hoangnt

Thành Cổ Loa được Xây Dựng Thời Gian Nào?

194 bài viết trong chủ đề này

An Dương Vương trong tâm thức nhân dân ta

"Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng"

Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà nội. Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc (Cổ Loa) và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương. Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại các vua Hùng cũng vần vũ những đám mây ngũ sắc của những huyền thoại.

Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị đuowjc bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.

Về An Dương Vương, "Từ điển bách khoa Việt Nam" viết một cách ngắn gọn: "tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi (214 - 208 trước CN), nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu) lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh (179 trước CN) An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử"

Lời giảng nghĩa ngắn ngủi ấy cố gắng khẳng định một nhân vật có thật và một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc ta là cái gạch nối giữa thời đại các vua Hùng với những thời đại sau đó trong dòng mạch liên tục của một quốc gia tự chủ và đã tạo dựng được một nền văn minh có bản sắc riêng biệt bên cạnh một nền văn minh lớn cũng là một mối thử thách thường trực và khủng khiếp từ phương Bắc tràn xuống. Nhưng trong lời giảng nghĩa ấy vẫn phải nhắc đến những từ "giả thiết", "tục truyền"...

Bởi lẽ, từ nhiều thế kỷ trước trong các cuốn sách như "Viện điện u linh"; "Lĩnh Nam chích quái", "đại Việt sử ký toàn thư" hay các tác phẩm của Nguyễn Trãi (Dư địa chí). Phan Huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí) đều nhắc tới An Dương Vương họ Thục tên Phán là con của vua Thục (đất Tứ Xuyên - Trung Quốc ngày nay) vì xung khắc của tổ phụ với Hùng Vương của nước Văn Lang mà mang quân đánh chiếm, lập nước Âu Lạc, xưng vương và xây thành Cổ Loa. Nhưng rồi cuối thế kỷ XIX, một số sử thần lại cho rằng Âu Lạc và người đứng đầu Thục Vương không dính dáng gì đến nước Ba Thục mà chỉ là một thế lực ở lân cận "gắn liền với nước Văn Lang". Sang đầu thế kỷ XX, có học giả còn cực đoan hơn khi cho rằng" nước Nam không có An Dương Vương nhà thục" (Nguyễn Văn Tố" còn một số sử gia người Pháp lại khẳng định "Trước nhà hán không có lịch sử An Nam"...

Nhưng trong tâm thức của nhiều người Việt Nam nhất là của dân "bát xã hộ nhi" (tám làng thờ cúng và tham gia tế lễ trong ngày hội ở Chùa Thượng) thì An Dương Vương chính là Vua Chủ ăn sâu vào lòng người.

Nguồn: www.hanoi.gov.vn

Chúng ta có thể đảm bảo chắc chắn là thành Cổ Loa đã được xây dựng trong thời gian trên hay không khi mà tại Trung Hoa đã có rất nhiều thành trì khổng lồ, nếu so sánh với sự phát triển của xã hội nước Việt cổ thời bất giờ kể từ khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về An Dương Vương, "Từ điển bách khoa Việt Nam" viết một cách ngắn gọn: "tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi (214 - 208 trước CN), nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu) lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh (179 trước CN) An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử"

Từ Điển Bách Khoa Việt Nam viết thuận tự thời gian sai với chính sử. Những thời gian này là do đám "hầu hết" và "cộng đông" suy luận ra. Chính sử viết Thời Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC, sau một cuộc nội chiến với Thục Phán và nhường ngôi cho Thục Phán vào năm này. Vậy việc chống Tần thắng lợi phải xảy ra trước đó.

Thành hiện có không phải là Thủ Đô của An Dương Vương. Cổ Loa, Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Ngư, Cổ Pháp...vv...là những địa danh ở quanh Hanoi. Không lẽ chỉ vì có đồng âm chữ Loa mà thành Loa Thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở am thờ Mỵ Châu có một bài thơ cổ đề trên bảng gỗ:

Hoàng thành đoạn kính thảo ly ly

Vãng sự thương tâm bất khả ty

Tần Việt nhân duyên thành oán ngẫu

Sơn hà kiếp vận đáo nga my

Quyên đế cố quốc sương thiên mộ

Châu dựng hàn lưu bích hải chi

Thần nỗ điếu minh hà xứ khứ

Ngộ nhân đáo để thị kim qui.

Dịch (Đỗ Văn Hỷ):

Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ

Việc cũ đau lòng biết hỏi ai

Tần Việt nhân duyên thành cập oán

Non sông vận kiếp tới mày ngài

Quyên kêu nước cũ trời sương muộn

Trai nở dòng băng biển biếc hay

Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất

Rùa vàng lẫm lỡ tới ai đây.

Bài thơ trên cho biết kẻ đánh tráo nỏ thần, lừa gạt Mỵ Châu không phải là Triệu, mà là Tần. Đây cũng là câu thành ngữ "Kẻ Việt người Tần" như trong bài thơ Khối tình con của Tản Đà:

Một đôi kẻ Việt người Tần

Nửa phần ân ái nửa phần oán thương

Vuốt rùa chàng đổi móng

Lông ngỗng thiếp đưa đường

Thề nguyền phu phụ

Lòng nhi nữ

Việc quân vương

Duyên nợ tình kia dở dở dang

Nệm gấm vó câu

Trăm năm giọt lệ

Ngọc trai nước giếng

Nghìn thu khói nhang.

Cuộc kháng chiến chống Tần của Việt đã không thắng lợi, bởi Âu Lạc đã mất nước vào tay nhà Tần. Và như vậy cũng không có chuyện Triệu Đà chiếm Âu Lạc vì Âu Lạc đã bị Tần chiếm từ trước.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Bác Minh Xuân 1 đoạn thơ hay:

" ... Xem thấy những sương rơi tuyết lạnh,

Loài bất bình tranh cạnh hung hăng.

Một cơn sấm dậy đất bằng,

Thánh nhân ra mới cứu hàng sinh linh.

Lược thao văn vũ tài tình,

Mới hay phú quý hiển vinh lạ lùng.

Tam công gặp hội vui mừng,

Bỏ khi cá nước vẫy vùng biển sông.

Bỏ khi chém rắn vẽ rồng,

Bỏ khi non Bắc ải Đông mịt mù.

Bỏ khi kẻ Việt người Hồ,

Bỏ khi kẻ Sở người Ngô xa đường...".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xét về thời điểm xây thành "Cổ Loa" qua câu chuyện truyền thuyết Thần Kim Quy về Vua An Dương Vương thì khoảng thời gian này có vẻ không hợp lý lắm, chúng ta hãy xem một số các vấn đế mang khía cạnh logic sau:

- Tạm thống nhất lịch sử Trung Hoa qua cuốn Kinh Thư và lấy niên đại Nhà Hạ 2205–1767 TCN làm mốc thời gian: Thì thời gian này trung tâm kinh đô nhà Hạ đã được xây dựng cùng với luật pháp đầy đủ (cũng như các chư hầu).

- Giả sử biên giới nước Việt khả năng vẫn nguyên vẹn tức tới sông Trường Giang, vùng Hồ Động Đình...: như vậy chẳng lẽ lại trùng vào lãnh thổ của Trung Hoa lúc bấy giờ.

- Giả sử biên giới nước Việt khả năng vẫn nguyên vẹn tức tới sông Trường Giang, vùng Hồ Động Đình...: như vậy chẳng lẽ không xây được một tòa thành sao?. Chúng ta cũng biết trong lịch sử thì cuộc chiến khốc liệt nhất của dân tộc Việt thời cổ đại chính là trận chiến với giặc Ân và giả sử rằng nếu biên giới nước Việt bị thu hẹp thì phải có nguyên nhân là các cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn mà sao không thấy sách sử ghi lại?

- Nếu lại giả sử Biên giới nước Việt bị giới hạn thì cũng mang ý nghĩa như trên, đặc biệt trung tâm nhà nước của các Vua Hùng sẽ phải ở đâu để quản lý?

Từ các nhận định biên giới cổ nước Việt rộng lớn, thì theo các truyền thuyết ta có thể hình dung:

- Vùng đất bên Trung Hoa bấy giờ vẫn là của nước Việt và trung tâm vẫn là Nhà Hạ.

- Nước Việt phần đất ở Bắc Bộ và có thể cùng Quảng Đông/ Quảng Châu chẳng hạn được gọi là Cố Đô hay Thánh Địa tức vùng đất tông miếu linh thiêng được đưa vào dạng đặc biệt bảo vệ.

- Cuộc chiến giặc Ân bao phủ khắp nước Việt thời bấy giờ cũng không có gì lạ cũng như Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Lịch sử Trung Hoa từ Nhà Hạ chuyển tới Nhà Thương dễ dàng thấy Nhà Thương (giặc Ân) cũng là bộ lạc của cộng đồng dân tộc Việt mà thôi, tương tự loạn 12 sứ quân.

Phác họa một số các vấn đề thì nhận định thành Cổ Loa không phải xây thời kỳ vua An Dương Vương khoảng 258 TCH mà được xây muộn nhất vào thời kỳ thời Nhà Hạ.

Như vậy các thông tin lịch sử mới ăn khớp.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xét về thời điểm xây thành "Cổ Loa" qua câu chuyện truyền thuyết Thần Kim Quy về Vua An Dương Vương thì khoảng thời gian này có vẻ không hợp lý lắm, chúng ta hãy xem một số các vấn đế mang khía cạnh logic sau:

- Tạm thống nhất lịch sử Trung Hoa qua cuốn Kinh Thư và lấy niên đại Nhà Hạ 2205–1767 TCN làm mốc thời gian: Thì thời gian này trung tâm kinh đô nhà Hạ đã được xây dựng cùng với luật pháp đầy đủ (cũng như các chư hầu).

- Giả sử biên giới nước Việt khả năng vẫn nguyên vẹn tức tới sông Trường Giang, vùng Hồ Động Đình...: như vậy chẳng lẽ lại trùng vào lãnh thổ của Trung Hoa lúc bấy giờ.

- Giả sử biên giới nước Việt khả năng vẫn nguyên vẹn tức tới sông Trường Giang, vùng Hồ Động Đình...: như vậy chẳng lẽ không xây được một tòa thành sao?. Chúng ta cũng biết trong lịch sử thì cuộc chiến khốc liệt nhất của dân tộc Việt thời cổ đại chính là trận chiến với giặc Ân và giả sử rằng nếu biên giới nước Việt bị thu hẹp thì phải có nguyên nhân là các cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn mà sao không thấy sách sử ghi lại?

- Nếu lại giả sử Biên giới nước Việt bị giới hạn thì cũng mang ý nghĩa như trên, đặc biệt trung tâm nhà nước của các Vua Hùng sẽ phải ở đâu để quản lý?

Từ các nhận định biên giới cổ nước Việt rộng lớn, thì theo các truyền thuyết ta có thể hình dung:

- Vùng đất bên Trung Hoa bấy giờ vẫn là của nước Việt và trung tâm vẫn là Nhà Hạ.

- Nước Việt phần đất ở Bắc Bộ và có thể cùng Quảng Đông/ Quảng Châu chẳng hạn được gọi là Cố Đô hay Thánh Địa tức vùng đất tông miếu linh thiêng được đưa vào dạng đặc biệt bảo vệ.

- Cuộc chiến giặc Ân bao phủ khắp nước Việt thời bấy giờ cũng không có gì lạ cũng như Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Lịch sử Trung Hoa từ Nhà Hạ chuyển tới Nhà Thương dễ dàng thấy Nhà Thương (giặc Ân) cũng là bộ lạc của cộng đồng dân tộc Việt mà thôi, tương tự loạn 12 sứ quân.

Phác họa một số các vấn đề thì nhận định thành Cổ Loa không phải xây thời kỳ vua An Dương Vương khoảng 258 TCH mà được xây muộn nhất vào thời kỳ thời Nhà Hạ.

Như vậy các thông tin lịch sử mới ăn khớp.

Kính.

Thanh Cổ Loa được coi là của An Dương Vương xây, vậy Cổ Lễ của anh ông ta xây, Cổ nhuế của em ông ấy. Cổ Pháp của thầy ông ấy xây để giảng đạo, Cổ Ngư chắc của con ông ấy xây để câu cá. Có bằng chứng gì không? Chán hẳn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh Cổ Loa được coi là của An Dương Vương xây, vậy Cổ Lễ của anh ông ta xây, Cổ nhuế của em ông ấy. Cổ Pháp của thầy ông ấy xây để giảng đạo, Cổ Ngư chắc của con ông ấy xây để câu cá. Có bằng chứng gì không? Chán hẳn!

Không hiểu họ hàng An Dương Vương xây cái gì ở Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Pháp, Cổ Ngư? Ở đó có tòa thành nào đâu? Làm sao có thể đánh đồng những làng này với một tòa thành có thật và những truyền thuyền vẫn còn lưu lại rõ ràng như ở Cổ Loa.

Với những trống đồng, lưỡi cày đồng thời Đông Sơn tìm thấy ở Cổ Loa thì có thể nói chắc chắn đây là một trong những trung tâm chính trị thời cuối Đông Sơn. Như vậy, các hiện vật này, cùng với "tác giả" của toà thành, có thể là:

1. Do Hùng Vương xây dựng.

2. Do Thục Phán An Dương Vương xây

4. Do nhà Tần xây

3. Do Triệu Đà xây

Trên trống đồng Cổ Loa và trên khuôn đúc tên đồng Cổ Loa có những dòng chữ triện của thời Chiến Quốc (link). Điều này có thể đem lại suy nghĩ đó là trống của Tần hoặc của Nam Việt . Nhưng truyền thuyết để lại thì không hề có gì tương tự.

Nếu nói An Dương Vương là chuyện xảy ra đâu đó ở nước Ba, nước Thục bên Trung Quốc thì ai là chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa? An Dương Vương được biết là người "nước ngoài" đến thay thế triều Hùng. Thời kỳ An Dương Vương cũng là một giai đoạn "lập quốc" quan trọng, một thời đại đánh thắng hàng vạn quân Tần ở thời thịnh nhất của nhà Tần, một huyền sử dài nhất trong các huyền sử đời Hùng. Thế mà lại chẳng để lại dấu tích gì rõ ràng. Phải nói như vẫn nói: "chồi Âu Lạc mọc lên từ gốc Văn Lang". Nói vậy thì đã cho An Dương Vương cũng chính là một vị Hùng Vương, chứ không phải người ngoài. Và như vậy thì An Dương Vương không chỉ tồn tại trong khoảng vài chục năm mà ít nhất phải ứng với một nền văn hóa khảo cổ lớn. Nền văn hóa đó không gì khác là văn hóa Đông Sơn với những đồ đồng như đã đào được ở Cổ Loa.

Tóm lại: An Dương Vương là một Hùng Vương và Cổ Loa do An Dương Vương xây, không nhất thiết vào những năm của thế kỷ 3 trước CN mà có thể sớm hơn vào thời Hùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu họ hàng An Dương Vương xây cái gì ở Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Pháp, Cổ Ngư? Ở đó có tòa thành nào đâu? Làm sao có thể đánh đồng những làng này với một tòa thành có thật và những truyền thuyền vẫn còn lưu lại rõ ràng như ở Cổ Loa.

Với những trống đồng, lưỡi cày đồng thời Đông Sơn tìm thấy ở Cổ Loa thì có thể nói chắc chắn đây là một trong những trung tâm chính trị thời cuối Đông Sơn. Như vậy, các hiện vật này, cùng với "tác giả" của toà thành, có thể là:

1. Do Hùng Vương xây dựng.

2. Do Thục Phán An Dương Vương xây

4. Do nhà Tần xây

3. Do Triệu Đà xây

Trên trống đồng Cổ Loa và trên khuôn đúc tên đồng Cổ Loa có những dòng chữ triện của thời Chiến Quốc (link). Điều này có thể đem lại suy nghĩ đó là trống của Tần hoặc của Nam Việt . Nhưng truyền thuyết để lại thì không hề có gì tương tự.

Nếu nói An Dương Vương là chuyện xảy ra đâu đó ở nước Ba, nước Thục bên Trung Quốc thì ai là chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa? An Dương Vương được biết là người "nước ngoài" đến thay thế triều Hùng. Thời kỳ An Dương Vương cũng là một giai đoạn "lập quốc" quan trọng, một thời đại đánh thắng hàng vạn quân Tần ở thời thịnh nhất của nhà Tần, một huyền sử dài nhất trong các huyền sử đời Hùng. Thế mà lại chẳng để lại dấu tích gì rõ ràng. Phải nói như vẫn nói: "chồi Âu Lạc mọc lên từ gốc Văn Lang". Nói vậy thì đã cho An Dương Vương cũng chính là một vị Hùng Vương, chứ không phải người ngoài. Và như vậy thì An Dương Vương không chỉ tồn tại trong khoảng vài chục năm mà ít nhất phải ứng với một nền văn hóa khảo cổ lớn. Nền văn hóa đó không gì khác là văn hóa Đông Sơn với những đồ đồng như đã đào được ở Cổ Loa.

Tóm lại: An Dương Vương là một Hùng Vương và Cổ Loa do An Dương Vương xây, không nhất thiết vào những năm của thế kỷ 3 trước CN mà có thể sớm hơn vào thời Hùng.

Tôi cũng đầy đủ thông tin về tên đồng, rìu đồng...đào được ở thành Cổ Loa. Tôi cũng biết ở đây có dấu vết của một tòa thành bằng đất là chính và đã đến tận nới xem. Tôi cũng xem rất kỹ các loại dị bản về truyền thuyết An Dương Vương xây thành ốc. Nhưng tôi vẫn không hề thấy chứng cứ thuyết phục rằng: Cổ Loa chính là Loa thành do An Dương Vương xây và là kinh đô Văn Lang - Còn gọi là Âu Lạc - thời An Dương Vương.

Tôi sẽ chứng minh điều này khi rảnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự kiến một số nội dung sẽ được xem xét:

- Điều kiện địa lý khi xây Cổ Loa/ Loa thành/ Tư Long. Có hay không vị trí thành Thăng Long bây giờ cũng đã tồn tại?.

- Dữ liệu khảo cổ trống đồng, mũi tên... có hay không thử nghiệm các vật liệu chân thành bằng phương pháp phóng xạ cácbon để tìm niên đại xây thành.

- Bản đồ thời Chiến Quốc và thời Tần.

- Lý luận về kinh tế, chính trị, quân sự của việc xây thành.

- Ẩn ý lịch sử qua truyền thuyết & huyền thoại có hay chăng phải dựa trên học thuyết Âm dương ngũ hành trong phương pháp phân tích.

- Trung tâm nước Việt cổ các thời kỳ tương ứng?.

- An Dương Vương là niên hiệu hay tên của các vua Hùng.

Khá phức tạp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự kiến một số nội dung sẽ được xem xét:

- Điều kiện địa lý khi xây Cổ Loa/ Loa thành/ Tư Long. Có hay không vị trí thành Thăng Long bây giờ cũng đã tồn tại?.

- Dữ liệu khảo cổ trống đồng, mũi tên... có hay không thử nghiệm các vật liệu chân thành bằng phương pháp phóng xạ cácbon để tìm niên đại xây thành.

- Bản đồ thời Chiến Quốc và thời Tần.

- Lý luận về kinh tế, chính trị, quân sự của việc xây thành.

- Ẩn ý lịch sử qua truyền thuyết & huyền thoại có hay chăng phải dựa trên học thuyết Âm dương ngũ hành trong phương pháp phân tích.

- Trung tâm nước Việt cổ các thời kỳ tương ứng?.

- An Dương Vương là niên hiệu hay tên của các vua Hùng.

Khá phức tạp.

Cái đám "cộng đồng" và "hầu hết" la lối rằng cổ sử Việt thời Hùng Vương chỉ dựa trên truyền thuyết và dã sử nên không đáng tin cậy. Vậy thì cái gọi là Thành Cổ Loa do An Dương Vương xây gán cho ở Cổ Loa lấy cái gì chứng mình? Những mũi tên đồng đào được rất nhiều ở đây. Ok! Có thể giải thích đó là một kho quân nhu lớn có thành bảo vệ. Cứ tưởng tượng xem: Kinh thành thủ đô của một quốc gia dùng để chống lại một quốc gia khá hùng mạnh Nam Việt Triệu Đà - nhiều lần tấn công không thành - mà bé bằng cái tý, so với quy mô nhu cầu của nó. Thái tử Trong Thủy mà bị nhốt trong cái thành ấy chắc chật chội lắm nhỉ. Nhưng tại sao nó được đám "hầu hết" ủng hộ luận điểm này? Bởi vì nếu luận điểm này được áp đặt thì Thời Hùng Vương chỉ vẻn vẹn ở đồng bằng sông Hồng thôi. Bằng chứng là thành Cổ Loa được An Dương Vương xây ở làng Cổ Loa ấy. Híc!

Chưa rảnh lắm. Tạm gọi là vài lời đặt vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng đầy đủ thông tin về tên đồng, rìu đồng...đào được ở thành Cổ Loa. Tôi cũng biết ở đây có dấu vết của một tòa thành bằng đất là chính và đã đến tận nới xem. Tôi cũng xem rất kỹ các loại dị bản về truyền thuyết An Dương Vương xây thành ốc. Nhưng tôi vẫn không hề thấy chứng cứ thuyết phục rằng: Cổ Loa chính là Loa thành do An Dương Vương xây và là kinh đô Văn Lang - Còn gọi là Âu Lạc - thời An Dương Vương.

Tôi sẽ chứng minh điều này khi rảnh.

Hoàn toàn đồng ý với anh Thiên Sứ. Cổ Loa thành ở Đông Anh có thể không phải kinh đô của An Dương Vương. Không nhất thiết cứ có hiện vật thì là thủ đô. Nhưng hiện vật ở Cổ Loa thành thì phải là thời An Dương Vương, tức là Loa Thành thuộc nước của An Dương Vương.

Với sự tương đồng của văn hóa Đông Sơn với văn hóa đồ đồng ở Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây thì đất nước thời đó có thể như bản đồ trên. Cổ Loa là một trung tâm chính trị (một kho quân nhu hay một tòa thành đóng binh) thời đó.

Cũng do sự tương đồng về văn hóa Đông Sơn trong một thời gian dài và trên một khu vực lớn nên "nền văn hóa" An Dương Vương chính là văn hóa Đông Sơn hay An Dương Vương là một Hùng Vương. Có truyền thuyết cũng cho biết An Dương Vương người dòng dõi vua Hùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ này trích từ tài liệu nào? Sách do ai viết? Trong nghiên cứu khoa học không có thể phong long như vậy được. Thời điểm lịch sử có bản đồ này theo quan niệm của tác giả là bao giờ?

Trong khi đó, tôi có bản đồ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc do chính các tác giả Trung Quốc viết thì không ngớ ngẩn như cái bản đồ này (Đã có Bách Việt lại còn có cả Mân Việt và Ngô Việt, Vậy là 102 Việt?!)

Trong tất cả các bài viết từ topic này, tôi không thấy chứng cứ thuyết phục nào chứng minh được Cổ Loa chính là Loa thành do An Dương Vương xây.

Posted Image

Nước Âu Lạc thời An Dương Vương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ được trích từ bài viết "Lãng thổ và quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử" của tác giả Trần Đại Sĩ, kèm theo các bản đồ khác. Trang website Chầm Dầm.

Mở đầu là lãnh thổ Việt Nam từ thời Hồng Bàng:

Nước Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương

—-

Nước Xích Quỷ thời Lạc Long Quân

—-

Nước Văn Lang thời Hùng Vương

—-

Nước Âu Lạc thời An Dương Vương

—-

Nước Âu Lạc thời Tần

—-

Nước Nam Việt thời Triệu Đà thời cực thịnh (năm 208 TCN )

—-

3 quận Giao Chỉ – Cửu Chân – Nhật Nam thời Hán (nhà Hán chia nước ta làm ba quận và đặt chức Thái thú để trông coi mỗi quận, Thứ sử trông coi cả 3 quận)

—-

Trung Hoa và Giao Châu thời Tam Quốc (trước năm 264 sau CN) (vào thời Tam Quốc nhà Ngô thống trị nước ta và đổi tên là Giao Châu)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, đây chỉ là suy luận chủ quan của tác giả. Tôi rất kính trọng tác giả Trần Đại Sĩ với những công trình nghiên cứu xuất sắc của ông trong việc minh chứng và phục hồi cổ sử Việt trước thời Bắc thuộc. Ông đã có công phát hiện nhiều tài liệu và vật thế di sản rất có giá trị minh chứng, như: Đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp miền nam sông Dương Tử, gen của người Việt là gen trội trong bộ gen của cư dân sống ở vùng này hiện nay thuộc Trung Quốc....vv.....Tuy nhiên, không phải vì thế mà tất cả những luận điểm của ông được kết luận từ những thực chứng khách quan ấy đều được coi là đúng - khi nó có thể giải thích bằng một cơ sở lý luận khác. . Thí dụ: Tôi không tán thành luận điểm cho rằng người Việt đã Bắc tiến và hòa huyết với người Hán ở Nam Dương tử chẳng hạn. Bản đồ trên không mang tính thuyết phục , nếu nó không có những chứng cứ lịch sử kèm theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo 1 bài viết liên quan đến kiến trúc, kết cấu Loa thành.

Xây dựng thành và kiến trúc thành Cổ Loa

Posted Image

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km².

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

Posted Image Posted Image

Sơ đồ thành Cổ LoaThành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Posted Image Posted Image

Một đoạn tường thành mùa lễ hộiThành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

(Trang website khu di tích Thành Cổ Loa).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua tài liệu trên, nếu chỉ bỏ vài chữ gán cho An Dương Vương Thục Phán thì chẳng có cơ sở nào để minh chứng được nó là do An Dương Vương xây và là kinh đô của Âu Lạc cả. Thành này được truyền thuyết gán cho An Dương Vương. Cũng như Đầm Nhất Dạ gán cho Chử Đồng Tử.

Tóm lại truyền thuyết theo đám "cộng đồng" và "hầu hết" là "không đáng tin cậy", thì về tính nhất quán trong phương pháp luận của khoa học, không có cơ sở để gán cho thành này của An Dương Vương.Tên đồng? Vậy thì ở đâu có tên đồng thì nó là do An Dương Vương đúc ah? Cả nước Âu Lạc - căn cứ ngay trên bản đồ nói trên không lẽ có mỗi thành này? Trong khi đó, một ngàn năm trước tại đây, Ngô Quyền cũng đã xây thành ở đây và dùng làm Kinh Đô. Vậy tại sao ngài Ngô Quyền không trùng tu thành này? Nếu thành có sẵn mà chỉ xây thành Nội? Lúc đó, cách đây 1000 năm Thành Cổ Loa như thế nào?....tóm lại:

"Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải thỏa mãn tính hợp lý về sự giải thích liên quan đến nó" và đấy cũng mới chỉ là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham khảo các bài viết.

Về cái gọi là... những phát hiện lịch sử chấn động (Bài 1)

Posted Image

Giỗ tổ Hùng Vương ở xã Phú Riềng huyện Phước Long, Bình Phước (ảnh minh họa)

Qua một số nguồn tin cùng những phản ứng gay gắt của bạn đọc, nhất là những người nghiên cứu khoa học lịch sử xung quanh bài biết có nhan đề "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động". Vì thế, chúng tôi xin đăng bài viết của tác giả Trương Thái Du (nhà nghiên cứu cổ sử ở TP Hồ Chí Minh, đã từng công bố một số công trình như: Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam, Triệu Ðà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Ghi chú nhỏ về An Dương Vương...) để góp phần chia sẻ thông tin cùng bạn đọc.

Vì yêu thích cổ sử và ít nhiều đã có một số công trình biên khảo nhỏ, tôi đặc biệt chú ý và theo dõi rất kỹ vấn đề ông Lê Mạnh Thát theo đuổi. Từ việc đọc bài báo "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" đăng trên một tờ báo, kết hợp với tìm hiểu quyển Lục độ tập kinh (LÐTK) và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2006) của tác giả Lê Mạnh Thát, tôi xin trình bày một số ý kiến sau đây:

Một số điểm nổi bật

Xuyên suốt loạt bài báo nói trên và quyển LÐTK, có thể nhận ra mấy vấn đề... rất "mới" ông Thát đưa ra là:

1. Truyện mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con có nguồn gốc từ nước Phật.

2. Truyền thuyết An Dương Vương không có thật, nó là phiên bản của một câu chuyện Ấn Ðộ.

3. Triệu Ðà chưa từng xâm lược nước Việt cổ.

4. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước thời Hai Bà Trưng là những quận mà triều đình Hán "đoạt khống", tức đặt tên trên bản đồ nhưng không chiếm đóng trực tiếp.

Kết hợp với việc giải mã lịch sử ẩn trong kinh Phật, ông Thát chứng minh từ Vua Hùng đến Hai Bà Trưng, nước ta hoàn toàn độc lập, có đầy đủ chữ viết, luật tục, thi thơ, lễ nhạc. Quan điểm của ông Lê Mạnh Thát thiên về tính bản địa của văn minh Việt Nam, tương đồng với các nghiên cứu của nhiều sử gia lớn như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn... Truyền thuyết An Dương Vương có cái vỏ Mahãbhãrata. Tuy vậy, ông Thát đã bỏ qua những chi tiết rất quan trọng, góp phần tạo dựng truyền thuyết An Dương Vương: Tích Trương Nghi theo đường rùa bò xây thành tại nước Thục (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên). Theo sách Ðông Kinh hoa mộng lục, thời Hậu Chu (951 - 959), tại Trung Quốc có xây dựng Loa thành hình xoáy trôn ốc, có ba vòng là Thành ngoại, Thành nội và Hoàng thành. Thành này hiện vẫn còn di tích tại thành cổ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ðó là chưa kể, truyện dân gian Thần cung bảo kiếm của người Choang ở Quảng Tây có mô-tip rất giống "An Dương Vương".

Bằng việc rút mắt xích An Dương Vương và Triệu Ðà khỏi chuỗi Vua Hùng - An Dương Vương - Triệu Ðà - Hai Bà Trưng, ông Thát bẻ cong sử liệu để nối Vua Hùng trực tiếp với Hai Bà Trưng. Phương pháp luận này tạo ra một lỗ hổng lớn như sau: Thời Hùng Vương, qua truyền thuyết nước ta, chỉ có thể đang ở chế độ Phụ hệ hoặc Mẫu hệ với lãnh tụ là nam giới. Trong khi đó, thời Hai Bà Trưng, chắc chắn nước ta ở chế độ Mẫu quyền. Nội hàm mẫu quyền bao gồm: mẫu hệ và lãnh tụ là nữ giới.

Chuỗi Hùng Vương - Hai Bà Trưng của ông Thát phô ra sự thụt lùi phi thực tế về văn minh Việt cổ, đi ngược lại hình thái phát triển chung của nhân loại là Mẫu quyền đến Mẫu hệ rồi mới đến Phụ quyền. Hơn nữa, dù tham khảo thêm khái niệm "Mô hình xã hội lưỡng hệ" của GS sử học Hàn Quốc In Sun Yu trong quyển Việt Nam học, kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất, tập 4 (NXB Thế giới, 2001), ta vẫn thấy sự bất cập của chuỗi Hùng Vương - Hai Bà Trưng.

Nhằm lý giải mâu thuẫn này, không ít học giả xưa nay nghi ngờ đã có những cuộc di cư lớn của người Lạc Việt từ miền nam Trung Hoa đến đồng bằng sông Hồng, dưới sức ép bành trướng lãnh thổ cũng như xâm lăng văn hóa của nền văn minh Hoa Hạ. Hệ lụy của cuộc di tản bất đắc dĩ đã khiến xã hội Lạc Việt đi giật lùi, trở ngược về hình thái xã hội Mẫu quyền (?) Tiếc là, hướng nghiên cứu ấy phủ nhận thuyết bản địa của văn minh Việt Nam, điều mà toàn bộ quyển sách LÐTK nói riêng và nền sử học Việt Nam không đồng tình. Vì cố gắng khỏa lấp lỗ hổng đó, ông Lê Mạnh Thát đã cố công "Xác định Việt Thường là Cửu Chân" và "Nói thẳng ra, nước ta gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cho đến năm 43 sdl vẫn là một nước độc lập, của vua Hùng vẫn cai trị và nước có tên là Việt thường hay Việt thường thị" (LÐTK trang 318, 319). Nghĩa là, ông Lê Mạnh Thát chia cho Vua Hùng quận Cửu Chân, Hai Bà Trưng quận Giao Chỉ (?) Xin các bạn tự đưa ra kết luận sau khi cùng tôi tham khảo tác giả Ðào Duy Anh trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam (NXB VHTT 2005, trang 218, 219) viết: "Sách Ðiền Hệ của Súy Phạm viết về các dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng một dân tộc thiểu số tên là Sản Lý hay Xa Ly, có truyền thuyết nói rằng đời Chu Thành vương họ sai sứ giả đến triều cống, khi về được Chu công cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý. Lại có một dân tộc khác là Lão Qua có truyền thuyết rằng ở thời nhà Chu, tổ tiên của họ là nước Việt Thường. Sách Ðiền nam tạp chí thì nói Diến Ðiện là nước Việt Thường xưa. Những dân tộc kể trên nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa cả. Do đó chúng ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa, một nước của Việt tộc ở miền nam Dương Tử, có thể tồn tại thực, cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình".

Ðiều tồn nghi trên phương diện văn bản học về khái niệm "Ðoạt khống"

Gút mắc lớn nhất và "chấn động" lớn nhất, theo tôi, là việc ông Lê Mạnh Thát khẳng định ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là "... "đoạt khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi". Lập luận trong bài báo là: Tượng Quận nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện đại. Bài báo nói trên viết: "Một số tài liệu Trung Quốc có chép một cách lầm lạc rằng nó là Nhật Nam (nước ta) sau này, nhưng đối chiếu với những tài liệu tin cậy cũng của chính Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết Tượng Quận nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha của Trung Quốc chứ không phải nước ta".

Quan điểm này đã có hàng trăm năm nay với những cái tên quen thuộc như Maspero, hoặc hoàn toàn xa lạ như Guime Saeki (Tạp chí Nam Phong, số 133, năm 1928). Thực ra, học giả Nguyễn Văn Tố đã bác bỏ Maspero một cách thuyết phục như sau: Hán Thư chép năm 76 TCN bỏ Tượng Quận, lấy đất ấy nhập vào Uất Lâm và Tường Kha. Ðây là Tượng Quận của đời Hán chứ không phải của đời Tần. Quyển Lính Ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi có đoạn nói Hán Vũ Ðế chiếm Nam Hải đã tách Tượng Quận của Tần làm ba Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, lại cắt một ít Nam Hải và Tượng Quận để thành Hợp Phố. Nguyễn Văn Tô đã đi xe hơn khi khẳng định "... người Tần bấy giờ mới đi đến Quế Lâm, còn từ Quế Lâm trở vào chẳng biết rộng hẹp thế nào, cứ đặt một quận để gọi là có tên...".

Trước tháng 10/2004, trước khi sách của ông Thát ra đời gần hai năm, trong nhiều bài khảo cứu đăng trên mạng, tôi đã chứng minh bằng thiên văn một cách có hệ thống tính khái niệm của ba từ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nó tương đồng hoàn toàn với định nghĩa "đoạt khống" của ông Thát. Về phần tôi, khó ai có thể quy kết tôi đã tham khảo ông Thát khi dùng thuật toán thiên văn rất riêng của một người đi biển yêu cổ sử. Trên giấy trắng mực đen của văn bản học, người nêu ra vấn đề trước (2004) có quyền nghi ngờ người in sách sau (2006). Nếu độc giả tin tưởng ông Thát, xin vui lòng giúp ông Thát chứng minh giữa sách in và bản thảo có khoảng cách "an toàn", giúp hai hướng nghiên cứu này cùng góp phần làm sáng tỏ lịch sử Việt Nam.

Về sử liệu mà ông Lê Mạnh Thát sử dụng

Sử liệu về cổ sử Việt Nam thật ít ỏi, phần lớn là sách Trung Quốc và truyền thuyết dân gian. Ðến thời đại văn minh mạng máy tính hôm nay, chúng ta không những có nhiều công trình biên khảo của người Việt xuất bản liên tục, mà còn có thể truy đến nguyên văn Hoa ngữ khá đầy đủ, hệ thống và khoa học trên các trang web của Trung Quốc, trong đó có của Ðài Loan. Tiếc là, phần lớn nội dung LÐTK của ông Thát viết cách đây đã 40 năm, sử liệu Trung Hoa ông dùng thiếu độ liền mạch, thiếu đầy đủ cũng như không được cập nhật. Hơn nữa, ông chỉ dịch cắt khúc từ những nguồn rất cũ như Tiền Hán thơ 44 7al-11a13, hoặc Sử Ký 112 tờ 7b10-8a3, v.v... mà không có bản tiếng Hoa kèm theo. Phần dịch sử liệu chiếm hơn một phần ba LÐTK dày 365 trang. Ðiều này gây khó khăn cho người khảo cứu và sinh viên khoa sử muốn xem sách của ông như một tài liệu tham khảo hữu dụng, và lại càng đánh đổ những ai muốn "tra tận gốc" sử liệu của ông Thát như gợi ý.

Ngoài ra, có thể nói, ông Lê Mạnh Thát đã khai thác một chiều sử liệu Trung Hoa. Trong LÐTK, ông sử dụng khá nhiều văn bản Trung Quốc, nhưng đáng tiếc phương pháp của ông rất cảm tính. Thứ gì có lợi cho thuyết của ông, thì ông xem như chân lý và không nhìn nhận nó dưới nhiều góc độ. Việc "phân đất" Cửu Chân cho Vua Hùng ở trên là thí dụ thứ nhất. Thí dụ thứ hai: Trong mục Về vấn đề chín quận, trang 319 đến 327, ông Thát dẫn từ Tiền Hán Thư các con số thống kê dân số năm thứ 2 sau công nguyên. Ông xem nó đúng một cách tuyệt đối và dông dài phân tích các con số. Ở đây, tôi muốn trích lời Xtép-phenƠ Ha-râu (Stephen O'Harrow), trong quyểnNhững vấn đề lịch sử Việt Nam (NXB Trẻ 2001, trang 30) bình luận trên cùng những con số này: "Vào đầu thế kỷ I sau công nguyên, người Trung Hoa nói chung cũng không thật giỏi giang và chính xác lắm, chưa kể họ còn sử dụng tri thức vì lợi ích của họ".

Một dẫn chứng nữa: Ngày nay, dưới nhãn quan thiên văn hiện đại, người ta phát hiện rất nhiều ghi chép thiên văn cổ Trung Hoa có những sai lệch. Chẳng hạn các sao hung cát đã không ít lần được sử quan cho chiếu xuống Trung Quốc không theo chu kỳ mà đa số sử quan đã rất am tường. Giả thiết là, đây hẳn nhiênmang dấu ấn chính trị nhằm tác động đến nhóm người mê tín nào đó có quyền đưa ra các quyết sách quan trọng.

Nếu lật ngược con số nhân khẩu Giao Chỉ rất lớn ở Tiền Hán Thư, ta có thể đưa ra giả thiết: Nhóm mang dã tâm bành trướng trong triều đình Hán muốn kê dân số Giao Chỉ lên cao để chứng minh nơi này đất rộng, người đông, sản vật phong phú, nếu chiếm đóng sẽ mang nhiều lợi ích cho Hán tộc. Ðọc truyện Giả Quyên Chi trong Hán thư, ta thấy triều Hán lúc nào cũng có hai nhóm ủng hộ và phản bác việc mở rộng và trực trị cương giới phía nam.

Tạm kết

Trong khuôn khổ một bài báo ngắn mà tôi viết, chỉ ra sự bất cập trong các nghiên cứu "chấn động" của ông Lê Mạnh Thát, không thể quá dài dòng và truy đủ cước chú. Mặc dù, còn khá nhiều lỗ hổng, nhưng công trình của ông Thát cũng như tất cả công trình khảo sử của bất cứ ai đều cần được thảo luận một cách bình đẳng. Trong thực tế, có thể việc tiến hành nhiều cày xới, đưa ra nhiều suy biện thì người đọc càng có cơ hội tiếp cận gần nhất sự thật lịch sử. Song, sự cày xới phải được tiến hành trên cơ sở của luận chứng khoa học, và hiển nhiên, khoa học không phải là nơi dung chứa các suy biện cảm tính, làm nhiễu loạn nhận thức chung của xã hội và công chúng về vấn đề lịch sử được đặt ra. Ðáng nói hơn, những suy biện cảm tính đó lại được đưa ra trước công luận với những lời lẽ tùy tiện trong bài báo, xúc phạm các nhà sử học tiền bối đáng kính trọng của dân tộc.

(Còn tiếp)

Về cái gọi là... những phát hiện lịch sử chấn động (Bài 2)

Posted ImageẢnh minh hoạ

Về những quan điểm nêu trong loạt bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động đăng 7 kỳ trên báo chí từ ngày 26/2 đến ngày 6/3/2008. Sau ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc và nhà biên khảo lịch sử Trương Thái Du, trong số báo này chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến của TS Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (Viết theo lời của TTXVN). Vì khuôn khổ có hạn, xin được lược đăng bài viết gần 5.000 từ này của TS Nguyễn Việt.[/b]

1. Có thể thiền sư Lê Mạnh Thát (LMT) đã có những phát hiện có giá trị cao về tư liệu lịch sử

a. Thiền sư LMT có thể là một nhà nghiên cứu Phật giáo uyên bác. Ông đã có điều kiện và đã dành rất nhiều công sức để khai thác từ những tàng thư kinh Phật và sách sử liên quan đến kinh Phật. Quả thực, đây là một loại hình tư liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa dân tộc nhưng không dễ khai thác đối với các nhà khoa học ngoại đạo.

Chúng ta đều biết rằng nhà chùa và nhà thờ trong một thời gian dài dưới thời trung cổ luôn là những trung tâm văn hóa, giáo dục kiến thức khoa học. Rất nhiều nơi trên thế giới, các trường đại học đầu tiên ra đời từ các trung tâm tôn giáo như vậy. Trong hệ thống này, từ rất sớm đã có những kho lưu trữ, tàng thư, thư viện và những nhà tri thức uyên bác.

Vì vậy, tôi trân trọng và đánh giá cao một số phát hiện của thiền sư LMT, ví dụ cuốn Lục độ tập kinh, sáu lá thư hồi đầu công nguyên, một số văn cảo, thơ ca do các nhà sư Việt Nam trước tác... Chắc chắn tới đây tôi và nhiều đồng nghiệp khác sẽ mong muốn được tiếp cận tìm hiểu những tư liệu mới này.

b. Có nên chăng vì những phát hiện cá nhân về sử liệu mà xúc phạm các bậc tiền nhân? Không hiểu những hành vi của thiền sư được nhà báo viết trong bài có đúng sự thật không, như việc bức xúc nổi xung trước nhà sử học Ngô Sĩ Liên, chê cười một cách quá dễ dãi đối với nhà bác học Lê Quý Đôn hoặc trở nên thái quá với Triệu Đà, An Dương Vương.

Thật vội vàng và khó tiếp thu quá. Đó là chưa kể, khi đi vào thảo luận học thuật, chưa chắc thiền sư LMT đã hiểu đúng bản ý của sử gia Ngô Sĩ Liên. Những lầm lẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn khi dẫn chép lại các sách sử xưa cũng đã được phát hiện không phải là ít, chính vì vậy mới có công tác hiệu đính, bổ sung văn bản.

Những nhầm lẫn như vậy trong khoa học cũng như trong sách sử kể ra thì nhiều lắm. Nhưng ngay cả những nhà hiệu đính văn bản cổ vào hạng bậc thầy như các giáo sư Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng... khi phát hiện những sai sót cũng chưa bao giờ dám dùng đến từ “khốn nạn” trên mặt báo để trách cứ, phê phán tiền nhân.

c. Phải thừa nhận rằng bằng trí tuệ thông thái và lòng ham mê tra cứu, thiền sử LMT sẽ còn mang lại nhiều phát hiện mới về sử liệu và văn học có giá trị cho Phật học và Khoa học nhân văn Việt Nam nói chung. Rõ ràng, trong phạm vi Phật học, chắc chắn thiền sư là một chuyên gia rất đáng kính nể. Tuy nhiên, không mấy khó khăn để nhận ra ông không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp.

Ông suy diễn chữ “Việt luật” trong tờ tấu của Mã Viện là bộ luật “thành văn” để chứng minh sự tồn tại một bộ máy nhà nước của người Việt đã có những văn bản pháp luật viết bằng chữ Việt cổ (TN 28/2/2008). Theo tôi, “Việt” là một phạm trù tộc danh rất rộng chỉ chung những nhóm tộc người khác Hoa Hạ ở phía Nam sông Giang Thủy (Trường Giang). Bản thân chữ Việt không bao hàm nghĩa quốc gia, nhà nước.

Và khi người Hán (tên gọi người Hoa Hạ dưới thời nhà Hán) chinh phục miền đất phía Nam của người Việt nhận thấy phong tục của người Việt khác phong tục của người Hán khó cho việc cai trị nên mới xuất hiện bản tấu của Mã Viện. “Luật” ở đây nên hiểu là “luật tục” như từ ngữ mà chúng ta hiện dùng cho các quy ước xã hội trong các vùng dân tộc thiểu số nước ta. Nhiều nhà khoa học nước ta cũng như các học giả trên thế giới rất muốn chứng minh tính chất nhà nước của xã hội Hùng Vương, nhưng chưa ai dám dùng “Việt luật” trong bản tấu của Mã Viện để làm bằng chứng như thiền sư cả.

Bởi không ai chứng minh được “Việt luật” trong tấu chương đó là một quyển sách có chữ viết thể hiện cho cuốn luật của một nhà nước. Khi minh chứng nước ta không bị nhà Tây Hán đô hộ sau khi họ chinh phục được nước Nam Việt của Triệu Đà, ông đã sử dụng phương pháp loại trừ “Phiên Ngung” không thể coi như “nơi đô hội” bằng cách chia bình quân số nhân khẩu của quận Nam Hải ra cho 6 huyện để tự áp cho Phiên Ngung - từng là thủ phủ của nước Nam Việt, một con số trung bình (15 ngàn người) để so với các huyện của Giao Chỉ trung bình lên đến 75 ngàn người.

Từ đó suy ra Giao Chỉ không thuộc Tây Hán (TN 3/3/2008). Hình như ông đã không tham khảo các công trình nghiên cứu về Lịch sử nhân khẩu học và Lịch sử địa lý Trung Quốc và cũng cố tình không để ý đến ngụ ý Phiên Ngung thành trấn (“đô hội”) chứ không phải cả một vùng Phiên Ngung huyện.

Nếu biết rằng trong toàn quận Nam Hải lúc đó có 94.253 khẩu nhưng mật độ dân số trung bình chỉ đạt dưới 1 người trên 1km2, thì con số tập trung ở Phiên Ngung thành trấn phải lên tới hàng chục ngàn người cư trú quanh một thành trì tương tự như quy mô thành Lũng Khê (Bắc Ninh) mỗi bề chừng 2km mà khảo cổ học đã khai quật nhiều lần. Người ta cũng đã khai quật được hàng ngàn mộ Hán tập trung tại thành Phiên Ngung này. Trong tương quan dân số đương thời, đó thực sự là một “nơi đô hội”.

Khi gắng tìm về chữ viết của người Việt thời Hùng Vương, thiền sư dẫn ra một ngôi mộ gạch người Pháp đào được ở Bắc Ninh hồi đầu thế kỷ trước có chữ kiểu Hán ghi trên gốm mà người Hán không đọc được. Theo tôi, không phải chữ Hán nào người Hán cũng đọc được - vì thế mới có ngành giáp cốt, minh văn học. Suy luận rằng chữ mà người Hán không đọc được là chữ Việt thì cũng là hơi vội vàng.

Dạng chữ giống chữ Phạn cổ thường được in trên gạch mộ Hán đương thời nhiều khi người Hán không đọc được đã đành, thậm chí những chuyên gia chữ Phạn cũng chỉ đoán mà thôi, bởi người thợ làm gạch không biết chữ đôi khi đã vẽ lên theo kiểu làm dáng. Hiện tại tôi đang giữ một viên gạch như vậy khai quật trong một mộ Hán ở Sông Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh). Đến tận đời nhà Minh, Thanh, khi vẽ chữ lên gốm, nhiều người thợ Trung Hoa ít chữ vẫn chỉ vẽ “tạo dáng” chữ Hán khiến chúng ta chỉ có thể đoán định dựa vào mẫu những chữ đã biết.

Khảo sát những chữ Hán 100% được khắc trên các đồ đồng Đông Sơn vừa qua, trên một số trống đồng, thạp đồng, trong số gần 50 chữ, có vài ba chữ các chuyên gia cũng chưa đọc được, không thể đoán những chữ đó là chữ Việt được. Thứ hai, mộ gạch Hán chỉ xuất hiện ở Việt Nam lác đác vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Những mộ gạch đào được ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương đa phần thuộc thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa thời Đông Hán.

Chữ trên gạch và gốm tùy táng đều là chữ Hán và có thể đọc được. Chúng tôi đang có trong tay hàng trăm chữ dạng như vậy. Hiện tượng “Việt ca” được Lưu Hướng chép lại trong Thuyết Uyển thời Tây Hán muộn (thế kỷ 1 trước Công nguyên) quả là một tư liệu rất quý, nó đã được rất nhiều người nghiên cứu tiếp sau Quách Mạt Nhược.

Lưu Hướng đã kể lại câu chuyện một viên quan người Hồ Bắc (nước Sở) đi chơi thuyền với một hoàng tử con thứ ba của vua Sở Công Vương (590 - 560 trước Công nguyên) đã ghi lại lời ca của người chèo thuyền tộc người Bangxie vốn là một nhánh của người Việt cổ ở vùng này. Đó là trường hợp hiếm có còn lưu lại ngữ âm Việt cổ được chép lại bằng chữ Hán. Có thể ban đầu nó đã được ghi lại bằng chữ Sở (?) hoặc được truyền khẩu rồi mới được dịch ra chữ Hán vào thời Lưu Hướng.

Tôi tin rằng với tầm học rộng, uyên thâm của mình, thiền sư LMT sẽ có những phát hiện thú vị khi ông đã dày công nghiên cứu Việt ca. Gần đây, Wei Qingwen đã khảo cứu kỹ Việt ca trong công trình: Bàn về ngôn ngữ của người Bách Việt, trong đó ông đã phát hiện sự gần gũi của ngữ âm trong Việt ca với ngữ âm của người Việt vùng Giang Hán và đi đến kết luận đó là bài ca của người Việt vùng Giang Hán, tổ tiên của người Choang và Thái hiện nay.

Bài Việt ca này cũng đã được dịch. Việt ca sẽ giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu tộc Việt chung mà Lạc Việt chỉ là một bộ phận ở về phía Đông Nam của khối lớn đó, nhưng nó hoàn toàn không liên quan trực tiếp với nhà nước Hùng Vương, không là một cơ sở quan trọng để minh chứng cho nền văn hiến Hùng Vương: “Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói!” (TN 3/3/2008). Không biết thiền sư có được đọc những dòng này trước khi đăng báo hay không?

2. Tư liệu lịch sử và sự thực lịch sử

Đã là nhà sử học thật sự ai cũng biết giữa tư liệu lịch sử và sự thật lịch sử bao giờ cũng có một khoảng cách. Vì vậy, mới cần có “nghiên cứu lịch sử”. Chính thiền sư LMT cũng cảm nhận như vậy khi ông mổ xẻ phê phán sử liệu Ngô Sĩ Liên, thậm chí cả Hậu Hán Thư... Ông cũng đã phát hiện ra các khoảng trống trong tư liệu lịch sử thành văn về hiện tượng Âu Lạc và An Dương Vương đồng thời giả thuyết hiện tượng Phật thoại hóa quan hệ Hùng Thục qua hình tượng các vị thần trong thần thoại Ấn Độ từ tư liệu trong Lục Độ tập kinh xuất hiện vào thế kỷ 2 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, theo kể lể của nhà báo, thì thấy ông đã bám rất sát và gần như không dám phê phán nguồn tư liệu của bộ kinh Phật này. Thực tế, mọi cuốn sử cổ đều có một tỷ lệ rất cao là ghi chép lại những sự kiện được lưu truyền lại trong dân gian. Ngay cả Sử ký của Tư Mã Thiên cũng vậy. Sự gần gũi của những ghi chép đó với sự thực là bao nhiêu tùy thuộc vào hiểu biết và phân tích của nhà chép sử lúc đó.

Vì vậy, sách sử ghi chép về những thời xa xưa chỉ phản ánh một lịch sử truyền miệng dưới dạng sử thi, mo, then... chúng chỉ có giá trị tham khảo. Tư liệu khảo cổ học đương đại đối với những thời xa xưa như vậy mang ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Chúng ta có thể thừa nhận, Lục độ tập kinh là một văn bản cổ rất có giá trị. Nhưng nó không đại diện và thay thế được lịch sử. Những nhà truyền đạo đương thời đã ghi chép lại những sự tích xảy ra từ vài trăm năm trước, thậm chí cả truyền thuyết hoang đường (truyện trăm trứng có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á) dưới dạng huyền thoại.

Chẳng lẽ chỉ dựa vào đó và sự không ghi chép trong một số sách sử như Sử ký, Hậu Hán thư để hô hào : “Dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi nước ta” (TN 28/2/2008). Chúng ta nghĩ sao về kết quả các cuộc khai quật và các hội thảo khoa học gần đây nhất tại Cổ Loa?

Nghĩ sao về phát hiện trống đồng Đông Sơn ở Cổ Loa và cả đồ đồng, đồ gốm đào được ở Quảng Châu thời Hán đều có khắc tên huyện Tây Vu mà thủ lĩnh là con cháu Thục Phán An Dương Vương? Tại sao lại có đền An Dương Vương ở Cổ Loa (Hà Nội), Sầm Sơn (Thanh Hóa)..., đền Triệu Đà ở Văn Giang (Hưng Yên), Đồng Xâm (Thái Bình)? Việc khẳng định và làm rõ những điều đó cũng không phải là dễ, nhưng sao lại dễ dàng đến như vậy, khi chỉ bằng chừng ấy chứng cớ để “dứt khoát loại bỏ” An Dương Vương và Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta?

Thực ra, nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều nhận ra rằng vào thời kỳ trước Công nguyên, ý thức dân tộc chủ nghĩa còn rất mờ nhạt. Mọi cuộc tranh chấp diễn ra lúc đó bị chi phối nặng hơn bởi những vấn đề kinh tế. Triệu Đà tuy là người Hoa Hạ, lại là quan nhà Tần, nhưng khi xuống làm huyện úy ở Nam Hải đã hòa nhập với người Việt và chủ trương cùng Nhâm Ngao cát cứ không chịu nhập vào nhà Hán ở phía Bắc.

Đền thờ Triệu Đà ở Đồng Xâm (Thái Bình) ghi nhận quê hương của vợ Nam Việt Vương Triệu Đà là người Việt ở đó. Rất nhiều thương nhân, thợ thủ công họ Lý, họ Hoàng, họ Trần... vốn đã khắc tên mình trên các vật phẩm đương thời (đồ gốm, đồ đồng) mà khảo cổ học đã tìm được phân bố ở cả Nam Hải và Giao Chỉ, Cửu Chân, đã tự biến mình thành người Giao, người Việt (Lý Ông Trọng và sau này Lý Bôn, Trần Lãm...).

Họ đã cùng người Việt tạo dựng một tổ quốc mới, một tổ quốc chung đa tộc như hiện nay chúng ta đang có. Những đụng độ nếu có giữa Thục Phán (Tục Pắn tiếng Tày cổ là “người tài giỏi”) với Pò Khun “Hùng” (tiếng Tày cổ và Việt Mường cổ là “cha lớn”, “thủ lĩnh”) là những đụng độ để đi đến sáp nhập Tây Âu với Lạc Việt trước sức ép của Nam Việt - đó là những vấn đề trong nội bộ những người Việt ở Nam Ngũ Lĩnh.

Mộ của chủ nhân Đông Sơn đào ở Kiệt Thượng (Hải Dương) và Việt Khê (Hải Phòng) có rất nhiều đồ giống trong mộ La Bạc Loan (huyện Quý, Quảng Tây, Trung Quốc) trong phạm vi nước Nam Việt. Trái lại vua Nam Việt (cháu Triệu Đà) và quan huyện Quý ở La Bạc Loan chết vẫn mang theo trống đồng và thạp đồng, bảo vật của người Việt thời Đông Sơn. Những điều này, tuy không chép rõ trong Sử ký của Tư Mã Thiên nhưng không phải là không thể thấy trong Sử ký .

Tôi viết bài này chỉ nhằm bình luận một sự kiện có liên quan đến chút hiểu biết của mình. Tôi tán thành một cách làm nghiêm túc và khoa học hơn: Được nghe chính thiền sư trình bày tư liệu và luận điểm học thuật của mình để rồi cùng trao đổi thẳng thắn, chân thành, mạch lạc về từng vấn đề học thuật. Chúng ta sẽ rất mừng mỗi khi lịch sử dân tộc được làm sáng tỏ và chính xác hơn một cách thực sự khoa học - vì rõ ràng, do nhiều nguyên nhân, chúng ta chưa thể thoả mãn với những nhận thức còn chưa đầy đủ hiện nay về nhiều lĩnh vực trong tiến trình lịch sử dân tộc.

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageThiền sư Lê Mạnh Thát - Ảnh: Ngọc Hải (Thanh niên)

Không có cái gọi là thời kỳ "Bắc thuộc lần thứ nhất". Việc lập 9 quận, trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc Hán chỉ là sự "đoạt khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi.

Nhà Hán "đoạt khống" đất đai nước ta

- Nếu nước ta thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn “Bắc thuộc lần thứ nhất” không tồn tại? - Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát.

- Đúng vậy. Phải loại phần đó ra khỏi lịch sử. Chúng ta có đủ chứng cứ để làm như vậy.

- Nhưng sử sách vẫn còn ghi: năm 214 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đem quân đánh lấy đất Bách Việt, sau đó chia làm ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận mà Tượng Quận là nước ta?

- Nam Hải, Quế Lâm ngày nay nằm trong hai tỉnh Quảng Đông và Quý Châu Trung Quốc thì đã rõ rồi, nhưng Tượng Quận thì không phải. Một số tài liệu Trung Quốc có chép một cách lầm lạc rằng nó là Nhật Nam (nước ta) sau này, nhưng đối chiếu với những tài liệu tin cậy cũng của chính Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết Tượng Quận nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha của Trung Quốc chứ không phải nước ta.

- Sử Trung Quốc cũng ghi rõ, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ đế đã chiếm nước Nam Việt của Triệu Đà và đặt 9 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đàm Nhĩ thuộc Hán. Nếu cho đến năm 43 nước ta vẫn độc lập thì giải thích làm sao việc nước ta gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nằm trong đất nhà Hán trước đó?

- Đối chiếu với chính sử Trung Quốc ta đã thấy Triệu Đà chưa bao giờ chiếm Tây Âu lạc cả và Hán Vũ đế cũng chỉ chiếm Nam Việt của Triệu Đà. Rõ ràng là họ đã gom Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam vào đất Hán một cách vô căn cứ. Việc này không có gì lạ, sử Trung Quốc còn chép rằng năm 202 (trước CN) Hán Cao tổ Lưu Bang, ông cố của Hán Vũ đế lấy các đất Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải của Triệu Đà phong cho Ngô Nhuế, nhưng ba nơi đó là của Triệu Đà. "Đà chưa hàng, xa đoạt khống, lấy phong cho Nhuế vậy". Đất chưa lấy được mà "đoạt khống" làm đất của mình, chuyện đó là bình thường, không chỉ Lưu Bang mà trở thành thói quen cho các triều đại về sau này nữa... Bởi vậy việc "đoạt khống" ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam của ta không có gì lạ. Việc "đoạt khống" này có ba chứng cứ:

Thứ nhất, Tiền Hán thơ ghi rõ rằng Thứ sử Giao Chỉ "đóng ở Thương Ngô", nghĩa là quân Hán chưa bao giờ đặt chân tới Giao Chỉ.

Thứ hai, sử liệu Trung Quốc cũng cho thấy, việc đưa những người phạm tội đi đày thời đó chỉ đưa tới Hợp Phố chứ không hề thấy đưa đi xa hơn, tuy chưa phải là chứng cứ quyết định, nhưng cũng biểu thị rằng biên cương cực nam của nhà Hán chưa qua khỏi Hợp Phố, là vùng giáp giới với nước ta.

Chứng cứ thứ ba là việc sử liệu Trung Quốc ghi "Phiên Ngung là một đô hội", đây là chi tiết khá khác thường, bởi Tiền Hán thơ đưa ra con số thống kê nhân khẩu cho thấy quận Nam Hải có 6 huyện chỉ vỏn vẹn có 94.253 dân, bình quân mỗi huyện, trong đó có Phiên Ngung, có trên dưới 15 ngàn dân, trong khi số dân Giao Chỉ 10 huyện số dân lên tới 764.237 người, bình quân mỗi huyện trên 75 ngàn dân, gần bằng số dân của cả Nam Hải. Đó là chưa kể Cửu Chân và Nhật Nam, dân số cộng lại cũng có trên 200.000 người. Thế mà lại nói "Phiên Ngung là một đô hội".

Điều không hợp lý này chỉ có thể được giải thích là 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong thực tế không thuộc đất Hán. Có thể hỏi tại sao ba quận này không phải của nhà Hán mà nhà Hán lại có số liệu về "hộ khẩu", câu trả lời cũng thật đơn giản: Đọc trong Tiền Hán thơ, ta có thể bắt gặp một loạt tên các quốc gia độc lập ở Trung Á, chưa bao giờ "thuộc Hán", nhưng vẫn có số liệu hộ khẩu như thường. Cho nên, nhà Hán có số liệu về hộ khẩu không nhất thiết nó thuộc nhà Hán.

Dù là Âu Lạc, Tây Âu, Tây Âu Lạc, Tây Vu, Việt Thường Thị hay Giao Chỉ - Cửu Chân - Nhật Nam, cũng đều là những tên gọi khác nhau của nước ta. Cần biết, các triều đại phong kiến Trung Quốc không bao giờ muốn nước ta độc lập cả, ngay cả khi nước ta có quốc hiệu đàng hoàng như Vạn Xuân (Lý Nam Đế), Đại Cồ Việt (Đinh Tiên Hoàng) hay Đại Việt (Lý-Trần), sử sách Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng những cái tên Giao Chỉ, An Nam để gọi một cách tùy tiện. Việc "đoạt khống" đất đai, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là "nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng" của họ.

Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng chỉ riêng văn minh trống đồng thôi mà chúng ta đã có chứng cứ rành rành. Với một nền khoa học kỹ thuật phát triển rất cao thời đó như vậy, một nền kỹ thuật không ai có thể chối cãi, thì không có lý gì mà chúng ta lại không có một nền văn hóa - giáo dục tương ứng.

Nền văn hóa đó vẫn được bảo tồn. Trung Quốc có Thi Thơ Lễ Nhạc. "Nếu nói Thi chúng ta có cùng chùm truyện trong Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh và bài Việt ca. Nếu nói Thơ chúng ta có truyền thuyết trăm trứng. Nếu nói Lễ chúng ta có bộ Việt luật. Nếu nói Nhạc ta không chỉ có bài Việt ca mà còn có trống đồng...". Nói thêm về văn học, ông cho rằng "nền văn học thành văn của dân tộc ta không phải bắt đầu từ Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi, hay Khuông Việt và Từ Đạo Hạnh... mà nó đã bắt đầu từ thời Hùng Vương mà bằng chứng còn lại là bài Việt ca, cụm chuyện thần thoại và cổ tích đầu tiên tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Phân tích trong Lục độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ ra 5 truyện trong tập kinh này tương đương với 5 truyện cổ tích do Nguyễn Đổng Chi tập hợp trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, như vậy "chúng ta không còn bàn cãi một cách tùy tiện không có cơ sở về nền văn học "dân gian" chung chung phi thời gian, phi lịch sử".

Như vậy là từ thời Hùng Vương chúng ta đã có một nền văn hóa riêng, tạo nên bản lĩnh dân tộc. Đó là nền tảng cho những cuộc đấu tranh trường kỳ, khốc liệt bảo vệ đất nước, bảo vệ nòi giống. Dân tộc ta không những không bị đồng hóa, mà nền văn hóa của dân tộc ta còn được du nhập vào văn hóa Trung Quốc mà Lục độ tập kinh - không chỉ là kinh Phật mà còn là tác phẩm của "bậc thánh hiền" như chính người Trung Quốc gọi - là một trong những ví dụ.

Nhưng không chỉ có vậy. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, từ sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng cho đến khi Chu Phù, Sỹ Nhiếp cai trị nước ta, lịch sử cũng có nhiều vấn đề cần đặt lại. Và trong thời gian này xuất hiện một nhân vật lớn là Mâu Tử, một người Việt Nam, với tác phẩm nổi tiếng Lý hoặc Luận được lưu truyền trong nền văn hóa điển chương Trung Quốc, một bằng chứng hùng hồn về sự nổi trội của văn hóa Việt Nam.

Không thể phủ nhận sự tồn tại của triều đại An Dương Vương

Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”: Posted Image

PGS.TS Phạm Minh Huyền:

Trong loạt bài trên báo Thanh Niên, trong khi phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương, Thiền sư Lê Mạnh Thát không đề cập chút nào đến những kết quả khảo cổ học từ trước đến nay về triều đại này. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Minh Huyền (ảnh), một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trực tiếp là thành Cổ Loa. An Dương Vương là sự tiếp nối liên tục và đạt trình độ cao hơn thời kỳ Hùng Vương.

Là một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn nói chung và triều đại An Dương Vương nói riêng, Phó Giáo sư đánh giá như thế nào về sự ra đời của triều đại An Dương Vương?

PGS.TS Phạm Minh Huyền: Về phân kỳ khảo cổ học, cả thời Hùng Vương và An Dương Vương đều nằm trong thời kỳ của văn hóa Đông Sơn và đó là một sự chuyển tiếp thống nhất trên một phạm vi rất lớn. Toàn bộ vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả cho đến vùng Quảng Bình. Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương.

Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi.

Trong văn hóa Đông Sơn, chúng tôi phân thành 3 kỳ: văn hóa Đông Sơn hình thành; văn hóa Đông Sơn phát triển và văn hóa Đông Sơn muộn. Thời kỳ An Dương Vương thuộc về thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu thời kỳ muộn. Sau An Dương Vương, văn hóa Đông Sơn của người Việt tiếp tục phát triển...

Theo Phó giáo sư, triều đại An Dương Vương là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương và đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao hơn so với thời kỳ Hùng Vương?

Đúng thế! Chúng ta không thể nói là ông Hùng Vương như thế nào, ông An Dương Vương như thế nào một cách cụ thể. Nhưng giới sử học, mà cụ thể là những người làm khảo cổ như chúng tôi cho rằng, đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc.

Trong rất nhiều bộ lạc, ở những khu vực khác nhau thì người nào khỏe nhất, bộ lạc nào hùng mạnh nhất sẽ có quyền lực lớn nhất! Ai có cơ sở vật chất giàu nhất thì sẽ có quyền lực lớn nhất! Hiện nay có một số nhà nghiên cứu với một số hướng khác nhau, đang đi tìm nguồn gốc của Thục Phán, nơi xuất phát của triều đại An Dương Vương.

Vấn đề nguồn gốc ở nước Tây Thục nhà Hán đã bị loại bỏ, hiện nay có 2 hướng chính về nguồn gốc của Thục Phán: một số nhà nghiên cứu cho là ở vùng Cao Bằng; hướng thứ 2 là cho là ở vùng Lào Cai, Yên Bái. Nhưng một điều ai cũng khẳng định, vào thời điểm đó, Thục Phán là một thủ lĩnh rất mạnh và giàu có về vật chất.

Những kết quả khảo cổ học cho thấy, ở vùng Cổ Loa từ thời kỳ đó đã tập trung khá nhiều di tích biểu hiện sự giàu có. Năm 1982, đã phát hiện giữa vòng thành Nội và vòng thành Trung, một trống đồng lớn, hiện nay đó là một trong những chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong cái trống đó, phát hiện hơn 100 cái lưỡi cày và rất nhiều đồ đồng khác. Người sở hữu cái trống đồng đó theo quan điểm chúng tôi là một người rất giàu có và có quyền lực lúc bây giờ. Vào thời điểm đó, những người nắm kỹ thuật đúc đồng luôn có một vị trí rất cao trong xã hội.

Ngoài ra, trong khu vực Cổ Loa, chúng tôi cũng tìm được những chiếc trống đồng khác và những mảnh trống đồng vỡ khá lớn. Điều đó chứng tỏ ở vùng Cổ Loa thời điểm đó tồn tại những nhân vật rất giàu có và có nhiều quyền lực. Theo tôi, lúc bấy giờ vai trò của nhân vật An Dương Vương là có thật và đó là một người tù trưởng rất giàu có và đã thâu tóm được một quyền lực rất lớn!

Trong mấy năm vừa rồi, chúng tôi đã tiến hành khai quật ở Cổ Loa, ngay tại khu vực đền Thượng, nơi thờ An Dương Vương. Đền này nằm ở góc Tây Nam của thành Nội. Tại đó năm 2005, chúng tôi đã phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên đồng, với hàng trăm khuôn đúc, đúng với những “mũi tên đồng Cổ Loa” 3 cạnh mà chúng ta đã phát hiện ra trước đó.

Vào năm 1959 chúng ta lần đầu tiên phát hiện ra một kho mũi tên đồng 3 cạnh ở khu vực thành Cổ Loa. Trước đây, chúng ta chưa biết những mũi tên đồng đó được đúc ở đâu. Với việc phát hiện hệ thống lò đúc ở khu vực đền Thượng, chúng ta đã có câu trả lời cho điều đó.

Lúc mới phát hiện được mũi tên đồng, chúng ta đã phần nào tin tưởng được vào truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, khi phát hiện ra hệ thống lò đúc, giả thuyết đó càng được củng cố với những hạt nhân hợp lý! Điều không thể chối cãi được là ngay ở thành Cổ Loa đã sản xuất được mũi tên đồng vào thời điểm đó.

Với số lượng hàng vạn mũi tên đồng, hàng trăm khuôn đúc được phát hiện, chứng minh rằng, có một đội quân lớn thường trực ở đây. Rõ ràng, Cổ Loa lúc bấy giờ là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn và vai trò của An Dương Vương rất lớn, chứ không như thời kỳ Hùng Vương. Nói chính xác là An Dương Vương đã thành công trong việc xây dựng một mô hình nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn có từ thời kỳ Hùng Vương.

Thành Cổ Loa chắc chắn được xây dựng vào thế kỷ 2 trước Công nguyên

Những mũi tên đồng, những khuôn đúc được phát hiện ở Cổ Loa, đến thời điểm này đã xác định được niên đại chưa, thưa Phó giáo sư?

Năm 2005, khi khai quật đền Thượng, tại một đoạn thành Nội hỏng, chúng tôi đã tiến hành cắt đoạn thành đó để nghiên cứu. Tại đây, chúng tôi thấy có 3 lớp đất, tất cả đều được đắp vào một thời, nhưng chúng tôi không tìm thấy những vật như ngói, gạch, đá... nào cả. Tuy nhiên, cách chân thành Nội phía bên trong mấy chục mét, chúng tôi đào một hố và kết quả là thấy có tính chất của thành. Tức là có rất nhiều đá, nhiều ngói và gạch được chèn vào. Cùng với những mũi tên đồng, thì những gạch ngói đó là hiện vật rất quan trọng để khẳng định niên đại.

Trước đây, nhiều nhà sử học Việt Nam cho rằng đó là ngói và gạch thời Đông Hán, tức là sau Công nguyên và do Mã Viện đắp lên vòng thành Nội. Tuy nhiên, với nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt là sự so sánh với gạch ngói thời kỳ nước Nam Việt của Triệu Đà ở Quảng Đông (tức là thời Tây Hán), thì những gạch ngói có nhiều điểm tương đồng, giống nhau về hoa văn và hình dáng. Chúng tôi cho rằng, những gạch ngói đó không phải của văn hóa Đông Sơn, nhưng những sản phẩm đó cũng không phải là sản xuất ở nước Nam Việt đưa sang, mà ở đây chính là sự du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc vào. Nghĩa là số gạch ngói đó được sản xuất ngay tại đây, có thể là tại khu vực Cổ Loa và nó mang một số yếu tố bản địa như dấu vết của các trang trí hoa văn của văn hóa Đông Sơn, mà gạch ngói vùng Nam Việt không có.

Bản thân văn hóa Đông Sơn không có kỹ thuật làm gạch ngói, mà kỹ thuật đó được du nhập vào từ Trung Quốc. Điều này chứng minh vào thời điểm đó, ở Cổ Loa có một nhân vật rất giàu có, nhiều quyền lực mới đủ điều kiện để cho du nhập kỹ thuật làm ngói và xây dựng thành quách.

Mặt khác, nó cũng chứng minh là vào thời điểm đó, có một mối quan hệ thông thương khá lớn giữa nước ta và Trung Quốc, mà cụ thể ở đây là triều đại An Dương Vương và nước Nam Việt. Tôi khẳng định rằng, những hiện vật gạch ngói đó có niên đại muộn nhất là đời Tây Hán và có thể sớm hơn là vào thời nhà Tần!

Về những mũi tên đồng Cổ Loa, trước đây chúng ta mới chỉ tìm thấy những khuôn đúc 2 mang. Nhưng việc phát hiện ra những khuôn đúc 3 mang đã tạo ra một bước ngoặt lớn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, kỹ thuật làm khuôn 3 mang hoàn toàn là của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng cũng được đúc bằng khuôn 3 mang: 1 mang khuôn cho mặt trống và 2 mang còn lại cho thân trống. Để xác định niên đại của chúng, tôi đã gửi đi phân tích niên đại 2 mẫu: 1 mẫu của lò đúc phát hiện được 2005 và kết quả cho niên đại là 159±35BC, tức là vào khoảng 159 trước Công nguyên với sai số 35 năm; mẫu thứ 2 là của những hố rác thải của lò đúc (bao gồm những tro lửa, lò đúc hỏng, sản phẩm hỏng...) ở gần những lò đúc, niên đại của mẫu vật này là 190±35BC, tức là cũng vào đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trước đây, “Đại việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên chép là triều đại An Dương Vương tồn tại từ 257 đến 208 trước Công nguyên.

Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà sử học của chúng ta đã chứng minh được điều đó không đúng. Điều này trùng với ý kiến của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Triều đại An Dương Vương tồn tại từ cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Niên đại nói trên của khuôn đúc mũi tên đồng và rác thải lò đúc ở Cổ Loa hoàn toàn đúng với thời kỳ An Dương Vương đã xây dựng nước Âu Lạc và đánh nhau với quân Triệu Đà.

Cũng như gạch ngói, những thứ để đúc ra hàng loạt mũi tên đồng Cổ Loa đều thuộc vào thời kỳ trước Công nguyên, thời kỳ Tây Hán. Ở Cổ Loa cũng có rất nhiều hiện vật thời Đông Hán, nhưng với những kết quả nghiên cứu nói trên, chứng tỏ thành Cổ Loa, đặc biệt là khu thành Nội được xây dựng và phát triển ở trình độ khá cao từ sớm; chứ không phải như ý kiến của một số người, cũng như Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng được xây dựng thời Đông Hán và do Mã Viện xây nên!

Triều đại An Dương Vương và mối liên hệ với Trung Quốc thời bấy giờ là không thể phủ nhận

Nhưng Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà, và gần như không có sự quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc lúc bấy giờ...?

Tôi không đồng ý với quan điểm của Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà và nước Nam Việt chưa bao giờ có mối quan hệ với chúng ta. Tôi đã sang tham quan mộ của Triệu Văn Vương, tức là cháu của Triệu Đà và thấy ở đó có rất nhiều đồ đồng của văn hóa Đông Sơn chúng ta. Đặc biệt có 2 cái thạp đồng rất đẹp mà các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng thừa nhận là của văn hóa Đông Sơn chúng ta, chứ không phải là sản phẩm của người Trung Quốc thời kỳ đó.

Điều đó, chứng tỏ mối quan hệ giữa Nam Việt và Âu Lạc lúc đó là rất rõ ràng, có thể mối quan hệ giao thương 2 chiều, có thể là triều cống, hoặc có thể là Nam Việt cướp bóc của Âu Lạc! Dù hình thức nào đi nữa, thì không thể phủ nhận mối quan hệ này!

Ở Cổ Loa, chúng tôi phát hiện được những đồng tiền của thời Tây Hán và thời Tần. Ngay trên trống đồng Cổ Loa, mặt trong cũng có khắc chữ Hán, tức là được khắc vào sau khi đúc hoặc đã sử dụng một thời gian.

Đặc biệt trên một trong những khuôn đúc mũi tên đồng, đã phát hiện được 2 chữ theo lối chữ Hán. Một chữ đã đọc được là chữ “Thần” với nghĩa là “thần dân”, còn một chữ không đọc được. Tôi đã mang bản dập 2 chữ này sang Bắc Kinh hỏi thì được các chuyên gia Trung Quốc cho biết là 2 chữ này có niên đại sớm nhất là thời Chiến Quốc và muộn nhất là thời Tây Hán, tức là đều trước Công nguyên cả!

Tôi cho rằng, sau khi đánh xong An Dương Vương, Triệu Đà rút quân về Phiên Ngung (kinh đô nước Nam Việt lúc bấy giờ) và chỉ thực hiện cai quản từ xa, vẫn cho nước Âu Lạc tồn tại nhưng dưới hình thức là chư hầu và phải triều cống hàng năm. Tức là ở Cổ Loa vẫn tiếp tục là của người Việt với văn hóa Đông Sơn tiếp tục phát triển do những người tù trưởng, tộc trưởng Việt lãnh đạo.

Họ vẫn tiếp tục xây thành, thực hiện kỹ thuật đúc đồng mà An Dương Vương để lại... Tuy nhiên về sau, khi nhà Hán thôn tính nước Nam Việt thì sự cai trị của nhà Hán đối với chúng ta càng rõ nét hơn và tác động của văn hóa Hán tới văn hóa Đông Sơn mạnh hơn. Cho đến năm 43 sau Công nguyên, thì Hai Bà Trưng nổi dậy chống sự đô hộ của nhà Hán với tư cách là những tù trưởng, tộc trưởng...

Theo dõi loạt bài trên báo Thanh Niên, Phó Giáo sư suy nghĩ như thế nào khi mà Thiền sư Lê Mạnh Thát không hề đề cập đến những kết quả khảo cổ học nói về thời kỳ An Dương Vương như trên, mà cho rằng toàn bộ câu chuyện An Dương Vương là do người Việt mình tự bịa ra trên cơ sở chuyện từ sử thi Mahabharata?

Chưa có dịp tiếp xúc, nhưng tôi rất kính phục sự hiểu biết sâu rộng của Thiền sư cũng như khả năng xử lý các tài liệu, đặc biệt là văn bản cổ từ các ngôn ngữ khác nhau. Những luận điểm của Thiền sư đưa ra chúng ta cũng cần phải suy nghĩ. Như trường hợp Thiền sư đặt lại vấn đề Triệu Đà đánh nước Âu Lạc! Mặc đù đây là vấn đề không phải mới, trước đây nhiều nhà khảo cổ học đã tranh luận về vấn đề này! Tuy nhiên những luận điểm của của Thiền sư mới chỉ là dựa vào văn bản.

Còn với những kết quả khảo cổ học của chúng tôi, mặc dù có nhiều điều cần phải làm rõ hơn nữa; nhưng sự tồn tại và phát triển của triều đại An Dương Vương là có thực, không thể phủ nhận. Đó là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương, đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao mới với sự hình thành của một nhà nước sơ khai.

Từ trước đến nay, trong giới khảo cổ học nói riêng và giới sử học nói chung đã có ý kiến nào phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát không?

Sự tranh cãi về việc xây thành Cổ Loa đã có từ lâu, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào một vấn đề là: vòng thành Nội do An Dương Vương xây dựng hay do Mã Viện sau này xây dựng nên. Với những kết quả nói trên, tôi khẳng định là do An Dương Vương xây dựng, sau này Mã Viện hay các thời kỳ khác chỉ sử dụng và tu bổ thêm.

Còn vòng thành Trung và vòng thành Ngoại thì tất cả các nhà khảo cổ đều thống nhất là được xây dựng từ thời An Dương Vương. Từ trước đến nay, nghiên cứu tranh luận về triều đại An Dương Vương có nhiều, nhưng không một ai trong giới sử học Việt Nam nói chung và giới khảo cổ học nói riêng phủ nhận triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát cả! Với những kết quả khảo cổ mà chúng ta đã có trong mấy chục năm qua, việc tồn tại của triều đại An Dương Vương là điều không thể phủ nhận được.

Xin cảm ơn Phó Giáo sư!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo thông tin chung:

Kinh đô nước Việt qua các thời kỳ lịch sử [/b]Kinh đô là trái tim của một quốc gia. Kinh đô tồn tại, thịnh suy là biểu hiện cho nhịp đập đất nước. Hơn thế nữa, kinh đô còn mang một giá trị to lớn, đó chính là nó gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa và truyền thống ngàn năm của dân tộc. Nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chúng ta cùng ôn lại những địa danh đã từng là kinh đô nước Việt.

Posted Image

Ảnh: kinh đô Thăng Long (Hà Nội)</FONT>

* PHONG CHÂU: Khoảng hai ngàn năm trước công nguyên (CN), khi các bộ lạc người Việt từ phương bắc hướng về phía nam và định cư lâu dài ở Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nay. Các triều vua Lạc Việt thuộc triều đại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương đều đóng đô ở Phong Châu- nay là Bạch Hạc -Phú Thọ.

* PHONG KHÊ: Nay là Cổ Loa - Đông Anh- Hà Nội, tồn tại 50 năm (từ 258 đến 208 trước CN), thuộc các triều đại Thục Phán-An Dương Vương. Kỷ nguyên Văn Lang- Âu Lạc là kỷ nguyên dựng nước và giữ nước của quốc gia Việt Nam. Quốc hiệu là Âu Lạc.

* PHIÊN NGUNG: Nay là vùng đất gần Quảng Châu- Trung Quốc, tồn tại 97 năm (từ 207 đến 111 trước CN). Năm 179 trước CN, khi Triệu Đà (một quan lại nhà Tần) nổi lên chống nhà Tần đã sát nhập nước Âu Lạc của người Việt vào quận Nam Hải, lập thành nước Nam Việt. Năm 111 trước CN, nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu, cướp nước Nam Việt. Đây là giai đoạn phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta lần thứ nhất.

* MÊ LINH: Nay là huyện ở phía đông nam tỉnh Vĩnh Phúc, tồn tại 3 năm (40-43). Khi nhà Hán cử Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ thì hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị- cháu vua Hùng, dấy binh báo thù nhà, đền nợ nước. Nhân dân cả nước suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua gọi là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.

* LONG BIÊN: Nay là Hà Nội, tồn tại 58 năm (544-602), kéo dài từ triều đại nhà Lý- Lý Nam Đế đến nhà Triệu- Triệu Quang Phục. Năm 542, Lý Bí từ quê hương Long Hưng (Thái Bình) chiêu tập hiền tài, phát động khởi nghĩa lật nhào chính quyền đô hộ nhà Lương, giải phóng đất nước, lên ngôi vua, đóng đô ở Long Biên, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

* CỔ LOA: Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội, tồn tại 26 năm (939-965), thuộc triều đại Ngô Quyền. Ngô Quyền vốn người ở Đường Lâm (Ba Vì- Hà Tây) từng là trưởng quản đất ái Châu (Thanh Hóa). Thời đại Ngô Quyền gắn liền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán.

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì “Cổ Loa là tòa thành cổ duy nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc lọai độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Cổ Loa xây dựng vào thế kỷ thứ III trước CN (Triều đại Thục PhánAn DươngVương). Thành xây hình xoắn ốc gồm 9 vòng, nhưng dấu vết còn lại là 3 vòng tường đất đồ sộ.

* HOA LƯ: Nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc triều đại nhà Đinh- Đinh Tiên Hoàng, 12 năm (968-980); nhà Tiền Lê-Lê Đại Hành, 29 năm (980-1009). Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn).

* THĂNG LONG: Nay là Hà Nội. Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là một sự kiện cực kỳ quan trọng của dân tộc Việt Nam. Từ tầm nhìn của lãnh tụ cao nhất quốc gia Đại Việt, vì: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, chỉ có đóng đô ở nơi trung tâm mới có khả năng mưu tính việc lớn, tính kế muôn đời cho cháu con”. Bài Chiếu dời đô khẳng định chỉ có thành Đại La: “ở nơi trung tâm của đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi cảnh khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi, chốn hội tụ trong ngoài của bốn phương”. Tương truyền vào một sáng đẹp trời, đoàn thuyền của nhà vua, thấy mây hình rồng vàng trên trời nên mới đặt tên kinh đô là Thăng Long. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn giữ mãi đến năm 1054 mới đổi là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long được các triều vua nhà Lý dùng 215 năm (1010-1225), tiếp theo là 175 năm các triều vua nhà Trần, bắt đầu từ Trần Thiếu Tông đến Trần Thiếu Đế (1225-1400).

* TÂY ĐÔ: Nay thuộc Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đóng đô ở Tây Đô trong 7 năm (1400-1407), lấy quốc hiệu là Đại Ngu (với nghĩa “ niêm vui lớn”). Hồ Quý Ly có nhiều cải cách táo bạo trong việc trị quốc và đời sống xã hội.

* ĐÔNG ĐÔ: Nay là Hà Nội. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) chống giặc Minh, giải phóng dân tộc, đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Đông Đô. Nhà Lê đóng đô ở đây 99 năm (1428-1527); nhà Mạc dùng 65 năm (1527-1592); nhà Hậu Lê, tận cùng là Lê Chiêu Thống cũng dùng liên tục 255 năm (1533-1788). Quốc hiệu vẫn giữ là Đại Việt.

* PHú XUÂN: Nay là Huế, được Quang Trung - Nguyễn Huệ đóng đô trong 24 năm (1778-1802).

* HUẾ: Sau khi chiếm được Phú Xuân, các triều vua nhà Nguyễn, từ Gia Long- Nguyễn Phúc ánh đến Bảo ĐạiNguyễn Vĩnh Thụy sử dụng liên tục trong 143 năm (1802-1945).

Quốc hiệu Việt Nam chính thức sử dụng từ năm 1804, được xác lập bởi Chiếu chỉ của nhà Nguyễn niên hiệu Gia Long thứ ba (cách đây 206 năm). Sau 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước được quy về một mối. Ngày 2/7/1976, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Theo Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 vẫn luôn khẳng định danh xưng ấy và trở thành quốc hiệu chính thức cùng thể chế chính trị mới của nước ta.

Thủ đô Hà Nội được chính thức sử dụng từ năm 1945 khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay.

Phan Quán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành Trình Về Thời Đại

HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC

Lê Văn Hảo

CHƯƠNG XVI

BẢN ANH HÙNH CA DỰNG NƯỚC XÂY THÀNH CHỐNG NGOẠI XÂM

CỦA VUA THỤC AN DƯƠNGVỀ THĂM LẠI MẢNH ĐẤT CỔ LOA XƯA CŨ

Cách thủ đô Hà Nội không đầy 20 ki-lô-mét, mảnh đất Cổ Loa lịch sử hiện ra trước mắt ta với những ruộng lúa xanh rờn, những dải đồi đất màu son nhạt trồng trám, trẩu, mít, cau, chè, những khúc thành cổ bị thời gian phá huỷ, mưa nắng xói mòn, với cỏ dại, cây hoang thấp bé bao phủ.

Qua cầu Sa và ngôi miếu nhỏ thờ thần Rùa Vàng là đến chợ Sa họp một tháng sáu phiên đông vui rộn rịp. Quá cửa thành phía Nam và xóm Chợ là xóm Chùa. Không khí cổ kính bao trùm toàn bộ khu di tích lịch sử với mái đình Cổ Loa cong vút và am Mị Châu con gái vua Thục. Trong am thờ một hòn đá na ná như pho tượng cụt đầu, cách am không xa là đền Thượng thờ vua Thục xây dựng trên một gò đất, nhìn ra phía trước đền thấy hồ sâu hình bán nguyệt, giữa hồ là giếng Ngọc, nơi Trọng Thuỷ đã trầm mình vì đau khổ không tìm thấy Mị Châu và thấy sự giả dối của mình đã giết chết người vợ yêu.

Nhân dân Cổ Loa mở hội đền vào mồng 6 tháng giêng để tỏ lòng tôn kính vị anh hùng dựng nước Âu Lạc. Tục ngữ địa phương có câu : " Chết bỏ con cháu, sống không bỏ mồng sáu tháng giêng ". Ngày xưa hội đền kéo dài từ mồng 6 đến 18 tháng giêng với sự tham gia của 7 xã quanh vùng. Nay hội đền không còn tấp nập như xưa nhưng khách tham quan Cổ Loa hầu như không ngày nào vắng. Từ già đến trẻ, từ em học sinh đến nhà nghiên cứu, từ khách trong nước đến khách nước ngoài ai ai cũng thích thú hành hương về mảnh đất cổ kính gợi lại những kỷ niệm bi đát mà hào hùng về một giai đoạn lịch sử đầy biến động, kỷ niệm về bi kịch mất nước đầu tiên của nhân dân Việt cổ, một trong những bi kịch mất nước xưa nhất trong lịch sử loài người.

Các cụ già ở Cổ Loa gọi làng mình bằng cái tên cổ kính của nó là chạ Chủ, gọi cánh đồng Cổ Loa là cánh đồng Chủ, thành Cổ Loa là thành Chủ, vua Thục An Dương là vua Chủ, đền Thượng thờ vua là đền Chủ và ngày hội mồng 6 tháng giêng là hội đền Chủ. Cám ơn các vị bô lão ấy đã giúp chúng ta tìm ra được từ nguyên của địa danh Cổ Loa . Dựa trên phương pháp của ngữ âm học lịch sử, chúng ta biết rằng Chủ xưa đọc là Trủ, mà trước thế kỷ XVIII, âm tr trong tiếng Việt cũng đọc là bl hay kl. Vậy Chủ hay Trủ đã được đọc là Blủ hay Klủ, từ đó nó được phiên âm chữ Hán là Khả Lũ, rồi được đổi thành Kim Lũ, được đọc là Kẻ Chủ, Kẻ Lủ và cuối cùng là Cổ Loa (2) .

Cách đây khoảng hơn hai nghìn năm, khi nước Văn Lang còn đang cường thịnh ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ thì ở phía đông bắc nước đó nổi lên một liên minh bộ lạc của người Âu Việt mà điểm trung tâm là miền đồng bằng phì nhiêu Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng ngày nay). Nếu người Lạc Việt của nước Văn Lang là tổ tiên của nguời Việt, người Mường thì người Âu Việt chính là tổ tiên người Tày, người Nùng ngày nay. Vào buổi bình minh của lịch sử, sự phân hoá các tộc người còn chưa thật rành rẽ, và sự hợp nhất giữa các bộ tộc gần nhau về địa vực, dòng máu, trình độ phát triển văn hoá vật chất và tinh thần là một nhu cầu tất yếu, nhất là trước nguy cơ bành trướng và xâm lược đến từ phương Bắc. Đó là cơ sở của sự hợp nhất giữa hai liên minh bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và sự ra đời của nước Âu Lạc.

Âu và Lạc đều cùng nòi giống Việt, lãnh thổ của hai bộ tộc nằm cạnh nhau.Truyền thuyết Việt về bố Rồng ở miền biển cưới mẹ Âu ở miền núi hay truyền thuyết Mường về chàng cá lấy nàng hươu sao phản ảnh sự tiếp xúc và mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa người Lạc Việt với người Âu Việt. Âu giữ rừng vàng, Lạc coi bể bạc. Lạc giúp Âu sản phẩm miền xuôi : lúa, gạo, cá mú, ngọc trai, muối...Âu đổi cho Lạc sản phẩm của núi rừng : kim loại, ngà voi, sừng tê, gỗ quí...Âu cũng chế tạo đồ đồng thau, cũng canh tác nôngnghiệp, cũng có tục cắt tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu như Lạc. Giữa hai bộ tộc có giao lưu kinh tế, văn hoá, hôn nhân nhưng cũng không tránh khỏi xung đột, lấn át nhau. Vào nửa đầu thế kỷ III trước Công nguyên, Thục Phán được cử làm thủ lĩnh liên minh bộ tộc Âu Việt ở vùng Việt Bắc và tìm cách phát triển thế lực xuống miền nam và đông nam thuộc địa bàn thống trị của vua Hùng.

Việc Thục Phán cầu hôn với con gái vua Hùng thứ 18 có thể là một mưu mẹo để sát nhập nước Văn Lang vào địa bàn Âu Việt nhân sự suy yếu của vua Hùng. Cuối cùng, người thủ lĩnh trẻ tuổi và tài giỏi là Thục Phán đã phái nhiều đạo quân tiến đánh kinh đô nước Văn Lang, đánh đổ triều Hùng, dựng lên nước mới là Âu Lạc gồm đất đai người Âu ở phía Bắc và đất đai người Lạc ở phía Nam rồi dời đô từ vùng đồi núi xuống miền đồng bằng Cổ Loa, khẳng định ý chí, niềm tin và quyết tâm của nhân dân Âu Lạc giữ vững nền độc lập của mình. Sự thống nhất giữa hai lãnh thổ và hai bộ tộc đã làm nên sức mạnh mới, đã nâng cao ý thức dân tộc của người Việt cổ. Âu Lạc ra đời là sự kế tục và phát triển trên một mức cao hơn quốc gia Việt Nam đầu tiên.

THÀNH CỔ LOA, MỘT KỲ CÔNG KỸ THUẬT QUỐC PHÒNG

CỦA NHÂN DÂN ÂU LẠC

Truyền thuyết dân gian Cổ Loa kể rằng ban dầu vua Thục định đóng đô ở chạ Tó, nay là xã Uy Nỗ cách Cổ Loa một quả gò gọi là gò Vua. Nhưng bầy chó săn của vua cứ chạy mãi sang phần đất chạ Chủ, vua sang bên ấy thấy cả một phong cảnh kỳ thú hiện ra trước mắt : dòng Hoàng Giang uốn lượn, mạch đất cao ráo với nhiều sống đất tựa như những con rồng uốn khúc đổ dồn xuống trung tâm chạ Chủ. Vua bàn bạc với tướng Cao Lỗ rồi quyết định dời đô về chạ Chủ.

Ý đồ của vua là xây dựng nên một nơi đô hội giữa trung tâm đất nước, đồng thời là một pháo đài phòng ngự, một thành luỹ chống ngoại xâm. Quan sát nghiên cứu thành Chủ, người ta có thể khẳng định đây là một công trình kiến trúc quân sự vĩ đại, được thiết kế và qui hoạch rất chu đáo, hợp lý và sáng tạo trên cơ sở triệt để lợi dụng thế đất, đồi gò, sông đầm...Có lẽ hàng vạn dân công đã được huy động để xây thành.

Theo lời kể của dân gian, đền Thượng Cổ Loa được xây dựng ngay trên nền cung điện cũ của vua Thục, đình được xây dựng trên điện ngự triều, bên cạnh cung cấm có vườn thượng uyển và hồ sen, nay là khu vực xóm Lan Trì. Bao bọc khu cung cấm là một toà thành được gọi là thành nội cao 5 m, mặt trên rộng từ 6 đến 12 m, chân choãi rộng từ 20 đến 30 m, chung quanh có đào hào sâu và rộng cho thuyền lớn đi lại được. Ở bốn góc thành và rải rác trên mặt thành đắp những ụ hỏa hồi, từ đấy quân của vua Thục bắn xuống bọn giặc ngoại xâm.

Bên ngoài khu vực của vua và hoàng hậu là khu vực của các quan văn võ. Vua cho đắp một toà thành trung dài hơn 6 km. Quan lại và quân đội đóng trong khu đất giữa thành nội và thành trung, quanh thành cũng đào hào sâu rộng khơi nước Hoàng Giang và đầm Cỏ chảy vào. Ở xóm Vang ngày nay còn có một khu vực gọi là Vườn thuyền.

Ngoài thành trung là thành ngoại dài 8 km mở ra 4 cửa : cửa nam, cửa bắc, cửa tây nam và cửa đông. Trên 3 vòng thành khép kín có cả thảy 72 ụ hỏa hồi, những nơi vừa dùng để đốt lửa báo hiệu có giặc, vừa dùng để bắn tỉa. Truyền thuyết dân gian cho biết ban đầu có tiên giúp vua xây thành : đêm đêm khi bốn bề yên tĩnh, từ trên không trung xuất hiện hàng vạn nàng tiên đẹp như hoa, thướt tha như liễu tới tụ họp trên cánh đồng làng Tiên Hội cạnh kinh đô để cùng nhau gánh đất xây thành giúp vua. Nhung rồi tinh lợn sề, tinh gà trắng cứ quấy phá mãi, thành đắp rồi lại đổ, cứ thế trong 18 năm ròng.

Giữa lúc ấy thần Rùa Vàng xuất hiện giúp vua xây thành vững chắc, lại tặng vua chiếc móng kỳ diệu để chế chiếc nõ thần trăm phát trăm trúng. Thần thật ra là một người anh hùng văn hoá Việt cổ đã sáng suốt chỉ ra nguyên nhân thực sự của tai nạn đổ thành và cách thức để chấm dứt nó. Người Âu Lạc lần đầu tiên xây thành ở đồng bằng chưa có kinh nghiệm, thành đắp càng cao sức lún càng nhiều, vào mùa mưa lũ càng dễ sụt lở. Và thần Rùa Vàng chẳng qua là sự thần thánh hoá óc thông minh sáng tạo của con người lao động. Qua thực tế đắp thành, trải bao lần thất bại, người Âu Lạc phát hiện được rằng đắp thành trên nền đất úng lầy thì phải kè đá tảng mới chống được sụt lở. Vấn đề kỹ thuật xây thành đã được giải quyết, một kỹ thuật kiến trúc mới đã được phát minh (2). Đá tảng được đánh đống to như núi, đổ xuống các chân thành, rải thành hàng thành lớp, tạo nên những kè đá vững chắc dưới chân thành, kể cả những mảnh gạch, mảnh ngói, đầu ngói vỡ, mảnh khuôn giếng, phế phẩm của những lò gạch ngói, lò bát cũng được tận dụng để rải dưới chân thành và kè vào giữa các lớp đất đắp thành.

Cuối cùng thành đắp thành công, cao chót vót, đứng sừng sững hiên ngang trước giông tố bão lụt, thể hiện tài năng sáng tạo của người Âu Lạc về kỹ thuật quốc phòng, về khoa học và nghệ thuật quân sự. Thành là một công trình phòng ngự kiên cố, vừa là căn cứ bộ binh lợi hại vừa là căn cứ thuỷ quân quan trọng chung đúc hai truyền thống lớn về tài năng quân sự Việt cổ : truyền thống thạo cung nỏ, giỏi xây thành của người Âu Việt và truyền thống thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền của người Lạc Việt. Truyền thuyết dân gian đã phần nào đồng hoá thần Rùa Vàng với tướng quân Cao Lỗ, một tướng giỏi, một công thần khai quốc của vua Thục. Dân gian kể rằng chính ông đã khuyên An Dương dời đô từ vùng trung du về xuôi, chính ông đã giúp vua chọn đất làng Chủ làm kinh đô, chính ông đã cùng vua thiết kế qui hoạch xây dựng thành Cổ Loa. Ông được vua tín nhiệm cử giữ cửa thành phía Bắc, nơi xung yếu vào bậc nhất của Cổ Loa. Cũng chính ông đã phát minh ra nỏ liên thanh bắn một lần hàng chục phát, ông đã sai dựng gò Đống bắn, gò Pháo đài dạy cho một vạn quân sĩ tập bắn nỏ. Vua An Dương thường đứng trên đài Ngự Xạ (góc đông bắc ngoài thành nội) xem Cao Lỗ huấn luyện quân sĩ bắn nỏ. Vua còn cử Lạc Hầu trấn giữ cửa Đông, chỉ huy đoàn thuyền chiến thường xuyên đậu trong khu vực Đầm Cả và Vườn Thuyền, từ đó có thể toả ra vận động khắp 3 vòng hào của thành nội, thành trung và thành ngoại phối hợp với quân sĩ đóng trên luỹ thành mà đánh địch. So sánh với những thành quách ở Đông Tây đương thời, thành vua Chủ thật là lợi hại vào bậc nhất, bố trí thật chu đáo và khoa học, niềm tự hào của lịch sử kiến trúc quân sự Việt Nam (3) .

CUỘC KHÁNG CHIẾN VĨ ĐẠI CHỐNG TẦN, CHỐNG TRIỆU

CỦA NHÂN DÂN ÂU LẠC

Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thuỷ Hoàng, con người " cứng rắn, khắc bạc, tự đắc " (4) , đầy tham vọng bành trướng đế quốc chủ nghĩa, sau khi đã thống nhất toàn Trung Quốc (năm 221 trước công nguyên) đã phát nửa triệu quân xâm lược phương Nam trong đó có nước Âu Lạc.

Cuộc xâm lược qui mô lớn của nhà Tần, và tiếp ngay sau đó cuộc xâm lược của nhà Triệu mà nhân dân Việt cổ đã anh dũng chống lại, cho thấy rằng sự xâm lược của phong kiến phương Bắc là có hệ thống.

Quân Tần tiến công ồ ạt, dần dần chiếm lấy hầu hết đất đai của các tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quí Châu). Nhưng đến khi chúng đi sâu vào đất nước Âu Lạc thì bị chống cự mãnh liệt. Người Việt cổ, cùng nhân dân các tộc khác, tạm rút vào rừng, tổ chức lực lượng kháng chiến, cử người tài giỏi lên làm tướng và tiến hành đánh du kích ban đêm. Một trong những người tài giỏi đó chính là vua Thục An Dương, theo lời kể của truyền thuyết dân gian. Cuộc kháng chiến của người Việt cổ kéo dài hàng chục năm và đã làm tiêu hao hàng chục vạn quân Tần. Chủ tướng của giặc là Đồ Thư cũng phải đền tội ác. Chính nhà sử học Trung Quốc nổi tiếng Tư Mã Thiên cũng đã thừa nhận sự thất bại ê chề của quân xâm lược Tần :

" Lúc bấy giờ nhà Tần ở phía bắc thì mắc họa với người Hồ, ở phía nam thì mắc họa với người Việt. Đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trải hơn 10 năm, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta thắt cổ tự tử trên cây dọc đường, người chết trông nhau. Kịp khi Tần Thuỷ Hoàng mất thì cả thiên hạ nổi lên chống " (4)

Vào năm 207 trước công nguyên, một viên quan lại của Nhà Tần là Triệu Đà chiếm ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng, lập nước Nam Việt, xưng vương rồi nhiều lần phát quân xâm lược hòng thôn tính nước Âu Lạc. Sử cũ cho biết, trong các cuộc xâm lược đầu tiên của Triệu Đà, toàn bộ những mũi tiến quân của y đến núi Tiên Du, đến vùng Vũ Ninh (nay thuộc các huyện Tiên Sơn, Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đều bị bẻ gãy. Truyền thuyết dân gian kể chi tiết hơn : Trước hoạ xâm lăng, hàng vạn tráng sĩ Âu Lạc dưới sự chỉ huy tài giỏi của các tướng Cao Lỗ, Nồi Hầu, ông Đống và ông Vực (con của Nồi Hầu), tiến về phía núi Tiên Du nghênh chiến với quân xâm lược Triệu bằng cung nỏ khoẻ, tên đồng sắc tẩm thuốc độc, tên bắn ra như mưa, giặc chết lăn như rạ. Quân Triệu thua to và tên vua nước Nam Việt xảo trá quỉ quyệt là Triệu Đà biết không thể thắng nổi Âu Lạc bằng hành động quân sự nên giả vờ cầu hoà với vua Thục, và An Dương chủ quan nhẹ dạ đã chấp thuận lời cầu hoà của hắn. Người đời nay lấy làm khó hiểu tại sao vua Thục đã không phát huy chiến thắng và quét sạnh quân thù ra khỏi bờ cõi Âu Lạc mà lại tin tưởng một cách vội vã vào những lời lẽ hoà bình của Triệu Đà, cho phép y đóng quân ở lại vùng Vũ Ninh và nhường cho y một phần đất nước từ Vũ Ninh trở lên phía bắc. Ý chí xâm lược của Triệu Đà chưa bị bẻ gãy, tham vọng bành trướng của y sẽ không ngừng lại ở biên giới tạm thời đó. Sơ hở đầu tiên của vua Thục là ở tính hiếu hoà và sự khoan nhượng dễ dãi mà hậu quả khốc hại sẽ không thể nào lường nổi !

BI KỊCH MẤT NƯỚC VÀ BI KỊCH TÌNH YÊU

Lợi dụng sơ hở của vua Thục, Triệu Đà sai con trai là Trọng Thuỷ sang hàng phục An Dương, An Dương thiếu cảnh giác gả con gái là Mị Châu cho Thuỷ, được ở rể bên nước Âu Lạc, theo phong tục của người Việt cổ.

Theo truyền thuyết dân gian, tướng quân Cao Lỗ đã khẳng khái can ngăn vua Thục không nên gả con gái cho con trai kẻ thù. Cao Lỗ đã sáng suốt chỉ cho vua thấy Triệu Đà chỉ mượn cớ cầu hôn để dò xét tình hình, học cho được nghề cung nỏ của dân ta rồi thừa cơ hội cướp nước ta thôi. Nồi Hầu và hai con trai cũng khuyên can vua nhưng An Dương không nghe. Nồi Hầu bỏ về ở ẩn. Còn Cao Lỗ ngày càng bị vua đối xử bạc bẽo. Nghe lời đường mật xúc xiểm của Trọng Thuỷ, Mị Châu xin cha đuổi Cao Lỗ ra khỏi kinh thành. Người công thần, vị tướng tài giỏi bậc nhất của triều đình Âu Lạc bỏ đi, nhắn lại vua :

- Giữ được nỏ thần thì giữ được thiên hạ, mất nỏ thần thì mất thiên hạ.

Mị Châu bị ảo tưởng tình yêu, bị sự lừa phỉnh làm cho mù quáng. Nàng đã nhẹ dạ đến vô ý thức, đã tiết lộ bí mật quốc gia về vũ khí, hệ thống phòng thủ của thành Cổ Loa cho Trọng Thuỷ. Một vài lạc tướng ở các địa phương bị y mua chuộc. Trước khi trốn về nước, y còn lợi dụng tình cảm chân thật mà quá đổi ngây thơ của Mị Châu, đánh lừa nàng một lần nữa :

. Tình vợ chồng không thể quên nhau, nghĩa cha con cũng không nở bỏ. Tôi về thăm cha me,ï nếu hai nước có thất hảo khiến bắc nam cách biệt, tôi sang tìm nàng thì dùng vật gì làm tín hiệu

Mị Châu đáp :

- Thiếp là đàn bà, gặp cảnh chia ly, tình khôn kể xiết. Thiếp có áo lông ngỗng thường mặc trên mình. Đến lúc bấy giờ sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường đánh dấu những chỗ thiếp qua.

Trốn được về Nam Việt, Trọng Thuỷ báo cáo tình hình Âu Lạc cho Triệu Đà biết. Y dạy cho quân sĩ Nam Việt phép chế nỏ tài tình của Âu Lạc. Như thế là ưu thế kỹ thuật quân sự của Âu Lạc đã mất. Các tướng tài giỏi của Âu Lạc đã bỏ đi hay bị truất. Vua An Dương đã già yếu lại còn chủ quan, ỷ vào thành cao, nỏ quí.

Mùa xuân năm 179, quân Triệu ồ ạt tiến công Âu Lạc, bẻ gãy các mũi chống cự của quân Thục và cuối cùng chiếm được thành Chủ. Vua An Dương để Mị Châu ngồi sau mình ngựa cùng chạy về phía nam. Trọng Thuỷ nhận ra dấu lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường, đuổi theo ráo riết. Vua chạy đến bờ biển vùng Diễn Châu (Nghệ An) thì cùng đường. Tiếng nói của nhân dân, qua sự phản ánh hư ảo của lời thần Rùa Vàng, như quát vào tai vua :

- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy !

Vua quay lại thấy Mị Châu vẫn đang ngây thơ bứt lông ngỗng ở áo rắc xuống đường. Vua tuốt gươm toan chém. Mị Châu chỉ kịp nói :

- Vì nhẹ dạ cả tin, bị người đánh lừa chứ con không có lòng phản hại cha. Nếu có tội, chết đi, con sẽ biến thành tro bụi, nếu sau trước vẫn một lòng trung kính với cha thì con sẽ hoá đá, hoá ngọc để rửa sạch mối nhục thù ! Vua chém đầu Mị Châu. Rồi Rùa Vàng rẽ nước đưa vua xuống biển Đông. Cơ đồ nhà Thục đã " đắm biển sâu " Ở Diễn Châu ngày nay, cạnh đường quốc lộ số một, một ngôi đền lớn thờ vua An Dương vẫn còn trên núi Mộ Dạ, xưa vốn là một khu rừng đầy chim công. Đó là đền Cuông (thổ ngữ vùng Nghệ An đọc côngthành cuông). Tương truyền đấy là nơi An Dương đi vào biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn đều biến thành hạt châu. Quân Triệu kéo đến không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu mà thôi.

Ý NGHĨA CỦA TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG - MỊ CHÂU

Qua truyền thuyết, nhân dân ta muốn ghi lại một giai đoạn oanh liệt, những kỳ công rực rỡ vào cuối thời dựng nước, muốn ca ngợi sức mạnh của tổ tiên, của non sông đất nước Việt cổ hào hùng bất khuất, ca ngợi những người dân Âu Lạc đã xây thành chế nỏ, anh dũng chống ngoại xâm. Và cũng qua truyền thuyết, nhân dân ta giải thích sự bại trận và lí do mất nước. Vua An Dương thất bại, cơ đồ nhà Thục chìm đáy biển không phải vì quân địch mạnh, có vũ khí lợi hại hơn ta ; An Dương thua chỉ vì nhẹ dạ, chủ quan, tự mãn.

An Dương và Mị Châu để lại cho đời sau một bài học lịch sử đau xót nhưng không bi luỵ. Để xây dựng nước nhà, đoàn kết nội bộ, chống ngoại xâm thắng lợi, không nên ỷ vào vũ khí, vào phòng ngự, dù là nỏ quí thành cao, mà phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, phải nghe theo ý dân, lòng dân (mà tướng Cao Lỗ là tiêu biểu). An Dương đã mắc mưu kẻ địch vì quá hiếu hoà, cầu an. Ông đã không dựa vào dân, đã lấy thiên hạ làm của riêng, đã đặt tình gia đình và lợi ích dòng phái lên trên nghĩa quốc gia, lên trên lợi ích dân tộc, gây nên thảm cảnh nước mất nhà tan !

Cái chết của Mị Châu là một hình thức phê phán nghiêm khắc của nhân dân về tội lỗi tầy trời của nàng đối với Tổ quốc, với dân tộc, nhưng nhân dân dành cho Mị Châu lòng thương cảm sâu xa đối với bản chất ngây thơ, trong trắng, với những khát vọng yêu thương chính đáng của người con gái Việt cổ đã lỡ lầm... Còn vua Thục vì chủ quan, mất cảnh giác nên thất bại, nhưng trước sau vua vẫn là một vị anh hùng dân tộc đã từng lãnh đạo nhân dân Việt cổ đánh Tần đuổi Triệu, lập nên những chiến công oanh liệt. Và trong quan niệm nhân dân, người anh hùng dân tộc không bao giờ chết ; Rùa Vàng đã rẽ nước đưa vua Thục xuống biển Đông nơi mà Bố Rồng, tổ tiên huyền thoại của dân tộc đã đến trước tự nghìn xưa...

_______________________

(1) Theo Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm

(2) Theo sự nghiên cứu của nhà sử học Trần Quốc Vượng

(3) Trần Quốc Vượng, Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử, sở Văn hoá thông tin Hà Nội xb, 1970, trang 43 ? 65

<A href="http://chimviet.free.fr/tacpham2/hvdn/hvdn16.htm#04">(4) Theo Tư Mã Thiên, Sử Ký. Mở đầu : Thời Đại Hùng Vương , Nghiên cứu khoa học và tự hào dân tộc

. Chương I : Từ trong mây mù huyền thoại đến hiện thực lịch sử

. Chương II : Hành hương về đất Tổ

. Chương III : Khơi nguồn truyền thống , Thống nhất và văn minh

. Chương IV : Đi tìm dấu vết một thời đại trên những di tích khảo cổ

. Chương V : Bên bờ sông Hồng, sông Mã : Chứng tích của nền văn hoá Đông Dơn rực rỡ

. Chương VI : Ngắm nghía và suy nghĩ về văn vật kỳ diệu của thời đại dựng nước : những chiếc trống đồng Đông Sơn

. Chương VII : Thiên nhiên thời đại dựng nước

. Chương VIII : Thăm lại làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm

. Chương IX : Cuộc sống đầm ấm của gia đình người Việt cổ

. Chương X : Nếp phong tục thuần phác cổ xưa

. Chương XI : Hội làng thời Hùng Vương

. Chương XII : Những người nghệ sĩ tạo hình tài hoa

. Chương XIII : Thần thoại và truyền thuyết anh hùng Việt cổ

. Chương XIV : Tín ngưỡng và tư duy người xưa

. Chương XV : Khơi nguồn truyền thống thượng võ của dân tộc

. Chương XVI : Bản anh hùng ca dựng nước xây thành chống ngoại xâm của vua Thục An Dương Vương

. Chương XVII : Bà Trưng khởi nghĩa lập chiến công oanh liệt ngàn thu

. Chương XVIII : Lời tạm kết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói phong long thế thì ai mà chẳng nói được. Trương Thái Du cũng có những bài viết trên BBC. Mà cái web này chỉ thông tin những gì bất lợi cho văn hiến Việt. Những luận văn có giá trị bảo vệ văn hiến Việt không hề có tiếng nói trên cái web này. Có thể nói rằng hầu hết những bài viết của các giáo sư sử học và những nhà nghiên cứu trong ngoài nước có quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt - gồm các tác giả mà Hoangnt dẫn chứng - tôi đều có bài phân tích sai lầm của họ ngay trên website này. Nếu họ không vào đây tự biện minh - hoặc ở một trang web khác thì không có gì để bàn.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2767

Bởi vậy, tôi khuyên hoangnt không nên dẫn chứng mấy cái luận cứ ngớ ngẩn ấy ra đây làm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thầy.

Các dữ liệu của các tác giả được đưa lên với mục đích chỉ để tham khảo một số thông tin lịch sử trong đấy, các nguồn trích dẫn đã được sử dụng, cũng như sự phân tích của chính các tác giả bài viết.

Ta thấy có các bài viết liên quan khác cũng quan trọng như các bài nghiên cứu của Bác Nhatnguyet52 trong mục Cổ văn hóa sử của trang website Lý Hoạc Đông Phương như:

- Trung Hoa ngũ hành sử.

- 9 châu và văn minh nhà Hạ.

- ... và Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp (Nguyễn Vũ Tuấn Anh).

- ... các tài liệu khác.

Tóm tắt lại: quan hệ Kinh đô nước Việt khả dĩ ở đâu trong quá trình lịch sử -> nhằm chỉ ra Loa Thành là kinh đô cổ có phải hay không hay một kinh đô nào đấy -> dẫn đến truyền thuyết Thần Kim Quy + Mỵ Châu Trọng Thủy mang ẩn nghĩa lịch sử gì khi gán vào Loa Thành và Triệu Đà?.

Ta thấy có một câu hỏi với một lãnh thổ rộng lớn tới Hồ Động Đình thì giả sử kinh đô nước Việt cổ tại Miền Bắc Việt Nam có khả năng quản lý toàn bộ lãnh thổ thuận lợi được hay không? hay kinh đô sẽ phải ở một vị trí địa lý khác thuận lợi hơn.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thầy.

Các dữ liệu của các tác giả được đưa lên với mục đích chỉ để tham khảo một số thông tin lịch sử trong đấy, các nguồn trích dẫn đã được sử dụng, cũng như sự phân tích của chính các tác giả bài viết.

Ta thấy có các bài viết liên quan khác cũng quan trọng như các bài nghiên cứu của Bác Nhatnguyet52 trong mục Cổ văn hóa sử của trang website Lý Hoạc Đông Phương như:

- Trung Hoa ngũ hành sử.

- 9 châu và văn minh nhà Hạ.

- ... và Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp (Nguyễn Vũ Tuấn Anh).

- ... các tài liệu khác.

Tóm tắt lại: quan hệ Kinh đô nước Việt khả dĩ ở đâu trong quá trình lịch sử -> nhằm chỉ ra Loa Thành là kinh đô cổ có phải hay không hay một kinh đô nào đấy -> dẫn đến truyền thuyết Thần Kim Quy + Mỵ Châu Trọng Thủy mang ẩn nghĩa lịch sử gì khi gán vào Loa Thành và Triệu Đà?.

Ta thấy có một câu hỏi với một lãnh thổ rộng lớn tới Hồ Động Đình thì giả sử kinh đô nước Việt cổ tại Miền Bắc Việt Nam có khả năng quản lý toàn bộ lãnh thổ thuận lợi được hay không? hay kinh đô sẽ phải ở một vị trí địa lý khác thuận lợi hơn.

Kính.

Nguyên tắc của tôi là:

Một giả thuyết được coi là khoa học và phản ánh chân lý thì phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Giải thích được hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, có tính nhất quán, khách quan, qui luật và khả năng tiên tri.

Tôi đã viết bài trên mạng cả 7 năm nay, những vấn đề trên đã giải thích hết rồi. Không lặp lại. Hoangnt và những vị quan tâm cứ xem hết các bài viết của tôi, sẽ có câu trả lời. Còn luận cứ của đám "hầu hết" và "cộng đồng" chỉ giải thích một cách cục bộ những hiện tượng riêng lẻ và mâu thuẫn. Nó không giải thích được rất nhiều hiện tượng liên quan. Hay nói đúng hơn là họ lờ đi. Xét theo tiêu chí khoa học thì luận cứ của đám này hoàn toàn phi khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites