Posted 14 Tháng 9, 2013 Nga điều thêm 3 tàu chiến tới gần Syria Thứ Sáu, 13/09/2013 - 18:12 (Dân trí) - Hải quân Nga đang củng cố thêm lực lượng tại Địa Trung Hải, khi phái thêm 3 tàu chiến nữa tới khu vực, nâng tổng số tàu chiến hiện diện ở đây lên 10 chiếc. Nga nâng tổng số tàu chiến hiện diện ở Địa Trung Hải lên 10 chiếc. Thông tin được tư lệnh hải quân Nga Viktor Chirkov công bố với báo giới vào ngày hôm nay 13/9. Theo ông, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Moskva, tàu khu trục Smetlivy và tàu đổ bộ tấn công Nikolai Filchenkov đang trên đường tới Địa Trung Hải để gia nhập lực lượng đặc nhiệm của hải quân Nga đang hiện diện ở đây. “Nhiệm vụ của các tàu rất rõ ràng: nhằm tránh những đe dọa dù nhỏ nhất cho biên giới và an ninh quốc gia. Đây là hoạt động giống như tất cả các hải quân trên khắp thế giới ở khu vực căng thẳng đang tăng cao”, ông Chirkov cho hay. Nga bắt đầu củng cố lực lượng quân sự ở Địa Trung Hải từ năm 2012. Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, hải quân Nga đã thiết lập một đội đặc nhiệm tại chỗ ở Địa Trung Hải, nhằm phản ứng với căng thẳng khu vực đã bước vào năm thứ ba và cũng do cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở Syria. Từ ngày 1/5/2013, tất cả các tàu chiến Nga đang hoạt động ở khu vực đã được quy tụ dưới một lực lượng đặc nhiệm duy nhất, thuộc sự quản lý của một bộ chỉ huy hoạt động ngoài khơi đặc biệt. Lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga ở đông Địa Trung Hải hiện gồm 7 tàu chiến: tàu tấn công lưỡng cư Peresvyet, tàu đô đốc Nevelskoi, tàu Minsk, Novocherkassk và Alexander Shabalin, tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc hạm Panteleyev và tàu khu trục nhỏ Neustrashimy. Trong một tuyên bố trước đó, hải quân Nga cho biết tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Moskva đã vượt qua eo Gibraltar vào ngày 10/9. Đài truyền hình Nga RT cho hay, tàu dự kiến sẽ gia nhập hạm đội ở Địa Trung Hải vào khoảng 15-16/9. Phan Anh Theo Ria Novosti Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Tổng thư ký LHQ cáo buộc Assad phạm tội ác chống lại loài người Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua thứ Sáu đã cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phạm tội ác chống lại loài người trong khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga về việc giải giáp vũ khí hóa học của Syria đang diễn ra và đạt tới một điểm quan trọng, Channel News Asia ngày 14/9 đưa tin và trả lời của ông Ban Ki-moon đã xuất hiện trên kênh truyền hình của LHQ. Liên hiệp Quốc chính hiệu lận nha, không phải sen đầm quốc tế tự phong chờ chính thức thừa nhận chú Sam. Xong phim... tập 1. Ô hô ai tai cho ông tổng thống Syria. Nếu không xử cho ra lẽ chuyện này thì thế giới này biết đi về đâu. Tập 2 hứa hẹn rất gay cấn và bi thảm. Rầu thiệt. Chết người, kinh tế xuống, khổ rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Tổng thư ký LHQ cáo buộc Assad phạm tội ác chống lại loài người Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua thứ Sáu đã cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phạm tội ác chống lại loài người trong khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga về việc giải giáp vũ khí hóa học của Syria đang diễn ra và đạt tới một điểm quan trọng, Channel News Asia ngày 14/9 đưa tin và trả lời của ông Ban Ki-moon đã xuất hiện trên kênh truyền hình của LHQ. Liên hiệp Quốc chính hiệu lận nha, không phải sen đầm quốc tế tự phong chờ chính thức thừa nhận chú Sam. Xong phim... tập 1. Ô hô ai tai cho ông tổng thống Syria. Nếu không xử cho ra lẽ chuyện này thì thế giới này biết đi về đâu. Tập 2 hứa hẹn rất gay cấn và bi thảm. Rầu thiệt. Chết người, kinh tế xuống, khổ rồi. Vậy là Liên Hiệp Quốc chính thức xác định chính quyền Assad là phe tấn cống dân thường bằng vũ khí hóa học. Như vậy, nếu chiến tranh xảy ra thì người Nga không có quyền can thiệp bênh vực chính phủ Assad - nếu người Nga muốn chứng tỏ tính chính danh của mình trên chính trường quôc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ đã chấp nhận giải giáp vũ khí hóa học của Syria - thì - cũng vì uy tín quốc tế - Hoa Kỳ phải chở đợi kết quả thương lượng với Nga. Và Hoa kỳ hoàn toàn chủ động với kết quả này. Tất nhiên Lão Gàn đang phát biểu nhân danh tính chính danh của vấn đề. Còn nếu thế giới này không có chuẩn mực trong các mối quan hệ quốc tế thì quý vị cứ tự nhiên, Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Giải giáp vũ khí hóa học của Syria: Ngư ông đắc lợi Thứ Bẩy, 14/09/2013 - 07:59 (Dân trí) - Đề xuất của Nga tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria đã tạm thời đẩy lui quyết định tấn công quân sự của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, bên được hưởng lợi nhiều nhất trong vụ việc này không chỉ có Nga, Mỹ và Syria mà còn có thêm nước thứ tư. Israel là một trong những bên được hưởng lợi nhiều nhất từ kế hoạch hủy kho vũ khí hóa học của Syria. Sáng kiến hợp lý và đúng lúc của Nga đã mở ra lối thoát kịp thời cho Syria trước nguy cơ phải hứng đòn tấn công trừng phạt chớp nhoáng của Mỹ. Không chỉ được hai bên “đương sự” là Mỹ và Syria hồ hởi đón nhận, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khác trên thế giới cũng lập tức hoan nghênh sáng kiến đắt giá của Nga. Pháp - nước lâu nay vẫn lớn tiếng thúc giục Mỹ “dạy” cho Syria một bài học – còn thúc giục cần phải có ngay nghị quyết của Liên hợp quốc về các điều khoản tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Vậy là, một lối thoát hẹp đã được mở ra cho cả Mỹ, Nga và Syria vào đúng thời điểm quyết định nhất. Với Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không còn phải đứng trước lựa chọn khó khăn trong việc đánh hay không đánh Syria, đồng nghĩa với việc giúp Washington gác lại quyết định can dự thêm vào một cuộc chiến mới ở Trung Đông. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng tạm thời tránh được nguy cơ “đạn rơi, máu chảy”. Còn nước Nga đẩy lùi phần nào mối lo bị mất các lợi ích chiến lược quan trọng ở Trung Đông vốn gắn liền với quân cảng Tartut. Chính vì những lý do này mà cả Mỹ và Syria đều đã có những phản hồi rất nhanh chóng và tích cực sau đề xuất của Nga. Để tạo niềm tin với cộng đồng quốc tế, Tổng thống Assad cam kết sẽ từ bỏ vũ khí hóa học, Tổng thống Obama thì nói Mỹ “có thể không phát động tấn công nếu Syria nghiêm túc giao nộp vũ khí hóa học”. Một cuộc đàm phán cấp ngoại trưởng song phương giữa Nga và Mỹ cũng đang gấp rút được tiến hành tại Geneva, Thụy Sĩ, để bàn về kế hoạch giải trừ kho vũ khí hóa học Syria sau khi đã “5 lần, 7 lượt” trì hoãn hội nghị hòa bình Geneva II cũng do chính Nga và Mỹ đồng khởi xướng. Tuy nhiên, còn một bên nữa ít được nhắc tới nhưng cũng đang hưởng lợi rất lớn từ đề xuất tháo ngòi nổ của Nga. Đó là Israel, đối thủ chính của Syria trong khu vực và là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông. Đối với Nhà nước Do Thái, giải pháp ngoại giao này không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ bị hứng đòn trả đũa từ Syria một khi chiến sự xảy ra, mà còn giảm bớt mối đe dọa thường trực lâu nay từ kho vũ khí hóa học ở quốc gia láng giềng phía Nam với tổng khối lượng ước tính lên tới gần 1.000 tấn. Bởi một khi Syria không còn nắm trong tay “bảo bối” này nữa, tương quan quyền lực trong khu vực cũng sẽ thay đổi theo. Israel, với sức mạnh là một quốc gia hạt nhân trong khu vực và có sự chống lưng đắc lực của Mỹ, chắc chắn sẽ ngày càng chiếm thế thượng phong trước thế giới Arập và ngay kể cả với Iran, nước đang gặp khó khăn rất lớn do tác động từ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây vì chương trình phát triển hạt nhân gây tranh cãi. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn cho rằng Israel là bên được hưởng lợi lớn nhất trong đề xuất của Nga vì khó có thể lường trước được những hậu quả mà nước này phải gánh chịu một khi phải hứng đòn trả đũa “hội đồng” từ cả Syria, Iran, lực lượng Hezbollah hay thậm chí cả các tay súng Hamas từ dải Gaza. “Nếu các sáng kiến ngoại giao của Nga thành công thì đây sẽ còn hơn cả một chiến thắng kép đối với Israel, vì nước này vừa muốn ổn định, vừa muốn thấy ông Bashar al-Assad bị suy yếu về quyền lực", Giáo sư Eyal Zisser thuộc trường Đại học Tel Aviv nhận định. Mặc dù một số chính trị gia Israel cũng có bày tỏ quan ngại về khả năng Syria có thể lợi dụng ý tưởng của Nga để “câu giờ”, song Giáo sư Zisser vẫn cho rằng kịch bản này rất khó xảy ra vì nước Mỹ sẽ không để cho Syria tiếp tục qua mặt. Việc các nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định “tấn công răn đe vẫn là một lựa chọn” và “Syria đừng hòng tìm cách qua mặt (Mỹ và phương Tây)” có lẽ là những đảm bảo lớn nhất khiến Tel Aviv cảm thấy không nhất thiết phải lên tiếng vào thời điểm nhạy cảm này. Đây cũng là quan điểm của nhà nghiên cứu Ely Karmon thuộc Trung tâm đa lĩnh vực ở Herzliya, Israel. “Một trong những lý do chính để Nhà nước Do Thái chấp thuận đề xuất của Nga là vì vũ khí hóa học là nỗi ám ảnh thường xuyên đối với họ", ông Karmon nói. Ông cũng gợi lại cảnh hỗn loạn và chen lấn xảy ra mới đây khi người dân Israel đổ xô đi xếp hàng nhận mặt nạ phòng độc sau khi có cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Theo ông, một thỏa thuận ngừng bắn hay đàm phán do Nga và Mỹ dàn xếp giúp dẹp yên mặt trận Syria sẽ là giải pháp tốt nhất đối với Israel, dù rằng vẫn cần phải lưu ý về một số vấn đề trong đề xuất của Nga. "Ai sẽ kiểm soát và đưa các vũ khí (hóa học) từ khoảng 20 địa điểm riêng biệt về tập trung tại một chỗ? Đó là chưa kể việc tiêu hủy số vũ khí này cũng cần có các đội giám sát đặc biệt và các thiết bị cần thiết", Karman lo lắng. Theo con số ước tính, Syria hiện sở hữu khoảng 1.000 tấn chất độc hóa học với phần lớn trong số này đã được đưa vào các đạn pháo, đầu đạn tên lửa và nhiều loại vũ khí tấn công khác. Để thu gom và tiêu hủy toàn bộ số vũ khí này, ngay cả khi Syria cho phép và tạo điều kiên tối đa cho các thanh sát viên Liên hợp quốc tới làm nhiệm vụ, thì cũng phải mất tới hàng năm với tổng chi phí lên tới một tỷ USD. “Tại Iraq, phải mất hàng tháng để tập hợp các đội tiêu hủy và hàng năm để phá hủy kho vũ khí. Tại Lybia cũng phải mất nhiều năm mà vẫn chưa tiêu hủy hết khí độc. Tình hình cũng sẽ tương tự ở Syria”, chuyên gia Mark Fitzpatrick liên hệ tình hình Syria với các trường hợp tương tự trọng quá khứ. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở ở London cũng đưa ra những nhận định tương tự về độ khó của công tác này. “Việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria theo đề xuất của Nga là vô cùng khó và không giúp gì nhiều cho việc chấm dứt cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông Syria”, IISS nhận định trong bản báo cáo mới nhất công bố ngày 12/9. Trong báo cáo, các chuyên gia của IISS cho rằng quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria không thể thiếu vai trò cầm trịch của LHQ, nhưng bên cạnh đó cũng phải có sự tham gia của Nga và Iran để giúp giữ cho tiến trình này đi đúng hướng và đúng lộ trình đề ra. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Mỹ, LHQ sẽ phải cần tới 75.000 binh sĩ để bảo đảm an toàn kho vũ khí hóa học ở Syria cho tới khi chúng được tiêu hủy hoàn toàn. Tất nhiên, đây chỉ là con số ước tính tạm thời được đưa ra dựa trên những thông tin tình báo của Mỹ về khối lượng vũ khí hóa học và sơ đồ các kho vũ khí hóa học ở Syria. Còn trong thực tế, những con số cụ thể này là bao nhiêu, chúng được phân bố và phân tán ở những đâu thì chỉ có chính quyền Syria mới biết rõ. Chưa kể, sự hợp tác từ phe đối lập cũng là một ẩn số cần tính tới. “Việc đạt được thỏa thuận với quân nổi dậy cũng phải tính đến vì hiện lực lượng này chưa muốn đàm phán với bất cứ ai. Không có sự đồng thuận của họ, việc chuyển một khối lượng lớn vũ khí hóa học có thể là một việc làm nguy hiểm”, Giáo sư Ely Karmon cảnh báo. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Nga và Mỹ sẽ gặp nhau tại Thụy Sĩ trong ba ngày (12-14/9) để thảo luận về kế hoạch bàn giao kho vũ khí hóa học của Syria dựa trên kế hoạch cụ thể đã được Ngoại trưởng Nga và Syria nhất trí trước đó. Trong khi các nhà lãnh đạo này vẫn đang đau đầu tìm kiếm giải pháp, thì Israel đã có thể tạm thời “xả hơi” và bình thản hưởng lợi mà không mất quá nhiều công sức. Đức Vũ ============== Cũng phải đợi đến hết ngày 15. 9. 2913 đã. Còn nhiều chiện phải bàn ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Nhật ngồi nhìn TQ kéo tập trận ngày càng sát Senkaku? Cập nhật lúc 08:24, 13/09/2013 (Quan hệ quốc tế) – Cường độ tập trận trên biển của Trung Quốc ngày càng gia tăng và mỗi cuộc tập trận mới, Trung Quốc càng tiến gần vào hải phận của Senkaku/Điếu Ngư Khoa học khách quan dạy cho kẻ khuấy Biển Đông bài học Philippines phải phá thế trước khi nhổ cọc bê-tông Biển Đông Nhật: Đáp trả ngay khi TQ chèn nước khác để ra biển TQ sẽ 'chộp' nhiều diện tích Biển Đông trước khi kí COC? Báo Nhật: Thế giới đang chú ý Syria mà quên Biển Đông Những cuộc tập trận có chủ đích Trong cương vị một cường quốc, tự tin vào sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đang ngày càng khéo léo trong việc sử dụng những cuộc tập trận để biểu lộ tâm ý của mình. Gần đây nhất, hôm 11/9, Nhật Bản kỷ niệm một năm quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. Không đao to búa lớn, không cảnh báo đe dọa trên các diễn đàn ngoại giao, Trung Quốc lẳng lặng mang đến một món quà sinh nhật là cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển tỉnh Phúc Kiến, cách không xa Senkaku. Với việc huy động quân đoàn 31, Hạm đội Đông Hải và Nam Hải cùng biệt đội không quân trong khu vực, và 40.000 binh sĩ, cuộc tập trận lần này mô phỏng khả năng triển khai quân nhân và trang thiết bị quân sự của Trung Quốc ra nước ngoài. Động thái này của Trung Quốc khiến lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị đặt vào thế “sẵn sàng chiến đấu” với tất cả sự cảnh giác cao độ. Đây cũng được coi là hoạt động quân sự quy mô lớn nhất và khoảng cách gần nhất với Senkaku/Điếu Ngư từ trước tới nay. Senkaku/Điếu Ngư, nút thắt khó mở trong quan hệ hai nước Nhật Bản - Trung Quốc Trong năm 2012, Trung Quốc chỉ tiến hành 7 cuộc tập trận, thì cho đến nay, nước này đã tiến hành tới 8 cuộc tập trận trên biển. Ngày 31/1/2013, biên đội tàu hải quân Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako Kaikyo (nằm giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản), tiến ra tây Thái Bình Dương để tổ chức cuộc tập trận. Đây cũng là cuộc tập trận đầu tiên của hải quân Trung Quốc ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất (gồm 4 điểm quan trọng là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines). Ngày 19/3/2013, hải quân Trung Quốc lại tổ chức biên đội gồm 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, xuất phát từ quân cảng Tam Á xuống khu vực Biển Đông của Việt Nam và tiến ra khu vực tây Thái Bình Dương để tiến hành cái gọi là cuộc tập trận tuần tra viễn dương trong điều kiện chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngày 10/4/2013, biên đội tàu gồm tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu, tàu hộ vệ tên lửa Hoành Thủy xuất phát từ quân cảng Tam Á, tiến ra khơi xa để tổ chức cuộc tập trận viễn dương. Ngày 6/5/2013, biên đội tàu hải quân Trung Quốc gồm tàu hộ vệ tên lửa Hoài Hóa, Phật Sơn và tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp Thiên Đảo Hồ, xuất phát từ căn cứ ở Phúc Kiến ra khơi xa tiến hành tập trận. Biên đội tàu đi qua tây Thái Bình Dương, qua eo biển Bashi và quần đảo Hoàng Sa, với tổng hành trình 4.000 hải lý. Ngày 25/5/2013, biên đội gồm 3 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải xuất phát từ quân cảng ở thành phố Thanh Đảo để tới tây Thái Bình Dương tiến hành tập trận. Trong vòng tháng 6 và tháng 7, Trung Quốc cùng Nga cũng tiến hành 2 cuộc tập trận chung trên biển. Những cuộc tập trận này nhằm vào việc Nhật Bản và Mỹ tiến hành tập trận trên đảo Mỹ. Gần đây nhất là cuộc tập trận ngay sát vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9. Qua đó để thấy, Trung bình mỗi tháng Trung Quốc đều tiến hành một cuộc tập trận trên biển và càng ngày càng lộ rõ mục đích nhắm vào Nhật Bản. Khi Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, ngay lập tức Trung Quốc cũng thể hiện mối quan hệ đối trọng với Nga. Một cuộc diễn tập trên biển của hạm đội tàu chiến Trung Quốc Nhật chuyển mình quốc phòng Thời gian qua, Nhật Bản với sự dẫn dắt của Thủ tướng Shinzo Abe đã tích cực thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, cường quốc thứ hai thế giới này lại nghĩ khác, làm khác. Hiện tại, sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc đã nhỉnh hơn Nhật Bản, điều này cho phép Trung Quốc có thể trả những mối thù quá khứ và mưu tính sâu xa hơn trong tương lai. Trong khi đó, một điều đáng chú ý, Nhật Bản không chỉ biết giải quyết mọi việc qua kênh ngoại giao. Trong năm tài khóa 2013, Nhật đã chi mạnh cho ngân sách quốc phòng của mình, đặc biệt đối với lực lượng hải quân. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là 4940 tỷ Yên (khoảng 49 tỷ USD), trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 110 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc phải chi số tiền này cho một quân đội đông đảo và trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn. Còn với Nhật Bản, số tiền này được dùng gần như hoàn toàn để phục vụ cho hải quân và không quân. Điều này cho thấy, tuy Trung Quốc gấp đôi ngân sách quốc phòng của Nhật, nhưng riêng về hải quân, chưa chắc Trung Quốc đã hiệu quả hơn Nhật Bản. Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản có công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới Nguy cơ từ Trung Quốc cũng khiến Nhật Bản có cớ để thay đổi Hiến pháp nước này về quốc phòng. Trong thời gian tới, chắc chắn sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ khiến bất kỳ quốc gia nào cũng phải e dè. Điều này cũng lý giải phần nào cho việc Trung Quốc ngày càng gấp gáp trong các hoạt động đe dọa và cô lập Nhật Bản trên diễn đàn ngoại giao. Minh Tú Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Tổng thư ký LHQ: 'Assad phạm tội chống lại loài người' VnExpress Thứ bảy, 14/9/2013 09:18 GMT+7 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vừa cáo buộc tổng thống Syria phạm các tội chống lại loài người, và cho biết báo cáo của tổ chức này vào tuần tới sẽ chứng minh một cách thuyết phục rằng vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: AP Theo Telegraph, ông Ban hôm qua không nói lực lượng chính phủ Syria đã tiến hành vụ tấn công bị nghi là sử dụng vũ khí hóa học gần Damascus tháng trước, mà chỉ chọn cách nói rằng lãnh đạo Syria "đã phạm nhiều tội ác chống lại loài người". "Vì vậy, tôi chắc chắc sẽ có một tiến triển về trách nhiệm giải trình khi mọi thứ kết thúc", ông nói trong bài phát biểu được cho là sẽ gia tăng sức ép lên chính quyền Syria và thậm chí có thể cản trở các cuộc đàm phán cấp cao. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc dự kiến gửi báo cáo về vụ tấn công hôm 21/8 đến ông Ban vào ngày 16/9 tới. Dù chưa nhận được nhưng tổng thư ký Liên Hợp Quốc tin rằng bản báo cáo sẽ "rất thuyết phục", trong đó xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng. Ông cũng nêu ước tính của Liên Hợp Quốc rằng hơn 1.400 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào Ghouta, phía đông thủ đô Damascus của Syria. Cũng trong ngày hôm qua, Nga và Mỹ tuyên bố một bước đột phá về vũ khí hóa học ở Syria có thể làm sống lại những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến, khi hai bên đang thu hẹp những khác biệt trong ngày thảo luận thứ hai của các ngoại trưởng hai nước. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov sẽ gặp lại nhau bên lề cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng này với hy vọng định được ngày cho một hội nghị hòa bình về Syria. Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Obama sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Thứ bảy 14/09/2013 09:00 (GDVN) - Diễn biến mới nhất này cho thấy cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đang ngày càng rõ rệt. Không có chuyện Bắc Kinh có thể dọa nạt hay dụ dỗ được Washington từ bỏ mối quan tâm cũng như lợi ích chiến lược của mình ở Biển Đông. Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ thành bên thứ 3 ở Biển Đông, Hoa Đông Hoàn Cầu: Hội thảo quốc tế Biển Đông, Trung Quốc bị tẩy chay chỉ trích Thứ trưởng QP Mỹ: Chưa có phương án cụ thể cho tranh chấp Biển Đông Nga hỗ trợ quan điểm "đàm phán tay đôi" của Trung Quốc ở Biển Đông? Philippines kêu gọi hải quân ASEAN hợp tác bảo vệ hòa bình Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đài Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 14/9 dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney hôm qua cho biết, tranh chấp Biển Đông sẽ trở thành nội dung trọng điểm đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Obama với các nhà lãnh đạo khác tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei tháng 10 tới. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhận xét, mặc dù người ta cho rằng hội nghị Thượng đỉnh Đông Á khó có thể trở thành diễn đàn giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng nó sẽ có ích trong việc giảm thiểu rủi ro an ninh trong khu vực. Ông Obama sẽ tới Brunei trong tháng 10 để dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN. Ngoài các vấn đề chính trị và chiến lược bức thiết đặt ra hiện nay, tranh chấp Biển Đông sẽ là nội dung quan trọng ông Obama trao đổi với các nhà lãnh đạo khác, đến lúc đó ông Obama sẽ bày tỏ rõ lập trường của Washington (về Biển Đông). Giới học giả cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối việc Mỹ đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Trước đó trong phiên đối thoại quốc phòng Mỹ - Trung Quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Vương Quán Trung đã cao giọng cảnh báo Mỹ "chớ trở thành bên thứ 3" trong tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Diễn biến mới nhất này cho thấy cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đang ngày càng rõ rệt. Không có chuyện Bắc Kinh có thể dọa nạt hay dụ dỗ được Washington từ bỏ mối quan tâm cũng như lợi ích chiến lược của mình ở Biển Đông. Hồng Thủy ===================== Bởi vậy,kiểu gì thì Trung đông cũng cần ổn định cái đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân? Cập nhật lúc 13:07, 14/09/2013 (Vũ khí) - Thông tin Nhật Bản có thể đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và có thể chế tạo vũ khí chỉ trong 90 ngày khiến nhiều quốc gia lo ngại. Vũ khí Nhật Bản khiến Trung Quốc cảm xúc khó tả Những bước đầu thức giấc của quốc phòng Nhật Bản Thông tin trên được tờ Nhân Dân Trung Quốc ra ngày 12/9 cho biết, theo đó, các nhân vật "cánh hữu" Nhật Bản từng nhiều lần tuyên bố, Nhật Bản có năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân trong 3 tháng. Lý giải cho điều này, nguồn tin trên cho biết, hiện nay Nhật Bản đang sở hữu tổng cộng 29,5 tấn nhiên liệu hạt nhân plutonium phân hạch, số nhiên liệu hạt nhân này được cất trữ cả trong và ngoài nước Nhật. Trong 29,5 tấn plutonium, Nhật Bản để ở trong nước 6,3 tấn, ngoài ra còn 23,2 tấn gửi ở hai nước Anh, Pháp - nơi Nhật Bản ủy thác tiến hành tái xử lý đối với nhiên liệu đã qua sử dụng. Plutonium gửi ở nước ngoài được gia công thành nhiên liệu hạt nhân để cung cấp cho lò phản ứng nước nhẹ sử dụng. Do phần lớn nhà máy điện hạt nhân năm 2012 dừng vận hành, lượng tiêu hao nhiên liệu ô xi hỗn hợp plutonium-uranium sử dụng cho phát điện không tăng lên. Do plutonium có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, Nhật Bản hàng năm đều công bố lượng sở hữu và báo cáo cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế. Chính vì Nhật Bản có dự trữ nguyên liệu hạt nhân có số lượng khổng lồ, rất nhiều nhân vật cánh hữu Nhật Bản đều từng nói rằng, chỉ cần thời gian 3 tháng đến nửa năm, Nhật Bản có thể tiến hành vũ trang hạt nhân. Một vụ thử hạt nhân Một số chuyên gia phân tích bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nagasaki hồi thế chiến thứ 2 có mức độ làm giàu Plutonium tới cấp độ vũ khí là 93%. Còn nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản sử dụng trong các lò phản ứng nước nhẹ, sau khi gia tốc qua các máy ly tâm, mức độ làm giàu nhiên liệu Plutonium-239 mới chỉ đạt tới cấp độ 65%. Kyodo News cho biết, nguyên tắc sản xuất điện hạt nhân Nhật Bản là phát điện bằng nhiệt plutonium. Xét về mặt lí thuyết, nhiên liệu sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử, nhưng trên thực tế không có cường quốc nào chế tạo bom nguyên tử ở cấp độ làm giàu kém như vậy. Nếu muốn làm giàu nhanh, Nhật có thể sử dụng hỗn hợp nhiên liệu ô xy hóa plutonium - uranium như lò phản ứng Monju, có thể tinh luyện đạt đến cấp độ vũ khí 96%. Về nguyên tắc, vật liệu plutonium của Nhật Bản dùng để phát điện, nhưng do công tác tái khởi động nhà máy điện hạt nhân lạc hậu và việc sử dụng thiết thực lò phản ứng tái sinh nơ-tron nhanh tồn tại khó khăn, plutonium tích lũy được vẫn không có hy vọng tiêu hóa được. Tuy nhiên với lượng plutonium khổng lồ mà Nhật Bản đang sở hữu, cùng tuyên bố của các nhân vật "cánh hữu", rõ ràng chương trình hạt nhân của Nhật Bản khiến ngay cả đồng minh thân cận của Nhật cũng cảm thấy lo ngại. Hồi tháng 4/2013, Tân Hoa xã có bài viết dẫn nguồn “Japan Times” Nhật Bản cho rằng, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ vẫn thấy phiền lòng vì “cơn ác mộng” năm 2006. Cơn ác mộng này không phải là cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên được CHDCND Triều Tiên tiến hành vào tháng 10 năm đó, mà là một báo cáo nội bộ của Chính phủ Nhật Bản được biên soạn trước 1 tháng về “khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân”. Sau 2 ngày CHDCND Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân gần đây nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm và nói với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng, cam kết bảo vệ Nhật Bản của Mỹ không có gì thay đổi, gồm có sử dụng “ô hạt nhân” của họ dành cho Nhật Bản để tiến hành răn đe hạt nhân. Cam kết của Obama không chỉ là để tiếp tục xác nhận cam kết của Mỹ đối với “Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật”, mà còn là để khuyên Nhật Bản không nên tìm cách trở thành quốc gia hạt nhân. Theo nguồn tin ngoại giao Nhật Bản, Obama đã đưa ra thông điệp trên cho ông Shinzo Abe dưới sự thúc giục mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, quan chức ngoại giao và quốc phòng hai nước đã tiến hành tham vấn bí mật. Quốc hội Hàn Quốc đã từng công khai thảo luận vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng chính giới và Chính phủ Nhật Bản luôn tránh đề cập tới vấn đề Nhật Bản cần sử dụng vũ khí hạt nhân để trang bị cho bản thân. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa tầm xa và thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất, cuộc khủng hoảng xoay quanh Nhật Bản đã “phát triển đến giai đoạn mới”. “Quốc gia hạt nhân thực tế” CHDCND Triều Tiên có khả năng tấn công hạt nhân đối với lãnh thổ Mỹ. Trong tình hình này, quan chức ngoại giao Nhật Bản bắt đầu lo ngại: Một khi CHDCND Triều Tiên phát động tấn công hạt nhân đối với Nhật Bản, Mỹ - nhân dân của họ đã đối mặt với mối đe dọa trực tiếp – có thể cung cấp “ô hạt nhân” cho Nhật Bản hay không? Ngoài các nhà chính trị gia cực hữu như cựu Thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara và cố Bộ trưởng Tài chính Shoichi Nakagawa cho rằng Nhật Bản nên sở hữu vũ khí hạt nhân, một số nhà chính trị từng làm Thủ tướng, trong đó có Kishi Nobusuke, Ikeda Hayato, Eisaku Sato, Fukuda Yasuo, Taro Aso, trong các trường hợp chính thức và phi chính thức, đều từng bày tỏ quan điểm tán thành Nhật Bản tiến hành vũ trang hạt nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia Mỹ, dù hiện tại Nhật Bản sở hữu khoảng 29,5 tấn nhiên liệu hạt nhân plutonium, nhưng Nhật không thể ngay lập tức sở hữu vũ khí hạt nhân. Plutonium 239 – thành phần cốt lõi của đạn hạt nhân – chứa quá nhiều tạp chất, hơn nữa khả năng làm giàu uranium của Nhật Bản không đủ để chế tạo một quả bom hạt nhân. Báo cáo này có thể giải thích là Nhật Bản có khả năng tiềm tàng sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân riêng. Chính Bộ Ngoại giao Nhật Bản muốn duy trì khả năng này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã rất căng thẳng về vấn đề này. Điều này có nghĩa là khi quan hệ với Mỹ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã che đậy một số tâm tư của mình. Còn Mỹ kiên quyết phản đối Nhật Bản nghiên cứu chế tạo hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. T.Thành (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2013 Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học tại Syria (Dân trí) - Hôm nay (14/9) Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Theo đó kho vũ khí của Damascus sẽ bị tiêu hủy hoặc tháo dỡ hoàn toàn vào giữa năm 2014. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong buổi họp báo chung với ngoại trưởng Nga Bước vào ngày đàm phán thứ 3 tại Geneva, Thụy Sỹ về việc giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria, vấn đề trở ngại lớn nhất trước đó là việc Washington nhất quyết yêu cầu đưa điều khoản đe dọa sử dụng vũ lực với Syria, trong trường hợp Damascus không tuân thủ, vào nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Nga lại kiên quyết phản đối vấn đề này. Và cuối cùng Mỹ đã chấp nhận nhượng bộ. Trước đó, tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon khẳng định báo cáo của Liên Hợp Quốc sẽ xác nhận “một cách vô cùng mạnh mẽ” rằng khí độc đã được sử dụng tại Syria hồi tháng trước. Nhưng ông không bình luận gì về việc ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công ngày 21/8 tại phía Đông Damascus. Bên cạnh đó, ông khẳng định Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã phạm “nhiều tội ác chống lại loài người” trong phát biểu tại diễn đàn Phụ nữ quốc tế Liên Hợp Quốc, được chiếu trên truyền hình của Liên Hợp Quốc. Trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu ra một khuôn khổ hành động gồm 6 điểm, và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Assad thực hiện đúng các cam kết đã đưa ra với cộng đồng quốc tế. “Chúng tôi đã đạt được một đánh giá chung về số lượng và loại vũ khí hóa học mà chính quyền Assad sở hữu. Và chúng tôi cam kết hỗ trợ cộng đồng quốc tế nhanh chóng giành quyền kiểm soát những vũ khí này”, ông Kerry phát biểu trước báo giới. Ông cũng tuyên bố “sẽ không có chỗ cho trò chơi chính trị hoặc bất kỳ điều gì khác ngoài sự tuân thủ hoàn toàn bởi chính quyền Assad”. Theo đó chính quyền Syria sẽ phải giao nộp một danh sách toàn bộ các kho vũ khí hóa học của mình trong vòng một tuần, trước khi các vũ khí này được di chuyển và phá hủy. Ông Kerry khẳng định chính phủ Syria phải để cho Liên Hợp Quốc tiếp cận đầy đủ với các địa điểm cất giữ vũ khí hóa học và nhấn mạnh rằng kế hoạch giải giáp sẽ được thực hiện một cách minh bạch. Hiện vẫn chưa rõ quốc gia nào hay địa điểm nào sẽ đảm nhiệm việc tiêu hủy. Về lịch trình, ông Kerry cho biết thanh sát viên Liên Hợp Quốc sẽ có mặt tại Syria không muộn hơn tháng 11 tới, trong khi việc phá hủy vũ khí phải được hoàn tất trước giữa năm 2014. Dù vậy chưa có thông tin cụ thể về nước nào sẽ thực hiện việc tiêu hủy các vũ khí hóa học. Nếu Damascus không tuân thủ kế hoạch này, họ sẽ bị trừng phạt theo Chương 7, Hiến chương Liên Hợp Quốc, ông Kerry nói, ám chỉ việc sử dụng vũ lực. Chương 7 này quy định “hành động bởi các lực lượng bằng đường không, đường biển hay đường bộ có thể là cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế” trong trường hợp các biện pháp khác thất bại. Tuy nhiên ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết thỏa thuận không bao gồm bất kỳ khả năng tiềm tàng nào về việc sử dụng vũ lực chống lại Syria. Tuy nhiên, ông cho biết việc không tuân thủ bản kế hoạch, bao gồm việc tấn công các thanh sát viên Liên Hợp Quốc, sẽ được đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan sẽ quyết định các hành động tiếp theo. Không có sự đồng thuận trước nào về các biện pháp Hội đồng Bảo an có thể thực hiện nếu Syria không tuân thủ, ông Kerry khẳng định. Thanh Tùng Tổng hợp ================== Chúc mừng hòa bình thể giới! Lão Gàn xác định đã đoán sai trên báo điện tử Soha về sự việc cụ thể này. Nhưng ở tầm bao quát lời tiên tri từ đầu năm thì đúng: "Chiến tranh lớn sẽ không xảy ra". Bởi vì "Trục Càn Khôn - theo Lý học Việt là trục Phúc Đức". Như vậy, khả năng Trung Đông sẽ ổn định vào cuối năm nay, chậm là đầu năm tới có khả năng tiếp tục đúng. Topic này trở về với đúng chủ để của nó:"Chiến lược và sự kiện Châu Á - Thái Bình dương" - một cách diễn đạt khác của "Canh bạc cuối cùng". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2013 Thấy gì từ vụ Kim Jong Un tiết lộ tên con gái? Thứ Bẩy, 14/09/2013 - 20:51 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có con gái. Nhưng cách tiết lộ tên của “tiểu công chúa” Triều Tiên với thế giới bên ngoài không diễn ra theo cách bình thường. Cựu cầu thủ bóng rổ Mỹ Dennis Rodman (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un - Ảnh: The Guardian. Theo tờ Guardian của Anh, vào ngày Chủ Nhật vừa rồi, tên con gái của Kim Jong Un đã tình cờ lộ ra qua câu chuyện mà cựu ngôi sao bóng rổ người Mỹ Dennis Rodman kể lại cho báo này. Rodman từ lâu được xem là một người có quan hệ thân thiết với nhà lãnh đạo Triều Tiên và đã vài lần xuất hiện ở Bình Nhưỡng.Rodman cho biết, Kim Jong Un là “một người cha tốt” của cô con gái bé nhỏ có tên là Ju-ae. Trước đó, cựu cầu thủ bóng rổ này đã có lần miêu tả nhà lãnh đạo Triều Tiên là một “người thú vị”. “Đại tướng Kim và tôi đã có thời gian thư giãn ở biển cùng với gia đình của ông”, Rodman kể về chuyến thăm gần đây tới Triều Tiên. “Chúng tôi đã cùng nhau ăn uống và nói về kế hoạch tổ chức một trận đấu bóng rổ hữu nghị lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ, cũng như cách giúp Triều Tiên phát triển đội bóng rổ của họ”. “Tôi đã bế cô bé Ju-ae và nói chuyện và bà Ri (vợ Kim Jong Un - PV). Ông ấy là một người cha tốt và có một gia đình tuyệt vời. Kim nói với tôi là: hẹn gặp lại ông vào tháng 12”, Rodman kể. Cựu cầu thủ bóng rồ này dự kiến sẽ tổ chức một trận đấu bóng rổ giữa Mỹ và Triều Tiên. “Kim là một người thú vị. Ông ấy mê bóng rổ và muốn xây dựng sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước thông qua các hoạt động thể thao và văn hóa”, Rodman nói. Theo dự kiến, các chi tiết cụ thể về trận đấu bóng rổ Triều Tiên-Mỹ sẽ sớm được công bố. Theo đánh giá của giới quan sát, việc cựu sao bóng rổ Mỹ tiết lộ về con gái của Kim Jong Un với thế giới có thể được xem như một bước đi mang tính “nghệ thuật” về truyền thông của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đây là một cách tiết lộ thông tin rất tế nhị, tránh được định kiến “tuyên truyền” vốn đã gắn chặt vào các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Có thể nói, Kim Jong Un vẫn đang nỗ lực duy trì môt hình ảnh “kép”: trong nước là một vị lãnh tụ cao quý của người dân, với thế giới lại là một con người giản dị trong cuộc sống đời thường. Ba thế hệ nhà họ Kim đã lãnh đạo Triều Tiên, từ cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il, và Kim Jong Un. Hãng tin Reuters đánh giá, theo truyền thống gia đình, cô bé Ju-ae khó có khả năng “kế vị” cha, cho dù những người họ hàng nữ thân cận của Kim Jong Un đều được trao những cương vị quan trọng trong Chính phủ Triều Tiên. Theo An Huy VnEconomy ===================== Cơ hội cho một quốc gia Cao Ly thống nhất: 2013 - 2016. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2013 Khi nào Mỹ sẽ tấn công Syria? Cập nhật lúc 07:22, 15/09/2013 (Tin tức 24h) - Điều này có nghĩa là hiện giờ dù có nhiều động thái dồn dập, tuyên bố hùng hồn, nhưng chỉ khi nào giải quyết xong vấn đề vũ khí hóa học của Syria và tiếp theo khi nào cái gọi là “giải pháp ngoại giao” của Mỹ, kiểu Mỹ thất bại thì lúc đó Mỹ sẽ ra đòn. Cuộc nội chiến ở Syria giữa quân chính phủ của TT Asssad với phe nổi dậy gồm 7 phe phái lớn nhỏ diễn ra hết sức gay cấn và quyết liệt. Hậu thuẫn cho chính quyền của TT Assad là Nga, Iran và Hecbola. Trong khi ủng hộ cho phe nổi dậy là Ảrập Xêút, Qatar, các tổ chức hồi giáo cực đoan và Mỹ cùng phương Tây. Vào tháng 5/2013, TT Mỹ tuyên bố “làn ranh đỏ” cho chính quyền của TT Syria Assad là “ Nếu sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ và đồng minh sẽ tấn công quân sự”. Chưa đầy 3 tháng sau, ngày 21/8 xảy ra vụ thảm sát bằng VKHH làm chết hơn 1400 dân thường, phe nổi dậy tố cáo chính quyền Syria đã sử dụng VKHH. Trong khi phái đoàn điều tra của LHQ đang làm việc thì chính quyền Mỹ khẳng định chắc chắn là do quân chính phủ gây ra. Cùng với tuyên bố rắn của Anh, Pháp về sử dụng vũ lực với Syria, Mỹ tuyên bố tấn công quân sự trừng phạt Syria. Tưởng chừng như đòn “trừng phạt” sẽ diễn ra ngay, thuận lợi, nào ngờ Anh tuyên bố bỏ cuộc, Mỹ “phanh gấp” làm Pháp “bẽ bàng”, còn những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới thở phào nhẹ nhõm. Tàu sân bay Mỹ áp sát Syria Điều gì khiến Mỹ “phanh gấp”và “chuyền bóng về sân nhà”? Có một câu hỏi đặt ra rất đơn giản nhưng rất thiết thực mà chưa trả lời được thấu đáo, rõ ràng và chắc chắn thì Mỹ chưa làm. Đó là: Tấn công vào Syria để đạt được cái gì? Nếu chỉ vì “răn đe, ngăn không cho Syria thực hiện lần khác” hay vì mục đích nhân đạo thì cả thế giới không ai tin chỉ có vậy mà sau đó có 2 mục đích trước mắt. Một là đánh quỵ lực lượng quân sự của TT Assad, tạo điều kiện cho phe nổi dậy giành thắng lợi, xây dựng một chính quyền thân Mỹ và phương Tây, đây là mục tiêu chính. Hai là đẩy Nga ra khỏi vị trí cuối cùng ở Trung Đông, cô lập Iran. Nhưng có rất nhiều khó khăn, biến số, để Mỹ biết được kết quả của mục đích đề ra như thế nào. Trước hết, Syria là một quốc gia có VKHH và ngay Mỹ, trong vụ 21/8 vẫn chưa khẳng định được Syria dùng bằng cách nào, phương tiện mang nó ra sao, là pháo binh hay tên lửa…thì có cho vàng Mỹ cũng không dám cho bộ binh của mình xung trận. Vì thế chỉ còn cách Mỹ chỉ đạo từ xa quân nổi dậy “thu dọn chiến trường” sau đòn tấn công hỏa lực vào lực lượng chính phủ. Có thể phe nổi dậy sẽ tận dụng thời cơ Mỹ tạo ra để lật đổ TT Assad dựng nên một chính phủ mới nhưng cái chính phủ mới này còn tiềm ẩn những nguy hiểm với Mỹ hơn nhiều lần cái chính phủ hiện tại. Có thể nói ngay lúc này Mỹ chưa có đủ thời gian để “làm sạch” phe nổi dậy (đó cũng là lý do vì sao Mỹ vẫn chưa cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy). Đây mới chính là vấn đề của Mỹ, thời gian quá gấp, trong khi TT Hoa Kỳ, tổng thống của một cường quốc đứng đầu thế giới đã tuyên bố thì… “Vua không nói chơi”, cho nên, tấn công ngay sẽ là mạo hiểm khi chưa khống chế được cái chính phủ mà mình tốn của dựng nên thì chắc chắn là tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừa. Vì vậy, Mỹ rất bối rối, chỉ biết “chuyền bóng ngang dọc trên sân nhà câu giờ” tìm cách thỏa thuận ngầm với Nga tìm giải pháp. Và, giải pháp Mỹ “tung”, Nga “hứng” ra đời, đó là buộc Syria phải giao nộp toàn bộ VKHH, ký vào công ước không sử dụng, chế tạo VKHH để không bị tấn công. Đương nhiên, chính quyền của TT Assad chấp nhận để kéo dài “tuổi thọ” có cơ hội chơi ván tiếp theo. Hợp tác Syria-Nga-Mỹ: Đích ai nấy nhắm, hồn ai nấy giữ. Tại sao Nga không để cho Mỹ tự xoay xở, sa lầy khi tấn công vào Syria mà lại còn “bắc thang cho TT Mỹ tuột xuống” như phe nổi dậy Syria ví von? Trong vấn đề Syria ít nhất Nga và Mỹ có một mục tiêu thống nhất là làm thế nào để tiêu diệt quân khủng bố trong lực lượng phe nổi dậy mà riêng Mỹ xác đinh là có 1/3 là quân khủng bố. Nếu sau đòn tấn công của Mỹ, phe nổi dậy thu được nhiều VKHH thì sao? Thì cả Nga lẫn Mỹ đều bị thách thức như nhau và độ nguy hiểm càng tăng cao khôn lường. Syria-Nga và Mỹ đều có lợi khi chính quyền của TT Assad giao nộp VKHH và cả ba đều xác định rằng đó chỉ là một thời gian nghỉ bắt buộc giữa các hiệp đấu mà thôi. Đối với Nga, tạm thời ngăn chặn được đòn tấn công của Mỹ vào Syria, tạo điều kiện cho quân chính phủ của TT Assad có thời gian tấn công quân nổi dậy, chiếm lợi thế trong tình thế mới. Đối với Mỹ làm sạch chiến trường, không sợ Syria sử dụng hay gây ra thảm họa hóa học khi tấn công để có thể lính bộ Mỹ tham gia khi cần thiết. Mỹ không coi chuyện khi Syria giao nộp xong VKHH là Mỹ hoàn thành sứ mạng của mình tại Syria mà chỉ coi đây là thời điểm bắt đầu của Mỹ. Thực tế cho thấy các lực lượng của Mỹ đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu cao nhất để tấn công Syria bất cứ lúc nào khi theo như Mỹ nói là “giải pháp ngoại giao thất bại”. Vậy cái gọi là “giải pháp ngoại giao” này là gì? Tất nhiên đây là sản phẩm của Mỹ, kiểu Mỹ và do vậy, liệu chính quyền TT Assad có chấp nhận không nếu như đó là các cách để xóa bỏ chính quyền hiện tại hay truy cứu trách nhiệm đưa ra tòa án quốc tế vì tội phạm chiến tranh…chẳng hạn? Không đời nào chính quyền TT Assad chấp nhận và như vậy, đương nhiên, “giải pháp ngoại giao” chỉ có thể là thất bại. Tóm lại là Mỹ muốn lật đổ chế độ của TT Assad bằng đòn tấn công quân sự (trừ phi TT Assad đầu hàng) cho nên các “giải pháp ngoại giao” sẽ nhất định thất bại như Mỹ muốn, vì các giải pháp đó là của Mỹ, kiểu Mỹ mà không một ai, một chế độ nào có lòng tự trọng, danh dự chấp nhận. Đối với Syria, hãy lấy hành xử của Triều Tiên làm giáo án kinh điển. Nếu Triều Tiên phá hủy toàn bộ cơ sở chế tạo bom hạt nhân, VKHN, theo yêu cầu của Mỹ xong, liệu Mỹ có ký với Triều Tiên một hiệp đình hòa bình, không tấn công Triều Tiên như đề nghị của Triều Tiên hay không?. Đáng tiếc là ký với Triều Tiên hay Syria hiệp ước hòa bình, không tấn công quân sự vào Triều Tiên hay Syria để Triều Tiên hay Syria giải giáp VKHH, VKHN không phải là mục đích của Mỹ mà mục đích của Mỹ là làm sao Triều Tiên hay Syria không còn có VKHH, VKHN để dễ bề tấn công quân sự. Syria quá hiểu điều này, TT Assad trong ngày 12/9 tuyên bố là chính phủ của ông sẵn sàng giao nộp kho VKHH cho cộng đồng quốc tế trong vòng 30 ngày sau khi chính thức ký vào Hiệp ước cấm sử dụng VKHH của LHQ nhưng với điều kiện Mỹ phải ngừng đe dọa can thiệp quân sự vào đất nước chúng tôi cũng như chấm dứt các hoạt động cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy… Như vậy, vấn đề giao nộp VKHH của Syria lại không hề đơn giản, nói nộp là nộp, nộp xong là hết lo tên lửa Mỹ…như ta tưởng. Trong tình hình này, Syria phải tranh thủ từng giờ, từng ngày, táo bạo tấn công vào quân nổi dậy bằng tất cả sức mạnh hiện có. Hình thức tác chiến vận động tấn công, liên tục áp sát, bám vào đội hình, căn cứ quân nổi dậy mà đánh, tổ chức đánh trên toàn chiến trường khi Mỹ phát động tấn công là một phương pháp tránh đòn tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao của Mỹ rất hiệu nghiệm. Lúc đó dính đòn hỏa lực của Mỹ giáng xuống, quân chính phủ và quân nổi dậy là 50/50. Sự thật là đòn tấn công của Mỹ không chỉ nhằm vào quân chính phủ mà còn nhằm vào lực lượng chống Mỹ và phương Tây trong phe nổi dậy. Bởi thế, phân hóa kẻ thù, chia rẻ nội bộ quân nổi dậy, bắt tay thỏa hiệp với lực lượng chống Mỹ và phương Tây vì mục tiêu chung để tiến hành những trận quyết chiến chiến lược để tạo lợi thế đàm phán…chắc chắn không nằm ngoài đối sách của chính quyền của TT Assad. Tình hình Syria: Tàu sân bay Mỹ vẫn chuẩn bị tấn công Lê Ngọc Thống ======================= Mặc dù rất khoái xem các bài phân tích của học giả Lê Ngọc Thống. Nhưng riêng với bài này tôi thấy tác giả đặt vấn đề và phân tích với yếu tố Nga bị mờ nhạt. Trong khi yếu tố Nga mang tính quyết định quan trọng trong sự kiện này. Chính yếu tô Nga khiến cho Hoa Kỳ không thể tấn công Syria- nếu Syria tuân thủ thỏa thuận. Nhưng vấn đề cá nhân kẻ thủ ác phải ra tòa án quốc tế là không tránh khỏi. Nếu ông Assad không tìm được kẻ ra lệnh tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học thì rất phiền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2013 Obama hoan nghênh thỏa thuận về Syria, John McCain thất vọng Chủ nhật 15/09/2013 11:43 (GDVN) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được vào tối ngày 15.9 với Nga về vấn đề vũ khí hóa học của Syria, nhưng cho biết vẫn còn nhiều việc phải làm và cảnh báo Damascus phải tuân thủ các hiệp định. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được vào tối ngày 15.9 với Nga. Trong tuyên bố, Tổng thống Obama vẫn để ngỏ khả năng "sẵn sàng hành động quân sự" nếu Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuân theo thỏa thuận của Nga-Mỹ. Theo lời ông Obama, "bây giờ chúng ta có cơ hội để đạt được mục tiêu thông qua ngoại giao." Hiệp định mới cho Syria thời hạn một tuần để cung cấp các chi tiết về các kho dự trữ vũ khí hóa học của mình và nói rằng Syria phải cho phép các thanh tra quốc tế truy cập tự do vào các kho vũ khí hóa học của nước này để phục vụ cho mục tiêu loại bỏ chúng vào giữa năm tới. "Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với Nga, Anh, Pháp, Liên Hợp Quốc và những thành viên khác để đảm bảo rằng quá trình này có thể được kiểm chứng, và có những hậu quả nếu chính quyền Assad không thực hiện theo khuôn khổ thỏa thuận ngày hôm nay. Và nếu ngoại giao thất bại, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng hành động", Tổng thống Obama nói thêm. Trong khi đó, hai nhà lập pháp có ảnh hưởng của Mỹ, John McCain và Lindsey Graham, cho rằng thỏa thuận này là một thất bại. "Thỏa thuận này không giải quyết được vấn đề cốt lõi ở Syria, đó là cuộc xung đột tiềm ẩn đã giết chết 110.000 người, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gây mất ổn định quan hệ bạn bè và đồng minh của chúng tôi trong khu vực, khuyến khích Iran và lực lượng khủng bố, trở thành một nơi trú ẩn an toàn cho hàng ngàn phần tử Al-Qaeda cực đoan", hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết trong một tuyên bố chung. Họ nói thêm rằng họ lo sợ bạn bè và kẻ thù của nước Mỹ sẽ xem thoả thuận này "là một hành động khiêu khích, thể hiện sự yếu kém của nước Mỹ." Nguyễn Hường (nguồn CNA) ========================== Trong khi đó, hai nhà lập pháp có ảnh hưởng của Mỹ, John McCain và Lindsey Graham, cho rằng thỏa thuận này là một thất bại. "Thỏa thuận này không giải quyết được vấn đề cốt lõi ở Syria, đó là cuộc xung đột tiềm ẩn đã giết chết 110.000 người, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gây mất ổn định quan hệ bạn bè và đồng minh của chúng tôi trong khu vực, khuyến khích Iran và lực lượng khủng bố, trở thành một nơi trú ẩn an toàn cho hàng ngàn phần tử Al-Qaeda cực đoan", hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết trong một tuyên bố chung. Họ nói thêm rằng họ lo sợ bạn bè và kẻ thù của nước Mỹ sẽ xem thoả thuận này "là một hành động khiêu khích, thể hiện sự yếu kém của nước Mỹ." Lão Gàn cho rằng thỏa thuận này là một kỳ tích của ngài Obama. TT Hoa Kỳ đã tránh được một cuộc chiến tranh, nhưng vẫn đạt được mục đích là giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Đây là điều mà một cuộc tấn công hạn chế hoặc mở rộng chưa chắc đã đạt được. Người Syria sẽ không thể nửa chừng ngưng cam kết của họ. Vì nước Nga đã đặt cược uy tín của họ vào đây. Nếu đảo ngược thì cuộc chiến sẽ rất tàn khốc. Tuy nhiên, trong lúc mọi chuyện chưa kết thúc, tiếng nói mạnh mẽ của ông John McCain và Lindsey Graham là cần thiết, nhưng nó chỉ từ những người không có tính quyết định. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2013 Tình hình Syria: Thái độ khó hiểu của Liên Hợp Quốc! Cập nhật lúc 14:21, 15/09/2013 (Tin tức 24h) – Tình hình Syria: Cuộc đàm phán của Nga – Mỹ về vấn đề vũ khí hóa học của Syria đã đi đến những quyết định cuối cùng, trong khi đó, Liên Hợp Quốc vẫn lập lờ quan điểm. Nốt trầm Liên Hợp Quốc trong đàm phán Nga – Mỹ Ngày 14/9, tại Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong cuộc đàm phán về Syria và Assad. Sáng ngày 14/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra một thông báo về việc hai nước Nga, Mỹ đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria. Theo đó, trong vòng một tuần phải đưa ra danh sách các kho dự trữ vũ khí hóa học và các thanh sát viên quốc tế sẽ có mặt tại Syria vào tháng 11 tới. Danh sách này sẽ phải nêu cụ thể tên, loại và chất lượng các vũ khí hóa học, địa điểm và hình thức lưu giữ, các cơ sở sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Theo Ngoại trưởng Mỹ, hai bên nhất trí rằng việc kiểm soát hiệu quả nhất số vũ khí ở Syria có thể đạt được bằng việc di chuyển số vũ khí này dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học của Liên hợp quốc và phá hủy chúng ở bên ngoài nước Trung Đông này. Mục tiêu để di dời hay phá hủy số vũ khí hóa học ở Syria là vào giữa năm 2014. Cũng trong thông báo của mình, ông Kerry cũng đã khẳng định Nga, Mỹ, Liên Hợp Quốc đều thống nhất cần một giải pháp chính trị cho Syria, và hội nghị Geneva 2 cần phải tổ chức càng sớm càng tốt, khi mà đáng ra Hội nghị này phải tổ chức từ cuối tháng 6. Có thể hội nghị sẽ diễn ra vào tháng 10. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đến hiện trường vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria. Một điều đáng chú ý về động thái của Liên Hợp Quốc, hôm 13/9 tại Diễn đàn Phụ nữ Quốc tế, người đứng đầu Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu rằng chế độ Syria phạm phải “nhiều tội ác chống lại nhân loại” nhưng không đổ lỗi cho chính quyền Syria về việc sử dụng vũ khí hóa học. Trong phát biểu của mình, ông Ban nói “thảm họa” Syria đã tạo ra “một thế hệ trẻ em và thanh niên bị đánh mất” và dẫn tới “gia tăng những căng thẳng giáo phái, bất ổn khu vực, việc di dời một lượng lớn người, các vi phạm thô bạo đối với nhân quyền, bao gồm cả bạo lực tình dục”. “Trường hợp gần đây nhất cũng làm tăng nguy cơ chiến tranh hóa học, mà nếu được phái đoàn điều tra của Liên Hợp Quốc xác nhận thì đó sẽ là một sự vi phạm khủng khiếp luật pháp quốc tế”, ông Ban nói. Đồng thời, đầu tuần sau, các thanh sát viên của LHQ cũng sẽ đưa ra báo cáo về vũ khí hóa học ở Syria, tuy ông Ban Ki-moon không chỉ rõ thủ phạm của vụ tấn công hôm 21/8, nhưng ông khẳng định luật pháp quốc tế đã được vi phạm. Thế giới đánh giá cáo buộc Assad vi phạm nhiều tội ác chống loài người sẽ là một nốt trầm trong cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ. Kỳ lạ Liên Hợp Quốc Khi thông tin vụ thảm sát bằng VKHH hôm 21/8 xuất hiện, ngay lập tức LHQ họp khẩn và yêu cầu các thanh sát viên đang có mặt trên đất nước Syria đẩy nhanh tiến độ, và phải có trừng phạt với kẻ chủ mưu. Nhưng khi Mỹ chủ động đưa bằng chứng qua mặt các thanh sát viên, LHQ lên tiếng kêu gọi các bên phải kìm chế và chờ đợi kết quả điều tra từ lực lượng của tổ chức này. Sau khi Mỹ đưa kế hoạch tấn công xin phép quốc hội lưỡng viện nước này, LHQ rất hoan nghênh và cho rằng Nhà Trắng đã biết lắng nghe hơn. Hôm 8/9 Thanh tra về nhân quyền của Liên Hợp Quốc Carla del Ponte bất ngờ đưa ra bằng chứng về thủ phạm sử dụng khí độc Sarin tại cuộc nội chiến Syria. “Theo những lời khai mà chúng tôi thu thập được, quân nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học, cụ thể họ đã dùng khí độc sarin”, bà Ponte cho biết. Tổng thống Barack Obama và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon Song chỉ sau tuyên bố của bà Ponte vài ngày, hôm 10/9, một thành viên trong nhóm thanh sát của LHQ lại đưa ra kết luận quân đội ông Assad là thủ phạm vụ tấn công hôm 21/8 và hứa hẹn sẽ sớm công bố kết quả điều tra. Kết luận này được đưa ra trong bối cảnh quốc hội Mỹ đang ngả về phía sẽ phát động cuộc tấn công chế độ Assad. Sau đó, Nga đưa ra kế sách tịch thu vũ khí hóa học để cứu Assad khỏi một cuộc tấn công. Nga, Mỹ đã ngồi vào bàn đàm phán cho kế hoạch này. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã rất hoan nghênh và cho rằng đây là giải pháp hòa bình cuối cùng cho Syria. Trong khi đó, ông Obama tuyên bố vẫn còn tồn tại khả năng đàm phán thất bại và Mỹ sẽ tiếp tục tấn công. Tuy nhiên, khi giải pháp hòa bình cuối cùng đi vào giai đoạn then chốt, bất ngờ ông Ban Ki-moon đưa ra cáo buộc đanh thép: “Chế độ Assad vi phạm nhiều tội ác chống nhân loại, chưa kể đến việc sử dụng vũ khí hóa học”. Cáo buộc này của ngài Tổng thư ký LHQ không khác gì tuyên bố dù có sử dụng vũ khí hóa học hay không, Assad cũng đáng bị trừng trị. Báo RIA Novosti đã có bài bình luận về tuyên bố này, cho rằng ông Ban Ki-moon đã khiến tình hình cuộc đàm phán giữa Nga, Mỹ trở nên phức tạp. Đồng thời, Tổng thống Assad cũng rơi vào thế bất lợi trong nếu Hội nghị Geneva 2 được tiến hành. Nhìn lại từ khi có thông tin về vụ thảm sát bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 cho tới nay, LHQ đã thể hiện sự thiếu nhất quán, tự mâu thuẫn trong những tuyên bố, động thái của mình. Đỗ Minh (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2013 Lão gàn đã phát biểu: Vụ án này sẽ có kết thúc rất lạ.... * Chưa kết thúc. Bài viết dưới đây chỉ để tham khảo. ================================ Trung Quốc đồn đoán khả năng Bạc Hy Lai sẽ trắng án BAODATVIET.VN Cập nhật lúc 16:42, 15/09/2013 (Thế giới) - Có những đồn đoán rằng Bạc Hy Lai sẽ trắng án vì trong danh sách các quan tham lớn bị ngã ngựa trong thời gian gần đây đã không hề nhắc đến tên Bạc Hy Lai. Trong khi đó, vụ án Bạc Hy Lai hoàn toàn không có chứng cứ, chỉ dựa vào khẩu cung, Bạc Hy Lai cũng phản cung nên quy định “không thể định tội” có thể được áp dụng. Người ta cũng dẫn ra các quy định của pháp luật Trung Quốc: “không thể định tội chỉ dựa vào khẩu cung”, “đối với vụ án người bị nghi ngờ phạm tội không nhận tội hoặc lời khai trước sau bất nhất phải thẩm tra trọng điểm”. Trên các diễn đàn mạng rộ lên lời đồn đoán đây có thể là một dấu hiệu nữa cho thấy Bạc Hy Lai không bị kết tội, sau vụ Tổ trưởng chuyên án Bạc Hy Lai và 2 đồng sự bị cách chức trước đó mấy ngày. Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị buộc tội hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm quyền. Trong khi chờ đợi phán xét chính thức từ tòa án, thì chương trình thời sự 21 giờ ngày 12/9, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát một phóng sự hơn 4 phút với nhan đề “Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương: “mở cửa” chống tham nhũng”. Trong phóng sự có điểm gương mặt các quan tham lớn bị ngã ngựa trong thời gian gần đây: Lưu Thiết Nam, Lưu Chí Quân, Trương Thử Quang, Tưởng Thiết Mẫn, các quan tham ở Tập đoàn dầu khí quốc gia, nhưng không hề nhắc đến tên Bạc Hy Lai. Trước đó ngày 22/8, Tòa án Trung cấp Tế Nam, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc bắt đầu xét xử vụ án Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, can tội tham ô, tham nhũng và lạm quyền. Phiên tòa nhằm chứng minh rằng ban lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm chống tham nhũng và lạm quyền trong nội bộ đảng. Tạp chí Tài Kinh cho biết hai cáo buộc nặng nhất dành cho ông Bạc là tội tham ô và nhận hối lộ. Hai tội danh này đều nhắm vào thời điểm ông Bạc làm thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh những năm 1990. Như vậy, với cương vị bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc chỉ bị cáo buộc tội lạm quyền (với khung hình phạt từ 3-7 năm) do ngăn cản ông Vương Lập Quân, Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, điều tra hình sự bà Cốc Khai Lai về tội đầu độc doanh nhân Anh Neil Heywood. Ngoài ra, theo tờ Đại Công Báo ở Hồng Kông vốn thân tín Bắc Kinh cho biết, trên lý thuyết, với các tội danh trên, ông Bạc Hy Lai có thể bị kết 15 năm tù hoặc thậm chí tử hình - theo một vị giáo sư ở Trường ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tạp chí Á châu tuần san xuất bản tại Hồng Kông dự đoán bản án sẽ nhẹ hơn bởi trong vụ án gần đây nhất, hôm 8/7, Lưu Chí Quân - cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt - ăn hối lộ số tiền gấp đôi họ Bạc nhưng chỉ bị tử hình (treo). Hơn nữa, ông Bạc Hy Lai thuộc "thế hệ hạt giống đỏ thứ hai" giống như ông Tập Cận Bình, là con của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ đầu cách mạng. Với lý lịch này, khó mà tử hình ông Bạc. Tóm lại, theo tạp chí này, ông Bạc Hy Lai sẽ nhận một bản án không quá nặng để làm an lòng cánh tả trong đảng vốn có nhiều người ủng hộ ông và cũng không quá nhẹ khiến những người cánh hữu cấp tiến trong đảng bất mãn. Phương Nguyên (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2013 Đối sách Trung Quốc với Syria 16/09/2013 02:00 GMT+7 Tại sao Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự vào Syria? Đây là câu hỏi mà rất nhiều nhà bình luận Mỹ đặt ra trong lúc chính quyền Obama nỗ lực thuyết phục quốc hội Mỹ đồng thuận về chiến dịch quân sự tại Syria. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng thể hiện quan điểm không can thiệp với những lập luận đưa ra. Trong khi giới phân tích Mỹ phần lớn đánh giá lập trường của Bắc Kinh thông qua cách nhìn nhận thực dụng thì cũng có người cho rằng, thực tế, Trung Quốc phản đối oanh tạc Syria cơ bản là do cảm giác bất an của chính họ. Tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn liên tục ngăn chặn mọi nỗ lực của phương Tây để can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria và phủ quyết ba nghị quyết của LHQ. Cùng lúc đó, theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ năm 2011, Tủng Quốc đã chuyển số vũ khí trị giá 300 triệu USD tới Syria giai đoạn từ 2007 - 2010. Thêm vào đó, tháng 6 vừa qua, một quan chức Syria tiết lộ rằng, Trung Quốc, Nga và Iran đã giúp Damascus đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây bằng cách cung cấp cho chính quyền Assad dầu và tín dụng giá trị 500 triệu USD/tháng. Lãnh đạo Trung Quốc, các nhóm cố vấn, truyền thông nhà nước đã đưa ra hàng loạt lý do với cộng đồng quốc tế để phản đối sự can thiệp quân sự Mỹ tại Syria. Ví dụ, trong cuộc họp báo mới đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lập luận: "Các hành động quân sự đơn phương, đi ngược lại với luật pháp quốc tế và những chuẩn mực quan hệ quốc tế sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình Syria và khiến Trung Đông thêm bất ổn", vị này nhấn mạnh, "Trung Quốc tin rằng, một giải pháp chính trị là con đường thực tế duy nhất để giải quyết vấn đề Syria. Ảnh: The world Thậm chí trước khi hội nghị G20 bắt đầu, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu đã cảnh báo về những ảnh hưởng kinh tế khi Mỹ dùng vũ lực can thiệp vào Syria. "Hành động quân sự sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt là giá dầu - nó sẽ khiến giá dầu phi mã", ông nói. Ngoài ra, một số nhà phân tích Trung Quốc cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu có bằng chứng xác thực chứng minh chính phủ Syria (chứ không phải phiến quân) đứng sau vụ tấn công khí sarin hôm 21/8. Nhiều nhà bình luận hoài nghi về động cơ trong kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ. Họ cho rằng các cuộc tấn công vào chế độ Assad là gián tiếp nhằm vào Iran và Nga. Bình luận của quan chức Trung Quốc, như đã đề cập phía trên từ người phát ngôn Hồng Lỗi và ông Chu Quang Diệu chỉ rõ hai mối quan tâm chính mà nước này theo sát: chính sách đơn phương và ổn định Trung Đông. Liên quan tới đơn phương, Bắc Kinh lo ngại rằng, Mỹ sẽ làm xói mòn chuẩn mực các cuộc khủng hoảng quốc tế cần được giải quyết theo con đường đa phương dưới sự giám sát của LHQ. Trung Quốc đã chứng kiến điều này lúc Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush đối với trường hợp Iraq. Trong khi phần lớn thế giới có thể coi Trung Quốc là người khổng lồ trên vũ đài quốc tế, thì Trung Nam Hải có nhận thức gần như đối lập. Vì thế, chuẩn mực quốc tế nhất là ở thời điểm Trung Quốc gặp nhiều thách thức trong hồ sơ nhân quyền, cũng có lợi cho Bắc Kinh bằng cách hạn chế sự phiêu lưu của Mỹ. Với Trung Đông, Bắc Kinh mong muốn sự ổn định, dù là ở Afghanistan hay Syria. Lo ngại của Bắc Kinh là bất ổn tại Syria có thể khiến tư tưởng cực đoan lan rộng trong khu vực, thậm chí là ảnh hưởng tới vùng Tân Cương. Hỗn loạn tại Syria cũng có thể lan tới các vùng giàu dầu mỏ khác ở Trung Đông, đe dọa nguồn cung cấp dầu của Trung Quốc từ khu vực này. Để hiểu được những nỗi lo lắng của Trung Quốc, cần phải đánh giá rộng hơn theo tính chất dễ tổn thương và đa diện trong quan hệ Trung Quốc - Trung Đông. Nhìn chung, chính sách đối ngoại Trung Quốc bị chi phối bởi cảm giác bị bao vây. Về mặt quân sự, họ bị phong tỏa bởi các bên có quan hệ hữu nghị với Mỹ - cường quốc không mong muốn sự trỗi dậy ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Myanmar là một số ví dụ. Về mặt kinh tế, con đường cải cách của Đặng Tiểu Bình đã khiến kinh tế Trung Quốc gắn bó với kinh tế Mỹ. Nguồn cung cấp năng lượng của họ phụ thuộc vào những lộ trình vận chuyển được Mỹ bảo hộ cũng như môi trường an ninh đầy thách thức tại Trung Á và Trung Đông. Về mặt xã hội và chính trị, các tổ chức nhân quyền và giá trị phương Tây đang thâm nhập vào cộng đồng dân cư Trung Quốc. Bối cảnh này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy bất an. Trung Đông đặc biệt ít năm qua vô cùng bất ổn. Việc Muammar Gaddafi của Libya và Muhammad Morsi của Ai Cập bị lật đổ đã tác động lớn tới Trung Quốc trong nước cũng như quốc tế. Ở nước ngoài, cả Gaddafi và Morsi đều là đồng minh của Trung Quốc. Bắc Kinh từng bỏ phiếu trắng tại LHQ nhằm thiết lập vùng cấm bay tại Libya, nhưng khi chiến dịch quân sự dẫn tới việc sụp đổ của Gaddafi kết thúc, Bắc Kinh lại cáo buộc các nước do Mỹ dẫn đầu đã vượt quá xa tinh thần nghị quyết. Bài học Trung Quốc rút ra là: Mỹ không đáng tin cậy trong các chiến dịch can thiệp ở nước ngoài. Số phận của Morsi cũng đem lại điều không may với Trung Quốc. Morsi khiến cho Ai Cập trở thành một đồng minh mới của Trung Quốc kể từ khi Hosni Mubarak từ lâu chịu ơn Washington. Nhưng quyền lực của Morsi lại không kéo dài. Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong vấn đề Trung Đông và quyền lực mềm mà họ theo đuổi ngày một sụt giảm do ủng hộ những nhà lãnh đạo không được mến mộ. Động thái của Bắc Kinh không phải là sự liên minh với Nga để đối trọng Mỹ cùng đồng minh tại LHQ. Trong khi Nga có thể chơi trò địa chính trị, thì cuộc chơi của Trung Quốc lại khác hẳn. Quyết định của Bắc Kinh về Syria dựa trên sự bất an, nhất là ở Trung Đông. Bắc Kinh không tin vào cộng sự Mỹ. Sự thâm hụt lòng tin do bất an chỉ tạo ra thêm nhiều khó khăn với Mỹ khi cuộc khủng hoảng Syria tiếp tục lan rộng. Minh Tâm (theo Diplomat) ======================== Lão Gàn cũng không muốn chiến tranh ở Syria. Nhưng tất nhiên không giống với bất kỳ quan điểm chống chiến tranh nào. Đơn giản nó chỉ vì lý do nhân đạo. Nhưng dù bằng biện pháp nào - Chiến tranh hay hòa bình - thì mục đích tối thượng vẫn cứ phải là Trung Đông cần ổn định, càng nhanh càng tốt. Sự ổn định ở Trung Đông sẽ khiến cho topic này trở về với đúng chủ đề của nó, cho....xôm tụ diễn đàn.Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2013 "Syria là bài học cho Iran" Vietnamnet.vn 16/09/2013 10:45 GMT+7 Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, Iran nên rút ra "một bài học" từ thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về kế hoạch đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Xem Ấn Độ thử tên lửa tầm xa Xem hải quân Syria tập trận Nhật hủy hơn 300 chuyến bay vì bão Man-yi Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố, Iran đừng vội ung dung trước việc Mỹ không tấn công Syria và không nên hiểu sai phản ứng của Mỹ về vấn đề Syria. Và rằng, Mỹ vẫn chuẩn bị dùng quân sự để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân dù nước này quyết định theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao và không tấn công Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Với Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran là "vấn đề lớn hơn rất nhiều" so với vũ khí hóa học, người đứng đầu nước Mỹ nói. Tổng thống Obama cho biết, dù Mỹ không dùng vũ lực chống Syria, song một "mối đe dọa đáng tin" cũng dẫn tới một thỏa thuận. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng xác nhận, ông đã trao đổi thư từ với tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Mặc dù việc hai nhà lãnh đạo Mỹ, Iran liên lạc với nhau được coi là một bước tiến thì Tổng thống Obama vẫn cho rằng "Tôi nghĩ rằng tổng thống mới của Iran sẽ không đột ngột làm cho mọi việc dễ dàng". Ông Obama cho biết như vậy khi đề cập tới bất đồng về chương trình hạt nhân Iran, chương trình mà các nước phương Tây cho rằng nó được tiến hành nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân. Iran phản bác và tuyên bố, chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình. "Bài học mà họ nên rút ra từ Syria đó là có thể giải quyết các vấn đề thông qua ngoại giao...Nếu bạn đe dọa dùng vũ lực cùng với những nỗ lực ngoại giao...bạn có thể đi tới một thỏa thuận", Obama nói. Tổng thống mới của Iran hiện đang cố xây dựng một chính sách ngoại giao hòa giải hơn so với người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad. Hoài Linh (Theo BBC, ABC News) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2013 Nhân Dân nhật báo: "Đừng mơ dùng COC trói chân Trung Quốc" ở Biển Đông Thứ hai 16/09/2013 06:59 (GDVN) - Nhân Dân nhật báo và giới chức Trung Quốc đang cố tình lờ đi một thực tế là việc toàn khối ASEAN đã thống nhất chung một tiếng nói trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết COC ngay từ phiên họp ngắn tại Thái Lan vừa qua. Sở dĩ có sự thống nhất đó vì ai cũng thấy những động thái bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông đang là nhân tố bất ổn tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột. Hải quân Trung Quốc liên tục tập trận trên Biển Đông trong năm qua khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước ven Biển Đông quan ngại. Phiên bản hải ngoại tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/9 có bài xã luận của Vương Vũ, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế với giọng thách thức dư luận: "Đừng mơ mượn COC để trói chân Trung Quốc". Theo tờ báo này, trong 2 ngày 14 và 15 vừa qua các quan chức ASEAN - Trung Quốc đã gặp nhau trong một hội nghị lần thứ 16 về việc thực hiện Thỏa thuận về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC tại Tô Châu, nhưng khác với các lần trước, lần này các nhà đàm phán còn thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Nhân Dân nhật báo cho rằng "một số quốc gia cá biệt" ở Đông Nam Á lại muốn nhân cơ hội này hy vọng có bước đột phá ký kết được COC mà Bắc Kinh cho là "kỳ vọng quá cao". Tờ báo suy diễn, mục đích thúc đẩy ký kết COC của "quốc gia cá biệt" trong ASEAN là nhằm mượn COC để trói chân Trung Quốc. COC theo Bắc Kinh là "mục tiêu cấp cao" được xác định khi ký DOC năm 2002 để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nói rồi Nhân Dân nhật báo chỉ đích danh Philippines là "quốc gia cá biệt điển hình" và cho rằng Manila tự biết mình không đủ thực lực tranh đấu với Trung Quốc và đối đầu với Bắc Kinh sẽ rơi vào thế bất lợi nên theo Bắc Kinh, Manila muốn mượn COC với đặc điểm có tính ràng buộc pháp lý để hạn chế Trung Quốc sử dụng cái gọi là "lực lượng chấp pháp" và sức mạnh quân sự bành trướng trên Biển Đông. Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông. Nhân Dân nhật báo và giới chức Trung Quốc đang cố tình lờ đi một thực tế là việc toàn khối ASEAN đã thống nhất chung một tiếng nói trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết COC ngay từ phiên họp ngắn tại Thái Lan vừa qua. Sở dĩ có sự thống nhất đó vì ai cũng thấy những động thái bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông đang là nhân tố bất ổn tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột. Tờ báo giở giọng, DOC nói rằng các bên nỗ lực ký kết COC "trên cơ sở các bên thỏa thuận, nhất trí" và cho rằng Philippines đã không đếm xỉa tới nguyên tắc "thỏa thuận nhất trí" này mà cứ thích một mình một kiểu, nhưng chính Trung Quốc mới là phía phá vỡ nguyên tắc, vi phạm DOC và chỉ tìm cớ né tránh, trì hoãn COC để rảnh tay tiếp tục mở rộng phạm vi bành trướng trên Biển Đông. Thứ 2, Vương Vũ cho rằng các bên đòi ký COC là muốn dùng COC để giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Rõ ràng đây là một kiểu suy luận chụp mũ của giới học giả Bắc Kinh. Bất kỳ ai cũng thừa hiểu COC là công cụ pháp lý cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông khi DOC liên tục bị Bắc Kinh vi phạm, COC không phải chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Cách suy luận chụp mũ này chỉ là cái cớ để Bắc Kinh ép các bên ngồi vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc. Thứ 3, bài viết của ông Vũ trên tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng đòi hỏi sớm đàm phán ký kết COC là "một bước lên Trời" và không thực tế. Vẫn chỉ là cách ngụy biện không lạ lẫm gì của giới học giả, truyền thông Bắc Kinh nhằm tiếp tục hoãn binh COC, khi ASEAN thúc đẩy tiến trình này thì Bắc Kinh quay sang chụp mũ cho "quốc gia cá biệt" là "phá hoại" môi trường đàm phán và gây bất ổn khu vực. Hồng Thủy ===================== COC hay không COC chỉ là yếu tố cần, nhưng không phải yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định ló lằm ở yếu tố cái "quyền nợi cốt nõi" ló chọi với cái "quyền nợi căn bản". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2013 Có chuyện hay để nói rồi đây, Từ đây sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề giữa cái gọi là: "Quyền lợi căn bản" và "Lợi ích cốt lõi", hì ============ Xả súng ở tòa nhà hải quân Mỹ, 12 người chết VNEXPRESS Thứ hai, 16/9/2013 21:50 GMT+7 Ít nhất 12 người, gồm một nghi phạm, thiệt mạng và 10 người bị thương trong vụ nã súng ở một cơ sở của hải quân Mỹ nằm ngay giữa thủ đô Washington. Hai nghi phạm nữa được cho là đang lẩn trốn. Cảnh sát phong tỏa hiện trường xả súng giữa thủ đô Mỹ Các nhân viên cảnh sát tại hiện trường vụ nổ súng ở trụ sở NAVSEA. Ảnh: AP Hải quân Mỹ xác nhận vụ việc xảy ra ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), thuộc khu Washington Navy Yard ở đông nam thủ đô nước Mỹ, lúc 8h20 sáng nay theo giờ địa phương. Washington Post cho hay ít nhất 11 nạn nhân đã thiệt mạng. Video hiện trường vụ xả súng Theo AP, cảnh sát đã xông vào tòa nhà sau khi ba loạt đạn vang lên. Ed Zeigler, trưởng phòng quan hệ công chúng hải quân Washington, cho hay một tay súng đã bị tiêu diệt. Tên này có một súng trường và một súng ngắn. Nữ cảnh sát trưởng Washington Cathy Lanier cho biết vẫn còn hai nghi phạm đang lẩn trốn.. "Mối lo ngại của chúng tôi bây giờ là khả năng có hai tay súng nữa mà chúng tôi chưa xác định được vị trí", cảnh sát trưởng Lanier nói. Theo bà Lanier, một nghi phạm là người da trắng, tầm 40-50 tuổi, mặc một bộ quân phục màu vàng đất, giống quân phục hải quân. Nghi phạm còn lại là một người da đen, cũng tầm 40-50 tuổi, mặc áo quần rằn ri, cao khoảng 1m77. Khi vụ việc xảy ra, có khoảng 3.000 người đang làm việc tại tòa nhà. Các nhân viên đã được hướng dẫn tìm nơi trú ẩn an toàn. Cảnh sát và nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã có mặt tại hiện trường. Các trực thăng quần thảo phía trên tòa nhà này. Một nhân viên cảnh sát đã từ trực thăng tiếp cận mặt đất bên trong tòa nhà bằng dây thừng. Cảnh sát nói với truyền thông địa phương rằng 10 người đã bị thương, trong đó có một cảnh sát của Washington và một nhân viên hành pháp. Trực thăng của cảnh sát đưa một người ra khỏi tòa nhà. Ảnh: AFP Video trực thăng giải cứu Các giao lộ xung quanh khu vực này đều bị chặn. Binh sĩ quân đội được triển khai canh gác ở nhiều góc phố. Rất đông người hiếu kỳ tập trung trên vỉa hè để theo dõi vụ việc đang diễn ra. Các trường học trong khu vực cũng được đóng cửa để đề phòng. Nhiều chuyến bay ở sân bay quốc gia Reagan gần đó đã bị hoãn lại. Hiện chưa rõ làm cách nào mà một người lạ có vũ trang có thể thâm nhập vào trụ sở được bảo vệ nghiêm ngặt này. Tòa nhà nằm bên sông Anacostia, cách không xa Đồi Capitol, nơi làm việc của Quốc hội Mỹ. Tòa nhà cũng có một căn hộ là nơi ở của tư lệnh hải quân Mỹ. Xe cảnh sát và xe cứu thương được điều tới hiện trường, trong khi các con đường quanh đó bị chặn. Ảnh: AFP Một nhân viên cho hay trên Washington Post rằng, anh nghe thấy những tiếng "blam, blam", bên trong một tòa nhà, sau đó có người kéo chuông báo cháy. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama đã được cấp báo về tình hình tại trụ sở của NAVSEA. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey cũng đang theo dõi sát vụ việc. "Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đảm bảo bất kỳ ai gây ra hành động man rợ này phải chịu trách nhiệm", Tổng thống Obama nói, cho biết vụ nã súng nhằm vào "các nhân viên quân sự và dân sự". "Chúng tôi vẫn chưa biết rõ toàn bộ vụ việc. Nhưng chúng tôi biết rằng một số người đã bị bắn và bị giết. Vì thế, chúng ta đang đối mặt với một vụ thảm sát bằng súng nữa. Hôm nay, nó đã xảy ra ngay tại một căn cứ quân sự ở thủ đô của chúng ta". NAVSEA là đơn vị chịu trách nhiệm đóng, mua và bảo dưỡng các tàu chiến, tàu ngầm và hệ thống chiến đấu để đáp ứng những yêu cầu hoạt động trong hiện tại và tương lai. Ngân sách dành cho NAVSEA chiếm một phần tư trong số gần 30 tỷ USD ngân sách của năm tài khóa. Lực lượng này có 60.000 người, bao gồm cả nhân viên dân sự và quân sự. Vị trí tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA). Đồ họa: Google/BBC Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2013 Có chuyện hay để nói rồi đây, Từ đây sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề giữa cái gọi là: "Quyền lợi căn bản" và "Lợi ích cốt lõi", hì ============ Xả súng ở tòa nhà hải quân Mỹ, 12 người chết VNEXPRESS Thứ hai, 16/9/2013 21:50 GMT+7 Ít nhất 12 người, gồm một nghi phạm, thiệt mạng và 10 người bị thương trong vụ nã súng ở một cơ sở của hải quân Mỹ nằm ngay giữa thủ đô Washington. Hai nghi phạm nữa được cho là đang lẩn trốn. Cảnh sát phong tỏa hiện trường xả súng giữa thủ đô Mỹ Các nhân viên cảnh sát tại hiện trường vụ nổ súng ở trụ sở NAVSEA. Ảnh: AP Hải quân Mỹ xác nhận vụ việc xảy ra ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), thuộc khu Washington Navy Yard ở đông nam thủ đô nước Mỹ, lúc 8h20 sáng nay theo giờ địa phương. Washington Post cho hay ít nhất 11 nạn nhân đã thiệt mạng. Trong "Lời tiên tri 2013" bổ sung, tôi đã dự báo - đại ý: "Nước Mỹ nên đề phòng những cuộc tấn công ngay trong lòng nước Mỹ. Tuy nhiên thiệt hại là không đáng kể và tất cả những kẻ khủng bô đều bị bắt". Nhưng xác xuất "sai" trong dự báo vẫn xảy ra - nhất là trong dự báo có phương pháp - Nếu tôi đoán sai thì thiệt hại là đang kể....Để chống lại những hành vi kiểu này thì sức mạnh quân đội Mỹ sẽ như dùng gươm sắc đánh nhau với ruồi. ============ PS: Lời tiên tri bổ sung này nằm trước sự kiện xảy ra ở Boston, nhưng tôi không nhớ trang nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2013 Trung Quốc áp dụng chiêu hiểm độc Biển Đông cho Hoa Đông Thứ Ba, 17/09/2013, 19:20 [GMT+7] (ĐVO)-Hơn 3.000 tàu cá của Trung Quốc đã được lùa ra biển Hoa Đông để tận thu nguồn tài nguyên quý giá của vùng biển này vào ngày 16/9... Truyền thông Trung Quốc đưa tin lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè trên biển Hoa Đồng đã được dỡ bỏ và đây là thời điểm thích hợp để những chiếc tàu cá của nước này ra khơi khai thác các nguồn lợi hải sản quý. Theo đó những chiếc tàu cá này bắt đầu ra khơi tại cảng cá Thạch Phố ở Hương Sơn, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Một điểm đáng chú ý là Bắc Kinh cũng khuyến khích những tàu cá của mình tích cực khai thác hải sản quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư. Thông tin này đã được truyền thông Nhật xác nhận, tờ japanmil đã chỉ ra rằng Trung Quốc có kế hoạch tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà gần đây chính phủ Nhật Bản đã quốc hữu hoá bằng việc đưa đội tàu cá đông đảo của mình tới khu vực này. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao hoạt động của đội tàu cá này trong thời gian tới, nếu bất kỳ có sự xâm phạm trái phép chủ quyền quốc gia Nhật sẽ thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế, đại diện lực lượng tuần duyên của lực lượng phòng vệ biển Nhật chia sẻ trên japanmil. Truyền thông Nhật cũng cho rằng, chiêu bài dùng tàu cá điều động tới những khu vực tranh chấp lãnh hải đã được Bắc Kinh sử dụng nhiều lần trên biển Đông và giờ đây con bài này lại được tiếp tục áp dụng tại vùng biển Hoa Đông Đáp lại những mối nghi ngờ từ phía Nhật, tờ CNJ của Trung Quốc khẳng định, đội tàu cá của Trung Quốc đang trên đường khai thác những tài nguyên thuộc chủ quyền quốc gia và bất kỳ một hành động ngăn cản nào sẽ bị trừng phạt thích đáng. Chúng tôi cử đội tàu hơn 3.000 chiếc và sẽ không để mất một chiếc tàu nào nếu như Nhật có ý định bắt giam tàu cá của Trung Quốc, ông Hoàng Dân Biểu, thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương của Trung Quốc chia sẻ. Hình ảnh đội tàu cá trên 3.000 chiếc của Trung Quốc xuất phát theo hướng biển Hoa Đông để khai thác tài nguyên biển vào ngày 16/9 vừa qua. Nhận định về hành động bất ngờ này của Bắc Kinh, tờ Ausdefence cho biết, động thái này của phía Trung Quốc diễn ra giữa lúc tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc về nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang ngày càng dâng cao và tình hình sẽ rất khó đoán định trong thời gian tới. ====================== "Mong các bên hãy kiềm chế.Mọi việc đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao". Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2013 Tình hình Syria: Cảm xúc các ông lớn trước báo cáo LHQ BAODATVIET Cập nhật lúc 15:41, 17/09/2013 (Tin tức 24h) - Tình hình Syria ngày 16/9, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố báo cáo khẳng định vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria trong cuộc tấn công kinh hoàng trung tuần tháng 8 vừa qua, nhiều nước phương Tây tiếp tục cho rằng Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ việc này. Báo cáo của LHQ như mọi người dự tính Theo kết luận của bản báo cáo, các điều tra viên đã tìm thấy “các bằng chứng rõ ràng và thuyết phục” giúp khẳng định vũ khí hóa học đã được sử dụng trong vụ tấn công ở khu vực Ghouta, ngoại ô thủ đô Damacus. Cũng theo báo cáo, loại vũ khí nguy hiểm này "đã được sử dụng nhằm vào dân thường, trong đó có cả trẻ em, trên một phạm vi tương đối lớn." Tuy nhiên, xác nhận chính thức đầu tiên của Liên Hợp Quốc về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng trong cuộc nội chiến kéo dài 30 tháng tại quốc gia Trung Đông đã không nêu đích danh bên nào tại Syria đứng đằng sau vụ tấn công. Các thanh sát viên LHQ điều tra tại Syria hồi tháng 8/2013 Phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nêu rõ báo cáo của Liên Hợp Quốc đã xác nhận khí độc sarin được nạp vào đầu đạn những quả tên lửa đất đối đất, loại vũ khí mà Mỹ cho rằng chỉ quân đội chính phủ Damacus mới có. Anh và Pháp cũng tán thành quan điểm trên. Đại sứ Anh tại LHQ Mark Lyall Grant và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho rằng chế độ al-Assad là thủ phạm đứng đằng sau cuộc tấn công tại ngoại ô Damascus. Đồng thời, ba cường quốc này cũng lên án mạnh mẽ chế độ độc tài của Bashar al-Assad, và thống nhất cần phải loại bỏ chế độ này càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ người dân và phát huy nền dân chủ của đất nước này. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng những kết luận của bản báo cáo của LHQ đã không nằm ngoài dự đoán từ trước, và thái độ của các bên liên quan diễn ra cũng không có gì bất ngờ. Trong khi đó, trước khi bản báo cáo được đưa ra, Nga đã lên tiếng buộc tội phiến quân Syria vi phạm những tội ác man rợ không kém gì việc sử dụng vũ khí hóa học như hành quyết công khai dân thường, tra tấn tù binh. Những thông tin mà truyền thông Nga đưa ra thậm chí còn để lại nhiều sóng gió trong dư luận thế giới hơn bản báo cáo của LHQ. Lên án Assad để ủng hộ phiến quân Song song với những cáo buộc, lên án chế độ của ông Bashar al-Assad, ba nước Anh, Pháp, Mỹ cũng thống nhất quan điểm sẽ tiếp tục hậu thuẫn lực lượng quân nổi dậy tại Syria. Tờ RIA Novosti của Nga cho rằng việc cực lực lên án chế độ của ông Assad góp phần đánh lạc hướng dư luận về những hành động phi pháp, vô nhân đạo mà phiến quân đã áp dụng suốt thời gian qua, đồng thời cũng nhằm hợp thức hóa việc đẩy mạnh hỗ trợ cho lực lượng phiến quân. Mỹ cùng đồng minh tuyên bố tiếp tục ủng hộ phiến quân Syria Thực tế, sau khi Mỹ và Nga đồng thuận về phương án giải trừ vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria và không có hành động quân sự nhằm vào chế độ này, Mỹ cùng các đồng minh đã đẩy mạnh sự tăng cường khí tài cho phiến quân. Động thái đầu tiên, ngày 16/9, Tổng thống Mỹ Obama ra một sắc lệnh cho phép cung cấp viện trợ quân sự phi sát thương cho lực lượng đối lập Syria. Theo sắc lệnh này, Tổng thống Obama cho phép cung cấp dụng cụ phòng vệ và các trang thiết bị y tế cho phiến quân. Trước đó, ông Obama cũng đã chuyển đến phiến quân những lô hàng chứa vũ khí quân dụng hạng nhẹ. Song song với động thái của Mỹ, các nước vùng vịnh ủng hộ lực lượng phiến quân vẫn tiếp tục cung cấp đều đặn vũ khí cho lực lượng này. Đặc biệt, những chuyến hàng của Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp phiến quân cầm cự lâu dài với quân chính phủ trong thế cài răng lược tại thị trấn Darayya, ngoại ô Damascus. Phiến quân liệu có tránh khỏi thất bại? Tuy nhiên, giới phân tích thế giới nhận định rằng, dù có được sự hậu thuẫn của nhiều thế lực, song việc thất bại là điều khó tránh khỏi. Bởi thứ nhất, phiến quân không có định hướng chính trị rõ ràng. Chuyên gia Yezid Sayigh thuộc Trung tâm Trung Đông Carnegie cho biết, phe nổi dậy đã không xây dựng được một chiến lược chính trị có thể thuyết phục được những người ủng hộ ông Assad thay đổi lập trường hay ít nhất cũng là sự chuyển biến tích cực để dẫn tới thúc đẩy đàm phán hòa bình. Đồng thời, họ cũng không có được sự hậu thuẫn của dân chúng, những người luôn sẵn sàng ủng hộ những lực lượng nào đứng về phía nhân dân. Phiến quân Syria bộc lộ nhiều điểm yếu so với quân đội của Assad Nguyên nhân bởi vì, lực lượng đối lập không thể hiện được là họ muốn lật đổ ông Assad là nhằm mục đích gì, xây dựng một xã hội ra sao, quyền lợi của nhân dân có được bảo đảm hay không? Trong khi họ rêu rao là chính phủ của ông Assad đàn áp dân chủ, giết hại dân lành thì chính họ cũng làm những việc mà nhiều người ghê tởm là giết người, ăn tim, thảm sát tù binh, lấy dân thường làm bia đỡ đạn… Những hành động này dẫn tới một thái độ bàng quan trong dân chúng Syria ở những vùng giao tranh, họ không ủng hộ một lực lượng nào nhất định. Thứ hai, phiến quân không đồng nhất hệ thống chỉ huy. Chuyên gia ram Nerguizian thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ nhận xét: “Lực lượng nổi dậy có hơn 4 lữ đoàn với từ 100.000 đến 120.000 quân. Tuy nhiên, phe nổi dậy đã quay lại với chiến thuật tiêu hao mạnh ai nấy đánh vì không có hệ thống chỉ huy đồng bộ, trong khi đó, tinh thần của binh sĩ Syria vẫn tỏ ra rất trung thành”. Thứ ba, phiến quân Syria không có những chỉ huy giỏi và nhãn quan chiến lược. Tiêu biểu khi lực lượng quân đội phải sơ tán, xé nhỏ để tránh cuộc không kích của Mỹ, thì phiến quân đã bỏ lỡ hoàn toàn cơ hội khó có lần thứ hai ấy. Đồng thời, lực lượng này không phải là binh lính chuyên nghiệp, được đào tạo để chiến đấu như lực lượng của Assad. Với ba tử huyệt này, các nhà phân tích đánh giá dù có nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ thế nào đi nữa, phiến quân khó có thể chiến thắng. Cần nhớ, Assad cũng có sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia, đặc biệt là Nga, Iran, Lebannon. Đỗ Minh (Tổng hợp) ===================== Chuyên gia Yezid Sayigh thuộc Trung tâm Trung Đông Carnegie cho biết, phe nổi dậy đã không xây dựng được một chiến lược chính trị có thể thuyết phục được những người ủng hộ ông Assad thay đổi lập trường hay ít nhất cũng là sự chuyển biến tích cực để dẫn tới thúc đẩy đàm phán hòa bình. Ấy là các nhà nhiều chữ nói chữ thì là như thế. Còn cứ như Lão Gàn này thì gọi là phải có "bảng hiệu" và câu "sì lô gân". Ngay cả quán chạp pô ở quê, tuy không có bảng hiệu cũng phải có danh, thí dụ: quán bà Năm Ổi chẳng hạn. Không có bảng hiệu thì ma nó vào mua hàng. Cái này Lý học gọi là chính danh. Đến ngay đám Lương Sơn bạc cũng còn phải giương cờ "Thế Thiên hành Đạo". Nếu quân nổi dậy Syria thất bại thì cái chính là điểm này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2013 Philippines, Mỹ sẽ tập trận tại địa điểm bí mật ở biển Đông 17/09/2013 18:45 (TNO) Philippines và Mỹ trong tuần này sẽ bắt đầu một cuộc tập trận lớn gần vùng biển đang có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc tại biển Đông, thể hiện sự tăng tốc trong việc hợp tác quân sự giữa hai nước. Nhiều khả năng cuộc tập trận này sẽ khiến căng thẳng giữa Philippines với Bắc Kinh leo thang. Cuộc tập trận đổ bộ thường niên mang tên Phiblex của quân đội Philippines và Mỹ sẽ bắt đầu vào ngày 18.9 tại một căn cứ hải quân ở Zambales, một tỉnh nằm ở phía tây đảo Luzon, AFP đưa tin ngày 17.9. Binh sĩ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung hồi năm 2012 - Ảnh: Reuters Khoảng 2.300 binh sĩ hải quân của cả hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên này. Căn cứ này nằm cách bãi cạn Scarborough, vốn là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh, khoảng 220 km. Phiblex dự kiến sẽ kéo dài trong ba tuần và cuộc tập trận này sẽ bao gồm các đợt tập trận bắn đạn thật trên bộ, cùng sự có mặt của hai tàu chiến Mỹ, AFP dẫn thông báo của quân đội Philippines. Tuy nhiên, cả Mỹ và Philippines đều không đưa ra thông báo chi tiết về các địa điểm diễn ra tập trận trên biển. Cuộc tập trận diễn ra trong thời gian Philippines và Mỹ đang thảo thuận về việc Washington gia tăng thêm hiện diện quân sự và trang thiết bị tại Philippines. “Phia Trung Quốc sẽ xem các cuộc tập trận là một bằng chứng nữa cho thấy Philippines làm bùng lên căng thẳng tại biển Đông, đồng thời cũng cho thấy Mỹ đang lợi dụng tình hình để gia tăng hiện diện quân sự”, AFP dẫn nhận định từ một chuyên gia an ninh. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2013 Philippines thúc đẩy vụ kiện và COC ngăn chặn Trung Quốc xây công sự Thứ tư 18/09/2013 07:10 (GDVN) - Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua 17/9 cho biết nước này đã chuyển hướng tập trung những nỗ lực của mình vào việc thiết lập bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Mỹ-Philippines tập trận chung cách Scarborough 220 km Strategy Page: Pháp giúp Philippines đối phó Trung Quốc ở Biển Đông Philippines tìm cách phá bê tông Trung Quốc bỏ móng ở Scarborough Philippines kêu gọi hải quân ASEAN hợp tác bảo vệ hòa bình Biển Đông Trung Quốc ra đòn kinh tế gây sức ép với Philippines về Biển Đông Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez. Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua 17/9 cho biết nước này đã chuyển hướng tập trung những nỗ lực của mình vào việc thiết lập bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói điều này khi được hỏi trong cuộc họp báo về việc Philippines có kế hoạch gửi kháng nghị ngoại giao phản đối Trung Quốc thả 75 khối bê tông xuống bãi cạn Scarborough hay không. Ít nhất 75 khối bê tông đã được Philippines phát hiện Trung Quốc thả bất hợp pháp tại bãi cạn, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng đó là dấu hiệu Bắc Kinh đổ móng công sự bất hợp pháp tại Scarborough. Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã có kế hoạch xét xử vụ kiện đường lưỡi bò vào tháng 3/2014 mà Trung Quốc vẫn từ chối tham dự. Hernandez cho rằng trọng tâm hiện nay của Philippines là nỗ lực thúc đẩy ký kết COC và tiến trình thụ lý vụ kiện. Đó là những gì tốt nhất trong trường hợp của Manila và có lợi nhất cho Philippines trong yêu sách chủ quyền của mình ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh. Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2013 Obama bị tố "bán mình" cho người Nga Thứ ba, 17/09/2013, 17:05 (GMT+7) Đảng viên Cộng hòa Mỹ tố cáo Tổng thống Obama "bán mình" cho người Nga vì thỏa thuận trong vấn đề vũ khí hóa học ở Syria. Ngày 16/9, Mỹ đang nỗ lực giành lại bàn cờ chính trị Syria từ tay Nga khi tuyên bố vẫn duy trì khả năng tấn công quân sự bất chấp việc đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc giải trừ kho vũ khí hóa học ở Syria thông qua một nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Dưới sức ép của những nhân vật diều hâu ở Washington và Israel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phải nhấn mạnh rằng “mối đe dọa tấn công quân sự là có thật” nếu Syria không tuân thủ kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hối thúc các chính trị gia nước này nên chú trọng vào những thành tựu đạt được chứ không phải đường lối đối ngoại đầy rối rắm mà ông đã đưa ra trong thời gian vừa qua. Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC ngày hôm qua, ông Obama cho rằng chiến lược của Mỹ không phải lúc nào cũng “thuận lợi, trật tự và sắc nét”, tuy nhiên nó vẫn phát huy hiệu quả. Obama: Chiến lược Mỹ không phải lúc nào cũng sắc nét Ông tuyên bố: “Tôi không quan tâm lắm đến việc mất điểm hay không. Thứ mà tôi quan tâm là thực thi chính sách một cách đúng đắn.” Sau khi Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận khung tại Geneva về kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học ở Syria, phản ứng của các đảng phái chính trị ở Mỹ là rất trái ngược nhau. Đảng Dân chủ tỏ ra thông cảm hơn với Nhà Trắng, tuy nhiên các đảng viên Cộng hòa lại tỏ ra rất tức giận và cáo buộc ông Obama và Kerry đã “bán mình” cho người Nga khi cho phép Tổng thống Syria Assad tiếp tục nắm quyền mà không có bất kỳ sự đảm bảo vững chắc nào rằng ông này sẽ giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học. Nghị sĩ Mike Rogers tuyên bố: “Đây là kế hoạch của người Nga để phục vụ lợi ích của Nga. Họ đã đạt được những gì họ muốn: Assad tại vị thêm ít nhất một năm, trong khi chúng ta đã từ bỏ rất nhiều động lực. Putin thì đang chơi cờ, còn chúng ta chỉ biết đánh caro.” Bộ trưởng Hòa giải Syria cũng đã khoét sâu nỗi đau này của các đảng viên Cộng hòa Mỹ khi hoan nghênh thỏa thuận này là “một chiến thắng của Syria nhờ công của những người bạn Nga.” Trong khi đó, Tổng thống Obama vẫn cho rằng việc thỏa thuận với Nga về vũ khí hóa học không có nghĩa là Mỹ đã từ bỏ hy vọng về việc lật đổ Assad. Ông tuyên bố: “Tôi không nghĩ rằng ông Putin có những giá trị giống như chúng ta. Nhưng chúng tôi đều có chung sự quan tâm trong việc ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa khủng bố.” Các chuyên gia về vũ khí hóa học và các cựu thanh sát viên Liên Hợp Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh đối với kế hoạch Geneva, tuy nhiên họ chỉ ra rằng có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Theo kế hoạch này, một số loại vũ khí hóa học sẽ được vận chuyển ra khỏi Syria, trong khi Công ước LHQ về Vũ khí hóa học không cho phép các thành viên “vận chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp vũ khí hóa học cho bất kỳ ai.” Trí Dũng (Theo Guardian) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2013 Obama bị tố "bán mình" cho người Nga Thứ ba, 17/09/2013, 17:05 (GMT+7) Đảng viên Cộng hòa Mỹ tố cáo Tổng thống Obama "bán mình" cho người Nga vì thỏa thuận trong vấn đề vũ khí hóa học ở Syria. ====================Tôi không tự cho mình là đúng và đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của tôi. Nhưng tôi cho rằng ngài Obama đã rất xuất sắc và có thể nói là lập được một kỳ tích khi thỏa thuận với Nga và đạt được mục đích giải giáp vũ khí hóa học của Syria. Nếu được đề cử giải Nobel thì tôi nghĩ ngài Putin và Obama cần chung một giải Nobel nữa. 1000 tấn vũ khí hoa học chỉ cần nó bung bét ra thôi - chưa cần đến sử dụng trong chiến tranh - không biết có bao nhiêu người sẽ chết. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites