Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. CÁI GÌ QUÝ GIÁ NHẤT TRÊN ĐỜI ? Ngày xưa, có một ngôi chùa Viên Âm nọ, hằng ngày đông đảo tín chúng đến đốt hương lễ bái. Hương hỏa trong chùa nhờ đó mà rất hưng thịnh. Trước chùa có một cây kèo gác ngang, bên trên có chú nhện giăng lưới và sinh sống ở đó. Do mỗi ngày đều hưởng cái khói hương và sự kiền thành lễ bái của tín chúng, chú nhện kia liền sáng ra cái Phật tánh của nó. Trãi qua một ngàn năm tu luyện, Phật tánh trong chú nhện tăng trưởng rất nhiều. Bổng có một hôm, Đức Phật quang lâm đến ngôi chùa Viên Âm kia, thấy hương hỏa trong chùa hưng thịnh như thế lòng Ngài rất hoan hỷ. Lúc rời khỏi ngôi chùa, Đức Phật vô tình ngẩng đầu lên và thấy chú nhện trên cây kèo. Đức Phật liền nói với chú nhện: "Ta với ngươi, gặp nhau xem như cũng có duyên, thôi ta hỏi ngươi cái này nhé, xem ngươi trong một ngàn năm tu hành có gì sở đắc. Ngươi thấy thế nào?". Chú nhện gặp được Đức Phật nên rất là vui mừng vội vàng nhận lời Ngài. Đức Phật hỏi: "Trên đời này cái gì mới là đáng quí". Chú nhện suy nghĩ, rồi đáp: "Trên đời này cái đáng quí là cái "không đạt được" và cái "đã mất đi". Đức Phật gật gật đầu, rồi ra đi. Và cứ thế lại qua một ngàn năm nữa, chú nhện vẫn ở nơi cây kèo chùa Viên Âm để tu luyện. Phật tính của nó lớn lên rất nhiều. Một hôm, Đức Phật lại đến và nói với chú nhện kia rằng: "Ngươi vẫn khỏe chứ, vấn đề của một ngàn năm trước ngươi có nhận thức gì sâu hơn chăng? Chú nhện đáp: "Con nghĩ cái đáng quí trên thế gian này là cái "Không đạt được" và cái "Đã mất đi". Đức Phật dạy: "Ngươi nên khéo suy nghĩ thêm, ta sẽ đến lại tìm ngươi." Lại thêm một ngàn năm qua đi. Một hôm gió lớn thổi đến mang một giọt cam lồ rơi trên lưới của chú nhện. Chú nhện chăm nhìn vào cam lồ thấy nó tinh anh trong suốt rất đẹp, bổng chốc khởi lòng yêu thích. Chú nhện mỗi ngày đều ngắm cam lồ mà lòng rất vui, nó nghĩ có lẽ đây là những ngày vui nhất trong ba ngàn năm qua. Bổng gió lớn lại nỗi lên và thổi mất giọt cam lồ kia. Chú nhện trong phút chốc cảm thấy như đã mất đi cái gì đó, cảm thấy cô đơn buồn bã. Lúc ấy Đức Phật lại đến bên chú nhện, Ngài lại hỏi: "Nhện à, một ngàn năm lại đây, ngươi đã khéo suy nghĩ vấn đề này chứ: "Trên thế gian này cái đáng trân quí nhất?". Chú nhện đang nghĩ đến giọt cam lồ, bèn trả lời Đức Phật rằng: "Cái đáng trân quí trên thế gian này là cái "không đạt được" và cái "đã mất đi". Đức Phật liền nói: Thôi được, ngươi đã nghĩ như thế thì ta sẽ cho ngươi vào cõi nhân gian một chuyến nhé. Thế là, chú nhện được đầu thai vào một gia đình quan lại, thành cô tiểu thư con nhà con nhà giàu có. Cô được đạt tên là Chu Nhi (Con nhện tiếng hoa là Tri Chu(hoặc đọc là Tri Thù) "蜘蛛"). Chẳng bao lâu cô bé Chu Nhi đã đến tuổi mười sáu, thành một cô gái yêu kiều diễm lệ, ai nhìn cũng cảm mến. Hôm ấy, Tân khoa trạng nguyên Cam Lộc (Trong tiếng hoa Cam Lồ "甘露" chỉ giọt nước cam lồ và Cam Lộc "甘鹿" chỉ cho tên nhân vật hóa thân của giọt Cam Lồ, hai âm Lồ và Lộc phát âm giống nhau) vừa trúng cử khoa thi, nhà vua quyết định mở yến tiệc đãi tân khoa trạng nguyên ở hậu hoa viên. Đến dự có rất nhiều thiếu nữ ở tuổi trăng tròn, trong đó có Chu Nhi và còn có Trường Phong (Trường Phong là tên Công Chúa cũng ngụ ý là Gió lớn, yếu tố đã đề cập phần trước). Trong buổi tiệc, chàng trạng nguyên đã biễu diễn tài nghệ thi văn thơ của mình cho mọi người thưởng thức, bao cô gái trong buổi yến tiệc không ai không xiêu lòng trước tài hoa phong nhã của chàng trang nguyên. Riêng Chu Nhi thì vẫn bình thản chẳng hề nao núng hay ghanh ti gì, bỡi nàng biết, cuộc hôn nhân này là Đức Phật đã ban cho nàng. Vài ngày sau, thật trùng hợp, Chu Nhi cùng với mẹ lên chùa thắp nhang lễ Phật thì cùng lúc đó Cam Lộc cũng cùng hầu mẫu thân mà lên chùa. Sau khi lễ Phật xong hai vị gia trưởng cùng đứng một bên để hàn thuyên. Chu Nhi và Cam Lộc bèn rảo bước ra hành lang trò chuyện. Chu Nhi rất vui vì cuối cùng nàng đã có thể gặp lại người mình mến thương, nhưng Cam Lộc thì chẳng hề có chút biểu hiện là yêu thích nàng. Chu Nhi bèn nói với Cam Lộc: "Lẽ nào chàng đã quên câu chuyện chú nhện ở chùa Viên Âm mười sáu năm trước sao? Cam Lồ rất đỗi ngạc nhiên bảo: "Này cô nương Chu Nhi, cô dễ thương và rất được người khác yêu thích, nhưng sức tưởng tượng của cô hình như hơi phong phú đấy!" Nói thế rồi cùng mẫu thân ra về. Chu Nhi về nhà, lòng nghĩ thầm, Đức Phật đã sắp xếp cho ta cuộc hôn nhân này sao lại không để Cam Lộc nhớ lại câu chuyện năm xưa. Tại sao Cam Lộc đối với ta không có chút cảm giác nào...??? Ít ngày sau, hoàng đế truyền lệnh cho Cam Lộc và Trường Phong công chúa kết hôn; Chu Nhi và thái tử Chi Thảo (Chi Thảo芝草 tên một loài cỏ) kết hôn. Tin này đến với Chu Nhi như tiếng sét bên tai. Nàng cố nghĩ mãi không ra, Đức Phật lại đối xữ với nàng như thế chứ! Mấy ngày liền nàng bỏ ăn bỏ uống,đầu óc rối bời,hồn phách sắp rời khỏi xác, mạng sống trong sự nguy cấp. Thái tử Chi Thảo biết được điều này vội vàng với nàng túc trực một bên giường bệnh. Chàng nói với Chu Nhi đang trong thoi thóp nằm trên giường bệnh: "Hôm ấy, sau vườn thượng uyển trong các cô nương, ta thấy nàng liền sanh lòng thương mến, bèn một mực khổ cực cầu xin Phụ hoàng mới chấp thuận việc hôn nhân này. Nếu nàng không còn ở lại trần gian này thì ta cũng chằng muốn sống nữa". Chàng vừa nói vừa rút kiếm ra chuẩn bị tự vận. Ngay lúc ấy, Đức Phật liền xuất hiện, Ngài nói với Chu Nhi trong cơn hấp hối rằng: "Nhện con à! con có từng nghĩ qua, Cam Lồ (Cam Lộc) là do ai mang đến cho con không? Đó chí là gió (Trường Phong công chúa) mang đến, cuối cùng cũng là gió mang nó đi, Cam Lồ thuộc Trường Phong công chúa, Cam Lồ chẳng qua chỉ là một đoản khúc ngắn ngủi trong cuộc đời của con thôi. Còn thái tử Chi Thảo là một cây cỏ nhỏ bé trước của chùa viên âm năm xưa, nó đã trông con lớn lên qua ba ngàn năm, thương mến con đã ba ngàn năm, thế nhưng, con không hề cúi đầu nhìn xuống nó một lần. Nhện con à! Ta lại hỏi con nhé "Thế gian này cái gì mới đáng cho ta trân quí?" Chu Nhi nghe xong chân tướng của sự tình, hình như nàng đã tỏ ngộ ra được tất cả. Nàng nói với Đức Phật: "Cái đáng trân quí nhất trên thế gian này không phải là cái "không đạt được" hay cái "đã mất đi" mà là hạnh phúc ta có được trong tầm tay ở phút giây hiện tại." Nàng vừa nói xong thì cũng vừa lúc Đức Phật ra đi. Chu Nhi cũng như vừa hoàn hồn lại, nàng mở to đôi mắt nhìn thái tử Chi Thảo đang cầm kiếm sắp sửa tự vận trước mặt nàng, nàng vội vàng đánh rơi cây kiếm trong tay thái tử và ôm chầm lấy chàng....
  2. Nỗi hàm oan mang tên Lê Văn Thịnh 9:30, 25/04/2008 Theo như "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim đều cho biết khoa thi đầu tiên của nước ta là vào mùa xuân, tháng 2, năm Ất Mão (1075), với vị trạng nguyên đầu tiên của nước Việt là Lê Văn Thịnh, người xã Đông Cứu, huyện Gia Định (nay là Gia Bình, Bắc Ninh). Về vụ án Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây - Hà Nội) vào năm Bính Tý (1096), khi còn trẻ, tôi đọc sử đã bị ám ảnh bởi sự kiện này, rồi một số sáng tác thuộc loại hình sân khấu thời nay lại nhấn mạnh và điển hình hoá sự kiện này hơn nữa. Tôi có nghe nói những năm qua đã có cuộc trao đổi tranh luận về vấn đề này, ở Bắc Ninh hiện đã có một số vở kịch và tiểu thuyết nhằm minh oan đối với Trạng nguyên Lê Văn Thịnh; về phần mình, tôi muốn góp thêm một tiếng nói về một hiện tượng đã được ghi một cách đột ngột trong sử ở vào thời đại Lý Nhân Tông. Như chúng ta đều biết, thời đại Lý Nhân Tông là thời đại hùng mạnh về kinh tế và quân sự của nước Đại Việt, qua hai lần đại thắng quân Tống tại Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) vào năm 1075 và tại sông Cầu vào năm 1076. Lý Nhân Tông lên ngôi năm 1072 khi mới 7 tuổi, Ỷ Lan Hoàng Thái hậu buông rèm nhiếp chính từ năm 1073 cho đến cuối đời - Điều này được ghi rõ trong sử như sau: Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), Ỷ Lan Hoàng Thái hậu băng hà, thì tháng 2 năm 1117 sử vẫn ghi: "Tháng 2, định rõ lệnh cấm trộm trâu" Hoàng Thái hậu nói: "Gần đây ở kinh thành, hương ấp, có nhiều kẻ trốn tránh, lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây, ta đã từng nói đến việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại càng nhiều hơn trước". (ĐVSKTT - NXB KHXH - 1983 - trang 302) Theo như sử ghi thì cách 5 tháng trước khi mất, tiếng nói của Ỷ Lan Hoàng Thái hậu vẫn đầy quyền lực trong triều đại Lý Nhân Tông. Sau đây, để tham khảo và suy ngẫm, tôi xin được chép lại một số sự kiện từ cuối thời đại Lý Thái Tông đến năm 1075, với những sự kiện có liên quan đến Ỷ Lan Hoàng Thái hậu và Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh (theo Đại Việt sử ký toàn thư - NXB Khoa học xã hội - 1983). * Quý Mão (1063): Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức (tức Lý Nhân Tông). Tục truyền rằng nhà vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp các chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy chỉ có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lau. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân. * Bính Ngọ (1066): Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 25, giờ hợi, hoàng tử Càn Đức (sau này là Lý Nhân Tông) sinh. Ngày hôm sau lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong mẹ thái tử là Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi. (trang 285). * Kỷ Dậu (1069): Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liêm, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá hoà hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được (trang 286). * Canh Tuất (1070): Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử), vẽ tượng Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử), bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử tới học ở đây (trang 287). * Nhâm Tý (1072): Mùa xuân, tháng Giêng, ngày Canh Dần, vua (Lý Thánh Tông) băng hà ở điện Hội Tiên. Hoàng Thái tử Càn Đức (tức Lý Nhân Tông) lên ngôi ở trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới 7 tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm Hoàng Thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu họ Dương là Hoàng Thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc (trang 288). * Quý Sửu (1073): Giam Hoàng Thái hậu họ Dương, tôn Hoàng Thái phi (Ỷ Lan nguyên phi) làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua bèn sai đem giam Dương Thái hậu và 72 thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng phật, sao lại đến nỗi giết đích Thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư? (...) Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng vì can gián việc ấy? Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An. Đạo Thành lập viện Địa Tạng ở trong miếu Vương Thánh châu ấy ở giữa viện đặt tượng Phật và vị hiệu của Thánh Tông, sớm hôm thờ phụng (trang 289). * Ất Mão (1075): Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác học và thi nho học tam trường, Lê Văn Thịnh được trúng tuyển cho vào hầu vua học. * Giáp Tý (1084): Mùa hạ, tháng 6, sai thị lang bộ binh Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Định biên giới, nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng: "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim" (Vì tham voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên). * Ất Sửu (1085): Cho Lê Văn Thịnh làm Thái sư. Bấy giờ thiên hạ vô sự, hoàng hậu đi chơi khắp các núi sông, ý muốn xây dựng chùa tháp (trang 294). * Bính Tý (1096): Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang (Tam Nông, Phú Thọ). Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mây mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo kêu rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp. Trước đấy Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch" (trang 297). * Đinh Sửu (1097): Mùa thu, tháng 8, sao mọc ban ngày. Bấy giờ trong nước giàu đủ, Thái hậu làm nhiều chùa Phật (trang 297). "Đại Việt sử ký toàn thư" có lời bình chú rằng "Tục truyền Thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà bị chết, làm nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan" (trang 301). Vụ án trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) xảy ra vào năm 1096 đối với Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Đại Việt, tính đến nay đã 912 năm. Từ đọc trong sử sách, đến việc về tận quê hương của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tiếp xúc với dân gian thấy câu chuyện về Lê Văn Thịnh khác hẳn như trong sử sách đã ghi. Trước và sau sự kiện 1096, trong sử không thấy ghi sự việc gì liên quan đến Lê Văn Thịnh với vụ án này, mà chỉ dẫn ra một sự việc khá hàm hồ là "Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch". Thời đại Lý Nhân Tông mà Trạng nguyên Lê Văn Thịnh phò tá là một thời đại hùng mạnh, giàu đủ như trong sử đã ghi rõ. Một vị Thái sư, một Trạng nguyên giỏi giang thông thái như Lê Văn Thịnh không thể mượn phép thuật để mưu phản "giết vua". Thử hỏi, một mình ông đứng ra giết vua ở vào thời đại đó, để làm gì? Trước sau trong sử không hề ghi ông có hiềm khích, thù oán, xung khắc gì với triều đình, với vua và Hoàng Thái hậu - sử không hề ghi ông có phe nhóm, bè đảng và âm mưu gì. Vậy Trạng nguyên Lê Văn Thịnh giết vua vì mục đích gì? 912 năm trôi qua, sự việc ở hồ Dâm Đàm vẫn treo trên đầu các thời đại một câu hỏi lớn. Hiện quê hương của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, nhân dân trong vùng sùng kính trân trọng ông tột bậc, có 2 khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận Thành và Gia Bình), khu lăng mộ của ông đã được trùng tu nhiều lần đến nay rất quy mô và bề thế. Người dân trong vùng truyền đi những giai thoại đẹp về vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt, và vụ án được ghi trong sử đã được Ỷ Lan Hoàng Thái hậu giải oan từ khi bà còn sống, được thể hiện qua pho tượng điêu khắc rồng hiện đang được thờ tại đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Đã gần 10 thế kỷ trôi qua, dấu xưa đã phôi pha chẳng còn bao vết tích. Ngay trong sử sách có nhiều điều bị thêm bớt, sửa chữa cách nay nhiều thế kỷ nên ngày nay có nhiều điều chúng ta chưa được rõ. Theo cố GS Trần Quốc Vượng trong lời đầu sách khi dịch "Việt sử lược" (thế kỷ XIV) cho biết: "Quyển sử đầu tiên của nước ta - cho đến nay được biết là sách "Đại Việt sử ký" do Lê Văn Hưu soạn, đời Trần Nhân Tông năm Nhâm Thân 1272. Sách ấy ngày nay không còn nữa. Nó đã bị thêm bớt, sửa chữa, bao gồm vào sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (...). Những sách sử đời Trần còn lại đến ngày nay chỉ còn thấy hai bộ: Một là sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc soạn ở Trung Quốc vào năm 1333. Còn bộ sử thứ hai là một bộ sách nhỏ, gọi là sách "Việt sử lược". "Việt sử lược" là do một tác giả cuối đời Trần đã lược lại "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu (...). Theo Ngô Sĩ Liên, sách "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu gồm 30 quyển, mà nay phần còn lại trong "Toàn thư và Việt sử lược" không còn là bao. Điều đó chứng tỏ cả hai sách đã lược bớt Đại Việt sử ký rất nhiều". Tôi chỉ là người yêu sử, nhân một cuộc du ngoạn viếng thăm đền thờ và quê hương Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt, cảm khái chép lại đôi điều trong sử sách, rất mong được các bậc học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử sớm làm sáng tỏ sự kiện năm 1096 trên hồ Dâm Đàm, trả lại những giá trị đích thực đối với vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt - Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh Dương Kiều Minh Theo : Báo CÔNG AN NHÂN DÂN & AN NINH THẾ GIỚI
  3. Kính thưa quý vị, Lịch sử có những khoảng trống để lại cho ta nhiều nghi vấn. Phải chăng đã có những sự thật lịch sử bị vùi lấp hàng ngàn năm ? Đó là lý do mà Trần Phương tôi muốn chia sẻ trong bài viết hôm nay ... Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc liên tục diễn ra, dưới đây là quan điểm của anh Thiên Sứ cho tới trước thời kỳ Hai Bà Trưng : Cuộc xâm lược của những chính quyền Bắc phương với dân tộc Việt không diễn ra ngay một lúc và ồ ạt. Nó trải hàng trăm năm và nhiều hướng bởi những quốc gia thuộc nhà Chu. Bởi vậy, sự chinh phục cuối cùng của nhà Hán cũng chỉ là sự quản lý về hành chính và tô thuế. Nền văn hóa Việt vẫn tồn tại ở địa phương cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm chấn động toàn bộ lãnh thổ Văn Lang cũ ở Nam Dương tử. Đây chính là lý do mà chính Mã Viện - tổng tư lệnh quân đội Hán phải thân chinh đánh dẹp ( Chứ nếu chỉ là một bộ lạc ngớ ngẩn thì quân Hán chắc không cần huy động tổng lực lương như vậy). Hai Bà Trưng thất bại, cuộc đàn áp chắc chắn khốc liệt và dân Việt đã di tản khắp nơi. Nhận xét trên rất dễ hiểu và có thể chấp nhận, kẻ đang gõ những dòng này cũng đồng ý như vậy, nhưng những nghi ngờ của tôi về thời kỳ Hai Bà Trưng bắt đầu chỉ từ một dòng sau của GS Lê Mạnh Thát : ... cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Kính thưa quý bạn đọc quan tâm, Đầu tiên, ta hãy xem lại tiểu sử Hai Bà Trưng : Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn. Và Thi Sách : Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên "Lạc tướng" nào vậy ? Thời Hùng Vương đã kết thúc từ lâu. Nếu nước ta lúc đó đã hoàn toàn thuộc Hán thì liệu những nhà cai trị có dễ dàng để cho sự quản lý của thời Hùng Vương còn tồn tại và kéo dài tới thời điểm đó không ? Tiếp theo là những nhận xét của các nhà sử gia về cuộc khởi nghĩa : Sử gia Lê Văn Hưu viết : Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết : Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư? Với một cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ có tính chất toàn diện nhưng chỉ "hô một tiếng" mà nhận được sự hưởng ứng sâu rộng đến vậy sao ? Mà cuộc khởi nghĩa này (lật đổ Tô Định) đã diễn ra rất nhanh chóng, nhanh chóng đến mức không thể tin được chỉ là một cuộc khởi nghĩa thông thường. Đến mức sau này, Mã Viện, tổng tư lệnh quân đội Hán phải thân chinh đánh dẹp và phải trả giá rất đắt (quân đi 10 phần, về chỉ còn 4,5 phần). Vậy phải chăng "nghĩa quân" của Hai Bà Trưng không phải chỉ là sự tập hợp quần hùng thông thường mà chính là một quân đội chính qui của một quốc gia và có tổ chức hẳn hoi ? Cũng xin được nói thêm rằng, với nghĩa đúng là một cuộc khởi nghĩa giành độc lập và nhận được sự ủng hộ sâu rộng của mọi tầng lớp dân chúng, không thể chỉ xảy ra trong một sớm một chiều mà phải được liên tục và bền bỉ suốt nhiều năm tháng, nghĩa quân trưởng thành phải trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ, thậm chí những nhà lãnh đạo nhiều lúc phải nằm gai nếm mật, thập tử nhất sinh, ... Nhưng ta không hề thấy điều này ở các sự ghi nhận nào trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tạo sao ? Vậy, có thực sự là thời điểm trước đó nhà Hán đã chiếm được nước ta không ? Nhưng nếu chưa chiếm được nước ta, vậy thời đó nước ta vẫn là một nước độc lập, tất phải có vua, vậy vua là ai ? Nhưng trước hết, hãy xem lại lý do của cuộc khởi nghĩa : Thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: “ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu...” Dưới đây là trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca : Đường-ca lâu đã vắng lời, Đến như Tô-Định là người chí hung. Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên. Và đoạn dưới đây là tôi trích trên tấm bia ở đền thờ Hai Bà Trưng (Bình Thạnh - TPHCM) : Ngàn thu công đức nhớ Hai Bà Cân quắc anh hùng đất Việt ta Nghĩa nặng một lòng em với chị Thù chung hai mối nước như nhà ......................................... Chúng ta có thể hiểu được rằng, trước là nghiệp lớn rồi sau đó mới đến thù nhà, đó là lý do đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa. Rất đáng trân trọng. Nhưng, tôi không nói đến các sách sử của Tàu có phần xem nhẹ cuộc khởi nghĩa, thậm chí có tài liệu nói rằng Thi Sách còn sống và tên là Thi chứ không phải Thi Sách, tôi vẫn dựa theo sự cảm nhận trân trọng về một thời kỳ hào hùng trong sử ta đối với hai Nữ Vương anh hùng của dân tộc, mối "thù chồng" được nhắc đi nhắc lại và luôn đi đôi với "nợ nước", sao lại như vậy ? Quý bạn đọc thân mến, "nợ nước thù nhà" không phải chỉ là của riêng cá nhân nào trong bối cảnh đất nước bị ngoại bang dày xéo, đó là nỗi đau chung của những người con đất Việt trong cảnh nước mất nhà tan. Nhưng nếu xét trong trường hợp của Trưng Trắc, sự "thù chồng" sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chính là vận nước, thậm chí đã từng có sử gia nước ngoài nhận xét rằng công cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chỉ "mang tính địa phương" bởi có yếu tố "thù chồng", như vậy, việc trong dân gian (và sử ta) nhắc nhiều tới việc "thù chồng" sẽ ít nhiều làm giảm nhẹ ý nghĩa thực sự của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ta hãy xem tiếp đoạn sau trong Đại Nam Quốc Sử diễn ca : Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương-tử thay quyền tướng quân. Vâng, "thay quyền tướng quân", sao lại như vậy ? Phải chăng trước đó đã có những cuộc đấu trí cân não bền bỉ giữa ta và địch, thứ nhất là tránh cho nhân dân một cuộc binh đao, thứ hai là biết được lực ta chưa đủ mạnh. Sự nhân nhượng bền bỉ này của nước ta là chấp nhận làm một nước chư hầu trên danh nghĩa để đổi lấy một nền độc lập thực sự, và trong một chừng mực, nước ta chấp nhận các tướng lĩnh và quân đội nhà Hán ngang nhiên qua lại ở nước ta, như trường hợp Thái thú Tô Định (chức "Thái thú" cũng chỉ là danh nghĩa). Cũng xin được chia sẻ thêm rằng, sự căm thù của nhân dân và các tướng lĩnh đối với sự ngang ngược và tàn bạo của những kẻ đang có dã tâm cướp nước dù có cao đến đâu, thậm chí có bất bình với chính sách nhân nhượng quá mức của triều đình ta, nhưng cũng phải có kỷ luật và không thể manh động, dĩ nhiên trường hợp đó nước ta phải đang độc lập và có vua, cũng phải ít nhiều thấu hiểu được rằng : chưa đến lúc phải động binh nếu lực của ta chưa mạnh. Điều này lý giải hợp lý là đến khi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, như một lệnh tuyên chiến ban ra, các đơn vị địa phương (đã có sự chuẩn bị và chờ đợi kìm nén tứ trước) đã nhất loạt nổi lên và lan tỏa rộng như chúng ta đã biết. Như vậy, sự nghi vấn của tôi đặt ra một giả thuyết là : chính quyền nhà Hán trước đó đặt ách cai trị nước ta về danh nghĩa chỉ là sự quản lý về hành chính và tô thuế, về thực sự, nước ta vẫn là một nước độc lập. Nhưng sự cai trị này càng ngày càng ngang ngược và vươn vòi sâu rộng. Chính quyền nước ta thời bấy giờ đã có những sự nhân nhượng tối đa, vua tôi vẫn phải tuân thủ qua lại để cống nạp lễ vật, nhưng "cây muốn lặng song gió chẳng ngừng", cái gì đến cũng phải đến, việc Tô Định dùng mưu bắt và giết hại Thi Sách tướng quân để uy hiếp và làm nhụt chí quân dân ta đặt ra một nghi vấn là : phải chăng Thi Sách tướng quân chính là người đứng đầu nước ta thời bấy giờ ? Nếu điều giả thuyết trên là đúng, thì việc Trưng Trắc lên ngôi nối nghiệp chồng và "phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" chính là sự trả lời của cả một dân tộc. Và cuộc chiến sinh tử đó chính là một cuộc chiến tranh vệ quốc chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa thông thường. Và như vậy, dù trước đó vẫn có sự tồn tại khách quan Âu Lạc - An Dương Vương và Nam Việt - Triệu Đà thì sự độc lập của nước ta trước thời kỳ Hai Bà Trưng cũng không thể không có thật, phải chăng khoảng trống đó của lịch sử đã bị vùi lấp bởi hàng ngàn năm Bắc thuộc ? Một xin rửa sạch nước thù Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng ................................................... Kính thưa quý vị, Trên đây là những nghi vấn của Trần Phương tôi về một sự thật lịch sử đã bị vùi lấp hàng ngàn năm, dĩ nhiên còn nhiều thô sơ, xin tạm dừng tại đây, cám ơn quý bạn đọc quan tâm !
  4. Anh Thiên Sứ thân mến, Tôi hiểu ý anh. Tôi hứa sẽ có bài trả lời toàn bộ bài viết của anh về vấn đề nước Nam Việt và nhân vật Triệu Đà theo những phân tích - đánh giá chủ quan của tôi đối với một thời kỳ nhạy cảm của lịch sử dân tộc. Nhưng tôi tin rằng, mọi sự tranh luận thuộc quan điểm cá nhân (khác nhau) của mỗi người về những khoảng trống của lịch sử nước nhà đều xuất phát từ những tình cảm da diết, nỗi quay quắt đối với tổ tiên nguồn cội của những người con đất Việt và tất cả không ngoài mục đích mang tính xây dựng. Còn để tiếp tục với chủ đề này, như ở bài viết trước tôi đã trình bày, trong suy nghĩ của tôi - rất nghiêm túc - từ lâu đã có những nghi ngờ về một thời kỳ kháng chiến oanh liệt và bi hùng của lịch sử nước nhà : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mặc dù tôi cũng không đồng ý với quan điểm của GS Lê Mạnh Thát trong việc phủ nhận nhân vật Thục Phán An Dương Vương, vấn đề này tôi rất ủng hộ bài phản biện của anh Thiên Sứ. Nhưng nếu được, từ nay tôi xin mạn phép nêu ra những mối nghi vấn và thử đặt ra những giả thuyết của chủ quan cá nhân tôi về thời kỳ này. Xin được tiếp tục ở các bài viết sau. Cám ơn anh Thiên Sứ và quý bạn đọc quan tâm !
  5. Kính thưa quý anh chị bạn đọc, Thực ra, ngay từ những số báo đầu tiên (Thanh Niên) về những quan điểm của GS Lê Mạnh Thát đã để lại cho Trần Phương tôi rất nhiều suy nghĩ, tôi đã định viết lên hàng loạt những nghi vấn của mình về một thời cổ sử ở nước ta thời kỳ đầu công nguyên mấy lần nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào, với lại cũng không có nhiều thời gian. Có thể nói rằng, tài liệu cổ sử của nước ta về thời kỳ đó quá ít, nếu không muốn nói là còn quá nhiều lỗ hổng bởi phần lớn các tài liệu sử của nước ta thời đó đều dựa vào sử sách của Tàu. Hôm nay, tôi xin trích vài đoạn của GS Lê Mạnh Thát (báo TN) và một số tài liệu lịch sử liên quan, tôi sẽ từng bước nói rõ hơn về những nghi vấn và quan điểm của tôi ở các bài viết sau. Đầu tiên, quý vị hãy xem quan điểm này của GS Lê Mạnh Thát : Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học Về tiểu sử của Hai Bà Trưng, theo wiki : Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn. Và Thi Sách : Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên Dưới đây là công cuộc kháng chiến oanh liệt của Hai Bà : Tháng 2, năm Canh Tý, vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Về lý do của cuộc khởi nghĩa : http://e-cadao.com/lichsu/haibatrung.htm Thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: “ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu...” Còn về qui mô của cuộc kháng chiến, đã nhiều sự đánh giá rất trân trọng đối với đối với 2 vị nữ vương anh hùng của dân tộc : Sử gia Lê Văn Hưu viết : Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết : Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư? ........................... Kính thưa quý vị, Tôi chưa thể trích hết những trang sử nói về thời kỳ của Hai Bà Trưng trong bài này, nhưng tạm thời xin trích dẫn vài tài liệu như trên. Xin được tiếp tục trình bày những nghi vấn của tôi về một thời kỳ oanh liệt và bi hùng của lịch sử nước nhà trong các bài viết sau. Cám ơn quý anh chị bạn đọc quan tâm !
  6. Xin được trả lời toàn bộ bài viết của anh Thiên Sứ đối với lập luận của tôi. Tôi viết đọan này ở bài viết trước : Các tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vâng lệnh nhà Minh cất quân tấn công và đánh chiếm thành công vùng đồng bằng sông Cửu Long của các chúa Nguyễn, khai phá và đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh. Và các tướng trên không phục nhà Thanh nên quyết chống lại và lập lãnh thổ riêng ... Đây là một điều giả sử do chính chủ quan của tôi đặt ra, tôi có nhấn mạnh bằng cách tách riêng và để chữ in nghiêng, ý muốn nói đến một điều không có thật trong lịch sử nhưng chỉ có trong trường hợp giả định như vậy mới có thể so sánh Trần Thượng Xuyên, Trương Ngạn Địch với Triệu Đà bởi vì như anh viết : "Tỵ nạn chính trị" với "xâm chiếm và xác định chủ quyền" là hai vấn đề khác nhau." Tôi nghĩ đã có sự hiểu lầm của anh đối với lập luận của tôi. Vì điều ở trên cũng chính là điều mà tôi đang muốn chứng minh : các tướng nhà Minh được xem là tị nạn chính trị nên không thể so sánh với trường hợp của Triệu Đà là xâm chiếm và xác định chủ quyền được. Anh viết : Nếu nói như anh thì: "đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh". và : Với lập luận trên của anh thì theo anh bây giờ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thay thế nhà Mãn Thanh thì vùng đất này sẽ thuộc chủ quyền của ai? Như tôi đã nói ở trên, đó chỉ là điều giả định do chủ quan của tôi đặt ra nên không thể là sự thật, do đó không thể có trường hợp này :rolleyes: Nhân đây, tôi cũng xin mạn đàm thêm về ý của anh, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa thay thế nhà Mãn Thanh thì theo một lẽ hiển nhiên, những vùng đất trước đó của Mãn Thanh đều phải thuộc về CHDCND Trung Hoa. Tôi chứng minh điều này như sau : chiếu theo lịch sử, Trung Quốc ngày nay hoàn toàn có cớ chính đáng để lấy lại những vùng đất trước đây của mình (nhà Thanh) như Hongkong, Macau, ... dù trước đó thực dân Anh và Bồ Đào Nha chiếm của nhà Thanh trước đây chứ không phải nhà nước Trung Quốc hiện tại. Các nước phương tây dù có muốn tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình ở những vùng đất đó nhưng không thể chối bỏ chứng cứ lịch sử rõ ràng ấy nên buộc phải trao trả, đó là chưa nói đến sức mạnh của Trung Quốc bây giờ, sự kiện trao trả này chính là một tất yếu của lịch sử. Trường hợp tương tự là đảo Đài Loan, nhưng vì đây là một vấn đề thuộc phạm trù chính trị quốc tế nhạy cảm nên tôi không dám lạm bàn. Anh viết : Quan điểm của tôi rất rõ ràng là: Nam Việt Triệu Đà là quốc gia của người Việt. Không chỉ vì một Triệu Đà là người sinh ở vùng đất thuộc nhà Hán quản lý mà Nam Việt không phải quốc gia Việt. Về quan điểm này (Triệu Đà) thì có lẽ tôi và anh khác nhau, tôi không thể công nhận một nhân vật nối tiếp bước chân kẻ xâm lược để áp đặt sự thống trị ở nước ta là đại diện cho chủ quyền của dân Việt và nền văn hóa Việt, nhưng xin được tiếp tục ở một dịp khác vì tôi xin ngưng các bài viết thể hiện quan điểm của tôi về Triệu Đà kể từ đây bởi có lẽ không phù hợp với chủ đề này. Anh viết : tôi đặt vấn đề là : Triều đại Mãn Thanh có thuộc quốc gia chính thống của Trung Quốc không? Nếu người Hoa Kỳ bầu Obama làm tổng thống thì Hoa Kỳ thuộc quốc gia Kenia ở châu phi chăng? Tất nhiên điều đó phi lý. Triều Mãn Thanh thì dĩ nhiên là thuộc về triều đại chính thống của Trung Quốc :rolleyes: , nhưng có lần tôi cũng có nói đến là hơi éo le bởi vì bị người ngoại tộc nắm quyền. Đây lại là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Theo tôi, qua các tác phẩm văn học hay phim ảnh, ta cũng có thể thấy được nỗi đau của người Trung Hoa khi một mặt vẫn gọi là "giặc chó Thanh" nhưng một mặt vẫn không thể phủ nhận sự xác định chủ quyền rộng lớn đến thế nào của nhà Thanh, một trong những tác phẩm (phim) mà theo tôi là tiêu biểu cho vấn đề này là "Lộc Đỉnh Ký". Tuy nhiên, vì đây là chuyện xứ người nên cũng không dám bàn sâu. Cụm từ "phân biệt chủng tộc" không có trong kho từ điển tiếng Việt của tôi, nên anh Thiên Sứ đặt vấn đề về bầu cử tổng thống da màu ở Mỹ để so sánh với trường hợp nhà Mãn Thanh hay Triệu Đà là không mấy thuyết phục, ít nhất với quan điểm của tôi. Cuối cùng, xin được nhắc lại là, để trở lại với chủ đề chính, tôi xin ngưng các bài viết thể hiện quan điểm của mình về nhân vật Triệu Đà kể từ bài viết này. Xin cảm ơn anh Thiên Sứ cùng quý bạn đọc !
  7. Kính chị Wildlavender và anh Thiên Sứ, Ở đoạn "Lạc Việt, Tây Âu và nước Nam Việt", tác giả viết : Sự thâm nhập trực tiếp của người Hoa Hạ vào khu vực Lạc Việt diễn ra rõ rệt nhất vào thời Tần (Thủy Hoàng), cuối thế kỷ III trước Công nguyên. Tuy nhiên cố gắng lớn nhất của Tần Thủy Hoàng chỉ là lập được một tuyến quận huyện Tần từ Trường Sa đến Nam Hải, tức là chinh phục được các nhóm Yuê ở Bắc (một phần Âu Việt) và Nam Ngũ Lĩnh (một phần Lạc Việt) (Hồ Nam, Quế Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây), lập thành quận Nam Hải. Trong sự thôn tính đó, chúng ta đều biết Nhâm Ngao và Triệu Đà cùng là tướng lĩnh của nhà Tần, và : Trong quá trình nhà Tần suy yếu, Hán Sở tranh hùng, Nhâm Ngao (là chủ soái của Triệu Đà) cùng Triệu Đà âm mưu cát cứ để lập một quốc gia riêng của người Yuê ở vùng Nam Hải. Nhưng không thể có sự so sánh khập khiễng như thế này : Chính Triệu Đà đã lấy vợ người Việt (quê Đồng Xâm, Thái Bình, nay còn đền thờ bà và Nam Việt Vương họ Triệu đó). Điều này giống tình trạng của những người Minh lưu vong do Trương Ngạn Địch, Trần Thường Xuyên đã sang nước ta cùng chúa Nguyễn xây dựng Tổ quốc mới. Trong so sánh có thể hình tượng khái quát mặc dù có thể khác về thời điểm và bối cảnh lịch sử, nhưng ít nhất phải có một đơn vị chung. Chỉ có thể so sánh trường hợp trên trong trường hợp giả sử như thế này : Các tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vâng lệnh nhà Minh cất quân tấn công và đánh chiếm thành công vùng đồng bằng sông Cửu Long của các chúa Nguyễn, khai phá và đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh. Và các tướng trên không phục nhà Thanh nên quyết chống lại và lập lãnh thổ riêng ... Chỉ có điều giả sử trên thì mới có thể so sánh với trường hợp của Triệu Đà. Còn thực tế lịch sử thì hoàn toàn khác hẳn : các tướng lĩnh trên thuộc nhà Minh cũ vốn không phục nhà Thanh nên mới dẫn đoàn gia quyến cùng tùy tùng sang xin các chúa Nguyễn được tị nạn chính trị ở nước ta và được các chúa Nguyễn bố trí sinh sống ở vùng đất Đồng Nai và Tiền Giang ngày nay. Như vậy, ở phần nhân vật Triệu Đà, tôi đã từng thể hiện quan điểm của mình là coi công cuộc bành trướng và thâu tóm của các thế lực phong kiến phương bắc đối với nước ta là hành động xâm lược. Không phải là đại diện cho chủ quyền của dân Việt và nền văn hóa Việt. Về việc phân tích quan điểm của GS Lê Mạnh Thát, tôi đã định trình bày những phân tích của mình trong topic "thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất" nhưng vì bữa giờ tôi bận quá nên không thể có thời gian lên net được lâu. Nay tôi xin tiếp tục trình bày trong chủ đề này ở các bài viết sau.
  8. NÊN Hôm nọ tôi đến thăm anh Thiên Sứ và có kèm theo chút ... nhờ vả : - Thế này anh Thiên Sứ ạ, chẳng là tháng này tôi làm ăn bết quá, chỉ chưa đầy một tuần mà bị hủy hết 3 cái hợp đồng. Tôi định xả xui bằng cách hôm nay sẽ trút hết số hầu bao còn lại để mua vé số, theo anh thì có nên không ? - Nên, nhưng anh hãy lựa tờ trúng mà mua.
  9. Độc Thoại Của Dương Vân Nga Cao Tự Thanh (viết cho Nguyễn Thị Minh Ngọc) Này, các người, hậu huệ của các thần dân trước kia của ta, các người đánh đập xong rồi phải không ? Một pho tượng như ta mà lên tiếng thật cũng trái với thói thường, quyền phát ngôn chỉ thuộc về kẻ sống. Nhưng cả ngàn năm rồi mà các người vẫn hát bài đồng ca chính thống cũ, vần những gia điệu cũ, tiết tấu cũ, có khác chăng chỉ là lời hát mới, từ ngừ mới mà thôi. Xem ra đầu óc các người còn cũ kỹ hơn cả một pho tượng cũ, thất đáng thương. Nghĩ mà buồn cười : các người thờ phụng ta mà lại đánh đập ta, nhưng đánh đập ta mà vẫn thờ phụng ta. Các người dám bất kính chứ không dám phủ nhận chứ gì. Mà các người bất kính với ta vì lẽ gì nào ? Vì ta tái giá với Đại Hành hoàng đế à ? Chuyện đó đụng chạm gì tới các người chứ ? Bọn đàn ông kia, sao các người không tự trách mình không làm được một Đài Hành hoàng đế, mà chỉ biết kết án các Dương Vân Nga ? Còn các phụ nữ thủ tiết không đi bước nữa nghe đây : tại sao các người không dám tái giá thế ? Chỉ có hai lý do : hoặc là lo chồng sau không bằng chồng trước, hoặc là sợ chồng sau còn qúa chồng trước thôi, đúng không ? Ta thì khác nhé, hai người của ta đều anh hùng, đều hoàng đế, đều có công với nước với dân, đều yêu thương và kính trọng ta, chỉ có bọn xấu xí đần độn mới muốn mà không dám làm vợ họ thôi. Thật ra, ta cũng biết người lên án ta kịch liệt nhất là các nhà Nho. Họ nói ta ưng thuận đưa Đại Hành hòang đế lên ngôi là có tội vì làm mất ngôi vua của con cháu Tiên Hoàng. Vậy những người ưng thuận đưa Tiên Hoàng lên ngôi có tội với Ngô Vương không ? Thật khốn kiếp, họ cứ làm như đất nước là của riêng của một nhóm người hay một giòng họ. Cái thói coi nhà là triều và coi triều là nước ấy đã làm nảy sinh hàng bầy vua chúa chông hầu yêu nước mà không thương dân đấy. Vả lại có dòng họ nào làm vua được mãi mãi không ? Bọn ngu xuẩn không hiểu gì về quyền lực mới tham quyền cố vị. Mà nếu ngai vàng đúng là của gia đình ta thì họ càng không được bất kính với ta. Ta là vợ cúa Tiên Hoàng, vợ chồng đã ra riêng, chồng chết thì vợ hưởng gia tài, ngay nhà chồng cũng không có quyền can thiệp vào việc ta sử dụng tài sản của ta, chứ đừng nói là người ngoài. Tựu trung, chỉ vì họ nhất quyết không chịu khâm phục ta. Mà nói lại, tại sao họ tự cho phép mình có cài quyền không chịu khâm phục ta ? Chì vì ta là phụ nữ thôi. Nói thật lòng thì hai đời chồng cùng không thoải mái lắm. Nếu không có chuyện quân Tống qua đánh thì chưa chắc ta đã đi bước nữa đâu. Đại Hành hoàng đế là người giỏi nhất trong các tướng lãnh của Tiên Hoàng, không phải ông cầm quân thì khó mà chống được quân Tống. Lấy chồng lần thứ hai khó mà dễ, khó là khó qúa phận để lên làm vợ, dễ là dễ yên phận mà ra sức giúp chồng. Ta giúp chồng sau chống giặc giữ nước, giữ gìn sự nghiệp nhất thống giang san của chồng trước, khiến công nghiệp anh hùng của Tiên Hoàng được nối tiếp bằng công nghiếp của anh hùng của Đại Hành hoàng đế, lại không không phải là hai lần vợ hiền à ? Tiên Hoàng vừa băng, vua nhỏ mới lập, trong triều đại thần tranh giành, ngoài biên cương địch dòm ngó, mà sử nước Việt từ Đinh qua Lê vẫn một mạch nối liền, cái công chuyển nguy thành yên ấy là của những ai vậy ? Những kẻ miệng đầy lời trung ái mà tay không chút công lao kia, tại sao các người không chịu học một lịch sử như nó có mà chỉ muốn học một lịch sử như các người muốn thế ? Cũng cần nhìn tới tương lai một chút. Sang năm, các người sẽ lại cúng tế ta, đánh đập ta, rồi đem kiệu rước ta qua miếu Đại Hành hoàng đế cúng tế màn hai, đúng không ? Ta chỉ có một cuộc đời, mà các ngưòi lại đem tín điều của mình chặt ra làm hai mảnh ? Bổn phận của những kẻ nhìn lịch sử qua lăng kính đạo đức như các người là kết án những phụ nữ lấy chồng và giữ nước không theo kiểu các người muốn, còn ta, một phụ nữ trong giới hoàng hậu và một hoàng hậu trọn giới phụ nữ, bổn phận của ta là cứ việc lấy chồng và giữ nước bất kể chuyện đó phù hợp hay không phù hợp với tiêu chuẩn trung trinh của bất cứ ai. Khởi kiệu đi ! Cao Tự Thanh Sài Gòn tháng 10, 2002
  10. Tất cả sẽ vô nghĩa khi nó không chứng tỏ một định hướng tốt đẹp cho tương lai con người. Đúng vậy anh Thiên Sứ ạ, lịch sử cũng cần những cách hiểu dung dị và giàu tính nhân bản. Tôi thực sự không thể hiểu nổi một số người cho rằng : "chính cái âm mưu giết hại Tiên Hoàng của Dương Thị và Lê Hoàn đã khiến cho nhà Tống có cơ hội xua quân sang nước ta, bởi vì trước đó Tiên Hoàng, mà nhất là hoàng tử Đinh Liễn đã có quan hệ rất tốt đẹp với nhà Tống". Trời ạ, gọi là "nhà sử học" làm gì để mà ấu trĩ vậy chứ, bài học lịch sử còn sờ sờ ra đó : mỗi khi đất nước có biến loạn về triều chính thì cũng là lúc ngoại bang đâu dễ gì khoanh tay đứng nhìn, bài học về Hồ Quý Ly còn đó, nội chiến Lê - Mạc còn đó, Tây Sơn và vua Lê Chiêu Thống còn đó, vậy mà ... Bây giờ nếu người ta có cố chứng minh Hai Bà Trưng bị chết chém chứ không phải tự tử ở Hát Giang thì sao chứ ? Hai Bà chẳng phải là đại diện cho ý chí quật cường của dân tộc, cho nền văn hóa Việt à ? Và đứng đầu một nước thì gọi là Nữ Vương hay là Vua thì có gì là khác biệt ? Hay chẳng qua vì Hai Bà "làm phản" nên gọi là "Vua" là hỗn chăng ? Hic ... Và nếu bây giờ tôi vẫn cứ giữ hình ảnh đẹp của Hai Bà là gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn thì sao nào ? Bởi vì tôi (và tin rằng cả nhiều thế hệ trẻ em sau này nữa) là người yêu cái đẹp là xuyên tạc lịch sử à ? Tôi cũng xin mượn lại câu kết của anh Thiên Sứ làm câu kết của tôi : Tất cả sẽ vô nghĩa khi nó không chứng tỏ một định hướng tốt đẹp cho tương lai con người. Trần Phương
  11. Tôi thực sự bị cuốn hút vào những món đồ cổ vớt được ở nhà hàng Trống Đồng, chắc chắn một điều rằng sẽ còn rất nhiều cổ vật vẫn chưa tìm thấy hoặc sẽ không bao giờ tìm thấy. Theo tôi, ý tưởng của bạn Rin86 là một ý tưởng rất hay, vì đối với nhiều người Việt Nam, theo tôi biết, thời kỳ Hùng Vương vẫn là một cái gì đó mờ mờ ảo ảo, nên tôi nghĩ, giới thiệu về văn hóa Việt từng có thật một thời lung linh huyền vĩ qua các giá trị cổ vật là một việc thiết thực, nếu chưa ai làm thì mình làm, bởi có phải vì lợi nhuận gì cho riêng ai đâu mà gọi là quảng bá hay khuếch trương. Nếu được, tôi cũng xin đóng góp chút phần nhỏ :) Tôi đã từng ra Hà Nội nhiều lần, nhưng chưa biết qua nhà hàng Trống Đồng. Anh Thiên Sứ có thể giới thiệu cho tôi biết website hay địa chỉ của nhà hàng đó không ? Trước mắt, tôi muốn biết chút thông tin như : thực đơn, giá cả dịch vụ, số lượng khách tối đa cho mỗi lần, ... Không biết đã có chương trình ẩm thực nào đưa khách tới đây tham quan chưa, nhưng nếu được thì tôi sẽ thử đưa thêm vào tour khách nội địa xem sao, tôi nghĩ chắc sẽ thú vị lắm. Vài ý tưởng, mong quý vị góp ý, ...
  12. Đúng vậy, điều này từ lâu tôi cũng có suy nghĩ như anh Thiên Sứ, mặc dù sau này người ta có đặt ra nhiều nghi án :) Trước đây tôi rất thích xem truyện tranh, trong truyện về kiếm sĩ Kenshin Ruruni - tranh truyện Nhật Bản, tôi còn nhớ mãi mẩu đối thoại giữa Kenshin và Kaoru sau : Kaoru nói : Môn phái của ta chỉ sử dụng kiếm để cứu người. Kenshin đáp : Không đúng, kiếm là hung khí, dù người ta có thêm vào những từ hoa mỹ cho nó như thế nào thì sự thật trần trụi nó vẫn như vậy, nhưng trong tâm khảm của ta, "kiếm để cứu người" là rất dễ thương, cầu mong những điều dễ thương ấy luôn truyền mãi trên khắp thế giới. Ngày nay có nhiều nhà sử học rất khắt khe khi đặt lại vấn đề lịch sử rằng : các đoàn nghệ thuật ngày nay thêm bớt nhiều cả về nội dung lẫn tên gọi, phải gọi cho đúng là Dương Thị chứ không có tên Nga nào cả. Cá nhân tôi vẫn thích gọi bà là Dương Vân Nga. Cái tên ấy đẹp làm sao ! Có ai đó nói rằng : cuộc sống cần thực tế một chút. Điều này đúng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có vậy. Tại sao ? Bởi vì ... đó là cuộc sống ! :unsure:
  13. Đôi khi ... Đôi khi, ta chợt nhận ra rằng, có một cái gì đó tinh tế trong những cái bình thường của đời sống tâm hồn ... Rằng có khi mỗi ngày ta chỉ rong ruổi vài cây số trong đường phố Sài Gòn cũng không thể nhớ nổi tên các đường phố mình đã đi qua ... Rằng cái thằng tôi này từng rất kiêu hãnh rằng : mình là một trong những người khá rành tên đường trong thành phố này, đơn giản vì công việc nên phải rong ruổi nhiều nên khá rành, nhưng nhớ tên đường chỉ để phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của mình chứ biết làm quái nào được ý nghĩa tên đường ... Rằng hình như có thằng bạn Việt kiều lâu lâu về nước năm nào đó nói rằng : hiếm nơi nào như ở VN mình cứ bước ra phố là thấy tên anh hùng, đó là cái đạo lý Tri Ân đối với những người có công với đất nước rất độc đáo của người VN. Tưởng lâu lâu được nó mời đi nhậu để được nghe kể chuyện xứ người chứ, đằng này lại toàn nói chuyện xứ ta, chán ... Rằng vào mỗi buổi chiều khi tan sở, chỉ cần nghe được điện thoại của thằng chiến hữu nào đó nói tên đường nào là biết ngay tên quán, vù xe bay đến đích ... Nhưng chính trong những lúc đôi khi bất chợt chỉ vài giây đó, bỗng nhận ra có một sự tinh tế ... Lần đó là một buổi chiều kẹt xe đến kinh người, ngay chỗ chợ Phạm Văn Hai, nhích từng bước, mệt ... Lúc đang cau có vì không thể tiếp tục di chuyển, nhìn lên bảng tên đường bên hông chợ, con đường nhỏ mang tên : Dương Vân Nga, nhưng cũng chẳng để ý gì vì nó đập vô trước mắt nên nhớ, vậy thôi, ... Tiếp tục nhích từng bước một, đến bên hông chợ bên kia, lại cũng không thể tiếp tục di chuyển, cũng thấy đập vô mắt tên một con đường nhỏ : Nguyễn Bặc, ... Bỗng chốc, như chợt nhớ ra một cái gì đó, hai bên hông chợ là hai tên đường ! Hay thật, tinh tế thật, khá khen cho ai khéo đặt tên ... Như quên hết mệt mỏi, hết cau có, khẽ mỉm cười và tiếp tục hành trình ... Trần Phương
  14. Ở đoạn nói về Ngũ hành, ông Cao Tự Thanh viết : Quan hệ tương sinh tương khắc ở đây cũng là những phạm trù biểu kiến trong tư duy triết học của người Trung Hoa cổ, chúng phản ảnh sự mâu thuẫn có tính hiện tượng, bề mặt và sự thống nhất có tính bản chất, bên trong của giới tự nhiên. Người Việt Nam chúng ta hay gọi người Trung Quốc là người Hoa hay người Tàu (chỉ riêng người Việt mới gọi người Trung Quốc là người Tàu) là nói đến tất cả những cư dân sinh sống (hay xuất xứ) trên đất nước Trung Quốc ngày nay, không phân biệt dân tộc hay chủng tộc nào. Như vậy, ông Cao Tự Thanh dùng từ "người Trung Hoa cổ" một cách chung chung trong lập luận của mình khi trình bày về cổ văn hóa sử là không khách quan, dễ làm người đọc đi lầm đường khi nghĩ rằng các giá trị văn hóa VN ngày nay có bắt nguồn từ Trung Hoa. Thực tế là ở miền nam Trung Quốc ngày nay có nhiều dân tộc khác nhau với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó đã là một vấn đề lịch sử. Ông phê phán GS Trần Ngọc Thêm : Không lạ gì mà Trần Ngọc Thêm đã chạy theo số lượng khi nỗ lực giành quyền tác giả cho phương Nam, cho Bách Việt các giá trị loại Hà đồ, Lạc thư trên một đường hướng ít minh bạch và với những thao tác thiếu thẳng ngay kiểu nhập nhằng đánh đồng phương Nam với Việt Nam, Bách Việt với Lạc Việt. Vậy ra ông Cao Tự Thanh vẫn xuất phát từ quan niệm từ hàng ngàn năm nay khi cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Và nếu cứ mãi như vậy thì mọi sự nghiên cứu về văn hóa Việt vẫn mãi là những vòng lẩn quẩn bất hợp lý không thể lý giải từ hàng ngàn năm trước cho tới ngày nay và ... hàng ngàn năm sau nữa. Vài lời nông cạn,
  15. Xin được giới thiệu với anh Thiên Sứ đôi nét về nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh : Nguồn : http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2007/05/3B9F5C44/ Là nhà nghiên cứu về lịch sử văn hóa, một trong những học giả Hán Nôm, dịch giả Hoa văn uy tín hiện nay, Cao Tự Thanh có hơn 10 tác phẩm nghiên cứu về các lĩnh vực này, hơn 40 đầu sách dịch cùng nhiều công trình khác. Nhà nghiên cứu Hán học Cao Tự Thanh Nguồn : http://www.tiasang.com.vn/news?id=2385 Bàn luận về Tính cách Việt, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh quan niệm không thể nói chung chung về tính cách. Xã hội nào tính cách ấy. Ông nói: Nói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội. Khi bước qua phương thức tồn tại vật chất mới, lối sống, mức sống cũng như quan niệm sống sẽ thay đổi. Phương thức sống trong thời kỳ bao cấp là một trong những nguyên nhân sản sinh ra thói vô trách nhiệm và đạo đức giả... Trần Phương giới thiệu.
  16. Ngoài cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của GS Trần Ngọc Thêm là một trong những kiến thức cơ bản của sinh viên trong môn học "Cơ sở văn hóa Việt Nam" ở các trường Đại Học, Cao Đẳng và TCCN, ... Liên quan đến chủ đề này, xin được giới thiệu bài phê bình của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đối với tài liệu này : Đọc quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm Ngay sau khi vừa được phổ biến rộng rãi, quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Tổng hợp thành phố HCM in, 1995) đã thu hút sự chú ý của nhiều người đọc sách. Bởi vì mặc dù chỉ là một tài liệu lưu hành nội bộ, đây lại là hóa thân của công trình Tính hệ thống của văn hóa Việt Nam - một đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu năm 1994 đồng thời là hậu thân của giáo trình cùng tên đã được đưa vào giảng dạy trong một số trường Đại học vài năm gần đây. Tác dụng xã hội của quyển sách do đó đã vượt khỏi phạm vi một công trình nghiên cứu văn hóa thông thường, nên việc nhìn nhận giá trị đích thực của nó là một điều cần thiết. Giở qua Cơ sở văn hóa Việt Nam, một người đọc bình thường cũng có thể thấy ngay rằng nó chứa đựng khá nhiều sai sót, trước hết do kiến thức cơ sở của tác giả về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Báo Văn nghệ số 17 và 18 ngày 27. 4 và 4. 5. 1996 đã đăng tải một bài viết nêu ra hàng loạt sai lầm kỳ quặc loại cốm thóc nếp tẻ chiêm mùa trong quyển sách. Cũng có thể kể thêm nhiều ví dụ tương tự, chẳng hạn thực dân Pháp “lập ra Nam Kỳ tự trị” sau khi đánh chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 (tr. 385), “Kim Đồng thời đánh Pháp, Võ Thị Sáu thời đánh Mỹ” (tr. 398)... Tuy nhiên, các học giả lớn đôi khi không biết tới những sự thật nhỏ, vả lại đó là hệ thống những sai sót mà người đọc bình thường nào cũng có thể đính chính ngay không cần tới “cách tiếp cận hệ thống” hay “phương pháp hệ thống - cấu trúc” sang trọng như Trần Ngọc Thêm, nên chúng chỉ làm tổn thất uy tín của riêng tác giả chứ không phương hại gì tới khoa văn hóa học. Điều quan trọng đáng nói là bên cạnh cái kiến thức cơ sở cần phải đính chính và bổ sung khá nhiều ấy, Trần Ngọc Thêm còn có một kiến thức lý thuyết và lý luận nông cạn và chắp vá về văn hóa. Chính sự nông cạn và chắp vá này mới làm hại cho văn hóa học, với các sai lầm của quyển sách về cả nội dung khoa học lẫn định hướng thực tiễn, về cả phương pháp nghiên cứu lẫn thao tác chứng minh. Tình hình này thể hiện đặc biệt rõ nét ở hai chương đầu (Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và Văn hóa nhận thức), mà trước tiên là ngay từ định nghĩa về văn hóa. Khởi đi từ cách hiểu “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”, Trần Ngọc Thêm đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giáo dục) (tr. 20 - 24). Ở đây không phải chỗ để vạch chữ tìm nghĩa, nhưng tính chủ động, tính nhân đạo hay chức năng nhận thức, chức năng định hướng, chức năng tái tạo thế giới... của văn hóa là những điều cần đề cập mà chưa được đề cập hay đề cập chưa đúng mức trong quyển sách cho thấy Trần Ngọc Thêm chưa thực sự nắm vững bản chất của văn hóa. Bởi vì văn hóa là một hệ thống giá trị, nhưng nhìn từ một góc độ khác, nó còn là một thế giới quan (worldview) thể hiện và phản ảnh sự lựa chọn của con người trong những điều kiện sống nhất định, sự lựa chọn này biến hệ thống các giá trị văn hóa thành hệ thống chuẩn mực xã hội trước hết trong các hành vi sáng tạo. Và ngay định nghĩa nói trên cũng chưa chính xác. Các giá trị văn hóa luôn luôn được tạo ra trong những điều kiện cụ thể và một cách có mục đích, nên văn hóa không chỉ bao gồm các giá trị được tạo ra mà còn cả những cách thức sáng tạo và sử dụng các giá trị ấy. Dĩ nhiên những cách thức này cũng là những giá trị do con người tạo ra, nhưng đó là một loại giá trị đặc biệt, mang ý nghĩa định tính và đóng vai trò thước đo về trình độ phát triển của mọi nền văn hóa. Vì nếu phương thức phát triển của hệ thống các giá trị được tạo ra chủ yếu là thay thế, phủ định lẫn nhau thì của hệ thống những cách thức sáng tạo và sử dụng này chủ yếu lại là kế thừa, bổ sung cho nhau, nên nó lưu trữ nhiều kinh nghiệm và trí tuệ hơn đồng thời cũng có khả năng dự báo và định hướng cao hơn. Nói theo ngôn từ của các nhà ngôn ngữ học thì đây chính là các yếu tố ngữ pháp và phong cách của một nền văn hóa, cũng vận động và thay đổi theo lịch sử nhưng luôn mang tính ổn định, thống nhất cao hơn hẳn so với các yếu tố từ vựng và ngữ âm. K. Marx từng có một kết luận cần nhắc lại về vấn đề này “Những cá nhân biểu hiện đời sống của mình như thế nào thì họ là như thế ấy, do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất cũng như cách họ sản xuất” (K. Marx và F. Engels, Tuyển tập, tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 269). Cho nên với định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, người ta sẽ không thấy được sự khác biệt văn hóa giữa hai cái ngạnh trên chiếc lưỡi câu thời tiền sử và thời hiện đại : trên phương diện là một giá trị được tạo ra thì cái ngạnh ấy đã được hoàn chỉnh hàng ngàn năm trước về mặt công cụ để đảm bảo chức năng giữ chặt con cá câu được của nó rồi, nên sự phát triển văn hóa ở đây chỉ nằm trên phương diện cách thức tạo ra, tức kỹ thuật chế tác công cụ ma thôi. Tương tự, hai ca sĩ tài năng đều có thể thành công khi trình bày cùng một bài hát nhưng chắc chắn họ sẽ đưa lại cho người nghe hai cảm xúc thẩm mỹ khác nhau : rõ ràng nhiều giá trị văn hóa đã được tạo ra ngay trong quá trình con người sử dụng - tiêu dùng các giá trị văn hóa. Tóm lại, định nghĩa nói trên chỉ mới đề cập tới cái lượng, cái hình chứ chưa giới thiệu được về cái chất, cái thần của văn hóa. Không lạ gì mà Trần Ngọc Thêm đã chạy theo số lượng khi nỗ lực giành quyền tác giả cho phương Nam, cho Bách Việt các giá trị loại Hà đồ, Lạc thư trên một đường hướng ít minh bạch và với những thao tác thiếu thẳng ngay kiểu nhập nhằng đánh đồng phương Nam với Việt Nam, Bách Việt với Lạc Việt. Ở đây cũng cần nhìn qua sự hiểu biết của tác giả Cơ sở văn hóa Việt Nam về những khái niệm loại âm dương, Ngũ hành, Bát quái..., vì giới thiệu chúng trong chương Văn hóa nhận thức, Trần Ngọc Thêm đã công nhiên gieo rắc nhiều kiến thức sai trái ngoài việc mặc nhiên coi chúng là uyên nguyên của truyền thống triết học và tư tưởng Việt Nam. Trước hết, hãy nói tới những kiến giải về âm dương. Triển khai hai phạm trù nhận thức này vào việc tìm hiểu lịch sử văn hóa, trong nhiều chương sau, Trần Ngọc Thêm đã nhiều lần nhắc lại về hai hệ thống văn hóa - nền văn hóa du mục (và gốc du mục) trọng dương thiên động phương Bắc và nền văn hóa nông nghiệp trọng âm thiên tĩnh phương Nam. Lối phân loại và khái quát lịch sử văn hóa của nhân loại theo một mô hình đăng đối như thế chính xác tới mức nào thì tạm thời chưa bàn, chỉ cần nói ngay rằng Trần Ngọc Thêm đã sai lầm ngay từ những kiến giải về âm dương với việc lấy hình thức làm loại hình, đem khái niệm làm thuộc tính. Ví dụ ở đoạn về “Hai quy luật của triết lý âm dương”, Trần Ngọc Thêm viết “Quy luật về Bản chất của các thành tố : không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong dương có âm và trong âm có dương”, rồi nêu ra hai yêu cầu khi xác định tính chất âm dương của một đối tượng là phải “xác định đối tượng so sánh” và “xác định cơ sở so sánh” (tr. 82). Chỉ có một điều gần đúng, vì phải được đặt vào ít nhất là một quan hệ với ít nhất là một sự vật, hiện tượng khác cùng hệ thống thì một sự vật, hiện tượng mới có thể được coi là âm hay dương, chứ tự thân nó thì chẳng âm cũng chẳng dương gì cả, cũng như Thái cực vốn vô đối nên không phân âm dương vậy. Nhưng thao tác gần đúng ấy lại bị “sai hóa” trong hệ thống cấu trúc kiến thức về âm dương của Trần Ngọc Thêm mà trở thành một lối lập luận bị động, đối phó vì bị gắn với một quan niệm sai lạc gán cho tất cả các sự vật trên đời hai thuộc tính âm hay dương hoặc ít hoặc nhiều! Chính vì vậy mà quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam đầy rẫy những lập luận ngụy khoa học và kết luận phi lịch sử kiểu “... tên gọi các đối lập cơ bản, thiết yếu (cũng tức là xuất hiện trước nhất) đều tuân theo thứ tự âm trước, dương sau : âm dương, vợ chồng, chẵn lẻ, vuông tròn... (tên gọi các đối lập không cơ bản như cha mẹ, ông bà... xuất hiện muộn hơn, do vậy đã chịu ảnh hưởng gốc du mục trọng nam, trọng dương tính)” (tr. 91). Thật không sao tin nổi rằng tiếng Việt có từ “vợ chồng” trước khi có những từ như “bố cái”,”cha mẹ”, và thật không rõ vì sao tổ tiên ta lại nói “đực cái”, “trống mái” mà không nói ngược lại cho nó trọng âm, trong khi chắc chắn họ phải có ý niệm về đực cái trống mái trước khi có ý niệm vợ chồng mà cũng không cần gì chịu ảnh hưởng của văn hóa gốc nào. Hơn thế nữa, nếu triển khai lập luận và kết luận ấy thì có lẽ ngay cả các nhà ngôn ngữ học cũng đớ lưỡi không nói được các từ ghép loại sông núi - núi sông, trắng đen - đen trắng, ngày đêm – đêm ngày, gạo thóc - thóc gạo là được cấu tạo theo thứ tự trọng âm hay trọng dương ! Bởi vì âm dương là một cặp khái niệm biểu kiến trong tư duy triết học của người phương Đông cổ, nó phản ảnh và khái quát hóa một cách đơn giản nhưng hàm súc sự khác biệt mang tính thống nhất biện chứng giữa các hiện tượng, lãnh vực và quá trình của thế giới chứ không phải là bản chất hay thuộc tính của các hiện tượng, lãnh vực và quá trình ấy... như lối nhận thức và suy diễn của Trần Ngọc Thêm. Về Ngũ hành thì phức tạp hơn, nên Trần Ngọc Thêm càng hiểu ít hơn. Quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam giảng giải về Ngũ hành sinh khắc theo kiểu trực quan giống hệt các sách Tử vi nhập môn, nhưng tác giả chưa hiểu được sự tinh tế của cổ nhân khi đặt ra các quan hệ ấy nên mới giải thích Mộc khắc Thổ như “cây hút chất màu của đất” (tr. 104). Nói như vậy thì là Thổ chứ đâu phải Thủy sinh Mộc? Quan hệ tương sinh tương khắc ở đây cũng là những phạm trù biểu kiến trong tư duy triết học của người Trung Hoa cổ, chúng phản ảnh sự mâu thuẫn có tính hiện tượng, bề mặt và sự thống nhất có tính bản chất, bên trong của giới tự nhiên. Nếu Trần Ngọc Thêm thực sự có một “cách tiếp cận hệ thống” thấu đáo và nhất quán thì sẽ thấy ngay rằng các quan hệ tương khắc là các quá trình cơ lý không đưa tới những biến đổi về chất (đất ngăn nước, nước dập lửa, lửa nung sắt, sắt chặt cây, rễ cây phá đất), còn các quan hệ tương sinh mới là các quá trình hóa sinh đưa tới những biến đổi về chất của Ngũ hành. Bên cạnh đó, để phản ảnh chi tiết hơn về giới tự nhiên, các quan hệ sinh khắc còn được chia ra làm hai dạng xuất nhập, chẳng hạn Kim khắc Mộc là Kim khắc xuất còn Mộc bị khắc nhập, Kim sinh Thủy là Kim sinh xuất còn Thủy được sinh nhập..., ngoài ra còn phải kể tới các quan hệ trùng hành kiểu “Lưỡng Hỏa Hỏa diệt, lưỡng Kim Kim khuyết, lưỡng Mộc Mộc chiết” mà có lẽ Trần Ngọc Thêm chưa biết. Nếu nhìn trên một diễn tiến tương sinh khởi từ Thổ (Thổ là mẹ muôn vật, Thủy là nguồn muôn vật, không có Thổ không sinh, không có Thủy không trưởng...) thì quá trình vận động của Ngũ hành là Thổ => Kim => Thủy => Mộc => Hỏa => Thổ... Tuy nhiên, Thổ sinh Kim nhưng khắc Thủy tức là khắc cái mà Kim sinh, Kim sinh Thủy nhưng khắc Mộc tức là khắc cái mà Thủy sinh...: rõ ràng người xưa đã thấy sự chuyển hóa giữa hai mặt thống nhất và đối lập trong quá trình vận động, phát triển của thế giới. Nhưng mô hình Ngũ hành còn thiếu sót trong việc phản ảnh một thế giới thống nhất, hoàn chỉnh, đa dạng và tự vận động. Thứ nhất, nó bao gồm năm yếu tố đẳng lập nên phải được thể hiện bằng một hệ thống không gian, không thể “nhất ngôn dĩ quán chi” nên lại tạo ra ý niệm về một thế giới bị chia cắt thành năm phần trong nhận thức, mặt khác thế giới ấy có điểm không nhất quán : hành Thổ về phương vị thì có vai trò định vị, thống thuộc các hành còn lại vì đứng ở trung ương còn trong quan hệ cả tương sinh lẫn tương khắc thì lại ngang hàng với bốn hành kia vì phải nằm trên một chuỗi năm điểm liên tục để đảm bảo tính liên tục trong sự vận động của thế giới. Thứ hai, sơ đồ tương sinh không ghi nhận được một cách đồng thời các quan hệ tương khắc (Thổ => Thủy => Hỏa => Kim => Mộc => Thổ...), bằng chứng là ngay cả Trần Ngọc Thêm với “phương pháp hệ thống - cấu trúc” được vài giáo sư khen nức nở mà cũng phải vẽ thành hai bảng riêng rời với sự bố trí Ngũ hành khác hẳn nhau chứ không hệ thống hóa và đồng hiện được trong một cấu trúc chung nhất (tr. 104), tình hình này không ăn khớp với quy luật trong khắc có sinh trong sinh có khắc nói theo triết lý âm dương. Thứ ba, các sơ đồ ấy không phản ảnh được đầy đủ thực tế, chẳng hạn Thủy khắc Hỏa nhưng gặp lúc “nước gáo lửa xe” thì kẻ bị cháy nhà chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, hay Thổ khắc Thủy nhưng vẫn có chuyện “Đê dài sắp vỡ, một vốc đất khó nỗi duy trì” nói như Nguyễn Trãi, mặt khác nhìn lên hai sơ đồ sinh khắc thì chỉ thấy Thổ là Thổ hay Thủy là Thủy, không có các dạng đan xen, phối hợp giữa năm hành kiểu “Thổ đới Thủy, Hỏa đới Kim” như giới Tử vi về sau tạo ra, tóm lại không làm rõ được sự khác biệt giữa lượng và chất, giữa nguyên lý và thực tế... Thứ tư, các quan hệ sinh khắc nói trên không thể hiện rõ sự vận động nội tại của sự vật, những thay đổi, chuyển biến mà đặc biệt là ở các quan hệ tương khắc chỉ được mô tả như các vận động có động lực bên ngoài. Chính các thiếu sót ấy đã hạn chế khả năng ứng dụng của thuyết Ngũ hành trong đời sống xã hội, trong việc tổng kết, lý giải và dự báo về hiện thực xã hội, và người xưa đã tìm tới Bát quái. Tới Bát quái thì phải thẳng thắn để nói rằng Trần Ngọc Thêm không biết gì cả nhưng lại viết khá nhiều và đặc biệt là như rất biết, đây dường như cũng là biệt tài của một số học giả đời nay... Truyền thuyết từ Bát quái Tiên thiên tới Bát quái Hậu thiên thật ra phản ảnh quá trình hình thành rồi định hình của Bát quái, chứ hoàn toàn không phải vì thay đổi mục đích sử dụng như Trần Ngọc Thêm viết (hay chép đâu đó) rằng với sự điều chỉnh để làm chính trị của Chu Văn vương, hệ thống Bát quái Tiên thiên phản ánh các hiện tượng tự nhiên đã trở thành mô hình Bát quái Hậu thiên phản ánh các hiện tượng xã hội (tr. 111 - 113). Từ khi hình thành, Bát quái luôn luôn hướng tới mục đích tìm hiểu hiện thực khách quan trong đó chủ yếu là đời sống xã hội. “Quái giả quải dã. Huyền quải vật tượng dĩ thị ư nhân, cố vị chi quái” (Quái (quẻ) là quải (treo). “Treo” các hiện tượng thiên nhiên lên để tỏ việc cho người, nên gọi là quái). Các tượng quẻ như Trời Đất Lửa Nước... là một cách nói hình tượng (về cả ngôn ngữ lẫn chữ viết thì Càn Khôn Ly Khảm đều không phải là Thiên Địa Hỏa Thủy), các danh hiệu Chấn Trưởng nam, Đoài Thiếu nữ... cũng chỉ là một cách nói hình tượng để dễ ghi nhớ thứ tự theo âm dương của sáu quẻ Chấn Khảm Cấn Tốn Ly Đoài, còn phương vị của Bát quái trong không gian cũng tương tự như Ngũ hành, đều là các quy ước mang tính biểu trưng. Nhưng điều quan trọng nhất mà Trần Ngọc Thêm không biết về Bát quái là nó không mô tả một thế giới năm thành phần như Ngũ hành. Nó coi thế giới là nhất nguyên nhất thể (Thái cực), các khác biệt của thế giới là do sự vận động nội tại tạo ra (Thái cực sinh Lưỡng nghi), và bản thân các khác biệt ấy cũng hàm chứa sự vận động nội tại phủ định chính chúng (Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tức trong Thái âm có Thiếu dương, trong Thái dương có Thiếu âm)..., còn nó là các hiện thực khác nhau trong quá trình vận động nói trên. Sơ đồ Bát quái nhờ vậy đã giản lược được yếu tố không gian, nên Bát quái chỉ còn phải phản ảnh thế giới trong sự vận động của nó trên trục thời gian, hay nói gọn hơn, mỗi quẻ trong Bát quái là một thời điểm của hiện thực. Do không biết điều sơ đẳng này, Trần Ngọc Thêm đã trượt dài trên con đường sai lạc tới bảng so sánh Ngũ hành và Bát quái về lối tư duy với các cứ liệu (nhờ suy diễn mà có) là mỗi hành trong Ngũ hành “có nhiều nghĩa, vừa cụ thể vừa trừu tượng, có quan hệ tương sinh tương khắc, bao quát được cả trung tâm”, còn mỗi quẻ trong Bát quái “chỉ có một nghĩa, luôn rất cụ thể, không có quan hệ gì với quẻ khác, bỏ trống trung ương” (tr. 115). Nhưng không thể so sánh Ngũ hành với Bát quái kiểu ấy, vì nó cũng giống như nói “Anh ấy bị thương hai lần, lần ở chân nặng hơn lần ở Trường Sơn” vậy. Ngũ hành trước hết là các yếu tố tự nhiên, được khái quát hóa thành hệ thống khái niệm phản ảnh nhận thức của con người về các hiện tượng, lãnh vực và quá trình của giới tự nhiên, còn Bát quái là các khái niệm nhân tạo, được vận dụng như hệ thống phương tiện để nhận thức về các quá trình của thế giới, đặc biệt là của hiện thực xã hội. Cần nói thêm rằng phải hiểu một quẻ (cả đơn quái lẫn trùng quái) là một thời điểm biểu kiến của hiện thực thì mới đúng tinh thần “Dịch giả dịch dã” (Dịch là biến đổi) của kinh Dịch. Chính vì nhìn nhận Bát quái trên một sơ đồ không gian như Ngũ hành nên Trần Ngọc Thêm mới nói liều rằng mỗi quẻ trong Bát quái không có liên hệ gì với quẻ khác và Bát quái bỏ trống trung ương. Hệ thống các quẻ trong Bát quái liên hệ với nhau rất chặt chẽ, chẳng hạn mỗi quẻ (đơn quái) đều có thể biến thành bảy quẻ kia nếu đổi các hào dương thành hào âm và ngược lại, còn cái trung ương mà Trần Ngọc Thêm cho là thiếu ấy thì thật không ai chỉ ra được cho thời gian. Nếu nói cho thật đúng với kinh Dịch thì trung ương của Bát quái chính là cái không gian biểu kiến tức phần thể là đồ hình Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng, chứ Bát quái chỉ là phần dụng của cái thể Thái cực ấy mà thôi... Cũng có thể đọc thấy một vài đoạn viết liều lĩnh tương tự về Tứ đại (đất nước lửa gió), tóm lại về triết học cổ phương Đông thì sự hiểu biết của Trần Ngọc Thêm hiện tại may ra chỉ đủ để nghe giảng mà biết chứ chưa đủ để tự học mà hiểu, vậy lấy gì mà dạy cho các sinh viên bất hạnh phải học âm dương Ngũ hành Bát quái qua quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam? Sau chương Văn hóa nhận thức, quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam còn có một số chương mang tên Văn hóa tổ chức cộng đồng..., Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, tóm lại tác giả chia văn hóa làm bốn phân hệ là Nhận thức, Tổ chức cộng đồng, Ứng xử với tự nhiên, Ứng xử với xã hội, trong đó những vấn đề như Phật giáo được xếp vào phân hệ Ứng xử với xã hội còn những vấn đề như Tín ngưỡng được xếp vào phân hệ Tổ chức cộng đồng. Thật là một cấu trúc có thể làm đảo lộn quan niệm của những người tìm hiểu văn hóa trong nhiều năm, có điều không thấy tác giả nêu ra căn cứ nào để lý giải về cách phân loại văn hóa không giống ai ấy. Con người không còn là con vật từ khi họ biết sản xuất, nghĩa là có ý thức sáng tạo ra những giá trị vốn không có trong tự nhiên. Và nếu lấy sự phân công lao động làm tiêu chuẩn phân loại thì có thể chia các hoạt động xã hội của con người ra làm năm kiểu (lãnh vực) cơ bản là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, quản lý, giao tiếp và tái sản xuất sinh học - xã hội. Sự nghiên cứu, phân loại văn hóa không thể tách rời năm lãnh vực hoạt động cơ bản này. Nhưng khởi đi từ một kiến thức thiếu sót về văn hóa học, Trần Ngọc Thêm lại đi tới một tiêu chuẩn phân loại độc đáo kiểu như xếp Phong tục vào phân hệ Tổ chức cộng đồng (Đời sống cá nhân) và xếp Nho giáo vào phân hệ Ứng xử với xã hội! Nhưng Nho giáo đâu phải chỉ là một cách ứng xử? Hệ thống học thuật - lý luận (Nho học) bao gồm vũ trụ quan, lịch sử quan của nó là một giá trị tinh thần to lớn, và hệ thống chuẩn mực xã hội - tam cương ngũ thường của nó đã thực sự là yếu tố cơ bản trong hoạt động quản lý xã hội của các quốc gia Nho giáo suốt nhiều trăm năm. Và cũng dễ thấy là Trần Ngọc Thêm không biết gì về Nho giáo từ nội dung học thuật tới lịch sử phát triển nên đã áp đặt cho nó những yếu tố “nông nghiệp phương Nam” theo một lối suy diễn rất kỳ lạ. Chẳng hạn câu Khổng tử trả lời Tử Lộ trong Trung dung theo đó ông chia sự mạnh mẽ ra “Nam phương chi cường” và “Bắc phương chi cường” rồi khẳng định người quân tử theo “Nam phương chi cường” thì Trần Ngọc Thêm hiểu đó là “cái mạnh của phương Nam” và “cái mạnh của phương Bắc” (tr. 349) rồi kết luận là Khổng tử đề cao văn hóa phương Nam! Nam phương, Bắc phương đây tức Nam diện (quay mặt về Nam, chỉ kẻ trên) và Bắc diện (quay mặt về Bắc, chỉ kẻ dưới), và hai khái niệm nói trên phải được hiểu là “Cái mạnh của người trên” và “Cái mạnh của người dưới” mới đúng với học thuyết của Khổng tử vốn chia con người làm hai loại là người trên – người dưới, quân tử - tiểu nhân, kẻ lao tâm - kẻ lao lực... Cái học về văn hóa của Trần Ngọc Thêm đại để chắp vá như thế, nên cứ khai thác một vài khía cạnh hình thức để tách sự vật ra khỏi hệ thống có thật của nó rồi ấn vào hệ thống của mình. Và hệ thống về văn hóa của Trần Ngọc Thêm ra sao? Nét độc đáo trong lập luận của Trần Ngọc Thêm là căn cứ vào triết lý âm dương mà chia văn hóa thành hai hệ thống du mục (và gốc du mục) trọng dương thiên động phương Bắc và nông nghiệp trọng âm thiên tĩnh phương Nam. Từ góc độ thao tác luận mà nhìn thì hệ thống ấy quả rất nhất quán và chặt chẽ, có điều nó chỉ phản ảnh kiến thức về văn hóa của tác giả chứ không phải về hiện thực văn hóa của loài người. Thứ nhất, nếu triển khai lập luận Bắc là du mục, Nam là nông nghiệp ấy thì văn hóa Việt Nam trước thế kỷ XVII sẽ mang tính du mục cao hơn văn hóa Campuchia, nhưng chính người Việt Nam chứ không phải người Campuchia đã khai phá thành công đồng bằng Nam Bộ, hay vào thế kỷ XVII - XVIII văn hóa Việt Nam ở Đàng Trong sẽ mang tính nông nghiệp cao hơn ở Đàng Ngoài..., mà mọi người đều biết vào thời gian này đời sống văn hóa - xã hội Đàng Trong lại chịu ảnh hưởng kinh tế hàng hóa tiền tư bản nhiều hơn ở Đàng Ngoài chứ không phải mang nhiều yếu tố nông nghiệp “trọng âm thiên tĩnh” hơn. Thứ hai, với việc lấy hình thức làm loại hình mà coi hoạt động chăn nuôi kiểu du mục không thuộc phạm trù sản xuất nông nghiệp như Trần Ngọc Thêm thì nông nghiệp chỉ còn là trồng trọt đồng thời phải kể thêm vài loại văn hóa khác như “văn hóa du nông” của nhiều tộc người du canh du cư ở miền núi hay “văn hóa đánh bắt” của các cư dân hải đảo... Thứ ba, chia văn hóa làm hai hệ thống có nguồn gốc Bắc - Nam, Trần Ngọc Thêm vô hình trung còn sa vào một loại quyết định luận địa lý về văn hóa, vì nhìn từ khía cạnh phương pháp nghiên cứu thì hệ thống hai nền văn hóa trọng âm - trọng dương ấy là một kết luận đã có trước khi chứng minh, không xuất phát từ thực tế văn hóa sử. Thứ tư, hệ thống của Trần Ngọc Thêm không những không lý giải được sự phát triển văn hóa trong những hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội, khoa học, chính trị... mà còn không làm rõ được cả sự tiến triển văn hóa nói chung, vì với những dương biến thành âm, âm biến thành dương kia thì văn hóa sử chỉ còn là một vòng tròn không lối thoát chứ đừng nói tới việc bước qua kỷ nguyên Tin học... Tất cả những điều nói trên khiến Cơ sở văn hóa Việt Nam trở thành một công trình không có giá trị thực tiễn cũng như khoa học : mặc dù thừa hưởng và sử dụng kết quả đúng đắn và phát hiện quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học, nó cũng vẫn không tổng kết được, không lý giải đúng và dĩ nhiên càng không thể dự báo về văn hóa Việt Nam. *** Để chỉ ra đầy đủ và lý giải rốt ráo những sai lầm trong quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam thì còn phải tốn thêm rất nhiều giấy mực, đây là chưa nói tới việc vì tiết kiệm thời giờ của người đọc mà bài viết này không đề cập tới những chứng cứ đáng buồn về sự liêm khiết trí thức của Trần Ngọc Thêm... Nhưng những điều đó nếu có cần thiết cũng không quan trọng. Điều quan trọng nhất là phải xử sự với quyển sách một cách xứng đáng. Nó phải được đưa ra khỏi hệ thống các giáo trình văn hóa học hiện hành trong các trường Đại học càng sớm càng tốt. Còn về trách nhiệm để cho một thứ khoa học phẩm nhiều sai lầm mà ít kiến thức như vậy được công nhiên lưu hành đến nay trong các trường Đại học thì xin nhường lời cho giới chức hữu quan. Cao Tự Thanh Tháng 7. 1996
  17. Có thể cho tôi thắc mắc chút ở đoạn này : Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Nửa Năm (giết sâu bọ) thì đúng rồi, nhưng tết Hàn Thực (kiêng ăn đồ nóng) thì không phải mùng 5/5 mà là mùng 3/3 âm lịch. Điều này thì tôi được biết trong chuyến về quê nội tôi (Đông Anh - Hà Nội) hồi năm 2005, một số làng vẫn có lệ làm bánh trôi - bánh chay vào mùng 3/3 chứ không phải mùng 5/5. Liệu có nhầm lẫn gì không ?
  18. Thì ra Rin86 là một nữ nhi, điều này giải tỏa những nghi ngờ bữa giờ của tôi về những "bênh vực" rất dễ ... "ghét" như : "Phụ nữ nắm quyền về kinh tế, chính trị và quân sự, nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Thật là trùng hợp với thời đại của hai Bà Trưng ", ... hi ... :lol: Hi vọng không làm gián đoạn những nghiên cứu của quý vị, tôi vẫn rất quan tâm và theo dõi sâu sát các bài nghiên cứu tuyệt vời này !
  19. Xin nói thực lòng, kẻ viết những dòng này cũng thuộc giống con người tư duy nên biết bao năm băn khoăn khốn khổ chỉ vì một câu ca : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ! Thái Sơn là gì ? Hòn núi lớn. Như vậy công cha to như hòn núi lớn ! Còn nước trong nguồn thì dễ rồi : nước đầu nguồn, dạt dào mà trong trẻo ! Yên chí ! Đến khi mò mẫm biết được Thái Sơn, ngọn Nguồn là hòn núi dòng sông bên Tàu thì lòng bất nhẫn : Sao cha ông ta vong bản đến vậy ? Chúng cướp nước ta chưa đủ sao mà còn thương còn nhớ còn ơn ngọn núi dòng sông bên Tàu ?! Quá nửa đời buốt đau vì mặc cảm đó ! Đoạn văn trên là Trần Phương tôi trích trong lời Tựa của tác phẩm "Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt - Hà Văn Thùy". Vâng, xin thực lòng chia sẻ với tác giả nỗi day dứt về câu ca trên. Suy rộng ra, đó chính là những lời mà ông cha ta đã gởi gắm trong câu ca quen thuộc về "Công cha - Nghĩa mẹ" như lời nhắc nhớ về sự tri ân đối với tổ tiên nguồn cội của những giá trị văn hiến Việt huyền diệu từng một thời núi sông hùng vĩ ở bờ nam sông Dương Tử ! Trần Phương
  20. Kính thưa quý bạn đọc, "Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất ". Đây là một vấn đề mà có lần trong loạt bài "GS Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" của PV Hoàng Hải Vân trên Báo Thanh Niên, GS Lê Mạnh Thát đã kiên quyết bác bỏ : Nhà Hán "đoạt khống" đất đai nước ta - Nếu nước ta thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn “Bắc thuộc lần thứ nhất” không tồn tại? - Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát. - Đúng vậy. Phải loại phần đó ra khỏi lịch sử. Chúng ta có đủ chứng cứ để làm như vậy. Tôi không bàn đến quan điểm của GS Lê Mạnh Thát về việc "có hay không nhân vật Thục Phán - An Dương Vương ?" bởi mọi vấn đề thuộc về quan điểm đặt ra cần phải được trao đổi khách quan khoa học, và phải hướng đến các tiêu chí chung về thời điểm, hoàn cảnh lịch sử, ... trên cơ sở tôn trọng các di sản vật thể và phi vật thể trong dân gian, ... Nhưng hôm nay tôi muốn nói đến vấn đề : "Có hay không thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất ?" là dựa trên thời điểm lịch sử : Nước Âu Lạc bị chinh phục bởi Triệu Đà - Nam Việt. Vậy, nhân vật Triệu Đà này như thế nào ? Trước hết, tôi xin giới thiệu các nhận xét sau : 1. Nhà văn Hà Văn Thùy : TRIỆU ĐÀ NGÀI LÀ AI ? Hà Văn Thùy Bài đăng trên Tạp chí Xưa và Nay của Hội Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam, số Tết Bính Tuất 2006 Từ khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt đều đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Nhà Trần phong ông là Khai thiên thế đạo thánh vũ thần triết hoàng đế.(1) Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Họ Triệu nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.” Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Thế mới biết, người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là “lão phu”, mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy.” Trong An Nam chí lược, Lê Tắc viết: “Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.” Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến nước ta từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp. Đến nhà Lê, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước. Như vậy, Nguyễn Trãi thừa nhận Triệu Đà là ông vua đầu tiên của nước ta từ thời có sử. Hàng ngàn năm, chính sử Việt Nam ghi nhận vai trò lịch sử lớn lao của nhà Triệu. Đến thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ (1726-1780) trong Việt sử tiêu án viết: “Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.”(2) Cho đến nay, trong giới sử học, việc đánh giá Triệu Đà vẫn có hai luồng ý kiến ngược nhau. Là kẻ ngoại đạo không dám lạm bàn, tôi chỉ xin lục ra một số tư liệu lịch sử hầu bạn đọc tham khảo. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: “Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế đã mười ba năm. Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ vương. Đà bèn tự tôn làm “Nam Việt Vũ đế”, đem quân đánh các ấp ở biên giới quận Trường Sa. Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp biên giới, đem của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Au Lạc để bắt họ lệ thuộc mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn đặm, Đà bèn đi xe mui lụa màu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc.” “Đến thời Hiếu Cảnh, Đà vẫn xưng thần, sai người vào chầu. Nhưng trong nước Nam Việt thì vẫn trộm xưng danh hiệu “đế” như cũ; còn khi sai sứ sang thiên tử thì xưng “vương”, triều kiến thỉnh mệnh như các chư hầu.” (3) Triệu Đà làm vua 70 năm (từ 207 đến 137 TCN), tiếp đó cháu chắt ông truyền 4 đời trị vì 27 năm nữa, đến năm 111 TCN nước Nam Việt vào tay nhà Hán. Nhà Triệu kéo dài được 97 năm. Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi: “Đem số hộ khẩu chép ở sách Hán chí mà so thì nước ta được ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, hơn 20 huyện, đời Hán số hộ cộng là 143.743 nhà, số khẩu cộng là 981.827 người. Thông tính cả hai tỉnh ấy ( Quảng Đông, Quảng Tây) ở đời Hán số hộ chỉ là 71.805 nhà, khẩu chỉ là 389.672 người. Như thế nước ta ở đời Hán thì số hộ gấp đôi mà số khẩu gần gấp ba.”(4). Như vậy, vào năm 220 TCN, nhà Tần chiếm đất của người Việt ở phía Nam sông Dương Tử, và đưa những tội nhân người Hán đến ở chung với người Việt để thực hiện ý đồ lấn đất. Do nhà Tần sụp đổ, thiên hạ đại loạn tạo cơ hội cho Triệu Đà cát cứ. Tuy xưng vương ở Phiên Ngung nhưng số dân của Triệu ít. Trong khi đó ở phía Nam, nước Au Lạc của An Dương vương khá mạnh, số dân gần gấp 3 số dân của Triệu. Bên cạnh Au Lạc còn có các nước Mân Việt, Tây Au Lạc luôn tranh chấp. Nước Au Lạc tuy lớn nhất trong khu vực nhưng cũng quá nhỏ so với nhà nước phương Bắc. Nếu nhà Tần không sụp đổ đúng thời điểm đó, có nhiều khả năng tằm ăn dâu, nhà Tần sẽ thôn tính đất Nam Việt. Một khả năng khác: trong cuộc chinh phạt Nam Việt trị tội Triệu Đà xưng đế, nếu tướng Lâm Lư hầu thắng, nhà Hán chiếm Nam Việt ngay lúc đó, có phần chắc Nam Việt cũng bị đồng hóa như các dòng Bách Việt khác. Khả năng thứ ba: nếu Triệu Đà theo nhà Hán, sau khi thôn tính Au Lạc, sáp nhập Nam Việt vào Hán thì có phần chắc là Nam Việt bị xóa sổ trên bản đồ! Nhìn vào thực tế nước Au Lạc của Thục Phán, ta thấy, Tục Pắn (tên Việt của Thục Phán) là người Ba Thục trốn chạy nhà Tần đến nương nhờ Lạc Việt, đã chiếm ngôi của vua Hùng, lập nên Au Lạc. Ban đầu Tục Pắn bị xem là kẻ thoán đoạt cướp ngôi nên bị người Lạc Việt chống lại (sự tích xây Loa Thành bị đổ). Nhưng rồi sau do chính sách cai trị khôn ngoan, nhất là sau hai lần đánh thắng Triệu Đà, đã được nhân dân tín nhiệm. Về cuối đời do mất cảnh giác nên bị Triệu Đà dùng mưu thôn tính. Đúng là Triệu Đà dùng thủ đoạn chiếm nước Au Lạc nhưng ý nghĩa của sự kiện lịch sử này cần phải bàn. Thời đó, sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Việc thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Au Lạc cũng không thể coi là cuộc xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành môt nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc. Điều quan trọng là họ Triệu đã duy trì được nước Nam Việt thống nhất trong gần một thế kỷ, vừa xây dựng trong hòa bình vừa kiên cường chống ngoại xâm. Chính điều này đã tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt. Đây là di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt. Chính gần một thế kỷ tồn tại của quốc gia Nam Việt giúp cho người Lạc Việt không bị người Hán đồng hóa và sau này có dịp lại vùng lên trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nếu không có may mắn một trăm năm Nam Việt ấy, dám chắc người Hán sẽ diệt tiểu quốc của Triệu Đà sau đó thôn tính Au Lạc, tộc Lạc Việt đã bị mất hút trong lịch sử như những dòng Việt anh em khác! Các sử gia như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên... đã nhìn nhận công bằng và Nguyễn Trãi đánh giá họ Triệu một cách chuẩn mực. Sử gia Ngô Thì Sĩ khi viết : “Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả” đã tỏ ra bất cập. So với một quốc gia còn trong tình trạng nguyên thủy với những lạc hầu lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa là bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội. Còn nói “thu thuế má cung cấp ngọc bích cho nhà Hán” cũng không đúng. Suốt 70 năm Triệu Đà làm vua, quan hệ Việt Hán khá lỏng lẻo. Biết Triệu xưng đế mà nhà Hán đành chịu, không những thế còn phải lấy lòng bằng cách giữ gìn mồ mả tổ tiên của Triệu, cho thân nhân Triệu làm quan (Sử ký). Trong mối quan hệ như vậy, cống phẩm của Triệu Đà chỉ có nghĩa tượng trưng để xác nhận sự thần phục trên danh nghĩa nên không thể làm đầy túi tham của Lục Giả, không thể so sánh với việc cống người vàng thời Trần-Lê. Rõ ràng, chứng lý đưa ra để kết tội Triệu Đà là không thuyết phục. Nhưng vì sao Ngô Thì Sĩ lại có cái nhìn việc thiếu chuẩn mực như vậy? Chỉ có thể là, với tinh thần dân tộc hẹp hòi, có phần thiển cận, ông không chịu một ông vua người Hán tộc! Trong lịch sử thế giới, một người nước này làm vua nước khác không hiếm. Ngay bên chúng ta, tới cuối thế kỷ XVIII, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Còn với chúng ta thì đúng Triệu Đà là người Hán nhưng dân Nam Việt lúc đó hầu hết là người Việt, vì vậy không thể phủ nhận việc ông là vị vua đầu tiên của nước Nam Việt, ông vua khai sáng của Việt Nam chúng ta. Mặt khác, vợ ông là Trình Thị người Đường Thâm Giao Chỉ nên con ông, Trọng Thủy ít nhất có nửa phần máu Việt, còn cháu ông là Triệu Hồ có một phần máu Việt, đến Anh Tề, phần máu Việt cao hơn. Họ Triệu chẳng những có công khai sáng Nam Việt mà ngày càng gắn bó bằng tâm hồn bằng máu huyết với Tổ quốc mới của mình! Một câu hỏi cần phải trả lời gấp: Triệu Đà Ngài là ai? Người Tàu không nhận ông là Tàu vì ông là Nam Việt hiệu úy. Còn với người Việt ông bị coi là giặc Tầu xâm lược! Vậy Ngài là ai?! Ruột bỏ ra da ôm lấy từng là nỗi đau của bao người. Mồ cha không khóc lại khóc đống mối từng là bi kịch của không ít gia đình, dòng họ... Nhưng vì những lầm lẫn mà chối bỏ người sáng lập ra quốc gia, chối bỏ cả thời đại quan trọng trong lịch sử lại là nỗi đau nỗi nhục của cả một dân tộc! Đã đến lúc vụ án Triệu Đà-Trọng Thủy phải được tính lại. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư. 2. Ngô Thì Sỹ. Việt sử tiêu án. Văn sử tái bản năn 1991. Bản điện tử Lê Bắc tr 10.. 3. Sử ký Tư Mã Thiên Nxb Văn học H.1988 tr.743. 4. Phủ Biên tạp lục Nxb KHXH. H. 1977 tr 31 2. Và trích đoạn sau đây của GS Nguyễn Khắc thuần : Nhân cơ hội sụp đổ của nhà Tần, Triệu Đà đã nhanh chóng tạo lập ra quốc gia Nam Việt, quyết hùng cứ một phương. Sau, nhân sự mơ hồ và mất cảnh giác của An Dương Vương, Triệu Đà đã đánh chiếm được Âu Lạc. Thế là chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm, Triệu Đà trở thành kẻ đứng đầu một quốc gia khá lớn, vui thênh thang với một cõi của mình. Nhưng, chừng đó chưa đủ để có thể nhận diện chính xác về Triệu Đà. Suốt một đời, nỗi bận tâm lớn nhất của Triệu Đà chính là sự hùng mạnh không ngừng của nhà Tây Hán hay còn gọi là nhà Tiền Hán ở đất trung nguyên Trung Quốc. Với nhà Tây Hán, Triệu Đà là người như thế nào? Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 2, tờ 2a và 2b) chép rằng: “Bấy giờ, nhà Hán đã định được thiên hạ, nghe tin nhà vua (chỉ Triệu Đà) cũng xưng vương ở nước Việt, bèn sai Lục Giả sang phong vua làm Nam Việt Vương, trao cho vua quả ấn và dây thao, lại trao cho cả cái phẫu phù bổ đôi làm tin, khuyên vua nên thông sứ với nhau và bảo vua hãy giữ yên đất Bách Việt, chớ có cướp phá. Lục Giả đến, nhà vua cứ ngồi chồm hổm mà tiếp (Lục) Giả nói: - Vương vốn là người Hán, họ hàng thân thuộc và mồ mả hiện đều ở nhà Hán, thế mà nay lại làm trái với tục của nước mình, muốn chiếm đất này để đối nghịch với nhà Hán, há chẳng phải là lầm lẫn hay sao? Vả chăng, nhà Tần mất hươu, cả thiên hạ thi nhau đuổi, chỉ riêng Hán Đếkhoan nhân, cho nên, ai cũng vui theo, khởi binh từ đất Bái, đất Phong mà vào Quan Trung để gấp chiếm Hàm Dương, dẹp trừ quân hung bạo. Chỉ trong khoảng 5 năm mà loạn lạc đều yên, bốn biển được, yên lặng, sức người nhất quyết không thể làm nổi, ấy là nhờ trời đó thôi. Nay Hán Đế nghe tin Vương làm vua ở đất này, lòng đã từng muốn quyết đánh một phen cho rõ được thua, nhưng vì dân vừa trải cơn lao khổ nên đành phải tạm thôi. Giờ đây, Hán Đế sai sứ sang trao ấn và dây thao cho Vương, lẽ ra, Vương phải ra tận ngoài thành nghênh đón, bái yết để tỏ lòng tôn kính (Hán Đế), thế mà Vương đã không làm, vậy, chỉ còn cách sửa lễ để tiếp sứ giả, cớ gì cậy dân Bách Việt đông để coi thường sứ giả của Thiên Tử? Nếu Thiên Tử mà biết được, khởi binh sang đánh thì Vương sẽ tính sao? Vua làm ra vẻ sợ hãi, đứng dậy nói: - Tôi ở đất này lâu ngày, thành ra quên hết cả lễ nghĩa. Nhân đó, Vua hỏi Lục Giả rằng: - Tôi với Tiêu Hà - và Tào Tham, ai hơn? Lục Giả đáp: - Vương hơn chứ. Vua hỏi tiếp: - Thế tôi với Hán Đế, ai hơn? Lục Giả nói: - Hán Đế nối nghiệp của Tam Hoàng và Ngũ Đế, thống trị dân Hán cồ đến cả ức vạn người, đất rộng hàng muôn dặm, của nhiều, người đông, thế mà quyền bính chỉ nằm trong tay một nhà, từ khi trời đất mở mang đến nay chưa từng có. Nay, dân của Vương chẳng qua mươi vạn ở xen giữa núi và biển, bát qúa cũng chỉ như một quận của nhà Hán. Vương ví với Hán thế nào được? Nhà vua cười và nói rằng: - Tôi lấy làm giận là đã không được dấy lên ở phía ấy, biết đâu tôi lại chẳng như nhà Hán bây giờ? Lục Giả ngồi im lặng, mặt có vẻ rất buồn. Nhà vua bèn giữ Lục Giả lại đến vài tháng. Vua nói: - Ở đất Việt này, không ai ngang tài để tôi có thể nói chuyện được. Nay ông đến đây, hàng ngày tôi được nghe những điều chưa từng nghe. Nhà vua cho Lục Giả các thứ châu báu đáng giá ngàn vàng để làm của riêng, đến khi Lục Giả về, lại còn cho thêm nghìn vàng nữa”. Lời bàn: Mới dựng được bờ cõi riêng, lúc đầu, hẳn nhiên là Triệu Đà nghênh ngang tự đắc, tự cho mình quyền... ngồi chồm hổm mà tiếp sứ, tự ví mình với Tiêu Hà, Tào Tham và cả Hán Đế nữa. Nhưng, cũng vì mới tạo dựng được bờ cõi riêng, Triệu Đà luôn phải canh cánh nỗi lo gìn giữ cơ nghiệp của mình. Lời của Triệu Đà và cử chỉ của Triệu Đà đã tỏ rõ như vậy. Tiếc thay, Lục Giả hình như chỉ thuộc được mấy câu nằm lòng, không đủ tài để ứng phó trước sự thay đổi thái độ của Triệu Đà. Mới hay, chọn sứ giả không dễ một chút nào. Việc Lục Giả ngồi im lặng, mặt có vẻ rất buồn đã khiến cho Triệu Đà khôn ngoan nhún nhường, cố giữ và cố tìm cách khai thác mọi nguồn tin từ Lục Giả. Và, Triệu Đà quả đã nghe được những điều chưa từng nghe. Cho nên, Triệu Đà hậu hĩ với Lục Giả mà có lỗ lã gì đâu. Ôi, khiếp thay, Triệu Đà! Về sau, Nam Việt bị nhà Tây Hán thôn tính, nhưng đó chỉ là chuyện về sau, chuyện khi Triệu Đà đã nhắm mắt xuôi tay rồi. Bình sinh, Triệu Đà quả là người sục sôi chí cả. Chẳng thể nào vì đó là kẻ cướp nước ta mà ta không thừa nhận điều này. (Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB)
  21. Bạn Rin86 thân mến, ... đó là do nhà Hán đã thành lập được sự kiểm soát chặt chẽ ở hai tỉnh này nên nhân dân không có cơ hội tụ họp, không có khí giới, mọi liên lạc với chính quyền Lạc Việt bị cắt đứt. và việc ... kiểm soát ... chặt chẽ đến mức không nhà nào có dao rựa Đây là một việc không thể (và không dễ), Ý ở trên tôi có nói tới việc đồng hóa dần dần các vùng đất Lưỡng Quảng tức không cứ phải là hòa huyết với ý nghĩa đơn giản là đồng hóa chủng tộc. Việc các nhà cai trị xâm chiếm các vùng đất rộng lớn với một nền văn hóa cao và kế thừa những tri thức văn hóa đó, sáp nhập và sử dụng như một phần của văn hóa mình là những việc mang tính chính trị, vì không thể dễ dàng hủy diệt tất cả. Như vậy, ý ở trên của tôi có nghĩa là văn hóa Việt ở những vùng đất Lưỡng Quảng đã dần dần bị đồng hóa và trở thành một bộ phận của nền văn hóa Trung Hoa Còn ở vùng đất Âu Lạc, theo tôi, đó chính là nơi tập kết cuối cùng của những người dân Việt mang theo những nét văn hóa tinh túy nhất của nền văn hiến ngàn năm Lạc Việt, quyết không để những giá trị văn hóa của mình bị vùi lấp bởi những vòng xoáy mộng bá đồ vương của những tập quyền phong kiến hiếu chiến. Thực tế lịch sử cho ta thấy điều này : dân Việt có thể chấp nhận trắng tay, những giá trị văn hóa vật thể có thể bị tàn phá và vùi lấp hàng ngàn năm, ... nhưng văn hóa Việt vẫn giữ được bản sắc riêng và để lại những giá trị huyền vĩ để con cháu Lạc Hồng ngàn năm sau kế thừa, giải mã và phát huy. Đó chính là bản lĩnh ngàn năm rất đáng tự hào của dân tộc. Bạn Rin86 và anh Vo Truoc thân mến, Còn vấn đề chế độ mẫu hệ và phụ hệ, chúng ta nên hiểu theo một nghĩa sâu xa hơn, nền văn hóa Việt từ muôn đời trước cho đến nay vẫn rất coi trọng và đề cao vai trò của người phụ nữ, theo tôi, sự chuyển tiếp từ mẫu hệ sang phụ hệ chính là một sự tiếp diễn của bề dày văn hóa trong sự tương tác giữa con người đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Từ những việc nhỏ như gia đình, làng xã, ... tiến tới quản lý một vùng đất, một quốc gia lãnh thổ lớn, ... nó đòi hỏi nam giới phải gánh vác những công việc nặng nhọc hơn, mang tầm vĩ mô của một chính thể, nhưng không vì lẽ đó mà vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ. Ta có thể thấy được điều này qua các đền, miếu, chùa ... thờ các "Bà", "Cô" rất nhiều từ nam ra bắc. Điều này khác hẳn quan điểm trước đây của nhiều người cho rằng : nước ta bị ảnh hưởng bởi Nho giáo Trung Hoa nên chuyển từ nguyên thủy là chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, tôi cũng xin nói thêm rằng, chính các triều đình phong kiến Trung Hoa đã sử dụng và lạm dụng học thuyết Nho giáo để phục vụ cho bộ máy chính quyền cai trị tập quyền của mình, trong đó có những tư tưởng như : trọng nam - khinh nữ, ... Có thể thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm đã ít nhiều ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của các triều đình phong kiến nước ta, nhưng từ trong sâu xa, từ văn hóa ứng xử đến các tín ngưỡng dân gian, chúng ta luôn thấy vai trò của người phụ nữ được đề cao như thế nào trên mọi vùng miền của đất nước. Về vấn đề thời kỳ Hai Bà trưng, tôi xin được tiếp tục trình bày vấn đề này ở các bài viết sau liên quan đến chủ đề này trong việc phân tích quan điểm của GS Lê Mạnh Thát. Xin cám ơn quý bạn đọc quan tâm !
  22. Thực tình thì Trần Phương tôi cũng không muốn lên tiếng phản biện trong chủ đề này vì thấy cái lập luận của ông Lê Thành Khôi này quá ấu trĩ và đầy dụng ý, nhưng vì tính dân chủ của diễn đàn nên tôi cũng xin góp chút tiếng nói của mình. Ông Lê Thành Khôi viết : Năm 1471 Lê Thánh-tông đánh Chiêm Thành để "tự vệ" hay để mở mang bờ cõi ? Sau khi chiếm thủ đô Chăm, Lê Thánh-tông đã giết hơn 40.000 người và bắt hơn 30.000 người về để làm gia nô hay điền binh (Ðại Việt sử kí toàn thư). Ðó có phải là một hành động "trọng tình" không ? Tôi thì gọi nó là dã man, lấy làm hổ thẹn, chỉ biết ... tạ lỗi với người Chăm. Nếu ông này đang ở Việt Nam và không chê Trần Phương này dốt nát thì xin được mạn phép gặp ông để dẫn ông đi "tạ lỗi với người Chăm", gì chứ riêng tôi thấy, đoạn văn này là một xúc phạm nghiêm trọng đối với đồng bào Chăm. Xin thưa với riêng ông Lê Thành Khôi rằng : dân tộc Chăm còn đó, nền văn hóa Chăm vẫn còn đó, chữ viết Chăm cũng còn đó, ... Các di sản văn hóa Chăm trên mọi nẻo đường của dải đất hình chữ S này vẫn tồn tại và sống mãi với thời gian. Các tháp Chàm vẫn ngày đêm đón mời các du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ bí ẩn của nó. Việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, trong đó có người Chăm, đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của cá nhân hay tổ chức nào mà là vấn đề của toàn xã hội. Vài lời góp nhặt nông cạn, Trần Phương
  23. Kính thưa anh Thiên Sứ và quý bạn đọc quan tâm, Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn đến lời chúc phúc tốt lành của anh Thiên Sứ ! Thú thật với các quý vị, thật ra từ lâu Trần Phương tôi đã không còn quan tâm gì đến lịch sử nước nhà và cội nguồn văn hóa dân tộc vì tôi thấy nó ... thế nào ấy, mặc dù công việc hiện tại trong ngành của tôi cũng ít nhiều cần đến những kiến thức lịch sử, nhưng chỉ được coi là quan trọng thứ 2 sau ngoại ngữ mà thôi. Còn vị trí kinh doanh - điều hành du lịch của tôi thì có lẽ kiến thức văn hóa sử cũng không cần lắm, thậm chí theo một số anh em hướng dẫn viên lâu năm có kinh nghiệm, ngay cả đối với hướng dẫn viên thì cũng chỉ cần rành lịch sử từ thời các chúa Nguyễn trở lại là đủ để hành nghề rồi (!) Mọi việc bắt đầu thay đổi trong cuộc sống tư duy của tôi từ khi tôi được biết qua tác phẩm : "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (THVQTTVHT) của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cách nay đúng 1 năm. Lần đó là một dịp rất tình cờ, tôi và mấy người bạn lang thang trong nhà sách để kiếm tài liệu để làm báo cáo về lịch sử các địa danh của nước ta. Cũng thật lạ là người ta lại xếp cuốn THVQTTVHT ở mục Văn hóa - Du lịch chứ không phải là Chính trị - Lịch sử, cuốn sách đó (chỉ còn duy nhất 1 quyển mà thôi) nằm chơ vơ giữa một rừng sách văn hóa khác, tôi cầm lên xem thử, sách gì mà to bản gần như cuốn tạp chí, lại mỏng lét, ngẫm nghĩ : chắc lại là mấy cái chuyện huyền thoại gì đó kể cho trẻ em chứ gì, điều mà tôi quá rành về các sách viết về huyền sử đời Hùng ! Nhưng thật bất ngờ, chỉ xem qua vài trang tôi đi từ ngẩn ngơ này sang ngẩn ngơ khác : hoàn toàn không phải như những gì tôi nghĩ, chứa đựng trong nó là cả một sự lý giải kỳ diệu. Không biết tự bao giờ mà nhiều người Việt chúng ta rất ngại nói đến "4000 năm văn hiến", ngay cả các anh em hướng dẫn viên gạo cội của công ty tôi với kiến thức đầy mình đều rất né tránh tới cụm từ đó. Ái chà, viết thế mới là viết chứ ! tôi thầm khen cho tác giả quyển sách, và lần đó tôi đã lén mua nó mà không một ai đi theo tôi biết cả. Sau này tôi có giới thiệu sách đó với một số chiến hữu cũng rất rành về văn hóa và kinh dịch, cũng chẳng ai quan tâm, dĩ nhiên họ có lý do của họ : cái tên Nguyễn Vũ Tuấn Anh này lạ hoắc, chẳng tên tuổi gì (và họ có nhắc đến : Trần Ngọc Thêm, Cao Tự thanh, ... hoặc Dương Trung Quốc, Nguyễn Khắc Thuần, ...), thì ra người ta vốn thích sự nổi tiếng ! Chẳng chia sẻ được với ai và tôi chỉ gặm nhấm một mình đến gần như thuộc lòng. Nhưng mọi việc lại bắt đầu bùng nổ từ hồi cuối tháng 2 năm nay với loạt bài báo chấn động về GS Lê Mạnh Thát trên báo Thanh Niên, cảm giác thúc giục, tôi lên mạng search với quyết tâm tìm ra vị "ẩn sĩ" với cái tên Nguyễn Vũ Tuấn Anh này, và tôi đã tìm được các bài nghiên cứu của vị này trên website vietlyso, rồi lại tiếp tục tìm kiếm và tìm được blog của ông ta, đúng là người mình tìm kiếm rồi, cũng nhờ may mắn trong dịp đó, một người bạn mới quen trên mạng đã giới thiệu cho tôi biết cái website này là của Nguyễn Vũ Tuấn Anh mở ra và hướng dẫn tôi tham gia, ... Quý bạn đọc và anh Thiên Sứ thân mến, Tản mạn một chút để xả stress, bây giờ tôi xin được tiếp tục phần trình bày quan điểm của tôi, Vâng, tôi thừa nhận với anh Thiên Sứ rằng : sự tồn tại của nước Nam Việt là một sự thật lịch sử hoàn toàn khách quan. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng nếu cho rằng công cuộc thôn tính Âu Lạc và thống nhất các vùng đất khác thuộc Văn Lang cũ là một cuộc nội chiến thì vấn đề không đơn giản vậy, ... Tôi đặt giả sử trường hợp sau : nếu Triệu Đà (bất kể người Hán hay Việt) nổi binh từ trong lòng nhà nước Âu Lạc, vùng đất cuối cùng mà người dân Việt còn có quyền tự chủ, tức là chưa bị thôn tính bởi nhà Tần trước đó, lật đổ An Dương Vương rồi sau đó cất quân tiến đánh và thống nhất các vùng đất thuộc Văn Lang cũ do các lãnh chúa địa phương cát cứ, lập nên nhà nước Nam Việt thì lẽ dĩ nhiên Triệu Đà rất xứng đáng là một bậc Đại Đế, và như vậy việc thâu tóm và lập nước Nam Việt của Triệu Đà thực sự chỉ coi là một cuộc nội chiến của riêng nước ta, và việc lấy lại những vùng đất đã mất trước đó hoàn toàn xứng đáng để ghi nhận công lao to lớn của Triệu Đà. Nhưng, anh Thiên Sứ thân mến, sự thật lịch sử lại hoàn toàn ngược lại như tôi đã trình bày ở các bài viết trước, tôi lại đặt giả sử một trường hợp là : nếu nhà Tần không bị diệt vong mà ngày càng hưng quốc và không có sự xuất hiện của nhà Hán, thì việc Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc chính là sự tiếp diễn mộng bá đồ vương của các triều đại phong kiến Trung Hoa mà thôi, và sự thật lịch sử là nhà Hán được hình thành sau khi dẹp yên các vùng cát cứ khác (nhưng chưa dẹp được Triệu Đà) thì quan hệ xung khắc giữa nhà Hán với Nam Việt phải được xem là công việc nội bộ của đế chế Hán chứ. Anh Thiên Sứ viết : Triệu Đà tiến dánh các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ là sự thật hoàn toàn khách quan và điều này thể hiện trong các văn bản trao đổi giữa triều đình Hán với Nam Việt Vấn đề các văn bản ngoại giao này thì tôi cũng được biết qua các tài liệu của các nhà nghiên cứu, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, tuy tôi chưa được biết chính xác như thế nào nhưng tôi tin rằng : các văn bản đó là chữ Hán, có nghĩa là chữ viết của người Việt đã không còn tồn tại, tức là các vùng đất của người Việt đã bị thôn tính bởi các triều đại phong kiến tập quyền của văn hóa Trung Hoa rồi. Một điều nữa rất đáng lưu ý là : kể từ sau khi Nam Việt bị thôn tính bởi đế chế Hán, các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc ta liên tục diễn ra cho tới khi Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ và Ngô Quyền sau đó giành được độc lập, hoàn toàn chỉ diễn ra trong vùng đất của Âu Lạc cũ (vùng Bắc bộ ngày nay), chứ tuyệt nhiên ta không hề thấy ở các vùng khác như Quế Lâm, Nam Hải. Điều này chứng tỏ rằng : trong công cuộc bành trướng của nhà Tần, các vùng đất khác của Bách Việt đã dần dần bị đồng hóa và được xem là một phần của văn hóa Trung Hoa, chỉ còn vùng đất Âu Lạc là còn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống Việt và công cuộc thôn tính của Triệu Đà đối với Âu Lạc chính là một cuộc chiến tranh xâm lược, dân ta bị mất nước từ đó. Riêng phần này tôi sẽ nói rõ hơn trong các bài viết sau của tôi về quan điểm của GS Lê Mạnh Thát. Tôi xin tạm dừng ở đây, chúc anh Thiên Sứ và quý bạn đọc những ngày nghỉ cuối tuần hạnh phúc !
  24. Khác với quan điểm này của anh Thiên Sứ, Triệu Đà chinh phục và thống nhất các quốc gia thuộc lãnh thổ Văn Lang cũ, chỉ là một quộc nội chiến giành quyền lực trong bối cảnh lịch sử bấy giờ. Tôi vẫn không cho rằng công cuộc thôn tính của Triệu Đà chỉ là một cuộc nội chiến của riêng nước ta, và xem triều đại của Triệu Đà là một triều đại chính thống của lịch sử Việt Nam, bởi nếu thực sự như vậy (lên ngôi vua và lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị mất trước đó) thì Triệu Đà rất xứng đáng là một Đại Đế Vương hiển hách không thể phủ nhận trong các triều đại phong kiến nước ta, bất kể ông ta là người Hán hay Việt. Nhưng dù thế nào thì sự thể hiện quan điểm của tôi cũng không có nghĩa là xét lại lịch sử và hạ thấp giá trị truyền thống văn hiến Việt, ngược lại, chính sức sống bền bỉ và kỳ diệu của văn hóa Việt trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc đó chính là một minh chứng không thể chối cãi của một nền văn hiến tồn tại hàng ngàn năm trước đó. Do tuần này tôi bận công tác xa nên không thể có thời gian lên net tham gia diễn đàn lâu được. Cho nên tôi xin hẹn sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình vào cuối tuần này. Cám ơn anh Thiên Sứ cùng các anh chị bạn đọc quan tâm !
  25. Anh Thiên Sứ, Nếu tôi được phép tổ chức các tour du lịch đến Hà Tiên thì hướng dẫn viên du lịch của tôi sẽ miêu tả Thạch Động như một vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Hà Tiên mà ở đó sẽ làm cho trí tưởng tượng phong phú của con người thăng hoa bởi sự kỳ vĩ của hình thù những thạch nhũ mà thiên nhiên đã tạo ra ở đây qua hàng thiên niên kỷ. Vâng, tôi xin ghi nhận ý kiến này của anh, trước mắt tôi sẽ giới thiệu Topic này cho các anh em hướng dẫn viên của công ty tôi. Trong thâm tâm, tôi luôn chờ đợi và mong muốn sự phản bác này được phổ biến rộng rãi ít nhất bởi các ngành chức năng có trách nhiệm, trả lại giá trị thực cho câu chuyện Thạch Sanh cũng như sự quang đãng của khu văn hóa Thạch Động. Có một điều đáng lưu ý là : tour du lịch tham quan Thạch Động và tắm biển Mũi Nai (cũng ở Hà Tiên) là một chương trình tham quan nghỉ hè rất được yêu thích của các em học sinh.