Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=694 Tình hình kinh tế xã hội và nền văn minh Văn Minh - Âu Lạc Thời Van Lang - Âu Lạc kéo dài đến mười thế kỷ trước CN. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Hồng) được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi núi, trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của các sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trình độ cao hơn, vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 1.Đời sống vật chất Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hoá Đông Sơn. Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn sử dụng các loại hoa màu, rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng. Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu...). Thức ăn được chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống...) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó...). Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt... Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ... Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng và rất giàu chất bột, chất đạm và các chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ . Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu gạo và ăn trầu. Rượu được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian. Người Đông Sơn có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau đã được tìm thấy ở Đông Sơn. Trang phục của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ. Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quần kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui, được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Tượng người đàn ông thổi kèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu. Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng cổ chân bằng đá, đồng). Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Điều đó cũng chứng tỏ đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được nâng cao rõ rệt. Về đầu tóc, người bấy giờ có bốn kiểu: kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và tóc quấn ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến ngang lưng, để xoã khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nói, kiểu tóc cắt ngắn buông xoã sau lưng và búi tóc cao sau đầu là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người Đông Sơn. Người Việt cổ bấy giờ còn có tục phổ biến là xăm mình. Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến gần sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chiềng, tức là nơi chốn, có làng (hay láng, sống ở gần nước), quê (hay quêl, sống trên chân đồi, thềm cao), chạ tức là tục kết đôi làng quê. Các vật dụng trong sinh hoạt gia đình rất phong phú như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ dùng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu, v.v.. Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa. 2. Đời sống tinh thần Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu pha chế hợp kim, làm hoa văn. . .) . Người xưa tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim hay tỷ lệ giữa các hợp kim cho phù hợp với cách chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn, thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của người Việt cổ Điều này còn được thể hiện ở trình độ luyện sắt bấy giờ với phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp. Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai đã hình thành lãnh thổ chung, đã nổi lên xu hướng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp trước yêu cầu làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm. Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cụ thể, trong ý thức tư tưởng của cư dân bấy giờ, là các cộng đồng cư dân của nước Văn Lang - Âu Lạc đều có cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết trong mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật. Lễ hội bấy giờ rất phổ biến, thịnh hành, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang - Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội đâm trâu, hội cầu nước, hội mừng năm mới... Trong cuộc sống, cư dân thời Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức phong phú mà còn đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những thứ có thể xem như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ, vừa thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới chung quanh, với những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà. Nghệ thuật âm nhạc cũng phát triển. Có nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử dụng bộ gõ có trống đồng, trống da, chuông nhạc, phách, bộ hơi (khèn). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu nhất là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình ra, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp, có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hegơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa. Trống đồng Đông Sơn có lẽ còn được sử dụng làm hiệu lệnh chiến đấu, giữ gìn an ninh, được dùng trong tuỳ táng và trao đổi mua bán ở trong nước và với nước ngoài (với Malaixia, Inđônêxia..). Trống đồng Đông Sơn có cấu tạo hết sức hài hoà, cân xứng. Mặt trống tròn, giữa có 1.Theo tài liệu Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam của Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam (1975) và Thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945-1980) của Viện Thông tin khoa học xã hội thì trong tổng số 134 chiếc trống đồng Đông Sơn đã thu thập được 52 chiếc, phân bố như sau: Thanh Hoá: 15 chiếc, Hà Tây: 8, Nam Hà: 6, Nghệ An: 5, Hoà Bình: 4, Hà Nội: 3, Hải Hưng: 3, Lào Cai: 2, các tỉnh khác 1 chiếc. Số trống đồng ngày càng được thu thập nhiều. Năm 1980 thu được 91 chiếc ngôi sao nhiều cánh, phần tang phình, phần thân và chân loe ra làm cho trống có âm thanh vang xa và sức cộng hưởng lớn. Mặt trống, thân trống, đều được trang trí đẹp, thể hiện tài năng hội hoạ, óc thẩm mỹ và kỹ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ. Xung quanh ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống là những vành tròn đều đặn, cách nhau bằng những đường nét viền hoa văn khác nhau, cân đối đẹp mắt. Trên mặt trống đồng có nhiều hình người hoá trang lông chim đang múa, nhảy, hát, thổi khèn và các cảnh sinh hoạt khác như giã cối, đua thuyền, cảnh động vật hươu, nai, v.v.. Những hình trên mặt trống đồng thể hiện một không khí sôi động, hồ hởi trong sinh hoạt của người Việt cổ, phản ánh khá trung thực cuộc sống văn hoá hiện thực của cư dân bấy giờ. Trống đồng (Đông Sơn, Ngọc Lũ) với những nét đặc sắc nói trên, là một sản phẩm lao động, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, là biểu hiện rõ nét, tập trung của nền văn minh Việt cổ. Cùng với trống đồng, công trình kiến trúc Cổ Loa cũng biểu hiện trình độ phát triển cao của cư dân thời Văn Lang - Âu Lạc. Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế với nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp dùng cày, bằng lưỡi cày đồng, tiến lên có sức kéo là trâu bò cùng với những tiến bộ khác, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế - xã hội nguyên thuỷ bước vào thời đại văn minh. Trải qua một chặng đường dài, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Văn minh sông Hồng) - một nền văn minh bản địa đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp sau của dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho bản sắc dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam đứng vững, vượt qua được thử thách to lớn trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.54-61.
  2. Theo tôi, dưới đây là quan điểm lịch sử phổ biến hiện nay : Theo : http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=692 Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang 1. Những biến chuyển về kinh tế xã hội Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá. Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu, v.v.. Mỗi loại công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao, lưỡi cày hình thoi, hình bầu dục được phân bố ờ vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang được phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc cũng bao gồm nhiều kiểu như lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc hình chữ U, cuốc hình quạt, lưỡi rìu gồm có rìu hình chữ nhật, hình tứ diện lưỡi xoè, hình lưỡi xéo, hình bàn chân, hình lưỡi lệch, ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển. Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Việc nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác. Những di cốt trâu bò nuôi tìm thấy trong cùng một di tích văn hoá Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng là bằng chứng cư dân Hùng Vương đã sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Những dấu tích thóc gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hoá Đông Sơn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trị thuỷ, thuỷ lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dân bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, "tưới ruộng theo nước triều lên xuống". Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất đai, chinh phục vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cư dân đương thời đã trồng lúa trên các loại ruộng nước,bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng. Lúa gồm có lúa tẻ và lúa nếp.Ngoài trồng lúa nước là chủ yếu, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả để làm phong phú nguồn lương thực. Khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của các loại bầu bí, đậu, khoai, sắn. Thu hoạch trong nông nghiệp ngày càng cao. Sự tích "bánh dày bánh chưng" đã nói lên bước phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa thời đó. Sử cũ của Trung Quốc cho biết vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà Triệu đã cống cho tướng Hán là Lộ Bác Đức 1000 hũ rượu,100 con bò. Sự kiện đó cũng chứng tỏ sự phát triển nói trên. Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò. Nhiều di tích văn hoá Đông Sơn có nhiều xương trâu, bò. Các loài gia súc, gia cầm cũng được nhân dân chăn nuôi rộng rãi, như lợn, gà, chó, v. v... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, nghề đúc đồng, tiến đến nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Kỹ thuật luyện đồng của người Việt cổ thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện khiến cho các học giả nước ngoài kinh ngạc và đi đến phủ nhận tính chất bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ và tài năng, thẩm mỹ của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Thực tế cho thấy từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn không những số lượng các công cụ bằng đồng ngày càng tăng nhanh chóng mà còn phong phú, đa dạng của các loại hình và sự tiến triển về trình độ kỹ thuật, nghệ thuật. Việc nghiên cứu và nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhau là một thành tựu lớn của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Việc cấu tạo hợp kim để chế tạo công cụ bằng đồng thời Hùng Vương đã trải qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, hợp kim gồm có đồng - thiếc, giai đoạn sau, hợp kim gồm có đồng - chì - thiếc với tỷ lệ đồng 80-90%, còn thiếc, chì chiếm từ 10-20%. Để làm nóng chảy hợp kim nói trên, các thợ đúc đồng đã tạo nên một nhiệt độ trong lò luyện là từ 12000c-12500c Và bản thân lò phải chịu được nhiệt độ 14000c. Để làm được điều đó không phải dễ đối với người Việt Cổ cách đây mấy ngàn năm lịch sử. Từ kỹ thuật luyện đồng, cư dân bấy giờ đã tiến lên một bước cao hơn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Gò Chiền, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật bằng sắt. Tại khu Cổ Loa tìm thấy dấu tích chế tạo đồ sắt. Người Đông Sơn. Chế tạo đồ sắt bằng nhiều phương pháp, từ cách luyện ra sắt xốp, rèn sạt đến phương pháp đúc. Sự phát triển của trình độ kỹ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời Hùng Vương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội. Một số thợ thủ công tách khỏi nông nghiệp. Nghề làm gốm cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn vào nung trong lò kín chuyên dụng. Gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn (các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, các đường song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng). Tuy nhiên, nghề làm gốm bấy giờ vẫn chưa vượt qua được giới hạn của gốm thô. Vào cuối thời Hùng Vương, đồ gốm trở nên đơn điệu và ít được chú ý gia công trang trí. Các nghề thủ công khác như mộc, đan lát, kéo tơ, dệt vải, dệt lụa, đóng thuyền vẫn tiếp tục phát triển. Nghề sơn đã xuất hiện và đạt trình độ kỹ thuật khá cao vào thời Đông Sơn (sơn có nhiều màu và trang trí đẹp). Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hoá với nước ngoài. Hiện tượng một số trống đồng loại I Hê gơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia...cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ việc buôn bán giữa người Việt Cổ đương thời với các quốc gia quanh vùng. Một số đồ trang sức, trâu, bò cũng đã trở thành hàng hoá trong việc buôn bán giữa Văn Lang - Âu Lạc với các nước lân bang. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự traođổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm dư ngày càng nhiều dẫn đến sự phân hoá xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng, đó là sự phân hoá thành kẻ giàu người nghèo. 2. Sự phân hóa xã hội Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hoá xã hội đã xuất hiện nhưng chưa đáng kể. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà (Phú Thọ) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn đầu thời Hùng Vương, quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ mới bước vào quá trình tan rã. Từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng rõ nét hơn. Ở khu mộ táng Làng Cải (Việt Trì, Phú Thọ) thuộc giai đoạn Đông Sơn có 307 mộ táng thì số mộ nghèo không có hiện vật tuỳ táng chiếm tới 84,1%. Số mộ có từ 1 đến 2 hiện vật chiếm 10,1%. Số mộ có từ 11 đến 15 hiện vật chiếm 11,8%. Số mộ có từ 16 hiện vật trở lên chiếm 1%. Ngôi mộ có số hiện vật nhiều nhất là 23 trong đó có 15 giáo, 1 dao găm, 2 rìu, 1 thuổng, 1 thạp, 1 vò gốm, 1 bộ khoá thắt lưng có tượng rùa. Di tích mộ táng Làng Cả cho thấy sự phân hóa xã hội ở đây khá rõ rệt. Người nghèo chiếm đa số trong xã hội. Tại khu mộ Thiệu Dương (Thanh Hoá) có 115 mộ thuộc giai đoạn Đông Sơn thì 2 mộ không có hiện vật chôn theo, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20 mộ có từ 5 đến 20 hiện vật 4 mộ có trên 20 hiện vật, đặc biệt ở một mộ, số hiện vật lên tới 36. Trong số 5 mộ hình thuyền ở Việt Khê (Hải Phòng) có 4 mộ không có hiện vật, 1 mộ có 107 hiện vật trong đó có 93 hiện vật bằng đồng (bao gồm công cụ sản xuất, nhạc khí,đồ đùng quý giá, vũ khí). Cũng có một số khu mộ lại không thấy có hiện tượng khác nhau về hiện vật. Theo một số tài liệu thống kê 714 mộ thuộc niên đại Đông Sơn của 5 khu mộ táng nổi tiếng là Đông Sơn (102 mộ), Vinh Quang (51), LàngVạc (226), Làng Cả (219), Thiệu Dương (116 mộ) thì số ngôi mộ nghèo (không có hay chỉ có một ít đồ gốm và đồ trang sức bằng đá đơn giản) chiếm phần lớn (51,9%). Những ngôi mộ ở mức trung bình, có một số đồ gốm, có thêm một ít công cụ và vũ khí bằng đồng, hoặc có thêm công cụ sắt chiếm 41,4%. Những ngôi mộ giàu có, chôn theo nhiều đồ đồng, đồ sắt, những đồ sang trọng chỉ phiếm một tỷ lệ nhỏ (6,5%). Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, sự phân hoá xã hội bấy giờ chưa sâu sắc. Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau: - Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. - Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc. Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng xã về sau). Những tiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện. Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệ chống các mối đe doạ từ bên ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn Đông Sơn (thế kỷ VII-VI trước CN). Các công xã thị tộc tan rã, làng xóm định cư (công xã nông thôn) xuất hiện. Dựa vào các di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, ta thấy địa bàn cư trú của cư dân bấy giờ đã mở rộng dần từ vùng rừng núi xuống đồng bằng,ven biển, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven các con sông lớn ở Bắc Bộ, bắc Trung Bộ. Các khu vực cư trú thường khá rộng, từ hàng ngàn mét vuông đến một vài vạn mét vuông. Tầng văn hoá cũng khá dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn. Những khu vực cư trú đó là những xóm làng định cư, trong đó có nhiều dòng họ khác nhau chung sống và có một dòng họ chính, thường gọi là kẻ, chiềng, chạ. Mỗi xóm làng có một số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, nhưng người phụ nữ vẫn có vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được mọi người coi trọng. Trong xóm làng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng (địa lý). 3. Nhà nước Văn Lang ra đời Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau. Bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân của liên minh đó. Phạm vi phân bố của văn hoá Đông Sơn cũng phù hợp với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trong phạm vi cương vực đó có 15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hoá chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội. - Nhà nước Văn Lang Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ở nước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các"bộ". Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn, mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng. Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cũng có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt. Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt). Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr. 37-48.
  3. :wacko: Kính chào quý vị, Về những tài liệu có thống nhất chung rằng nhà nước Văn Lang chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ thứ VII TCN thì khá phổ biến, nhất là trong giáo khoa, mà cụ thể là lịch sử lớp 6, ngay cả trong các tranh vẽ có tô màu của các em học sinh mà những lần tôi đến các trường học để làm việc cũng thấy hình ảnh "ông vua Hùng" và "các quan lang" ở trần, đóng khố dán trên tường và ghi rằng : "Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên ..." :wacko: Rất ủng hộ ý tưởng của chủ đề này, trước mắt xin giới thiệu vài tài liệu liên quan : NƯỚC TA CÓ MẤY NGÀN NĂM VĂN HIẾN ? Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi (1380–1442) chỉ nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”. (Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu). Rõ ràng Nguyễn Trãi không xác định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến. Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên (NSL) viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế NSL xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên (CN), suy ra (theo NSL) tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến! Vậy, từ đâu ra con số tròn trịa 4.000 năm? Con số 4.000 dường như được nói tới khá phổ biến từ nửa đầu thế kỷ 20. Bấy giờ có người đã lấy khoảng 2.000 năm CN để cộng với khoảng 2.600 năm TCN (thuộc thời đại Hùng Vương) rồi “làm tròn” con số xuống còn chẵn… 4.000. Con số 2.600 này ở đâu ra? Họ căn cứ theo cách tính của sử thần NSL đời Lê. Trong ĐVSK/NK, quyển I, NSL viết: “Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 - 258 TCN]”. Theo bản dịch của Viện KHXH VN (1985-1992), bản in NXB KHXH (Hà Nội 1993). Có người “tỉ mỉ”, thử lấy 2.622 năm chia đều cho 18 đời Hùng Vương thì thấy mỗi đời trị vì tới 145 năm rưỡi. Con số ấy không có sức thuyết phục! Hiện nay, khoa khảo cổ học đã xác định lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam mở đầu với thời cổ đại là thời đại Hùng Vương, cũng gọi là thời đại văn hóa Đông Sơn (di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, Thanh Hóa), văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ (khoảng từ thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 1 CN). Như thế, phải chăng bề dày văn hiến của VN tính tới nay vẫn chưa tròn 3.000 năm ? Gần đây một số tác giả tỏ ra dè dặt hơn, thí dụ chỉ nói “VN, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến”. Ta hiểu ngầm là hàng ngàn năm, nhiều ngàn năm, chứ không khẳng định con số cụ thể. Nghê Dũ Lan (Tuần san Sàigòn thứ bảy) Và sau đây là tài liệu về khảo cổ : http://e-cadao.com/Vanminhco/noidungtrinhbay.htm Việt Nam từ thời dựng nước đến nước Đại Việt thời Lý Trần (thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 14 SCN) Những căn cứ khoa học như truyền thuyết, thư tịch cổ, di tích đền thờ trên mặt đất và đặc biệt là những chứng tích vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được cho thấy Việt Nam bắt đầu bước vào thời đại dựng nước vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN với nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. Hàng loạt các nền văn hoá thời đồng thau đã được phát hiện trong giai đoạn lịch sử này như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Sự phát triển liên tục của các nền văn hoá bản địa này mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở vật chất chủ yếu và trực tiếp cho nhà nước sơ khai ra đời. Một sưu tập trống đồng, công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu bằng đồng thau đa dạng và tinh xảo đã cho thấy nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã có một nền kinh tế phát triển trong đó nông nghiệp lúa nước giữ vai trò chủ đạo và các nghề chăn nuôi, săn bắn, đánh cá, làm đồ gốm, đồ trang sức, luyện kim đúc đồng cùng một số nghề thủ công khác đã phát triển khá cao. ----------------- :wacko:
  4. Trong vòng xoáy hối hả của cuộc sống hiện đại, đôi khi chúng ta tạm quên đi những nét mộc mạc của cảnh làng quê yên bình thuở ấu thơ, nhưng không phải vì thế mà những nét văn hóa chân quê, như ta tưởng, đã không còn nữa, mà thực ra nó vẫn hiển hiện mỗi ngày bên cạnh cuộc sống của mỗi chúng ta mà dù vô tình, hay hữu ý, nó đã bị quên lãng ... Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời đại mới, đời sống của người dân vùng nông thôn đã cải thiện rất nhiều, dù đây đó vẫn cho rằng cuộc sống thực tế quá đã làm mất đi vẻ mộc mạc chân chất của làng quê Việt, điều này tuy đúng nhưng chưa thấu tình đạt lý, bởi lẽ, làng quê ta đẹp lắm, đẹp với những cánh đồng trải mượt, những dòng sông uốn lượn, đàn trâu thong thả gặm cỏ, ... nhưng chúng ta nghĩ sao khi đằng sau những hình ảnh đẹp đẽ đó là đời sống người dân vẫn còn khó khăn, hằng ngày họ vẫn chưa được tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại, trẻ em phải sớm bươn chải, lao động sản xuất vẫn là con trâu đi trước cái cày theo sau ? Thực ra, những sinh hoạt gắn liền với đời sống thôn quê đó, những món ăn dân dã, những vườn cây trái, và cả những câu hò - điệu lý đó, tất cả đều không mất đi, ít nhất trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt, nhưng hiện đang mang một màu sắc mới, một diện mạo mới. Vấn đề là việc bảo tồn và phát triển, chúng ta chưa bao giờ quay lưng với văn hóa của chính mình cả, những giá trị đó nếu được sử dụng đúng với bản sắc văn hóa dân tộc thì chẳng những nó mãi mãi trường tồn mà ngày càng được vun đắp những giá trị mới tốt đẹp hơn bởi từ lâu văn hóa luôn gắn liền với đời sống con người, nhưng ngược lại, chẳng hạn như : cái quán nhậu bán đồ nướng mà gọi là "Làng nướng", vài điệu múa của những cô tiếp viên (dù mặc áo bà ba) trong các nhà hàng mà gọi là "tài tử Nam bộ", hay như mặc áo tứ thân và hát phục vụ tận phòng theo yêu cầu của khách mà gọi là "thưởng thức quan họ Bắc Ninh" ... thì chẳng những nó sẽ bị cho là kệch cỡm mà ngày càng tàn lụi là một tất yếu. Vài dòng tâm sự,
  5. Như những trận bóng đá luôn được diễn ra trước ngày khai mạc, hôm nay Trần Phương xin được ra mắt và gởi vài dòng tâm sự đến tất cả tất cả anh chị em trên diễn đàn Lý học Đông phương. Trần Phương trân trọng kính chào tất cả quý vị, tôi được biết đến diễn đàn này một cách rất tình cờ mà trước tiên là phải cám ơn cuộc đời đã đem đến cho tôi tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, xin được tham gia diễn đàn với tinh thần học hỏi, xây dựng và giao lưu cùng tất cả quý vị. Tôi rất ngưỡng mộ anh Rubi cũng như các bài nghiên cứu của anh Vo Truoc, ... Do không có nhiều thời gian để lên mạng nên tôi đã cẩn thận in từng trang các bài nghiên cứu đó và đóng bìa để tham khảo dần :D Một lần nữa xin gởi lời chào đến quý vị và kính chúc tất cả mọi thành viên trên diễn đàn cùng gia đình dồi dào sức khỏe ! Trần Phương
  6. Hì, ... Ở nông thôn nước ta hiện nay (cả nam lẫn bắc) hầu như chỉ có chủ yếu là người đứng tuổi và trẻ con, còn nam nữ thanh niên thì rất ít, bởi vậy có một cô thôn nữ xinh như mộng (mà xinh thật nhỉ) gót sen, môi hồng ... hiếm hoi như thế thì việc dàn dựng để lên ảnh không có gì là lạ. Nói về dàn dựng, xin kể một câu chuyện sau, mà chính tôi cũng là một trong những "đạo diễn" của vở dàn dựng đó :rolleyes: Đó là một lần công ty tôi tổ chức cho một đoàn khách tham quan về với miệt vườn ĐBSCL vào dịp cuối tuần, chỉ là khách nội địa thôi, đối tượng khách là những nhân viên văn phòng và kỹ thuật của 1 công ty ở TPHCM, những người suốt ngày chỉ quanh quẩn trong văn phòng và muốn tìm cảm giác về với miệt vườn sông nước ... Điểm đến là một cù lao ở Vĩnh Long, khách đến đó nhận phòng xong được ngắm cảnh sông nước và thưởng thức các món ăn đồng quê. Ngày hôm sau, đoàn khách được đi ghe dọc triền sông, vào những lạch nhỏ, rồi ở ngã ba lạch bỗng xuất hiện một đám cưới trên sông, họ reo hò thích thú và chụp hình, vẫy chào thật vui vẻ. Vào đến cù lao, họ được bố trí 2 người 1 xe đạp để dạo, đạp xe khoảng chừng gần 5 cây số (thú vị là dù mồ hôi ướt đẫm nhưng không một ai tỏ ra mệt mỏi) là đến nhà một người dân, ở đấy họ được đón tiếp rất chân tình, được các cô thôn nữ xinh đẹp trong những chiếc áo bà ba dẫn đi vào vườn trái cây, rồi được dẫn đi tát cá, bắt được con nào họ được những cô gái đó hướng dẫn chum rơm lại để nướng và thưởng thức. Những người lớn tuổi hơn không đi tát cá thì được ông chủ nhà mời uống rượu, ăn lẩu cá ... Buổi tối, mọi người sinh hoạt giao lưu rất vui vẻ, được nghe các cô gái đó hát đờn ca tài tử, rồi hò đối đáp với du khách, ... Nói chung là chuyến tham quan cuối tuần đó kết thúc rất có hậu :D Nhớ lại, nhìn những gương mặt rạng ngời niềm vui của du khách lúc ấy mà tôi vừa vui vừa có gì trầm lắng, mừng vì có 1 tour thành công, nhưng họ có biết đâu tất cả những sự việc đó đều là do sắp đặt, từ cái đám cưới "vô tình" đi ngang cho đến mọi thứ : ông chủ nhà, những cô thôn nữ xinh xắn trong chiếc áo bà ba, ... đều là những nhân viên của công ty tôi và của các khu du lịch gần đó bố trí, thậm chí ngôi nhà vườn đó cũng chỉ là thuê mướn, rồi vườn trái cây được tính chiết khấu, cái đìa tát cá được đào sẵn, và ngay cả các con cá cũng là do người ta bỏ vào, còn đờn ca tài tử thì có sẵn hợp đồng với các nghệ nhân từ nơi khác đến, ... Một thoáng ngậm ngùi : những sinh hoạt đó, những món ăn đó, những cây trái đó, những câu hò điệu lý đó, ... chính là một trong những chuỗi "xương sống" văn hóa Việt Nam từ bao đời nay, nhưng những cái tự nhiên của xóm làng chân quê đó nay còn đâu ... Vài dòng tâm sự,
  7. “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ" – Thạch Lam. Biến tấu từ món "xáo trâu" thuần Việt Phở là thuần túy Việt Nam và chỉ mới xuất hiện ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Nó bắt nguồn từ một món ăn làng quê Việt Nam. Từ lâu dân ta rất ít dùng thịt bò vì cho là nóng và gây. Món ăn rẻ tiền, no bụng là món thịt trâu xáo hành răm ăn với bún, gọi là xáo trâu, rất phổ biến ở các chợ nông thôn và xóm bình dân... Thế nhưng, người Pháp không ăn thịt trâu, mà chỉ dùng thịt bò. Từ ngày thực dân Pháp sang ta khai thác thuộc địa đầu thế kỷ 20, ở Hà Nội bắt đầu có các cửa hiệu bán thịt bò, thường bán không hết, nhất là xương bò. Chưa thích nghi được với phong cách ẩm thực của người Việt, đến chiều muộn, qua các hiệu thịt bò thấy còn treo lủng lẳng từng súc thịt và Đống Xương . Thịt bò ế, tất phải bán rẻ. Người ta liền nảy ra sáng kiến làm xáo bò thay xáo trâu. Nhưng xáo bò mà ăn với bún thì không hợp khẩu vị. Vậy là, bún được thay bằng một loại bánh cuốn chay mỏng, rất sẵn ở Hà Nội. Xáo bò ăn với bánh cuốn chay thái thay bún lại rất ngon bất ngờ. Từ lời rao "Ngầu nhục phấn" mà thành tên Người mình bán hàng thì rao là "xáo bò ơ". Còn mấy chú Khách thì rao "Ngầu nhục phấn a...". “Ngầu”, tiếng Hán là “ngưu”, “nhục là thịt”, “phấn” là “gạo”, tức bánh bột gạo. Tiếng Trung Quốc gọi trâu hay bò đều là ngưu, hắc ngưu là trâu, hoàng ngưu là bò. Tiếng rao "xáo bò ơ" nghe cụt lủn. Còn tiếng rao "Ngầu nhục phấn a..." nghe trầm bổng, tha hồ ê a kéo dài, mặt khác do tư tưởng sùng ngoại nên được khách ăn ơi ới gọi đến. Thấy thế, các gánh hàng của người mình cũng phải rao theo họ để tranh khách. Phở ngày càng được ưa chuộng nên số lượng gánh phở rong cũng ngày một nhiều. Lời rao gọn dần, chỉ còn "ngầu phớn ơ...", rồi "phở ơ", cuối cùng thành "phở". Những hàng phở đầu tiên Do là thức quà bình dân có một thời phở bị những người giàu tiền lắm bạc ở Hà Nội xem thường. Phải đến năm 1918 - 1919, phở mới được nhiều giới tìm đến. Cửa hiệu phở đầu tiên của Hà Nội mở ở phố Hàng Quạt (nay là Lương Văn Can) gần rạp tuồng Thông Sáng và tuồng Năm Trăn để đón khách. Năm 1937, duy nhất có một hiệu phở của Hoa kiều mở ở phố Mã Vũ (nay là phố Hàng Quạt kéo dài) lấy tên là Nghi Xuân. Các cửa hàng này đua nhau cải tiến chất lượng. Lúc đầu chỉ có phở chín, sau có phở tái. Thêm thịt mỡ gầu, nạm, sách bò nên thành tên tái gầu, tái nạm, tái sách... Sau nữa có hiệu dùng thịt bò nấu sốt vang, thịt áp chảo nên lại thêm tên gọi phở sốt vang, phở áp chảo nước, áp chảo khô, phở xào, v.v... Từ những năm 1930 lại đây, phở đã tới đỉnh cao của văn hóa ẩm thực Việt Nam với nghệ thuật lóc thịt, hầm xương và gia giảm gia vị: thảo quả, quế chi... thành món đặc sản của đất Hà Thành: "phở Hà Nội". Theo MonNgonHaNoi.com Trần Phương : Còn nhiều sự lý giải nữa nhưng nhìn chung khá thống nhất là "Phở" có nguồn gốc từ món "Canh thịt bò" (Ngầu nhục phấn) của Tàu, rồi từ "Phở" được gọi chệch đi từ chữ "Phấn" (!) Nhưng qua sự tìm hiểu của tôi thì thấy rằng món "Canh thịt bò" của Tàu khác xa món "Phở" của VN, từ cách chế biến phức tạp cho đến những gia vị nêm nếm đều là những nguyên liệu có sẵn ở VN và mang tính đặc thù khẩu vị của người Việt (như gừng, chanh, hành lá ...). Không hiểu sao bất cứ sự lý giải nào mà được cho là xuất xứ từ Tàu đều dễ được chấp nhận và phổ biến rộng rãi, thậm chí khách du kịch đến VN thưởng thức "Phở" cũng được giải thích như vậy. "Phở" là món ăn quốc hồn quốc túy của VN và là 1 trong 10 món ẩm thực ngon nhất thế giới. Tôi thì thú thật cũng không rành lắm về ẩm thực nên kính nhờ quý vị có cách lý giải nào khác hợp lý hơn về nguồn gốc món ""Phở" không ? Xin cám ơn !
  8. DI HÀI CỦA MỘT TIÊN NỮ ? Được tìm thấy tại miền quê hẻo lánh ở Derbyshire, bộ xương khẳng khiu dài 20 cm với nguyên vẹn da, răng, tóc và đặc biệt là đôi cánh tiên bé xíu đã được các nhà nhân chủng học và chuyên gia giám định pháp y ở Anh khẳng định là di hài đích thực, tuy nhiên không-phải-của-người. Tiên nữ - nhân vật tưởng chừng chỉ tồn tại trong truyền thuyết - nay đã được khẳng định là có thật bằng những chứng cứ xác thực đầu tiên. Một người đàn ông (xin được giấu tên) ở Derbyshire đã phát hiện di hài huyền thoại trên con đường cổ xưa từ thời La mã, nằm giữa hai làng Duffield and Belper. “Hôm đó như thường lệ, tôi dắt chó đi dạo qua khu mộ cổ Iron Age thì bất chợt con vật cưng cất tiếng sủa và tỏ thái độ khác thường. Nó cứ quay đầu về phía ngôi mộ mà sủa và nhất định không chịu rời bước, bất chấp tôi có lôi kéo thế nào. Thật là điều bất thường vì hàng ngày chúng tôi vẫn đi qua đây, mà nó có bao giờ hành xử khác lạ như thế. Tò mò, tôi tiến lại gần khu mộ... Đập vào mắt tôi là cảnh tượng ngỡ như trong truyện cổ: một mô đất sạt xuống, mở ra một đường hầm đen ngòm rộng chừng nửa mét. Chắc chắn là trước đây, tôi chưa nhìn thấy hầm tối này bao giờ. Tôi quỳ gối xuống để quan sát rõ hơn, cảm nhận rõ làn gió hun hút lạnh buốt phả vào mặt - chứng tỏ, hầm rất sâu. Tôi bấm đèn pin ở chìa khóa xe và căng mắt nhìn cho rõ. Chính lúc ấy, vật thể lọt vào tầm quan sát làm tôi giật nảy mình: cách tôi chưa đầy 3 bước chân, một thi hài nhỏ xíu còng queo nằm trơ trọi trên đất. Phản xạ đầu tiên, tôi toan chạy đi báo cảnh sát - rất có thể đó là một đứa bé chết non. Nhưng khoan, thi hài này nhỏ hơn nhiều so với 1 đứa bé sơ sinh, và quan trọng hơn cả, sau lưng nó còn một đôi cánh tiên mỏng dính. Tôi dùng que khều nó lên, như vẫn không tin nổi vào mắt mình rồi bỏ vào cái túi nylong (định để dành đựng phân chó)”. Không do dự, người đàn ông rút điện thoại gọi cho vợ. Hai vợ chồng thận trọng đặt xác “tiên nữ” vào trong 1 hộp thiếc đựng bánh, sau đó giấu trong ga-ra ôtô. Ngày hôm sau, cảnh sát ngay sau khi được thông báo đã tới đem thi hài đi giám định và phân tích. Không chỉ một xác tiên “Là một trong số ít những chuyên gia hiện tượng kỳ bí ở Derbyshire, tôi không bất ngờ khi cảnh sát viếng thăm nhờ giám định một thi thể lạ lùng - mặc dù lúc đó sự việc vẫn còn giấu kín nhằm tránh những rùm beng từ phía phương tiện truyền thông đại chúng. Đích thân người đàn ông phát hiện ra khu mộ bí ẩn đã dẫn tôi trở lại nơi tìm ra thi hài. Thật bất ngờ, càng tìm kiếm chúng tôi càng phát hiện ra nhiều xác tiên nữ - tất thảy trên 2 chục xác với các mức độ khô cứng khác nhau. Không hiểu bằng cách nào mà chúng được bảo quản nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên, tới mức có thể thấy rõ cả những chiếc móng tay và lông mi bé xíu. Kỳ lạ hơn nữa khi một lần tình cờ, tôi chợt nhận ra dường như có bàn tay ai đó đang cố gắng lấp lại đường hầm bí hiểm”. Những bức chụp X-quang tiết lộ những điều vô cùng thú vị: về cấu tạo sinh học, di hài tiên nữ chẳng khác gì bộ xương của một bào thai vừa mới thành hình, tuy nhiên, những đốt xương rỗng tuếch khiến trọng lượng cơ thể chúng nhẹ nhàng hơn nhiều. Đáng ngạc nhiên, “tiên nữ” cũng có rốn - điều này cho thấy những sinh vật này cũng duy trì nòi giống theo cách của con người, mặc dù chúng không có bộ phận sinh dục hoàn chỉnh. Không dám khẳng định chính xác những xác khô này đã tồn tại bao lâu, nhưng mức độ ướp khô cho thất chúng ít nhất phải trên 400 năm tuổi. Nhưng do đâu mà những sinh vật kỳ bí này luôn bị coi chỉ là nhân vật hoang đường trong truyền thuyết. Các chuyên gia sinh vật bí hiểm cho rằng, khả năng hòa trộn với môi trường quá tốt đã giúp chúng lọt khỏi tầm mắt con người cho đến tận ngày nay. Sắc tố đặc biệt trên cánh và da khiến chúng như “tan” vào những tán lá xanh cao chót vót - nơi chúng cư ngụ thường xuyên và hầu như không bao giờ mạo hiểm sà xuống dưới đất. Vào mùa đông lạnh giá, chúng rút lui vào hang động sâu trong lòng đất. Những di hài phát hiện ở Derbyshire là bằng chứng hiển hiện rằng, truyền thuyết không hoàn toàn là những điều tưởng tượng. (Dân trí)
  9. Một điều thú vị nữa là nguồn gốc tên gọi của "Phở", thì ra thuở ban đầu người ta bán Phở cũng có rao à :D ? Vì theo tôi thấy, tiếng rao của các hàng quán thì có nhiều nhưng đặc biệt quán Phở thì chưa bao giờ thấy rao cả hì ... -------------------------------------- Nói thêm về thắc mắc này của tôi. Các món ăn có lời rao thường là những món bình dân, rẻ tiền, ... như : xôi, chè, bánh bèo, ... nhưng như món Phở thì được biết từ xưa nó là một món quà xa xỉ, ngay ở Hà Nội, điều này cũng được nói đến qua các tác phẩm văn học hiện thực thời 1930 - 1945. Đồng ý Phở có xuất xứ từ tầng lớp bình dân, nhưng trong thời Pháp thuộc, đa số thường dân là người nghèo cho nên được ăn một món ăn "vua chúa" như Phở không phải là dễ, do đó nếu cho rằng tên gọi "Phở" bắt nguồn từ những lời rao thì cũng hơi ngạc nhiên ... :rolleyes:
  10. Ra là thế : :unsure: Họ ngầm cho rằng đó là một nét văn hóa rất Hà Nội... Kiểu thứ ba “bệnh hoạn” đến mức tưởng như không có thật. Đó là “không bị xử tệ thì ăn không ngon!”. Thậm chí có ông chủ (khi mát mình) bộc bạch: “Mình đang chửi mắng nó (khách) quen rồi, nó thích. Bây giờ mà tử tế có khi phá sản”. Nhà văn Băng Sơn từng giải thích: "Người Hà Nội ăn không chỉ lấy ngon hay no mà còn cả thưởng thức không khí ẩm thực thật riêng biệt, đặc trưng... Có lẽ cách giải thích ấy phù hợp với các quán phải xếp hàng hoặc quán nhà cổ như chả cá Lã Vọng mà thôi chứ nhu cầu bị chửi, quát, đuổi thì chắc... hiếm!". :rolleyes: :rolleyes: Sự nổi tiếng của Phở Bát Đàn thì tôi đã nghe nhiều nhưng vẫn chỉ được biết đến như : cầm bát, xếp hàng, ăn xong thì nhanh chóng "biến", mà ăn xong cũng không có nước uống, muốn uống nước thì phải sang hàng chè tươi bên đường : 500 đ/cốc, ... nhưng đến "Phở Chửi" thì quả thật là mới nghe <_< Kiểu này giá nào khi ra Hà Nội nhất định sẽ đến phố Bát Đàn để thưởng-thức-một-lần-cho-biết. Thực ra công bằng mà nói, theo tôi thấy, người Việt chưa bao giờ quay lưng với văn hóa của mình cả, ẩm thực đối với người Việt nó không nằm ở sự cầu kỳ trong cách ăn uống mà nó nằm ở chính trong những cái rất bình thường mà dung dị, tinh tế. Ăn Phở mà sạch sẽ quá, sang trọng quá cũng không phải là sự lựa chọn của đa số người Việt. Cứ nhìn những quán Phở sang trọng ở Sài Gòn (như Phở 24, ...) sẽ thấy sự đìu hiu vắng khách như thế nào, đó là chưa nói đến chất lượng ở những quán đó, có thể do giá cả, nhưng theo tôi đó cũng chưa hẳn lý do chính, tôi xin dẫn chứng như thế này : ở khách sạn New World Saigon, giá 1 bát Phở là 8 USD (+16%) và thú thực tôi chỉ nếm một lần (vì được mời) mà chỉ muốn "đổ đi" vì không hợp khẩu vị (không dám chê dở, hì ..), thua xa một tô Phở ở góc phố gần nhà : rẻ mà ngon ... ;) Nhưng nói như anh anmay thì tôi chưa hiểu lắm : Có lẽ đã đến lúc người Việt nên tỉnh dậy để đối diện với thực tế hơn là tiếp tục ru ngủ mình trên những thành quả đã đạt được trong quá khứ. Người ta từng ví von rằng : "người Việt luôn dành những cái tốt đẹp nhất cho người nước ngoài", ẩm thực cũng vậy, điển hình là những nhà hàng giới thiệu ẩm thực Việt sang trọng hầu như chỉ có người nước ngoài, nhưng không phải vì thế mà ẩm thực Việt Nam bị "thua trên sân nhà", đơn giản chỉ nhìn vào các cửa hàng thức ăn nhanh (như KFC, ...) mọc đầy ở các thành phố lớn từ nam ra bắc mà cho tới nay các món ăn nhanh đó chưa bao giờ là lựa chọn làm bữa ăn chính của đa số người Việt, từ các doanh nhân lắm tiền nhiều của cho đến giới công chức văn phòng, người ta vẫn thích ăn những món ăn truyền thống hơn ... Do đó theo tôi nghĩ, "món ăn của mình phục vụ dân mình" mà cầu kỳ quá, sang trọng quá, ăn Phở mà cũng phải phòng máy lạnh, có tiếp tân, ... cũng không phải là cách hay, cá nhân tôi những khi có dịp đi ăn nhà hàng (với khách) cũng chỉ để được dùng món Tây, chứ món Ta thì tôi vẫn thích các hàng quán bình dân hơn ... Còn về nguồn gốc của món Phở thì tôi ủng hộ quan điểm Phở có gốc từ Nam Định, điều này thì chính tôi cũng được biết qua tìm hiểu các quán Phở Bắc Hải như anh Vo Truoc đã nói, như vậy, cứ cho Hà Nội là nơi kết tinh món Phở độc đáo của VN thì theo qui chiếu : Nam Định "truyền ra" khác hẳn với Tàu "truyền vào", thời gian có món Phở cũng không phải là thời điểm ta ảnh hưởng văn hóa của Tàu, mà đó là thời Tây. Một điều thú vị nữa là nguồn gốc tên gọi của "Phở", thì ra thuở ban đầu người ta bán Phở cũng có rao à :D ? Vì theo tôi thấy, tiếng rao của các hàng quán thì có nhiều nhưng đặc biệt quán Phở thì chưa bao giờ thấy rao cả hì ... Vài lời mạn đàm, cám ơn tất cả !
  11. Bây giờ văn hóa ẩm thực kết hợp văn hóa "Chửi", nên có một hàng phở tại Hanoi nghe tên rất oách: "Phở Chửi". Không tin à? Xin cứ ra phố Bát Đàn mà hỏi thăm "Phở Chửi" ở đâu người ta chỉ cho liền. Cụ Nguyên Tuân sống lại chắc phải viết tái bản có bổ sung và sửa chữa bài viết trên. Ngạc nhiên !!! Có thật không vậy anh Thiên Sứ ? :D
  12. CẦU KỲ NƯỚC MẮM VIỆT Nếu món ăn Tây tự hào vì các loại nước xốt, món nào phải đúng xốt đó, thì người Việt cũng không kém phần cầu kỳ, tinh tế trong chén nước chấm. Trong các loại nước chấm thì nước mắm là thứ nước chấm chủ đạo của món ăn Việt. Nếu kể tới những thứ nước chấm khác nữa thì danh sách chắc chắn phải dài không thua xốt Tây. Nước mắm Việt Nam làm từ cá biển đã vang danh với mùi vị đặc trưng mà bây giờ một số sách, báo nước ngoài viết bằng tiếng Anh, Pháp, đặc biệt là sách dạy nấu ăn bắt đầu sử dụng nguyên văn "sauce nuoc mam" chứ không xài "fish sauce" hay "la saumure" nữa. Khẩu vị nước mắm ba miền. Khẩu vị của nước mắm nguyên chất, ở cả ba miền không khác nhau bao nhiêu. Nhưng chuyển sang nước mắm pha thì bắt đầu có sự khác biệt rõ nét. Miền Bắc thích nước mắm pha loãng với nước thêm giấm, chanh và ít đường. Nhưng bí quyết ở chỗ nước để pha nước mắm nếu muốn ngọt đậm phải dùng đúng thịt thăn heo nấu hớt bọt thật trong, nếu có thêm con tôm he cho vào nước càng thanh hơn. Rồi dùng nước này pha với nước mắm ngon và các thứ đã kể trên. Nam bộ thì dùng nước dừa xiêm, trái dừa phải vừa nạo, non quá nước chua, còn để già rám nước sẽ chát. Mang nước dừa nấu cô với ngọn lửa riu riu còn hai phần ba hoặc phân nửa là vừa, dĩ nhiên là khi nấu phải hớt bọt cho trong nước. Sau đó dùng nước dừa pha với nước mắm và chanh, đường. Trừ nước mắm pha với nước luộc tôm của Huế để ăn bánh nậm, bèo, bột lọc… còn lại khẩu vị các nơi khác ở miền Trung thích giữ sự đậm đà của nước mắm nên chỉ cho ít chanh, đường mà không thêm nước để pha loãng. Một số địa phương cũng có nước mắm pha, chủ yếu để làm giảm độ mặn và tăng thêm hương vị chứ không pha loãng như hai miền kia. Như nước mắm ngò của Nha Trang, người ta dùng ngò rí giã nhuyễn rồi mới cho nước mắm, chanh, đường vào. Đặc biệt ớt cho vào chén nước mắm ngò phải là ớt hiểm còn xanh thì chén nước mắm mới thơm nồng, xanh biếc một màu. Vùng Phan Thiết thì có nước mắm cà và nước mắm thơm. Cà lựa trái chín mọng, luộc qua nước sôi, bỏ hạt và lớp vỏ ngoài. Rồi cho vào cối quết với ớt sừng, tỏi thật mịn, sau đó cho nước mắm và đường vào. Nước mắm cà đặc sắc nhờ độ xốp và sánh như một món xốt màu đỏ cam bắt mắt. Nước mắm thơm khi chế biến phải chọn trái thơm chín vàng, vì thơm chín vị chua, ngọt, mùi thơm lẫn màu sắc vừa tới nhất. Vắt nước thơm, nấu sôi hớt bọt thật kỹ. Lúc nước thơm sóng sánh thì cho nước mắm, đường vào đánh đều là được. Chén nước mắm ánh màu vàng nền nã toả hương thơm ngan ngát. Ớt là gia vị không thể thiếu trong chén nước mắm của người Việt. Còn tỏi thì tuỳ ý thích, đa số nước mắm pha có đủ cả hai vị. Nhưng cách cho ớt vào chén nước mắm pha ở ba miền khác nhau chút ít. Miền Bắc thường cắt từng khoanh ớt đều tăm tắp cho vào nước mắm. Miền Trung giằm ớt khi ăn để tận hưởng mùi cay nồng của ớt hoà cùng nước mắm. Còn Nam bộ thì giã hoặc băm nhuyễn ớt để lấy vị cay và màu đỏ giúp chén nước mắm thêm hấp dẫn. Nước mắm không làm từ cá biển. Ngoài nước mắm làm bằng cá biển, một số vùng nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với nguồn sản vật dồi dào, người dân địa phương còn chế biến nước mắm tôm, nước mắm mực, nước mắm cua đồng, nước mắm cua gạch son… Chẳng hạn nước mắm cua đồng của vùng Sóc Trăng. Hàng năm vào tháng 5 âm lịch, nước vừa nổi ngập đồng là lúc cả xóm làng rủ nhau đi bắt cua. Tối đến cua đồng bắt cặp đen nghẹt cả mặt ruộng trống đang chờ sạ lúa, cua bắt đến lúc mỏi tay, không còn thùng chứa nữa thì ngưng. Cua mang về bóc mai rửa sạch, giã nhỏ trộn với tỏi, thính gạo, đường, muối hột rồi nhận vào diệm hoặc thau đem phơi nắng khoảng tuần lễ. Lúc cua trở màu đỏ au thì đem nấu nước mắm. Công đoạn nấu rất quan trọng, tốn cả ngày trời, phải hớt thật sạch bọt và xác cua thì nước mắm mới để được lâu. Nước mắm nấu xong có màu đỏ cánh gián trong vắt, vị ngọt đậm, mùi khá nặng không thể lẫn với bất cứ thứ nước mắm nào khác. Nước mắm cua đồng dùng để nêm nếm, ăn với canh chua cá lóc… ngon hết biết. Nước mắm cua gạch son miệt U Minh, là một kiểu nước chấm tươi quá xá cầu kỳ. Từ khi muốn ăn cho đến khi được ăn phải chờ mất đúng một tuần. Cua gạch son rửa sạch, bỏ vào hũ, rồi muối đúng bảy ngày. Sau đó lấy ra đánh tan gạch cua với lòng đỏ trứng gà, đường, trộn với thịt cua được lấy từ con cua đã muối. Một con cua chỉ làm được bốn chén nước chấm nhỏ, do đó khi được chia phần, mạnh ai nấy "ôm" chén nước mắm của mình chấm với bánh tráng cuốn, vì muốn có chén thứ hai thì ráng… chờ 7 ngày nữa. Nước chấm cua gạch son không thể làm nhiều để dành được, vì sang ngày thứ tám thì chúng chuyển mùi, đổi vị để trở thành mắm như ba khía. Mắm nào món đó Canh chua dứt khoát phải ăn với nước mắm y, có khi cho chút chanh, ớt, nếu dùng bất kỳ thứ nước chấm nào khác cũng đều hỏng. Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm phải ăn với nước mắm pha chua ngọt. Nước mắm ngò, nước mắm cà, nước mắm thơm xem ra có duyên nợ với cá biển, mực, ốc vì nó làm tăng hương vị hải sản lại dễ tiêu hoá. Món cá thì lại khác, mỗi loại cá đều có một thứ nước mắm khác nhau. Cá trê nướng thì có nước mắm gừng, cá rô thì nên ăn bằng nước mắm xoài, hay nước mắm me thì chuyên trị các món lươn… Thử dùng cá trê nướng chấm nước mắm chua ngọt xem, miếng cá trở nên nhàn nhạt, xam xảm, cái mùi cá trên sau bữa ăn cứ ám ảnh khẩu vị thật khó chịu. Còn lỡ dùng nước mắm gừng với cá hú, cá tra thì… khó lòng nuốt nổi. Nhiều món ăn, ngon hay dở, được quyết định bởi chất lượng chén nước mắm. Cái hồn của món ăn Việt chính là nước mắm. Nấu phải nêm bằng nước mắm, cá kho, thịt kho ướp bằng nước mắm, chiên, xào, nướng, luộc… với bất cứ món ăn nào cũng phải có nước mắm. Nước mắm đã thấm vào huyết quản của mỗi người từ thuở bé thơ cho đến lúc trưởng thành, nó đã hình thành và ảnh hưởng sâu sắc đến khẩu vị của từng người. Cho dù đi bất cứ đâu họ không thể nào quên được hương vị đậm đà tinh tế trong chén nước mắm quê nhà. Đó chính là một phần của đất nước, con người là hương vị quê nhà trong ký ức không thể phai mờ của từng người Việt. (Theo Sài Gòn Tiếp Thị )
  13. Hồn rối nước trong tem Việt Nam :
  14. NGHỊCH LÝ RỐI NƯỚC Một nghịch lý đang đặt ra đối với việc bảo tồn rối nước hiện nay, là khi muốn khôi phục các hoạt động sau một thời gian dài bị gián đoạn, các phường rối nước dân gian - nơi sản sinh nghệ thuật múa rối - phải đi học lại các tích trò và kỹ thuật trình diễn của các đoàn rối chuyên nghiệp. PGS-TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, với mong muốn tìm lại những vẻ đẹp nguyên thuỷ của bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này, Bảo tàng đã mời 15 phường rối dân gian của đồng bằng Bắc Bộ biểu diễn trong một chương trình kéo dài từ tháng 3 đến hết năm 2006. PGS.TS Nguyễn Văn Huy * Bảo tàng Dân tộc học tập hợp 15 phường rối từ các làng quê, mời họ lên Hà Nội biểu diễn trong một chương trình “dài hơi” như vậy, nhằm mục đích gì, thưa ông ? - Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 28 phường rối dân gian thường xuyên biểu diễn với hàng trăm tích trò. Nhưng do chiến tranh kéo dài, và sau này là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, các phường rối này không còn được duy trì nữa. Những năm sau đó, với chủ trương phục hồi nghệ thuật truyền thống dân tộc, hai đoàn nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp là Nhà hát Múa rối Thăng Long và Nhà hát Múa rối Trung ương ra đời, dựa trên việc học hỏi, sưu tầm và phát triển các tích trò, kỹ thuật biểu diễn từ 28 phường rối dân gian này. Chính hai đoàn chuyên nghiệp này đã mang rối nước VN đến với bạn bè thế giới. Họ thường xuyên biểu diễn ở nước ngoài, và ngay tại Hà Nội thì sân khấu rối nước của hai nhà hát này vẫn luôn luôn sáng đèn mà vẫn không đủ phục vụ khách du lịch. Trong khi đó, các phường rối dân gian lâm vào tình cảnh khó khăn. Từ 28 phường, sau mười năm cố gắng phục hồi, giờ đây còn 15 phường. Các phường rối dân gian hiện vẫn đang trong quá trình phục hồi, và còn nhiều gian nan. Họ hầu như không có đất diễn và không có khán giả. Vì vậy, mục đích chính của Bảo tàng khi mời 15 phường rối biểu diễn trong một chương trình kéo dài như vậy, là mong muốn giúp họ tìm lại công chúng, không chỉ là khách du lịch nước ngoài, mà chủ yếu là người VN, đặc biệt là đối tượng trẻ em, học sinh để các cháu có thể tiếp cận trực tiếp với di sản văn hóa của cha ông. Hơn nữa, qua một thời gian biểu diễn kéo dài, nghệ nhân các phường rối cũng có thể nâng cao tay nghề, dần dần học cách biểu diễn chuyên nghiệp hơn sau những giao lưu, học hỏi. * Thưa ông, hiện nay nội dung các vở diễn và kỹ thuật của các phường rối dân gian này có gì khác nhau và có gì khác với múa rối chuyên nghiệp? - Điều đáng buồn là khi tìm cách khôi phục, các phường này đều phải học lại những tích rối, cách diễn từ các đoàn chuyên nghiệp. Kết cục là nội dung và kỹ thuật trình diễn của các phường đều na ná như nhau và về cơ bản thì cũng giống với múa rối chuyên nghiệp. Đó là một vấn đề đang đặt ra đối với công tác bảo tồn múa rối nước. Thực ra thì các phường rối đều có những bí quyết riêng, do các nghệ nhân nhiều tuổi nắm giữ. Tuy nhiên, để khôi phục thì cần rất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh phí vì nó liên quan cả việc tạo con rối mới, khôi phục kịch bản và thời gian tập luyện. Trong khi đó, các nghệ nhân già thì cứ lần lượt ra đi, còn lớp nghệ nhân mới hiện chỉ có thể học qua những gì có sẵn của múa rối chuyên nghiệp và các phường bạn. Một số phường trong thời gian gần đây cũng cố gắng sáng tạo một vài tích trò riêng, nhưng chưa được đầu tư chiều sâu nên kịch bản và khâu kỹ thuật biểu diễn nói chung còn yếu. * Như ông nói, nội dung biểu diễn của các phường rối này thì cơ bản là giống nhau và giống các đoàn chuyên nghiệp, còn kỹ thuật biểu diễn lại yếu hơn họ, vậy điều gì có thể tạo nên sức hấp dẫn để thu hút người xem đến với chương trình biểu diễn này? Tuy các phường rối dân gian hiện chưa có được dấu ấn riêng, và tất nhiên trình độ biểu diễn của họ cũng không thể bằng các nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng thực sự họ vẫn có sức hấp dẫn riêng để thu hút khán giả. Đó chính là sự mộc mạc, hồn nhiên và điều này đã được du khách trân trọng. Những nghệ nhân ở đây là nông dân thực sự, rời công việc cày cấy là họ đến với múa rối, do vậy cách diễn của họ chân chất, mang hơi thở ruộng đồng. Khán giả đã cảm nhận được nét độc đáo đó và họ đến đây đều rất thích thú. Hơn nữa, những ai biết chút ít về múa rối thì đều thấy rằng xem múa rối ở đây sẽ thú vị hơn nhiều khi môi trường biểu diễn gắn liền với cảnh quan ngoài trời, chung quanh là mái nhà Việt, hồ nước, cây xanh… gần với môi trường của rối nước nguyên thuỷ là đồng ruộng, cây đa bến nước ở làng quê. Đặc biệt, khán giả cũng có điều kiện giao lưu, trao đổi trực tiếp với các nghệ nhân, tìm hiểu thêm về nghệ thuật múa rối cũng như những băn khoăn nghề nghiệp của họ. Đối với các em nhỏ, đến đây ngoài việc thưởng thức múa rối, còn được khám phá môn nghệ thuật này qua việc được tự mình học cách điều khiển con rối trên sân khấu thu nhỏ. Đối với khách du lịch nước ngoài thì khi đến đây, họ cũng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và đầy đủ hơn với một nét văn hoá truyền thống độc đáo của Việt Nam. Họ có thể xem biểu diễn, tìm hiểu kỹ thuật cũng như nhiều mặt khác về múa rối qua các nghệ nhân. Tập điều khiển con rối * Nhưng thưa ông, sau chương trình này, liệu các nghệ nhân có được tiếp tục biểu diễn thường xuyên không, hay lại trở về với ruộng đồng và cả năm chỉ đợi để diễn một lần trong ngày hội làng? Năm 2006 chỉ là năm khởi đầu của chương trình này, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục mời họ biểu diễn dài kỳ trong những năm sau. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu với khách du lịch đến tận các làng quê nơi có phường rối dân gian. Du khách có thể trực tiếp thưởng thức múa rối trong chính môi trường sống của nó. Tuy vậy, phải công nhận cái hạn chế của các phường rối dân gian là họ chưa có được lịch diễn đều đặn, và đó là công việc đang đặt ra đối với những người làm công tác bảo tồn văn hóa. Chúng ta không những phải khôi phục những giá trị đã mất của múa rối dân gian, mà chúng ta còn phải tìm lại công chúng cho nó nữa. (Theo Nhân dân) Nghệ nhân Phạm Thế Toàn, Trưởng phường múa rối Nghĩa Trung (Nghĩa Hưng, Nam Định) : Ngoài việc chọn lọc và tập theo các vở của 14 phường bạn, chúng tôi cũng đã sáng tạo được một vài trò riêng cho mình. Đó là những vở diễn ngắn liên quan đến đời sống đương đại như các đề tài về dân số, HIV. Phần âm nhạc thì chúng tôi sử dụng làn điệu chèo cổ, và tự sáng tác lời. Con rối của chúng tôi có một vài điểm khác, chẳng hạn như sư tử ở các phường khác thì chỉ có mỗi cái đầu, nhưng chúng tôi có cả thân và khi điều khiển phải khéo léo hơn. Việc khôi phục các vở cũ do lớp nghệ nhân già nắm giữ rất khó khăn vì thiếu kinh phí. (Theo Nhân dân)
  15. Thơ Thiên Sứ thật hay nhưng có nhiều chữ "sầu" quá. :) Mời anh ghé quán thời gian Đong đưa tọa ẩm uống làn hương xưa :) Trần Phương
  16. Trong bài hát "Hòn Vong Phu ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, Lời bài hát mang năng tính tiên tri: "Từ bờ tre, mái đình trong làng. Từ mái tranh, gốc rạ bên đường ...nguồn sử xanh hãy còn ghi dấu..." Đây chính là lời nhắc nhở những di sản lịch sử văn hóa Việt còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt. "Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua...." Kể từ nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền Nam Dương Tử đến nay đã hơn 2000 năm. ------------------------------------------------------------------------- Đọc đoạn này mà Trần Phương tôi chợt nhớ tới bài "Thề Non Nước" của thi sĩ Tản Đà, bài thơ mượn lời của đôi nam nữ tạm chia ly để nói đến vận nước trong bối cảnh nước nhà thời Pháp thuộc, nhưng nghĩ rộng ra, chàng (Nước) và nàng (Non) sao mà giống Lạc Long Quân - Âu Cơ quá ... THỀ NON NƯỚC Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện nước thề non Nước đi chưa lại non còn đứng không Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày Xương mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương Trời tây ngả bóng tà dương Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha Non cao tuổi vẫn chưa già Non thời nhớ nước, nước mà quên non Dù cho sông cạn đá mòn Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa Non xanh đã biết hay chưa Nước đi ra bể lại mưa về nguồn Nước non hội ngộ còn luôn Bảo cho non chớ có buồn làm chi Nước kia dù hãy còn đi Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui Nghìn năm giao ước kết đôi Non non nước nước không nguôi lời thề Tản Đà
  17. Những từ Hán Việt thực chất là từ Việt cổ bị coi là Hán Việt, chứ không phải là từ Hán được Việt hóa. Thí dụ người Việt nói: Nhất Nhị tam tứ Ngũ lục - đâu phải như người Tàu nói: Y - Ơ - San - Sư - Ủ - Liu - Tơ - Ba. Đâu có dây dưa gì đến nhất nhị ....đâu. Nếu nói người Việt đã Việt hóa từ Hán thì nó được Việt hóa từ bao giờ? Triều đại nào trong 1000 năm hưng quốc trở lại đây đã qui ước những từ gọi là Việt hóa nó để phổ biến trong dân chúng? Có người thống kê được 30.000 từ gọi là Hán Việt . Nếu không có hẳn một cơ quan chuyên nghiên cứu chuyển đổi có quyền lực tầm cỡ quốc gia thì sao mà thống nhất trên toàn quốc 30.000 từ đó? Nhưng ai làm việc đó trong lịch sử nhỉ? Xin phép chen ngang chủ đề này :) , đọc đoạn trên thấy thật là thú vị, chính ở Trung Quốc hiện cũng có rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, nhất là miền nam Trung Quốc, những từ : nhất nhị tam tứ ... (cùng nhiều từ khác) tôi thấy cũng khá giống cách phát âm của tiếng Quảng Đông nhưng không cứ như vậy mà cho là từ Hán Việt. Bởi nếu cho rằng "Hán" ở đây là tất cả những ngôn ngữ cổ ở Trung Quốc hiện đại thì hầu như tiếng Việt đều là Hán Việt cả, còn thuần Việt thì rất ít. Ví dụ như : TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG Tất cả đều là từ Hán Việt :)
  18. Riêng Trần Phương tôi vẫn tin rằng loài người trên hành tinh xanh của chúng ta không cô độc trong vũ trụ. Và nền văn minh hiện hữu của chúng ta cũng không phải là nền văn minh đầu tiên duy nhất trên Trái Đất.
  19. Cho nên tôi cũng không trông chờ lắm cái ngày "thái bình" ấy, mặc dù theo kiến giải của bạn tôi về phần địa lý thì cũng giống như cái hình bạn đã vẽ bên trên vậy, nước việt nam ta quả là có cái tượng của Thái Cực. Nói thêm về Sấm của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, những lời Sấm tiên tri của cụ có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, tôi nhớ có câu Sấm sau : "Đất Hồng Lam sau ta 500 nữa sẽ là thời kỳ hưng thịnh ngót vạn năm". Cụ sinh năm 1491, 500 năm sau là 1991, kinh tế nước ta bước sang một thời kỳ phát triển mới.
  20. Xem chủ đề này mà tôi chợt nhớ ra rằng mình đã từng được đọc qua một tài liệu (nghiên cứu) nào đó có nói rằng : các số chẵn (2,4,6,8) trong Lạc Thư Cửu Cung có dạng hình chữ S là một lời tiên tri. B) Thật khiên cưỡng !
  21. Đọc chủ đề này mà bất giác tôi chợt nhớ đến phố cổ Hội An. Có lẽ Hội An đã may mắn hơn Đường Lâm nhiều vì nhờ có sự quan tâm của mọi giới hữu quan từ các nhà văn hóa trong và ngoài nước đến ngành du lịch, từ thông tin đại chúng đến ... UNESCO. Kinh tế của người dân Hội An đã cải thiện rất nhiều và thậm chí ngày nay họ kinh doanh dịch vụ du lịch rất chuyên nghiệp. Từ khi có ý tưởng sử dụng đèn lồng thay thế cho đèn điện vào những đêm rằm mỗi tháng (khoảng 10 năm trước), hiệu quả là du khách đến với Hội An rất nhiều và thậm chí theo tôi được biết, gần đây người dân Hội An thích "được cúp điện" hơn và hầu như tuần nào cũng có ít nhất một ngày "cúp điện tự nguyện" ở Hội An. Đường Lâm có lẽ không thuận lợi bằng Hội An, nhất là hạ tầng cơ sở (giao thông, khách sạn, lễ hội, ẩm thực, ...), tuy có thể hơn về bề dày văn hóa sử thuần túy Việt. Thật tiếc và đáng buồn là trong kinh doanh dịch vụ, lợi ích kinh tế luôn được đặt lên trước, kinh nghiệm ở các nơi khác (như Mũi Né - Phan Thiết, Sapa - Lào Cai, hoặc ngay cả Hội An, ...) trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy : các nhà hàng khách sạn mọc lên như nấm, các điểm du lịch được xây dựng và khai thác triệt để, người dân địa phương xoay sở không kịp, rồi mâu thuẫn nảy sinh (địa phương - môi trường - giá cả dịch vụ - khách du lịch), sau đó mới dần dần sắp xếp lại, ... Theo tôi được biết là hiện nay, chưa hề thấy có chữ "Đường Lâm" trong các chương trình tham quan du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế.
  22. Hôm nay (15/8 DL), Trần Phương tôi nghỉ làm cả buổi chiều để đến chùa ăn cơm và đọc kinh - lễ Phật (cùng với đám bạn cũ). Một điều thú vị là sau khi đọc kinh (Nhật Tụng) xong, tới lúc cúng cô hồn, tôi thì không tham gia giành giật mà chỉ đứng một chỗ ngay góc bàn để xem, nhưng cũng chẳng bỏ qua khi lộc đến với mình B) hì ... tôi cứ đứng yên một chỗ mà chụp những đồng xu văng tới ... và, khi tất cả đã xong xuôi, lúc ra về tôi đếm "lộc" của mình thì được đúng 5000đ không hơn không kém, không biết có nên mua 1 tờ vé số không nữa ;) , mà thôi ... hổng mua đâu :P
  23. Rất quan tâm và chờ đợi sự lên tiếng của anh Techno trong chủ đề này. Vấn đề tôi quan tâm là cần làm sáng tỏ những vòng luẩn quẩn của những bất hợp lý trải hàng ngàn năm nay như Bách Việt và Lạc Việt : Khu vực đại giang Dương Tử lúc bấy giờ có nhiều nhóm cát cứ như vậy, và họ có các chỉ tiêu nhân trắc gần giống nhau. Người Trung Hoa xưa gọi cư dân phía nam nói chung là Bách Việt, với nghĩa là một trăm bộ tộc Việt. Các sách xưa ghi chép nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌) v.v... Trong khi Lạc Long Quân, hay Lạc Vương - vua rồng Lạc Việt, lại là tổ của Bách Việt : Cuộc hôn nhân của hai người được thần thánh hoá thành cuộc giao phối giữa thần Rồng Lạc Long Quân Và Tiên nữ Âu Cơ (U à Âu như chu sa à châu sa; Ca à Cơ như rà và rờ). Trên dưới 100 bộ tướng thành con nuôi của họ và trở thành 100 người con thánh hoá từ cuộc sinh nở phi thường ra chiếc bọc 100 trứng.(*) ........... Chữ Lạc, về sau viết nhầm thành chữ Hùng (Ngô Sĩ Liên: trước là Lạc Tướng sau lầm ra Hùng Tướng - Lạc Tướng hậu ngọa vi Hùng Tướng), nhưng do ý nghĩa của chữ Hùng quá đẹp nên được dùng đến ngày nay. Lạc Vương --> Hùng Vượng Và niềm tự hào Con Rồng Cháu Tiên của người Việt : Con cả của thần Rồng Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ trị vì dưới tên Hùng Vương, và là vị vua đầu tiên của người Việt. Vì thế, người Việt thường tự xưng là con rồng cháu tiên. Xin cám ơn !
  24. Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn: Sao còn chưa quyết? TT - Tôi đang theo đoàn làm phim ký sự truyền hình Đi tìm dấu tích ba vua do đài truyền hình TP.HCM (HTV) và Công ty tư nhân BHD hợp tác thực hiện với phương thức công ty này chịu trách nhiệm toàn bộ kinh phí (khoảng nửa triệu USD). Đoàn chúng tôi(*) đã "quay" trọn một vòng xuyên Việt, Sài Gòn - Hà Nội rồi ngược lại, suốt năm tuần không nghỉ một ngày nào. Tiếp theo, lại năm tuần nữa cũng không nghỉ ngày nào, "quay" vòng quanh nước Pháp và đảo La Réunion (tận Nam Ấn Độ Dương, thuộc châu Phi). Vài ngày nữa, nhóm "quay bổ sung" sẽ bay trở lại Pháp và Algeria, đi tìm tiếp những dấu tích vua Hàm Nghi thời lưu đày ở đó. Kinh phí "xã hội hóa" đã được tính toán rất chi li đến từng xu, từng xen, buộc chúng tôi phải "thắt lưng buộc bụng", dè sẻn chi tiêu tối thiểu, đôi khi phải "ăn nhờ ngủ đậu" như hồi còn "chiến tranh nhân dân"... Nhưng ai nấy đều vui vì được làm việc mình muốn làm, hào hứng làm và hi vọng thành công. Năm ngoái, đoàn làm phim của nhà văn Nguyễn Hồ và đạo diễn Đào Anh Dũng đã thực hiện thành công phim truyền hình dài kỳ Ký sự Tân Đảo, cũng HTV hợp tác với Công ty tư nhân BHD bằng vốn "xã hội hóa" do công ty này đầu tư. Trước đó nữa, HTV đã làm nhiều phim lớn nhờ vốn "xã hội hóa" như Mekong ký sự, Ký sự hỏa xa... Cũng không ít phim truyện của các hãng đã ra lò nhờ vốn "xã hội hóa", cả người chi tiền lẫn người tiêu tiền đều phải chịu trách nhiệm với "đồng tiền dính liền khúc ruột" và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của công việc. Nó rất khác với cách chi tiền và tiêu tiền ngân sách nhà nước, tiền "chùa", chi lẫn tiêu đều vô tội vạ mà chẳng ai phải chịu một tí trách nhiệm nào về hiệu quả, thậm chí về hậu quả của công việc. Nhiều bộ phim "tiền tấn" của ngân sách nhà nước còn "đắp chiếu để đó”, nhiều tượng đài "năm cha ba mẹ” rất phản cảm, cũng như nhiều dự án "vô bờ bến" đầu tư theo kiểu "chia chác" cho các hoạt động văn hóa, sáng tác văn học - nghệ thuật mà hầu như chẳng thu về được gì đáng gọi là giá trị, thì nên gọi đó là lãng phí hay tham nhũng? Hay là gì nữa?... Vừa trở về từ đảo La Réunion xa xôi, đoàn làm phim "ba vua…" chúng tôi được nghe bạn bè bàn luận xôn xao về việc Nhà nước đang đắn đo có nên dừng đầu tư cho bộ phim "khổng lồ" về Lý Công Uẩn ? Nghe đâu cũng cả trăm tỉ đồng, tức khoảng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo, nếu quy ra trâu cày thì khoảng hàng vạn con. Để làm gì nhỉ ? Thì để kỷ niệm một nghìn năm ngày cụ Lý về Thăng Long. Thiết nghĩ, đó là việc nên làm, nếu làm tốt, làm xứng đáng một tác phẩm nghệ thuật giá trị dâng cúng tổ tiên. Còn nếu chỉ vì chạy theo thành tích kỷ niệm suông mà "làm lấy được", làm bôi bác, thậm chí lợi dụng cơ hội kỷ niệm mà "làm tiền" nhân dân thì có tội với tổ tiên đấy. Thà đem tiền ấy làm nhà cho người nghèo, mua trâu cày cho nông dân, thì chắc các ngài sẽ hài lòng hơn là đem tiền ấy nhờ láng giềng làm cỗ cúng giỗ Tổ (biết đâu lại đi cúng bánh dỏm, bánh thiu như đã từng xảy ra). Tại sao còn đắn đo chưa "quyết" nhỉ? Để "rộng đường dư luận", tôi xin dẫn nguyên văn "lời bàn" bằng thơ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội, đương kim chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội - in trên tạp chí Nhà Văn (Hội Nhà văn VN) số 7-2008. Xin cảm ơn nhà thơ Bằng Việt vui lòng cho tôi sử dụng bài thơ thời sự của ông trong bài viết này. NGUYỄN DUY ------------------------------------------- Phim về Lý Công Uẩn Tới mốc nghìn năm còn chín trăm ngày Phim chất lượng cao dễ gì đạt được Thảo luận mãi ngỡ chừng nát nước Chưa ai chịu ai có sáng kiến gì Một người thăm dò "Hay cứ thuê thầy ngoại Đạo diễn nước mình chưa đủ chắc ăn" Người khác bàn thêm, nghi ngại, băn khoăn "Đến thành quách, cung đình...cũng nên nhờ nước bạn" Người thứ ba hùng hồn hơn, lên giọng phán: "Thế còn ngựa nghẽo không thuê thì ông biết quay gì? Bao trận đánh hào hùng cũng sẽ vứt đi Nếu chỉ kéo ba chú ngựa còm thuê từ đoàn xiếc Chạy tới chạy lui thở sùi bọt mép Y hệt trong phim Đề Thám thuở nào…" Ba người nói xong, nhẹ nhõm thở phào Ý kiến xem ra đã gần thống nhất Tôi bèn tặc lưỡi: "Thôi thuê quách diễn viên Hàn Quốc Thật ăn khách, bảnh trai, vào vai Lee Koong Wan!(**)"… Bằng Việt ------------------------------------------------- Lộ trình phim Thái tổ Lý Công Uẩn : Năm 2002, 15 nhà biên kịch được UBND TP Hà Nội mời viết đề cương tham dự cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tháng 10-2002, cuộc thi kịch bản phim truyện kết thúc với giải nhất trao cho kịch bản Hội thề Đông Quan của Nguyễn Quang Thân và giải nhì trao cho Thái tổ Lý Công Uẩn của Đinh Thiên Phúc. 15-6-2005: thường trực Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long chọn kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn đưa vào làm phim và bắt đầu tiến hành "đấu thầu đạo diễn". Tiến độ bắt buộc là tháng 10-2010 phải có phim công chiếu. Sau hai năm "đấu thầu đạo diễn" thất bại, đầu năm 2007, dự án làm phim chính thức được giao cho Hãng Phim truyện VN (PTVN). 12-2007: công bố thành phần đoàn làm phim với hai đạo diễn tên tuổi là Đỗ Minh Tuấn và Lưu Trọng Ninh. 6-3-2008: Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tuyên bố Hà Nội chưa duyệt dự toán bộ phim. Công luận xôn xao vì kinh phí dự trù lên đến 200 tỉ đồng. 20-3-2008: giám đốc Hãng PTVN Lê Đức Tiến cho biết hãng không làm phim bằng mọi giá, sẽ giảm kinh phí xuống còn khoảng trên 100 tỉ đồng. 12-7-2008: giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Phạm Quang Long tuyên bố giãn tiến độ làm phim vì nội bộ đoàn làm phim chưa thống nhất, kịch bản chưa hoàn chỉnh và nhiều công trình có kinh phí lớn phải tạm ngưng để thực hành tiết kiệm, giảm đầu tư công. 28-7-2008: Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Tiến Thọ cho biết Hà Nội có quyền giãn tiến độ của bộ phim vì là chủ đầu tư. Lỗi thuộc về Hãng PTVN và các nghệ sĩ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết bộ chủ quản đã yêu cầu Hãng PTVN phải trình hai phương án làm phim khác. Phương án thứ nhất: giảm quy mô, rút kinh phí xuống còn khoảng 80 tỉ. Phương án thứ hai: huy động các nguồn vốn xã hội hóa và Nhà nước chỉ phải bỏ vào khoảng 50 tỉ. Tuy nhiên, đến thời điểm này cả hai phương án trên vẫn chưa hoàn chỉnh và được trình chính thức. TH.H. (*) 3/6 người đã ở tuổi hưu trí, gồm nhà biên kịch Nguyễn Hồ (66 tuổi), nhà văn Ngô Thảo (68 tuổi), nhà thơ Nguyễn Duy (60 tuổi) - ghi chú của Tuổi Trẻ. (**) Lee Koong Wan: Tên phiên âm Lý Công Uẩn theo kiểu Hàn Quốc - ghi chú của tác giả Bằng Việt. Theo báo Tuổi Trẻ ============================================================= Trần Phương trích : Thiết nghĩ, đó là việc nên làm, nếu làm tốt, làm xứng đáng một tác phẩm nghệ thuật giá trị dâng cúng tổ tiên. Còn nếu chỉ vì chạy theo thành tích kỷ niệm suông mà "làm lấy được", làm bôi bác, thậm chí lợi dụng cơ hội kỷ niệm mà "làm tiền" nhân dân thì có tội với tổ tiên đấy. Thà đem tiền ấy làm nhà cho người nghèo, mua trâu cày cho nông dân, thì chắc các ngài sẽ hài lòng hơn là đem tiền ấy nhờ láng giềng làm cỗ cúng giỗ Tổ (biết đâu lại đi cúng bánh dỏm, bánh thiu như đã từng xảy ra). Tại sao còn đắn đo chưa "quyết" nhỉ ? Đúng vậy, Hà Nội hiện đang mang một tầm vóc mới, do đó không riêng cá nhân tôi mà tin rằng rất nhiều người nữa đang trông đợi được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng nhân dịp thiết thực kỷ niệm "đại tiệc" 1000 năm Thăng Long sắp tới. Chưa biết công việc bề bộn tới đây như thế nào nhưng nhất định tôi sẽ có mặt ở Hà Nội đúng vào dịp kỷ niệm đó :lol:
  25. Trần Phương tôi đã gởi mail đăng ký học đến Trung Tâm mấy bữa nay nhưng không biết Ban quản trị đã nhận được chưa vì không thấy trong danh sách các học viên đã đăng ký ?