Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. Cá nhân TP nhất trí với tác giả http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/eyelash.gif
  2. Nước Nga ngày nay 8:32 sáng | Tháng Mười Một 7, 2011 (Petrotimes) - Hãy coi câu chuyện về nước Nga ngày nay này như một bức tranh trừu tượng. Hãy để mỗi người thưởng thức và hình dung một cách khác nhau. Tuy nhiên, tôi thường băn khoăn tự vấn: Liệu mình có phải là kẻ hoài cổ, quá tiếc nuối thời Liên Xô không. --- …Là người được đào tạo tại Liên Xô, lại gần như cả đời làm việc với các đồng nghiệp Liên Xô, tôi yêu Liên Xô lắm. Tôi có nhiều bạn, bạn tâm tình, bạn rượu người Nga, người Ukraine, người Uzbek, người Azerbaijan… cho đến tận bây giờ. Tôi lại hay lẩn thẩn tìm hiểu căn nguyên mọi chuyện, như cái sự tại sao tôi yêu Liên Xô và nước Nga, tình yêu đó ra làm sao. Bởi với tôi, ngay cái chuyện yêu cũng phải so đo một tý: có đáng thì mới yêu, yêu quên chết, còn không đáng thì… không ghét, nhưng yêu ít, cho nó đẹp thôi. Chính thể XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tôi sốc và nhiều người sốc. Có nhiều ông sinh bệnh, trở tính sau sự kiện này. Cũng phải thôi, mất nơi cậy nhờ, nương tựa, cả về vật chất lẫn tinh thần, niềm tin. Tôi không may phải xem buổi truyền hình trực tiếp bài phát biểu của Tổng thống Eltsin, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCH đảng CSLX trước Nghị viện Mỹ vào năm 1992. Ông hùng hồn tuyên bố: Tôi đảm bảo với các bạn rằng, Liên bang Xôviết đã sụp đổ và không bao giờ trở lại… Trông mặt ông mãn nguyện làm sao. Trong giây lát, tự nhiên mọi triết lý ở đời, làm người mà tôi nhặt nhạnh được ùa về ý thức của tôi, giúp tôi nhìn khuôn mặt đó rõ ràng hơn và điềm tĩnh hơn. Rồi tách chia các nước cộng hòa. Rồi người ta bỗng thấy con người mình không thuộc hẳn một dân tộc nào. Dòng máu trong mình đã pha trộn qua nhiều thế hệ, dòng máu Xôviết thuở nào… Rồi lãnh đạo thay nhau, cơ chế đổi mới liên tục trong các nước cộng hòa. Phần lớn những người lãnh đạo cộng sản trước đây, nay “thức thời” trở thành lãnh đạo xã hội tư bản mới. Vẫn còn khuynh hướng níu kéo, tiếc nuối Liên bang Xôviết trong cái hình hài khiên cưỡng, Cộng đồng các quốc gia độc lập, để rồi bất đồng, xung đột lợi ích, xung đột dân tộc… Xưa kia “…địa chỉ của tôi không phải số nhà, tên phố – địa chỉ của tôi là Liên Xô” thì nay, từ Moskva đi Tashkent, đi Kiev, đi Bacu… phải xin visa. Người Nga mới hân hoan với “tự do, dân chủ”, tin tưởng vào tương lai rạng rỡ. Người dân Liên Xô cũ bùi ngùi nghĩ về lịch sử Xôviết và chấp nhận mối quan hệ cơ bản nhất với nhau, người với người. Họ buộc phải lờ đi nguồn gốc chủng tộc, dòng máu huyết thống và kèm theo đó, đương nhiên là lờ đi cả khái niệm Tổ quốc! Trước đây, các khái niệm Tổ quốc, yêu nước, tình yêu giai cấp, tình yêu đồng loại, lòng tốt (vốn dĩ rất giàu ở Liên Xô)… được trân trọng xác định rất mạch lạc, được các ngành xã hội học nghiên cứu và phổ biến rất nghiêm túc. Bây giờ là mảnh vườn hoang. Chẳng thế mà mùa thu năm 2009, tôi bắt gặp nơi gần cửa ra ga tàu điện ngầm “Tây Nam” Moskva câu biểu ngữ lớn: “Nơi ta sống sung sướng là Tổ quốc ta”. Đọc tấm biểu ngữ, tôi chợt nhớ câu tục ngữ của ta: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Ôi, loài chó trung thành và nghĩa khí. Người dân Nga bây giờ có cuộc sống khá giả hơn, phong phú hơn nhiều. Đường phố vẫn rộng rãi, công viên mênh mông, trong lành. Ôtô nhiều, rất nhiều: riêng ở Moskva, có đâu 6-7 triệu xe. Vậy nên đường thường xuyên tắc, bởi thế có chuyện anh lái taxi học được ba ngoại ngữ trên xe. Nếu để ý, trong dòng xe cuồn cuộn trên đường, có rất ít xe Nga sản xuất. Trong vô vàn cửa hàng bách hóa, hàng Nga cũng hiếm hoi. Đừng ai hy vọng bây giờ sang Nga có thể mua được cái nồi áp suất, cái chậu nhôm, cái bàn là, quạt điện hay xe đạp, máy khâu… của Nga làm kỷ niệm, kể cả thìa, dĩa, dao ăn và thậm chí phải cẩn thận khi mua búp bê “lật đật” hay “matrioska”, đặc biệt là ấm “Samôva”… có thể là hàng Trung Quốc đấy. Người Nga vẫn kiên trì yêu văn hóa lắm, bằng chứng là trong các toa tàu điện ngầm, trong xe ôtô buýt, nhiều người vẫn say mê đọc sách. Nhiều người Nga bây giờ hình như không hạnh phúc, vui tươi. Trên đường đi, ta bắt gặp nhiều khuôn mặt đăm chiêu, bức khó. Hệ thống tàu điện ngầm Moskva là niềm tự hào xưa nay của Nga đã được xướng tên gọi mới: “Hệ thống giao thông cao tốc Moskva”, mỗi ngày chuyên chở gần 10 triệu lượt người (giá vé mỗi lần đi gần 1 đôla Mỹ). Tuy nhiên, metro Moskva không còn được như xưa. Các ga không còn là các cung điện ngầm như ga “Công viên văn hóa”, “Cách mạng”, “Kiev”… do phần lớn các pho tượng, phù điêu – các tác phẩm nghệ thuật bất hủ, mang tính cách mạng – đã bị dỡ bỏ, để lại những khoảng trống kinh dị, ngơ ngác. Metro Moskva có phát triển thêm một số đường, số đoạn, đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân ngày một đông. Sau 40 năm, tôi lại một lần lên xuống ga “Sinh viên” và nhận ra cái cửa hợp kim nhôm – kính thuở nào mà mỗi ngày trước đây tôi vẫn đẩy, cả nền đá granit đã mòn lõm dưới đế dày, trong đó, có gót chân tôi. Qua vài chục năm thời hậu Xôviết, khu trung tâm Moskva có vài thay đổi. Khách sạn Moskva được xây lại với kiến trúc và quy mô không mấy khác xưa. Quảng trường “50 năm Cách mạng tháng Mười” được đào sâu xây Trung tâm Thương mại cao cấp ngầm 3 tầng lộng lẫy, phía trên đặt vài tiểu cảnh, mái vòm kính và sân đi dạo. GUM đã trở thành trung tâm hàng hiệu, thi thoảng có vài khách sang trọng vào ra. Phố Gorki, đại lộ Các Mác đã đổi tên. Lối giữa Quảng trường Đỏ và mồ liệt sĩ vô danh luôn có một ông nguyên soái Stalin, giống lắm, sẵn sàng chụp ảnh chung với bạn để lấy 30 rup (khoảng 1 đôla). Bách hóa “Thế giới trẻ con” vẫn còn với ký ức của mọi người Việt từng sống ở Moskva nhưng bên trong ngồn ngộn quầy hàng, chủ yếu là đồ Trung Quốc, từ con gấu bông đến cái xe đạp… Tôi cũng được đi lại trên con tàu Moskva Sankt-Peterburg (trước đây là Leningrad), qua những vùng đồng quê yên tĩnh, đẹp đến nao lòng và những miền xa Viễn Đông, quanh Khabarovsk và Vladivostok. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch cùng những cánh ruộng đã bỏ hoang nhiều năm và những đồng cỏ ngút tầm. Những cánh rừng bạt ngàn cây, không có bắt đầu, không có kết thúc. Cây cứ trùng trùng, lớp lớp, bao là gỗ, là xanh. Người ta cũng chặt, cũng khai thác gỗ nhưng xem ra lòng tham quái ác của con người có vẻ bất lực trước sức đẻ của đất, của rừng nơi đây. Xóm làng yên tĩnh, thoáng chút đìu hiu. Cũng vẫn những con đường mấp mô cỏ choán của những người áo bốt, ủng cao su. Trên mái một số nhà, có làn khói mỏng bay lên từ ống khói. Nhiều nhà vô chủ thông thốc những cửa sổ vỡ kính, tiếng quạ não nùng. Tôi đi qua một nhà máy, đúng ra là con đường kéo qua một cạnh khuôn viên của nó. Trời đất ạ, phải đến hơn cây số. Bên trong, giữa khoảng trống của những nhà xưởng cây cỏ mọc um tùm, các kết cấu đổ ngả nghiêng, bóng vài con chó hoang lượn lờ cô tịch. Một thuở, đây từng là niềm tự hào của nền công nghiệp Xôviết. Tôi vào chợ, vào cửa hàng trên phố thấy đầy rẫy hàng tiêu dùng “Made in China” – Nhìn xuống sông Amua mênh mông, hàng núi gỗ lừng lững trôi sang Trung Quốc… Tôi cũng thấy dinh tỉnh trưởng uy nghi, đường bệ, đứng cạnh dinh ông đại diện tổng thống Nga cũng đồ sộ không kém. Người ta bảo tôi là mọi việc của dinh này phải được dinh kia kiểm duyệt, cho phép, từ việc nhập khẩu một lô hàng. Tôi lẩn thẩn quan sát. Hầu hết những người làm xây dựng, sửa chữa đường sá, lái xe tải lớn… làm công việc nặng, không phải người Nga, toàn người làm thuê. Người Nga xem ra thích làm những công việc nhẹ nhàng: bảo vệ (nghe nói đội quân này thu hút gần 1 triệu thanh niên và trung niên to khỏe), bán vé tàu xe, buôn bán, kế toán, rửa xe ôtô… Tiếc là tôi chưa được đến những khu mỏ, nhà máy còn hoạt động để được thấy cảnh lao động sáng tạo trong nền công nghiệp Nga, được cho là cận kề G-7. Nước Nga là một cường quốc. Cường quốc Nga có nét đặc trưng riêng. Nếu nói thế giới hiện tại, đặc biệt ở thời “chiến tranh lạnh”, Nga và Mỹ là hai cực thì GDP của Nga lại chỉ đứng hàng thứ 7. Chỉ có điều, cho dù nước Mỹ có GDP gấp gần 10 lần của Nga, cho dù nền sản xuất công nghiệp hiện tại của Nga èo uột như vậy nhưng kỹ thuật quân sự Nga không thua ai. Đấy, cường quốc là nước mạnh. Không ai là không biết rượu vodka Nga, cho dù sau khi Liên Xô tan rã, nghề chưng cất vodka có phần sa sút. Năm 1992, người Nga cất được 684 triệu lít vodka, năm 2008 chỉ sản xuất được 544 triệu lít. Bù lại, nước Nga hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất bia và ngành nấu bia phát triển liên tục trong thời hậu Xôviết (bia Nga ít xuất khẩu, chủ yếu nấu uống). Năm 1992, người Nga nấu được 1.255 triệu lít bia và đến năm 2008 thì sản lượng đã là 5.130 triệu lít. Có một điều thật thú vị. Trong khi nấu bia và cất rượu rất nhiều thì người Nga ít chú ý đến mồi nhắm. Năm 1992, cả nước Nga nuôi 52,2 triệu con đại gia súc, 31,5 triệu con lợn và 51,4 triệu dê cừu, đến năm 2008, con số tương ứng là 21,1; 16,3 và 21,6. Xin nhắc lại một chút: GDP nước Nga năm 2008 khoảng 1.400 tỉ USD và hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đóng góp phần lớn với ngân sách nhà nước khoảng 533 tỉ USD. Vậy nhưng hệ thống trả lương ở Nga hiện nay khác ta nhiều lắm. Lương của người đi làm và lương hưu rất khác nhau và ngày càng cách xa. Lương trung bình của người đi làm/lương hưu năm 1995 là 472/188 rup, tương ứng năm 2008 là 17.000/4.200 rup. Té ra, những khuôn mặt đăm chiêu, bức khó mà ta gặp ngoài đường như đã đề cập ở trên là trong số 38,6 triệu cán bộ hưu trí. Đáng ra họ được nhận nhiều hơn từ cái ngân sách khổng lồ thu được nhờ tài nguyên thiên nhiên của đất nước không phải của riêng ai. Ừ, nỗi buồn thông cảm được. Vậy nên người Nga không thọ, không vui. Năm 2007, tuổi thọ trung bình của người Nga là 67,5 tuổi, đặc biệt đàn ông sống trung bình chỉ 61,4 tuổi. Dân số Nga từ 1992 đến 2006 giảm 0,6-0,9 triệu người mỗi năm. Ơn trời, năm 2007 giảm 470 ngàn và 2008 chỉ giảm 360 ngàn người. Năm 1992, 7 đôi cưới nhau thì 4 đôi bỏ nhau. Đến năm 2008, 8 đôi thành vợ thành chồng thì 5 đôi đứt gánh. Tiếc là tôi không có điều kiện và khả năng tìm hiểu về giáo dục, đào tạo, về khoa học, về văn hóa và y tế… của nước Nga. Những số liệu nêu ở đây, tôi không dám lấy từ nguồn lạ mà chính từ “nước Nga trong các con số”, ấn phẩm chính thức của ngành thống kê nhà nước liên bang. Nếu có sự gia công của các chuyên gia, ta không khó để nhận biết sai số theo chiều nào. Hãy coi câu chuyện về nước Nga ngày nay này như một bức tranh trừu tượng. Hãy để mỗi người thưởng thức và hình dung một cách khác nhau. Tuy nhiên, tôi thường băn khoăn tự vấn: Liệu mình có phải là kẻ hoài cổ, quá tiếc nuối thời Liên Xô không. Biết nói làm sao, có thể lắm. Và như tôi đã đề cập từ đầu, kể chuyện Liên Xô trước đây cũng như nước Nga ngày nay tựa như chuyện mấy ông thầy bói xem voi. Không sao hiểu hết nước Nga được và tôi không biết mình biết nước Nga được mấy phần để còn xin mọi người châm chước. Gần đây mỗi lần sang Nga công tác, gặp lại bạn bè, bao giờ họ cũng muốn cùng tôi đi chơi đâu đó. Họ không muốn tôi ra đường một mình, đặc biệt đến những nơi nhạy cảm như chợ búa. Họ muốn tôi giữ mãi ấn tượng tốt đẹp đã có cùng nhau, cùng nước Nga ngút ngàn xanh dưới bầu trời sẫm tím với người Nga chất phác, tốt bụng. Trong giấc mơ chập chờn, tôi vẫn thấy một nước Nga vĩ đại yên bình, xứng đáng đại diện cho cái Thiện trên mặt đất này. Hà Nội, tháng Mười năm 2011 Quỳnh Liêu (St) http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif
  3. Rất quan tâm và chờ đọc sự phân tích của bác Thiên Sứ.
  4. Rất cảm ơn tất cả các bài viết của bác Lãn Miên về cội nguồn văn hóa Việt tộc, theo thiển ý nhỏ của tôi, hướng nghiên cứu về ngôn ngữ học trong việc minh chứng cội nguồn văn hóa sử 5000 năm văn hiến là một hướng đi rất quan trọng, điều mà ngành khoa học khảo cổ vẫn chưa thể "đụng" đến được do nhiều yếu khách quan lẫn chủ quan, hoặc chỉ có thể tạm thời căn cứ vào đó để đưa ra giả thuyết về sự gần gũi nhau của các dân tộc Đông Nam Á. Cá nhân tôi cũng từng được (nghe) nhiều trí giả đàm luận rằng : thực ra việc văn viết và văn nói trong thơ ca từ trước đến nay mà ta hay cho rằng là Hán Việt đều là cách diễn đạt của ngôn ngữ Việt từ xưa đến giờ, nếu đối chiếu với cách hành văn Hán Hoa bên Trung Quốc thì chẳng có sự liên quan gì cả. Tuy nhiên, tôi suy nghĩ rất nhiều về các lời bình luận : "Nếu không có sự khác biệt ngôn ngữ thì thực chất chẳng có sự khác nhau gì giữa người Việt Nam và Trung Hoa cả", điều này cũng gần giống với các nhận định qua các tác phẩm của nhà nghiên cứu Lê Gia (mà tôi từng được đọc), chẳng hạn : "Người Việt Nam và Trung Hoa giống nhau hơn 90%" Chỉ vài suy nghĩ cá nhân..., chúc bác Lãn Miên và các nhà nghiên cứu thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình. Tất cả vì sự vinh danh con cháu Lạc Hồng. Kính !
  5. Bài báo như đang muốn nói về "nỗi đau dân tộc" đây mà, nào là "đàn ông Trung Quốc ế vợ" dễ dàng kiếm "gái Việt hấp dẫn tuổi đôi mươi" (sic, chán nhỉ, có "cửa" không ?). Nhưng ý kiến của tôi là : cho dù sự thực là thế nào (và thực tế là bao nhiêu phần trăm ?!) thì bài báo cũng không được đăng kèm ảnh minh họa là hình ảnh thiếu nữ Việt Nam bên cạnh các biểu tượng văn hóa truyền thống Việt (như mái đình bên cạnh tà áo dài của các thiếu nữ...), bởi thấy thật là phản cảm, vớ vẩn, nhảm nhí... và phi danh nghĩa. Những thông tin thế này từ các báo mạng đúng là lá cải, chán, chẳng muốn viết gì nhiều nữa.
  6. VẦN THƠ THÁNG NĂM Tháng Năm sen nở ngát đồng Núi sông khoe sắc say trong đất trời Con nhìn trời biển đẹp tươi Mà như mắt Bác vẫn cười quanh đây --- N.N.N --- (St)
  7. Tôi đã đọc rất nhiều các bài viết của tác giả, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, cho nên tôi rất hiểu ý này của tác giả. Nhưng vấn đề là lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại (vốn rất rực rỡ trong quá khứ xa xăm và đã sụp đổ vì nhiều nguyên nhân) với lịch sử lập quốc của một dân tộc tính đến niên đại văn minh ngày nay là hoàn toàn khác nhau. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác quyết gần 5000 năm lịch sử lập quốc của dân tộc Việt là dựa theo văn hóa sử "hơn 4000 năm" theo cách nói truyền thống của người Việt Nam từ trước đến nay, mà truyền thống đó được xác lập qua con số "từ kỷ Hồng Bàng 2879 trước công nguyên" trong chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư qua các triều đại Việt Nam đến ngày nay, chứ chẳng phải "thuyết 5000 năm" là của riêng ông ấy.Tôi rất trân trọng các nghiên cứu của tác giả Hà Văn Thùy cùng nhiều tác giả khác, nhất là khi họ đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước và yêu dân tộc Việt. Nhưng, như ai đó có lần đã nói rằng : "cần thận trọng để không đi đến nhầm lẫn rằng Việt - Hán vốn là một" .
  8. Vấn đề Tiếng/Chữ/Ngôn ngữ/Cách viết Hán Việt 27/03/2012 Ngày mai tôi phải ra Thanh Hóa làm việc, dự định viếng Lam Kinh một thể, cho nên không có nhiều thời gian. Tuy vậy không nói tiếp chủ đề Hán Việt trước thì bực bội trong lòng. Xin gạch đầu dòng như sau: 1. Có “Tiếng Hán Việt” hay không? Có. Hỏi google thì ra ngay 585 ngàn kết quả. 2. Có “Sino Vietnamese Language” không? Có. Hỏi google thì ra 224 ngàn kết quả. 3. Có “Chữ Hán Việt” không? Có 867 ngàn kết quả. 4. “Từ Hán Việt” có 1 triệu 50 ngàn kết quả. Điều đó chứng tỏ tôi chẳng tự bịa ra cái gì cả. Tỉ lệ Hán Việt trong tiếng Việt từ các nghiên cứu: 1. Về lĩnh vực chuyên môn và khoa học thì có thể lên đến 80%. Nhưng khi nhận xét về văn ngữ trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%; kịch nói rút xuống còn 8,9%; và ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa. [ Lê Nguyễn Lưu. Từ chữ Hán đến chữ Nôm. Huế: nxb Thuận Hóa, 2002. tr 202-210] 2. Số lượng từ Việt gốc Hán chiếm một tỉ lệ lớn trong tiếng Việt (khoảng 70%), cho nên khi muốn tìm hiểu sâu sắc các từ này, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích các từ nguyên, từ nghĩa của từ ngữ Hán. Một khi đã nắm và hiểu rõ được các từ Hán, chúng ta sẽ hiểu một cách dễ dàng các từ tiếng Việt có mang gốc tiếng Hán [29; 10]. 3. Nếu ai từng đọc các bài viết của An Chi trên tạp chí Kiến thức ngày nay, thì sẽ thấy với ông ta phải đến 90 đến 95% từ tiếng Việt có gốc Hán. Lời nhắn cuối cùng cho các vị yêu nước Việt và tiếng Việt nhưng không có thời gian để google và đọc sách để tìm hiểu ngôn ngữ Việt: Hãy bắt chước tôi, đọc thật kỹ, đọc đi đọc lại quyển “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” – Nguyễn Tài Cẩn – NXB KHXH – 1979. Trương Thái Du's Blog http://truongthaidu.wordpress.com/2012/03/27/v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-ti%E1%BA%BFngch%E1%BB%AFngon-ng%E1%BB%AFcach-vi%E1%BA%BFt-han-vi%E1%BB%87t/
  9. Ai đem giấu giọt nắng vàng ? Để bao nhung nhớ khẽ khàng rụng rơi Tôi đi... Đi giữa đất trời Lung linh hình bóng... Em cười, Dáng thu...
  10. HÚ HỒN Tối hôm qua Trần Phương tôi ngồi lai rai với nhóm chiến hữu ở một hè phố nọ, địa diểm đó có cái thú là cứ 5 phút là có một chuyến bay của các hãng quốc tế và quốc nội đáp xuống vì sân bay cũng ở gần đấy, cho nên vừa nhậu nhâm nhi chân gà nướng và ngắm máy bay đáp thì còn gì thú vị bằng, cô người yêu của TP lúc đầu cũng chẳng thích thú gì cái kiểu ngồi ăn uống ở vỉa hè như vậy nhưng riết rồi cũng quen, cứ mỗi tối khi dạo phố xong là lại đến điểm hẹn đó để bù khú cùng các bạn hữu cho vui. Nhưng hôm qua có một sự việc rất đáng nhớ và hi hữu là lúc tôi đang vừa cầm cái chân gà nướng nóng hổi lên định ăn thì có một tiếng máy bay rít xuống gần nghe đinh tai nhức óc, thì ra nó đang gặp sự cố gì đấy, chắc là chết máy giữa chừng, nhanh như cắt, tôi liền vứt ngay cái chân gà chạy đến đỡ bụng nó và chạy đà một đoạn dài rồi phóng vút nó lên không trung, may sao lúc đó máy bay vừa kịp khởi động máy lại được nên nó lượn vài vòng rồi đáp xuống an toàn. Hú hồn, nghĩ lại lúc đó mình không xử lý nhanh để máy bay rớt xuống nổ tung thì hậu quả kinh khủng đến mức nào. Chỉ tiếc cái chân gà nướng nóng hổi chưa kịp ăn và khi quay lại bàn thì chẳng còn miếng nào, tức thật.
  11. Phù du kiếp Người Đâu rồi những dấu chân xưa ? Lang thang tìm mãi dưới mưa bóng hình... Cây lặng thinh, cỏ lặng thinh. Gió mây một cõi - Riêng mình chiêm bao. Đêm về - Tàn đĩa dầu hao. Bước chân luân vũ đã vào thiên thu. Còn chăng chỉ có lời ru. Bên đường dong ruổi...mịt mù khói sương. Cõi đời hư ảo vô thường. Lung linh đôi chút niềm thương kiếp người. Dòng thời gian chẳng ngừng trôi. Biển tình vô hạn, cõi người phù du. Chiều lên dốc núi sương mù. Đong đưa giọt nhớ vi vu sợi tình. Chiêm bao về bến vô minh Ngộ ra mới biết phận mình sắc - không !!! David.D Tran (St)
  12. Ru Em Khắp Nẻo Quan Hà Lăng lắc đường xa... Thôi em đừng hẹn ! Dấu chân xưa giờ đã xanh rêu... Thương em từ xế bóng chiều... Từ đêm trăng lạnh liu riu giọt buồn. Thôi đừng hẹn... Ta mong em đừng hẹn ! Trời buâng khuâng cây cỏ cũng miên man... Xa em mấy độ trăng tàn. Mấy mùa lá rụng võ vàng dáng thu. Ru em ngủ một đời ru em mãi... Điệu lý thương hoài nghe ngai ngái nỗi đau. Ru em rơi rụng trái sầu. Rơi vành trăng khuyết dưới cầu ngẩn ngơ... Em có nhớ ! muôn trùng xa có nhớ ??? Đời hoang vu...mây nước cũng bơ vơ... Ru em mấy lượt trăng mờ. Mấy trời hiu quạnh lơ thơ nắng chiều. Bến xưa giờ đã hoang liêu... Mịt mùng hư ảo vi lô ngút ngàn. Đâu rồi một chiếc đò ngang ? Cuối trời cô nhạn gọi đàn trong sương... Em còn vấn ! Em còn vương ! Giọt tình rơi xuống dặm đường ngàn xa... Ru em khắp nẻo quan hà. Trăng thu một mảnh ngân nga bên trời. Ru em điệp khúc à...ơi... David.D Tran (St)
  13. Xin có một ý kiến nhỏ về vấn đề này, hiện ở một số vùng ở nước ta, nhất là miền bắc, người dân vẫn giữ tập tục cúng bánh trôi bánh chay vào dịp mùng 3/3 âm lịch (mà tôi nhớ không lầm là ở diễn đàn này cũng từng có hẳn 1 topic: "Lễ tết bánh trôi - bánh chay" ở phần Cổ văn hóa sử thì phải), mà theo các cụ, cho thấy hội lễ này âm thầm gắn liền với sự hi sinh của Hai Bà có từ rất lâu trong các lễ hội đình làng ở miền bắc, tức nói về sự "trầm mình" (bánh trôi)... Còn sự việc Hai Bà bị "chém đầu" là do những ghi chép trong "Hậu Hán thư", nhưng đó không phải là giá trị xác tín duy nhất, nhất là đối với công việc nghiên cứu cổ sử Việt trong bối cảnh các tư liệu lịch sử đã bị mất mát rất nhiều từ sự kiện ấy (thất bại của Hai Bà Trưng).
  14. Viết lại Tấm Cám là xóa lịch sử? http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/47132/viet-lai-tam-cam-la-xoa-lich-su-.html Có một điều ít ai để ý là : xuyên suốt câu chuyện thì cô Cám không có tội. Cô Cám cũng chỉ là nạn nhân của xã hội đương thời khi vừa thiếu tài năng lẫn kém may mắn về nhan sắc. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là cô đã sống một cuộc đời thiếu trách nhiệm, không nhân nghĩa và lòng hiếu đễ. Bởi vậy, trước mắt, nếu vẫn chưa thống nhất được đoạn kết của câu chuyện, tôi tán thành ý kiến rằng : nên ngưng phổ biến chuyện Tấm Cám trong giảng dạy, hoặc có thể thay thế bởi những câu chuyện tương tự nhận bản hơn của nước ngoài (như nàng Bạch Tuyết, nàng Lọ Lem,...)
  15. Dĩ nhiên là bối cảnh hiện nay khác hẳn với bối cảnh 1981, lúc đó đang đỉnh của chiến tranh lạnh với việc nóng lên qua việc Liên Xô tham chiến ở Afghanistan và đang từng bước xa lầy ở đó, đi theo là từng bước mất dần uy tín và ảnh hưởng ở Trung Đông. Lúc ấy chiến dịch oanh kích ở Iraq là một thành công tuyệt đối của tình báo Israel nhưng họ lại tham chiến bằng việc mang danh "các máy bay của không lực Iran" (*), dù sau này Iraq cũng biết đích danh là Israel và có trả đũa bằng việc phóng tên lửa qua Israel hồi chiến tranh vùng vịnh lần thứ 1. Còn giờ đây, việc đơn thân độc mã tấn công một quốc gia không có chung biên giới như Iran sẽ là một việc rất khó khăn cả về tỉ lệ thành công cũng như tổn thất đối với dân thường, chưa kể kéo theo là cả một hệ lụy về sau liên quan đến các xung đột dân tộc và tôn giáo. Thậm chí cách nay 2 năm người Do Thái cũng có một cuộc không kích ở Syria vào các cơ sở hạt nhân bí mật của nước này nhưng các thông tin về nó được biết rất hạn chế, chưa biết có phải là cơ sở hạt nhân hay không và chiến dịch có thành công hay không, nhưng chính chính phủ Israel cũng cố tình làm giảm nhẹ vụ việc khi không có lời bình luận nào và coi như không có. Điều đó cho thấy, việc một quốc gia tiến hành gây chiến trước với một quốc gia khác sẽ không hề dễ dàng chút nào về tính chính danh. Còn về nguyên nhân trực tiếp cho một cuộc không kích, có lẽ nên suy xét một cách sâu xa hơn, thực ra chính sách thù địch đối với nhà nước Do Thái của một số nhà nước Ả Rập đã có từ lâu từ những biến động và tồn tại của lịch sử, nói ra thì thật dài dòng, nhưng qua sự kiện Iraq năm 1981, vụ vừa rồi ở Syria, và bây giờ là Iran, cho thấy nếu chỉ căn cứ vào lời phát biểu của vị Tổng thống Iran là "xóa sổ Israel" như là nguyên nhân trực tiếp thì chưa phải thấu đáo hết các vấn đề liên quan. Dù dĩ nhiên là nhân loại tiến bộ không thể nào chấp nhận và tha thứ những lời lẽ thái quá như vậy. Nhưng về sâu xa, có thể hiểu đó là sự đáp trả cứng rắn đối với các chính sách thù địch của phương tây nói chung đối với chính phủ Hồi giáo Iran kể từ năm 1979, chứ bản thân người Iran, tôi tin rằng, hậu duệ của một nền văn minh Ba Tư có bề dày lịch sử và có nhiều đóng góp cho văn minh nhân loại nhất định không thể nào có một đầu óc điên rồ đến mức muốn "xóa sổ" một dân tộc khác như vậy. Vài lời mạn đàm. --------- (*) : Lúc đó đang là chiến tranh Iran - Iraq, mà các chiến đấu cơ tối tân của Iran thời đó hoàn toàn tương thích với các chiến đấu cơ của Israel do Hoa Kỳ tài trợ. Cũng xin nói thêm rằng trước năm 1979, Iran cũng là đồng minh thân cận với Hoa Kỳ và phương tây. Thời đó chính các chính phủ phương tây đã hỗ trợ bước đầu về mặt kỹ thuật hạt nhân cho Iran và sẵn sàng đón nhận Iran như một cường quốc hạt nhân, nhưng tất cả đã kết thúc sau cách mạng Hồi giáo 1979.
  16. Trước tiên, nếu nói về gian hùng thì chính Lưu Bị mới là gian hùng chứ không phải Tào Tháo, nhìn cái cảnh mà ông ta vứt đứa con ruột của mình để lấy lòng các quan tướng (sự kiện Triệu Tử Long xả mình vì ấu chúa) mà lắc đầu ngao ngán. Còn Quan Vũ thì qua sự kiện bị Đông Ngô chém ở Kinh Châu cho thấy cũng là một tướng tuy có tài nhưng hạn chế về chiến lược : chỉ cần cố thủ ở Kinh Châu là Đông Ngô không cách gì chiếm được (điều mà Khổng Minh đã dặn từ trước), hay nói cách khác : vì "máu võ tướng" nên mới xuất chinh và gặp thảm trạng, dù dân gian gian vẫn ghi công ông như một anh hùng hiệt kiệt, trung nghĩa vẹn toàn. Còn về ngài Khổng Minh, người đời vẫn thường cho rằng cuối cùng thì "người tính không bằng trời tính", thực ra, ngay từ lúc bước ra khỏi lều tranh ngài đã xác định một tiêu chí cho đến suốt cuộc đời là "khôi phục Hán thất" khi quyết định theo phò Lưu Bị, nhưng nói cho cùng, qua tác phẩm, ta vẫn thấy rằng mối trung thành "vua tôi" thời phong kiến Trung Hoa ràng buộc như thế nào xuyên suốt qua các biến động lịch sử thông qua nhân vật Khổng Minh, bởi nếu như Khổng Minh (khi đang ở chức thừa tướng) tiếm ngôi một cách chính danh khi vua quan nhà Thục thời đó thực sự bất tài, điều mà Lưu Bị lúc hấp hối cũng đã dặn và cho phép Khổng Minh làm như vậy (thêm một sự thâm thúy của Lưu Bị vì ông biết chắc Khổng Minh không thể làm như thế), và vậy thì có lẽ thời cuộc đã khác. Vài lời bàn loạn lúc nửa đêm :P
  17. Chuyện này thì không phải chưa từng có tiền lệ, một doanh nghiệp ở Thái Lan cũng đã từng đăng ký thương hiệu độc quyền "nước mắm Phú Quốc" trên toàn lãnh thổ họ, và dù thế nào đi nữa thì việc công khai thương hiệu gắn liền với địa danh không phải thuộc đất nước họ là một diều hoàn toàn sai trái và cần phải được chính quyền nước sở tại loại bỏ. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ sâu hơn mới thấy mọi việc không hề đơn giản, như báo chí VN thường "trách" là sao các doanh nghiệp trong nước "hay chận chân" chẳng hạn. Việc đăng ký thương hiệu trước tiên bao giờ cũng là điều bắt buộc, nhưng việc lấy hẳn tên địa danh của vùng cho việc đăng ký là điều rất khó khăn, nhất là khi sản phẩm đó lại là đặc sản của vùng đất đó. Chẳng hạn như nói đến Hải Dương là nhắc nhớ ngay đến thương hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng, nhưng cho dù có tới hàng trăm cơ sở sản xuất bánh đậu với hàng trăm thương hiệu khác nhau cũng tuyệt không hề thấy nhãn hiệu nào "dám" lấy hẳn tên địa phương mình làm thương hiệu là "Bánh đậu xanh Hải Dương" cả, mà chỉ chú thích một dòng nhỏ sau thương hiệu của mình là "Đặc sản Hải Dương" mà thôi. Cũng vậy, nói đến Buôn Mê Thuột hay địa danh Dak Lak ở nước ta là nhắc ngay đến sản phẩm cà phê ngon nổi tiếng nhất nhì thế giới. Nhưng việc sử dụng ngay địa danh nơi mình sản xuất (như "Cà phê Buôn Mê Thuột" chẳng hạn) làm thương hiệu của một số doanh nghiệp nói riêng (dù lớn hay nhỏ) cũng không dễ gì được chấp nhận bởi đa số các doanh nghiệp khác cùng địa phương. Bởi vậy, trong trước mắt, để tính chuyện mang thương hiệu nổi tiếng mang tên một địa danh Việt Nam lan tỏa trên thương trường thế giới còn rất nhiều việc phải làm và không phải chỉ một sớm một ngày (mà người ta cũng bàn nhiều rồi : như thành lập một hội đồng trên cơ sở tập hợp sự đồng thuận của các doanh nghiệp để đăng ký thương hiệu độc quyền chỉ được sử dụng trên bao bì các sản phẩm sản xuất ở VN,...) ... Có một điều là qua việc báo chí chỉ hay trách bên Việt Nam mình nhiều hơn là đánh mạnh sự đến sai trái của các doanh nghiệp nước bạn cho thấy hình như người Việt vẫn còn gì đó khá tự ti khi hội nhập quốc tế, cứ cái gì là sản phẩm trong nước làm ra mà giống giống với sản phẩm tương tự ở nước ngoài cũng đề bị cho là hàng nhái, hàng đểu, là "vi phạm tác quyền"... trong khi sự thực thế nào thì vẫn còn chưa rõ, thậm chí như trường hợp này cho thấy thực tế còn ngược lại : http://sggp.org.vn/amnhac/2011/9/267942/
  18. Thiết nghĩ, hoa là tượng trưng cho cái đẹp, cái đẹp của đất trời, của thiên nhiên, ban tặng cho con người. Việt Nam vẫn có thể chọn sen hồng mà không ngại trùng hợp với bất kỳ quốc gia nào bởi tùy bản sắc của từng dân tộc mà mỗi quốc gia có sự tôn vinh khác nhau, chẳng hạn như Ấn Độ họ dùng sen theo nghĩa tâm linh, như tôn giáo (đạo Phật chẳng hạn)... thì người Việt Nam sử dụng hoa sen theo nghĩa rộng hơn nhiều, rất cao quý mà lại dân dã và gần gũi : sen để cúng chùa, để ướp trà, hoặc dùng làm thực phẩm (như ngó sen),... Có thể nói không quá rằng chưa có một loài cây nào mà người ta có thể sử dụng tuốt tuồn tuột như hoa sen từ thân, lá, ngó sen, đài sen,... bên cạnh đó, hoa sen còn biểu tượng cho sự thanh khiết "Nhị vàng bông trắng lá xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Còn bông lúa thì khác hẳn, không phải tôi cho rằng bông lúa không đẹp nhưng bông lúa là hình ảnh liên quan đến lương thực - thực phẩm, biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp từ thời xa sử. Bởi vậy bông lúa, cũng như các loại hoa màu khác như bông cải, bông bí, bông mướp, bông điên điển... không thể dùng như thể để tôn vinh cái đẹp chính là hương và sắc, và như vậy lại càng không thể đem bầu chọn làm quốc hoa được.
  19. Một ý tưởng hay nhưng không có tính thực tế, bởi vì : Hình ảnh bông lúa mang tính biểu trưng của môt nền văn minh nông nghiệp lâu đời, hình ảnh này đã được chọn trên hình nền Quốc huy Việt Nam, điều này là chuẩn và không có gì để bàn. Tuy nhiên, đã gọi là quốc hoa thì nó không thể chỉ để hiển hiện trên hình ảnh hay các logo áp phích, quốc hoa còn được dùng để trưng bày ở các sự kiện lớn của nước nhà như lễ tết, quốc khánh, các lễ hội, các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế... Còn một điểm quan trọng nữa là : nó còn để thể hiện sự thân thiện và mến khách của nước nhà qua việc trao tặng các chùm hoa cho các bạn bè, các đoàn khách du lịch nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao... Do đó, việc chọn bông lúa làm quốc hoa là hoàn toàn không phù hợp bởi tính phi thực tế. Thân mến.
  20. Hụt hơi vì đặt tên con theo phong thủy Ngày nay việc quá chú trọng vào cái tên cũng có nhiều chuyện bi hài. Dạo quanh một vòng các website cho mẹ và bé: vuontre, meyeucon, mevabe, eva, wedtretho ngoài vấn đề chăm sóc bà bầu, thai nhi thì việc chọn tên cho bé cũng là đề tài được rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ quan tâm... Đặt tên theo phong thủy, ngũ hành Tôi tới thăm bà chị họ vừa sinh cháu đầu lòng được một tháng. Sau một hồi hỏi han đủ thứ, cuối cùng sực nhớ ra chưa biết tên cháu, chị vui vẻ, cháu tên Hoàng Ngân Khánh. Tôi mau miệng: "A, tên một diễn viên, ca sĩ". Bà chị họ nhăn mặt: "Cô chẳng biết gì cả, tên cháu là anh chị coi thầy cẩn thận đó, chứ có phải đâu thích lấy tên ca sĩ, diễn viên là được". Chị giảng giải: "Thầy bảo, phải đọc 5-6 quyển sách mới chọn được cái tên này. Tên của cháu có: Hành của họ tên cháu là Thủy (Giang), hành của tên đệm là Kim (Ngân), Hành của tên là Thủy (Khánh). Theo thứ tự từ họ, tên đệm đến tên, kim sinh thủy tức là tương sinh. Rồi cháu sinh năm 2011 (Tân Mão) - hành của tên cháu là Thủy (Khánh); hành của bản mệnh là mộc (Tân Mão), hành của tên tương sinh cho hành của bản mệnh. Thủy sinh mộc nghĩa là rất tốt". Rồi chị thao thao về quan hệ giữa hành của bố mẹ với hành của con tương sinh, coi quẻ tên trong kinh dịch là quẻ cát với sự hào hứng thấy rõ. Nhưng với người vốn hiểu biết về phong thủy, ngũ hành lơ mơ như tôi thì những lời vàng, ý ngọc của thầy khiến tôi hoa mắt, chóng mặt. Chị kết luận: "Đây là một cái tên được coi rất kỹ, lựa chọn rất công phu dựa trên phong thủy, ngũ hành cẩn thận chứ hoàn toàn không phải ngẫu nhiên". Để chứng minh cho sự quan trọng của cái tên bé, chị kể chuyện một đồng nghiệp của chị sinh bé đầu lòng cách đây 6 tháng. Hai vợ chồng ngày nào cũng lướt wed coi đặt tên con, còn mua cả quyển từ điển Hán - Việt về tra. Nhưng tới gần ngày sinh vẫn chưa tìm được tên con. Đến lúc vợ sinh ở viện, cô y tá hỏi tên cháu vừa lúc có nam bác sĩ trẻ đi qua anh nhìn thấy bảng tên của bác sĩ Hữu Tâm thấy cũng hay. Anh liền đặt con trai là Hữu Tâm. Nhưng từ khi sinh ra thằng nhỏ nó khóc suốt đêm, ốm đau luôn. Hai vợ chồng chị ấy đi coi thầy, thầy phán đặt tên như vậy khắc bố khắc mẹ không hợp năm sinh thì khó nuôi là phải. Rồi thầy đổi tên là... Hữu Tiến. "Trộm vía ! Thằng nhỏ đỡ khóc hẳn, giờ bụ mà ngoan lắm", chị nói. Hụt hơi vì những cái tên quá... công phu Trước kia đi học thường hay gặp những tên bi hài do có phần ngẫu hứng và dễ dãi của các bậc phụ huynh. Ví dụ gặp tên Thêm (biết ngay là con út), thậm chí có bạn vì mẹ đã sinh đến con thứ 4, nên bà nội đặt tên là Ngừng. Khiến từ khi đi học cấp I đến khi học đại học không ít lần bạn gái này phải rơi nước mắt vì cái tên của mình. Đó là nói đơn giản chưa nói đến những cái tên dữ dội như: Nguyễn Thương Hằng Mong Nhớ, Ngô Thị Bạc Phận, Trần Đại Phá, Trần Lừa Trường Hận, Nguyễn Thị Bỏ, Lê Bội Phản, Vũ Loạn Lạc, Vũ Thị Lạc, Vũ Lang Thang... Những cái tên “dữ dội” đó đã gây không ít phiền phức cho người mang nó, có nhiều người phải bỏ học, đi xin việc bị loại hồ sơ cũng là vì cái tên. Ngày nay việc quá chú trọng vào cái tên cũng có nhiều chuyện bi hài. Cái tên ngoài việc thể hiện tình yêu thương với con cái, còn là gửi gắm những niềm mong đợi, hi vọng, ước mơ của cha mẹ đối với con yêu. Chị Ng. T. T (công ty FPT) bức xúc kể: "Ngay từ hồi biết mang bầu con trai hai vợ chồng bàn đã bàn đặt tên con là Hoàng Khánh Hà (ghép quê của mẹ là Khánh Hòa và quê bố là Hà Nội). Nhưng ông nội của chồng mình có am hiểu chút ít về chữ nho, phong thủy tra cả gia phả họ nội, họ ngoại ra kiên quyết phải đặt tên cháu là Hoàng Bảo Ngọc (ngọc quý của họ Hoàng). Mình thì không thích tên đó, thứ nhất nhiều người tên Bảo Ngọc, Bảo Châu quá. Hơn nữa, với cái tên kêu như chuông như vậy đi học, đi thi thế nào cũng bị soi khổ con mình”. Nhưng để giữ hòa khí gia đình, chị vẫn phải nghe theo mặc dù trong bụng có phần ấm ức. Một cô giáo ở một trường mầm non cho biết, nhiều gia đình đặt tên cho con cầu kỳ quá. Tên dài đến 4-5 chữ Hoàng Gia Minh Quang, Nguyễn Bùi Mai Ái Lâm, Phan Như Trang Đài, Hoàng Đoan Trần Khánh Vi. Đánh vần được cái tên hết cả bảng... chữ cái, đọc nếu không lấy hơi dài sẽ bị hụt hơi, nhiều khi có cái gì cần phải kê khai, đăng ký thì phần chừa để viết tên thường không đủ. Hoặc tên quá trúc trắc không khởi động miệng trước khi đọc thì rất dễ méo miệng: Khiết Lam, Nguyệt Diễm, Tuệ Khởi. Một chị làm ở trạm y tế xã thì cho biết, bây giờ nhiều gia đình rất thích đặt tên Anh (tinh anh, nhanh nhẹn) lên nhiều khi đọc tên trẻ đi tiêm phòng trong danh sách có đến mười mấy cháu tên Anh: Gia Anh, Hùng Anh, Hoàng Anh, Tuấn Anh, Việt Anh, Bảo Anh, Diệp Anh, Kiều Anh, Trâm Anh, Thục Anh. Riêng bản thân tôi thì quen biết gần chục gia đình có cháu bé tên đệm Gia: Gia Bảo, Gia Phát, Gia Hân, Gia Minh, Gia Huy...Với sự kiện GS. Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields năm 2010, dự đoán 5 năm nữa sẽ có hàng ngàn cháu mang tên Bảo Châu vào học lớp 1. Xã hội càng phát triển, cái tên ngày càng được coi trọng, việc đặt cho con cái một cái tên đẹp nhiều ý nghĩa chẳng những thể hiện tình yêu thương của cha mẹ còn tạo cho bé sự tự tin và hòa nhập với cuộc sống sau này. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần biết cái tên chỉ là một sự quy ước phổ thông để phân biệt người này với người khác, nó không liên quan gì đến phẩm chất của con người. Vì vậy, việc quá tham vọng, quá cầu toàn trong việc đặt tên con đôi khi gây phiền phức cho người mang tên và cho cả người khác. Đó cùng là điều nên tránh. Theo NĐT (Báo Đời sống & Pháp luật) ------------------------------- http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif
  21. VÀI SUY NGHĨ... Là một đất nước có diện tích lãnh thổ và dân số nhất nhì thế giới, được xem là một trong 2 nền văn hóa lớn và có ảnh hưởng bậc nhất trong lịch sử châu Á, tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ được coi là một nước mạnh trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Còn đó những nỗi đau của họ khi đất nước rộng lớn này trở thành "chiếc bánh ngọt" chia 5 sẻ 7 cho các nước thực dân hồi những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong thế chiến thứ 2, mặc dù chiến tranh Trung - Nhật là một cuộc chiến lớn hao người tốn của đối với cả 2 bên nhưng không bao giờ được xem là chiến trường chính của quân viễn chinh Nhật, mà chiến trường chính của Nhật là chiến trường Thái Bình Dương (với Mỹ, Anh, Úc...), nói không phải chiến trường chính bởi nó không có những trận đánh mang tính bước ngoặc nào ảnh hưởng đến quyết định đầu hàng của phát xít Nhật, thậm chí chiến dịch cuối cùng giải phóng Mãn Châu thì công đầu thuộc về Hồng quân Liên Xô. Bởi vậy, có thể hiểu được giờ đây, với vị thế của một nền kinh tế được xem là đứng thứ 2 trên thế giới, người Trung Quốc cần một nền quân sự thật mạnh. Sự gia tăng chi phí và phát triển công nghiệp quốc phòng công khai trong những năm gần đây cho thấy được tham vọng lớn của họ. Tuy nhiên, việc chúc mừng một nước Trung Quốc lớn mạnh của nhân dân thế giới nói chung không khỏi đi kèm với sự nghi ngại bởi các vấn đề thuộc về tư tưởng đại Hán. Sự lớn mạnh về quân sự của họ trước mắt cho thấy sự khẳng định rằng : việc "liên minh 8 nước tiến vào Bắc Kinh như chỗ không người" hay những vụ "thảm sát Nam Kinh" của quân xâm lược trong quá khứ sẽ mãi chỉ là chuyện viễn tưởng ở tương lai. Tuy nhiên, các bài học lịch sử đau thương của họ vẫn còn đó, ở hiện tại và tương lai, chỉ có duy trì láng giềng hữu nghị mới là chìa khóa tiếp theo để họ mở đường bước tiếp trên đường đến phồn thịnh và bền vững, mà trước mắt là con đường thương mại tiến ra biển (họ là một nước lớn nhưng trong lịch sử chỉ luôn được coi như 1 Đại Lục chứ không phải quốc gia biển vì bao bọc dọc bờ biển của họ là chủ quyền của các quốc gia láng giềng).
  22. Vấn nạn học sinh ngán học sử là lâu rồi chứ đâu phải gần đây, chắc phải vài chục năm, với lại chương trình môn lịch sử là bao quát cả sử Viêt Nam và thế giới chứ đâu chỉ là lịch sử nước nhà. Chắc có lẽ do thấy khó mà tiến thân và làm giàu nhờ những hiểu biết về lịch sử (kể cả những ngành liên quan, như : du lịch...) nên từ lâu nó luôn bị xem là môn phụ. Học sử bây giờ thì đâu cần phải ghi nhớ nhiều những dữ kiện hay học thuộc lòng, chỉ cần online và gu-gồ các nhân vật và các sự kiện lịch sử là có ngay đáp án thôi mà. Cái chính là cần sự tư duy logic các vấn đề khoa học lịch sử. Tôi thấy các bộ sách (nhiều tập) về bí ẩn các nền văn minh hay giải mã những nghi vấn lịch sử thu hút rất nhiều các bạn đọc trẻ như : "Bí ẩn vẫn mãi là bí ẩn", "Lật lại những trang hồ sơ mật",... Quý vị nào thử rảo bước vào các nhà sách ở TPHCM mà xem, các em học sinh rất thích đọc và tìm mua rất nhiều.
  23. Ồ Lệnh Hồ huynh đệ khách sáo quá rồi, Trần Phương tôi cũng chỉ là một lữ khách mến nhạc cảm thơ, rất vui cùng các huynh tỉ muội dạo hành khúc "tiếu ngạo giang hồ" nhé. Chẳng là lúc này TP đang gặp nhiều chuyện rắc rối trong công việc và cuộc sống, nhưng cũng xin góp vào một bài gọi là chút tâm sự của đời mình vậy. ---------------------- Đêm khuya tỉnh giấc quan hoài Trở mình nghe thoảng tiếng ai trách thầm... * ** Anh vẫn đợi em mỗi sớm mai Áo bà ba đó, tóc trâm cài Mái chèo em nhịp hồn lữ khách Sương khuya e ấp, lạnh bờ vai Bến cũ còn đây, dáng nhỏ đâu ? Nhớ chăng lời hẹn thuở ban đầu Hay em thầm trách : anh bội ước ? Bên dòng chỉ thấy vút ngàn lau... Về đây tìm chút tình riêng Ra đi, Mang cả nỗi niềm... Miên man
  24. Nhậm cô nương họa thơ hay quá ! Trần Phương cũng định "hấp tinh đại pháp" hí họa vài câu nhưng do thời gian gần đây quá căng thẳng về nhiều chuyện nên tinh thần cũng chưa ổn, tuy nhiên đọc mấy câu của các huynh tỉ cũng thấy thư giãn được phần nào. Với lại cũng chờ để Lệnh Hồ huynh đệ lên tiếng trước đã. http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif
  25. Người ta không lên tiếng rất nhiều lần không phải vì người ta không biết (làm) gì trước những phát ngôn và hành động ngang ngược của quí ngài mà chẳng qua là họ chủ động ưu tiên gìn giữ hữu hảo và láng giềng hữu nghị đấy. Lúc trước thì dùng uy lực để ngăn cản các công ty Nga, Pháp, Anh và Mỹ thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông, rồi lại tuyên bố nào là "quyền lợi căn bản", "vùng nước lịch sử", "lợi ích cốt lõi",... hầm bà lằng nghe phát chán nhưng không thèm lên tiếng đó thôi, đó là chưa kể các hành động như : "tuyên bố lệnh cấm đánh bắt hải sản", "bắt giữ và tịch thu tài sản của ngư dân", "tập trận bắn đạn thật"... cứ làm như thiên hạ này chết hết rồi để quý ngài muốn tự tung tự tác gì cũng được vậy. Đến nay lại nghe cái thông tin cái tàu "thái giám" hay "hải giám" gì đấy xâm phạm đến cách bờ biển VN, chủ nhân thực sự của Biển Đông, chỉ 120 hải lý thì ... thực là quá quắt, quá giới hạn chịu đựng rồi đấy. Thế giới này có đầy đủ sức mạnh để ngăn chặn những cái đầu ngông cuồng này.