Posted 28 Tháng 2, 2010 "Mùi" quen quá ta ! @ Thiên sứ Thật là buồn khi bạn vuivui mãnh liệt đã bỏ chúng ta lại với hai cái "Định nghĩa - Khái niệm" chết tiệt kia và còn "hẹn không gặp lại". Vuivui quả là "biết người, biết ta" lắm lắm. Bây giờ chỉ còn tôi và anh, có lẽ ta đành giở trò "thổi kèn, khen lấy" vậy. Anh bình của tôi và tôi bình của anh. Thể theo câu " Tiền chủ, hậu khách" nên tôi : " THỈNH TIÊN SINH TIÊN PHÁ " . Vào gửi mới thấy bài của bạn vuivui, thôi hẹn khi khác đáp lời. Cũng chả muốn chữa lại bài nữa. Anh Thiên Sứ thân mến !. Đáng lẽ Tôi dừng không vạch ra cái sai của định nghĩa mà Cutu1 nêu ra. Thứ nhất là vì anh ta chẳng hiểu được và cũng không có phương pháp luận cũng như nghiên cứu một vấn đề. Thứ hai, cái định nghĩa ấy, nó dốt nát quá. Mà Tôi, muốn dùng cái điều kiện tương đương để anh ta còn được lưu ý mà cân nhắc, suy nghĩ mà rút lui đi. Ai dè, anh ta không những đã không có kiến thức, lại cố chấp, và ngang ngược một cách rất chi là bất lương. Vậy nay Tôi, thôi thì, chắc anh cũng muốn thấy cái định nghĩa của anh ta thế nào, và chắc cũng nhiều người trong diễn đàn, những người đã quan tâm tới chủ đề này đều muốn thấy cái Dốt của anh ta. Thực vậy. Anh ta đã viết định nghĩa như sau: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. Xin lỗi, Tôi phải post lại cho thật to, chữ đỏ, để anh ta khỏi đọc lộn !!!. Anh Thiên Sứ và các Bạn có công nhận với tôi rằng: Chí ít, đây là một mệnh đề, dùng để định nghĩa một khái niệm. Đúng không. Đây có phải là một ...chủ thể không vậy ?. Đúng vậy. Vì nó là một khái niệm, đương nhiên nó là một đối tượng để xem xét, và tất nhiên, nó là một Thể. Một Thể - khái niệm có nội dung. Vậy thì, khi Tôi bảo rằng: Anh Cutu1 ạ !. Anh định nghĩa Sai. Anh ta sẽ cãi: Không, Tôi định nghĩa Đúng. Nếu anh bảo Tôi Sai, anh hãy chứng minh đi !. Tôi khẳng định, chẳng cần phải chứng minh, Tôi khẳng định định nghĩa của anh ta Sai !. Như vậy, trên một định nghĩa, người bảo Sai, người bảo Đúng. Thưa các Bạn, có đúng là như vậy không ạ ?!. Chắc là đúng chứ còn gì nữa. Vậy, hi hi ... Có vô lý không chứ. Bởi vì, Trên một định nghĩa, chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai, chứ không bao giờ lại có cả đúng và sai được !!!. mà thưa các Bạn, Đúng - Sai là một cặp âm dương !!!. Đúng không !!!. Chắc chứ còn gì nữa !. Thế mà, định nghĩa của anh ta lại bảo: âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng SONG SONG TỒN TẠI VÀ LUÔN VẬN ĐỘNG CHUYỂN HÓA LẪN NHAU TRONG MỘT CHỦ THỂ. Thế mà, như chúng ta vừa thấy, chỉ có thể đúng hoặc sai, chứ không thể vừa đúng vừa sai tồn tại, và vận động trên cái định nghĩa của anh ta !!! Thế đấy, các Bạn có thấy kỳ không ?. Dốt không ạ !!. Qua bao nhiêu lần, tôi không muốn anh ta phải mang cái mặt mo vào diễn đàn này. Nhưng anh ta không muốn, đã dốt đủ thứ lại còn chẳng hiểu định nghĩa là cái quái gì cả !. nên mới có cơ sự này. Thôi thì tôi cũng đành xin lỗi mọi người vì để cho mọi người nhìn thấy cái dốt khổ sở của anh ta. Trong cộng đồng ta, mà có người dốt đến thế thì cũng xấu hổ thật !!!. Thân ái và một lần nữa xin lỗi các bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Âm và Dương là hai đối tượng được sinh ra từ một hành trong Ngũ hành. Đó là một ý có thể coi là một phần của định nghĩa. Và lại đã nói một định nghĩa là phải có các yếu tố hiểu biết nhất định thì mới định nghĩa được và định nghĩa phải phù hợp với toàn hệ thống. Cho nên, ai nắm bắt được hệ thống thì định nghĩa có căn bản, nếu không e rằng một câu nói ra đã phải lách qua nhiều vấn đề, như lách luật, lách qua các quy định. Hay nói một cách khác, đằng sau định nghĩa phải là một thế giới chứ nếu không anh cứ định nghĩa mà lại chẳng có gốc gác gì thì e là đạo lý (mà đã là thành phần đạo lý thì rất lười đảnh răng xúc miệng-nói vui tí). Thái cực ví như là Hệ Tọa Độ Siêu Thiên Hà. Lưỡng nghi ví như là Hệ Tọa Độ Thiên Hà. Tứ Tượng ví như là Hệ Tọa Độ Xích Đạo. Bát Quái ví như là Hệ Tọa Độ Hoàng Đạo. Hệ 64 Quẻ ví như là Hệ Tọa Độ Địa Lý. Các Hệ Tọa Độ là do người ta căn cứ vào thực tế nhu cầu mà tưởng tượng ra. Các yếu tố của Hệ Tọa Độ là Định nghĩa được và Hệ Tọa Độ là định nghĩa được. Các yếu tố trong hệ nguyên lý lý học cũng như thế, người ta tưởng tượng ra và định nghĩa mỗi yếu tố cũng như định nghĩa các yếu tố đặc biệt. Không nên nhầm định nghĩa Hệ Tọa Độ Địa Lý với định nghĩa Địa Cầu, từ đó suy ra không nên nhầm định nghĩa Âm dương, Ngũ hành với định nghĩa đàn bà đàn ông, định nghĩa xuân hạ thu đông. Không đem hiện tượng hiện thực vào hệ tưởng tượng để mà định nghĩa các yếu tố trong hệ tưởng tượng thì sẽ có hướng đi căn bản. Edited 28 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Chờ mãi vẫn chưa thấy cao nhân nào định nghĩa âm dương một cách thuyết phục, con người ta sao cứ đụng cái gì cũng nói âm dương dương âm nhưng tới khi hỏi cái nào âm cái nào dương thì lại mù tịch không biết đường trả lời rồi cứ chọn đại một cái cho nó hợp lý với thời đại, khổng tử đại ca ngày xưa lấy thời đại nước trước nhà sau cho nên mới có câu xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử cho nên tới cuối cùng lại phải hối hận là chưa hiểu dịch vì tự biết nếu bước chân ra khỏi trung quốc thì cái mà gọi dịch của ông ta lại hóa ra vô giá trị. Đem lý học đông phương mà nói với cái thằng mủi lỏ thì chỉ thấy nó làm mỗi một chuyện ..... ngồi vổ bụng cười hì hì hì Giờ thấy đoạn cuối của bác BGB rất hấp dẩn, có lẽ là điều PTS muốn tìm, hy vọng được lắng tai nghe. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Chờ mãi vẫn chưa thấy cao nhân nào định nghĩa âm dương một cách thuyết phục, con người ta sao cứ đụng cái gì cũng nói âm dương dương âm nhưng tới khi hỏi cái nào âm cái nào dương thì lại mù tịch không biết đường trả lời rồi cứ chọn đại một cái cho nó hợp lý với thời đại, khổng tử đại ca ngày xưa lấy thời đại nước trước nhà sau cho nên mới có câu xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử cho nên tới cuối cùng lại phải hối hận là chưa hiểu dịch vì tự biết nếu bước chân ra khỏi trung quốc thì cái mà gọi dịch của ông ta lại hóa ra vô giá trị. Đem lý học đông phương mà nói với cái thằng mủi lỏ thì chỉ thấy nó làm mỗi một chuyện ..... ngồi vổ bụng cười hì hì hì Giờ thấy đoạn cuối của bác BGB rất hấp dẩn, có lẽ là điều PTS muốn tìm, hy vọng được lắng tai nghe. PhongThuySinh, Nếu PTS muốn biết cách áp dụng âm dương ngũ hành cho thời nay thì PTS hãy giúp anh VôTri một tay tại: http://www.vietlyso.com/forums/showthread....9228#post149228 Nghe nói huynh VôTri đã kiếm được phương pháp trị bệnh di truyền - Phenylketonuria - PKU , và một số bệnh tử cung qua quy luật âm dương trong kinh dịch bằng cách lấy quẻ Địa Sơn Khiêm cho chất acid Tyrosine để chửa bệnh PKU qua quẻ Sơn Địa Bác. Bé LinhNhi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui, Cutu1 và quí vị thân mến. Rất mong các anh bỏ qua vài chi tiết trong quan hệ mạng - đôi khi vì đùa vui thành mất lòng - để chúng ta tập trung vào các vấn đề học thuật trong thời gian rảnh rỗi. Theo tôi hiểu: Trong học thuật, mọi người đều có quyền đưa ra một giả thuyết, một định nghĩa, một khái niệm nào đó để định hướng nghiên cứu, tiếp cận đối tượng. Những giả thuyết đó là sự tổng hợp những kiến thức của con người hay nhóm nghiên cứu liên quan đến nó. Tùy theo khả năng của bản thân hoặc nhóm nghiên cứu mà những giả thuyết, định nghĩa, khái niệm..... đó sẽ định hướng nghiên cứu và có thể đưa đến một kết luận đúng, khách quan với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, hoặc là sai. Định nghĩa của tôi về Âm Dương có thể coi là một trường hợp nói trên. Có thể đúng, có thể sai. Muốn xác định định nghĩa trên đúng hay sai và có phù hợp với cách hiểu của tiền nhân hay không - tức là thực tế khách đã tồn tại trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - không phải là sự phản biện trực tiếp vào nội dung của định nghĩa đó (trừ trường hợp nó xuất phát từ một tư duy rất đơn giản) . Mà theo tôi - phải ứng dụng trong các trường hợp liên quan để so sánh, tìm tính hợp lý hoặc chỉ ra sự mâu thuẫn trên thực tế của định nghiã này. Bởi vậy, tôi cho rằng: Phản biện trực tiếp vào định nghĩa của tôi là không đúng hướng cho việc thẩm định một một định nghĩa nhân danh khoa học. Do đó , nếu quí vị không có ý kiến gì thì tôi sẽ tự thẩm định và chứng minh định nghĩa của tôi đúng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Chờ mãi vẫn chưa thấy cao nhân nào định nghĩa âm dương một cách thuyết phục, con người ta sao cứ đụng cái gì cũng nói âm dương dương âm nhưng tới khi hỏi cái nào âm cái nào dương thì lại mù tịch không biết đường trả lời rồi cứ chọn đại một cái cho nó hợp lý với thời đại, khổng tử đại ca ngày xưa lấy thời đại nước trước nhà sau cho nên mới có câu xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử cho nên tới cuối cùng lại phải hối hận là chưa hiểu dịch vì tự biết nếu bước chân ra khỏi trung quốc thì cái mà gọi dịch của ông ta lại hóa ra vô giá trị. Đem lý học đông phương mà nói với cái thằng mủi lỏ thì chỉ thấy nó làm mỗi một chuyện ..... ngồi vổ bụng cười hì hì hì Giờ thấy đoạn cuối của bác BGB rất hấp dẩn, có lẽ là điều PTS muốn tìm, hy vọng được lắng tai nghe. Trong không gian bao la, các thứ hấp dẫn nhau thường thấy thằng nhỏ bị động quanh thằng to. Vậy thì cái sự chủ động của Nam giới ứng với cái lực hấp dẫn, còn cái bị động của Nữ giới ứng với cái thằng nhỏ chạy theo thằng to. Vậy thì "dương tĩnh âm động" có lý quá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Bởi vì Khi người hỏi, đã xác lập vị thế Chủ thể đối với cái Bàn là Khách thể. Mà Chủ - Khách vốn phân âm dương. Mà đã có âm dương là có quan hệ rồi. Nên khi hỏi Cao, hay thấp, hay trung bình, thì chủ thể đã xác lập sự đo lường, sự cảm ứng đối với Khách thể là cái bàn. Chính tính cặp, âm dương này, chủ - khách, Cao - Thấp đã bộc lộ quan hệ, và thế giới đã vận động ở đó rồi. Chả thế mà, Tôi đã nói, người ta chỉ có thể hiểu về âm dương, chứ không định nghĩa được. Cho nên Trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó. Ngay như động vật, chúng cũng hiểu được âm dương. Thật thế, những con chó - chẳng hạn - muốn nhảy qua hàng rào, nó cũng đã xác định âm dương chủ thể - là nó, và độ cao hàng rào - Khách thể, để nó định lượng được sức mà nó phải bỏ ra để có thể vượt qua được cái hàng rào đó. Một con mèo nhảy từ trên tầng cao xuống đất, nó cũng xác định chủ khách - âm dương, là chính nó và độ cao, để nó ước lượng độ cao mà nhảy xuống, nếu cao quá, nó liền cảm ứng và biết sợ hãi mà tìm lối khác. Với con vật, trí lùn, thì chỉ có thể hiểu được âm dương ở mức thấp như cao thấp, định hướng phải trái, trên dưới, rồi phân biệt đực - cái với quan hệ tương phối mà cho ra các đời sau của nòi giống nó !!!. Đó chính là lời giải của bài toán cao thấp của cái bàn đó anh. Giả sử như con mèo nó trả lời Sai, từ đó, nó cảm nhận độ cao sai mà cứ liều nhảy, có phải là nó sẽ chết tan xương không ?. Hoặc như nó không phân biệt được đực cái, mà nó lại đi "hiếp" một cá thể khác cùng giống thì chắc chúng quay trở lại cắn nhau có khi đến chết mất !!!. Phải không anh. Âm - Dương nó thực tiễn thế đó anh. Đoạn trên quá hay. Liêm trinh hiểu ý @ VuivVui là: âm dương là một cặp đại lượng xác định theo thực tiễn chỉ sự liên hệ giữa hai phần của một tập hợp vật chất (tập hợp có từ 1 đến n vật chất) khảo sát, âm dương được xác định ảnh hưởng theo vũ trụ quan của bản thân hai phần tập vật chất khảo sát hoặc vũ trụ quan của tập vật chất quan sát tập vật chất khảo sát. Không biết hiểu như thế có đúng không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Vậy thì "dương tĩnh âm động" có lý quá.@ BGB đã nói khi muốn đổ cục bê tông thì phải có cái ván khuôn. Vậy xét tập hợp vật chất bê tông cốt pha khi đang thi công xem có tĩnh không? không tĩnh vì bê tông thì đang rung lắc do đổ đầm còn ván khuôn thì bắt đầu chịu tải và biến dạng như vậy là không có trạng thái tĩnh. Khi đổ xong bê tông rồi có tĩnh không? Không tĩnh vì cục bê tông bước vào phản ứng ninh kết vi mô, ván khuôn tiếp tục biến dạng cho tới trạng thái cân bằng và chịu các phản ứng ăn mòn lý hóa vi mô như vậy là không tĩnh.Như vậy không có trạng thái tĩnh của vật chất và mọi thứ tĩnh thì không thể khảo sát được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 (vuivui @ Feb 27 2010, 03:01 PM) Bởi vì Khi người hỏi, đã xác lập vị thế Chủ thể đối với cái Bàn là Khách thể. Mà Chủ - Khách vốn phân âm dương. Mà đã có âm dương là có quan hệ rồi. Nên khi hỏi Cao, hay thấp, hay trung bình, thì chủ thể đã xác lập sự đo lường, sự cảm ứng đối với Khách thể là cái bàn. Chính tính cặp, âm dương này, chủ - khách, Cao - Thấp đã bộc lộ quan hệ, và thế giới đã vận động ở đó rồi. Chả thế mà, Tôi đã nói, người ta chỉ có thể hiểu về âm dương, chứ không định nghĩa được. Cho nên Trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó. Ngay như động vật, chúng cũng hiểu được âm dương. Thật thế, những con chó - chẳng hạn - muốn nhảy qua hàng rào, nó cũng đã xác định âm dương chủ thể - là nó, và độ cao hàng rào - Khách thể, để nó định lượng được sức mà nó phải bỏ ra để có thể vượt qua được cái hàng rào đó. Một con mèo nhảy từ trên tầng cao xuống đất, nó cũng xác định chủ khách - âm dương, là chính nó và độ cao, để nó ước lượng độ cao mà nhảy xuống, nếu cao quá, nó liền cảm ứng và biết sợ hãi mà tìm lối khác. Với con vật, trí lùn, thì chỉ có thể hiểu được âm dương ở mức thấp như cao thấp, định hướng phải trái, trên dưới, rồi phân biệt đực - cái với quan hệ tương phối mà cho ra các đời sau của nòi giống nó !!!. Đó chính là lời giải của bài toán cao thấp của cái bàn đó anh. Giả sử như con mèo nó trả lời Sai, từ đó, nó cảm nhận độ cao sai mà cứ liều nhảy, có phải là nó sẽ chết tan xương không ?. Hoặc như nó không phân biệt được đực cái, mà nó lại đi "hiếp" một cá thể khác cùng giống thì chắc chúng quay trở lại cắn nhau có khi đến chết mất !!!. Phải không anh. Âm - Dương nó thực tiễn thế đó anh. Đoạn trên quá hay. Liêm trinh hiểu ý @ VuivVui là: âm dương là một cặp đại lượng xác định theo thực tiễn chỉ sự liên hệ giữa hai phần của một tập hợp vật chất (tập hợp có từ 1 đến n vật chất) khảo sát, âm dương được xác định ảnh hưởng theo vũ trụ quan của bản thân hai phần tập vật chất khảo sát hoặc vũ trụ quan của tập vật chất quan sát tập vật chất khảo sát. Không biết hiểu như thế có đúng không? Chẳng hiểu gì cả.Tất nhiên - con người là chủ thể quán xét. Nhưng cao hay thấp thì là một câu hỏi thiếu bổ ngữ...Vậy thôi. Học sinh phải hiểu "cao thấp so với cái gì?". Chẳng hiểu cao hay thấp so với cái gì mà đã vội trả lời thì sai chứ sao. Âm Dương là đối đãi so sánh. Nhưng phải là những đối tượng so sánh đồng đẳng, hợp lý. Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Tui vô để gửi vài chữ về " cái Định nghĩa - Khái niệm" của anh, vì cũng đã viết xong. Những tưởng rằng anh đã có lời cho "khách" rùi, ai dè lại chưa. Tôi đâu dám vượt lễ nên đành chờ anh vậy. Mong anh lắm lắm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 @ BGB đã nói khi muốn đổ cục bê tông thì phải có cái ván khuôn. Vậy xét tập hợp vật chất bê tông cốt pha khi đang thi công xem có tĩnh không? không tĩnh vì bê tông thì đang rung lắc do đổ đầm còn ván khuôn thì bắt đầu chịu tải và biến dạng như vậy là không có trạng thái tĩnh. Khi đổ xong bê tông rồi có tĩnh không? Không tĩnh vì cục bê tông bước vào phản ứng ninh kết vi mô, ván khuôn tiếp tục biến dạng cho tới trạng thái cân bằng và chịu các phản ứng ăn mòn lý hóa vi mô như vậy là không tĩnh. Như vậy không có trạng thái tĩnh của vật chất và mọi thứ tĩnh thì không thể khảo sát được. BGB cứ gọi Liêm Trinh là Tri thức Liêm Trinh nhớ. Triết học gì nó cũng có tác dụng giới hạn, bị giới hạn ngay cả khi phát huy tác dụng... Cái vấn đề thứ nhất phải nhắc ngay ra là sử dụng vấn đề của NNC-NVTA, tức là vấn đề "dương tịnh âm động". Thực tế triết học mà nhìn thôi, không gian bao la đó, cái nóng thì tĩnh, cái lạnh thì động trong một hệ. Đây là hiện tượng vật lý khoa học. Nếu mà phân biệt động tĩnh vô cùng thì rằng Tĩnh đến như Hư Không và Động đến chùm khắp Pháp giới. Cho nên Âm Dương trong một Hệ thì phải nhìn theo cách Mạnh Yếu ở mức độ liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị. Chứ không lầm sang Ngũ hành cho rằng Âm và Dương đối lập nhau, Âm và Dương đối lập nhau thì đã khác Hành rồi và Hành là Tên Đệm còn Âm hay Dương là Tên, Họ là thuộc Cực âm hay Cực dương. Và thấy là: -Tên là Tên của Họ. -Tên Đệm là Tên Đệm của Họ. Vậy ra Âm Dương cùng Họ và Đồng Hành. ... Như vậy Âm Dương là hai phần tử sinh khí đồng hành, yếu tố bản chất của một cặp Âm Dương là như nhau cho nên mới có thể so sánh lớn nhỏ, lớn nhỏ lại phải liền kề thì mới hết ý của vấn đề Âm Dương đồng hành. Có đồng thì mới có thể so sánh mức độ yếu mạnh. Thôi tạm nghỉ đã, bài này coi như viết chơi, nhưng không đùa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 @ vuivui Qua thêm vài bài viết có va chạm trực tiếp với nhau, tui thấy là không chỉ trình độ Dịch lý còn kém, mà công phu hàm dưỡng bản thân của bạn cũng rất tệ. Nên chăng ? Hãy đi vào trao đổi chính về vấn đề học thuật đang được đề cập, thay vì bạn quay sang chỉ trích cá nhân. Hãy dùng tri thức, trí tuệ của mình mà bàn luận, tham gia. Còn nếu chưa có gì để nói thì hãy ngồi im, đừng có lộn xộn và ầm ỹ như một con mẹ hàng tôm hàng cá ở ngoài chợ. Vì đó là cách ứng xử mà người ta thường gọi là văn minh trong khi tranh luận. Bạn cho rằng : Bạn chỉ có lời lẽ nhẹ nhàng, thanh cao hoặc cách ứng sử đẹp đẽ ở trong tất cả các bài viết của mình ư ? Và không ai có quyền viết những câu cú "khó chịu" hoặc mang ý gì đó không " thoải mái" đến cho bạn ??? Nhầm rùi ! Coi lại coi. Có lẽ tui đã quá vội vã khi khen bạn " khôn ngoan đúng mực, nói năng phải lời". Thiệt là hết hứng đối đáp với bạn rùi. @ Thiên sứ Mong quá, đến mức cồn cào khó chịu lun. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 chào bạn BGB tuấn dương có nghe bạn nói nóng là tĩnh ,lạnh là động bạn có thể giải thích rõ hơn ko ? tại sao biết nóng là tĩnh tại sao biết lạnh là động nó tĩnh so với cái gì và nó lạnh so với cái gì ? rất vui khi được trao đổi cùng bạn thân ái tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Tui vô để gửi vài chữ về " cái Định nghĩa - Khái niệm" của anh, vì cũng đã viết xong. Những tưởng rằng anh đã có lời cho "khách" rùi, ai dè lại chưa. Tôi đâu dám vượt lễ nên đành chờ anh vậy. Mong anh lắm lắm. Anh Cutu1 thân mến.Tôi đang viết. Vì nó dài quá. Định nghĩa thì nhanh - nhưng diễn giải thì lâu. Bởi vì Âm Dương là một khái niệm bao trùm vũ trụ, cả không gian lẫn thời gian - sau Thái Cực. Bởi vậy - nếu xét theo tính khoa học - thì nó phải nhất quán và hợp lý. Tuy nhiên, vì chẳng hiểu gì về Âm Dương, nên thiên hạ so sánh rất chủ quan và cục bộ. Chưa hiểu gì về Âm Dương, nhưng lại cứ ứng dụng - ít nhất trước khi có định nghĩa về Âm Dương của tôi (Đúng sai chưa bàn vội). Tôi quay trở lại thí dụ cái bàn cao hay thấp. Tất nhiên khi đặt câu hỏi - bất cứ câu hỏi gì trên thế gian này thì việc đặt câu hỏi cũng là do con người. Vậy con người không thể là chủ thể so sánh với cái bàn. Mà nó là chủ thể quan sát. Bởi vậy việc cao hay thấp của cái bàn là phải so với chính cái bàn tiêu chuẩn. Cái bàn tiêu chuẩn chưa có, mà đã kết luận thì thật chán đời quá. Cũng như hỏi: Quả cam này to hay nhỏ, không lẽ là so sánh to nhỏ của quả cam với con người? Phải có một định nghĩa chuẩn về khái niệm Âm Dương đã - đúng sai tính sau - thì mới lấy đó làm tiêu chuẩn để ứng dụng gọi cái gì là Dương, cái gì là Âm chứ. Không có cơ sở nào để phản biện định nghĩa về khái niệm Âm Dương của tôi sai cả - nếu không có cái gì để so sánh bảo nó sai. Bởi vậy, nên tôi cũng nản. Nhưng vì bác quan tâm thì tôi sẽ cố gắng. Tôi vừa mới ra Hanoi, người đang bị cảm, tối nay nếu bớt tôi sẽ viết trên blog của tôi trước. Ứng ý sẽ xin đưa lên đây để trao đổi. Cảm ơn sự quan tâm của bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Cám ơn LinhNhi, nhưng mà LinhNhi hiểu lầm ý của PTS rồi, PTS không phải tìm người học cách dùng âm dương, PTS cũng đang dùng nó đây. Mỗi người có thể có khả năng dùng âm dương ngũ hành cho ngành nghề chuyên môn của họ nhưng có thể không ai có khả năng định nghĩa được âm dương mà có thể bao quát hết mọi thứ lại không bị ảnh hưởng bởi cái xã hội phong tục tập quán mà người đó đang dính phải. Bác sĩ Vô Tri (tôi nghĩ là bác sĩ hay ít nhất cũng dược sĩ) có khả năng áp dụng bát quái vào amino acid kể ra cũng là một sự an ủi cho người Việt vậy. Tiếc là tôi làm mích lòng nhà cầm quyền bên vietlyso bị đá ra mấy năm rồi và cũng không buồn trở lại. Thôi xin dừng kẽo làm lạc đề mất PhongThuySinh, Nếu PTS muốn biết cách áp dụng âm dương ngũ hành cho thời nay thì PTS hãy giúp anh VôTri một tay tại: http://www.vietlyso.com/forums/showthread....9228#post149228 Nghe nói huynh VôTri đã kiếm được phương pháp trị bệnh di truyền - Phenylketonuria - PKU , và một số bệnh tử cung qua quy luật âm dương trong kinh dịch bằng cách lấy quẻ Địa Sơn Khiêm cho chất acid Tyrosine để chửa bệnh PKU qua quẻ Sơn Địa Bác. Bé LinhNhi Edited 1 Tháng 3, 2010 by phongthuysinh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Chào bác BGB, Trong không gian bao la, các thứ hấp dẫn nhau thường thấy thằng nhỏ bị động quanh thằng to. Vậy thì cái sự chủ động của Nam giới ứng với cái lực hấp dẫn, còn cái bị động của Nữ giới ứng với cái thằng nhỏ chạy theo thằng to. Vậy thì "dương tĩnh âm động" có lý quá. Tuy nhiên trường hợp này, định nghĩa này thống nhất chỉ khi nào ta cho rằng thằng lớn là dương thằng nhỏ là âm, còn nếu ta cho rằng Nam là dương Nữ là âm thì lại không thống nhất vì lỡ thằng nhỏ là nam còn thằng lớn là nữ thì sao đây? Thực tế triết học mà nhìn thôi, không gian bao la đó, cái nóng thì tĩnh, cái lạnh thì động trong một hệ. Đây là hiện tượng vật lý khoa học. Cái này PTS đồng ý một phần, nó còn là hiện tượng của hóa học (không biết các bác sĩ dược sĩ có phản đối gì không). Tuy nhiên âm dương nói ở đây là âm dương liên tiếp như bác đã nói "phải nhìn theo cách Mạnh Yếu ở mức độ liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị" thì "dương = âm + 1" và theo PTS thì đây là một âm dương nhỏ (tránh dùng chử thái cực vì đang nói tới âm dương) nằm trong một cái âm dương khác lớn hơn và cái âm dương lớn hơn này có thể không phải là cùng một hành ? Mời bác tiếp vậy PTS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Nếu anh ốm mệt thì hãy nghỉ ngơi đi đã, chớ vội ham. Mà anh nên viết lời bình về cái "Định nghĩ - Khái niệm" chết tiệt của tui đi đã. Còn phần lý giải về cái của anh thì để đến sau khi chúng ta đã có lời bình cho nhau xong. Lời bình - nhận xét về "Địng nghĩa - khái niệm " của anh tui đã xong tờ sớm rùi. Chỉ còn chờ anh đó. Chúc anh sớm bình phục. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 ÂM DƯƠNG LÀ GÌ? KHÁI NIỆM - ĐỊNH NGHĨA: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. Theo tôi, định nghĩa của anh Cutu1 chưa rốt ráo. Tôi không bàn về mặt ngữ nghĩa, mà chủ yếu là nội dung - với những lý do sau đây:Anh viết: Trong một chủ thểVậy thì nếu phải phân biệt Âm Dương giữa hai chủ thể thì dụ như vợ - chồng thì định nghĩa này sẽ ứng dụng như thê nào? Mặt trời, mặt trăng?...... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Tôi đang viết. Vì nó dài quá. Định nghĩa thì nhanh - nhưng diễn giải thì lâu. Bởi vì Âm Dương là một khái niệm bao trùm vũ trụ, cả không gian lẫn thời gian - sau Thái Cực. Bởi vậy - nếu xét theo tính khoa học - thì nó phải nhất quán và hợp lý. Tuy nhiên, vì chẳng hiểu gì về Âm Dương, nên thiên hạ so sánh rất chủ quan và cục bộ. Chưa hiểu gì về Âm Dương, nhưng lại cứ ứng dụng - ít nhất trước khi có định nghĩa về Âm Dương của tôi (Đúng sai chưa bàn vội). Tôi quay trở lại thí dụ cái bàn cao hay thấp. Tất nhiên khi đặt câu hỏi - bất cứ câu hỏi gì trên thế gian này thì việc đặt câu hỏi cũng là do con người. Vậy con người không thể là chủ thể so sánh với cái bàn. Mà nó là chủ thể quan sát. Bởi vậy việc cao hay thấp của cái bàn là phải so với chính cái bàn tiêu chuẩn. Cái bàn tiêu chuẩn chưa có, mà đã kết luận thì thật chán đời quá. Cũng như hỏi: Quả cam này to hay nhỏ, không lẽ là so sánh to nhỏ của quả cam với con người? Phải có một định nghĩa chuẩn về khái niệm Âm Dương đã - đúng sai tính sau - thì mới lấy đó làm tiêu chuẩn để ứng dụng gọi cái gì là Dương, cái gì là Âm chứ. Không có cơ sở nào để phản biện định nghĩa về khái niệm Âm Dương của tôi sai cả - nếu không có cái gì để so sánh bảo nó sai. Bởi vậy, nên tôi cũng nản. Nhưng vì bác quan tâm thì tôi sẽ cố gắng. Tôi vừa mới ra Hanoi, người đang bị cảm, tối nay nếu bớt tôi sẽ viết trên blog của tôi trước. Ứng ý sẽ xin đưa lên đây để trao đổi. Cảm ơn sự quan tâm của bác. bác thiên sứ cho cháu hỏi 1 chút có phải cái bàn cao hay thấp đều thuộc thể âm ko ạ ,vì theo cháu hiểu chỉ có âm nó mới đổi còn dương ko bao giờ thay đổi xin lỗi vì cháu cắt ngang lời bác kính bác tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Đoạn trên quá hay. Liêm trinh hiểu ý @ VuivVui là: âm dương là một cặp đại lượng xác định theo thực tiễn chỉ sự liên hệ giữa hai phần của một tập hợp vật chất (tập hợp có từ 1 đến n vật chất) khảo sát, âm dương được xác định ảnh hưởng theo vũ trụ quan của bản thân hai phần tập vật chất khảo sát hoặc vũ trụ quan của tập vật chất quan sát tập vật chất khảo sát. Không biết hiểu như thế có đúng không? Chẳng hiểu gì cả. Tất nhiên - con người là chủ thể quán xét. Nhưng cao hay thấp thì là một câu hỏi thiếu bổ ngữ...Vậy thôi. Học sinh phải hiểu "cao thấp so với cái gì?". Chẳng hiểu cao hay thấp so với cái gì mà đã vội trả lời thì sai chứ sao. Âm Dương là đối đãi so sánh. Nhưng phải là những đối tượng so sánh đồng đẳng, hợp lý. Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm". Phần này thì bác Thiên Sứ trả lời thực tế hơn chú Vui Vui (hơi bị chấp vào câu chữ thái quá hi hi - @bác Liêm Trinh, may mà bác không phản biện, bác là hay viết sai lỗi chính tả lắm đó, chú Vui Vui là không đồng ý đâu nhé :lol: ). Thưa các bác các chú, chồng là dương so với vợ âm, vậy thì mình đi chơi với bồ nhí tại khách sạn, bị vợ cầm dao đến tìm thì lúc này chồng là âm hay là dương ? vợ là âm hay là dượng ạ ? :) . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Anh Cutu1 này !. Đúng ra, Tôi và Anh đâu có quen biết nhau. Cũng đâu có xích mích từ trước, và Tôi, từ trước đến khi va chạm với anh, trong đầu toicos bao giờ nghĩ Anh là con người thế này thế nọ đâu. Nó khác hẳn với anh chàng TKTV, Tôi luôn thấy anh ta đê tiện, trong từng bài viết một !!. Tôi không phải là bậc cao nhân này nọ, chẳng phải là thánh, chẳng phải là cao nhân đắc đạo. Chỉ là người bình thường, thì hỉ nộ ái ố là chuyện bình thường. Có cả định kiến nữa chứ. Cho nên, Tôi đâu có dấu diếm cái sự Tôi khinh bỉ con người ấy. Tôi với anh, chưa trao đổi nhiều, mà đã va chạm. Anh thử nghĩ xem, Từ chỗ chưa có gì xích mích, mất lòng mà anh đã vội viết nhắn tôi với một bài thơ - phải nói là Đểu !!!. Chưa có gì mà anh đã nhắc tôi phải "kiếm chỗ chui". Anh thử nghĩ xem, "món quà ra mắt" của anh nó có đầy ấn tượng không !. Vậy mà, sau đó anh còn "đắc ý" tới mức khả ố khi anh tưởng tượng ra mặt mũi Tôi sẽ ra sao khi đọc định nghĩa của anh Thiên Sứ. Sau đó, anh còn không chịu tìm hiểu, không chịu đọc những gì tôi đã viết, không chịu đánh giá đối phương, mà nghĩ về đối phương với một cái Tâm đầy Chấp Ngã. Vì vậy, đã bao lần Tôi Lùi ra bao nhiêu thì anh lại càng lấn tới, anh dùng những lời lẽ châm biếm rất "đểu giả" và bất lương". Tôi nghĩ, không lẽ khi Tôi lược lại những lời lẽ này, chả lẽ anh lại còn muốn Tôi trích dân và liệt kê ra nữa hay sao đây. Anh lại coi tôi, cứ như là Tôi chẳng có viết bao nhiêu. Vậy là anh không xem xét cụ thể, trong cái chủ đề này, ai là người viết nhiều nhất, nhiều ý kiến và có những bài viết trọn ý nhất. Tôi đâu có viết nửa chừng xuân. Còn cái sự hiểu được hay không, hiểu tới đâu là do mỗi người, mỗi bạn đọc chứ !. Đâu có thể, chỉ bằng những câu nói đổng, theo kiểu vô thừa nhận trách nhiệm với câu nói của mình mà có thể kết luận, hay khiến bạn đọc kết luận về những gì mà anh muốn nói ra đâu !!!. Khi anh viết: Nên chăng ? Hãy đi vào trao đổi chính về vấn đề học thuật đang được đề cập, thay vì bạn quay sang chỉ trích cá nhân. Hãy dùng tri thức, trí tuệ của mình mà bàn luận, tham gia. Chả lẽ thật sự anh không thấy gì sao ?. Nếu anh đã không thấy, thì làm sao, cho đến bài gần đây nhất anh viết cho Tôi, anh đã đổi giọng, từ chỗ: Thật là buồn khi bạn vuivui mãnh liệt đã bỏ chúng ta lại với hai cái "Định nghĩa - Khái niệm" chết tiệt kia và còn "hẹn không gặp lại". Vuivui quả là "biết người, biết ta" lắm lắm. Bây giờ chỉ còn tôi và anh, có lẽ ta đành giở trò "thổi kèn, khen lấy" vậy. Anh bình của tôi và tôi bình của anh.để rồi sau đó anh mới viết khi tôi phê cái định nghĩa của anh, sau bao nhiêu lần anh thách thức tôi:Nên chăng ? Hãy đi vào trao đổi chính về vấn đề học thuật đang được đề cập, thay vì bạn quay sang chỉ trích cá nhân. Hãy dùng tri thức, trí tuệ của mình mà bàn luận, tham giaMà anh lại còn viết:Còn nếu chưa có gì để nói thì hãy ngồi im, đừng có lộn xộn và ầm ỹ như một con mẹ hàng tôm hàng cá ở ngoài chợ. Vì đó là cách ứng xử mà người ta thường gọi là văn minh trong khi tranh luậnCứ như là cao đạo lắm. Trong khi Tôi đã viết bao nhiêu, Tôi có thể phê ai, hay không phê ai. Vậy mà anh còn dám nói Tôi chưa có gì ?. Phải chăng anh đã tự cho anh cao, nên anh có thể đánh giá tôi. Thậm chí không thèm đọc tôi viết gì mà vẫn đánh giá !.Nay với cái sự phản biện của Tôi đối với định nghĩa của anh, tự nó đã nói lên tất cả, hà cớ gì mà anh lại phải cố đấm ăn xôi để viết thêm bài này: @ vuivui Qua thêm vài bài viết có va chạm trực tiếp với nhau, tui thấy là không chỉ trình độ Dịch lý còn kém, mà công phu hàm dưỡng bản thân của bạn cũng rất tệ. Nên chăng ? Hãy đi vào trao đổi chính về vấn đề học thuật đang được đề cập, thay vì bạn quay sang chỉ trích cá nhân. Hãy dùng tri thức, trí tuệ của mình mà bàn luận, tham gia. Còn nếu chưa có gì để nói thì hãy ngồi im, đừng có lộn xộn và ầm ỹ như một con mẹ hàng tôm hàng cá ở ngoài chợ. Vì đó là cách ứng xử mà người ta thường gọi là văn minh trong khi tranh luận. Bạn cho rằng : Bạn chỉ có lời lẽ nhẹ nhàng, thanh cao hoặc cách ứng sử đẹp đẽ ở trong tất cả các bài viết của mình ư ? Và không ai có quyền viết những câu cú "khó chịu" hoặc mang ý gì đó không " thoải mái" đến cho bạn ??? Nhầm rùi ! Coi lại coi. Để rồi hối tiếc:Có lẽ tui đã quá vội vã khi khen bạn " khôn ngoan đúng mực, nói năng phải lời".Cũng chứng tỏ rằng, ai đã vô cớ tấn công Tôi !.Thế nhé, Tôi hy vọng đây là bài cuối của Tôi với Anh, với điều kiện là đừng cuốn Tôi vào những bài viết của anh !. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi đã nói là Tôi không phản biện định nghĩa về âm dương của anh. Nhưng Tôi đã phản biện anh về bài toán cái bàn. Cũng đã có lời với anh về cái việc rút lại cái định nghĩa đó. Và sau đó anh có viết: Theo tôi hiểu: Trong học thuật, mọi người đều có quyền đưa ra một giả thuyết, một định nghĩa, một khái niệm nào đó để định hướng nghiên cứu, tiếp cận đối tượng. Những giả thuyết đó là sự tổng hợp những kiến thức của con người hay nhóm nghiên cứu liên quan đến nó. Tùy theo khả năng của bản thân hoặc nhóm nghiên cứu mà những giả thuyết, định nghĩa, khái niệm..... đó sẽ định hướng nghiên cứu và có thể đưa đến một kết luận đúng, khách quan với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, hoặc là sai. Định nghĩa của tôi về Âm Dương có thể coi là một trường hợp nói trên. Có thể đúng, có thể sai. Muốn xác định định nghĩa trên đúng hay sai và có phù hợp với cách hiểu của tiền nhân hay không - tức là thực tế khách đã tồn tại trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - không phải là sự phản biện trực tiếp vào nội dung của định nghĩa đó (trừ trường hợp nó xuất phát từ một tư duy rất đơn giản) . Mà theo tôi - phải ứng dụng trong các trường hợp liên quan để so sánh, tìm tính hợp lý hoặc chỉ ra sự mâu thuẫn trên thực tế của định nghiã này. Bởi vậy, tôi cho rằng: Phản biện trực tiếp vào định nghĩa của tôi là không đúng hướng cho việc thẩm định một một định nghĩa nhân danh khoa học. Do đó , nếu quí vị không có ý kiến gì thì tôi sẽ tự thẩm định và chứng minh định nghĩa của tôi đúng. Thì Tôi hiểu là anh không muốn bất cứ ai, trong đó lẽ dĩ nhiên có cả tôi phản biện chính cái định nghĩa của anh. Tôi nghĩ rằng, việc phản biện hay không, lẽ dĩ nhiên là quyền của mỗi người, nhưng với Tôi, một khi anh đã không muốn, không thích, thì Tôi cũng chẳng có hứng gì mà làm cái chuyện đó. Rồi ra, đúng sai thế nào, dù ai đó có phản biện sâu sắc đến mấy, cũng đâu có làm thay được lịch sử !!! Thế nên, nếu đã lấy phương châm: Đèn nhà ai nấy rạng. Thì bất cứ ai cũng có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu đồng ý, thì việc mở những chủ đề tranh luận là vô nghĩa. Và diễn đàn sẽ trở thành diễn đàn một chiều, chỉ nhằm để quảng bá ý nghĩ của một số cá nhân có quyền trong diễn đàn. Điều này mặc nhiên không ai phản đối. Nhưng có thể cũng có những ý kiến không tán thành, nên việc tồn tại những sự tranh luận, phản biện sẽ là đương nhiên. Mà trong tranh luận, sự gay gắt, hay vi phạm những lỗi cá nhân là chuyện bình thường. Theo thế thì việc tuyên bố những luật và lệ của diễn đàn là việc tự nhiên, diễn đàn nào trả có. Sự tự do của mỗi diễn đàn, cũng trên cơ sở này mà được đánh giá, và sự hội tụ của các hội viện cũng sẽ thể hiện cái chỉ số tự do này. Đất lành chim đậu mà anh !.Vì thế, Đối với Tôi, cái việc không phản biện định nghĩa của anh, và áci việc định nghĩa của anh đã được hiểu tới đâu, nay cũng đã rõ rồi !. Nhưng anh đã viết: Chẳng hiểu gì cả. Tất nhiên - con người là chủ thể quán xét. Nhưng cao hay thấp thì là một câu hỏi thiếu bổ ngữ...Vậy thôi. Học sinh phải hiểu "cao thấp so với cái gì?". Chẳng hiểu cao hay thấp so với cái gì mà đã vội trả lời thì sai chứ sao. Âm Dương là đối đãi so sánh. Nhưng phải là những đối tượng so sánh đồng đẳng, hợp lý. Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm". Thì Tôi phải có ý kiến lại, bởi vì, cũng đã có người vì đọc sự lý giải của anh mà sẽ có những kiến thức sai lệch về triết học nói chung, và lý luận âm dương nói riêng, cũng như hàm nghĩa Thực tiễn !.Xin tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Tôi xin tiếp tục. Trích lại: Chẳng hiểu gì cả. Tất nhiên - con người là chủ thể quán xét. Nhưng cao hay thấp thì là một câu hỏi thiếu bổ ngữ...Vậy thôi. Học sinh phải hiểu "cao thấp so với cái gì?". Chẳng hiểu cao hay thấp so với cái gì mà đã vội trả lời thì sai chứ sao. Âm Dương là đối đãi so sánh. Nhưng phải là những đối tượng so sánh đồng đẳng, hợp lý. Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm". Thưa anh Thiên Sứ. Đoạn văn anh viết: Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là: Thày giáo hỏi học sinh: - Cái bàn này cao hay thấp? Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. Thì theo như trích dẫn ở trên, có nghĩa là người đặt câu hỏi. Đứng về mặt ngôn ngữ đã Sai. Cái Sai này, với ngụ ý rằng, đã "ẩn dấu" cái điều muốn nói học sinh phải tìm thấy cái bản chất so sánh mà đã được nói tới trong cái định nghĩa của anh. Và cứ theo như anh trình bày, thì điều đó có nghĩa là anh đã tìm thấy một ứng dụng đúng của cái định nghĩa của anh ?. Thưa có đúng không a ?.Nếu đúng, thì chúng ta sẽ bàn tiếp nhé !. Thưa anh Thiên Sứ, phải chăng anh cho rằng, phải dùng tới một câu hỏi sai về mặt ngôn ngữ, thì mới có thể nêu bật được tính so sánh của các đối tượng, và từ đó mới thấy cái bản chất hai mặt, hai đối tượng, hai chủ thể trong tương quan so sánh hay sao ?. Nếu anh nghĩ đúng là như vậy, thì chắc chắn đó là một sai lầm. Thật vậy, không cần phải dùng một câu hỏi sai ngũ pháp. Và đó không phải là một câu hỏi sai về mặt triết học. Chẳng hạn như câu Newton đã từng tự hỏi: tại sao hòn đá lại rơi ?. Đâu có cần đối tượng để đối đãi !!! Chẳng hạn như Galileo đã hỏi: Tại sao trái đất lại quay ?. Đâu có cần hỏi : Cái gì đã làm trái đất quay ?. Bởi vì, nếu hỏi như vậy, thì chẳng bao giờ Galileo biết được trái đất không đứng yên, mà chạy quanh mặt trời. Trở lại câu hỏi về cái bàn, người ta hoàn toàn hỏi trống lốc, cái bàn có cao không nhỉ ?. Hay, Cái bàn Cao hay Thấp. Bởi thế Tôi mới nói: Khi hỏi, người hỏi không hỏi trống không, mà nếu hỏi trống không thì cũng là tự mình hỏi mình. Điều đó có nghĩa là gì, nếu không hỏi trống không, thì tức là sẽ phải hỏi, cái bàn này cao hay thấp so với cái bàn, gay cái cột ...kia. Hoặc khi hỏi trống không, thì có nghĩa là hỏi: Này anh kia, cái bàn này cao hay thấp. Hay chẳng có anh nào khác cả, chỉ có mỗi mình, thì tự hỏi: Cái bàn này cao hay thấp nhỉ ?. Đó, thực chất cửa cả ba dạng câu hỏi đó chỉ là một. Đó là hãy xác định xem, cái bàn cao hay thấp !!!, vậy thôi !. Thế tức là, chủ thể luôn tồn tại. một khi hỏi, là chủ thể tồn tại rồi. Chủ thế đó có thể là chính người hỏi, hoặc chính là cái bàn được đem ra so sánh với cái bàn kia, hoặc chính là người được hỏi tới: Này anh kia !. Mặc nhiên, dù sự hoán đổi như thế nào, thì vẫn đảm bảo luôn tồn tại một cặp Chủ - Khách. Với Chủ thể là động vật, thì sẽ có chuyện cảm ứng, tuy theo trạng thái cảm ứng của Chủ thể đó như thế nào. Ví dụ, đối với một đứa bé, thì cái bàn sẽ cao, đối với người lớn thì cái bàn sẽ thấp. Còn đối với hai cái bàn với nhau, thì câu trả lời - bằng ngôn ngữ trao đổi, là do người trả lời đứng ở cái bàn nào, thì "thay mặt" cho cái bàn đó mà ước lượng cái bàn kia, nếu bàn kia cao hơn, thì anh ta sẽ trả lời cái bàn đó cao, nếu thấp hơn thì đương nhiên là thấp. Đó là anh ta đã thay lời cho cái bàn mà phát biểu, chứ cái bàn, tự nó có nói được cái gì đâu !!!. Vì thế, khi không phải là hai cái bàn với nhau, điều đó không có nghĩa là không có sự so sánh. Và khi có sự so sánh như anh nói, người chứ không phải là cái bàn, thì như Tôi đã nói, chính chủ thể đã là cái bàn thứ hai hóa thân đó anh. Cái ví dụ anh kia trả lời hộ cái bàn đã nói rõ điều ấy. Nếu không, làm gì có câu trả lời để mà nói có so sánh âm dương hay không !!! Và khi anh viết: Âm Dương là đối đãi so sánh. Nhưng phải là những đối tượng so sánh đồng đẳng, hợp lý. Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm".Thì cái sự hóa thân của chủ thể đã khẳng định những gọi là đồng đẳng hợp lý rồi. Có thế mới có câu: Con người là một Tiểu vũ trụ chứ !. Đâu phải người ta nói câu đó khơi khơi chỉ rằng sự phức tạp của con người thôi đâu !!!, Nó có ý nghĩa triết học rất lớn đó anh !. Nhưng khi anh viết thêm:Không thể vì "Tôi mạng Hỏa, nên kỵ thủy , vì thế không được tắm". Thì, nếu anh dừng lại rằng: Tôi mang hỏa, nên kỵ thủy. Thì đúng !. Nhưng anh viết thêm: Vì thế Tôi không tắm là không đúng. Bởi vì, khi đó là đã thực hiện một suy diễn, sang một phạm trù khác. Cái sự không tắm nó thuộc về phạm trù khác, vì đó chỉ là một trong những kết quả của những lý do. Tức là nó thuộc về phạm trù Nhân - Quả rồi. Mà nhân quả, thì, nếu không tắm, có thể vì lý do anh ta lười, anh ta xấu hổ, hay anh ta đang có nhu cầu khác lớn hơn, nên viện lý do để từ chối cái sự tắm. Còn cái việc Tôi mạng Hỏa nên Kỵ thủy đã đầy đủ là một cặp âm dương rồi. Thêm vào cái việc không tắm, thfi đã biến toàn bộ cặp âm dương Thủy - Hỏa đó thành một vế là Nguyên nhân để cho ra một kết quả là không tắm. Đó là cặp âm dương Nhân - Quả. Như thế, cau trả lời, sai vẫn là sai. Và đã được thực tế chứng minh, nếu trả lời Sai mà là đúng, thì người ta đã dám nhảy từ trên máy bay bay trên trời không cần dù mà không sợ chết !. Cũng như con chó không thể nhảy qua hàng rào, hoặc con mèo sẽ dám nhảy từ trên tầng nhà thư 20 xuống mặt đất ... Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 chào bạn BGB tuấn dương có nghe bạn nói nóng là tĩnh ,lạnh là động bạn có thể giải thích rõ hơn ko ? tại sao biết nóng là tĩnh tại sao biết lạnh là động nó tĩnh so với cái gì và nó lạnh so với cái gì ? rất vui khi được trao đổi cùng bạn thân ái tuấn dương Xin chào Tuấn Dương. Các Hệ Thiên Hà, và Hệ Ngân Hà cho đến Hệ Mặt Trời thì đều thấy ở Trung Tâm Nóng và Tĩnh còn ở các Vệ Tinh đều Lạnh và Động. -Động Tĩnh là sự so sánh vị trí trong hệ theo thời gian giữa Đối tượng ở trung tâm với các Đối tượng vệ tinh. -Nóng Lạnh là sự so sánh nhiệt độ giữa Đối tượng ở trung tâm với các Đối tượng vệ tinh. BGB có ý nói thêm, trong rất nhiều diễn đàn lý học thường thấy hầu như không diễn đàn nào có điểm nổi bật như diễn đàn này. Đó là yếu tố "TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU" được đặt đúng vị trí của nó trong giao diện. Nếu mà so sánh yếu tố này với một vài diễn đàn khác thì sẽ thấy đẳng cấp một trời một vực. Cùng là đề tài Tuyên ngôn Biển hiệu nhưng nó phân biệt đẳng cấp ở chỗ Từ Ngữ tuyên ngôn và Vị Trí bảng biển. Diễn đàn này đạt ví trí number-one, cũng chính vì vậy vấn đề nội dung trao đổi với các phát kiến chỉnh lý mà bị một vài hội viện có ý kiến phản đối hay nhận xét nhất thời thì không phải là lẽ đương nhiên so với Tuyên Ngôn trên Bảng Biển. Nếu những hội viên phản biện không được rồi hóa ra phản đối thì phải ngước nhìn cái Bảng Biển đó (kính chiếu yêu của Thiên Đình). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 chào bạn BGB tuấn dương xin được hỏi bạn 1 câu nữa tại cơ thể người nhiệt độ bao nhiêu được coi là nóng ,bao nhiêu thì lạnh và chúng ta phân động tĩnh ,âm dương thế nào ? mong nghe ý kiến của bạn thân ái tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites