Posted 2 Tháng 12, 2013 Máy bay Đài Loan "dạo" 30 lần vào ADIZ Trung Quốc Thứ Hai, 02/12/2013 16:33 (NLĐO) – Giới chức Đài Loan hôm 2-12 cho biết đã cho máy bay quân sự thực hiện khoảng 30 chuyến bay qua vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập. Ông Yen Ming, người đứng đầu cơ quan quân sự Đài Loan, cho biết máy bay quân sự của hòn đảo này trong tuần rồi đã thực hiện khoảng 30 chuyến bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc mới đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông Đài Loan đã lên tiếng phản đối ADIZ của Trung Quốc vì nó chồng lấn với ADIZ của mình. Ông Yen Ming. Ảnh: Focus Taiwan Ông Yen Ming cũng tuyên bố không quân Đài Loan sẽ triển khai máy bay chiến đấu nếu máy bay Trung Quốc tiến vào khu vực này. Nhưng cho đến nay, Đài Loan vẫn chưa phát hiện máy bay Trung Quốc nào làm thế. Ngoài ra, theo ông, Đài Loan sẽ hạn chế những cuộc diễn tập ném bom ở khu vực này để tránh căng thẳng leo thang. Cùng ngày, giới chức Hàn Quốc cho biết nước này gần hoàn tất kế hoạch mở rộng vùng phòng không mới, trong đó bao gồm thêm trạm nghiên cứu trên bãi đá ngầm Ieodo (đang tranh chấp với Trung Quốc) và các đảo phía Nam, như Marado và Hongdo. Đây được xem là động thái đáp trả mới nhất của chính phủ Hàn Quốc sau khi Trung Quốc tuyến bố lập ADIZ nói trên. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết: “Vùng phòng không mới cơ bản đã được hoàn tất về mặt khái niệm. Chính phủ sẽ thông báo kế hoạch sau khi xem xét cẩn thận các hoạt động quân sự, an toàn hàng không và các quy định quốc tế”. Dự thảo mở rộng vùng phòng không mới của Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap Dự thảo kế hoạch trên dự kiến hoàn tất sau cuộc gặp giữa tổng thống, các quan chức cấp cao chính phủ và đảng cầm quyền trong ngày 3-12. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min –seok cho hay: “Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị thiết lập vùng phòng không mới theo cách thức bảo đảm tốt nhất lợi ích của quốc gia”. Trước đó, Hàn Quốc từng bị chỉ trích sau khi ADIZ của nước này không bao gồm Ieodo. Theo nhiều nhà phân tích, động thái trên của Hàn Quốc có thể sẽ khiến tình hình khu vực tiếp tục căng thẳng.Xuân Mai (Theo Yonhap) theo nld.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 Topic này có tên: Chiến lược và sự kiện. Bài báo mạng dười đây mô tả sự kiện. ======================== Hội thảo về Biển Đông tại Australia Thứ Hai, 02/12/2013 - 17:07 Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 30/11, tại trường Đại học New South Wales (Australia) đã diễn ra Hội thảo về Biển Đông, thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, bạn bè quốc tế, Việt kiều và lưu học sinh, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước này. Tiến sĩ Nguyễn Nhã (áo đen, đứng trên bục) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hồng Vân/TTXVN Hội thảo đã nghe Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã trình bày về những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo đó nhấn mạnh quyền bất khả tranh nghị này được ghi rõ trong chính sử, sách điển chế, sách địa lý, trong châu bản, văn bản chính quyền từ trung ương đến địa phương thế kỷ XIX, trong nhiều tư liệu phương Tây thế kỷ XIX. Tiến sỹ Nguyễn Nhã cũng dẫn một số luận điểm của các luật gia phương Tây phản bác những yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa cũng như tại Biển Đông, cho rằng chúng không có cơ sở pháp lý. Tham dự hội thảo, Giáo sư danh dự Carlyle A.Thayer của trường Đại học New South Wales cũng trình bày về những cơ sở pháp lý và chính sách thực dụng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Giáo sư Thayer nhấn mạnh ý nghĩa địa chiến lược của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vai trò của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 cũng như những bước đi của ASEAN và Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Trong phần trao đổi, nhiều câu hỏi đã được nêu lên xung quanh biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, giá trị của những bằng chứng lịch sử mà Việt Nam lưu giữ được... Theo TTXVN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 Nhật-Hàn rắn ở vùng nóng, TQ lại xử nhũn Cập nhật lúc 16:51, 02/12/2013 (Tin tức 24h) - Chính phủ Hàn Quốc đã hướng dẫn các hãng hàng không nước này không cần phải thông báo khi bay qua vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới trên biển Hoa Đông. Trước đó, Nhật cũng tuyên bố ngừng tuân theo yêu sách của Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cũng tuyên bố không có ý định cản trở các chuyến bay thương mại. Chính phủ Hàn Quốc đã kịch liệt phản đối và không công nhận ADIZ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố hôm 23/11, và Seoul đã điều động các chiến đấu cơ bay qua vùng này mà không thông báo cho Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu các hãng hàng không phải thông báo lịch trình bay khi bay qua ADIZ của nước này. Vùng này chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air Việc hướng dẫn các hãng hàng không Hàn Quốc không tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc cho thấy Seoul kiên quyết bác bỏ vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc. Không chỉ hàng không Hàn Quốc không khai báo mà hàng không Nhật cũng tuyên bố ngừng tuân theo quy định phải khai báo khi bay vào ADIZ của Trung Quốc theo yêu cầu của Bắc Kinh. “Vào hôm 26/11, Chính phủ Nhật nói các hãng hàng không tư nhân trong nước không phải tuân theo tuyên bố của Bắc Kinh. Ngành hàng không Nhật ngay sau đó đã tổ chức một cuộc họp trong cùng ngày và quyết định họ sẽ không tuân theo quy định bắt khai báo của Trung Quốc nữa”, một phát ngôn viên của Hãng hàng không Japan Airlines (JAL) cho biết “JAL đã ngừng khai báo kể từ 00h ngày 27/11 (giờ địa phương)”, ông này cho hay. Trong khi đó, dù Washington đã thách thức vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc qua việc điều 2 máy bay B-52 bay vào ADIZ vào ngày 25/11 và tuyên bố sẽ không thực hiện những quy tắc mà Bắc Kinh đề ra ở khu vực này. Tuy nhiên, đến ngày 29/11, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Obama cho biết, các hãng hàng không thương mại được thông báo hãy tuân theo lời kêu gọi của Bắc Kinh là phải thông báo cho họ kế hoạch bay qua không phận mới tuyên bố trên vùng biển Hoa Đông, thậm chí ngay cả khi chính quyền Mỹ không công nhận. “Chúng tôi đang khuyên các hãng hàng không hãy làm vậy vì lý do an toàn,” vị quan chức này nói. Trung Quốc xử 'nhũn' Sau khi Chính phủ Nhật nói các hãng hàng không tư nhân trong nước không phải tuân theo tuyên bố của Bắc Kinh, theo phát ngôn viên của Hãng hàng không Japan Airlines (JAL) cho biết: “Hội Hàng không Lịch trình Nhật Bản đưa ra quyết định nói trên sau khi nhận được đảm bảo từ Trung Quốc, thông qua Bộ Ngoại giao Nhật, nói rằng Bắc Kinh không có ý định cản trở các chuyến bay của các hãng hàng không thương mại”. Theo Kyodo ngày 1/12, Seoul đã điều động các chiến đấu cơ bay qua vùng này mà không thông báo cho Trung Quốc nhưng cũng chưa gặp phản ứng gì từ Trung Quốc Trước đó, Trung Quốc cũng không đưa ra phản ứng gay gắt nào trước việc hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ hiện diện tại ADIZ trên biển Hoa Đông mà không thông báo trước tối 25/11. Động thái này có vẻ lạ lùng bởi chỉ mấy giờ trước đó, Bắc Kinh còn nhấn mạnh tất cả các máy bay qua lại vùng phòng không nói trên phải thông báo trước kế hoạch bay nếu không muốn đối mặt với "các biện pháp quân sự khẩn cấp" của không quân Trung Quốc. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh hôm 27/11 khẳng định quân đội Trung Quốc đã "theo dõi toàn bộ diễn tiến vụ việc, đã triển khai việc nhận dạng đúng lúc và cũng đã xác định được loại máy bay của Mỹ”. Ông Cảnh còn nhấn mạnh Trung Quốc đủ khả năng kiểm soát không phận nói trên. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sự phản ứng yếu ớt của Bắc Kinh trong vụ việc này cho thấy có thể Trung Quốc còn chưa thực sự có ý định mở ra vùng ADIZ. Nguyễn Ngân (Tổng hợp) ========================= Người Trung Quốc đã thành công khi áp đặt vùng câm bay lên lãnh thổ tranh chấp. Ít nhất tính đến giờ này. Sự phản ứng và thách thức của các quốc gia liên quan là chuyện của các quốc gia liên quan. Trung Quốc cứ đặt vùng quan sát bay là chuyện của Trung Quốc. Đây là thực tế hiển nhiên. Do đó, các nước vẫn cứ bay, tưởng là thách thức Trung quốc thì thực chất trước đây họ vẫn bay như thế. Có điều bây giờ họ bay trên một vùng trời bị Trung Quốc tuyên bố quản lý nhận diện phòng không. Qua đó thấy rằng: chuẩn mực quốc tế trong quan hệ các quốc gia đã trở nên lỗi thời trong sự phát triển của nền văn minh. Cái này Lý học gọi là "Âm thinh, Dương suy tắc loạn". Đây là một nguyên lý lý thuyết phản ánh quy luật của vũ trụ thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt; ứng dụng cho mọi hiện tượng - từ cấu trúc vật chất vi mô đến vĩ mô, từng cá thể con người, cộng đồng xã hội, quốc gia và cả vũ trụ này. Cho nên - xét từ một góc nhìn khác - dù Trung Quốc có nhũn như chi chi thì đây vẫn cứ là một bước tiến của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên về bản chất sâu xa của vấn đề vẫn là sự thách thức ngôi bá chủ của Hoa Kỳ và phương pháp tiến hành của Trung Quốc làm mất quyền lợi biển, đảo của các quốc gia liên quan. Còn mọi diễn biến chi là hiện tượng bên ngoài của nội hàm tính chất của nó. Cái nhìn của Lý học là như vậy. Bởi vậy, vấn đề chỉ còn là "canh bạc cuối cùng" kết thúc kiểu gì mà thôi. Hạn chót ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch qua lâu rồi. Bởi vậy, cũng chém gió cho vui. Vũ trụ đang vận động theo quy luật tự nhiên của nó. "Dù sao trái Đất vẫn đang quay". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 Báo TQ dự đoán những cuộc chiến TQ sẽ lao vào 7/11/2013 16:01 GMT+7 Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng xác định phòng không bao gồm các khu vực tranh chấp ở Hoa Đông làm căng thẳng khu vực leo thang và khiến nhiều người nghĩ đến chiến tranh. Ảnh: Reuters Vùng xác định phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đưa ra gồm không phận bên trên phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng với điều này, nhất là Nhật và đồng minh Mỹ. Ngoài các tuyên bố chính thức từ Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, hôm qua, hai máy bay quân sự Mỹ đã bay quanh khu vực đảo tranh chấp trong sự thách thức trực tiếp cái gọi là ADIZ. “Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động ở Senkaku", người phát ngôn Mỹ Steve Warren nói (ông sử dụng tên gọi của Nhật với quần đảo tranh chấp). Mỹ đã điều máy bay mà không cần tuân thủ quy định phải khai báo nhận diện của Trung Quốc. “Chúng tôi tiếp tục làm theo các thủ tục thông thường của mình, mà không cần phải nộp kế hoạch bay, liên lạc radio hay đăng ký tần số", Warren nhấn mạnh. Động thái thành lập ADIZ đã đổ thêm dầu vào chảo lửa căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng. Mới đây, một trang báo ủng hộ chính phủ của Trung Quốc có tên Weweipo đã đưa ra bài mô tả về "các cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn phải đối đầu trong 50 năm tới". Bài báo về cơ bản dự đoán hầu hết các tranh chấp biên giới hiện tại của Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn tới chiến tranh gồm: - Biển Đông (2025-2030): Theo bài báo mô tả, sau "sự trở lại" của Đài Loan, "các nước Đông Nam Á sẽ run rẩy". Nó sẽ tạo đà phía sau cho các cuộc đàm phán "chiếm lại" các đảo ở Biển Đông mà các nước Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền. - Nam Tây Tạng (2035-2040): Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài dọc theo khu vực tây nam của Trung Quốc, nhưng dãy Himalaya mà Trung Quốc vẫn gọi là "Nam Tây Tạng" vẫn là điểm nóng tranh chấp chính giữa hai người khổng lồ. Bài báo đề xuất "chiến lược tốt nhất cho Trung Quốc là kích động sự tan rã Ấn Độ, biến nước này thành nhiều quốc gia nhỏ để "Ấn Độ không đủ lực đối phó". - Hoa Đông (2040-2045): Đây không còn là điều bất ngờ. Tờ báo khẳng định rằng, nhóm đảo tranh chấp Hoa Đông thuộc về Trung Quốc, rằng xung đột khó xảy ra cho tới năm 2040. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng, cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật, có khả năng cả Mỹ, có thể xảy ra sớm hơn. - "Ngoại Mông” (2045-2050): Bài báo thừa nhận, mặc dù ở thời điểm hiện tại có không ít người Trung Quốc ủng hộ thống nhất Ngoại Mông nhưng cho đây là ý tưởng chưa thực tế. (Ngoại Mông từng là một tỉnh của nhà Thanh. Lãnh thổ của tỉnh này gần tương ứng với nước Mông Cổ hiện nay). “Nếu Ngoại Mông có thể trở về Trung Quốc một cách hòa bình, thì đó là kết quả tốt nhất, nhưng nếu Trung Quốc gặp sự can thiệp hay cản trở của nước ngoài, thì cần phải chuẩn bị hành động quân sự", bài báo lập luận. - “Thu hồi vùng lãnh thổ bị Nga chiếm” (2055-2060): Bài báo công nhận về quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nga hiện tại, nhưng nhấn mạnh rằng "Trung Quốc không bao giờ quên đất đai mất vào tay Nga trong các thế kỷ trước. Khi cơ hội đến, Trung Quốc phải giành lại". Thái An (theo ibtimes) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 Nga bất ngờ trừng phạt Triều Tiên CAFEF.VN Thứ 3, 03/12/2013, 10:13 Tân Hoa xã ngày 2/12 cho biết, Nga đã triển khai nhiều biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, phù hợp với Nghị quyết số 2094 được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua vào hồi tháng 3 năm nay. Dẫn thông báo của Điện Kremlin, hãng thông tấn Trung Quốc cho hay, sắc lệnh trừng phạt Triều Tiên do Tổng thống Nga Vladimir Putin ký. Trong đó cấm các công dân, tổ chức và doanh nghiệp của Nga trao đổi hàng hóa với Triều Tiên, hay tiến hành giao dịch tài chính có liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Chưa hết, các tàu thuyền của Triều Tiên nếu như từ chối hoạt động kiểm tra sẽ không được phép cập cảng vào Nga. Ngoài ra, Chính phủ Nga sẽ cảnh giác trong liên lạc với các nhà ngoại giao đến từ Triều Tiên. Các ngân hàng của Triều Tiên cũng bị cấm hoạt động tại Nga hoặc liên doanh với những thể chế tài chính khác của Nga. Cũng căn cứ vào sắc lệnh này, Nga sẽ bắt đầu giám sát hàng hoá ký gửi có nguồn gốc từ Triều Tiên hay bị nghi ngờ có chứa hàng hóa bị cấm. Nga sẽ khôi phục quyền ngăn chặn bất cứ máy bay nào cất cánh, hạ cánh hoặc quá cảnh trong không phận của Nga nếu như Nga có những thông tin máy bay đó vận chuyển hàng hóa cấm. Trước đó, vào ngày 5/3 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov khẳng định rằng, Moscow sẵn sàng ủng hộ dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an áp đặt trừng phạt với Triều Tiên do Bình Nhưỡng thử hạt nhân thứ ba, nếu văn kiện tập trung vào những chương trình hạt nhân và tên lửa của quốc gia Đông Bắc Á này. Tiếp đến, tới ngày 7/3, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết tăng cường biện pháp trừng phạt với Triều Tiên. Nghị quyết số 2094 buộc các nước và cá nhân ngừng toàn bộ giao dịch tài chính liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa hay xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên, tăng cường giám sát các nhà ngoại giao Triều Tiên. Nghị quyết cũng yêu cầu quốc tế kiểm soát tàu thuyền và máy bay của Triều Tiên, nếu thấy nghi ngờ chuyên chở hàng hóa bị cấm, bao gồm cả các loại hàng hóa xa xỉ, đồng thời nhấn mạnh các nước trong Liên hiệp quốc phải từ chối không cho đi qua không phận của mình các máy bay nghi ngờ chở vật liệu cấm cho Triều Tiên. So với các nghị quyết trước của Hội đồng Bảo an, nghị quyết 2094 được xem là mở rộng trừng phạt với mức độ nặng hơn, bao gồm cả thương mại, tài chính, vận chuyển, ngoại giao. Theo quan chức Mỹ Susan Rice, nghị quyết 2094 đã đẩy lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay. Theo Thanh Hải VnEconomy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 So với các nghị quyết trước của Hội đồng Bảo an, nghị quyết 2094 được xem là mở rộng trừng phạt với mức độ nặng hơn, bao gồm cả thương mại, tài chính, vận chuyển, ngoại giao. Theo quan chức Mỹ Susan Rice, nghị quyết 2094 đã đẩy lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay. ========Mỹ và Nga có tiếng nói chung trong thời điểm này, dấu hiệu cho "Canh bạc cuối cùng" sắp diễn ra, Bắc - Nam Triều tiên có thêm cơ hội xum họp, Triều tiên có cơ hội thoát khỏi anh Trung Quốc (hiện tượng tay bóng rổ nhà nghề Mỹ sang thăm Triều tiên là một thông điệp). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 ======== Mỹ và Nga có tiếng nói chung trong thời điểm này, dấu hiệu cho "Canh bạc cuối cùng" sắp diễn ra, Bắc - Nam Triều tiên có thêm cơ hội xum họp, Triều tiên có cơ hội thoát khỏi anh Trung Quốc (hiện tượng tay bóng rổ nhà nghề Mỹ sang thăm Triều tiên là một thông điệp). Hai miền Cao Ly phải được thống nhất, hoặc có một cơ chế hoàn chỉnh cho việc thống nhất trước 2017. Nhanh thì ngay chiều hôm nay. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 Hai miền Cao Ly phải được thống nhất, hoặc có một cơ chế hoàn chỉnh cho việc thống nhất trước 2017. Nhanh thì ngay chiều hôm nay. Thật tuyệt vời. Con sẽ đợi xem lời tiên tri của thầy ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 "TQ áp đặt ADIZ để giảm chỉ trích Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực" Hồng Thủy (Nguồn: CNA) Thứ ba 03/12/2013 14:26 (GDVN) - Theo Apple Daily Hồng Kông, có thể xem đây là một phép thử của Ủy ban An ninh Quốc gia, kiểm nghiệm khả năng điều phối của nó trên các mặt quân sự, ngoại giao, tuyên truyền cũng như nhấn mạnh tính tất yếu phải thiết lập cơ quan này để giảm bớt những chỉ trích từ trong nước rằng ông Tập Cận Bình đang thâu tóm quyền lực. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc. Thông tấn xã Đài Loan ngày 2/12 dẫn nguồn tin tờ Apple Daily Hồng Kông nhận xét, việc thiết lập ADIZ ở Hoa Đông không đơn thuần chỉ nhằm vào vấn đề Senkaku, càng không phải vùng cấm bay quân sự. Việc tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông diễn ra sau khi hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia chỉ có 10 ngày. Theo Apple Daily Hồng Kông, có thể xem đây là một phép thử của Ủy ban An ninh Quốc gia, kiểm nghiệm khả năng điều phối của nó trên các mặt quân sự, ngoại giao, tuyên truyền cũng như nhấn mạnh tính tất yếu phải thiết lập cơ quan này để giảm bớt những chỉ trích từ trong nước rằng ông Tập Cận Bình đang thâu tóm quyền lực. Trước đó Tuần san Châu Á dẫn nguồn tin riêng từ Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nói việc áp đặt ADIZ Hoa Đông là do Tập Cận Bình quyết định nhằm tranh giành các lợi thế chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình đặc biệt quan tâm củng cố vai trò lãnh đạo đối với quân đội Trung Quốc. Nguồn tin này dẫn lời ông Bình nhận định, lần này Bắc Kinh thiết lập ADIZ Hoa Dông, thâm ý sâu xa của Trung Quốc không phải ở Điếu Ngư/Senkaku, cũng không phải các mỏ dầu trên đường trung tuyến Hoa Đông, mà là đột phá chuỗi đảo thứ nhất qua eo biển Miyako ra Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó Thời báo New York nhận định, Bắc Kinh áp đặt ADIZ ở Hoa Đông là một bước thử nghiệm cho việc tranh đoạt (lãnh thổ) trên Biển Đông, bất cứ một sự cố nhỏ nào cũng có thể làm gia tăng căng thẳng, nhưng lần này hành động của Bắc Kinh đã đẩy Mỹ thâm nhập sâu hơn vào khu vực Thái Bình Dương. Tờ báo dẫn nguồn một quan chức Mỹ nói rằng, rõ ràng vấn đề ADIZ Hoa Đông không nằm ở Senkaku mà là kỳ vọng (tham vọng) thể hiện thực lực của quân đội Trung Quốc, thậm chí là của bộ máy lãnh đạo nước này. Ông cho biết, chính truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gọi động thái áp đặt ADIZ Hoa Đông là thủ đoạn "phản kích các âm mưu kiềm chế Trung Quốc của Mỹ", nhưng chính điều này vô hình chung càng thúc đẩy Mỹ tham gia sâu hơn vào khu vực. ============= Ông cho biết, chính truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gọi động thái áp đặt ADIZ Hoa Đông là thủ đoạn "phản kích các âm mưu kiềm chế Trung Quốc của Mỹ", nhưng chính điều này vô hình chung càng thúc đẩy Mỹ tham gia sâu hơn vào khu vực. Mục đích và phương pháp là hai "phạm trù" khác nhau. Cái ấy là nó nằm trong cặp "phạm trù Âm Dương". Hì. Ấy là phát biểu theo cái nhìn Lý học. Bởi vậy, không nằm ngoài nguyên lý của cặp phạm trù này. "Cô Âm, cô Dương";"Âm Dương phản bối"...Tức một trong hai thứ: "Mục đích" hoặc "phương pháp" sai,hoặc cả hai đều sai thì sự việc bế tắc.Nhưng thế nào là đúng, thế nào là sai khi một quyết định có tính phương pháp - về mặt lý thuyết - còn phải chờ kiểm chứng kết quả trong tương lai. Tức khả năng tiên tri. Trong khi chờ đợi cái mà người quyết định cho là đúng, có thật đúng không thì phải có một khả năng tự thẩm định tư một hệ thống tri thức vượt trội. Người Trung Quốc không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ đã sai lầm khi ứng dụng những phương pháp hiện nay. Trên thế gian này, ngay cả cái "Hắt sì hơi", cũng có thể phân Âm Dương với tất cả mọi mệnh đề và nguyên lý tương quan của cặp phạm trù này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2013 Chú của Kim Jong-un bị phế truất? KHAMPHA.VN Thứ ba, 03/12/2013, 18:34 (GMT+7) Tình báo Hàn Quốc cho rằng người chú Jang Song-thaek đầy quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bị phế truất và 2 trợ thủ bị xử tử công khai. Ông Jang Song-thaek và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Ngày 3/12, AFP dẫn lời các quan chức tình báo Hàn Quốc cho hay người chú đầy quyền lực Jang Song-thaek của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bị phế truất và nhiều tay chân thân cận của ông này đã bị xử tử. Ông Jang Song-thaek là em rể của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và hiện nay ông được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất ở Triều Tiên. Sau khi ông Kim Jong-il qua đời, ông Jang Song-thaek và bà vợ Kim Kyong-hui đã nắm quyền “nhiếp chính” trên danh nghĩa hỗ trợ cho nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un. Ông Jang Song-thaek và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Thông tin trên được Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) đưa ra trong một buổi điều trần trước quốc hội nước này. Theo một nghị sĩ đảng đối lập ở Hàn Quốc, ông Jang Song-thaek đã bị cách chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Nghị sĩ Jung Cheong-Rae cho biết trong một buổi điều trần khẩn cấp với các nghị sĩ Hàn Quốc, các quan chức NIS cho hay ông Jang “vừa mới bị bãi nhiệm và 2 trợ thủ thân cận của ông là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil đều bị xử bắn công khai từ hồi giữa tháng 11”. Nghị sĩ Jung nói: “Vụ xử tử công khai này đã được thông báo tới toàn thể các binh sĩ trong quân đội Triều Tiên. Sau vụ xử tử đó, ông Jang cũng không còn thấy xuất hiện trước công chúng.” Nếu thông tin này được xác nhận thì vụ phế truất ông Jang sẽ là biến cố chính trị lớn nhất trong giới lãnh đạo cấp cao Triều Tiên kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền từ cuối năm 2011. Trí Dũng (Theo BBC) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2013 Trung Quốc điều 24 máy bay ném bom tới sát Nhật Bản Thứ Tư, 04/12/2013 - 15:29 (Dân trí) - Trung Quốc đã điều 24 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A tới căn cứ không quân Weifang ở tỉnh Sơn Đông, sát Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do vùng phòng không tự thiết lập của Bắc Kinh, tạp chí quốc phòng Kanwa đưa tin. Một máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A của Trung Quốc. Kanwa cho hay, các máy bay được điều tới căn cứ không quân Weifang thuộc Đơn vị bay số 5 và Trung đoàn 14. Các máy bay tiêm kích-ném bom, mang theo tên lửa chống hạm YJ-83, có thể gây ra mối đe dọa đối với các tàu hải quân Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột giữa Tokyo và Bắc Kinh vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, vốn nằm trong vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố mới đây. Theo nguồn tin trên, tên lửa C802AKD, phiên bản cải tiến và xuất khẩu của tên lửa YJ-83, có tầm xa trên 250 km. Trung Quốc và Nga là 2 cường quốc duy nhất trên thế giới vẫn đang phát triển các máy bay tiêm kích-ném bom như Su-34 và JH-7A, trong khi Mỹ và Anh đã không phát triển dòng máy bay để thay thế các máy bay tiêm kích-ném bom F-111 và Tornado từ thời Chiến tranh Lạnh. Theo Kanwa, không quân Trung Quốc hiện có 96 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A, trong khi hải quân nước này vận hành 96 chiếc nữa. Cộng cả các máy bay JH-7A được sử dụng làm làm máy bay huấn luyện, Trung Quốc có ít nhất 200 chiếc JH-7A. Hồi đầu năm nay, JH-7A đã được đưa tới Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, để tham gia cuộc tập trận chung mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2013 với không quân Nga. Các máy bay JH-7A nhiều khả năng cũng sẽ được triển khai cho Đơn vị bay số 37 ở tây bắc Trung Quốc nhằm ngăn chặn các vụ tấn công tiềm tàng của lực lượng NATO từ Afghanistan. Cùng với tên lửa đất đối không HQ-9 được đặt tại các thành phố lớn như Tây An và Lan Châu, JH-7A là lực lượng nòng cốt của hải quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới tây bắc nước này cũng như chống lại các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ ở Thái Bình Dương. An Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2013 Mỹ cảnh báo Hàn Quốc vụ hợp tác với công ty viễn thông Trung Quốc Nguyễn Hường Thứ tư 04/12/2013 13:22 (GDVN) - Chính quyền Obama đã bày tỏ quan ngại với các quan chức Hàn Quốc về kế hoạch của Seoul cho phép một tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc làm nhà thầu phụ cho dự án phát triển mạng không dây tiên tiến tại quốc gia này. Nỗ lực cảnh báo của Mỹ rằng Hàn Quốc không tích hợp công nghệ Trung Quốc vào hệ thống mạng nước này xuất hiện sau khi Mỹ từng cảnh báo đồng minh Australia về trường hợp tương tự. Công ty Công nghệ Hoa Vi (Huawei Technologies Inc) Các động thái này cho thấy, chính quyền Obaam đặc biệt lo ngại về sự mở rộng của công ty Công nghệ Hoa Vi (Huawei Technologies) Trung Quốc trong việc xây dựng mạng viễn thông quan trọng cho các đồng minh chủ chốt. Washington tin rằng công ty Trung Quốc có thể tranh thủ cơ hội hợp tác để do thám. Trong năm 2011, Mỹ đã bất ngờ bác bỏ sự tham gia của Hoa Vi vào việc xây dựng một dự án mạng không dây tại nước này với lí do an ninh quốc gia. Năm ngoái, Australia cũng đã loại tập đoàn trên của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh giành thầu xây dựng mạng băng thông rộng ở nước này do áp lực của Washington. Tuy nhiên các quan chức Mỹ cho biết, chính quyền Obama sẽ chỉ bày tỏ mối quan tâm của mình chứ không công khai phản đối vì để tránh xuất hiện các thông tin cho rằng Wahington đang tìm cách gây ảnh hưởng tới quyết định thương mại của Seoul. Thông tin trên xuất hiện ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bối cảnh căng thẳng Trung-Nhật-Hàn gia tăng sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập cái gọi là "vùng nhận diện phòng không" trên Hoa Đông. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã từ chối bình luận về câu hỏi liệu ông Biden có đề cập tới vấn đề của Hoa Vi trong chuyến đi này hay không. Giới chức quân sự và tình báo Mỹ từ lâu đã cảnh báo về các mối đe dọa gián điệp không gian mạng từ Trung Quốc với hệ thống quốc phòng và các công ty thương mại của nước này. Chính phủ Trung Quốc và Hoa Vi cho rằng mối quan tâm của Mỹ về các hoạt động của công ty là vô căn cứ. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Washington, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng đã từ chối bình luận về thông tin trên. Nhưng hai Thượng nghị sĩ Dân chủ gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez và Chủ tịch ủy ban tình báo Thượng viện Dianne Feinstein đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận này trong một bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry và Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper hom 27/11. Trong thư, các nhà lập pháp cho biết sự lựa chọn Hoa Vi để "phát triển và/hoặc cung cấp hệ thống viễn thông xương sống LTE cho Hàn Quốc đã đặt câu hỏi nghiêm trọng và nguy cơ tiềm ẩn."/. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2013 "TQ lý sự: Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của bạn thì ta đàm phán" Hồng Thủy (Nguồn: Japan Times) Thứ tư 04/12/2013 07:00 (GDVN) - Người Trung Quốc luôn lý luận theo kiểu, "những gì của chúng tôi là của chúng tôi, những gì là của bạn chúng ta có thể thương lượng", Barhma Chellaney nhận xét. Ví dụ điển hình là vấn đề Senkaku, Bắc Kinh sẽ không đối thoại với Tokyo trừ phi Nhật Bản thừa nhận "có tranh chấp" ở nhóm đảo này. Giáo sư Brahma Chellney The Japan Times ngày 3/12 đăng bài phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Chiến lược New Delhi nhận xét, các chiến thuật và thủ đoạn Trung Quốc đang áp dụng nhằm bành trướng lãnh thổ ở Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Trung - Ấn không chỉ khiến các đối thủ mất thăng bằng mà còn cắt đứt mối liên hệ bảo đảm an ninh giữa Mỹ với các đồng minh cũng như giá trị của việc xây dựng đối tác chiến lược của Mỹ ở châu Á. Trong thực tế, với thủ đoạn "ngụy trang" các hành vi phạm luật dưới vỏ bọc những hoạt động phòng thủ, Trung Quốc đã quẳng đi gánh nặng bắt đầu một cuộc chiến tranh trong khi tìm cách đặt từng viên gạch nền tảng cho tham vọng bá quyền. Tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh "cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình", thực tế theo Giáo sư Brahma Chellaney chỉ có nghĩa là đạt được một lợi thế đủ mạnh để có được cái họ muốn mà không phải tốn một phát đạn nào. Sau khi gây một loạt những căng thẳng trên Biển Đông nơi Bắc Kinh "yêu sách chủ quyền" đến hơn 80% diện tích, Trung Quốc lại vừa đơn phương tuyên bố thiết lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông, làm gia tăng nguy cơ xung đột vũ trang với Nhật Bản, đe dọa các nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không ở Hoa Đông, ngoài ra còn "lén lút gặm nhấm" lãnh thổ Ấn Độ ở biên giới dãy Himalaya. Ít người có thể hiểu được logic thực sự đằng sau việc Trung Quốc gây sự với một số nước láng giềng cùng một lúc. Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi hiện trạng dần dần như một phần nỗ lực kiểm soát (bất hợp pháp) các chiến lược và nguồn lực của khu vực. "Giấc mơ Trung Quốc" hay "phục hưng Trung Hoa" là khẩu hiệu được ông Tập Cận Bình đưa ra, nhưng dường như nó luôn gắn liền với các hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự và tìm cách thay đổi hiện trạng các vùng lãnh thổ láng giềng mà Trung Quốc "yêu sách chủ quyền". Lời kêu gọi "phục hưng Trung Hoa" với khẩu hiệu "giấc mơ Trung Quốc" của Tập Cận Bình được gắn liền với tham vọng bá chủ khu vực. Cách tiếp cận của Bắc Kinh đã phản ánh những gì Trương Triệu Trung, một học giả đeo lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc từng đặt tên là "chiến thuật cải bắp". Thủ đoạn này dựa trên sự thúc đẩy một cách ổn định các bước để đánh lừa đối thủ và tạo ra những sự kiện mới ngoài thực địa. Cách tiếp cận đó giới hạn lựa chọn các quốc gia đối thủ bằng cách gây rối họ, khiến họ khó khăn để đưa ra các biện pháp chống trả tương xứng. Đặc điểm nổi bật trong thủ đoạn của Trung Quốc là bất ngờ, "tàng hình", coi thường nguy cơ leo thang quân sự và luôn đưa ra "sáng kiến" cuối cùng (để tìm kiếm một thỏa hiệp chính trị có lợi cho Bắc Kinh). Mô hình chiến thuật của Trung Quốc đã trở nên quá quen thuộc, Brahma Chellaney đánh giá. Nó bao gồm tạo ra một tranh chấp bắt đầu với một tuyên bố về quyền tài phán thông qua xâm nhập định kỳ (các khu vực Bắc Kinh định chiếm đoạt, hoặc biến tình trạng từ không tranh chấp thành có tranh chấp) tiến tới tăng dần tần suất và thời gian xâm nhập, từ đó thiết lập một sự hiện diện quân sự hoặc gây sức ép với đối phương để thỏa thuận các điều khoản Bắc Kinh đưa ra. Người Trung Quốc luôn lý luận theo kiểu, "những gì của chúng tôi là của chúng tôi, những gì là của bạn chúng ta có thể thương lượng", Barhma Chellaney nhận xét. Ví dụ điển hình là vấn đề Senkaku, Bắc Kinh sẽ không đối thoại với Tokyo trừ phi Nhật Bản thừa nhận "có tranh chấp" ở nhóm đảo này. Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng bằng chiến thuật "cải bắp", từ việc xâm nhập lãnh hải và không phận Senkaku do Nhật Bản quản lý tới đơn phương áp đặt ADIZ Hoa Đông. Nhưng cái gọi là tranh chấp ở đây lại chỉ vì Trung Quốc đã thành công trong việc thay đổi hiện trạng những năm gần đây bằng cách thường xuyên, liên tục xâm nhập vào vùng lãnh hải và không phận Nhật Bản ở nhóm đảo này. Sau khi liên tục tăng tần suất các cuộc xâm nhập khu vực Senkaku từ sau tháng 9/2012, gần đây Trung Quốc bắt đầu tăng thời gian xâm nhập. Việc tuyên bố áp đặt ADIZ ở Hoa Đông lại là một lớp lá "cải bắp" mới nhất của Trung Quốc, một nỗ lực gây mất ổn định hòng thay đổi hiện trạng an ninh khu vực, trong đó không chỉ Nhật Bản mà Hàn Quốc cũng bị xâm hại. Thủ đoạn của Trung Quốc đã có nhiều thành công mà không gây ra những rủi ro nghiêm trọng, Barham Chellaney nhận xét, đầu tiên là chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines năm ngoái, nhảy vào nằm lỳ (bất hợp pháp) ở bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) đầu năm nay. Trung Quốc không chủ đích kiểm soát (bất hợp pháp) chỉ một vài bãi ngầm, bãi cạn hay một đảo nhỏ ở Biển Đông mà tìm cách thống trị toàn Biển Đông, tuyến hàng hải chiến lược với nguồn tài nguyên dồi dào ở đáy biển. Trong khi tìm cách mở rộng từng bước sự hiện diện quân sự (bất hợp pháp) trong gần như toàn bộ Biển Đông, mục tiêu của Bắc Kinh ở Hoa Đông là phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất. Và để thực hiện âm mưu này, Trung Quốc sẽ rất thận trọng không để bất kỳ hành động kịch tính nào trở nên mất kiểm soát. ================= Người ta thường nói: "Lý phải thuộc về kẻ mạnh". Người Trung Quốc tưởng rằng mình mạnh, nên tự cho mình nói cái gì cũng phải. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2013 Híc! Nếu Trung Quốc xác lập vùng cấm bay ở biển Đông của Việt Nam thì đây là sai lầm cuối cùng của họ. Hay nói cách khác: Đây chính là một định hướng cho việc kết thúc "canh bạc cuối cùng". Lúc đó, họ chỉ còn cách duy nhất là chiến tranh với Hoa Kỳ và các Đồng minh. Vấn đề họ là có chiến thắng hay không? Lão Gàn lưu ý một lần nữa là chiến tranh không bao giờ bắt đầu và kết thúc ở biển Đông. Biển Đông nổi sóng vì Liêu Ninh sắp thử vũ khí?Cập nhật lúc 06:33, 04/12/2013 (Tin tức 24h) - Sau khi Hoa Đông "tạm yên" vì vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc đơn phương áp đặt, thì Biển Đông đang chuẩn bị nổi sóng vì kế hoạch tương tự của Trung Quốc, mà trước mắt là khả năng tàu sân bay Liêu Ninh sẽ thử vũ khí. Kế hoạch áp đặt ADIZ trên Biển Đông nhiều lần được quan chức Trung Quốc úp mở. Ngày 3/12, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh lớn tiếng tuyên bố, Trung Quốc có "quyền" quyết định "khi nào và ở đâu sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới". Tuy nhiên bà Mã cho biết thêm, bà không thể xác nhận Bắc Kinh sẽ làm điều đó trong thời điểm này, cộng đồng quốc tế và khu vực "không nên lo ngại" vì ADIZ ở biển Hoa Đông. Dù tuyên bố của bà Mã không nêu rõ thời gian và địa điểm cụ thể của việc áp đặt ADIZ tiếp theo của Trung Quốc, nhưng khi quan sát hành động của Trung Quốc trong những ngày gần đây cho thấy, Bắc Kinh đang dồn một lực lượng rất mạnh xuống Biển Đông bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và đội tàu hộ tống hiện đại đi theo. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là bước chuẩn bị tiếp theo để Trung Quốc thực hiện ý đồ của riêng mình khi nước này để lộ kế hoạch hoạt động tại Biển Đông của đội tàu sân bay Liêu Ninh. Theo đài truyền hình CCTV-4, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc xuống Biển Đông để thử nghiệm và sẽ triển khai huấn luyện hệ thống vũ khí quan trọng trên tàu. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tào Vệ Quân cho biết, tàu Liêu Ninh trong quá trình huấn luyện sẽ chủ yếu tiến hành kiểm tra trên 3 phương diện là phòng không chống tên lửa, chống hạm và chống ngầm. Trong đó, về phương diện phòng không chống tên lửa, sẽ tiến hành thử nghiệm đối với phạm vi khu vực kiểm nghiệm radar. Phương diện chống hạm, kiểm tra khả năng có thể phát hiện và kiểm soát mục tiêu, tính toán mối đe doạ của mục tiêu và tiến hành triển khai thử nghiệm tên lửa chống hạm. Phương diện chống ngầm, tiến hành tìm kiếm các loại mục tiêu trên biển. Những phương diện này đều thuộc phạm vi huấn luyện của vũ khí cốt lõi trên tàu Liêu Ninh. Tàu sân bay Liêu Ninh Đặc biệt, CCTV-4 có nhắc tới việc Liêu Ninh sẽ thử vũ khí chống hạm, nhiều khả năng nói đúng hơn là biên đội tàu sân bay Liêu Ninh sẽ thử vũ khí chống tàu mặt nước. Vì tàu sân bay Liêu Ninh chỉ trang bị: 3 bệ pháo phòng không cao tốc tầm gần Type 1030 CIWS (10 nòng cỡ 30mm), 3 bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp HQ-10 (18 ống/bệ, dùng tên lửa TY-90 đạt tầm bắn 500m tới 6km) và 2 bệ rocket chống ngầm. Như vậy, ngoài tàu Liêu Ninh, có thể các tàu khu trục Type 051C và Type 054A có thể bắn thử tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu mặt nước. Trước khi Mã Khắc Khanh tuyên bố về “quyền” của Trung Quốc áp đặt ADIZ, hãng tin CNA của Đài Loan dẫn nguồn tin Tuần san châu Á xuất bản tại Hồng Kông cho biết, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng, Tập Cận Bình đã quyết định phê duyệt phương án áp đặt ADIZ ở Hoa Đông trong phiên họp Quân ủy từ tháng 8. Đồng thời sắp tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đơn phương áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Biển Đông và Hoàng Hải. Không chỉ các quan chức Trung Quốc nói về việc áp đặt ADIZ trên Biển Đông, mà các chuyên gia nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm đến hành động tương tự có thể được Trung Quốc áp đặt trên vùng biển này. Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia Australia về các vấn đề Đông Nam Á cho biết: “Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở ngoài khơi đảo Hải Nam, vùng này sẽ gần với Việt Nam, Philippines và dĩ nhiên là sẽ chạm tới Mỹ. Nếu vùng phòng không kéo dài xa hơn xuống miền Nam, thì nó sẽ đụng chạm các nước khác nữa như Malaysia, Singapore và có thể cả Indonesia. Nếu vậy thì Trung Quốc sẽ có thêm nhiều nước thù nghịch, trong khi một số nước như Malaysia và Indonesia cho tới nay chỉ muốn đứng ngoài quan sát”. Giáo sư Carl Thayer nhận định thêm: “Hiện Trung Quốc chưa có đủ máy bay tại Tam Á để thực sự điều hành một lực lượng phòng không hữu hiệu kiểm soát vùng không phận trên toàn thể Biển Đông. Nhưng nếu Bắc Kinh có thể điều máy bay tới khu vực này, họ có thể làm thay đổi cán cân lực lượng tại Châu Á”. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dù mọi chuyện chỉ mới dừng lại ở những tuyên bố được Trung Quốc phát đi, tuy nhiên Biển Đông sẽ thực sự nổi sóng nếu Trung Quốc hiện thực hóa những tuyên bố của mình. N.Phương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2013 Phó tổng thống Mỹ kêu gọi thanh niên Trung Quốc dám thách thức chính phủ Thứ Tư, 04/12/2013 - 22:42 (Dân trí) - Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Trung Quốc trong ngày 4/12 bằng cách hối thúc học sinh, sinh viên trẻ tuổi của Trung Quốc dám thách thức chính phủ, giáo viên và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Phó tổng thống Mỹ Theo hãng tin AP, sau khi tới Bắc Kinh vào buổi trưa, ông Biden đã tới thăm đại sứ quán Mỹ. Tại đây, ông đã khiến những công dân Trung Quốc đang chờ để xin thị thực vào Mỹ bị bất ngờ. Phó tổng thống Mỹ Biden nói chuyện với người Trung Quốc tại đại sứ quán Mỹ Sau khi cảm ơn một nhóm gồm hầu hết là người trẻ tuổi Trung Quốc vì muốn tới thăm Mỹ, ông Biden khẳng định mình hy vọng những người này sẽ học được trong chuyến đi tới Mỹ rằng “sự đổi mới chỉ có thể xảy ra ở nơi các bạn được hít thở tự do”. “Trẻ em tại Mỹ được thưởng chứ không bị phạt vì dám thách thức những trật tự hiện có”, Biden nói. “Cách duy nhất bạn làm điều gì đó hoàn toàn mới đó là phá vỡ những khuôn khổ của những gì cũ kỹ”. Vị Phó tổng thống dường như bóng gió ám chỉ sự quản lý quyết liệt của chính phủ Trung Quốc trong lúc miêu tả về một văn hóa trí tuệ tự do và không ép buộc tại Mỹ. “Tôi hy vọng rằng các bạn có thể quan sát thấy nó khi các bạn ở Mỹ”, ông Biden nói trong khi đại sứ Mỹ Gary Locke đứng kế bên. “Ngay từ ngày đầu của đất nước tôi, đó đã là một dòng chảy liên tục của những người nhập cư mới, văn hóa mới, ý tưởng mới, tín ngưỡng mới, những con người hoàn toàn mới tiếp tục tăng cường sinh lực cho tinh thần Mỹ”. Vị phó tổng thống cũng bày tỏ một lời ngợi khen chừng mực đối với hệ thống giáo dục của Trung Quốc, một ngày sau khi kết quả của một khảo sát toàn cầu cho thấy, các học sinh Mỹ một lần nữa đứng sau nhiều bạn bè châu Á và châu Âu. Học sinh tại Thượng Hải, Trung Quốc là những người có điểm số cao nhất ở tất cả các môn. “Mặc dù hệ thống giáo dục ở một số nước tốt hơn của Mỹ - nhất là ở bậc phổ thông – có một điều đã in sâu vào ADN của từng người Mỹ, cho dù họ là dân nhập tịch hay được sinh ra tại Mỹ, đó là một sự chối bỏ rõ ràng sự chính thống”, Biden tuyên bố. Những bình luận tương tự của ông Biden trước đây cũng từng gây sóng gió. Hồi tháng 5 vừa qua, ông từng phát biểu trước các sinh viên đại học Pennsylvania rằng ông không thể nghĩ khác đi về một quốc gia nơi mà mọi người không được hít thở tự do. Các sinh viên Trung Quốc khi đó cho biết họ cảm thấy bị xúc phạm và đòi vị Phó tổng thống xin lỗi. Ông Biden đã có cuộc họp kín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Hội đàm kín với Chủ tịch Trung Quốc Chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden diễn ra vòa thời điểm căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung, khi Washinton phản đối vùng nhận dạng phòng không mới mà Bắc Kinh vừa thành lập. Trước đó, phát biểu khi dừng chân tại Tokyo hôm thứ Ba, ông Biden khẳng định Mỹ “lo ngại sâu sắc” bởi hành động trên, và cho rằng nó chỉ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn. Ông cam kết sẽ nêu vấn đề này trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau lễ đón chính thức tại Đại lễ đường nhân dân Trung Hoa, ông Biden đã có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình. Theo Tân Hoa Xã, trong phần đầu cuộc họp, ông Tập đã bày tỏ hy vọng chuyến thăm của ông Biden sẽ giúp củng cố hơn nữa lòng tin, trao đổi và hợp tác giữa hai nước. Và rằng ông và Tổng thống Mỹ Obama đã thống nhất trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga và cuộc gặp thượng đỉnh tại California rằng hai nước cần xây dựng một mô hình mới về mối quan hệ giữa nước lớn. “Thúc đẩy đối thoại và hợp tác là lựa chọn chính xác duy nhất cho chúng ta”, website tiếng Anh của Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói, nhưng không hề đề cập tới phát biểu của ông Biden, dù chỉ một từ. Trong khi đó, theo quan sát của hãng tin AP, sau cuộc họp kín với Chủ tịch nước chủ nhà, ông Biden rời phòng họp trong dáng vẻ u ám và thiếu nhiệt huyết. Ông không trả lời một câu hỏi nào của báo giới và cũng không bình luận bất kỳ lời nào về mối quan ngại của Washington đối với vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh. Thay vào đó, ông chỉ nói về một “mô hình hợp tác mới của nước lớn”, và khẳng định mối quan hệ Mỹ - Trung phải dựa trên lòng tin và một ý niệm tích cực về động cơ của nhau. Thanh Tùng Tổng hợp ================= Trong khi đó, theo quan sát của hãng tin AP, sau cuộc họp kín với Chủ tịch nước chủ nhà, ông Biden rời phòng họp trong dáng vẻ u ám và thiếu nhiệt huyết. Ông không trả lời một câu hỏi nào của báo giới và cũng không bình luận bất kỳ lời nào về mối quan ngại của Washington đối với vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh. Thay vào đó, ông chỉ nói về một “mô hình hợp tác mới của nước lớn”, và khẳng định mối quan hệ Mỹ - Trung phải dựa trên lòng tin và một ý niệm tích cực về động cơ của nhau. Nếu mọi chuyện tốt đẹp thì nó đã có ngay từ lúc ngài Tập Cận Bình gặp ngài Obama tại Hoa Kỳ. Chẳng cần phải đợi đến ngài Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến Bắc Kinh trong lúc này. "Canh bạc cuối cùng". Híc. “mô hình hợp tác mới của nước lớn”, Một cách nói về sự chia sẻ quyền lực thống trị thế giới?! Như vậy nó phải có chuẩn mực trong một trật tự thế giới mới công bằng và "sèng phẻng". Nếu vậy thì lại không phải chỉ là quan hệ giữa các nước lớn,mà là hội nhập toàn cầu và bình đẳng giữa các dân tộc với các quốc gia.Hơi bị khó trong lúc này! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 12, 2013 Tình báo Đài Loan: Đang bàn với Trung Quốc về ADIZ ở Biển Đông Hồng Thủy Thứ năm 05/12/2013 07:00 (GDVN) - Trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Sái Đắc Thắng, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan. Thông tấn xã Đài Loan ngày 4/12 cho biết, trong phiên điều trần trước Viện Lập pháp Đài Loan, Sái Đắc Thắng, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan khẳng định, Đài Bắc luôn duy trì nhiều kênh liên lạc với Bắc Kinh và hiện đang trao đổi với đại lục về cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc dự định sẽ tuyên bố ở Biển Đông. Qua các kênh trao đổi thông tin đặc biệt giữa 2 bờ eo biển Đài Loan, Sái Đắc Thắng cho biết Đài Bắc đã nói với Bắc Kinh động thái áp đặt ADIZ ở Hoa Đông "không phải hành động thân thiện và Đài Loan không chấp nhận". Về vấn đề Trung Quốc dự định áp đặt (bất hợp pháp) ADIZ ở Biển Đông, Sái Đắc Thắng khẳng định giới chức Đài Loan đang bàn bạc, trao đổi với Trung Quốc đại lục về việc này. Dương Ứng Hùng, Nghị sĩ Quốc dân đảng chất vấn, nếu Bắc Kinh áp đặt (bất hợp pháp) ADIZ ở Biển Đông, thì đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Ba Bình hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép) sẽ nằm trong phạm vi này, Đài Bắc nên phản ứng ra sao? Dương Ứng Hùng, Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan. Sái Đắc Thắng cho biết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công khai tuyên bố, "khi cần thiết" Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Đài Bắc đang trao đổi với Bắc Kinh vấn đề này và nói với phía Trung Quốc rằng, thực hiện áp đặt ADIZ ở Biển Đông sẽ là một hành vi "không thân thiện". Ông Thắng nói thêm, nếu Trung Quốc đơn phương tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, máy bay vận tải quân sự C-130 Đài Loan vẫn sử dụng bay ra đảo Ba Bình, Trường Sa sẽ phải đi men theo sát vành đai ADIZ của Philippines ở Biển Đông. Trong trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Về việc tại sao Bắc Kinh điều cụm tàu sân bay Liêu Ninh từ Bột Hải xuống Biển Đông, Sái Đắc Thắng cho rằng do vào mùa đông vùng biển gần cảng Thanh Đảo đóng băng và không phù hợp cho hoạt động huấn luyện nên Bắc Kinh tạm điều cụm tàu này xuống Tam Á, đến mùa xuân sang năm sẽ điều quay trở lại Thanh Đảo. Dương Ứng Hùng đặt câu hỏi Sái Đắc Thắng đánh giá thế nào về phản ứng của Mỹ trong vụ Bắc Kinh áp đặt ADIZ ở Hoa Đông, Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan cho biết: Nguyên tắc quan trọng nhất của Mỹ là không để mất kiểm soát Hoa Đông, càng không thể để xảy ra chiến tranh. Do đó phả ứng của Washington đối với ADIZ Hoa Đông, về mặt quân sự thì Mỹ phản đối, về hàng không dân dụng thì thông báo cho Bắc Kinh, một mặt vỗ về Nhật Bản, mặt khác tìm cách nói chuyện với Trung Quốc. ====================== Trong trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Bởi vậy, không chính danh nên nó thành lố bịch như thế. Dương Ứng Hùng đặt câu hỏi Sái Đắc Thắng đánh giá thế nào về phản ứng của Mỹ trong vụ Bắc Kinh áp đặt ADIZ ở Hoa Đông, Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan cho biết: Nguyên tắc quan trọng nhất của Mỹ là không để mất kiểm soát Hoa Đông, càng không thể để xảy ra chiến tranh. Do đó phả ứng của Washington đối với ADIZ Hoa Đông, về mặt quân sự thì Mỹ phản đối, về hàng không dân dụng thì thông báo cho Bắc Kinh, một mặt vỗ về Nhật Bản, mặt khác tìm cách nói chuyện với Trung Quốc Leo mựa! Phân tích thế thì con mẹ ve chai nào chả phân tích được! Đấy không phải là phân tích. Mà là mô tả thực tế đang xảy ra. Cục trưởng an ninh quốc gia thoong manh như vậy. Thảo nào! Trung Quốc cài gián điệp lên đến tướng trong quân đội Đài Loan. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 12, 2013 Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về ADIZ 06/12/2013 03:25 Phó tổng thống Mỹ Joe Biden rời Trung Quốc đến Hàn Quốc mà không đạt được tiến bộ nào trong việc hạ nhiệt căng thẳng ở Hoa Đông. Phó tổng thống Joe Biden nói chuyện với giới doanh nhân Mỹ tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP Theo Reuters, ông Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tranh cãi quyết liệt về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông trong các cuộc hội đàm căng thẳng kéo dài tổng cộng khoảng 5 giờ rưỡi ngày 4.12. Ông Biden khẳng định Washington không công nhận sự tồn tại của Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở Hoa Đông và nhấn mạnh sự lo ngại sâu sắc của Mỹ và các nước khác trước nguy cơ đối đầu tại Đông Á. Về phần mình, ông Tập Cận Bình cũng nêu rõ lập trường của Bắc Kinh về ADIZ và không tỏ dấu hiệu sẽ lùi bước trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Ông Biden cho hay ông đã hết sức thẳng thắn khi trình bày lập trường kiên quyết của Mỹ về ADIZ, cũng như mong đợi của Washington đối với Bắc Kinh về vấn đề này. Theo Reuters, ông Biden đã tuyên bố động thái nói trên của Trung Quốc “gây lo ngại đáng kể trong khu vực”. Theo tiết lộ từ đoàn Mỹ, ông Biden đề nghị Trung Quốc nên triển khai những biện pháp nhằm khôi phục lòng tin giữa các quốc gia láng giềng tại Đông Á, chẳng hạn như thiết lập đường dây liên lạc khẩn cấp nối kết giữa Nhật - Trung, để phòng ngừa tình huống bất ngờ. “Điều cấp bách nhất hiện nay là chúng tôi muốn Trung Quốc hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đưa ra các biện pháp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau”, tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cao cấp của Mỹ. Các chuyến bay của VN qua biển Hoa Đông vẫn diễn ra bình thường Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 5.12: “Việt Nam theo dõi với sự quan tâm sâu sắc các diễn biến tại khu vực biển Hoa Đông cũng như quan ngại của các bên liên quan...”. Về ảnh hưởng của ADIZ nói trên tới các chuyến bay quốc tế của Việt Nam, ông Lê Hải Bình nói: “Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam bay qua khu vực biển Hoa Đông hiện vẫn diễn ra bình thường. Thông tin về các chuyến bay đều được thông báo cho nhà chức trách của các quốc gia liên quan theo đúng quy định và thông lệ quốc tế”. Trước đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc Trung Quốc cử tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện hoạt động huấn luyện ở biển Đông và khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở biển Đông, ông Lê Hải Bình khẳng định: “Mọi hoạt động của các bên ở biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. TTXVN Thụy Miên =============== Phó tổng thống Mỹ Joe Biden rời Trung Quốc đến Hàn Quốc mà không đạt được tiến bộ nào trong việc hạ nhiệt căng thẳng ở Hoa Đông.Chuyến đi của ngài Joe Biden đến Trung Quốc thì cái tác dụng nó nằm ở hình ảnh của chuyến đi. Thí dụ nhu: Ảnh chụp cảnh ngài xuống máy bay vẫy tay; ảnh hội đàm với ngài Tập Cận Bình, ảnh ngài tỏ ra không hài lòng với cuộc nói chuyện và từ chối trả lời phỏng vấn báo chí...vv...và ....vv....Còn mục đích của nó thì lại chẳng wan trọng gì. Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Xong bước đệm Hoa Đông, Trung Quốc nhắm tới Biển Đông? Việc thành lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông mới đây có lẽ nhiều quốc gia vẫn chưa thể biết được Trung Quốc thực sự muốn gì, tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông chỉ là bước đệm để tiến ra Biển Đông. Kiểm soát được Senkaku thành công, vấn đề Biển Đông sẽ đơn giản Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là quy chế ADIZ Hoa Đông, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và cộng đồng quốc tế phản đối quyết liệt. Trong lúc dư luận đang mải chú ý vào sự kiện này thì Bắc Kinh liền điều cụm chiến hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 25/11, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng: "Trung Quốc từ nay có thể thiết lập Vùng xác định phòng không ở Hoàng Hải và Biển Đông". Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ công an. Trước những động thái của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích: "Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán". Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng việc thành lập ADIZ ở Hoa Đông chỉ là mục tiêu trước mắt, nếu trôi chảy đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn. "Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc. Trong Binh pháp Tôn Tử có kế “giết gà dọa khỉ”, theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang “giết khỉ dọa gà”, nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản", ông dự đoán. Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy cũng cho biết: "Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về Biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì bất biến", ông nói. Về việc điều chiến hạm ra Biển Đông, theo ông Dương Danh Dy, điều đó nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. "Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại thực hiện một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại Biển Đông ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm Biển Đông, chiếm 80% vùng Biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở Biển Đông thôi", ông Dương Danh Dy cho chia sẻ. Ông Dương Danh Dy dự đoán Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột thì có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Chuyên gia này cho rằng: "Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở Biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân. Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được". Ý đồ đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông Trước đó, việc xây dựng cảng Hải Nam đã dấy lên sự nghi ngờ cho dư luận. Nhưng đến thời điểm bây giờ khi mà tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc neo đậu tại cảng này mới dần hé lộ ý đồ của Trung Quốc. Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực. Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự. "Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói. Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm. Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại. "Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói. Thùy Vân (Tổng hợp) Nguồn: http://www.baodatvie...n-dong-2361161/ =============== Tại cái mô đen nó vậy! Năm tới còn nhiều chuyện lùm xùm...Cũng gõ phèng phèng cho vui. Chưa đến hồi tố "xì phé" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Trong trường hợp Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Biển Đông bao trùm cả khu vực ADIZ của Philippines, lúc đó quân đội Đài Loan sẽ phải tính toán phương án có nên nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh hay không. Bởi vậy, không chính danh nên nó thành lố bịch như thế. Một đất nước hai chế độ. Đấy là cái mà Trung Quốc luôn khẳng định. Vậy máy bay của Đài Loan bay trong vùng lãnh thổ nước nào vậy?Cũng bởi "danh không chính, nên ngôn không thuận". Cho nên nó trở thành hề. Nghĩ thấy cũng tội nghiệp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Ý đồ dùng tàu sân bay Liêu Ninh cho tác chiến ở Trường Sa đã lộ rõ? Đông Bình Thứ sáu 06/12/2013 14:19 (GDVN) - Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc xuất phát từ cảng Thanh Đảo, dưới sự hộ tống của các tàu khu trục tên lửa (2 chiếc) và tàu hộ vệ tên lửa (2 chiếc), chạy xuống Biển Đông, triển khai cái gọi là "hoạt động thử nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện quân sự" Tàu sân bay Liêu Ninh ở quân cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26 tháng 11 năm 2013 - trước khi lên đường xuống Biển Đông. Tân Hoa xã ngày 6 tháng 12 đăng bài viết “Giáo sư Đại học Quốc phòng nói cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh có 5 điểm yếu lớn” của các học giả Oa Trung An, Lý Vĩ thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Bài viết cho rằng, ngày 26 tháng 11, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc xuất phát từ cảng Thanh Đảo, dưới sự hộ tống của các tàu khu trục tên lửa (2 chiếc) và tàu hộ vệ tên lửa (2 chiếc), chạy xuống Biển Đông, triển khai cái gọi là "hoạt động thử nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện quân sự". Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh tổ chức huấn luyện chạy tới vùng biển khác trong thời gian dài, cũng là lần đầu tiên tiến hành huấn luyện biển xa với hình thức biên đội tàu sân bay. Cụm chiến đấu tàu sân bay với hạt nhân là tàu Liêu Ninh đến Biển Đông huấn luyện lần đầu tiên đánh dấu sức chiến đấu và khả năng răn đe của tàu Liêu Ninh đã và đang được TQ tăng tiến độ. Nó có thể làm thay đổi cục diện lâu dài được truyền thông TQ cố gắng tuyên truyền là"có biển mà không phòng thủ được" ở Biển Đông của Trung Quốc (thực ra đây đòi hỏi "đường lưỡi bò" bất hợp pháp của Trung Quốc), chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng "to lớn" đến tình hình Biển Đông, Tân Hoa xã coi đây là sự "đột phá lớn" trong lịch sử “phòng thủ Biển Đông” của Trung Quốc. Thử nghiệm và huấn luyện ở Biển Đông có ý gì? Đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa máu thịt của Việt Nam (nguồn ảnh: Báo QĐND) Theo bài báo, tiến hành huấn luyện biển xa là một con đường tất yếu để định hình và xây dựng năng lực tác chiến cho một chiếc tàu sân bay. Đối với tàu Liêu Ninh vẫn còn ở trong giai đoạn thử nghiệm và huấn luyện, lần này đến vùng biển khác, hoạt động thời gian dài là khoa mục huấn luyện bình thường thường niên. Đến Biển Đông có thể tiến hành kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động trên biển xa của tàu sân bay, gồm các phương diện như cất/hạ cánh máy bay, kiểm tra tính năng của các loại trang bị, đặt cơ sở cho thử nghiệm trang bị và huấn luyện tiếp theo. Mục đích chủ yếu thể hiện trên 3 phương diện: Một là kiểm tra tính năng trang bị của toàn bộ con tàu trong điều kiện hoạt động liên tục, thu thập dữ liệu, số liệu, kinh nghiệm cho nhiệm vụ thử nghiệm, huấn luyện tiếp theo. Hai là thử nghiệm tính năng trang bị trong điều kiện khí tượng, thủy văn khác nhau. Điều kiện khí tượng và thủy văn của vùng biển phía bắc và phía nam Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn. Môi trường khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tính năng của vũ khí trang bị, nhất là về dò tìm của radar và thiết bị định vị thủy âm (sonar), cần tiến hành kiểm tra tính thích ứng của các trang bị trên tàu sân bay. Trước đây, tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành huấn luyện ở vùng biển phía bắc, chủ yếu là ở Thanh Đảo, binh sĩ trên tàu tương đối quen thuộc điều kiện tình hình biển của vùng biển này. Lần này đến Biển Đông - vùng biển rộng lớn, có điều kiện khí tượng, thủy văn tương đối phức tạp - tiến hành huấn luyện và thử nghiệm, có thể kiểm tra toàn diện hơn tính năng trang bị. Đồng thời, về nhu cầu tác chiến tương lai, vùng biển nước sâu của Biển Đông được Bắc Kinh xem là vùng biển hoạt động chủ yếu của tàu chiến cỡ lớn Hải quân Trung Quốc trong tương lai, làm quen với vùng biển này không chỉ rất quan trọng đối với tàu Liêu Ninh, mà còn rất cần thiết đối với các tàu chiến khác. Tau khu trục tên lửa Thạch Gia Trang Project 051C Hạm đội Bắc Hải tham gia biên đội tàu Liêu Ninh xuống Biển Đông Ba là khảo nghiệm và rèn luyện trình độ huấn luyện chỉnh thể của lực lượng. Thông qua các khoa mục huấn luyện lấy tàu sân bay làm trung tâm, có thể tăng cường tính phối hợp hiệp đồng của các tàu chiến trong biên đội, đồng thời còn có thể lấy đó làm cơ hội, đào tạo một lượng lớn nhân viên tàu sân bay có tố chất cao. Đây là yêu cầu tất yếu của xây dựng hải quân hiện đại mạnh. Có hai tuyến đường tiện lợi nhất để tàu Liêu Ninh từ biển Hoàng Hải đến Biển Đông là: (1) Từ biển Hoàng Hải đi ra biển Hoa Đông, rồi đi qua eo biển Đài Loan, đến Biển Đông. (2) Từ biển Hoàng Hải đi ra biển Hoa Đông, rồi qua eo biển Miyako hoặc vùng biển lân cận Yonaguni, chạy qua eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines, đi vào Biển Đông. Tàu Liêu Ninh lần này lựa chọn đi tuyến đường điều thứ nhất, hơn nữa chạy dọc theo phía tây đường trung gian của eo biển Đài Loan, sát với bờ biển đông nam của Trung Quốc. Lựa chọn tuyến đường này cho thấy tàu Liêu Ninh hiện nay vẫn nằm ở huấn luyện và thí nghiệm khoa học. Đồng thời, cũng đã tránh tình hình căng thẳng do việc thiết lập Khu nhận biết phòng không gây ra. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thực hiện kịch bản truyền thông, cố gắng truyền đạt rằng "Trung Quốc cũng đã công bố trước thông tin tàu Liêu Ninh đến Biển Đông, cũng cho thấy họ có "thiện chí", đã "làm giảm mối nghi ngờ của các nước xung quanh Biển Đông". Tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương Project 051C của Hạm đội Bắc Hải, tham gia biên đội tàu Liêu Ninh xuống Biển Đông. Hiện nay, theo bình luận của giới chuyên gia TQ, "hành trình máy bay chiến đấu có hạn là vật cản lớn duy trì sự hiện diện quân sự (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở vùng biển Trường Sa, điều này làm cho Trung Quốc rất khó duy trì máy bay chiến đấu tuần tra và uy hiếp lâu dài ở Biển Đông". Nhất là đối với vùng biển cực nam bãi ngầm James mà Trung Quốc gọi là bồn địa Tăng Mẫu, một khi có sự cố, Trung Quốc rất khó nhanh chóng tới được vùng biển này. Tàu Liêu Ninh đến Biển Đông sẽ làm "đảo ngược hoàn toàn" tình hình này. Bởi vì, theo bài báo, trên tàu sân bay có thể cho máy bay chiến đấu J-15 cất cánh bất cứ lúc nào, tiến hành theo dõi và uy hiếp các mục tiêu trong phạm vi bán kính 800- 900 km. Điều này sẽ mở rộng rất lớn phạm vi hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc, đánh dấu Hải quân Trung Quốc đang "từ phòng thủ biển gần vươn ra phòng thủ biển xa". Chẳng hạn, cất cánh từ trên tàu sân bay di động, bán kính tác chiến của J-15 không chỉ có thể bao trùm "quần đảo Trung Sa" trong đó có bãi cạn Scarborough, mà còn có thể bao trùm toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam và mục tiêu trên đất liền ở xung quanh Biển Đông, trong đó có thủ đô Manila của Philippines. Nhìn ở cấp độ chiến lược quốc gia, tàu Liêu Ninh đến Biển Đông không chỉ đã tập trung thể hiện thực lực tổng hợp của Trung Quốc đã được tăng cường, mà còn cho thấy tàu sân bay Trung Quốc có thể hỗ trợ cho công cuộc tranh đoạt chủ quyền của nước khác tại vùng biển này, mà Bắc Kinh vẫn tuyên truyền là "tạo sự hỗ trợ chiến lược cho phát triển hòa bình" của Trung Quốc. Trung Quốc đã tổ chức cho máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh nhiều lần trên tàu Liêu Ninh ===================== Cái tàu này nom to hơn cái tàu cá của Hồng Kong định xuống quậy ở biển Đông nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Rộ tin Chu Vĩnh Khang bị bắt vì "mưu sát Tập Cận Bình" Hồng Thủy (Nguồn: CNA) Thứ sáu 06/12/2013 14:00 (GDVN) - Tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông đêm 4/12 đưa tin, Lênh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương ĐCSTQ chiều tối 1/12 đã dẫn theo các nhân viên an ninh tới nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt của Trung ương, Chu Vĩnh Khang nghe tin đã ngất tại chỗ. Vợ của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp cũng bị bắt cùng chồng. Ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 được truyền thông Hồng Kông, Đài Loan cho là đã bị bắt giữ, điều tra. Thông tấn xã Đài Loan ngày 5/12 đưa tin, ngày càng có nhiều thông tin dồn dập về việc giới chức Bắc Kinh đã quyết định bắt giữ vợ chồng Chu Vĩnh Khang để phục vụ điều tra. Thông tin Chu Vĩnh Khang bị bắt được một tờ báo Đài Loan đăng tải đầu tiên sáng sớm ngày 2/12, nội dung cho hay ngày 1/12 Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định bắt Chu Vĩnh Khang vì tội "tham ô, hủ bại", chỉ định cho Ủy ban Kỷ luật trung ương và Ủy ban Tuyên truyền trung ương sẽ chính thức công bố vụ việc này. Tối 2/12, tờ Nhật báo Tinh đảo tiếng Trung Quốc phát hành tại Canada đăng tải một "kiện quan trọng" cho biết, Chu Vĩnh Khang bị bắt vì có âm mưu đảo chính và hủ bại, đồng thời có vấn đề nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và tác phong cán bộ. Tờ báo này cho rằng mặc dù Chu Vĩnh Khang từng nắm trọng trách cao trong đảng CSTQ nhưng đã vượt quá giới hạn chính trị cuối cùng của Bắc Kinh khi có âm mưu dùng Bạc Hy Lai tiến hành đảo chính. Tưởng Khiết Mẫn, một người được cho là tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu khí đã bị bắt giam trước đó để điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" Thông tấn xã Đài Loan cho biết, từ sau đại hội 18 đảng CSTQ, các tay chân thân tín nhất của Chu Vĩnh Khang gồm Lý Xuân Thành, Ngô Vĩnh Văn, Quách Vĩnh Tường, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Hoa Lâm đều đã bị bắt, trong đó có tin cựu Phó bí thư Tứ Xuyên Lý Xuân Thành đã nhảy lầu tự vẫn, trong đó có liên quan tới Chu Vĩnh Khang. Reurters ngày 4/12 đưa tin, Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang vài tháng trước đã trở về Trung Quốc và hiện tại đang ở Bắc Kinh trong tình trạng bị giam lỏng để phục vụ điều tra, hãng tin nhận định 100% là Chu Vĩnh Khang đang gặp rắc rối. Tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông đêm 4/12 đưa tin, Lênh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương ĐCSTQ chiều tối 1/12 đã dẫn theo các nhân viên an ninh tới nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt của Trung ương, Chu Vĩnh Khang nghe tin đã ngất tại chỗ. Vợ của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp cũng bị bắt cùng chồng. Ông Chu Vĩnh Khang và ông Tập Cận Bình trong một phiên họp. Cũng tờ báo này đưa tin, ngày 4/12 ông Vương Kỳ Sơn đã công bố trước hội nghị Bộ chính trị ĐCSTQ về tiến triển của vụ Chu Vĩnh Khang, trong đó tạm quy 4 vấn đề vi phạm nghiêm trọng: 1 là đẩy Bạc Hy Lai leo cao để làm con rối chính trị; 2 là thông qua việc khống chế Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích hủ bại lớn hơn; Vi phạm thứ 3 là tìm cách thay thế vai trò của Giang Trạch Dân ở hậu trường và tội đặc biệt nghiêm trọng thứ 4, Chu Vĩnh Khang đã lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông Bình được xác định là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ngoài ra, Chu Vĩnh Khang đã chỉ thị cho Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên và từng là Thư ký riêng của mình hạ lệnh cho 2 cảnh sát vũ trang lái xe tông chết vợ cũ. 2 viên cảnh sát này đã bị bắt vài tháng trước. Chu Hàn, con trai Chu Vĩnh Khang vì việc mẹ mình bị sát hại đã tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ cha con. ================== Bởi vậy, việc nhận xét cho rằng: Người Trung Quốc đang bế tắc trong cả việc đối nội lẫn đối ngoại, không phải là không có "cơ sở khoa học". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Ý đồ dùng tàu sân bay Liêu Ninh cho tác chiến ở Trường Sa đã lộ rõ? Đông Bình Thứ sáu 06/12/2013 14:19 Liêu Ninh tuy không có hệ thống phòng thủ mạnh, dễ bị tổn thương nhưng trong giai đoạn này để bắt nạt các nước yếu thế hơn như Việt, Phi Trung Quốc sẽ áp dụng triệt để kế đánh nhỏ không đánh lớn. Tung Của sẽ dùng nó như 1 đảo nổi, căn cứ cho tàu chiến và máy bay tạo áp lực, lấy thịt đè người. Một mặt lấn át trên thực tế, một mặt hòa hoãn dụ ngọt chính trị. Vì không đánh lớn nên Việt Nam cũng khó mà cử tàu ngầm ra đánh chìm Liêu Ninh, thành ra bị ép Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Liêu Ninh tuy không có hệ thống phòng thủ mạnh, dễ bị tổn thương nhưng trong giai đoạn này để bắt nạt các nước yếu thế hơn như Việt, Phi Trung Quốc sẽ áp dụng triệt để kế đánh nhỏ không đánh lớn. Tung Của sẽ dùng nó như 1 đảo nổi, căn cứ cho tàu chiến và máy bay tạo áp lực, lấy thịt đè người. Một mặt lấn át trên thực tế, một mặt hòa hoãn dụ ngọt chính trị. Vì không đánh lớn nên Việt Nam cũng khó mà cử tàu ngầm ra đánh chìm Liêu Ninh, thành ra bị ép Thế giới này đâu chỉ có Trung Quốc với mấy nước quanh biển Đông đâu. Sai lầm cuối cùng của Trung Quốc là áp vùng nhận diện phòng không ở biển Đông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Hải quân Mỹ tạo bứt phá, phóng thành công XFC UAS từ tàu ngầm Lê Cường Thứ sáu 06/12/2013 15:16 (GDVN) - Các kỹ sư đã sử dụng hệ thống phóng có tên gọi là Sea Robin, loại thiết bị ban đầu được chế tạo để phóng tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu ngầm để bắn thiết bị khỏi mặt nước. XFC UAS khi được phóng đi từ tàu ngầm Báo chí Nga ngày 6/12/2013 đưa tin cho biết, Hảy quân Mỹ đã phóng thành công một hệ thống bay không người lái từ tàu ngầm đang lặn dưới biển. Đây là thành công mang tính bứt phá, kết quả của chương trình nghiên cứu kéo dài gần 6 năm với mục đích nâng cao năng lực cho các thiết bị UAV/UAS của Hải quân nước này. Thiết bị này theo thuật ngữ tiếng Anh là unmanned aerial system (UAS) thay cho khái niệm UAV trước đây. Nó sử dụng năng lượng tế bào điện. Thiết bị này được các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Mỹ/ Naval Research Laboratory (NRL) trực tiếp nghiên cứu và chế tạo. Đây là dự án được Cục công nghệ phản ứng nhanh của Bộ Quốc phòng Mỹ và chương trình cải tiến công nghệ SwampWorks hỗ trợ về tài chính. Các kỹ sư đã sử dụng hệ thống phóng có tên gọi là Sea Robin, loại thiết bị ban đầu được chế tạo để phóng tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu ngầm để bắn thiết bị khỏi mặt nước. Thiết bị được phóng thành công có tên gọi tạm thời là "eXperimental Fuel Cell Unmanned Aerial System", tức Hệ thống bay không người lái dùng năng lượng tế bào thử nghiệm, nó được gọi tắt là XFC UAS. XFC UAS sau khi được phóng sẽ nhận diện, trải qua môi trường bay thấp trước khi bay thẳng lên không trung, thu thập dữ liệu và truyền hình ảnh video trược tiếp cho chỉ huy tác chiến đang hoạt động tại các căn cứ gần đó. "Những nỗ lực kéo dài trong 6 năm đã có kết quả. Nhờ sự cộng tác của các kỹ sư, nhà khoa học đã sản sinh ra một công nghệ có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của các chiến dịch đặc biệt" - Tiến sỹ Warren Schultz, nhà phát triển dự án đồng thời là quan chức của NRL nói với báo giới hôm 5/12/2013. =============== Sang năm Giáp Ngọ 2014, sẽ còn nhiều loại vũ khí lạ mắt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2013 Thế giới này đâu chỉ có Trung Quốc với mấy nước quanh biển Đông đâu. Sai lầm cuối cùng của Trung Quốc là áp vùng nhận diện phòng không ở biển Đông. ECSADIZ "đe dọa lợi ích" của Mỹ Thứ Sáu, 06/12/2013 14:02 (NLĐO)- Các thượng nghị sĩ hàng đầu Mỹ hôm 5-12 đã thúc giục Trung Quốc không thực thi vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) mới lập, đồng thời cho rằng các hoạt động gần đây của Bắc Kinh đe dọa “những lợi ích quốc gia quan trọng” của Washington. Nỗi lo trên được thể hiện trong lá thư mà 4 thành viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (Robert Menendez, Bob Corker, Ben Cardin, Marco Rubio) gửi đến đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải. Lá thư cũng thúc giục Bắc Kinh tham gia các cuộc đối thoại ngoại giao nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông. Các thượng nghị sĩ đã nhắc lại “xu hướng đáng lo ngại về những hoạt động hàng hải thù địch ngày càng tăng của Trung Quốc”, trong đó có việc đưa tàu xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. "Những hành động này đã đe dọa sự tự do đi lại trên không và trên biển, vốn là những lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ” - các thượng nghị sĩ Mỹ viết. Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang lo ngại trước hành động đơn phương thiết lập ECSADIZ của Trung Quốc vào tháng rồi. Vấn đề này cũng là nội dung thảo luận hàng đầu tại cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul hôm 6-12. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tiếp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Seoul hôm 6-12 Ảnh: AP Chi tiết cuộc gặp chưa được công bố. Tuy nhiên, có thông tin bà Park Geun-hye dự định thông báo cho ông Biden về ý định mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Seoul. Đây được xem là động thái đáp trả ECSADIZ của Trung Quốc bởi vùng này chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc. Nhiều khả năng ông Biden sẽ không ủng hộ bước đi này bởi không muốn tình hình biển Hoa Đông thêm căng thẳng. Dù vậy, ông cũng tìm cách trấn an các đồng minh châu Á khi tuyên bố trước cuộc gặp rằng họ không nên nghi ngờ cam kết mở rộng sự hiện diện ở khu vực của Mỹ. Trước đó một ngày, phát biểu khi đang ở thăm Trung Quốc, ông Biden tuyên bố ECSADIZ của Bắc Kinh đang gây ra sự bất an lớn trong khu vực, đồng thời tái khẳng định sự phản đối mạnh mẽ của Washington đối với bước đi này. P.Võ (Theo AP, Reuters, BBC) Share this post Link to post Share on other sites