Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá. Vậy ta phải làm gì đây? Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết: Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.” Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.” Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.” Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn. Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016. http://nghiencuuquocte.org/2016/07/20/trump-day-la-cach-my-cung-ran-voi-trung-quoc/
  2. Ông Putin: Nga quan ngại mối quan hệ xấu đi với Mỹ, đó không phải lựa chọn của chúng tôi © Sputnik/ Iliya Pitalev CHÍNH TRỊ 01:23 13.10.2016 021430 Matxcơva quan ngại về mối quan hệ xấu đi với Washington, nhưng không bao mong muốn điều này. Như Tổng thống Nga phát biểu tại diễn đàn VTB "Nước Nga đang gọi", đó không phải là lựa chọn của Liên bang Nga. "Chúng tôi muốn có mối quan hệ thân thiện với một đất nước vĩ đại như vậy, với một nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, như nền kinh tế Mỹ", — ông Vladimir Putin nói. Tổng thống cũng nhắc đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở Ukraina. "Rốt cuộc, không phải là chúng tôi dẫn Ukraina đến cuộc đảo chính, — ông Putin nhấn mạnh. — Chẳng lẽ chúng tôi đã làm điều đó? Đối tác Mỹ của chúng ta đã không cần che giấu thực tế là trong mức độ đáng kể, họ đã đứng đằng sau sự kiện này, đã tài trợ cho phe đối lập, dẫn đến thay đổi chế độ một cách vi hiến. Mặc dù đã có thể thực hiện điều đó theo cách hoàn toàn khác". Trở lại mối quan hệ với Hoa Kỳ, tổng thống Nga xác nhận rằng, việc đối thoại với Hoa Kỳ thực tế là không có vì những nỗ lực cưỡng ép từ phía Washington. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng đối thoại, nhưng hiểu đối thoại với nghĩa như là nhượng bộ, chứ không phải là ràng buộc nhiều điều kiện. https://vn.sputniknews.com/politics/201610132481572-putin-ve-quan-he-nga-my/
  3. C. Tình hình Biển Đông - AFP ngày 16/8/2016: “Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo trong một thông điệp quốc gia đã cam kết bảo vệ từng tấc đất và biển của tổ quốc sau khi có những đụng chạm với tàu Trung Quốc chung quanh những hòn đảo của Nam Dương ở Biển Đông. Trong thông điệp, Ô. Joko Widodo cũng nói rằng Nam Dương đã tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp về chủ quyền của những hòn đảo. Ông cũng nhấn mạnh tới chủ quyền của Nam Dương đối với Đảo Natunas và khu vực giàu tài nguyên xung quanh. - Business Insider ngày 19/8/2016: “Vào ngày 17/8/2016, Không Lực Hoa Kỳ đã thực hiện một hành động lịch sử bằng cách cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, B-1 và B-2 bay trên Căn Cứ Không Quân Andersen của Guam trước khi tiến hành những cuộc tập trận tại Biển Đông và Đông Bắc Á.” - AP ngày 21/8/2016: “Máy bay và tàu chiến của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tại Biển Nhật Bản vào tuần rồi trong đó Bắc Kinh phô diễn tuần dương hạm thuộc thế hệ mới nhất giữa lúc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với các láng giềng Á Châu.” Theo Business Insider ngày 21/8/2016: “Đại Sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua nói rằng Nhật Bản sẽ vượt giới hạn cuối cùng nếu tàu chiến của họ tham dự cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Hoa Kỳ khởi xướng tại Biển Đông.” - VOA News ngày 24/8/2016: “Chính quyền Căm Bốt vừa kêu gọi đồng minh lâu đời Việt Nam ngưng hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ của họ. Bức thư của Bộ Ngoại Giao Căm Bốt gửi tới Hà Nội mô tả những hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ như đào chín hồ chứa nước, xây dựng nhà và đường tại phía đông, một tiền đồn tại Tỉnh Kandal và có thể là một đường xâm nhập/tiến (gateway) vào Tỉnh Takeo.” Có thật Việt Nam xâm lấn đất đai của Căm Bốt không? Hay Ô. Hun Sen đang phải đối phó với tinh thần “bài Việt” do nhóm đối lập quá khích gây ra cho nên thỉnh thoảng “la quảng la tiều” để lấy lòng dân chúng nhất là cuộc bầu cử sắp tới? Tôi không nghĩ rằng trong tình thế này Việt Nam lại có ý định xâm lấn lãnh thổ của Căm Bốt. Chính Thủ Tướng Hun Sen cho biết, hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới. Chỉ còn vài điểm chưa thể phân định được. Điều đó cũng dễ hiểu vì trải qua trăm năm Pháp thuộc, ba nước Việt-Mên-Lào là một. Tại vùng biên giới như Châu Đốc, Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh…dân chúng hai bên qua lại làm ăn, cầy cấy theo mùa, đánh cá, có khi xây cất chòi lá, nhà ở tạm, có khi lấy vợ lấy chồng…cả trăm năm như thế có sao đâu. Rồi sau này, một số ông làng ông xã bên Miên thấy đất rộng mênh mông, không người canh tác, bèn cho bà con Việt Nam “mướn”. Nay vẽ đường phân ranh cũng khó vì nông dân hai bên ai cũng cho rằng đất đó là của mình. Thôi thì cứ để lửng lơ như thế rồi từ từ tính sau…miễn là đừng xây đồn bót, đem binh sĩ trú đóng tại đây là được. Sau cuộc bầu cử vấn đề biên giới Miên-Việt lại từ từ chìm lắng rồi vài năm sau nó lại bùng lên giống như căn bệnh kinh niên. Một đất nước muốn tiến lên mà cứ dùng chiêu bài “quốc gia cực đoan” hay hận thù chủng tộc – thì chỉ là liều thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Lãnh đạo dùng chiêu bài này miệng nói “yêu nước” nhưng thật sự có tội với đất nước và đang hủy diệt đất nước. Những cọ sát trong lịch sử tuy đau thương, nghiệt ngã nhưng cũng phải quên đi để hướng về tương lai. Một hiện tại ổn định và một tương lai tươi sáng là cứu cánh của mọi sách lược quốc gia. Và chúng ta cũng cần phải phân biệt thế nào là kẻ “say mê quyền lực” mị dân và người “kinh bang tế thế”. Kẻ “kinh bang tế thế” không một hành động nào mà không suy nghĩ tới quyền lợi tối thượng của đất nước và của nhân dân. Nhưng quần chúng ít khi phân biệt được thế nào là chính nhân quân tử và ngụy quân tử. Mấy ai nhìn ra Nhạc Bất Quần là ngụy quân tử? Ngụy quân tử là kẻ mà - miệng nói ra toàn chuyện tốt lành, thương dân yêu nước nhưng trong âm thầm, trong bí mật, toàn là chuyện gian trá để thủ lợi cho bản thân, cho gia đình, cho băng đảng của mình. - Newsweek ngày 28/8/2016: Nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN sắp tổ chức tại Lào mà Ô. Obama dự trù tham dự, trong một bài báo nhan đề, “Liệu Lào đang chuyển sự trung thành từ Hoa Lục qua Mỹ và Việt Nam?” (Is Laos Shifting Allegiances from China to Vietnam and the US? Bài báo cho biết, “Một viên chức ngoại giao Tây Phương ở Đông Nam Á nói rằng chính quyền mới của Lào chịu ảnh hưởng của Việt Nam hơn Trung Quốc. Sẽ không là quá trễ cho Tổng Thống Obama viếng thăm. Ô. Obama sẽ là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên viếng thăm quốc gia nằm trong đất liền - là nơi mà Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trong khi tham chiến tại Việt Nam, đã ném khoảng hai triệu tấn bom xuống đất nước này. Khoảng 30 phần trăm số bom không nổ khiến để lại một di sản hiểm nguy và tốn kém.” Theo Reuter, tân thủ tướng Lào và nội các của ông phần lớn đều học tại Việt Nam, các bảng hiệu thương mại nhiều nơi mang song ngữ Lào-Việt. Việt Nam theo đuổi một chính sách rất khéo léo với Lào, kể cả vấn đề biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, trái, và người đồng cấp Trung Quốc Wang Yi họp báo sau cuộc họp tại Diaoyutai State Guesthouse ở Bắc Kinh, ngày 03 tháng 8. - CNN ngày 28/8/2016: “Phi Luật Tân dự trù có thể Tổng Thống Rodrigo Duterte sẽ thăm Trung Quốc cuối năm nay, vài tháng sau khi Manila thắng vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại Trưởng Phi Luật Tân Yasay đã nói điều này trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 25/8/2016.” Nếu Ô. Duterte làm thế thì ông không phải là nhà chiến lược khôn ngoan hoặc ông không có cố vấn giỏi. Theo tôi, ông nên thăm Ô. Obama trước rồi thăm Ô. Tập Cận Bình sau thì ông mới có thế mạnh, tức lấy “đòn bẩy” Mỹ để thương thảo với Hoa Lục. Nay ông tay không, yếu như con sên thì lấy gì để “đối thoại” hay “thương thảo” với Trung Quốc? Nếu tôi là Ô. Tập Cận Bình thì tôi sẽ hứa hẹn đủ điều và chỉ yêu cầu ông đuổi Mỹ. Liệu trong tình thế này ông có dám đuổi Mỹ không? Mỹ còn ở đó với năm căn cứ quân sự mà đất nước ông đang lâm nguy huống chi Mỹ rút đi. Nếu ông thăm Trung Quốc cuối năm nay thì đây là “gáo nước lạnh” dội vào mặt Hoa Kỳ. Xin nhớ cho, các cường quốc lẫy lừng như Anh, Pháp, Đức, Nhật mà còn phải nương tựa vào Mỹ. Ngay một nước lớn như Ấn Độ cũng phải cân bằng ảnh hưởng giữa Mỹ và Hoa Lục hà huống gì Phi Luật Tân? Kinh nghiệm trước mắt cho thấy, các quốc gia nhỏ mà “chống” lại Mỹ đều tan như xác pháo. Đó là sự thực hiển nhiên không cần bàn cãi. Các quốc gia nhỏ cần phải nương theo các đại cường để mà sống còn. Là nước nhỏ, ngu dại nhất là chống lại một đại cường khác, nhất là sau lưng chẳng có đại cường hay quốc tế nào hỗ trợ, ngoại trừ khi đại cường xâm lấn đất nước mình.Để xem tương lai Ô. Duterte đi về đâu. Tuy nhiên trong tình thế này, nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte thì cũng sẽ là thảm họa cho Mỹ và Đông Nam Á. Thế nhưng vào ngày 29/8/2016, Ô. Duterte lại nó rằng ông sẽ không buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò ngay lập tức, nhưng ông có thể làm vậy trong tương lai. Ngoài Hoa Kỳ, một trong những quốc gia lo lắng nhất về chính sách ngoại giao của Phi là Việt Nam, sau đó là Nhật Bản. - AFP ngày 30/8/2016: “Trong chuyến viếng thăm Tân Gia Ba (trước đó là Brunei), Ô. Trần Đại Quang cảnh báo sẽ không có kẻ chiến thắng (no winers) nếu có xung đột vũ trang ở Biển Đông. Chủ Tịch Quang cũng nói thêm rằng những chuyển biến mới đây đã đe dọa an ninh khu vực.” Trong khi đó theo Reuters, vào ngày hôm nay 30/8/2016, Ngoại Trưởng Yasay của Phi Luật Tân nói rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thất bại nếu không công nhận phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò. Trong tương quan lực lượng hiện tại, Hoa Lục sẽ tự sát nếu tấn công các chiến hạm của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Còn nếu muốn tấn công để chiếm một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam thì phải đem một lực lượng hải quân hùng hậu và Việt Nam sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh đề kháng kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên, hải lộ quốc tế tắc nghẽn khiến rúng động toàn cầu và một lực lượng hải quân quốc tế có thể sẽ kéo đến đây. Nếu một lực lượng hải quân quốc tế kéo tới Biển Đông, họ sẽ vĩnh viễn ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình, cục diện thế giới đổi thay. D. Nhận Định: Vào ngày 22/8/2016 Washington Post đưa tin, “Ngoại Trưởng Ba Tư khởi đầu chuyến viếng thăm Châu Mỹ La Tinh bằng Cuba và nói rằng hai quốc gia đã liên kết do lịch sử chống lại sự thảm sát của Hoa Kỳ. Ông Mohammad Javad Zarif nói rằng lịch sử chứng tỏ chúng ta có thể thắng qua cuộc đề kháng. Ngoại Trưởng Ba Tư sau đó sẽ viếng thăm các quốc gia Nicaragua, Ecuador, Chí Lợi, Bolivia và Venezuela.” Ba Tư là quốc gia Hồi Giáo duy nhất mở rộng ảnh hưởng ngoại giao ra ngoài khu vực Trung Đông. Ô. Putin và Ô. Tập Cận Bình cũng đã viếng thăm Ba Tư. Các chiến hạm của Ba Tư cũng đã ghé thăm Hoa Lục. Có thể trong tương lai, trục Nga-Trung Quốc-Ba Tư sẽ hình thảnh để chống lại Hoa Kỳ. Ngày nay chiến tranh “ý thức hệ” không còn, chiến tranh “chống khủng bố” là vấn đề riêng của Mỹ và Âu Châu không liên hệ gì tới Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ cho nên chỉ còn vấn đề quyền lợi quốc gia. Ai đem lại lợi ích cho đất nước mình thì chơi. Ai làm hại thì chống lại hoặc lánh xa chứ không phải chỉ chơi chỉ gắn bó, chỉ trung thành với Mỹ với Nga hay với Tàu như năm xưa. Cho nên thế giới đang biến động trong bối cảnh “Đông Chu Liệt Quốc” mà quyền lợi quốc gia là tối thượng: Thái Tử Đan chặt cánh tay ái thiếp của mình để tặng Kinh Kha cũng chỉ vì lợi ích quốc gia. Vua Trần Anh Tông gả em gái là Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân cũng vì lợi ích dân tộc. Cả ngàn năm, các vua Đại Việt ta phải triều cống Trung Hoa cũng chỉ muốn giữ yên đất nước, chứ không phải các vua cam tâm làm nô lệ cho phương Bắc. Liên minh, liên hiệp, hợp tác chiến lược, hợp tác toàn diện…không phải là “cứu cánh” mà chỉ là “phương tiện” để đạt lợi ích. Nhiều khi im lặng, trung lập, “đu dây”, “đi hàng hai”cũng là chiến lược để bảo vệ đất nước. Mình là “tép riu”, hai “ông kẹ” đánh nhau mà xía vào thì “từ chết tới bị thương”. Con sư tử rụng vài sợi lông thì con dê, con cừu, con nai, con bò đã bỏ mạng rồi. Cho nên Lão Tử dạy rằng “phải biết”. Các nước nhỏ ngày nay cũng như thời Xuân Thu Chiến Quốc, hùa theo cũng khổ, không theo cũng khổ. Nước nhỏ mà “hung hăng con bọ xít” chắc chắn sẽ diệt vong. Phải thật khiêm tốn, phải thật khôn ngoan và sắc như “dao lá liễu” và lúc nào cũng phải cảnh giác, tỉnh táo như cọp rình mồi trong đêm. Thế giới hiện nay như “Bức tranh vân cẩu ”. Có những khu vực chạy vạy miếng cơm, manh quần tấm áo từng ngày chưa xong. Có những khu vực tổ chức thi hoa hậu liên miên. Nghèo mạt rệp cũng đua đòi tổ chức thi hoa hậu vì ảo tưởng rằng đất nước có nhiều hoa hậu là đất nước văn minh, tiến bộ. Các tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ, các “bà lớn” mặc áo giá năm mười ngàn đô-la một lần rồi quăng đi. Có những khu vực phụ nữ phải mặc áo choàng phủ kín tới chân. Có những khu vực các cô thản nhiên cửi truồng nằm trên bãi biển để phơi nắng cho da sạm lại. Còn các dạ hội, đại hội, các cô ăn mặc gần như lõa lồ được cả trăm phó nhòm chụp ảnh rồi phổ biến toàn cầu cho thiên hạ ngắm chơi, rồi sau đó quảng cáo bán hàng. Có những khu vực giết nhau từng ngày, cho dù đất nước có thành “núi xương sông máu”, thành đống gạch vụn, miễn sao tôn giáo của mình còn, tín điều của mình đúng, niềm tin của mình là tuyệt đối. Và quá nhiều liên minh, hợp tác, liên hiệp kinh tế ra đời và quá nhiều hội nghị thượng đỉnh. Có những quốc gia có mặt trong hai, ba, bốn tổ chức hợp tác kinh tế một lúc, do đó biên giới “bạn thù” khó phân biệt. Chẳng hạn Úc Châu và Anh Quốc là hai đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng lại làm ăn buôn bán thân thiết với Hoa Lục như “vợ chồng”. Điều này cho thấy ai cũng muốn thủ lợi, muốn vươn lên cho đất nước mình. Còn các “ông kẹ” thì bộ trưởng ngoại giao chạy như con thoi dùng “hợp tác kinh tế” hoặc “khối” hoặc “liên minh” hoặc viện trợ/cho vay như một phương tiện liên kết sức mạnh để bá chủ hay khống chế kẻ thù. Thế giới đang ở vào chu kỳ biến động từng ngày, từng giờ chưa biết tương lai đi về đâu. Chẳng hạn một “khối” họp hành liên miên vui vẻ. Họp xong nắm chặt tay nhau để tỏ tình đoàn kết. Nhưng một “ông kẹ” chạy tới, quăng bó bạc vài tỉ đô-la vào nhà một thành viên nào đó, thế là “khối” bỗng dưng tan tác. Rồi một nước nhỏ cần tiền để phát triển đất nước bèn cho một “ông kẹ” thuê để đặt căn cứ quân sự. Thế là từ một khu vực yên bình nay biến thành lò lửa chiến tranh lúc nào không hay. Còn ông Bắc Hàn, dân đói rã rời nhưng lúc nào cũng đe dọa cho Hoa Kỳ thưởng thức món “bom nguyên tử”. Trong cái “trận đồ Bát Quái” đó tìm ra một giải pháp cho nhân loại thật khó. Khi người ta đóng thêm hàng không mẫu hạm tối tân, máy may ném bom chiến lược tàng hình, khu trục hạm tàng hình, quân sự hóa biển khơi mà mình ngồi đó “tụng kinh niệm Phật” hay cầu nguyện thì giống như con cọp đã vào tới sân mà con lợn vẫn ngồi ca “sáu câu vọng cổ”. Do đó, hầu như khắp thiên hạ, ngoài việc ngoại giao con thoi, tập trận, chạy đua vũ trang và mua sắm vũ khí...thì không còn con đường nào khác. Nó giống như tác động của “nghiệp”, hay mê hồn trận, rút ra không được. Liên Hiệp Quốc ngày nay cũng giống như “Ông Phỗng Đá”, như ông Khổng Tử năm xưa chạy đôn chạy đáo khắp nơi khuyên thiên hạ “tu thân” và làm việc “nhân nghĩa” chẳng ai thèm nghe cho nên thầy trò đói dài dài. Còn Thương Ưởng, Lý Tư, Tô Tần, Trương Nghi…khuyên nên đánh nước này, nên chiếm nước kia, nên luyện tập binh mã, nên lập “liên minh” chống lại kẻ này kẻ kia…thì các vua nghe ầm ầm. Lịch sử chỉ là sự lập lại. Thế giới Ta Bà này vốn Vô Thường và Luân Hồi. Hết trị rồi loạn. Hết chinh chiến rồi lại chiến chinh. Hết vui rồi lại buồn. Hết bạo chúa rồi lại độc tài. Một đế quốc vừa xụp đổ thì một đế quốc khác lại mọc lên. Một gian thần vừa chết đi thì một gian thần khác lại lộng hành. Một anh hùng vừa ngã xuống lại có anh hùng khác đứng dậy. Một dâm phụ vừa bị nguyền rủa thì một ác phụ khác lại lên ngôi … giống như bài kệ tụng của Thiền Sư Tuyết Đậu (980-1052): Ngưu đầu một mã đầu hồi. Tào Khê (*) kính lý tuyệt trần ai. Đả cố khán lai quân bất kiến. Bách hoa xuân chí vị thùy khai? Dịch nghĩa: Đầu trâu vừa vào, thì đầu ngựa lại ra (giống như trên sân khấu) Trong khi tấm gương của người Tào Khê không dính một bụi trần. Đánh trống mời mọi người tới xem sao chẳng thấy? Trăm hoa xuân đến, nở vì ai?Cứ thử tưởng tượng Thời Xuân Thu Chiến Quốc, một người dân bình thường làm được gì? Có lẽ chỉ có nước cày cấy, đóng thuế cho vua quan, gửi con đi lính để rồi “Đống xương vô định đã cao bằng đầu”. Rồi trong Đệ I, Đệ II Thế Chiến người dân bình thường làm được gì? Rồi trong cuộc Chiến Tranh Lạnh người dân bình thường làm được gì? Và ngày nay, cả tỷ người bình thường trên thế giới này và kể cả hằng trăm quốc gia nhỏ bé rồi sẽ làm được gì? Có lẽ rồi cũng đành “nhắm mắt đưa chân”. Số phận của chúng ta không do chúng ta định đoạt mà do các “ông kẹ” định đoạt. Muôn đời vẫn là như thế. Cho nên vui được ngày nào cứ vui. Tâm địa lúc nào cũng vẫn cứ trắng trong như người Tào Khê. Nghĩ tới ngày mai thêm mệt giống như cụ Cao Bá Quát nói, “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn” và như câu nói rất bình dân của Miền Nam trước đây, “Xin đừng hỏi tại sao”. Đào Văn Bình (California ngày 31/8/2016) (*) Ở Quảng Đông là nơi tọa lạc Chùa Hoa Nam, sau Lục Tổ Huệ Năng tới đây hoằng pháp. . http://sachhiem.net/DAOVB/CT/DaovBinh70.php
  4. Dạo qua lịch sử đầy biến động cuối thế kỷ 20 trong không gian hậu Xô Viết, có vài suy nghĩ... Bà Clinton chính là nhân vật đã ra lệnh tấn công Liên bang Nam Tư 1999, theo phim tài liệu của một kênh đài truyền hình Đức : Phim tài liệu : Cuộc chiến bắt đầu bằng sự dối trá Một trong những sự kiện gây chú ý nhất trong cuộc không kích vào thời điểm đó : "Sự kiện gây tranh cãi nhất là vụ đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade hôm mùng 7 tháng 5, khiến 3 nhà báo Trung Quốc thiệt mạng và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao trong quan hệ Mỹ – Trung." http://fddinh.blogspot.com/2015/03/24031999-nato-khong-kich-nam-tu.html Có ý kiến rằng, sự kiện trên được cho là trả đũa việc Trung Quốc thu được bí mật của máy bay tàng hình F117A bị phòng không Nam Tư bắn hạ, chính phủ Hoa Kỳ cũng ngưng toàn bộ chương trình F117A sau sự kiện này. Bởi vậy, một cuộc chiến nếu có ở tương lai sau sự kiện bầu cử tổng thống ở Mỹ... ngẫm lại, cứ như một định mệnh, mà ở đó, cả 2 bên đều như đang chờ đợi sẵn, chuẩn bị sẵn, như đi guốc trong bụng nhau vậy. Vài lời chém gió :)
  5. Theo TP thì, ngay cả khi trong một cuộc chiến qui ước hiện đại không sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Nhật Bản hiện nay cũng không thể là đối thủ của Trung Quốc, nếu người Nhật khai hỏa trước.
  6. ĐẠI SỨ NGA TẠI TRUNG QUỐC NÓI GÌ VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG ? Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 25-6-2016, các nhà báo Nga đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga ở Bắc Kinh, ông Andrei Donisov, trong đó ông đánh giá về quan hệ Nga-Trung và những nội dung sẽ được hai bên bàn thảo trong chuyến thăm này, trong đó sẽ có 30 thỏa thuận sẽ được ký kết. Về nội dung đề cập tới tình hình Biển Đông, nhiều tờ báo cũng như trang facebook ở Việt Nam đã trích dẫn và đăng lại. Nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, tôi xin dịch nguyên văn từ bản gốc để những ai quan tâm có thể tham khảo và tiện theo dõi trên facebook. HỎI: Trong thời gian gần đây tình hình ở biển Đông trở nên căng thẳng. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ với Nga có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Kinh trong bối cảnh đó? TRẢ LỜI: Tôi có thể tin tưởng rằng, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả. Đang diễn những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với những chủ thể địa lý này hay chủ thể địa lý khác ở Biển Đông, cũng như trong vấn đề nhận diện hoạt động trên biển trong khu vực này, bao gồm quyền tự do hàng hải, việc tuân thủ những quy tắc này hay quy tắc khác trong việc thiết lập các ranh giới địa lý và không gian biển của các quốc gia khác nhau, cũng như các vấn đề khác nữa. Sự căng thẳng tình hình ở Biển Đông phần lớn là do nhân tạo. Cũng có thể thấy, yếu tố nhân tạo đóng vai trò quyết định ở đây. Ở mức độ không kém phần quan trọng, sự căng thẳng ở Biển Đông còn có liên quan đến sự dính líu của các quốc gia bên ngoài khu vực vào việc hóa giải tình hình ở vùng biển này. Chính phủ một số nước trên thế giới (nguyên văn câu này: từ thủ đô một số nước) bày tỏ sự nghi ngại, nếu không muốn nói là cáo buộc Trung Quốc, liên quan đến những hạn chế, nếu không muốn nói là nguy cơ, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, mà theo các chuyên gia Nga là nhân tạo, và không có liên quan tới một thực tế. Thực tế đó là, Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về khối lượng ngoại thương so với tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt qua cả Mỹ về số lượng lớn trọng tải ngoại thương xuất khẩu cũng như nhập khẩu bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua Biển Đông. Do đó, có thể là rất rõ ràng, Trung Quốc quan tâm không kém gì so với bất kỳ quốc nào khác, nếu không muốn nói là quan tâm nhiều hơn, tới viêc bảo đảm tự do hàng hải và không để xẩy ra tình tính phức tạp cản trở hoạt động này. Do đó, quan điểm của Nga liên quan tới những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông đã được tuyên bố rõ ràng. Quan điểm đó là logic và đã được xác định rất rõ: chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình giữa các nước tham gia các cuộc thảo luận này hay thảo luận khác. Bất kỳ sự dính líu nào từ bên ngoài nào, mà đôi khi được ngụy trang dưới những động cơ khác nhau như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, theo chúng tôi là không có tính chất xây dựng. Trong khi tuyên bố quan điểm của mình, chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc bởi lẽ, theo nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào trong những cuộc xung đột tương tự. Hơn nữa, các nước tham gia tranh chấp đều là những quốc gia hữu nghị với Nga và có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với chúng tôi. Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác, mà là tiếng nói có lý, là cách tiếp cận thận trọng, là tiếng nói của môt quốc gia hiểu quá rõ rằng, con đường giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải là tạo ra các mối quan hệ giữa các nước có tranh chấp để có thể vượt qua mọi bất đồng vượt ra khỏi khuôn khổ nhu cầu phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện. Đó là quan điểm của chúng tôi và quan điểm đó dĩ nhiên được Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia thành viên trong cuộc tranh chấp này chấp nhận./. *** Tài liệu gốc: Посол РФ: более 30 соглашений подпишут во время визита Путина в КНР. http://ria.ru/interview/20160621/1449493042.html… Phần nói về tình hình liên quan tới Biển Đông: — В последнее время обострилась ситуация в Южно-Китайском море. На ваш взгляд, какое значение в этом контексте для Пекина приобретают отношения с Россией? — Ситуация в Южно-Китайском море, по крайней мере та, которая складывается сейчас, она, как можно предположить с уверенностью, никого не радует. Идет достаточно острая дискуссия, связанная как и с территориальной принадлежностью тех или иных географических образований в акватории Южно-Китайского моря, так и в вопросах понимания морской деятельности в этом районе: свобода навигации, соблюдение тех или иных правил установления географических пределов, морских пространств различных государств и так далее. Напряженность здесь в значительной мере вызвана искусственно. Да может быть, и в решающей мере. В немаловажной степени это связано с вмешательством внерегиональных государств в урегулирование этой ситуации. Если не обвинения, то как минимум подозрения в адрес Китая, высказываемые некоторыми мировыми столицами относительно ограничений, если не сказать угрозы свободе судоходства в этой районе, по мнению российских экспертов, являются искусственными и не имеют отношения к реальности уже хотя бы потому, что Китай, давно и прочно вышедший на первое место по объему внешней торговли среди всех государств мира, опередив по этому показателю даже Соединенные Штаты Америки, абсолютно большую часть своих внешнеторговых грузов как по экспорту, так и по импорту, перевозит как раз морским путем, в том числе подавляющую часть через эти воды. Наверное, совершенно очевидно, что как минимум не меньше, а скорее, даже больше, чем кто-либо другой, Китай заинтересован в обеспечении свободы судоходства без каких-либо осложняющих обстоятельств. Поэтому позиция России, связанная с диспутами относительно территориальных проблем в Южно-Китайском море, хорошо известна. Она логичная и достаточно определенная: мы за решение любых вопросов переговорным путем между странами-участницами тех или иных дискуссий. Любые поползновения со стороны, иной раз маскируемые под разного рода содействие поискам решения, на наш взгляд, деструктивны. Поэтому, заявляя о своей позиции, мы не встаем на сторону Китая, потому что Россия, в принципе, в такого рода конфликтах не встает на ту или иную сторону. Тем более что участниками споров являются дружественные для нас государства, которые имеют для нас немаловажную ценность. А важность нашей позиции для Китая, как и для других участников споров, именно в том, что в основе нашей позиции не просто апелляция к тем или иным международно-правовым нормам, а просто голос разума, голос взвешенного подхода, голос страны, которая прекрасно понимает, что путь к решению территориальных споров — это создание таких отношений между странами-участницами, которые выносили бы любые расхождения за скобки потребности практического развития добрососедства. Это наша позиция, и она, безусловно, благоприятна как для Китая, так и для всех участников территориальных споров./. Đại tá Lê Thế Mẫu
  7. Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cho rằng, báo chí đã đưa tin không chính xác về quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov, lập trường của Nga về Biển Đông không thay đổi. http://laodong.com.vn/the-gioi/nga-ung-ho-tu-do-hang-hai-va-hang-khong-tren-bien-dong-551698.bld Toàn văn phỏng vấn với ông Vnukov : http://laodong.com.vn/the-gioi/nga-ung-ho-tu-do-hang-hai-va-hang-khong-tren-bien-dong-551872.bld
  8. TP xin được chia sẻ những dòng của bác Thiên Sứ trên trang cá nhân. Không phải ai cũng biết những điều này.
  9. Lại quốc yến, ngẫm nếu sau này các vị chính khách Anh hay Hoa Kỳ được phía Trung Quốc lại quả chắc chắn sẽ hoành tráng hơn nhiều, gì chứ về cái khoản tổ chức quốc yến thì Trung Quốc là bậc thầy, hãy đợi xem...
  10. VĂN HÓA CHỬI ... :( Bản 1 – Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái xám. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy … ấy … ấy ! "Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nỏ sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy …ây … ấy. Mày mà ăn thị con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày. Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá ! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, để sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá. Bồn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy. Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a … Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày” _________________________________ Bản 2 Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này: "Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà ?” “Cha cố tổ mười đời cha bay. Bây ăng chi mà ăng ác rứa ? Bây tham chi mà tham vô hậu rứa ? Cứ sáng sáng mấc cái thóng, đứng bóng mấc cái niêu, chiều chiều mấc lẻ củi, túi túi mấc con gà. Diều dọi chi cho cam, một bầy ba cong gà xám, tám cong gà vàng, rứa mà hắng ăng mất môột cong, chừ đếm đi đến lại, coòng mười môột con. Bay ăng chi mà ăng vô hậu rứa ? " ************************* Đó là chuyện ở xóm làng thôn quê ngày xưa. Còn bây giờ ? Ở thành thị hiện đại... Văn hóa CHỬI đi đến đâu ??
  11. DƯ LUẬN QUỐC TẾ VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA V.PUTIN VÀ CUỘC GẶP OBAMA-PUTIN *** ► Tạp chí Mỹ “Time”: Một khi Tổng thống Nga V.Putin thuyết phục được Tổng thống Mỹ Barack Obama chấp nhận đề nghị hợp tác chống IS thì đây là thắng lợi ngoại giao lớn nhất của nước Nga sau 15 năm cầm quyền của Putin, còn vai trò của nước Nga sẽ nổi lên không chỉ ở Trung Đông. Tin thêm: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry vừa thông báo, Mỹ không yêu cầu tiên quyết là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi ngay trong quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria và Mỹ chủ trương hợp tác với Nga chống IS. Như vậy, Mỹ đã thay đổi quan điểm sau cuộc gặp Obama-Putin. ►Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga V.Putin đem lại lợi ích cho Putin, đưa ông ta thoát khỏi sự cô lập quốc tế và chấp nhận hành động của Nga ở Ukraine cũng như trong việc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. ► Báo Anh “Тhe Guardian”: Bằng đề xuất thành lập liên minh chống IS, Tổng thống Nga V.Putin đã đạt được mục đích chủ yếu là tăng cường ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông. ► Hãng truyền bình Mỹ CNN: Nữ nhà báo Mỹ của CNN, bà Khrischian Amamur, nhận xét rằng quan điểm của Tổng thống Nga V.Putin là “rất có lý”. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy IS là nguy cơ khủng bố lớn nhất đối với thế giới. ►Theo ông Simon Jenkins, một nhà báo Anh viết cho báo The Guardian và Tập đoàn truyền thông BBC: Ai cũng biết là Tổng thống Putin nói đúng. Đó là cách duy nhất để cứu Syria khỏi thảm họa mang tên cái gọi là “ Nhà nước Hồi giáo”, thông qua chính phủ của Tổng thống Assad cùng các đồng minh của ông ta ở Lebanon và Iran. Ở LHQ, Tổng thống Nga Vladimir Putin có được rất nhiều điểm cộng. Ông ấy đã thực hiện được hai nhiệm vụ chính của một nhà lãnh đạo Nga là mang lại sự ổn định và niềm tự hào. Ông ấy đã trở thành một “đại kiện tướng trên bàn cờ chính trị thế giới”. ►Trong bài viết cho báo “The Independent” trước cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama, cựu đại sứ Anh tại Nga, Tony Brenton, nhận định: Chính sách của phương Tây dường như đang đi theo hướng mà ông Putin mong muốn. Theo ông, điều đó thể hiện rõ nét qua ít nhất là vấn đề then chốt hiện nay, đó là Syria và Ukraine. Mỹ và mới đây là Anh, những nước đã nhiều năm lớn tiếng yêu cầu ông Assad từ chức, giờ đây lại cho rằng ông ta có thể giữ nguyên vị trí của mình” ► Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng cuộc gặp với Tổng thống Nga V.Putin đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama quên luôn cuộc gặp và đàm phán với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenco./. *** Ảnh 1. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga V.Putin cụng li trong bữa tiệc tối tại LHQ Ảnh 2. Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain Ảnh 3. Nữ nhà báo Mỹ của CNN, bà Khrischian Amamur (bên phải) và Thủ tướng Nga Medvedev Ảnh 4. Cựu đại sứ Anh tại Nga, Tony Brenton Nguồn : FB Đại tá Lê Thế Mẫu
  12. Theo truyền thống, sự giáo dục con em luôn có gia đình và người thân kèm cặp, chẳng hạn trẻ em luôn được chỉ bảo cái sự nên theo hay không nên, và được ngăn chặn những sự lừa lọc dối trá, từ chính cha mẹ hoặc người thân trong gia đình, đành rằng xu hướng giáo dục phát triển luôn đề cao tính tự lập, tránh phụ thuộc, của các em ngay từ lúc nhỏ, nhưng có vẻ XH Việt Nam hiện nay đang thương mại hóa bằng những lập luận chợ búa kiểu như "anh không mua thì làm ơn im miệng", "tôi dạy con anh là có phương pháp của tôi, a ko biết thì cứ rước con a về và... biến", gia đình có vẻ như bị đặt ngoài lề.... Bởi vậy, cái sự giáo dục gọi là đa chiều hay xoay chiều gì đó cứ như 12 sứ quân vậy. Loạn.
  13. Đọc và suy ngẫm thấy bài viết của tác giả Hà Văn Thịnh khá xác đáng, bây giờ thì TP đã hiểu vì sao học sinh phổ thông hiện nay ngán học và thi môn lịch sử, xem cái đề thi như vậy thì bố khỉ ai mà làm cho nổi, hì... B) :D Mặc dù lâu rồi TP chưa rõ chương trình giáo khoa sử lớp 12 như thế nào. http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/de-thi-va-dap-an-mon-lich-su-2015-co-nhung-cho-muon-dung-phai-cham-sai-206680.html
  14. TP xin mượn ý tưởng này để chia sẻ trên trang cá nhân, có thể văn phong hơi "bựa" một chút, mặc dù tính cách TP ở ngoài đời không quen chửi thề. Có thể nói rằng, hiện nay không hẳn ngoại xâm nước ngoài mà chính (một số) người VN (dù mang cái mác trí thức hay trí ngủ) đang gián tiếp hay trực tiếp chà đạp lên những giá trị văn hóa của chính mình. Tiếp xúc với cộng đồng mạng xã hội hiện nay, TP cũng có cơ hội trò chuyện với khá nhiều nhân vật có tên tuổi, uy tín, với nhiều bài viết (dù nghiêm túc hay "bựa nhân") được chia sẻ với số lượng khá lớn... nhưng đều cảm nhận ẩn đằng sau là bao nỗi niềm với đất nước và thời cuộc, tuy nhiên, tất cả có vẻ như đều thiếu một khoảng trống tương tự : đó là một nền văn hiến 5000 năm của Việt tộc, sao vậy nhỉ, thật khó hiểu ?!
  15. Theo TP thì chú Thiên Sứ không nên quá bận tâm về ông này, về đẳng cấp sự tráo trở thì lão hơn hẳn lão "Hôn Ca Sĩ" đấy...
  16. Trần Phương thân mến. Diễn đàn lý học Đông phương là một diễn đàn học thuật. Nên không chấp nhận những bài viết từ web hoặc blog khác phản bác không có luận cứ về thời Hùng Vương. Tôi xóa bài mà Trần Phương trích dẫn.
  17. Có thể nói rằng, thông tin này trên trang Tiếng nói nước Nga là rất đáng trân trọng, một công việc rất đáng nể của các nhà khoa học Nga : ----------------- Biên niên sử "Toàn Thư" bằng tiếng Nga Các độc giả Nga có cơ hội tiếp tục làm quen với Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình tư duy lịch sử Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Tại Moskva, bản dịch Toàn thư tập V gồm hơn một ngàn trang, bổ sung cho bộ tuyển tập Những di sản văn tự phương Đông của công ty xuất bản Văn học phương Đông, đã được phát hành. Dự kiến bộ biên niên sử bản tiếng Nga sẽ gồm tám tập. Đây là lần đầu tiên Đại Việt sử ký toàn thư được dịch ra tiếng nước ngoài. Cho đến nay, bộ sách sử mới có bản Quốc ngữ (tiếng Việt hiện đại) nhưng không kèm theo các dẫn giải chi tiết. Công tác biên dịch bộ Toàn Thư ở Nga được bắt đầu vào cuối những năm 1990. Sự thiếu hụt bản dịch của nguồn dữ liệu quí này làm cản trở công tác nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về lịch sử Việt Nam, là nỗ lực lâu nay của các nhà Việt Nam học người Nga. Công trình dịch đã tập hợp các chuyên gia Nga xuất sắc nhất về lịch sử Việt Nam và Hán-Việt. Họ là các nhà khoa học nước ngoài đầu tiên đạt tới trình độ các học giả Việt Nam hiện đại trong nghiên cứu bộ Toàn thư. Tập V của bản dịch tiếng Nga tập trung vào giai đoạn nhà Minh đô hộ Việt Nam, cuộc kháng chiến nhân dân và sự hình thành các triều đại Hậu Lê ở Việt Nam. Sách dày hơn so với các tập trước. Bản Kỷ Toàn Thư chiếm 230 trang của tập V, các chú thích và hướng dẫn nằm trong 400 trang sách. Giáo sư Andrey Fedorin, người biên dịch và soạn giả của tập V cho biết: “Chúng tôi cung cấp chú thích và hướng dẫn về hầu hết các nhân vật được đề cập trong biên niên sử, từng tên địa danh, các chức vụ.” Tiếp đến, khoảng 500 trang sách đã tập trung các trích đoạn biên niên sử Trung Quốc viết về giai đoạn tương ứng của lịch sử Việt Nam. Như vậy, người đọc có thể so sánh về cách trình bày cùng một sự kiện lịch sử bởi các nhà chép sử Việt Nam cũng như Trung Quốc. “Trong sử biên niên Trung Quốc, - Giáo sư Fedorin nhận xét, – các thông tin về lịch sử Việt Nam thời kỳ này thậm chí còn nhiều hơn trong sách sử của Việt Nam. Chúng tôi đã so sánh Toàn Thư và các tư liệu của Trung Quốc. Rất giống báo cáo của các địch thủ từ sân khấu chiến sự: cùng những sự kiện và nhân vật, nhưng với cách diễn giải khác nhau.” Biểu hiện này có trong ghi chép về các trận đánh của người Việt Nam chống quân xâm lược, cũng như về các nhân vật của thời đại, ví dụ - Trần Thiêm Bình, một kẻ mạo xưng theo sử Việt và hoàng tử theo sách Trung Quốc. Sự khác biệt cũng được ghi nhận trong tiểu sử Lê Lợi và những nguyên nhân khiến nhân vật xuất chúng này đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống quân xâm lược. Công việc biên dịch Toàn Thư đã đưa Giáo sư Fedorin đi tới một số kết luận về tác giả quyển 9 và một phần quyển 10 của Bản Kỷ Toàn Thư. Các văn bản chỉ ra rằng, tác giả không những sở hữu dữ liệu về hoạt động của quân khởi nghĩa, mà còn nắm tương đối rõ về tình hình của bộ máy cai trị quận Giao Chỉ. Khi nhắc tới các nhân vật Trung Quốc, tác giả đã cung cấp cả thông tin không có trong nguồn của Trung Quốc. Giáo sư Fedorin cho rằng, tác giả văn bản gốc của quyển 9 và quyển 10 là nhà biên khảo Phan Phù Tiên, ông từng làm việc trong cơ quan hành chính quận Giao Chỉ và có thể đã quan sát các sự kiện từ phía bộ máy quan lại nhà Minh. Công tác dịch Toàn Thư sang tiếng Nga đang được khẩn trương xúc tiến. Dự kiến, tập tiếp theo của bộ sách sẽ phát hành trong năm tới. Giáo sư Fedorin hy vọng rằng, tập VIII - tập cuối cùng sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối thập kỷ này. Nếu nhớ lại Đại Việt sử ký toàn thư mag ngày nay chúng ta có đã được hình thành trong 5 thế kỷ thì 20 năm của bản dịch biên niên sử sang tiếng Nga có ghi chú là khoảng thời gian không quá dài. Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/ http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/
  18. Theo TP thì không hẳn như vậy. Thực ra TP đã biết đến website này từ lâu nhưng cũng ít quan tâm, chẳng qua gần đây có một vài người bạn trên fb (cả ở Nga và VN) có giới thiệu đến TP như thêm một kênh thông tin đối chứng trong bối cảnh quốc tế nóng bỏng ở Ucraina thời gian qua (mà nhiều người cho rằng có một chiến dịch thông tin lớn chống lại nước Nga từ cả phương tây và... Trung Quốc), phải nói rằng tình hình chiến sự ở đó đang dẫn đến một cuộc chiến tranh thông tin thực sự giữa các bên khiến chúng ta không biết đâu mà lần... hì. Vào xem kỹ lại thì thấy không hẳn như bạn Lan Anh nói, bởi vì họ có hẳn một bộ Quy tắc sử dụng tài liệu cho website của mình : http://vietnamese.ruvr.ru/regulation/ Có một điều TP nhận thấy là : hầu hết các bản tin của web này đều không có đăng các bình luận. Cho nên hôm nay vào xem lại thông tin về bộ sách Việt sử thì lần đầu tiên có thấy đăng bình luận của chú Thiên Sứ, thì theo TP là : việc đăng tải công khai này cho thấy có một sự tiếp nhận nghiêm túc trên tinh thần khách quan của các bên nghiên cứu khoa học lịch sử (VN), và, qua việc họ đăng tải này thì sự mong muốn được tiếp cận với nội dung bộ sách sẽ sớm được biết đến và sẽ có phản hồi đến chú Thiên Sứ trong thời gian gần đây. Vài dòng chia sẻ.
  19. Hôm nay lang thang lướt web vô lại trang này thì thấy comment của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ở ngay bên dưới : http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_14/282083711/
  20. TP vốn là một người ko phải chuyên ngành xã hội học, nên lịch sử cũng chỉ là tự tìm hiểu trong những lúc trà dư tửu hậu với anh em chiến hữu, cho nên mặc dù từng được học về văn hóa Việt với nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng trong lòng vẫn thấy thế nào ấy, mặc dù tài liệu nào cũng có những sự hợp lý tối thiểu về nguồn gốc người Việt (như ngôn ngữ, chủng tộc, phong tục tập quán...) nhưng xét về tổng thể thì có vẻ tất cả đều không ổn, bởi văn hóa Việt Nam mình có khả năng tiếp nhận các nền văn hóa đông tây một cách kỳ lạ. Chẳng hạn như : TP có rất nhiều bạn bè người Chăm, Khơ-Me, Hoa (ở miền nam, giới du lịch gọi là người Minh Hương)... thì hầu hết dù không quên cội nguồn nhưng dù đi đến nơi nào trên thế giới vẫn tự hào là người Việt Nam, chỉ có ở VN quê hương họ mới tìm lại đúng bản sắc của dân tộc mình, nói ra thì có vẻ mang tính chính trị nhưng không hẳn vậy, và mặc dù có nhiều lễ hội và lễ tết khác nhau nhưng tất cả đều hòa hợp như những luống cày đã được định sẵn trên đồng ruộng vậy, người VN không hề xa lạ với những phong tục tập quán đó... Đây chính là điều khác biệt lớn nhất mà TP từng thấy trong quá trình tự tìm hiểu của mình so với các nước khác, kể cả ở Đông Nam Á (như việc thành lập những khu vực riêng dành cho các cộng đồng dân tộc khác nhau). Tất cả những suy nghĩ và trăn trở của Tp đã được giải đáp kể từ khi TP có may mắn được tiếp cận với cuốn sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của chú Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, hồi năm 2007, theo TP nghĩ thì đây chính là con đường đúng đắn nhất để tiếp cận cội nguồn Việt sử, và luận điểm này cũng không xa lạ với truyền thống Việt sử (chính sử ĐVSKTT), cũng như "Kể nắm hơn bốn ngàn năm" như lời thơ Bác năm xưa. Đầu năm, kính chúc chú Thiên Sứ và toàn bộ quí thành viên diễn đàn nhiều sức khỏe, bình an, và nhiều may mắn tài lộc !
  21. "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý Như vậy, chuyện gì đang xảy ra đối với khoa học nước nhà ? Là một độc giả luôn theo dõi cập nhật các thông tin và kiến thức của diễn đàn Lý học Đông phương ngay từ những ngày mới thành lập, tuy đến nay, trước cơn bão truyền thông trong và ngoài nước cộng với các mạng xã hội đầy những hỉ nộ ái ố..., cộng với việc cơm áo gạo tiền trong cuộc sống, cho nên TP chỉ vẫn chỉ thường theo dõi vài chủ đề chính trên diễn đàn như "Lời tiên tri", "Chiến lược châu Á TBD",... nên dù có biết chủ đề trao đổi ở Cafe Trung Nguyên nhưng ko để ý lắm vì dù sao ở đó cũng là sự trao đổi khoa học của các bậc cao thủ tiền bối... Ở hiện tại, thú thật, một xã hội, một đất nước có vẻ giống như một đứa trẻ mới lớn, cái tư tưởng nhược tiểu (hay nô lệ ?) ko biết từ bao giờ đã hằn sâu trong bao thế hệ... Cái cách gắp đồ ăn khi ăn tiệc đứng đã từng phải gánh bao điều "xấu hổ" khi ra nước ngoài và ngay cả trong nước, một hành vi ăn cắp ở nước bạn đã từng gây bao điều "nhục nhã", hành động dọn rác sau khi xem bóng đá trên sân cũng xin "học tập" người Nhật,... và nhiều nhiều nữa...Và hệ quả tiếp theo là bất cứ một hành vi nào cũng kéo theo một văn hóa chửi, một xã hội chửi... thậm chí một khẩu hiệu treo trên đường phố với nội dung vô thưởng vô phạt đại loại "Vượt đèn đỏ là hành động của kẻ ít học", sau khi hứng đủ thứ sự chửi về văn hóa, có người còn mỉa mai rằng : khỏi cần chưng bảng hiệu cho tốn tiền, chỉ cần thuê một du học sinh Tây nào đó, hoặc một huấn luyện viên bóng đá người Nhật, hay một chủ doanh nghiệp Hàn Quốc... thốt ra khẩu hiệu trên thì thách kẹo cũng chẳng ai dám chửi là Vô Văn Hóa. Và vậy thì, tiếp theo là, chuyện gì đang xảy ra đối với xã hội VN ?
  22. Thật lạ từ khi TP sưu tầm được bài giới thiệu về bộ sách "Lịch sử Việt Nam toàn tập" bên trang Tiếng nói nước Nga (hiện vẫn thấy nằm trên trang chủ), một công trình của một tập thể các nhà khoa học quốc tế biên soạn và làm việc suốt 10 năm về văn hóa sử Việt, thì đến nay vẫn không thấy quảng bá trên truyền thông báo chí VN, ngay cả các website của các trường đại khọc khoa xã hội cũng không thấy giới thiệu, hiếm hoi lắm thì thấy có trên báo SGGP, nhưng cũng rất khiêm tốn : http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2015/1/372997/ Trong khi đó thì cộng đồng mạng xã hội liên tục "thổn thức" với các truyền thông nước ngoài nhận định rất phiến diện về văn hóa VN, nào là "nhục", "xấu hổ"... kể cả khi là đó mạo danh một anh chàng "du học sinh Nhật" nào đó nhận xét vớ vẩn về xã hội VN... Vậy là sao nhỉ ?
  23. Năm nghìn trang sách về năm nghìn năm lịch sử Việt Nam Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva. © Photо: The Voice of Russia Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định. “Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”. Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi. Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”. Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây. Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình. http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_14/282083711/
  24. TP xin được đăng ý tưởng này lên facebook.
  25. Có thể nói rằng, trong bối cảnh truyền thông báo chí hổ lốn hiện nay, thậm chí các trao đổi tranh luận trên các mạng xã hội có vẻ như đang hình thành một "văn hóa chửi"... thì càng lúc càng thấm thía cái nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, đó là một chân lý.