Trần Phương

Ảnh thư giãn : Yên bình làng quê Việt

12 bài viết trong chủ đề này

Nhìn hình ảnh đất Việt thấy toát lên một vẻ nhân hậu thanh bình với những con người đang căm cụi kiếm sống.

Chỉ có cái hình cuối cùng thấy hơi hướm của sự giàn dựng với một cô đầu tóc "hai lai" mượt mà với dầu gội "ba trong một" giả dạng thường dân, đóng vai bần cố nông thật lạc lõng trong xứ sở thanh bình này :D .Đã dàn dựng thì thay thùng sơn "Lippong sơn mông" cũng đẹp bằng cái gầu bằng tre đan quét sơn ta đi cho nó đồng bộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn hình ảnh đất Việt thấy toát lên một vẻ nhân hậu thanh bình với những con người đang căm cụi kiếm sống.

Chỉ có cái hình cuối cùng thấy hơi hướm của sự giàn dựng với một cô đầu tóc "hai lai" mượt mà với dầu gội "ba trong một" giả dạng thường dân, đóng vai bần cố nông thật lạc lõng trong xứ sở thanh bình này :D .Đã dàn dựng thì thay thùng sơn "Lippong sơn mông" cũng đẹp bằng cái gầu bằng tre đan quét sơn ta đi cho nó đồng bộ.

Cụ tinh thật.

Còn bộ đồ mới cáu chưa một lần được giặt ô - mô nữa.

Đây là chủ đề " Tân cổ giao duyên" Cụ ạ.

Ngày xưa, CM có hiến kế cho anh bạn sáng tác bức : " Điệu múa miền quê ". Đó là hình một cô gái vẩy rau sống.

Rau sống ở ngoài Bắc trước khi ăn người ta thường vẩy cho khô nước, chứ ko để ướt rượt như trong Nam.

Vẩy rau là cả một ...kỹ mỹ thuật. Từ tư thế đứng , động tác nghiêng mình, vươn tay.... khéo lắm. Đảm bảo các cô gái phố cho vẩy rau, thì sẵn sàng cho mọi người ăn lẩu với đất và cát ngay.

Chọn một em gái quê chính hiệu, dáng đẹp như người mẫu, ăn mặc đúng chất để vào vai. Ảnh được chụp ở tốc độ chậm. Ngoài tư thế động tác như múa, thì khi cô gái vung tay vẩy rổ rau lên, có cả một vạt nước hắt vòng cầu lên trời. Gặp ánh nắng chiếu xiên, lung linh lên như cầu vồng.

Bức ảnh đẹp về bố cục, ánh sáng và nội dung.Mọi người khen lắm.

Nhưng về sau, có một điều bị phát giác là nhìn kỹ thấy cái rổ đựng rau là rổ nhựa PVC. Chứ ko phải rổ tre đan.

Anh bạn bị quê. Vứt bỏ cả phim lẫn ảnh.

Thế là toi một tác phẩm.

Tiếc là hồi đó chưa có máy ảnh số xịn để chụp hình nghệ thuật. Nếu ko CM xin lưu một bản, nay gửi cho mọi người thưởng lãm.

Cũng chả trách tác giả được.

Ôi một thời tre lá. Không biết bây giờ còn bao miền quê có các cụ già ngồi đan Dậm, xỏ lờ. Nào giần, sàng, nong, nia, rổ rá tre đi vào dĩ vảng . Bởi cái thời hiện đại đã "xâm chiếm" làng quê : đánh bắt cá bằng kích điện. Xay xát gạo thóc bằng máy liên hoàn. Rửa rau, rửa gạo bằng rổ rá nhựa, nhôm và ino'k...

Bây giờ, Cụ Nguyễn Bính mà còn chắc sẽ có bài Chân Quê ....số 9

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi! Công Minh.

Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Còn đây là Chân quê 9 do Thiên Sứ mần.

Hôm qua em đi tỉnh về.

Nhìn em anh tỉnh cơn mê, ngỡ ngàng.

Đầu hai lai, áo hở hang.

Quần Jin trễ rốn , em làm khổ tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì, ...

Ở nông thôn nước ta hiện nay (cả nam lẫn bắc) hầu như chỉ có chủ yếu là người đứng tuổi và trẻ con, còn nam nữ thanh niên thì rất ít, bởi vậy có một cô thôn nữ xinh như mộng (mà xinh thật nhỉ) gót sen, môi hồng ... hiếm hoi như thế thì việc dàn dựng để lên ảnh không có gì là lạ.

Nói về dàn dựng, xin kể một câu chuyện sau, mà chính tôi cũng là một trong những "đạo diễn" của vở dàn dựng đó :rolleyes:

Đó là một lần công ty tôi tổ chức cho một đoàn khách tham quan về với miệt vườn ĐBSCL vào dịp cuối tuần, chỉ là khách nội địa thôi, đối tượng khách là những nhân viên văn phòng và kỹ thuật của 1 công ty ở TPHCM, những người suốt ngày chỉ quanh quẩn trong văn phòng và muốn tìm cảm giác về với miệt vườn sông nước ...

Điểm đến là một cù lao ở Vĩnh Long, khách đến đó nhận phòng xong được ngắm cảnh sông nước và thưởng thức các món ăn đồng quê. Ngày hôm sau, đoàn khách được đi ghe dọc triền sông, vào những lạch nhỏ, rồi ở ngã ba lạch bỗng xuất hiện một đám cưới trên sông, họ reo hò thích thú và chụp hình, vẫy chào thật vui vẻ. Vào đến cù lao, họ được bố trí 2 người 1 xe đạp để dạo, đạp xe khoảng chừng gần 5 cây số (thú vị là dù mồ hôi ướt đẫm nhưng không một ai tỏ ra mệt mỏi) là đến nhà một người dân, ở đấy họ được đón tiếp rất chân tình, được các cô thôn nữ xinh đẹp trong những chiếc áo bà ba dẫn đi vào vườn trái cây, rồi được dẫn đi tát cá, bắt được con nào họ được những cô gái đó hướng dẫn chum rơm lại để nướng và thưởng thức. Những người lớn tuổi hơn không đi tát cá thì được ông chủ nhà mời uống rượu, ăn lẩu cá ... Buổi tối, mọi người sinh hoạt giao lưu rất vui vẻ, được nghe các cô gái đó hát đờn ca tài tử, rồi hò đối đáp với du khách, ... Nói chung là chuyến tham quan cuối tuần đó kết thúc rất có hậu :D

Nhớ lại, nhìn những gương mặt rạng ngời niềm vui của du khách lúc ấy mà tôi vừa vui vừa có gì trầm lắng, mừng vì có 1 tour thành công, nhưng họ có biết đâu tất cả những sự việc đó đều là do sắp đặt, từ cái đám cưới "vô tình" đi ngang cho đến mọi thứ : ông chủ nhà, những cô thôn nữ xinh xắn trong chiếc áo bà ba, ... đều là những nhân viên của công ty tôi và của các khu du lịch gần đó bố trí, thậm chí ngôi nhà vườn đó cũng chỉ là thuê mướn, rồi vườn trái cây được tính chiết khấu, cái đìa tát cá được đào sẵn, và ngay cả các con cá cũng là do người ta bỏ vào, còn đờn ca tài tử thì có sẵn hợp đồng với các nghệ nhân từ nơi khác đến, ...

Một thoáng ngậm ngùi : những sinh hoạt đó, những món ăn đó, những cây trái đó, những câu hò điệu lý đó, ... chính là một trong những chuỗi "xương sống" văn hóa Việt Nam từ bao đời nay, nhưng những cái tự nhiên của xóm làng chân quê đó nay còn đâu ...

Vài dòng tâm sự,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một thoáng ngậm ngùi: những sinh hoạt đó, những món ăn đó, những cây trái đó, những câu hò điệu lý đó, ... chính là một trong những chuỗi "xương sống" văn hóa Việt Nam từ bao đời nay, nhưng những cái tự nhiên của xóm làng chân quê đó nay còn đâu ...

Híc! "những món ăn đó, những cây trái đó" thì vẫn còn. Quanh quẩn ở "Làng nướng Nam Bộ hoặc nhà hàng đặc sản". Nhưng những "câu hò, điệu lý" mất đi thì quả là điều đáng tiếc. Không có cách nào cứu vãn và khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống này hay sao? :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Nghe những lời mạn đàm, ngắm lại tấm ảnh, lòng tuy buồn nhưng chợt tỉnh thức thấy rằng:

Thà rằng tóc em "hai lai", da em trắng bóc với chiếc gầu bên giếng cổ là thùng sơn "du- fon sơn mông cũng đẹp" và bộ áo nâu sồng "giả cổ" thì vẫn còn hơn là một cái giêng phơi màu thời gian, vô hồn vì không ai đếm xỉa tới. Ít nhiều thì hình ảnh của em cũng gợi nhớ - tuy vụng về - một thoáng ngày xưa. Thôi thế cũng tốt lắm rồi.

Thà em nói dối yêu tôi.

Còn hơn em để bờ môi lạnh lùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong vòng xoáy hối hả của cuộc sống hiện đại, đôi khi chúng ta tạm quên đi những nét mộc mạc của cảnh làng quê yên bình thuở ấu thơ, nhưng không phải vì thế mà những nét văn hóa chân quê, như ta tưởng, đã không còn nữa, mà thực ra nó vẫn hiển hiện mỗi ngày bên cạnh cuộc sống của mỗi chúng ta mà dù vô tình, hay hữu ý, nó đã bị quên lãng ...

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời đại mới, đời sống của người dân vùng nông thôn đã cải thiện rất nhiều, dù đây đó vẫn cho rằng cuộc sống thực tế quá đã làm mất đi vẻ mộc mạc chân chất của làng quê Việt, điều này tuy đúng nhưng chưa thấu tình đạt lý, bởi lẽ, làng quê ta đẹp lắm, đẹp với những cánh đồng trải mượt, những dòng sông uốn lượn, đàn trâu thong thả gặm cỏ, ... nhưng chúng ta nghĩ sao khi đằng sau những hình ảnh đẹp đẽ đó là đời sống người dân vẫn còn khó khăn, hằng ngày họ vẫn chưa được tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại, trẻ em phải sớm bươn chải, lao động sản xuất vẫn là con trâu đi trước cái cày theo sau ?

Thực ra, những sinh hoạt gắn liền với đời sống thôn quê đó, những món ăn dân dã, những vườn cây trái, và cả những câu hò - điệu lý đó, tất cả đều không mất đi, ít nhất trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt, nhưng hiện đang mang một màu sắc mới, một diện mạo mới.

Vấn đề là việc bảo tồn và phát triển, chúng ta chưa bao giờ quay lưng với văn hóa của chính mình cả, những giá trị đó nếu được sử dụng đúng với bản sắc văn hóa dân tộc thì chẳng những nó mãi mãi trường tồn mà ngày càng được vun đắp những giá trị mới tốt đẹp hơn bởi từ lâu văn hóa luôn gắn liền với đời sống con người, nhưng ngược lại, chẳng hạn như : cái quán nhậu bán đồ nướng mà gọi là "Làng nướng", vài điệu múa của những cô tiếp viên (dù mặc áo bà ba) trong các nhà hàng mà gọi là "tài tử Nam bộ", hay như mặc áo tứ thân và hát phục vụ tận phòng theo yêu cầu của khách mà gọi là "thưởng thức quan họ Bắc Ninh" ... thì chẳng những nó sẽ bị cho là kệch cỡm mà ngày càng tàn lụi là một tất yếu.

Vài dòng tâm sự,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẩy rau là cả một ...kỹ mỹ thuật. Từ tư thế đứng , động tác nghiêng mình, vươn tay.... khéo lắm. Đảm bảo các cô gái phố cho vẩy rau, thì sẵn sàng cho mọi người ăn lẩu với đất và cát ngay.

Công Minh

Ui, anh Công Minh nói xấu con gái phố nhé! Vậy thì khi nào em về nước, đưa em 100 rổ rau xem em vẩy có rơi ra cái lá rau nào không nhé! Mà em là gái phố 100%. Em biết ít nhất 2 đứa bạn cũng "gái phố 100%" vẩy rau ngon lành. Bọn em mà vẩy được thì anh Công Minh mất gì nhỉ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ui, anh Công Minh nói xấu con gái phố nhé!

Ấy! mình đâu dám nói xấu, mà chỉ phản ánh một hiện thực khách quan.

Mà em là gái phố 100%. Em biết ít nhất 2 đứa bạn cũng "gái phố 100%" vẩy rau ngon lành.

Thế thì may mắn cho nghệ thuật ẩm thực Việt Nam ta quá và "xui" cho CM tôi rồi.

Vậy thì khi nào em về nước, đưa em 100 rổ rau xem em vẩy có rơi ra cái lá rau nào không nhé!

Ấy chết, ai lại làm thế ! Chỉ cần làm một lượt là biết ngay. CM tôi con muỗi bay qua thì chưa biết con đực con cái nên phải bấm quẻ , chứ nhìn các người đẹp vẩy rau thì chỉ một lần là biết anh tài ngay. ;)

Với lại phải chuẩn bị đủ 100 rổ rau cho Trangphan vẩy thì bằng đánh đố tôi rồi. Chí ít cũng phải chở mất một góc chợ đầu mối bằng xe tải nhẹ. Trong thời buổi " rau châu gạo quế" này, người ta lại gán cho tội đầu cơ tàng trữ rau xanh thì tội chết. :lol:

Bọn em mà vẩy được thì anh Công Minh mất gì nhỉ?!

Trangphan vẩy rau khéo như vậy, thì nấu ăn chắc phải giỏi lắm ? Có lời chúc mừng đến phu quân của trangphan nhé !

Ngày nào Trangphan hồi hương, tôi sẽ đi chợ mua "đồ mồi" này, mua rau sống này. Khi về tôi sẽ rửa rau, còn em vẩy rau và vào bếp. :lol:

a - Trường hợp TP thắng cuộc : Đầu tiên chúng ta " nhậu " để tận hưởng chiến lợi phẩm ngon lành đó đã. Sau đó tôi sẽ mất cho TP : 99 rổ rau còn lại.

b - Trường hợp em chưa thắng được : Đầu tiên tôi sẽ vẩy lại thay TP. Và cũng lại nhậu trước đã, cũng để tận hưởng chiến lợi phẩm tương đối ngon lành đó ( vì rau có rơi ra ta nhặt vô rửa sạch lại, vẩy tiếp ). Sau đó TP phải tiếp tục..... vẩy 101 rổ rau cho đến khi thành thục.

Và sau đó phải đảm nhận vai trò là đại sứ cho văn hoá ẩm thực VN từ nghệ thuật vẩy rau trên..... trường quốc tế.

Nhất trí !? Hôm tới chúng ta sẽ ký hợp đồng qui tắc.

:lol:

Chào và chúc TP vui vẻ.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh CM khen em quá lời rồi! Em chỉ giỏi làm mấy cái việc lặt vặt kiểu "bóc hành đuổi mèo" thôi, chứ nấu ăn thì còn theo cảm hứng lắm. Dạt dào tình cảm thì cho mọi người ăn mặn, buồn tình thì cho mọi người ăn nhạt, mà bất mãn chán đời thì cho cả nhà ăn chay! :lol: Ai làm phu quân của em thì cũng chỉ "cơm ăn 3 bữa áo mặc cả ngày" thôi, chưa kể phải ăn chay bất đắc dĩ nữa cho nên anh đừng chúc mừng "nó" vội. Với lại em cũng chưa có phu quân nào, thành ra mới cảm động bữa nhậu của anh CM và thấy anh là người cũng khá hoài cổ mà quyết định khi nào anh lấy vợ em têm đủ mấy khay Trầu cánh phượng để anh đi ăn hỏi, gọi là quà mừng cho anh ;) Mà anh đừng suy luận là em biết ăn trầu nhé :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em chỉ giỏi làm mấy cái việc lặt vặt kiểu "bóc hành đuổi mèo" thôi, chứ nấu ăn thì còn theo cảm hứng lắm. Dạt dào tình cảm thì cho mọi người ăn mặn, buồn tình thì cho mọi người ăn nhạt, mà bất mãn chán đời thì cho cả nhà ăn chay! ;) Ai làm phu quân của em thì cũng chỉ "cơm ăn 3 bữa áo mặc cả ngày" thôi, chưa kể phải ăn chay bất đắc dĩ nữa cho nên anh đừng chúc mừng "nó" vội.

Thế thì chúc mừng "nó" : chịu khó ăn cơm bụi. Lại đỡ phải rửa bát mòn cả tay :D

thấy anh là người cũng khá hoài cổ mà quyết định khi nào anh lấy vợ em têm đủ mấy khay Trầu cánh phượng để anh đi ăn hỏi, gọi là quà mừng cho anh :rolleyes: Mà anh đừng suy luận là em biết ăn trầu nhé :D

Tiếc quá nhỉ! giá như mươi năm về trước thì tôi xin nhận hân hạnh này. Hay là để 20 năm nữa, khi con trai tôi hỏi vợ lúc đó nhờ cô TrangPhan giúp cho khay trầu.

Chả biết lúc đó trầu têm có còn là Cánh Phượng không hay là Sừng Trâu ? Thì tôi cứ lo xa như thế. :D

Cám ơn TP trước nhé.

Ô! Thế hóa ra là Trangphan không biết ăn trầu à. Cũng thấy tiếc nhỉ ? Một cô gái phố ! trang phục rất mốt, miệng nhai trầu bõm bẻm, hông giắt máy " Ai - phôn", đứng cong người vẩy rau nhoay nhoáy. Cũng ấn tượng đấy chứ .? ;)

Không hoài cổ sao được, như văn hóa trầu cau đồng hành với dân tộc gần 5000 năm nay, tuy giờ có phai nhạt, nhưng nhiều khi không thể thiếu được. Cứ thử tưởng một đám ăn hỏi hay đám xin dâu, dù có 7 - 9 - 11 ....21 mâm quả đi chăng nữa mà lại thiếu mất cơi trầu cau thì còn gì là lễ nữa.

" Lá trầu nằm dưới quả cau

Làm sao cho thắm môi nhau thì làm"

Các cụ dạy thế.

Cám ơn TP đã gợi cho tôi vài ý để viết tản mạn về hoài cổ, về văn hóa trầu cau trong cái thời hiện đại này.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay