Thiên Sứ

Biti’s - Nâng niu bàn chân Việt.

14 bài viết trong chủ đề này

Cách đây cũng lâu lắm, khi tôi đang rất bức xúc về việc những giá trị văn hóa sử truyền thống bị phủ nhận. Thời Hùng Vương huyền vĩ cội nguồn của dân tộc Việt bị coi là một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố. Có một sen quảng cáo của hãng Bitis - miêu tả: Bước chân của Lạc Long quân xuống biển - đi đất; bước chân của Âu Cơ lên núi - đi đất (Lại còn mặc váy bện bằng lá nữa chứ); bước chân của quân Tây Sơn chiến thắng - cuốn rơm bện làm ...giày. Híc!

Tôi nghĩ Tổng đốc lưỡng Quảng nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị chắc ngu như bò mới không thắng nổi đội quân đi giày rơm - theo miêu tả của Bitis - Vì chỉ cần thông minh như mấy cha nội rải đinh ở đường Điện Biên Phủ thì đủ cho tất cả đội quân đi giày rơm đó ôm chân nhảy lò cò hết. Bực mình hết chịu nổi - Tôi yêu cầu nếu trong gia đình tôi ai mà mua giày Bitis về nhà thì tôi quăng ra đường. Từ đó nhà tôi chẳng ai đi giày Bitis cả. Bởi vậy, hôm nay tôi không phải bức xúc lắm như những người tiêu dùng phản nàn trên Vietnamnet.vn.

Dép Biti’s bán hạ giá, vừa xỏ chân đã vỡ toác

06:47' 13/01/2009 (GMT+7)

Posted Image - Một khách hàng mua đôi dép sandal của Biti’s, vừa đi đã toác đế. Biti’s giải thích: Một số đôi quá date (sẽ tự vỡ vụn) lẫn lộn trong hàng tồn kho, hàng lỗi mode bán thanh lý. Trong khi người mua khó mà phân biệt được đồ bỏ trong đống hàng thanh lý này.

Ngỡ ngàng Biti’s vừa xỏ chân đã hỏng

Giữa tháng 11/2008, chị Phạm Thị Anh Đào, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết chị mua một đôi sandal nam của Công ty Biti’s tại một điểm bán lưu động ở khu vực chợ Bà Chiểu. Giá gốc sản phẩm còn trên tem hàng là 157.000đ/đôi nhưng hàng được bán thanh lý chỉ với 60.000đ/đôi.

Posted Image

Chỉ sau một lần đi, đôi dép chị Đào mua đã thành thế này. Ảnh: K.T

Ngay lần đầu tiên con trai chị mang đôi dép này, đế dép đã bục ra, vỡ nát. Chị Đào đến đại lý Biti’s tại chợ Bà Chiểu để được bảo hành. Các nhân viên tại đại lý này xác nhận sản phẩm chị Đào mua đúng là của Biti’s.

Theo các nhân viên này, sản phẩm của Biti’s được sản xuất theo phương châm thân thiện với môi trường nên đến thời điểm hết hạn sử dụng sẽ bục vỡ.

Nhân viên đại lý Biti’s đã nối máy cho chị Đào nói chuyện trực tiếp với một đại diện của Biti’s. Người đại diện tên Phượng đã chấp nhận xử lý vụ việc. Sau đó nhân viên Biti’s mang đến tận nhà chị Đào một đôi khác, cùng mã hàng với đôi cũ. Chị Đào không chấp nhận sự bồi thường này.

TIN LIÊN QUAN

Chị Đào cho biết, cùng mua với chị hôm đó có không ít người, và không chỉ có một điểm bán tại chợ Bà Chiểu. Ở chợ Văn Thánh và nhiều khu vực khác tại quận Bình Thạnh cũng có các điểm bán hàng tồn kho của Biti’s. Trước trụ sở Công ty Biti’s ở TP.HCM cũng có một gian hàng Biti’s thanh lý.

Thanh lý dép: Lẫn lộn đồ bỏ - hàng tồn kho?

Trên website của Biti’s có một thông báo thanh lý hàng tồn kho. Một nhân viên kinh doanh của Biti’s tên Trang cho biết, hàng tồn của Bitis đã được bán gần hết. Hiện trong kho chỉ còn khoảng 5.000 đôi giày thể thao.

Bà Trần Thị Thu Nguyệt, Trưởng Ban Tiếp thị - Kinh doanh của Công ty TNHH Hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) cho biết, từ trước đến nay, dịp cuối năm nào Biti’s cũng thanh lý hàng tồn kho, không riêng gì năm nay. Hàng tồn kho là những hàng sản xuất đã lâu, hết mode nhưng trong năm chưa bán hết hoặc số hàng sản xuất dôi ra theo các đơn hàng. Bà Nguyệt nói, có thể có sơ sót nên lẫn một vài trường hợp hàng quá hạn sử dụng bị lẫn trong số hàng thanh lý. Trường hợp này, khách hàng sẽ được đổi bằng một đôi khác. Bà Nguyệt đổ lỗi cho các đại lý, cho rằng các đại lý có quyền nhập trả hàng trong vòng 3 tháng sau khi mua, nhưng cũng có những đại lý bán hàng lâu không hết nhưng lại không nhập trả đúng thời hạn quy định, sau đó bán lại cho khách sỉ để những người này mang đi bán lẻ cho người tiêu dùng. Trường hợp này, Biti’s không chịu trách nhiệm.

  • Kim Toàn

Ý kiến bạn đọc:

Bạn đọc Đoàn Lân: Tháng 11/2008 tôi cũng mua cho con 1 đôi sandal trông giống như đôi trong ảnh đăng trên VietNamNet ngày 13/1/09, giá vào khoảng 150.000đ ở một đại lý trên đường Trần Quang Diệu, TP.HCM. Nhưng chỉ sau 1 tháng thì đế đã bị vỡ toác. Chúng tôi rất bức xúc nhưng đành chấp nhận vì không có thời gian để đi khiếu nại. Vậy qua việc này chúng tôi muốn cảnh báo người tiêu dùng về chất lượng của giày dép Bitis cũng như đạo đức kinh doanh của các cửa hàng đại lý Bitis. Họ đang tự đánh mất thương hiệu của mình, ít nhất là đối với một khách hàng như tôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dịp Topic này có nói đến cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Trần Phương tôi cũng muốn mạn đàm thêm về sự thật của cuộc hành binh huyền thoại này.

Đã có rất nhiều giả thuyết về cuộc hành quân này được đưa ra, trong đó đáng nói nhất là cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Nghệ An: cả một lực lượng hùng hậu gồm quân trang, quân dụng, vũ khí và cả hậu cần mà chỉ mất có 4 ngày cho một đoạn đường hơn 300 cây số. Đến nay, giả thuyết được nhiều sự đồng tình nhất là : 3 người cùng 1 tổ, trong đó 2 người khiêng "võng" (thực ra không phải là võng mà một chiếc thuyền độc mộc nhỏ, khi cần vượt sông thì cả 3 người leo lên thuyền để vượt sông), một người nằm nghỉ, ... cứ như vậy luân phiên nhau và ai cũng được nghỉ và ai cũng phải "làm việc". Thuyết này gần đây cũng đã được hiện thực hóa trong Festival Tây Sơn năm vừa qua cũng như trong game show "Bước chân thần tốc" :

Posted Image

Riêng Trần Phương tôi có nhận xét : nếu là hành quân trên bộ liên tục suốt như vậy thì cách thức "khiêng võng" như trên rất phản khoa học, đơn giản một điều nếu là 3 người thì sẽ không có sự cân đối về thời gian nghỉ ngơi và làm việc và như thế chắc chắn sẽ có một người làm việc quá sức mình.

Và dưới đây là nghi vấn lịch sử của Trần Phương :

Có thể người lên ngôi Hoàng Đế và phát lệnh hành quân ở Phú Xuân không phải là vua Quang Trung, hình ảnh ở đó chỉ mang tính hình thức để tuyển thêm binh lực và hậu cần, còn đại quân chính thức của vua Quang Trung đã tập kết ở Nghệ An nhiều ngày trước đó.

Có lẽ cũng xin nói thêm rằng, trong lịch sử cũng có ghi nhận sự việc đóng giả vua Quang Trung trong lần đi sứ sang nhà Thanh vào năm Canh Tuất 1790 : tướng Phạm Công Trị.

Dù sao cũng mới chỉ là nghi vấn của cá nhân tôi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dịp Topic này có nói đến cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Trần Phương tôi cũng muốn mạn đàm thêm về sự thật của cuộc hành binh huyền thoại này.

Đã có rất nhiều giả thuyết về cuộc hành quân này được đưa ra, trong đó đáng nói nhất là cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Nghệ an: cả một lực lượng hùng hậu gồm quân trang, quân dụng, vũ khí và cả hậu cần mà chỉ mất có 4 ngày cho một đoạn đường hơn 300 cây số. Đến nay, giả thuyết được nhiều sự đồng tình nhất là : 3 người cùng 1 tổ, trong đó 2 người khiêng "võng" (thực ra không phải là võng mà một chiếc thuyền độc mộc nhỏ, khi cần vượt sông thì cả 3 người leo lên thuyền để vượt sông), một người nằm nghỉ, ... cứ như vậy luân phiên nhau và ai cũng được nghỉ và ai cũng phải "làm việc". Thuyết này gần đây cũng đã được hiện thực hóa trong Festival Tây Sơn năm vừa qua cũng như trong game show "Bước chân thần tốc" :

Posted Image

Riêng Trần Phương tôi có nhận xét : nếu là hành quân trên bộ liên tục suốt như vậy thì cách thức "khiêng võng" như trên rất phản khoa học, đơn giản một điều nếu là 3 người thì sẽ không có sự cân đối về thời gian nghỉ ngơi và làm việc và như thế chắc chắn sẽ có một người làm việc quá sức mình.

Và dưới đây là nghi vấn lịch sử của Trần Phương :

Có thể người lên ngôi Hoàng Đế và phát lệnh hành quân ở Phú Xuân không phải là vua Quang Trung, hình ảnh ở đó chỉ mang tính hình thức để tuyển thêm binh lực và hậu cần, còn đại quân chính thức của vua Quang Trung đã tập kết ở Nghệ An nhiều ngày trước đó.

Có lẽ cũng xin nói thêm rằng, trong lịch sử cũng có ghi nhận sự việc đóng giả vua Quang Trung trong lần đi sứ sang nhà Thanh vào năm Canh Tuất 1790 : tướng Phạm Công Trị.

Dù sao cũng mới chỉ là nghi vấn của cá nhân tôi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị.

Anh Trần Phương thân mến.

Thực ra việc vua Quang Trung cho ba người một tổ thay nhau khiêng võng hành quân không phải là một giả thuyết khoa học gì. Mà là tin đồn lưu truyền trong dân gian từ lâu lắm rồi. Nhưng đã là tin đồn thì không loại trừ khà năng chính nhà cầm quyền Tây Sơn tung ra nhằm giải thích sự xuất hiện nhanh chóng của quân Tây Sơn tại Bắc hà và bất ngờ tấn công. Trong khi đó, bản chất của cuộc hành quân; hoặc phương cách tấn công này diễn ra một cách khác trên thực tế. Nhưng do muốn giữ bí mật quân sự. Nên chính phủ Tây Sơn đã đưa ra tin đồn trên.

Đồng ý với anh là không thể hai người khiêng một người - dù thay đổi - có thể đi suốt 4 ngày. Cho rằng điều đó có thể xảy ra thì cũng không thể vừa đến nơi có thể chiến đấu ngay. Chưa nói đến một yếu tố nữa mà tôi không thấy những bài nghiên cứu nói đến - đó là một lực lượng tượng binh rất quan trọng của quân Tây Sơn. Quân chủng này sẽ hành quân như thế nào khi qua bao sông ngòi từ Nam ra Bắc?

Bởi vậy, giả thuyết của tôi là như thế này:

Bộ chỉ huy Tây Sơn và Kỵ binh nhanh chóng hành quân ra trước và tập kết ở Tam Đảo là nơi lực lượng quân Tây Sơn đã đồn trú ở đấy từ trước. Tượng Binh và bộ binh đi bằng thuyền chiến tập kết ở Nình Bình Thanh Hóa và cùng hội quân ở Tam Đảo. Những quân đồn trú ở các địa phương từ Tam Đào đến Phú Xuân dồn ra Bắc theo kiểu cuốn chiếu. Thí dụ: Quân ở Nghệ An, Thanh hóa hội quân ở Tam Đảo. Quân ở Quảng tri, Quảng bình tiếp quản Thanh Nghệ. Quân Phú Xuân tiếp quản Quảng Trị...

Chỉ có một bộ phận nhỏ quân Tây Sơn hành quân trên bộ để nghi binh và tiếp quản những địa phương mà quân đồn trú đã dồn lên phía Bắc.

Nhưng điều tôi chắc chắn rằng:

Quân Tây Sơn hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và kể cả so với Trung Hoa bấy giờ không thể đi giày bằng rơm như hãng Bitis miêu tả trên truyền hình.

Rất tiếc! Nếu vua Càn Long giữ lời hứa trao cho chính phủ Tây Sơn hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thì lịch sử đổi chiều. Nhà Thanh chưa chắc đã sụp đổ sớm như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Thiên Sứ, tôi cũng xin đính chính lại đoạn văn này ở bài viết trước :

... trong đó đáng nói nhất là cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Huế

Xin sửa lại là "Nghệ An", vì hôm qua đã gõ lộn :P

Đúng là vào thời điểm ấy, nhân loại trên thế giới đã bước vào công cuộc chinh phục toàn cầu, khoa học hơi nước đang làm chủ các ngành công nghiệp chủ chốt, cuộc nội chiến ở nước Mỹ sắp xảy ra với ngựa chiến, súng đạn ì xèo, ... thì tất nhiên một quân đội hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á (và thậm chí cả châu Á) thời điểm ấy không thể nào đi giày dã chiến bằng rơm bó được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối 12/01/2009 trong mục hội nhập VTV1 có phát phóng sự về 1 cuộc hội thảo quốc tế nghành “Việt Nam học” ,có phỏng vấn ông GS Phan Huy Lê , thienan vừa làm vừa nghe nên kể không được chi tiết ,trong đó ông Phan Huy Lê đã “khoe” rằng năm 1992 khi Quốc Hội họp bàn sữa đổi Hiến pháp nhờ có ông nói với chủ tịch Lê Quang Đạo mà bản Hiến pháp đã bỏ đi ý nước ta có 4000 năm văn hiến. Vì đối với ông đó là sự vô lý và ông giải thích rằng trên lãnh thổ nước ta hiện giờ khoảng 2000 năm trước qua các hiện vật khảo cổ mới đang ở thời kỳ đồ đá thì làm gì đã có 1 Nhà nước đúng nghĩa nên chúng ta phải dũng cảm nhìn nhận sự thật, cần thay đổi tư duy khi nói về lịch sử 4000 năm văn hiến . Trong chương trình đó có phỏng vấn nhiều người nước ngoài yêu mến Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam nữa , họ nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, nhưng chưa thấy ai nghiên cứu về nền Lý học cả, mong một ngày nào đó các vị khách quốc tế đến Trung Tâm Lý Học Phương Đông xin làm học trò , hi vọng sẽ có người dẫn mối cho họ đến với Lý học Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối 12/01/2009 trong mục hội nhập VTV1 có phát phóng sự về 1 cuộc hội thảo quốc tế nghành “Việt Nam học” ,có phỏng vấn ông GS Phan Huy Lê , thienan vừa làm vừa nghe nên kể không được chi tiết ,trong đó ông Phan Huy Lê đã “khoe” rằng năm 1992 khi Quốc Hội họp bàn sữa đổi Hiến pháp nhờ có ông nói với chủ tịch Lê Quang Đạo mà bản Hiến pháp đã bỏ đi ý nước ta có 4000 năm văn hiến. Vì đối với ông đó là sự vô lý và ông giải thích rằng trên lãnh thổ nước ta hiện giờ khoảng 2000 năm trước qua các hiện vật khảo cổ mới đang ở thời kỳ đồ đá thì làm gì đã có 1 Nhà nước đúng nghĩa nên chúng ta phải dũng cảm nhìn nhận sự thật, cần thay đổi tư duy khi nói về lịch sử 4000 năm văn hiến . Trong chương trình đó có phỏng vấn nhiều người nước ngoài yêu mến Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam nữa , họ nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, nhưng chưa thấy ai nghiên cứu về nền Lý học cả, mong một ngày nào đó các vị khách quốc tế đến Trung Tâm Lý Học Phương Đông xin làm học trò , hi vọng sẽ có người dẫn mối cho họ đến với Lý học Việt Nam.

Tôi nghĩ bây giờ chính ông ta - Phan Huy Lê - và những người có trách nhiệm nên dũng cảm xác định một chân lý:

Đất nước Việt Nam có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất minh chứng cho lịch sử.

Còn về ý kiến của Thienan. Tôi đồng ý mở lớp dạy Lý học Đông phương cho các nhà khoa học quốc tế, nếu được nhà nước cho phép..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin mới nhất về giầy dép:

Nguồn: http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nhung-phat-hien-khao-co-gay-chan-dong-nam-2008/80102649/200/

6. Đôi giày đầu tiên của nhân loại

Kết quả phân tích một mẩu xương ngón chân có niên đại 42.000 năm được tìm thấy ở Trung Quốc cho thấy ở vào thời đó, con người đã biết bảo vệ đôi chân bằng giày dép.

Như vậy - với cái nhìn của Bitis - thì đến thế kỷ 18 người Việt vẫn chưa biết đi giày, khi họ miêu tả đoàn quân của vua Quang Trung tệ đến mức phải bó rơm vào chân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Thiên Sứ! Kính bác Trần Phương!

TH đọc mục này đột nhiên cảm ứng độn quẻ chỉ bề ngoài việc hành quân thần tốc của Tây Sơn: Kinh- Tốc Hỷ.

Năm Kỷ Dậu 1789 - Đại Dịch Thổ.

Tử - Lưu Niên. Vậy là quẻ đã chỉ ra, quân Tây Sơn đã vận dụng chủ yếu đường thủy mà hành quân mất 9 ngày trước đó.

Quân Tây Sơn chắc chắn như chú thiên sứ đã khẳng định: "Quân Tây Sơn hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và kể cả so với Trung Hoa bấy giờ". Quẻ Cảnh - Đại An phản ánh điều này.

Vài lời mạn đàm, kính mong bác Trần Phương, chú Thiên Sứ không trách mắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Thiên Sứ! Kính bác Trần Phương!

TH đọc mục này đột nhiên cảm ứng độn quẻ chỉ bề ngoài việc hành quân thần tốc của Tây Sơn: Kinh- Tốc Hỷ.

Năm Kỷ Dậu 1789 - Đại Dịch Thổ.

Tử - Lưu Niên. Vậy là quẻ đã chỉ ra, quân Tây Sơn đã vận dụng chủ yếu đường thủy mà hành quân mất 9 ngày trước đó.

Quân Tây Sơn chắc chắn như chú thiên sứ đã khẳng định: "Quân Tây Sơn hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và kể cả so với Trung Hoa bấy giờ". Quẻ Cảnh - Đại An phản ánh điều này.

Vài lời mạn đàm, kính mong bác Trần Phương, chú Thiên Sứ không trách mắng.

Thiên Huy độn sai rùi: Năm nay không có quẻ Cảnh Đại An và Tử Lưu Niên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo trình độ yếu kém và kinh nghiệm nhỏ bé của con, với những sự kiện lớn nếu con ràng buộc mình trong 24 quẻ âm hoặc 24 quẻ dương, con không thể tiên liệu đúng. Do vậy con căn cứ theo năm xảy ra sự kiện + tình huống sự kiện để tìm quẻ tương ứng mà con tạm gọi quẻ tình hình . Sau đó độn lùi 1 hoặc tối đa 2 quẻ để xem "quá khứ" của sự kiện. Tiếp đó độn tới những quẻ sau để tự trả lời câu nghi vấn của mình. Sở dĩ con dùng điều này vì con áp dụng nó vào các vụ án đăng trên báo thấy rằng rất hiệu quả (như giảii thích nguyên nhân và thời gian vụ án, ...).

Trình độ con còn kém, con sẽ nâng cấp. Con hy vọng sẽ không phụ lòng chú mà ít nhất con sẽ thành cao thủ trong môn LVĐT! :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo trình độ yếu kém và kinh nghiệm nhỏ bé của con, với những sự kiện lớn nếu con ràng buộc mình trong 24 quẻ âm hoặc 24 quẻ dương, con không thể tiên liệu đúng. Do vậy con căn cứ theo năm xảy ra sự kiện + tình huống sự kiện để tìm quẻ tương ứng mà con tạm gọi quẻ tình hình . Sau đó độn lùi 1 hoặc tối đa 2 quẻ để xem "quá khứ" của sự kiện. Tiếp đó độn tới những quẻ sau để tự trả lời câu nghi vấn của mình. Sở dĩ con dùng điều này vì con áp dụng nó vào các vụ án đăng trên báo thấy rằng rất hiệu quả (như giảii thích nguyên nhân và thời gian vụ án, ...).

Trình độ con còn kém, con sẽ nâng cấp. Con hy vọng sẽ không phụ lòng chú mà ít nhất con sẽ thành cao thủ trong môn LVĐT! :P

Quẻ Lạc Việt độn toán tuy có căn cứ, nguyên tắc căn bản của nó. Nhưng biến hóa vô cùng. Đạt đến một trình độ nào đó thì tùy cảm ứng. Chúc Thiên Huy thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin mới nhất về giầy dép:

Nguồn: http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nhung-phat-hien-khao-co-gay-chan-dong-nam-2008/80102649/200/

Như vậy - với cái nhìn của Bitis - thì đến thế kỷ 18 người Việt vẫn chưa biết đi giày, khi họ miêu tả đoàn quân của vua Quang Trung tệ đến mức phải bó rơm vào chân.

Biti's không có hoc Sử Việt Bác Thiên sứ ơi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biti's không có hoc Sử Việt Bác Thiên sứ ơi !

Vậy mà dám đưa sử Việt vào quảng cáo để phá đám và đòi tiếp nối lịch sử nâng niu bàn chân Việt. Bởi vậy, hậu quả của họ là đẻ ra những chiếc giầy ...như bằng rơm thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đây là tượng Nguyễn Ư Dĩ một báu vật tại Quảng Trị. Với dòng chú thích như sau:

Tượng được đúc dưới thời chúa Nguyễn, cao 0,62m, phần vai rộng 0,30m. Nhân vật được tạc tượng là Nguyễn Ư Dĩ - cậu ruột chúa Nguyễn Hoàng. Nguyễn Ư Dĩ là người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ ở Đàng Trong, nhất là thời gian 68 năm của chúa Nguyễn Hoàng đóng dinh ở đất Quảng Trị.

Anh chị em nhìn kỹ mà xem: Ông này có đi giày hẳn hoi. Mà thời Chúa Nguyễn thì trước thời Tây Sơn. Vậy mà đội quân Tây Sơn theo miêu tả của Bitis lại bó chân bằng rơm đấy. Híc! Hay là tại vì quan thì mới được đi giày còn lính thì không? Nếu thế thì bó rơm vào chân để làm gì? Híc.

Liên tưởng đến quan điểm của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" được "Cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt thì Thời Hùng Vương "ở trần đóng khố" vì không tìm thấy bằng chứng di vật khảo cổ là quần áo thời Hùng Vương. Híc!Nhân loại cách đây 100 năm đều sex tuyệt đại đa số. Đố ai tìm được quần áo của họ. Chỉ ai có hình ghi lại được thì người đó có quần áo thôi. Mà cũng chưa chắc. Vì họ có thể đi thuê để chụp ảnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay