Posted 12 Tháng 3, 2015 Hàn Quốc chuẩn bị cho kịch bản thống nhất không cần thỏa thuận (Vietnam+) lúc : 11/03/15 13:29 Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Chong Wook. (Nguồn: koreatimes.co.kr) Tờ JoongAng Ilbo số ra ngày 11/3 dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Chong Wook cho biết Seoul đang chuẩn bị cho các kịch bản về việc thống nhất với Bình Nhưỡng mà không cần tới một thỏa thuận liên Triều. Báo trên dẫn lời ông Chung Chong Wook phát biểu tại một diễn đàn hôm 10/3 rằng Chính phủ Hàn Quốc đang “tìm kiếm các phương án thống nhất mà có thể không cần đến một thỏa thuận (liên Triều)." Ông nhấn mạnh: “Hiện có nhiều lộ trình cho tiến trình tái thống nhất, và ủy ban của chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho một tổ chuyên nghiên cứu khả năng thống nhất không cần đồng thuận hay còn gọi là thống nhất chế độ.” Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc tiết lộ có một nhóm chuyên gia đang nghiên cứu kịch bản thống nhất Bán đảo Triều Tiên thông qua một sự thay đổi trong chế độ Bình Nhưỡng hoặc thông qua hợp nhất với miền Nam. Ủy bao này, gồm các chuyên gia chính phủ và phi chính phủ, được chính quyền của Tổng thống Pắc Cưn Hê thành lập vào tháng 7/2014 để chuẩn bị cho tiến trình tái thống nhất hòa bình hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, Triều Tiên đã quyết liệt phản đối ý tưởng thống nhất bằng cách hợp nhất với Hàn Quốc vì như vậy đồng nghĩa với việc chế độ hiện hành tại Bình Nhưỡng sụp đổ./. Hàn Quốc rút lại tuyên bố về kế hoạch thống nhất với Triều Tiên Thứ Sáu, 13/03/2015 - 04:00 Ngày 12/3, Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của Tổng thống Hàn Quốc Chung Chong Wook đã buộc phải rút lại phát biểu của ông rằng Seoul đang bí mật lên kế hoạch cho khả năng thống nhất với Bình Nhưỡng mà không cần tới một thỏa thuận liên Triều. >> Hàn Quốc chuẩn bị cho kịch bản thống nhất không cần thỏa thuận Phó Chủ tịch Ủy ban Thống nhất của tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Chong Wook (Nguồn: koreatimes.co.kr) Ông Chung Chong-Wook cho biết đã dùng "sai từ" tại một diễn đàn hôm 10/3. Tại sự kiện này, ông khẳng định có "nhiều lộ trình" cho việc thống nhất, và trong ủy ban của ông có một nhóm đặc biệt "đang chuẩn bị cho khả năng thống nhất mà không sự cần tới thỏa thuận (liên Triều)." Ông cũng cho hay trong trường hợp Triều Tiên được hợp nhất với Hàn Quốc, Seoul cũng đã chuẩn bị sẵn các kế hoạch liên quan đến các nhân vật chóp bu của chế độ Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ông Chung Chong-Wook ngày 12/3 đã đảo ngược hoàn toàn các phát biểu trên khi nói: "Trong ủy ban này không hề có nhóm nào đang chuẩn bị cho việc thống nhất thông qua sáp nhập." Trong bối cảnh một số thành viên Đảng Saenuri (Đảng Thế giới mới) bảo thủ cầm quyền yêu cầu ông Chung Chong Wook từ chức, Phủ Tổng thống Hàn Quốc và Ủy ban Thống nhất của Tổng thống Hàn Quốc đã ra tuyên bố khẳng định Seoul không chủ trương bắt buộc phải thống nhất bán đảo bị chia cắt này./. Theo (Vietnam+) http://www.vietnamplus.vn/han-quoc-rut-lai-tuyen-bo-ve-ke-hoach-thong-nhat-voi-trieu-tien/311744.vnp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2015 Phát hiện hàng loạt quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc tham nhũng 19:06 27-02-2015Đăng bởi Một Thế Giới Chính phủ đã công bố các cuộc điều tra phát hiện hàng loạt quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc tham nhũng nghiêm trọng. Ủy ban Quân sự Trung ương cho biết hôm thứ Năm, đã cảnh báo cho các lực lượng vũ trang về một loạt các vụ bê bối tham nhũng đạt mức kỷ lục. Điều này bị cho là sẽ làm ảnh hưởng đến tham vọng bá quyền của Trung Quốc khi lực lượng quân sự suy yếu. Nhiều người trong số đó có quan hệ liên quan đến vụ bê bối của cựu sĩ quan quân sự cao cấp Từ Tài Hậu, người có quyền lực rất lớn giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương đã về hưu năm 2013. Các nhà chức trách công bố năm ngoái họ đang điều tra ông Từ về những cáo buộc tham nhũng. Những sĩ quan quân đội đang tại chức và đã nghỉ hưu đã nói vấn đề phe cánh trong các lực lượng vũ trang là quá phổ biến nó có thể làm suy yếu khả năng của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh. Trong các cuộc tiệu tập quân đội để củng cố luật pháp, kỷ cương, Ủy ban Quân sự Trung ương, trong đó đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình, cho biết các lực lượng vũ trang là một phần quan trọng trong nỗ lực chung để giữ các kỷ cương nguyên tắc của pháp luật. "Một đất nước tiến bộ cần phải có những điều tất yếu, một trong những điều đó là quy định và kỷ cương của pháp luật, và để một quân đội hiện đại cũng cần phải có những điều tất yếu, đó là quy định và kỷ cương của pháp luật", ủy ban cho biết trong một quy định đã được phê duyệt bởi ông Tập đã được Tân Hoa Xã thông báo chính thức. "Để quân đội càng hiện đại hóa, càng phải nâng cao kiến thức của họ, càng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật", họ nói thêm. Ông Tập đã thề sẽ diệt trừ tham nhũng trong lực lượng vũ trang, một quân đội với 2, 3 triệu binh lính đang trong một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng, bao gồm cả việc phát triển các tên lửa chống vệ tinh và máy bay tàng hình. Mệnh lệnh được ra gần nhất của Ủy ban quân sự trung ương, được trình bày bằng những từ ngữ khoa trương thường thấy của Bắc Kinh, không đề cập cụ thể các trường hợp tham nhũng cũng không cung cấp hướng dẫn mới về cách chống tham nhũng. Thay vào đó, kêu gọi các lực lượng vũ trang để "dám đảm nhận sứ mệnh lịch sử cách mạng của thế hệ mới và chủ động dấn thân vào các thực hành vĩ đại của một quân đội tuân theo kỷ cương pháp luật". Thảo Hương (theo Businessinsider) ============================= Bởi vậy, ngay từ những trang đầu tiên của chủ đề này, lão Gàn đã phán rằng ngài Tập đang làm một công việc rất khó khăn (thực ra - trong điều kiện của ngài Tập - còn dễ hơn gấp 1000 lần lão Gàn minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến). Vấn đề nó nằm ở chỗ này: Mệnh lệnh được ra gần nhất của Ủy ban quân sự trung ương, được trình bày bằng những từ ngữ khoa trương thường thấy của Bắc Kinh, không đề cập cụ thể các trường hợp tham nhũng cũng không cung cấp hướng dẫn mới về cách chống tham nhũng. Lão Gàn có thể mơ cõi Thiên Thai, nhưng điếu ảo tưởng viển vông vào những thứ ở cõi trần gian. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2015 LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Kinh tế thế giới năm Ất Mùi 2015 như một nồi lẩu, với nước dùng (Nước lèo) nhạt hơn năm 2014..... ========================= Cơn lo sợ kinh tế Nga lao dốc trầm trọng (Tin tức 24h) - Nga đã hạ lãi suất cơ bản và dự báo tăng trưởng cho thấy nước này đang lo ngại kinh tế lao dốc trầm trọng hơn là tỷ lệ lạm phát cao. Vì sao Mỹ muốn kinh tế Nga thoi thóp? Dấu hiệu lạc quan cho kinh tế Nga Trong thông báo ngày 13/3, lãi suất cơ bản tại Nga giảm 1% xuống 14%. Dự báo tăng trưởng cũng bị hạ xuống -3,5 đến -4%, so với -3% hồi tháng 1. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết đã tính đến “nguy cơ nền kinh tế tiếp tục giảm tốc mạnh”. Đây là lần hạ lãi suất cơ bản thứ 2 trong năm nay của Nga, sau lần đầu tiên được đưa ra hôm 30/1, hạ lãi suất cơ bản từ 17% xuống còn 15%. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ tiếp tục hạ lãi suất nếu các nguy cơ chính đối với lạm phát giảm. Các chuyên gia cho rằng động thái lần này của Nga nhằm đối phó đà trượt dốc của giá dầu – thứ hàng hóa xuất khẩu chủ đạo của Nga, cũng như các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt vào Moscow. Một năm qua, nền kinh tế Nga đã chịu “cú đấm” kép từ giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s dự báo kinh tế Nga có thể suy giảm tới 5,5% trong năm nay, so với mức tăng trưởng 5,6% đạt được vào năm 2008. Theo một số dự báo, sẽ có thêm 120 tỷ USD tiền vốn chạy khỏi Nga trong năm nay, sau khi đã có 150 tỷ USD rời Nga trong năm ngoái. Năm 2014 chính phủ Nga đã thiết lập một chương trình cứu trợ tài chính cho doanh nghiệp. Chương trình này sử dụng tiền từ một trong các quỹ đầu tư nhà nước. Hầu như ngay lập tức, các công ty bắt đầu xin được hỗ trợ. Cho đến nay, các công ty đã đề nghị được hỗ trợ ít nhất 37 tỷ USD, và con số sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư nhà nước, quỹ An sinh quốc gia, có thể không có đủ tiền để trang trải các nhu cầu của các công ty. Theo số liệu vào đầu tháng 3, các quỹ này có dự trữ khoảng 75 tỷ USD. Khoảng một phần tư số tiền này nằm trong các tài sản có tính thanh khoản thấp, vì vậy nó không thể được san sẻ cho các chương trình cứu trợ tài chính. Một phần số tiền cũng được phân bổ cho cơ sở hạ tầng. Tính chung, các tài sản có thanh khoản thấp, các công trình cơ sở hạ tầng và gói cứu trợ cần đến ít nhất 82 tỷ USD. Các quỹ đầu tư nhà nước của Nga đang cố gắng tăng cường cho ngân hàng vay tiền để mua trái phiếu của các công ty cần trợ giúp. Các ngân hàng có vốn, các công ty có được nguồn tiền trong lúc cần kíp. Thường thì hai vụ cứu trợ như vậy tiêu tốn 1 tỷ Rúp. Tuy nhiên chiến lược này có thể tạo ra nhiều vấn đề. Nếu giá dầu giảm và nền kinh tế suy yếu hơn nữa, số trái phiếu có thể không còn nhiều giá trị, tạo ra ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và công ty. Bà Anna Stupnytska - nhà kinh tế học tại Fidelity Worldwide Investment dự báo khi Chính phủ Nga cạn kiệt lựa chọn chính sách năm nay, làn sóng vỡ nợ doanh nghiệp sẽ xảy ra, càng tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng. Trong nỗ lực đối phó với nguồn thu ngân sách giảm mạnh, Nga đã cắt giảm 10% lương của công chức Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, kể từ ngày 1/5 tới. Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng tuyên bố kế hoạch cắt giảm số công chức trong khoảng từ 5-20%. An Nhiên (Tổng hợp) Ở trong topic "Lời tiên tri Ất Mùi 2015" thì nó là sự chứng nghiệm cho những vấn đề kinh tế. Nhưng ở topic này thì là một lời phàn nàn vì lời khuyên của lão Gàn không đến tai ngài Putin, khi lão cho rằng ngài đã sai lầm khi quá cứng rắn trong vấn đề Ukraine. Đáng nhẽ ra ngài chỉ nên có giới hạn. Lời khuyên của lão Gàn có từ rất lâu trước khủng hoảng giá dầu. Quá nhiều lời lẽ ca ngợi ngài Putin như một người hùng, khiến lão Gàn cũng ngại nói về những sai lầm của ngài. Trong hội nghị tổng kết của TTNC Văn hóa cổ Đông phương, một nhà nghiên cứu đã nói đến lịch sử của những lãnh đạo Nga mang tên Vladimia luôn là biểu tượng của chiến thắng. Và rằng bất cứ kẻ thù nào trong lịch sử nước Nga đụng đến Vladimia đều thất bại. Vấn đề đặt ra mang năng tính tâm linh và lão Gàn cũng chưa bao giờ phủ nhận những thực tại khách quan, cho dù nó mang yếu tố tâm linh. Nhưng hoàn cảnh cụ thể hiện nay - hay nói theo lý học - thời thế có khác nhiều so với lịch sử. Rất tiếc! Lão Gàn đang bệnh quá. Nên chỉ gõ được đến đây. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2015 Nhật Bản có bằng chứng mới, quý giá về chủ quyền quần đảo Senkaku Thứ Ba, 17/03/2015 - 14:51 Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, một bản đồ của chính phủ Trung Quốc, được công bố hàng chục năm trước đây, sử dụng tên Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, thay vì tên Trung Quốc. >> Trung Quốc xây bãi đáp trực thăng quy mô lớn gần Senkaku/Điếu Ngư >> Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư Bản đồ Trung Quốc sử dụng tên Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Ảnh:Yomiuri Shimbun) Bản đồ trên được Cục khảo sát, đo đạc và thông tin địa lý quốc gia Trung Quốc xuất bản năm 1969. Nó sử dụng tên tiếng Nhật của quần đảo Senkaku và đảo Uotsuri, thay vì những cái tên Trung Quốc của quần đảo Điếu Ngư và đảo Điếu Ngư, như hiện nay Trung Quốc đang sử dụng. Sự tồn tại của bản đồ này được một nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tiết lộ hồi tháng trước tại một phiên họp ở Hạ viện. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đánh giá, đây là bằng chứng mới, quý giá chứng minh quần đảo Senkaku là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Theo Mai Phương/NHKAn ninh Thủ đô Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2015 Báo Mỹ tố mua hàm tướng 35 tỉ, TQ nói "quân đội sạch 99.9%" Hải Võ 17/03/2015 07:50 Tờ Wall Street Journal (Mỹ) hôm 11/3 đăng tải một bài viết bình luận rằng "hành vi mua quan bán chức đã lan khắp quân đội Trung Quốc". Báo Mỹ: Tướng quân đội Trung Quốc giá 35 tỉ? Theo đó, Wall Street Journal (WSJ) đã viết rằng, trong 10 năm qua, hiện tượng mua bán quan chức đã lan rộng trong quân đội Trung Quốc, đến mức "bất cứ chức vụ nào cũng đều có giá cả ngầm". WSJ nêu ra, hàm tướng ở Trung Quốc được "bán" với giá 10 triệu NDT (khoảng 35 tỉ VNĐ), cấp đại tá có giá hơn 5 triệu NDT hay... binh sĩ phổ thông với mức giá "bình dân" là hơn 10.000 NDT. Tờ báo Mỹ cũng cho rằng, các quan chức "vung tiền" mua chức sẽ tìm mọi cách "thu hồi vốn", và khẳng định "điều này đã trở thành một vòng tuần hoàn nghiệt ngã". Trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu, tướng "diều hâu" La Viện - phó Hội trưởng thường trực Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - tuyên bố, cần phải kiên quyết "phản đối và khống chế những ý kiến bôi xấu ác ý". Ông La phân tích, truyền thông phương Tây "bôi nhọ" hình ảnh quân giải phóng Trung Quốc nhằm cố ý dùng hiện tượng cá biệt để gán thành hiện tượng phổ biến, "bé xé ra to". La Viện cho rằng phương Tây muốn thừa cơ "yêu ma hóa hình ảnh quân đội Trung Quốc", "mê hoặc lòng dân". Tướng La cũng cáo buộc báo chí phương Tây "ăn không nói có", "vô cớ sinh sự", "ly gián quan hệ quân dân Trung Quốc". Con trai cựu phó Chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng (trái) mới bị Bắc Kinh tuyên bố điều tra, còn "hổ béo" Từ Tài Hậu (phải) vừa qua đời sáng 16/3 vì ung thư. "Quân đội sạch 99.9%" Trong khi đó, chuyên gia chiến lược quân sự Bành Quang Khiêm nói với Hoàn Cầu, hiện tượng tham nhũng trong quân đội Trung Quốc "rất nghiêm trọng", nhưng với ý rằng "một phần tử tham nhũng cũng không được chấp nhận". "Quân đội Trung Quốc có hơn 2.000.000 người. Giả sử có tới 10.000 phần tử tham nhũng thì cũng chỉ chiếm 0.5% lực lượng, làm sao gọi là tham nhũng toàn quân được?" - ông Bành lập luận. "99.9% quân nhân Trung Quốc là trong sạch, có năng lực, hoạt động theo tôn chỉ của đảng và quân đội. Việc báo Mỹ dùng một vài cá thể để chụp mũ tập thể quân đội chỉ là hoang tưởng, không đáng nhắc đến" - Bành Quang Khiêm nói thêm. WSJ cũng dẫn lời chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung Quốc Tai Ming Cheung thuộc ĐH California nhận định - "Khi bạn không thể tin cậy hệ thống quân đội lựa chọn được sĩ quan có năng lực tốt, đặc biệt là các vị trí cốt lõi, thì sự tín nhiệm và kính trọng đối với chỉ huy cũng sụt giảm. Khi ấy, kỷ luật nhanh chóng lơi lỏng và diễn biến thành vấn đề mang tính hệ thống, khiến cả quân đội bị hủ hóa". Đáp trả quan điểm trên, ông Bành Quang Khiêm nói - "Quân đội Trung Quốc có một cơ chế tuyển chọn nhân tài rất hiệu quả và đã được kiểm nghiệm qua vô số thắng lợi". Chuyên gia quân sự Bành Quang Khiêm nói quân đội Trung Quốc "sạch 99.9%" và có vô số nhân tài "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". Ảnh: Tân Hoa Xã. Thời báo Hoàn Cầu cũng "tự tin" khoe rằng, quân đội Trung Quốc là nơi "ngọa hổ tàng long, nhân tài vô số". Chuyên gia Bành Quang Khiêm cũng "nổ" không kém khi khẳng định - "Quân đội Trung Quốc là nơi tụ hội nhân tài, trí thức. Những người 'trên thông thiên văn, dưới tường địa lý' không khi nào thiếu". Vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc bắt đầu trở nên nhức nhối từ đầu năm 2014, khi thanh tra Trung ương nước này phát hiện vấn nạn tham nhũng ở các lãnh đạo quân đội không chỉ nhiều mà còn nghiêm trọng về mức độ và không ngừng leo thang. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần Cốc Tuấn Sơn được xem là một trong những "hổ béo" quân đội đầu tiên bị Bắc Kinh "đốn", tiếp đó là tướng Từ Tài Hậu - cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, "quyền lực số 2" quân đội nước này. Bước sang năm 2015, chính quyền Bắc Kinh mạnh tay hơn trong vấn đề chống tham nhũng trong quân đội khi tính đến nay, đã có hơn 30 quan chức cấp cao của lực lượng này bị điều tra với cáo buộc tham nhũng. Đặc biệt, trong số quan chức quân đội "ngã ngựa" gần đây có Thiếu tướng Quách Chính Cương - con trai cựu phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng. ====================== Chắc báo Mỹ nhầm thế nào ấy chứ?! Làm gì tướng Tàu mà lại rẻ dữ zdậy. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2015 Thủ tướng nói về Biển Đông: “Không có lòng tin, hòa bình rất mong manh” Thứ Ba, 17/03/2015 - 20:01 Dân trí Tại thành phố Sydney, chiều 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy - Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nằm trong Top 30 trung tâm hàng đầu thế giới. >> Toàn quyền Australia: Ấn tượng sâu sắc vì là cựu chiến binh Việt Nam >> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu Australia Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Australia: Hướng tới một tương lai tươi sáng vì sự thịnh vượng của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực”, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ tầm nhìn về quan hệ Việt Nam - Australia, tầm nhìn phát triển của Việt Nam và những vấn đề an ninh khu vực đang nổi lên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng trong cuộc thảo luận với các học giả hàng đầu Australia. Phức tạp ở Biển Đông tiềm ẩn bất ổn cho Châu Á – Thái Bình Dương “Cách đây 40 năm, tôi tin rằng tại Australia, hai từ “Việt Nam” thường được liên tưởng đến cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương, mất mát. Nhưng thật vui mừng là đến ngày nay, trong năm 2014, trong số 8 triệu khách quốc tế đến thăm viếng, du lịch tại Việt Nam đã có hơn 300 ngàn người bạn Australia” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mở đầu bài phát biểu với những hình ảnh nói lên sự thay đổi mạnh mẽ của Việt Nam sau 30 năm Đổi mới, mở cửa và chuyển đổi thành công nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề của chiến tranh ngoại xâm, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình; có quan hệ ngoại giao song phương với 185 quốc gia, là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức quốc tế, đóng góp có trách nhiệm trong hoạt động của nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam còn là địa điểm đầu tư, kinh doanh với gần 18 ngàn dự án đầu tư nước ngoài đến từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký gần 300 tỉ USD; đồng thời đang đi đầu trong hoàn thành lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 - cộng đồng kinh tế năng động với hơn 600 triệu dân, có GDP trên 2.400 tỷ USD. “Chúng tôi đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân, doanh nghiệp; hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng tới đạt mục tiêu 2016-2020 tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ. Thảo luận tại đây, ông Richard Broinowski, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Australia thuộc bang New South Wales, nguyên Đại sứ Australia tại Việt Nam giai đoạn 1983-1986 cho biết ông ngưỡng mộ trước những gì mà Việt Nam đã làm được khi chứng kiến những gì đất nước này đã phải đối mặt cách đây hơn 30 năm. Không chỉ phát triển kinh tế, Việt Nam còn làm rất tốt khi hội nhập thành công với thế giới và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. “Chúng tôi khâm phục trước thành công của Việt Nam trong việc định hình lại hình ảnh của mình sau những năm tháng vô cùng khó khăn và bị bao vây, cấm vận” - ông Richard Broinowski chia sẻ. Về những vấn đề an ninh khu vực, một vấn đề được các học giả quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp gần 55% GDP toàn cầu và là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành trật tự thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, khu vực này đang tiềm ẩn những bất ổn do những diễn biến phức tạp của các điểm nóng và hiện vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của công luận quốc tế, khu vực là tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông. “Chúng tôi cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển của toàn cầu. Những bất ổn, căng thẳng hiện nay chỉ có thể giải quyết khi tất cả các nước, nhất là các nước trực tiếp có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đều phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kiềm chế không có hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC)” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. Khôi phục lòng tin, tìm giải pháp có thể chấp nhận ở Biển Đông Đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la năm 2012, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông ấn tượng với khái niệm lòng tin chiến lược khi đây được coi là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực. Đồng thời, ông Carl Thayer tỏ ra quan ngại trước những khó khăn trong việc xây dựng lòng tin chiến lược ở khu vực. Ông cũng đề nghị Việt Nam cho biết quan điểm của mình về xây dựng lòng tin chiến lược cũng như cách thức xử lý những bất ổn về môi trường an ninh khu vực. Đề cập vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực một cách bền vững, mỗi quốc gia, dù lớn, hay nhỏ, bên cạnh việc chăm lo lợi ích của riêng mình, đều phải quan tâm đến các vấn đề chung của khu vực, thế giới và lợi ích chính đáng của các nước khác. Đây là nền tảng nhận thức cơ bản để thúc đẩy các cơ chế hợp tác, xây dựng lòng tin, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Các nước cần đề cao hơn nữa vai trò của các thể chế đa phương và cùng chung tay góp sức xây dựng một cấu trúc và thể chế của khu vực ổn định và bền vững. Trong cấu trúc đó, ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, dẫn dắt, kết nối chặt chẽ và xây dựng lòng tin chiến lược giữa tất cả các đối tác liên quan - đó là một sự tin cậy lẫn nhau bền vững lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển. “Hòa bình, ổn định là mong muốn tha thiết, là khát vọng cháy bỏng của mỗi con người, mỗi quốc gia và cả nhân loại. Để có hòa bình, ổn định thì một nhân tố có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng được lòng tin chiến lược. Nếu không xây dựng được lòng tin chiến lược thì việc bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn của nhân loại là rất mong manh” - Thủ tướng phát biểu. Về quan điểm giải quyết tranh chấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định Việt Nam luôn kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực. Trong khi khẳng định và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước theo đúng Luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn chủ động ứng xử phù hợp và tranh thủ mọi cơ hội để làm giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được cho vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong các bạn tiếp tục có tiếng nói tích cực, khách quan, đóng góp thiết thực cho hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực. Việt Nam ủng hộ Australia đóng vai trò lớn hơn trong cấu trúc khu vực đang định hình. Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ cùng Australia và các nước đối tác để xây dựng một châu Á phát triển năng động, liên kết sâu sắc, trong một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cùng thịnh vượng” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. Quan hệ Việt Nam – Australia đang căng tràn sức sống Đề cập quan hệ Việt Nam - Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong nhiều năm qua, nước này luôn nằm trong nhóm 10 bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều từ 3 tỷ USD năm 2000, tăng lên hơn 6,5 tỉ USD năm 2015. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Australia với 320 dự án FDI, giá trị hơn 1,65 tỉ USD. Bên cạnh đó, quan hệ hai nước còn được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những kết nối văn hóa, giáo dục, nhân văn bền chặt. Cộng đồng hơn 300 ngàn Việt kiều và hơn 30 ngàn du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Australia là cầu nối quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử, phong tục, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. “Australia là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở phía Nam bán cầu. Quan hệ giữa hai nước từng trải qua nhiều cung bậc. Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009, hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chính trị, đối ngoại kinh tế, giáo dục, văn hóa… bao gồm cả những hiệp định về hợp tác quốc phòng, an ninh, thể hiện sự tin cậy, sự chín muồi trong quan hệ đối tác giữa hai nước chúng ta. Đến hôm nay, chúng ta vui mừng thấy rằng quan hệ hai nước Việt Nam và Australia là mối quan hệ đã được thử thách và đang căng tràn sức sống” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. P.Thảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2015 Trung Quốc kêu gọi Mỹ tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược Thứ Tư, 18/03/2015 - 15:53 Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/3 đã kêu gọi tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược và hợp tác qua lại giữa nước này với Mỹ. >> Mỹ bác quan ngại của Trung Quốc về hệ thống tên lửa THAAD >> Mỹ kêu gọi đồng minh “nghĩ kỹ” trước khi gia nhập ngân hàng Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân (Nguồn: THX) Trong buổi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ Trung-Mỹ kiểu mới cũng như kiến tạo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Washington và sẵn sàng nỗ lực với Mỹ để nuôi dưỡng mối quan hệ này," đồng thời bày tỏ mong chờ vào chuyến công du cấp nhà nước tới Mỹ vào cuối năm nay. Theo ông, để nâng tầm quan hệ Trung-Mỹ, hai nước cần rút ra bài học từ lịch sử, cân nhắc tình hình tổng thể và tăng cường hiểu biết lẫn nhau nhằm xây dựng lòng tin chiến lược. Về phần mình, ông Kissinger cũng đánh giá cao quá trình cải cách mang tính lịch sử đang diễn ra ở Trung Quốc, đồng thời khẳng định quan hệ Mỹ-Trung là một yếu tố quan trọng đối với hòa bình, tiến bộ và phát triển của thế giới. Theo ông Kissinger, đây là một quyết định có tầm nhìn xa vì lợi ích của cả hai phía để xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc này, đồng thời chúc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du tới Mỹ thành công./. Theo (Vietnam+) ===================== Hì! "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ". Lão Gàn đã lên một wẻ cho chuyến công du của ngài Tập sang Huê Kỳ. Đợi khi nào ngài gần đi sẽ công bố kết quả quẻ bói. Nhưng nhìn cái lão Kis thấy mà ghét. Ngài Putin có nhớ mặt cái lão này không nhỉ. Ngày xưa chính lão quân sư cáo già này làm một quả wan trọng góp phần không nhỏ, khiến nước Liên Xô vĩ đại - mà cốt lõi chính là nước Nga của ngài - giăng i ti. Lão quân sư cáo già này vẫn đang rất tự hào và hợm hĩnh về chiến công của lão ta. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên lão vẫn được đón tiếp long trọng tại Bắc Kinh với lời chúc mừng chuyến thăm của ngài Tập thành công tốt đẹp. Nước Tàu sẽ tận dụng lão quân sư cáo già này để xây dựng "lòng tin chiến lược" với Hoa Kỳ. Mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp. Cái thế giới này sẽ còn loạn cào cào, cho đến khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vinh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2015 Mỹ bắn tiếng hỗ trợ ASEAN tuần tra biển Đông Thứ Năm, 19/03/2015 - 06:15 “Nếu các thành viên ASEAN muốn đi đầu trong việc tổ chức những hoạt động như vậy, hãy tin tôi, Hạm đội 7 của Mỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ”... >> Vấn đề Biển Đông và Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN >> Trung Quốc thách thức ASEAN bằng các hoạt động bồi đắp ở Biển Đông Ba tàu chiến USS John S. McCain (DDG 56), USS Kidd (DDG 100) và USS Stethem (DDG 63) thuộc Hạm đội 7, trong một hành trình qua biển Đông Theo tin từ Bloomberg, Tư lệnh Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á thành lập một lực lượng chung để tuần tra các khu vực trên biển Đông, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Hôm 18/3, phát biểu tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi đang diễn ra ở Malaysia, Phó đô đốc Mỹ Robert Thomas nói, các nước Đông Nam Á có thể đẩy mạnh hợp tác về an ninh hàng hải song song với tôn trọng chủ quyền và không gian ven biển của nhau, giống như những nỗ lực hợp tác chống cướp biển trên vịnh Aden. Đến nay, Mỹ đã trấn an các nước đồng minh trong khu vực rằng Washington sẽ ủng hộ việc chống lại sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đang gia tăng áp lực đối với một số thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, nước này còn đẩy mạnh việc khai hoang các bãi đá đang bị tranh chấp trên biển Đông. “Có lẽ, nói vẫn dễ hơn làm, cả trên phương diện chính sách lẫn tổ chức. Nhưng một sáng kiến như vậy có thể sẽ giúp kết dính các mục tiêu hoạt động trong các sự kiện đào tạo mà các lực lượng hải quân trong ASEAN muốn theo đuổi”, ông Thomas nói trong một cuộc gặp với các quan chức hải quân khu vực. “Nếu các thành viên ASEAN muốn đi đầu trong việc tổ chức những hoạt động như vậy, hãy tin tôi, Hạm đội 7 của Mỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ”. Hôm 16/3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói, nước này sẵn sàng chào đón Ấn Độ giữ một vai trò lớn hơn trên biển Đông. Hồi tháng 1, Tư lệnh Thomas nói Mỹ sẽ khuyến khích Nhật mở rộng tuần tra đường không ra biển Đông. Còn hôm nay, Thủ tướng Australia Tony Abbot đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác đào tạo hải quân với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Phát biểu tại Canberra nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Australia nói cả hai nước “ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông. Cả hai nước phản đối bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với nguyên trạng” trong khu vực. Tại triển lãm Langkawi lần này, Mỹ trưng bày hai chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet, một máy bay tuần tra đường biển P-8A Poseidon, và tàu tuần dương trang bị tên lửa hành trình lớp Ticonderoga USS Shiloh có trực thăng MH-60R. Quy mô của đoàn Mỹ trong sự kiện diễn ra hai năm một lần này cho thấy sự chú ý gia tăng của Mỹ đối với khu vực. Trong một diễn biến khác, tại hội nghị lần thứ 9 bộ trưởng quốc phòng ASEAN do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo chung trong đó đề cập đến vấn đề biển Đông. Bản thông cáo nhấn mạnh sự "quan trọng của tự do hàng hải và hàng không theo các nguyên tắc phổ biến và được luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, bảo đảm". Theo Bình Minh VNEconomy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2015 Nga và phương Tây nhìn nhau ngấm đòn (Tin tức 24h) - Trong khi nhiều doanh nghiệp phương Tây phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa tại Nga thì quốc gia này cũng thấm đòn trừng phạt của phương Tây. Thông tin mới trong cuộc chiến kinh tế Nga-Phương Tây Báo phương Tây khen sức kháng cự của nền kinh tế Nga Đối mặt với doanh số bán hàng giảm và dự báo triển vọng ảm đạm trên thị trường Nga, Tập đoàn chế tạo ôtô General Motors (GM) của Mỹ ngày 18/3 thông báo đóng cửa nhà máy sản xuất ôtô thương hiệu Opel tại St. Petersburg. Theo GM, giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến thị trường Nga lâm vào khủng hoảng. Giám đốc điều hành bộ phận sản xuất ôtô thương hiệu Opel, Karl-Thomas Neumann cho biết GM đánh giá triển vọng thị trường Nga không sáng sủa trong ngắn hạn do vậy thương hiệu Opel sẽ rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga vào tháng 12/2015, trong khi thương hiệu Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga. Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga. Trong tháng 1-2/2015, GM đã bị giảm 75% doanh số tại thị trường Nga so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, GM và Opel tuyên bố sẽ thay đổi mô hình kinh doanh tại Nga, trong đó sẽ tập trung vào thương hiệu Cadillac, cũng như Corvette, Camaro và Tahoe. Chưa đến nỗi bi đát như GM nhưng nhiều thương hiệu nổi tiếng khác của phương Tây cũng phải thu hẹp quy mô kinh doanh tại Nga. Tiêu biểu nhất, hãng trang phục thể thao Đức Adidas cũng tuyên bố sẽ đóng cửa 200 cửa hàng tại Nga. Trong khi đó, Nga cũng thấm đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Hôm 18/3, nhân kỷ niệm 1 năm sáp nhập bán đảo Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây đã gây ra những tác hại đáng kể đối với nước này. Ông Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt “không làm chết ai nhưng gây ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra trong nước”. Tuy nhiên, ông khẳng định Moscow sẽ “vượt qua tất cả khó khăn và thách thức do “bên ngoài” áp đặt”. Trong tuần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk muốn các biện pháp trừng phạt Nga được duy trì cho đến cuối năm nay, khi Ukraine có khả năng giành được quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực miền Đông. Minh Thái (Tổng hợp) ================== Nga và phương Tây nhìn nhau ngấm đòn Hic! Cái này nói rồi. Hai cụ máu mê đá gà thì phải tốn tiền dưỡng gà. Chỉ khổ hai con gà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2015 Bao Công Trung Quốc 'săn cáo' ở Mỹ (Tin tức 24h) - Ông Vương Kỳ Sơn, vốn được ví như “Bao Công”, sẽ có nhiệm vụ “săn cáo” trên đất Mỹ và gỡ quả “bom nguyên tử chính trị”. Chiến dịch 'đả hổ, đập ruồi' của Trung Quốc đi đến đâu? Ông Tập kết thúc chiến dịch "đả hổ “Gỡ bom” trên đất Mỹ Theo báo chí Mỹ, ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) sắp có chuyến thăm tới Mỹ. Quan chức vốn được ví là “Bao Thanh thiên” của Trung Quốc có sứ mệnh “săn cáo”, cụm từ dùng để chỉ chiến dịch truy bắt các quan chức Trung Quốc tham nhũng trốn ra nước ngoài và thu hồi tài sản phi pháp. Đáng chú ý, đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Vương Kỳ Sơn trên cương vị Bí thư CCDI. Finacial Times cho biết ông Vương Kỳ Sơn sắp sang thăm Mỹ Chiến dịch "săn cáo" là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của Trung Quốc được triển khai từ năm 2014. Tuy nhiên, do Trung Quốc chưa ký kết Hiệp định dẫn độ tội phạm với một số quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, Canada và Australia nên các nước này đã trở thành những điểm đến lý tưởng của các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Theo giới phân tích, chuyến thăm Mỹ lần này của ông Vương Kỳ Sơn có mục đích chính là tìm cách đẩy mạnh chiến dịch "săn cáo". Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng chỉ ra cái tên đang bị săn lùng gắt gao nhất là Lệnh Hoàn Thành (em trai của Lệnh Kế Hoạch). Lệnh Hoàn Thành hiện đã trốn sang Mỹ cùng với một người chú. Lệnh Kế Hoạch vốn là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính Hiệp) Trung Quốc, người từng là trợ thủ số một của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong vai trò Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lệnh Kế Hoạch đã trở thành “hổ lớn” mới nhất bị đặt dưới diện điều tra từ cuối năm 2014. Lệnh Hoàn Thành (trái) và Lệnh Kế Hoạch. Ảnh: Reuters/SCMP Trong một thông báo ngắn gọn ngày 22/12/2014, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nói rằng ông Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, đã bị điều tra vì “bị tình nghi có những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, song không nêu rõ chi tiết. Giới phân tích cho rằng em trai của “hổ lớn” này là Lệnh Hoàn Thành nắm giữ những bí mật động trời và có khả năng trở thành “bom nguyên tử chính trị”. Cũng có tờ báo ví Lệnh Hoàn Thành như một Snowden của Trung Quốc. Trang tin của tập đoàn Xuất bản "Minh kính" cho biết trước đây xuất hiện đồn đoán nói rằng sau khi chạy trốn tới Mỹ, Lệnh Hoàn Thành đã bị Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh trục xuất về Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là thông tin được Trung Quốc cố tình làm giả nhằm đe dọa thế lực Lệnh Kế Hoạch. Sau đó, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị "trúng kế". Báo chí Mỹ thì đồn đoán rằng Lệnh Hoàn Thành có thể sử dụng những thông tin cơ mật ở cấp cao để uy hiếp Trung Nam Hải, yêu cầu dừng ngay chiến dịch bắt giữ và xử lý các thành viên trong gia tộc họ Lệnh. Trước “Bao Công” Vương Kỳ Sơn, Trung Quốc cũng đã cử một quan chức cấp cao trực tiếp sang Mỹ “săn cáo”. Có thông tin cho rằng hồi đầu tháng 1/2015, trợ lý của Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đã đến New York để bố trí công tác liên quan tới việc điều tra tình hình tài sản của Lệnh Kế Hoạch tại Mỹ. Trong danh sách giám sát có cả người nhà của Lệnh Kế Hoạch tại Mỹ, gồm Lệnh Hoàn Thành (dưới tên giả là "Vương Thành"), Lý Bình (vợ của Lệnh Hoàn Thành) và con gái của Lệnh Hoàn Thành... Cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết ở Mỹ hiện có 150 người Trung Quốc "tỵ nạn vì lý do kinh tế", phần nhiều trong số đó là các quan tham. Trước khi lẩn trốn, những người này đã tìm cách chuyển số tiền phi pháp khổng lồ bằng USD sang các nước khác để cất giấu. Mặc dù Bắc Kinh không cung cấp số liệu cụ thể, nhưng theo thống kê của "Tổ chức Minh bạch Tài chính Toàn cầu", trong khoảng thời gian từ 2003-2012 đã có 1.250 tỷ USD tiền phi pháp "chảy" khỏi Trung Quốc. Dùng “hổ săn cáo” Do tính chất nghiêm trọng vụ Lệnh Hoàn Thành, Trung Quốc đã phải cử một “hổ lớn” như Vương Kỳ Sơn sang tận đất Mỹ. Ngoài những biệt danh kiểu “Bao Công”, Vương Kỳ Sơn còn được ví như “bàn tay sắt”, “dưới một người, trên tỷ người”… Quan chức họ Vương bắt đầu thu hút sự chú ý đặc biệt sau khi được cử đến Quảng Đông để giải quyết vấn nạn phá sản lên mức đỉnh điểm ở Trung Quốc theo lệnh của ông Giang Trạch Dân (1997). Sau khi Bắc Kinh bùng nổ dịch SARS, ông Vương Kỳ Sơn lại được điều động về làm Thị trưởng Bắc Kinh. Trước khi lãnh đạo bộ máy chống tham nhũng của Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn từng giữ chức Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề tài chính và thương mại, và tham dự một số vòng đối thoại chiến lược Trung-Mỹ. Tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn được bổ nhiệm làm Bí thư CCDI. Từ đó tới nay, ông chính là “tư lệnh” chống tham nhũng ở Trung Quốc. Ông Vương Kỳ Sơn (giơ tay) trong một cuộc họp tại Bắc Kinh hôm 11/2 Theo giới phân tích, có 4 lý do khiến ông Vương Kỳ Sơn “thành công” trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc. Thứ nhất, bản thân ông Vương Kỳ Sơn vô tư, không sợ thế lực nào. Ông Vương Kỳ Sơn đã trải qua nhiều cương vị, tới nay không dính líu tới bất cứ tin đồn tham nhũng nào. Hơn nữa, ông Vương Kỳ Sơn không có con cái, cho nên sợ rơi vào thế khó, không sợ bị dụ dỗ. Thứ hai, ông Vương Kỳ Sơn được lãnh đạo thế hệ 5 ủng hộ mạnh mẽ. Trong quá trình chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng dành sự tin tưởng cao nhất, sự ủng hộ lớn nhất cho ông Vương Kỳ Sơn. Thứ ba, ông Vương Kỳ Sơn là con rể của cố Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Diêu Y Lâm, có ưu thế chính trị của “thế hệ đỏ thứ hai”. Thứ tư, ông Vương Kỳ Sơn có tính cách kiên cường, linh hoạt về biện pháp áp dụng. Dù là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hay dịch SARS, ông Vương Kỳ Sơn đều đứng mũi chịu sào để xử lý vấn đề, cho nên được gọi là “đội trưởng đội cứu hỏa”. Vấn đề của ông Vương Kỳ Sơn hiện là việc ông đã cao tuổi (sinh năm 1948). Theo đó, tới tới Đại hội 19 ông đã 69 tuổi. Theo quy định bất thành văn “7 lên 8 xuống”, tức là 67 tuổi có thể ở lại, 68 tuổi phải về hưu đối với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Vương Kỳ Sơn sẽ phải về hưu. Tuy nhiên, với vụ Lệnh Hoàn Thành, việc cử Bí thư CCDI thăm Mỹ được đánh giá là "sự lựa chọn giá trị nhất" của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay vì chỉ ông Vương Kỳ Sơn mới có cơ hội tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Mỹ. Cái khó trong công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của ông Vương Kỳ Sơn là ông này không có chức danh trong chính phủ Trung Quốc. Triều Đông ======================= Giới phân tích cho rằng em trai của “hổ lớn” này là Lệnh Hoàn Thành nắm giữ những bí mật động trời và có khả năng trở thành “bom nguyên tử chính trị”. Cũng có tờ báo ví Lệnh Hoàn Thành như một Snowden của Trung Quốc. Khuých tạp nhể! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2015 Trung Quốc công bố xét xử 2 đồng minh "máu mặt" của Chu Vĩnh Khang Thứ Năm, 19/03/2015 - 22:49 Dân trí Các công tố viên Trung Quốc ngày 19/3 đã cáo buộc ông Trương Khiết Mẫn, cựu Chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước, về tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, mở đường cho phiên tòa xét xử một nhân vật từng công tác lâu năm trong lĩnh vực dầu mỏ và có liên hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang (trái) và Trương Khiết Mẫn (Ảnh: epoch) Ông Trương Khiết Mẫn làm Chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước được 5 tháng thì bị sa thải do bị cáo buộc tham nhũng hồi tháng 9/2013. Ông Trương cũng là cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và có quan hệ mật thiết với cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, người đang bị điều tra về tội tham nhũng. Công tố viên nhà nước Trung Quốc cho hay ông Trương đã bị cáo buộc nhận hối lộ, không giải thích được nguồn gốc một số lượng lớn các tài sản của ông và lạm dụng quyền lực thời còn công tác tại CNPC. "Các tài sản và việc chi tiêu của ông ấy rõ ràng đã vượt quá thu nhập hợp pháp, sự khác biệt là rất lớn và ông ấy không giải thích được nguồn gốc của chúng", công tố viên cho biết trong một tuyên bố ngắn. "Ông ấy đã lạm dụng quyền lực, gây thất thoát lớn đối với các tài sản của nhà nước". Tuyên bố cho biết thêm rằng vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại tòa án ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Quốc. Một đồng minh thứ 2 của ông Chu Vĩnh Khang là Lý Xuân Thành, cựu Phó Bỉ thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, ngày 19/3 cũng bị buộc tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ, công tố viên thông báo trong một tuyên bố riêng rẽ. Ông Lý sẽ bị xét xử tại tỉnh Hồ Bắc. Kể từ khi lên nắm quyền 2 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, nói rằng tham nhũng đe dọa sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng loạt quan chức cấp cao trong đảng, chính phủ, quân đội và các công ty nhà nước đã bị "hạ bệ" trong chiến dịch chống tham nhũng. Cho tới nay, ít nhất 12 nhân vật thân cận và cựu cố vấn của ông Chu Vĩnh Khang đã bị "sờ gáy" trong chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh. Ông Chu từng là người đỡ đầu của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị kết án tù chung thân hồi năm 2013 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc trong nhiều thập niên qua. Hồi năm ngoái, ông Chu đã bị bắt và bị khai trừ khỏi đảng, bị cáo buộc hàng loạt tội danh, từ nhận hối lộ đến rò rỉ các bí mật quốc gia. Ông Chu đã thăng tiến từ các chức vụ tại CNPC và giữ chức tổng giám đốc công ty này trong thời gian từ 1996-1998. An BìnhTổng hợp ==================== Nhìn tướng mấy tay tham gộc (Chứ hổ cái con mựa gì) của Tàu, thấy đa phần họ bị cách "Thanh xà nhập khẩu". Chu Vĩnh Khang (trái) và Trương Khiết Mẫn (Ảnh: epoch) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2015 Nhật sắp ký thỏa thuận quốc phòng với Indonesia Thứ Năm, 19/03/2015 - 22:11 Dân trí Nhật Bản sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng với Indonesia vào tuần tới, giới chức của cả hai nước cho biết, trong nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm thúc đẩy mối quan hệ an ninh thân thiết hơn với các quốc gia Đông Nam Á và xây dựng sự đối trọng với Trung Quốc. (Ảnh minh họa: AFP) Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới thăm Tokyo vào tuần tới và ký kết một thỏa thuận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc tăng cường hợp tác về huấn luyện và công nghệ quân sự. Hiện tại, hai nước chỉ có một thỏa thuận về trao đổi các học viên quân sự. Mặc dù đó sẽ là một thỏa thuận không ràng buộc nhưng đây được xem là bước đi đầu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Một quan chức ngoại giao Nhật Bản nói rằng chuyến thăm của ông Widodo sẽ gửi đi "một thông điệp lớn" vì đây sẽ là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của ông bên ngoài khu vực Đông Nam Á. Một quan chức chính phủ Indonesia nói thỏa thuận quốc phòng "rất quan trọng" đối với cả hai nước. Đối với Nhật Bản, quan hệ thân thiết hơn với Indonesia có thể cho phép các công ty quốc phòng nước này có cơ hội tốt hơn nhằm cạnh tranh với các hãng chế tạo thiết bị quân sự Hàn Quốc, vốn đang khẳng định mình trong khu vực, theo một quan chức quốc phòng Nhật. Tổng thống Widodo sẽ thăm Trung Quốc, hiện cũng đã có một thỏa thuận quốc phòng ràng buộc pháp lý với Indonesia, ngay sau chuyến thăm Nhật Bản. Indonesia, quốc gia lớn nhất tại Đông Nam Á, đã trở thành bên trung gian trong cách tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng ở Biển Đông. Tokyo không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ngày càng lo ngại về việc bị cô lập nếu Trung Quốc thống trị một tuyến đường biển mà phần lớn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Nhật Bản đi qua đây. Sự hợp tác trên cũng nằm trong chính sách an ninh mạnh mẽ hơn được Thủ tướng Abe ủng hộ. Ông Abe muốn nới lỏng những giới hạn trong hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật Bản và kết nối với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. An Bình ================== Chưa có gì wan trọng! Dù sao vưỡn cứ là Ất Mùi 2015; tức là Thái Tuế mới nhá trục Tuyệt Mạng - Hai sơn Sửu Mùi là "Mộ" của Thủy Hỏa, theo Phong thủy Lạc Việt (Còn phong thủy Tàu điếu có cửa để phán xét điều này) - Nhưng đến năm Bính Thân 2016, Thái Tuế chiếu Tốn/ Thân (Tàu là Khôn/ Thân), tức thuần Kim; xung chiếu với Cấn/ Dần thuần Mộc. Kim Mộc khắc sát nhau mọi chuyện lúc ấy bắt đầu điếu nói chuyện tử tế với nhau được nữa. Người xưa nói: "Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý, kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua". Sở dĩ người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý vì có chuẩn mực để quán xét; còn kẻ tiểu nhân thì bất chấp chuẩn mực, miễn là có danh lợi. Bởi vậy, khi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - cội nguồn đích thực của nền văn hiến nhân bản của con người bị phủ nhận bằng mọi thủ đoạn thì làm điếu gì có chuyện yên bình ở thế gian. Sớm muộn thì chân lý cũng sẽ phải sáng tỏ thôi. Có điều lão Gàn có được nhìn thấy điều đó hay không mà thôi. Bệnh cũng sắp chết rùi. Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2015 Tại sao Mỹ chỉ "đặt một chân" ở khủng hoảng Ukraine?Infonet.vn 20/03/15 06:32 Hiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị chỉ trích vì “thờ ơ” với cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, đó có thể là chính sách đúng đắn, bảo vệ tốt nhất các lợi ích của Mỹ. Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine diễn ra đã gần một năm, khiến khoảng 6000 người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề bởi các cuộc giao tranh. Trong khi đó, tờ Washington Post cho rằng, bất chấp những hành động mạnh mẽ của Nga ở Ukraine, Mỹ vẫn chưa có động thái gì đáng kể đối với cuộc xung đột này. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Quan hệ Mỹ - Trung sụt giảm trầm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông Yuval Weber, một chuyên gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia thuộc Trường Đại học Kinh tế ở Moscow và cộng sự Andrej Krickovic đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn chuyên gia để hiểu rõ hơn về các mối quan tâm chiến lược của Nga. Yuval Weber khẳng định, kết quả cho thấy chính sách hiện tại của Mỹ có thể là chính sách đáp ứng tốt nhất các lợi ích về đối ngoại của Mỹ bằng cách không để cho Nga có được một cuộc chiến mà nước này hiện đang mong muốn. Ông Weber và ông Krickovic khẳng định các cuộc phỏng vấn cho thấy rằng cuộc chiến ở Ukraine là dấu hiệu thể hiện sự không hài lòng của Moscow đối với trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh. Ông Evgeny Lukyanov, Phó Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Nga, nói: "Chúng tôi cần phải ngồi với Mỹ và đàm phán lại toàn bộ những thỏa thuận sau Chiến tranh Lạnh". Các chuyên gia cũng nói thêm, việc để mất Ukraine sẽ đe dọa trực tiếp tới khả năng theo đuổi hội nhập Á – Âu, trọng tâm trong chiến lược lớn hơn của Nga về việc phát triển một khối liên minh Á-Âu (thông qua việc củng cố Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập Thể ) nhằm chống lại thế đơn cực của Mỹ và cạnh tranh trong thế giới đa cực mà Nga hy vọng có thể trở thành một quốc gia nổi bật. Các binh sĩ hải quân Nga tham gia lễ kỉ niệm một năm Nga ký kết hiệp ước sáp nhập Crimean ở Sevastopol hôm 18/3/2015. Cũng theo Yuval Weber và Krickovic, qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, họ cũng thấy rằng Nga đang tìm kiếm một điều kiện để mặc cả với Mỹ trong việc xác định rõ vai trò của Mỹ ở trật tự quốc tế đa cực đó cũng như đưa ra những giới hạn đối với hành động của Mỹ để Washington trở nên dễ đoán hơn và dừng việc có những hành động “vượt quyền” của mình. Ba nguyên tắc của điều kiện mặc cả giúp đảm bảo an ninh Nga bao gồm một hiệp ước an ninh tập thể ràng buộc Nga, Mỹ và các quốc gia hàng đầu châu Âu; một cơ quan ra quyết định siêu quốc gia mà Thủ tướng Dmitry Medvedev đã từng đề xuất nhằm kết thúc sự thống trị của NATO ở châu Âu; và "Học thuyết Monroe" cho không gian hậu Xô Viết. "Học thuyết Monroe" cho không gian hậu Xô Viết có nghĩa là các nước khác không can thiệp vào các vấn đề thuộc các nước hậu Xô Viết hay các quốc gia Châu Âu hãy tránh xa không gian hậu Xô Viết. Ý tưởng này phù hợp với đề xuất “lãnh đạo tập thể” của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp Câu lạc bộ Valdai (nhóm các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu nước Nga) hồi tháng 10/2014. Theo Washington Post, những lập luận trên giải thích rất rõ động thái hiện tại của Nga ở Ukraine. Đó có lẽ là lý do khiến Tổng thống Obama do dự hay nói đúng hơn là không hành động gì đáng kể ở Ukraine. Hơn nữa, việc đối đầu với Nga ở Ukraine có thể khiến cuộc xung đột leo thang tới mức Mỹ không thể giải quyết bằng một cái giá chấp nhận được. Chính sách trên của Mỹ khiến ông Obama phải chịu những chỉ trích đáng kể cả ở trong nước và quốc tế, nhưng nó có thể đảm bảo cho Mỹ một vị thế mạnh mẽ hơn đối với Nga trong tương lai. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ và hãng tin Russia Today (RT) của Nga. PHẠM KHÁNH (Lược dịch) ======================== Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine diễn ra đã gần một năm, khiến khoảng 6000 người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề bởi các cuộc giao tranh. Trong khi đó, tờ Washington Post cho rằng, bất chấp những hành động mạnh mẽ của Nga ở Ukraine, Mỹ vẫn chưa có động thái gì đáng kể đối với cuộc xung đột này. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Thế mà cũng phải hỏi. Đúng là một câu hỏi dốt nát nhất trong những câu hỏi. Có bao giờ một ông chủ sòng bạc tham gia đánh bạc với các con bạc không?! Nếu có chỉ để kích hoạt thói tham lam của con bạc. Bởi vậy, ngài Putin có đem tất cả không lực Nga ra tập trận ở Bantic thì ngài Obama vẫn nhảy lambada. Hì. Chỉ tội nghiệp những con gà. Quan hệ Mỹ - Trung sụt giảm trầm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine. "Quan hệ Mỹ - Trung"? Cả bài viết chẳng liên quan điếu gì đến Trung Cóoc cả. Vậy mà chú thích ảnh lại ghi như vậy? Điếu hiểu biên tập kiểu gì? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2015 Nhật Bản: Quân đội Mỹ cần phá hủy 15 cầu Trường Giang khi khai chiến với TQ Đông Bình 20/03/15 09:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngoài các cây cầu chiến lược này, Mỹ cần đồng thời tấn công tiêu diệt các đơn vị tên lửa phòng không, các công trình đường sắt, đường bộ, khu điều hành... Ấn Độ có tham chiến khi chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra? Mỹ đã đưa máy bay trinh sát mạnh nhất P-8A Poseidon đến Biển Đông Mỹ dừng tăng cường giao lưu quân sự khiến Trung Quốc không tưởng tượng nổi Trung-Mỹ có thể đánh nhau ở Biển Đông trong năm bất ổn 2015? Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E của Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ) Trang mạng sina Trung Quốc ngày 19 tháng 3 dẫn tờ tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" kỳ mới nhất của Đài Loan đăng bài viết được dịch từ một tạp chí của Nhật Bản có tên là "Nghiên cứu quân sự". Theo bài viết, cơ quan nghiên cứu Nhật Bản nhiều năm nghiên cứu cho rằng, một khi Mỹ khai chiến với Trung Quốc, trong thời chiến, mục tiêu chiến lược cần xóa sạch trước tiên của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản là 15 cây cầu lớn trên sông Trường Giang. Đây hoàn toàn không phải là quân cảng của Quân đội Trung Quốc hay căn cứ của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ, Nhật Bản có thể đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm và sẵn sàng cung cấp tin tức tình báo cho Mỹ, trong đó có tọa độ 15 cây cầu lớn, đề nghị khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Mỹ cần xóa sạch các mục tiêu chiến lược quan trọng này của Quân đội Trung Quốc. Theo bài báo, cách đánh chủ yếu của Quân đội Mỹ hiện nay là tác chiến nhất thể trên không, trên biển; nhưng tác chiến nhất thể trên không, trên biển khó có thể hoàn toàn áp chế được ý chí chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, cũng khó mà khuất phục được ý chí chiến tranh tương ứng của người dân Trung Quốc. Báo Nhật tưởng tượng về chiến tranh trên biển tương lai giữa Nhật-Trung, trong đó tàu sân bay Hải quân Trung Quốc bị tiêu diệt (nguồn mạng sina TQ) Như vậy, phải làm thế nào? Theo bài báo, cách chơi nhiều hơn hiện nay của Mỹ là “ngăn chặn ngoài khơi”, tức là cách xa bờ biển của Trung Quốc, ở khu vực biển vừa và gần, thông qua tên lửa để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng ngăn chặn ngoài khơi rất khó đập tan hoàn toàn ý chí chống Mỹ hoặc tác chiến tương ứng của Trung Quốc. Theo bài báo, thứ nhất, xóa sạch những cây cầu lớn ở sông Trường Giang sẽ làm cho hoạt động vận chuyển tư liệu sản xuất, vật tư chiến lược quan trọng của Trung Quốc do quân đội nước này tiến hành sẽ bị gián đoạn hoàn toàn. Thứ hai, điều rất quan trọng chính là xóa sạch lòng tin vào việc tiếp tục tác chiến của quân và dân Trung Quốc. Thứ ba, Quân đội Mỹ hiện nay sử dụng cách làm ngăn chặn ngoài khơi - tức là tiến hành bắn tên lửa ở khu vực cách xa lãnh thổ Trung Quốc - là hoàn toàn không đủ, phải tiến hành can dự hạn chế. Nhật Bản cho rằng, Mỹ chỉ có can dự hạn chế, mục tiêu quan trọng nhất của loại can dự này chính là xóa sạch 15 cây cầu lớn ở sông Trường Giang. Nhật Bản cho rằng, nhiều năm qua, họ đã thăm dò, tìm hiểu 15 cây cầu lớn Trường Giang - những cây cầu đóng vai trò phòng thủ quan trọng của Trung Quốc, có thể cho biết tọa độ của chúng. Nhật Bản đã tiến hành do thám và nắm chắc các thông tin về phòng thủ từ thượng nguồn đến hạ du dài vài nghìn km của chúng, sẵn sàng cung cấp cho Quân đội Mỹ. Bản đồ của Nhật Bản đã chỉ rõ, bắt đầu từ thượng du, đi qua Lô Châu, Trùng Khánh, Vạn Châu, Nghi Xương, Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ, cho tới Nam Kinh, thậm chí đề cập tới trong 15 cây cầu lớn này có một số thành phố quan trọng như Nam Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán v.v... Chúng đều là cầu 2 tuyến, hơn nữa những cầu 2 tuyến này khi đánh có thể đánh trúng 2 cầu. Chiến tranh Nhật-Trung tương lai: máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản bắn rơi máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) Ngoài ra, làm mất khả năng vận tải chiến lược quan trọng có thể làm thiệt hại vành đai kinh tế quanh trọng phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc, cho dù diện tích lãnh thổ phía nam sông Trường Giang Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, nhưng GDP lại chiếm tới 1 nửa của Trung Quốc. Hơn nữa, các đô thị phát triển kinh tế của Trung Quốc nằm ở phía nam sông Trường Giang, thông qua xóa sạch các cầu đường sắt có thể đập tan ý thức tiếp tục tác chiến với Mỹ của Trung Quốc. Theo bài báo, Nhật Bản còn đặc biệt nhấn mạnh, mỗi cây cầu trong số 15 cây cầu lớn của Trung Quốc đều có lực lượng cảnh sát vũ trang bảo vệ, hơn nữa lực lượng này chủ yếu làm nhiệm vụ đề phòng sự phá hoại của con người, tức đây là loại phòng thủ cự ly gần, quy mô là khoảng 1 đại đội lực lượng cảnh sát vũ trang. Nhưng, điều quan trọng hơn là chỉ có 8 cây cầu lớn quan trọng của sông Trường Giang được các đơn vị cấp tiểu đoàn trang bị tên lửa cự ly trung bình và ngắn bảo vệ, đó chính là tên lửa phòng không HQ-9, thường bố trí 2 - 3 tiểu đoàn ở lân cận. Có thể thấy, chỉ có 8 trong số 15 cây cầu trên sông Trường Giang có đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn phòng bị. Nhật Bản cho rằng, một khi Mỹ muốn xóa sạch 15 cây cầu này, cần phải đồng thời tấn công xóa sạch các đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn của 8 khu vực, ngoài ra cũng cần phá hủy cầu đường sắt và đường sắt, đường bộ tương ứng, đồng thời cũng cần đồng thời tiêu diệt các khu điều hành xe cộ ở xung quanh. Chỉ có đánh như vậy thì cầu đường sắt sẽ rất khó được lập tức khôi phục trong vòng 1 tháng, cho nên Nhật Bản cung cấp cho Mỹ cả kế hoạch tấn công tổng thể. Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E, phiên bản cải tiến của Shinshin- Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ) Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu và tàu chiến hiện nay của Mỹ có thể bắn tên lửa trong đó có tên lửa Tomahawk, tấn công hạ du và thượng du từ hai mặt tây – đông, thông qua phương pháp như vậy, đặc biệt là trực tiếp tiến hành từ vịnh Bengal, có thể trực tiếp bắn trúng một số cây cầu ở sông Trường Giang như ở Trùng Khánh. Bài báo cho rằng, như vậy, Nhật Bản cũng cố tình để lộ việc cung cấp phương pháp nghiên cứu này cho Quân đội Mỹ, hy vọng tạo ra một khả năng răn đe, uy hiếp đối với Trung Quốc. ======================= Nếu chiến tranh xảy ra thì Hoa Kỳ có tấn công 15 cây cầu như bài viết này mô tả hay không, lão hổng có wan tâm. Nhưng chính sự xuất hiện bài báo bàn khá chi tiết một hành vi có tính chiến lược rất cụ thể trong cuộc chiến - nếu xẩy ra - mới là vấn đề lão Gàn muốn phát biểu còm men. Nhưng thôi, tạm dừng ở đây. Chẳng ai wan tâm đến cội nguồn Việt tộc và cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ - cái mà lão wan tâm - thì mọi chuyện trên đùi này - í lộn - trên đời này, lão cũng hổng cần phải wan tâm. Bịn wá! Vưỡn chưa khỏi hẳn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2015 'Đả hổ diệt ruồi' phơi bày điểm yếu của quân đội Trung Quốc Cuộc chiến "đả hổ diệt ruồi" đã phơi bày nạn mua quan bán chức trong quân đội Trung Quốc, cho thấy nguy cơ lực lượng vũ trang nước này bị mục ruỗng từ bên trong. Ông Từ Tài Hậu, người có vị trí quan trọng thứ hai trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc, từng thú nhận bỏ túi những khoản tiền hối lộ lớn để giúp người khác thăng tiến. Ảnh: CNN Chiến dịch chống tham nhũng quy mô do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng đến nay đã hạ bệ ít nhất 30 tướng lĩnh quân đội. Ngoài những điểm tích cực, động thái này mặt khác lại đang phơi bày vấn nạn mà những người trong cuộc và giới chuyên gia nhận định có thể làm suy thoái nghiêm trọng sức mạnh của lực lượng vũ trang: nạn mua quan bán chức. 1,6 triệu USD cho một hàm tướng Theo một số quan chức quân đội về hưu và đang tại vị, số tiền phải trả cho những cấp bậc khác nhau không nhất quán. Để thăng lên hàm tướng, một người có thể mất khoảng 10 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD). Thậm chí, nếu muốn nhập ngũ suôn sẻ để trở thành một quân nhân bình thường, người ta cũng phải chi ra khoảng 1.600 USD. "Nó trở thành một vòng tròn luẩn quẩn" đối với những người từng trót dùng tiền mua chức tước với suy nghĩ sẽ nhanh chóng thu hồi vốn, một sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu nói. Hiện tượng này "phổ biến khắp toàn quân trong 10 năm qua", ông cho biết thêm. Quan chức quân đội cấp cao nhất ở Trung Quốc bị điều tra tham nhũng tới thời điểm này là Thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái đưa tin ông Từ đã thú nhận bỏ túi những khoản tiền hối lộ "cực kỳ lớn" để giúp đỡ người khác thăng quan tiến chức. Trong đường dây liên quan đến tướng Từ còn có ông Cốc Tuấn Sơn, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần. Cốc bị bắt vào năm 2012 với cáo buộc tham ô, lợi dụng công quỹ, lạm dụng quyền lực và mua bán chức vụ trong quân đội. Ông đã khai báo với nhân viên điều tra việc từng lót tay cho Từ 40 triệu nhân dân tệ (hơn 6 triệu USD). Hai sĩ quan quân đội khác của Trung Quốc cũng vừa bị bắt giữ. Những người này bị tình nghi từng dùng tiền mua chuộc ông Từ để thăng quan tiến chức. Hai trường hợp trên nằm trong số 16 cán bộ cấp cao bị điều tra từ năm ngoái, gồm cả 4 trung tướng và 9 thiếu tướng. Ông Từ hôm 15/4 qua đời vì ung thư bàng quang, hưởng thọ 71 tuổi. Quân đội Trung Quốc tuyên bố cái chết của tướng Từ không ảnh hưởng đến việc điều tra những cá nhân vi phạm có liên quan đến ông, và khẳng định tiếp tục siết chặt chiến dịch truy quét tham nhũng "đả hổ diệt ruồi". Điểm yếu bị phơi bày Những quan chức quân đội bị bắt giữ điều tra tới nay hầu hết là cán bộ hậu cần hoặc chính ủy phụ trách việc duy trì ảnh hưởng chính trị, ít liên quan tới các hoạt động điều phối quân sự. Nhưng một bình luận từ hãng thông tấn Xinhua lại cho rằng "tham nhũng trong lực lượng vũ trang có thể làm suy yếu năng lực của họ trên cả chiến trường". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mạnh tay trong chiến dịch chống tham nhũng quân đội một mặt nhằm thể hiện uy quyền của ông đối với lực lượng vũ trang, nhưng quan trọng hơn, qua đó, ông muốn từng bước cải thiện năng lực quân sự, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích toàn cầu của Trung Quốc, Wall Street Journal bình luận. Tuy nhiên, số lượng cũng như thâm niên công tác của những cán bộ bị bắt giữ đang khiến giới chuyên gia phải đặt nghi vấn về khả năng chiến đấu thật sự của quân đội Trung Quốc, một lực lượng chưa từng trải qua cuộc chiến tranh thật sự nào trong suốt ba thập kỷ qua. Các quan chức bị bắt giữ trải rộng trong các đơn vị, từ bộ binh, hải quân đến đội pháo binh số hai, kiểm soát thế trận ngăn chặn hạt nhân của Trung Quốc. Theo ông Tai Ming Cheung, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Đại học California, San Diego, phương pháp tuyển chọn nhân sự quân đội bị ảnh hưởng bởi nạn mua bán chức tước không thể chọn lọc ra những cán bộ xuất sắc và có năng lực nhất. Đồng thời, hệ thống phân quyền từ cấp chỉ huy cũng bắt đấu xói mòn. "Khi quá trình này xảy ra, kỷ luật quân đội dần suy yếu và nhanh chóng trở thành một vấn đề mang tính hệ thống mà kết quả là khiến toàn bộ máy thối rữa từ bên trong", ông nhấn mạnh. Theo WSJ, quy mô của vấn đề làm nổi bật lên những rủi ro về chính trị mà Chủ tịch Tập phải đương đầu khi ông đang nhắm đến việc hạ bệ quá nhiều nhân vật cấp cao. Lực lượng vũ trang Trung Quốc về cơ bản được điều hành bởi Quân ủy Trung ương, gồm 11 thành viên do ông Tập làm chủ tịch và là người duy nhất không trực thuộc hàng ngũ quân đội Ông Dương Xuân Trường, thiếu tướng quân đội về hưu, tuần trước trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ifeng của Hong Kong cho hay nạn tham nhũng đã bám rễ quá sâu vào bộ máy quân đội từ thời người tiền nhiệm của ông Tập là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông cũng tiết lộ tất cả các vị trí trong ngành quân đội và cảnh sát đều "có giá". Tổ chức nghiên cứu RAND tháng trước công bố một bản báo cáo trong đó có đoạn "các cấp bậc thuộc hàng ngũ quân đội Trung Quốc đều có thể trao đổi được bằng tiền (và thường bắt buộc phải mua)". Theo bản báo cáo trên, dù rất khó để tính toán chính xác tác động của nạn tham nhũng nhưng rõ ràng nó đang làm suy giảm tính chuyên nghiệp cũng như sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chiến dịch trấn áp tham nhũng từ đó có nguy cơ khiến bộ máy quân đội lung lay bởi nó lung lạc tinh thần của những sĩ quan chỉ huy cấp cao, những người dù có năng lực nhưng nhờ mua quan bán tước mới có thể thăng tiến nhanh chóng. Hồi đầu tháng, Trung Quốc tiếp tục công bố điều tra 14 tướng lĩnh trong đó có Quách Chính Cương, con trai Trung tướng Quách Bá Hùng, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 2002 đến 2012. Ông Quách Bá Hùng không phải đối diện với bất kỳ cáo buộc nào nhưng một số người cho rằng ông phải chịu trách nhiệm cho những hành động của con trai mình. "Chẳng có gì là không đúng đắn khi cha làm trong ngành quân đội và con muốn tiếp bước", một trang tin liên kết với Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc dẫn lời thiếu tướng Lưu Kiến, cháu ngoại nguyên soái Chu Đức, nói. "Nhưng đến một thời điểm nào đó, nếu bạn dùng quyền lực trong tay mình để làm lợi cho bản thân thì điều này là hoàn toàn sai trái. Hơn nữa, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con. Nếu con cái không được giáo dục tốt, cha mẹ khó tránh khỏi trách nhiệm", ông cho biết. Giới phân tích cho rằng việc cả tướng Từ và con trai của tướng Quách bị điều tra là dấu hiệu cho thấy thói tham nhũng trong quân đội đã vượt quá tầm kiểm soát. Nạn tham nhũng phát triển mạnh trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc vào những năm 1980 khi lực lượng này mở rộng hoạt động sang cả lĩnh vực kinh doanh bởi những cơ hội do cải cách thị trường mới mang lại. Năm 1998, các lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh cho quân đội rút hoàn toàn khỏi các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, vào những năm 2000, nạn tham nhũng lại bùng lên, một phần do giá trị đất đai dành cho phát triển tăng vọt, trong đó có cả quỹ đất của quân đội. Quá trình mua sắm nhà cửa, vũ khí, xây dựng hạ tầng quân sự nhanh chóng bị nạn tham nhũng ăn sâu, bám rễ. Roy Kamphausen, một cựu tùy viên quân đội Mỹ ở Bắc Kinh, nhận xét việc mua quan bán tước xuất hiện ngày càng phổ biến trong những năm gần đây khi nạn tham nhũng không ngừng gia tăng. Một nhân tố góp phần tạo nên thực tế này là hệ thống phản hồi 360 độ của quân đội. Theo phương pháp này, một sĩ quan được đánh giá dựa vào nhận xét từ tất cả các bên liên quan đến anh ta, từ thuộc cấp, đồng nghiệp đến thượng cấp. Khi một cán bộ quân đội được thăng chức, tất cả những người này đều có thể hưởng lợi. Quách Chính Cương (giữa), tướng quân đội trẻ nhất Trung Quốc, đang bị điều tra tham nhũng. Ảnh: Beijing Chenbao Vũ Hoàng (theo Wall Street Journal) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 3, 2015 Trung Quốc mua quan hệ đánh bật Mỹ? (Quan hệ quốc tế) - Thắng lợi cho Trung Quốc mang tính biểu tượng, còn sự thất bại của Mỹ là sự suy giảm quyền lực mềm. Báo Nga: Làm ăn với Trung Quốc, ngu ngốc hay là... Đồng minh bỏ Mỹ gia nhập ngân hàng Trung Quốc “Mua quan hệ” Tờ Straits Times của Singapore mới đây dẫn trả lời phỏng vấn của Yan Xuetong, một học giả nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) công khai rằng: " Với Trung Quốc, nhu cầu có quan hệ tốt còn cấp thiết hơn nhu cầu phát triển kinh tế. Chúng tôi để họ hưởng lợi về kinh tế và, đổi lại, chúng tôi nhận được quan hệ chính trị tốt đẹp. Chúng tôi phải 'mua' những quan hệ đó". Vấn đề được đề cập ở đây chính là sáng kiến thành lập Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc. Sáng kiến ban đầu tưởng như không thể thực hiện do vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ giờ lại đang từng bước trở thành hiện thực. Đau đớn hơn với Mỹ, nhiều “đồng minh” của họ đã công khai tuyên bố tham gia AIIB cùng với Trung Quốc. Trung Quốc đang hút các đồng minh của Mỹ. Ảnh: Financial Times Cú đòn đầu tiên được tung ra vào ngày 12/03, khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố rằng nước này sẽ trở thành một thành viên sáng lập của AIIB. Bất chấp sự phản đối của Mỹ, các nước châu Âu khác như Đức, Pháp và Italy đã theo gương Anh tuyên bố rằng họ cũng đang tìm cách trở thành những thành viên sáng lập của AIIB. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Australia và Hàn Quốc (đã từ chối tham gia AIIB sau phản đối mạnh mẽ của Mỹ hồi năm ngoái) cũng đang tích cực xem xét lại lập trường của họ. Tháng 10/2014, chính phủ Australia đã đảo ngược quyết định ủng hộ AIIB sau sự can thiệp của phía Mỹ. Hiện có tin Australia sắp tuyên bố tham gia AIIB. Trong các phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew tuyên bố rằng quan ngại chính của Washington đối với AIIB là liệu ngân hàng này có "tuân thủ các tiêu chuẩn cao mà các thể chế tài chính quốc tế đang phát triển", có bảo vệ các quyền của người lao động, môi trường và xử lý các vấn đề tham nhũng một cách thích hợp hay không? Nhưng động cơ thực sự đằng sau sự phản đối của Mỹ là AIIB sẽ làm suy yếu sự thống trị kinh tế của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và làm xói mòn nỗ lực của Washington nhằm đảm bảo sự vượt trội về quân sự trong khuôn khổ chính sách "xoay trục sang châu Á". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew Mỹ đã phản đối Australia tham gia AIIB với cái cớ rằng những dự án cơ sở hạ tầng sẽ được AIIB tài trợ, trong đó có các cảng biển, sân bay và các tuyến đường sắt, có thể đóng vai trò trong việc tăng cường vị thế chiến lược và quân sự của Trung Quốc. Theo giới phân tích, các nước châu Âu lớn đã kết luận rằng họ không thấy có lý do gì để phải hy sinh những cơ hội kinh tế giá trị nhằm hỗ trợ những mục tiêu chiến lược của Mỹ khi Washington không có khả năng hoặc không muốn cung cấp cái gì để đổi lại. Sự bất đồng giữa Mỹ và các cường quốc châu Âu đã được tóm tắt trong một phát biểu của ông Richard Ottaway, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, cho rằng xung đột về việc tham gia AIIB đang phản ánh thực tế rằng Anh và châu Âu đang nhìn nhận Trung Quốc khác với Mỹ. Ông Ottaway nói: "Mỹ đang xem mình như một cường quốc ven Thái Bình Dương, trong khi châu Âu đang xem xét Trung Quốc trong khía cạnh thương mại". Mỹ đang suy yếu? Mạng tin "Nghiên cứu toàn cầu" đánh giá quyết định của những nước châu Âu lớn tham gia AIIB là một cú đòn mạnh giáng vào Mỹ - dấu hiệu cho thấy trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đình đốn, những cơ cấu kinh tế, mà thông qua đó Mỹ sử dụng quyền bá chủ, đang tan rã khi các đế quốc khác khẳng định những lợi ích độc lập của họ. Còn theo nhật báo "Straits Times" số ra ngày 19/03, sự đối đầu tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á đã có bước ngoặt đáng ngạc nhiên khi Anh quyết định tham gia AIIB với tư cách thành viên sáng lập. Động thái này có thể tác động mạnh mẽ đến vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không chỉ tìm cách lôi kéo các nước láng giềng, mà còn cả nhiều cường quốc phương Tây. Ý nghĩa của cuộc xung đột trở nên rõ ràng khi nó được đặt trong khuôn khổ các mục tiêu chiến lược của Mỹ trong 25 năm qua. Washington đã coi sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là một cơ hội cho việc thực hiện nỗ lực nhằm chi phối toàn cầu dưới hình thức một "trật tự thế giới mới". Chiến lược này đã trở thành cơ sở cho các chính sách của Mỹ trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, khi Mỹ đã phủ quyết đề xuất của Nhật Bản về việc lập ra "Quỹ 100 tỷ USD" để cứu trợ những nước châu Á bị rơi vào khủng hoảng với lý do rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có trụ sở tại Washington đang chỉ đạo "sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế" khắp khu vực. AIIB đánh trúng tâm lý khát vốn phát triển hạ tầng ở nhiều nước Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á cần đầu tư ít nhất là 8.000 tỉ USD vào lĩnh vực hạ tầng. Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan liên quan do Mỹ chi phối không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào của mình, Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á, và về cơ bản đã đón nhận sự hoan nghênh của các nước trong khu vực. Trung Quốc đang lập kỷ lục về mặt thời gian, tạo nên những thành tích lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở trình độ thế giới, cho thấy họ đã có sự trưởng thành nhanh chóng trong lĩnh vực này, đồng thời đó cũng là nhu cầu mà châu Á đang cần. Bảy thập kỷ trước, khi Mỹ lập ra những cơ sở của trật tự hậu Thế chiến II và thành lập cả IMF và WB. Mỹ là bá chủ kinh tế không thể chối cãi của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nhưng giờ đây, các đế quốc châu Âu đang một lần nữa đánh giá lại các lợi ích của họ. Mặc dù không thể đưa ra những dự báo cụ thể nhưng xu hướng phát triển chung là rõ ràng: Mỹ đang đối mặt với sự phản kháng của một số đồng minh thân cận nhất trong khi các cường quốc khác cũng buộc phải kết luận rằng trong khi theo đuổi các mục tiêu kinh tế, họ cần phải nâng cao khả năng quân sự. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tham gia AIIB, sẽ càng có ít lí do để quan ngại về mục đích thống trị của Trung Quốc đối với AIIB. Dù sẽ tiếp tục là nước chủ nhà và đóng góp hàng đầu trong AIIB, quyền bỏ phiếu của Trung Quốc sẽ dần bị giới hạn bởi sự tham gia của các nền kinh tế lớn và cường quốc khác trong khu vực. Sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc để đơn phương hình thành và hoạch định chính sách của AIIB khi các nền kinh tế phát triển như Anh, Đức, Pháp, Italy, Singapore và có thể cả Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ biến thể chế tài chính mới này thành một tổ chức thương mại và mang tính đa phương nhiều hơn, thay vì một cơ chế mang động cơ chính trị nhằm thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc. Tờ Straits Times đánh giá, thắng lợi cuối cùng cho Trung Quốc chủ yếu mang tính biểu tượng. Còn sự thất bại của Mỹ trong việc thuyết phục các đồng minh lớn không tham gia AIIB báo hiệu sự suy giảm quyền lực mềm của Mỹ. An Ninh ================= BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2015 Trung Quốc ngang ngược cắm cờ đáy biển Đông? (Quan hệ quốc tế) - Tiếp tục chuỗi hành động thay đổi hiện trạng trái phép, Trung Quốc vừa sử dụng robot cắm cờ dưới đáy biển Đông. Trung Quốc ngang ngược đăng toàn cảnh xây đảo đá Trường Sa TQ ngang ngược đòi cấp quyền lập pháp ở Hoàng Sa Cắm cờ dưới đáy biển Đông Hãng thông tấn Nhà nước của Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 25-03-2015 cho biết, trước đó 1 ngày, một đội người nhái Hải quân Trung Quốc đã dùng robot để cắm một lá cờ Trung Quốc xuống đáy biển ở một khu vực có độ sâu 3000m ở Biển Đông. Được biết, hải quân nước này đã sử dụng tàu chuyên hoạt động khu vực biển nước sâu mang tên “Hải Dương 286”, chở theo một robot hoạt động dưới nước do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo để thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, Tân Hoa xã không cho biết vị trí cụ thể mà hải quân Trung Quốc đã cắm cờ năm sao xuống cũng như mục đích của hoạt động này là gì. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh sử dụng robot để cắm cờ Trung Quốc xuống đáy Biển Đông, còn trước đó nước này đã sử dụng tàu lặn để thực hiện nhiệm vụ này. Vào tháng 07-2010, tàu Hướng Dương Hồng, thuộc Cục Điều tra Hải dương học của nước này cũng đã vận chuyển tàu lặn có người lái Giao Long, được thiết kế có cánh tay của một robot, tiến hành cắm một lá cờ Trung Quốc xuống khu vực biển sâu 3759m trên khu vực biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Biển Đông là khu vực mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia xung quanh, hành động này của Bắc Kinh đã làm dấy lên sự hoài nghi về việc nước này đang tiến hành đánh dấu “mốc chủ quyền” (phi pháp) của mình. Vào năm 2010, Trung Quốc đã cắm cờ trái phép dưới đáy biển Đông Giới chức lãnh đạo Bắc Kinh thường hay giả nhân, giả nghĩa khi tuyên bố, Trung Quốc luôn "tôn trọng chủ quyền của các nước trong khu vực”, tôn trọng “Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông” (DOC), nhưng hành động của họ lại luôn đối lập với những tuyên bố trên. Trước đây, những tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc như La Viện đã không ít lần kêu gọi lãnh đạo nước này đánh dấu chủ quyền trên biển Đông bằng cách sử dụng các tàu lặn tối tân - được rêu rao là “sử dụng cho mục đích khoa học” - để cắm cờ dưới đáy biển ở các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng. Viên tướng nằm trong “dàn hỏa lực mồm” này nhận định, các nước láng giềng chưa nước nào có robot lặn sâu được hơn 7000 mét như Giao Long của nước này, nên Bắc Kinh cần lợi dụng nó cắm cờ xuống đáy Biển Đông và đáy Biển Hoa Đông để “khẳng định chủ quyền phi pháp”! Các tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc cho rằng, để hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền cướp đoạt được bằng vũ lực”, phục vụ cho tham vọng bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông, nước này cần phải làm nổi bật sự hiện diện trên 6 lĩnh vực: Hành chính, pháp luật, quân sự, chấp pháp, kinh tế và dư luận. Tiếp tục chuỗi hành động ngang ngược Để đạt được điều này, Bắc Kinh thực hiện hàng loạt những hành động ngang ngược, trắng trợn xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng, ngang nhiên chà đạp lên luật lệ quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền trái phép, thực hiện âm mưu từ từ “gặm nhấm” trên Biển Đông. Trung Quốc đã tiến hành nhiều hành động xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng trong khu vực Tháng 5-2014, Bắc Kinh đã ngang ngược cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, âm mưu biến những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm “hô biến” đất đai của nước khác thành lãnh thổ của mình. Cùng lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu công trình, tàu chở vật liệu và công nhân ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiến hành hút cát, bồi lấp, mở rộng, biến các đảo đá không đủ điều kiện sinh sống (không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa) thành các đảo nhân tạo. Bằng cách dựng nên những hòn đảo chưa từng tồn tại trong tự nhiên, Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào đó để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý của mình. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nếu không đạt đến mức hợp pháp thì cũng phải kiểm soát được trên thực tế các vùng biển trong khu vực. Hành động “thay đổi hiện trạng trên biển Đông” này của Trung Quốc là sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm trắng trợn “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), ngang nhiên chà đạp lên “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982” (UNCLOS). Cần ngăn chặn những hành động ngang ngược của Trung Quốc Trước đó, Trung Quốc đã dựng lên cái gọi là "Thành phố Tam Sa" - đơn vị hành chính phi pháp được dựng lên trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm đóng trái phép, nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn nhiều lần phát hành các bản đồ “đường 9 đoạn”, “đường 10 đoạn” nuốt trọn biển Đông, điều động các tàu chấp pháp biển tuần tra “lãnh hải phi pháp” theo bản đồ “đường lưỡi bò” trên, ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước xung quanh, bắt giữ, thậm chí là bắn cháy tàu của ngư dân Việt Nam. Các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng hành động cắm cờ dưới đáy biển và tăng cường xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Trung Quốc vừa nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa vừa muốn tạo sự đã rồi, để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm trên biển Đông. Hành động cắm cờ dưới đáy biển Đông vừa qua nằm trong một chuỗi những thủ đoạn của Trung Quốc nhằm củng cố vị thế bất hợp pháp trên Biển Đông, chiếm đóng vĩnh viễn các đảo kiểm soát được do hành động đánh chiếm bằng vũ lực, đồng thời sẽ ra sức ngăn cản đạt được bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các nước trong khu vực cần nhanh chóng bắt tay hợp lực cùng chống lại kế hoạch dựng đảo, cắm cờ khẳng định chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh. Lan Anh ====================== Cái nhà lão Gàn lẩm cẩm, đang sở hữu chủ cái lò gạch làng Vũ Đại có thói quen xem lướt qua các thông tin. Thoạt đọc tựa bài báo này "Trung Quốc ngang ngược cắm cờ ...", lão Gàn cứ tưởng cắm ở tháp Eiffel , hay trên đỉnh Olympus của Hy Lạp chứ. Té ra là cắm cờ dưới bể Đông lận. Không hiểu thằng nào xúi dại mà để cho nước Tàu làm điều xui xẻo thế không biết? Cái thứ nhất - một là: Phàm đã gọi là cờ thì phải treo cao, hiên ngang trước gió để thể hiện quyền uy quốc gia, điếu ai lại cắm cờ trong hầm hào, huống chi lại chôn cờ dưới đáy bể cả. Cái thứ hai - hai là: Cắm ở dưới đáy bể để thể hiện chủ quyền lãnh biển, điếu có "cơ sở khoa học". Một cái tàu bị đắm có treo cờ quốc gia nào đó, chìm dưới bể cũng coi như cắm cờ đáy bể vậy. Điếu ai công nhận cái tàu chìm dưới đáy bể ở đâu thì chủ quyền quốc gia ở đó cả. Cái xui nó ở chỗ hai là này. Mựa! Điếu hiểu mần răng mà ngớ ngẩn đến mức độ vậy. Hết rồng rắn kết hợp, bây giờ lại tự chôn cờ đáy bể. Hết mựa nó chuyện ngố rồi hay sao ấy. Vớ vẩn, viển vông. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2015 Quan hệ Mỹ - Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu 23/03/2015 09:00 GMT+7 Trong cuốn sách 'Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới', cựu Thủ tướng Singapore đã đưa ra các kiến giải về vấn đề địa chính trị nổi bật của thế giới vào lúc này: đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Thủ tướng SingaporeLý Quang Diệu Ông Lý cho rằng thay vì tìm cách cản trở sự vươn lên của Trung Quốc trở thành siêu cường toàn cầu, Mỹ nên tìm cách làm việc một cách tích cực với Trung Quốc để định hình nên một trận tự thế giới mới. Dưới đây là trích lược bài phỏng vấn của nhiều chuyên gia với cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. - Ông hình dung thế nào về mâu thuẫn chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc? Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu: Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. Đây không phải là Chiến tranh Lạnh. Liên Xô cạnh tranh với Mỹ vì vị thế tối ưu toàn cầu. Còn Trung Quốc chỉ hành động đơn thuần vì lợi ích của nước họ. Họ không quan tâm tới việc thay đổi thế giới. Sẽ có một cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng [giữa Mỹ và Trung Quốc]. Tôi nghĩ nó sẽ dịu dần vì Trung Quốc cần Mỹ, cần các thị trường của Mỹ, công nghệ Mỹ và sinh viên của họ cần tới Mỹ để học các cách thức và phương tiện để học kinh doanh, từ đó cải thiện vận mệnh của mình. (…) Không như quan hệ Mỹ - Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh, ở đây không có xung đột về mặt ý thức hệ đến mức không thể nhân nhượng giữa Mỹ và một nước Trung Quốc nhiệt tình theo đuỏi thị trường. Quan hệ Trung – Mỹ bao gồm cả hợp tác và cạnh tranh. Cạnh tranh giữa họ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. (…) Nguy cơ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ rất thấp. Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng vị thế độc tôn của Mỹ là áp đảo và sẽ còn như vậy trong vài thập kỷ tới. Họ sẽ hiện đại hóa lực lượng của mình không phải để thách thức với Mỹ mà là nếu cần, thì có thể gây sức ép với Đài Loan bằng cách phong tỏa hoặc cách khác là gây bất ổn kinh tế. Việc Trung Quốc tăng cường quân sự đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ rằng Trung Quốc rất nghiêm túc về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, họ không muốn đụng độ với bất kỳ ai – ít nhất là trong 15-20 năm tới. Trung Quốc tự tin rằng trong 30 năm tới thì quân đội của họ sẽ chủ yếu bắt kịp với quân đội Mỹ về mức độ tinh vi. Còn về lâu dài, họ không coi mình bất lợi trong cuộc chiến này. Trung Quốc sẽ không để cho phiên tòa quốc tế nào phân xử tranh cãi biển đảo ở biển Đông, nên sự hiện diện của hỏa lực Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là cần thiết nếu như Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc không chiếm ưu thế. - (Cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố về tư tưởng cân bằng quyền lực lỗi thời trong thế kỷ 21 như sau: “Cả hai [Mỹ và Trung Quốc] đều không thể tiếp tục nhìn thế giới bằng lăng kính cũ nữa, cho dù đó là di sản của chủ nghĩa đế quốc, Chiến tranh Lạnh, hay là thuyết cân bằng quyền lực. Lối nghĩ một mất một còn sẽ chỉ dẫn đến các kết cục tiêu cực”. Vậy theo ông thì việc cân bằng quyền lực sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược của Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc? Lối nghĩ thận trọng cho thấy nên có một sự cân bằng về quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này phản ánh trong một sự đồng thuận rộng rãi rằng nên duy trì sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này. Hiện diện quân sự không phải lúc nào cũng hữu ích. Sự hiện diện của Mỹ mang lại một điều khác biệt và vì hòa bình, ổn định của khu vực. Còn sự ổn định này lại vì lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả của Trung Quốc. (…) Thế giới phát triển chính vì sự ổn định mà Mỹ thiết lập. Nếu như sự ổn định đó bị lung lay, chúng ta sẽ có một bối cảnh khác. Trong vòng 20-30 năm tới thì phần còn lại của châu Á - kể cả Nhật và Ấn Độ - cũng không thể sánh ngang Trung Quốc về trách nhiệm cũng như công suất. Do đó chúng ta cần Mỹ để tạo ra thế cân bằng. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể tiếp tục vai trò là người chơi then chốt về mặt an ninh và kinh tế tại Thái Bình Dương hay không. Nếu có, tương lai của Đông Á sáng lạn. Nhưng nếu kinh tế Mỹ không khôi phục khả năng cạnh tranh thì đó sẽ là rắc rối. Tổng thống Nixon là một nhà chiến lược thực dụng. Ông chủ trương làm việc với Trung Quốc chứ không kiềm chế, nhưng ông cũng có thể lặng lẽ tạo dựng cho mình một thế cờ nếu như Trung Quốc không chơi theo luật như một công dân toàn cầu tử tế. Trong bối cảnh đó, với các quốc gia sẽ buộc phải lựa chọn về phe một nào đó, ông sẽ thu xếp để lôi kéo Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga về phe của mình. - Theo ông, các lãnh đạo Trung Quốc có suy nghĩ nghiêm túc về việc thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một tại châu Á và trên thế giới không? Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: Tất nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Bằng phép thần kỳ kinh tế, họ đã chuyển biến một xã hội nghèo nàn giờ đây thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – mà như Goldman Sachs đã dự đoán, họ sẽ còn trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ đã theo chân Mỹ đưa người vào không gian, và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Những gì họ có là một nền văn hóa hơn 4000 năm cùng với 1,3 tỉ dân và với nguồn vốn khổng lồ và rất nhiều tài năng để sử dụng. Vậy thì làm sao họ lại không mong muốn trở thành số một ở châu Á và cả thế giới? Ngày nay, Trung Quốc đang tăng trưởng với tỉ lệ mà 50 năm trước không thể tưởng tượng ra, một sự chuyển mình mạnh mẽ tới mức không ai dự đoán nổi. Người dân Trung Quốc cũng nâng cao các kỳ vọng và tham vọng của mình. Mỗi người Trung Quốc đều muốn có một nước Trung Quốc giàu và mạnh, một quốc gia thịnh vượng, tân tiến và công nghệ cao như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh về vận mệnh chính là một sức mạnh không thể cưỡng lại được. Không giống như các quốc gia đang nổi khác, Trung Quốc muốn trở thành chính Trung Quốc và được chấp nhận với tư cách như vậy chứ không phải là thành viên danh dự của phương Tây. Trung Quốc sẽ muốn chia sẻ thế kỷ này với Mỹ một cách ngang bằng. Vậy Mỹ cần điều chỉnh chính sách và hành động như thế nào để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc? Đối với Mỹ, về mặt cảm xúc thì họ không thể nào chấp nhận việc để cho một người châu Á hất cẳng mình khỏi tây Thái Bình Dương, chứ không phải toàn thế giới, nhất là khi người đó từ lâu đã coi thường và xua đuổi họ với một sự miệt thị như là kẻ suy đồi, bạc nhược, bê tha và lạc lõng. Ý thức về tính siêu việt của văn hóa của Mỹ sẽ khiến cho sự điều chỉnh này trở nên khó khăn nhất. Người Mỹ tin rằng các tư tưởng của họ là phổ quát – tính siêu việt của việc thể hiện cá nhân, tự do và giải phóng. Nhưng thực tế thì họ không phải và cũng chưa bao giờ như vậy. Xã hội Mỹ quá thành công trong một thời gian dài như vậy không phải nhờ các tư tưởng và nguyên tắc trên, mà bởi vì một số may mắn về mặt địa chính trị: một nguồn tài nguyên dồi dào và năng lượng từ người nhập cư, dòng vốn và công nghệ rất lớn đổ về từ châu Âu, và hai đại dương rộng lớn ngăn các xung đột trên thế giới không lan tới đất Mỹ. Mỹ không ngăn được Trung Quốc trỗi dậy. Họ buộc phải chung sống với một Trung Quốc lớn hơn và điều này hoàn toàn lạ lẫm đối với Mỹ vì chưa từng có quốc gia nào đủ lớn để thách thức vị thế của Mỹ. Trung Quốc sẽ có thể làm được điều này trong vòng 20-30 năm tới. Rốt cuộc, Mỹ buộc phải chia sẻ vị thế vượt trội của mình với Trung Quốc. Trong cán cân thế giới, Trung Quốc sẽ chiếm một quy mô rất lớn, đến mức thế giới buộc phải tìm ra một cán cân mới. Không thể nào giả bộ rằng đây chỉ là một người chơi lớn khác. Đây thực sự là người chơi lớn nhất trong lịch sử thế giới. Quốc hội Mỹ đang phản đối bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mới nào. Nếu như Quốc hội mới tiếp tục phản đối FTA, họ sẽ lãng phí thời gian quý báu và có thể sẽ là quá muộn để làm lại. Quốc hội Mỹ phải nhận thức được mức độ rủi ro tới mức nào, và viễn cảnh cho một mối quan hệ cân bằng và vô tư giữa Mỹ và các thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên ngặt nghèo. Mỗi năm, Trung Quốc thu hút xuất nhập khẩu từ các nước láng giềng nhiều hơn những gì Mỹ làm từ cả khu vực này. Nếu không có FTA, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia ASEAN sẽ hòa nhập vào với nền kinh tế Trung Quốc – đó là một kết cục không thể tránh khỏi. Theo ông Mỹ nên tránh các chính sách và hành động gì khi đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc? Đừng coi Trung Quốc là kẻ thù. Nếu không họ sẽ phát triển một chiến lược chống đối để đánh đổ Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Thực tế, họ cũng đang thảo luận về một chiến lược như vậy. Đua tranh giữa hai quốc gia để tìm thế độc tôn ở tây Thái Bình Dương là điều không tránh khỏi, nhưng không nhất thiết dẫn tới xung đột. Các nhóm nhân quyền Mỹ moi móc Trung Quốc mà phớt lờ các khác biệt về văn hóa, giá trị và lịch sử, coi các cân nhắc chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung còn không quan trọng bằng một nghị trình đối nội của Mỹ. Cách tiếp cận bừa bãi này có nguy cơ biến Trung Quốc trở thành kẻ thù truyền kiếp của Mỹ. Hiểu thực tế văn hóa Trung Quốc hơn sẽ có thể tạo ra mối quan hệ ít đối đầu hơn. (…) Chính Mỹ chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác có thể khiến Trung Quốc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhưng việc Mỹ bày tỏ mong muốn khiến Trung Quốc dân chủ hơn đã khiến khó khăn nảy sinh. Trung Quốc bực bội và phản kháng, coi điều này là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Các cường quốc bên ngoài không thể nhào nặn lại Trung Quốc theo đúng hình ảnh của họ. Xã hội Mỹ quá đa nguyên, lợi ích của họ quá đa dạng để có thể có một quan điểm duy nhất hoặc đồng nhất về Trung Quốc. Đôi khi, câu chữ trong lối nói ở Mỹ khiến cho Trung Quốc ngờ ngợ rằng khi Mỹ nói ‘tham gia’ thì đó không phải là tham gia vào một cuộc chiến. Trung Quốc cần phải tin rằng Mỹ không muốn cắt đứt với Trung Quốc trước khi họ sẵn sàng thảo luận các vấn đề về an ninh và ổn định của thế giới. Lê Thu (theo Atlantic) ==================== Lý Quang Diệu: TQ trỗi dậy nhiều nước bất an, Tập Cận Bình "rắn như thép" Hồng Thủy24/03/15 07:47Thảo luận (1) (GDVN) - Quý vị có nói điều gì khiến ông ta không vui, ông ta cũng sẽ vẫn giữ nguyên một vẻ mặt thường thấy. Ý chí của ông ấy rắn như thép. BBC: Lý Quang Diệu người Hoa chính gốc, luận Mao Trạch Đông-Tần Thủy Hoàng Ông Lý Quang Diệu và ông Tập Cận Bình. Ảnh: China Daily. BBC tiếng Trung Quốc ngày 23/3 có bài bình luận về mối liên hệ giữa ông Lý Quang Diệu, một người Hoa chính gốc lập ra Cộng hòa Singapore với giới lãnh đạo Trung Quốc, tiếp theo bài 1 "Lý Quang Diệu người Hoa chính gốc, luận Mao Trạch Đông - Tần Thủy Hoàng", xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả nội dung phần 2 bài bình luận của BBC tiếng Trung Quốc. Tít bài do PV đặt. Lý Quang Diệu ấn tượng nhất là Đặng Tiểu Bình Tháng 10/1978, Đặng Tiểu Bình thăm Singapore. Trước đó Trung Quốc đang ở thời kỳ "cực tả" nên liên tục gọi Singapore là "kẻ bám gót chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Khi sang Singapore, Đặng Tiểu Bình vô cùng kinh ngạc trước thành tựu phát triển của quốc gia này và thừa nhận việc cải cách mở cửa thu hút đầu tư là đường lối đúng đắn. Bình luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Lý Quang Diệu nói rằng Trung Quốc phải ngừng "xuất khẩu cách mạng". Trầm ngâm giây lát Đặng Tiểu Bình hỏi ông: "Ông bảo tôi phải làm thế nào?" khiến Lý Quang Diệu ngạc nhiên. Thủ tướng Singapore liền mạnh dạn nói: "Phải ngừng hoạt động tuyên truyền phát thanh của đảng Cộng sản Mã Lai và Indonesia ở Hoa Nam, ngừng ủng hộ các lực lượng du kích ở Malaysia và Indonesia". Sau này Lý Quang Diệu nhớ lại, ông chưa từng gặp một lãnh tụ Trung Quốc nào khi đối diện trước hiện thực lại có thể chấp nhận bỏ lại mọi kiến giải của mình, thậm chí còn hỏi chủ nhà rằng ông ta phải làm thế nào. Chuyến đi Singapore lần này, Đặng Tiểu Bình đã khiêm tốn một cách đáng kinh ngạc, thay mặt Trung Nam Hải thừa nhận và sửa đổi 2 sai lầm, thứ nhất là từ bỏ tư duy bảo thủ đóng cửa, chủ trương cải cách mở cửa thu hút đầu tư, hai là tiếp thu kiến nghị ngừng "xuất khẩu cách mạng", cải thiện rõ rệt quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Ông Lý Quang Diệu tiếp Đặng Tiểu Bình sang thăm Singapore. Ảnh: BBC tiếng Trung Quốc/Tân Hoa Xã. Một lần nhắc lại về cuộc gặp này, Lý Quang Diệu nói rằng Đặng Tiểu Bình là người ông có ấn tượng sâu sắc nhất trong số các nhà lãnh đạo ông từng gặp, tuy không cao nhưng là "hào kiệt". Tuổi đã 74 nhưng khi đối diện với hiện thực không vui vẻ gì, Đặng Tiểu Bình lúc nào cũng sẵn sàng thay đổi cách nghĩ của mình. 2 năm sau, Trung Nam Hải có "sắp xếp khác" cho đảng Cộng sản Mã Lai và Thái Lan, sau đó ngừng phát sóng truyền thanh từ Hoa Nam. Trung Quốc không phải bạn, chẳng phải thù của Mỹ, luận Tập Cận Bình "rắn như thép" Thời kỳ ông Hồ Cẩn Đào, Ôn Gia Bảo nắm quyền điều hành Trung Quốc, Lý Quang Diệu từng được hỏi rằng ông đánh giá thế nào về dàn lãnh đạo mới này của Trung Nam Hải. Tại một hội nghị về lãnh đạo châu Á do Viện Kinh doanh quốc tế (INSEAD) tại Anh tổ chức, Lý Quang Diệu tiết lộ rằng, trước đó các quan chức Phủ Tổng thống Mỹ cũng hỏi ông, bây giờ Hoa Kỳ nên coi Trung Quốc là bạn hay kẻ thù. Câu trả lời của Lý Quang Diệu là, tình hình lúc này cả hai đều không phải. Trong vòng 20 năm tiếp theo đối tượng giao thiệp với Mỹ là những lãnh tụ Trung Quốc có bối cảnh khác nhau. "Dàn lãnh đạo Trung Quốc hiện thời do Liên Xô đào tạo. Cả Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều có ngoại ngữ đầu tiên là tiếng Nga. Nhưng thế hệ lãnh đạo trẻ, đặc biệt là các tỉnh thành thì ngoại ngữ đầu tiên của họ là tiếng Anh", ông Diệu nhấn mạnh. "Trong vòng 20 năm tiếp theo, giả sử tình hình chính trị so với hiện nay không khác nhau mấy, khi quý vị gặp gỡ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng hay ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, họ đều hiểu rất rõ quý vị đang nói gì. Khi hội đàm chính thức, họ nói tiếng Trung Quốc, nhưng hễ ngồi riêng với quý vị uống cà phê hay trong bữa ăn, họ sẽ nói chuyện với quý vị bằng vốn tiếng Anh lưu loát. Họ rất có khả năng là những thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp từ các trường quản lý kinh tế thương mại của Anh, châu Âu hoặc Mỹ, lúc đó đối với nước ngoài đây sẽ là một thách thức không bình thường chút nào". Ông Lý Quang Diệu từng lưu ý, bộ đôi Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo và thế hệ lãnh đạo Trung Quốc thời đó do Liên Xô đào tạo. Nhưng dàn lãnh đạo trẻ ngày nay nhiều khả năng được học hành bài bản từ phương Tây Ảnh ông Lý Quang Diệu và ông Hồ Cẩm Đào, nguồn: BBC tiếng Trung Quốc. Bình luận về nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cho rằng: "Ông ấy là người thâm trầm, nói như vậy không có nghĩa là ông ta không biết đàm luận với quý vị, ý tôi là ông ta sẽ không dễ để lộ những cái mình thích hay mình gét, hoặc là dù quý vị có nói điều gì khiến ông ta không vui, ông ta cũng sẽ vẫn giữ nguyên một vẻ mặt thường thấy. Ý chí của ông ấy rắn như thép". Thách thức từ Trung Quốc 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, địa vị quốc tế của Bắc Kinh cũng theo đó tăng cao. Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới xuất phát từ Mỹ và lan rộng toàn cầu không chỉ làm nền kinh tế Hoa Kỳ trọng thương, mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia khác, đánh trực tiếp vào hình ảnh quốc tế của Mỹ. Trong khi đó các nền kinh tế mới nổi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều cho thấy cục diện quốc tế sẽ có những thay đổi to lớn. Trên vũ đài chính trị quốc tế, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy làm lãnh đạo nhiều quốc gia cảm thấy bất an, bao gồm cả cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ngày 28/10/2009 Lý Quang Diệu cảnh báo Mỹ, nếu Washington không tiếp tục tham dự các sự vụ châu Á, cần bằng thực lực kinh tế và quân sự với Trung Quốc thì sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo toàn cầu của mình. Lúc đó Lý Quang Diệu 86 tuổi đã phát biểu rằng, Trung Quốc trỗi dậy ngày nay đã trở thành lực lượng không thể địch lại ở châu Á, Mỹ nên duy trì chiến lược cân bằng ở châu Á. "Nếu Mỹ không nhận thức được rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm hoạt động kinh tế thế giới trong tương lai mà đánh mất ưu thế kinh tế ở khu vực này hoặc vai trò lãnh đạo ở Thái Bình Dương, họ sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo toàn cẩu của mình", ông Diệu bình luận. Ông cũng lưu ý, Nhật Bản và Ấn Độ rất nên cảnh giác, bởi hải quân Trung Quốc khi đã có tàu sân bay rồi sẽ không đơn giản chỉ dùng cho hoạt động "thống nhất Đài Loan". Trong tình hình hiện nay, cả Ấn Độ và Nhật Bản chưa đủ sức để cân bằng với Trung Quốc. Từ lúc làm Thủ tướng Lý Quang Diệu đã chủ trương rằng, muốn duy trì ổn định ở Đông Á, tất yếu phải đảm bảo cân bằng trục 3 bên Mỹ - Trung - Nhật. Phần 3: Lý Quang Diệu dự đoán về tương lai Trung Quốc và giá trị châu Á ==================== BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2015 Mỹ giải mật các tài liệu về chương trình hạt nhân của Israel (TTXVN/Vietnam+) lúc : 27/03/15 06:07 Cảnh đổ nát tại Shejaiya (Dải Gaza) sau một đợt oanh kích của máy bay Israel. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Israel, đầu tháng 2 vừa qua Lầu Năm góc đã "âm thầm" giải mật một trong những tài liệu thuộc loại tối mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về chương trình hạt nhân của đồng minh chủ chốt Israel tại khu vực Trung Đông.Chương trình hạt nhân của Israel vốn được coi là một chủ đề nhạy cảm và bí mật mà Tel Aviv chưa bao giờ chính thức công bố.Cho đến nay Mỹ cũng giữ im lặng về vấn đề này. Tuy nhiên, với việc công bố tài liệu được giải mật từ năm 1987, Washington được cho là lần đầu tiên phá vỡ "thỏa thuận im lặng" về chương trình hạt nhân Israel.Báo cáo dày 386 trang, có tiêu đề "Đánh giá về những công nghệ quan trọng ở Israel và các nước NATO," mô tả chi tiết cách thức Israel thúc đẩy các công nghệ quân sự và phát triển việc nghiên cứu cũng như cơ sở hạ tầng hạt nhân của nước này trong giai đoạn những năm 1970 và 1980."Israel đã phát triển các loại mã cho phép nước này có thể chế tạo bom hydro (hay còn gọi là bom nhiệt hạch)," đồng thời nói rằng vào những năm 1980 Israel đã đạt đến khả năng có thể chế tạo bom có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.Báo cáo do Viện Phân tích Quốc phòng thuộc Lầu Năm góc chắp bút vào năm 1987, cũng tiết lộ rằng các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Israel "tương đương với các phòng nghiên cứu quốc gia của Mỹ ở Los Alamos, Lawrence Livermore và Oak Ridge," vốn được coi là những phòng thí nghiệm chính trong phát triển kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.Bên cạnh những năng lực hạt nhân, báo cáo cũng tiết lộ Israel đã có thời điểm "tích hợp toàn bộ nỗ lực phát triển các hệ thống trên khắp cả nước" với năng lực tác chiến điện tử trong một hệ thống tích hợp chung dành cho cả hải, lục, không quân.Báo cáo cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp công nghệ quân sự của Israel "tiên tiến hơn" so với của Mỹ.Việc Mỹ công bố những tài liệu giải mật về chương trình hạt nhân của Israel trong khi vẫn giữ "im lặng" về các chương trình tương tự của Italy, Pháp, Tây Đức và một số nước NATO khác, cùng với việc các phương tiện truyền thông Mỹ trong những ngày vừa qua đăng tải nhiều bài bình luận xung quanh việc Israel sử dụng những thông tin tuyệt mật đánh cắp của Mỹ nhằm cản trở tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran vào thời điểm quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh đang căng thẳng, có thể là một dấu hiệu cho thấy chiều hướng ngày càng xấu hơn trong quan hệ giữa hai nước này./. ===================== Báo cáo cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp công nghệ quân sự của Israel "tiên tiến hơn" so với của Mỹ.Việc Mỹ công bố những tài liệu giải mật về chương trình hạt nhân của Israel trong khi vẫn giữ "im lặng" về các chương trình tương tự của Italy, Pháp, Tây Đức và một số nước NATO khác, cùng với việc các phương tiện truyền thông Mỹ trong những ngày vừa qua đăng tải nhiều bài bình luận xung quanh việc Israel sử dụng những thông tin tuyệt mật đánh cắp của Mỹ nhằm cản trở tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran vào thời điểm quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh đang căng thẳng, có thể là một dấu hiệu cho thấy chiều hướng ngày càng xấu hơn trong quan hệ giữa hai nước này./. Về hình tướng thì quan hệ Hoa Kỳ và Do Thái đang căng thẳng. Nhưng về tác dụng thực tế thì việc tung tin khả năng hạt nhân của Do Thái trong lúc quan hệ "căng thẳng" này lại là một thông điệp cho Iran thấy rằng: Nếu nhà nước Iran không nhượng bộ trong đàm phán hạt nhân P5 +1 thì Do Thái sẽ bụp đấy! Hì. Thông điệp tiếp theo ý muốn nói rằng: Nếu Do Thái bụp Iran thì đừng trách Hoa Kỳ và Đồng minh không cố gắng vì hòa bình khu vực và thế giới đâu nhé. Đã hết nước hết cái rùi đấy! Hì. Nhân việc Hoa Kỳ giải mật chương trình hạt nhân của Do Thái, lão Gàn - nhân danh cá nhân - đề nghị phía Hoa Kỳ giải mật toàn bộ nghiên cứu của CIA vào thời gian đầu những năm 60 của thế kỷ trước về sức mạnh Việt tộc trong chiến tranh giữ nước và cho biết họ đã làm gì để hóa giải sức mạnh này của Việt tộc? Họ và Đồng minh đã phối hợp như thế nào trong việc xóa sổ niềm tự hào về truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu Hoa Kỳ - hoặc bất cứ một quốc gia nào liên quan - dám làm việc này thì lão Gàn sẽ bỏ một phiếu cho Hoa Kỳ - hoặc quốc gia liên quan - làm bá chủ thế giới,dù lão Gàn còn sống hay đã chết. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2015 Ông Tập Cận Bình kêu gọi hòa bình với các nước láng giềng(Vietnam+)lúc : 28/03/15 15:55 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: THX/TTXVN)Theo Reuters và THX, ngày 28/3, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng bất ổn ở trong nước hay nước ngoài không phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, đồng thời cam kết Bắc Kinh sẽ không bao giờ đi trệch khỏi con đường phát triển hòa bình.Phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2015, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng ký kết thêm nhiều hiệp ước hữu nghị với các nước láng giềng và đề xuất tổ chức đối thoại giữa các nền văn minh châu Á.Ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Điều Trung Quốc cần nhất là môi trường hài hòa, ổn định trong nước và môi trường quốc tế hòa bình... Trung Quốc trong quá khứ đã có hơn 100 năm hứng chịu bất ổn và chiến tranh, và nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ áp đặt lên các quốc gia và nhân dân khác lịch sử đau thương mà chính nhân dân chúng tôi đã trải qua". Ông Tập Cận Bình không nhắc đến tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.Cũng theo Chủ tịch Trung Quốc, tâm lý thời Chiến tranh Lạnh cần phải được loại bỏ và những khái niệm an ninh mới cần được khuyến khích trong bối cảnh châu Á đang tìm kiếm con đường để đảm bảo an ninh ở châu lục này.Tiếp lời ông Tập Cận Bình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông ủng hộ tìm ra các giải pháp hòa bình cho các vấn đề trong khu vực.Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí Nhật trước khi sang Trung Quốc, ông Widodo cho biết các tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế, nhưng Jakarta vẫn muốn là "bên trung gian trung thực" trong việc giải quyết một trong những tranh chấp gai góc nhất của châu Á./. ===================== Khi chú em tôi còn sống, cứ ai hứa với chú ấy điều gì tốt đẹp thì bao giờ chú ấy cũng nói: "Cám ơn tư tưởng tốt!". Có lần tôi hỏi chú ấy: "Cám ơn là được rồi. Sao lại phải "cám ơn tư tưởng tốt"?". Chú ấy trả lời: "Mới chỉ hứa thôi mà, đã làm gì đâu? Chưa kể những thằng hứa lèo!" - "Không lẽ lại nói thẳng: chừng nào có hẵng hay". Hôm nay xem bài báo này nói về sự quảng bá cho hòa bình khu vực của ngài Tập, lão Gàn nhớ tới chú em nên cũng bắt chước mà phán rằng: "Cám ơn tư tưởng tốt!". Ấy là cũng cứ phán kiểu ngoại giao thế. Còn suy nghĩ lại hồi mới lập quốc 1949 của nước Công hòa nhân dân Trung Hoa lãnh thổ tới đâu? Nay xem lại lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc tới đâu và những đòi hỏi của họ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2015 Ngài Tập nói kiểu "Gại Dao" ấy mà Sư phụ ơi. Hì Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2015 Nhật Bản bỏ tiếp lệnh cấm nghiên cứu quân sự, thúc đẩy năng lực quân đội 26/03/15 12:56 Theo tờ Thời báo Phố Wall (WSJ), Nhật Bản đã bỏ lệnh cấm nghiên cứu quân sự tại các trường đại học nhằm tận dụng khả năng của các nhà khoa học giỏi nhất trong mục tiêu thúc đẩy quốc phòng. Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản cần sử dụng các nhà khoa học giỏi nhất để tăng cường khả năng quân sự. Kể từ sau Thế chiến II, các viện nghiên cứu, trường đại học Nhật Bản cấm hoàn toàn việc nghiên cứu quân sự mặc dù không bị quy là bất hợp pháp. Hiện nhiều giáo sư, nhiều trường đại học và các cơ quan khoa học tỏ ra rất đồng tình với sự thay đổi trên. Theo dự kiến, vài tuần tới quốc hội Nhật Bản sẽ phê duyệt ngân sách đầu tư đầu tiên từ ngân sách quốc phòng cho các trường đại học kể từ sau Thế chiến II. Mỹ hy vọng sẽ hưởng lợi từ các nghiên cứu quân sự của Nhật Bản. Mặc dù số tiền đầu tư lần này chỉ khoảng 300 triệu yên (2,5 triệu USD), nhưng đối với ông Satoru Ikeuchi, một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nagoya, thì nó là một động thái vượt quá những giới hạn cho phép. Trong khi đó, những người ủng hộ ông Abe cho rằng, các ý kiến phản đối như của vị giáo sư trên là sản phẩm của một thời đại đã qua và ngày càng lạc hậu khi Nhật Bản đang với đối mặt với thách thức quân sự ngày càng lớn từ Trung Quốc và Triều Tiên. Động thái trên lại một lần nữa cho thấy quyết tâm gỡ bỏ những hạn chế đối với quân đội Nhật Bản bị áp đặt sau Thế chiến II. Hồi năm ngoái, nội các của ông Abe đã điều chỉnh lại hiến pháp để cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ các đồng minh bị tấn công, đồng thời nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Ông Masahisa Sato, một nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền nói: "Nhật Bản không thể giải quyết các nhu cầu an ninh nếu không có công nghệ hiện đại. Nhật Bản cần sự hợp tác sâu rộng giữa chính phủ, các trường đại học và ngành công nghiệp quân sự". Một quả cầu bay của Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Ông Sato cho biết đang vận động Bộ Giáo dục thuyết phục các trường đại học loại bỏ những hạn chế đối với nghiên cứu quân sự, đặc biệt trong bối cảnh nguồn ngân sách chung của chính phủ dành cho các trường đại học đang bị giảm. Các quan chức quân sự Mỹ rất hoan nghênh động thái trên. Họ hy vọng có thể sớm hưởng lợi từ khả năng của Nhật Bản trong việc tạo ra các thiết bị điện tử và robot cho quân đội. Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay, Nhật Bản có khả năng rất cao về phần cứng robot còn Mỹ thì mạnh về phần mềm. Nhưng những hạn chế về nghiên cứu của Nhật Bản đã hạn chế cả khả năng của Mỹ. Ông Gill Pratt, quản lý chương trình nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DARPA) của Mỹ cho hay: “Mối quan hệ hợp tác Mỹ - Nhật ở những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như ứng phó thiên tai và an ninh quốc gia sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước”. Các nhà sản xuất vũ khí Nhật Bản hoan nghênh chính sách mới và khẳng định, động thái này sẽ giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của họ. Ông Satoshi Tsuzukibashi, chủ tịch Ủy ban sản xuất quốc phòng của Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) nói: "Nhật Bản là một đất nước thanh bình, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng, đất nước này đang quá yên bình". Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới. PHẠM KHÁNH (Lược dịch) ======================= Sau trận động đất kinh hoàng tháng 3 2011 ở Nhật Bản, lão Gàn đã tiên tri: Sau ba năm, nước Nhật sẽ phục hồi và tiếp tục vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới. Đến nay quả đúng như vậy. Ngày ấy, lão Gàn đã tiên tri về trận động đất này ở Tây Thái Bình Dương và đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra khỏi kiếp nạn này. Nhưng tiếc thay! Nhật Bản vẫn không thoát khỏi kiếp nạn. Nhưng bù lại, những diễn biến tiếp theo đó đang là nguyên nhân để nước Nhật vươn lên thành siêu cường số 1 Châu Á. Thượng Đế vẫn chưa có quyết định cuối cùng về ngôi vị bá chủ thế giới. Đấy là cách mô tả có tính hình tượng của những quy luật vũ trụ - mặc dù Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2015 Mỹ giải mật các tài liệu về chương trình hạt nhân của Israel (TTXVN/Vietnam+) lúc : 27/03/15 06:07 Cảnh đổ nát tại Shejaiya (Dải Gaza) sau một đợt oanh kích của máy bay Israel. (Nguồn: AFP/TTXVN) ===================== Về hình tướng thì quan hệ Hoa Kỳ và Do Thái đang căng thẳng. Nhưng về tác dụng thực tế thì việc tung tin khả năng hạt nhân của Do Thái trong lúc quan hệ "căng thẳng" này lại là một thông điệp cho Iran thấy rằng: Nếu nhà nước Iran không nhượng bộ trong đàm phán hạt nhân P5 +1 thì Do Thái sẽ bụp đấy! Hì. Thông điệp tiếp theo ý muốn nói rằng: Nếu Do Thái bụp Iran thì đừng trách Hoa Kỳ và Đồng minh không cố gắng vì hòa bình khu vực và thế giới đâu nhé. Đã hết nước hết cái rùi đấy! Hì. Nhân việc Hoa Kỳ giải mật chương trình hạt nhân của Do Thái, lão Gàn - nhân danh cá nhân - đề nghị phía Hoa Kỳ giải mật toàn bộ nghiên cứu của CIA vào thời gian đầu những năm 60 của thế kỷ trước về sức mạnh Việt tộc trong chiến tranh giữ nước và cho biết họ đã làm gì để hóa giải sức mạnh này của Việt tộc? Họ và Đồng minh đã phối hợp như thế nào trong việc xóa sổ niềm tự hào về truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu Hoa Kỳ - hoặc bất cứ một quốc gia nào liên quan - dám làm việc này thì lão Gàn sẽ bỏ một phiếu cho Hoa Kỳ - hoặc quốc gia liên quan - làm bá chủ thế giới,dù lão Gàn còn sống hay đã chết. Kể ra thì cũng có ép phê đấy chứ nhỉ! ============================== Truyền hình Israel: Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được ký ngày 31/3 (Vietnam+) lúc : 29/03/15 08:19 Công nhân Iran đứng trước một nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: Reuters) Kênh 2 truyền hình Israel ngày 28/3 cho biết thỏa thuận đang định hình giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức) sẽ được ký kết như kế hoạch vào đầu tuần tới (ngày 31/3), theo đó Iran sẽ được giữ lại 6.100 máy ly tâm và được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế theo giai đoạn. Tuy nhiên theo kênh này, các nhà đàm phán còn phải giải quyết nhiều vấn đề chủ chốt, bao gồm cả số phận của khoảng 13.000 máy ly tâm mà Iran sẽ bị cấm sử dụng theo thỏa thuận này, cho dù Tehran sẽ được phép tiếp tục công tác nghiên cứu và phát triển các máy ly tâm tiên tiến. Các bên đã nhất trí cho phép Iran tiếp tục vận hành cơ sở hạt nhân bí mật tại nhà máy điện hạt nhân Fordo. Thông tin này xuất hiện sau khi một quan chức cấp cao Iran hôm 27/3 cho biết các bên đã đạt được những tiến triển lớn trong mọi vấn đề, song vẫn còn bất đồng về 2 nội dung là nghiên cứu-phát triển và các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc. Trong khi đó, giới chức Israel tiếp tục chỉ trích các điều khoản của thỏa thuận này là "tồi một cách khó hiểu." Cùng ngày, phát biểu sau khi đến Lausanne (Thụy Sĩ), Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) bà Federica Mogherini cũng khẳng định các bên đang gần đạt được một thỏa thuận khung, cho dù vẫn cần phải giải quyết một số điểm hóc búa trong giai đoạn đàm phán cuối cùng này. Theo kế hoạch, Iran và P5+1 sẽ nối lại đàm phán trong ngày 29/3 nhằm nhất trí về một thỏa thuận khung trước thời hạn chót 31/3./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2015 Kissinger: Lý Quang Diệu đã định hình tư duy Mỹ về Trung Quốc Hồng Thủy 29/03/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - "Ông ấy luôn thúc giục chúng ta hiểu Trung Quốc, và giải thích Trung Quốc đang làm những gì. Và vì vậy tôi thấy lời khuyên của ông cực kỳ hữu ích". Trung Quốc xác nhận Lý Nguyên Triều sẽ đi viếng ông Lý Quang Diệu Thủ tướng Nhật Bản tạm hoãn họp sang viếng ông Lý Quang Diệu Tập Cận Bình sẽ không đi viếng Lý Quang Diệu vì Obama vắng mặt? Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online. Tờ Today Online ngày 28/3 đưa tin, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger 91 tuổi đã không kìm nén được cảm xúc khi tiến ra khỏi nơi quàn linh cữu cố Thủ tướng khai quốc Singapore Lý Quang Diệu. Nói với các phóng viên sau khi viếng, ông Kissinger cho biết: "Ông ấy có ý nghĩa rất nhiều với tôi. Đó không phải là một tình bạn làm việc cho nhau mà là sự học hỏi ở nhau, nhưng không phải một tình bạn có xin ân huệ". "Điều tôi thích nhất ở Lý Quang Diệu là khi tôi và vợ tôi đến, bạn có thể thấy điều đó đã cho ông niềm vui lớn lao mà ông không bao giờ nói ra, đó là một bầu không khí", cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về người bạn quá cố. Tiến sĩ Kissinger lần đầu tiên gặp ông Lý Quang Diệu năm 1967 khi Thủ tướng của quốc gia Singapore mới thành lập đến đại học Havard. Hôm qua ông tới Singapore viếng Lý Quang Diệu trong phái đoàn Hoa Kỳ do cựu Tổng thống Bill Clinton dẫn đầu. Đầu tuần này tờ Washington Post công bố bài điếu văn ông Kissinger khóc bạn, trong đó ông gọi Lý Quang Diệu là người đàn ông tuyệt vời, là một người bạn thân thiết. Kissinger đã muốn đến thăm khi biết tin Lý Quang Diệu đổ bệnh gần đây, nhưng tình trạng sức khỏe của cựu Thủ tướng Singapore không cho phép. Di sản quan trọng nhất của Lý Quang Diệu theo Kissinger là mức sống của người dân Singapore đã được nâng cao "không thể tưởng tượng được" dưới sự lãnh đạo của ông. Tiến sĩ Kissinger cho rằng, ông Lý Quang Diệu đã định hình tư duy của Mỹ về Trung Quốc: "Ông ấy luôn thúc giục chúng ta hiểu Trung Quốc, và giải thích Trung Quốc đang làm những gì. Và vì vậy tôi thấy lời khuyên của ông cực kỳ hữu ích". Ca ngợi người bạn quá cố, cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ Lý Quang Diệu. "Ông đã dạy chúng tôi về cách người châu Á nghĩ gì, và ông giải thích cho chúng ta những gì phát triển có nghĩa thiết thực. Nhưng ông luôn luôn nói, ông có thể làm điều đó nhiều hơn nữa". Kissinger tiếp cánh phóng viên báo chí từ nơi ở của Đại sứ Mỹ Kirk Wagar. Trong cuộc phỏng vấn ông Kissinger cũng được hỏi về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam. Mỹ trước đó từng bày tỏ không hài lòng với các hành vi của Trung Quốc. Khi được hỏi liệu Trung Quốc và Mỹ có nên có một lập trường tích cực hơn về Biển Đông, ông Kissinger cho biết vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy một cách để có được 1 cuộc đối thoại hay không. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đi thăm Mỹ trong năm nay, Kissinger nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo 2 nước sẽ có một cuộc thảo luận thành công về Biển Đông. Tuy nhiên ông lưu ý rằng lãnh đạo Trung Quốc cũng có học thuyết, không phải mọi vấn đề đều cần được giải quyết trong thế hệ hiện tại. ===================== Trong cuộc phỏng vấn ông Kissinger cũng được hỏi về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam. Mỹ trước đó từng bày tỏ không hài lòng với các hành vi của Trung Quốc. Khi được hỏi liệu Trung Quốc và Mỹ có nên có một lập trường tích cực hơn về Biển Đông, ông Kissinger cho biết vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy một cách để có được 1 cuộc đối thoại hay không. Toàn bộ bài viết trên mô tả tình cảm của ông Kissinger thể hiện với ngài Lý Quang Diệu. Nhưng có đoạn trích dẫn trện là lão Gàn wan tâm đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ này: "Khi được hỏi liệu Trung Quốc và Mỹ có nên có một lập trường tích cực hơn về Biển Đông, ông Kissinger cho biết vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy một cách để có được 1 cuộc đối thoại hay không". Qua lời phát biểu này của ông Kis, cho thấy ông ta vẫn mang nặng tư duy chiến lược của thời Chiến Tranh Lạnh, khi ấy còn một siêu cường mà Hoa Kỳ cần phải quan tâm trong việc tiến đến ngôi vị bá chủ thế giới. Đó là Liên Xô. Do đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có chung một suy nghĩ về biển Đông và cách ứng xử của họ, miễn làm sao có lợi cho cả đôi bên trong việc đối đầu với Liên bang Xô Viết. Nhưng nay thời thế đã thay đổi. Hoa Kỳ đang nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế, sau khi Liên Xô sụp đổ. Cho nên vấn đề là với tư cách ai là bá chủ thế giới trong tương lai hội nhập toàn cầu thì sự giải quyết tranh chấp biển như thế nào từ phía Hoa Kỳ, không thể đem quyền lợi của những quốc gia liên quan ra làm vật tế thần cho riêng Hoa Kỳ hoặc Trung quốc. Mà là vấn đề chính danh của ngôi vị bá chủ trong tương lai và cân bằng quyền lợi giữa các quốc gia, dân tộc có chủ quyền từ lịch sử. Cụ thể biển Đông là của Việt Nam với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, phải được tôn trọng. Nếu Hoa kỳ không làm được điều này - thì - như lão Gàn đã phát biểu: "Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới; nhưng đó không phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Tức là tư cách bá chủ thế giới của Hoa Kỳ sẽ bị hoài nghi về khả năng của họ, khi họ không thể nhân danh công lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp và phù hợp với chân lý của các quốc gia trong cộng đồng thế giới, sẽ hội nhập trong tương lai. Đó là lý do mà lão Gàn xác định rằng: với phát biểu như trích dẫn, ông Kis còn mang tư duy của thời Chiến tranh lạnh. Nên ghi công của ông ta trong lịch sử của Hoa Kỳ và cho thứ tư duy của ông ta về đuổi gà. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2015 Ngoại trưởng Saudi Arabia mạt sát diễn văn của Tổng thống Putin (Vietnam+) lúc : 30/03/15 06:02 Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Reuters, ngày 29/3, Saudi Arabia đã tố cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin đạo đức giả và cho rằng ông Putin không nên bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Đông trong khi thổi bùng sự bất ổn bằng cách hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad.Trong một động thái hiếm hoi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã công bố một bức thư của Tổng thống Putin, vốn sẽ được đọc tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) tại Ai Cập, nơi các nhà lãnh đạo Arập thảo luận một loạt các cuộc khủng hoảng khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở Syria, Yemen và Libya.Bức thư có đoạn viết: "Chúng tôi ủng hộ khát vọng của người Arab về một tương lai phồn thịnh và về một giải pháp cho tất cả các vấn đề mà thế giới Arab đang phải đối mặt thông các biện pháp hòa bình mà không viện tới bất kỳ sự can thiệp nội bộ nào." Những bình luận của ông đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Ngoại trưởng Saudi Arabia Saud al-Faisal.Phát biểu tại hội nghị AL sau khi bức thư được đọc, Hoàng thân Saud al-Faisal nói: "Ông ta (Putin) nói về những vấn đề ở Trung Đông như thể Nga đang không hề tác động tới chúng. Họ nói về các thảm kịch ở Syria trong khi họ là một phần cốt yếu của các thảm kịch xảy đến với người dân Syria đó, bằng hành động vũ trang cho chính quyền Damascus để chống lại chính người dân của mình".Trong khi đó, hãng TASS đưa tin, trong bài phát biểu hoan ngênh lãnh đạo các nước AL tham dự hội nghị thượng đỉnh khối này tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập), Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/3 đã nhận định hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa.Trong bài phát biểu được đăng tải trên trang web tổng thống, ông Putin nói: "Đáng tiếc, hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa bởi hoạt động của các tổ chức khủng bố và cực đoan. Các tổ chức này đã chiếm đóng nhiều thành phố và tỉnh thành khiến hàng trăm nghìn dân thường lâm vào cảnh khốn khổ và chúng thậm chí còn phá hủy di sản văn hóa vô giá của nhân loại."Tổng thống Nga cũng tuyên bố Moskva cực lực lên án những hành động tội ác không thể biện minh đó.Bài phát biểu có đoạn: "Chúng tôi xuất phát từ thực tế rằng một cuộc chiến chống khủng bố thành công không thể bỏ qua vấn đề cải thiện tổng thể tình hình khu vực. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi cho rằng quan trọng hơn là giải quyết sớm nhất có thể tình hình khủng hoảng ở Syria, Libya, Yemen trên cơ sở nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thông qua các biện pháp đối thoại sâu rộng và tìm kiếm thỏa thuận dân tộc."./. ========================== Chủ đề này mặc dù giới hạn trong Châu Á - Thái bình Dương, nhưng thực chất mọi sự kiện quốc tế ở tận Hoa Kỳ cũng tương tác mạnh đến Châu Á Thái Bình Dương. Do đó, đến giai đoạn này trong lịch sử phát triển của nền văn minh - tức là sự hội nhập toàn cầu - mọi người đã thấy rất rõ mọi sự kiện lớn quốc tế đều có sự liên quan chặt chẽ. Nga ủng hộ Xyria, nó sẽ ảnh hưởng thế nào với chiến lược của Trung Quốc đến Thái Bình Dương trong quan hệ Mỹ - Nga - Trung? Ít nhất với cái nhìn trực quan không cần sâu sắc lắm cũng thấy như vậy. Qua đó mới thấy cái nhìn của Lý học Đông phương cho rằng: tất cả mọi sự kiện từ nhỏ nhất đến lớn nhất, đều liên quan đến nhau, theo thuyết "Vạn vật tương hỗ". Điều này cũng phù hợp với nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận khi ông phát biểu: "Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Từ đây chúng ta thấy rằng: Chỉ cần một sự kiện dù rất nhỏ, nhưng với người tinh thông Lý học có thể suy luận ra toàn cảnh bức tranh thế giới trong tương lai. Và chúng ta cũng thấy rằng: Từ một tiếng chim hót ở Nam sông Dương tử, Thiệu Khang Tiết suy luận ra tương lai lịch sử thời Nam Tống, không còn là huyền bí, khó hiểu và "mê tín dị đoan". Nhưng tiếc thay! Lý học Đông phương, mà nền tảng thuyết Âm Dương Ngũ hành, chưa bao giờ là nền tảng tri thức trong bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử nhận thức được qua các triều đại phương Đông, cho đến tận ngày hôm nay. Kể cả trong lịch sử văn minh Trung Hoa, ngoại trừ cội nguồn lịch sử văn hiến Việt, chưa được "khoa học công nhận". Bởi vậy, sự phát triển nền tảng kinh tế đời sống xã hội, không cân bằng với sự phát triển của các nhận thức sẽ luôn là sự mất ổn định. Thế gian còn loạn cào cào, khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh là vậy. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites