Nguon_Coi

Liệu nước ta có giữ được biển Đông không ?

16 bài viết trong chủ đề này

http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index.aspx

Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Đã đến lúc chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Posted Image

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”[4]

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe doạ nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc. Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

Bản Kỷ Toàn Thư Q6(a)

Nhà Trần (1294 - 1329)

Nguồn: Việt Nam Thư Quán


Trích:

Người đàn bà lộ Hồng đẻ một con trai có hai đầu.
Tháng 6, ngày 24, sao sa.
Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:
"Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào".
Vương trả lời:
"Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã"928 , đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là [9a] một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ929 mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh930 là vì có thế.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản [binh] chế trường [trận] là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, cóđược đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân [9b] để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Nguồn: TuanVietnamnet

11/01/2009 11:25 (GMT + 7)

Đã đến lúc chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

>> Biển Đông: Các bên không được làm phức tạp tình hình

>> Tranh chấp Biển Đông: Cần đúng luật và hợp tác quốc tế

LTS: Ngày 8/1/2008, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản ứng trước thông tin báo chí Trung Quốc công bố chủ trương khuyến khích khai thác các đảo không người ở khu vực Hoàng Sa - Trường Sa, nhằm bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc.

Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy nêu lên những đề xuất về một chiến lược của Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông, như một tư liệu tham khảo với mong muốn có thể gợi mở những giải pháp giải quyết mối tranh chấp lịch sử và lâu dài ở vùng biển có ý nghĩa chiến lược với đất nước này.

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Posted Image

Các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này. (Click vào hình để xem bản đồ cỡ lớn)

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

BÀI LIÊN QUAN Posted Image

Chủ quyền VN ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây

Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: cần một nỗ lực tổng hợp Posted ImageNguyễn Phúc Nguyên - Vị chúa mở cõi, thành lập đội Hoàng SaNăm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.

Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.

Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp đối phó hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải đối phó với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Đối phó có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.

Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.

Cần một tư duy Biển Đông

Ở Trung Quốc, sau khi thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” để nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải giong buồm ra biển. Sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tàu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế quan tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi họ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã phát triển rất mạnh về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, nhất quán tích cực.

Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung chúng ta vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Chiến lược ngoại giao và truyền thông

Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dụng biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc tiến chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “chiếm hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đường lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế. Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[3].

Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép trên chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc Posted ImagePosted Image

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc (Ảnh Phạm Hải)

Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, Việt Nam chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”[4]

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.

***

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe doạ nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc. Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

  • Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, quả là sức mạnh vô địch đã khẳng định từ ngàn năm xưa chú nhỉ ? :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên chăng nhà nước và nhân dân ta : công đức dựng tượng thờ Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên mỗi đảo tiền tiêu. Tay Ngài chì về phía .... Bắc.

Ngoài hình rồng phượng.... Việt Nam ta có hình thù như một khúc xương hay như cả một tuyến xương sống. Hình nào tất khí đó - theo cồ phương dậy.

Gai góc và khó nhằn đấy. Đừng tưởng dễ đớp mà có khi bị hóc trợn mắt lên.

Ừ thì hay mà hầm nồi áp suất - dưng thịt là thịt mà xương là xương. Không hóc thì nghẹn. Ới giời tưởng bờ - lẽ thủa môn đời. " Giời sinh ra cũng có nghĩa gì chăng chớ " !!!

Rành rành định phận ờ sách Giời - nhá.

Sói bảo thỏ : Hãy đợi đấy. Thỏ bảo sói : Đừng tưởng bở.

Giời bảo mà cãi à.!?

Ừ thì cứ cho máy bay tàu bò - Ừ thì là tên lửa vũ trụ.

Vài cơn động đất với mấy đợt sóng thần.

Có núi non cao cũng thành bình địa.

Ai biết đâu mai kia quê ta .... mai đây là bến đỗ ........

Chán chệt!

Năm hết Tết đến - không khí vui bừng náo nhiệt thế mà " nhà láng giềng " lại có ò e í oét. Rức hết cả tai.

Riệu vào nhời ra .

Cũng là đúng phép.

Các quan bác đọc cho vui. Dừng để bụng - nó đầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Tầm Nhìn Mới nói hay quá. Em mời bác 1 ly nhé. :lol: Mà sao diễn đàn không có ai gieo quẻ dự đoán chuyện này nhỉ ? Dân Tàu mê bói toán chắc gieo quẻ rồi cũng nên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:lol: :P

Đọc các bài của bác Tầm nhìn mới sao mà cứ đọc mãi không chán, nhiều lúc mệt mỏi chán chường là lại vào tìm xem các bài của bác là thấy trẻ trung yêu đời ngay, bài nào cũng vừa dí dỏm vừa chí lý vô cùng.

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện về lý do tại sao từ ngàn xưa đến giờ Ta luôn thắng giặc Tàu, chuyện là thế này :

Sứ nhà Tàu đến gặp vua Ta để khiêu chiến, cuộc chiến là một cuộc đọ trâu giữa hai nước. Đúng hẹn, bên Tàu đưa ra nghênh chiến bằng một con trâu đực phốp pháp khỏe mạnh, hai sừng cong vút như chuẩn bị nuốt chửng con mồi. Còn bên Ta thì lại gây sốc cho đối phương khi chỉ đưa một chú nghé ọ khát sữa ra nghênh chiến. Đến lúc lâm trận, chú nghé nhà ta vì khát sữa nên cứ nhằm vào bụng trâu đực để bú vì tưởng là mẹ nó. Trâu đực lúc đầu còn lồng lên dữ tợn nhưng vì nhột quá nên cứ bật nhảy vòng vòng và trở thành là một màn rượt đuổi ngoạn mục, cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp diễn và cuối cùng trâu đực phải chạy ra khỏi vòng chiến trước. Bên Ta thắng cuộc.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy một điều rằng : ẩn đằng sau sự hài hước đó là một sức mạnh ghê gớm đến thế nào.

Chỉ trong thế kỷ 20, nhân loại trên thế giới đã trải qua 2 cuộc thế chiến tàn khốc mà hậu quả của nó chúng ta đã quá rõ, dù là bên thắng hay bên thua trận. Phải khó khăn lắm, hòa bình trên thế giới này mới được gìn giữ cho đến nay cũng đã hai phần ba thế kỷ, dù đây đó trên khắp hành tinh, tiếng súng vẫn nổ và những hình ảnh khủng hoảng nhân đạo vẫn còn nhức nhối trong mỗi lương tri con người.

Trong xu hướng hòa bình và hợp tác trên thế giới hiện nay, bất cứ một hành động nào dẫn đến khai ngòi trước cho một cuộc chiến tranh ở cấp độ nhà nước, dù đúng hay sai, có lý lẽ xác đáng hay không xác đáng, dù tuyên chiến hay không tuyên chiến, ... đều là những quyết sách thiếu khôn ngoan.

Là một dân tộc phải hứng chịu và chiến đấu với bao cuộc chiến lớn nhỏ trong suốt bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Người Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết giá trị của hòa bình. Nhưng với lợi thế địa chính trị vô cùng quan trọng - cả đất đai lục địa, biển và hải đảo, hình như kẻ thù của chúng ta vẫn không muốn để chúng ta bình yên mà phát triển, họ vẫn bằng cách này hay cách khác để kích động, khiêu khích, ... mà họ biết chắc rằng họ không có quyền gì xâm phạm và có đụng đến cũng không được.

Trong các loại giặc, kẻ đang gõ những dòng này không phải vì chủ quan mà dám khẳng định một điều rằng : đối với người Việt Nam thì giặc ngoại xâm là loại giặc dễ đánh nhất. Lịch sử từ ngàn đời nay đã để lại nhiều bài học đắt giá, hầu hết các cuộc xâm chiếm của ngoại bang đều nhằm vào lúc người Việt đang có chia rẽ nội bộ, hay có biến động về triều chính. Bởi vậy, càng thấu hiểu cái nguyên nhân sâu sa này, ngày nay chúng ta càng nên bình tĩnh trước những diễn biến phức tạp trong sự tranh tối tranh sáng của các vấn đề quan hệ quốc tế, mà ở đó, vấn đề quan trọng nhất là phải giữ và kết tinh được tinh thần đoàn kết dân tộc - dù trong hay ngoài nước, có được như vậy, người Việt Nam sẽ không ngại bất kỳ một kẻ thù nào cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có tin mới về tình hình liên quan đến an ninh Biển Đông đây các bác :

Việt Nam cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm MIA

Theo Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Việt Nam đã cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).

Posted Image

Thông báo phát đi từ tòa Đại sứ Mỹ cho hay, Việt Nam và Mỹ đã mở rộng quy mô hợp tác lâu dài về tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) bằng việc triển khai tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ vào ngày 11/6 để thực hiện các hoạt động tìm kiếm ngoài khơi Việt Nam.

Trong đợt tìm kiếm thứ 95 ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày 25/5 và dự kiến kéo dài đến ngày 24/6, các đại diện của Bộ Tư lệnh hỗn hợp tìm kiếm POW/MIA Mỹ (JPAC) và Văn phòng Tìm kiếm người Mỹ mất tích tại Việt Nam (VNOSMP) đã lên tàu khảo sát đại dương USNS Bruce Heezen tham gia hoạt động nhân đạo.

Mặc dù các tổ tìm kiếm chung Mỹ - Việt đã điều tra và thậm chí đã khai quật các địa điểm dưới nước ngoài khơi Việt Nam, sử dụng các thuyền của Việt Nam, song đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép sử dụng một tàu Hải quân Mỹ (USNS) cho công tác tìm kiếm dưới nước.

“Việc sử dụng một tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ trong các hoạt động tìm kiếm nhân đạo của JPAC ở Việt Nam có thể đẩy nhanh đáng kể tốc độ phát hiện các địa điểm máy bay rơi dưới nước”, Trung tá Todd Emoto, chỉ huy phân đội của JPAC ở Hà Nội cho hay.

Ông cũng nhận định: “Sự hợp tác của Việt Nam trong việc cho phép con tàu này vào lãnh hải của mình là một bước tiến lớn. Chính phủ Mỹ cũng như những gia đình của những người Mỹ còn mất tích rất cảm kích về điều đó”.

Theo Đại sứ quán Mỹ, USNS Bruce Heezen, với thủy thủ đoàn dân sự, được thiết kế để phục vụ các công tác hải dương học ở các vùng duyên hải và biển sâu. Con tàu này hết sức phù hợp cho việc phát hiện các địa điểm máy bay rơi trên thềm đại dương.

Hàng trăm máy bay và phi công Mỹ vẫn thuộc diện mất tích ở các vùng biển duyên hải Việt Nam, trong khi hiện nay JPAC chỉ có đủ dữ liệu chính xác để tìm kiếm hiệu quả đối với một tỷ lệ nhỏ. Mỹ hy vọng việc bổ sung con tàu đủ năng lực sẽ giúp tăng tốc độ và hiệu quả của công tác tìm kiếm các địa điểm dưới nước.

Mỹ và Việt Nam đã hợp tác về thống kê tù binh và người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) kể từ những năm 1980. Mới đây, hai nước đã kỷ niệm 20 năm thực hiện đều đặn các cuộc tìm kiếm chung. Theo JPAC, các gia đình ở Mỹ cảm thấy phấn khởi và khích lệ khi Việt Nam đang đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo như vậy.

Xuân Linh

Nguồn : http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852705/

Một tín hiệu khá vui khi có sự hợp tác HQ Việt - Mỹ trong vấn đề nhân đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như nước Đại Việt ta thuở trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Non sông bờ cõi đã chia.

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

..

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau.

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có.

Bình Ngô Đại cáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như nước Đại Việt ta thuở trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Non sông bờ cõi đã chia.

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

..

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau.

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có.

Bình Ngô Đại cáo.

Chú Sư Thiến cứ nói bóng nói gió làm cháu khó hiểu quá. Tình hình thời sự đang nóng nổi, mọi thứ thay đổi càng ngày càng căng thẳng hơn ! :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nên chăng nhà nước và nhân dân ta : công đức dựng tượng thờ Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên mỗi đảo tiền tiêu. Tay Ngài chì về phía .... Bắc."

Anh Tầm nhìn mới, đúng là có "tầm nhìn mới", và đây:

Sừng sững tượng đài Hải đội Hoàng Sa

Một vị cai đội chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

> Bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa/ Bị ép phạt vì 'xâm phạm lãnh hải Trung Quốc'

Sáng nay cụm tượng cao 4,5m trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã được khánh thành và gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải".

Đây là cụm tượng 3 người lính, gồm một vị cai đội (suất đội trưởng) chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa”. Đứng hai bên là hai dân binh, trong đó có một người cầm ngọn giáo và một người vác lưới trên vai, cùng đồng hành với vị cai đội thực thi nhiệm vụ giong buồm ra biển Đông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Posted ImageGắn biển cho tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ảnh: Trí NguyễnCụm tượng do Công ty TNHH Hoàn Hảo (Ninh Bình) và nhà điêu khắc Hà Trí Dũng phối hợp với UBND huyện Lý Sơn xây dựng, nhằm khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là một hạng mục nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn do Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, cụm tượng đài đội Hoàng Sa Bắc Hải có vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.

Dự kiến, đến ngày 2/9, toàn bộ hạng mục của dự án này sẽ đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan.

Vào thời triều Nguyễn, nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn nhận được tờ lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền VN trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một tờ lệnh như vậy đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn gìn giữ suốt hơn 100 năm qua, vừa mới được hậu duệ tộc họ hiến tặng cho Nhà nước như một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.

Trí Nguyễn(VnExpress)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nên chăng nhà nước và nhân dân ta : công đức dựng tượng thờ Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên mỗi đảo tiền tiêu. Tay Ngài chì về phía .... Bắc."

Anh Tầm nhìn mới, đúng là có "tầm nhìn mới", và đây:

Sừng sững tượng đài Hải đội Hoàng Sa

Một vị cai đội chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

> Bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa/ Bị ép phạt vì 'xâm phạm lãnh hải Trung Quốc'

Sáng nay cụm tượng cao 4,5m trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã được khánh thành và gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải".

Đây là cụm tượng 3 người lính, gồm một vị cai đội (suất đội trưởng) chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa”. Đứng hai bên là hai dân binh, trong đó có một người cầm ngọn giáo và một người vác lưới trên vai, cùng đồng hành với vị cai đội thực thi nhiệm vụ giong buồm ra biển Đông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Posted ImageGắn biển cho tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ảnh: Trí NguyễnCụm tượng do Công ty TNHH Hoàn Hảo (Ninh Bình) và nhà điêu khắc Hà Trí Dũng phối hợp với UBND huyện Lý Sơn xây dựng, nhằm khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là một hạng mục nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn do Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, cụm tượng đài đội Hoàng Sa Bắc Hải có vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.

Dự kiến, đến ngày 2/9, toàn bộ hạng mục của dự án này sẽ đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan.

Vào thời triều Nguyễn, nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn nhận được tờ lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền VN trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một tờ lệnh như vậy đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn gìn giữ suốt hơn 100 năm qua, vừa mới được hậu duệ tộc họ hiến tặng cho Nhà nước như một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.

Trí Nguyễn(VnExpress)

Những chứng cứ quan trọng dần dần được tung ra, điều đó chính phủ nhà ta rất khéo léo, khôn ngoan, rạch roài, chính xác, xử lý xong biên giới đường bộ. Bây giờ, đến lúc từ từ mà đòi lại chủ quyền đường biển đây. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cứ nhìn vào lịch sử quá khứ cũng như hiện tại thì biết ngay ý đồ của người Trung Hoa. Bất kỳ một quân vương hay một lãnh tụ khi nắm quyền việc đầu tiên họ muốn thực hiện là mở rông bờ cõi hướng về phương nam.

Trên thực tế việc này đã được thực hiện bằng chứng là một ngàn năm đô hộ ấy là chưa kễ biết bao phen đem quân xâm lẫn nước nam ta, nhưng họ đều thất bại vì ý chí kiên cường công thêm những Anh Hùng đầy tài năng cùng nhiệt huyết dám hiên ngang chống trả lại đạo quân hùng hậu nhưng đầy bạo tàn và kiêu ngạo. Xưa vua Lê Lợi cùng với các vị tướng quân đã đẩy lùi quân Minh ra khỏi bờ cõi, điều ấy cũng chứng minh rằng người Việt không bao giờ khuất phục trước người Trung hoa cho dù đó là một cụ già.

Việc Trung Hoa đem quân chiếm hai quần đảo Trường và Hoàng Sa không có gì lạ lẫm cả, chỉ là vấn đề thời gian nhưng cái mà nuocvietmemyeu muốn nói là tại sao vào thời điểm gần đây Trung Hoa mới thực hiện ý đồ này(?).

Hơn 80 vạn quân minh đã bị vua Lê Lợi cùng các tướng lãnh đánh bật ra khỏi biên cương, vua Quang Trung đã dùng mưu và dũng đánh đuổi quân Thanh rút khỏi nước nam mà còn chiếm lại những vùng đất mà dân Việt đã bị cướp bởi tay quân bạo tàn phương bắc. Đó là một kinh nghiệm sống và cũng là một bài học cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa mỗi khi muốn xâm chiếm phương nam họ đều biết cái giá phải trả cho việc làm của họ là không nhỏ.

Chính họ cũng biết rằng việc này thực hiện rất khó, thế nên họ đã phải dự tính cả hàng thế kỷ, không phải là năm hay tháng, họ hiểu không một người Việt nào ủng hộ chính sách của họ với Nước Nam ta. Vì thế cái mà họ e ngại nhất là đó đây những Ngô Quyền, hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung... đang ẩn dật đâu đây nơi thôn dã và chỉ cần tiếng gọi non sông là ngay lập tức hình ảnh của một Anh Hùng Ao Vải hay một Tiếng Trống Mê Linh sẽ dẫn dắt toàn dân, toàn quân chống quân xâm lăng bạo tàn và đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ nước nhà.

Cha Ông chúng ta dựng nước đã khó rồi, giữ nước lại còn khó hơn nữa. Nhìn lại nỗi thăng trầm lịch sử mà lòng nuocvietmemyeu không khỏi ngậm ngùi mà đau xót cho giống nòi dân Việt, tại sao con người lại không thương mếm nhau mà con gây hận thù, chúng ta đều là con người và là bạn hữu cho dù anh là người phương nam hay phương bắc cũng chẳng có lý do gì trở thành nghịch thù cả, ấy chỉ là hai chữ " Danh Lợi " mà làm cho bao dân tộc bị điêu đứng.

Giả như ngày nào đó quê hương lại cuốn theo trong thăng trầm của lịch sử, cá nhân nuocvietmemyeu cũng nguyện theo quê hương cuốn trong nỗi thăng trầm điêu linh ấy. Nhưng không bao giờ nuocvietmemyeu muốn ngày ấy lại xảy đến cho dân Việt ta vì đã quá đủ đau thương mất mát cùng chia ly. Thân chào

Share this post


Link to post
Share on other sites

NướcVietmenyeu tân mến

Chúng ta cứ nhìn vào lịch sử quá khứ cũng như hiện tại thì biết ngay ý đồ của người Trung Hoa. Bất kỳ một quân vương hay một lãnh tụ khi nắm quyền việc đầu tiên họ muốn thực hiện là mở rông bờ cõi hướng về phương nam.

Trên thực tế việc này đã được thực hiện bằng chứng là một ngàn năm đô hộ ấy là chưa kễ biết bao phen đem quân xâm lẫn nước nam ta, nhưng họ đều thất bại vì ý chí kiên cường công thêm những Anh Hùng đầy tài năng cùng nhiệt huyết dám hiên ngang chống trả lại đạo quân hùng hậu nhưng đầy bạo tàn và kiêu ngạo. Xưa vua Lê Lợi cùng với các vị tướng quân đã đẩy lùi quân Minh ra khỏi bờ cõi, điều ấy cũng chứng minh rằng người Việt không bao giờ khuất phục trước người Trung hoa cho dù đó là một cụ già.

Việc Trung Hoa đem quân chiếm hai quần đảo Trường và Hoàng Sa không có gì lạ lẫm cả, chỉ là vấn đề thời gian nhưng cái mà nuocvietmemyeu muốn nói là tại sao vào thời điểm gần đây Trung Hoa mới thực hiện ý đồ này(?).

Hơn 80 vạn quân minh đã bị vua Lê Lợi cùng các tướng lãnh đánh bật ra khỏi biên cương, vua Quang Trung đã dùng mưu và dũng đánh đuổi quân Thanh rút khỏi nước nam mà còn chiếm lại những vùng đất mà dân Việt đã bị cướp bởi tay quân bạo tàn phương bắc. Đó là một kinh nghiệm sống và cũng là một bài học cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa mỗi khi muốn xâm chiếm phương nam họ đều biết cái giá phải trả cho việc làm của họ là không nhỏ.

................................................................................

.............................................................

Cha Ông chúng ta dựng nước đã khó rồi, giữ nước lại còn khó hơn nữa. Nhìn lại nỗi thăng trầm lịch sử mà lòng nuocvietmemyeu không khỏi ngậm ngùi mà đau xót cho giống nòi dân Việt, tại sao con người lại không thương mếm nhau mà con gây hận thù, chúng ta đều là con người và là bạn hữu cho dù anh là người phương nam hay phương bắc cũng chẳng có lý do gì trở thành nghịch thù cả, ấy chỉ là hai chữ " Danh Lợi " mà làm cho bao dân tộc bị điêu đứng.

Giả như ngày nào đó quê hương lại cuốn theo trong thăng trầm của lịch sử, cá nhân nuocvietmemyeu cũng nguyện theo quê hương cuốn trong nỗi thăng trầm điêu linh ấy. Nhưng không bao giờ nuocvietmemyeu muốn ngày ấy lại xảy đến cho dân Việt ta vì đã quá đủ đau thương mất mát cùng chia ly. Thân chào

Bài viết của bạn vẫn còn sạn sỏi Liêm trinh lược bớt, Liêm trinh chỉ nói với bạn như thế này:

Thứ nhất hãy tin tưởng ở những nhà lãnh đạo Việt Nam,vấn đề biển đông của quốc gia, hiểu biết của chúng ta chỉ là con ngóe ngồi ở đáy mà cua có lỗ nhìn ngược lên trời mà thôi.

Thứ hai: Có một câu thơ nào đó là "Đất ngeo nuôi những anh hùng" điều đó rất đúng với con người Việt Nam. Khi tổ quốc thanh bình các chàng trai cô gái bình yên sống cuộc sống đạm bạc chốn phố phường, thôn dã. Khi tổ quốc cần các lãnh tụ gọi lập tức các tràng trai cô gái bình dị ấy lên đường viết nên bao thiên anh hùng ca trong dòng sử dữ nước.

Thứ ba: Trong dòng lịch sử của dân tộc những khi bị mất nước đều là những lúc đất nước bị chia rẽ ,các chiến thắng vang dội nhất đều bắt nguồn từ sự đoàn kết nhất. Bạn hãy nhớ lại câu chuyện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tháo mũi gậy chống nhọn đầu vất đi trong lịch sử dân tộc chống Nguyên Mông.

Thứ tư: Tất cả các chiến thắng đều dựa trên sức mạnh đoàn kết dân tộc và sức sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực :Khoa học ,kinh tế, quân sự,ngoại giao......

Nếu bạn thực sự là một người yêu nước thì ở trong diễn đàn khoa học lý học này chúng ta hãy viết các bài viết của khoa học lý học để cho con người việt nam đoàn kết hơn,thông minh hơn,sáng tạo hơn,khỏe hơn.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tớ đang chờ chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Sau cuộc chiến tàn khốc và có phần hủy diệt này, mọi thứ sẽ được phân định rõ nét hơn và Hòa bình Thế giới sẽ có 1 khoảng thời gian dài cả trăm năm không còn xung đột vũ trang.

Dự kiến là sau năm 2010, cuộc chiến sẽ dần hình thành rõ nét.

Cả nhà chờ nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tớ đang chờ chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Sau cuộc chiến tàn khốc và có phần hủy diệt này, mọi thứ sẽ được phân định rõ nét hơn và Hòa bình Thế giới sẽ có 1 khoảng thời gian dài cả trăm năm không còn xung đột vũ trang.

Dự kiến là sau năm 2010, cuộc chiến sẽ dần hình thành rõ nét.

Cả nhà chờ nhé.

Cháu Sin lỗi các chú các bác

Các cụ có câu "An gia mới trị quốc"

nên nếu so sánh gia đình với quốc gia thì ko đúng nhưng cháu vẫn mạo muội so sánh 2 việc này với nhau

- ng con có lỗi sẽ bị đánh thừa sống thiếu chết (Sau cuộc chiến tàn khốc và có phần hủy diệt này)

- Sau nó sẽ ngoan (Hòa bình Thế giới)

- và con cháu nó cũng sẽ ngoan nữa (sẽ có 1 khoảng thời gian dài cả trăm năm không còn xung đột vũ trang.)

ko biết ngoan trong trại cải tạo hay sao ý nhỉ nghe như bạn LNĐ đi vào rừng mơ nhặt quả dưa bở nhớ nhặt hộ AE 1 quả nhé

còn nếu muốn thực sự

có 1 khoảng thời gian dài cả trăm năm không còn xung đột vũ trang

thì cách giải quyết bước đầu chẳng phải đi đâu xa

Ngay trong "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi

Share this post


Link to post
Share on other sites