Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Tay anh em hãy tựa đầu Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi Huy Cận
-
Đã Khuya Rồi Lưu Trọng Lư Hoa lan quên nở trên giàn Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa Tiếc gì em nửa đường tơ Cho hoa quên nở trăng mờ quạnh soi Chờ em đêm đã khuya rồi Rộn ràng lá đổ vàng rơi đầy thềm
-
Thử hỏi có cách nào mà quân đội Israel vừa dùng không kích - cho dù là tổng lực (chỉ nói đến không kích thôi, chứ bộ binh thì không thể vì khoảng cách địa lý, đúng hơn là không "dám") có thể tiêu diệt được các mục tiêu đã định ở Iran vừa trở về an toàn và coi như "mọi chuyện không có gì" hay không ? Điều đó nói chính xác một từ là : gây hấn. Hệ quả tiếp theo thì ai cũng biết. Nhớ lại hồi năm 2007, vào thời Bush, trong lúc người Mỹ đang bế tắc trong vấn đề hòa bình Trung Đông, lúc ấy cứ tưởng đâu Mỹ sắp đánh Iran đến nơi, nhưng rốt cuộc các phân tích lại dồn về việc người Mỹ có thể mượn tay Israel để "giải quyết" Iran, nhưng người Iran đã đi trước một bước là mượn tay lực lượng Hezbollah ở nam Libang (lực lượng chính trị - quân sự mà người Iran bảo trợ) để "thử lửa" với Israel, kết quả đã rõ, cả 2 tuyên bố chiến thắng. Bây giờ vào thời ông Obama, mọi việc đang xoay chuyển theo tình thế khác, người Mỹ đã "bấm nút" khởi động lại mối quan hệ với Nga và nhờ người Nga trong việc không giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân, chuẩn bị rút bớt quân ở Irak, quan hệ nồng ấm trở lại với các nước cánh tả ở Nam Mỹ, ... thì việc Israel tấn công Iran trong lúc này là điều không tưởng. Về vấn đề quân sự. Điểm này thì đồng ý rằng quân đội Israel là quân đội mạnh nhất khu vực. Nhưng chỉ nội việc người Israel huy động cả một lực lượng hùng hậu gồm cả hải, lục, không quân để tranh thủ "giải quyết" lực lượng Hamas của Palestine (một lực lượng bán vũ trang và không có nhiều vũ khí hạng nặng) trước ngày ông Obama nhậm chức trong suốt hơn 20 ngày mà vẫn không đạt được mục tiêu, lại bị lên án về khủng hoảng nhân đạo, cho thấy việc dùng vũ lực để giải quyết trong mọi trường hợp chỉ là tình thế chẳng đặng đừng. Huống chi là Iran, một quốc gia có chủ quyền, và các cơ sở hạt nhân lại không nằm tập trung mà là nằm rải rác. Đó là chưa nói đến sức mạnh của quân đội Iran lúc này, còn nữa, tôi cam đoan rằng người Nga đang bí mật cùng quân đội Iran để bảo vệ các cơ sở này đấy (dĩ nhiên là không công khai, đổi lại là quyền lợi dầu khí của Nga ở biển Caspi), chỉ có hồi đầu năm 2007, người Nga có tuyên bố cung cấp cho Iran 29 giàn tên lửa phòng không tầm trung Tor M1 thôi mà Mỹ à Israel đã làm ầm lên, huống chi bây giờ họ có thứ gì, những thứ mà họ không công khai. Tôi sẽ tiếp tục mạn đàm về vấn đề hòa bình Trung Đông sau, xin tạm ngừng bằng việc thư giãn với tên lửa Tor M1 chút nhé :rolleyes: http://www.youtube.com/watch?v=u-GIUR3vjHY
-
Rung cây nhát khỉ :rolleyes:
-
Về TS Đinh Công Vỹ thì Trần Phương tôi đã biết tới ít nhất một lần qua tác phẩm "Bên lề chính sử" một thời gian đã lâu rồi, trong đó, tác giả đã công kích khá kịch liệt Thái hậu Dương Vân Nga và Lê Hoàn. Rất mong được tiếp tục xem các bài post của chị wildlavender, tôi sẽ có nhận định của mình sau. Để không làm gián đoạn, BQT có thể di chuyển bài viết này của tôi hoặc xóa đi cũng được vậy. Cảm ơn chị wildlavender về những bài này.
-
Xin góp một bài nhé, nói về thơ tình lãng mạn thì không thể không nói đến Xuân Diệu được :rolleyes: TÌNH THỨ NHẤT Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất, Anh cho em, kèm với một lá thư Em không lấy, và tình anh đã mất Tình đã cho không lấy lại bao giờ. Thư thì mỏng như suối đời mộng ảo. Tình thì buồn như tất cả chia li. Giấy phong kĩ mang thầm trong túi áo Mãi trǎm lần viết lại mới đưa đi. Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại Tới bên em, chờ đợi mãi không về Em đã xé lòng non cùng giấy mới. - Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê. Cũng may mắn, lòng anh còn trẻ quá. Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa; Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã. Ai lại còn yêu, bông lựu, bông trà Nhưng giây phút đầu say hoa bướm thắm Đã nghìn lần anh bắt được anh mơ Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm Đôi tay yêu không được nắm bao giờ. Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao! Mắt không ướt, nhưng bao hàng lệ rỏ Len tỉ tê thầm trộm chảy qua vào Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch Sương nguyên tiêu, trời đất cũng chung mờ. Tờ lá thắm đã lạc dòng u uất Ánh mai soi cũng pha nhạt màu ôi, Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất Anh cho em, nên anh đã mất rồi. XUÂN DIỆU
-
Thế à :lol: , chắc anh caoduyzi đã dùng món này rồi nhỉ, thấy thế nào ? Vì tôi thấy nội cái tên món ăn nghe thấy đã muốn lạnh bụng rồi nên không hấp dẫn thực khách là phải, thậm chí ngay cả các món ốc hấp nghi ngút khói kia mà những người yếu bụng đã không dám ăn rồi, huống chi chỉ có bún tươi và ốc nguội, nhưng nghe đâu nó cũng có cái hấp dẫn của nó nên cũng muốn dùng thử cho biết ấy mà.
-
Cám ơn anh Phạm Cương trước nhé ! Cứ mỗi lần nhắc tới mấy cái chuyện "ăn nhậu" là lại thấy trong người tỉnh hẳn ra, hì ... Thực sự thì TP cũng có nhiều kỷ niệm ở Hà Nội lắm, nhưng có điều mỗi lần ra chỉ ở qua đêm hoặc cùng lắm có hội thảo gì đó thì chừng 2,3 ngày là cùng, còn bà con họ hàng thì dù họ rất nhiệt tình nhưng cũng không dám nhờ vả nhiều vì ai cũng có công việc của họ. Nhớ nhất là lần tham gia hội chợ triển lãm ở Giảng Võ, tôi ở phố Ngọc Khánh 3 ngày liền và chỉ dùng mỗi món bún chả, hình như ở đường đó chỉ có mỗi món đó là chủ đạo thì phải. Còn món bún ốc lạnh thì TP đã được nghe kể lâu rồi nên cũng muốn thử cho biết vì nghe đâu thưởng thức món đó theo đúng nghĩa là phải dùng cả 5 giác quan. À còn nữa, bữa nào anh Phạm Cương có hứng thú thì mời anh một chầu bia Hà Nội nhé, lại nhắc tới bia HN, thú thực lần đầu tiên nhấp thử TP không thể nào uống được vì không hợp khẩu vị, nhưng thấy rằng không chỉ ở HN mà hầu như các tỉnh lân cận mà TP có dịp ghé đều thích uống bia HN, nên cứ uống đại, riết rồi cũng thành ghiền và nhận ra hương vị đặc trưng của nó chính là cái vị chua thoang thoảng mà lần đầu khi uống TP rất ... chê bai ... hì ^_^ Lâu rồi không uống nên cũng ... nhớ, ở Sè Goòng này làm gì có :) Chị Liên Hương à, gì chứ các món hải sản ở miền trung thì TP tôi dùng thường lắm, nếu có dịp hội ngộ ở Huế thì TP sẽ mời chị chèo thuyền trên sông Hương tới gần cửa biển luôn :lol: , à mà nếu thích thì chị thử cào hến xem sao nhé, hến là món chủ đạo của người dân Huế đấy, TP tôi đã thử cào rồi. Còn hải sản biển thì khỏi nói rồi, còn gì bằng khi vừa ngồi ngắm biển đêm vừa nướng hải sản tươi trên bờ biển chứ, dọc bờ biển miền trung biển nào cũng đẹp hết nhưng TP thấy thú vị nhất là bãi biển Ninh Chữ ở Phan Rang, ở vùng đấy tuy thiệt thòi vì phải nằm giữa 2 thành phố du lịch lớn là Phan Thiết và Nha Trang nên du lịch chưa phát triển với đúng tiềm năng nhưng theo tôi thấy điều này mới chính là lợi thế đó, bãi biển ở đó rất đẹp và tương đối hoang sơ, người dân hiền hòa, và nhất là giá cả khá mềm. Không biết chị Liên Hương đã từng ăn buffet ở các KS ở SG chưa ha. Theo TP thì chỗ buffet món ăn Nhật ngon nhất chính là ở KS Legend Saigon, ở đấy nổi tiếng về các món buffet.
-
Hì, thú vị quá, có thể cho Trần Phương tham gia hội được không ? Thú thực thì TP đã ra Hà Nội nhiều lần rồi nhưng ăn uống chủ yếu là do đặt sẵn, ít có dịp lang thang các phố để kiếm hàng ăn, mặc dù TP cũng có nhiều "thổ địa" ở ngoài đó lắm, vì quê nội TP ở Đông Anh mà. Nếu lần tới mà ra Hà Nội được quý anh chị em làm "hướng dẫn" thì còn gì bằng, TP xin làm khổ chủ :) À mà sẵn đây cho TP hỏi thăm có quý vị nào biết món bún ốc lạnh ở HN không ? TP tôi đã từng nghe nói về món này lâu lắm rồi : bún ăn với ốc và nước mắm gừng, tuyệt đối không thêm gia vị gì vì như thế sẽ làm mất mùi, mà phải là ốc lạnh, ăn rất ngon (mà không bị đau bụng mới hay chứ), ... hì. Cách nay 2 năm TP có ở HN 2 ngày và có tranh thủ tự lang thang kiếm chỗ ăn sáng nhưng chỉ có Phở với bún chả là chủ yếu thôi, các món khác thì ít thấy. Sẵn dịp lần tới ra HN xin được biếu quý anh chị em vài bịch bánh pía Sóc Trăng, đặc sản miền tây Nam bộ làm quà nhé :lol:
-
BẠCH ĐẰNG GIANG ! 09/04/2009 0:51 Ngày này 721 năm trước, đoàn chiến thuyền xâm lăng hùng hổ của Ô Mã Nhi đã biết thế nào là “cọc nhọn Bạch Đằng Giang”- một trận đánh phục kích tiêu biểu cho tinh thần và trí tuệ VN chống xâm lược. Chỉ trong một ngày, 3 vạn quân và 400 chiến thuyền của Ô Mã Nhi đã bị quân và dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống. Kể từ ngày đó, Bạch Đằng Giang trở thành tiếng hô xung trận, thành niềm tự hào và huyền tích truyền qua bao thế hệ người VN yêu nước, không chỉ biết kiêu hãnh vì quá khứ oai hùng mà còn biết phải gìn giữ chủ quyền non sông đất nước như thế nào. Còn vang trong mỗi chúng ta bài hát bất hủ Bạch Đằng Giang của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành Thời liệt oanh của bao người trung chánh Vì yêu nước Nam vui lòng hiến thân Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần... Cứ mỗi lần đất nước bị xâm phạm, người VN lại nghe vang lên bài hát Bạch Đằng Giang, và hình ảnh những bãi cọc nhọn trên đầm Yên Giang lại lầm lì dựng lên như một lời thề bảo vệ Tổ quốc. Lòng yêu nước cũng là một bảo vật truyền đời, là gien mạnh di truyền trong dòng giống người Việt. Tôi cứ nghĩ mãi, vì sao đã 174 năm qua mà một gia đình ngư dân nghèo trên đảo Lý Sơn vẫn trân quý giữ gìn tờ lệnh của Vua nhà Nguyễn sức cho ông tổ của họ chuẩn bị thuyền bè lương thảo trực chỉ ra bảo vệ quần đảo Hoàng Sa ? Dù chuyến hải hành ấy có thể là chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời họ, biết bao chiếc thuyền trước họ đã một đi không trở về, nhưng họ, nói như lời bài hát, vẫn “Vì yêu nước Nam vui lòng hiến thân”. Điều kỳ lạ nhất là gia đình họ, đã biết trước sự hy sinh này nhưng vẫn chấp nhận cho chồng con mình ra đi, và đã tổ chức lễ “truy điệu trước” (gọi là lễ “Khao lề thế lính Hoàng Sa”) cho những dân binh can trường ấy. Hàng trăm ngôi “mộ gió” vẫn còn trên đảo Lý Sơn như vẫn đăm đắm cùng hướng với những bãi cọc nhọn Bạch Đằng nhiều trăm năm trước đó, nó nói lên cái gì ? Nó nói lên sức mạnh bình dị nhưng khó tưởng tượng nổi của nhân dân, những hy sinh vô bờ bến của nhân dân tiếp nối từ đời này qua đời khác. Và nói lên một điều giản dị như chân lý: chỉ có dựa vào dân, biết sống vì dân, biết phấn đấu vì một đời sống xứng đáng cho nhân dân thì mới bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Những bãi cọc nhọn trên sông Bạch Đằng mà tương truyền, những nhà lãnh đạo cao nhất của các vương triều thuở đó đã dựng lên từ trí tuệ và kinh nghiệm sông nước của những thường dân, đã trở thành biểu tượng cho những chính quyền biết lắng nghe dân, biết sử dụng kho hiểu biết vô tận và những mưu kế bất ngờ từ nhân dân để làm nên chiến thắng. Ngày xưa đã vậy, thì bây giờ lại càng như vậy. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã là một đúc kết như tục ngữ, như chân lý. Tôi nghĩ, hình ảnh những bãi cọc nhọn trên sông Bạch Đằng phải trở thành những hình ảnh trung tâm trong những bài học lịch sử. Những thế hệ trẻ hôm nay phải được học nhiều hơn những bài học sinh động từ quá khứ, và môn Lịch sử trong trường phổ thông phải là môn học của lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, nó phải được trao truyền từ thầy cô giáo đến học sinh như cách người ta trao ngọn đuốc đang rừng rực cháy, chứ không phải là những bài tụng giảng nguội lạnh và nhạt nhẽo. Ngày chúng tôi đi học, môn Lịch sử là môn học sôi động và đầy thôi thúc. Những bãi cọc nhọn sông Bạch Đằng im lặng đấy, nhưng không bao giờ chịu yên nghỉ đâu ! Thanh Thảo (báo Thanh Niên)
-
BẠN TIÊU DIÊU LAVIEDT Đấy văn hay chữ câu bay bướm Đây thơ ngon bằng trắc ngân nga Phải trăng, phải gió mới là Tiêu diêu cực lạc dẫu xa vẫn gần... *************************** Cảm tác BẠN TIÊU DIÊU THIÊN SỨ Trang Tử phiêu diêu hồn hóa bướm Mơ màng trần thế ướm Hằng Nga. Gió ru cành liễu la đà. Bể dâu trong ánh thu ba hồng trần. *************************** BẠN TIÊU DIÊU Bên hồ lặng sóng gió mơn man Tựa gối cần câu nhấp rượu tràn Tửu phùng tri kỷ tiêu diêu thú Bỏ mặc nhân tình với thế gian.
-
THƠ NGUYỆT ĐÌNH Laviedt giới thiệu Bến cũ ngày xưa bặt điệu hò Chiều buông gờn gợn sóng quanh co Chừng nghe sương khói luồn lau lách Như thử bờ xa tiếng gọi đò... Con đò năm cũ đã gần sang Khách hỡi chờ chi lắm muộn màng Cô lái ngày xưa về bến lạ Đôi bờ trăng ủ lạnh trường giang. ************ THIÊN SỨ Tôi còn một nửa vầng trăng. Nửa kia người ấy đã mang đi rồi. Để trang thơ chẳng có lời. Để dòng Ngân lặng bên trời cô liêu. * Tôi về tìm chút hương yêu. Gói trong kỷ niệm, gửi chiều thu xưa. ************ Trở lại bến sông xưa (Tặng người em gái bến đò Cổ Chiên năm nào) Khi tôi về dòng sông ngầu đục Con đò nào có chở nổi không ? Trái tim tôi nặng nề kỷ niệm Sang kia sông ... hay đắm giữa dòng.
-
Mừng diễn đàn tròn 1 tuổi. Chúc toàn thể quý anh chị em dồi dào sức khỏe ! TP.
-
Vâng, đồng ý đã là phóng được vệ tinh thì kỹ thuật không thể đùa được, chỉ cần một sơ suất nhỏ là mảnh tên lửa đẩy sẽ rơi chệch mục tiêu, điều này rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà những nước nằm trong tầm ảnh hưởng của tên lửa vẫn chưa tin được khả năng của Bắc Triều Tiên, điều này hoàn toàn có cơ sở vì dù gì thì cho đến nay, những quốc gia có khả năng để tự đưa được vệ tinh lên quỹ đạo vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chiến tranh thì khó xảy ra nhưng qua vụ này liệu có những diễn biến gì mới của các cường quốc hay không ? Chẳng hạn, sự trở lại của cường quốc quân sự Nhật Bản ở Châu Á Thái Bình Dương, ... Chúng ta hãy chờ xem.
-
Là "phóng vệ tinh" chứ không phải "thử" anh Thiên Sứ ạ :rolleyes: Trong khi các nước trong phạm vi ảnh hưởng thì lại cho rằng đó là một vụ "thử tên lửa" để tạo thế răn đe về chiến lược trên bàn đàm phán 6 bên. Mà người Bắc Triều Tiên thì họ đã thử hạt nhân rồi, thử trước khi phá bỏ các lò phản ứng hạt nhân. Cho nên lần này họ mà thử thành công tên lửa Taepodong-2 thì chắc chắn các nước "đối nghịch" như Nhật Bản và Mỹ sẽ rất lo ngại. Thiết nghĩ, người Bắc Triều Tiên họ cũng không khiêu khích như vậy làm gì vì hệ quả tất yếu là mọi vấn đề kinh tế xã hội về sau sẽ diễn tiến không có lợi cho họ. Như vậy, rất có thể lần này họ nỗ lực để phóng vệ tinh thật, vấn đề là họ có đủ năng lực để làm hay không vì họ chưa từng phóng được vệ tinh nào, lại bị bao vây cấm vận về kỹ thuật. Nhưng nếu họ phóng thành công thì cũng là cách họ đã đạt được mục đích nâng tầm vị thế của mình trên bàn đàm phán. Vừa rồi người Iran cũng phóng thành công vệ tinh, nhưng về kỹ thuật tên lửa thì một thời người Iran phải nhờ vào Bắc Triều Tiên.
-
Có thể lần này người Triều Tiên họ phóng vệ tinh thật.
-
NHỚ Thoáng tiếng ngày nào trao em đó Lối về heo hút chạm bờ vai Chiều nghiêng cánh mỏng phôi pha nắng Rụng xuống lòng anh nỗi nhớ dài ...
-
:) Không phải trêu đùa đâu, chẳng dại dột gì, với lại đó cũng không phải là chiến hạm Mỹ mà chỉ là một tàu thăm dò nghiên cứu, tất cả chỉ để "nắn gân" thôi, bên tung kẻ hứng mà :lol: Mà đối tượng để "nắn gân" dằn mặt cũng không phải là nhằm vào nhau mà có thể là nhằm vào một trong những "kẻ thứ 3" có liên quan. Chuyện này chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả, cứ tin vậy đi, hãy chờ xem. :P
-
Xuân này Kỷ Sửu đến với ta Bình an xin chúc khắp gần xa Thuận hòa huynh đệ, trên nhường dưới Hiếu thảo song thân, trẻ kính già Phú quý cát tường ngành sản xuất Tấn tài tấn lộc bạn thương gia Bàn trường phước thọ mong đạt hết Kỷ Sửu xuân này đến với ta (ST)
-
:lol: :P Đọc các bài của bác Tầm nhìn mới sao mà cứ đọc mãi không chán, nhiều lúc mệt mỏi chán chường là lại vào tìm xem các bài của bác là thấy trẻ trung yêu đời ngay, bài nào cũng vừa dí dỏm vừa chí lý vô cùng. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện về lý do tại sao từ ngàn xưa đến giờ Ta luôn thắng giặc Tàu, chuyện là thế này : Sứ nhà Tàu đến gặp vua Ta để khiêu chiến, cuộc chiến là một cuộc đọ trâu giữa hai nước. Đúng hẹn, bên Tàu đưa ra nghênh chiến bằng một con trâu đực phốp pháp khỏe mạnh, hai sừng cong vút như chuẩn bị nuốt chửng con mồi. Còn bên Ta thì lại gây sốc cho đối phương khi chỉ đưa một chú nghé ọ khát sữa ra nghênh chiến. Đến lúc lâm trận, chú nghé nhà ta vì khát sữa nên cứ nhằm vào bụng trâu đực để bú vì tưởng là mẹ nó. Trâu đực lúc đầu còn lồng lên dữ tợn nhưng vì nhột quá nên cứ bật nhảy vòng vòng và trở thành là một màn rượt đuổi ngoạn mục, cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp diễn và cuối cùng trâu đực phải chạy ra khỏi vòng chiến trước. Bên Ta thắng cuộc. Câu chuyện trên cho chúng ta thấy một điều rằng : ẩn đằng sau sự hài hước đó là một sức mạnh ghê gớm đến thế nào. Chỉ trong thế kỷ 20, nhân loại trên thế giới đã trải qua 2 cuộc thế chiến tàn khốc mà hậu quả của nó chúng ta đã quá rõ, dù là bên thắng hay bên thua trận. Phải khó khăn lắm, hòa bình trên thế giới này mới được gìn giữ cho đến nay cũng đã hai phần ba thế kỷ, dù đây đó trên khắp hành tinh, tiếng súng vẫn nổ và những hình ảnh khủng hoảng nhân đạo vẫn còn nhức nhối trong mỗi lương tri con người. Trong xu hướng hòa bình và hợp tác trên thế giới hiện nay, bất cứ một hành động nào dẫn đến khai ngòi trước cho một cuộc chiến tranh ở cấp độ nhà nước, dù đúng hay sai, có lý lẽ xác đáng hay không xác đáng, dù tuyên chiến hay không tuyên chiến, ... đều là những quyết sách thiếu khôn ngoan. Là một dân tộc phải hứng chịu và chiến đấu với bao cuộc chiến lớn nhỏ trong suốt bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Người Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết giá trị của hòa bình. Nhưng với lợi thế địa chính trị vô cùng quan trọng - cả đất đai lục địa, biển và hải đảo, hình như kẻ thù của chúng ta vẫn không muốn để chúng ta bình yên mà phát triển, họ vẫn bằng cách này hay cách khác để kích động, khiêu khích, ... mà họ biết chắc rằng họ không có quyền gì xâm phạm và có đụng đến cũng không được. Trong các loại giặc, kẻ đang gõ những dòng này không phải vì chủ quan mà dám khẳng định một điều rằng : đối với người Việt Nam thì giặc ngoại xâm là loại giặc dễ đánh nhất. Lịch sử từ ngàn đời nay đã để lại nhiều bài học đắt giá, hầu hết các cuộc xâm chiếm của ngoại bang đều nhằm vào lúc người Việt đang có chia rẽ nội bộ, hay có biến động về triều chính. Bởi vậy, càng thấu hiểu cái nguyên nhân sâu sa này, ngày nay chúng ta càng nên bình tĩnh trước những diễn biến phức tạp trong sự tranh tối tranh sáng của các vấn đề quan hệ quốc tế, mà ở đó, vấn đề quan trọng nhất là phải giữ và kết tinh được tinh thần đoàn kết dân tộc - dù trong hay ngoài nước, có được như vậy, người Việt Nam sẽ không ngại bất kỳ một kẻ thù nào cả.
-
Nhân ngày xuân nói chuyện Bánh chưng - Bánh dầy, trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" mà Trần Phương tôi có dịp được đọc, dù biết rằng mình biết đến tài liệu này quá trễ, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có sự lý giải rất vi diệu về vũ trụ quan của người xưa ẩn trong cặp bánh dân dã mà bình dị trải bao đời nay : học thuyết Âm dương Ngũ hành. Có thể nói, dưới cái nhìn của Trần Phương, chỉ một đoạn đó thôi, đoạn giải mã về Thái cực và Âm dương trong mục "Truyền thuyết Bánh chưng - Bánh dầy" cũng đủ bao trùm cả giá trị của quyển sách. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, về chính trị học, các chính trị gia trên thế giới đã phân tích nhiều về tính mâu thuẫn sâu sắc của sự giàu có và phồn thịnh của một bộ phận nhỏ nhân loại với một bộ phận lớn hơn, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ chưa đầy 30% GDP của thế giới. Bởi vậy, hằng năm, các nước giàu vẫn đều đặn viện trợ phát triển cho các nước mà họ gọi là "Thế giới thứ 3" để đảm bảo sự phân công lao động toàn cầu, mặt khác, họ vẫn bảo trợ cho ngành nông nghiệp của mình (điển hình như Nhật Bản) mà lẽ ra, thay vì viện trợ phát triển thì họ nên mở cửa thị trường nông sản để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng (!) Vấn đề là ở chỗ đó. Tới đây, chúng ta dễ nhận ra một điều rằng, người ta không thể không viện trợ phát triển bởi đó là sự sống còn của quyền lợi giai cấp gắn liền với sự tồn tại các vấn đề xã hội. Quyền lợi giai cấp của một bộ phận các nước giàu không thể độc lập tồn tại và tách biệt với các vấn đề xã hội còn tồn tại trên thế giới, bởi thực ra nó chỉ là hai mặt của một vấn đề. Đô thị hóa là xu thế phát triển chung vì nó liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân, không phải chỉ riêng nước ta. Nhưng chưa bao giờ có ai nghĩ rằng một ngày nào đó nước ta mất đi các mảng xanh của ngành nông nghiệp trên các cánh đồng, sông nước, ... vùng thôn quê cả. Đó là ý kiến của tôi.
-
LÀNG QUÊ KHÔNG PHẢI VẬY (Thứ sáu , 09/01/2009, 07:55) Con đê qua làng ven sông Hội hoa xuân Hà Nội khai mạc đêm 31-12-2008, sau đó diễn ra một cuộc bẻ, vặt, cướp hoa và dẫm đạp lên thảm cỏ vốn được chăm chút rất công phu ngay sau lễ khai mạc. Những hoạt cảnh ấy giữa thủ đô diễn ra trước mắt bàn dân thiên hạ, gây sốc cho không ít người. Nhiều nhà khoa học và công chúng đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết ý kiến đều có những cơ sở thuyết phục, trong đó được lưu tâm nhất là ý kiến các nhà khoa học. Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 4-1-2009 đăng bài “Khi văn hóa nông thôn đi vào hội hoa đô thị” là bài phỏng vấn giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM. Giáo sư Trần Ngọc Thêm là thầy dạy chúng tôi môn Cơ sở văn hóa Việt Nam khi chúng tôi học đại học báo chí. Trong bài trả lời phỏng vấn trên Báo Pháp luật TPHCM vừa nêu trên, giáo sư Trần Ngọc Thêm phát biểu một số điều liên quan đến nông thôn. Tôi hiểu rằng giáo sư chỉ thuần túy muốn kiến giải một hiện tượng xã hội dưới góc độ khoa học, nhưng có những phán đoán mang đậm tính miệt thị nông thôn, khái quát hình ảnh người nông dân quá tệ hại. Vì vậy, tôi xin mạo muội trình ra vài ý kiến, những mong được giáo sư thể tất. Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói: “Xét về mặt văn hóa, những hành động này phát xuất từ văn hóa nông thôn, văn hóa làng xã mà ra”. Hóa ra việc ngắt hoa, bẻ hoa, dẫm đạp lên thảm cỏ và cướp chậu hoa ở Hà Nội hôm vừa đoạn suy cho cùng là cái “tội” của nông thôn, của làng quê ? Nói như vậy e nhiều người không đồng tình. Ở làng quê, làng có lệ của làng, mỗi dòng họ có qui ước của dòng họ, đều đậm tinh thần Nho giáo, cho đến giờ vẫn vậy. Sự thực là, chính những người thất tán đi làm ăn kiếm sống ở thành phố đã đem không ít tai ương về thôn quê. Một góc chợ quê nghèo Về trường hợp người đàn ông cướp hoa bị bảo vệ mắng còn quay lại chửi bảo vệ là “ăn nói thiếu văn hóa”, giáo sư Trần Ngọc Thêm lý giải: “Vì người ta coi đó là chuyện hồn nhiên, không thấy xấu hổ gì cả, không biết mình thiếu văn hóa. Đó là bản chất của văn hóa làng xã”. Nói vậy e không được ổn. “Cơ chế của sự xấu hổ” nằm ở chính cái gốc văn hóa, trước hết là môi trường sống và quá trình giáo dục. Rụt rè, nhút nhát, so đo, hay xấu hổ... chính là những nét điển hình trong tính cách người nông dân. Họ mới là những người dễ xấu hổ nhất, e ngại dư luận nhất. Ở làng quê, đố ai dám cướp, phá những thứ được chính thức trưng bày nơi công cộng. Giáo sư nói: “Ở nông thôn, nếu có ra đường ngắt hoa, bẻ hoa chơi một lúc cũng là chuyện rất bình thường. Nhưng khi mang thói quen này vào đô thị thì không bình thường xíu nào cả”. Vẫn biết đây là những ý kiến của nhà khoa học về một vấn đề xã hội vừa phát sinh trong đời sống, nhưng ý kiến này khá xa rời thực tế. “Đường” mà giáo sư nói ở đây là đường nào mà có thể “ra” để ngắt hoa? Làng quê thì có đường làng, đường ruộng, không ai trồng hoa ở những chỗ đó cả, từ thượng cổ đến giờ là thế. Có thể hiểu cái sự “ra đường” mà giáo sư Trần Ngọc Thêm nói trong bài trả lời phỏng vấn là ám chỉ một hiện tượng “ra khỏi nhà của mình”; nhưng kể cả nói như thế cũng không ổn. Sự thực là, ở nông thôn, đường làng chưa bao giờ được trồng hoa, bờ ruộng không bao giờ được trồng hoa, cho nên muốn ngắt hoa khi “ra đường” chỉ còn một cách lẻn vào nhà ai đó trong làng có trồng hoa ở trước sân. Nhưng như đã nói, ở nông thôn, chỉ có mấy đứa bé tuổi mẫu giáo tình cờ gặp hoa thì bẻ như một thứ bản năng của con người thấy gì là cầm nắm; người trưởng thành không ai bẻ hoa trong vườn nhà người khác cả. Họ còn bận làm ruộng; họ cần cái có thể ăn mà sống, hái hoa làm gì? Thế cho nên, không hề có thói quen “ngắt hoa, bẻ hoa chơi một lúc” như giáo sư Trần Ngọc Thêm nói, ở nhà quê! Một ý kiến khác của giáo sư: “Vì những lý do nằm trong bản chất của một nền văn minh nông nghiệp, cùng đó là lối sống của môi trường làng xã còn đậm chất ở nhiều người dân Hà Nội nên đã gây ra sự cố trong những lễ hội hoa vừa qua”. Qui kết như thế là chưa thuyết phục, bởi vì như đã nói, ứng xử của người dân nông thôn rất xa lạ với sự công khai cướp phá những thứ có ít giá trị lợi lộc, và cái chính là họ rất dễ bị mắc cỡ (tức là xấu hổ, chữ của giáo sư đã dùng trong khi trả lời phỏng vấn). Còn khá nhiều vấn đề tôi thấy chưa đồng tình trong những kiến giải của giáo sư Trần Ngọc Thêm, nhưng xin bàn vào một dịp khác. Tôi trình bày những điều trên đây là muốn đặt lên bàn một thực tế chẳng vui gì: chính những người sống ở Hà Nội hư và cái sự hư của họ không hề do cái gọi là “văn hóa nông thôn, môi trường làng xã, tâm lý đám đông nông dân”... như giáo sư đã nói. Chúng tôi đã hơn một lần nói rằng ở thành phố Hà Nội bây giờ còn rất ít “Người Hà Nội”, căn cứ vào các biểu hiện văn hóa của họ. Chắc thầy Trần Ngọc Thêm biết rõ một điều: đất nước còn nợ giai cấp nông dân món nợ có lẽ không bao giờ trả được, đó là hàng triệu người nông dân mặc áo lính và không mặc áo lính đã ngã xuống trong mấy cuộc kháng chiến oanh liệt giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc chúng ta. Chính những người nông dân mặc áo lính là lực lượng đông đảo nhất, chiến đấu ngoan cường dưới sự lãnh đạo của Đảng và làm nên kỳ tích là dân tộc duy nhất cho đến giờ đánh bại tên sen đầm Mỹ. Ở nơi ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì Tôi quê Vĩnh Phúc, năm nay ngoài năm mươi tuổi, truyền đời cả nội ngoại đều là nông dân. Bố tôi là con bần cố nông, nhờ ơn cách mạng mà được làm nghề dạy học. Đến lượt tôi, trong ba năm từ 1977 đến 1979, cũng nhờ ơn cách mạng được về Hà Nội học. Ngay từ những ngày đầu tiên nhập trường, tôi đã nhận ra sự khác biệt khá nhiều trong nếp sống, nếp nghĩ của những thanh niên “người Hà Nội” cùng trường so với thái độ sống mà tôi được rèn giũa từ bé ở thôn quê. Từ sự ăn uống, sự đi đứng nằm ngồi của con trai con gái phải thế nào, đói cho sạch rách cho thơm, thương người như thể thương thân, không được cầm tiền và đồ vật phi nghĩa... là những điều tôi được dạy từ tấm bé và thuộc đến tận giờ. Ngày ấy, hai chữ “nhà quê” thường xuyên được phát ra từ miệng mấy “đồng đội người Hà Nội” mỗi khi chúng tôi tụm lại với nhau. Họ hồn nhiên dùng chữ ấy không hề ác ý gì cả, nhưng tôi chạnh lòng, đến giờ ngẫm lại thì chỉ thấy thương hại họ. Sự thực là bố mẹ họ nói vẫn “ngọng níu ngọng no”, người nhà quê đi kháng chiến về mà, nhưng chết nỗi họ lại được đẻ ra và học ở Hà Nội. Bố mẹ họ thì phần phải lo công việc ở cơ quan, phần phải toan tính lo kiếm trấu, kiếm củi, mùn cưa để đun nấu, lo xếp hàng mua thịt và đậu phụ mỗi tháng nên có phần xao nhãng việc truyền dạy cho con nếp ăn nếp ở của làng quê vốn dĩ đẹp và có phần hà khắc. Tôi thuộc “dòng dõi nông dân” và đi ra từ làng quê, nhưng những năm sống và học ở Hà Nội, chưa bao giờ cầm cái gì không phải của mình, chưa bao giờ ngắt một bông hoa ở công viên. Tôi biết đại đa số người từ quê ra thành phố đều xử sự như thế, chỉ trừ những người vì những nguyên do khác nhau mà bị lưu manh hóa ở chính đô thị họ đang tá túc và kiếm sống. Cho đến giờ, tôi vẫn thuộc nằm lòng những câu hát của trẻ thơ từng được học và hát mỗi ngày, dưới mưa bom bão đạn Mỹ: “Ra vườn hoa em chơi/ Em không hái một bông hoa nào/ Hoa sắc thắm nhìn em hoa cười/ Em nhớ lời cô dạy không hái/ Bông hoa này là của chung”. Bài hát này hồi ấy nằm trong chương trình chính thức của trường mẫu giáo và tiểu học toàn miền Bắc, cả đô thị và thôn quê. Thông điệp của bài hát thật rõ ràng, đơn sơ và dễ hiểu, hàng triệu người thế hệ chúng tôi ở nông thôn, cho đến giờ vẫn thuộc. Rốt cuộc, tôi muốn nói rằng, tất cả là do giáo dục; sự giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Phải xem lại hệ thống giáo dục của chúng ta vài mươi năm qua đã đẻ ra những con người có những hành vi kỳ quái như đã thấy ở Hà Nội hôm vừa rồi chứ, nỡ nào vu vạ cho nông thôn, nông dân, làng xã như thế ? Bài và ảnh : Khương Hồng Minh (Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh)
-
Cảm ơn anh Thiên Sứ, tôi cũng xin đính chính lại đoạn văn này ở bài viết trước : ... trong đó đáng nói nhất là cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Huế Xin sửa lại là "Nghệ An", vì hôm qua đã gõ lộn :P Đúng là vào thời điểm ấy, nhân loại trên thế giới đã bước vào công cuộc chinh phục toàn cầu, khoa học hơi nước đang làm chủ các ngành công nghiệp chủ chốt, cuộc nội chiến ở nước Mỹ sắp xảy ra với ngựa chiến, súng đạn ì xèo, ... thì tất nhiên một quân đội hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á (và thậm chí cả châu Á) thời điểm ấy không thể nào đi giày dã chiến bằng rơm bó được.
-
Nhân dịp Topic này có nói đến cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Trần Phương tôi cũng muốn mạn đàm thêm về sự thật của cuộc hành binh huyền thoại này. Đã có rất nhiều giả thuyết về cuộc hành quân này được đưa ra, trong đó đáng nói nhất là cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Nghệ An: cả một lực lượng hùng hậu gồm quân trang, quân dụng, vũ khí và cả hậu cần mà chỉ mất có 4 ngày cho một đoạn đường hơn 300 cây số. Đến nay, giả thuyết được nhiều sự đồng tình nhất là : 3 người cùng 1 tổ, trong đó 2 người khiêng "võng" (thực ra không phải là võng mà một chiếc thuyền độc mộc nhỏ, khi cần vượt sông thì cả 3 người leo lên thuyền để vượt sông), một người nằm nghỉ, ... cứ như vậy luân phiên nhau và ai cũng được nghỉ và ai cũng phải "làm việc". Thuyết này gần đây cũng đã được hiện thực hóa trong Festival Tây Sơn năm vừa qua cũng như trong game show "Bước chân thần tốc" : Riêng Trần Phương tôi có nhận xét : nếu là hành quân trên bộ liên tục suốt như vậy thì cách thức "khiêng võng" như trên rất phản khoa học, đơn giản một điều nếu là 3 người thì sẽ không có sự cân đối về thời gian nghỉ ngơi và làm việc và như thế chắc chắn sẽ có một người làm việc quá sức mình. Và dưới đây là nghi vấn lịch sử của Trần Phương : Có thể người lên ngôi Hoàng Đế và phát lệnh hành quân ở Phú Xuân không phải là vua Quang Trung, hình ảnh ở đó chỉ mang tính hình thức để tuyển thêm binh lực và hậu cần, còn đại quân chính thức của vua Quang Trung đã tập kết ở Nghệ An nhiều ngày trước đó. Có lẽ cũng xin nói thêm rằng, trong lịch sử cũng có ghi nhận sự việc đóng giả vua Quang Trung trong lần đi sứ sang nhà Thanh vào năm Canh Tuất 1790 : tướng Phạm Công Trị. Dù sao cũng mới chỉ là nghi vấn của cá nhân tôi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị.
-
Việc "tồn tại trên mảnh đất Việt Nam và Nam Trung Hoa có thể là những tộc người khác biệt" là hoàn toàn xác đáng. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học cho thấy không những khắp vùng Hoa Nam mà bao trùm cả vùng đất phía nam nước ta hiện nay là nơi cư ngụ của nhiều sắc tộc khác nhau trong cổ sử, tuy nhiên, qua các di vật khảo cổ cùng với những nghiên cứu về phong tục tập quán thì lại cho thấy có những nét tương đồng đến kỳ lạ, đó là tính thống nhất về văn hóa. Bởi vậy, nếu chỉ quanh quẩn trong việc xác định nhóm ngôn ngữ "Việt - Mường - Thổ - Chứt" để rồi chật hẹp trong việc xác định không gian lãnh thổ của người Việt cổ sẽ hết sức sai lầm. Do đó, theo tôi, không có việc : "có thể phân bố của những sắc dân này là dấu vết của những đất nước cổ đại" Mặc dù cổ sử vẫn còn nhiều khoảng trống, nhưng với việc thành lập và tồn tại những quốc gia hùng mạnh như Nam Chiếu - Đại Lý (vùng Vân Nam) và Lâm Ấp - Chiêm Thành, ... chỉ diễn ra sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với những tri thức văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) đầy bí ẩn (như các tháp Chăm, ...) mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể lý giải, cho thấy một điều, nếu loại bỏ giả thiết về có sự giúp đỡ từ người ngoài hành tinh thì chỉ có thể lý giải rằng : ở chính những quốc gia đó vẫn còn giữ được những tri thức siêu việt - dù rải rác, vì còn tùy thuộc vào bản sắc riêng của từng dân tộc trong từng điều kiện thiên nhiên, thời tiết, hay sự giao lưu tôn giáo, ... của từng vùng đất khác nhau - của một nền văn minh đã mất, nền văn minh đó đã từng bao trùm cả bờ nam sông Dương Tử : nhà nước Văn Lang trong truyền thuyết "Con rồng cháu tiên" của người Việt.