Posted 27 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) tuấn dương xin minh họa động tĩnh âm-dương tại 4 hình sau hình a : âm-dương gốc ,nguyên thủy .dương hiện ,âm ẩn hình b-c-d là 3 chuyển động của âm b-c-d chuyển động khi ta có đối tượng so sánh đó là hình gốc a qua 4 hình trên chúng ta có thể thấy rõ luật âm thể dương dụng ra sao tại hình bcd ta thấy dù âm có biến như thế nào thì nó vẫn là âm .ngay tại hình c điều này thể hiện rõ nhất hình c :là âm trong dạng dương khác hoàn toàn khi so sánh với âm dương gốc 3 chuyển động âm đại diện cho 3 biến chính ,âm xoay đủ 270 độ trong dịch có câu "hàm tam vi nhất" 1 tĩnh 3 động để chỉ những hình ảnh trên ,hay bỏ 1 dùng 3 vì 1 là cái dụng 3 cái còn lại là cái thể . dụng chỉ có 1 còn thể thì có 3 cái lớn tóm lại theo quan điểm của tuấn dương : dương tĩnh,âm động dương sinh âm âm thuận theo dương âm thể dương dụng nếu dương mà động thì sẽ ko có học thuyết âm-dương kính tuấn dương Edited 27 Tháng 2, 2010 by tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2010 Cutu1 viết: @ vuivui Thôi đừng có chờ đợi chi nữa, nó chỉ có vậy thui à. Không chỉ tui, mừ bạn Thiên Sứ cũng đang rất nóng lóng chờ bạn vuivui đó. Nếu quả thiệt không thể "ấy" được như bạn đã từng hùng hồn tuyên bố khi trước thì cũng không có ai ép bạn đâu. Nhưng xin hãy giữ im lặng và đứng tránh qua một bên. Anh Cutu1 !. Ngay sau bài "thơ" đểu của anh. Tôi đã định đốp lại anh cũng bằng một vài thơ. Nhưng Bà xã tôi đã ngăn tôi lại. Bả nói rằng, sợ khi anh đọc bài thơ ấy của tôi, anh sẽ đau lắm. Nên Tôi đành thôi, mà chỉ viết như nhắc nhở anh, nên biết mình là ai, đừng quá lố. Và cũng nên bình tĩnh xem xét, đọc hiểu cho thấu đáo. Khi mà yêu cầu của Tôi, đó không phải là do tôi bày ra, mà đó chính là yêu cầu của cái gọi là khoa học, do chính các anh khăng khăng đề nghị. Nhưng với mấy dòng viết mà tôi trích của anh ra ở trên, thì não trạng cua anh thật sự là thê thảm. Tôi không muốn nặng lời với anh làm gì. Nhưng nay cũng có vài lưu ý để anh nhận rõ. Thật vậy, một khi các anh đòi định nghĩa về âm dương. Đương nhiên, mỗi anh định nghĩa mỗi khác, thì cái việc chứng tỏ các định nghĩa của các anh là tương đương nhau. Đó là điều bắt buộc phải làm. Nếu như các anh không làm được, thì đó là những điều tất nhiên mà các anh thể hiện sau đây: -Các anh sẽ trở thành những anh thày Mù sờ voi. Thật vậy, bởi vì các thày mù sờ voi sẽ không nhìn thấy con voi là con voi, mà mỗi anh sẽ chỉ "thấy" được cái bộ phân mà mỗi anh sờ được mà thôi, chứ không thể có một cái nhìn đúng về con voi. Như vậy, mỗi phần đó sẽ khác nhau, và các cái gọi là định nghĩa của các anh sẽ khác nhau. Việc đòi hỏi phải chứng tỏ tất cả các định nghĩa của các anh đều tương đương với nhau, là yêu cầu để khẳng định, các anh đã có một định nghĩa xác định đúng khái niệm, đối tượng như nó đúng chính là nó. Yêu cầu này, một khi chính các anh đòi định nghĩa cho được âm dương, thì không thể bỏ qua. Bằng không thì tất cả các định nghĩa của các anh, chẳng có ý nghĩa gì cả !. -Các anh định nghĩa, mà không thấy sự tương đương điều đó chứng tỏ rằng, các anh viết ra cái định nghĩa đó, mà chính các anh chẳng hiểu nổi nội dung của các định nghĩa mà chính các anh đã viết. -Tôi giả sử, trong số định nghĩa các anh viết ra, có một định nghĩa nào đó, chính xác là một định nghĩa, thì việc các anh không hiểu nội dung định nghĩa của mình, thì có khác gì là cái sự "ăn theo, nói leo" không ?. Đối với nhiều người, người ta nói: Thử định nghĩa, thì cái việc đó là điều Thể Chấp. Nhưng riêng anh, anh có vẻ như đóng vai Cao Nhân ?. Mà đã trót đóng vai cao nhân, thfi anh cho rằng chỉ có anh là có định nghĩa. Nay Tôi yêu cầu anh chứng tỏ định nghĩa của anh tương đương với các định nghĩa khác, thì anh không làm, và chắc chắn là không làm được, nhưng xấu hổ, đành quanh co !. khích tướng !, nói năng thiếu liêm sỷ !. Anh nghĩ Bạn đọc chẳng ai nhận ra sao ?. Anh coi thường bạn đọc quá đấy. Nhưng mà, Tôi đâu có quan tâm đến chuyện đó. Tôi chỉ thấy anh: Kiến thức về lý học đông phương của anh nghèo quá, lại không có căn bản. Anh vào diễn đàn, học mót, lại muốn đóng vai cao nhân, nhưng có thể một số người tưởng thế, chứ người có một chút kiến thức thì nhận ra anh ngay thôi. Nay qua thêm một câu mà anh khuyên bạn đọc. Rằng @ những ai đang bàn về thái cực. Hiện nay âm dương còn chửa tthông mà mọi người đã vội bàn đến Thái cực thì liệu rằng có sớm quá không ? Chịu khó nhẫn nại chút, vụ âm dương ngũ hành nầy xong thì chúng ta mới lại đến chuyện Thái cực. Xin đừng làm lãng chủ đề này nữa. Thì đúng là kiến thức và sự hiểu biết về âm dương của anh thật thảm hại. Tôi tự hỏi, chả nhẽ thật sự anh ta không biết gì về âm dương ngũ hành sao ?. Nhưng sự thật là như vậy, muốn "bênh" cũng chẳng được.Lý học đông phương, muốn học và có sự hiểu biết cho đúng đắn, tử tế một chút, thời phải được truyền dạy có căn bản, chứ không thể học mót. Nó cũng khác nhiều so với khoa học kỹ thuật tây phương. Với khoa học kỹ thuật tây phương, chỉ cần một trí tuệ bình thường, thêm một sự cần cù nữa, và được đến trường đi học, thậm chí còn có rất nhiều gương tự học, vẫn có thể trưởng thành. Nhưng đông phương học, vốn có câu: Không thầy, đố mày làm nên !!!. Thật vậy, đông phương học, nếu so sánh thì tây phương học, cứ 10 người đi học thì có tới 7 đến 8 người có thể học được. Nhưng đông phương học, 10 người đi học thì bỏ mất 8 đến 9. Số người có thể thu thập được ít hơn rất nhiều so với sự học khoa học kỹ thuật. Thành ra, nếu là học mót, thì lại càng không thể thành tựu. Mang một tinh thần cầu thị, cầu tiến thì nếu có duyên, còn có thể gặp được người truyền thụ, mà nắm được một chút. Chứ cứ mà đòi đóng vai Cao Nhân, để mò vào các diễn đàn lý học đông phương, chôm chỉa mỗi chỗ một ít, thì kiến thức của anh nó thành buồn cười lắm. Nay thì đã rõ, nó thể hiện rõ ràng: Trong chủ đề này, về âm dương, Tôi viết khá nhiều. Vậy mà anh lại bảo, chỉ có thế thôi. Rõ là anh hoặc là chẳng hiểu, mà lại như con bạc khát nước, song có nước mà không biết uống, thành ra anh thấy chẳng được bao nhiêu. Hoặc là anh không hiểu, nhưng do lỡ đóng vai cao nhân, vì là kiến thức học mót, nên chẳng tiện học hỏi, thành ra chơi cái trò khích bác để người ta phải nói ra ?. Thật chẳng ra sao cả. Ấy thế mà, Tôi đã viết rõ nhiều, mà anh không hiểu, thì nó càng thể hiện rằng, dù có viết hơn nữa, anh cũng chẳng hiểu. Điều này là hợp lý, vì kiến thức của anh là do học mót, thì anh sao có thể hiểu nổi. Ngay cả, cái gọi là định nghĩa do chính anh viết ra, mà anh cũng chẳng biết nó là cái giống gì !!. Đâm ra, anh càng nói, càng thể hiện sự nghèo đói về kiến thức, lại càng thể hiện khả năng không thể lĩnh hội đươc lú học đông phương !. Viết ra những điều này, Tôi cũng không vui. Không vui vì một sự thật, anh kém quá. Anh đừng mong hiểu được những gì tôi viết ra sau này. Thế nhé, mong anh không giận !. Đó chính là điều Tôi hy vọng, để thấy được chút liêm sỉ còn lại ở trong anh !. Chào anh, không hẹn gặp lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Định chờ thêm một thời gian nữa, để cho cái sự các định nghĩa khác nhau về âm dương được chứng tỏ là tương đương ! Thì tôi mới phản biện. Mà Tôi tin là sẽ phản biện cái định nghĩa của anh. Thế nhưng, xem ra, điều này là khó thực hiện. Mà cái điều đòi hỏi các định nghĩa phải tương đương, thì như anh đã viết nhất trí rồi, nên Tôi cũng không giải thích yêu cầu đó làm gì. Song, trên diễn đàn, Tôi nhận thấy, nếu có phản biện anh, thì may ra có một vài và chỉ một vài người hiểu thôi, trong đó anh là nhân vật chính. Với tinh thần như tôi đã nói. nhất trí với anh, phản biện là cầu tìm chân lý. Song nay Tôi thêm vế nữa, phản biện là phản biện với người cụ thể, đối thoại cụ thể, chứ không phải là bát nháo, chung chung. Người hiểu thì ít, người không hiểu, nói lăng nhăng thì nhiều. Nên viết ra đây, thấy nó phí hoài công sức, mang thêm bực mình vào người. Mà Tôi, thì không dám coi thường cái diễn đàn này như một cái chợ. Thành thử, cái gọi là phản biện trực tiếp vào định nghĩa của anh, xin khất khi nào có dịp, một khi mà anh không thay đổi ý kiến. Còn bây giờ: Trên tinh thần vì học thuật, mong giúp anh được phần nào trong các nghiên cứu của anh. Tôi có ý kiến mong anh xem xét mà rút lại cái định nghĩa này đi. Nó làm cho anh bị lạc hướng nhiều đó. Để dễ hiểu, và có tính trực quan, Tôi xin nêu ví dụ mà chính anh đã đưa ra để biện luận về âm dương: Như anh viết: Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là: Thày giáo hỏi học sinh: - Cái bàn này cao hay thấp? Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. Tôi không rõ đó có phải là ý kiến trực tiếp của anh hay không, nhưng anh có dự buổi thảo luận đó, và dường như anh nhất trí với ý kiến đó. Thưa anh !. Đó là một câu trả lời Sai. Câu hỏi đó có một đáp án và chỉ một đáp án duy nhất đúng. Tôi thấy anh SaPa có ý kiến xác đáng, nhưng Tôi muốn cụ thể thêm thôi: Đáp án đó là: Khi hỏi (đương nhiên là phải hỏi một ai đó, chứ không thể hỏi trống không !. Mà ngay cả khi hỏi trống không, thì cũng có nghĩa là chính mình hỏi mình): Cái bàn cao hay thấp. Trả lời: Cái bàn Cao ?. Vâng !. Đúng, cái bàn Cao. Cái bàn Thấp?. Vâng đúng, cái bàn Thấp. Cái bàn trung bình ?. Vâng đúng, cái bàn trung bình. Thậm chí hỏi nữa, rằng: Cái bàn, vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vủa chẳng cao, chẳng thấp, chẳng trung bình, ... nghĩa là hỏi giống như kẻ điên cũng được cơ mà. Câu trả lời cũng thế. Vâng đúng, cái bàn vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vừa chẳng cao, vừa chẳng thấp, vừa chẳng trung bình. Đó là một câu trả lời Đúng !. Vâng đúng đó anh. !Nếu trả lời Sai Tức là Sai luôn !. Tại sao vậy: Bởi vì Khi người hỏi, đã xác lập vị thế Chủ thể đối với cái Bàn là Khách thể. Mà Chủ - Khách vốn phân âm dương. Mà đã có âm dương là có quan hệ rồi. Nên khi hỏi Cao, hay thấp, hay trung bình, thì chủ thể đã xác lập sự đo lường, sự cảm ứng đối với Khách thể là cái bàn. Chính tính cặp, âm dương này, chủ - khách, Cao - Thấp đã bộc lộ quan hệ, và thế giới đã vận động ở đó rồi. Chả thế mà, Tôi đã nói, người ta chỉ có thể hiểu về âm dương, chứ không định nghĩa được. Cho nên Trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó. Ngay như động vật, chúng cũng hiểu được âm dương. Thật thế, những con chó - chẳng hạn - muốn nhảy qua hàng rào, nó cũng đã xác định âm dương chủ thể - là nó, và độ cao hàng rào - Khách thể, để nó định lượng được sức mà nó phải bỏ ra để có thể vượt qua được cái hàng rào đó. Một con mèo nhảy từ trên tầng cao xuống đất, nó cũng xác định chủ khách - âm dương, là chính nó và độ cao, để nó ước lượng độ cao mà nhảy xuống, nếu cao quá, nó liền cảm ứng và biết sợ hãi mà tìm lối khác. Với con vật, trí lùn, thì chỉ có thể hiểu được âm dương ở mức thấp như cao thấp, định hướng phải trái, trên dưới, rồi phân biệt đực - cái với quan hệ tương phối mà cho ra các đời sau của nòi giống nó !!!. Đó chính là lời giải của bài toán cao thấp của cái bàn đó anh. Giả sử như con mèo nó trả lời Sai, từ đó, nó cảm nhận độ cao sai mà cứ liều nhảy, có phải là nó sẽ chết tan xương không ?. Hoặc như nó không phân biệt được đực cái, mà nó lại đi "hiếp" một cá thể khác cùng giống thì chắc chúng quay trở lại cắn nhau có khi đến chết mất !!!. Phải không anh. Âm - Dương nó thực tiễn thế đó anh. Mong anh hiểu được ý tôi, lời chân thành của tôi. Hy vọng anh sẽ có những bổ sung hữu ích cho các nghiên cứu của anh !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Chính vì nó phi khoa họcthì mới ít người hiểu chứ còn đã khoa học rồi thìai chả hiểu. Đúng vậy, lúc đầu khi có 1 người bạn giải thích cho anmay về khái niệm thế nào là vô cực, thái cực, âm dương, anmay có cảm giác đầu óc căng như dây đàn, không thể mường tượng nổi, mãi đến 1/2 năm sau thì hiểu 1 chút, 1 năm sau hiểu được chút nữa, 1 1/2 năm sau hiểu thêm chút nữa, giờ thì chấp nhận và thấy tạm ổn. Anmay cũng có đối chiếu cách giải thích đó với Phật Giáo, Tam Giáo, thông thiên học và 1 số nguồn nữa thì thấy rằng cách giải thích đó tương đồng, từ đó mới thấy các bậc hiền triết tựu chung cũng dạy cho nhân gian cùng 1 thứ đạo thôi, chả biết vì sao mà thành ra chia rẽ phái này phái nọ phân cao thấp. Nhưng thôi, đó cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhâ, không tự cho là đúng đối với người khác. Nếu Vô Cực, Thái cực mà rõ ràng như trắng với đen, như âm với dương thì đâu có gì là khó hiểu. Edited 27 Tháng 2, 2010 by anmay Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) @ những ai đang bàn về thái cực. Hiện nay âm dương còn chửa tthông mà mọi người đã vội bàn đến Thái cực thì liệu rằng có sớm quá không ? Chịu khó nhẫn nại chút, vụ âm dương ngũ hành nầy xong thì chúng ta mới lại đến chuyện Thái cực. Xin đừng làm lãng chủ đề này nữa. Trạng lợn xin phép góp ý đôi chút với các bác, các chú :D , bác hoặc chú hoặc anh hoặc em cutu1 nên về nghiên cứu lại sách Tàu tiếp trước khi tranh luận với chú Vui Vui đẹp trai hi hi. :DDùng compa vẽmột đường tròn, phần bền trong-lõm là Âm, phần bên ngoài-lồi là Dương. Tôi rấtmuốn biết khi nào thì Âm Dương chuyển hoá cho nhau. Mong được chỉ bảo. :D , bác thử làm mặt trời hoặc mặt trăng hay bất cứ thứ gì dừng chuyển hóa xem ??? :D , nên đọc lại sách tránh bị tầu hỏa nhập ga hi hi hi . Vậy Thái Cực là gì? Không hoàn toàn Âm, không hoàn toàn Dương hay là chi chi thì xin anh cứ trình bày tiếp ... Sapa Chú Sa pa, Câu hỏi này thật thú vị :D@chú Vui Vui, chú phản biện sắc thật hi hi hi. Edited 28 Tháng 2, 2010 by Trạng Lợn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Chán thật :D . Sao thấy đây là chủ đề Luận Âm Dương, sau khi bác TS định nghĩa xong thì chẳng ai nói tiếp nữa ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Chán thật :D . Sao thấy đây là chủ đề Luận Âm Dương, sau khi bác TS định nghĩa xong thì chẳng ai nói tiếp nữa ? Nếu Sunrise quan tâm thì có thể đọc lại từ những trang đầu của topic này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Trong khi chờđợi giải đáp cuối cùng, tôi xin góp vui bằng một câu hỏi nữa : “Dùng compa vẽmột đường tròn, bề mặt bên trong lõm là Âm, bề mặt bên ngoài lồi là Dương. Tôimuốn biết bề mặt nào động trước?” Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Trong khi chờđợi giải đáp cuối cùng, tôi xin góp vui bằng một câu hỏi nữa : “Dùng compa vẽmột đường tròn, bề mặt bên trong lõm là Âm, bề mặt bên ngoài lồi là Dương. Tôimuốn biết bề mặt nào động trước?” Để anmay xác định lại câu hỏi của bác dịch nhân như sau: Dùng compa vẽ 1 đường tròn trên mặt đất? Bề mặt lõm do thiếu đất bên trong là âm, Bề mặt bên ngoài (của đường tròn do đất đụn lên???) lồi là Dương. Không biết anmay hiểu vậy có đúng không ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Đơn giản chỉlà vẽ trên giấy thôi bác ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Trong khi chờđợi giải đáp cuối cùng, tôi xin góp vui bằng một câu hỏi nữa : “Dùng compa vẽmột đường tròn, bề mặt bên trong lõm là Âm, bề mặt bên ngoài lồi là Dương. Tôimuốn biết bề mặt nào động trước?” Nếu bác cứ hỏi thế này thì cháu xin phép hỏi đôi chút luôn ạ: -Với một đồng xu 2 mặt xấp ngửa thì đã định hình nên mặt âm và mặt dương chưa ạ? Nếu có, thì với một hình tròn được cắt ra từ trang giấy, mặt nào là âm, mặt nào là dương? (À, rõ ràng là 2 mặt như nhau rồi...) -Nhưng đó là một đối tượng có "2 mặt". Còn với kẻ chỉ mang "một mặt", như mặt Möbius trong toán tô-pô, thì làm sao phân biệt được âm-dương nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Sự quan sát vàlắng nghe ở đây quan trọng hơn câu trả lời. Bởi khi tôi đặt ra câu hỏi, tôi khôngmong muốn sẽ có 1 câu trả lời. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Bác có thấy sự mâu thuẫn trong chính những gì mình diễn đạt hay không? Ở những bài trên thì bác nói rằng: Trong khi chờđợi giải đáp cuối cùng, tôi xin góp vui bằng một câu hỏi nữa : “Dùng compa vẽmột đường tròn, bề mặt bên trong lõm là Âm, bề mặt bên ngoài lồi là Dương. Tôimuốn biết bề mặt nào động trước?” Nhưng bây giờ thì bác lại nói rằng:Sự quan sát vàlắng nghe ở đây quan trọng hơn câu trả lời. Bởi khi tôi đặt ra câu hỏi, tôi khôngmong muốn sẽ có 1 câu trả lời.Kính bác. Edited 28 Tháng 2, 2010 by Miêu mập Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Nếu Sunrise quan tâm thì có thể đọc lại từ những trang đầu của topic này.Bác daretolead kính. Tôi dĩ nhiên là phải đọc từ đầu rồi. Tuy nhiên, ý của tôi ở đây là sau khi bác TS nêu ra định nghĩa rồi thì không thấy ai phản biện trực tiếp vào vấn đề đó, hoặc đưa ra các định nghĩa khác. Chưa bàn đến đúng/sai, ít ra định nghĩa của bác TS và các mệnh đề âm dương bác TS đã đưa ra (dương trước, âm sau, âm thuận tùng dương, dương tịnh âm động...) cũng giúp tôi có thể quán xét một sự vật, một sự việc là âm hoặc dương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Tôi loay hoay mãi với câu tự hỏi : Luận về Âm Dương phải chăng là luận về Tướng của Âm Dương ?. Tướng có giới hạn hoặc không có giới hạn ?, có biên giới hoặc không có biên giới ?, được vòng lại hoặc không được vòng lại ? Nhỏ như vi trần hoặc lớn như thiên hà đại địa ? Khái niệm danh từ Âm Dương là gì ? Đặc tính của Âm Dương ? - Âm Dương có bao nhiêu đặc tính ? Âm Dương có Tướng chung ? - Tướng chung của Âm Dương ? Âm Dương không có Tướng chung ? - Tướng chung không có Ậm Dương ? Âm dương có Tướng riêng ? - Tướng riêng không có Âm Dương ? Nhân của Âm Dương ? - Âm Dương có Nhân không ? (theo nghĩa nguyên nhân - kết quả) Kính mong được Cao nhân minh giải Xin cám ơn ! Edited 28 Tháng 2, 2010 by Phapvan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) gưỉ Miêu Mập Dĩ nhiên là câu hỏinào mà chả có những từ để hỏi, nếukhông thì chả còn là câu hỏi nữa. Nếu bạnmuốn tiếp tục chấpnhững điều mâu thuẫn của tôi trong cách diễnđạt thì cần phải mởriêng mục mới để tránh làmloạn chủ đề này. Phụ thân tôi có dạy tôi điều này “Hãy để suy nghĩ của mình vượt trên tất cả”. Edited 28 Tháng 2, 2010 by dichnhan07 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Xin phép mọingười để tôi đưa ra một điềutrong thế giới của Dịch “Đó mà một thế giới đầy dãy những mâu thuẫn mà chẳng thểloại bỏ, trừ khi vứt bỏ hẳn, Dịch là Thái Cực”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 @ vuivui Chà, đọc một bài dài đầy nộ khí của bạn vuivui mà cuối cùng chỉ hiểu được chút chút thui à. <<< Nay Tôi yêu cầu anh chứng tỏ định nghĩa của anh tương đương với các định nghĩa khác, thì anh không làm, và chắc chắn là không làm được, nhưng xấu hổ, đành quanh co !. khích tướng !, nói năng thiếu liêm sỷ !.>>> Tại sao lại bắt buộc các định nghĩa hoặc khái niệm của chúng tôi phải "tương đương với các định nghĩa khác" nhỉ. "Các định nghĩa khác" là cái gì đây, nếu bạn thật biết thì hãy lấy nó làm luận cứ để so sánh và phản biện đi chứ. Đó là cái lợi thế lớn của bạn mừ, nếu khi bạn quả thật đã biết được nhiều "cái hay, cái đúng" hơn chúng tôi. Tôi đang chờ sự phản biện về luận cứ của mình thì anh lại cho rằng tôi quanh co. Nói về cái "sự quanh co" nầy thì chính là anh thì đúng hơn, chừ "há miệng mắc quai" nên tìm cách "chạy làng". Vì đã trót tuyên bố hùng hồn rồi mà nay không biết phải "phản" lại như thế nào nữa thì thiệt cũng kỳ. "Khích tướng" ở những bài của tôi thì có thể có, nếu như anh cảm nhận như vậy, còn phần "nói năng vô liêm sỷ" thì e rằng anh đã quá lời. Có thể là anh "nóng quá nên mất khôn" và đánh giá nhầm chăng ? <<< . . . việc các anh không hiểu nội dung định nghĩa của mình, . . .?. >>> Vụ nầy thì không biết anh Thiên sứ thế nào, nhưng tui thì biết rõ là tui viết cái gì. Ở đây tôi e rằng: chính anh là người chẳng hiểu cái điều tôi viết cái gì hoặc cố tình không chịu hiểu. Chỉ có hơn một dòng cỏn con mà nó lại có thể làm khó dễ cho bạn vuivui nhiệt tình và mãnh liệt của chúng ta ư ? Tôi không tin, nhưng đáng tiếc rằng: nó lại là sự thật. <<< Nhưng riêng anh, anh có vẻ như đóng vai Cao Nhân ?. Mà đã trót đóng vai cao nhân, thfi anh cho rằng chỉ có anh là có định nghĩa . . . >>> Thứ nhất: Lạy chúa nhân từ, tôi không phải là "cao nhân" như anh phong cho. Thứ hai: không phải "chỉ có mình tôi là có định nghĩa". Mà tất cả mọi người đều có thể định nghĩa hoặc khái niệm về một cái gì đó, nếu như họ muốn và có thể. Bạn nên nhìn nhận lại cho đúng. Bài của bạn thì tui cũng đọc lướt khá nhiều, nhất là trong chủ đề này, nên chớ vội nghĩ rằng tôi không hiểu biết về trình độ của bạn. Qua đó tôi thấy hình tượng một võ sỹ có quá trình tu luyện công phu khá dầy, nội lực dồi dào, sung mãn. Chỉ tiếc là "Nhâm đốc nhị mạch" chưa được đả thông nên không thể đạt tới mức" Tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên" được, tức là tới mức thượng thừa, thông suốt. Vì vậy nên nội lực khi vận dụng quá đà thì thường lại chạy ngược lại gây thương tổn, mà người ta thường gọi là bị "Tẩu . . ." cái gì đó. Những vết tích đó vẫn thỉnh thoảng được hiển thị trong vài bài viết với những luận cứ trái ngược nhau. Bạn cho rằng: tôi là "người đi học mót ở các diễn đàn" ư ? Ừa, thì cứ cho là như vậy đi thì cũng đã làm sao, ngoài ra tôi còn học mót ở nhiều sách khác lắm. Đại khái là "mót" khắp nơi, nhưng ở đây thì tuyệt đối không nha, chẳng có chút nào rơi ra cả. Kiến thức của nhân loại có được và phát triển lên chính là trên sự kế thừa của những cái cũ nên đó chỉ là chuyện bình thường. Hình như bạn tự hào là đã có thầy chỉ bảo và được "chân truyền" thì phải. Xem ra ông thầy bạn chắc cũng là một "cao nhân" cỡ bự đây. Chỉ với chút kiến thức "mót được" mà tôi dám "đánh trống qua cửa nhà sấm" như ở đây thì quả thiệt là liều mạng. Có lẽ tôi cũng nên coi lại lá gan của mình chăng ? Vắng mất vui vui quả thật buồn, Trò trăm, chuyện vạn thiếu người buôn. Ngơ ngác âm dương nay đâu thấy. Vòng tròn trơ khấc, cái gì tuôn ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 @ Bác cutu1: quả thật daretolead thấy chú vuivui và thầy Thiên Sứ đã có viết nhiều về ý kiến của mình từ đầu topic này, không biết bác đã đọc chưa? Nếu đọc rồi thì bác có thể căn cứ vào đấy để trao đổi thêm. Ngoài ra, xin phép cho daretolead chen ngang một chút với thông tin từ internet. Tranh luận là một nghệ thuật có từ xưa. Ai cũng có thể tranh luận được nhưng rất ít ai tranh luận đúng cách. Sau đây là các lỗi lầm hay mắc phải khi tranh luận. Tấn công cá nhân: VD: Nó không hiểu cái này đâu, ngày xưa nó đi bán kẹo kéo mà. Hoàn toàn không liên hệ đến việc tranh luận. Hạ nhục cá nhân với mục đích để hạ giá sự hiểu biết của người khác. Bán kẹo hoàn toàn không liên hệ tới sự thông minh/hiểu biết của người đó. Vơ đũa cả nắm: VD: Học trò trường đó dở lắm. Đâu phải ai học ở đó cũng ngu đâu. Kết luận sai: VD: Có một ông bác học bỏ một con cào cào lên bàn rồi đập bàn một cái. Con cào cào nghe thấy, giật mình nhẩy mất. Ông cắt hết chân cào cào rồi đập bàn một cái, con cào cào vẫn nằm im. Ông kết luận: Cào cào bị điếc khi mất hết chân. Ông ấy sai vì có lý do khác cho cào cào không nhẩy được. Đa số thắng thiểu số: VD: 90% giới tiêu thụ dùng sản phẩm này. Nhưng 90% có thể bị xai, vì sản phẩm này quá rẻ (nhưng chưa chắc đã tốt) hoặc không biết tới sản phẩm khác. 90% không có nghĩa là ai cũng phải dùng theo. A: Tôi thấy đa số ai cũng dùng loại IC này, tại sao anh không xài. B: Nhưng không có nghĩa là loại IC này tốt nhất cho mạch điện của tôi. Vỗ ngực xưng tên: VD: theo 20 năm kinh nghiệm của tôi thì làm như vầy mới đúng. Kinh nghiệm không hẳb phải là sự thật. Trong vấn đề kỹ thuật cao, mỗi ngày một tiến, kinh nghiệm hôm qua có thể sai hoặc lỗi thời. Chuối và cam: VD1: tôi thích cam hơn chuối. Hoàn toàn không có nghĩa lý gì hết. Đó là cảm nghĩ cá nhân không thể coi là sự thật trong một cuộc tranh luận. VD2: tôi nghĩ cam tốt hơn chuối. So sánh 2 thứ khác nhau. Thầy là đúng: VD: Thầy tôi nói không có tụ lớn 1F. Đem thầy ra hù vì ai cũng nghĩ thầy là đúng. Hoàn toàn vô nghĩa vì chưa chắc ông thầy đã đúng. Hoặc lúc ông ấy học thì loại tụ này chưa có. Cóc ngồi đáy giếng: VD: làm gì có cảm biến biết xe chạy đến mà bật đèn xanh !!! Mình không thấy/biết chưa có nghĩa là không có. Chứng minh ngược: VD: Tôi biết là có ma, anh có chứng minh là không có ma được không??? Lối này là đổ cho người đối thoại phải chứng minh ngược lại, nếu không chứng minh được thì điều mình nói là đúng. Tuổi tác: VD: Mày con nít, biết gì! hoặc hậu sinh khả uý, bác già lỗi thời rồi. Tuổi tác và sự hiểu biết về một vấn đề gì (nhất là đối với điện tử) không liên quan tới nhau nhiều. Bác nào thấy mình mắc phải lỗi nào thì xin tự rút kinh nghiệm để topic có chất lượng hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 tuấn dương rất muốn nghe chú vui vui giảng giải thêm về âm dương để mở mang thêm ,nhưng mấy hôm nay vào đây chỉ thấy chú vui vui cãi nhau om sòm thật buồn quá cái nhìn về âm dương của bác thiên sứ ,tuấn dương đã đọc và không tìm ra sai sót của nó có lẽ do kiến thức của tuấn dương quá hạn hẹp mong chú vui vui với kiến thức rộng lớn của mình có thể chỉ ra sai lầm trong lý thuyết này để cháu và những người chưa hiểu âm-dương học hỏi thêm kính chú tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Cutu1 nhìn này: Khi Cutu1 viết: Chà, tui nghĩ là bạn Thiên Sứ sẽ có một khái niệm rõ ràng và đầy đủ hơn về Âm dương cơ đấy. Thế này thì bạn vuivui có mà "phản" vào mắt. Không biết bạn vuivui khi đọc những dòng này thì mặt mũi sẽ ra sao nhỉ ? Thì Cutu đang nghĩ gì ?. Có phải là đắc ý không ?. Có phải là muốn xem xem cái "Phản" vào mắt với một thái độ thiếu cầu thị không ?. Mang ý nghĩa thách thức không ?. Sau đó, Cutu lại tiếp tục khích bác: @ vuivui Thôi đừng có chờ đợi chi nữa, nó chỉ có vậy thui à. Không chỉ tui, mừ bạn Thiên Sứ cũng đang rất nóng lóng chờ bạn vuivui đó. Nếu quả thiệt không thể "ấy" được như bạn đã từng hùng hồn tuyên bố khi trước thì cũng không có ai ép bạn đâu. Nhưng xin hãy giữ im lặng và đứng tránh qua một bên. Và vuivui cũng đã viết:Tôi bảo. Xét định nghĩa thứ nhất, còn có thể cho đó là một cách hiểu về âm dương. Còn định nghĩa thứ hai thì, chứng tỏ người này chưa có căn bản về âm dương !.và nêu quy tắc: Làm ơn chứng tỏ dùm: Tất cả các định nghĩa đó đều tương đương !!!. Thế nhé, Tôi chờ !. Rồi sẽ phản biện . Thậm chí, sau khi vuivui viết cho anh Thiên Sứ: Anh Thiên Sứ thân mến !. Định chờ thêm một thời gian nữa, để cho cái sự các định nghĩa khác nhau về âm dương được chứng tỏ là tương đương ! Thì tôi mới phản biện. Mà Tôi tin là sẽ phản biện cái định nghĩa của anh. Thế nhưng, xem ra, điều này là khó thực hiện. Mà cái điều đòi hỏi các định nghĩa phải tương đương, thì như anh đã viết nhất trí rồi, nên Tôi cũng không giải thích yêu cầu đó làm gì. Song, trên diễn đàn, Tôi nhận thấy, nếu có phản biện anh, thì may ra có một vài và chỉ một vài người hiểu thôi, trong đó anh là nhân vật chính. Với tinh thần như tôi đã nói. nhất trí với anh, phản biện là cầu tìm chân lý. Song nay Tôi thêm vế nữa, phản biện là phản biện với người cụ thể, đối thoại cụ thể, chứ không phải là bát nháo, chung chung. Người hiểu thì ít, người không hiểu, nói lăng nhăng thì nhiều. Nên viết ra đây, thấy nó phí hoài công sức, mang thêm bực mình vào người. Mà Tôi, thì không dám coi thường cái diễn đàn này như một cái chợ. Thành thử, cái gọi là phản biện trực tiếp vào định nghĩa của anh, xin khất khi nào có dịp, một khi mà anh không thay đổi ý kiến. Còn bây giờ: Trên tinh thần vì học thuật, mong giúp anh được phần nào trong các nghiên cứu của anh. Tôi có ý kiến mong anh xem xét mà rút lại cái định nghĩa này đi. Nó làm cho anh bị lạc hướng nhiều đó. Để dễ hiểu, và có tính trực quan, Tôi xin nêu ví dụ mà chính anh đã đưa ra để biện luận về âm dương: Như anh viết: Nội dung trích dẫnTrong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là: Thày giáo hỏi học sinh: - Cái bàn này cao hay thấp? Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. Tôi không rõ đó có phải là ý kiến trực tiếp của anh hay không, nhưng anh có dự buổi thảo luận đó, và dường như anh nhất trí với ý kiến đó. Thưa anh !. Đó là một câu trả lời Sai. Câu hỏi đó có một đáp án và chỉ một đáp án duy nhất đúng. Tôi thấy anh SaPa có ý kiến xác đáng, nhưng Tôi muốn cụ thể thêm thôi: Đáp án đó là: Khi hỏi (đương nhiên là phải hỏi một ai đó, chứ không thể hỏi trống không !. Mà ngay cả khi hỏi trống không, thì cũng có nghĩa là chính mình hỏi mình): Cái bàn cao hay thấp. Trả lời: Cái bàn Cao ?. Vâng !. Đúng, cái bàn Cao. Cái bàn Thấp?. Vâng đúng, cái bàn Thấp. Cái bàn trung bình ?. Vâng đúng, cái bàn trung bình. Thậm chí hỏi nữa, rằng: Cái bàn, vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vủa chẳng cao, chẳng thấp, chẳng trung bình, ... nghĩa là hỏi giống như kẻ điên cũng được cơ mà. Câu trả lời cũng thế. Vâng đúng, cái bàn vừa cao, vừa thấp, vừa trung bình, vừa chẳng cao, vừa chẳng thấp, vừa chẳng trung bình. Đó là một câu trả lời Đúng !. Vâng đúng đó anh. !Nếu trả lời Sai Tức là Sai luôn !. Tại sao vậy: Bởi vì Khi người hỏi, đã xác lập vị thế Chủ thể đối với cái Bàn là Khách thể. Mà Chủ - Khách vốn phân âm dương. Mà đã có âm dương là có quan hệ rồi. Nên khi hỏi Cao, hay thấp, hay trung bình, thì chủ thể đã xác lập sự đo lường, sự cảm ứng đối với Khách thể là cái bàn. Chính tính cặp, âm dương này, chủ - khách, Cao - Thấp đã bộc lộ quan hệ, và thế giới đã vận động ở đó rồi. Chả thế mà, Tôi đã nói, người ta chỉ có thể hiểu về âm dương, chứ không định nghĩa được. Cho nên Trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó. Ngay như động vật, chúng cũng hiểu được âm dương. Thật thế, những con chó - chẳng hạn - muốn nhảy qua hàng rào, nó cũng đã xác định âm dương chủ thể - là nó, và độ cao hàng rào - Khách thể, để nó định lượng được sức mà nó phải bỏ ra để có thể vượt qua được cái hàng rào đó. Một con mèo nhảy từ trên tầng cao xuống đất, nó cũng xác định chủ khách - âm dương, là chính nó và độ cao, để nó ước lượng độ cao mà nhảy xuống, nếu cao quá, nó liền cảm ứng và biết sợ hãi mà tìm lối khác. Với con vật, trí lùn, thì chỉ có thể hiểu được âm dương ở mức thấp như cao thấp, định hướng phải trái, trên dưới, rồi phân biệt đực - cái với quan hệ tương phối mà cho ra các đời sau của nòi giống nó !!!. Đó chính là lời giải của bài toán cao thấp của cái bàn đó anh. Giả sử như con mèo nó trả lời Sai, từ đó, nó cảm nhận độ cao sai mà cứ liều nhảy, có phải là nó sẽ chết tan xương không ?. Hoặc như nó không phân biệt được đực cái, mà nó lại đi "hiếp" một cá thể khác cùng giống thì chắc chúng quay trở lại cắn nhau có khi đến chết mất !!!. Phải không anh. Âm - Dương nó thực tiễn thế đó anh. Mong anh hiểu được ý tôi, lời chân thành của tôi. Hy vọng anh sẽ có những bổ sung hữu ích cho các nghiên cứu của anh !. Thân ái. Thế mà Cutu1 vẫn còn viết: Tại sao lại bắt buộc các định nghĩa hoặc khái niệm của chúng tôi phải "tương đương với các định nghĩa khác" nhỉ. "Các định nghĩa khác" là cái gì đây, nếu bạn thật biết thì hãy lấy nó làm luận cứ để so sánh và phản biện đi chứ. Đó là cái lợi thế lớn của bạn mừ, nếu khi bạn quả thật đã biết được nhiều "cái hay, cái đúng" hơn chúng tôi. Tôi đang chờ sự phản biện về luận cứ của mình thì anh lại cho rằng tôi quanh co. Nói về cái "sự quanh co" nầy thì chính là anh thì đúng hơn, chừ "há miệng mắc quai" nên tìm cách "chạy làng". Vì đã trót tuyên bố hùng hồn rồi mà nay không biết phải "phản" lại như thế nào nữa thì thiệt cũng kỳ. "Khích tướng" ở những bài của tôi thì có thể có, nếu như anh cảm nhận như vậy, Thì đấy có phải là sự thể hiện khả năng của một người nghiên cứu ?. Chả nhẽ lại đi phản biện một anh thầy mù sờ voi ?. Thêm nữa, anh này lại còn không có khả năng nhận thức được cái điều tối thiểu lad các định nghĩa của cùng một khái niệm đều phải tương đương ?. Thật tội nghiệp !!! Chả nhẽ lại không biết cuyện ngụ ngôn thầy mù sờ voi ?. Dân gian còn chán cái mớ đời với những ông đó. Nhưng nếu mà các ông ấy hjp nhau lại để có một định nghĩa chung cho hết thảy mỗi ổng, hay chứng tỏ các định nghĩa của các ổng đúng là định nghĩa con voi, thì dân gian đâu có chuyện ngụ ngôn đó !. Đến như vậy mà còn không hiểu thì ... botay.com thật. Còn tôi nói Cutu vô liêm sỉ. Có phải là giận quá chăng ? Một khi đây là một chủ đề do anh Thiên Sứ lập ra với mục đích thảo luận cùng tôi, như bao lần Tôi với Anh ấy thảo luận, để giúp nhau nghiên cứu tốt hơn, hiểu quả hơn. Vậy mà Cutu chen vào, khi Anh Thiên Sứ vừa mới đưa ra định nghĩa của anh ấy: ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Khi chưa biết Tôi có đáp lời thế nào, chưa có bất kỳ một sự phản hồi nào thì Cutu1 đã vội viết: Thế này thì bạn vuivui có mà "phản" vào mắt. Không biết bạn vuivui khi đọc những dòng này thì mặt mũi sẽ ra sao nhỉ ? Vậy đây là hành động liêm sỉ hay là vô liêm sỉ ?. Cutu1 có thể phân tích được chăng, khi mà Cutu1 chác cũng cơ tuổi lục tuần rồi nhỉ ?. À mà quên, nếu Cutu1 thuộc lớp 00x - tức là sinh sau năm 2 000, thì Bác sẽ không chấp !!!. Cutu1 nhớ nhé, đây là chủ đề của anh Thiên Sứ và Tôi làm chủ nhé !. Khách mà không tôn trọng chủ, vốn đã là vô liêm sỉ rồi. Nay lại còn ăn nói quàng xiên, giữa một nơi mà các Bạn quan tâm đều có học, thì .... Thôi, nói thế quá đủ rồi. Nên xem lại mình đi. Còn muốn tôi phản biện định nghĩa âm dương của Cutu1 thì như tôi đã nói, định nghĩa của bạn không có giá trị, một khi cái điều kiện đó nó không được thực hiện. Còn ai mà đi phản biện với cái định nghĩa ấy, thì đúng là người có vấn đề vê phương pháp luận trong nghiên cứu, cũng như không được học hành tử tế !. Mà Cutu1 có nhận ra cái lối nhập nhằng trong tư duy của Cutu1 chưa nhỉ: Thay vì phản biện lại yêu cầu tương đuơng của các định nghĩa, thì Cutu1 lại nhằng sang chuyện theo kiểu chợ búa: Tôi là Tôi, định nghĩa của Tôi việc gì phải tương đưong với ai. Người ta thì mặc kệ người ta, là cái gì đối với tôi đâu !!!. Thật rõ chán !. Đã hẹn không gặp lại. Nhưng gặp phải "loại ăn mày dai voi", nên đành phải bận tay hốt đi vậy !!!. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Thân gửi các bạn quan tâm !. Cám ơn các bạn đã có sự quan tâm tới các bài viết của tôi. Có một số bạn có lòng quan tâm hơn nữa về âm dương ngũ hành, thậm chí dịch lỹ nói riêng, đông phương học nói chung. Thú thực, Tôi cũng chỉ là một hậu bối. Có một lời tâm tư với các bạn thế này. Có nhiều người, thậm chí có nhiều - những người mà tôi đã gặp qua, cũng như đã đọc các trước tác, hay có trao đổi ý kiến - nhà khoa học, thật sự khoa học đó, cũng hiểu biết rất hạn chế về âm dương ngũ hành. Đó là do, âm dương ngũ hành thật sự không dễ học tý nào. Đó là lời phát biểu của tôi, khi tôi có giảng cho một số người, chứ không phải là do kinh nghiệm học từ tôi thì tôi không dám kết luận như vậy. âm dương ngũ hành có nhiều tầng. Tất cả những gì các bạn thấy qua các chủ đề trên hầu hết các diễn đàn cũng như sự giao thoa của nó với khoa học, với triết tây, chỉ là phần thấp nhất, phần cơ sở. Nhưng khi lên đến tầng cao hơn thì lại thấy tầng cơ sở này chỉ như là một trường hợp riêng mà thôi. Khi những người nghe tôi giảng, thoạt đầu có nghe được câu đó, đều có cảm giác bất phục. Nhưng khi thu nhận được một cách có hệ thống của tầng cơ sở, thì đã thấy "may mà chưa vội nhảy lên tầng cao" chứ không thì "ngã gãy chân, gãy tay mất". Đó là sự thật. Thành thử, Tôi có nói ở đây. Muốn học đông phương học cho có hệ thống, đúng đắn, thời phải có người truyền dạy, chứ không học linh tinh được đâu. Đấy là Tôi nói thực lòng. Bạn nào bất phục, cũng xin không cần phải phản ứng. Quyền kiểm nghiệm trên thực tế là của các bạn. Một khi đông phương học có khả năng kết nối với tây phương học, thì Tôi không dám nói to nhớn, bởi vì tôi chưa là gì so với cổ nhân cả, nhưng chí ít thì đối với cá nhân, cũng có thể giải thích được "thế giới quanh ta". Ví dụ như: Hiểu được tại sao Nguyên Trãi lại: Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo. Hiểu được tại sao Trần hưng Đạo lại dặn vua trước khi đi xa: Xin bệ hạ lấy dân làm gốc, vua tôi đồng lòng, thì xã tắc bền vững muôn đời !. TQ thì có khổng tử, to nhớn đến nhường nào, mà lại phát biểu: Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Trong khí VN ta thì : Thuận vợ thuận chồng, bể đông cũng tát cạn ?. Phải chăng cái lẽ âm dương của Nam Việt ta sâu sắc hơn, sâu sắc ở chỗ nào ?. Thật vậy. Với quan niệm thời xưa, đàn bà là âm, tiểu nhân. Nhưng đã có bố con là dương âm, chồng vợ là dương âm, thì đàn bà là âm, âm thuận tùng dương, nên vợ theo chồng là phải lẽ. Song Mẹ - Con thì vốn là Tiền bối, Hậu bối, huống chi trong gia đình có tôn ti, lớn nhỏ. Lớn trọng nhỏ khinh. Trong khinh, tiền hậu bối đều là âm dương, thì tại sao Khổng tử lại cố ý nêu rằng: phu tử thì tòng tử !. Rõ ràng là sự lộn ẩu của họ nhà tôm !. Cho dù sự biện luận con trai trong nhà làm rường cột thì phải lấy đó làm chủ, mà chủ thì phải dương, đàn bà là thứ yếu nên khinh, thuộc âm, nên mới sinh chuyện mẹ cũng phải theo con, để ngăn cấm không cho mẹ xuất giá xây dựng hạnh phúc. Đó có phải là chuyện nghịch thường và ích kỷ của Khổng Tử không ?. Các bạn hãy so sánh với tiền nhân Việt: Thuận vợ thuận chồng bể đông tát cũng cạn. Có thấy vai trò âm dương cân bằng hay không ?. Đó có phải là hình vẽ thái cực không ?. Xét như thế, dù có muốn biện hộ cho Khổng Tử thế nào thì cũng thấy Việt ta đúng là có gốc, tuân theo quy luật, chứ không áp đặt chủ quan như Khổng Tử. Mặc dù đều hiểu âm dương chuyển hóa. Bởi vậy, văn hóa TQ là văn hóa bành trướng, văn hóa việt tộc là văn hóa ôn hòa, hòa bình chung sống !. Hiểu và nhận thức đúng đắn, trong một ví dụ âm dương như thế, tiền nhân ta dạy con cháu muôn đời mai sau rằng: Phải cảnh giác với ông bạn lớn phương Bắc. Đừng quên, văn hóa của họ là văn hóa bành trướng. Mà văn hóa dân tộc, thì trường tồn, không bao giờ mất đi cái bản chất của nó. Bởi vì, đã là văn hóa, thì nó ngấm vào máu thịt, nó là quốc hồn, quốc túy. Nên khi thấy anh phương Bắc mà nói Hảo Hảo, chìa tay ra bắt thì phải cảnh giác. Đấy là một ví dụ !. Tôi không có bất cứ tham vọng gì, thấy các Bạn quan tâm tới đông phương học thì cũng vui, xem như đó cũng là một nhu cầu tinh thần, như bao nhu cầu tinh thần của mọi người. Mà vào đây, dù là tranh luận, đôi lúc có phần gay gắt, cũng vẫn thấy vui. Có nhiều người muốn trao đổi, muốn tôi giảng bài, thì thực sự là tôi không có khả năng, mặc dù cũng đã có giảng bài cho một số người, một khi sách của tôi chưa công bố - xin thông cảm. Xin vui đâu chầu đấy thôi. Nhân đây cũng nhắc mấy bạn, những vấn đề mà các bạn nêu ra trong chủ đề này, như chuyện vẽ vòng tròn, xem chuyển hóa thế nào. rồi hai mặt của đồng tiền, mặt nào dương, mặt nào âm ?. ... đều thuộc về âm học cả. Song ngay từ cách đặt vấn đề các bạn đã sai. Từ Từ rồi các bạn sẽ rõ. Nhiều người hiểu âm dương ngũ hành không đúng, thành ra, càng học càng thấy rối, càng nghiên cứu, lại càng thấy vô lý, bất cập. Đó là vì ngay từ đầu, đã sai căn bản rồi !. Thân ái. Chúc các Bạn thành tựu. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Bảo Thạch vào đây học hỏi, thấy quý bậc Tri Thức GÓP CHUYỆN như thế nầy có bài họa, xin quý vị nghiệm thử . Tham luận so tài góp chuyện vui Đệ huynh, huynh đệ, khéo khen ... mùi Thỏ lanh, đợi thỏ nơi bàn nướng Rùa chậm, chờ rùa ở bếp thui Động tĩnh, thỏ rùa ... nhai ngọt ngọt Âm dương, rùa thỏ ... gật bùi bùi Ngũ hành, tứ tượng mà chi chớ Cãi riết ... MẦY ... TAO ... kiếm chỗ chui ! Bảo Thạch[/color][/size] "Mùi" quen quá ta ! @ Thiên sứ Thật là buồn khi bạn vuivui mãnh liệt đã bỏ chúng ta lại với hai cái "Định nghĩa - Khái niệm" chết tiệt kia và còn "hẹn không gặp lại". Vuivui quả là "biết người, biết ta" lắm lắm. Bây giờ chỉ còn tôi và anh, có lẽ ta đành giở trò "thổi kèn, khen lấy" vậy. Anh bình của tôi và tôi bình của anh. Thể theo câu " Tiền chủ, hậu khách" nên tôi : " THỈNH TIÊN SINH TIÊN PHÁ " . Vào gửi mới thấy bài của bạn vuivui, thôi hẹn khi khác đáp lời. Cũng chả muốn chữa lại bài nữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Bác có thấy sự mâu thuẫn trong chính những gì mình diễn đạt hay không? Ở những bài trên thì bác nói rằng: Nhưng bây giờ thì bác lại nói rằng: Kính bác. Thật ra bác dichnhan07 đặt câu hỏi đó là thừa biết không có ai có khả năng trả lời (không có ai có thể trả lời) vì muốn trả lời phải thêm một yếu tố thứ ba. Cũng như hỏi bên trái là dương hay là âm thật ra đâu có câu trả lời, muốn trả lời thì phải đem yếu tố "xã hội" vào thì mới được và nếu làm như vậy thì câu trả lời sẽ không còn thống nhất ; vậy câu trả lời cho vòng trong trong lõm ngoài lồi (cho trong lõm là âm ngoài loài là dương đã bị vướng bởi hai chử xã hội rồi) cái nào động trước thì phải câ`n tới chử biến, cái nào biến trước Share this post Link to post Share on other sites