Posted 5 Tháng 9, 2013 Những vũ khí Đài Loan có thể áp chế Trung Quốc Thứ Năm, 05/09/2013, 07:55 [GMT+7] (ĐVO) - Với lượng thiết bị và vũ khí hiện có và đang được phát triển, Đài Loan hoàn toàn có khả năng áp chế được Trung Quốc. Tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được đánh giá là vượt trội tàu tên lửa cao tốc lớp 022 của Trung Quốc. Lượng giãn nước của nó kém hơn tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc (trên 1.000 tấn), nhưng tính năng và hỏa lực vượt trội loại tàu này. Với khả năng tàng hình tối ưu, tốc độ cao, tác chiến linh hoạt và hỏa lực mạnh, nó sẽ trở thành mối đe dọa thường trực đối với các chiến hạm của Trung Quốc, kể cả các tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng. Với trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh bao gồm: 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 và 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-3, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 4 khẩu súng máy 12,7mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC. Tàu không có hệ thống tên lửa phòng không nhưng có thể được trang bị các hệ thống phòng không cá nhân. (Trong ảnh: Hệ thống vũ khí của tàu). Tàu có vận tốc tối đa lên tới 38 hải lý/h (tương đương 70km/h), vận tốc bình thường là 30 hải lý/h (55 km/h), với khả năng hành trình liên tục 2.000 hải lý (tương đương 3.704km). Hệ thống tên lửa của tàu đều do Đài Loan tự nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là tên lửa Hùng Phong-3. Tên lửa hành trình Hùng Phong-3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước, với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. (Trong ảnh: Tên lửa Hùng Phong-3) Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2, nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều. Hùng Phong-3 sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp GPS và quán tính, đầu đạn của nó nặng khoảng 400kg, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm, hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó được Đài Loan mệnh danh là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”. So với Hùng Phong-3, tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 sử dụng hệ thống dẫn đường lạc hậu hơn, tốc độ cận âm, tuy nhiên với Hùng Phong - 2 cũng đủ làm Trung Quốc cảm thấy bất an. Tên lửa Hùng Phong-2 có chiều dài 6,25 m, đường kính 0,50 m, trọng lượng khoảng 1.600 kg, và mang đầu đạn 200 kg (có nguồn nói 400-450 kg). Tên lửa có tầm bắn trên 600km đã được triển khai khu vực phía Bắc đảo Đài Loan, hiện nước này đã hoàn tất việc triển khai các hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và điều phối mục tiêu cho 3 trung đội được trang bị Hùng Phong – 2. Đài Loan phát triển Hùng Phong - 2 để làm phương tiện răn đe Trung Quốc. Một khi xảy ra xung đột vũ trang, bằng các tên lửa này, Đài Loan có thể tấn công các sân bay và căn cứ quân sự ở Đông Nam Trung Quốc, cũng như hàng loạt thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Hong Kong. Đài Loan cho biết, Hùng Phong - 2 chỉ là tên lửa chống hạm và bác bỏ khả năng tên lửa này có chức năng tấn công mặt đất, tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong - 2 có khả năng tấn công các mục tiêu chính trị và quân sự ở khắp Đông Nam Trung Quốc và vì thế, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định quan hệ 2 bờ. Ngoài tên lửa Hùng Phong-3 và Hùng Phong-2, kho vũ khí của Đài Loan có sức mạnh có thể áp chế được Trung Quốc còn có hàng loạt tên lửa khác, trong đó có tên lửa Ray Ting 2000. Tên lửa Ray Ting 2000 được phát triển bởi các nhà khoa học quân sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan. Nó có thể khởi động 40 tên lửa trong vòng 1 phút ở phạm vi 45 km. Ray Ting 2000 có thể gắn trên xe tải và chỉ mất 8 phút để triển khai hoạt động. Với Ray Ting 2000, Đài Loan hoàn toàn có khả năng xóa sổ toàn bộ tàu đổ bộ hạng trung của đối phương khi chúng tìm cách đổ bộ vào bờ. Ngoài những hệ thống tên lửa kể trên, theo cam kết mới nhất được Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2013, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho vũ khí của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp. Tên lửa Patriot PAC-3 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất. Patriot PAC-3 có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Patriot PAC-3 được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng. Với sức mạnh của kho vũ khí mà Đài Loan đang sở hữu sẽ khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng nể. (Trong ảnh: Tên lửa Hùng Phong-3) ======================= Đáng nể thật! Nói chung thì "chiến tranh không phải trò đùa". Nhưng thiên tai cũng là điều mà con người cần phải lưu ý. Chỉ một trận động đất khoảng trên 8 độ richter với tâm chấn nông, đủ để làm thay đổi cán cân chiến lược toàn cầu. nếu nó xẩy ra vào những vùng nhậy cảm. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Trung Quốc tự thoát xác nhằm điều khiển cuộc chơi Biển Đông Cập nhật lúc 20:10, 05/09/2013 (Quan hệ Quốc tế) – Tình hình Biển Đông có nhiều mới thời gian gần đây, Trung Quốc đang tự thay đổi chiến lược từ ngoại giao, kinh tế, đến quân sự. Những động thái này cho thấy Trung Quốc đang quyết tâm chủ động cuộc chơi Biển Đông. Tình hình Biển Đông: Tằm Trung Quốc đang ăn lá dâu Scarborough Ðài Loan lấn Biển Đông: Lộ sự thật đi đêm với TQ Vì sao Trung Quốc phản đối Mỹ tấn công Syria? Đảng cầm quyền Campuchia bác yêu cầu vi hiến của Sam Rainsy Trung Quốc cô lập Philippines, ASEAN tập trận Xử mềm Người Trung Quốc đang đổ tiền ra đầu tư vào các thị trường xung quanh. Với Myanmar, Campuchia, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất và gần như độc chiếm thị trường này. Song song với những đầu tư kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh kết hợp các biện pháp ngoại giao thân thiện, thay thế cho “ngoại giao đe dọa" trước đó. Đầu tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã dành 6 ngày công du ở Đông Nam Á. Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đang tìm cách để nhờ Thái Lan với vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc hướng các thành viên ASEAN nên tập trung vào hợp tác với Trung Quốc thay vì đưa vấn đề Biển Đông ra ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen trong một hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 21/8/2013 Thậm chí, cuối tháng 8, Trung Quốc đã tỏ ra đồng thuận với ASEAN về hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra trên Biển Đông, thông qua một đường dây nóng và thỏa thuận không dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn. Trong khi gần như đóng cửa ngoại giao với Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc đang muốn trình ra với thế giới rằng chính những quốc gia kia là kẻ gây sự và là những “trường hợp cá biệt”, ngoài ra Trung Quốc chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia hợp tác với mình. Bằng các biện pháp ngoại giao dồn dập, Trung Quốc đã đánh lạc hướng cả thế giới để âm thầm thực hiện các âm mưu thay đổi chiến thuật quân sự. Thay đổi học thuyết? Lần đầu tiên, Trung Quốc đưa vào thực nghiệm học thuyết “tác chiến hợp nhất trên không trên biển” với phiên bản “made in China”. Cốt yếu của chiến thuật này, Trung Quốc lấy các đảo duyên hải xây dựng căn cứ để phối hợp giữa lực lượng không quân với lực lượng không quân hải quân, cũng như tác chiến cùng các tàu chiến. Minh chứng cho điều này, Trung Quốc xây dựng hai căn cứ quân sự lớn ở đảo Hải Nam. Ngoài ra, những bãi cạn, đảo Trung Quốc chiếm giữ trái phép của các quốc gia khác trong khối ASEAN cũng được nhanh chóng xây dựng căn cứ. Với những chiến thuật này, trước mắt Trung Quốc sẽ đảm bảo được sự chủ động trong mọi cuộc xung đột và tham vọng kiểm soát Biển Đông về quân sự. Hiện tại Trung Quốc đang thua kém các đối thủ như Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ về tàu sân bay từ 10 đến 20 năm, nhưng với chiến thuật mới, quốc gia này tạm thời khắc phục được điểm yếu ấy. Ráo riết phát triển quân sự cho tương lai “siêu cường” Trung Quốc hiện đang đầu tư cho các chương trình quân sự và vũ khí được thiết kế để thể hiện sức mạnh quân sự của mình ở những lĩnh vực mới như chiến tranh mạng, vũ trụ và chiến tranh điện tử. Các hệ thống vũ khí then chốt đã được điều động hoặc đang được chế tạo bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa chống tàu và tên lửa hành trình tấn công, tàu ngầm, tàu chiến hiện đại và con tàu sân bay đầu tiên của nước này, Liêu Ninh. Quân đội Trung Quốc đang ngày càng hoàn thiện thành một lực lượng thiện chiến, hiện đại. Nhu cầu đảm bảo an toàn cho các hoạt động giao thương, đặc biệt là nguồn cung dầu mỏ ở Trung Đông, đã buộc hải quân Trung Quốc phải tiến hành các hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden gần Somalia và Yemen. Thêm vào đó, mong muốn bảo vệ nguồn đầu tư dầu mỏ ở Trung Á và duy trì an ninh ở khu vực biên giới nơi hoạt động của các lực lượng li khai cũng khiến Trung Quốc có động lực để đầu tư hoặc can thiệp quân sự vào khu vực này nếu xảy ra tình trạng bất ổn. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc hiện đang nghiên cứu một loạt công nghệ để đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các nước khác, trong đó có đầu đạn cho tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, các loại vũ khí ngụy trang, gây tắc nghẽn, cản xạ nhiệt và chống vệ tinh. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tin về vô số các cuộc tập trận giả định chiến tranh. Đầu tư và các công nghệ tên lửa mới và huấn luyện sẽ giúp củng cố năng lực quốc phòng và năng lực tấn công chiến lược của Trung Quốc. Số tên lửa xuyên lục địa tăng lên cùng với việc sử dụng tàu ngầm để tuần tra phòng ngừa sẽ buộc quân đội Trung Quốc phải trang bị các hệ thống ra lệnh và điều khiển tinh vi hơn. Điều đó xét đến cùng sẽ dẫn tới điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn: một lực lượng quân đội công nghệ cao, quy mô lớn và toàn diện. Vậy Trung Quốc muốn một lực lượng quân đội hiện đại như vậy để làm gì? Chỉ có thể lý giải bởi Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho một tương lai Biển Đông, châu Á, thậm chí xa hơn nữa là tương lai thế giới mà trong đó, người Trung Quốc được tự do vẽ lên những gì mình muốn. Thời gian qua, Trung Quốc trỗi dậy và quá tự tin vào mình, và những gì họ nhận được chỉ là sự kỳ thị của thế giới. Bởi lẽ bản thân Trung Quốc chưa đủ mạnh, dù sao họ vẫn chỉ đứng thứ hai và còn cách vị trí thứ nhất rất xa. Có thể hiện tại, Trung Quốc phải nhún nhường, náu mình chờ thời, nhưng thời gian tới, người khổng lồ châu Á chắc chắn sẽ trỗi dậy một lần nữa. Và lần tới, chắc chắn Trung Quốc sẽ quyết liệt, độc đoán hơn nữa với những mục tiêu của mình. Đỗ Minh (Tổng hợp) =================== Có thể hiện tại, Trung Quốc phải nhún nhường, náu mình chờ thời, nhưng thời gian tới, người khổng lồ châu Á chắc chắn sẽ trỗi dậy một lần nữa. Và lần tới, chắc chắn Trung Quốc sẽ quyết liệt, độc đoán hơn nữa với những mục tiêu của mình. Còn "náu mình" gì nữa! Cái này gọi là :"Xuất đầu lộ diện". 60% Quân lực Hoa Kỳ đang kéo xuống đây! Họ quá sai lầm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Nước cờ của Israel tại Syria THANHNIEN ONLINE 05/09/2013 11:40 Những động thái gần đây cho thấy Israel vẫn ngầm chuẩn bị đối phó mọi tình huống có thể xảy ra nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Syria. Hồi tuần trước, những tuyên bố cho thấy Mỹ, Pháp muốn mở chiến dịch quân sự tại Syria làm nhu cầu đặt mua mặt nạ chống khí độc tại Israel tăng 300%. Theo tờ Le Monde, từng hàng dài người dân chen chúc trong các trung tâm thương mại để tìm mua mặt hàng này khiến lực lượng an ninh phải có mặt để đảm bảo trật tự. Mặt nạ chống độc bị “cháy hàng” vì lượng dự trữ chỉ đủ cho khoảng 60% dân số Israel. Bắt mạch Syria Trong bối cảnh khủng hoảng tại Syria đang nóng bỏng, 2 quả tên lửa đạn đạo do Israel “vô tình” bắn về phía đông Địa Trung Hải trong khuôn khổ cuộc diễn tập với Mỹ hôm 3.9 khiến thế giới “lên ruột”. Ngoài vụ việc này, đến nay Tel-Aviv luôn tỏ ra rất thận trọng đối với những gì diễn ra tại nước láng giềng. Cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu lẫn Tổng thống Shimon Peres đều nhiều lần khẳng định Israel sẽ không “dây dưa” đến hành động quân sự nhằm vào Syria. Tuy nhiên, ông Netanyahu không quên nhắc nhở rằng Israel vẫn luôn theo dõi sát sao mọi diễn biến ở Syria và sẽ không ngần ngại đáp trả nếu chính quyền Damascus và các đồng minh tấn công nước ông. Binh sĩ Israel tập trận tại cao nguyên Golan - Ảnh: AFPTheo Le Monde, hiện Israel đang lẳng lặng chuẩn bị cho những tình huống phức tạp nhất: triển khai 3 hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome cùng các tên lửa Patriot tại khu vực miền bắc và miền trung; triệu tập 1.000 quân dự bị cho các đơn vị chống tên lửa, tình báo quân sự và bảo vệ dân thường; huấn luyện binh sĩ ở cao nguyên Golan; yêu cầu hạn chế nguồn dự trữ ammoniac ở khu công nghiệp Haifa để tránh tạo thành các đám mây khí độc nếu nơi này bị tấn công… Thật ra ngay từ khi khủng hoảng nổ ra ở Syria, Israel vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động trong hậu trường, đặc biệt là về tình báo. Không muốn lật đổ al-Assad Ngoài việc cùng Mỹ và Jordan huấn luyện cho phe nổi dậy, Israel đã cung cấp cho phương Tây nhiều thông tin quan trọng liên quan đến cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học. Báo Le Monde dẫn nguồn tin quân sự cho biết đơn vị tình báo 8200 của Israel đã thu được nhiều đoạn trao đổi của chính quyền Damascus chứng tỏ quân chính phủ từng dùng vũ khí hóa học “một cách có kiểm soát” để đối phó phe nổi dậy. Đổi lại, Israel không ngừng vận động để nếu Mỹ động binh thì hạn chế quy mô “ở mức tối thiểu”. Ngoài ra, chuyên gia Alex Fishman phân tích trên tờ Yedioth Ahronoth: “Nếu sự can thiệp của phương Tây chỉ dừng ở vài quả tên lửa thì có thể tin rằng Iran hay Nga sẽ không để Syria tấn công Israel, dẫn đến khủng hoảng tầm khu vực”. Mặt khác, những gì xảy ra tại Iraq và Libya khiến Israel không mặn mà với viễn cảnh ông al-Assad bị lật đổ. Sau cái chết của Tổng thống Saddam Hussein và nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, tình hình tại 2 quốc gia này lại diễn biến bất lợi với Tel Aviv. Cụ thể, từ chỗ hầu như không hiện diện tại Iraq dưới thời của ông Hussein, hiện Iran đã bắt đầu xây dựng được ảnh hưởng ở đây. Tại Libya cũng không khá hơn vì hiện nay nước này đã trở thành một cứ điểm quan trọng để al-Qaeda điều phối hoạt động đến các nước châu Phi và cả bán đảo Sinai. Không có gì đảm bảo cho Israel là phe nổi dậy Syria, vốn có sự tham gia của nhiều nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan, một khi nắm quyền sẽ tỏ ra “tử tế”. Vì thế, Israel chỉ mong muốn chiến dịch quân sự ở Syria như một lời cảnh báo gửi tới Iran hay nhóm Hezbollah ở Li Băng. Mỹ có 60 đến 90 ngày để đánh Syria ? Các thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm qua đã đạt thỏa thuận về dự thảo nghị quyết về Syria. Theo báo USA Today, dự thảo do Chủ tịch Ủy ban Robert Menendez (đảng Dân chủ) và thượng nghị sĩ Bob Corker (đảng Cộng hòa) đệ trình ấn định thời gian 60 ngày, có thể gia hạn thêm 30 ngày, cho chính quyền Tổng thống Barack Obama thực thi chiến dịch tấn công Syria liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Dự thảo cũng không cho phép đưa bộ binh Mỹ vào Syria. Với cam kết chiến dịch quân sự tại Syria sẽ giới hạn về quy mô và thời gian cũng như không huy động bộ binh, ông Obama đã giành được sự ủng hộ từ các nhân vật chủ chốt của quốc hội Mỹ, bao gồm nhiều thành viên Cộng hòa như thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hạ viện John Boehner. Quốc hội sẽ họp từ ngày 9.9 để bỏ phiếu cho nghị quyết tấn công Syria. Trong khi đó, báo Los Angeles Times dẫn lời TTK LHQ Ban Ki-moon khẳng định việc sử dụng vũ lực cần phải có sự chuẩn thuận của Hội đồng Bảo an. Tổng thống Nga Vladimir Putin thì hối thúc phương Tây trình bằng chứng về vũ khí hóa học cho LHQ thẩm định. Trong một tuyên bố gây bất ngờ, ông Putin không loại trừ khả năng Nga tán đồng việc trừng phạt Syria nếu chứng minh được chính quyền thực sự sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định mọi hành động phải được LHQ “bật đèn xanh”. Chủ nhân Điện Kremlin cũng cho biết Moscow đã giao một số bộ phận của hệ thống phòng không S-300 cho Damascus nhưng đã đóng băng những lô hàng tiếp theo, theo báo The Independent. Trong phiên họp tại quốc hội Pháp ngày 4.9, phần lớn các nghị sĩ thuộc đảng đối lập UMP đều đề nghị Paris không nên hành động mà không được sự cho phép của LHQ dù Thủ tướng Jean-Marc Ayrault khẳng định nước này sẽ không đưa bộ binh vào Syria. Trùng Quang Nguyễn Ngọc Lan Chi =============================== Mặt khác, những gì xảy ra tại Iraq và Libya khiến Israel không mặn mà với viễn cảnh ông al-Assad bị lật đổ. Sau cái chết của Tổng thống Saddam Hussein và nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, tình hình tại 2 quốc gia này lại diễn biến bất lợi với Tel Aviv. Ngày xưa, trên web này, tôi cho rằng tử hình ông Saddam Hussein là một sai lầm. Đến bây giờ hình như họ đã nhận thấy điều đó. Cuộc chiến Siria và vấn đề ở đây vẫn còn một cơ hội để tránh chiến tranh bùng nổ. Vấn đề là có nghĩ ra giải pháp đúng nhất hay không. Cũng ngày xưa, khi Kha Luân Bố đi vòng quanh thế giới trở về. Hoàng gia Tây Ban Nha mở tiệc chiêu đãi vì vinh quang của ông tìm ra chấu Mỹ cho Tây Ban Nha. Hầu hết các quan chức và các nhà khoa học đương thời dự tiệc (Tương đương , giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ bây giờ) cho rằng: Việc ông Kha Luân Bố leo lên thuyền đi vòng quanh trái Đất không có gì là lạ. Ai chẳng mần được. Vâng! Đời nó thế! Từ lâu rùi! Ông Kha Luân Bố bèn đưa một quả trừng luộc trong bàn tiệc và đố các vị quan khách làm thể nào cho quả trứng dựng đứng trên bàn tiệc. Chẳng ai có cách nào thực hiện được điều đó, bèn hỏi lại ông Kha Luân Bố. Ông ta lấy quả trừng đập bẹp một đầu và đặt đứng trên bàn.Mọi người cười: "Oh! Thế thì ai mà chẳng làm được?". Ông Kha Luân Bố nói: Đúng vậy! Nhưng vấn đề là ai nghĩ ra điều đó?". Cuộc khủng hoảng Trung Đông lần này đang cận kề, đồng hồ bắt đầu đếm ngược. Nhưng chưa ai nghĩ ra một giải pháp đúng. Cuộc khủng hoảng lần này - gọi đích danh nó là như vậy - sẽ không bùng nổ lan rộng, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phòng thủ và sự kiên nhẫn của người Do Thái và thái độ của Tổng Thống Syria. Nhưng kết cục cuối cùng là Trung Đông phải ổn định. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Trung Quốc tự thoát xác nhằm điều khiển cuộc chơi Biển Đông Cập nhật lúc 20:10, 05/09/2013 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen trong một hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 21/8/2013 =================== Còn "náu mình" gì nữa! Cái này gọi là :"Xuất đầu lộ diện". 60% Quân lực Hoa Kỳ đang kéo xuống đây! Họ quá sai lầm. =================Sắc thái ông Ngoại trưởng này thể hiện sự thất bại, hình như ẩn chứa trong đó sự buồn rầu và áp lực ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Thế giới chia rẽ trên bàn tiệc vì Syria (Vnexpress) Các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục cho thấy sự bất đồng về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria, khi họ lặp lại những quan điểm trái chiều tại bữa tiệc của hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nga tối qua. Putin niềm nở đón Obama tại G20 Tổng thống Obama và lãnh đạo các nước lắng nghe Tổng thống Putin phát biểu tại phiên làm việc của hội nghị G20 ở cung điện Konstantin Palace, St. Petersburg, hôm qua. Ảnh: AFP Khi căng thẳng về Syria dự kiến sẽ gây tranh cãi trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G20 ở Saint Petersburg, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin vào phút chót đã tuyên bố chỉ cho phép các nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm của họ tại tiệc tối.Trong ba giờ, lãnh đạo các cường quốc lần lượt nêu ra lập trường của họ trong những bài phát biểu dài 10 phút, một nguồn tin ngoại giao thông thạo vấn đề tiết lộ với AFP. G20 chỉ vừa kết thúc phiên tiệc tối và sự chia rẽ về Syria được khẳng định", Thủ tướng Italy Enrico Letta, một trong những người có mặt ở bữa tiệc, viết trên Twitter. Nga dẫn đầu các nước phản đối kế hoạch can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm vào chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Mỹ cáo buộc quân đội Syria tấn công bằng vũ khí hóa học, làm chết hơn 1.400 người ở ngoại ô Damascus hôm 21/8. Tại New York, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cáo buộc Nga đang "giam giữ con tin Hội đồng Bảo an". Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố London có những bằng chứng mới về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình cho Syria, LHQ đã cử đặc phái viên Lakhdar Brahimi tham dự các cuộc họp trong hội nghị dài hai ngày này. "Chúng ta hãy nhớ rằng, mỗi ngày trôi qua là chúng ta lại mất thêm một ngày nhìn hàng loạt người dân vô tội thiệt mạng", ông Lakhdar Brahimi dẫn lời Tổng thư ký Ban Ki-moon phát biểu trước các nhà lãnh đạo của G20 tại tiệc tối. "Cung cấp thêm vũ khí cho mỗi phe không phải là giải pháp. Không có giải pháp về quân sự". Ông cũng nhắc nhở các nhà lãnh đạo rằng cuộc khủng hoảng ở Syria đang khiến các nước láng giềng như Lebanon, Jordan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ phải dang tay đón nhận những dòng người tị nạn ồ ạt tràn sang. Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho hay, bữa tiệc kín, do ông Putin tổ chức tại cung điện hoàng gia sang trọng Peterhof ở ngoại ô Saint Petersburg, không nhằm mục đích đi đến thỏa thuận. "Mục đích của bữa tiệc là trao đổi giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, chứ không nhằm đạt đến một thỏa thuận về cuộc khủng hoảng", ông nói. Sau khi bữa tiệc kết thúc vào khoảng 1h sáng, các nhà lãnh đạo của các quốc gia phát triển và mới nổi đã cùng nhau thưởng thức buổi diễn rút ngắn của vở opera "La Traviata". Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã có một động thái xoa dịu bất đồng khi bắt tay nhau mỉm cười trước ống kính truyền thống, trước giờ khai mạc hội nghị G20. Ngoài việc thuyết phục Nga, ông Obama còn một khó khăn phải đối đầu đó là thuyết phục Trung Quốc, thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an. Phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc Tần Cương phát biểu tại G20 rằng giải pháp chính trị là cách duy nhất để chấm dứt khủng hoảng ở Syria và bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ có cuộc tấn công quân sự đơn phương. Hiện chính quyền ông Obama vẫn tiếp tục vận động sự ủng hộ của quốc hội Mỹ cho kế hoạch này, khi quốc hội Anh đã bác bỏ việc hành động quân sự và Đức cũng khẳng định không tham gia cuộc không kích nào do Mỹ dẫn đầu vào Syria. Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Mỹ thay đổi kế hoạch tấn công Syria 06/09/2013 14:15 (TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ thị cho Lầu Năm Góc lập ra một danh sách mở rộng các mục tiêu tại Syria, với khả năng các oanh tạc cơ sẽ tham chiến. Iran lên kế hoạch trả thù nếu Mỹ tấn công Syria Mỹ cân nhắc huấn luyện phe nổi dậy Syria Thủ tướng Anh nói có ‘chứng cứ mới’ về vũ khí hóa học ở Syria Cuộc thử lửa cho Nga, Trung Quốc ở Syria Mỹ chấm dứt hợp tác với Hội đồng Bảo an về Syria Các nước lân cận Syria nghĩ gì về viễn cảnh Mỹ đánh Syria? Các tác động kinh tế nếu Mỹ đánh Syria Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tố Nga cung cấp vũ khí hóa học cho Syria Pháp trưng bằng chứng vũ khí hóa học ở Syria Theo tờ New York Times vào hôm nay, 6.9, ông Obama đã đưa ra chỉ thị trên sau khi nhận được các thông tin tình báo gợi ý chính phủ Syria đang di chuyển các binh sĩ và khí tài sử dụng để phát tán vũ khí hóa học. Các quan chức Mỹ cho hay ông Obama hiện quyết tâm chuyển trọng tâm vào mục tiêu làm tiêu hao khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Tổng thống Bashar al-Assad trong kế hoạch “răn đe và làm tiêu hao” trước đó. Do đó, danh sách các mục tiêu sẽ được mở rộng so với khoảng 50 mục tiêu trong kế hoạch mà Mỹ cùng Pháp vạch ra trước khi ông Obama quyết định trì hoãn tấn công để chờ sự phê chuẩn của quốc hội. Oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ có khả năng sẽ tham chiến tại Syria - Ảnh: US Air Force Theo tờ New York Times, chính quyền Mỹ đã lần đầu tiên nhắc đến việc sử dụng máy bay Mỹ và Pháp để tấn công các mục tiêu cụ thể, ngoài tên lửa hành trình Tomahawk. Các cuộc tấn công sẽ không nhắm vào những kho chứa vũ khí hóa học song sẽ nhắm vào những đơn vị quân sự chịu trách nhiệm lưu trữ, chuẩn bị và tiến hành tấn công, các cơ quan đầu não cũng như các tên lửa và pháo sử dụng để phát tán vũ khí hóa học, theo các quan chức hôm 5.9. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey cho biết các mục tiêu khác sẽ bao gồm những năng lực mà Syria dùng để bảo vệ vũ khí hóa học như phòng không, tên lửa tầm xa và rốc két. Chỉ thị được đưa ra giữa lúc một số nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích kế hoạch tấn công của ông Obama không đủ uy lực để thay đổi cán cân quân sự tại Syria. Phần chủ lực trong cuộc tấn công của Mỹ dự kiến vẫn sẽ được tiến hành bởi các tên lửa hành trình bắn từ một số hoặc toàn bộ bốn tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có mặt tại phía đông Địa Trung Hải. Mỗi tàu chiến được trang bị vài chục tên lửa Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.600 km. Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự hiện chuẩn bị các lựa chọn bao gồm cả việc triển khai oanh tạc cơ của không quân, theo tờ Wall Street Journal. Các oanh tạc cơ có khả năng mang theo nhiều vũ khí có sức công phá, có thể cho phép Mỹ tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công nếu đợt tấn công ban đầu không tiêu diệt được các mục tiêu. Các lựa chọn mà Lầu Năm Góc hiện có thể sử dụng bao gồm oanh tạc cơ B-52 trang bị tên lửa hành trình, oanh tạc cơ B-1 đóng ở Qatar có thể trang bị tên lửa không đối đất tầm xa và oanh tạc cơ tàng hình B-2 đóng ở bang Missouri có thể trang bị bom dẫn đường bằng vệ tinh. Trong những ngày qua, hải quân Mỹ đã điều động tàu sân bay Nimitz đến biển Đỏ. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tàu Nimitz và các chiến đấu cơ F-18 Super Hornet trên tàu cũng như ba tàu khu trục nhiều khả năng sẽ không tham gia tấn công trừ khi Syria phát động tấn công trả đũa. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Bắc Triều Tiên lần đầu cho phép treo quốc kỳ, hát quốc ca Hàn Quốc Thứ sáu 06/09/2013 17:02 (GDVN) - Yonhap ngày 6/9 đưa tin, Bắc Triều Tiên lần đầu tiên đã chấp thuận cho treo quốc kỳ, hát quốc ca Hàn Quốc trên lãnh thổ của họ, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết. Quốc kỳ Hàn Quốc Yonhap ngày 6/9 đưa tin, Bắc Triều Tiên lần đầu tiên đã chấp thuận cho treo quốc kỳ, hát quốc ca Hàn Quốc trên lãnh thổ của họ, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết. Động thái này được đưa ra khi Bình Nhưỡng mời đoàn vận động viên cử tạ Hàn Quốc sang tham dự Asian Cup 2013 và giải Vô địch cử tạ Interclub tổ chức tại Bắc Triều Tiên. Nếu vận động viên Hàn Quốc dành huy chương vàng trong cuộc thi này, lá cờ quốc gia Hàn Quốc sẽ được kéo lên đồng thời với bản quốc ca của họ trên miền Bắc. Quan chức bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết thêm, Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn 41 thành viên gồm 22 vận động viên cử tạ Hàn Quốc sang miền Bắc vào tuần tới để dự giải. Tháng 7 năm nay, đội tuyển bóng đá nữ Bắc Triều Tiên cũng đã tới Hàn Quốc tham gia giải đấu Đông Á cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh Thứ sáu, 6/9/2013 16:56 GMT+7 Từ khi mới ra đời, đất nước Syria đã chìm trong bom đạn với những cuộc chiến tranh giành độc lập, nội chiến và đảo chính liên tiếp. Sau cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nước này đang một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh. Nền văn minh cổ xưa ở Syria Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm Năm 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước. Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia Nguyễn Tâm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Nền văn minh cổ xưa ở Syria VnExpress Thứ sáu, 6/9/2013 06:17 GMT+7 Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa. Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. Ảnh: Shutterstock Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74 %, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%. Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd. Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên. 20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực. Văn bản chữ hình nêm Ảnh: Public Domain Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ. "Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News. Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám. Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946. Cuộc nội chiến hiện tại bắt đầu khi tổng thống Bashar al-Assad đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2011. Tháng 2/2012 một số nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát của quân chính phủ đối với 300 người dân thành phố Homs, Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 100.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tính đến nay với hàng triệu lượt người phải đi lánh nạn. Phe đối lập cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công đã giết chết hơn 300 người và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng tại vùng Ghouta phía Đông thủ đô Damascus hôm 21/8. Cuối tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết có nhiều bằng chứng mạnh mẽ chứng minh chính phủ Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học. Hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ. Lê Hùng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 Trung Quốc điều tàu chiến và quân tới ngoài khơi Syria 06/09/201 Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin hải quân phương Tây ngày 6/9 cho biết một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ trên đường tới vùng Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.Một số nguồn tin cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.Cùng ngày, người phát ngôn lực lượng hải quân Nga cho biết việc nước này tăng cường tàu chiến tại Địa Trung Hải nhằm đối phó mọi diễn biến bất ngờ nào, sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa Smetlivy của Nga lên đường đến Địa Trung Hải.Từ ngày 4/9, Moskva đã thông báo điều 6 tàu chiến tới tăng cường cho đội tàu của Nga ở Địa Trung Hải.Trước đó, theo AFP và Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố cuộc khủng hoảng Syria cần được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị thay vì một cuộc tấn công quân sự.Tại cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Giải pháp chính trị là con đường đúng đắn duy nhất cho cuộc khủng hoảng Syria, và một cuộc tấn công quân sự không thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Chúng tôi hy vọng các nước cất nhắc kỹ trước khi hành động."Tổng thống Obama đã từ chối nhượng bộ trước sức ép của các nhà lãnh đạo G-20 muốn Mỹ từ bỏ kế hoạch không kích Syria, cho thấy sự chia rẽ sâu sắc đang phủ bóng lên các nỗ lực vực dậy nền kinh tế thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh G-20. Một nguồn tin hội nghị nói: "Đã diễn ra một cuộc thảo luận dài với sự chia rẽ rõ ràng trong Nhóm (G-20)", trong khi các quan chức Nhật Bản cho hay các nhà lãnh đạo đã "thẳng thắn trao đổi quan điểm" về vấn đề Syria.Trong khi đó, theo AFP và THX, Nga đã lên tiếng cảnh báo việc Mỹ nhắm tới mục tiêu kho vũ khí hóa học của Syria trong bối cảnh Washington D.C xem xét sử dụng vũ lực trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Với mối quan ngại riêng, chúng tôi nhận thức được thực tế rằng các cơ sở hạ tầng quân sự đang bảo vệ tính toàn vẹn và an toàn của kho vũ khí hóa học Syria đang là mục tiêu tiềm tàng trong các cuộc tấn công quân sự"./.(Vietnam+)http://www.vietnampl...9/214754.vnplus===============================ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Giải pháp chính trị là con đường đúng đắn duy nhất cho cuộc khủng hoảng Syria, và một cuộc tấn công quân sự không thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Chúng tôi hy vọng các nước cất nhắc kỹ trước khi hành động." Một giải pháp chính trị giải quyết khủng hoảng là đúng rồi! Đó là "mục đích hướng tới". Nhưng cái vấn đề vẫn cứ là cái vấn đề: "Giải pháp đó như thế nào?". Cái này Lý học Việt gọi là phương pháp ứng dụng. Vậy vấn đề chính ở chỗ người ta nghĩ ra một phương pháp để đạt mục đích . Khi quốc hội Mỹ họp và biểu quyết xong thì ngài Obama không thể không uýnh. Vấn đề còn lại là cái vấn đề chỉ là vấn đề uýnh như thế nào và thằng hay thua thôi.Tóm lại.Nó nhiều cái vấn đề.Mi lị cách nói của ngài Tập Cận Bình cũng là sự thể hiện bằng một hình thức khác về việc mô tả "hòa bình thế giới muôn năm", như Lão Gàn này thôi.============================Đã mang lấy nghiệp vào thân.Thì đứng trách lẫn trời gần đất xa.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2013 ================= Sắc thái ông Ngoại trưởng này thể hiện sự thất bại, hình như ẩn chứa trong đó sự buồn rầu và áp lực ! Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen trong một hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 21/8/2013 Trưcgiac nhận xét đúng đấy! Tỏ ra rất căng thẳng. Tôi cũng xem nhiều hình ảnh về ngài bộ trưởng Vương. Lúc đầu cũng cho rằng đấy là phong cách của ông ta. Bộ mặt nghiêm nghị lạnh lùng thể hiện chính sách ngoại giao "Pháo hạm". Nhưng đến cái ảnh trucgiac đưa lên thì quả là ông ta căng thẳng thật. Nếu như người Trung Quốc quyết tâm bảo vệ cái quyền lợi cốt lõi với các nước láng giềng thì tôi e rằng ngài Bộ trưởng Vương Nghi sẽ chuyển công tác khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Putin tuyên bố sẽ giúp Syria nếu có tấn công (Dân trí) - Phát biểu tại hội nghị G20 hôm 6/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và viện trợ nhân đạo cho Syria nếu nước này bị tấn công. Cùng lúc đó hải quân Nga xác nhận sẽ điều thêm một khu trục hạm tới Địa Trung Hải. Thông tin được hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng tải. Theo đó trong trường hợp các lực lượng nước ngoài không kích quốc gia Trung Đông, Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho Syria vũ khí và viện trợ nhân đạo, cũng như tiếp tục hợp tác kinh tế với Damascus. Tổng thống Nga Putin tại hội nghị G20 “Liệu chúng tôi có hỗ trợ cho Syria? Chúng tôi sẽ làm vậy, cũng giống như những gì chúng tôi đang làm”, Tổng thống Putin phát biểu trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh G20. “Chúng tôi đang cung cấp vũ khí và hợp tác về kinh tế. Tôi hy vọng sẽ có thêm sự phối hợp về mặt nhân đạo, bao gồm viện trợ nhân đạo cho người dân, những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn”, ông Putin nói tiếp. Người đứng đầu điện Kremlin cũng cho biết đã thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama, người cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường, và kêu gọi không kích Syria dù Nga phản bác. “Chúng tôi vẫn không thể thuyết phục nhau. Nhưng đó là một cuộc đối thoại và chúng tôi lắng nghe lẫn nhau và hiểu quan điểm của bên kia. Tôi không đồng ý với ông ấy, những tranh luận của ông ấy. Ông ấy không đồng ý với ý kiến của tôi, nhưng chúng tôi lắng nghe lẫn nhau và cố gắng phân tích các tranh luận”, ông Putin nói. Ông tái khẳng định quan điểm của mình rằng vụ tấn công khí độc hôm 21/8 tại Syria là hành động của phe nổi dậy chống chính phủ, nhằm kích động sự can thiệp từ bên ngoài. Các thành viên G20 gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italia phản đối việc can thiệp quân sự vào Syria, và đã nói lên quan điểm này trong hội nghị thượng đỉnh, người đứng đầu điện Kremlin cho biết thêm. Tàu khu trục Smetlivy sẽ lên đường tới Syria trong tuần tới Nga sẽ phái thêm một tàu khu trục tới Địa Trung HảiCùng ngày với tuyên bố sẽ hỗ trợ Syria của Tổng thống Nga, một sỹ quan hải quân cao cấp của nước này xác nhận sẽ cử thêm một tàu chiến tới Địa Trung Hải trong tuần tới, RIA Novosti khẳng định. Theo đó, tàu khu trục Smetlivy, lớp Kashin, được trang bị tên lửa dẫn đường thuộc hạm đội Biển Đen sẽ rời cảng Sevastopol trong khoảng ngày 12 – 14/9 tới. Nhiệm vụ của tàu này là gia nhập lực lượng tại Địa Trung Hải “trên cơ sở luân chuyển”. Sỹ quan này cũng khẳng định, một nhóm chiến hạm gồm các tàu đổ bộ cỡ lớn Novocherkassk và Minsk cùng tàu tình báo điện tử Priazovye đã gia nhập hạm đội Địa Trung Hải trong ngày 6/9. Tàu khu trục tên lửa hành trình dẫn đường Mátxcơva sẽ tới Địa Trung Hải vào ngày 17/9, và sẽ thay phiên cho tàu khu trục Đô đốc Panteleyev. Đến ngày 29/9, tàu tên lửa Ivanovets và tàu tên lửa dẫn đường Sthil sẽ có mặt bên ngoài bờ biển Syria. Trước đó hôm 5/9, chánh văn phòng điện Kremlin Sergei Ivanov khẳng định việc Nga tăng cường hiện diện hải quân tại Địa Trung Hải chỉ nhằm chuẩn bị cho khả năng di tản công dân nước mình nếu cần. Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov thì tuyên bố sự hiện diện nêu trên là “hợp pháp, tự nhiên và là phản ứng có thể đoán trước đối với diễn biến” trong khu vực. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự có mặt của hải quân Nga tại Địa Trung Hải không nên được hiểu là một chỉ dấu cho thấy họ sẵn sàng giữ vai trò tích cực trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong khu vực. Thanh Tùng Theo RIA Novosti,dantri.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Mỹ sơ tán nhân viên khỏi Beirut, khả năng tấn công Syria tới gần (Dân trí) - Mỹ hôm nay đã sơ tán các nhân viên không cần thiết tại sứ quán ở Beirut, kêu gọi người Mỹ tránh tới Li-băng và nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nước này đang cân nhắc tấn công nước láng giềng Syria. Lực lượng đối lập tại Aleppo, miền trung Syria. “Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh rút về nước các nhân viên chính phủ Mỹ không cần thiết cùng thân nhân của họ ở Beirut, Li-băng và chấp nhận cho những nhân viên không cần thiết và thân nhân của họ ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ rút về nước nếu họ muốn”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay. Người phát ngôn cho hay quyết định được đưa ra dựa trên “căng thẳng hiện nay ở khu vực, cũng như những đe dọa tiềm tàng đối với các cơ sở và nhân viên chính phủ Mỹ”. Song bà nhấn mạnh quyết định của Bộ Ngoại giao chỉ là để “phòng trước”. Trong khi đó, giới chức Li-băng cho biết họ đã củng cố các biện pháp an ninh ở các cơ quan ngoại giao, phòng trường hợp Syria bị tấn công quân sự. Harf cảnh báo công dân Mỹ vẫn chọn ở lại Li-băng hoặc nam Thổ Nhĩ Kỳ phải giới hạn đi lại không cần thiết và chuẩn bị sẵn kế hoạch cho tình huống khẩn cấp. Cuộc xung đột ở Syria ngày một lan sâu sang Li-băng, nơi đang có tới hơn 700.000 người tị nạn chạy từ Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cung cấp tị nạn cho hàng trăm ngàn người Syria. Lệnh sơ tán được đưa ra khi Tổng thống Mỹ Obama đang hối thúc quốc hội nước này phê chuẩn cho kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Syria, sau khi Washington cáo buộc chính quyền của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường. Khả năng tấn công quân sự ở Syria đã làm dấy lên lo ngại về bất ổn ở khu vực. Phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Li-băng, đồng minh của Tổng thống Syria Assad, có thể có biện pháp đáp trả. Sứ quán Mỹ ở Beirut đã hứng chịu một vụ tấn công liều chết đẫm máu năm 1983, khiến 63 người thiệt mạng, mà hầu hết là các nhân viên sứ quán, điệp viên CIA, binh sỹ và lính thủy đánh bộ Mỹ. Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất nhằm vào cơ quan ngoại giao của Mỹ. Phan Anh Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Mỹ có thể hoãn đánh Syria thêm 2 tuần 07/09/2013 03:10 Quốc hội Mỹ có thể cần 2 tuần để quyết định về vấn đề Syria giữa lúc đa phần dư luận thế giới không ủng hộ tấn công nước này. Theo tờ The Telegraph, sự trì hoãn bắt nguồn từ việc các lãnh đạo tại Hạ viện lúc đầu hứa hẹn biểu quyết “không trễ hơn ngày 9.9”, nhưng nay lại tranh cãi dữ dội về việc có nên chuẩn thuận tấn công Syria hay không. Tờ báo dẫn lời lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi nói các dân biểu cần “một vài tuần” để thảo luận. Thượng viện dự kiến sẽ biểu quyết về nghị quyết sử dụng vũ lực chống Damascus vào tuần tới, trong khi Hạ viện chưa nhất trí về nội dung một nghị quyết tương tự. Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Obama bất đồng về Syria - Ảnh: AFP Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama vừa chỉ thị lập danh sách mở rộng các mục tiêu tấn công tiềm tàng ở Syria. Tờ The New York Times hôm qua dẫn lời giới chức Mỹ cho biết quyết định trên xuất phát từ thông tin tình báo rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đang dịch chuyển binh lính và khí tài bị cho là dùng để triển khai vũ khí hóa học. Vì thế, ngoài tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến, có thể các máy bay ném bom B-2 và B-52 của Mỹ cũng sẽ tham chiến với sự tiếp ứng của máy bay Pháp. Liên quan đến vũ khí hóa học Syria, Thủ tướng Anh David Cameron nói với BBC rằng các nhà khoa học nước này vừa phát hiện bằng chứng mới cho thấy một loại khí độc đã được sử dụng trong vụ tấn công ở ngoại ô Damascus ngày 21.8. Ông từ chối cho biết khí độc trên là gì và Anh thu được các mẫu vật chứng bằng cách nào. Trong khi đó, Nga vừa chuyển cho LHQ một báo cáo cáo buộc quân nổi dậy Syria đã dùng khí độc sarin trong vụ đột kích ở ngoại ô Aleppo vào ngày 19.3. Nga cũng đang tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự gần Syria. Interfax hôm qua dẫn nguồn tin quân sự cho hay nước này đã phái tàu đổ bộ cỡ lớn Nikolai Filchenkov chở “hàng hóa đặc biệt” đến đông Địa Trung Hải, nhưng không tiết lộ là hàng gì. Nga và Mỹ gần đây còn gia tăng đấu khẩu về Syria. Theo AFP, Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power cáo buộc Nga “bắt cóc Hội đồng Bảo an LHQ làm con tin” liên quan “thảm họa nhân đạo” tại Syria, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry “nói dối” khi phủ nhận sự hiện diện của các phần tử khủng bố trong lực lượng nổi dậy. Vấn đề Syria cũng gây chia rẽ sâu sắc tại Hội nghị Cấp cao G20 vừa kết thúc hôm qua tại Nga, khi các bên tranh cãi về việc có dùng vũ lực với Syria hay không và vẫn chưa có kết luận ngã ngũ. Trùng Quang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Ba lý do khiến Mỹ quyết đánh Syria kienthuc.net.vn Ngày đăng : 16:00 03/09/2013 (GMT+7) Bất chấp việc một số quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, quyết định không tham gia can thiệp quân sự chống Syria, Mỹ vẫn quyết tiến hành chiến dịch này. Phương Tây đánh Syria "để làm gì"? Khủng hoảng Syria: Hollande “sập bẫy” Obama Các quan chức chóp bu của chính quyền Obama họp bàn về Syria. Vấn đề còn lại là thời điểm phát động cuộc chiến. Có không ít nhận định cho rằng những lý do chính để tiến hành cuộc tấn công này là một loạt những sự dối trá, không có cơ sở, một mớ những cái cớ, chỉ để biện minh cho một chính sách đã được lên kế hoạch từ lâu. Giới phân tích đã đưa ra 3 lý do thực sự khiến Mỹ quyết tấn công Syria. Địa chính trị Cuộc chiến tranh được dự kiến từ lâu chống Syria nằm trong kế hoạch của Mỹ, có ngay từ khi Liên Xô bị sụp đổ hồi năm 1991, để bảo đảm sự thống trị thế giới của mình bằng sức mạnh quân sự. Đối mặt với sự suy giảm triền miên vị trí của mình, kể cả trong nền kinh tế thế giới, Mỹ thấy cần phải sử dụng sức mạnh quân sự của mình như một phương tiện để tái thiết vị trí bá quyền. Ngay từ năm 1992, tài liệu về triển vọng của Bộ Quốc phòng Mỹ đã khẳng định rằng chính sách của nước này là nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của mọi cường quốc có thể trở thành đối thủ với Mỹ. Một đặc tính trung tâm của sự mở rộng chủ nghĩa quân phiệt Mỹ trên khắp hành tinh là Mỹ muốn bảo đảm một vị trí thống trị không chỉ ở khu vực Trung Đông mà cả ở toàn Á - Âu. Nỗ lực để thống trị khu vực Á - Âu tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng với Nga và Trung Quốc. Việc Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược từ những năm 1990 tại khu vực Balkan, Trung Đông, Trung Á, là một phần trong lịch trình hướng tới mục đích thống trị thế giới. Kinh tế Chủ nghĩa tư bản thế giới đang bước vào năm thứ 5 khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, dẫn đến sự đình trệ về kinh tế, thất nghiệp hàng loạt và mức sống giảm liên tục. Tình hình kinh tế vẫn chưa thấy có dấu hiệu sáng sủa hơn với những khoản nợ lớn, đồng tiền mất giá và một cuộc cạnh tranh quốc tế gia tăng, dẫn đến những chính sách đối ngoại liều lĩnh và bạo lực. Cuộc đại suy thoái của những năm 1930 đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc đế quốc tìm kiếm trong cuộc chiến tranh ấy một giải pháp cho những điều tồi tệ của chủ nghĩa tư bản. Với “kinh nghiệm” của trận suy thoái trước, bây giờ Mỹ đang chủ trương phớt lờ Liên Hợp Quốc để tiến hành cuộc chiến tranh nhằm vào Syria, và ắt nó sẽ lôi kéo nhiều quốc gia khác vào cuộc, âu cũng là cách mà Washington hy vọng sẽ giúp tháo gỡ nhiều bế tắc khác. Dùng chiến tranh để đánh lạc hướng Các cường quốc đế quốc ngày càng coi chiến tranh là một phương tiện để đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng khỏi các hoạt động tội phạm chống lại người dân. Thời điểm được lựa chọn để tiến hành cuộc chiến tranh hiện nay rõ ràng liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị do những tiết lộ của Edward Snowden về việc do thám hàng loạt và bất hợp pháp của cơ quan tình báo Mỹ đối với người dân Mỹ và các cường quốc châu Âu. Chủ nghĩa quân phiệt đế quốc coi chiến tranh là một phương tiện chủ yếu để hướng tình hình căng thẳng xã hội ra bên ngoài. Nhưng thế kỷ 20 đã chứng tỏ rằng việc phương Tây hy vọng thoát khỏi tình trạng phá sản của chủ nghĩa tư bản bằng cách cho vận hành chủ nghĩa quân phiệt, cuối cùng đã gặp sự chống trả của lịch sử, và họ đã thua cuộc. Vì vậy, nếu bây giờ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống Syria, chắc chắn sẽ lặp lại những gì đã diễn ra ở Iraq và Afghanistan, sẽ khiến nhiều người dân ở đây bị thiệt mạng, gây đau khổ trên toàn thế giới. Và cũng chắc chắn nó sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị thế giới, đẩy nhân loại tới những thảm họa mới. Theo Báo Tin tức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 .Lính Mỹ tới Biển Đông và bắt tay gượng với Trung Quốc BAODATVIET.VN Cập nhật lúc 08:23, 07/09/2013 (Quan hệ Quốc tế) – Mỹ vừa điều động hàng trăm binh sĩ đến đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Manila khẳng định Mỹ tăng binh lực không nhằm vào Trung Quốc, tuy nhiên các chuyên gia độc lập quốc tế lại nghĩ khác. Lính Mỹ tới Biển Đông, Trung Quốc đe Tờ “Stars and Stripes” của Mỹ ngày 5/9 đăng tải một bài viết với nội dung thông tin khẳng định đàm phán giữa Mỹ và Philippines về vấn đề mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở các căn cứ của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông đang được triển khai toàn diện. Những động thái đầu tiên của sự hoàn thiện này đã được thể hiện khi Mỹ điều động hàng trăm binh sĩ đến căn cứ quân sự trên đảo Mindanao, nam Philippines và ngay lập tức đã có những hoạt động huấn luyện hải quân và thủy quân lục chiến Philippines. Ngoài ra, hôm 31/8, một quan chức quân sự Philippines cũng cho biết Mỹ sẽ sử dụng các căn cứ quân sự của nước này trong vòng ít nhất là 20 năm. Lính Mỹ huấn luyện lính Philippines Nhận định về việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết: “Việc quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại các căn cứ quân sự trên đất liền và ven Biển Đông của Philippines, chủ yếu để giúp nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, tăng cường khả năng chống khủng bố và cứu trợ thiên tai cho quân đội nước này.” Ông Gazmin cũng khẳng định: “Mặc dù hiện nay Trung Quốc và Philippines đang có những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông, nhưng việc Philippines cho phép Mỹ trở lại đóng quân tại căn cứ của nước này, không nhằm mục đích đối đầu với Trung Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào.” Ngay lập tức, Trung Quốc đã đáp trả mạnh mẽ hành động này. Trung Quốc cho rằng việc hiện diện của Mỹ chỉ làm “phức tạp thêm tình hình Biển Đông” và một lần nữa nhấn mạnh “Philippines đừng hòng trông mong gì từ sự giúp đỡ của bên thứ ba để giải quyết vấn đề giữa hai nước”. Chỉ có một mục tiêu duy nhất Tuy Manila phủ nhận việc lính Mỹ hiện diện tại các căn cứ quân sự của nước này không có mục đích nhằm vào bất cứ quốc gia nào, nhưng nhiều chuyên gia đã khẳng định mọi hành động đều nhằm vào Trung Quốc. Không phải lẽ tự nhiên Washington đổ tiền của để thực hiện kế hoạch “chuyển trục” sang châu Á –Thái Bình Dương. Từ các căn cứ ở Hawaii, Guam, đến Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và bây giờ là Philippines, liên tiếp có những dấu hiệu tăng cường quân lính hoặc bổ sung nhiều khí tài. Sự hoạt động luân phiên của các hạm đội, các tàu sân bay của Mỹ trên vùng biển này cũng diễn ra thường xuyên hơn. Đại diện Philippines (trái) và Mỹ trong cuộc đàm phán tại Manila về vấn đề liên minh quân sự ngày 14/8 Mặc dù mối quan hệ hợp tác quân sự song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những cải thiện rõ rệt, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì vẻ hữu hảo bề ngoài không nói lên rằng mối quan hệ song phương Mỹ-Trung có thể tốt đẹp. “Mỹ đã, đang và sẽ khó có lòng tin đối với Bắc Kinh, sự không ăn nhập giữa 2 cường quốc là điều dễ nhận thấy, nhưng vì lợi ích cũng như sự cân bằng quyền lực, cả Bắc Kinh và Washington đều phải nín nhịn lẫn nhau, và cái bắt tay đầy gượng ép là điều tiềm ẩn cho những mâu thuẫn lớn hơn trong tương lai”, tờ Defencetalk phân tích. Người Mỹ đã sớm nhận thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với lợi ích nước Mỹ trong tương lai gần, có thể dự đoán được. Và Mỹ đang nỗ lực kìm chế sự đe dọa đó đến càng muộn càng tốt. Dù Tổng thống Obama là người theo trường phái ôn hòa, tuy nhiên, chính ông là người đề xuất chiến lược “Trở lại châu Á” lần này. Về phía Philippines, Manila không giấu diếm rằng, sự hiện diện quân sự của Mỹ đáp ứng lợi ích quốc gia của họ. Lính Mỹ sẽ là một yếu tố kiềm chế Trung Quốc, vì nếu không, thì Bắc Kinh có thể sử dụng ưu thế quân sự và Philippines không có bất kỳ cơ hội giành phần thắng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về cả kinh tế, quân sự và cả tham vọng mang lại cho Mỹ rất nhiều lo ngại Chuyên viên Dmitry Mosyakov từ Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga trả lời trên tờ Tiếng nói nước Nga: “Tất cả mọi điều dẫn đến thực tế là Biển Đông đã trở thành điểm nóng mới. Hoa Kỳ đang hiện diện ở đó và đứng sau những hành động của Philippines. Và đồng thời, Manila cũng nhận ra rằng để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, họ cần một đồng minh đủ sức làm đối trọng với Trung Quốc”. Có thể thấy, trước đó, giữa tháng 8, Manila tuyên bố theo đuổi đường lối “tránh xung đột” với Trung Quốc. Đồng thời có những động thái làm giảm nhiệt sự căng thẳng giữa hai quốc gia. Tuy nhiên sau khi hoàn thành những bước cuối cùng của mối quan hệ liên minh quân sự và có sự hiện diện của lính Mỹ, ngay lập tức Philippines đã có những hành động cứng rắn trước sự o ép của Trung Quốc. Tổng thống Philippines đã hủy chuyến làm việc tại Hội chợ triển lãm "Trung Quốc – ASEAN”, triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước… Ông Mosyakov nhận định: “Sẽ chẳng có một liên minh nào nếu như Mỹ và Philippines không cùng quan điểm. Philippines đã đóng cửa các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ từ rất lâu, không phải ngẫu nhiên họ mời Mỹ quay trở lại.” “Còn mục tiêu chung nào giữa hai quốc gia này ngoài Trung Quốc?” – chuyên gia Mosyakov nhận định. Đỗ Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Tổng thống Mỹ sẽ phát biểu với toàn quốc về Syria vào ngày 10.9 07/09/2013 12:30 (TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ có bài phát biểu trước toàn quốc từ Nhà Trắng vào ngày 10.9 trong nỗ lực nhằm mang lại sự đột phá trước khi Quốc hội bỏ phiếu về việc tấn công Syria. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một lần phát biểu từ Phòng Bầu dục - Ảnh: Reuters Phát biểu trước các phóng viên sau Hội nghị G-20 ở thành phố St.Petersburg của Nga hôm 6.9, ông Obama nói: “Tôi xem một phần nhiệm vụ của tôi là giúp đưa ra lý do và giải thích chính xác cho nhân dân Mỹ tại sao tôi nghĩ đây là điều cần phải làm”. Theo tờ USA Today, bài phát biểu vào ngày 10.9 sẽ là khoảnh khắc quan trọng trước khi Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn việc tấn công quân sự Syria. Ông Obama từ chối cho biết liệu ông có ra lệnh tấn công ngay cả khi Quốc hội từ chối phê chuẩn hay không. Theo tờ Telegraph, các kết quả thăm dò cho thấy có khoảng 60% người dân Mỹ phản đối kế hoạch tấn công, sau một vận động hành lang ráo riết của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Theo truyền thông Mỹ, ông Obama nhiều khả năng sẽ phát biểu trực tiếp trước ống kính truyền hình tại Phòng Bầu dục theo cách thức mà các tổng thống Mỹ để dành cho những vấn đề nghiêm trọng nhất với lợi ích quốc gia. Nếu việc này diễn ra, đây sẽ là lần thứ ba ông Obama chọn phát biểu với toàn quốc từ Phòng Bầu dục. Hai lần phát biểu từ Phòng Bầu dục trước đó của ông Obama là về vụ tràn dầu của hãng BP và thông báo kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Iraq vào năm 2010. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Pháp muốn tiên phong, thề sát cánh cùng Mỹ đánh Syria Thứ Bảy, 07/09/2013, 15:51 [GMT+7] (ĐVO)-Đó là những thông tin mới được Paris xác nhận, cùng với đó là việc khoe sức mạnh của hàng không mẫu hạm Charles de Gaulles... Trên thực tế người Pháp không chỉ muốn khoe sức mạnh của tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulles đang được triển khai tới khu vực Địa Trung Hải mà còn tự tin với khả năng tấn công phủ đầu từ siêu tiêm kích đa năng Rafale M. Bằng chứng là mới đây đại diện quân đội Pháp đã tuyên bố sẵn sàng lĩnh ấn tiến phong trong cuộc chiến của Mỹ và phương Tây nhằm vào Syria. Trong số các quốc gia đồng minh với Mỹ có lẽ Pháp tỏ ra là nước sốt sáng nhất đối với việc tấn công Damascus, bằng chứng là những cuộc tập trận quy mô của lực lượng bộ binh, thiết giáp của nước này rồi kế đến là việc diễn tập thị uy sức mạnh trên tàu sân bay Charles de Gaulles mới đây. Người Pháp cam kết sẽ sát cánh cùng chúng ta trong cuộc chiến này, và trong bất kỳ hoàn cảnh nào sức mạnh quân sự của Pháp đều hướng tới việc ủng hộ quân đội Mỹ trên chiến trường được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro này, tờ VOA của Mỹ nhận định. Trên thực tế có lẽ chỉ có Pháp là quốc gia đạt được sự đồng thuận nhanh nhất trong việc mở một chiến dịch nhằm vào chính quyền Syria khi nước này nhanh chóng tiến hành điều động tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulles tới khu vực Địa Trung Hải. Tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, động thái này dường như là để chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào Syria. Tàu sân bay Charles de Gaulles mang trên nó 28-40 máy bay các loại gồm tiêm kích đa năng Rafale M, cường kích Super Etendard. Tuy nhiên, truyền thông Pháp đã khẳng định nước này sẽ nhận ấn tiên phong trong cuộc chiến giữa liên quân với chính quyền Damascus, và chiến cơ Rafale M sẽ là đội quân đầu tiên mang bom tới Syria. Sự tự tin vào cuộc chiến này còn thể hiện rõ khi báo chí Pháp tin rằng, nếu Mỹ vẫn cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện một cuộc chiến thì Pháp sẵn sàng thay Mỹ thực thi công ước quốc tế tại quốc gia này. Hình ảnh cập nhật tiêm kích đa năng Rafale M đang thực hiện huấn luyện bay trên tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulles để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Syria. Tờ chinamil của Trung Quốc nhận định, nhiều khả năng Paris đã thấy trước được mối lợi ích khi đánh chiếm Syria, đồng thời đã đạt được thỏa thuận về căn bản trong việc chia sẻ tổng thể “gói“ lợi ích này với các cường quốc khác, nên mới có sự nôn nóng quá mức cần thiết đến như vậy. Trong ảnh là cảnh quân đội Pháp luyện quân trên tàu sân bay Charles de Gaulles xuất hiện trên báo Trung Quốc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Mỹ buộc tội Nga, từ bỏ hợp tác với Liên hợp quốc về vấn đề Syria cafef.vn Thứ 6, 06/09/2013, 16:15 Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc khẳng định Mỹ sẽ bỏ qua Hội đồng Bảo an trong quyết định về việc tấn công Syria. Ngày 5/9, nước Mỹ tuyên bố từ bỏ hợp tác với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề khủng hoảng ở Syria. Mỹ cũng buộc tội Nga đã “bắt Hội đồng Bảo an làm con tin” trong khi cho phép các đồng minh của Nga ở Syria sử dụng khí độc khiến trẻ em thiệt mạng. Lời phát biểu của bà Samantha Power - Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc – cho thấy chắc chắn Washington sẽ bỏ qua Liên hợp quốc để tiến hành tấn công quân sự vào Syria. Bà Power cũng cho biết bản dự thảo nghị quyết mà nước Anh nộp lên 5 thành viên thường trực trong tuần trước, kêu gọi phản ứng với cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, đã “chết”. “Tôi có mặt tại cuộc họp đó và đã chứng kiến mọi thứ. Từ lời nói đến ngôn ngữ cơ thể, tất cả đều cho thấy nghị quyết mà nước Anh đệ trình chắc chắn sẽ bị từ chối, đặc biệt là từ phía Nga”, bà Power khẳng định. Washington cho rằng chính quyền của Thủ tướng Assad phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng khí độc vừa qua do cuộc tấn công này được thực hiện bởi những lực lượng trung thành với ông Assad. Cuộc tấn công bằng khí sarin đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, rất nhiều trong số đó là trẻ em. “Thật không may là trong hơn 2,5 năm qua, hệ thống được thành lập từ năm 1945 chỉ với mục đích bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới đã không thể hoạt động đúng mục đích. Hội đồng bảo an không thể bảo vệ hòa bình và an ninh cho hàng trăm trẻ em Syria hôm 21/8 vừa qua”. Đầu tuần này, Tổng thư ký Liên hợp Ban Ki-moon nêu lên nghi ngờ về tính hợp pháp của hành động tấn công quân sự vào Syria, cho rằng đây không phải là một phản ứng tự vệ và cũng thiếu sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, bà Power cho rằng đôi lúc bỏ qua Hội đồng Bảo an là điều cần thiết. Chiến tranh Kosovo năm 1999 là ví dụ điển hình minh chứng cho điều này. Khi đó, Washington đã dựa vào sự đồng ý của NATO để thực hiện chiến dịch đánh bom buộc quân Serbia phải rút Kosovo. Minh Anh Theo Trí Thức Trẻ/Reuters Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Syria - "Canh bạc" lớn của nước Mỹ cafef.vn Thứ 7, 07/09/2013, 16:17 Quyết định có đánh Syria hay không của Quốc hội Mỹ sẽ là nhân tố quyết định vị thế của nước Mỹ trên thế giới Cách đây chỉ một thập kỷ, kinh tế thế giới là “nô lệ” của sự đồng thuận ở Washington trong khi địa chính trị là một nhánh của siêu quyền lực ở Nhà Trắng. Ngày nay, trước khi tiến hành cuộc tấn công trừng phạt Tổng thống Syria Bashar Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Mỹ Barack Obama vấp phải một “chướng ngại vật”: sự đồng ý của Quốc hội. Nước Anh cũng không thể tự do ủng hộ đồng minh thân cận nhất. Những gì đang diễn ra ở Trung Đông ảnh hưởng tới cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo nước Mỹ. Và, một trong những quan chức thân tín của ông Obama đã khẳng định cuộc tấn công sẽ “ở mức vừa phải để nước Mỹ không bị chỉ trích”. Theo lẽ thường từ trước đến nay, nước Mỹ chưa bao giờ trừng phạt sự tàn bạo. Trong những năm 1980, khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein cho tấn công bằng hơi độc khiến hàng nghìn người Kurd ở Iraq và người Iran thiệt mạng, Mỹ không có bất kỳ phản ứng nào. Điều tương tự cũng xảy ra khi người cha của ông Assad – Hafez – tàn sát 20.000 người dân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đó là thời kỳ chiến tranh lạnh, khi ông Saddam đang chống lại Iran và Liên hợp quốc cũng chưa ban hành Công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học. Hơn nữa, mùa hè năm ngoái, ông Obama đã tuyên bố sẽ không tha thứ nếu như Syria sử dụng vũ khí hóa học. Với hơn 1.000 người dân thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua, có lẽ ông Obama đã đúng khi kết luận rằng Syria đang muốn thử khả năng thực hiện quyết tâm của nước Mỹ. Những lập luận trên khiến phiên họp quốc hội (sẽ diễn ra vào ngày 9/9 tới) và những quyết định tiếp theo trở thành một trong những tình tiết định hình vị thế của Mỹ cũng như phương Tây trên trường quốc tế. Đây là điềm báo hiệu về những gì còn lại sau sự ngạo mạn của Iraq và phức tạp ở Afghanistan. Giữa những thách thức từ Nga và Iran cùng với việc Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, quyết định của Mỹ cũng là phép thử đối với phương Tây. Cả thế giới đang theo dõi sát sao diễn biến ở Syria. Tờ Economist đã từng lập luận rằng Mỹ và các đồng minh nên cho ông Assad một cơ hội từ bỏ vũ khí hóa học và trừng trị nghiêm khắc nếu ông Assad phản đối điều này. Ở đây, mục tiêu là khiến các nước nhụt chí khi có ý định sử dụng vũ khí hóa học chứ không phải thay đổi chế độ ở Syria. Nếu ông Obama không hành động, Syria có thể coi đây là tín hiệu khuyến khích sử dụng vũ khí hóa học. Những kẻ độc tài và hung hãn có mặt ở khắp mọi nơi (trong đó có Iran và Hàn Quốc) sẽ hành động mạnh bạo hơn. Hi vọng ở đây là Quốc hội Mỹ sẽ đặt nguyên tắc lên trên đảng phái và ủng hộ Tổng thống Obama. Sau đó, với sự ủng hộ của Pháp, ông Obama có thể thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ mà không bị chỉ trích. Tuy nhiên, con đường mà ông Obama đang đi không phải là một con đường đúng đắn, cả trong việc dựa vào bỏ phiếu ở Quốc hội và trong cách lập luận. Cuộc họp Quốc hội ở Washington chỉ có giá trị ngắn hạn đối với ông Obama. Hầu hết người Mỹ phản đối tấn công Syria. Đây là cơ hội để tạo ra một cuộc chiến hợp pháp và khiến "bàn tay của Đảng Cộng hòa nhuốm máu". Thế nhưng, chi phí phải bỏ ra là gì? Quốc hội có thể phủ quyết và đó là "rủi ro chết người" đối với một Tổng thống. Hơn nữa, kể cả khi giành chiến thắng ở Quốc hội, ông Obama vẫn tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực về mặt chính sách đối ngoại - điều mà ông luôn muốn bảo vệ. Người đứng đầu cần phải hành động một cách thông minh và lanh lợi khi đối mặt với thế giới. Đôi lúc, những quyết định không được lòng dân là điều cần thiết. Ông Obama cũng lập luận rằng quyết định tham khảo ý kiến của cơ quan lập pháp không làm mất đi quyền tự do. Tuy nhiên, đây là tổ chức được thiết kế để làm người khác nản chí. Yêu cầu của ông Obama khiến người ta hi vọng rằng hành động cưỡng chế trong tương lai sẽ phụ thuộc vào tâm trạng thất thường của Quốc hội. Ông cũng có thể vặn lại rằng mình đang phải đương đầu với "huyền thoại" George W. Bush. Nước Mỹ đã đổ hàng nghìn tỷ USD tiền thuế của dân và hàng nghìn mạng sống vào Iraq và Afghanistan. Rất nhiều người Mỹ giờ đây đang tự hỏi liệu có phải người Mỹ đang cố gắng trở thành "cảnh sát của thế giới" trong khi đó là một nhiệm vụ không nhận được sự biết ơn và đang ở trong trạng thái vô vọng? Syria không phải là Iraq. Rõ ràng là bằng chứng cho thấy chế độ của ông Assad phạm tội vẫn là một dấu hỏi. Kể cả khi ông Assad chống lại cuộc tấn công của Mỹ bằng cách sử dụng nhiều chất sarin hơn, ý định của ông Obama không phải là xâm lược. Lý do để can thiệp vào Syria không rõ ràng như ở Iraq. Thứ nhất, hãy tính đến lợi ích của nước Mỹ. Chính trường thế giới đang ở trong trạng thái hỗn loạn. Chỉ có luật pháp và các hiệp ước có thể được áp dụng. Với vai trò là "cảnh sát của thế giới", nước Mỹ có thể tạo dựng những luật lệ hướng đến lợi ích của chính nước này. Người Mỹ càng nhượng bộ, các thế lực khác càng lấn tới. Mới đây, Trung Quốc đã khiêu khích Mỹ. Nga cũng đã bắt đầu tỏ thái độ đối đầu với Mỹ (không chỉ về vấn đề Syria). Trước khi cuộc tấn công diễn ra, liệu Syria có phải là lợi ích sống còn đối với nước Mỹ hay không vẫn là điều gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, câu trả lời chắc chắn là không sau khi ông Assad thẳng thừng thách thức chính quyền của ông Obama. Vấn đề thứ hai nằm ở các giá trị phương Tây. Sức mạnh của nước Mỹ không chỉ đến từ khả năng sử dụng vũ lực mà còn từ những giá trị được tạo lập và gìn giữ từ bao đời nay. Những giá trị này có sức mạnh lớn hơn nhiều lần so với những gì ông Obama tưởng tượng. Ở Trung Quốc, kinh tế đang tăng trưởng chậm lại trong khi nhiều vụ tham nhũng bị phanh phui. Do đó, Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn trong con mắt đánh giá của toàn thế giới. Cựu Tổng thống Bush đã làm hao mòn những giá trị của nước Mỹ với cuộc xâm lược vô nghĩa. Nếu giải quyết khéo léo, ông Obama có thể khôi phục lại danh tiếng của nước Mỹ. Và, nếu Quốc hội Mỹ buộc phải nhúng tay vào, cơ quan này nên gửi đi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng họ có thể làm được điều đó! Thiên Bình Theo Trí Thức Trẻ/Economist ================= Theo lẽ thường từ trước đến nay, nước Mỹ chưa bao giờ trừng phạt sự tàn bạo. Trong những năm 1980, khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein cho tấn công bằng hơi độc khiến hàng nghìn người Kurd ở Iraq và người Iran thiệt mạng, Mỹ không có bất kỳ phản ứng nào. Điều tương tự cũng xảy ra khi người cha của ông Assad – Hafez – tàn sát 20.000 người dân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đó là thời kỳ chiến tranh lạnh, khi ông Saddam đang chống lại Iran và Liên hợp quốc cũng chưa ban hành Công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học. Hơn nữa, mùa hè năm ngoái, ông Obama đã tuyên bố sẽ không tha thứ nếu như Syria sử dụng vũ khí hóa học. Với hơn 1.000 người dân thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua, có lẽ ông Obama đã đúng khi kết luận rằng Syria đang muốn thử khả năng thực hiện quyết tâm của nước Mỹ. Chưa biết ai dùng chất độc hóa học tấn công dân thường. Nga bảo "quân nổi dậy"; Hoa Kỳ bảo chính phủ của Assad. Nhưng nếu không có sự trừng phạt thì con người không còn niềm tin vào công lý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Báo Lebanon đưa tin Tổng thống Syria đã chấp nhận từ chức Cập nhật lúc: 09:23, 07/09/2013 VOV.VN - Theo nguồn tin thân cận của Thủ tướng Iraq, sau nhiều nỗ lực, ông Maliki đã thuyết phục được ông Assad từ chức có điều kiện. Báo tiếng Arab "Tương lai" của Lebanon vừa dẫn các nguồn tin thân cận của Thủ tướng Iraq Nuri al Maliki khẳng định, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã chấp nhận từ chức có điều kiện. Theo đó, sau nhiều nỗ lực thuyết phục liên tiếp của Thủ tướng Iraq Maliki với giới lãnh đạo Syria, Tổng thống Assad đã chấp nhận từ chức với một số điều kiện, trong đó có việc xây dựng một cơ chế chuyển giao quyền lực thông qua bầu cử sớm; việc đảm bảo sẽ không đưa ông ra xét xử trước tòa án hình sự quốc tế cùng một cam kết sẽ tạo một hành lang an toàn cho ông Assad cùng gia đình và những cộng sự thân cận, rời khỏi Syria tới một nước khác. Tuy nhiên, nguồn tin khẳng định, Chính quyền Mỹ đã từ chối đề xuất của Thủ tướng Iraq với lí do đưa ra là Mỹ không thể thay mặt phe đối lập Syria quyết định vấn đề này. Mỹ vẫn bảo lưu quan điểm của mình là Tổng thống Syria Assad phải lập tức từ chức một cách vô điều kiện và không kèm theo bất kỳ sự đảm bảo nào. Cũng theo nguồn tin, các nước Nga và Iran, đều nắm được thông tin về các nỗ lực nói trên của Thủ tướng Iraq Maliki nhằm tránh một cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria, điều mà Iraq đã tuyên bố không ủng hộ. Chính phủ Iraq, Syria cùng các bên liên quan chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về thông tin này./. Bá Thi/VOV-Cairo ==================== Một cách giải quyết không chính danh. Cho dù người ta có bằng chứng chắc chắn về lực lượng sử dụng vũ khí hóa học thuộc phe nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2013 Obama: 'Không thể làm ngơ trước hành động của Syria' VnExpress Thứ bảy, 7/9/2013 21:34 GMT+7 Tổng thống Mỹ Barack Obama đang kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ kế hoạch quân sự để tấn công trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông bởi "ngồi im không phải là hành động sáng suốt". Tổng thống Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên trong Quốc hội cho kế hoạch tấn công Syria. Ảnh: AFP "Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước hình ảnh người dân vô tội bị tấn công ở Syria", AFP dẫn lời ông Obama nói trong một bài phát biểu hàng tuần. "Đó là lý do tôi kêu gọi các thành viên của Quốc hội, từ cả hai đảng, tiến lại cùng nhau vì thế giới chúng ta đang sống, vì thế giới dành cho các thế hệ tương lai sau này", tổng thống Mỹ cho hay. Tổng thống Obama sẽ có thông báo phản ứng của Mỹ đối với cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học làm hàng trăm người thiệt mạng ở khu vực ngoại ô thủ đô Damascus trong cuộc họp lại của Quốc hội vào ngày 9/9 tới. Ông thừa nhận việc thuyết phục các nhà lập pháp ủng hộ hành động trừng phạt đối với Syria là rất khó khăn. Theo một cuộc khảo sát của Washington Post hôm 6/9, 224 trong số 433 thành viên của Hạ viện có câu trả lời "không" hoặc "không nghiêng về phía nào" trong quyết định tiến hành tấn công quân sự. Trong số 184 người chưa quyết định, chỉ có 25 người ủng hộ một cuộc không kích. Thái độ hoài nghi về cuộc chiến cũng xuất hiện trong người dân Mỹ. Một khảo sát của Gallup cho thấy 51% người dân Mỹ phản đối hành động trừng phạt Syria của Mỹ, cao hơn tỷ lệ 36% người dân ủng hộ. Tỷ lệ người dân phản đối lớn hơn so với trước khi Mỹ tham gia chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, Kosovo năm 1999, Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003. Trong bài phát biểu, ông Obama nói rằng hành động tấn công quân sự là để trừng phạt chế độ Bashar al-Assad. "Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 không chỉ tấn công người dân vô tội, nó còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia chúng ta. Đó là lý do cuối tuần trước tôi tuyên bố Mỹ sẽ có hành động quân sự trừng phạt chính phủ Syria". Ông Obama cảnh báo nếu Mỹ không có hành động đáp trả, ông Al-Assad có thể sẽ sử dụng vũ khí hóa học thêm một lần nữa hoặc để chúng rơi vào tay lực lượng khủng bố. Đồng thời, đó cũng là tín hiệu cho các quốc gia khác thấy rằng họ không bị trừng phạt nếu sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này. Ông mong được Quốc hội cho phép hành động vì "chúng ta sẽ mạnh hơn, cuộc tấn công mang lại nhiều hiệu quả hơn nếu cùng nhau hành động". "Tôi biết rằng người Mỹ đang cảm thấy mệt mỏi sau một thập kỷ tiến hành các cuộc chiến, ngay cả khi chiến tranh ở Iraq đã kết thúc còn cuộc chiến ở Afghanistan đang bớt dần căng thẳng. Đó là lý do tại sao sẽ không có cuộc đổ bộ nào của lính Mỹ và thời gian, phạm vi tấn công quân sự bị hạn chế. Kế hoạch tấn công được thiết kế phù hợp để ngăn chính phủ al-Assad sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa", ông Obama nói thêm. Thượng viện Mỹ dự kiến tiến hành bỏ phiếu vào tuần sau về việc có cho phép một cuộc tấn công quân sự hạn chế vào Syria hay không còn Hạ viện sẽ biểu quyết trong hai tuần tới. Nguyễn Tâm ======================== Bản thân các ông nghị Mỹ cũng đang rất nhức đầu. Lão Gàn biết là Tổng thống Mỹ được phát động chiến tranh, nhưng không quá 60 ngày phải rút quân, gia hạn rút quân thêm 30 ngày trong trường hợp trục trặc kỹ thuật, nếu cuộc chiến không được quốc hội Hoa Kỳ đồng ý. Đại để vậy - Tức là đúng bằng sự chuẩn thuận ngày mùng 4. 9 của Thượng viện Hoa Kỳ. Do đó, nếu Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết "không", thí ngài Obama sẽ vẫn có thể ra lệnh "Bụp". Đại khái vậy! Ngài Obama thì không thể thua. Vì bắn tên lửa, bỏ bom xong thì...rút. Gọi là nhân danh công lý. Bởi vậy, nếu các ông Nghị Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết không rất dễ mất "rùa tín". Người Nga đem tàu thủy đến Địa Trung Hải chỉ để bảo vệ lãnh thổ và răn đe , nếu cuộc chiến lan rộng. Không phải để liên quân với Xyria đánh Hoa Kỳ. Tại báo chí nước ngoài viết vậy cho vui. Trường hợp cuộc chiến lan rộng thì các ông nghị Hạ Viện Hoa Kỳ nói "không", cứ là từ đúng trở lên. Nhưng chiện này khó xảy ra. Tuy năm nay Thái Tuế chiếu Càn Khôn theo Lý học Việt - Trời đất rung rinh cả - Nhưng Càn Khôn lại là trục Phúc Đức. Cho nên khả năng một cuộc chiến lớn có tính hủy diệt cũng khó xảy ra. Xui sẻo năm nay , nặng về thiên tai, tai nạn và .."tiền". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2013 Mỹ thử thành công tên lửa diệt hạm mới 07/09/2013 17:08 GMT+7 Tên lửa diệt hạm mới mang tính cách mạng của quân đội Mỹ vừa được thử thành công ngày 6/9, theo một thông cáo của Cơ quan Các dự án Nghiên cứu tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng nước này. TIN BÀI KHÁC: G20 chia rẽ về Syria, Mỹ đả kích Nga kịch liệt Bên trong xưởng đóng tàu sân bay Mỹ Ý đồ thật sự của Mỹ đối với Syria là gì? Một máy bay B-1B Lancer triển khai một Tên lửa Diệt Hạm Tầm xa.(Ảnh: DARPA) Những gì Mỹ hiện chưa đạt được trước đây là một tên lửa diệt hạm vừa có khả năng được phóng từ xa, vừa có khả năng về công nghệ để vượt qua các hệ thống phòng thủ của tàu địch. Năm 2009, DARPA bắt tay vào chế tạo một tên lửa như vậy, và ngày nay, Tên lửa Chống tàu Tầm Xa đã trải qua cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên. Tên lửa này được thả từ một máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer, được hộ tống bởi một chiến đấu cơ F-18 Strike Eagle. Vũ khí mới còn có khả năng được phóng từ một tàu của Hải quân hoặc được triển khai từ tiêm kích cơ F-35 Joint Strike Fighter. Tầm bắn cực đại và trọng tải đầu đạn của tên lửa mới không được tiết lộ. Thanh Hảo(Theo BI) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2013 TQ cảnh báo Syria đề phòng lực lượng "mũ nồi xanh" Mỹ. Chủ Nhật, 08/09/2013, 06:11 [GMT+7] (ĐVO)-Như để đề phòng một cuộc chiến sẽ sớm xảy ra tại Syria, báo chí TQ đã không quên nhắc nhở Damascus phải luôn cẩn thận với "lực lượng đặc biệt" Mỹ... Trên thực tế, sự cẩn thận của TQ rõ ràng không phải thừa, khi trong cuộc chiến tại Afghanistan chính lực lượng đặc biệt hay còn được biết đến với mật danh “mũ nồi xanh“ đã khiến cho cuộc chiến ở Afghanistan hoàn toàn diễn tiến theo chiều hướng thuận lợi cho phía Mỹ Vậy lực lượng lính mũ nồi xanh của Mỹ là gì mà có khả năng xoay chuyển thế trận cũng như quyết định nhiều tới vận mệnh của một cuộc chiến đến như thế, câu hỏi này không khó tìm được câu trả lời khi lực lượng “mũ nồi xanh“ đã trở thành một huyền thoại trong quân đội Mỹ. Lực lượng Mũ nồi xanh (Green Berets), hay còn được gọi là lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc quân chủng Lục quân của quân đội Mỹ. Đây là một lực lượng được đào tạo đặc biệt, không chỉ về các chiến thuật tác chiến, trinh sát mà họ còn được đào tạo về ngôn ngữ, ngoại giao, tâm lý chiến tranh và cả chính trị. biệt" Mỹ... Nhiệm vụ của lực lượng Mũ nồi xanh là chỉ đạo và phối hợp tác chiến với quân đội bản địa, tại các nước đồng minh của Mỹ. Họ có thể tư vấn cho một vị tướng Afghanistan cũng cố lực lượng phòng vệ của mình, phối hợp thực hiện tấn công trong mọi điều kiện, tờ CNJ của TQ phân tích. Trên thực tế lực lượng đặc biệt của Mỹ được xem là cánh tay nối dài của Washington nhằm giúp kiểm soát tình hình ở các quốc gia khác nhau. Họ phục vụ như những chiến binh “ngoại giao”, và cũng giống như các lực lượng khác, họ có khẩu hiệu của mình đó là “giải phóng những kẻ bị áp bức”. Tờ chinamil nhận định, trên thực tế lực lượng “mũ nồi xanh“ được ví như những chiến binh thầm lặng, những chiến công của họ không được vinh danh, nhưng nhiệm vụ của họ là vô cùng quan trọng, là lớp phòng ngự đầu tiên của Hoa Kỳ trước các lực lượng chống đối trên toàn thế giới. Cũng nhờ lực lượng đặc biệt này mà Mỹ có thể không cần sự can thiệp sâu về quân sự nhưng vẫn có khả năng kiểm soát hoàn toàn đối với tình hình chiến sự của một quốc gia Trên thực tế báo chí TQ đang tỏ ra lo ngại và đặt ra khả năng lực lượng đặc biệt này đã được cử tới Syria nhằm trợ giúp cho lực lượng nổi dậy chống chống phủ tại đây. Với việc có được sự trợ giúp tích cực từ lực lượng “mũ nồi xanh“ thì rõ ràng lực lượng nổi dậy tại Syria chỉ cần liên quân khống chế đường không và ép đồng thời tiêu hao nhiều sinh lực quân đội chính phủ Syria thì phần thắng thuộc về lực lượng này chỉ còn là vấn đề thời gian. Với việc có được sự trợ giúp tích cực từ lực lượng “mũ nồi xanh“ thì rõ ràng lực lượng nổi dậy tại Syria chỉ cần liên quân khống chế đường không và ép đồng thời tiêu hao nhiều sinh lực quân đội chính phủ Syria thì phần thắng thuộc về lực lượng này chỉ còn là vấn đề thời gian. =================== Lời khuyên của Trung Quốc là thừa! Cách đây hơn nửa tháng báo mạng đã có thông tin hơn 300 lính mũ nồi xanh củ Hoa Kỳ đã có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2013 Obama: 'Không thể làm ngơ trước hành động của Syria' VnExpress Thứ bảy, 7/9/2013 21:34 GMT+7 Tổng thống Mỹ Barack Obama đang kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ kế hoạch quân sự để tấn công trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông bởi "ngồi im không phải là hành động sáng suốt". Tổng thống Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên trong Quốc hội cho kế hoạch tấn công Syria. Ảnh: AFP "Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước hình ảnh người dân vô tội bị tấn công ở Syria", AFP dẫn lời ông Obama nói trong một bài phát biểu hàng tuần. Nguyễn Tâm ======================== Bản thân các ông nghị Mỹ cũng đang rất nhức đầu. Lão Gàn biết là Tổng thống Mỹ được phát động chiến tranh, nhưng không quá 60 ngày phải rút quân, gia hạn rút quân thêm 30 ngày trong trường hợp trục trặc kỹ thuật, nếu cuộc chiến không được quốc hội Hoa Kỳ đồng ý. Đại để vậy - Tức là đúng bằng sự chuẩn thuận ngày mùng 4. 9 của Thượng viện Hoa Kỳ. Do đó, nếu Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết "không", thí ngài Obama sẽ vẫn có thể ra lệnh "Bụp". Đại khái vậy! Ngài Obama thì không thể thua. Vì bắn tên lửa, bỏ bom xong thì...rút. Gọi là nhân danh công lý. Bởi vậy, nếu các ông Nghị Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết không rất dễ mất "rùa tín". Người Nga đem tàu thủy đến Địa Trung Hải chỉ để bảo vệ lãnh thổ và răn đe , nếu cuộc chiến lan rộng. Không phải để liên quân với Xyria đánh Hoa Kỳ. Tại báo chí nước ngoài viết vậy cho vui. Trường hợp cuộc chiến lan rộng thì các ông nghị Hạ Viện Hoa Kỳ nói "không", cứ là từ đúng trở lên. Nhưng chiện này khó xảy ra. Tuy năm nay Thái Tuế chiếu Càn Khôn theo Lý học Việt - Trời đất rung rinh cả - Nhưng Càn Khôn lại là trục Phúc Đức. Cho nên khả năng một cuộc chiến lớn có tính hủy diệt cũng khó xảy ra. Xui sẻo năm nay , nặng về thiên tai, tai nạn và .."tiền". Obama: Với tư cách Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, quyết định tấn công Syria Chủ nhật 08/09/2013 08:24 (GDVN) - "Tôi tuyên bố rằng với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, tôi quyết định Mỹ nên hành động quân sự chống chính quyền Syria", ông Obama nói trong bài phát biểu hàng tuần. Tổng thống Mỹ hôm 7/9 đã lên tiếng kêu gọi các nhà lập pháp nước này không thể "nhắm mắt làm ngơ" với Syria sau vụ tấn công hóa học mà Washington tin rằng do Tổng thống Bashar al-Assad ra lệnh tấn công. Tổng thống Obama khẳng định ông muốn tấn công Syria và trừng phạt chính phủ của Tổng thống nước này Bashar al-Assad. Tổng thống Obama khẳng định ông muốn tấn công Syria và trừng phạt chính phủ của Tổng thống nước này Bashar al-Assad. "Mỹ đã đưa ra một trường hợp điển hình với thế giới rằng chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công khủng khiếp này trên người dân của họ. Đó không chỉ là một cuộc tấn công trực tiếp trên phẩm giá con người, đó là một mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của chúng ta." "Đó là lý do vì sao vào ngày cuối tuần hôm nay, tôi tuyên bố rằng với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, tôi quyết định Mỹ nên hành động quân sự chống chính quyền Syria", ông Obama nói trong bài phát biểu hàng tuần. Khi kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ kế hoạch trên của mình, ông Obama đưa ra lý do: "Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ để những hình ảnh giống như những gì chúng ta đã thấy bên ngoài Syria". Trong bài phát biểu trước thềm cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện về nghị quyết tấn công Syria sẽ diễn ra ngày 11/9, ông Obama thừa nhận rằng Mỹ và nhiều quốc gia khác đã mệt mỏi với chiến tranh Trung Đông, nhưng ông cam kết rằng sự can thiệp vào Syria "sẽ không giống như Iraq hay Afghanistan thứ hai" vì Mỹ sẽ "không can thiệp trên mặt đất". Các hoạt động của Mỹ sẽ được hạn chế về thời gian và phạm vi, nhằm mục đích ngăn chặn chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa, ông Obama trấn an. Tổng thống Obama nói rằng quyết định sử dụng vũ lực chống lại Syria của mình "không được thực hiện một cách nhẹ nhàng." Nhưng ông cảnh báo rằng nếu cuộc bỏ phiếu thất bại thì cuộc tấn công "vô nhân đạo" ở Syria "sẽ làm tăng nguy cơ vũ khí hóa học sẽ được sử dụng một lần nữa, có thể rơi vào tay bọn khủng bố và gửi một tín hiệu kinh khủng đến các quốc gia khác rằng sẽ không có hậu quả của việc sử dụng loại vũ khí này". Nguyễn Hường (nguồn CNA) Share this post Link to post Share on other sites