Posted 27 Tháng 4, 2013 (Philipin - tuy nhỏ bé và được đánh giá tiềm lực quân sự thấp hơn Việt nam nhưng lại dám làm cái điều mà Việt Nam chưa làm được, kể ra thì cũng đáng được gọi là có máu mặt. Thử tưởng tượng như một nhóm học sinh ra đường bị một thằng đầu gấu lớn tuổi bắt nạt, mấy thằng nhơ nhỡ thì đứng im chỉ dám thì thào bàn tán, thằng bé nhất tuy nó cũng sợ nhưng dám đứng ra tranh cãi tay đôi và trong khi đó thằng bị bắt nạt nhiều nhất lại là không phải nó. Có lẽ phải xem lại lòng dũng cảm của mấy cậu choai choai nhơ nhỡ này) Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản là Philipfine có Hoa Kỳ đứng đằng sau vặn volum, nên nói to vậy thôi! Chứ họ cũng rất khiêm tốn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2013 TQ điều 40 chiến đấu cơ ra Senkaku, Nhật cất cánh khẩn Cập nhật lúc 16:49, 27/04/2013 (ĐVO) - Ngày 27/4, Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Sankei Nhật Bản ngày cho biết, Trung Quốc đã điều động ít nhất 40 chiến đấu cơ ra Senkaku/Điếu ngư tham gia hộ tống 8 chiếc tàu Hải giám nước này đang hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn tin trên cho biết, trong số 40 chiến đấu cơ được Trung Quốc điều động lần này thì chủ yếu là Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật bản nói hành động điều số lượng lớn chiến đấu cơ ra Senkaku lần này là hành động “liều lĩnh chưa từng có”. Cũng theo nguồn tin trên, sở dĩ Bắc Kinh điều động 40 chiếc máy bay chiến đấu ra Senkaku là vì tình báo Hoa Nam đã "đánh hơi" thấy tàu ngầm và máy bay cảnh báo P3C của Hải quân Nhật Bản cũng đang có mặt gần đó để hỗ trợ một đội tàu Nhật Bản chở theo khoảng 80 nhà hoạt động bảo vệ chủ quyền, điều tra nghề cá ra Senkaku/Điếu Ngư và khoảng 10 tàu Cảnh sát biển hộ tống. Chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc 8 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc xông tới Senkaku/Điếu Ngư vào sáng ngày 23/4 và xâm nhập khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo này đến tối cùng ngày mới rút khỏi đây. Trước đó có 3 tàu Hải giám đã hoạt động tại vùng biển này. Sau khi có tin Bắc Kinh điều động 40 máy bay kéo ra Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo cũng lập tức lệnh cho biên đội F-15 cất cánh khẩn cấp. Trước đây, hầu như Trung Quốc thường điều động J-10 trong các tình huống "khẩn cấp" ra Senkaku/Điếu Ngư, nhưng lần này lại chủ yếu là Su-27 và Su-30 có uy lực chiến đấu cao hơn nhiều so với J-10. Trong một động thái có liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lần đầu tiên sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” trong tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Với tuyên bố này, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức thừa nhận việc Bắc Kinh đang đặt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào “lợi ích cốt lõi” của nước này. Chính phủ Trung Quốc giải thích rằng khái niệm "lợi ích cốt lõi" bao gồm quyền chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ của quốc gia. Bà Xuân Oánh nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc không thay đổi định nghĩa cũng như phạm vi của "lợi ích cốt lõi". NPT (tổng hợp GDVN) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 Mỹ điều “chim ưng biển” MV-22 tham gia tập trận với Hàn Quốc Thứ bảy 27/04/2013 13:00 (GDVN) - Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn hôm nay cho biết, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức một cuộc tập trận hậu cần trên bờ biển phía đông có sự tham gia của máy bay “chim ưng biển” MV-22. MV-22 Là một phần của cuộc tập trận Foal Eagle, sẽ kết thúc vào cuối tháng nay, các lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ - Hàn đã tiến hành một cuộc tập trận hậu cần gần phía đông thành phố cảng Pohang. Ba máy bay hạ và cất cánh thẳng đứng (VTOL) từ trạm không quân Futenma ở Okinawa, Nhật Bản đã được điều đến Hàn Quốc để tham gia chiến dịch tập trận hỗ trợ hậu cần ven biển (CJ-LOTS) diễn ra từ ngày 18/4 đến 28/4. Đây là lần đầu tiên máy bay tilt-rotor (may bay cánh quạt cất cảnh thẳng đứng) tham gia vào các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên kể từ sau đợt triển khai gây nhiều tranh cãi tại Okinawa hồi tháng 11 năm ngoái do một loạt các vụ tại nạn xảy ra ở nước ngoài có liên quan tới máy bay này và sự phản đối gay gắt từ phía người dân địa phương. Lính Mỹ-Hàn tập trận ở Pohang hôm 26/4. “Cuộc tập trận hải quân nhằm mục đích cải thiện khả năng tương tác hậu cần, thông tin liên lạc và hợp tác giữa Mỹ và Hàn Quốc”, theo trang web USFK. Trực thăng MV-22 Osprey biến thể của Thủy quân Lục chiến là một phương tiện vận chuyển binh lính, trang thiết bị và vật tư, có khả năng vận hành từ các tàu chiến hoặc các sân bay viễn chinh trên bờ. Kể từ khi đồng hành cùng Thủy quân lục chiến và Không quân Hoa Kỳ, chim ưng biển MV-22 đã được triển khai tới Iraq, Afghanistan và Libya tham gia nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm chiến đấu và hoạt động giải cứu Khói bốc lên từ khu vực tập trận của quân đội Mỹ-Hàn tại Pohang hôm 26/4. Trong bối cảnh cuộc tập trận kéo dài hai tháng dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tuần này, nhiều quan chức quân sự tại Seoul đang dồn sự chú ý vào một sự thay đổi quan trọng trong những lời lẽ thù địch của Bắc Triều Tiên khi nước này đưa ra danh sách các điều kiện để xem xét nối lại đàm phán với Seoul và Washington, bao gồm việc rút lại các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và cam kết chấm dứt tập trận chung Mỹ-Hàn. Seoul và Washington nói rằng các cuộc tập trận chung chỉ mang tính chất phòng thủ, và nhấn mạnh rằng họ không có ý định xâm lược Bắc Triều Tiên. Hiện nay có khoảng 28.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc như một sự răn đe đối với Bắc Triều Tiên, một di sản của Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 mới chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình. Đinh Giang (nguồn Yonhap) ===================== Từ năm 2008, Trung Quốc đe doa tấn công Việt Nam, rồi khi tàu Bình Minh bị cắt cáp,Lão Gàn đã tiên đoán một kết cục không mấy tốt đẹp cho Trung Quốc. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 Nhật Bản mơ cùng nắm tay Nga nhằm áp chế Trung Quốc Chủ Nhật, 28/04/2013 - 10:10 Trong bài viết ngày 26/04, tờ “Nihon Keizai Shimbun” (Gọi tắt là Nikkei) đã khẳng định, hiện nay quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đã dần tan băng. Trước thềm cuộc hội đàm giữa nguyên thủ quốc gia của 2 nước vào cuối tháng này, người Nhật đã bắt đầu mơ... Cuối tháng này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin, động cơ thúc đẩy 2 nước tiếp xúc thân mật không gì khác, ngoài nguyên nhân là sự quật khởi của Trung Quốc. Nếu như Nhật - Nga nắm lấy tay nhau, bản đồ cán cân quân sự châu Á có lẽ sẽ phải vẽ lại, Mỹ và Trung Quốc đang hết sức chú ý đến điểm này. “Mỹ cũng hi vọng Nga và Nhật cải thiện quan hệ giữa 2 nước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc trở nên quá mạnh ở khu vực châu Á và Viễn Đông, điều đó sẽ phá vỡ cục diện cân bằng trong khu vực, Nhật và Nga xích lại gần nhau sẽ ngăn chặn được cục diện này”. Một cựu quan chức quân sự cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ, trước đây đã từng tham gia xây dựng chiến lược đối ngoại của Chính phủ Tổng thống Obama phát biểu. Trong quá khứ, Nhật đã từng rất nhiều lần truy đuổi máy bay Nga vì vi phạm không phận Tuy giữa Nga và Mỹ hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, nhưng Chính phủ Mỹ cũng phải thừa nhận nếu mối quan hệ giữa Nga và Nhật ấm áp trở lại, sẽ có lợi rất nhiều cho hòa bình và ổn định ở châu Á, Mỹ cũng rất mong muốn vấn đề này sớm trở thành hiện thực. Điểm đặc biệt quan trọng đối với cả Nga và Nhật là khu vực Viễn Đông chiếm tới hơn 1/3 diện tích lãnh thổ Nga. Nếu như Nhật Bản đầu tư tiền bạc vào phát triển Viễn Đông sẽ giúp người Nga đánh bại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này, điều đó cũng góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Nhật. Đương nhiên, người lo lắng về sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng Nga - Trung chính là Nga, họ rất e ngại trước sự bành trướng thế lực của Trung Quốc. Điều mà Tổng thống Nga Putin chờ đợi trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Abe, chính là làm sao để ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Một cái bắt tay giữa Moscow và Tokyo để khắc chế Bắc Kinh chính là điều mà điện Kremlin vô cùng mong muốn. Cái bắt tay giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007 Viễn cảnh này đối với Nhật Bản quả thực là rất tươi sáng, nhưng người Nhật cũng nên nhớ rằng họ đang có tranh chấp lãnh thổ với Nga về vấn đề quần đảo Kuril và cũng không được coi thường Trung Quốc. Hiện Nga đang là thế lực trung dung lớn nhất và cũng là một trong những nước mạnh nhất thế giới, họ ngả về đâu thì thế lực của nơi đó sẽ lớn mạnh rất nhiều, nên Nga cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc. Để đánh vào kẽ hở giữa Moscow và Tokyo, Bắc Kinh cũng đã mở một cuộc tấn công quyết liệt bằng hàng loạt các động thái ngoại giao mà tiêu điểm của nó là cuộc viếng thăm Nga của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình, tiếp sau là chiến dịch tuyên truyền rầm rộ của các phương tiện truyền thông Trung Quốc về mối quan hệ nồng ấm giữa 2 nước. Một quan chức ngoại giao Nhật Bản đã phải thừa nhận: “Nắm tay Nga hiện cũng chỉ là một trong những nước cờ chiến lược của Tokyo. Chiến lược của Moscow rất khó hiểu, nó dường như là một con rắn 2 đầu luôn ngoảnh sang mọi phía. Hoàn toàn có thể xảy ra một kịch bản là đến một lúc nào đó, họ sẽ ngã vào vòng tay Bắc Kinh”. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô ======================= Sứ viết: * Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra, Nước Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ. “Mỹ cũng hi vọng Nga và Nhật cải thiện quan hệ giữa 2 nước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc. * Ngài Tập Cân Bình sang Nga sẽ nhận được sự ủng hộ của người Nga về bảo vệ hòa bình thế giới... Bắc Kinh cũng đã mở một cuộc tấn công quyết liệt bằng hàng loạt các động thái ngoại giao mà tiêu điểm của nó là cuộc viếng thăm Nga của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình, tiếp sau là chiến dịch tuyên truyền rầm rộ của các phương tiện truyền thông Trung Quốc về mối quan hệ nồng ấm giữa 2 nước. * Chẳng bao giờ có chuyện này: “Nắm tay Nga hiện cũng chỉ là một trong những nước cờ chiến lược của Tokyo. Chiến lược của Moscow rất khó hiểu, nó dường như là một con rắn 2 đầu luôn ngoảnh sang mọi phía. Hoàn toàn có thể xảy ra một kịch bản là đến một lúc nào đó, họ sẽ ngã vào vòng tay Bắc Kinh”. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 Shinzo Abe mặc áo lính, "cưỡi xe tăng" kêu gọi bảo vệ chủ quyền Chủ nhật 28/04/2013 13:00 (GDVN) - Hôm qua 27/4 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khoác áo lính, "cưỡi xe tăng" tham gia hoạt động vận động tranh cử Hạ viện năm 2013 tại trung tâm Niconico và kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/4 dẫn nguồn tin tờ Sankei Nhật Bản cho biết, hôm qua 27/4 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khoác áo lính, "cưỡi xe tăng" tham gia hoạt động vận động tranh cử Hạ viện năm 2013 tại trung tâm Niconico và kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Các đảng phái chính trị của Nhật Bản đều cử đại diện tới trung tâm này tham gia vận động tranh cử cho đảng mình. Bắt đầu từ mùa hè năm nay, Hạ viện Nhật Bản bắt đầu hình thức bỏ phiếu bầu cử trực tuyến nên các đảng phái đều tận dụng cơ hội vận động tranh cử. Thủ tướng Shinzo Abe xuất hiện với vai trò người đứng đầu đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản. Ông khoác lên mình một bộ quân phục, đội mũ bảo hiểm dành cho lính xe tăng và chụp ảnh lưu niệm với các thành viên bên cạnh 1 chiếc xe tăng. Ông Shinzo Abe còn kêu gọi người dân Nhật Bản nỗ lực cùng chính phủ chấn hưng nền kinh tế, sử dụng sức mạnh của mạng Internet để thay đổi tương lai của Nhật Bản. Cử tri Nhật Bản khi tới tham quan khu vực vận động tranh cử của LDP tại Niconico được leo lên xe tăng chụp ảnh, thậm chí được cho mượn quân phục. Truyền thông Nhật Bản cho rằng động thái này của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm phát đi một thông điệp cứng rắn và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng liên tục leo thang trên Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) =========================== Đông Bắc Á, nóng lên từng ngày. Năm nay chưa thể xảy ra chiến tranh. Nhưng "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc - tính từ hôm nay đến trước khi hết năm 2019. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 Cái bắt tay giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007 An ninh thủ đô ======================= Sứ viết: * Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra, Nước Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ. * Ngài Tập Cân Bình sang Nga sẽ nhận được sự ủng hộ của người Nga về bảo vệ hòa bình thế giới... * Chẳng bao giờ có chuyện này: chào bác Thiên Sứ, nhìn hình này cháu nghĩ phong thái của ông thủ tường Nhật là của 1 ngưởi biết tỏng tòng tong suy nghĩ của đối phương, còn của ông Putin là người hiểu và chấp nhận điều đó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 chào bác Thiên Sứ, nhìn hình này cháu nghĩ phong thái của ông thủ tường Nhật là của 1 ngưởi biết tỏng tòng tong suy nghĩ của đối phương, còn của ông Putin là người hiểu và chấp nhận điều đó. Đúng vậy! Đây là một phương pháp coi cao cấp nhất của Lý học. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 "Đại bàng non" hạ cánh, Triều Tiên tập trận lớn Chủ Nhật, 28/04/2013 16:07 (NLĐO) - Nguồn tin chính phủ Hàn Quốc ngày 28-4 cho hay Triều Tiên sắp tập trận phối hợp không quân và lục quân quy mô lớn dọc bờ biển Hoàng Hải giữa lúc cuộc tập trận chung “Đại bàng non” của Mỹ - Hàn sắp kết thúc. Theo hãng tin Yonhap, tình báo Hàn Quốc đã nhận thấy những dấu hiệu Bình Nhưỡng sẽ tiến hành cuộc tập trận trên xung quanh Nampho, thành phố cảng đông dân nhất thuộc tỉnh Nam Pyongan, phía tây nam Bình Nhưỡng. Các đơn vị không quân và pháo binh Triều Tiên đang được điều động gần Nampho. Pháo binh Triều Tiên tập trận bắn đạn thật hồi tháng 2-2013. Ảnh: AP/KCNA Nguồn tin cho hay: "Nhiều khả năng cuộc tập trận sẽ rất lớn. Hiện chưa xác minh được thời điểm tập trận song đây là lúc Triều Tiên có thể triển khai các tên lửa tầm ngắn để biểu dương lực lượng". Trong khi đó, đài KBS đưa tin Hàn Quốc sẽ cắt nguồn cung cấp điện và nước tại khu công nghiệp Kaesong sau khi toàn bộ nhân viên nước này rút về. Hiện đã có 126 người về đến Hàn Quốc. 50 người cuối cùng sau khi kiểm tra lần cuối trang thiết bị cũng sẽ ra về. Tháng 6-2007, Hàn Quốc đã đầu tư 48 tỉ won (43 triệu USD) để đảm bảo nguồn điện cho 30.000 hộ dân tại Kaesong. Ngoài ra, trạm xử lý và lọc nước ở Kaesong cung cấp khoảng 21.000 tấn nước sinh hoạt hàng ngày, nếu bị cắt sẽ có khoảng 1/4 cư dân ở Kaesong thiếu nước sinh hoạt. Hàn Quốc cho rằng đây là lúc Triều Tiên triển khai tên lửa tầm ngắn để phô trương lực lượng. Ảnh: Yonhap Hải Ngọc (Theo Yonhap, KBS) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2013 Phía ác mộng của giấc mơ TQ vietnamnet.vn 28/04/2013 00:06 GMT+7 Đội ngũ kinh doanh tinh hoa toàn cầu đổ xô đến Diễn đàn Bác Ngao và mê mẩn với lời hứa tăng trưởng, thịnh vượng mà chủ tịch Trung Quốc đưa ra. Nhưng khi trở về nhà, họ có thể chẳng hiểu nổi nước chủ nhà sẽ làm gì tiếp theo. Diễn đàn Bác Ngao - nơi có khoảng 10 vị lãnh đạo thế giới với 1.000 doanh nhân tháp tùng, diễn ra ở đảo Hải Nam. Chủ trì là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã nuôi hy vọng cho những người tham dự với một tầm nhìn tuyệt vời cho sự thịnh vượng sắp tới. Diễn đàn Bác Ngao. Ảnh: thegatesnotes Ông hứa, thu nhập trung bình của người Trung Quốc năm 2020 sẽ gấp đôi năm 2010. Và chỉ trong 5 năm, Trung Quốc sẽ mua gấp năm lần giá trị hàng hóa thế giới so với hiện tại. Đó là một viễn cảnh lung linh và đầy "trêu ngươi". Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, đang mua khối lượng hàng hóa giá trị khổng lồ 1,8 nghìn tỉ USD mỗi năm từ thị trường toàn cầu. Giờ đây, họ còn hứa hẹn gia tăng nhu cầu nhập khẩu lên tới 10 nghìn tỉ USD/năm. Nghĩa là nếu dựa trên tổng lượng thương mại toàn cầu hiện nay, nó sẽ tương đương với 2/3 tổng lượng hàng hóa xuất khẩu từ tất cả các nước khác trên thế giới gộp lại. Khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn tăng trưởng, thịnh vượng thì thế giới dõi theo ông rất nghiêm túc. Hơn thế nữa, ông Tập còn nhắc lại cam kết phát triển hòa bình, và Bắc Kinh sẽ "bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các công ty đầu tư nước ngoài phù hợp với khuôn khổ luật pháp". Đây đúng là những điệu nhạc du dương với giới đầu tư nước ngoài. "Trung Quốc sẽ không bao giờ đóng cửa với thế giới bên ngoài", ông Tập Cận Bình tuyên bố. Thế nhưng, khi các doanh nhân phương Tây trên đường trở về nhà, với hy vọng và lạc quan, thì ông Tập Cận Bình lại có một chuyến thăm khác tới đảo Hải Nam. Đó là căn cứ hải quân mới lớn nhất của Trung Quốc gồm cả một cảng ngầm che chở cho đội tàu ngầm của Bắc Kinh khỏi các vệ tinh do thám, thậm chí là tên lửa của Mỹ. Thách thức ưu thế Căn cứ ấy là biểu tượng và thực tế minh chứng cho sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc nhằm thách thức ưu thế của Mỹ trên các vùng biển. Truyền thông Trung Quốc dồn dập đưa tin về việc ông Tập đi thị sát hạm đội. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới một cơ sở quân sự kể từ khi chính thức đảm nhận cương vị chủ tịch Trung Quốc. "Ông Tập Cận Bình đã có nhiều lần khẳng định bản thân gắn liền với chủ nghĩa dân tộc", chuyên gia lâu năm về Trung Quốc David Shambaugh, giám đốc Chương trình chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington nói. Trong vòng một tuần trở thành lãnh đạo, ông Tập đã dẫn đầu ban Thường vụ Bộ chính trị đi thăm một triển lãm ở bảo tàng về "trăm năm xấu hổ và nhục nhã của Trung Quốc dưới tay các đế quốc phương Tây và Nhật Bản". "Với động thái này và những bài phát biểu", Shambaugh phân tích, "ông Tập đã rõ ràng gắn liền bản thân với chủ nghĩa dân tộc và thực hiện nhiều cách khác để báo hiệu một lập trường cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại cũng như an ninh quốc gia". Hầu như trong phát biểu nào ở những chuyến thị sát quân đội kể từ tháng 11 năm ngoái (khi ông Tập được bầu làm Tổng bí thư), ông đều thúc giục quân đội "sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng". Shambaugh nhấn mạnh: "Cá nhân ông Tập còn trực tiếp đứng đầu một nhóm lãnh đạo hàng hải, đặt ông vào vị trí trung tâm của lập trường cứng rắn Trung Quốc" trong các tranh chấp hàng hải với Nhật cũng như một số nước Đông Nam Á. "Mọi động thái ấy thể hiện sự mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn và chủ nghĩa dân tộc hơn để tạo tiếng vang với người dân cũng như quân đội Trung Quốc". Dĩ nhiên, Mỹ không đứng thụ động quan sát. Họ hướng tới một kết quả tốt hơn trong quan hệ hai bên nhưng vẫn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một cuộc chiến tranh chiến lược được thiết kế để đối phó với sức mạnh trỗi dậy từ quân đội Trung Quốc. Chiến lược ấy khi công khai chút ít gọi là khái niệm Tác chiến Không Hải. Chiến lược bao gồm việc sử dụng các máy bay ném bom và tàu ngầm để đánh bại hệ thống rađa giám sát tầm xa và làm chệch hướng độ chính xác của hệ thống tên lửa. Cho tới khi quân đội đối phương “bị bịt mắt”, thì một cuộc tấn công hải quân và không quân lớn sẽ xảy ra. Quan trọng hơn là chiến lược ấy dựa trên giả định leo thang có thể được kiềm chế ở dưới ngưỡng hạt nhân. Chiến lược ấy có thể ngăn chặn ý muốn xâm lược của người Trung Quốc nhưng cùng lúc đó lại phải đối mặt với các thách thức từ khả năng leo thang hạt nhân. Nghĩa là Trung Quốc có thể cảm nhận được nỗ lực và sự tấn công của Mỹ nhằm giải giáp vũ khí hạt nhân của họ. Từ đó, Bắc Kinh không loại trừ xem xét chuyện phủ đầu hạt nhân. Sức mạnh mới của Trung Quốc xem ra mang lại những cơ hội to lớn, nhưng nguy cơ cũng thật đáng sợ. Thái An(theo Sydney Morning Herald) ================================ Không nằm ngoài nội hàm "Canh bạc cuối cùng" của Lão Gàn. Vấn đề còn lại chỉ là: Ai là bá chủ thế giới sau canh bạc này và nó sẽ kết thúc với phương thức như thế nào? - "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nh6n loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiệu diệt!"? Vanga Hay là: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Trình Quốc Công 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 4, 2013 Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc (Theo Vietnam+) Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50 Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001. Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển. Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy. Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo . Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta “Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.” Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt. Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó. Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế. Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga. Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa. Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001). Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh. Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn. Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến. Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó. Ăn cắp công nghệ Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba). Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn. Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này. Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc. Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9. Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp. Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v. Chế tạo tại Trung Quốc Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ. Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ. Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này. Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện). Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công. Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27. Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần. Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến. Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND). Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều. Hiệu ứng số đông Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90. Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND). Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc). Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên. Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga. Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên. Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc. Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga. Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu. Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka). Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần. Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng). Các xe tăng của đối phương nhanh hơn Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu. Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm). Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần. Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần). Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình. Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên). Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi. (Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo). Lê Hùng ===================== Bởi zdậy! Trong "canh bạc cuối cùng" người Nga hổng thể nào đoòng minh với Trung Coóc được! Cái này Lão Gàn lói nâu rùi! Khiến khổ! Cái lày ngộ cũng lói nâu nắm rùi! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 4, 2013 Cái bắt tay giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007 chào bác Thiên Sứ, nhìn hình này cháu nghĩ phong thái của ông thủ tướng Nhật là của 1 ngưởi biết tỏng tòng tong suy nghĩ của đối phương, còn của ông Putin là người hiểu và chấp nhận điều đó. Vào thời chiến tranh lạnh ở đỉnh cao vào cuối thập niên 80,một chuyên viên và là viên chức cao cấp của Liên Xô hồi ấy phát biểu - Đại ý: "Thế giới hiện nay không có gì còn là bí mật cả, mọi vấn đề (của giới chính trị) đều có thể lật bài ngửa để nói chuyện". Ấy là hồi ấy, toàn là kiến thức của giới khoa học hiện đại. Huống chi bây giờ còn có sự can thiệp của giới bói toán "mê tín dị đoan". Thiên Cơ - một cao thủ ở Hoa Ký phán chính xác đến ngày nổ ra chiến tranh Vùng Vịnh II (18. 2 Quí Mùi. Việt lịch). Dương Tường - cũng ở Hoa Kỳ - phán chính xác- sai số không quá ba ngày - kết thúc chiến tranh ở đây! - từ mùng 9 - 12 tháng Ba Quí mùi Việt lịch. Tất cả đều công khai trên mạng trước chiến tranh cả tháng. Lạy Chúa! Có thể nói đây là những quẻ cần ghi nhận trong lịch sử bói toán của thế giới. Còn việc xem hình ảnh mà dự báo thì Lạc Việt độn toán cấp III (Có 4 cấp trong làng bói toán - Cấp IV - tương ứng với bà Vanga) và đã từng là bài tập cho các học viên tham gia học môn này - không biết cái topic ấy nó trôi đâu mất?!. Có một học viên xuất sắc Lạc Việt độn toán - đã xem tấm ảnh một bà bán hàng rong với đôi quang gánh ở Việt Nam - mà phân tích, đoán chính xác ngài Obama sẽ là tổng thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ I - 2006 (Bài phân tích rất hay! Có thể làm bài mẫu). Dự báo của sự kiện này về mặt ứng dụng, khó hơn rất nhiều phân tích sự kiện "Kim Long đằng phi" của tôi. Tất nhiên nó không thể so sánh với "Kim Long đằng phi" về mặt lý thuyết.Đến bây giờ, thế giới này đi về đâu trong một tương lai gần, chắc chẳng cần phải bói nữa. Phân tích theo kiến thức hiện đại cũng có thể nhận thấy được. Nhưng có một điều rất quan trong trong một tương lai xa hơn - sau "Canh bạc cuối cùng" với kết quả là sự hội nhập toàn cầu - là: Nếu không có sự đối thoại giữa hai nền văn minh mà trong đó chủ thể đối thoại nhân danh văn minh Đông phương chính là nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử - thì - sau đó sẽ là sự bế tắc kéo dài rất lâu của cả thế giới này. Tôi phát biểu điều này rất nghiêm túc. Còn có ai wan tâm hay không thì tùy. "Vạn sự tùy duyên". Tôi đang viết cuốn sách "Minh triết Việt với văn minh Đông phương" - cách đây 1 tháng tựa nó là "Tính minh triết trong di sản văn hóa truyền thống Việt". Tôi hy vọng đủ nhân duyên để hoàn thành cuốn sách này. Lắm lúc cũng buồn! 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2013 Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược? 30/04/2013 02:00 GMT+7 Vấn đề là Việt Nam phải hiểu Mỹ muốn gì, Việt Nam muốn gì, GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Mason (Hoa Kỳ) nói.LTS: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái, có một chủ đề được các học giả đặc biệt quan tâm: "quan hệ đối tác chiến lược", hoặc gần như thế, giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, hoặc thậm chí Tây Ban Nha. Việt Nam cũng có kế hoạch nâng tầm mối quan hệ với các nước như Úc (từ quan hệ đối tác toàn diện), Ý, hay Pháp. Đặc biệt, điều mà mọi người chờ đợi trong hoài nghi là liệu Việt Nam có đạt mối quan hệ này với kẻ cựu thù là Hoa Kỳ, như hai nước đã đặt ra từ thời Ngoại trưởng Hilary Clinton hay không. Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason (Hoa Kỳ), một chuyên gia về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và chính trị Đông Á, trên cơ sở những thảo luận trong hội thảo, cộng với những diễn tiến "cập nhật", để làm rõ khái niệm phức tạp, và mỗi nước có quan điểm rất riêng biệt này. Đặc biệt từ mùa hè năm 2010, khi bà Hilary Clinton lần đầu tiên sang thăm Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng, Mỹ và Việt Nam đã xác định xây dựng mối quan hệ "đổi tác chiến lược". Cho đến nay, hai nước đã nhiều lần đề cập tới khái niệm này, nhưng dường như vẫn chưa đạt được một sự chia sẻ khả dĩ nào đó. Xin ông cho biết đánh giá của mình. Thật ra, mọi mối quan hệ đều được xác lập trên cơ sở quyền lợi, và những nước nhỏ thường mong muốn được cư xử một cách bình đẳng. Thành ra, xét về kinh tế, chính trị, hay chiến lược đều thế cả. Còn về quan niệm về "đối tác chiến lược", tôi lại thấy vị học giả người Nga (trong dịp Hội thảo Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái) đưa ra một số luận điểm đúng, và hữu ích. Ông dẫn ra, trong quan hệ Nga - Việt, có một số nguyên tắc để hình thành quan hệ "đối tác chiến lược". Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ trong một buổi hội thảo. Ảnh: Huỳnh Phan Thứ nhất là không tấn công lẫn nhau; thứ hai là không liên minh để chống nước khác; thứ ba là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; và thứ tư, quan trọng nhất, là tin cậy lẫn nhau. Nhưng muốn tin cậy lẫn nhau thì phải có những giá trị tương đồng. Ông ấy có hàm ý rằng giữa Việt Nam và Mỹ thì chưa có cái đó, và tôi nghĩ ông ta có lý. Bởi vì, giữa Mỹ và Việt Nam còn có cái hố sâu cần lấp bằng để có thể tiến tới mối quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương (Học viện Quan hệ Quốc tế) lại đưa ra nhận định rằng hai bên có quan niệm hơi khác nhau về "đối tác chiến lược". Đối với người Mỹ, đã gọi là "đối tác chiến lược" phải có hợp tác quân sự. Nhưng đối với Việt Nam, mối quan tâm mang tính chính trị - kinh tế, hay nói theo kiểu Việt Nam là mối quan hệ "đối tác toàn diện". Quan điểm riêng của ông? Tôi đã có hỏi một số quan chức ngoại giao Mỹ, như gần đây là Phó Đại sứ Claire A. Pierangelo. Còn bà Pieranglo nói: "Trong bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng muốn một đối tác tốt, ổn định, đáng tin cậy và có thể phụ thuộc lẫn nhau được. Điều này đúng với việc chúng ta tìm người bạn, bạn đời, hay quan hệ giữa hai nước. Khi quan hệ của chúng ta mới bắt đầu thì những lĩnh vực làm việc cùng nhau còn hạn chế, chủ yếu là về kinh tế và những vấn đề của quá khứ, như chiến tranh. Nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ không còn là hai đất nước của gần 20 năm về trước nữa, chúng ta cần cùng nhau nhìn vào tương lai 10 năm, hay 20 năm tới, và chúng ta sẽ như thế nào đối với nhau. Đó là cũng chính cách mà chúng tôi đang nhìn vào mối quan hệ giữa hai nước, và chúng tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ có cách nhìn tương tự như vậy để chúng ta định hướng được quan hệ chính trị, kinh tế." Các nhà ngoại giao thường không nói hết được tất cả, họ có những nguyên tắc của họ. Nhưng giới học giả chúng tôi thì khác. Tôi nghĩ, Việt Nam phải hiểu Mỹ muốn gì, Việt Nam muốn gì. Cho đến giờ phút này, tôi nghĩ Việt Nam đã biết Mỹ muốn gì, và một trong những điều mà Việt Nam muốn gạt sang một bên là vấn đề "dân chủ - nhân quyền". Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương có dẫn ra trường hợp Saudi Arabia, một nước có tình trạng nhân quyền rất kém mà Mỹ vẫn chấp nhận quan hệ đối tác chiến lược? Trong chuyện này phải nhìn kỹ một chút, chứ không đơn giản vậy đâu. Tại sao? Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là "tự do, dân chủ và nhân quyền". Ba lợi ích này luôn luôn hiện hữu, nhưng trong từng trường hợp, không phải lúc nào cả ba cái này cũng quan trọng bằng nhau. Ví dụ, một khi quyền lợi chiến lược to lên, thì quyền lợi về giá trị nó bé đi. Ta quay lại trường hợp Saudi Arabia, về chiến lược, nước này quá quan trọng với người Mỹ. Họ là một đồng minh trung thành và thân cận của Mỹ ở Trung Đông. Đó là chưa nói tới dầu hỏa lại nhiều nữa. (Cười) Chính vì vậy, mục tiêu thứ ba là "tự do, dân chủ - nhân quyền" mặc nhiên lờ mờ đi. Hay đối với Trung Quốc, mối quan hệ kinh tế lại quan trọng. Bởi ông Bill Clinton đã từng dọa rằng, nếu Trung Quốc không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không gia hạn qui chế tối huệ quốc trong thương mại. Nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn nhân nhượng, vì lợi ích kinh tế lớn. Nhưng đối với những nước mà hai lợi ích về chiến lược và kinh tế chưa đủ lớn, đòi hỏi về "tự do, dân chủ và nhân quyền" chắc hẳn phải cao hơn thôi. Còn đã hướng tới đối tác chiến lược, các giá trị này còn quan trọng hơn nữa. Đó là ta còn chưa nói tới trao đổi về quân sự, nhất là mua bán vũ khí. Đối với Mỹ, không phải bán vũ khí là chuyện của bên quốc phòng nói riêng, hay của hành pháp nói chung, mà phải được quốc hội thông qua. Mà quốc hội Mỹ thì lúc nào cũng đặt vấn đề nhân quyền lên. Dù muốn hay không, có thể người ta không đòi hỏi 100%, nhưng chắc chắn phải có những cải thiện, những nhượng bộ nhất định. Việt Nam phải hiểu rằng, có thể bên hành pháp chập nhận lờ mờ, vì những lợi ích nào khác, nhưng bên lập pháp khó có thể lờ mờ được. Đó là chưa nói tới yếu tố đảng đối lập, luôn tìm cách làm khó đảng cầm quyền. Hay trong chuyện bán vũ khí, nếu Mỹ chưa có sự tin cậy với Việt Nam. Theo tôi nghĩ, hai bên chưa đến cái đoạn có thể đạt được mối quan hệ đối tác chiến lược. Huỳnh Phan (Còn nữa) =================== Cái này wan trọng ạ! Lão Say đâu mất tiêu rùi? Nghỉ Lễ thì không nhậu được hả? Làm vài xị rồi xem các học giả chém gió kìa! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2013 Mỹ cam kết hỗ trợ Nhật bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư 30/04/2013 08:10 (GMT + 7) TTO - Hôm qua 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa khẳng định Washington sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (phải) thể hiện tinh thần hợp tác với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck “Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo này, nhưng chúng tôi xác nhận Senkaku nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” - AFP dẫn lời Bộ trưởng Hagel tuyên bố trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ở Washington. Tuyên bố của ông Hagel được đưa ra trong thời điểm căng thẳng đang leo thang nghiêm trọng trên biển Hoa Đông. Hôm 23-4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết sẽ “trục xuất bằng vũ lực” các tàu Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Hagel nhấn mạnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một thách thức an ninh lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Tranh chấp này cần phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan” - ông Hagel nói. Tuy nhiên ông Hagel cũng gửi một thông điệp không thể lầm lẫn tới Trung Quốc. “Washington phản đối bất kỳ hành vi đơn phương mang tính đe dọa nào có thể gây phương hại đến sự kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Senkaku - ông Hagel khẳng định - Bất kỳ hành động nào cũng có thể khiến căng thẳng leo thang, dẫn tới những tính toán sai đe dọa sự ổn định của cả khu vực”. Trong cuộc đối thoại với ông Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền lãnh thổ của Nhật và Tokyo “quyết tâm bảo vệ đất đai, vùng biển, bầu trời” của quần đảo này. Về vấn đề CHDCDN Triều Tiên, hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác giữa lực lượng quân sự hai nước để giám sát và phản ứng với bất kỳ hành vi khiêu khích nào. Về hợp tác phòng vệ tên lửa, Bộ trưởng Hagel cho biết Mỹ và Nhật đã đạt bước tiến về kế hoạch triển khai hệ thống radar TPY-2 thứ hai tại Nhật và sẽ triển khai đội máy bay MV-22 Osprey thứ hai đến Nhật. NGUYỆT PHƯƠNG =================== Ông Hagel cũng gửi một thông điệp không thể lầm lẫn tới Trung Quốc. “Washington phản đối bất kỳ hành vi đơn phương mang tính đe dọa nào có thể gây phương hại đến sự kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Senkaku - ông Hagel khẳng định - Bất kỳ hành động nào cũng có thể khiến căng thẳng leo thang, dẫn tới những tính toán sai đe dọa sự ổn định của cả khu vực”. Thế đấy! Một sai lầm được báo trước! Đâu phải đến bây giờ ông Hagel mới nói đâu. Lão Gàn lói nâu nắm rùi! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2013 Nhật và Trung Quốc bắt đầu cuộc "chiến tranh đất hiếm"? Thứ Ba, 30/04/2013 - 09:28 Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình. Ngày 26/04, Chính phủ Nhật Bản công bố “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương”, trình bày phương châm chỉ đạo về chính sách hải dương trong vòng 5 năm tới. Bản kế hoạch này đã xây dựng chính sách đối phó với tàu thuyền Trung Quốc ở Senkaku và đề xuất xây dựng một trạm cung cấp hậu cần ở rạn san hô Okinotori (Nhật Bản gọi là đảo Okinotori - tiếng Nhật là Okinotorishima). “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương” chỉ rõ: “Nhật Bản sẽ xây dựng 2 trạm cung cấp hậu cần, 1 trạm đặt tại Okinotorishima ở điểm cực nam của Nhật và trạm ở điểm cực đông đặt tại khu vực phụ cận đảo Minami Tori (Minami Torishima) với nhiệm vụ là bảo đảm cung cấp hậu cần cho công tác điều tra hải dương”. Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình. Theo bài báo, ngày 26 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã lần đầu tiên triệu tập một cuộc hội nghị “Hợp pháp hóa quản lý các đảo” với thành phần gồm đông đảo nhân sĩ các giới để thảo luận phương án thực hiện công tác lập pháp. Dự kiến đến hạ tuần tháng 6, Chính phủ Nhật Bản sẽ tham khảo báo cáo tổng kết của cuộc hội thảo này để chính thức khởi động tiến trình lập pháp. Đảo Okinotori nằm ở điểm cực nam của Nhật Bản Okinotorishima là một rạn san hô ở Thái Bình Dương nằm ở phía nam Nhật Bản. Mấy năm gần đây, chính phủ Nhật Bản chi tiêu khoản tiền rất lớn để nuôi trồng giống san hô nhân tạo ở rạn san hô này. Cùng với việc định danh cho nó là “một hòn đảo” nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình, Nhật Bản cũng chuẩn bị công tác khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở khu vực biển này. Ngày 11/09/2009, khi Ủy ban phân giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc cử một tổ công tác đến giải quyết đề nghị của Nhật về quy hoạch thềm lục địa biển Thái Bình Dương ở phía nam Nhật Bản, Trung Quốc đã đệ trình ý kiến phản đối quyết liệt hành động của Nhật lên Liên hiệp quốc. Về vấn đề này, phía Trung Quốc cho rằng đây là một rạn san hô chứ không phải là một hòn đảo, điều kiện tự nhiên không phù hợp cho con người cư trú và phát triển kinh tế nên không được coi là thuộc chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia, Nhật tự ý trồng san hô nhân tạo ở đây và hoạch định nó vào vùng thềm lục địa của mình là không có căn cứ. Thế nhưng, các nhà phân tích không khó để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc quan tâm quá mức và phản đối quyết liệt hành động thể hiện chủ quyền chính đáng ở khu vực này của Nhật, tất cả đều xuất phát từ nguồn tài nguyên dầu mỏ và hơn hết là nguồn tài nguyên đất hiếm, tuy chưa thăm dò nhưng được dự đoán là có thể có ở đây. Đáy biển xung quanh đảo Minami Tori có trữ lượng đất hiếm cực lớn Năm 2009, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Tokyo đã phát hiện một mỏ đất hiếm khổng lồ dưới đáy biển xung quanh Minami Torishima. Cuối tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương - Địa cầu Nhật Bản và Đại học Tokyo đã xác nhận chính xác điều này. Kết quả phân tích những mẫu bùn cho thấy hàm lượng đất hiếm ở khu vực đó cao gấp 10 lần so với hàm lượng đất hiếm ở bờ biển Hawaii, Mỹ và gấp từ 20 tới 30 lần so với các mỏ đất hiếm của Trung Quốc. Đất hiếm là nguyên liệu cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sản xuất tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo, turbin gió, điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và nhiều thiết bị điện tử khác. Hiện tại Trung Quốc cung cấp tới hơn 90% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Với trữ lượng khoảng 6,8 triệu tấn đất hiếm ở đây, với tốc độ sử dụng đất hiếm như hiện nay, các công ty Nhật Bản có thể sử dụng trong khoảng 230 năm mới hết. Trở ngại lớn nhất đối với việc khai thác đất hiếm là độ sâu của mỏ, hiện nay, con người chưa thể khai thác đất hiếm ở độ sâu lớn hơn 5.000m. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm tàu lặn có người lái Giao Long với định hình thiết kế lặn sâu 7000m dưới đáy biển. Họ chế tạo con tàu này nhằm mục đích thăm dò, khảo sát nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương mà đất hiếm là một mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, tuy Okinotorishima chưa xác định được là có đất hiếm hay không, nhưng việc Tokyo định xây trạm hậu cần ở đây cùng với Minami Torishimađã làm Bắc Kinh cảnh giác. Tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc Tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hoạt động năm 2013 của tàu lặn này bao gồm 3 đợt. Đợt 1 kéo dài 43 ngày bắt đầu từ tháng 6 ở khu vực bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đợt 2 tiến hành từ tháng 7 kéo dài 43 ngày tại tây Thái Bình Dương và đợt 3 kéo dài 38 ngày tại tây bắc Thái Bình Dương. Khu vực tác nghiệp của Giao Long trong đợt 2 và đợt 3 có thể sẽ liên quan đến những khu vực nhạy cảm nhưng giàu tài nguyên mà Nhật đang tuyên bố chủ quyền. Lo ngại trước những hành động này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các biện pháp bảo hộ các ngồn tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình. Một cuộc chiến về chủ quyền “đất hiếm” có thể sẽ bắt đầu? Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2013 Quân Trung Quốc dựng trại thứ 5 trên đất Ấn Độ 30/04/2013 18:00 (GMT + 7) TTO - Tờ One India ngày 30-4 cho biết một nhóm binh sĩ Trung Quốc đã dựng thêm một trại lính ở vùng Daulat Beg Oldi, thuộc Ladakh hồi ngày 29-4, nâng số trại lính được dựng lên 5. Người dân Ấn Độ phản đối Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ - Ảnh: AP Theo tờ báo, hiện Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ rút quân khỏi lãnh thổ Ấn Độ, và những nỗ lực để phá vỡ bế tắc của các cuộc xâm nhập bất ngờ hiện vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, một nguồn tin an ninh cho biết số vật liệu mà Ấn Độ định dùng để xây dựng căn cứ tại một địa điểm thuận lợi gần đó đã được chuyển đi. Động thái này được hiểu là điều kiện do Trung Quốc đặt ra cho Ấn Độ để rút khoảng 50 binh sĩ đang đóng sâu 19km trong lãnh thổ Ấn Độ gần 2 tuần qua. Hiện chính phủ Ấn Độ đang có cuộc họp của Nhóm nghiên cứu Trung Quốc, đứng đầu là Cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon và Bí thư các bộ quan trọng như Quốc phòng, Nội vụ và Ngoại giao để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Cũng theo nguồn tin quân sự, địa điểm mà quân đội Trung Quốc xâm nhập và đóng giữ là một điểm chiến lược nằm tại ngã ba của hai ngọn núi trong khu vực Ladakh. Đây là nơi mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền. Tại vị trí này, quân đội Ấn Độ có thể bí mật giám sát các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực đó. Sau khi quan sát sự di chuyển của binh lính và vũ khí của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ vào ngày 15-4. Hiện binh lính Trung Quốc đóng tại khu vực này đang nhận hàng tiếp viện từ xe tải và máy bay. Theo hãng tin PTI, sau ba cuộc họp thất bại giũa Ấn Độ và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã dựng thêm các lều trại khác. Chính phủ Ấn Độ hiện đang bị phe đối lập chỉ trích nặng nền về vụ xâm nhập này. “Với một hành động thích hợp và cần thiết, chính phủ sẽ thu hồi lại khu vực bị chiếm”, phát ngôn viên Quốc hội Sandip Dikshit nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng chiến tranh không phải là một lựa chọn tốt nhất. DUY TRÂN =================== Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia "Canh bạc cuối cùng". Họa sĩ đã vẽ thiếu cô này! Cái này nói lâu rồi! Xin lưu ý rằng: Đây là "canh bạc cuối cùng", nên luật chơi cũng có nhiều thay đổi! * Hành vi trong bài báo này, cho thấy chính quyền Trung Quốc đang bế tắc trong việc định hướng tương lai của họ về mọi phương diện - Các cụ nhà ta đã nói từ lâu: "Cờ bí, gí tốt". Trung Quốc đang "gí tốt"!. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2013 Sự bế tắc nguy hiểm ở Hoa Đông Căng thẳng ngoại giao Trung-Nhật tiếp tục leo thang với thông tin mới nhất về việc một đội tàu chở các nhà dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai bên. Tàu Nhật và tàu Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Financial Times Chỉ mới tuần trước, Trung Quốc đã cáo buộc Nhật làm gia tăng căng thẳng tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khi tăng cường chiến đấu cơ giám sát máy bay Trung Quốc tại khu vực này. Hôm 23/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe đưa ra tuyên bố này sau khi 8 tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo. Đây là đội tàu hùng hậu nhất của Trung Quốc đi vào vùng biển chỉ trong một ngày kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một phần quần đảo. Phản ứng với việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ các cuộc tuần tra trong khu vực thuộc sự quản lý của Nhật nhưng Bắc Kinh vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền. Giữa bối cảnh căng thẳng, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) đã thúc giục hai bên bắt đầu các cuộc hội đàm để ngăn chặn khủng hoảng và làm dịu đi tranh chấp ở Hoa Đông, tránh đụng độ có thể dẫn tới cuộc xung đột lớn hơn. “Hai nước thiếu tin tưởng lẫn nhau và thiếu cơ chế thông tin liên lạc để quản lý các sự cố… Trong trường hợp xảy ra đụng độ nhỏ, chủ nghĩa dân tộc tăng cao đặc biệt là ở Trung Quốc, thì cần phải ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao để giảm nhiệt tình hình", Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc ICG cho biết. Trong báo cáo mang tên "Vùng biển nguy hiểm: Quan hệ Trung - Nhật về biển đảo", nhóm nghiên cứu đã phân tích các nguy cơ và bế tắc nguy hiểm giữa nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba thế giới về chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo cáo, phản ứng của Trung Quốc đi theo chiến thuật "quyết đoán". Bắc Kinh phản ứng rất quả quyết để tạo ra hiện trạng có lợi cho họ. Trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra thực tế kiểm soát chồng chéo mới mà Nhật Bản phải chấp thuận. Quan điểm của nhóm nghiên cứu là, bế tắc có thể kéo dài và đầy rủi ro. Các bên tham gia cuộc chơi là những lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và hải quân. Sứ mệnh duy nhất của họ là bảo vệ tuyên bố chủ quyền. Nhóm nghiên cứu cảnh báo, rất nhiều nhân tố, thậm chí là thời tiết không thuận lợi, hỏng hóc kỹ thuật, hay một cá nhân quá khích cũng có thể dẫn tới đối đầu. Thêm vào đó, theo báo cáo của ICG, những phương tiện truyền thống để tháo gỡ khủng hoảng giữa hai nước đang dần phai nhạt. Các nhà lãnh đạo không tin tưởng lẫn nhau, kênh ngoại giao khó phát huy tác dụng. ICG kêu gọi quan chức cấp cao hai nước cần khẩn trương tập trung vào thương thảo về những cơ chế quản lý khủng hoảng, các nhà lãnh đạo cần cung cấp không gian chính trị thuận lợi cho hoạt động ngoại giao. “Mong muốn cùng chia sẻ để tránh xung đột quân sự và thúc đẩy quan hệ kinh tế là nền tảng chung để Trung Quốc và Nhật Bản tham gia kênh liên lạc hữu ích với nhau", Yanmie Xie, nhà phân tích của ICG nói. "Cách duy nhất để tránh một cuộc xung đột lớn hơn là cùng làm việc để hướng tới thiết lập những cơ chế thông tin và giảm thiểu khủng hoảng mạnh mẽ hơn”. Thái An(theo Eurasiareview) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Cân đong lợi ích chiến lược Việt - Mỹ 01/05/2013 02:00 GMT+7 "Gia nhập tổ chức này sẽ tăng uy thế của Việt Nam không chỉ về phương diện kinh tế, mà chính trị cũng rất quan trọng". Kỳ 1: Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược? Tuanvietnam tiếp tục cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Hoa Kỳ), về triển vọng mối quan hệ "đối tác chiến lược" Việt - Mỹ. Ta thử bàn sang yếu tố thứ hai, là kinh tế, xem sao. Tất nhiên, không thể so với Trung Quốc được, nhưng lại nằm trong "ván cờ mới" của Mỹ được gọi là TPP (hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương), bao gồm những nước quan trọng nhất ở hai bên bờ Thái bình dương, trừ Trung Quốc, và chiếm tới 40% GDP toàn thế giới. Liệu Việt Nam, nếu tham gia được vào TPP, có làm cho yếu tố giá trị (thứ ba) sẽ được "lờ mờ" đi, theo cách nói của ông? Mặc dù, theo tôi được biết, còn hàng loạt các rào cản, về mặt nguyên tắc, như doanh nghiệp nhà nước, tự do hội đoàn, hay dệt may, mà Việt Nam khó vượt qua. Vả lại, có thêm những nước như Malaysia, Mexico, Canada, hay gần đây nhất là Nhật Bản, tham gia TPP, vị thế của những nước như Việt Nam sẽ không được như ban đầu. Hay nói như bà Virginia Foote, là đến một lúc nào đó ai rớt lại đằng sau thì chịu thôi. Trong trường hợp Việt Nam có khả năng thì vào TPP có ba điều lợi. Thứ nhất, TPP là tổ chức duy nhất ở Á châu-Thái Bình Dương Việt Nam tham dự, mà không có mặt Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam gia nhập một tổ chức mà các quốc gia hội viên đều theo chế độ kinh tế thị trương thực sự. Một khi hội đủ được điều kiện gia nhập thì đương nhiên Việt Nam đuợc coi là có nền kinh tế thị trường, một điều mà Việt Nam vẫn tranh đấu để Mỹ công nhận. Thứ ba, Việt Nam sẽ nằm trong một tổ chức mà tuyệt đại đa số các hội viên đều theo chế độ dân chủ. Gia nhập tổ chức này sẽ tăng uy thế của Việt Nam không chỉ về phương diện kinh tế, mà chính trị cũng rất quan trọng. Tham gia TPP, xuất nhập khẩu sẽ có lợi hơn Lợi thì rất lợi như vậy đấy. Nhưng câu hỏi chính đặt ra là Việt Nam có đủ điều kiện, và có quyết tâm tạo điều kiện, tham dự TPP hay không? Trong quá khứ, Việt Nam đã để mất nhiều cơ hội. Gần đây, Myanmar đã vượt Việt Nam về phương diện được thế giới chú ý đến. Bà Virginia Foote nói đúng, thế giới đi tới và không chờ ai, kẻ nào đi chậm sẽ bị bỏ rơi lại đằng sau. Có vẻ như với ông Tổng thống Barrack Obama, Việt Nam không nằm trong trọng tâm của ông, ít nhất trong năm nay. Thế còn với John Kerry, liệu tình cảm đặc biệt với Việt Nam, qua hàng thập kỷ qua, liệu ông sẽ có những nỗ lực cá nhân của riêng mình? Hoặc, ít ra, với quá khứ tốt đẹp với chống chiến tranh và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ông sẽ là gương mặt dễ nói chuyện với Hà Nội hơn? Giai đoạn 2008-2010, thành công của Việt Nam trong vai trò hội viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và cả trong vai trò Chủ tịch ASEAN với việc củng cố sự cộng tác giữa các nước hội viên ASEAN đã gây ấn tượng đối với Mỹ. Vì thế, họ đã tích cực tìm cách củng cố quan hệ giữa hai nước. Nhưng gần đây, vấn đề nhân quyền trong nước lẫn sự chia rẽ trong ASEAN làm Mỹ thất vọng. Sự ưu tiên dành cho Việt Nam cũng giảm, nhất là khi chính quyền Obama phải đương đầu với nhiều vấn đề đối nội cũng như đối ngoại quan trọng hơn. Riêng ông John Kerry vốn có cảm tình cá nhân với Việt Nam, do đó có thái độ mềm mỏng hơn đối với Việt Nam, như ông đã tỏ ra trong quá khứ. Nhưng bây giờ đã trở thành ngoại trưởng, ông phải quan tâm đến nhiều vấn đề nóng bỏng trên thế giới, theo quyền lợi quốc gia của Mỹ, nên không thể xếp Việt Nam vào loại ưu tiên cao. Không những ông chịu trách nhiệm trước Tổng thống, mà chịu trách nhiệm trước Quốc Hội. Lấy vấn đề nhân quyến làm một thí dụ. Trước kia, với tư cách Thượng Nghị sĩ, ông có thể "ngâm tôm" luật nhân quyền chỉ trích Việt Nam, do Hạ Viện đã biểu quyết. Ngày nay, không những ông không có quyền "ngâm tôm" vấn đề nhân quyền, mà khi ra điếu trần trước Quốc Hội, ông còn phải chứng tỏ Việt Nam đã có tiến bộ về nhân quyền. Vì thế, tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ đẩy tân ngoại trưởng Kerry vào thế khó xử. Nhưng, nói cho gọn lại, việc ông Kerry trở thánh người lãnh đạo chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Lợi dụng được cơ hội ấy hay không lại là một việc khác. Tựu trung, qua trao đổi với Giáo sư, Việt Nam chưa có vị trí tạm gọi quan trọng trên bàn cờ chiến lược của người Mỹ? Không có gì là không quan trọng cả. Nhưng còn xa mới quan trọng để xác lập một mối quan hệ mới, hay như các nhà ngoại giao vẫn nói là "nâng lên một tầm cao mới". Các lãnh đạo Việt Nam, từ chính phủ đến bộ ngoại giao, trong dịp nọ dịp kia, đều nhấn mạnh tới việc sớm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Nhưng dường như, bản thân Việt Nam hình như chưa có sự chuẩn bị tinh thần đầy đủ và quyết tâm cần thiết, nhất là một khái niệm rõ ràng về "đối tác chiến lược", để hướng tới mối quan hệ này? Tôi nghĩ đúng là lãnh đạo Việt Nam có ý muốn như vậy. Với Mỹ, hai bên chưa thống nhất được nội hàm. Ai cũng biết bên kia muốn gì, nhưng dường như chưa có sự thuận mua vừa bán. Thực ra Việt Nam đã từng bỏ lỡ thời cơ trong quan hệ với Mỹ khá nhiều, do chưa thực sự hiểu Mỹ, đơn cử là cơ hội bình thường hóa với Mỹ vào cuối những năm '70, hay trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại song phương (BTA), rồi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Ngay cả với hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương (TPP) hiện nay dường như sự hiểu biết này của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, tuy đã khá hơn trước rất nhiều. Ông có nghĩ vậy không? Phải nói cho khách quan, chính trị nội bộ của Mỹ thực sự rắc rối. Khi Trung Quốc mời tôi sang nói chuyện vào đầu những năm '90, họ cũng không hiểu gì về vấn đề này. Họ cứ hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia, hỏi liên tục. Tôi giải thích từng trường hợp cụ thể một. Và, tựu trung, chính trị nội bộ vẫn là vấn đề quyền lợi mà thôi. Dần dần, Trung Quốc có nhiều học giả học học tập và nghiên cứu về chính trị nội bộ của Mỹ, nên họ biết khá rành mạch. Đối với Việt Nam, cũng có nhiều người học ở Mỹ, nhất là được thực tập ở Mỹ, nên sự hiểu biết chắc chắn là khá hơn ngày xưa, khá hơn rất nhiều. Vấn đề ở đây là họ có dám nói với lãnh đạo một cách thẳng thắn không né tránh không. Nhưng, quan trọng nhất, là chỉ có lãnh đạo mới biết rằng họ thực sự muốn gì, tôi hy vọng như vậy, và nếu muốn cái đó phải trả giá thế nào. Và họ có sẵn sàng trả giá hay không, nếu có, đến mức độ nào. Chuyên viên chỉ nói về khía cạnh kỹ thuật, còn nhà chính trị thì quyết định theo quyền lợi chính trị. Vì vậy, nên cái giỏi của nhà chính trị là chọn được chuyên viên giỏi, và biết chọn lựa lời khuyên tốt. Ta đành phải hy vọng thôi. Xin cám ơn ông. Huỳnh Phan =================== Nhưng, quan trọng nhất, là chỉ có lãnh đạo mới biết rằng họ thực sự muốn gì, tôi hy vọng như vậy, và nếu muốn cái đó phải trả giá thế nào. Và họ có sẵn sàng trả giá hay không, nếu có, đến mức độ nào. Chuyên viên chỉ nói về khía cạnh kỹ thuật, còn nhà chính trị thì quyết định theo quyền lợi chính trị. Bây giờ mà còn bàn nữa thì rách việc nhỉ! Lúc này cần những sự quyết đoán và chịu trách nhiệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Máy bay Trung Quốc "trêu ngươi" Ấn Độ Sau khi đưa quân vào dựng trại ở khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 10km, Trung Quốc liên tục đưa máy bay xâm phạm không phận nước láng giềng. Máy bay trực thăng vũ trang của Trung Quốc. Ngày 24/4, một chiếc trực thăng của Trung Quốc còn ngang nhiên bay ngay trên đầu một căn cứ quân sự của Ấn Độ ở vùng Chumar thuộc Ladakh. Diễn biến này đẩy cuộc tranh chấp ở khu vực biên giới Trung-Ấn leo lên mức căng thẳng mới. Sau khi kiên quyết từ chối không chịu rút quân ra khỏi vị trí chiếm đóng của họ ở Ladakh nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 10km, quân đội Trung Quốc tiếp tục đưa máy bay, trực thăng vào xâm phạm không phận Ấn Độ, nguồn tin từ báo chí Ấn Độ hôm nay cho biết. Trước đó, hôm 21/4, hai máy bay quân sự của Trung Quốc cũng đã xâm nhập không phận Ấn Độ ở Chumar. Hai chiếc máy bay này đã vay vòng vèo ở khu vực một lúc trước khi thả một số hộp thực phẩm, gói thuốc lá và những tờ giấy ghi chép bằng tiếng Trung Quốc xuống mặt đất, các nguồn tin chính thức từ Ấn Độ cho hay. Hai vụ xâm nhập của máy bay Trung Quốc nói trên diễn ra vài ngày sau khi một trung đội gồm 50 binh sĩ thuộc PLA xâm nhập sâu vào vùng Ladakh 10km và cắm trại gần Burthe. Ladakh là một khu vực thuộc dãy Himalayan, gần sát Thung lũng Kashmir – nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp với nhau. Chumar là nơi cách Ladakh khoảng 300 km và từ Chumar có thể tiến tới Aksai Chin - một khu vực của Ấn Độ đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, nguồn tin từ Ấn Độ cho biết. Hồi tháng 9 năm ngoái, các trực thăng của Trung Quốc cũng đã từng xâm nhập vào Chumar và thậm chí, một số binh lính đi trên trực thăng đã đổ bộ xuống mặt đất ở nơi này. Binh lính Trung Quốc đã phá hủy các lô cốt và doanh trại cũ mà quân đội Ấn Độ để lại, trước khi quay trở lại không phận của họ. Tình hình ở khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ tiếp tục căng thẳng khi một trung đội Trung Quốc kéo vào bên trong lãnh thổ Ấn Độ, dựng trại ở đó và kiên quyết không chịu rút đi. Giới quan chức quân sự cấp cao của hai nước đã tiến hành hai cuộc họp nhằm tháo gỡ tình hình nhưng vẫn chẳng đem lại kết quả khả quan nào. Sau cuộc họp hôm 23/4, New Delhi đã kêu gọi Bắc Kinh thay đổi tình hình ở Ladakh hiện nay, khi quân lính Trung Quốc và Ấn Độ đang có cuộc giáp mặt đầy nguy hiểm. Sau khi quân Trung Quốc dựng trại ở khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 10 km hôm 15/4, New Delhi cũng ngay lập tức dựng một đồn lính đối diện ở cách đó 300 m. Giới chức ở New Delhi miêu tả, đó là một tình huống chứa đựng đầy nguy cơ, có thể khiến mọi việc vượt ra khỏi tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào. Trong cuộc họp thứ hai ở cấp thiếu tướng diễn ra hôm 23/4, đại diện của PLA lại đưa ra vấn đề về các hoạt động xây dựng của phía Ấn Độ ở Chumar. Theo đánh giá của Ấn Độ, Bắc Kinh dường như muốn ám chỉ, nếu New Delhi chịu ngừng các hoạt động xây dựng ở Chumar thì cuộc đối đầu hiện nay giữa hai nước sẽ chấm dứt. Chumar là nơi mà hai nước Trung-Ấn có tranh chấp với nhau. Hai nước từng có một cuộc đụng độ ở khu vực này năm 2008 và một cuộc đụng độ khác hồi năm ngoái. Diễn biến mới nhất ở biên giới Trung-Ấn đã gây cản trở cho hoạt động ngoại giao con thoi giữa hai nước trước thềm chuyến thăm được lên kế hoạch từ trước của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thủ đô New Delhi vào tháng tới. ================================ Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia "Canh bạc cuối cùng". Họa sĩ đã vẽ thiếu cô này! Cái này Sư phụ Thiên Sứ nói lâu rồi! Cái anh Tung của này đúng là không coi ai ra gì, bực cái thái độ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Mọi diễn biến ở biển Đông đều liên thông tới Đông Bắc Á! * Đây là một tour du lịch đến Senkaku của người Nhật đây mà! - Họ sẽ đổ bộ lên Senkaku! ====================== Sự bế tắc nguy hiểm ở Hoa Đông Căng thẳng ngoại giao Trung-Nhật tiếp tục leo thang với thông tin mới nhất về việc một đội tàu chở các nhà dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai bên. Tàu Nhật và tàu Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Financial Times Chỉ mới tuần trước, Trung Quốc đã cáo buộc Nhật làm gia tăng căng thẳng tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khi tăng cường chiến đấu cơ giám sát máy bay Trung Quốc tại khu vực này. Hôm 23/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe đưa ra tuyên bố này sau khi 8 tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo. Đây là đội tàu hùng hậu nhất của Trung Quốc đi vào vùng biển chỉ trong một ngày kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một phần quần đảo. Phản ứng với việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ các cuộc tuần tra trong khu vực thuộc sự quản lý của Nhật nhưng Bắc Kinh vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền. Giữa bối cảnh căng thẳng, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) đã thúc giục hai bên bắt đầu các cuộc hội đàm để ngăn chặn khủng hoảng và làm dịu đi tranh chấp ở Hoa Đông, tránh đụng độ có thể dẫn tới cuộc xung đột lớn hơn. “Hai nước thiếu tin tưởng lẫn nhau và thiếu cơ chế thông tin liên lạc để quản lý các sự cố… Trong trường hợp xảy ra đụng độ nhỏ, chủ nghĩa dân tộc tăng cao đặc biệt là ở Trung Quốc, thì cần phải ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao để giảm nhiệt tình hình", Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc ICG cho biết. Trong báo cáo mang tên "Vùng biển nguy hiểm: Quan hệ Trung - Nhật về biển đảo", nhóm nghiên cứu đã phân tích các nguy cơ và bế tắc nguy hiểm giữa nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba thế giới về chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo cáo, phản ứng của Trung Quốc đi theo chiến thuật "quyết đoán". Bắc Kinh phản ứng rất quả quyết để tạo ra hiện trạng có lợi cho họ. Trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra thực tế kiểm soát chồng chéo mới mà Nhật Bản phải chấp thuận. Quan điểm của nhóm nghiên cứu là, bế tắc có thể kéo dài và đầy rủi ro. Các bên tham gia cuộc chơi là những lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và hải quân. Sứ mệnh duy nhất của họ là bảo vệ tuyên bố chủ quyền. Nhóm nghiên cứu cảnh báo, rất nhiều nhân tố, thậm chí là thời tiết không thuận lợi, hỏng hóc kỹ thuật, hay một cá nhân quá khích cũng có thể dẫn tới đối đầu. Thêm vào đó, theo báo cáo của ICG, những phương tiện truyền thống để tháo gỡ khủng hoảng giữa hai nước đang dần phai nhạt. Các nhà lãnh đạo không tin tưởng lẫn nhau, kênh ngoại giao khó phát huy tác dụng. ICG kêu gọi quan chức cấp cao hai nước cần khẩn trương tập trung vào thương thảo về những cơ chế quản lý khủng hoảng, các nhà lãnh đạo cần cung cấp không gian chính trị thuận lợi cho hoạt động ngoại giao. “Mong muốn cùng chia sẻ để tránh xung đột quân sự và thúc đẩy quan hệ kinh tế là nền tảng chung để Trung Quốc và Nhật Bản tham gia kênh liên lạc hữu ích với nhau", Yanmie Xie, nhà phân tích của ICG nói. "Cách duy nhất để tránh một cuộc xung đột lớn hơn là cùng làm việc để hướng tới thiết lập những cơ chế thông tin và giảm thiểu khủng hoảng mạnh mẽ hơn”. Thái An(theo Eurasiareview) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nhắc Washington: Chớ lấy đá tự đập chân mình! Thứ tư 01/05/2013 14:38 (GDVN) - Viên Đại sứ Trung Quốc "nhắc khéo" Washington rằng chớ "ôm đá ghè chân mình", đừng tham bát bỏ mâm, vì cái nhất thời mà rước vào cái họa lâu dài." Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 1/5 đưa tin, chiều qua 30/4, Thôi Thiên Khải, tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã chính thức lên tiếng phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, có nghĩa là Washington sẽ ra tay can thiệp nếu "ai đó" đơn phương làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật Bản với nhóm đảo này. Thôi Thiên Khải đầu tiên đổ lỗi cho phía Nhật Bản gây nên căng thẳng trên Biển Hoa Đông, nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư. "Trong vấn đề Điếu Ngư (Senkaku), kẻ gây căng thẳng là Nhật Bản, kẻ hành động đơn phương o ép cũng là Nhật Bản", Thôi Thiên Khải tuyên bố. Về quan điểm của Lầu Năm Góc, ông Khải "nhắc nhở" Washington: "Chúng tôi hy vọng rằng các bên khác (Mỹ) chớ có ôm hòn đá Nhật Bản, mà hãy để Nhật Bản tự lấy đá ghè chính chân mình." Đại sứ Trung Quốc dường như muốn nói Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel "bịa chuyện" khi cho hay Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã nói rõ lập trường nêu trên của Mỹ về Senkaku với giới chức Bắc Kinh trong chuyến công du Trung Quốc vừa rồi. Thôi Thiên Khải cho rằng, thực tế không có chuyện tướng Dempsey nói rằng Mỹ sẽ can thiệp vào Senkaku nếu "ai đó" động binh hoặc Washington có trách nhiệm bảo vệ Nhật Bản khi xảy ra xung đột tại Senkaku như lời ông Chuck Hagel. Để chứng minh cho tuyên bố rằng Nhật Bản mới là "kẻ gây sự" ngoài Senkaku, ông Khải lại lấy ví dụ rằng Nội các Thủ tướng Shinzo Abe đã "phủ nhận lịch sử" khi họ tới viếng đền Yasukuni, đề tài dễ vấp phải sự phản đối gay gắt từ dư luận Trung Quốc và Hàn Quốc. Cuối cùng, viên Đại sứ Trung Quốc "nhắc khéo" Washington rằng chớ "ôm đá ghè chân mình", đừng tham bát bỏ mâm, vì cái nhất thời mà rước vào cái họa lâu dài." Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) ========================== Không có gì để bình luận! Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10. Tháng Ba Quý Tỵ đã qua rồi! Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Mỹ sẽ làm gì với Syria ? Thứ Tư, 01/05/2013 22:24 “Những gì chúng tôi hiện có là bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bên trong Syria nhưng chúng tôi không biết nó được dùng như thế nào, vào lúc nào và ai đã dùng nó” - Tổng thống Barack Obama cho biết Nhà Trắng lại một lần nữa cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập có vũ trang của Syria. Một quyết định như vậy sẽ là sự thay đổi chính sách của chính quyền Obama vốn chỉ chủ trương tăng cường hàng viện trợ phi sát thương cho Damascus và sâu xa vẫn tỏ ra miễn cưỡng can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria. Tổng thống Barack Obama chưa quyết định liệu có cung cấp vũ khí hay không và vẫn không rõ loại vũ khí nào Mỹ sẽ hỗ trợ cho quân nổi dậy. Một động thái như vậy sẽ đặt Mỹ bên cạnh các quốc gia vùng Vịnh như Ả Rập Saudi và Qatar - hai nước đã và đang rót vũ khí cho quân nổi dậy. Những thường dân bị thương được điều trị sau một vụ nổ ở Damascus hôm 30-4. Ảnh: NEW YORK TIMES Sự thay đổi khả dĩ, được báo The Washington Post thông tin hôm 30-4, xuất hiện vài ngày sau khi Mỹ tiết lộ đánh giá tình báo sơ bộ rằng đạn dược hóa học mà quân đội Assad dự trữ đã được sử dụng ở phạm vi hẹp tại Syria. Từng phát biểu rằng việc sử dụng các vũ khí loại này sẽ “thay đổi cuộc chơi”, Tổng thống Obama lưu ý trước khi phản ứng chính thức ông cần có chứng cứ thuyết phục hơn rằng ông Assad đã triển khai những vũ khí này - điểm mấu chốt mà ông nhấn mạnh lần nữa tại một cuộc họp báo rộng ở Washington vào sáng 30-4. “Những gì chúng tôi hiện có là bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bên trong Syria nhưng chúng tôi không biết nó được sử dụng như thế nào, vào lúc nào và ai đã dùng nó. Chúng tôi không có chuỗi giám sát xác minh những gì đã xảy ra thật chính xác. Khi nào cần đưa ra các quyết định về an ninh quốc gia của Mỹ và cần có thêm hành động để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học, tôi phải chắc chắn có đủ thông tin chính xác” - ông Obama nói. Sự thận trọng của ông Obama còn có lý do khác. Ông không muốn đi đến một phán đoán vội vã mà thiếu chứng cứ mạnh mẽ, bởi điều đó sẽ khó nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, theo báo The New York Times, ngay cả trong tình huống không có bằng chứng sử dụng vũ khí hóa học, Lầu Năm Góc cũng chuẩn bị sẵn sàng một số lựa chọn cho ông Obama, từ không kích và tấn công biệt kích đến áp đặt một vùng cấm bay trên bầu trời Syria. Các quan chức cho biết chính quyền cũng đang tìm cách tăng viện trợ cho quân nổi dậy. Lâu nay, ông Obama vẫn kiên trì chống lại những lời đề nghị vũ trang cho quân nổi dậy, kể cả đề nghị của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương David Petraeus và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Petraeus từng đề xuất cung cấp vũ khí cho các thành viên đối lập (được rà soát về lý lịch) nhưng ý kiến của ông đã bị “bỏ vào ngăn kéo” vào mùa thu qua. Nhà Trắng lấy lý do việc cung cấp vũ khí sẽ “tăng cường quân sự hóa xung đột ” và những vũ khí đó có thể rơi vào tay các nhóm cực đoan. Các quan chức dẫn chứng bằng những tên lửa vác vai đang được sử dụng chống máy bay dân sự. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về lực lượng đối lập, đặc biệt là hội đồng quân sự của lực lượng này, chính quyền Mỹ trở nên tin tưởng hơn vào khả năng chuyển vũ khí đến các nhóm nổi dậy có trách nhiệm. Những diễn biến ở Washington xuất hiện khi một làn sóng bạo lực mới có bóng dáng quân nổi dậy nổ ra ở trung tâm thủ đô Damascus và khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 30-4; đồng thời cũng có những va chạm mới tại Mỹ liên quan đến những nỗ lực điều tra các trường hợp sử dụng vũ khí hóa học. Liên Hiệp Quốc đã cho phép một nhóm gồm 15 chuyên gia sang Syria để điều tra có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học. Chuyến đi bị trì hoãn vì có sự tranh cãi với chính phủ Syria, nơi nhà cầm quyền chỉ muốn giới hạn phạm vi điều tra của các chuyên gia. Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria trong những tuần tới, trước khi ông có cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6. CAO TUẤN ================= Đây là một quyết định sáng suốt của ngài Obama! Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, tôi nghĩ ngài có thể xem xét lại: nên quyết định trước hay sau khi gặp ngài Putin. Tổng thống Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria trong những tuần tới, trước khi ông có cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Trung Quốc sợ Philippines sẽ "liều mạng" với sự hậu thuẫn của Mỹ Thứ ba 30/04/2013 08:44 (GDVN) - Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Philippines nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ mà "liều mạng" với Trung Quốc ở biển Đông. Phó giáo sư Lý Lị, chuyên gia quân sự Đại học Quốc phòng Trung Quốc Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 28/4 đăng bài viết nhan đề “Chuyên gia: Mỹ triển khai tàu tuần duyên ở Singapore có thể là để nhanh chóng can thiệp tình hình biển Đông”. Theo bài viết, gần đây, Mỹ liên tiếp có nhiều động thái trên biển Đông như cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan 2013 giữa Mỹ-Philippines diễn ra trong 2 tuần vừa kết thúc, cấp cao Quân đội Mỹ tiết lộ sẽ hỗ trợ Philippines thành lập một lực lượng phòng thủ chuyên nghiệp để ứng phó với tranh chấp chủ quyền của Philippines ở biển Đông. Ngoài ra, Mỹ triển khai tàu tuần duyên USS Freedom ở Singapore. Khi trả lời phỏng vấn trên chương trình “Tiêu điểm hôm nay” của đài truyền hình CCTV Trung Quốc, bà Lý Lị, chuyên gia quân sự, phó giáo sư Đại học Trung Quốc cho rằng, hành động này của Mỹ có thể là để cắm cờ, bố trí trận địa để nhanh chóng can thiệp tình hình biển Đông trong tương lai. Khi nói về cuộc diễn tập quân sự Balikatan giữa Mỹ-Philippines năm nay có gì thay đổi so với năm 2012, Lý Lị cho rằng, cuộc diễn tập quân sự năm nay có ý đồ rõ ràng, quy mô cũng lớn hơn. Trong cuộc diễn tập quân sự Balikatan năm 2012 giữa Mỹ-Philippines, ngoài khoa mục đổ bộ đoạt bãi, còn có một khoa mục nhạy cảm là bao vây giàn khoan dầu mỏ. Đối tượng của khoa mục này vốn rất rõ ràng. Trong cuộc diễn tập năm 2012, bên thứ ba gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều tham gia với tư cách quan sát viên. Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Balikatan 2013 với Philippines Năm nay, ngoài sự tham gia của các quan sát viên này, toàn bộ khoa mục diễn tập còn nhấn mạnh hơn tới đổ bộ đoạt bãi, chẳng hạn điều động tàu đổ bộ, tàu tấn công đổ bộ và tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân. Tháng 3/2013, Mỹ còn điều tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge LCC-19 tới Philippines, tăng cường khả năng cho Philippines tranh đoạt đảo, đá trong tương lai. Lý Lị cho rằng, ngoài cuộc diễn tập song phương này, vào tháng 2 hàng năm, Mỹ và nhiều nước còn tổ chức diễn tập “Cobra Gold” (Hổ mang vàng), trong tương lai sẽ có nhiều nước hơn tham gia với tư cách quan sát viên. Ngoài ra, Mỹ triển khai tàu tuần duyên ở Singapore, một mặt có thể hiểu là nhằm nắm chắc quyền kiểm soát eo biển Malacca, mặt khác còn có mục đích tiềm tàng có thể là để tiến hành can thiệp nhanh chóng đối với tình hình biển Đông trong tương lai, e rằng đây là một cột cờ được Mỹ cắm xuống. Theo Lý Lị, đối với Philippines, họ có cảm giác Mỹ rất xem trọng đối với họ, là đồng minh chiến lược chủ yếu ngoài NATO. Có được sự định vị như vậy, cho nên Philippines “liều mạng” trong tranh chấp đảo, đá, đằng sau có sự “chống lưng” của Mỹ. "Mỹ cắm chốt tàu tuần duyên ở Singapore để nhanh chóng can thiệp tình hình biển Đông trong tương lai" Việt Dũng ================= Theo Lý Lị, đối với Philippines, họ có cảm giác Mỹ rất xem trọng đối với họ, là đồng minh chiến lược chủ yếu ngoài NATO. Có được sự định vị như vậy, cho nên Philippines “liều mạng” trong tranh chấp đảo, đá, đằng sau có sự “chống lưng” của Mỹ. Thưa quí bà Lý Lỵ!Philipfines sẽ chẳng bao giờ "liều mạng", dù cho họ có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân! Bà nhầm rồi! Tôi e rằng chính đất nước của bà sẽ phải tính tới sự liều mạng trong việc đối đầu với Hoa Kỳ trong tương lai. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Thưa quí bà Lý Lỵ! Philipfines sẽ chẳng bao giờ "liều mạng", dù cho họ có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân! Bà nhầm rồi! Tôi e rằng chính đất nước của bà sẽ phải tính tới sự liều mạng trong việc đối đầu với Hoa Kỳ trong tương lai. Giờ này mà các quý ông và quý bà Trung Quốc mới tỉnh ngộ thì e rằng muộn rồi cụ nhỉ? Anh Tung của có trách hãy trách Triều tiên đã phá hỏng kế hoạch của Anh Tung Của nhưng nói thế thôi "tiên trách kỷ hậu trách nhân" Theo như ngu ý của lão say nếu Hoa đông dậy sóng lớn ( Đại Hồng Thủy) thì cơ hội cho nhà mình lấy lại Hoàng Sa. Tiểu lộ Malaca thuộc về ai rất cần có nhà ta tham gia , vấn đề là nhà ta thế nào đây? Với Tử vi năm nay Lưu Thái tuế cung Tỵ - Như vậy góc đông nam mới xảy ra nhiều chuyện cũng ở đó có "Phượng hoàng" xuất hiện chỉ chưa rõ "Phượng" là ai hay giống gì? Chính đông là Hình Sát e rằng khó tránh khỏi đụng độ nơi này. Chỉ tiếc rằng giá vàng VN vẫn cao hơn thế giới nhiều quá nên Lão say ko mua được "nửa chỉ" để đợi khi lên giá bán kiếm tiền uống rượu. Chứ nếu không nhất định Lão say sẽ mua vàng cho nó oách cây xà lách. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 5, 2013 Giờ này mà các quý ông và quý bà Trung Quốc mới tỉnh ngộ thì e rằng muộn rồi cụ nhỉ? Anh Tung của có trách hãy trách Triều tiên đã phá hỏng kế hoạch của Anh Tung Của nhưng nói thế thôi "tiên trách kỷ hậu trách nhân" Theo như ngu ý của lão say nếu Hoa đông dậy sóng lớn ( Đại Hồng Thủy) thì cơ hội cho nhà mình lấy lại Hoàng Sa. Tiểu lộ Malaca thuộc về ai rất cần có nhà ta tham gia , vấn đề là nhà ta thế nào đây? Với Tử vi năm nay Lưu Thái tuế cung Tỵ - Như vậy góc đông nam mới xảy ra nhiều chuyện cũng ở đó có "Phượng hoàng" xuất hiện chỉ chưa rõ "Phượng" là ai hay giống gì? Chính đông là Hình Sát e rằng khó tránh khỏi đụng độ nơi này. Chỉ tiếc rằng giá vàng VN vẫn cao hơn thế giới nhiều quá nên Lão say ko mua được "nửa chỉ" để đợi khi lên giá bán kiếm tiền uống rượu. Chứ nếu không nhất định Lão say sẽ mua vàng cho nó oách cây xà lách. Đồng ý là Thái Tuế quậy cung Tỵ. Nhưng cung Tỵ so với tâm ở đâu chứ?Không lẽ lấy nhà Lão Say làm tâm? Nếu thể thì Đông Nam nhà Lão Say ở Cửa Lò hả? Chiến tranh mà xảy ra ở Cửa Lò thì chỉ có bà xã với mấy em chân dài.Ở tận Ai Cập cơ Lão Say à! Cái này chỉ có Phoengshui Lạc Việt mới xác định được nhá! Còn phoengshui Tàu không có cửa định tâm như vậy. Hì. Do đó, cho nên, rằng thì là mà: Nó không còn chiếu vào biển Đông nữa. Hì. Tuy nhiên, do dư chấn và bị kẹp giữa Thái Tuế với Tam sát, nên vẫn cứ cảnh giác, Cứ phèng phèng lên . Hí Còn Tung Coóc thì Lão gàn đã phát biểu nhiều rùi. Họ không vào đây nghe Lão Gàn, Hết giờ rùi! Không lẽ Hoa Kỳ bỏ cả Iraq, Afghanixtan, đem quân rùng rùng tới Tấy Thái Bình Dương để nhậu à? Cái xe đã lao dốc ngày càng nhanh. Vấn đề bây giờ chỉ còn là "Canh bạc cuối cùng" được kết thúc thế nào. Nhưng nó phải xảy ra. Lão gàn bắt đầu sẽ ít nói - Thiên cơ bất khả lậu - Hì! Mà có bít mựa gì đâu mà lậu - Chém gió vậy thui. Hì. Lão Say có tiền mua vàng làm cái gì, cuối cùng cũng bán để nhậu thì thà mua rượu để đấy.Nơi Bình Lạc, Trần Vương ban yến Rượu ngàn vàng, cũng chỉ đến ngất ngây say. Thôi tiếc làm chỉ của cải thế gian này. Hãy đổi hết lấy cơn say, trong đường trần mê loạn! Cảm tác - "Mời rượu" của Lý Bạch. ===================== PS: Lão Gàn chắc mươi bữa, nửa tháng sẽ ra Hanoi, sẽ sắm một chai Mao Đài giống hệt chai nhậu Ngày Tận thế để nhậu với Lão Say, nhưng ko dám bảo đảm chất lượng giống hệt. . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2013 Trung Quốc ngang nhiên gây hấn liên tiếp với các nước châu Á Thứ Năm, 02/05/2013 - 08:40 (Dân trí) - Đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, đưa quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, những hành động gây hấn này của Trung Quốc gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước láng giềng châu Á. Hải giám 83, một trong những tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa Ngày 28/4/2013 chiếc tàu chở các du khách Trung Quốc đầu tiên đã rời bến ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, để đi tham quan quần đảo Hoàng Sa. Kế hoạch phát triển du lịch đến Hoàng Sa đã bị Việt Nam phản đối qua một công hàm trao cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 12/4/2013.Chuyến du lịch nói trên đã được chính quyền Bắc Kinh khuyến khích và được báo chí Nhà nước Trung Quốc cổ vũ, bởi vì hành động này là nhằm khẳng định hơn nữa chủ quyền trên một quần đảo của Việt Nam, mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay. Đây cũng là cách để Trung Quốc trắc nghiệm phản ứng của các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Cũng giống như hành động của Trung Quốc đối với Ấn Độ. Ngày 15/4/2013 một đại đội Trung Quốc, với sự yểm trợ của trực thăng, đã vượt qua lằn ranh gọi là Đường Kiểm soát thực tế (LAC), được thiết lập sau cuộc chiến tranh giữa hai nước và năm 1962 và được coi như là đường biên giới Ấn-Trung. Binh lính Trung Quốc tiến sâu đến 19 km trong phần lãnh thổ mà Ấn Độ đang kiểm soát và dựng trại ở vùng thung lũng Depsang. Mặc dù truyền hình Ấn Độ chiếu các hình ảnh về trại lính này của Trung Quốc, chỉ nằm cách các vị trí của quân đội Ấn Độ có 100 mét, phía Bắc Kinh vẫn khẳng định là quân của họ không hề vượt qua biên giới Ấn-Trung. Trong khi đó ở vùng Biển Hoa Đông, mà nhiều tháng qua vẫn căng thẳng, báo chí Nhật Bản cuối tuần qua tố cáo là khi xâm nhập vùng quần đảo Senkaku tuần trước, các tàu hải giám của Trung Quốc đã được sự yểm trợ của các chiến đấu cơ, trong đó có nhiều chiến đấu cơ phản lực Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật Bản xin miễn nêu tên nói với nhật báo Sankei Shimbun rằng đây là “một mối đe dọa chưa từng có” đối với Nhật. Ngày 29/4/2013 ba tàu hải giám của Trung Quốc lại xâm nhập khu vực Senkaku, trong ngày thứ 10 liên tiếp. Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đã tuyên bố quần đảo Senkaku là một trong những “quyền lợi cốt lõi” đối với Bắc Kinh, có nghĩa đây là một vấn đề không có gì phải thương lượng và nếu cần Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để “bảo vệ chủ quyền”, giống như đối với Biển Đông. Cũng thứ sáu tuần trước (26/4/2013), Bắc Kinh đã lên án việc Philippines kiện bản đồ đường “lưỡi bò” của Trung Quốc ra trước tòa án của Liên Hiệp Quốc. Báo chí do Nhà nước Trung Quốc kiểm soát thì thẳng thừng đe dọa chiến tranh với Việt Nam và Philippines. Nhưng Bắc Kinh còn trắc nghiệm luôn cả phản ứng của một nước mà cho tới nay ít khi đụng với Trung Quốc, đó là Malaysia. Cuối tháng 3 vừa qua, lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc đã được triển khai đến bãi ngầm James mà Malaysia cũng giành chủ quyền, chỉ nằm cách bờ biển Malaysia có 80km và nằm cách Hoa lục đến 1.800 km! Theo lời bà Stephanie Kieine-Ahlbrandt, một chuyên gia về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thuộc tổ chức International Crisis Group, dường như chính tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy chính sách xác quyết chủ quyền mạnh mẽ hơn đối với các nước láng giềng. Sách trắng về quốc phòng do Bắc Kinh công bố ngày 16/4/2013 đã nêu rõ mối liên hệ giữa sức mạnh quân sự với chủ thuyết mới của Trung Quốc, nói rằng nhiệm vụ của quân đội là thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”. Khi tường thuật về việc công bố sách trắng này, Tân Hoa Xã đã khẳng định là chính sách quốc phòng của Trung Quốc không thay đổi, nhưng nước này sẽ “không đánh đổi chủ quyền và quyền lợi để lấy hòa bình”. Theo AFP ======================Trung Quốc bế tắc trong một định hướng chính sách đối nội. Đối ngoại lúng túng và có dớp sai lầm từ trước nên nó khiến khổ vậy! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites