Posted 21 Tháng 4, 2008 Phát hiện mới về mũi tên đồng thành Cổ Loa . GS. Phạm Văn Hường . Các phát hiện khảo cổ mới về những mũi tên đồng Cổ Loa đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ.Đô thị Cổ Loa ngày xưa đã là kinh đô của nhiều triều đại, từ An Dương Vương với tên nước là Âu Lạc (273 trước Công nguyên) đến Ngô Quyền (933). Những vị vua này đã để lại trong lịch sử Việt Nam nhiều trang oai hùng. Cổ Loa còn mang dấu ấn về mối tình oan trái của Trọng Thủy và Mỵ Châu, cùng huyền thoại nỏ thần Kim Quy phản ánh một sức võ trang cường mạnh. Những huyền thoại ấy có phần phai nhạt đôi chút theo thời gian, nhưng gần đây lại được bật sáng nhờ sự khai quật của các nhà khảo cổ học, tìm thấy hàng ngàn mũi tên đồng Cổ Loa. Số lượng lớn những mũi tên này đã đặt ra nhiều câu hỏi từ vài năm nay mà bây giờ mới giải đáp được vài phần..Nguồn gốc những mũi tên đồng Cổ LoaKhi phân tích bằng những phương pháp vật lý hiện đại, giáo sư Hà Văn Tấn cùng các nhà khảo cổ khác thấy những mũi tên có chứa các thành phần kim loại tương tự như thành phần các trống đồng thời Đông Sơn, kể cả trống đồng Ngọc Lũ. Lẫy nỏ Cổ Loa. Khoá nỏ bằng đồng có đinh tán Những nguyên tố chính tìm được là đồng, chì, thiếc và không có kẽm. Những kết quả tương tự cũng tìm thấy trong các vòng chân nữ tướng đào được ở một số vùng lân cận. Kết quả này khác hẳn với các gương đồng, phần nhiều chỉ chứa nhiều nguyên tố đồng.Khi so sánh tỉ mỉ kết quả phân tích nguyên tố (kể cả các nguyên tố phụ mà thành phần bé hơn một phần trăm) trong những mũi tên đồng với các hiện vật và quặng trong các vùng địa dư khác nhau thì thấy rằng tên đồng là những sản phẩm bản địa..Kỹ thuật luyện kim các mũi tên đồng Muôn ngàn mũi tên Cổ Loa. Khuôn đúc mũi tên Riêng trong các mũi tên đồng, còn tìm thấy nguyên tố sắt. Sự có mặt của sắt chứng tỏ người Việt cổ đã biết luyện kim (chứa một nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy trên 1.500oC). Mục đích của họ là làm cho những mũi tên cứng mạnh, dễ xuyên sâu vào mục tiêu. Căn cứ trên những bài được đăng trên các tạp chí chuyên môn của thế giới, có thể thấy họ đã chú ý đến kỹ thuật luyện kim thời Việt cổ từ một thế kỷ nay.Kỹ thuật luyện kim tân tiến thời Việt cổ còn tìm thấy trong những chiếc dao găm nữ tướng. Các phương pháp phân tích vật lý đã tìm ra nguyên tố titan trong hiện vật này. Người Việt cổ có lẽ chưa biết đích xác tên nguyên tố đó nhưng họ chắc chắn nó sẽ đem lại một hợp kim cứng và nhẹ, thích ứng cho bàn tay người nữ tướng..Phân đoàn tay nỏ trong binh lựcNếu căn cứ trên những lẫy nỏ Cổ Loa mà các nhà khảo cổ học tìm thấy gần đây cùng với số lượng lớn các mũi tên đồng, chúng ta có thể khẳng định ở thời Việt cổ, vùng Cổ Loa đã có một lực lượng quân sự được phân thành đoàn tiểu xạ gồm nhiều tay nỏ. Những lẫy nỏ này tinh vi và bé hơn những nỏ tìm thấy ở các vùng thượng du, nơi các đồng bào tộc Mường hay nhiều tộc khác cư trú. Thời đó ở Bắc phương hay dùng cung trong lúc người tộc Việt hay dùng nỏ. Gương đồng và dao găm nữ tướng. Bao chân bao tay bằng đồng Phải chăng những tay nỏ này rất thiện xạ, gây cho đối phương ấn tượng hãi hùng, như những nỏ thần, mà Kim Quy là một huyền tượng. Cách bắn nỏ tài ba đã tồn tại qua nhiều thế kỷ trong vùng Cổ Loa, có khi dùng trong quân đội chính triều, có khi trong những lực lượng đối lập. Như ta đã biết, hơn mười thế kỷ sau An Dương Vương, vua Ngô Xương Văn, một trong hai vua anh em đồng kế vị Ngô Quyền, đã chết vì một mũi tên, cũng gần Cổ Loa, kinh đô thời ấy.Những lẫy nỏ Cổ Loa tìm được cũng bằng hợp kim đồng. Khi bật - một lần lẫy chỉ phát một mũi tên. Tuy những lẫy nỏ này không phải từ nỏ của An Dương Vương nhưng cũng giúp làm sáng tỏ được huyền thoại nỏ thần. Cơ cấu đơn tiễn này làm nhẹ một phần nào tội lỗi của Mỵ Châu. Vận nước Âu Lạc tuy nổi chìm theo thời gian qua mối tình cay đắng của Mỵ Châu - Trọng Thủy, nhưng không làm quên được thực tế Cổ Loa đã là kinh đô của một nước có tổ chức lớn, có kỹ thuật cao, kể cả kỹ thuật quân sự, bao hàm thêm khía cạnh nhân bản và tình người..(GS. Phạm Văn Hường, Thứ tư, 29 Tháng mười một 2006 ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 4, 2008 Một số hiện vật Đông Sơn từ RPVA (Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn cổ vật Việt Nam) Bình rượu bằng đồng . Bộ nhạc khí bằng đồng . Ấm đun (đồ gốm Đông Sơn) . Đồ trang sức bằng đồng . Muôi đồng . Rìu đồng mũi hài . Thố đồng và quả cân đồng . Tượng chim đồng trên đầu gậy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 4, 2008 Một số hiện vật Đông Sơn từ RPVA (Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn cổ vật Việt Nam)__(Tiếp theo) . Đèn đồng . Vũ khí Đông Sơn (1) . Vũ khí đông Sơn(2) . Mảnh giáp Đông Sơn . Dong Son bronze blade . Thạp đồng Đông Sơn . Muôi đồng Đông Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2008 Cám ơn anh đã cho chiêm ngưỡng những món đồ cổ quý giá, công nhận bộ ảnh của anh phong phú thật, em xin được đóng góp thêm một bài em mới đọc được. Hai con dao đá trong bài này tuyệt đẹp. Những món "đồ vớt" gây sốc và tấm lòng của một người yêu cổ vật Đấy là phát biểu của nhiều nhà khảo cổ học, tại buổi hội thảo được đánh giá là “gây sốc” ở nhà hàng Trống Đông Sơn (số 1 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) do nhà khảo cổ học Nguyễn Lân Cường giúp ông Nguyễn tổ chức. Tham gia hội thảo, ngoài các nhà khoa học, còn có các nhà sưu tập và một số nhà báo. Trống đồng Đông Sơn. Ảnh: Lê HuyCác nhà khoa học đều tỏ ra thán phục và đồng tình trước bộ sưu tập và cách trưng bày của ông Nguyễn. Bộ trống đồng hơn chục chiếc đã gây ngạc nhiên lớn. Chiếc trống ở trung tâm gian trưng bày có đường kính mặt trống 105cm, được nhiều người đánh giá là lớn nhất Việt Nam hiện nay; đây cũng là chiếc duy nhất tang trống bị rách một ít. Những chiếc còn lại đều nguyên vẹn, đường kính mặt trống từ 50 đến 80cm, với hoa văn đặc trưng của trống Đông Sơn. Có một chiếc được các nhà khảo cổ đánh giá là quá lạ: Hoa văn trên thân trống cho thấy nó đúng là Đông Sơn, song kiểu dáng không giống mô - týp quen thuộc; đặc biệt là trên mặt trống, chính giữa không có ngôi sao đúc nổi, thay vào đó chỉ là một u tròn, xung quanh có thêm 16 u tròn nhỏ! Bộ sưu tập dao găm đồng cán hình tượng người cũng rất gây chú ý. Đặc sắc nhất là 3 chiếc dao cán có hình hai người. Một chiếc có hình hai người đàn ông khoác vai nhau, hai tay còn lại bê chung một đĩa đèn, thể hiện lối sống cộng đồng của người Việt cổ; một chiếc có hình một đàn ông và một đàn bà ôm nhau; tay người đàn ông đang mở váy người đàn bà, thể hiện tín ngưỡng phồn thực, hướng tới sự sinh nở và bảo tồn, phát triển nòi giống; một chiếc có hình người đàn ông đang ngồi trên cổ người đàn bà, thể hiện văn hóa phụ hệ, gia trưởng. Các bức tượng đều trong tình trạng tốt, hoa văn trên váy phụ nữ và hình xăm trên đùi đàn ông còn rõ. Đây là những cổ vật cho biết rất nhiều thông tin về đời sống của người Việt cổ. Bộ dao Đông Sơn có cán trang trí hình người rất phong phú. Tuy nhiên, thực sự gây “sốc” cho các nhà khoa học chính là phần sưu tập đồ đá. Chúng rất phong phú, từ công cụ lao động như rìu, cuốc, dao, câu liêm hái quả, đến vũ khí để săn bắn và chiến đấu như lao, qua, kiếm, mũi tên; từ những vật dụng trong gia đình thường dân như hòn đá đánh lửa, chiếc kim khâu, đến biểu tượng của nhà quý tộc như thanh nha trương; từ những vật trang sức như khuyên tai, vòng tay, vòng chân, đến những đồ mang ý nghĩa tôn giáo như những bức tượng. Tất cả đều được chế tác từ đá quý, hết sức tinh xảo, hầu như nguyên vẹn, với độ bóng và màu sắc đẹp đến bất ngờ! Có lẽ vì quá đẹp, mà chúng bị nhiều nhà khoa học nghi ngờ “có thể được chế tác gần đây”? Dân sưu tập đồ cổ đồn nhau câu chuyện ông Nguyễn đã đổi một ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đường Quảng Bá để có được khoảng 2/3 số đồ đá trong bộ sưu tập “gây sốc”, từ tay một nhà buôn đồ cổ danh tiếng của Hà thành, tôi - người viết bài này - đặt thẳng câu hỏi: “Ông nghĩ sao khi các nhà khoa học không công nhận chúng là đồ cổ?!”. Ông Nguyễn trầm ngâm: “Các nhà khoa học chưa công nhận, nhưng cũng chưa phủ nhận. Vì sao chúng tôi tin chúng là đồ cổ, để tôi giới thiệu nhà báo nói chuyện thêm với ông T. nhé”. Đồ dùng bằng gốm Vật dụng Đông Sơn với những hình dáng đẹp Lưỡi dao đá Bùa đá Tượng đá hình người với đường nét hiện đại Sách về đồ đá có niên đại mấy nghìn nămÔng T. chính là một trong những nhà buôn đồ cổ giàu kinh nghiệm nhất Hà Nội. Ông khá kín đáo, ít khi chịu tiếp xúc với người không quen biết, có lẽ nể ông Nguyễn mà ông đồng ý tiếp chuyện tôi. “Ông nhận xét gì về bộ sưu tập đồ đá của ông Nguyễn?” “Ông Nguyễn treo thưởng 10.000 USD cho ai chứng minh được một món trong đó là đồ giả cổ, hiện vẫn chưa ai được nhận thưởng. Cá nhân tôi tin chắc đấy là đồ thật. Tôi đã dùng kính lúp độ phóng đại 60 lần để kiểm tra. Nếu là đồ mới chế tác, nó không thể có được độ bóng và màu sắc như vậy, cái này khó nói thành lời lắm”. “Các nhà khoa học phát biểu là chưa từng thấy những cổ vật như vậy?”. “Chỗ này rất cần các nhà khoa học vào cuộc, bởi đây không phải đồ đào được, mà là đồ vớt. Các nhà khoa học chỉ quen với những cổ vật được đào thấy thôi, mà vẫn còn bỏ qua đồ vớt”. “Hy vọng sẽ là bước đột phá...” Cuộc hội thảo tại nhà hàng Trống Đông Sơn, cùng với các nhà khoa học, còn có Tiến sỹ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc - Bộ VHTT. Sự hiện diện của ông đã giúp nhiều người xoá đi mặc cảm, rằng dường như Nhà nước ta vẫn chưa cho phép tư nhân được sưu tập, được trưng bày cổ vật. “Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập cổ vật tư nhân ra mắt đông đảo công chúng. Việc làm này rất phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” - Tiến sỹ Bài phát biểu- “Tôi nghĩ đây là bước đột phá, nó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, để rồi từ nay đến dịp kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, ở Thủ đô thân yêu của chúng ta sẽ xuất hiện thêm nhiều bộ sưu tập cổ vật tư nhân, nhiều cuộc trưng bày cổ vật tư nhân như thế này”. Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, cũng có đôi lời: “Tôi không đủ trình độ thẩm định về cổ vật, nhưng những hiện vật quả thực gây bất ngờ. Sự trang trọng trong cách trưng bày cho thấy thẩm mỹ và ứng xử văn hóa của chủ nhân, tạo nên ấn tượng khó quên đối với những ai đã đến đây”. Hàng loạt nhà khảo cổ học tên tuổi như Giáo sư Đỗ Văn Ninh, Giáo sư Diệp Đình Hoa, Giáo sư Hoàng Xuân Chinh, Giáo sư Hán Văn Khẩn, Giáo sư Nguyễn Huy Hinh, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân... sau khi nhiệt liệt hoan nghênh việc ra mắt bộ sưu tập kỳ công và đắt giá, đã tỏ ra thận trọng khi đánh giá niên đại các hiện vật; “chúng tôi cần nghiên cứu thêm” - Các nhà khoa học phát biểu. Sau cuộc hội thảo, ông Nguyễn đã có một bức thư gửi tới các nhà khoa học: “Hiện có một dòng cổ vật không có lý lịch rõ ràng, đang được lưu giữ trong nhân dân...… Trong số ấy, nhiều món đồ không phải được tìm thấy trong lòng đất, trong các hang động, mà là dưới lòng các dòng sông, dòng suối, người dân gọi là “đồ vớt”.… Trước đây, những người khai thác cát theo phương pháp thủ công vớt được rất nhiều hiện vật. Khoảng dăm năm nay, người ta khai thác cát bằng tàu hút. Giới buôn đồ cổ vẫn mua được hiện vật từ các chủ tàu hút, song số lượng không nhiều, hiện vật bé và hay bị gãy... Hầu hết hiện vật đồ đá trong bộ sưu tập của tôi đều được mua lại của những người làm nghề khai thác cát trên sông Cầu, sông Lô, sông Đuống... thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, đặc biệt là ở ngã ba sông thuộc địa phận Đoan Hùng (việc định niên đại cho các hiện vật, tôi dựa vào một cuốn sách được giới nghiên cứu cổ vật nước ngoài công bố thời gian gần đây).. Phải chăng trên lưu vực các con sông nói trên vẫn đang ẩn chứa những cổ vật hết sức quý giá về mặt khoa học? Theo tôi, để có câu trả lời, trước hết cần đến các làng trước đây có người làm nghề khai thác cát thủ công, ghi lại ý kiến của họ... Nếu các nhà khoa học chú ý đến ý kiến trên và có ý định mở một cuộc khảo sát sơ bộ, tôi xin vinh dự được tài trợ cho cuộc khảo sát đó”. Đinh Anh Tuấn Việt Báo// (Theo_Tien_Phong) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2008 ĐỒ VỚT TẠI NHÀ HÀNG TRỐNG ĐỒNG - HANOI Thiên Sứ tại nhà hàng Trống Đồng Hanoi Thiên Sứ chụp ảnh cổ vật tại nhà hàng Trống Đồng Lò đốt trầm cổ Lò đốt trầm cổ Hộp đựng trầu bằng đồng thời Hùng Vương Muôi múc canh bằng đồng thời Hùng Vương (Tất nhiên không chỉ để múc canh rau muống luộc, cho lớp người ở trần đóng khố). Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2008 Cán dao đồng thời Hùng Vương Cán dao bằng đá bán quý thời Hùng Vương Người dâng lễ - di vật đồng thời Hùng Vương Đồ đựng bằng đồng thời Hùng Vương Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2008 chà bác thật phong lưu :lol: Nhìn cận cảnh cán dao có hình cô gái mới thấy trang phục thời Hùng Vương khá giống Ai Cập, điểm chính là chiếc dải ở chính giữa váy, nếu phục dựng thời Hùng Vương thì nên tham khảo phim về Ai Cập mới đúng, phong cách rất giống nhau. Cháu muốn vẽ một vài tranh minh họa cho thời kỳ này quá. Không biết ông chủ của nhà hàng Trống Đồng có biết những nghiên cứu về thời Hùng Vương của bác Thiên Sứ không nhỉ, nếu biết chắc ông ấy sẽ giúp đỡ rất nhiệt tình để quảng bá, cháu phải tìm cách gặp ông ấy để trình bày về nguồn gốc Kinh Dịch, Âm dương ngũ hành cho ông ấy mới được. Chắc ông ấy sẽ rất vui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2008 Rin86 thân mến. Ông ấy là một nhà chơi đồ cổ, nhưng không quan tâm lắm đến lịch sử thời Hùng Vương. Bằng chứng là những hình ảnh minh họa về thời Hùng Vương của ông này vẫn theo những tri thức "pha học phổ biến hiện nay" là một thời kỳ "liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố". Dưới đây là bức tranh sơm mài khá lớn miêu tả sinh hoạt thời Hùng Vương với những người dân "ở trần đóng khố". Tôi có nói với nhà báo Đinh Anh Tuấn cùng đi: "Chắc có lẽ lịch sử thời Hùng không có đợt rét hại nào như đầu năm 2008 (*). Nếu không chắc cũng khó lý giải tổ tiên ta sẽ tồn tại như thế nào qua những đợt rét như vậy. TRANH SƠN MÀI MIÊU TẢ Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Ở NHÀ HÀNG TRỐNG ĐỒNG Tôi có hỏi ông Đinh Anh Tuấn: "Những người ngồi trên trống đồng đang làm gì vậy?". "Họa sĩ căn cứ vào hình trên trống đồng và miêu tả những người đang gõ trống!". Thật ngao ngán! Tôi trả lời rằng: "Tôi chưa thấy ai ngồi trên mặt trống để đánh trống cả?". Híc! Ông chủ nhà hàng Trống Đồng nếu nhận thức được nền văn minh huyền vĩ ở Nam Dương Tử dưới thời Hùng Vương thì chắc chắn những món đồ cổ của ông giá trị hơn nhiều và sẽ được quan tâm hơn. Thiên Sứ Chú thích: Đợt rét hại đầu năm 2008 làm chết hàng chục ngàn trâu bò và một số người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2008 Cháu nghĩ ông ấy bị "nhồi sọ" quá nhiều nên có giải thích cũng không tưởng tượng được nền văn minh Lạc Việt lại huyền vĩ đến thế. Tuy vậy cháu cũng thử một lần xem sao, vì ông ấy là một người có tiếng, nếu được ông ấy tuyên truyền cho thì còn gì bằng,vì nền văn hiến Lạc Việt thực dụng một chút cũng không xấu :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2008 Rin86 thân mến. Chú rất cảm ơn Rin86 có một ý tưởng tốt, muốn khuyếch trương văn hóa Lạc Việt. Chú ngày xưa từng làm trong ngành quảng cáo với chức vụ cũng đủ để thực hiện những ý tưởng; chú cũng quen khá nhiều người mà mối quan hệ đó cũng là mơ ước của nhiều người. Nhưng chú không bao giờ có ý tưởng nhờ vả họ, cũng như chú cũng không có ý định dùng biện pháp nào đó để khuyếch trương những ý tưởng của chú. Tất cả tùy duyên. Chú đã nói ra những gì chú cần nói và viết về 5000 năm lịch sử văn hiến huyền vĩ Việt. Chú có thể chủ quan mà nói rằng: Những ai cần biết tới điều này cũng đã biết cả rồi. Nhưng chú vẫn cảm ơn Rin86 có ý định giúp cho nền văn hiến trải 5000 năm, coi như đó là nhân duyên của Rin86. Nhưng chú biết rằng chuyện này sẽ không đi đến đầu. Chú nói một cách hình ảnh thế này: Việc vinh danh nền văn hiến huyền vĩ Việt sẽ do Thượng Đế quyết định. Một lần nữa cảm ơn Rin86. Chúc Rin86 và gia đình vạn sự an lành. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2008 Lướt ngang topic, vô tình băn khoăn: "không biết nhưng đồ này có phải đồ giả không?" Quẻ KINH LƯU NIÊN. Hic Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2008 Lướt ngang topic, vô tình băn khoăn: "không biết nhưng đồ này có phải đồ giả không?" Phoenix đặt vấn đề hoài nghi, còn các nhà sử học được mời tham quan những món đồ này họ chưa và không có cơ sở để cho là đồ giả, nhưng họ không thừa nhận đồ vớt trên sông là đồ cổ. Với họ thì cứ phải đào lên mới là cổ. Không ai đặt vấn đề kiểm tra C14 cả. Nhưng nếu những món đồ này là của tôi, tôi cũng không cần nhờ đến họ kiểm tra C14 và cũng không bao giờ hỏi ý kiến họ . Tôi không quan tâm lắm đến việc đồ giả hay đồ thật, chỉ cần hình tượng của nó phản ánh một sự vật có thật trong lịch sử. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2008 hôm qua Rin86 nói chuyện về văn hiến Lạc Việt với mọi người ở lớp, một thằng Mông Cổ, một thằng Nga và ông thầy Thụy Sĩ, nói chung là cũng lịch sự lắng nghe nhưng cố chứng minh Việt Nam từ Trung Quốc mà ra, nhất là thằng Nga, bọn Nga rất phân biệt chủng tộc, nó dám nói ở châu Âu bây giờ cấm người châu Á sang, người Á muốn kết hôn với Tây thì khó lắm đấy.... Thằng Mông Cổ thì im lặng, nhưng mình biết trong lòng nó ko vui vẻ gì, còn ông Thụy Sĩ thì nghĩ là mình muốn làm Việt Nam trở nên quan trọng, nhất là khi nói về bản nguyên Việt Nam và nhiệm vụ của Việt Nam với thế giới. Đến lúc liên hệ với văn minh Nam Mỹ thì họ nghĩ đứa Việt Nam này bị điên!!! Hết biết! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2008 hôm qua Rin86 nói chuyện về văn hiến Lạc Việt với mọi người ở lớp, một thằng Mông Cổ, một thằng Nga và ông thầy Thụy Sĩ, nói chung là cũng lịch sự lắng nghe nhưng cố chứng minh Việt Nam từ Trung Quốc mà ra, nhất là thằng Nga, bọn Nga rất phân biệt chủng tộc, nó dám nói ở châu Âu bây giờ cấm người châu Á sang, người Á muốn kết hôn với Tây thì khó lắm đấy.... Thằng Mông Cổ thì im lặng, nhưng mình biết trong lòng nó ko vui vẻ gì, còn ông Thụy Sĩ thì nghĩ là mình muốn làm Việt Nam trở nên quan trọng, nhất là khi nói về bản nguyên Việt Nam và nhiệm vụ của Việt Nam với thế giới. Đến lúc liên hệ với văn minh Nam Mỹ thì họ nghĩ đứa Việt Nam này bị điên!!! Hết biết! Muốn nói chuyện với họ thì đầu tiên Rin86 hãy nói rằng: - Các nhà khoa học Nhật xác nhận zen của người Nhật giống người Việt Nam nhất trong Đông Nam Á. Đây là các nhà khoa học Nhật nói chứ không phải người Việt nói sẽ mang tính khác quan hơn. Khi họ chú ý mới giải thích cho họ về lịch sử Nhật Bản: Chính người Nhật đang băn khoăn về nguồn gốc của mình. Nếu họ chú ý lắng nghe thì giải thích cho họ về những mối liên hệ từ những giá trị văn hóa phi vật thể mà chú đã chứng minh. Sau đó hãy nói đến nền văn hiến Việt. Dân Ai Cập hiện nay chưa hẳn đã hơn dân Việt bây giờ, nhưng họ nói về sự văn minh của tổ tiên họ thì được tin ngay vì có Kim Tự Tháp mà ai cũng nhìn thấy. Còn chúng ta muốn nói như vậy thì vì không có Kim Tự Tháp nên phải chứng minh bằng văn hóa phi vật thể. Điều này đòi hỏi một tư duy suy luận cao cấp hơn so với một cái nhìn trực tiếp vào Kim Tự Tháp. Nếu chú được mời sang nói chuyện về văn hóa Việt thì chú cũng bắt đầu từ những phát hiện về zen của những nhà khoa học Nhật. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2008 Phoenix đặt vấn đề hoài nghi, còn các nhà sử học được mời tham quan những món đồ này họ chưa và không có cơ sở để cho là đồ giả, nhưng họ không thừa nhận đồ vớt trên sông là đồ cổ. Với họ thì cứ phải đào lên mới là cổ. Không ai đặt vấn đề kiểm tra C14 cả. Nhưng nếu những món đồ này là của tôi, tôi cũng không cần nhờ đến họ kiểm tra C14 và cũng không bao giờ hỏi ý kiến họ . Tôi không quan tâm lắm đến việc đồ giả hay đồ thật, chỉ cần hình tượng của nó phản ánh một sự vật có thật trong lịch sử. Thiên Sứ Cháu đoán có thể có đồ giả trộn lẫn với đồ thật, nhưng đồ giả đó chế tác hết sức tinh vi và hợp lý, có thể đó là một số món đồ đồng, cháu từng xem một chương trình về kỹ thuật làm đồ đồng giả cổ của giới buôn đồ cổ Trung Quốc (cái gì TQ cũng làm giả được), làm giả đồ đồng đơn giản hơn rất nhiều đồ gốm, sành sứ. Hai con dao đá nhìn rất mới nhưng theo cháu đó là đồ thật, người Maya cũng có kỹ thuật chế tác đá như vậy, cháu có xem một phim tài liệu về đồ đá của maya, hình thức thì phức tạp hơn nhưng độ bóng và chất liệu thì y hệt hai con dao đá của Lạc Việt, các nhà khoa học đánh giá người hiện nay với kỹ thuật tiên tiến chưa chắc đã làm được món đồ tinh xảo như thế. Tiếc là bộ phim đó cháu xem cách đây trên dưới 10 năm, cháu cố gắng tìm tư liệu về đồ đá Maya nhưng chưa thấy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2008 Rin86 thân mến. Đối với chú những người đã gọi là nghiên cứu thì không phải dân chơi hoặc buôn đồ cổ. Nên không cần phân biệt thật đồ cổ hay giả cổ. Chỉ cần là hình tượng đó thuộc về loại đồ cổ để phân tích mối liên hệ của hình tượng đó với lịch sử liên quan đến nó mà thôi. Chú sẽ rất ngạc nhiên khi thấy thày giáo treo một cái tranh chép lại rất tinh vi để giảng về vẻ đẹp của mỹ thuật thời Phục Hưng. Nhưng khi giảng xong thì một sinh viên phát biểu: "Bức tranh của thày giảng cho chúng ta là đồ giả". Nhưng tiếc thay, hầu hết những nhà khoa học lịch sử đều phủ nhận giá trị của những món đồ mà nhà hàng trống Đồng giới thiệu. Họ cho rằng nó không có cơ sở khoa học!? Những món đồ về thời Hùng Vương trên đây vớt được, chú không phải chuyên gia về đồ cổ để phân biệt giả hay thật. Giả thiết rằng đồ giả thì nó phải được chế tác từ món đồ thật giống hệt và chú tin rằng người ta không thể nghĩ ra một hình tượng vốn không có thật ở thới Hùng Vương. Ít nhất là trong lúc này. Chú rất hy vọng Rin86 sẽ tìm được cuốn phim về đồ đá của người Maya. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2008 Tôi thực sự bị cuốn hút vào những món đồ cổ vớt được ở nhà hàng Trống Đồng, chắc chắn một điều rằng sẽ còn rất nhiều cổ vật vẫn chưa tìm thấy hoặc sẽ không bao giờ tìm thấy. Theo tôi, ý tưởng của bạn Rin86 là một ý tưởng rất hay, vì đối với nhiều người Việt Nam, theo tôi biết, thời kỳ Hùng Vương vẫn là một cái gì đó mờ mờ ảo ảo, nên tôi nghĩ, giới thiệu về văn hóa Việt từng có thật một thời lung linh huyền vĩ qua các giá trị cổ vật là một việc thiết thực, nếu chưa ai làm thì mình làm, bởi có phải vì lợi nhuận gì cho riêng ai đâu mà gọi là quảng bá hay khuếch trương. Nếu được, tôi cũng xin đóng góp chút phần nhỏ :) Tôi đã từng ra Hà Nội nhiều lần, nhưng chưa biết qua nhà hàng Trống Đồng. Anh Thiên Sứ có thể giới thiệu cho tôi biết website hay địa chỉ của nhà hàng đó không ? Trước mắt, tôi muốn biết chút thông tin như : thực đơn, giá cả dịch vụ, số lượng khách tối đa cho mỗi lần, ... Không biết đã có chương trình ẩm thực nào đưa khách tới đây tham quan chưa, nhưng nếu được thì tôi sẽ thử đưa thêm vào tour khách nội địa xem sao, tôi nghĩ chắc sẽ thú vị lắm. Vài ý tưởng, mong quý vị góp ý, ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2008 Anh Trần Phương thân mến. Anh có thể tham khảo về nhà hàng Trống Đồng tại link này: http://blog.360.yahoo.com/blog-zCAMovMlc6....?cq=1&p=670 Chúc anh gặp nhiều may mắn. Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2009 Không phải chỉ có người Mường hiện nay mới sử dụng trống đồng mà còn cả người dân ở Lũng Cú nữa: Đồng Văn - Lũng Cú thật tuyệt! Từ năm 2001, con đường từ Đồng Văn lên Lũng Cú đã được nâng cấp, trải nhựa phẳng phiu, dòng điện quốc gia đã thắp sáng mảnh đất địa đầu và ở Lũng Cú, cột cờ Tổ quốc được dựng trên đỉnh núi Rồng trông xa như một ngọn tháp, có hình dáng cột cờ Hà Nội, cao gần 20m, chân bệ có 6 mặt phù điêu mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn, lá cờ Tổ quốc rộng 54m tung bay, kiêu hãnh giữa bầu trời biên cương, như ngọn lửa bất diệt, in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Ở lưng chừng núi Rồng có hang Sì Mần Khan rộng đẹp, hấp dẫn... Tên gọi Lũng Cú có nhiều giả thiết: Long Cư (rồng ở, động rồng), Lũng Ngô (bởi cánh đồng Thèn Pả trồng nhiều ngô), lại có giả thiết Lũng Cú là tên người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khẩn hoang, gìn giữ và phát triển vùng đất. Nhưng nhiều người cho rằng: Lũng Cú có lẽ bắt đầu từ chữ Long Cổ (long: rồng; cổ: trống) nghĩa là trống rồng. Thời phong kiến rồng tượng trưng cho vua, trống rồng là trống của nhà vua. Theo lời kể của các bậc cao niên, trước đây đồng bào Lô Lô có phong tục may sắm quần áo đúng kiểu của dân tộc Lô Lô ở Lũng Cú để mặc cho người qua đời, bởi họ nghĩ mặc như thế tổ tiên mới nhận. Hiện nay đồng bào Lô Lô ở Lũng Cú, Mèo Vạc (Hà Giang) đều sử dụng thành thạo trống đồng. Trống đồng của đồng bào Lô Lô có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn, như vậy Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu rực rỡ của thời Hùng Vương. Theo sử sách vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải hiểm trở này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ... Xã Lũng Cú bao gồm 9 thôn, bản: Lô Lô Chải, Seo Lủng, Tả Giao Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn, tất cả ở độ cao trung bình từ 1.600 - 1.800m so với mặt nước biển. Khi nói về nước Việt Nam liền một dải, người ta hay nêu từ Trà Cổ (Quảng Ninh) đến Cà Mau (nếu tính theo bờ biển) hoặc từ Mục Nam Quan (Lạng Sơn) đến Cà Mau (nếu tính theo trục đường quốc lộ), hoặc từ Lũng Cú đến Cà Mau (nếu tính giới hạn của vĩ độ). Còn nếu kể đến địa danh hẹp và nếu chi li hơn thì phải nói từ xóm Seo Lủng của Hà Giang đến xóm mũi Rạch Tàu của Cà Mau. Trở về Hà Nội, tôi mang theo trong lòng nỗi nhớ về một vùng đất của chè san, rượu mật ong và thắng cố, xứ sở của đào phai, hoa lê, tuyết trắng và náo nhiệt buổi chợ phiên, tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông quyến rũ người tình, tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa nồng đượm đêm dài... CAO XUÂN THÁI nguồn http://wikimapia.org/141347/SUMMIT-LUNG-CU...05%C2%B019-55-E Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 1, 2009 Cảm ơn Rin86 đã làm sống lại chủ đề này và tôi có dịp xem lại các bài viết ở đây. Thật ngán ngẩm khi tôi xem lại những dòng này. Người ta công khai trên tập sản Kiến thức ngày nay rằng: "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt - nhân danh khoa học - Bởi vậy, việc đầu tiên để bảo vệ quan điểm của họ là: Phủ nhận tất cả những chứng cứ khách quan có khả năng minh chứng cho thời Hùng vương trải gần 5000 năm văn hiến!. Việc ông chủ nhà hàng trống đồng Đông Sơn ra giá: 10. 000 USD nếu ai chứng minh được bộ sưu tập của ông ta có một cái là đồ giả - mà cho đến nay đã vài năm trôi qua, chưa ai trong số cái "hầu hết" chứng minh được để bảo vệ luận điểm của minh. Đủ để thấy rằng sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống của họ trơ trẽn đến thế nào. Nói tóm lại: Họ lợi dụng ưu thế về địa vị trong học thuật và phủ nhận tất cả những gì bất lợi cho quan điểm của họ mà không cần chứng minh. Tức là: Chẳng có gì gọi là khách quan, khoa học trong các luận điểm của họ như họ thường rêu rao. Híc! ------------------- PS:Xem lại các bài viết thì thấy có một cái tên quen quen: Giáo sư Hoàng Xuân Chính! Híc! Thì ra ông này có tên trong danh sách mà Thiên Sứ đang minh chứng sai lầm của ông ta trong topic: "Phản biện những luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt". Tôi đang phản biện dở dang bài viết của ông này - Việc Rin86 đưa lại topic này lên có ý nghĩa như là một sự nhắc nhở tôi tiếp tục công việc, bị bỏ bê mấy ngày nay vì lý do cơm áo. Hôm nay - thứ ba 13 - 1 - 2008 là ngày Tam Nương theo Lịch Phương Đông. Thiên Sứ tôi kiêng kết thúc hoặc bắt đầu một cái gì. Ngày mai viết tiếp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 1, 2009 Phát hiện pho tượng hình con hổ 2.000 tuổi (Dân trí) - Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh vừa sưu tầm được một pho tượng cổ quý hiếm, làm bằng chất liệu đồng, được xác định có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm.Thông tin từ Bảo tàng Hà Tĩnh cho hay, trong khi đang đào đất ở vườn nhà, anh Đình Quý (trú tại xóm 9, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) đã chạm phải một bình gốm cũ có chiều cao khoảng 50 - 60cm, phía bên ngoài không có hoa văn hay họa tiết nào. Bình gốm được đậy bằng nắp rất kín, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 40cm. Bất ngờ với hiện vật nói trên, anh Quý khoét rộng, bê lên khỏi mặt đất và mở nắp ra thì phát hiện bên trong có chứa một pho tượng cổ màu vàng tía có chiều dài 30cm, nặng 8kg, có hình dạng một con hổ mẹ đang nằm ngủ trong tư thế rất thoải mái. Các bộ phận của con hổ tượng như mồm, đầu, thân, hai chân sau, trước, khối u, các cơ bắp thịt ở vai, sống lưng và mông… được đúc và trau chuốt khá công phu, tinh xảo. Cổ vật hình con hổ bằng đồngHiện vật quý hiếm nói trên hiện đã được Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tiếp nhận. Bước đầu các nhà nghiên cứu văn hoá ở Hà Tĩnh nhận định đây là một hiện vật cổ lạ, rất quý hiếm và có giá trị cao, đặc biệt, địa điểm phát hiện con hổ đồng cổ này nằm trong phạm vi của khu vực Di tích khảo cổ học bãi Phôi Phối, xã Xuân Viên (Nghi Xuân) - nơi đã từng tìm thấy rất nhiều hiện vật quý thuộc nền Văn hoá Sa Huỳnh và Văn hoá Đông Sơn xưa. Văn Dũng - Đất Vũ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 4, 2009 Đền thờ thần trống đồng ở xứ Thanh Cập nhật lúc : 2:03 PM, 27/02/2009 Cùng với Lam Kinh, thành nhà Hồ, làng cổ Đông Sơn, Đồng Cổ, ngôi đền thờ vị thần trống đồng có công hộ quốc thời Hùng Vương ở thôn Đan Nê, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã góp phần làm nên những giá trị văn hóa độc đáo ở xứ Thanh. >> Chùa Chuông - niềm tự hào của phố Hiến >> Thăm Bái Đính - Vịnh Hạ Long trên cạn >> Đền thờ thánh mẫu bên sông Đáy Từ thành phố Thanh Hóa, đi về hướng Tây Bắc khoảng 40 km là đến đền Đồng Cổ. Theo thần phả để lại, đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ nhất (tài liệu lưu giữ tại đền ghi năm 2569 TCN). Theo cụ từ giữ đền Lê Trương Nguyên, thuở xưa, đường bộ còn xa xôi cách trở, phương thức đi lại chủ yếu là đường sông vì thế ngôi đền nằm bên bờ hữu sông Mã này trở thành điểm dừng chân của nhiều tao nhân mặc khách trên đường thiên lý. Có lẽ, nhờ thế mà danh tiếng của nó ngày càng bay xa thêm cùng những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại. Ngôi miếu nhỏ còn lại của quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Cổ. Tương truyền, vua Hùng Vương thứ nhất khi đánh giặc qua đây có nghỉ lại một đêm trên bến Trường Châu ở khúc sông Mã. Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là Ðồng Cổ báo mộng, bày cách dẹp giặc loạn. Khi vua tỉnh giấc còn nghe tiếng chuông đồng vang vọng từ ngôi đền dưới chân ba ngọn núi. Theo báo mộng của thần, khi ra trận, vua cho dùng dùi đồng gõ vào trống đồng, giặc loạn sợ hãi bỏ chạy. Nhà vua sau đó đã quay lại để tạ ơn thần và cho tu bổ đền khang trang hơn. Tên đền Ðồng Cổ được dân làng gọi theo từ đó. Chiếc trống đồng được thờ trong ngôi miếu cổ. Về sau, vua Lý Thái Tông còn cho rước thần Ðồng Cổ từ Ðan Nê về lập đền thề trên đất Thăng Long, lại phong cho thần chức quan "chủ trì việc thề trong cả nước". Xưa, cứ đến ngày 4/4 hằng năm, nhà vua và các quan trong triều lại đến đền thề trước ngôi đền thờ vọng này: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu - thần linh tru diệt...". Dân thường gặp chuyện gì rắc rối cũng dắt nhau đến đó thề thốt. Hiện, ở phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn ngôi đền cũng mang tên Ðồng Cổ và cũng thờ vị thần này. Theo ông Trịnh Văn Chiến, nguyên Chủ tịch xã Đan Nê, trước, đền có một khu nhà, 38 gian, bề thế, tựa lưng vào Tam Thái Sơn (dãy núi Ðống), quanh đền, cây cối sum suê, rậm rạp. Thời kháng chiến chống Pháp, công binh xưởng Nguyễn Công Cậy sản xuất vũ khí ở hang động Ích Minh nằm trong lòng ngọn núi bên phải của đền. Khi quân Pháp phát hiện ra vị trí công binh xưởng Ích Minh, chúng đã cho máy bay ném bom san phẳng cả đền Ðồng Cổ. Những di tích nguyên gốc còn lại đến nay, ngoài hai tấm bia kể trên, chỉ còn chiếc miếu nhỏ lưng chừng đỉnh núi Xuân và chiếc cổng Nghinh môn nằm ở phía tây ngôi đền. Đền đang được Nhà nước đầu tư 37 tỷ đồng trùng tu, xây dựng. Nghinh môn gồm 3 tầng, 8 mái, mang phong cách kiến trúc thế kỷ 15 (thời Lê), cao 9 m, rộng 3 m, được ghép bằng những khối đá vuông vức (không dùng vữa), cuốn thành vòm tò vò. Theo những bậc đá lên đến ngôi miếu cổ trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh thật tuyệt vời của dòng sông Mã. Giữa đôi bờ bạt ngàn những ruộng ngô xanh mướt đang phất cờ, dòng sông mùa khô mang mầu ngọc bích hiền hòa trôi. Xa xa, phía bên kia sông là dáng hình thành Nhà Hồ (thuộc huyện Vĩnh Lộc kế bên), ẩn hiện trong sương mù mùa đông mờ ảo. Dưới chân núi, ngôi đền Ðồng Cổ (được xây lại vào năm 1996, chỉ gồm một gian hai chái), lọt trong xanh tươi cây lá. Trước đền, hồ Bán Nguyệt như một mảnh gương nhỏ hắt bóng mây trời. Hiện, ngôi đền đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và được Nhà nước đầu tư 37 tỷ đồng trùng tu và quy hoạch lại. Hoàng Sơn http://www.baodatviet.vn/Home/Den-tho-than...2/31735.datviet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2010 Phục dựng thành công trống đồng Đông Sơn Sau năm ngày làm việc, chiều 23-12 ông Tô Quang Dũng - chuyên viên phục dựng trống đồng Đông Sơn, Hiệp hội UNESCO VN - đã phục chế thành công chiếc trống đồng Đông Sơn (có niên đại cách đây gần 2.000 năm) tại thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Phục dựng thành công trống đồng Đông Sơn ảnh minh họa Trống đồng Đông Sơn này có đường kính 42cm, cao 23cm, trên mặt trống có biểu tượng mặt trời 12 tia, hoa văn bông lúa xung quanh mặt trời, hình người cách điệu xung quanh, bốn linh vật “con cóc” đúc nổi gắn liền trên mặt trống… Ông Đoàn Anh Tuấn, chủ tịch Hiệp hội UNESCO VN, nhận định trống đồng Đông Sơn này thuộc nhóm C, loại Hegel III, được đúc vào khoảng thế kỷ I-III sau Công nguyên. Nghệ nhân sưu tầm cổ vật Lâm Dũ Xênh ở thị trấn Châu Ổ - chủ sở hữu chiếc trống đồng Đông Sơn này - cho biết tháng 10-1998 mua lại những mảnh vỡ trống đồng Đông Sơn này tại một cơ sở thu mua phế liệu ở huyện Sơn Tịnh, sau đó mang về nhà lưu giữ cho đến nay. Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...3#ixzz0uCpcOSZ9 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2010 Một số hình ảnh về cổ vật thời Đông Sơn ở link này khá hay nhưng Rin86 không coppy được vì tag vòng ốc đeo tay thời Đông Sơn, có lẽ cách dây hơn 2000 năm khi đánh rơi chiếc vòng này, chủ nhân của nó sẽ không ngờ rằng chiếc vòng sẽ trở thành một vật có giá trị, thể hiện một góc đời sống thời Đông Sơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2016 Chiếc trống có chữ khắc duy nhất trong thành Cổ Loa Mặt trong chân trống Cổ Loa có khắc chìm dòng chữ Hán, được dịch là 'Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân'. Trong số bảo vật quốc gia Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ, trống Cổ Loa thuộc hàng quý hiếm bởi kích thước lớn, hoa văn trang trí trên mặt và thân cầu kỳ. Trống được phát hiện ngày 21/6/1982 khi nhóm thanh niên giúp gia đình ông Tái Kim Quang, xóm Chợ, xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) hạ thấp thửa ruộng ở khu Mả Tre. Trống đồng Cổ Loa có niên đại 2000-2.500 năm thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Phương Hòa. Chiếc trống nằm ngửa, chứa trong lòng 3 trống đồng bé hơn chỉ còn những mảnh nhỏ cùng hơn 200 hiện vật bằng đồng gồm lưỡi cày, rìu đồng, mũi tên đồng có niên đại trên 2.000 năm. Bộ sưu tập lưỡi cày đồng gồm 20 chiếc, chủ yếu có 3 kiểu chính là lưỡi cày hình tim, hình bầu dục và gần hình tròn. Trải qua hàng nghìn năm tuổi, những chiếc lưỡi cày màu xanh rỉ đồng có niên đại từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây 2.000-2.500 năm đã bị sứt mẻ, cong vênh phần nào. Sau khi phát hiện, UBND xã Cổ Loa đã cùng Sở Văn hóa Hà Nội khảo sát lại nơi phát hiện và tổ chức nhiều đợt thu hồi hiện vật. Do tìm thấy ngẫu nhiên nên khu vực quanh chiếc trống nằm đã bị đào bới lộn xộn, các nhà khoa học không thể nghiên cứu được mối quan hệ giữa trống và lớp gốm Cổ Loa cũng như thứ tự sắp xếp các hiện vật ban đầu. Tháng 12/2015, trống Cổ Loa cùng 20 lưỡi cày đồng được công nhận bảo vật quốc gia. Thuộc nhóm trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, cổ nhất hiện nay ở Việt Nam, trống Cổ Loa xếp cùng nhóm với những chiếc trống bảo vật quốc gia khác như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà. Dù hoa văn trang trí trên trống Cổ Loa ít và giản đơn hơn nhưng họa tiết đặc trưng, không trùng lặp với hàng trăm chiếc trống đã phát hiện trước đó và sau này. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 14 cánh, trang trí họa tiết lông công xen giữa các cánh. Băng hoa văn số 6 chia thành hai nửa giống nhau, mỗi nửa đều có khắc họa hình người hóa trang, mái nhà cong hình thuyền có chim đậu trên nóc, trong nhà có một cặp nam nữ ngồi đối diện nhau. Một đầu nhà có hình trống đồng đặt nghiêng, đầu kia có người ngồi co gối đánh trống, phản ánh lễ hội cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 14 cánh và 15 băng hoa văn trang trí tinh xảo tính từ tâm. Ảnh: Phương Hòa. Đặc biệt, đây là chiếc trống đầu tiên có minh văn (chữ khắc) được tìm thấy trong thành Cổ Loa. Mặt trong chân trống có khắc chìm một dòng chữ Hán, được phiên âm là "Tây Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân". Dịch là "Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân" (khoảng 72 kg). Theo TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á thì chữ Tây Vu là cách ghi biến âm của Tây Âu, nhóm tộc người mà tương truyền Thục Phán An Dương Vương làm thủ lĩnh đã liên kết với Lạc Việt - Văn Lang của các vua Hùng thành nhà nước Âu Lạc ở cuối thế kỷ 3 trước công nguyên. Việc phát hiện trống Tây Vu trong thành Cổ Loa của An Dương Vương chứa đầy vũ khí và đồ đồng Đông Sơn của những người Tây Âu - Lạc Việt cũng là điều hợp lý. Trống Cổ Loa cũng là chiếc đầu tiên có minh văn ở Việt Nam được tìm thấy trong khu vực thành Cổ Loa. Đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương (thế kỷ 3 trước công nguyên) và của nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền (thế kỷ 10). Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn bậc nhất, cấu trúc thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Mả Tre vốn là khu nghĩa địa nằm ở phía Tây Nam của cửa Nam thành Cổ Loa. Nhiều nhà nghiên cứu đi đến giả thuyết rằng Mả Tre có thể là kho chôn giấu tài sản trước biến động lớn trong xã hội hàng nghìn năm trước. Ngoài trống đồng và các lưỡi cày đồng, Cổ Loa còn có hàng loạt di chỉ khảo cổ được phát hiện, phản ánh thời kỳ phát triển liên tục của dân tộc Việt từ sơ khai qua đồ đá, đồ đồng và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam. Những lưỡi cày đồng được phát hiện cùng với trống Cổ Loa. Ảnh: Phương Hòa. PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học đánh giá, trống đồng Cổ Loa cùng bộ sưu tập lưỡi cày đồng là nguồn sử liệu bằng vật chất, phác họa phần nào cuộc sống sinh hoạt và trình độ khoa học của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm, dưới thời kỳ nhà nước Âu Lạc mà trung tâm là kinh đô Cổ Loa. Từ công cụ sản xuất như lưỡi cày đồng, đến nhạc khí như trống đồng, hay mũi tên đồng để chiến đấu, phòng vệ, tất cả cho thấy sự hoàn hảo của kỹ thuật đúc đồng thời đó. "Những hoa văn trang trí hình người, hình thuyền trên chiếc trống Cổ Loa cũng cho thấy thẩm mỹ của cư dân Đông Sơn rất cao, đời sống tinh thần phong phú. Chiếc trống được tìm thấy thuộc loại đẹp nhất, lớn nhất trong số trống đồng thời kỳ đông Sơn nên có thể tin tưởng rằng nó là của quý tộc. Nhưng ai là chủ sở hữu thì vẫn còn là một câu hỏi cần nghiên cứu thêm", PGS Tín cho hay. (VnExpress) Share this post Link to post Share on other sites