Posted 11 Tháng 12, 2013 Trung Quốc sẽ hoãn kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông? Trung Quốc khó có thể đơn phương tuyên bố áp đặt cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông trong thời gian tới, các chuyên gia Đài Loan nhận định. Tuyên bố đơn phương áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc gây ra nhiều phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế Cả chuyên gia an ninh khu vực Chen I-hsin của Trường Đại học Tamkang và ông Fan Shih-ping –một chuyên gia nghiên cứu chính trị của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan đều cho rằng Bắc Kinh quá bận rộn để có thể tập trung vào một ADIZ tranh cãi thứ hai trong ngắn hạn. Phát biểu tại một hội nghị về sự phát triển của Trung Quốc, ông Chen cho biết, ông tin rằng việc áp đặt các “vùng nhận diện phòng không” ở hai khu vực trên biển Hoa Đông và Biển Đông là một “chính sách đã được hoạch định” của quân đội Trung Quốc. “ADIZ trên biển Hoa Đông được thiết lập nhằm thách thức Nhật Bản. Trung Quốc có lẽ không bao giờ tưởng tượng rằng việc phân định biên giới trên không lại có thể khiến Úc và Hàn Quốc phản ứng”, ông Chen nói. Theo ông Chen, những phản ứng tiêu cực áp đảo với ADIZ đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ còn tiếp tục vào năm tới và có thể sẽ khiến Bắc Kinh phải hoãn kế hoạch tuyên bố ADIZ thứ hai trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông dự đoán, Trung Quốc sẽ không từ bỏ ngay lập tức kế hoạch của mình như vậy. Chia sẻ quan điểm với Chen, chuyên gia Fan nhận định, chính quyền Bắc Kinh sẽ quá bận rộn với việc giải quyết các vấn đề gây ra bởi ADIZ đầu tiên, do đó, trong ngắn hạn, nước này sẽ khó có thể đơn phương áp đặt một ADIZ thứ hai tại Biển Đông – nơi tranh chấp lãnh thổ phức tạp và có liên quan tới nhiều quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn hơn ở biển Hoa Đông. Trước đó, Bộ Quốc phòng vùng lãnh thổ Đài Loan hôm 1/12 cho biết, có khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” ở Biển Đông hòng tự tạo “cơ sở pháp lý” đối với yêu sách chủ quyền phi lý của mình tại khu vực này. Theo Minh Châu Petrotimes/Focus Taiwan ==================== Oách nhỉ! Muốn thì mần , chưa muốn thì hoãn. Vấn đề không phải ở chỗ "Oách như thế nào".Mà là hậu quả là gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 Mỹ sẽ lập căn cứ tên lửa ở đảo Guam đề phòng Trung Quốc Thứ Tư, 11/12/2013 - 16:02 (Dân trí) - Mỹ đang lên kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, một động thái bề ngoài là nhằm đề phòng Triều Tiên, nhưng các nhà phân tích cho rằng thực chất là nhằm đối phó với Trung Quốc. (Ảnh minh họa) Trong báo cáo về các kế hoạch quốc phòng của Washington vào năm tới, Mỹ dự định bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Thaad) cho đảo Guam, kết hợp với việc bố trí lực lượng lớn hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các hệ thống Thaad và các tên lửa đánh chặn Patroit đã được đặt tại đảo Guam trong quá khứ nhằm hỗ trợ các tàu chiến. Nhưng báo cáo đã trích dẫn mối đe tọa tức thì từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên nhằm vào các thiết bị quân sự Mỹ trên đảo Guam là nguyên nhân cho kế hoạch bổ sung trên. Các chính trị gia trên đảo Guam cũng đã yêu đầu phải đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa thường trực để chống lại các tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, Go Ito, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo (Nhật Bản) cho rằng mặc dù Mỹ nêu tên Triều Tiên nhưng việc triển khai các hệ thống phòng tên lửa là nhằm vào Trung Quốc. “Triều Tiên có công nghệ tên lửa và có những lo ngại về sự ổn định chính trị tại Bình Nhưỡng hiện thời, nhưng Trung Quốc đã phát triển các khả năng tên lửa của riêng mình và đó mới là mối đe dọa lớn hơn với Mỹ... Các hệ thống phòng thủ tên lửa này nhằm vào bất kỳ mối đe dọa nào mà Trung Quốc có thể gây ra trong tương lai”, ông Ito nói. Việc đặt các tên lửa trên đảo Guam là động thái mới nhất trong ván cờ quân sự đang diễn ra trong khu vực, ông Ito nói thêm. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại trước sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc. Washington đang thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với sự mở rộng hải quân của Bắc Kinh và dự kiến sẽ chuyển 60% các tàu chiến sang hoạt động tại khu vực này vào năm 2020. An Bình Theo SCMP ====================== Trong chiến tranh hại điện, ai phòng thủ chắc là kẻ chiến thắng. Vì sau đó chỉ cần chọi đá vào đối phương, chứ chưa cần đến tên lửa Tomahok. Cái lày Lão Gàn phát biểu ý kiến nâu nắm rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 “Bão” trên chính trường Triều Tiên và những lo lắng của Trung Quốc Thứ Tư, 11/12/2013 - 20:04 (Dân trí) - Vụ bắt giữ đầy bất ngờ và gây chấn động đối với ông Jang Song-thaek, chú kiêm nhân vật thân tín kỳ cựu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang thực sự khiến “chuông báo động” tại Bắc Kinh vang lên. Với người dân Triều Tiên, ông Jang Song-thaek từ lâu vẫn được ngầm hiểu là nhân vật quyền lực số 2 tại quốc gia này với tư cách là chú và kiêm quân sư cho ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo tối cao. Việc ông Jang Song-thaek bị lãnh đạo Triều Tiên sa thải đang rất được chú ý Vậy nhưng đột ngột ngày 9/12 vừa qua, truyền hình nhà nước Triều Tiên phát sóng cảnh hai binh sỹ mặc quân phục xanh xốc nách ông Jang rời khỏi một cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, sau khi ông bị lên án vì hành vi gây chia rẽ trong đảng, quan hệ bất chính với phụ nữ, đánh bạc và cả những hành động khác, trước ánh mắt quan sát của hàng chục đồng chí cũ. Cảnh phế truất và bắt giữ bẽ bàng với ông Jang là một diễn biến đầy bất thường cho thấy cuộc chiến giành quyền lực đang diễn ra bên trong quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng tác động chính của nó có thể lại diễn ra bên ngoài quốc gia này. Động thái gây sốc Theo tờ New York Times, cảnh ông Jang bị bắt trong một cuộc họp của Bộ chính trị Triều Tiên hôm 8/12 và được công chiếu cho người dân là đặc biệt đáng lo ngại với Trung Quốc. Từ lâu Bắc Kinh đã luôn là người bảo vệ lâu dài, phao cứu sinh về kinh tế của Bình Nhưỡng. Họ cũng xem mối quan hệ thân thiết chiến lược với Triều Tiên như một trụ cột trong chính sách đối ngoại, và một bức tường thành chống lại sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. Bất chấp việc khó chịu với các vụ thử hạt nhân cũng như cách hành xử của quốc gia này, Trung Quốc vẫn có một mối quan hệ tốt với ông Jang với tư cách một “bề trên” đáng tin cậy, người sẽ theo sát ông Kim, nhà lãnh đạo có tuổi đời chưa bằng nửa tuổi chú mình. Bất kỳ sự dịch chuyển nào trong chính sách của Trung Quốc với Triều Tiên có tiềm năng tạo ra thay đổi đáng kể đến sự cân bằng chính trị tại châu Á, nơi một bán đảo Triều Tiên bị chia rẽ đã tồn tại hơn 60 năm qua. Cho dù không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định thay đổi quan điểm của mình, các lãnh đạo hàng đầu tại Bắc Kinh đã bị ngạc nhiên bởi sự ra đi chóng vánh của ông Jang. “Jang là một nhân vật có tính biểu tượng tại Triều Tiên, đặc biệt với những cải cách kinh tế và đổi mới”, Zhu Feng, giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Peking nhận định. “Ông ấy là người Trung Quốc tin cậy trong việc thúc đẩy kinh tế Triều Tiên. Việc này là một tín hiệu rất xấu”. Ông Jang Song-thaek được xem như người được Bắc Kinh tin cẩn Việc ông Jang bị phế truất không chỉ gây sốc bởi từ lâu nhân vật này được xem như thành viên cốt lõi của hàng ngũ lãnh đạo Triều Tiên, và một người có ảnh hưởng lớn và tin cẩn của ông Kim, người chỉ mới kế nhiệm cha mình được 2 năm. Cái cách ông Jang bị sa thải cũng khác thường, bởi Bình Nhưỡng hầu như luôn giữ bí mật về những công việc nội bộ suốt hơn 60 năm qua. “Ông Kim Jong-un đang tuyên bố với cả trong nước và quốc tế rằng giờ ông là nhà lãnh đạo số 1 và duy nhất tại Triều Tiên, và ông sẽ không nhân nhượng với một nhân vật số 2 nào đó”, Yang Moo-jin, nhà phân tích tại đại học Triều Tiên ở Seoul nhận xét. Ông Jang đã không ít lần tới thăm Trung Quốc, và được xem như người ủng hộ quan trọng nhất cho một cuộc đổi mới kinh tế kiểu Trung Quốc, mà chính quyền Bắc Kinh đã luôn hối thúc Bình Nhưỡng thực hiện. Ở tuổi 67, ông Jang thuộc cùng thế hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Và khác với ông Kim, người mới chỉ 30 tuổi, Jang được Bắc Kinh xem như một cầu nối tin cậy vào hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của Triều Tiên. Ông là một trong số ít những nhân vật đối thoại cấp cao của Trung Quốc. Trong chuyến thăm kéo dài 6 ngày tới Bắc Kinh hồi năm ngoái, ông Jang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc khi đó, ông Hồ Cẩm Đào, cùng thủ tướng Ôn Gia Bảo. Các đặc khu kinh tế tại Triều Tiên, nơi các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài được hưởng ưu đãi, chính là nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự. Sau ông Jang Song-thaek sẽ còn nhiều người nữa bị loại bỏ? Mới tháng trước, truyền thông chính thức của Triều Tiên đã công bố thành lập 14 đặc khu kinh tế mới. Cho dù có quy mô khá nhỏ, chúng vẫn được xem như dấu hiệu của những đổi mới hứa hẹn mà Trung Quốc đã hậu thuẫn. “Các đặc khu này là kết quả những nỗ lực của ông Jang”, giáo sư Zhu nói. “Có thể Jang đã đi quá xa trong việc phi tập trung hóa và điều đó đe dọa vị thế của ông Kim”. Nguy cơ bất ổn gia tăng Về phần mình Bộ ngoại giao Trung Quốc đưa ra một lời bình luận kiềm chế về vụ sa thải ông Jang, khi gọi đó là chuyện nội bộ của Triều Tiên. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cam kết thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống hợp tác” giữa Trung Quốc và Triều Tiên, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói. Dù vậy, truyền thông chính thống của Trung Quốc vẫn tỏ rõ sự chú ý đặc biệt về những cáo buộc đối với ông Jang, khi lặp lại những ngôn ngữ được truyền thông nhà nước Triều Tiên sử dụng: quan hệ bất chính với phụ nữ, đánh bạc, lạm dụng ma túy, “ăn nhậu và tiệc tùng tại phòng kín của các khách sạn hạng sang”, và cho thấy có tham vọng chính trị thách thức vai trò “trung tâm độc nhất” của ông Kim. Cũng nằm trong số những tội danh mà ông Jang bị cáo buộc còn có việc bán rẻ tài nguyên, một cáo buộc dường như nhắm trực tiếp tới Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn nhất quặng sắt và khoáng sản của Triều Tiên. Sự ra đi của ông Jang cũng làm dấy lên khả năng sẽ có thêm những bất ổn tại Triều Tiên vào thời điểm mà Trung Quốc đang phải đối phó với áp lực ngày càng tăng từ Nhật và Hàn Quốc. Trung Quốc luôn có một mối lo ngại lớn nhất rằng chính quyền Bình Nhưỡng, một đồng minh của Bắc Kinh từ chiến tranh Triều Tiên, có thể sụp đổ. Điều đó, như một số người lo ngại, có thể dẫn tới sự tái thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới sự quản lý của chính quyền Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ. “Trung Quốc lo lắng về những bất ổn có thể bùng lên do những diễn biến” giống như việc sa thải ông Jang, Andrei Lankov, một giáo sư sử học tại đại học Kookmin ở Seoul nhận xét. Cheong Seong-chang, một nhà phân tích tại Viện Sejong của Hàn Quốc thì nói rằng việc sa thải ông Jang có thể là tín hiệu cho những mâu thuẫn nội bộ mới. “Với sự đặc biệt hà khắc mà ông Jang và các thuộc cấp phải nhận, một loạt những đợt phế truất mới là khó tránh bởi chính quyền muốn loại bỏ cỏ độc khỏi hàng ngũ của mình”, ông Seong-chang nói. Thanh Tùng Theo NY Times ====================== Cheong Seong-chang, một nhà phân tích tại Viện Sejong của Hàn Quốc thì nói rằng việc sa thải ông Jang có thể là tín hiệu cho những mâu thuẫn nội bộ mới. “Với sự đặc biệt hà khắc mà ông Jang và các thuộc cấp phải nhận, một loạt những đợt phế truất mới là khó tránh bởi chính quyền muốn loại bỏ cỏ độc khỏi hàng ngũ của mình”, ông Seong-chang nói. Đúng là nhà bình luận "cơm". Bình luận kiểu này thì con mẹ ve chai nào mà chả bình lựng được, theo kiểu: "Chúng nó đánh nhau, hẳn là không ưa nhau. Kiểu gì cũng có thằng bị đau". Hì! Bản chất vấn đề ló lằm ở cái lày: Trung Quốc luôn có một mối lo ngại lớn nhất rằng chính quyền Bình Nhưỡng, một đồng minh của Bắc Kinh từ chiến tranh Triều Tiên, có thể sụp đổ. Điều đó, như một số người lo ngại, có thể dẫn tới sự tái thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới sự quản lý của chính quyền Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ. Sụp đổ thì không. Nhưng việc thống nhất hai miền rất khả thi, nếu Hàn Quốc và Đồng minh tỏ ra khôn ngoan hơn và tôn trọng Bắc Hàn. Nhanh thì ngay chiều mai. Vì bây giờ tối rồi,mọi người đang ngủ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 Đúng là nhà bình luận "cơm". Bình luận kiểu này thì con mẹ ve chai nào mà chả bình lựng được, theo kiểu: "Chúng nó đánh nhau, hẳn là không ưa nhau. Kiểu gì cũng có thằng bị đau". Hì! Bản chất vấn đề ló lằm ở cái lày: Sụp đổ thì không. Nhưng việc thống nhất hai miền rất khả thi, nếu Hàn Quốc và Đồng minh tỏ ra khôn ngoan hơn và tôn trọng Bắc Hàn. Nhanh thì ngay chiều mai. Vì bây giờ tối rồi,mọi người đang ngủ. Triều Tiên bắt đầu bán vàng11/12/2013 12:40 (TNO) CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu bán lượng lớn vàng cho Trung Quốc trong nỗ lực khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế, theo nhiều nguồn thạo tin của hãng Yonhap vào hôm nay, 11.12. Một cuộc họp gần đây của Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên - Ảnh: AFP/KCNA Hãng Yonhap nhận định động thái này có thể là tín hiệu cho sự suy sụp của nền kinh tế bởi nó trái với chỉ thị không bao giờ được bán vàng của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. “Cách đây vài tháng, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu bán cả vàng. Việc bán vàng ra nước ngoài là phong vũ biểu cho thấy CHDCND Triều Tiên có đang khủng hoảng kinh tế hay không”, một nguồn tin giấu tên nói với Yonhap. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên bán vàng từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền vào cuối năm 2011, sau cái chết của người cha Kim Jong-il, theo các nguồn tin. Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên hiện trữ khoảng 2.000 tấn vàng, trị giá ít nhất 8 tỉ USD. Tình hình kinh tế CHDCND Triều Tiên được dự báo sẽ xấu hơn nữa sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek, người dượng đầy quyền lực của ông Kim, bởi đây là nhân vật nắm toàn bộ các dự án kinh tế với nước ngoài, một nguồn tin khác nhận định. Theo giới quan sát, sự sụp đổ kinh tế của CHDCND Triều Tiên có thể dẫn đến mức độ hợp tác lớn hơn với Hàn Quốc song cũng gia tăng nguy cơ khiêu khích quân sự từ miền bắc. Công Chính ===================== Theo giới quan sát, sự sụp đổ kinh tế của CHDCND Triều Tiên có thể dẫn đến mức độ hợp tác lớn hơn với Hàn Quốc song cũng gia tăng nguy cơ khiêu khích quân sự từ miền bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Lão Gàn phát biểu ý kiến: "Nếu Lão Gàn đoán sai về sự thống nhất hai miền Cao Ly thì sẽ là thảm họa của dân tộc này". Rất rõ ràng, xác định nguyên nhân và hậu quả, chứ không có nước đôi. Vấn đề bây giờ tùy thuộc vào cái vấn đề mà Lão Gàn vừa phát biểu ít phút trước khi xem bài này - Đây là chìa khóa của vấn đề: nếu Hàn Quốc và Đồng minh tỏ ra khôn ngoan hơn và tôn trọng Bắc Hàn. Nhanh thì ngay chiều mai. Vì bây giờ tối rồi,mọi người đang ngủ. Lão Gàn dạo này sức khỏe hơi kém. Nếu có 10 ký lô gam Hồng Sâm thì có thể đủ năng lượng viết một bài dài thoòng về sự thống nhất hai miền Cao Ly. Tất nhiên là luôn hướng tới hòa bình thế giới. Giá rẻ bất ngờ cho một bài viết với nội dung này, tất nhiên nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương. Hì.Viết dở, trả lại 9,9 ký. Vì 100 gờ dam, lỡ ăn mất rùi, do nguyên nhân vừa viết vừa ngủ gật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2013 Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ thông tin chiến lược Triều Tiên chia sẻ với tờ Chosun Ilbo rằng Kim Jong-chol đã "tự dẫn" một nhóm cận vệ của em trai đến bắt giữ ông Jang, vốn là dượng của 2 anh em. Cũng theo ông Lee, Kim Jong-chol là người đứng sau vụ hành quyết 2 phụ tá Ri Yong-ha và Jang Soo-kil của ông Jang. Cả hai đều là quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên. “Do Bộ chính trị và Cơ quan An ninh quốc gia Triều Tiên không thể bắt giữ ông Jang nên Kim Jong-chol đích thân dẫn đầu cuộc thanh trừng. Chủ tịch Kim Jong-un và anh trai Jong-chol thường gặp nhau vào cuối tuần để thảo luận về vấn đề này. Jong-chol là người đảm nhận vấn đề an ninh của em trai” - chuyên gia Lee Yun-keol nói. Sao cứ giống như phim cổ trang Tàu, diễn các tích trong thâm cung bí sử nhỉ? Sau này sự việc tóe loe ra, mọi người mới thấy nó không đơn giản như...phim Tàu. ======================= Chú Kim Jong Un bị bắt, Triều Tiên bắt đầu cải cách? > Chú Kim Jong Un bị bắt, Trung Quốc lo ngại TPO- Trước tin người chú đầy quyền lực Jang Song Thaek của lãnh đạo Kim Jong Un bị hạ bệ, một số chuyên gia dự đoán có thể Triều Tiên sẽ có những thay đổi lớn. Ông Jang Song Thaek bị nhân viên an ninh áp giải ra khỏi cuộc họp đảng. Tại sao Triều Tiên hạ bệ ông Jang Song Thaek trước công chúng? " Brian Myers, một chuyên gia nghiên cứu về tư tưởng và tuyên truyền của Trường Đại Học Dongseo ở Busan cho biết: “Có thể chính phủ Triều Tiên không còn sự lựa chọn nào khác, không thể ngăn chặn những lời đồn trong quần chúng và nếu các tin đồn biến ông Jang thành một hình tượng tích cực thì quả là điều tồi tệ với chính quyền”. “Mặt khác, đối với tôi, việc gán động cơ phản cách mạng cho một người được coi là “nhiếp chính vương” là một nước cờ không hay. Thứ nhất, động thái này đã làm tiêu tan lý tưởng thống nhất Triều Tiên đã được ấp ủ bấy lâu. Thứ hai, điều này cũng ngầm chỉ trính cố Chủ tịch Kim Jong Il. Nếu ông Kim Jong Il không thể nhìn ra rằng Jang là một người xấu thì quần chúng làm sao có thể tin tưởng vào sự sáng suốt của ông khi sự lựa chọn người kế nhiệm”? Ai là người đã quyết định loại bỏ ông Jang? Ông Andrei Lankov, thuộc trường Đại Học Kookmin ở Seoul và nhiều người khác tin rằng nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đang cố gắng củng cố quyền lực của mình. Tuy nhiên một số người khác không nghĩ như vậy. Ông John Delury, thuộc Trường Đại Học Yonsei tại Seoul cho biết: “Theo quan điểm của tôi, chúng ta không thể khẳng định rằng ông Kim Jong Un là người đứng sau vụ này và chính xác vụ việc có ý nghĩa như thế nào với ông Kim. Có thể là chính ông chỉ đạo nhưng cũng có thể là một nhóm những người quyền lực của Triều Tiên đứng sau. Điều đó chỉ cho chúng ta biết rằng đang có một cuộc tranh giành quyền lức lớn đằng sau một quá trình chuyển đổi tưởng như rất trơn tru…” Kinh tế Triều Tiên ảnh hưởng thế nào? Nhiều năm qua, ông Jang đã nỗ lực tạo ra những thay đổi lớn ở Triều Tiên bao gồm cả việc mở cửa các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó việc ông Jang bị hạ bệ dẫn đến giả định rằng những thay đổi kinh tế tích cực sẽ chấm dứt. Adam Cathcart, giảng viên lịch sử Trung Quốc tại Đại học Leeds, miền Bắc nước Anh nói “Đó là một sự đảo lộn, những thỏa thuận kinh tế đã thiết lập với Trung Quốc giờ đều phải dừng lại vì tất cả đều có liên quan đến ông Jang”. Trong khi đó, ông Lankov cho rằng việc loại bỏ ông Jang có thể mở ra những thay đổi sâu rộng hơn. “Tôi đoán rằng Kim đang bắt đầu cải cách. Cải cách nền kinh tế ở Triều tiên là rất khó và nguy hiểm nên cần phải tàn bạo để giữ vững sự ổn định”, ông nói. Phan Yến Theo SCMP ======================= Có thể là chính ông chỉ đạo, nhưng cũng có thể là một nhóm những người quyền lực của Triều Tiên đứng sau. Điều đó chỉ cho chúng ta biết rằng đang có một cuộc tranh giành quyền lức lớn đằng sau một quá trình chuyển đổi tưởng như rất trơn tru…” Phân tích như ông này gần với sự thật hơn. Nhưng đấy cũng chỉ là một yếu tố. "Bên trong còn lắm điều hay". Cái này cụ Nguyễn Du bảo thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2013 Nếu Nhật Bản nhận Bắc Kinh làm 'bá chủ' mới? Nếu chiến tranh Đông Bắc Á nổ ra, một trong những kịch bản được dự đoán là Nhật thất bại, chấp nhận Bắc Kinh là bá chủ mới và quay lưng với Mỹ. Kỳ 1: 'Chiến tranh' Đông Bắc Á: Dự đoán kịch bản Kỳ 2: Đối đầu trên không: Trung Quốc hay Nhật thua? Kỳ 3:'Đọ' vũ khí tham chiến của Hải quân Nhật - Trung Nếu Mỹ can dự? Nếu một cuộc xung đột nổ ra ở Đông Bắc Á, khả năng lớn nhất là Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản. Vấn đề quan trọng chủ chốt ở đây là Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột như thế nào? Trước hết, có thể Washington sẽ có một lựa chọn chừng mực hơn và phái một "lực lượng kiểm soát" tới khu vực, chứ không can thiệp trực tiếp và làm Trung Quốc nguôi đi đôi chút. Cùng lúc đó, bằng cách thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông, Hải quân Mỹ sẽ ngăn được Hạm đội Nam Hải tiến vào khu vực Senkaku. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho Nhật, thậm chí cân bằng cơ hội hai bên. Nếu các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả và phía Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế, thì Washington sẽ phải chọn cách can thiệp quân sự trực tiếp để giúp Nhật khỏi thua. Một quyết định như thế sẽ cần đến Hạm đội 7 của Mỹ, vốn đã được triển khai ở Yokosuka, Sasebo và Guam, cũng như Căn cứ Không quân Andersen (trên đảo Guam). Do đang có ưu thế vũ trang chiến lược tuyệt đối so với Trung Quốc, Mỹ có thể viện đến một hành động chứng tỏ họ không dễ bị đánh bại, bao gồm các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các sân bay và căn cứ hải quân. Tiềm lực hiện nay của Không quân và Hải quân Trung Quốc rõ ràng là chưa đủ để đương đầu với một cuộc tấn công chung Nhật - Mỹ. Hải quân và Không quân Mỹ rất dày dạn kinh nghiệm chiến đấu; vũ khí hạng nặng của Nhật có tiêu chuẩn tương đương Mỹ; hai nước thường xuyên tập trận chung. Vì vậy, cả hai sẽ không gặp khó khăn khi phối hợp hành động trên chiến trường. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể áp các đòn trừng phạt chính trị - ngoại giao và nhất là kinh tế lên Trung Quốc, tới quy mô một lệnh cấm vận chính thức về thương mại và sự bao vây trên biển. Vì kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào thương mại với Mỹ, đặc biệt là vào các nguồn cung dầu lửa và khí đốt bằng đường biển, bao vây kinh tế có thể trở thành công cụ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chọn cách này, người Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với việc tham gia một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Do tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu và với Mỹ, một lệnh cấm vận thương mại theo thời gian có thể biến thành con dao hai lưỡi. Binh sĩ Mỹ - Nhật trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: Kyodo Các viễn cảnh trung hạn Sẽ vô cùng khó đoán định về các viễn cảnh của một cuộc xung đột Trung - Nhật (với khả năng Mỹ can dự) trong khoảng thời gian 10 hoặc 15 năm nữa. Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi tiềm lực quân sự của nước này (cả về số lượng lẫn chất lượng). Còn quân đội Nhật Bản có thể sẽ vẫn giậm chân tại chỗ. Nhiều khả năng nhất là Mỹ sẽ cải thiện ở một mức độ nào đó năng lực quân sự của họ ở tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do hạn chế ngân sách, nước này sẽ khó mà nâng cao các năng lực quân sự của mình. Vì vậy, về dài hạn, cán cân quyền lực rõ ràng sẽ thay đổi có lợi cho Trung Quốc. Rốt cuộc sẽ thế nào? Có thể sẽ có rất nhiều hậu quả của xung đột, nhưng bài viết này tập trung vào 5 viễn cảnh cơ bản: 1. Trung Quốc thất bại và bắt đầu sự đối đầu lưỡng cực Nếu vậy, chủ nghĩa dân tộc cũng như tâm lý chống Nhật và bài Mỹ trỗi dậy thậm chí mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc. Tìm cách trả thù, Trung Quốc sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Trật tự quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ hình thành một hệ thống lưỡng cực đối đầu (Trung Quốc chống lại khối Mỹ, Nhật Bản và các đồng minh), cân bằng bên bờ vực một cuộc chiến. 2. Trung Quốc thất bại và thay đổi chế độ. Một sự thất bại quân sự chí mạng sẽ đóng vai trò như chất xúc tác, dẫn tới sự chuyển đổi hoàn toàn chế độ chính trị và sẽ hình thành một chính quyền gồm các lực lượng chính trị mới gắn với các quan điểm dân chủ hơn, tuy không kém phần dân tộc chủ nghĩa. 3. Kéo theo một cuộc chiến mới Nhật Bản sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát đối với quần đảo tranh chấp, nhưng Hải quân và Không quân Trung Quốc sẽ gây tổn thất đáng kể cho quân liên minh Nhật - Mỹ mà vẫn tránh được những thiệt hại thảm khốc. Với kịch bản này, các bên đều có thể tuyên bố chiến thắng. Sau đó, nhiều khả năng nhất là thế lưỡng cực đối đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ càng lớn và cả hai phía bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc xung đột mới. 4. Trung Quốc thắng và Nhật Bản bại. Viễn cảnh này có thể trở thành hiện thực nếu Mỹ từ chối hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản, và Trung Quốc tiếp quản quyền kiểm soát đối với quần đảo tranh chấp. Sau đó thì có 3 lựa chọn có thể: Thứ nhất. Thất bại sẽ càng tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc và tâm lý trả thù ở Nhật Bản. Tokyo sẽ rút khỏi liên minh với Mỹ vì quan hệ này chứng tỏ vô dụng. Họ cũng sẽ giải phóng mình khỏi những hạn chế quân sự tự áp đặt, có thể tới mức độ chế tạo vũ khí hạt nhân và sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc đối đầu khốc liệt và dài hơi với Trung Quốc. Một hệ thống tam cực sẽ nổi lên ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ chốt giữ mỗi cực. Thứ 2. Thất bại này khiến Nhật Bản thấy đối đầu tiếp là vô ích. Giống như thất bại trong cuộc chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương buộc Nhật phải công nhận uy thế của Washington, Nhật Bản sẽ chấp nhận Bắc Kinh là bá chủ mới của mình và sẽ quay lưng với Mỹ. Một số thành viên trong tầng lớp tinh hoa Nhật Bản hiện đã nói đến việc tham gia quỹ đạo ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc. Thứ 3. Chịu cú sốc thất bại, Nhật Bản sẽ mất những gì còn sót lại trong niềm tin của nước này về sức mạnh của một nước và sẽ đặt mình vào sự bảo hộ của Mỹ. Khả năng lớn nhất là điều này sẽ góp phần vào thế lưỡng cực "Bắc Kinh vs Washington" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương tự viễn cảnh thứ nhất. 5. Cộng đồng an ninh Xung đột - vốn gây thiệt hại vật chất to lớn cho tất cả các bên - sẽ hóa ra chỉ là một kinh nghiệm cho tất cả, không quan trọng ai đã tuyên bố chiến thắng. Tokyo và Washington sẽ nhận ra rằng Trung Quốc đã trở thành một nước thực sự hùng mạnh và có thể gây thiệt hại lớn cho kẻ thù, ngay cả nếu họ không sử dụng tối đa năng lực quân sự. Bắc Kinh sẽ nhận ra họ không nên đánh giá thấp quyết tâm của Nhật Bản (với sự hỗ trợ của Mỹ) trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của nước này. Cả hai bên đều sẽ nhận ra xung đột có thể dễ dàng leo thang, thậm chí tới mức độ sử dụng vũ khí hạt nhân, ranh giới đặt sự tồn tại của chính họ vào nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông sẽ đóng vai trò như một bước ngoặt, giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba giữa Mỹ và Liên Xô, và sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của một "cộng đồng an ninh" hòa bình trong khu vực. Sam Nguyễn(Theo RBTH) ====================== Về các tác giả bài viết: Andrey Gubin: Tiến sĩ về Các nghiên cứu Chính trị, Giám đốc Các chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Các nghiên cứu chiến lược Nga, Phó Giáo sư thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Liên bang Viễn Đông. Artem Lukin: Tiến sĩ về Các nghiên cứu Chính trị, Phó Giáo sư tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Phó Hiệu trưởng trường Các nghiên cứu Quốc tế và Khu vực thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2013 Nếu Nhật Bản nhận Bắc Kinh làm 'bá chủ' mới? Nếu chiến tranh Đông Bắc Á nổ ra, một trong những kịch bản được dự đoán là Nhật thất bại, chấp nhận Bắc Kinh là bá chủ mới và quay lưng với Mỹ. ====================== Về các tác giả bài viết: Andrey Gubin: Tiến sĩ về Các nghiên cứu Chính trị, Giám đốc Các chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Các nghiên cứu chiến lược Nga, Phó Giáo sư thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Liên bang Viễn Đông. Artem Lukin: Tiến sĩ về Các nghiên cứu Chính trị, Phó Giáo sư tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Phó Hiệu trưởng trường Các nghiên cứu Quốc tế và Khu vực thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông. Nói không phải chê. Mấy tác giả này phân tích cơm. Bởi vậy, Nước Nga ỳ ạch mãi. Tệ hơn mấy tác giả Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2013 Những bài phân tích mà lão Gàn gọi là "phân tích cơm", nhưng còn là có phân tích. Còn lập luận của thằng "chả" này thì không có gì để bàn. Đây là lý luận của kẻ mạnh; hoặc chí ít cũng tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm. Không sao cả. Còn luật của trời đất. ============================== Học giả TQ đòi đổi đánh cá lấy chủ quyền với Philippines ở Biển Hồng Thủy (Nguồn: SCMP) Thứ năm 12/12/2013 07:05 (GDVN) - Thẩm Đinh Lập mặc cả trắng trợn với nước chủ nhà về Biển Đông rằng: "Tôi (Trung Quốc) sẵn sàng cắt chủ quyền của tôi, những đảo các bạn đang giữ là của chúng tôi và chúng tôi vẫn muốn đánh cá ở đó. Các bạn đồng ý cho chúng tôi đánh cá, chúng tôi sẽ cho phép các bạn giữ những gì các bạn đang giữ". Một sự mặc cả trắng trợn, hoang đường và trịch thượng. Philippines: Duy trì đường lưỡi bò là bóp chết UNCLOS ở Biển Đông Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS? "Nếu Trung Quốc không muốn tuân thủ UNCLOS ở Biển Đông thì đừng ký" Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng QP Ấn Độ: Tranh chấp Biển Đông cần giải quyết theo UNCLOS Thẩm Đinh Lập. Bưu điện Hoa Nam ngày 11/12 dẫn lời Thẩm Đinh Lập, một học giả nổi tiếng Trung Quốc từ đại học Phúc Đán nói rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà họ đã phê chuẩn nếu bị (Tòa án Quốc tế về Luật Biển) ép giải trình về yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông. Thẩm Đinh Lập cho rằng quyết định của Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng và giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông xâm hại lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, bao gồm Philippines) lên Tòa án Quốc tế về Luật biển đã chứng minh rằng việc Trung Quốc tham gia UNCLOS là một "sai lầm"?! Càng có nhiều bên kiện Trung Quốc, Bắc Kinh càng muốn rút khỏi UNCLOS, ông Lập nhận xét trong một diễn đàn "Làm gì để giải quyết tranh chấp hàng hải ở Đông Nam Á" tổ chức tại Manila, Philippines tuần qua. Giáo sư Lập nói với nước chủ nhà, "làm thế nào để Trung Quốc không rút khỏi UNCLOS mới là lợi ích của Philippines"?! Nói rồi ông Lực phê phán Manila đã sai lầm khi kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển. "Bạn càng kiện Trung Quốc, Bắc Kinh càng muốn bỏ UNCLOS. Trong trường hợp đó Trung Quốc sẽ không bao giờ tuân theo các điều ước quốc tế và Philippines sẽ không có cơ sở quốc tế để nói chuyện với Trung Quốc nữa", Thẩm Đinh Lập nhấn mạnh. Học giả này cũng đưa ra 4 cách giải quyết vấn đề Biển Đông gồm chiến tranh, Tòa án Quốc tế, đàm phán song phương và hòa giải bởi một bên thứ 3. Nói rồi Thẩm Đinh Lập mặc cả trắng trợn với nước chủ nhà về Biển Đông rằng: "Tôi (Trung Quốc) sẵn sàng cắt chủ quyền của tôi, những đảo các bạn đang giữ là của chúng tôi và chúng tôi vẫn muốn đánh cá ở đó. Các bạn đồng ý cho chúng tôi đánh cá, chúng tôi sẽ cho phép các bạn giữ những gì các bạn đang giữ". Một sự mặc cả trắng trợn, hoang đường và trịch thượng. Học giả Ian Storey từ Singapore tới dự hội thảo thì cho rằng Trung Quốc rất "tức giận" với Manila về vụ kiện này, bởi sao Philippines lại "dám kiện Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến Trung Quốc" và Bắc Kinh sẽ "trừng phạt" Manila vì chuyện này. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh đã cố gắng làm nhục và cô lập Tổng thống Philippines Benigno Aquino qua vụ rút lời mời tham dự hội chợ thương mại Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh hồi tháng 10. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2013 Hải quân Nhật, Hàn diễn tập chung trong vùng phòng không Trung Quốc Thứ Năm, 12/12/2013 - 16:24 (Dân trí) - Hải quân Nhật và Hàn Quốc hôm nay 12/12 cho hay họ đã cùng tiến hành một cuộc diễn tập cứu hộ trên biển, tại vùng biển quốc tế nằm trong phạm vi bao phủ của vùng phòng không Trung Quốc mới lập. Hải quân Nhật đã triển khai 2 tàu chiến và 1 trực thăng trong cuộc diễn tập. Theo một phát ngôn viên của Lực lượng phòng vệ biển Nhật, họ đã phái 2 tàu chiến và một trực thăng, trong khi phía Hàn Quốc triển khai rất nhiều các thiết bị quân sự trong cuộc diễn tập thường lệ này.Ông cũng cho biết thêm quân đội Nhật không thông báo cho phía Trung Quốc về việc sử dụng trực thăng. “Cuộc diễn tập được tiến hành trong vùng mà Trung Quốc cho là ADIZ (vùng nhận dạng phòng không) của họ”, ông cho hay. “Cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch từ trước đây đã lâu, trước khi Trung Quốc công bố” lập vùng phòng không. Ông cũng khẳng định cuộc diễn tập không nhằm để phản ứng với tuyên bố của Trung Quốc. Tháng trước Trung Quốc đã công bố lập ADIZ mới, bao trùm Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật cũng như chồng lấn vào vùng ADIZ của Hàn Quốc. Nhật, Hàn, Mỹ đều từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Bắc Kinh cho hay máy bay tiến vào vùng ADIZ của họ phải tuân thủ theo lệnh của họ và phải cung cấp lịch trình bay cho giới chức Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”. Trung Anh Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2013 “Bão” trên chính trường Triều Tiên và những lo lắng của Trung Quốc Thứ Tư, 11/12/2013 - 20:04 (Dân trí) - Vụ bắt giữ đầy bất ngờ và gây chấn động đối với ông Jang Song-thaek, chú kiêm nhân vật thân tín kỳ cựu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang thực sự khiến “chuông báo động” tại Bắc Kinh vang lên. Thanh Tùng Theo NY Times ====================== Đúng là nhà bình luận "cơm". Bình luận kiểu này thì con mẹ ve chai nào mà chả bình lựng được, theo kiểu: "Chúng nó đánh nhau, hẳn là không ưa nhau. Kiểu gì cũng có thằng bị đau". Hì! Bản chất vấn đề ló lằm ở cái lày: Sụp đổ thì không. Nhưng việc thống nhất hai miền rất khả thi, nếu Hàn Quốc và Đồng minh tỏ ra khôn ngoan hơn và tôn trọng Bắc Hàn. Nhanh thì ngay chiều mai. Vì bây giờ tối rồi,mọi người đang ngủ. Vụ thanh trừng ở Triều Tiên: Thông điệp gì cho Trung Quốc?12/12/2013 11:40 (TNO) Giới phân tích nhận định vụ ông Jang Song-thaek, người dượng quyền lực của lãnh đạo Kim Jong-un, vừa bị thanh trừng đã gửi một thông điệp xấu cho giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Jang Song-thaek (trái) và cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hồi tháng 8.2012 - Ảnh: Reuters. Hôm 9.12, Triều Tiên chính thức thông báo ông Jang, vốn từng là nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên, bị tước mọi chức vụ, với cáo buộc phạm nhiều “tội ác” như chống đảng, chống phá cách mạng, tham nhũng, theo hãng thông tấn KCNA. “Ông Jang là nhân vật mang tính biểu tượng ở Triều Tiên, đặc biệt về cải cách kinh tế và cách tân. Ông ấy là người mà Trung Quốc muốn dựa vào để chuyển động nền kinh tế Triều Tiên”, Giáo sư Chu Phong tại Đại học Bắc Kinh, nhận định với báo The New York Times. Ông Jang đã nhiều lần đến thăm nước láng giềng và được xem là người ủng hộ lớn nhất cho cải cách kinh tế theo mô hình Trung Quốc mà Bắc Kinh đang yêu cầu Bình Nhưỡng áp dụng. Do đó, vụ phế truất ông Jang có thể gây tác động không chỉ đến tình hình bán đảo Triều Tiên mà còn một số nước bên ngoài, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, một đồng minh lớn của Triều Tiên. Cáo buộc nhằm vào Bắc Kinh? Trong số “tội ác” mà ông Jang bị cáo buộc phạm phải có việc bán nguồn tài nguyên với giá rẻ. Cáo buộc này cũng bị cho là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh vì Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua khoáng sản và quặng sắt của Triều Tiên, theo The New York Times. Ngay sau khi lên nắm quyền, lãnh đạo Kim Jong-un than phiền nguồn tài nguyên của Triều Tiên bị bán với giá quá rẻ. Do đó, ông đã yêu cầu tăng giá bán của các loại khoáng sản, như đất hiếm, than đá vốn được xuất khẩu bởi các công ty liên doanh giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Than phiền của ông Kim bị loan báo ở Trung Quốc, khiến các công ty khai thác mỏ nước này nổi giận, và nhiều công ty đã bỏ kế hoạch khai thác ở Triều Tiên. Ngoài ra, nhà phân tích Cho Bong-hyun tại Viện Nghiên cứu Kinh tế IBK (Hàn Quốc) cho rằng hiện có một số dự án mà Trung Quốc đã xúc tiến vì họ tin tưởng ông Jang. Do đó, một số nhà quan sát dự đoán sau vụ thanh trừng ông Jang, tình hình đầu tư của Trung Quốc ở Triều Tiên, vốn đã có dấu hiệu không tốt, có thể trở nên tồi tệ hơn. Cảnh trên truyền hình cho thấy ông Jang bị lôi khỏi một cuộc họp - Ảnh: AFP “Không cần Trung Quốc hỗ trợ”Trong khi có quan hệ tốt với ông Jang, giới lãnh đạo Bắc Kinh được cho là thờ ơ với lãnh đạo Kim Jong-un. Báo The Korea Times chỉ ra kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim chưa có cuộc gặp nào với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Một số nhà quan sát còn cho rằng ông Tập đã từ chối gặp lãnh đạo Kim dù Bình Nhưỡng đã chuyển đề nghị này trong những lần điều các đặc phái viên sang Trung Quốc. “Nhìn chung, Trung Quốc không có quan hệ nồng ấm với Kim (Jong-un) từ khi ông này lên nắm quyền cách nay hai năm và mọi việc trở nên tồi tệ hơn sau khi miền Bắc thử hạt nhân lần ba hồi đầu năm nay. Bằng cách hạ bệ ông Jang, người đã xây dựng và duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh trong thời gian dài, Kim dường như muốn khẳng định rằng chính quyền của ông có thể tồn tại mà không cần sự hỗ trợ của Trung Quốc”, Giáo sư Son Tae-gyu tại Đại học Dankook nhận định với The Korea Times hôm 11.12. Nhận định của ông Son trái ngược với giả thuyết rằng Triều Tiên không thể tổn tại nếu không có sự hỗ trợ về kinh tế của Trung Quốc. Mỗi năm, Bắc Kinh được cho là viện trợ cho Bình Nhưỡng lượng lớn về thực phẩm và dầu, dù số lượng cụ thể không được công bố. Giới chức Trung Quốc cũng đã giúp ngăn chặn giới buôn lậu ra vào Triều Tiên. Nhiều người Triều Tiên làm việc ở vùng đông bắc Trung Quốc và gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà. Du khách Trung Quốc chiếm nhiều nhất trong tổng số du khách đến nước láng giềng. Đây là những nguồn tiền ổn định đối với Triều Tiên, vốn gặp khó khăn về kinh tế. Đồng tình với nhận định của Giáo sư Son, chuyên gia Jang Yong-seok tại Viện Nghiên cứu Thống nhất và Hòa bình (Hàn Quốc) phân tích: “Có giả thuyết Bắc Kinh đã cố ngăn chặn Bình Nhưỡng thử hạt nhân thông qua ông Jang, người đóng vài trò quan trọng trong con đường đến với quyền lực nhanh chóng của ông Kim. Nếu giả thuyết đó đúng, vụ thanh trừng ông Jang chẳng khác nào là sự từ chối thẳng thừng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng ông Jang đã đóng vai trò trung tâm trong hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên và Trung Quốc”. Lo ngại liên Triều thống nhất? Phản ứng về vụ ông Jang bị thanh trừng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nhấn mạnh đó là chuyện nội bộ của Triều Tiên và tuyên bố Bắc Kinh sẽ duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống với Bình Nhưỡng. Trong khi đó, giới quan sát cho rằng vụ ông Jang có thể làm tăng nguy cơ bất ổn ở Triều Tiên trong bối cảnh Trung Quốc đang căng thẳng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Lãnh đạo Kim Jong-un (trái) được cho là không tin tưởng người dượng Jang Song-thaek (thứ hai từ trái qua) từ lâu - Ảnh: Business-i.co.jp Lâu nay, Trung Quốc xem Triều Tiên là lá bài ngoại giao để cản trở Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Hàn Quốc. Do đó, Bắc Kinh lo ngại nguy cơ chính phủ Triều Tiên sụp đổ có thể dẫn tới sự tái thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của một chính phủ ở Hàn Quốc liên minh với Mỹ, theo The New York Times. Giáo sư Andrei Lankov tại Đại học Kookmin (Hàn Quốc) cho rằng, Trung Quốc đang lo ngại về nguy cơ bất ổn mà có thể xuất phát từ những hành động như vụ thanh trừng ông Jang. Ngoài ra, Trung Quốc còn quan ngại về khả năng lãnh đạo Kim Jong-un sẽ cho tiến hành thử hạt nhân mới, theo chuyên gia Mỹ Roger Cavazos. “Những người Trung Quốc mà tôi đã gặp đều cho biết họ lo ngại ông Kim Jong-un sẽ sớm thử hạt nhân”, ông Cavazos nói với The New York Times. Ông Cavazos cho biết thêm giới học giả Trung Quốc còn quan ngại ông Kim có dấu hiệu “ngày càng mất kiểm soát” và nhận định “bất kỳ cuộc thử hạt nhân nào của Triều Tiên cũng đẩy Trung Quốc vào thế kẹt”. Hồi tháng 2, sau khi Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã gián tiếp cáo buộc nước láng giềng gây bất ổn khu vực cho “những mục tiêu ích kỷ”. Văn Khoa ================= Từ khá lâu, Lão Gàn đã nói đến cơ hội thống nhất hai miền CaoLy trước khi việc thanh trừng xảy ra. Đây là cơ hội. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2013 Học giả Trung Quốc kêu gọi rút khỏi UNCLOS THANHNIEN ONLINE 13/12/2013 03:30 Theo tờ South China Morning Post, Giáo sư Thẩm Đinh Lập, Phó trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Phúc Đán, nói việc Philippines đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển chứng tỏ Bắc Kinh đã “phạm sai lầm” khi gia nhập Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS từng được đề cập trong những cuộc thảo luận không chính thức giữa các chuyên gia ngoại giao và giới quan sát song đây là lần đầu tiên một học giả Trung Quốc công khai điều này. Phát biểu bên lề diễn đàn an ninh ở thủ đô Manila của Philippines vào tuần trước, ông Thẩm nói: “Nếu rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc sẽ không còn bị ràng buộc. Trung Quốc có quyền không tham gia vào công ước. Ai cũng có thể rút khỏi công ước nếu nó không phù hợp với lợi ích của họ”. Ông Thẩm cũng vạch ra bốn con đường để giải quyết tranh chấp ở biển Đông: chiến tranh, tòa án LHQ, thương thuyết tay đôi và trung gian hòa giải từ một nước thứ ba. Trung Quốc vốn từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines và các quan chức của Manila thừa nhận LHQ không có cơ chế để buộc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa án. Nhưng việc khước từ thực thi phán quyết có thể tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc. Cũng tại diễn đàn trên, chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cảnh báo Manila nên chuẩn bị cho tình huống tòa án quyết định không ban hành phán quyết vì sợ gây hại đến UNCLOS. Sơn Duân ==================Không thừa nhận UNCLOC, người Trung Quốc đang rút lui dần khỏi các chuẩn mực quốc tế. Vậy họ quan hệ quôc tế ngày càng gần với sức mạnh. Con người, gia đình, xã hội và cả thế giới luôn cần những chuẩn mực cho nó. Nếu không "Âm thắng Dương, tắc loạn". Cái này Lý học Việt bảo thế! Sai lầm lớn nhất của họ. Thật tội nghiệp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2013 Dân Trung Quốc nổi giận vì không được nghỉ giao thừa 13/12/2013 03:05 Chính phủ Trung Quốc đã khiến nhiều người dân nổi giận sau khi công bố ngày nghỉ trong năm 2014 mà không bao gồm ngày giao thừa (nhằm ngày 30.1.2014). Tờ South China Morning Post dẫn khảo sát trên mạng Sina.com cho thấy gần 90% trong số hơn 50.000 người tham gia bỏ phiếu đã phản đối quyết định trên. Nhiều người chỉ trích chính quyền Bắc Kinh đã chối bỏ truyền thống. “Quan chức cứ việc cầm hộ chiếu đi nước ngoài nghỉ lễ Phục sinh và Noel. Ai màng đến một ngày lễ của Trung Quốc”, theo một cư dân mạng tại thành phố Vô Tích. Trong khi đó, một số chuyên gia lên tiếng bảo vệ quyết định trên của chính phủ với lập luận rằng hầu hết các công ty đều cho nhân viên nghỉ ngày cuối năm, nên không cần thiết phải kèm ngày này trong lịch nghỉ lễ thường niên. Thụy Miên ================ Trong một hoàn cảnh như hiện nay, chính phủ Trung Quốc lại phạm một sai lầm nữa. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2013 Nhiều nước lên tiếng sau vụ xử tử chú của lãnh đạo Triều Tiên Thứ Sáu, 13/12/2013 - 23:38 (Dân trí) - Sau khi Triều Tiên loan báo việc hành quyết ông Jang Song Thaek, chú dượng của Kim Jong-un, cả Hàn Quốc và Mỹ hôm nay 13/12 đều bày tỏ quan ngại về tình hình ở đất nước này. Còn Trung Quốc, dù mất đi một người đối thoại chủ chốt, nhưng hy vọng vào sự ổn định. Hình ảnh ông Jang Song-Thaek bị bắt tại một cuộc họp và bị 2 binh sĩ giải đi. Trong một thông cáo, Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố, “chính phủ Hàn Quốc quan ngại sâu sắc về những diễn biến mới đây tại Triều Tiên và theo dõi sát sao tình hình. Hàn Quốc sẽ chuẩn bị đầy đủ cho mọi khả năng trong tương lai”. Về phía Hoa Kỳ, bà Marie Harf, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không thể khẳng định được “ một cách độc lập” vụ hành quyết ông Jang, tuy nhiên “không có lý do gì để nghi ngờ thông tin do KCNA đưa ra”. Bà Harf tuyên bố, “nếu thông tin trên được xác nhận, thì chúng tôi lại có thêm một ví dụ về sự tàn bạo cực điểm của chế độ này. Chúng tôi theo dõi sát các diễn tiến tại Triều Tiên và tham khảo ý kiến các đồng minh và đối tác trong khu vực”. Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt, cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc OHCHR lên án vụ xử tử và cho rằng vụ việc còn thiếu minh bạch. Trung Quốc, đồng minh duy nhất và là nhà bảo trợ kinh tế của Triều Tiên, cho biết vụ xử tử ông Jang là vấn đề nội bộ của Triều Tiên, song cũng nhấn mạnh cần phải có sự ổn định. “Là một nước láng giềng, chúng tôi mong muốn thấy sự ổn định dân tộc, phát triển kinh tế và người dân ở Triều Tiên sống hạnh phúc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay trong một cuộc họp báo thường kỳ. Ông Jang Song Thaek bị xử tử hôm qua vì các tội phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, âm mưu lật đổ ban lãnh đạo đảng. Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, ông Jang còn có những thái độ lăng nhục chế độ như không tích cực vỗ tay trong các hội nghị chính trị, gây trở ngại cho việc thực hiện một bức tranh ghép nhằm vinh danh lãnh tụ. Các chuyên gia về Triều Tiên, một trong những đất nước bí ẩn nhất, khép kín nhất thế giới, cho rằng sẽ có một đợt thanh trừng lớn diễn ra đối với những người thân cận của ông Jang Song-Thaek. Còn đối với Trung Quốc, ông Jingdong Yuan, giáo sư trường đại học Sydney chuyên về chính sách quốc phòng Trung Quốc nhận định, “Một cách nào đó, Bắc Kinh đã bị mất những người đối thoại trong đội ngũ lãnh đạo Triều Tiên”. Ông tự hỏi ai sẽ là những người kế tục. Nhà phân tích Cheong Seong Chang của Viện Sejong cho rằng đại sứ Triều Tiên tại Bắc Kinh Ji Jae Ryong, đồng minh lâu đời của ông Jang, có thể là nạn nhân kế tiếp. Jang Song-Thaek từng tháp tùng Kim Jong-il đi Bắc Kinh ba lần từ 2010 đến 2011, và lãnh đạo một ủy ban kêu gọi đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Là người phụ trách việc xuất khẩu quặng mỏ, vốn chiếm phân nửa số xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc, ông Jang là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Bình Nhưỡng đến thăm Bắc Kinh sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền. Có 5 trong số bảy lãnh đạo cao cấp tháp tùng lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un trong lễ tang của người cha, nay đã bị cho “về vườn”. Việc thanh trừng ở thượng đỉnh này giúp Kim Jong Un siết chặt hàng ngũ xung quanh mình, và theo các chuyên gia, cũng có thể làm Bắc Kinh an tâm. Ông Yuan bình luận: “Rõ ràng là nếu ông Kim Jong-un chứng tỏ khả năng củng cố quyền lực, ít nhất ông ta cũng là một nhân tố ổn định. Điều mà Trung Quốc lo ngại nhất là sự bất ổn.” Trung Anh Theo AFP ================= Trong một thông cáo, Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố, “chính phủ Hàn Quốc quan ngại sâu sắc về những diễn biến mới đây tại Triều Tiên và theo dõi sát sao tình hình. Hàn Quốc sẽ chuẩn bị đầy đủ cho mọi khả năng trong tương lai”. Đoạn sau nghe được. Trung Quốc, đồng minh duy nhất và là nhà bảo trợ kinh tế của Triều Tiên, cho biết vụ xử tử ông Jang là vấn đề nội bộ của Triều Tiên, song cũng nhấn mạnh cần phải có sự ổn định. “Là một nước láng giềng, chúng tôi mong muốn thấy sự ổn định dân tộc, phát triển kinh tế và người dân ở Triều Tiên sống hạnh phúc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay trong một cuộc họp báo thường kỳ. Nho còn xanh lắm! Về phía Hoa Kỳ, bà Marie Harf, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không thể khẳng định được “ một cách độc lập” vụ hành quyết ông Jang, tuy nhiên “không có lý do gì để nghi ngờ thông tin do KCNA đưa ra” Không tròn thì méo! . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2013 Ngoại trưởng Mỹ nhớ bún chả, bánh xèo và... giao thông Việt Nam (LĐ) - Số 289A.P- 9:8 AM, 13/12/2013 Trong thông điệp gửi đến Việt Nam trước chuyến thăm từ ngày 14-15.12, Ngoại trưởng John Kerry (ảnh) chia sẻ: “Tôi thực sự mong đắm mình vào các hình ảnh và âm thanh của Việt Nam, món bún chả ở Hà Nội, bánh xèo ở TP.Hồ Chí Minh, giao thông hối hả và xe ôm chạy nhốn nháo trên đường phố, tới sự bình dị tao nhã của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn”. Lao Động giới thiệu cùng bạn đọc bài phát biểu của Ngoại trưởng Kerry: - Tôi rất mong trở lại Việt Nam lần đầu tiên với tư cách là Ngoại trưởng. Và hiển nhiên tôi già hơn và tóc bạc thêm một chút so với lần đầu tôi tới Việt Nam với tư cách là một sĩ quan hải quân trẻ mới ra trường. Song tôi vẫn có thể nhắm mắt và nhớ lại đất nước mà tôi đã thấy trong thời gian chiến tranh - mùi củi cháy, hình ảnh những con trâu, những dòng sông hẹp ngoài sức tưởng tượng, cây đước, ngư dân và những con thuyền gỗ của họ. Nhưng điều tạo ra âm hưởng lớn nhất với tôi là Việt Nam đã thay đổi nhiều ra sao trong 5 thập niên qua. Khi tôi hạ cánh xuống Hà Nội năm 1991 trong chuyến đi trở lại lần đầu tiên với tư cách dân sự và Thượng nghị sĩ, đường phố tràn ngập xe đạp - hầu như không có ôtô hay xe máy. Những năm sau khi bãi bỏ cấm vận và chúng ta đạt được bình thường hoá quan hệ và thương mại, Việt Nam đã thành một quốc gia hiện đại đầy sinh lực. Việt Nam đã và đang là một đất nước luôn trên đà chuyển động. Quan hệ đang tiến triển của chúng ta ngày nay hướng tới tương lai và những gì chúng ta có thể làm cùng nhau để nắm bắt các tiềm năng chung ở phía trước. Không gì quan trọng hơn sự hợp tác của chúng ta về môi trường. Ngày nay, đứng trước kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn buôn lậu động thực vật hoang dã, và biến đổi khí hậu, khu vực Mê Kông đối mặt với các thách thức lớn. Chúng ta phải bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái mong manh này - không chỉ đơn thuần vì lợi ích của chúng ta, mà còn vì thế giới mà con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng. Tôi biết chúng ta có thể đương đầu trực tiếp với thách thức này. Đây là thời điểm thật thú vị để trở lại Việt Nam, và tôi háo hức được có mặt ở đó cùng các bạn. =============================== Ngài ngoại trưởng Hoa Kỳ rất thông minh, khi thông điệp của ngài không hề có một chữ nào nói về những diễn biến liên quan đến chiến lược Tây Thái Bình Dương. Mà nó chỉ nhắc nhở đến những kỷ niệm làm ngài rất cảm tình với đất nước này, trong đó có những món ăn Việt Nam gây ấn tượng với ngài, khi đến Việt Nam trong quá khứ. Tôi muốn giới thiệu với ngài một món ăn - có thể nói là một biểu tượng của nền văn hiến Việt được thể hiện qua thực phẩm - rất độc đáo của dân tộc Việt. Tôi tin chắc rằng ngài và tất cả mọi người trên thế giới, ít chú ý đến món ăn độc đáo này của dân tộc Việt. Đó chính là cặp bánh chưng, bánh dày được cung tiến tổ tiên trong những ngày lễ thiêng liêng nhất trong văn hóa truyền thống của người Việt và là linh vật của nền văn hiến Việt. Tôi có thể khẳng định với ngài rằng: Dân tộc Việt là dân tộc duy nhất trên thế giới - trong lịch sử văn minh nhân loại, tính đến ngày hôm nay - sử dụng thực phẩm để mô tả những giá tri tri thức nền tảng của cả một nền văn minh Đông phương đang rất huyền bí trong nhận thức của nền văn minh hiện đại. Cặp bánh chưng, bánh dày - đó chính là biểu tượng cô đọng nhất cho những nguyên lý nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một lý thuyết đầy huyền bí trong tri thức của văn minh Đông phương. Nhà tiên tri Vanga đã dự báo: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với văn minh nhân loại". Có thể ngài và rất nhiều người chưa tin vào lời tiên tri của bà Vanga, hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Vâng! Tôi cũng không ngạc nhiên vì điều này và cũng chỉ coi như một lời dẫn cho những ý tưởng của tôi, khi viết bài này. Nhưng tôi tin rằng sự nhận xét của nhà khoa học hàng đầu là SW Hawking sẽ được sự chú ý của mọi người,khi ông ta xác định rằng: "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!". Sự xác định của ông Hawking đã bao hàm toàn bộ nội dung của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhận xét của ông Hawking xác định rằng: Chính những quy luật vũ trụ quyết định sự tiến hóa của nền văn minh, chứ không phải do các vĩ nhân của nhân loại. Cho dù người đó tìm ra lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính tư duy siêu việt đó, cũng được quyết định bởi những quy luật của vũ trụ. Suy luận rông ra thì quyết định sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại, sẽ không bị lệ thuộc vào bất cứ một sức mạnh nào. Mà nó do những quy luật vũ trụ quyết định và có thể tiên tri. Thuyết Âm Dương Ngũ hành,chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ thuộc về một nền văn minh cổ xưa ,mà bà Vanga đã nói tới. Tôi sẽ giới thiệu với ngài ngoại trưởng và những ai quan tâm đến topic này về sự minh triết của cặp bánh chưng, bánh dày - một món ăn mang đầy tính minh triết của nền văn hiến Việt, mô tả một lý thuyết thống nhất cổ xưa - mà cả bà Vanga và giáo sư SW Hawking đã nói tới - ngay sau bài viết này. =================== V. II. BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY LINH VẬT CỦA NỀN VĂN MINH LẠC VIỆT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Bánh chưng, bánh dầy là một biểu tượng văn hoá đặc trưng, độc đáo của người Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, biểu tượng văn hoá này có nguồn gốc từ thời Hùng Vương thứ VI mà con dân Lạc Việt lưu truyền trải đã hàng ngàn năm, đến tận bây giờ. Hầu hết mọi người quan tâm đến “Truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy” đều thống nhất nhận thấy ở trong đó thể hiện vũ trụ quan của dân tộc Việt. Nhưng cũng hầu hết những ý kiến đều cho đó là quan niệm thô sơ của người xưa: “Trời tròn, đất vuông”. Trời như cái vung úp xuống đất, đất bằng phẳng và chung quanh là biển. Hoặc cũng có người cho rằng bánh chưng, bánh dầy là thể hiện những giá trị đạo lý của người xưa đối với cha mẹ: “Trời sinh là cha, đất dưỡng là mẹ”. Bánh Chưng tượng đất, chứa đựng những hình tượng về sự phú túc của đất mẹ nuôi dưỡng con người (trong bài tựa “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, thời Hồng Đức cũng nói đến ý này)... Nhưng nếu hình vuông và tròn của bánh chưng và bánh dầy chỉ là hình tượng để thể hiện một ý niệm đơn giản như trên, thì trong những thực phẩm khác cũng có thể lý giải tương tự: đĩa xôi, bánh chay, bánh trôi cũng tròn như bánh dầy. Hoặc bánh gai, bánh cốm, bánh giò... trong các món ăn Việt cũng gồm đủ những yếu tố dinh dưỡng và hình thức tương tự như ở bánh chưng. Do đó, nếu chỉ với ý nghĩa và hình tượng đơn giản được gán cho bánh chưng, bánh dầy thì sẽ khó bền vững qua thời gian hơn 2000 năm, chỉ tính với thời gian ít nhất là từ khi Nam Việt của Triệu Đà bị tiêu diệt. Với cách giải thích đơn giản trên cho thấy chúng thiếu tính hợp lý về nội dung trong mối liên hệ với những sự kiện và mọi hiện tượng tương quan đến nó. Chưa nói đến việc cặp bánh chứng, bánh dầy được vua Hùng chấm giải nhất trong cuộc thì và được coi là linh vật dâng cúng tổ tiên trong văn hóa truyền thông Việt. Đây chính là một tiêu chỉ trong việc thẩm định một giả thiết khoa học được coi là đúng - về tính hợp lý trong việc giải thích hầu hết các vấn đề liên quan đến nó. Bởi vậy, nó phải được giải thích theo một hệ thống luận cứ khác, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học. Trên thực tế hiện nay, vì chiếc bánh chưng, bánh dầy đã mất ý nghĩa nguyên thủy đích thực, nên sự tồn tại của nó chỉ là một phong tục truyền thống và sự cảm nhận thiêng liêng đối với tổ tiên, hơn là một sự tiếp nối những giá trị tư tưởng mà bánh chưng, bánh dầy thể hiện. Vậy ý nghĩa đích thực của bánh chưng, bánh dầy phải thể hiện một nội dung minh triết hết sức sâu sắc, nó mới được lưu truyền với tư cách là "linh vật của nền văn hiến Việt" trong ngày thiêng liêng nhất của Việt tộc là ngày lễ Tết Nguyên đán. Vậy ý nghĩa đích thực của cặp bánh chưng, bánh dày là gì? V. II.1. Nội dung minh triết của cặp bánh chưng, bánh dày trong văn hiến Việt. II.I.1/ Bánh chưng, bánh dày mô tả cặp phạm trù Âm Dương và nguyên lý tương quan trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trước hết, chúng ta đặt vấn đề bắt đầu từ hình tượng bánh chưng vuông và bánh dầy tròn. Hình tượng vuông tròn này đã được sử dụng một cách phổ biến trong ngôn ngữ dân gian, cách đây hơn 20 năm trở về trước. Đó là câu: “Mẹ tròn, con vuông”. Từ trước đến nay, câu “Mẹ tròn, con vuông” thường sử dụng như là một thành ngữ để chúc lành cho sản phụ sinh nở; do đó ngày nay không còn mấy ai nhắc tới, bởi vì sự khó hiểu của nó. Trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng dùng hình tượng vuông tròn nhiều lần. Đó là những câu: Sắn, bìm chút phận cỏn con Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng? Hoặc: Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn Khuôn xanh biết có vuông tròn cho chăng? Hay là: Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông. Vậy hình tượng vuông tròn thể hiện cho cái gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, người viết xin bắt đầu bằng sự trình bày về những ý niệm của vũ trụ quan cổ Đông phương. Những sách Lý học Đông phương khi lý giải về sự hình thành vũ trụ cho rằng: “Khởi thủy của vũ trụ là Thái Cực”.Theo Chu Hy - nhà Lý học đời Tống - nói: “Thánh nhân gọi là Thái Cực để chỉ cái bản căn của trời đất muôn vật” (Đại cương Triết học Trung Quốc - Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1992). Một số nhà Lý học Trung Hoa từ cuối thời Hán về sau còn diễn đạt trạng thái ban đầu của vũ trụ dưới các ý niệm khác là: Thái Hư (Hư - sự trống rỗng, Thái - vượt ra ngoài sự trống rỗng) hoặc Thái Vô (Vô - không, Thái - vượt ra ngoài cái không). Những ý niệm này đều nhằm mục đích giải thích rõ hơn cho ý niệm của Thái Cực. Theo sách Đại cương Triết học Trung Quốc (sách đã dẫn) thì quan niệm Thái Cực của các nhà Lý học Trung Hoa chưa có sự thống nhất: Trịnh Khang Thành cắt nghĩa: “Thái Cực là đạo Cực Trung, là cái khí thuần hòa còn chưa chia” (Văn tuyển chú dẫn). Ngu Phiên thì nói: “Thái Cực là Thái Nhất nghĩa là theo thuyết cũ của Hán Nho cho 4 câu này (Dịch hữu Thái Cực) là nói cái quá trình hình thành vũ trụ. Chu tử đời Tống thì cho rằng 4 câu này là quá trình tập hợp quái của cổ nhân. Thuyết của Chu tử sau bị Lý Thứ Cốc đời sau phản bác. Theo Chu Hy thì “Thái Cực đem phân ra chỉ là Âm Dương” (Thái Cực phân khai chỉ thị lưỡng cá Âm Dương). Qua đó thì thấy rõ là những giải thích của Hán Nho cổ kim rất mơ hồ. Chính những cách giải thích khác nhau và mâu thuẫn đó cho thấy văn minh Hán không thể là chủ nhân của nền văn minh Đông phương, vì chính họ chẳng hiểu gì cả. Sự giải thích lộn xộn và mâu thuẫn chứng tỏ điều này. Nhưng điều này lại được hình tượng hóa rất rõ ràng trong chính chiếc bánh chưng, bánh dày của nền văn hiến Việt huyền vĩ - “Trời tròn , đất vuông” - lại có một ý nghĩa minh triết sâu sắc khác hẳn: Trời – Dương/ Khí Dương - theo Lý học cổ Đông phương - có tính thuần khiết, viên mãn và thông biến, nên tượng của Dương hình tròn. được biểu hiện bằng hình tròn; Đất – Âm/Khí Âm, tụ đục giới hạn, nên hình tượng của Âm được biểu hiện bằng hình vuông. Như vậy, hình tượng cặp bánh chưng, bánh dày của nền văn hiến Việt chính là hình tượng mô tả cặp phạm trù Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Câu nói của người Việt được lưu truyền: “Mẹ tròn, con vuông” thường là để chúc lành cho sản phụ sắp sinh nở sẽ rất khó hiểu về ý nghĩa thực tế: "Mẹ tròn" làm sao sinh "con vuông" được?!. Nhưng nếu coi đó là câu tục ngữ mà ông cha lưu truyền cho đời sau sự nhận thức về vũ tru, thì đó chính là biểu tượng của Âm Dương với một ước mơ hài hòa Âm Dương thì vạn sự mới phát triển và tồn tại, nên dành để chúc lành cho sản phụ khi sinh nở. "Mẹ tròn, sinh con vuông" còn là một nguyên lý của Lý học Đông phương: "Dương trước, Âm sau". Đương nhiên "mẹ" là thực thể có trước là Dương, "con" là thực thể có sau - do mẹ sinh - là Âm, qua hình tượng vuông tròn của Âm Dương thể hiện ở cặp bánh chưng, bánh dày. Bởi vậy, câu tục ngữ "Mẹ tròn, con vuông" còn là một hình tượng mô tả một nguyên lý trong tương quan của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự ước mơ về tính hài hòa của Âm Dương là nguồn gốc của mọi sự phát triển tốt đẹp (theo ý nghĩa của câu tục ngữ “Mẹ tròn, con vuông”) thể hiện vũ trụ quan của người Việt. Theo thuyết Âm Dương thì khái niệm của cặp phạm trù của Âm Dương rất rộng: bao trùm từ sự khởi nguyên vũ trụ sau Thái Cực, cho đến mọi sự vận động, phát sinh, phát triển của vũ tru. Dương bao gồm: Trời, cha, đàn ông... Âm bao gồm: Đất, mẹ, đàn bà...vv…. Như vậy, hình tượng vuông tròn và tính chất của bánh chưng, bánh dầy hoàn toàn đầy đủ điều kiện để biểu tượng cho Âm Dương: Bánh dầy có màu trắng, không vị của nếp giã thể hiện sự thuần khiết; tính dẻo thể hiện sự thông biến; hình tròn của bánh dầy thể hiện sự viên mãn của Dương. Bánh chưng hình vuông là tượng của Âm. Nhưng những vật liệu cấu tạo nên bánh chưng là một vấn đề đáng chú ý khi hình tượng vuông tròn của bánh chưng, bánh dầy thể hiện Âm Dương trong vũ trụ quan cổ Đông phương. Như vậy, hình tượng bên ngoài của chiếc bánh chưng, bánh dầy trong nền văn hiến Việt là biểu tượng của sự hài hòa Âm Dương theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Gói bánh chưng, bánh dày trong Lễ Tết của người Việt. V.II.2. Bánh chưng, bánh dày mô tả mối tương quan cặp phạm trù Âm Dương và Ngũ hành trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cho đến tận ngày hôm nay, lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn rất mơ hồ trong lịch sử văn minh Hán. Các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm qua chưa thể lý giải một cách hợp lý tối thiểu bản chất thật sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành và lịch sử hình thành của nó. Người viết đã chứng minh điều này trong các sách đã xuất bản và đã trình bày tóm lược với bạn đọc trong những bài viết trên trong tiểu luận này. Nhưng những phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm Dương và Ngũ hành là một thực tế được được chính thức chấp nhận từ thời Hán trong lịch sử văn minh Trung Hoa về sau có nói đến: sự chuyển hóa Âm Dương sinh ra 5 dạng vật chất căn bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi chung là Ngũ hành. Năm dạng vật chất này tương tác lẫn nhau trong sự chi phối của Âm Dương tạo nên vạn vật. Sự tương tác, vận động của Ngũ hành trong thuyết Âm Dương Ngũ hành rất phức tạp, nhưng khởi thủy từ hai dạng vận động chính là tương sinh và tương khắc được thể hiện ở hình vẽ sau. Nhìn chung Ngũ hành tương sinh theo quan niệm Lý học Đông phương là nguồn gốc của mọi sự phát sinh và phát triển trong sự chi phối hài hòa của Âm Dương. Ngũ hành tương khắc là nguồn gốc của mọi sự ngưng trệ. Tượng của Ngũ Hành khi thể hiện ở màu sắc là: Hỏa màu đỏ; Thổ màu vàng; Kim màu trắng; Thủy màu đen,hoặc xanh dương; Mộc màu xanh lá cây. Xét cấu tạo của chiếc bánh chưng gồm bốn vật liệu chính và phải luộc bánh (dụng Thủy) thì có thể khẳng định đó là biểu tượng của Ngũ hành được sắp xếp theo lý tương sinh từ trong ra ngoài: thịt lợn (heo) sắc hồng thuộc Hỏa sinh Thổ - sắc vàng của đậu xanh; Thổ sinh Kim - sắc trắng của gạo nếp; Kim sinh Thủy - dịch chất của gạo nếp và diệp lục tố của lá dong tạo nên màu xanh trên mặt bánh khi luộc; Thủy dưỡng Mộc - lá dong bọc bên ngoài bánh. Bạn đọc xem hình mô tả dưới đây: NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH TRONG CẤU TẠO CỦA BÁNH CHƯNG Hình mô tả thực tế chất liệu bên trong chiếc bánh chưng thuộc nền văn hiến Việt. Qua hình tượng mô tả cặp phạm trù Âm Dương của cặp bánh chưng, bánh dày và nguyên lý mối tương quan của cặp phạm trù này - "Dương trước (Mẹ tròn), Âm sau (Con vuông) - cho thấy tất cả những mối liên hệ phát sinh, phát triển sau khởi nguyên vũ trụ - Thái cực - đều thuộc phạm trù của Ngũ hành thuộc Âm ,nằm trong bánh chưng vuông, so với trạng thái khởi nguyên - Thái cực - là Dương. V.II.3. Bánh chưng, bánh dày mô tả mối tương quan của Hà Đồ - "pháp đại uy nỗ" (nguyên lý cănđể, bao trùm) trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và xác định giá trị nền tảng của văn minh Đông phương thuộc về văn hiến Việt. II.3.1.Mối liên hệ nội hàm của bánh chưng với Hà đồ và Hậu Thiên Lạc Việt. Hình thức bên ngoài của chiếc bánh chưng Lễ truyền thống là hai cặp sơi lạt hồng, buộc từng cặp song song và vuông góc với nhau chia bánh chưng thành 9 hình vuông. Đây chính là hình tượng của cửu cung Hà đồ, một đồ hình bí ẩn trong văn hoá Đông phương cổ. Người viết xác định hình tượng cửu cung trong cách buộc bánh chưng như trên thuộc về Hà đồ, mà không phải Lạc Thư cửu cung, chính vì nội dung thể hiện vật liệu bên trong chiếc bánh chưng mang hình tượng Ngũ hành tương sinh phù hợp với nội dung của Hà đồ, mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Xin xem hình dưới đây: Hình thức bên ngoài của cách buộc bánh chưng lễ truyền thống và chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ của Hà Đồ. Chiếc bánh chưng với cách sử dụng truyền thống còn xác định một cách hoàn chỉnh mô hình căn để của Lý học Đông phương là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ". Bốn sợi lạt hồng dùng để buộc bánh chưng, sau khi bóc bánh, sẽ được đặt xéo hai sợi ở 4 góc và hai sợi ở hai cạnh hình vuông. Người cắt bánh sẽ cầm hai đầu của một sợi dây, kéo và xiết những sợi lạt hồng để chiếc bánh được cắt và chia làm 8 miếng như hình dưới đây. Với cách cắt bánh chưng này, đây chính là 8 phương vị được mô tả bát quái trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hình mô tả cách cắt bánh chưng truyền thống trong văn hóa dân gian Việt. So sánh với phương vị của Hà đồ: Qua sự so sánh vị trí của bát quái trong 8 phương vị của Hà đồ với cách cắt bánh chưng như trên, đã xác định mối liên hệ giữa Hà đồ và đồ hình Bát quái của Dịch học - mô tả tám phương vị được phân định trong vũ trụ và Địa cầu và xác định từ cội nguồn Việt sử của học thuyết này. Nhưng vấn đề được đặt ra: "Tại sao Hà đồ lại phối với Hậu thiên Bát quái?" Thuyết Âm Dương Ngũ hành mà bản chất nguyên thủy là một học thuyết có hệ thống, nhất quán miêu tả từ sự khởi nguyên của vũ trụ và mọi vấn đề liên quan đến con người. Bát quái chỉ là ký hiệu siêu công thức, mô tả hệ thống học thuyết này, khi nó không phải là ký hiệu ngôn ngữ. Cho nên điều kiện tất yếu nó phải gắn kết tích hợp với một mô hình biểu kiến liên quan đến một thực tại có thể quan sát được thể hiện nội dung của nó. Trong cổ thư chữ Hán thì Hà đồ phối với Tiên Thiên Bát quái và không hề được coi là nguyên lý căn để trong sự ứng dụng cụ thể trong toàn bộ các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương cho đên ngày hôm nay. Đồ hình căn bản trong sự ứng dụng phổ biến trong cổ thư chữ Hán liên quan là "Lạc thư phối với Hậu Thiên Văn Vương", mà người viết đã trình bày những mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của nó ở phần trên. Nhưng ngay với khái niệm "Tiên thiên" là cái có trước, "Hậu thiên" là cái có sau. Đương nhiên, "Hậu thiên bát quái" là cái có sau thì nó phải gắn kết tích hợp với một mô hình biểu kiến có sau, mà chính hình tượng vuông thuộc Âm (Có sau - theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau"- "Mẹ tròn, con vuông") và mang dấu ấn của Ngũ hành tương sinh - nội hàm của Hà đồ - mới là mô hình biểu kiến đích thực và liên hệ với Hậu thiên bát quái. Sự liên hệ này chính là mối liên kết hợp lý ngay trong nội hàm của chiều tương sinh của Hậu thiên với phương vị ngũ hành trên Hà đồ. Đồ hình mô tả Hậu thiên Lạc Việt tích hợp Hà đồ. Trong ứng dụng của Lý học Đông phương thì Đoài thuộc Kim, nằm đúng ở phương Tây thuộc Kim (Màu trắng) của Hà đồ. Ly Hỏa nằm đúng phương Nam thuộc Hỏa (màu đỏ) của Hà đồ . Khảm thuộc Thủy, nằm đúng ở phương Bắc thuộc Thủy (Màu Xanh Dương) của Hà đồ; Chấn thuộc Mộc, nằm đúng ở phương Đông thuộc Mộc trên Hà Đồ. Ngược lại, bạn đọc xem hình mô tả Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư theo cổ thư chữ Hán: Qua hình trên, bạn đọc cũng thấy rõ rằng: Trong mô hình biểu kiến thể hiện từ bản văn chữ Hán thì - ngoài Khảm Thủy và Chấn Mộc chính vị tại hai hành Thủy (màu xanh Dương) và Mộc (Màu xanh lá cây); nhưng quái Đoài Kim tuy vẫn coi là ở phương Tây thuộc Kim, nhưng lại tọa vị ở hành Hỏa (Màu đỏ) trên Lạc Thư và với độ số 7 là độ số của Hỏa trong lý thuyết ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Còn quái Ly Hỏa lại tọa vị ở hành Kim (Màu trắng) trên Lạc Thư với độ số 9 trong lý thuyết ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là sự mâu thuẫn trong nội hàm từ nguyên lý căn để của một lý thuyết theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đương nhiên là nó sai so với chuẩn mực của tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. II.3.2. Sự xác định nguồn gốc của thuyết Âm Dương Ngũ hành có cội nguồn từ nền văn hiến Việt qua hình tượng bánh chưng, bánh dày trong tương quan với những vấn đề liên quan. Hình thức bên ngoài của chiếc bánh chưng lễ trong văn hóa truyền thống Việt, như sau: Hình thức bên ngoài của chiếc bánh chưng lễ. Qua hình ảnh trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Bốn sợi lạt hồng buộc bánh chưng được nhuộm màu hồng (Đỏ). Trong phát âm của người Việt, nhiều địa phương vẫn phát âm tuy khác nhau, nhưng đều mô tả nội dung giống nhau: "Sợi lạt" và "sợi lạc". Bởi vậy, bốn sợi "Lạc Hồng" buộc bánh chưng trong di sản truyền thống độc đáo này chính là sự xác định thuộc cội nguồn của nền văn minh Lạc Hồng của ngôn ngữ Việt vẫn tự hào là: "Con Lạc, cháu Hồng". Bánh chưng bánh dầy – theo truyền thuyết kể lại – đã được chấm giải nhất trong cuộc thi, không phải là ngon hơn các món ăn khác mà là tính biểu tượng cao của nó. Vì vậy, chiếc bánh chưng, bánh dầy không chỉ thể hiện quan niệm vũ trụ quan một cách đơn giản theo cách hiểu của đời sau, khi truyền thuyết này phải xuyên qua thời gian, không gian lịch sử thăng trầm của Việt tộc được tính bằng thiên niên kỷ. Với cấu trúc và nội dung của chiếc bánh chưng, bánh dày đã thể hiện nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành mới chứng tỏ được tính biểu tượng độc đáo của nó và mang tính minh triết cô đọng của cả một học thuyết đã được tôn vinh từ lâu trong xã hội và cuộc sống của đất nước Văn Lang - một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Đồng thời - chính vì là biểu tượng minh triết của cả một học thuyết cơ sở của Lý học Đông phương, nên nội hàm trong hình tượng của chiếc bánh chưng, bánh dày, bao trùm luôn những cách hiểu đơn giản của đời sau. Theo quan niệm lý học cổ Đông phương thì Âm Dương hài hòa, Ngũ hành tương sinh là nguồn gốc của sự phú túc, phát triển trong tự nhiên, xã hội và con người. Bánh chưng, bánh dầy được vua Hùng chấm giải nhất, vì tính biểu tượng độc đáo, thể hiện nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành hệ tư tưởng vũ trụ quan chính thống trong nền văn minh Văn Lang và là một hệ thống lý thuyết căn bản của Lý học Đông phương. V.II.4. Bánh chưng, bánh dầy và những di sản văn hóa Việt trong mối tương quan với những nguyên lý tương tác của cặp phạm trù Âm Dương. Các phần trên, căn cứ vào những di sản văn hóa truyền thống Việt, người viết đã hân hạnh trình bầy với bạn đọc: Âm Dương là một cặp phạm trù thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả mọi sự phân biệt và tương tác, trong tương quan so sánh của mọi trạng thái tồn tại của quá trình phát triển trong không gian và thời gian của lịch sử vũ trụ.Với một nội dung hàm chứa mang tính bao quát vũ trụ tất nhiên, nó phải có những nguyên lý trong mối liên hệ tương quan nội tại của cặp phạm trù này. Trong cổ thư chữ Hán cũng có nói tới một số nguyên lý tương quan, nhưng do nhầm lẫn khái niệm, nên cách giải thích của họ rất mơ hồ và mâu thuẫn khi liên hệ giữa các vấn đề, sự kiện và hiện tượng liên quan. Người viết trình bày một số nguyên lý lý thuyết căn bản cũng được cổ thư chữ Hán nhắc tới rất mơ hồ. Vì chính họ chưa hiểu rõ nội hàm khái niệm Âm Dương thì không thể xác định được một cách rõ ràng những tương quan nội hàm của nó được. Người viết xin trình bày một số nguyên lý phổ biến trong cổ thư chữ Hán cũng đã nói tới và lý giải tóm lược theo kiến giải riêng. Những nguyên lý này được thể hiện như sau: 1/ Dương trước, Âm sau. Đây là nguyên lý theo hệ quy chiếu của thời gian. Cái có trước là nguyên nhân của cái có sau thì cái có trước là Dương. 2/ Âm thuận tùng Dương. Nguyên lý này là hệ quả của nguyên lý "Dương trước, Âm sau". Nó mang mối liên hệ nhân quả. 3/ Dương trên, Âm dưới. Đây là nguyên lý căn cứ vào hệ quy chiếu không gian. Tất nhiên, suy cho cùng thì không gian vũ trụ tự nó không có phân biệt "trên, dưới" mà nó phụ thuộc vào vị trí quan sát, hoặc vị trí quy ước. 4/ Âm Dương chuyển hóa. Đây là một nguyên lý phức tạp nhất trong những nguyên lý ứng dụng của cặp phạm trù Âm Dương. Những nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm qua, đã rất lúng túng khi ứng dụng hoặc giải thích nguyên lý này. Vì nó mô tả sự vận động của mọi sự kiện, vấn đề, hiện tượng từ vi mô, đến vĩ mô trong vũ trụ. Do đó, nguyên lý này tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm đối tượng, nhóm đối tượng quan sát để vận dụng những tri thức trong hệ thống của thuyết Âm Dương ngũ hành phân tích, nhận định kết quả. Nó không đơn giản như cách giải thích của Hán Nho từ hàng ngàn năm qua, khi họ cho rằng: Dương (Hoặc Âm ) cực thịnh thì là Lão Dương,hoặc Thái Dương nên "nhất Âm sinh" (Hoặc "nhất Dương sinh"gọi là "Thiếu Dương"....(Đã trích dẫn)Với cách giải thích này thì sự chuyển hóa Âm Dương mô tả một thực tại nào, khi họ nhầm lẫn giữa khái niệm của tổng hợp của tư duy trừu tượng với khái niệm mô tả thực tại quan sát được. Bởi vì cứ Thái Âm thì đến Thiếu Dương, rối tăng trưởng đến Thái Dương lại Thiếu Âm, mà họ gọi là tứ tượng thì vũ trụ này luẩn quẩn quá. Đấy là một cách giải thích mà trong văn hóa truyền thống Việt gọi là "mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là mồm bò". Sau đó những nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm qua cho rằng sự chuyển hóa Âm Dương mà họ gọi là "tứ tượng" này lại sinh ra Bát quái?! Vậy Ngũ hành nằm ở đâu trong sự chuyển hóa Âm Dương này? Bởi vậy, cho đến tận bây giờ, cách nhà nghiên cứu hiện đại vẫn không thể giải thích được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào thời điểm nào trong nền văn minh Trung Hoa. 5/ Trong Âm, có Dương, trong Dương có Âm. Đây là một nguyên lý phổ biến. Như người nam khí chất thuộc Dương, nhưng hình thể thuộc Âm; nữ khí chất thuộc Âm, nhưng hình thể thuộc Dương.Với năm nguyên lý tương đối phổ biến mà người viết trình bày ở trên, chúng tôi không bàn sâu. Bởi vì đây là những nguyên lý đã được lập thành và ghi nhận. Vấn đề chỉ còn là nội dung của nó. 6/ Âm Dương tịnh, động? Đây là một nguyên lý mà người viết cho rằng rất quan trọng trong mối liên hệ tương quan của cặp phạm trù Âm Dương và không có trong các bản văn tối cổ chữ Hán. Nhưng nó là một yếu tố cấu thành căn bản cho việc quán xét các hiện tượng và sự việc từ nội hàm của cặp phạm trù Âm Dương. Do đó, nó được các nhà nghiên cứu đời sau, cụ thể là Chu Hy, triết gia vào đời Tống đã nói tới.Mối liên hệ "Động, tĩnh" của Âm Dương là một mối liên hệ tương tác mang tính phân biệt, so sánh của mọi hiện tượng, sự kiện, sự vật....trong vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và con người trong phạm trù chi phối của Âm Dương. Trong khi đó, Âm Dương với nội hàm căn bản là sự phân biệt tùy theo đối tượng quan sát mọi sự vận động - từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ - thì tất yếu tính tịnh động của tương quan của cặp phạm trù này là hết sức quan trọng.Chu Hy cho rằng: "Dương động, Âm tịnh". Ông viết trong "Thái cực đồ thuyết" như sau: "Vô cực mà là Thái cực.Thái cực động thì sinh Dương. Động cực thì tĩnh. Tĩnh thì sinh Âm. Tĩnh cực lại động. Một động,một tĩnh làm căn bản cho nhau". (Kinh Dịch và Vũ trụ quan Đông phương. Nguyễn Hữu Lượng. Sách đã dẫn. trang 32). Chính từ cách giải thích mơ hồ của Chu Đôn Di, nên hàng ngàn năm nay, mặc nhiên, nguyên lý "Dương động, Âm tịnh" được coi là một trong những nguyên lý căn bản cho cặp phạm trù Âm Dương. Hầu hết các sách nghiên cứu liên quan đến nguyên lý này đều lặp lại luận điểm của Chu Đôn Di, bậc thánh Nho đời Tống.Nhưng đây lại là sai lầm rất căn bản của triết gia đời Tống này, vì tính mâu thuẫn trong mọi mới liên hệ tương quan với các nguyên lý khác liên hệ với cặp phạm trù Âm Dương. Tất nhiên, nó không phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Bởi vì, nội hàm khái niệm Âm Dương mô tả mọi sự diễn biến trong không thời gian của lịch sử hình thành vũ trụ. Bởi vậy nguyên lý "Dương trước, Âm sau" là nguyên lý đã xác định thực tại nguyên thủy đầu tiên của vũ trụ phải được xác định là Dương. Bây giờ, chúng ta trở lại với hình tượng vuông tròn của cặp bánh chưng, bánh dày và câu thành ngữ "Mẹ tròn, con vuông" trong văn hóa dân gian truyền thống của Việt Nam. Từ đó liên hệ với câu nổi tiếng trong Hệ từ Thượng truyện, mà chúng tôi đã đề cập ở trên: "Thị cố Dịch hữu Thái cực. Thị sinh lưỡng nghi....".Cặp bánh chưng, bánh dầy là biểu tượng của Âm Dương. Bánh dày tròn thuộc Dương và là cái có trước, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" và tương ứng với câu thành ngữ "Mẹ tròn- cái có trước; "con vuông" - cái có sau". Bánh dầy - biểu tượng của Thái cực - là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, tất yếu là Dương theo nguyên lý "Dương trước". Vậy, nếu "Dương động" theo quan điểm của Chu Đôn Di thì Thái cực động so với cái gì? Nếu cho rằng Thái Cực có xuất xứ từ Vô cực - là một khái niệm mà ông Chu Đôn Di tự ý thêm vào thuyết Âm Dương Ngũ hành - thì Vô cực là cái có trước, nó tĩnh so với cái gì, khi nội hàm cặp phạm trù Âm Dương mô tả mọi trạng thái phân biệt và chỉ khi bắt đầu có sự phân biệt thì mới nằm trong phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, căn cứ vào những gía trị của nền văn hiến Việt còn lại trong nhưng di sản văn hóa truyền thống Việt, chúng tôi xác định rằng:Nguyên lý tương quan của cặp phạm trù Âm Dương là: "Dương tịnh, Âm động". Nguyên lý "Dương tịnh, Âm động" được xác định từ nền văn hiến Việt, hoàn toàn là một cấu trúc hợp lý, có tính hệ thống với các nguyên lý và cấu trúc tổng thể của thuyết Âm Dương hành, phù hợp với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để xác định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.Trong khi quán xét mọi hiện tượng trong không thời gian của lịch sử hình thành vũ trụ - tức là một phân đoạn trong qúa trình này, mang tính cục bộ so với tính toàn thể, đã không ít ngộ nhận về ứng dụng những nguyên lý này để quán xét hiện tượng. Người viết trình bày với bạn đọc một hiện tượng như sau:Trên trái Đất, ban ngày là Dương, ban đêm là Âm. Nhưng vào ban ngày thì mọi sinh vật đều vận động. Ban đêm thì hầu hết đều ngủ. Và không ít nhà nghiên cứu Lý học cho rằng: Đó là bằng chứng cho "Dương động, Âm tịnh". Đây là một sai lầm, vì những nguyên lý của một hệ thống lý thuyết mô tả toàn bộ lịch sử vũ trụ, như thuyết Âm Dương Ngũ hành, không chỉ riêng cho trái Đất. Sự vận động của mọi sinh vật trên trái Đất là một hoạt động đặc thù liên quan đến ban ngày của Địa cầu, không phải là vì Dương động nên sinh hoạt mới bắt đầu. Trong phần này, người viết hân hạnh trình bày với bạn đọc về những nguyên lý căn bản trong tương quan nội hàm của cặp phạm trù Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng vấn đề sẽ không dừng ở đây, khi cặp phạm trù Âm Dương mang nội hàm của sự so sánh, phân biệt đối đãi. Nó sẽ không phải là một học thuyết, nếu như chỉ có riêng sự tồn tại của cặp phạm trù Âm Dương, để lý giải toàn bộ mọi trạng thái tồn tại trong quá trình phát triển của lịch sử vũ trụ. Bởi vậy, nó phải có một hệ thống phân loại, để mô tả một cách cụ thể hóa những mối tương quan của cặp phạm trù Âm Dương. Đó chính là hệ thống Ngũ hành. Người viết xin được tiếp tục trình bày với bạn đọc về vấn đề này , ngay phần tiếp theo đây. V.II.5. Bánh chưng, bánh dầy – Mô tả mối liên hệ giữa Âm Dương và Ngũ hành - là những phạm trù có tính hệ thống trong cấu trúc của một học thuyết vũ trụ hoàn chỉnh. Hàng ngàn năm trôi qua, vấn đề mối liên hệ nội hàm giữa khái niệm Âm Dương và Ngũ hành và lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời như thế nào trong văn minh Hán, đến tận ngày hôm nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều bế tắc và chưa giải quyết được vấn đề này (Xin tham khảo thêm: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch".Nxb VHTT.tái bản 2002. Hoặc trực tiếp trên web lyhocdongphuong.org.vn). Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó thể hiện trong các phương pháp ứng dụng trên thực tế trong nền văn minh Đông phương trải hàng thiên niên kỷ.Nhưng cũng chính những di sản văn hiến Việt còn lại trong văn hóa truyền thống đã xác định điều này. Sự huyền vĩ trong di sản văn hóa truyền thống ấy, chính là nền tảng tri thức của học thuật cổ Đông phương. Người viết cũng xin được bắt đầu bằng chiếc bánh chưng, bánh dày.Trong sự phân biệt giữa bánh dày tròn thuộc Dương - tức Thái cực, mô tả trạng thái khởi nguyên vũ trụ - thì Ngũ hành hoàn toàn nằm trong chiếc bánh chưng vuông thuộc Âm. Điều này xác định rằng: Ngũ hành trong nội hàm Âm của cặp phạm trù Âm Dương và mang thuộc tính Âm động so với khởi nguyên vũ trụ - Thái cực - bánh dày thuộc Dương - khi có sự phân biệt với chính nó ("Lưỡng nghi"). So sánh với quan niệm minh triết về sự vận động của vật chất thì toàn bộ sự vận động này hàm hứa trong sự vận động biểu kiến của Ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương.Như vậy, chính hình tượng đầy minh triết của cặp bánh chưng, bánh dày đã xác định:Ngũ hành là một khái niệm căn bản của tư duy trừu tượng thuộc hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính phân loại mọi thuộc tính của vật chất và mô tả mối quan hệ tương tác trong lịch sử vũ trụ của vũ trụ sau giây "O", nằm trong nội hàm của cặp phạm trù Âm Dương của lý thuyết này Sự xác định nội hàm của khái niệm Ngũ hành, từ cặp bánh chưng, bánh dày - di sản truyền thống của nền văn hiến Việt - cũng xác định cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc và chứng tỏ trên thực tế ứng dụng từ hàng ngàn năm qua trong nền văn minh Đông phương. V.II.6. Bánh chưng, bánh dầy – Linh vật của nền văn hiến Việt Biểu tượng độc đáo của cặp bánh chưng, bánh dày không chỉ dừng lại ở thể hiện biểu tượng của Âm Dương Ngũ hành, mà người viết đã minh chứng ở trên. Có thể nói rằng sự minh triết vô cùng sâu sắc của hai hình tượng này đã đưa cặp biểu tượng bánh chưng, bánh dày lên hàng linh vật của nền văn minh Lạc Việt. Đây chính là di sản phi vật thể truyền thống của nền văn hiến Việt, đã xác định dân tộc Việt là dân tộc đầu tiên và duy nhất trên thế giới - từ hàng ngàn năm trước, cho đến tận ngày hôm nay - dùng thực phẩm làm một biểu tượng của những giá trị văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn hóa truyền thống của dân tộc từ thời lập quốc Văn Lang ở miền nam sông Dương tử. Như vậy, sự trùng khớp hợp lý giữa biểu tượng được lựa chọn là cặp bánh chưng, bánh dầy sử dụng như một vật thể thiêng liêng trong văn hóa truyền thống Việt với những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành được xác định có cội nguồn Việt tộc, đã xác định nguyên nhân để hai linh vật của nền văn hiến Việt lưu truyền thiên thu từ thời Hùng Vương thứ VII – khoảng 1500 năm BC – đến tận bây giờ. Chỉ với những vật liệu đơn sơ, dân dã, dễ kiếm, những bậc trí giả Lạc Việt đã lưu truyền trong nền văn hiến Việt biểu tượng cô đọng nhất những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, phản ánh đầy đủ những thực trạng từ sự khởi nguyên của vũ trụ - "Thái cực sinh lưỡng nghi..." - cho đến mọi sự tương tác và phát triển của vũ trụ được mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đồng thời cũng thể hiện những ước mơ đầy nhân bản của con người về một cuộc sống yên bình trong quan hệ giữa con người với con người và hài hòa với thiên nhiên, thể hiện trong sự hài hòa Âm Dương và sự tương sinh của Ngũ hành, trong cặp bánh chứng bánh, dày. Dịch viết: “Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất” – đó chính là sự minh triết tuyệt vời qua hình ảnh biểu tượng của cặp bánh chưng, bánh dày - linh vật của nền văn hiến Việt - và tính đơn giản khi thực hiện bằng những chất liệu phổ biến trong đời sống của nền văn minh nông nghiệp. Cặp bánh chưng, bánh dày - linh vật của nền văn hiến Việt - đã sống mãi với thiên thu, trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc.Mỗi khi năm hết, Tết đến, cặp bánh chưng, bánh dầy lại được mọi gia đình Việt Nam dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày thiêng liêng của một năm mới bắt đầu. Ngắm nhìn cặp bánh chưng, bánh dầy với tất cả ý nghĩa minh triết sâu xa mà tổ tiên truyền lại, mỗi con người Việt Nam lại trào dâng một niềm tự hào của dòng giống Lạc Hồng với Việt sử 5000 văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử. Trích: Minh triêt Việt trong Văn minh Đông phương. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2013 Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau trên Biển Đông Thứ Bẩy, 14/12/2013 - 07:38 (Dân trí) - Giới chức Mỹ ngày 13/12 tiết lộ một tàu hải quân của Trung Quốc đã tiến gần đầy nguy hiểm một tàu chiến của Mỹ vào tuần trước trên Biển Đông. Tuần dương hạm Cowpens của Mỹ. Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua thẳng trước mặt tàu này và dừng lại. Tàu của Trung Quốc là tàu lưỡng cư và theo một quan chức quân sự Mỹ, thì tàu này dừng ở vị trí cách tàu chiến của Mỹ chưa đầy 500m. “Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12”, quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết trong một bức thư điện tử gửi hãng thông tấn AFP. “Cuối cùng, cũng có liên lạc qua lại hiệu quả giữa các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc và cả hai tàu đã chuyển hướng để đảm bảo an toàn”, quan chức cho hay. Một quan chức quân sự khác cho biết tàu Mỹ đã phát tín hiệu "tất cả dừng" nhưng tàu Trung Quốc đã phớt lờ. "Việc tránh nhằm thoát khỏi một vụ va chạm trên biển là hoàn toàn không bình thường", ông cho hay. Cũng theo quan chức này, khi xảy ra vụ việc, tuần dương hạm Cowpen đã “ở trong vùng phụ cận” của tàu sân bay mới Liêu Ninh của Trung Quốc. Căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng? Vụ việc kết thúc trong hòa bình nhưng nó cho thấy căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn leo thang sau khi Bắc Kinh vào tháng trước công bố “vùng nhận dạng phòng không” ở trên Hoa Đông. Một quan chức quân sự Mỹ cho biết, tàu của Trung Quốc đã tách ra khỏi nhóm tàu hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh và "người Trung Quốc biết họ đang làm gì". Vụ đối đầu tuần trước xảy ra trong vùng Biển Đông chiến lược, nơi Bắc Kinh đang hối hả tăng cường kiểm soát vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, “ăn” cả vào vùng biển của các nước khác trong khu vực. Quân đội Mỹ liên tục cam kết duy trì hoạt động ở các vùng biển và không phận quốc tế và đã gia tăng hiện diện ở Đông Nam Á trong năm qua, như một biện pháp đối trọng với thái độ ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh trong khu vực. Trung Quốc đã tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế trên một phần tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ coi khu vực là vùng biển quốc tế, nằm ngoài kiểm soát của Bắc Kinh. Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã cảnh báo vùng phòng không Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng và có thể châm ngòi cho một vụ đụng độ nguy hiểm. Washington từ chối công nhận vùng phòng không này và đã phái một cặp máy bay ném bom B-52 vào khu vực, bất chấp yêu cầu thông báo trước của Bắc Kinh. Trong khi đó, quan chức quân sự Mỹ trên kêu gọi hai bên củng cố quan hệ quân sự, nhằm tránh hiểu lầm. “Lãnh đạo Mỹ cần phải làm rõ cam kết thúc đẩy mối quan hệ quân sự-quân sự ổn định và liên tục với Trung Quốc”, ông cho hay. “Cho dù đó là một vụ đối đầu chiến thuật trên biển hay đối thoại chiến lược thì cũng cần phải duy trì liên lạc nhằm tránh rủi ro. Đó là vì lợi ích của cả Mỹ và Trung.” Vũ Quý Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 12, 2013 Triều Tiên phát hiện "kho báu" trị giá vài nghìn tỷ USD Thứ Bẩy, 14/12/2013 - 17:28 Theo các chuyên gia, trữ lượng khoáng sản của mỏ này là 6 tỷ tấn, trong đó các hợp chất đất hiếm khoảng 216,2 triệu tấn. Công ty tư nhân SRE Minerals của Triều Tiên đã công bố việc phát hiện mỏ kim loại đất hiếm lớn nhất thế giới mang tên "Jeonju", cách thủ đô Bình Nhưỡng 150 km về phía Tây Bắc, với giá trị ước tính khoảng vài nghìn tỷ USD. Theo các chuyên gia, trữ lượng khoáng sản của mỏ này là 6 tỷ tấn, trong đó các hợp chất đất hiếm khoảng 216,2 triệu tấn. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, SRE Minerals đã ký một thỏa thuận với tập đoàn Korea National Resources Trading Corporation về việc thành lập một liên doanh Pacific Century Rare Earth Mineral Limited để khai thác mỏ "Jeonju" trong 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm. SRE Minerals được quyền xây dựng một nhà máy chế biến kim loại đất hiếm. Theo Vietnamplus Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Bắc Kinh bác bỏ kêu gọi tự do lưu thông trên không của ASEAN-Nhật Thứ Hai, 16/12/2013 - 07:10 (Dân trí) - Đúng như dự liệu, không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Bản cùng lãnh đạo 10 nước ASEAN ra thông cáo chung yêu cầu bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi này. Nhật-ASEAN nhất trí đảm bảo “tự do bay” Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị ASEAN-Nhật Bản tại Nhật. Đối với Bắc Kinh, khi nhắm vào vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa thành lập trên biển Hoa Đông, Thủ tướng Nhật đã có lời lẽ “vu khống”.Trong thông cáo đưa lên mạng tối 14/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ đối với lãnh đạo Nhật Bản đã lợi dụng một cuộc họp quốc tế để đưa ra những nhận xét vu khống Trung Quốc”. Theo người phát ngôn Trung Quốc, Nhật Bản đã “mưu toan sử dụng thái độ nước đôi để đánh lừa quốc tế và âm mưu này tất yếu bị thất bại”. Theo Bắc Kinh, chính Tokyo đã đơn phương thay đổi hiện trạng đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chứ không phải là Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt như trên trước thông cáo chung công bố tại Tokyo của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các lãnh đạo 10 nước ASEAN kêu gọi các nước bảo đảm tự do lưu thông hàng không. Cho dù thông cáo không nêu dích danh Trung Quốc, nhưng đã ám chỉ rõ ràng quyết định thành lập vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh vào hạ tuần tháng 11 vừa qua, chồng chéo lên vùng phòng không Nhật Bản và bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp. Cuộc đấu khẩu Trung-Nhật – và ASEAN - diễn ra trong bối cảnh một sự cố hồi đầu tháng 12 này giữa hải quân Mỹ và Trung Quốc trong vùng hải phận quốc tế trên Biển Đông vừa được tiết lộ. Theo các viên chức hải quân và Quốc phòng Mỹ, chiến hạm USS Cowpens, khi ở trong khu vực có chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, đã bị buộc phải lèo lái để tránh đụng vào một tàu chiến Trung Quốc. Chiếc này đã lao đến cắt đường tàu Mỹ trước khi dừng lại. Tàu Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ không đầy 500 mét. Hai chiến hạm tuy nhiên đều vô sự. Theo AFP =============== Chỉ cần hai bà hàng cá cãi nhau giữa chợ Bắc Qua thì về lý thuyết sẽ có một người đúng, hoặc cả hai đều sai. Tất nhiên hai quốc gia tranh chấp phải có một nước đúng, hoặc cả hai đều sai. Vấn đề là chuẩn mực để phân định đúng sai. Hoặc "lẽ phải về tay kẻ mạnh", khi không có chuẩn mực thì từ lâu nó được coi là một sự nhận thức khôn ngoan trong ứng xử. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Vì sao Trung Quốc ôm hận Hoa Đông, trả đũa Biển Đông? Cập nhật lúc 10:28, 16/12/2013 (Quan hệ quốc tế) – Hành động lao tàu chiến vào tuần dương hạm Mỹ của Trung Quốc được coi như một màn trả đũa vụ B-52 bay vào ADIZ Hoa Đông, nhưng vì sao quốc gia này phải đợi Mỹ đến Biển Đông để đáp trả? Màn ra oai không mới Ngày 5/12 giờ địa phương, tuần dương hạm trang bị tên lửa hành trình USS Cowpens thuộc nhóm tàu sân bay USS George Washington sau khi làm nhiệm vụ cứu trợ cho nạn nhân siêu bão Hải Yến tại Philippines đã tiến hành tuần tiễu tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Lúc đó, chiếc tuần dương hạm hiện đại thuộc lớp Ticonderoga đang tiến hành theo dõi hoạt động của đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang thao dượt giữa Biển Đông. Đội tàu của Trung Quốc không muốn sự hiện diện của tàu Cowpens, liền gửi thông điệp yêu cầu tàu Mỹ rời khỏi khu vực. Đáp lại, tàu Cowpens nói mình đang ở trên vùng biển quốc tế. Sau đó, một tàu đổ bộ của Trung Quốc liền chạy tới cắt ngang hướng tiến của chiếc Cowpens và dừng lại cách mũi tàu Cowpens chưa đầy 500 m. Tình huống nguy hiểm này buộc chiếc Cowpens phải bẻ lái tránh va chạm, và sau khi trao đổi tín hiệu cầu tàu với nhau, chiếc Cowpens rút ra xa để tránh gây ra một cuộc xung đột ngoài ý muốn. Tuần dương hạm trang bị tên lửa có điều khiển USS Cowpens (CG-63) - Ảnh: Hải quân Mỹ Ngay lập tức, Washington đã gửi trực tiếp những phản đối về vụ việc này đến Bắc Kinh qua đường ngoại giao và quân sự. Những hành động tương tự như hôm 5/12 vừa qua không phải là mới. Từ trước đến nay, Trung Quốc đã có một số hành động tương tự áp dụng với tàu chiến của Mỹ. Hồi tháng 3/2009, tàu trinh sát thăm dò USNS Impeccable của Mỹ đã bị 5 tàu dân sự Trung Quốc vây ráp khi tàu này đang hoạt động tại vùng biển gần đảo Hải Nam. Tàu Mỹ đã bắn súng nước xua đuổi 5 tàu Trung Quốc, nhưng sau đó đã nhanh chóng rời khỏi khu vực này. Tháng 5/2009, tàu do thám USNS Victorious của Mỹ cũng từng đụng độ với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoàng Hải với một diễn biến tương tự. Vì sao Trung Quốc chỉ chơi trên biển? Nếu cho rằng hành động “đấu tàu” cương quyết chấp nhận mạo hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông vừa qua là một màn xử rắn, đáp trả lại động thái Mỹ đưa 2 máy bay B-52 dạo vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc tự lập trên biển Hoa Đông, thì câu hỏi đặt ra, vì sao Trung Quốc không “đấu máy bay” với Mỹ? Được biết, máy bay quân sự Mỹ, Nhật Bản, và thậm chí Hàn Quốc vẫn thường lui tới không phận của cái gọi là vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc, vì sao nếu muốn đáp trả, Trung Quốc không đáp trả trên bầu trời? Trước hết, việc đấu chiến đấu cơ, đấu máy bay sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn khi gặp nhau trên biển. Đồng thời, sức mạnh không quân Trung Quốc so sánh với không quân Nhật Bản, Hàn Quốc thì chỉ gọi là ngang sức ngang tài, nhưng nếu so với không quân Mỹ thì kém xa về cả khí tài, kỹ thuật, chiến thuật... Tàu trinh sát thăm dò USNS Impeccable bị bao vây bởi 5 tàu dân sự Trung Quốc hồi tháng 3/2009 - Ảnh: Hải quân Mỹ Việc bảo vệ ADIZ sẽ buộc phải tuân theo các bước cụ thể, trong đó có việc phải đưa máy bay của mình bay ngang với máy bay lạ, hoặc sẽ phải bay vượt lên để định hướng đường bay cho máy bay xâm nhập. Điều này chứng tỏ cần phải có một cuộc đua tốc độ ở đây. Liệu không lực Trung Quốc có thể bắt kịp không quân Hoa Kỳ trong cuộc đua này không? Một bài học đắt giá mà đến nay Trung Quốc chắc vẫn chưa thể quên. Năm 2001, một máy bay do thám P-3C của Mỹ bay gần đảo Hải Nam đã va chạm với một máy bay tiêm kích Trung Quốc mang nhiệm vụ ngăn chặn. Tuy nhiên, chiếc tiêm kích trên đã rơi xuống biển mất tích cùng với sự hi sinh của 2 phi công, trong khi đó, chiếc P-3C dù gặp sự cố phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam, nhưng 24 thành viên hoàn toàn lành lặn, bị cầm giữ 10 ngày sau đó tha về. Vì sao không chơi ở Hoa Đông? Một điều kỳ lạ với Trung Quốc, nếu coi B-52 là một mối hận thì phải “ân đền oán trả” tại vùng ADIZ biển Hoa Đông, nhưng đằng này Trung Quốc lại mang tới Biển Đông để trả. Có thể nói, nếu tại Hoa Đông, mọi nhất cử nhất động của Trung Quốc đều không lọt được hệ thống radar tinh vi, hiện đại mà Mỹ, Nhật đã trải ra, liệu có cần đến một USS Cowpens phải lặn lội đi do thám? Tàu USS Cowpens (ngoài cùng bên trái) trong nhóm tàu sân bay USS George Washington Trong khi đó, Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, hệ thống radar của Mỹ và đồng minh không vươn tới vùng biển quốc tế. Trong điều kiện tranh tối tranh sáng như ở Biển Đông, Trung Quốc dễ dàng thị uy, ra oai hơn. Nếu có hiệu quả, Trung Quốc cũng dễ mà tâng công, nếu có sự cố, Trung Quốc cũng dễ bề thoái thác trách nhiệm. Thứ hai, USS Cowpens là một tàu tuần dương hiện đại của Mỹ, đã dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Trong cuộc chiến tranh Iraq, chiến hạm này đã nhả gần 40 quả tên lửa Tomahawk vào lãnh thổ quốc gia Trung Đông này. Còn phía Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang là niềm tự hào, là biểu tượng của hải quân Trung Quốc. Để một chiến hạm cỏn con ung dung ngồi xem cả đội tàu uy vũ thao diễn quả thực là một điều đáng xấu hổ. Trung Quốc buộc phải có hành động vào thời điểm ấy, nó cũng đúng với câu mà người Trung Hoa hay dùng “quân tử báo thù mười năm không muộn”. Không trả được nỗi xấu hổ trên bầu trời Hoa Đông, người “quân tử” này mang sang Biển Đông để trả. Đỗ Minh Tú Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Washington bị tố 'giả nai' trong vụ tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau 16/12/2013 09:40 (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 16.12 cho rằng chính phủ Mỹ đã 'giả vờ ngây thơ' sau vụ hai tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau ở biển Đông. Tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens - Ảnh: mycowpens.com Theo AFP, các quan chức Mỹ cho rằng vụ “đụng độ” xảy ra vào ngày 5.12, khi đó tàu đổ bộ Trung Quốc đã vượt ngang mặt tàu tuần dương mang tên lửa USS Cowpens của Mỹ rồi dừng lại. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu đổ bộ Trung Quốc lúc đó ở vị trí cách tàu chiến Mỹ dưới 457,2 mét. Tàu USS Cowpens phải chuyển hướng để tránh va chạm với tàu đổ bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, "hai tàu đã bắt được liên lạc để đảm bảo an toàn”, một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với AFP. Thời báo Hoàn cầu cho rằng tàu USS Cowpens hoạt động ở gần đội tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Đông. Chính quyền Mỹ đã lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ "đụng độ" trên thông qua các kênh ngoại giao và quân sự, theo AFP. “Những kẻ xấu luôn giả vờ ngây thơ vô tội”, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc không nêu tên. Chuyên gia quốc phòng này cho rằng tàu USS Cowpens đã đi vào vùng phòng thủ của tàu sân bay Liêu Ninh vào ngày 5.12. “Tàu USS Cowpens đã bám sát đuôi và làm ảnh hưởng đến việc bố trí đội hình của đội tàu sân bay Liêu Ninh. Rõ ràng Mỹ có hành động gây hấn trước”, chuyên gia quốc phòng trên cho biết thêm. Nhưng các quan chức quốc phòng Mỹ trước đó cho AFP biết rằng Trung Quốc có hành động gây hấn trước bởi vì tàu USS Cowpens hoạt động trong vùng biển quốc tế, không xâm phạm vùng biển Trung Quốc. China News Service, hãng thông tấn nhà nước lớn thứ hai Trung Quốc, cho rằng “Mỹ lâu nay luôn dùng cái cớ hoạt động trên vùng biển quốc tế, thật ra là để theo dõi Trung Quốc”. Tàu USS Cowpens thường xuyên hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương và biển Đông, từng tham gia tập trận chung nhiều lần với hải quân Hàn Quốc và Nhật Bản. Thời báo Hoàn cầu cho rằng tàu USS Cowpens được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các vùng biển và tàu ngầm của Trung Quốc. Phúc Duy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 John Kerry và đối thủ mới tại Việt Nam 16/12/2013 03:05 Sau gần 50 năm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trở lại chiến trường xưa tại Cà Mau để tham gia một cuộc chiến khác: ứng phó biến đổi khí hậu. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Đập thủy điện sông Mê Kông đe dọa hàng triệu người dân Chùm ảnh: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm chiến trường xưa Việt Nam trong cuộc đời John Kerry Ngoại trưởng Kerry cùng tiến sĩ Đặng Kiều Nhân (trái) và tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về môi trường tại ĐH Cần Thơ trong cuộc gặp ở Cà Mau - Ảnh: Sơn Duân Việt Nam và Mỹ hiện đang chung một chiến tuyến trong nỗ lực chống lại những đe dọa về môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Điều này thể hiện qua các cam kết của cựu binh John Kerry khi ông trở lại vùng đất cũ trên cương vị nhà ngoại giao số 1 của Washington. Trở lại chiến trường xưa Để đến được với ấp Kiến Vàng, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vào ngày 15.12, ông Kerry phải thực hiện hành trình bằng cả đường không, đường bộ và đường thủy. Trong đó, chặng đường cuối có ý nghĩa đặc biệt với nhà ngoại giao 70 tuổi. “Tôi từng ở trên dòng sông này nhiều lần”, ông chia sẻ với các nhà báo đi chung chuyến khi chiếc ca nô di chuyển ra sông Cửa Lớn. Giai đoạn 1968 - 1969, John Kerry từng là sĩ quan hải quân trên những chiếc xuồng tuần tra cao tốc ở ĐBSCL, “nơi thật sự kết nối lịch sử và tương lai của quan hệ Việt - Mỹ”, theo lời một quan chức cao cấp tháp tùng chuyến thăm. Vùng đất mũi ngày nay không còn nhiều dấu tích của chiến tranh như cách đây hơn 4 thập niên. Song những dấu hiệu tàn phá khác đang nổi lên, đe dọa sinh kế của hàng triệu người. Đó là lý do chính cho chuyến “điền dã” của ông Kerry và ông khẳng định mình “đến đây không phải để trở lại quá khứ mà nhìn vào các thách thức chúng ta phải đối mặt trong tương lai”. “Thật ngạc nhiên khi tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Cách đây nhiều thập niên, trên chính vùng sông nước này, tôi là một trong những người từng chứng kiến giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử chung của chúng ta. Hôm nay, trên vùng sông nước này, tôi mang lại bằng chứng cho thấy hai nước chúng ta có thể tiến sát lại với nhau như thế nào”, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu trước các sinh viên Trường cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, học sinh Trường THPT huyện Ngọc Hiển và người dân địa phương. Giáp mặt địch thủ mới Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Mỹ đã thông báo về việc cung cấp khoản tiền ban đầu 17 triệu USD cho chương trình Rừng và đồng bằng Việt Nam của Cơ quan Viện trợ phát triển Mỹ (USAID). “Số tiền này dùng để giúp đỡ các cộng đồng ở Việt Nam đảo ngược sự thoái hóa môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu”, ông Kerry thông báo. Theo ông, biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng, là mối đe dọa với tương lai của khu vực và cả toàn cầu. Ông đã tận mắt chứng kiến những tác động của nó trên đường đi ca nô từ bến tàu Năm Căn đến ấp Kiến Vàng. Mặt khác, việc xây dựng đập thủy điện của một số nước ở thượng nguồn sông Mê Kông như Trung Quốc, Thái Lan… có nguy cơ đe dọa đến sinh kế của những người dân ĐBSCL và hệ sinh thái tại đây. “Không nước nào có quyền tước đoạt của nước khác sinh kế cùng hệ sinh thái và khả năng nuôi sống bản thân” trên dòng sông Mê Kông, “một tài sản của toàn cầu”, Ngoại trưởng Mỹ nói. Ông khẳng định mọi dự án phát triển hạ tầng như xây đập cần phải được thực hiện một cách “cẩn trọng, khôn ngoan và minh bạch”. Cần phải đảm bảo các tài nguyên của sông Mê Kông mang lại lợi ích cho người dân ở mọi đất nước nơi nó chảy qua, chứ không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông bắt nguồn. Ngoại trưởng Mỹ cam kết ông sẽ nêu vấn đề này trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới và tại các diễn đàn quốc tế khác. Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc ĐH Cần Thơ nhận xét Ngoại trưởng Mỹ đã hoàn toàn chính xác khi nêu những mối đe dọa liên quan đến việc sử dụng nguồn nước mà người dân ĐBSCL đối mặt. “Tôi không thể mô tả nổi tôi cảm thấy vui sướng như thế nào khi quay trở lại nơi này để hợp tác cho tương lai và hợp tác với những người bạn Việt Nam nhằm cố gắng cùng nhau xây dựng tương lai”, ông Kerry kết thúc bài phát biểu trước khi chia tay với người dân ở ấp Kiến Vàng. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ đã đến Hà Nội, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm 3 ngày ở Việt Nam. Ngoại trưởng thân thiện Ngoại trưởng Mỹ chào hỏi người dân địa phương ở ấp Kiến Vàng - Ảnh: Sơn DuânBất chấp việc an ninh được siết chặt theo đúng những nguyên tắc dành cho một quan chức cấp cao, “thân thiện và dễ gần” là nhận xét chung của các sinh viên, học sinh cũng như người dân và trẻ em địa phương nơi Ngoại trưởng Kerry ghé thăm. Thoải mái với quần kaki màu ô liu và áo sơ mi trắng xanh, ông Kerry chủ động hỏi ý các nhân viên an ninh để tiến ra ngoài chào hỏi mọi người trước khi có bài phát biểu. Trên đường đi bằng ca nô, Ngoại trưởng Mỹ cũng ghé thăm ngôi chợ Kiến Vàng bên cạnh sông và mua kẹo tặng trẻ em ở đây. “Ấn tượng của em về Ngoại trưởng Mỹ là sự thân thiện. Cách nói của ông rất dễ nghe và đi vào lòng người. Ban đầu em nghĩ Ngoại trưởng Mỹ thì chắc phải mặc vest song ông thật sự rất là đời thường”, Võ Đặng Mỹ Linh -sinh viên năm 3 Trường cao đẳng Cộng đồng Cà Mau nhận xét. Các nhân viên an ninh tiền trạm cũng tỏ ra rất vui vẻ, đùa giỡn và trò chuyện với trẻ em ở ấp Kiến Vàng trong lúc chờ Ngoại trưởng Kerry đến. Sơn Duân ============= “Thật ngạc nhiên khi tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Cách đây nhiều thập niên, trên chính vùng sông nước này, tôi là một trong những người từng chứng kiến giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử chung của chúng ta. Hôm nay, trên vùng sông nước này, tôi mang lại bằng chứng cho thấy hai nước chúng ta có thể tiến sát lại với nhau như thế nào”, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu trước các sinh viên Trường cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, học sinh Trường THPT huyện Ngọc Hiển và người dân địa phương. Không phải chỉ là hai quốc gia,mà còn là hai nền văn minh Thưa ngài Kerry! Có thể trong tương lai, ngài sẽ chứng kiến điều này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương ? 01/08/2013 09:00 (TNO) Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liệu có can dự nếu một cuộc xung đột nổ ra tại châu Á - Thái Bình Dương? Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chức năng phòng thủ tập thể của NATO đã mở rộng ra khỏi biên giới châu Âu đến khu vực Trung Á, cụ thể là cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan. Việc NATO can dự vào cuộc chiến Afghanistan dựa trên Điều 5 trong hiệp ước phòng thủ tập thể của khối này. Trước viễn cảnh nổ ra xung đột tại Thái Bình Dương, câu hỏi về vai trò vai trò của NATO đã được đặt ra. Mục tiêu Trung Quốc ? Theo tạp chí quân sự Kanwa Asian Defence số tháng 8, tại một cuộc hội thảo do Không quân hoàng gia Anh tài trợ, chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc được xem là một trong những mục tiêu giả định. Sự việc này làm dấy lên nghi ngờ về việc NATO hiện xem Trung Quốc là một kẻ thù tiềm tàng. Vào tháng 4.2013, giữa lúc căng thẳng dâng cao tại bán đảo Triều Tiên, Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen đã có chuyến thăm Nhật. Trong chuyến thăm, ông Rasmussen đã thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên với các quan chức Nhật và tuyên bố nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO sẽ hành động theo Điều 5 của hiệp ước phòng thủ tập thể. Điều này cho thấy có nhiều khả năng NATO sẽ tham gia vào các cuộc xung đột tại châu Á - Thái Bình Dương. Ông Rasmussen cũng cám ơn Nhật vì những trợ giúp tài chính của Tokyo trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Ngoài ra, ông cũng ký Tuyên bố chung Nhật - NATO. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật sẽ cử đại diện tại NATO. Trong tuyên bố chung, hai phía đề cao việc hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, cứu trợ thảm họa, cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh mạng. Mặc dù Tổng thư ký NATO không nhắc đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật, lập trường của Mỹ về việc này rất rõ ràng. Theo đó, Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Nhật. Nếu tranh chấp dẫn đến việc can thiệp quân sự của Mỹ thì Washington có quyền viện đến điều khoản phòng thủ tập thể với NATO. Ngoài ra, Nhật cũng có thể yêu cầu NATO trợ giúp như là sự đền đáp từ việc Tokyo hỗ trợ cuộc chiến ở Afghanistan. Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp - Ảnh: AFPMột yếu tố thứ hai có thể dẫn đến việc NATO can thiệp vào châu Á - Thái Bình Dương là vấn đề CHDCND Triều Tiên. Nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO chắc chắn sẽ viện đến điều khoản phòng thủ tập thể và hỗ trợ quân sự cho Mỹ hoặc thậm chí tham gia trực tiếp vào các cuộc tấn công CHDCND Triều Tiên. Tranh chấp biển Đông Một cuộc xung đột tiềm tàng khác mà NATO có thể tham gia là tranh chấp biển Đông. Cả Mỹ và Anh đều dính líu đến những tranh chấp tại tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới này. Anh hiện có Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements) với Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore về việc tham vấn trong trường hợp nảy sinh mối đe dọa xâm lược hoặc tấn công từ bên ngoài đối với hai quốc gia Đông Nam Á này. Trong bài phát biểu kêu gọi minh bạch về quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond đã đề cập đến Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường cùng lợi ích hàng hải của Anh tại biển Đông và tuyên bố: “Anh có lợi ích rõ rệt trong việc duy trì ổn định khu vực và đặc biệt là quyền tự do tại các vùng biển trong khu vực”. Trong phần trả lời câu hỏi, ông Hammon cũng nhắc đến sự chú trọng của Anh với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, ngoài nước Úc, London cũng tăng cường hợp tác với Nhật, Việt Nam và các đối tác trong khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng là đồng minh hiệp ước với Philippines, một quốc gia Đông Nam Á hiện căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tóm lại, Mỹ, Anh, Úc và Nhật có thể sẽ đoàn kết để kiềm chế Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột tại biển Đông, the Kanwa Asian Defence. Nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và hai quốc gia NATO, khối quân sự này hoàn toàn có cơ sở pháp lý để can thiệp vào khu vực. Mức độ can thiệp Mức độ can thiệp của NATO có thể sẽ khác nhau trong ba cuộc xung đột tiềm tàng kể trên. Nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ tham gia, NATO nhiều khả năng sẽ can dự trực tiếp theo tiền lệ từ cuộc chiến Afghanistan. Các máy bay cảnh báo sớm và chiến đấu cơ của NATO có thể cất cánh từ tàu sân bay của Pháp để tấn công trực tiếp vào các mục tiêu CHDCND Triều Tiên. Hiện tại, có các trở ngại pháp lý bởi NATO chưa thể trực tiếp sử dụng các căn cứ quân sự của Nhật và Hàn Quốc do chưa có hiệp ước về việc này. Tuy nhiên, khả năng một thỏa thuận tương tự được ký kết giữa Nhật và NATO là không thể loại bỏ. Nếu điều này diễn ra, Nhật về bản chất sẽ không khác gì một thành viên NATO nhờ hiệp ước an ninh “dắt dây” với Mỹ. Ngoài ra, NATO có thể tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong trường hợp Mỹ và Hàn Quốc tấn công lên phía bắc, tương tự như vai trò tại Afghanistan. Trong hai kịch bản còn lại, khi Mỹ và Anh trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. NATO nhiều khả năng sẽ cử các hạm đội hải quân đến Viễn Đông nhân danh quyền phòng thủ tập thể. Trong giai đoạn đầu, họ có thể giúp răn đe, cung cấp thông tin cảnh báo sớm, thông tin tình báo cũng như hộ tống hàng không và hàng hải. Mức độ can dự của NATO sẽ tùy thuộc vào mức độ dính líu của Mỹ trong xung đột. (Còn tiếp) Sơn Duân ===================NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương? - Kỳ 2 02/08/2013 09:35 (TNO) Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) gây nhiều thắc mắc khi bày tỏ lo ngại về sự can dự của Pháp, một thành viên chủ chốt của NATO, tại biển Đông. Theo tạp chí Kanwa Asian Defence, trong một báo cáo chiến lược địa chính trị nội bộ gần đây của PLA, các tác giả nhắc đi nhắc lại rằng tình hình biển Đông hiện trở nên căng thẳng dưới sự tiếp tay của Mỹ và Pháp. Sự xuất hiện của Pháp trong báo cáo nội bộ của PLA gây nhiều thắc mắc. Tuy nhiên, tờ Kanwa Asian Defence số tháng 8 dẫn lời những chuyên gia chiến lược của Trung Quốc cho hay Bắc Kinh hiện rất lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp Pháp ở châu Á. Cường quốc Thái Bình Dương Lo ngại của Trung Quốc về sự thâm nhập chiến lược vào châu Á của Pháp nảy sinh trong cuộc chiến Libya. Các chiến lược gia của Bắc Kinh tin đây là biểu tượng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp kiểu mới của Pháp. Cuộc khủng hoảng ở Mali mới đây cho thấy Pháp thậm chí đi xa hơn Mỹ khi quyết tâm can thiệp quân sự và triển khai bộ binh. Điều này càng khiến Trung Quốc e dè. Các chiến đấu cơ của NATO thiết lập vùng cấm bay ở Libya năm 2011 - Ảnh: Reuters Lợi ích nhen nhóm của Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương dễ dàng được nhận thấy trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6. Ông Le Drian nhấn mạnh nước Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và nước này có các vùng lãnh thổ trong khu vực. Những vùng lãnh thổ mà ông Le Drian nhắc đến là một số hòn đảo của Pháp tại nam Thái Bình Dương và ông tuyên bố nước Pháp có nghĩa vụ bảo vệ những lãnh thổ này. Mới đây, nhân chuyến thăm Việt Nam của hai chiến hạm Pháp, đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier cũng nhấn mạnh Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương. Ông Le Drian cũng đề cập đến biển Đông và cho biết Paris tích cực chú ý đến những diễn biến trong khu vực bất chấp những khó khăn về tài chính và ngân sách quân sự. Ông Le Drian kêu gọi ký kết thỏa thuận về quyền tự do hàng hải tại đây. Trở lại Đông Á Pháp cũng lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh qua việc củng cố quan hệ với Nhật và các quốc gia ASEAN, đặc biệt là ba nước Đông Dương truyền thống. Ngoài ra, Pháp cũng đẩy mạnh hoạt động trao đổi quân sự và xuất khẩu vũ khí đến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Vào tháng 6.2013, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có chuyến thăm Nhật. Trong chuyến thăm, ông đã ký một loạt thỏa thuận về hợp tác công nghệ hạt nhân, hợp tác phát triển vũ khí và phối hợp ứng phó tấn công mạng. Sự chủ động của Pháp trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Á đặt trong bối cảnh về sự can thiệp của NATO tại khu vực này khiến Bắc Kinh cảm thấy không yên tâm. Dù ông Hollande và ông Le Drian đều nói Pháp cần tăng cường hợp tác chiến lược với Trung Quốc, Pháp nhiều lần làm lơ trước câu hỏi về thời điểm Liên minh châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc. Trái lại, trong nhiều năm qua, Pháp đã thể hiện lập trường cứng rắn nhằm ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp công nghệ vũ khí. Tại các triển lãm quốc phòng Eurosatory và Paris Air Show gần đây ở Pháp, đoàn đại biểu Trung Quốc thậm chí không được phép bước chân vào một số phòng triển lãm nhất định, theo Kanwa Asian Denfence. Trong lúc Anh, Pháp và Mỹ dồn sự chú ý vào biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc lo ngại Pháp sẽ áp dụng mô hình can thiệp kiểu Libya và Mali nếu các tuyến đường giao thương của họ bị đe dọa, chẳng hạn như thực hiện các sứ mệnh hộ tống. Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc xem Pháp là một kẻ thù tiềm tàng trong khu vực. Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng gia tăng của Pháp và sau đó là chiếc bóng của NATO ở châu Á - Thái Bình Dương không khỏi khiến Bắc Kinh lo sợ về sự tái hình thành của “Bát quốc liên quân” trên biển. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 12, 2013 Nhà tiên tri Ai Cập: Nước Mỹ sẽ sụp đổ vào năm ‘may mắn’ 2014 16/12/2013 14:30 (TNO) Nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad, người đưa ra dự đoán chính xác về số phận bị lật đổ của hai vị Tổng thống nước này, hồi tuần rồi đưa ra dự đoán năm 2014 mang đến nhiều may mắn cho các quốc gia trên thế giới, nhưng lại là năm đánh dấu sự sụp đổ của nước Mỹ. Nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad - Ảnh: Ayadjoeyayad.com Bà Joy hồi đầu năm 2013 đã dự đoán Ai Cập sẽ có tuyết vào cuối năm 2013 và một phần phía bắc Ai Cập và cả thủ đô Cairo đang hứng tuyết lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, theo Đài tiếng nói nước Nga ngày 15.12. Trước đó, nhà tiên tri này còn dự đoán chính xác việc cựu Tổng thống Hosni Mubarak và cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ. Sự thật là ông Mubarak bị lật đổ vào năm 2011 sau làn sóng biểu tình rầm rộ chống chính phủ, còn ông Morsi bị quân đội phế truất hồi tháng 7.2013. Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga, bà Joy dự đoán sẽ có một sự thay đổi lớn trên toàn cầu trong năm 2014, mang lại may mắn ở nhiều quốc gia. “Năm 2014. Nếu lấy 2+0+1+4 = 7. Trong kinh thánh đạo Thiên chúa và kinh thánh Koran (Hồi giáo) thì con số 7 là con số biểu tượng cho sự hoàn hảo. Thú vị hơn là số 7 trong tiếng Ả Rập có hình giống ký hiệu V tức Victory (Chiến thắng)”, bà Joy nói. Tuy nhiên, bà Joy lại dự đoán nước Mỹ sẽ sụp đổ trong năm 2014 vì thảm họa thiên nhiên và chia rẽ nội bộ. “Mỹ đang hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như bão tuyết, cộng với bất ổn nội bộ. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ sụp đổ”, bà Joy cho hay. Phúc Duy ============= Bà này bói nhầm rồi. Sang năm, nước Mỹ còn tốt hơn năm nay về mọi phương diện. Hãy chờ xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Trung Quốc "cầu kiến" Nga sau vụ xử tử chú lãnh đạo Triều Tiên (Dân trí) - Trong một động thái bất ngờ, Trung Quốc đã liên lạc với Nga để thảo luận về tình hình Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tử hình người chú dượng quyền lực của nhà lãn đạo Kim Jong-un. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ông Jang, 67 tuổi, chồng cô ruột của ông Kim Jong-un, đã bị xử tử hôm 12/12 vì tội âm mưu đảo chính, cùng hàng loạt tội danh khác. Ông Jang bị truyền thông nhà nước miêu tả là "kẻ cặn bã" và bị tử hình chỉ 4 ngày sau khi bị sa thải khỏi tất cả các chức vụ.Trung Quốc về cơ bản vẫn "kiệm lời" về vụ xử tử ông Jang. Nhưng khi được hỏi về vấn đề này tại một cuộc họp báo hôm 13/12, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định đây là vấn đề nội bộ của Triều Tiên và "mong Triều Tiên duy trì ổn định chính trị và phát triển kinh tế". Tuy nhiên, trang tin Duowei News tiết lộ rằng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã liên lạc với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào tối ngày 13/12, một ngày sau khi ông Jang bị tử hình, để thảo luận về các trao đổi cấp cao giữa hai nước vào năm tới và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù Nga và Trung Quốc từng dàn xếp các cuộc đối thoại tương tự trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh chủ động liên lạc với Mátxcơva để thảo luận về Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng rút khỏi đàm phán 6 bên - nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên - hồi năm 2009. Theo trang tin Duowei, Trung Quốc đang tìm kiếm một đối tác để thực hiện các cuộc hội đàm chiến lược về Triều Tiên sau các hành động không thể dự đoán của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các kế hoạch liên quan tới việc thử hạt nhân và gia tăng giọng điệu căng thẳng. Hơn nữa, việc tử hình ông Jang - người từng được xem là động lực chính cho quá trình cải cách của Triều Tiên - làm nảy sinh câu hỏi rằng liệu cái chết của ông có phải là dấu hiệu cho thấy sự khước từ của Bình Nhưỡng đối với mô hình cải cách kinh tế kiểu Trung Quốc hay không và vụ xử tử ảnh hưởng như thế nào tới tương lai quan hệ giữa 2 nước. Cũng có đồn đoán rằng ông Jang có thể là "kẻ thế mạng" cho các cải cách kinh tế sai lầm mà ông này áp dụng tại Triều Tiên, làm nảy sinh các lo ngại khác rằng Bình Nhưỡng có thể quyết định đi theo một hướng khác. Là một đối tác từng hợp tác với ông Jang trong việc định hình các nỗ lực cải cách của Triều Tiên, Trung Quốc cần tách mình khỏi ông Jang và tìm hiểu các ý định của ông Kim Jong-un về đường hướng tương lai của đất nước,Duowei nhận định. Trang tin này nói thêm rằng nỗ lực bất thường của Trung Quốc nhằm tìm tới Nga để thảo luận về vấn đề Triều Tiên là một sự thừa nhận rằng Bắc Kinh không có khả năng kiểm soát Triều Tiên, dù là đồng minh thân cận duy nhất của Bình Nhưỡng. An Bình Theo dantri.com.vn Triều Tiên có đồng minh duy nhất là Trung Quốc, chắcTung Cẩu có nhiều đồng minh nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Người đứng sau vụ hạ bệ Jang Song-thaek Sao cứ giống như phim cổ trang Tàu, diễn các tích trong thâm cung bí sử nhỉ? Sau này sự việc tóe loe ra, mọi người mới thấy nó không đơn giản như...phim Tàu. Bùa quyền lực làm lộ mâu thuẫn gia đình Kim Jong-un (Tin tức 24h) - Sau vụ thanh trừng ông chú đầy quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, nội bộ gia đình họ Kim đã có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh đó, Tổng thống Hàn Quốc đã kêu gọi quân đội tăng cường cảnh giác ở khu vực biên giới với Triều Tiên. Mâu thuẫn nội bộ gia đình họ Kim Sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có một loạt chuyến thị sát từ cuối tuần qua. Theo đó, nhà lãnh đạo trẻ đã lần lượt đi thị sát một trung tâm thiết kế quân sự, một khu nghỉ mát trượt tuyết cao cấp và một kho cá của quân đội. Hình ảnh trong chuyến thăm mới nhất của ông Kim Jong-un hôm 16/12 cho thấy ông mỉm cười hài lòng bên cạnh nhóm quan chức quan sự hàng đầu. Ông Kim Jong-un tươi cười khi đi thăm một kho cá của quân đội.Các tấm ảnh cho thấy ông không che giấu nỗi vui mừng khi nghe nói sản lượng cá đã phát triển đáng kể trong năm nay. Nhà lãnh đạo rạng rỡ khi nhìn thấy nhà kho chất đầy cá và nói rằng trông chúng như một kho vũ khí chứa đầy pháo đạn. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng không quên viết thư tay cám ơn người quản lý kho chứa cá này, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA tiết lộ. Trong khi đó, Bưu điện Hoa Nam ngày 16/12 đưa tin, Kim Han-sol, cháu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bằng chú, hiện đang theo học tại Pháp đã tìm cách xóa dấu vết về nơi ở của mình sau vụ Jang Song-thaek bị thanh trừng. Ngày 14/12, chỉ 2 ngày sau khi Jang Song-thaek bị tuyên án tử hình và hành quyết lập tức, biển tên của Kim Han-sol 19 tuổi đã bị loại bỏ khỏi hòm thư ký túc xá trường Scienses-Po's Le Havre, tờ Donga Ilbo cho biết. Kim Han-sol, cháu đích tôn của ông Kim Jong-il và gọi Kim Jong-un là chú ruột, hiện đang theo học tại Pháp. Được biết, cha của Han-sol, Kim Jong-nam là trưởng nam của cố Chủ tịch Kim Jong-il, anh cả của Kim Jong-un được cho là nhận sự hậu thuẫn từ Jang Song-thaek trong khi ông đang phải sống lưu vong ở Trung Quốc, Macau và Singapore. Kim Han-sol theo học tại trường này từ tháng 8 vừa qua và anh luôn bị săn đón bởi cánh phóng viên báo chí Hàn Quốc trong khi truyền thông Seoul cho rằng Han-sol trở nên cảnh giác hơn sau khi Jang Song-thaek bị thanh trừng. Trái lại, một người thân khác của Kim Jong-un, bà Kim Kyong Hui, 67 tuổi, cô ruột của nhà lãnh đạo Triều Tiên, vẫn là một thành viên đầy quyền lực trong bộ máy cầm quyền Triều Tiên ngay cả khi chồng bà là ông Jang Song-thaek mới bị tử hình. Theo thông tin từ KCNA tối 14/12, bà Kim Kyong-Hui được chỉ định làm thành viên ban lễ tang của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) nhằm chuẩn bị đám tang của Kim Kuk Tae - Chủ tịch Ủy ban Thanh tra Trung ương WPK. Đây được xem là một vị trí có uy tín. Bà Kim Kyong Hui có mặt trong bộ phim tài liệu được phát trên truyền hình Triều Tiên hôm 13/12. Ngay sau cái chết của ông Jang Song-Thaek, số phận bà Kim Kyong Hui không rõ ràng. Nhưng theo tiết lộ của các chuyên gia và cơ quan thông tấn Triều Tiên, chính bà Kim Kyong Hui đã tham gia bắt ông chồng Jang Song-thaek vì tội phản bội tổ quốc. Jang Song-thaek từng âm mưu ám sát cố Chủ tịch Kim Jong-il Tờ JoongAng Ilbo cho biết- Jang Song-thaek từng có âm mưu tiến hành cuộc đảo chính lật đổ cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il từ những năm 1990. Một nguồn tin đã cho tờ báo biết thông tin trên dựa trên lời khai của một trong những người đào thoát cao cấp nhất là Hwang Jang-yop. Theo nguồn tin này, bản thân ông Hwang cũng là nằm trong âm mưu lật đổ và ám sát ông Kim Jong-il vào năm 1996 trước khi chạy sang Hàn Quốc vào năm 1997. Jang Song-thaek được cho là âm mưu ám sát ông Kim Jong-il năm 1996. Hwang là quan chức cao cấp nhất của Triều Tiên từng chạy sang Hàn Quốc, được biết đến là cố vấn của ông Kim Jong-il và kiến trúc sư trưởng của hệ tư tưởng Juche ở Triều Tiên. Trước khi chạy sang Hàn Quốc qua con đường sứ quán ở Hàn Quốc ở Bắc Kinh tháng 2/1997, Hwang là Bí thư Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên. Ông chết ở Seoul năm 2010 ở tuổi 87. "Ông Hwang nói rằng Jang Song-thaek là một trong những người âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Tuy nhiên, Cục Tình báo quốc gia giữ bí mật vì sự an toàn của ông Jang cho đến tận bây giờ" - nguồn tin cho biết. Theo nguồn tin, Suh Kwan-hee, một bí thư đảng phụ trách nông nghiệp - cũng là một trong những kẻ chủ mưu trong kế hoạch bất thành năm 1996. Suh bị tử hình năm 1997 vì tội làm gián điệp cho Mỹ. Nguồn tin cho hay, ông Hwang nói với giới chức Hàn Quốc rằng ông vỡ mộng với gia đình họ Kim và đi đến quyết định loại bỏ họ Kim là cách duy nhất để cứu người dân Triều Tiên. Hwang nói, ông buộc phải nhanh chóng đào thoát sang Hàn Quốc vì kế hoạch thất bại. Hàn Quốc cảnh báo về hành động liều lĩnh của Triều Tiên Cũng trong ngày 16/12, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun–hye đã triệu tập một cuộc họp với các cố vấn theo sau vụ thanh trừng nhân vật từng được xem là đứng thứ 2 ở Triều Tiên. Trong cuộc họp, bà Park đã cảnh báo về hành động khiêu khích liều lĩnh có thể xảy ra của Triều Tiên và kêu gọi tăng cường cảnh giác biên giới. Bà Park cho rằng việc tử hình ông Jang là một vấn đề nghiêm trọng và không thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra sau đó. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Nữ lãnh đạo Hàn Quốc phát biểu: “Với những gì đã xảy ra thì vẫn không thể chắc chắn được tình hình chính trị của Triều Tiên sẽ tiến triển như thế nào. Vì thế, chúng ta cũng không loại trừ khả năng có những bất ngờ và hành động khiêu khích từ miền Bắc”. Cùng ngày, bà Park còn có cuộc họp đặc biệt với các quan chức đối ngoại và an ninh để thảo luận về tình hình Triều Tiên. Nguyễn Ngân (Tổng hợp) Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2013 Cha Kim Jong-un dặn con trai: Cảnh giác với Jang Song-thaek Nguyễn Hường Thứ ba 17/12/2013 13:30 (GDVN) - Kim Jong-il đã nói với con trai của mình để mắt tới Jang Song-thaek kể từ khi người em rể này có những thay đổi đáng báo động. Kim Jong-il luôn xem Jang Song-thaek là người đầy tham vọng Vụ thanh trừng Jang Song-thaek có thể được lên kế hoạch hoặc xuất phát từ ý định của cố lãnh Triều Tiên Kim Jong-il, tờ Chosun Ilbo dẫn nguồn tin riêng hôm 17/12 cho biết. Theo Chosun Ilbo, trong di chúc bí mật Kim Jong-il đã từng cảnh báo Kim Jong-un về tham vọng quá lớn của Jang Song-thaek sau khi nó đã bộc lộ khá rõ ràng trong năm 2008 khi Kim Jong-il bị đột quỵ. Kim Jong-un được dặn phải cảnh giác với Jang Song-thaek. Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ Thông tin Chiến lược Bắc Triều Tiên cho rằng, Kim Jong-il đã cảnh giác với sức mạnh ngày càng tăng và phe phái ngày càng mở rộng của Jang Song-thaek. Trong thời gian ngắn lãnh đạo đất nước thay Kim Jong-un, Jang Song-thaek đã bổ nhiệm một loạt các trợ lý thân cận vào các vị trí chủ chốt trong đảng và chính phủ. Jang Song-thaek còn tranh thủ cơ hội đòi xem một loạt "các báo cáo bí mật của Bộ Chính trị gửi riêng cho Kim Jong-il". Theo Lee Yun-keol, sau này khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il phát viện ra vụ việc trên, ông đã vô cùng "giận dữ". Nói cách khác, Jang Song-thaek đã được phát hiện như là một mối đe dọa tiềm năng ngay cả trước khi Kim Jong-un lên nắm quyền, Chosun Ilbo nhận định. Trong di chúc bí mật, Kim Jong-il đã cảnh báo con trai mình truy cho ra những kẻ "bất đồng chính kiến trong hàng ngũ của chúng ta" và "chuẩn bị loại trừ với các mối đe dọa", mặc dù không trực tiếp đề cập tới tên Jang Song-thaek trong đó. Kim Jong-il (phải) và người em rể Jang Song-thaek (trái) Ryu Dong-ryeol thuộc Viện Khoa học Cảnh sát cho rằng, có thể Kim Jong-il đã nói với con trai của mình để mắt tới Jang Song-thaek kể từ khi người em rể này có những thay đổi đáng báo động. Kim Jong-il luôn xem Jang Song-thaek là người đầy tham vọng. Một thành viên của Viện nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất tại Đại học Quốc gia Seoul cho rằng, ông Kim Jong-il đã cố gắng trong vô vọng để dập tắt tham vọng cháy bỏng của Jang Song-thaek. Bởi cha con nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã từng hai lần sa thải sa thải Jang Song-thaek trong năm 1978 và năm 2004, nhưng bằng một số cách, Jang Song-thaek vẫn trở lại với nhiều quyền lực hơn trước. Trong vụ thanh trừng Jang Song-thaek, Kim Jong-un đã có sự hỗ trợ của anh trai Kim Jong-chol, em rể Sol-song took, bà cô Kim Kyong-hui chính là vợ của Jang Song-thaek. Nhưng các chuyên gia khác không đồng tình với những nhận định trên. Họ nói rằng Jang Song-thaek được giao nhiệm vụ bảo vệ Kim Jong-un nên lý do khiến Jang Song-thaek bị thanh trừng chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây chứ không phải từ thời Kim Jong-il. =================== Trong di chúc bí mật, Kim Jong-il đã cảnh báo con trai mình truy cho ra những kẻ "bất đồng chính kiến trong hàng ngũ của chúng ta" và "chuẩn bị loại trừ với các mối đe dọa", mặc dù không trực tiếp đề cập tới tên Jang Song-thaek trong đó. Theo Chosun Ilbo, trong di chúc bí mật Kim Jong-il đã từng cảnh báo Kim Jong-un về tham vọng quá lớn của Jang Song-thaek Tờ Chosun nói hợp lý đấy! Rất có "cơ sở Lý học". Nhưng có điều ngay cả như vậy thì cũng chỉ là hình tướng của vấn đề. Bản chất sâu xa hơn nhiều. Share this post Link to post Share on other sites