ArtFriend

Vẻ đẹp tuyệt vời, nổi bật trong nền văn hóa Việt Nam

2 bài viết trong chủ đề này

Cả nước trân trọng kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

Hôm nay, 27/7/2009 nhân dân cả nước trân trọng kỷ niệm 62 năm thành lập ngày Thương binh liệt sỹ. Là một trong những ngày lễ lớn hàng năm để tất cả chúng ta cùng thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng lớn lao " Uống nước nhớ nguồn ", " ăn quả nhớ người trồng cây " vốn trở thành một vẻ đẹp, một nét nổi bật của nền Văn hóa Việt Nam.
Là thành viên vừa mới gia nhập diễn đàn, xi mở Topic này để thể hiện sự biết ơn, kính trọng đến những người cha, người chú, người anh đã ngã xuống cho ngày hôm nay tươi đẹp...

Trong bài văn bia ở Ðền tưởng niệm liệt sĩ của TP Hồ Chí Minh ở Bến Dược, Củ Chi có mấy câu rất hay:

"Máu hồng tỏa hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh
Ðất nước lớn vì nhân dân anh hùng
Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước".

Tố chất anh hùng, yêu nước đó đã hình thành từ thời các Vua Hùng dựng nước với việc lưu truyền câu chuyện về một thiếu niên ở làng Phù Ðổng đã tham gia đánh thắng giặc nhà Ân Thương từ phương bắc đến xâm lược, được dân phong là Thánh Gióng, là Phù Ðổng Thiên Vương. Ðó là một biểu tượng đẹp về tuổi trẻ chí lớn, tài đức vẹn toàn.
Từ lâu đời, dân ta đã có phong tục tốt đẹp về thờ cúng tổ tiên và thờ những người có công với dân, với nước. Công với nước, với dân được người đời ghi nhận hàng đầu là công của các anh hùng liệt sĩ.
Chúng ta đã có những anh hùng liệt sĩ quên mình bảo vệ đất nước qua hàng nghìn năm, với bao lần chống các thế lực phản động phong kiến phương Bắc kéo đến xâm lược, từ nhà Ân Thương, nhà Tần cho đến nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh.
Chúng ta có những anh hùng liệt sĩ mà khi thực dân Pháp đến xâm lược, vua nhà Nguyễn đầu hàng, nhưng dân quyết không hàng. Tiêu biểu là Trương Ðịnh, người được dân phong "Bình Tây đại nguyên soái".
Chúng ta có những anh hùng liệt sĩ từng theo ngọn cờ lãnh đạo của Bác Hồ, của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã xả thân cho nước được độc lập thống nhất để dân được làm chủ, quyết giành độc lập cho dân tộc để mưu cầu tự do hạnh phúc cho dân.
Chúng ta có những anh hùng liệt sĩ đã quên mình để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Chúng ta còn có những anh hùng liệt sĩ đã xả thân vì nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp bạn Cam-pu-chia và bạn Lào.
Lớp lớp anh hùng liệt sĩ đó như ngàn sao tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam ta.
Ngày 19-12-1946, Bác Hồ kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!". Hy sinh tất cả là một yêu cầu rất cao, trong đó sự hy sinh của các liệt sĩ là ở mức cao tột cùng, tức là hy sinh đến mức xả thân. Biết rằng, đương đầu với giặc thù xâm lược hung bạo, có thể chết nhưng không sợ, đó là lẽ sống vô cùng cao đẹp. Có liệt sĩ đã tự biến mình thành ngọn đuốc sống, sáng ngời đạo nghĩa, vì nước, vì dân.
Ngoài lẽ sống cao đẹp của liệt sĩ, còn có lẽ sống cao đẹp của các thương binh. Ðó là những người từng dấn thân nơi trận mạc, nhưng không chết mà mang thương tật. Họ phải dai dẳng đương đầu với những thử thách rất gay gắt trong cuộc sống đời thường, quyết sống với tâm niệm theo lời Bác Hồ căn dặn: Thương binh tàn nhưng không phế.
Ðó là lẽ sống cao đẹp của những người thân trong các gia đình liệt sĩ, thương binh. Họ sống trong sự chịu đựng khắc phục khó khăn và ghìm nén nỗi đau. Có nỗi đau mất chồng, mất con nhưng chờ đến đêm khuya mới lặng lẽ khóc thầm, ngại người khác biết sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, không dám để chồng con ra trận. Mất chồng, mất con, đau như đứt ruột, nhưng tin rằng thế nào cùng giành được Nước, nên khóc mà vẫn vui.
Tôn vinh lẽ sống đẹp, biết đền ơn đáp nghĩa là hợp với đạo lý làm người, là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn xã hội. Lòng yêu nước với khí phách anh hùng, đó là vẻ đẹp tuyệt vời nổi bật trong nền văn hóa Việt Nam ta.

Trần Trọng Tân
(trích từ www.baomoi.com )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và bài thơ khắc trên thân chuông của GS Vũ Khiêu :

Posted Image

Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ

Dạt dào Đông Hải khí anh linh

Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí

Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình

GS Vũ Khiêu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay