo giáo sư Tomohide Murai, đối với các nước láng giềng bị Trung Quốc liệt vào danh sách cái gọi là "lãnh thổ bị đánh cắp", quan hệ với Hoa Kỳ là một điểm tựa quan trọng về an ninh.

Ngoài ra trong danh sách này, Bắc Kinh cũng không thể đối đầu với Nga về quân sự, vốn chỉ đứng sau Mỹ. Các quốc gia khác ở Trung Á là sân sau chiến lược của Nga và bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Bắc Kinh vào đây đều phải cân nhắc khả năng can thiệp quân sự từ Moscow.

Một cường quốc quân sự trong khu vực như Ấn Độ cũng có nguy cơ lớn trong việc đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Tuy nhiên ngày nay Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh hải quân ở Hoa Đông và Biển Đông hơn là trên đất liền.

Trên biển Hoa Đông, Nhật Bản có lực lượng quân sự lớn, đồng thời lại là liên minh an ninh, quân sự với Hoa Kỳ và được Washington cam kết bảo vệ nếu bị tấn công. Còn các nước Đông Nam Á vừa không phải đối thủ quân sự của Trung Quốc, vừa không có sự đảm bảo an ninh nào trở thành mục tiêu lựa chọn của Trung Quốc.

Mỹ cũng không đặt căn cứ quân sự lớn nào tại Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay, do đó quân đội Trung Quốc cho rằng bành trướng xuống Biển Đông là ít rủi ro nhất.

Tuy nhiên, chiến lược quốc gia của Mỹ cơ bản là bảo vệ tình trạng của một siêu cường. Có một thực tế đối với Hoa Kỳ là rất khó duy trì ưu thế quân sự ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng các tuyến thương mại hàng hải chiếm tới 90% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu phải được hải quân Hoa Kỳ ưu tiên duy trì quyền lực tối cao.

Trung Quốc lập luận rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào Biển Đông. Tuy nhiên nếu nhìn vào hoạt động thống trị các vùng biển thế giới của hải quân Hoa Kỳ, Biển Đông vẫn là lợi ích quốc gia chiến lược quan trọng đối với Mỹ. Mỹ vẫn muốn vẫn là một siêu cường thống trị các vùng biển chiến lược của thế giới, khả năng Mỹ rút khỏi Biển Đông rất thấp. Do đó Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.

Hồng Thủy
==================
Qua sự kiện này thì quý vị và anh chị em thấy rõ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào, trong việc phản biện lại tư tưởng Đại Hán đang tuyên truyền trong các thế hệ tiếp nối của họ. Mặc dù vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến hoàn toàn khoa học, nhưng nó đang vấp phải một âm mưu chính trị hóa việc này. Âm mưu này không phải mới có từ bây giờ, mà nó có từ những năm 70 của thế kỷ trước trong một liên minh ma quỷ giữa Kissinger và Bắc Kinh.
Những thế lực hắc ám đang chống lại chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.Sức mạnh hắc ám đó so với cá nhân Thiên Sứ là tuyệt đối. Từ đó, quý vị cũng thấy rõ việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đầy khó khăn và cực kỳ gian khổ.
Nhưng có lẽ tôi phải nhắc lại một sự kiện khoa học như sau: 
Các nhà khoa học đầu bảng của thế giới này vào nửa cuối thế kỷ trước đã cho rằng: Vũ trụ này cần những sinh vật có trí tuệ để có thể hiểu được nó. Do đó - theo tôi - nó cũng có thể hiệu chỉnh sự tiến hóa của một nền văn minh đi theo chiều hướng này. Bởi vậy, tôi vẫn hy vọng rằng: Sự hiệu chỉnh những khả năng tư duy của những sức mạnh tuyệt đối trong vũ trụ, để có thể nhận thức chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, như là một giải pháp nhân đạo, vẫn được ưu tiên hơn việc hủy diệt cục bộ, hoặc hoàn toàn một nền văn minh để đạt tới một cân lý tuyệt đối trong quá trình tiến hóa.
PS: Có lẽ tôi cần nhắc lại lời tiên tri Bính Thân Việt lịch - Đại ý: Động đất lớn vẫn xảy ra trong năm nay, nhưng không mang tính hủy diệt, Nhưng thủy tai sẽ rất nặng nề.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Thước: Formosa gây thiệt hại đến đâu phải đền bù đến đó

 Thứ sáu, 01/07/2016 - 15:41  

Dân trí “Bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy đều phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho đối tượng gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với PV Dân trí.

 >> Vụ cá chết: Thiệt hại thực tế của người dân là bao nhiêu?
 >> Formosa xả độc tố khiến cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD

 

Trước sự việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành làm đến nơi đến chốn, truy tìm bằng được thủ phạm gây ra hậu quả. Ông ghi nhận thế nào với những nỗ lực đó?

Tôi thấy trong vụ việc này, dường như phải đến lúc Thủ tướng thấy cần phải hành động ngay thì các Bộ ngành mới rốt ráo khắc phục hậu quả, truy tìm nguyên nhân cá chết. Vì vậy, tôi hoan nghênh vai trò của Thủ tướng trong việc chỉ đạo điều hành xử lý vụ việc, như vậy mới có kết quả như ngày hôm nay.

Qua sự việc, đơn vị có liên quan phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Bộ máy tham mưu giúp việc phải có kiến thức dự báo, dự kiến tình huống chưa xảy ra, chứ cứ để tình huống xảy ra rồi mới đi khắc phục hậu quả và truy tìm nguyên nhân thì không được. Điều này cũng giống như chúng tôi đánh giặc - giặc đến thì phải xử trí ngay, chứ cứ để nó đánh tan hoang rồi mới phản ứng thì dù chúng ta có thắng thì thiệt hại cũng rất nặng nề.

 

tuongthuocformosagaythiethaidendauphaide

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước sau khi nguyên nhân cá chết được làm rõ, bà con hãy bắt tay vào sản xuất và khắc phục hậu quả ổn định đời sống

 

Theo ông, Chính phủ phải xử lý thế nào với việc Formosa đã gây ra hậu quả rất nặng nề đến đời sống nhân dân ven biển và thảm họa môi trường nghiêm trọng ở vùng biển miền Trung, có thể mất cả trăm năm cũng chưa chắc khôi phục được?

Sự việc không phải như mấy chục tấn cá chết trong hồ mà nó ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường biển, do vậy những kẻ gây ra hậu quả phải đền bù một cách thỏa đáng. Những thiệt hại đó phải được tính toán một cách kỹ lưỡng từ ngày mới xảy ra sự việc và cả trong tương lai. Cả một vùng biển rộng lớn, ngư dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đi đánh bắt hải sản bán nhưng không ai mua. Còn ngư dân chuyển đổi sang nghề khác cũng không thể trong một sớm một chiều là chuyển ngay được.

Tóm lại, bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho bất cứ đối tượng nào gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó.

Sự việc đã được Chính phủ và các Bộ ngành nỗ lực làm rõ, vậy thời gian tới chính quyền và nhân dân phải làm gì để khắc phục hậu quả, thưa ông?

Đây là sự việc không ai mong muốn, đã và đang được xử lý theo pháp luật. Do vậy, thời gian tới bà con hãy yên tâm sản xuất vì lợi ích của bản thân và cùng Nhà nước khắc phục hậu quả môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền Trung.

Từ sự việc như vậy, theo ông các Bộ, ngành địa phương nên rút ra bài học, kinh nghiệm gì để không xảy ra những trường hợp tương tự trong tương lai?

Theo tôi, tất cả những dự án ngay từ khi có chủ trương đầu tư phải tính toán cả những hậu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh có thể xảy ra. Tôi là nhà quân sự nên luôn cảnh giác những vấn đề liên quan đến an ninh – quốc phòng. Những vấn đề này nếu không nghiên cứu kỹ thì cực kỳ nguy hiểm.

Tóm lại, các Bộ ngành, địa phương đừng để lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế mà quên đi hậu quả xã hội, đặc biệt là hậu quả an ninh - quốc phòng. Những vùng nhạy cảm, địa bàn nhạy cảm, lĩnh vực nhạy cảm thì đừng ham cái lợi trước mắt để rồi gây ra hậu quả đến hàng trăm năm sau không khắc phục được. Các dự án phải nhìn một cách tổng quát, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

Xin cảm ơn ông!

Quang Phong (thực hiện)

========================
Ngoài vấn đề bồi thường ngư dân, họ cần phải làm những việc sau đây: Trước hết họ phải làm sạch môi trường biển và phục hồi sinh thái biển nơi đây. Sau khi họ tuyên bố phục hồi xong phải có kiểm chứng. Họ còn phải phục hồi nghề cá của ngư dân bị gián đoạn vì thảm họa biển mà họ gây ra. Xong việc này sẽ xét đến nhà máy của họ có nên tiếp tục hoạt động hay không. Đây là ý kiến cá nhân tôi.

Tôi tự cho mình là người giàu lòng vị tha. Trong tôi không có kẻ thù. Nhưng đây là lẽ công bằng.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đó không phải quan điểm cá nhân, mà là tư tưởng giáo dục bá quyền nước lớn"

QUỐC TOẢN

07:07 01/07/16

(GDVN)- "Họ bất chấp lợi ích quốc gia để kiếm tiền. Đó là hành vi tiếp tay cho sự phá hoại. Cần phải thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch này".

Việt Nam chưa bao giờ là nước lệ thuộc 

Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết Sở đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.

Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc.

Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".

Theo các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt, khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui trên địa bàn Đà Nẵng.

Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau, (VnExpress.net dẫn nguồn tin hôm 28/6).

Liên quan tới sự việc nói trên, hôm 30/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt nam, một số nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên gia trong lĩnh vực quân sự cho rằng, đây là luận điệu xuyên tạc có tính chất phá hoại cực kỳ nguy hiểm. 

 

263081467108713.jpg

Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp. (Nguồn: VnExpress.net).

 

“Luận điệu ngang ngược, trắng trợn, nguy hiểm, bộc lộ tư tưởng bành trướng Đại Hán. Nhiều người Trung Quốc ngộ nhận rằng thời Bắc thuộc, Minh thuộc, toàn bộ lãnh thổ phía Nam và Biển Đông đều là của Trung Quốc. 

Nhưng lịch sử chứng minh điều ngược lại. Thời kỳ phong kiến, Trung Quốc là kẻ xâm lược đánh chiếm, đô hộ nước ta với mục đích đồng hóa, biến lãnh thổ Việt Nam (tên gọi hiện nay) thành một tỉnh của họ.Cũng trong khoảng thời gian đó, dân tộc Việt chưa bao giờ chịu khuất phục, lệ thuộc bởi bất cứ thế lực thù địch nào.

Trên con đường phát triển của lịch sử dân tộc, chúng ta đều chiến thắng mọi kẻ thù ngoại bang, giành độc lập dân tộc bằng tinh thần bất khuất, kiên cường...

Bây giờ họ lấy lịch sử xâm lược để biện hộ xuyên tạc cho những thất bại đó, chứng tỏ người ta vẫn đứng trên lập trường của kẻ xâm lược và bành trướng”, một nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu Việt Nam nhận định. 

Nhận định thêm về việc hướng dẫn viên người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nhà nghiên cứu này cho rằng: "Đây không phải là quan điểm cá nhân, mà xuất phát từ quan điểm tư tưởng giáo dục, có tính chất bá quyền của nước lớn”.

 

"Hành vi tiếp tay cho sự phá hoại"

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV cho rằng việc người Việt ứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau, là hành vi tiếp tay cho sự phá hoại, bất chấp lợi ích quốc gia để kiếm tiền.

 

GDVNnguyenquocthuoc_giaoducnetvn.jpg

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Ngọc Quang).

 

"Trước hết phải truy cho ra và trừng trị thích đáng những công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên.

Bởi lẽ, đây là hành vi hám lợi nhuận bất chính, bất chấp lợi ích quốc gia để kiếm tiền.

Đó còn là sự vô ơn với những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Hành vi đó chẳng khác gì việc "nuôi ong tay áo" tiếp tay cho sự phá hoại. 

Do đó, cần thiết phải thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở kinh doanh ham lợi bất chính này" Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Trong một diễn biến có liên quan, hôm 30/6, trao đổi với phóng viên, ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, cơ quan chuyên môn đang xác minh sự việc nói trên.

“Chúng tôi chỉ mới tiếp cận được thông tin báo chí theo hướng một chiều. Trong thời gian sớm nhất đơn vị sẽ làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng để làm rõ sự việc theo phản ánh".

QUỐC TOẢN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines không dại dột bán rẻ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

07:59 02/07/16

(GDVN) - Tôi cho rằng sẽ không có gì "bất ngờ 180 độ" xảy ra về mặt lập trường chính thức của Philippines sau phán quyết của PCA.

 

Trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống Philippines tháng 5 năm nay, ông Rodrigo Duterte đã có nhiều phát ngôn gây tranh cãi về Biển Đông khiến dư luận chú ý.

Khi ông trúng cử và chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines ngày 30/6 vừa qua, lập trường quan điểm của ông về Biển Đông, cách tiếp cận với Trung Quốc và thái độ đón nhận phán quyết của PCA trở thành tâm điểm theo dõi của dư luận.

 

Trung Quốc ra sức lôi kéo, tác động ảnh hưởng đến chính quyền mới của Philippines, ông Rodrigo Duterte thay đổi chiến thuật

Cuộc bầu cử Tổng thống Philippines diễn ra hôm 9/5 khá kịch tính với sự thắng lợi áp đảo của ông Rodrigo Duterte. Ngay khi biết tin, ông Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng Tổng thống đắc cử của nước láng giềng đang khởi kiện Trung Quốc và bày tỏ hy vọng cải thiện quan hệ hai nước.

Ngày 30/6 ông Tập Cận Bình lại gửi điện mừng ông Rodrigo Duterte nhậm chức, đồng thời còn chỉ đạo cho các cơ quan chức năng Trung Quốc xúc tiến hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư với Philippines.

 

nguyen_minh_thuyet.JPG

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Chỉ hơn 1 tháng ông Tập Cận Bình 2 lần gửi điện mừng ông Duterte đủ thấy, Bắc Kinh muốn tranh thủ, vận động nhà lãnh đạo mới này như thế nào.

Những động thái này càng đáng chú ý khi nó diễn ra ngay trước thềm phán quyết của PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông.

Tuy nhiên, sự vận động và tranh thủ của Bắc Kinh với Manila không có gì khó hiểu. Cái dư luận đang quan tâm là thái độ và phản ứng của tân Tổng thống Rodrigo Duterte và Nội các của ông với phán quyết của PCA sẽ ra sao trước sức ép, sự lôi kéo của Trung Quốc.

Câu trả lời đã có trong cuộc họp đầu tiên của Nội các mới ngày hôm qua. Ông Rodrigo Duterte tuyên bố muốn có một “hạ cánh mềm” với Trung Quốc ở Biển Đông.

Còn tân Ngoại trưởng Perfecto Yasay khẳng định, ông từ chối ra tuyên bố lên án mạnh mẽ Trung Quốc nếu PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines. Nội các mới sẽ xem xét thấu đáo tình hình, đánh giá các tác động của phán quyết rồi mới ra tuyên bố.

Dư luận khu vực, bao gồm cả Philippines lẫn Việt Nam băn khoăn chính bởi phát biểu này của ông Ngoại trưởng Philippines.

Thậm chí có người lo ngại, phải chăng “gió đông đã thổi bạt gió tây?” Phải chăng Philippines đã “xuống nước, đầu hàng” Trung Quốc để đổi lấy các lợi ích kinh tế? Điều này sẽ tác động, ảnh hưởng ra sao đến PCA trước khi ra phán quyết, cũng như phán quyết của PCA hậu phiên tòa này?

Đặc biệt là với Việt Nam, có những quan điểm lo ngại rằng, Philippines chủ động kiện, thắng kiện mà lại còn “rút lui” sẽ dẫn đến hoài nghi và lật ngược vấn đề, vậy Việt Nam có nên tiếp tục sử dụng kênh pháp lý đấu tranh với Trung Quốc hay không?

Cá nhân tôi thiết nghĩ, trả lời những câu hỏi dư luận đang đặt ra là điều hết sức cấp bách và cần thiết.

 

Dĩ bất biến, ứng vạn biến

Tôi tin rằng, việc Philippines kiện Trung Quốc ra PCA là việc làm cần thiết và có lợi cho ổn định, hòa bình trong khu vực, cũng như việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông.

Trên thế giới chưa từng có quốc gia nào vẽ ra một đường ranh giới vô lý như đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ nên nhiều khả năng PCA sẽ ra phán quyết hủy bỏ. Đây là một cơ sở rất quan trọng trong đàm phán với Trung Quốc sau này.

Philippines vẫn là nước nhỏ, dù họ cũng có những thế mạnh trong đấu tranh trực diện với Trung Quốc so với Việt Nam: Họ ở xa Trung Quốc, có đồng minh hỗ trợ.

hun_sen.jpg

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết của PCA chỉ là một tiếng nói lạc lõng. Ảnh: Yahoo.

 

Tuy nhiên khi khởi kiện, các nhà lãnh đạo Philippines khi đó cũng xác định trước rằng, phán quyết của PCA hiện không có cơ chế thi hành án buộc Trung Quốc phải tuân thủ, nhưng có ý nghĩa pháp lý, chính trị, ngoại giao và đấu tranh dư luận rất tốt.

Ít nhất khởi kiện Trung Quốc và nếu PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giúp họ tạo ra thế thượng phong pháp lý trê bàn đàm phán, đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý sau này. Nói cách khác, Philippines xác định kiện để đàm phán, chứ không ảo tưởng Trung Quốc chấp nhận ngay.

Bây giờ Philippines có Tổng thống mới, ông Rodrigo Duterte có chiến thuật mới, nhưng theo tôi chiến lược của Philippines không thay đổi bởi 3 lý do.

Thứ nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc là tối thượng.

Chẳng có lãnh đạo quốc gia nào có thể thay đổi được quyết tâm chiến lược bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc mình. Dù một tấc đất cũng không được phép tự nguyện dâng cho ngoại bang. 

Có chăng một vài trường hợp cá biệt trong lịch sử “rước voi về giày mả tổ” cũng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt để bảo vệ quyền lợi cá nhân hẹp hòi và sẽ là nỗi nhục muôn đời, tội lỗi với muôn đời sau.

Lịch sử nước ta cũng từng có một vài con sâu như vậy, có thể kể ra như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Thứ hai, Philippines không yếu đến mức phải chấp nhận những yêu sách vô lý, vô lối của Trung Quốc. Một là về địa lý hai nước cách nhau bởi Biển Đông, Trung Quốc có muốn dùng vũ lực với họ cũng không đơn giản. Hai là họ có hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ, Mỹ sẽ không để yên. 

Ông Duterte đã hỏi trực tiếp Đại sứ Mỹ tại Philippines về cam kết này và cũng nhận được câu trả lời khá rõ ràng. Bởi vậy cá nhân tôi cho rằng không đời nào Philippines thay đổi 180 độ chiến lược, coi nhẹ phán quyết của PCA hay chấp nhận thỏa hiệp theo luật chơi bất công, vô lý mà Trung Quốc đặt ra.

Nhưng về chiến thuật, ông Rodrigo Duterte có thể thay đổi mềm dẻo hơn.

Chính phủ tiền nhiệm khởi kiện Trung Quốc cốt là tạo thế thượng phong pháp lý để tiếp tục đàm phán và đấu tranh ngoại giao, nhưng thời ông Aqunio cánh cửa đàm phán với Trung Quốc bị đóng chặt, do một số phát biểu của nhà lãnh đạo này dường như đã làm mất mặt Bắc Kinh.

Bởi vậy khi lên nắm quyền, muốn mở cánh cửa đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở lấy phán quyết của PCA làm bàn đạp, đầu tiên Tổng thống Rodrigo Duterte phải tỏ thiện chí để có thể ngồi lại với Trung Quốc đã.

Nói như Cụ Hồ là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đặc biệt là khi các nước nhỏ phải đương đầu, đấu tranh với các thế lực cường quyền.

Theo tôi đó là lý do tại sao tân Ngoại trưởng Philippines nói rằng, chính phủ phải nghiên cứu kỹ phán quyết của PCA, đánh giá các tác động ảnh hưởng nhiều chiều rồi mới đưa ra phản ứng, không ngay lập tức lên án, chỉ trích làm mất mặt Trung Quốc, để tuột mất cơ hội đối thoại sau này.

 

rodrigo_duterte.jpg

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Independent.

 

Điều đó không có nghĩa là Philippines “thay đổi lập trường”, càng không thể nói là họ rút lui hay đầu hàng Trung Quốc.

Philippines là bên khởi kiện, mà nếu PCA ra phán quyết có lợi cho họ thì Philippines không thể im lặng. Vấn đề là mức độ, lời lẽ ôn hòa hay gay gắt, còn nội dung tuyên bố thì không thay đổi.

Tôi cho rằng sẽ không có gì "bất ngờ 180 độ" xảy ra về mặt lập trường chính thức của Philippines sau phán quyết của PCA như một số quan điểm trong dư luận hiện nay lo ngại.

Thứ ba là Philippines là một đất nước đa đảng, nếu ai đó đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc hợp pháp của họ thì chắc chắn các đảng phái chính trị khác và ngay chính người dân, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là quân đội, cảnh sát biển và ngư dân Philippines sẽ không để yên. 

Ngoại trưởng Philippines cũng đã gián tiếp thừa nhận thực tế này với báo giới khi cho biết, quân đội và nhiều bộ ngành yêu cầu chính phủ mới phải có tiếng nói mạnh mẽ lên án Trung Quốc hậu phán quyết của PCA.

 

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Còn về phán quyết của PCA, các nước trên thế giới và trong khu vực có thể có ý kiến này ý kiến khác, ra tuyên bố hay không ra tuyên bố, tán thành hay không tán thành đều không ảnh hưởng gì đến phán quyết của PCA và hiệu lực, giá trị pháp lý của nó. 

Nhưng cách đưa tin của truyền thông về những thay đổi trong chiến thuật của tân Tổng thống Philippines hoặc một số phát biểu của quan chức nước này mà thiếu những phân tích khách quan và tỉnh táo, đặt những phát biểu ấy vào bối cảnh cụ thể cũng như chiến lược tổng thể của Philippines khiến một số người dao động. 

Những quan điểm này cho rằng, nước kiên quyết nhất, dám công khai đệ đơn khởi kiện Trung Quốc ra PCA giờ lại "thay đổi thái độ với Trung Quốc" và cho đó là một sự rút lui hay đầu hàng. Tôi cho rằng đó là một sự nhầm lẫn nguy hại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 1/7 cũng vừa có tuyên bố chính thức kêu gọi PCA ra phán quyết công bằng, khách quan. Việt Nam ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của UNCLOS 1982.Đây là một nội dung quan trọng để sau này mình mới có căn cứ pháp lý tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc bằng luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Còn tất nhiên một số nước im lặng, hoặc thậm chí đồng tình và hùa theo Trung Quốc thì điều đó chẳng thay đổi được giá trị và hiệu lực phán quyết của PCA.

 

 

Đó là quyền lựa chọn của họ. Thực tế trong hàng ngũ các nước ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết của PCA chỉ có vài nước ở tít châu Phi, Trung Á, là những nước nhỏ và nghèo, không có quyền lợi gì ở Biển Đông, cần tiền Trung Quốc.

Trong khu vực thì có Campuchia, nhưng chính ông Hun Sen cũng thổ lộ lý do của quyết định ấy, nước ông nhỏ và nghèo, ông phải lo cho nước mình trước.

Mặt khác, những nước hùa theo Trung Quốc cũng nên nhớ, các tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông được PCA xét xử và ra phán quyết hoàn toàn đúng luật pháp quốc tế, phù hợp UNCLOS 1982 mà họ lại ra tuyên bố phản đối, thì sau này nếu bản thân các nước đó có tranh chấp với nước khác mà cần tới cơ quan tài phán quốc tế phân xử thì hãy coi chừng. Họ không thể hành động tiền hậu bất nhất.

Để tránh dao động trước những thông tin dồn dập từ truyền thông quốc tế trước thời điểm PCA ra phán quyết, theo tôi người Việt Nam chúng ta cần nắm chắc hai điều. Một là bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam là nguyên tắc bất di bất dịch.

Những phương tiện đấu tranh có thể thay đổi tùy thời điểm, hoàn cảnh và tính chất sao cho thiết thực, hiệu quả, nhưng mục tiêu này là bất biến. Nó sẽ giúp chúng ta đứng vững trong mọi tình huống, đồng thời cũng có phản ứng chính xác trước mọi diễn biến thuận hay không thuận.

Thứ hai là cần tìm hiểu và nắm chắc hệ thống luật pháp quốc tế trong xử lý các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, trong đó nổi lên 2 loại tranh chấp cơ bản và khác nhau: Đó là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp về giải thích và vận dụng UNCLOS 1982. 

Mỗi loại tranh chấp này có một cơ chế pháp lý riêng, chúng ta cần bám vào từng loại, từng cơ chế để đấu tranh và nhận diện, xử lý các vấn đề phát sinh sau phán quyết của PCA với điều kiện mục tiêu trong phần thứ nhất không thay đổi.

Nắm được 2 điều này, Trung Quốc có nói gì, hoặc chính phủ mới ở Philippines có thay đổi chiến thuật nào trong cách tiếp cận với Trung Quốc cũng không làm ảnh hưởng đến quyết tâm và mục đích đó của Việt Nam.

Philippines là nước đi đầu đấu tranh chống đường lưỡi bò, bác bỏ đường lưỡi bò phi lý, phi pháp của Trung Quốc là điều rất đáng ca ngợi, chúng ta cũng được hưởng lợi rất lớn nếu Philippines thành công. Đó là lý do chúng ta nên ủng hộ nhiệt tình và phối hợp với bạn. 

Còn những thay đổi về chiến thuật tiếp cận của bạn với Trung Quốc hậu phán quyết của PCA, thiết nghĩ chúng ta có thể chủ động tiếp cận, tìm hiểu vấn đề với Philippines một cách đàng hoàng qua đường ngoại giao, có lẽ họ sẽ sẵn sàng chia sẻ.

Trung Quốc là nước gây chuyện, là nguyên nhân của mọi rắc rối ở Biển Đông hiện nay mà còn đang vận động hành lang ầm ầm, tuyên truyền chống phá PCA, áp đặt đường lưỡi bò, chúng ta là nước trong cuộc càng cần có tiếng nói mạnh mẽ, tuyên truyền giải thích và vận động cả dư luận trong nước lẫn khu vực, quốc tế để tạo thêm sức mạnh bảo vệ mình, đấu tranh với Trung Quốc.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

=========================

 

 

Philippines là nước đi đầu đấu tranh chống đường lưỡi bò, bác bỏ đường lưỡi bò phi lý, phi pháp của Trung Quốc là điều rất đáng ca ngợi, chúng ta cũng được hưởng lợi rất lớn nếu Philippines thành công. Đó là lý do chúng ta nên ủng hộ nhiệt tình và phối hợp với bạn. 

Còn những thay đổi về chiến thuật tiếp cận của bạn với Trung Quốc hậu phán quyết của PCA, thiết nghĩ chúng ta có thể chủ động tiếp cận, tìm hiểu vấn đề với Philippines một cách đàng hoàng qua đường ngoại giao, có lẽ họ sẽ sẵn sàng chia sẻ.

 

 

Cụ Thuyết nói thì về căn bản cũng không sai. Nhưng nó cũng giống như mô tả cái bề ngoài của cái xe hơi vậy. Đúng! Nhưng không phải tất cả cái xe hơi.

Toàn bộ chiếc xe hơi - tức "canh bạc cuối cùng" - lại không đơn giản như vậy.

Lão Gàn đã xác định rằng: Sau phán quyết của Tòa PCA thì sẽ lắm chiêu trò ngoạn mục. Tạm thời lão chưa có ý kiến gì vội, nhưng với lão có thể nói sơ sơ như thế này:

Với lão - Nếu Phi Luật Tân tiếp tục cứng rắn và cương quyết với Bắc Kinh sau phán quyết của tòa PCA thì chuyện này mới là lạ. Còn Phi Luật Tân tỏ ra hữu nghị bắt tay với Bắc Kinh thì lão lại chẳng có gì ngạc nhiên cả.

Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Xin xem hồi sau sẽ rõ. Cũng không lâu lắm đâu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Báo Mỹ: 
Trung Quốc 
đang sợ
02/07/2016 09:17 GMT+7
 

TTO - Chỉ còn mười ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philippines với Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục cho thế giới thấy họ hoàn toàn không có cách phản ứng nào khác ngoài kêu than bị xử ép và tố Philippines cùng Mỹ.

 

Hôm qua 1-7, tờ Thời Báo Hoàn Cầu có bài xã luận với cùng kịch bản trên khi than rằng Trung Quốc “luôn nằm ở thế bất lợi” trong vụ kiện của Philippines, và rằng “Manila chỉ giả vờ là nạn nhân”.

Thời Báo Hoàn Cầu lặp lại luận điệu cũ rích rằng truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục tuyên truyền sai lệch về vụ kiện. Bài viết kết luận hình ảnh vụ kiện đã bị làm méo mó bởi “một cái bẫy do Mỹ dựng lên, do Philippines dẫn đầu và được PCA hưởng ứng”.

Cùng ngày, tạp chí Forbes của Mỹ có bài bình luận bài viết nói trên của Thời Báo Hoàn Cầu cho thấy Bắc Kinh đang lo sợ khó khăn trước “ngày phán quyết”.

Giới phân tích quốc tế dự đoán PCA sẽ phán quyết có lợi cho Manila và nếu điều đó thật sự xảy ra, “Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với dư luận trong nước”, theo Forbes.

Nếu đổi ý công nhận phán quyết về Biển Đông, trái với các tuyên bố trước đó, hòng tránh mất thể diện trên trường quốc tế, Bắc Kinh sẽ phải đối diện với phản ứng từ nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

“Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra tình huống không thể thắng trên Biển Đông mà lại cũng khó có đường lui” - tờ 
Forbes nhận định.

Trong khi đó theo báo Manila Bulletin của Philippines, nguồn tin từ ngoại giao Mỹ hôm 30-6 cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo với các quan chức Trung Quốc rằng Washington sẽ thực thi các biện pháp đáp trả nếu Bắc Kinh thực thi những hành động khiêu khích thêm nữa ở Biển Đông.

TRƯỜNG SƠN
=======================
Nếu chỉ xét riêng về phán quyết của PCA, thì Bắc Kinh coi như "phớt".  Nhưng cái mà Bắc Kinh phải sợ chính là những lực lượng bảo trợ cho phán quyết của PCA.
Sợ hả! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn.
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines không dại dột bán rẻ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

07:59 02/07/16

(GDVN) - Tôi cho rằng sẽ không có gì "bất ngờ 180 độ" xảy ra về mặt lập trường chính thức của Philippines sau phán quyết của PCA.

 

nguyen_minh_thuyet.JPG

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

=========================

 

Cụ Thuyết nói thì về căn bản cũng không sai. Nhưng nó cũng giống như mô tả cái bề ngoài của cái xe hơi vậy. Đúng! Nhưng không phải tất cả cái xe hơi.

Toàn bộ chiếc xe hơi - tức "canh bạc cuối cùng" - lại không đơn giản như vậy.

Lão Gàn đã xác định rằng: Sau phán quyết của Tòa PCA thì sẽ lắm chiêu trò ngoạn mục. Tạm thời lão chưa có ý kiến gì vội, nhưng với lão có thể nói sơ sơ như thế này:

Với lão - Nếu Phi Luật Tân tiếp tục cứng rắn và cương quyết với Bắc Kinh sau phán quyết của tòa PCA thì chuyện này mới là lạ. Còn Phi Luật Tân tỏ ra hữu nghị bắt tay với Bắc Kinh thì lão lại chẳng có gì ngạc nhiên cả.

 

Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Xin xem hồi sau sẽ rõ. Cũng không lâu lắm đâu.

 

 

Tổng thống Philippines đề nghị Trung Quốc đàm phán về phán quyết vụ kiện Biển Đông

Thứ ba, 05/07/2016 - 18:26
 

Dân trí Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 5/7 đề nghị Trung Quốc cùng đàm phán hòa giải về phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, liên quan tới vụ kiện do Manila khởi xướng về yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông.

 >> Trung Quốc dụ dỗ Philippines đàm phán nếu bỏ qua phán quyết về “đường lưỡi bò”

 >> Báo Trung Quốc ngang ngược dọa kéo tàu quân sự của Philippines ở Biển Đông

 

tongthongphilippinesdenghitrungquocdamph
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: EPA)
 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay cho biết ông hoàn toàn lạc quan về kết quả vụ kiện do Manila khởi xướng chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông tin rằng phán quyết của PCA, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 12/7 tới, sẽ có lợi cho Philippines, AFP đưa tin.

“Nếu điều đó có lợi cho chúng ta, hãy cùng đàm phán”, ông Duterte phát biểu trước Lực lượng Không quân Philippines tại căn cứ quân sự Clark, cách Manila khoảng một giờ lái xe.

Khác với Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, người đã quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực và theo đuổi chính sách thắt chặt quan hệ với Mỹ, ông Duterte nói ông muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc.

Chính quyền cựu Tổng thống Aquino cho rằng việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông Aquino cũng từ chối đàm phán trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cựu Tổng thống Philippines lo ngại rằng nếu đàm phán với Bắc Kinh, Manila sẽ gặp bất lợi vì có ít nguồn lực ngoại giao.

Ngược lại với ông Aquino, Tổng thống Duterte tuyên bố để ngỏ khả năng đối thoại với Trung Quốc, thậm chí còn có thể hợp tác với Bắc Kinh và chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Phát biểu của ông Duterte hôm nay là lần đầu tiên tân Tổng thống Philippines xác nhận để ngỏ khả năng đối thoại với Trung Quốc. Đây cũng là điều Bắc Kinh ủng hộ từ lâu vì cho rằng sẽ đạt được lợi thế từ việc này. Nhà lãnh đạo Philippines nói ông sẽ không “khen ngợi hay chê bai” một phán quyết có lợi cho Manila.

Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh “sẽ không ngại rắc rối” trong khi truyền thông trong nước kêu gọi chuẩn bị cho cuộc “đối đầu quân sự” ở Biển Đông.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines nhấn mạnh ông phản đối xung đột vũ trang. “Chúng tôi không muốn có chiến tranh. Chiến tranh là một từ bẩn thỉu”, ông Duterte tuyên bố. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ của ông sẽ tuân thủ phán quyết của tòa dù cho phán quyết đó gây bất lợi cho Philippines.

Thành Đạt

Theo AFP

=========================

Hì! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc tiết lộ cơ chế phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết của tòa trọng tài

Thứ ba, 05/07/2016 - 16:16
 

Dân trí Tờ China Daily ngày 7/5 dẫn nguồn thạo tin cho biết sau khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết vụ kiện “đường lưỡi bò” vào tuần tới, phản ứng của Trung Quốc “phụ thuộc hoàn toàn” vào các động thái của Philippines và các nước khác.

 >> Vì sao Trung Quốc ngoan cố cải tạo, xây dựng ở Biển Đông?
 >> Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông

 

baotrungquoctietlocochephanungcuabackinh

Một tàu hải quân Trung Quốc (Ảnh:Reuters)

 

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vào ngày 12/7 tới. Mặc dù cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ ngang ngược lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông để đối phó, Mỹ đã nhiều lần công khai hối thúc Bắc Kinh công nhận phán quyết của tòa.

Trong khi đó, China Daily hôm nay dẫn nguồn thạo tin giấu tên nói rằng, phản ứng của Trung Quốc như nào sẽ “phụ thuộc hoàn toàn vào động thái của Phillippines và các nước khác sau phán quyết”.

Nhưng một nguồn tin khác lại nói: "Nếu Trung Quốc quyết định phản kháng, những bước kiềm chế cùng phương thức tiến hành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng từ hành động của các bên, bao gồm Manila".

Một nguồn tin thứ 3 nói: “Sẽ không có vấn đề gì nếu tất cả các bên liên quan đặt phán quyết của tòa sang một bên”.

Một số đồn đoán cho rằng sau phán quyết của tòa trọng tài, Trung Quốc có thể sẽ trắng trợn lập một vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông hoặc đưa quân đến bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng trái phép của Philippines.

Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đã “dụ dỗ” Philippines làm ngơ phán quyết để đàm phán song phương về hợp tác, đầu tư. Bắc Kinh cũng ra sức rêu rao hàng chục nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông.

Minh Phương

Theo China Daily

=====================

Toàn đoán mò. Đúng là một đám "dở hơi, nhưng lại biết bơi". Nhưng trường hợp này, không phải chuyện chơi, để "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Mà là "Thiên cơ bất khả lộ". Nhưng nếu nói vậy thì những kẻ ưa chỉ trích lão Gàn lại bảo lão cũng điếu bít gì mà nói. Bởi vậy, lão phán như sau: Chỉ không qúa ba tháng, tính từ tháng 6 Việt lịch là tháng thứ nhất. Đến hết tháng 8, sang đầu tháng 9 Việt lịch thì quý vị sẽ thấy kết quả của cuộc thương lượng Phi - Tàu.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thư ký LHQ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông


Dân trí Trước thềm phán quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan đến vụ kiện “đường lưỡi bò”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm nay 7/7 nhắc nhở Trung Quốc cần giải quyết các khác biệt trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình.
 >> Trung Quốc liên tục đe dọa Mỹ trước thềm phán quyết của tòa trọng tài
 >> Báo Trung Quốc tiết lộ cơ chế phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết của tòa trọng tài
 >> Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông

 

tongthukylhqcanhbaotrungquocvetranhchapo

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters)

 

Tại cuộc họp báo chung diễn ra ở Bắc Kinh với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã nhấn mạnh việc Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình.

Bình luận này đưa ra nhân chuyến thăm Trung Quốc của người đứng đầu LHQ và chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - tòa trọng tài quốc tế đặt tại Hà Lan - ra phán quyết về vụ kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tòa trọng tài dự kiến đưa ra phán quyết vào ngày 12/7 và được cho là sẽ bất lợi với Trung Quốc. Trung Quốc nhiều lần ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết và cho rằng tòa trọng tài của LHQ không đủ thẩm quyền.

Nhiều chuyên gia cho rằng, quyền lực của Tòa Trọng tài Phụ lục VII không mạnh bằng Tòa án Công lý Quốc tế, nhưng phớt lờ phán quyết của tòa án này cũng bị coi là coi thường luật pháp quốc tế. Vì thế, các thành viên của Hội đồng bảo an LHQ có thể đề nghị Hội đồng thảo luận và đưa ra nghị quyết về vấn đề này. Trước đó, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Koro Bessho nói rằng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tiếp nhận vấn đề này nếu được yêu cầu.

Minh Phương

Tổng hợp

=========================

Nhiều chuyên gia cho rằng, quyền lực của Tòa Trọng tài Phụ lục VII không mạnh bằng Tòa án Công lý Quốc tế, nhưng phớt lờ phán quyết của tòa án này cũng bị coi là coi thường luật pháp quốc tế. Vì thế, các thành viên của Hội đồng bảo an LHQ có thể đề nghị Hội đồng thảo luận và đưa ra nghị quyết về vấn đề này. Trước đó, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Koro Bessho nói rằng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tiếp nhận vấn đề này nếu được yêu cầu.

 

Hừm! Không ngoài dự đoán của lão Gàn: Sau phán quyết của Tòa PCA, sẽ lắm trò ngoạn mục. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Cái này ủng hộ luận điểm của giao sư Nguyễn Minh Thuyết.

Câu này trong Hào từ của Việt Dịch, được ngài Hồ Chí Minh dặn ngài Huỳnh Thúc Kháng, khi sang Tây vào năm 1946 đấy mà. Nhưng thời thế mỗi lúc một khác. Việt Nam phải mạnh lên đã.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông

Thứ ba, 05/07/2016 - 11:06
 

Dân trí Một tuần trước khi tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò”, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn cho kịch bản xung đột quân sự ở Biển Đông.

 >> G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện Biển Đông
 >> Mỹ-Trung sẽ gia tăng đối đầu ở Biển Đông sau phán quyết của PCA?
 >> Mỹ sẽ đáp trả thẳng tay nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông

 

baotrungquochohaochuanbixungdotvutrangsa

Một tàu chiến Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters)

 

Trong một bài viết đăng tải hôm nay 5/7, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) thuộc tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nói rằng, căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ leo thang hơn nữa sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA).

Thời báo Hoàn cầu viện dẫn việc Mỹ điều đến 2 cụm tàu sân bay tác chiến tới Biển Đông. Thừa nhận rằng Trung Quốc không thể đuổi kịp năng lực quân sự của Mỹ trong ngắn hạn, Thời báo Hoàn cầu nói rằng, Trung Quốc cần đẩy nhanh phát triển năng lực phòng vệ quân sự, buộc Mỹ phải “trả giá” nếu can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Tờ báo cũng biện minh rằng, mặc dù Bắc Kinh hy vọng có thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán nhưng vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xung đột vũ trang.

Những bình luận trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Trung Quốc trắng trợn tuyên bố tiến hành tập trận hải quân trong 1 tuần từ ngày 5-11/7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước thềm PCA công bố phán quyết vào ngày 12/7 tới về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 4/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, hành động của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

“Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”, Người Phát ngôn nêu rõ.

Minh Phương

Tổng hợp

=========================

Thời báo Hoàn cầu viện dẫn việc Mỹ điều đến 2 cụm tàu sân bay tác chiến tới Biển Đông. Thừa nhận rằng Trung Quốc không thể đuổi kịp năng lực quân sự của Mỹ trong ngắn hạn, Thời báo Hoàn cầu nói rằng, Trung Quốc cần đẩy nhanh phát triển năng lực phòng vệ quân sự, buộc Mỹ phải “trả giá” nếu can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

 

Giỏi! Rất "hảo hán"! Rất Lý Quỳ. Tỏ ra không sợ "ngoáo ọp"!

Lão đây quảng cáo cho mấy tay con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc biết rằng: Hoa Kỳ đem hai hạm đội đến Tây Thái Bình Dương, không phải để tranh chấp ở Biển Đông. Hai hạm đội này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề không phải thắng hay thua ở biển Đông , mà là "Ai sẽ là bá chủ thế giới?!".

"Hảo Hán" (Người Hán tốt) làm sao sánh được với "Việt Lang" (*) đích thực.

* Chú thích: "Lang" là một từ Việt cổ, để mô tả những người đàn ông Việt xuất sắc. Ngày nay dấu ấn còn lại chính là "Ông Lang" (Thày thuốc. Tàu gọi là "Đại phu" - người đàn ông lớn), "lang quân" (Tàu gọi là "phu quân"); "quan Lang" (Người đứng đầu một đơn vị hành chính miền núi). Bởi vậy, với tên nước Văn Lang xác định đất nước của những người đàn ông xuất sắc với những giá trị tri thức (Văn). Cho nên, mấy nhà ngâm cứu nửa mùa, cứ ra rả thời Hai Bà Trưng là "chế độ Mẫu hệ", chỉ là thứ tư duy đất sét. Nền văn hiến Việt vẫn xác định nam nữ bình đẳng.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites