Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. Hi .. Hôm nay lang thang ghé thăm trang thơ thấy có đoạn này của anh Công Minh mà TP cũng ngẫu hứng "thơ thẩn" cùng quý anh chị em chút nhé : Đầu tiên kính anh Công Minh một ly trước nhé : Còn gặp nhau thì hãy cứ say Say tình say nghĩa bấy lâu nay Say thơ say nhạc say bè bạn Quên cả không gian lẫn tháng ngày (Bài này của thi nhân nào mà TP quên mất rồi nhỉ ? Có quý vị nào biết nhắc dùm nhé, cảm ơn trước, hi ..) Tiếp tục nhé, có ai đi cùng TP không ? :o Xong việc rủ nhau ghé quán chơi Tọa ẩm vài ly ngẫm sự đời Thế thái nhân tình bao chuyện kể Đường về lưu luyến nhớ chơi vơi ... Hôm trước nhân tiện có ghé một quán thấy có bài này viết trên tường, mà ông chủ cũng chịu chơi đáo để : Thảnh thơi sớm tối chiều trưa Dừng chân tọa ẩm đong đưa vài bình Nếu ai là khách hữu tình Xin mời ghé quán để mình làm quen Quán không đóng cửa cài then Đêm ngày rộng cửa sáng đèn chờ ai Và tiếp nè, hi .., gì chứ mấy chuyện lưu linh này thì có mà nghêu ngao thâu đêm suốt sáng : Ta đem trái đất ngâm thành rượu Người lấy Càn Khôn nhắm thế mồi Nào, cạn chén tiếp nhé : Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi Bao nhiêu thú vị ở trên đời Vui chơi trong ý tình cao nhã Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời Đời vốn phù du mặc kệ đời Ta theo ngày tháng cứ vui chơi Thơ là thuốc bổ ngâm không chán Rượu có mùi hương cứ rót mời Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh là bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời (St) Hi .. :( Thú thật, nói về thơ thì cỡ TP chỉ đáng để "biết chút chút với người ta" (chứ "nào phải thênh thang mới gọi là", hi ..) cho nên nhiều khi rượu vào lời ra, đọc thơ mà chẳng nhớ nó nằm ở đoạn nào, chẳng hạn trong truyện Kiều, có quý vị nào biết nhắc dùm TP với nhé : Trước hết, câu này nằm ở đoạn nào vậy quý vị ? Trăm năm trong cõi người ta Mua vui cũng được một vài trống canh Còn mấy nhân vật này là ai ? Truyện Kiều quả là nhiều nhân vật thật nhỉ :lol: Trông chừng thấy một một văn nhân Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Và đây nữa, chẳng biết là anh hùng hay tiểu nhân buôn người nữa :lol: ? Đội trời đạp đất mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai Đắn đo cân sắc cân tài Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ Quý vị nào biết nhắc dùm TP với nhé. Cảm ơn ! Chắc TP say rồi. Hi ... :lol:
  2. Kính anh Thiên Sứ ! Anh viết : Quan điểm của tôi cho rằng: Văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Bởi vậy việc tôn trong những gia trị văn hóa của một dân tộc nào đó chính là sự tôn trọng chính dân tộc đó. Cho nên những giá trị nhân văn của các dân tộc trên đất nước Việt ngày nay chính là sự kế thừa từ những tinh hoa đó. Các giá trị văn hóa sẽ không mất đi mà vẫn hiển hiện ngay trong đời sống xã hội của chúng ta, nhưng hiện đang mang một màu sắc mới bên cạnh việc tiếp thu các giá trị mới trong từng điều kiện của đời sống văn minh hiện đại. Anh viết : Chính sự tôn trọng những gia trị văn hóa của từng khu cư dân nhỏ nhất ấy, khiến Hoa Kỳ là tuy là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa, nhưng họ vẫn thống nhất được tất cả những cộng đồng đa văn hóa và trở thành một quốc gia hùng mạnh. Anh viết rất đúng. Thậm chí theo tôi biết, gần đây chính phủ Úc đã dành một khoản ngân sách hàng tỉ USD để bảo tồn và gìn giữ những ngôn ngữ của các thổ dân đang có nguy cơ biến mất. Nhìn xa rồi lại nhìn gần, chính nước Việt ta mới là quốc gia đa dân tộc - đa văn hóa nhất, bởi nếu chiếu theo tỉ lệ dân số trên diện tích lãnh thổ thì nước ta còn đa dân tộc hơn cả Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia được xem là như cái nôi lâu đời của văn minh nhân loại. Anh viết : Điều này cho thấy rằng: Văn hóa chính là sự sống còn của một dân tộc và chính là giá trị tồn tại của dân tộc đó. Truyền thống văn hóa sử chính là sức mạnh tiềm ẩn của một dân tộc. Và suy rộng hơn, đó là sức mạnh tiềm ẩn của một đất nước, một dân tộc : dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định niềm tự hào "Dân tộc Việt Nam", bởi chính anh cũng từng nói rằng : sự đa dân tộc và đa văn hóa ở Hoa Kỳ dù thế nào đi nữa vẫn không thể gọi là "Dân tộc Mỹ" được đó sao ? Cuối cùng, kính chúc anh sức khỏe và tiếp tục thành công trong việc minh chứng nền văn hiến Việt - tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải gần 5000 năm lịch sử. Cá nhân tôi (cũng như rất nhiều thành viên trên diễn đàn) luôn ở bên và ủng hộ công việc của anh.
  3. Về thời điểm lập quốc Việt Nam Thứ năm, 13/08/2009 00:51 (BNS) Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời điểm lập quốc) ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan... Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian. Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần (1226 - 1400), những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh (của Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế kỷ 15, nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sỹ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc (cụ thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN). Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879 - 258 = 2621), chỉ có 20 đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì... 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa ra những chứng cớ xác đáng để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”! Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn. Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó không thể khẳng định trước đây bốn ngàn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước! Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước. Sang thời đại Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng...). Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009), thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo 107 hiện vật trong đó có 73 hiện vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu...). Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản... của chủ nhân chúng khi còn sống. Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn hóa” (culture) khi bàn về Văn hóa Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “... Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. SƠN HÀ (theo báo CA TPHCM) http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.cong...Nam/3067334.epi
  4. Xin giới thiệu với anh Thiên Sứ và quý anh chị em quan tâm bài nói chuyện dưới đây về cách nhìn văn hóa các dân tộc (thiểu số - nhưng tôi cũng ít khi thêm chữ "thiểu số" khi gọi người các dân tộc) của chính những người trong cuộc, hi vọng có thể mang tính tham khảo cho anh Thiên Sứ trong tiểu luận của mình. --------------- Đừng ngộ nhận Văn hoá Dân tộc Rất nhiều phong tục tập quán, lối sống của các dân tộc thiểu số được biết đến như những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta đã và đang hiểu sai lệch về những giá trị này, thậm chí còn quy kết là lạc hậu, ấu trĩ, mê tín dị đoan. Chính tư duy theo kiểu nông cạn, một cực, giáo điều đã dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề. *** Ông Cư Hòa Vần (dân tộc Mông), nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội : - Ông nghĩ sao trước những hiểu lầm đáng tiếc về một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số? Người ta rất hay nói về chợ tình nhưng thực sự không có chợ tình. Những chợ Sapa, Khâu Vai... là chỗ diễn ra giao lưu văn hóa - thông tin - tình cảm. Người già đến đó để tâm tình, người trẻ chưa có vợ, có chồng thì coi đó là nơi, là dịp để tìm hiểu nhau. Còn một điểm rất nhân văn, như ở Khâu Vai: những người thời trẻ yêu nhau nhưng không lấy được nhau, đến chợ gặp lại nhau để tâm sự, hỏi thăm giờ sống ra sao, có hạnh phúc không, nếu hạnh phúc thì chúc mừng, nếu éo le thì an ủi nhau. Người chồng, người vợ của mình cũng thông cảm mà không ghen tị. Nhưng một số người lại cường điệu thêm, thêu dệt là ở chợ tình Sapa, đến đêm trai gái tự do yêu nhau, để du khách tò mò kéo tới xem. Hay ở Khâu Vai người ta đồn: đến đó người yêu cũ gặp nhau tha hồ kéo nhau đi, muốn làm gì thì làm... Điều đó hoàn toàn là bịa đặt. Giá trị văn hóa độc đáo của những phiên chợ như thế đã bị hiểu sai lệch hoàn toàn. - Tác hại của những hiểu lầm này ra sao, thưa ông ? Nó tác động sai vào suy nghĩ, nhận thức của chúng ta. Thực ra người dân tộc thiểu số có nhiều tập quán, phong tục rất tốt đẹp. Như người Mông có lễ hội mùa xuân rất hay, mà chúng ta vẫn đọc là lễ hội Gầu tào. Nhưng có thời ta không hiểu, cho là lãng phí, mất trật tự và cấm, bây giờ đã khôi phục lại. Trong lao động sản xuất, mình cứ nghĩ đồng bào là lạc hậu, phải cầm tay chỉ việc. Nhưng thực ra phải nói đồng bào có rất nhiều kinh nghiệm quý. Vì ở hoàn cảnh, điều kiện hiểm trở như thế mà người ta vẫn làm ăn được, như trên núi đá Mèo Vạc, bảo người ta lạc hậu, nếu ta vào đó có khi chết đói trước. Bởi thế khi đến bất kể dân tộc nào cũng phải xem những cái hay là gì, những việc làm của họ có gì sáng tạo rồi kết hợp kiến thức của họ với khoa học để hướng dẫn họ trong sản xuất cũng như đời sống. Các nhà khoa học phương Tây hay dùng từ "kiến thức bản địa" chính là để trân trọng văn hóa tri thức của các dân tộc thiểu số. - Và chúng ta cần sửa sai như thế nào ? Làm sao để mình hiểu được ý tốt, ý hay trong phong tục tập quán tốt đẹp của họ. Cũng đơn giản thôi, nhưng lại hơi khó vì đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải biết tiếng dân tộc, rồi hệ thống lại văn học dân gian của từng dân tộc. Tập hợp những phong tục tập quán của mỗi dân tộc, thấy cái gì không có lợi cho nòi giống dân tộc, cho sức khỏe, đoàn kết dân tộc thì loại bỏ. Còn cái tốt cần phát huy. Và loại bỏ, phát huy thế nào cũng phải bàn bạc để người ta phát huy chứ không phải để mình phát huy hộ người ta. *** Nhà thơ Dương Thuấn (dân tộc Tày), Phó Trưởng Ban văn học Dân tộc Miền núi - Hội nhà văn Việt Nam - Theo ông, vì sao lại xảy ra tình trạng hiểu sai lệch hẳn về văn hóa dân tộc thiểu số đến như vậy ? Tôi không dám trách nhà trường vì các thầy cô chỉ dạy theo sách giáo khoa, giảng theo giáo trình, nhưng thực tế lắm khi chỉ là nhầm lẫn ngay từ những điều hết sức sơ đẳng, rất giản đơn. Chẳng hạn nhiều học sinh, sinh viên không phân biệt được đâu là Việt Bắc, đâu là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, dân tộc nào cư trú trên từng vùng núi đó. Thậm chí khá nhiều lần tôi nghe ở trên Đài truyền hình Việt Nam, phát thanh viên cứ nói địa danh các tỉnh Việt Bắc thành ở Tây Bắc. Như vậy là cả phát thanh viên và biên tập viên đều "chưa sạch nước cản". Hoặc khi nói về Lễ hội xuống đồng của người Tày ai cũng nghĩ rằng đó là một buổi sáng người ta xuống đồng mở hội cày. Đâu phải như vậy, tại sao người ta không nghĩ rằng nhà người Tày bao giờ cũng ở cao hơn ruộng và lễ hội mừng xuân năm mới thì mở ở dưới đồng, nên người ta phải xuống đồng đi hội, đi xem... Văn hóa là những giá trị tinh thần của một dân tộc, đã thuộc về các giá trị tinh thần thì cần phải có phương pháp tiếp cận để hiểu sâu sắc, tuyệt đối không nên ứng xử thô bạo hoặc hiểu văn hóa một cách thô thiển, nông cạn. - Ông đánh giá thế nào về trình độ văn hóa của người dân tộc thiểu số hiện nay ? Tại sao người dân Thủ đô được coi là có văn hóa nhất mà đi xem triển lãm hoa lại bẻ nát hết hoa, một hành vi cực kỳ vô văn hóa. Điều đó nói lên rằng người dân thành thị chưa hẳn đã có trình độ, ý thức về văn hóa cao hơn người dân ở nông thôn và miền núi. Trong khi đó hàng ngày, chúng ta vẫn tuyên truyền "đem ánh sáng văn hóa miền xuôi lên khai hóa cho miền núi". Tôi không đồng tình với cách mà các nhà quản lý văn hóa đang làm hiện nay. Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đang trên đường dẫn đến chỗ chết, nhưng nó sẽ không chết mà nó đi theo con đường của nó, các nhà quản lý sẽ không thể hiểu nổi. Chính tư duy theo kiểu một cực, giáo điều, ăn xổi, cạn nghĩ đã dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề. Đâu phải chỉ trùng tu làm hỏng các công trình văn hóa mà còn nhiều vấn đề khác cũng làm hỏng văn hóa. Tôi thấy các chính sách về văn hóa, giáo dục ở ta còn nhiều bất cập. Đặc biệt là các chính sách về miền núi, vì sao con em dân tộc thiểu số nhiều nơi không biết tiếng Kinh mà lại bắt họ phải phổ cập một bộ sách giáo khoa, phải có những bộ sách riêng học về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ chứ... - Là một người dân tộc, chắc hẳn anh rất bức xúc ? Điều đó không có gì là ngạc nhiên cả. Lắm lúc nghe trên truyền hình, đọc trên sách báo người ta nói và viết sai về văn hóa của dân tộc mình thì cũng đành ngậm ngùi vậy thôi. Tâm lý của người dân tộc khi đã bị xúc phạm thường quay lưng đi hơn là nói lại... Tôi cũng giống như nhiều người dân tộc thiểu số khác là thấy trong nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu phương Tây họ hiểu đúng và trân trọng văn hóa dân tộc thiểu số hơn ta. - Vậy muốn sửa sai, chúng ta phải bắt đầu từ đâu ? Tại sao những lời chào, câu nói "cảm ơn" hay "tôi có thể giúp gì bạn không"... rất xa lạ với người Việt Nam mỗi khi gặp nhau ở những nơi công cộng, trong khi đó ở nhiều nước phương Tây, những từ đó luôn thường trực trên môi. Tôi cho rằng chúng ta cần phải biết tự phê phán những cái xấu và cái yếu kém của mình. Trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc thì không nên lấy một dân tộc nào cụ thể để làm chuẩn, mà phải các dân tộc cùng song song phát triển. Đối với văn hóa là như vậy, phải xây dựng từ nội tại bên trong. Theo Tạp chí Tuyên giáo
  5. Kính thưa quý vị, Tất cả các bài viết theo nghiên cứu của ông Đặng Việt Bích ở trên tôi lấy từ nguồn phongthuyankhang.com Anh Thiên Sứ thân mến, anh viết : Theo anh Trần Phương thì do đâu. Thiết nghĩ qua những gì thể hiện ở những bài viết trên tự nó đã cho thấy do đâu rồi. Thú thật, nếu ngày nào đó một kẻ "vô danh tiểu tốt" như tôi có dịp diện kiến ông Đặng Việt Bích tôi chỉ cần đặt một câu hỏi rất đơn giản về sự khác biệt trong ngữ hệ của các đồng bào ở Tây Nguyên là ông ta sẽ đớ lưỡi ngay, nếu cần tôi có thể mời một số người bạn mà tôi có quen biết để cùng đối chất : một người Chăm hoặc Eđe (đại diện nhóm ngữ hệ Mã Lai đa đảo), một người Mnong (đại diện nhóm Môn Khmer), một người Mường hoặc Thái ở cao nguyên Mộc Châu chẳng hạn, ... (cũng xin nói thêm : đừng nghĩ rằng giờ này họ là những tộc người kém phát triển và mặc xà-rông trong sinh hoạt, sẽ rất sai lầm khi vẫn còn những cách hiểu như vậy, rất nhiều người hiện nay có trình độ ĐH hoặc trên ĐH và hiện đang đóng góp rất nhiều cho xã hội, tôi sẽ nói riêng về vấn đề này sau). Tuy nhiên, gạt qua những ngô nghê của cái gọi là "giải mã" của ông Đặng Việt Bích, tôi cho rằng yếu tố ngôn ngữ trong quá trình phát triển của người Việt và văn hóa Việt là một yếu tố rất quan trọng trong việc minh chứng cổ sử Việt. Sẽ không ngoa khi cho rằng : mất đi hệ thống ngôn ngữ Việt sẽ là mất đi bản sắc văn hóa Việt. Thực tế trong chiều dài lịch sử đã cho thấy điều này : người Việt đã có những lúc bị trắng tay, các giá trị vật chất bị phá hủy đến tận diệt, chữ viết bị xóa bỏ, tín ngưỡng và các giá trị dân gian bị khoác lên tấm áo huyền hoặc đến mê muội, ... nhưng ngôn ngữ Việt thì vẫn còn và không có gì xóa bỏ đơợc : Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ Kính anh Thiên Sứ và tất cả các anh chị em vài lời tâm huyết. Anh Thiên Sứ cũng nên lưu ý đến yếu tố này khi có một hội nghị giữa anh và những người phủ nhận luận điểm gần 5000 năm văn hiến, vì họ sẽ dễ bắt bẻ rằng tại sao ngôn ngữ Việt cách nay 500 năm : phía nam không quá Đèo Ngang và phía bắc không quá phạm vi đồng bằng sông Hồng (!?)
  6. Về bài viết này thì trên diễn đàn đã đăng và anh Thiên Sứ đã phản biện rồi nhưng tôi vẫn đăng lại để đảm bảo mạch lạc chuỗi lập luận trong các nghiên cứu của ông Đặng Việt Bích. Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ Một điều mà cho đến nay người ta còn chưa biết rõ là người Nam Đảo tiến công vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất phát từ đâu? Phải chăng họ từ quần đảo Philippin, Hải Nam đảo, Đài Loan hoặc duyên hải Quảng Đông…? Hay phải chăng họ xuất quân từ lãnh địa của văn hóa Sa Huỳnh, từ miền ven biển Trung Bộ từ nam sông Gianh tới Phan Rang mà họ Bắc tiến sau khi đã đóng vai kẻ chiến thắng tại đây? Tổ Tiên ta đã gộp hai hiện tượng - một là hiện tượng tự nhiên, một là hiện tượng xã hội – vào trong một câu chuyện thần thoại nên thơ. Lực lượng người Nam Đảo từ biển tới, tổ tiên ta đồng nhất nó với lan sóng nước biển. Và chuyện Thủy Tinh đánh ghen Sơn Tinh, dâng nước làm ngập lụt, thực ra lụt lội đâu phải được gây ra từ biển tới mà ngược lại, từ hướng tây, hướng tây bắc – đông nam, theo chiều của các con sông ở miền Bắc nước ta. Đa phần, trong các thần thoại, những sự kiện như một đám cưới giữa anh chàng này với cô gái kia, công chúa này theo hoàng tử kia về núi…đều ám chỉ hiện thực một tộc người hỗn huyết và pha trộn văn hóa với một tộc người khác. Việc có hai chàng trai đều thuộc loại quyền quý, gõ cửa xin làm rể vua Hùng chẳng qua chỉ là hình tượng hóa, mỹ hóa một sự thật phũ phàng là tộc người của Thủy Tinh tràn đến xâm lăng lãnh thổ của Hùng Vương. Cái gọi là Thủy Tinh xin được làm rể Hùng Vương thực chất là cách nói che đậy theo tư duy thần thoại lời yêu cầu sắt đá và thẳng thừng của Thủy Tinh: “Này ông Hùng Vương! Ông có cho ta đến ở trên đất của ông không?”. Còn lời xin làm rể của Sơn Tinh lại có ý nghĩa: “Này ông Hùng Vương! Thằng Thủy Tinh hung bạo nó muốn cướp đất của ông đấy. Ta hãy hợp nhất lại, đoàn kết lại để xem nó giở được trò gì?!”. Rõ ràng, đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi một tộc người hung hãn và thiện chiến từ xa đến, mang yếu tố ngoại lai và có nhiều điểm dị biệt, hai ông hàng xóm sống gần nhau, có nhiều điểm chung hơn, đều muốn bắt tay nhau, liên kết lại để tống khứ cái kẻ xâm lăng kia. Hùng Vương không muốn mất đất đai, còn Nhóm Sơn Tinh cũng hiểu rằng: nếu để người Nam Đảo thôn tính Hùng Vương, thì nạn nhân tiếp theo sẽ là họ. Và sự liên kết ấy đã diễn ra, được phản ánh trong truyền thuyết qua đám cưới của Mỵ Nương với Sơn Tinh. Có thể trong thực tế cũng đã có một đám cưới thật, một đám cưới mang tính chính trị, để hai tộc người khác biệt trở thành người một nhà. Có thể đám cưới chỉ là một ký hiệu trong truyền thuyết, nhưng không thể phủ nhận một hiện thực rằng: đã có sự hợp nhất giữa hai liên minh bộ lạc lớn nhất thời bấy giờ tại đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn hợp nhất được cho là vào thời kỳ văn hóa Gò Mun (1100 TCN), trùng với thời điểm xuất hiện các cuộc tấn công của người Nam Đảo. Hai tộc người lớn hòa nhập với nhau, không chỉ về mặt quân sự, mà dần dần cả về mặt văn hóa, huyết thống…Trong khoảng thời gian của văn hóa Gò Mun, Quỳ Chử (400 năm – từ năm 1100 đến năm 700 TCN), là quãng thời gian để hai bên hòa nhập và dần trở thành một tộc người mới. Trong 400 năm ấy, khi nắm trong tay đất đai rộng lớn do sự sáp nhập lãnh thổ của hai bên, có sự nhảy vọt về chất trong thể chất, trong đời sống văn hóa tâm linh, tinh thần, tiếp thu được cả những ưu điểm, tính trội của hai tộc người cũ, nên tộc người mới này năng động hơn, phát triển hơn. Tộc người mới này được gọi là người Việt cổ, PGS. Đặng Việt Bích gọi họ là người Mường cổ, vì những điểm tương đồng của người Mường sau này với văn hóa đồng Đông Sơn (chúng ta sẽ khảo cứu ở những bài sau: Sự phát triển của người Việt cổ và người Kinh xuất hiện như thế nào?). Và sau 400 năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội, người Việt cổ đã đạt được sự nhảy vọt thần kỳ: sáng tạo ra văn hóa đồng thau Đông Sơn. PGS. Đặng Việt Bích
  7. Cuộc tấn công của người Nam Đảo Tộc người Nam đảo là một trong ba nhóm tộc người – ngôn ngữ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á. Tộc người này đóng vai trò quan trọng ở Malaysia, Indonexia, Philippines. Sống trên các hòn đảo, bốn bề xung quanh là biển mênh mông, người Nam đảo đã sớm phát triển nghành hàng hải và tiến hành chinh phục biển. Người Nam đảo không chỉ sinh tồn bằng canh tác nông nghiệp, trồng lúa mà còn rất thạo nghề đánh cá, buôn bán đường biển . Nhưng rõ ràng họ cũng từng đóng vai trò của những kẻ cướp biển. Các cuộc chiến tranh liên miên trong vùng Nam Dương quần đảo Indonesia và bán đảo Mã Lai suốt thời kỳ Trung cổ, phần đông là những cuộc chiến tranh có tính chất cướp biển giữa các quốc gia giàu có nhờ thương mại và hàng hải như Sriviayaya, Palembang (Tam Phật Thế), Java…tiến hành. Họ đánh nhau trên biển rồi tràn lên cướp bóc trên đất liền, tranh cướp đất đai, ruộng vườn, thành phố, hải cảng…lẫn nhau. Điều này D.G.E. Hall trong công trình khảo cứu Lịch sử Đông Nam Á cũng đã nói rõ. Lịch sử chứng kiến dòng máu cướp biển sục sôi trong huyết quản của cư dân Nam đảo từ thời cổ đại đến thời cận đại. Người Nam đảo tiến công duyên hải miền Trung khi nào? Niên đại mở đầu của văn hóa Sa Huỳnh – Calanay là năm 1500 TCN. Theo các nhà khảo cổ thì chủ nhân của nền văn hóa này chính là người Nam đảo. Như vậy, ta chỉ có thể biết người Nam đảo đã hiện diện ở miền Trung nước ta vào trước thời điểm 1500 TCN. Từ những chiến thuyền trên biển, người Nam đảo đổ bộ xuống đất liền, tiến hành xâm nhập vào miền Trung nước ta bây giờ, thời điểm 1500 TCN là địa bàn sinh sống của các nhóm Môn – Khơme. Ban đầu chỉ là những nhóm nhỏ, sống đan xem với các nhóm Môn – Khơme. Nhưng rồi qua nhiều năm người Nam đảo dần quần tụ lại, thành một thế lực lớn mạnh, bắt đầu phát động tấn công đánh đuổi người Môn – Khơme, chiếm cứ đất đai của họ. Trước sự tấn công dồn dập, mãnh liệt của người Nam đảo dũng mãnh, hiếu chiến, các bộ lạc người Môn – Khơme tồn tại một cách đơn lẻ do địa hình duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những châu thổ nhỏ hẹp của nhiều con sông, không quy tụ được sức mạnh nên lần lượt bị đánh bại. Người Nam đảo chiếm lĩnh một vùng đất suốt từ vùng Nam đèo Ngang cho đến Bình Thuận, có thể lên đến cả Tây Nguyên, chia cắt nhóm Môn – Khơme vốn cư trú lâu đời tại đây thành hai nhóm Nam và Bắc như ta thấy ngày nay. Trong vài trăm năm, người Nam đảo đã xây dựng được một thế lực hùng hậu ở miền Trung nước ta, họ cũng phát triển nhiều mặt về kinh tế và quân sự, có thể được coi là một liên minh bộ lạc hoặc một nhà nước riêng tại duyên hải miền Trung, có sức mạnh không thua kém gì bộ Văn Lang của Hùng Vương thời bấy giờ. Và khi đạt tới độ phát triển cực thịnh, ý đồ Bắc tiến tấn công vào vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Nam đảo dần được hình thành. Theo ý kiến của PGS. Đặng Việt Bích, cuộc tiến công của người Nam đảo vào miền Bắc có thể diễn ra vào thời kỳ văn hóa Gò Mun và Quỳ Chử (bắt đầu từ năm 1100 TCN), tức là sau hơn 400 năm xâm nhập và phát triển tại Miền Trung. Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích)
  8. Chuyện về nàng Mỵ Nương xinh đẹp Bắt nguồn cho sự tranh chấp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, như truyền thuyết kể lại, chính là nàng Mỵ nương xinh đẹp, khiến cho cả hai chàng đều khát khao muốn cưới nàng làm vợ. Nàng là nguyên nhân của cuộc chiến hàng nghìn năm giữa thần biển và thần núi, nàng khiến Thủy Tinh phải ôm mối hận tình muôn đời khôn nguôi. Sự thật nàng là ai? Về chuyện Hùng Vương có mỗi một con gái rượu xinh đẹp tên là Mỵ Nương, sách Đại Việt sử ký của sử gia nổi tiếng Ngô Sĩ Liên chép khá kỹ, xin trích dẫn ở đây một đoạn biên chép đó. Cuối đời Hùng Vương, vua có con gái gọi là Mỵ Nương, người xinh đẹp. Vua muốn tìm người xứng đáng để gả, bảo các bề tôi rằng: “Đứa con gái này là giống Tiên, người nào có đủ tài đức mới cho làm rể”. Bấy giờ có hai người từ ngoài đến, lạy dưới sàn để cầu hôn. Vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng: một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh, đều ở trong cõi cả, nghe nói vua có thánh nữ, đánh bạo đến xin hỏi cưới…Câu chuyện về sau còn dài, chắc hẳn nhiều người đã biết. Ở đây chúng tôi muốn khảo cứu riêng về Mỵ Nương ở một khía cạnh khác. Tranh minh họa: Hùng Vương và Mỵ Nương Như các bài trước đã nhắc đến, bộ Văn Lang phát triển một nền nông nghiệp lúa nước và trồng trọt. Dù có nguồn gốc Thái trắng cổ theo phụ hệ, thờ chim (gà trắng) nhưng vì là cư dân nông nghiệp nên ở họ đã phát triển tín ngưỡng thờ các vị nữ thần nghề nông, trồng dâu nuôi tằm cùng tín ngưỡng thờ trời, đất, nước, mây, mưa… Trên thực tế có thể có một nàng công chúa của Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Cũng có thể Mỵ Nương chỉ là một danh từ chung chỉ khái niệm ái nữ vua Hùng như thư tịch Hán cho biết Hùng Vương có con trai gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ Nương. Truyền thuyết vùng Ba Vì kể Mỵ Nương có tên riêng là nàng Ngọc Hoa (Ngọc Hoa là một cái tên của thời Trung thế kỷ, dù sao điều này cũng nói lên rằng Mỵ Nương còn có một tên riêng). Mỵ Nương theo ngôn ngữ cổ là Mễ Nàng, Mé Noọng, Mệ Nường. Từ Mệ hiện còn được người Mường sử dụng và còn bắt gặp ở phương ngôn Huế. Ở đây, ngoài nghĩa là danh từ chung chỉ con gái của vua, ta có thể hiểu Mỵ Nương là biểu tượng của cây lúa, là nữ thần lúa và suy rộng hơn là ruộng đất của Hùng Vương. Hình tượng công chúa Mỵ Nương trong thần thoại là một biểu tượng đa nghĩa. Cách nói và cách tư duy trong thần thoại là: mọi thứ, mọi vật trong lãnh thổ của Hùng Vương, từ đất đai, dân cư, tín ngưỡng…đều thuộc sở hữu của thủ lĩnh Hùng. Mà đã là thuộc quyền sở hữu của Hùng Vương, do ông ta cai quản thì tất cả những thứ đấy đều là con cái của Hùng Vương. Đây là sự so sánh dễ hình dung hơn cả với người Việt cổ. Có thể chưa hề tồn tại một nàng Mỵ Nương nào cả, cũng có thể Mỵ Nương là danh từ chung để chỉ con gái vua, cũng có thể là có một nàng Mỵ Nương xinh đẹp thật. Nhưng hình tượng Mỵ Nương ở đây chính là biểu tượng lãnh địa của Hùng Vương, một vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú, với những ruộng nương mà trên đó tộc người Thái trắng – Tày cổ của thủ lĩnh Hùng đã thiết lập một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Sự thu hút của mảnh đất này được thể hiện trong truyền thuyết qua vẻ đẹp và sự quyến rũ của Mỵ Nương. Một nhan sắc mà cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều mong muốn được sở hữu. Một miếng mồi ngon mà các tộc người khác rất thèm muốn, nhăm nhe xâm chiếm. Chúng ta hãy cùng thỏa sức tưởng tượng xem sao, khi mà từ phía nam một đạo quân hung hãn, thiện chiến, từ biển đến, thờ thần biển, gửi tối hậu thư cho Hùng Vương: “Chúng tôi muốn chiếm lãnh thổ của ông, hãy đầu hàng hoặc là chết!”. Còn ngay bên cạnh cũng là một thế lực mạnh không kém, “một ông hàng xóm” lâu năm sống gần núi, thờ thần núi, dã tâm cũng không nhỏ. Đứng trước nguy cơ bị xâm lăng, bị tiêu diệt lớn như vậy, thủ lĩnh Hùng sẽ phải làm gì để giải nguy? Xin hẹn các bạn bài sau sẽ rõ. Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích)
  9. Anh LeDien thân, Về Topic "Tính bất hợp lý và phi khoa học ..." mà anh Thiên Sứ phản biện những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt thì tôi đã biết và biết anh Thiên Sứ đã từng phản biện như vậy lâu rồi, qua các website vietlyso hay tuvilyso, hoặc thậm chí dưới một nick khác (mà tôi khẳng định chính là anh Thiên Sứ) : http://www.khkt.net/chu-de/14434/THOI-DIEM...A-DAN-TOC-VIET/ Bởi vậy, tôi cũng cho rằng không cần thiết phải đi vào từng bài viết của họ làm gì nữa, cho nên tôi mới đi thẳng vào những mắt xích trong chuỗi lập luận của họ, những người không công nhận văn hiến Việt sử lập quốc cách nay gần 5000 năm, bằng cách post những bài viết liên quan mà trong topic này tôi nhấn mạnh đến vấn đề ngữ hệ của các dân tộc Việt cổ (trong khi các nhà nghiên cứu khác lại chỉ nhắm vào các di chỉ khảo cổ, như PGS Trịnh Sinh), mà điển hình như chuỗi lập luận của ông Đặng Việt Bích. Nhân đây cũng xin đăng tiếp phần giải mã của ông Đặng Việt Bích mà bài "Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ" (anh Thiên Sứ đã từng phản biện) cũng chỉ là một chuỗi bài liên quan, tôi chỉ muốn nhấn mạnh là do đâu họ lại có chuỗi lập luận chủ quan như vậy :blink:
  10. Anh Thiên Sứ, Có lẽ ở đoạn trên nên thêm một chút để hiểu đủ ý tôi hơn : "do đâu mà, theo họ, thời dựng nước của ông cha ta chỉ là những tộc người lạc hậu mới thoát khỏi đời sống "hang đá" Như tôi đã trình bày với anh, ngoài việc xác định qua các di chỉ khảo cổ, thì việc xác định hệ thống ngôn ngữ Việt cổ qua quá trình diễn tiến và hình thành dân tộc Việt trong cổ sử là một hướng mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng (như ông Đặng Việt Bích). Chuỗi logic của họ, theo tôi, là : với những nhóm tộc người cho đến tận giữa thế kỷ 20 vẫn còn duy trì lối sống trong hang đá, hay sinh hoạt thuần nông với gen di truyền của bàn chân "giao chỉ" (tôi có post bài ở trên), ... mà đáng nói là chính những tộc người đó lại có hệ ngôn ngữ gần nhất vơi người Kinh, tức là họ vẫn còn giữ những ngôn ngữ cổ thuần Việt, khác với người Kinh ngày nay có quá nhiều yếu tố Hán Việt, ... Như vậy, điều dễ hiểu là hệ quả suy ngược trở lại : vào thời dựng nước, tức chưa có sự tiếp xúc ngôn ngữ với Hán Hoa, tổ tiên chúng ta chỉ là những tộc người lạc hậu thuần nông mang nặng bản sắc ngôn ngữ bản địa với những người dân "ở trần đóng khố" như anh vẫn hay nói đến đấy. Về hệ thống các bài nghiên cứu giải mã của ông Đặng Việt Bích, tôi vẫn chưa post hết, nhưng anh cứ phân tích cái sai từng bài, tôi sẽ tiếp tục đưa lên sau vậy.
  11. Kính anh Quangnx ! Tôi đang đi vào những chuỗi lập luận của họ liên quan đến sự khác biệt ngữ hệ mà tôi có đề cập đến trong những bài viết trước trong topic này. Về yếu tố tộc người và nhóm ngôn ngôn ngữ trong các vấn đề nghiên cứu cổ sử Việt tôi đã muốn đề cập đến lâu rồi, nhân topic này thấy có nói đến các hang động ở Quảng Bình, tức có liên quan đến những tộc người còn giữ lại những ngữ âm cổ ở VN và hiện vẫn sinh sống ở đó, nên tôi mới mổ xẻ thẳng vào vấn đề từ chủ đề này, không cần mở topic khác. Rất thông cảm với sự "khó thở" của anh, đó cũng chính là tâm trạng của tôi. :blink: Nhưng cũng thử phân tích xem do đâu mà thời dựng nước của ông cha ta chỉ là những tộc người lạc hậu mới thoát khỏi đời sống "hang đá", được lãnh đạo bởi thủ lĩnh của "liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", ... Nếu được rất mong anh góp ý thêm. Tôi sẽ trở lại sau. Mến chào anh !
  12. Cuộc xâm lăng của Thủy Tinh Người Nam Đảo (Austronesian), còn gọi là người Mã Lai – Đa Đảo hoặc Malayo – Polynesien là một nhóm cư dân quan trọng ở Đông Nam Á. Hình thành ở miền duyên hải Hoa Nam, trong vùng từ cửa sông Thanh Giang tới cửa sông Dương Tử, người Nam Đảo tràn đi chiếm cứ một vùng rộng lớn của thế giới. Phía tây họ làm chủ đảo quốc Madagasia (Madagasca hay Malgache) ở vùng biển Đông châu Phi. Họ chiếm cứ bán đảo Mã Lai, Nam Dương quần đảo Inam đảoonesia và Philippin, tiến xa vào châu Đại Dương. Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ nước ta và văn hóa Calanay ở Philippin được coi là cùng một hệ, có niên đại mở đầu khoảng năm 1500 TCN. Mộ vò hay chum (tục mai táng người chết trong chum hoặc vò) là một đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh – Calanay. Những kiểu mộ chum này còn tìm được tại đảo Okinawa (Nhật Bản). Rất có thể không chỉ Okinawa mà cả quần đảo Nhật Bản cũng thuộc về phạm trù văn hóa Nam Đảo trong một giai đoạn lịch sử. Địa bàn của người Nam Đảo còn bao gồm cả hải đảo Đài Loan và một số hải đảo hay miền duyên hải Trung Quốc. Trên đảo Đài Loan hiện còn có 15 tộc người thuộc nhóm Nam Đảo. Tranh minh họa: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh Các nhà khoa học đã xác nhận có một sự tiến công của người Nam Đảo vào bao lơn bán đảo Đông Dương. Họ đã tiến công và chiếm cứ được duyên hải miền Trung suốt từ sông Gianh qua Hải Vân vào tới Nam Bộ. Cả vùng này vốn là lãnh thổ cư trú của các nhóm Môn – Khơme. Từ Quy Nhơn người Nam đảo theo nhiều con đường tràn lên Tây Nguyên, tranh chấp đất đai với các nhóm Môn – Khơme cư trú lâu đời trên cao nguyên. Tại duyên hải Trung Bộ, từ sông Gianh trở vào Nam, về sau này người Nam đảo đã thiết lập được quốc gia riêng của họ, đó là vương quốc Chăm Pa (hay còn gọi là Chiêm Bà, Chiêm Thành, nước Hồ Tôn Tinh…) tồn tại từ cuối thế kỷ II (193), chấm dứt hoàn toàn ở cuối thế kỷ XVII (1693). Người Nam đảo cũng tiến công vào vùng vịnh Bắc Bộ, song không thu được kết quả như ở phía Nam. Họ chiếm cứ được vùng Vân Đồn và vùng đất của tỉnh Quảng Ninh ngày nay (rất có thể người Nam đảo là chủ nhân của văn hóa Hạ Long), song không chiếm sâu được vào vùng đất sông Hồng, sông Mã. Cuộc tiến công của người Nam đảo, tộc người hung hãn đến từ biển đã được tổ tiên ta phản ánh lại thông qua thần thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh. Thủy Tinh, ông thần biển, thần nước vô cùng hung hãn , trước nay vẫn được xem là vị hung thần, tiêu biểu cho lực lượng thiên nhiên, sức mạnh của nước, đại diện của cái Ác. Còn Sơn Tinh, kẻ có vận may cưới được Mỵ Nương, chiến thắng thủy quái, tiêu biểu cho sức mạnh, trí tuệ người Việt cổ trị thủy chống lại thủy tai, đồng thời tiêu biểu cho cái Thiện. Bảo truyền thuyết này phản ánh cuộc đấu tranh chống trường kỳ của người Việt cổ chống lũ lụt, thiên tai thì không sai. Nhưng ta còn thấy bên cạnh nội dung bề nổi đó, người xưa còn lồng ghép vào đó một hiện tượng lịch sử là cuộc tiến công của nhóm người Nam Đảo vào vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự tiến công của người Nam đảo vào Bắc Bộ không chỉ diễn ra một lần mà nhiều lần, trong nhiều năm, có thể hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Nhưng họ vấp phải sự đánh trả quyết liệt của 2 bộ lạc lớn rất phát triển và được tổ chức tốt thời bấy giờ là bộ Văn lang của Hùng Vương và nhóm Môn – Khơme của Sơn Tinh. Cuộc chiến không khoan nhượng liên quan đến sự sinh tồn của 3 bộ lạc lớn này diễn ra như thế nào? Xin hẹn các bạn ở bài sau. Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích) (Còn tiếp) ...
  13. Chân dung chàng Sơn Tinh Vào thời kỳ cổ đại của Đông Nam Á, có ba nhóm tộc người lớn sống trên lục địa là tộc người sử dụng ngôn ngữ Thái – Tày, nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme (Nam Á) và nhóm Malayo – Polynesien (Nam Đảo). Các dân tộc này có thể từ một cội nguồn chung nào đó thủa xa xưa mà dần hình thành nhiều nhóm khác nhau. Tranh minh họa: Sơn Tinh và Thủy Tinh Địa hình phân cắt giữa lục địa và hải đảo, và trên lục địa do các dòng sông lớn và dãy núi lớn gây ra đã góp phần hết sức quan trọng trong sự phân chia các bộ tộc người này. Vào thời kỳ lịch sử cách ta ngày nay 4000 năm, nghĩa là thời kỳ mở đầu của văn hóa Phùng Nguyên, tại sông Hồng và văn hóa Cồn Chân Tiên sông Mã thì nhóm Thái tộc chỉ chiếm cứ vùng Việt Bắc ngày nay và duyên hải của vịnh Hà Nội (lúc đó biển còn vào tận vùng Hạc Trì). Còn từ miền hữu ngạn sông Thao, vùng ngày nay là Tây Bắc, Ba Vì, Đà Giang cho đến cả vùng sông Mã mà có thể suốt cả rẻo miền Trung cho đến Hải Vân là địa bàn cư trú của các tộc Môn - Khơme. Như vậy có thể thấy quanh lưu vực sông Đà, sông Mã và cả sông Lam nữa, hiện diện một liên minh bộ lạc lớn thứ hai, đó là liên minh bộ lạc của tộc người Môn – Khơme. Tộc người này cũng khá phát triển, họ có một nền văn hóa “trồng củ”, sống chủ yếu bằng hái lượm và săn bắn, một số bộ lạc sống ở đồng bằng biết trồng lúa nước, đã biết tới đồ gốm và đồ đồng sơ kỳ. Họ cũng búi tó và đi chân đất. Nhưng phát triển mạnh nhất là bộ lạc chiếm cứ vùng đất quanh núi Ba Vì – sông Mã và hạ lưu sông Đà. Bộ lạc này có tục thờ thần núi, cụ thể hơn ở đây chính là thần núi Ba Vì (tức Tản Viên Sơn Thánh). Như vậy, cách quan niệm này có khác với các quan niệm cũ trước đó chút ít ở chỗ địa bàn của liên minh bộ lạc vùng sông Mã được mở rộng ra hạ lưu sông Đà và vùng quanh núi Tản Viên. Trong một thời gian dài hàng trăm năm (thời kỳ từ Phùng Nguyên (2000 – 1500 TCN) đến Đồng Đậu (1500 – 1100 TCN), hai liên minh bộ lạc này sống bên nhau, giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không đi tới một sự thống nhất. Phải đến thời kỳ Gò Mun (bắt đầu vào khoảng 1100 TCN), khi đứng trước một biến cố lớn của lịch sử, hai liên minh bộ lạc này mới tiến đến sự hợp nhất. Và sự lưỡng hợp giữa hai tộc người này được truyền tải một cách khéo léo qua truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Theo PGS. Đặng Việt Bích thì truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đương nhiên bao hàm ý nghĩa người Việt cổ chiến thắng thiên tai, lũ lụt. Nhưng đó chỉ là nội dung bề mặt. Còn nội dung chìm sâu sa chứa đựng trong truyền thuyết này chính là: Sự lưỡng hợp (được thể hiện trong truyền thuyết qua đám cưới của Mỵ Nương và Sơn Tinh) giữa hai tộc người (Thái trắng - Hùng Vương và Môn Khơme - Sơn Tinh) có cội nguồn khác biệt tạo thành sự ra đời của một tộc người mới, có sự thống nhất hữu cơ, có đặc tính của một tộc người riêng, có sức sống mạnh mẽ hơn hai tộc người cũ. Chính họ là chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn sau này. Và ở đây, nhân vật Sơn Tinh trong truyền thuyết chính là ký hiệu để chỉ liên minh bộ lạc Môn – khơme mà tiêu biểu là bộ lạc cư trú quanh núi Ba Vì. Nhưng biến cố lịch sử đe dọa đến sự sinh tồn của hai liên minh bộ lạc này là gì và nó diễn ra như thế nào? Xin mời đón đọc bài: "Sự xâm lăng của Thủy Tinh". Phan Hòa (Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích) (Còn tiếp) ...
  14. Giải mã truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh Ngày nay, khảo cổ học Việt Nam đã tiến tới chỗ khẳng định được rằng ở cả ba lưu vực sông Lam, sông Mã và sông Hồng, những cái nôi của dân tộc Việt - trước thời kỳ Đông Sơn - đã tồn tại các nền văn hóa khảo cổ tiếp nhau, phát triển liên tục, đều đặn, từ thấp lên cao. Tranh minh hoạ: Cảnh sinh hoạt của người Việt cổ Tại lưu vực sông Hồng là văn hóa Phùng Nguyên (2000 – 1500 TCN), Đồng Đậu (1500 – 1100 TCN), Gò Mun (1100 – 700 TCN). Tại sông Mã là các nền văn hóa Cồn Chân Tiên, Bái Mao, Quỳ Chử tương đương niên đại với các văn hóa khu vực sông Hồng. Ở sông Lam mới phát hiện được hai văn hóa Đền Đồn và Rú Trăn tương ứng với các giai đoạn Phùng Nguyên và Gò Mun, còn giai đoạn giữa chưa phát hiện được. Các nhà khoa học nước ta nói chung đều thống nhất về nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn. Đông Sơn không phải là một cái gì từ bên ngoài tới mà là hệ quả của sự phát triển liên tục văn hóa từ thấp lên cao của các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Đông Sơn là tập đại thành của sự phát triển ấy. Một số nhà khoa học cho rằng đã tồn tại trong thực tế hai liên minh bộ lạc lớn, một ở sông Mã, một ở sông Hồng, họ là chủ nhân của các văn hóa ở lưu vực hai dòng sông này ngay trong thời đại Đông Sơn. (Những ý kiến của các nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Mạnh Lợi). Riêng Nguyễn Đổng Chi còn quan niệm rằng liên minh bộ lạc vùng sông Hồng có một cái tên là Keo, trong khi liên minh bộ lạc sông Mã có một cái tên là Đuôn, hay De, Ye. Nguyễn Đổng Chi cũng không khẳng định họ có nguồn gốc tộc người ra sao? Hai liên minh ấy thuộc về giống người nào? Trước đây học giả Pháp H. Maspéro cho rằng: “Ngôn ngữ tiền Việt xuất hiện do kết quả của sự hỗn hợp của một thổ ngữ Môn – Khơme (Nam Á), một thổ ngữ Thái và có thể cả một thổ ngữ thứ ba mà hiện nay chưa biết được” (theo các nhà nghiên cứu hiện đại đó chính là thổ ngữ Nam Đảo). Trước Công Nguyên khoảng 2000 năm, nghĩa là cách ta ngày nay khoảng 4000 năm, bên bờ sông Thao, trong khu vực Phong Châu, địa bàn văn hóa Phùng Nguyên từng tồn tại một nhóm người có nguồn gốc Thái tộc. Nhóm này chiếm lĩnh một dải đất Phong châu về Hà Bắc (ngày nay) và phía trên, chạy dọc theo mé tả ngạn sông Thao. Nhóm (bộ lạc) Thái này có thủ lĩnh là Khun, Khún hoặc Pò Khun…Từ cái tên Thái này, về sau được Hán hóa và trở thành tên gọi “Hùng” như ta vẫn gọi ngày nay. Trong tác phẩm sử học Việt sử cương mục tổng tiết, sử gia nổi tiếng Đặng Xuân Bảng (1827 – 1910) cho rằng sở dĩ bộ lạc này được gọi là Văn Lang vì họ sinh tụ và phát triển bên con sông Văn Lang tức sông Thao. Khun (Hùng) chính là danh từ chung chỉ những thủ lĩnh tối cao, thủ lĩnh tộc người, thủ lĩnh quân sự, thủ lĩnh thế tục và đồng thời còn là thủ lĩnh tôn giáo của bộ Văn Lang. Bộ Văn lang phát triển một nền nông nghiệp lúa nước và trồng trọt. Dù có nguồn gốc Thái Trắng cổ theo phụ hệ, thờ chim trắng (gà trắng) nhưng vì là cư dân nông nghiệp nên ở họ đã phát triển tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp cùng tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên: mặt trời, mây, mưa…Bộ Văn Lang được coi là bộ lạc hùng mạnh và phát triển nhất vào thời kỳ đó. Còn liên minh bộ lạc sông Mã, họ tồn tại và phát triển như thế nào? Họ đóng vai trò gì trong quá trình hình thành người Việt cổ và nền văn hóa Đông Sơn chói lọi. Xin hẹn các bạn trong bài viết sau: “Chân dung chàng Sơn tinh ”. Phan Hòa – Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích (Còn tiếp) ...
  15. Việt Nam và cơ tầng Đông Nam Á cổ đại Trước Công lịch gương mặt văn hóa người Việt ra sao?! Về giai đoạn này các nhà nghiên cứu, đặc biệt các nhà nghiên cứu ở Viện Đông Nam Á – Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn ưa thích đưa ra khái niệm một cơ tầng Đông Nam Á cổ đại. Lúc ấy Đông Nam Á cổ đại, về địa lý, chạy dài từ lưu vực Dương Tử phía bắc xuống đến Java phương Nam, từ Assam phía tây đến cửa sông Dương Tử phương Đông, có thể đến quần đảo Nhật Bản nữa. Một địa vực rộng lớn như thế tương ứng với sự hiện diện của các tộc người Nam Á, Đa đảo, Tạng - Miến, Miêu tộc… Khi đó khái niệm Trung Hoa hay Trung Quốc mới chỉ giới hạn ở lưu vực Hoàng Hà. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Thiên chúa, người Trung Hoa còn bận xung đột nội bộ do sự sụp đổ của nền thống trị của vương triều Chu. Lịch sử gọi đây là là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đông Nam Á với một quan niệm rộng có thể được coi như là hệ quả của những thác nước lớn - những dòng sông lớn - từ dãy Himalaya, mái nhà của thế giới, đổ xuống. Đó là Dương Tử, Mê Kông, Mê Nam, Irrawaddy, rồi sông Hồng, tuy không phát nguyên từ mái nhà thế giới nhưng cũng có thể kể vào danh sách ấy. Đây là nói về Đông Nam Á lục địa. Nó gợi lên một cái quạt giấy, bên cạnh những dẫy núi là những dòng sông, giữa núi một bên và sông một bên là những thung lũng, những cánh đồng. Ngoài ra còn Đông Nam Á hải đảo, trên đó, sinh sống chủ yếu là người Mã Lai – Đa đảo, những tộc người đánh cá, đi biển, buôn bán đường biển. Trên lục địa, là các dân tộc thuộc các ngữ hệ Môn – Khơme, Thái tộc, Miêu, Tạng - Miến…có thể từ một cội nguồn chung nào đó từ thuở xa xưa mà dần hình thành ra nhiều nhóm khác nhau. Địa hình phân cắt giữa lục địa và hải đảo, và trên lục địa do các dòng sông lớn và dãy núi lớn gây ra đã góp phần hết sức quan trọng trong sự phân chia các bộ tộc người này. Nét chung dễ nhận thấy ở cư dân Đông Nam Á lục địa là: Trồng cấy lúa nước, chọi trâu, chọi gà, ăn trầu nhuộm răng, xăm mình, đi thuyền rồng, dùng cồng chiêng đồng, trống đồng, thờ rồng…Đây cũng là nét chung của các tộc người mà thư tịch Hán gọi là Bách Việt sống từ lưu vực Dương Tử đến vùng núi Hải Vân. Địa hình chia cắt bởi những dòng sông, dãy núi lớn là đặc điểm vô cùng quan trọng để phân biệt Đông Nam Á cổ đại với Trung Nguyên – lưu vực sông Hoàng Hà và Ấn Độ. Chính vì thế mà nó không đạt tới một sự thống nhất chính trị, không hình thành ra được một trung tâm quyền lực nào đủ sức chi phối cả một khu vực rộng lớn như thế. Ở Đông Nam Á cổ đại không hình thành ra được một trung tâm quyền lực duy nhất của khu vực, các quốc gia và dân tộc ở đây sống trong trạng thái rời rạc, ai biết phận nấy, chỉ có trời chung. Dân chúng thì lo làm ăn, sinh sống, trồng cấy…lúc rỗi rãi thì bận hội hè, đình đám, thả chim, đua thuyền…Bởi thế, Tần – Hán mới có thể xóa sổ hẳn sự tồn tại của phần lớn các nhà nước Bách Việt. Trong khi Khổng giáo phương Bắc đề cao vai trò của quân vương, nhà nước, tập trung quyền lực của nhà vua thì phương Nam khoái trở về với tự nhiên, vô vi, không làm gì cả mà cứ như là làm và quay lại tình trạng nước nhỏ, dân ít, người nước này nghe được tiếng gà gáy, chó sủa của nước kia. Nước bé tí tẹo thế chỉ là bộ lạc, làm sao đủ sức chống nổi quân hùng tướng mạnh của nhà Tần, nhà Hán. PGS.TS. Đặng Việt Bích (Còn tiếp) ...
  16. :P :P :lol:
  17. Tiếc là mấy album hình thiên nhiên hoang dại (mà hữu tình) trên đất Việt tôi làm mất ở đâu rồi bởi tìm hoài trên đĩa cứng chẳng thấy, chứ nếu không cũng post lên đây khoe sắc cùng thiên nhiên trên đất Hoa Kỳ. Đảm bảo sẽ không kém cạnh : những loài hoa dại vươn mình trên đỉnh đèo Hải Vân - thiên hạ đệ nhất hùng quan, hay những loài hoa bướm uốn mình ở cung đường đẹp nhất Việt Nam - đoạn đường HCM vòng từ Đà Nẵng ra Huế thuộc A Lưới, ... hay những con đường làng trải dài heo hút bên cạnh những cánh đồng xanh mượt cùng các sắc hoa nở thắm 2 bên đường, ... Để tôi hỏi thăm những người bạn xem có ai còn lưu lại những file đó không.
  18. Thanks nhé ! Thảo nào thấy quen quen ... hi. Nhà mình ở ngay đấy mà, cách vài căn, ... ;)
  19. Quán cafe Luky8 này nằm ở đường nào vậy anh Lê Bá Trung ? ;)
  20. Bài viết dưới đây có quan điểm ủng hộ ông Trịnh Sinh, như vậy theo tác giả (và cả ông Trịnh Sinh), thì rốt cuộc vua Hùng cũng chỉ là một "dị nhân" nào đó kiểu "thầy mo" hay "thầy phù thủy", hì ... (hic ..). Có điều là tác giả đã tính sai con số 4000 năm rồi, từ "Niên đại mở đầu của văn hóa Đông Sơn là năm 700 trước công nguyên" tới nay làm gì được 4000 năm. ;) Thủ lĩnh Hùng Vương - đúc trống đồng thu phục thiên hạ Từ khi văn hóa Đông Sơn được phát hiện một cách ngẫu nhiên, bên bờ sông Mã năm 1924, đến nay cũng đã tám thập kỷ trôi qua. Trước cách mạng tháng tám năm 1945, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp và Tây Phương đều kinh ngạc trước sự hiện diện của văn hóa đồng Đông Sơn. Tuy nhiên họ cũng như các nhà nghiên cứu của Việt Nam thời đấy đều cho rằng chủ nhân của nền văn hóa phát triển rực rỡ ấy có nguồn gốc ngoại lai, nào là từ người Scythes, người Tokhara…ở mãi tận miền Hắc Hải xa xôi…tuy nhiên thời ấy tư liệu do khảo cổ học cung cấp chưa nhiều. Từ đó đến nay, nghành khảo cổ nước ta đã có những thành tựu to lớn. Chúng ta có cả một khối hiện vật phong phú, đa dạng của nền văn hóa Đông Sơn: Trống đồng, thạp đồng, lưỡi cày đồng, lưỡi giáo đồng, mũi tên đồng…nghĩa là cả một thế giới văn minh đồ đồng. Nhưng câu hỏi: Ai là chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ? Vẫn được đặt ra. Niên đại mở đầu của văn hóa Đông Sơn là năm 700 trước công nguyên - thời điểm bộ Văn Lang của thủ lĩnh Hùng Vương đang phát triển rất mạnh mẽ, và kết thúc ở năm 100 sau CN. Lần theo chính sử, sách Việt lược sử có nói đến việc vào thời Chu Trang vương (TK thứ VII TCN- Trung Quốc), ở phía Nam có một dị nhân dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc khác, lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Như vậy là thủ lĩnh Hùng Vương của bộ Văn Lang đã có một bước tiến dài, thu phục các bộ lạc ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam, hợp nhất lại thành một nước, trở thành chủ nhân của một vùng đất rộng lớn: phía Bắc tới biên giới Việt Trung ngày nay, phía nam tới sông Gianh (Quảng Bình). Vậy “ảo thuật” mà Hùng Vương sử dụng để thu phục các bộ lạc khác là gì ? Nhà nghiên cứu Trịnh Sinh cho rằng ảo thuật nghĩa là Hùng Vương tìm ra được cách pha chế chì vào đồng thau, chế tạo được trống đồng, đẩy văn minh đồng lên đỉnh cao. Ý kiến này tỏ ra có sức hấp dẫn. Hùng Vương là thủ lĩnh thế tục, kiêm thầy phù thủy, kiểu thầy mo. Ông ta có lãnh thổ rộng lớn, giàu có, có trống đồng và có sự linh thiêng của một thày phù thủy nên các bộ lạc khác ở xa như Việt Bắc, sông Lam, Quảng Bình đều thần phục. Như vậy sự xuất hiện của một “dị nhân”, nhà nước sơ kỳ Văn Lang đã ra đời, và tương ứng với sự bắt đầu của văn hóa Đông Sơn. Điều này càng khẳng định niềm tự hào chính đáng của dân tộc ta. Nó chứng tỏ Hùng Vương với niên đại cách ta 4000 năm là hoàn toàn có thật, không phải chuyện bịa cho vui. Nhưng quãng đường từ khi chỉ là một thủ lĩnh của một bộ tộc Thái Trắng đến trở thành Vua của một nước Văn lang, vua của người Việt cổ - Lạc Việt, trị vì một lãnh thổ rộng lớn của các vua Hùng kéo dài những 2000 năm. Đây là cả một thời kỳ lịch sử, dù rằng 18 đời vua Hùng là điều không chính xác. 2000 năm với biết bao biến động của lịch sử, chúng ta sẽ khảo cứu tiếp ở bài sau. Phan Hòa – Biên soạn theo nghiên cứu của PGS.TS Đặng Việt Bích (Nguồn : phongthuyankhang.com)
  21. ** Định nghĩa về khái niệm - Văn Hóa của Nguyễn Vũ Tuấn Anh : Những sản phẩm của tư duy trừu tượng xuất phát từ một hay nhiều người được chuyền tải bằng chữ viết, văn bản và phổ biến trong cộng đồng, hoặc một dân tộc, được chấp thuận trở thành một giá trị phổ biến hoặc thành truyền thống trong cuộc sống của cộng đồng người, hay dân tộc đó thì gọi là văn hóa của cộng đồng hoặc dân tộc đó. ** Định nghĩa về dân tộc : Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau. ****************************************************************** Cả 2 định nghĩa này đều bỏ qua yếu tố ngôn ngữ, một yếu tố rất quan trọng trong việc gắn kết các mối quan hệ cộng đồng và dân tộc, cả sự tương tác của từng con người trong cộng đồng hay của cả cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên và xã hội, là cơ sở của việc tạo ra bản sắc riêng cho từng cộng đồng theo những giá trị chuẩn mực mà được cộng đồng đó chấp nhận và lưu truyền từ đời này sang đời khác (kể cả khi không có chữ viết hay chữ viết của dân tộc đó bị hủy diệt và xóa sổ bởi những thế lực xâm lược), chính những chuỗi diễn biến và sáng tạo này gọi là : văn hóa dân tộc. Hay nói cách khác : "tiếng nói" là tài sản quý nhất cho sự tồn vong của 1 cộng đồng người hay 1 dân tộc. Chính các nhà khoa học trên thế giới hiện nay cũng ghi nhận : cứ hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ trên thế giới biến mất, và vấn đề gìn giữ - bảo tồn các ngôn ngữ cổ hiện nay không phải chuyện của bất cứ cá nhân hay quốc gia nào mà nó là một vấn nạn của toàn xã hội. Một vấn đề nữa trong định nghĩa "Dân tộc" của anh Thiên Sứ : Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau. Liệu như vậy có chung chung quá không ? Vì trước khi có sự phát triển của công nghệ sinh học "gen di truyền" thì việc hình thành ý thức tự giác dân tộc và quốc gia trong cộng đồng người đã tồn tại từ lâu. Chính ý thức này đã gắn kết con người với nhau, như dân tộc Việt, để đoàn kết đấu tranh giành độc lập cho dân đất Việt qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Ngoài ra, nếu chỉ xét "gen di truyền" thì hơi chung chung quá vì sẽ không giải thích được sự đa sắc tộc trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, chẳng hạn, xét gen di truyền của các dân tộc Việt thì sẽ thấy sự tương đồng cả bán đảo Đông Dương hiện nay và đến tận Nam Đảo.
  22. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và bài thơ khắc trên thân chuông của GS Vũ Khiêu : Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ Dạt dào Đông Hải khí anh linh Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình GS Vũ Khiêu
  23. CÔ TẤM, NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐỘC ÁC NHẤT ? Monday, 23rd February 2009 Vài hôm trước, tôi nhận được điện thoại của một học sinh cũ, bàn việc họp lớp. Cách đây hơn ¼ thế kỷ, em là lớp trưởng do tôi làm chủ nhiệm, trong lúc trò chuyện, em có nhắc lại một truyện cổ tích mà trong giờ sinh hoạt lớp, tôi mang ra để các em phân tích. Đó là truyện Tấm Cám, một chuyện quá quen thuộc với hầu hết người Việt Nam. Cái cảm nhận đầu tiên của nhiều người khi đọc (học, nghe kể...) truyện Tấm Cám là thương cho số phận cô Tấm, căm ghét người dì ghẻ và cô Cám. Đó cũng là điều bình thường vì trong truyện, cô Tấm bị mẹ con cô Cám đối xử quá tàn nhẫn, luôn bị mẹ con cô Cám tìm cách hãm hại. Thậm chí, sau này được làm hoàng hậu cũng chưa yên thân với mẹ con cô Cám. Cái thiện bản năng của con người thường vẫn dễ rơi nước mắt trước những cảnh ngộ thương tâm. Tôi cũng tin rằng, những người mau nước mắt thường có tâm lành, tâm tốt. Tôi cũng từng như học trò của mình, rất thương cô Tấm. Nhưng, có một điều, tôi băn khoăn là không hiểu vì sao, tác giả của truyện cổ tích này đặt tên cho hai nhân vật chính của mình như vậy. Lẽ thường, cám là phụ phẩm của gạo, thường vẫn dùng làm thức ăn cho lợn, gà; còn tấm, một thứ gạo vẫn được làm thức ăn cho người. Chỉ việc đặt tên cho hai nhân vật chính đã thấy được thái độ "nhất bên trọng nhất bên khinh" của tác giả rồi. Mà thông thường, cái tên bao giờ cũng có trước nhân cách, bản chất con người nên nhiều khi mới có chuyện tréo ngoe là người mang tên Hùng, tên Dũng lại nhát như thỏ đế; người có nước da chocolate lại mang tên Bạch Tuyết... Như vậy, ngay từ lúc mới sinh, cô Cám đã "mang nghiệp" không ra gì, một thứ phẩm bèo bọt chứ không được trọng vọng như người chị cùng cha khác mẹ của cô. Có phải vì thế mà cô phẫn uất, ganh tị với chị, dẫn đến một loạt hành động sai lầm, mất nhân tính sau này? Tôi nhớ, khi đưa ra gợi ý này, các học trò của tôi cũng hào hứng "phản biện". Có em cho rằng, việc đặt tên con cái ngày xưa thường "dây mơ rễ má" với nhau. Ví dụ như con đầu lòng đặt tên Hồng thì những đứa con sau, nếu không mang tên một loài hoa nào đó thì cũng là tên các màu sắc. Tương tự, nhiều cha mẹ đặt tên con toàn tên các loại trái cây. Tấm, Cám có thể là một điển hình cho trường hợp này. Có em lại "chính trị" hơn khi cho rằng, tác giả xây dựng nhân vật phản diện độc ác, xấu xa nên đặt tên người cũng muốn nói lên bản chất đó... Có em lại cho rằng, đặt tên của hai nhân vật chính là sự ngẫu nhiên, chẳng có ẩn ý gì hết... Thực ra khi đưa cái tên ra cho các em suy nghĩ, tôi chỉ muốn tạo cho các em thói quen nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, tránh rập khuôn, sáo mòn, nói theo cái nhiều người nói, không dám nói lên ý mình, dù biết mình đúng. Sau đó, tôi hỏi các em có suy nghĩ gì về cách hành xử của cô Tấm không? Từ lâu, cô Tấm vẫn được coi là "cô gái Việt Nam" tiêu biểu cho tính nhân hậu, đảm đang (trong câu hát "em là cô Tấm dịu hiền...", tôi không nhớ tên bài hát và tên tác giả). Một người dịu hiền, cam chịu và vị tha như vậy sao lại có những hành vi hết sức tàn nhẫn, ác độc, đi ngược lại bản chất cao quý của người Việt: giết người em khác mẹ với mình, đem làm mắm rồi gửi hủ mắm tặng cho người mẹ kế. Hầu hết, các em chỉ nói theo sách giáo khoa, theo gợi ý học tập. Chỉ có một em ngập ngừng: "Em thấy cô Tấm trước sau bất nhất. Ở phần đầu truyện, Tấm là người chị hết sức thương em, người con hiếu thảo, người cam chịu mọi nỗi đau mà không một lời oán thán. Nhưng ở phần cuối truyện Tấm lại là người phụ nữ Việt Nam... độc ác nhất" (!?). Quả thật, tôi chưa từng biết, nghe một phụ nữ Việt Nam nào khác nhẫn tâm trả thù một cách man rợ như cô Tấm trong truyện cố tích Tấm Cám. Bao nhiêu đức hạnh của cô Tấm đã bị hành vi cuối cùng: giết em, làm mắm, gửi tặng mẹ kế sổ toẹt đi. Giải thích thế nào đây? Gọi là phản ứng cuối cùng của quá trình bị đè nén? Cho là như vậy đi nhưng ai có thể chấp nhận một hành động mất hết tính người như vậy? Ngay với kẻ thù, chúng ta còn "cấp lương thực, tàu thuyền" để giặc về nước kia mà, huống chi đây là máu mủ của mình. Bảo, Tấm là con người nên cũng có những phút giây không tự chủ. Một người hiền lành, chăm chỉ siêng năng, yêu thương mọi người có thể có những phút mất tự chủ, dẫn đến hành động man rợ như vậy ư? Tôi không tin! Tôi nhớ chắc chắn rằng, thuở còn đi học, tôi được đọc truyện Tấm Cám có kết thúc khác hẳn. Truyện hồi đó kết thúc như sau: Tấm tha tội chết cho mẹ con Cám và cho mẹ con Cám về quê. Trên đường về quê, mẹ con Cám bị trời đánh chết. Một kết thúc đúng với lô-gic: "Ở hiền gặp lành, ở ác trời phạt", đúng với đạo lý người Việt ta. Và, tôi cũng tin rằng, kết thúc đó là tiền đề cho các bài hát ca ngợi "cô Tấm dịu hiền" và những ví von sau này. Và tôi cũng ngờ rằng, kết cục Tấm giết Cám sau này là do ai đó mới viết thêm. Viết nhưng do cái tâm khắc nghiệt, cái tầm hạn hẹp dẫn đến... bôi nhọ một hình tượng đẹp. Tiếc thay! LƯU VỸ BỬU http://vybuuluu.vnweblogs.com/print/10289/134342
  24. Cảm ơn anh Thiên Sứ ! Về điều này thì từ lâu các nhà làm du lịch đã nhận ra rồi. Với một tiềm năng vô cùng to lớn như : nằm ở một vị trí địa chính trị rất lợi thế với giao thông hàng không và đường biển thuận lợi mà nhiều quốc gia thèm muốn; là ngã tư đường của sự giao thoa văn hóa đông tây, vị trí lại cận xích đạo nên có những bờ biển dài và đẹp nhất thế giới (thật đấy !), nhất là những bãi biển ở miền trung với màu xanh nước biển được đánh giá là chuẩn nhất cùng với những bãi cát trắng mịn (hội đủ cả 3 yếu tố : nắng vàng - biển xanh - cát trắng, trong khi không phải bãi biển nào trên thế giới cũng hội đủ như vậy, và không phải bãi nào cũng tắm được do khí hậu, nhất là ở những vùng biển lạnh); các món ăn rất ngon; người dân hiếu khách; sinh hoạt văn hóa lễ hội hằng năm thuộc loại nhiều nhất thế giới ở khắp các vùng miền, ... À và đặc biệt nhất là : khi kênh đào Kra ở Vịnh Thái Lan được khởi công thì sẽ trở thành một trong 3 kênh đào nhộn nhịp nhất trên thế giới, và Việt Nam sẽ trở thành một vị trí chiến lược quan trọng, vì lúc đó các tàu bè trên thế giới sẽ không qua Singapore nữa bởi sẽ tiết kiệm nhiều thời gian. Được biết, cho dù chính các nhà thầu Singapore được mời khảo sát - thi công và khai thác nhưng xem ra họ không mặn mà gì lắm (dĩ nhiên rồi), cho nên từ bao lâu nay dự án này vẫn án binh bất động, nói gì thì nói, đây cũng là một lý do để ngành du lịch VN tự tin hướng tới tương lai và nơi được xem là "đảo ngọc" cho chiến lược đó là đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, một thực tại phải nhìn nhận thẳng thắn rằng : sự bùng phát nhiều dịch vụ cùng với sự cạnh tranh của hàng ngàn hàng vạn công ty du lịch như hiện nay sẽ dễ khiến việc kinh doanh có nhiều manh mún và thiếu sự kết hợp. Chính tôi cũng đang loay hoay mệt mỏi trong vòng xoáy đó, ít nhất cũng bởi áp lực lợi nhuận kinh doanh. Dù biết rằng cái gì cũng phải có thời gian để sắp xếp và ổn định lại nhưng sẽ thực sự khó có hướng đi chung nếu các bên liên ngành không ngồi lại với nhau. Nhưng cũng như anh Thiên Sứ, tôi vẫn rất tin vào triển vọng của du lịch VN - cùng với sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư dân bản địa - trong tương lai.