Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc tuyên bố về phân xử tranh chấp trên biển Đông
07/12/2014 14:30
 

(TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7.12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng  Philippines gây áp lực chính trị khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, theo Tân Hoa xã.

 

>> Trung Quốc đã từ bỏ 'chiến lược kiềm chế' ở biển Đông

 

 TauTQGacma.jpg
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã.

Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài, theo Tân Hoa xã.

Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế, theo Tân Hoa xã.

Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo Tân Hoa xã.

“Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

 Trungquoc.jpg
Trung Quốc đưa dàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters

"Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, ngày 22.1.2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện.

Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế.

Trung Quốc hiện đang có mâu thuẫn với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines trong tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” (đường chin đoạn) nuốt gần trọn cả biển Đông.

Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược đưa giàn khoa Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh sau đó rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam vào tháng 7.

Ngọc Mai

==================

Bực mình thật! Lão Gàn có mấy vấn đề đặt ra:

1/  Chủ quyền của Tàu ở bể Đông căn cứ vào những lý do nào?

* Lịch sử à? Lịch sử căn cứ vào những điều kiện nào để xác định lịch sử chủ quyền của Tàu ở Bể Đông?

- Di vật khảo cổ?

- Văn bản lịch sử xác định chủ quyền. Cái này Tàu chắc chắn không có.

 

2/ Căn cứ vào tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc 1948?

* Trung Hoa Dân quốc vẫn đang là một chính phủ độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc - theo sự xác định một quốc gia - vậy bể Đông thuộc quyền quyết của chính phủ nào, khi CHND Trung Hoa không phải chính phủ ra tuyên bố này. Chưa nói đến việc THDQ tuyên bố sai.

 

3/ Chủ quyền quốc gia về những vùng lãnh thổ thuộc quốc gia đó, phải được xác định bằng những mệnh lệnh hành chính của các chính quyền thuộc quốc gia có chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó. Trung quốc không có những văn bản này trong lịch sử, Duy nhất chỉ có Việt Nam với những văn bản thể hiện những mệnh lệnh liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng:

Tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp

 

logo.gif- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC.

 

 

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 đã khai mạc sáng nay tại trung tâm hội nghị quốc tế Myanmar ở thủ đô Nay Pyi Taw.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị.

Sau lễ khai mạc, lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự phiên toàn thể hội nghị cấp cao ASEAN 25, tập trung thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng ASEAN sau 2015, thúc đẩy quan hệ với các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

 

20141112164347-anh1.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên toàn thể hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25. Ảnh: TTXVN

 

Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ về vấn đề Biển Đông. Ðến nay, tình hình vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC.

Do đó, ASEAN cần chủ động và có trách nhiệm hơn nữa trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tiếp tục yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi quy định của Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC), trước hết là điều 5 của Tuyên bố này, thực hiện kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Đồng thời, ASEAN-TQ cần sớm cụ thể hóa các biện pháp và xây dựng cơ chế nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, nhất là điều 5 của Tuyên bố; đi vào đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc COC có tính ràng buộc, cũng như sớm triển khai các biện pháp “thu hoạch sớm” song song với tiến trình đàm phán về COC. 

Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, nguy cơ bất ổn, xung đột cục bộ ở một số khu vực tiếp tục gia tăng cùng với những thách thức an ninh phi truyền thống đang ảnh hưởng không nhỏ, gây quan ngại đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.

Phát biểu về cộng đồng ASEAN và định hướng sau 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa trong năm 2015 cùng các nước ASEAN hoàn thành tốt Lộ trình tiến tới Cộng đồng, như mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh ASEAN cần phát huy mạnh mẽ trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực. ASEAN cần phải duy trì và thúc đẩy đoàn kết, thống nhất lập trường và chủ động có tiếng nói chung đối với những vấn đề ở khu vực...

Kết thúc hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tuyên bố Nay Pyi Taw về tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015; Tuyên bố ASEAN về tăng cường năng lực Ban thư ký ASEAN và nâng cao hiệu quả phối hợp các cơ quan ASEAN và Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu.

 

H.Nhì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đánh chiếm Senkaku, Trường Sa chỉ còn là vấn đề thời gian, cơ hội?

Bình Nguyên

08/12/14 12:40

(GDVN) - Theo khuyến nghị của Zhu Wenquan , binh sỹ TQ cần làm quen, tìm hiểu kỹ lưỡng các tài liệu luật pháp quốc tế cũng như hiệp ước chiến tranh..

 

 

 

hai_quan_tq.JPG

Hải quân TQ tập trận với Nga trên Biển Hoa Đông (minh họa)

 

Trang Want Daily phiên  bản tiếng Trung Quốc ngày 7/12/2014 đưa tin cho biết, trong cuốn sách bàn về kịch bản Trung Quốc sẽ tiến hành đánh chiếm quần đảo Sekaku ở biển Hoa Đông và các hòn đảo còn lại trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), một cựu tư lệnh cấp quân khu của quân đội Trung Quốc đã công khai tư vấn cho chính quyền TQ về chiến lược đối phó với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines trong chiến tranh đoạt đảo.

Trong cuốn sách nói về cách kịch bản đánh chiếm các hòn đảo tranh chấp với các quốc gia láng giềng trên biển Hoa Đông, cựu tướng - tư lệnh quân khu Nam Kinh của quân đội Trung Quốc cũng đã lên tiếng thúc giục binh lính, sỹ quan quân đội nước này trau dồi nghiên cứu, vận dụng các loại kiến thức (bản chất là tìm kẽ hở, biến luật thành công cụ đắc lực cho TQ lợi dụng), tài liệu về luật pháp quốc tế để phục tham vọng đoạt được đảo từ nước khác.

Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh - tướng Zhu Wenquan nói trong cuốn sách của mình rằng Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với các mặt trận căng thẳng, cụ thể là Nhật Bản, Việt Nam và Phillipines trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Và để đối phó với hiện thực này, theo khuyến nghị của Zhu Wenquan, TQ cần thiết lập các chiến lược với mới có thể đoạt được đảo từ tay nước khác cũng thực hiện tham vọng của mình.

Được biết, trong cuốn sách mang tên "Học thuyến chiến tranh đoạt đảo", cựu tướng Zhu Wenquan của PLA cho rằng quân đội Trung Quốc cần hiểu biết rõ về "kẻ thù" của mình trước khi nổ ra xung đột.

Theo ông ta, đây cũng là một trong những nội dung được đúc rút từ Binh Pháp Tôn Tử - một trong những tác phẩm bàn về nghệ thuật chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc.

Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh nói rằng Trung Quốc buộc phải thay đổi cách suy nghĩ chiến lược truyền thống đó là đánh trận trên bộ. Ông ta tin rằng đã đến lúc PLA cần thiết lập một cơ cấu nhất thể thông tin hiện đại.

 

quan_khu_nam_kinh.jpg

Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh - tướng Zhu Wenquan

 

Zhu Wenquan nhận định rằng nếu quân đội Trung Quốc làm được điều này, nó sẽ góp phần cản thiện sự tương tác hành động giữa các quân chủng hải, lục, không quân trên chiến trường thực.

Cũng theo đánh giá của ông ta, lực lượng lục quân thực sự cần phải làm quen với môi trường tác chiến liên quan đến các kịch bản tấn công đổ bộ thật mà lực lượng này được thành lập để sẵn sàng hành động.

Cuối cùng, theo khuyến nghị của Zhu Wenquan , binh sỹ TQ cần làm quen, tìm hiểu kỹ lưỡng các tài liệu luật pháp quốc tế cũng như hiệp ước chiến tranh để bổ sung hoàn hảo cho chiến thắng cả trong suy nghĩ và trên chiến trường.

Ông Zhu Wenquan cho rằng, điều này có thể cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành được các chiến dịch quân sự mà ít có rủi ro về áp lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế.

Theo dõi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những phân tích, khuyến nghị của giới chuyên gia, học giả, tướng lĩnh Trung Quốc cũng nhưng so sánh với những hành động thực tế của Trung Quốc trong quá khứ và giai đoạn hiện nay, có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ các tham vọng và tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp ở Biển Đông) của mình và quân đội TQ là một trong những lực lượng đang được đầu tư rất mạnh để dần dần hiện thực hóa mưu đồ chiếm trọn gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ đánh giá thấp năng lực kiểm soát trên không của Nhật Bản

Việt Dũng

08/12/14 09:43

 

(GDVN) - Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ báo cáo về sức chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đánh giá thấp năng lực kiểm soát trên không của Nhật.

 

 

F15_mbcd_NB.jpg

Máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 12 dẫn hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 6 tháng 12 đưa tin, theo hãng Kyodo, Nhật Bản, báo cáo phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc về sức chiến đấu của Nhật Bản chỉ ra, khi cho rằng đảo Senkaku xuất hiện tình huống bất ngờ, "Nhật Bản sẽ khó mà bảo đảm quyền kiểm soát trên không", trong khi đó, phân tích này chủ yếu lấy Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản để đánh giá.

Căn cứ phán đoán của Trung Quốc là, máy bay chiến đấu Nhật Bản có số lượng ít, năng lực tác chiến liên tục thấp. Báo cáo còn chỉ ra, phong tỏa Nhật Bản từ trên biển "không chỉ có thể phá hoại nền kinh tế của nước này, mà còn có thể phá hoại sức chiến đấu của họ". Việc phân tích của Quân đội Trung Quốc về sức chiến đấu của Nhật Bản bộc lộ, đây là điều rất hiếm thấy.

Hãng Kyodo cho rằng, rất nhiều người Nhật Bản cho rằng, sức chiến đấu trên không của Nhật Bản ưu thế hơn Quân đội Trung Quốc. Nhưng, Nhật Bản lúc nào chính thức nhập khẩu máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ mới F-35 vẫn chưa xác định. Cũng có người cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc triển khai trước máy bay chiến đấu thế hệ mới sẽ làm xoay chuyển tình hình.

Báo cáo này do các chuyên gia như thuộc Không quân Trung Quốc cùng xây dựng, trong đó chỉ ra, năng lực tác chiến liên hợp của Mỹ-Nhật đã sơ bộ hoàn thiện, trong khi đó nhược điểm tổng thể về sức chiến đấu trên không của Nhật Bản là, trong chiến tranh cục bộ quy mô lớn có sự hộ vệ của tàu chiến, số lượng và năng lực tác chiến liên tục của máy bay chiến đấu không đủ, khó mà đoạt lấy quyền kiểm soát trên không và tiến tới giành thắng lợi.

F35_My.jpg

Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo

Báo cáo còn chỉ ra, số lượng máy bay tiếp dầu trên không của Lực lượng Phòng vệ Trên không ít, bán kính tác chiến nhỏ; đồng thời năng lực tấn công của tên lửa đạn đạo phòng thủ căn cứ và tên lửa hành trình khá yếu, dễ bị thiệt hại nặng trong cuộc tiến công ban đầu.

Ngoài ra báo cáo cho rằng, 90% vật tư chiến lược và nguyên liệu của Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu, nếu như tiến hành phong tỏa sẽ làm cho nhập khẩu giảm 30%, sẽ có thể phá hoại về căn bản đối với kinh tế và sức chiến đấu của họ. Nếu giảm nhập khẩu tới 50%, nền kinh tế và sức chiến đấu sẽ "hoàn toàn sụp đổ".

Do Lực lượng Phòng vệ Trên không hoàn toàn không triển khai tên lửa chống bức xạ và máy bay tấn công không người lái chống bức xạ có thể dò tìm radar quân địch để tiến hành tấn công, báo cáo phán đoán, sức chiến đấu trên không tổng thể của Nhật Bản không cao.

Hãng Kyodo ngày 6 tháng 12 cho rằng, Bộ Tham mưu liên quân Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 6 tháng 12 tuyên bố, họ xác nhận, có 5 chiếc máy bay trong đó có máy bay thu thập tình báo Y-9 của Quân đội Trung Quốc từ sáng đến chiều cùng ngày, tiến hành bay qua lại trên bầu trời vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako. Vì vậy máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không khẩn cấp cất cánh. Máy bay Quân đội Trung Quốc chưa xâm phạm không phận Nhật Bản.

 

Y8_may_bay_trinh_sat_TQ__people_26_4_14_

Máy bay trinh sát Y-8 Trung Quốc

 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, lần này, máy bay của Quân đội Trung Quốc ngoài Y-9, còn có 2 máy bay cảnh báo sớm phiên bản ban đầu Y-8 và 2 máy bay ném bom H-6. 5 máy bay quân sự từ biển Hoa Đông bay xuyên tới Thái Bình Dương, sau đó quay về, bay theo hướng biển Hoa Đông.

Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố khẩn cấp cất cánh nhằm vào máy bay Trung Quốc kể từ ngày 3 tháng 10 đến nay.

====================

Mựa! Thấy mấy con bò bình lựng sao thấy chán wá! Phớt! Không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Cam đoan Lão Gàn chưa hề ra Senkaku/ Điếu Ngư nhậu lần nào. Đừng nói có quyền lợi ở đây!

Thằng nào ngu thì chết. Ông nói rồi nghe con!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ra văn kiện về biển Đông

Thứ Hai, 08/12/2014 - 18:02

 

Trung Quốc khẳng định chủ đề khởi kiện của Philippines không liên quan đến UNCLOS.

 

Ecns.cn (Trung Quốc), văn kiện khẳng định Tòa án trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Chủ quyền không bao gồm UNCLOS

Văn kiện của Trung Quốc nêu bản chất của chủ đề khởi kiện lên Tòa án trọng tài quốc tế của Philippines là chủ quyền đối với một số cấu trúc hàng hải trên biển Đông vốn không liên quan đến Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Văn kiện khăng khăng cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên biển Đông và vùng biển lân cận, Philippines từ những năm 1970 đã chiếm đóng một số cấu trúc hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông.

 

1-c21c8.jpg
Tại Manila ngày 11-9, Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin (giữa) xem triển lãm bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc đòi toàn bộ chủ quyền trên biển Đông là vô lý. Ảnh: AP
 

Đơn kiện của Philippines tóm tắt ba yêu sách. Văn kiện của Trung Quốc phản bác lại như sau:

- Philippines nêu quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ đất là cơ sở để quyết định quyền hàng hải. Chỉ sau khi chủ quyền trên biển Đông được xác định thì quyết định về phạm vi chủ quyền hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông mới đặt ra.

- Philippines nêu yêu sách của Trung Quốc về quyền dựa trên đá, các cấu trúc nổi khi thủy triều thấp trên biển Đông trong phạm vi 200 hải lý và xa hơn không phù hợp với UNCLOS. Trái lại, Trung Quốc cho rằng quyền hàng hải của các cấu trúc hàng hải ở biển Đông không thể được tách riêng khỏi vấn đề chủ quyền.

- Philippines nêu Trung Quốc can thiệp bất hợp pháp đến quyền của Philippines theo UNCLOS. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng dựa trên chủ quyền đối với các cấu trúc hàng hải liên quan và quyền hàng hải từ các cấu trúc này, hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông là hợp pháp và chính đáng.

Văn kiện cho rằng Philippines yêu cầu Tòa án trọng tài quốc tế áp dụng UNCLOS để xác định phạm vi quyền hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông mà không xác định được trước các cấu trúc hàng hải liên quan là đi ngược các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế về giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Do chủ quyền lãnh thổ không nằm trong phạm vi của UNCLOS nên Trung Quốc cho rằng Tòa án trọng tài quốc tế không có quyền tài phán.

 

Thông qua đàm phán trực tiếp

Văn kiện của Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm giải quyết trong hòa bình thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan. Văn kiện nêu liên quan đến vụ kiện của Philippines:

- Hàng loạt công cụ song phương giữa Philippines và Trung Quốc đều nêu rõ hai bên nhất trí hoặc cam kết giải quyết tranh chấp biển Đông bằng tham vấn và đàm phán hữu nghị.

- Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ghi rõ tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán sẽ được giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn hữu nghị giữa các bên liên quan trực tiếp.

- Theo các điều 280, 281 và các điều khác của UNCLOS, tranh chấp liên quan giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, không trông cậy vào tòa án trọng tài hay các thủ tục bắt buộc khác.

Dưa trên các lập luận đó, Trung Quốc không chấp nhận Philippines khởi kiện. Trung Quốc cho rằng Philippines muốn thông qua tòa án gây áp lực chính trị với Trung Quốc, phủ nhận quyền hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông và theo đuổi một nghị quyết biển Đông riêng.

 

Philippines phá Tuyên bố năm 2006

Văn kiện của Trung Quốc cho rằng ngay cả khi chủ đề vụ kiện của Philippines có liên quan đến UNCLOS thì thuộc vào lĩnh vực phân định hàng hải và không có trong Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc.

Ngày 25-8-2006, Trung Quốc gửi tuyên bố lên tổng thư ký LHQ cho rằng Trung Quốc không chấp nhận bất cứ thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc nào của UNCLOS liên quan đến phân định hàng hải và các vấn đề khác liên quan.

Văn kiện cho rằng luật pháp quốc tế được áp dụng đối với phân định hàng hải bao gồm cả UNCLOS và luật pháp quốc tế chung.

Phân định hàng hải liên quan đến xem xét không chỉ quyền, ảnh hưởng của các cấu trúc hàng hải, nguyên tắc phương pháp phân định mà còn xem xét mọi yếu tố liên quan để đạt được một giải pháp công bằng.

Trong khi đó, chủ đề vụ kiện của Philippines chỉ có thể được xem xét theo khuôn khổ tổng thể hàng hải giữa hai nước, kết hợp với tất cả quyền và lợi ích liên quan được hưởng theo UNCLOS. Các vấn đề như luật pháp quốc tế chung, thực tế lịch sử trong khu vực cũng phải được xem xét.

Văn kiện đổ lỗi cho Philippines không tìm kiếm phán quyết của tòa án liên quan đến phân định hàng hải mà chỉ muốn tìm kiếm một quyết định rằng các cấu trúc hàng hải là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
 
- Ngày 22-1-2013: Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines tuyên bố Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp quyền tài phán hàng hải trên biển Đông.
- Ngày 19-2-2013: Trung Quốc trả lại công hàm kèm theo thông báo và tuyên bố yêu sách. Trung Quốc khẳng định không chấp nhận và không tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.
______________________________________
Văn kiện Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, mỗi nước được tự do lựa chọn phương tiện giải quyết tranh chấp. Do đó, động thái không tham gia Tòa án trọng tài quốc tế của Trung Quốc là đúng luật quốc tế, quyền tự do lựa chọn phương tiện giải quyết tranh chấp của Trung Quốc phải được tôn trọng.

 

 
 
Theo Duy Khang
Pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về bài viết xuyên tạc hoạt động ngoại giao của 2 tàu Hải quân Việt Nam

Đông Bình

09/12/14 09:49

 

(GDVN) - Đại sứ Nguyễn Trường Giang nói: "trong tác phong giản dị của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam ẩn chứa một sức mạnh to lớn của Việt Nam"...

 

 

Bien_doi_tau_ho_ve_011012_tham_dao_Song_

Đoàn cán bộ chiến sĩ biên đội tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ - Hải quân Việt Nam thăm đảo Song Tử Tây

 

Tờ “ Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 8 tháng 12 đăng bài viết thể hiện sự tức tối và xuyên tạc ngay ở tiêu đề rằng“ Việt Nam liên tiếp dùng ngoại giao quân sự để đoạt lấy địa bàn, trên đường trở về tàu chiến đã xông vào lãnh thổ Trung Quốc”.

Đáng chú ý đây lại là bài viết của của Hoàng Thắng Hữu - với cái mác rất văn hóa là: nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh biển, nhà nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu xây dựng hình thái ý thức và an ninh văn hóa quốc gia, Viện khoa học xã hội Trung Quốc.

 

"Quan hệ với các kẻ thù cũ ấm lên, tương tác liên tiếp với Đông Nam Á,

Việt Nam dùng “ngoại giao quân sự” tranh vị thế"

Với quan điểm như vậy, bài báo dẫn truyền thông Việt Nam viết: “Biên đội tàu chiến Việt Nam lần đầu tiên xuyên qua xích đạo, nhận được sự coi trọng rất cao của nước bạn”, “tàu chiến Việt Nam hy vọng thông qua lần đầu tiên tiến vào vịnh Manila cho thấy tầm ảnh hưởng của mình đang không ngừng tăng lên”.

Đầu tháng 12, biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam lần đầu tiên hoàn thành chuyến thăm đến Indonesia, Brunei và Philippines với cùng một hành trình, vừa gây hưng phấn cho truyền thông Việt Nam vừa thu hút sự suy đoán của một số phương tiện truyền thông nước ngoài về ý đồ đi xa ngoại giao quân sự của các “tàu chiến tiên tiến nhất” Việt Nam.

Trong thời gian biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam thăm 3 nước Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam đăng bài viết dài nhấn mạnh “ngoại giao quân sự có lợi cho nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”. Những năm gần đây, ngoại giao quân sự đã trở thành một trong những trụ cột của ngoại giao toàn diện Việt Nam, không chỉ quan hệ “nóng” với Nga, mà còn hợp tác quân sự với các kẻ thù cũ như Pháp, Mỹ từng bước ấm lên.

 

Bien_doi_tau_ho_ve_011012_tham_dao_Song_

Cán bộ chiến sĩ biên đội dâng hương tại Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên đảo Song Tử Tây

 

Đồng thời, ngoại giao quân sự với Trung Quốc càng làm cho người Việt Nam quan tâm. Ngày 6 tháng 12, bài báo mới nhất trên truyền thông Việt Nam là “Lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hội kiến với Đoàn đại biểu sĩ quan trẻ Trung Quốc”.

Trong quá trình ngoại giao quân sự, Quân đội Việt Nam còn thường xuyên tiến hành giao lưu bóng chuyền hoặc bóng đá, tổ chức chiêu đãi trên tàu chiến. Các loại dấu hiệu đều cho thấy, bất kể là về phương châm ngoại giao hay về tinh thần quân nhân, Việt Nam đều ngày càng coi trọng ngoại giao quân sự.

 

Hạm đội Việt Nam lên đảo Song Tử Tây trên đường về

Quan điểm này trên “Thời báo Hoàn Cầu” thực chất đã bị viết xuyên tạc là “Hạm đội Việt Nam lên đảo Nam Tử (Song Tử Tây) Trung Quốc (cưỡng chiếm) trên đường về”, cho rằng, sáng ngày 3 tháng 12, biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam hoàn thành chuyến thăm đối với Indonesia, Brunei và Philippines vào cuối tháng 11, “quay trở về căn cứ số 696 của vịnh Cam Ranh”.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết, biên đội tàu chiến mang theo 228 binh sĩ, do Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm làm trưởng đoàn. Đây là lần đầu tiên biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam tiến hành chuyến thăm tới nhiều nước trong cùng một hành trình. Ngoài ra, biên đội tàu chiến lần đầu tiên đến quần đảo Trường Sa và đổ bộ lên đảo thăm hỏi.

Ngày 30 tháng 11, sau khi thăm Đông Nam Á, trên đường về nước, biên đội Hải quân Việt Nam đã đặc biệt đến đảo Song Tử Tây (báo Trung Quốc tự nhận là của họ và xuyên tạc là bị Việt Nam xâm chiếm). Truyền thông Việt Nam cho rằng “đây là lần đầu tiên biên đội tàu chiến Việt Nam gồm tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mua của Nga đến đảo này”.

 

HQ_Indonesia_don_Bien_doi_tau_HQVN.jpg

Hải quân Indonesia đón Biên đội tàu Hải quân Việt Nam

 

Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm nói “rất vui mừng đến thăm đảo của Tổ quốc”, đồng thời khen ngợi binh sĩ trên đảo. Binh sĩ Việt Nam còn làm lễ đối với tượng đài anh hùng dân tộc được xây dựng trên đảo mấy năm trước.

“Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, khi nói đến chuyến thăm Philippines lần này, truyền thông Việt Nam vừa đề cập tới hoạt động huấn luyện tìm kiếm cứu nạn chung với Quân đội Philippines, vừa đưa tin lại về hoạt động giao lưu trên đảo Song Tử Tây với quân nhân Philippines vào tháng 6 năm 2014.

Theo bài báo, trong chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á, biên đội tàu chiến Việt Nam còn tổ chức “ngoại giao chiêu đãi”. Trong thời gian thăm Indonesia, máy bay chiến đấu Việt Nam (máy bay trực thăng săn ngầm K-28) đi theo tàu lần đầu tiên hoàn thành chuyến thăm xa xôi, đã tiến hành huấn luyện tìm kiếm cứu nạn liên hợp trên biển với Hải quân Indonesia.

Không chỉ có vậy, quân nhân Việt Nam còn tổ chức “tiệc chiêu đãi độc nhất vô nhị” trên tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard, có mời tùy viên quân sự các nước ASEAN ở Jakarta. Tầng thứ hai sau khoang điều khiển và nơi đỗ máy bay trực thăng đều được bố trí làm hội trường đẹp, dùng tiếng Anh và tiếng Việt viết khẩu hiệu “Hoan nghênh nhiệt liệt các vị khách quý”, rất bắt mắt.

Theo bài báo, việc tiếp đón long trọng của ba nước Đông Nam Á làm cho phía Việt Nam rất hài lòng. Theo lời nói của Đại sứ Việt Nam tại Brunei Nguyễn Trường Giang, khi biên đội tàu chiến Hải quân nhân dân Việt Nam cập bờ, Tư lệnh Hải quân Brunei hội kiến thân mật với thành viên biên đội tàu chiến, “đây là lần đầu tiên Tư lệnh Lực lượng vũ trang Brunei hội kiến với biên đội tàu chiến nước ngoài đến thăm”.

 

TauhoveDinhTienHoang.jpg

Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng huấn luyện trên biển

 

Ông Nguyễn Trường Giang nói, khi ông đứng trên tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng, cảm nhận được “trong tác phong giản dị của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam ẩn chứa một sức mạnh to lớn của Việt Nam”.

Đánh giá về chuyến thăm lịch sử này, Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm nói: “Trong bối cảnh tình hình biển hiện nay vô cùng phức tạp, thông qua chuyến thăm lần này của biên đội Hải quân Việt Nam, Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, thiện chí tích cực hợp tác và nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) với bạn bè quốc tế”.

Theo chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm, trong bối cảnh  hiện nay, để thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, để bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định trên biển, lực lượng hải quân cần tăng cường các hoạt động đối ngoại như thăm hữu nghị. Hiện nay, có vài chục nước hàng năm cử tàu chiến đến thăm Việt Nam hoặc cùng Hải quân Việt Nam tổ chức huấn luyện liên hợp.

Trong khi đó, trong chuyến thăm đi xa của Hải quân Việt Nam, bất kể là trong điều kiện khí hậu nào, bất kể ngày đêm, sĩ quan và thủy thủ biên đội đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, năng lực tác chiến được tăng mạnh, mức độ đồng bộ của vũ khí trang bị cũng được kiểm nghiệm, trình độ tiếng Anh, thông tin liên lạc, tác chiến hiệp đồng được các nước đánh giá cao.

 

Ngoại giao quân sự đồng bộ với cải thiện đãi ngộ quân nhân

Theo bài báo, biên đội tàu chiến hoàn thành chuyến thăm mang tính lịch sử chỉ là một mắt xích của ngoại giao quân sự Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng quân đội tham gia diễn tập liên hợp chi viện cứu nạn và quân y nhân đạo tổ chức ở Brunei. Năm 2014, Việt Nam còn điều quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

 

HQ011_va_HQ012_truc_quan_cang_Cam_Ranh.j

Hai tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam trực tại quân cảng Cam Ranh

 

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng cho rằng, quân nhân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc là bước đi mới hòa nhập cộng đồng quốc tế của quốc phòng Việt Nam, thể hiện tư duy quốc phòng hòa nhập cộng đồng quốc tế hiện nay - “lấy bảo vệ Tổ quốc kết hợp với giải quyết vấn đề nóng an ninh của khu vực và quốc tế”.

Việt Nam và “kẻ thù cũ” Pháp cũng nâng cấp trên phương diện giao lưu quân sự và quốc phòng. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lần đầu tiên thăm Việt Nam. Cùng với sự hòa dịu trong quan hệ với Mỹ, những năm gần đây, hải quân hai nước Việt-Mỹ còn tổ chức tập trận chung ở cảng Đà Nẵng, miền trung Việt Nam.

Ngày 30 tháng 1 năm 2014, báo “Quân đội Nhân dân” Việt Nam đăng bài viết “Phương hướng hội nhập cộng đồng quốc tế của quốc phòng Việt Nam” cho biết, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết “Công tác đối ngoại quốc phòng và hòa nhập cộng đồng quốc tế đến năm 2020 và các năm tiếp theo”.

Đây là lần đầu tiên Quân ủy Trung ương Việt Nam ra nghị quyết về công tác đối ngoại quốc phòng, là sự kiện quan trọng của các lực lượng vũ trang Việt Nam trong triển khai hoạt động hội nhập hệ thống quốc phòng quốc tế. Việc định vị như vậy làm cho tinh thần của Quân đội Việt Nam lên rất cao.

Quan điểm của phía quân đội là: “Mặc dù không phải là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng người làm công tác đối ngoại quốc phòng đã thống nhất nhận thức, kiên định lập trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa và phát huy thành tựu của ngoại giao Việt Nam, hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao quốc phòng. Giống như muốn làm tốt chuẩn bị các phương diện trước khi đội tàu xuất phát, kiểm tra chặt chẽ sức khỏe của nhân viên, dự trữ lương thực, an toàn kỹ thuật của tàu, mà điều quan trọng nhất là có một phương hướng dẫn đường”.

 

Can_bo_chien_si_tau_HQ012_Ly_Thai_To.jpg

Cán bộ, chiến sĩ tàu Lý Thái Tổ đã làm chủ trang bị, vũ khí hiện đại để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc

 

Thông qua ngoại giao quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng quan hệ hợp tác quốc phòng với 80 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quân đội nhân dân Việt Nam thiết lập phòng tùy viên ở 36 nước (có kiêm nhiệm tùy viên 7 nước khác), có 45 quốc gia thiết lập phòng tùy viên ở Việt Nam.

Đối với “ngoại giao quân sự” được Việt Nam ngày càng coi trọng, tùy viên rất nhiều nước tại Việt Nam cũng có cảm nhận sâu sắc. Tháng 1 năm 2014, trong giao lưu tổ chức ở Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam, tùy viên Belarus tại Việt Nam nói: “Sự phát triển của xã hội Việt Nam và sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam có quan hệ chặt chẽ, năm 2013 là một năm lĩnh vực đối ngoại quốc phòng Việt Nam đạt được thành công”.

Tùy viên Ấn Độ cho rằng, gần 5 năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, như hợp tác với quân đội các nước, đặc biệt là có thể tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế. Tùy viên Singapore cho rằng, Quân đội Việt  Nam đang trải qua giai đoạn quan hệ đối ngoại quốc phòng rất “tích cực”.

Vịnh Cam Ranh chắc chắn là một điểm sáng trong ngoại giao quân sự của Việt Nam. “Căn cứ vịnh Cam Ranh giành được sức sống lần hai” - Đây là vấn đề quan tâm nhất của truyền thông hai nước Nga-Việt khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga vào cuối tháng 11 năm 2014.

 

Ly_Thai_To_HQ012_tau_ho_ve_tang_hinh__te

Tên lửa hành trình cận âm Kh-35 Uran của tàu hộ vệ HQ-012 Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam

 

Tờ “Quan điểm” Nga ngày 29 tháng 11 cho rằng, căn cứ vào thỏa thuận mới ký kết giữa hai bên, tàu chiến Nga cập cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo cho nhà chức trách cảng là được, không cần tiến hành các thủ tục tiếp theo. Việt Nam là nước thứ hai đạt được thảo thuận tương tự với Nga, sau Syria.

Tháng 6 năm 2014, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Nga dẫn đầu biên đội hạm đội Nga đến căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh, đây là lần đầu tiên tàu chiến Nga đến căn cứ này sau khi Việt Nam thu hồi vịnh Cam Ranh.

RIA Novosti ngày 5 tháng 12 đưa tin, Nga đã sẵn sàng vận chuyển tàu ngầm thông thường Type 636 thứ ba mang tên Hải Phòng đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng cho biết, dưới sự nỗ lực chung của Nga-Việt, lịch sử Hải quân Việt Nam sẽ mở ra một trang mới, hạm đội tàu ngầm sắp ra đời.

Khi Ngoại trưởng Nga Lavrov khi thăm Việt Nam vào tháng 4, tờ “Kommersant” Nga tháng 4 năm 2014 cho rằng: “Việt Nam hoan nghênh Ngoại trưởng Nga đến thăm với quy cách rất cao hiếm thấy, hành động này rõ ràng không chỉ là xuất phát từ lễ phép, mà là để nhấn mạnh quan hệ tương đối tốt của hai nước”. Được biết, Việt Nam mỗi năm mua trên 1,5 tỷ USD vũ khí và trang bị quân sự của Nga, từ đó làm cho Hà Nội bước vào hàng ngũ những nước lớn nhập khẩu vũ khí Nga.

Cùng với việc tăng cường ngoại giao quân sự, Việt Nam cũng đang nâng cao đãi ngộ quân nhân. Theo tờ “Quân đội Nhân Dân” ngày 13 tháng 10: “Quân chủng Hải quân Việt Nam triệu tập Hội nghị tổng kết tròn 25 năm công tác luân chuyển cán bộ giữ đảo ở quần đảo Trường Sa. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Quân đội luôn quan tâm đến cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa”.

“Từ năm 1993 trở đi, cán bộ chiến sĩ đóng ở quần đảo Trường Sa đã được hưởng các chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Cán bộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ được sắp xếp đến các quân khu, quân đoàn công tác. Hiện nay, tại một số địa phương, gia đình của cán bộ chiến sĩ đóng ở quần đảo Trường Sa còn có thể được ưu tiên hưởng các chính sách đãi ngộ việc làm”.

 

HQ012_Ly_Thai_To.jpg

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình HQ-012 Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam

 

Ngày 27 tháng 11, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua dự thảo “Điều khoản sửa đổi, bổ sung Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam”, luật này đã tăng thêm rất nhiều điều khoản nâng cao đãi ngộ sĩ quan như “sĩ quan được hưởng trợ cấp nhà ở, được bảo đảm nhà công vụ”.

 

“Hoan nghênh sĩ quan trẻ Trung Quốc thăm Việt Nam”

Tờ “ Kommersant” Nga ngày 26 tháng 11 đăng bài viết “Việt Nam đang mở ra một cánh cửa ở Manila” cho rằng, trong thời gian tàu chiến Việt Nam lần đầu tiên thăm Philippines, tàu chiến hai nước tiến hành tuần tra liên hợp ở khu vực tranh chấp Biển Đông. Tuy hai nước đều cho biết, hoạt động lần này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng hợp tác Việt Nam-Philippines trên lĩnh vực quân sự vẫn làm cho Trung Quốc cảm thấy lo ngại.

Đối với hoạt động ngoại giao quân sự lần này của Việt Nam, chuyên gia Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, Việt Nam-Philippines tích cực hợp tác trong lĩnh vực hải quân được tiến hành trong tình hình tranh chấp lãnh thổ tồn tại với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, qua đây bày tỏ lập trường đoàn kết. Ông cho rằng, Hải quân Philippines không có năng lực tác chiến lớn, nhưng thực lực của Hải quân Việt Nam ở khu vực này khá mạnh, vì vậy có thể phát huy vai trò then chốt trong lĩnh vực “ngăn chặn Trung Quốc”.

Đối với quan điểm của học giả Nga, một học giả nghiên cứu vấn đề châu Á-Thái Bình Dương giấu tên của Viện khoa học xã hội Trung Quốc không hoàn toàn đồng tình. Ông cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam cũng có “mâu thuẫn” với các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia, có một số nước có “tâm lý đề phòng” (?) với Việt Nam, vì vậy, không thể nói đơn giản là, biên đội tàu chiến Việt Nam thăm các nước như Philippines là nhằm vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn cần “giữ cảnh giác nhất định”.

 

Dinh_Tien_Hoang_HQ011_tau_ho_ve_tang_hin

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam

 

Học giả này có thêm ngôn từ xuyên tạc, cho rằng: “Nhìn lại lịch sử, bất kể là Việt Nam thống nhất nam bắc, hay khi chiến tranh (báo TQ dùng từ xâm phạm Campuchia để xuyên tạc) mưu đồ tham vọng khu vực, quân đội đều là nhân tố quan trọng để Việt Nam thể hiện thực lực, thực hiện tư tưởng chiến lược. Trong ngoại giao toàn diện, Việt Nam không chỉ coi trọng quan hệ chính trị và kinh tế, mà còn coi ngoại giao quân sự là trụ cột. Cho nên, Việt Nam không chỉ giao lưu quân sự dồn dập với Đông Nam Á, mà còn tăng cường hợp tác quân sự với các nước Nga, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.

Đối với những người quan tâm đến quân sự Trung Quốc, tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam thăm Đông Nam Á hoàn toàn không xa lạ. Tháng 6 năm 2013, 2 tàu chiến này từng tiến hành chuyến thăm 4 ngày tới Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. “Ngoại giao quân sự” của Việt Nam cũng bao gồm tương tác với Trung Quốc.

Tháng 1 năm 2013, biên đội hộ tống tốp thứ 12 của Hải quân Trung Quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ hộ tống vịnh Aden, trên đường về nước đã thăm hữu nghị 5 ngày thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo cho rằng, đây là lần đầu tiên biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc tiến hành chuyến thăm hữu nghị đối với thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn theo 12 tướng lĩnh thăm Trung Quốc.

Theo báo “Quân đội Nhân dân” Việt Nam, ngày 5 tháng 12, tại Bộ Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã gặp gỡ đoàn đại biểu sĩ quan trẻ Quân đội Trung Quốc do Phó cục trưởng Cục thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Dương Vũ Quân làm trưởng đoàn.

Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao chuyến thăm này, cho rằng “có lợi cho củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa quân đội hai nước”. Ông hy vọng, “sĩ quan trẻ quân đội hai nước tiếp tục tăng cường tình hữu nghị truyền thống, cùng xây dựng tương lai tốt đẹp”.

 

Chu_Thapphuong_an_mo_rongsina.jpg

Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc
09/12/2014 17:30
 

(TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.

giankhoan.jpg
Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

 

Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.

Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.

Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. 

 

giankhoan1.jpg
Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.

Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này

Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.

Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.

Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.

 

giankhoan2.jpg
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.

Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Ngọc Mai

=====================

Hì! Không nằm ngoài dự liệu của Lão Gàn: Hoa Kỳ là Đồng minh tự nhiên của Việt Nam vì quyền lợi của chính Hoa Kỳ trên biển Đông.

Bi wờ đến lượt cô ẻm Đài Loan phát biểu ý kiến đi chứ nhể! Kịch niệt phản đối Hoa Kỳ hay thừa nhận công bố của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 sai?!

Hì! Một trong những vấn đề của chính trị quốc tế là tính chính danh - ít nhất về mặt lý thuyết. Thí dụ về mặt lý thuyết thì tất cả đàn ông trên thế giới đều chung thủy với vợ chẳng hạn.

Bởi vậy, đây chính là cú quyết định của cô em Đài Loan có tham gia cuộc chơi hay biến ra ngoài "Canh bạc cuối cùng".

Cái này anh đây - Hì - đã nhắc nhở cô em Đài Loan nhiều lần trên diễn đàn, ngay trong cái tô bát này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Hoa Xã: Chống tham nhũng không còn là chiến dịch mà là chiến tranh

Hồng Thủy

10/12/14 07:08

 

(GDVN) - Trung Quốc không thể tự giải quyết được vấn đề tham nhũng của mình mà không thiết lập cải cách chính trị quan trọng, cho phép giám sát công khai các quan chức.

 

 

tap_can_binh.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP.

 

The Diplomat ngày 10/12 đưa tin, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã bình luận, những nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình không còn là một chiến dịch mà là một cuộc chiến tranh kéo dài.

Tân Hoa Xã dẫn vụ khai trừ đảng, bắt giữ Chu Vĩnh Khang gần đây làm ví dụ minh chứng cho việc tăng cường hoạt động chống tham nhũng, đồng thời chỉ ra rằng chiến dịch này đã vượt qua ngưỡng cảnh báo răn đe người khác. Thay vào đó, quy mô của chiến dịch và những nỗ lực mới tập trung cải cách pháp luật, thể chế hóa hoạt động chống tham nhũng và xem đó là một cuộc chiến tranh lâu dài.

Đây không phải lần đầu tiên Tân Hoa Xã ví von, ẩn dụ về các nỗ lực chống tham nhũng. Hồi tháng 8, báo chí Trung Quốc đã dẫn lời nhận xét "thẳng thắn bất thường" của Tập Cận Bình trong một cuộc họp kín của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc: "Cuộc chiến giữa đội quân chống tham nhũng và đội quân tham nhũng đang bế tắc".

Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng: "Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta, tôi không còn quan tâm đến chuyện sống chết, hoặc danh dự của tôi bị hủy hoại." Chỉ sau hai năm lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã gắn chặt sự nghiệp, danh tiếng của cá nhân mình với chiến dịch chống tham nhũng. Thành công hay thất bại trên mặt trận này sẽ có tác động rất lớn đối với thời gian còn lại trên cương vị nguyên thủ của mình.

Từ nhấn mạnh của ông trong cuộc chiến chống tham nhũng thì rõ ràng Tập Cận Bình tin rằng đây là một vấn đề sống còn với đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình là con cái giới tinh hoa của đảng Cộng sản Trung Quốc và ông đã có một ý thức mạnh mẽ rằng phải bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc là trách nhiệm và số phận của mình. Đối phó với tham nhũng chính là chìa khóa bảo vệ tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước đây có thông tin cho rằng những người tiền nhiệm như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã ép Tập Cận Bình phải thu nhỏ quy mô chiến dịch. Nhưng từ những báo cáo mới nhất liên quan đến vụ Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang cho thấy cả 2 ông đều ủng hộ hành động của Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, việc Tân Hoa Xã gọi chống tham nhũng là chiến tranh kéo dài và nhắc lại ý kiến của Tập Cận Bình về 2 tập đoàn đối kháng đã cho thấy đang tồn tại sự bế tắc trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí khi các nhân vật cao cấp nhất ủng hộ Tập Cận Bình, ông vẫn phải đối mặt với sức phản kháng rất mạnh từ tập đoàn tham nhũng, đặc biệt là ở các bộ ban ngành và địa phương, những nơi từ lâu đã tồn tại chuyện "trên bảo dưới không nghe".

Theo Tân Hoa Xã, những nỗ lực chống tham nhũng đã có kết quả với 50 quan chức cấp tỉnh trở lên, còn được gọi là hổ. Số lượng "ruồi" bị đập ở các địa phương lên tới hơn 84 ngàn cán bộ bị xử lý kỷ luật trong 6 tháng đầu năm 2014. Và chiến dịch đang đi xa hơn, đặc biệt là trong đội ngũ tướng lĩnh quân đội. Trong tuần vừa qua truyền thông Trung Quốc đã xác nhận các nhà chức trách đã bắt 2 Thiếu tướng quân đội, Đới Duy Dân và Cao Tiểu Yên.

Bất chấp những nỗ lực này, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng Trung Quốc không thể tự giải quyết được vấn đề tham nhũng của mình mà không thiết lập cải cách chính trị quan trọng, cho phép giám sát công khai các quan chức chính phủ, trong đó có tự do báo chí và tư pháp độc lập. Không có gì đảm bảo chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ thành công. Tân Hoa Xã gọi nó là cuộc chiến tranh kéo dài cung phần nào cho thấy điều đó.

====================

Có hai zdấn đề:

A/

Không có gì đảm bảo chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ thành công. Tân Hoa Xã gọi nó là cuộc chiến tranh kéo dài cung phần nào cho thấy điều đó.

 

Cái này Lão Gàn lói nâu dùi - "Khó lém!". Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, các người không đủ trình để hiểu được những mới liên hệ tương tác phức tạp trong xã hội loài người nói chung, để từ đó ra một quyết sách đúng.

 

B/

Từ nhấn mạnh của ông trong cuộc chiến chống tham nhũng thì rõ ràng Tập Cận Bình tin rằng đây là một vấn đề sống còn với đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình là con cái giới tinh hoa của đảng Cộng sản Trung Quốc và ông đã có một ý thức mạnh mẽ rằng phải bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc là trách nhiệm và số phận của mình. Đối phó với tham nhũng chính là chìa khóa bảo vệ tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Vấn đề được đặt ra: nếu ngài Tập thâu tóm quyền lực tuyệt đối - tức tạm gọi là "phe tham nhũng" bị tiêu diệt hoàn toàn - thì tương lai của cả Trung Quốc nằm trong quyết định của ngài Tập. Đây chính là điều mà người ta có quyền hoài nghi động cơ của ngài. Hì.

Khó lém!

Hì!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Máy bay quân sự Trung Quốc ồ ạt bay qua Hoa Đông, Nhật cho không quân xuất kích

Thứ năm, 11/12/2014, 21:21 (GMT+7)
 
 

(Quốc tế) - Lần đầu tiên trong 9 tháng qua, các máy bay quân sự TQ thực hiện chuyến bay qua lại giữa Hoa Đông và TBD, sau khi đi qua vùng giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

 

TWant China Times (Đài Loan) cho hay, ngày 6/12 vừa qua, Nhật Bản tuyên bố phát hiện 5 máy bay quân sự Trung Quốc bay qua khu vực nằm giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

 

Theo một chuyên gia quân sự, 5 chiếc máy bay này được cho là có khả năng tạo ra mối đe dọa lớn tới cả đảo Guam.

Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Li Xiaojian cho biết, 5 máy bay nói trên đã rời Tây Thái Bình Dương để tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn, kết hợp huấn luyện không chiến.

Điều này cho thấy Trung Quốc có khả năng kết hợp sức mạnh không quân và hải quân trong chiến đấu.

 

may-bay-quan-su-tq-o-at-bay-qua-hoa-dong

Một chiếc H-6 của Trung Quốc bay gần quần đảo Okinawa của Nhật Bản vào hôm 06-12 vừa qua. Ảnh: Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.

 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các máy bay của Trung Quốc gồm 1 chiếc Y-9 thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, 2 biến thể của máy bay Y-8 dùng làm máy bay cảnh báo sớm trên không, cùng 2 máy bay ném bom H-6.

Các máy bay này đã bay theo hướng nam tiến qua biển Hoa Đông, hướng về vùng lân cận quần đảo Okinawa trước khi đến Tây Thái Bình Dương. Sau đó, chúng bay trở lại biển Hoa Đông.

Trước động thái này của Trung Quốc, một số máy bay của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã xuất kích để đề phòng.

Tuy nhiên, các máy bay của Trung Quốc đã không xâm phạm không phận Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên trong vòng 9 tháng qua, các máy bay quân sự của Trung Quốc thực hiện chuyến bay qua lại giữa vùng biển Hoa Đông và Thái Bình Dương, sau khi đi qua khu vực giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

Đây cũng là lần đầu tiên từ hôm 3-10, Nhật phản ứng lại những hành động này.

Theo ông Li, các máy bay Y-9 được trang bị các thiết bị trinh sát điện tử tiên tiến cho phép phát hiện và bắt được các mục tiêu cả trên không và trên biển.

Trong khi đó, máy bay Y-8 là một trong những loại máy bay vận tải dân/quân sự phổ biến nhất ở Trung Quốc và có khả năng chở theo binh lính, thả hàng tiếp tế, thả lính dù và phục vụ như một phương tiện cứu thương trên không.

Còn máy bay ném bom H-6 và các tàu chiến mặt nước được dùng để thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Want China Times dẫn lời một chuyên gia quân sự khác cho biết, qua đánh giá các bức ảnh của cuộc diễn tập, có thể thấy máy bay H-6 được trang bị tên lửa hành trình, có khả năng thực hiện 1 cuộc tấn công bằng đường không.

H-6 có thể mang được khối lượng vũ khí đến 9.000kg, bao gồm nhiều loại tên lửa không đối đất và tên lửa chống hạm cùng các loại bom không điều khiển.

Theo chuyên gia này, các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa với biên đội tàu sân bay và các căn cứ quân sự của Mỹ ở biển Đông, biển Hoa Đông, ở Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thế lày nà thế lào? có ý gì không hỡi bạn Tủng của?
 
Trung Quốc đề nghị cho 1.000 xe du lịch vào Việt Nam
 
Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến các bộ ngành về đề nghị của phía Trung Quốc đưa 1.000 xe vào Việt Nam du lịch.
 

Văn bản của Bộ Giao thông gửi Bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Văn hóa Thể thao và Du lịch... cho biết, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đề nghị cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500  người vào du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong tháng 12 này.

1.000 xe này sẽ chia thành nhiều tuyến đi du lịch khắp Việt Nam, trong đó có những đoàn xuyên Việt từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP HCM, hoặc quá cảnh sang Lào, Campuchia.

 

a1-1349874268-480x0-5064-14186-1589-6269

Theo Hiệp định vận tải đường bộ, xe khách, xe tải Việt Nam và Trung Quốc được chạy qua biên giới  của nhau. Ảnh minh họa: Đ.Loan

 

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó vụ trưởng Vận tải, Bộ Giao thông, cho biết đề nghị của phía Trung Quốc gửi thẳng đến Bộ Giao thông, nên cơ quan này phải xin ý kiến các bộ ngành liên quan. Nếu các cơ quan thống nhất chủ trương cho xe Trung Quốc vào du lịch, Bộ Giao thông sẽ làm việc với phía bạn để lên phương án cho đoàn xe này di chuyển trên các tuyến đường.

"Về quan điểm phát triển du lịch thì Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ, song với số lượng xe lớn như vậy thì có thể các bộ ngành không thống nhất", ông Thủy nói.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải mới nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng. Cơ quan này bày tỏ không đồng tình việc xe du lịch Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng lớn.

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, Vụ Vận tải sẽ tổng hợp ý kiến các bộ ngành và trả lời phía Trung Quốc trong tuần này.

Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà lập pháp Mỹ:

TQ là thách thức lớn nhất đối với trật tự thế giới


Bình Nguyên

15/12/14 14:56

 

(GDVN) - Ông Randy Forbes cũng đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng như một thứ trưởng QP khác là ông Robert Work.

 

Randy_Forbes.jpg
Ông Randy Forbes
 
Mạng Washington Free Beacon ngày 12/12/2014 đưa tin cho biết một nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi quân đội và chính quyền nước này cân nhắc lại chính sách quân sự của mình với Trung Quốc bởi ông nhận thấy rằng Bắc Kinh có xu hướng tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận thù địch bất chấp việc hợp tác giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc có chiều hướng được tăng cường. 

Randy Forbes - Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch và năng lực biển của Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đã lên tiếng thúc giục Lầu Năm Góc hãy cân nhắc lại chính sách quan hệ quân sự với TQ giữa lúc xuất hiện nhiều nghi ngờ cho rằng việc hợp tác song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh nhưng không thể thuyết phục được quân đội nước này chấm dứt các hoạt động mang tính chất thù địch với Mỹ và các đồng minh ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Randy Forbes cũng đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng như một thứ trưởng QP khác là ông Robert Work.

Randy Forbes cho biết: "Tôi tin rằng Bộ Quốc phòng hiện tại đang thiếu những hướng dẫn toàn diện cũng như các cơ chế cần thiết để duy trì một chính sách phù hợp, phụ vụ tốt nhất cho các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh thời bình Mỹ - Trung Quốc sẽ còn kéo dài".

Ông Randy Forbes tuyên bố có thể chỉ ra rất nhiều ví dụ cụ thể có liên quan đến cả văn phòng củanbộ trưởng quốc phòng  Mỹ Chuck Hagel và Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.

Hiện đang xuất hiện nhiều quan ngại về quá trình hợp tác quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông  Randy Forbes, trong tháng 5/2014 vừa qua, một tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc là ông Phòng Phong Huy đã lên thăm tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tại San Diego - đây được xem là sự kiện vi phạm tiềm tàng nếu đem chiếu với các điều khoản của Luật ủy quyền quốc phòng được ban hành năm 2000.

Điều luật này cấm các cuộc trao đổi quân sự với Trung Quốc trong các lĩnh vực kiểu như "các chiến dịch kế hoạch lực lượng" nhưng Lầu Năm Góc khi đó đã không coi sự kiện trên là một hành vi lách luật.

Ngay sau chuyến thăm này một đô đốc của quân đội Trung Quốc đã nói trên báo chí chính thống của nước này rằng tướng Phòng Phong Huy đã nắm được những thông tin có giá trị về năng lực của tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ.

"Mặc dù việc làm của Mỹ ở cấp độ nào đó cũng là thể hiện sự răn đe với Trung Quốc thông qua trình diễn năng lực quân sự nhưng tôi lo ngại rằng điều đó cũng có nguy cơ không làm cho TQ giảm đi các hành động mang tính chất thù địch, đối đầu, thậm chí Trung Quốc thể liều lĩnh hơn" - ông Randy Forbes viết trong thử giử các quan chức hàng đầu của Mỹ.

Randy Forbes chỉ ra thêm rằng Trung Quốc hiện đã tiến hành thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-31, phiên bản máy bay phản lực bị cáo buộc là copy thiết kế của của máy bay chiến đấu liên hợp F-35 của quân đội Mỹ.

Quân đội TQ bị tình nghi đã đánh cắp các bí mật thiết kế máy báy chiến đấu F-35 thông qua hoạt động tin tặc có tổ chức nhằm vào các nhà thầu như Lockheed Martin.

Trong bức thư của mình, ông Randy Forbes khẳng định rằng không có tín hiệu nào cho thấy hợp tác quân sự của Mỹ với Trung Quốc đảm bảo được rằng Trung Quốc phải định hình được các hành động của mình trong những vấn đề có tính chất cạnh tranh với Mỹ.

“Tôi thực sự tin rằng TQ là lực lượng có tiềm năng gây ra thách thức to lớn nhất đối với tự do và trật tự quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay” -  Randy Forbes tuyên bố.

========================

Cái này Lão Gàn lói nâu dồi mừ! Thế giới này sẽ phải hội nhập. Tất nhiên nó sẽ phải được điều hành bởi một tổ chức quốc tế hoặc một quốc gia bá chủ. Hoa Kỳ đang là bá chủ trên thực tế, tất nhiên trật tự thế giới được hiểu theo góc nhìn của Hoa Kỳ. Nay Tàu nổi lên mạnh mẽ muốn trở thành thống trị thế giới - dù trong hòa bình hay chiến tranh - thì nếu Tàu thành công, trật tự thế giới này sẽ được sắp xếp theo góc nhìn của Tàu. Bởi vậy, cái zdấn đề: "TQ là lực lượng có tiềm năng gây ra thách thức to lớn nhất đối với tự do và trật tự quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay” - như ngài Randy Forbes tuyên bố, chẳng có gì là lạ.

Bởi zdậy mới có chiện "Canh bạc cuối cùng".

Cái lày lói nâu dồi!.

Lão Gàn thì rất yêu chuộng hòa bình thế giới, Nhưng quyết định cuối cùng lại thuộc về Thượng Đế. Ấy là nói theo "mê tín dị đoan". Còn nói theo "pha học" thì quyết định cuối cùng thuộc về những quy luật tương tác của vũ trụ. Hì!Hic!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sự sụp đổ hệ thống kinh tế của Tổng thống Nga Putin
17/12/2014 13:58
 
 

(TNO) Đồng rúp mất giá kỷ lục và sự sụt giảm của nền kinh tế Nga đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế và những thành tựu mà Tổng thống Vladimir Putin xây dựng suốt 15 năm cầm quyền, theo Bloomberg ngày 17.12.

 

putin_zvzy.jpg?width=500
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP
 
Ông Putin tiếp nhận quyền lực từ ông Boris Yeltsin năm 1999 với cam kết chấm dứt sự hỗn loạn thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 1998. Putin đã có những thành công khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tăng lương cho người dân nhưng sự sụt giảm của giá dầu cùng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang là những thách thức lớn cho ông, báo hiệu sự sụp đổ của nền kinh tế 15 năm ông gây dựng, theo Bloomberg.
Tình hình trở nên nghiêm trọng
Trong một động thái bất ngờ ngày 16.12, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đã tăng lãi suất lên mức 17%, mức cao nhất trong 16 năm qua, nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng rúp từ 34 rúp/USD xuống 70 rúp/USD khi giá dầu giảm xuống dưới 60 USD/thùng. Theo báo cáo ngày 9.12 của Moody’s Investors Service, nước Nga có 1/4 tổng sản lượng nền kinh tế có liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng.
Bloomberg dẫn lời một chuyên gia tại Gazprombank cho biết việc đồng rúp mất giá và sự sụt giảm của nền kinh tế đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế dựa vào dầu mỏ của Tổng thống Putin trong 15 năm qua.
 
putin1_HYBC.jpg?width=500
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cùng quan chức và lãnh đạo Ngân hàng trung ương trong cuộc gặp hôm qua 16.12 - Ảnh: Reuters
 
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Neil Shearing của Capital Economics Ltd nhận định mức lãi suất cao mà BoR đưa ra sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay hộ gia đình và cho vay doanh nghiệp, làm gia tăng dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Nga.
Ông Putin suốt thời gian qua đã đưa ra những chính sách để cứu vãn đồng rúp, từ việc chi tiền để ngăn sự mất giá, cho phép BoR tự do bán đồng USD, trừng phạt mạnh tay giới đầu cơ, và đỉnh điểm là ngày 16.12, BoR tăng lãi suất mức kỷ lục kể từ năm 1998. Thế nhưng, mọi thứ dường như vẫn không có biến chuyển tốt đẹp.
Tuần trước, Bộ Kinh tế Nga cho biết GDP của nước này sẽ giảm 0,8% trong năm 2015, còn theo BoR nếu giá dầu tiếp tục ở mức dưới 60USD/thùng, GDP có thể giảm tới 4,7%, theo Bloomberg.
Nghị sĩ Dmitry Gudkov chia sẻ trên trang Twitter của mình rằng: “Bao nhiêu ngân hàng sẽ phá sản trong tháng 1.2015? Mọi người sẽ mất việc làm và hết tiền. Cơn ác mộng mới chỉ thực sự bắt đầu”, theo Bloomberg.
 
Sự ủng hộ Putin
Số liệu cho thấy ông Putin được 85% người dân ủng hộ sau những chính sách đối với Ukraine, đặc biệt là việc ông sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Theo ông Igor Bunin, người đứng đầu Trung tâm công nghệ chính trị Moscow, cuộc khủng hoảng trong tỷ giá đồng rúp có thể dẫn đến việc xói mòn trong tỷ lệ ủng hộ ông Putin, nhưng nếu các cuộc biểu tình diễn ra thì sẽ nhằm vào các quan chức cấp thấp hơn là vào ông Putin.
 
 putin2_NIZR.jpg?width=500

Khủng hoảng đồng rúp Nga đặt chính sách kinh tế của Moscow trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” - Ảnh minh hoạ: Reuters

 

“Tổng thống Putin vẫn là biểu tượng của nước Nga và người dân Nga, do đó một số quan chức chính phủ Nga có thể bị sa thải do sự khủng hoảng của đồng rúp. Người dân coi ông Putin là ngôi sao may mắn sẽ giải thoát cho đất nước và mọi người lo sợ việc mất ông như việc mất đi may mắn”, Bloomberg dẫn lời ông Bunin
“Mọi người đều cho rằng ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đem lại trật tự và giúp cải thiện đời sống nhân dân. Hiện tại ông vẫn là Putin, ông vẫn có quyền lực nhưng mọi thứ đang sụp đổ”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia phân tích chính trị Dmitry Oreshkin.
 
Chính phủ thiếu năng lực
Bà Tatiana Barusheva, một người dân 63 tuổi tại thành phố Gelendzhik, đã đổ lỗi cho ông Putin về sự khủng hoảng tiền tệ do những chính sách thiếu thận trọng. “Người dân không thể trông đợi vào chính phủ Nga, nó không đủ năng lực. Bất kể ông Putin cố gắng thế nào đi chăng nữa thì những chính sách của ông cũng vô dụng”, Bloomberg dẫn lời bà Barusheva.
 
 putin3_LSQQ.jpg?width=500
Nền kinh tế Nga đang lâm vào tình trạng khó khăn (hình minh họa) - Ảnh: Reuters
 
Tổng thống Putin đã từng đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới khiến GDP của Nga giảm 7,8% và giá dầu cũng giảm mạnh. Trong tình hình đó, đồng rúp đã giảm 1/3 giá trị nhưng nền kinh tế Nga đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng đó.
Trong khi đó, chuyên gia xã hội học Olga Kryshtanovskaya của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) cho rằng mặc dù ông Putin đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng những biện pháp trừng phạt khiến tình hình lần này khó khăn hơn trước. Theo chuyên gia, những biện pháp nhằm cứu vãn tình hình như áp đặt lệnh kiểm soát vốn hay có những lập trường mềm mỏng tại Ukraine đều có những rủi ro riêng.
Một chuyên gia nghiên cứu cấp cao khác khẳng định tình hình kinh tế Nga đã hồi phục nhanh chóng sau năm 2009 nhưng hiện nay Nga đang phải đối mặt với sự bất ổn không thể kiểm soát và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ mô hình kinh tế của ông Putin.

Ngọc Mai

=================

Cái này Lão Gàn cũng lói nâu dồi, rằng thì nà mà ngài Putin đã sai lầm. Giá như ngài dừng lại ở Crimea và thương lượng về Đông Ucraine theo chiều hướng nhượng bộ thì vấn đề đã khác đi. Thế mạnh của nước Nga là không cần ngồi nhờ xe của Hoa Kỳ như Trung Quốc.

Vẫn còn kịp xoay sở. Nhưng phải có một sự quyết đoán rất tỉnh. Tiếc thay. Điều đó sẽ không xảy ra.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình cho Putin tin "uống định tâm đan"?

Hồng Thủy

17/12/14 09:31

(GDVN) - Các ngân hàng và nhà đầu tư Trung Quốc hiện tại đều đang tìm kế hoãn binh, không chịu giải ngân chuyển tiền cho phía Nga theo những hợp đồng đã ký.

 

 

tap_can_binh_putin.JPG

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Tờ Đa Chiều ngày 16/12 đưa tin, trong khi Mỹ và phương Tây tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine thì Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên định đứng về phía Moscow bằng mọi giá. Trung Quốc cho rằng Putin sáp nhập Crimea vào Nga "là có lý do chứ không phải bỗng dưng sinh sự như phương Tây tuyên truyền". Trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua, Putin và Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết một hợp đồng cung cấp khí đốt lớn chưa từng có.

Hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc không chỉ giúp Bắc Kinh có thêm động lực phát triển kinh tế mà còn giúp Nga thêm khả năng đối phó với phương Tây. Khi tiếp Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko hồi tháng 9, Tập Cận Bình hứa chắc chắn rằng, dù có bị áp lực lớn đến đâu Trung Quốc cũng quyết không ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, và sẽ không bao giờ tham gia trừng phạt Nga. Đa Chiều bình luận, phát biểu này của Tập Cận Bình như một viên "định tâm đan" dành cho Putin.

Tuy nhiên tờ Financial Times của Anh bình luận, Trung Quốc sẽ không rót vốn đúng lúc Nga đang cần nó nhất để giúp Moscow thoát hiểm. Mặc dù hai nước đã ký kết nhiều hợp đồng nhưng cho đến nay Nga không dễ lấy được tiền của Trung Quốc. Theo tiết lộ của giới chuyên gia tài chính, các ngân hàng và nhà đầu tư Trung Quốc hiện tại đều đang tìm kế hoãn binh, không chịu giải ngân chuyển tiền cho phía Nga theo những hợp đồng đã ký kết vì lo đắc tội với phương Tây.

Một quan chức của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tại Moscow nói với Financial Times: "Nếu Nga hy vọng chúng tôi dốc toàn lực lấp toàn bộ khoảng trống tín dụng mà các ngân hàng châu Âu và Mỹ để lại, Nga sẽ thất vọng. Ngân hàng Trung Quốc đương nhiên cần phát triển kinh doanh ở Nga, nhưng chúng tôi cũng phải tính đến rủi ro." Một quan chức trong lĩnh vực năng lượng cho biết: "Phía Nga hiện tại đang đặc biệt lo ngại, Trung Quốc hiện không muốn cung cấp vốn cho Nga một chút nào".

Ngay cả hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD giữa Gazprom của Nga với Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC) ký trong chuyến thăm của Putin cũng chung số phận. Hợp đồng này đừng được xem như thắng lợi lớn của Putin, nhưng khoản 25 tỉ USD Trung Quốc cam kết thanh toán trước cho Gazprom đến nay vẫn chưa thấy đâu. Phó tổng giám đốc Gazprom Alexander Medvedev gần đây cho biết, số tiền này hiện vẫn bị treo, Bắc Kinh chưa quyết định.

Ngân hàng Trung Quốc cam kết dành 2,15 tỉ rúp tín dụng cho các doanh nghiệp Nga trong khi Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cam kết viện trợ không hoàn lại cho Nga 1,3 tỉ rúp. Nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp Nga trong năm 2015 sẽ phải trả 134 triệu USD nợ nước ngoài, chủ yếu là của các ngân hàng châu Âu và Mỹ. Số tiền mà ngân hàng Trung Quốc rót cho Nga không đủ trả số nợ này.

Trong khi theo Đa Chiều, đồng minh chiến hữu thân thiết của Tổng thống Putin, Tổng giám đốc Tập đoàn đường sắt Nga Vladimir Yakunin đã khẳng định công khai, châu Á không thể thay thế phương Tây trở thành nguồn tài chính có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Bất kể khủng hoảng Ukraine diễn biến thế nào đi nữa, Nga cũng cần phải hợp tác với châu Âu.

============================

Cái này Lão Gàn cũng lói nâu dồi, ngay trong tô bát này. Híc! Chơi với Tàu, Nga sẽ thiệt thòi.

Thế giới này sẽ phải hội nhập. Không lâu lắm đâu. Chậm nhất là 10 năm nữa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ngoại giao bí mật" Mỹ - Cuba: Chuyện giờ mới kể

Thứ Năm, 18/12/2014 - 14:59

 

 

Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba đã mở ra chương mới cho quan hệ giữa hai nước. Ở đó, người ta thấy được vai trò quan trọng của “ngoại giao bí mật”.

 >> Lịch sử thăng trầm quan hệ Cuba-Mỹ qua ảnh
 >> Người Cuba hân hoan sau bình thường hóa quan hệ với Mỹ

 

Ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống năm 2012, ông Barack Obama đã triệu hồi các cố vấn cấp cao và mở hàng loạt các cuộc trao đổi. Tại đó, ông yêu cầu dàn phụ tá “suy nghĩ lớn” về nghị trình nhiệm kì 2. Một nội dung quan trọng được xác định là khả năng khởi động các quan hệ mới với các nước được xem là cựu thù, ví như Iran và Cuba. 2 năm sau, quan hệ giữa Washington với Tehran và Havana đã có được những tiến triển với những nỗ lực “ngoại giao bí mật” không biết mệt mỏi theo cùng một cách thức.

 

181214cuba-930cd.jpg
Ông Alan Gross và vợ tại cuộc họp báo ở Washington hôm 17/12 sau khi được trả tự do. Ảnh: AP
 

Các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran vẫn tiếp diễn và chắc còn phải mất nhiều thời gian mới tới được thành quả chắc thắng. Thế nhưng việc ông Obama tuyên bố Mỹ và Cuba sẽ bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm thù địch cho thấy: Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh có thể đang khép lại.

Washington bắt đầu tiếp xúc thận trọng với Havana từ năm 2013, chỉ ít tháng sau khi ông Obama bắt đầu nhiệm kì 2 tại Nhà Trắng. Vấn đề then chốt được phía Mỹ kiên định là: Sẽ không thể có bước cải thiện trong quan hệ hai nước nếu như Cuba không trả tự do cho nhà thầu Alan Gross, một công dân người Mỹ.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm John Kerry lập tức hướng đến sự trợ giúp của Vatican, một trong rất ít các thể chế toàn cầu nhận được sự tôn trọng rộng rãi cả ở Mỹ và Cuba. Sự giúp đỡ của Giáo hội Thiên chúa Roma quả thực đã có vai trò quan trọng.

Sau bức màn tối, ông Obama bắt đầu đẩy cỗ máy “ngoại giao bí mật” chuyển động. Mùa xuân năm 2013, Tổng thống Mỹ cho phép hai cố vấn cấp cao tiếp xúc với các đại diện của chính quyền Cuba, bàn về khả năng xúc tiến các cuộc đàm phán mở đường. Đúng lúc này, Mỹ cũng mở các cuộc gặp bí mật với phía Iran. Nếu như Muscat (Oman) và Geneva (Thụy Sĩ) là địa điểm gặp gỡ cho đàm phán Iran thì Ottawa, Toronto (Canada) và Vatican lại là nơi chứng kiến những cuộc gặp mặt của đại diện Mỹ và Cuba.

Tháng 6/2013, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cùng với ông Ricardo Zuniga, cố vấn các vấn đề Mỹ Latinh, đã bay tới Canada để có cuộc gặp đầu tiên trong tổng số 9 cuộc gặp bí mật với đối tác Cuba. Quan chức Mỹ không nêu tên cụ thể đại diện của Cuba, nhưng nói rằng đây là đại diện của chính quyền Havana và được Chủ tịch Raul Castrol trao quyền. Canada trong thời điểm này không tham dự trực tiếp vào tiến trình đàm phán, chỉ là bên xúc tác.

Nhưng đến đầu năm 2014 này, một nhà trung gian đầy quyền lực khác cũng đã tham gia vào tiến trình này: Giáo hoàng Francis. Là người Mỹ Latinh đầu tiên nắm cương vị cao nhất tại Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng đã đề cập tới khả năng tái lập quan hệ Mỹ - Cuba với Tổng thống Obama khi ông tới thăm Tòa thánh hồi tháng 3. Đến mùa hè, Giáo hoàng đã gửi thư cho cả ông Obama và Chủ tịch Raul Castro, hối thúc hai bên chấm dứt tình trạng đóng băng quan hệ kéo dài nhiều thập kỉ.

Cùng lúc, Ngoại trưởng Kerry có 4 cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez, chủ yếu tập trung vào trường hợp của ông Gross. Đến mùa thu, quan chức Mỹ và Cuba đã hoàn tất thỏa thuận trả tự do cho Gross trong cuộc gặp ở Vatican, mở đường cho quan hệ mới Mỹ - Cuba.

2-930cd.jpg
Người dân theo dõi qua truyền hình Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Mỹ tại Havana ngày 17/12 (giờ địa phương).
 

Đàm phán vẫn tiếp tục, đỉnh cao là cuộc điện đàm 45 phút giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul hôm 16/12, được coi là đối thoại cấp cao lần đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chống Cuba năm 1961. Chứng kiến cuộc điện đàm tại Nhà Trắng còn có sự hiện diện của ông Rhodes và nhiều cố vấn hàng đầu. Kịch bản này giống hệt với bước đột phá trong quan hệ Mỹ - Iran, khi mà ông Obama điện đàm với Tổng thống Hasan Rouhani để từ đó đưa đến thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt.

Cam kết tái lập quan hệ ngoại giao đầy đủ được hai bên khẳng định một ngày sau đó. Khi Tổng thống Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba thì ông Gross dõi theo sự kiện này qua truyền hình tại căn cứ không quân Andrew ở bang Maryland. Ngồi bên cạnh ông là Ngoại trưởng Kerry, người cũng vừa mới đáp chuyến bay về nước sau chặng công cán dài, với một điểm đến là Tòa thánh Vatican.

Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/Washington Post
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc 'vuốt ve' Mỹ hứa không soán ngôi Washington
18/12/2014 20:18
 

(TNO) Sự phát triển của Trung Quốc sẽ không đe dọa đến vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Đổi lại, Mỹ nên cư xử với Trung Quốc bằng “tầm nhìn chiến lược”, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Phó Chủ tịch Trung Quốc Uông Dương hôm nay 18.12.

 

soan-ngoi-my_endi.jpg?width=500
Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Uông Dương - Ảnh: Reuters
 
“Trung Quốc không có ý định cũng như khả năng làm lung lay vị trí dẫn đầu của Mỹ”, ông Uông Dương nhấn mạnh trong Diễn đàn Kinh tế Trung – Mỹ: “Chia sẻ tầm nhìn cho các nhà lãnh đạo toàn cầu”, vào thứ Tư 17.12, tại Chicago (Mỹ).

“Nền kinh tế Trung Quốc dù đứng thứ hai thế giới nhưng chỉ số thu nhập bình quân đầu người GDP chỉ bằng 1/8 Mỹ. Chúng tôi hiểu rõ sự dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế thế giới”, ông Uông nói.

“Về cơ bản, Trung Quốc sẽ chấp hành những nguyên tắc và góp phần xây dựng vào một nền kinh tế toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ”, ông cho biết thêm.
Bên cạnh đó, ông Uông cho rằng Mỹ nên có “tầm nhìn chiến lược” với Trung Quốc để hợp tác bền vững song phương cùng có lợi, mặc cho những khác biệt về hệ thống chính trị cũng như quan điểm riêng của từng nước.

“Lịch sử đã cho thấy, hợp tác và đối đầu đều có những giá trị riêng nhưng sự hợp tác sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn cho đôi bên. Giờ đây, Trung Quốc đã hợp nhất vào nền kinh tế toàn cầu với khả năng mở rộng và phát triển liên tục. Cho nên, Mỹ phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn với Trung Quốc”, ông nói trước 500 khán giả, hầu hết là những doanh nhân Mỹ và Trung Quốc.
 
soan-ngoi-my_1_nlsp.jpg?width=500
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Jack Lew và Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Uông Dương
- Ảnh: Reuters
 
Khi được chất vấn tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Uông Dương cũng bác bỏ những nghi ngờ về chính sách thắt chặt đầu tư nước ngoài, thông qua một bộ luật chống độc quyền của Trung Quốc. Ông nói rằng bộ luật chống độc quyền chỉ giúp kiểm soát thị trường và giảm thiểu rủi ro. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc.

Trước đó, ngày 15.12, Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng đối với Luật chi tiêu của Mỹ vì có những điều khoản hạn chế hợp tác thương mại với Bắc Kinh, cũng như các công ty Trung Quốc.  Bắc Kinh đã chỉ trích mạnh mẽ luật chi tiêu là “phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc và vi phạm luật công bằng thương mại”

Huỳnh Mai

======================

“Về cơ bản, Trung Quốc sẽ chấp hành những nguyên tắc và góp phần xây dựng vào một nền kinh tế toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ”, ông cho biết thêm.

 

Từ lâu, ngay trong topic này Lão Gàn đã xác định rất rõ ràng rằng: Trung Quốc đã mắc sai lầm rất lớn về sách lược trong quan hệ quốc tế. Đỉnh điểm và cốt lõi của sai lầm này là đụng đến Việt Nam, Chính những hành động này đã dẫn đến Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Iraq và Afganixtan với chiến lược quay trở lại Châu Á Thái Bình Dương, trong sự tiên tri của Lão Gàn.

Đến nay cho thấy một dấu hiệu chưa rõ ràng qua lời phát biểu của ngài Uông Dương về việc Trung Quốc sẽ chấp hành những nguyên tắc và góp phần xây dựng một nền kinh tế toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tất nhiên, thế giới hội nhập thì chỉ có một tổ chức lãnh đạo toàn cầu duy nhất. Một bộ phim hoạt hình mà Lão Gàn đã giới thiệu với các bạn ngay trong topic này - do Hoa Kỳ sản xuất. Hì - đã xác định rằng: "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta". Bởi vậy, tổ chức lãnh đạo trên thế giới hay một quốc gia bá chú sẽ quyết định sự kết thúc giai đoạn tiền hội nhập bằng chiến tranh hay hòa bình. Phát biểu của ngài Uông Dương cho thấy dấu hiệu khả thi của chiều hướng hòa bình trong hội nhập quốc tế. Người Mỹ tuy nghèo nàn về các cách chế biến ẩm thực, nhưng sẽ không thể ăn bánh vẽ.  Bởi vậy, việc ngài Uông Dương phác họa một bức tranh thế giới với Hoa Kỳ là một quốc gia lãnh đạo chưa đủ để xác định sự việc sẽ xảy ra đúng như vậy với những nhà chiến lược Hoa Kỳ. Quá giới hạn 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch, mọi việc sẽ cực kỳ khó khăn cho mọi vấn đề liên quan đến chính Trung Quốc.

Lão Gàn chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây, chỉ bàn chơi cho vui vậy thôi. Nhưng Lão Gàn luôn xác định nhiều lần ngay trong topic này rằng:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý thì mọi hy vọng tốt đẹp nhất của con người mới có thể thành hiện thực. Tớ nói rõ là "xác định tính chân lý", chứ không phải là áp đặt để được coi là chân lý. Tớ chẳng có quyền áp đặt cái gì lên ai cả.

Nhưng Lão Gàn cũng đã phát biểu rằng: Việc in cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" là cố gắng cuối cùng của Lão Gàn. Đã có không ít những lời khuyên Lão Gàn nên "giữ gìn sức khỏe để kéo dài tuối thọ". Đấy không phải là chuyện Lão Gàn quan tâm. Nhưng vấn đề là cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đã xác định những giá trị  có tính nền tảng căn bản của nền văn minh Đông phương và xác định nguồn gốc của nó. Nếu không được "khoa học công nhận" như những gía trị nền tảng thì rất khó triển khai tiếp tục những nôi dung liên quan. Chẳng ai chưa học hết lớp 3/ 12, nhưng lại thi lấy bằng tiến sĩ cả. Do đó, với những ai ngại ngùng về việc Lão Gàn tiếp tục chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, hãy yên tâm lớn vì chỉ cần đi gam lờ là Lão Gàn cũng không thể triển khai tiếp những giá trị kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương này.

Bởi vậy, dù Lão Gàn có viên tịch ngay bây giờ, sau khi gõ xong hàng chữ này, thì "chẳng may" trong 17 năm qua, những ý tưởng của Lão Gàn đã phát biểu xong những giá trị nền tảng của nó và kết thúc bằng cố gắng cuối cùng, chính là cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nó đủ sức để những nhà khoa học hàng đầu với phương pháp tư duy tiên tiến trong tương lai trên thế gian này tiếp tục công việc xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử và đi tìm bí ẩn lớn nhất của vũ trụ . Đó chính là lý thuyết thống nhất. Nhưng nó cũng rất đủ khó khăn để những kẻ dốt nát không thể nhận ra.

"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì đến một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra nó, nếu chúng ta có đủ tài năng" - SW Hawking.

Vâng! Ngài SW Hawking nói rất đúng: Phải đủ tài năng đã.

Điều đáng tiếc không phải Lão Gàn sẽ khó tiếp tục triển khai minh chứng những gía trị lý thuyết thống nhất, khi nó chưa được "khoa học công nhận". Mà chính là sự bế tắc của cả một nền văn minh và những nguyên nhân tiêu cực sẽ phát triển.

Để "giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi già" Lão Gàn cần tiền. Nhân đây Lão Gàn quảng cáo cho dịch vụ mần phong thủy theo Phong Thủy Lạc Việt. Ai muốn làm phong thủy theo sách Tàu thì đừng liên hệ với Lão Gàn. Giá cả tùy theo, tiền nào của nấy và có bảo hành kết quả. Ai muốn làm phong thủy Lạc Việt nhắn tin đến số 0906645989. Lão Gàn ít khi mở máy.

Lần đầu tiên trên diễn đàn học thuật lyhocdongphuong Lão Gàn quảng cáo phong thủy Lạc Việt.

Xin cảm ơn.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Quan Trung Quốc sáng tuyên bố chống tham nhũng, chiều bị bắt
21/12/2014 07:45
 

(TNO) Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn vừa bị bắt để điều tra hàng vi tham nhũng, trở thành quan chức cấp tỉnh đầu tiên của tỉnh Sơn Đông bị ngã ngựa kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012.

 

quan-tham-tq-d_vbys.jpg?width=500
Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn bị bắt ngày 18.12 để điều tra tham nhũng - Ảnh: Chụp từ clip China Daily
 
Cụ thể, ông Vương, 58 tuổi, bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nghiêm trọng”, thuật ngữ ám chỉ tham nhũng, tờ China Daily đưa tin ngày 20.12.

Vào sáng 18.12, ông Vương còn có bài phát biểu chống tham những trước nhiều quan chức ở Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, nhưng đến chiều cùng ngày cơ quan chống tham nhũng Sơn Đông thông báo ông Vương bị bắt để điều tra. Cơ quan này không cung cấp chi tiết.

Vụ ông Vương bị điều tra thu hút sự quan tâm của dư luận vì ông là một trong số ít ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra tham nhũng, theo China Daily.

Giới chức chống tham nhũng Trung Quốc cho hay kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012 đến nay đã có 58 quan chức từ cấp tỉnh trở lên bị điều tra. Trong đó có 10 người từ các ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 3 người từ quân đội, 41 người từ các tỉnh, khu vực và 4 người từ các tập đoàn nhà nước.

Văn Khoa

=====================

Vào sáng 18.12, ông Vương còn có bài phát biểu chống tham những trước nhiều quan chức ở Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, nhưng đến chiều cùng ngày cơ quan chống tham nhũng Sơn Đông thông báo ông Vương bị bắt để điều tra.

 

Đây chính là một trong những cái khó của ngài Tập mà Lão Gàn đã nói nhiều lần trên diễn đàn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kế hoạch tác chiến Mỹ: chủ động khai chiến với Trung Quốc

Việt Dũng

21/12/14 10:36

(GDVN) - Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á.

 

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 12 dẫn trang mạng "World Socialist" ngày 18 tháng 12 đưa tin, là một phần của Luật trao quyền quốc phòng năm 2015, Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á của họ.

 

images.jpg

Không quân Mỹ, ảnh minh họa

 

Mặc dù về danh nghĩa là nhằm vào hệ thống phòng thủ tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là một phần của mở rộng quân bị Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Theo bài báo, kinh phí quân sự Mỹ được Thượng viện thông qua ngày 12 tháng 12 sẽ lên tới 585 tỷ USD, trong đó bao gồm chi tiêu quân sự mới ở khu vực Trung Đông. Nhưng, luật này yêu cầu tiến hành đánh giá đối với cơ hội tăng cường hợp tác tên lửa giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng cường hợp tác về tên lửa tầm ngắn, hỏa tiễn và phòng thủ pháo, xóa bỏ mối đe dọa đến từ bán đảo Triều Tiên.

Theo báo Trung Quốc, Mỹ luôn sử dụng mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên để biện hộ cho các căn cứ quân sự của họ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Là một phần của "trục châu Á", chính quyền Obama không ngừng "tạo căng thẳng" ở bán đảo Triều Tiên, coi đây là cớ để tiến hành chuẩn bị quân sự, mũi dùi nhằm thẳng vào Trung Quốc.

Mặc dù chính phủ Mỹ cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là "mang tính phòng ngự", nhưng đây lại là một bộ phận then chốt trong kế hoạch của Lầu Năm Góc: Phát động chiến tranh mang tính tấn công đối với Trung Quốc. Mục đích chính của họ là ngăn chặn Trung Quốc tiến hành phản ứng đối với các cuộc tấn công của Mỹ.

 

H6cum_mbnbtha_bomsina.jpg

Cụm máy bay ném bom H-6 Không quân Trung Quốc thả bom

 

Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ, xây dựng hệ thống tên lửa đạn đạo kết hợp với hệ thống radar X-band ở miền bắc Nhật Bản, đồng thời vào tháng 10 triển khai hệ thống radar thứ hai ở Nhật Bản. Phạm vi hiệu quả của radar X-band đạt 2.000 km, đồng thời kết nối với hệ thống radar phòng thủ tên lửa Aegis và "phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối" (THADD) của căn cứ hải quân Mỹ.

Mỹ từng gia tăng triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2014. Nhưng xét tới quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc ban đầu muốn tuyên bố họ hoàn toàn không tham gia vấn đề này, Hàn Quốc trước hết tuyên bố họ toàn hoàn không tham gia hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ, mà là lựa chọn phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân của mình.

Nhưng, ông Kim Kwan-Jin khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, ông hoàn toàn không phản đối triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc, còn Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại là Han Min-Koo vào tháng 10 nói thẳng rằng: "Do hạn chế về tiền bạc để ứng phó với vấn đề hạt nhân và mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc có lợi cho bảo đảm quốc phòng-an ninh của Hàn Quốc".

Hiện nay, quân đồn trú Mỹ ở Hàn Quốc khoảng 28.500 quân, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột, Hàn Quốc sẽ trở thành tiền tuyến đầu tiên của Đông Á. Mỹ kêu gọi hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự ba bên với Mỹ, nhưng do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn "làm đẹp tội ác" của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, làm cho nội bộ Hàn Quốc nổi lên thái độ chống Nhật, dẫn đến quan hệ Nhật-Hàn xấu đi.

Nhưng, “quan hệ lạnh lẽo” với Nhật Bản hoàn toàn không ngăn cản chính quyền bà Park Geun-hye đi theo "trục châu Á" của Obama, mặc dù làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng tiềm tàng tới kinh tế Hàn Quốc.

Trung Quốc quan tâm chặt chẽ tới hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Khi Mỹ triển khai radar X-band thứ hai ở Nhật Bản vào tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh cho rằng: "Vài nước cụ thể ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiến hành triển khai phòng thủ tên lửa để theo đuổi an ninh đơn phương không có lợi cho ổn định và lòng tin chiến lược của khu vực, cũng không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á".

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đang áp dụng các thủ đoạn làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á như dành ưu đãi kinh tế cho các nước xung quanh. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, tháng 11, hai nước Trung-Hàn đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do mang tính tạm thời, tăng cường hợp tác với Hàn Quốc.

 

Doi_xe_trong_demPLAsina.jpg

Pháo binh 2 Trung Quốc: Đội xe trong đêm

====================

Trong chiến tranh hiện đại, bên nào phòng thủ chắc chắn là bên chiến thắng. Điều này dễ hiểu vì khi vô hiệu hóa tất cả vũ khí tấn công của đối phương thì chỉ cần chọi đá tảng vào lãnh thổ đối phương đủ để chiến thắng. Huống chi thứ đáp trả không phải đá tảng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?” 

 
 
 

(An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:

 

Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:

 

Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.

 

Download.jpg

Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.

Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.

Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).

 

cac-cuu-tuong-linh-noi-gi-ve-du-an-trung

Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân - nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam

Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.

 

“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.

 

trung-quoc-thue-dat-trong-rung_12625833.

Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum

Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.

 

Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.

 

Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.

 

2_11.jpg

Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.

Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!

 

Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.

 

Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?

Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.

 

Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Mai Phạm

http://nguyentandung.org/duoi-con-mat-nguoi-nhat-trung-quoc-chiem-tron-viet-nam-chi-la-van-de-thoi-gian.html

 

=======================

Đức Trần Hưng Đạo trước khi từ trần có di chúc lại cho vua Trần Anh Tông (Hay Minh Tông, tôi không nhớ) chính trường hợp như hoàn cảnh Việt Nam qua nội dung bài báo này miêu tả. Cũng từ những di sản của Đức Trần Hưng Đạo, cụ thể là cuốn "Binh thư yếu lược", đã nói đến điềm mây đen bao phủ tất sẽ có giặc Bắc âm mưu gây sự. Quả nhiên chỉ không đầy một tháng sau khi hiện tượng mây đen bao phủ Quảng Ninh thì xuất hiện cái dàn khoan của Trung Quốc ở bể Đông.

Ông cha ta đã dự liệu rất kỹ cho con cháu đời sau. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là anh linh hùng khí của Việt tộc, nên những di sản liên quan đến Ngài để lại cần nghiên cứu rất kỹ. Trong "Binh thứ yếu lược" của Ngài không có chước thứ 36 như "Binh pháp Tôn Tử".
 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đòn hiểm" của phương Tây nhằm vào kinh tế Nga

Thứ Hai, 22/12/2014 - 13:52
 

Dân trí Biết kinh tế Nga chủ yếu dựa vào dầu mỏ, phương Tây tìm mọi cách ấn giá mặt hàng này giảm sâu khiến đồng rúp Nga liên tục phá đáy. Với "đòn hiểm" này, phương Tây đang dùng chiêu bài phá hoại kinh tế để làm lung lay nền tảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Là người từng có kinh nghiệm vực dậy kinh tế Nga kể từ năm 1998 và đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của cử tri sau nhiều năm kinh tế phát triển ổn định bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những đòn đánh kinh tế hiện nay của phương Tây chắc chắn “không hạ bệ” được Tổng thống Putin như những nước này mong muốn, mà chỉ tạo ra những khó khăn trước mắt cho nhà lãnh đạo Nga và giúp ông một lần nữa có đất phô diễn khả năng xoay sở tài tình của mình.

 

231214---Nga-353ae.jpg
Kinh tế Nga đang đối mặt với những khó khăn lớn do cả dầu mỏ và đồng nội tệ cùng bị rớt giá mạnh.
 

Trong “cơn bão kinh tế” do Mỹ và châu Âu tạo ra hiện nay, giá dầu đã xuống đến mức thấp kỷ lục trong 5 năm trở lại đây và được giao dịch quanh ngưỡng 60 USD/thùng, sụt gần một nửa so với lúc đỉnh điểm. Chịu tác động mạnh từ giá dầu và tác động từ các lệnh trừng phạt  ngày càng siết chặt của Mỹ và châu Âu, đồng rúp Nga cũng giảm sâu với mức sụt giá mạnh nhất lên tới 20% chỉ trong ngày 16/12, buộc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga phải cấp tốc nâng lãi suất cơ bản lên 17% ngay trong đêm. Hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt để quy đổi sang ngoại tệ cũng đã bắt đầu xảy ra khiến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng, trong khi chính phủ phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp để vạch ra các biện pháp ổn định tình hình.

Cố nhiên ai cũng hiểu kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đồng rúp của Nga trượt giá và càng không phải là lý do để mặt hàng “vàng đen” giảm sâu. Trong buổi họp báo cuối cùng của năm 2014, Tổng thống Putin đã thẳng thừng tuyên bố phương Tây đang tìm cách tạo ra các mối đe dọa mới để xiềng xích “gấu Nga”. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavov cũng nói rằng ông có “những lý do hết sức nghiêm túc” để cho rằng phương Tây đang áp đặt các biện pháp để tìm cách thay đổi chính quyền Mátxcơva.

Vậy điều gì đang thực sự xảy ra phía sau sự biến động bất thường và đột ngột này của đồng rúp và giá dầu? Đánh giá toàn diện sẽ thấy nổi lên nhiều vấn đề, nhưng chủ ý của phương Tây muốn mượn khủng hoảng kinh tế “diệt” nước Nga mới là nguyên nhân chính.

Xét trên góc độ kinh tế, trên thị trường dầu mỏ thế giới đang xuất hiện tình trạng cung vượt trội so với cầu vì hai lẽ. Thứ nhất là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không cắt giảm sản lượng, cho dù nhu cầu dầu mỏ đang giảm mạnh vì kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu đều đang giảm tốc. Thứ hai là Iran và Mỹ trong vài năm gần đây đã tăng mạnh lượng cung ứng dầu ra thị trường, góp phần làm phong phú thêm nguồn cung dầu mỏ. Theo quy tắc thị trường, khi cung vượt cầu, tất yếu giá dầu sẽ bị đẩy xuống cho tới khi thị trường tìm được điểm cân bằng giá mới.

 

OPEC ước tính trong năm 2015, mỗi ngày thế giới sẽ tiêu thụ 93,9 triệu thùng dầu, trong đó có 28,9 triệu thùng do các thành viên OPEC cung cấp. Tuy nhiên, tổ chức này lại duy trì sản xuất 30 triệu thùng/ngày, nên bình quân riêng OPEC đã tạo ra số dư 1,2 triệu thùng/ngày.

 

 

Khi giá giảm, những nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ như Iran, Iraq, Venezuela, Arập Xêút và Nga đương nhiên thiệt hại nhiều nhất. Với sản lượng 10,6 triệu thùng dầu/ngày, lớn nhất thế giới, mức giá dầu hiện nay sẽ khiến ngân sách của Nga bốc hơi 221 tỷ USD/năm.

Theo chuyên gia Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính quốc tế, nếu giá dầu hiện nay được duy trì trong một năm hoặc lâu hơn, đầu tư và tiêu dùng ở Nga sẽ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phá sản, kinh tế lún vào khủng hoảng với mức sụt giảm GDP có thể lên tới 5%. Nhiều chương trình phúc lợi xã hội bị cắt xén và quan trọng nhất là niềm tin, sự ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin sẽ bị giảm sút. Phương Tây muốn cho người dân Nga thấy rằng họ đang phải trả giá cho chính sách cứng rắn của Tổng thống Putin trong vấn đề sáp nhập Crimea và bất ổn ở miền Đông Ukraine. Chuyên gia Mitov nhấn mạnh: “Đây là mối đe dọa trực tiếp (đối với nước Nga)”.

Nhưng là người lên nắm quyền ngay sau cuộc vỡ nợ năm 1998 và từng có kinh nghiệm trong việc khôi phục kinh tế cũng như bảo vệ đồng nội tệ, nhà lãnh đạo Nga rất biết cách chèo lái con thuyền kinh tế đất nước. Điều này cũng đã được chứng minh trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua khi kinh tế Nga liên tục đạt mức tăng trưởng cao, bất chấp kinh tế Mỹ và châu Âu rơi vào cảnh khốn đốn và đến nay vẫn chưa thể phục hồi nguyên trạng. Việc giá dầu luôn được duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua, tất nhiên, đã đóng góp rất lớn cho thành công kinh tế ngoạn mục của Nga song thành công đó sẽ không thể có được nếu như thiếu đi một “thuyền trưởng” biết nhìn xa trông rộng như ông Putin.

Trong suốt các năm đó, tận dụng lợi thế xuất khẩu dầu và giá dầu cao, nước Nga đã làm đầy thêm ngân khố dự trữ khoảng 570 tỷ USD, chiếm gần 1/3 GDP. Số ngân  quỹ này giúp ích rất nhiều cho đất nước mỗi khi đối mặt với khủng hoảng.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay cũng vậy. Dù muốn nhưng phương Tây khó có thể đẩy kinh tế Nga vào cảnh vỡ nợ như năm 1998, bởi khi đó nợ chính phủ chiếm 50% GDP và dự trữ chỉ chiếm 5% GDP, còn bây giờ nợ chính phủ là 35% GDP và dự trữ tăng lên 30% GDP. Hơn nữa, nội lực kinh tế hiện nay của Nga đã mạnh hơn trước rất nhiều nhờ có khu vực tư nhân linh hoạt và có khả năng thích ứng cao, giúp hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Ngoài ra còn một lý do khác là sự kết nối chặt chẽ của kinh tế Nga với kinh tế thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới và đã hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, nếu Nga rơi vào suy thoái kéo dài thì không chỉ Nga mà cả những nước khác cũng phải gánh chịu hậu quả. Khu vực chịu tác động đầu tiên là Liên minh châu Âu (EU) với một số thành viên chủ chốt đang có quan hệ thương mại mạnh với Nga. Tiếp đến là những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành xuất khẩu năng lượng cũng như vũ khí của Nga, trong đó có Trung Quốc, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ. Mạng tin “National Interest” của Mỹ cũng đã nhận định: “Trong thời buổi quan hệ đan xen chặt chẽ hiện nay với đầy rẫy rủi ro trên quy mô toàn cầu, việc để mất nước Nga chẳng khác nào hành động (phương Tây) tự bắn vào chân mình, thậm chí đầu mình”. 

Bởi thế, không quá khi nói rằng những gì mà phương Tây đang tạo ra ở Nga hiện nay là mối đe dọa đối với kinh tế thế giới và trật tự toàn cầu. Nước Nga có thể đang phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ trước mắt nhưng về lâu dài, những hậu họa từ diễn biến này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu, nhất là châu Âu. Để tránh phải chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông” trong tương lai, Mỹ và châu Âu cần phải có những quyết định “nhìn xa, trông rộng” hơn để giữ đại cục.

Đức Vũ

======================

Đúng là "ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi". Lão Gàn nói rồi, đi song xe với Mỹ còn sướng hơn ngồi chung xe với Mỹ như Tung Cóoc. Kiểu gì thì người Mỹ cũng chẳng rỗi hơi mà kéo nhau sang miền Siberi của Nga để ở. Nhưng người Tàu thì có thể.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điện Kremlin:

Chưa từng bàn việc Trung Quốc viện trợ cho Nga

Hồng Thủy

 

22/12/14 14:12

(GDVN) - Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải.

 

 

putin_2.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Đa Chiều ngày 21/12 đưa tin, trong lúc giá dầu giảm sâu, đồng rúp lao dốc và các chế tài trừng phạt kinh tế từ phương Tây không giảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi Trung Quốc có cứu Nga hay không. Bắc Kinh cũng liên tục đánh tiếng sẵn sàng mở hầu bào thì người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại nói, Nga chưa từng thảo luận với Trung Quốc về viện trợ kinh tế giúp đỡ Moscow.

Dmitry Peskov hôm 19/12 tuyên bố, Nga chưa từng đàm phán với Trung Quốc về việc nước này đề xuất viện trợ kinh tế cho Nga, và ông cũng không rõ việc Trung Quốc có đang chuẩn bị đưa ra kiến nghị này hay không. Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Chỉ trước đó 1 hôm, Vương Nghị khi đang tháp tùng Lý Khắc Cường đi Thái Lan đã tuyên bố, nếu Nga cần, Trung Quốc sẽ giúp đỡ trong phạm vi có thể.

Hôm 17/12, Thời báo Hoàn Cầu ra bài xã luận tuyên bố, tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc là một trong những lựa chọn "thực tế nhất" của Nga. Còn Putin đã không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ làm vui lòng Trung Nam Hải bằng cách chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Tổng thống Nga đã cảnh báo rằng cơn suy thoái kinh tế Nga có thể kéo dài trong 2 năm mà không đả động gì đến việc nhờ vả người hàng xóm đang rủng rỉnh ngoại tệ, với dự trữ ước tính 373,7 tỉ USD cho đến cuối tháng trước.

Xung quanh câu chuyện này, Vương Hải Vận, một cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại Nga cho rằng khủng hoảng kinh tế Nga là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tham gia quá sâu, có nguy cơ họ bị kéo vào cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có thể hỗ trợ bảo lãnh cho Nga, nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ rủi ro cho mình.

William Hess, một nhà nghiên cứu từ trung tâm tư vấn Chính sách và đầu tư PRC Macro Advisors bình luận, dù thế nào đi nữa thì Putin thà tự chặt đứt tay mình cũng không bao giờ ngửa tay xin viện trợ tài chính từ các nước đã trừng phạt kinh tế Nga. Trong bối cảnh này, chỉ có Tập Cận Bình là có khả năng cứu Putin, Hess bình luận.

====================

Ngay từ khi khủng hoảng Ucraine xảy ra, Lão Gàn đã khuyên hai bên tự vừa lòng với mình: Phương Tây chấp nhận Crime sát nhật vào Nga và Ucraine theo Nato và hòa cả làng. Gần đây, tiên sư chiến lược gia quốc tế - ông Kissinge, một tay mưu sĩ cáo già đáng ghê tởm mọi thời đại - cũng có ý kiến tương tự, nhưng sắc mùi mị dân và tốn kém tiền bạc. Đó là ông ta đề nghị trưng cầu ý kiến về Crime.

Ngài Putin đã qúa tự tin, nên sai lầm. Thực chất suy cho cùng, nước Nga và Âu Mỹ không có mâu thuẫn gì về quyền lợi chiến lược. Qua bài báo này cho thấy ngài Putin tỏ ra biết điều. Nhưng Lão Gàn cũng cho rằng phương Tây - Tức Âu Mỹ - cũng không nên tự tin một cách qúa đáng, dễ dẫn đến sai lầm,

Nhưng rất tiếc! Định mệnh đã an bài. Nếu - nếu thôi nhá - mọi chuyện tốt đẹp nhất với nước Nga cũng phải qua hè sang năm.

Lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn văn minh Đông Phương, Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, khi được xác định tính chân lý sẽ là cứu cánh tốt đẹp cho tương lai. Nhưng tiếc thay! Vì những nguyên nhân khách quan đủ thể loại, khiến Lão Gàn tụt cảm hứng xuống dưới mức cần thiết. Trong đó chủ yếu là cơm áo gạo tiến sắp đến mức khủng khoảng, thêm bệnh tật đánh thẳng vào khả năng tư duy của Lão Gàn. Nên Lão Gàn hiện nay chỉ "chém gió" được những chuyện vặt, như chuyện thời sự quốc tế. Còn khả năng tư duy học thuật bị hạn chế vì bệnh. Nên Lão Gàn cần phải an dưỡng một thời gian chưa thể định lượng.

Nhưng Lão Gàn cũng cảnh báo rằng: Nếu cội nguồn Việt sử tiếp tục bị phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả sẽ không mấy hoan hỉ. Bất cứ kẻ nào sau bài viết này tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt thì Lão Gàn dù có đang lâm sàng , hoặc cận tử cũng sẽ chứng minh rằng: Đó là kẻ ngu nhất thế gian. Thí dụ:

Nghe thiên hạ đồn rằng: Trên một phương tiện truyền thông quốc tế, có một tay xác định rằng: Khái niệm "văn hiến" mà nước Việt tự hào là do vua nhà Minh ban cho. Rất tiếc, Lão Gàn chưa tìm được bài viết này. Nhưng với cái nội dung như trên thì tác giả của nó là kẻ ngu đần nhất thế gian và cái hãng truyền thông đó là hãng rơm rác về mặt tri thức khi đang bài này - nghe nói tác giả là người Việt - Lão Gàn chứng minh ngay bây giờ:

Khi người ta hiểu khái niệm văn hiến là gì thì mới sử dụng khái niệm này chứ nhỉ?! Nhưng tiếc thay! Cho đến tận bây giờ, ngay khái niệm "văn hóa" mà cả cái thế giới này nói cứ như đúng rồi, cũng chưa có một định nghĩa cuối cùng. Vậy "văn hiến" do vua nhà Minh ban cho, mà ông vua này không hiểu khái niệm của nó thì không lẽ vua nhà Minh ngu đến thế! Chỉ cần sơ sơ như vậy, cũng đủ thấy lập luận của tác giả bài viết này - nếu có - điếu có "cơ sở khoa học". Chỉ có người Việt và nền văn hóa Việt mới hiểu khái niệm "văn hiến" là gì và xác định nền văn hiến Việt. Vua nhà Minh không đủ tư cách để phong tặng người Việt khái niệm này. Xin lỗi! Khái niệm "văn hiến", điếu có trong cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến tiêu biểu cho tri thức của nền văn minh hiện đại.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng Lão Gàn cũng cảnh báo rằng: Nếu cội nguồn Việt sử tiếp tục bị phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả sẽ không mấy hoan hỉ. Bất cứ kẻ nào sau bài viết này tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt thì Lão Gàn dù có đang lâm sàng , hoặc cận tử cũng sẽ chứng minh rằng: Đó là kẻ ngu nhất thế gian. Thí dụ: 

Nghe thiên hạ đồn rằng: Trên một phương tiện truyền thông quốc tế, có một tay xác định rằng: Khái niệm "văn hiến" mà nước Việt tự hào là do vua nhà Minh ban cho. Rất tiếc, Lão Gàn chưa tìm được bài viết này. Nhưng với cái nội dung như trên thì tác giả của nó là kẻ ngu đần nhất thế gian và cái hãng truyền thông đó là hãng rơm rác về mặt tri thức khi đang bài này - nghe nói tác giả là người Việt - Lão Gàn chứng minh ngay bây giờ:

Khi người ta hiểu khái niệm văn hiến là gì thì mới sử dụng khái niệm này chứ nhỉ?! Nhưng tiếc thay! Cho đến tận bây giờ, ngay khái niệm "văn hóa" mà cả cái thế giới này nói cứ như đúng rồi, cũng chưa có một định nghĩa cuối cùng. Vậy "văn hiến" do vua nhà Minh ban cho, mà ông vua này không hiểu khái niệm của nó thì không lẽ vua nhà Minh ngu đến thế! Chỉ cần sơ sơ như vậy, cũng đủ thấy lập luận của tác giả bài viết này - nếu có - điếu có "cơ sở khoa học". Chỉ có người Việt và nền văn hóa Việt mới hiểu khái niệm "văn hiến" là gì và xác định nền văn hiến Việt. Vua nhà Minh không đủ tư cách để phong tặng người Việt khái niệm này. Xin lỗi! Khái niệm "văn hiến", điếu có trong cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến tiêu biểu cho tri thức của nền văn minh hiện đại.

 

Có thể nói rằng, trong bối cảnh truyền thông báo chí hổ lốn hiện nay, thậm chí các trao đổi tranh luận trên các mạng xã hội có vẻ như đang hình thành một "văn hóa chửi"... thì càng lúc càng thấm thía cái nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, đó là một chân lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể nói rằng, trong bối cảnh truyền thông báo chí hổ lốn hiện nay, thậm chí các trao đổi tranh luận trên các mạng xã hội có vẻ như đang hình thành một "văn hóa chửi"... thì càng lúc càng thấm thía cái nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, đó là một chân lý.

 

Có thể nói thêm rằng: Vua Minh bên Tàu phải thừa nhận nền văn hiến Việt thì đúng hơn là ban tặng cái khái niệm này. Tất nhiên khái niệm "văn hiến" phải có từ trước đó. Và duy nhất danh xưng văn hiến chỉ có ở nền văn hiến Việt. Nước Tàu cổ đại cho đến ngày hôm nay, chưa từng chính thức - tức là văn bản cấp quốc gia - nhận mình là "văn hiến". Và cũng cần phải nói thêm rằng: Chưa một triều đại nào của Tàu từ cổ đại đến nay coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Đồng thời cũng không có một bản văn chữ Hán cổ nào viết về nội dung - dù là rất tóm tắt về thuyết Âm Dương Ngũ hành.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Putin đổ lỗi nội các làm tình hình kinh tế xấu đi
26/12/2014 22:10
 

(TNO) Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng đổ lỗi nội các nước này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng như hiện nay, theo Tân Hoa Xã.

 

putin_dkqw.jpg?width=500
Tổng thống Putin đỗ lỗi chính phủ làm khủng hoảng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters
 
Trong phiên họp chính phủ cuối cùng của năm ngày 25.12, Tổng thống Nga Putin chỉ rõ những khó khăn của kinh tế nước này hiện nay không chỉ gắn với những tác động bên ngoài do lệnh trừng phạt hay môi trường quốc tế tổng thể, mà còn do những khuyết điểm không được giám sát tích tụ từ nhiều năm qua của chính phủ. Tuy nhiên, ông Putin không nói rõ những khuyết điểm đó là gì, theo Tân Hoa Xã ngày 25.12.
Theo đó, ông Putin nhấn mạnh cần tăng cường việc phối hợp giữa chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong việc đề ra các chiến lược khôi phục kinh tế và tiền tệ là việc làm cấp bách hiện nay. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo nền kinh tế khủng hoảng hiện tại phải mất ít nhất 2 năm nữa mới phục hồi trở lại, theo Reuters.
Trước tình hình kinh tế trong nước đang trượt dài trên đà suy thoái, giá dầu bị rớt giá trầm trọng, cùng với những bất đồng chính trị giữa Nga với các nước phương Tây khiến Tổng thống Putin phải chấn chỉnh nội các. Đồng thời tìm mọi cách cứu lấy nền kinh tế mặc dù những việc này được cho đã chậm trễ và không mấy khả quan trong tình hình hiện tại của Moscow
 
hanghoanga_fxtd.jpg?width=500
Hàng hóa trở nên khan hiếm ở Nga do lệnh trừng phạt từ EU - Ảnh: AFP
 
Việc thực hiện những cam kết xã hội và ổn định đồng tiền là những ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin, bên cạnh đó phải đảm bảo hoạt động cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, đặc biệt mùa lễ và mùa đông, Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng thống Putin.
Trước đó, Ông Putin đã tuyên bố các quan chức chính phủ sẽ phải nghỉ lễ mừng năm mới ngắn ngày hơn so với kế hoạch nhằm làm việc “bù” cho sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, đồng thời, đây là biện pháp góp phần giám sát, kiểm soát nền kinh tế trong thời gian đầu năm mới, theo AFP ngày 25.12.
Mặc dù chính phủ Nga đã phối hợp Ngân hàng Trung ương thực hiện các “kế sách” khôi phục đồng rúp nhưng kinh tế Nga vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Các nhà phân tích cảnh báo lạm phát Nga sẽ tăng trên 10% và kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái vào 3 tháng đầu năm 2015.

Mộc Di

====================

Híc! Nói nhiều rồi, chỉ có không có thời gian phân tích sâu thôi. Mựa kép! Chỉ một đôi câu đối trên cái tàu hải giám bé xíu của Tàu, Lão Gàn còn phăng ra đến tổ chấy của những mối quan hệ quốc tế. Huống chi nó chình ình như vấn đề Ucraine. Nhưng tiếc thay! Những quy luật vũ trụ sẽ quyết định mọi vấn đề.

Thế giới này sẽ hội nhập thôi. Vấn đề còn lại là nó hội nhập dưới hình thức nào.Híc!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lãnh đạo Đài Loan dính bê bối nhận hối lộ
28/12/2014 04:47
 
Chính quyền của nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu bị tố cáo nhận hối lộ 200 triệu đài tệ từ một tập đoàn thực phẩm dính líu tới vụ bê bối dầu ăn bẩn.
 
dailoan_eaoe.jpg?width=500
Lãnh đạo Mã Anh Cửu (phải) nhận trách nhiệm sau khi Quốc dân đảng thất bại nặng nề tại cuộc bầu cử địa phương ngày 29.11 - Ảnh: Reuters
 
Dư luận Đài Loan đang xôn xao trước việc một phát thanh viên nổi tiếng cáo buộc chính quyền Đài Loan nhận đóng góp “ngoài luồng” 200 triệu đài tệ (khoảng 135 tỉ đồng) từ Tập đoàn Đỉnh Tân. Đây là tập đoàn thực phẩm dính líu đến vụ bê bối dầu ăn bẩn ở Đài Loan trong thời gian qua. Theo phát thanh viên Chu Ngọc Khấu, Tập đoàn Đỉnh Tân đã đóng góp khoản tiền “ngoài sổ sách” trên cho đảng cầm quyền của ông Mã thông qua Phó tổng thư ký Quốc dân đảng Lâm Đức Thụy. Bà Chu còn tố cáo ông Lâm Đức Thụy đã ra sức bảo vệ Đỉnh Tân trong vụ bê bối dầu ăn bẩn vừa qua, theo tờ Taipei Times.
Những diễn biến trên là một đòn nữa giáng vào uy tín của Quốc dân đảng sau khi đảng này thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan cuối tháng trước. Cơ quan Điều tra đặc biệt ở Đài Loan cũng đã tuyên bố sẽ điều tra các cáo buộc của bà Chu. Theo hãng thông tấn CNA, ông Mã Anh Cửu đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ, đồng thời tuyên bố sẽ khởi kiện bà Chu về hành vi bôi nhọ. Nhà lãnh đạo Đài Loan nhấn mạnh chính quyền đã điều tra rốt ráo mọi hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Đỉnh Tân, truy tố 57 người liên can và tịch biên số tài sản trị giá 2,7 tỉ đài tệ. Đối với những cáo buộc cho rằng Đỉnh Tân góp tiền cho Quốc dân đảng, ông Mã nói: “Tôi muốn nhấn mạnh lần nữa rằng quan điểm của tôi rất rõ ràng: Nếu vi phạm, họ sẽ bị truy tố, bất kể nhóm nào, cũng như mức độ thân thiết ra sao”.
Tuy nhiên, tờ Taipei Times hôm qua đưa tin phát thanh viên họ Chu cùng luật sư của bà đã đến trụ sở Cơ quan Điều tra đặc biệt vào ngày 26.12 để cung cấp bằng chứng cũng như đưa thêm các cáo buộc nhằm vào chính quyền Mã Anh Cửu. “Tôi có các nguồn tin và nhân chứng bí mật để làm chứng cho mọi tố giác của mình”, bà Chu tuyên bố. Bà Chu còn gây thêm tranh cãi khi lên tiếng cáo buộc nghị sĩ Quốc dân đảng Lâm Thừa Tông đã tiết lộ thông tin mật của chính quyền cho Đỉnh Tân. “Khi Tập đoàn Đỉnh Tân dính líu vụ bê bối dầu ăn bẩn hồi đầu năm, ông Lâm đã gây áp lực lên Cục Y tế và phúc lợi xã hội để tiếp cận các báo cáo mật. Sau đó, ông Lâm tiết lộ hết những thông tin mật cho Đỉnh Tân”, bà Chu nói.
Cũng theo bà Chu, trong cuộc gặp với giới chức Cơ quan Điều tra đặc biệt, bà đã chủ động đề nghị cung cấp tên “các nhân chứng bí mật” để cơ quan này có thể điều tra về nghi án nhận hối lộ dính líu đến ông Mã, các quan chức và Tập đoàn Đỉnh Tân. “Tôi có nguồn tin, các nhân chứng và thông tin chi tiết về nơi họ lấy được thông tin. Khi họ quyết định điều tra những trường hợp trên, tôi sẽ hợp tác đầy đủ với các công tố viên cũng như tiết lộ mọi tên tuổi và bằng chứng”, bà Chu nói. Theo truyền thông Đài Loan, bà Chu sở dĩ mạnh dạn tố cáo các nhân vật quyền lực trên vì bà có nguồn tin từ chính các quan chức từng làm trong Cơ quan An ninh Đài Loan.

Danh Toại

=================

Khổ thân cô em rùi. Trước đây ông Trần Thủy Biển cũng bị tố cáo tham nhũng phe Quốc Dân Đảng lên ngôi với quan điểm thân Bê Canh. Bi wờ đến chính phủ của ông Mã Anh Cửu dính bê bối này dọn đường cho phe ông Biển trở lại. Thế giới thay đổi rùi. Nên đối tác tham nhũng cũng thay đổi theo. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư vấn Mỹ gợi ý Đài Loan phòng thủ bằng du kích chiến của Việt Nam

28/12/2014 7:05
 

    Tin Nóng) Để phòng thủ trước một Trung Quốc hùng mạnh, Đài Loan nên bớt lệ thuộc vào các lực lượng thông thường mà cần áp dụng chiến thuật chiến tranh du kích kiểu Việt Nam và chiến tranh mạng, theo gợi ý của một tổ chức tư vấn Mỹ.

 

dailoan-1.jpg

Tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa Tuo Chiang của Đài Loan ra mắt ngày 23.12.2014, mang tên lửa diệt hạm có thể hạ được tàu sân bay. Đài Loan đang muốn đóng 8 - 12 chiếc như thế này - Ảnh: AFP

Hãng tin AP ngày 25.12 cho biết báo cáo của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA, một tổ chức tư vấn ở Washington, Mỹ) mới đây cho rằng Đài Loan cần tránh phát triển các lực lượng vũ trang thông thường để đối phó Trung Quốc, vì sự chênh lệch là rất lớn. Thay vào đó, cần áp dụng chiến thuật du kích chiến như của Việt Nam và chiến tranh mạng.

Theo CSBA, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan gần đây có cải thiện, tuy nhiên nhiều người trong Quốc hội Mỹ chỉ trích chính quyền Obama do ngại Trung Quốc nên không bán máy bay chiến đấu mới và tàu ngầm cho Đài Loan.

Tuần trước, Quốc hội Mỹ chấp thuận việc bán 4 tàu hộ tống mang tên lửa lớp Perry đã cũ cho Đài Loan, và bị Trung Quốc chỉ trích. Nhưng Đài Loan cũng đã phát triển công nghiệp quốc phòng riêng của đảo này với việc công bố tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”: chiếc Tuo Chiang (sông Tuo), trị giá 66 triệu USD. Đây là tàu tên lửa lớn nhất, loại tàu hai thân, lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng dài 60 m, ngang 14 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tầm hoạt động 3.700 km. Tàu có thể mang 8 quả tên lửa diệt hạm loại Hsiung Feng III có tốc độ siêu âm, dùng diệt tàu sân bay.

Tuy vậy, ngân sách quốc phòng của lãnh thổ Đài Loan năm 2013 là 10,8 tỉ USD trong khi Trung Quốc là 145 tỉ USD.

"Với khoảng cách ngân sách quốc phòng gần 14-1, thậm chí nếu Đài Loan tăng ồ ạt ngân sách quốc phòng cũng sẽ không đảo ngược những ưu thế mà Trung Quốc đã thu được trong hai thập kỷ qua", báo cáo cho biết.

Một ban cố vấn của Quốc hội Mỹ báo cáo vào tháng 11 rằng Trung Quốc có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu và 280 tàu hải quân sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Đài Loan, và hơn 1.100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể làm tê liệt lực lượng không quân Đài Loan trong những giờ đầu của cuộc xung đột. Trong khi đó Đài Loan có khoảng 410 máy bay chiến đấu và 90 tàu chiến, một con số quá chênh lệch.

CSBA gợi ý một "cách tiếp cận không đối xứng", theo đó Đài Loan sử dụng lực lượng nhẹ hơn để đối phó sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

 

dailoan-3.jpg

Đài Loan được Mỹ cung cấp một số tên lửa phòng không Patriot. Các chuyên gia Mỹ gợi ý Đài Loan nên áp dụng chiến thuật du kích chiến về phòng không của miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ bằng cách bố trí thật nhiều tên lửa phòng không - Ảnh: USNI

Chẳng hạn thay vì bỏ chi phí đóng 8 tàu ngầm điện - diesel cỡ lớn, Đài Loan có thể sản xuất một hạm đội 42 tàu ngầm cỡ nhỏ, tương đương tàu ngầm mà Triều Tiên và Iran có. Các tàu ngầm này có thể cung cấp các thông tin cảnh báo và các dữ liệu mục tiêu cho các tên lửa hành trình chống hạm được triển khai trên các bệ phóng di động.

Để chống lại các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, báo cáo của CSBA đề xuất chiến thuật "du kích chiến" về phòng không rất hiệu quả của miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ khi sử dụng hàng trăm tên lửa phòng không để chống lại máy bay Mỹ tấn công miền Bắc Việt Nam.

Và nếu các lực lượng của Trung Quốc đổ bộ lên đất liền, Đài Loan nên dùng chiến thuật du kích để phá rối các lực lượng chiếm đóng, làm chậm bước tiến của họ đến Đài Bắc. Báo cáo cũng nói dùng chiến tranh mạng chống lại mạng lưới điều khiển chiến đấu của Trung Quốc sẽ là một trong những răn đe hữu hiệu của Đài Loan và là "chiến lược chi phí áp đặt".

Các tác giả của báo cáo nói rằng phương pháp tiếp cận đối xứng về quốc phòng như thế sẽ giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào vũ khí Mỹ, và đối với các nước láng giềng khác lo ngại về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc cũng nên quan tâm phương pháp này.

 

dailoan-2.jpg

Tàu ngầm của Đài Loan, lớp Hai-lang có từ những năm 1980 do Hà Lan đóng - Ảnh: Lực lượng tự vệ biển Đài Loan

 

dailoan-4.jpg

dailoan-5.jpg

Hình ảnh tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa Tuo Chiang của Đài Loan ra mắt ngày 23.12.2014 - Ảnh: USNI

Anh Sơn

==================

Tư vấn sai rồi! Sai nghiêm trọng. Hình như cái Trung Tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Huê Kỳ này định xúi dại hay thế nào ấy chứ! Tốt nhất là chính quyền Đài Loan tuyên bố việc vẽ ra đường lưỡi bò của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 là hoàn toàn không có cơ sở lịch sử, thực tế và pháp lý.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites