Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc bị 'tố' thuê tin tặc trộm công nghệ máy bay không người lái Mỹ

23/09/2013 14:33

(TNO) Tờ The New York Times dẫn lời các chuyên gia an ninh mạng Mỹ cho rằng một nhóm tin tặc Trung Quốc, bị nghi là do Bắc Kinh thuê, đang nỗ lực đánh cắp công nghệ chế tạo máy bay không người lái của Mỹ.

Posted Image

Máy bay không người lái Shadow của Mỹ - Ảnh: Reuters

Nhóm tin tặc Trung Quốc, ở thành phố Thượng Hải, đã tấn công vào ít nhất 20 nhà thầu quốc phòng nước ngoài, trong đó có Mỹ, trong hai năm gần đây với mục đích trộm công nghệ chế tạo máy bay không người lái của Mỹ, The New York Times ngày 23.9 dẫn lời các chuyên gia an ninh mạng Mỹ.

“Tôi tin rằng đây là một chiến dịch lớn nhất nhằm trộm công nghệ máy bay không người lái mà chúng tôi từng phát hiện”, ông Darien Kindlund, Giám đốc Công ty an ninh mạng Mỹ FireEye (trụ sở ở bang California), cho The New York Times biết.

“Nhóm tin tặc Trung Quốc này trộm công nghệ chế tạo máy bay không người lái trùng khớp với bối cảnh chính quyền Trung Quốc có kế hoạch tăng cường phát triển loại máy bay này”, theo ông Kindlund.

FireEye phát hiện nhóm tin tặc Trung Quốc đang tiến hành “chiến dịch trộm công nghệ chế tạo máy bay không người lái của Mỹ” mang tên “chiến dịch Beebus”.

Beebus là một malware (mã độc) do nhóm tin tặc Trung Quốc ở Thượng Hải thiết kế nhằm tấn công vào các hệ thống máy tính của các công ty quốc phòng Mỹ, để trộm thông tin về công nghệ chế tạo máy bay không người lái.

Các chuyên gia an ninh mạng Mỹ còn cáo buộc Bắc Kinh đã thuê nhóm tin tặc Thượng Hải này, với tham vọng vượt qua vị trí số một của Mỹ về công nghệ máy bay không người lái.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc (không nêu tên) trả lời phỏng vấn The New York Times, bác bỏ cáo buộc này, cho rằng chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc.

The New York Times dẫn một báo cáo quốc phòng của Đài Loan gần đây cho rằng không quân Trung Quốc sở hữu trên 280 máy bay không người lái.

Trong một bản báo cáo hồi năm 2012, Ủy ban Cố vấn quốc phòng Lầu Năm Góc cho rằng những động thái của Trung Quốc trong chương trình phát triển máy bay không người lái là “đáng báo động”.

Các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc từ lâu "nhái" các thiết kế máy bay không người lái của nước ngoài. Một số máy bay không người lái "nhái" do Trung Quốc chế tạo đã xuất hiện trong những cuộc triển lãm gần đây.

Hồi 5.9, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc vừa ra mắt một loại trực thăng không người lái thế hệ mới nhất của nước này.

Chiếc trực thăng không người lái JY-8 có thể đạt vận tốc tối đa 400 km/giờ, theo Tân Hoa xã.

Tân Hoa xã cũng cho biết chiếc JY-8 đã được giới thiệu tại Triển lãm Trực thăng Trung Quốc diễn ra hồi đầu tháng 9.2013 tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc).

“Trung Quốc đã làm chủ được các công nghệ trực thăng không người lái, có thể bắt đầu tiến hành sản xuất trực thăng không người lái”, ông Fang Yonghong, người chịu trách nhiệm nghiên cứu về trực thăng không người lái thuộc Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), cho biết.

Ông Lin Zuoming, Chủ tịch AVIC, cho biết Trung Quốc đang có tham vọng sản xuất những loại trực thăng có thể đạt vận tốc đến 500 km/giờ.

Vào tháng 5.2011, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công chiếc trực thăng không người lái V750 lớn nhất của nước này tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, theo Tân Hoa xã.

Chiếc V750 nặng 757 kg, có trọng tải tối đa 80 kg, tốc độ tối đa 161 km/giờ và tầm bay xa tối đa là 500 km.

Phúc Duy

======================

Đọc bài này xong thấy Tung Coóc hại điện - Í lộn - hiện đại thấy mà ghê....Phen này Nhật Bủn chắc phải ngậm ngùi mà coi Senkaku là một quá khứ lịch sử.

Máy bay không người lái của Tung Cóoc cứ gọi là hoành hành dữ dội trên không gian...vv....và...vv....

Nhưng nghĩ lại quá khứ, cách đây nửa thế kỷ, người Mỹ đã mần ra cái máy bay không người nái và ló đã bay ù ù trong chiến tranh Việt Nam dùng để trinh sát.

Bi wờ là nửa thế kỷ sau, khi máy bay không người lái của người Mỹ chỉ dùng để bắt trộm - gọi là theo dõi tiêu diệt khủng bố - thì người Trung Quốc đang phát triển như là một hướng hiện đại hóa quân đội.

Trong khi đó, kỹ thuật chế tạo máy bay không người lái của Mỹ đã phát triển đến mức này.

Xin xem cái vi réo:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=PPxHzcAMIxk

Đừng nghĩ thô sơ rằng người Mỹ làm ra máy bay không người lái bé như con ong thì mần răng mà đánh nhau lại với máy bay không người lái có vũ khí của Tung Cóoc! Đấy là thứ tư duy "Ở trần đóng khố" thời "liên minh bộ lạc".

Mà nên nghĩ tới một nền tảng tri thức khoa học kỹ thuật với những phương tiện kèm theo để phát minh và làm ra nó đã phát triển đến mức nào - sau nửa thế kỷ, khi chính họ đã làm ra cái máy bay không người lái đầu tiên - thì họ mới có thể mần ra cái con ong máy bé tý như vậy.

Bởi vậy, một tướng Nga đã phát biểu: "Chiến tranh với Hoa Kỳ là tự sát".

Cho nên, thôi đi quí vị Tung Cóoc. Nên tiếp tục khiêm tốn - cái mà quí vị gọi là "ẩn mình chờ thời". Người Mỹ đem 60% quân lực đến Thái Bình Dương không phải để hát karaOke.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...355375/?paged=2

Giải pháp Biển Đông nhìn từ khủng hoảng Syria

Cập nhật lúc 10:43, 21/09/2013

(Quan hệ quốc tế) - Khi không thể đạt được mục đích bằng giải pháp quân sự (chiến tranh) thì giải pháp ngoại giao (hòa bình) là giải pháp duy nhất đúng cho các bên.

COC mịt mù khói sóng Biển Đông, Philippines cầu ngoại viện

ASEAN trước thách thức xây dựng COC màu sắc Trung Quốc

Có thể nói Syria là một trường hợp không giống với bất cứ đối tượng tác chiến nào của Mỹ-NATO kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc và hành động của Mỹ-NATO với Syria cũng hoàn toàn khác với 5 cuộc tấn công quân sự trước đó (2 lần vùng Vịnh, Nam Tư, Apganixtan và Lybia). Nhìn chung kịch bản của 5 lần tấn công này là: Tạo cớ hoặc phát hiện ra cớ, như chứa chấp, hỗ trợ cho bọn khủng bố (Apganixtan), sản xuất, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt (Irac, Lybia). Tiếp theo là dù Liên Hợp Quốc không chấp thuận, Mỹ-NATO vẫn cứ tiến hành tấn công và kết quả sau cuộc tấn công, một chính phủ mới thân Mỹ-NATO ra đời.

Syria, kịch bản cũng giống hệt Irac 10 năm trước, mọi thứ chuẩn bị đã đầy đủ, chi tiết, chỉ còn động tác “bấm máy” là trong một thời gian ngắn, một chính phủ mới sẽ ra đời. Tuy nhiên kịch bản đó đã không xảy ra, đến phút cuối, Mỹ chấp nhận giải quyết vấn đề Syria bằng giải pháp hòa bình và Syria trước mắt, đã thoát khỏi đòn tấn công.

Xem xét nguyên nhân khiến “kịch bản” cho Syria bị bãi bỏ có tác dụng rất lớn, bổ ích, cho suy nghĩ, phán đoán khoa học, logic và cẩn trọng ở những khu vực được coi là điểm nóng, “thùng thuốc súng” trên thế giới, trong đó có Biển Đông, biển Hoa Đông thuộc châu Á-TBD.

“Nốt dừng Syria” trong đòn tấn công quân sự của Mỹ

Điều khác biệt của Mỹ và Trung Quốc là Mỹ chưa bao giờ tiến hành những cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải mà chỉ cậy mạnh, thường xuyên tiến hành những cuộc chiến địa chính trị, trong khi Trung Quốc cũng cậy mạnh chỉ tiến hành những cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.

Nhưng, chiến tranh hiện đại, dù là cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải hay cuộc chiến địa chính trị, khi đã dùng đến giải pháp quân sự là phải theo phương châm: “nhanh, gọn và triệt để”, nếu không thì hoặc bị sa lầy hoặc là thất bại. Từ đó cho thấy, đòn tấn công quân sự không bao giờ có khái niệm “giới hạn” và do vậy, khu vực tác chiến sẽ cũng không giới hạn.

Mỹ, với lực lượng vũ khí Tomahawk hùng hậu có thể tấn công vào Syria trong vòng 72 tiếng đồng hồ và biến Syria trở về “thời kỳ đồ đá”, đảm bảo yêu cầu của phương châm tấn công “nhanh”.

Nhưng không dễ dàng tiêu diệt “gọn” được chính phủ của Tổng thống Assad. Đó là điều chắc chắn.

Khác với cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ, đây là cuộc chiến địa chính trị cho nên yếu tố chính trị hay mục tiêu chính trị mà đòn tấn công quân sự phải tạo ra và đạt được của Mỹ khi giáng vào Syria là một chính phủ mới hình thành sau đòn tấn công.

Nhưng một chính phủ mới này lại thiếu độ tin cậy và còn có nguy cơ tồi tệ hơn chính phủ hiện hành thì kết quả đòn tấn công quân sự là vô nghĩa, không “triệt để”.

Vì vậy sự kiện ngày 21/8 là thời điểm tạo ra thời cơ cho phe nổi dậy Syria chứ chưa phải là thời điểm để Mỹ sử dụng đòn tấn công quân sự vào Syria.

Đây là nguyên nhân chủ yếu (thứ nhất) để Mỹ dừng cuộc chơi chứ không phải vì Nga hay VKHH của quân chính phủ hoặc vì lực lượng Syria mạnh… những yếu tố phụ đó, với Mỹ không thành vấn đề.

Nguyên nhân chủ yếu thứ hai là tình hình khu vực Trung Đông trong và sau đòn tấn công vào Syria của Mỹ.

Trung Đông sẽ bất ổn, nội chiến, mà Mỹ sẽ không thể kiểm soát nổi bắt nguồn từ ngòi nổ Syria. Mỹ có dám nhảy vào “vũng lầy” này để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình không? Hay, Mỹ sẽ tập trung mọi khả năng để triển khai chiến lược châu Á-TBD? Nên nhớ là khả năng kinh tế của Mỹ hiện giờ chỉ có thể chọn một trong hai.

Chỉ cần một trong 2 nguyên nhân chính này xảy ra là Mỹ không bao giờ mạo hiểm tấn công. Và, oái ăm thay, Syria trong thời điểm hiện nay, cả hai nguyên nhân trên đều có thể xảy ra cùng lúc.

Hoãn tấn công hoặc dừng tấn công không phải là điều gì đó biểu hiện sự yếu kém, nhút nhát, như ta tưởng, đó chỉ là phép dụng binh mà thôi.

Người Mỹ không những biết dùng sức mạnh của một cường quốc quân sự số 1 thế giới mà còn thể hiện bản lĩnh cao là biết dừng cuộc tấn công quân sự khi cần thiết.

Posted Image

Bộ trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Thái Lan hồi tháng 6/2013

“Nốt dừng COC” trong đòn tấn công quân sự của Trung Quốc?

Trước hết phải khẳng định với nhau một cách rõ ràng là trên Biển Đông và Hoa Đông bên chủ chiến không ai khác ngoài Trung Quốc.

Với biển Hoa Đông thì không cần thiết khi đưa những điều rút ra từ Syria vào làm gì. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư dù nóng đến mấy, có cho vàng Trung Quốc cũng không dám tấn công Nhật Bản.

Bởi lẽ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đủ không ngoan để nhận ra là chiến thắng thuộc về ai cũng theo kiểu Pyrrhic. (Chiến thắng kiểu Pyrrhic, thành ngữ để chỉ một chiến thắng với những tổn thất có tính hủy diệt ở phe chiến thắng, giá quá đắt)

Điều quan tâm ở đây là tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc hung hăng, ngang ngược, cậy mạnh, đòi chiếm trọn Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa Việt Nam được nhìn nhận từ khủng hoảng Syria vừa qua như thế nào? Rút ra được điều gì?...

Trên Biển Đông, xung đột quân sự nguy cơ cao nhất là tranh chấp quần đảo Trường Sa và trong phạm vi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra. Vì vậy, cuộc chiến trên Biển Đông nếu xảy ra là cuộc chiến tranh chấp lãnh hải, các đảo chứ không phải là cuộc chiến địa chính trị. Cho nên, phương châm của đòn tấn công quân sự “nhanh, gọn và triệt để” dễ thực hiện hơn đối với một mục tiêu như quần đảo Trường Sa.

Nhưng đòn tấn công của Trung Quốc trên Biển Đông nếu vấp phải Việt Nam, Philipines…thì câu trả lời ngay là không thể thực hiện. Đây là chân lý vốn có không cần phải chứng minh.

Tại sao Mỹ lại sốt sắng ra đòn ngay với Syria trong khi Iran, Mỹ tức tối, căm thù hơn nhiều lần lại không được đối xử như vậy? Đơn giản là với Syria, Mỹ ra đòn mà không sợ ăn đòn trực tiếp, trong khi Iran thì khác, Iran đủ khả năng giáng trả lại Mỹ dù cho không cân sức. “Chuột khôn không kiếm ăn gần cửa hang” là vậy.

Còn Trung Quốc, hầu như tranh chấp, gây chiến, với láng giềng gần trong một tình thế địa lí bất lợi mà bị giáng trả trực tiếp là chắc chắn.

Sự hung hăng của Trung Quốc đã khiến cho các nước láng giềng củng cố, tăng cường tiềm lực quân sự phù hợp để đối phó có hiệu quả mà không thể nghi ngờ gì về khả năng giáng trả trực tiếp khi tác chiến xảy ra.

Khu vực xảy ra đòn tấn công quân sự lại thuộc “khu vực có ảnh hưởng sống còn”, có thể làm “tắc động mạch kinh tế” của không những Nhật Bản mà ngay cả Trung Quốc, nên, liệu Trung Quốc muốn khu vực này bất ổn? Liệu Trung Quốc có muốn mạo hiểm “ăn cả” mà Nhật Bản ngồi nhìn?

Chính vì thế, những “đường chuyền ngắn” của Nhật Bản rất nhanh, gọn, sắc và chính xác trong cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc tại khu vực khiến cho Trung Quốc như một cầu thủ to lớn kềnh càng, kém xoay trở, chỉ biết đứng nhìn, la lối.

Ông Hà Lượng Lượng chỉ là một nhà bình luận thời sự, biên tập viên trên đài TH Phượng Hoàng đã bình luận “Dù Cam Ranh có Nhật Bản, Subic có Mỹ vẫn không ngăn chặn sức mạnh của không quân, hải quân Trung Quốc…”. Ông ta tức tối cho rằng “Việt Nam đang muốn cùng Nhật Bản và Mỹ để đối phó với Trung Quốc”...

Nhà bình luận thời cuộc đã có “cảm giác đúng” về sự liên quan giữa Cam Ranh và Subic trong mối quan hệ Việt Nam, Nhật Bản, Philipines và Mỹ. Tuy nhiên, bình luận đúng, chính xác hay không lại là vấn đề khác.

Vậy Trung Quốc muốn gì, muốn dùng sức mạnh, cường quyền để giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Trung Quốc sẽ không bao giờ đủ khả năng để thực hiện một đòn tấn công quân sự trên Biển Đông bảo đảm yêu cầu “nhanh, gọn và triệt để” trong tình thế hiện nay. Nếu liều lĩnh và bất chấp thì kết quả đạt được cao nhất cũng chỉ là thắng lợi kiểu Pyrrhic mà thôi.

Nhân dân nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát hành ở hải ngoại, cho rằng ASEAN “đừng mơ dùng COC trói tay, trói chân Trung Quốc”…

Hóa ra Trung Quốc sẽ “vung tay, múa chân” với ASEAN trên biển ĐNA khi không có COC? Và như thế thì việc la lối, hậm hực khi Mỹ nhảy vào Philipines, khi Nhật Bản quan hệ thân thiết với ASEAN…là vô ích, là hành động “trùm chăn” đối thủ. Chẳng lẽ ASEAN thỏa mái để cho Trung Quốc tự do “vung tay, múa chân”?

COC là giải pháp hòa bình, ổn định cho khu vực mà ASEAN đã thống nhất đề xuất Trung Quốc chấp nhận. Nếu Trung Quốc không chấp nhận thì hiển nhiên là ASEAN sẽ “ký” với các nước khác để giữ gìn, bảo vệ hòa bình cho khu vực.

Khi không thể tiến hành đòn tấn công quân sự (giải pháp chiến tranh) thì chỉ có thể là phải tiến hành giải pháp hòa bình và lúc đó giải pháp hòa bình sẽ có lợi, thu được nhiều kết quả hơn giải pháp quân sự.

COC là giải pháp đó, giải pháp hòa bình, ổn định, tin cậy, duy nhất của ASEAN và Trung Quốc.

Đó là bài học thực tế rút ra từ khủng hoảng Syria mà Trung Quốc cần suy nghĩ cẩn trọng.

Lê Ngọc Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Putin cảnh báo cuộc chiến Syria có thể lan khắp "Liên xô cũ"

Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 23/9, cảnh báo các đồng minh thuộc khối Liên Xô cũ rằng cuộc chiến ở Syria có thể lan tới đất nước họ.

Putin dự tính tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 4 Obama bị kiến nghị trả giải Nobel cho Putin

Ông Putin cho biết, Nga và các đồng minh sẽ cung cấp "thêm sự hỗ trợ tập thể" cho Tajikistan để bảo vệ đường biên giới của nước này với Afghanistan sau khi hầu hết lính chiến nước ngoài rút khỏi Afghanistan năm 2014.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị của các lãnh đạo CSTO ở Sochi ngày 23/9. (Ảnh: Reuters)

Nga, một nước cũng có một cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi và đang phải chiến đấu chống quân nổi dậy Hồi giáo, cáo buộc phương Tây giúp các tay súng khi tìm cách hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad mà không chú ý đầy đủ đến những hậu quả tiềm ẩn.

Tổng thống Nga nói với các nhà lãnh đạo thuộc tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể gồm 6 quốc gia (CSTO) rằng quân nổi dậy chống ông Assad rốt cục sẽ mở rộng tấn công ra ngoài Syria và Trung Đông.

"Vấn đề khủng bố tràn từ nước này sang nước khác là hoàn toàn có thật và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích của bất kỳ nước nào trong các nước chúng ta", ông Putin nói, viện ví dụ về cuộc tấn công nhằm vào một trung tâm mua sắm ở Nairobi cuối tuần qua.

"Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch khủng khiếp diễn ra ở Kenya. Các tay súng đến từ nước khác, theo như chúng ta có thể đánh giá, và đang phạm những tội ác đẫm máu, khủng khiếp", ông Putin nói tại một hội nghị của CSTO ở thành phố Nga Sochi bên bờ Biển Đen.

Phát biểu của ông Putin dường như là một lời cảnh báo về bạo lực lan rộng từ cả Syria và Afghanistan, nước có chung một đường biên giới dài với thành viên CSTO là Tajikistan ở Trung Á.

Tái nhắc lại lo ngại rằng bạo lực có thể lan đến khu vực Liên Xô cũ thuộc Trung Á và Nga sau khi quân chiến đấu nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014, Tổng thống Putin nói rằng các thành viên CSTO đã nhất trí sẽ thảo ra một kế hoạch nhằm bảo vệ đường biên giới kể trên.

"Chúng tôi sẽ cung cấp thêm sự hỗ trợ tập thể cho Tajikistan để tăng cường đường biên giới quốc gia Tajikistan - Afghanistan", ông Putin cho biết song không nêu chi tiết cụ thể. Lính biên phòng Nga từng tuần tra khu vực biên giới của Tajikistan giáp với Afghanistan song đã rời đi kể từ năm 2005.

Liên minh an ninh CSTO còn bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Armenia và Belarus. Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan đều là những nước có phần đông dân số theo đạo Hồi. Hai nước Trung Á Uzbekistan and Turkmenistan, không thuộc CSTO, cũng có đường biên giới với Afghanistan.

Trước đó, các quan chức Nga đã bày tỏ lo ngại rằng các tay súng gốc Nga đang chiến đấu ở Syria có thể trở về vùng Bắc Caucasus của Nga và tham gia vào phong trào nổi dậy tại địa phương.

Nga là một trong những nước ủng hộ Syria mạnh mẽ nhất trong một cuộc xung đột vốn đã cướp đi mạng sống của hơn 100.000 người kể từ khi bùng nổ hồi tháng 3/2011. Nước này cũng cung cấp vũ khí cho quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad và cùng với Trung Quốc phong tỏa các nghị quyết được phương Tây ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nga cảnh báo phương Tây rằng một sự can thiệp quân sự vào Syria có thể mang lại lợi thế cho các tay súng.

Ủng hộ Moscow, các nước CSTO đã ra một tuyên bố chung sau hội nghị, nhấn mạnh rằng hành động quân sự hoặc can thiệp của nước ngoài vào Syria là "không thể chấp nhận được" và sẽ là trái phép nếu được thực hiện mà không có sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thanh Hảo (Theo Reuters)

=========================

Ngài Putin không phải không có lý khi đề xuất vấn đề này. Bà Vanga cũng đã nói đến một thảm họa tương tự.

"Nói phải củ cải cũng nghe".Ấy là các cụ bảo thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản đặt xong thế trận bao vây Hải quân Trung Quốc

Cập nhật lúc 16:26, 24/09/2013

(Lực lượng vũ trang) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản cơ bản đã quyết định xong vấn đề đặt trạm chặn thu thông tin ở đảo Iwo Jima, để chặn thu thông tin liên lạc giữa máy bay và tàu thuyền của Trung Quốc. Chỉ 1 trạm chặn thu thông tin này nhưng đã làm Trung Quốc rất lo lắng.

Trong chương trình “Tầm nhìn toàn cầu” của Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV), chuyên gia quân sự Trung Quốc Lí Lợi cho biết, Iwo Jima là một trọng điểm chiến lược, Tokyo tiến hành đặt trạm nghe lén thông tin ở đây chính là chặn thu thông tin các tàu chiến của Bắc Kinh hoạt động viễn dương, phản ánh thực tế là hiện nay, Nhật Bản đang làm mọi cách để ngăn chặn hoạt động của hải quân Trung Quốc.

Theo các phương tiện truyền thông Nhật, công trình này sẽ tiêu tốn khoảng 12 tỷ yên, tương đương 750 triệu nhân dân tệ, dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành. Thượng tuần tháng 10 tới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera sẽ trực tiếp đến Iwo Jima để khảo sát hiện trạng của hòn đảo này.

Posted Image

Hải quân Trung Quốc

Các phương tiện truyền thông Nhật cũng cho biết, nguyên nhân thúc đẩy Nhật tiến hành các hoạt động như vậy là do sức ép từ sự gia tăng hoạt động ngày càng “trắng trợn” hơn của hải quân và không quân Trung Quốc, lần đầu tiên các máy bay ném bom chiến lược và máy bay trinh sát không người lái của Trung Quốc đã hiện diện ở vùng biển của Nhật.

Tuy nhiên, lí do tại sao Nhật lại chọn đảo Iwo Jima làm địa điểm xây dựng trạm chặn thu thông tin Trung Quốc thì ít người biết đến. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật và Mỹ từng có những chiến dịch quân sự rất lớn ở khu vực này.

Hiện nay, Iwo Jima cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ 2, mặc dù có diện tích nhỏ nhưng ý nghĩa chiến lược của nó thì cực kỳ to lớn.

Về vị trí địa lý, Iwo Jima là một hòn đảo nhỏ có vị trí chiến lược rất quan trọng, án ngữ đường ra Thái Bình Dương, nằm ở giữa Tokyo và đảo Saipan.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay ném bom của Mỹ oanh tạc Tokyo, đều cất cánh từ Saipan bay qua Iwo Jima, khiến hòn đảo này trở thành một tiêu điểm tranh đoạt giữa 2 bên.

Posted Image

Vị trí chiến lược của Iwo Jima giữa Tokyo và Saipan

Lúc đó, quân Nhật đóng ở đây này đều nắm được hành động quân sự của Mỹ và tổ chức đánh chặn máy bay, ngăn cản phần lớn hoạt động oanh tạc thủ đô của Nhật.

Trong chiến dịch Iwo Jima, cả Nhật và Mỹ đều dốc toàn lực kịch liệt giành giật và bám trụ lại hòn đảo này. Mức độ thảm khốc của cuộc chiến thể hiện ở điểm, 23.000 quân Nhật trấn thủ đảo cuối cùng chỉ còn lại 1083 người sống sót.

Hiện nay, trước sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc, trong tương lai, Iwo Jima sẽ đóng một vai trò quyết định trong thế trận đón lõng của người Nhật.

Tháng 7 năm nay, biên đội 5 tàu chiến của hải quân Trung Quốc kết thúc cuộc diên tập quân sự liên hợp ở Nga đã lần đầu tiên tiến vào eo biển Soya, đi qua biển Okhotsk, qua tây Thái Bình Dương, hành trình 1 vòng xung quanh quần đảo Nhật Bản để trở về Trung Quốc. Điều này đã làm Nhật cảm thấy bất an.

Posted Image

Iwo Jima sẽ là nút thắt của cái rọ chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc

Hiện nay, Nhật đã triển khai trạm chặn thu thông tin ở đảo Miyako, đồng thời chuẩn bị xây dựng 1 trạm radar ở Yonaguni, cách Đài Loan vỏn vẹn 110km.

Vòng cung triển khai các trạm nghe lén của Nhật sẽ chạy dọc theo quần đảo Nhật Bản, từ Hokkaido qua Niigata, đến Kagoshima là đoạn thứ nhất, đoạn thứ 2 được nối từ Kagoshima chạy qua Miyako, kết thúc ở Yonaguni.

Trong đoạn thứ 2 này, Iwo Jima sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất, là nút thắt của cái rọ chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc.

Có thể nói là song song với 2 “chuỗi đảo hữu hình” của Mỹ, khống chế Trung Quốc bằng vũ khí chiến tranh sát thương, người Nhật đã xây dựng một “chuỗi đảo vô hình”, sử dụng “vũ khí sát thương mềm”, khống chế toàn bộ đường ra vào Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc xung quanh quần đảo Nhật Bản. Một thế trận bao vây - phòng thủ vô hình đã được người Nhật giăng ra đợi Trung Quốc.

Trung Quốc áp dụng chiêu hiểm độc Biển Đông cho Hoa Đông Theo ANTĐ

===============

Bởi vậy! Lão Gàn nói rồi. Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiên thì chiến trường chính xẩy ra ở Hoa Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ 'sốt vó' vì Nhật lắp đặt vũ khí khủng trên biển

Vietnamnet.vn

25/09/2013 10:05 GMT+7

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại sau Nhật Bản cho triển khai lắp đặt các vũ khí tối tân trong hai ngày liên tiếp.

Posted Image

Hệ thống ra-đa cảnh báo sớm X-Band có thể được lắp cố định trên đất liền, hoặc di động trên biển.

Bắc Kinh cho rằng Tokyo và Washington đang tạo ra căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Theo truyền thông Nhật, Tokyo đã quyết định triển khai các máy bay do thám không người lái của Mỹ trong năm tài khóa 2015 nhằm tăng cường khả năng giám sát và đối phó với tranh cãi chủ quyền trên biển.

Hiện nay, Tokyo và Bắc Kinh vẫn trong tình trạng bế tắc vì tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng lên kế hoạch xây dựng các cơ sở giám sát mới trên đảo Iwo Jima, cách Tokyo 1.200km về phía nam, để thu thập thông tin về các hoạt động tàu thuyền của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương.

Cùng lúc, một kế hoạch khác cũng được đề cập tới là việc lắp đặt hệ thống ra-đa tối tân còn được gọi là X-band ở Tokyo với danh nghĩa là nhằm phòng thủ trước tên lửa Triều Tiên.

Theo hãng tin Kyodo của Nhật, Thị trưởng Tokyo Keiji Yamada tuần trước đã ủng hộ việc lắp đặt ra-đa X-ban tại căn cứ của Lực lượng phòng vệ Nhật bản trên không (ASDF) Kyogamisaki tại thành phố Kyotango.

Một hệ thống tương tự như vậy đã lắp đặt tại căn cứ Shariki ở phía bắc Nhật Bản.

Phát biểu về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng: "Một số quốc gia đang tìm cách lấy cớ cho việc thúc đẩy mở rộng vai trò quân sự của mình bằng cách gây nên căng thẳng và tạo ra các mối đe dọa", và các hoạt động trên biển bình thường của Trung Quốc 'là phù hợp với luật quốc tế và không gây nên mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào khác'.

Ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc tin là việc triển khai đơn phương một hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc tạo dựng nên một liên minh là không có lợi cho việc giải quyết vấn đề không phổ biến vũ khí trong khu vực, hay hòa bình và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một nhà phân tích cho biết việc triển khai hệ thống ra-đa X-band của Mỹ tại Nhật sẽ giúp mở rộng quy mô và tính chính xác trong hoạt động do thám và sẽ lần theo mọi tên lửa đạn đạo được phóng đi từ nhiều hướng khác nhau.

Nhà phân tích này cũng nói rằng dựa trên số lượng, tầm bắn và chất lượng của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên, khó có thể nào hệ thống ra-đa này chỉ nhằm vào Bình Nhưỡng. "Mục đích của việc triển khai các ra-đa chống tên lửa ở Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tương tự với việc triển khai các tàu khu trục trang bị hệ thống phòng không Aegis ở Tây Thái Bình Dương và một hệ thống đánh chặn tên lửa trên đất liền ở Alaska... Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc và Nga" - nhà phân tích này nói.

Ông Wu Huaizhong, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng "Việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản theo hướng tiến về phía nam, dần dần thiết lập nên cái gọi là vũ khí phòng thủ chiến lược ở ngay cửa ngõ Trung Quốc".

X-band là một trong những hệ thống ra-đa cảnh báo sớm tối tân trên thế giới, có thể phát hiện các tên lửa đạn đạo ngay sau khi rời bệ phóng 10 giây. Sau đó, các tên lửa thuộc hệ thống đánh chặn khai hỏa sẽ dựa trên dữ liệu đường bay của tên lửa đối phương để tiêu diệt ngay tên lửa này khi nó vẫn còn đang trên đất của kẻ thù.

Như vậy, với sự kết hợp của 'lá chắn tên lửa' X-Band 2 ở miền Nam Nhật Bản và X-Band 3 đặt ở khu vực Đông Nam Á, X-Band 1 ở miền bắc Nhật Bản, Mỹ và đồng minh tại châu Á đang tạo ra một vòng cung phòng thủ cho phép phát hiện, cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo phóng từ Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc.

Lê Thu (theo Kyodo/Sina/Diplomat)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Đông sẽ ổn định chậm nhất là đầu năm 2014....

==========================

Mỹ - Iran: Bắt đầu 'phá băng'

25/09/2013 14:15

(TNO) Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc hôm 24.9, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông nhận thấy một khởi đầu cho mối quan hệ ngoại giao với Iran, trong khi Tổng thống Iran Hassan Rowhani nói rằng Iran sẵn sàng đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.

Posted Image

Vào hôm 24.9, Tổng thống Iran Hassan Rowhani lần đầu tiên ra mắt tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, việc cả hai vị lãnh đạo này đã không thể thu xếp một cuộc gặp riêng cho thấy vẫn còn tồn tại những ngờ vực khó xóa bỏ giữa hai nước, Reuters nhận định.

Trong bài phát biểu thường niên tại Liên Hiệp Quốc, ông Obama nói rằng giữa Mỹ và Iran vẫn có những hoài nghi sâu sắc và việc Tehran “theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân” vẫn sẽ là mối bận tâm hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Washington.

Nhưng ông Obama cho biết việc hai quốc gia cùng đạt được một “thỏa thuận có ý nghĩa” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Sau bài phát biểu của tổng thống Mỹ là phát biểu của Tổng thống Iran Rowhani. Đây là lần đầu tiên ông Rowhani phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.

Tổng thống Iran cho biết Iran sẵn sàng tham gia ngay lập tức các vòng đàm phán “có thời hạn nhất định” về vấn đề hạt nhân. Tổng thống Iran vẫn tiếp tục lên án lệnh cấm vận nhằm vào Iran của phương Tây và khẳng định chương trình hạt nhân của Tehran chỉ nhằm phục vụ cho mục đích hòa bình.

Ông Rowhani nói với CNN rằng ông đã không gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì hai nước “đã không có đủ thời gian để cùng sắp xếp một cuộc gặp”.

Tuy nhiên, tổng thống Iran cũng nói rằng tình hình đang thay đổi vì người dân Iran muốn có “một thời đại mới về quan hệ” với các dân tộc trên thế giới.

Ông Rowhani đã trực tiếp nói bằng tiếng Anh với một nụ cười trên môi: “Tôi muốn nói với người Mỹ rằng tôi mang hòa bình và tình bằng hữu từ người dân Iran chuyển đến người dân Mỹ”.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nhận xét rằng chính Iran mới là phía gặp khó khăn trong việc tổ chức một cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước.

Vị này khẳng định các quan chức Iran cho rằng việc tổ chức một cuộc gặp gỡ là “quá phức tạp”. Vì cuộc gặp này, không cần biết là kéo dài bao lâu, có thể sẽ gây ra những rắc rối chính trị cho ông Rowhani tại quê nhà.

Giới quan sát nhận định thất bại trong việc tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước cho thấy những khó khăn mà Washington và Tehran phải đối mặt khi muốn tiến hành một khởi đầu lịch sử cho quan hệ hai nước, sau nhiều thập kỷ thù địch.

Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp bên phía Iran, ông Javad Zarif, sẽ gặp nhau lần đầu tiên để đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran vào ngày 26.9, theo AFP.

Hoàng Uy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu "canh bạc cuối cùng xảy ra. Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ....

===========================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Báo Mỹ chỉ ra thực chất quan hệ Nga-Trung

25/09/2013Cập nhật lúc 19:10,

(Tin tức 24h) - Ngày 23/9, trang mạng Strategypage của Mỹ đã có bài phân tích và đưa ra một góc nhìn rất khác về quan hệ đối tác Nga – Trung cũng như thực chất của mối quan hệ này.

Strategypage đưa ra nhận định, hiện nay Nga đang rất vui mừng và chào đón Trung Quốc trở thành một “đối tác chiến lược”, nhưng đây thực ra không phải là một miêu tả chính xác, vì thực tế cho thấy, Trung Quốc luôn chỉ coi Nga là một “đối tác nhỏ” (Little Partner).

Bài viết cho biết, hiện nay tiềm lực của Trung Quốc vượt Nga rất nhiều, có thể được coi là một siêu cường chỉ kém mỗi Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã gấp hơn 3 lần Nga (gần 7.500 tỷ USD so với hơn 2.000 tỷ USD), đồng thời, ngân sách quốc phòng hàng năm cũng gấp 3 lần Nga, thậm chí có thể là hơn.

Hiện nay, Nga chi ngân sách quốc phòng khoảng 50 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng GDP, tương phản hoàn toàn với Mỹ là 570 tỷ USD, chiếm gần 4% GDP và Trung Quốc theo số liệu công bố là 150 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP (trên thực tế có thể là hơn).

Bài viết phân tích, người Nga biết kinh tế chính là vận mệnh của đất nước. Nga cũng bắt đầu xem xét khả năng khôi phục vị thế của một cường quốc quân sự dưới thời Liên Xô. Nhưng do tiềm lực kinh tế có hạn Nga phải đầu tư có trọng điểm, không phát triển ồ ạt được như như Mỹ và Trung Quốc.

Posted Image

Chiến hạm Nga - Trung tham gia diễn tập “Hiệp lực trên biển - 2013” tại Vịnh Piotr Đại đế

Theo đà phát triển vũ bão của kinh tế, Trung Quốc tăng cường đầu tư cực lớn cho quốc phòng. Với ngân sách khoảng trên 150 tỷ USD, về quy mô quân đội và số lượng trang bị Trung Quốc đã gấp đôi Nga, về chất lượng tuy có thua sút nhưng cơ bản trang bị của họ cũng thuộc dạng hiện đại hóa. Đánh giá khách quan, hiện nay Moscow không thể duy trì đầu tư quốc phòng và quy mô quân đội như Bắc Kinh.

Hiện nay, Trung Quốc đang rắp tâm thay thế địa vị chủ đạo của Nga đối với nền kinh tế Trung Á, trong khi Nga cũng ấp ủ tham vọng lấy lại địa vị độc tôn chính trị ở khu vực Địa Trung Hải. Giữa Trung Quốc và Nga bắt đầu một sự cạnh tranh khốc liệt về cả kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao chứ không phải là một quan hệ đồng minh thân thiết như nhiều người lầm tưởng. Đánh giá khách quan, Nga có ưu điểm hơn Trung Quốc ở ảnh hưởng chính trị và đường lối ngoại giao, về quân sự thì hai bên có điểm mạnh và điểm yếu riêng, Trung Quốc thì mạnh về quy mô và số lượng nhưng Nga lại có những khả năng răn đe đặc biệt, riêng về kinh tế thì Nga hiện kém xa Trung Quốc.

Tuy nhiên, những điểm mạnh của Nga là “vô hình”, thuộc về yếu tố “quyền lực mềm”, ít người có thể nhận ra, còn những điểm mạnh của Trung Quốc thì người ta có thể nhận thấy rõ ràng là thuộc về “quyền lực cứng”. Về quân sự, hiện Bắc Kinh được coi là đối trọng của Washington, về kinh tế họ cũng đã vươn lên thứ 2 thế giới chỉ kém một mình Mỹ. Vì vậy, hiện nay đối với Trung Quốc, Nga chỉ được coi là một “đối tác nhỏ” chứ không phải là đối tác chiến lược.

Theo ANTĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Biển Đông: Đại Hán muốn cô lập cả thế giới?

Cập nhật lúc 23:12, 25/09/2013

(Quan hệ quốc tế) – Trung Quốc coi sự hợp tác của bất kỳ quốc gia nào với Nhật Bản hoặc Mỹ xung quanh những vùng biển tranh chấp đều mang mục đích chống lại Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, Trung Quốc có những động thái có vẻ thay đổi chiến lược ngoại giao với gương mặt thân thiện hơn.

Tuy nhiên, Philippines vẫn rơi vào cảnh bị cường quốc này cố tình cô lập. Trung Quốc đang bày ra với cả thế giới rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc mang lại hạnh phúc và quyền lợi cho tất cả các quốc gia, tuy nhiên, vẫn tồn tại những sự ganh ghét của các nước khác, tiêu biểu là Philippines – đồng minh của Mỹ.

Điều này khiến cho Trung Quốc buộc phải “đối xử đặc biệt với trường hợp cá biệt” theo lời của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Posted Image

Mỹ triển khai đến Nhật Bản siêu trực thăng vận tải Osprey, Trung Quốc đưa vào biên chế siêu tàu đổ bộ Zubr. Trung Quốc và Nhật Bản đang trong quá trình chạy đua vũ trang để khi xảy ra tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư, quân lính có thể huy động chỉ mất vài giờ đồng hồ

Biển Đông liên tục căng thẳng sau những hoạt động leo thang của phía Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) trong khi Bắc Kinh liên tục né tránh đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Nhưng hễ có bất cứ động thái nào của các bên liên quan kêu gọi tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh hàng hải, thúc đẩy COC, kiểm soát rủi ro trên Biển Đông là giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lập tức khai hỏa đổ lỗi cho kẻ quấy rối Philippines.

Ở chiều ngược lại, Philippines thắt chặt mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc coi hành động này là “trực tiếp chống đối” mình và Bắc Kinh cho rằng “không còn cơ hội để cứu vãn mối quan hệ hai nước”.

Trung Quốc cũng nhắm vào Mỹ và nhấn mạnh chiến lược chuyển trục của Mỹ chỉ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nước và “đừng mơ tưởng Trung Quốc từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình tại Biển Đông” như lời Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 8.

Không dừng lại ở việc cô lập Philippines, Trung Quốc tiến tới cô lập... Nhật Bản. Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản là quốc gia có mối thâm thù huyết hải với dân tộc Trung Hoa trong quá khứ, còn hiện tại, Nhật Bản là thế lực trực tiếp cản trở giấc mơ Trung Hoa.

Posted Image

Một máy bay do thám tầm cao Global Hawk của Không quân Mỹ. Nhật Bản đang dự định đưa loại vũ khí này vào hoạt động để bảo vệ chủ quyền của mình.

Trung Quốc tố cáo việc Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai máy bay do thám tân tiến Global Hawk, xây dựng các đơn vị giám sát mới ở Iwo Jima, và việc Mỹ lắp đặt Hệ thống radar cảnh báo sớm X-Band tại một khu căn cứ quân sự ở thành phố Kyotango là gây ra căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc không nghĩ rằng việc hải quân nước này thường xuyên xâm nhập vùng biển của Nhật Bản, UAV của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo tranh chấp mới là nguyên nhân khiến Nhật Bản phải triển khai những hành động đáp trả.

Ngày 24/9, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã mời 13 nước ven biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong đó có Philippines và Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về biển do Nhật tổ chức.

Trước đó, Nhật Bản đã thông báo rất rõ về mục đích hội thảo quốc tế này nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải trên tuyến đường hàng hải huyết mạch qua eo biển Malacca và vùng biển Somalia.

Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu hôm 25/9 lại gắn nguồn "truyền thông Nhật Bản" đưa tin hội thảo này nhằm "tập hợp các nước ven biển để kiềm chế sự sức mạnh quân sự của Trung Quốc". Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Nhật Bản đang bắt tay tất cả những nước có thể nhằm cô lập Trung Quốc.

Từ việc cô lập Philippines, Nhật Bản, và cả Mỹ, Trung Quốc vô tình coi mọi sự hợp tác của những quốc gia xung quanh với những 3 nước trên đều với mục đích nhằm vào Trung Quốc. Có vẻ như, người khổng lồ châu Á đang quá nhạy cảm với những mối quan hệ mới hình thành. Điều này không khác gì Trung Quốc đã cô lập cả những nước muốn có quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản hay Mỹ.

Cần nhớ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì Nhật Bản đứng thứ ba còn Mỹ vẫn là nhà vô địch. Sự cảnh giác với thế giới của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ nhận lại sự nghi kỵ tương tự. Trong thế giới hội nhập và không ngừng phát triển mối quan hệ đa phương, việc cô lập bất kỳ quốc gia nào đồng nghĩa với việc tự cô lập mình.

Minh Tú (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 10 lực lượng lớn ly khai khỏi liên minh phe nổi dậy Syria

26/09/2013 08:52

(TNO) Hơn 10 nhóm phiến quân lớn thuộc phe nổi dậy tại Syria, gồm cả nhóm có liên hệ với Al Qaeda, đã chính thức tuyên bố tách rời khỏi lực lượng đối lập chính vào hôm 25.9 để thành lập một liên minh riêng, đồng thời kêu gọi thiết lập luật Hồi giáo tại nước này.

Posted Image

Một chiến binh thuộc phe nổi dậy tại Syria đang chiến đấu với quân đội chính phủ tại tỉnh Idlib hôm 9.9 - Ảnh: AFP

AP đưa tin cho biết 11 nhóm phiến quân có ảnh hưởng lớn tại tỉnh Aleppo, phía bắc Syria, bao gồm cả nhóm Jabhat al-Nusra, vốn bị Mỹ xem là một tổ chức khủng bố, từ chối công nhận sự điều hành của Liên minh Quốc gia Syria (SNC), cũng như sự chỉ đạo của Thủ tướng lâm thời Ahmad Touma.

Tuyên bố này được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi (SNC) bầu ông Ahmad Touma làm thủ tướng lâm thời, có trách nhiệm thiết lập chính quyền cai quản các vùng lãnh thổ do phe nổi dậy chiếm giữ.

SNC, có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và là nhánh chính trị của Quân đội Giải phóng Syria (FSA), từ lâu đã bị các phe nổi dậy khác tại Syria cáo buộc là con rối của các nước phương Tây.

Liên minh mới của 11 nhóm phiến quân kể trên cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ phe nổi dậy tại Syria và củng cố thêm cho tuyên bố mới đây của Tổng thống Bashar Al-assad, cho rằng chính phủ đang chiến đấu chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan, theo AP.

Giới phân tích nhận định việc 11 nhóm phiến quân lớn tách ra khỏi SNC sẽ gây tổn hại nặng nề cho tương lai của tổ chức này tại Syria và giúp các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Syria quy về một mối.

Hoàng Uy

==================

Bởi vậy.một cuộc ngừng bắn lúc này là thích hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama phản bác nhận xét của Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thứ tư 25/09/2013 08:45

(GDVN) - "Một số người có thể không đồng tình. Nhưng tôi tin rằng nước Mỹ là đặc biệt - một phần vì chúng tôi đã thể hiện sự sẵn sàng, thông qua sự hy sinh xương máu và của cải, đứng lên không chỉ vì lợi ích hẹp hòi của chúng tôi, mà vì lợi ích của tất cả", ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24.9 đã có bài phát biểu phản bác nhận định trước đó của người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi khẳng định rằng "Mỹ là đặc biệt" vì nước này không chỉ chiến đấu cho lợi ích của riêng mình mà còn của cả những phần khác trên thế giới.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại hội đồng LHQ hôm 24.9.

Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng LHQ, ông Obama thừa nhận rằng Mỹ "tham gia" ở Trung Đông để đối phó với sự thù địch của một số quốc gia, nhưng cho rằng việc Mỹ vắng mặt trong khu vực này sẽ để lại những khoảng trống quyền lực mà không ai lấp nổi, gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh thế giới.

"Một số người có thể không đồng tình. Nhưng tôi tin rằng nước Mỹ là đặc biệt - một phần vì chúng tôi đã thể hiện sự sẵn sàng, thông qua sự hy sinh xương máu và của cải, đứng lên không chỉ vì lợi ích hẹp hòi của chúng tôi, mà vì lợi ích của tất cả", ông Obama nói.

Nhận xét của ông Obama được cho là nhằm phản ứng trực tiếp với bài viết của ông Putin trên tờ New York Times hồi đầu tháng này, trong đó có đoạn viết rằng: "Sẽ vô cùng nguy hiểm khi khuyến khích mọi người xem họ như là một ngoại lệ, bất kỳ điều gì cũng là động lực".

Bình luận của Tổng thống Putin đã kích hoạt một phản ứng nhiều chiều từ các chính trị gia Mỹ và cũng đã gây ra một cuộc tranh luận về cách tiếp cận của Mỹ với chính sách đối ngoại nói chung và những định kiến về phương pháp tiếp cận của Washington.

Nguyễn Hường (nguồn Rian)

=========================

Ai cũng nói phải cả! Thế giới này sẽ phải hội nhập toàn cầu và thống nhất bởi một quyền lực. Đất nước nào mang lại lợi ích đích thực cho con người và tất nhiên kèm theo là hành xử phù hợp hơn với chân lý sẽ làm bá chủ trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu nước đó chưa công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để tạo điều kiện cho một lý thuyết cổ xưa quay lại với nhân loại thì con đường dẫn tới hội nhập toàn cầu còn nhiều gian nan.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà hai sự kiện khoa học lớn nhất của nhân loại đã được dự báo trước kết quả từ Lý học Việt. Đó là sự kiện "Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama phản bác nhận xét của Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thứ tư 25/09/2013 08:45

(GDVN) - "Một số người có thể không đồng tình. Nhưng tôi tin rằng nước Mỹ là đặc biệt - một phần vì chúng tôi đã thể hiện sự sẵn sàng, thông qua sự hy sinh xương máu và của cải, đứng lên không chỉ vì lợi ích hẹp hòi của chúng tôi, mà vì lợi ích của tất cả", ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24.9 đã có bài phát biểu phản bác nhận định trước đó của người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi khẳng định rằng "Mỹ là đặc biệt" vì nước này không chỉ chiến đấu cho lợi ích của riêng mình mà còn của cả những phần khác trên thế giới.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại hội đồng LHQ hôm 24.9.

Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng LHQ, ông Obama thừa nhận rằng Mỹ "tham gia" ở Trung Đông để đối phó với sự thù địch của một số quốc gia, nhưng cho rằng việc Mỹ vắng mặt trong khu vực này sẽ để lại những khoảng trống quyền lực mà không ai lấp nổi, gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh thế giới.

"Một số người có thể không đồng tình. Nhưng tôi tin rằng nước Mỹ là đặc biệt - một phần vì chúng tôi đã thể hiện sự sẵn sàng, thông qua sự hy sinh xương máu và của cải, đứng lên không chỉ vì lợi ích hẹp hòi của chúng tôi, mà vì lợi ích của tất cả", ông Obama nói.

Nhận xét của ông Obama được cho là nhằm phản ứng trực tiếp với bài viết của ông Putin trên tờ New York Times hồi đầu tháng này, trong đó có đoạn viết rằng: "Sẽ vô cùng nguy hiểm khi khuyến khích mọi người xem họ như là một ngoại lệ, bất kỳ điều gì cũng là động lực".

Bình luận của Tổng thống Putin đã kích hoạt một phản ứng nhiều chiều từ các chính trị gia Mỹ và cũng đã gây ra một cuộc tranh luận về cách tiếp cận của Mỹ với chính sách đối ngoại nói chung và những định kiến về phương pháp tiếp cận của Washington.

Nguyễn Hường (nguồn Rian)

=========================

Ai cũng nói phải cả! Thế giới này sẽ phải hội nhập toàn cầu và thống nhất bởi một quyền lực. Đất nước nào mang lại lợi ích đích thực cho con người và tất nhiên kèm theo là hành xử phù hợp hơn với chân lý sẽ làm bá chủ trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu nước đó chưa công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để tạo điều kiện cho một lý thuyết cổ xưa quay lại với nhân loại thì con đường dẫn tới hội nhập toàn cầu còn nhiều gian nan.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà hai sự kiện khoa học lớn nhất của nhân loại đã được dự báo trước kết quả từ Lý học Việt. Đó là sự kiện "Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa".

==========

Có điều khác ở chỗ là ngài Putin nói thông qua New York Times còn ngài Obama nói trực tiếp tại Đại hội đồng LHQ thưa Sư phụ. Ông cha ta nói: Mạnh vì gạo bạo vì tiền - câu này rất đúng ạ. Theo con nghĩ ngài Obama khẳng định "Mỹ là đặc biệt" thì hơi kiêu mạn - con liên hệ giống hình tượng cô gái Mỹ nguýt cô gái Đài loan ở trong bức tranh mà Sư phụ đặt tên "Canh bạc cuối cùng" , điều này sẽ làm cho Washington vất vả hơn trên con đường khẳng định mình là thế lực số 1 thế giới.

P/s: Có một điểm rất riêng tư của 2 ngài đó là về mặt gia đình: Ngaì Obama và ngài Putin hoàn toàn trái ngược nhau - một bên thì vui duyên mới không quên nhiệm vụ còn bên kia lại khác Posted Image!.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao quân đội Trung Quốc "thất kinh" trước ra đa X-Band của Mỹ?

Thứ năm 26/09/2013 13:01

(GDVN) - X-band là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, không chỉ dò tìm có độ chính xác cao, mà còn có phạm vi bao phủ rộng. Sau khi Nhật Bản triển khai có thể tiếp tục mở rộng phạm vi trinh sát và theo dõi, tên lửa đạn đạo phóng từ nhiều hướng của quốc gia đối phương đều có thể bị phát hiện.

Posted Image

Mỹ-Nhật triển khai radar X-band rõ ràng nhằm vào Trung-Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản vừa bình luận về thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23 tháng 9: "Phát ngôn này đã phản ánh thái độ không vui rất rõ ràng của Trung Quốc".

Theo bài báo, Trung Quốc đã thể hiện tâm trạng cảnh giác rất mạnh đối với việc Nhật Bản cho phép quân Mỹ triển khai radar X-band ở căn cứ Lực lượng Phòng vệ Trên không tại Kyoto, bởi vì Trung Quốc cho rằng radar mới không chỉ nhằm vào CHDCND Triều Tiên, mà còn có khả năng nhằm vào Trung Quốc.

Ngày 23 tháng 9, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc cho rằng, có quốc gia hoặc nhóm nước lấy đề phòng mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên để ngụy trang, đơn phương triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc triển khai hợp tác đồng minh, không có lợi cho giải quyết vấn đề ‘chống phổ biến’ ở khu vực, không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Tờ "Sankei Shimbun" cho rằng, radar X-band của quân Mỹ là thủ đoạn quan trọng tiến hành cảnh báo sớm và bám theo, đánh chặn đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên, hiện nay tỉnh Aomori Nhật Bản đã triển khai radar này, Kyoto sẽ là khu vực thứ hai của Nhật Bản triển khai radar này. Điều này sẽ tăng cường năng lực theo dõi và kiểm soát của đồng minh an ninh Mỹ-Nhật đối với tình hình CHDCND Triều Tiên.

Posted Image

Radar phòng thủ tên lửa X-band của quân Mỹ

Nhưng, đối với Trung Quốc, "mạng lưới phòng thủ tên lửa, ngăn chặn hạt nhân" do Mỹ-Nhật hợp tác xây dựng không chỉ nhằm vào CHDCND Triều Tiên, mà sẽ còn coi Trung Quốc là đối tượng ngăn chặn. Quan hệ bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật được tăng cường đã làm cho Trung Quốc cảm thấy mối đe dọa.

Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đã đưa tin về phản ứng của Trung Quốc. Ngày 23 tháng 9, hãng AP cho biết, vào thứ Hai, Trung Quốc đã phê phán Nhật Bản có kế hoạch lắp đặt radar quân dụng mũi nhọn của Mỹ, theo dõi hoạt động phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực, phá hoại cân bằng chiến lược.

Hệ thống radar X-band sẽ tăng cường khả năng bám theo và đánh chặn tên lửa trên biển Nhật Bản, căn cứ radar sẽ bố trí 160 quân nhân và nhân viên của Mỹ.

Thái độ của Trung Quốc ngầm cho thấy, chương trình radar này ngoài theo dõi CHDCND Triều Tiên còn có mục đích khác, nhưng Trung Quốc không nói rõ. Bối cảnh của vấn đề này là quan hệ căng thẳng tranh chấp đảo giữa Trung-Nhật kéo dài.

Posted Image

Mỹ-Nhật tiến hành tập trận chung trên biển (ảnh tư liệu)

Ngày 23 tháng 9, đài VOA cho rằng, thiết bị radar X-band TYP-2 do công ty Raytheon chế tạo được cho là thiết bị radar phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới, có thể tìm kiếm, phân biệt và bám theo chính xác tên lửa đạn đạo và quỹ đạo vận hành tên lửa của đối phương, đồng thời truyền các thông số về hệ thống dò tìm và phóng vũ khí trên biển hoặc trên đất liền, cuối cùng đánh chặn, phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương.

Một chuyên gia vấn đề radar và tên lửa giấu tên của Trung Quốc ngày 24 tháng 9 nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" rằng, radar X-band là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, không chỉ dò tìm có độ chính xác cao, mà còn có phạm vi bao phủ rộng. Sau khi Nhật Bản triển khai có thể tiếp tục mở rộng phạm vi trinh sát và theo dõi, tên lửa đạn đạo phóng từ nhiều hướng của quốc gia đối phương đều có thể bị phát hiện.

Ngoài chủ yếu dùng để theo dõi, giám sát mục tiêu trong không gian, về lý thuyết, radar X-band còn có thể trinh sát, theo dõi máy bay không người lái của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku.

Chuyên gia này cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-Nhật lấy mối đe dọa tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên làm cái cớ, trên thực tế phần lớn là nhằm vào Trung Quốc. Về số lượng, tầm phóng hoặc chất lượng, tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên còn rất nhiều điều đáng nghi ngờ, không đáng để huy động nhiều lực lượng như vậy, Mỹ-Nhật có ý đồ khác.

Posted Image

Tên lửa SM-3 Block IB của quân Mỹ

Đông Bình

=======================

Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là tronng chiến tranh hại điện thì ai phòng thủ chắc sẽ chiến thắng. Tỷ như cái nhà chú em Do Thái có cái vòm sắt . Cứ tên lửa của Hét Bố Là bắn lên là hạ ngay. Hậu quả là 95% tên lửa bắn vào Do Thái bị tiêu hủy. Sau đó, cứ tưởng tượng rằng Do Thái chỉ cần chọi đá vào Hét Bố Là thì sẽ ra sao, chưa nói đến tomahok

Share this post


Link to post
Share on other sites

==========

Có điều khác ở chỗ là ngài Putin nói thông qua New York Times còn ngài Obama nói trực tiếp tại Đại hội đồng LHQ thưa Sư phụ. Ông cha ta nói: Mạnh vì gạo bạo vì tiền - câu này rất đúng ạ. Theo con nghĩ ngài Obama khẳng định "Mỹ là đặc biệt" thì hơi kiêu mạn - con liên hệ giống hình tượng cô gái Mỹ nguýt cô gái Đài loan ở trong bức tranh mà Sư phụ đặt tên "Canh bạc cuối cùng" , điều này sẽ làm cho Washington vất vả hơn trên con đường khẳng định mình là thế lực số 1 thế giới.

P/s: Có một điểm rất riêng tư của 2 ngài đó là về mặt gia đình: Ngaì Obama và ngài Putin hoàn toàn trái ngược nhau - một bên thì vui duyên mới không quên nhiệm vụ còn bên kia lại khác Posted Image!.

Uh. Đúng rùi. Ngài Obama thì sợ vợ đến bỏ cả thuốc lá. Như vậy phải bầu ngài Obama là chủ tịch hội sợ vợ quốc tế. Vì trên thế gian này, chưa ai vì sợ vợ mà bỏ được thuốc lá cả. Thần chết cũng chưa làm người nghiện thuốc lá bỏ được. Mặc dù ai cũng muốn bỏ. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái hiện thảm cảnh ghê rợn cuộc Đổ bộ Normandy

26/209/2013 20:10 GMT+7

Một nhóm gồm 500 nghệ sĩ và tình nguyện viên Anh đã tái hiện cảnh các xác người ngã xuống trên bãi biển Normandy (Pháp) để kỳ niệm ngày Hòa bình quốc tế.

Posted Image

Theo đó, các nghệ sĩ và tình nguyện viên đã đặt các khuôn hình người xuống cát, và xới mặt cát lên, để lại trên mặt cát các hình người đã chết trên bờ biển nước Anh nhằm kỷ niệm sự kiện thảm khốc là cuộc đổ bộ Normandy tại Pháp năm 1944.

Posted Image

Với hàng nghìn hình in dấu trên cát, khung cảnh đã gây ấn tượng mạnh cho người xem khi đứng trên vách đá nhìn xuống.

Posted Image

'Những người ngã xuống' này sẽ bị sóng biển cuốn đi khi thủy triều lên vào cuối ngày.

Dự án mang tên 'Người ngã xuống vì chiến tranh' nhằm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng - trong cả lực lượng Đức cũng như Đồng minh - trong suốt cuộc đổ bộ vào ngày 6/6/1944.

Posted Image

Tác giả của dự án là Jamie Wardley, 33 tuổi và Andy Moss, 50 tuổi.

Nói về ý tưởng của dự án, Wardley nói rằng: "'Người ngã xuống' là một sự tưởng nhớ tới những gì đã xảy ra khi hòa bình không tồn tại.

Posted Image

Tác giả của dự án là Jamie Wardley, 33 tuổi và Andy Moss, 50 tuổi.

Ý tưởng này nhằm tạo nên sự tái hiện về mặt hình ảnh về những gì không thể tưởng tượng được, hàng ngàn sinh mạng đã mất đi trong vài giờ thủy triều lên trong suốt cuộc đổ bộ Normandy trong Thế chiến II.

Posted Image

Mọi người hiểu rằng rất nhiều người đã thiệt mạng trong ngày hôm đó, nhưng thật là quá khó để hình dung ra con số này. Bạn có thể thấy ngay hình ảnh ghê rợn về chết chóc trong chiến tranh khi đứng trên vách đá nhìn xuống bãi biển.

Posted Image

Khi nhìn thủy triều lên và xóa sạch đi mọi 'thi thể' chính là biểu trưng cho những người đã chết trong mọi cuộc chiến, chứ không chỉ trong cuộc đổ bộ ở Normandy".

Posted Image

Lính biệt kích đổ bộ lên bờ trong ngày 'D-Day' 6/6/1944 Cho tới nay, D-Day là cuộc đổ bổ lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, 135.000 binh sĩ cùng 15.000 lính dù đặt chân lên 5 bãi biển của Normandy.

Posted Image

Binh sĩ Anh đổ bộ lên bờ vào sáng sớm trên bãi biển Utah Ngày hôm sau, hàng nghìn quân nhân tiếp bước họ, và cho tới 30/6, tổng số 850.000 quân Đồng minh đã “lên bờ”.

Posted Image

Binh sĩ tấn công của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp trong ngày 'D-Day' Đây là phát súng mở màn cho cuộc tổng tấn công miền tây bắc châu Âu với mục tiêu chính là Reich, trái tim của Đức quốc xã. Cuối chiến dịch này, tức khoảng 12 tháng sau đó, Hitler tự sát.

Posted Image

Thủy quân Lục chiến Hoàng gia (Anh) đổ bộ lên bãi biển trước bình minh ngày trọng đại

Lê Thu (theo Daily Mail)

=====================

Chiến tranh không phải trò đùa. Nếu bạn nhìn những hình người chết trên cát đã cảm nhận được phần nào của chiến tranh thì nó không phải là tất cả.

Posted Image

Nó tàn khốc hơn thế nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Iran hội đàm về chương trình hạt nhân

27/09/2013 10:00

(TNO) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp của Iran, ông Javad Zarif, đã có buổi hội đàm cấp cao lịch sử vào ngày 26.9 để thảo luận về chương trình hạt nhân của Tehran.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Iran Javad Zarif (phải) - Ảnh: AFP

Đây là một cuộc hội đàm cấp cao lịch sử bởi vì Mỹ - Iran không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1980, khi đó xảy ra vụ các sinh viên Iran tấn công, bắt giữ con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran, theo AFP.

Cuộc hội đàm diễn ra bên lề khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cùng với sự tham dự của các ngoại trưởng của nhóm P5+1 (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).

Ông Kerry cho biết cả hai bên đã thống nhất tìm ra một biện pháp rõ ràng nhằm trả lời những câu hỏi mà nhiều người đặt ra về chương trình hạt nhân của nước này.

Ông Zarif khẳng định chương trình hạt nhân của Iran chỉ nhằm mục đích hòa bình và cam kết sẽ chứng minh điều này với cộng đồng quốc tế.

Mỹ và các nước phương Tây lâu nay luôn lên tiếng cáo buộc các chương trình hạt nhân của Iran (cụ thể là làm giàu uranium) là nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân nên áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Tehran.

Ngoại trưởng Zarif cho rằng những biện pháp trừng phạt là phi lý và phải được xóa bỏ trong tương lai.

Trước đó, tân Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani, cho biết ông muốn đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này trong vòng 3-6 tháng.

Iran đã tham gia các buổi đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này với nhóm P5+1 kể từ năm 2006, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Nhóm P5+1 từng đề nghị Iran ngừng chương trình hạt nhân và ngừng dự trữ uranium làm giàu ở mức độ 20% (có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân) để đổi lại việc xóa các lệnh trừng phạt Tehran.

Nhưng lâu nay Tehran luôn khẳng định các chương trình hạt nhân nước này là nhằm mục đích dân sự và nghiên cứu. Ông Rouhani cũng từng khẳng định Iran sẽ không bao giờ chế tạo vũ khí hạt nhân.

Các buổi hội đàm về vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 15-16.10 tới.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

.Thủ tướng Việt, ngoại trưởng Mỹ khẳng định hòa bình Biển Đông

Cập nhật lúc 13:37, 28/09/2013

(Chính trị Việt Nam)- Ngày 27/9, ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhanh nhất có thể.

Ổn định Biển Đông ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của nước Mỹ

Phát biểu trong cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại thành phố New York, ông nhấn mạnh: “Khu vực Biển Đông quy tụ các cảng biển đông đúc, nhộn nhịp nhất thế giới cũng như các tuyến đường biển quan trọng nhất. Vì vậy, sự ổn định khu vực liên quan chặt chẽ đến sự thịnh vượng chung của cả chúng tôi”.

Bên cạnh đó Châu Á là quê hương của những cảng biển sầm uất nhất và nhiều tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng nhất trên thế giới.

Chính vì vậy: "Đây là một trong những lý do Mỹ cam kết đảm bảo an ninh hàng hải, sự tự do qua lại trên các tuyến đường biển cũng như giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), nhằm duy trì sự tôn trọng luật pháp quốc tế và hoạt động thương mại tự do”.

Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ đã hối thúc các thành viên thuộc ASEAN nhanh chóng chuyển sang ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, tránh đưa ra lời đe dọa, ép buộc và dùng vũ lực trong vấn đề này.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ các ngoại trưởng ASEAN tại New York

Đầu tháng 9, Bắc Kinh cảnh cáo Mỹ không được ủng hộ những tuyên bố về chủ quyền của các nước láng giềng của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biển đảo ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trong khi đó, Washington nhiều lần tuyên bố trung lập, không đứng về phía nào trong tranh chấp nhưng liên tục quan tâm và thúc đẩy các đối tác châu Á thông qua bộ quy tắc ứng xử của các bên liên quan đến tranh chấp để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải trong một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với gần như tất cả Biển Đông bao gồm cả vùng biển gần bờ biển các nước láng giềng bất chấp phản ứng của những nước này.

Thủ tướng Việt Nam nêu cao ngọn cờ hòa bình

Phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn đưa ra quan điểm: "Trong lịch sử loài người, chiến tranh đã hủy diệt nhiều nền văn minh".

Thủ tướng khẳng định: "Chắc các vị đều chia sẻ với tôi rằng, cho dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ. Vẫn còn đó bạo lực ở Trung Đông, Bắc Phi, gần đây nhất là ở Syria - nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học.Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên.

Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh. Đối với Biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua - bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới.

Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)".

An Nhiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết hủy vũ khí hóa học Syria

Thứ Bảy, 28/09/2013 11:18

(NLĐO) – Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết về việc phá hủy vũ khí hóa học ở Syria.

15 thành viên tại Hội đồng bảo an đã bỏ phiếu nhất trí thông qua nghị quyết trên, chấm dứt căng thẳng nhiều tuần giữa Nga và Mỹ. Nghị quyết này dựa trên thỏa thuận giữa Nga và Mỹ đạt được tại Geneva vào đầu tháng này sau vụ tấn công bằng khí độc sarin tháng 8 khiến hàng trăm người ở ngoại ô Damacus thiệt mạng. Khi đó, Washington đổ lỗi cho Syria và lên kế hoạch trừng phạt còn Nga và Syria khẳng định vụ việc do quân nổi dậy thực hiện.

Posted Image

Nghị quyết về Syria đã được thông qua. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon cho biết nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận của các cường quốc đã mang đến nhiều hy vọng, chờ đợi hội nghị hòa bình về Syria vào giữa tháng 11 tại Geneva. Kế hoạch loại trừ vũ khí hóa học ở Syria không phải là giấy thông hành với các vũ khí thông thường khác.

Ông Ban Ki-moon kêu gọi khi tiến hành bước quan trọng này, tất cả đừng quên danh sách: bom, xe tăng, lựu đạn, súng… gieo rắc kinh hoàng cho thường dân ở Syria. Bởi tia sáng đỏ cho một loại vũ khí không có nghĩa là tia sáng xanh cho những loại vũ khí khác.

Nghị quyết không cho phép hành động trừng phạt tự động như tấn công quân sự hoặc các biện pháp trừng phạt khác nếu Syria không tuân thủ. Tuy nhiên, theo ông Sergei Lavrov-Ngoại trưởng Nga thì Hội đồng bảo an sẽ chuẩn bị một số biện pháp trừng phạt mạnh mẽ trong trường hợp phía Syria không thực hiện đúng theo nghị quyết.

Ông John Kerry-Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ nghị quyết trên và cho rằng đối thoại, ngoại giao có sức mạnh lớn đến nỗi có thể tháo ngòi vũ khí chiến tranh tồi tệ nhất.

Trong khi đó, đại sứ của Syria tại Liên Hiệp Quốc, ông Bashar Ja'afari cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar, Pháp và Mỹ cần tuân thủ nghị quyết và chịu trách nhiệm nếu tiếp tục hỗ trợ cho quân nổi dậy chống chính quyền. “Các nước không thể cứ mang bọn khủng bố từ khắp nơi trên thế giới, gửi đến Syria với danh nghĩa thánh chiến và sau đó lại hô to lên rằng đang làm việc vì hòa bình” - ông Bashar Ja'afari nói.

M.Khuê (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị quyết Syria nhằm đánh lạc hướng dư luận?

28/09/2013 16:07 (GMT + 7)

TTO - Nghị quyết đầu tiên về Syria đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua hôm 27-9 (giờ Mỹ) trong khi một hội nghị hòa bình đang được lên kế hoạch vào tháng 11 tới.

Posted Image

Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja’afari nói chuyện với đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin trước khi diễn ra phiên bỏ phiếu về nghị quyết Syria - Ảnh: Reuters.

Nghị quyết 2118 về việc tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria đã được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đánh giá là “tin tức đầy hi vọng đầu tiên” cho cuộc xung đột kéo dài 30 tháng qua ở nước này khiến hơn 100.000 người thiệt mạng. Ông Ban cũng bày tỏ hi vọng về một hội nghị hòa bình cho Syria sẽ diễn ra trong tháng 11 tới đây.

Ông Ban nói nghị quyết “sẽ bảo đảm việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria diễn ra trong thời gian sớm nhất với sự minh bạch và trách nhiệm cao nhất”. “Chúng tôi nhắm đến một hội nghị hòa bình vào giữa tháng 11” - ông Ban nói. Hội nghị hòa bình đầu tiên cho Syria được tổ chức hồi tháng 6 năm ngoái nhưng bị đình trệ do bất đồng trong nội bộ phe đối lập Syria và trong cộng đồng quốc tế.

Công bằng với các bên

AFP cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ lãnh hậu quả nếu không chấp hành nghị quyết. Mặc dù vậy, ông Kerry cũng ca ngợi nghị quyết mới vừa được thông qua.

Ông nói: “Hội đồng Bảo an đã cho thấy rằng khi chúng ta gạt chính trị sang một bên vì các lợi ích chung, chúng ta vẫn có thể làm được những điều lớn lao”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh không có các biện pháp trừng phạt tức thời nào và nghị quyết cũng áp dụng công bằng với cả phe nổi dậy ở Syria. Ông nói hội đồng sẽ có hành động tương xứng với các sự vi phạm, điều này phải được chứng minh chắc chắn 100%.

Nghị quyết cũng “lên án với những lời lẽ mạnh mẽ nhất về bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào ở Cộng hòa Hồi giáo Syria, đặc biệt là vụ tấn công hôm 21-8, là sự vi phạm luật pháp quốc tế”.

Trong trường hợp Syria không tuân thủ nghị quyết, các thành viên hội đồng nhất trí “sẽ áp dụng các biện pháp theo chương VII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Chương này cho phép sử dụng cấm vận hoặc vũ lực quân sự.

Syria thì nói các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Pháp, Qatar, Mỹ cũng phải chấp hành nghị quyết và phải chịu trách nhiệm nếu họ tiếp tục hỗ trợ quân nổi dậy, lực lượng mà Damascus cáo buộc là gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Reuters dẫn lời đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja’afari tuyên bố: “Các ông không thể đem khủng bố từ các nơi trên thế giới đưa vào Syria dưới danh nghĩa thánh chiến rồi giả vờ như đang hành động vì hòa bình”. Ông Ja’afari cũng nói Chính phủ Syria đã “cam kết sẽ đến Geneva” để dự hội nghị hòa bình. Phe nổi dậy cũng tỏ ý sẽ tham gia.

Cây gậy, củ cà rốt hay một cách khác?

Trong khi đó, Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói nghị quyết 2118 đã đánh lạc hướng sự chú ý đối với sự lưỡng lự về cuộc xung đột ở Syria của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. “Đối với nước Mỹ, nghị quyết này chuyển hướng chú ý khỏi sự bất lực của họ”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì coi nghị quyết là một thắng lợi và nói Matxcơva đã giữ vững quan điểm phản đối bất cứ sự đe dọa dùng vũ lực nào đối với Syria. “Không có một sự nhượng bộ nào - ông Ryabkov nói trên Đài Tiếng nói nước Nga - Điều mấu chốt là việc áp dụng tự động chương 7 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được đưa ra”.

Chuyên gia Dominique Moisi thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp nhận định rằng để nói “chúng tôi đã cho họ thấy chúng tôi là mạnh nhất và họ phải cúi đầu trước ý muốn của chúng tôi” là không phù hợp với thực tế.

“Trên thực tế, người Syria, cũng như người Iran hay người Nga, nhận ra rằng phương Tây không thể thực sự tấn công. Nếu cây gậy của anh yếu thì củ cà rốt của họ sẽ đi xa hơn”.

Còn tại The Hague, ngay trước khi nghị quyết về Syria được thông qua tại Liên Hiệp Quốc, kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học của Nga - Mỹ cũng được Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) chuẩn thuận. Kế hoạch này kêu gọi Syria đưa khoảng 1.000 tấn vũ khí hóa học đặt dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế vào giữa năm 2014.

Các chuyên gia nói lịch trình này là khá gấp rút. Theo Reuters, các chuyên gia quốc tế nói sẽ bắt đầu công việc của mình vào ngày 1-10 tới ở Syria. Anh và Trung Quốc cũng cho biết sẽ hỗ trợ tài chính cho hoạt động giải trừ.

VIỆT PHƯƠNG

========================

Trung Đông sẽ ổn định thôi. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Iran mang về nước món quà đặc biệt của Mỹ

Chủ Nhật, 29/09/2013 - 10:46

(Dân trí) - Báo chí Iran ngày 28/9 đưa tin Tổng thống Hassan Rouhani đã mang về nước một “món quà đặc biệt” chính phủ Mỹ tặng cho người dân Iran, đó là món đồ tạo tác Ba Tư 2.700 năm tuổi.

Posted Image

Chiếc chén cổ được cho là Mỹ trao trả cho Iran.

“Người Mỹ đã liên hệ với chúng tôi vào thứ năm vừa qua và nói “chúng tôi có một món quà dành cho các ngài””, ông Rouhani cho biết với các phóng viên khi trở về sân bay ở Tehran sau khi tham dự Đại hội đồng LHQ tại New York.

Hãng thông tấn ILNA dẫn lời Tổng thống Iran cho hay: “Họ đã trả lại món quà đặc biệt này cho đất nước Iran”.

Món quà Tổng thống Rouhani nhắc tới là chiếc chén uống nước Ba Tư bằng bạc, có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên, sinh vật huyền thoại của Ba Tư với mình sư tử đầu chim.

Đồ tạo tác có giá trị ước tính hơn 1 triệu USD.

Sau khi bị đánh cắp trong hang ở Iran, chiếc chén bị hải quan Mỹ thu giữ vào năm 2003 khi một tay buôn đồ cổ tìm cách tuồn món đồ vào nước Mỹ.

Mohammad Ali Najafi, lãnh đạo cơ quan di sản Iran tháp tùng ông Rouhani tới New York, đã chúc mừng thông tin trên. “Tôi hi vọng điều này sẽ đánh dấu khởi đầu cho việc trao trả các đồ tạo tác khác”, hãng thông tấn IRNA của Iran đưa tin.

Ông Rouhani hôm thứ sáu vừa qua đã làm nên lịch sử khi điện đàm với Tổng thống Mỹ Obama. Đây là cuộc tiếp xúc qua điện thoại đầu tiên giữa lãnh đạo Iran-Mỹ kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Trung Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạc Hy Lai chống án và dọa công bố tài liệu mật

Dântri.com.vn

Chủ Nhật, 29/09/2013 - 10:19

Ngày 27/9, tờ “Minh Báo” của Hồng Kông đưa tin: thân nhân của Bạc Hy Lai chính thức xác nhận việc ông ta chống án và “không loại trừ việc ông sẽ công bố một số “tài liệu đen” liên quan một số quan chức cấp cao tại phiên tòa phúc thẩm”.

Điều này làm dấy lên những lời đồn đoán về những cái tên có thể bị Bạc Hy Lai nêu ra tại tòa khi quyết định “lật tung chăn”, với ý định “không còn gì để mất”.

Posted Image

Bạc Hy Lai bị còng tay sau khi bị tuyên án .

Cấp trên nào bao che Bạc Hy Lai?

Tờ Minh Báo nhắc lại lời tự biện hộ của Bạc Hy Lai trước tòa được công bố sau phiên xử, trong đó có đoạn khi nói về mối quan hệ với Chủ tịch tập đoàn Thực Đức Từ Minh: “Những người có quan hệ mật thiết với tôi kiểu như ông ta, tôi có thể kể ra cả trăm cái tên” và đã ngầm ám chỉ mình có trong tay những “tài liệu đen” về các quan chức cấp cao.

Minh Báo còn viết, trước khi khai mạc phiên tòa, gia đình họ Bạc đã nhắn nhe: Nếu bị xử quá nặng sẽ không loại bỏ việc công bố “những tài liệu khủng”, được hiểu là Bạc đang nắm giữ những “tài liệu đen” về nhiều quan chức cao cấp.

Trong phiên xử sơ thẩm, Bạc Hy Lai đã nói ông ta làm theo “Chỉ thị 6 điểm” của cấp trên nên mới bịa ra chuyện “Vương Lập Quân bị trầm cảm nghiêm trọng” để áp dụng biện pháp “nghỉ hưu chữa bệnh”. Cấp trên ấy được cho là Chu Vĩnh Khang.

Giáo sư Đàm Thiên Lượng, một nhà phân tích thời sự nhận xét: Lời khai khi đó của Bạc Hy Lai thể hiện nỗ lực muốn kéo Chu Vĩnh Khang vào cuộc. Nay ông ta chống án, rất có khả năng người bị “kéo xuống nước” là Chu Vĩnh Khang. Nhà báo Kim Chung, chủ biên Tạp chí “Mở cửa” cho rằng, vòng vây quanh Chu Vĩnh Khang đang ngày càng thu hẹp, đầu tiên là loại bỏ thân tín, thuộc hạ, mục tiêu đã rất rõ. Còn tờ Minh Báo phán đoán, cái tên mà Bạc Hy Lai đưa ra khi đã ở vào thế cùng với ý định “cùng chết” không phải Chu Vĩnh Khang mà là người khác kia, to hơn nhiều…

Một điều khác lạ là trong khi báo chí hải ngoại đều đưa tin Bạc Hy Lai chống án thì báo chí trong nước không hề đưa tin xác nhận hay phủ nhận. Tuy nhiên trang web của Tân Hoa xã hôm 26/9 đã đăng lại bài báo của “Nhật báo Pháp chế” nhan đề “Thử phân tích vấn đề định tội lượng hình vụ án Bạc Hy Lai” với hàm ý chuẩn bị dư luận để bác bỏ đơn kháng án của Bạc Hy Lai.

Tờ Trung Quốc nhật báo, bản tiếng Anh là China Daily đăng bình luận: “Sự phán quyết đối với Bạc Hy Lai thể hiện: Không có phần tử tham nhũng nào có thể lẩn tránh được cuộc chiến đấu này”.

Bạc Hy Lai mất cơ hội chống án tại tòa

Việc Bạc Hy Lai chống án không lạ, nhưng khả năng thành công rất nhỏ. Cơ hội tòa án thay đổi phán quyết là vô cùng nhỏ

Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh

Trước phiên tòa tuyên án hôm 22/9, dư luận đồn đoán Bạc Hy Lai sẽ tuyên bố chống án ngay tại tòa, nhưng thực tế đã không xảy ra. Tờ Minh Báo đưa ra phân tích: Theo lời kể của những người được dự thính, sau khi nghe quan tòa tuyên đọc mức án chung thân, Bạc Hy Lai đùng đùng nổi giận, gào lớn: “Phán quyết không công bằng! Sai trái nghiêm trọng! Đã không công khai, cũng không công bằng!”. Hai cảnh sát phiên tòa lập tức còng tay ông ta lại. Qua hình ảnh được trích phát trên truyền hình sau đó, người ta có thể thấy khi đó Bạc Hy Lai tỏ ra rất kích động. Khi ông ta bị hai cảnh sát giữ tay, bóp vai, kẹp chân, cưỡng bức đưa đi, rõ ràng là muốn nói thêm.

Thông thường, sau khi tuyên án, bao giờ chánh án cũng sẽ hỏi: “Bị cáo có chống án không?”. Nhưng do chánh án chưa đọc dứt câu, Bạc Hy Lai đã gào lên nên ông ta bị còng tay, kẹp nách lôi đi ngay nên không thể tuyên bố chống án tại tòa được.

Ngày 23/9, chỉ một ngày sau khi Tòa án trung cấp Tế Nam tuyên phạt cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mức án chung thân, tịch thu gia sản; các hãng thông tin nước ngoài như Reuter’s, AFP và báo chí Hongkong (tờ Văn Hối) đều đưa tin Bạc Hy Lai đã ủy quyền cho luật sư liên hệ với Tòa án cao cấp tỉnh Sơn Đông, tuyên bố chống án, không chấp nhận phán quyết của tòa.

Cơ hội chống án thành công rất nhỏ

Theo quy định của Luật tố tụng hình sự Trung Quốc, Tòa án cao cấp tỉnh Sơn Đông sẽ chuyển đơn chống án cho Tòa án trung cấp Tế Nam, trong vòng 3 ngày Tòa án Tế Nam phải chuyển hồ sơ, chứng cứ vụ án lên Tòa án Sơn Đông.

Phiên tòa phúc thẩm đồng thời là chung thẩm sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng sau đó và bị cáo sẽ không được chống án nữa. Dư luận cho rằng: khả năng Bạc Hy Lai chống án thành công rất nhỏ. Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh nói, Bạc Hy Lai phải nộp đơn kháng cáo trước ngày 8/10, Tòa án Sơn Đông cần phải xem xét và xét xử trong vòng 2 tháng, “nhưng có thể không xử công khai mà chỉ trên giấy tờ”.

Trước đây, năm 2008, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư, Thị trưởng Thượng Hải Trần Lương Vũ bị kết án 18 năm tù vì tội tham nhũng, ông ta đã quyết định không chống án. Năm 1998, Cựu Ủy viên BCT, Thị trưởng Bắc Kinh bị phạt 16 năm tù vì tội tham nhũng đã kháng cáo, nhưng bị bác bỏ, giữ nguyên mức án.

Theo Thu Thủy

Tiền phong

======================

Bởi vậy, cái này Lão Gàn phát biểu rùi. Đại ý là: "Mọi chuyện còn khuých tạp "Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo TQ:

Tên lửa Mỹ chính xác từng cm nhằm vào Bắc Kinh?

Thứ Hai, 30/09/2013, 15:35 [GMT+7]

(ĐVO)-Báo chí Trung Quốc mới đây đã hé lộ thông tin Mỹ lại âm thầm thử nghiệm tên lửa chống hạm và chống ngầm thẳng đứng LRASM...

Posted Image

Trước đó giới truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng vào ngày 27/8/2013 quân đội Mỹ cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm LRASM, theo đó mục tiêu giả định đã bị tiêu diệt một cách gọn gẽ và chính xác tới từng cen-ti-mét.

Posted Image

Báo chí Trung Quốc cũng tiết lộ thêm qua nhiều lần thử nghiệm LRASM đã chứng tỏ khả năng ứng phó và phòng thủ tốt của loại tên lửa này trong môi trường chiến tranh khi đối phương sử dụng nhiều tên lửa và vũ khí chống tàu nổi.

Giới truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng sở dĩ Washington nghiên cứu và phát triển loại tên lửa này là nhằm vào Nga cũng như Trung Quốc khi các quốc gia này được cho là đang có những nỗ lực phát triển lực lượng mặt nước cũng như lực lượng ngầm của mình để chống lại thế bá quyền của Mỹ.

Posted ImageTrang mạng Sina của Trung Quốc cho hay, việc Mỹ nỗ lực phát triển các loại vũ khí thông minh, chính xác là để khắc chế sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc

Posted Image

Tờ chinamil phân tích, LRASM là một vũ khí tự hoạt, được dẫn đường để tấn công các chiến hạm của đối phương từ cự li xa dựa trên những thành công đã được Quân đội Mỹ thực hiện trên tên lửa JASSM-ER.

Posted Image

Ngoài ra, do được thiết kế có khả năng tàng hình và bán kính chiến đấu lớn, hệ thống LRASM sẽ làm cho đối phương bất ngờ khi tham gia tấn công từ ngoài tầm các hệ thống phòng không

Báo chí Trung Quốc đưa tin, theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy thì một nguyên mẫu LRASM đã được phóng từ một máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer vào trung tuần tháng 9 vừa qua sau đợt thử nghiệm được cho là thành công diễn ra vào tháng 8 trước đó.

Posted Image

Rõ ràng việc quân đội Mỹ liên tiếp tiến hành những lần thử nghiệm đối với LRASM cho thấy nước này dường như đã sẵn sàng cho việc trang bị đồng loạt loại tên lửa thông minh này trong quân đội và đến thời điểm đó sức mạnh tên lửa của Mỹ sẽ trở thành cây gậy răn đe thực sự đối với phần còn lại của thế giới.

Posted Image

“Những thử nghiệm vừa qua là kết quả trong nhiều năm phát triển và tích hợp của các cảm biến tiên tiến trong một tên lửa, người Mỹ đã có sự chuẩn bị tốt nhất và chúng ta cần có kế sách phòng ngừa hữu hiệu bằng việc phát triển những chương trình nghiên cứu vũ khí tương tự trước khi quá muộn“. tờ CNJ của Trung Quốc đưa ra nhận định.

Sự thông minh của LRASM so với các loại tên lửa khác nằm ở chỗ loại tên lửa này không cần nhờ vào các hệ thống dẫn đường thông thường mà dựa vào các cảm biến tích hợp trong tên lửa để tự động phát hiện, theo dõi và tham gia tấn công mục tiêu. Và điều này lại càng làm tăng độ tấn công chính xác để hạ gục mục tiêu của LRASM mỗi khi được giao nhiệm vụ. Đó có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại khi Mỹ dường như đã gần đi tới đích với việc phát triển LRASM dù đến giờ vẫn chưa lộ thông tin quan trọng thực sự.

=====================

Thật đáng tiếc! lão Gàn đã không dưới một lần phàn nàn người Trung quốc đã mắc sai lầm chiến lược khi tuyên bố chủ quyền lấn chiếm ở biển Đông. Đến bây giờ họ còn quan niệm:

người Mỹ đã có sự chuẩn bị tốt nhất và chúng ta cần có kế sách phòng ngừa hữu hiệu bằng việc phát triển những chương trình nghiên cứu vũ khí tương tự trước khi quá muộn“. tờ CNJ của Trung Quốc đưa ra nhận định.

Nếu quí vị không có ý thức đối đầu với Hoa Kỳ thì sẽ không có ý niệm nhanh hay muộn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Kỷ nguyên Thái Bình Dương” không dừng ở tuyên bố

Thứ Hai, 30/09/2013 - 09:48

Sau thời gian tạm lắng, châu Á-Thái Bình Dương (châu Á-TBD) sôi động trở lại với chuyến công du của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới 4 nước Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines, từ ngày 6 đến 12/10, được cho là để củng cố chiến lược “xoay trục” sang châu Á của chính quyền Mỹ.

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ, đây là “một phần trong cam kết của Washington nhằm tăng cường sự can dự về chính trị, kinh tế và an ninh của Mỹ ở châu Á-TBD”.

Chuyến đi lần này của ông Obama diễn ra đúng 2 năm sau ngày chủ thuyết “Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ” ra đời. Trong bài xã luận trên tạp chí Mỹ Foreign Policy tháng 10/2011, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton công nhận châu Á-TBD là động lực mới của thế giới với những cỗ máy kinh tế trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, “đến lúc Mỹ giúp xây dựng các cấu trúc và thể chế như từng làm ở châu Âu sau Thế chiến 2, cấu trúc đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ. Và giờ đây, Mỹ cần làm như vậy ở châu Á, với tư cách là một quốc gia châu Á-TBD”.

Nhìn lại lịch sử, Mỹ đã và đang tự coi mình là một cường quốc châu Á-TBD, kể từ khi chiếc thuyền đầu tiên của nước này căng buồm tới Quảng Đông, Trung Quốc sau cuộc Cách mạng Mỹ (năm 1783). Tuy nhiên, trong thế kỷ XVIII và XIX, khu vực này chỉ xếp hàng thứ yếu khi Washington ưu tiên bảo đảm an toàn biên giới trên bộ.

Thế kỷ XX, mối đe dọa của Đức và sự mở rộng của Liên Xô đã khiến phần lớn các nhà lãnh đạo Mỹ thời Chiến tranh Lạnh phải theo đuổi chính sách “Ưu tiên châu Âu trước nhất”.

Đến thời Tổng thống George W.Bush, nhân danh tư tưởng tân bảo thủ cực đoan, chính quyền Bush đề xuất chủ thuyết “Kỷ nguyên mới của Mỹ”, và để thực hiện tham vọng chủ thuyết này, trong 8 năm cầm quyền, Mỹ không ngừng theo đuổi chính sách “Tạo chấn động làm khiếp nhược”, khống chế giới lãnh đạo các nước Trung Đông và Bắc Phi chống lại chính sách ngoại giao của Washington.

“Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ” là phản ứng tích cực của chính quyền Obama sau chuỗi dài thay đổi và xáo trộn, từ biến cố lịch sử ngày 11/9/2001. Việc ông Obama triệt thoái toàn bộ lực lượng quân đội ra khỏi Iraq và Afghanistan đồng nghĩa con đường để duy trì thế mạnh toàn cầu của Mỹ giờ đây không còn đi qua ngả Baghdad, Jerusalem, Teheran hay Kabul, mà chuyển qua các tuyến hàng hải hướng về châu Á-TBD, thách thức trực diện với Trung Quốc ngay tại nơi mà Bắc Kinh mặc định coi là “sân nhà”.

Để thực thi đa tham vọng, Mỹ đẩy mạnh phát triển quan hệ với đồng minh truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Úc, Thái Lan…, tiếp cận Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Brunei và các đảo quốc ở Thái Bình Dương.

Xét ở khía cạnh địa-chính trị, đây là vòng cung quanh Trung Quốc, trong đó Nhật Bản là hạt nhân. Một liên minh như vậy được cho là phù hợp đường lối chiến lược Mỹ ở châu Á-TBD, không chỉ ở thời điểm hiện tại.

Bởi lẽ, từ năm 1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã đề ra học thuyết domino với mục đích kiềm chế các nước XHCN ở châu Á-TBD. Ông Truman hy vọng xây dựng và đưa Nhật Bản vào trung tâm Tổ chức Hiệp ước Đông Bắc Á. Khi ấy, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã chấp thuận ý tưởng khôi phục lực lượng vũ trang Nhật Bản, hợp lực với Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc... xung quanh Nhật Bản. Sau hơn nửa thế kỷ, ý tưởng trên hồi sinh.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định, trước năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến hải quân, điều động 60% lực lượng không quân tại nước ngoài tới châu Á-TBD, đồng thời nhấn mạnh: “Sẽ là thiển cận và ngu ngốc khi kết luận rằng, cam kết tái cân bằng lực lượng ở châu Á của Washington không thể tồn tại lâu được”. Với sự chuyển động mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực trên bình diện song phương lẫn đa phương tại châu Á-TBD, chính quyền Obama đang cho thấy “Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ” sẽ không dừng ở những tuyên bố.

Theo Tùng Dương

Tiền phong

===================

Sau thời gian tạm lắng, châu Á-Thái Bình Dương (châu Á-TBD) sôi động trở lại

Bởi vậy, Trung Đông cần ổn định để topic này về đúng với chủ đề của nó. Điều này đã được tiên tri trong "Lời tiên tri bổ sung 2013"

Với sự chuyển động mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực trên bình diện song phương lẫn đa phương tại châu Á-TBD, chính quyền Obama đang cho thấy “Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ” sẽ không dừng ở những tuyên bố.

Ý muốn nói là "Người Mỹ không nói suông". Đại ý thế!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ không giảm quân tại châu Á - Thái Bình Dương

01/10/2013 03:15

Lầu Năm Góc nhất quyết không rút bớt quân tại Hàn Quốc nói riêng cũng như toàn khu vực nói chung dù ngân sách ngày càng eo hẹp.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm khu phi quân sự ngày 30.9 - Ảnh: AFP

Trong lúc đi thăm khu phi quân sự liên Triều ngày 30.9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh Lầu Năm Góc sẽ duy trì lực lượng gồm 28.500 quân nhân trên bán đảo Triều Tiên, bất chấp tình trạng cắt giảm ngân sách, theo Reuters. Dự kiến ông sẽ tham gia cuộc thảo luận tương lai của liên minh quân sự song phương vào ngày 2.10 tại Seoul.

Trọng tâm của cuộc thảo luận lần này là về thời gian Mỹ sẽ bàn giao quyền chỉ huy liên quân cho Hàn Quốc. AFP dẫn hiệp ước An ninh chung hiện tại cho hay Mỹ nắm quyền chỉ huy vào thời chiến. Điều này có nghĩa là một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, ngoài 28.500 quân Mỹ, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc sẽ có quyền điều động khoảng 650.000 binh sĩ của nước chủ nhà. Lẽ ra Hàn Quốc đã được trao lại quyền chỉ huy lực lượng vào năm ngoái nhưng ngày bàn giao được dời lại đến tháng 12.2015 do căng thẳng dâng cao trên bán đảo Triều Tiên hồi đầu năm 2013. Đến tháng 7 vừa qua, Seoul kêu gọi tiếp tục dời lại thời điểm bàn giao.

Ngoài việc xác nhận chính quyền Washington không có ý định rút bớt quân khỏi Hàn Quốc, Bộ trưởng Hagel khẳng định thêm Lầu Năm Góc chưa bao giờ xem xét thay đổi sự hiện diện trong khu vực. Theo ông, Mỹ sẽ kiên định với chiến lược quay lại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh ở đây đang có nhiều chuyển biến đáng lo ngại.

Sau Hàn Quốc, ông Hagel sẽ đến Tokyo để cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham gia cuộc tham vấn “2+2” với các đồng nhiệm Nhật Bản vào ngày 3.10. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng vai trò của lực lượng phòng vệ nước này cũng như căng thẳng đang dâng cao với Trung Quốc do tranh chấp trên biển.

Xây thêm căn cứ trong khu vực

Ngày 30.9, tạp chí Foreign Policy dẫn lời chuyên gia John Reed loan tin Mỹ sẽ xây dựng một căn cứ không quân mới trên đảo tại phía tây Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị đối phó với bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa nào từ Trung Quốc. Ông Reed trích một số tài liệu của Lầu Năm Góc nói căn cứ mới nhằm hỗ trợ căn cứ chính ở đảo Guam trong trường hợp xảy ra xung đột và Trung Quốc dùng tên lửa chống tàu DF-21D tấn công Guam. Ngoài ra, đây sẽ là một thành tố mới trong học thuyết Chiến tranh không-biển của Mỹ, được cho là nhằm đối phó học thuyết chống tiếp cận/phong tỏa của Trung Quốc. Theo Foreign Policy, để thực hiện kế hoạch, không quân Mỹ chuẩn bị thuê khoảng 14 ha đất ở Saipan trong vòng 50 năm.

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chọn ngày quốc khánh tập trận gần Biển Đông

01/10/2013 - 14:00 (songmoi.vn)

Hôm nay (1/10), Trung Quốc rầm rộ tổ chức các hoạt động chào mừng quốc khánh. Cùng lúc đó, Hạm đội Bắc Hải đã có những bước di chuyển khó lường khi tham gia cuộc tập trận gần Biển Đông.

Di chuyển khó lường của 3 hạm đội Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông

‘Thiếu trách nhiệm có thể dẫn tới xung đột thậm chí chiến tranh tại Biển Đông’

Trung Quốc có thể tấn công chính xác mọi mục tiêu trên Biển Đông

Posted Image

Hạm đội Bắc Hải tập trận gần Biển Đông. Ảnh: Nhân dân Nhật báo

Theo Nhân dân Nhật báo đưa tin hôm 1/10, Hạm đội Bắc Hải sẽ bước vào ngày cuối cùng của cuộc tập trận trên vịnh Jervis (Úc) từ ngày 29/9 vừa qua. Hải quân Trung Quốc đã điều động biên đội tàu chiến 113 gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo, tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi và tàu tiếp tế tổng hợp Hồ Hồng Trạch tới tham gia sự kiện này.

Đây là một trong những hoạt động uy hiếp và khó lường của quân đội Trung Quốc tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, mà trước đó các tướng lĩnh nước này từng khẳng định trên trang Chinamil.

Gần như cùng thời điểm, truyền thông Trung Quốc cho đăng tải các phát ngôn gây hấn và xấc xược của viên tướng mang quan điểm “diều hâu” Kiều Lương (hiện là Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc) về cách hành xử của Bắc Kinh trên Biển Đông. Theo đó, Kiều Lương mạnh mồm bình luận: Trung Quốc nên áp dụng ngón bài “không kích nhầm” vào Biển Đông để giành chiến thắng “mà đỡ mang tai tiếng”. Chưa dừng lại ở đó, viên tướng này còn lớn tiếng dọa nạt không sợ ASEAN nên nhất quyết không đàm phán đa phương, mà chỉ chịu đàm phán song phương. Những tuyên bố như vậy đang đi ngược hoàn toàn với thiện chí hình thức mà Bắc Kinh thể hiện trong việc xây dựng hòa bình ở Biển Đông.

Trước đó, tờ The Star của Malaysia dẫn lời Thủ tướng nước này Najib Razak khẳng định Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp và đối xử với các quốc gia láng giềng như bạn bè, thay vì coi đây là xung đột. Còn Nhân dân Nhật báo ngày 30/9 tiết lộ, chuyến đi Malaysia, Indonesia của Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày mai (2/10) sẽ có nhiều lời mời gọi kinh tế để bôi mờ các tranh chấp Biển Đông.

Theo thông báo từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 4 tàu Trung Quốc cũng chọn ngày quốc khánh (1/10) để tiếp tục quấy rối vùng biển gần quần đảo Senkaku, trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry đang chuẩn bị tới Tokyo để có cuộc đàm phán với những người đồng cấp Nhật là Itsunori Onodera và Fumio Kishida. Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Lý Bảo Đông ngày 29/9 khẳng định Trung Quốc không lên kế hoạch đối thoại với Nhật về chủ quyền Senkaku tại APEC bởi Bắc Kinh vẫn một mực giữ quan điểm họ có chủ quyền đối với khu vực này bất chấp sự bác bỏ của Tokyo rằng Senkaku luôn thuộc lãnh thổ cố hữu của Nhật.

Chí Đăng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Đông sẽ ổn định, chậm nhất đầu năm tới....

======================

Phe nổi dậy Syria mật đàm với chính quyền

02/10/2013 03:52

Báo The Independent đưa tin nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA) đang bí mật đàm phán với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad để tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua.

Theo tờ báo, cách đây 6 tuần, 2 thành viên của FSA đã bí mật đến Damascus với sự đảm bảo an toàn của chính quyền để thương thuyết với một thành viên cao cấp trong ê kíp của ông al-Assad. Nội dung thương thảo xoay quanh 4 điểm, bao gồm đối thoại nội bộ; bảo toàn các tài sản công và tư; chấm dứt nội chiến, xung đột giáo phái và sắc tộc; và tất cả phải nỗ lực vì một Syria dân chủ và thượng tôn pháp luật.

Các cuộc thảo luận không bao gồm việc kêu gọi ông al-Assad từ chức. Liên quan đến Syria, báo The Telegraph đưa tin các công tố viên Pháp vừa mở cuộc điều tra về tài sản ở Pháp của ông Rifaat al-Assad, chú của Tổng thống Syria.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites