Minh Xuân

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    121
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Minh Xuân

  1. Câu cuối dịch sai nghĩa rồi! Câu này lấy ý từ Kinh Thư, Nghiêu điển: " ...mệnh Hy thúc trạch Nam Giao...". Nên dịch: Phương Nam khai phá nhất là Thuấn Nghiêu.
  2. Tôi nghĩ Mê Linh đồng âm với (chim) Mơ Lang thì có thể Mê Linh nghĩa là Mệ (Mẹ) Lang. Lang là từ người Việt gọi vua của mình. Mệ Lang nghĩa là Vua Bà. Trưng Vương cũng có nghĩa như vậy (Trưng = Trăng, tức là vua nữ). Như vậy Mê Linh đây không phải là địa danh mà ám chỉ nơi Vua Bà đóng quân (đóng đô) mà thôi. Việc tìm Mê Linh nằm ở đâu như thế là vô ích vì đây không phải địa danh mà là tên gọi của Trưng Vương
  3. Khi nói đến Tây Chu, Đông Chu, Bắc Chu hay Nam Chu thì không có nghĩa là nước Chu ở phía Tây, phía Đông, phía Bắc hay phía Nam, mà là vẫn đất Chu như vậy nhưng kinh đô đã rời về phần Tây, Đông, Bắc hoặc Nam. Xem xét như vậy thì cả 4 nước Chu trên đều có vùng lãnh thổ gần cùng một chỗ, chỉ có vị trí đô thành là thay đổi. Nước Bắc Chu ban đầu là nước Tây Ngụy do người Tiên Ty làm vua, đại tướng Vũ Văn Thái nắm quyền. Lúc mới lập quốc Tây Ngụy chỉ là một phần ở phía Bắc (Thiểm Tây). Cuối đời Lương Tây Ngụy đánh chiếm Ích Châu, làm chủ Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tới Vũ Văn Giáp thì đổi thành Bắc Chu, đóng đô ở bắc Tứ Xuyên. Như vậy có thể thấy phần phía Bắc là đất Ngụy, nhưng phần phía Nam (Vân Nam, Quí Châu) mới là đất Chu. So sánh với sử Việt thì khi Tây Ngụy chiếm Vân Quí ở Giao Chỉ đang là lúc Lý Bí đánh nhau với Trần Bá Tiên. Vậy mà Lý Thiên Bảo lại lập nước Dã Năng ở Ai Lao, xưng Đào Lang Vương. Dã Năng = Dạ Lang, Ai Lao là người Di Lão ở Vân Nam. Lý Thiên Bảo lập quốc ở Vân Nam vào cùng thời kỳ thì làm sao Tây Ngụy có thể chiếm vùng này? Điều này cho thấy khởi nghĩa của Lý Bí và Lý Thiên Bảo không xảy ra vào cuối đời Lương như sử vẫn chép. Theo sử Việt thì Thục Phán An Dương Vương là người Vân Nam. Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) có nói: Thủa ấy có An Dương Vương Người quê Ba Thục ở đàng phương tây Anh hùng trí lực ai tày Mới sai trấn cõi giáp rày Văn Lang. Dòm Hậu Hùng nghiệp trễ tràng Lăm le ý sắm mở mang xa gần Vân Nam bèn mới dấy quân Của mượn tượng mã, lưới ngăn nhân tài... Vậy vùng Vân Nam chính là đất Ba Thục. Lý Bí và Lý Thiên Bảo chiếm Vân Nam tức là chiếm đất Thục. Đây cũng là vùng đất mà Lưu Bị đã chiếm. Lưu Bị dựng nên nhà Thục Hán. Việc này cho thấy Lý Bí có thể chính là Thục Hán Lưu Bị, khởi nghiệp ở vùng Vân Quí, sau đó mới chiếm rộng ra, lập nhà Thục Hán. Lưu Bị còn có tên là Chiêu Liệt hoàng đế. Chiêu cũng là Châu, là Chu. Thục Hán của Lưu Bị là một nhà Châu (Chu) nữa được hình thành cũng chính trên vùng Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, như nhưng nhà Chu khác.
  4. Nha chương còn được tìm thấy muộn hơn trong các quốc gia thời Chu (ở Sở). Như vậy chẳng nhẽ đây cũng là những chiến lợi phẩm của các nước này từ Hùng Vương? Việc ở Việt Nam tìm thấy những Nha chương đẹp nhất, to nhất, cổ nhất chứng tỏ rằng trung tâm văn hóa thời Chu có thể là ở Việt Nam. Những thứ chữ ở Đài Loan hay ở Việt Nam được những nhà nghiên cứu gọi là chữ Khoa đẩu, chứ không có gì chắc chắn đó là chữ Khoa đẩu được ghi trong sử sách (trong Thủy hử). Chữ ở Đài Loan hay ở Ân Khư liệu có giống như chữ "Khoa đẩu" ở Bắc Việt không mà lại gọi chung là Khoa đẩu? Bắc Việt, Lưỡng Quảng, Đài Loan chính là phân bố của nhóm dân Tày Thái. Chữ ở Ân Khư, kinh đô Ân Thương, mà là chữ Khoa đẩu thì Khoa đẩu phải là tiền thân của chữ Hán, tức là Khoa đẩu là chữ đại triện đời Chu, để sang thời Tần thống nhất thành chữ tiểu triện.
  5. Tôi cũng không muốn tranh luận. Chỉ là theo dòng mà bàn thôi. Quan hệ Thương Chu với Bắc Việt được thể hiện từ rất sớm. Ít nhất ở Phùng Nguyên có những "nha chương" niên đại 3700-4000 năm. Nha chương được biết là một dạng "hổ phù" hay quyền trượng từ thời Thương. Chẳng nhẽ đây là chiến lợi phẩm hay cống vật của nhà Thương cho Hùng Vương? Về loại chữ gọi là Khoa đẩu như hiện nay (giống tiếng Thái 70%) có thể là một dạng chữ của nhóm người Việt ở phương Nam (Nôm), có thể là nhóm người Tày-Thái, không nhất thiết là chữ chung của Bách Việt. Chữ Hán có thể với nghĩa là chữ Bắc (như sao Hán là sao Bắc đẩu vậy), tức là của nhóm người Việt ở phương Bắc, chứ không phải chữ Hán là của nhà Hán, người Hán. Bách Việt cương vực rộng lớn như vậy chẳng nhẽ chỉ có 1 loại chữ? Chữ Hán có mặt ở Việt Nam cũng rất sớm như trên trống đồng và mũi tên đồng ở Cổ Loa.
  6. Chiến lợi phẩm thì không ai lại mang bỏ vào mộ táng cả. Tục ăn trầu hiển nhiên chỉ có thể có ở những nơi cây trầu mọc được (phương Nam). Kỹ nghệ luyện kim cũng vậy. Tỷ lệ đồng thiếc tùy thuộc vào khu vực đó có nhiều mỏ thiếc hay mỏ đồng hay không. Chữ viết thì rõ ràng chữ Nho là chữ chung từ bao đời đến giờ.Văn hóa Hán không phải là nền văn hóa nối tiếp văn hóa Thương. Quá trình phân ly Bách Việt hình thành qua thời nhà Chu với các nước chư hầu Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là truyền thuyết bà mẹ Âu Cơ (thiên tử Chu) sinh trăm trứng (Bách Việt). Các nước khi phân tách thành chư hầu thì văn hóa, kỹ nghệ, ngôn ngữ cũng phân tách theo. Tuy vẫn giữ được đặc điểm chung của dòng giống nhưng không thể không có sự khác nhau.
  7. Trong số di chỉ thời Thương thì di chỉ xa nhất về phía Nam là mộ táng ở Tân Cán (Giang Tây), tức là Nam Dương Tử. Mộ táng này vì thế minh chứng rõ ràng hơn về việc văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt. Trích tài liệu của các nhà khoa học Trung Quốc về Tân Cán: ...Trong ngôi mộ táng lớn này đã phát hiện được hơn 480 hiện vật đồng thau, hơn 100 hiện vật đá ngọc, hơn 300 đồ gốm. Trong đó nổi bật nhất là nhóm đồ đồng thau với số lượng lớn, loại hình nhiều, tạo hình đặc biệt, hoa văn tinh tế đẹp, công nghệ đúc tinh xảo, có thể nói là hàng đầu trong các mộ thời Thương ở Giang Nam, trong cả nước (Trung Quốc) đây cũng là những hiện vật lần đầu tiên nhìn thấy. Căn cứ vào đặc trưng của các hiện vật tìm đượcn, các chuyên gia suy đoán, thời đại của mộ táng tương đương với thời kỳ 2 của văn hóa Ngô Thành, tức tương đương với cuối thời nhà Thương ở Trung Nguyên, cách ngày nay hơn 3.000 năm. ...Ở Tân Cán có rất nhiều đồ vật lần đầu tiên được phát hiện. Điều rất đáng quí là chúng cùng được tìm thấy ở một chỗ, niên đại và quan hệ tổ hợp rất rõ ràng. Qua những đồ vật này có thể thấy không ít đồ cúng lễ, binh khí nhất trí với đồ vật cùng loại đào được ở Ân Khư, An Dương, phản ánh văn hóa đồng thau ở đây có mối quan hệ mật thiết với văn hóa Thương ở An Dương, rõ ràng là đã chịu ảnh hưởng và thẩm thấu mạnh của nền văn hóa đồng thau phát triển cao độ ở Trung Nguyên. Nhưng từ đó cũng có thể thấy đặc trưng địa phương rõ rệt chuông nhạc, đò vật hình hổ cùng một số binh khí và công cụ … Không chỉ có vậy, qua tạo hình, hoa văn, công nghệ đúc của rất nhiều đồ vật còn có thể thấy, như đỉnh chân dẹt trên quai có trang trí tượng hổ tròn, não bạt trên cánh có trang trí văn mây, bình hình hổ, cốc có chân thân giả… đều là những đồ đồng chỉ thấy ở vùng Giang Nam, hoặc lần đầu tiên đào được. Đây đều là những đồ vật do những người thợ địa phương đúc. Không thể gọi những gì tìm thấy ở Tân Cán, Bàn Long Thành cũng như Trịnh Châu là chiến lợi phẩm được vì chúng mang đặc trưng rõ rệt của văn hóa Thương như ở Ân Khư (An Dương). Vấn đề còn lại là hướng thiên di của nhà Ân. Ân Khư được biết rõ ràng (qua hiện vật cũng như chữ trên giáp cốt với đầy đủ tên các vị vua triều Ân Thương) là kinh đô cuối thời Ân. Như vậy các địa điểm phương Nam là những địa điểm sớm hơn. Nói cách khác nhà Thương bắt đầu từ vùng Giang Tây (Tân Cán) tiến qua Hà Nam (Bàn Long Thành và Trịnh Châu), tới An Dương. Văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt, có những nét tương đồng từ thời kỳ trước đó ở Lương Chử (Chiết Giang). Nét "thao thiết" - mặt quỉ trên đồ ngọc Lương Chử rõ ràng là tiền thân cho hoa văn thao thiết trên đồng khí Thương. Đồ ngọc Lương Chử Thao thiết trên đỉnh đồng Thương Nhờ anh Lãn Miên có điều kiện tra cứu cung cấp thêm về các di tích Thương ở phương Nam (Tân Cán, Bàn Long Thành, Ngô Thành).
  8. Tôi nghĩ có phần khác. Thứ nhất đây là những tòa thành ở Hà Nam chứ không phải Hồ Nam. Những thành này có lẽ gần khu vực thành nhà Thương ở Trịnh Châu đã tìm thấy trước đây. Thứ hai cấu trúc thành hình vuông là đặc điểm thành thời Thương. Nhà Hạ có thể là quá sớm để xây thành quách như vậy. Không rõ từ Wangjinglou tiếng Hán Việt là gì. Có lẽ từ đầu Wang là Vương. Như vậy có thể đây là một trong những kinh đô cổ thời Thương, trên con đường thiên di của Bàn Canh từ Nam lên Bắc.
  9. Bản đồ tập hợp các khu vực khảo cổ chính thuộc ba thời kỳ Hạ (đồ đá mới), Thương và Chu (tập hợp theo Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản, đỉnh cao văn minh Đông Á, Gina L. Baner): Địa điểm phát hiện dấu vết nông nghiệp trồng lúa sớm nhất là Hà Mẫu Độ (9000 năm trước). Trên bản đồ quá rõ ràng đây là khu vực của người Bách Việt ở Nam Dương Tử. Nhà Hạ trồng lúa bên cạnh biển thì không thể ở khu vực Nhị Lý Đầu của Hà Nam tận trong sâu đất liền trồng kê được. Hiện nay người Tàu dựa vào địa điểm khảo cổ Ân Khư để xác định nhà Ân Thương nằm ở vùng quanh Hoàng Hà. Thế nhưng địa điểm Ân Khư là địa điểm khảo cổ thời Ân muộn. Những địa điểm khảo cổ đồ đồng thời Thương sớm hơn là ở Trịnh Châu, Bàn Long Thành và đặc biệt là Tân Cán. Trích công bố về phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán của tác giả Trung Quốc (theo sách Bí ẩn khảo cổ, Tôn Yến): ... Năm 1989 từ xã Đại Dương Châu huyện Tân Cán tỉnh Giang Tây ... đã ngẫu nhiên phát hiện một ngôi mộ cổ có nhiều đồ đồng thau, đồ ngọc, đồ gốm... Căn cứ vào đặc trưng các hiện vật tìm được các chuyên gia suy đoán niên đại của ngôi mộ táng tương đương với cuối thời nhà Thương, cách ngày nay hơn 3000 năm... Trong lịch sử khảo cổ mộ lớn thời Thương đã được khai quật nhiều, nhưng qui mô và di vật phát hiện được nhiều như mộ thời Thương ở Tân Cán thì hiếm... Ngôi mộ thực sự được bảo tồn hoàn hảo có thể so sánh được với mộ thời Thưởng Tân Cán thì chỉ có mộ Phụ Hảo ở Ân Khư... ... Qui mô mộ táng lớn với đồ tùy táng phong phú như vậy có thể suy đoán địa vị của chủ ngôi mộ là rất hiển hách, có thể so với lăng vua nhà Thương cùng thời kỳ... ... Sự phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán với những tư liệu vật chất đã chứng minh một cách mạnh mẽ nền văn minh Thương đã truyền đến vùng trung hạ lưu sông Cán Giang... Việc phát hiện nhóm đồ đồng trong mộ thời Thương ở Tân Cán buộc lịch sử nền văn minh cổ ở miền Nam phải được viết lại... Nhìn vị trí của Bàn Long Thành và Tân Cán ta thấy ngay đây chính là vùng đất của người Bách Việt. Vậy mà từ đầu nhà Thương ở đây lại có những tòa thành, những ngôi mộ táng lớn hàng vua chúa, không kém gì ở Ân Khư. Không có cách nào khác để giải thích ngoài: nhà Thương chính là một triều đại của người Bách Việt. Dấu vết từ Tân Cán qua Bàn Long Thành, Trịnh Châu lên Ân Khư chính là con đường dời đô năm lần bảy lượt của Ân Bàn Canh. Địa bàn gốc của nhà Thương phải là ở vùng sông Dương Tử chứ không phải Hoàng Hà. Đây cũng chính là địa bàn của nước Sở thời Chiến Quốc. Người Sở cũng tự xưng mình là con cháu nhà Thương Ân hay Âu Nhân. Âu Nhân thiết là Ân. Văn minh Bách Việt không vào Tàu theo đường nước Thục phía Tây thượng đạo, mà theo đường "chính đạo", là đường ven biển, trên các đồng bằng châu thổ lớn của sông Dương Tử. Từ Hà Mẫu Độ, Lương Chử là đất nhà Hạ, sang vùng Giang Tây, Hồ Bắc là nhà Thương, tới nhà Ân đã vượt sông Hoàng Hà ở chính "Trung Nguyên".
  10. Anh Văn Nhân cho hỏi nếu Khiết Đan bao gồm các nhánh Hán - Liêu, Thát - Mông và Kim - Mãn thì người Hung Nô có xếp vào Khiết Đan hay không? Hung Nô có thể phiên thiết thành Hồ, như trong Chiêu Quân cống Hồ (cống Hung Nô). Thiền Vu người Hung Nô gọi là Mông, Mán. Vào thế kỷ thứ 3 người Hung Nô còn lập liên minh là Thiết Phất (thiết là Thát?). Tiếp theo thời bát vương chi loạn người Hung Nô chuyển họ Lưu và cũng xưng là Hán. Vậy phải xếp Hung Nô vào nhánh nào của Khiết Đan?
  11. Người Mông (Mèo) cũng thường xuyên trang trí hoa văn hình xoáy ốc và hình vuông lồng nhau trên trang phục, tranh treo tường nhà. Những hình này cũng giống hình ở bãi đá cổ. Theo tôi (và nếu hỏi người Mông họ cũng nói như vậy) hình xoáy ốc của họ tượng trưng cho Trời. Còn hình vuông lồng nhau là tượng trưng cho Đất. Đây cũng có thể là giản đồ tượng trưng của Hà Lạc xưa (Trời Đất, trời tròn đất vuông). Nếu vậy liệu Hà Đồ và Lạc Thư có phải do người Mông sáng tạo ra không? Chí ít thì họ cũng có phần nào đó trong việc này. Sapa cũng có thể là một địa bàn của người Mông cổ.
  12. Cổ Loa chắc chắn theo hiện vật là tòa thành có từ trước hoặc đầu Công Nguyên (cách đây ít nhất 2000 năm). Không quan trọng là do ai xây, nhưng Ngô Quyền khi chọn đó làm nơi đóng đô (cách đây 1000 năm) lại không thấy trùng tu gì. Điều này cho thấy... Ngô Quyền không hề đóng đô ở Cổ Loa. Ở Cổ Loa chẳng có tý hiện vật nào cũng như truyền thuyết nào nói tới Ngô Quyền cả. Nếu không chấp nhận An Dương Vương xây thành Cổ Loa thì càng khó có thể nói Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa. Loa Thành có thể là Kiển Thành do Mã Viện xây, trên nền của một vị trí đóng binh thời Đông Sơn. Còn Loa thành của Ngô Quyền có thể là "Kén thành", Kén đồng âm với Kiến, có thể là thành Kiến Nghiệp, kinh đô của Ngô Tôn Quyền (thời Tam Quốc).
  13. Hoàn toàn đồng ý với anh Thiên Sứ. Cổ Loa thành ở Đông Anh có thể không phải kinh đô của An Dương Vương. Không nhất thiết cứ có hiện vật thì là thủ đô. Nhưng hiện vật ở Cổ Loa thành thì phải là thời An Dương Vương, tức là Loa Thành thuộc nước của An Dương Vương. Với sự tương đồng của văn hóa Đông Sơn với văn hóa đồ đồng ở Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây thì đất nước thời đó có thể như bản đồ trên. Cổ Loa là một trung tâm chính trị (một kho quân nhu hay một tòa thành đóng binh) thời đó. Cũng do sự tương đồng về văn hóa Đông Sơn trong một thời gian dài và trên một khu vực lớn nên "nền văn hóa" An Dương Vương chính là văn hóa Đông Sơn hay An Dương Vương là một Hùng Vương. Có truyền thuyết cũng cho biết An Dương Vương người dòng dõi vua Hùng.
  14. Không hiểu họ hàng An Dương Vương xây cái gì ở Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Pháp, Cổ Ngư? Ở đó có tòa thành nào đâu? Làm sao có thể đánh đồng những làng này với một tòa thành có thật và những truyền thuyền vẫn còn lưu lại rõ ràng như ở Cổ Loa. Với những trống đồng, lưỡi cày đồng thời Đông Sơn tìm thấy ở Cổ Loa thì có thể nói chắc chắn đây là một trong những trung tâm chính trị thời cuối Đông Sơn. Như vậy, các hiện vật này, cùng với "tác giả" của toà thành, có thể là: 1. Do Hùng Vương xây dựng. 2. Do Thục Phán An Dương Vương xây 4. Do nhà Tần xây 3. Do Triệu Đà xây Trên trống đồng Cổ Loa và trên khuôn đúc tên đồng Cổ Loa có những dòng chữ triện của thời Chiến Quốc (link). Điều này có thể đem lại suy nghĩ đó là trống của Tần hoặc của Nam Việt . Nhưng truyền thuyết để lại thì không hề có gì tương tự. Nếu nói An Dương Vương là chuyện xảy ra đâu đó ở nước Ba, nước Thục bên Trung Quốc thì ai là chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa? An Dương Vương được biết là người "nước ngoài" đến thay thế triều Hùng. Thời kỳ An Dương Vương cũng là một giai đoạn "lập quốc" quan trọng, một thời đại đánh thắng hàng vạn quân Tần ở thời thịnh nhất của nhà Tần, một huyền sử dài nhất trong các huyền sử đời Hùng. Thế mà lại chẳng để lại dấu tích gì rõ ràng. Phải nói như vẫn nói: "chồi Âu Lạc mọc lên từ gốc Văn Lang". Nói vậy thì đã cho An Dương Vương cũng chính là một vị Hùng Vương, chứ không phải người ngoài. Và như vậy thì An Dương Vương không chỉ tồn tại trong khoảng vài chục năm mà ít nhất phải ứng với một nền văn hóa khảo cổ lớn. Nền văn hóa đó không gì khác là văn hóa Đông Sơn với những đồ đồng như đã đào được ở Cổ Loa. Tóm lại: An Dương Vương là một Hùng Vương và Cổ Loa do An Dương Vương xây, không nhất thiết vào những năm của thế kỷ 3 trước CN mà có thể sớm hơn vào thời Hùng.
  15. Có chỗ này chưa thật sự hiểu: vì sao số 9 lại là dương? Nếu 9 là dương, 6 là âm thì 9 phải là Trời, còn 6 là Đất (trời dương, đất âm). Như vậy phải gọi là Trời cao là "Cửu trùng" và Đất dầy là "Lục tuyền" mới đúng. Còn "Cửu trùng" và "Cửu tuyền" thì thành ra 9 vừa là dương, vừa là âm, không hiểu nổi. Có lẽ phải hiểu Dương đây là giương ra (Cực), chứ không phải âm dương. Tôi nghĩ Tết trùng cửu là tiết kết thúc một chu kỳ trong năm, đón một chu kỳ mới với mong muốn trường tồn (cửu cửu). Và việc uống rượu, ngắm hoa, ngâm thơ trong ngày này chỉ những hoạt động mang tính văn hóa cao, như một gợi ý cho con đường "thoát kiếp" của con người.
  16. Xin nêu vài suy nghĩ riêng về Tết Trùng Cửu. - Trùng Cửu đồng âm với Trường Cửu, với nghĩa là trường tồn. - Trùng Dương (2 vạch Dương) có thể là tượng Thái Dương trong Tứ tượng, là thời điểm kết thúc một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới. Hai nghĩa này đều phù hợp với tích về Tết Trùng Cửu, khi mà gà chó... bị chết (kết thúc một chu kỳ) còn người thì nhờ "đăng cao" mà thoát sang chu kỳ sống mới, tiếp tục tồn tại (trường tồn). Có lẽ Tết này bắt nguồn từ quan điểm Dịch học, nhằm đánh dấu thời gian sống qua một chu kỳ và mong muốn trường tồn của con người trong chu kỳ sống mới tiếp theo.
  17. Ở am thờ Mỵ Châu có một bài thơ cổ đề trên bảng gỗ: Hoàng thành đoạn kính thảo ly ly Vãng sự thương tâm bất khả ty Tần Việt nhân duyên thành oán ngẫu Sơn hà kiếp vận đáo nga my Quyên đế cố quốc sương thiên mộ Châu dựng hàn lưu bích hải chi Thần nỗ điếu minh hà xứ khứ Ngộ nhân đáo để thị kim qui. Dịch (Đỗ Văn Hỷ): Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ Việc cũ đau lòng biết hỏi ai Tần Việt nhân duyên thành cập oán Non sông vận kiếp tới mày ngài Quyên kêu nước cũ trời sương muộn Trai nở dòng băng biển biếc hay Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất Rùa vàng lẫm lỡ tới ai đây. Bài thơ trên cho biết kẻ đánh tráo nỏ thần, lừa gạt Mỵ Châu không phải là Triệu, mà là Tần. Đây cũng là câu thành ngữ "Kẻ Việt người Tần" như trong bài thơ Khối tình con của Tản Đà: Một đôi kẻ Việt người Tần Nửa phần ân ái nửa phần oán thương Vuốt rùa chàng đổi móng Lông ngỗng thiếp đưa đường Thề nguyền phu phụ Lòng nhi nữ Việc quân vương Duyên nợ tình kia dở dở dang Nệm gấm vó câu Trăm năm giọt lệ Ngọc trai nước giếng Nghìn thu khói nhang. Cuộc kháng chiến chống Tần của Việt đã không thắng lợi, bởi Âu Lạc đã mất nước vào tay nhà Tần. Và như vậy cũng không có chuyện Triệu Đà chiếm Âu Lạc vì Âu Lạc đã bị Tần chiếm từ trước.
  18. Xin bàn vài dòng với các anh. Về từ Cun: người Mường ở Hòa Bình trước cách mạng tháng 8 từng có chế độ lang đạo. Lang lớn nhất gọi là lang Cun. Có thể thấy chữ Cun này là chỉ thủ lĩnh tối cao. Hiện tại ở Hòa Bình còn có dốc Cun, một đèo dốc khá hiểm trở ở gần tỉnh lỵ Hòa Bình. Có thể hiểu dốc này là dốc Vua, hoặc dốc Trời, chỉ sự to lớn và độ cao của nó. Ở đền Thượng Phú Thọ có bức hoành phi "Triệu Cơ vương tích". Nếu dịch theo nghĩa thông thường thì không thể hiểu nổi. Ví dụ sách ở đền Hùng dịch là "Dấu tích nền móng đầu tiên của vua", không sát nghĩa vì từ "Triệu" không hề có nghĩa tính từ "đầu tiên". Tôi đã thử giải thích hoành phi này có nghĩa là "Dấu tích vua chúa họ Cơ", với từ Triệu = Chúa. Đây chính là một vết tích còn ghi lại được rằng đất Phong Châu xưa là đô thành của họ Cơ, tức là nhà Chu. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa có câu đối: Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ Thục quốc sơn hà tự cố cung Câu này cho thấy đền An Dương Vương được gọi là "Chiêu lăng", Chiêu là Châu, là Chu. Điều này phù hợp với nhận định An Dương Vương là vua Chu (vua Chủ) ở Cổ Loa. Có thể thấy không phải ở Việt Nam không còn dấu tích gì (kể cả bằng văn tự) về thời đại Châu Chu này. Vấn đề là cách hiểu của chúng ta đối với các tư liệu này mà thôi.
  19. Đại Hưng bình bảo Bài này muốn bàn về cách đọc một đồng tiền cổ rất nổi tiếng ở Việt Nam vì được cho là đồng tiền đầu tiên của nước ta sau khi dành được độc lập vào thời Đinh. Trước hết xin dẫn nguồn tư liệu tham khảo: http://www.khamphahue.com.vn/ehue/?catid=v...hoa&nid=342 và hình ảnh đồng tiền này ở nguồn trên. Vấn đề ở chỗ cách đọc của đồng tiền này. "Mặc dù theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng có chữ Hán viết là “Thái Bình”, nhưng Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins 968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lý khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại Bình Hưng Bảo”. Bởi sự thật, các đồng tiền do vua Đinh đúc, cả hiện vật lẫn ảnh chụp, chữ Hán viết là “Đại Bình” chứ không phải là “Thái Bình”. Trong sách Tiền Cổ Việt Nam, GS Đỗ Văn Ninh đưa ra hai cách giải thích hiện tượng trên như sau: -Đồng tiền bị gỉ làm mất nết chấm dưới chữ “thái”. Cách giải thích này khó được chấp nhận, vì chưa thấy đồng tiền nào của vua Đinh viết chữ Hán là “thái bình”; nếu có, chắc nhầm lẫn với một loại tiền khác.. -Cách giải thích thứ hai, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn là: chữ “đại” còn có một âm đọc là “thái”." Cả hai cách giải thích đều không ổn. Ngay cùng với thời đó ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long có loại gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên", cho thấy chữ đầu tiên trong tên đồng tiền đọc là "Đại" chứ không phải "Thái". Tên của đồng tiền này đã đánh đố rất nhiều nhà nghiên cứu tới nay chưa có lời giải. "Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra ý kiến đọc hiệu đồng tiền là “Đại Hưng Bình Bảo". Tuy rằng thời Đông Tấn - Nguyên Đế (Tư Mã Duệ) có niên hiệu Đại Hưng (318-321), song thời ấy ở Trung Quốc đang còn sử dụng hệ thống tiền Ngũ Thù, chưa dùng chữ “bảo” để chỉ khái niệm tiền tệ, do đó tiền này không thể do triều Tấn đúc". Những người chơi tiền cổ đều biết tên tiền cổ có 2 cách đọc chéo và đọc xuôi. Nếu đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ thì tên đồng tiên trên phải là "Đại Hưng bình bảo". Vấn đề là trong lịch sử không biết chữ "Đại Hưng" này ở vào giai đoạn sau nhà Đường (sau đồng tiền đầu tiên dùng từ "bảo" là "Khai Nguyên thông bảo") thuộc về ai? "...ngày nay tiền “Đại Bình Hưng Bảo” - theo ông XiongBaoKang (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng Tiền tệ Quảng Tây - Trung Quốc) - được tìm thấy ở Hoa Nam (Trung Quốc) là đất của Bách Việt rất nhiều..." Thật khó hiểu nếu đồng tiền trên là của nhà Đinh vì nhà Đinh rất ngắn ngủi chỉ có 12 năm, vào lúc phía Bắc nhà Tống đã thống nhất Hoa Nam. Làm thế nào mà đồng tiền của nhà Đinh lại được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam được? Xin đưa ra một cách nhìn nhận khác về đồng tiền trên. Tên đồng tiền này phải đọc là "Đại Hưng bình bảo" chứ không phải "Thái Bình hưng bảo". Đồng tiền này không phải của nhà Đinh mà là của Lưu Cung - Lưu Ẩn ở Lưỡng Quảng (Lưỡng Việt). Tên "Đại Hưng" là một bằng cớ rõ ràng về tên nước của Lưu Cung thời đó. Không phải Đại Hán mà là Đại Hưng, như tên Hưng Vương phủ của Quảng Châu. Việc đồng tiền này được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam xác nhận điều này vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Đại Việt/Đại Hưng thời đó. Việc lấy tên nước đặt tên cho đồng tiền tuy ít gặp nhưng không phải không có. Người ta còn tìm thấy đồng tiền "Đại Việt thông bảo". Đồng tiền này có cách viết chữ tương đồng với thời của đồng "Đại Hưng bình bảo", nhưng lại bị nghị ngờ là tiền giả cho dù được phát hiện trong di tích Hoa Lư. Lý do được dẫn là thời đó chưa có quốc hiệu Đại Việt ở nước ta. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì thấy ngay Đại Việt này là quốc hiệu của Lưu Cung. Gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" ở Hoa Lư cũng khẳng định danh xưng Đại Việt đã có từ trước. Không như đồng "Đại Hưng bình bảo", đồng "Đại Việt thông bảo" khá hiếm thấy. Điều này cũng dễ hiểu vì Lưu Cung chỉ sau 1 năm lập quốc đã đổi quốc hiệu từ Đại Việt sang Đại Hưng. Chữ "bình" trong "bình bảo" có thể hiểu là bình dân, bình thường, "bình bảo" có nghĩa tương tự như "thông bảo" vậy. Trong bộ tiền cổ Việt Nam cũng có một vài đồng tiền mang tên "bình bảo" như đồng "Thiệu Phong bình bảo" đời Trần. Còn vấn đề chữ "Đinh" ở mặt sau đồng tiền nghĩa là gì thì cần suy xét thêm. "Đinh" ở đây chưa chắc là họ của vua, mà có thể là một số đếm vì Đinh là số thuộc thập can. Có thể là chỉ năm đúc tiền, hoặc một loại số thứ tự nào đó. Nhiều đồng tiền cổ chữ ở mặt sau cũng không dễ hiểu, ví dụ có đồng tiền "Thuận Thiên đại bảo" được cho là đồng tiền của Lý Thái Tổ, với mặt sau có chữ "Nguyệt". Tới nay chưa ai giải thích được chữ Nguyệt này nghĩa là gì. Đồng tiền được cho là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam lại là một bằng chứng về nước Đại Hưng của Lưu Cung. Tên nước Đại Hưng cũng có gặp trong sử sách nước ta. Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ XVII) đoạn về sự lên ngôi của Lý Công Uẩn có câu: Thùy y củng thủ cửu trùng Cải nguyên Hưng Quốc đề phong trong ngoài Hoa Lư hiểm địa hẹp hòi Xa giá bèn dời về ở Thăng Long. Có thể thấy Lý Công Uẩn đã từng đặt tên nước của mình là Hưng Quốc (Đại Hưng). Điều này khẳng định cả trên hiện vật khảo cổ và sử sách. Đây là những bằng chứng cho Sử thuyết của anh nhatnguyen52 về giai đoạn này.
  20. Câu đối ở cửa đền An Duơng Vương ở Cổ Loa: Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ Thục quốc sơn hà tự cố cung. Dịch nghĩa Tùng bách Chiêu lăng đâu chốn cũ Non sông nước Thục đó cố cung. Lăng An Dương Vương được gọi là Chiêu lăng. Vua Chủ của Cổ Loa rõ ràng chính là Chiêu hay Chu thiên tứ.
  21. Trích Chuyện giả mà có thật của Trần Lam kể chuyện cụ Hồ khi ở Xiêm: ...Trời đã gần tối, Bác và anh Tý đi đến một khu rừng hẻo lánh. Những người địa phương đều bặm trợn như Trương Phi. Đi xa nữa thì không thể đi. Ở lại đây thì khá nguy hiểm. Trong lúc bí, bỗng có một người Hoa kiều đi ngang, thấy Bác và Tý đang thơ thẩn, anh ta hỏi một cách hung dữ: "Chúng mày đi đâu?". Bác trả lời bằng tiếng Trung Quốc: "Chúng tôi đi tìm việc làm ăn". Anh ta lại quát: "Chúng mày người ở đâu?" Anh Tý trả lời bằng tiếng Trung Quốc trọ trẹ: "Chúng tôi là Hoa kiều". Anh ta trợn mắt và nói như mắng: "Hoa kiều! Hoa kiều! Hoa kiều kiểu gì mà không biết tiếng Quảng Đông hở?". Bác đỡ lời: "Hoa kiều sinh trưởng ở Việt Nam"... Nguồn: báo Nhân dân, số 2242, ngày 9-5-1960 Hồ Chí Minh - Truyện và ký, NXB Văn học, Hà Nội 1985, tr. 258-263. Cũng như chuyện trên của anh Lãn Miêu, tại sao nếu là người Hoa thì phải nói tiếng Quảng Đông, nhất là người Hoa lưu lạc sang các nước Đông Nam Á? Như thế thì ra người Trung Quốc phải phân biệt loại người Hán nói tiếng Quan thoại, còn người Hoa nói tiếng Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông rất gần với tiếng Thái (tới nay người Thái, Lào và Quảng Đông nói vẫn hiểu được nhau).
  22. Bài văn tế này là ở đoạn Gia Cát Lượng sau 7 lần bắt Mạnh Hoạch, bình Nam thắng lợi, lúc trở về qua một con sông lớn là Lư Thủy có bày đàn tế các oan hồn trong cuộc Nam chinh ở đây. Tam quốc diễn nghĩa, hồi 91: Tế Lư Thủy, Hán Thừa Tướng rút lui Ðánh Trung Nguyên, Võ Hầu dâng biểu. Bài văn tế trên có một chỗ lạ: "Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục Binh khởi đất Mường" Theo định vị hiện nay thì Mạnh Hoạch ở đâu đó khoảng vùng Vân Nam. Nhưng vùng đó không phải đất của người Mường. Mạnh Hoạch như vậy phải ở khoảng vùng nước Lào ngày nay với tộc dân chính là người Thái và là nơi có rất nhiều địa danh tên Mường. Trong sử thời Đông Hán còn nhắc tới nước Minh Đường, khi phiên thiết trở thành Mường, có thể là chỉ nước Lào. Trong trận đánh với Gia Cát Lượng Mạnh Hoạch có sử dụng một số "đặc sản" của vùng Đông Nam Á là: voi và giáp mây. Voi là con vật đặc trưng của Lào - Thái. Song mây cũng chỉ phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi ở vùng Đông Dương. Vợ Mạnh Hoạch còn xưng là con cháu thần Lửa Chúc Dung, chứng tỏ đây là dòng dõi người phương Nam. Hệ quả của việc này là nước Thục Hán của Lưu Bị có biên giới phía Nam kéo dài tới tận vùng nước Lào và giáp Bắc Việt ngày nay (có thể gồm cả vùng Tây Bắc). Như vậy khả năng Lưu Bị là Lý Bí trong sử Việt là hoàn toàn có thể. Nếu vậy Gia Cát Lượng, người bình định phương Nam, không ai khác chính là Lý Phục Man đời Lý Nam Đế. Cũng thời đó có Lý Thiên Bảo (Lưu Biểu?) xưng là Đào Lang Vương, lập nước Dã Năng (Dạ Lang?) ở Ai Lao (Ai Lao Di, tộc người ở Vân Nam?). Vân Nam đã là đất của Lý Thiên Bảo thì Mạnh Hoạch phải ở khoảng vùng đất Lào - Lai Châu/Điện Biên ngày nay. Và dòng Lư Thủy nơi Gia Cát Lượng tế tử sĩ liệu có phải dòng sông Lô/ sông Hồng chảy qua vùng núi Tây Bắc Việt Nam?
  23. Đạo giáo còn gọi là đạo Hoàng Lão, là Hoàng Đế và Lão Tử. Nếu vậy đây là một tín ngưỡng tối cổ, bắt đầu từ đời Hoàng Đế, cách đây 5000 năm. Vấn đề không chỉ ở thời gian mà là Đạo giáo ra đời ở đâu và tộc người nào là chủ nhân của Đạo giáo?Hoàng Đế Hiên Viên, vua nước Hữu Hùng là Ngọc Hoàng thượng đế trong Đạo Giáo. Nước Hữu Hùng có thể là nước họ Hùng. Hoàng Đế vua nước Hữu Hùng chính là vua Hùng. Nếu Hiên Viên lập quốc ở tận sông Hoàng Hà thì làm thế nào mà trước khi Tần đánh nước ta ở Bắc Việt đã có đầy rẫy những vết tích của Đạo giáo (An Kỳ Sinh, đền thờ Ngọc Hoàng ở Tiên Lữ)? Tục thờ Mẫu ở Việt Nam cũng là một phần của đạo Giáo mà thờ Mẫu tức là phải có từ rất sớm, khi đang còn chế độ mẫu hệ. Trong Đạo giáo cũng có lý thuyết âm dương. Nếu thuyết âm dương ngũ hành là của Việt thì Đạo giáo cũng vậy. Chưa kể có ý kiến cho rằng Lão Tử là Chử Đồng Tử... Còn có những việc tương tự như chuyện An Kỳ Sinh. Như chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh lại là chỗ tu hành công chúa con... Sở Trang Vương và Trang Vương đã từng đến thăm con ở đây. Chỗ đó còn lập am thờ Trang Vương. Rồi chuyện ông Lỗ Ban, tổ sư ngành xây dựng với thước phong thủy nổi tiếng, người nước Lỗ nhưng lại có mộ ở ... Nam Vang - Căm pu chia. Với định vị các nước thời Đông Chu ở quanh sông Hoàng Hà thì những chuyện trên chịu không thể giải thích nổi.
  24. Thế kỷ III trước CN đã có đạo sĩ ở Việt Nam. Ở Tiên Lữ - Hưng Yên còn có đền thờ Ngọc hoàng thượng đế từ năm 226 TCN (http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=71147&channelid=8). Như vậy trước khi An Dương Vương mất nước Đạo giáo đã vào Việt Nam khá rộng rãi. Phải nói... Đạo giáo có nguồn gốc từ Việt Nam mới đúng. Thạch xương bồ rõ ràng là cây thuốc bản địa vùng nhiệt đới, tới nay vẫn gọi là Thạch xương bồ, có nhiều ở Việt Nam.Cái thắc mắc về điểm tu hành của An Kỳ Sinh có thể dễ dàng hiểu được nếu như Tần Thủy Hoàng lấy đất giữa 2 nhà Chu làm kinh đô ở khoảng Vân Nam - Quí Châu - Quảng Tây, "Bồng Lai tiên cảnh" là ... vịnh Hạ Long, Đông Hải là ... biển Đông, Tây Bá Sở Vương (Đông Bá mới đúng) Hạng Vũ cùng Bái Công Lưu Bang khởi nghĩa trước hết đánh Ung Thành ở Nam Ninh... (Sử thuyết họ Hùng).
  25. Tôi thấy anh nhatnguyen52 giải thích mấy quẻ này rất hợp lý với chuyện Táo Quân. Kinh Dịch Tàu thì quẻ Hỏa/Thủy là Vị Tế với nghĩa là việc chưa xong. Còn Dịch theo giải thích của anh nhatnguyen52 thì ngược lại. Hỏa /Thủy là khép trong cặp Khép khởi (khấp khởi), hoàn toàn đúng nghĩa với ông Táo về trời mà lại rất "Việt Nam". Xin xem http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ost&p=19642