Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Cựu Đại sứ: Afghanistan Mỹ lo không xong làm sao dám đánh Trung Quốc?

Hồng Thủy

 

09/04/16 05:16

(GDVN) - Trung Quốc nên "nín hơi" trong xử lý vấn đề Biển Đông, không nên chạy theo báo chí phương Tây một cách mù quáng.

Đa Chiều ngày 8/4 đưa tin, Ngô Kiến Dân - cựu Đại sứ  Trung Quốc tại Pháp cùng ngày đăng bài bình luận, Trung Quốc nên "nín hơi" trong xử lý vấn đề Biển Đông, không nên chạy theo báo chí phương Tây một cách mù quáng.

Ông Dân cho rằng, vài năm trở lại đây tin tức về diễn biến tình hình Biển Đông của truyền thông quốc tế mỗi ngày một nhiều. Ngô Kiến Dân cho rằng truyền thông phương Tây đã "nhào nặn" tình hình Biển Đông vốn "hòa bình, ổn định" trở nên nghiêm trọng như súng đã lên nòng, chạm là nổ ngay.

 

tap_can_binh_2.jpg

Ông Tập Cận Bình và ông Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân vừa qua, ảnh: Đa Chiều.

 

Viên cựu Đại sứ lập luận, Trung Quốc đang đứng trước thời cơ phát triển lớn nhất kể từ Chiến tranh Thuốc phiện 1840, cho nên giữ gìn hòa bình ổn định là "xu thế lớn" của chiến lược ngoại giao Trung Quốc.

Những động thái bành trướng quân sự, leo thang quân sự hóa mà Trung Quốc đã và đang tiến hành trên Biển Đông được ông dân ngụy biện là "phòng thủ" chứ không phải "tấn công".

Viên cựu Đại sứ này viết: "Mỹ có muốn đánh không? Tôi thấy Mỹ không muốn đánh. Tạo ra cho Trung Quốc một số rắc rối thì Mỹ còn muốn làm, nhưng bảo Mỹ tiến hành chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông thì Washington không có dự định đó.

Nước Mỹ ngày nay đến một Afghanistan còn giải quyết không nổi, làm sao dám đánh Trung Quốc?" nhà ngoại giao "kỳ cựu" của Bắc Kinh bình luận.

Hồng Thủy
=========================
Còn với lão Gàn thì lão đã nhiều lần nói rằng: Trung Quốc không phải Iraq. Bởi vậy để đánh thắng Trung Quốc trong "canh bạc cuối cùng", Hoa Kỳ cần những bước rất chắc chắn. Cứ từ từ rồi đâu có đó.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?

Hải Võ |

30/03/2016 13:47

 

Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận".
 

150626-n-rt036-032-1024x679-145931741270

(Ảnh minh họa)

theo Thế giới trẻ

=======================

Điếu mựa! Một là thằng chả này tung hỏa mù để gây ảo tưởng cho các nước ASEAN với việc mô tả Trung Quốc như con cừu trong quan hệ với các nước tranh chấp. Hai là một thằng ngu nhất được quyền phát biểu. Hắn ta không đề cập đến một yếu tố rất căn bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền trên đường lười bò tự áp đặt của họ. Đó là vế thứ nhất thuộc về bài báo này.

Vế thứ hai - cũng là yếu tố cốt lõi quyết định tương lai trong mối quan hệ quốc tế tại đây - là: Chiến lược xoay trục về Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, không nhằm mục đích đưa lực lượng Mỹ đến đây, để ăn cá thu kho riềng và mực một nắng.

Quan hệ Nga, Hoa Kỳ tuy căng thẳng, vì có mùi thuốc súng ở Trung Đông và Ukraine, nhưng họ sẽ giải quyết được với nhau. Còn đối với Tàu và Hoa Kỳ thì cánh cửa ngoại giao đã đóng lại.

 

Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây.

Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình".

Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/

 

Nga và NATO bất ngờ nhóm họp sau 2 năm lạnh nhạt

 Thứ bảy, 09/04/2016 - 10:15

   

Dân trí Sau gần 2 năm “đóng băng” quan hệ do những căng thẳng liên quan đến việc Nga cho Crimea sáp nhập, lần đầu tiên Nga và NATO thống nhất nối lại các cuộc hội đàm ở cấp đại sứ tại Brussel (Bỉ) trong 2 tuần tới.

 >> Quan hệ Nga - NATO tiếp tục sóng gió

 >> Cuộc chiến Nga-NATO bắt đầu tại Aleppo?

 >> Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich

 

nga-va-nato-bat-ngo-nhom-hop-sau-2-nam-l

Hội đồng Nga-NATO sẽ có cuộc họp trong hai tuần tới (Ảnh minh họa: Reuters)

Ngày 8/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexey Meshkov cho biết, cuộc họp Nga-NATO có thể diễn ra “trong một vài tuần tới”. Phía NATO cũng xác nhận thông tin cuộc hội đàm sẽ diễn ra trong 2 tuần tới.

Phái đoàn Nga tại NATO cho biết chương trình nghị sự của cuộc họp đã được hai bên thống nhất, đây cũng là những vấn đề khiến hai bên bất đồng quan điểm trong thời gian qua. Tuy nhiên thời gian cụ thể của cuộc họp vẫn chưa được công bố.

NATO cho biết: “Hội đồng Nga-NATO sẽ thảo luận về tình hình bên trong và xung quanh Ukraine, cũng như sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk”. Tuyên bố này của NATO ngầm chỉ các thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô của Belarus nhưng đến giờ vẫn chưa được thực hiện.

“Chúng tôi sẽ thảo luận về các hoạt động quân sự, đặc biệt tập trung vào sự minh bạch và giảm thiểu các nguy cơ”, NATO nói thêm, đồng thời khẳng định rằng Afghanistan và các mối đe dọa trong khu vực cũng là những vấn đề sẽ xuất hiện trong chương trình nghị sự.

NATO nói rằng bất cứ cuộc họp nào cũng sẽ phải tập trung giải quyết các cuộc xung đột khiến hơn 9000 người thiệt mạng từ tháng 4/2014 giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai miền đông nước này. Phương Tây cáo buộc Nga tiếp tay cho phiến quân ở Ukraine, song Nga bác bỏ điều này.

Trong bối cảnh Nga và phương Tây vẫn còn bất đồng quan điểm về vấn đề Ukraine, cuộc họp lần này là dấu hiệu cho thấy hai bên đều sẵn sàng cải thiện quan hệ ngoại giao để ngăn ngừa bất kì xung đột quân sự nào xảy ra trong khu vực.

Việc NATO triển khai kế hoạch hiện diện quân sự lớn nhất của tổ chức này ở khu vực Đông Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh khiến Nga nghi ngại. Do vậy, NATO muốn hội đàm với Matxcơva về việc nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động quân sự, từ đó tránh gây hiểu lầm giữa các bên.

NATO đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác với Nga từ tháng 4/2014 để phản đối hành động sáp nhập Crimea của Nga. Mặc dù NATO nói rằng hai bên vẫn có thể duy trì các mối liên hệ chính trị cấp cao, song trên thực tế các đại sứ của NATO và Nga chỉ gặp nhau 2 lần vào tháng 3 và tháng 6/2014 từ sau khi cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra.

Thành Đạt

Theo Reuters

 

=======================

Với một quan điểm hoàn toàn nhất quán và mang tính hệ thống, lão luôn khuyên ngài Putin hãy bắt tay với Hoa Kỳ. Trong mọi tình huống, lão chưa bao giờ thay đổi luận điểm này với sách lược của nước Nga.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bà Clinton cảnh báo Trung Quốc

07/04/2016 14:55

 

(NLĐO) - Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 6-4 tuyên bố sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu bà được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp.

 

Phát biểu tại một sự kiện ở bang Pennsylvania một ngày sau thất bại ở Wisconsin, bà Clinton cho biết: “Tôi sẽ đối đầu quyết liệt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về những vấn đề nóng nhất mà chúng ta đang đối mặt hiện nay từ tấn công mạng, nhân quyền, biến đổi khí hậu đến thương mại và hơn thế nữa”.

Nữ chính trị gia 69 tuổi cam kết sẽ cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời cáo buộc nước này vi phạm các quy tắc thương mại.

“Trung Quốc biết rằng nếu tôi trở thành tổng thống, họ sẽ phải tuân theo luật. Vì Mỹ sẽ đối xử công bằng với Trung Quốc hoặc là họ sẽ không thể tiếp cận thị trường của chúng ta” - cựu ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Bắc Kinh.

 

ba-clinton-canh-bao-trung-quoc.jpg
Bà Clinton tuyên bố sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu bà được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp. Ảnh: AP

 

Theo bà Clinton, Trung Quốc đã phá giá trái phép những hàng hóa xuất sang thị trường Mỹ, lấy cắp bí mật thương mại của Washington, thao túng đồng nhân dân tệ, ưu ái quá mức doanh nghiệp nhà nước và phân biệt đối xử với công ty Mỹ.

Ứng viên sáng giá của đảng Dân chủ cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ và những hành vi trên của nước này sẽ còn tồi tệ hơn nếu họ chịu áp lực từ bên ngoài. .

“Tổng thống Mỹ tiếp theo phải hiểu Trung Quốc chơi trò gì và sẵn sàng ngăn chặn họ” - bà Clinton nhận định.

Đây được xem là những phát biểu cứng rắn nhất về Bắc Kinh trong các chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Xuân Mai (Theo Breitbart)

========================

Đúng rùi! Cứ phải cứng rắn với Tung Coóc mới có cơ hội thắng cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Cái này lão Gàn lói nâu dồi. Khi bà Clinton còn chưa ứng cử tổng thống. Ngay trong topic này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Ấn Độ nhất trí đảm bảo an ninh và tự do hàng hải

13/04/2016 06:48

 
Mỹ và Ấn Độ đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải, đảm bảo tự do hàng hải và các chuyến bay trên khắp khu vực, trong đó có Biển Đông.
 

1-myaaan-1460504693124-0-21-330-470-crop

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Manohar Parrikar (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sau cuộc họp báo chung ở New Delhi. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Đó là tuyên bố chung đưa ra sau cuộc thảo luận ngày 12/4 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hiện đang ở thăm Ấn Độ và người đồng cấp nước chủ nhà Manohar Parrikar.

Theo đó, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải.

Ngoài ra, cũng theo ông Carter, hai bên đã nhất trí trên nguyên tắc về Hiệp định hỗ trợ hậu cần.

Nếu được ký, thỏa thuận sẽ cho phép quân đội 2 nước sử dụng các căn cứ hải-lục-không quân của nhau để tiến hành các hoạt động tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang có chuyến công du Ấn Độ lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm qua nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong những tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Dự kiến trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày này, ông Carter sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

theo TTXVN/Tin tức

=========================

Không nằm ngoài sự xác định của lão Gàn, khi mà Hoa Kỳ vẫn còn cam kết: "Không đứng về phe nào trên biển Đông".

Lão định viết thêm vài dòng, nhưng thôi. Tạm dừng ở đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....".

Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Ấn Độ nhất trí đảm bảo an ninh và tự do hàng hải

13/04/2016 06:48

 
Mỹ và Ấn Độ đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải, đảm bảo tự do hàng hải và các chuyến bay trên khắp khu vực, trong đó có Biển Đông.
 

1-myaaan-1460504693124-0-21-330-470-crop

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Manohar Parrikar (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sau cuộc họp báo chung ở New Delhi. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Đó là tuyên bố chung đưa ra sau cuộc thảo luận ngày 12/4 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hiện đang ở thăm Ấn Độ và người đồng cấp nước chủ nhà Manohar Parrikar.

Theo đó, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải.

Ngoài ra, cũng theo ông Carter, hai bên đã nhất trí trên nguyên tắc về Hiệp định hỗ trợ hậu cần.

Nếu được ký, thỏa thuận sẽ cho phép quân đội 2 nước sử dụng các căn cứ hải-lục-không quân của nhau để tiến hành các hoạt động tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang có chuyến công du Ấn Độ lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm qua nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong những tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Dự kiến trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày này, ông Carter sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

theo TTXVN/Tin tức

=========================

Không nằm ngoài sự xác định của lão Gàn, khi mà Hoa Kỳ vẫn còn cam kết: "Không đứng về phe nào trên biển Đông".

Lão định viết thêm vài dòng, nhưng thôi. Tạm dừng ở đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....".

Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét!

 

 

 

Cụ thể hơn một tý về sự tham gia của "cô gái Ấn Độ" trong "Canh bạc cuối cùng".

=========================

Mỹ siết chặt sợi dây nóng quanh Trung Quốc

Thứ Tư, 13/04/2016 07:16

 

(Ảnh Nóng) - Trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng, Mỹ đang tiếp tục tăng cường các căn cứ quân sự siết chặt tham vọng của Bắc Kinh.

 

my-siet-chat-soi-day-nong-quanh-trung-qu

 

Theo Reuters, Mỹ và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về hợp tác hậu cần quân sự, cho phép các bên sử dụng căn cứ của nhau. Trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar diễn ra ngày 12/4, hai nước đã đạt được thỏa thuận trên.

Trong ảnh: Chiến hạm USS Lassen tuần tra Biển Đông năm 2015.

=========================

Thỏa thuận này nói lên điều gì?

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng những chuyên gia quân sự cao cấp có thể hiểu điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ thể hơn một tý về sự tham gia của "cô gái Ấn Độ" trong "Canh bạc cuối cùng".

=========================

Mỹ siết chặt sợi dây nóng quanh Trung Quốc

Thứ Tư, 13/04/2016 07:16

 

(Ảnh Nóng) - Trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng, Mỹ đang tiếp tục tăng cường các căn cứ quân sự siết chặt tham vọng của Bắc Kinh.

 

my-siet-chat-soi-day-nong-quanh-trung-qu

 

Theo Reuters, Mỹ và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về hợp tác hậu cần quân sự, cho phép các bên sử dụng căn cứ của nhau. Trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar diễn ra ngày 12/4, hai nước đã đạt được thỏa thuận trên.

Trong ảnh: Chiến hạm USS Lassen tuần tra Biển Đông năm 2015.

=========================

Thỏa thuận này nói lên điều gì?

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng những chuyên gia quân sự cao cấp có thể hiểu điều này.

Chắc Ấn Độ muốn mượn căn cứ ở Florida của Mỹ để nắn gân Mexico... đảm bảo vệ "tự do hàng hải"...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc Ấn Độ muốn mượn căn cứ ở Florida của Mỹ để nắn gân Mexico... đảm bảo vệ "tự do hàng hải"...

 

:lol: :lol: :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Ban Ki-moon nói thật, Mỹ diễn trò lộ liễu với Nga

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ tuyên bố dồn IS vào chân tường, chúc mừng Nga nhưng lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ.
 

Sự hùng hồn của Washington

Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra nhận định tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang bị lực lượng liên quân dồn vào thế cố thủ sau những thất bại liên tiếp trên thực địa tại Syria và Iraq.

Nhận định được ông Obama đưa ra sau buổi làm việc với với Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các quan chức an ninh ở trụ sở CIA tại Virginia nhằm thảo luận những diễn biến trong chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm tiêu diệt IS tại Syria và Iraq đã kéo dài 20 tháng qua.

 

my-dien-tro-lo-lieu-voi-nga-tai-syria_14

Tổng thống Mỹ Barack Obama

 

Theo ông Obama, liên quân đang trên đà thắng và sẽ tiếp tục duy trì thế chủ động này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 5 năm qua tại Syria, coi đây là giải pháp then chốt cho việc tiêu diệt tận gốc rễ IS.

Tổng thống Obama khẳng định Washington sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực ngoại giao trên bàn đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột.

Trước đó, cùng ngày, Đại tá Lục quân Mỹ Steve Warren, người phát ngôn liên quân do Mỹ đứng đầu chống IS, cho biết chiến dịch chống IS của liên quân tại Iraq và Syria đã hoàn thành "giai đoạn" đầu tiên.

Trả lời báo giới, ông Warren nói: "Kẻ thù của chúng tôi đã bị suy yếu và giờ chúng tôi đang tiến tới xóa sổ chúng. Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch quân sự đã hoàn tất".

 

my-dien-tro-lo-lieu-voi-nga-tai-syria_14

Máy bay Mỹ cất cánh từ tàu sân bay tham gia không kích IS

 

Theo ông Warren, trong giai đoạn đầu tiên này, IS đã không thể mở rộng địa bàn và buộc phải cố thủ. Ông cho hay liên minh hiện đang ở giai đoạn 2 là "triệt phá" kẻ thù.

Người phát ngôn này nói thêm rằng trong giai đoạn cuối cùng, IS sẽ thất bại nặng nề và lực lượng địa phương có khả năng ngăn chặn sự hồi sinh của Hồi giáo thánh chiến.

 

Lời nói thật của ông Ban Ki-moon

Những tuyên bố mạnh mẽ của Mỹ được đưa ra sau khi không quân Nga hỗ trợ quân đội Syria giành những chiến thắng quan trọng trên chiến trường. Trong số đó, đáng kể nhất là việc các lực lượng Syria giành lại thành phố cổ Palmyra, vốn mang ý nghĩa biểu tượng rất cao về văn hóa, tôn giáo.

Giới phân tích phương Tây cũng phải thừa nhận đây là chiến thắng quan trọng mang dấu ấn đậm nét của Nga.

 

my-dien-tro-lo-lieu-voi-nga-tai-syria_14

Lính công binh Nga tham gia rà phá bom mìn tại Palmyra

 

Ngày 27/3 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến dịch chống IS đang hoành hành tại các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq. Với sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội Chính phủ Syria đã giành lại được thành phố cổ 2.000 năm tuổi Palmyra sau 10 tháng bị IS chiếm đóng và phá hủy.

Đây không chỉ là một chiến thắng quân sự mà còn mang ý nghĩa chiến lược lớn, là bước đầu để Damascus mở rộng chiến dịch truy quét IS ra khỏi lãnh thổ Syria. Palmyra, vốn là nơi lưu giữ những tàn tích còn sót lại từ thời Đế chế La Mã, có thể trở thành “bàn đạp” cho các chiến dịch tiêu diệt các thành trì của IS ở Raqqa và Dei al-Zor, và trải rộng thêm ra khu vực phía Đông, dọc khu vực sa mạc rộng lớn.

Phát biểu tại Amman, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông vui mừng trước việc các lực lượng chính phủ Syria có thể đánh đuổi IS ra khỏi Palmyra.

Ông nói: “Chúng ta được khích lệ và may mắn vì các lực lượng Chính phủ Syria đã đánh bại IS tại Palmyra. Giờ đây, họ có thể gìn giữ và bảo vệ những tài sản chung, những tài sản văn hóa của nhân loại. Và tôi cũng được khích lệ bởi thông báo của Chính phủ Syria rằng họ sẽ cố gắng để không chỉ gìn giữ và bảo vệ mà còn ra sức phục hồi thành phố này. Tôi hy vọng Syria có thể làm được việc này”.

Những lời nói của ông Ban Ki-moon có thể coi như sự thừa nhận thắng lợi của Nga và quân đội Syria, trong khi đó khoét sâu vào nỗi đau của Mỹ và các đồng minh phương Tây vốn luôn hô hào rầm rộ chống IS.

 

Lộ ý đồ thật

Cùng ngày 13/4, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva, ông Alexei Borodavkin cho biết giới chức quân sự Mỹ đã chúc mừng các đồng nghiệp Nga với việc giải phóng thành phố cổ Palmyra và bày tỏ sẵn sàng sẵn sàng tiếp tục trao đổi với phía Nga thông tin về vị trí của các nhóm khủng bố, mà trước hết là IS và al-Nusra.

Quan chức Nga cho rằng sự hợp tác giữa quân đội Nga và Mỹ liên quan tới tình hình Syria đã đạt mức độ mới về chất. Theo đó, hai bên có các cuộc tiếp xúc hàng ngày ngay tại Geneva, nơi đặt các trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria. Nga và Mỹ cũng thường xuyên liên lạc qua điện thoại giữa các trung tâm ở căn cứ Hmeimim-Geneva-Amman-Washington.

 

my-dien-tro-lo-lieu-voi-nga-tai-syria_14

Binh sĩ Nga cùng xe bọc thép chở quân tại Palmyra

 

Tuy nhiên, ông Borodavkin cho rằng phía Mỹ vẫn chưa cung cấp chính xác tọa độ của khủng bố để Nga tiến hành các cuộc tấn công.

Hiện Mỹ đặt một trung tâm điều phối ở Amman của Jordan, trong khi Nga đặt tại căn cứ Hmeimim nhằm giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria. Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng thiết lập nhóm công tác chung bao gồm các sĩ quan quân đội hai nước đặt trung tâm ngay tại Geneva (Thụy Sĩ), nơi diễn ra các cuộc hòa đàm giữa chính phủ Syria và lực lượng đối lập.

Về phía Mỹ, trong khi đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về thành tích chống IS cũng như tỏ thái độ ủng hộ hòa đàm Syria, chính quyền của ông Obama khẳng định tiếp tục rót tiền và vũ khí cho phe đối lập.

Giới chức Ngoại giao Mỹ ngày 13/4 thông báo có kế hoạch viện trợ 238,5 triệu USD cho lực lượng đối lập tại Syria mà Mỹ gọi là “ôn hòa” trong năm 2017. Lý lẽ được Mỹ đưa ra là số tiền này sẽ giúp đạt được giải pháp chính trị ở Syria cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống nguy cơ từ chủ nghĩa cực đoan, trong đó có IS.

 

my-dien-tro-lo-lieu-voi-nga-tai-syria_14

Phiến quân Syria và tên lửa vác vai TOW

 

Bên cạnh đó, giới Ngoại giao Mỹ cũng công khai rằng số tiền để hỗ trợ cho lực lượng đối lập chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Theo kế hoạch trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định chi tổng cộng 5,7 tỷ USD cho cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria trong năm 2017.

CIA cũng đang lên kế hoạch cùng các đồng minh của Mỹ tuồn vũ khí cho lực lượng đối lập Syria, trong đó có cả vũ khí phòng không. Rõ ràng, Mỹ muốn tiếp tục sử dụng lực lượng nổi dậy (không loại trừ những nhóm khủng bố nhưng được Washington gắn mác ôn hòa) để chống lại Nga và quân đội Syria. Lý do đơn giản là IS không có máy bay chiến đấu nên không cần đến vũ khí phòng không trong cuộc chiến chống lại nhóm này.

Những tuyên bố của Tổng thống Obama và những kế hoạch tiêu tiền của nước này cho thấy Mỹ đã tính toán cuộc chiến chống IS ở cả Iraq và Syria sẽ còn kéo dài. Dù vô tình hay hữu ý, Washington cũng đã bộc lộ ý đồ của mình khi không muốn “dứt điểm” IS và thực sự ủng hộ hòa đàm Syria.

Có lẽ, Mỹ vẫn cần một cuộc chiến kéo dài để tiếp tục “tiêu tiền” và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng cũng như phục vụ các toan tính của mình.

Cao Sinh

==========================
 

Ông Ban Ki-moon nói thật, Mỹ diễn trò lộ liễu với Nga

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ tuyên bố dồn IS vào chân tường, chúc mừng Nga nhưng lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ.

 

 

Đến bây giờ, các chính khứa tầm quốc tế mới lờ mờ nhận ra Hoa Kỳ "lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ". Còn lão Gàn thì phát biểu điều này từ lâu lắm rồi, ngay trong topic này, rằng thì là: Lão chỉ liếc qua cách đánh IS của Hoa Kỳ, cũng thừa biết rằng Hoa Kỳ đang câu độ để chờ Nga nhảy vào. Có thể người Nga biết việc này, nhưng không thể không nhảy vào can thiệp ở Xyria theo cách suy nghĩ của họ, bất chấp kinh tế của họ đang khủng hoảng nặng vì giá dầu. Thật là tầm đại cao thủ về chính trị quốc tế từ những nhà hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ. Người Nga rút khỏi Xyria, và coi việc này là Nga thắng hay thua thì đó là việc của các chính khách cấp phường bàn ở quán trà 5 xu, bên vỉa hè Hanoi. Với lão thì có vẻ người Nga đã tỉnh đòn.

Vấn đề thứ hai thể hiện trong bài viết này, là: Lão đã từng phát biểu rằng (Gần đây, ngay trong topic này): Quan hệ Nga Mỹ và Đồng minh tuy rất căng thẳng trong thời gian qua, nhưng họ có thể ngồi thương lượng với nhau. Còn đối với Trung Quốc, các cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Vấn đề còn lại trong quan hệ Tàu Mỹ, chỉ còn là ...thách đấu. Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cắt chương trình, không hội kiến với tướng Tàu, đã cho thấy một dấu hiệu: hẹn gặp nhau ở chỗ khác, không phải bàn thương lượng. Phàm là tướng Tổng chỉ huy không thể gặp nhau trên bàn thương lượng, thì họ chỉ còn một chỗ để gặp: Đó là chiến trường...

Điếu mựa! Lão đây rất yêu chuộng hòa bình. Lão đã cảnh báo: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vinh mới có thể khắc phục được vấn đề này. Nhưng tiếc thay! Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó.

Ngày mai. mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, lão có thể viết bài cuối cùng trong topic này.

PS: Cách đây vào ngày, ngài ngoại trưởng Nga chém gió mấy câu về biển Đông. Lão Gàn cảnh báo rằng: Tốt nhất nước Nga đừng tham gia với những bất lợi cho Việt Nam về vấn đề này, nếu không muốn lãnh hậu quả từ những quy luật vũ trụ.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mã Anh Cửu van nài PCA đừng ra phán quyết về Ba Bình, Trường Sa


Hồng Thủy

15/04/16 14:30

 

(GDVN) - Trước khi rời nhiệm sở, ông Cửu cũng gửi gắm người kế nhiệm là Tiến sĩ Thái Anh Văn tiếp tục bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò (phi pháp, bành trướng, lừa phỉnh...

 

Liên Hợp Đài Loan ngày 15/4 đưa tin, nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm của đảo Đài Loan Mã Anh Cửu hôm qua lại một lần nữa lên tiếng về (cái gọi là) yêu sách chủ quyền đối với Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) trên cương vị người đứng đầu đảo Đài Loan.

 

ma_anh_cuu.jpg

Ông Mã Anh Cửu, ảnh: bdp-taiwan.blogspot.com.

 

Ông Cửu kêu gọi Tòa  Trọng tài Thường trực PCA không ra phán quyết về hiệu lực pháp lý của Ba Bình, càng không nên phán quyết Ba Bình là một đá (rock) chứ không phải đảo (islands) theo định nghĩa trong Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Mã Anh Cửu hùng hồn tuyên bố: "Nếu PCA ra phán quyết sai lầm, thì không chỉ làm tổn hại đến quyền lợi của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), mà còn là phán quyết vi phạm luật pháp". Cũng trong sáng hôm qua, ông Cửu tham dự một hội thảo quốc tế "Tranh chấp Biển Đông và pháp lý quốc tế".

Tại hội thảo này, Mã Anh Cửu mời các chuyên gia quốc tế hôm nay 15/4 sử dụng chuyên cơ của người đứng đầu Đài Loan bay ra Ba Bình để giúp ông thanh minh rằng, Ba Bình là một đảo theo Điều 121 UNCLOS, vì nó có nước ngọt.

Trước khi rời nhiệm sở, ông Cửu cũng gửi gắm người kế nhiệm là Tiến sĩ Thái Anh Văn tiếp tục bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò (phi pháp, bành trướng, lừa phỉnh do Quốc Dân đảng tự vẽ ra) và lập trường Ba Bình là một đảo, không phải đá theo Điều 121 UNCLOS. Nếu trót lọt thì nghiễm nhiên Ba Bình có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

 

 

Tuy nhiên với tính cách thận trọng của một người học luật, nghiên cứu về luật, bà Thái Anh Văn chỉ ghi nhận ý kiến này và yêu cầu mở kho tư liệu lưu trữ các tài liệu chứng minh "chủ quyền" của Đài Loan tuyên bố ở Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Người viết rất hy vọng rằng với tinh thần thượng tôn pháp luật, làm việc cầu thị, khách quan và chỉ căn cứ vào luật pháp quốc tế, Tiến sĩ Thái Anh Văn sẽ làm sáng tỏ gốc gác của đường lưỡi bò bởi chính quyền Quốc Dân đảng thời Tưởng Giới Thạch vẽ ra năm 1947.

Chính cái đường lưỡi bò vô căn cứ, tham lam và bành trướng phi lý ấy đã gây ra bao rắc rối trên Biển Đông từ khi chính quyền Mao Trạch Đông "kế thừa" nó năm 1949. Đặc biệt là hiện nay chính quyền ông Tập Cận Bình đang vin vào đường lưỡi bò này để làm mưa làm gió, làm loạn Biển Đông khiến hòa bình ổn định bị phá vỡ, lòng người phẫn nộ.

Được như vậy, đóng góp của Đài Loan nói chung, Dân Tiến đảng và bà Thái Anh Văn nói riêng cho hòa bình, ổn định, luật pháp và công lý ở Biển Đông thật không hề nhỏ, rất đáng được tán dương, ca ngợi. Cố nhiên đối với bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, chủ quyền lãnh thổ luôn là điều thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Nhưng có điều, chủ quyền lãnh thổ phải được xác lập một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp chứ không phải dựa trên những căn cứ bịa đặt và tuyên truyền hay hành vi cất quân xâm lược.

 

 

 

Lòng yêu nước của người dân bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng đáng trân trọng, nhưng nó phải được soi rọi bằng Công pháp Quốc tế thì mới tránh được "yêu nước mù quáng", dân tộc cực đoan, nhận lãnh thổ nước khác làm của mình rồi ra sức bành trướng, tuyên truyền nhồi sọ.

Điều đó chỉ đẩy bản thân các thực thể chính trị tham vọng bành trướng và cộng đồng khu vực vào bi kịch.

Do đó trong trường hợp này, những phán quyết của Cơ quan Tài phán quốc tế như PCA có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng và thu hẹp khá lớn tranh chấp trên Biển Đông.

Đúng sai thế nào đã có Tòa phân xử. Tuân thủ phán quyết của PCA, thượng tôn pháp luật, bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS ở Biển Đông đó là một hành động và lựa chọn văn minh, khôn khéo, để của nhà ai trả về nhà đó, những bên nào có trót "nhận nhầm" cũng dễ bề ăn nói với dân. Mong lắm thay.

Hồng Thủy
======================
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga nói thẳng quan hệ với Trung Quốc sau vụ Biển Đông

(Quan hệ quốc tế) - "Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga".

Thời gian gần đây báo chí Nga nói nhiều về quan hệ Nga- Trung Quốc (TQ).

Từ chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Nga V.Putin, ý định chuyển các xí nghiệp, nhà máy thuộc 12 ngành công nghiệp TQ sang vùng Viễn Đông Nga đến “mong muốn” của Trung Quốc trao đổi công nghệ điện tử để đối lấy công nghệ chế tạo động cơ tên lửa của Nga và v.v .

Còn mối quan tâm của chúng ta (Người Việt) – đó là phát biểu gần đây nhất của X.Lavrov (Bộ trưởng ngoại giao Nga) về Biển Đông – những bạn đọc quan tâm chắc đã biết, nếu chưa, xin xem phần sau của bài này.

Nhằm cung cấp thêm một cách nhìn, xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo “Lenta.ru” ngày 20/4/2016 về quan hệ Nga – Trung của một học giả Nga.

Xin bạn đọc quan tâm đến cách đặt câu hỏi của phóng viên “Lenta.ru” và nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của ông này.

Và đây là nguyên văn bài trên báo “Lenta.ru”:

 

clip_image001.jpg

Tập Cận Bình và Vladimir Putin .Ảnh : RIA Novosti / Reuters

 

Lời dẫn của “Lenta.ru”: Sau khi đã hủy hoại mối quan hệ với Phương Tây, Nga tuyên bố bắt đầu chuyển hướng sang phía Đông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình đó đang chững lại, còn Trung Quốc - quốc gia được chúng ta (Nga) coi là cứu cánh của nền kinh tế Nga đã không xứng đáng với những kỳ vọng trước đó.

Để làm rõ có phải như vậy không và nói chung là mối quan hệ giữa Matxcova và Bắc Kinh đã phát triển như thế nào, “Lenta.ru” đã trao đổi với Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế Trường kinh tế cao cấp, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á và Tổ chức hợp tác Thượng Hải thuộc Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova ( MGIMO) Aleksandr Lukin.

 

Lenta.ru: - Hai năm trước giọng điệu của các tuyên bố (của Nga) là: từ bây giờ chúng ta (Nga) sẽ cùng người TQ cho bọn Phương Tây kiêu ngạo kia biết cái gì là cái gì. Hiện nay lại có phát biểu kiểu khác: đại loại, không đạt được một kết quả gì cả, Trung Quốc không ủng hộ chúng ta. Theo ông thì chính sách “hướng Đông”đã thảm bại hay đang thành công?

A. Lukin: - Cần phải làm rõ thêm một số chi tiết. Thứ nhất, căn cứ vào đâu mà chúng ta nói là “chuyển hướng Đông” mới bắt đầu từ hai năm trước? Sự chuyển hướng này đã được bắt đầu ít nhất từ Piot Đại đế (cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII –ND). Dưới thời Stalypin (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX- ND) tiến trình này cũng được thực hiện.

Liên Xô cũng đã có những bước đi theo hướng này – khi L. Breznhev cầm quyền, các viện nghiên cứu khoa học được yêu cầu tập trung sự chú ý vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Thứ hai, tại sao cứ nói đến Trung Quốc thì lại gọi đó là "chuyển sang hướng Đông"? Trung Quốc nằm ở phía Nam nước Nga, và đối với một số khu vực của Nga thì Trung Quốc còn nằm ở phía Tây. Cách diễn đạt “chuyển sang Hướng Đông”- đấy là hệ quả lối tư duy hướng Tây của chúng ta.

 

Lenta.ru: - Thôi được rồi, ông đã làm rõ các chi tiết. Nhưng chúng ta hãy quay trở lại bản chất của vấn đề. Chúng ta đã gây hiềm khích với Châu Âu và Mỹ. Còn với Trung Quốc thì có xích lại gần nhau hơn được không? Ví dụ, mùa xuân năm 2014 đã có một hợp đồng giữa GAZPROM (Nga) với CNPC (Tập đoàn dầu khi quốc gia) TQ được ký kết. Đã ký một số thỏa thuận quan trọng cung cấp vũ khí (cho TQ). Còn gì nữa không?

A.Lukin: - Bạn nói về kinh tế. Kinh tế, tất nhiên, là quan trọng, nhưng nội dung chủ yếu của sự xích lại gần nhau Nga-Trung không phải là kinh tế, mà là chính trị - thậm chí là địa- chính trị. Matxcova và Bắc Kinh có những quan điểm tương đồng liên quan đến trật tự thế giới phải như thế nào?

Nga và Trung Quốc hướng tới một thế giới đa cực, chống độc quyền của một trung tâm sức mạnh, ủng hộ duy trì luật pháp quốc tế được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ủng hộ vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc. Đối với các vấn đề khu vực và xung đột khu vực, quan điểm của Nga và Trung Quốc cũng trùng nhau.

Còn về kinh tế, thì kinh tế đi sau chính trị. Và tương đối thành công. Bạn vừa liệt kê các hợp đồng riêng rẽ. Điều đó là quan trọng, nhưng chỉ là các chi tiết. Từ năm 2010 – tức là rất lâu trước khi mối quan hệ giữa chúng ta (Nga) với Phương Tây xấu đi – Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chủ yếu của Nga, vượt Đức và các nước Châu Âu khác.

 

Lenta.ru: - Nhưng trong thời gian gần đây, kim ngạch trao đổi hàng hóa Nga- Trung sụt giảm. Chúng ta đã từng tuyên bố là đến năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ đô la, còn đến năm 2020 – 200 tỷ đô la. Tuy nhiên, con số trên trong năm 2015 ít hơn 70 tỷ đô la, giảm so với năm trước (2014) tới 20 tỷ đô la.

A. Lukin:- Thế thì sao? Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chủ yếu của chúng ta. Còn kim ngạch thương mại giảm không chỉ với mình Trung Quốc – mà với tất cả các nước khác. Điều đó liên quan đến sự sụt giảm giá dầu và v.v . Và, nhân đây xin nói là kim ngạch thương mại toàn cầu giảm, tại Liên minh Châu Âu, kim ngạch thương mại cũng giảm.

Nói tổng thể, kim ngạch thương mại của chúng ta với Trung Quốc giảm, khi trong nước (Nga) xuất hiện những vấn đề kinh tế gì đấy – ví dụ, như trong năm 1998, trao đổi hàng hóa song phương giảm tới 30%. Nhưng khi tình hình tốt lên, kim ngạch thương mại lại tăng.

 

Lenta.ru: - Chứ cho là như vậy đi, và kinh tế không phải là quan trọng nhất. Nhưng trong lĩnh vực chính trị thì trong hai năm trở lại đây đã có cái gì cụ thể được thực hiện để có thể coi đó là một chỉ số cho thấy sự xích lại gần nhau không?

A. Lukin:- Trong lĩnh vực chính trị thì nói chung (quan hệ giữa –ND) chúng ta đã kịch trần. Tiếp theo chỉ có thể phát triển theo chiều sâu. Chúng ta (Nga–Trung. ND) đã thiết lập cơ chế đối tác chiến lược mà duy nhất chỉ giữa Nga và Trung Quốc có – cả hai nước không có cơ chế tương tự với các nước khác.

Hàng năm diễn ra các cuộc gặp của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ. Có hai ủy ban liên chính phủ thường trực – Ủy ban về hợp tác kinh tế và Ủy ban về hợp tác xã hội- nhân văn. Các bộ ngành hai bên thường xuyên tiến hành các buổi tham vấn lẫn nhau.

Đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa các thành phố, khu vực, các xí nghiệp hai nước. Có nghĩa là khó có thể bổ sung thêm một cái gì nữa. Không những thế, tất cả (cơ chế này) được thiết lập trước khi quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi.

clip_image002.jpg

Tập Cận Bình đến Vladivostok . Ảnh : Xinhua / Zumapress / Globallookpress.com

 

Quay trở lại lĩnh vực kinh tế. Cuối năm ngoái hai bên đã ký một số hợp đồng đầu tư lớn. Và điều đặc biệt quan trọng là Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí Nga. Trước khi Nga- Phương Tây xung đột, các công ty Trung Quốc không được phép tiếp cận lĩnh vực này. Ví dụ, trong năm 2002, khi bán “Slavnheft”, CNPC của Trung Quốc không được tham gia đấu thầu.

Tất nhiên, những chỉ thị phải làm như vậy không được công bố công khai, nhưng bao giờ cũng tìm ra cái cớ gì đó để chỉ các công ty Phương Tây mới có thể mua được các xí nghiệp dầu khí của chúng ta (Nga), còn các công ty Trung Quốc thì không. Và được giải thích là vì lý do an ninh chiến lược.

Hiện nay tất cả đã thay đổi, chúng ta chờ đợi và hoan nghênh các nhà đầu tư Trung Quốc. Dĩ nhiên, quả thực là cũng có quan điểm là các cuộc đàm phán (giữa Nga và Trung Quốc) đã được tiến hành từ rất lâu và kết quả các cuộc đàm phán đó (Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí –ND) tuyệt đối không liên quan gì đến tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Nga và Phương Tây.

Cũng có thể như thế, nhưng nếu vậy thì đó là một sự trùng hợp lạ lùng. Tôi cho rằng, trong thời gian gần đây, vị thế của những người đồng ý cho phép người Trung Quốc tiếp cận lĩnh vực dầu khí Nga đã được củng cố. Chúng ta cũng có thể thấy tình hình tương tự trong buôn bán vũ khí. Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua S-400.

Cũng đã ký hợp đồng mua Su-35. Đấy là trong bối cảnh cách đây không lâu còn nhiều người cho rằng không nên bán cho Trung Quốc những loại vũ khí mới nhất của chúng ta. Nói cách khác, sau khi mối quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi thì trong quan hệ Matxcova – Bắc Kinh tuy chưa bắt đầu một giai đoạn mới nào đó về nguyên tắc, nhưng đã có một số xung lực để phát triển.

 

Lenta.ru:- Gần một năm trước đây – tháng 5/2015 – đã có tuyên bố về việc bắt đầu kết nối Liên minh kinh tế Á- Âu với Vành đai kinh tế con đường tơ lụa của Trung Quốc. Trong thời gian qua đã làm được những gì trong hướng này?

A.Lukin:- Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã ký một tuyên bố trong đó đưa ra ý tưởng cơ bản của sự kết nối đó. Theo tôi hiểu, vấn đề là ở chỗ 2 dự án cần phải được thực hiện nhưng không gây tổn thất cho nhau mà cần phải tạo được hiệu ứng tổng hợp. Nhưng Liên minh kinh tế Á - Âu có 5 quốc gia.

Và Nga cần phải thuyết phục các thành viên còn lại của Liên minh là điều đó (kết nối hai dự án –ND) cũng có lợi cho họ. Đối tác của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán phải là Ủy ban kinh tế Á- Âu, chứ không phải là một quốc gia riêng rẽ nào đó. Hiện nay Ủy ban này đang chuẩn bị những kiến nghị cụ thể với phía Trung Quốc về các công trình, tuyến kết nối, các tuyến đường.

 

Lenta.ru: - Liệu có thể thuyết phục được các đối tác trong Liên minh kinh tế Á- Âu là sự kết nối như vậy cũng cần cho họ không? Ai cũng biết là tại một số nước, ví dụ như Kazakhstan, tâm lý chống Trung Quốc, bài Trung Quốc rất mạnh.

A.Lukin: - Tâm lý bài Trung cũng có tại Nga, mặc dù trong thời gian gần đây có trở nên ít hơn so với những năm 1990. Nhưng tại Kazakhstan và đặc biệt là Kirgistan, tâm lý bài Trung đặc biệt phổ biến. Những nước không lớn (nhỏ) e ngại rằng, nếu mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, thì nền kinh tế của họ sẽ bị hủy diệt.

Còn một định kiến rất phổ biến nữa là chỉ cần buông lỏng kiểm soát thì dòng người di cư Trung Quốc sẽ tràn ngập đất nước họ. Quả thực, các số liệu thống kê đã bác bỏ điều này. Nhưng đó là những gì liên quan đến xã hội, còn chính phủ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á- Âu ủng hộ ý tưởng kết nối.

 

Lenta.ru: - Quan hệ Nga và Phương Tây xấu đi nghiêm trọng sau khi Crimea sát nhập vào Nga. Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với các bước đi chính trị đối ngoại kiên quyết của Matxcova – sát nhập Crimea hay chiến dịch tại Syria?

A. Lukin: - Những vấn đề này cần phải được tách riêng ra. Bắc Kinh chưa bao giờ ủng hộ việc thay đổi đường biên giới của các nước khác. Đấy là một lập trường nguyên tắc. Chính vì vậy mà trên các diễn đàn hoặc tuyên bố công khai thì Trung Quốc công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ucraine.

Tuy nhiên, trong các bài báo, cả trong các tuyên bố chính thức thì cùng với công thức trên (công nhận toàn vẹn lãnh thổ Ucraine –ND) còn đi kèm một thông điệp như thế này – “chúng tôi hiểu hành động của Nga tại hướng Ucraine là vì xung đột là do Mỹ gây ra”. Có nghĩa là lập trường nước đôi – Bắc Kinh không ủng hộ Nga những cũng không lên án Nga.

Còn về Syria, thì trong trường hợp này Trung Quốc hoàn toàn đứng về phía Nga và ủng hộ, ít nhất thì cũng trên lời nói, chính quyền Damascuss. Không những thế, dư luận xã hội Trung Quốc rất quan tâm đến chủ đề này. Và nếu như bạn nói chuyện với người Trung Quốc, thì bạn sẽ hiểu là họ rất tôn trọng sức mạnh của vũ khí Nga. Họ thích thú vì không chỉ mình người Mỹ mới có thể tiến hành các chiến dịch quân sự lớn.

 

Lenta.ru: - Một khi đã có cảnh điền viên (êm đềm) như vậy ở cấp độ chính trị (trong mối quan hệ Nga- Trung –ND) và người Trung Quốc tôn trọng sức mạnh quân sự của chúng ta, có thể, Matxcova và Bắc Kinh nên thành lập một liên minh quân sự- chính trị chăng?

A.Lukin: - Cách đây không lâu Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế Quốc hội Trung Quốc Fu In (trước đó là Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc) đã cho đăng trên tờ “Foreign Affairs” một bài báo nói rất đúng về quan hệ Nga- Trung. Tiêu đề bài báo như sau – : “mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”.

Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ.

Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu.

Một liên minh như vậy là không cần thiết bởi vì nó mâu thuẫn với tư tưởng Trung Hoa là xây dựng một trung tâm sức mạnh và gây ảnh hưởng trong nền chính trị thế giới riêng cho mình, và cũng mâu thuẫn với các kế hoạch của Nga thiết lập một trung tâm tương tự vậy.

Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn.

Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó.

 

clip_image003.jpg

Tập trận chung Mỹ - Philippinesh : Erik de Castro / Reuters

 

Lenta.ru: - Nếu Mỹ thực sự tăng cường hành động ở Biển Đông, hỗ trợ các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thì liệu có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc không?

A.Lukin:- Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt.

Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc.

Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó.

Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó.

Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự.

 

Lenta.ru: - Bộ trưởng ngoại giao ta (X.Lavrov) cách đây không lâu có nói: “Về những gì liên quan đến tình hình Biển Đông, thì chúng tôi xuất phát từ những điểm sau đây. Tất cả các quốc gia liên quan đến các tranh chấp cần phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chính trị ngoại giao mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được".

Những câu nói trên có thể được hiểu là “chúng tôi ủng hộ cái tốt, chống lại cái xấu” (ý muốn nói là như thế thì ai chả nói được –ND). Đấy có phải là một lập trường đúng đắn hay không, nếu như tính rằng Trung Quốc – đối tác chiến lược của chúng ta, nhưng Việt Nam cũng là đối tác chiến lược của chúng ta?

A. Lukin: - Những câu nói của Lavrov cho thấy chúng ta đang giữ một quan điểm rất đúng đắn. Nga tuyệt đối không nên can dự vào xung đột ở Biển Đông, không có cái đó (can dự vào xung đột –ND ) thì chúng ta cũng đã có quá nhiều việc phải làm rồi. Chúng ta tuyệt đối không nên đứng về phía ai trong cuộc tranh chấp này.

Và thực sự là chúng ta mong muốn tình hình tại đó được giải quyết hoàn toàn bằng các biện pháp hòa bình. Chúng ta muốn hòa bình, bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột chúng ta buộc phải chọn một bên nào đó. Và như kinh nghiệm tại Nagornyi Karabakh cách đây không lâu cho thấy, những nỗ lực giữ trung lập của Nga buộc Nga phải trả giá là tất cả đều không hài lòng với Nga.

 

Lenta. Ru: - Thì chính tôi đang nói về điều đó đây: xung đột có thể xảy ra ngoài ý chí của chúng ta và ngược lại với mong muốn của chúng ta. Thế thì lúc đó nước Nga cần phải làm gì, đứng về phía ai?

A.Lukin : - Chúng ta cần phải giữ lập trường trung lập. Nước Nga không nên lựa chọn ai trong số các đối tác. Chúng ta có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng chúng ta không thành lập liên minh với Trung Quốc chính là vì không muốn rơi vào tình thế khi buộc phải lựa chọn một trong những đối tác gần gũi của chúng ta.

Việt Nam quan trọng đối với chúng ta, Philippin cũng thế. Tại sao chúng ta lại gây mâu thuẫn với họ (hai nước trên )? Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga.

Trung Quốc đã từng tuyên bố, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết không có sự tham gia của các quốc gia bên ngoài, và như thế, theo quan điểm của Bắc Kinh, Nga không nên can thiệp vào những gì đang xảy ra ở đó (Biển Đông).

 

Một lần nữa xin lưu ý: đấy là quan điểm cá nhân của học giả A.Lukin.

 

Nguồn: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-noi-thang-quan-he-voi-trung-quoc-sau-vu-bien-dong-3306393/

=====================================

Vẫn biết như ri...

“Mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”.

Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ.

Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu."

Nhưng lại ảo tưởng như ri...

"Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn.

Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó."

Vì suy nghĩ như ri...

"Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt.

Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc.

Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó.

Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự."

Dù biết lịch sử đã trả lời như ri...

"Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó."

Xin hỏi... ngố Nga... anh đang mơ cái gì...?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga nói thẳng quan hệ với Trung Quốc sau vụ Biển Đông

(Quan hệ quốc tế) - "Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga".

 

Xem ra cái thằng hỏi (Lenta.ru) thông minh hơn cái thằng trả lời (A. Lukin).

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: Vì sao Trung Quốc ngày càng tiến thoái lưỡng nan?

Hải Võ |

29/04/2016 13:52
 
Nhà bình luận quân sự Đinh Đông cho rằng, Chính phủ Trung Quốc dường như gần đây mới nhận thấy vấn đề biển Đông đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh.
 
13105789-1141595392569834-577827864-o-14

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Trong bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng, nhà phân tích Đinh Đông cho rằng Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận tranh chấp chủ quyền ở biển Đông theo phương pháp của Mỹ để tránh tình trạng bị động.

Đinh Đông bình luận: "Trung Quốc bắt đầu nhận ra các cơ chế phát ngôn và chính sách ngoại giao cũ kỹ đã mất dần hiệu quả, thể hiện rõ nhất là mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và xã hội quốc tế trong các nghị trình về biển Đông ngày càng rõ rệt.

Do đó, Trung Quốc đang chủ động ngừng phản đối 'sự can thiệp của quốc gia bên ngoài (như Mỹ, Nhật Bản) vào tranh chấp biển Đông', thay vào đó là tích cực vận động hành lang đối với Nga, Ấn Độ, Brunei, Campuchia... để xây dựng 'mặt trận' đối trọng với Mỹ."

Từ khoảng giữa tháng 4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành một loạt cuộc tiếp xúc với những người đồng cấp cùng các quan chức cấp cao của Nga, Ấn Độ, Brunei, Campuchia...

Mới đây, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đăng tải thông tin "12 nước ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề biển Đông".

Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, Cục Hải dương Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện kế hoạch hợp tác về biển Đông trong 5 năm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Một thực tế khác mà Bắc Kinh phải thừa nhận, dù không công khai, rằng biển Đông không còn đơn thuần là vấn đề cục bộ giữa nước này và các quốc gia trong khu vực, mà đã phát triển theo xu hướng quốc tế hóa, trở thành một vấn đề quan hệ quốc tế mới.

Sự thất thế của bất cứ bên nào cũng ảnh hưởng tới trật tự thế giới trong tương lai.

"Mỹ chắc chắn không thể vắng mặt ở khu vực chiến lược này, còn lập trường của Trung Quốc sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn," ông Đinh viết.

Trong gần 1 năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nước này "không muốn thách thức Mỹ" mà đặt mục tiêu thiết lập một "trục quốc tế" mới do Bắc Kinh đóng vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, ông Đinh Đông chỉ ra, hiện thực hóa mục tiêu của ông Tập đồng nghĩa với Bắc Kinh "rút lui toàn diện" ở biển Đông để tránh Mỹ.

Ông Đinh chỉ ra, ý định ban đầu của chính phủ Trung Quốc là lợi dụng vấn đề biển Đông như một công cụ để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nước.

Nhưng các diễn biến ở biển Đông kể từ khi nước này tăng tốc các hoạt động bồi lấp, cải tạo đảo nhân tạo phi pháp và bố trí vũ khí trái phép đang dần trở thành thực tế lộ liễu, khiến việc che đậy và lấp liếm trở thành gánh nặng đối với Bộ ngoại giao Trung Quốc.

Bắc Kinh đang ở vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, bởi hiện nay họ không thể từ bỏ lập trường cố hữu ở biển Đông bởi điều đó đồng nghĩa với tạo ra bất ổn trong nước.

Nhưng cái giá phải trả quá lớn về nguồn lực ngoại giao, như sự cô lập từ xã hội quốc tế, đã vượt quá khả năng chịu đựng của Trung Quốc.

"Trung Quốc cuối cùng nhận ra mình rơi vào một cái bẫy logic, đó là duy trì chủ nghĩa dân tộc hay phát triển quan hệ quốc tế hòa dịu?"

 

bien-dong-vi-sao-trung-quoc-ngay-cang-ti

Cuộc tập trận chung Balikatan của quân đội Mỹ và Philippines diễn ra hồi tháng 4. (Ảnh: National Interest)

 

Mỹ chắc chắn không từ bỏ vấn đề biển Đông

Theo học giả Đinh Đông, Trung Quốc phản đối "sự can thiệp" của các nước bên ngoài khu vực vào tình hình biển Đông, được hiểu là chủ yếu nhằm vào Mỹ, Nhật cùng các nước phương Tây.

Bắc Kinh chỉ trích các nước này là "lợi dụng vấn đề biển Đông để bành trướng lợi ích".

Mỹ tuyên bố biển Đông là nội dung cốt lõi trong chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama, đồng thời là cơ sở để Washignton xây dựng liên minh quốc tế quy mô lớn chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.

Điều này khiến môi trường ngoại giao châu Á dần trở nên bất lợi đối với Trung Quốc.

Đinh Đông cho hay, đến nay Mỹ đã thể hiện được sức mạnh quân sự trên biển Đông với sự hiện diện của hầu hết khí tài có khả năng tấn công tầm xa.

Mới đây nhất là 4 máy bay A-10C Thunderbolt II cùng hai máy bay trực thăng HH-60G Pave Hawk của Mỹ thực hiện nhiệm vụ bay ở không phận gần bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham).

Đây là động thái chứng minh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông, một vấn đề quan trọng đối với Mỹ và đồng minh.

 

bien-dong-vi-sao-trung-quoc-ngay-cang-ti

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phnom Penh hôm 22/4. (Ảnh: Xinhua/Xue Lei)

 

Quan trọng hơn, theo học giả Đinh, sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Mỹ tại biển Đông là lời cảnh cáo nhằm vào nỗ lực thay đổi trật tự thế giới của Trung Quốc.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, D.C. hôm 5/4, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố Trung Quốc là "thách thức chiến lược" của Mỹ, bên cạnh Nga, Triều Tiên, Iran và... chủ nghĩa khủng bố.

Chính sách ngoại giao tích cực của Tập Cận Bình đối với biển Đông và Hoa Đông đã làm mối quan ngại của Mỹ sâu sắc hơn.

Chuyên gia Đinh Đông phân tích, đối với quốc gia "mới nổi" như Trung Quốc, việc chấp nhận trật tự quan hệ quốc tế hiện có khiến Bắc kinh khó chịu, nhưng một thực tế dễ nhận thấy là không quốc gia đơn lẻ nào, kể cả Nga và Trung Quốc, có đủ sức mạnh thách thức trật tự này.

Mỹ nhận định hiển nhiên rằng thái độ cứng rắn và hành động gia tăng quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông chính là nỗ lực "phá rào" nhằm xây dựng hệ thống an ninh riêng của Bắc Kinh.

Và sự "can thiệp toàn lực" của Washington là hệ quả tất yếu khi chính Trung Quốc biến vấn đề biển Đông thành "trọng tâm chiến lược" đối với Mỹ.

 

theo Thế giới trẻ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều lực lượng đến gần biển Đông

Thứ tư, 04/05/2016 - 11:00
 

Hạm đội 3 đến Tây Thái Bình Dương nhằm phối hợp với Hạm đội 7.
 >> Chuẩn đô đốc Mỹ kể chuyện đối mặt Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông
 >> Mỹ vạch lằn ranh đỏ ở biển Đông

Tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc hôm 2-5 (giờ địa phương), Đô đốc John M. Richardson - Tư lệnh Hải quân Mỹ nhận xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn Độ ngày càng đạt đến mức tuyệt vời trên phạm vi hàng hải.

Báo Economic Times (Ấn Độ) ghi nhận đây là phát biểu chính thức từ phía Mỹ sau khi có thông tin hai đối tác chiến lược Mỹ-Ấn đang thảo luận hỗ trợ với nhau về hoạt động tàu ngầm.

Đô đốc Richardson nhận xét tình hình khu vực đang chuyển động, Mỹ cảm nhận có nhiều đối tác mới trong khu vực và Mỹ sẽ cùng hợp tác với các đối tác trong các lĩnh vực đáp ứng lợi ích đôi bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby không bình luận trực tiếp về hợp tác Mỹ-Ấn trong hoạt động tàu ngầm ở Ấn Độ Dương. Ông chỉ nhận xét Mỹ đánh giá cao quan hệ thương mại và quân sự với Ấn Độ, đồng thời Mỹ mong muốn nhìn thấy quan hệ ấy tiếp tục cải thiện, chín muồi và phát triển.

Trang web của Lầu Năm Góc đưa tin tại cuộc họp báo, Đô đốc Richardson đã nêu lên tầm quan trọng của bảo vệ tự do hàng hải và các nguyên tắc quốc tế.

 

my-dieu-luc-luong-den-gan-bien-dong-.jpg
Đô đốc Scott Swift trên tàu khu trục USS Momsen ở Hawaii ngày 26-4. Ảnh: AP

 

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong khu vực, kể cả với Trung Quốc để tiếp tục ủng hộ tự do lưu thông… Chúng tôi sẽ tiếp tục bay qua, hoạt động và đi tàu qua bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Trước đó, báo Stars and Stripes (Mỹ) đưa tin ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Spruance, USS Decatur và USS Momsen thuộc Hạm đội 3 từ bờ tây của Mỹ đã đến Hawaii và đầu tháng 5 sẽ được triển khai đến Tây Thái Bình Dương. Dự kiến thời gian triển khai kéo dài bảy tháng.

Hạm đội Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3 và Hạm đội 7 với hơn 200 tàu, hơn 1.000 máy bay và 140.000 thủy thủ.

Hạm đội 3 đóng ở San Diego, phụ trách bờ tây nước Mỹ và Alaska, trong khi Hạm đội 7 đóng ở Nhật phụ trách châu Đại Dương, Đông Nam Á, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Ngày 27-4, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tuyên bố ông dự kiến mở rộng tầm hoạt động của Hạm đội 3 đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giúp Hạm đội 7.

Ông chỉ ra mối đe dọa đang ở CHDCND Triều Tiên và Mỹ cần nhóm ba tàu khu trục kể trên để bảo vệ Nhật và Mỹ.

Theo báo Stars and Stripes, các tàu của Hạm đội 3 sẵn sàng đáp ứng các thảm họa như động đất, bão tố, sóng thần ở Thái Bình Dương chứ không đáp ứng trực tiếp vào căng thẳng ở biển Đông.

Đô đốc Scott Swift giải thích: “Xét về năng lực và khả năng, chúng tôi không thể can thiệp hết các thách thức khu vực đang phải đối mặt ở biển Đông”.

Hạm trưởng Charles Johnson chỉ huy nhóm ba tàu nổi cho biết các tàu sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên và thực hiện chiến dịch tự do hàng hải. Ông khẳng định nếu được điều động sang biển Đông thì lực lượng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

 

Tại cuộc họp báo ngày 2-5, Đô đốc John M. Richardson thông báo thời gian nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman hoạt động ở vùng Vịnh sẽ được kéo dài 30 ngày để tham gia chiến dịch chống IS và bảo đảm an ninh hàng hải ở khu vực này. Liên quan đến sự kiện tuần trước Trung Quốc từ chối cho tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ cập cảng Hong Kong, ông giải thích tàu sân bay sẽ còn nhiều cơ hội khác để ghé qua.

________________________________

Tôi không có gì đặc biệt để nói về hoạt động của hải quân Trung Quốc trong và xung quanh khu vực. Hải quân Mỹ đánh giá nghiêm túc vai trò và cam kết của hải quân Trung Quốc trong việc bảo vệ tự do hàng hải để giao thương an toàn, thực chất và hiệu quả. Đây là trách nhiệm rất quan trọng của hải quân Mỹ và hải quân có khả năng làm được điều đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ JOHN KIRBY

 

 

Theo Minh Thùy - Ph. Quỳnh

Pháp luật TPHCM

===========================

Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo!

Trung quốc không phải Iraq. Cho nên "canh bạc cuối cùng" nếu kết thúc bằng chiến tranh thì nước Mỹ cần một sự chuẩn bị kỹ càng. Bắc Kinh bây giờ đã phải đặt khả năng chiến tranh lên bàn họp. Hai hạm đội của Hoa Kỳ đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng với mực một nắng.

Nghĩ thì thấy cũng tội nghiệp!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông?

Thứ năm, 05/05/2016 - 13:00

 

Mỹ có cơ hội vào Biển Đông triển khai lực lượng quân sự là một thất bại địa chính trị của Trung Quốc.

 >> Trung Quốc lại sắp tập trận chống tên lửa trên Biển Đông
 >> Mỹ điều lực lượng đến gần biển Đông

 

Chẳng cần phải có tầm nhìn xa, chỉ nghe, thấy hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua trên Biển Đông thì bất cứ người nào cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm toàn bộ Biển Đông. Đó là điều chắc chắn không ai nghi ngờ.

 

Biển Đông là “đường sinh mạng” của Trung Quốc?

Có thể nói, Trung Quốc đã, đang tìm mọi cách để chiếm Biển Đông và rất muốn chiếm được Biển Đông bất kỳ lúc nào. Thế nhưng tình thế trên Biển Đông hiện tại đã chứng tỏ, Trung Quốc chưa có đủ khả năng dùng sức mạnh quân sự để chiếm Biển Đông.

Chiếm Biển Đông theo nghĩa quân sự có nghĩa là tất cả các đảo trên Biển Đông, toàn bộ trên không, trên biển, trong lòng biển Biển Đông đều bị PLAN (Hải quân Trung Quốc) làm chủ tuyệt đối. Những đối tượng tác chiến của PLAN hoàn toàn bị trấn áp, khiến khả năng tác chiến đáp trả hoàn toàn bị tê liệt.

Chiếm được Biển Đông có 2 ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc.

Thứ nhất, lưu ý là, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông với Trung Quốc chỉ là chuyện nhỏ mà lớn hơn là khống chế tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương mới là mục đích chính của chiến lược khống chế tuyến hàng hải.

Tuyến hàng hải trên Biển Đông là tuyến ngắn nhất chứ không phải duy nhất từ Ấn Độ dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương. Khi đó, chỉ cần làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này là nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Đây là một kết quả rất hấp dẫn, quyến rũ “chết người” khiến cho những kẻ có chút sức mạnh, hay tưởng mình mạnh và đầy tham vọng quyền lực, muốn chiếm lấy bằng được.

Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng sức mạnh răn đe triển khai đòn tấn công hạt nhân với Mỹ trong khi Trung Quốc chưa đủ khả năng sử dụng bộ 3 hạt nhân gồm, tên lửa, máy báy ném bom tầm xa và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) để tác chiến.

Mặc dù Trung Quốc chưa có máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Nga, Mỹ nhưng tên lửa trên đất liền, trên SSBN tuần tra ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vẫn có thừa khả năng phủ trùm tên lửa vào nước Mỹ.

Tuy nhiên, điều “bất khả kháng” của lực lượng SSBN là không thể hoạt động tại biển Hoa Đông vì biển nông và hệ thống săn ngầm của Mỹ-Nhật Bản quá hiện đại chờ sẵn, nên “nhất cử nhất động” của SSBN Trung Quốc đều bị phát hiện.

Trong khi đó, lối ra và nơi triển khai tác chiến lý tưởng cho lực lượng SSBN từ căn cứ Tam Á chính là Biển Đông.

Tàu ngầm là bí mật, khi yếu tố bí mật đã không còn thì tàu ngầm mất tác dụng, là đối tượng dễ tiêu diệt nhất. Nếu khi tàu ngầm triển khai tác chiến mà bị lộ thì coi như chuyến tuần tra SSBN bị thất bại, hay tàu ngầm đó bị loại ra khỏi vòng chiến nếu xảy ra đụng độ quân sự.

 

trung-quoc-so-dieu-gi-o-bien-dong.jpg
Trung Quốc không thể chấp nhận “kiểu tuần tra” của loại máy bay P-8A Poseidon này của Mỹ trên Biển Đông
 

Khi mà tên lửa phóng từ lục địa Trung Quốc đang bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bao vây, triển khai trước cửa nhà thì chiếm Biển Đông để triển khai SSBN, Trung Quốc mới gia tăng được sức răn đe đòn tấn công hạt nhân với Mỹ.

Vì vậy, chiếm Biển Đông, biến 80% diện tích Biển Đông thành khu “đặc quyền quân sự”, có một ý nghĩa quân sự mang tính toàn cầu, đặc biệt quan trọng của Trung Quốc để vươn ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương thoát khỏi sự bao vây của Mỹ.

Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông?

Điều này có nghĩa là tại sao Trung Quốc chưa "khai đao” trên Biển Đông như các giới chính khách, tướng tá diều hâu Trung Quốc thường hô hào trên diễn đàn?

Rõ ràng, chúng ta không đánh giá thấp ý chí chính trị của Trung Quốc trong mưu đồ chiếm Biển Đông, nhưng khả năng, những tác động khách quan để thực hiện ý chí lại là vấn đề khác. Có 3 nguyên nhân mà Trung Quốc chưa thể dùng vũ lực để chiếm Biển Đông..

Một là sự xuất hiện của Mỹ

Biển Đông chẳng là gì với Mỹ, vì trong mấy chục năm qua, Mỹ chẳng để ý gì đến, nhưng Biển Đông lại trở nên có ý nghĩa quan trọng với Mỹ khi Trung Quốc muốn chiếm nó. Tính logic của vấn đề này là vì ý đồ của một Trung Quốc đang trỗi dậy, hung hăng, thách thức địa vị thống trị của Mỹ khi chiếm Biển Đông lại xung đột với ý đồ của Mỹ như đã nói ở trên.

Từ năm 2012, Mỹ công bố chiến lược “xoay trục sang Châu Á-Thái Bình dương” nghĩa là Mỹ đã thừa biết ý đồ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Nhiều người cho rằng Mỹ triển khai quá chậm, rằng Mỹ chỉ nói mà không làm, rằng Mỹ mắc vào Ukraine và Trung Đông…Nhưng thực chất vấn đề là Mỹ muốn triển khai thực hiện hay nôm na là thay đổi “tư thế quân sự” cần phải có điều kiện và thời điểm

Điều kiện đầu tiên là môi trường địa chính trị thuận lợi.

Có thể nói từ sau năm 1975, Mỹ đã rời bỏ khu vực Đông Nam Á và với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế, Trung Quốc gần như chiếm lợi thế tuyệt đối với Mỹ trong cục diện địa chính trị tại khu vực này.

Mỹ muốn cạnh tranh địa chính trị, đánh sập vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ĐNA không phải ngày một ngày hai.

Không phải Mỹ muốn lập căn cứ quân sự, triển khai tàu chiến, máy bay là các nước chấp nhận lập tức…mà phải có tác động nào, ai, đe dọa đến an ninh, chủ quyền… mới khiến họ cần sự trợ giúp từ Mỹ.

Đơn giản là vì lúc đó Trung Quốc chưa lộ mặt, Trung Quốc đang “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc chưa hung hăng, trắng trợn, bất chấp tất cả đe dọa sử dụng vũ lực…thì Mỹ khó cạnh tranh được vai trò của Trung Quốc trên khu vực này.

Làm sao để Trung Quốc lộ mặt là mưu, kế, là kinh nghiệm nghệ thuật chiến tranh địa chính trị của Mỹ.

Mỹ đã thắng trong tiến trình này, bởi lẽ, tham vọng của Trung Quốc quá lớn như một cơn đói cồn cào nên khi Mỹ tung mồi ngon thì gì mà Trung Quốc chả bập vào.

Rốt cuộc chính Mỹ là cường quốc đầu tiên ngoài Biển Đông ngăn cản hành động của Trung Quốc cùng với “nạn nhân” trực tiếp là các quốc gia ven Biển Đông trong đó có Việt Nam.

Mỹ tiến vào Biển Đông trên danh nghĩa “tự do hàng hải” nhưng thực chất là ngăn chặn, phát hiện, theo dõi hoạt động của lực lượng hải quân chiến lược của Trung Quốc ngay trước cửa căn cứ tàu ngầm Tam Á lớn nhất của PLAN.

Hành động này của Mỹ giống như trong bóng đá, Mỹ tranh chấp quyết liệt để khống chế bóng ngay trong vòng 16m50 của Trung Quốc. Biển Đông chính là khu vực 16m50 của Trung Quốc.

Đây là nguyên nhân chính, giải thích tại sao Trung Quốc không muốn cái kiểu tuần tra trên Biển Đông của không quân, hải quân Mỹ và thực sự là một sai lầm lớn của Trung Quốc khi đã để Mỹ có cớ đưa lực lượng vào Biển Đông, khôi phục lại các căn cứ quân sự tại Philipines…

Mục tiêu quân sự toàn cầu của Mỹ đối phó với Trung Quốc lại phù hợp với lợi ích chủ quyền Biển Đông của các quốc gia như Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, cho nên họ ủng hộ Mỹ xuất hiện tại Biển Đông là rất tự nhiên và hợp lẽ.

(Hai nguyên nhân còn lại mang tính quyết định là Xung đột quân sự khu vực với Việt Nam và “Vạn lý trường thành bằng cát” trên Biển Đông được trình bày phần sau).

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

===================

Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì mọi việc không hề đơn giản. Trước mắt Việt Nam phải hùng mạnh đã, rồi bàn sau.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường Sa
Thứ Tư, ngày 04/05/2016 14:31 PM (GMT+7)

 

Với lý do chở nghệ sĩ đến cổ vũ binh lính và công nhân, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa trái phép một tàu hải quân đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

1462347023-1462345753-tau-trung-quoc.jpg

Tàu hải quân Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Trường Sa, Việt Nam

 

Hôm nay, ngày 4.5, quân đội Trung Quốc thông báo tàu hải quân Côn Lôn Sơn, con tàu thuộc loại tấn công đổ bộ, đã cập bến đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Đây là một hành động chứng tỏ Trung Quốc đang tiếp tục bành trướng và xâm lấn ở Biển Đông.

Theo thông báo báo chí của Trung Quốc, mục đích của chuyến tàu là để chở 50 nghệ sĩ đến quần đảo cổ vũ binh lính và công nhân trên đảo nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Lao Động. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng chuyến ghé thăm có những lý do khác.

Con tàu Trung Quốc chở các nghệ sĩ là tàu Ngọc Châu Type 071. Tàu Type 071 có khả năng chở một tiểu đoàn, gồm 500-800 hải quân và 15-20 xe bọc thép lội nước. Năm 2011, Christian Bedford, tác giả cuốn sách “Sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong thế kỉ 21”, nói rằng tàu Type 071 sẽ là công cụ đắc lực của Bắc Kinh trong những hành động (phi pháp) ở các đảo trên Biển Đông trong tương lai.

Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc không cho phép tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vào Hồng Kông. Tháng trước, tàu sân bay USS John C. Stennis đã chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trên một chuyến thăm Biển Đông.

 

1462347024-1462345753-tau-phap.jpg

Tàu Tonenerre của Hải quân Pháp cập cảng quốc tế Cam Ranh ngày 3.5 (Ảnh: NLĐ)

 

Trùng hợp là tàu của lực lượng Hải quân Pháp Tonnerre cũng vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh, Việt Nam ngày 3.5. Con tàu nặng 21.500 tấn này là một trong những còn tàu lớn nhất của Hải quân Pháp. Nó có thể chở 16 máy bay trực thăng tấn công cùng với nhiều phương tiện tấn công đường thủy khác.

 

Theo Trà My - The Wild East (Dân Việt)

Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/tq-dua-tau-chien-suc-cho-mot-tieu-doan-toi-truong-sa-c415a788001.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường Sa
Thứ Tư, ngày 04/05/2016 14:31 PM (GMT+7)

 

Với lý do chở nghệ sĩ đến cổ vũ binh lính và công nhân, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa trái phép một tàu hải quân đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Cái này nói lâu rồi: Năm nay bể Đông sôi sùng sục.

Điếu mựa! Một tiểu đoàn không phải lực lượng tấn công. Anh Mẽo đem cả hai hạm đội đến Tây Thái Bình Dương mà vẫn còn khiêm tốn kìa! Hai hạm đội đến biển Đông tất nhiên không phải để chống khủng bố và hải tặc. Mà cũng chẳng phải chỉ để để phòng Bắc Triều Tiên, hoặc bảo vệ tự do hàng hải ở bể Đông. Tất nhiên cũng không phải vì xăng dầu xuống giá, nên kéo nhau đi du lịch cho vui.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp?
Thứ Bảy, ngày 07/05/2016 03:00 AM (GMT+7)
 

Trước thềm buổi điều trần ở tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc, nhiều báo quốc tế đưa tin Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

 

1462555922-1462526834-bien-dong-5.jpg

Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc sẽ diễn ra trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới

 

Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, chống lại Phillippines trong phiên tòa quốc tế sắp tới của Liên Hợp Quốc ở The Hague, Hà Lan về tranh chấp Biển Đông, báo Spunik của Nga đưa tin.

Gần ba năm trước, Philippines, được Mỹ hậu thuẫn, đã đệ đơn kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế The Hague. Tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague khẳng định họ sẽ tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6.2016.

1462555922-1462526834-bien-dong-3.jpg

Từ trái qua phải: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bộ trưởng Ngoại giao Nga và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt tay trong cuộc họp ngoại giao 3 nước (RIC)

 

"Trung Quốc đang vận động Nga hỗ trợ để phản đối thủ tục tố tụng tòa án quốc tế của Philippines về tranh chấp Biển Đông", tờ South China Morning Post của Trung Quốc đưa tin ngày 20.4.

Tháng 2.2016, Philippines tuyên bố không tranh cãi với Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, thay vào đó, họ sẽ chờ phán quyết từ PCA.

Về phía Trung Quốc, nước này không chấp nhận hoặc tham gia vụ kiện của Philippines, giữ quan điểm tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan.

 

1462555922-1462526632-tau-hai-quan-my-tr

Tàu chiến của Mỹ trong lần tập trận chung với Philippines trên Biển Đông tháng 4.2016

 

Trung Quốc có những lý do để tin rằng Nga sẽ hỗ trợ Trung Quốc phản đối vụ kiện quốc tế này. Trước đó, Nga lên tiếng phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng nhiều lần tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bởi các bên liên quan trực tiếp, các cường quốc bên ngoài nên tránh can thiệp.

"Trung Quốc và Nga đã nhất trí phải hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Mới đây, trong cuộc hội đàm song phương tại Bắc Kinh, bộ trưởng ngoại giao Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đều cho rằng những nước không trực tiếp liên quan thì không được chọn phe phái trong tranh chấp Biển Đông ", nhà phân tích địa chính trị người Mỹ Tim Daiss viết trên tạp chí Forbes. Tuy nhiên, ông khẳng định thêm: một ngày nào đó, Nga sẽ hối tiếc vì đẩy Mỹ khỏi vấn đề Biển Đông.

 

1462555922-1462526632-thaad.jpg

Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ bị Nga và Trung Quốc lên án

 

Ngoài ra, tờ ABC News của Mỹ hôm nay trích lời ông Yu Maochun, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ: “Sự ủng hộ của Nga đặc biệt quan trọng với Trung Quốc và tác động đến thế giới nói chung. Vì các nước phản đối Mỹ và phản đối phương Tây đang ngày càng xuất hiện nhiều.” Yu nói.

"Sự phối hợp này là một mối nguy hiểm tiềm tàng với toàn thế giới khi chúng ta đang muốn ngăn chặn việc hình thành những liên minh quyền lực đối lập, trong đó Trung Quốc và Nga cùng nhau hành động chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu", Yu nói.

Truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung - Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục .

Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt)

Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/tranh-chap-bien-dong-trung-quoc-muon-nga-chia-tay-giup-c415a788623.html

==========================

 

1462555922-1462526834-bien-dong-3.jpg

 

Nga: cười có vẻ gượng, chắc "gia đình" đang ngặt, thiếu tiền chạy gạo nên mắt nhìn "xa xăm" quá...!

tq: Đắm đuối, có tình ý gì với cô gái Ấn Độ chăng...?

Ấn Độ: Chuẩn xã giao, hình như đã "vớ" được mối lớn hơn rồi, đíu quan tâm ánh mắt tq. Cười có vẻ mãn nguyện...!?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp?
Thứ Bảy, ngày 07/05/2016 03:00 AM (GMT+7)
 

Trước thềm buổi điều trần ở tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc, nhiều báo quốc tế đưa tin Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

Bắc Kinh hãy hết sức yên chí lớn rằng: Sau phán quyết của tòa án quốc tế, sẽ là nhiều trò ngoạn mục và Bắc Kinh sẽ nhận thấy sai lầm to lớn của họ. Và lúc đó, hoặc phải rút kiếm quyết một trận sống mái; hoặc rút khỏi biển Đông và tự sụp đổ. Đằng nào cũng chết. Hiểu không?

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật Bản tới Nga:

"Cánh tay" giúp Putin thoát TQ?

Hải Võ |

08/05/2016 13:50
 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, Nga vào hôm 6/5, một động thái cho thấy chuyển biến tích cực trong quan hệ hai nước.

photo1462680515400-1462680515452-50-0-35

Tổng thống Nga Vladmir Putin (trái) đón Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 6/5. (Ảnh: Getty Images)

 

Sputnik News (Nga) hôm 6/5 dẫn lời chuyên gia khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Victor Pavlyatenko cho rằng không nên đánh giá quá cao ý nghĩa chuyến thăm nga không chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo ông Pavlyatenko, cuộc gặp Abe-Putin sẽ không tạo ra những cạnh tranh quyết liệt hơn trong quan hệ "tam giác" Nga-Nhật Bản-Trung Quốc.

Ông nói: "Từ góc độ chính trị, quan hệ Nga-Trung vẫn là trục chính trong tam giác Nga-Trung-Nhật. Tokyo không có nhiều lý do để kỳ vọng."

Theo truyền thông Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã cố ý xây dựng luồng quan điểm "Abe thăm Nga sẽ tái cân bằng quan hệ ba bên", bởi việc Nga "ngả" theo Trung Quốc không có lợi cho Nhật.

Các nhà nghiên cứu của Nhật tin rằng, Trung Quốc không chỉ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, mà còn là đối tượng cần phải có cách tiếp cận hết sức thận trọng khi các mục đích và kế hoạch của Bắc Kinh có khả năng làm hỏng tình hình ổn định.

Chủ biên tờ Nihon Kezai Shimbun (Nikkei) của Nhật, ông Ikeda Motohiro, gần đây có bài bình luận nhận xét:

"Nếu Nga hy vọng thay đổi sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, qua đó đẩy mạnh ngoại giao cân bằng ở châu Á, thì đây sẽ là trợ lực lớn giúp cải thiện quan hệ Nga-Nhật."

 

thu-tuong-nhat-ban-toi-nga-canh-tay-giup

Ông Putin trong cuộc gặp với ông Abe ngày 6/5 tại Bocharov Ruchei, khu nhà riêng của Tổng thống Nga tại Sochi. (Ảnh: Kommersant Photo)

Hoàn Cầu: Nga vẫn phải "dè chừng" Trung Quốc

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 8/5 đưa tin, có phân tích chỉ ra trong bối cảnh Bắc Kinh-Tokyo đang căng thẳng, quan hệ Nga-Nhật được cải thiện sẽ tạo ra ảnh hưởng tất yếu ở một mức độ nào đó đối với quan hệ Nga-Trung.

Nga "hiểu rõ điều này", vì vậy đã không sắp xếp tổ chức hội đàm Abe-Putin tại thủ đô Moscow mà lựa chọn thành phố Sochi, ngầm ám chỉ tính không chính thức của cuộc gặp.

Theo Hoàn Cầu, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng thể hiện "sự chênh lệch" giữa Nga-Trung với Nga-Nhật.

 

Cải thiện với Nhật: Nga được nhiều lợi ích

Hãng tin TASS (Nga) cho hay, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đã nhất trí về một kế hoạch hợp tác kinh tế gồm 8 điểm.

Mục tiêu của kế hoạch này là phát triển các lĩnh vực đổi mới ở Nga, nội dung bao gồm xây dựng các nhà máy gia công khí hóa lỏng, sân bay, bến cảng, cơ sở chăm sóc sức khỏe..., chủ yếu tại vùng Viễn Đông.

 

 

Phóng viên của tờ này ại Moscow ghi nhận, các tầng lớp ở Nga rất hoan nghênh chuyến thăm của Shinzo Abe, bởi dư luận nước này tin rằng mục tiêu của ông Putin là thông qua Nhật Bản để tạo chuyển biến trong quan hệ với Mỹ.

Phía Nga hy vọng Nhật Bản trở thành nhân tố chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế Nga ở vùng Viễn Đông.

Đây là khu vực vốn đang bị đe dọa bởi sự bành trướng của người Trung Quốc. Giới nghiên cứu cũng như nhiều quan chức Nga đã cảnh báo sự hiện diện ngày càng rõ nét của kinh tế Trung Quốc tại đây.

Trong khi đó, phía Nhật cũng kỳ vọng thúc đẩy lĩnh vực tín dụng và đầu tư tại Nga, nhằm làm nhạt bớt vai trò của Trung Quốc.

Chuyên gia Trung Quốc: Còn quá sớm để nói

Chuyên gia Lữ Diệu Đông, Phó chủ nhiệm Phòng nghiên cứu quan hệ đối ngoại thuộc Sở nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, bình luận: "Còn quá sớm để nói về sự cân bằng và chế ngự nhau trong quan hệ tam giác Nga-Trung-Nhật."

Trả lời Hoàn Cầu, ông Lữ cho biết Nga và Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa ký kết hiệp định hòa bình và quan hệ hai nước khó có khả năng đạt được đột phá.

Ông này đánh giá, Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện chiến lược ngoại giao chủ động đối với Nga phần nhiều nhằm thúc đẩy hiện thực hóa chuyến thăm Nhật chính thức của Tổng thống Putin, tiến gần hơn đàm phán song phương về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Nhà nghiên cứu Châu Vĩnh Sinh thuộc Học viện ngoại giao (Trung Quốc) chỉ trích, việc Tokyo cải thiện quan hệ với Moscow vì mục đích đối trọng với Trung Quốc "là tư duy ngoại giao đối địch thời Chiến tranh Lạnh".

theo Trí Thức Trẻ

==========================

NGỦ DẬY TÍNH TIẾP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mong sư phụ khỏe mạnh và có cảm hứng chua vài dòng để nắm bắt được chân tướng nhịp điệu thời sự thế giới và khẳng định tính ưu việc của khả năng tiên tri của lý thuyết cổ xưa  Âm dương ngũ hành nói chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị phản kháng, Bắc Kinh chuyển từ hùng hổ sang lu loa

Cập nhật : 04:00 | 10/05/2016
 

tuanvietnam.gif Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Vậy các nước nhỏ, làm thế nào để chống lại cường quốc đang tìm mọi cách trỗi dậy, hừng hực tham vọng bá quyền.

 

Trung Quốc đang nổi lên và tích lũy quyền lực quốc gia một cách nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Bắc Kinh đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, bảo vệ hầu hết các đường biên giới trên đất liền của mình, đồng thời xây dựng một lực lượng hải quân và năng lực chống tiếp cận khu vực mạnh đến mức đặt ra cho đối thủ lớn nhất của họ là Mỹ những thách thức lớn trong một cuộc xung đột công khai.

Sự nổi lên của Bắc Kinh diễn ra với một cái giá rất đắt, có thể khiến cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghét bỏ, và coi là mối đe dọa ngày càng công khai và hiếu chiến đối với sự nguyên trạng chung trong khu vực.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi một cường quốc đang nổi thách thức sự nguyên trạng, các nước láng giềng thường là người phải chịu đựng và chịu đựng rất nhiều. Sự phẫn uất đối với siêu cường lớn dần từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sự giận dữ trở thành thâm căn cố đế và lan rộng, đến mức chỉ có thể được giải quyết khi máu đã đổ quá nhiều và chiến tranh, hỗn loạn bao trùm toàn khu vực.

Ngày nay, tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Các nước nhỏ xung quanh, có yêu sách lãnh thổ đối với các đá và đá ngầm, bị đặt vào một nhiệm vụ có vẻ bất khả thi: làm thế nào để chống lại một cường quốc đang nổi lớn hơn mình nhiều và ham muốn thay đổi nguyên trạng.

Các nước ASEAN cần phải thận trọng. Nếu phản ứng thái quá có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, thậm chí biến thành bạo lực, nhưng làm nhẹ quá chỉ càng “mời” Bắc Kinh dần dần thay đổi các sự việc trên thực địa, hoặc trong trường hợp Biển Đông là tạo ra các thực thể mới gần như không thể chống lại theo kiểu ăn miếng trả miếng.

 

Vậy các nước nhỏ cần phải làm gì?

Ông Harry Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích quốc gia (một tổ chức phi đảng phái và phi lợi nhuận của Mỹ, như một phát ngôn của chủ nghĩa chiến lược thực dụng của chính sách đối ngoại Mỹ), cho rằng các quốc gia đang chịu sức ép của Trung Quốc cần tìm các cách thức không bạo lực, không trả đũa để chống lại nguy cơ Trung Quốc thay đổi nguyên trạng. Ông gợi ý một kế hoạch nhiều phần gọi là “shamefare” (tạm dịch là biện pháp gây hổ thẹn), mà Washington cần sử dụng để đưa Bắc Kinh vào thế phòng thủ trên Biển Đông.

 

20160509125554-tham-vong.jpg

Chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông.

 

Một phần của chiến lược trên cũng có thể được các nước có tranh chấp sử dụng nhằm phơi bày toàn bộ những hành động cưỡng bức, hống hách gần như hàng ngày của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Mục đích rất đơn giản: dần dần và liên tục buộc Trung Quốc phải cảm thấy xấu hổ trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Cách này phối hợp với các biện pháp khác nhằm khiến Bắc Kinh phải trả giá nặng nề và gần như liên tiếp vì các hành động của mình, với hy vọng họ sẽ xem xét lại cách hành xử.

Chuyên gia Kazianis nhận định các nước như Việt Nam, Philippines và các nước khác có rất ít công cụ ngoại giao, kinh tế hay quân sự để răn đe được Trung Quốc không tiến hành các hành động hiếu chiến tại Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền các thực thể nhỏ và biến chúng thành những đảo nhân tạo lớn với các cơ sở hạ tầng quân sự hoành tráng. Cứ đà này thì chỉ trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ chế ngự hoàn toàn Biển Đông.

Như vậy, chỉ có một con đường cho các quốc gia có tranh chấp là gây sức ép với Bắc Kinh trên những mặt trận khác, chiến thuật vốn không nhổ tận gốc được xung đột nhưng có thể khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình.

Cụ thể, các nước có tranh chấp nên bắt đầu tiến trình soạn thảo và đăng phát trên các mạng truyền thông xã hội mọi phản ứng hiếu chiến của các tàu Trung Quốc – bao gồm cả tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân… - nhằm cho cộng đồng quốc tế thấy rõ các âm mưu hiếu chiến của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, các nước có các tiền đồ tại Biển Đông và bị Trung Quốc quấy rầy cũng nên có các tàu nhỏ được trang bị các máy camera sẵn sàng ghi hình trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng các chiến thuật cưỡng ép, bắt nạn.

Ngoài ra, các công nghệ nhỏ và đơn giản như các máy bay không người lái giá rẻ và các UAV có thể được sử dụng để tuần tra và ghi hình các thay đổi lớn của Trung Quốc tại các đá và đá ngầm tại Biển Đông, cũng như những tác hại tới môi trường do các hành động đó gây ra. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm phơi bày những cái giá của chiến lược cưỡng bức của Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng một loạt mạng truyền thông xã hội nói về hết sự cố này đến sự cố khác mà các hành động hiếu chiến của Trung Quốc gây ra, với những hình ảnh cụ thể được ghi lại cho toàn thế giới thấy. Chi phí tài chính cho việc này không lớn nhưng những gì thu lại được có thể sẽ là rất lớn.

 

Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào?

Trung Quốc có một cách phản ứng đơn giản, đó là lờ đi và tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực. Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trong các xã hội Á Đông, làm cho ai đó “mất mặt” không phải là chuyện nhỏ. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng thậm chí theo hướng hiếu chiến hơn, nhưng nếu các hành động đó diễn ra tại biển khơi hay ở những nơi gần camera, chúng có thể bị ghi hình và truyền đi khắp thế giới một cách dễ dàng. Bắc Kinh có thể bị buộc phải đưa ra lựa chọn.

Trên thực tế, chúng ta đã biết là chiến thuật gây hổ thẹn có thể sẽ khiến Bắc Kinh chú ý và xem lại các hành động của mình. Khi Philippines dùng biện pháp pháp lý, vốn có một khía cạnh rõ ràng là gây hổ thẹn, và kiện Trung Quốc ra trước các tòa quốc tế liên quan đến Bãi Scarborough và đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã “khích lệ” Manila ngừng vụ kiện (tất nhiên Trung Quốc không thừa nhận điều này). Như vậy, nếu Việt Nam và các nước có tranh chấp khác kiên trì biện pháp làm Trung Quốc phải xấu hổ, thông qua chiến lược nói trên cũng như tiến hành các thủ tục pháp lý để cùng nhau khiếu kiện ra các tòa án quốc tế, thì sức ép lớn này có thể đặt Bắc Kinh trước vành móng ngựa của tòa án công luận toàn cầu. Đây là điều mà Trung Quốc sẽ không dễ bỏ qua./.

Đức Đan tổng hợp

========================

Xin lỗi nha! Đây là những giải pháp ngu nhất được thể hiện trong đối sách của các nước nhỏ chung quanh biển Đông, để đối phó với sự bành trướng của Tàu. Điếu mựa! Tất cả những nước chung quanh biển Đông - gộp luôn cả Nhật Bản và Úc - cũng điếu phải đối thủ của Tàu với vũ khí hạt nhân. Mong Tàu nó xấu hổ nó rút lui hả?! Điếu mựa! Tụi Tàu nó điếc từ lâu rùi.

Bởi vậy, giải pháp duy nhất đúng là phải dựa vào một siêu cường có quyền lợi ở biển Đông đủ sức đối phó với Tàu. Đó chính là Hoa Kỳ. Nhưng riêng Việt Nam nên nhớ rằng: chơi với Hoa Kỳ thì cái gì cũng phải có "Ký và đóng dấu" mới được - tức là phải có văn bản. Điếu có chuyện hứa phong long như Nixon hứa với Việt Nam Cộng Hòa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mong sư phụ khỏe mạnh và có cảm hứng chua vài dòng để nắm bắt được chân tướng nhịp điệu thời sự thế giới và khẳng định tính ưu việc của khả năng tiên tri của lý thuyết cổ xưa  Âm dương ngũ hành nói chung.

Cảm ơn HungNguyen quan tâm, vì lời chúc lành. Sư phụ sẽ phân tích cuộc gặp của ngài Putin với ngài Thủ Tướng Nhật Abe.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật Bản tới Nga:

"Cánh tay" giúp Putin thoát TQ?

Hải Võ |

08/05/2016 13:50
 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, Nga vào hôm 6/5, một động thái cho thấy chuyển biến tích cực trong quan hệ hai nước.

photo1462680515400-1462680515452-50-0-35

Tổng thống Nga Vladmir Putin (trái) đón Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 6/5. (Ảnh: Getty Images)

 

Sputnik News (Nga) hôm 6/5 dẫn lời chuyên gia khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Victor Pavlyatenko cho rằng không nên đánh giá quá cao ý nghĩa chuyến thăm nga không chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo ông Pavlyatenko, cuộc gặp Abe-Putin sẽ không tạo ra những cạnh tranh quyết liệt hơn trong quan hệ "tam giác" Nga-Nhật Bản-Trung Quốc.

Ông nói: "Từ góc độ chính trị, quan hệ Nga-Trung vẫn là trục chính trong tam giác Nga-Trung-Nhật. Tokyo không có nhiều lý do để kỳ vọng."

Theo truyền thông Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã cố ý xây dựng luồng quan điểm "Abe thăm Nga sẽ tái cân bằng quan hệ ba bên", bởi việc Nga "ngả" theo Trung Quốc không có lợi cho Nhật.

Các nhà nghiên cứu của Nhật tin rằng, Trung Quốc không chỉ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, mà còn là đối tượng cần phải có cách tiếp cận hết sức thận trọng khi các mục đích và kế hoạch của Bắc Kinh có khả năng làm hỏng tình hình ổn định.

Chủ biên tờ Nihon Kezai Shimbun (Nikkei) của Nhật, ông Ikeda Motohiro, gần đây có bài bình luận nhận xét:

"Nếu Nga hy vọng thay đổi sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, qua đó đẩy mạnh ngoại giao cân bằng ở châu Á, thì đây sẽ là trợ lực lớn giúp cải thiện quan hệ Nga-Nhật."

 

thu-tuong-nhat-ban-toi-nga-canh-tay-giup

Ông Putin trong cuộc gặp với ông Abe ngày 6/5 tại Bocharov Ruchei, khu nhà riêng của Tổng thống Nga tại Sochi. (Ảnh: Kommersant Photo)

Hoàn Cầu: Nga vẫn phải "dè chừng" Trung Quốc

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 8/5 đưa tin, có phân tích chỉ ra trong bối cảnh Bắc Kinh-Tokyo đang căng thẳng, quan hệ Nga-Nhật được cải thiện sẽ tạo ra ảnh hưởng tất yếu ở một mức độ nào đó đối với quan hệ Nga-Trung.

Nga "hiểu rõ điều này", vì vậy đã không sắp xếp tổ chức hội đàm Abe-Putin tại thủ đô Moscow mà lựa chọn thành phố Sochi, ngầm ám chỉ tính không chính thức của cuộc gặp.

Theo Hoàn Cầu, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng thể hiện "sự chênh lệch" giữa Nga-Trung với Nga-Nhật.

 

Cải thiện với Nhật: Nga được nhiều lợi ích

 

Phóng viên của tờ này ại Moscow ghi nhận, các tầng lớp ở Nga rất hoan nghênh chuyến thăm của Shinzo Abe, bởi dư luận nước này tin rằng mục tiêu của ông Putin là thông qua Nhật Bản để tạo chuyển biến trong quan hệ với Mỹ.

Phía Nga hy vọng Nhật Bản trở thành nhân tố chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế Nga ở vùng Viễn Đông.

Đây là khu vực vốn đang bị đe dọa bởi sự bành trướng của người Trung Quốc. Giới nghiên cứu cũng như nhiều quan chức Nga đã cảnh báo sự hiện diện ngày càng rõ nét của kinh tế Trung Quốc tại đây.

Trong khi đó, phía Nhật cũng kỳ vọng thúc đẩy lĩnh vực tín dụng và đầu tư tại Nga, nhằm làm nhạt bớt vai trò của Trung Quốc.

Chuyên gia Trung Quốc: Còn quá sớm để nói

Chuyên gia Lữ Diệu Đông, Phó chủ nhiệm Phòng nghiên cứu quan hệ đối ngoại thuộc Sở nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, bình luận: "Còn quá sớm để nói về sự cân bằng và chế ngự nhau trong quan hệ tam giác Nga-Trung-Nhật."

Trả lời Hoàn Cầu, ông Lữ cho biết Nga và Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa ký kết hiệp định hòa bình và quan hệ hai nước khó có khả năng đạt được đột phá.

Ông này đánh giá, Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện chiến lược ngoại giao chủ động đối với Nga phần nhiều nhằm thúc đẩy hiện thực hóa chuyến thăm Nhật chính thức của Tổng thống Putin, tiến gần hơn đàm phán song phương về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Nhà nghiên cứu Châu Vĩnh Sinh thuộc Học viện ngoại giao (Trung Quốc) chỉ trích, việc Tokyo cải thiện quan hệ với Moscow vì mục đích đối trọng với Trung Quốc "là tư duy ngoại giao đối địch thời Chiến tranh Lạnh".

theo Trí Thức Trẻ

==========================

 

 

Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - không bao giờ dùng cái nhìn trực quan bề ngoài sự việc, sự vật và vấn đề để phán quyết. Mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề.

Có thể nói rằng tất cả những tác giả tham gia bài viết trên đều không nhìn thấy được bản chất của cuộc gặp gỡ giữa ngài Putin và ngài Shinzo Abe. Họ cho rằng:

 

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 8/5 đưa tin, có phân tích chỉ ra trong bối cảnh Bắc Kinh-Tokyo đang căng thẳng, quan hệ Nga-Nhật được cải thiện sẽ tạo ra ảnh hưởng tất yếu ở một mức độ nào đó đối với quan hệ Nga-Trung.

Nga "hiểu rõ điều này", vì vậy đã không sắp xếp tổ chức hội đàm Abe-Putin tại thủ đô Moscow mà lựa chọn thành phố Sochi, ngầm ám chỉ tính không chính thức của cuộc gặp.

 

 Xin lỗi nha! Nga sợ cái điếu gì Tàu mà phải tiếp ngài Shinzo Abe ở Sochi. Mà là vì Nga Nhật đang tranh chấp đảo Kamsatka, cho nên việc đón tiếp long trọng Thủ Tướng Nhật ở Moscow, sẽ dễ bị phản ứng bởi tinh thần dân tộc của người Nga. Điều này sẽ bất lợi về chính trị cho ngài Putin trong việc thực thi các chính sách của ngài với sự ủng hộ của dân chúng. Thế thôi. Đấy là yếu tố chủ yếu khiến cho cuộc gặp xảy ra ở Sochi. Nhưng cái chính và là bản chất của vấn đề là hệ quả của cuộc gặp này là đạt được mục đích gì. Lão sẽ bàn sau. Nhưng một ví dụ rất gần đây, là cuộc gặp thượng đỉnh vô cùng long trọng của ngài Tập với Tổng thống Hoa Kỳ, có cả súng cà nông bắn 21 phát đại bác - tức là một hình thức tiếp đãi rất hào nhoáng - khiến cả thế giới phải nín thở chờ hậu quả có thể làm thay đối thế giới. Nhưng kết quả chỉ làm chết mấy con tôm hùm Maine trong nước sốt nấm Đông cô - không ngoài lời tiên đoán của lão Gàn. Hì. Bởi vậy, hình thức cuộc gặp không phản ánh bản chất của vấn đề.

Ngược lại, cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật, tuy đơn giản tại Sochi, và mặc dù chưa đạt được điều mong muốn của cả hai bên, nhưng nó đã đặt được nền tảng ban đầu cho quan hệ Nga Nhật, để từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu như nó chưa loại hẳn được Tàu ra khỏi quan hệ với nước Nga, thì chí ít nó cũng tạo được khoảng cách giữa hai quốc gia này. Đó là kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật ở Sochi.

Cá nhân tôi luôn bày tỏ quan điểm nhất quán và có tính hệ thống, rằng: Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ngài Putin, nên hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Toàn bộ miền Đông nước Nga sẽ trở nên phồn vinh, nếu quan hệ Nga Hoa Kỳ và Đồng minh được cải thiện. Ngài Putin đừng hy vọng vào Bắc Kinh.

Đây là cơ hội của nước Nga trong lúc này. Cũng như ngày xưa, trong cuộc tranh chấp Xô Mỹ, nước Tàu đã coi là một cơ hội để bắt tay với Hoa Kỳ và trở thành hùng mạnh như ngày nay. Bắc Kinh cũng có thể đầu tư vào miền Đông nước Nga. Nhưng nó sẽ biến vùng Viễn Đông của nước Nga thành lãnh thổ không chính thức của Trung Quốc. Còn nước Mỹ khi làm điều này thì vùng Viễn Đông vẫn là của Nga.

Khi thế giới này hội nhập, mọi quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới sẽ khác đi, chứ không như bây giờ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ngư dân - lực lượng "hải quân bí mật" của Trung Quốc
Thứ Hai, ngày 09/05/2016 11:41 AM (GMT+7)
 

Theo ABC News, Trung Quốc đang sử dụng và huấn luyện ngư dân như một lực lượng bí mật, đi xâm chiếm và xây dựng đảo trái phép, âm mưu tạo “tam giác sắt” trên Biển Đông.

 

1462768859-1462765784-bien-dong-5.jpg

Trung Quốc cử "ngư dân" đi xâm chiếm và xây đảo trái phép ở Biển Đông (Ảnh: The Strait Times)

 

Trung Quốc đang củng cố các khu vực đang kiểm soát phi pháp ở Biển Đông bằng cách xây thêm đảo trái phép. Để làm được việc này, họ sử dụng lực lượng "dân quân hàng hải", một lực lượng được tài trợ đầy đủ, đến từ những đội tàu đánh cá lớn của Trung Quốc. Các ngư dân của đảo Hải Nam, Trung Quốc chính là chiến sĩ tuyến đầu trong trong thế trận chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc.

Hoạt động như một lực lượng du kích với danh tính thường dân, các ngư dân chiếm giữ và giúp xây dựng đảo trên vùng biển tranh chấp. Hầu hết ngư dân Trung Quốc đều từ chối trả lời phỏng vấn tờ ABC News của Úc, nhưng một thuyền trưởng đã đồng ý với điều kiện ẩn danh. Ông này vừa trở về sau hai tháng hoạt động trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

1462768859-1462765784-bien-dong.jpg

Hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

 

"Chúng tôi sẽ không đến đó nếu chính phủ không trả cho chúng tôi trợ cấp khoảng 20.000 USD (444 triệu đồng) mỗi lần, và chúng tôi chỉ nhận được số tiền này nếu chúng tôi cam kết đến đây 4 lần/năm. Chúng tôi không kiếm tiền từ việc đánh bắt cá". Thuyền trưởng cũng cho biết đây là một cách kiếm tiền nguy hiểm.

"Năm 1998 tại bãi cạn Scarborough (gần đảo Luzon của Philippines), tôi cùng với 60 người từ 4 thuyền đã bị Philippines bắt giữ", ông nói. "Chúng tôi đã bị giam 6 tháng cho đến khi đại sứ quán Trung Quốc trả tiền để chúng tôi được thả."

 

1462768859-1462765784-bien-dong-4.jpg

Trung Quốc trả cho ngư dân hơn 400 triệu mỗi lần "ra khơi" (Ảnh: The Strait Times)

 

Theo tờ ABC News, chính phủ Trung Quốc cung cấp và huấn luyện ngư dân của khoảng 100 tàu cá. Để đi xa hơn và ở lại lâu hơn, mới đây họ đã hiện đại hóa đội quân với 27 tàu cá bọc thép lớn được trang bị thiết bị định vị vệ tinh.

Họ đang chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng nhất: chiếm và xây dựng đảo ở bãi ngầm Scarborough, cách Philippines 200 km. Khi hoàn thành, những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ tạo ra một “tam giác sắt” và giúp Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. “Tam giác sắt” là khu vực được nối từ 3 điểm, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi ngầm Scarborough gần Philippines.

 

1462768860-1462765784-bien-dong-2.jpg

Hoạt động của Trung Quốc tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

 

Philippines sẽ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc trong phiên tòa quốc tế sắp tới ở The Hague, Hà Lan. Bà Yan Yan, phó giám đốc Viện quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào và sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào phiên tòa quốc tế.

Trong khi đó, Huang Xin Biao, một ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt 50 năm nói rằng Trung Quốc cũng sẽ không từ bỏ, rằng "tổ tiên chúng tôi đã đánh bắt ở đây từ nhiều thế thế hệ".

Vụ kiện của Philippines với Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc không nên và không thể phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế tới đây.

 

1462768860-1462765784-hai-dang.jpg

Ngọn hải đăng xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: people.cn)

 

Theo Trà My - ABC News (Dân Việt)

 

Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ngu-dan-luc-luong-hai-quan-bi-mat-cua-trung-quoc-c415a789092.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia TQ:

Chiến hạm tập trận ở biển Đông để trấn áp các nước

Hải Võ |

10/05/2016 20:42

 
Từ 4/5 vừa qua, các tàu chiến hiện đại thuộc Hạm đội Nam hải của Hải quân Trung Quốc đã tới biển Đông để tiến hành tập trận.

Quân đội Trung Quốc (PLA) tuyên bố đây là mở màn chương trình huấn luyện đối kháng thường niên nhằm "thường thái hóa" hoạt động tuần tra viễn hải của nước này.

 

photo1462875478409-1462875478482-3-0-340

Hình ảnh cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở biển Đông hôm 5/5. (Ảnh: Chinanews)

 

Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đại tá Đỗ Văn Long, nhấn mạnh 3 đặc điểm của nhóm tàu chiến tham gia cuộc tập trận lần này là: Quy mô tầm trung, đầy đủ các nhân tố, trang bị đẳng cấp cao.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, các tàu tham gia tập trận đều là những mẫu chiếm hạm mới nhất của Hạm đội Nam Hải như tàu khu trục Hợp Phì, Lan Châu, Quảng Châu; tàu hộ vệ tên lửa Tam Á, Ngọc Lâm; tàu tiếp tế tổng hợp Hồng Hồ...

Lực lượng của Hạm đội này chia làm 3 nhóm tập trận tại biển Đông, Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Theo ông Đỗ, sự lựa chọn về địa điểm tiến hành tập trận của PLA xuất phát từ mục tiêu nâng cao khả năng thực chiến đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Vương Hiểu Bằng, chuyên gia về biên giới biển thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc lớn tiếng cho rằng "các quốc gia trong khu vực như Philippines" đã đẩy mạnh đầu tư về quân sự, "làm phức tạp tình hình biển Đông".

Ông Vương chỉ trích việc Mỹ cùng đồng minh Nhật Bản, Australia tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biển Đông là động thái đe dọa Trung Quốc và đe dọa "tự do, an ninh hàng hải thực sự" trong khu vực.

"Chúng ta tiến hành tập trận ở biển Đông, không chỉ nhằm nâng cao năng lực chiến đấu ở vùng biển khu vực, mà còn có hiệu quả trấn áp các quốc gia liên quan muốn mượn vấn đề biển Đông để thực hiện mục đích riêng," ông này tuyên bố.

Trong diễn biến mới nhất, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ hôm nay (10/5) đã tiến hành tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đây được cho là động thái "dằn mặt" những hành động và tuyên bố khiêu khích của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông thời gian qua.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban nói:

"Những tuyên bố chủ quyền tham lam (của Trung Quốc-PV) không phù hợp với luật pháp quốc tế trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, bởi nó tìm cách hạn chế quyền tự do hàng hải của Mỹ và các quốc gia khác."

Theo ông Urban, Mỹ không thông báo trước với bên nào về cuộc tuần tra trên.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phản ứng bằng chỉ trích Mỹ đe dọa "lợi ích an ninh và chủ quyền của Trung Quốc", làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực.

Ông Lục cho biết phía Trung Quốc đã theo dõi và cảnh báo chiếc USS William P. Lawrence.

 

theo Thế giới trẻ

 

Nguồn: http://soha.vn/chuyen-gia-tq-chien-ham-tap-tran-o-bien-dong-de-tran-ap-cac-nuoc-2016050818231329.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites