Posted 9 Tháng 5, 2013 GIÀNH CHO NHỮNG AI THÍCH CHƠI GAME NHƯ TÔI. .. =========================== Báo Nhật giả định chiến tranh: Liêu Ninh đắm, J-20 gẫy cánh Thứ Năm, 09/05/2013, 19:01 [GMT+7] (ĐVO)-Tàu Liêu Ninh bị bắn chìm, các siêu chiến cơ của TQ cũng bị bắn rụng tơi tả, là những gì mà báo chí Nhật đưa ra nếu chiến sự xảy ra... Những ngày qua báo chí TQ đang lo sốt vó với hàng loạt hình ảnh được báo chí Nhật đưa ra khi cuộc chiến Trung-Nhật được khởi động, qua đó cuộc chiến trên biển hoàn toàn thuộc về phía Nhật khi lần lượt Liêu Ninh rồi siêu máy bay J-20 mới của TQ bị hạ gục. Những hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng của Nhật cho thấy nước này chỉ cần dùng tàu khu trục trực thăng Hyuga (DDH-181) cũng dư sức hạ gục cả tầu sân bay Liêu Ninh và đánh giá rằng các tàu chiến của TQ sẽ “đi tong“ chỉ sau loạt đạn pháo đầu tiên từ nước này. Đến ngay cả niềm hy vọng vàng của TQ là chiến cơ J-20 cũng không mạnh theo như những lời đồn thổi và bị bắn rụng như sao trên nền trời biển Hoa Đông. Truyền thông Nhật phân tích, một cuộc chiến nổ ra, phía TQ sẽ phải gánh chịu hoàn toàn thiệt hại, những chiếc máy bay J-10, J-20 sẽ trở thành bia đỡ đạn pháo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Những lời khẳng định này càng cố độ tin cậy cao khi đại diện quân đội Nhật Bản (giấu tên) cho biết, lực lượng phòng vệ Nhật Bản luôn được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, nếu Bắc Kinh có bất kỳ “dấu hiệu“ nào họ sẽ phải trả giá đắt. Dù chỉ là những hình vẽ phác thảo một cuộc chiến Trung-Nhật nhưng rõ ràng truyền thông Nhật muốn gửi tới Bắc Kinh một lời thách thức thực sự. Trong hình là cảnh tàu Liêu Ninh bị bắn chìm ngày gần quần đảo Điếu Ngư Trên thực tế hành động “hiếu chiến“ trên của báo chí Nhật không phải không có nguyên do, bởi vài tháng trước báo chí TQ cũng đã đăng những hình vẽ rêu rao về một cuộc chiến Trung-Nhật và cho rằng Tokyo sẽ phải nhận đòn đau. Không những thế báo chí TQ còn khoe sức mạnh hải quân và không quân của mình hoàn toàn có thể lấn át Nhật Bản. Hình ảnh chiến cơ J-20 bay trên quần đảo Điếu Ngư chính là lời tuyên bố rõ nét nhất mà báo chí TQ muốn hướng tới Tokyo. Mặc dù những mâu thuẫn giữa TQ và Nhật Bản vẫn chưa tìm được giải pháp thì việc giới truyền thông 2 nước thay phiên công kích lẫn nhau lại càng khiến cho tình hình căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á ngày một dâng cao 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Trung Quốc - "Tay chơi" mới trong cuộc chiến máy bay không người lái (1) Thứ Hai, 06/05/2013 - 14:18 (Dân trí) - Quyết tâm tiêu diệt hoặc bắt sống một thủ lĩnh ma túy sông Mekong khét tiếng, lực lượng an ninh Trung Quốc đã từng cân nhắc đến chiến thuật mà họ chưa từng dùng trước đó: đưa máy bay không người lái tới sào huyệt nằm sâu trong vùng núi của Myanmar. Máy bay không người lái do Trung Quốc tự chế tạo ASN-207 trong cuộc diễu binh năm 2009. Vụ tấn công không xảy ra; thủ lĩnh khét tiếng trên sau đó đã bị bắt và bị đưa ra xét xử ở Trung Quốc. Nhưng việc giới chức Trung Quốc đã xem xét đến lựa chọn dùng máy bay không người lái đã hé mở đôi chút về chương trình máy bay không người lái của nước này, mà theo giới chuyên gia, đã lặng lẽ phát triển trong suốt nhiều năm và giờ đây có vẻ như đang tiến vào chặng tăng tốc. Các công ty hàng không của Trung Quốc đã phát triển hàng chục máy bay không người lái, được gọi là unmanned aerial vehicle (hay viết tắt là UAV). Nhiều chiếc đã xuất hiện ở các cuộc triển lãm hàng không, các cuộc diễu binh, trong đó có một số giống một cách kỳ lạ các máy bay Predator, Global Hawk và Reaper được Không quân Mỹ và CIA sử dụng rất hiệu quả. Giới phân tích cho rằng mặc dù Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ và Israel, hai thủ lĩnh trong ngành công nghiệp này, nhưng công nghệ của Trung Quốc đã trưởng thành nhanh chóng và đang sử dụng rất rộng rãi các loại máy bay không người lái cho các hoạt động do thám và chiến đấu. “Cảm giác của tôi là Trung Quốc đang tiến tới giai đoạn triển khai diện rộng các máy bay UAV”, Ian Easton, đồng tác giả của một báo cáo gần đây về máy bay không người lái Trung Quốc cho Viện nghiên cứu an ninh Dự án 2049, cho hay. Động thái triển khai máy bay không người lái trên quy mô lớn của Trung Quốc cho thấy quân đội nước này ngày càng phát triển tinh vi hơn và có thể thách thức được thế thống trị của quân đội Mỹ ở châu Á-Thái BÌnh Dương. Nó cũng gia tăng đe dọa đối với các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, trong đó có Việt Nam, Nhật, Ấn Độ và Philippines. Trung Quốc cho hay các máy bay không người lái của họ có khả năng chở bom, tên lửa cũng như tiến hành do thám và có khả năng biến thành vũ khí tấn công trong các cuộc xung đột biên giới. Việc Trung Quốc gia tăng sử dụng máy bay không người lái cũng làm dấy lên lo ngại về thực trạng thiếu tiêu chuẩn quốc tế đối với các vụ tấn công bằng UAV. Mỹ sử dụng rộng rãi UAV làm phương tiện để loại bỏ các nghi phạm khủng bố ở Pakistan và bán đảo Ả rập. “Trung Quốc đang theo tiền lệ được Mỹ đặt ra, với suy nghĩ, “nếu Mỹ có thể làm được thì chúng tôi cũng có thể. Họ là một nước lớn với nhiều lợi ích an ninh và chúng tôi cũng vậy””, Siemon Wezeman, chuyên gia cấp cao trong chương trình chuyển giao vũ khí tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm ở Thụy Điển, hay SIPRI cho hay. “Bắc Kinh sẽ lý giải họ dùng máy bay không người lái là nhằm làm giảm nguy hiểm cho người dân xung quanh”. Song Wezeman cho rằng “cần phải có thỏa thuận về giới hạn” của các vụ tấn công. Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định việc nước này củng cố quân đội hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ đất nước, nhưng các cơ quan hải quân, hải giám liên tục có các vụ va chạm tàu với các nước khác ở Biển Đông và Hoa Đông. Trong khi đó, Ấn Độ mới đây cáo buộc quân đội Trung Quốc dựng lều trại ở sâu bên trong lãnh thổ của Ấn Độ tới gần 20km. Tuy nhiên, hiện chưa biết chính xác các máy bay không người lái mới nhất của Trung Quốc có khả năng như thế nào, bởi giống như các loại phương tiện khác, chúng không được thử nghiệm trên chiến trường. Hơn nữa, quân đội và cơ quan hàng không liên quan cung cấp rất ít thông tin chi tiết. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi vào tháng trước với Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ông Yang Baikui, trưởng nhóm thiết kế của nhà sản xuất máy bay COSIC, cho biết máy bay không người lái Trung Quốc đang dần hoàn thiện các lỗ hổng nhưng vẫn cần phải được phát triển thêm ở nửa tá lĩnh vực chính, từ thiết kế khung bay cho tới các kết nối điện tử. Các giám đốc tại COSIC và nhà sản xuất máy bay không người lái ASN, Avic, cùng Viện 611 từ chối phỏng vấn của hãng thông tấn AP, viện dẫn những thông tin có liên quan đến quân đội. Còn báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Trung Quốc về hiện trạng quân đội nước này vào giữa tháng 4 vừa qua không hề đề cập bất kỳ một lời nào đến máy bay không người lái. Người phát ngôn Yang Yujun chỉ đưa ra thừa nhận tối thiểu nhất về sự tồn tại của chương trình máy bay không người lái, khi được hỏi. “Các máy bay không người lái là dạng vũ khí công nghệ cao mới, được quân đội nhiều nước khắp thế giới triển khai và sử dụng”, ông Yang cho hay. “Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang phát triển vũ khí và thiết bị với mục đích bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và hòa bình thế giới. Nó không gây đe dọa cho bất kỳ nước nào”. Theo hãng thông tấn AP, máy bay không người lái đã tuần tra các vùng biên giới của Trung Quốc và một máy bay không người lái của hải quân đã được triển khai ở tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc, nhằm cung cấp hình ảnh chụp từ trên cao sau trận động đất gây chết người vào tháng trước ở đây. Chúng cũng có thể sớm xuất hiện trên những vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật. Nếu vậy, căng thẳng sẽ tăng cao tại khu vực mà tàu Trung-Nhật vốn đã đối đầu như cơm bữa và Nhật thường xuyên phải phái chiến đấu cơ để áp sát máy bay (có người lái) của Trung Quốc. Trung tướng về hưu Peng Guoqian từng cho biết trên báo chí nhà nước Trung Quốc hồi tháng 1 rằng, các máy bay không người lái đã được sử dụng chụp ảnh và do thám quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, Lầu Năm Góc trong báo cáo về quân đội Trung Quốc năm 2012 cho hay, máy bay không người lái Trung Quốc có thể hỗ trợ hiệu quả radar tầm xa trong các hoạt động giám sát và xác định các mục tiêu ở Tây Thái Bình Dương, nằm xa bờ biển Trung Quốc. Sứ mệnh của chúng có thể bao gồm hướng dẫn cho tên lửa đạn đạo chống hạm- tên lửa thường được giới quân sự gọi là “sát thủ diệt tàu ngầm”. Vũ Quý Theo AP ====================== Với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ... thì sự phát triển máy bay không người lái là một thành tựu. Nhưng với những người lớn tuổi xấp xỉ tuổi tôi trở lên, chắc còn nhớ: Người Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái cách đây ...nửa thế kỷ và ngay trong chiến tranh Việt Nam - vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Trong chiến tranh hiện đại - nếu xảy ra trong tương lai và tất nhiên trong "Canh bạc cuối cùng" - nếu theo chiều hướng kết thúc bằng một cuộc chiến - thì tất cả những thứ vũ khí tiên tiến nhất có sử dụng thiết bị điện tử đều bị vô hiệu hóa. Đấy là lời tiên tri của tôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ... thì sự phát triển máy bay không người lái là một thành tựu. Nhưng với những người lớn tuổi xấp xỉ tuổi tôi trở lên, chắc còn nhớ: Người Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái cách đây ...nửa thế kỷ và ngay trong chiến tranh Việt Nam - vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Trong chiến tranh hiện đại - nếu xảy ra trong tương lai và tất nhiên trong "Canh bạc cuối cùng" - nếu theo chiều hướng kết thúc bằng một cuộc chiến - thì tất cả những thứ vũ khí tiên tiến nhất có sử dụng thiết bị điện tử đều bị vô hiệu hóa. Đấy là lời tiên tri của tôi. Thưa Thày, Con xin kể chuyện vui thế này: trong 1 chuyến công tác con đi cùng với một loạt thạc sỹ, tiến sỹ (được đào tạo ở nước ngoài) chuyên ngành chế tạo máy và chúng con có rôm rả trao đổi về các loại vũ khí hiện đại và cuối cùng có 1 Tiến sỹ nói rằng: "Tao sẽ chế tạo ra loại Bom mà khi bỏ Bùm 1 cái là toàn bộ đàn ông khu vực bị bỏ bom chết đứng, chỉ còn lại đàn bà là không bị sao" hiihiiiiiiiiiii Câu chuyện rất vui thôi nhưng con nghĩ loại vũ khí hiện đại có thể còn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của con người và có thể làm cho con người không còn làm chủ được bản thân nữa. và như vậy thì vũ khí tiên tiến nhất có sử dụng thiết bị điện tử đều bị vô hiệu hóa mà cả toàn bộ binh lính cũng bị Vô hiệu hóa thì .... hay Sư phụ nhỉ?? sẽ không thiệt hại gì đến cơ sở hạ tầng mà bên muốn thắng vẫn chiến thắng và chiếm đoạt toàn bộ.Vậy rất có thể đã có loại này Sư phụ nhỉ?? Điều mà tôi đã nói từ lâu rằng: bên thua không biết rằng mình đã thua... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Philippines thừa nhận bắn tàu Đài Loan Thứ Sáu, 10/05/2013 - 12:20 (Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm nay 10/6 thừa nhận đã bắn vào một tàu cá Đài Loan, trong vụ việc mà giới chức Đài Bắc cho biết khiến 1 ngư dân thiệt mạng. “Tàu Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan” Căng thẳng Biển Đông lại bị đẩy tăng cao kể từ khi Trung Quốc phái một đội tàu lớn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép. “Họ đã bắn vào máy để làm hỏng tàu…nếu ai đó thiệt mạng, họ đáng được gửi lời chia buồn nhưng không phải là lời xin lỗi”, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, trung tá Armand Balilo, cho biết với các phóng viên. Ông Balilo cho hay vụ việc xảy ra ở ngay phía bắc đảo chính Luzon của Philippines, trên kênh Balintang và là một phần của lãnh thổ Philippines, không có nước nào khác hay Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Khi đó các nhân viên của họ đã thực hiện đúng nhiệm vụ là ngăn chặn đánh bắt trái phép. Cũng theo Balilo, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển, dài 30m, ban đầu thấy 2 tàu cá và chúng đã cố gắng tiến về phía tàu của Philippines. Lực lượng bảo vệ bờ biển trên tàu đã bắn vào tàu nhỏ hơn, khi tàu này định đâm vào tàu Philippines. “Họ đã bắn vào động cơ để vô hiệu hóa tàu. Họ đã có thể vô hiệu hóa tàu nhưng không biết là có ai đó bị bắn vào thời điểm đó”, ông cho hay. Sau đó lực lượng bảo vệ bờ biển nhanh chóng rời khu vực sau khi thấy một tàu thứ ba, “tàu màu trắng cỡ lớn” đang tiến tới. “Người của chúng tôi cảm thấy bị đe dọa nên đã rời khu vực”, ông nói. Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, Hải quân Philippines phủ nhận lực lượng của họ bắn chết ngư dân trên tàu cá Đài Loan và cho biết không có tàu nào của họ hoạt động trong khu vực vào thời điểm xảy ra vụ việc. Hôm qua, cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết tàu cá của hòn đảo này, với 3 người Đài Loan và 1 người Indonesia đã bị một “tàu chính phủ Philippines” bắn vào sớm ngày thứ năm. Vụ việc xảy ra cách cực nam của Đài Loan 164 hải lý và làm 1 ngư dân Đài Loan thiệt mạng. Cơ quan ngoại giao Đài Loan không xác định loại tàu của Philippines, trong khi cơ quan bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết họ đang xác định thông tin xem có phải đó là tàu hải quân Philipines hay không. Vụ việc xảy ra vào thời điểm Trung Quốc hôm thứ hai vừa qua phái một đội tàu 32 chiếc xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trong 40 ngày. Phía Philippines đã cử hải quân theo dõi sát đội tàu cá này, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua cũng khẳng định phía Việt Nam theo dõi chặt chẽ thông tin và diễn tiến về đội tàu cá Trung Quốc. Phan Anh Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Vậy rất có thể đã có loại này Sư phụ nhỉ?? Loại vũ khí làm vô hiệu hóa các thiết bị điện tử đã có trên thực tế. Ngay trong topic này đã giới thiệu loại vũ khí này. Tuy có điều nó có vẻ còn "thô sơ". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Biển Đông: Việt Nam cần giữ 'cái đầu lạnh' với TQ Mới đây, ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society có trụ sở tại New York cho rằng Việt Nam cần giữ “cái đầu lạnh” trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc Ông Andrew Billo, trợ lý giám đốc Chương trình Chính sách của Asia Society . Hiếu chiến và hăm dọa Theo CNN, 10 ngày trước, ông Andrew Billo có chuyến du lịch đến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ông nói: “Tôi không đến đây vì loại tỏi đặc sản hay hải sản ngon nổi tiếng mà tham gia vào một chuyến đi do chính phủ tài trợ, đến thăm một hòn đảo mà Việt Nam tuyên bố Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 16 xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Trong tuần qua, Trung Quốc hứa hẹn về những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo trong cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo đài CNN, phần lớn thế giới cho rằng những nỗ lực của Trung Quốc trong củng cố chủ quyền Biển Đông là “hiếu chiến và hăm dọa”. Điển hình là hôm 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của anh Bùi Văn Phải, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy. Truyền thông Trung Quốc và các hãng tin quốc tế dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên bác bỏ việc Trung Quốc trực tiếp gây ra hư hại cho tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong phát biểu của mình, ông Hồng Lỗi lại thừa nhận hành động trên và còn tuyên bố đây là hành động nhằm ‘dạy cho các ngư dẫn phải tránh xa’ vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, nhưng ông này cho rằng thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bất chấp thực tế về việc tàu cá Việt bị bắn cháy khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Hồng Lỗi tuyên bố: “Hành động đáp trả của Trung Quốc đối với các tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp là hợp lý và cần thiết”. Không thể dồn TQ vào một góc Ông Billo cho rằng, trong thực tế, Việt Nam cũng giống như các nước láng giềng khác của Trung Quốc, đều nhỏ bé hơn, yếu hơn về tiềm lực kinh tế, quân sự, sức mạnh chính trị để có thể ngăn chặn sự hung hăng, hiến chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc tế, ngay cả luật pháp quốc tế cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và bởi luật pháp vấn còn thiếu cơ chế thi hành. Theo ông Billo, đó là lý do tại sao Việt Nam có thể đạt được nhiều lợi ích hơn trong đàm phán nếu nước này phản ứng một cách khôn ngoan, có tính toán, với thái độ “lạnh”. Bằng cách này, Việt Nam có thể “dụ” Trung Quốc lùi bước, chứ không phải dồn nước láng giềng khổng lồ vào một góc bằng việc nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ trên khu vực tranh chấp. Trên thực tế, hai nước đã có những hợp tác song phương trong lĩnh vực hàng hải. Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam ký một thỏa thuận chung về đánh bắt hải sản trong Vịnh Bắc Bộ, mặc dù thỏa thuận loại trừ các khu vực tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông nói: “Chẳng ai thích một kẻ hay bắt nạt dưới sân trường, thậm chí hắn ta có thể hung hăng, lấn lướt. Giữ mình đứng trên những cạnh tranh sẽ có lợi cho vị thế quốc tế của Việt Nam, chứng minh sự trưởng thành trong các chính sách đối ngoại của mình và đặt Việt nam vào vị thế tốt hơn như một điểm hấp dẫn hợp tác quốc tế. Trung Quốc đang tự làm hại mình Hãng tin CNN dẫn lời ông Billo cho biết, những hành động của Trung Quốc đang tự làm hại chính mình và sẽ không có khả năng đi đến thành công. Nước này đi ngược lại với nhiều thông lệ và luật pháp quốc tế cũng như hành động huênh hoang như một cường quốc đang lên, do đó, nước này đang tự biến mình thành một “nhân vật toàn cầu vô trách nhiệm”.Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng chính là lý do chính khiến Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chiếm được sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á bằng việc thể hiện mong muốn sẵn sàng hợp tác trên cơ sở khung pháp lý toàn cầu mà nước này tự nguyện tham gia. Một Trung Quốc minh bạch cũng sẽ khiến việc cố gắng giành cảm tình khu vực của Mỹ trở nên khó khăn hơn. Tóm lại, một chiến lược để giải quyết tranh chấp bằng việc công nhận những khác biệt về lịch sử đồng thời tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các bên dựa trên nguyên tắc pháp lý là điều cần thiết. Việt Nam và các quốc gia khác không nên để bị kích động vì những tuyên bố hung hăng của Trung Quốc. Thế giới cũng đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên khu vực và hi vọng Trung Quốc có thể thay đổi. Phan Yến Theo CNN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2013 Xâm lược không tiếng súng Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ? Vừa đánh trống vừa ăn cướp Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia. Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây. Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét: Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình. Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo. Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình. Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh: Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao. Chiến lược và âm mưu Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ. Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông: Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế. Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Ông Dương Danh Dy Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán. Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết: Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì? chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ Ông Dương Danh Dy Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ. Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông: Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được. Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm? Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok2013-05-09 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2013 Bị Mỹ 'loại', Trung Quốc ủ mưu trả đũa > Mỹ - Trung tăng cường hợp tác quân sự > Mỹ - Nhật chơi trận giả, Trung Quốc 'bé cái lầm'? TPO - Trung Quốc đang bị Mỹ loại ra khỏi cuộc chơi – Đó là nhận định của tờ Hoàn Cầu ra hôm qua 9-5. Trước nguy cơ này, Bắc Kinh đang có những chuẩn bị gì để trả đũa? Mỹ 'loại' Trung Quốc khỏi cuộc chơi Gần đây, các sự kiện liên quan đến đảo Điếu Ngư/Senkaku và hàng loạt hành vi quân sự mà Mỹ nhằm vào cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên khiến người Trung Quốc cảm nhận được rằng, chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ như muốn “ngăn chặn” những ảnh hưởng xấu mà sự trỗi dậy của quân sự Trung Quốc có thể gây ra cho nền hòa bình thế giới. Một số nhà phân tích cho rằng chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ có thể chỉ là sách lược quyền biến của tổng thống Obama, chắc chắn rồi Mỹ sẽ “trở lại Trung Đông” hoặc “trở lại châu Âu” mà thôi. Do đó, chỉ cần Trung Quốc nhượng bộ một cách thích đáng trước nhu cầu lợi ích của Mỹ, ví dụ từ bỏ Triều Tiên để đối lấy sự thỏa hiệp về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc là có thể xoa dịu được mọi vấn đề. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ đã trở thành chiến lược cơ bản thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. Những xung đột địa chính trị và các va chạm xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ là một phần trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà Mỹ áp dụng đối với Bắc Kinh, thực chất của những xung đột này là Mỹ đang muốn tạo dựng làn sóng toàn cầu hóa thứ hai và loại Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi, từ đó xây dựng lại các quy tắc thương mại toàn cầu và cục diện quy thương mại mới do Mỹ đóng vai trò chủ đạo, lấy lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh làm nền tảng. Như thế Mỹ sẽ khống chế, tiêu diệt được không gian thương mại đối ngoại mà nền Trung Quốc đang rất phải lệ thuộc, từ đó chặn đứng khả năng đuổi kịp kinh tế Mỹ của Trung Quốc, giữ vững vị thế bá quyền về kinh tế của Mỹ. Người Mỹ hiểu rõ rằng, nếu giữ được vị thế bá chủ về kinh tế, Mỹ sẽ nắm chắc vị trí bá chủ về quân sự, về nền dân chủ và văn hóa kiểu Mỹ. Mời Việt Nam nhưng 'quên' Trung Quốc Hoàn Cầu đặt câu hỏi Mỹ sẽ tạo ra làn sóng toàn cầu hóa thứ hai như thế nào? Tờ báo này khẳng định thủ đoạn then chốt của Mỹ là dựa vào việc xây dựng hai khu vực mậu dịch tự do xuyên đại dương. Một là cái gọi là Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ; Hai là thúc đẩy Hiệp định đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Hoàn Cầu cho rằng, điểm đặc biệt phải lưu ý là, cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ chưa hề lên tiếng mời Trung Quốc gia nhập đàm phán TPP. Mỹ đã “bỏ quên” Trung Quốc nhưng lại đưa Việt Nam vào tham gia đàm phán, động cơ là muốn bài xích Bắc Kinh. Đợi đến khi Trung Quốc đưa ra yêu cầu, Mỹ sẽ nói Trung Quốc muốn vào cũng được thôi, nhưng phải tuân thủ mọi quy tắc của TPP. Trong khi các quy tắc của TPP bao gồm hàng loạt vấn đề như quy tắc môi trường, quy tắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc bảo vệ người lao động, quy tắc cấm doanh nghiệp nhà nước … Nghiên cứu kỹ sẽ thấy, dường như tất cả đều được xây dựng để nhằm vào Trung Quốc. Nếu muốn gia nhập TPP, cái giá mà Trung Quốc phải trả chắc chắn sẽ vô cùng đắt. Chiến lược kiềm chế sự phát triển của kinh tế Trung Quốc mà Mỹ đưa ra không những thể hiện ở việc thúc đẩy xây dựng hai khu vực mậu dịch tự do dưới hình thức TPP và TTIP, mà còn thông qua các tổ hợp chiến lược như chiến lược tái công nghiệp hóa, tăng mạnh xuất khẩu và chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ, thông qua việc kiểm soát hoạt động xây dựng hệ thống mậu dịch khu vực và các quy tắc mậu dịch mới trên toàn cầu để hình thành nên một hệ thống kiềm chế toàn diện và có trật tự, khiến Trung Quốc khó có thể chống lại, buộc Trung Quốc phải ngoan ngoãn nghe theo. Những tổ hợp chiến lược mới của Mỹ chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng căn bản cho sự phát triển kinh tế và an ninh địa chính trị của Trung Quốc. Trước hết, hoạt động mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là sự mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu sẽ bị o ép mạnh, các vụ va chạm thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh với Trung Quốc sẽ tăng với số lượng lớn. Thứ hai, xu thế chống lại toàn cầu hóa và chính trị hóa hệ thống mậu dịch khu vực sẽ phát triển rõ nét dưới sự thúc đẩy của Mỹ. Thứ hai, trước sự “chọc ngoáy” của Mỹ, vấn đề an ninh địa chính trị và những vụ tranh chấp lãnh thổ lãnh hải của Trung Quốc sẽ tồn tại trong một thời gian dài, một số vụ có thể sẽ ngày càng trở nên căng thẳng. Cuối cùng, Hoàn Cầu đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để phá bỏ chiến lược kiềm chế kinh tế Trung Quốc của Mỹ? Câu trả lời là với vai trò là quốc gia có tiềm lực tăng trưởng nhu cầu thị trường lớn nhất, Trung Quốc là cỗ máy động cơ tăng trưởng mà Mỹ coi trọng nhất. Chính vì vậy, nếu Mỹ có ý đồ gạt Trung Quốc ra hệ thống mậu dịch khu vực, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách từng bước bài xích lợi ích của Mỹ ra thị trường Trung Quốc. Thứ hai, nếu xu thế toàn cầu hóa đã hết thời, Trung Quốc cần sớm chủ động tranh thủ sức thu hút của thị trường trong nước để xây dựng hệ thống mậu dịch tự do khu vực do Trung Quốc và các nước đồng minh của Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo, từ đó tạo cho mình thế cờ đối trọng và nắm được quyền xây dựng các quy tắc thương mại mới trên toàn cầu. Huy Long Theo Hoàn cầu ========================= Đây là tầm nhìn của những con ếch: Một số nhà phân tích cho rằng chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ có thể chỉ là sách lược quyền biến của tổng thống Obama, chắc chắn rồi Mỹ sẽ “trở lại Trung Đông” hoặc “trở lại châu Âu” mà thôi. Do đó, chỉ cần Trung Quốc nhượng bộ một cách thích đáng trước nhu cầu lợi ích của Mỹ, ví dụ từ bỏ Triều Tiên để đối lấy sự thỏa hiệp về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc là có thể xoa dịu được mọi vấn đề. Thứ hai, nếu xu thế toàn cầu hóa đã hết thời, Trung Quốc cần sớm chủ động tranh thủ sức thu hút của thị trường trong nước để xây dựng hệ thống mậu dịch tự do khu vực do Trung Quốc và các nước đồng minh của Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo, từ đó tạo cho mình thế cờ đối trọng và nắm được quyền xây dựng các quy tắc thương mại mới trên toàn cầu. Câu trả lời là với vai trò là quốc gia có tiềm lực tăng trưởng nhu cầu thị trường lớn nhất, Trung Quốc là cỗ máy động cơ tăng trưởng mà Mỹ coi trọng nhất. Chính vì vậy, nếu Mỹ có ý đồ gạt Trung Quốc ra hệ thống mậu dịch khu vực, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách từng bước bài xích lợi ích của Mỹ ra thị trường Trung Quốc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2013 thời bao hoàn cầu cũng chỉ có được tầm nhìn vậy thôi cụ nhỉ? vì bọn họ cũng đứng trên cái nhà Kình dương (.....) mà nhìn nên nó không sao vượt khỏi cái Háng (hán) cụ nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2013 Thứ hai, nếu xu thế toàn cầu hóa đã hết thời, Trung Quốc cần sớm chủ động tranh thủ sức thu hút của thị trường trong nước để xây dựng hệ thống mậu dịch tự do khu vực do Trung Quốc và các nước đồng minh của Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo, từ đó tạo cho mình thế cờ đối trọng và nắm được quyền xây dựng các quy tắc thương mại mới trên toàn cầu.Chúng ta cần phải tìm cách tích cực thúc đẩy cho TQ thực sự nghĩ là xu thế toàn cầu đã hết...để họ nhanh chóng quay lại thời bế quan toả cảng một thời Trung Hoa anh hùng của họ.. :lol: và ngay sau đó sẽ là Trung Hoa anh khùngHiện nay 1 bộ phận lớn người TQ cũng đang thực sự nghĩ như thế, họ rất xem trọng thị trường trong nước, cho rằng đất nước TQ rộng lớn, họ tự sản tự tiêu là đủ rồi, thế giới cần TQ chứ TQ không cần thế giới http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/41.gif Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 5, 2013 4 điểm quan tâm lớn của Lầu Năm Góc về Quân đội Trung Quốc Chủ nhật 12/05/2013 08:21 (GDVN) - Bốn điểm này là hoạt động gián điệp, phát triển vũ trụ, tên lửa chống tàu sân bay và tàu chiến, máy bay và UAV. Trung Quốc đang dùng thủ đoạn quân sự gì để mưu đồ chiếm Biển Đông? Học giả Mỹ đề xuất các biện pháp đảm bảo an ninh ở biển Đông TQ sẽ ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập vì tranh đoạt ở Biển Đông Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới ở biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng "Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông" Trung Quốc đang dùng tàu ngầm để đe dọa các nước ở Biển Đông Ngày 9 tháng 5 trang mạng “The Christian Science Monitor” Mỹ đăng bài viết nhan đề "Tăng trưởng thực lực quân sự của Trung Quốc: 4 điểm quan tâm hàng đầu của Lầu Năm Góc" của tác giả Anna Marlin. Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc đang theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng thực lực quân sự của Trung Quốc, bốn điểm quan tâm hàng đầu là: 1. Tấn công mạng dồn dập và hoạt động gián điệp khác Gián điệp mạng - đội quân sử dụng máy tính làm vũ khí (hình ảnh minh họa) Từ trước tới nay, Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc đã liên tục tiến hành tấn công mạng và các hoạt động gián điệp nhằm vào Mỹ. Báo cáo cho rằng, Trung Quốc tiến hành một số hoạt động gián điệp mạng và các hoạt động khác nhằm mục đích tăng cường ưu thế quân sự của họ. Báo cáo viết: "Trung Quốc liên tục ủng hộ đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty liên doanh thương mại, các hoạt động trao đổi khoa học, thu lấy kinh nghiệm cho các lưu học sinh về nước và các nhân viên nghiên cứu của Trung Quốc, tiến hành hoạt động gián điệp công nghệ và công nghiệp (có sự hỗ trợ của nhà nước) để nâng cao trình độ công nghệ và tri thức chuyên môn, từ đó hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển và mua sắm quân sự". 2. Phát triển vũ trụ để ngăn cản quân đội Mỹ Năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành 8 lần phóng lên vũ trụ để mở rộng quy mô vệ tinh thu thập tin tức tình báo và theo dõi. Căn cứ vào báo cáo này, đồng thời, Trung Quốc đang nhanh chóng "tăng cường năng lực hạn chế hoặc phòng ngừa đối thủ sử dụng tài sản vũ trụ trong giai đoạn khủng hoảng hoặc xung đột". Trung Quốc phóng vệ tinh viễn thám Báo cáo còn cho rằng "Phá hủy hoặc bắt được vệ tinh và các bộ cảm biến, sensor khác... sẽ đoạt lấy quyền chủ động trên chiến trường của đối thủ, làm cho họ (rất khó) phát huy đầy đủ vai trò của vũ khí dẫn đường chính xác". 3. Phát triển tên lửa "sát thủ tàu sân bay" Căn cứ vào báo cáo, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm tinh vi chuyên nghiệp hóa, chuyên dụng, có thể bắn trúng tàu sân bay của Mỹ trong phạm vi khoảng 1.000-3.000 km. Helvey, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Đây là một chương trình đã đầu tư của Trung Quốc, chúng tôi đang lặng lẽ quan sát sự phát triển này. Những vũ khí này có thể sẽ ảnh hưởng đến tàu sân bay Mỹ bố trí tại khu vực này”. Ông còn nói: "Chúng tôi rất quan tâm Trung Quốc phát triển năng lực có thể sử dụng lực lượng quân sự tấn công chính xác cự ly xa của họ. Rất hiển nhiên, đối tượng bị đe dọa là tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay, đây là tình hình chúng tôi đang quan tâm". Trung Quốc tìm cách tăng cường khả năng chống can dự/phong tỏa khu vực (hình ảnh minh họa) 4. Nghiên cứu phát triển tàu chiến, máy bay và máy bay không người lái Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường cụm máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng vũ trang. Trung Quốc cũng đã biên chế tàu sân bay đầu tiên cho hải quân. Quan chức cao cấp quân đội Mỹ cho biết, họ theo dõi chặt chẽ sự việc này, đây là "tiến bộ rõ rệt nhất trong 1 năm qua của Hải quân Trung Quốc". Báo cáo của Lầu Năm Góc viết: "Việc hình thành cụm chiến đấu tàu sân bay sẽ làm cho Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành hoạt động toàn diện, tăng cường năng lực tác chiến tầm xa của họ”. Theo ông Helvey, Quân đội Trung Quốc "đầu tư rất nhiều cho một chương trình tác chiến dưới nước to lớn", nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công. Giống như Mỹ, Trung Quốc cũng quan tâm mở rộng lực lượng máy bay không người lái (UAV) và tiêu thụ công nghệ của họ. Helvey còn nói: “Chúng tôi đã nhìn thấy một số thông tin, Trung Quốc chào hàng hệ thống trên không không người lái của họ ở các triển lãm hàng không tại các khu vực trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi buộc phải tiếp tục, thận trọng theo dõi sự phát triển này". Trung Quốc chú trọng phát triển các loại máy bay không người lái thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như tấn công, do thám... Trong hình là UAV vũ trang Dực Long. Việt Dũng =============== Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 32 tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt trái phép, xâm phạm Trường Sa (GDVN) - Lúc 16 giờ 45 phút chiều qua 13/5, 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc bắt đầu thả neo, thả thuyền nhỏ chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/5 đưa tin, lúc 16 giờ 45 phút chiều qua 13/5, 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tọa độ 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, ảnh chụp từ Google Maps, trong đó quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam được chú thích bằng tên gọi quốc tế - tiếng Anh lần lượt là Spratly Islands và Paracel Islands. Đáng chú ý, truyền thông Trung Quốc công khai tọa độ vị trí các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép nằm ở 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là "đường lưỡi bò" phi pháp nhằm âm mưu "nuốt trọn" Biển Đông. Ngư dân Trung Quốc cẩu thuyền nhỏ hạ thủy chuẩn bị đánh bắt trái phép, vơ vét tài nguyên nghề cá ở khu vực Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam Một động thái khác đáng quan tâm, cũng trong ngày hôm qua 13/5 khi 32 tàu cá Trung Quốc đến khu vực này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin một biên đội tàu hộ vệ mang tên lửa của hạm đội Nam Hải đang thực hiện cái gọi là "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" và tập trận thường niên trái phép trong vùng biển quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 32 tàu cá Trung Quốc được giới chức nước này "trang bị tận răng", hải quân, Hải giám ngầm bảo vệ và phát tín hiệu để chúng đánh bắt trái phép tại Trường Sa, động thái mang màu sắc chính trị nhằm ngầm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp và phi nghĩa của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa. Động thái này của Bắc Kinh dường như muốn phô trương thanh thế, "dằn mặt" các bên liên quan để bật đèn xanh cho 32 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Trường Sa. 32 tàu cá Trung Quốc dự kiến sẽ đánh bắt trái phép tại Trường Sa trong khoảng thời gian 40 ngày, có nhiều phóng viên truyền thông nhà nước đi theo để ghi hình, chụp ảnh, viết bài quảng bá cho cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp và phi nghĩa của Trung Quốc ở Biển Đông hòng đánh lừa công luận người dân Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế. Hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng trên Biển Đông và xâm phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Ngư dân Trung Quốc hạ neo chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Mịa thế này thì láo qua rồi, cảnh sát biển , tàu hải quân đâu sao không ra mà đuổi nó ra khỏi lãnh thổ đi chứ?? Ôi! Biển Việt Nam ôi! sóng Việt Nam) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 Cứ phản đối cái mồm hoài, chán bỏ xừ. Cảnh sát biển cứ bắn thẳng vào cái đám cướp biển một lần xem thử thế nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 Cứ phản đối cái mồm hoài, chán bỏ xừ. Cảnh sát biển cứ bắn thẳng vào cái đám cướp biển một lần xem thử thế nào. Hì Bác nóng cái tính quá, bọn em cũng máu lắm rồi nhưng còn chờ lệnh cơ hhuhuhuu, bọn em vẫn đuổi đấy chứ nhưng nó đông quá anh à. đuổi hoài hổng hết. chứ nếu cá nhân em thì em đã gõ phèng phèng vào mặt chúng nó rồi đấy ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 Cứ phản đối cái mồm hoài, chán bỏ xừ. Cảnh sát biển cứ bắn thẳng vào cái đám cướp biển một lần xem thử thế nào. Hic,..., muốn 'uynh' ai thì trước đó còn phải tạo... thế và lực chán (trên bờ, dưới biển, thế giới, đồng minh...) trên bờ còn tràn ngập hàng TQ bẩn và đầu tư khai thác bằng công nghệ lạc hậu ở các vùng nhạy cảm..., đi đâu cũng nghe nhóm lợi ích...tác quái thì đanhs đấm gì http://baodatviet.vn...n-dong-2347002/ Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Trung Quốc leo thang trong mưu đồ ’bá chiếm’ Biển Đông Cập nhật lúc 10:38, 14/05/2013 (ĐVO) – Lúc này chúng ta phải khơi dậy được lòng yêu nước, tự hào dân tộc, sự đoàn kết nhất trí một lòng trong nhân dân bằng cách tuyên truyền đúng đắn và chính xác về tình hình Biển Đông. Đây là những nhận định của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (TQ) về những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: 'Cần tỉnh táo để nhận ra mưu đồ 'bá chiếm' Biển Đông của Trung Quốc' Leo thang và cái 'bẫy ly gián' của Trung Quốc PV: - Thưa ông, gần đây thông tin Trung Quốc đưa 32 tàu cá ra Trường Sa, dùng vòi rồng phun vào tàu cá ở khu vực này và còn kéo giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông. Ông nhận định gì về động thái này? Ông Dương Danh Dy: - Tôi đã từng nói, tất cả những động thái này đều nằm trong ý đồ chiến lược của Trung Quốc và họ sẽ chưa dừng lại. Từ việc thành lập thành phố Tam Sa, tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, rồi đề xuất vũ trang cho tàu cá, ngư dân của họ…, tất cả đều là đường đi nước bước đã được họ tính toán kỹ lưỡng. Trước đây Trung Quốc chỉ dám ‘thể hiện’ ở Hoàng Sa, nhưng nay đã bắt đầu tiến sang Trường Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm hẳn một chiến dịch ở Trường Sa. Tôi cho rằng đây là bước tiến mới của động cơ leo thang trong mưu đồ bá chiếm biển Đông của Trung Quốc. Cần tỉnh táo để nhận ra mưu đồ này. Ngày 5/5, Trung Quốc dùng 9 tàu vừa kéo, vừa hộ tống giàn khoan dầu khí Lệ Loan 3-1 ra Biển Đông. PV: - Còn việc Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm 4 nước ASEAN vừa rồi có nói sẽ thiện chí đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) nên được hiểu như thế nào? Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đang áp dụng kế chia rẽ nội bộ các nước trong khu vực phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông... Ông Dương Danh Dy: - Tôi thì không tin vào phát biểu này của Trung Quốc. Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn nói ‘duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông’, song vẫn ngang nhiên thành lập bộ chỉ huy cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đưa khách ra du lịch Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền Việt Nam... Còn việc Ngoại trưởng Trung Quốc sang thăm Thái Lan, Singapore là nước không dính dáng đến biển Đông. Indonesia có một chút, còn Brunei là nước Chủ tịch ASEAN. Tôi ngờ rằng đây là âm mưu nham hiểm, mặt khác làm ra vẻ ta đây là người đứng đắn, muốn hòa bình ổn định và làm bạn với các nước. Tại sao muốn đàm phán về Biển Đông mà Ngoại trưởng Trung Quốc không đến Việt Nam, Philippines? Nếu các nước ASEAN không đồng tâm hiệp lực và đoàn kết lại, sẽ rất dễ rơi vào ‘bẫy ly gián’ của Trung Quốc. Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản sáng 6/5 Chưa đạt mục đích, dã tâmTrung Quốc chưa dừng lại... PV: - Theo ông, lúc này Việt Nam nên làm gì để ứng phó với tình hình? Ông Dương Danh Dy: - Không còn cách nào khác là phải bình tĩnh ứng phó, tính đến những khả năng xấu nhất mà Trung Quốc sẽ thực hiện. Âm mưu của Trung Quốc là nhất quán, tham vọng của họ không chỉ là ‘độc chiếm’, mà tôi phải dùng từ ‘bá chiếm’ biển Đông. Lý do là vì Biển Đông một mặt có ý nghĩa bá quyền với Trung Quốc, mặt khác cũng mang ý nghĩa sống còn với nước này, bởi Trung Quốc đang cạn kiệt tài nguyên sau hàng chục năm phát triển nóng kinh tế. Do đó, dã tâm bá chiếm của Trung Quốc ngày càng gay gắt hơn. Ta phải cảnh giác, bởi không thể ngờ và tính toán hết được những âm mưu, ý đồ của họ. Đến nay vừa đúng 50 năm tôi nghiên cứu về Trung Quốc, trong đó có 34 năm sống và làm việc ở nước họ nên tôi rất hiểu người Trung Quốc. Họ đủ khôn ngoan để xoay xở, giở nhiều ngón nghề để kiếm cớ khiêu khích ta. Chắc chắn khi chưa đạt được mục đích thì họ chưa dừng lại. Lúc này chúng ta phải khơi dậy được lòng yêu nước, tự hào dân tộc, sự đoàn kết nhất trí một lòng trong nhân dân bằng cách tuyên truyền đúng đắn và chính xác về tình hình Biển Đông. Mặt khác, phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an toàn của ngư dân nhưng bằng những phương cách linh hoạt và khôn khéo. Nếu như họ định chuẩn bị vũ trang cho ngư dân, tàu cá thì chúng ta cũng phải sớm thành lập lực lượng dân quân tự vệ trên biển, tăng cường sức mạnh quân sự trên biển, kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, hỗ trợ cho ngư dân của ta để họ cùng nhau đoàn kết, vững tâm bám biển. Còn về phản ứng của chúng ta thời gian qua, theo cá nhân tôi, như vậy là cần thiết. Xin trân trọng cảm ơn ông! Phương Nguyên (thực hiện) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 Tân Thủ tướng Trung Quốc lần đầu công du nước ngoài Thứ Ba, 14/05/2013 - 11:34 (Dân trí) - Tân thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tới Ấn Độ và Pakistan trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Chặng dừng chân của chuyến công du một tuần này cũng gồm cả Thụy Sỹ và Đức. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Theo thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố vào ngày 13/5, ông Lý, người lên làm thủ tướng vào tháng 3 vừa qua, dự kiến sẽ hội đàm cùng Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cũng như các lãnh đạo chính trị khác. Mặc dù cùng là thành viên sáng lập nhóm các nước đang phát triển BRICS cũng như có mối quan hệ kinh tế ngày càng thân thiết, song Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu, kể từ sau cuộc chiến biên giới ngắn vào năm 1962 vẫn nhìn nhau bằng con mắt hoài nghi. Cách giải quyết hợp lý vấn đề biên giới mới đây một lần nữa cho thấy hai bên đã “thực hiện cam kết tham vấn hữu nghị”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết. Các quan chức cấp cao của Trung Quốc khi thăm Ấn Độ thường thăm cả Pakistan. Trung Quốc và Pakistan luôn gọi nhau là “những người bạn bất chấp mọi thời tiết” và mối quan hệ thân thiết của họ trong suốt nhiều thập niên qua càng được củng cố bởi sự thận trọng của nước láng giềng chung Ấn Độ cùng quyết tâm đẩy lùi sự ảnh hưởng của Mỹ khắp khu vực. Người phát ngôn Hồng Lỗi cho biết chuyến công du sẽ diễn ra từ 19-27/5, song ông không cho biết ông Lý Khắc Cường sẽ dừng chân ở mỗi nước trong bao lâu. Vũ Quý Theo Asahi ================ Ngài Tập Cận Bình thì sang Nga, ngay sau khí nhậm chức, Thủ tướng Trung Quốc thì sang Ấn Độ. Điều này chứng tỏ họ rất ý thức rằng: Họ đang bị bao vậy trong "Canh bạc cuối cùng" và việc sang Nga, Ấn Độ như là một chiêu thức nhằm hóa giải thế bao vậy của "sới bạc".Nhưng chính những động thái này của họ lại càng chứng tỏ: họ đang cố gắng đạt mục đích bá chủ thế giới khi tỏ ra cố gắng phá thế "hợp tung" giữa các siêu cường trong việc thực hiện mưu đồ của mình. Thật đáng tiếc cho họ! Càng cố gắng, càng lộ rõ bản chất và "canh bạc cuối cùng" là không tránh khỏi.Bài viết dưới đây là một thí dụ: Nhật "sống dậy" tham vọng hạm đội biển lớn Dantri.com.vn Thứ Ba, 14/05/2013 - 10:58 Nhật đang khẩn trương tăng cường sức mạnh hải quân nhằm đối phó với các uy hiếp an ninh và đưa Nhật trở thành một quốc gia hàng đầu khu vực. Tokyo đặt mục tiêu ưu tiên trong định hướng phát triển của Nhật Bản là loại bỏ hậu quả các cuộc khủng hoảng và tình trạng xung đột tranh chấp kéo dài nhằm đạt được vị trí của các quốc gia hàng đầu không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới, bước phát triển mạnh mẽ này cần được hỗ trợ bằng khả năng có thể đưa ra thế giới những quyền và lợi ích của Nhật bản, đồng thời sẵn sàng bảo vệ những quyền và lợi ích đó. Phát triển khoa học Kỹ thuật và sức mạnh quân sự của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, hoàn thiện các quan điểm chiến lược về phương thức sử dụng lực lượng Phòng vệ biển, có thể là điều kiện tiên quyết cho sự thay đổi định hướng chính sách đối ngoại của đất nước. An ninh khu vực là ưu tiên số 1 Tình hình chính trị quân sự tại khu vực Đông Bắc - Á mang đặc trưng đậm nét của "một sự ổn định có giới hạn". Rõ ràng, mặc dù đã có những nỗ lực thực hiện các biện pháp đa phương để tăng cường an ninh khu vực, nhưng những nguy cơ xung đột trong khu vực này đang ngày càng phát triển. Tất cả các quốc gia, theo quan sát của các chuyên gia chính trị quân sự, bằng cách này hay cách khác đều bị kéo vào sự liên quan đến ba nguy cơ xung đột quân sự từ các phía đối lập về lợi ích địa chính trị . Các điểm xung đột khu vực “lạnh", như "Hàn Quốc", "Đài Loan" và "Kuril". Quá trình chuyển hóa của Trung Quốc từ vị thế của một nước có sự ảnh hưởng trong trên một vùng lục địa khép kín ở "mức độ trung bình" trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang tìm cách thống trị và bảo vệ tuyến vận tải thương mại đường biển cũng là con đường huyết mạch năng lượng, trong một cường độ cao của sự nỗ lực thái quá này cũng tạo ra nguy cơ gây xung đột lợi ích với ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Nhật Bản trong những năm gần đây phải chịu một cuộc khủng hoảng chính trị đối nội thường xuyên – Văn phòng các bộ trưởng thay đổi liên tục ở mức đáng ngạc nhiên. Cũng với những điều đó “ đất nước Mặt trời mọc” phải chịu đựng những tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời là những hậu quả nặng nề của thảm họa tự nhiên vô cùng to lớn, sau nữa là thảm họa kỹ thuật với các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử trong nhà máy điện vào tháng 4/2011. Những vấn đề này đã đặt Nhật bản vào trong tình trạng khó khăn. Để giải quyết những khó khăn tồn tại và sự xuống dốc của nền kinh tế, Tokyo đặc biệt quan tâm đến vị thế địa chính trị của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên vũ đài chính trị thế giới. Và thật như một nghịch lý của số phận, trong thế giới hiện đại ngày nay, niềm hy vọng chủ yếu và cũng là sự bảo đảm quan trọng nhất để đưa Nhật Bản lên vị trí các nước hàng đầu trong khu vực và trên toàn thế giới, tương tự như nửa đầu của thế kỷ 20 và cũng là đêm trước của đại chiến thế giới lần thứ II lại là Hải quân. Là một quốc đảo, Nhật Bản kiên quyết khẳng định, phải bảo vệ những lợi ích của dân tộc theo tinh thần ý tưởng của đô đốc Hải quân Mỹ Alexander Maha – tác giả của “Chiến lược Anaconda” hay còn được hiểu là Phong tỏa biển khơi. Các nhà lý luận quân sự và các chuyên gia trên thực tế quân sự trong một thời gian dài đã nhận xét rằng, sức mạnh quân sự của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên biển chỉ đủ để thực hiện các nhiệm vụ như chống ngầm, chống thủy lôi và tiến hành những hoạt động hải tuần nhằm bảo vệ tuyến đường biển thương mại và các khu vực đặc quyền kinh tế Nhật. Tuy nhiên. Những xu hướng phát triển hiện đại ngày nay cho thấy cần phải phát triển đồng bộ lực lượng Phòng vệ biển Nhật bản trên nền tảng cơ sở căn bản mới, dựa vào những chiến hạm phi điển hình và những hệ thống vũ khí trang bị được phát triển trong khuôn khổ của các mục đích chiến lược được đặt ra theo tình hình thực tế. Sự quan tâm đặc biệt được dành cho sự phát triển năng lực phòng không và năng lực phòng thủ tên lửa, khả năng bảo vệ những đoàn tàu vận tải thương mại, bảo vệ những tập đoàn binh lực hải quân và các mục tiêu quan trọng ven bờ biển, đồng thời tiến hành các hoạt động quân sự ở những khu vực biển xa với mục đích đưa vào thực tế chiến lược phòng thủ chủ động. Được thông qua vào năm 1999, Bộ luật "Các biện pháp nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh quốc gia trong tình trạng khẩn cấp quanh đất nước Nhật Bản" đã mở rộng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Nhật Bản. Lần đầu tiên trong giai đoạn lịch sử sau chiến tranh, Tokyo đã chứng minh khả năng sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quân sự chung với Mỹ ở ngoài lãnh thổ quốc gia - tại Iraq và Afghanistan. Nhật Bản cũng cam kết đảm bảo cung cấp hậu cần, kỹ thuật cho quân đội Mỹ. Đó là nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng hải, trao đổi các thông tin tình báo, cung cấp các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự, tiến hành các hoạt động tìm kiếm - cứu hộ phối hợp chung và tìm kiếm – cứu hộ độc lập. Triển khai các chiến dịch rà quét mìn, thủy lôi trong các khu vực hậu phương chiến trường, sơ tán các đối tượng dân sự từ các khu vực đang xảy ra xung đột quốc tế và hỗ trợ cho người tị nạn. Hạm đội trên biển lớn – Lịch sử lặp lại Các chiến hạm hiện đại và mạnh nhất của Nhật Bản ngày nay là các khu trục hạm lớp "Congo" và "Atago" được trang bị hệ thống radar hiện đại đa năng điều khiển hỏa lực "Aegis". Hiện nay trong hạm đội của Nhật Bản có 4 tàu Congo và hai tàu Atago thường trực sẵn sàng tác chiến. Tổng giá trị các tàu là 1,7 tỷ USD. Các chiến hạm lớp này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở tầm xa đến 150 km, trên không đến 120 km và tàu ngầm là 20 km. Khu trục hạm Atago. Theo Hiến pháp Nhật Bản, quân đội Nhật không được trang bị vũ khí tiến công, nhưng, nếu xem xét đến phong trào đòi thay đổi điều 9 “chống chiến tranh” của Hiến pháp ngày một tăng, đồng thời cùng với tiến trình cơ cấu lại biên chế lực lượng vũ trang. Có thể, trên các chiến hạm lớp "Congo" và "Atago" sẽ được lắp đặt các tên lửa hành trình tương tự như Tomahawk của Mỹ. Đối với Nhật Bản, những giới hạn về công nghệ hoàn toàn không tồn tại. Các chiến hạm của Nhật Bản, được trang bị các tên lửa hành trình – vũ khí tấn công, có được hệ thống phòng thủ tốt nhất trước các đòn công kích từ trên không, trên biển và có khả năng chống ngầm hiệu quả, sẽ trở thành đối thủ vô cùng nguy hiểm của các cụm tàu công kích hải quân chủ lực, các căn cứ quân sự của đối phương trên bờ biển và các mục tiêu quan trọng khác. Nhưng nếu trên các chiến hạm Nhật Bản xuất hiện các tên lửa có cánh, tầm bắn của nó sẽ chỉ giới hạn trong khoảng cách 550 km, để các tên lửa này không được định danh là “vũ khí tiến công chiến lược” và áp đặt một chế độ kiểm tra kiểm soát quốc tế lên công nghệ tên lửa Nhật Bản. Trong trường hợp vị thế của Nhật Bản trên trường thế giới tăng cao (Ví dụ: Nhật Bản trở thành thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc), lúc đó có thể tăng cường tầm bắn của tên lửa hành trình. Mỹ cũng đã từng cho phép tăng tầm bắn của tên lửa hành trình trên các tàu của hạm đội Hàn Quốc từ 300 km lên đến 800 km. Trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu hải quân, Nhật Bản có kế hoạch đóng 3 chiếc khu trục hạm, và đến năm 2020 – thêm 4 chiếc khu trục hạm lớp Atago để tăng cường lực lượng cho 4 chiến hạm Congo. Theo kế hoạch đóng tàu hải quân của lực lượng phòng vệ biển, đến năm 2015 sẽ hoàn thành biên chế vào lực lượng 5 khu trục hạm, đến năm 2020 sẽ tăng cường thêm 10 khu trục hạm có lượng giãn nước và kích thước nhỏ hơn. Các chiến hạm hiện đại này sẽ thay thể các chiến hạm lỗi thời, đang từng bước được rút ra khỏi biên chế hạm đội tính từ năm 2011. Các chiến hạm mới sẽ được tăng cường những tính năng kỹ chiến thuật hiện đại như: khả năng chống ngầm, tác chiến hiệu quả với các mục tiêu trên mặt nước và trên không nhằm mục đích bảo vệ các cụm tàu quân sự lớn. Các khu trục hạm này sẽ có giá thành khoảng 1 tỷ USD. Là đất nước có nền công nghiệp điện tử và vật liệu hàng đầu thế giới, các tàu khu trục sẽ được áp dụng công nghệ Stealth. Vũ khí bao gồm: Các tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, các tên lửa chống tàu và các tên lửa chống ngầm. Hệ thống điều khiển hỏa lực dang mudule hóa có định danh là mini – Aegic. Một điều rất bất ngờ cho thế giới khi xuất hiện thông báo của Bộ quốc phòng Nhật Bản: Chiếc khu trục hạm chở máy bay trực thăng lớp "Hyuga" đầu tiên được biên chế vào Hạm đội của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Chiến hạm mới này được chính thức biên chế vào Hải quân Nhật vào tháng 4.2009, có căn cứ tại Yokosuka. Chiến hạm mới mang trực thăng trên thực tế là một tàu sân bay hạng nhẹ hoặc một tàu đổ bộ mang trực thăng, nhưng người Nhật kiên quyết gọi là “tàu khu trục mang trực thăng” (do định danh như vậy phù hợp với điều kiện phòng ngự và không trái với Hiến pháp Nhật bản). Tàu này có thể mang đến 11 phương tiện bay các loại, bao gồm cả máy bay trực thăng vận tải đổ bộ đường không và máy bay trực thăng chiến đấu, trên tàu có thể vận tải một lực lượng lính đổ bộ đường biển lên đến 500 quân nhân. Trong Bộ Quốc phòng Nhật bản đã có những ý kiến về việc, trên những hạm tàu như vậy có thể xuất hiện máy bay chiến đấu F-35, nhưng chỉ tham gia tác chiến phòng không. Nhiệm vụ chủ đạo của tàu “Hyuga” là thành lập hệ thống chống ngầm trên biển đồng thời là trung tâm chỉ huy, tham mưu và điều hành tác chiến. Tàu khu trục mang trực thăng Hyuga. Vào năm 2008, bắt đầu chương trình đóng chiếc tàu tương tự thứ 2 "Ise", theo kế hoạch sẽ được biên chế vào lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản vào tháng 04.2011. Đến năm 2015 theo kế hoạch sẽ có 3 tàu lớp Hyuga, và đến năm 2020 sẽ có 4 tàu lớp Hyuga được biên chế vào Hạm đội Nhật Bản. Trong giai đoạn năm 1998–2003. Trong biên chế của Hải quân Nhật bản đã được đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ lớp Ōsumi. Người Nhật với tính khiêm tốn của mình đã xếp loại các tầu đổ bộ là các tàu vận tải chở quân đổ bộ, nhưng điều đó hoàn toàn không chính xác. Các tàu đó phân loại chính xác phải là các tàu đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ - do có thể mang theo trên boong cả trực thăng tấn công lẫn các phương tiện đổ bộ đường biển (xe lội nước, thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ, bộ binh…). Và đó đã là vũ khí - khí tài tiến công cấp chiến dịch – chiến lược. Lực lượng tàu ngầm của Nhật Bản không nổi tiếng với những tàu ngầm hạt nhân, nhưng trên thực tế là lực lượng rất mạnh. Có tất cả 18 tàu ngầm diesel, trong đó có 11 tàu ngầm hiện đại lớp "Oyashio" được đưa vào biên chế từ năm 1998 – 2008. Tàu ngầm được đóng theo sơ đồ công nghệ tiên tiến nhất “chiếc lá) hiện nay, trong đó toàn bộ thân tàu được phủ một lớp vật liệu hấp thụ sóng siêu âm và thủy âm, thân tàu hoạt động tương tự như đài radar sonar – thụ động. Giá thành của một chiếc tàu ngầm là 700 triệu USD. Các tàu ngầm tương lai của Nhật bản là lớp tàu "Soryu" (chiếc thứ nhất được đưa vào biên chế vào tháng 4.2009. Tàu có lượng giãn nước lớn hơn, cánh ổn định đuôi hình chữ thập, loại tàu ngầm này sử dụng động cơ Stirling, điều này cho phép tàu ngầm có thể hoạt động dưới nước rất lâu, không cần phải nổi lên để nạp bình ắc quy trong nhiều tuần. Dự kiến đến năm 2015 sẽ đóng được 5 tàu sử dụng động cơ Stirling, đến năm 2020 sẽ là 8 tàu ngầm “Soryu”, đơn đặt hàng của Hải quân Nhật bản là 20 tàu ngầm. Từ Đại đông Á đến “ Không gian thịnh vượng chung” Trong năm tài khóa 2009 ngân sách đã phân bổ 10 tỷ USD cho sự phát triển của Hạm đội Nhật Bản, do ảnh hưởng của hậu quả kinh tế từ những thảm họa sóng thần và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima-1" khoản ngân sách cho lực lượng Hải quân sẽ buộc phải tăng lên. Đồng thời Nhật Bản đang cố gắng để tiết kiệm chi tiêu trên những lĩnh vực "không cốt lõi". Ngày 15.1.2010 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã ra lệnh rút các tàu Nhật Bản khỏi Ấn Độ Dương, nơi họ đã có mặt từ tháng 12.2001 để cung cấp hỗ trợ hậu cần cho liên đoàn không quân đa quốc gia. Tám năm qua, Nhật Bản đã tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến thuộc lực lượng đồng minh và máy bay trực thăng, cung cấp nước uống hoàn toàn miễn phí. Tổng chi phí cho các hoạt động này là hơn 786.000.000 USD. Đồng thời, Nhật Bản dự định sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại căn cứ quân sự ở Djibouti, nhằm nâng cao khả năng đóng góp của mình trong cuộc chiến chống hải tặc. Căn cứ này đã là nơi đóng quân của 2 tàu khu trục và hai máy bay tuần biển Orion P-3 thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển, quân số đảm bảo hậu cần kỹ thuật là khoảng vài trăm nhân viên quân sự. Chi phí dành cho xây dựng các công trình quân sự của căn cứ quân sự Nhật Bản đầu tiên ở nước ngoài tính từ sau đại chiến thế giới lần thứ II là 40 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, bước phát triển tiếp theo là định hướng bảo vệ cho hơn 2.000 chiếc tàu thuyền thương mại, hàng năm di chuyển qua Vịnh Aden, đồng thời củng cố vị trí của mình trên Ấn Độ Dương, nơi mà hạm đội Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh cùng với các hạm đội của Ấn Độ và Trung Quốc. Trong tình huống có sự gia tăng khả năng xung đột, chính sách quân sự của Nhật Bản đồng thời với sự xem xét lại các điều khoản của Hiến pháp Nhật Bản sẽ định hướng thay đổi cơ cấu tổ chức và biên chế của lực lượng Phòng vệ Biển. Sự thay đổi này có thể là hình thành các Cụm hải quân công kích chủ lực, biên chế của cụm hải quân công kích chủ lực bao gồm một tàu sân bay hạng nhẹ hoặc một tàu đổ bộ hải quân, các tàu khu trục tên lửa yểm trợ hỏa lực và tàu ngầm, có khả năng tấn công các mục tiêu ven bờ hoặc sâu trong đất liền đối phương bằng tên lửa hành trình và không quân, đồng thời làm nhiệm vụ dọn bãi cho đổ bộ đường biển. Cụm hải quân công kích chủ lực (Hải đoàn) có những tính chất đặc trưng như: Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không rất mạnh, có khả năng chống ngầm cao. Các tàu ngầm động cơ Sterling có khả năng bí mật, bất ngờ công kích tất cả các chiến hạm nổi và các tàu ngầm các loại của đối phương. Khả năng tiến hành ổn định quá trình hiện đại hóa Hải quân của Nhật Bản vượt xa tất các các nước có tiềm năng trong khu vực, nhờ sự gắn kết và tương hỗ lẫn nhau với hải quân Mỹ. Cùng với sự liên minh chặt chẽ giữa hạm đội Mỹ trên biển Thái Bình Dương và hạm đội Nhật Bản, lực lượng phòng vệ Nhật có khả năng đối phó với mọi đối thủ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhật Bản tuyên bố phát triển quân sự nhằm mục đích nhằm giảm thiểu các nguy cơ chiến tranh từ hướng Triều Tiên, nhưng những tuyên bố này gặp phải sự chỉ trích từ nhiều hướng. Trên thực tế Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có tiềm lực quân sự lớn hơn gấp nhiều lần Triều tiên, mặc Triều tiên có số lượng chiến hạm nhiều hơn, nhưng chủ yếu là xuồng phóng lôi, chiến hạm hạng nhẹ và tàu ngầm, được chế tạo từ những năm 1950 – 1970. Năng lực tác chiến thực tế của lực lượng này trong điều kiện xung đột thật sự sẽ nhanh chóng bằng 0. Với những căng thẳng đang leo thang trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Kuril, tiến trình xây dựng, phát triển và hiện đại hóa Hải quân Nhật Bản có thể được đánh giá như một nguy cơ đối với Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Với tình hình hiện nay của hạm đội: những chiến hạm và vũ khí trang bị tác chiến đã bị lỗi thời, thiếu hụt biên chế đội ngũ sĩ quan chỉ huy có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật không đầy đủ, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân nhân, hạ sĩ quan binh sĩ chất lượng thấp. Trong trường hợp xung đột quân sự, hạm đội Thái Bình Dương có thể phải đối đầu với một lực lượng hải quân có phương tiện tác chiến và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và có quân số lớn hơn, ngăn chặn khả năng phát triển xung đột theo chiều hướng có lợi cho Nhật Bản chỉ có thể là vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy, quan điểm của Nga đối với sự tăng cường lực lượng Hải quân của Nhật Bản nằm ngoài nguy cơ gây mất an ninh khu vực và xung đột vũ trang, Nga tập trung sự quan tâm của mình trên các điều kiện ngoại giao song phương giữa hai nước và phấn đấu đạt mục đích là đối tác kinh tế và hợp tác phát triển trao đổi thương mại song phương hai chiều. Một quan điểm khác về quyết định hiện đại hóa lực lượng Phòng vệ biển Nhật bản bắt nguồn tự sự bùng nổ xung đột về chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Chính sách hải dương của Trung Quốc, trong một thời gian dài được đánh giá là người khổng lồ lục địa là một đón rất mạnh giáng vào an ninh quốc gia của Tokyo, buộc chính quyền Nhật Bản phải suy nghĩ lại về tiềm lực quân sự của nước mình và khả năng khai thác sử dụng tiềm lực quân sự đó trong điều kiện thực tế. Sự xuất hiện của chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm nguyên tử, quá trình đóng mới các chiến hạm nổi hiện đại dựa trên cơ sở khoa học công nghệ của Liên bang Nga và Phương Tây, hoàn thiện và hiện đại hóa chiến thuật sử dụng lực lượng các hạm đội (tổ chức và biên chế các cụm hải quân xung kích chủ lực, hoàn thiện các hoạt động tác chiến trong các chiến dịch đổ bộ, các chiến dịch phòng thủ tên lửa, phòng không và chống ngầm) thực sự đã gây lên sự nghi ngờ và lo lắng về nguy cơ xung đột vũ trang, thúc đẩy người Nhật phải có các hoạt động đáp trả. Hàn Quốc cũng đang bước trên con đường hiện đại hóa lực lượng hải quân, đóng những chiến hạm có ứng dụng công nghệ hiện đại và các tàu ngầm. Các khu trục hạm Hàn Quốc và các tàu ngầm tương lai có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất có tầm xa đến 800 km. Tuyên bố về xây dựng các khu vực phòng thủ tên lửa trên biển, thay đổi quan điểm chiến dịch – chiến thuật của hạm đội. Hàn Quốc cũng bắt đầu tiến trình ra khỏi các khu vực ven biển. Tokyo cũng không bỏ qua khả năng Hàn quốc phát triển lực lượng Hải quân không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh từ phía Triều Tiên, mà còn biểu dương sức mạnh của mình đối với một đối thủ truyền thống. Không loại trừ tiềm năng hải quân của Hàn Quốc phát triển sẽ khơi dậy các vấn đề trầm trọng hơn trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Dokdo (Takeshima). Rõ ràng, chính phủ mới của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo Abe đang tăng cường sức mạnh hải quân nhằm mục đích đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hàng đầu khu vực. Trong giai đoạn sắp tới, Hải quân Nhật bản sẽ mở rộng các hoạt động trong khu vực địa chính trị của mình như mở rộng hải đồ tuần biển và các căn cứ hải quân ở nước ngoài, gia tăng cường độ diễn tập thực binh độc lập hoặc cùng với các lực lượng hải quân các nước đồng minh, hoàn thiện các công nghệ hàng hải tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa, điện tử viễn thông và và các trang thiết bị ngành công nghệ thông tin. Đây sẽ là một vòng xoáy mới của cuộc chạy đua vũ trang trên vùng nước Đông Bắc Á nói riêng và các vùng biển châu Á nói chung, làm mỏng manh thêm tình hình an ninh khu vực, vốn đã rất không ổn định trong giai đoạn gần đây. Theo Trịnh Thái Bằng Tiền phong Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 5, 2013 Sự kiện này xảy ra cách đây một tuần. Một tin thời sự có vẻ đã nguôi vì có vẻ như không có gì đáng quan tâm. Về mặt nội dung thì có vẻ như nó chỉ chứng tỏ rằng: Các sĩ quan Hoa Kỳ bơ sữa nhiều quá, nên wên nhiệm vụ của mình. Lão Gàn cũng...lờ đi luôn. Nhưng nếu xét về chiều sâu của vấn đề - thì - sự kiện này chứng tỏ Hoa Kỳ đang kiểm tra toàn bộ hệ thống tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân của mình để chuẩn bị cho "Canh bạc cuối cùng" .========================== Không quân Mỹ đình chỉ 17 sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược cand.com.vn 23:30:00 09/05/2013 Ngày 8/5/2013, AP đưa tin, Không quân Mỹ đã kỷ luật 17 sĩ quan tại căn cứ quân sự ở Minot, Bắc Dakota do phải chịu trách nhiệm về tính sẵn sàng của tên lửa hạt nhân mà các quan chức xác định nguyên nhân là vi phạm quy trình cũng như kỷ luật kém. AP dẫn nguồn tin truyền thông Mỹ cho biết, một sĩ quan khác có thể phải đối mặt với án kỷ luật sau khi các thanh tra phát hiện ông này cố tình vi phạm quy tắc an toàn, bằng một hành động chưa được tiết lộ, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của các mã số bí mật phóng tên lửa. Quyết định kỷ luật với số lượng lớn chưa từng có ra đời sau cuộc kiểm tra tại căn cứ Minot của đơn vị tên lửa 91 nơi đặt các tên lửa Minuteman III. Theo AP, cuộc thử nghiệm tên lửa căn cứ Minot đã gần như thất bại mặc dù tại thời điểm đó Không quân Mỹ thông báo vụ thử “đã thành công”. Phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược Minuteman III. Căn cứ Minot hình thành trong thời Chiến tranh lạnh. Bài báo của AP dựa trên một thư điện tử nội bộ đã được Không quân Mỹ xác thực. Tác giả của thư điện tử nói trên là Trung tá Jay Folds - Phó chỉ huy đơn vị tên lửa 91, đơn vị chịu trách nhiệm về 15 tên lửa hạt nhân Minuteman III. Tên lửa Minuteman III là tên lửa đạn đạo liên lục địa mang nhiều đầu đạn có khả năng tấn công đồng thời các mục tiêu riêng biệt. Tên lửa này là thành phần trên bộ duy nhất trong bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ gồm tên lửa chiến lược đặt trong giếng phóng, tàu ngầm chiến lược mang tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược. Bài báo cũng cho biết, không có mối đe dọa về an toàn của các tên lửa hạt hay an ninh của căn cứ mặc dù có những sai sót rõ ràng của nhân viên chịu trách nhiệm giám sát những tên lửa này. Vụ việc trên gợi nhớ đến những “sai lầm ngớ ngẩn” từng xảy ra trước đây. Vào năm 2007, một máy bay B52 của Không quân Mỹ thực hiện chuyến bay từ căn cứ Minot đến 1 căn cứ ở Louisiana mà phi hành đoàn không hề được cảnh báo rằng, trên máy bay có 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Tình hình biển Đông ngày càng xập xí xập ngầu, hỗn loạn vô minh, vô pháp chủ yếu do các chủ nhân thực sự thế lực yếu, không đủ sức chấp pháp và răn đe để bọn cường đạo nhảy vào quậy tưng xem thường pháp luật quốc tế, mưu toan vẽ lại bản đồ thế giới. Nếu các đại ca quốc tế không hành động mạnh tay và kịp lúc, các nước nhỏ bắt buộc buộc phải đẩy mạnh chiến thuật chống trả du kích, đối địch bất đối xứng thì 1 Trung Đông thứ 2 ra đời. Thế giới đại loạn, phe Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ lên ngôi CNA bịa đặt tin Kiểm ngư Việt Nam bắt tàu cá Đài Loan ở Biển Đông? http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/CNA-bia-dat-tin-Kiem-ngu-Viet-Nam-bat-tau-ca-Dai-Loan-o-Bien-Dong/296750.gd Thông tấn xã Đài Loan (CNA) ngày 14/5 đưa tin, lúc 5 giờ 30 phút sáng hôm qua 1 tàu cá Đài Loan số hiệu Long Vượng Lợi 19 thuộc thôn Lưu Cầu huyện Bình Đông, Đài Loan đã bị lực lượng "Kiểm ngư Việt Nam" ngăn chặn (khi xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nếu có - PV) tại tọa độ 11,47 độ Vĩ Bắc và 112,4 độ Kinh Đông. Bản tin trên CNA cho hay, "tàu Kiểm ngư Việt Nam" đã quyết định lai dắt tàu cá Đài Loan (vi phạm, nếu có) vào bờ để xử lý, tuy nhiên sau khi lai dắt khoảng 1 tiếng cơ động vào bờ, "tàu Kiểm ngư Việt Nam" đã tha cho tàu cá Đài Loan. Sái Thiên Dụ, thuyền trưởng tàu cá Đài Loan (xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nếu có) nói với giới truyền thông Đài Loan rằng trên "tàu công vụ Việt Nam" có sơn dòng chữ "DONE NAMO", giống với tàu Kiểm ngư Việt Nam đã bắt chính tàu cá này 10 năm trước (khi xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông - PV) nên cho rằng "tàu công vụ Việt Nam" bắt tàu cá Đài Loan sáng hôm qua là tàu Kiểm ngư. CNA dẫn lời Sái Thiên Dụ cho biết thêm, 10 năm trước 2 tàu cá của ông ta cũng đã từng bị lực lượng Kiểm ngư Việt Nam bắt giữ (do vi phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nếu có - PV), sau đó phải nộp phạt 30 ngàn USD mới được tha. "Lần này không phải nộp phạt mà vẫn được tha là may mắn lắm rồi", Sái Thiên Dụ cho biết. Thông tấn xã Đài Loan cũng mượn lời Sái Thiên Dụ cho rằng, sở dĩ "tàu Kiểm ngư" Việt Nam tha bổng cho tàu cá Đài Loan (vi phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, nếu có - PV) là do vụ Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan khiến Đài Bắc vin cớ điều cả chiến hạm ra "hộ tống ngư dân" nên Việt Nam mới tha nhằm tránh gây thêm căng thẳng (không cần thiết) vào lúc này trên Biển Đông vốn dĩ đã đang rất nóng. Việc có hay không "tàu Kiểm ngư Việt Nam" bắt rồi lại tha cho tàu cá Đài Loan do vi phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam hiện tại mới chỉ là thông tin một chiều từ phía truyền thông Đài Loan, nhưng dụng ý muốn gài bẫy các lực lượng chức năng Việt Nam trên Biển Đông thì đã quá rõ. Vụ Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan vô hình chung đã tạo cớ cho cả Trung Quốc và Đài Loan đang làm mưa làm gió trên Biển Đông liều lĩnh ồ ạt kéo tàu tuần tra, thậm chí là cả chiến hạm ra các vùng biển tranh chấp để thực hiện cái gọi là "tuần tra, bảo vệ ngư dân". Trong khi đó Đài Loan chưa bao giờ được tham gia tiến trình giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, 5 nước 6 bên cùng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Đài Loan - PV). Chính vì vậy dường như Mã Anh Cửu và giới chức Đài Loan đang cố gắng đẩy vụ việc va chạm với Philippines lên một nấc thang mới hòng gây sức ép buộc Manila nhượng bộ, đồng thời công khai tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông mà đỡ bị Bắc Kinh ngăn cản. Cách đưa tin của CNA và truyền thông Đài Loan dường như cũng đang cố bắt chước kiểu vừa ăn cướp vừa la làng của truyền thông Trung Quốc. Trong cùng một bản tin này, CNA cho biết 1 tàu cá Đài Loan cũng bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt sáng hôm qua do "vượt giới hạn" ngoài Senkaku, sau đó chịu nộp phạt và đã được tha. CNA thừa nhận tàu cá Đài Loan này đã sai. Nhưng với tin tàu cá Đài Loan "bị Kiểm ngư Việt Nam bắt" tại tọa độ 11,47 độ Vĩ Bắc và 112,4 độ Kinh Đông cùng ngày 14/5, trong cùng bản tin, CNA lại cho rằng tàu cá Đài Loan đang "di chuyển trong vùng biển quốc tế" và việc "tàu Kiểm ngư Việt Nam" tha cho tàu cá Đài Loan mà không lai dắt vào bờ và xử lý (nộp phạt) như mọi khi là do lo ngại Việt Nam có thể bị Đài Loan (mượn gió bẻ măng) kéo vào một vụ căng thẳng mới trên Biển Đông. Và khi thông tin này đến tai tờ Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo này lập tức bù lu bù loa lên rằng tàu cá Đài Loan bị "Kiểm ngư Việt Nam" lai dắt khiến dân Đài Loan "phẫn nộ". Trong khi đó, giới chức Đài Loan, cụ thể là Sa Chí Nhất, Cục trưởng Cục Ngư nghiệp Đài Loan cho biết tàu công vụ Việt Nam chỉ "đi ngang qua" tàu cá Đài Loan trên vùng biển quốc tế (không nêu vị trí tọa độ), không có chuyện lên tàu cá Đài Loan kiểm tra, thông tin "tàu Kiểm ngư Việt Nam" lai dắt tàu cá Đài Loan là bịa đặt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bãi bỏ “đường lưỡi bò” Thứ Tư, 15/05/2013 - 08:56 Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có lương tri, thức thời ở Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ yêu sách ngang ngược, vô lý của chính phủ họ về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 30/4, một học giả Trung Quốc lấy bút danh là Lý Oa Đằng đăng trên Sina, diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc, bài viết “Cửu đoạn tuyến đích tồn phế” (Đường 9 đoạn, giữ lại hay xóa bỏ). Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của bạn đọc và được đăng lại trên nhiều trang mạng cá nhân, trong đó có học giả Trung Quốc nổi tiếng Lý Lệnh Hoa. Khi đăng lại bài này, ông Lý Lệnh Hoa bày tỏ trong lời giới thiệu: “Bài viết của ông Lý Oa Đằng rất đáng coi trọng. “Đường 9 đoạn” do nước ta đơn phương chủ trương chồng lên diện tích rất lớn vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) chủ trương theo tinh thần Công ước biển Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1982, từ đó xuất hiện một loạt bất đồng và mâu thuẫn. Trong tình hình kinh tế toàn cầu đang không ngừng nhất thể hóa, nhà nước ta cần nghiêm túc xem xét kiến nghị của Lý tiên sinh, sớm bãi bỏ cái đường “lịch sử truyền thống” này để mở đường cho việc giải quyết tận gốc vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”. Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của học giả Lý Oa Đằng: “Trong giới học thuật quốc tế, tiêu điểm của vấn đề Nam Hải (cách gọi của Trung Quốc, dưới đây vẫn để như tác giả dùng nhưng xin độc giả hiểu là Biển Đông - TP) không phải là vấn đề chủ quyền của các hòn đảo ở đây, mà là vấn đề “Đường 9 đoạn”. Đó chính là điều cần phải xử lý đầu tiên cho việc giải quyết hòa bình vấn đề Nam Hải. Xem xét việc bãi bỏ “Đường 9 đoạn” vừa có tính lý luận, vừa có tính hiện thực; xin phân tích như sau: Thứ nhất, lập ra “Đường biên giới 9 đoạn" không có căn cứ gì Các bên ở Nam Hải đều có căn cứ lý lẽ nhất định của họ về vấn đề quy thuộc các đảo, chỉ duy nhất “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc là không có bất cứ căn cứ gì. Từ tiền thân của nó, bắt đầu với việc Bạch Mi Sơ năm 1936 tự vẽ ra đường đứt đoạn trong “Trung Quốc kiến thiết tân đồ” đã thiếu căn cứ. Ông ta viết những nơi đó “là nơi ngư dân chúng ta mưu sinh, đương nhiên chủ quyền thuộc về ta”. Không hề có bất cứ chứng cứ nào cho thấy các vị văn nhân đó có được căn cứ gì, đã điều tra gì khi vẽ ra cái đường ấy. Có thể khẳng định rằng: đó là một cái đường được vẽ ra một cách hết sức chủ quan. “Đường 9 đoạn” được chính thức vẽ vào bản đồ Trung Quốc là khi vẽ bản đồ Nam Hải lần thứ hai (lúc đó là Đường 11 đoạn). Từ bấy đến nay, “Đường 9 đoạn” cũng không có bất cứ định nghĩa nào, chẳng ai biết rốt cục nó là cái gì, chính phủ cũng chưa hề có sự giải thích chính thức. Có một giả thuyết: đó là kết quả của việc một quan chức phụ trách Vụ Nội chính hồi đó tên là Trịnh Tư Ước, tiện tay vẽ vào. Thứ hai, “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc và cũng thiếu tính pháp luật Trung Quốc luôn nói về “Đường 9 đoạn”, nhưng Trung Quốc xưa nay chưa hề nói rõ “Đường 9 đoạn” rốt cục là cái gì. Điều nực cười là, “Đường 9 đoạn” đã vẽ trên bản đồ Trung Quốc hơn 60 năm mà các chuyên gia trong nước đến nay vẫn tranh cãi chưa ngưng nó là cái gì. Chính phủ cũng chưa bày tỏ thái độ, cũng chẳng có lấy một văn bản nào tuyên bố hoặc định nghĩa về “Đường 9 đoạn”. Theo nghiên cứu thì thấy “Đường 9 đoạn” liên tục được sửa đổi trên bản đồ Trung Quốc. Ngoài 2 đoạn bị loại bỏ trong Vịnh Bắc Bộ do đã phân định ranh giới với Việt Nam (nên mới từ “Đường 11 đoạn” thời Dân quốc biến thành “Đường 9 đoạn” bây giờ), còn có rất nhiều những thay đổi nhỏ khác. Điều này cho thấy, “Đường 9 đoạn” căn bản không có địa vị pháp luật rõ ràng. Xét về mặt pháp luật, “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc. Do “Luật Lãnh hải và vùng phụ cận nước CHND Trung Hoa” ban hành năm 1992 quy định lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường cơ sở; “Tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải nước CHND Trung Hoa” năm 1996 đã quy định đường cơ sở lãnh hải cho quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam - TP), vì vậy vùng biển phía bên ngoài 12 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải đều không thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhưng những vùng biển đó lại nằm bên trong “Đường 9 đoạn”. Điều này chứng minh “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc! Khá nhiều chuyên gia về luật biển của Trung Quốc cho rằng “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải hay đường thể hiện lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ dùng để chỉ các đảo phía trong là lãnh thổ Trung Quốc (theo quan điểm của Trung Quốc - TP) mà thôi. Như vậy thì việc xóa bỏ “Đường 9 đoạn” không có bất cứ trở ngại nào về pháp luật, chỉ cần loại bỏ nó hoặc sửa đổi lại bản đồ là xong. (Còn nữa) Theo Thu Thủy Tiền phong Tình hình biển Đông ngày càng xập xí xập ngầu, hỗn loạn vô minh, vô pháp chủ yếu do các chủ nhân thực sự thế lực yếu, không đủ sức chấp pháp và răn đe để bọn cường đạo nhảy vào quậy tưng xem thường pháp luật quốc tế, mưu toan vẽ lại bản đồ thế giới. Nếu các đại ca quốc tế không hành động mạnh tay và kịp lúc, các nước nhỏ bắt buộc buộc phải đẩy mạnh chiến thuật chống trả du kích, đối địch bất đối xứng thì 1 Trung Đông thứ 2 ra đời. Thế giới đại loạn, phe Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ lên ngôi Nếu tàu cá Đài Loan vào vùng biển thuộc Việt Nam thì bắt ngay chứ không có chuyện bắt rồi thả. Đúng là tin bia đặt! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Tề Thiên cũng nhìn không thấy! 15/05/2013 08:07 (GMT + 7) TT - Chiều thứ hai 13-5, tờ China News loan báo: lúc 16g45 (giờ địa phương) cùng ngày, 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã đến vị trí mục tiêu, ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông. Vị trí tàu cá của Trung Quốc xâm nhập - Đồ họa: Như Khanh Nhìn lên bất cứ bản đồ nào, kể cả bản đồ thôn tính biển Đông mà Trung Quốc vừa phát hành, cũng có thể thấy vị trí mục tiêu của đoàn tàu gọi là đánh cá này hoàn toàn nằm trong vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. So với Côn Đảo ở kinh độ 106°36’ Đông, vĩ độ 8°36’ Bắc, vị trí tập kết của đoàn tàu “đánh cá” này, ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông, không xa lắm, hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu so với đảo Hải Nam của Trung Quốc thì rõ ràng là xa xôi vạn dặm, phải mất 173 giờ di chuyển qua hơn 850 hải lý! Còn nếu so “bản đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và bộ “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia năm năm lần thứ 12” vừa được công bố ngay trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các tấm bản đồ cuối cùng của nhà Thanh, thì có là Tề Thiên cũng không tài nào thấy tông tích của cái gọi là “đường lưỡi bò” tham lam này! Dựa vào đâu mà Trung Quốc lại tự tiện kéo dài thềm lục địa như thế? Câu trả lời không khó: sử dụng ưu thế binh bị từ ưu thế kinh tài của một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới (chẳng qua nhờ đông dân nhất thế giới), chiến thuật “biển người” cố hữu, cùng sách lược ngoại giao “cả vú lấp miệng em”. Như đã từng xua tàu cá đến dải Scarborough năm ngoái, khiêu khích chạm trán, rồi “lấy thịt đè người”, chiếm cứ luôn! Như đã từng “biển người” tấn chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988...! Chuẩn bị cho chiến dịch “Nam Sa” lần này, chẳng phải tân Ngoại trưởng Vương Nghị đã cảnh cáo “một số thế lực và quốc gia cá biệt chớ có sinh sự” và dọa nạt rằng “Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền một cách rõ ràng, kiên quyết, nhất quán”. Những diễn thuyết của ông Vương Nghị về cái gọi là nguyên tắc ba điều bất biến (“duy trì hòa bình và ổn định”, “nỗ lực hết sức thực hiện hiệu quả DOC”, “đàm phán song phương với từng nước...”) chẳng qua chỉ là xảo ngôn trước khi cho đoàn tàu đánh cá 32 chiếc nọ lên đường, lấy thịt đè người. DANH ĐỨC Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz....mất biển đảo đến nơi rồi, rồi mất nước luôn thể. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Cụ Tuý oi đừng lo quá thế chứ? Thủ Tướng đi Nga rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2013 Cựu phó giám đốc công an Trùng Khánh nhận hối lộ triệu đô Thứ Tư, 15/05/2013 - 15:02 (Dân trí) - Cựu phó giám đốc công an Trùng Khánh Đường Kiến Hoa đã bị bắt giữ vì bị tình nghi nhận 2,2 triệu USD tiền hối lộ, theo báo chí nhà nước Trung Quốc. Ông Đường Kiến Hoa. Ông Đường Kiến Hoa, 51 tuổi, đã nỗ lực thăng tiến từ "cấp bé" lên vị trí hàng đầu của lực lượng cảnh sát Trùng Khánh và từng được khen ngợi hồi năm 2010 nhờ chỉ huy chiến dịch chống lại các băng đảng mafia tại thành phố. Tuy nhiên, ông Đường cũng có mối quan hệ thân thiết với cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân và cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đều bị mất chức vì dính dáng tới vụ sát hạt doanh nhân Anh Neil Heywood tại Trùng Khánh tháng 11/2011. Ông Đường đã bị cách chức hồi tháng 6 năm ngoái và bị bắt 2 tháng sau đó, nhưng không rõ vì sao thông tin này giờ đây mới được công bố. Li Zhuang, một luật sư từng bảo vệ cho các thân chủ trong chiến dịch chống lại các băng đảng mafia, nói ông không biết tại sao tờ People's Daily, tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây mới đăng thông tin về vụ bắt giữ ông Đường. "Tôi không hiểu tạo sao tờ báo lại đăng tải thông tin lên mạng lúc này. Thông tin rằng vụ việc đang được điều tra là không chính xác", ông Li nói. "Sự thật, ông Đường đã bị cách chức, bị khai trừ khỏi Đảng hồi tháng 6/2012 và bị bắt hôm 13/8 cùng năm", ông Li nói thêm. "Phiên tòa xét xử ông Đường bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái và đến tháng 2 năm nay ông ấy đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án", ông Li cho hay. Không có thông tin về các khoản hối lộ mà ông Đường đã nhận, nhưng luật sư Li cho biết có ít nhất 2 vụ tham nhũng mà ông nghe được. "Trong một vụ việc, chính quyền địa phương quyết định mua 2 bộ đồng phục văn phòng cho toàn bộ 30.000 cảnh sát tại Trùng Khánh. Ông Đường chịu trách nhiệm thương vụ đó". "Ông Vương Lập Quân đã được tặng một ngôi nhà lớn nhưng đề nghị ông Đường bán giúp. Ông ấy nhận được hơn 387.000 USD cho việc đó". Án tử hình được hoãn thi hành đồng nghĩ với việc ông Đường sẽ đối mặt với việc sống trong tù suốt đời nếu không phạm thêm bất kỳ tội danh nào trong 2 năm tới. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc khi nào ông Bạc Hy Lai sẽ ra tòa về các tội danh mà ông này bị tố phạm phải trong thời gian đương chức. An Bình Theo Telegraph ===================== Từ trước lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng: Người Trung Quốc bế tắc trong sách lược đối nội và đối ngoại. Bài báo này là một ví dụ về đối nội. Việc kéo tàu đánh cá xuống tận Tây Nam Trường Sa một cách quá phi lý là ví dụ khác về đối ngoại. Nếu như "Bất chiến tự nhiên thành" trong "Canh bạc cuối cùng" thì cái đó giành cho Hoa Kỳ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2013 Tề Thiên cũng nhìn không thấy! 15/05/2013 08:07 (GMT + 7) TT - Chiều thứ hai 13-5, tờ China News loan báo: lúc 16g45 (giờ địa phương) cùng ngày, 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã đến vị trí mục tiêu, ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông. Vị trí tàu cá của Trung Quốc xâm nhập - Đồ họa: Như Khanh http://giaoduc.net.v...ch-gi/296840.gd TQ đưa tin về các hoạt động trái phép ở Biển Đông nhằm mục đích gì? Thứ tư 15/05/2013 14:01 (GDVN) - Với việc chủ động đưa các thông tin về các hoạt động trên Biển Đông, Trung Quốc đang muốn thể hiện quyết tâm làm bá chủ Biển Đông và trấn an dư luận trong nước. "Trung Quốc leo thang trong mưu đồ ’bá chiếm’ Biển Đông" Cảnh sát biển Việt Nam xuất trận 'truy' tàu lạ Biển Đông Việt Nam phải làm những gì để thành quốc gia mạnh trên Biển Đông? Những bất lợi về kinh tế, quân sự của Việt Nam ở vùng Biển Đông Tướng Lê Mã Lương bàn về ba “kế sách” để Việt Nam mạnh lên ở Biển Đông TS. Trần Công Trục (Ảnh: Tuấn Nam) Ngày 14/5, tờ báo Vietnamplus đưa tin: “Vào lúc 16h45’ (giờ địa phương) ngày 13/5, tàu cung cấp hậu cần F8138 trong số 32 chiếc của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã đến địa điểm đánh cá đầu tiên thuộc vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mạng Hải Nam thông báo tin trên và cho biết số tàu còn lại cũng sẽ lần lượt đến đây trong thời gian sau đó. Đến 17h 20’ cùng ngày, tàu cung cấp hậu cần F8138 đã thả neo tại 6 độ 01 phút vĩ Bắc, 108 độ 48 phút kinh Đông. Như vậy, sau khi di chuyển trong vòng 8 ngày (mất khoảng 173 giờ), với hơn 860 hải lý, đội tàu cá 32 chiếc của tỉnh Hải Nam đã đến địa điểm đánh cá này”. Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Gần đây có rất nhiều thông tin do các phương tiện thông tin truyền thông của Trung Quốc đăng tải có liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông. Như việc Trung Quốc huy động 32 tàu cá xuống đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa, cùng các thông tin liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc; hoạt động của các tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, kể cả việc tàu hải giám sử dụng vòi rồng để xua đuổi tàu cá của các nước khác…. Về những hoạt dộng này, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt nam đã lên tiếng. Tất nhiên, tuỳ theo vụ việc mà nội dung và tính chất của phản ứng có mức độ khác nhau, đảm bảo tính khách quan và thích hợp. Bên cạnh đó, đã có không ít những phân tích, bình luận khá sâu sắc của các học giả, chính khách trong, ngoài nước. Nhiều ý kiến cho rằng những thông tin do Trung Quốc công bố là có thật. Bởi vì, những hoạt đông này diễn ra tiếp sau sự kiện Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc ban hành quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 mà nội dung chủ yếu là hoạt động thăm dò , khai thác tài nguyên biển... Các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây rõ ràng là sự cụ thể hóa quy hoạch mang tầm cỡ quốc gia này". TS. Trần Công Trục nói tiếp: "Tuy nhiên dư luận còn đặt câu hỏi rằng tại sao những thông tin này không xuất phát từ các nước khác có các lực lượng đang hoạt động trong Biển Đông và việc Trung Quốc chủ động đưa tin phải chăng họ đang nhằm vào các mục đích khác nữa…? Theo tôi, những băn khoăn nói trên có thể nói là rất thực tế. Qua diễn biến của tình hình từ trước đên nay trên Biển Đông, không loại trừ khả năng Trung Quốc đang bắn một mũi tên nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau: mục tiêu thứ nhất, họ muốn cho các nước thấy quyết tâm chiến lược của Trung Quốc không có gì thay đổi, rằng họ muốn các nước khác phải chấp nhận yêu sách phi lý của họ trong Biển Đông. Thứ 2, họ muốn “bắn” tín hiệu cho các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản… rằng Trung Quốc không có bất kỳ sự nhân nhượng nào trong quyết tâm làm bá chủ Biển Đông để thử phản ứng của các nước này. Thứ 3 là nhằm gây sức ép để các nước trong khu vực ASEAN buộc phải chấp nhận yêu sách biên giới biển “lưỡi bò” trước khi ngồi vào đàm phám về COC có lợi cho họ và thứ 4 là nhằm trấn an dư luận trong nước đang bức xúc bởi lâu nay đã bị mê hoặc bởi luận điệu tuyên truyền rằng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc trong hầu hết Biển Đông đang bị xâm phạm…". Trong một động thái khác, mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin lúc 3h sáng 11/5 khi 32 tàu cá Trung Quốc đã chính thức xâm nhập trái phép vùng biển quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị 2 "tàu công vụ nước ngoài" tập kích vào đội hình cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc để kiểm tra khám xét, buộc 32 tàu cá Trung Quốc phải cơ động theo đường zic zắc vòng tránh, nhưng cũng có lúc 1 tàu công vụ tiến sát tàu cá TQ chỉ cách 3 - 4 mét. Trước ý kiến bày tỏ sự nghi ngờ thực hư việc lấy lý do "do đêm tối, thời tiết xấu", cánh phóng viên, ngư dân Trung Quốc không nhìn rõ "tàu công vụ nước nào" nhưng lại khẳng định trên tàu có vũ khí, đó là tàu công vụ dài 33 mét, màu trắng và không phải tàu cá, TS. Trục cho biết: "Trung Quốc tiến xuống Trường Sa đã vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và một số nước có liên quan. Việc các lực lượng của các quốc gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của mình là một điều đương nhiên và còn rất ít so với những gì Trung Quốc đã làm. Tôi nghĩ rằng việc đó là có thật và hoan nghênh điều đó" Hồng Chính Quang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2013 Trung Quốc cho 2 tàu ngầm lần mò theo dõi tàu sân bay Mỹ? Thứ năm 16/05/2013 07:25 (GDVN) - "Tàu sân bay Nimitz đến Hàn Quốc diễn tập, chủ yếu là để kiềm chế Trung Quốc, chứ không phải là để ngăn chặn CHDCND Triều Tiên". Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ Tân Hoa xã cho biết, về việc tình nghi có tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở vùng tiếp giáp của Nhật Bản ở phía nam đảo Kume, Okinawa, ngày 14/5, tại Ủy ban ngân sách Thượng viện, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh cáo, tính chất của hành động này là nghiêm trọng, “nếu tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản theo hình thức lặn, Nhật Bản chắc chắn sẽ triển khai hành động phòng bị trên biển (của Lực lượng Phòng vệ)”. Ngày 14/5, hãng Kyodo dẫn lời ông Abe cho biết: “có ý không tiết lộ quốc tịch chiếc tàu ngầm”, nhưng “đã tiến hành phân tích và đánh giá cần thiết đối với sự việc gồm cả quốc tịch”. Ông cho rằng “chúng tôi không thể không cảm thấy được ý đồ nào đó ở đây”. Ông Shinzo Abe đồng thời nhấn mạnh: “Phải làm cho nước này nhận thức được, không nên tiếp tục hành sự như vậy”. Theo tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản, trong tháng này, ở vùng biển các hòn đảo phía tây nam của Nhật Bản liên tục xảy ra sự việc tàu ngầm lạ áp sát lãnh hải Nhật Bản. Ngày 13/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố: “Nhật Bản đã làm tốt công tác chuẩn bị tương ứng, nếu tàu ngầm xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, sẽ ra lệnh ‘hành động phòng bị trên biển’”. Theo bài báo, khi hoạt động ở lãnh hải nước khác tàu ngầm phải nổi lên mặt nước và treo quốc kỳ để chứng minh không có ác ý. Vùng tiếp giáp thuộc vùng biển quốc tế, vì vậy sự việc này hoàn toàn không có vấn đề khi căn cứ vào luật pháp quốc tế. Nhưng ông Itsunori Onodera cho hay: “Thông tin công bố này là muốn phát đi tín hiệu nhất định với đối phương”. Về quốc tịch tàu ngầm, Itsunori Onodera cho biết: “Điều này sẽ bộc lộ với đối phương về năng lực của Lực lượng Phòng vệ, không có ý định công khai”. Nhưng một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, đó chính là tàu ngầm mang quốc tịch Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Trung Quốc Mặt khác, “Bộ Tổng tham mưu” Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiết lộ, sáng ngày 13/5, 2 tàu của Hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực cách đảo Okinawa 660 km về phía tây nam. Ngoài tàu tuần tra Trung Quốc nhiều lần xâm phạm lãnh hải, Hải quân Trung Quốc cũng ngày càng đẩy mạnh hoạt động. Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 13/5 cho biết, từ đêm ngày 12 đến sáng sớm ngày 13/5, có tàu ngầm nước khác đi qua vùng tiếp giáp phía nam đảo Kume. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói là không rõ quốc tịch của tàu ngầm này, nhưng thực ra là tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tiết lộ, tối ngày 2/5, có tàu ngầm lạ đi qua vùng tiếp giáp phía tây đảo lớn Amani. Bộ Quốc phòng cho rằng, tàu ngầm này là một tàu ngầm hạt nhân khác của Trung Quốc, khác với chiếc tàu ngầm xuất hiện ngày 12-13/5. Chính phủ Nhật Bản phân tích cho rằng, Trung Quốc điều 2 tàu ngầm hạt nhân nhằm theo dõi và đe dọa tàu ngầm động cơ hạt nhân Nimitz của Mỹ tham gia diễn tập liên hợp Mỹ-Hàn được bắt đầu từ ngày 13/5 và tiến đến cảng Busan. Một quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết, những hành động này có liên quan đến tàu sân bay Nimitz. Thực ra, Mỹ điều tàu sân bay Nimitz có ý nghĩa lớn hơn là để kiềm chế Trung Quốc, chứ không phải ngăn chặn CHDCND Triều Tiên. Trong một hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Mỹ ngày 29/4, hai bên đề xuất tình báo, theo dõi và trinh sát là lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất của Nhật-Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc Theo bài báo, một quan chức cấp cao Nhật Bản cho hay, tàu ngầm lặn ở vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản 2 lần trong khoảng 10 ngày là “hành vi đe dọa không thể coi thường”. Xuất phát từ mối lo ngại nên Chính phủ Nhật Bản đã công bố thông tin này. Tàu ngầm Trung Quốc còn theo dõi tàu sân bay Mỹ, lộ rõ cuộc chiến phía sau ngày càng kịch liệt ở chuỗi đảo thứ nhất giữa Nhật-Mỹ và Trung Quốc. Theo bài báo, tính bí mật tin tức tình báo liên quan đến tàu ngầm tương đối cao, bởi vì đối phương có thể hiểu được tình hình như tính năng sonar nhận biết vị trí tàu ngầm của Nhật Bản. Mặc dù vậy, Chính phủ Nhật Bản vẫn công khai hành vi đe dọa này là do Thủ tướng Abe bật đèn xanh. Bài báo cho rằng, Trung Quốc rõ ràng đã nắm được sơ hở của mạng theo dõi Nhật-Mỹ, sau khi vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, đang nhiều lần áp sát. Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tiết lộ, ngày 13/5 có 2 tàu hộ vệ Trung Quốc xuất hiện ở khu vực cách đảo Okinawa Nhật Bản chạy hướng tây. Nếu tiếp tục chạy như vậy thì chúng sẽ đi xuyên qua eo biển Bashi và tiến vào biển Đông. Việt Dũng =================== Trung Coóc mà còn biểu diễn nữa thì "bên trong còn lắm điều hay". Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Share this post Link to post Share on other sites