Posted 4 Tháng 1, 2016 Hoảng loạn toàn Trung Quốc: Chứng khoán ngừng giao dịch Cập nhật : 15:25 | 04/01/2016 Phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2016, chứng khoán Trung Quốc đã "đóng băng" sau khi chỉ số CSI 300 sụt 7%. Chứng khoán TQ nguy ngập: Thế giới nín thở Xem bài khác trên Vef.vn Thị trường chứng khoán Trung Quốc có sự khởi đầu u ám. Theo tin từ Bloomberg, tất cả các giao dịch tại thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã ngừng giao dịch vào lúc 1:34, chiều nay theo giờ địa phương. Trước đó, thị trường đã tạm dừng giao dịch sau khi CSI 300 chỉ còn 5%. Sự sụt giảm mạnh của chỉ số này đã khiến cho thị trường một phiên chao đảo, áp lực bán thảo cổ phiếu tiếp tục ồ ạt, khiến cho chỉ số CSI 300 sụt 7%. Đây là những thông tin tồi tệ nhất cho thị trường kể từ 4 tháng qua. Theo số liệu của Bloomberg, giá trị giao dịch đạt khoảng 595 tỉ nhân dân tệ, tương đương 90 tỉ đô la Mỹ, thấp xa so với giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của năm 2015 là 1 ngàn tỉ nhân dân tệ trên quy mô thị trường 7,1 ngàn tỉ nhân dân tệ. Theo luật mới được ban hành, nếu chỉ số CSI 300 mất 5%, thị trường sẽ ngừng giao dịch trong 15 phút. Và nếu mức giảm lên 7%, thị trường sẽ đóng cửa đến hết ngày. Số liệu của Bloomberg CSI 300 gồm cổ phiếu các công ty có vốn hóa lớn niêm yết trên cả 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Đến lúc đóng cửa, chỉ số này đã mất 7,02%. Trong khi đó, Shanghai Composite Index mất 6,85%. Trong phiên sáng nay, Shanghai Composite Index cũng đã mất 3,9%. Đây là mức giảm ngày đầu năm mới lớn nhất từ khi chỉ số này được lập ra năm 1990. Hang Seng Index trên sàn Hong Kong (Trung Quốc) cũng mất 2,1%. Còn giá NDT trên thị trường thế giới xuống thấp nhất từ tháng 5/2011. Tình hình thị trường cũng không lấy làm sáng sủa khi thông tin của Tổng cục thống kê nước ngày cho hay, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp khi chỉ đạt 49,7 trong tháng 12. Nhà đầu tư dự báo Chính phủ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng Đà bán tháo trên các TTCK Thượng Hải và Thâm Quyến cũng tác động sang TTCK Hồng Kông dù Hồng Kông không có cơ chế tự động ngừng giao dịch. Vào lúc 2g12 phút chiều 4-1 giờ địa phương, chỉ số HSCE phản ánh giá cổ phiếu các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 4,1% và đang tiếp tục giảm. Trong đợt chứng khoán lao dốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc đã ra lệnh cấm các cổ đông có tỷ lệ sở hữu trên 5% và các lãnh đạo công ty bán ra trong 6 tháng. Bắc Kinh đang ra sức ngăn không cho biến động của thị trường tài chính gây thêm áp lực suy giảm tăng trưởng. Chứng khoán châu Á cũng hướng đến phiên giảm điểm mạnh nhất trong 3 tháng. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm một kênh an toàn sau dấu hiệu sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc và căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Nam Hải Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2016 Cuộc chiến chưa hồi kết, đốt cháy sức mạnh Putin 03/01/2016 01:00 GMT+7 Một năm dài co kéo giá dầu nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ bớt tồi tệ hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu của nền kinh tế Nga. Cú sốc "gây chiến" và âm mưu toàn cầu Trung Quốc Vật vã USD: Dân Việt lãnh cú sốc thế giới phẳng Xem bài khác trên Vef.vn Nga - Mỹ: Trong cuộc chiến giá dầu Cơn bão dầu giảm giá năm 2015 đã tàn phá nặng nề tới kinh tế nhiều nước, từ Nga, Venezuela… cho tới cả Saudi Arabia và ngay cả Mỹ. Các ông hoàng Trung Đông đã phải đi vay tiền. Người Venezuela khốn đốn trong khó khăn thiếu thốn. Nhiều đồng tiền mất giá. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn trở thành các 'thây ma'… Tuy nhiên, trong một năm chạy đua đầy khốc liệt, với thảm kịch xảy ra ở khắp nơi, nhưng chưa có nước nào ở phía xuất khẩu dầu chịu lùi bước. Nước Nga của Tổng thống Putin đã có những nước cờ táo bạo, tưởng chừng sẽ thay đổi ngoạn mục tình thế. Tuy nhiên, một cuộc chiến dầu khí dường như vẫn còn kéo dài và đang dần đốt cháy sức mạnh của ông chủ điện Kremlin. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, giá dầu tiếp tục hạ sâu. Giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong 11 năm, trong khi dầu thô WTI lập đáy mới trong 7 năm. Giá dầu WTI có lúc đã xuống dưới 34 USD/thùng, trong khi dầu Brent xuống 36 USD. So với đầu năm, giá dầu đã giảm 35%, còn so với giữa 2014, giá đã mất tổng cộng 70%. Cuộc chiến dầu khí cả năm đốt cháy sức mạnh của Putin. Dầu đã liên tục rớt mạnh từ đầu tháng 12 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá, tiếp tục duy trì sản lượng cao kỷ lục 31,5 triệu thùng/ngày sau cuộc họp tại Vienna. Tới giữa tháng 6/2016, OPEC mới họp trở lại. Xu hướng giảm giá vẫn khá rõ. Áp lực càng đè nặng lên mặt hàng dầu sau khi Mỹ có quyết định lịch sử cho phép Mỹ bán dầu ra thế giới lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua. Trong 2015, đã có những lúc giá dầu tăng vọt, trở lại mức giá đầu năm. Hồi đầu tháng 10, giá dầu liên tục tăng 12% và lần đầu tiên trong vòng 3 tháng vượt ngưỡng 50 USD. Thông tin Nga tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự tại Syria đã hỗ trợ cho mặt hàng này. OPEC cũng không chịu lùi bước trong cuộc chiến dầu khí. Tuy nhiên, tác động thực của cuộc khủng hoảng Syria với thị trường năng lượng dường như không còn đủ lớn. Bước sâu hơn vào Trung Đông, gắn bó chặt chẽ hơn với Syria, Iran, Iraq nhưng Tổng thống Nga dường như vẫn chưa có nhiều tác động với thị trường năng lượng. Giá dầu khí vẫn không ngừng suy giảm. Không những thế, nguồn cung cũng có thể sẽ còn gia tăng trong năm 2016 khi mà Iran được quay trở lại thị trường dầu mỏ sau cấm vận. Nhu cầu dầu có nguy cơ suy yếu do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn EU, Nhật hồi phục chậm chạp. Theo Bloomberg, trong những ngày cuối năm 2015, giới đầu cơ đang mua vào các hợp đồng quyền chọn bán ở các mức giá rất thấp, từ 30 USD xuống cho tới 15 USD/thùng trong năm 2016. Nhiều dự báo của các tổ chức và lãnh đạo uy tín từ Mỹ cho tới Nga đều cho rằng, khả năng giá dầu xuống 30 USD/thùng là rất cao. 2016: Đầy thách thức với ông Putin Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo thường niên cuối 2015 tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nước Nga đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra. Giá dầu được dự báo còn giảm nhưng ông Putin vẫn còn quân cờ chiến lược. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng. Trong khi đó, chính ông Putin cho rằng, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”. Trên Business Insider, tỷ phú lừng danh Carl Icahn - người từng đứng dầu danh sách tỷ phú thế giới - cho rằng, giá dầu có thể giảm sâu hơn nữa. Và theo NĐT này, điều tồi tệ nằm ở chỗ, thị trường dầu khó có thể cân bằng được khi mà các nước xuất khẩu dầu không ngừng bơm dầu nhiều hơn cho dù giá giảm. Giá dầu lao dốc từ giữa 2014 đã buộc Nga liên tục phải cắt giảm dự báo kinh tế cũng như thực thi các chính sách tài chính thắt chặt. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016. Theo dự báo của Chính phủ Nga, GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy nhiên, đây được xem là một dự báo lạc quan. Số liệu trên chưa tính tới việc giá dầu về dưới 35 USD/thùng. Ông Putin tự tin về hầu hết các vấn đề, trừ giá dầu. Nhưng đây lại được xem là điểm yếu nhất của nền kinh tế Nga. Xuất khẩu có đến 80% từ dầu khí. Ngân sách cũng phụ thuộc một nửa vào mặt hàng này. Trong 16 năm cầm quyền của mình, ông Putin đã làm được rất nhiều việc cho nước Nga: vực dậy một nền kinh tế hoang tàn, lấy lại vị trí chính trị của Nga trên trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông… Tuy nhiên, sự thành công của ông Putin có phần đóng góp rất lớn từ việc dầu tăng giá mạnh trong nửa thập kỷ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Giá đã tăng vọt gấp hơn 7 lần lên 130 USD. 2015 dầu thô giảm mạnh nhưng chưa phải là điểm cuối. Cho dù giá giảm khiến hàng loạt các DN dầu khí đá phiến của Mỹ đứng trước bờ vực phá sản, nhưng với nhiều nghị sĩ Mỹ, điều đó có lẽ không phải là vấn đề lớn đối với một nền kinh tế tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Và việc mở cửa thị trường dầu thô sẽ giúp làm giảm sức mạnh của nhiều nước xuất khẩu dầu, trong đó có Nga, Venezuela và Trung Đông. Trong chu kỳ giảm giá khủng khiếp trước đó và có gắn với các cuộc chiến dầu khí giữa Mỹ, OPEC và Nga, Sự đối đầu Đông-Tây giờ có lẽ đã khác trước nhiều, không còn là một chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, 2016 vẫn là một năm đầy thách thức cho ông Putin. V. Minh ========================== Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng. Trong khi đó, chính ông Putin cho rằng, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”. Nếu ngài Putin đến lão Gàn xem bói về giá dầu, lão chỉ lấy một quẻ 50USD. Đây là giá hữu nghị so với lão xem bói ở Huê Kỳ - 100 USD/ quẻ. Lúc ấy, chắc ngài Putin sẽ không lạc quan như vậy. Lão chưa bao wờ nói giá dầu 50 USD/ thùng cả. Trong "Lời tiên tri 2015" lần đầu tiên lão phán giá dầu 40USD/ Thùng. Sau đó lão bổ sung rằng đến cuối năm là xấp xỉ 30USD/ Thùng. Sang năm, mọi nền kinh tế liên quan đến dầu hãy hoạch định nền tảng kinh tế trên cơ sở xấp xỉ 32 USD/ Thùng - Tức là nó có thể cộng hoặc trừ tối đa là 4 USD. Kinh tế thế giới năm Bính Thân 2016 sẽ như một cái mền rách. Lão sẽ công bố chính thực và chi tiết điều này trong "Lời tiên tri Bính Thân 2016". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2016 Obama có thể thăm Việt Nam vào tháng 5 Báo New York Times đưa tin chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới Việt Nam vào tháng 5 đang được thu xếp. Việt - Mỹ cam kết tăng hợp tác an ninh biển / Đại sứ Ted Osius: 'Quan hệ Việt - Mỹ đang tăng lên hàng tuần' Tổng thống Mỹ Barack Obama trên chiếc chuyên cơ Không lực Một. Ảnh: AP New York Times hôm 2/1 đưa tin Tổng thống Mỹ Barack Obama trong năm cuối nhiệm kỳ sẽ dành nhiều thời gian đi công tác trong và ngoài nước. Ông sẽ có hai chuyến thăm châu Á, hai chuyến tới châu Âu, một hoặc có thể hai chuyến tới Mỹ Latinh, các quan chức chính quyền Mỹ cho biết. Ở châu Á, ông Obama dự kiến tới Nhật vào tháng 5 dự hội nghị thượng đỉnh G7 và tới Trung Quốc vào tháng 9, dự hội nghị của nhóm G20. Nhiều khả năng, tổng thống Mỹ sẽ có thêm những chặng dừng chân tại châu Á trong hai chuyến thăm này, ví dụ như một chuyến tới Lào vào tháng 9 đã được xác nhận, còn chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 vẫn đang được thu xếp. "Chuyến thăm Việt Nam sẽ là chuyện lớn", Evan S. Medeiros, cựu cố vấn cấp cao về châu Á tại Nhà Trắng, nói. Trong năm nay, sự kiện lớn đầu tiên bên ngoài thủ đô Washington D.C ông Obama sẽ tham dự là chuyến đi tới Sunnylands, bang California ngày 15 và 16/2. Tại đây, ông sẽ đón các lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây sẽ là lần đầu tiên những lãnh đạo này tụ họp tại Mỹ. Hầu hết các tổng thống thời hiện đại trong năm cuối nhiệm kỳ thường cố gắng đi công tác nhiều hơn, Elaine C. Kamarck, một học giả nghiên cứu về bầu cử tổng thống tại Viện Brookings, cho biết. "Cuối nhiệm kỳ, họ đạt được tầm ảnh hưởng trong đối ngoại nhiều hơn so với đối nội", bà Kamarck nói. "Và điều đó đặc biệt đúng với Obama, khi đảng đối lập không chỉ chiếm đa số (trong quốc hội), mà những người này còn chống đối ông một cách mạnh mẽ". Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2016 Nhật “tuốt kiếm” sẵn sàng tiêu diệt hải quân Trung Quốc VietTimes 2016/01/03 04:08 Nhật Bản đang phát triển một phiên bản chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) riêng hoặc như một cựu quân chức Nhật mô tả nhằm tạo “ưu thế áp đảo về hải quân và không quân” chống hải quân Trung Quốc. Hệ thống tên lửa chống hạm Type-88 của Nhật Bản Kế hoạch này trước đó đã được Reuteurs tiết lộ: “Tokyo đang đáp trả bằng cách thiết lập một chuỗi phòng thủ gồm các khẩu đội tên lửa chống hạm và phòng không dọc 200 hòn đảo ở biển Hoa Đông kéo dài 1.400km từ Nhật Bản tới Đài Loan… Trong khi việc bố phòng không có gì bí mật, đây là lần đầu tiên các quan chức Nhật Bản nói về việc triển khai quân sự giúp kiềm chế Trung Quốc tại khu vực tây Thái Bình Dương và có nghĩa là một phiên bản học thuyết chống tiếp cận, được biết dưới cái tên “A2/AD” trong quân sự mà Trung Quốc đang sử dụng nhằm hất Mỹ và các đồng minh ra khỏi khu vực. Tàu Trung Quốc hành hải ra tây Thái Bình Dương phải đi qua hàng phòng thủ kín kẽ của các hệ thống tên lửa Nhật Bản, lối đi mang tính sống còn với Bắc Kinh cả về tuyến tiếp tế kết nối với các đại dương của thế giới và cả con đường phóng chiếu sức mạnh hải quân của nước này”. Bài báo còn cho cho biết tổng thể sự hiện diện rộng lớn hơn của quân đội Nhật Bản tại Hoa Đông mà chắc chắn không làm Trung Quốc yên lòng: “Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường lực lượng phòng vệ trên các đảo ở biển Hoa Đông lên tới 10.000 người. Các binh sĩ này đóng trú các khẩu đội tên lửa và trạm radar, sẽ được yểm trợ bởi các đơn vị thủy quân lục chiến, tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, các phương tiện chiến đấu đổ bộ, các tàu sân bay lớn cỡ trong thế chiến thứ hai và cuối cùng là Hạm đội 7 Mỹ đóng trú tại Yokosuka, phía nam Tokyo”. Thật ra những ý tưởng như vậy đã xuất hiện trong cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ từ vài năm nay. Giáo sư Toshi Yoshihara ở Trường Hải chiến Hoa Kỳ cũng đã trình bày một ý tưởng tương tự như một phần của chiến lược chống tiếp cận rộng lớn hơn của Nhật Bản tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) vào năm 2014. Theo giáo sư Yoshihara, tự quần đảo Ryukyu đã có thể hỗ trợ cho lực lượng chống tiếp cận của Nhật. Chẳng hạn, các đơn vị tên lửa chống hạm và phòng không được phân tán trên khắp quần đảo sẽ dựng lên một hàng rào phòng thủ cực kỳ kiên cố. Vào thời chiến, Nhật sẽ phong tỏa hiệu quả các chiến dịch mà các chỉ huy quân đội Trung Quốc (PLA) muốn vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ nói trên. Những nỗ lực như vậy sẽ cột chặt số phận và năng lực chiến đấu của Trung Quốc, trong khi làm suy kiệt binh lực và thiết bị của Bắc Kinh. Bởi lẽ các hòn đảo có ít giá trị với Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định rằng không đáng nỗ lực để leo thang. Ông Yoshihara cũng lý giải rằng Trung Quốc sẽ chẳng dễ dàng tiêu diệt các hệ thống tên lửa Nhật Bản: “Bất cứ nỗ lực nào để loại bỏ mối đe dọa tên lửa Nhật cũng sẽ đòi hỏi quân đội Trung Quốc mở một mặt trận trải dài 600 dặm. Một chiến dịch phủ đầu của Trung Quốc phải bao gồm không quân và các đòn đánh tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình sẽ khiến PLA tăng lượng tiêu thụ đạn dược và nguồn lực không quân. Kết cục có thể sẽ bất lợi tương tự như Iraq đương đầu với liên quân phương Tây trong cuộc chiến Vùng Vịnh 1991. Tấn công đổ bộ là cách tốt nhất để đánh bật lực lượng bảo vệ đảo cũng có thể rủi ro nhất, với lực lượng Nhật Bản và Mỹ sẽ hủy diệt lực lượng đổ bộ Trung Quốc”. Tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật Bản tập trận trên biển Giáo sư Yoshihara tiếp tục phân tích lợi thế của Nhật Bản: “Các hệ thống vũ khí phong phú, khả năng sống sót cao, không đắt đỏ như tên lửa Type 88, Type 12 và các đơn vị phòng không di động khác có thể sẽ khiến Trung Quốc lao vào một cuộc chiến kiệt sức và tốn kém hơn để giành được phần lãnh thổ ít giá trị và một viễn cảnh không chắc chắn về một sự đột phá ra vùng nước Thái Bình Dương. Những sự đầu tư khiêm tốn nhất cho các lực lượng như vậy có thể kéo căng lực lượng Trung Quốc, tạo cho Nhật Bản nhiều không gian tác chiến cần thiết hơn”. Ông Yoshihara cho rằng vượt qua những lợi ích chiến thuật, sự phân tán chiến lược sẽ tạo lợi thế cho Nhật Bản. Nắm trong tay lựa chọn triển khai các đơn vị tên lửa chống hạm và phòng không trên quần đảo cho thấy giải pháp của Nhật trong khi tăng cường một cách bền vững năng lực hành động hiệu quả của Tokyo trong thời điểm khủng hoảng. Lực lượng phong tỏa của Nhật có thể giới hạn tầm tác chiến của các đơn vị PLA nói chung và trên lãnh thổ Nhật Bản. Sự kiềm chế như vậy sẽ giảm thiểu tình trạng leo thang và phù hợp với tư thế phòng ngự của Tokyo, hậu thuẫn ngoại giao Nhật Bản trên thế giới. Kế hoạch phòng thủ của Nhật Bản tăng cường phòng vệ, đồng thời giới hạn tự do hành động của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Tokyo cũng phải hành động để đối phó với thứ có thể thậm chí còn là thách thức lớn hơn: Bắc Kinh đang tăng cường lực lượng tên lửa tiên tiến có thể tấn công các căn cứ của Nhật Bản và đồng minh. Giáo sư Yoshihara đã nêu ra một số giải pháp thông minh cho vấn đề này. Và dường như chính phủ Nhật Bản đã nghiên cứu kỹ những lời khuyên của ông. * Lược dịch bài viết của chuyên gia an ninh Harry Kazianis trên tạp chí The National Interest. T.N ======================= Triết gia lừng danh Hy Lạp cổ đại Aristote, phát biểu: "Nếu mọi sự thật lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Bởi vậy, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2016 Đảng viên Trung Quốc bị cấm đi coi bói, xem phong thủy 04:15 PM - 04/01/2016 Thanh Niên Online Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ra quy định nghiêm cấm đảng viên tham gia các hoạt động xem bói toán, phong thủy, đi ngược lại luật lệ, kỷ cương của đảng. Trung Quốc cấm đảng viên coi bói - Ảnh minh họa: AFP Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đưa ra quy định mới nhằm siết chặt những điều cấm đoán đối với các đảng viên, theo AFP ngày 4.1. Theo đó, 88 triệu đảng viên ở Trung Quốc không được đi coi bói hoặc xem phong thủy. Báo chí địa phương cho rằng coi bói và xem phong thủy là những hành vi mê tín dị đoan mà các đảng viên không được phép. Tân Hoa xã ngày 3.1 cho biết các quy định mới của đảng Cộng sản Trung Quốc có hiệu lực đầu tháng 1.2016, những đảng viên tổ chức các hoạt động mê tín sẽ bị khai trừ đảng, trong khi những người tham gia vào những hoạt động này sẽ bị kỷ luật, cảnh cáo. Trong những năm gần đây rất nhiều đảng viên, kể cả đảng viên cấp cao của Trung Quốc được cho tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, tin vào thầy bà. Chu Vĩnh Khang, nguyên Trưởng ban Chính pháp trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và đang chịu án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật quốc gia, được xem là đảng viên cấp cao rất tin vào bói toán. Chu Vĩnh Khang thường đến tham vấn, nhờ xem vận mệnh với thầy bói Cao Ung Chính cũng là một bậc thầy về khí công ở Trung Quốc. Việc cấm hoạt động mê tín dị đoan là không mới ở Trung Quốc, nhưng theo AFP quy định vừa có hiệu lực tỏ ra nghiêm khắc hơn trong việc xử phạt đối với những đảng viên thực hành hành vi mê tín. Minh Quang ========================= Một bằng chứng rất thuyết phục để thấy rõ rằng: Người Trung Quốc không thể là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Họ không hể biết bản chất của Phong thủy và bói toán. Việc làm này của Trung Quốc cho thấy họ tự mâu thuẫn khi lập Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Bởi vì, trong Nho học được coi là của Khổng Tử có Kinh Dịch, là một kỳ thư dùng để bói toán và cũng là chứa đựng căn nguyên của Phong Thủy (Phân cung, mệnh theo Bát quái). Nhưng đã bị chính Trung Quốc phủ nhận qua quyết định này. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2016 Đốt xe buýt ở Trung Quốc, 14 người chết 05/01/2016 13:51 GMT+7 TTO - Ngày 5-1, truyền thông Trung Quốc đưa tin có kẻ đốt cháy một chiếc xe buýt ở thành phố Ngân Xuyên, thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ khiến 14 người thiệt mạng và 32 người khác bị thương. Chiếc xe buýt bị đốt cháy trơ khung - Ảnh: Guardian Theo Tân Hoa xã, nhà chức trách Ngân Xuyên cho biết chiếc xe buýt bất ngờ bốc cháy ở gần một quảng trường trong thành phố. Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy lửa trùm kín cả chiếc xe buýt. Sau khi cứu hỏa dập lửa, xe buýt bị cháy trơ chỉ còn khung. Dù đội cứu hỏa dập lửa thành công chỉ trong 10 phút nhưng vẫn có 14 người thiệt mạng và 32 người khác bị thương, đang được điều trị khẩn cấp trong bệnh viện. Trong đó có tám người bị bỏng rất nặng và đang trong tình trạng nguy kịch. Chính quyền thành phố cho biết cảnh sát đang truy lùng một người đàn ông bị tình nghi đã châm lửa đốt chiếc xe. Theo nguồn tin ban đầu, nghi can này 35 tuổi, tên Ma Yongping. Vẫn chưa rõ động cơ gây án của nghi can. Trong thời gian qua, ở Trung Quốc thường xuyên xảy ra các vụ tấn công phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt. Hung thủ là người mắc bệnh tâm thần hoặc muốn báo thù xã hội. Năm 2013, một người đàn ông châm lửa đốt xe buýt khiến 47 người thiệt mạng. Năm 2014, một người đàn ông 35 tuổi bị xử tử vì tội đốt xe buýt ở thành phố Hàng Châu khiến 33 người bị thương. Video xe buýt bốc cháy ngùn ngụt làm 14 người chết - Nguồn: CCTV News NGUYỆT PHƯƠNG ========================= Mạnh tử viết: "Khi người dân đã không sợ chết nữa thì không thể đem cái chết ra để dọa họ được". Trung Quốc loạn đến nơi, hoặc phải chấp nhận đàn áp khốc liệt. Chừng nào xảy ra thì lão chưa bàn vội. Nhưng không lâu như lão chờ kết quả Hạt của Chúa. Thành kính phân ưu. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2016 10 công nghệ có thể làm thay đổi hình thức chiến tranh trong tương lai 04/01/2016 (Không gian mạng) - Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, hình thức chiến tranh trong tương lai có thể cũng theo đó mà thay đổi theo. Chẳng hạn, một cuộc chiến mà ở đó không có sự tham gia trực tiếp của con người; một cuộc chiến xảy ra trong chớp nhoáng, hay một cuộc chiến không xảy ra trên thực địa, mà trong không gian ảo… Sau đây là 10 công nghệ có thể dẫn đến một cuộc chiến như thế.Phần mềm theo dõi trên máy tính Lenovo hoạt động thế nàoCnBeta: Nga ra luật yêu cầu phải đăng ký trước khi sử dụng UAVSecurity Affairs: Mã độc giúp tù nhân Mỹ mãn hạn sớmLenovo cài phần mềm gián điệp và báo động an toàn thông tinIfanr: Tencent - Công ty Internet lớn của Trung Quốc ra mắt UAV tự chế1. Công nghệ không người láiChiến tranh trong tương lai sẽ chuyển sang một mô hình chiến tranh hoàn toàn mới, vũ khí không người lái sẽ đóng vai trò trung tâm. Hiện nay, quân đội của hơn 60 quốc gia đã được trang bị Robot quân dụng, với hơn 150 loại khác nhau. Dự kiến đến năm 2040, quân đội Mỹ có thể sẽ có một nửa chiến binh là Robot. Ngoài Hoa Kỳ ra, Nga, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu “chiến binh” người máy của mình.2. Công nghệ tốc độ siêu âmCông nghệ tốc độ siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong quân sự, vũ khí tốc độ siêu âm có hành trình xa, tốc độ nhanh, có thể tấn công các mục tiêu ở xa với tốc độ cực nhanh. Được chuyên gia quân sự mệnh danh là thành quả mang tính cách mạng lần 3 trong lịch sử hàng không sau công nghệ động cơ cánh quạt và động cơ phản lực. Quốc hội Mỹ đã thông qua dự toán 25 triệu USD cho dự án “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu” trong năm tài khóa 2015 và quyết định bổ sung ngân sách chi cho dự án tên lửa tốc độ siêu âm của lục quân. Tháng 3-2015, Thứ trưởng quốc phòng Nga cũng cho biết, nước này đã nghiên cứu một nhiên liệu mới có thể làm cho vũ khí bay với tốc độ Mach 5 trở lên, một khi nó được đưa vào ứng dụng thực tế, sẽ làm cho vũ khí của Nga chiếm được ưu thế trong cạnh tranh vũ khí siêu âm với các nước khác trên thế giới.3. Công nghệ dẫn đường chính xácCông nghệ dẫn đường chính xác là một trong những dự án quan trọng của Mỹ, nó là hệ thống tác chiến có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu xuyên lục địa từ trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Hệ thống này được hình thành dựa trên nền tảng của vũ khí siêu âm, thời gian triển khai tác chiến chưa đầy 2 giờ đồng hồ, dự tính năm 2025 sẽ được Mỹ đưa vào trang bị cho quân đội. Ngày 17-11, một quan chức quân đội Nga cũng tiết lộ cho biết, năm 2016 Moscow sẽ tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình hạng nặng thế hệ mới Сармат. Loại tên lửa này có thể xuyên thủng mọi hệ thống chống tên lửa của đối phương, thậm chí có thể dùng để đối phó với “Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu” sử dụng đầu đạn thông thường của Mỹ.4. Công nghệ máy bay chiến đấu tàng hìnhMáy bay thế hệ mới có khả năng tàng hình là xu hướng phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ hàng không của mọi quốc gia. Thời gian gần đây, Mỹ đã có kế hoạch phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới cho không quân. Loại máy bay này được mệnh danh là “máy bay ném bom 2018”; là loại máy bay tàng hình tốc độ siêu âm, có thể bay với hành trình 9.300km mà không cần tiếp nhiên liệu. Dự kiến siêu máy bay ném bom thế hệ mới này sẽ được đưa vào phục vụ không quân Mỹ trong năm 2025.5. Công nghệ đánh chặn tên lửaCông nghệ đánh chặn tên lửa phòng không là công nghệ đánh chặn tên lửa chiến lược bay trên không trung và ở quỹ đạo không gian. Hệ thống này bao gồm tên lửa đánh chặn, thiết bị phóng và radar. Công ty Raytheon của Mỹ tuyên bố, họ đã hoàn thành việc đánh giá giai đoạn một của dự án “vũ khí sát thương nhiều mục tiêu”, tức là hệ thống vũ khí được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa xuyên lục địa nhiều đầu đạn. Để cân bằng với Mỹ, Nga cũng tích cực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa của mình; đã đẩy nhanh tiến độ thay mới một loạt trang bị từ S-300, S-400 cho đến S-500.6. Công nghệ không gian quân sựMỹ là quốc gia duy nhất có khả năng tác chiến chống vệ tinh. Năm 2008, Washington đã sử dụng tên lửa “SM-3” phá hủy một quả vệ tinh trong điều kiện thực chiến. Ngoài ra, nước này còn làm chủ được nhiều loại công nghệ chống vệ tinh như: Gây nhiễu, đánh lừa, tấn công các vệ tinh nhỏ, làm tê liệt vệ tinh bằng laser.7. Công nghệ vũ khí khái niệm mới (vũ khí laser)Công nghệ vũ khí khái niệm mới là một loại vũ khí sử dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả tác chiến, như vũ khí định hướng, vũ khí động năng… Tháng 9 năm 2015, Hải quân Mỹ cho biết, họ đang nghiên cứu một hệ thống vũ khí công năng mới được gọi là “Star Wars” (chiến tranh giữa các vì sao), không chỉ có khả năng tác chiến hạm đối hạm, mà còn có khả năng phòng vệ không gian.8. Công nghệ tác chiến mạngCông nghệ tác chiến mạng là một lĩnh vực tác chiến mới. Không gian mạng là môi trường đóng vai trò quan trọng của chiến tranh công nghệ cao trong tương lai. Hoa Kỳ là cường quốc về công nghệ mạng tiêu biểu, do đó, nước này rất tích cực phát triển công nghệ để đối phó với các cuộc tấn công mạng kiểu mới; đi sâu nghiên cứu công nghệ tấn công mạng; tăng cường phát triển theo hướng linh hoạt hóa và vũ khí hóa.9. Công nghệ in 3DMỹ không ngừng đẩy mạnh phát triển công nghệ in 3D, họ hy vọng thông qua sự vượt trội về vật liệu và khả năng chế tạo của mình để chiếm lấy ưu thế về quân sự. Điển hình, ngày 14-1-2015, Công ty Sciaky – nhà chế tạo thiết bị điện tử nổi tiếng của Mỹ tuyên bố, họ đã làm chủ được công nghệ in 3D. Công nghệ này sẽ được ứng dụng để in ấn nhiều linh kiện của máy bay chiến đấu F-35 – máy bay thế hệ 5 của không quân Mỹ.10. Công nghệ mô phỏng sinh vậtCông nghệ mô phỏng sinh vật là kết hợp công nghệ sinh vật hiện đại với lĩnh vực quân sự, vật lý, hóa học, vật liệu và thông tin. Chẳng hạn như: Vũ khí điều khiển bằng não bộ có thể giúp người lính kiểm soát từ xa Robot; phối hợp một cách đơn giản giữa người và trang bị. Cơ quan Dự án Nghiên cứu cao cấp quốc phòng Mỹ đã thành lập phòng công nghệ sinh vật, nhằm tích hợp sinh vật học, công trình học và khoa học máy tính, để phát triển công nghệ và trang bị thế hệ mới dựa trên khoa học đời sống. Chẳng hạn, gần đây Công ty IBM đã phát triển thành công chip xử lý mới mà họ gọi chip neurosynaptic đầu tiên trên thế giới, một bộ vi xử lý máy tính bắt chước khả năng bộ não của con người. Được biết đến với cái tên TrueNorth, con chip của IBM có thể nhồi nhét sức mạnh siêu máy tính vào một bộ vi xử lý có kích thước của một con tem, có khả năng cảm nhận, phân biệt và học tập như con ngườiTheo an ninh thu đô. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2016 10 công nghệ có thể làm thay đổi hình thức chiến tranh trong tương lai 04/01/2016 (Không gian mạng) - Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, hình thức chiến tranh trong tương lai có thể cũng theo đó mà thay đổi theo. Chẳng hạn, một cuộc chiến mà ở đó không có sự tham gia trực tiếp của con người; một cuộc chiến xảy ra trong chớp nhoáng, hay một cuộc chiến không xảy ra trên thực địa, mà trong không gian ảo… Sau đây là 10 công nghệ có thể dẫn đến một cuộc chiến như thế. Phần mềm theo dõi trên máy tính Lenovo hoạt động thế nào CnBeta: Nga ra luật yêu cầu phải đăng ký trước khi sử dụng UAV Security Affairs: Mã độc giúp tù nhân Mỹ mãn hạn sớm Lenovo cài phần mềm gián điệp và báo động an toàn thông tin Ifanr: Tencent - Công ty Internet lớn của Trung Quốc ra mắt UAV tự chế 1. Công nghệ không người lái Chiến tranh trong tương lai sẽ chuyển sang một mô hình chiến tranh hoàn toàn mới, vũ khí không người lái sẽ đóng vai trò trung tâm. Hiện nay, quân đội của hơn 60 quốc gia đã được trang bị Robot quân dụng, với hơn 150 loại khác nhau. Dự kiến đến năm 2040, quân đội Mỹ có thể sẽ có một nửa chiến binh là Robot. Ngoài Hoa Kỳ ra, Nga, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu “chiến binh” người máy của mình. 2. Công nghệ tốc độ siêu âm Công nghệ tốc độ siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong quân sự, vũ khí tốc độ siêu âm có hành trình xa, tốc độ nhanh, có thể tấn công các mục tiêu ở xa với tốc độ cực nhanh. Được chuyên gia quân sự mệnh danh là thành quả mang tính cách mạng lần 3 trong lịch sử hàng không sau công nghệ động cơ cánh quạt và động cơ phản lực. Quốc hội Mỹ đã thông qua dự toán 25 triệu USD cho dự án “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu” trong năm tài khóa 2015 và quyết định bổ sung ngân sách chi cho dự án tên lửa tốc độ siêu âm của lục quân. Tháng 3-2015, Thứ trưởng quốc phòng Nga cũng cho biết, nước này đã nghiên cứu một nhiên liệu mới có thể làm cho vũ khí bay với tốc độ Mach 5 trở lên, một khi nó được đưa vào ứng dụng thực tế, sẽ làm cho vũ khí của Nga chiếm được ưu thế trong cạnh tranh vũ khí siêu âm với các nước khác trên thế giới. 3. Công nghệ dẫn đường chính xác Công nghệ dẫn đường chính xác là một trong những dự án quan trọng của Mỹ, nó là hệ thống tác chiến có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu xuyên lục địa từ trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Hệ thống này được hình thành dựa trên nền tảng của vũ khí siêu âm, thời gian triển khai tác chiến chưa đầy 2 giờ đồng hồ, dự tính năm 2025 sẽ được Mỹ đưa vào trang bị cho quân đội. Ngày 17-11, một quan chức quân đội Nga cũng tiết lộ cho biết, năm 2016 Moscow sẽ tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình hạng nặng thế hệ mới Сармат. Loại tên lửa này có thể xuyên thủng mọi hệ thống chống tên lửa của đối phương, thậm chí có thể dùng để đối phó với “Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu” sử dụng đầu đạn thông thường của Mỹ. 4. Công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình Máy bay thế hệ mới có khả năng tàng hình là xu hướng phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ hàng không của mọi quốc gia. Thời gian gần đây, Mỹ đã có kế hoạch phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới cho không quân. Loại máy bay này được mệnh danh là “máy bay ném bom 2018”; là loại máy bay tàng hình tốc độ siêu âm, có thể bay với hành trình 9.300km mà không cần tiếp nhiên liệu. Dự kiến siêu máy bay ném bom thế hệ mới này sẽ được đưa vào phục vụ không quân Mỹ trong năm 2025. 5. Công nghệ đánh chặn tên lửa Công nghệ đánh chặn tên lửa phòng không là công nghệ đánh chặn tên lửa chiến lược bay trên không trung và ở quỹ đạo không gian. Hệ thống này bao gồm tên lửa đánh chặn, thiết bị phóng và radar. Công ty Raytheon của Mỹ tuyên bố, họ đã hoàn thành việc đánh giá giai đoạn một của dự án “vũ khí sát thương nhiều mục tiêu”, tức là hệ thống vũ khí được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa xuyên lục địa nhiều đầu đạn. Để cân bằng với Mỹ, Nga cũng tích cực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa của mình; đã đẩy nhanh tiến độ thay mới một loạt trang bị từ S-300, S-400 cho đến S-500. 6. Công nghệ không gian quân sự Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng tác chiến chống vệ tinh. Năm 2008, Washington đã sử dụng tên lửa “SM-3” phá hủy một quả vệ tinh trong điều kiện thực chiến. Ngoài ra, nước này còn làm chủ được nhiều loại công nghệ chống vệ tinh như: Gây nhiễu, đánh lừa, tấn công các vệ tinh nhỏ, làm tê liệt vệ tinh bằng laser. 7. Công nghệ vũ khí khái niệm mới (vũ khí laser) Công nghệ vũ khí khái niệm mới là một loại vũ khí sử dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả tác chiến, như vũ khí định hướng, vũ khí động năng… Tháng 9 năm 2015, Hải quân Mỹ cho biết, họ đang nghiên cứu một hệ thống vũ khí công năng mới được gọi là “Star Wars” (chiến tranh giữa các vì sao), không chỉ có khả năng tác chiến hạm đối hạm, mà còn có khả năng phòng vệ không gian. 8. Công nghệ tác chiến mạng Công nghệ tác chiến mạng là một lĩnh vực tác chiến mới. Không gian mạng là môi trường đóng vai trò quan trọng của chiến tranh công nghệ cao trong tương lai. Hoa Kỳ là cường quốc về công nghệ mạng tiêu biểu, do đó, nước này rất tích cực phát triển công nghệ để đối phó với các cuộc tấn công mạng kiểu mới; đi sâu nghiên cứu công nghệ tấn công mạng; tăng cường phát triển theo hướng linh hoạt hóa và vũ khí hóa. 9. Công nghệ in 3D Mỹ không ngừng đẩy mạnh phát triển công nghệ in 3D, họ hy vọng thông qua sự vượt trội về vật liệu và khả năng chế tạo của mình để chiếm lấy ưu thế về quân sự. Điển hình, ngày 14-1-2015, Công ty Sciaky – nhà chế tạo thiết bị điện tử nổi tiếng của Mỹ tuyên bố, họ đã làm chủ được công nghệ in 3D. Công nghệ này sẽ được ứng dụng để in ấn nhiều linh kiện của máy bay chiến đấu F-35 – máy bay thế hệ 5 của không quân Mỹ. 10. Công nghệ mô phỏng sinh vật Công nghệ mô phỏng sinh vật là kết hợp công nghệ sinh vật hiện đại với lĩnh vực quân sự, vật lý, hóa học, vật liệu và thông tin. Chẳng hạn như: Vũ khí điều khiển bằng não bộ có thể giúp người lính kiểm soát từ xa Robot; phối hợp một cách đơn giản giữa người và trang bị. Cơ quan Dự án Nghiên cứu cao cấp quốc phòng Mỹ đã thành lập phòng công nghệ sinh vật, nhằm tích hợp sinh vật học, công trình học và khoa học máy tính, để phát triển công nghệ và trang bị thế hệ mới dựa trên khoa học đời sống. Chẳng hạn, gần đây Công ty IBM đã phát triển thành công chip xử lý mới mà họ gọi chip neurosynaptic đầu tiên trên thế giới, một bộ vi xử lý máy tính bắt chước khả năng bộ não của con người. Được biết đến với cái tên TrueNorth, con chip của IBM có thể nhồi nhét sức mạnh siêu máy tính vào một bộ vi xử lý có kích thước của một con tem, có khả năng cảm nhận, phân biệt và học tập như con người Theo an ninh thu đô. Những cái này lão Gàn nói lâu rồi. Từ năm, sáu năm trước qua "Những Lời Tiên Tri..", rằng: Sẽ xuất hiện những loại vũ khí như trong truyện khoa học viễn tưởng, làm thay đổi phương thức chiến tranh. Thậm chí có một số loại vũ khí liệt kê ở trên có thể xếp vào loại ...."cổ điển". Nhân bài này của Đại Phúc, lão phán rằng: Những loại vũ khí liệt kê ở trên lão vẫn xếp vào loại vũ khí hạng II, kể cả vũ khí laze. Bởi vì nó vẫn có thể đặt tên gọi là súng laze. Còn vũ khí hạng một thì lão vẫn đang lúng túng khi đặt tên cho nó. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2016 Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch 11:11 AM - 06/01/2016 Thanh Niên Online Triều Tiên trưa 6.1 tuyên bố nước này đã tiến hành cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên thành công, đánh dấu bước phát triển mới trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin trên truyền hình về dư chấn 5,1 độ Richter gần khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên, mà phía Triều Tiên nói đó là vụ thử bom khinh khí - Ảnh: AFP Tin liên quan Dư chấn mạnh 5,1 độ Richter gần khu thử hạt nhân Triều Tiên Iran chuyển uranium sang Nga theo thoả thuận hạt nhân Bí mật hạt nhân Trung Quốc vào tay Mỹ? “Cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên của Triều Tiên đã được tiến hành thành công vào lúc 10 giờ sáng ngày 6.1.2016, theo đánh giá chiến lược của đảng Lao động Triều Tiên”, AFP dẫn lời một phát thanh viên trên truyền hình nhà nước Triều Tiên tuyên bố. Truyền hình nhà nước Triều Tiên đưa ra thông tin trên sau khi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ngày 6.1 phát hiện một trận động đất mạnh 5,1 độ Richter xảy ra gần khu vực thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên. USGS cho biết tâm chấn động đất nằm ở phía đông bắc Triều Tiên, cách thành phố Kilju 50 km về phía tây bắc, ngay sát bên khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc thì phát hiện dư chấn mạnh 4,9 độ Richter lúc 9 giờ 30 sáng 6.1 (tức 8 giờ 30 cùng ngày, theo giờ Việt Nam) ở Triều Tiên. Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngay lập tức triệu tập cuộc họp khẩn cấp ngay sau khi có thông tin về trận động đất ở Triều Tiên. Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên không đưa ra bất kỳ thông báo trước nào về thử nghiệm hạt nhân cho Mỹ hay Trung Quốc, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc). Truyền thông nhà nước Triều Tiên loan tin về vụ thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch chỉ hai ngày trước thềm sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong-un và 4 năm sau khi ông nối nghiệp cha mình là cố lãnh đạo Kim Jong-il lên lãnh đạo đất nước. Theo AFP, Triều Tiên từng tiến hành 3 đợt thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006, 2009 và 2013, tất cả đều tại khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri. Năm 2013, Trung Quốc từng phát hiện động đất ở Triều Tiên khi Bình Nhưỡng tiến hành đợt thử nghiệm hạt nhân lần 3. Cộng đồng thế giới đã lên án và Liên Hiệp Quốc cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau những đợt thử nghiệm hạt nhân này. Bom nhiệt hạch (bom khinh khí, bom H) là loại bom được kích hoạt thông qua một chuỗi phản ứng hạt nhân và có sức công phá mạnh hơn rất nhiều so với bom nguyên tử (bom A), theo AFP. Hồi tháng rồi, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên chính thức tuyên bố Bình Nhưỡng đã phát triển bom nhiệt hạch, mặc dù các chuyên gia quốc tế hoài nghi về tuyên bố này. Phúc Duy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 1, 2016 Đài Loan tranh cãi việc từ bỏ chủ quyền ở đảo Ba Bình 02:31 PM - 06/01/2016 Thanh Niên Online Tranh cãi về Biển Đông xảy ra giữa các đảng phái ở Đài Loan liên quan đến việc từ bỏ đòi hỏi chủ quyền ở đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), khiến cuộc đua giành quyền lãnh đạo vùng lãnh thổ này trở nên căng thẳng. Đài Loan tranh cãi từ bỏ chủ quyền ở Biển Đông - Ảnh minh họa: CSIS Quốc Dân đảng (KMT) và Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) đang trong giai đoạn nước rút của cuộc đua giành quyền lãnh đạo Đài Loan, và cuộc tranh cãi liên quan đến chính sách Biển Đông trở thành điểm nóng trong cuộc chạy đua giữa 2 đảng mạnh nhất của vùng lãnh thổ này. Truyền thông Đài Loan đưa tin, đảng cầm quyền KMT chỉ trích chính sách của DPP về Biển Đông, nói rằng đảng đối lập hèn nhát khi đề cập đến chính sách từ bỏ đòi hỏi chủ quyền của Đài Bắc đối với đảo Ba Bình mà Đài Loan đeo đuổi. Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm giữ. Người đứng đầu chiến dịch tranh cử của KMT, Jason Hu cho biết, cố vấn của DPP, ông Parris Chang trong một chuyến thăm nước Mỹ hồi tháng 5.2015 tiết lộ rằng lãnh đạo đảng DPP Tsai Ing-wen, cũng là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo Đài Loan, nói sẽ từ bỏ chính sách đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông nếu DPP thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 16.1 tới, theo Taipei Times. “Nếu chọn chính sách từ bỏ đòi hỏi ở Biển Đông, DPP sẽ đánh mất chủ quyền của hòn đảo và cả cơ hội chia sẻ nguồn tài nguyên ở khu vực này”, ông Hu phát biểu trong một buổi họp báo hôm qua 5.1. Theo ông Hu, khác với DPP, KMT theo đuổi chính sách “ưu tiên hòa bình và cùng khai thác tài nguyên ở Biển Đông”. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu nhiều lần đưa ra phát biểu này và xem đó là ý tưởng cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong những giai đoạn căng thẳng ở khu vực này. Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào, kể cả những nước có tranh chấp, lên tiếng ủng hộ ý tưởng cùng chia sẻ của Đài Bắc, ngoại trừ Bắc Kinh. Cùng ngày hôm qua trong cuộc họp báo của mình, DPP phản bác cáo buộc của KMT, nói rằng DPP và Chủ tịch Tsai “chưa bao giờ có ý định từ bỏ chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông”. Người phát ngôn của DPP Chiu Li-li khẳng định, đảng đối lập có lập trường rõ ràng và chắc chắn đối với tranh chấp ở Biển Đông, DPP ủng hộ và theo đuổi thực thi luật quốc tế như UNCLOS. “Chủ tịch Tsai chưa bao giờ từ bỏ đòi hỏi chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông. Bà ấy luôn luôn theo đuổi chiến lược đàm phán và cùng nhau đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không ở khu vực theo UNCLOS”, người phát ngôn nói. Người phát ngôn Chiu gọi cáo buộc của lãnh đạo đảng cầm quyền là “chiến dịch bôi nhọ” đảng đối lập và yêu cầu phải xin lỗi công khai, theo China Post. Chiến dịch bôi nhọ này từng xuất hiện trên internet và trở thành tin đồn. Người phát ngôn của DPP nói rằng giờ đã biết được ai tung ra tin đồn đó. Đài Loan đưa quân chiếm giữ đảo Ba Bình từ năm 1956 và xây dựng trái phép nhiều công trình trên đó, trong đó đáng chú ý là đường băng và ngọn hải đăng được Đài Bắc chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015. Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối các công trình xây dựng phi pháp này của Đài Loan, xem đó là sự vi phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền của Việt Nam. Minh Quang ========================== Từ bỏ cái chủ quyền hão này đi cô em Đài Loan! Cái này "qua" đã nói lâu rồi, từ ngày đảng Dân Tiến chưa có người ứng cử Tổng Thống. Còn không, cô em "mất cả chì lẫn chài". Còn đối với Quốc Dân Đảng, qua có lời nhắn nhủ thế này: Điếu mựa! Cả cái lục địa quen gọi là "Thiên hạ" còn mất trắng, "quân thua, tướng chết", không thấy xấu hổ sao, mà còn cố bám thêm lấy cái đảo Ba Bình bé như hạt đỗ vậy? Suy nghĩ cho kỹ đi. Lời qua khuyên có "cơ sở khoa học" đấy! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2016 Sang năm, biển Đông sôi sùng sục. Còn uýnh nhau hay không để lão Gàn còn nghĩ đã.... ================================ Đô đốc Swift: Quân cốt tinh nhuệ không cốt nhiều Hồng Thủy 06/01/16 11:13 Thảo luận (1) (GDVN) - Trong thời chiến, quan trọng là các chiến hạm Hoa Kỳ có đủ khả năng tấn công tên lửa để thực hiện nhiệm vụ hay không, đó mới là vấn đề mang tính dài hạn. USS Lassen hoạt động tự do hàng hải bên trong 12 hải lý 5 thực thể ở Trường Sa Thời báo Hoàn Cầu: Tên lửa là khắc tinh của tàu sân bay Trung Quốc Biển Đông năm 2016 sẽ không yên ả Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 5/1 đưa tin, trong khi Hoa Kỳ muốn chứng tỏ với thế giới rằng Washington không chấp nhận yêu sách hàng hải quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã điều tàu chiến máy bay đến áp sát một số thực thể lúc nổi lúc chìm mà Bắc Kinh bồi đắp, xây dựng thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ. Ảnh: Reuters. Động thái của Trung Quốc và Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh bùng nổ tranh luận về việc liệu Mỹ có đủ lực lượng tàu chiến để ứng phó với các thách thức khác nhau đặt ra cùng một lúc, bao gồm sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc khiến các nước đồng minh, đối tác của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương lo ngại hay không. Kể cả hải quân Mỹ lẫn Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ hiện nay đều có ít chiến hạm hơn so với những năm 1990. Tuy nhiên các quan chức hải quân Mỹ tin rằng, chất lượng quan trọng hơn số lượng, công nghệ tiên tiến của các chiến hạm hiện nay có giá trị hơn bất kỳ sự sụt giảm nào về số lượng chiến hạm so với trước kia. Câu hỏi về việc liệu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có đủ nguồn lực phần cứng để lấp đầy những lo ngại trong khu vực hay không đã được đặt ra. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift nói, ngay cả khi toàn bộ lực lượng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương kéo đến Biển Đông thì người ta vẫn cứ hỏi ông rằng, liệu Mỹ có đủ sức đối phó (với sự bành trướng của Trung Quốc) hay không. Tuy nhiên vị Đô đốc tân Tư lệnh khẳng định: "Tôi rất thoải mái với những nguồn tài nguyên tôi đang có". Những gì ông đang có trong tay với công nghệ tiên tiến của nó, rõ ràng sức mạnh hơn hẳn 2 thập kỷ trước đây. Peter Jennings, một chuyên gia tại Viện Chính sách Chiến lược Úc nhận xét, vấn đề trong thời bình Mỹ có bao nhiêu tàu chiến chỉ có ý nghĩa trấn an tâm lý các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ về khả năng điều động lực lượng khi cần. Còn trong thời chiến, quan trọng là các chiến hạm Hoa Kỳ có đủ khả năng tấn công tên lửa để thực hiện nhiệm vụ hay không, đó mới là vấn đề mang tính dài hạn. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương hiện có 182 chiến hạm bao gồm cả tàu sân bay và tàu hậu cần, chi viện, so với tổng số 192 chiến hạm của gần 20 năm trước. Toàn quân chủng Hải quân Hoa Kỳ hiện có 272 chiến hạm bao gồm 10 cụm tàu sân bay, ít hơn 20% so với năm 1998. Trong khi đó hải quân Trung Quốc có hơn 300 chiến hạm, bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra. Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc có trên 200 tàu, số lượng nhiều hơn lực lượng Cảnh sát biển tất cả các nước láng giềng có yêu sách ở Biển Đông và Hoa Đông cộng lại. Cảnh sát biển Hoa Kỳ có khoảng 280 tàu, nhưng chủ yếu hoạt động ở các vùng biển của Mỹ. Hoa Kỳ hiện đang rất lo ngại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và có thể sử dụng các tiền đồn mà nước này đang xây dựng (bất hợp pháp) để tiến hành các hoạt động làm gián đoạn tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông, một tuyến hàng hải trọng yếu nơi vận chuyển 30% khối lượng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên một số tàu của Trung Quốc còn khá thô sơ, ví dụ như tàu sân bay Liêu Ninh. Nhưng học giả Nhật Bản Narushige Michishita từ Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson lưu ý, trong khi Mỹ phải dàn lực lượng ra toàn thế giới thì Trung Quốc đang tập trung mũi nhọn ở Biển Đông. Vì vậy ngay cả khi Mỹ mạnh hơn Trung Quốc thì cũng không có nghĩa tương quan lực lượng hai bên ở Biển Đông là cân bằng. Sự cân bằng quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng, Michishita nhận định. Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2016 Sang năm, biển Đông sôi sùng sục..... ==================================== Tàu sân bay Mỹ chở hàng trăm chiến đấu cơ vào Biển Đông Thứ bảy, 07/11/2015, 09:59 (GMT+7) Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ với hàng trăm máy bay sẽ tiến vào biển Đông gần Malaysia đánh dấu sự đối đầu toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc. (Biển Đảo) - Mỹ đang đưa tàu sân bay cùng hàng trăm chiến đấu cơ tiến vào Biển Đông. Tin nóng 8/1: Máy bay lạ uy hiếp an toàn vùng bay Hồ Chí Minh 'Trung Quốc sẽ tăng hoạt động trên đảo bồi lấp trái phép' Tướng Trung Quốc: Chiến đấu cơ sẽ hạ cánh (phi pháp) ở Trường Sa đầu 2016 Bất ngờ sự cứng rắn của Anh ở Biển Đông Tàu trinh sát Trung Quốc giả tàu cá thường vào sâu lãnh hải Việt Nam Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng yêu cầu các bên lập tức chấm dứt hoạt động lấp biển xây đảo và quân sự hóa trên biển Đông. Theo hãng AP,Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có kế hoạch sẽ cùng Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên hàng không mẫu hạm Reagan của hải quân Mỹ vào hôm nay 5/11, lúc đó mẫu hạm này sẽ đi qua hải vực biển Đông gần Malaysia. Hãng Reuters cho biết, không rõ mẫu hạm Reagan sẽ di chuyển về hướng nào, nhưng vài năm gần đây, tàu sân bay này thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Đông. Tàu sân bay Reagan của Mỹ Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, ông Carter nói rằng: “Điều này không có gì là mới mẻ cả, mấy chục năm gần đây đều như thế, chỉ có những hoạt động xây dựng, lấp biển trên quy mô lớn và quân sự hóa biển đảo trên biển Đông mới là điều mới mẻ”. Ngày 4/11, ông Carter còn nhắc lại rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì “tự do hàng hải” và yêu cầu các bên lập tức chấm dứt hoạt động lấp biển xây đảo và quân sự hóa trên biển Đông. “Đằng sau cuộc tranh cãi triển khai xung quanh vấn đề luật quốc tế này là cuộc đối đầu toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương” – Ngày 4/11, tờ báo tài chính FT cho biết, tham vọng lấp biển xây đảo của Trung Quốc là một trong những phần đẩy lùi thay đổi chiến lược đối đầu về sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ, trước đó quốc gia này đã làm chủ Tây Bình Dương 70 năm. Dưới đây là một số hình ảnh về tàu sân bay Reagan của Mỹ tại Thái Bình Dương: Ngày 28-10, tại vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên, mẫu hạm Reagan (CVN-76) của hải quân Mỹ đã triển khai đợt huấn luyện với hải quân Hàn Quốc. Ngày 28-10, hải quân Hàn Quốc lên tàu sân bay Reagan quan sát máy bay chiến đấu F/A-18E cất cánh. Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc lên tàu Reagan tìm hiểu hoạt động của mẫu hạm. (Theo Petrotimes) ======================== Sau ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, mới biết được có uýnh nhau hay không? 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2016 Bắc Kinh nỗ lực cứu chứng khoán 08/01/2016 23:28 Các quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc hôm 8-1 tiếp tục mua cổ phiếu địa phương trong nỗ lực cứu thị trường chứng khoán. Trang tin Bloomberg cho biết động thái này, cộng với quyết định tạm ngưng cơ chế tự “ngắt mạch” và tăng tỉ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ (NDT) để góp phần giúp chỉ số CSI 300 tăng 2% khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Trước đó, ngày 5-1, Bắc Kinh cũng can thiệp bằng biện pháp mua cổ phiếu sau khi chứng khoán lao dốc ở mức 7%, khiến thị trường đóng cửa sớm một ngày trước đó. Hồi mùa hè năm ngoái, theo Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc cũng chi đến 263 tỉ USD để mua cổ phiếu sau khi chỉ số CSI 300 giảm 43% so với mức cao kỷ lục vào tháng 6-2015. Thị trường chứng khoán Trung Quốc phục hồi hôm 8-1 sau một loạt biện pháp cứu nguy của chính phủ Ảnh: REUTERS Nhận định về quyết định ngưng sử dụng cơ chế tự “ngắt mạch”, ông Li Jingyuan, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản Shanghai Bingsheng (Trung Quốc), cho rằng bước đi này sẽ giúp ổn định thị trường dù tâm lý hoảng sợ vẫn còn đó, nhất là ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu thị trường Maarten-Jan Bakkum tại Công ty Quản lý tài sản NN Investment Partners (Hà Lan), “tuổi thọ” ngắn ngủi của cơ chế trên một lần nữa cho thấy Bắc Kinh đang ứng phó một cách ngẫu hứng khi họ tìm cách bình ổn thị trường và thúc đẩy kinh tế. Ngoài ra, động thái tăng tỉ giá tham chiếu đồng NDT so với đồng USD lên mức 6,5636 NDT đổi 1 USD giúp giới đầu tư phần nào bớt lo lắng về sức khỏe nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đồng NDT suy yếu có thể hỗ trợ ngành xuất khẩu đang giảm sút của Trung Quốc nhưng cũng khiến người vay tiền bằng ngoại tệ gặp rủi ro, đồng thời làm gia tăng phỏng đoán rằng kinh tế đất nước tăng trưởng chậm hơn số liệu được công bố chính thức. Phạm Nghĩa ===================== Cứu cái ông Tôn Ngộ Không - (Định viết "cứu cái con khỉ", nhưng như thế nó không zdăng chương, nho nhã. Nên đổi là "cứu cái ông Tôn Ngộ Không"? Ngộ quá đi ấy chứ lỵ. Hì). Bị đuổi ra khỏi cỗ xe kinh tế của Hoa Kỳ thì bây giờ chịu khó đi bộ vậy. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2016 Philippines kêu gọi ASEAN gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông Thứ sáu, 08/01/2016 - 23:20 Dân trí Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay 8/1 đã hối thúc các nước láng giềng ASEAN gây sức ép với Trung Quốc nhằm chấp thuận Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sau khi Trung Quốc triển khai các chuyến bay thử nghiệm đến đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông. >> Trung Quốc sẽ làm gì sau khi bay thử nghiệm phi pháp ở Trường Sa? >> Lầu Năm Góc quan ngại máy bay Trung Quốc hạ cánh phi pháp ở Trường Sa Tổng thống Aquino (Ảnh: AFP) Phát biểu với báo giới tại thành phố Davao, ông Aquino nói: “Liệu chúng ta có thể gây sức ép hơn nữa buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và chấp thuận Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông?” Tổng thống Aquino nói, Philippines đã làm mọi việc để có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC. Ông cũng cho biết, Trung Quốc và các nước ASEAn dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng tới để thảo luận các điều khoản trong COC. Kể từ năm 2010, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã thảo luận các quy tắc về cách thức mà các bên có liên quan nên áp dụng, đồng thời áp đặt trừng phạt với các nước vi phạm nhằm ngăn chặn các hành động khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng và xung đột ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông - tuyến hàng hải lưu thông hơn 5.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Trung Quốc từ lâu đã nói rằng sẵn sàng đàm phán song phương với các bên tuyên bố chủ quyền và cho biết sẽ chấp thuận COC vào thời gian thích hợp. Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ chưa chịu đàm phán với ASEAN cho đến khi hoàn tất các hoạt động bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo trên Biển Đông Hôm 6/1, Trung Quốc đã đáp 2 chuyến bay thử nghiệm đến một trong các đảo nhân tạo xây trái phép ở Biển Đông, chỉ 4 ngày sau khi đáp chuyến bay đầu tiên xuống đường băng dài 3km xây dựng phi pháp ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam . Philippines đã lên án hành động này của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động xây dựng trái phép ở Biển Đông. Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan về đường 9 đoạn phi pháp. Trung Quốc đã phớt lờ, nhưng Tổng thống Aquino cho biết Bắc Kinh với tư cách một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế sẽ không thể phớt lờ phán quyết của tòa án dự kiến đưa ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới bởi Trung Quốc cũng là thành viên. Minh Phương Tổng hợp ============================= Phát biểu với báo giới tại thành phố Davao, ông Aquino nói: “Liệu chúng ta có thể gây sức ép hơn nữa buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và chấp thuận Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông?” Tổng thống Aquino nói, Philippines đã làm mọi việc để có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC. Ông cũng cho biết, Trung Quốc và các nước ASEAn dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng tới để thảo luận các điều khoản trong COC. Thưa ngài Benigno Aquino Tổng thống Philippines. Sau cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Trung ở Washington thì mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng sập trên thực tế cho những vấn đề liên quan. Mọi hoạt động ngoại giao lúc này chỉ còn là sự thể hiện quan điểm mang tính quảng cáo cho lẽ phải thuộc về mỗi bên. Nó không còn là một hành vi có ý nghĩa giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa các nước ASEAN, Hoa Kỳ và Đồng minh với Trung Quốc. Bóng ma chiến tranh đã chính thức bao phủ bầu trời Tây Thái Bình Dương. Hòa bình chỉ còn là một hy vọng trông chờ vào sự quyết định của Thượng Đế. Và sau ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, thế giới sẽ biết Thượng Đế quyết định như thế nào. Các quốc gia liên quan hãy chuẩn bị cho tình huống này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2016 Philippines kêu gọi ASEAN gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông Thứ sáu, 08/01/2016 - 23:20 Dân trí Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay 8/1 đã hối thúc các nước láng giềng ASEAN gây sức ép với Trung Quốc nhằm chấp thuận Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sau khi Trung Quốc triển khai các chuyến bay thử nghiệm đến đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông. >> Trung Quốc sẽ làm gì sau khi bay thử nghiệm phi pháp ở Trường Sa? >> Lầu Năm Góc quan ngại máy bay Trung Quốc hạ cánh phi pháp ở Trường Sa Tổng thống Aquino (Ảnh: AFP) Minh PhươngTổng hợp ============================= Thưa ngài Benigno Aquino Tổng thống Philippines. Sau cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Trung ở Washington thì mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng sập trên thực tế cho những vấn đề liên quan. Mọi hoạt động ngoại giao lúc này chỉ còn là sự thể hiện quan điểm mang tính quảng cáo cho lẽ phải thuộc về mỗi bên. Nó không còn là một hành vi có ý nghĩa giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa các nước ASEAN, Hoa Kỳ và Đồng minh với Trung Quốc. Bóng ma chiến tranh đã chính thức bao phủ bầu trời Tây Thái Bình Dương. Hòa bình chỉ còn là một hy vọng trông chờ vào sự quyết định của Thượng Đế. Và sau ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, thế giới sẽ biết Thượng Đế quyết định như thế nào. Các quốc gia liên quan hãy chuẩn bị cho tình huống này. Việt Nam - mục tiêu hoàn hảo của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc Chủ quyền Việt Nam Reds.vn Đăng ngày Thứ bảy, 09 Tháng 1 2016 09:45 Logic sự kiện và những hành động mà Trung Quốc tiến hành gần đây cho thấy, nạn nhân đầu tiên của chính sách đối ngoại Đại Hán hiển nhiên sẽ là Việt Nam. Igor Kabardin. Hiện nay, Trung Quốc đang đứng trước những vấn đề thường có của siêu cường đang phát triển. Tất cả những gì dễ dàng chiếm đoạt được, siêu cường này đã sát nhập về tay mình. Đó là thu hồi Hồng Kông, Macau, đảo trên sông Amur và sông Ussuri, chiếm đoạt những vùng lãnh thổ Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan. Nơi nào không thể chiếm đoạt được bằng biện pháp hòa bình, Trung Quốc sử dụng vũ lực và lựa chọn thời cơ thích hợp. Sự kiện đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa 1974, Bắc Kinh lợi dụng sự làm ngơ của chính quyền Washington lúc đó và sự bất lực của chính thể Sài Gòn, 1988 lợi dùng Liên Xô suy yếu và Việt Nam đang bị cô lập với tình hình kinh tế quá khó khăn chiếm các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa. Chưa kể đến việc sát nhập Tây Tạng và tham gia vào các cuộc chiến khác, nếu so sánh số lượng thì các cuộc chiến do Trung Quốc tiến hành chỉ kém Mỹ. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, khi nghiên cứu các cuộc chiến tranh do Trung Quốc tham gia, ngoài số lượng binh lực vượt trội nhiều lần, PLA chiến đấu cũng không tồi trên đất liền và rất có kinh nghiệm tác chiến trên biển, ở châu Á có thể hải quân Trung Quốc chỉ thua sút hơn so với Nhật Bản, nhưng bù lại có số lượng binh khí kỹ thuật vượt hơn gấp nhiều lần. Đến thời điểm này, những cơ hội xâm chiếm mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng bằng cưỡng chế hòa bình đã hết. Bước phát triển tiếp theo sẽ là đe dọa chiến tranh và chiến tranh với những chi phí khổng lồ. Tất nhiên, chính quyền Bắc Kinh hiểu rất rõ điều đó và tạm thời đang giới hạn bằng các hoạt động củng cố quyền lực và tăng cường sức mạnh kiểm soát nội bộ tại các vùng đất chưa được quản lý chặt chẽ, củng cố và siết lại thiết chế, xây dựng các khu dân cư hiện đại, hạ tầng cơ sở công nông nghiệp, chế áp chủ nghĩa ly khai địa phương (trước hết là người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ cũng như phong trào đòi dân chủ). Nhưng những hoạt động ấy không diễn ra mãi mãi. Tình hình phát triển cho thấy thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc phải lựa chọn giữa chiến tranh ngoài biên ải và nội chiến trong đất nước mình. Họ sẽ lựa chọn điều gì cho tinh thần Đại Hán, lịch sử hàng nghìn năm duy trì “Thiên mệnh” Trung Hoa hoàn toàn không quá khó để dự đoán. Sự ổn định nội bộ là điều cực kỳ quan trọng đối với một quốc gia khổng lồ như Trung Quốc. Mỗi tỉnh của đại lục trên thực tế có thể trở thành một quốc gia độc lập, giàu mạnh với nền kinh tế phát triển. Chỉ riêng một tỉnh Quảng Đông đã có dân số hơn 100 triệu người với sức mạnh kinh tế không thua kém bất cứ một quốc gia nào ở Đông Nam Á, ở Tân Cương có trữ lượng tài nguyên khoáng sản vô cùng to lớn. Các khu vực kinh tế hùng mạnh đó cũng tồn tại và phát triển theo một nguyên nhân sâu xa: không ai có lợi gì nếu để xảy ra chia rẽ và hỗn loạn. Khác hơn so với các quốc gia khác, khi cộng đồng xã hội và giới lãnh đạo theo các nhiệm kỳ lang thang với những định hướng khác nhau, giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ và tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng định hướng phát triển của đất nước và những mục tiêu cuối cùng của quốc gia. Có những mục tiêu được công khai rõ ràng cụ thể “giấc mơ Trung Quốc” chẳng hạn và có những mục tiêu được người dân Trung Quốc hiểu rất rõ ràng nhưng không công bố (có thể chưa đến thời gian công bố). Các mục tiêu đó có thể là thống trị vùng nước biển Đông và biển Hoa Đông cùng với những tài nguyên của nó, đặt mục tiêu thống trị chính trị - quân sự trên vùng đất Viễn Đông và Siberia của Nga. Cho đến hiện nay, cả vùng nước biển Đông và biển Hoa Đông cũng như vùng đất Viễn Đông của Nga đang bị ràng buộc về kinh tế với siêu cường “thiên triều” này hơn tất cả các khu vực kinh tế nào khác trên thế giới. Các lãnh đạo Bắc Kinh hiểu rất rõ các lợi ích hiện có. Không thống trị được Trường Sa, Trung Quốc không bao giờ có thể là một siêu cường hàng đầu thế giới do không thể kiểm soát được con đường vận tải thương mại và quân sự của thế giới, buộc nó phải đi vào các cảng biển đại lục, chưa đề cập đến giá trị kinh tế của những hòn đảo đó. Từ lịch sử hàng nghìn năm và những bài học gần đây, Việt Nam hiểu rất rõ, đất nước mà số phận có một láng giềng như vậy sẽ là ứng cử viên số một trong số các nạn nhân của chủ nghĩa bành trường bá quyền và chính trị cường quyền trong khu vực châu Á ngày nay. Những đặc điểm của mục tiêu hoàn hảo đó là: Thứ nhất: Việt Nam hoàn toàn không ràng buộc với bất cứ nước nào các thỏa thuận về liên minh quân sự. Liên xô đã không tồn tại, Nga trên thực tế không phải là một quốc gia có thể giúp đỡ và ủng hộ hiệu quả do những ràng buộc về kinh tế, những phức tạp nội bộ, cuộc đối đầu gay gắt với NATO và châu Âu. Nếu so với Đài Loan và Philiphine thì ít nhất các nước này còn có danh tiếng là đồng minh của Mỹ và Nhật. Xung đột với Việt Nam, nếu tốc độ tiến hành chiến tranh nhanh chóng, thì tiếng vang trên trường quốc tế không lớn và chỉ có Mỹ, Philiphine, có thể cả Nhật Bản lên tiếng phản đối, những đưa ra những giải pháp quyết liệt thi không một nước nào thực hiện. Thứ hai: Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam đều có lực lượng hải quân, nhưng lịch sử phát triển hải quân của Đài Loan và Nhật Bản sớm hơn rất nhiều, có thể gây tổn thất nặng nề với Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Việt Nam phát triển khá muộn, phương tiện và trang thiết bị đang ở giai đoạn ban đầu của tiến trình hiện đại hóa, các hoạt động diễn tập hợp đồng tác chiến hiện đại trên biển lớn chưa có nhiều, đặc biệt với các lực lượng nước ngoài. Sức mạnh hải quân của Việt Nam chỉ có thể vượt trội hơn so với Philiphine, nhưng hải quân Philiphine được sự hỗ trợ của Mỹ, ít nhất là về mặt tinh thần và những đe dọa mạnh mẽ từ phía Mỹ. Thứ ba: Trong các mục tiêu mà Trung Quốc nhằm đến, thì Đài Loan là đối tượng phải sát nhập bằng giải pháp hòa bình, Đài Bắc trong tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa cũng đồng quan điểm với Bắc Kinh, tấn công đánh chiếm quốc đảo này thực tế không có lợi, không những thế còn có thể khơi mào và thúc đẩy phong trào ly khai nội địa. Do đó, kế hoạch đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực chỉ là “đòn đánh lạc hướng dư luận”. Mục tiêu nghi binh thứ hai gây sóng gió dư luận là Senkaku Nhật Bản, nhưng đây là mục tiêu khó nhằn và có thể dẫn đến sự phong tỏa hoàn toàn đại lục. Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu đẩy Nhật Bản, sau đó là Mỹ vào một cuộc đối đầu thực sự. Mục tiêu các hòn đảo của Việt Nam dễ dàng hơn cả do bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc cũng như Hoa kiều hoạt động rất mạnh trên trường thế giới, đồng loạt đưa ra các luận điệu giống nhau cùng với những hoạt động đầu tư mạnh mẽ trên thế giới khiến cộng động xã hội quốc tế lẫn lộn hoàn toàn về những thực tế đang diễn ra trong chiến lược “Thiên triều” trên biển Thái Bình Dương Thứ tư : Trung Quốc và Việt Nam có lịch sử lâu đời về xâm lược và đấu tranh chống xâm lược. Mặc dù các láng giềng khác cũng từng lâm vào hoàn cảnh như vậy, nhưng lịch sử với Việt Nam đã bị Trung Quốc bóp méo hoàn toàn. Người dân Trung Quốc hoàn toàn hiểu biết sai lầm về lịch sử, đặc biệt là lịch sử cận đại và có tâm lý Đại Hán, muốn chinh phục một Việt Nam (phiên thuộc). Thứ năm: Những diễn biến gần đây cho thấy, Trung Quốc muốn thực hiện một đòn “Crimea” hóa kết hợp với bạo loạn và hỗn độn chính trị nhằm giảm tổn thất tối thiếu cho chiến lược đánh chiếm quần đảo, thống trị biển Đông, làm bàn đạp mở rộng ảnh hưởng sang vùng nước Hoa Đông và vượt ra khỏi eo biển Malacca. Chiến dịch này được cho là có thể củng cố được tình hình nội bộ trong nước, tăng cường tình thần dân tộc “Đại Hán” trong quân đội và đại đa số cộng đồng xã hội, giải thích được khoản ngân sách quốc phòng vượt trội khủng khiếp và đẩy mạnh cuộc thanh lọc nội bộ, tiêu diệt tham quan. Như vậy, logic sự kiện và những hành động mà Trung Quốc tiến hành gần đây cho thấy, nạn nhân đầu tiên của chính sách đối ngoại Đại Hán hiển nhiên sẽ là Việt Nam. Việt Nam, cũng như tất cả các nước láng giềng khác của đại lục đều hiểu rất rõ điều này, ngoại trừ một trường hợp hết sức mong manh là Bắc Kinh phải đối đầu với nguy cơ đe dọa mới từ trong nước tương tự như “nhà nước Hồi giáo”, rất khó xảy ra do thực tế khủng bố ở Tân Cương xảy ra với cấp độ rất nhỏ, chưa hình thành một tổ chức nguy hiểm có trang bị mạnh, an ninh nội địa và cảnh sát Trung Quốc dễ dàng khống chế và tiêu diệt. Ngay cả nguy cơ khủng bố cũng có thể dẫn đến tình huống Bắc Kinh sẽ nhẩy vào một cuộc phiên lưu quân sự mới nhằm củng cố tình hình nội bộ. Có thể nói, tiến trình thôn tính biển Đông đang được thực hiện ráo riết với tốc độ cao. Tương quan lực lượng chênh lệch lớn, Việt Nam mua của Nga 4 chiến hạm Gepard 1166.1, hai chiếc đã được biên chế vào lực lượng hải quân, 6 tàu ngầm lớp Kilo 636. Việt Nam cũng đang đặt hàng mua từ Hà Lan 2 chiếc “Sigma” và đóng thêm 2 tàu Sigma nữa. Thực tế Gerpad và Sigma là những frigates hộ vệ tên lửa. Ngoài ra, Việt Nam đang tăng tốc đóng các tầu tàu hộ tống và khinh hạm tên lửa dự án 1241với số lượng khoảng 30 chiếc. Lực lượng dự bị động viên có thể tính đến các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư, khi xảy ra chiến tranh sẽ được trang bị vũ khí. Với những chiến hạm này có thể thấy được sự thiếu hụt của hệ thống phòng không trên biển và số lượng so với hạm đội Nam Hải thực sự mỏng. Lực lượng không quân Việt Nam có khoảng 30 Su-27/30 và gần 300 máy bay chiến đấu thế hệ cũ như (MiG-21, Su-22). Máy bay trực thăng đa chủng loại khá nhiều, ngoại trừ một số trực thăng chống ngầm Ka - 27, còn lại hầu hết là máy bay vận tải. Lực lượng đông đảo và có sức mạnh chủ yếu nhất là hệ thống tên lửa chống tàu đa chủng loại có từ trước mà sức mạnh chủ công là các tổ hợp tên lửa “Bastions”. Xét từ góc độ chiến dịch chiến thuật, những phương tiện trang thiết bị hiện nay đủ đáp ứng nhu cầu bảo vệ vùng nước ven bờ, nhưng để bảo vệ các đảo xa và tạo sức mạnh bẻ gẫy ý đồ chiến lược của đối phương thì chưa đủ. Do cuộc chiến tranh hiện đại sẽ sử dụng rất nhiều vũ khí chính xác (tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nổ thường, bom có điều khiển) riêng PLA có khoảng gần 2000 tên lửa hành trình các loại, khoảng trống trong hệ thống phòng thủ bảo vệ biển đảo Việt Nam là phòng không trên biển, trong khi đó các phương tiện tấn công đường không của Trung Quốc tương đối nhiều và đa chủng loại đươc sản xuất nội địa. Việt Nam và Trung Quốc có chung một đường biên giới dài hàng trăm km và những tuyến biên giới khác, Trung Quốc cũng dễ dàng gây áp lực nghiêm trọng. Lực lượng quân đội PLA dọc tuyến biên giới này rất lớn, thông thạo địa hình và có thể gây tổn thất nặng nề nếu cuộc chiến xảy ra từ hai hướng (tấn công xâm lược trên biển và công kích hỏa lực từ vùng đất liền biên giới). Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp và người dân Trung Quốc đã xâm nhập Việt Nam với số lượng lớn, nắm bắt rất kỹ tình hình kinh tế - chính trị Việt Nam, tình hình dân cư cũng như các mục tiêu cố định quan trọng có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là một trong những vấn đề mà Bắc Kinh chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô lớn nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông và củng cố nội bộ đất nước. Hiện nay Việt Nam đang làm tất cả để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, nhưng có được lâu hơn nữa hay không và lúc nào Trung Quốc sẽ khởi động cố máy khổng lồ của họ phục vụ cho mục đích bành trướng và tinh thần “Hán tộc”, chỉ phụ thuộc vào tính toán nội bộ của cường quốc gần 1,4 tỷ dân này. Cho đến nay, tính hình hỗn loạn trên thế giới, đặc biệt ở Ukraine, Syria và Iraq hoàn toàn thuận lợi cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, Moscow đang bị phương Tây tấn công dữ dội bằng các đòn trừng phạt, đe dọa khủng bố và cách mạng sắc màu, Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy hậu quả chính sách đối ngoại ở Trung Đông, thế giới đang đứng trước hai nguy cơ lớn - dịch Ebola và “nhà nước Hồi giáo” Caliphate. Đồng thời, chiến dịch tuyền tuyền chống Việt Nam, bóp méo lịch sử và tăng cường tinh thần “giấc mơ Trung Quốc” vị trí “Thiên triều” cũng được đẩy mạnh trong nội bộ xã hội đại lục. Những hành động xây dựng đảo nhân tạo, triển khai các căn cứ, đường băng quân sự trên các đảo chiếm được là bước chuẩn bị đầu tiên cho chiến lược thống trị biển Đông, bằng tất cả các lực lượng quân - dân sự kết hợp (tàu cá, giàn khoan, chiến hạm, đảo nhân tạo)…Có hai kế hoạch đã được xây dựng đến từng chi tiết nhằm hiện thực hóa âm mưu này. Kế hoạch thứ nhất là từng bước chuẩn bị, đợi thời cơ. Khi đã chuẩn bị xong hạ tầng chiến lược (sân bay, căn cứ), Trung Quốc sẽ tạo cớ để tấn chiếm từng đảo nhỏ một, tiền đề cho một cuộc chinh phạt ít tốn kém và tổn thất hơn nhưng lâu dài theo cách của năm 1988. Kế hoạch thứ hai là khi tình hình thế giới trở lên hỗn loạn hơn với những nguy cơ nóng bỏng, Trung Quốc tạo dựng cơ hội “dàn khoan Hải Dương - 981” tiến hành các hoạt động vu cáo “dạy một bài học” và tung toàn bộ lực lượng PLA để thực hiện trong một cuộc chiến tranh ngắn độc chiếm toàn bộ biển Đông, hiện thực hóa nhanh chóng “đường chín đoạn”. Tổn thất đối với PLA có thể rất lớn, nhưng cũng như năm 1979, đó không phải điều mà Bắc Kinh quan tâm, mà là mục tiêu đạt được. Kinh nghiệm của “Vạn lý trường chinh” đã thể hiện rất rõ tư tưởng này. TRỊNH THÁI BẰNG (QUOCPHONGANNINH.EDU.VN) / TOPWAR.RU Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 1, 2016 Thế giới lên tiếng sau khi TQ uy hiếp vùng bay Hồ Chí Minh trên biển Đông Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:38 10-01-2016 Hàng loạt tựa đề của các tờ báo uy tín trên thế giới đã đăng tải sự kiện Việt Nam tuyên bố hàng không Trung Quốc đang uy hiếp an toàn bay trong khu vực, khi thực hiện những chuyến bay không báo trước trên biển Đông. Chuyến bay phi pháp của hàng không Trung Quốc đáp xuống sân bay trên đảo đá Chữ Thập Có thể bạn quan tâm >> Hơn 1.200 bị thương do chen lấn trong lễ hội tại Philippines >> Hoài Linh, Xuân Bắc vui mừng nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú >> Xúc động đêm nhạc Vinh Sử Những bài báo tiêu biểu như tờ The Wall Street Journal đã đăng một bài xã luận với tựa đề "Vietnam Says China’s Flights to South China Sea a Threat to Air Safety" (Việt Nam cho biết các chuyến bay của Trung Quốc trên biển Đông uy hiếp an toàn hàng không", tờ Japan Times thì đăng bài xã luận với tiêu đề "Vietnam claims China threatening regional air safety with flights to disputed area of South China Sea" (Việt Nam tuyên bố Trung Quốc đang đe dọa an toàn hàng không trong khu vực khi cho máy bay bay qua vùng biển tranh chấp trên biển Đông). Trên thực tế, vùng biển tranh chấp mà báo Nhật nhắc đến chính là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế. Các tờ báo lớn của thế giới đều trích và đăng tải sự kiện Việt Nam cho biết, một số máy bay Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động bay vi phạm các quy định và quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trong vùng trời có kiểm soát của Vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh mà ICAO giao cho Việt Nam quản lý. Các tờ báo quốc tế đều trích lại lời phát biểu của ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam - khẳng định: "Họ bay vào FIR Hồ Chí Minh mà không thiết lập liên lạc với cơ quan không lưu Việt Nam là vi phạm quy định của quốc tế, cụ thể của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)". "Việc này gây ảnh hưởng và uy hiếp an toàn bay cho tất cả máy bay hoạt động trên các đường bay qua Biển Đông. Trong thư gửi ICAO, Cục Hàng không Việt Nam chỉ rõ họ vi phạm các quy định cụ thể của ICAO, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn các hoạt động bay trong khu vực", ông Thanh nói thêm. Ngoài ra, các báo còn nhắc lại thông tin của Cục Hàng không và Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh từ ngày 1 đến hết sáng 8.1.2016, hàng không Trung Quốc thực hiện 46 chuyến bay vào FIR Hồ Chí Minh. Riêng trong sáng 8.1 có 4 chuyến bay gồm 2 chuyến bay vào và 2 chuyến bay ra FIR Hồ Chí Minh. Tất cả các chuyến bay này đều không có thông báo hay liên lạc với cơ quan điều hành bay của Việt Nam. Trước đó, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 6.1 cho biết, hai máy bay dân sự của nước này đã hạ cánh trên đường băng của đảo Chữ Thập -một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam - mới được xây dựng phi pháp. Hai "chuyến bay thử nghiệm" kể trên được tiến hành sau chuyến bay đầu tiên được Trung Quốc tiến hành hôm 2.1.2016 mà đã bị Việt Nam chính thức khiếu nại ngoại giao. Trung Quốc kiểm soát phi pháp một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng cách xây dựng nhanh chóng các đảo nhân tạo với những đường băng dài được cho là có thể tiếp nhận các máy bay quân sự. Những chuyến bay mà Trung Quốc thực hiện gần đây cũng dấy lên sự báo động trong cộng đồng quốc tế. Ngày 7.1, Mỹ cảnh báo rằng động thái của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Philippines cho biết họ sẽ nộp đơn phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc. Thiên Hà (theo Japan Times, The Wall Street Journal) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 1, 2016 Hủy diệt vệ tinh, thế giới quay về chiến tranh Trung Cổ Chủ nhật, 10/01/2016 - 23:00 Các chuyên gia nhận định rằng, chiến tranh hiện đại sẽ bắt đầu bằng “Chiến tranh giữa các vì sao” sau đó mới triển khai kiểu “chiến tranh Trung Cổ”. >> Kinh hoàng kịch bản “chiến tranh giữa các vì sao” Các nước tăng cường khả năng hủy diệt vệ tinh Theo quan điểm của chuyên gia quân sự Sarah Nepton trong bài báo đăng trên tờ Daily Telegraph, những cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ được bắt đầu bằng một cuộc đấu trong không gian vũ trụ, với việc các cường quốc hủy diệt vệ tinh của đối phương. “Ý tưởng về sử dụng không gian để mở ra những trận chiến trước đây thường được xem là chỉ có trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng bây giờ đã thành hiện thực" - tác giả bài báo dẫn lời chuyên gia Brian Uiden của Quỹ "Thế giới an toàn". Ngược lại quá khứ, cuộc chạy đua vũ trang không gian của hai siêu cường, đại diện cho 2 cực của thế giới là Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu hồi những năm 1980, khi Ronald Reagan công bố khởi động chương trình “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, được mệnh danh là "Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI), dự trù đưa các phương tiện phòng thủ tên lửa lên không gian. Đáp lại, Nga và Trung Quốc cũng bắt đầu thử nghiệm các mẫu vũ khí chống vệ tinh, đồng thời cũng đang phát triển các hệ thống dẫn đường-định vị riêng của mình là GLONASS và Bắc Đẩu, vì bây giờ hiện buộc phải sử dụng hệ thống GPS của Mỹ, chắc chắn sẽ khóa truy cập nếu xảy ra chiến tranh. Vị chuyên viên này nhận định rằng, các cường quốc đã ký Hiệp ước quốc tế cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian vào năm 1967, tuy nhiên với công nghệ hiện đại ngày nay, chẳng có gì ngăn cản họ triển khai các tên lửa thông thường hoặc phát triển các phương tiện phá hủy vệ tinh phi vũ khí. Chiến tranh hiện đại bắt đầu bằng cuộc chiến trên vũ trụ Các chuyên viên quân sự và vũ trụ cảnh báo rằng tín hiệu khởi đầu cuộc xung đột quân sự lớn tiếp theo sẽ chính là động tác tiêu hủy vệ tinh của đối phương. Các nước sẽ cố gắng hủy diệt công nghệ của kẻ thù và các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh mà trước ngỡ là an toàn thì nay đã trở nên dễ bị tổn thương. Theo quan điểm của chuyên viên Jeremy Greaves từ Airbus Group (công ty chuyên sản xuất vệ tinh quân sự), vũ trụ đã biến thành “mặt trận thứ tư” để tiến hành hoạt động chiến sự, sau đường không, mặt đất và ngầm dưới nước. Tuy “sinh sau” nhưng nó có vai trò quyết định so với các mặt trận trên. Cách đây chưa lâu, Hoa Kỳ buộc phải thừa nhận rằng, quỹ đạo gần Trái đất là khu vực lãnh thổ tranh chấp và dễ bị tấn công từ mặt đất nên đã đầu tư 10 tỷ USD cho việc đảm bảo an ninh không gian, trước các đối thủ tiềm tàng như Nga hay Trung Quốc, thậm chí có thể là Iran, Triều Tiên sau này. Tướng Mỹ John Huyton cho biết, các quốc gia không thân thiện với Hoa Kỳ đang thử nghiệm để xác minh rằng, trong trường hợp có xung đột với Mỹ thì họ có thể phá hủy vệ tinh, nhằm gây hại cả cho Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng gây hại cho toàn hành tinh. Do đó, vị tướng này nhận định rằng, Hoa Kỳ cần nhanh chóng tìm ra những phương pháp hữu hiệu để bảo tồn vệ tinh trước các đòn đánh hủy diệt của đối thủ, đồng thời cũng phải tìm cách tiêu diệt lại các vệ tính của đối phương - Daily Telegraph dẫn lời tướng John Huyton. “Chiến tranh giữa các vì sao” biến chiến tranh quay về “thời Trung Cổ” Hiện nay, khoảng hơn 1.300 vệ tinh đang hoạt động trên các quỹ đạo gần và xa trái đất (gần một nửa là của Mỹ, khoảng 25 trong số đó được sử dụng cho mục đích quân sự), tạo thành một mạng lưới cung cấp cho toàn thế giới những khả năng giao tiếp, định vị toàn cầu, dự báo thời tiết và do thám hành tinh. Hiện nay, Trung Quốc và Nga đang thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên không gian. Quỹ đạo trái đất hiện là nơi mà Nga, Mỹ và Trung Quốc đang âm thầm chạy đua vũ trang, mặc dù cả 3 “người khổng lồ” này luôn phủ nhận sự thật. Có nhiều cách để vô hiệu hóa hay thậm chí phá hủy các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. Với các phương tiện phá vệ tinh thuộc loại vũ khí, trước đây, Mỹ và Liên Xô cũng đã từng phát triển bom hạt nhân trên quỹ đạo hay “mìn không gian” - tức là tàu vũ trụ tự phát nổ, tìm kiếm và phóng hàng triệu mảnh vỡ vào vệ tinh đối phương. Vũ khí laser có thể được sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa hay gây tổn hại thường xuyên đến các thành phần của vệ tinh, đặc biệt là mạng lưới cảm biến mỏng manh và sóng vô tuyến hay vi sóng có thể gây nhiễu hoặc tấn công đường truyền đến hoặc từ các trạm kiểm soát trên mặt đất. Với công nghệ hiện nay, các tên lửa chống vệ tinh cũng là một sát thủ ghê gớm đối với các vệ tinh trên quỹ đạo. Không cần dùng đầu đạn nhưng các tên lửa chống vệ tinh hiện đại theo phương pháp động năng cũng đủ sức phá hủy hàng trăm vệ tinh một lúc. Tên lửa Trường Chinh-3B của Trung Quốc mang tàu vũ trụ Hằng Nga-3 rời bệ phóng Với các công nghệ thuộc loại phi vũ khí, cách đơn giản nhất là một con tàu vũ trụ có thể tiến gần đến vệ tinh và phun sơn lên hệ thống quang học, gây tác động làm gãy các ăngten thông tin liên lạc hay cố tình chen vào quỹ đạo, gây mất ổn định quỹ đạo bay của vệ tinh địch. Tuy nhiên, các phương pháp này đều không hiệu quả như phương pháp mới nhất mà các cường quốc đang nghiên cứu là cướp quyền điều khiển vệ tinh để phản đòn hoặc điều khiển chúng tự hủy, nếu không chiếm được vệ tinh đối phương thì mới dùng vũ khí hủy diệt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có vài nước trên thế giới như Nga, Mỹ và có thể là Trung Quốc có thể làm được. Hơn nữa, chúng chỉ đạt hiệu quả cao nếu đối đầu với các đối thủ có trình động công nghệ thấp kém hơn. Các chuyên gia nhận định rằng, các đối thủ hiện nay sẽ cố sức dìm nhau vào tình trạng "công nghệ thời Trung cổ", tức là triển khai đầu tiên một cuộc “Chiến tranh giữa các vì sao” nhằm tìm mọi cách phá hủy tất cả các loại vệ tinh của đối phương, kể cả quân sự và dân sự. Cuộc sống của con người hiện đại phần nhiều phụ thuộc vào công nghệ vệ tinh, mà hiện nay các cường quốc đều có khả năng hủy diệt những vệ tinh đó, như Trung Quốc từng phô trương trong năm 2013, khi phá hủy vệ tinh trên quĩ đạo địa tĩnh - Sarah Nepton viết trong bài báo trên Daily Telegraph. Với thiệt hại của các bên về vệ tinh do thám, định vị và thông tin liên lạc, cuộc chiến trên trái đất sẽ quay trở lại thời kỳ tiền kỹ thuật số, “các nước sẽ giao tranh y như trong Thế chiến I hoặc Thế chiến II” - chuyên viên Peter Singer từ Quỹ “New America” dự báo. Theo Toàn Thắng Đất Việt ======================= Phân tích chưa sâu. Xếp hạng "dở hơi nhưng biết bơi". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2016 Trung Quốc ngang ngược nói không cần báo Việt Nam các chuyến bay đến Trường Sa 10:33 AM - 12/01/2016 Thanh Niên Online Trung Quốc ngang ngược nói không cần thông báo cho Việt Nam về những chuyến bay đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc thực hiện các chuyến bay phi pháp đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: DigitalGlobe Trung Quốc đã ngang ngược phản bác văn thư của Việt Nam gửi Cơ quan hàng không của Liên Hiệp Quốc (ICAO) phản đối về những chuyến bay của Trung Quốc đến đá Chữ Thập. Trong hai tuần qua, Trung Quốc đã thực hiện những chuyến bay bất hợp pháp đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Bắc Kinh vừa hoàn tất xây dựng đường băng phi pháp. Việt Nam đã phản đối những chuyến bay này của Trung Quốc hoạt động trong vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam nhưng lại không thông báo với cơ quan chức năng của Việt Nam, vi phạm công ước hàng không quốc tế và đe dọa an ninh hàng không của khu vực. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 11.1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói rằng Bắc Kinh không cần phải thông báo với Việt Nam về những chuyến bay này vì đó là “những hoạt động hàng không quốc gia” (?), theo AFP. “Các chuyến bay đó không bị ràng buộc bởi Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế và các quy định có liên quan của ICAO, thay vào đó nó nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia", người phát ngôn Hồng Lỗi nói. Mặc dù ngang ngược tuyên bố không có trách nhiệm phải thông báo với Việt Nam, nhưng Hồng Lỗi sau đó thừa nhận Bắc Kinh “đã thông báo” nhưng “không nhận được phản hồi” (?). Philippines và Mỹ cũng lên tiếng phản đối về những chuyến bay mà Trung Quốc thực hiện, được cho là gây thêm căng thẳng ở Biển Đông. Minh Quang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2016 Thông điệp Liên bang cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama Ban Quốc tế | 13/01/2016 08:54 Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào lúc 21h ngày 12/1 (giờ Mỹ), tức 9h sáng 13/1 giờ Việt Nam. Obama mời người tị nạn Syria dự buổi đọc Thông điệp Liên bang LTS: Tính đến nay, ông Obama đã đọc 6 bản Thông điệp Liên bang (State of the Union), cùng một bài phát biểu có hình thức tương tự trước Quốc hội Mỹ sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng không lâu. Trong 2 nhiệm kỳ, ông đã đề ra nhiều chính sách, thực hiện các báo cáo sâu rộng về tầm nhìn quốc gia của ông, cũng như không ít lần thách thức Quốc hội để thông qua các đạo luật. Trong Thông điệp cuối cùng ngày hôm nay, ông nhìn lại những vấn đề được nêu ra trước đây, cùng những gì đã thực hiện và chưa thực hiện trong các lĩnh vực đó. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả toàn văn Thông điệp Liên bang 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama. *** --- Giáo sư-Tiến sĩ Báo chí Truyền thông, Đại học Tổng hợp Messiah, Mỹ Edward Arke Theo tôi, Tổng thống cần nhắc tới vấn đề an ninh nội địa trong bài thông điệp liên bang của mình. Dù biết rằng Mỹ là nơi an toàn hơn nhiều địa điểm khác trên thế giới, rất nhiều công dân Mỹ đang bất an trước những mối đe dọa bạo lực gần đây. Mối đe dọa từ khủng bố là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn, mà lại ít được nói đến hơn, là mối đe dọa từ chính những người đồng hương, và việc sử dụng vũ khí bừa bãi của họ. Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Ngài Phó Tổng thống, các Nghị sĩ Quốc hội, và toàn thể người dân nước Mỹ: Đêm nay đánh dấu năm thứ 8 tôi đứng tại đây để tổng kết về tình hình nước Mỹ. Và trong Thông điệp Liên bang lần cuối này, tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn hơn. Vì tôi biết rất nhiều người trong số các bạn đang nôn nóng muốn xong nhanh để trở lại Iowa lắm rồi (bang Iowa là địa điểm diễn ra đợt bầu cử sơ bộ đầu tiên của mùa tranh cử Tổng thống 2016 - PV). Tôi hiểu điều đó bởi mùa bầu cử đang diễn ra, và trong lúc này, kì vọng về những thành tựu chúng ta sẽ đạt được trong năm nay không nhiều. Nhưng, thưa ngài Chủ tịch Hà viện, tôi vẫn đánh giá cao hướng đi mang tính xây dựng của ông và những nhà lãnh đạo khác cuối năm ngoái, để chúng ta có thể thông qua ngân sách và cắt giảm thuế cho những người dân lao động nước Mỹ. Vì thế, tôi hi vọng chúng ta có thể tiếp tục hợp tác trong năm nay, trong các ưu tiên của cả hai đảng như cải cách bộ luật hình sự, và hỗ trợ những người dân đang phải chống chọi với lạm dụng thuốc kê đơn. Và như vậy chúng ta sẽ một lần nữa lại có thể gây bất ngờ cho những ai còn đang hoài nghi. Nhưng đêm nay, tôi không muốn tập trung vào việc liệt kê những đề xuất cho năm mới. Đừng lo, tôi vẫn có nhiều đề xuất lắm, từ việc hỗ trợ học sinh sinh viên viết code máy tính cho đến việc cá nhân hóa điều trị cho các bệnh nhân. Và tôi sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện những việc cần làm. Đó là sửa đổi một hệ thống nhập cư nhiều lỗ hổng. Bảo vệ con em chúng ta khỏi bạo lực súng đạn. Đảm bảo công bằng thu nhập, nghỉ phép có lương, tăng mức lương tối thiểu. Tất cả những điều đó đều rất quan trọng đối với tầng lớp lao động. Tất cả đều là những việc cần làm, và tôi sẽ không từ bỏ, chừng nào chúng chưa được thực thi. Ảnh: New York Times Nhưng trong bài phát biểu cuối cùng tại điện Capitol hôm nay, tôi không muốn chỉ nói đến năm tới, mà tôi muốn nhấn mạnh vào những gì sẽ diễn ra trong 5 năm, 10 năm tới, và xa hơn nữa. Tôi muốn nhấn mạnh vào tương lai của chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thời đại của những thay đổi lớn lao - những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, hay xa hơn là thay đổi với cả hành tinh cũng như vị trí của chúng ta trên thế giới này. Sự thay đổi ấy hứa hẹn những đột phá tuyệt vời trong y học, nhưng cùng với đó là những rào cản kinh tế kìm hãm sự phát triển của tầng lớp lao động. Sự thay đổi ấy hứa hẹn trao cho các em gái ở những ngôi làng hẻo lánh nhất cơ hội được đến trường, nhưng cùng với đó cũng mở đường cho âm mưu của những tên khủng bố ở bên kia đại dương. Sự thay đổi ấy sẽ mở ra những cơ hội mới, hoặc làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng. Và dù chúng ta có muốn vậy hay không, thì sự thay đổi ấy vẫn sẽ diễn tiến với tốc độ chóng mặt. Nước Mỹ đã trải qua những sự thay đổi lớn như vậy trong quá khứ - với những cuộc chiến tranh, những cuộc khủng hoảng tài chính, những dòng người di cư đổ về, những người lao động đấu tranh vì quyền lợi, và những phong trào kêu gọi mở rộng quyền công dân. Mỗi lần như vậy, lại xuất hiện những người nói rằng chúng ta nên sợ hãi né tránh tương lai, những người khẳng định chúng ta phải kìm hãm sự thay đổi, và hứa hẹn rằng chỉ bằng việc kiểm soát một nhóm người hay một hệ tư tưởng nào đó đang đe dọa thì nước Mỹ, thì chúng ta có thể đưa nước Mỹ trở về thời hoàng kim trong quá khứ. Và mỗi lần như vậy, chúng ta đều vượt qua những nỗi sợ. Như Lincoln đã từng nói, chúng ta không tuân theo "những giáo lý bảo thủ của quá khứ". Thay vào đó, chúng ta mới mẻ hóa trong cả suy nghĩ lẫn hành động. Chúng ta đã khiến những sự thay đổi ấy trở nên có ích, mở rộng nước Mỹ của những hứa hẹn tới một giới hạn mới, tới ngày một nhiều người hơn. Và vì chúng ta nhận ra cơ hội khi người khác chỉ thấy được rủi ro, nên chúng ta luôn vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn trước.Những gì đã đúng khi xưa hoàn toàn có thể áp dụng cho cả hiện tại. Những thế mạnh đặc trưng của đất nước chúng ta - sự lạc quan và tác phong làm việc, tinh thần tìm hiểu và đổi mới, sự đa dạng và cam kết tôn trọng luật pháp - những thế mạnh ấy cho chúng ta mọi thứ mình cần cần để đảm bảo một tương lai thịnh vượng và an toàn cho nhiều thế hệ sau này. Trước giờ đọc Thông điệp Liên bang, Tổng thống Obama đã chia sẻ trên Twitter rằng ông coi Thông điệp lần cuối cùng này cũng giống như lần đầu tiên, bởi ông vẫn còn nhiều điều mong mỏi. Thật vậy, chính tinh thần ấy là động lực thúc đẩy những tiến bộ trong 7 năm vừa qua. Tinh thần ấy đã giúp chúng ta phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ. Tinh thần ấy đã giúp chúng ta cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, và tái tạo ngành công nghiệp năng lượng. Tinh thần ấy đã giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn và đem lại nhiều quyền lợi hơn cho các quân nhân Mỹ, và cũng chính tinh thần ấy đã giúp chúng ta trao quyền tự do cho công dân nước Mỹ ở tất cả các bang được lập gia đình với người mà họ yêu thương (ý nói đạo luật hôn nhân đồng tính được Tòa án tối cao Mỹ thông qua hồi tháng 6 năm ngoái - PV). Nhưng những tiến bộ nói trên không phải cứ thế mà có. Đó là hệ quả của những sự lựa chọn chúng ta cùng nhau đưa ra. Và chúng ta cũng đang đứng trước những lựa chọn như vậy. Liệu chúng ta sẽ đối mặt với những lựa chọn của thời đại này với nỗi sợ hãi, để rồi cả nước tụt hậu và người Mỹ quay sang đấu đá lẫn nhau? Hay chúng ta sẽ hướng tới tương lai với sự tự tin vào chính mình, tự tin vào những giá trị mà chúng ta đấu tranh để gìn giữ, và tự tin vào những điều phi thường mà chúng ta có thể làm được cùng nhau? Vì thế, hãy nói đến tương lai, và 4 câu hỏi lớn mà chúng ta, với tư cách một dân tộc, phải trả lời cùng nhau - bất kể vị Tổng thống kế tiếp có là ai, hay đảng nào sẽ kiểm soát Quốc hội sau kì bầu cử tới đi chăng nữa. Thứ nhất, làm cách nào để chúng ta trao cơ hội bình đẳng và một sự đảm bảo tài chính cho tất cả mọi người trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay? Thứ hai, làm cách nào để chúng ta có thể tận dụng công nghệ, thay vì để nó gây ảnh hưởng tiêu cực tới chính mình - nhất là trong việc giải quyết những thách thức cấp bách như biến đổi khí hậu? Thứ ba, làm cách nào để chúng ta đảm bảo an toàn cho nước Mỹ, và lãnh đạo thế giới này mà không trở thành "cảnh sát" của nhân loại? Và cuối cùng, làm cách nào chúng ta thay đổi cách làm chính trị để thể hiện những gì tốt đẹp nhất của nước Mỹ, thay vì phơi bày ra những gì xấu xí nhất? Obama tung con số chứng minh Bắc Kinh và Moscow hoàn toàn "lép vế" 1. "Nền kinh tế mạnh nhất thế giới" Tôi xin được bắt đầu với nền kinh tế, bằng một sự thật "nho nhỏ": Nước Mỹ hiện nay đang có nền kinh tế mạnh nhất, và ổn định nhất trên thế giới. Lượng công ăn việc làm tạo ra trong hệ thống các công ty tư nhân đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Hơn 14 triệu công việc mới; lượng công ăn việc làm tạo ra trong kì 2 năm ở mức cao nhất kể từ thập niên 90; tỉ lệ thất nghiệp giảm một nửa. Nền công nghiệp ô tô vừa trải qua năm thành công nhất. Công nghiệp chế tạo máy đã tạo ra gần 900.000 công ăn việc làm trong 6 năm qua. Và chúng ta đạt được tất cả những thành tựu nói trên trong khi vẫn cắt giảm được gần 3/4 lượng thâm hụt ngân sách. Những ai khẳng định kinh tế Mỹ đang suy thoái đều chỉ là ảo tưởng. Thực chất - và lý do tại sao nhiều người Mỹ cảm thấy bất an - là nền kinh tế đang thay đổi một cách rõ rệt trong thời gian qua, những sự thay đổi đã bắt nguồn từ trước Đại Khủng Hoảng và đến nay vẫn chưa hoàn tất. Ngày nay, công nghệ không chỉ thay thế những công nhân làm việc trong nhà máy, mà ở bất kì nơi đâu, bất kì công việc nào có thể được tự động hóa. Các công ty trong thời đại kinh tế toàn cầu có thể "đóng đô" ở bất cứ đâu họ muốn, và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Kết quả là những người lao động không có nhiều lý do để xin tăng lương. Các công ty cũng có ít lý do hơn để trung thành với cộng đồng nơi họ hoạt động. Và sự khác biệt giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Tất cả những xu thế trên đã bóp nghẹt tầng lớp lao động, dù rằng họ vẫn có công ăn việc làm. Tuy kinh tế đang phát triển, nhưng các gia đình ở tầng lớp lao động đang gặp nhiều khó khăn để kéo mình ra khỏi diện nghèo. Giới trẻ gặp nhiều khó khăn để khởi nghiệp, người già cũng khó lòng về hưu khi họ muốn. Và cho dù tất cả những xu thế nói trên không chỉ riêng ở Mỹ mới có, chúng vẫn là một thách thức đối với niềm tin trong mỗi người dân nước Mỹ, rằng bất kì ai hăng say làm việc đều xứng đáng có được cơ hội bình đẳng. Tiết lộ "người sống sót" quan trọng số 1 tại Thông điệp Liên bang Obama Trong 7 năm qua, mục tiêu của chúng ta là một nền kinh tế phát triển và có lợi hơn cho tất cả mọi người. Chúng ta đã có những bước tiến nhất định trong việc đạt được mục tiêu ấy. Nhưng chúng ta cần nhiều hơn thế. Và dù chúng ta vẫn có nhiều bất đồng chính trị trong những năm qua, vẫn còn đó những khía cạnh mà tất cả mọi công dân Mỹ có thể đồng tình. Chúng ta nhất trí rằng cơ hội thật sự cho mỗi người dân Mỹ đồng nghĩa với việc họ phải được giáo dục và đào tạo để kiếm được một công việc trả lương ổn. Cải cách "Không để bất kì đứa trẻ nào bị tụt hậu" (No Child Left Behind) là một xuất phát điểm quan trọng. Cùng với nhau, chúng ta đã tăng số lượng những trung tâm giáo dục trẻ nhỏ, tăng tỉ lệ tốt nghiệp cấp 3 lên mức cao nhất từ trước đến nay, và tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp ở các ngành nghề như kĩ sư. Trong những năm tới, chúng ta cần tiếp nối những bước tiến ấy, bằng việc trao cơ hội được học mẫu giáo cho tất cả các em nhỏ, bằng việc trang bị kĩ năng toán tin sao cho học sinh sinh viên có thể sẵn sàng ngay trong ngày đầu làm việc, và bằng việc tuyển mộ thêm nhiều thầy cô giáo tuyệt vời hơn nữa cho con em chúng ta. Và chúng ta phải làm sao để mỗi người dân Mỹ đều có đủ điều kiện học đại học. Vì không một sinh viên học hành chăm chỉ nào đáng phải chịu cảnh nợ nần để có thể được học đại học. Chúng ta đã cắt giảm được lượng tiền trả nợ định kì xuống còn 10% thu nhập của người vay. Nay, chúng ta phải cắt giảm học phí đại học. Miễn phí hoàn toàn 2 năm cao đẳng cộng đồng (community college) cho mỗi sinh viên là một trong những cách tốt nhất để làm được điều đó, và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để dự luật này được thông qua trong năm nay. Đương nhiên, một nền giáo dục phát triển không phải là tất cả những gì chúng ta cần trong nền kinh tế hiện nay. Chúng ta còn cần những lợi ích, sự bảo vệ, như một hình thức đảm bảo cơ bản cho tương lai. Không phải cường điệu khi nói rằng một vài trong số những người Mỹ hiếm hoi được làm cùng một nghề, cùng một nơi, có bảo hiểm y tế và gói lương hưu đầy đủ, trong 30 năm, đang ngồi trong khán phòng hôm nay. Còn với những người khác, đặc biệt là những người trong độ tuổi 40-50, tiết kiệm để về hưu hay phục hồi sau khi mất việc là một thách thức đang trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Người Mỹ cần hiểu rằng vào một lúc nào đấy trong sự nghiệp của mình, họ có thể sẽ phải đổi ngành, đổi nghề. Nhưng thật không phải khi họ mất đi những gì mình đã cố gắng rất nhiều năm để gây dựng nên. Đó là lý do tại sao Bảo hiểm Xã hội và Medicare đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta phải cải thiện hai hệ thống này, thay vì làm yếu chúng. Và với bộ phận người Mỹ sắp về hưu, những quyền lợi cơ bản cần được linh hoạt như mọi thứ khác ở thời đại này. Đó cũng chính là tinh thần của Đạo luật Affordable Care Act (hay còn được biết đến với cái tên Obamacare - PV). Nó giúp bồi lấp khoảng trống bảo hiểm phụ thuộc công ty chủ quản mà người lao động mất đi sau khi mất việc, hay trở lại đi học, hay khởi nghiệp, sao cho khi đó họ vẫn được bảo hiểm. Gần 18 triệu người Mỹ đã có được quyền lợi này tính đến thời điểm hiện nay. Lạm phát y tế đã giảm. Và các công ty đã tạo thêm được công ăn việc làm đều đặn hàng tháng kể từ khi đạo luật được kí kết. Tôi cũng đoán được rằng còn lâu chúng ta mới có thể chung quan điểm về vấn đề bảo hiểm y tế. Nhưng chắc chắn phải có cách nào đó để cả hai đảng cải thiện an ninh kinh tế. Giả sử một người Mỹ làm việc chăm chỉ nhưng mất việc - chúng ta không chỉ cần đảm bảo rằng anh ta được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, và còn phải đảm bảo anh ấy được học nghề để một công ty khác sẵn sàng tuyển mộ. Nếu công việc mới có lương bổng không cao như trước thì phải có một hệ thống bảo hiểm thu nhập sẵn sàng để hỗ trợ anh ấy chi trả các chi phí hàng tháng. Và chúng ta cần đảm bảo rằng kể cả khi liên tục phải nhảy việc, anh ấy vẫn có thể giữ lại một chút gì đó để về hưu với một khoản tiết kiệm đủ sống. Đó là cách chúng ta có thể khiến nền kinh tế mới này có ích hơn cho mọi người. Tôi cũng biết rằng Ngài Chủ tịch Hạ viện Ryan từng nói về ưu tiên giảm nghèo. Tinh hoa của nước Mỹ nằm ở chỗ chúng ta luôn sẵn lòng dang tay giúp đỡ bất cứ ai có tinh thần sẵn sàng làm việc, và tôi luôn sẵn lòng thảo luận nghiêm túc về những chiến lược tất cả chúng ta có thể nhất trí để làm được điều đó, như mở rộng cắt giảm thuế đối với những người lao động thu nhập thấp và không có con cái. Nhưng còn nhiều mảng khác mà trong suốt 7 năm qua, sự đồng thuận là một cái gì đó quá khó khăn - cụ thể là vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo hệ thống không bị lợi dụng để phục vụ lợi ích của những tập đoàn giàu có. Và cũng chính trong vấn đề này, người Mỹ có quyền được lựa chọn. Tôi tin rằng một hệ thống doanh nghiệp tư nhân phát triển chính là xương sống của nền kinh tế chúng ta. Tôi nghĩ có những luật lệ đã quá lỗi thời cần phải thay đổi, có những sự quan liêu thừa thãi cần phải cắt bỏ. Nhưng sau nhiều năm ghi nhận doanh thu kỉ lục của các tập đoàn tư nhân, tầng lớp lao động không thể có thêm cơ hội hay tăng thêm thu nhập cho riêng mình nếu cứ để những ngân hàng lớn, những tập đoàn dầu khí quyền lực, hay những quỹ đầu tư khổng lồ tiếp tục đặt ra luật lệ riêng khiến người khác phải chịu khổ; hay cứ để yên cho những đợt công kích nhắm vào hoạt động thương lượng tập thể của người lao động tiếp diễn. Tem phiếu không phải tác nhân gây ra khủng hoảng tài chính, mà là do sự vô trách nhiệm của Phố Wall. Những người nhập cư không phải lý do tại sao mức lương không tăng; mà là do những quyết định của hội đồng quản trị, những người thường chỉ biết ưu tiên doanh thu theo quý mà không suy tính lợi nhuận đường dài. Và những kẻ trốn thuế bằng cách lập tài khoản ở nước ngoài chắc chắn không nằm trong những hộ gia đình trung lưu đang nghe bài phát biểu của tôi hôm nay. Trong nền kinh tế mới này, người lao động, người khởi nghiệp, và những hộ kinh doanh nhỏ lẻ cần một tiếng nói đại diện cho họ. Luật lệ cần được tạo ra để có ích cho họ. Và năm nay, tôi dự kiến ưu tiên đề cao rất nhiều những doanh nghiệp đã nhận ra rằng, đối xử công bằng với người làm thuê sẽ tốt cho cổ đông của họ, khách hàng của họ, và cộng đồng xung quanh họ, sao cho những đường lối tiến bộ này có thể được truyền bá khắp nước Mỹ. Thật vậy, rất nhiều công dân làm tư nhân cũng chính là những bộ óc sáng tạo nhất nước Mỹ. Điều này đưa tôi đến câu hỏi lớn thứ hai mà chúng ta, với tư cách một dân tộc, cần cùng nhau tìm ra câu trả lời: Làm cách nào chúng ta đốt cháy lại ngọn lửa của tinh thần sáng tạo để đáp ứng những thách thức lớn nhất hiện nay? "Tinh thần khám phá nằm trong DNA" 60 năm trước, khi người Nga đánh bại chúng ta trên mặt trận công nghiệp vũ trụ, chúng ta không phủ nhận việc vệ tinh Sputnik của họ đã lên được vũ trụ. Chúng ta không tranh cãi về mặt khoa học, hay giảm ngân sách nghiên cứu và phát triển công nghiệp vũ trụ. Thay vào đó, chúng ta xây dựng một chương trình nghiên cứu không gian gần như chỉ sau một đêm, và 12 năm sau, người Mỹ đã bước chân lên mặt trăng. Tinh thần khám phá ấy đã nằm trong DNA của chúng ta. Chúng ta là Thomas Edison, là anh em nhà Wright, là George Washington Carver. Chúng ta là Grace Hopper, là Katherine Johnson, là Sally Ride. Chúng ta là tất cả những người nhập cư và khởi nghiệp từ Boston hay Austin đến Thung lũng Silicon, tất cả vì mục đích khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Và trong 7 năm qua, chúng ta đã nuôi dưỡng được tinh thần ấy. Chúng ta đã bảo vệ được hệ thống mạng Internet mở, và bước những bước bạo dạn trong việc giúp ngày càng nhiều sinh viên cùng những người Mỹ có thu nhập thấp được sử dụng Internet. Chúng ta đã khởi xướng những mạng lưới sản xuất thế hệ mới, những công cụ online, giúp những người có chí được trang bị mọi thứ mình cần để khởi nghiệp chỉ trong một ngày. Nhưng chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế. Năm ngoái, Phó Tổng thống Biden nói rằng với quyết tâm cao, nước Mỹ có thể tìm ra cách chữa trị ung thư. Tháng trước, ông Biden đã làm việc với Quốc hội để trao cho những nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia một đợt trang bị tài nguyên mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỉ qua. Đêm nay, tôi muốn tuyên bố khởi xướng một chiến dịch mang tầm cỡ quốc gia nhằm đạt được mục tiêu đó. Và bởi ông đã hi sinh rất nhiều cho chúng ta, ở rất nhiều khía cạnh trong 40 năm qua, tôi xin được trao cho Joe (Biden) quyền quản lý Nhiệm vụ Kiểm soát (Mission Control). Vì tất cả những người thân đã rời xa chúng ta, vì tất cả những gia đình chúng ta vẫn có thể cứu giúp, hãy cùng nhau biến nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên chữa trị được ung thư. Obama hé lộ "điều tiếc nuối nhất" trong 8 năm làm Tổng thống Mỹ Nghiên cứu y học là một việc làm mấu chốt. Chúng ta cần quyết tâm cao độ, giống như khi phát triển các nguồn tài nguyên năng lượng sạch. Nếu ai đó vẫn muốn phản bác tính khoa học của vấn đề biến đổi khí hậu thì cứ việc. Bạn sẽ đơn độc thôi, vì bạn sẽ phải tranh cãi với quân đội, phần lớn những doanh nhân hàng đầu, đại đa số người dân Mỹ, và gần như tất cả cộng đồng người làm khoa học, cũng như 200 quốc gia trên khắp thế giới, tất cả đều có chung quan điểm rằng đây là một vấn đề cần phải được giải quyết. Nhưng kể cả khi đây không phải vấn đề; kể cả khi 2014 không phải là năm nóng nhất trong lịch sử - để rồi 2015 phá vỡ kỉ lục cũ của 2014 - thì tại sao chúng ta lại muốn bỏ qua cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ được sản xuất và phân phối nguồn năng lượng của tương lai? 7 năm trước, chúng ta đã thực hiện vụ đầu tư vào năng lượng sạch lớn nhất trong lịch sử. Kết quả như sau. Trên các đồng ruộng trải dài từ Iowa tới Texas, năng lượng gió đang có giá rẻ hơn các nguồn năng lượng bẩn truyền thống. Trên những mái nhà xuyên suốt từ Arizona sang New York, năng lượng mặt trời đang tiết kiệm cho người Mỹ hàng chục triệu USD chi phí năng lượng mỗi năm, và tạo nhiều công ăn việc làm hơn, với thu nhập cao hơn mức trung bình so với ngành công nghiệp khai thác than. Chúng ta đang đạt những bước tiến trong việc trao quyền tự do người Mỹ được chế tạo và lưu giữ năng lượng cho riêng mình - điều mà những nhà môi trường học cũng như cả các nghị sĩ bảo thủ đều ủng hộ. Cùng lúc đó, chúng ta cũng đã cắt giảm gần 60% lượng dầu mỏ nhập khẩu, cắt giảm lượng ô nhiễm carbon nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên Trái đất. À, giá xăng dưới 2 USD/gallon cũng không tệ. (1 gallon = 3,78 lít - PV) Giờ chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ "tẩy chay" năng lượng bẩn. Thay vì tiếp tục trợ cấp cho những thứ đã thuộc về quá khứ, chúng ta cần đầu tư vào tương lai - nhất là tại các cộng đồng vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đó là lý do tại sao tôi sẽ thúc đẩy việc thay đổi cách quản lý nguồn năng lượng dầu khí và than đá, nhằm thể hiện rõ nét hơn cái giá mà chúng gây ra cho người dân Mỹ cũng như hành tinh của chúng ta. Có như vậy, chúng ta mới tạo công ăn việc làm được cho những cộng đồng nói trên, cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người Mỹ trong việc xây dựng một hệ thống giao thông của thế kỉ 21. Đương nhiên những điều này sẽ không thể đạt được trong một sớm một chiều, và đương nhiên vẫn còn rất nhiều cá nhân tổ chức vì lợi ích riêng mà muốn giữ nguyên hiện trạng. Nhưng với những việc làm chúng ta tạo ra, với những khoản tiền chúng ta tiết kiệm được, và với hành tinh chúng ta gìn giữ - đó mới là viễn cảnh tương lai mà con cháu chúng ta xứng đáng được hưởng. Biến đổi khí hậu chỉ là một trong nhiều những vấn đề mà an ninh quốc gia Mỹ có liên hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới. Đó là lý do tại sao câu hỏi thứ ba mà chúng ta cần cùng nhau tìm lời giải đáp là làm cách nào đảm bảo sự an toàn và vững mạnh của nước Mỹ mà không tự cô lập bản thân hay cố gắng xây dựng lại nhà nước ở bất cứ nơi đâu có vấn đề. "Nước Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất trên Trái đất. Chấm hết." Tôi đã nói với các bạn trước đó rằng, tất cả những lời bàn tán về việc kinh tế Mỹ đang suy thoái chỉ mang màu sắc chính trị mà thôi. Tương tự như vậy là những thứ các bạn nghe được về việc những kẻ thù của chúng ta đang mạnh lên, còn Mỹ lại đang yếu đi. Nước Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất trên Trái đất. Chấm hết. Không có gì phải bàn cãi. Chi tiêu quân sự của chúng ta cao hơn tổng chi của 8 nước đứng sau. Quân đội Mỹ là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ nhất trong lịch sử thế giới. Không một nước nào dám tấn công chúng ta, hay các đồng minh của chúng ta, vì họ hiểu rằng đó là con đường dẫn tới thất bại.Các con số thăm dò dư luận cho thấy vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế hiện nay cao hơn so với khi tôi được bầu vào ghế Tổng thống, và với tất cả những vấn đề quốc tế quan trọng, người dân trên thế giới không tìm đến sự dẫn dắt của Bắc Kinh hay Moscow, mà họ tìm đến chúng ta. Donald Trump chê Thông điệp Liên bang của Obama là "một trong những bài phát biểu tẻ nhạt, lan man và lỏng lẻo nhất mà tôi từng nghe trong suốt một thời gian dài" Là một người bắt đầu mỗi ngày mới với một bản tổng kết tình báo, tôi hiểu đây là thời điểm đầy rẫy hiểm nguy. Nhưng đó không phải vì sức mạnh nước Mỹ đang giảm sút, hay vì một siêu cường khác nổi lên. Trên thế giới ngày nay, mối đe dọa không đến nhiều từ những cường quốc lạm quyền, mà là từ những nhà nước thất bại. Trung Đông đang trải qua một đợt chuyển giao kéo dài cả một thế hệ, khơi nguồn bởi giao tranh đã có từ hàng thiên niên kỉ trước. Những cơn bão thổi từ một nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao. Và kể cả khi nền kinh tế còn khó khăn, Nga vẫn đổ nhiều tài nguyên vào việc can thiệp tại Ukraine và Syria - những quốc gia mà họ nhận thấy đang dần rời xa quỹ đạo Nga. Và trật tự thế giới dựng nên sau Thế chiến II đang gặp nhiều khó khăn trong việc theo kịp với thực tế của thời đại mới hiện nay. Trách nhiệm xây dựng lại trật tự thuộc về chúng ta. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải đặt ra những ưu tiên. Ưu tiên thứ nhất là bảo vệ người Mỹ, và truy quét các mạng lưới khủng bố. Cả al-Qaeda và nay là IS đều mang mối hiểm họa trực tiếp đối với người Mỹ, bởi trong thời đại hiện nay, chỉ một nhóm khủng bố không quan tâm gì đến mạng sống con người, kể cả của chính bản thân chúng thôi cũng đủ để gây nhiều thiệt hại. Chúng sử dụng Internet để đầu độc tâm hồn những người Mỹ; chúng phá đồng minh của chúng ta. Nhưng trong lúc chúng ta tập trung tiêu diệt IS, những lời khẳng định quá đáng rằng đây là Thế chiến III lại có lợi cho những tên khủng bố này. Những phần tử cực đoan cầm súng ngồi sau xe bán tải và những đầu óc bệnh hoạn bí mật lên kế hoạch trong các chung cư hay garage, là những mối đe dọa to lớn đối với người dân, và cần phải bị ngăn chặn. Nhưng tất cả những điều này không đe dọa đến tồn vong của nước Mỹ. Đó là câu chuyện mà IS muốn tất cả phải tin, đó là những lời tuyên truyền chúng sử dụng để tuyển quân. Chúng ta không cần phải chứng minh quyết tâm chống khủng bố bằng cách khiến chúng mạnh hơn, và cũng không cần phải đẩy những đồng minh quan trọng của mình sang một bên bằng việc nhắc lại những lời dối trá rằng những gì IS đang làm là hiện thân của một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Chúng ta đơn giản chỉ cần gọi chúng theo đúng bản chất - những kẻ giết người bệnh hoạn mà chúng ta phải tìm diệt. Đó chính là những gì chúng ta đang làm. Trong hơn một năm qua, Mỹ đã dẫn đầu một liên quân 60 quốc gia với mục tiêu cắt đứt nguồn tài chính, phá vỡ các âm mưu, chấm dứt dòng phần tử cực đoan đổ về Trung Đông, và dập tắt hệ tư tưởng bệnh hoạn của IS. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ca ngợi: "Không thể đồng tình hơn với Tổng thống: Về những vấn đề gây lo ngại trên toàn cầu, chúng ta sẽ vận động cả thế giới chung tay với mình". Với gần 10.000 đợt không kích, chúng ta đang tiêu diệt tầng lớp lãnh đạo, nguồn dầu khí, các trại huấn luyện, và vũ khí của chúng. Chúng ta đang huấn luyện, trang bị vũ khí, và hậu thuẫn các lực lượng tích cực chiến đấu chiếm lại lãnh thổ từ tay IS tại Iraq và Syria. Nếu Quốc hội thực sự nghiêm túc muốn giành thắng lợi trong trận chiến này, và muốn gửi một thông điệp tới quân đội Mỹ cũng như toàn thế giới, các vị hãy sớm thông qua việc sử dụng lực lượng quân đội chống lại IS. Hãy đem ra bỏ phiếu đi. Nhưng người Mỹ hãy yên tâm rằng, dù Quốc hội có hành động hay không, thì IS cũng sẽ phải nếm trải bài học đã từng dành cho những tên khủng bố trước chúng. Nếu các bạn hoài nghi quyết tâm của nước Mỹ - hay của chính tôi - trong việc đảm bảo công lý được thực thi, hãy hỏi Osama bin Laden. Hãy hỏi lãnh đạo al-Qaeda tại Yemen, kẻ đã bị tiêu diệt năm ngoái. Hãy hỏi kẻ gây ra vụ tấn công tại Bengazi và giờ đang ngồi trong tù. Khi các ngươi nhắm vào nước Mỹ, nước Mỹ sẽ tìm bằng được các ngươi. Điều này sẽ cần thời gian, nhưng thù thì chúng ta sẽ không bao giờ quên, và mạng lưới truy quét của chúng ta không có giới hạn. Chính sách đối ngoại của chúng ta cần tập trung vào mối đe dọa từ IS và al-Qaeda, nhưng không thể chỉ dừng lại ở đó. Vì kể cả khi không còn IS, thì sự bất ổn cũng sẽ tiếp diễn trong hàng thập kỉ ở nhiều nơi khác trên thế giới - tại Trung Đông, tại Afghanistan và Pakistan, tại Trung Mỹ, châu Phi, và châu Á. Một vài nơi trong số này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các mạng lưới khủng bố; một số khác lại phải chịu cảnh giao tranh sắc tộc, nạn đói, và tạo ra những làn sóng nhập cư kế tiếp. Thế giới sẽ lại tìm đến chúng ta để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này, và câu trả lời của chúng ta không thể chỉ là những lời nói cứng, hay những lời kêu gọi ném bom rải thảm dân lành. Nghe trên TV thì có vẻ hay, nhưng sẽ chả có ích gì trên trường quốc tế. Chúng ta cũng không thể cứ cố kiểm soát và "đập đi xây lại" bất kì quốc gia nào gặp khủng hoảng. Điều đó không thể hiện sự lãnh đạo, mà đó chỉ là công thức dẫn đến sự sa lầy, khiến người Mỹ phải đổ máu, mất đi những tài nguyên mà rốt cục sẽ khiến chúng ta suy yếu. Đáng ra giờ đây chúng ta đã phải học thuộc lòng bài học ở Việt Nam, hay ở Iraq rồi. May mắn là chúng ta có một cách tiếp cận thông minh hơn, một chiến lược kiên nhẫn và kỉ luật, tận dụng mọi khía cạnh trong sức mạnh quốc gia của nước Mỹ. Nước Mỹ luôn hành động, hành động đơn phương nếu cần thiết, để bảo vệ người dân và đồng minh của chúng ta; nhưng trong các vấn đề mang tính toàn cầu, chúng ta sẽ huy động cả thế giới cùng hợp tác, để mỗi nước hoàn thành phần trách nhiệm của riêng mình. Đó là cách chúng ta tiếp cận các cuộc giao tranh như tại Syria hiện nay, nơi chúng ta đang bắt tay với các lực lượng địa phương cũng như lãnh đạo cộng đồng quốc tế trong việc giúp đỡ xã hội tại đây hướng tới một nền hòa bình lâu dài. Đó là lý do tại sao chúng ta xây dựng một liên quân toàn cầu, với những lệnh trừng phạt và các biện pháp ngoại giao dựa theo nguyên tắc, để ngăn chặn Iran trang bị vũ khí hạt nhân. Lúc này đây, Iran đã tạm ngưng chương trình hạt nhân, chuyển giao lượng uranium dự trữ, và thế giới đã tránh được một cuộc chiến khác. Đó là cách chúng ta ngăn chặn Ebola lây lan ở Tây Phi. Quân đội, các bác sĩ, và các nhân viên phát triển đã tạo ra một nền tảng để các nước khác có thể cùng chúng ta dập tắt đại dịch này. Đó là cách chúng ta tạo nên hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để mở cửa thị trường, bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, và nâng tầm lãnh đạo của Mỹ tại châu Á. TPP đã cắt 18.000 loại hình thuế quan đối với các sản phẩm do Mỹ sản xuất, và hỗ trợ tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Với TPP, Trung Quốc không còn là quốc gia đặt ra luật lệ tại châu Á-Thái Bình Dương, mà là chúng ta. Quốc hội muốn chúng ta thể hiện sức mạnh nước Mỹ trong thế kỉ này ư? Vậy thì hãy thông qua TPP đi, và trao cho chúng ta cơ hội để thể hiện. 50 năm cô lập Cuba đã không thể đề cao nền dân chủ, và khiến chúng ta phải chịu một bước lùi ở Mỹ Latin. Đó là lý do tại sao chúng ta khôi phục quan hệ ngoại giao, mở cửa du lịch và giao thương, cũng như sẵn sàng cải thiện đời sống của người dân Cuba. Quốc hội muốn củng cố vị thế lãnh đạo và niềm tin của các nước Tây bán cầu đối với Mỹ? Vậy thì hãy nhận ra rằng Chiến tranh Lạnh đã qua rồi. Dỡ bỏ cấm vận đi. Trả lời phóng viên USA Today, ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Bernie Sanders nhận xét bài phát biểu của ông Obama "xuất sắc". Còn trên Twitter của mình, ông Sanders viết: "Bài phát biểu ngày hôm nay rất quan trọng. Tổng thống đã nhắc chúng ta nhớ lại rằng, chúng ta không sợ thay đổi, mà nên sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của người dân Mỹ". Vị thế lãnh đạo của nước Mỹ trong thế kỉ 21 không phải một sự lựa chọn giữa một là bỏ mặc phần còn lại của thế giới - trừ việc tiêu diệt khủng bố - với hai là "đập đi xây lại" bất kì xã hội nào gặp vấn đề. Sự lãnh đạo phải là kết hợp của việc áp dụng hợp lý sức mạnh quân sự, và kêu gọi thế giới ủng hộ những mục tiêu đúng đắn. Nó đồng nghĩa với việc coi sự trợ giúp từ bên ngoài như một phần của an ninh quốc gia, thay vì coi đó như thể từ thiện. Khi chúng ta dẫn đầu trong việc kêu gọi gần 200 nước đi tới kí kết hiệp ước lịch sử nhằm chống lại biến đổi khí hậu - điều đó không chỉ giúp cho các quốc gia hiện đang bị ảnh hưởng, mà còn bảo vệ tương lai con cháu chính chúng ta. Khi chúng ta hỗ trợ Ukraine bảo vệ nền dân chủ của họ, hay giúp đỡ Colombia giải quyết cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỉ, điều đó củng cố một trật tự quốc tế mà chúng ta còn phải phụ thuộc rất nhiều. Khi chúng ta giúp đỡ các nước châu Phi giải quyết vấn đề lương thực cũng như chăm lo cho người bệnh, điều đó sẽ ngăn cản việc một đại dịch có thể chạm tới nước Mỹ. Tại châu Phi lúc này, chúng ta đang trong công cuộc chấm dứt nạn HIV/AIDS, và có đủ tiềm năng để làm điều tương tự với bệnh sốt rét. Tôi sẽ hối thúc Quốc hội cung cấp vốn cho chiến dịch này. Đó mới là sức mạnh. Đó mới là lãnh đạo. Và cái cách lãnh đạo ấy phụ thuộc vào những hành động làm gương của chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đóng cửa nhà tù Guantanamo: Vừa tốn kém, vừa không cần thiết, và chỉ tạo thêm cái cớ để kẻ thù của chúng ta chiêu mộ thêm quân. Đó là lý do tại sao chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn thể loại chính trị nhắm vào chủng tộc hay tôn giáo của người khác để công kích. Đây không phải vấn đề ý thức chính trị (political correctness), mà chúng ta phải hiểu được những gì tạo nên sự hùng mạnh của nước Mỹ. Thế giới tôn trọng chúng ta không phải vì kho vũ khí chúng ta sở hữu, mà là vì sự tôn trọng chúng ta dành cho mọi sắc tộc, cũng như sự cởi mở chấp nhận mọi tôn giáo. Đức Cha - Giáo hoàng Francis, đã từng đứng tại đây và nói với tất cả chúng ta rằng "bắt chước sự thù ghét và bạo tàn của những kẻ độc tài, những kẻ sát nhân, là cách tốt nhất để thế chân bọn chúng". Khi các chính trị gia chỉ trích người Hồi giáo, khi một thánh đường Hồi giáo bị đập phá, khi một đứa trẻ bị bắt nạt, tất cả đều không khiến chúng ta an toàn hơn.Đây không thể được coi là nói thẳng. Mà đây là nói sai hoàn toàn. Điều đó làm hỏng hình ảnh của chúng ta trong mắt thế giới, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được những mục đích của mình, và phản lại những giá trị dân tộc của chúng ta. "We the People" - Hiến pháp của chúng ta mở đầu với 3 từ đơn giản ấy, một cụm từ mà chúng ta đã nhận ra rằng nó mang ý nghĩa toàn thể người dân, không chỉ một bộ phận, một cụm từ có ý nhấn mạnh rằng chúng ta khi trỗi dậy phải trỗi dậy cùng nhau, và khi tàn cũng phải tàn cùng nhau. Điều đó đưa tôi đến với điều thứ tư, và có lẽ là điều quan trọng nhất tôi muốn nói tới trong đêm nay. Thay đổi cách làm chính trị Tương lai chúng ta muốn - một tương lai với cơ hội và sự đảm bảo cho tất cả các gia đình nước Mỹ; một tương lai với sự gia tăng mức sống và một hành tinh bền vững, bình yên cho con em chúng ta - tất cả đều nằm trong tầm với. Nhưng tương lai ấy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta hợp tác cùng nhau. Tương lai ấy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta có những cuộc tranh luận hợp lý, mang tính xây dựng. Tương lai ấy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta thay đổi cách làm chính trị của mình. Cải thiện hệ thống chính trị không có nghĩa chúng ta phải nhất trí trong mọi quan điểm. Mỹ là nước lớn, với nhiều khu vực, nhiều cách suy nghĩ, nhiều lợi ích riêng. Đây cũng là một thế mạnh của chúng ta. Những người sáng lập nước Mỹ (Founding Fathers) đã phân bố quyền lực giữa các bang và các nhánh của chính phủ, vì họ biết trước chúng ta sẽ có tranh cãi, cũng giống như họ đã tranh cãi về kích cỡ và hình thức của chính phủ, về tài chính và quan hệ quốc tế, về định nghĩa của sự tự do và tầm quan trọng sống còn của an ninh nước Mỹ. Nhưng một nền dân chủ đòi hỏi những kết nối cơ bản về niềm tin giữa người dân. Dân chủ sẽ không thể phát triển nếu chúng ta cứ nghĩ rằng bất kì ai bất đồng với chúng ta đều làm như vậy với ác ý, rằng bất kì địch thủ chính trị nào của chúng ta cũng là những kẻ không yêu nước. Dân chủ sẽ đình trệ nếu thiếu đi tâm lý sẵn sàng thỏa hiệp; hay kể cả khi những sự thật cơ bản cũng bị đem ra tranh cãi, và khi chúng ta chỉ lắng nghe ý kiến của những người có chung quan điểm. Xã hội sẽ tàn khi chỉ những giọng điệu cực đoan nhất thu hút được sự chú ý. Trên tất cả, nền dân chủ sẽ mất đi bản sắc của nó khi người dân cảm thấy tiếng nói của họ không còn có ý nghĩa gì nữa, khi hệ thống đã bị lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng của những nhóm người giàu có và quyền lực. Rất nhiều người Mỹ đang có cảm nhận như vậy vào lúc này. Đó là một trong những điều hiếm hoi mà tôi hối tiếc trong nhiệm kì Tổng thống của mình - sự hoài nghi và đấu đá giữa hai đảng không những không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng hơn. Chắc chắn một Tổng thống với tài năng cỡ Lincoln hay Roosevelt có thể làm tốt hơn trong vai trò cầu nối chia cắt giữa hai đảng, nhưng tôi cam kết sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện, chừng nào tôi còn trên cương vị Tổng thống. Nhưng, thưa các công dân nước Mỹ, đây không thể chỉ là nhiệm vụ của riêng tôi - hay của bất kì Tổng thống nào khác. Có rất nhiều những người có mặt tại đây hôm nay mong muốn hợp tác giữa hai đảng được đẩy mạnh, mong muốn những cuộc tranh luận ở tầm cao hơn tại Washington, nhưng lại bị cuốn vào vòng xoáy của những đòi hỏi để có thể giữ ghế. Tôi biết chứ, vì chính các vị đã nói với tôi như vậy. Và nếu chúng ta muốn một hệ thống chính trị tốt hơn, thay đổi một nghị sĩ hay thậm chí một Tổng thống là chưa đủ, chúng ta phải thay đổi hệ thống sao cho nó phản ánh mặt tốt của mỗi người chúng ta. GIÁO SƯ-TIẾN SĨ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG, ĐẠI HỌC TỔNG HỢP MESSIAH, MỸ EDWARD ARKE Ở năm cuối nhiệm kì và đương nhiên không thể tái tranh cử, Tổng thống Mỹ sẽ tập trung vào việc xây dựng và để lại di sản, những dấu ấn của mình khi đương nhiệm. Trong bài Thông điệp Liên bang cuối cùng này, tôi nghĩ ông Obama sẽ tập trung vào những gì còn sót lại trong các dự luật mà ông muốn quốc hội thông qua, để có thể rời Nhà Trắng với những dấu ấn mà ông muốn được đời sau nhắc tới. Chúng ta phải chấm dứt việc chia ra những khu bầu cử địa phương để tránh việc các chính trị gia có thể khoanh vùng chọn người bỏ phiếu cho mình. Chúng ta phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào tiền bạc trong chính trị, để tránh việc một vài nhóm người với những lợi ích riêng có thể dùng tiền mua bầu cử. Và nếu cách tiếp cận hiện nay của chúng ta đối với các khoản tiền liên quan đến chiến dịch tranh cử không được tòa án chấp thuận, chúng ta cần ngồi lại với nhau để tìm ra một giải pháp thực thụ. Chúng ta phải đơn giản hóa bầu cử, thay vì phức tạp hóa, và điều chỉnh sao cho phù hợp với thời thế hiện nay. Trong năm nay, tôi dự kiến sẽ đi khắp nước Mỹ để thúc đẩy cải cách phục vụ mục đích nói trên. Nhưng bản thân tôi không thể làm được tất cả những điều này. Thay đổi trong thể chế chính trị của chúng ta - không chỉ trong việc ai sẽ trúng cử hay hình thức bầu cử ra sao - sẽ chỉ xảy ra khi người Mỹ muốn điều đó xảy ra. Điều này phụ thuộc vào các bạn. Một chính phủ của dân, do dân và vì dân là như vậy đấy. Những gì tôi đang muốn thực hiện sẽ rất khó. Cách dễ hơn là cứ hoài nghi, là cứ chấp nhận sự thật rằng thay đổi là không thể, rằng không có tương lai cho chính trị, rằng tiếng nói và hành động của chúng ta sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng chúng ta bỏ cuộc trong hiện tại, có nghĩa là chúng ta cũng từ bỏ luôn mong muốn cải thiện tương lai. Những kẻ có tiền và có quyền sẽ tiếp tục đứng đằng sau các quyết định có thể khiến nước Mỹ đi đến chiến tranh, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, hay đánh mất đi quyền bình đẳng và quyền bầu cử mà hàng thế hệ người Mỹ đã hi sinh xương máu để giành lấy. Khi nỗi bực dọc ấy lớn dần, sẽ có những tiếng nói dụ dỗ chúng ta trở lại thời chia rẽ bộ tộc, để đổ hết tội lỗi cho những người đồng hương không cùng màu da với chúng ta, không cầu nguyện như cách chúng ta cầu nguyện, không bỏ phiếu cho những người chúng ta ủng hộ, hay không cùng nguồn gốc với chúng ta. Chúng ta không được phép đi theo con đường ấy. Vì nó sẽ không dẫn chúng ta đến với một nền kinh tế chúng ta muốn, nó sẽ không dẫn chúng ta đến sự an toàn chúng ta muốn, và trên tất cả, nó phản lại tất cả những giá trị đã khiến Mỹ trở thành đất nước mà tất cả thế giới phải ghen tị. Những ứng viên Tổng thống Mỹ được dân mạng nhắc tới nhiều nhất trong thời gian ông Obama đọc Thông điệp Liên bang Vậy nên, thưa toàn thể công dân nước Mỹ, dù đức tin của bạn là gì, dù bạn theo đảng này hay đảng khác, hay không theo đảng nào, thì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào việc bạn có sẵn sàng thực hiện bổn phận của một công dân hay không. Hãy bỏ phiếu. Hãy thể hiện quan điểm. Hãy đứng lên vì những người khác, nhất là những người yếu đuối, những số phận mong manh. Hãy hiểu rằng mỗi chúng ta có thể tồn tại nơi đây là nhờ một ai đó, ở một nơi nào đó, đã từng đứng lên vì chúng ta. Hãy luôn năng động trong xã hội để thể hiện sự tốt đẹp, những phẩm chất đạo đức, và sự lạc quan mà mỗi ngày tôi vẫn thấy hiện hữu trong tâm hồn những người dân nước Mỹ. Không dễ để làm được điều đó trong nền dân chủ của chúng ta hiện nay. Nhưng tôi xin hứa với các bạn rằng ngày này năm sau, khi tôi không còn giữ chức Tổng thống, tôi sẽ sát cánh bên các bạn với tư cách một công dân Mỹ - một người đã lấy cảm hứng từ những tiếng nói của sự bình đẳng, của tầm nhìn, của lòng cản đảm, của khiếu hài hước, và của lòng vị tha, những tiếng nói đã giúp nước Mỹ có được như ngày hôm nay. Những tiếng nói ấy đã giúp chúng ta nhìn nhận bản thân trước hết không phải một người da đen hay da trắng, người châu Á hay Latin, người đồng tính hay dị tính, người bản xứ hay nhập cư, cử tri Dân chủ hay Cộng hòa, mà là một người Mỹ. Những tiếng nói mà Martin Luther King tin rằng sẽ là tiếng nói của chiến thắng vang lên sau cùng, những tiếng nói của sự thật, của tình yêu vô điều kiện. Những tiếng nói ấy vẫn ở đâu đó ngoài kia, nhưng không nhận được nhiều sự chú ý. Chính những tiếng nói ấy cũng không muốn được chú ý, vì họ đang bận làm những công việc mà đất nước này cần. Tôi thấy họ ở khắp mọi nơi trên đất nước vĩ đại của chúng ta. Tôi thấy các bạn chứ. Tôi biết các bạn vẫn ở đó. Các bạn chính là lý do tại sao tôi có sự tự tin lớn đến vậy vào tương lai của chúng ta. Vì tôi thấy bổn phận công dân vẫn được các bạn thực thi một cách thầm lặng nhưng mạnh mẽ mỗi ngày. Tôi thấy được điều đó ở người công nhân làm việc thêm giờ tại công xưởng để giúp công ty không phá sản, và ở người sếp chấp nhận tăng lương cho người công nhân ấy để giữ anh lại làm việc. Tôi thấy được điều đó ở cô bé Dreamer (từ chỉ người Mỹ có xuất thân là người nhập cư/di cư - PV) thức khuya hoàn thiện đề tài khoa học của mình, và ở người giáo viên đến sớm chỉ để dạy cô bé Dreamer tận tình vì anh biết rằng, một ngày nào đó cô bé ấy có thể phát minh ra thuốc chữa bệnh. Tôi thấy được điều đó ở một người Mỹ ra tù sau khi đã mãn hạn, và mơ về việc tìm lại chính mình, và trong người chủ cửa hàng đã tạo điều kiện cho anh ấy có cơ hội thứ hai. Tôi thấy được điều đó ở người biểu tình, với quyết tâm chứng minh tầm quan trọng của công lý, và ở người cảnh sát đi bộ tuần tra, đối xử với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng, dũng cảm và thầm lặng làm tròn nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho mỗi chúng ta. Tôi thấy được điều đó ở người lính sẵn sàng làm mọi thứ để cứu lấy những người đồng đội, ở người y tá luôn ở bên chăm sóc tận tình cho đến khi người lính ấy có thể tham gia một cuộc chạy marathon, và ở những người xếp hàng cổ vũ người lính ấy hoàn thành cuộc đua. Tôi thấy được điều đó ở cậu con trai đã tìm được sự dũng cảm để bộc bạch giới tính thật của mình, và ở người cha mà tình yêu ông dành cho con mình vượt lên tất cả những gì ông đã được dạy trước kia. Tôi thấy được điều đó ở bà cụ sẵn sàng xếp hàng thật lâu để bỏ phiếu; ở công dân tham gia bầu cử lần đầu; ở những người tình nguyện tại các trạm bỏ phiếu với suy nghĩ rằng bất kì lá phiếu nào cũng có giá trị, bởi mỗi lá phiếu đều thể hiện rằng cái quyền bầu cử thiêng liêng ấy có giá trị đến nhường nào. Đó là nước Mỹ mà tôi biết. Đó là nước Mỹ mà chúng ta yêu quý. Những đôi mắt mở rộng. Những trái tim nhân hậu. Tâm thế lạc quan rằng sự thật và tình yêu vô điều kiện sẽ giành chiến thắng. Đó là những gì khiến tôi luôn hi vọng vào tương lai của chúng ta. Vì các bạn. Tôi luôn tin vào các bạn. Đó là lý do tại sao tôi đứng đây hôm nay, tự tin tuyên bố rằng, nước Mỹ vẫn vững mạnh. (The State of the Union is strong - câu nói "cửa miệng" của các Tổng thống Mỹ trong Thông điệp Liên bang). Cảm ơn tất cả các bạn, Chúa phù hộ các bạn, và Chúa phù hộ nước Mỹ. --- theo Trí Thức Trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2016 Mỹ đưa tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh tới Philippines Thứ tư, 13/01/2016 - 22:54 Dân trí Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ, USS Topeka, đã tới căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 3 ngày, Hải quân Mỹ xác nhận trong một tuyên bố. >> Philippines phản đối các chuyến bay thử nghiệm trái phép của Trung Quốc >> Philippines cho phép Mỹ tăng cường hiện diện quân sự >> Mỹ-Philippines thảo luận cách đối phó Trung Quốc trên Biển Đông Tàu ngầm USS Topeka của Hải quân Mỹ tại vịnh Subic (Ảnh: Inquirer) Theo một tuyên bố của Hải quân Mỹ đưa ra hôm qua, tàu ngầm USS Topeka (SSN 754) đã tới vịnh Subic ngày 12/1 trong một chuyến thăm được miêu tả là một phần của cuộc triển khai thông thường trong khu vực. “Với thủy thủ đoàn gồm 160 người, Topeka sẽ tiến hành một loạt sứ mệnh và duy trì các khả năng mới nhất của hạm đội tàu ngầm”, tuyên bố nhấn mạnh. “Hải quân Mỹ tiếp tục có quan hệ thân thiết với Philippines”, sĩ quan chỉ huy David P. Lammers của tàu ngầm USS Topeka cho biết. “Thông qua các chuyến thăm cảng như lần này, chúng tôi tăng cường quan hệ và thúc đẩy trao đổi văn hóa”. Hải quân Mỹ nói sứ mệnh nằm trong khuôn khổ một cuộc triển khai thông thường ở Thái Bình Dương, châu Á và Ấn Độ Dương. Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia USS Texas cũng có chuyến thăm vịnh Subic chỉ mới tuần trước. Chuyến thăm của tàu ngầm Topeka diễn ra đúng ngày Tòa án Tối cao Philipines ra phán quyết rằng một thỏa thuận an ninh với Mỹ là hợp hiến, cho phép quân đội Mỹ tăng cường sự hiện diện tại quốc gia Đông Nam Á. Thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ xây dựng các cơ sở để chứa thiết bị phục vụ an ninh hàng hải và các hoạt động ứng phó thảm họa và thiên tai, đồng thời mở rộng việc tiếp cận các căn cứ quân sự của Philippines. Cũng trong ngày 12/1, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Philippines đã tới Washington để hội đàm với những người đồng cấp Mỹ. Giới chức hai nước dự kiến thảo luận các căng thẳng leo thang ở Biển Đông do các hành động bồi đắp và xây dựng trái phép của Bắc Kinh trên các đảo nhân tạo phi pháp. An Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2016 Mỹ sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông Hồng Thủy 14/01/16 14:07 Thảo luận (0) (GDVN) - Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mình sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Mỹ cam kết duy trì sự hiện diện ở Biển Đông bao gồm... Chiến khu Nam phụ trách Hồng Kông, Ma Cao và độc chiếm Biển Đông Vụ kiện Philippines sẽ tạo ra thách thức thực sự cho Trung Quốc Tham vọng lõa lồ Inquirer ngày 14/1 đưa tin, Hoa Kỳ sẽ duy trì sự có mặt tại Biển Đông thông qua tuần tra không quân và hải quân để đảm bảo tự do hàng không, hàng hải được thực hiện trên vùng biển này. Điều đó được thảo luận trong hội nghị "2+2" giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước ở Washington hôm Thứ Ba. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, vấn đề Biển Đông được hai phía thảo luận rộng rãi trong cuộc họp. Mỹ tái khẳng định sự chắc chắn như thép trong cam kết với Philippines. "Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mình sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Mỹ cam kết duy trì sự hiện diện ở Biển Đông bao gồm hải quân, không quân, lực lượng tàu ngầm và lực lượng đặc biệt", Galvez nói. Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) tại Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Gần đây Bắc Kinh đã leo thang trong các hành động khiêu khích khi cho cất hạ cánh thử nghiệm trên đá Chữ Thập. Tòa án Hiến pháp Philippines vừa quyết định thông qua hiệp định hợp tác quốc phòng mở rộng giữa Hoa Kỳ và Philippines. Tới đây, quân đội Mỹ sẽ được truy cập/sử dụng 8 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines. Hồng Thủy =================== Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mình sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Mần răng mà cho phép được! Điếu mựa, lão biết trước điều này từ 2008, khi Tung Coóc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Hổng tin thì cứ xem lại bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Ngay cả khi Hoa Kỳ tuyên bố: "Không đứng về phe nào ở biền Đông" thì lão Gàn cũng thừa biết đây chỉ là chiêu trò chính chị, chính em - Nói đùa cho vui. Ngay cả khi Tomahok dộng vào Tử Cấm Thành thì nước Mỹ vẫn tuyên bố: "Không đứng về phe nào trên biển Đông", mà là bảo vệ trật tự quốc tế. Nếu trong lời tiên tri từ đầu năm ngoái, lão phát biểu: "Biển Đông sẽ rất nóng vào nửa cuối năm", thì bây wờ lão có thể nói trước rằng: Sang năm ( sau Tết Bính Thân), bể Đông sôi sùng sục. Hy vọng mong manh - rất mong manh - nhưng là hy vọng duy nhất lúc này, vẫn là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh. Tuy nhiên chỉ đến mùng 10/ Tháng Ba Bính Thân Việt lịch, mọi chuyện sẽ không còn gì để hy vọng, dù mong manh cho một khả năng giải quyết vấn đề hòa bình ở Tây Thái Bình Dương. Lão cũng nói rõ để những cái đầu bã đậu không chịu suy luận biết rằng: Điều đó không có nghĩa là sau ngày 10/ 3 Bính Thân sẽ uýnh nhau ngay. Nhà nữ tiên tri Hoa Kỳ đã phát biểu: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông". Ngay cả khi thế giới này hội nhập và xác định phương thức hội nhập của thế giới - tức xác định ngôi vị bá chủ - thì lão Gàn vẫn xác định rằng: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông" - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cá nhân lão vẫn có thể đợi đến lúc đó. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2016 Báo Đài Loan đưa tin cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp kết thúc, bà Thái Anh Văn người Nam Bộ Đài Loan, ứng cử viên thuộc đảng Dân Tiến đắc cử Tổng thống Đài Loan. Sau khi cử nội các, bà có bài phát biểu trước các nhà báo quốc tế. onlineopinions@appledaily.com.tw 作者:蔡英文 2016-01-16 Web Only調整字體尺寸 民主進步黨總統候選人蔡英文今(16)日偕同副總統候選人陳建仁、競總主委陳菊、秘書長吳釗燮、總幹事蘇嘉全及執行總幹事林錫耀召開國際記者會,發表感言。 謝謝各位國內外的媒體記者朋友,感謝大家的耐心等候。今天,台灣人用選票寫下了歷史,完成了總統直選以來第三次的政黨輪替,以及第一次的「國會政黨輪替」。我要向所有在今天走進投票所、投下神聖一票的台灣人民,致上最深的敬意。無論投票給誰,民主精神的展現,就是這場選舉最大的意義。在2016年,我們又一次地透過民主選舉,向全世界展現做為一個民主國家的驕傲,以及身為台灣人的光榮。我們也再一次告訴了國際社會:民主的價值,已經深入台灣人的血液;民主的生活方式,更將是2300萬人永遠的堅持。在這裡,我要感謝兩位可敬的對手,國民黨的朱主席、和親民黨的宋主席。我感謝他們,展現了民主的風度,讓這次的大選能夠順利、圓滿。而過去這段時間的相互競爭,以及他們對我很多的指教,都將會是我鞭策自己不斷進步的動力。我相信,政黨之間除了競爭,當然也可以合作。在新國會就職,到新政府上任之間的過渡期間,民進黨會依循憲政體制和現在的政府保持密切的溝通、協調,協助政府維持交接過程中的政局穩定、和正常運作。我也會盡快和國內主要的政黨,共同來共商國是的機制,我們也希望藉由這個國是的共商機制,能夠經常就重大政策交換意見,讓台灣擺脫政治惡鬥的舊思維,迎接「新政治」的來臨。此外,我要感謝投票支持蔡英文、陳建仁、民主進步黨和我們立委候選人的所有選民,讓民進黨重新站起來,並且再一次把治理國家的責任交給我們。對我來說,這不只是一場選舉的勝利。這個結果,是在告訴我,人民期待一個更願意傾聽民意的政府,一個決策更透明的政府,一個有能力解決困難、照顧弱勢的政府,一個可以把國家帶到新時代的政府,還有,一個會堅定捍衛國家主權的政府。我說過,從今天起,就是改革的第一里路。這些託付,將會是我推動改革的最大後盾。我承諾,2月1 號就職的新國會、以及5月20號上任的新政府,都會把實現這些期待,當作最重要的使命。我們必須誠實面對,改革不可能一步到位,台灣眼前的挑戰也不會立即消失。但是在未來4年的任期,我一定會盡全力兌現我的承諾,為台灣晉升先進國家,展開各項必要的軟硬體建設,修復過去的政策錯誤,重建人民對政府的信賴,為下個階段的台灣發展,奠定最堅實的基礎。藉由這個機會,我也要代表台灣人民,感謝國際友人,對於台灣民主選舉的關注和支持。做為國際社會的一份子,台灣願意積極參與國際合作,台灣也願意與全世界的盟友共享利益、共擔責任,並且為區域的和平穩定,做出最大的貢獻。在這場選戰中,我曾經多次承諾,將會建立具有一致性、可預測性、可持續的兩岸關係。做為中華民國第14任總統當選人,我要在此重申,今年5月20日新政府執政之後,將以中華民國現行憲政體制、兩岸協商交流互動的成果、以及民主原則與普遍民意,做為推動兩岸關係的基礎。我也會秉持超越黨派的立場,遵循台灣最新的民意和最大的共識,致力確保海峽兩岸關係維持和平穩定的現狀,以創造台灣人民的最大利益和福祉。 我也要強調,兩岸都有責任盡最大努力,尋求一個對等尊嚴、彼此都能夠接受的互動之道,確保沒有挑釁,也沒有意外。今天選舉的結果,是台灣民意的展現,中華民國做為一個民主國家,是2300萬台灣人民的共同堅持,我們的民主制度、國家認同、與國際空間,必須被充分尊重,任何的打壓,都會破壞兩岸關係的穩定。最後我要強調,我知道自己有一個很重大的責任,就是去團結這個國家。這兩天,有一個新聞撼動了台灣社會。有一位在韓國發展的台灣藝人,一個16歲的女生,因為拿著中華民國國旗的畫面,而遭到打壓。這件事,引起了不分黨派的台灣人民普遍的不滿。這件事將會永遠提醒我,團結這個國家、壯大這個國家,並且一致對外,是我做為下一任中華民國總統,最重要的責任。台灣還會有很多的挑戰,來自外部、也來自內部。選舉已經結束,所有選舉過程中的摩擦和爭執,也應該到此為止。我會和2300萬人一起向前走,共同打敗這個國家的困境,我們不會因為選舉而分裂,而是因為民主而團結。謝謝大家。 onlineopinions@appledaily.com.tw Trích Phát biểu của bà Thái Anh Văn tổng thống Đài Loan trước các nhà báo quốc tế: Bất luận bầu phiếu cho ai, cuộc tuyển cử lần này thể hiện rõ ý thức dân chủ của nhân dân Đài Loan, đó là ý nghĩa lớn nhất của cuộc tuyển cử này, làm cho nhân dân Đài Loan có thể hãnh diện với thế giới là chúng tôi có một quốc gia dân chủ, đó là vẻ vang của chúng tôi. Chúng tôi thể hiện cho thế giới thấy rằng giá trị của dân chủ đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân Đài Loan và nhân dân Đài Loan kiên trì giữ mãi lối sống dân chủ. Tôi tin tưởng rằng giữa các chính đảng ngoài cạnh tranh ra đương nhiên còn có thể hợp tác. Đối với tôi, đây không chỉ là thắng lợi của một cuộc tuyển cử mà kết quả này dạy cho tôi rằng nhân dân luôn luôn mong có một chính phủ biết nghe theo ý dân, có quyết sách minh bạch, có năng lực giải quyết khó khăn, biết chiếu cố những tầng lớp yếu, một chính phủ biết đưa đất nước hội nhập thời đại mới, nhất là một chính phủ biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước. Tôi nhấn mạnh rằng hai bờ (Đài Loan và Đại Lục) đều phải có trách nhiệm cố gắng tối đa tìm kiếm một đường lối đối xử tôn nghiêm bình đẳng mà hai bên có thể tiếp thụ được, bảo đảm không có trục trặc. Kết quả bầu cử hôm nay là thể hiện ý dân, thể hiện Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia dân chủ, là sự kiên trì đồng lòng của 23 triệu người Đài Loan, chế độ dân chủ và hòa hợp quốc gia của chúng tôi phù hợp không gian quốc tế tất phải được tôn trọng đầy đủ, mọi sự chèn ép đều là phá hoại sự ổn định trong quan hệ đôi bờ. Đài Loan còn rất nhiều thử thách từ bên ngoài và trong nội bộ. Trách nhiệm lớn nhất của tôi là đoàn kết quốc gia, cùng 23 triệu người Đài Loan tiến lên phía trước. Chúng ta vì dân chủ mà đoàn kết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2016 Báo Đài Loan đưa tin cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp kết thúc, bà Thái Anh Văn người Nam Bộ Đài Loan, ứng cử viên thuộc đảng Dân Tiến đắc cử Tổng thống Đài Loan. Sau khi cử nội các, bà có bài phát biểu trước các nhà báo quốc tế. onlineopinions@appledaily.com.tw 作者:蔡英文 2016-01-16 Web Only調整字體尺寸 民主進步黨總統候選人蔡英文今(16)日偕同副總統候選人陳建仁、競總主委陳菊、秘書長吳釗燮、總幹事蘇嘉全及執行總幹事林錫耀召開國際記者會,發表感言。 謝謝各位國內外的媒體記者朋友,感謝大家的耐心等候。 今天,台灣人用選票寫下了歷史,完成了總統直選以來第三次的政黨輪替,以及第一次的「國會政黨輪替」。我要向所有在今天走進投票所、投下神聖一票的台灣人民,致上最深的敬意。無論投票給誰,民主精神的展現,就是這場選舉最大的意義。 在2016年,我們又一次地透過民主選舉,向全世界展現做為一個民主國家的驕傲,以及身為台灣人的光榮。我們也再一次告訴了國際社會:民主的價值,已經深入台灣人的血液;民主的生活方式,更將是2300萬人永遠的堅持。 在這裡,我要感謝兩位可敬的對手,國民黨的朱主席、和親民黨的宋主席。我感謝他們,展現了民主的風度,讓這次的大選能夠順利、圓滿。而過去這段時間的相互競爭,以及他們對我很多的指教,都將會是我鞭策自己不斷進步的動力。 我相信,政黨之間除了競爭,當然也可以合作。在新國會就職,到新政府上任之間的過渡期間,民進黨會依循憲政體制和現在的政府保持密切的溝通、協調,協助政府維持交接過程中的政局穩定、和正常運作。 我也會盡快和國內主要的政黨,共同來共商國是的機制,我們也希望藉由這個國是的共商機制,能夠經常就重大政策交換意見,讓台灣擺脫政治惡鬥的舊思維,迎接「新政治」的來臨。 此外,我要感謝投票支持蔡英文、陳建仁、民主進步黨和我們立委候選人的所有選民,讓民進黨重新站起來,並且再一次把治理國家的責任交給我們。 對我來說,這不只是一場選舉的勝利。這個結果,是在告訴我,人民期待一個更願意傾聽民意的政府,一個決策更透明的政府,一個有能力解決困難、照顧弱勢的政府,一個可以把國家帶到新時代的政府,還有,一個會堅定捍衛國家主權的政府。 我說過,從今天起,就是改革的第一里路。這些託付,將會是我推動改革的最大後盾。我承諾,2月1 號就職的新國會、以及5月20號上任的新政府,都會把實現這些期待,當作最重要的使命。 我們必須誠實面對,改革不可能一步到位,台灣眼前的挑戰也不會立即消失。但是在未來4年的任期,我一定會盡全力兌現我的承諾,為台灣晉升先進國家,展開各項必要的軟硬體建設,修復過去的政策錯誤,重建人民對政府的信賴,為下個階段的台灣發展,奠定最堅實的基礎。 藉由這個機會,我也要代表台灣人民,感謝國際友人,對於台灣民主選舉的關注和支持。做為國際社會的一份子,台灣願意積極參與國際合作,台灣也願意與全世界的盟友共享利益、共擔責任,並且為區域的和平穩定,做出最大的貢獻。 在這場選戰中,我曾經多次承諾,將會建立具有一致性、可預測性、可持續的兩岸關係。做為中華民國第14任總統當選人,我要在此重申,今年5月20日新政府執政之後,將以中華民國現行憲政體制、兩岸協商交流互動的成果、以及民主原則與普遍民意,做為推動兩岸關係的基礎。我也會秉持超越黨派的立場,遵循台灣最新的民意和最大的共識,致力確保海峽兩岸關係維持和平穩定的現狀,以創造台灣人民的最大利益和福祉。 我也要強調,兩岸都有責任盡最大努力,尋求一個對等尊嚴、彼此都能夠接受的互動之道,確保沒有挑釁,也沒有意外。今天選舉的結果,是台灣民意的展現,中華民國做為一個民主國家,是2300萬台灣人民的共同堅持,我們的民主制度、國家認同、與國際空間,必須被充分尊重,任何的打壓,都會破壞兩岸關係的穩定。 最後我要強調,我知道自己有一個很重大的責任,就是去團結這個國家。 這兩天,有一個新聞撼動了台灣社會。有一位在韓國發展的台灣藝人,一個16歲的女生,因為拿著中華民國國旗的畫面,而遭到打壓。這件事,引起了不分黨派的台灣人民普遍的不滿。這件事將會永遠提醒我,團結這個國家、壯大這個國家,並且一致對外,是我做為下一任中華民國總統,最重要的責任。 台灣還會有很多的挑戰,來自外部、也來自內部。選舉已經結束,所有選舉過程中的摩擦和爭執,也應該到此為止。我會和2300萬人一起向前走,共同打敗這個國家的困境,我們不會因為選舉而分裂,而是因為民主而團結。 謝謝大家。 onlineopinions@appledaily.com.tw Trích Phát biểu của bà Thái Anh Văn tổng thống Đài Loan trước các nhà báo quốc tế: Bất luận bầu phiếu cho ai, cuộc tuyển cử lần này thể hiện rõ ý thức dân chủ của nhân dân Đài Loan, đó là ý nghĩa lớn nhất của cuộc tuyển cử này, làm cho nhân dân Đài Loan có thể hãnh diện với thế giới là chúng tôi có một quốc gia dân chủ, đó là vẻ vang của chúng tôi. Chúng tôi thể hiện cho thế giới thấy rằng giá trị của dân chủ đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân Đài Loan và nhân dân Đài Loan kiên trì giữ mãi lối sống dân chủ. Tôi tin tưởng rằng giữa các chính đảng ngoài cạnh tranh ra đương nhiên còn có thể hợp tác. Đối với tôi, đây không chỉ là thắng lợi của một cuộc tuyển cử mà kết quả này dạy cho tôi rằng nhân dân luôn luôn mong có một chính phủ biết nghe theo ý dân, có quyết sách minh bạch, có năng lực giải quyết khó khăn, biết chiếu cố những tầng lớp yếu, một chính phủ biết đưa đất nước hội nhập thời đại mới, nhất là một chính phủ biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước. Tôi nhấn mạnh rằng hai bờ (Đài Loan và Đại Lục) đều phải có trách nhiệm cố gắng tối đa tìm kiếm một đường lối đối xử tôn nghiêm bình đẳng mà hai bên có thể tiếp thụ được, bảo đảm không có trục trặc. Kết quả bầu cử hôm nay là thể hiện ý dân, thể hiện Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia dân chủ, là sự kiên trì đồng lòng của 23 triệu người Đài Loan, chế độ dân chủ và hòa hợp quốc gia của chúng tôi phù hợp không gian quốc tế tất phải được tôn trọng đầy đủ, mọi sự chèn ép đều là phá hoại sự ổn định trong quan hệ đôi bờ. Đài Loan còn rất nhiều thử thách từ bên ngoài và trong nội bộ. Trách nhiệm lớn nhất của tôi là đoàn kết quốc gia, cùng 23 triệu người Đài Loan tiến lên phía trước. Chúng ta vì dân chủ mà đoàn kết. Nếu trí nhớ của lão Gàn không tồi thì Lệnh bà Thái Anh Văn khi ra ứng cử có hứa sẽ từ bỏ đường lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố sai trái vào năm 1947 hoặc 48 gì đó. Thành thật khuyên bà hãy thực hiện lời hứa này và trao trả đảo Ba Bình cho Việt Nam , cùng với việc thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Cá nhân lão Gàn nhân danh nicknaem Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, hứa sẽ ủng hộ những mục tiêu của Lệnh bà tại Đài Loan. Để chứng tỏ rằng Thiên Sứ tôi có thể thực hiện lời hứa, tôi bảo đảm Đài Loan sẽ không có thiên tai lớn trong năm Bính Thân Việt lịch 2016. Lão Gàn cũng cần xác định rằng: Việc phủ nhận đường lưỡi bò mà Trung Hoa Dân quốc công bố năm 1947 (Hoặc 1948), không ảnh hưởng đến chính sách "Một Trung quốc". Nhưng ngược lại, nó thể hiện của uy lực chính phủ Đài Loan - đại diện một chế độ trong phạm trù "Hai chế độ, một Trung Quốc". Chính phủ Trung Quốc lục địa nên hoan hỉ điều này, nếu họ nghĩ đến cái mà họ gọi là "đại cuộc". 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2016 Sóng sẽ vỗ mạnh hai bờ eo biển Đài Loan Ngọc Việt 17/01/16 07:42 Thảo luận (0) (GDVN) - Việc bà Thái Anh Văn chiến thắng có thể khiến chuyện thống nhất 2 bờ khó có thể xảy ra trong thời gian ông Tập Cận Bình nắm quyền. Bầu cử Đài Loan: Quốc dân đảng dễ thua, Bắc Kinh nín thở Tham vọng quyền lực Nhạt nhòa và dang dở Cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan đã kết thúc bằng chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân Tiến Thái Anh Văn. Dù không qua bất ngờ với kết quả này nhưng những người ủng hộ ứng cử viên Quốc Dân đảng cầm quyền Chu Lập Luân đều tỏ ra hết sức thất vọng. Việc chiến thắng của bà Thái Anh Văn dù được xem là chiến thắng quan trọng trong việc đưa đảo Đài Loan vào một giai đoạn phát triển mới, nhưng sự kiện này được nhận định là sẽ mang đến nhiều khó khăn cho hòn đảo này trong thời gian tới. Tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Reuters. Vậy tại sao người dân Đài Loan vẫn quyết định lựa chọn bà Thái Anh Văn dù biết trước sẽ có khó khăn, nan giải trong quan hệ vơi Trung Quốc? Lo sợ trước giờ G Có thể thấy rằng, với xu thế phát triển hiện nay và tình hình quan hệ Đài Loan – Trung Quốc trong mấy năm qua, thì việc Đài Loan về với Trung Hoa lục địa là rõ ràng, chỉ còn xác định giờ G nữa thôi. Tuy nhiên, việc lui lại giờ G được bao lâu là một vấn đề hệ trọng và liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của người dân đảo quốc này. Lợi ích của người dân Đài Loan khi sáp nhập với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào vị thế của Đài Loan, mà vị thế của lãnh thổ này đối Trung Quốc được quyết định bởi hai yếu tố quan trọng nhất là sức mạnh của chính quyền Đài Bắc và ý nguyện của người dân Đài Loan đối với vấn đề trọng đại này. Thực ra, trong nội dung chương trình tranh cử và quá trình vận động tranh cử, có thể thấy rằng chiến lược của đảng Dân Tiến trong lần bầu cử này không quá sắc sảo và ứng cử viên Thái Anh Văn cũng không quá nổi trội, nhưng họ đã chiến thắng. Có thể nhận định rằng chiến thắng của đảng Dân Tiến là nhờ vào những sai sót trong quản lý kinh tế của chính phủ Mã Anh Cửu. “Bà Thái Anh Văn giành được nhiều sự ủng hộ từ công chúng, một phần nhờ vào sự không hài lòng rộng khắp của người dân đối với cách thức Quốc Dân đảng và ông Mã Anh Cửu xử lý các vấn đề kinh tế, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội”, theo BBC ngày 16/1. Tuy nhiên, những sai lầm mang tính chiến lược của đảng cầm quyền, trong đó có việc nhận định sai ý nguyện của người dân Đài Loan trong việc tiến nhanh quan hệ với Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của đảng Dân Tiến. "Người dân Đài Loan coi thường Quốc Dân đảng vì họ quá gần gũi với Trung Quốc," Một người dân Đài Loan tên là Jeff Chang, 35 tuổi cho The Telegrap biết ngày 16/1. Còn cô Anita Lin, 37 tuổi, một người Đài Loan khác thì hồi hộp: "Tương lai của Đài Loan không phải là ở Trung Quốc. Tương lai của Đài Loan là ở trên toàn thế giới." Khi xu thế của thời đại không thể đảo ngược thì người dân Đài Loan cũng đã có những đổi thay trong suy nghĩ, tuy nhiên không thể nhanh như những gì Quốc Dân đảng đã thể hiện trong thời gian qua. Phải trải qua ít nhất một, hai thế hệ lãnh đạo nữa thì việc người dân Đài Loan nghĩ về Tổ quốc Trung Hoa mới nhẹ nhàng hơn. Có thể thấy rằng từ khi ông Lý Đăng Huy được bầu làm lãnh đạo tối cao Đài Loan năm 1988, việc xem nhẹ sự đe dọa của Trung Quốc mới được người dân Đài Loan phản ứng bớt phần gay gắt. Nghĩa là mới hơn 30 năm bắt đầu từ sự cảm nhận mà đến nay đã có những hành động đổi thay lập trường của Quốc Dân đảng là quá nhanh, quá sớm cho việc xóa bỏ một Trung Hoa Dân quốc trong tương lai. Dù việc hòa hoãn, rồi nồng ấm trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan mang lại cho người vùng lãnh thổ này nhiều lợi ích, song niềm tin cho việc trở thành “người một nhà” vẫn chưa thể xác lập trong suy nghĩ của người dân Đài Loan như một sự mặc định được. Quốc Dân đảng đã làm cho người dân Đài Loan lo sợ về một sự áp đặt của Trung Quốc đại lục đối với đảo quốc này. “Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để lấy lại nếu cần”, theo BBC Những người ủng hộ đảng Dân Tiến ăn mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc. Ảnh: Reuters. Và họ không phải mơ hồ hay mường tượng ra điều ấy. “Một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông đã là một bài học cho người dân Đài Loan nhìn vào để thể hiện cảm xúc của mình. Và đương nhiên họ thấy càng lùi xa giờ G càng tốt cho họ trong việc chuẩn bị cả tâm thế và điều kiện trước khi Đài Loan trở về với đất mẹ Trung Hoa. Đây là một sai lầm quá lớn của Quốc Dân đảng khi hiểu sai lòng dân, thực hiện những bước đi quá sớm, quá nhanh trong quan hệ với Trung Quốc. Và đương nhiên, đảng Dân Tiến đã nắm bắt ngay cơ hội ấy để hoàn hiện chiến lược tranh cử của mình. Đảng Dân tiến đã đánh trúng vào suy nghĩ của người dân Đài Loan nên đã chiến thắng. Như vậy, chiến thắng của đảng Dân Tiến và cá nhân bà Thái Anh Văn ngoài việc thay đổi chiến thuật mà còn nhờ Quốc Dân đảng có những sai lầm mang tính chiến chiến lược trong cả chương trình hoạt động của chính phủ Mã Anh Cửu lẫn trong xây dựng chương trình tranh cử của Chu Lập Luân trong cuộc bầu cử ngày 16/1 vừa qua. Và qua việc lựa chọn bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến lần này, người dân Đài Loan đã gửi một thông điệp tới Trung Hoa đại lục là mọi việc phải diễn ra tự nhiên và việc thống nhất sẽ phải là ý nguyện của người dân đại lục và người dân trên đảo Đài Loan quyết định. Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Đài Loan chỉ đảm bảo cho việc đó diễn ra theo đúng tiến trình mà thôi. Chấp nhận trả giá Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa. Vì vậy, bà Tống Mỹ Linh đã ủng hộ Lý Đăng Huy lên thay Tưởng Kinh Quốc làm lãnh đạo đảo này. Từ đó, mọi việc từ thăm dò đến kết nối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã thẩm thấu theo đúng như những gì mà bà Tống Mỹ Linh đã toan tính. Đối với Trung Hoa đại lúc thì ngay từ ngày lập quốc, việc thống nhất Đài Loan đã luôn là ý muốn của các nhà lãnh đạo của đất nước này. Tuy nhiên, cơ hội chỉ trở nên rõ ràng khi Nixon quyết định buông Đài Loan để chọn Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch mất ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình gặp nhà lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu tại Singapore – sự kiện có ảnh hưởng đến thất bại của Quốc Dân đảng. Ảnh : AP. Song chỉ với sự quyết đoán của Đặng Tiểu Bình thì ý tưởng tái thống nhất Trung Hoa mới có cơ hội thành hiện thực. Có thể thấy rằng, cuộc đời làm chính trị của Đặng Tiểu Bình được lưu danh trong lịch sử Trung Quốc bằng hai thành công lớn nhất của ông. Thứ nhất là việc phát động cải cách mở cửa, đổi mới đất nước. Thứ hai là thành công trong việc xác định được ngày hợp nhất Hồng Kông và Ma Cao về với Trung Quốc từ Anh và Bồ Đào Nha, theo cơ chế “một quốc gia hai chế độ” trong 50 năm với hai lãnh thổ này. Và có lẽ với Tập Cận Bình việc ông muốn xác định giờ G cho vấn đề thống nhất Đài Loan là một trong những ưu tiên của mình trong thời gian ông lãnh đạo Trung Quốc, noi theo gương của Đặng Tiểu Bình. Vì vậy, trong thời gian qua ông đã tập trung rất nhiều cho việc này, và việc gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ở Singapore tháng 11/2015 đã là một bước ngoặc trong quá trình thực hiện mong muốn đó. Tuy nhiên, việc bà Thái Anh Văn chiến thắng có thể khiến chuyện thống nhất 2 bờ khó có thể xảy ra trong thời gian ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc. Và điều này có thể làm cho nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những biện pháp cứng rắn với chế độ mới ở Đài Bắc và cả người dân đảo Đài Loan. Cái giá mà Trung quốc “buộc” Đài Loan phải trả phụ thuộc vào những chính sách và hoạt động của chính quyền bà Thái Anh Văn sẽ thực hiện trên đảo Đào Loan và thể hiện trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, người ta dự đoán là cái giá mà chính quyền Đài Bắc và người dân Đài Loan phải trả cho chiến thắng của đảng Dân Tiến có thể là không nhỏ. Bà Thái, 59 tuổi, là đại diện của Dân Tiến đảng (DPP) vốn chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc. Tuy bà chưa tỏ rõ quan điểm nhưng phe đối lập nói quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc", BBC đưa tin. Có lẽ người dân Đài Loan cũng đã đoán biết điều ấy, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận vì với họ độc lập trong suy nghĩ, tự do trong hành động đối với vấn đề trong đại của đất nước, hệ trong với cuộc đời của họ thì không có điều gì lớn lao và ý nghĩa hơn. Do vậy, chắc chắn sóng sẽ vỗ mạnh hơn hai bên bờ eo biển Đài Loan trong thời gian tới. Người dân Trung Quốc và người dân Đài Loan sẽ phải là những người quyết định cho độ dài của những bước sóng ấy vì họ chính là người xác định chính xác nhất giờ G . Ngọc Việt =========================== Chả cần phải chờ đến Lệnh bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan, Ngay từ khi Trung Quốc lục địa phấn khỉ - Í lộn! Phấn khởi - với một tương lai thống nhất với bán đảo Đài Loan, mà điển hình là đôi câu đối được coi là hay nhất thể hiện điều này, là: " "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" Thì lão đã phân tích thần khí của cặp câu đối này từ góc nhìn của Lý học Việt và xác định: Còn lâu chính phủ Bắc Kinh mới thực hiện được chuyên này. link đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/29098-lai-ban-chuyen-kim-long-dang-phi/ Đến bây giờ thì chẳng cần phải suy luận, một chính khách cấp phường ngồi chém gió ở quán trà 5 xu vỉa hè, quen coi báo "cọp" cũng thấy rõ điều này. "Chẳng sang Tàu, tớ cũng "đếch sang Tây" . Ấy là thơ của cụ Tú Xương bảo thế. Tớ chỉ phân tích khách wan vậy thôi. Bắc Kinh còn hy vọng giờ G hả?! Hy vọng này đáng nhẽ thành hiện thực, nếu như họ đừng gây sự với Việt Nam. Đã nhiều lần, lão xác định ngay trong topic này, rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Lão tin chắc hầu hết những chính khứa có sạn của thế giới hiện đại - bao gồm cả Bắc Kinh - không thể hiểu được điều này. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". * "Cái đáng sợ nhất, không phải là cái hữu hình, mà là cái vô hình". Bà Vanga phát biểu như vậy. * "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", nhà nữ tiên tri nổi tiếng của Hoa Kỳ đã phát biểu như vậy. Lão đây cũng đang chờ đến giờ G để niềm hy vọng này xuất hiện. Giờ G của lão hoàn toàn có "cơ sở khoa học" - Í lộn - Hoàn toàn có "cơ sở Lý học", chứ không hề mơ hồ như hy vọng của Bắc Kinh. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 1, 2016 Quý vị và anh chị em xem giải trí bài viết này. Nó có tác dụng chính trị lớn, nhưng là kịch bản chiến tranh rất tồi. Tức là nếu chiến tranh xảy ra thì thực tế không như kịch bản này. ==================== Tại Senkaku/Điếu Ngư, TQ sẽ khiến Mỹ hối hận vì bắt tay với Nhật Đức Huy | 17/01/2016 08:20 Hậu quả là toàn bộ Silicon Valley chìm trong bóng tối, hải quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị đánh tan tác, tàu chiến Trung Quốc dính thủy lôi nổ tan tành, nhưng... ... Thật may, đó chỉ là những diễn biến trên giấy tờ. Tuần trước, Dan De Luce và Keith Johnson, hai nhà báo của tạp chí Foreign Policy (FP), đã có dịp được tới thăm văn phòng viện nghiên cứu chiến lược RAND tại Arlington, bang Virginia (Mỹ). Là viện nghiên cứu chiến lược lớn thứ 4 nước Mỹ với 1.700 nhân viên, RAND luôn được coi là "cánh tay phải" của các tư lệnh quân đội Mỹ mỗi khi họ đứng trước những quyết định quan trọng và cần được "mách nước". Tại đây, hai nhà báo của FP đã tham gia "đánh trận giả" cùng chuyên gia David Shlapak, người đã có 30 năm cố vấn chính sách cho bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao Mỹ dựa trên phân tích và đánh giá kết quả của các màn "đánh trận giả" này. Mới đây, Nhật Bản đã cảnh báo Trung Quốc rằng nếu tàu của Bắc Kinh còn tiếp tục lảng vảng gần Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo sẽ điều tàu tuần tra tới đuổi. Đáp lại, bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo, nếu Nhật Bản có hành vi gây hấn, họ "sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho mọi thứ xảy ra sau đó". Trong lúc căng thẳng Trung-Nhật ngày một gia tăng xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, cũng như vai trò của Mỹ với tư cách đồng minh quân sự của Tokyo, hai phóng viên FP đã quyết định lấy bối cảnh này làm tiêu điểm cho màn "đánh trận giả" tại RAND, với sự dẫn dắt của chuyên gia Shlapak. Dưới đây là diễn biến của cuộc chiến giả tưởng nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra này: Senkaku/Điếu Ngư - Ngày thứ 1: Nguyên nhân bùng phát Khi bình minh lên, một nhóm các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan người Nhật xuất hiện trên Uotsuri-shima, hòn đảo lớn nhất trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Họ tuyên bố toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Nhật Bản, đồng thời đăng tải một đoạn video trên YouTube, đe dọa sẽ tiêu diệt hải quân Trung Quốc nếu Bắc Kinh dám bén mảng tới đòi lại quần đảo này. Tokyo hoàn toàn bị động trước sự việc này và phản ứng rất chậm. Trước khi họ kịp tuyên bố không liên quan tới hành động của các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan nói trên, thì phía Bắc Kinh đã lên án đây là một hành vi thù địch nghiêm trọng, và lập tức điều tàu cảnh sát biển có vũ trang và tàu hải quân tới Senkaku/Điếu Ngư. Lính thủy đánh bộ Trung Quốc bắt giữ toàn bộ 14 phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan người Nhật, và tuyên bố sẽ dẫn về Bắc Kinh xét xử. Ngày hôm sau, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được điều tới khu vực tranh chấp, dưới sự hộ tống của một phi đội chiến đấu cơ F-15. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn lệnh cho các tàu hải quân giữ vị trí, và tuyên bố sẽ không rút khỏi Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Ảnh: WikiMedia Trong bối cảnh giao tranh có thể xảy đến bất cứ lúc nào, Tokyo thông báo với Washington rằng họ quyết định thực thi hiệp ước an ninh song phương Mỹ-Nhật kí năm 1951. Vậy Nhà Trắng sẽ làm gì? Senkaku/Điếu Ngư - Ngày thứ 2: Mỹ động binh Với Mỹ, thực thi cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản là điều tối quan trọng. Điều này không chỉ vì lợi ích riêng của Tokyo, mà Washington thừa hiểu rằng, mọi con mắt tại Nga, Iran, NATO, Saudi Arabia, Israel và nhiều quốc gia khác đang đổ dồn về Mỹ, để xem họ sẽ làm gì trong bối cảnh một trong những đồng minh thân cận nhất kêu gọi trợ giúp quân sự. Nhưng Washington cũng không muốn gây hấn với một thế lực như Trung Quốc, chỉ vì một vài hòn đảo nhỏ mà Mỹ vẫn coi là "vô giá trị". Trong tình huống này, hai nhà báo của FP quyết định bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhật Bản bằng việc điều động hải quân và không quân Mỹ tới hỗ trợ, nhưng từ chối đơn phương công kích quân đội Trung Quốc. Họ điều biểu tượng sức mạnh của quân đội Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, tàu sân bay George Washington, từ cảng Yokosuka, Nhật Bản, tới gần khu vực tranh chấp để sẵn sàng tham chiến khi cần. Điều George Washington rời cảng cũng giúp Mỹ tránh được rủi ro tàu sân bay của họ bị Trung Quốc "đánh úp" bằng một quả tên lửa diệt hạm mà Bắc Kinh đã dành nhiều năm phát triển. Cùng lúc đó, Hạm đội 3 đóng tại California được đặt vào thế sẵn sàng chiến đấu. Washington cũng nói rõ với Bắc Kinh rằng tàu ngầm tấn công Mỹ đã được điều động tới gần Senkaku/Điếu Ngư, và sẵn sàng khai hỏa để bảo vệ đồng minh Nhật Bản khi cần. Hạm đội 3 của Mỹ tham gia tập trận RIMPAC. Ảnh: WikiMedia Mỹ, hay đúng hơn là hai nhà báo FP, cũng phải đưa ra một quyết định quan trọng khác. Nhật Bản muốn điều tàu khu trục tới Senkaku tham chiến, và nhờ Mỹ điều hai tàu khu trục tới Biển Nhật Bản để bọc lót hậu phương. Dù biết làm như vậy tiềm tàng rủi ro cao, nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ đồng minh, Mỹ chấp thuận. Senkaku/Điếu Ngư - Ngày thứ 3: Giao tranh leo thang Mọi chuyện trở nên xấu đi trông thấy sau khi một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đánh chìm một tàu cá Nhật Bản gần khu vực đảo tranh chấp. Tokyo lập tức đáp trả bằng vòi rồng nước và máy chặn tín hiệu, đồng thời điều chiến đấu cơ liệng thấp xuống sát tàu Trung Quốc. Thấy vậy, một tàu frigate của Trung Quốc dùng đạn cự li gần 30 mm bắn vào máy bay Nhật Bản. Nhật Bản cũng khai hỏa trở lại. Nhưng Bắc Kinh đã gây bất ngờ lớn khi phản công bằng tên lửa chống hạm, kết quả là 2 tàu Nhật bị đánh chìm chỉ trong vài phút, và gần 500 lính Nhật thiệt mạng. Mọi liên lạc ngoại giao Trung-Nhật lập tức bị cắt đứt. Cảm thấy yếu thế, Nhật Bản lại cầu cứu Mỹ tăng cường tiếp viện. Người dân Nhật đổ dồn tới trước cổng đại sứ quán Mỹ tại Tokyo. Cùng lúc đó, một biển người Trung Quốc hò hét la ó bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Truyền thông nước Mỹ đưa tin 24/7 về giao tranh tại Senkaku/Điếu Ngư, trong khi các Thượng nghị sĩ giận sôi và đòi "nợ máu phải trả bằng máu" với người Trung Quốc. Tại Nhà Trắng, áp lực đáp trả ngày một gia tăng. Chuyên gia Shlapak đưa ra một loạt các phương án để 2 nhà báo FP lựa chọn. Phương án 1: Mỹ có thể án binh bất động và tránh một cuộc chiến tranh, nhưng làm vậy đồng nghĩa với việc thấy đồng minh gặp nạn mà không cứu, khiến cả thế giới mất niềm tin vào Washington. Phương án 2: Mỹ có thể gửi một thông điệp tới Trung Quốc bằng một cuộc tấn công an ninh mạng, và tránh giao tranh quân sự trực tiếp. Phương án 3: Mỹ có thể dùng tàu ngầm đánh chìm một tàu chiến Trung Quốc Phương án 4: Mỹ có thể phản ứng trên diện rộng, điều máy bay tới không kích ngay trên đất liền Trung Quốc hoặc tại các cơ sở trọng yếu của quân đội Trung Quốc, để gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng nước này "đang đùa với lửa". Rốt cục, 2 nhà báo FP đã chọn phương án 3. Tàu ngầm Mỹ tại tây Thái Bình Dương phóng ngư lôi tiêu diệt 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Trung Quốc, tiêu diệt hàng trăm binh sĩ nước này. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio, USS-Michigan. Ảnh: WikiMedia "Các anh đã khiến người Trung Quốc đổ máu. Các anh đã khơi mào chiến tranh Mỹ-Trung với hành động này của mình" - ông Shlapak cảnh báo. Senkaku/Điếu Ngư - Ngày thứ 4: Bắc Kinh đáp trả Lãnh đạo Bắc Kinh kinh ngạc trước hành động của Mỹ. Họ đã nhắc đi nhắc lại với Washington rằng đây là "việc riêng" của Trung và Nhật, và không liên quan gì tới Mỹ. Thời thế cũng đã thay đổi, quân đội Trung Quốc đã mạnh hơn, và nay với mạng xã hội phát triển, hàng trăm triệu cư dân mạng nước này, không ít trong số đó cũng là những phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan, gào thét đòi trả thù cho hai tàu Trung Quốc bị đánh chìm. Ông Shlakpak giờ lại đặt 2 nhà báo FP vào vị trí "quân đỏ", tức Trung Quốc, và đưa ra các phương án hành động. Phương án 1: Hạ nhiệt vụ 2 tàu khu trục bị đánh chìm, cũng như bỏ ngoài tai lời kêu gọi của cư dân mạng trong nước, để tránh giao tranh leo thang. Phương án 2: Đáp trả tương tự, đánh chìm 2 tàu hải quân Mỹ, đặc biệt là các tàu khu trục trong tầm ngắm hiện đang đóng tại Nhật. Phương án 3: Đáp trả mạnh, phóng tên lửa nhắm vào căn cứ không quân Mỹ tại Okinawa. Tuy nhiên, 2 nhà báo Mỹ lại chọn một giải pháp khác. Họ chấp nhận búa rìu dư luận trong nước và quyết định khiến Mỹ phải hứng đòn đau mà không phải "đầu rơi máu chảy". Bên cạnh việc tiếp tục tấn công nhắm vào quân đội Nhật, Trung Quốc khởi động mạng lưới virus đã được cài sẵn vào hệ thống điện tại Mỹ, khiến toàn bộ thung lũng Silicon chìm trong bóng tối. Ngoài ra, đội ngũ hacker của Bắc Kinh cũng đột nhập vào sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, thay đổi các con số niêm yết, xóa đi hàng tỉ USD tiền lãi, gây ra một hiệu ứng domino đánh sập hệ thống chứng khoán của Mỹ. Senkaku/Điếu ngư - Ngày thứ 5: Nhật đại bại Quân đội Trung Quốc tiếp tục đánh mạnh vào tàu Nhật đóng gần quần đảo tranh chấp. Chỉ trong chưa đầy 24 giờ đồng hồ, 1/5 lực lượng hải quân Nhật đã bị đánh bại, hàng trăm lính JMSDF thiệt mạng. Như để nhấn mạnh quan điểm của mình, Trung Quốc cũng mở một đợt công kích vào kinh tế Nhật Bản, đánh sập hệ thống điện và một nhà máy lọc dầu trọng yếu của người Nhật. Trước tình cảnh này, Tokyo (hay nói đúng hơn là ông Shlapak) một lần nữa cầu cứu Mỹ, và đưa ra cho Nhà Trắng (tức 2 nhà báo FP) 3 lựa chọn cụ thể. Họ muốn Mỹ điều tàu sân bay tới tham chiến để bảo vệ tàu Nhật, họ muốn Mỹ tăng cường tấn công tàu Trung Quốc, và họ muốn Mỹ không kích các địa điểm lưu trữ tên lửa chống hạm đặt tại đại lục. Với Washington, những lựa chọn trên đều không mấy sáng sủa. Hai nhà báo FP thống nhất rằng đã đến lúc đặt dấu chấm hết cho giao tranh, và nói với Tokyo rằng họ không muốn công kích trực tiếp trên lãnh thổ Trung Quốc. Việc điều George Washington tham chiến cũng không khả thi. Mỹ quyết định điều tàu ngầm và máy bay tới khu vực giao tranh để mở đường cho tàu Nhật Bản rút lui về căn cứ. Như vậy, Washington tránh được một cuộc chiến tổng lực với Trung Quốc, và tránh một kết cục xấu hơn nữa cho Nhật Bản. Theo ông Shlapak, quyết định nói trên "về mặt tác chiến thì ổn", nhưng lại đồng nghĩa với việc dâng chiến thắng cho Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ lấy đó mà nói rằng họ "chấp" cả Mỹ và Nhật mà vẫn "ăn". Quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư cũng sẽ thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc đã thắng liên minh Mỹ-Nhật tại Senkaku/Điếu Ngư, nhưng... Ảnh: WikiMedia Tuy nhiên, theo ông Shlapak, về lâu về dài Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng đây sẽ là một chiến thắng kiểu Pyrros (thuật ngữ mang nghĩa rằng phe thắng cuộc phải trả cái giá quá đắt - PV). Ông giải thích, sau bài học tại Senkaku/Điếu Ngư, Nhật cũng như nhiều nước châu Á khác sẽ chi tiêu gấp đôi cho quân sự, đồng thời có thêm lý do để bắt tay nhau chống lại Trung Quốc về mặt quân sự và tránh lệ thuộc về mặt kinh tế. Nói tóm lại, theo ông Shlapak, trong trường hợp giao tranh bùng phát, "chẳng bên nào có lợi cả". Vậy nếu Mỹ chấp thuận đề nghị của Nhật trong Ngày thứ 5, điều gì sẽ xảy ra? Senkaku/Điếu Ngư - Ngày thứ 5 (phiên bản 2): Vén màn Thế chiến III... Mỹ điều đội ngũ viện trợ nhân đạo và phản ứng thiên tai tới Nhật Bản để hỗ trợ công tác phục hồi, đồng thời điều George Washington tới khoảng cách an toàn gần Senkaku. Tên lửa Mỹ đổ xuống đại lục, hải quân Trung Quốc thiệt hại không kể xiết vì liên tục dính ngư lôi. Đáp lại, Bắc Kinh cho một loạt tàu chở hàng Nhật nổ tung ngoài khơi, đánh tan tác căn cứ không quân Kadena tại Okinawa, và dùng tên lửa diệt hạm bắn vào George Washington, khiến tàu sân bay này phải trở lại căn cứ. Thiệt hại cho các bên cứ thế tăng dần, số người chết lên đến hàng nghìn, rồi hàng chục nghìn... "Đó là lý do tại sao việc các anh để dẫn đến giao tranh từ đầu đã là sai lầm chiến lược ở cấp độ cao nhất rồi" - ông Shlapak đập bàn nhấn mạnh, và kết thúc màn "đánh trận giả" với 2 nhà báo FP. Tại Syria, 4 tháng không kích đã giúp Nga đạt được 2 mục đích chính trị quan trọng theo Trí Thức Trẻ Share this post Link to post Share on other sites